TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8095-811:2010 (IEC 60050-811 : 1991) VỀ TỪ VỰNG KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ – PHẦN 811: HỆ THỐNG KÉO BẰNG ĐIỆN
TCVN 8095-811 : 2010
IEC 60050-811 : 1991
TỪ VỰNG KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ- PHẦN 811: HỆ THỐNG KÉO BẰNG ĐIỆN
International electrotechnical vocabulary – Chapter 811: Electric traction
Lời nói đầu
TCVN 8095-811 : 2010 thay thế TCVN 3197-79;
TCVN 8095-811 : 2010 hoàn toàn tương đương với IEC 60050-811 : 1991;
TCVN 8095-811 : 2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
TCVN 8095-811:2010 (IEC 60050-811:1991) là một phần của bộ Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8095 (IEC 60050).
Bộ tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8095 (IEC 60050) hiện đã có các tiêu chuẩn sau:
1) TCVN 8095-151:2010 (IEC 60050-151:2001), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 151: Thiết bị điện và thiết bị từ
2) TCVN 8095-212:2009 (IEC 60050-212:1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 212: Chất rắn, chất lỏng và chất khí cách điện
3) TCVN 8095-221:2010 (IEC 60050-221:1990, amendment 1 : 1993, amendment 2 : 1999 and amendment 3 : 2007), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 221: Vật liệu từ và các thành phần
4) TCVN 8095-300:2010 (IEC 60050-300:2001), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Chương 300: Phép đo và dụng cụ đo điện và điện tử
5) TCVN 8095-411:2010 (IEC 60050-411:1996 and amendment 1:2007), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 411: Máy điện quay
6) TCVN 8095-436:2009 (IEC 60050-436:1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 436: Tụ điện công suất
7) TCVN 8095-446:2010 (IEC 60050-446:1983), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 446: Rơle điện
8) TCVN 8095-461:2009 (IEC 60050-461:2008), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 461: Cáp điện
9) TCVN 8095-466:2009 (IEC 60050-466:1990), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 466: Đường dây trên không
10) TCVN 8095-471:2009 (IEC 60050-471:2007), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 471: Cái cách điện
11) TCVN 8095-521:2009 (IEC 60050-521:2002), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 521: Linh kiện bán dẫn và mạch tích hợp
12) TCVN 8095-602:2010 (IEC 60050-602:1983), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 602: Phát, truyền dẫn và phân phối điện – Phát điện
13) TCVN 8095-811:2010 (IEC 60050-811:1991), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 811: Hệ thống kéo bằng điện
14) TCVN 8095-845:2009 (IEC 60050-845:1987), Từ vựng kỹ thuật điện quốc tế – Phần 845: Chiếu sáng
TỪ VỰNG KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ- PHẦN 811: HỆ THỐNG KÉO BẰNG ĐIỆN
International electrotechnical vocabulary – Chapter 811: Electric traction
Mục 1: Thuật ngữ chung
811-01-01
Hệ thống kéo bằng điện
Hệ thống kéo trong đó năng lượng điện được cung cấp cho động cơ kéo.
811-01-02
Hệ thống kéo bằng điện một chiều
Hệ thống Kéo trong đó năng lượng điện được cung cấp cho xe có động cơ bằng các nguồn điện một chiều bên ngoài.
811-01-03
Hệ thông kéo bằng điện xoay chiều một pha
Hệ thống kéo trong đó năng lượng điện được cung cấp cho xe có động cơ bằng các nguồn điện xoay chiều một pha bên ngoài.
CHÚ THÍCH: Dòng điện một pha cung cấp cho xe có động cơ có thể ở tần số của hệ thống phân phối điện quốc gia (tần số công nghiệp) hoặc tần số riêng của hệ thống đường sắt (tần số đặc biệt).
811-01-04
Xe kéo bằng điện xoay chiều ba pha
Hệ thống xe kéo trong đó năng lượng điện được cung cấp cho xe có động cơ bằng các nguồn xoay chiều ba pha.
811-01-05
Xe kéo bằng điện-nhiệt
Hệ thống xe kéo trong đó năng lượng được cung cấp bởi động cơ chính trên xe có động cơ được truyền dưới dạng điện đến các trục dẫn động.
811-01-06
Xe kéo bằng điện-acqui
Hệ thống xe kéo trong đó năng lượng được cung cấp bằng acqui điện được mang trên xe có động cơ hoặc rơ moóc.
811-01-07
Xe kéo bằng động năng dự trữ
Hệ thống xe kéo trong đó năng lượng được cung cấp bằng bánh đà trên xe có động cơ.
Mục 811-02 – Các loại xe
811-02-01
Đầu máy toa xe
Thuật ngữ chung đề cập đến tất cả các xe có hoặc không có động cơ.
811-02-02
Xe
Thuậl ngữ chung để chỉ một hạng mục duy nhất của đầu máy toa xe, ví dụ đầu máy, xe buýt đường dài hoặc goòng.
811-02-03
Xe có động cơ
Thuật ngữ chung để chỉ tất cả các loại xe có một hoặc nhiều động cơ kéo.
811-02-04
Một xe kéo
Thuật ngữ chung để chỉ đầu máy, xe buýt đường dài có động cơ hoặc đoàn tàu.
811-02-05
Đội xe kéo
Thuật ngữ chung đề cập đến tất cả các xe kéo liên quan đến ngành đường sắt nói riêng hoặc đơn vị quản lý khác.
811-02-06
Đầu máy
Xe có động cơ được thiết kế để di chuyển các xe khác mà không mang hàng hóa vận tải cũng không tạo thành một phần của đoàn tàu.
811-02-07
Xe điện
Xe có động cơ chạy trên đường ray, thường là chạy bằng điện, bản thân nó có mang hàng hóa vận tải.
811-02-08
Xe có động cơ để chuyên chở hành lý
Xe có động cơ được lắp đặt chuyên dụng để chuyên chở bưu kiện hoặc hành lý.
811-02-09
Đoàn tàu
Nhóm các xe có ít nhất một xe có động cơ và tạo thành một đơn vị độc lập nhỏ nhất, mà trong vận hành không thể chia nhỏ hơn được của một đoàn tàu thuận nghịch.
811-02-10
Rơ moóc
Xe không có động cơ, tạo thành một phần của đoàn tàu.
811-02-11
Xe có động cơ không có người lái
Xe có động cơ không có buồng lái.
811-02-12
Đoàn tàu thuận nghịch
Một đoàn tàu có thể được điều khiển đồng thời từ một buồng lái và có thể vận hành ở tốc độ bình thường theo một trong hai hướng mà không cần bố trí lại.
811-02-13
Toa tàu có khớp nối
Nhóm các xe trong đó các đầu sát nhau của các toa liền kề được mang trên giá chuyển hướng chung.
811-02-14
Rơ moóc có điều khiển
Rơ moóc có buồng cho người lái mà từ đó có thể lái toa tàu hoặc đoàn tàu đẩy-kéo có chứa rơ moóc đó.
811-02-15
Toa tàu chạy bằng năng lượng
Thuật ngữ dùng cho xe có động cơ của một số kiểu toa tàu chạy bằng dầu diesel hoặc chạy bằng điện.
811-02-16
Đoàn tàu đẩy-kéo
Tàu thường có đầu máy ở một đầu và rơ moóc ở đầu kia, có thể vận hành ở vận tốc bình thường theo một trong hai hướng mà không cần bố trí lại.
811-02-17
Đầu máy chuyển hướng
Đầu máy được thiết kế để vận hành chuyển hướng.
811-02-18
Đầu máy dốc gù
Đầu máy chuyển hướng được thiết kế để đẩy đi đẩy lại đoàn tàu qua bãi dốc gù trên đoạn đường chuyển hướng có dốc.
811-02-19
Đầu máy công nghiệp
Đầu máy được sử dụng trên đường ray riêng (đường ray trong phân xưởng, v.v…) và không nhất thiết phải có tất cả các cơ cấu an toàn được cung cấp trên các đầu máy chạy trên đường ray chung.
811-02-20
Đầu máy công suất nhỏ
Xe có động cơ có công suất đầu ra thấp được thiết kế cho các thao tác chuyển hướng nhỏ hoặc để di chuyển các đoàn tàu nhẹ.
811-02-21
Đầu máy dùng trong hầm lò
Đầu máy được sử dụng trong các đường hầm của hầm mỏ hoặc trong các hệ thống lắp đặt nằm dưới lòng đất.
811-02-22
Máy kéo xà lan
Xe có động cơ được thiết kế để kéo tàu biển hoặc xà lan trên kênh đào.
811-02-23
Xe ghép từ hai xe
Xe kéo được chế tạo từ hai xe có động cơ được lắp với nhau, nhưng không thể chạy riêng rẽ trong vận hành bình thường.
811-02-24
Xe ghép từ ba xe
Xe kéo được chế tạo từ ba xe có động cơ, nhưng không thể chạy riêng rẽ một xe trong vận hành bình thường.
811-02-25
Xe có động cơ dùng điện một chiều
Xe mà điện năng cung cấp cho nó từ nguồn điện một chiều bên ngoài.
811-02-26
Xe có động cơ dùng điện xoay chiều một pha
Xe có động cơ mà điện năng cung cấp cho nó từ nguồn điện xoay chiều một pha bên ngoài.
811-02-27
Xe có động cơ dùng điện xoay chiều ba pha
Xe có động cơ mà điện năng cung cấp cho nó từ nguồn điện xoay chiều ba pha bên ngoài.
811-02-28
Xe có động cơ có hai điện áp
Xe có động cơ mà điện năng có thể được cung cấp từ nguồn này hoặc nguồn kia trong hai nguồn bên ngoài cùng là nguồn một chiều hoặc cùng là nguồn xoay chiều có tần số giống nhau nhưng có điện áp khác nhau.
811-02-29
Xe có động cơ sử dụng điện ở hai tần số
Xe có động cơ mà điện năng có thể được cung cấp từ nguồn này hoặc nguồn kia trong hai nguồn xoay chiếu có tần số khác nhau.
811-02-30
Xe có động cơ dùng điện từ hai hệ thống
Xe có động cơ mà điện năng có thể được cung cấp từ một trong hai nguồn bên ngoài có loại dòng điện khác nhau.
811-02-31
Xe có động cơ dùng điện từ nhiều hệ thống
Xe có động cơ mà điện năng có thể được cung cấp từ hai nguồn bên ngoài trở lên có loại dòng điện, điện áp và tần số khác nhau, đại lượng bất kỳ nào cũng có thể lựa chọn được.
811-02-32
Xe có động cơ chạy bằng dầu diesel-điện
Xe có năng lượng kéo lấy từ động cơ diesel và máy phát điện một chiều hoặc máy phát điện xoay chiều đặt trên xe đó.
811-02-33
Xe có động cơ chạy bằng turbine (truyền tải điện)
Xe có được khả năng kéo nhỏ turbine và máy phát điện một chiều hoặc máy phát điện xoay chiều đặt trên xe đó.
811-02-34
Xe có động cơ kiểu thanh răng
Xe có động cơ mà trên đó tất cả hoặc một phần lực kéo được truyền bằng hộp số đến thanh răng được lắp giữa các thanh ray.
811-02-35
Đầu máy có trục kéo
Đầu máy trong đó một số trục được ghép cơ khí, theo chuyển động quay, thành một hoặc nhiều nhóm.
811-02-36
Đầu máy dẫn động từng trục riêng rẽ
Đầu máy trong đó các trục dẫn động không được ghép cơ khí theo chuyển động quay.
811-02-37
Xe có đệm từ
Xe mà khi vận hành bình thường, không lăn trên bánh xe mà được đỡ và dẫn hướng bởi các lực từ.
811-02-38
Xe có đệm không khí
Xe mà khi vận hành bình thường, không lăn trên bánh xe mà được đỡ và dẫn hướng bởi các luồng khi nén áp suất thấp sinh ra trên xe đó.
811-02-39
Xe tích trữ lực quán tính (bằng bánh đà)
Xe sử dụng năng lượng được tích trữ trong bánh đà để di chuyển.
811-02-40
Xe chạy trên đường bộ bằng acqui
Xe chạy trên đường bộ được cấp điện bằng năng lượng được lấy từ acqui đặt trên xe đó.
811-02-41
Xe điện
Xe có động cơ chạy một mình hoặc kéo các rơ moóc trên đường ray gắn vào đường cao tốc.
811-02-42
Đường xe điện
Hệ thống giao thông sử dụng xe có động cơ chạy trên các thanh ray được gắn vào đường cao tốc hoặc lắp trên tuyến đường độc lập.
811–02-43
Ô tô điện
1. Xe kiểu khí nén điều khiển bằng điện, chạy không có đường ray trên các phố chính, một mình hoặc với rơ moóc, và lấy điện từ đường dây tiếp xúc trên không.
2. Hệ thống chuyên chở sử dụng các ô tô điện.
811-02-44
Buồng lái
Phần của xe được sử dụng để lái xe hoặc tàu, tạo thành ngăn riêng.
811-02-45
Vị trí lái
Phần của xe được sử dụng để lái, không nằm trong ngăn riêng rẽ.
811-02-66
Vị trí điều khiển chuyển hướng
Vị trí lái để sử dụng trong các thao tác chuyển hướng.
811-02-47
Vị trí của trưởng tàu
Phần của xe có chứa các cơ cấu điều khiển được trưởng tàu sử dụng ví dụ các cơ cấu điều khiển sưởi, chiếu sáng và cửa, phanh khẩn cấp, v.v…
Mục 811-03 – Tải vận chuyển và tải đoàn tàu
811-03-01
Vận chuyển
Dữ liệu tổng hợp xác định lượng vận chuyển trên một hoặc nhiều tuyến trong thời gian nhất định. Có thể cần tính đến khoảng cách hoặc khoảng cách và tải kết hợp.
CHÚ THÍCH: Lượng vận chuyển nhìn chung được thể hiện dưới dạng chuyến tàu-dặm, tấn-chuyến tàu, chuyến tàu-kilomét hoặc hành khách-kilômét.
811-03-02
Tổng lượng vận chuyển
Tích của chiều dài quãng đường và trọng tải tổng, kể cả các xe có động cơ, trên khoảng cách đó trong khoảng thời gian nhất định.
811-03-03
Trọng lượng vận chuyển
Tích của chiều dài quãng đường và trọng tải vận chuyển trên khoảng cách đó trong khoảng thời gian nhất định.
811-03-04
Vận chuyển thực
Tích của chiều dài quãng đường và hàng hóa vận tải chuyên chở trên khoảng cách đó trong khoảng thời gian nhất định.
811-03-05
Hàng hóa vận tải (của chuyến tàu)
Khối lượng tổng của hành khách, hành lý và hàng hóa trên chuyến tàu đó.
811-03-06
Trọng tải bình thường (của đoàn tàu)
Trọng tải tổng quy định của hành khách và hành lý, mà dựa vào đó tính toán hiệu suất của đoàn tàu trong vận hành bình thường.
811-03-07
Tải nén (của đoàn tàu)
Khối lượng lớn nhất của hành khách và hành lý mà đoàn tàu có thể chuyên chở an toàn. Tải này có thể làm giảm hiệu suất.
811-03-08
Tải trọng kéo theo
Khối lượng của tất cả các xe được kéo, kể cả các tải của chúng.
811-03-09
Tải tổng (của đoàn tàu)
Tổng tải vận chuyển được kéo và tải trọng của các xe có động cơ để kéo chúng.
811-03-10
Tải trọng bình thường của xe có động cơ
Tải trọng kéo theo mà có thể được kéo bởi một hoặc nhiều xe có động cơ trên quãng đường cho trước trong khi quan sát theo một lịch trình nhất định.
811-03-11
Tải lớn nhất của xe có động cơ
Tải lớn nhất có thể kéo an toàn bởi một hoặc nhiều xe có động cơ trên quãng đường cho trước. Tải này có thể làm giảm tính năng.
Mục 811-04 – Phương pháp sử dụng
811-04-01
Chạy không tải
Xe buýt hoặc đoàn tàu chạy không có hành khách hoặc hành lý.
811-04-02
Chạy trọng tải nhẹ
Đầu máy chạy trọng tải nhẹ
Đầu máy chạy không nối với tàu.
811-04-03
Xuống dốc
Việc chạy tự do của tàu không có chiều hướng kéo và không phanh.
811-04-04
Thao tác có trợ giúp
Thao tác trong đó tàu được làm việc bởi hai hoặc nhiều xe có động cơ, mỗi xe được điều khiển bởi người lái tàu của riêng phương tiện đó.
811-04-05
Hai đầu máy
Thao tác có trợ giúp trong đó hai xe có động cơ được đặt ở phía trước tàu.
811-04-06
Hỗ trợ từ phía sau
Việc chạy trong đó xe có động cơ, có lắp ghép hoặc không, được thêm vào phía sau đoàn tàu để hỗ trợ tàu trong việc đẩy kéo.
811-04-07
Thao tác nhiều toa tàu
Thao tác trong đó một số phương tiện có động cơ được vận hành từ một buồng lái hoặc vị trí truyền động.
811-04-08
Dịch chuyển tiến lùi
Việc chạy trong đó xe có động cơ, được lắp ghép hoặc không và có người lái tàu riêng, được đặt ở phía sau đoàn tàu và đẩy đoàn tàu đi.
811-04-09
Thao tác đẩy-kéo
Phương pháp thao tác trong đó xe có động cơ được lắp ghép với một đầu đoàn tàu và đẩy hoặc kéo đoàn tàu, người lái tàu luôn ở trong buồng lái ở đầu đoàn tàu.
811-04-10
Điều khiển bằng sóng radio
Việc truyền các tín hiệu điều khiển bằng sóng radio cho một hoặc nhiều xe, từ một buồng lái ở đầu đoàn tàu hoặc từ một vị trí cố định.
811-04-11
Điều khiển
Tất cả các thao tác được thực hiện trên thiết bị kéo hoặc thiết bị điều khiển phanh để khởi động xe hoặc đoàn tàu, điều khiển tốc độ của chúng và phanh chúng.
811-04-12
Thao tác bằng tay
Phương pháp truyền động trong đó các cơ cấu điều khiển phải được tác động bởi người lái trên đoàn tàu hoặc xe.
811-04-13
Thao tác tự động
Phương pháp thao tác trong đó việc chuyển động của đoàn tàu được điều khiển tự động mà không có sự can thiệp của người lái tàu, người lái tàu, nếu có, chỉ làm nhiệm vụ giám sát.
811-04-14
Bố trí một lái tàu
Phương pháp thao tác trong đó buồng lái chỉ chứa một người để thực hiện tất cả các thao tác điều khiển.
811-04-15
Một người thao tác
Phương pháp sử dụng đoàn tàu trong đó tất cả các chế độ truyền động và các chế độ làm việc khác (ví dụ điều khiển cửa, sưởi, chiếu sáng, v.v…) được thực hiện chỉ bởi một người.
Mục 811-05 – Chuyển động của đoàn tàu
811-05-01
Sức cản tổng của đoàn tàu
Tổng các lực ngược với chiều chuyển động của tàu hoặc xe.
811-05-02
Sức cản riêng của đoàn tàu
Sức cản chuyển động trên một đơn vị khối lượng của xe hoặc tàu.
811-05-03
Sức cản riêng của chuyển động lăn
Sức cản riêng do ma sát giữa bánh xe và thanh ray và giữa các bộ phận chuyển động khác, trên thanh ray thẳng và bằng phẳng.
811-05-04
Sức cản riêng do các đường vòng
Sức cản riêng do thành phần ma sát lăn sinh ra ở các khúc cua.
811-05-05
Sức cản không khí riêng
Sức cản riêng do ảnh hưởng của lực ép không khí trên mặt trước của tùa và của ma sát không khí lên mặt bên, nóc hoặc sàn tàu, v.v…
811-05-06
Sức cản riêng trên đường ray nghiêng (gradient)
Sức cản riêng do thành phần lực hấp dẫn lên gradient cho trước.
CHÚ THÍCH: Nếu độ dốc xuống theo chiều chuyển động thì giá trị này có trị số âm.
811-05-07
Hạn định đối với các bộ phận quay
Hệ số lớn hơn một đơn vị áp dụng cho khối lượng của đoàn tàu hoặc xe để tính đến quán tính của các khối lượng quay tách khỏi chuyển động của đoàn tàu (bánh xe, rôto, v.v…).
811-05-08
Lực khởi động
Sức cản lớn nhất ngay trước khi tất cả các bánh xe của đoàn tàu bắt đầu quay.
811-05-09
Lực tăng tốc
Phần của lực tại vành bánh xe có sẵn để làm tăng tốc cả đoàn tàu theo chuyển động theo chiều dọc và chuyển động quay.
811-05-10
Lực giảm tốc
Lực sẵn có để làm giảm tốc độ của cả đoàn tàu theo chiều dọc và chuyển động quay.
811-05-11
Gia tốc dư
Gia tốc mà, đối với một vận tốc cho trước, tương ứng với chênh lệch giữa lực kéo sẵn có và lực kéo cần thiết để duy trì vận tốc đó.
811-05-12
Khởi động
Phần đầu tiên của giai đoạn tăng tốc, trong đó thiết bị có thể làm việc trong các điều kiện quá tải ngắn hạn.
Mục 811-06 – Phanh
811-06-01
Hệ thống phanh
Tập hợp các thiết bị lắp trên xe để giữ hoặc giảm tốc độ hoặc để dừng xe hoặc tàu điện.
811-06-02
Kiểu phanh
Thuật ngữ để chỉ cách mà lực hãm được tạo ra: điện động, điện từ, cơ, v.v…
811-06-03
Hệ thống phanh kết hợp
Kết hợp các kiểu phanh khác nhau.
811-06-04
Hệ thống phanh phức hợp
Hệ thống phanh gồm hai kiểu phanh trở lên, được thao tác bằng tay hoặc tự động, riêng rẽ hoặc kết hợp.
811-06-05
Phanh hỗn hợp
Phanh phức hợp trong đó các lực được tạo ra bởi hai hoặc nhiều kiểu phanh thành phần được khống chế tự động để cung cấp lực tổng yêu cầu ở thời điểm bất kỳ.
811-06-06
Phanh thay thế
Phanh phức hợp trong đó lực được tạo ra bởi một kiểu phanh được loại trừ tự động để được thay bằng lực của một hoặc nhiều kiểu phanh khác.
811-06-07
Phanh để duy trì
Phương pháp thao tác hệ thống phanh để duy trì tốc độ gần đều khi độ dốc giảm dần.
811-06-08
Phanh để làm chậm
Phương pháp thao tác hệ thống phanh để giảm tốc độ mà không làm tàu bị dừng.
811-06-09
Phanh để dừng
Phương pháp thao tác hệ thống phanh để làm tàu đứng yên hoàn toàn.
811-06-10
Phanh tự động tại một điểm
Hệ thống phanh làm tàu hoặc xe đứng yên ở điểm xác định trước, bất kể tốc độ ban đầu của nó mà không cần người lái điều khiển lực phanh.
811-06-11
Phanh khẩn cấp
1. Phương pháp thao tác phanh trên tàu hoặc xe càng nhanh càng tốt, do người lái khởi tạo hoặc độc lập.
2. Hệ thống phanh thay thế để sử dụng trong trường hợp hỏng hệ thống bình thường.
811-06-12
Phanh để đỗ
Phanh để giữ xe đứng yên và vẫn được đặt độc lập với nguồn điện bất kỳ trên xe. Nó có thể hoạt động khi đặt hoặc nhà bằng điện, thủy lực, bằng lò xo hoặc bằng tay.
811-06-13
Phanh chống trượt
Phương tiện khống chế bánh xe khỏi bị trượt nhờ ứng dụng nhẹ của phanh hơi hoặc phanh loại khác.
811-06-14
Phanh cơ
Kiểu phanh mà lực hãm của nó được cung cấp bởi lực ma sát giữa má phanh và bánh xe hoặc các đĩa riêng rẽ.
811-06-15
Phanh hơi (được nén)
Phanh cơ trong đó các thành phần ma sát được kích hoạt bằng không khí nén và được khống chế bằng cách thay đổi áp suất không khí.
811-06-16
Phanh chân không
Phanh cơ trong đó các thành phần ma sát được kích hoạt nhờ chân không biến đổi có khống chế thao tác so với hằng số chân không cao hơn tương đối.
811-06-17
Phanh tay
Kiểu phanh trong đó thành phần ma sát được kích hoạt bằng tay qua phương tiện cơ thuần túy.
811-06-18
Phanh lò xo nhả bằng điện
Phanh cơ trong đó lực kích hoạt được cung cấp bởi lò xo kim loại, được bố trí sao cho phanh được nhả bằng lực lò xo bị vượt quá nhờ cơ cấu được cấp năng lượng bằng điện.
811-06-19
Phanh kiểu điện-cơ
Kiểu phanh sử dụng nam châm điện để tạo ra lực hãm.
811-06-20
Phanh ma sát kiểu điện-cơ
Phanh điện cơ trong đó nam châm điện tác động lên guốc phanh, má phanh được đặt lên đường ra hoặc bộ phận quay (bánh xe, đĩa, tang trống, v.v…)
811-06-21
Phanh đường ray kiểu điện-cơ
Phanh ma sát kiểu điện-cơ trong đó nam châm điện được đặt trực tiếp lên đường ray.
811-06-22
Phanh ống nam châm điện
Phanh kiểu điện cơ trong đó phanh cơ, tác động lên bánh xe hoặc đĩa, được thao tác bằng nam châm điện.
811-06-23
Phanh điện
Kiểu phanh phát ra năng lượng điện.
811-06-24
Phanh kiểu điện-động
Phanh điện trong đó năng lượng được phát ra nhờ các động cơ kéo được truyền động bởi xe và hoạt động như máy phát.
811-06-25
Hãm hồi năng
Hãm điện động trong đó năng lượng được tạo ra nhờ các động cơ, được đưa vào đường dây hoặc cơ cấu cất giữ năng lượng (acqui, bánh đà. v.v…)
811-06-26
Hãm điện trở
Hãm điện động trong đó năng lượng được tạo ra nhờ các động cơ bị tiêu tán trên điện trở
811-06-27
Hãm điện động độc lập với nguồn điện
Hãm điện động trong đó việc cố gắng hãm có thể thực hiện được ngay cả khi hệ thống cung cấp không được đóng điện.
811-06-28
Hãm điện động phụ thuộc vào nguồn điện
Hãm điện động trong đó việc cố gắng hãm chỉ có thể thực hiện được khi hệ thống cung cấp được đóng điện.
811-06-29
Hãm cảm ứng điện
Hãm điện trong đó lực hãm được tạo ra nhờ cảm ứng trong vật thể dẫn thẳng (đường ray, v.v…) hoặc bộ phận quay (bánh xe, đĩa, tang trống, v.v…).
811-06-30
Bộ điều khiển phanh
Phương tiện mà nhờ đó người lái xe hoặc hệ thống lái xe tự động điều chỉnh thao tác của hệ thống phanh.
811-06-31
Bộ điều khiển phanh kiểu điện-thủy khí
Hệ thống trong đó các van trên từng phương tiện giao thông hoạt động bằng điện từ buồng lái và điều khiển việc thu nhận hoặc thải khí nén vào hoặc ra khỏi xy lanh hãm.
811-06-32
Bộ điều khiển phanh kiểu điện-chân không
Bộ điều khiển phanh chân không trong đó không khí môi trường được nhận vào xy lanh phanh qua van hoặc các van trên từng xe, được điều khiển bằng điện từ buồng lái.
811-06-33
Bù tải tự động
Phương pháp để thay đổi lực hãm được tạo ra ở bất kỳ bước để phanh cho trước sao cho lực hãm tỷ lệ với khối lượng của xe, kể cả tải bất kỳ mà nó mang.
811-06-34
Phanh được điều khiển bằng điện
Hệ thống phanh trong đó phanh ma sát được điều khiển hoàn toàn bằng điện, ví dụ động cơ ngừng quay làm nén lò xo đến mức độ được chi phối bởi dòng điện qua động cơ.
811-06-35
Lực hãm
Lực hãm sinh ra trên xe hoặc đoàn tàu bởi hệ thống phanh.
811-06-36
Lực hãm giữ
Lực hãm sinh ra bởi phanh giữ để duy trì vận tốc không đổi trong quá trình xuống dốc.
811-06-37
Đặc tính hãm
Quan hệ giữa lực hãm và vận tốc.
811-06-38
Đặc tính ổn định
Đặc tính của hệ thống phanh điện trong đó lực hãm gần như không đổi hoặc tăng lên khi vận tốc tăng mà không cần điều chỉnh bằng tay hoặc bằng thiết bị tự động.
811-06-39
Đặc tính không ổn định
Đặc tính của hệ thống phanh điện trong đó lực hãm đối với giá trị đặt cho trước của các cơ cấu điều khiển thay đổi nghịch đảo theo vận tốc đoàn tàu.
811-06-40
Vận tốc tới hạn trong hệ thống hãm điện trở
Vận tốc nhỏ nhất tại đó hệ thống hãm điện trở có thể được thiết lập trong các điều kiện quy định.
811-06-41
Giảm tốc trung bình (là hàm của thời gian)
Giá trị giảm tốc ga đạt được bằng cách lấy giá trị giảm của vận tốc chia cho thời gian để giảm vận tốc đó:
trong đó:
Vi là vận tốc ban đầu đo được tại thời điểm tác động thiết bị điều khiển để phanh;
Vf là vận tốc cuối cùng đạt được ở thời điểm kết thúc thao tác phanh:
t là thời gian giữa thời điểm tác động thiết bị điều khiển phanh và thời điểm đạt được vận tốc cuối cùng.
811-06-42
Giảm tốc hiệu quả (là hàm của quãng đường)
Giá trị giảm vận tốc ge đạt được bằng cách lấy chênh lệch giữa bình phương của vận tốc ban đầu và vận tốc cuối cùng chia cho hai lần quãng đường di chuyển khi giảm tốc độ:
trong đó:
l là quãng đường giữa vị trí tàu hoặc xe ở thời điểm tác động thiết bị điều khiển phanh và vị trí khi đạt vận tốc cuối cùng;
Vi là vận tốc ban đầu đo được ở thời điểm tác động thiết bị điều khiển phanh;
Vf là vận tốc cuối cùng đạt được khi thao tác phanh kết thúc.
811-06-43
Quãng đường phanh
Quãng đường mà tàu hoặc xe di chuyển giữa điểm bắt đầu đặt phanh và điểm tại đó tàu dừng lại.
811-06-44
Thời gian đáp ứng (của phanh)
Thời gian giữa thời điểm tác động thiết bị điều khiển phanh và thời điểm lực phanh đạt được giá trị quy định ở vận tốc cho trước.
811-06-45
Đáp tuyến hãm
Biểu đổ sự thay đổi của lực hãm là hàm của thời gian từ thời điểm tác động thiết bị điều khiển phanh đến thời điểm lực phanh đạt được giá trị quy định.
811-06-46
Van từ
Van điện-khí nén
Van hoạt động bằng điện điều khiển luồng khí nén hoặc chân không.
811-06-47
Van từ có thể thay đổi
Dạng van từ trong đó áp suất khí nén sinh ra bởi van tỷ lệ thuận hoặc tỷ lệ nghịch với dòng điện chạy trong cuộn dây hình ống.
811-06-48
Van từ chống trượt
Van từ được sử dụng để điều khiển phanh chống trượt.
811-06-49
Thiết bị đóng cắt áp lực
Thiết bị đóng cắt trong đó các tiếp điểm được tác động ở áp suất chất lỏng hoặc chất khí xác định trước.
Mục 811-07 – Độ bám
811-07-01
Độ bám
Ma sát giữa bánh xe của xe và đường ray, có thể truyền lực kéo hoặc lực hãm.
811-07-02
Hệ số độ bám
Tỷ số giới hạn của lực tiếp tuyến và lực vuông góc tại điểm tiếp xúc giữa bánh xe và đường ray.
CHÚ THÍCH: Các giá trị của hệ số này khác nhau giữa lực kéo và lực hãm.
811-07-03
Thiết bị chống trượt
Thiết bị hiệu chỉnh độ trượt của bánh xe trong khi kéo.
811-07-04
Thiết bị bảo vệ trượt bánh xe
Thiết bị điều chỉnh sự trượt ngang hoặc kẹt bánh xe trong quá trình hãm.
811-07-05
Chuyển dịch trọng lực
Sự thay đổi về tải trọng tĩnh của trục trên thanh ray do đặt lực kéo hoặc lực hãm.
CHÚ THÍCH: Có thể biểu thị bằng giá trị tuyệt đối hoặc giá trị tương đối.
811-07-06
Thiết bị bù chuyển dịch trọng lực
Thiết bị dùng để bù hiệu ứng chuyển dịch trọng tâm, bằng cách chuyển trọng lực từ trục này sang trục khác hoặc bằng cách điều chỉnh lực kéo lên các trục nhất định.
811-07-07
Trườn
Tình trạng mà ở đó bánh xe sinh ra lực kéo hoặc lực phanh bị quay nhanh hơn hoặc chậm hơn một chút so với giá trị yêu cầu bởi vận tốc của xe.
CHÚ THÍCH: Giá trị có thể được biểu thị bằng phần trăm hoặc giá trị tuyệt đối.
Mục 811-08 – Chất lượng vận chuyển
811-08-01
Chất lượng vận chuyển
Chỉ thị định lượng hoặc định tính các chuyển động của thân xe hoặc giá chuyển hướng khi xe chuyển động dọc theo đường ray.
CHÚ THÍCH: Thân xe hoặc giá chuyển hướng của xe đang chuyển động có thể bị ảnh hưởng bởi các chuyển động thẳng hoặc chuyển động quay gây nhiễu mà được xác định bằng tập hợp ba trục vuông góc với nhau, một trục dọc theo đường ray (hướng dọc trục), một trục ngang qua đường ray (hướng ngang trục) và một trục thẳng đứng (vuông góc với bề mặt đường ray).
811-08-02
Dao động dọc đoàn tàu
Chuyển động thẳng gây nhiễu dọc theo đường ray.
811-08-03
Dao động bên
Chuyển động thẳng gây nhiễu theo chiều ngang của đường ray.
811-08-04
Nẩy
Chuyển động gây xáo trộn theo phương thẳng đứng.
811-08-05
Lắc lư
Chuyển động gây xáo trộn kiểu xoay quanh trục thẳng đứng.
811-08-06
Lắc ngang
Chuyển động gây xáo trộn kiểu xoay xung quanh trục ngang.
811-08-07
Lắc dọc
Chuyển động gây xáo trộn kiểu xoay xung quanh trục dọc.
Mục 811-09 – Khổ đường
811-09-01
Khổ đường
Kích thước mặt cắt ngang dùng để xác định các kích thước lớn nhất cho phép của xe hoặc kích thước nhỏ nhất của các kết cấu cố định.
CHÚ THÍCH: Các định nghĩa chi tiết hơn liên quan đến khổ đường ray được cho trong các tiêu chuẩn của Liên minh đường sắt quốc tế.
811-09-02
Khổ ray tiếp xúc
Đường bao chứa tất cả các mặt cắt ngang của ray tiếp xúc, cái cách điện, bộ phận đỡ và các thiết bị an toàn bên trên đường ray, tính đến cả khoảng cách dự phòng xung quanh các bộ phận mang điện.
811-09-03
Khổ khe hở của khung lấy điện
Đường bao mà vượt ra ngoài chúng thì phải đặt cơ cấu cố định bất kỳ cao hơn mức trần của xe để cho phép khung lấy điện bất kỳ được sử dụng có thể đi qua một cách an toàn, có tính đến dịch chuyển ngang của khung lấy điện và khe hở không khí về điện.
811-09-04
Khổ khe hở nhiễm điện
Đường bao chứa các bộ phận mang điện khác nhau của đường dây tiếp xúc trên không, có tính đến các khe hở tĩnh điện và trong đường bao đó không được đặt bất kỳ vật cố định nào.
811-09-05
Khe hở về điện (của đường dây tiếp xúc)
Khoảng cách lớn nhất cho phép giữa các kết cấu cố định và các bộ phận mang điện ở điện áp đường dây tiếp xúc.
Mục 811-10 – Hạng mục thử nghiệm
811-10-01
Thử nghiệm chấp nhận
A contractual test to prove to the customer that the device meets certain conditions of its specification.
811-10-02
Thử nghiệm vận hành
Thử nghiệm được thực hiện trên xe có động cơ đang chạy trên đường ray.
811-10-03
Thử nghiệm tĩnh tại
Thử nghiệm được thực hiện trên giàn thử nghiệm hoặc trên xe đặt tĩnh tại.
811-10-04
Thử nghiệm điển hình
Thử nghiệm của một hoặc nhiều thiết bị được thực hiện theo một thiết kế nhất định để chứng tỏ rằng thiết kế đó đáp ứng các quy định nhất định.
811-10-05
Thử nghiệm thường xuyên
Thử nghiệm mà từng thiết bị riêng rẽ phải chịu trong hoặc sau chế tạo để khẳng định chúng đáp ứng các tiêu chí nhất định.
811-10-06
Thử nghiệm lấy mẫu
Thử nghiệm trên một số lượng thiết bị được lấy ngẫu nhiên từ một mẻ sản phẩm.
811-10-07
Thử nghiệm kiểm tra
Thử nghiệm đặc biệt có đặc trưng tùy chọn được thực hiện có được thông tin bổ sung.
Mục 811-11 – Tính năng của xe có động cơ chạy điện
811-11-01
Giá trị danh nghĩa
Giá trị định lượng xấp xỉ thích hợp được dùng để ấn định hoặc nhận biết đặc tính của một linh kiện, cơ cấu hoặc thiết bị.
811-11-02
Giá trị danh định
Giá trị định lượng, thường do nhà chế tạo ấn định, trong điều kiện làm việc quy định của linh kiện, cơ cấu hoặc thiết bị.
811-11-03
Thông số đặc trưng
Tập các giá trị danh định và điều kiện làm việc.
811-11-04
Thông số đặc trưng của xe chạy điện
Thông số đặc trưng hoặc, khi thích hợp tổng của các thông số đặc trưng, của máy điện hoặc các thiết bị khác, giới hạn tính năng của xe trong điều kiện làm việc quy định.
811-11-05
Thông số đặc trưng liên tục
Kết hợp các giá trị danh định mà tại đó xe, máy móc hoặc thiết bị có khả năng làm việc liên tục mà không vượt quá giới hạn quy định của độ tăng nhiệt trong bất kỳ bộ phận nào.
811-11-06
Thông số đặc trưng ngắn hạn
Kết hợp các giá trị danh định tại đó xe, máy móc hoặc thiết bị có khả năng làm việc trong thời gian ngắn quy định mà không vượt quá giới hạn quy định của độ tăng nhiệt trong bất kỳ bộ phận nào.
CHÚ THÍCH: Nếu thời gian quy định là một giờ thì thông số đặc trưng được gọi là thông số đặc trưng một giờ.
811-11-07
Thông số đặc trưng gián đoạn
Kết hợp các giá trị danh định tại đó xe, máy móc hoặc thiết bị có khả năng làm việc khi đang ở chế độ quy định với các khoảng thời gian mang tải và không mang tải xen kẽ nhau mà không vượt quá giới hạn quy định của độ tăng nhiệt trong bất kỳ bộ phận nào.
811-11-08
(Đại lượng) liên tục
Giá trị của đại lượng điện hoặc cơ (công suất ra, dòng điện, vận tốc, lực kéo, mômen, v.v…) tương ứng với thông số đặc trưng liên tục của máy điện hoặc xe có các bánh xe mòn một nửa và ở trường đầy đủ hoặc các giá trị trường quy định khác.
811-11-09
(Đại lượng) ngắn hạn
Giá trị của đại lượng điện hoặc cơ (công suất ra, dòng điện, vận tốc, lực kéo, mômen, v.v…) tương ứng với thông số đặc trưng ngắn hạn của máy điện hoặc xe có các bánh xe mòn một nửa và ở trường đầy đủ hoặc các giá trị trường quy định khác.
811-11-10
Vận tốc cân bằng
Vận tốc của xe hoặc đoàn tàu tại đó lực kéo và tổng lực cản chuyển động là bằng nhau.
811-11-11
Vận tốc trung bình giữa các lần dừng
Thương số giữa khoảng cách giữa hai hoặc nhiều lần dừng và thời gian để đi được khoảng cách đó không kể thời gian dừng.
811-11-12
Vận tốc theo lịch trình
Thương số giữa khoảng cách giữa hai hoặc nhiều lần dừng và thời gian để đi được khoảng cách đó, kể cả thời gian dừng.
811-11-13
Vận tốc lớn nhất (của xe)
Vận tốc lớn nhất cho phép để xe chạy trong vận hành bình thường.
CHÚ THÍCH: Vận tốc này, là vận tốc vốn có của xe, được giới hạn bởi các yếu tố như độ ổn định và độ bền co của các bộ phận (ví dụ động cơ kéo).
811-11-14
Vận tốc sau khi tăng tốc
1. Với cơ cấu điều khiển bằng điện trở, vận tốc đạt được trong các điều kiện cho trước khi tất cả các điện trở đều bị cắt khỏi mạch.
2. Với cơ cấu điều khiển điện áp bằng máy biến áp, vận tốc đạt được trong các điều kiện cho trước khi đạt đến điện áp nguồn đầy đủ của động cơ kéo.
811-11-15
Vận tốc cơ bản
Với cơ cấu điều khiển bằng bộ chặt, vận tốc đạt được trong các điều kiện cho trước khi đạt đến điện áp nguồn đầy đủ của động cơ kéo.
811-11-16
Hạn chế vận tốc
Vận tốc lớn nhất cho phép trên chiều dài đường ray cụ thể được giới hạn bởi các yếu tố như kết cấu hoặc tình trạng của đường ray và kiểu tín hiệu.
CHÚ THÍCH: Đối với một đoạn đường ray có thể có nhiều hơn một giới hạn tốc độ, từng giá trị giới hạn sẽ áp dụng cho các loại xe khác nhau.
811-11-17
Tỷ số vận tốc
Tỷ số giữa vận tốc làm việc lớn nhất và vận tốc danh định ở giá trị trường đầy đủ với các động cơ được nhóm lại đối với vận tốc lớn nhất.
811-11-18
Lực kéo (tại rìa bánh xe)
Lực kéo dọc trục sinh ra tại rìa bánh xe bởi các động cơ kéo khi động cơ làm việc.
811-11-19
Lực kéo của trục kéo
Lực đo được tại trục kéo của xe có động cơ; nếu không có chỉ thị nào khác thì lực kéo của trục kéo lấy theo mức tiếp tuyến của đường ray.
811-11-20
Công suất ra của xe có động cơ
Công suất ra tổng tạo ra ở các trục của động cơ kéo.
811-11-21
Công suất ra tại rìa bánh xe
Công suất ra tạo ra ở các trục kéo bởi các động cơ kéo có tính điện hiệu quả toàn bộ của hệ thống truyền tải.
CHÚ THÍCH: Có thể có được công suất này bằng cách lấy lực kéo nhân với vận tốc của xe.
811-11-22
Công suất ra ở trục kéo
Công suất ra tạo ra ở trục kéo của xe.
CHÚ THÍCH: Có thể có được công suất này bằng cách lấy lực kéo ở trục kéo nhân với vận tốc của xe.
811-11-23
Công suất ra riêng
Tỷ số công suất-khối lượng
Công suất kéo đầu ra danh định liên tục của đoàn tàu chia cho tổng khối lượng khi làm việc.
811-11-24
Tiêu thụ năng lượng riêng của xe chạy điện
Tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị vận chuyển.
CHÚ THÍCH: Việc biểu diễn tiêu thụ riêng phải nếu năng lượng và đơn vị vận chuyển sử dụng và, vì hiệu suất tiêu thụ năng lượng của các bộ phận là khác nhau, nên cũng phải nêu vị trí đo hoặc tính toán năng lượng đó.
811-11-25
Khối tượng bì (của xe)
Khối lượng của xe không chứa hành khách hoặc hàng hóa.
811-11-26
Khối lượng ở tình trạng tốt
Tổng khối lượng bì và khối lượng của nhân viên và của các hạng mục khác cần thiết cho vận hành bình thường (cát, thiết bị sửa chữa, dụng cụ, nhiên liệu, dầu bôi trơn, v.v…).
811-11-27
Tải trọng trục
Tổng các lực thẳng đứng mà trục của một xe đứng yên ở tình trạng tốt sinh ra trên các thanh ray của đường ray.
811-11-28
Trọng lượng bám
Tổng lực thẳng đứng sinh ra trên các thanh ray do trục kéo và trục ghép nối của các xe đứng yên ở tình trạng tốt.
811-11-29
Trọng lượng trên mỗi mét chạy trên đệm
Trọng lượng của xe ở tình trạng tốt chia cho tổng chiều dài của nó trên đệm.
811-11-30
Trọng lượng trên mỗi mét chạy giữa các trục bên ngoài
Trọng lượng của xe ở tình trạng tốt chia cho khoảng cách nằm ngang giữa các tâm của trục bên ngoài.
811-11-31
Trọng lượng tập trung lớn nhất trên mét
Số lượng lớn nhất đạt được bằng cách lấy từng phụ tải trên trục của xe ở tình trạng tốt chia cho khoảng cách nằm ngang giữa các tâm của từng trục cần xét và trục gần nhất.
811-11-32
Giá trị đỉnh (trong truyền động diện)
Thuật ngữ “đỉnh” áp dụng cho giá trị của đại lượng liên quan ngay sau khi tăng tốc, đối với xe có động cơ, khi cơ cấu điều khiển gồm một số xác định các lần tăng tốc hoặc các vị trí để khởi động và điều chỉnh tốc độ.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này đặc biệt áp dụng cho dòng điện và lực kéo ở rìa bánh xe.
811-11-33
Giá trị trước khi tăng tốc
Giá trị hoặc đại lượng liên quan ngay trước khi tăng tốc, đối với xe có động cơ, khi các cơ cấu điều khiển gồm một số lượng nhất định các rãnh hoặc các vị trí để khởi động và điều chỉnh tốc độ.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này đặc biệt áp dụng cho dòng điện và lực kéo ở rìa bánh xe.
811-11-34
Giá trị lựa chọn
Giá trị đặt
Giá trị được người lái hoặc hệ thống tự động khác chọn và đặt trước.
Mục 811-12 – Động cơ kéo
811-12-01 Động cơ kéo
Động cơ điện truyền động một hoặc nhiều trục.
811-12-02
Động cơ kép
Động cơ kéo có hai phần ứng lắp trên các trục song song trong cùng một khung.
811-12-03
Động cơ trước-sau
Động cơ kéo có hai phần ứng lắp trên một trục trong một khung chung.
811-12-04
Động cơ cổ góp kép
Động cơ kéo có hai cổ góp lắp trên cùng một trục trong một cùng một khung.
811-12-05
Động cơ kiểu kín hoàn toàn
Động cơ không có kết nối chủ ý giữa không khí bên ngoài và bên trong ngoại trừ ống xả và không lắp với thiết bị dùng cho làm mát bên trong.
811-12-06
Động cơ có thông gió
Động cơ được làm mát bằng không khí đưa vào từ bên ngoài động cơ.
811-12-07
Động cơ kiểu kín hoàn toàn có thông gió
Động cơ có kết cấu sao cho không khí làm mát chạy qua động cơ không chạy qua cuộn dây, cổ góp hoặc vành trượt.
811-12-08
Động cơ tự thông gió
Động cơ có thông gió có quạt trên trục để làm mát.
811-12-09
Động cơ thông gió cưỡng bức
Động cơ thông gió mà không khí làm mát được cung cấp bởi nguồn điện độc lập với trục động cơ.
811-12-10
Động cơ có thông gió kết hợp
Động cơ có lắp cả thông gió cưỡng bức và tự thông gió.
811-12-11
Thông gió dọc trục
Thông gió trong đó không khí làm mát đi vào động cơ ở một đầu và đi dọc theo động cơ trước khi được xả ra ngoài ở đầu kia.
811-12-12
Thông gió xuyên tâm
Thông gió trong đó không khí làm mát bên trong động cơ chạy xuyên tâm.
811-12-13
Động cơ kích thích nối tiếp
Động cơ mà kích thích được tạo ra bởi cuộn dây nối nối tiếp với cuộn dây phần ứng.
811-12-14
Động cơ kích thích song song
Động cơ mà kích thích được tạo ra bởi cuộn dây nối song song với cuộn dây phần ứng.
811-12-15
Động cơ kích thích riêng rẽ
Động cơ mà kích thích được tạo ra bởi nguồn độc lập.
811-12-16
Động cơ hỗn hợp (lũy tích hoặc vi sai)
Động cơ có cả kích thích nối tiếp và song song (hoặc riêng rẽ), hai trường hỗ trợ hoặc đối ngược nhau.
CHÚ THÍCH: Khi kích thích nối tiếp chiếm ưu thế và ngược với kích thích song song thì động cơ được gọi là “động cơ kích thích song song vi sai”.
811-12-17
Động cơ bù
Động cơ có trang bị các cuộn dây trường bù để giảm hiệu ứng tác động của phần ứng.
811-12-18
Động cơ dòng điện một chiều
Động cơ làm việc bằng dòng diện một chiều.
811-12-19
Động cơ một pha
Động cơ làm việc bằng dòng điện xoay chiều một pha.
811-12-20
Động cơ dòng điện nhấp nhô
Động cơ làm việc bằng dòng điện chỉnh lưu.
811-12-21
Động cơ dòng điện xung
Động cơ làm việc bằng nguồn điện một chiều giả ví dụ như bởi bộ băm.
811-12-22
Động cơ ba pha
Động cơ làm việc bằng dòng điện xoay chiều ba pha.
811-12-23
Động cơ nhiều pha
Động cơ làm việc bằng dòng điện xoay chiều nhiều pha.
811-12-24
Động cơ đồng bộ
Động cơ làm việc bằng dòng điện xoay chiều trong đó tốc độ của động cơ tỷ lệ với tần số của dòng điện cung cấp.
811-12-25
Động cơ không đồng bộ
Động cơ làm việc bằng dòng điện xoay chiều trong đó tốc độ của động cơ không tỷ lệ với tần số của dòng điện cung cấp.
811-12-26
Động cơ đủ điện áp
Động cơ được thiết kế để làm việc ở điện áp cung cấp danh nghĩa của mạch kéo.
811-12-27
Động cơ nửa điện áp
Động cơ được thiết kế để làm việc khi một trong hai động cơ nối nối tiếp cố định được cấp nguồn ở điện áp danh nghĩa của mạch kéo.
811-12-28
Động cơ điện áp một phần ba
Động cơ được thiết kế để làm việc khi một trong ba động cơ nối nối tiếp cố định được cấp nguồn ở điện áp danh nghĩa của mạch kéo.
811-12-29
Động cơ nối tiếp đồng thời
Động cơ dòng điện nhấp nhô hoặc dòng điện xung có kích thích riêng rẽ mà dòng điện trường của động cơ được điều khiển để đưa ra đặc tính mô men tương tự với đặc tính của động cơ nối tiếp.
Mục 811-13 – Các giá trị đặc trưng của động cơ kéo
811-13-01
Đặc tính của động cơ
Vận tốc, dòng điện, mômen (hoặc lực kéo) và công suất ra của động cơ làm việc trong các điều kiện quy định khác nhau.
811-13-02
Vận tốc (của xe)
Vận tốc thẳng của xe.
811-13-03
Vận tốc (của máy điện quay)
Tốc độ quay của máy điện quay.
811-13-04
Vượt tốc (của máy điện quay)
Tốc độ quay lớn nhất mà động cơ kéo và máy điện quay tạo thành một phần của thiết bị điện phải chịu trên giàn thử nghiệm để kiểm tra độ bền cơ của chúng.
811-13-05
Mômen làm việc
Mômen sinh ra trên trục động cơ do động cơ kéo khi làm việc.
811-13-06
Mômen khởi động (của động cơ kéo)
Mômen của động cơ tương ứng với dòng điện trung bình trong giai đoạn khởi động.
811-13-07
Mômen đỉnh
Mômen của động cơ tương ứng với dòng điện đỉnh trong giai đoạn khởi động.
811-13-08
Mômen hãm (của động cơ kéo)
Mômen sinh ra trên trục động cơ do động cơ kéo khi làm việc có hãm điện động.
811-13-09
Công suất ra lớn nhất
Công suất ra lớn nhất mà các động cơ có thể sinh ra trong điều kiện làm việc bình thường bất kỳ ở điện áp danh định, điển hình là công suất ở cuối giai đoạn khởi động.
811-13-10
Dòng diện khởi động (của động cơ kéo)
Giá trị trung bình của dòng điện được lấy bởi động cơ trong giai đoạn khởi động.
811-13-11
Dòng điện đỉnh (của động cơ kéo)
Giá trị tức thời lớn nhất của dòng điện được lấy bởi động cơ kéo trong giai đoạn khởi động.
811-13-12
Điện áp lớn nhất
Điện áp quy định mà tại đó các động cơ hoặc thiết bị phải làm việc bình thường, ứng với điện áp nguồn cao nhất ở điểm bất kỳ trong hệ thống truyền động trong các điều kiện không tải, có tính đến các ảnh hưởng của việc hãm hồi năng.
811-13-13
Điện áp tối thiểu
Điện áp quy định ứng với điện áp nhỏ nhất của hệ thống truyền động tại đó các động cơ hoặc thiết bị phải làm việc.
811-13-14
Điện áp nhấp nhô
Giá trị trung bình của điện áp dòng điện xoay chiều một pha chỉnh lưu luôn có dấu giống nhau.
811-13-15
Điện áp xung
Điện áp nhấp nhô mà thành phần xoay chiều của chúng có giá trị sao cho điện áp giảm định kỳ về không.
811-13-16
Suất điện động của máy biến áp (trong động cơ cổ góp dòng diện xoay chiều, nhấp nhô hoặc dòng điện xung)
Lực điện động sinh ra trong phần ứng do thay đổi định kỳ của từ thông phát sinh từ hệ thống trường.
811-13-17
Điện áp trung bình giữa các đoạn (trong máy điện có cổ góp)
Điện áp giữa các hộp chổi than liền kề chia cho số cổ góp tương ứng, vòng ngăn cách không nằm bên dưới chổi than.
811-13-18
Điện áp lớn nhất giữa các đoạn (trong máy điện có cổ góp)
Điện áp lớn nhất giữa các phiến góp trong điều kiện bất kỳ xuất hiện trong vận hành bình thường.
811-13-19
Trường đầy đủ
Trong động cơ kích thích nối tiếp, tình trạng mạch điện trong đó từ thông cực chính được tạo bởi dòng điện kích thích bình thường (ví dụ dòng điện phần ứng) chạy trong tất cả các vòng dây của dây quấn trường chính.
811-13-20
Trường yếu
Trong động cơ kích thích nối tiếp, tình trạng mạch điện trong đó từ thông cực chính giảm bằng cách phân nhánh đến số lượng vòng dây của cuộn dây trường chính bị giảm đi hoặc bằng cách giảm dòng điện cuộn dây trường ví dụ bằng điện trở song song.
811-13-21
Trường lớn nhất
Tình trạng trong đó cuộn dây trường của máy điện được cấp nguồn với dòng điện trường lớn nhất theo thiết kế.
811-13-22
Trường nhỏ nhất
Tình trạng trong đó cuộn dây trường của máy điện được cấp nguồn với dòng điện trường nhỏ nhất theo thiết kế.
811-13-23
Trường cưỡng bức
Bố trí trong đó dòng điện trường của động cơ kích thích nối tiếp được làm tăng lên từ nguồn độc lập đến giá trị lớn hơn giá trị dòng điện trong phần ứng, thường làm rút ngắn giai đoạn khởi động.
811-13-24
Tỷ số làm yếu (trường)
Khi được áp dụng cho động cơ kích thích nối tiếp, tỷ số giữa phần giảm giá trị ampe-vòng trong
811-13-25
Tỷ số trường (hiệu quả)
Khi áp dụng cho động cơ kích thích nối tiếp, tỷ số của ampe vòng trường chính duy trì sau khi làm yếu trường đến giá trị ampe vòng lớn nhất với cùng một dòng điện trong phần ứng.
CHÚ THÍCH: Tổng tỷ số làm yếu trường và tỷ số trường hiệu quả bằng một đơn vị.
811-13-26
Tỷ số linh hoạt
Tỷ số giữa vận tốc ở trường nhỏ nhất và vận tốc ở trường lớn nhất ở dòng điện trường đầy đủ danh nghĩa.
811-13-27
Từ thông chính
Từ thông sinh ra bởi các cực chính của máy điện khi phân biệt với các cực khác, ví dụ các cực của cổ góp.
811-13-28
Mang tải điện
1. Trong máy điện, ampe thanh dẫn trung bình của cuộn dây sơ cấp trên một đơn vị chiều dài của chu vi khe hở không khí.
2. Trong cuộn dây phân phối, ampe thanh dẫn trung bình của cuộn dây trên một đơn vị chiều dài của chu vi khe hở không khí.
811-13-29
Vận tốc ngoại vi
Vận tốc dịch chuyển của điểm trên bề mặt của thân thiết bị quay xung quanh trục của nó được thể hiện bằng khoảng cách trên một đơn vị thời gian.
811-13-30
Giới hạn độ tăng nhiệt
Độ tăng nhiệt lớn nhất cho phép trong các thử nghiệm thông số đặc trưng của máy điện có cấp cách điện cụ thể.
811-13-31
Nhiệt độ giới hạn
Nhiệt độ lớn nhất khuyến cáo cho phép trong vận hành đối với một cấp cách điện.
811-13-32
Nhiệt độ không khí môi trường
Nhiệt độ, được xác định trong các điều kiện quy định, của không khí xung quanh động cơ hoặc thiết bị trọn bộ (ví dụ đối với động cơ kiểu kín hoàn toàn, nhiệt độ không khí trung bình là nhiệt độ của không khí bên ngoài động cơ).
811-13-33
Cấp cách điện
Phân loại tiêu chuẩn áp dụng cho vật liệu cách điện sử dụng trong các thiết bị điện và máy điện và quy định bản chất của vật liệu và nhiệt độ giới hạn khuyến cáo.
CHÚ THÍCH: Vật liệu có cấp cách điện thấp hơn có thể được sử dụng trong các bộ phận không phải chịu các nhiệt độ cao nhất mà không làm giảm cấp cách điện của toàn bộ hệ thống cách điện.
811-13-34
Tự kích thích
Việc thiết lập về cơ bản kích thích từ hiện tượng từ dư khi sử dụng động cơ kéo làm máy phát nối tiếp trong hãm điện.
811-13-35
Kích thích trước
Trong hãm điện, khi sử dụng động cơ kéo làm máy phát, việc thiết lập kích thích từ nguồn bên ngoài, ví dụ pin/acqui, trong trường hợp từ dư không thể kích hoạt kích thích phù hợp hoặc thời gian đáp ứng quá dài.
811-13-36
Sự đảo mạch đen
Trong máy điện có cổ góp, đảo mạch khi không có tia lửa điện nhìn thấy được giữa các chổi than bất kỳ và cổ góp.
811-13-37
Thử nghiệm vùng đen
Thử nghiệm đảo mạch để xác định các giới hạn của phạm vi thay đổi cường độ trường đảo mạch mà giữa chúng sự đảo mạch này là loại trên thực tế không có tia lửa điện đối với một dãy tải quy định.
811-13-38
Phóng điện bề mặt
Ngắn mạch gây ra do phóng hồ quang giữa các chổi than hoặc giá đỡ chổi than tại bề mặt của cổ góp của máy điện hoặc từ bất kỳ bộ phận nào đến khung.
Mục 811-14 – Các bộ phận chính của máy điện quay
811-14-01
stato
Phần của máy điện quay gồm các bộ phận từ đứng yên với các cuộn dây đi kèm.
811-14-02
Khung từ
Kết cấu đỡ các cực và các cuộn dây lắp cố định của máy điện quay.
811-14-03
Khung từ dạng đặc
Vật đúc hoặc ép thành một mảnh, hoặc cụm lắp ráp tổ hợp, tạo thành một khung liên tục về điện và từ.
811-14-04
Khung lá thép
Khung mà các phần được làm dưới dạng các lá tạo độ liên tục về từ nhưng cách điện với nhau.
811-14-05
Lá thép (stato hoặc roto)
Tấm thường được phủ vật liệu cách điện, được sử dụng trong kết cấu các phần của mạch từ của stato hoặc roto lá thép của máy điện.
811-14-06
Cực chính
Phần của mạch từ tạo ra từ thông chính.
811-14-07
Cực từ phụ
Cực đảo mạch
Phần của mạch từ cung cấp từ thông đảo mạch.
811-14-08
Roto
Phần quay của máy điện.
811-14-09
Phần ứng (1)
Phần của máy điện cổ góp hoặc máy điện đồng bộ, phần này tạo ra điện áp và mang dòng điện tải.
811-14-10 (411-13-04)
Phần ứng (2)
Roto mang cuộn dây nối với cổ góp.
811-14-11
Hệ thống kích thích
Phần của máy điện đồng bộ hoặc máy điện một chiều sinh ra từ thông kích thích.
811-14-12
Khe hở không khí (của máy điện quay)
Khoảng không khí phân tách hệ thống kích thích và phần ứng hoặc stato và roto của máy điện quay.
811-14-13
Mạng nhện
Kết cấu đỡ lõi hoặc các cực của roto trên trục.
811-14-14
Rãnh
Hốc trong lõi kim loại mà các ruột dẫn của cuộn dây nằm trong đó.
811-14-15
Cổ góp
Cụm các phần dẫn cách điện với nhau và với giá đỡ của chúng, mà các chổi than được giữ tựa vào chúng và được sử dụng để cho phép đảo mạch dòng điện giữa cuộn dây chuyển động và phần đứng yên của mạch điện bằng tiếp điểm trượt.
811-14-16
Phiến góp
Phần dẫn của cổ góp được nối với đầu chung của hai bối dây liên tiếp của cuộn dây.
811-14-17
Cách điện của phiến góp
Cách điện giữa các phiến góp.
811-14-18
Ống đứng cổ góp
Phần dẫn nối phiến góp với đầu chung của hai bối dây liên tiếp của cuộn dây.
CHÚ THÍCH: Nếu không khí làm mát roto đi qua toàn bộ hoặc một phần giữa các đấu nối này thì chúng được gọi là được thông gió.
811-14-19
Chổi than
Phần dẫn, thường đứng yên, cung cấp tiếp điểm điện cho cổ góp hoặc vành trượt.
811-14-20
Giá đỡ chổi than
Kết cấu giữ chổi than hoặc một số chổi than ở vị trí xác định tương đối so với cổ góp hoặc vành trượt và thường đặt một lực cho trước lên chổi than.
811-14-21
Vành chổi than
Trong máy điện, vành chổi than đỡ cơ khí cho giá đỡ chổi than, đôi khi có thể quay được để tạo tiếp xúc với chổi than và để điều chỉnh vùng trung tính.
811-14-22
Vành trượt
Vành góp
Vành dẫn để giữ chổi than tựa vào đó và được sử dụng để cho phép dòng điện chạy từ phần chuyển động sang phần tĩnh của mạch điện bằng tiếp điểm trượt.
811-14-23
Nắp máy
Kết cấu đặc hoặc dạng khung xương gắn với khung stato để bảo vệ cuộn dây.
811-14-24
Vỏ ổ đỡ
Nắp máy trong đó có lắp ổ đỡ và có các khoảng trống để cho không khí làm mát đi qua.
811-14-25
Công xon treo
Thuật ngữ áp dụng cho các tay đỡ mang ổ đỡ của động cơ nếu chúng được tách rời khỏi nắp máy, hoặc áp dụng cho các phần cơ khí liên kết stato với các điểm cố định trên ổ đỡ treo, khung giá chuyển hướng hoặc thân.
811-14-26
Ổ đỡ treo của động cơ (dùng cho động được treo trên công xon)
Ổ đỡ của động cơ kéo được lắp trên trục và đỡ một phía của động cơ kéo đó, phía còn lại được đỡ từ khung giá chuyển hướng bằng công xon (mũi) trên khung của động cơ.
811-14-27
Hộp đấu nối động cơ
Hộp đầu nối
Hộp thường có nắp, được lắp trên máy điện hoặc lắp rời và chứa các đầu nối tạo mối nối giữa máy điện và cáp nguồn.
811-14-28
Cuộn dây phần ứng
Cuộn dây trên phần ứng của máy điện.
811-14-29
Cuộn dây kích thích
Cuộn dây dùng để kích thích mà mục đích duy nhất của nó là tạo ra trường từ chính của máy điện.
811-14-30(411-07-18)
Cuộn dây bù
Cuộn dây mang dòng điện tải hoặc dòng điện tỷ lệ với nó, và được sắp xếp để chống lại méo trường từ do dòng điện tải chạy trong các cuộn dây khác.
811-14-31
Cuộn dây đảo mạch
Cuộn dây cực phụ
Cuộn dây kích thích mà, trong máy điện có cổ góp, mang dòng điện tải hoặc dòng điện tỷ lệ với chúng, và được bố trí để hỗ trợ sự đảo chiều của dòng điện trong bối dây nằm bên dưới cổ góp.
811-14-32
Cuộn dây khởi động
Cuộn dây đặc biệt giúp khởi động động cơ có mô men dừng không đủ hoặc để khởi động máy phát làm việc như một động cơ.
Mục 811-15 – Truyền động trục
811-15-01
Động cơ treo trục
Động cơ được đỡ trên một phía bằng ổ đỡ trên trục truyền động và trên phía kia bằng công xon được gọi là “mũi” trên khung của nó nối nó với khung của giá chuyển hướng hoặc của xe.
811-15-02
Động cơ lắp trên khung
Động cơ lắp cứng vào xe hoặc khung giá chuyển hướng, kéo một hoặc nhiều trục thông qua truyền động linh hoạt.
811-15-03
Động cơ lắp trên giá chuyển hướng
Động cơ được mang trên khung giá chuyển hướng.
811-15-04
Động cơ lắp trên bệ
Động cơ được mang trên bệ của xe.
811-15-05
Động cơ lắp dọc theo đường ray
Động cơ có trục song song với trục của đường ray.
811-15-06
Truyền động bằng trục mềm
Cơ cấu hoặc thiết bị truyền đại lượng đầu ra giữa động cơ và trục, trong khi vẫn cho phép có một số dịch chuyển tương đối.
811-15-07
Truyền một phía
Việc truyền trong đó đại lượng đầu ra của từng động cơ được truyền từ một đầu trục.
811-15-08
Truyền hai phía
Việc truyền trong đó đại lượng đầu ra của từng động cơ được truyền từ cả hai đầu trục.
811-15-09
Truyền động riêng rẽ
Việc truyền trong đó các trục truyền động là độc lập và từng động cơ chỉ truyền động một trục.
811-15-10
Truyền động trục ghép nối
Bố trí truyền động trong đó một hoặc nhiều động cơ được ghép với một nhóm trục.
811-15-11
Truyền động thanh
Bố trí truyền động trục ghép nối sử dụng các thanh và khuỷnh.
811-15-12
Truyền động bằng động cơ đơn
Bố trí dẫn động trong đó một động cơ truyền động cho một hoặc nhiều trục trên cùng một giá chuyển hướng.
811-15-13
Truyền động bằng trục quay rỗng
Cơ cấu truyền động gồm trục rỗng bao quanh trục, được đỡ bằng động cơ và được nối với bánh xe truyền động bởi hệ thống mềm.
811-15-14
Truyền động bằng động cơ trục rỗng
Truyền động trong đó rô to của động cơ được ghép với hộp số bằng trục đồng trục với trục của rô to rỗng và được nối với trục đó bằng hệ thống mềm.
811-15-15
Truyền động lò xo
Truyền động mềm thông qua các lò xo được lắp trong bánh xe truyền động hoặc trong hộp số.
811-15-16
Truyền động lò xo bằng cao su
Truyền động lò xo trong đó các phần tử mềm được làm bằng cao su.
811-15-17
Truyền động bằng trục các đăng
Truyền động trong đó các phần tử mềm là các khớp nối vặn năng hoặc cơ cấu tương tự.
811-15-18
Truyền động bằng vành tự do
Việc truyền bao gồm vành trượt trung gian di chuyển tự do được nối bởi các liên kết đến cả trục rỗng và trục quay.
811-15-19
Truyền động không hộp số
Truyền động trực tiếp
Hệ thống trong đó động cơ truyền động trục chính trực tiếp mà không thông qua hộp số.
811-15-20
Hộp số cứng
Hộp số không có các thành phần đàn hồi.
811-15-21
Hộp số đàn hồi
Hệ thống hộp số trong đó một trong số các bánh xe có đàn hồi trong theo hướng tiếp tuyến giữa trục và vành trượt.
811-15-22
Hộp số một phía
Hệ thống hộp số trong đó các linh kiện được đặt về một đầu của trục động cơ.
811-15-22
Hộp số hai phía
Hệ thống hộp số trong đó các linh kiện được đặt ở cả hai đầu của trục động cơ.
811-15-24
Hộp số giảm đơn
Hộp số cố định tỷ số tốc độ giữa động cơ và trục trong một giai đoạn giảm.
811-15-25
Hộp số giảm kép
Hộp số cố định tỷ số tốc độ giữa động cơ và trục trong hai giai đoạn giảm.
811-15-26
Hộp số bánh răng
Hộp số có ren trên trục động cơ.
811-15-27
Hộp số có bánh xe trung gian
Hộp số giảm đơn có bánh xe trung gian.
811-15-28
Truyền động vuông góc
Hộp số trong đó truyền động và trục truyền động nằm trên hai mặt phẳng vuông góc với nhau, như một cặp hộp số góc xiên hoặc truyền động có ren đảo ngược được.
811-15-29
Vỏ hộp số
Vỏ bảo vệ cung cấp chỗ chứa dầu hoặc mỡ cho hộp số.
811-15-30
Truyền động bám và thanh ray kết hợp
Truyền động trong đó có hai đoàn tàu có hộp số liên kết với nhau, tạo ra vận tốc thích hợp cho bánh răng truyền gắn với thanh ray và cho bánh răng truyền động trên các thanh ray đó.
811-15-31
Khe hở không khí bên dưới vỏ hộp số
Khoảng cách tối thiểu giữa vỏ hộp số và đường mốc có mức mòn lớn nhất chấp nhận được của bánh xe.
811-15-32.
Khoảng cách qua tâm hộp số
Khoảng cách giữa hai trục song song mang hộp số, thường giữa trục động cơ kéo và trục mà nó kéo.
811-15-33
Khối lượng không được đỡ bằng nhíp
Khối lượng của các bộ phận của hộp số (bánh xe, trục, hộp số, động cơ kéo, v…) được đỡ trực tiếp bởi trục và không thể nhún độc lập các bộ phận tiếp xúc với đường ray.
Mục 811-16 – Động cơ truyền động tịnh tiến
811-16-01
Động cơ (truyền động) tịnh tiến
Động cơ truyền động nằm trên một mặt phẳng, chỉ một phần tử của động cơ, trường hoặc phần ứng, được mang trên xe, các phần còn lại được lắp cố định trên đường ray.
811-16-02
Động cơ đồng bộ tịnh tiến
Động cơ tịnh tiến mà hoạt động của nó là đồng bộ.
811-16-03
Động cơ cảm ứng tịnh tiến
Động cơ tịnh tiến mà hoạt động của nó là đồng bộ.
811-16-04
Hệ thống trường (của động cơ truyền động tịnh tiến)
Phần quấn dây của động cơ cung cấp từ thông kích thích.
811-16-05
Hệ thống trường một phía
Hệ thống trường của động cơ truyền động tịnh tiến chỉ có một mặt, sát với phần ứng.
811-16-06
Hệ thống trường hai phía
Hệ thống trường của động cơ truyền động tịnh tiến có hai mặt bao quanh phần ứng, gồm một tấm trong khe hở không khí ở giữa hai phần tử trường.
811-16-07
Phần ứng (của động cơ truyền động tịnh tiến)
Thành phần nhận lực ép của động cơ tịnh tiến.
811-16-08
Thanh ray phản lực
Phần ứng dạng đặc là một thanh ray.
811-16-09
Lực ép (của động cơ truyền động tịnh tiến)
Lực kéo hoặc lực hãm do tương tác giữa trường động cơ và phản ứng sinh ra.
811-16-10
Lực thẳng đứng
Lực hút hoặc lực đẩy giữa trường và phần ứng do phản lực điện động sinh ra.
811-16-11
Tốc độ đồng bộ (của động cơ truyền động tịnh tiến)
Tốc độ tại đó không có di chuyển tương đối giữa trường từ di chuyển và phần ứng.
811-16-12
Hiệu ứng rìa
Hiệu ứng trong phần ứng cứng do dòng điện trở về rìa giữa các cực, giới hạn độ rộng thích hợp của phần ứng và giảm công suất ra.
811-16-13
Hiệu ứng cuối cùng
Hiệu ứng điện động, ở các đầu của hệ thống trường của động cơ truyền động tịnh tiến làm việc ở tốc độ cao, làm giảm tính năng của động cơ.
811-16-14
Trễ từ
Hiệu ứng trễ do dòng điện xoáy gây ra trong động cơ tịnh tiến hoặc trong hệ thống đệm từ.
811-16-15
Trượt (của động cơ không đồng bộ truyền động tịnh tiến)
Sự khác nhau giữa tốc độ đồng bộ và tốc độ thực, thể hiện dưới dạng tỷ lệ hoặc phần trăm của tốc độ đồng bộ.
811-16-16
Động cơ từ trở tịnh tiến
Động cơ đồng bộ tịnh tiến bắt đầu từ chế độ nghỉ giống như động cơ cảm ứng nhưng, do khác nhau nhiều về từ trở trong các phần của mạch từ, tạo ra trường chuyển động cho phép động cơ hãm đến tốc độ đồng bộ.
811-16-17
Khe hở không khí (của động cơ truyền động tịnh tiến)
Khoảng cách từ bề mặt của sắt từ đến bề mặt sắt của phần ứng hoặc giữa hai bề mặt trong hệ thống trường hai phía.
Mục 811-17 – Xe nhiệt-điện
811-17-01
Công suất danh định của xe nhiệt-điện
Công suất có sẵn lớn nhất tại các trục của động cơ truyền động, nhưng không lớn hơn tổng của các công suất ra của động cơ truyền động tại các trục của chúng ở các giá trị thông số đặc trưng liên tục của máy phát chính hoặc động cơ truyền động.
811-17-02
Công suất phục vụ hữu ích
Công suất hãm (của động cơ đốt trong)
Công suất đo được ở trục truyền động của động cơ để đẩy xe và kéo máy điện phụ trợ mà không nhất thiết dùng để chạy máy điện, kể cả quạt làm mát nhưng không bao gồm năng lượng để kéo các bộ phận phụ trợ thiết yếu, ví dụ bơm nhiên liệu, dầu và nước, bộ nạp áp suất, v.v …
811-17-03
Công suất lớn nhất (của động cơ đốt trong)
Công suất ra lớn nhất có ích mà động cơ có thể cung cấp cho dịch vụ có tính đến các điều kiện hoạt động cụ thể, ví dụ nhiệt độ môi trường, áp suất khí quyển, chu kỳ tải, v.v…
811-17-04
Công suất ra danh định chuẩn
Công suất tiêu chuẩn (của động cơ đốt trong)
Đầu ra có ích mà một động cơ có thể cung cấp trong các điều kiện thử nghiệm điển hình trên chế độ làm việc quy định, được hiệu chỉnh về các điều kiện khí quyển tiêu chuẩn (ngoại trừ động cơ có nạp áp lực).
811-17-05
Công suất liên tục (của động cơ đốt trong)
Công suất mà động cơ có thể cung cấp liên tục trong các điều kiện quy định.
811-17-06
Công suất quá tải (của động cơ đốt trong)
Công suất mà động cơ có thể phát ra một cách thỏa đáng trong các điều kiện quy định ngay sau khi làm việc ở công suất liên tục, được biểu thị bằng phần trăm của công suất liên tục trong giai đoạn đã nêu, thường là 110 % trong một giờ.
811-17-07
Công suất kéo đầu ra (của xe nhiệt-điện)
Công suất bị hấp thụ bởi các động cơ kéo và bộ kích dùng cho máy phát một chiều hoặc xoay chiều.
811-17-08
Công suất theo giờ
Tích của điện áp lớn nhất và dòng điện danh định theo giờ của máy phát chính, tuy nhiên thực tế là có thể không đạt được các giá trị này một cách đồng thời.
811-17-09
Thiết bị điều chỉnh tải tự động
Thiết bị điều khiển hoạt động của động cơ đốt trong và mát phát một chiều chính hoặc máy phát xoay chiều chính của xe nhiệt-điện sao cho đối với giá trị đặt cho trước của bộ điều khiển truyền động, công suất cung cấp bởi động cơ vẫn xấp xỉ hằng số trên toàn bộ phạm vi tải, tốc độ và gradient của tàu.
811-17-10
Làm yếu kích thích tự động
Hệ thống tự động và liên tục làm yếu kích thích của động cơ kéo để tăng tốc độ của xe đến giá trị mà công suất đầy đủ của động cơ có thể được sử dụng.
811-17-11
Hiệu suất vận chuyển (của xe nhiệt-điện)
Tỷ số giữa công suất ra tại rìa bánh xe và công suất kéo của động cơ đốt trong.
811-17-12
Mức tiêu thụ nhiên liệu riêng của xe nhiệt- điện
Mức tiêu thụ nhiên liệu trên một đơn vị vận chuyển mà phải quy định nhiên liệu và đơn vị vận chuyển được sử dụng.
811-17-13
Tốc độ nghỉ tối thiểu
Tốc độ tối thiểu do nhà chế tạo quy định mà tại đó nó có thể làm cho động cơ đốt trong chạy không mang tải.
811-17-14
Tốc độ nghỉ
Tốc độ không mang tải nhỏ nhất mà động cơ đốt trong được điều chỉnh đến khi được lắp đặt trong xe.
811-17-15
Tốc độ cháy
Tốc độ nhỏ nhất mà ở đó động cơ đốt trong phải chạy để cho phép cháy trong các điều kiện bất lợi nhất của nhiệt độ và áp suất thường gặp trong vận hành và với nhiên liệu thường sử dụng.
811-17-16
Quá vận tốc (của động cơ đốt trong)
Tốc độ lớn nhất mà động cơ đốt trong phải chịu trên giàn thử trong các điều kiện quy định.
811-17-17
Tốc độ danh định
Tốc độ quay mà động cơ đốt trong tạo ra công suất danh định chuẩn của nó.
811-17-18
Mô men khởi động
Mô men tối thiểu mà phải được đặt lên động cơ đốt trong để cho phép nó từ từ trở đoạn nén đầu tiên trong các điều kiện bất lợi nhất của nhiệt độ thường gặp trong vận hành.
811-17-19
Mô men duy trì cháy
Mô men trung bình cần thiết để giữ động cơ đốt trong ở tốc độ cháy nhỏ nhất của chúng.
811-17-20
Khởi động
Thao tác đưa động cơ đốt trong đến tốc độ cháy.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “khởi động” không được sử dụng theo nghĩa đặc biệt này.
811-17-21
Ghép nối từ
Truyền từ
Ghép nối từ có thể thay đổi, được sử dụng để khởi động hoặc truyền động các phần phụ trợ của động cơ đốt trong.
811-17-22
Truyền điện
Hệ thống truyền trong đó đầu ra cơ khí của động cơ chính được chuyển đổi thành công suất kéo để cung cấp cho truyền động.
811-17-23
Tốc độ lồng
Tốc độ lớn nhất mà bộ động cơ/máy phát đạt được sau khi bỏ tải đầy đủ của máy phát ra nếu bộ điều chỉnh tốc độ không làm việc.
Mục 811-18 – Máy phát dùng cho xe nhiệt điện
811-18-01
Máy phát điện chính (một chiều)
Máy phát điện một chiều, được truyền động bằng động cơ đốt trong và cấp nguồn cho động cơ kéo.
811-18-02
Máy phát điện chính (xoay chiều)
Máy phát điện xoay chiều, được truyền động bằng động cơ đốt trong và cấp nguồn cho các động cơ kéo.
811-18-03 (411-02-07)
Máy phát đồng bộ
Máy phát cảm ứng
Máy điện cảm ứng làm việc như một máy phát điện xoay chiều.
811-18-04
Máy phát cấp nguồn cho tàu
Máy phát cấp nguồn phụ trợ
Máy phát điện xoay chiều hoặc máy phát điện một chiều cấp điện cho các dịch vụ sử dụng điện trên tàu, kể cả sưởi và điều hòa không khí.
811-18-05
Máy phát dùng cho hệ thống sưởi
Máy phát điện xoay chiều hoặc máy phát điện một chiều chỉ cấp điện cho hệ thống sưởi trên tàu.
811-18-06 (411-02-10)
Bộ kích
Máy phát điện cấp tất cả hoặc một phần năng lượng cần thiết để kích thích máy phát điện chính hoặc máy phát điện xoay chiều chính.
811-18-07
Bộ kích lắp trên đầu trục
Bộ kích được lắp trên trục của máy điện mà nó cung cấp kích thích.
811-18-08
Bộ kích truyền động độc lập
Bộ kích dùng cho máy phát chính, truyền động bằng động cơ riêng rẽ.
Mục 811-19 – Bộ chuyển đổi chính và bộ chuyển đổi phụ trợ
811-19-01
Bộ chuyển đổi
Tập hợp các thiết bị, đứng yên hoặc quay, để chuyển đổi từ kiểu dòng điện này sang kiểu dòng điện khác, khác nhau về bản chất dòng điện, điện áp và/hoặc tần số.
811-19-02
Bộ chuyển đổi chính
Côngtắctơ cung cấp công suất kéo.
811-19-03
Bộ chuyển đổi phụ trợ
Côngtắctơ cung cấp công suất dùng cho các hoạt động phụ trợ, ví dụ như chiếu sáng, nạp pin/acqui, điều hòa không khí, mạch điều khiển, v.v…
811-19-04
Bộ chuyển đổi quay
Côngtắctơ chỉ gồm các máy điện quay.
811-19-05
Bộ chuyển đổi điện tử
Bộ chuyển đổi tĩnh
Bộ chuyển đổi không có các bộ phận quay và chủ yếu sử dụng các bộ chỉnh lưu bán dẫn.
811-19-06
Bộ chuyển đổi pha
Bộ chuyển đổi dùng để chuyển đổi dòng điện xoay chiều có số pha cho trước thành dòng điện xoay chiều khác về số pha.
811-19-07
Bộ chuyển đổi tần số
Bộ thay đổi tần số
Bộ chuyển đổi dùng để chuyển đổi dòng điện xoay chiều có tần số nhất định thành dòng điện xoay chiều khác về tần số.
811-19-08
Bộ chuyển đổi tần số cố định
Bộ chuyển đổi tần số trong đó tỷ số giữa các tần số đầu ra và đầu vào là không đổi.
811-19-09
Bộ chuyển đổi tần số thay đổi
Bộ chuyển đổi tần số tạo ra tỷ số có thể thay đổi giữa các tần số đầu vào và đầu ra, trong đó một trong các tần số được giữ không đổi.
811-19-10
Bộ chuyển đổi một chiều
Bộ chuyển đổi dùng để chuyển đổi dòng điện một chiều sang dòng điện một chiều có điện áp khác.
811-19-11
Bộ băm
Bộ chuyển đổi công suất điện tử một chiều không có liên kết xoay chiều trung gian đưa ra điện áp đầu ra thay đổi được bằng cách thay đổi các giai đoạn dẫn và không dẫn theo một tỷ số điều chỉnh được.
811-19-12
Bộ chỉnh lưu
Bộ chuyển đổi tĩnh dùng để chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng một chiều hoặc dòng điện nhấp nhô.
811-19-13
Bộ nghịch lưu
Bộ chuyển đổi tĩnh để chuyển đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều.
811-19-14 (411-04-07)
Tổ động cơ-máy phát
Một bộ gồm một hoặc nhiều động cơ được ghép cơ với một hoặc nhiều máy phát.
811-19-15
Tổ máy phát phụ trợ
Bộ gồm một hoặc nhiều máy phát được truyền động bằng động cơ điện hoặc động cơ chủ lực để tạo ra nguồn cung cấp phụ trợ.
811-19-16
Bộ kích hãm động
Tổ động cơ-máy phát cung cấp cuộn dây trường cho động cơ kéo sao cho chúng có thể làm việc như một máy phát trong quá trình hãm động.
Mục 811-20 – Pin/acqui
811-20-01 (486-01-01)
Tế bào (điện hóa)
Pin/acqui
Hệ thống điện hóa có khả năng lưu trữ dưới dạng hóa năng lượng điện nhận được và có thể cung cấp trở lại bằng cách chuyển đổi ngược
811-20-02 (486-01-03)
Pin/acqui sơ cấp
Pin/acqui nạp lại được
Hai hoặc nhiều tế bào được nối điện với nhau và sử dụng làm nguồn năng lượng.
811-20-03 (486-03-01)
Dung lượng (của tế bào hoặc pin/acqui)
Lượng điện năng (điện tích), thường được biểu thị dưới dạng ampe giờ (Ah), mà một pin/acqui được nạp đầy có thể phát ra trong các điều kiện quy định.
811-20-04
Dải làm việc (của xe chạy bằng pin/acqui)
Khoảng cách lớn nhất mà xe có thể làm việc mà không cần nạp lại pin/acqui, giả thiết rằng pin/acqui được nạp đầy tại thời điểm bắt đầu chạy.
811-20-05 (486-01-12)
Phóng điện (của pin/acqui)
Thao tác trong đó pin/acqui phát dòng điện ra mạch điện bên ngoài bằng cách chuyển đổi năng lượng hóa thành năng lượng điện.
811-20-06
Nạp điện (của pin/acqui)
Thao tác trong đó pin/acqui nhận năng lượng điện từ mạch điện bên ngoài mà năng lượng này được chuyển đổi thành năng lượng hóa.
811-20-07
Chu kỳ làm việc (của tế bào hoặc pin/acqui)
Phóng điện và nạp lại tế bào hoặc pin/acqui để phục hồi các điều kiện ban đầu.
811-20-08
Nạp điện tự động
Bố trí để nạp lại điện cho pin/acqui trong đó dòng điện nạp tự động thay đổi khi có yêu cầu bởi tình trạng của pin/acqui, nhìn chung với mục đích nạp lại càng nhanh càng tốt kết hợp với an toàn của pin/acqui, bất kể tình trạng phóng điện ban đầu nào.
811-20-09
Nạp điện nhanh
Nạp điện một phần, thường ở tốc độ cao trong thời gian ngắn.
Mục 811-21 – Bộ nén và bơm
811-21-01
Bộ nén
Máy điện cung cấp không khí nén để tác động phanh, hộp số điều khiển khí nén, v.v…
811-21-02
Khối bộ nén
Thiết bị gồm bộ nén và động cơ truyền động của chúng, và thường gồm máy điều tốc, bộ giảm thanh, bộ lọc, van an toàn, v.v…
811-21-03
Bộ nén phụ
Bộ nén được thiết kế để cung cấp nguồn khí nén trước khi bộ nén chính sẵn sàng hoạt động.
811-21-04
Bộ nén tịnh tiến
Bộ nén gồm một hoặc nhiều trụ trong đó không khí được nén bằng một hoặc nhiều piston.
811-21-05
Bộ nén quay
Bộ nén trong đó không khí được nén giữa một hoặc nhiều phần tử quay có hình dạng quy định và vỏ chứa để bánh xe quay trong đó.
811-21-06
Thiết bị hút chân không
Máy điện tịnh tiến hoặc máy điện quay tạo chân không để phanh chân không làm việc.
811-21-07
Bơm dầu
Bơm tuần hoàn dầu trong mạch áp lực hoặc mạch làm mát.
811-21-08
Bơm không khí bằng tay
Bơm vận hành bằng tay được sử dụng để sinh ra khí nén trước khi bộ nén truyền động bằng điện hoạt động.
Mục 811-22 – Làm mát không khí
811-22-01
Quạt
Máy điện được thiết kế để làm tăng áp suất hoặc động năng của không khí làm mát cho động cơ, máy biến áp, v.v…
811-22-02
Bộ quạt
Một bộ gồm một hoặc nhiều quạt và động cơ truyền động của chúng.
811-22-03
Quạt thổi theo hướng kính
Quạt mà nhờ nó không khí chuyển động theo hướng kính.
811-22-04
Quạt thổi dọc trục
Quạt mà nhờ nó không khí chuyển động theo hướng song song với trục quay.
811-22-05
Thông gió tự nhiên
Hệ thống làm mát trong đó việc chuyển động của không khí diễn ra do đối lưu hoặc do xe chuyển động, mà không có hỗ trợ của quạt.
811-22-06
Thông gió cưỡng bức
Hệ thống làm mát trong đó không khí chuyển động bằng năng lượng bên ngoài.
811-22-07
Tự thông gió
Hệ thống làm mát trong đó không khí chuyển động bằng roto của bản thân máy điện
Mục 811-23 – Chiếu sáng, sưởi và điều hòa không khí
811-23-01
Chiếu sáng nhiều toa
Phương pháp chiếu sáng trong đó các toa được chiếu sáng bằng mạch điện nguồn được phân bố trên suốt chiều dài đoàn tàu.
811-23-02
Chiếu sáng từng toa riêng rẽ
Phương pháp chiếu sáng trong đó từng toa được lắp mạch điện chiếu sáng độc lập.
811-23-03 (845-09-10)
Chiếu sáng khẩn cấp
Chiếu sáng được cung cấp để sử dụng khi mất nguồn điện dùng cho chiếu sáng bình thường.
811-23-04
Đèn pha
Bóng đèn điện được lắp phía trước xe đi đầu của đoàn tàu và đưa ra chùm sáng tập trung.
811-23-05
Đinamo dùng cho chiếu sáng
Máy phát, thường truyền động bằng trục, cấp điện cho mạch chiếu sáng của xe.
811-23-06
Điều hòa không khí
Việc xử lý không khí môi trường để mang nó về điều kiện nhiệt độ và độ ẩm xác định trước.
811-23-07
Sưởi trước (của xe)
Gia nhiệt xe trước khi đưa vào vận hành.
811-23-08
Làm mát trước
Làm mát khoang hành khách bằng cách cho hệ thống điều hòa không khí của xe làm việc trước khi đưa vào vận hành.
811-23-09
Nguồn cung cấp năng lượng
Nguồn điện dùng để sưởi trước
Nguồn điện dùng để điều hòa không khí trước
Hệ thống lắp đặt điện cố định cung cấp điện cho thiết bị điều hòa không khí hoặc thiết bị sưởi của tàu trước khi chúng hoạt động.
811-23-10
Bộ chuyển đổi dùng cho sưởi
Bộ chuyển đổi nguồn cung cấp điện cho đoàn tàu
Bộ chuyển đổi nguồn cung cấp phụ trợ
Bộ chuyển đổi điều khiển nguồn cung cấp điện cho mạch gia nhiệt hoặc dịch vụ khác của một hoặc nhiều toa tàu.
811-23-11
Đường dây dùng cho sưởi
Đường dây cấp điện cho tàu
Đường dây cấp điện phụ trợ
Cáp điện chạy xuyên suốt đoàn tàu và cấp nguồn để sưởi hoặc các dịch vụ khác trên từng toa.
811-23-12
Bộ nhảy dùng cho sưởi
Bộ nhảy cấp điện cho tàu
Kết nối điện, dễ dàng ngắt ra, gồm phích cắm và ổ cắm để ghép nối đường dây cấp điện dùng để sưởi giữa các xe.
811-23-13
Thiết bị làm tan băng
Thiết bị làm tan băng khỏi các cửa sổ của buồng lái.
811-23-14
Thiết bị ngăn sương mù
Thiết bị ngăn sương mù đọng trên các cửa sổ của buồng lái.
Mục 811-24 – Đo tốc độ tàu
811-24-01
Máy phát truyền động bằng trục
Máy phát truyền động bằng trục và tốc độ quay của nó thay đổi tỷ lệ thuận với tốc độ của xe.
811-24-02
Máy phát tốc
Máy phát sinh ra điện áp đầu ra tỷ lệ với tốc độ góc của roto.
811-24-03
Bản ghi tốc độ
Thiết bị tạo ra bản ghi về vận tốc, thường là vận tốc tàu, là hàm của thời gian hoặc khoảng cách dịch chuyển.
811-24-04
Đồng hồ đo vận tốc
Thiết bị đo vận tốc thẳng của xe.
811-24-05
Đống hồ đo vận tốc góc
Thiết bị đo tốc độ quay của phần quay.
811-24-06
Phần tử phát hiện (tốc độ)
Phần tử đáp ứng với vận tốc cần đo và đưa ra tín hiệu cho thiết bị đo, ví dụ bản ghi tốc độ.
811-24-07
Máy đo tốc độ dùng rađa
Thiết bị truyền/nhận bằng tần số rađiô sử dụng hiệu ứng Doppler để đo tốc độ bằng cách so sánh các tần số của tín hiệu phát ra từ thiết bị và tần số nhận được bằng phản xạ từ hệ thống đỡ đường ray.
Mục 811-25 – Mạch điện và phần tử mạch điện
811-25-01
Mạch cao áp
Mạch điện mang dòng điện ở điện áp đường dây tiếp xúc.
811-25-02
Mạch hạ áp
Mạch điện mang dòng điện ở điện áp nhỏ hơn đáng kể so với điện áp của đường dây tiếp xúc và được cấp nguồn bằng pin/acqui, bộ chuyển đổi hoặc máy biến áp.
811-25-03
Mạch công suất
Mạch kéo
Mạch điện mang dòng điện của máy điện và thiết bị, ví dụ như bộ chuyển đổi và động cơ kéo, để truyền công suất truyền động đầu ra.
811-25-04
Mạch hãm
Mạch điện mang dòng điện hãm điện, kể cả máy điện liên quan đến phát điện của chúng.
811-25-05
Mạch phụ trợ
Mạch điện mang dòng điện của các thiết bị phụ trợ như bộ nén và quạt.
811-25-06
Mạch điện cấp nguồn cho tàu
Mạch điện phụ trợ của tàu
Mạch điện cấp lượng năng lượng chủ yếu cho từng xe của đoàn tàu để điều hòa không khí, sưởi và các dịch vụ phụ trợ khác.
811-25-07
Mạch điện dùng cho sưởi
Mạch điện mang dòng điện dùng cho động cơ sưởi và xe có rơ moóc.
811-25-08
Mạch chiếu sáng
Mạch mang dòng điện dùng cho chiếu sáng bên trong và bên ngoài xe được cấp điện và kéo.
811-25-09
Mạch pin/acqui
Mạch điện, thường là mạch hạ áp, mang dòng điện của pin/acqui và các cơ cấu nạp điện bất kỳ trên xe.
811-25-10
Mạch điện khởi động
Mạch điện cụ thể để khởi động máy điện đốt trong bởi máy phát làm việc như một động cơ hoặc bởi động cơ khởi động riêng rẽ.
811-25-11
Mạch đo
Mạch điện kết thúc bằng thiết bị đo hoặc thiết bị tự ghi chủ yếu lắp trong buồng lái.
811-25-12
Mạch điều khiển
Mạch điện sử dụng để khởi động thiết bị công suất hoặc thiết bị phụ trợ.
811-25-13
Mạch khóa liên động
Mạch điện liên kết các thiết bị cơ, điện hoặc các thiết bị khác, ví dụ thông qua các công tắc phụ trợ, được thiết kế để vận hành thiết bị phụ thuộc vào tình trạng hoặc vị trí của một hoặc nhiều thiết bị đó.
811-25-14
Mạch chỉ thị
Mạch giám sát
Mạch điện truyền tín hiệu chỉ thị hoặc tự ghi dù có xuất hiện tình trạng làm việc đặc biệt hoặc không, ví dụ tín hiệu chỉ thị hỏng hóc trong thiết bị điện.
811-25-15
Mạch bảo vệ
Mạch cụ thể, hoặc phần của mạch điều khiển, được sử dụng để bảo vệ.
811-25-16
Mạch truyền thông bằng tín hiệu audio
Mạch điện dùng để truyền âm thanh, thường bằng micô và loa.
811-25-17
Mạch điện phát hiện nguồn cung cấp
Trên xe nhiều hệ thống, mạch điện của thiết bị nhạy với các đặc tính điện của đường dây tiếp xúc.
811-25-18
Bộ trộn
Hệ thống điều khiển từ xa hoặc chỉ thị từ xa trong đó nhiều tín hiệu điều khiển rời rạc và/hoặc các tín hiệu chỉ thị được truyền qua mạch chung.
811-25-19
Mạch điện phanh điện-khí nén
Mạch điện dùng để điều khiển hãm không khí bằng các van điện-khí nén và các linh kiện kích hoạt bằng điện khác.
811-25-20
Cáp điều khiển
Mạch điều khiển đi cáp nối thiết bị trong buồng lái với các đường dây của tàu.
811-25-21
Đường dây của tàu
Dây dẫn kéo dài trên toàn bộ chiều dài của từng toa của tàu với các bộ ghép nối để duy trì sự liền mạch về điện trên tàu.
811-25-22
Đường dây góp
Đường dây của tàu được dùng để nối liên kết các vành góp có cực tính giống nhau trên suốt dọc đoàn tàu.
811-25-23
Đường dây điều khiển trên tàu
Đường dây trên tàu dùng để nối liên kết các bộ điều khiển hoặc mạch điều khiển chính
811-25-24
Bộ ghép nối điện
Thiết bị sử dụng để nối mạch điện của hai xe được ghép nối với nhau.
811-25-25
Cáp của bộ nhảy (giữa hai xe)
Bộ ghép nối điện trong đó các mối nối điện giữa các xe có ghép nối được thực hiện thông qua cáp bên ngoài cách điện thích hợp mà có thể là cố định hoặc tháo ra được.
811-25-26
Chổi than trở về đất
Thiết bị trên xe lái dòng điện trở về ra khỏi các thành phần quay như ổ đỡ của con lăn và dẫn chúng trực tiếp đến các cực.
811-25-27
Bộ ghép nối điện tự động
Bộ ghép nối điện trong đó các đấu nối điện được thực hiện trong qua các tiếp điểm lắp trong các ghép nối cơ mà tự động nối các xe với nhau khi tác động.
811-25-28
Thiết bị phụ trợ
Tập hợp các linh kiện được lắp với xe để chiếu sáng, sưởi, điều hòa không khí, thông gió, phát tín hiệu hoặc vận hành các cửa, v.v…
Mục 811-26 – Máy biến áp điện lực và cuộn kháng
811-26-01 (421-01-01)
Máy biến áp điện lực
Phần tĩnh của thiết bị có hai hoặc nhiều cuộn dây mà, bằng cảm ứng điện từ, biến đổi hệ thống điện áp và dòng điện xoay chiều thành hệ thống điện áp và dòng điện khác thường có giá trị khác nhau và ở cùng một tần số để truyền công suất điện.
811-26-02
Máy biến áp có lõi thép lá hướng tâm
Máy biến áp trong đó lõi thép lá hướng tâm được bao quanh bởi các cuộn dây, có dạng hình trục đồng tâm, và vỏ ở dạng một số gông từ bên ngoài được bố trí đồng tâm xung quanh lõi và tạo thành các lá đồng tâm có khe hở không khí với lõi là không đáng kể.
811-26-03
Máy biến áp tự ngẫu
Máy biến áp trong đó ít nhất có hai cuộn dây có phần chung.
811-26-04
Máy biến áp điều chỉnh
Máy biến áp có cuộn dây đặc biệt được chia thành một bối dâu cho phép điện áp được thay đổi tùy ý.
811-26-05
Máy biến áp tăng áp
Máy biến áp trong đó một cuộn dây được thiết kế để nối nối tiếp với mạch điện để thay đổi điện áp của nó và cuộn dây còn lại được nối với cuộn dây cấp điện.
811-26-06
Máy biến áp nhiều đầu ra
Máy biến áp gồm cuộn sơ cấp hoặc cuộn thứ cấp nhiều đầu ra để có thể thay đổi điện áp thứ cấp.
811-26-07 (421-01-14)
Máy biến áp kiểu ngâm trong dầu
Máy biến áp trong đó mạch từ và các cuộn dây được ngâm trong dầu.
811-26-08 (421-01-16)
Máy biến áp kiểu khô
Máy biến áp mà mạch từ và cuộn dây của nó không được ngâm trong chất lỏng cách điện.
811-26-09 (421-03-06)
Cuộn dây sơ cấp
Cuộn dây mà khi vận hành nhận được công suất tác dụng từ mạch nguồn.
CHÚ THÍCH: Trong truyền động điện, khi công suất này được cung cấp từ đường dây tiếp xúc thì có thể gọi là “cuộn dây cao áp”.
811-26-10 (421-03-07)
Cuộn dây thứ cấp
Cuộn dây mà khi vận hành truyền công suất tác dụng đến mạch điện tải.
811-26-11
Cuộn dây gia nhiệt (của đoàn tàu)
Cuộn dây hoặc một phần của cuộn dây máy biến áp cấp điện cho mạch điện gia nhiệt của đoàn tàu.
811-26-12
Cuộn dây phụ trợ (của máy biến áp truyền động điện)
Cuộn dây hoặc một phần của cuộn dây máy biến áp cấp điện cho mạch điện phụ.
811-26-13
Cuộn dây điều chỉnh
Cuộn dây đặc biệt của máy biến áp, được chia thành một số phần mà có thể nối vào hoặc ngắt ra để thay đổi điện áp đầu nối của máy biến áp.
811-26-14
Nấc điều chỉnh
Đầu nối của máy biến áp được nối với đầu của một trong các phần của cuộn dây điều chỉnh.
811-26-15 (421-03-13)
Cuộn dây đồng tâm
Bố trí trong đó các cuộn dây hoặc các phần của cuộn dây được bố trí đồng tâm.
811-26-16 (421-03-14)
Cuộn dây nhiều lớp
Bố trí trong đó các cuộn dây hoặc các phần của cuộn dây được bố trí dọc trục dọc theo cùng một lõi.
CHÚ THÍCH: Bình thường các cuộn dây được chia nhỏ.
811-26-17
Lưu thông tự nhiên
Lưu thông dầu trong vỏ máy biến áp hoặc chỉ trong hệ thống làm mát bằng cách đối lưu mà không sử dụng bơm.
811-26-18
Lưu thông cưỡng bức
Lưu thông dầu trong vỏ máy biến áp hoặc hệ thống làm mát bằng bơm.
811-26-19 (151-01-33)
Cuộn kháng
Thiết bị được sử dụng nhờ điện cảm của chúng.
811-26-20
Cuộn kháng chuyển tiếp
Cuộn kháng mà điểm giữa của chúng được nối cố định với mạch điện tải và các đầu nối của chúng được nối liên tiếp với các điểm rẽ nhánh khác nhau trên máy biến áp.
811-26-21 (151-01-34)
Cuộn kháng làm nhẵn
Cuộn kháng được sử dụng để làm giảm thành phần xoay chiều của dòng điện đập mạch.
811-26-22
Cuộn kháng nối đất
Cuộn kháng được lắp trong mạch nối đất của thiết bị trước khi nối chúng với đất của xe, làm cho dòng điện trở về chạy qua đất-chổi than mà không ngăn ngừa việc mang điện của xe khi ngắt mạch đất-chổi than.
811-26-23
Cuộn kháng hãm
Cuộn kháng trong mạch hãm điện.
811-26-24
Sun cảm ứng
Cuộn dây lõi sắt từ trong mạch điện sun, thường là cuộn dây có các cực chính của động cơ kéo trong quá trình làm yếu trường.
811-26-25(431-01-01)
Bộ chuyển đổi
Thiết bị gồm một hoặc nhiều lõi sắt từ với các cuộn dây, mà nhờ chúng có thể thay đổi điện áp hoặc dòng điện xoay chiều hoặc một chiều bằng điện áp hoặc dòng điện độc lập, sử dụng hiện tượng bão hòa trong mạch từ.
811-26-26
Cuộn kháng có thể bão hòa
Cuộn kháng mà mạch từ của chúng trong làm việc bình thường trở nên bão hòa khi dòng điện vượt quá giá trị nhất định.
811-26-27
Cuộn cảm lõi không khí
Cuộn cảm trong đó mạch từ được đặt trong không khí.
811-26-28
Mạch từ (của máy biến áp)
Cụm lắp ráp gồm gông từ, lõi và các cực, thường là nhiều lớp, mang từ thông của máy biến áp.
811-26-29 (151-01-25)
Lõi (từ)
Phần từ của thiết bị mà cuộn dây thường được đặt xung quanh nó.
811-26-30 (151-01-28)
Gông từ (của máy biến áp, nam châm diện, rơle hoặc thiết bị khác)
Phần sắt từ cố định, thường không có cuộn dây bao quanh, có mục đích chính là hoàn thiện mạch từ chính.
811-26-31
Vỏ máy biến áp
Bình trong đó có chứa lõi, gông từ và các cuộn dây của máy biến áp.
811-26-32
Bình dầu phụ
Vỏ mở rộng
Bình được nối với vỏ của máy biến áp chứa dầu để cho phép mở rộng và thu nhỏ tự do phần đựng dầu để giảm thiểu ảnh hưởng có hại của tiếp xúc giữa dầu trong vỏ chính và không khí.
811-26-33
Ống thở
Thành phần nối phần không gian chứa không khí tại đỉnh vỏ máy biến áp làm mát bằng chất lỏng với không khí bên ngoài, thể tích của không gian chứa không khí thay đổi theo nhiệt độ của chất lỏng.
811-26-34
Ống hút ẩm
Ống thở chứa vật liệu hút ẩm để hút hơi ẩm trong không khí đi vào máy biến áp.
811-26-35
Bộ tản nhiệt
Linh kiện mà dầu máy biến áp hoặc chất lỏng làm mát chạy qua và được làm mát.
Mục 811-27 – Điện trở và tụ điện
811-27-01
Điện trở khởi động
Điện trở được nối nối tiếp tạm thời với động cơ kéo một chiều hoặc động cơ kéo dòng điện nhấp nhô để thay đổi điện áp đặt và hạn chế dòng điện trong khi khởi động.
811-27-02
Điện trở hãm
Điện trở được nối trong mạch điện của động cơ kéo trong quá trình hãm điện để hấp thụ năng lượng mà chúng sinh ra.
811-27-03
Điện trở chuyển tiếp
Điện trở được nối tạm thời giữa hai đầu nối của máy biến áp tại thời điểm chuyển tiếp từ đầu nối này sang đầu nối khác.
811-27-04
Điện trở song song
Điện trở được nối trong mạch sun, ví dụ ngang qua các cuộn dây của cực chính của động cơ kéo, trong quá trình làm yếu trường.
811-27-05
Điện trở nạp
Điện trở được nối trong mạch nạp của pin/acqui hoặc tụ điện để khống chế dòng điện nạp.
811-27-06
Điện trở tắt dần
Điện trở được nối trong loại mạch bất kỳ để giảm các đỉnh dòng điện mà có thể phát ra ở đó.
811-27-07
Điện trở kích thích
Điện trở được nối trong mạch kích thích của máy phát hoặc động cơ để khống chế hoặc giới hạn dòng điện.
811-27-08
Điện trở ổn định
Điện trở được đưa vào mạch điện để cân bằng các dòng điện giữa các nhánh song song, ví dụ để giảm ảnh hưởng không mong muốn của việc thay đổi điện áp đường dây khi hãm hồi năng.
811-27-09
Điện trở điều chỉnh
Điện trở được nối trong loại mạch điện bất kỳ để khống chế dòng điện hoặc điện áp.
811-27-10
Chiết áp
Điện trở có một hoặc nhiều đầu ra trung gian để có được các phần chia điện áp trên điện trở đó.
811-27-11
Phần tử điện trở
Vật dẫn thuần trở tạo thành một phần của vỏ hoặc khung điện trở, thường ở dạng lưới, tấm, dải, dải băng hoặc sợi dây và có thể có các đầu ra trung gian.
811-27-12
Vỏ điện trở
Khung điện trở
Tập hợp các phần tử điện trở ghép thành một kết cấu duy nhất.
811-27-13
Khối điện trở
Cụm lắp ráp gồm một số vỏ hoặc khung điện trở.
811-27-14
Phân đoạn điện trở
Phần của mạch thuần trở nằm giữa hai đầu nối liên tiếp nối với thiết bị như côngtắctơ hoặc bộ điều khiển.
811-27-15
Cách điện kép
Cách điện hai tầng, tầng đầu nằm giữa dây dẫn mang điện và khung trung gian và tầng thứ hai giữa khung trung gian và thân của xe.
811-27-16
Điện trở không tuyến tính
Điện trở trong đó điện áp qua các đầu nối không tỷ lệ với dòng điện chạy qua điện trở đó.
811-27-17
Tụ điện làm mịn
Tụ điện lọc
Tụ điện được thiết kế để giảm thành phần xoay chiều của dòng điện nhấp nhô.
811-27-18
Tụ điện khởi động
Tụ điện được nối nối tiếp với cuộn dây phụ của động cơ không đồng bộ một pha để đạt được độ dịch pha cần thiết giữa các dòng điện trường chính và dòng điện trường phụ để khởi động động cơ.
811-27-19
Tụ điện đảo mạch
Tụ điện hỗ trợ dập tắt dòng điện bình thường và dòng điện ngắn mạch trong nhánh của bộ chuyển đổi.
811-27-20
Tụ điện bảo vệ
Tụ điện để hạn chế quá điện áp quá độ.
811-27-21
Tụ điện nối tiếp với đường dây
Tụ điện công suất được nối nối tiếp với đường dây để bù tất cả hoặc một phần điện kháng của đường đây đó.
811-27-22
Tụ điện điều chỉnh hệ số công suất
Tụ điện công suất được nối song song với mạch điện để cải thiện hệ số công suất của mạch điện.
Mục 811-28 – Điện tử
811-28-01
Điện tử
Lĩnh vực kỹ thuật điện khai thác đặc tính của tính dẫn điện không đối xứng thể hiện bởi một số vật liệu nhất định, một mình hoặc kết hợp với vật liệu khác, ví dụ thiết bị bản dẫn, transito, thyristo, thiết bị điều khiển bộ vi xử lý.
811-28-02(551-01-01)
Điện tử công suất
Một phần của điện tử học liên quan đến công nghệ công suất.
811-28-03
Điện tử điều khiển
Một phần của điện tử học liên quan đến công nghệ điều khiển.
811-28-04
Bộ chỉnh lưu có điều khiển
Bộ chỉnh lưu có phần tử, ví dụ như cổng hoặc lưới, mà có thể cung cấp điện áp điều khiển vào đó để điều chỉnh hoặc ngăn dòng điện chạy qua.
811-28-05
Bộ chỉnh lưu bán dẫn
Bộ chỉnh lưu gồm các phần tử được làm từ thiết bị bán dẫn như điôt silic.
811-28-06
(Thiết bị) bộ chỉnh lưu thủy ngân- hồ quang
Bộ chỉnh lưu sử dụng van thủy ngân-hồ quang
811-28-07 (531-35-21)
Đèn ignitron
Đèn chỉnh lưu kiểu bộ trữ có một anode trong đó mỗi lần phóng hồ quang đều được khởi động bằng bộ mồi.
811-28-08(531-35-22)
excitron
Ống chỉnh lưu pool một anode có điện cực luôn mang điện và cơ cấu khởi động cơ hoặc điện.
811-28-09 (55 1-04-2 1)
Đấu nối một ngả (của bộ chuyển đổi)
Đấu nối bộ chuyển đổi trong đó dòng điện chạy qua từng đầu nối pha của mạch xoay chiều chỉ chạy theo một chiều.
811-28-10 (551-04-22)
Đấu nối hai ngả (của bộ chuyển đổi)
Đấu nối bộ chuyển đổi trong đó dòng điện chạy qua từng đầu nối pha của mạch xoay chiều chạy theo cả hai chiều.
811-28-11
(Bộ chỉnh lưu) cầu một pha
Đấu nối hai ngả có đầu vào một pha.
811-28-12
(Bộ chỉnh lưu) cầu ba pha
Đấu nối hai ngả có đầu vào ba pha.
811-28-13
Cầu có điều khiển
Đấu nối hai ngả trong đó tất cả các nhánh sơ cấp đều được chỉnh lưu có điều khiển.
811-28-14
Cầu đối xứng có điều khiển một nửa
Đấu nối hai ngả trong đó một nửa nhánh sơ cấp được điều khiển và là những tay có đầu nối một chiều chung, góc trễ của tay có điều khiển bằng nhau.
811-28-15
Cầu nửa điều khiển không đối xứng
Đấu nối hai ngả trong đó một nửa số nhánh sơ cấp được điều khiển và là những nhánh có đầu nối xoay chiều chung, góc trễ của nhánh có điều khiển là bằng nhau.
811-28-16
Cầu không đối xứng có “đầu ra” đảo mạch bên ngoài
Cầu không đối xứng được điều khiển một nửa gồm thiết bị để gián đoạn việc dẫn trước khi gián đoạn xuất hiện, để cải thiện hệ số công suất.
811-28-17
Cầu nối tầng
Đấu nối trong đó hai hoặc nhiều cầu được cấp điện theo cách sao cho các điện áp trên phía dòng điện một chiều của chúng được cộng vào nhau.
811-28-18
anti-parallel connection
Sự kết hợp của hai van, khi mỗi catốt được nối với anốt của van khác, được sử dụng để khống chế cả hai nửa sóng của dòng điện xoay chiều.
811-28-19(551-05-01)
Đảo mạch (trong bộ chuyển đổi)
Việc truyền dòng điện từ tay này sang tay khác.
811-28-20(551-05-03)
Đảo mạch bên ngoài
Phương pháp đảo mạch khi điện áp đảo mạch được cấp bởi nguồn bên ngoài bộ chuyển đổi hoặc thiết bị đóng cắt điện tử.
811-28-21(551-05-14)
Góc trùng khớp
Góc đảo mạch
Khoảng thời gian đảo mạch, được thể hiện bằng số đo góc, mà trong quá trình đó hai nhánh đồng thời mang dòng điện.
811-28-22(551-05-17)
Điều khiển pha
Quá trình thay đổi thời điểm trong một chu kỳ tại đó bắt đầu dòng điện dẫn trong van hoặc tay.
811-28-23(551-05-29)
Góc trễ dòng
Thời gian được biểu thị bằng số đo góc và là thời gian mà thời điểm bắt đầu dẫn dòng điện bị trễ do điều khiển pha.
811-28-24(551-05-31)
Hệ số điều khiển pha
Tỷ số giữa điện áp tại góc trễ dòng điện chiếm ưu thế và điện áp tại góc trễ dòng điện bằng không, tất cả các giá trị sụt áp đều được coi là bằng không.
811-28-25
Khoảng thời gian không dẫn (của nhánh)
Giai đoạn nghỉ
Phần của chu kỳ điện áp xoay chiều trong đó nhánh không mang dòng điện.
811-28-26
Khoảng thời gian khóa ngược
Giai đoạn ngược
Phần của giai đoạn nghỉ trong đó anốt có điện thế âm so với catốt.
811-28-27
Khoảng thời gian của trạng thái cắt điện
Giai đoạn giữ cắt
Phần của giai đoạn nghỉ trong đó anốt có điện thế dương so với catốt, việc khởi động đảo chiều bị khóa bởi cơ cấu điều khiển pha.
811-28-28
Chiều dẫn (của phần tử bộ chỉnh lưu)
Chiều chuẩn của dòng điện tải trong phần tử của bộ chỉnh lưu, tức là chiều từ anốt đến catốt.
811-28-29
Chiều ngược (của phần tử bộ chỉnh lưu)
Chiều ngược với chiều dẫn.
811-28-30(551-05-55)
Khỏi động
Việc thiết lập dòng điện theo chiều dẫn trong van hoặc nhánh có thể điều khiển bằng một thao tác điều khiển.
811-28-31
Triệt tiêu
Kết thúc việc dẫn dòng điện trong một nhánh.
811-28-32
Hài nhấp nhô của bộ chỉnh lưu
Thành phần hình sin trên phía một chiều mà các tần số của nó là bội số của tần số cơ bản của điện áp cung cấp (bội số chẵn trong trường hợp bộ chỉnh lưu là đối xứng).
811-28-33 (551-06-28)
Điện áp nhấp nhô
Thành phần điện áp xoay chiều của điện áp trên phía một chiều của bộ chuyển đổi.
811-28-34 (551-06-30)
Hệ số nhấp nhô một chiều
Tỷ số giữa một nửa chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất và giá trị trung bình của dòng điện một chiều đập mạch.
CHÚ THÍCH: Với các giá trị thấp của hệ số nhấp nhô một chiều, đại lượng này xấp xỉ bằng tỷ số của chênh lệch và tổng của các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất.
811-28-35 (551-05-53)
Đánh xuyên
Mất tạm thời khả năng khóa thuận của van hoặc nhánh điều khiển được trong khoảng thời gian mà, trong thao tác không bị xáo trộn, chính là khoảng thời gian khóa thuận.
811-28-36 (551-05-57)
Mất khả năng khởi động
Mất khả năng dẫn của van hoặc nhánh điều khiển được trong khoảng thời gian mà, trong thao tác không bị xáo trộn, chính là khoảng thời gian dẫn.
811-28-37 (551-05–52)
Mất khả năng đảo mạch
Mất khả năng đảo mạch dòng điện từ tay dẫn đến tay kế tiếp.
Mục 811-29 – Khí cụ đóng cắt
811-29-01 (441-14-20)
Áptômát
Thiết bị đóng cắt cơ khí, có khả năng đóng, mang và cắt dòng điện trong điều kiện mạch bình thường và cũng đóng, mang trong thời gian quy định và cắt dòng điện trong điều kiện mạch bất thường quy định như ngắn mạch.
811-29-02 (411-14-28)
Áptômát dầu
Áptômát trong đó các tiếp điểm mỏ và đóng trong dầu.
811-29-03 (411-14-30)
Áptômát thổi khí
Áptômát trong đó hồ quang sinh ra trong luồng khí thổi.
811-29-04
Áptômát thổi không khí
Áptômát trong đó hồ quang sinh ra trong luồng không khí thổi.
811–29–05(441 -14-29)
Áptômát chân không
Áptômát trong đó các tiếp điểm đóng và mở trong không gian trống.
811-29-06
Áptômát tốc độ cao (điện một chiều)
Áptômát có thời gian cắt rất ngắn được thiết kế để ngăn ngừa dòng điện ngắn mạch khỏi đạt đến giá trị kỳ vọng.
811-29-07(441-14-33)
Côngtắctơ cơ khí
Thiết bị đóng cắt cơ khí chỉ có một vị trí nghỉ, được vận hành không phải bằng tay, có khả năng đóng, mang và cắt dòng điện trong các điều kiện mạch bình thường kể cả điều kiện làm việc quá tải.
811-29-08
line …
Áptômát hoặc côngtắctơ được sử dụng để ngắt mạch động cơ kéo ra khỏi đường dây, đặc biệt là khi có quá tải.
811-29-09
Côngtắctơ điện từ
Côngtắctơ có các tiếp điểm chính được vận hành bằng nam châm điện.
811-29-10
Côngtắctơ điện khí nén
Côngtắctơ có các tiếp điểm chính hoạt động bằng piston khí nén điều khiển bằng van điện khí nén.
811-29-11
Côngtắctơ trục cam
Côngtắctơ có các tiếp điểm chính hoạt động bằng trục cam.
811-29-12
Côngtắctơ có đầu ra ở giữa
Côngtắctơ được nối với điểm ra ở giữa.
811-29-13
Côngtắctơ chuyển tiếp
Côngtắctơ mang dòng điện trong quá trình chuyển tiếp từ một đầu ra của máy biến áp đến đầu ra tiếp theo.
811-29-14 Côngtắctơ hãm
Côngtắctơ thiết lập đấu nối của mạch hãm.
811-29-15
Côngtắctơ nối đất
Côngtắctơ được sử dụng để nối mạch điện với đất.
811-29-16
Nhóm côngtắctơ
Khung hoặc vỏ bọc trong đó lắp một số côngtắctơ.
811-29-17 (441-14-05)
Dao cách ly
Thiết bị đóng cắt cơ khí mà ở vị trí mở, tạo ra khoảng cách cách ly phù hợp với các yêu cầu quy định.
CHÚ THÍCH: Dao cách ly có khả năng mở và đóng mạch điện chỉ khi cắt hoặc đóng dòng điện không đáng kể.
811-29-18
Thiết bị tạo ngắn mạch
Thiết bị tạo ngắn mạch ở đầu nối của mạch điện hoặc một phần mạch điện để bảo vệ chống làm việc sai.
811-29-19
Nhóm thiết bị đóng cắt
Thiết bị được sử dụng để tạo các kết nối khác nhau.
811-29-20
Nhóm thiết bị đóng cắt công suất
Thiết bị được sử dụng để tạo các kết nối khác nhau trong mạch công suất.
811-29-21
Thiết bị đóng cắt cách ly của động cơ kéo
Nhóm thiết bị đóng cắt để cách ly một hoặc nhiều động cơ kéo trong khi vẫn cho phép xe làm việc khi kéo hoặc hãm với các động cơ khác được giữ nguyên trong mạch.
811-29-22
Bộ đổi chiều
Nhóm thiết bị đóng cắt để đổi chiều chuyển động.
811-29-23
Bộ đổi chiều đóng cắt ngắt
Nhóm thiết bị đóng cắt cung cấp song song hai chức năng của bộ đổi chiều và bộ ngắt động cơ kéo.
811-29-24
Nhóm thiết bị đóng cắt điện trở
Nhóm thiết bị đóng cắt dùng để cắt điện trở khởi động ra khỏi mạch.
811-29-25
Nhóm thiết bị đóng cắt chuyển tiếp
Nhóm thiết bị đóng cắt công suất được sử dụng để thay đổi cách nối động cơ, ví dụ từ nối tiếp sang song song.
811-29-26
Nhóm thiết bị đóng cắt làm yếu trường
Nhóm thiết bị đóng cắt công suất được sử dụng để giảm kích từ động cơ kéo.
811-29-27
Bộ điều khiển công suất
Nhóm thiết bị đóng cắt công suất hoạt động bằng tay được sử dụng để điều khiển xe công suất nhỏ.
811-29-28
Bộ đổi nấc điện áp (có tải)
Nhóm thiết bị đóng cắt cho phép thay đổi các nấc đầu ra máy biến áp mà không làm ngắt các mạch truyền động.
811-29-29
Nhóm thiết bị đóng cắt điều khiển
Nhóm thiết bị đóng cắt thực hiện các kết nối khác nhau trong mạch điều khiển.
811-29-30
Nhóm thiết bị đóng cắt bằng tay
Nhóm thiết bị đóng cắt hoạt động bằng tay hoặc chân, trực tiếp hoặc qua trục.
811-29-31
Nhóm thiết bị đóng cắt truyền động bằng động cơ
Nhóm thiết bị đóng cắt hoạt động bằng động cơ, có thể là khí nén, điện khí nén, thủy lực, điện từ hoặc điện.
811-29-32
drum controller
Nhóm thiết bị đóng cắt trong đó các tiếp điểm động được bố trí trên bề mặt trống cách điện mà các tiếp điểm cố định dựa vào.
811-29-33
Nhóm cam
Nhóm thiết bị đóng cắt tạo thành các côngtắctơ hoặc làm ngắt các thiết bị hoạt động bằng cam.
811-29-34
Nhóm thiết bị đóng cắt khóa liên động
Nhóm thiết bị đóng cắt nối cơ khí với nhóm thiết bị đóng cắt công suất để khóa liên động.
811-29-35
Bộ điều khiển truyền động bằng động cơ
Nhóm thiết bị đóng cắt điều khiển được truyền động bằng động cơ.
811-29-36
Bộ điều khiển chính
Nhóm thiết bị đóng cắt hoạt động bằng tay sử dụng để điều khiển hoạt động của thiết bị truyền động trên một hoặc nhiều xe có động cơ làm việc thuận nghịch.
811-29-37
Thiết bị đóng cắt chuyển đổi hệ thống
Nhóm thiết bị đóng cắt để thay đổi kết nối của mạch điện công suất và mạch điện phụ trợ khi loại nguồn cung cấp cho xe có động cơ thay đổi.
811-29-38
Thiết bị đóng cắt chuyển đổi hãm công suất
Nhóm thiết bị đóng cắt để thay đổi kết nối của các mạch điện công suất khi thay đổi từ việc giám sát sang việc hãm điện và ngược lại.
811-29-39
Cơ cấu điều khiển bằng tay dự phòng
Thiết bị cho phép tác động bằng tay của nhóm thiết bị đóng cắt thường hoạt động bằng động cơ.
811-29-40
Biểu đồ trình tự
Bảng hoặc biểu đồ thể hiện thứ tự tác động của các thiết bị đóng cắt của hệ thống điều khiển.
Mục 811-30 – Thiết bị điều khiển
811-30-01
Thiết bị điều khiển truyền động tự động
Thiết bị trong đó khởi động và, nếu có yêu cầu, các chức năng khác của thiết bị được điều chỉnh hoặc có thể điều chỉnh một cách tự động.
811-30-02
Thiết bị điều khiển trực tiếp
Thiết bị truyền động trong đó việc thay đổi đấu nối mạch điện được thực hiện trực tiếp bằng bộ điều khiển hoạt động bằng tay.
811-30-03
Thiết bị côngtắctơ
Thiết bị truyền động trong đó việc thay đổi các đấu nối mạch điện được thực hiện bằng các côngtắctơ.
811-30-04
Thiết bị côngtắctơ riêng rẽ
Thiết bị côngtắctơ chỉ gồm các côngtắctơ được điều khiển độc lập.
811-30-05
Thiết bị trục cam truyền động bằng động cơ
Thiết bị côngtắctơ làm việc bằng một hoặc nhiều trục cam được truyền động bằng động cơ có khống chế vị trí.
811-30-06
Điều khiển điện áp biến đổi
Phương pháp điều khiển vận tốc trong đó điện áp đặt vào các động cơ bị thay đổi bởi máy phát, biến áp hoặc bộ chuyển đổi điện tử cung cấp điện áp đầu ra biến đổi.
811-30-07
Điều khiển tần số
Phương pháp điều khiển vận tốc của động cơ cho phép đạt được một số giá trị vận tốc hoặc dải liên tục của các giá trị vận tốc bằng cách thay đổi tần số nguồn.
811-30-08
Điều khiển thay đổi cực
Phương pháp có được hai hoặc nhiều vận tốc từ động cơ nhiều pha hoặc nhóm động cơ làm việc song song bằng cách thay đổi số cực.
811-30-09
Điều khiển bằng điện trở
Điều khiển bằng biến trở
Phương pháp điều khiển dòng điện khởi động của động cơ điện bằng cách sử dụng các điện trở biến đổi nối tiếp với phần ứng của động cơ.
811-30-10
Điều chỉnh bằng biến áp phụ trợ
Phương pháp thay đổi điện áp cung cấp cho các động cơ bằng cách sử dụng biến áp tăng áp nối tiếp với biến áp chính.
811-30-11
Điều khiển bằng bộ băm
Phương pháp điều khiển điện áp cung cấp cho động cơ một chiều bằng cách sử dụng bộ băm.
811-30-12
Điều khiển bằng pha điện áp
Phương pháp điều khiển điện áp cung cấp cho các động cơ bằng cách sử dụng điều khiển pha của bộ chuyển đổi.
811-30-13
Điều chỉnh cao áp
Phương pháp điều khiển điện áp cung cấp cho các động cơ truyền động được thực hiện trên phía cao áp của biến áp.
811-30-14
Điều chỉnh hạ áp
Phương pháp điều khiển điện áp cung cấp cho động cơ truyền động được thực hiện trên phía hạ áp của biến áp.
811-30-15
Điều khiển liên tục
Điều khiển mịn và không gián đoạn các đại lượng (điện áp, dòng điện, vận tốc, lực kéo) không có các đỉnh gãy.
811-30-16
Tổ hợp (động cơ)
Phương pháp điều chỉnh vận tốc được thực hiện bằng các động cơ đấu nối, riêng rẽ hoặc thành các nhóm cố định, nối tiếp, nối tiếp song song hoặc song song.
811-30-17
Chuyển tiếp
Việc chuyển từ một tổ hợp này sang tổ hợp khác mà không ngắt toàn bộ dòng điện của động cơ.
811-30-18
Chuyển tiếp song song
Chuyển tiếp ngắn mạch
Chuyển tiếp mà trong quá trình đó đấu nối song song được sử dụng để duy trì số động cơ trong mạch điện trong khi dòng điện đến các động cơ khác bị cắt.
811-30-19
Chuyển tiếp bắc cầu
Chuyển tiếp gồm hai giai đoạn đặc trưng sau:
1) Đặt điện trở có giá trị như nhau song song với từng động cơ hoặc nhóm động cơ theo cách sao cho (các) đấu nối giữa các động cơ, còn gọi là “đấu nối bắc cầu” có sự chênh lệch giữa các dòng điện trong động cơ và các dòng điện qua điện trở.
2) Cắt (các) đấu nối bắc cầu.
811-30-20
Chuyển tiếp bắc cầu cân bằng
Chuyển tiếp bắc cầu trong đó chênh lệch giữa các dòng điện trong động cơ và các dòng điện trong điện trở bị giảm xuống giá trị tối thiểu trước khi cắt các đầu nối bắc cầu.
811-30-21
Mắc sun trường
Phương pháp làm yếu trường trong đó việc điều chỉnh trường được thực hiện bằng cách làm lệch hướng một phần dòng điện trường tổng mà không làm thay đổi số lượng vòng dây của trường.
811-30-22
Phân nhánh (làm yếu bởi) trường
Phương pháp làm yếu trường trong đó việc điều chỉnh cường độ trường được thực hiện bằng cách thay đổi số vòng dây trong mạch điện mà không làm thay đổi đáng kể dòng điện.
811-30-23
Làm yếu trường kết hợp
Hệ thống làm yếu trường trong đó việc nối sun và phân nhanh được sử dụng liên tiếp hoặc đồng thời.
811-30-24
Nối sun cực phụ trợ
Hệ thống điện trở sun đưa ra giá trị và pha thích hợp cho trường đổi chiều.
811-30-25
Tỷ số nhấp nhô
Tỷ số của lực kéo sinh ra ngay sau khi xuất hiện nhấp nhô và lực kéo tồn tại ngay trước khi xuất hiện nhấp nhô đó.
811-30-26
Chạy thuận của thiết bị
Chiều làm việc tương ứng với khởi động thuận của bộ điều khiển chính.
811-30-27
Chạy ngược của thiết bị
Chiều làm việc tương ứng với khởi động ngược của bộ điều khiển chính.
811-30-28
Rãnh
Bước
Một trong các vị trí khác nhau mà hệ thống điều khiển truyền động (bộ điều khiển chính, nhóm thiết bị đóng cắt, v.v…) có thể có.
811-30-29
Rơle gia tốc
Rơle khởi động
Rơle điều chỉnh được dùng để khống chế dòng điện khởi động của động cơ kéo để điều chỉnh gia tốc của xe.
811-30-30
Khóa liên động điện
Tiếp điểm phụ trợ làm việc bằng thiết bị có điều khiển và đáp ứng với mạch điều kiện để đảm bảo thiết bị làm việc an toàn và theo cách hoặc trình tự yêu cầu.
811-30-31
Tiếp điểm khóa
Tiếp điểm điện để ngăn thiết bị làm việc trong các điều kiện nhất định.
811-30-32
Thiết bị điều khiển
Hạng mục được sử dụng trong mạch điều khiển: nhóm thiết bị đóng cắt điều khiển hoặc bộ điều khiển chính, thiết bị đóng cắt và nút ấn, dao cách ly, bộ điều khiển truyền động bằng động cơ, khóa liên động, rơle điều khiển, van điện-khí nén, v.v…
Mục 811-31 – Thiết bị phụ trợ và thiết bị bảo vệ
811-31-01
Bộ lặp
Tiếp điểm, bóng đèn hoặc thiết bị sử dụng cho chỉ thị từ xa vị trí của thiết bị.
811-31-02
Bảng tín hiệu điện báo
Bộ chỉ thị thể hiện từ xa từng hạng mục có vị trí và tình trạng đúng hay không, ví dụ tín hiệu cửa với các cửa tự động hoặc bóng đèn chỉ thị điều kiện bất kỳ trong số các điều kiện bất thường.
811-31-03 (441-15-12)
Tiếp điểm đóng
Tiếp điểm thường mở
Tiếp điểm điều khiển hoặc tiếp điểm phụ trợ được đóng lại khi các tiếp điểm chính của thiết bị đóng cắt cơ khí đóng và mở ra khi các tiếp điểm chính này mở.
811-31-04 (441-15-13)
Tiếp điểm cắt
Tiếp điểm thường đóng
Tiếp điểm điều khiển hoặc tiếp điểm phụ trợ được mở ra khi các tiếp điểm chính của thiết bị đóng cắt cơ khí đóng và đóng lại khi các tiếp điểm chính này mở.
811-31-05
Cơ cấu chỉ thị
Cờ, mũi tên hoặc ký hiệu nhìn thấy được của loại bất kỳ dùng để chỉ thị trạng thái hoặc tính năng của thiết bị kết hợp.
811-31-06
Đèn chỉ thị
Bóng đèn được sử dụng làm cơ cấu chỉ thị.
811-31-07
Đèn báo
Đèn chỉ thị để báo hoạt động bình thường.
811-31-08
Thiết bị an toàn cho người lái tàu
Bàn đạp an toàn
Thiết bị phải được người lái tàu sử dụng liên tục và sẽ dừng đoàn tàu khi có sự bất thường với người lái tàu.
811-31-09 (604-03-51)
Cơ cấu chống sét
Cơ cấu chống đột biến
Cơ cấu nhằm bảo vệ các thiết bị điện khỏi quá điện áp quá độ cao và giới hạn khoảng thời gian và thường là cả độ lớn của dòng điện xuất hiện sau quá điện áp đó.
811-31-10
Cơ cấu bảo vệ quá điện áp
Tụ điện, điện trở không tuyến tính hoặc các cơ cấu khác được thiết kế để hấp thụ quá điện áp bên trong.
811-31-11
Cầu chảy cao áp
Cầu chảy được thiết kế để ngắt mạch điện áp cao.
811-31-12
Rơle quá dòng
Rơle đo lường tác động khi giá trị của dòng điện vượt quá giá trị đặt (giá trị tác động) của rơle.
811-31-13
Rơle quá điện áp
Rơle đo lường tác động khi giá trị của điện áp vượt quá giá trị đặt (giá trị tác động) của rơle.
811-31-14
Rơle mất điện áp
Rơle tác động khi mạch điện bị mất điện áp.
811-31-15
Rơle sự cố chạm đất
Rơle tác động khi phát hiện hỏng cách điện trong thiết bị hoặc mạch điện được bảo vệ.
811-31-16
Rơle vi sai
Rơle đo lường có hai cuộn dây được nối trong các phần khác nhau của mạch điện sao cho rơle sẽ tác động khi chênh lệch về dòng điện giữa hai mạch điện vượt quá giá trị quy định.
Mục 811-32 – Tập trung dòng điện
811-32-01
Bộ tập trung dòng điện
Thiết bị được lắp với xe và để tập trung dòng điện tử dây tiếp xúc hoặc thanh ray dẫn điện.
811-32-02
Khung lấy điện
Thiết bị dùng để tập trung dòng điện từ một hoặc nhiều dây tiếp xúc, có dạng thiết bị có bản lề được thiết kế để cho phép đầu khung lấy điện di chuyển thẳng đứng.
811-32-03
…..
Đầu của khung lấy điện, có chốt và lò xo, nếu cần.
811-32-04
Cần lấy điện
Trong đường tàu điện, bộ tập trung dòng điện trên không được lắp bản lề trên trục đặt nằm ngang qua đường ray.
811-32-05
Đầu của khung lấy điện
Thiết bị thuộc khung lấy điện gồm các dải chịu mài mòn và giá lắp đặt chúng.
811-32-06
Dải tiếp xúc
Dải chịu mài mòn
Các bộ phận có thể thay thế của đầu khung lấy điện tiếp xúc với dây tiếp xúc.
811-32-07
horn
Đầu mút gập xuống của đầu khung lấy điện.
811-32-08
Con lăn lấy điện
Thiết bị dùng để tập trung dòng điện từ dây tiếp xúc bằng bánh xe có rãnh hoặc guốc phanh tiếp xúc được lắp trên cực có thể di chuyển theo hướng bất kỳ.
811-32-09
Bánh xe của con lăn lấy điện
Bánh xe có rãnh mang dây tiếp xúc.
811-32-10
Giá đỡ của con lăn lấy điện
Giá đỡ dùng cho trục quay của bánh xe của con lăn lấy điện.
811-32-11
Guốc phanh tiếp xúc
Dụng cụ có xẻ rãnh cho phép tập trung dòng điện bằng cách trượt trên dây tiếp xúc.
811-32-12
Đầu của con lăn lấy điện
Bộ tập trung dòng điện
Thiết bị gồm giá đỡ của con lăn lấy điện và bánh xe hoặc guốc phanh và giá đỡ và cho phép guốc phanh hoặc bánh xe có những di chuyển cần thiết.
811-32-13
Cực của con lăn lấy điện
ống hoặc thanh có độ mềm nhất định dùng để đỡ đầu của con lăn lấy điện và truyền áp suất do các lò xo sinh ra đến bánh xe của con lăn lấy điện hoặc guốc phanh.
811-32-14
Đế của con lăn lấy điện
Thiết bị sử dụng để lắp cực của con lăn lấy điện và các lò xo của chúng lên xe.
811-32-15
Chốt của con lăn lấy điện
Trục thẳng đứng mà đế của con lăn lấy điện có thể xoay xung quanh.
811-32-16
Cơ cấu quấn dây
Thiết bị dùng để kéo căng dây chão của con lăn lấy điện.
811-32-17
Cơ cấu thu cần
Thiết bị mà khi tở dây của con lăn lấy điện sẽ tự động hạ thấp cần xuống.
811-32-18
Móc của cần
Móc dùng để giữ cần ở vị trí thấp xuống khi không sử dụng.
811-32-19
Cổ góp
Cụm lắp ráp của các bộ phận dùng để tập trung dòng điện từ thanh ray của dây dẫn.
811-32-20
Vành góp
Bộ phận của cổ góp tiếp xúc với thanh ray tiếp xúc.
811-32-21
Trụ của máy vẽ truyền
Cơ cấu cơ khí điều khiển máy vẽ truyền
Trụ khí nén hoặc hơi nước hoặc thiết bị điện cơ có hệ thống đòn bẩy và lò xo, để nâng hoặc hạ máy vẽ truyền.
811-32-22
Thiết bị hạ thấp máy vẽ truyền
Thiết bị được thiết kế để tự động hạ thấp máy vẽ truyền nếu chẳng may nó bị hỏng.
811-32-23
Chiều cao làm việc
Dải chiều cao mà ở đó máy vẽ truyền có thể vận hành đúng.
811-32-24
Sự nẩy lên của máy vẽ truyền
Sự mất tiếp xúc giữa máy vẽ truyền và dây tiếp xúc.
811-32-25
Bộ giảm xóc của máy vẽ truyền
Bộ giảm xóc khống chế di chuyển của khung chính của máy vẽ truyền.
811-32-26
Áp lực tiếp xúc của máy vẽ truyền
Lực mà máy vẽ truyền đặt lên dây tiếp xúc.
811-32-27
Sự lắc lư của máy vẽ truyền
Di chuyển ngang của đầu máy vẽ truyền do chuyển động của xe và do uốn của khung máy vẽ truyền.
Mục 811-33 – Thiết bị của đường dây tiếp xúc trên đầu
811-33-01
Đường dây tiếp xúc
Hệ thống dây dẫn để cung cấp điện năng cho xe thông qua thiết bị tập trung dòng điện.
811-33-02
Đường dây tiếp xúc trên không
Đường dây tiếp xúc được đặt bên trên hoặc bên dưới giới hạn trên của dưỡng xe và cấp điện cho xe thông qua thiết bị tập trung dòng điện lắp trên mui.
811-33-03
Đường dây đơn dùng cho đường tàu
Đường dây của con lăn lấy điện
Đường dây tiếp xúc trên không gồm một dây tiếp xúc.
811-33-04
Đường dây kép dùng cho tàu điện
Đường dây tiếp xúc trên không gồm hai dây tiếp xúc đặt sát nhau và có cùng điện thế.
811-33-05
Đường dây tiếp xúc trên không có hệ thống treo nối tiếp
Đường dây tiếp xúc trên không có hệ thống treo dọc trục
Đường dây tiếp xúc ở đó (các) dây tiếp xúc được treo bằng một hoặc nhiều dây treo dọc trục.
811-33-06
Dây treo
Cáp dọc trục để đỡ dây hoặc các dây tiếp xúc một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
811-33-07
Dây treo chính
Dây mang chính
Dây treo để đỡ dây treo phụ bằng các khoảng hạ.
811-33-08
Dây treo phụ
Dây mang phụ
Dây treo được treo từ dây treo chính và đỡ dây hoặc sợi dây tiếp xúc một cách trực tiếp bằng khoảng hạ.
811-33-09
Thiết bị (dây treo) đơn giản có một dây tiếp xúc
Đường dây tiếp xúc trên không gồm một dây tiếp xúc được treo trực tiếp bằng dây treo.
811-33-10
Thiết bị (dây treo) đơn giản có hai dây tiếp xúc
Đường dây tiếp xúc trên không gồm hai dây tiếp xúc được treo trực tiếp bằng dây treo.
811-33-11
Thiết bị treo kép
Đường dây tiếp xúc trên không trong đó các dây tiếp xúc được treo vào hai dây treo có cùng độ võng và được đặt ở cùng một độ cao phía trên thanh ray.
811-33-12
Thiết bị treo phức
Đường dây tiếp xúc trên không có một hoặc hai dây treo được treo vào dây treo phụ, dây treo phụ này lại được treo vào dây treo chính.
811-33-13
Dây treo đặt nghiêng
Dây treo cong
Đường dây tiếp xúc trên không trong đó một hoặc nhiều dây tiếp xúc được treo vào dây treo bởi các droppers được đặt nghiêng sao cho dây tiếp xúc đi theo một tuyến gần tương ứng với đường dây ở giữa của đường ray.
811-33-14
Thiết bị đa giác
Bố trí của đường dây tiếp xúc trên không theo các đường cong tạo thành chuỗi các đường dây thẳng giữa các giá đỡ liền kề, tạo thành hình đa giác, tất cả các droppers trong từng khoảng vượt nằm trong cùng một mặt phẳng thẳng đứng.
811-33-15
Dây tiếp xúc
Dây của con lăn lấy điện
Dây dẫn điện của đường dãy tiếp xúc trên không tiếp xúc với cơ cấu tập trung dòng điện.
811-33-16
Fi đơ dự phòng
Dây dẫn cung cấp sự liền mạch về điện giữa đường dây tiếp xúc trên các đoạn đường ray trên cả hai phía của trạm điện khi đường dây tiếp xúc trong bản thân trạm điện đó được cách ly.
811-33-17
Hệ treo có dây néo phụ
Hệ treo có dây néo trong đó dây tiếp xúc được treo bằng một hoặc nhiều droppers từ dây phụ ngắn liên tục được gắn với dây treo chính ở một điểm trên mỗi phía của giá đỡ dây treo chính.
811-33-18
Dây phụ
Dây phụ được sử dụng trong dây treo.
811-33-19
Giá đỡ (trong truyền động điện)
Các bộ phận dùng để đỡ dây dẫn và cái cách điện đi kèm của đường dây tiếp xúc trên không.
811-33-20
Cột (trong truyền động điện)
Giá đỡ chính thẳng đứng bằng gỗ cứng, bê tông hoặc thép, hoặc có kết cấu dạng lưới thép, có một đầu được cắm trực tiếp hoặc qua một đế riêng xuống đất ở một phía của đường ray.
811-33-21
Bộ làm lệch
Việc dịch chuyển dây tiếp xúc sang phía đối diện của tâm đường ray ở các giá đỡ liền kề để tránh mài mòn cục bộ lên dải mài mòn của khung lấy điện.
811-33-22
Móc treo
Thành phần được sử dụng để treo tải trọng cân bằng khoảng cột, dây néo phụ hoặc dây tiếp xúc từ dây néo ngang hoặc dây néo dọc.
811-33-23
Nối dây tiếp xúc
Phụ kiện dùng để liên kết hai đoạn dây tiếp xúc về điện và cơ.
811-33-24
Kẹp treo
Phụ kiện dùng để cung cấp đấu nối cơ giữa dây néo và dây tiếp xúc và đỡ cụm lắp ráp.
811-33-25
Bộ nối
Phụ kiện để cung cấp đấu nối cơ giữa hai dây dẫn điện.
811-33-26
Phụ kiện kết thúc
Phụ kiện được gắn vào một đầu của dây hoặc cáp để giữ chặt chúng.
811-33-27
Cái cách điện kiểu có chân (trong truyền động điện)
Cái cách điện được lắp cứng trên đế.
811-33-28
Cái cách điện kiểu treo (trong truyền động điện)
Cái cách điện kiểu đĩa
Thành phần của chuỗi cái cách điện có khả năng mang tải dưới dạng sức căng.
811-33-29
Cái cách điện kiểu chuỗi (trong truyền động điện)
Cái cách điện có các rãnh dọc trục, được đục hai lỗ vuông góc với nhau sao cho vật liệu cách điện được mang tải dưới dạng nén.
811-33-30
Mút chìa (trong truyền động điện)
Giá đỡ gồm một hoặc nhiều phần nằm ngang nhô ra từ cột đỡ.
811-33-31
Mút chìa có bản lề
Mút chìa được lắp cố định với cột đỡ theo cách cho phép đường dây tiếp xúc trên không di chuyển dọc trục và theo chiều thẳng đứng trong phạm vi nhất định.
811-33-32
Giá đỡ cứng
Phương pháp gắn đường dây tiếp xúc trên không với giá đỡ chúng.
811-33-33
Giá đỡ linh hoạt
Phương pháp gắn đường dây tiếp xúc trên không với giá đỡ của chúng bằng một hoặc nhiều dây trung gian nằm ngang hoặc thiết bị linh hoạt khác.
811-33-34
Khoảng cột cắt ngang
Dây hoặc cáp, thường được cách điện, được đặt ngang qua đường ray và được sử dụng:
– để đỡ một hoặc nhiều đường dây tiếp xúc trên không (khoảng vượt trên đầu);
– hoặc để mang lực đăng ký phía bên (đăng ký khoảng cột cắt ngang).
811-33-35
Đường rẽ
Thiết bị được sử dụng trên các đường vòng cung hoặc tại cho chia nhánh của đường ray, để giữ dây ở vị trí đúng của chúng.
811-33-36
Xà căn chỉnh
Thành phần cứng, được cách điện với giá đỡ của chúng, mang xà ổn định và thường có bản lề để cho phép di chuyển ngang qua đường ray hoặc di chuyển dọc trục.
811-33-37
Xà ổn định
Tay có bản lề để giữ dây tiếp xúc ở vị trí đúng của chúng ngang qua đường ray và thường cố định với xà căn chỉnh sao cho xà ổn định luôn mang tải dưới dạng sức căng.
811-33-38
Cấu trúc cổng (trong truyền động điện)
Giá đỡ gồm dầm nằm ngang và các cột được đặt trên cả hai phía của đường ray.
811-33-39
Hệ thống treo khoảng vượt trên đầu
Bố trí dạng cổng trong đó rầm được thay bằng bố trí các dây bắc ngang.
811-33-40
Khoảng cột
Đường dây tiếp xúc trên không từ một cột đỡ hoặc điểm treo đến cột đỡ hoặc điểm treo bên cạnh.
811-33-41
Cơ cấu ghi
Bố trí được sử dụng khi các dây tiếp xúc cắt nhau ở một góc cho phép bộ tập trung dòng điện di chuyển dọc theo một trong hai dây đó.
811-33-42
Đường ghi (đối với đường tàu điện hoặc ô tô điện)
Thiết bị được sử dụng tại tiếp giáp giữa hai đường dây tiếp xúc trên không cho phép đi qua cơ cấu tập trung dòng điện.
811-33-43
Tiếp giáp giao nhau (đối với đường tàu điện hoặc ô tô điện)
Loại tiếp giáp trên không ở đó các dây tiếp xúc của đường dây nhánh chạy ngang qua các dây tiếp xúc của đường dây chính.
811-33-44
Tiếp giáp tiếp tuyến (đối với đường tàu điện hoặc ô tô điện)
Loại tiếp giáp trên không ở đó các dây tiếp xúc của đường dây nhánh chạy sát với các dây của đường dây chính sau khi gặp nhau.
811-33-45
Thiết bị kéo căng
Cụm lắp ráp cho phép điều chỉnh độ căng về cơ của các dây dẫn.
811-33-46
Thiết bị kéo căng tự động
Cơ cấu được sử dụng trong thiết bị dùng để kéo căng để tự động duy trì, trong phạm vi giới hạn nhiệt độ nhất định, độ căng không đổi về cơ khí trong các dây dẫn.
811-33-47
Dây néo (trong truyền động điện)
Thanh, sợi dây hoặc cáp với thiết bị kéo căng để giữ chặt cột hoặc mút chìa.
811-33-48
Thiết bị kéo căng bằng đối trọng
Thiết bị kéo căng tự động được gắn với một cột và đảm bảo độ căng không đổi trong các dây dẫn bằng các đối trọng.
811-33-49
Dây dẫn tự động kéo căng
Dây tiếp xúc hoặc dây treo có độ căng được điều chỉnh bởi thiết bị kéo căng tự động.
811-33-50
Dây dẫn có đầu cố định
Thiết bị cố định
Dây dẫn có độ căng không được điều chỉnh bởi thiết bị kéo căng tự động.
811-33-51
Điểm cứng
Điểm trên đường dây tiếp xúc, trong vùng xà đăng ký có độ đàn hồi theo chiều dọc là thấp.
811-33-52
Chiều cao hệ thống
Khoảng cách theo phương thẳng đứng giữa dây treo chính và dây tiếp xúc được đo tại điểm đỡ.
811-33-53
Độ co giãn bên
Độ đàn hồi bên
Độ dịch chuyển của dây tiếp xúc theo phương ngang theo chiều ngang qua đường ray trên mỗi đơn vị lực đặt vào.
811-33-54
Độ co giãn thẳng đứng
Độ đàn hồi thẳng đứng
Độ dịch chuyển của dây tiếp xúc trong mặt phẳng thẳng đứng trên mỗi đơn vị lực đặt vào.
811-33-55
Độ võng của dây treo
Chênh lệch về độ cao giữa các điểm đỡ của dây treo và điểm thấp nhất của dây treo đó.
811-33-56
Độ võng của dây tiếp xúc
Chênh lệch về độ cao giữa dây tiếp xúc tại các điểm đỡ và tại điểm giữa của khoảng vượt.
811-33-57
Độ võng ban đầu của dây tiếp xúc
Giá trị ban đầu của độ võng được đưa ra có chủ ý đối với dây tiếp xúc trong quá trình lắp ghép.
811-33-58
Cáp bảo vệ chống sét (trong truyền động điện)
Sợi dây kim loại nối đất nằm phía trên đường dây tiếp xúc trên không để bảo vệ khỏi sét.
Mục 811-34 – Thanh ray dẫn điện
811-34-01
Thanh ray dẫn điện
Thanh ray thứ ba
Đoạn kim loại cứng hoặc thanh ray được lắp trên cái cách điện và tạo thành dây dẫn của đường dây trên không hoặc được đặt gần thanh ray.
811-34-02
Thanh ray dẫn ở giữa
Thanh ray dẫn được đặt giữa hai thanh ray.
811-34-03
Thanh ray dẫn mặt bên
Thanh ray dẫn đặt trên phía này hoặc phía kia của thanh ray.
811-34-04
Thanh ray dẫn trong ống
Thanh ray dẫn mặt bên hoặc ở giữa được định vị trong máng nằm thấp hơn thanh ray.
811-34-05
Thanh ray dẫn trên không
Đoạn cứng cuộn tròn của đường dây tiếp xúc trên không.
811-34-06
Khe hở của thanh ray dẫn
Khoảng trống giữa hai đoạn thanh ray dẫn liên tiếp.
811-34-07
Độ dốc
Độ lệch của thanh ray dẫn tại mỗi đầu của phần để tạo thuận lợi cho việc lượt đi (dốc lên) và trượt khỏi đường ray (dốc dài) của vành góp.
811-34-08
Cơ cấu chặn thanh ray dẫn
Cơ cấu để chặn thanh ray dẫn nhằm ngăn sự di chuyển dọc.
811-34-09
Cáp nối tắt (của đường ray)
Cáp cách điện được sử dụng để duy trì sự liền mạch của thanh ray dẫn tại khe hở.
811-34-10
Thanh ray dẫn trở về
Thanh ray dòng điện trở về
Thanh ray dẫn được sử dụng thay cho thanh ray đối với dòng điện trở về.
Mục 811-35 – Mạch dòng điện trở về
811-35-01
Mạch trở về
Mạch điện gồm các thanh ray hoặc thanh ray trở về, các đấu nối điện của chúng và các cáp trở về trạm điện.
811-35-02
Hệ thống trở về của đường ray
Hệ thống trong đó các thanh ray của đường ray tạo thành một phần mạch trở về đối với dòng điện truyền động.
811-35-03
Hệ thống trở về cách điện
Hệ thống trong đó các dây dẫn tạo thành mạch trở về được cách điện với đường ray.
811-35-04
Cáp trở về
Cáp âm của đường ray
Dây dẫn nối thanh ray hoặc thanh ray dòng điện trở về đến trạm điện.
811-35-05
Dòng diện tạp tán
Một phần của dòng điện trở về mà, trên ít nhất một phần của hành trình của nó, đi theo các tuyến không thuộc mạch trở về (ví dụ ống nước hoặc cáp điện thoại).
811-35-06
Máy biến áp tăng thế
Máy biến áp có tỷ số bằng một có một trong các cuộn dây được nối nối tiếp với đường dây tiếp xúc còn cuộn dây còn lại nối nối tiếp với dây dẫn trở về được cách điện.
CHÚ THÍCH: Máy biến áp tăng thế được định vị ở các khoảng dọc theo đường ray để hướng dòng điện ra khỏi thanh ray và đất vào dây dẫn trở về với mục đích làm giảm dòng điện tạp tán.
811-35-07
Liên kết tại điểm nối của thanh ray
Dây dẫn đảm bảo sự liền mạch về điện của thanh ray tại điểm nối.
811-35-08
Liên kết bằng cách hàn
Đấu nối điện mà hai đầu của nó được hàn với các đầu của thanh ray tại điểm nối.
811-35-09
Liên kết loại chân cắm
Mối nối điện mà hai đầu của nó được gắn bởi lực ma sát với các đầu của thanh ray tại điểm nối.
811-35-10
Điểm nối về điện của thanh ray
Điểm nối liên kết của thanh ray
Điểm nối cơ của thanh ray mà cũng đảm bảo sự liền mạch về điện của mạch trở về.
811-35-11
Điểm nối cách diện của thanh ray
Điểm nối cơ của thanh ray phân cách về điện với thanh ray.
811-35-12
Dây nối đất
Dây kim loại nối các cơ cấu đỡ với đất hoặc với thanh ray để bảo vệ con người và hệ thống lắp đặt trong trường hợp có sự cố cách điện và có thể được sử dụng làm cáp trở về.
Mục 811-36 – Hệ thống cung cấp điện
811-36-01
Hệ thống nuôi
Hệ thống nuôi được định nghĩa bởi các đặc tính danh nghĩa của điện năng được cung cấp cho đường dây tiếp xúc như điện áp, số pha và tần số dòng điện xoay chiều hoặc điện áp của điện một chiều.
811-36-02 (605-01-06)
Trạm (truyền động)
Trạm điện có chức năng chính để cung cấp điện cho hệ thống truyền động.
811-36-03
Trạm biến áp
Trạm điện mà ở đó điện năng của hệ thống nguồn sơ cấp được chuyển thành điện áp của đường dây tiếp xúc.
811-36-04
Trạm chỉnh lưu
Trạm điện mà ở đó dòng điện xoay chiều, thường là ba pha, được chuyển đổi thành dòng điện một chiều để cung cấp điện cho đường dây tiếp xúc.
811-36-05
Trạm di động
Trạm di chuyển được
Trạm điện được lắp đặt trên xe có khả năng di chuyển trên đường hoặc đường ray, để cung cấp điện cho đường dây tiếp xúc tại hiện trường nơi cung cấp đấu nối đến hệ thống nguồn cung cấp chính.
811-36-06
receptive substation
Trạm điện mà ở đó năng lượng được phục hồi từ việc hãm hồi năng của đoàn tàu có thể trở về hệ thống cung cấp chính.
811-36-07
Trạm fi đơ
Trạm điện tại đó các đường dây cung cấp được nối với đường dây tiếp xúc.
811-36-08
Cáp fi đơ
Fi đơ
Đấu nối điện giữa đường dây tiếp xúc và trạm điện.
811-36-09
Fi đơ của đường dây
Dây dẫn của đường dây trên không được lắp đặt song song với hoặc ở vị trí song song với đường dây tiếp xúc để cấp nguồn cho các điểm fi đơ liên tiếp hoặc để tăng tiết diện có ích.
811-36-10
Phân đoạn
Việc chia đường dây tiếp xúc thành các đoạn về điện, từng đoạn có thể được cách ly với đoạn liền kề ví dụ bằng cơ cấu đóng cắt.
811-36-11
Điểm phân đoạn
Bố trí thiết bị của đường dây tiếp xúc để cung cấp cách điện giữa các đoạn liền kề của đường dây tiếp xúc và cho phép tập trung dòng điện một cách liên tục.
811-36-12
Trạm biến áp tự ngẫu (trong truyền động điện)
Trạm điện được trang bị biến áp tự ngẫu được cấp nguồn ở hai lần điện áp đường dây tiếp xúc từ fi đơ của đường dây, cho phép đưa năng lượng vào đường dây tiếp xúc.
CHÚ THÍCH: Ngoài ra, trạm điện này có thể cung cấp một số hoặc tất cả các chức năng của phân đoạn đường ray hoặc cabin song song đường ray.
811-36-13
Cabin phân đoạn của đường ray (trong truyền động điện)
Cabin song song của đường ray (trong truyền động điện)
Trạm điện được trang bị thanh cái và các áptômát cung cấp một số hoặc tất cả các chức năng của phân đoạn và của việc nối các đường dây tiếp xúc song song, có thể gồm cả các fi đơ của đường dây bất kỳ hội tụ trên nó.
811-36-14
Phần gối lên có cách điện
Điểm phân đoạn được hình thành bởi sự gối lên nhau của đầu các phân đoạn liền kề của đường dây tiếp xúc, cho phép chạy song song, cách điện được cung cấp bằng khe hở không khí thích hợp giữa hai thiết bị.
811-36-15
Cái cách điện của phân đoạn
Điểm phân đoạn được hình thành bởi cái cách điện được đưa vào liên tiếp trong đường dây tiếp xúc, với các má phanh hoặc cơ cấu tương tự để duy trì việc tập trung dòng điện một cách liên tục.
811-36-16
Đoạn trung tính
Đoạn của đường dây tiếp xúc có điểm phân đoạn ở mỗi đầu, để ngăn ngừa các đoạn kế tiếp về điện khác về điện áp hoặc pha được nối với nhau bằng các tuyến tập trung dòng điện.
811-36-17
Sự độc lập của các đường ray
Bố trí chung của các thiết bị cung cấp sự độc lập về điện và cơ của các đường ray sao cho khi một đường ray hỏng sẽ không ảnh hưởng đến các đường ray còn lại.
811-36-18
Kẹp fi đơ
Phụ kiện dẫn cung cấp đấu nối điện giữa các dây dẫn của hệ thống tiếp xúc và cáp fi đơ.
811-36-19
Đường ray của hệ thống đối ngẫu
Đưòng ray mà trên đó đường dây tiếp xúc có thể được cung cấp điện từ một trong hai nguồn điện năng.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
Mục 811-01: Thuật ngữ chung
Mục 811-02: Các loại xe
Mục 811-03: Tải vận chuyển và tải đoàn tàu
Mục 811-04: Phương pháp sử dụng
Mục 811-05: Chuyển động của đoàn tàu
Mục 811-06: Phanh
Mục 811-07: Độ bám
Mục 811-08: Chất lượng vận chuyển
Mục 811-09: Khổ đường
Mục 811-10: Hạng mục thử nghiệm
Mục 811-11: Tính năng của xe có động cơ chạy điện
Mục 811-12: Động cơ kéo
Mục 811-13: Các giá trị đặc trưng của động cơ kéo
Mục 811-14: Các bộ phận chính của máy điện quay
Mục 811-15: Truyền động trục
Mục 811-16: Động cơ truyền động tịnh tiến
Mục 811-17: Xe nhiệt-điện
Mục 811-18: Máy phát dùng cho xe nhiệt điện
Mục 811-19: Bộ chuyển đổi chính và bộ chuyển đổi phụ trợ
Mục 811-20: Pin/acqui
Mục 811-21: Bộ nén và bơm
Mục 811-22: Làm mát không khí
Mục 811-23: Chiếu sáng, sưởi và điều hòa không khí
Mục 811-24: Đo tốc độ tàu
Mục 811-25: Mạch điện và phần tử mạch điện
Mục 811-26: Máy biến áp điện lực và cuộn kháng
Mục 811-27: Điện trở và tụ điện
Mục 811-28: Điện tử
Mục 811-29: Khí cụ đóng cắt
Mục 811-30: Thiết bị điều khiển
Mục 811-31: Thiết bị phụ trợ và thiết bị bảo vệ
Mục 811-32: Tập trung dòng điện
Mục 811-33: Thiết bị của đường dây tiếp xúc trên đầu
Mục 811-34: Thanh ray dẫn điện
Mục 811-35: Mạch dòng điện trở về
Mục 811-36: Hệ thống cung cấp điện
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8095-811:2010 (IEC 60050-811 : 1991) VỀ TỪ VỰNG KỸ THUẬT ĐIỆN QUỐC TẾ – PHẦN 811: HỆ THỐNG KÉO BẰNG ĐIỆN | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN8095-811:2010 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Điện lực |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |