TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7976:2015 VỀ MÃ SỐ TOÀN CẦU VỀ QUAN HỆ DỊCH VỤ (GSRN) – QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
TCVN 7976:2015
MÃ SỐ TOÀN CẦU VỀ QUAN HỆ DỊCH VỤ (GSRN) – QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Global Service Relation Number (GSRN) – Specification
Lời nói đầu
TCVN 7976:2015 thay thế TCVN 7976:2008
TCVN 7976:2015 được biên soạn trên cơ sở tham khảo Quy định kĩ thuật chung phiên bản số 15 năm 2015 của GS1 (GS1 General Specification).
TCVN 7976:2015 do Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1/SC31 “Thu thập dữ liệu tự động” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
GSRN (viết tắt từ tên tiếng Anh là Global Service Relation Number) là một loại mã số toàn cầu được sử dụng để phân định đơn nhất và rõ ràng mối quan hệ giữa tổ chức đưa ra dịch vụ và các thực thể riêng cung cấp hay hưởng lợi từ dịch vụ đó. GSRN là chìa khóa để truy cập thông tin lưu trong các hệ thống máy vi tính liên quan đến (các) dịch vụ đã cung cấp và nhận được có tính chất định kì, thường xuyên. GSRN cũng có thể được sử dụng để tham chiếu thông tin được truyền đi qua trao đổi dữ liệu điện tử. Cụ thể, GSRN được sử dụng khi có liên quan đến sự sắp xếp một dịch vụ nhất định, hoặc vào các ứng dụng phân định quan hệ dịch vụ hay đối tượng quan hệ dịch vụ trong các hoạt động như: quản lý chuỗi cung ứng; quản trị bệnh viện; chương trình hành khách thường xuyên đi máy bay; chương trình bán hàng; quản trị câu lạc bộ; thỏa thuận về dịch vụ v.v…Trong chuỗi cung ứng, ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và hàng hóa, tổ chức phải đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin và trao đổi dữ liệu về sản phẩm cho các đối tác và trong trường hợp cần thiết phải có khả năng xác định nguồn gốc nguyên vật liệu và sản phẩm cung ứng. Do đó, tổ chức cần áp dụng một hệ thống quản lý khoa học kết hợp công nghệ nhận dạng tự động và công nghệ thông tin để giám sát, quản lý hiệu quả mối quan hệ giữa các bên liên quan đến công tác vận chuyển, giao nhận và đặt hàng sản phẩm cũng như theo dõi thông tin xuyên suốt chuỗi cung ứng. Một trong các công cụ hỗ trợ quản lý tốt chuỗi cung ứng là GSRN. Việc sử dụng GSRN ngoài khả năng phân định đối tác hoặc dịch vụ một cách đơn nhất trên toàn cầu còn có thể giải quyết được những nhu cầu dường như rất mâu thuẫn đó là thực hiện việc trao đổi, cung cấp thông tin mà vẫn đảm bảo tính bảo mật của thông tin và dữ liệu.
MÃ SỐ TOÀN CẦU VỀ QUAN HỆ DỊCH VỤ (GSRN) – QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Global Service Relation Number (GSRN) – Specification
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các quy định kĩ thuật đối với mã số toàn cầu về quan hệ dịch vụ (sau đây viết tắt là GSRN), được áp dụng trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh và thương mại để phân định các quan hệ dịch vụ như sau:
– mối quan hệ giữa tổ chức đưa ra dịch vụ và bên thực nhận dịch vụ đó;
– mối quan hệ giữa tổ chức đưa ra dịch vụ và bên thực cung cấp dịch vụ đó.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN ISO 9000, Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng.
TCVN 9086, Mã số mã vạch GS1 – Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 6754, Mã số mã vạch vật phẩm – Số phân định ứng dụng GS1.
TCVN 6755, Mã số mã vạch vật phẩm – Mã vạch GS1-128 – Yêu cầu kĩ thuật.
3. Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt
3.1. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa nêu trong TCVN 9086, TCVN ISO 9000 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1.1. Mã số toàn cầu về quan hệ dịch vụ (GSRN – Global Service Relation Number)
Khóa phân định gồm 18 kí tự số để phân định mối quan hệ giữa tổ chức đưa ra dịch vụ và các thực thể riêng biệt cung cấp hoặc hưởng lợi từ các dịch vụ đó. GSRN gồm mã doanh nghiệp GS1, số tham chiếu dịch vụ và số kiểm tra.
3.1.2. Mã số về một quan hệ dịch vụ cụ thể (SRIN – Service Relation Instance Number)
Mã số gồm từ 1 đến 10 chữ số, được sử dụng cùng GSRN để phân định đơn nhất từng trường hợp cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
3.1.3. Khách hàng (Customer)
Bên nhận, mua hay tiêu thụ một vật phẩm hay dịch vụ.
CHÚ THÍCH 1: Trong tiêu chuẩn này, khách hàng được hiểu là bên nhận dịch vụ.
3.2. Các từ viết tắt
GTIN: Mã số toàn cầu phân định thương phẩm (Global trade item number)
AI: Số phân định ứng dụng (Application identifier)
4. Yêu cầu chung
4.1. Thẩm quyền cấp mã
Mỗi tổ chức khi đã được cấp mã doanh nghiệp GS1 đều có thể tự lập GSRN để phân định bên cung cấp và/ hoặc bên nhận dịch vụ. GSRN trở thành tham chiếu đơn nhất trên toàn cầu, được tất cả các bên liên quan sử dụng.
4.2. Nguyên tắc cấp mã
4.2.1. GSRN chỉ có thể được cấp cho bên cung cấp dịch vụ với AI 8017 hoặc cho bên nhận dịch vụ với AI 8018. Không cấp cùng một GSRN cho cả bên cung cấp và bên nhận dịch vụ.
4.2.2. GSRN được khuyến nghị cấp một cách liên tục và không phân nhóm.
4.2.3. GSRN phải được đảm bảo đơn nhất cho mỗi đối tượng (bên cung cấp hoặc bên nhận dịch vụ riêng biệt suốt vòng đời của các bản ghi liên quan.
4.3. Nguyên tắc sử dụng mã
4.3.1. GSRN được sử dụng để phân định đơn nhất và rõ ràng các dịch vụ đã cung cấp hay nhận được trong các hoạt động như quản lý chuỗi cung ứng, quản trị bệnh viện, quản trị câu lạc bộ, chương trình hành khách hay khách hàng thường xuyên, thỏa thuận về dịch vụ v.v…
4.3.2. Không sử dụng GSRN để phân định một dịch vụ đơn lẻ hoặc một đơn vị vật chất như một thương phẩm. GSRN chỉ có thể phân định một đơn vị vật chất được sử dụng cho mục đích dịch vụ.
VÍ DỤ 1: Một máy vi tính với thỏa thuận về dịch vụ.
4.3.3. Khi sử dụng GSRN, thường có hai loại mối quan hệ dịch vụ có thể cần được thu nhận trong một giao dịch. Đó là mối quan hệ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ và bên nhận dịch vụ này trong thực tế (xem điều 5.1.2 GSRN – Bên nhận: AI (8018)), và mối quan hệ giữa tổ chức đưa ra dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ này trong thực tế (xem điều 5.1.3 GSRN – Bên cung cấp: AI (8017).
4.3.4. Không gán nghĩa cho GSRN.
4.3.5. GSRN được sử dụng để phân định việc nhập cơ sở dữ liệu khi cần ghi lại các dịch vụ lặp lại. Các dịch vụ này là những hoạt động được người cung ứng thực hiện cho khách hàng dựa trên cơ sở thỏa thuận lẫn nhau. Khi đó, GSRN sẽ phân định một thỏa thuận về dịch vụ đặc thù có tham chiếu đến người cung ứng và/ hoặc khách hàng nhất định. Trong một vài trường hợp, GSRN còn phân định khách hàng như là người tham dự (hay thành viên) của một chương trình hay một kế hoạch nào đó.
VÍ DỤ 2: Trong thực tế, GSRN có thể được sử dụng để phân định các quan hệ dịch vụ sau:
– Quản trị bệnh viện: GSRN có thể được sử dụng để ghi lại viện phí, các xét nghiệm;
– Mối quan hệ dịch vụ trong chương trình dành cho hành khách thường xuyên đi máy bay: GSRN có thể được sử dụng để ghi lại số lần bay để tính điểm thưởng, các khiếu nại và yêu cầu;
– Mối quan hệ trong chương trình bán hàng: GSRN có thể được sử dụng để ghi lại số lần mua hàng, giá trị mua và căn cứ để tính điểm thưởng;
– Mối quan hệ trong câu lạc bộ: GSRN có thể được dùng để ghi lại quyền hạn, việc sử dụng thiết bị và số tiền đóng góp;
– Thỏa thuận về dịch vụ: GSRN có thể được sử dụng để quản lý các dịch vụ đã thỏa thuận như dịch vụ bảo dưỡng vô tuyến hoặc máy vi tính.
4.4. Yêu cầu về việc chọn mã vạch thể hiện
Mã vạch được sử dụng để thể hiện GSRN thuộc hệ thống GS1 là GS1-128, GS1 DataMatrix và GS1 QR. Dữ liệu được truyền đi từ đầu đọc mã vạch xác nhận rằng GSRN đã được thu nhận và được xử lý tùy theo các yêu cầu ứng dụng đặc thù. Khi mã hóa GSRN, phải in mã vạch theo kích thước X như được quy định trong TCVN 6755, trong khoảng 0,25 mm (0,00984 in.) và 1,016 mm (0,040 in.).
5. Yêu cầu kỹ thuật
5.1. Cấu trúc của GSRN
5.1.1. GSRN là một trường số có chiều dài cố định là 18 kí tự. Cấu trúc của GSRN được nêu trong Hình 1.
CHÚ THÍCH 2: Tổng chiều dài của mã doanh nghiệp GS1 và số tham chiếu dịch vụ luôn là 17 con số.
Mã doanh nghiệp GS1
|
Số tham chiếu dịch vụ |
Số kiểm tra |
N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 N11 N12 N13 N14 N15 N16 N17 |
N18 |
trong đó:
N thể hiện một con số.
Mã doanh nghiệp GS1 là dãy số được cấp cho tổ chức đưa ra dịch vụ, giúp đảm bảo GSRN là đơn nhất trên toàn cầu.
Số tham chiếu dịch vụ là dãy số do chủ mã doanh nghiệp GS1 cấp để tham chiếu quan hệ dịch vụ nhằm phân định đơn nhất dịch vụ đã định.
Số kiểm tra là chữ số thứ 18 được tính từ 17 chữ số đứng trước theo thuật toán thống nhất như các bước nêu trong Phụ lục A.
Hình 1 – Cấu trúc của GSRN
5.1.2. GSRN – Bên nhận AI (8018)
Một chuỗi yếu tố với AI (8018) thể hiện GSRN về mối quan hệ giữa tổ chức đưa ra dịch vụ và bên nhận dịch vụ. Khi biểu thị chuỗi yếu tố này trong phần không dành cho người đọc trên nhãn mã vạch, phải sử dụng tiêu đề dữ liệu GSRN – Bên nhận.
Khi sử dụng, GSRN – Bên nhận thường đứng sau AI (8018). Cấu trúc AI được quy định trong TCVN 6754:2007. Đặt sau AI (8018) là kết cấu vùng dữ liệu GSRN trong máy vi tính, được tạo thành từ mã doanh nghiệp GS1 của tổ chức, số tham chiếu dịch vụ và số kiểm tra. Kết cấu vùng dữ liệu AI (8018) của GSRN được nêu trong Hình 3.
VÍ DỤ 3: GSRN – Bên nhận có thể được dùng để phân định mối quan hệ dịch vụ trong các trường hợp sau:
– Trong quản trị bệnh viện, để phân định đối tượng nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe (bệnh nhân) một cách đơn nhất trên toàn cầu cho mục đích phân định và thu nhận dữ liệu tự động và thiết lập được sự phân định đơn nhất mà không tổn hại đến đời tư của người bệnh. Để phân định bệnh nhân, bệnh viện sẽ tạo ra GSRN với AI (8018) cho mỗi bệnh nhân và mã hóa vào mã vạch phù hợp trên giải băng tay cũng như trong hồ sơ bệnh án, các mẫu bệnh học v.v… của bệnh nhân đó. GSRN sau đó có thể được dùng làm chìa khóa để liên kết nhiều trường hợp hoặc các trường hợp điều trị đặc thù, tiền phòng, các xét nghiệm y khoa và viện phí;
– Trong chương trình hành khách bay thường xuyên để ghi lại phần thưởng, khiếu nại và yêu cầu của hành khách thành viên;
– Trong chương trình khách hàng thường xuyên để ghi lại các lần đến cửa hàng, giá trị mua hàng và phần thưởng cho khách hàng thành viên;
– Trong câu lạc bộ để ghi lại quyền lợi, việc sử dụng trang thiết bị, lần tham gia;
– Trong chương trình thường xuyên yêu cầu phân định quan hệ dịch vụ giữa chương trình và bên nhận chương trình (người sử dụng cuối cùng hay khách hàng dành được điểm thưởng);
– Trong hệ thống quản trị bệnh nhân của bệnh viện để phân định mối quan hệ dịch vụ giữa bệnh viện và bệnh nhân;
– Trong mạng lưới dịch vụ công như điện, ga, nước để phân định quan hệ giữa bên cung cấp mạng lưới và bên cung ứng sản phẩm;
– Trong thư viện sinh viên để xác định tư cách thành viên cho phép sinh viên truy cập vào thư viện khác mà đã có thỏa thuận về hợp tác cho mượn sách. Thư viện sẽ phát thẻ cho sinh viên. Trên thẻ có GSRN phân định mối quan hệ giữa thư viện và sinh viên. Thư viện sẽ quét GSRN mỗi khi cho mượn hay thu hồi sách. Gói tin điện tử từ máy quét sau đó sẽ được sử dụng để tự động cập nhật cơ sở dữ liệu kho trong thư viện. Hình 2 là một ví dụ về cách thể hiện GSRN trên thẻ sinh viên.
Hình 2 – GSRN phân định quan hệ dịch vụ giữa thư viện và sinh viên
5.1.3. GSRN – Bên cung cấp AI (8017)
Một chuỗi yếu tố với AI (8017) thể hiện GSRN về mối quan hệ giữa tổ chức đưa ra dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ. Khi biểu thị chuỗi yếu tố này trong phần không dành cho người đọc trên nhãn mã vạch, phải sử dụng tiêu đề dữ liệu GSRN – Bên cung cấp.
Khi sử dụng, GSRN – Bên cung cấp đứng sau AI (8017). Đặt sau AI (8017) là kết cấu vùng dữ liệu mã GSRN trong máy vi tính, được tạo thành từ mã doanh nghiệp GS1 của tổ chức, số tham chiếu dịch vụ và số kiểm tra. Kết cấu vùng dữ liệu AI (8017) của GSRN được nêu trong Hình 3.
VÍ DỤ 4 GSRN – Bên cung cấp có thể được sử dụng trong các trường hợp sau:
– Trong thủ tục về y khoa để phân định từng bên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe riêng biệt theo vai trò. Để phân định một bên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe riêng biệt, bệnh viện hoặc cơ quan có thẩm quyền phù hợp sẽ tạo ra GSRN với AI (8017) cho mỗi cán bộ chăm sóc bệnh nhân và mã hóa vào mã vạch phù hợp trên thẻ ID của cán bộ đó, tại phòng làm việc, nội quy làm việc v.v… Trong trường hợp này, GSRN phải đảm bảo được việc quản lý sự phân định không mang tính hàm ý, đảm bảo sự phân định đơn nhất và thậm chí phải cho phép liên kết với các hệ thống quản lý theo quy tắc địa phương;
– Trong quản trị bệnh viện để phân định mối quan hệ dịch vụ giữa bệnh viện và bác sỹ, y tá v.v…;
– Trong thỏa thuận về dịch vụ để quản lý các dịch vụ đã thỏa thuận như dịch vụ bảo trì vô tuyến hay máy vi tính;
– Trong chương trình ưu đãi khách hàng thường xuyên cần phân định mối quan hệ dịch vụ giữa chương trình khách hàng thường xuyên và tổ chức đưa ra dịch vụ (công ty cung cấp hàng hóa do việc sử dụng thường xuyên).
Định dạng vùng dữ liệu AI |
|||
AI |
GSRN |
|
|
|
Mã doanh nghiệp GS1
|
Số tham chiếu dịch vụ |
Số kiểm tra |
8017 |
N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 N11 N12 N13 N14 N15 N16 N17 |
N18 | |
8018 |
N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 N11 N12 N13 N14 N15 N16 N17 |
N18 | |
trong đó:
AI (8017), AI (8018) chỉ ra trường dữ liệu chứa GSRN.
Hình 3 – Kết cấu vùng dữ liệu AI (8017), AI (8018) của GSRN
5.1.4. Mã số về một quan hệ dịch vụ cụ thể (SRIN-Service Relation Instance Number) AI (8019)
SRIN được sử dụng để tăng độ an toàn cho các quá trình chăm sóc sức khỏe. Khi quản trị một sản phẩm hoặc dịch vụ (ví dụ khi cung cấp một liệu trình cụ thể), SRIN có thể được dễ dàng liên kết với bệnh nhân bằng việc quét GTIN trên sản phẩm hoặc dịch vụ, quét GSRN AI (8017) trên thẻ bác sỹ và quét GSRN AI (8018) trên thẻ bệnh nhân. Khi biểu thị chuỗi yếu tố này trong phần không dành cho người đọc trên nhãn mã vạch, phải sử dụng tiêu đề dữ liệu: SRIN
SRIN được sử dụng cùng GSRN khi cần phân định thêm bên nhận dịch vụ (bệnh nhân) với một chuỗi chất chỉ thị tương ứng với các lần trị liệu đặc thù trong suốt quá trình điều trị. Mã này cho phép thu nhận sự phân định các khác biệt của bệnh nhân từ một giải phân định từ trước và sau khi điều trị (như quá trình kiểm tra X quang). Chuỗi yếu tố tổng hợp sẽ tạo ra cho người cung ứng dịch vụ (bệnh viện) các biện pháp lưu dữ liệu tương ứng liên quan đến các trường hợp dịch vụ riêng biệt đã cung cấp cho bệnh nhân.
Khi sử dụng, SRIN đứng sau AI (8019). Đặt sau AI (8019) là kết cấu vùng dữ liệu SRIN trong máy vi tính, được tạo thành từ 1 đến 10 chữ số. Cấu trúc và nội dung của SRIN là tùy theo người cung ứng (bệnh viện) để phân định đơn nhất mỗi trường hợp cung cấp dịch vụ y tế cho bệnh nhân. Kết cấu vùng dữ liệu AI (8019) của SRIN được nêu trong Hình 4.
Định dạng chuỗi yếu tố |
|
AI |
Mã số trường hợp quan hệ dịch vụ |
8019 |
N1 độ dài thay đổi N10 |
Hình 4 – Kết cấu vùng dữ liệu AI (8019) của SRIN
5.2. Thông tin liên quan đến GSRN
5.2.1. GSRN có thể được sử dụng như các chuỗi yếu tố độc lập. Phải thiết lập mọi thông tin theo yêu cầu trong tệp dữ liệu của máy vi tính dùng GSRN làm chìa khóa để truy cập thông tin. Loại thông tin ghi lại được xác định tùy theo đặc tính tự nhiên của quan hệ dịch vụ xác định. Thông tin điển hình bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ của bên nhận hoặc bên cung cấp dịch vụ và các thông tin chi tiết về dịch vụ nhận được hay cung cấp.
5.2.2. GSRN khi quan hệ dịch vụ liên quan thay đổi
Các thông tin chi tiết liên quan đến GSRN có thể thay đổi theo thời gian. Sau đây là các trường hợp chung có thể xuất hiện nếu có sự thay đổi trong các tình huống quan hệ dịch vụ đã được ấn định GSRN:
a) Nếu tổ chức cung cấp dịch vụ ngừng hoạt động (có thể do phá sản) thì phải hủy các GSRN do tổ chức đó cấp. Nếu hoạt động được mã hóa bằng GSRN đó được chuyển nhượng thì tổ chức mới có thể tiếp tục dùng các GSRN hiện thời nếu tổ chức mới này đã tiếp nhận mã doanh nghiệp GS1 của tổ chức ban đầu cung cấp dịch vụ. Nếu không thì phải hủy các GSRN cũ đi và ấn định GSRN mới sử dụng mã doanh nghiệp GS1 của tổ chức mới.
b) Nếu phạm vi của các dịch vụ do GSRN phân định thay đổi thì tổ chức cung cấp dịch vụ phải thay đổi thông tin chi tiết theo GSRN tương ứng với các dịch vụ đó trong bản ghi dữ liệu liên quan trong máy vi tính. Trong trường hợp này không yêu cầu phải cấp một GSRN mới.
c) Chỉ được cấp lại GSRN đã được sử dụng để phân định một quan hệ dịch vụ cụ thể đã chấm dứt sau khi hết thời gian hiệu lực (vòng đời) của các bản ghi liên quan.
PHỤ LỤC A
(quy định)
CÁCH TÍNH SỐ KIỂM TRA TIÊU CHUẨN CHO CÁC CẤU TRÚC DỮ LIỆU
Thuật toán này là thống nhất cho tất cả các cấu trúc dữ liệu có chiều dài số kí tự cố định cần có số kiểm tra. Sự xác nhận của số kiểm tra phải được thực hiện trong phần mềm ứng dụng để đảm mã được tạo thành chính xác.
Vị trí kí tự | ||||||||||||||||||
GTIN-8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
N1 |
N2 |
N3 |
N4 |
N5 |
N6 |
N7 |
N8 |
GTIN-12 |
|
|
|
|
|
|
N1 |
N2 |
N3 |
N4 |
N5 |
N6 |
N7 |
N8 |
N9 |
N10 |
N11 |
N12 |
GTIN-13 |
|
|
|
|
|
N1 |
N2 |
N3 |
N4 |
N5 |
N6 |
N7 |
N8 |
N9 |
N10 |
N11 |
N12 |
N13 |
GTIN-14 |
|
|
|
|
N1 |
N2 |
N3 |
N4 |
N5 |
N6 |
N7 |
N8 |
N9 |
N10 |
N11 |
N12 |
N13 |
N14 |
17 kí tự |
|
N1 |
N2 |
N3 |
N4 |
N5 |
N6 |
N7 |
N8 |
N9 |
N10 |
N11 |
N12 |
N13 |
N14 |
N15 |
N16 |
N17 |
18 kí tự |
N1 |
N2 |
N3 |
N4 |
N5 |
N6 |
N7 |
N8 |
N9 |
N10 |
N11 |
N12 |
N13 |
N14 |
N15 |
N16 |
N17 |
N18 |
Nhân giá trị tại mỗi vị trí với: | ||||||||||||||||||
|
3 |
1 |
3 |
1 |
3 |
1 |
3 |
1 |
3 |
1 |
3 |
1 |
3 |
1 |
3 |
1 |
3 |
|
|
Cộng dồn các kết quả cho tổng | |||||||||||||||||
|
Hiệu số của tổng với bội số của 10 gần tổng nhất là số kiểm tra |
VÍ DỤ 5 Cách tính số kiểm tra cho trường gồm 18 kí tự:
Vị trí |
N1 |
N2 |
N3 |
N4 |
N5 |
N6 |
N7 |
N8 |
N9 |
N10 |
N11 |
N12 |
N13 |
N14 |
N15 |
N16 |
N17 |
N18 |
Mã số chưa có số kiểm tra |
3 |
7 |
6 |
1 |
0 |
4 |
2 |
5 |
0 |
0 |
2 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
Bước 1: nhân |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
x |
|
với |
3 |
1 |
3 |
1 |
3 |
1 |
3 |
1 |
3 |
1 |
3 |
1 |
3 |
1 |
3 |
1 |
3 |
|
Bước 2: cộng dồn các kết quả cho tổng |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
= |
|
9 |
7 |
18 |
1 |
0 |
4 |
6 |
5 |
0 |
0 |
6 |
1 |
6 |
3 |
12 |
5 |
18 |
= 101 |
|
Bước 3: Lấy bội của 10 lớn hơn hoặc bằng gần tổng nhất (110) trừ tổng được số kiểm tra (9) |
|
|||||||||||||||||
Mã số gồm số kiểm tra |
3 |
7 |
6 |
1 |
0 |
4 |
2 |
5 |
0 |
0 |
2 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
9 |
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) GS1 General Specification 15, 2015 (Quy định kỹ thuật chung của tổ chức GS1 phiên bản số 15 năm 2015).
- Lưu trữ
- Ghi chú
- Ý kiến
- In
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7976:2015 VỀ MÃ SỐ TOÀN CẦU VỀ QUAN HỆ DỊCH VỤ (GSRN) – QUY ĐỊNH KỸ THUẬT | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7976:2015 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Lĩnh vực khác |
Ngày ban hành | 01/01/2015 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |