TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8021-6:2017 (ISO/IEC 15459-6:2014) VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – KỸ THUẬT PHÂN ĐỊNH VÀ THU NHẬN DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG – PHÂN ĐỊNH ĐƠN NHẤT – PHẦN 6: NHÓM
TCVN 8021-6:2017
ISO/IEC 15459-6:2014
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – KỸ THUẬT PHÂN ĐỊNH VÀ THU NHẬN DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG – PHÂN ĐỊNH ĐƠN NHẤT – PHẦN 6: NHÓM
Information technology – Automatic identification and data capture techniques – Unique identification – Part 6: Groupings
Mục lục
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Mã phân định các thực thể đơn chiếc
5 Mã phân định nhóm các thực thể
6 Mã phân định với nhóm sản phẩm, đơn vị và vật phẩm
6.1 Tổng quan
6.2 Số ký tự tối đa cho phép trong mã phân định đơn nhất
6.3 Các bộ ký tự cho phép trong mã phân định
7 Thực hiện việc mã hóa sử dụng phương tiện AIDC
Phụ lục A (tham khảo) Nhóm
Phụ lục B (tham khảo) Mã phân định nhóm
Phụ lục C (tham khảo) Ví dụ về mã phân định nhóm
Thư mục tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
TCVN 8021-6:2017 thay thế TCVN 8021-6:2009.
TCVN 8021-6:2017 hoàn toàn tương đương ISO/IEC 15459-6:2014.
TCVN 8021-6:2017 do Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1/SC31 “Thu thập dữ liệu tự động” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 8021 (ISO/IEC 15459) Công nghệ thông tin – Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động – Phân định đơn nhất, gồm các phần sau:
– TCVN 8021-1:2017 (ISO/IEC 15459-1:2014) Phần 1: Đơn vị vận tải đơn chiếc
– TCVN 8021-2:2017 (ISO/IEC 15459-2:2015) Phần 2: Thủ tục đăng ký
– TCVN 8021-3:2017 (ISO/IEC 15459-3:2014) Phần 3: Quy tắc chung
– TCVN 8021-4:2017 (ISO/IEC 15459-4:2014) Phần 4: Sản phẩm đơn chiếc và gói sản phẩm
– TCVN 8021-5:2017 (ISO/IEC 15459-5:2014) Phần 5: Đơn vị vận tải đơn chiếc có thể quay vòng
– TCVN 8021-6:2017 (ISO/IEC 15459-6:2014) Phần 6: Nhóm
Lời giới thiệu
Việc phân định đơn nhất có thể cần đối với các cấp khác nhau của vật phẩm, trên đơn vị vận tải, trên đơn vị vận tải có thể quay vòng, với các cấp nhóm và tại bất cứ nơi nào. Những thực thể như vậy thường được một số bên, cả tư nhân và công sử dụng suốt vòng đời của chúng. Mỗi bên phải có khả năng phân định và xác định nguồn gốc các thực thể như vậy để có thể tham chiếu đến các thông tin đi kèm như dữ liệu kiểm tra về chất lượng, chất hóa học đã dùng, số lô các phần, hợp phần hoặc nguyên vật liệu thô v.v…
Thông tin liên quan thường được lưu giữ trong một số loại cơ sở dữ liệu. Thông tin này có thể được truy cập thông qua việc sử dụng trao đổi dữ liệu điện tử (EDI – Electronic Data Interchange) hoặc giao thức truy cập phù hợp khác như giao thức truy cập danh mục v.v…
Nếu mã phân định thực thể được thể hiện dưới dạng mã vạch hoặc một phương tiện phân định và thu nhận dữ liệu tự động (AIDC – Automatic identification and data capture) khác sẽ đem lại những lợi ích đáng kể và khi được gắn với hoặc trở thành một hợp phần thực thể sẽ được phân định đơn nhất sao cho:
– có thể được đọc bằng điện tử, vì vậy giúp giảm thiểu sự sai lỗi;
– một mã phân định có thể được tất cả các bên sử dụng;
– mỗi bên có thể sử dụng một mã phân định xác định để tra cứu các tệp dữ liệu của họ trong máy tính để tìm dữ liệu đi kèm với thực thể đó;
Tất cả các kỹ thuật AIDC đều có khả năng mã hóa mã phân định. Điều được kỳ vọng là các tiêu chuẩn ứng dụng sử dụng các công nghệ phân định tự động khác nhau, sẽ được xây dựng trên cơ sở mã phân định làm một khóa chính. Khi cần có các tiêu chuẩn ứng dụng này, các tiêu chuẩn mà có thể quy định các quy tắc bổ sung về việc phải sử dụng cấp phân định nào, có thể liên hệ với Tổ chức phát hành.
Tiêu chuẩn này quy định mã phân định nhóm sản phẩm, gói sản phẩm, đơn vị vận tải và vật phẩm được thể hiện trong phương tiện AIDC gắn với thực thể (ví dụ nguyên vật liệu thô, các bộ phận, đơn vị vận tải, thành phẩm hàng hóa tiêu dùng, tài sản v.v…) đáp ứng các yêu cầu quy định trong TCVN 8021-3 (ISO/IEC 15459-3), quy tắc chung.
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – KỸ THUẬT PHÂN ĐỊNH VÀ THU NHẬN DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG – PHÂN ĐỊNH ĐƠN NHẤT – PHẦN 6: NHÓM
Information technology – Automatic identification and data capture techniques – Unique identification – Part 6: Groupings
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định một chuỗi các ký tự đơn nhất để phân định nhóm sản phẩm, gói sản phẩm, đơn vị vận tải và vật phẩm. Chuỗi ký tự này nhằm thể hiện trong mã vạch một chiều, mã vạch hai chiều hoặc bằng phương tiện AIDC khác gắn trên thực thể để đáp ứng các yêu cầu về quản lý và/ hoặc các yêu cầu về quy định (ví dụ như giấy chứng nhận thông quan). Để phục vụ các nhu cầu này, các loại mã phân định khác nhau được quy định trong các tiêu chuẩn khác nhau của bộ TCVN 8021 (ISO/IEC 15459), mỗi tiêu chuẩn đáp ứng những yêu cầu khác nhau nhờ các mã phân định đơn nhất đó.
Mã phân định đơn nhất nhóm hoặc sản phẩm, gói sản phẩm, đơn vị vận tải và vật phẩm tạo thuận lợi cho việc lập nhóm theo loại, đặc tính, đơn đặt hàng, việc sản xuất, chất lượng, địa điểm, sự vận chuyển v.v… sẽ được phân định đơn nhất. Có thể sử dụng cùng với các mã phân định riêng đơn nhất khác được quy định trong các tiêu chuẩn khác của bộ TCVN 8021 (ISO/IEC 15459). Việc mã hóa các mã phân định đơn nhất này bằng vật mang dữ liệu sẽ tao thuận lợi cho việc phân định rõ ràng thông tin về việc xử lý vật phẩm.
Mã phân định nhóm nhằm để dùng cho mục đích “tra cứu” chứ không phải để dùng trực tiếp như là mã phân định thực thể theo nghĩa chặt chẽ của định nghĩa này. Ví dụ, như dùng trong TCVN 8021-1 (ISO/IEC 15459-1), TCVN 8021-4 (ISO/IEC 15459-4) và TCVN 8021-5 (ISO/IEC 15459-5).
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8021-1 (ISO/IEC 15459-1), Công nghệ thông tin – Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động – Mã phân định đơn nhất – Phần 1: Đơn vị vận tải đơn chiếc;
TCVN 8021-2 (ISO/IEC 15459-2), Công nghệ thông tin – Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động – Mã phân định đơn nhất – Phần 2: Thủ tục đăng ký;
TCVN 8021-3 (ISO/IEC 15459-3), Công nghệ thông tin – Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động – Mã phân định đơn nhất – Phần 3: Quy tắc chung;
TCVN 8021-4 (ISO/IEC 15459-4), Công nghệ thông tin – Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động – Mã phân định đơn nhất – Phần 4: sản phẩm đơn chiếc và gói sản phẩm;
TCVN 8021-5 (ISO/IEC 15459-5), Công nghệ thông tin – Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động – Mã phân định đơn nhất – Phần 5: Đơn vị vận tải đơn chiếc có thể quay vòng;
TCVN 8656-1 (ISO/IEC 19762-1) Công nghệ thông tin – Kỹ thuật phân định và thu thận dữ liệu tự động – Thuật ngữ hài hòa – Phần 1: Thuật ngữ chung liên quan đến AIDC;
ISO/IEC 646, Information technology – ISO 7-bit coded character set for information interchange (Công nghệ thông tin – Bộ ký tự mã hóa 7-bit theo ISO để trao đổi thông tin);
Quy định kỹ thuật chung của GS1 (GS1 General Specifications).
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa quy định trong TCVN 8656-1 (ISO/IEC 19762-1) và TCVN 8021-3 (ISO/IEC 15459-3).
4 Các mã phân định thực thể đơn chiếc
Phân định thực thể đơn chiếc là trường hợp riêng về một thực thể được phân định thích hợp bằng một mã phân định khác biệt với mọi mã phân định khác. Dạng phân định như vậy được quy định trong TCVN 8021-1 (ISO/IEC 15459-1), TCVN 8021-4 (ISO/IEC 15459-4), TCVN 8021-5 (ISO/IEC 15459-5). Phải sử dụng các quy định nêu trong tiêu chuẩn TCVN 8021-1 (ISO/IEC 15459-1), TCVN 8021-4 (ISO/IEC 15459-4) hoặc TCVN 8021-5 (ISO/IEC 15459-5) cho các thực thể đơn chiếc.
Khi phân định đơn nhất nhóm thực thể chưa hẳn là cùng loại, phải sử dụng các quy định nêu tại Điều 5 và Điều 6 của tiêu chuẩn này.
5 Mã phân định nhóm các thực thể
Phải phân định đơn nhất và tách biệt nhóm các thực thể cùng loại, cùng cách sử dụng, cùng chất lượng, cùng cách vận chuyển v.v… Phải phân định rõ ràng mỗi nhóm như vậy bằng một mã phân định ứng dụng và một chuỗi như quy định ở Điều 6 để có thể phân biệt nhóm với thực thể sử dụng các mã phân định ứng dụng khác.
Thành phần mã phân định ứng dụng của mã phân định nhóm có thể sử dụng bất kỳ định dạng dữ liệu nào theo ISO/IEC 15434 hoặc ISO/IEC 9834-1. Định dạng dữ liệu nào có thể sử dụng sẽ được quy định theo các quy tắc của Tổ chức phát hành. Các ví dụ trong tiêu chuẩn này là chưa toàn diện nhưng khá đại diện cho bộ đầy đủ các mã phân định ứng dụng dữ liệu có thể sử dụng và có liên quan đến tiêu chuẩn này;
– Số phân định ứng dụng GS1 là 01 hoặc 402
Nếu sử dụng phương pháp phân định theo loại này, mỗi nhà phát hành mã phân định đơn nhất sẽ chọn số phân định ứng dụng GS1 phù hợp, theo yêu cầu Quy định kỹ thuật chung của GS1, hoạt động như mã phân định ứng dụng của mã phân định.
– Mã phân định dữ liệu ASC MH 10 là 25P, 25T, 25K hoặc 26K
Nếu sử dụng phương pháp phân định theo loại này, mỗi nhà phát hành mã phân định đơn nhất khi được Tổ chức phát hành phù hợp yêu cầu sẽ chọn một mã phân định dữ liệu thuộc phân hạng dữ liệu ASC MH 10 phù hợp, hoạt động như mã phân định ứng dụng của mã phân định.
CHÚ THÍCH Có những trường hợp mà mã phân định được cấu tạo từ các nhân tố thay đổi, như ngày sản xuất, nguyên liệu, phương tiện sản xuất, người điều khiển máy móc, điều kiện về môi trường và nhiều loại thông số tại quá trình sản xuất được yêu cầu để định rõ chất lượng của sản phẩm, phụ thuộc vào các đặc tính của sản phẩm. Trong trường hợp như vậy, phải phản ánh những nhân tố này vào trong phạm vi AIDC không phải như là một phần của mã phân định mà như là một thuộc tính cho mã phân định theo tiêu chuẩn này hoặc tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn TCVN 8021 (ISO/IEC 15459).
6 Mã phân định nhóm sản phẩm, đơn vị và vật phẩm
6.1 Tổng quan
Một mã phân định được cấp cho một thực thể (ví dụ sản phẩm và/ hoặc nguyên liệu) để tạo thuận lợi cho nhà phát hành mã phân định đơn nhất theo dõi. Quá trình này phải được tiến hành theo các quy tắc do Tổ chức phát hành có thẩm quyền thiết lập như quy định trong TCVN 8021-2 (ISO/IEC 15459-2) và TCVN 8021-3 (ISO/IEC 15459-3).
6.2 Số ký tự tối đa cho phép trong một mã phân định đơn nhất
Mã phân định nhóm không được quá 50 ký tự.
Để sử dụng có hiệu quả trong phạm vi các hệ thống vật mang dữ liệu AIDC khác nhau, khuyến nghị số ký tự được mã hóa vào mã vạch một chiều không được quá 20 ký tự và phải giữ cho số ký tự càng ngắn càng tốt không tính đến sự cho phép số ký tự tối đa là 50.
6.3 Các bộ ký tự cho phép trong mã phân định
Mã phân định chỉ được chứa các ký tự chữ hoa và các ký tự số thuộc bộ ký tự bất biến theo ISO/IEC 646, xem Phụ Iục A trong TCVN 8021-3 (ISO/IEC 15459-3).
CHÚ THÍCH Tổ chức phát hành có thể đưa ra các giới hạn bổ sung về kho ký tự cho các mã phân định sử dụng IAC của mình.
Mọi hệ thống xử lý dữ liệu phải có khả năng xử lý các mã phân định sử dụng toàn bộ kho ký tự được phép cho các mã phân định nhóm.
7 Thực hiện việc mã hóa sử dụng phương tiện AIDC
Tất cả các kỹ thuật AIDC đều có khả năng mã hóa mã phân định. Điều được kỳ vọng là các tiêu chuẩn ứng dụng cho thực thể, sử dụng các công nghệ phân định tự động khác nhau, sẽ được xây dựng trên cơ sở mã phân định theo bộ TCVN 8021 (ISO/IEC 15459) làm một khóa chính. Khi cần có các tiêu chuẩn ứng dụng này có thể liên hệ với Tổ chức phát hành.
Phụ lục A
(tham khảo)
Nhóm
CHÚ THÍCH Các ví dụ nêu trong phụ lục này làm minh họa cho các mã phân định ứng dụng được thừa nhận. Ví dụ về dữ liệu và các vật mang dữ liệu AIDC được sử dụng là chưa toàn diện.
A.1 Các cách thức khác nhau để lập nhóm các thực thể
Ví dụ nhóm các thực thể có thể được lập khi tập trung vào:
– Lập nhóm theo lô, ví dụ: tập trung vào chất lượng, sử dụng các mã số lô (với AI “10” hoặc DI “25T“)
– Lập nhóm theo loại, ví dụ: cùng đặc tính, sử dụng các mã số sản phẩm (với AI “01” hoặc DI “25P”)
– Lập nhóm theo đơn vị vận tải, ví dụ: cùng giao hàng, sử dụng mã phân định hàng gửi (với AI “402” hoặc Dls “25K” hoặc “26K”)
Hình A.1 – Ví dụ về các cách thức khác nhau để lập nhóm các thực thể
A.1.1 Lập nhóm theo lô
Với việc sử dụng mã phân định dữ liệu “25T” hoặc số phân định ứng dụng “10” các nhóm được lập dựa trên việc tập trung vào chất lượng, ví dụ: một loại sản phẩm được sản xuất theo cùng điều kiện tại một thời điểm nhất định và vì thế được cấp một mã số lô đơn nhất bên cạnh mã phân định về loại sản phẩm.
Xem TCVN 8021-4 (ISO/IEC 15459-4) và TCVN 8021-5 (ISO/IEC 15459-5).
A.1.2 Lập nhóm theo loại
Với việc sử dụng mã phân định dữ liệu “25P” hoặc số phân định ứng dụng “01” các nhóm được lập dưa trên việc tập trung vào đặc tính, ví dụ: một loại thực thể được quy định là có các đặc tính xác định và vì thế được cấp một mã số sản phẩm đơn nhất tạo thuận lợi cho các loại thực thể khác nhau với các đặc tính khác nhau sẽ được tách biệt. Từng thực thể riêng biệt trong một loại thực thể sau đó có thể được phân định riêng bằng số xê-ri.
Xem TCVN 8021-4 (ISO/IEC 15459-4) và TCVN 8021-5 (ISO/IEC 15459-5).
A.1.3 Lập nhóm theo đơn vị vận tải
Với việc sử dụng mã phân định dữ liệu “25K” hoặc “26K” hoặc số phân định ứng dụng “402” các nhóm được lập dựa trên việc tập trung vào sự giao hàng, ví dụ: các đơn vị vận tải theo các đơn đặt hàng khác nhau có thể được nhóm lại cùng với nhau theo chuyến và vì thế các đơn vị vận tải đã được nhóm lại sẽ được cấp một mã số đơn nhất phân định hàng gửi. Các đơn vị vận tải đơn chiếc có thể được phân định riêng biệt bởi số đăng ký xe (mã số gói vận tải) đã được cấp.
Xem TCVN 8021-1 (ISO/IEC 15459-1).
Phụ lục B
(tham khảo)
Mã phân định nhóm
CHÚ THÍCH Các ví dụ nêu trong phụ lục này làm minh họa cho các mã phân định ứng dụng được thừa nhận. Ví dụ về dữ liệu và các vật mang dữ liệu AIDC được sử dụng là chưa toàn diện.
B.1 Vai trò của Tổ chức phát hành trong việc đưa ra hướng dẫn áp dụng cho nhóm sản phẩm
Ngoài các yêu cầu của Tổ chức phát hành như đã quy định trong bộ TCVN 8021 (ISO/IEC 15459), mỗi Tổ chức phát hành cần đưa ra hướng dẫn nếu các mã phân định vật phẩm và/ hoặc nguyên liệu theo sau có liên quan đến phạm vi IAC của mình.
B.2 Mã phân định nhóm
Để giải thích cách sử dụng mã phân định nhóm, tiêu chuẩn này đưa ra một ví dụ có tính giả thiết rằng hai Tổ chức phát hành (IA) được Cơ quan đăng ký (RA) công nhận là GS1 và JIPDEC/CII (Japan Information processing Development Corporation/ Electronic Commerce Promotion Centre (Tập đoàn phát triển xử lý thông tin Nhật Bản/ Trung tâm xúc tiến thương mại điện tử)).
Cấu trúc của mã phân định tối thiểu gồm mã phân định ứng dụng và chuỗi mã tổ chức phát hành (IAC), số phân định công ty (CIN) và số xê-ri (SN) thừa nhận rằng SN là đơn nhất trong phạm vi CIN. Trong một số trường hợp, các SN là không đơn nhất trong phạm vi CIN nhưng là đơn nhất trong phạm vi một loại tài sản, một dây chuyền sản xuất v.v… đặc thù theo kiểm soát của công ty. Nếu SN không đơn nhất trong phạm vi công ty thì mã phân định phải bao gồm mã loại tài sản của công ty hoặc tương tự. Vì vậy mã phân định được thiết lập bởi nhà phát hành mã phân định không được giống với mã được thiết lập bởi đơn vị khác. Ngoài ra, TCVN 8021-2 (ISO/IEC 15459-2) đảm bảo tất cả các mã phân định là đơn nhất.
B.3 Mã phân định đơn nhất theo GS1
Ví dụ sau đây chỉ ra một mã phân định được tạo thành từ tổ hợp hai mã phân định ứng dụng và các chuỗi kết hợp của chúng. Theo quy tắc của GS1, tổ chức có các mã tổ chức phát hành từ “0” đến “9” do Cơ quan đăng ký cấp, chuỗi để xác định nguồn gốc gồm hai phần: phần đầu là các ký tự số gồm không quá 14 ký tự, phần tiếp theo là các ký tự số và chữ gồm không quá 20 ký tự. Chuỗi các ký tự số đầu tiên do GS1 cấp cho nhà phát hành mã phân định đơn nhất (mã doanh nghiệp GS1) và các ký tự tiếp theo là do nhà phát hành mã phân định đơn nhất cấp.
VÍ DỤ 1 Chuỗi điển hình được phát hành theo quy tắc của GS1. Trong ví dụ này, số phân định ứng dụng được sử dụng là “01” và “10”, mã phân định lAC/CIN/tài sản là “19501234567898“ và mã số lô là “110781”. Xem Hình B.1
Hình B.1 – Chuỗi phân định tài sản theo GS1
Có thể mã hóa mã phân định này vào vật mang dữ liệu AIDC đã được chấp nhận, do Tổ chức phát hành quy định, cùng với mã phân định ứng dụng là các số phân định ứng dụng của GS1 là “01” và “10”.
Ví dụ, mã vạch GS1-128 khi được quét, có thể chuyển chuỗi dữ liệu dưới đây (Bảng B.1) vào trong hệ thống máy tính:
Bảng B.1 – Chuỗi dữ liệu – GS1
|
Mã phân định |
|||
]C1 |
01 |
19501234567898 |
10 |
110781 |
Mã phân định mã vạch |
Mã phân định ứng dụng |
Chuỗi |
Mã phân định ứng dụng |
Chuỗi |
CHÚ THÍCH Các số phân định ứng dụng “01” và “10” không được đưa vào trong chuỗi dữ liệu nhưng có trong mã phân định. Mã phân định mã vạch cung cấp thông tin về vật mang dữ liệu được dùng. Trong ví dụ trên, vật mang dữ liệu là mã vạch GS1-128.
B.4 Mã phân định đơn nhất theo JIPDEC/CII
Theo quy tắc của JIPDEC/CII, tổ chức mà Cơ quan đăng ký đã cấp cho mã tổ chức phát hành là “LA”, mã phân định không quá 50 ký tự số và chữ. Các ký tự theo sau mã tổ chức phát hành “LA“ do JIPDEC/CII cấp cho các thực thể thuộc về bộ phận điện tử. Nhà phát hành mã phân định đơn nhất sau đó sẽ cấp các ký tự còn lại và sử dụng các mã phân định ứng dụng theo khuyến nghị của JIPDEC/CII.
VÍ DỤ 2 Mã phân định đơn nhất điển hình được phát hành theo các quy tắc của “JIPDEC/CII“: Trong ví dụ này, mã phân định dữ liệu là “25T”, chuỗi được tạo thành gồm IAC là “LA”. CIN là “506022000001” và mã số lô là “2005101312345”. Xem hình B.1.
Ví dụ dưới đây thể hiện một mã phân định theo JIPDEC/CII.
Hình B.1 – Mã phân định đơn nhất để phân định lô theo JIPDEC/CII
Có thể mã hóa mã phân định này vào phương tiện AIDC đã được chấp nhận, do Tổ chức phát hành quy định, sử dụng mã phân định ứng dụng “25T“.
Ví dụ, mã vạch Mã-128 khi được quét, có thể chuyển chuỗi dữ liệu dưới đây (Bảng B.2) vào hệ thống máy tính. Xem Bảng B.2.
Bảng B.2 – Chuỗi dữ liệu – JIPDEC/CII
|
Mã phân định |
|
]C0 |
25T |
LA5060220000012005101312345 |
Mã phân định mã vạch |
Mã phân định ứng dụng |
Chuỗi |
CHÚ THÍCH Mã phân định dữ liệu “25T“ không được đưa vào trong chuỗi dữ liệu nhưng có trong mã phân định. Mã phân định mã vạch cung cấp thông tin về vật mang dữ liệu được dùng. Trong ví dụ trên, vật mang dữ liệu là mã vạch Mã-128.
Phụ lục C
(tham khảo)
Ví dụ về mã phân định nhóm
C.1 Ví dụ về khả năng xác định nguồn gốc (truy ngược)
Khả năng xác định nguồn gốc ngược lại suốt chuỗi cung ứng được thực hiện qua các bước sau:
– Bước 1: Người tiêu dùng phát hiện ra sai lỗi trên sản phẩm và khiếu nại với cửa hàng.
– Bước 2: Cửa hàng thông báo mã phân định được quy định theo tiêu chuẩn này tới nhà sản xuất.
– Bước 3: Nhà sản xuất kiểm tra nhanh các thuộc tính dưới đây về nhóm mà hàng hóa nói trên có liên quan đến, dựa vào mã phân định đã được thông báo và tìm kiếm nguyên nhân gây ra sai lỗi:
– loại sản phẩm
– ngày sản xuất;
– thiết bị hoặc phương tiện sản xuất;
– các loại thông số khác nhau vào thời gian sản xuất (nhiệt độ, áp suất, các thông số khác);
– mã số lô của nguyên liệu;
– người sản xuất.
C.2 Ví dụ về khả năng xác định nguồn gốc (truy xuôi)
Khả năng xác định nguồn gốc từ nhà sản xuất suốt chuỗi cung ứng được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Nhà sản xuất phát hiện ra một bộ phận có phẩm chất kém đã dùng cho sản phẩm.
Bước 2: Nhà sản xuất thông báo mã phân định được quy định theo tiêu chuẩn này tới (các) cửa hàng.
Bước 3: (Các) cửa hàng ngừng bán sản phẩm có mã phân định giống với mã nhận được.
Bước 4: Nhà sản xuất đồng ý thu hồi và/ hoặc sửa chữa sản phẩm sai lỗi.
C.3 Ví dụ về khả năng xác định nguồn gốc (quá trình xử lý an toàn chất thải)
Khả năng xác định nguồn gốc trong quá trình xử lý chất thải được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Một sản phẩm nào đó hết thời gian sử dụng và được chở đến nhà máy xử lý rác thải.
Bước 2: Người xử lý rác nhận dạng mã phân định đối với nhóm sản phẩm đó.
Bước 3: Tùy thuộc vào các dịch vụ thông tin sẵn có, người xử lý rác có thể tra cứu các thuộc tính thích hợp của sản phẩm hoặc liên hệ với nhà sản xuất để có được thông tin liên quan. Thông tin về thuộc tính này phải bao gồm:
– liệu sản phẩm có chứa thành phần nào có thể thu hồi hoặc thành phần nào có nguy hiểm hoặc có chất độc hại Không;
– liệu sản phẩm có chứa thành phần nào phải thu hồi không;
– phương pháp thu hồi an toàn để xử lý thành phần nguy hiểm hoặc chất độc.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 7217-1 (ISO 3166-1), Mã thể hiện tên và vùng lãnh thổ của các nước. Phần 1: Mã nước;
[2] TCVN 8020 (ISO/IEC 15418), Công nghệ thông tin – số phân định ứng dụng GS1 và mã phân định dữ liệu thực tế và việc duy trì;
[3] ISO/IEC 9834-1, Information technology – Procedures for the operation of object identifier registration authorities: General procedures and top arcs of the international object identifier tree – Phần 1 (Công nghệ thông tin – Các thủ tục hoạt động của Cơ quan đăng ký phân định đối tượng: Thủ tục chung và vòng cung trên cùng của cây phân định đối tượng quốc tế – Phần 1);
[4] ISO 15394, Packaging – Bar code and two-dimensional symbols for shipping, transport and receiving labels (Đóng gói – Mã vạch và mã hai chiều đối với việc vận chuyển hàng, vận tải và nhãn nhận hàng);
[5] ISO/IEC 15424, Information technology – Automatic identification and data capture techniques – Data carrier identifiers (including symbology identifier) (Công nghệ thông tin – Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động – số phân định vật mang dữ liệu (bao gồm số phân định mã vạch);
[6] ISO/IEC 15434, Information technology – Automatic identification and data capture techniques – Syntax for high-capacity ADC media (Công nghệ thông tin – Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động – Cú pháp cho phương tiện truyền thông ADC dung lượng cao);
[7] ISO 22742, Packaging – Linear bar code and two-dimensional symbols for product packaging (Bao gói – Mã vạch một chiều và hai chiều cho bao gói sản phẩm);
[8] ISO 28219, Packaging – Labelling and direct product marking with linear bar code and two- dimensional symbols (Bao gói – Nhãn và gắn nhãn trực tiếp lên sản phẩm với mã vạch một chiều và hai chiều).
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8021-6:2017 (ISO/IEC 15459-6:2014) VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – KỸ THUẬT PHÂN ĐỊNH VÀ THU NHẬN DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG – PHÂN ĐỊNH ĐƠN NHẤT – PHẦN 6: NHÓM | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN8021-6:2017 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Giao dịch điện tử |
Ngày ban hành | 01/01/2017 |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |