TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8671:2011 VỀ MÁY ĐIỀU TRỊ TỪ TRƯỜNG TẦN SỐ THẤP – THÔNG SỐ XUNG ĐIỆN

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8671:2011

MÁY ĐIỀU TRỊ TỪ TRƯỜNG TẦN SỐ THẤP – THÔNG SỐ XUNG ĐIỆN

Low frequency magnetherapy equipment – Electrical pulse parameters

Lời nói đầu

TCVN 8671:2011 được chuyển đổi từ 52TCN-TTB 0023:2003 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chun kỹ thuật.

TCVN 8671:2011 do Viện Trang thiết b và Công trình y tế biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÁY ĐIỀU TRỊ TỪ TRƯỜNG TẦN SỐ THẤP – THÔNG SỐ XUNG ĐIỆN

Low frequency magnetherapy equipment – Electrical pulse parameters

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số xung điện từ trường đối với máy điều trị từ trường.

1.2. Tiêu chun này áp dụng cho các máy điều trị bằng từ trường tần số thấp được sử dụng trong các khoa/phòng phục hồi chức năng, vật lý trị liệu tại các cơ s điều trị với các tác dụng chủ yếu sau:

– chỉnh lý hoạt động hệ thần kinh trung ương, ngoại vi và thực vật, chỉnh lý chức phận nội tiết của cơ thể;

– kháng viêm, kể cả viêm đặc hiệu và không đặc hiệu;

– giảm phù nề sau chấn thương, viêm nhiễm…;

– giảm đau theo cả cơ chế trung ương và ngoại vi;

– điều hòa sự co bóp cơ tim, sự hình thành và dẫn truyền thần kinh tim, dẫn tới tác dụng chống loạn nhịp;

– điều chỉnh huyết áp;

– tăng độ đàn hồi và điều hòa tính thấm thành mạch, giãn mạch, kích thích sự tái tạo mạch sau phẫu thuật, tổn thương…;

– giảm ngưng kết hồng cầu và kết dính tiểu cầu, giảm độ nhớt máu. Cùng với ba tác dụng trên, dẫn tới tăng vi tuần hoàn địa phương;

– kích thích miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu;

– tác động tới dòng thông tin liên và nội bào, qua đó tác động tới hô hấp tế bào, tăng tổng hợp ATP ở ty thể, điều hòa sinh tổng hợp các đại phân tử sinh học, điều hòa sự phân bào, dẫn tới tác dụng tăng cường khả năng tái tạo, điều hòa sự hình thành collagene.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Các thông số chung

– có ít nhất 1 loại từ trường cơ bản;

– từ trường cực đại:  20 mT;

– sai số từ trường < ±5 %;

– có ít nhất 1 cặp từ cực;

– yêu cầu về an toàn điện: theo TCVN 7303-1 (IEC 60601-1) Thiết bị điện y tế – Yêu cầu chung về an toàn cơ bn và tính năng thiết yếu.

2.2. Các dạng từ trường cơ bản

2.2.1. Từ trường xung tam giác

Hình dạng: xung tam giác (Hình 1).

Hình 1 – Dạng xung tam giác

Giá tr giới hạn các thông số xung tam giác được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Giá trị giới hạn các thông số xung tam giác

Thông số

Giá trị giới hạn

Loại tần số, Hz

 

3

2,8 ÷ 3,2

8

7,5 ÷ 8,5

16

15 ÷ 17

36

34 ÷ 38

60

55 ÷ 65

72

68 ÷ 76

128

120 ÷ 135

Thành phần từ trường còn dư, %

≤ 2

2.2.2. Từ trường xung vuông

Hình dạng: xung vuông (Hình 2).

Hình 2 – Dạng xung vuông

Giá trị giới hạn các thông số xung vuông được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 – Giá trị giới hạn các thông số xung vuông

Thông số

Giá trị giới hạn

Loại tần số, Hz

 

3

2,8 ÷ 3,2

8

7,5 ÷ 8,5

16

15 ÷ 17

36

34 ÷ 38

60

55 ÷ 65

72

68 ÷ 76

128

120 ÷ 135

Thành phần từ trường còn dư, %

≤ 2

2.2.3. Từ trường xung hình sin c chu kỳ 100 Hz

Hình dạng: xung hình sin (Hình 3).

Đơn vị tính bằng miligiây

Hình 3 – Dạng xung DF

Giá trị giới hạn các thông số xung điện DF được quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 – Giá trị giới hạn các thông số xung điện DF

Thông số

Giá trị giới hạn

Độ rộng chân xung, ms

9,5 ÷ 10

Khoảng cách giữa hai xung, ms

0,1

Thành phn dòng còn dư, %

≤ 2

2.2.4. Từ trường xung hình sin nửa chu kỳ 50 Hz

Hình dạng: xung hình sin (Hình 4).

Đơn vị tính bng miligiây

Hình 4 – Dạng xung CP

Giá trị các giới hạn thông số xung điện CP được quy định trong Bảng 4.

Bảng 4 – Giá trị giới hạn các thông số xung điện CP

Thông số

Giá tr giới hạn

Độ rộng chân xung, ms

9,5 ÷ 10

Khoảng cách giữa 2 xung, ms

 

Trong giây lẻ

0,1

Trong giây chẵn

9,5 ÷ 10

Thành phần dòng không đi, %

≤ 2

2.3. Từ cực

– Từ cực là cuộn cảm Helmholtz tạo từ trường thuần nhất (không dùng lõi từ), sử dụng dây đồng.

– Cường độ từ trường tối đa không lớn hơn 20 mT tại tâm cuộn cảm.

3. Phương pháp thử

3.1. Sơ đồ đo kiểm mẫu

Đo kiểm các thông số tần số bằng từ trường kế.

Hình 5 – Sơ đồ đo kiểm bằng từ trường kế

3.2. Chuẩn bị

– nối thiết bị với nguồn nuôi.

– nối từ cực vào máy.

– bật công tắc nguồn.

3.3. Kiểm tra hình dạng và giá trị điện áp trên cuộn cảm

3.3.1. Chọn chế độ xung ứng với từng chế độ sẽ có đèn báo sáng.

3.3.2. Nối điện trở 500 W vào hai đầu dây từ cực và sử dụng máy hiện sóng hiển thị hình dạng áp ra trên tải.

3.3.3. Chọn tần số thích hợp.

– xung vuông và xung tam giác có 8 tần số kích thích sinh học: 3Hz, 5Hz, 8Hz, 16Hz, 36Hz, 60Hz, 72Hz, 128Hz;

– xung hình sin 100Hz cố định;

– xung hình sin 50Hz cố định.

3.3.4. Tăng dần cường độ từ 0mT tới cực đại và kiểm tra bằng mắt hình dạng và biên độ xung.

3.3.5. Ghi các kết quả đo vào phiếu kiểm tra.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8671:2011 VỀ MÁY ĐIỀU TRỊ TỪ TRƯỜNG TẦN SỐ THẤP – THÔNG SỐ XUNG ĐIỆN
Số, ký hiệu văn bản TCVN8671:2011 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Điện lực
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản