TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8277:2009 (ISO 5743 : 2004) VỀ KÌM VÀ KÌM CẮT – YÊU CẦU KĨ THUẬT CHUNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8277 : 2009

ISO 5743 : 2004

KÌM VÀ KÌM CẮT – YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG

Pliers and nipper – General technical requirements

Lời nói đầu

TCVN 8277 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 5743 : 2004.

TCVN 8277 : 2009 Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 29 Dụng cụ cầm tay biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

KÌM VÀ KÌM CẮT – YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG

Pliers and nipper – General technical requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật chung cho kìm và kìm cắt.

Tiêu chuẩn này không quy định các đặc tính cách điện và chống nhiễm từ của các vỏ tay cầm. Các lớp vỏ nhựa hoặc ống nhựa cách điện chỉ thuận tiện cho kẹp.

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các loại kìm có các tiêu chuẩn hiện hành.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 5742, Pliers and nipper – Nomenclature (Kìm và kìm cắt – Kiểu loại).

TCVN 8278 : 2009 (ISO 5744 : 2004), Kìm và kìm cắt – Phương pháp thử.

3. Tay kìm

Tay kìm phải có hình dạng thuận tiện cho việc kẹp và phải ngăn chặn được các sự cố làm đau tay.

Đối với các kìm có vỏ bọc thì chiều rộng của tay cầm phải bao gồm chiều dày của vỏ bọc.

4. Đầu kìm

4.1. Khớp nối

Khớp nối phải có kết cấu để cho phép di chuyển tự do từ vị trí đóng đến vị trí mở và dịch chuyển tự do được trong phạm vi làm việc mà không làm giảm chức năng của kìm.

4.2. Mỏ kìm

Tất cả mỏ kìm, phải gặp nhau tại một điểm. Kìm và kìm cắt có các đặc tính kỹ thuật khác được quy định trong các tiêu chuẩn kích thước, không bao gồm trong tiêu chuẩn này.

Lưỡi cắt của kìm cắt phải có độ cứng không thấp hơn 55 HRC.

Độ cứng của các bề mặt kẹp đối với toàn bộ các loại kìm không được nhỏ hơn 42 HRC. Độ cứng phải được đo theo TCVN 8278 : 2009 (ISO 5744).

5. Kí hiệu

5.1. Kìm cắt

Các thông tin chính cho kí hiệu kìm cắt phải theo trình tự sau và theo ISO 5742.

a) Kí hiệu và số kiểu loại;

b) Số hiệu tiêu chuẩn có liên quan;

c) Kích thước;

d) Hướng và vị trí của lưỡi cắt;

e) Kiểu và hình dáng của các lưỡi cắt;

f) Kiểu nối ghép;

g) Hình dáng của tay kìm theo hướng dọc;

h) Lĩnh vực sử dụng (chỉ yêu cầu để hiểu rõ hơn).

5.2. Các loại kìm để kẹp và kìm hai công dụng

Các thông tin chính cho kí hiệu kìm để kẹp và kìm hai công dụng phải theo trình tự sau và theo ISO 5742.

a) Tên và số kiểu loại;

b) Số hiệu tiêu chuẩn có liên quan;

c) Kích thước;

d) Hình dáng của mũi kìm (nhìn ở đầu mút tại đỉnh kìm);

e) Hình dáng của mũi kìm (theo hướng dọc);

f) Hình dáng sau mũi kìm (nhìn từ phía cạnh bên);

g) Có hoặc không có răng cưa;

h) Có hoặc không có rãnh;

i) Kiểu nối ghép;

j) Hình dáng của tay kìm theo hướng dọc;

k) Lĩnh vực sử dụng; đối với kìm hai công dụng, quy định dây thử (chỉ yêu cầu để hiểu rõ hơn).

6. Ghi nhãn

Kìm phải được ghi nhãn với ít nhất tên hoặc nhãn hiệu thương mại của nhà sản xuất hoặc nhà cung

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 5745, Pliers and nippers – Plier for gripping and manipulating – Dimensions and test values (Kìm và kìm cắt – Kìm dùng để kẹp và để bóp – Đường kính và giá trị thử).

[2] ISO 5746, Pliers and nippers – Engineer’s and linemen’s pliear- Dimensions and test values (Kìm và kìm cắt – Kìm của kỹ sư và của người bảo dưỡng – Kích thước và các giá trị thử).

[3] ISO 5747, Pliers and nippers – lever assisted side cutting pliers, end and diagonal cutting nippers- dimensions and test values (Kìm và kìm cắt – Kìm cắt cạnh có đòn bẩy trợ giúp (kìm chết).

[4] ISO 5748, Pliers and nippers – End cutting nipper – Dimensions and test values (Kìm và kìm cắt – Kìm cắt mặt đầu – Kích thước và các giá trị thử).

[5] ISO 5749, Pliers and nippers – Diagonal cutting nippers – Dimension and test values (Kìm và kìm cắt – Kìm cắt cạnh).

[6] ISO 6508-1, Metalic – Rockwell hardness test – Part 1: Test method (sacale A, B, C, D, E, F, G, H, K, N, T) (Kim loại – Thử độ cứng Rockwell).

[7] ISO 8976, Pliers and nippers – Multiple slip joint pliers – Dimensions and test values (Kìm và kìm cắt – Kìm dây xích).

[8] ISO 9242, Pliers and nippers – Construction worker’s pincer – Dimensions and test values (Kìm và kìm cắt – Kìm của công nhân xây dựng – Kích thước và các giá trị thử).

[9] ISO 9243, Pliers and nippers – Carpenter ‘s pincers – Dimensions and test values (Kìm và kìm cắt- Kìm dùng cho thợ mộc).

[10] ISO 9343, Pliers and nippers – Slip and nippers – Slip joint pliers – Dimensions and test values (Kìm và kìm cắt – Kìm mũi trượt – Kích thước và các giá trị thử).

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8277:2009 (ISO 5743 : 2004) VỀ KÌM VÀ KÌM CẮT – YÊU CẦU KĨ THUẬT CHUNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN8277:2009 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản