TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8552:2010 (ISO 14703:2008) VỀ GỐM MỊN (GỐM CAO CẤP, GỐM KỸ THUẬT CAO CẤP) – CHUẨN BỊ MẪU ĐỂ XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ CỠ HẠT CỦA BỘT GỐM

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8552:2010

ISO 14703:2008

GỐM MỊN (GỐM CAO CẤP, GỐM KỸ THUẬT CAO CẤP) – CHUẨN BỊ MẪU ĐỂ XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ CỠ HẠT CỦA BỘT GỐM

Fine ceramics (advanced ceramics, advanced technical ceramics) – Sample preparation for determination of particle size distribution of ceramic powders

Lời nói đầu

TCVN 8552:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 14703:2008.

TCVN 8552:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC206 Gốm cao cấp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đ nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GỐM MỊN (GỐM CAO CẤP, GỐM KỸ THUẬT CAO CP) – CHUẨN BỊ MẪU ĐỂ XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ CỠ HẠT CỦA BỘT GỐM

Fine ceramics (advanced ceramics, advanced technical ceramics) – Sample preparation for determination of particle size distribution of ceramic powders

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định kỹ thuật chuẩn bị mẫu ướt thông dụng đ phân tích cỡ hạt bột vật liệu gốm mn. Kết quả phân tích phân bố cỡ hạt phụ thuộc nhiều vào việc chuẩn bị mẫu.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn được nêu. Đi với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, b sung (nếu có).

TCVN 1694:2009 (ISO 8213:1986), Sản phẩm hóa học sử dụng trong công nghiệp – Kỹ thuật lấy mẫu – Sản phẩm hóa học rắn ở dạng hạt từ bột đến tảng thô.

TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1. Hạt mịn (fine particles)

Các hạt có kích cỡ nhỏ hơn vài micromet.

3.2Chuẩn bị mẫu (sample preparation)

Quá trình bao gồm sự tách rời, phân tán mẫu thử và xử lý sự lơ lửng trong các giai đoạn lấy phần mẫu thử.

3.3. Mẫu th (test sample)

Phần đại diện được lấy từ lượng vật liệu.

3.4Phn mu thử (test portion)

Lượng vật liệu được lấy từ mẫu th được sử dụng toàn bộ trong phép thử.

3.5. Môi trường phân tán (dispersing medium)

Chất lỏng mà trong đó mẫu được phân tán và lơ lửng.

3.6. Na-HMP

Natri hexametaphosphat.

4. Lấy mẫu

Phương pháp ly mẫu, từ số lượng vật liệu đến mẫu thử, phải phù hợp với các yêu cầu quy định tại TCVN 1694 (ISO 8213) hoặc theo thỏa thuận.

5. Môi trường phân tán

5.1. Loại môi trường phân tán

5.1.1. Dung dịch Na-HMP trong môi trường

Đối với các mẫu không tan hoặc có thể coi như không tan nên sử dụng dung dịch Na-HMP có nồng độ khối lượng 0,01 % đến 0,1 %. Môi trường phân tán được sử dụng không quá hai ngày sau khi chuẩn bị. Nước phải là loại tương đương với nước loại 1 quy định trong TCVN 4851 (ISO 3696).

5.1.2. Etanol

Đối với các mẫu tan trong nước hoặc phn ứng với nước nên sử dụng etanol cấp tinh khiết phân tích hoặc cao hơn.

5.1.3. Môi trường phân tán khác

Trong trường hợp hiệu qu phân tán đủ không xảy ra với dung dịch nước Na-HMP hoặc etanol, có thể sử dụng môi trường phân tán khác, như là dung dịch phân tán polyme, nhưng phải thỏa mãn các điều kiện sau

a) Môi trường phân tán không được chứa các hạt chất rắn hoặc lỏng.

b) Môi trường phân tán phải làm ướt mẫu hoàn toàn.

c) Môi trường phân tán không được phân hủy vật liệu, trương nở, co ngót hoặc đông kết.

d) Môi trường phân tán không được tạo bọt trong quá trình khuấy siêu âm.

e) Phải sử dụng thuốc thử cấp phân tích hoặc cao hơn đối với môi trường phân tán.

f) Đối với phương pháp lắng cặn ướt, môi trường phân tán và vật liệu mẫu phải có khối lượng riêng khác nhau.

g) Đối với phương pháp tán xạ laze, môi trường phân tán và vật liệu mẫu phải có chỉ số khúc xạ khác nhau.

5.2. Đánh giá các điều kiện phân tán để lựa chọn môi trường phân tán

Việc đánh giá các điều kiện phân tán phải được thực hiện theo một hoặc            nhiều các kỹ thuật sau, để lựa chọn môi trường chất phân tán hoặc nồng độ chất phân tán.

a) Đo điện thế zeta: giá trị tuyệt đối lớn nhất của điện thế zeta được yêu cầu, tốt nhất là lớn hơn 60 mV.

b) Quan sát quá trình lắng cặn: ranh giới không rõ ràng giữa phần nổi và cặn lơ lửng phải được phát hin (xem Hình 1).

c) Quan sát cặn: Cặn phải càng nặng càng tốt (xem Hình 2).

d) Đo sự phân bố cỡ hạt: Đường phân bố cỡ hạt mịn nhất phải nhận được từ các hạt phân tán nhất.

Phương pháp đo điện thế zeta phải phù hợp với các phương pháp được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia hoặc theo thỏa thuận.

6. Sự tách rời mẫu

6.1. Để nâng cao độ tái lập của phép phân tích cỡ hạt, mẫu thử phải được tách rời bằng cối và chày, sử dụng quy trình sau.

6.2. Mu đã cân được cho vào cối khô.

6.3. Mẫu được nghiền mạnh bằng chày sử dụng toàn bộ thành bên trong của cối cho đến khi hầu hết mẫu dính vào thành cối.

6.4. Dùng thìa hoặc dụng cụ tương đương lấy mẫu đang dính vào thành cối và gom lại xuống đáy cối.

6.5. Lặp lại năm lần các quy trình trong 6.3 và 6.4.

CHÚ THÍCH 1: Nếu mẫu chủ yếu là các hạt riêng rẽ thì sự tách rời là không cần thiết.

CHÚ THÍCH 2: Sự tách rời là không cần đối với xác định cỡ hạt của mẫu “như đã nhận” hoặc “như chính nó”.

Hình 1 – Quá trình lắng

Hình 2 – Cặn lắng

7. Thể huyền phù và thể phân tán của mẫu

7.1. Thể huyền phù của mẫu

Mẫu phải lơ lửng trong môi trường phân tán tại nồng độ nhất định. Nồng độ này phải được pha loãng nhưng cao hơn nồng độ thích hợp đối với kỹ thuật thiết bị được sử dụng. Dung tích cốc và lượng huyền phù có thể ảnh hưởng điều kiện phân tán, phải ghi lại điều này.

7.2. Khuấy mu bằng siêu âm

7.2.1. Thiết b siêu âm

Sự phân tán của mẫu phải được thực hiện bằng một trong những thiết bị sau.

a) Bồn siêu âm: sự phân tán phải được thực hiện với lượng nước trong bồn siêu âm điều khiển để nhận được hiệu qu phân tán mạnh nhất và với bộ cốc tại vị trí cường độ siêu âm mạnh nhất.

b) Đồng nhất siêu âm: huyền phù không được nhiễm tạp chất từ nắp của thiết bị. Công suất của thiết bị đồng nhất siêu âm, kích cỡ nắp và vị trí nắp có thể ảnh hưởng đến điều kiện phân tán và do vậy phải được ghi lại.

CHÚ THÍCH: Nếu tạp chất là vật liệu từ, chúng có th được loại trừ bằng cách trộn với máy khuấy t.

Nếu việc khuy siêu âm gây ra sự tăng đáng kể về nhiệt độ mà lớn hơn vài độ Celsius, các mẫu được làm nguội bằng cách sử dụng nước có đá.

7.2.2. Thời gian khuấy siêu âm

Mu huyền phù phải được khuấy cho đến khi nhận được kích thước hạt, vi dụ đường kính trung bình, không đổi hoặc nh nhất theo thời gian khuấy. Nếu kích thước hạt tiếp tục giảm theo thời gian khuấy, có thể ngừng khuấy tại thời điểm nhất định đồng thời phân tích cỡ hạt và ghi lại.

CHÚ THÍCH: Khuy siêu âm không cần thiết đối với việc phân tích c của mẫu “như đã nhận” hoặc “như chính nó”.

8. Xử lý huyền phù

8.1. Kim soát nồng độ

Phải điều chỉnh nồng độ sau khi khuấy siêu âm và ch trước khi đo kích cỡ để nồng độ phù hợp với thiết bị đo, sử dụng môi trường phân tán như nhau.

8.2. Thay đổi quãng thời gian

Huyền phù phải được khuấy để ngăn ngừa sự lắng của các hạt thô và tái tách rời khi huyền phù bị quên đứng yên. Nếu sự tái tách rời không được ngăn ngừa bằng cách khuấy thì phải kiểm tra lại loại và nồng độ chất phân tán.

8.3. Ly phần mẫu thử

Nếu phần mẫu thử được lấy từ mẫu huyền phù, thể huyền phù phải được khuấy đầy đủ để tránh sự vón cục.

9. Biên bản điều kiện chuẩn bị

Các điều kiện chuẩn bị mẫu phải được ghi lại chi tiết. Xem ví dụ trong Bảng 1.

Bảng 1 – Các điều kiện chuẩn bị mẫu

Ngày Người thực hiện
Tên mẫu Tính chất hạt Khối lượng riêng           g/cm3
Trạng thái mẫu Bột

Hồ nhão

Chỉ số khúc xạ
Lịch sử mẫu  

Môi trường phân tán

Dung dịch Na-HMP trong nước cất

(0,01 % đến 0,1 % theo khối lượng)

Nước cất Người làm

Sản phẩm

Khác

Khác     % theo khối lượng, % theo thể tích, dung dịch nước cất    
Etanol

 

Khác
Độ nhớt            mPa.s Khối lượng riêng g/cm3 Chỉ số khúc xạ

Nồng độ thể huyền phù

Nồng độ khối lượng      g/mL (M       g/môi trường phân tán     mL)

Phương pháp phân tán

Tách rời bằng cối Thiết bị phân tán
Vật liệu của ci Bồn siêu âm

Máy đồng nhất siêu âm

Đường kính cối                    mm Model                                   Hz
Lượng mẫu                          g Vật liệu của nắp
S tách r                          lần Đường kính nắp                        mm
Cốc sử dụng Vị trí đầu nắp                            mm

dưới mức huyền phù

Dung tích                             mL Thời gian khuấy siêu âm            min
Thể tích huyền phù                mL
Thời gian từ khi chuẩn bị huyền phù đến khi đo         min Nhiệt độ huyền phù                   °C
Tỷ lệ pha loãng huyền phù để đo                              lần  

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8552:2010 (ISO 14703:2008) VỀ GỐM MỊN (GỐM CAO CẤP, GỐM KỸ THUẬT CAO CẤP) – CHUẨN BỊ MẪU ĐỂ XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ CỠ HẠT CỦA BỘT GỐM
Số, ký hiệu văn bản TCVN8552:2010 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản