TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8293:2009 (ISO 8429 :1986) VỀ QUANG HỌC VÀ DỤNG CỤ QUANG HỌC – NHÃN KHOA – THƯỚC TRÒN CHIA ĐỘ
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8293:2009
ISO 8429 :1986
QUANG HỌC VÀ DỤNG CỤ QUANG HỌC NHÃN KHOA – THƯỚC TRÒN CHIA ĐỘ
Optics and optical Instruments – Ophthalmology – Graduated dial scale
Lời nói đầu
TCVN 8293 : 2009 được chuyển đổi từ 52TCN-TTB 0035 : 2004 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 8293 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 8429 : 1986.
TCVN 8293 : 2009 do Viện trang thiết bị và công trình y tế biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
QUANG HỌC VÀ DỤNG CỤ QUANG HỌC NHÃN KHOA – THƯỚC TRÒN CHIA ĐỘ
Optics and optical Instruments – Ophthalmology – Graduated dial scale
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định kỹ thuật của hệ thống tọa độ góc để sử dụng trong thiết kế thước đo, đường chữ thập hoặc các phương tiện hiển thị khác, kết hợp chặt chẽ trong dụng cụ để xác định dữ liệu quang học trong mắt người, hoặc hiệu chỉnh mắt kính dùng cho mắt người.
2. Mô tả hệ thống
Hệ thống tọa độ quy định trong tiêu chuẩn này và đôi khi gọi là hệ thống TABO, mô tả:
a) Định hướng góc của trục loạn, khi sử dụng để mô tả sai số khúc xạ của mắt hoặc hiệu ứng tán sắc của mắt kính áp tròng hoặc mắt kính đeo;
b) Định hướng góc của mặt đáy lăng kính, khi sử dụng để mô tả hiệu ứng tán sắc của mắt kính thường và mắt kính áp tròng hoặc mắt kính đeo trong tọa độ cực;
c) Định hướng góc của kinh tuyến cong chính, khi sử dụng để mô tả độ cong của bề mặt giác mạc hoặc kính mắt.
Hệ thống tọa độ là như nhau dù nó liên quan tới mắt phải hoặc tới mắt trái. Khi sử dụng, hệ thống tọa độ được mô tả như nó xuất hiện trước tầm nhìn của mắt người và mắt kính đeo – đã đặt chính xác ở phía trước mắt – từ bên ngoài.
Trục zero của hệ thống tọa độ là đường ngang, trong trường hợp gắn số từ 0° đến 360°, nó ở phần bên phải của trục nằm ngang. Trị số góc tăng lên theo chiều ngược kim đồng hồ với 90° tương ứng với trục thẳng đứng. Khi sử dụng để định rõ trục loạn hoặc định hướng kinh tuyến cong chính, trị số góc sẽ được biểu thị là số giữa 0° và 180°. Khi sử dụng để định rò định hướng mặt đáy lăng trụ, trị số góc sẽ được biểu thị là số giữa 0° và 360°, đánh dấu bằng điểm mà đáy của lăng trụ chạm vào vòng tròn TABO.
3. Ví dụ
Ví dụ về thước đo chia độ được thiết kế bằng cách sử dụng hệ thống tọa độ như mô tả ở Điều 2, được chỉ ra trong Hình 1. Mặc dù nó được chỉ ra bằng một thiết kế thước đo góc đặc biệt, điều đó không có nghĩa bao hàm là các thiết kế khác không thể sử dụng và còn được coi như trong phạm vi áp dụng và dự kiến của tiêu chuẩn này.
|
|
Mắt trái |
Mắt phải |
Hình 1
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8293:2009 (ISO 8429 :1986) VỀ QUANG HỌC VÀ DỤNG CỤ QUANG HỌC – NHÃN KHOA – THƯỚC TRÒN CHIA ĐỘ | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN8293:2009 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Lĩnh vực khác |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |