TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8672:2011 VỀ MÁY ĐIỀU TRỊ ĐIỆN TẦN SỐ THẤP – THÔNG SỐ XUNG ĐIỆN
TCVN 8672:2011
MÁY ĐIỀU TRỊ ĐIỆN TẦN SỐ THẤP – THÔNG SỐ XUNG ĐIỆN
Low frequency electrotherapy equipment – Electrical pulse parameters
Lời nói đầu
TCVN 8672:2011 được chuyển đổi từ 52TCN-TTB 0024:2003 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 8672:2011 do Viện Trang thiết bị và Công trình y tế biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MÁY ĐIỀU TRỊ ĐIỆN TẦN SỐ THẤP – THÔNG SỐ XUNG ĐIỆN
Low frequency electrotherapy equipment – Electrical pulse parameters
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số xung điện từ trường đối với máy điều trị điện tần số thấp.
1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các máy điều trị điện tần số thấp được sử dụng trong các khoa/phòng phục hồi chức năng, vật lý trị liệu tại các cơ sở điều trị với các tác dụng chủ yếu sau:
– điều trị bại liệt;
– kích thích thần kinh cảm giác;
– kích thích thần kinh vận động;
– tăng mao mạch tuần hoàn;
– giảm đau;
– tăng hấp thụ và thải trừ;
– khử co thắt và giảm trương lực cơ.
2. Các thông số cơ bản
2.1. Quy định chung
– có ít nhất 9 dạng dòng cơ bản (xem 3.2);
– có ít nhất 1 cặp điện cực.
– yêu cầu về an toàn điện: theo TCVN 7303-1 (IEC 60601-1) Thiết bị điện y tế – Yêu cầu chung về an toàn cơ bản và tính năng thiết yếu.
2.2. Các dạng dòng điện cơ bản
2.2.1. Dòng xung tam giác E100
Hình dạng: xung tam giác (Hình 1).
Đơn vị tính bằng mili giây
Hình 1 – Dạng xung tam giác E100
Giá trị giới hạn các thông số xung điện E100 được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Giá trị giới hạn các thông số xung điện E100
Thông số |
Giá trị giới hạn |
Độ rộng chân xung, ms |
85 ÷ 100 |
Khoảng cách giữa hai xung, ms |
300 ÷ 500 |
Cường độ dòng điện, mA |
≤ 80 |
2.2.2. Dòng xung tam giác E200
Hình dạng: xung tam giác (Hình 2).
Đơn vị tính bằng mili giây
Hình 2 – Dạng xung tam giác E200
Giá trị giới hạn các thông số xung điện E200 được quy định trong Bảng 2.
Bảng 2 – Giá trị giới hạn các thông số xung điện E200
Thông số |
Giá trị giới hạn |
Độ rộng chân xung, ms |
170 ÷ 200 |
Khoảng cách giữa hai xung, ms |
600 ÷ 1 000 |
Cường độ dòng điện, mA |
≤ 80 |
2.2.3. Dòng xung tam giác E500
Hình dạng: xung tam giác (Hình 3).
Đơn vị tính bằng mili giây
Hình 3 – Dạng xung tam giác E500
Giá trị giới hạn các thông số xung điện E500 được quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 – Giá trị giới hạn các thông số xung điện E500
Thông số |
Giá trị giới hạn |
Độ rộng chân xung, ms |
400 ÷ 500 |
Khoảng cách giữa hai xung, ms |
1 500 ÷ 2 000 |
Cường độ dòng điện, mA |
≤ 80 |
2.2.4. Dòng xung vuông UR
Hình dạng: xung vuông (Hình 4).
Đơn vị tính bằng mili giây
Hình 4 – Dạng xung vuông UR
Giá trị giới hạn các thông số xung điện UR được quy định trong Bảng 4.
Bảng 4 – Giá trị giới hạn các thông số xung điện UR
Thông số |
Giá trị giới hạn |
Độ rộng chân xung, ms |
1,9 ÷ 2,1 |
Khoảng cách giữa hai xung, ms |
4,8 ÷ 5,2 |
Cường độ dòng điện, mA |
≤ 80 |
2.2.5. Dòng xung hình sin DF
Hình dạng: xung hình sin (Hình 5).
Đơn vị tính bằng mili giây
Hình 5 – Dạng xung hình sin DF
Giá trị giới hạn các thông số xung điện DF được quy định trong Bảng 5.
Bảng 5 – Giá trị giới hạn các thông số xung điện DF
Thông số |
Giá trị giới hạn |
Độ rộng chân xung, ms |
9,5 ÷ 10 |
Khoảng cách giữa hai xung, ms |
0,1 |
Cường độ dòng điện, mA |
≤ 80 |
Tần số, Hz |
100 |
2.2.6. Dòng xung hình sin CP
Hình dạng: xung hình sin (Hình 6).
Đơn vị tính bằng miligiây
Hình 6 – Dạng xung hình sin CP
Giá trị giới hạn các thông số xung điện CP được quy định trong Bảng 6.
Bảng 6 – Giá trị giới hạn các thông số xung điện CP
Thông số |
Giá trị giới hạn |
Độ rộng chân xung, ms |
9,5 ÷ 10 |
Khoảng cách giữa hai xung, ms |
|
Trong giây lẻ |
0,1 |
Trong giây chẵn |
9,5 ÷ 10 |
Cường độ dòng điện, mA |
≤ 80 |
Tần số, Hz |
50 ÷ 100 |
2.2.7. Dòng xung vuông F20
Hình dạng: xung vuông (Hình 7).
Đơn vị tính bằng miligiây
Hình 7 – Dạng xung vuông F20
Giá trị giới hạn các thông số xung điện F20 được quy định trong Bảng 7.
Bảng 7 – Giá trị giới hạn các thông số xung điện F20
Thông số |
Giá trị giới hạn |
Độ rộng chân xung, ms |
19 ÷ 21 |
Khoảng cách giữa hai xung, ms |
29 ÷ 31 |
Cường độ dòng điện, mA |
≤ 80 |
2.2.8. Dòng xung tam giác F1
Hình dạng: xung tam giác (Hình 8).
Đơn vị tính bằng miligiây
Hình 8 – Dạng xung tam giác F1
Giá trị giới hạn các thông số xung điện F1 được quy định trong Bảng 8.
Bảng 8 – Giá trị giới hạn các thông số xung điện F1
Thông số |
Giá trị giới hạn |
Độ rộng chân xung, ms |
0,95 ÷ 1,05 |
Khoảng cách giữa hai xung, ms |
19 ÷ 21 |
Cường độ dòng điện, mA |
≤ 80 |
2.2.9. Dòng không đổi Galvanic (GAL)
Hình dạng: dòng liên tục với xung hẹp (Hình 9).
Đơn vị tính bằng miligiây
Hình 9 – Dạng xung không đổi Galvanic
Giá trị giới hạn các thông số xung điện GAL được quy định trong Bảng 9.
Bảng 9 – Giá trị giới hạn các thông số xung điện GAL
Thông số |
Giá trị giới hạn |
Độ rộng chân xung, ms |
0,120 ÷ 0,130 |
Khoảng cách giữa 2 xung, ms |
0,005 |
Cường độ dòng điện, mA |
≤ 80 |
Tần số, Hz |
7 500 ÷ 8 000 |
2.3. Điện cực
2.3.1. Điện cực bằng cao su hoặc nhôm: > 2 cm x 2 cm.
2.3.2. Điện cực bút: < 1 cm x 1 cm.
2.4. Biên dạng chùm xung
2.4.1. Đối với các dạng dòng gây co cơ như F1, F20, UR, phải có khả năng điều chế biên độ để có được biên dạng chùm xung có dạng đường bao như Hình 10.
Hình 10 – Đường bao của biên dạng chùm xung
3. Phương pháp thử
3.1. Sơ đồ đo kiểm mẫu
Đo kiểm các thông số thời gian bằng máy hiện sóng, thông số cường độ dòng điện bằng ampe kế (Hình 11).
Hình 11 – Đo kiểm bằng ampe và máy hiện sóng
3.2. Kiểm tra hình dạng điện áp trên tải
3.2.1. Chuẩn bị
– cắm cáp nguồn vào ổ điện có điện áp xoay chiều 220 V, 50 Hz. Nhất thiết phải có dây nối đất ở phích nguồn. Đưa núm xoay cường độ về tận cùng bên trái.
– bật công tắc nguồn. Sau 2 s đèn chỉ thị trên mặt máy hiển thị 0 mA.
3.2.2. Kiểm tra hình dạng và giá trị điện áp trên tải
– dùng điện trở 500 2 W nối vào hai đầu dây nối điện cực. Dùng máy hiện sóng hiển thị dạng sóng trên hai đầu điện trở tải này. Tăng mức dòng ra và kiểm tra bằng mắt hình dạng xung ở các mức 5 mA, 10 mA, 20 mA và 50 mA. Các đỉnh áp tương ứng phải là 2,5 V, 5 V, 10 V và 25 V.
– ghi các kết quả đo vào phiếu kiểm tra.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8672:2011 VỀ MÁY ĐIỀU TRỊ ĐIỆN TẦN SỐ THẤP – THÔNG SỐ XUNG ĐIỆN | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN8672:2011 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Điện lực |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |