TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9087:2011 (ISO/IEC 10561:1999) VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – THIẾT BỊ VĂN PHÒNG – THIẾT BỊ IN – PHƯƠNG PHÁP ĐO CÔNG SUẤT – MÁY IN LOẠI 1 VÀ MÁY IN LOẠI 2
TCVN 9087:2011
ISO/IEC 10561:1999
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – THIẾT BỊ VĂN PHÒNG – THIẾT BỊ IN – PHƯƠNG PHÁP ĐO CÔNG SUẤT – MÁY IN LOẠI 1 VÀ LOẠI 2
Information technology – Office equipment -Printing devices – Method for measuring throughput – Class 1 and class 2 printers
Lời nói đầu
TCVN 9087:2011 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1 “Công nghệ thông tin” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 9087:2011 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 10561:1999.
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – THIẾT BỊ VĂN PHÒNG – THIẾT BỊ IN – PHƯƠNG PHÁP ĐO CÔNG SUẤT – MÁY IN LOẠI 1 VÀ LOẠI 2
Information technology – Office equipment – Printing devices – Method for measuring throughput – Class 1 and class 2 printers
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo công suất của máy in loại 1 và loại 2, như đã xác định trong TCVN 9088-1 (ISO/IEC 11160-1). Tiêu chuẩn này quy định ba pattern thử khác nhau:
Chuẩn thư tín thương mại;
Bảng tính;
Pattern hình ảnh đồ họa.
Tiêu chuẩn này còn xác định phương pháp thử hiệu năng và phương pháp thử độ bền.
Các phương pháp thử này đều có mục đích là chỉ đo công suất máy in đối với các tài liệu trong cùng một loại pattern thử và không đánh giá bất kỳ tính năng nào khác của máy in như hình dáng ký tự, tỷ lệ nén ảnh in, hiệu năng mạng/điều khiển, màu sắc… Phương pháp có liên quan đến các kiểu máy in loại 1 và loại 2 (ví dụ máy in ma trận điểm, đầu hoa cúc, phun mực, in chuyển nhiệt) và tất cả các cấu hình (ví dụ cấp giấy liên tục, cấp tờ giấy rời, bề mặt in rộng 80 cột và trên 132 cột…). Các phương pháp này không thích hợp để so sánh hiệu năng của các loại thiết bị in khác như máy in định hướng trang tốc độ cao hoặc máy in màu.
Phương pháp này áp dụng cho các hãng máy in và phòng thí nghiệm sử dụng để việc trình bày kết quả thử nghiệm phải ở dạng mẫu chung. Phương pháp này cũng sẽ cho phép người sử dụng làm phép so sánh công suất in nhanh chóng và dễ dàng giữa các máy in khác nhau.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, gồm cả các sửa đổi.
TCVN 9088-1 (ISO/IEC 11160-1) Công nghệ thông tin – Thiết bị văn phòng – Thông tin tối thiểu cần có trong bảng thông số kỹ thuật – Máy in – Phần 1: Máy in loại 1 và loại 2.
DIN 32751 – Büro-und Datentechnik-Drucker – Ermittlung der Druckleistung bezogen auf Prüfvorlagen.
3. Sự phù hợp
Kết quả thử nghiệm công bố phù hợp với tiêu chuẩn này phải được tiến hành thử theo phương pháp được quy định trong tiêu chuẩn này.
4. Nguyên tắc thử nghiệm
4.1. Tổng quát
Đối với mỗi thử nghiệm, pattern thử đã quy định phải được in vài lần trên thiết bị chịu thử nghiệm. Thử nghiệm phải được thực hiện theo các điều kiện đã quy định tại Điều 5. Những điều kiện thiết lập ban đầu cho máy in phải giống như mô tả theo riêng từng thử nghiệm. Khi đã bắt đầu thử nghiệm thì phải được thực hiện mà không bị gián đoạn.
Các thử nghiệm hiệu năng được thiết kế để cho phép việc đo máy in theo đặc thù ứng dụng tác vụ in.
Thử nghiệm độ bền được thiết kế để hiển thị bất kỳ hiệu ứng nào của tác vụ in cường độ cao kéo dài đến công suất in, bởi vì bất kỳ yếu tố hạn chế nào có trong máy in (ví dụ, giới hạn mật độ điểm, độ tăng nhiệt,…).
Đối với cả hai kiểu thử nghiệm, đơn vị công suất phải là “số lượng trang in trong mỗi giờ” và phải được tính bằng công thức:
Số trang in x 3600 trang/giờ |
số thời gian được đo theo giây |
4.2. Thử nghiệm hiệu năng
Trong thử nghiệm hiệu năng, pattern thử phải được truyền 5 lần từ hệ thống máy chủ, 1 tài liệu dài 5 trang hoặc 5 tài liệu dài một trang.
Việc đo khoảng thời gian thử nghiệm phải bắt đầu từ thời điểm dữ liệu đến giao diện máy in. Đo từ thời điểm nhấn phím “bắt đầu” trên máy chủ để cho phép thực hiện, nếu đã có xác nhận việc đo thời gian thử nghiệm không bị ảnh hưởng quá 1 %.
Khi thử nghiệm được thực hiện với giấy tờ rời, thử nghiệm phải được bắt đầu với giấy trong chế độ in thông thường. Đối với máy in đã nạp giấy trước, đường dẫn giấy phải được làm sạch trước mỗi lần thử nghiệm.
Việc đo thời gian theo yêu cầu thử nghiệm phải kết thúc khi tờ thứ năm đã được đẩy ra.
Đối với máy in hoạt động với giấy liên tục, thử nghiệm phải bắt đầu với giấy đã đưa lên trên vị trí khuôn in.
Việc đo thời gian theo yêu cầu thử nghiệm phải kết thúc sau khi thực hiện cấp khuôn tại thời điểm cuối cùng việc in trang thứ năm.
Hình minh họa hiệu năng phải được ghi lại cùng với tham chiếu đến ma trận đã sử dụng.
4.3. Thử nghiệm độ bền
Trong thử nghiệm độ bền, pattern thử phải được truyền lặp đi lặp lại nhiều lần từ hệ thống máy chủ trong 1 giờ.
Việc đo khoảng thời gian thử nghiệm phải bắt đầu từ thời điểm dữ liệu đến giao diện máy in. Đo từ thời điểm nhấn phím “bắt đầu” trên máy chủ để cho phép thực hiện, nếu đã có xác nhận việc đo thời gian thử nghiệm không bị ảnh hưởng quá 1 %.
Khi thử nghiệm được thực hiện với giấy tờ rời, thử nghiệm phải được bắt đầu với giấy trong chế độ in thông thường. Đối với máy in đã nạp giấy trước, đường dẫn giấy phải được làm sạch trước mỗi thử nghiệm.
Đối với máy in hoạt động với giấy liên tục, thử nghiệm phải được bắt đầu với giấy đã đưa lên trên vị trí khuôn in.
Việc đo thời gian theo yêu cầu thử nghiệm phải kết thúc khi hoàn thành (đẩy ra) tờ đầu tiên sau 1 giờ (1 giờ và n giây) sao cho toàn bộ số trang phải được in.
Thời gian 1 giờ thử nghiệm phải bao gồm thời gian nạp giấy, thời gian thay đổi băng cát-xét hoặc thời gian bổ sung mực/đổ mực. Giả định rằng thử nghiệm bắt đầu với các vật tư tiêu hao mới, được nạp đầy.
Hình minh họa độ bền phải được ghi lại cùng với tham chiếu đến ma trận đã sử dụng.
5. Điều kiện thử nghiệm
5.1. Môi trường thử nghiệm
Thử nghiệm phải được thực hiện trong môi trường sau:
Nhiệt độ: 18 °C đến 25 °C
Độ ẩm tương đối: 30 % đến 70 %
Máy in, có các thiết lập đầy đủ để hoạt động bình thường, phải thích nghi được trong môi trường thử nghiệm với điều kiện vận hành ít nhất là 1 giờ.
5.2. Điện áp
Máy in phải được nối với nguồn cấp điện áp chênh lệch trong khoảng ± 10 % giá trị danh định của điện áp hoạt động đã quy định cho máy in chịu thử nghiệm.
5.3. Dữ liệu đầu vào
Dữ liệu phải được gửi đến máy với tốc độ để máy in không phải chờ dữ liệu đến và dẫn tới việc đưa ra hình minh họa công suất bị sai lệch (thấp hơn).
5.4. Trình tự thử nghiệm
Mỗi trình tự thử nghiệm phải được hoàn thành mà không dừng lại. Sau mỗi trình tự thử nghiệm, máy in phải được phép ổn định lại (làm nguội) để về trạng thái vận hành bình thường.
5.5. Giấy in
Giấy được sử dụng phải theo định lượng sau.
+ Dạng tờ rời: 60 g/m² đến 90 g/m²
+ Dạng gấp 1 lần: 60 g/m² đến 80 g/m²
+ Dạng gấp nhiều lần: theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.
Đối với thử nghiệm với giấy gấp nhiều lần, phải sử dụng một bản gốc cộng với hai bản sao. Nhà sản xuất phải quy định loại giấy và loại giấy than.
Máy in được cấu hình cho giấy liên tục (kéo giấy, cuốn bánh răng và cuốn ma sát) phải tốt nhất được nạp giấy có độ dài là 304,8 mm (12 inch). Nếu không thể có khổ giấy có độ dài gần tương đương, pattern thử vẫn có thể được in nhưng nhiều hơn một trang. Bất kỳ tính năng “nhảy chỗ gấp” trong máy in phải bị vô hiệu hóa.
Máy in được cấu hình cho giấy tờ rời phải hoạt động trong chế độ tự động, không cấp giấy từng tờ bằng tay. Phải sử dụng giấy cỡ A4 hoặc cỡ gần tương đương. Nếu sử dụng cỡ giấy khác A4, kích thước phải được ghi lại trong các kết quả thử nghiệm.
Máy in phải được thử nghiệm với giấy gấp 1 lần và cả với giấy gấp 3 lần (một bản gốc cộng với hai bản sao). Thử nghiệm nhiều lần chỉ áp dụng nếu máy in có thể xử lý ít nhất loại giấy gấp 3 lần (một bản gốc cộng với hai bản sao, có hoặc không có giấy than đệm)
6. Thử nghiệm thư tín
6.1. Tổng quát
Thử nghiệm này mô phỏng đặc thù ứng dụng việc in thư tín.
6.2. Pattern thử
Hai pattern thử được định nghĩa trong Phụ lục B. Cái đầu tiên (pattern thử A) là thư tín chuẩn được định nghĩa trong DIN 32751. Pattern thứ hai (pattern thử B) là một bức thư tiếng Anh được sử dụng cho các máy in không in dấu trọng âm. Các kết quả của hai pattern thử là không thể so sánh được, và pattern thử đã sử dụng phải được công khai trong các kết quả thử nghiệm.
Máy in phải được thiết lập là 0,4 ký tự trên mỗi milimét (10 cpi)1) và 0,24 dòng trên mỗi milimét (6 lpi)2).
Nếu nhà sản xuất công bố nhiều hơn một chế độ chất lượng in, thử nghiệm 1 phải được thực hiện với máy in thiết lập ở chế độ chất lượng in thấp nhất và thử nghiệm 2 và 3 với máy in thiết lập ở chế độ chất lượng in cao nhất.
6.3. Thử nghiệm 1 – hiệu năng
Thiết lập máy in ở chế độ chất lượng in thấp nhất.
6.4. Thử nghiệm 2 – hiệu năng
Thiết lập máy in ở chế độ chất lượng in cao nhất.
6.5. Thử nghiệm 3 – độ bền
Thiết lập máy in ở chế độ chất lượng in cao nhất.
7. Thử nghiệm bảng tính
7.1. Tổng quát
Thử nghiệm này mô phỏng đặc thù ứng dụng việc in bảng tính.
Nếu nhà sản xuất công bố nhiều hơn một chế độ chất lượng in, thử nghiệm phải được thực hiện với máy in thiết lập ở chế độ chất lượng in thấp nhất và 0,24 dòng trên mỗi milimét (6 lpi).
7.2. Pattern thử
Pattern thử phải là bảng tính có 132 cột như trong Phụ lục C.
7.3. Thử nghiệm 1 – hiệu năng
Máy in phải thiết lập là 0,4 ký tự trên mỗi milimét (10 cpi). Thử nghiệm này không được thực hiện trên các máy in có chiều dài dòng in ít hơn 33,5 cm (13,2 inch).
7.4. Thử nghiệm 2 – hiệu năng
Chế độ mật độ in phải được thiết lập ở chế độ nén thu hẹp, thường là 0,67 ký tự trên mỗi milimét (17 cpi). Nếu điều này không thực hiện được thì phải lựa chọn nén trong dải từ 0,65 ký tự đến 0,71 ký tự trên mỗi milimét (16,5 cpi đến 18 cpi).
8. Thử nghiệm đồ họa
8.1. Tổng quát
Pattern thử đã gửi đến máy in phải được in chế độ đồ họa (ví dụ các vec-tơ, ảnh nhị phân) và không được in chế độ ký tự (ví dụ ký tự đồ họa khối).
Các kích thước được xác định là kích thước tối thiểu. Mọi sai số kích thước phụ là được chấp nhận nếu chúng tạo ra một hình ảnh lớn hơn thay vì nhỏ hơn.
Thử nghiệm đồ họa này chỉ được áp dụng cho máy in loại 2.
8.2. Pattern thử
Pattern thử phải như mô phỏng trong Phụ lục D.
8.3. Thử nghiệm 1 – hiệu năng
Mật độ tối thiểu được thử nghiệm là 2,63 điểm chiều ngang x 2,83 điểm chiều dọc trên mỗi milimét (60 điểm chiều ngang và 72 điểm chiều dọc trên mỗi inch).
9. Báo cáo thử nghiệm
Kết quả được ghi lại từ các thử nghiệm đã quy định trong Điều 6 đến Điều 8 phải được trình bày theo mẫu bảng được quy định trong Phụ lục A. Cấu hình được sử dụng cho thử nghiệm phải được ghi chép lại. Khuyến nghị rằng mẫu trình bày này được sử dụng cho tất cả các bảng thông số kỹ thuật, tờ rơi bán hàng và thông tin cung cấp cho người sử dụng máy in.
PHỤ LỤC A
(quy định)
Trình bày kết quả thử nghiệm
Kiểu máy in:
Cấu hình:
Pattern thử thư tín:
Ma trận |
Giấy liên tục gấp 1 lần |
Giấy liên tục gấp nhiều lần |
Giấy tờ rời |
||
Thư tín – hiệu năng 5 trang, 0,4 cpmm (10 cpi) | Chất lượng thấp nhất |
|
|
|
|
Chất lượng cao nhất |
|
|
|
|
|
Thư tín – độ bền 1 giờ, 0,4 cpmm (10 cpi) | Chất lượng cao nhất |
|
|
|
|
Đồ họa, 5 trang
Hiệu năng |
|
|
|
|
|
Bảng tính, 5 trang
Hiệu năng 203,2 mm (8 inch) Độ rộng in |
0,67 cpmm
(17 cpi) chất lượng thấp nhất |
|
|
|
|
Bảng tính, 5 trang
Hiệu năng 355,3mm (13,2inch) Độ rông in |
0,4 cpmm
(10 cpi) Chất lượng thấp nhất |
|
|
|
|
Các kết quả căn cứ vào số trang được in trên mỗi giờ (pph)
Ma trận được sử dụng là được biểu thị bằng một số điểm (chiều ngang x chiều dọc) trên mỗi milimét (inch)
Hộp kết quả có thể không có giá trị ở bên trái phụ thuộc vào kiểu máy in.
PHỤ LỤC B
(quy định)
Pattern thử thư tín
Hai pattern thử được định nghĩa và biểu diễn trong các trang bên dưới.
Nếu tiêu chuẩn này được dịch sang ngôn ngữ khác, văn bản chuẩn thư tín không được phép dịch để đảm bảo sự tương quan giữa phép đo được thiết lập ở các vùng khác nhau.
Để tiện lợi cho người sử dụng tiêu chuẩn này và để chỉ ra các vị trí có liên quan giữa các phần khác nhau của văn bản thì có một dòng chấm ở trên cùng và dưới cùng mỗi trang. Các dòng chấm này không phải là phần của văn bản.
Pattern A
Chuẩn thư tín thử nghiệm của DIN 32751. Văn bản của bức thư bắt đầu với từ Eilzustellung và kết thúc với từ Mustervordrucke.
Pattern B
Pattern này là áp dụng cho các máy in không in được dấu trọng âm. Văn bản của bức thư bắt đầu với từ E X P R E S S và kết thúc với số 34921-2654.
PHỤ LỤC C
(quy định)
Pattern thử bảng tính
Pattern thử bảng tính được mô phỏng như trang tiếp theo.
Văn bản của bảng tính bắt đầu với từ SPREADSHEET và kết thúc với dòng cuối cùng bên phải của 12 ký tự gạch chân kép.
Để thuận tiện cho người đọc tiêu chuẩn này và để biểu thị các vị trí có liên quan của các phần khác nhau của bản vẽ thì có một hàng chấm ở trên cùng và dưới cùng mỗi trang. Các hàng chấm này không phải là phần của văn bản.
Nếu tiêu chuẩn này được dịch ra ngôn ngữ khác thì một số từ tiếng Anh và tên viết tắt của tháng phải theo tiếng Anh để đảm bảo sự tương quan các phép đo tiến hành ở các vùng khác nhau.
Văn bản ở trang sau không có ý định cung cấp bất kỳ chỉ thị nào về trình bày trang in thực tế.
PHỤ LỤC D
(quy định)
Pattern thử đồ họa
Pattern thử đồ họa được biểu diễn bên dưới. Khung 127 mm x 165,1 mm bao quanh 4 hình chữ nhật màu đen là một phần của pattern thử.
Pattern này phải được in ra cách mép trái của tờ giấy là 25,4 mm
Các kích thước theo milimet không phải là phần của pattern thử.
PHỤ LỤC E
(tham khảo)
Phân loại máy in – Loại 1 và 2
Máy in loại 1 và loại 2 được định nghĩa theo TCVN 9088-1 (ISO/IEC 11160-1). Máy in loại 3 và 4 được định nghĩa theo TCVN 9088-2.
STT |
|
|
Loại 1 |
Loại 2 |
Loại 3 |
Loại 4 |
1 |
Đơn vị in ấn |
Ít hơn 1 trang |
x |
x |
|
|
1 trang |
|
|
x |
x |
||
2 |
Dữ liệu nhập |
Dữ liệu ký tự hoặc dữ liệu ký tự đã mã
hóa |
x |
x |
x |
x |
Dữ liệu quét |
|
x |
x |
x |
||
Dữ liệu véctơ |
|
|
|
x |
||
3 |
Chú giải |
|
Tệp tin nguồn từ người sử dụng có thể có dữ liệu véctơ nếu hệ thống có máy chủ RIP, nhưng tệp tin gửi đến máy in không chứa bất kỳ dữ liệu véctơ nào.
Máy in chế bản cũng bao gồm trong loại này. |
Tệp tin nguồn từ người sử dụng có thể có dữ liệu véctơ nếu hệ thống có máy chủ RIP, nhưng tệp tin gửi đến máy in không chứa bất kỳ dữ liệu véctơ nào.
Chương trình có thể hỗ trợ máy in loại 1 và/hoặc loại 2. Dữ liệu nhập có thể được nén lại. Máy in chế bản cũng bao gồm trong loại này. |
Hỗ trợ PDL Chương trình có thể hỗ trợ máy in loại 1 và/hoặc loại 2. | |
4 |
Ví dụ |
Máy in ký tự chỉ Đầu in hoa cúc Dãy điểm In phun In chuyển nhiệt | Máy in vi tính PC và sao chép bằng phần cứng
Dãy điểm In phun In chuyển nhiệt |
Máy in laze
Máy in LED Máy in LCD Máy in phun mực |
Máy in laze
Máy in LED Máy in LCD Máy in phun mực Máy in chuyển nhiệt |
Loại được định nghĩa bởi khả năng tối đa của máy in.
Phụ lục này có mục đích cho các nhà sản xuất máy in phân loại máy in của họ sao cho bảng thông số kỹ thuật tương ứng có thể được tạo dựa theo TCVN 9088-1 (ISO/IEC 11160-1) cho máy in loại 1 và 2 hoặc TCVN 9088-2 (ISO/IEC 11160-2) cho máy in loại 3 và 4.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Sự phù hợp
4. Nguyên tắc thử nghiệm
5. Điều kiện thử nghiệm
6. Thử nghiệm thư tín
7. Thử nghiệm bảng tính
8. Thử nghiệm đồ họa
9. Báo cáo thử nghiệm
Phụ lục A (quy định) Trình bày kết quả thử nghiệm
Phụ lục B (quy định) Pattern thử thư tín
Phụ lục C (quy định) Pattern thử bảng tính
Phụ lục D (quy định) Pattern thử đồ họa
Phụ lục E (tham khảo) Phân loại máy in – Loại 1 và 2
1) cpi = characters per inch (số ký tự trên một inch)
2) lpi = lines per inch (số dòng trên một inch)
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9087:2011 (ISO/IEC 10561:1999) VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – THIẾT BỊ VĂN PHÒNG – THIẾT BỊ IN – PHƯƠNG PHÁP ĐO CÔNG SUẤT – MÁY IN LOẠI 1 VÀ MÁY IN LOẠI 2 | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN9087:2011 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Điện lực |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |