TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9085:2011 VỀ MÃ SỐ MÃ VẠCH VẬT PHẨM – MÃ SỐ MÃ VẠCH GS1 CHO PHIẾU TRONG PHÂN PHỐI GIỚI HẠN VỀ ĐỊA LÝ – QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9085:2011

MÃ SỐ MÃ VẠCH VẬT PHẨM – MÃ SỐ MÃ VẠCH GS1 CHO PHIẾU TRONG PHÂN PHỐI GIỚI HẠN VỀ ĐỊA LÝ- QUY ĐỊNH KĨ THUẬT

Artical number and bar code – GS1 coupon number and bar code for restricted geographic distribution – Specification

Lời nói đầu

TCVN 9085:2011 được biên soạn trên cơ sở tham khảo Quy định kĩ thuật chung của tổ chức mã số mã vạch quốc tế (GS1 General Specification).

TCVN 9085:2011 do Tiểu Ban kĩ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1/SC31 “Thu thập dữ liệu tự động” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÃ SỐ MÃ VẠCH VẬT PHẨM – MÃ SỐ MÃ VẠCH GS1 CHO PHIẾU TRONG PHÂN PHỐI GIỚI HẠN VỀ ĐỊA LÝ- QUY ĐỊNH KĨ THUẬT

Artical number and bar code – GS1 coupon number and bar code for restricted geographic distribution – Specification

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định việc đánh mã số và gán mã vạch lên phiếu quảng cáo, tờ tiếp thị, thẻ có giá trị đổi hàng là các đồ vật như quà tặng, sách tặng, phiếu ăn .v.v.

Tiêu chuẩn này chỉ đảm bảo tính đơn nhất so với các mã số GS1 khác khi được sử dụng trong khu vực tiền tệ Việt Nam đồng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 7825:2007 (ISO/IE C 15420:2000) Công nghệ thông tin – Kĩ thuật phân định và thu thập dữ liệu tự động – Yêu cầu kĩ thuật mã vạch – EAN/UPC.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này các thuật ngữ được định nghĩa như sau:

3.1. Phiếu (coupon)

Chứng từ có thể đổi lấy tiền mặt hoặc đổi lấy vật phẩm miễn phí tại điểm bán lẻ.

4. Yêu cầu chung

4.1. Việc lập và sử dụng mã số mã vạch GS1 cho phiếu nhằm tự động hóa và đẩy nhanh các thủ tục xử lý phiếu tại điểm bán hàng, làm giảm chi phí liên quan đến việc phân loại phiếu, quản lý việc thanh toán của nhà sản xuất và lập báo cáo về việc trả nợ.

4.2. Phương pháp chính xác dùng để cấp Mã số mã vạch GS1 cho phiếu do tổ chức phát hành phiếu quyết định sau khi nghiên cứu các cấu trúc về mã số GS1 cho phiếu (xem Điều 5.1).

4.3. Khi thể hiện dữ liệu về phiếu, có hai thành phần bắt buộc là Mã số nhà phát hành phiếu (tức Số phân định tổ chức/ doanh nghiệp) và Mã số tham chiếu phiếu.

CHÚ THÍCH Các dữ liệu hữu dụng khác có thể là giá trị thực của việc khấu trừ hoặc định dạng đã được mã hóa và các mã về dấu chấm thập phân hay tỷ lệ thuế.

5. Quy định kĩ thuật

5.1. Cấu trúc

5.1.1. Cấu trúc chung của Mã số GS1 cho phiếu trong phân phối giới hạn về địa lý (cấp quốc gia) được nêu trong Hình 1.

Tiền tố GS1

Dữ liệu về phiếu

Số kiểm tra

9 9

N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 N11 N12

N13

CHÚ DẪN:

thể hiện một chữ số;

Số kiểm tra: được tính từ mười hai chữ số đứng trước theo thuật toán thống nhất (xem Phụ lục A).

Hình 1 – Cấu trúc chung của mã số GS1 cho phiếu trong phân phối giới hạn về địa lý

5.1.2. Trong phạm vi cấu trúc nêu ở Hình 1, mỗi tổ chức sử dụng mã số mã vạch đều có thể phát triển giải pháp của mình cho dữ liệu về phiếu. Tuy nhiên, để đạt được tính nhất quán và để tránh sự diễn giải nhầm bởi bên bán thiết bị, khi đưa ra giải pháp của mình, tổ chức cần nghiên cứu áp dụng các cấu trúc dữ liệu cho phiếu theo Hệ thống GS1, nêu ở Điều 5.1.3.

5.1.3. Các cấu trúc về Mã số GS1 cho phiếu trong phân phối giới hạn về địa lý được nêu trong Hình 2.

Tiền tố GS1

Các cấu trúc dữ liệu khuyến nghị cho phiếu

Số kiểm tra

9 9

Y Y Y Y R R R V V V

C

9 9

Y Y Y R R R V V V V

C

9 9

Y Y Y Y Y R R R T T

C

9 9

Y Y Y Y Y R R R R R

C

CHÚ DẪN:

99 thể hiện chuỗi yếu tố để phân định phiếu trong phân phối giới hạn về địa lý;

thể hiện mã số nhà phát hành phiếu (chính là Số phân định doanh nghiệp do GS1 Việt Nam cấp);

thể hiện mã số tham chiếu phiếu (do nhà phát hành phiếu cấp);

thể hiện giá trị hoàn trả;

thể hiện mã giá trị;

thể hiện số kiểm tra.

Hình 2 – Các cấu trúc của mã số GS1 cho phiếu trong phân phối giới hạn về địa lý

CHÚ THÍCH Chữ số thứ ba của Mã số GS1 cho phiếu (990 đến 999) có thể được lập trình cho phù hợp với nhu cầu cụ thể như phiếu có thể tính thuế được hoặc không tính thuế được hoặc chỉ thị vị trí thập phân.

5.1.4. Có thể sử dụng mã phụ 5 chữ số để mã hóa thêm thông tin (xem Phụ lục B).

5.2. Nguyên tắc cấp mã

5.2.1. Mã số tham chiếu phiếu phải đơn nhất cho mỗi hoạt động/ đợt quảng cáo, tiếp thị.

5.2.2. Để tạo điều kiện cho việc quản lý, phải cấp Mã số tham chiếu phiếu nối tiếp theo trình tự.

5.3. Nguyên tắc sử dụng

5.3.1. Việc xử lý phiếu tại điểm bán lẻ thường bao gồm việc kiểm tra giá trị và sự khấu trừ giá trị của nó.

5.3.2. Sử dụng các cấu trúc về Mã số GS1 cho phiếu như đã nêu ở Điều 5.1.3 để kiểm tra, xác nhận phiếu.

VÍ DỤ Kiểm tra (các) vật phẩm được đề cập trong phiếu có nằm trong phạm vi đơn hàng của khách hàng hay không.

5.3.3. Khi việc kiểm tra, xác nhận hoặc tra cứu, tìm giá trị được thực hiện, nhà sản xuất phải thông báo cho nhà phân phối và nhà bán lẻ các thông tin liên quan đến phiếu để các tệp tin của họ được cập nhật cho mục đích xử lý thông tin đó tại điểm bán lẻ.

5.4. Chu trình sử dụng lại

Không sử dụng lại mã số tham chiếu phiếu trong vòng ba năm.

6. Mã vạch thể hiện

6.1. Mã vạch được dùng để thể hiện Mã số GS1 cho phiếu có tiền tố GS1 bằng 99 là mã vạch EAN-13 (xem TCVN 7825:2007 (ISO/IEC 15420:2000)). Hệ thống quét sẽ nhận dạng vùng dữ liệu này nhờ kí tự phân định phương pháp kí hiệu ]E0 và tiền tố GS1. Dữ liệu được truyền từ đầu đọc mã vạch báo hiệu rằng dữ liệu của một phiếu đã được thu nhận.

6.2. Mã vạch được dùng để thể hiện mã số phụ 5 chữ số là mã vạch phụ 5 chữ số. Hệ thống quét sẽ nhận dạng vùng dữ liệu này nhờ kí tự phân định phương pháp kí hiệu ]E2 (xem Phụ lục C).

 

Phụ lục A

(quy định)

Cách tính số kiểm tra tiêu chuẩn cho các cấu trúc dữ liệu của GS1

Thuật toán này là thống nhất cho tất cả các cấu trúc dữ liệu của GS1 có chiều dài số kí tự cố định cần có chữ số kiểm tra.

Ví dụ cách tính số kiểm tra cho trường gồm 18 ký tự

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Ví dụ về việc sử dụng mã phụ

Tiền tố GS1

Dữ liệu về phiếu

Số kiểm tra

Mã phụ 5 chữ số

99

NNN NNN8 NN10 N11 N12

C

NNNNN5

trong đó:

từ N3 đến N8 thể hiện Mã số nhà phát hành phiếu (Số phân định doanh nghiệp)

N9 = 0: thể hiện giá trị hoàn trả bằng 0 (không được quy đổi ra tiền)

N10 N11: 2 số cuối của năm phát hành phiếu (10, 11, 12,…)

N12: Số chỉ giá trị của phiếu, do tổ chức sử dụng mã số mã vạch tự quy định giá trị tương ứng

VÍ DỤ 1     N12 = 1 tương ứng với mệnh giá 50.000 đ

N12 = 2 tương ứng với mệnh giá 100.000 đ

.v.v…

Mã phụ 5 chữ số: số sê-ri của phiếu phát hành theo từng đợt hoặc theo từng mệnh giá, từ 00001 đến 99999.

CHÚ THÍCH Sang đợt mới hoặc mệnh giá mới thì số sê-ri sẽ bắt đầu lại từ đầu, chỉ thay đổi các con số N10, N11 và N12.

VÍ DỤ 2 Một mã số GS1 cho phiếu có sử dụng mã phụ của Công ty Cổ phần Thương mại và Nội thất JIA có thể là 996049660111600001.

 

Phụ lục C

(tham khảo)

Cấu tạo mã vạch phụ 5 chữ số

C.1. Mã vạch phụ 5 chữ số được dùng trong các ứng dụng riêng đi cùng với mã vạch EAN-13, UPC-A, hoặc UPC-E và bao gồm:

– Dấu hiệu cảnh báo phụ;

– Số đầu tiên của mã số phụ từ bộ mã A hoặc B;

– Dấu hiệu phác họa phụ;

– Chữ số thứ hai của mã số phụ từ bộ mã A hoặc B;

– Dấu hiệu phác họa phụ trợ;

– Chữ số thứ ba của mã số phụ từ bộ mã A hoặc B;

– Dấu hiệu phác họa phụ;

– Chữ số thứ tư của mã số phụ từ bộ mã số A hoặc B;

– Dấu hiệu phác họa phụ;

– Chữ số thứ năm của mã số phụ từ bộ mã số A hoặc B;

– Vùng trống bên phải.

C.2. Mã vạch phụ không có dấu hiệu cảnh báo bên phải. Nó không có số kiểm tra rõ ràng. Việc kiểm tra được tiến hành thông qua trộn bộ mã số (A hoặc B) dùng cho 5 chữ số của mã. Giá trị V được xác định bởi trình tự sau đây:

1) Cộng các chữ số ở các vị trí 1, 3, và 5.

2) Nhân kết quả tìm được ở bước 1 với 3.

3) Cộng các chữ số còn lại (vị trí 2 và 4).

4) Nhân kết quả tìm được ở bước 3 với 9.

5) Cộng các kết quả tìm được ở bước 2 và bước 4.

6) Giá trị V là giá trị của chữ số đơn vị (chữ số ở vị trí thấp nhất) của kết quả tìm được ở bước 5.

VÍ DỤ Tính giá trị V của mã số phụ 86104 theo các bước sau: Bước 1: 8 + 1 + 4 = 13

Bước 2: 13 x 3 = 39

Bước 3: 6 + 0 = 6

Bước 4: 6 x 9 = 54

Bước 5: 39 + 54 = 93

Bước 6: V = 3

Sau đó bộ mã có thể được xác định dựa trên Bảng C.1.

Bảng C.1 – Bộ mã cho mã vạch phụ 5 chữ số

Giá trị của V

Bộ mã dùng cho ký tự mã vạch

1

2

3

4

5

0

B

B

A

A

A

1

B

A

B

A

A

2

B

A

A

B

A

3

B

A

A

A

B

4

A

B

B

A

A

5

A

A

B

B

A

6

A

A

A

B

B

7

A

B

A

B

A

8

A

B

A

A

B

9

A

A

B

A

B

Vì V = 3 trong Bảng C.1, thứ tự các bộ mã số dùng để mã hóa giá trị 86104 là B A A A B.

C.3. Hình 15 minh họa một ví dụ về mã vạch EAN-13 cùng với mã vạch phụ 5 chữ số.

Hình C.1 – Mã vạch EAN-13 với mã vạch phụ 5 chữ số.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] GS1 General Specification (Quy định kỹ thuật chung của GS1) của tổ chức GS1 quốc tế.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Yêu cầu chung

5. Quy định kĩ thuật

6. Mã vạch thể hiện

Phụ lục A: Cách tính số kiểm tra tiêu chuẩn cho các cấu trúc dữ liệu của GS1

Phụ lục B: Ví dụ về việc sử dụng mã phụ

Phụ lục C: Cấu tạo mã vạch phụ 5 chữ số

Thư mục tài liệu tham khảo

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9085:2011 VỀ MÃ SỐ MÃ VẠCH VẬT PHẨM – MÃ SỐ MÃ VẠCH GS1 CHO PHIẾU TRONG PHÂN PHỐI GIỚI HẠN VỀ ĐỊA LÝ – QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Số, ký hiệu văn bản TCVN9085:2011 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản