TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8721:2012 VỀ ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH KHÔ LỚN NHẤT VÀ NHỎ NHẤT CỦA ĐẤT RỜI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 27/12/2012

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8721 : 2012

ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH KHÔ LỚN NHẤT VÀ NHỎ NHẤT CỦA ĐẤT RỜI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Soils for hydraulic engineering construction – Laboratory test method for determination of maximum and minimum dry volumetric weight of non-cohesive soil

Lời nói đầu

TCVN 8721:2012 được chuyển đi từ Tiêu chuẩn 14TCN 136:2005 theo quy định tại khoản Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8721:2012 do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH KHÔ LỚN NHẤT VÀ NHỎ NHẤT CỦA ĐẤT RỜI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Soils for hydraulic engineering construction – Laboratory test method for determination of maximum and minimum dry volumetric weight of non-cohesive soil

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho đất rời, thoát nước tự do, bao gm các loại đất sau đây:

1.1. Đt cát, có th có chứa sạn sỏi hạt nhỏ (hạt lọt sàng 5mm) và một ít (dưới 10% hàm lượng) vật liệu hạt nhỏ hơn 0,05 mm (hoặc hạt lọt qua lỗ sàng 0,063 mm của Anh).

1.2. Đt sỏi sạn, hạt lọt qua lỗ sàng 20 mm và có thể có tới 10% hàm lượng hạt cỡ từ 20 mm đến 30 mm và một ít (dưới 10% hàm lượng) vật liệu hạt nhỏ hơn 0,05 mm (hoặc hạt lọt qua lỗ sàng 0,063 mm của Anh).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này:

TCVN 8217 : 2009, Đất xây dựng công trình thùy lợi – Phân loại.

TCVN 8732 : 2012, Đt xây dựng công trình thủy lợi – Thuật ngữ và định nghĩa.

TCVN 2683 : 2012, Đất xây dựng – Phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bo quản mẫu.

TCVN 4195 : 2012, Đất xây dựng – Phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm.

3. Thuật ngữ, định nghĩa, ký hiệu và đơn vị đo

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa, ký hiệu và đơn v đo nêu tại các tiêu chuẩn TCVN 8217 : 2009. TCVN 8732 : 2012 cùng các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Khối lượng thể tích khô lớn nht của đất rời (maximum dry volumetric weight of non – cohesive soil) Là khối lượng khô ln nhất của một đơn v thể tích đất rời (phần hạt rắn), được đầm chặt với một công đầm quy định khi bị làm ướt bề mặt hạt, ký hiệu là gc.max, biểu th bằng g/cm3.

3.2.

Khối lượng thể tích khô nhỏ nhất của đất rời (minimum dry volumetric weight of non – cohesive soil) Là khối lượng khô nh nhất của một đơn vị thể tích đất rời (phần hạt rắn),  trạng thái khô và b làm tơi xốp nhất, ký hiệu là gmin, biểu th bằng g/cm3.

3.3

Hệ số rỗng lớn nhất, (emaxvà nhỏ nhất (emin(maximum void ratio and minimun void ratio)

Là hệ số rỗng của đất rời ứng với khối lượng thể tích đơn vị đt khô nh nhất (gc.min) và ln nhất gc.max), như định nghĩa  trên.

3.4

Độ chặt tương đối của đất rời (relative density index of non- cohesive soil)

Là tỷ số giữa hiệu số của hệ số rỗng lớn nhất và hệ s rỗng của đất  cu trúc tự nhiên (e0) vi hiệu số của hệ s rỗng lớn nhất và hệ s rỗng nhỏ nhất của đất rời, ký hiệu ID, được tính theo công thức 1:

trong đố: lD không có thứ nguyên, được lấy chính xác đến 0,01.

4. Quy định chung

4.1. Mu đất lấy v dùng cho các thí nghiệm này phải đảm bo đại diện cho đất được nghiên cứu và các yêu cầu về cht lượng và khối lượng theo như quy định trong TCVN 2683 : 2012.

4.2. Việc xác định khối lượng thể tích khô lớn nht và nhỏ nht của cát và của si sạn phải đảm bo tuân th các nguyên tắc và trình tự thí nghiệm được nêu trong tiêu chun này. Toàn bộ s liệu và kết quả thí nghiệm phải được ghi chép đầy đ vào bảng biểu và s ghi chép thí nghiệm (xem Bng B.1 Phụ lục B).

5. Phương pháp xác định khối lượng thể tích khô lớn nhất và nhỏ nhất của cát

5.1. Xác định khối lượng thể tích khô lớn nhất của cát

5.1.1. Nguyên tắc

Thí nghiệm đầm chặt được thực hiện với mẫu cát sau khi đã được làm ướt nước hoàn toàn; sử dụng cối đầm chuẩn có dung tích 1000 cm3 và búa đầm rung. Mẫu đất thí nghiệm được chia làm ba phần tương đối bằng nhau, ri ln lưt đầm theo các lớp bằng búa rung trong khoảng thời gian ít nhất là 2 min với lực ép từ 300 N đến 400 N để làm cho các hạt đất sắp xếp với nhau chặt chẽ nhất; sau đó xác định khối lượng thể tích khô của đất chiếm trong cối đầm.

5.1.2. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm

5.1.2.1. Thiết bị chuyên dụng

– Cối đầm Proctor có dung tích 1000 cm3 (đường kính trong 100 mm, chiều cao 127 mm) cùng với đế và ống chụp (xem Hình A.1 phụ lục A);

– Búa rung điện có công suất 600 W đến 750 W, hoạt động  tần s 25 Hz đến 45 Hz, được lắp với đầm bng thép có mặt đế bằng phẳng, đường kính 95 mm (xem a, Hình A.2 phụ lục A); tổng khối lượng của đầm khoảng 2,5 kg.

CHÚ THÍCH:

Đ đm bo an toàn, nên sử dụng điện 110 V và có dây tiếp đt nối vào đoạn giữa  điện và búa.

5.1.2.2. Các thiết bị, dụng cụ khác

– Tủ sấy có thể sấy đến nhiệt độ 110 °c và đm bảo khống chế nhiệt độ sấy n định theo yêu cầu;

– Các loại cân có độ chính xác đến 1 g và 5 g;

– Các sàng có mắt lỗ 2 mm và 5 mm;

– Các khay đựng đất có kích thước phù hợp;

– Dụng cụ để nghiền ri đất gm: một tấm cao su kích thước mỗi chiều khoảng 1,0 m đến 1,5 m; chày gỗ hoặc chày kim loại đầu bọc cao su; cối bằng sứ hoặc bằng đồng;

– Một thùng đựng nước có dung tích khoảng 10 L và nưc sạch đã khử khoáng hoặc nước máy;

– Một thước cặp cơ khí có độ chính xác đến 0,1 mm; một thước thẳng dài khoảng từ 20 cm đến 30 cm, được chia vạch mm;

– Đồng hồ bấm giây;

– Các dao trộn đất và muôi xúc đất.

5.1.3. Các bước tiến hành thí nghiệm

5.1.3.1. Hiệu chuẩn thiết bị

5.1.3.1.1. Kiểm tra búa rung, đảm bảo độ rung của búa hoạt động bình thường theo thiết kế của nhà sản xuất;

5.1.3.1.3. Lau sạch cối đầm, rồi đo đường kính trong và chiều cao của cối chính xác đến 0,1 mm; sau đó, tính dung tích V của cối chính xác đến 1 cm3.

5.1.3.2. Chuẩn b mẫu đt thí nghiệm

5.1.3.2.1. Đem phơi khô gió mẫu đất dùng thí nghiệm, rồi rải đất lên tm cao su sạch và dùng chày gỗ để lăn, nghiền làm phân tán đất.

5.1.3.2.2. Sàng đất qua sàng mắt lỗ 5 mm; được phép đập v các hạt nằm lại trên sàng rồi cho lọt qua sàng này với điều kiện khối lượng các hạt này không vượt quá 10% khối lượng mẫu.

5.1.3.2.3. Đựng đất lọt qua lỗ sàng 5 mm vào khay, trộn đu, rồi cân lấy hai mẫu đng thời để dùng cho thí nghiệm; khối lượng mỗi mẫu khoảng 3 kg, đựng từng mẫu vào khay riêng. Cất phần đất còn lại để dùng thí nghiệm xác định khối lượng thể tích khô nhỏ nhất của cát.

5.1.3.2.4. Dùng nước máy hoặc nước sạch đã khử khoáng chế vào các mu cát để làm ướt hoàn toàn b mặt các hạt cát, ri trộn đều.

5.1.3.3. Đầm chặt cát

5.1.3.3.1. Lắp cối đầm với đế và ống chụp, vặn chặt các buloong cố định chúng, rồi đt cối đầm lên nền cứng và bằng phẳng.

5.1.3.3.2. Chia mẫu cát làm ba phần tương đối đu nhau, để đầm làm 3 lớp vào cối. Dùng muôi xúc một lượng của một phần mẫu cho vào cối, với ước lượng sao cho sau khi đầm thì được chiều dày lớp ln hơn 1/3 chiều cao cối khoảng từ 1 mm đến 2 mm, rồi san bằng mặt cát trong cối. Tiếp theo, đặt thẳng đứng đầm đã nối với búa rung điện lên bề mặt mẫu, bật công tc điện để đầm chặt cát khoảng thi gian ít nht là 2 min hoặc cho tới khi chiu cao lớp đầm trong cối không còn thay đổi đáng kể. Trong thời gian đm, phải giữ búa luôn thẳng đứng và n cho búa rung xuống, khống chế không cho búa đầm bị nảy lên khỏi mặt đất đầm. Lực ấn này, kể cả khi lượng búa đầm, bằng khoảng 300 N đến 400 N.

CHÚ THÍCH:

Người vận hành thưng cảm nhận được lực ép của búa rung theo kinh nghiệm, cũng có th tạo lực ép này bng cách treo thêm vào búa đầm các qu tạ với tổng khối lượng từ 30 kg đến 40 kg;

5.1.3.3.3 Lặp lại như 5.1.3.3.2 để đầm lớp cát thứ hai, ri đến lớp cát thứ ba vào cối; và đảm bo mẫu đất đã đầm không bị hụt hoặc cao hơn chiều cao của thành cối quá 6 mm.

5.1.3.3.4. Sau khi đầm xong lớp cát thứ ba, mở các buloong, cn thận tháo ống chụp và nhấc ra khỏi cối cùng với búa đầm; dùng thước thẳng để gạt bằng bề mặt mẫu cát cho ngang với miệng cối. Nếu trên bề mặt lớp gạt có các vết lõm do hạt lớn b bong ra thì được phép lấy vật liệu hạt nhỏ đề lấp bù; sau đó, gạt bằng lại mặt mẫu.

5.1.3.3.5. Tháo d mẫu cát trong cối đầm ra cho vào khay đựng, không được làm rơi vãi hao hụt, ri đem sấy khô mẫu  nhiệt độ từ 105 °C đến 110 °C cho đến khi lượng không đi. Để nguội mẫu ở trong tủ sấy đến nhiệt độ trong phòng, rồi đem cân xác định khối lượng khô (m) của mẫu chính xác đến 1 g.

5.1.3.3.6. Lặp lại các thao tác từ 5.1.3.3.2 đến 5.1.3.3.5 để thí nghiệm đối với mẫu cát thứ hai đã được chuẩn bị đồng thời với mẫu thứ nht. Lấy giá trị trung bình từ kết quả của hai mẫu thử để xác định khối lượng thể tích lớn nht của cát.

CHÚ THÍCH:

Khối lượng khô đạt được của các mẫu thí nghiệm sau khi đầm chặt, chỉ được phép chênh lệch nhau không quá 20 g; nếu vượt quá giới hạn đó, thì phải tiến hành thí nghiệm mẫu bổ sung để lấy trị trung bình kết quả hai mẫu th phù hợp với yêu cầu.

5.1.4. Tính toán kết quả

5.1.4.1. Tính dung tích cối đầm, V (cm3), theo công thức 2:

trong đó:

D là đường kính trong của cối đầm, cm;

H là chiều cao của ci đầm, cm;

p là số Pi, ly bng 3,14.

5.1.4.2. Tính khối lượng thể tích đơn vị đất khô lớn nhất của cát. gcs.max, theo công thức 3:

trong đó:

m là khối lưng của cát đm cht được ở trong cối, sau khi sấy khô (tr trung bình của các lần thử), g;

V là dung tích cối đm, cm3.

Biu thị trị số gcs.max, chính xác đến 0,01 g/cm3.

5.1.4.3. Tính hệ số rỗng nhỏ nht của cát, es.min , theo công thức 4:

trong đó:

rs là khối lượng riêng của cát, g/cm3,

gcs.max như trên.

Biểu thị tr số es.min chính xác đến 0,001.

5.2. Xác định khối lượng thể tích khô nhỏ nhất của cát.

5.2.1. Nguyên tắc

Xác định khối lượng thể tích khô nhỏ nhất của cát bằng thí nghiệm rót cát khô vào ống đong chun có dung tích 1000 cm3, hết sức nhẹ nhàng, từ độ cao từ 1 cm đến 2 cm, trong môi trường tuyệt đối không có rung động.

5.2.2. Thiết b, dụng cụ

5.2.2.1. ng đong chuẩn: sử dụng cối đầm dung tích 1000 cm3 (xem 5.1.2.1);

Phễu thủy tinh, cuống dài khoảng 150 mm, đường kính trong của cuống phễu khoảng 12 mm, đường kính miệng phễu khoảng 150 mm. Một que dài được gắn nút hình côn có thể bịt kín lỗ cuống phễu (xem Hình A.3 phụ lục A).

5.2.2.2. Các thiết bị, dụng cụ khác: như nêu tại 5.1.2.2

5.2.3. Các bước tiến hành thí nghiệm

5.2.3.1. Hiệu chỉnh thiết b:

Sử dụng thân cối đầm dung tích 1000 cm3 đã được hiệu chu 5.1.3.1.2 để làm ống đong.

5.2.3.2. Chuẩn b mẫu đt thí nghiệm:

Sử dụng phần cát đã được chun bị sẵn ở 5.1.3.2.3, đem sấy khô  nhiệt độ từ 105 °C đến 110 °C đến khi đạt khối lượng không đổi, ri để nguội cho đến nhiệt độ trong phòng. Sau đó, trộn đều cát rồi lấy ra khoảng 2,5 kg dùng làm mẫu cho thí nghiệm này.

5.2.3.3. Rót cát thí nghiệm vào ng đong chun

5.2.3.3.1. Lắp ống đong (thân cối đầm) vào đế, rồi đặt lên mặt bàn bằng phẳng. Đem que có đầu hình côn lắp vào cuống phễu để bịt miệng cuống phễu, ri đặt phễu vào ống đong sao cho miệng cuống phễu gần sát với đáy ống.

5.2.3.3.2. Trộn đều lại mẫu cát; dùng mui xúc cát cho vào phễu, rồi ấn nhẹ que đu côn xuống để m miệng cuống phễu, đồng thời nâng phễu lên để cho cát chảy vào ống đong. Nên thường xuyên duy trì miệng cuống phễu cao hơn mặt cát trong ống đong khoảng từ 1 cm đến 2 cm và để cát chảy vào ống đong nhẹ nhàng. Trong quá trình cho cát chảy vào ống đong, tuyệt đối không được có chấn động vào phễu và ống đong, dù là nhẹ.

5.2.3.3.3. Khi cát đã tràn miệng ng đong thì ngừng cp cát, nhẹ nhàng nhấc phễu và que đầu côn ra ngoài, rồi dùng thước thẳng để gạt bằng bề mặt mẫu cho sát với miệng ống đong. Dùng vật liệu hạt nhỏ phù hợp để lấp bù vào các chỗ lõm trên bề mặt mẫu do hạt to bị bong ra khi gạt bằng mặt mẫu.

5.2.3.3.4. Đổ cát trong ống đong ra cho vào khay đựng, không được để rơi vãi làm hao hụt, rồi cân khối lượng của cát (m) chính xác đến 1 g;

5.2.3.3.5. Lặp lại thí nghiệm từ 5.2.3.3.1 đến 5.2.3.3.4 ít nhất là 2 lần. Lấy tr trung bình của kết quả các lần thử để tính khối lượng thể tích khô nh nhất của cát.

5.2.4. Tính toán kết quả

5.2.4.1. Tính khối lượng th tích khô nhỏ nhất của cát, gcs.min (g/cm3), theo công thức 5:

trong đó:

m là khi lượng khô xốp nht của cát, đong được trong ng đong chun (tr trung bình của các ln thử), g;

V là dung tích ống đong, cm3.

Biu th trị số gcs.min chính xác đến 0,01 g/cm3.

5.2.4.2. Tính hệ s rỗng lớn nhất của cát, esmax, theo công thc 6:

trong đó:

Các kí hiệu như trên.

Biu thị trị số es.max chính xác đến 0,001.

5.2.4.3. Tính độ chặt tương đối của cát, iSD. theo công thức 7:

trong đó:

es.o là hệ số rỗng của cát kết cu tự nhiên hoặc được đm chặt nhân tạo;

Các ký hiệu khác: như trên.

Biểu thị trị số iSD chính xác đến 0,01.

5.2.5. Báo cáo kết quả thí nghiệm

Báo cáo kết qu thí nghiệm gồm các thông tin sau:

– Tên công trình; hạng mục công trình;

– Số hiệu m vật liệu;

– Số hiệu mẫu đất và vị trí ly mẫu;

– Số hiệu mẫu thí nghiệm;

– Đặc điểm của đắt: thành phần hạt, khối lượng riêng, hệ số không đồng nhất;

– Phương pháp thí nghiệm áp dụng;

– Khối lượng thể tích khô lớn nht của cát, gcs.max, g/cm3;

– Khối lượng thể tích khô nhỏ nht của cát, gcs.min, g/cm3;

– Hệ số rỗng nh nhất của cát, es.min;

– Hệ số rỗng lớn nht của cát, es.max;

– Hệ số rng của cát kết cấu tự nhiên, es.0;

– Độ chặt tương đối, iSD.

– Các thông tin khác có liên quan.

6. Phương pháp xác định khối lượng thể tích khô lớn nhất và nhỏ nhất của sỏi sạn

6.1. Xác định khối lượng thể tích khô lớn nhất của sỏi sạn

6.1.1. Nguyên tắc

Thí nghiệm đầm chặt được thực hiện với mẫu đất si sạn đã được làm ướt nước hoàn toàn, sử dụng cối đm chun có dung tích 2305 cm3 và búa đầm rung. Mẫu đất thí nghiệm được chia làm ba phần tương đối bằng nhau, ri ln lượt đầm theo các lớp bằng búa rung trong khoảng thời gian ít nhất là 3 min với lực ép từ 300 N đến 400 N để làm cho các hạt đất sắp xếp với nhau chặt chẽ nhắt; sau đó xác định khối lượng thể tích khô của đất chiếm trong cối đầm.

6.1.2. Thiết bị, dụng cụ

6.1.2.1. Thiết bị thí nghiệm chuyên dụng

– Cối đầm to có dung tích 2 305 cm3 (đường kính trong 152 mm, chiều cao 127 mm) cùng với đế và ống chụp (xem Hình A.1 phụ lục A);

– Búa rung điện có công suất 600 W đến 750 W, hoạt động  tần số 25 Hz đến 45 Hz, được lắp với đầm bằng thép có mặt đế bng phẳng và đường kính 145 mm (xem Hình A.2 phụ lục A). Tổng khối lượng của đầm khoảng 3 kg.

6.1.2.2. Các thiết b, dụng cụ khác

Như đã nêu tại 5.1.2.2 và thêm một sàng lỗ 20 mm.

6.1.3. Các bước tiến hành thí nghiệm

6.1.3.1. Hiệu chuẩn thiết b, dụng cụ

Sử dụng cối đầm dung tích 2 305 cm3 và búa đầm rung nêu tại 5.1.2.1; hiệu chỉnh chúng tương tự như nêu tại 5.1.3.1.

6.1.3.2. Chuẩn bị mẫu đất thí nghiệm

6.1.3.2.1. Đem phơi khô gió mẫu đt dùng thí nghiệm, ri rải đất lên tấm cao su và dùng chày gỗ để lăn, nghiền làm phân tán đất.

6.1.3.2.2. Sàng đất qua sàng lỗ 20 mm; được phép đập vỡ các hạt trên sàng và cho lọt sàng này với điều kiện hàm lượng của chúng không quá 10% khối lượng mẫu.

6.1.3.2.3. Đựng đt lọt sàng 20 mm vào khay thích hợp, trộn đều, ri cân lấy hai mẫu đồng thời để dùng cho thí nghiệm này; khối lượng mỗi mẫu khoảng 8 kg, đựng từng mẫu vào khay riêng. Cất phần còn lại để dùng cho thí nghiệm xác định khối lượng thể tích khô nh nht của sỏi sạn.

6.1.3.2.4. Dùng nước máy hoặc nước sạch đã khử khoáng chế vào các mẫu sỏi sạn đã lấy để làm ướt hoàn toàn bề mặt các hạt, rồi trộn thật đều;

6.1.3.3. Đầm chặt mẫu đt thí nghiệm

6.1.3.3.1. Lắp đặt cối đầm với đế và ống chụp, vặn chặt các buloong để cố đnh, rồi đặt cối đầm lên nền cứng và bằng phẳng.

6.1.3.3.2. Chia mẫu sỏi sạn làm ba phần tương đối để đầm làm ba lớp vào cối. Dùng muôi xúc một phần mẫu sỏi sạn cho vào cối, với ước lượng sao cho sau khi đầm thì được chiều dày lớp ln hơn 1/3 chiều cao cối khoảng 1 mm đến 2 mm, rồi san bng mặt mẫu. Sau đó, đặt thẳng đứng đầm đã nối với búa rung điện lên mặt mẫu, bật công tắc điện để đầm chặt sỏi sạn trong thời gian ít nht là 3 min hoặc cho đến khi chiều cao lớp đầm trong cối không còn thay đổi đáng kể. Trong thời gian đầm, phải luôn giữ cho búa đầm thẳng đứng và ấn nó xuống, không cho búa đầm b ny lên khỏi mặt đất đầm. Lực ấn này, kể cả khối lượng búa đầm, bằng khong 300 N đến 400 N (xem thêm CHÚ THÍCH  5.1.3.3.2);

6.1.3.3.3. Lặp lại như đã nêu tại 6.1.3.3.2 để đầm lớp sỏi sạn thứ hai, rồi đến lớp thứ ba; cần đảm bo mẫu đất đã đầm không b hụt hoặc cao hơn chiu cao cối quá 6 mm.

6.1.3.3.4. Sau khi đầm xong lớp thứ ba, m buloong, cẩn thận tháo ống chụp và nhấc ra cùng với đầm, rồi dùng thước thẳng gạt bng bề mặt mẫu cho ngang với miệng cối. Lấy vật liệu hạt nhỏ lp bù vào các chỗ lõm trên bề mặt mẫu do hạt to bị bong ra để lại sau khi gạt bằng mặt mẫu.

6.1.3.3.5. Tháo dỡ mẫu sỏi sạn trong cối ra cho vào khay đựng, không được làm rơi vãi hao hụt, rồi đem sấy khô mẫu  nhiệt độ từ 105 °C đến 110 °C cho đến khối lượng không đổi. Sau đó, để ngui mẫu trong bình hút m hoặc trong tủ sấy cho đến nhiệt độ trong phòng, rồi cân khối lượng khô của mẫu chính xác đến 5 g.

6.1.3.3.6. Lặp lại các bưc từ 6.1.3.3.1 đến 6.1.3.3.5 để thí nghiệm đối với mẫu sỏi sạn thứ hai mà đã được chuẩn bị trước cùng với mẫu th nhất. Lấy trị trung bình của kết quả hai mẫu thử đ tính toán khối lượng thể tích khô lớn nhất của sỏi sạn.

CHÚ THÍCH:

Khối lượng khô đạt được của hai mẫu thí nghiệm sau khi đm chặt, cho phép chênh lệch nhau không quá 50 g. Nếu vượt quá giới hạn đó, phải thí nghiệm mẫu bổ sung đ lấy trị trung bình của kết quả hai mẫu thử phù hợp với yêu cầu.

6.1.4. Tính toán kết quả

6.1.4.1. Tính dung tích cối đầm, V (cm3), theo công thức 8;

trong đó:

p là số Pi, ly bầng 3,14;

D là đưng kính trong của cối đầm, cm;

h là chiu cao cối đầm, cm.

6.1.4.2. Tính khối lượng thể tích khô lớn nht của đất sỏi sạn gc.G.max, g/cm3. theo công thức 9:

trong đó:

m là khối lượng của đt sỏi sạn đầm chặt  trong ci sau sy khô (giá trị trung bình của các lần thử, g;

V là dung tích cối đm, cm3;

Biu th trị số gc.G.max chính xác đến 0,01 g/cm3.

6.1.4.3. Tính hệ số rỗng nhỏ nhất của đt sỏi sạn, eG.min, theo công thức 10:

trong đó:

rG là khối lượng riêng của đt sỏi sạn, g/cm3;

gc.G.max như trên.

trị số eG.min được biểu th chính xác đến 0,001.

6.2. Xác định khối lượng thể tích đơn vị đất khô nhỏ nhất của sỏi sạn

6.2.1. Nguyên tắc

Xác định khối lượng thể tích khô nh nhất của si sạn bằng thí nghiệm rót sỏi sạn khô vào ống đong chuẩn có dung tích 2 305 cm3, hết sức nhẹ nhàng, trong môi trưng tuyệt đối không có rung động.

6.2.2. Thiết bị, dụng cụ

6.2.2.1. Ống đong chun: sử dụng cối đầm dung tích 2 305 cm3 (ở 6.1.2.1);

6.2.2.2. Các thiết b, dụng cụ khác như nêu tại 6.1.2.2.

6.2.3. Các bước tiến hành thí nghiệm

6.2.3.1. Chuẩn b dụng cụ, thiết bị thí nghiệm

Sử dụng cối đm dung tích 2 305 cm3 đã được hiệu chu 6.1.3.1 để làm ống đong.

6.2.3.2. Chun bị mẫu thí nghiệm

S dụng phn mẫu sỏi sạn đã được chun b sẵn ở 6.1.3.2. Đem sấy khô sạn sỏi  nhiệt độ từ 105 °C đến 110 °C đạt đến khối lượng không đổi, rồi để nguội đến nhiệt độ trong phòng. Sau đó, trộn đều sỏi sạn, rồi ly khoảng 6 kg để dùng cho thí nghiệm này.

6.2.3.3. Rót sỏi sạn vào ng đong chuẩn

6.2.3.3.1. Lắp ống đong (thân cối đầm) vào đế, rồi đặt lên mặt bàn bằng phng;

6.2.3.3.2. Nhẹ nhàng “rót” hoặc dùng muôi xúc mẫu sỏi sạn thí nghiệm cho vào ống đong từ độ cao luôn gần sát mặt sỏi sạn trong ống đong, sao cho trong thời gian khoảng 5 s thì sỏi sạn đầy tràn ra miệng ống. Trong thời gian rót vật liệu vào ống đong, tuyệt đối không được có chấn động, dù là nhẹ;

6.2.3.3.3. Khi si sạn đã tràn đầy miệng ống đong thì ngừng cấp vật liệu. Dùng thước thẳng và cẩn thận, nhẹ nhàng gạt bằng mặt mu cho ngang với miệng ci. Khi gạt, nếu vướng các hạt to thì nhặt nó ra và bù vào đó bằng các hạt nh hơn thích hợp;

6.2.3.3.4. Trút toàn bộ sỏi sạn trong ống đong ra cho vào khay đựng, không để rơi vãi làm hao hụt đất, rồi cân khối lượng của sỏi sạn (m) chính xác đến 5 g;

6.2.3.3.5. Lặp lại thí nghiệm từ 6.2.3.3.1 đến 6.2.3.3.4 ít nhất là 2 lần. Lấy giá tr trung bình của kết quả các lần thử để tính khối lượng thể tích đơn v đất khô nhỏ nhất của sỏi sạn.

6.2.4. Tính toán kết quả

6.2.4.1. Tính khối lượng thể tích đơn vị đất khô nh nht của đt sỏi sạn, gc.G.min . g/cm3, theo công thức 11:

trong đó:

m là khối lượng khô của đt sỏi sạn xp nht đong được (trị trung bình của các lần thử), g;

V là dung tích ống đong, cm3.

Biu th trị số gc.G.min, chính xác đến 0,01 g/cm3.

6.2.4.2. Tính hệ số rỗng lớn nht của đất sỏi sạn, eG.max, theo công thức 12:

trong đó:

Các ký hiệu như trên.

Biểu th trị số eG.max, chính xác đến 0,001.

6.2.4.3. Tính độ chặt tương đối của đất sỏi sạn, iGD, theo công thức 13:

trong đó:

eo.G là hệ số rỗng của đt sỏi sạn kết cu tự nhiên (hoặc được đầm chặt nhân tạo) đã được xác định trước;

Các ký hiệu khác: như trên; Biểu thị trị s iGD chính xác đến 0,01.

6.2.5. Báo cáo kết quả thí nghiệm

Báo cáo kết quả thí nghiệm gồm các thông tin sau:

– Tên công trình, hạng mục công trình;

– Số hiệu m vật liệu;

– Số hiệu mẫu đất và vị trí ly mẫu;

 Số hiệu mẫu thí nghiệm;

– Đặc điểm của đất: (thành phn hạt, hệ số không đồng nhất, hệ số cấp phối, khối lượng riêng….)

– Phương pháp thí nghiệm áp dụng;

– Khối lượng thể tích đơn vị đất khô ln nhất của đất sỏi sạn, gc.G/max, g/cm3;

– Khối lượng thể tích đơn v đất khô nhỏ nhất của đất sỏi sạn, gc.G.min, g/cm3;

– Hệ số rỗng tự nhiên của đất sỏi sạn, eO.G;

– Hệ số rỗng nhỏ nht của đất sỏi sạn, eG.min;

– Hệ số rỗng lớn nht của đt sỏi sạn, eG.max;

– Độ chặt tương đối của đất si sạn, iG.D;

– Các thông tin khác có liên quan.

 

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

Thiết bị thí nghiệm

CHÚ D2

a. Với cối to, có đường kính trong D =152 mm và chiều cao h = 127 mm.

b. Vcối nh, có đường kính trong D = 100 mm và chiều cao h = 127 mm.

c. Các kích thưc: h1 tối thiu là 50 mm; h2 tối thiểu là 10 mm; d tối thiểu là 5 mm.

Hình A.1 – Cối đầm Proctor

Phụ lục A (tiếp theo)

CHÚ DN:

a/ Búa đầm rung dùng đầm trong cối 1 lít

1. Búa rung điện

2. Đe đầm, đường kính D = 95 ± 2 mm; chiu dày h ít nht Ià10 mm

b/ Búa đầm rung dùng đm trong cối CBR.

1. Búa rung điện

2. Đe đm, đường kính D = 145 ± 2 mm chiều dày h ít nht là 10 mm.

CHÚ DẪN:

1. Que dài có nắp hình côn

2. Phu c dài

3. Que lau mặt cắt

Hình A.2 – Búa đm rung dùng cho thí nghiệm đầm chặt cát/ sỏi sạn.

Hình A.3 – Phễu rót cát thí nghiệm

 

PHỤ LỤC B

(Quy định)

Bảng B.1 – Bảng ghi chép thí nghiệm c.max , c.min của cát, sỏi sạn

Tên công trình: ……………………………………; Hạng mục công trình: …………………………..

Mỏ vật liệu: ………………………………………..; Hố thăm dò: ……………………………………..

Số hiệu mẫu đất: …………………………………; V trí lấy mẫu: ……………………………………

Số hiệu mẫu thí nghiệm:  …………………………………………….

Đất dùng thí nghiệm: cát; sỏi sạn:

+ Thành phần hạt: ……………………..

+ Khối lượng riêng: ……………………

 

Phương pháp thí nghiệm

Thông số, chỉ tiêu

Rót phễu (xp nhất)

Đầm rung (chặt nht)

Th lần 1

Thử lần 2

Trung bình

Th lần 1

Thử ln 2

Trung bình

Thể tích cối đàm (hoặc ống đong), cm3

 

 

 

 

 

 

Khối lượng đất khô đạt được, (g): 

 

 

 

 

 

 

Khi lượng th tích đất khô nhỏ nhất, gc.min(g/cm3): ……………………….

 

 

 

 

 

 

Khi lượng th tích đất khô lớn nhất, gc.max, (g/cm3): ……………………..

 

 

 

 

 

 

Hệ số rỗng nhỏ nhất, emin……………

 

 

 

 

 

 

H s rỗng lớn nht, emax…………….

 

 

 

 

 

 

Độ chặt tương đối, iD………………….  

 

 

 

 

 

 

Người thí nghiệm:…………………..

Ngày …… tháng ……… năm ……..
Người kiểm tra: ………….

 

MỤC LỤC

Lời nói đu …………………………………………………………………………………………….

TCVN 8721:2012 Đất xây dựng công trình thy lợi – Phương pháp xác định khối lượng thể tích khô lớn nhất và nh nhất của đất rời trong phòng thí nghiệm ………………………………………

1. Phạm vi áp dụng ………………………………………………………………………………………

2. Tài liệu viện dẫn ……………………………………………………………………………………….

3. Thuật ngữ, định nghĩa, ký hiệu và đơn v đo ………………………………………………………

4. Quy định chung ……………………………………………………………………………………….

5. Phương pháp xác định khối lượng thể tích khô lớn nht và nhỏ nht ca cát ………………..

5.1. Xác định khối lượng th tích khô lớn nhất của cát ……………………………………………..

5.2. Xác định khối lượng thể tích khô nh nhất của cát ……………………………………………

6. Phương pháp xác định khối lượng thể tích khô lớn nhất và nhỏ nht của si sạn ………….

6.1. Xác đnh khối lượng thể tích khô lớn nht của sỏi sạn ………………………………………

6.2. Xác định khối lượng thể tích đơn vị đt khô nh nhất của sỏi sạn …………………………

Phụ lục A ………………………………………………………………………………………………

Phụ lục B ………………………………………………………………………………………………

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8721:2012 VỀ ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH KHÔ LỚN NHẤT VÀ NHỎ NHẤT CỦA ĐẤT RỜI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Số, ký hiệu văn bản TCVN8721:2012 Ngày hiệu lực 27/12/2012
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Xây dựng
Ngày ban hành 27/12/2012
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản