TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8398:2012 VỀ TÔM BIỂN – TÔM SÚ GIỐNG PL15 – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 20/12/2012

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8398 : 2012

TÔM BIỂN – TÔM SÚ GIỐNG PL15 – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Marine shrimp – Post-Larvae 15 Tiger shrimp – Technical requirement

Lời nói đầu

TCVN 8398:2012 được chuyển đổi từ 28 TCN 124:1998 – Tôm biển – tôm giống PL15 – Yêu cầu kỹ thuật thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8398:2012 do Tổng cục Thủy sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

TÔM BIỂN – TÔM SÚ GIỐNG PL15 – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Marine shrimp – Post-Larvae 15 Tiger shrimp – Technical requirement

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật đối với tôm giống PL15 của loài tôm sú Penaeus monodon Fabricus, 1798.

2. Thuật ngữ

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ sau:

2.1. Tôm giống PL15 ngày tuổi

Tôm giống PL15 (Post-Larvae 15 Tiger shrimp) là tôm sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên của hậu ấu trùng.

2.2. Các phần phụ của tôm

Các phần phụ của tôm là râu, chân hàm, chân càng, chân bò (chân ngực), chân bơi (chân bụng), thùy đuôi (quạt đuôi), chủy.

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Chỉ tiêu cảm quan

Chất lượng tôm sú giống PL15 phải đạt yêu cầu quy định trong Bảng 1:

Bảng 1 – Yêu cầu kỹ thuật đối với tôm sú giống PL15

TT

Chỉ tiêu

Yêu cầu kỹ thuật

1

Chỉ tiêu cảm quan
Ngoại hình Hình thái cấu tạo ngoài đã hoàn chỉnh;

Không dị hình

Các phần phụ Có 07 gai trên chủy

Các phần phụ nguyên vẹn

Râu thẳng

Đuôi xòe

2

Màu sắc Thân màu xám sáng, vỏ bóng mượt

3

Chiều dài thân từ mũi chủy đến chót đuôi 12 mm đến 15 mm

Số cá thể khác cỡ chiếm không quá 10 %

4

Trạng thái hoạt động
Tôm thường bơi chậm sát thành bể với tốc độ chậm, một số đã bám vào thành bể.

Lẩn tránh chướng ngại vật.

Phản ứng nhanh khi có tác động đột ngột về tiếng động hoặc ánh sáng.

Đưa khoảng 200 con tôm giống vào chậu nước rồi khuấy vòng tròn, chúng bơi sát thành chậu theo chiều ngược dòng nước và không vón tụ giữa đáy chậu.

5

Độ no Kiểm tra trong bể thấy tôm bắt mồi đều đặn, ruột đầy thức ăn

6

Kiểm tra sức khỏe
Gây sốc bằng Formalin 100 ppm Trong 30 phút tỷ lệ sống là 100 phần trăm (%).
Gây sốc bằng cách hạ độ mặn đột ngột xuống còn 15 ‰ Trong 30 phút tỷ lệ sống là 100 phần trăm (%).

CHÚ THÍCH: Để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật đối với tôm sú giống PL15 trong Bảng 1 cần sử dụng các phương pháp kiểm tra tại Phụ lục A của Tiêu chuẩn này.

3.2. Mức độ nhiễm bệnh

Tỷ lệ phần trăm (%) số cá thể nhiễm bệnh cho phép theo quy định trong Bảng 2:

Bảng 2 – Mức độ nhiễm bệnh cho phép của tôm sú PL15

STT

Tên bệnh

Tỷ lệ nhiễm bệnh cho phép (%)

1

Bệnh virus

Bệnh MBV (Monodon baculovirus) Không có cá thể nào nhiễm thể ẩn MBV
Bệnh đốm trắng – WSSV (White spot syndrome virus) Không có cá thể nào nhiễm WSSV
Bệnh đầu vàng – YHV/GAV (Yellow head virusl

Gill – associated virus)

Không có cá thể nào nhiễm YHV/GAV

2

Bệnh do vi khuẩn

Bệnh phát sang

(Virio harveyi,

Vibro parahaemolyticus

Vibrio splendidus)

Không có cá thể nào nhiễm

Vibrio harveyi,

V.parahaemolyticus

Bệnh vi khuẩn dạng sợi

(Filamentous bacteria)

Không có cá thể nào nhiễm F.bacteria

3

Bệnh nấm

Lagenidium sp,

Sirolpidium sp, Fusarium sp, Haliphotoros sp

Không có cá thể nào bị nấm

4

Bệnh nguyên sinh động vật Protozoa (Zoothammium sp, Epistylis sp, Vorticella sp, Acineta sp). Nhỏ hơn 5

Phụ lục A

Phương pháp kiểm tra cảm quan

(Quy định)

A.1. Dụng cụ kiểm tra

Dụng cụ kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan của tôm giống PL15 theo quy định tại Bảng A.1:

Bảng A.1 – Dụng cụ kiểm tra chỉ tiêu cảm quan

TT

Tên dụng cụ

Quy cách, đặc điểm

Số lượng

1

Vợt vớt mẫu trong bể ương – Đường kính 30 cm

– Lưới động vật phù du số 38

– Có cán dài, hoặc dây treo

1 cái

2

Vợt vớt mẫu trong chậu chứa – Đường kính 15 cm

– Lưới động vật phù du số 38

– Có cán

1 cái

3

Chậu chứa tôm giống Màu trắng, dung tích 10 lít đến 15 lít

2 cái

4

Cốc thủy tinh Trong suốt, dung tích 500 ml

1 cái

5

Giấy kẻ ly 30 cm x 30 cm

1 tờ

6

Đèn pin Dùng pin 3 v đến 4,5 v còn mới

1 cái

7

Kính lúp Độ phóng đại 4 x 6,3

1 chiếc

A.2. Thu mẫu tôm giống

Dùng vợt vớt tôm giống theo chiều thẳng đứng từ dưới lên ở 4 góc bể ương. Số lượng mẫu tôm giống cần có để kiểm tra không ít hơn 200 cá thể.

Thả tôm đã vớt vào một chậu màu trắng chứa nước của bể ương và đặt ở nơi thoáng mát.

A.3. Trình tự kiểm tra các chỉ tiêu

A.3.1. Trạng thái hoạt động

Quan sát trực tiếp hoạt động bơi và bám của tôm giống ở trong chậu.

Thử phản ứng ngược dòng nước: Lấy tay khuấy nhẹ tạo dòng nước xoáy trong chậu, sau đó quan sát tôm bơi ngược dòng nước và bám dưới đáy.

Thử phản ứng lẩn tránh chướng ngại vật. Dùng một que nhỏ đưa từ từ tới bất kỳ cá thể nào để quan sát phản ứng của cá thể đó.

Thử phản ứng với tiếng động: Gõ nhẹ vào thành chậu để quan sát phản ứng của tôm giống.

Thử phản ứng với ánh sáng: Đặc chậu chứa tôm giống vào chỗ tối, dùng đèn pin đột ngột chiếu trực tiếp vào chậu để quan sát phản ứng của tôm.

A.3.2. Ngoại hình và màu sắc

Dùng cốc thủy tinh múc cả nước và tôm giống trong chậu, đặt hoặc nâng cốc lên ngang tầm mắt và hướng ra phía có nguồn sáng để quan sát màu sắc, ngoại hình của tôm giống.

Số lần quan sát không ít hơn 3 lần, mỗi lần từ 15 cá thể đến 20 cá thể. Số tôm giống quan sát xong thả vào một chậu chứa khác.

Vớt ngẫu nhiên 15 cá thể đến 20 cá thể trước đó đã quan sát bằng mắt thường, dùng kính lúp quan sát lại chỉ tiêu ngoại hình của tôm giống.

A.3.3. Đo chiều dài

Đặt tôm giống nằm duỗi thẳng trên mặt giấy kẻ ly.

Đọc chiều dài từ mút chùy đến mút telson của từng cá thể.

Lần lượt đo chiều dài không ít hơn 100 cá thể. Sau đó, thống kê chiều toàn bộ số cá thể của mẫu và xác định tỷ lệ phần trăm (%) số tôm giống khác cỡ quy định.

A.4. Gây sốc

A.4.1. Phương pháp thử gây sốc bằng Formalin 100 ppm.

Thả 40 cá thể đến 50 cá thể tôm giống cần kiểm tra vào dung dịch formalin có nồng độ 100 ppm và theo dõi trong 30 phút, nếu tỷ lệ sống 100 phần trăm (%) là đạt yêu cầu.

A.4.2. Phương pháp thử gây sốc bằng hạ độ mặn đột ngột xuống 15 ‰.

Lấy 40 cá thể đến 50 cá thể tôm giống cần kiểm tra cho vào cốc thủy tinh chứa 300 ml nước trong bể ương.

Tiến hành cho nước ngọt vào hạ độ mặn đột ngột xuống còn 15 ‰ và theo dõi trong 30 phút, nếu tỷ lệ sống 100 phần trăm (%) là đạt yêu cầu.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8398:2012 VỀ TÔM BIỂN – TÔM SÚ GIỐNG PL15 – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Số, ký hiệu văn bản TCVN8398:2012 Ngày hiệu lực 20/12/2012
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 20/12/2012
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản