TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8184-2:2009 (ISO 6107 – 2 : 2006) VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC – THUẬT NGỮ – PHẦN 2

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8184 – 2 : 2009

ISO 6107 – 2 : 2006

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – THUẬT NGỮ – PHẦN 2

Water quality – Vocabulary – Part 2

Lời nói đầu

TCVN 8184-2:2009 thay thế ISO 5981 : 1995

TCVN 8184-2:2009 hoàn toàn tương đương với ISO 6107-2 : 2006.

TCVN 8184-2:2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 147 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8184Chất lượng nước – Thuật ngữ gồm các tiêu chuẩn sau:

– TCVN 8184-1 : 2009 (ISO 6107-1:2004), Phần 1;

– TCVN 8184-2 : 2009 (ISO 6107-2 : 2006) , Phần 2;

– TCVN 5982 : 1995 (ISO 6107-3 : 1993),Phần 3;

– TCVN 5983 : 1995 (ISO 6107-4 : 1993), Phần 4;

– TCVN 8184-5 : 2009 (ISO 6107-5 : 2004), Phần 5;

– TCVN 8184-6 : 2009 (ISO 6107-6 : 2004), Phần 6;

– TCVN 8184-7 : 2009 (ISO 6107-7 : 2004), Phần 7;

– TCVN 8184-8 : 2009 (ISO 6107-8 : 1993/Amd 1 : 2001), Phần 8.

Bộ tiêu chuẩn ISO 6107 “Water quality – Vocabulary” còn có tiêu chuẩn sau:

– ISO 6107-9:1997, Part 9: Alphabetical list and subject index

Lời giới thiệu

Những định nghĩa trong các phần của tiêu chuẩn TCVN 8184 (ISO 6107) không nhất thiết phải hoàn toàn tương đương với định nghĩa trong các tiêu chuẩn có liên quan hoặc trong văn từ của sách khoa học hoặc từ điển. Những định nghĩa này được xây dựng vì mục đích kỹ thuật cũng như để thông hiểu và mang lại lợi ích cho người sử dụng không phải là chuyên gia trong lĩnh vực chất lượng nước. Mặc dù đã rất cố gắng để đảm bảo các định nghĩa đúng đắn về mặt kỹ thuật, nhưng trong tiêu chuẩn này cũng không thể nêu ra đầy đủ mọi chi tiết. Vì thế, các thuật ngữ định nghĩa của tiêu chuẩn này không nhằm cho mục đích tiến hành pháp lý và qui định trong hợp đồng, ISO không chịu trách nhiệm về các hậu quả có thể phát sinh từ việc sử dụng các định nghĩa này cho những mục đích không định trước. TCVN 8184 (ISO 6107) được hạn chế ở những định nghĩa cho các thuật ngữ đã lựa chọn có trong tiêu chuẩn của Ban kỹ thuật TCVN/TC 174 Chất lượng nước.

 

CHẤT LƯỢNG NƯỚC – THUẬT NGỮ – PHẦN 2

Water quality – Vocabulary – Part 2

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ sử dụng trong các lĩnh vực nhất định về mô tả đặc tính chất lượng nước.

Thuật ngữ và định nghĩa

1. Độ muối tuyệt đối

Sa

Tỉ số của khối lượng vật chất hòa tan trong nước biển trên khối lượng nước biển.

CHÚ THÍCH Trong thực tế, đại lượng này không thể đo được trực tiếp và độ muối thực tế (85) được qui định dùng để báo cáo những quan sát hải dương học.

2. Độ axit

Dung lượng của môi trường nước tới phản ứng với ion hydroxit.

3. Nước xâm thực

Nước có chỉ số Langelier âm

Xem Chỉ số Langelier (58)

4. Tính xâm thực

Xu hướng của nước hòa tan canxi cacbonat.

Xem Chỉ số Langelier (58).

5. Độ kiềm

Dung lượng của môi trường nước tới phản ứng với ion hydro

6. Chất hoạt động bề mặt anion

Chất hoạt động bề mặt (138)  ion hóa trong dung dịch nước để tạo ra các ion hữu cơ tích điện âm có chức năng hoạt động bề mặt

[ISO 862 : 1984]

7. Độ chọn lọc biểu kiến

<Phép đo vi sinh vật> Tỷ số giữa số các khuẩn lạc mục tiêu và tổng số các khuẩn lạc trong cùng một thể tích mẫu được tính theo công thức toán học, F

CHÚ THÍCH Độ chọn lọc được tính như sau:

F = log(a/n)

Trong đó

là nồng độ biểu kiến của các loại mục tiêu giả định được tính bằng cách đếm số khuẩn lạc;

n là nồng độ của tổng số khuẩn lạc.

8. Khoảng nồng độ sử dụng

Khoảng nồng độ được đo hàng ngày bằng một phương pháp nào đó.

9. Lấy mẫu tự động

Quá trình trong đó các mẫu được lấy gián đoạn hoặc liên tục, không có sự can thiệp của con người và theo một chương trình đã định trước.

10. Clo sẵn có

Tổng clo sẵn có

Các thuật ngữ thường dùng trong việc mô tả đặc tính các dung dịch natri hypoclorit đậm đặc và nước clo và sự làm loãng chúng dùng cho clo hóa.

11. Phép thử sinh học

Kỹ thuật đánh giá ảnh hưởng sinh học, định tính hoặc định lượng các chất khác nhau trong nước bằng ý nghĩa của những sự thay đổi trong một hoạt động sinh học đã định.

12. Nhu cầu oxy hóa

BOD

Nồng độ khối lượng oxy hóa hòa tan bị tiêu tốn dưới những điều kiện xác định do sự oxy hóa sinh học các chất hữu cơ và/hoặc vô cơ trong nước.

13. Trầm tích đáy

Chất rắn tích tụ do các thành phần lơ lửng lắng đọng trên nền đáy của các vùng nước chảy hoặc tĩnh.

Xem ISO 5667-12

14. Điểm clo hóa tới hạn

Điểm mà ở đó khi thêm clo vào nước thì clo tự do có sẵn tăng lên tỉ lệ với lượng clo đang được thêm vào.

CHÚ THÍCH Tại điểm này tất cả amoniac được oxy hóa hết

15. Kênh/Sông đào

Dòng nước nhân tạo thường được xây dựng để nối sông, hồ, hoặc biển và thường có kích thước phù hợp cho vận tải thủy.

CHÚ THÍCH Phần lớn các kênh có lưu lượng nước thấp và đặc tính trộn lẫn thấp

16. Phân hạng theo đặc tính

Phương pháp trình bày đặc tính bằng số thể hiện một tần suất quan hệ dựa trên sự phân loại có mặt/vắng mặt (P/A) hoặc cộng-trừ (+/-).

17. Chất hoạt động bề mặt cation

Chất hoạt động bề mặt (138) ion hóa trong dung dịch nước để tạo ra các ion hữu cơ tích điện dương có chức năng hoạt động bề mặt

[ISO 862 : 1984]

18. Van kiểm tra

Van cơ khí cho phép chất lỏng chỉ chảy qua theo một hướng.

CHÚ THÍCH áp suất của chất lỏng chảy qua van này theo một hướng có ảnh hưởng đến việc đóng mở van.

19. Nhu cầu oxi hóa học

COD

Nồng độ khối lượng oxy tương đương với lượng dicromat bị tiêu tốn do các chất hòa tan và lơ lửng trong nước khi mẫu nước được xử lí với chất oxy hóa trong những điều kiện xác định

20. Cloramin

Các chất dẫn xuất của amoniac do sự thay thế của một, hai hoặc ba nguyên tử hydro bằng nguyên tử clo (monocloramin NH2Cl, dicloramin NHCl2, nitơ triclorua NCl3) và tất cả các chất dẫn xuất clo của các hợp chất nitơ hữu cơ.

21. Clo hóa

Quá trình thêm khí clo hoặc các hợp chất vào nước từ đó sinh ra axit hypoclorơ hay ion hypoclorit, nhằm để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, động vật và thực vật, để oxy hóa các chất hữu cơ, để trợ giúp sự keo tụ hoặc để giảm bớt mùi.

CHÚ THÍCH Mục đích chính thường là để diệt khuẩn

22. Nhu cầu clo

Yêu cầu clo

Hiệu số giữa lượng clo đã cho vào mẫu nước hoặc nước thải và lượng clo dư tổng số còn lại ở cuối giai đoạn tiếp xúc đã định.

23. Làm trong nước

Quá trình trong đó các hạt được lắng đọng trong một cái thùng để yên (không khuấy), nước trong hơn chảy ra giống như nước đã xử lí

24. Thùng lắng

Bể lắng cặn

Bể lắng

Một bể lớn, nơi để cho các chất lơ lửng trong nước lắng xuống.

CHÚ THÍCH Thùng lắng thường được lắp các máy nạo cơ khí để gom và loại bỏ cặn rắn ra khối đáy bể/thùng.

25. Huyền phù keo

Huyền phù chứa các hạt, thường được tích điện và không lắng được nhưng có thể loại bỏ được bằng phương pháp keo tụ.

26. Khuẩn lạc

Sự tích tụ nhìn thấy được theo vị trí của sinh khối vi sinh vật phát triển từ một loại tiểu thể sống được trên hoặc trong một môi trường dinh dưỡng rắn

CHÚ THÍCH Thông thường, các khuẩn lạc nhỏ (micro) cạnh các tiểu thể sống được, trước khi trở nên nhìn thấy (rõ ràng), được hợp nhất thành một khuẩn lạc to (macro). Do đó số các khuẩn lạc nhìn thấy được thường ít hơn số các tiểu thể sống được.

27. Đơn vị hình thành nên khuẩn lạc

CFU

Tiểu thể hình thành nên khuẩn lạc

CFP

Đơn lẻ hay là tập hợp của các tế bào vi sinh vật, chùm các bào tử, hoặc mẩu dạng sợi tạo ra một khuẩn lạc đơn lẻ khi được nuôi cấy trên một môi trường phát triển rắn thích hợp.

CHÚ THÍCH 1 Trong ISO 13845, thuật ngữ này được coi là một biệt lệ và không được sử dụng vì nó gây hiểu nhầm số khuẩn lạc quan sát được với số thực thể sống phát triển trên môi trường nuôi cấy.

CHÚ THÍCH 2 Đơn vị phát triển, tiểu thể sống được, cành giâm (90) và mầm (90) là các thuật ngữ có cùng nghĩa, nhưng  không chỉ áp dụng cho phương pháp đếm khuẩn lạc mà còn áp dụng cho số xác suất lớn nhất (MPN) và phương pháp tính có/không (P/A).

28. Clo liên kết

Phần của clo dư tổng số tồn tại dưới dạng các cloramin, cloramin hữu cơ và nitơ triclorua (NCl3).

29. Mẫu tổ hợp

Hai hoặc nhiều mẫu, hoặc phần mẫu được trộn lẫn với nhau theo tỉ lệ thích hợp đã biết (gián đoạn hoặc liên tục), từ đó có thể thu được kết quả trung bình của một đặc tính mong muốn.

CHÚ THÍCH Tỉ lệ trộn thường được dựa trên thời gian đo hoặc lưu lượng đo.

30. Số đếm khuẩn lạc được khẳng định

Số đếm lượng khuẩn lạc được xác nhận

Số đếm khuẩn lạc gần đúng được hiệu chỉnh theo sai số dương tính.

CHÚ THÍCH Số đếm khuẩn lạc gần đúng được khẳng định tính theo công thức toán học sau:

Trong đó

c là số lượng khuẩn lạc gần đúng;

r là tỷ lệ số dương thực;

n là số dương gần đúng được phân lập để khẳng định;

k là số được khẳng định.

31. Sự ổn định tiếp xúc

Cải biên của quá trình xử lí bằng bùn hoạt hóa, theo đó bùn hoạt hóa đã sục khí trước được đưa vào tiếp xúc với nước cống thô trong một thời gian ngắn (ví dụ từ 15 min đến 30 min).

CHÚ THÍCH Cặn bùn sau khi tiếp xúc được để lắng và đưa trở lại vào một bể riêng biệt, ở đó nó được sục khí với thời gian lâu hơn (từ 6 h đến 8 h)

32. Lấy mẫu liên tục

Quá trình trong đó một mẫu được lấy liên tục từ một vùng nước.

33. Tính ăn mòn

Khả năng tấn công của nước đến các vật liệu khác nhau do các tác động hóa học, hóa lí hoặc hóa sinh

34. Chất lỏng đậm đặc không nằm trong pha nước

DNAPL

Hợp chất hữu cơ có tính tan thấp trong nước và có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước, ví dụ các hydrocacbon được clo hóa như tricloroetan.

35. Bộ phát hiện

Bộ dụng cụ phát hiện

(phép đo vi sinh vật) Phối hợp của các đĩa hoặc ống đựng môi trường nuôi cấy để dựa vào đó ước lượng số các vi sinh vật.

36. Dụng cụ phát hiện

Dụng cụ phát hiện tiểu thể

Đĩa chứa chất nền hoặc ống chứa một môi trường nuôi cấy dùng để đếm hoặc phát hiện các tiểu thể sống.

37. Thông số cần xác định

Thông số hoặc chất cần xác định

38. Sự thẩm tách

Quá trình mà các phân tử nhỏ hoặc ion khuếch tán qua một màng khiến chúng được tách khỏi những phân tử lớn hơn trong dung dịch và khỏi những chất lơ lửng

39. Khuê tảo/Tảo cát

Các tảo đơn bào thuộc lớp Bacillarieae có thành tế bào là silic dioxit

40. Lấy mẫu gián đoạn

Quá trình lấy mẫu mà trong đó các mẫu đơn được lấy từ một vùng nước.

41. Đường oxy hòa tan

Đường thể hiện sự biến đổi của tổng thể hàm lượng oxy hòa tan dọc theo chiều dòng nước và được lập ra bằng đồ thị hoặc bằng tính toán.

42. Chất rắn hòa tan

Các chất còn lại của một mẫu sau khi lọc và làm bay hơi đến khô dưới những điều kiện xác định

CHÚ THÍCH Cũng có thể có cả chất keo

43. Độ xốp hiệu dụng

Tỷ lệ của khe hở hoặc lỗ xốp đã no nước bên trong một tầng chứa nước ảnh hưởng trực tiếp đến dòng chảy của nước dưới đất

CHÚ THÍCH Độ xốp hiệu dụng thể hiện tỷ số giữa thể tích của lỗ xốp và toàn bộ thể tích của khối đá

44. Cửa sông

Vùng nước đoạn hạ lưu của một con sông được bao bọc một phần, nối thông với biển và nhận được nước ngọt từ các vùng lưu vực ở thượng lưu.

[ISO 772 : 1996]

45. Phú dưỡng hóa

Sự làm giàu nước ngọt và nước mặn bằng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là với các hợp chất nitơ và phôtpho, điều đó sẽ thúc đẩy nhanh sự phát triển của tảo và các dạng thực vật bậc cao hơn.

46. Khả năng giữ nước của đất

Lượng nước tối đa mà đất có thể giữ lại sau khi nước theo trọng lực đã chảy thoát đi.

47. Máng đo

Một kênh nhân tạo có hình dạng và kích thước xác định, có thể được dùng để đo dòng chảy.

CHÚ THÍCH Định nghĩa lấy theo ISO 772 : 1996

48. Cacbon dioxit tự do

Cacbon dioxit hòa tan trong nước

49. Clo tự do

Clo có mặt dưới dạng axit hypoclorơ, ion hypoclorit hoặc clo nguyên tố hòa tan.

50. Biểu đồ hướng dẫn

Bản vẽ sự phân tán theo hai chiều để trình bày dữ liệu về tính năng của phương pháp (số lượng hoặc độ chính xác) với giá trị hướng dẫn tùy ý hoặc giá trị hướng dẫn thu được theo ước lượng độ không đảm bảo Kiểu B.

CHÚ THÍCH Trong biểu đồ hướng dẫn, trục hoành thường là số đếm khuẩn lạc trên dụng cụ phát hiện

51. Hơi nước thủy tinh

Pha hơi nước chứa trong một hệ thống kín, cân bằng với vật liệu mẫu (chất lỏng, rắn hoặc hỗn hợp).

52. Phân bố Poisson không đồng nhất

Phân bố Poisson hỗn hợp

Sự phân bố nẩy sinh khi trung bình của một phân bố Poisson biến đổi một cách ngẫu nhiên theo từng trường hợp.

53. Tính dẫn nước (Tính dẫn thủy lực)

Tính chất của một tầng nước liên quan đến khả năng truyền nước qua các khe nối liền với nhau bên trong tầng nước đó.

54. Phân tích trực tiếp

Phân tích tại hiện trường

Hệ thống phân tích tự động trong đó ít nhất bộ phận sensor phân tích được đặt trong vùng nước.

55. Nước tưới

Nước được cấp cho đất hoặc lớp đất trồng cây để tăng hàm lượng ẩm của chúng, để cung cấp lượng nước cần thiết cho sự tăng trưởng bình thường của cây và/hoặc để ngăn chặn sự tích tụ quá nhiều muối trong đất.

56. Lấy mẫu đẳng tốc

Kĩ thuật lấy mẫu trong đó dòng nước mẫu chảy vào lỗ của một dụng cụ lấy mẫu bằng với tốc độ của dòng nước ở chỗ kề với dụng cụ lấy mẫu.

57. Hồ

Một vùng nước trong đất liền có diện tích đáng kể.

CHÚ THÍCH Hồ nước mặn lớn thường được gọi là biển

58. Chỉ số Langelier

Giá trị thu được bằng việc lấy pH đo được của mẫu nước trừ đi pH bão hòa (pHs).

CHÚ THÍCH pHs là pH tính được khi nước cân bằng với canxi cacbonat rắn

59. Chất lỏng nhẹ không phân pha với nước

LNAPL

Hợp chất hữu cơ có tính tan trong nước thấp và tỷ trọng kém hơn tỷ trọng của nước, ví dụ như các sản phẩm dầu mỏ.

60. Giới hạn phát hiện

Tín hiệu ra hoặc giá trị mà trên giá trị đó thì có thể khẳng định, với một mức tin cậy đã nêu ví dụ 95 %, rằng một mẫu là khác với mẫu trắng không chứa thông số cần xác định được quan tâm.

61. Giới hạn định lượng

Giới hạn xác định

Bội số của giới hạn phát hiện được công bố, ví dụ hai hoặc ba lần giới hạn phát hiện tại một nồng độ của thông số cần xác định mà có thể xác định được một cách hợp lý với mức chính xác và độ đúng chấp nhận được.

CHÚ THÍCH Giới hạn định lượng có thể tính được bằng cách sử dụng tiêu chuẩn hoặc mẫu thích hợp và có thể thu được từ điểm hiệu chuẩn thấp nhất trên đường chuẩn (kể cả mẫu trắng)

62. Độ tuyến tính

Xác định được bằng phép đo của dung dịch hiệu chuẩn với nồng độ đã biết bằng với phạm vi đo theo yêu cầu của đầu dò/dụng cụ phân tích.

CHÚ THÍCH 1 Với từng nồng độ, độ lệch trung bình và độ lệch chuẩn được tính và mỗi phần nồng độ được tính là hai lần độ lệch chuẩn. Nếu thu được đường thẳng bằng phép hồi qui tuyến tính của tất cả các phép đo giao nhau với từng phần nồng độ đã tính được , thì lúc đó đầu dò được coi là tuyến tính.

CHÚ THÍCH 2 Xem TCVN 6751 (ISO 9169)

63. Thế điện trở của đất

Sự tổ hợp của các lực, không phụ thuộc vào trọng lực, tác động lên nước trong đất (nước chứa trong các lỗ của đất/đá mẹ) mà các lực này tồn tại như là lực hút (lực hấp dẫn) của bề mặt của đất lên nước và lực hút (lực hấp dẫn) của các phân tử nước với nhau.

CHÚ THÍCH Nói chung, kích thước hạt đất càng nhỏ thì thế điện trở càng cao.

64. Độ kiềm theo metyl đỏ

Phép đo qui ước độ kiềm tổng số của nước bằng sự chuẩn độ tới điểm cuối theo chỉ thị metyl đỏ (pH 4.5).

CHÚ THÍCH Độ kiềm theo metyl đỏ thường được sử dụng kết hợp với độ kiềm theo phenolphtalein (80) nhằm đánh giá đương lượng của hydro cacbonat, cacbonat và nồng độ hydro của nước.

65. Lọc qua môi trường hỗn hợp

Quá trình xử lí nước, trong đó nước được đi qua hai hoặc nhiều lớp theo hướng đi xuống hoặc đi lên.

CHÚ THÍCH Lớp trên gồm những hạt lớn có tỉ trọng thấp. Trong mỗi lớp tiếp sau các hạt nhỏ hơn, nhưng tỉ trọng của các hạt cao hơn

66. Monitoring / Sự giám sát

Quá trình lấy mẫu, đo đạc đã được lập chương trình và sau đó được ghi lại hoặc truyền tín hiệu đi hoặc cả hai về những đặc tính khác nhau của nước, thường nhằm mục đích đánh giá sự phù hợp của nước với các mục đích đã định

67. Dụng cụ lấy mẫu đa cấp/nhiều mức

Hệ thống thiết bị riêng dùng để lấy mẫu nước dưới đất ở những độ sâu riêng biệt nằm dưới bể mặt đất.

CHÚ THÍCH Thiết bị này có thể được đưa trực tiếp vào trong đất, được lắp đặt vào trong một lỗ khoan đã có sẵn hoặc được lắp đặt vào trong một lỗ khoan dùng cho mục đích lấy mẫu. Khi được lắp vào trong một lỗ khoan thì sử dụng vật lót thích hợp để cách ly các điểm lấy mẫu.

68. Nhiều lỗ khoan

Tập hợp các lỗ khoan riêng rẽ hoặc các dụng cụ đo áp điện được lắp đặt tách biệt với nhau để tạo nên mạng lưới monitoring phù hợp cho mục đích của một cuộc nghiên cứu khảo sát.

69. Áp điện kế/Dụng cụ đo áp điện đặt trong lỗ khoan

Tập hợp các áp điện kế/dụng cụ đo áp điện được lắp đặt bên trong một lỗ khoan có đường kính rộng.

CHÚ THÍCH Nói chung, mỗi dụng cụ đo áp điện cần phải được thiết kế để cho phép lấy mẫu qua một quãng độ sâu cụ thể trong tầng chứa nước. Đầu mũi dụng cụ đo áp điện được lắp một màng chống thấm để cách ly các dụng cụ đo áp điện khác với nhau.

70. Chất hoạt động bề mặt không ion

Chất hoạt động bề mặt (138) không tạo ra các ion trong dung dịch nước.

Xem ISO 862

CHÚ THÍCH Các chất hoạt động bề mặt không ion này tan được trong nước là nhờ sự có mặt trong các phân tử của chúng, các nhóm chức có ái lực mạnh với nước

71. Phân tích tại chỗ/Phân tích trực tuyến

Hệ thống phân tích tự động trong đó mẫu nước được lấy từ vùng nước qua đầu lấy mẫu đưa đến thiết bị phân tích bằng một đường dẫn thích hợp.

72. Sự phân tán quá mức

Biến động theo số dư của phân bố Poisson tìm được một cách định tính qua chỉ số phân tán Poisson và đo được một cách định lượng bằng ước tính thông số µ (Hệ số phân tán quá mức) đối với phân bố nhị thức âm.

73. Hệ số phân tán quá mức

µ

Độ không ổn định ngẫu nhiên bổ sung của phép xác định theo số dư của phân bố Poisson, đo được về mặt độ lệch chuẩn tương đối.

74. Sai số do chồng lấn

Sai số do bão hòa

Sự phân tán có tính hệ thống của các số đếm khuẩn lạc do sự tụ tập của các khuẩn lạc.

CHÚ THÍCH Về mặt định lượng, sai số do chồng lấn phụ thuộc trước tiên vào phần không gian phát triển có sẵn do sự phát triển khuẩn lạc chiếm giữ

75. Vật lót

Thiết bị hoặc vật liệu dùng để cách ly tạm thời các mặt cắt thẳng đứng đã định bên trong lỗ khoan để thực hiện lấy mẫu nước dưới đất từ các vùng hoặc vị trí riêng biệt bên trong lỗ khoan hoặc tầng nước.

76. Số đếm song song

(Phép đo vi sinh vật) Số tiểu thể hoặc khuẩn lạc bằng với các phần phân tích thu được từ cùng một mẫu

CHÚ THÍCH Các phép xác định song song là số tiểu thể hoặc khuẩn lạc đếm được từ các mẫu lặp lại

77. Thông số

Thuộc tính của nước được dùng để mô tả đặc tính nước.

78. Pastơ hóa (diệt khuẩn theo phương pháp Pastơ)

Quá trình liên quan đến sự nâng nhiệt độ trong một khoảng thời gian thích hợp, để vô hiệu hóa các vi sinh vật, đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh hoặc làm giảm số lượng của chúng trong một thời gian giới hạn tới một mức qui định hoặc tới mức thấp hơn liều lây nhiễm bệnh

79. Nước ngầm không liên kết

Vùng nước ngầm tách biệt, với chiều ngang và chiều dọc bị giới hạn, nằm bên trong vùng nước không bão hòa rất cao trên vùng nước ngầm chung.

80. Độ kiềm theo phenolphtalein

Phép đo bằng chuẩn độ theo phenolphtalein (pH = 8,3) của phần kiềm qui ước do tổng hàm lượng ion hydroxit và một nửa hàm lượng ion cacbonat trong nước tạo thành.

CHÚ THÍCH độ kiềm theo phenol phtalein thường được dùng phối hợp với độ kiềm theo metyl đỏ (64)

81. Áp điện kế/Dụng cụ đo áp điện

Thiết bị gồm một ống với một thành phần xốp hoặc mặt cắt đục lỗ (được bao bọc bằng một cái lọc) được lắp và bọc kín để trong đất ở độ sâu thích hợp.

82. Làm cọc bùn

Quá trình mà nhờ đó tỷ trọng của một mẫu bùn đáy được tăng lên nhờ lực được sinh ra bên trong ống lõi thiết bị lấy mẫu khi làm cho áp suất hướng xuống phía dưới thiết bị lấy mẫu.

CHÚ THÍCH Lực nén này xẩy ra là do sự ma sát vào thành ống và tính bền của phần bùn đáy được lấy mẫu.

Xem ISO 5667-12

83. Phân bố Poisson

Sự phân bố hoàn toàn ngẫu nhiên của các số hạt khi lấy mẫu một huyền phù đã được trộn kỹ.

84. Sự ô nhiễm

Sự giảm tính phù hợp của nước đối với một số mục đích sử dụng đã định nào đó.

CHÚ THÍCH Định nghĩa này do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra.

85. Độ muối thực tế

Sp

Một đại lượng không thứ nguyên dùng để kiểm tra chất lượng nước, được xem như sự ước lượng về nồng độ của muối hòa tan trong nước biển, tính bằng gam/kilôgam. Nó được định nghĩa là tỉ số (K15) giữa độ dẫn điện của mẫu nước ở 15 oC và 101,3 kPa (1 atm) và độ dẫn điện của dung dịch KCl xác định (32, 436 6 g/kh) ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

86. Sự sục khí trước

Sự sục khí nước cống trước khi để lắng

87. Sự sục khí trước

Sự sục khí nước cống đã lắng trong một thời gian ngắn ngay trước khi xử lí sinh học.

88. Sự lọc áp lực

Quá trình xử lí nước theo đó nước được cho qua một hệ thống kín chịu áp lực.

CHÚ THÍCH Sự lọc áp lực là tương tự như lọc nhanh qua cát (98).

89. Tính đúng cơ bản

Tính đúng hoàn toàn

Sự thiết lập các qui định kỹ thuật cho tính năng của một phương pháp mới và/hoặc cho kiểm định thực nghiệm mà một phương pháp đáp ứng các chuẩn mực chất lượng đã được rút ra về lý thuyết

90. Chồi/mầm

Thực thể sống, như tế bào thực vật, nhóm các tế bào, bào tử, đám bào tử hoặc mẩu sợi nấm có khả năng phát triển trong một môi trường dinh dưỡng.

91. Lấy mẫu tỉ lệ

Kĩ thuật để thu được mẫu từ nước đang chảy, trong đó tần suất lấy mẫu (trong trường hợp lấy mẫu gián đoạn), hoặc tốc độ dòng mẫu (trong trường hợp lấy mẫu liên tục) tỉ lệ với tốc độ dòng chảy của nước được lấy mẫu

92. Tính tỉ lệ

Số đo độ chệch thay đổi qua suốt khoảng nồng độ chất phân tích (chất cần được xác định) đối với một phương pháp phân tích, dụng cụ phân tích, hoặc đầu dò (cảm biến) phân tích.

CHÚ THÍCH 1 Tính tỉ lệ được xác định bằng cách đo mẫu chuẩn đã được chọn thông qua khoảng nồng độ và lập đồ thị độ chênh lệch dựa theo giá trị chuẩn.

CHÚ THÍCH 2 Tất cả các mẫu chuẩn được tạo thành bằng cách pha loãng từ một mẫu chung (mẫu gốc), trong khi đó từng mẫu chuẩn là độc lập với độ tuyến tính các thông số tương tự nhau.

93. Phương pháp định tính

Phương pháp phân tích mà kết quả của nó cho biết có hoặc không có chất cần phân tích trong một mẫu.

94. Độ lặp lại định tính

Độ sát sao theo thỏa thuận giữa các kết quả thu được bằng cùng phương pháp trên vật liệu thử đồng nhất trong cùng một điều kiện (cùng người thao tác, cùng phòng thí nghiệm, cùng thiết bị và cùng khoảng thời gian ngắn).

95. Độ tái lập định tính

Độ sát sao giữa các kết quả riêng biệt thu được bằng cùng phương pháp trên vật liệu thử đồng nhất nhưng dưới các điều kiện khác nhau (khác người thao tác, khác phòng thí nghiệm, khác thiết bị và/hoặc thời gian khác nhau)

96.

Độ lặp lại định lượng

Giá trị mà dưới nó, hiệu tuyệt đối giữa hai kết quả thử riêng biệt thu được trong cùng điều kiện (cùng người thao tác, cùng phòng thí nghiệm, cùng thiết bị và cùng khoảng thời gian ngắn) có thể được kỳ vọng là nằm trong xác suất qui định.

CHÚ THÍCH Khi không có chỉ định khác, xác suất này là 95 %

97. Độ tái lập định lượng

Giá trị mà dưới nó, hiệu tuyệt đối giữa hai kết quả thử riêng biệt trên vật liệu thử đồng nhất thu được bởi những người thao tác trong những phòng thử nghiệm khác nhau sử dụng phương pháp thử đã tiêu chuẩn hóa có thể được kỳ vọng là nằm trong xác suất qui định.

CHÚ THÍCH Khi không có chỉ định khác, xác suất này là 95 %

98. Lọc nhanh qua cát

Quá trình xử lí nước, thường là sau khi làm trong, nước được đưa qua một lớp cát để loại bỏ nốt cặn hạt.

99. Sự sục khí lại

Quá trình mà theo đó, khí được đưa trở lại để làm tăng nồng độ oxy hòa tan sau khi oxy đã bị một số quá trình sinh học hoặc hóa học làm cạn kiệt.

100. Vật nhận/Thể nhận

(lấy mẫu nước ngầm) Thực thể dễ bị tổn hại do các ảnh hưởng bất lợi của chất nguy hại hoặc tác nhân.

CHÚ THÍCH Các ví dụ về Vật nhận/Thể nhận là con người, động vật, nước, thực vật, các dịch vụ xây dựng.

101. Độ thu hồi/Độ phát hiện (recovery)

(phép đo vi sinh vật) Số các tiểu thể được ước tính trong một phần thử hoặc mẫu thử được hiểu là có một độ đúng (mặc dù chưa biết) của số tiểu thể do detector phát hiện được là 100 % hoặc ít hơn.

102. Độ chính xác tương đối

Mức độ tương ứng trên mẫu đồng nhất giữa kết quả thu được bằng phương pháp chuẩn và tín hiệu đầu ra thu được bằng phương pháp khác.

103. Khác nhau tương đối

Khác nhau tương đối so với tiêu chuẩn

Sai khác của hai giá trị được chia cho trung bình của chúng

CHÚ THÍCH 1 Khác nhau tương đối thường được thể hiện theo phần trăm.

CHÚ THÍCH 2 Viết tắt “RSD” cho khái niệm “relative standard difference – Khác nhau tương đối so với tiêu chuẩn” phải tránh dùng vì ký hiệu này được dùng phổ biến cho khái niệm “độ lệch chuẩn tương”

104. Độ thu hồi/Độ phát hiện tương đối

Tỷ số của số khuẩn lạc đếm được bằng cách sử dụng phương pháp A tương quan với tỷ số của số khuẩn lạc đếm được bằng cách sử dụng phương pháp B, khi dùng phần mẫu thử bằng nhau và phương pháp B là phương pháp chuẩn

105. Độ lặp lại

Độ đúng dưới những điều kiện lặp lại.

[ISO 3534-1:1993]

106. Độ tái lập

Độ đúng dưới những điều kiện tái lập.

[ISO 3534-1:1993]

107. Hồ chứa nước

Công trình xây dựng nhân tạo một phần hoặc toàn bộ, để lưu trữ và/hoặc để điều tiết và kiểm soát nước

108. Clo dư

Tổng clo dư

Clo còn lại trong dung dịch sau clo hóa, tồn tại dưới dạng clo tự do hoặc clo liên kết, hoặc cả hai.

109. Sông

Một vùng nước tự nhiên chảy liên tục hoặc gián đoạn theo một dòng xác định vào đại dương biển, hồ, chỗ trũng trong đất liền, đầm lầy hoặc sông ngòi khác.

110. Tính kém nhạy (không nhạy)

Tính không nhạy của một phương pháp phân tích với những thay đổi nhỏ trong qui trình.

111. Mẫu

Một phần đại diện một cách lí tưởng cho một vùng nước nhất định được lấy gián đoạn hoặc liên tục, nhằm mục đích kiểm tra các đặc tính khác nhau đã định.

112. Ổn định mẫu

Quá trình nhằm làm giảm đến mức tối thiểu những thay đổi về đặc tính của các thông số quan tâm, bằng cách thêm các hóa chất hoặc thay đổi điều kiện vật lí, hoặc bằng cả hai cách, trong giai đoạn từ lúc lấy mẫu cho tới lúc phân tích mẫu

113. Dụng cụ lấy mẫu

Thiết bị được sử dụng để lấy mẫu nước, gián đoạn hoặc liên tục, nhằm mục đích kiểm tra các đặc tính khác nhau đã định.

114. Lấy mẫu

Quá trình lấy một phần đại diện của một khối nước, nhằm mục đích kiểm tra các đặc tính khác nhau đã định.

115. Đường lấy mẫu

Đường ống dẫn nước từ đầu lấy mẫu đến điểm phân phối mẫu hoặc thiết bị phân tích.

116. Mạng lưới lấy mẫu

Một hệ thống các địa điểm lấy mẫu đã định trước, được thiết kế để giám sát một hoặc nhiều vị trí đã qui định

117. Điểm lấy mẫu

Vị trí chính xác trong một địa điểm lấy mẫu, tại đó các mẫu được lấy ra.

118. Đầu lấy mẫu

Bộ phận của thiết bị lấy mẫu được nhúng chìm vào trong một vùng nước và mẫu nước chảy vào đó trước tiên.

119. Vùng bão hòa

Phần của một tầng chứa nước trong đó khoảng trống của các lỗ của tầng nước là chứa đầy nước.

120. Gầu xúc

Dụng cụ lấy mẫu bùn đáy, cấu tạo gồm hai phần liên kết với nhau ở đỉnh , đóng lại sau khi mẫu đã được lấy.

Xem ISO 5667-12

121. Biển

Một vùng nước mặn, nói chung tạo thành một phần giới hạn của một đại dương

122. Biển

Một hồ nước mặn lớn

123. Tính đúng thứ cấp

Minh chứng bằng thực nghiệm mà các chức năng của một phương pháp được thành lập theo đặc tính kỹ thuật của nó

124. Độ nhạy

K

Độ nhạy được biểu thị bằng tỉ số của lượng tăng thêm quan sát được (Dx) và lượng tăng thêm tương ứng của đại lượng được đo (DG):

CHÚ THÍCH Định nghĩa này lấy từ Tổ chức Đo lường pháp quyền quốc tế (OIML)

125. Chất rắn có thể lắng được

Phần của những chất rắn ban đầu lơ lửng có thể loại bỏ được bằng sự lắng đọng sau quãng thời gian lắng qui định trong những điều kiện nhất định.

126. Sự lọc chậm bằng cát

Quá trình xử lí nước, theo đó nước được cho thấm từ từ với tốc độ được kiểm soát xuống phía dưới qua lớp cát đẫm nước đã được chọn lọc và phân loại, trong thời gian đó các quá trình sinh học, hóa học và lí học làm cho nước trong sạch.

127. Chỉ số thể tích bùn

SVI

Chỉ số Mohlman

Thể tích bị 1 g bùn hoạt hóa chiếm chỗ sau khi lắng dưới những điều kiện qui định trong một thời gian qui định, thường là 30 min.

CHÚ THÍCH Chỉ số thể tích bùn được tính bằng mililit

128. Mẫu đơn

Mẫu riêng lẻ được lấy một cách ngẫu nhiên (về mặt thời gian và/hoặc địa điểm) từ một vùng nước

129. Tỉ số hấp thụ natri

SAR

Tỉ số dùng cho nước tưới tiêu, biểu thị hoạt độ tương đối của ion natri trong các phản ứng trao đổi với đất:

SAR = 

CHÚ THÍCH Trong đó [Na+], [Ca2+], [Mg2+], là nồng độ của ion natri, ion canxi và ion magiê, tính bằng milimol trên lit

130. Độ dẫn điện riêng

Độ dẫn điện

Đại lượng nghịch đảo của điện trở, đo được dưới những điều kiện qui định, giữa các mặt đối diện của một khối lập phương (với các kích thước đã định) của một dung dịch nước.

CHÚ THÍCH Đối với việc kiểm tra chất lượng nước, nó thường được biểu thị như là “độ dẫn điện” và được sử dụng như là phép đo nồng độ của các chất tan có thể ion hóa có trong mẫu.

131. Tính đặc trưng riêng

(phép đo vi sinh vật) Một phần của tất cả số nuôi cấy âm hoặc số khuẩn lạc được ấn định theo bằng chứng hợp lý.

132. Sự ổn định

Quá trình hóa học hoặc sinh học, trong đó có các chất hữu cơ (hòa tan hoặc dạng hạt) dễ phân hủy bị oxy hóa thành các chất vô cơ hoặc các chất bị phân hủy rất chậm.

133. Nước tù đọng

Một vùng nước mặt có ít hoặc không có dòng chảy qua đó và trong đó có thể xảy ra những biến đổi chất lượng nước không có lợi trong một thời gian dài.

134. Độ không ổn định theo tiêu chuẩn

Độ không ổn định theo tiêu chuẩn tương đối

Độ không ổn định được ước tính cho một phép đo được thể hiện như là độ lệch chuẩn.

CHÚ THÍCH Độ không ổn định theo tiêu chuẩn tương đối là độ không ổn định theo tiêu chuẩn chia cho giá trị đo và thể hiện theo phần trăm.

135. Sục khí nhiều nấc

Sục khí theo lớp

Một cải biên của quá trình xử lí bằng bùn hoạt hóa, trong đó một lượng không khí lớn hơn được đưa vào cuối dòng lên của bể sục khí, nơi hoạt động sinh học diễn ra cao nhất và một lượng không khí ít hơn được đưa vào cuối dòng xuống bể sục khí.

136. Nạp nước từng nấc

Một phương án của quá trình xử lí bằng bùn hoạt hóa, trong đó nước thải được đưa vào bể sục khí tại các điểm khác nhau dọc theo chiều dài của bể để đạt được nhu cầu oxy đồng đều cho cả hệ thống.

137. Suối

Nước chảy liên tục hoặc gián đoạn theo một dòng xác định, giống như sông nhưng thường ở qui mô nhỏ hơn

138. Chất hoạt động bề mặt

Hợp chất hóa học có tính chất hoạt động bề mặt, khi hòa tan trong chất lỏng, đặc biệt là trong nước, hợp chất này làm giảm sức căng bề mặt hoặc sức căng giữa các mặt tiếp xúc do ưa hấp phụ trên bề mặt lỏng/hơi hoặc các ranh giới bề mặt khác.

CHÚ THÍCH 1 Hợp chất hóa học này trong phân tử của nó phải chứa ít nhất một nhóm có ái lực đối với các bề mặt phân cực rõ rệt, để đảm bảo cho nó trong hầu hết mọi trường hợp đều hòa tan trong nước và một nhóm không phân cực có một ái lực nhỏ đối với nước.

CHÚ THÍCH 2 Định nghĩa này theo ISO 862 : 1984

139. Chất rắn lơ lửng

Chất rắn loại được bằng lọc hoặc li tâm trong những điều kiện nhất định

140. Phần mẫu thử

Phần riêng biệt của một mẫu sẽ là đối tượng để kiểm tra

141. Tổng cacbon dioxit

Tổng số cacbon dioxit tự do và cacbon dioxit liên kết dưới dạng cacbonat và hydro cacbonat trong nước

142. Tổng clo

Clo có trong nước dưới dạng axit clo tự do hoặc clo liên kết, hoặc cả hai.

143. Tổng cacbon hữu cơ

TOC

Lượng các bon có mặt trong các chất hữu cơ hòa tan hoặc lơ lửng trong nước.

144. Tổng chất rắn

Tổng số chất rắn hòa tan và chất lơ lửng

145. Độ đục

Sự giảm tính trong suốt của một chất lỏng do sự có mặt của chất không tan

146. Ước lượng của độ không đảm bảo kiểu A

Phương pháp ước lượng độ không đảm bảo bằng phân tích thống kê một loạt các quan sát, như độ lệch chuẩn hoặc độ lệch chuẩn tương đối.

CHÚ THÍCH Độ tái lập và độ lặp lại thường được ước tính bằng tiến hành các thử nghiệm phối hợp về tính năng của phương pháp trong đó một vài phòng thí nghiệm nghiên cứu mẫu “tương đương” do một phòng thí nghiệm trung tâm đứng ra tổ chức cung cấp.

147. Ước lượng của độ không đảm bảo kiểu B

Phương pháp ước lượng độ không đảm bảo bằng các biện pháp ngoài phân tích thống kê một loạt các quan sát, ví dụ như các phân bố xác suất giả thiết dựa trên kinh nghiệm hoặc thông tin khác.

148. Độ không đảm bảo của phép đếm

(phép đo vi sinh vật) Độ lệch chuẩn tương đối của các kết quả của việc đếm lặp lại khuẩn lạc hoặc các hạt trên cùng đĩa nuôi cấy hoặc trường đếm dưới các điều kiện qui định (cùng một người thực hiện, nhiều người khác nhau cùng thực hiện trong một phòng thí nghiệm, hoặc các phòng thí nghiệm khác nhau).

149. Độ không đảm bảo của phép đo

Thông số, liên quan đến kết quả của phép đo, thể hiện đặc trưng phân tán của các giá trị kết quả mà có thể được qui cho là sai số ngẫu nhiên của phép đo.

150. Vùng không bão hòa

Phần của một tầng chứa nước, trong đó khoảng trống của các lỗ của tầng nước là không chứa đầy nước.

151. Phạm vi đúng đắn

(phép đo vi sinh vật) Phạm vi của số trung bình của các khuẩn lạc của một phần mẫu phân tích, mà sự phân tích này tuân theo các qui định kỹ thuật đã được minh chứng, thường được thể hiện như là phạm vi “tin cậy được” của phép đếm khuẩn lạc.

152. Đập tràn

Cấu trúc để nước tràn qua, có thể dùng để kiểm soát mức nước mặt thượng lưu hoặc để đo dòng chảy, hoặc cả hai.

[ISO 772 : 1996]

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 772:1996, Hydrometric determinations – Vocabulary and symbols

[2] ISO 862:1984, Surface active agents – Vocabulary

[3] ISO 3534-1:1993, Statistics – Vocabulary and symbols – Part 1: Probability and general statistical terms

[4] ISO 5667-12:1995, Water quality – Sampling – Part 12: Guidance on sampling of bottom sediments

[5] TCVN 8184-1 : 2009 Chất lượng nước – Thuật ngữ, Phần 1;

[6] TCVN 5982 : 1995 Chất lượng nước – Thuật ngữ, Phần 3;

[7] TCVN 5983 : 1995 Chất lượng nước – Thuật ngữ, Phần 4;

[8] TCVN 8184-5 : 2009 Chất lượng nước – Thuật ngữ, Phần 5;

[9] TCVN 8184-6 : 2009 Chất lượng nước – Thuật ngữ, Phần 6;

[10] TCVN 8184-7 : 2009 Chất lượng nước – Thuật ngữ, Phần 7;

[11] TCVN 8184-8 : 2009 Chất lượng nước – Thuật ngữ, Phần 8;

[12] TCVN 6107-9:1997, Water quality – Vocabulary – Part 9: Alphabetical list and subject index;

[13] ISO 6879:1995, Air quality – Peformance characteristics and related concepts for air quality measuring methods;

[14] TCVN 6751 (ISO 9169), Chất lượng không khí – Xác định đặc tính tính năng của phương pháp đo tự động;

[15] ISO 13845 : 2000. Plastics piping systems – Elastomeric – scalling-ring-time socket joints for use with unplasticized poly(vinyl chloride) (PVC-U) pipes – Test method for leaktightness under internal pressure and with angular deflection.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8184-2:2009 (ISO 6107 – 2 : 2006) VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC – THUẬT NGỮ – PHẦN 2
Số, ký hiệu văn bản TCVN8184-2:2009 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản