TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8805-1:2012 (ISO 7256-1 : 1984) VỀ THIẾT BỊ GIEO – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 1: MÁY GIEO TỪNG HẠT
TCVN 8805-1 : 2012
ISO 7256-1 : 1984
THIẾT BỊ GIEO – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 1: MÁY GIEO TỪNG HẠT
Sowing equipment – Test method – Part 1: Single seed drills (precision drills)
Lời nói đầu
TCVN 8805-1 : 2012 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn ISO 7256-1:1984.
TCVN 8805 -1 : 2012 do Trung tâm Giám định Máy và Thiết bị biên soạn,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 8805: 2012 (ISO 7256) Thiết bị gieo – Phương pháp thử bao gồm 2 phần sau đây:
– Phần 1: Máy gieo từng hạt;
– Phần 2: Máy gieo hạt theo hàng.
THIẾT BỊ GIEO – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 1: MÁY GIEO TỪNG HẠT
Sowing equipment – Test method – Part 1: Single seed drills (precision drills)
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử cho phép gieo từng hạt (Máy gieo chính xác).
2. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1.
Máy gieo từng hạt (single seed drills)
Máy gieo có cơ cấu định lượng, phân phối từng hạt và lấp hạt theo khoảng cách đã được định trước để tạo thành hàng gieo.
CHÚ THÍCH: Hầu hết máy gieo có các khoảng cách đều, phép thử chỉ đề cập đến loại máy này.
2.2.
Bộ phận gieo hạt (sowing unit)
Bộ phận thông thường bao gồm cơ cấu định lượng và lấp hạt.
2.3.
Cơ cấu định lượng hạt (metering mechanism)
Cơ cấu lấy từng hạt hoặc nhóm hạt từ thùng chứa hạt và nhả chúng ra thành hàng.
2.4.
Bộ phận lấp hạt (burying device)
Bộ phận thông thường bao gồm lưỡi rạch hàng, bộ phận điều chỉnh độ sâu lưỡi rạch hàng và bộ phận lấp hạt.
2.5. Lưỡi rạch hàng (coulter)
Bộ phận tạo rãnh để gieo hạt vào đó.
2.6.
Tốc độ dòng hạt (flow rate)
Lượng hạt được phân phối tính theo số hạt, khối lượng hoặc thể tích hạt trên một đơn vị thời gian 1).
2.7.
Mức gieo (application rate)
Lượng hạt được gieo tính theo số hạt, khối lượng hoặc thể tích hạt trên một đơn vị chiều dài hay diện tích[1]).
2.8.
Khoảng cách hạt (spacing)
Khoảng cách giữa hai hạt liên tiếp trong hàng.
Khoảng cách hạt lý thuyết: Khoảng cách bố trí trên cơ cấu điều khiển do nhà chế tạo công bố.
2.9.
Thiếu hạt (miss)
Khoảng cách giữa hai hạt liên tiếp gieo thực tế lớn hơn 1,5 lần khoảng cách lý thuyết được coi là thiếu hạt (xem 5.1.1.).
2.10
Thừa hạt (multiples)
Khoảng cách giữa hạt liên tiếp gieo thực tế nhỏ hơn 0,5 lần khoảng cách lý thuyết được coi là thừa hạt (xem 5.1.1).
3. Điều kiện thử chung
3.1. Máy gieo hạt
3.1.1. Chọn mẫu
Máy gieo đem thử phải do đại diện của cơ quan thử lựa chọn theo thỏa mãn với đại diện có máy.
Máy gieo phải có tình trạng kỹ thuật phù hợp với bản đặc tính kỹ thuật do nhà chế tạo gửi cho cơ quan thử máy.
Báo cáo kết quả thử phải ghi rõ cách chọn máy gieo đem thử (xem Phụ lục F).
3.1.2. Hướng dẫn của nhà chế tạo
Sử dụng máy gieo đúng với hướng dẫn của nhà chế tạo, trong đó có:
a) Tốc độ tiến lớn nhất và nếu thích hợp tốc độ tiến nhỏ nhất tính theo mét trên giây (m/s);
b) Số vòng quay lớn nhất và nếu thích hợp số vòng quay nhỏ nhất, tính theo vòng quay trên min (r/min), và/hoặc tốc độ quay của cơ cấu định lượng tính theo mét trên giây (m/s);
c) Các loại và kiểu hạt có thể gieo;
d) Cơ cấu định lượng phù hợp với mỗi loại hạt.
3.1.3. Kiểm tra đặc tính kỹ thuật
Đặc tính kỹ thuật do nhà chế tạo cung cấp phải được kiểm tra và thể hiện trong báo cáo kết quả thử.
3.2. Hạt giống
3.2.1. Loại hạt
Các phép thử phải thực hiện đúng với địa điểm kỹ thuật của máy do nhà chế tạo quy định.
3.2.1.1. Máy gieo chuyên dụng
Với máy gieo hạt được công bố dùng cho một hoặc một số loại hạt và/hoặc phương pháp phân phối hạt, thì phép thử phải tiến hành theo loại hạt do nhà chế tạo chỉ định và cỡ hạt phù hợp được quy định.
3.2.1.2. Máy gieo đa năng
Nếu máy gieo đa năng thì phải tiến hành thử với bốn loại hạt sau:
– Loại a: hạt tròn cỡ trung bình có đường kính 3mm ± 0,75 mm (ví dụ: hạt đậu hoặc hạt có vỏ nhẵn và hình dạng đều);
– Loại b: hạt nhỏ, hình dạng đều (ví dụ: hạt cải bắp) có đường kính nhỏ hơn 3 mm;
– Loại c: hạt lớn, không đều (ví dụ: hạt cà phê, hạt ngô dẹt) có đường kính lớn hơn 6 mm;
– Loại d: hạt khó gieo nhất mà nhà chế tạo cho phép gieo (ví dụ: mầm củ cải đường, cà rốt v.v…).
CHÚ THÍCH: Hạt không được xử lý làm thay đổi đến đặc tính vật lý của chúng, ngoại trừ phần vỏ.
3.2.2. Đặc điểm của hạt
Các đặc điểm về kích thước (kích cỡ và biên dạng hạt), độ sạch (tỷ lệ phần trăm tạp chất, hạt kém chất lượng và vỡ) và độ ẩm của hạt được dùng phải ghi vào báo cáo.
3.3. Điều kiện môi trường
Phải theo dõi độ ẩm môi trường và ghi vào báo cáo thử.
4. Phép thử bắt buộc [2])
4.1. Nội dung thử (xem Phụ lục A)
Các phép thử bắt buộc cho phép xác định độ chính xác của việc gieo và hiệu quả định lượng.
Mỗi phép thử phải thực hiện với ba bộ phận gieo khác nhau hoặc ba bộ phận gieo trên một máy gieo nhiều hàng, hoặc ba bộ phận gieo độc lập, nếu mỗi bộ phận có một cơ cấu định lượng.
Các phép thử 1, 2, 3 và 6 (xem phụ lục A) phải thực hiện với bộ phận gieo tĩnh tại hoặc di động.
Phép thử 4 (xem phụ lục A) phải thực hiện với bộ phận gieo di động.
Phép thử 5 (xem phụ lục A) phải thực hiện với bộ phận gieo di động trên nền cát.
4.1.1. Phép thử tĩnh tại
Với bộ phận gieo tĩnh tại, cơ cấu định lượng phải được quay tương ứng với tốc độ sẽ làm việc thực tế, nghĩa là theo tốc độ tiến tính toán lý thuyết và điều chỉnh tỷ lệ giữa cơ cấu định lượng và tốc độ của bánh chủ động. Để mô phỏng chuyển động tương đối của máy gieo trên nền đất, có thể đặt một mảnh băng có chất dính phía dưới máy gieo và cho chuyển động bằng tốc độ tiến của máy gieo không trượt.
CHÚ THÍCH: Có thể thay việc ghi trên mảnh băng có chất dính bằng phương pháp khác, ví dụ như phương pháp âm thanh hay quang học. Phương pháp sử dụng phải ghi vào báo cáo.
4.1.2. Phép thử di động
Bộ phận gieo phải được gắn chặt vào xe lăn chuyển động với tốc độ không đổi và không xóc bật ra khỏi mảnh băng dính đặt tĩnh tại.
CHÚ THÍCH: Có thể thay việc ghi trên mảnh băng có chất dính bằng phương pháp khác, ví dụ như phương pháp âm thanh hay quang học. Phương pháp sử dụng phải ghi vào báo cáo.
4.1.3. Phép thử trên nền cát
Bộ phận gieo phải chuyển động trên nền cát có đặc điểm quy định (xem chú thích) với tốc độ không đổi và không bị xóc.
Lưỡi rạch hàng phải ăn sâu trong cát ít nhất bằng độ sâu làm việc tối thiểu.
Đối với phép thử này, lưỡi rạch hàng có thể được lắp bộ phận gạt chệch hướng mà không ảnh hưởng đến khoảng cách hạt và ngăn không cho cát rơi trở lại, nó phải được duy trì ở độ sâu không đổi.
Tốc độ tiến phải bằng tốc độ tiến của máy gieo khi làm việc thực tế.
CHÚ THÍCH: Đặc điểm của cát có thể như sau:
a) Cát làm khuôn:
– Cỡ hạt từ 85 mm đến 120 mm;
– Hàm lượng đất sét từ 20% đến 25%;
b) Cát sạch (ví dụ cát nguyên chất (Foutainebleau) cho thêm 1% dầu độ nhớt thấp):
– Hàm lượng nước trong khoảng từ 4% đến 6%.
4.2. Quy trình và các phép điều chỉnh
4.2.1. Vị trí lưỡi rạch hàng (xem phụ lục A)
Phép thử 1, 2 và 6 (xem Phụ lục A) có thể thực hiện với lưỡi rạch hàng được nâng lên theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Khoảng cách giữa cửa ra hạt của cơ cấu định lượng và bề mặt gieo phải gần đúng khoảng cách thực tế giữa cửa ra hạt và đáy rãnh.
Phép thử 3 (xem Phụ lục A) phải thực hiện riêng với lưỡi rạch hàng ở vị trí có thể kiểm tra xem có hạt nào vị nẩy ra do các cánh của lưỡi rạch hàng hay không. Nếu vậy, khoảng cách giữa cửa ra của cơ cấu định lượng và bề mặt gieo phải lớn nhất khoảng cách thực tế một chút để không làm tăng quá mức khoảng cách và khoảng cách này phải ghi vào báo cáo.
Phép thử 4 và 5 (xem Phụ lục A) phải thực hiện với lưỡi rạch hàng ở đúng vị trí.
4.2.2. Nạp hạt vào thùng
Nạp hạt vào thùng chứa hạt ngay trước khi thử để tránh sự nén hạt không bình thường.
Các phép thử đối với thùng đầy, nửa thùng và 1/8 thùng chì các thể tích này tương ứng với 100, 50 và 12,5% thể tích thùng cộng với thể tích sử dụng của buồng cấp hạt của cơ cấu định lượng.
4.2.3. Tốc độ tiến
Phải chọn ba tốc độ máy gieo tương ứng với các tốc độ tiến trong phạm vi 1; 1,5; 2; 2,5 và 3 m/s theo quy định của nhà chế tạo.
Đối với phép thử tĩnh tại, nếu bánh chủ động lắp lốp thì vận tốc góc tính theo công thức:
trong đó:
w là vận tốc góc, tính theo radian trên giây (rad/s);
v là tốc độ tiến tương đối, tính theo mét trên giây (m/s);
R là bán kính của lốp ở mức tải trung bình, tính theo mét (m).
4.2.4. Điều chỉnh mức định lượng
Các phép thử phải thực hiện với khoảng cách hạt trung bình hiện tại đang áp dụng trong nông nghiệp đối với các loại hạt đó. Giá trị mức định lượng phải ghi vào báo cáo.
4.2.5. Điều chỉnh tốc độ cơ cấu định lượng
Điều chỉnh khoảng cách hạt bằng việc phối hợp giữa các lỗ hay hốc của cơ cấu định lượng và tốc độ quay của nó. Các phép thử phải thực hiện tại tốc độ lớn nhất và nhỏ nhất và tốc độ trung gian (gần với tốc độ trung bình cộng của tốc độ lớn nhất và nhỏ nhất) do nhà chế tạo quy định đối với loại hạt đem thử. Điều chỉnh các chi tiết định lượng (trống, đĩa hoặc đai) trên bộ phận gieo đối với mỗi khoảng cách hạt riêng rẽ.
Nếu chỉ có một cách điều chỉnh khoảng cách gieo thì phép thử chỉ phải thực hiện với một cách điều chỉnh trên.
4.2.6. Thử độ nghiêng
Các phép thử độ nghiêng như sau:
a) Nghiêng lên: nghiêng bộ phận gieo về phía sau 110 (tương ứng với độ dốc 20%);
b) Nghiêng xuống: nghiêng bộ phận gieo về phía trước 110;
c) Nghiêng sang bên phải: nghiêng bộ phận gieo về bên phải 110;
d) Nghiêng sang bên trái: nghiêng bộ phận gieo về bên trái 110.
4.2.7. Trong quá trình thử
Số đường chảy có thể thay đổi phù hợp theo chiều dài của dải đất thử. Các đường gieo phải bao gồm tổng khoảng cách có thể thực hiện tương ứng tối thiểu 250 hạt gieo.
Đối với mỗi đường chạy trên dải đất thử (thử di động) hoặc mảnh băng di động (thử tĩnh tại), không tính đoạn đường do quá trình khởi động ban đầu.
Trước mỗi lần thử phải nạp hạt giống vào thùng chứa hạt, quay cơ cấu định lượng để cho dòng hạt nạp đầy vào buồng cung cấp của cơ cấu phân phối.
4.2.8. Phương pháp đo
Đối với phép thử tỉnh tại và di động, các phép đo liên quan chỉ đo khoảng cách giữa các hạt liên tiếp. Khoảng cách giữa hai hạt được đo từ tâm hình học của chúng, đơn vị đo là milimmét.
4.3. Phương pháp thử (xem Phụ lục A)
4.3.1. Ảnh hưởng của mức hạt trong thùng (phép thử 1)
Xác định xem mức hạt trong thùng có ảnh hưởng đến việc nạp của cơ cấu định lượng hay không.
4.3.2. Ảnh hưởng của điều chỉnh tốc độ cơ cấu định lượng (phép thử 2)
Xác định xem tốc độ quay có ảnh hưởng đến việc nạp của cơ cấu định lượng hay không.
4.3.3. Ảnh hưởng của vị trí công cụ làm việc trên mặt nghiêng (phép thử 3)
4.3.3.1. Nghiêng lên và xuống
Xác định xem độ nghiêng làm việc có ảnh hưởng đến việc nạp của cơ cấu định lượng hay không.
4.3.3.2. Độ nghiêng sang bên
Xác định xem độ nghiêng này có ảnh hưởng đến việc nạp của cơ cấu định lượng và độ chính xác khoảng cách hạt (nảy ra khỏi cánh lưỡi rạch hàng) hay không.
4.3.4. Ảnh hưởng tốc độ tiến máy gieo (phép thử 4)
Xác định xem tốc độ tiến có ảnh hưởng đến việc nạp của cơ cấu định lượng và sự chính xác khoảng cách hạt hay không.
4.3.5. Ảnh hưởng chuyển động không mong muốn của hạt (phép thử 5)
Kiểm tra xem có hay không có chuyển động (xoay hạt) và ảnh hưởng đến độ chính xác gieo.
4.3.6. Ảnh hưởng của sự tách rời hạt (phép thử 6)
Kiểm tra xem có hay không có sự tách rời các hạt trong thùng và ảnh hưởng đến việc nạp hạt.
CHÚ THÍCH: Trước khi thử phải quay cơ cấu định lượng 30 min và nạp liên tục các hạt mới từ mẻ hạt sẽ đem thử và không để hạt ở mức dưới 1/8 thể tích thùng. Sau đó phép thử được thực hiện mức hạt bằng 1/8 thể tích thùng.
5. Kết quả thử
5.1. Kết quả phép thử bắt buộc
Để thêm số liệu cho mỗi đường chạy, phép thử phải thực hiện trên ba bộ gieo và lấy ba kết quả cho mỗi phép thử.
5.1.1. Xử lý số liệu
5.1.1.1. Điều chỉnh máy gieo hạt phù hợp với hướng dẫn của nhà chế tạo để cho khoảng cách hạt lý thuyết xref. Khoảng cách lý thuyết này phải được cơ quan thử kiểm tra lại.
5.1.1.2. Việc kiểm tra kích thước sẽ cho các giá trị x khác nhau đối với khoảng cách giữa các hạt liên quan trong quá trình thử.
5.1.1.3. Các giá trị khác nhau của x chia thành các đoạn bằng 0,1 xref phân bố về một phía nào đó của xref. Các khoảng cách xung quanh xref như sau:
[0,9 xref, xref] ; [xref, 1,1 xref] (v.v…)
5.1.1.4. Mỗi đoạn định ra biến số:
trong đó: xi là giá trị trung bình của đoạn.
5.1.1.5. Sau đó có các số liệu sau được rút ra:
a) Bảng kê tần suất (xem Phụ lục C) đưa ra các giá trị Xi khác nhau và số lần ni.
b) Biểu đồ tần xuất (xem Phụ lục D) có hoành độ là các giá trị Xi và tung độ là các giá trị của:
trong đó: N là số hạt ghi nhận được trong quá trình thử.
5.1.1.6. Bảng kê tần suất được chia ra phù hợp với các khoảng sau:
{0 đến ≤ 0,5}
{> 0,5 đến ≤ 1,5}
{> 1,5 đến ≤ 2,5}
{> 2,5 đến ≤ 3,5}
{> 3,5 đến + ¥}
nếu:
n’1 = Sni (Xi Î {0 đến 0,5})
n’2 = Sni (Xi Î {> 0,5 đến ≤ 1,5})
n’3 = Sni (Xi Î {> 1,5 đến ≤ 2,5})
n’4 = Sni (Xi Î {> 2,5 đến ≤ 3,5})
n’5 = Sni (Xi Î {> 3,5 đến + ¥})
thì: N = n’1 + n’2 + n’3 + n’4 + n’5
5.1.1.7. Lập các số liệu sau:
– Số hạt thừa: n2 = n’1;
– Số hạt gieo bình thường: n1 = N – 2n2;
– Số hạt thiếu: n0 = n’3 + 2n’4 + 3n’5;
– Số các khoảng cách: N’ = n’2 + 2n’3 + 3n’4 + 4n’5;
– Khoảng cách trung bình các hạt gieo bình thường: với Xi Î { > 0,5 đến ≤ 1,5}.
5.1.2. Đánh giá kết quả
5.1.2.1. Chất lượng cung cấp hạt
Chỉ số chất lượng nạp: A =
Chỉ số thừa hạt: D =
Chỉ số thiếu hạt: M =
5.1.2.2. Độ chính xác gieo
Độ lệch chuẩn:
Với Xi Î { > 0,5 đến ≤ 1,5}
Hệ số biến động: C = s x 100
5.2. Kết quả phép thử không bắt buộc
Xem E.4, Phụ lục E
6. Báo cáo kết quả thử
Chi tiết nội dung xem Phụ lục F.
PHỤ LỤC A
(Quy định)
Thực hiện phép thử cơ bản
Bảng A.1 – Nội dung thử
Tên phép thử |
Kiểu thử |
Số hiệu phép thử |
Độ nghiêng |
Mức hạt trong thùng |
Tốc độ tiến lý thuyết |
Tốc độ cơ cấu định lượng |
Loại hạt |
A.1.1. Các phép thử bắt buộc | |||||||
1. Ảnh hưởng của mức hạt trong thùng |
Tĩnh tại hoặc
di động không có bộ phận rạch hàng nếu thấy thích hợp |
101 102 103 104 |
Không |
1/1 1/8 1/1 1/8 |
Nhanh Chậm Nhanh Chậm |
Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình |
c c d d |
2. Ảnh hưởng của tốc độ cơ cấu định lượng |
Tĩnh tại hoặc
di động không có bộ phận rạch hàng nếu thấy thích hợp |
201 202 203 204 205 206 |
Không |
1/2 |
Chậm Nhanh Chậm Nhanh Chậm Nhanh |
Nhỏ nhất Lớn nhất Nhỏ nhất Lớn nhất Nhỏ nhất Lớn nhất |
b b c c d d |
3. Ảnh hưởng của độ nghiêng |
20% khi nghiêng xuống 20% khi nghiêng lên 20% khi nghiêng sang phải 20% khi nghiêng sang trái Không |
1/2 |
Trung bình |
Trung bình |
a c c a a c c a a c |
||
4. Ảnh hưởng của tốc độ tiến |
Tĩnh tại hoặc di động |
401 402 403 404 405 406 407 408 409 410 411 412 |
Không |
1/2 |
Chậm Trung bình Nhanh Chậm Trung bình Nhanh Chậm Trung bình Nhanh Chậm Trung bình Nhanh |
Lớn nhất Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Nhỏ nhất |
a a a b b b c c c d d d |
5. Ảnh hưởng chuyển động không mong muốn của hạt |
Di động trên luống cát
Có lưỡi rạch hàng |
501 502 503 |
Không |
1/2 |
Trung bình Trung bình Trung bình |
Lớn nhất Lớn nhất Lớn nhất |
a b c |
6. Ảnh hưởng của sự tách rời hạt |
Cố định hoặc di động
Không có lưỡi rạch hàng nếu thích hợp |
601 602 603 |
Không |
1/8 |
Trung bình Trung bình Trung bình |
Trung bình Trung bình Trung bình |
a c d |
A.1.2. Các phép thử không bắt buộc |
|||||||
7. Ảnh hưởng của xử lý hạt |
Cố định hoặc di
động Không có lưỡi rạch hàng nếu thích hợp |
701 702 703 |
Không |
1/2 |
Trung bình Trung bình Trung bình |
Trung bình Trung bình Trung bình |
Tùy chọn |
PHỤ LỤC B
(Quy định)
Dụng cụ đo độ sâu gieo
Ấn dụng cụ đo độ sâu vào đất ngang qua hàng hạt sao cho mép trên của hộp ngang bằng mặt đất.
Đất được nạo thành lớp bằng dao dẹt khắc vạch chia milimét sao cho có thể tích nhìn thấy hạt. Độ sâu gieo được đo bằng cách áp dao vào thành hộp (xem Hình B).
PHỤ LỤC C
(Quy định)
Tần suất – Phép thử số …
Bảng C.1 – Bảng kê tần suất
|
Xi |
ni |
Fi |
||
0,1 |
0,05 |
|
|
n’1 = n2 = Sni | N = n’1 + n’2 + n’3 + n’4 + n’5
N’ = n’2 + 2n’3 + 3n’4 + 4n’5 n2 = n’1 n1 = N – 2n2 n’0 = n’3 + 2n’4 + 3n’5 |
0,2 |
0,15 |
|
|
||
0,3 |
0,25 |
|
|
||
0,4 |
0,35 |
|
|
||
|
0,45 |
|
|
||
0,5 |
0,55 |
|
|
n’2 = Sni
|
A =
D = M = x 100 C = 100 s |
0,6 |
0,65 |
|
|
||
0,7 |
0,75 |
|
|
||
0,8 |
0,85 |
|
|
||
0,9 |
0,95 |
|
|
||
1,0 |
1,05 |
|
|
||
1,1 |
1,15 |
|
|
||
1,2 |
1,25 |
|
|
||
1,3 |
1,35 |
|
|
||
1,4 |
1,45 |
|
|
||
1,5 |
1,55 |
|
|
n’3 = Sni | |
1,6 |
1,65 |
|
|
||
1,7 |
1,75 |
|
|
||
1,8 |
1,85 |
|
|
||
1,9 |
1,95 |
|
|
||
2,0 |
2,05 |
|
|
||
2,1 |
2,15 |
|
|
||
2,2 |
2,25 |
|
|
||
2,3 |
2,35 |
|
|
||
2,4 |
2,45 |
|
|
||
2,5 |
2,55 |
|
|
n’4 = Sni | |
2,6 |
2,65 |
|
|
||
2,7 |
2,75 |
|
|
||
2,8 |
2,85 |
|
|
||
2,9 |
2,95 |
|
|
||
3,0 |
3,05 |
|
|
||
3,1 |
3,15 |
|
|
||
3,2 |
3,25 |
|
|
||
3,3 |
3,35 |
|
|
||
3,4 |
3,45 |
|
|
||
3,5 |
|
|
|
||
3,6 |
|
|
|
n’5 = Sni (xi > 3,5) |
PHỤ LỤC D
(Quy định)
Biểu đồ tần suất
PHỤ LỤC E
(Quy định)
Phép thử không bắt buộc
E.1. Phép tử cơ bản
Xem phụ lục A
E.1.1. Loại phép thử
Ảnh hưởng của xử lý hạt đến việc cấp hạt
E.1.2. Các điều kiện thử
Phép thử phải thực hiện với việc sử dụng loại hạt do cơ quan thử lựa chọn (tốt nhất là hạt có bề mặt thô để giữ lại số lượng tối đa các sản phẩm xử lý hạt). Phải thực hiện việc ngâm tẩm hạt chủ yếu vào lúc sử dụng loại hạt này.
E.1.3. Phương pháp thử (thử tĩnh tại hoặc thử di động)
Quay cơ cấu định lượng ở tốc độ lớn nhất trong khoảng 30 min, nạp liên tục các hạt đã được xử lý vào thùng.
Trong thời gian này thực hiện 3 phép thử:
– Đầu giai đoạn (phép thử số 701);
– Giữa giai đoạn (phép thử số 702);
– Cuối giai đoạn (phép thử số 703).
E.2. Phép thử ngoài đồng ruộng
E.2.1. Loại phép thử
Các phép thử gồm:
a) Khoảng cách thực tế của hạt trên đất gieo;
b) Độ đồng đều độ sâu của đường rạch;
c) Độ đồng đều độ sâu của hạt trong đất.
E.2.2. Điều kiện thử
Ruộng thử phải có bề mặt tương đối đồng nhất (về loại và kết cấu đất). Phải ghi vào báo cáo độ sâu của cây trồng vụ trước, loại đất và thành phần cơ giới, cấu trúc của đất (kích thước và vị trí của các cục đất theo mặt cắt đứng), độ ẩm đất.
Sơ đồ khu đất có thể vẽ phác kèm vào báo cáo.
Xác định độ cứng của đất ở độ sâu 30 cm đầu tiên. Thời gian thử phải đủ để đảm bảo kết quả thử.
Máy gieo phải hoạt động với các điều kiện làm việc bình thường từ lúc khởi động đến khi kết thúc thử, nghĩa là máy không dừng lại trừ quay vòng hai đầu ruộng.
Phải thực hiện các phép kiểm tra ít nhất năm hàng có chiều dài tương ứng tối thiểu 250 hạt được gieo.
Đầu tiên, kiểm tra 20 m sau khi khởi động, tiếp theo kiểm tra 20m trước khi kết thúc.
Cơ quan thử máy phải xác định dùng hạt phù hợp với quy định của nhà chế tạo.
Nếu chỉ thực hiện máy phải xác định dùng hạt phù hợp với quy định của nhà chế tạo.
Nếu chỉ thực hiện một phép thử thì phải thực hiện ở tốc độ tiến 2 m/s hoặc tốc độ quay trung bình của cơ cấu định lượng như quy định đối với phép thử bắt buộc (xem 4.1).
Số lượng lý thuyết phải là định mức cho loại cây trồng.
Độ sâu gieo phải thích hợp nhất cho loại hạt và phải ghi vào báo cáo.
CHÚ THÍCH: Phép thử này phải bao gồm cả phép thử độ đồng đều sau khi mọc cây con.
E.3. Điều kiện đo
Đối với từng hàng được kiểm tra phải đo các nội dung sau:
a) Khoảng cách giữa các hạt hoặc các cây liền kề được đo từ tâm;
b) Độ sâu trung bình đường rạch được lấy từ một số đoạn trên mảnh ruộng;
c) Độ sâu tương đối của hạt so với mặt ruộng. Độ sâu này có thể xác định như ở Phụ lục B.
E.4. Kết quả thử không bắt buộc
E.4.1. Kết quả thử sự ảnh hưởng của xử lý hạt
Trình bày kết quả như phép thử bắt buộc (xem 5.1).
Các loại hạt và đặc điểm xử lý hạt (mã hiệu, loại và nếu có thể thì đưa ra đặc điểm vật lý) phải ghi vào báo cáo.
E.4.2. Kết quả thử ngoài đồng ruộng
Trình bày kết quả về khoảng cách hạt như quy định trong 5.1 đối với phép thử bắt buộc.
E.5. Báo cáo kết quả thử
Xem phụ lục F.
PHỤ LỤC F
(Quy định)
Mẫu báo cáo kết quả thử máy gieo từng hạt
Tên và địa chỉ đơn vị chế tạo: ……………………………………………………………………………………
Cơ quan thực hiện các phép thử: ……………………………………………………………………………….
Mẫu máy thử theo hợp đồng giữa nhà chế tạo và cơ quan thử máy: …………………………………
F.1. Đặc điểm máy gieo hạt
F.1.1. Đặc điểm kỹ thuật:
– Tên máy: ……………………………………………………………………………………………………………..
– Loại: …………………………………………………………………………………………………………………..
– Số hiệu sản xuất: ………………………………………………………………………………………………….
– Thiết bị kéo, treo hoặc nửa treo: ………………………………………………………………………………
– Bộ phận phân phối hạt và loại truyền động: ………………………………………………………………..
– Các số truyền (các tốc độ) và chọn số truyền: …………………………………………………………….
– Tốc độ tiến lớn nhất và nhỏ nhất: ………………………………………………………………………. km/h
– Tốc độ quay lớn nhất và nhỏ nhất của cơ cấu định lượng: …………………………………….. r/min
– Giống và loại hạt gieo: …………………………………………………………………………………………..
F.1.2. Kích thước phủ bì
a) Chiều rộng
– Khi chuẩn bị hoạt động: ……………………………………………………………………………………… m
– Khi vận chuyển trên đường: ………………………………………………………………………………… m
b) Chiều cao khi vận chuyển trên đường: …………………………………………………………………. m
c) Chiều dài khi vận chuyển trên đường: ………………………………………………………………….. m
d) Đặc điểm khác
– Chiều cao có tải: …………………………………………………………………………………………….. mm
– Thể tích thùng đựng hạt: …………………………………………………………………………………………
– Khối lượng không tải: ……………………………………………………………………………………….. kg
– Khối lượng có tải (tình trạng loại hạt): …………………………………………………………………… kg
– Cỡ lốp: ……………………………………………………………………………………………………………….
– Bán kính lốp khi chất nửa tải: ……………………………………………………………………………. mm
– Áp suất lốp: ………………………………………………………………………………………………….. kPa
– Mã số thiết bị (theo ISO 7424): …………………………………………………………………………………
F.2. Các điều kiện thử
F.2.1. Ngày và địa điểm thử: …………………………………………………………………………………….
F.2.2. Giống và loại hạt: ………………………………………………………………………………………….
F.2.3. Độ dốc mặt ruộng: …………………………………………………………………………………….. độ
F.2.4. Các phép điều chỉnh máy gieo
– Mức hạt trong thùng chứa hạt: …………………………………………………………………………………
– Tốc độ tiến: …………………………………………………………………………………………………… m/s
– Điều chỉnh dòng hạt: ………………………………………………………………………….. kg/h hoặc L/h
– Tốc độ quay của cơ cấu định lượng: ………………………………………………………………… r/min
F.2.5. Các hạt
– Kích thước ……………………………………………………………………………………………………. mm
– Phân tích thương phẩm: …………………………………………………………………………………………
– Độ ẩm hạt: ………………………………………………………………………………………………………. %
F.2.6. Điều kiện khí quyển
– Độ ẩm: ……………………………………………………………………………………………………………. %
F.3. Kết quả thử
F.3.1. Kết quả thử bắt buộc
– Phép thử N0.1: ảnh hưởng của mức hạt trong thùng chứa hạt;
– Phép tử N0.2: ảnh hưởng của việc điều chỉnh tốc độ cơ cấu định lượng. Xem Bảng F.1 đối với phép thử N0.1, “Bộ phận gieo N0.1”;
– Phép thử N0.3: ảnh hưởng của máy làm việc trên các độ nghiêng. Xem Bảng F.1 đối với phép thử N0.1 “Bộ phận gieo N0.1”;
– Phép thử N0.4: ảnh hưởng tốc độ tiến của máy gieo hạt. Xem Bảng F.1 đối với phép thử N0.1, “Bộ phận gieo N0.1”;
– Phép thử N0.5: ảnh hưởng chuyển động không mong muốn của hạt. Xem Bảng F.1 đối với phép thử N0.1, “Bộ phận gieo N0.1”;
– Phép thử N0.6: ảnh hưởng chuyển động không mong muốn của hạt. Xem Bảng F.1 đối với phép thử N0.1, “Bộ phận gieo N0.1”;
– Các bảng tương tự được sử dụng cho từng loại hạt đem thử;
– Xây dựng biểu đồ các khoảng cách hạt cho từng điều kiện thử.
F.3.2. Phép thử không bắt buộc
Phép thử N0.7: Ảnh hưởng của việc xử lý hạt.
Ngoài việc trình bày kết quả thử như phép thử bắt buộc phải bổ sung thêm đặc điểm vật lý xử lý hạt.
Thử ngoài đồng ruộng:
– Thể hiện tương tự như phép thử bắt buộc;
– Biểu đồ độ sâu thay đổi đối với các điều chỉnh khác nhau.
Bảng F.1 – Bộ phận gieo số 1
Số phép thử: …..
Bộ phận gieo số: ….. Loại hạt: …. Độ dốc: ….. |
Tốc độ của cơ cấu định lượng |
||||||||||||||||||||||||||
Lớn nhất |
Trung bình |
Nhỏ nhất |
|||||||||||||||||||||||||
Các kết quả |
Đầy thùng hạt |
Nửa thùng hạt |
1/8 thùng hạt |
Đầy thùng hạt |
Nửa thùng hạt |
1/8 thùng hạt |
Đầy thùng hạt |
Nửa thùng hạt |
1/8 thùng hạt |
||||||||||||||||||
Tốc độ tiến m/s |
Tốc độ tiến m/s |
Tốc độ tiến m/s |
Tốc độ tiến m/s |
Tốc độ tiến m/s |
Tốc độ tiến m/s |
Tốc độ tiến m/s |
Tốc độ tiến m/s |
Tốc độ tiến m/s |
|||||||||||||||||||
Cao |
TB |
Thấp |
Cao |
TB |
Thấp |
Cao |
TB |
Thấp |
Cao |
TB |
Thấp |
Cao |
TB |
Thấp |
Cao |
TB |
Thấp |
Cao |
TB |
Thấp |
Cao |
TB |
Thấp |
Cao |
TB |
Thấp |
|
Khoảng cách điều chỉnh lý thuyết, mm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi khoảng cách trung bình cho các hạt phân bố bình thường |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chất lượng cung cấp:
– Chỉ số chất lượng nạp – Chỉ số thừa hạt – Chỉ số thiếu hạt |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Độ chính xác của khoảng cách |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số biến động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CHÚ THÍCH: Bảng trên đồng thời áp dụng cho bộ phận gieo số 2 và số 3.
MỤC LỤC
Lời nói đầu ……………………………………………………………………………………………………………
1. Phạm vi áp dụng …………………………………………………………………………………………………
2. Thuật ngữ và định nghĩa ………………………………………………………………………………………..
3. Điều kiện thử chung ……………………………………………………………………………………………..
3.1. Máy gieo hạt ……………………………………………………………………………………………………
3.2. Hạt giống ………………………………………………………………………………………………………..
3.3. Điều kiện môi trường …………………………………………………………………………………………
4. Phép thử bắt buộc ………………………………………………………………………………………………
4.1. Nội dung thử ……………………………………………………………………………………………………
4.2. Quy trình và các phép điều chỉnh ………………………………………………………………………….
4.3. Phương pháp thử ……………………………………………………………………………………………..
5. Kết quả thử ………………………………………………………………………………………………………..
5.1. Kết quả phép thử bắt buộc …………………………………………………………………………………
5.2. Kết quả phép thử không bắt buộc ………………………………………………………………………..
6. Báo cáo kết quả thử …………………………………………………………………………………………….
Phụ lục A (Quy định) Thực hiện phép thử cơ bản …………………………………………………………..
Phụ lục B (Quy định) Dụng cụ đo độ sâu gieo ………………………………………………………………
Phụ lục C (Quy định) Tần suất – Phép thử số ………………………………………………………………..
Phụ lục D (Quy định) Biểu đồ tần suất …………………………………………………………………………
Phụ lục E (Quy định) Phép thử không bắt buộc …………………………………………………………….
E.1. Phép thử cơ bản ………………………………………………………………………………………………
E.2. Phép thử ngoài đồng ruộng ………………………………………………………………………………..
E.3. Điều kiện đo……………………………………………………………………………………………………..
E.4. Kết quả thử không bắt buộc ……………………………………………………………………………….
Phụ lục F (Quy định) Mẫu báo cáo kết quả thử máy gieo từng hạt …………………………………….
F.1. Đặc điểm máy gieo hạt ………………………………………………………………………………………
F.2. Các điều kiện thử ……………………………………………………………………………………………..
F.3. Kết quả thử ……………………………………………………………………………………………………..
1) Đối với máy gieo từng hạt, phép đo tốc độ dòng hạt và mức gieo chỉ tính theo số lượng hạt
[1] Đối với máy gieo từng hạt, phép đo tốc độ dòng hạt và mức gieo chỉ tính theo số lượng hạt.
[2] Đối với phép thử không bắt buộc xem phụ lục E.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8805-1:2012 (ISO 7256-1 : 1984) VỀ THIẾT BỊ GIEO – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 1: MÁY GIEO TỪNG HẠT | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN8805-1:2012 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Nông nghiệp - Nông thôn Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |