TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8273-2:2016 (ISO 7967-2:2010) VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PÍT TÔNG – THUẬT NGỮ VỀ CÁC BỘ PHẬN VÀ HỆ THỐNG – PHẦN 2: CƠ CẤU CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8273-2:2016

ISO 7967-2:2010

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PÍT TÔNG - THUẬT NGỮ VỀ CÁC BỘ PHẬN VÀ HỆ THỐNG - PHẦN 2: CƠ CẤU CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH

Reciprocating internal combustion engines - Vocabulary of components and systems - Part 2: Main running gear

 

Lời nói đầu

TCVN 8273-2:2016 thay thế TCVN 8273-2:2009.

TCVN 8273-2:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 7967-2:2010.

TCVN 8273-2:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 70 Động cơ - đốt trong biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 8273 (ISO 7967), Động cơ đốt trong kiểu pít tông - Thuật ngữ về các bộ phận và hệ thống, bao gồm các phần sau:

- Phần 1: Kết cấu và phần bao ngoài

- Phần 2: Cơ cấu truyền động chính

- Phần 3: Xupáp, truyền động trục cam và cơ cấu chấp hành

- Phần 4: Hệ thống tăng áp và hệ thống nạp/thải khí

- Phần 5: Hệ thống làm mát

- Phần 6: Hệ thống bôi trơn

- Phần 7:  Hệ thống điều chỉnh

- Phần 8: Hệ thống khởi động

- Phần 9: Hệ thống kiểm soát và giám sát

 

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PÍT TÔNG - THUẬT NGỮ VỀ CÁC BỘ PHẬN VÀ HỆ THỐNG - PHẦN 2: CƠ CẤU CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH

Reciprocating internal combustion engines - Vocabulary of components and systems - Part 2: Main running gear

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ liên quan đến cơ cấu truyền động chính của động cơ đốt trong kiểu pít tông.

TCVN 7861-1:2008 (ISO 2710-1) quy định phân loại các động cơ đốt trong kiểu pít tông chuyển động tịnh tiến và định nghĩa các thuật ngữ cơ bản của loại động cơ này cùng với các đặc tính của động cơ.

2  Thuật ngữ và định nghĩa

2.1  Loại pít tông

2.1.1 Pít tông

Chi tiết thường được nối bằng khớp nối với thanh truyền, chuyển động tịnh tiến trong xy lanh động cơ dưới tác dụng của áp suất khí thể

2.1.2 Pít tông dạng con trượt

Pít tông được nối cứng với cán pít tông

2.1.3 Pít tông liền khối

Pít tông bao gồm một hoặc một số chi tiết được cố định với nhau

2.1.4 Pít tông nhiều khối

Pít tông bao gồm nhiều chi tiết, trong đó một số chi tiết có thể tháo rời

2.1.5

 

Pít tông hạn chế giãn nở nhiệt

Pít tông được gắn bên trong miếng hợp kim ít giãn nở khi đúc để hạn chế giãn nở nhiệt của váy pít tông

2.1.6 Pít tông ghép

Pít tông bao gồm ít nhất hai phần: Váy pít tông (phần dưới pít tông) và đầu pít tông (phần trên pít tông), được nối với nhau bằng chốt pít tông

2.1.7 Pít tông ghép hai phần

Pít tông bao gồm hai phần, váy pít tông và đầu pít tông, được nối với nhau bằng chốt pít tông

 

2.2  Bộ phận của pít tông

2.2.1 Đầu pít tông

Phần trên của pít tông

Phần của pít tông chịu tác dụng của áp suất khí thể trong xy lanh, là nơi đặt toàn bộ hoặc một số vòng găng pít tông, bao gồm đỉnh pít tông và đai vòng găng

2.2.2 Váy pít tông

Phần dưới của pít tông

Phần dưới của pít tông, có hoặc không có các rãnh vòng găng, làm nhiệm vụ dẫn hướng pít tông.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp động cơ hai kỳ, váy pít tông còn dùng đẻ đóng mở các cửa nạp, thải trong một phần hành trình của pít tông.

2.2.3 Vòng dẫn hướng pít tông

Phần của pít tông dạng con trượt (được đặt giữa đầu và váy pít tông, đảm bảo dẫn hướng cho pít tông).

2.2.4 Vòng găng

Vòng hở hình khuyên bằng kim loại đàn hồi, được đặt vào rãnh vòng găng trên pít tông, có nhiệm vụ làm kín giữa mặt lưng vòng găng và thành xy lanh, giữa mặt đáy vòng găng và rãnh vòng găng, ngăn khí và dầu bôi trơn đi qua

[TCVN 5735-1 (ISO 6621-1:2007), định nghĩa 6.1.1]

2.2.5 Phần lõm trên đỉnh pít tông

Phần hốc trên đỉnh pít tông được thiết kế sao cho dạng đỉnh tạo ra chuyển động xoáy của môi chất khi pít tông di chuyển đến điểm chết trên.

2.2.6 Gờ bảo vệ cạnh phần lõm trên đỉnh pít tông

Chi tiết tăng cứng cho thành phần lõm trên đỉnh pít tông

 

2.2.7 Chi tiết gia cường cho đỉnh pít tông

Chi tiết tăng cứng cho đỉnh pít tông

 

2.2.8 Bạc chốt pít tông

Chi tiết đỡ chốt pít tông

2.2.9 Vỏ pit tông

Phần ngoài của pít tông nhiều khối trong đó các ổ đỡ chốt pít tông được đặt trong một bộ phận tách biệt của pít tông.

2.2.10 Bệ ổ chốt pít tông

Chi tiết đỡ ổ chốt pít tông và được lắp vào vỏ pít tông theo cách có thể tháo rời được

2.2.11 Bệ chốt pít tông

Phần của pít tông đỡ chốt pít tông

2.2.12 Chốt pít tông

Chốt trục

Chi tiết liên kết pít tông và thanh truyền

2.2.13 Vòng hãm

Khuyên hãm

Vòng ngăn chốt pít tông chuyển động sang 2 bên.

2.2.14 Chi tiết rãnh đặt vòng găng

Chi tiết chịu mài mòn được đúc vào pít tông, có thể đặt được một hoặc nhiều vòng găng

2.2.15 Cần pít tông

Chi tiết nối con trượt với pít tông

2.2.16 Con trượt

Chi tiết trượt trong bộ phận dẫn hướng chịu lực ngang gây ra bởi chuyển động lắc của thanh truyền, liên kết giữa phần cần pít tông và thanh truyền

2.3  Kết cấu chi tiết của pít tông

2.3.1 Đỉnh pít tông

Bề mặt pít tông, tham gia tạo thành bề mặt buồng cháy

2.3.2 Đai vòng găng

Phần bề mặt bên cạnh của pít tông tính từ phần đỉnh đến mép dưới của rãnh đặt vòng găng dưới cùng, phần này để chứa các vòng găng

2.3.3 Vùng đầu phía trên

Phần nằm trên bề mặt bên của pít tông phía trên vòng găng trên cùng

2.3.4 Vùng vòng găng

Phần của bề mặt bên của pít tông gồm các rãnh đặt vòng găng.

2.3.5 Vùng thứ hai

Vùng vành đai giữa rãnh đặt vòng găng thứ nhất và thứ hai

CHÚ THÍCH - Các vùng này tương tự vùng vành đai thứ ba, thứ tư.

2.3.6 Rãnh đặt vòng găng

Rãnh để chứa các vòng găng

2.3.7 Chiều cao nén

Khoảng cách từ đường tâm chốt pít tông tới mép trên của đầu pít tông.

2.3.8 Khoang làm mát

Khoang nằm trong pít tông để chất làm mát (thường là dầu động cơ) tuần hoàn trong đó

2.3.9 Pít tông với ống làm mát

Pít tông được đúc sẵn ống bên trong để dẫn chất làm mát tuần hoàn

2.3.10 2.3.10  Vòng găng khí

Vòng găng với mục đích chính là ngăn khí từ trên đỉnh pít tông lọt xuống dưới

2.3.11 Vòng găng gạt dầu

Vòng găng không xẻ rãnh có mục đích chính để gạt dầu khỏi thành xy lanh

CHÚ THÍCH: Các vòng găng này cũng có thể hoạt động như các vòng găng khi ở phía thấp hơn.

Xem 2.3.10

2.3.12 Vòng găng dầu có rãnh thoát

Vòng găng có rãnh hoặc lỗ thoát, dùng để gạt dầu từ thành xy lanh và đưa trở lại đáy các te dầu

Xem 2.3.10

2.4  Cơ cầu thanh truyền

2.4.1 Cụm thanh truyền

Bộ phận liên kết qua các ổ tới pít tông hoặc con trượt và trục khuỷu, chuyển đổi chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay.

2.4.2 Đầu nhỏ thanh truyền

Đầu trên của thanh truyền

Phần của thanh truyền nối với pít tông hoặc con trượt

2.4.3 Đầu to thanh truyền

Đầu dưới của thanh truyền

Phần của thanh truyền nối với trục khuỷu hoặc đầu to của thanh truyền chính

CHÚ THÍCH: Theo quy định, đầu to của thanh truyền được chia tách để thuận tiện khi lắp ráp với chốt khuỷu

2.4.4 Thân thanh truyền

Phần của thanh truyền nối đầu to và đầu nhỏ thanh truyền

2.4.5 Thanh truyền đầu to rời

Thanh truyền sử dụng cho tàu thủy

Thanh truyền gồm ba phần lắp ghép với nhau với đầu to có thể tháo rời

2.4.6 Thanh truyền có đầu to cắt ngang

Thanh truyền với đầu to được cắt đôi, mặt phẳng cắt vuông góc với trục của thanh truyền

2.4.7 Thanh truyền có đầu to cắt chéo

Thanh truyền với đầu to được cắt đôi, mặt phẳng cắt không vuông góc với trục của thanh truyền

2.4.8 Thanh truyền hình sao

Hệ thanh truyền gồm một thanh truyền chính với một hoặc nhiều các thanh truyền phụ

2.4.9 Thanh truyền chính

Thanh truyền có đầu to nối với các đầu to của một hoặc nhiều thanh truyền phụ

2.4.10 Thanh truyền phụ

Thanh truyền có đầu to nối bằng khớp với đầu to của thanh truyền chính

2.4.11 Chốt nối thanh truyền

Chốt khớp nối

Chi tiết khớp nối giữa thanh truyền chính và thạnh truyền phụ

2.4.12 Thanh truyền nạng

Hệ thanh truyền cho động cơ chữ V hoặc động cơ xy lanh đối nhau, với thanh truyền nạng có khe để nối với thanh truyền kia

2.4.13 Thanh truyền tương đương

Hệ thanh truyền cho động cơ chữ V hoặc động cơ xy lanh đối nhau, với đầu to giống nhau được sắp xếp cạnh nhau trên cùng chốt khuỷu

2.4.14 Ổ đầu to thanh truyền

Ổ trục ở đầu dưới

Ổ trục nằm giữa thanh truyền và trục khuỷu

2.4.15 Ổ đầu nhỏ thanh truyền

Ổ trục ở đầu trên

Ổ trục nằm giữa thanh truyền và pít tông hoặc chốt của con trượt

2.5  Trục khuỷu

2.5.1 Trục khuỷu

Trục, cùng với các tay quay (các khuỷu), để truyền chuyển động quay được biến đổi từ chuyển động tịnh tiến của (các) pít tông qua các thanh truyền

2.5.2 Trục khuỷu liền khối

Trục khuỷu được thiết kế liền một chi tiết

CHÚ THÍCH: Khối lượng cân bằng có thể được tích hợp liền hoặc lắp ghép

2.5.3 Trục khuỷu ghép

Kết cấu trục khuỷu gồm nhiều chi tiết riêng không thể tháo rời

2.5.4 Trục khuỷu ghép

Kết cấu trục khuỷu gồm nhiều chi tiết riêng và có thể tháo rời

2.5.5 Đoạn khuỷu

Khuỷu

Phần của trục khuỷu bao gồm chốt khuỷu và các má khuỷu liền kề

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này cũng được dùng để chỉ khoảng cách giữa đường tâm trục khuỷu và đường tâm chốt khuỷu

2.5.6 Cổ trục chính

Phần của trục khuỷu quay trong ổ trục chính

2.5.7 Chốt khuỷu

Phần của trục khuỷu nơi lắp đặt một hoặc nhiều đầu to thanh truyền

2.5.8 Má khuỷu

Phần của trục khuỷu nối cổ trục chính và chốt khuỷu

2.5.9 Ổ trục chính

Ổ trục trong đó trục khuỷu quay

2.5.10 Ổ chặn dọc trục

Ổ được đặt dọc trục khuỷu và chịu lực dọc tác dụng lên trục khuỷu

2.5.11 Đối trọng

Khối lượng được gắn hoặc tích hợp sẵn vào trục khuỷu nhằm giảm sự mất cân bằng gây ra bởi khối lượng chuyển động tịnh tiến hoặc quay

2.5.12 Bánh răng trục khuỷu

Bánh răng nối với trục khuỷu để dẫn động các bánh răng, trục cam, bơm nhiên liệu, điều khiển đánh lửa, v.v… thông qua truyền động bánh răng

2.6  Các bộ phận truyền động khác

2.6.1 Bánh đà

Khối lượng được gắn vào trục khuỷu để tăng quán tính quay

2.6.2 Bộ giảm dao động xoắn

Bộ phận hấp thụ năng lượng gắn vào trục khuỷu, được thiết kế để giảm biên độ dao động xoắn

2.6.3 Bộ phận cân bằng động

Cơ hệ kết hợp các khối lượng lệch tâm và được dẫn động ở một tỷ số truyền phù hợp với tốc độ trục khuỷu để giảm sự mắt cân bằng động.

2.6.4 Bộ phận truyền động chính

Tất cả các các chi tiết trong hệ truyền động từ đầu trục ra của động cơ đến bộ phận bị dẫn.

 

2.6.5 Bánh răng dẫn động tích hợp sẵn

Các bánh răng được lắp sẵn trong động cơ, được thiết kế để hoạt động với một tỷ số tốc độ xác định giữa trục khuỷu và trục dẫn động động cơ.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 7861-1 (ISO 2710-1), Động cơ đốt trong kiểu pít tông - Từ vựng - Phần 1: Thuật ngữ dùng trong thiết kế và vận hành động cơ.

[2] TCVN 5735-1:2009 (ISO 6621-1:2007), Động cơ đốt trong kiểu pít tông - Vòng găng - Phần 1: Từ vựng.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8273-2:2016 (ISO 7967-2:2010) VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PÍT TÔNG – THUẬT NGỮ VỀ CÁC BỘ PHẬN VÀ HỆ THỐNG – PHẦN 2: CƠ CẤU CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH
Số, ký hiệu văn bản TCVN8273-2:2016 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Khoa học - Công nghệ Ngày ban hành 01/01/2016
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản

Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.

Nội dung chỉ dành cho Thành viên VIP.
Vui lòng đăng ký hoặc Đăng nhập nếu đã có tài khoản

Liên quan