TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8044:2009 (ISO 3129 : 1975) VỀ GỖ – PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI CÁC PHÉP THỬ CƠ LÝ

Hiệu lực: Hết hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8044 : 2009

ISO 3129 : 1975

GỖ – PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI CÁC PHÉP THỬ CƠ LÝ

Wood  Sampling methods and general requirements for physical and mechanical tests

Lời nói đầu

TCVN 8044 : 2009 thay thế cho TCVN 356-70 và Sửa đổi 1:1986.

TCVN 8044 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 3129:1975.

TCVN 8044 : 2009 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC89/SC1 Ván gỗ nhân tạo biên soạn, Tổng cục Tiêu chun Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GỖ – PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI CÁC PHÉP THỬ CƠ LÝ

Wood  Sampling methods and general requirements for physical and mechanical tests

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chọn lựa và lấy mẫu cơ học của gỗ để ổn định và chuẩn bị các mẫu thử nh. Ngoài ra tiêu chuẩn này còn quy định yêu cầu chung cho các phép thử cơ lý đối với các mẫu thử nh, không có các khuyết tật nhìn thấy được.

1.2. Có thể áp dụng phương pháp lấy mu trong các trường hợp khi đã biết các hệ số biến thiên về tính chất gỗ của một cây và giữa các cây của một loài; đồng thời có thể áp dụng khi chọn mẫu từ số lượng lớn các cây, các khúc gỗ và các tấm gỗ xẻ.

1.3. Phương pháp lấy mẫu cơ học có thể được áp dụng trong các trường hợp khi đã biết giá trị trung bình của các hệ số biến thiên về tính chất của gỗ và khi chọn mẫu từ số lượng có hạn của các cây, các khúc gỗ và các tấm gỗ xẻ.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8043 : 2009 Gỗ – Chọn và lấy mẫu cây, mẫu khúc gỗ để xác định các ch tiêu cơ lý.

3. Lấy mẫu

3.1. Chọn gỗ

Để tiến hành các phép thử cơ lý, gỗ phải được chn theo đúng mục đích (xác định chất lượng của cây gỗ, của cây mẫu, của lô gỗ xẻ, của từng tấm gỗ…), đồng thời phù hợp các yêu cầu của TCVN 8043 : 2009, để đảm bảo các mẫu gỗ và các ch tiêu của mẫu đại diện cho lô mẫu.

Gỗ được chọn làm mẫu phải  dạng gỗ khúc, gỗ xẻ và dạng tấm.

3.2. Gia công mẫu

3.2.1. Khúc gỗ

Xẻ khúc gỗ lấy một tấm  giữa (xem Hình 1). Nếu khúc gỗ lệch tâm thì tấm giữa phải bao gồm tâm trục. Khi lấy mẫu cơ học từ khúc gỗ có đường kính bng hoặc nhỏ hơn 180 mm, có thể cắt các tấm giữa theo chiều hai đường kính vuông góc với nhau (xem Hình 2).

Chiều dày của tấm giữa không được nh hơn 60 mm. Có thể cắt các tấm giữa có chiều dày 40 mm từ các khúc có đường kính bằng hoặc nhỏ hơn 180 mm. Trong trường hợp này các tấm có chiều rộng mặt cắt ngang lớn hơn 30 mm, chiều dài mặt cắt ngang không nhỏ hơn 100 mm, được cắt từ các khúc gỗ trước khi xẻ các tấm giữa.

Hình 1 – Sơ đồ cắt tấm giữa từ khúc gỗ

Hình 2 – Sơ đồ cắt tm giữa t khúc gỗ có đường kính bằng hoặc nhỏ hơn 180 mm
(khi ly mu cơ học)

3.2.2. G xẻ

Khi lấy mẫu từ gỗ xẻ, một thanh hoặc các thanh được xẻ song song với trục dọc khúc gỗ. Số lượng thanh phải đủ để đảm bảo các mu và các ch tiêu là đại diện cho lô. Chiều dày các thanh không nhỏ hơn 35 mm.

Khi ly mẫu cơ học, các tấm giữa được cắt theo 3.2.1 và chọn phù hợp 3.1, các tấm này được xẻ song song thành các thanh thuôn dài dày 35 mm. Các thanh có phần lõi xốp sẽ bị loại.

Tm gỗ xẻ không có phần lõi xốp sẽ được cắt thành các thanh sao cho có ít nht một mặt là xuyên tâm hoặc tiếp tuyến.

Nếu cần, trước khi ct các tấm gỗ xẻ có chiều dày bằng hoặc lớn hơn 60 mm thành các thanh, cắt các đoạn dài 100 mm dọc theo thớ gỗ làm mẫu thử với kích thước cạnh cắt ngang lớn hơn 30 mm.

4. Ổn định mẫu

4.1. Đi với các mu thử có độ ẩm tiêu chuẩn

Trước khi cắt thành các mẫu thử, gỗ được làm khô kiệt (tại nhiệt độ thấp hơn 60 °C) để độ m bằng sát với độ  trạng thái cân bằng về nhiệt độ và độ m quy định tại 5.6.1. Cần bôi chất giữ ẩm vào đầu các thanh gỗ sau khi cắt ra để tránh nứt tách.

4.2. Đối với các mu thử có độ ẩm bằng và cao hơn điểm bão hòa thớ gỗ

Trước khi cắt thành các mẫu thử, phải bảo quản các thanh gỗ trong điều kiện phù hợp, tránh làm khô gỗ.

5. Chuẩn bị mẫu thử

5.1. Hình dạng và kích thước

Cho mỗi phép thử cắt một mẫu từ một thanh như quy định tại 3.2.2. Hình dạng và kích thước mẫu thử được quy định trong các tiêu chuẩn tương ứng với từng phương pháp thử gỗ.

5.2. Hướng thớ g

Thớ gỗ phải song song với trục dọc của mẫu thử. Các vòng năm trên hai mặt đầu phải song song với một cặp mặt bên đối diện và vuông góc với một cặp mặt bên đối diện còn lại. Góc giữa các mặt kề nhau phải là góc vuông.

CHÚ THÍCH: Đối với phép thử vuông góc với thớ thì thớ gỗ phải vuông góc với trục dọc.

5.3. Sai lệch so với kích thước danh nghĩa

Sai lệch cho phép của chiều dài mẫu thử so với kích thước danh nghĩa không được vượt quá ± 0,5 mm. Giá trị đã lấy trong giới hạn sai lệch cho phép được giữ cho các mẫu th với độ chính xác đến ± 0,1 mm. Khi không dùng kích thước mẫu thử để tính kết quả thử (ví dụ: chiều dài mẫu th đối với phép thử uốn tĩnh), thì cho phép áp dụng độ chính xác đến ± 1 mm. Bề mặt làm việc của các mẫu thử phải được làm sạch.

5.4. Ghi nhãn

Mỗi mẫu thử phải được ghi ký hiệu để nhận biết vị trí mu được cắt từ mẫu gỗ đã chọn. Trên mẫu có thể có các thông tin khác nếu có yêu cầu.

5.5. S lượng mẫu

5.5.1. Số lượng mẫu được quy định và ly theo đúng mục đích (xác định cht lượng của gỗ cây, của cây điển hình, của lô gỗ xẻ, của từng ván gỗ…, cũng như phương pháp ly mẫu đã sử dụng và độ chụm yêu cầu của phép thử. Giá trị của các chỉ tiêu cơ lý chính được xác định với ch số của độ chụm của phép thử bng 5 % ứng với độ tin cậy bằng 95 %.

5.5.2. Khi ly mẫu, số lượng tối thiểu của mẫu thử, nmin, tính theo công thức sau:

trong đó

là số lượng mẫu đã chọn (khúc gỗ, gỗ xẻ, tm, …);

là số lượng trung bình các mẫu thử đã được cắt từ mỗi loại mẫu gỗ đã chọn;

là hệ số biến thiên tính bằng phần trăm đối với ch tiêu được xác định;

là chỉ số xác thực của kết quả (nửa độ dài khoảng tin cậy trong các phần của độ lệch chuẩn);

r là chỉ số tính bng phần trăm của độ chụm của phép thử (mối tương quan giữa độ lệch chuẩn của trung bình số học và giá trị trung bình số học);

s2là biến thiên dự kiến của ch tiêu trên mẫu gỗ đã chọn;

silà biến thiên dự kiến của ch tiêu trên một mẫu gỗ;

Kết quả của phép thử được làm tròn đến số nguyên gần nhất.

5.5.3. Khi lấy mẫu cơ học, số lượng mẫu tối thiểu, nmin, được tính xấp xỉ theo công thức sau:

trong đó: V, t và r được xác định tại 5.5.2.

Kết quả của phép thử được làm tròn đến số nguyên gn nht.

5.5.4. Để xác định xp x số lượng mẫu tối thiểu, có thể sử dụng các giá trị trung bình của các hệ số biến thiên đối với các chỉ tiêu của gỗ như nêu trong Bảng 1 dưới đây.

Bảng 1 – Hệ s biến thiên theo các chỉ tiêu tương ứng

Tính cht của gỗ

Hệ số biến thiên

%

Số các vòng năm trên 1 cm

37

Phần trăm gỗ chết

28

Khối lượng thể tích

10

Độ ẩm cân bằng

5

Hệ số co rút:

 

– theo chiều dài

28

– theo thể tích

16

Độ bền nén song song thớ cực đại

13

Độ bền uốn tĩnh cực đại

15

Độ bền cắt song song thớ cực đại

20

Môđun đàn hồi khi uốn tĩnh

20

Độ bền qui ước cực đại khi nén vuông góc với thớ gỗ

20

Độ bền kéo cực đại:

 

– song song thớ

20

– vuông góc với thớ

20

Độ bền uốn va đập

32

Độ cứng

17

5.6. Ổn định mu

5.6.1. Mẫu thử được lấy từ mẫu gỗ đã ổn định theo 4.1 sẽ được ổn định tại nhiệt độ (20 ± 2) °C và độ m tương đối bng (65 ± 3) % để độ m của gỗ đạt cân bng.

Trong điều kiện khí hậu cụ thể, các có thể ổn định mẫu thử tại nhiệt độ trên 20 °C với sự thay đổi tương ứng của độ m để thu được độ ẩm cân bng như nhau.

5.6.2. Mu thử được lấy từ mẫu gỗ quy định tại 5.2 sẽ có độ ẩm bằng hoặc lớn hơn điểm bão hòa thớ gỗ. Cho phép tiến hành phép xác định cường độ nén và trượt trên các mẫu có độ m thp hơn điểm bão hòa của sợi. Trong trường hợp này, trước khi thử mẫu được ngâm ướt cho đến khi chiều dài không thay đổi.

5.6.3. Sau khi điều hòa, mẫu thử được bảo quản trong điều kiện sao cho độ m không thay đổi cho đến khi tiến hành thử.

6. Yêu cầu chung đối với các phép thử cơ lý

6.1. Điều kiện nhiệt độ và độ m trong phòng thí nghiệm

Nhiệt độ trong phòng thử nghiệm, nơi thực hiện các phép thử được duy trì tại (20 ± 2) °C và độ ẩm tương đối tốt nhất là (65 ± 3) %.

Nếu không duy trì được độ ẩm trên trong phòng thử nghiệm, thì tiến hành các phép thử ngay sau khi ổn định mẫu hoặc khi lấy ra từ bình kín.

6.2. Cách tiến hành

6.2.1. Thực hiện phép thử theo các tiêu chuẩn tương ứng.

6.2.2. Sau khi hoàn thành các phép thử, xác định độ m và nếu yêu cầu xác định khối lượng th tích của các mu thử. Khuyến cáo xác định độ m trên các mẫu cắt từ các mu thử. Số lượng tối thiểu các mẫu thử nw sử dụng cho phép xác định độ m trung bình của các mẫu này được ly ít nhất là ba và tính theo công thức sau:

trong đó:

nmin là số các mẫu thử sử dụng trong phép xác định ch số của một tính chất của gỗ vùng hệ số biến thiên V;

Vw là hệ số biến thiên đối với độ m của các mẫu thử.

Kết quả của phép thử được làm tròn đến số nguyên gần nhất.

7. Tính toán và biểu thị kết quả

7.1. Tính giá trị tính chất của gỗ theo công thức quy định trong từng phương pháp thử tương ứng.

7.2. Khi xử lý các kết quả thử, sử dụng các công thức sau:

a) Tính giá trị trung bình số học, , theo công thức:

b) Tính độ lệch chun, s, theo công thức:

c) Tính sai số trung bình, srcủa giá trị trung bình số học theo công thức:

d) Tính hệ số biến thiên tính theo phần trăm, V, theo công thức:

e) Tính ch số độ chụm tính theo phần trăm, r, tại độ tin cậy 95 %, theo công thức:

trong đó

xi là giá trị của từng lần quan sát;

n là số lần quan sát.

7.3. Nếu cần có th điều chỉnh các kết quả thử về độ m 12 %. Nếu độ m trung bình được xác định từ độ ẩm của vài mẫu th, thì cho phép hiệu chỉnh giá trị trung bình số học của các kết quả thử theo độ ẩm.

8. Báo cáo thử nghiệm

Kết quả của các phép đo và các kết quả tính toán được nêu trong báo cáo thử nghiệm. Các thông tin sau cũng được thể hiện trong báo cáo: loại phép thử, hướng tác dụng của tải trọng, nhiệt độ và độ ẩm không khí trong phòng thử nghiệm, thông tin về các mẫu gỗ và các chi tiết liên quan đến phương pháp lấy các mẫu th.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8044:2009 (ISO 3129 : 1975) VỀ GỖ – PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI CÁC PHÉP THỬ CƠ LÝ
Số, ký hiệu văn bản TCVN8044:2009 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản