TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8522:2010 VỀ ĐỆM KHÔNG KHÍ CỨU NGƯỜI 20M VÀ 45M

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8522:2010

ĐỆM KHÔNG KHÍ CỨU NGƯỜI 20 M VÀ 45 M

Safety air cushions 20 m and 45 m

Lời nói đầu

TCVN 8522 : 2010 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 21 Thiết bị phòng cháy chữa cháy biên soạn trên cơ sở dự thảo đề nghị của Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐỆM KHÔNG KHÍ CỨU NGƯỜI 20 M VÀ 45 M

Safety air cushions 20 m and 45 m

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho hai loại đệm không khí cứu người được bơm nén không khí liên tục bằng quạt điện (sau đây gọi là đệm không khí cứu người) dùng làm phương tiện cứu người có độ cao sử dụng lớn nhất là 20 m và 45 m khi xảy ra cháy hoặc các trường hợp khẩn cấp khác.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu dưới đây là rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu có ghi năm công bố, áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu không có năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).

TCVN 1597-1 : 2006, Cao su, lưu hóa hoặc nhiệt do – Xác định độ bền xé rách – Phần 1: Mu th dạng quần, góc và cong lưỡi liềm.

TCVN 1754 : 1986, Vi dệt thoi – Phương pháp xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt.

TCVN 4509 : 2006, Cao su, lưu hóa hoặc nhiệt do – Xác định các tính chất ứng suất giãn dài khi kéo.

TCVN 4638 : 1988, Vật liệu giả da – Phương pháp xác định độ bền kết dính.

ASTM D 2863, Standard Test Method for Measuring the Minimum Oxygen Concentration to Suport Candle-like Combustion of plastic (Oxygen Index) (Phương pháp đo nồng độ oxy tối thiu tạo sự đốt cháy nhựa dẻo (Chỉ số oxy)).

ASTM D 5807 – 08, Standard Practice for Evaluating the Overpressurization Characteristics of Inflatable Restraint Cushions (Phương pháp thực hành tiêu chuẩn đ đánh giá các đặc tính tăng áp quá mức của các đệm gim chấn bơm hơi).

3. Ký hiệu

Ký hiệu của đệm không khí cu người bao gồm tập hợp chữ và số:

– ĐQK 20 là ký hiệu cho loại đệm không khí cứu người đ cứu người  độ cao 20 m tr xuống;

– ĐQK 45 là ký hiệu cho loại đệm không khí cứu người để cứu người  độ cao 45 m tr xuống.

4. Cấu tạo

4.1. Đệm không khí cứu người có ba bộ phận chính:

– 01 đệm không khí;

– 02 quạt điện;

– 01 máy phát điện.

4.2. Đệm không khí là bộ phận chính của đệm không khí cu người, hình gối mềm, bên trong có những vách ngăn và được chế tạo từ vật liệu chống cháy và kín khí, được bơm căng nhờ không khí đến áp lực quy định. Đệm không khí có van điều chnh áp suất để ổn định áp suất trong đệm.

4.3. Quạt điện để bơm nén không khí vào đệm không khí.

4.4. Máy phát điện sử dụng động cơ đốt trong để dự phòng khi không có điện.

5. Yêu cầu kỹ thuật

5.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với đệm không khí

5.1.1. Kích thước, khối lượng của đệm không khí theo quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Kích thước, khối lượng của đệm không khí

Ch tiêu

Mức yêu cầu đối với
ĐQK 20

Mức yêu cầu đối
với ĐQK 45

Kích thước khi bơm phồng

6 m x 4,5 m x 2,5 m

10 m x 7 m x 3,5 m

Bề mặt sử dụng

6 m x 4,5 m

10 m x 7 m

Chiều cao

2,5 m

3,5 m

Khối tích

67,5 m3

245 m3

Khối lượng, không lớn hơn

90 kg

240 kg

5.1.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu chế tạo đệm không khí theo quy định trong Bng 2.

Bảng 2 – Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu chế tạo đệm không khí

Ch tiêu

Mức yêu cầu đối với ĐQK 20

Mức yêu cầu đối với ĐQK 45

Độ bền kéo đứt, không nhỏ hơn:

 

 

– Theo chiều dọc

1 250 N

1 500 N

– Theo chiều ngang

1 150 N

1 400 N

– Mối nối

2 250 N

2 250 N

Độ giãn dài khi đứt, không lớn hơn

15%

15%

Độ bền xé rách, không nhỏ hơn:

– Theo chiều dọc

– Theo chiều ngang

250 kN/m

250 kN/m

300 kN/m

300 kN/m

Độ bám dính của màng chống cháy lên mặt đệm, không nhỏ hơn

15 N/cm

15 N/cm

Khả năng chống cháy

Không cháy
và OI*) > 25

Không cháy
và OI*)  > 25

Vt liệu chế tạo đệm không bị thay đổi tính chất ở nhiệt độ

từ – 10 °C
đến + 70 °C

từ  10°C
đến + 70 °C

*) Ch số oxy

5.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với đệm không khí theo quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 – Yêu cầu kỹ thuật đối với đệm không khí

Chỉ tiêu

Mức yêu cầu đối với ĐQK 20

Mức yêu cầu đối với ĐQK 45

Thời gian căng phồng, không lớn hơn

30 s

120 s

Áp suất trong đệm khi bơm căng

113,5 Pa ± 1,0 Pa1)

113,5 Pa ± 1,0 Pa1)

Thời gian đệm hồi phục để tiếp nhận lần nhảy tiếp theo, không nh hơn

15 s

30 s

Chiều cao lớn nhất người bị bật lên khi nhảy kể từ mặt trên của đệm

1 m

2 m

Lực phản hồi khi người rơi xuống, không lớn hơn

31 kN

90 kN

Áp suất làm việc của van điều chỉnh áp suất

113,5 Pa2)

113,5 Pa2)

CHÚ THÍCH:

1) Tương đương với 1,12 atm ± 0,01 atm;

2) Tương đương với 1,12 atm.

5.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với quạt điện theo các quy định trong Bảng 4

Bảng 4 – Yêu cầu kỹ thuật đối với quạt điện

Ch tiêu

Mức yêu cầu

Khối lượng quạt, không ln hơn

29 kg

Lưu lượng gió, không nhỏ hơn

270 m3/min

Cột áp, không nhỏ hơn

113,5 Pa1)

Công suất

750 W

Dòng điện tiêu thụ

3,5 A

Nguồn điện

220 V

50 Hz

CHÚ THÍCH:

1) Tương đương với 1,12 atm.

5.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với máy phát điện dùng cho quạt điện theo quy định trong Bảng 5

Bảng 5 – Yêu cầu kỹ thuật đối với máy phát điện

Ch tiêu

Mức yêu cầu

Điện áp ra

220 V

Tần số

50 Hz

Công suất động cơ

Tương thích với quạt

Thời gian hoạt động liên tục của máy trong 1 lần, không dưới

3 h

Khối lượng không lớn hơn

85 kg

Độ ồn cách 7 m, không lớn hơn

73 dB

Kiểu khởi động

Phải có cơ cấu giật nổ

5.4. Đánh dấu trên đệm không khí cứu người

Để giúp người gặp nạn nhảy chính xác vào đệm, mặt trên của đệm được viền xung quanh chiều rộng 15 cm, đường viền cách mép đệm 10 cm và  giữa có một hình chữ thập vuông có cạnh dài 100 cm, rộng 20 cm với màu dễ nhận biết (đỏ, vàng cam).

6. Phương pháp thử

6.1. Kiểm tra kích thước và khối lượng đệm bằng dụng cụ đo thông dụng.

6.2. Xác định độ bền kéo đứt ca vật liệu chế tạo đệm không khí theo TCVN 1754 : 1986, độ giãn dài theo TCVN 4509 : 2006 và độ bền xé rách theo TCVN 1597-1 : 2006.

6.3. Xác định độ bám dính của màng chống cháy lên mặt đệm theo TCVN 4638 : 1988 và khả năng chống cháy theo ASTM D 2863.

6.4. Thử quá áp phá hủy đệm theo ASTM D 5807-08.

6.5. Xác định chiu cao lớn nht người bị bật lên khi nhảy bằng phương pháp chụp hình

Thả rơi tự do bao cát nặng 100 kg từ độ cao 20 m và 45 m xuống đệm được bơm căng đến áp sut 113,5 Pa ± 1,0 Pa (1,12 atm ± 0,01 atm). Vạch chuẩn chiều cao được đánh dấu bắt đầu bng 0 từ mặt trên của đệm và chụp hình từng lần thả một bằng máy nh kỹ thuật số.

Trong mỗi lần thử thả bao cát 5 lần và cả 5 lần chiều cao đo được đều đạt giá trị như trong Bảng 3 là đạt yêu cầu.

7. Bao gói, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng và bảo quản

7.1. Bao gói

Sản phẩm được gấp nhỏ lại và bao gói bng bao vải PES được may thành dạng túi có dây buộc thuận tiện cho việc thao tác khi sử dụng.

7.2. Ghi nhãn

Mỗi đệm không khí cứu người phải được ghi nhãn với các thông tin tối thiểu sau:

a) Tên, địa ch của nhà sản xuất;

b) Tên sản phẩm: Đệm không khí cứu người

c) Số hiệu của tiêu chuẩn này;

d) Ký hiệu loại đệm không khí;

e) Kích thước đệm không khí;

f) Vật liệu chế tạo.

7.3Bảo qun

7.3.1. Đệm không khí cứu người phải được bảo quản  nơi khô, thoáng.

7.3.2. Không để đệm không khí cứu người  nơi có nhiệt độ cao hơn 40 °C và nơi bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

7.4. Hướng dẫn s dụng

Mỗi đệm không khí cứu người phải kèm theo Hướng dẫn sử dụng.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) DIN 14151-3 : 2002, Sprungpolster SP 16 Nach DIN 14151 Teil 3 (Đệm không khí cứu người SP 16).

2) BS EN 13854 : 2003, Manufactured articles solely filled with feather and down Requirements for upholstered parts and Cushions (Các sản phẩm chế tạo được nhồi lông vũ và lông tơ – Yêu cầu đối với các bộ phận được nhồi và đệm).

3) UL 94, Flammability Rating (Đánh giá tính cháy).

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8522:2010 VỀ ĐỆM KHÔNG KHÍ CỨU NGƯỜI 20M VÀ 45M
Số, ký hiệu văn bản TCVN8522:2010 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản