TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8621:2010 (ISO 17247:2005) VỀ THAN – PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN TỐ CHÍNH
TCVN 8621:2010
ISO 17247:2005
THAN – PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN TỐ CHÍNH
Coal – Ultimate analysis
Lời nói đầu
TCVN 8621:2010 hoàn toàn tương đương với ISO 17247:2005.
TCVN 8621:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC27 Nhiên liệu khoáng rắn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THAN – PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN TỐ CHÍNH
Coal – Ultimate analysis
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này thiết lập một quy trình phân tích các nguyên tố chính của than và được dùng chung cho công nghiệp than nhằm cung cấp cơ sở để so sánh các loại than.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi (nếu có).
TCVN 172 (ISO 589), Than đá – Xác định độ ẩm toàn phần
TCVN 173 (ISO 1171), Nhiên liệu khoáng rắn – Xác định tro
TCVN 175 (ISO 334), Nhiên liệu khoáng rắn – Xác định hàm lượng lưu huỳnh chung – Phương pháp Eschka
TCVN 255 (ISO 609), Nhiên liệu khoáng rắn – Xác định cacbon và hydro – Phương pháp đốt ở nhiệt độ cao
ISO 625, Nhiên liệu khoáng rắn – Xác định cacbon và hydro – Phương pháp Liebig
TCVN 6014 (ISO 333), Than – Xác định nitơ – Phương pháp Kjeldahl bán vi
TCVN 4916 (ISO 351), Nhiên liệu khoáng rắn xác định tổng lưu huỳnh – Phương pháp đốt ở nhiệt độ cao
ISO 1213-2, Nhiên liệu khoáng rắn – Từ vựng – Phần 2: Thuật ngữ liên quan đến lấy mẫu, thử nghiệm và phân tích.
ISO 11722, Nhiên liệu khoáng rắn – Than đá – Xác định độ ẩm trong mẫu thử phân tích chung bằng dòng nitơ khô
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 1213-2 và ngoài ra còn áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa về phân tích các nguyên tố chính như sau.
3.1. Phân tích các nguyên tố chính (ultimate analysis)
Phân tích nhiên liệu khoáng rắn được báo cáo theo hàm lượng tro, cacbon, hydro, nitơ và lưu huỳnh và oxy tính toán.
CHÚ THÍCH Định nghĩa này bao gồm sự có mặt của hydro và oxy trong nước của vật liệu khoáng kết hợp với than và sự có mặt của cacbon và oxy có trong khoáng cabonat.
3.2. Oxy tính toán (oxygen by difference)
Lấy 100 trừ đi tổng hàm lượng tro, cacbon, hydro, nitơ, độ ẩm và lưu huỳnh của nhiên liệu khoáng rắn, biểu thị bằng phần trăm khối lượng.
4. Nguyên tắc
Phân tích hàm lượng lưu huỳnh, cacbon, hydro, độ ẩm, tro trong than. Oxy tính toán và kết quả được báo cáo ở trạng thái tốt hơn, như phép phân tích các nguyên tố chính.
5. Chuẩn bị mẫu
Chuẩn bị mẫu sao cho đảm bảo các yêu cầu của các phương pháp thử khác nhau (xem Bảng 1).
6. Phương pháp thử
Tiến hành xác định theo Bảng 1.
Bảng 1 – Các phương pháp thử tiêu chuẩn dùng để phân tích các nguyên tố chính
Thành phần |
Phương pháp thử |
Các bon và hydro |
TCVN 255 (ISO 609) hoặc ISO 625 |
Nitơ |
TCVN 6014 (ISO 333) |
Lưu huỳnh tổng |
TCVN 175 (ISO 334) hoặc TCVN 4916 (ISO 351) |
Tro |
TCVN 173 (ISO 1171) |
Độ ẩm trong mẫu khô không khí |
ISO 11722 |
Độ ẩm toàn phần (nếu yêu cầu báo cáo ở trạng thái “như nhận”) |
TCVN 172 (ISO 589) |
7. Biểu thị kết quả
Các thông số của mẫu như đã phân tích hoặc tính toán theo hiệu số, biểu thị bằng phần trăm khối lượng, có thể được tính trên những trạng thái khác nhau sử dụng công thức trong Bảng 2.
Xem Phụ lục A về ví dụ báo cáo phân tích các nguyên tố chính trên những trạng thái khác nhau.
8. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm gồm các nội dung sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) nhận dạng mẫu thử;
c) phương pháp hoặc các phương pháp được sử dụng;
d) kết quả và phương pháp biểu thị kết quả.
Bảng 2 – Công thức để tính kết quả trên những trạng thái khác nhau
Như phân tích |
Trạng thái báo cáo |
||||
Không kể hydro và oxy trong hàm lượng ẩm |
Khô |
Kể cả hydro và oxy trong hàm lượng ẩm |
|||
Khô không khí (ad) |
Như nhận được (ar) |
(d) |
Như nhận được (ar,m) |
||
Các thông số (tro, cacbon, nitơ, hoặc lưu huỳnh |
P |
Pad = P |
|||
Hydro |
H |
Had = H – 0,1119 Mad |
|||
Oxy |
O = 100 – A – C – H – N – S |
Oad = O – 0,888 1 Mad hoặc Oad = 100 – Aad – Cad – Had – Nad – Sad – Mad |
hoặc Oar = 100 – Aar – Car – Har – Nar – Sar – Mar
|
hoặc Od = 100 – Ad – Cd – Hd – Nd – Sd
|
hoặc Oar,m = 100 – Aar – Car – Har – Nar – Sar
|
Trong đó | |||||
C, H, S, A, N | là phần trăm khối lượng cacbon, hydro, nitơ, lưu huỳnh và tro trong mẫu được biểu thị như phân tích (có nghĩa là không hiệu chỉnh); | ||||
M | là hàm lượng ẩm; | ||||
O | Là oxy tính toán |
Phụ lục A
(tham khảo)
Ví dụ về phân tích các nguyên tố chính
Thông số % khối lượng |
Như phân tích |
Không kể hydro và oxy trong hàm lượng ẩm |
Khô |
Kể cả hydro và oxy trong hàm lượng ẩm Như đã nhận |
|
Khô không khí |
Như đã nhận |
||||
(ad) |
(ar) |
(d) |
(ar, m) |
||
Cacbon |
70,0 |
70,0 |
66,4 |
72,2 |
66,4 |
Hydro |
4,34 |
4,00 |
3,79 |
4,12 |
4,69 |
Nitơ |
1,50 |
1,50 |
1,42 |
1,55 |
1,42 |
Lưu huỳnh |
0,50 |
0,50 |
0,47 |
0,52 |
0,47 |
Tro |
10,0 |
10,0 |
9,5 |
10,3 |
9,5 |
Oxy tính toán |
13,66 |
11,0 |
10,42 |
11,31 |
17.52 |
Đố ẩm trong mẫu khô không khí |
– |
3.0 |
– |
– |
– |
Độ ẩm toàn phần |
– |
– |
8,0 |
– |
– |
Tổng cộng |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8621:2010 (ISO 17247:2005) VỀ THAN – PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN TỐ CHÍNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN8621:2010 | Ngày hiệu lực | 29/12/2010 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Tài nguyên - môi trường Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | 29/12/2010 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |