TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8095-466:2009 (IEC 60050-466 : 1990) VỀ TỪ VỰNG KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ – PHẦN 466: ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN TRÊN KHÔNG
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8095-466 : 2009
IEC 60050-466 : 1990
TỪ VỰNG KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ – PHẦN 466: ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG
International electrotechnical vocabulary – Chapter 466: Overhead lines
Lời nói đầu
TCVN 8095-466 : 2009 thay thế TCVN 3788-83;
TCVN 8095-466 : 2009 hoàn toàn tương đương với IEC 60050-466 : 1990;
TCVN 8095-466 : 2009 do Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E4/SC1 Dây và cáp có bọc cách điện PVC biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
TCVN 8095-466 : 2009 là một phần của bộ Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8095.
Bộ tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8095 (IEC 60050) hiện đã có các tiêu chuẩn sau:
1) TCVN 8095-212: 2009 (IEC 60050-212: 1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế. Phần 212: Chất rắn, chất lỏng và chất khí cách điện
2) TCVN 8095-436: 2009 (IEC 60050-436: 1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế, Phần 436: Tụ điện công suất
3) TCVN 8095-461: 2009 (IEC 60050-461: 2008), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế, Phần 461: Cáp điện
4) TCVN 8095-466: 2009 (IEC 60050-466: 1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế, Phần 466: Đường dây trên không
5) TCVN 8095-471: 2009 (IEC 60050-471: 2007), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế, Phần 471: Cái cách điện
6) TCVN 8095-521: 2009 (IEC 60050-521: 2002), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế, Phần 521: Linh kiện bán dẫn và mạch tích hợp
7) TCVN 8095-845: 2009 (IEC 60050-845: 1987), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế, Phần 845: Chiếu sáng
TỪ VỰNG KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ – PHẦN 466: ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG
International electrotechnical vocabulary – Chapter 466: Overhead lines
Mục 466–01: Thuật ngữ chung
466-01-01
Đường dây (diện)
Tổng thể gồm dây dẫn, vật liệu cách điện và các phụ kiện để truyền tải điện giữa hai điểm của một hệ thống.
466-01-02
Đường dây trên không
Đường dây điện có các dây dẫn được đỡ ở bên trên mặt đất, thường bằng các bộ cách điện và các cột đỡ thích hợp.
CHÚ THÍCH: Một số các đường dây trên không cũng có thể được xây dựng bằng các dây dẫn được cách điện.
466-01-03
Đường dây điện xoay chiều
Đường dây nối với nguồn cung cấp điện xoay chiều hoặc dùng để nối hai lưới xoay chiều.
466-01-04
Pha (của đường dây điện xoay chiều)
Tên gọi của dây dẫn bất kỳ hoặc bó dây dẫn của đường dây điện xoay chiều nhiều pha được thiết kế để đóng điện trong sử dụng bình thường.
466-01-05
Đường dây điện một chiều
Đường dây nối với nguồn cung cấp điện một chiều.
466-01-06
Cực (của đường dây một chiều)
Tên gọi của dây dẫn bất kỳ hoặc bó dây dẫn của đường dây điện một chiều được thiết kế để đóng điện trong sử dụng bình thường.
466-01-07
Mạch (của đường dây trên không)
Dây dẫn hoặc hệ thống các dây dẫn có dòng điện chạy qua nó.
466-01-08
Đường dây mạch đơn
Đường dây gồm một mạch điện.
466-01-09
Đường dây mạch kép
Đường dây gồm hai mạch điện, không nhất thiết phải có cùng một điện áp và tần số, được đặt trên cùng một cột đỡ.
466-01-09
Đường dây nhiều mạch
Đường dây gồm nhiều mạch, không nhất thiết phải có cùng điện áp và tần số, được lắp đặt trên cùng một cột đỡ.
466-01-11
Đường dây một cực
Đường dây điện một chiều, trong đó chỉ có một cực nối tải vào nguồn, còn đường về qua đất.
466-01-12
Đường dây lưỡng cực
Đường dây điện một chiều, trong đó có hai cực nối tải vào nguồn.
466-01-13
Đường dây truyền tải
Đường dây là một phần của hệ thống truyền tải điện.
466-01-14
Đường dây phân phối
Đường dây được dùng để phân phối điện.
466-01-15
Dây dẫn (của đường dây trên không)
Một sợi dây hoặc một tổ hợp các sợi dây, không cách điện với nhau, thích hợp để mang dòng điện.
466-01-16
Rung dây dẫn
Sự chuyển động theo chu kỳ của một dây dẫn.
466-01-17
Rung do gió
Chuyển động theo chu kỳ của dây dẫn sinh ra bởi gió, chủ yếu theo mặt phẳng thẳng đứng, với tần số tương đối cao vào khoảng hàng chục đến vài chục héc và với biên độ nhỏ cỡ khoảng bằng đường kính dây dẫn.
466-01-18
Dao động nhịp nhỏ
Chuyển động theo chu kỳ của một hoặc nhiều dây dẫn con, chủ yếu theo mặt phẳng ngang, với tần số trung bình khoảng vài héc và biên độ cỡ bằng khoảng cách dây dẫn trong một bó dây dẫn.
466-01-19
Dao động nhanh của dây dẫn
Chuyển động theo chu kỳ của dây dẫn hoặc bó dây dẫn, chủ yếu theo mặt phẳng thẳng đứng với tần số thấp khoảng nhỏ hơn một héc và với một biên độ lớn có giá trị lớn nhất có thể bằng độ võng ban đầu.
Mục 466-02 – Thiết kế cơ khí
CHÚ THÍCH: Trong mục này, các từ ngữ “tải trọng”, “mang tải” liên quan đến các lực cơ học đặt lên một thành phần của đường dây.
466-02-01
Các giả thiết về mang tải
Một tập hợp các điều kiện mang tải, hình thành từ các tiêu chuẩn quốc gia hoặc các quy tắc có tính pháp lý hoặc từ các nghiên cứu về dữ liệu khí tượng, được sử dụng để thiết kế cho từng thành phần của đường dây.
466-02-02
Chế độ mang tải
Phối hợp hoặc tập hợp các tải đặt lên một thành phần của đường dây để giả thiết mang tải cụ thể.
466-02-03
Tải trọng làm việc
Tải trọng xuất phát từ các giả thiết mang tải qui định, không kể các hệ số an toàn hoặc hệ số quá tải.
466-02-04
Tải trọng bình thường
Tải trọng ban đầu
Tải trọng sinh ra do tác động của gió và của trọng trường lên các sợi dây, bộ cách điện và cột đỡ có hoặc không có băng, tuyết.
466-02-05
Tải trọng đặc biệt
Tải trọng sinh ra bởi các hoạt động thường xuyên về xây dựng và bảo dưỡng và/hoặc do hỏng của một số thành phần của một đường dây.
466-02-06
Tải trọng có tính pháp lý
Tải trọng được qui định bởi các cơ quan quản lý có thẩm quyền.
466-02-07
Tải trọng thử nghiệm
Tải trọng đặt lên một thành phần hoặc các thành phần của đường dây trên không dùng cho mục đích thử nghiệm.
466-02-08
Tải trọng gây hỏng
Tải trọng gây hỏng thành phần bất kỳ.
466-02-09
Tải trọng thiết kế tới hạn
Tải trọng mà tất cả các thành phần phải chịu được vừa đủ mà không hỏng trong thời gian bất kỳ của khoảng thời gian qui định.
466-02-10
Tải trọng thẳng đứng
Các thành phần thẳng đứng của tải trọng bất kỳ đặt lên một điểm cho trước của cột đỡ trong hệ tọa độ ba chiều liên quan đến cột đỡ đó.
466-02-11
Tải trọng theo chiều dọc
Các thành phần theo chiều dọc của tải trọng bất kỳ đặt lên một điểm cho trước của cột đỡ trong hệ tọa độ ba chiều liên quan đến cột đỡ đó.
466-02-12
Tải trọng theo chiều ngang
Các thành phần theo chiều ngang của tải trọng bất kỳ đặt lên một điểm cho trước của cột đỡ trong hệ tọa độ ba chiều liên quan đến cột đỡ đó.
466-02-13
Tải trọng gió
Tải trọng ngang do áp lực gió đặt lên thành phần bất kỳ của đường dây trên không, có hoặc không có tải trọng băng tuyết.
466-02-14
Tải trọng băng tuyết
Tải trọng bổ sung do hình thành băng tuyết bám trên thành phần bất kỳ của đường dây.
466-02-15
Tải trọng băng tuyết đồng đều
Tải trọng băng tuyết phân bố đồng đều theo chiều dài của mỗi dây dẫn và dây nối đất trên tất cả các nhịp của một đoạn đường dây.
466-02-16
Tải trọng băng tuyết không đồng đều
Tải trọng do tải trọng băng tuyết phân bố không đều dọc theo dây dẫn hoặc dây nối đất của một đoạn đường dây.
CHÚ THÍCH: Điều này có thể do tích tụ không đồng đều hoặc do băng tan không đồng đều từ các dây dẫn hoặc các dây nối đất.
Mục 466-03- Nhịp
466-03-01
Nhịp
Một phần của đường dây giữa hai điểm liên tiếp của cột đỡ dây dẫn.
466-03-02
Chiều dài nhịp
Khoảng cách nằm ngang giữa hai điểm mà dây dẫn được gắn chặt trên hai trụ đỡ liên tiếp.
466-03-03
Nhịp ngang bằng
Nhịp trong đó các điểm mà dây dẫn gắn chặt trên hai cột đỡ liên tiếp là gần như nằm trên một mặt phẳng nằm ngang.
466-03-04
Nhịp dốc
Nhịp nghiêng
Nhịp trong đó các điểm gắn chặt dây dẫn trên hai cột đỡ liên tiếp không cùng trên một mặt phẳng nằm ngang.
466-03-05
Chênh lệch mức
Khoảng cách thẳng đứng giữa hai mặt phẳng nằm ngang đi qua các điểm gắn chặt dây dẫn của một nhịp nghiêng.
466-03-06
Chiều dài nhịp dốc
Khoảng cách giữa các điểm gắn chặt dây dẫn trên hai cột đỡ liên tiếp (xem Hình 1).
466-03-07
Nhịp gió
Khoảng cách nằm ngang giữa hai điểm chính giữa nhịp về mỗi phía của cột đỡ.
466-03-08
Nhịp trọng tâm
Khoảng cách nằm ngang giữa hai điểm thấp nhất của dây dẫn về hai phía của cột đỡ.
CHÚ THÍCH: Trên đất dốc đứng, các điểm thấp nhất của các đường võng của cả hai nhịp liền kề có thể ở trên cùng một phía của cột đỡ.
466-03-09
Đường võng nhịp
Khoảng cách thẳng đứng giữa hai mặt phẳng nằm ngang, một mặt phẳng đi qua điểm mắc dây cao nhất trên cột trong một nhịp, còn mặt phẳng kia thì tiếp tuyến với điểm thấp nhất của đường cong dây dẫn.
CHÚ THÍCH: Điểm thấp nhất này có thể là điểm tưởng tượng (Xem Hình 1).
466-03-10
Độ võng
Khoảng cách thẳng đứng lớn nhất trong một nhịp của đường dây trên không giữa một dây dẫn và đường thẳng nối các điểm tham gia đỡ dây dẫn. (xem Hình 1).
466-03-11
Đoạn (của đường dây trên không)
Một phần của đường dây giữa hai cột néo.
466-03-12
Nhịp tương đương
Nhịp giả tưởng
Nhịp đơn giả tưởng trong đó các biến đổi lực kéo do tải trọng hoặc nhiệt độ thay đổi gần giống như trong các nhịp thực trong một đoạn đường dây.
CHÚ THÍCH: Giá trị gần đúng ac của khoảng nhịp tương đương được tính từ
trong đó ai là chiều dài của nhịp i trong một đoạn.
466-03-13
Đường võng
Một dạng đường cong được giả thiết bởi một dây cực kỳ mềm, không dãn, được treo lên ở hai đầu và được xác định bởi phương trình sau:
Y = r(cosh -1)
Trong thực tế, thường dùng đường parabol đơn giản
Y = X2
Phương trình này biểu thị hai số hạng đầu của khai triển các chuỗi của phương trình đường võng.
CHÚ THÍCH: Đường cong này thể hiện một cáp có khối lượng không đổi trên mỗi đơn vị chiều dài của đường cong trong khi đó đường parabol biểu thị cho một dây dẫn với trọng lượng không đổi theo đơn vị chiều dài nằm ngang. Độ võng được tính bởi phương trình parabol là nhỏ hơn độ võng được tính toán bởi phương trình đường võng. Đối với các nhịp dài hoặc đối với các nhịp rất dốc thì phương trình gần đúng parabol có thể dẫn đến các sai số không chấp nhận được.
466-03-14
Hằng số đường võng
Hằng số trong các phương trình đường võng và parabol, được thể hiện theo hình học bằng bán kính cong ở điểm thấp nhất của nhịp.
CHÚ THÍCH: Hằng số đường võng p bằng thương số của lực căng ngang trong dây dẫn To ở nhiệt độ cho trước (xem Hình 1) và khối lượng đơn vị của nó w,,có tính đến quá tải tuyết hoặc gió, nếu có:
Mục 466-04 – Trắc diện
466-04-01
Trắc diện dọc
Thể hiện địa hình theo mặt phẳng thẳng đứng qua trục đường dây (xem Hình 1).
466-04-02
Sườn dốc tại X mét
Trắc diện lệch trục
Thể hiện địa hình theo mặt phẳng thẳng đứng đặt ở cách X mét và song song với trục đường dây (xem Hình 1).
466-04-03
Trắc diện ngang
Trắc diện mặt cắt
Trắc diện theo mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với trục đường dây (xem Hình 1).
466-04-04
Trắc diện chéo chân
Thể hiện địa hình theo mặt phẳng thẳng đứng có chứa các chân đối chéo của một cột đỡ.
466-04-05
Góc đường dây
Góc (q) thay đổi theo hướng của đường dây ở cột đỡ.
Mục 466-05 – Bố trí dây dẫn
466-05-01
Cấu hình dây dẫn
Bố trí hình học của các dây dẫn pha liên quan đến cột đỡ.
466-05-02
Cấu hình nằm ngang
Cấu hình trong đó tất cả các dây dẫn pha trên một cột đỡ đều nằm trong một mặt phẳng ngang.
466-05-03
Cấu hình nửa ngang
Biến thể của cấu hình nằm ngang trong đó pha giữa đặt ở mức hơi cao hơn hoặc hơi thấp hơn các pha phía ngoài.
466-05-04
Cấu hình tam giác
Cấu hình trong đó các dây dẫn pha của một mạch được đặt trên các đỉnh của một tam giác mà đáy tam giác này không nhất thiết phải nằm ngang.
466-05-05
Cấu hình tam giác cân
Cấu hình trong đó các dây dẫn pha của một mạch được đặt ở các đỉnh của một tam giác cân mà đáy của tam giác này không nhất thiết phải nằm ngang.
466-05-06
Cấu hình thẳng đứng
Cấu hình trong đó các dây dẫn pha của một mạch được đặt hầu như trong cùng một mặt phẳng thẳng đứng.
466-05-07
Cấu hình nửa thẳng đứng
Biến thể của cấu hình thẳng đứng trong đó pha giữa được đặt lệch sang ngang.
466-05-08
Cấu hình thẳng đứng mạch kép
Cấu hình trong đó một trong hai mạch có dạng thẳng đứng, được định vị trên cả hai phía của cột đỡ.
466-05-09
Cấu hình nửa thẳng đứng mạch kép
Biến thể của cấu hình thẳng đứng mạch kép trong đó các pha giữa được đặt lệch sang ngang.
466-05-10
Chuyển đổi vị trí
Thay đổi các vị trí tương đối của các dây dẫn pha của một đường dây.
CHÚ THÍCH: Việc chuyển đổi vị trí được tiến hành để thiết lập sự đối xứng điện tương xứng của các dây dẫn với nhau hoặc với đất hoặc với các hệ thống bên cạnh.
466-05-11
Khoảng chuyển đổi vị trí
Chiều dài của đường dây giữa hai lần chuyển đổi liên tiếp.
466-05-12
Khoảng cách với đất
Khoảng cách tối thiểu trong các điều kiện qui định, giữa bộ phận mang điện bất kỳ với đất.
466-05-13
Khoảng cách pha – đất
Khoảng cách tối thiểu trong các điều kiện qui định, giữa bộ phận mang điện bất kỳ với tất cả các kết cấu có điện thế đất.
466-05-14
Khoảng cách tới các chướng ngại vật
Khoảng cách tối thiểu trong các điều kiện qui định, giữa bộ phận mang điện bất kỳ với chướng ngại vật bất kỳ ở điện thế đất.
466-05-15
Khoảng cách pha – pha
Khoảng cách giữa các trục của hai đường dây dẫn liền kề hoặc các bó đường dây dẫn của các pha liền kề.
466-05-16
Góc bảo vệ
Góc giữa mặt phẳng thẳng đứng đi qua dây đất và mặt phẳng đi qua dây đất và dây dẫn cần được bảo vệ chống sét.
466-05-17
Góc bảo vệ tối thiểu
Góc trong đó các dây dẫn pha phải nằm bên trong để đạt được mức độ mong muốn về bảo vệ chống sét.
Mục 466-06 – Cột đỡ
466-06-01
Cột đỡ (của đường dây trên không)
Cơ cấu được thiết kế để mang qua các bộ cách điện tập hợp các dây dẫn đường dây.
466-06-02
Cột trung gian
Cột đặt vào một đoạn đường dây về cơ bản là thẳng của một tuyến đường dây trên không, ở đó các dây dẫn được gắn chặt bằng các bộ cách điện treo, cách điện đỡ hoặc cách điện trụ.
466-06-03
Cột góc
Cột được đặt ở vị trí mà tại đó tuyến đường dây theo mặt phẳng nằm ngang về cơ bản là thay đổi hướng.
466-06–04
Cột góc cân bằng
Cột được dùng cho các góc lệch vừa và nhỏ của một tuyến đường dây, trong đó dây dẫn được gắn vào bằng bộ cách điện kiểu treo.
466-06-05
Cột chịu lực căng
Cột góc
Cột trên đó các dây dẫn hoặc các bó dây dẫn được gắn chặt vào qua bộ cách điện chịu kéo căng.
CHÚ THÍCH: Các tải trọng do các nhịp liền kề được xem là được đặt vào độc lập với các điểm gắn chặt.
466-06-06
Cột cuối
Cột đỡ được thiết kế để kết thúc lực kéo căng đường dây của các dây dẫn về một phía.
466-06-07
Cột chuyển đổi vị trí
Cột được thiết kế để cho phép thay đổi vị trí tương đối của các pha dọc theo tuyến đường dây.
466-06-08
Dây néo
Sợi dây cáp lực hoặc thanh thép, làm việc chịu lực căng, nối một điểm của cột vào neo riêng rẽ hoặc nối hai điểm của cột.
466-06-09
Cột có néo
Cột mà độ ổn định được đảm bảo bằng các dây néo.
466-06-10
Cột tự đỡ
Cột vốn có độ ổn định mà không cần dùng các dây néo.
Mục 466-07 – Cột và các giá treo
466-07-01
Cột
Cột đơn thẳng đứng bằng gỗ, bê tông, thép hoặc vật liệu khác có một đầu được chôn trực tiếp hoặc qua một nền móng xuống đất.
466-07-02
Cột cổng; Cột hình chữ “H”
Cột hình chữ H gồm có hai chân chính thẳng đứng đặt cách nhau một khoảng cách và một xà nằm ngang gần đỉnh cột.
466-07-03
Giá treo
Phụ kiện cỡ nhỏ gắn với bên ngoài tòa nhà hoặc bất kỳ công trình nào khác.
466-07-04
Cột hình chữ “A”
Cột hai thân trong đó các đầu trên của từng thân được định dạng, chốt và xiết bulông với nhau ở đỉnh của chữ “A” và được nối bằng khối ngang chung.
Mục 466-08 – Cột tháp
466-08-01
Cột tháp
Cột có thể được làm từ vật liệu như thép, gỗ, bê tông và gồm có một thân thường là bốn cạnh và các xà ngang.
466-08-02
Cột giàn
Kết cấu phức hợp tạo nên bởi tập hợp các thanh kết cấu.
466-08-03
Hệ thống thanh giằng
Bố trí các thanh kết cấu trong một cột giàn.
466-08-04
Mạng thanh giằng đơn
Hệ thống thanh giằng thực hiện theo Hình 2.1.
466-08-05
Mạng thanh giằng đôi
Hệ thống thanh giằng thực hiện theo Hình 2.2.
466-08-06
Mạng thanh giằng ba
Hệ thống thanh giằng thực hiện theo Hình 2.3.
466-08-07
Giằng kiểu K
Hệ thống thanh giằng thực hiện theo Hình 2.4.
466-08-08
Cột loại thanh giằng hai hình thoi
Hệ thống thanh giằng thực hiện theo Hình 2.5
466-08-09
Đầu cột tháp
Phần phía trên của cột tháp (xem Hình 3.1)
466-08-10
Đỉnh dây đất
Đỉnh dây đất đường dây trên không (Mỹ)
Thành phần là một phần của đầu cột tháp và được minh họa trên Hình 3.11.
466-08-11
Xà cầu – Cầu – Giàn
Thành phần nằm ngang của cột cổng hoặc cột tháp được thiết kế để giữ chặt các dây dẫn (xem Hình 3.12)
466-08-12
Xà ngang
Thành phần là một phần của đầu cột tháp và được minh họa trên Hình 3.13.
466-08-13
Chạc
Khung hình K
Thành phần là một phần của đầu cột tháp và được minh họa trên Hình 3.14
466-08-14
Thanh giằng ngang
Đai ngang
Tập hợp các thành phần kết cấu có trong cùng một mặt phẳng ngang (xem Hình 3.21)
466-08-15
Thân cột tháp
Phần thẳng đứng của cột tháp (xem Hình 3.2)
466-08-16
Phần cổ cột tháp
Thanh giằng ngang xác định giới hạn giữa phần thân và phần đầu cột tháp (xem Hình 3.15)
466-08-17
Thanh giằng chính
Thành phần của cột tháp được minh họa bằng Hình 3.22.
466-08-18
Thanh giằng phụ
Thành phần của cột tháp được minh họa bằng Hình 3.23.
466-08-19
Chân cột chính
Thành phần cột tháp được minh họa bằng Hình 3.24.
466-08-20
Độ dốc chân cột
Góc xác định độ nghiêng của chân cột chính (xem Hình 3.25)
466-08-21
Nút ghép nối
Điểm nút
Điểm đồng quy của một số thành phần của cột tháp (xem Hình 3.26)
466-08-22
Bảo vệ chống leo trèo
Bộ phận chống leo trèo
Bộ phận được lắp trên, hoặc gắn chặt vào cột đỡ, kết cấu, cột tháp, dây néo, v.v… để gây trở ngại cho việc leo trèo đối với người không có thẩm quyền (xem Hình 3.27).
466-08-23
Đế cột
Phần của cột tháp ở vào giới hạn giữa thân và móng cột (xem Hình 3.30).
466-08-24
Phần mở rộng chân cột
Phần thêm vào đế cột tháp được thiết kế để thích hợp với thân cột và để bù cho sự thay đổi các mức dốc (xem Hình 3.31).
CHÚ THÍCH: Việc mở rộng chân cột cũng có thể được sử dụng để điều chỉnh độ cao của cột tháp.
466-08-25
Kéo dài thân cột
Phần của một thân cột tháp có thể được thêm vào phần thân thấp nhất của một cột tháp đã để có tăng chiều cao cột.
Mục 466–09 – Móng cột
466-09-01
Móng
Kết cấu đặt trong đất, mà đế của cột đỡ được gắn vào để tạo thành kết cấu giữ cần thiết để chịu được tất cả các tải trọng đặt vào.
466-09-02
Móng dạng khối
Móng gồm một khối bê tông duy nhất mà (các) chân cột hoặc các bu lông giữ chặt được chôn vào đó.
466-09-03
Móng chân cột riêng rẽ
Móng được thiết kế riêng rẽ để chịu được các tải trọng do từng chân cột truyền tới.
466-09-04
Móng có đệm đáy và thân móng hình trụ
Móng gồm có phần đệm đáy gắn chặt móng vào vùng đất xung quanh và một thân hình trụ hẹp hơn đảm bảo liên kết tốt với đoạn chờ hoặc các bu lông giữ chặt của cột đỡ (xem Hình 4).
466-09-05
Đoạn chờ (của cột)
Phần tử được dùng để liên kết chân cột với móng (xem Hình 4.1).
466-09-06
Thân móng hình trụ
Phần hẹp của móng trong đó đoạn chờ được gắn vào (xem hình 4.5).
466-09-07
Phần nhô lên (của móng)
Phần của thân móng hình trụ nhô lên trên mặt đất thường có hình thoải để nước dễ trôi đi (xem hình 4.2)
466-09-08
Đệm đáy (của móng)
Phần rộng của móng, được chôn trong đất để đảm bảo phân bố chính xác tải trọng (xem hình 4.8)
466-09-09
Hố móng
Hố được đào để đặt móng (xem hình 4.4)
466-09-10
Đất lấp
Đất đào lên trong quá trình đào hố và được lấp lại sau khi lắp đặt móng (xem hình 4.3)
466-09-11
Đất lấp thêm
Đất hoặc vật liệu khác được lấp vào một hố đào sau khi đặt móng, khi mà đất cũ không thích hợp.
466-09-12
Cọc tăng cường
Cọc kim loại được chôn vào bê tông để đảm bảo nối chính xác giữa phần thân hình trụ và đệm đáy (xem hình 4.6).
466-09-13
Chêm (trong móng có đệm đáy và thân hình trụ)
Cơ cấu gắn với đoạn chờ để tăng cường liên kết với móng (xem hình 4.9).
466-09-14
Phần hình chuông
Phần sấn vào
Phần chu vi của một hố móng được đào sấn vào để đảm bảo bê tông rót cho đệm đáy bám vào phần đất nguyên thổ (xem Hình 4.7).
466-09-15
Móng lưới
Loại móng trong đó cột tháp hoặc đoạn chờ được liên kết với lưới mắt cáo được chôn dưới đất.
466-09-16
Móng cọc
Móng nhỏ dài được lắp đặt mà không cần đào hố.
466-09-17
Móng đóng cọc
Đoạn cọc đóng chìm trong đất bằng búa hoặc rung nhưng không cần đào hố trước.
466-09-18
Móng cọc khoan
Loại móng trong đó có khoan trước vào đất một lỗ hình trụ dài và đặt vào đó đoạn chờ rồi lấp bằng bê tông.
466-09-19
Móng cọc bơm áp lực (đổ bê tông bằng áp lực)
Cọc trong đó bê tông được phun vào hố khoan dưới áp lực để đạt được liên kết tốt hơn với đất nguyên thổ.
466-09-20
Móng cọc đáy mở
Móng cọc khoan mà hố móng được mở rộng ở phần dưới.
466-09-21
Thanh néo
Thanh hoặc phần tử kim loại khác dùng để nối dây néo với cơ cấu giữ.
466-09-22
Cơ cấu giữ
Cơ cấu, thường được chôn dưới đất, được lắp đặt để cung cấp điểm nối chắc chắn chống nhổ lên được.
Mục 466-10 – Dây dẫn trần
46-10-01
Dây dẫn đặc
Dây dẫn gồm một sợi dây duy nhất.
466-10-02
Sợi dây, bện
Một trong các sợi dây riêng lẻ được dùng trong chế tạo dây dẫn bện.
466-10-03
Dây dẫn bện
Dây dẫn gồm một số các sợi dây riêng lẻ không có cách điện được đặt cùng nhau theo các lớp xoắn ốc theo chiều trái phải xen kẽ.
466-10-04
Lớp bện
Trong một dây dẫn bện mà nhóm các sợi dây, được bố trí để tạo thành hình trụ có bán kính không đổi, có cùng trục với trục dây dẫn và có cùng chiều xoắn, độ dài bước xoắn.
466-10-05
Độ dài bước xoắn
Chiều dài dọc trục của một vòng dây xoắn ốc đầy đủ trong dây dẫn bện.
466-10–06
Tỷ số bước xoắn
Tỷ số giữa độ dài bước xoắn và đường kính xoắn ốc.
466-10-07
Chiều xoắn
Chiều xoắn của một lớp các sợi dây của dây dẫn bện nhìn từ một đầu.
CHÚ THÍCH: “Xoắn phải” là theo chiều kim đồng hồ còn “xoắn trái” là ngược chiều kim đồng hồ.
466-10-08
Dây dẫn thể nhẵn
Dây dẫn hình quạt hoặc dây dẫn lõi khóa
Dây dẫn có bề mặt tương đối nhẵn bằng cách sử dụng các sợi dây có dạng là mặt cắt hướng tâm của hình vành khăn (hình quạt) ở lớp ngoài cùng hoặc có dạng không cho lớp ngoài cùng chuyển dịch hướng kính (lõi khóa).
466-10-09
Dây dẫn rỗng
Dây dẫn dạng ống được làm từ các sợi hoặc hình quạt bện xoắn quanh các sợi tăng cường.
446-10-10
Dây dẫn giãn nở
Dây dẫn trong đó bỏ một số sợi dây bên trong hoặc thay thế bằng các sợi dây phi kim loại nhẹ hơn để có được đường kính tăng lên.
466-10-11
Dây dẫn hoàn toàn bằng nhôm
Viết tắt là AAC
Dây dẫn bện trong đó tất cả các sợi dây của nó được làm bằng nhôm.
466-10-12
Dây dẫn hoàn toàn bằng hợp kim nhôm
Viết tắt là AAAC
Dây dẫn bện trong đó tất cả các dây của nó được làm bằng hợp kim nhôm.
466-10-13
Dây dẫn tăng cường
Dây dẫn bện có các sợi dây làm bằng hai vật liệu khác nhau để cải thiện đặc tính về cơ.
466-10-14
Dây dẫn nhôm tăng cường thép
Viết tắt ACSR
Dây dẫn tăng cường bằng một hoặc nhiều lớp dây nhôm bện quanh một lõi bằng các sợi dây thép mạ.
466-10-15
Dây dẫn hợp kim nhôm tăng cường thép
Viết tắt AACSR
Dây dẫn tăng cường bằng một hoặc nhiều lớp dây hợp kim bện quanh một lõi bằng các sợi dây thép mạ.
466-10-16
Dây dẫn nhôm được tăng cường thép mạ nhôm
Viết tắt ACSRIAC
Dây dẫn tăng cường gồm các sợi dây nhôm cùng với một hoặc nhiều dây thép mạ nhôm được đặt đối xứng trong cấu hình bện quy ước.
466-10-17
Dây dẫn nhôm được tăng cường hợp kim
Viết tắt ACAR
Dây dẫn tăng cường gồm các sợi dây nhôm cùng với một hoặc nhiều sợi dây hợp kim nhôm được đặt đối xứng trong cấu hình bện quy ước.
446-10-18
Lõi (của dây dẫn tăng cường)
Sợi dây ở giữa hoặc các lớp bên trong bằng vật liệu có độ bền cao hơn trong dây dẫn tăng cường.
CHÚ THÍCH: Tỷ lệ về sức bền hỗ trợ bởi lõi có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với tỷ lệ sức bền hỗ trợ bởi các lớp dây dẫn nhôm bên ngoài hoặc các lớp hợp kim nhôm.
466-10-19
Dây dẫn đơn
Dây dẫn mà bản thân nó tạo thành một pha hoặc một cực của một đường dây.
466-10-20
Bó dây dẫn
Tập hợp các dây dẫn riêng lẻ được nối song song với nhau và được bố trí đồng nhất theo cấu hình hình học tạo thành một pha hoặc một cực của đường dây.
466-10-21
Dây dẫn con (của bó dây dẫn)
Bất kỳ một dây dẫn riêng lẻ nào trong một bó dây dẫn.
466-10-22
Bó hai dây dẫn
Một bó dây dẫn gồm hai dây dẫn con.
466-10-23
Bó ba dây dẫn
Một bó dây dẫn gồm ba dây dẫn con.
466-10-24
Bó bốn dây dẫn
Một bó dây dẫn gồm bốn dây dẫn con.
CHÚ THÍCH: Một thuật ngữ tương tự có thể được dùng trong trường hợp có nhiều hơn bốn dây dẫn con.
466-10-25
Dây đất
Dây màn chắn bảo vệ
Dây đất đi trên không (Mỹ)
Dây dẫn được nối với đất ở một số hoặc tất cả các cột đỡ, thường được treo nhưng không nhất thiết ở bên trên các dây dẫn pha để đảm bảo mức bảo vệ chống sét.
466-10-26
Lèo nối
Một đoạn dây dẫn ngắn, không chịu lực căng về cơ, tạo nên một mối nối điện giữa hai đoạn đường dây riêng biệt.
466-10-27
Lưới đất
Dây dẫn hoặc hệ thống dây dẫn, được chôn trong đất và được nối vào các chân cột của đường dây.
Mục 466-11 – Các chi tiết của dây dẫn
466-11-01
Miếng đệm
Cơ cấu giữ các dây dẫn con của một bó dây dẫn trong cấu hình hình học cho trước.
466-11-02
Miếng đệm giảm xóc
Miếng đệm mềm hoặc nửa cứng để làm giảm các rung động do gió và các dao động của các dây dẫn con.
466-11-03
Nối kéo căng giữa nhịp
Mối nối giữa hai chiều dài của dây dẫn để cung cấp tính liên tục về điện và cơ của dây dẫn.
Ví dụ:
Nối giữa nhịp kiểu kéo (Hình 5.1)
Nối giữa nhịp kiểu ép (Hình 5.2 ).
Nối giữa nhịp kiểu côn (Hình 5.3).
466-11-04
Nối kéo căng ở một đầu cố định
Mối nối xen giữa đầu dây dẫn để gắn chặt với bộ cách điện chịu kéo, được thiết kế để mang toàn bộ dòng điện và đảm bảo mối nối cơ của dây dẫn.
466-11-05
Đầu cốt lèo nối
Phần của mối nối hoặc của phụ kiện khác với dây dẫn để đảm bảo tính liên tục về điện.
466-11-06
Đầu nối lèo
Đầu dây dẫn được đảm bảo tính liên tục về điện bằng đầu cốt lèo nối.
466-11-07
Măng xông để sửa chữa
Phụ kiện chuyên dùng có thể được lắp đặt trên đoạn dây dẫn bị hỏng để khôi phục các đặc tính cơ và điện của nó.
466-11-08
Kẹp
Phụ kiện bất kỳ có thể được cố định vào một dây dẫn.
466-11-09
Kẹp treo
Phụ kiện gắn chặt một dây dẫn với bộ cách điện treo.
466-11-10
Kẹp néo, kẹp chịu kéo, kẹp ở một đầu cố định
Kẹp gắn chặt dây dẫn vào bộ cách điện kiểu treo hoặc vào cột đỡ và được thiết kế để chịu được lực kéo căng dây dẫn.
466-11-11
Kẹp treo loại có chốt xoay
Kẹp treo mà thân của nó có thể xoay xung quanh một trục nằm ngang vuông góc với dây dẫn.
466-11-12
Thân (của kẹp treo)
Phần của kẹp treo dùng để đỡ dây dẫn.
466-11-13
Đai treo (của kẹp treo)
Phần của một kẹp treo dùng để đỡ thân của phụ kiện.
466-11-14
Ngõng xoay (của kẹp treo loại trụ xoay)
Phần hình tròn nhô ra khỏi thân kẹp, hoạt động như một trục quay trong các đai treo cho phép kẹp có thể đu đưa được.
466-11-15
Đối trọng bộ treo
Khối lượng gắn vào kẹp treo để làm tăng tải trọng thẳng đứng đặt vào kẹp.
CHÚ THÍCH: Tác dụng của đối trọng là để giảm góc đu đưa của bộ cách điện kiểu treo dưới ảnh hưởng của gió hoặc trong trường hợp cột góc dùng để cân bằng. Đối trọng này cũng ngăn ngừa nhiễu tần số radiô gây ra bởi các tiếp xúc xấu giữa các bộ phận kim loại.
466-11-16
Bộ chống rung
Cơ cấu được gắn với dây dẫn hoặc dây đất để khử hoặc giảm thiểu rung do gió.
466-11-17
Đèn cảnh báo đêm (dùng cho dây dẫn)
Cơ cấu phát sáng do cảm ứng điện dung từ dây dẫn mang điện mà nó được gắn vào.
466-11-18
Dấu hiệu cảnh báo máy bay (dùng cho dây dẫn dẫn hoặc dây đất)
Cơ cấu cảnh báo nhìn thấy được vào ban ngày, được sử dụng trên các dây dẫn hoặc dây đất.
466-11-19
Đoạn bọc
Tập hợp các đoạn bằng kim loại bảo vệ quấn xoắn xung quanh dây dẫn tại điểm treo, được làm sẵn và đặt trước khi lắp đặt kẹp treo.
466-11-20
Đoạn vá
Tập hợp các đoạn bằng kim loại được làm sẵn, quấn xoắn xung quanh dây dẫn ở các phần bị hư hại để phục hồi các đặc tính điện của dây dẫn đó.
Mục 466-12 – Bộ cách điện- Phụ kiện
466-12-01
Chuỗi cách điện
Hai hoặc nhiều khối cách điện chuỗi ghép với nhau và được thiết kế để có khả năng đỡ linh hoạt cho đường dây trên không. Chuỗi cách điện chủ yếu chịu ứng suất kéo căng.
466-12-02
Bộ cách điện
Cụm gồm một hoặc nhiều chuỗi cách điện được nối với nhau một cách thích hợp, có đủ các cơ cấu dùng để cố định và bảo vệ như yêu cầu trong vận hành.
466-12-03
Bộ cách điện kiểu treo
Bộ cách điện có đủ tất cả các chi tiết và các phụ kiện để đỡ dây dẫn hoặc bó dây dẫn tại đầu phía dưới của bộ cách điện đó.
466-12-04
Bộ cách điện chịu kéo căng
Bộ cách điện cố định một đầu (Mỹ)
Bộ cách điện có đủ tất cả các chi tiết và phụ kiện để giữ chặt dây dẫn hoặc bó dây dẫn khi bị kéo căng.
466-12-05
Bulông hình U
Phụ kiện hình chữ U bắt chặt vào cột (xem Hình 6).
466-12-06
Chi tiết tạo giọt
Phụ kiện nằm thấp hơn điểm gắn chặt phía trên của một bộ cách điện treo (xem Hình 7).
466-12-07
Khớp xoay hình chữ U của cột tháp
Phụ kiện xoay tự do xung quanh trục và được gắn chặt vào khung thép của cột (xem Hình 8).
466-12-08
Tấm ách
Phụ kiện chuyên dụng để gắn chặt một số chuỗi cách điện hoặc các phần tử song song khác (xem Hình 9).
466-12-09
Phụ kiện bảo vệ bộ cách điện
Phụ kiện bằng kim loại, được đặt ở đầu đường dây, ở đầu nối đất hoặc ở cả hai đầu của bộ cách điện dùng cho mục đích bảo vệ về điện.
466-12-10
Sừng phóng điện
Phụ kiện bảo vệ có dạng sừng.
466-12-11
Xuyến phóng điện
Phụ kiện bảo vệ có dạng hình xuyến.
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6 – Bulông hình U |
Hình 7- Chi tiết tạo giọt |
Hình 8 – Khớp xoay hình chữ U của cột tháp |
Hình 9
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
Mục 466-01: Thuật ngữ chung
Mục 466-02: Thiết kế cơ khí
Mục 466-03: Nhịp
Mục 466-04: Trắc diện
Mục 466-05: Bố trí dây dẫn
Mục 466-06: Cột đỡ
Mục 466-07: Cột và các giá treo
Mục 466-08: Cột tháp
Mục 466-09: Móng cột
Mục 466-10: Dây dẫn trần
Mục 466-11: Các chi tiết của dây dẫn
Mục 466-12: Bộ cách điện – Phụ kiện
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8095-466:2009 (IEC 60050-466 : 1990) VỀ TỪ VỰNG KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ – PHẦN 466: ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN TRÊN KHÔNG | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN8095-466:2009 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Điện lực |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |