TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8491-1:2011 (ISO 1452-1:2009) VỀ HỆ THỐNG ỐNG BẰNG CHẤT DẺO DÙNG CHO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THOÁT NƯỚC VÀ CỐNG RÃNH ĐƯỢC ĐẶT NGẦM VÀ NỔI TRÊN MẶT ĐẤT TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ ÁP SUẤT – POLY (VINYL CLORUA) KHÔNG HÓA DẺO (PVC-U) – PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8491-1:2011

IEC 1452-1:2009

HỆ THỐNG ỐNG BẰNG CHẤT DẺO DÙNG CHO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THOÁT NƯỚC VÀ CỐNG RÃNH ĐƯỢC ĐẶT NGẦM VÀ NỔI TRÊN MẶT ĐẤT TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ ÁP SUẤT – POLY (VINYL CLORUA) KHÔNG HÓA DẺO (PVC-U) – PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG

Plastics piping systems forwater supply and for buried and above-ground drainage and sewerage under pressure – Unplasticized poly (vinyl chloride) (PVC-U) – Part 1: General

Lời nói đầu

TCVN 8491-1:2011 thay thế TCVN 6151-1:2002.

TCVN 8491-1:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 1452-1:2009.

TCVN 8491-1:2011 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 138 Ống nhựa và phụ tùng đường ống, van dùng để vận chuyển chất lỏng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lượng Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 8491:2011, Hệ thống ống bằng chất dẻo dùng cho hệ thống cấp nước, thoát nước và cống rãnh được đặt ngầm và nổi lên trên mặt đất trong điều kiện có áp suất – Poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) gồm các phần sau:

– TCVN 8491-1:2011 (ISO 1452-1:2009), Phần 1: Quy định chung;

– TCVN 8491-2:2011, Phần 2: Ống;

– TCVN 8491-3:2011, Phần 3: Phụ tùng;

– TCVN 8491-4:2011, Phần 4: Van;

– TCVN 8491-5:2011, Phần 5: Sự phù hợp với mục đích của hệ thống.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cho hệ thống ống và các chi tiết bằng poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U). Hệ thống ống này dùng cho hệ thống cấp nước, thoát nước và cống rãnh được đặt ngầm và nổi trên mặt đất trong điều kiện có áp suất.

Tiêu chuẩn này không đưa ra quy định đối với các ảnh hưởng bất lợi tiềm ẩn của các sản phẩm đến chất lượng nước sinh hoạt.

Các yêu cầu và phương pháp thử cho các sản phẩm được quy định trong TCVN 8491-2, TCVN 8491-3 và TCVN 8491-4. Các đặc tính đối với sự phù hợp với hệ thống (chủ yếu cho các mối nối) được quy định trong TCVN 8491-5.

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu chung của PVC-U.

Hướng dẫn lắp đặt được nêu trong TCVN 6250 (ISO/TR 4191)[1].

Hướng dẫn về đánh giá sự phù hợp được nêu trong ENV 1452-7[2].

 

HỆ THỐNG ỐNG BẰNG CHẤT DẺO DÙNG CHO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THOÁT NƯỚC VÀ CỐNG RÃNH ĐƯỢC ĐẶT NGẦM VÀ NỔI TRÊN MẶT ĐẤT TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ ÁP SUẤT – POLY (VINYL CLORUA) KHÔNG HÓA DẺO (PVC-U) – PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG

Plastics piping systems forwater supply and for buried and above-ground drainage and sewerage under pressure – Unplasticized poly (vinyl chloride) (PVC-U) – Part 1: General

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung cho hệ thống ống bằng poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) thành đặc dùng cho hệ thống cấp nước, thoát nước và cống rãnh được đặt ngầm và nổi trên mặt đất dưới điều kiện có áp suất.

Tiêu chuẩn này kết hợp cùng với TCVN 8491-2, 8491-3, 8491-4 và 8491-5 có thể áp dụng cho ống, phụ tùng, van và phụ kiện bằng PVC-U, mối nối của các chi tiết này với nhau và mối nối của các chi tiết này với các chi tiết khác bằng hoặc không phải bằng chất dẻo, sử dụng cho các mục đích sau:

a) hệ thống dẫn nước và cấp nước chính được đặt ngầm dưới đất;

b) hệ thống vận chuyển nước được đặt nổi trên mặt đất cả bên ngoài và bên trong các tòa nhà;

c) hệ thống thoát nước và cống rãnh được đặt ngầm và nổi trên mặt đất trong điều kiện có áp suất.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các hệ thống ống cấp nước trong điều kiện có áp suất ở nhiệt độ lên đến 25oC (nước lạnh), dùng cho sinh hoạt và cho các mục đích chung cũng như cho nước thải trong điều kiện có áp suất.

Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các chi tiết trong hệ thống vận chuyển nước và nước thải ở nhiệt độ lên đến 45oC. Đối với nhiệt độ từ 25oC đến 45oC thì áp dụng theo Hình A.1 của TCVN 8491-2.

CHÚ THÍCH: Nhà sản xuất và người sử dụng có thể đi đến thỏa thuận về khả năng sử dụng ở nhiệt độ trên 45oC tùy từng trường hợp

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6149-1:2007 (ISO 1167-1:2006), Ống, phụ tùng và hệ thống phụ tùng bằng nhựa nhiệt dẻo dùng để vận chuyển chất lỏng – Xác định độ bền với áp suất bên trong – Phần 1: Phương pháp thử chung.

TCVN 6149-2:2007 (ISO 1167-2:2006), Ống, phụ tùng và hệ thống phụ tùng bằng nhựa nhiệt dẻo dùng để vận chuyển chất lỏng – Xác định độ bền với áp suất bên trong – Phần 1: Chuẩn bị mẫu thử.

ISO 472:1999, Plastics – Vocabulary (Chất dẻo – Từ vựng).

ISO 1043-1:2005, Plastics – Symbols and abbreviated terms – Part 1: Basic polymers and their special charateristics (Chất dẻo – Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt – Phần 1: Polyme cơ sở và các đặc tính đặc biệt của chúng).

ISO 6401:2008, Plastics – Poly(vinyl chloride) – Determination of residual vinyl chloride monomer – Gaschromatographic method (chất dẻo – Poly(vinyl clorua) – Xác định monome vinyl clorua còn lại – Phương pháp sắc ký khí).

ISO 9080, Plastics piping and ducting systems – Determination of the long-term hydrostatic strength of thermoplastics materials in pipe form by extrapolation (Hệ thống ống và đường ống bằng chất dẻo – Xác định độ bền thủy tĩnh dài hạn của vật liệu nhựa nhiệt dẻo ở dạng ống bằng phép ngoại suy).

ISO 12162, Thermoplastics materials for pipes and fittings for pressure applications – Classification, design coefficient and designation (Vật liệu nhựa dẻo dùng làm ống và phụ tùng sử dụng trong điều kiện có áp suất – Phân loại, hệ số thiết kế và ký hiệu).

3. Thuật ngữ, định nghĩa, ký hiệu và các thuật ngữ viết tắt

3.1. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 472 và ISO 1043-1 và các thuật ngữ sau.

CHÚ THÍCH: Nếu các thuật ngữ không được đề cập trong tiêu chuẩn này thì xem trong EN 805[3] và EN 806-1[4].

3.1.1. Định nghĩa về cấu trúc thành

3.1.1.1.

Thành đặc (solid-wall)

Thành có bề mặt bên trong và bên ngoài nhẵn và có hợp chất/hỗn hợp đồng nhất trên toàn bộ thành.

CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này có thể áp dụng đối với ống, phụ tùng và van.

3.1.2. Định nghĩa về hình học

3.1.2.1.

Kích thước danh nghĩa (nominal size)

DN

Kích thước được biểu thị bằng con số của một chi tiết ngoại trừ chi tiết được ký hiệu theo cỡ ren, được làm tròn xấp xỉ bằng kích thước sản xuất, tính bằng milimét.

3.1.2.2.

Kích thước danh nghĩa (nominal size)

DN/OD

Kích thước danh nghĩa, liên quan đến đường kính ngoài.

3.1.2.3.

Kích thước danh nghĩa (nominal size)

DN/ID

Kích thước danh nghĩa, liên quan đến đường kính trong.

3.1.2.4.

Đường kính danh nghĩa (nominal diameter)

dn

Đường kính qui định được ấn định cho một kích thước danh nghĩa.

CHÚ THÍCH 1: Theo TCVN 8491, đường kính (ngoài) danh nghĩa của một ống nhựa nhiệt dẻo hoặc một đầu không nong tương đương với đường kính ngoài trung bình tối thiểu của nó, dem, min.

CHÚ THÍCH 2: Đường kính (trong) danh nghĩa của đầu nong của một phụ tùng, ống, van hoặc phụ kiện tương đương với đường kính (ngoài) danh nghĩa của ống nối với chúng.

CHÚ THÍCH 3: Đường kính danh nghĩa được biểu thị theo milimét.

3.1.2.5.

Đường kính ngoài tại điểm bất kỳ (outside diameter at any point)

de

Giá trị của phép đo đường kính ngoài qua mặt cắt ngang tại điểm bất kỳ của ống hoặc đầu không nong, được làm tròn đến 0,1mm gần nhất.

3.1.2.6.

Đường kính ngoài trung bình (mean outside diameter)

dem

Giá trị phép đo chu vi ngoài hoặc đầu không nong của một phụ tùng trên mặt cắt ngang bất kỳ, chia cho số p (» 3,142), được làm tròn đến 0,1mm gần nhất.

3.1.2.7.

Đường kính trong trung bình của đầu nong (mean inside diameter of socket)

dm

Giá trị trung bình cộng của hai đường kính trong được đo vuông góc với nhau tại điểm giữa của chiều dài đầu nong.

3.1.2.8.

Độ ovan (out-of-roundness, ovality)

Chênh lệch giữa giá trị đường kính ngoài tối thiểu và tối đa đo trên cùng một mặt cắt ngang của ống hoặc đầu không nong, hoặc chênh lệch giữa đường kính trong tối thiểu và tối đa đo được trên cùng một mặt cắt ngang của đầu nong.

3.1.2.9.

Độ dày thành danh nghĩa (nominal wall thickness)

en

Độ dày thành của một chi tiết được biểu thị bằng con số, tương đương với độ dày thành cho phép tối thiểu tại điểm bất kỳ.

CHÚ THÍCH: Độ dày thành được biểu thị bằng milimét.

3.1.2.10.

Độ dày thành tại điểm bất kỳ (wall thickness at any point)

e

Giá trị phép đo độ dày thành tại điểm bất kỳ quanh chu vi của một chi tiết.

3.1.2.11.

Độ dày thành trung bình (mean wall thickness)

em

Giá trị trung bình cộng của các phép đo độ dày thành, cách đều nhau quanh chu vi và trên cùng một mặt cắt ngang của chi tiết, bao gồm cả giá trị tối đa và tối thiểu của phép đo độ dày thành trên mặt cắt ngang đó.

3.1.2.12.

Dung sai (tolerance)

Sai lệch cho phép của các giá trị qui định, được biểu thị bằng chênh lệch giữa giá trị tối thiểu cho phép và giá trị tối đa cho phép.

3.1.2.13.

Dãy ống (pipe series)

S

Số không thứ nguyên để ký hiệu ống.

CHÚ THÍCH 1: Dãy ống S liên quan đến hình học của ống đã cho theo Phương trình (1):

                             (1)

CHÚ THÍCH 2: Theo TCVN 6141 (ISO 4065)[5], định nghĩa 3.6.

3.1.2.14.

Tỉ số kích thước chuẩn (standard dimension ratio)

SDR

Dãy ống được biểu thị bằng con số, được làm tròn xấp xỉ bằng với tỉ số kích thước giữa đường kính ngoài danh nghĩa, dm, và độ dày thành danh nghĩa, en.

CHÚ THÍCH: Theo TCVN 6141 (ISO 4065)[5], tỉ số kích thước chuẩn, SDR và dãy ống S liên hệ với nhau theo Phương trình (2):

SDR = 2 S + 1                          (2)

3.1.3. Định nghĩa về vật liệu

3.1.3.1.

Vật liệu nguyên chất (virgin material)

Vật liệu ở dạng hạt hoặc dạng bột chưa qua sử dụng hoặc gia công ngoài các xử lý yêu cầu cho quá trình sản xuất và không bổ sung thêm vật liệu tái sử dụng hoặc vật liệu tái sinh.

3.1.3.2

Vật liệu tái sử dụng từ chính quá trình sản xuất (own reprocessable material)

Vật liệu đã biết rõ hợp chất hoặc hỗn hợp, được gia công từ ống, phụ tùng hoặc van không sử dụng bị loại bỏ, bao gồm cả các mảnh vụn từ quá trình sản xuất ống, phụ tùng và van mà sẽ được gia công lại trong một xưởng của nhà sản xuất sau khi đã được gia công bởi chính nhà sản xuất đó bằng quá trình đúc hoặc ép phun.

3.1.3.3

Vật liệu tái sử dụng từ bên ngoài (external reprocessable material)

Vật liệu gồm một trong các dạng sau:

a) vật liệu từ ống, phụ tùng hoặc van hoặc mảnh vụn đã được gia công lần đầu bởi nhà sản xuất khác không sử dụng bị loại bỏ và sẽ được gia công lại;

b) vật liệu từ quá trình sản xuất các sản phẩm bằng PVC-U khác mà không phải là ống, phụ tùng và van không sử dụng, bất kể chúng được sản xuất từ đâu.

3.1.3.4

Vật liệu tái sinh (recyclable material)

Vật liệu gồm một trong các dạng sau:

a) vật liệu từ ống, phụ tùng hoặc van đã được sử dụng, được làm sạch và được nghiền hoặc xay;

b) vật liệu từ các sản phẩm PVC-U đã được sử dụng mà không phải là ống, phụ tùng hoặc van, được làm sạch và được nghiền hoặc xay.

3.1.4. Định nghĩa liên quan đến đặc tính của vật liệu

3.1.4.1.

Giới hạn dự đoán dưới (lower prediction limit)

sLPL

Đại lượng đặc trưng cho tính chất của vật liệu, tương ứng với 97,5% giới hạn tin cậy dưới của độ bền thủy tĩnh dài hạn với áp suất nước bên trong ở 20oC được dự đoán trong 50 năm.

CHÚ THÍCH: Giới hạn dự đoán dưới được biểu thị bằng megapascal (MPa).

3.1.4.2.

Độ bền yêu cầu tối thiểu (minimum required strength)

MRS

Giá trị của sLPL được làm tròn xuống giá trị thấp hơn kế tiếp của dãy R10 khi sLPL thấp hơn 10 MPa hoặc được làm tròn xuống giá trị thấp hơn kế tiếp của dãy R20 khi sLPL lớn hơn hoặc bằng 10 MPa.

CHÚ THÍCH: Dãy R10 và R20 là các dãy cơ bản của các số ưu tiên tuân theo ISO 3[6] và TCVN 7298 (ISO 497)[7].

3.1.4.3.

Hệ số thiết kế (design coefficient)

C

Hệ số toàn bộ có giá trị lớn hơn 1, có tính đến các điều kiện vận hành cũng như tính chất của các chi tiết trong hệ thống đường ống, khác với các điều kiện được nêu trong giới hạn dự đoán dưới.

3.1.4.4.

Ứng suất thiết kế (design stress)

sS

ứng suất cho phép đối với một ứng dụng đã cho ở 20oC

CHÚ THÍCH 1: Giá trị này được tính bằng cách lấy MRS chia cho hệ số, C, theo Phương trình (3):

                               (3)

CHÚ THÍCH 2: Ứng suất thiết kế được biểu thị bằng megapascal (MPa).

3.1.5. Định nghĩa liên quan đến các điều kiện vận hành

3.1.5.1.

Áp suất danh nghĩa (nominal pressure)

PN

Ký hiệu bằng con số sử dụng cho mục đích đã nêu, liên quan đến đặc tính cơ học của một chi tiết của hệ thống đường ống.

CHÚ THÍCH 1: Đối với hệ thống đường ống bằng chất dẻo vận chuyển nước ở 20oC trong suốt 50 năm, áp suất này tương đương với áp suất vận hành cho phép, tính bằng bar[1]) theo Phương trình (4):

                               (4)

CHÚ THÍCH 2: Nghiên cứu việc dự đoán tính năng dài hạn của hệ thống phân phối nước bằng PVC đã có chỉ ra tuổi thọ sử dụng của nó ít nhất là 100 năm (xem Hình 1 và KRV Nachrichten 1/95[8] và TNO Science and Industry[9]).

3.1.5.2.

Áp suất vận hành cho phép (allowable operating pressure)

PFA

Áp suất thủy tĩnh tối đa mà một chi tiết có thể chịu được liên tục trong khi vận hành (ngoại trừ áp suất tăng đột biến).

CHÚ THÍCH Đối với nhiệt độ nước lên đến 25 oC: PFA = PN

Đối với nhiệt độ nước trên 25 oC: PFA = ¦T x PN

Trong đó

¦T là hệ số suy giảm phụ thuộc vào nhiệt độ nước
PN là áp suất danh nghĩa

Trong trường hợp yêu cầu thêm hệ số suy giảm đối với ứng dụng: PFA = ¦A x ¦T x PN, trong đó ¦A là hệ số phụ thuộc vào ứng dụng đó.

3.1.5.3.

Áp suất thử hiện trường cho phép (allowable site test pressure)

PEA

Áp suất thủy tĩnh tối đa mà một chi tiết được lắp đặt mới có thể chịu được trong khoảng thời gian ngắn tương đối để khẳng định tính toàn vẹn và độ kín của đường ống.

CHÚ THÍCH: Đối với tiêu chuẩn này, PEA bằng 1,5 x PFA với giá trị tối đa là PFA + 5 bar.

3.1.5.4.

Ứng suất thủy tĩnh (hydrostatic stress)

s

Ứng suất trên thành ống khi nước được sử dụng làm môi trường tạo áp.

CHÚ THÍCH 1: Ứng suất thủy tĩnh liên quan đến áp suất sử dụng, p, tính bằng bar, độ dày thành tại điểm bất kỳ, e, và đường kính ngoài trung bình, dem, của ống và được tính theo Phương trình (5)

                           (5)

CHÚ THÍCH 2: Ứng suất thủy tĩnh được biểu thị bằng megapascal.

3.1.6 Định nghĩa về các mối nối ống

3.1.6.1.

Mối nối chịu tải đầu (end-load-bearing joints)

Mối nối có thể chịu được tải dọc trục mà không cần thêm hỗ trợ cơ học từ bên ngoài.

3.1.6.2.

Mối nối không chịu tải đầu (non end-load-bearing joints)

Mối nối không thể chịu được tải dọc trục mà không cần thêm hỗ trợ cơ học theo trục từ bên ngoài.

3.2. Ký hiệu

C

de

dem

di

dim

dn

e

em

en

¦A

¦T

d

s

sS

sLPL

hệ số thiết kế

đường kính ngoài tại điểm bất kỳ

đường kính ngoài trung bình

đường kính trong tại điểm bất kỳ

đường kính trong trung bình của đầu nong

đường kính ngoài danh nghĩa hoặc đường kính trong danh nghĩa

độ dày thành tại điểm bất kỳ

độ dày thành trung bình

độ dày thành danh nghĩa

hệ số suy giảm đối với ứng dụng

hệ số suy giảm đối với nhiệt độ nước

khối lượng riêng của vật liệu

ứng suất thủy tĩnh

ứng suất thiết kế

giới hạn dự đoán dưới

3.3. Thuật ngữ viết tắt

DN kích thước danh nghĩa (nominal size)
DN/IN kích thước danh nghĩa liên quan với đường kính trong (nominal size, inside diameter related)
DN/OD kích thước danh nghĩa liên quan với đường kính ngoài (nominal size, outside diameter related)
MRS độ bền yêu cầu tối thiểu (minimum required strength)
PFA áp suất vận hành cho phép (allowable operating pressure)
PEA áp suất thử hiện trường cho phép (allowable site test pressure)
PN áp suất danh nghĩa (nominal pressure)
PVC-U poly(vinyl clorua) không hóa dẻo (unplasticized poly(vinyl chloride)
S dãy ống (pipe series)
SDR tỉ số kích thước chuẩn (standard dimension ratio)
TIR tỉ số va đập thực (true impact rate)
VCM Monome vinyl clorua (vinyl chloride monomer)

4. Vật liệu

4.1. Yêu cầu chung đối với hợp chất hoặc hỗn hợp

Vật liệu để chế tạo ống, phụ tùng và van phải là hợp chất hoặc hỗn hợp poly(vinyl) clorua không hóa dẻo (PVC-U). Hợp chất hỗn hợp này gồm có nhựa/bột PVC-U được bổ sung thêm các phụ gia cần thiết để tạo thuận lợi cho việc sản xuất ống, phụ tùng và van phù hợp với TCVN 8491-2, TCVN 8491-3, TCVN 8491-4 và TCVN 8491-5.

Không được sử dụng các phụ gia riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau với lượng đủ để tạo thành các nguy cơ gây độc, ảnh hưởng đến giác quan và nguy cơ tạo thành vi trùng, hoặc làm giảm khả năng chế tạo, hoặc các tính chất liên kết bằng keo của sản phẩm, hoặc giảm tính chất hóa lý hoặc cơ học (đặc biệt là độ bền cơ học dài hạn và độ bền va đập) của sản phẩm như được quy định trong các phần tương ứng của bộ TCVN 8491.

Hàm lượng monome vinyl clorua (VCM) có trong nhựa được sử dụng trong hợp chất/hỗn hợp PVC-U phải nhỏ hơn ± 0,0001% phần thể tích [2]) khi được xác định bằng phương pháp sắc ký khi sử dụng phương pháp “không gian hơi” phù hợp với ISO 6401.

4.2. Yêu cầu đặc biệt đối với hợp chất hoặc hỗn hợp của chi tiết tiếp xúc với nước uống

Tất cả các vật liệu là chất dẻo hoặc không phải là chất dẻo của các chi tiết trong hệ thống ống bằng PVC-U tiếp xúc lâu dài hoặc tạm thời với nước sinh hoạt, ví dụ ống, phụ tùng, van, vòng đệm đàn hồi, keo dán, chất bôi trơn phải không gây ảnh hưởng có hại đến chất lượng của nước uống.

4.3. Sử dụng vật liệu tái sử dụng và tái sinh

Cho phép sử dụng vật liệu tái sử dụng của chính nhà sản xuất thu được từ quá trình sản xuất và thử nghiệm sản phẩm phù hợp với bộ TCVN 8491 cùng với vật liệu nguyên chất. Không được phép sử dụng vật liệu tái sử dụng từ nguồn bên ngoài và vật liệu tái sinh.

4.4. Phân loại và kiểm tra vật liệu

4.4.1. Phân loại hợp chất hoặc hỗn hợp ở dạng ống

Hợp chất hỗn hợp phải được ký hiệu theo loại vật liệu (PVC-U) và theo mức độ bền yêu cầu tối thiểu (MRS) phù hợp với Bảng 1.

Hợp chất hoặc hỗn hợp phải có chỉ số MRS bằng với các giá trị qui định trong Bảng 1. Giá trị MRS để phân loại hợp chất hoặc hỗn hợp phải được tính từ sLPL theo ISO 12162. Giá trị sLPL được xác định bằng các phân tích phù hợp với ISO 9080 của các phép thử áp suất thủy tĩnh được tiến hành theo TCVN 6149-1 (ISO 1167-1) và TCVN 6149-2 (ISO 1167-2) và sử dụng dãy ống 6,3 £ S £ 12,5 và đầu bịt kiểu A, phép thử nước trong nước. Nhiệt độ thử phải là 20oC và 60oC.

CHÚ THÍCH 1: Nếu phụ tùng hoặc van được sản xuất từ cùng một hợp chất hoặc hỗn hợp như của ống thì phân loại vật liệu giống như đối với ống.

CHÚ THÍCH 2: Các phép phân tích được nêu trong phiên bản trước của ISO 9080 cũng phù hợp với điều này.

Bảng 1 – Ký hiệu vật liệu và các giá trị ứng suất thiết kế tối đa tương ứng

Ký hiệu a

Độ bền yêu cầu tối thiểu MRS

Ống

Phụ tùng

Ép phun

Chế tạo sẵn

dn £ 90
(C = 2,5)

sS

dn > 90
(C = 2,0)

sS

dn < 160
(C = 2,5)

sS

dn ³ 160
(= 2,0)

sS

dn £ 90
(C = 2,5)

sS

dn > 90
(C = 2,0)

sS

MPa

MPa

MPa

MPa

MPa

MPa

MPa

PVC-U 250

25,0

10,0

12,5

10,0

12,5

10,0

12,5

PVC-U 200

20,0

b

b

8,0

10,0

b

b

a ký hiệu này chỉ được sử dụng cho việc phân loại hợp chất được nhà sản xuất công bố

b không áp dụng

4.4.2. Kiểm tra hợp chất hoặc hỗn hợp ở dạng ống của PVC-U 250

Nếu sử dụng hợp chất hoặc hỗn hợp đã biết, không cần phải đánh giá lại MRS. Trong trường hợp đó, tiến hành thử song song năm mẫu đối với mỗi điều kiện được chọn. Tất cả các giá trị thu được phải trùng hoặc nằm phía trên đường tham chiếu tối thiểu sLPL[3] cho trong Hình 1.

Thời gian thử 10 mẫu cho từng mức nhiệt độ có thể được phân bố dọc theo đường tham chiếu tối thiểu. Trong trường hợp đó, thời gian như sau:

– đối với 20oC: thời gian từ 100 h đến 5000 h; thời gian thử 3 mẫu phải trong khoảng 3000 h và 5000 h.

– đối với 60oC: thời gian từ 100 h đến 5000 h; thời gian thử 3 mẫu phải trong khoảng 3000h và 5000h.

trong đó các điểm kiểm tra cho trong Bảng 2 phải là một phần của sơ đồ thử, Đối với dãy ống và đầu bịt được sử dụng, xem 4.4.1.

Các giá trị của độ bền thủy tĩnh yêu cầu tối thiểu phải được tính toán theo phương trình (6):

                         (6)

Bảng 2 – Ví dụ về việc kiểm tra các yêu cầu thử

Thời gian
h

Nhiệt độ
oC

Ứng suất
MPa

100

20

35,00

100

60

11,95

1000

20

31,87

1000

60

10,00

5000

20

29,90

5000

60

8,85

CHÚ THÍCH: Phép thử kiểm tra được dùng để xác nhận lại tính chất của vật liệu sau khi có thay đổi hỗn hợp vật liệu sau thời gian dài sử dụng. Phép thử kiểm tra không đưa ra thông tin chính xác về độ dốc của đường cong hồi qui và vì vậy không mô tả việc xác định giá trị MRS.

4.4.3. Kiểm tra hợp chất hoặc hỗn hợp ở dạng ống của vật liệu PVC-U có MRS nhỏ hơn 25MPa

Đối với việc kiểm tra vật liệu có MRS < 25 MPa, đường cong được thiết lập ban đầu theo ISO 9080 phải được sử dụng sao cho phù hợp.

CHÚ DẪN

X1

X2

Y

thời gian dẫn đến đứt gãy, t, tính bằng giờ.

thời gian, tính bằng năm.

ứng xuất vòng, s, tính bằng megapascal

Hình 1 – Đường tham chiếu tối thiểu đối với PVC-U 250

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 6250 (ISO/TR 4191), Ống poly(vinyl clorua) cứng dùng để cấp nước – Hướng dẫn thực hành lắp đặt.

[2] EVN 1452-7, Plastics piping systems for water supply – Unplasticized poly(vinyl chloride) (PVC-U) – Part 7: Guidance for the assessment of conformity.

[3] EVN 805, Water supply – Requirements for systems and components outside buildings.

[4] EN 806-1, Specifications for installations inside building conveying water for human consumption – Part 1: General.

[5] TCVN 6141:2003 (ISO 4065:1996), Ống nhựa nhiệt dẻo – Bảng chiều dày thông dụng của thành ống.

[6] ISO 3, Preferred numbers – Series of preferred numbers.

[7] TCVN 7298 (ISO 497), Hướng dẫn lựa chọn dãy số ưu tiên và dãy các giá trị quy tròn của số ưu tiên.

[8] KRV Nachrichten 1/95, Dipl.Ing. Reinhard E. Nowack, Dipl. Phys. Egon Barth, Ing. – Oec. lise Otto, Dr. Erich W. Braun: 60 Jahre Erfahrung mit Rohrleitungen aus weichmacherfreiem Polyvinylchlorid (PVC-U).

[9] TNO Science and Industry, A. BOERSMA and J.BREEN, 9th International PVC Conference, Brighton, April 1995: Long-term performance of existing PVC water distribution systems.

 


[1] 1 bar = 105N/m2 = 0,1MPa

[2] Tỉ lệ này tương đương với 1 ppm; ppm là đơn vị không được sử dụng

[3] Đường tham chiếu tối thiểu này được thiết lập bởi TEPPFA (Hiệp hội ống và phụ tùng chất dẻo Châu Âu). Các bộ số liệu ngoại suy được nêu trong các báo cáo từ OFI (Osterreichisches Forschungsinstitut fur Chemie und Technik, Wien),

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8491-1:2011 (ISO 1452-1:2009) VỀ HỆ THỐNG ỐNG BẰNG CHẤT DẺO DÙNG CHO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC THOÁT NƯỚC VÀ CỐNG RÃNH ĐƯỢC ĐẶT NGẦM VÀ NỔI TRÊN MẶT ĐẤT TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ ÁP SUẤT – POLY (VINYL CLORUA) KHÔNG HÓA DẺO (PVC-U) – PHẦN 1: QUY ĐỊNH CHUNG
Số, ký hiệu văn bản TCVN8491-1:2011 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản