TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7980:2008 (ISO 15836 :2003) VỀ THÔNG TIN VÀ TÀI LIỆU – BỘ PHẦN TỬ SIÊU DỮ LIỆU DUBLIN CORE
TCVN 7980 : 2008
ISO 15836 : 2003
THÔNG TIN VÀ TÀI LIỆU – BỘ PHẦN TỬ SIÊU DỮ LIỆU DUBLIN CORE
Information and documentation – The Dublin Core metadata element set
Lời nói đầu
TCVN 7980 : 2008 hoàn toàn tương đương với ISO 15836 : 2003
TCVN 7980 : 2008 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 154 “Quá trình, các yếu tố dữ liệu và tài liệu trong thương mại, công nghiệp và hành chính” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
THÔNG TIN VÀ TÀI LIỆU – BỘ PHẦN TỬ SIÊU DỮ LIỆU DUBLIN CORE
Information and documentation – The Dublin Core metadata element set
1. Phạm vi áp dụng
Bộ phần tử siêu dữ liệu Dublin Core là một chuẩn đề cập đến việc mô tả tài nguyên thông tin liên lĩnh vực. Ở đây, tài nguyên thông tin được định nghĩa là các thông tin được định danh. Đây là định nghĩa được sử dụng trong chuẩn Internet RFC 2396, “các thẻ định danh tài nguyên thống nhất (URI): Cú pháp chung” do Tim Berners-Lee và cộng sự phát triển. Đối với các ứng dụng Dublin Core, tài nguyên thông tin là một tài liệu điện tử.
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho bộ phần tử được sử dụng chung trong các ứng dụng hoặc dự án cụ thể. Các chính sách, yêu cầu của cộng đồng và địa phương khác nhau có thể áp đặt thêm một số giới hạn, quy tắc và cách thông dịch. Tiêu chuẩn này không định nghĩa chi tiết tiêu chí mà bộ phần tử được sử dụng trong các ứng dụng và dự án cụ thể. Tiêu chuẩn này thay thế cho chuẩn RFC 2413, đây là phiên bản phát hành đầu tiên về Dublin Core.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
Các từ viết tắt trong ngoặc vuông tại cuối mỗi tài liệu là cách thức tài liệu được tham chiếu dưới dạng văn bản trong tiêu chuẩn này.
DCMI Type Vocabulary. DCMI Recommendation, 11 july 2000.
(Từ vựng DCMI. Khuyến cáo DCMI, 11 tháng 7 năm 2000).
<http://dublincore.org/documents/dcmi-type-vocabulary/> [DCT]
ISO 3166 (all parts) Codes for the representation of names of countries and their subdivisions.
(TCVN 7127 Mã thể hiện tên quốc gia và khu vực).
<http://www.din.de/gremien/nas/nabd/iso3166ma/> [ISO3166]
ISO 639-2 – Codes for the representation of names of languages, alpha-3 code.
(ISO 639-2 Mã thể hiện tên ngôn ngữ, Mã – Alpha-3).
<http://www.loc.gov/standards/iso639-2/langhome.html> [ISO639]
Internet Media Types.
(Môi trường Internet) .
<http://www.isi.edu/in-notes/iana/assignments/media-types/media-types> [MIME]
Tags for the Identification of Languages, Internet RFC 3066.
(Thẻ định danh ngôn ngữ, chuẩn Internet RFC 3066).
<http://www.ietf.org/rfc/rfc3066.txt> [RFC3066]
Uniform Resource Identifiers (URI): Generic Syntax, Internet RFC 2396.
(Thẻ định danh tài nguyên thông tin thống nhất: Cú pháp chung, chuẩn Internet RFC 2396).
<http://www.ietf.org/rfc/rfc2396.txt> [RFC2396]
Dublin Core Metadata for Resource Discovery. Internet RFC 2413.
(Siêu dữ liệu Dublin Core đối với phát hiện tài nguyên thông tin. Chuẩn Internet RFC 2413).
<http://www.ietf.org/rfc/rfc2413.txt> [RFC2413]
Encoding Dublin Core Metadata in HTML, Internet RFC 2731.
(Mã hóa siêu dữ liệu Dublin Core trong HTML, Chuẩn Internet RFC 2731.
<http://www.ietf.org/rfc/rfc2731.txt> [RFC2731]
Getty Thesaurus of Geographic Names.
(Từ điển các tên địa lý).
<http://www.getty.edu/research/tools/vocabulary/tgn/index.html> [TGN]
Date and Time Formats, W3C Note. <http://www.w3.org/TR/NOTE-datetime> [W3CDTF]
(Định dạng ngày tháng và thời gian, Chú thích W3C)
Extensible Markup Language. <http://www.w3.org/TR/REC-xml> [XML]
(Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1. Sáng kiến siêu dữ liệu Dublin Core (DCMI – Dublin Core Metadata Initiative)
Tổ chức đề xuất và duy trì Dublin Core
3.2. Tài nguyên thông tin (Information resource)
Thông tin có định danh (định nghĩa trong chuẩn RFC 2396)
3.3. Vòng đời của tài nguyên thông tin (Lifecycle of an information resoure)
Trình tự các sự kiện đánh dấu việc sử dụng và phát triển tài nguyên thông tin. Một số ví dụ về các sự kiện trong vòng đời là: Khái niệm sáng tác, Tạo bản thảo, Chỉnh sửa, Phát hành một quyển sách, Nhập vào thư viện, Chuyển sang đĩa từ, Ghi vào bộ nhớ quang, Dịch sang tiếng Anh, và tạo một công việc mới (ví dụ: một bộ phim).
4. Bộ phần tử
Trong các mô tả phần tử dưới đây, mỗi phần tử có một nhãn mô tả nhằm truyền đạt sự am hiểu ngữ nghĩa về phần tử và mỗi phần tử còn có một tên duy nhất, gồm một từ mà máy có thể hiểu được, dùng để tạo ra đặc tả cú pháp của các phần tử đơn giản hơn trong lược đồ mã hóa.
Tuy nhiên trong một vài môi trường, như HTML, không phân biệt dạng chữ hoa và chữ thường thì việc tuân thủ các quy ước về tên các phần tử là cách tốt nhất nhằm tránh xung đột khi siêu dữ liệu được trích dẫn hoặc chuyển đổi sang các môi trường có sự phân biệt chữ hoa, chữ thường, như XML (Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng).
Mỗi phần tử là tùy chọn và có thể lặp lại. Các phần tử siêu dữ liệu có thể xuất hiện ở mọi thứ tự. Việc sắp xếp theo thứ tự số lần xuất hiện của một phần tử (ví dụ: tác giả) có ý nghĩa đối với nhà cung cấp, nhưng không đảm bảo các phần tử được duy trì trong mỗi hệ thống.
Để thúc đẩy tính tương tác toàn cầu, một số mô tả phần tử nên có một từ điển đối với các giá trị phần tử tương ứng. Điều này được giả định rằng các từ vựng được kiểm soát khác sẽ được phát triển về tính tương tác trong các miền cục bộ nào đó.
5. Các phần tử
5.1. Tiêu đề
Tên phần tử: Title
Nhãn: Tiêu đề
Định nghĩa: Tên được đặt cho một tài nguyên.
Chú thích: Thông thường, Tiêu đề được hiểu là tên chính thức của một tài nguyên.
5.2. Tác giả
Tên phần tử: Creator
Nhãn: Tác giả
Định nghĩa: Một thực thể trách nhiệm chính là tạo ra nội dung cho tài nguyên.
Chú thích: Các ví dụ về tác giả bao gồm cá nhân, tổ chức hoặc dịch vụ. Thông thường, tên của tác giả nên được sử dụng để định danh thực thể này.
5.3. Chủ đề
Tên phần tử: Subject
Nhãn: Chủ điểm và các từ khóa
Định nghĩa: Một chủ điểm nội dung của tài nguyên.
Chú thích: Thông thường, Chủ đề được thể hiện là các từ khóa, cụm từ khóa, hoặc các mã phân loại mô tả chủ điểm của tài nguyên. Cách tốt nhất được khuyến cáo là lựa chọn một giá trị từ một từ vựng được kiểm soát hay từ một lược đồ phân loại chính thức.
5.4. Mô tả
Tên phần tử: Description
Nhãn: Mô tả
Định nghĩa: Mô tả nội dung của tài nguyên
Chú thích: Các ví dụ về mô tả bao gồm, nhưng không chỉ như vậy, một tóm tắt, mục lục, tham chiếu đến nội dung của tài liệu bằng đồ họa, văn bản.
5.5. Nhà phát hành
Tên phần tử: Publisher
Nhãn: Người phát hành
Định nghĩa: Thực thể có trách nhiệm tạo ra tài nguyên thông tin sẵn sàng để sử dụng.
Chú thích: Các ví dụ về nhà phát hành bao gồm cá nhân, tổ chức, một dịch vụ. Thông thường, tên của nhà phát hành nên được sử dụng để chỉ ra thực thể đó.
5.6. Người đóng góp
Tên phần tử: Contributor
Nhãn: Người đóng góp
Định nghĩa: Thực thể có trách nhiệm đóng góp vào nội dung của tài nguyên thông tin đó.
Chú thích: Các ví dụ về người đóng góp bao gồm cá nhân, tổ chức, hoặc dịch vụ. Thông thường, tên của người đóng góp nên được sử dụng để chỉ ra thực thể đó.
5.7. Ngày tháng
Tên phần tử: Date
Nhãn: Ngày tháng
Định nghĩa: Ngày tháng của sự kiện trong vòng đời của tài nguyên.
Chú thích: Thông thường, Ngày tháng là ngày tạo ra tài nguyên hoặc ngày tài nguyên sẵn sàng sử dụng. Cách tốt nhất được khuyến cáo đối với việc mã hóa giá trị ngày tháng được xác định trong một hồ sơ theo TCVN ISO 8601:2004 [W3CDTF] và bao gồm ngày tháng theo dạng YYYY-MM-DD.
5.8. Kiểu
Tên phần tử: Type
Nhãn: Kiểu tài nguyên
Định nghĩa: Bản chất hoặc dạng nội dung của tài nguyên.
Chú thích: Kiểu bao gồm các thuật ngữ mô tả các danh mục phân loại chung, các chức năng, các dạng hoặc các mức kết hợp nội dung. Cách tốt nhất được khuyến cáo để chọn một giá trị từ một từ vựng được kiểm soát (ví dụ, từ vựng kiểu DCMI [DCT]). Để mô tả biểu thị dạng vật lý hoặc dạng số của tài nguyên, sử dụng phần tử định dạng.
5.9. Định dạng
Tên phần tử: Format
Nhãn: Định dạng
Định nghĩa: Biểu thị dạng vật lý hoặc số của tài nguyên.
Chú thích: Thông thường, định dạng bao gồm kiểu phương tiện hoặc các kích cỡ của tài nguyên. Định dạng được sử dụng để định danh phần mềm, phần cứng, hoặc thiết bị cần thiết khác dùng cho việc điều hành hoặc hiển thị. Các ví dụ về kích thước bao gồm kích cỡ và khoảng thời gian. Cách tốt nhất được khuyến cáo là lựa chọn giá trị từ một từ vựng được kiểm soát (ví dụ, danh sách các kiểu phương tiện Internet (Internet Media Types [MIME]) định nghĩa các định dạng môi trường máy tính).
5.10. Thẻ định danh
Tên phần tử: Identifier
Nhãn: Thẻ định danh tài nguyên thông tin
Định nghĩa: Tham chiếu đến tài nguyên thông tin trong ngữ cảnh cụ thể.
Chú thích: Cách tốt nhất được khuyến cáo là định danh tài nguyên bằng một chuỗi hoặc số phù hợp với hệ thống định danh chính thức. Hệ thống định danh chính thức bao gồm nhưng không hạn chế đối với thẻ định danh tài nguyên thông tin thống nhất (URI) (gồm người quy định tài nguyên thống nhất (URL), thẻ định danh đối tượng dạng số (DOI), và mã số sách tiêu chuẩn quốc tế ( (ISBN)).
5.11. Nguồn
Tên phần tử: Source
Nhãn: Nguồn
Định nghĩa: Tham chiếu đến một tài nguyên ở đó tài nguyên hiện tại được tạo.
Chú thích: Tài nguyên hiện tại có thể được lấy từ toàn bộ hoặc một phần tài nguyên gốc. Cách tốt nhất được khuyến cáo là định danh tài nguyên được tham chiếu bởi chuỗi hoặc bởi số phù hợp với hệ thống định danh chính thức.
5.12. Ngôn ngữ
Tên phần tử: Language
Nhãn: Ngôn ngữ
Định nghĩa: Ngôn ngữ mô tả nội dung tri thức của tài nguyên.
Chú thích: Cách tốt nhất là sử dụng RFC 3066 kết hợp với ISO 639 [ISO639], định nghĩa các thẻ ngôn ngữ chính gồm hai và ba chữ cái cùng với các thẻ nhỏ tùy chọn. Ví dụ bao gồm “en” hoặc “eng” của Tiếng Anh, “akk” của tiếng Akkadian, và “en-GB” của tiếng Anh và được sử dụng trong Vương Quốc Anh.
5.13. Quan hệ
Tên phần tử: Relation
Nhãn: Quan hệ
Định nghĩa: Tham chiếu đến tài nguyên có liên quan.
Chú thích: Cách tốt nhất được khuyến cáo là định danh tài nguyên được tham chiếu bằng chuỗi hoặc số phù hợp với hệ thống định danh chính thức.
5.14. Phạm vi
Tên phần tử: Coverage
Nhãn: Phạm vi
Định nghĩa: Phạm vi về nội dung của tài nguyên.
Chú thích: Thông thường, phạm vi bao gồm vị trí về không gian (tên địa điểm hoặc tọa độ địa lý), khoảng thời gian (nhãn, ngày tháng, hoặc dãy ngày tháng), hoặc pháp nhân (như thực thể quản trị được đặt tên). Cách tốt nhất được khuyến cáo là lựa chọn một giá trị từ một từ vựng được kiểm soát ví dụ, từ điển chuyên ngành về tên địa lý [TGN]) và sử dụng khi thích hợp, các địa điểm được đặt tên hoặc các khoảng thời gian được ưu tiên hơn các thẻ định danh số như các bộ tọa độ hoặc dãy ngày tháng.
5.15. Quyền
Tên phần tử: Rights
Nhãn: Quản lý quyền
Định nghĩa: Thông tin về các quyền đối với tài nguyên.
Chú thích: Thông thường, quyền bao gồm tuyên bố quản lý các quyền đối với tài nguyên, hoặc tham chiếu một dịch vụ cấp thông tin. Thông tin về các quyền thường bao gồm Quyền sở hữu trí tuệ (IPR), bản quyền, và các quyền sở hữu khác. Nếu có mặt phần tử quyền, thì không có giả định nào được tạo ra về các quyền trong tài nguyên đó.
PHỤ LỤC A
(tham khảo)
Tham khảo thêm
Các thông tin khác về bộ phần tử siêu dữ liệu Dublin Core luôn có sẵn tại URL: http://dublincore.org/ Trang web này bao gồm thông tin về các hội thảo, các bản báo cáo, báo cáo của nhóm công tác, các dự án và các chương trình phát triển mối liên quan về Sáng kiến Siêu dữ liệu Dublin Core (DCMI).
PHỤ LỤC B
(tham khảo)
Cơ quan duy trì
Sáng kiến siêu dữ liệu Dublin Core là cơ quan chịu trách nhiệm về việc phát triển, tiêu chuẩn hóa và thúc đẩy bộ phần tử siêu dữ liệu Dublin Core. Thông tin về DCMI luôn có sẵn tại URL: http://dublincore.org/
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Bộ phần tử
5. Các phần tử
Phụ lục A
Phụ lục B
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7980:2008 (ISO 15836 :2003) VỀ THÔNG TIN VÀ TÀI LIỆU – BỘ PHẦN TỬ SIÊU DỮ LIỆU DUBLIN CORE | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7980:2008 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Điện lực |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |