TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8287-2:2009 (ISO 4378-2 : 2009) VỀ Ổ TRƯỢT -THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI VÀ KÝ HIỆU – PHẦN 2: MA SÁT VÀ MÒN

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8287-2 : 2009

ISO 4378-2 : 2009

Ổ TRƯỢT – THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI VÀ KÝ HIỆU – PHẦN 2: MA SÁT VÀ MÒN

Plain bearings – Terms, definitions, classification and symbols – Part 2: Friction and wear

Lời nói đầu

TCVN 8287-2 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 4378-2 : 2009.

TCVN 8287-2 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 4 Ổ lăn, ổ đỡ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 8287 (ISO 4378)Ổ trượt – Thuật ngữ, định nghĩa, phân loại và ký hiệu gồm 4 phần:

– Phần 1: Kết cấu, vật liệu ổ và cơ tính của vật liệu

– Phần 2: Ma sát và hao mòn

– Phần 3: Bôi trơn

– Phần 4: Ký hiệu cơ bản

ISO 4878Plain bearings – Terms, definitions, classification and symbols (Ổ trượt – Thuật ngữ, định nghĩa, phân loại và ký hiệu) còn có phần sau:

– ISO 4378-5, Part 5: Application osymbols (Phần 5: Ứng dụng các ký hiệu).

 

Ổ TRƯỢT – THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI VÀ KÝ HIỆU – PHẦN 2: MA SÁT VÀ MÒN

Plain bearings – Terms, definitions, classification and symbols – Part 2: Friction and wear

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ thông dụng nhất liên quan đến bôi trơn của các ổ trượt cùng với các định nghĩa và phân loại đối với các thuật ngữ này.

Đối với một số các thuật ngữ và tập hợp từ, có thể sử dụng các dạng rút gọn của chúng trong trường hợp đã rõ ràng. Các thuật ngữ có khả năng tự giải thích sẽ không có các định nghĩa kèm theo.

1. Thuật ngữ chung

1.1. Ma sát ngoài

Lực và hiệu năng của nó chuyển động tương đối giữa hai vật thể tại vùng tiếp xúc thực có hướng tiếp tuyến với các bề mặt này.

1.2Ma sát trong

Lực và hiệu năng của nó chuyển động tương đối của các phần hoặc bộ phận so với các phần khác hoặc vật thể trong cùng vật thể.

1.3Ma sát

Lực và hiệu năng của nó chống lại chuyển động tương đối tác dụng theo phương tiếp tuyến với giữa hai vật thể một vật thể chuyển động hoặc đứng yên so với bề mặt của vật kia dưới tác động của một ngoại lực.

1.4Lực ma sát

Lực do ma sát tạo ra.

1.5H số ma sát

Tỷ số giữa lực ma sát của hai vật thể và lực pháp tuyến các vật thể này lại với nhau.

1.6. Góc ma sát

Góc mà tang của nó bằng tỷ số giữa lực ma sát và lực pháp tuyến (hệ số ma sát).

1.7Mòn

Quá trình mòn hoặc kết quả của một quá trình mòn.

1.8Quá trình mòn

Quá trình một bề mặt tiếp xúc vật rắn trong các điều kiện ma sát, biểu hiện sự suy giảm kích thước và/hoặc thay đổi hình dạng của vật thể.

CHÚ THÍCH: Theo nghĩa rộng, ít khi quá trình mòn dẫn đến sự tăng lên thường xuyên các kích thước bề mặt của vật thể trên mà không gây ra mất mát về chất.

1.9Tốc độ mòn

Lượng mòn trên một chiều dài quãng đường trượt hoặc trong một khoảng thời gian.

CHÚ THÍCH: Cần có sự phân biệt giữa tốc độ mòn “tức thời” (tại một thời điểm xác định) và tốc độ mòn “trung bình” (trong một khoảng thời gian xác định).

1.10Tốc độ mòn riêng

Giá trị của lượng mòn chia cho tích số của (hoặc thời gian) và tải trọng, nghĩa là tỷ số giữa tốc độ mòn và tải trọng.

CHÚ THÍCH 1: Lượng mòn có thể được biểu thị theo đơn vị của chiều dài, thể tích, khối lượng v.v..

CHÚ THÍCH 2: Tốc độ mòn riêng được phân biệt theo tốc độ mòn riêng “tức thời” hoặc tốc độ mòn riêng “trung bình”.

2. Loại, đặc tính của ma sát ngoài và phân loại

2.1. Phân loại theo sự hiện diện của chuyển động tương đối

2.1.1Ma sát tĩnh

Ma sát và hiện tượng của nó xảy ra giữa hai vật thể tiếp xúc với nhau trước khi bắt đầu có chuyển động tương đối trong điều kiện ngoại lực tăng lên.

CHÚ THÍCH: Ma sát xảy ra ở một tốc độ trượt vô cùng nhỏ được xem là ma sát tĩnh.

2.1.2Ma sát tĩnh lớn nhất

Ma sát và hiện tượng của nó xảy ra giữa hai vật thể tiếp xúc với nhau tại thời điểm trước khi chuyển động tương đối trong điều kiện ngoại lực tăng dần.

2.1.3Ma sát động

Ma sát và hiện tượng của nó, giữa hai vật thể có chuyển động tương đối với nhau.

2.2. Phân loại theo dạng chuyển động tương đối

2.2.1Chuyển động trượt

Chuyển động tương đối giữa hai vật thể tiếp xúc khi tốc độ tiếp tuyến các vùng tiếp xúc của chúng có độ lớn và/hoặc chiều khác nhau.

2.2.2Ma sát trượt

Lực và hiện tượng của nó chống lại chuyển động trượt giữa hai vật thể.

2.2.3Tốc độ trượt

Hiệu giữa các tốc độ tiếp tuyến tại điểm tiếp xúc của hai vật thể tiếp xúc trong quá trình trượt.

2.2.4Bề mặt trượt

Bề mặt của vật thể chịu tác động của ma sát trượt.

2.2.5Chuyển động lăn

Chuyển động tương đối giữa hai vật thể tiếp xúc khi tốc độ tiếp tuyến các vùng tiếp xúc của chúng có cùng độ lớn.

2.2.6Tốc độ lăn

Tốc độ quay của các vật thể quay.

2.2.7Ma sát lăn

Lực và hiện tượng của nó chống lại chuyển động quay giữa hai vật thể.

2.2.8. Ma sát lăn và trượt kết hợp

Ma sát động xuất hiện giữa hai vật thể tiếp xúc khi có chuyển động lăn và chuyển động trượt xảy ra đồng thời trong vùng tiếp xúc.

2.2.9Sức kéo

Lực và hiện tượng của nó xuất hiện trong quá trình chuyển động lăn của một vật thể này trên vật thể khác, kèm theo sự trượt tại vùng tiếp xúc theo tiếp tuyến và được dùng để truyền lực.

2.2.10. Lực kéo

Lực xuất hiện trong quá trình chuyển động lăn của một vật thể này trên vật thể khác, kèm theo sự trượt tại vùng tiếp xúc theo phương tiếp tuyến

2.2.11. Hệ số kéo

Trị số không thứ nguyên thu được bằng cách chia lực kéo cho lực pháp tuyến trên vùng tiếp xúc

2.3. Phân loại theo sự hiện diện của chất bôi trơn

2.3.1. Ma sát không có bôi trơn (ma sát khô)

Ma sát xảy ra giữa hai vật thể tiếp xúc với nhau, không có chất bôi trơn trên các bề mặt đối tiếp.

2.3.2Ma sát có bôi trơn (ma sát ướt)

Ma sát xảy ra giữa hai vật thể tiếp xúc với nhau, có chất bôi trơn trên các bề mặt đối tiếp.

2.3.3Ma sát giới hạn

Ma sát và hiện tượng của nó xảy ra trong điều kiện bôi trơn giới hạn.

2.3.4Ma sát hỗn hợp

Ma sát và hiện tượng của nó xảy ra trong điều kiện bôi trơn dạng màng hỗn hợp.

2.3.5Ma sát trong dòng chảy

Ma sát và hiện tượng của nó chống lại chuyển động tương đối giữa các phân tử riêng biệt của dòng chảy hoặc giữa dòng chảy.

3. Loại, đặc tính của quá trình mòn và phân loại

3.1. Mòn cơ học

3.1.1. Mòn cơ học

Quá trình mòn do các tác động cơ học.

3.1.2Mài mòn

Quá trình mòn của một vật liệu do các tác động cắt hoặc cào xước của các vật cứng hoặc các hạt cứng.

3.1.3Bám dính mòn

Quá trình mòn do sự bám dính và bong tách của vật liệu khỏi bề mặt ma sát của vật thể.

3.1.4Mài mòn do thủy khí

Quá trình mòn do tác động của các vật cứng hoặc các hạt cứng trong dòng chất lỏng hoặc chất khi.

CHÚ THÍCH: Mài mòn hyđro cũng được hiểu là mài mòn thủy khí.

3.1.5Xói mòn do dòng chảy

Quá trình mòn do tác động trực tiếp các lớp dòng chảy của chất lỏng hoặc khí.

3.1.6Mòn do mỏi

Quá trình mòn do các vết nứt mỏi khi các thể tích tế vi của vật liệu trên bề mặt ma sát chịu tác động của ứng suất lặp lại.

CHÚ THÍCH: Mòn do mỏi có thể xảy ra trong cả quá trình trượt và lăn.

3.1.7Mòn do xâm thực

Quá trình mòn sự sụt lở cho bề mặt đồng thời tạo ra áp suất va đập cục bộ cao hoặc nhiệt độ cục bộ cao khi chất lỏng chuyển động dọc theo một hoặc khi một vật rắn chuyển động tương đối trong chất lỏng, tạo thành các bọt khí được bởi sự giảm áp suất.

3.1.8Mòn rung siêu nhỏ

Quá trình mòn của các vật thể tiếp xúc ma sát với nhau trong điều kiện dịch chuyển tương đối siêu nhỏ có dao động.

3.2. Mòn cơ-hóa học

3.2.1. Mòn cơ-hóa

Quá trình mòn do tác động cơ học đồng thời in tác động hóa học và/hoặc tương tác điện-hóa của vật liệu với môi trường.

3.2.2Mòn rung hỗn hợp

Quá trình mòn cơ – hóa của các vật thể tiếp xúc với nhau trong điều kiện dịch chuyển siêu nhỏ do dao động.

CHÚ THÍCH: Khi vật liệu gốc sắt các vật thể tiếp xúc với nhau có bôi trơn sẽ tạo thành các hạt mòn oxy hóa màu nâu.

3.2.3Mòn oxy hóa

Quá trình mòn trong đó phản ứng hóa học của vật liệu với oxy hoặc môi trường oxy hóa chiếm ưu thế hơn quá trình mòn (mòn lớp vật liệu bị oxy hóa).

3.3. Mòn dưới tác dụng của dòng điện

3.3.1Mòn điện hóa

Quá trình mòn do sự phóng điện xuất hiện tại các bề mặt tiếp xúc của hai vật thể khi có dòng điện giữa hai vật thể này.

3.4. Mòn (do) nhiệt

3.4.1. Mòn (do) nhiệt

Mòn xuất hiện khi sự làm mềm và làm nóng chảy ma sát bề mặt do sự nung nóng của môi trường xung quanh và ma sát.

4. Các và quá trình của ma sát và mòn

4.1. Chuyển động trượt gián đoạn (trượt bước nhảy)

Hiện tượng đan xen kẽ giữa trượt tương đối và dừng tương đối hoặc sự tăng lên và giảm đi xen kẽ của tốc độ trượt tương đối tự phát trong quá trình ma sát động.

CHÚ THÍCH: Một ví dụ về chuyển động trượt, ra khi hệ số ma sát giảm dao động riêng xuất hiện cùng với tăng tốc độ trượt tương đối.

4.2Bám dính trong ma sát

Hiện tượng cục bộ của hai vật thể trong khi trượt tương đối do tác động của các lực phân tử.

4.3. Vận chuyển vật liệu

Hiện tượng xuất hiện trong quá trình ma sát khi vật liệu của vật thể này bám dính vào vật thể khác nghĩa là bị tách ra khỏi vật thể thứ nhất và được giữ lại trên bề mặt của vật thể thứ hai.

4.4Bó kẹt

Quá trình hình thành và phát triển của hư hỏng trên các bề mặt trượt do sự bám dính và vận chuyển vật liệu.

CHÚ THÍCH: Bó kẹt có thể dẫn đến dừng các đột ngột chuyển động tương đối.

4.5. Mỏi

Hư hỏng và rạn nứt do sự lặp đi lặp lại của ứng suất tải trọng ngoài.

4.6Cào xước

Hư hỏng của các bề mặt trượt từng đôi có dạng các vết cào xước nghiêm trọng theo hướng trượt.

4.7Cạo

Tạo thành các vết cào mỏng trên bề mặt theo hướng trượt do bề mặt trượt cứng không nhẵn hoặc do các hạt cứng.

4.8Nứt vỡ

Tách ra của vật liệu từ lớp bề mặt dưới dạng các vảy mỏng do sự mòn mỏi.

CHÚ THÍCH: Hiện tượng này quan sát được chủ yếu trong các ổ lăn và bánh răng.

4.9Mòn rỗ

Quá trình tạo thành các lỗ rỗ trên các bề mặt trong chuyển động trượt tương đối do sự tách của các hạt vật liệu trong quá trình mòn (do) mỏi.

CHÚ THÍCH: Hiện tượng này quan sát được chủ yếu trong các ổ lăn và bánh răng.

4.10Chạy rà

Quá trình làm thay đổi về hình học bề mặt trong chuyển động trượt tương đối cũng như làm thay đổi về lý tính và cơ tính của các lớp vật liệu bề mặt trong khoảng thời gian đầu tiên của ma sát thường được biểu hiện bằng sự giảm lực ma sát, nhiệt độ và cường độ mòn trong các điều kiện bên ngoài không đổi.

4.10.1Chạy rà ban đầu

Chạy rà xảy ra trong giai đoạn ban đầu của khoảng thời gian chạy rà.

4.11. Sự chất tải ở mép ổ trượt

Tình trạng trong đó trục và ổ trượt có vị trí rất gần nhau hoặc tiếp xúc với nhau tại một đầu mút hoặc cả hai đầu mút của ổ trượt do sự uốn cong hoặc nghiêng của trục, hoặc sự lắp đặt không chính xác của ổ trượt và kết quả là đã tạo ra các vết lồi lõm hoặc mòn trên ổ trượt.

5. Rung và các thuật ngữ liên quan đến rung của trục quay được đỡ bằng ổ trượt

5.1. Sự khuấy đảo của dầu

Hiện tượng của một trục quay đàn hồi được đỡ bằng các ổ trượt đỡ ở trạng thái cân bằng tĩnh trở nên không ổn định khi tốc độ quay vượt quá tốc độ giới hạn được xác định bởi đặc tính lực của màng dầu bôi trơn, trọng lượng của trục và độ cứng vững uốn của trục, Sự vượt tốc này làm xuất hiện một chuyển động xoay với biên độ lớn ở tần số gần tương đương với tần số uốn tối thiểu.

CHÚ THÍCH: Hiện tượng này dẫn đến sự cố hỏng máy nghiêm trọng.

5.2. Chuyển động xoáy của dầu

Hiện tượng của một trục quay cứng được đỡ bằng các ổ trượt đỡ ở trạng thái cân bằng tĩnh trở nên không ổn định và làm xuất hiện một chuyển động xoáy ở tần số tương đương với một giá trị nhỏ hơn một chút so với một nửa tốc độ quay w, khi tốc độ quay vượt quá tốc độ giới hạn được xác định bởi đặc tính lực của màng dầu bôi trơn và trọng lượng của trục.

5.3Chuyển động xoáy do ma sát

Hiện tượng của một trục quay tạo thành một chuyển động xoáy trong ổ trượt đỡ trong khi có sự tiếp xúc cứng gián đoạn.

5.4. Hệ số cứng vững của màng dầu bôi trơn

Hằng số đàn hồi của màng dầu bôi trơn trong ổ trượt đỡ được xác định bằng tỷ số giữa số gia tăng lên của lực ép màng dầu và số gia tăng lên của chuyển vị tâm trục.

5.5. Hệ số giảm chấn của màng dầu bôi trơn

Hằng số làm nhụt của màng dầu bôi trơn trong ổ trượt đỡ, được xác định bằng tỷ số giữa số gia tăng lên của lực ép màng dầu và số gia tăng lên của tốc độ tâm trục.

5.6Sự rão của ổ trượt

Hiện tượng của ổ trượt chịu tải trọng quay trượt chậm trong thân ổ theo chiều ngược lại với chiều quay của trục dẫn đến các hư hỏng như mòn, bó kẹt hoặc biến dạng trên các bề mặt lắp ghép.

 

Mục lục tra cứu

B  
Bám dính trong ma sát 4.2
Bề mặt trượt 2.2.4
C  
Chạy rà ban đầu 4.10.1
Chuyển động lăn 2.2.5
Chuyển động quay trượt 4.1
Chuyển động trượt 2.2.1
Chuyển động xoay 5.2
Chuyển động xoay do ma sát 5.3
D  
Dịch chuyển vật liệu 4.3
Dính mòn 3.1.3
G  
Gặm mòn 3.1.8
Góc ma sát 1.6
H  
Hệ số cứng vững của màng dầu bôi trơn 5.4
Hệ số giảm chấn của màng dầu bôi trơn 5.5
Hệ số kéo 2.2.11
Hệ số ma sát 1.5
L  
Lực kéo 2.2.10
Lực ma sát 1.4
M  
Ma sát 1.3
Ma sát có bôi trơn 2.3.2
Ma sát động 2.13
Ma sát giới hạn 2.3.3
Ma sát hỗn hợp 2.3.4
Ma sát không bôi trơn 2.3.1
Ma sát lăn 2.2.7
Ma sát lăn và trượt kết hợp 2.2.8
Ma sát ngoài 1.1
Ma sát tĩnh 2.11
Ma sát tĩnh lớn nhất 2.1.2
Ma sát trong 1.2
Ma sát trong lưu chất 2.3.5
Ma sát trượt 2.2.2
Mài mòn 3.1.2
Mài mòn hyđro 3.1.4
Mỏi 4.5
Mòn 1.7
Mòn cơ học 3.1.1
Mòn cơ-hóa học 3.2.1
Mòn do cọ xước 3.2.2
Mòn do nhiệt 3.4.1
Mòn dưới tác dụng của dòng điện 3.3
Mòn điện hóa 3.3.1
Mòn do mỏi 3.1.6
Mòn do xâm thực 3.1.7
Mòn oxy hóa 3.3
Q  
Quá trình mòn 1.8
S  
Sự bó kẹt 4.4
Sự cào xước 4.6
Sự cạo 4.7
Sự chạy rà 4.10
Sự chịu tải ở mép ổ trượt 4.11
Sự khuấy đảo của dầu 5.1
Sự nứt vỡ 4.8
Sự rão của ổ trượt 5.6
Sự rỗ mòn 4.9
Sức kéo 2.2.9
T  
Tốc độ lăn 2.2.6
Tốc độ mòn 1.9
Tốc độ mòn riêng 1.10
Tốc độ trượt 2.2.3
X  
Xòi mòn do lưu chất 3.1.5

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8287-2:2009 (ISO 4378-2 : 2009) VỀ Ổ TRƯỢT -THUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI VÀ KÝ HIỆU – PHẦN 2: MA SÁT VÀ MÒN
Số, ký hiệu văn bản TCVN8287-2:2009 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản