TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8805-2:2012 (ISO 7256-2 : 1984) VỀ THIẾT BỊ GIEO – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 2: THIẾT BỊ GIEO HẠT THEO HÀNG
TCVN 8805-2 : 2012
ISO 7256-2 : 1984
THIẾT BỊ GIEO – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 2: THIẾT BỊ GIEO HẠT THEO HÀNG
Sowing equipment – Test methods – Part 2: Seed drills for sowing in lines
Lời nói đầu
TCVN 8805-2 : 2012 hoàn toàn tương đương với ISO 7256-2 : 1984.
TCVN 8805-2 : 2012 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Cơ điện – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn Thiết bị gieo – Phương pháp thử, gồm hai phần:
– TCVN 8805-1 : 2011, Phần 1: Máy gieo từng hạt (Máy gieo chính xác).
– TCVN 8805-2 : 2012, Phần 2: Thiết bị gieo hạt theo hàng.
THIẾT BỊ GIEO – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 2: THIẾT BỊ GIEO HẠT THEO HÀNG
Sowing equipment – Test methods – Part 2: Seed drills for sowing in lines
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử thiết bị gieo hạt giống theo hàng, bao gồm cả thiết bị gieo gắn trên máy cơ sở.
Phương pháp thử này cho phép xác định đặc tính kỹ thuật sử dụng các thử nghiệm tái lặp để có thể so sánh các kết quả bằng số, đồ thị, có xét tới các ảnh hưởng sau:
– loại hạt;
– tốc độ tiến;
– mức hạt trong thùng chứa;
– điều chỉnh mức gieo;
– độ dốc nền ruộng;
– điều kiện mặt đồng (độ mấp mô mặt đồng).
Thử nghiệm tùy chọn (xem Phụ lục B) có thể bổ sung phương pháp thử nhờ quan tâm xem xét các ảnh hưởng của các sản phẩm hóa chất nông học sử dụng để xử lý và sự phân bố hạt ngoài ruộng.
Thử bắt buộc không phản ánh được sự phân bố thực của hạt giống trong điều kiện thực tế trên đồng.
CHÚ THÍCH: Phần 1 của bộ tiêu chuẩn này, TCVN 8805-1 (ISO 7256-1) đề cập đến thiết bị gieo hạt theo khóm (gieo chính xác) [xem TCVN 1266-0/ISO 3339-0 về phân loại].
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 1266-0 (ISO 3339/0), Máy kéo và máy dùng trong nông nghiệp và lâm nghiệp – Phân loại và thuật ngữ – Phần 0: Hệ thống phân loại và cách phân loại.
ISO 3339/4, Tractor and machinery for agriculture and forestry – Classification and terminology – Part 4: Sowing and planting equipments (Máy kéo và máy dùng trong nông nghiệp và lâm nghiệp – Phân loại và thuật ngữ – Phần 4: Thiết bị gieo trồng).1)
ISO 3534, Statistics – Vocabulary and symbols (Thống kê – Từ vựng và ký hiệu).
ISO 5698, Agricultural machinery – Hoppers – Manual loading height (Máy nông nghiệp – Phễu – Độ cao nạp tải bằng tay) (hủy 1995).
ISO 5699, Agricultural machines, implements and equipment – Dimensions for mechanical loading with bulk goods (Máy công cụ và thiết bị dùng trong nông nghiệp – Kích thước nạp tải cơ học với hàng rời).
ISO 7424, Agricultural equipment – Matching of wheeled tractors and rear mounted implements – Code numbering system (Thiết bị dùng trong nông nghiệp – Sự phù hợp của máy kéo bánh và các công cụ theo sau – Hệ thống đánh mã số) (hủy 1986).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Thiết bị gieo hàng (seed drills for sowing in lines)
Xem ISO 3339/4 (hiện tại không có)
3.2
Cơ cấu gieo [feed mechanism (for seed)]
Cơ cấu nhận, chuyển và phân phối hạt giống từ thùng chứa vào rãnh được tạo bởi lưỡi rạch với lưu lượng không đổi định trước.
3.3
Lưu lượng gieo [flow rate (of seed)]
Lượng hạt, biểu thị bằng khối lượng hoặc thể tích gieo trồng trong một đơn vị thời gian.
3.4
Mức gieo [application rate (for seed)]
Lượng hạt, biểu thị bằng khối lượng hoặc thể tích hạt gieo trồng trên một đơn vị dài hoặc trên một đơn vị diện tích.
3.5
Chiều cao thùng chứa (hopper height) H
Chiều cao bên trong của thùng chứa H, là khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa gờ dưới của cửa ra hạt đến cạnh đỉnh dưới của thùng.
4. Điều kiện thử nghiệm
CHÚ THÍCH: Nhà chế tạo hoặc người đại diện có quyền hiện diện tại các phép thử nghiệm máy.
4.1 Thiết bị gieo
4.1.1 Lựa chọn mẫu thử
Mẫu thiết bị thử nghiệm phải do đại diện của tổ chức thử nghiệm lựa chọn theo thỏa thuận với nhà chế tạo/cung cấp.
Thiết bị gieo thử nghiệm phải hoàn toàn phù hợp với các đặc tính kỹ thuật, nhà chế tạo/cung cấp được yêu cầu, gửi bằng văn bản đến tổ chức thử nghiệm.
Trong báo cáo thử (Phụ lục C) phải ghi rõ cách thức thử thiết bị gieo được chọn.
Nếu thử nghiệm thiết bị gieo gắn trên máy cơ sở, thiết bị gieo được chọn phải được gắn sẵn trên máy cơ sở trước khi thử.
4.1.2 Hướng dẫn của nhà chế tạo 2)
Sử dụng thiết bị gieo theo hướng dẫn của nhà chế tạo, ngoài ra phải quy định:
a) Vận tốc làm việc tối đa của thiết bị gieo, biểu thị bằng km/h hoặc m/s;
b) Loại hạt giống mà thiết bị gieo có thể gieo hoặc xả;
c) Nếu thiết bị được trang bị một số cơ cấu gieo có thể thay thế, các kiểu cơ cấu gieo và loại hạt phải có khả năng gieo trồng hoặc xả cho từng model; 3)
d) Mức gieo lớn nhất và nhỏ nhất cho phép của mỗi cơ cấu gieo đối với từng loại hạt giống xác định.
e) Danh mục phụ tùng cần thiết để gieo trồng phù hợp với loại hạt giống xác định.
f) Áp suất hơi, nếu thiết bị gieo tự hành hoặc được lắp trên máy cơ sở lắp bánh hơi.
4.1.3 Kiểm tra đặc tính kỹ thuật
Đặc tính kỹ thuật do nhà chế tạo cung cấp phải được kiểm tra và ghi trong báo cáo thử nghiệm. Khi so sánh các kết quả thử nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm với mức gieo và lưu lượng gieo do nhà chế tạo quy định, phải chỉ ra rằng số liệu do nhà chế tạo cung cấp nếu đã được hiệu chỉnh về độ trượt của bánh xe.
4.2 Hạt giống
4.2.1 Loại hạt
Từng phép thử đặc tính kỹ thuật của thiết bị gieo, phải được tiến hành với các loại hạt sau:
1) Loại a: Hạt có kích thước trung bình, hình dạng đều đặn, cân đối (ví dụ như hạt lúa mì). Đây là loại hạt thường được dùng trong phép thử bắt buộc;
2) Loại b: Hạt nhỏ tròn (ví dụ như hạt cỏ ba lá, hạt rau…);
3) Loại c: Hạt có lông mềm (ví dụ như hạt lúa mạch đen Italy, hạt lúa nước đã qua ngâm ủ/xử lý có rễ và mầm);
4) Loại d: Hạt to, có hình dạng không đều đặn (ví dụ như hạt đậu, hạt ngô).
Nếu nhà chế tạo cho biết một hoặc nhiều loại hạt giống không phù hợp đối với thiết bị gieo thử nghiệm, phải loại bỏ các loại hạt giống không phù hợp này khỏi phép thử và phải được phản ánh cụ thể trong báo cáo.
CHÚ THÍCH: Đối với các phép thử bắt buộc, các loại hạt giống này không được áp dụng bất kỳ xử lý nào (làm vệ sinh, hoặc tác động khác) để tránh các đặc trưng vật lý của chúng không bị thay đổi.
4.2.2 Tính chất cơ lý hạt giống
Hạt giống được sử dụng phải có chất lượng thương mại hiện hành.
Kích thước, tỷ lệ nảy mầm, khối lượng riêng của lô hạt, khối lượng 1000 hạt, độ sạch (tỷ lệ vật lạ, hạt vỡ và hạt kém phẩm chất), và độ ẩm của mỗi lô hạt phải được phản ánh trong biên bản thử nghiệm.
4.3 Điều kiện môi trường
Độ ẩm và nhiệt độ không khí môi trường trong quá trình thử nghiệm phải được ghi chép và phản ánh đầy đủ trong báo cáo thử nghiệm.
5. Thử nghiệm bắt buộc 4)
5.1 Loại thử nghiệm (xem Phụ lục A)
Mục đích thử nghiệm là xác định độ đồng đều của lưu lượng gieo và độ chính xác định lượng (mức gieo).
Các phép thử này phải được tiến hành theo hai phương pháp để đưa ra các kết quả:
– thử nghiệm tĩnh tại và di động;
– thử nghiệm di động.
5.1.1 Thử nghiệm tĩnh tại
Thiết bị gieo được đặt tĩnh tại, bánh xe chủ động phải tựa trên cơ cấu truyền động. Bánh xe được dẫn động với tốc độ bằng tốc độ vận hành làm việc thực tế, nghĩa là tại tốc độ tiến lý thuyết của máy gieo di động không bị trượt.
5.1.2 Thử nghiệm di động
Thiết bị gieo chuyển động với vận tốc không đổi, bên trên mặt nền cứng đồng đều. Bố trí một dải băng có chất dính (tấm ván có bôi mỡ, tấm chăn nỉ, hoặc dải tấm bạt dính) hoặc thiết bị nghe/nhìn thích hợp phía trên mặt nền để ghi lại quá trình gieo hạt mà thiết bị gieo đi qua.
5.2 Khoảng cách giữa cửa ra hạt với mặt ruộng
Phải đảm bảo sao cho cửa ra hạt của cơ cấu gieo được đặt ở cùng một khoảng cách trung bình tính từ mặt nền (ví dụ từ dải băng dính trên mặt nền) như trong điều kiện làm việc thực tế.
5.3 Kiểu thử nghiệm
5.3.1 Độ đồng đều tốc độ gieo
Thử nghiệm phải tiến hành với thiết bị gieo ở trạng thái tĩnh tại. Hạt giống thử nghiệm gieo xuống phải được thu gom riêng biệt ở các máng hứng đặt dưới mỗi cơ cấu gieo hoặc lưỡi rạch.
5.3.2 Độ chính xác định lượng
Nếu tiến hành phép thử ở trạng thái tĩnh: để thiết lập chuyển động tương đối giữa máy gieo hạt so với nền đất, phải sử dụng phương pháp phù hợp; ví dụ: trải dưới lưỡi rạch một dải băng dính, dải băng này sẽ dịch chuyển theo hướng ngược lại chuyển động của máy gieo hạt với tốc độ tương ứng với tốc độ lý thuyết của máy di chuyển không bị trượt. Hạt giống sau khi gieo nằm lại trên dải băng và sẽ được thu để xử lý (đếm).
Nếu tiến hành phép thử ở trạng thái động, thì phải cho máy di chuyển qua dải băng dính đặt cố định trên mặt đất. Hạt giống sẽ nằm lại trên dải băng và sẽ được thu để xử lý.
5.3.3 Thử nghiệm ảnh hưởng của độ mấp mô mặt ruộng đến độ chính xác định lượng
Mô phỏng điều kiện mấp mô mặt ruộng (tạo rung sóc) bằng một dãy các vật cản cao 50 mm, dài 200 mm, bờ dốc phía trước vật cản 150 mm bố trí dọc theo đường đi của mỗi bánh xe thiết bị gieo trên đường băng thử nghiệm sao cho khi chuyển động, hai bánh xe đồng thời gặp các vật cản. Mỗi đoạn đường thử nghiệm phải có ít nhất 03 cặp vật cản, khoảng cách giữa 02 vật cản không nhỏ hơn 4 m.
5.4 Điều chỉnh và đo lường thử nghiệm
5.4.1 Lựa chọn cơ cấu gieo
5.4.1.1 Thử lưu lượng gieo
Phải tiến hành từng phép thử nghiệm đánh giá lưu lượng gieo (đồng thời) đối với tất cả các cơ cấu gieo (cấp hạt) của thiết bị gieo.
5.4.1.2 Thử mức gieo
Mức gieo hạt giống phải được xác định đồng thời hoặc liên tiếp, trong cùng điều kiện thử nghiệm trên 03 cơ cấu gieo tại các vị trí: 01 ở vị trí giữa và 01 ở tại mỗi đầu máy gieo. 5)
5.4.2 Nạp hạt giống vào thùng chứa
Nạp hạt giống vào thùng chứa theo hướng dẫn của nhà chế tạo ngay trước khi tiến hành thử nghiệm, sao cho không tạo nên sự dồn nén quá mức trong thùng chứa.
5.4.3 Tốc độ tiến
Vận hành thiết bị gieo chuyển động tịnh tiến tương ứng tại tốc độ làm việc bình thường là 1,5 m/s; 2,5 m/s và tốc độ tối đa cho phép. Nếu nhà chế tạo có quy định riêng về tốc độ tiến của thiết bị gieo, phải phản ánh trong báo cáo thử nghiệm.
Đối với thử nghiệm tĩnh tại, nếu bánh chủ động được lắp bánh lốp, vận tốc góc ω của bánh chủ động được tính theo công thức:
(1)
Trong đó: v và R là tốc độ di chuyển và bán kính của bánh lốp ở điều kiện tải trung bình.
5.4.4 Điều chỉnh mức phun
Thử nghiệm cơ cấu điều chỉnh tại 03 mức gieo điển hình như sau:
a) Mức gieo nhỏ nhất (min): do nhà chế tạo qui định;
b) Mức gieo lớn nhất (max): do nhà chế tạo qui định:
c) Mức gieo trung bình (mean): giá trị trung bình cộng của các mức gieo min và max;
Nếu không điều chỉnh đúng được mức gieo trung bình trong khoảng điều chỉnh của thiết bị/máy gieo, chấp nhận mức gieo gần nhất có thể mà khoảng điều chỉnh cho phép và phải ghi rõ trong báo cáo thử nghiệm.
5.4.5 Thử khả năng làm việc của thiết bị gieo ở đất dốc
Thử nghiệm ở điều kiện độ dốc được tiến hành như sau:
a) lên dốc: nghiêng thiết bị gieo góc 11o về phía sau (tương ứng độ dốc 20 %);
b) xuống dốc: nghiêng máy gieo về phía trước 11o;
c) nghiêng sang phải: nghiêng máy gieo về bên phải 11o;
d) nghiêng sang trái: nghiêng máy gieo về phía bên trái 11o.
5.4.6 Khoảng thời gian thử nghiệm
Số lượng thử nghiệm có thể thay đổi tùy thuộc chiều dài hiệu dụng của đường băng thử nghiệm, phải không ngắn hơn 30 m.
Phải chờ khoảng thời gian đủ dài trước khi đọc và ghi dữ liệu để tránh sự không ổn định của dòng hạt do quá trình quá độ sau khởi động, sao cho dòng hạt chảy tự do từ thùng chứa tới cơ cấu gieo trước khi bắt đầu ghi số liệu thử nghiệm.
5.4.7 Tiến hành thử nghiệm
5.4.7.1 Thử tốc độ gieo
Phải cân riêng rẽ và ghi chép đầy đủ số lượng hạt giống thu được trong các máng hứng của từng hàng gieo, mỗi hàng 05 lần và mỗi lần kéo dài 30 s để lấy số liệu.
5.4.7.2 Thử độ đồng đều mức gieo
Thu thập, ghi chép đầy đủ dữ liệu về số lượng hạt gieo nằm trên băng dính thử nghiệm trong các phân đoạn dọc theo đường băng, mỗi phân đoạn dài 100 mm để tính toán, đánh giá độ đồng đều mức gieo.
CHÚ THÍCH: – Nếu sử dụng dải băng dính, kẻ trước lên dải băng các đường song song cách đều 100 mm vuông góc với hướng chuyển động sẽ thuận tiện cho việc thu thập số liệu.
– Khi sử dụng phương tiện nghe/nhìn để đo và lưu giữ lại, dùng các băng phản âm hoặc phản quang, phân thành các phần có chiều dài tương ứng với thời gian cần cho máy gieo di chuyển được 100 mm.
6. Qui trình thử nghiệm
Quy trình và chương trình thử nghiệm phải phù hợp với qui định trong Phụ lục A.
6.1 Ảnh hưởng của mức hạt trong thùng chứa (Phép thử No1)
Xác định xem liệu mức hạt trong thùng chứa có ảnh hưởng đến độ đồng đều lưu lượng gieo do lắng đọng hay dồn nén hạt quá mức trong thùng chứa.
6.2 Ảnh hưởng của lưu lượng gieo (Phép thử No2)
Xác định hiệu ứng đồng thời điều chỉnh mức gieo và tốc độ di chuyển của thiết bị gieo thử nghiệm tới:
a) Độ đồng đều lưu lượng gieo (Phép thử No21)
b) Độ chính xác định lượng (Phép thử No22)
CHÚ THÍCH: Thử lặp lại ít nhất 03 lần để kiểm tra độ tin cậy của cơ cấu điều chỉnh cấp hạt.
6.3 Ảnh hưởng độ nghiêng (Phép thử No3)
Xác định mức độ ảnh hưởng của độ nghiêng làm việc của thiết bị gieo đến độ đồng đều lưu lượng hạt gieo.
6.4 Ảnh hưởng của độ mấp mô mặt ruộng (Phép thử No4)
Xác định mức độ ảnh hưởng của độ rung lắc thiết bị gieo do độ không bằng phẳng mặt ruộng tới độ chính xác định lượng.
7. Kết quả thử nghiệm
CHÚ THÍCH: Các khái niệm thống kê sử dụng trong điều này được định nghĩa trong ISO 3534.
7.1 Thử lưu lượng gieo
7.1.1 Tính giá trị trung bình 5 lần đọc cho mỗi phép thử, sao cho nhận được một trị số lưu lượng gieo D đối với mỗi cơ cấu gieo thử nghiệm.
7.1.2 Tính độ lệch trung bình ở các lần đọc theo công thức:
(2)
7.2 Thử cơ cấu định lượng (dọc và ngang)
Khảo sát đánh giá tần suất phân bố hạt gieo dọc và ngang theo chiều chuyển động dựa trên các kết quả tính dưới đây.
7.2.1 Thiết lập bảng tần suất phân bố (fi) đối với số hạt gieo (xi) trong mỗi phân đoạn 100 mm, tính theo công thức
(3)
Trong đó:
fi là tần suất phân bố giá trị thứ i, %
ni và n là số lần lượng hạt xi lặp lại và tổng số lần quan sát (n = ∑ni)
Tính giá trị số hạt trung bình () trong mỗi phân đoạn theo công thức:
(4)
Và chèn vào bảng tần số, ứng với mỗi giá trị xi, giá trị của biến số tính theo biểu thức
, trong đó: = 1 (5)
7.2.2 Vẽ biểu đồ phân bố các giá trị fi trên trục tung, ứng với các giá trị xi trên trục hoành.
7.2.3 Tính độ lệch chuẩn các số liệu thực nghiệm s theo công thức
(6)
trong đó: xi là số hạt thu được trong phân đoạn 100 mm thứ i trên đường thử.
Hệ số tán xạ a (độ biến động trung bình) tính theo công thức
(7)
8. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo kết quả thử theo Phụ lục C.
Phụ lục A
(Quy định)
Chương trình thử nghiệm bắt buộc
Bảng A.1 – Chương trình thử nghiệm bắt buộc
Số TT |
Tên phép thử Đặc điểm/nội dung thử |
Kiểu thử |
Số hiệu phép thử |
Điều kiện thử |
||||
Độ dốc |
Mức hạt trong thùng 1) |
Tốc độ tiến |
Điều chỉnh mức gieo |
Loại hạt |
||||
1. | Ảnh hưởng của mức hạt trong thùng chứa | Tĩnh |
100 101 102 103 104 105 |
Không |
– 1/8 – 1/8 – 1/8 |
1,50 max 1,50 max 1,50 max |
min max min max min max |
a a b b d d |
2. Ảnh hưởng của tốc độ dòng hạt | ||||||||
2.1 | Độ đồng đều lưu lượng gieo. | Tĩnh |
210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 |
Không |
1/2 – – – – – – – – – |
1,50 2,50 max 1,50 1,50 max 1,50 max 1,50 max |
min mean max min min max min max min max |
a a a a 2) b b c c d d |
2.2 | Độ chính xác định lượng |
Di động |
220 221 222 223 224 225 226 227 228 |
Không |
1/2 – – – – – – – – |
1,50 2,50 max 1,50 max 1,50 max 1,50 max |
min mean max min max min max min max |
a a a b b c c d d |
3. Ảnh hưởng của độ dốc | ||||||||
3.1 | Phía trước mặt |
Tĩnh tại |
310 311 312 313 314 |
20 % |
1/2 – – – – |
max 2,50 max 2,50 1,50 |
max 3) mean max 3) mean mean 3) |
a a b b a |
Tĩnh tại |
315 316 317 |
20 % |
1/2 – – |
2,50 1,50 2,50 |
min mean 3) min |
a b b |
||
3.2 | Nằm ngang |
Tĩnh |
320 321 |
20 % |
1/2 – |
2,50 2,50 |
mean mean |
a b |
322 323 |
20 % |
– – |
2,50 2,50 |
mean mean |
a b |
|||
4. | Ảnh hưởng của độ mấp mô mặt ruộng |
Di động |
400 401 402 403 404 405 406 407 |
Không |
1/2 – – – – – – – |
1,50 max 1,50 max 1,50 max 1,50 max |
min max min max min max min max |
a a b b c c d d |
CHÚ THÍCH: Max, min và mean là giá trị tương ứng lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và giá trị trung bình.
1) Thùng chứa hạt giống phải đầy, ngoại trừ có quy định khác và phải ghi rõ mức hạt thực tế;
2) Lặp lại phép thử để kiểm tra độ tin cậy (chính xác) của phép điều chỉnh;
3) Khi cửa ra hạt nằm ở phía sau cơ cấu ra hạt. Nếu cửa ra hạt được bố trí ở phía trước, phải thay đổi các điều chỉnh như sau:
Mã số phép thử |
Tốc độ tiến, m/s |
Điều chỉnh tốc độ áp dụng |
310 312 314 316 |
1,5 1,5 max max |
min min max max |
Phụ lục B
(Tham khảo)
Chương trình thử nghiệm tự chọn
B.0 Khái quát chung
Thử nghiệm này hoàn toàn do đơn vị thử nghiệm quyết định, cho phép quan sát, phát hiện các lỗi dễ nhận thấy trong vận hành. Trong mọi trường hợp không được thực hiện các phép thử bắt buộc có liên quan.
B.1 Tính tiện lợi khi sử dụng
Đánh giá khả năng vận hành ổn định, dễ dàng nạp liệu (Kích thước của máy theo ISO 5699), thuận tiện việc điều chỉnh, chăm sóc, bảo trì, bảo dưỡng. Độ tin cậy của các cơ cấu nạp/xả hạt và làm sạch thùng chứa.
B.2 Độ đồng đều gieo hạt tại hiện trường
B.2.1 Mục tiêu thử nghiệm
Thử nghiệm tại hiện trường đánh giá độ tin cậy khi lắp đặt và điều chỉnh ảnh hưởng đến độ chính xác gieo, cũng như ảnh hưởng của sự dồn nén hạt giống trong thùng chứa.
B.2.2 Điều kiện thử nghiệm
Ruộng thử phải đại diện trong vùng về loại đất, chế độ luân canh, cây trồng. Mặt ruộng tương đối bằng phẳng.
Ghi chép đầy đủ và phản ánh trong báo cáo thử nghiệm về đặc điểm đồng ruộng: loại đất, độ bằng phẳng mặt ruộng, mật độ, kích thước, và phân bố các cục đất, độ nhuyễn, mức nước, độ ẩm đất gieo (vị trí hạt gieo).
Thời gian thử phải đủ để đạt được các kết quả thử chính xác.
Trong quá trình thử, thiết bị/máy gieo phải đảm bảo làm việc bình thường (không được dừng làm việc trừ khi quay vòng tại đầu luống gieo) và phải được vận hành ở vận tốc tiến, tốc độ gieo và độ sâu gieo thích hợp với loại hạt giống xác định.
Nếu chỉ thử một lần, mỗi loại hạt gieo phải được thực hiện ở tốc độ và lưu lượng trung bình.
Chiều sâu gieo phải là chiều sâu gieo bình thường được chọn với kiểu trồng trọt này.
Điều này cũng phải được ghi chú vào báo cáo.
Loại hạt giống sử dụng trong phép thử này phải do cơ quan thử chịu trách nhiệm. Ít nhất phải tạo ra một tình huống thử nghiệm tắc nghẽn (tắc dòng chảy hạt), quan sát tốc độ cấp hạt (tốc độ gieo) để xác định giới hạn/dấu hiệu làm tắc nghẽn.
B.3 Hiệu ứng của việc xử lý hóa chất nông học
B.3.1 Mục tiêu thử nghiệm
Xác định ảnh hưởng của hạt giống sau khi xử lý hóa chất đến độ chính xác của cơ cấu gieo.
B.3.2 Điều kiện thử
a) Thử nghiệm tiến hành với loại hạt giống có độ nhám cao để giữ lượng hóa chất tối đa trên hạt, do đơn vị thử nghiệm quyết định.
b) Hóa chất sử dụng trong thử nghiệm phải đảm bảo không gây độc hại lên người vận hành và không làm ô nhiễm môi trường (không thuộc danh mục hóa chất cấm lưu hành, sử dụng).
B.3.3 Phương pháp vận hành
Thử nghiệm phải được tiến hành khi thiết bị gieo ở tư thế tĩnh tại, trên 03 cơ cấu cấp hạt làm việc với vận tốc lớn nhất, thời gian mỗi thử nghiệm không ít hơn 30 phút với điều kiện hạt giống cấp vào thùng chứa chứa đều đặn, liên tục. Kiểm tra, giám sát và đo đếm thu gom dữ liệu ít nhất 03 lần tại các thời điểm bắt đầu, giữa chừng và trước khi kết thúc thử nghiệm.
B.3.4 Mục tiêu thử nghiệm
B.3.4.1 Xác định ảnh hưởng của hạt giống xử lý bằng hóa chất đến độ đồng đều của mức gieo.
Xác định ảnh hưởng của hạt giống xử lý bằng hóa chất đến độ đồng đều của mức gieo (đặc biệt khi gieo với lưu lượng nhỏ).
B.3.4.2 Chương trình thử (Bảng B.1)
Bảng B.1 – Chương trình thử nghiệm tự chọn
Mô tả phép thử |
Kiểu thử |
Độ nghiêng máy, o |
Mức hạt giống trong thùng |
Tốc độ tiến, m/s |
Mức gieo, g/m2 |
Loại hạt giống thử nghiệm |
Ảnh hưởng của hạt giống xử lý bằng hóa chất |
Tĩnh tại |
Không |
Có thể thay đổi |
max |
max |
a hoặc b hoặc d |
Phụ lục C
(Tham khảo)
Mẫu báo cáo thử nghiệm thiết bị/máy gieo hàng
Tên và địa chỉ khách hàng……………………………………………………………………………………………………..
Tên và địa chỉ cơ quan thử nghiệm………………………………………………………………………………………….
Mẫu thử nghiệm do cơ sở thử nghiệm lựa chọn theo thỏa thuận với nhà chế tạo.
C.1 Đặc tính kỹ thuật của đối tượng đo thử nghiệm
Đặc tính kỹ thuật chính
Nhà chế tạo:……………………………………………………………………………………………………………………….
Kiểu/loại:……………………………………… Số seri:…………………………………………………………………………
Liên hợp kiểu: dắt kéo, nửa treo, treo trên máy kéo…………………………………………………………………….
Kiểu cơ cấu gieo/rắc hạt giống:………………………………………………………………………………………………
Kiểu truyền động và tỷ số truyền:…………………………………………………………………………………………….
Tốc độ tiến (làm việc): max/min………………………………………………………………………………………. km/h;
Tốc độ quay lớn nhất/nhỏ nhất của cơ cấu cấp hạt:…………………………………………………………….. min-1;
Kiểu loại hạt được gieo:………………………………………………………………………………………………………..
Kích thước phủ bì
Bề rộng:
– Khi làm việc:………………………………………………………………………………………………………………….. m
– Khi di chuyển trên đường:………………………………………………………………………………………………… m
Chiều cao khi di chuyển trên đường:…………………………………………………………………………………….. m
Chiều dài khi di chuyển trên đường:……………………………………………………………………………………… m
Đặc tính kỹ thuật khác
Độ cao cấp liệu (thùng chứa hạt):…………………………………………………………………………………………. m
Dung lượng thùng chứa:…………………………………………………………………………………………………….. L
Khối lượng thiết bị gieo không chất tải (hạt giống):…………………………………………………………………. kg
Khối lượng thiết bị có chất tải (hạt giống):…………………………………………………………………………….. kg
Cỡ lốp và đường kính bánh xe……………………………………………………………………………………………….
Bán kính lốp khi chất nửa tải:……………………………………………………………………………………………. mm
Áp suất bánh xe:…………………………………………………………………………………………………………… N/m2
Mã số các dụng cụ/phụ tùng (theo ISO 7424 nếu có):………………………………………………………………….
Khoảng sáng (độ cao gầm) thiết bị gieo khi di chuyển:…………………………………………………………….. m
C.2 Điều kiện thử
Thời gian, địa điểm:……………………………………………………………………………………………………………..
Loại hạt giống:…………………………………………………………………………………………………………………….
Điều chỉnh thiết bị gieo
Mức hạt trong phễu (thùng) chứa:……………………………………………………………………………………… mm
Tốc độ tiến:…………………………………………………………………………………………………………………… m/s
Điều chỉnh tốc độ gieo:………………………………………………………………………………………. kg/h hoặc L/h
Tần số quay của cơ cấu cấp hạt:………………………………………………………………………………………. rpm
Hạt giống sử dụng trong thử nghiệm
Loại hạt……………. Kích thước hạt (dài, rộng, dày):……………………………………………………………….. mm
Chỉ tiêu phân tích thương mại:………………………………………………………………………………………………..
Tỷ lệ nảy mầm:………………………………………………………………………………………………………………… %
Hàm lượng ẩm:……………………………………………………………………………………………………….. % (m/m)
Khối lượng riêng:……………………………………………………………………………………………………. (kg/100L)
Khối lượng 1000 hạt:………………………………………………………………………………………………………….. g
Tỷ lệ tạp chất, hạt gãy vỡ, hạt kém chất lượng:………………………………………………………………………. %
Điều kiện môi trường
Độ ẩm không khí tương đối:……………………………………………………………………………………………….. %
C.3 Kết quả thử nghiệm
C.3.1 Thử nghiệm bắt buộc
C.3.1.1 Độ đồng đều tốc độ gieo
C.3.1.1.1 Ảnh hưởng của mức hạt trong thùng chứa
C.3.1.1.2 Ảnh hưởng của điều chỉnh tốc độ gieo (Bảng C.1)
C.3.1.1.3 Ảnh hưởng của độ dốc (Bảng C.1).
C.3.1.2 Độ chính xác bộ phận định lượng
C.3.1.2.1 Ảnh hưởng của điều chỉnh tốc độ gieo.
C.3.1.2.2 Ảnh hưởng độ nhấp nhô mặt ruộng (Bảng C.2).
Bảng C.1 – Ảnh hưởng của điều chỉnh tốc độ gieo hạt giống
Mã số và điều kiện thử |
Số mũi rạch/ gieo |
Loại hạt a |
Loại hạt b |
Loại hạt c |
Loại hạt d |
||||
Tốc độ gieo trung bình |
Độ tán xạ so với giá trị trung bình |
Tốc độ gieo trung bình |
Độ tán xạ so với giá trị trung bình |
Tốc độ gieo trung bình |
Độ tán xạ so với giá trị trung bình |
Tốc độ gieo trung bình |
Độ tán xạ so với giá trị trung bình |
||
Số…
Chiều cao hạt trong thùng chứa – 1/1 – 1/2 – 1/8 Tốc độ tiến, m/s – 1,5 – 2,5 – max (hoặc theo qui định riêng) Mức gieo – min – mean – max Độ và chiều dốc – Phương ngang – Lên dốc – Xuống dốc – Nghiêng trái – Nghiêng phải |
C.3.2 Thử nghiệm bổ sung
Kiểu thử nghiệm (xem Phụ lục B):……………………………………………………………………………………………
Điều kiện thử nghiệm:……………………………………………………………………………………………………………
Ảnh hưởng của xử lý hóa chất:……………………………………………………………………………………………….
Kết quả thử:……………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
C.4 Nhận xét và kết luận:………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Bảng C.2 – Ảnh hưởng của độ nhấp nhô mặt ruộng
Mã số và điều kiện thử |
Vị trí kiểm tra định lượng |
Hạt loại a |
Hạt loại b |
Hạt loại c |
Hạt loại d |
||||||||
Trung bình |
Độ lệch chuẩn |
Hệ số tán xạ |
Trung bình |
Độ lệch chuẩn |
Hệ số tán xạ |
Trung bình |
Độ lệch chuẩn |
Hệ số tán xạ |
Trung bình |
Độ lệch chuẩn |
Hệ số tán xạ |
||
Số …
Chiều cao của thùng chứa hạt – 1/1 – 1/2 Tốc độ tiến, m/s – 1,5 – 2,5 – max Điều chỉnh tốc độ gieo – min – mean – max |
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Điều kiện thử nghiệm
5 Thử nghiệm bắt buộc
6 Qui trình thử nghiệm
7 Kết quả thử nghiệm
8 Báo cáo thử nghiệm
Phụ lục A (Quy định) Chương trình thử nghiệm bắt buộc
Phụ lục B (Tham khảo) Chương trình thử nghiệm tự chọn
Phụ lục C (Tham khảo) Mẫu báo cáo thử nghiệm thiết bị/máy gieo hàng
1) Hiện tại đang ở giai đoạn dự thảo.
2) Hướng dẫn này phải đính kèm với Biên bản thử nghiệm.
3) Áp dụng cho máy gieo hạt cựa (lúa mạch..)
4) Đối với thử nghiệm bổ sung, xem Phụ lục B.
5) Đối với thiết bị gieo nhiều hàng.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8805-2:2012 (ISO 7256-2 : 1984) VỀ THIẾT BỊ GIEO – PHƯƠNG PHÁP THỬ – PHẦN 2: THIẾT BỊ GIEO HẠT THEO HÀNG | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN8805-2:2012 | Ngày hiệu lực | 27/12/2012 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Nông nghiệp - Nông thôn Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | 27/12/2012 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |