TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9096:2011 (ISO/IEC 29183:2010) VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – THIẾT BỊ VĂN PHÒNG – PHƯƠNG PHÁP ĐO NĂNG SUẤT SAO CHÉP KỸ THUẬT SỐ VỚI BẢN GỐC MỘT MẶT
TCVN 9096:2011
ISO/IEC 29183:2010
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – THIẾT BỊ VĂN PHÒNG – PHƯƠNG PHÁP ĐO NĂNG SUẤT SAO CHÉP KỸ THUẬT SỐ VỚI BẢN GỐC MỘT MẶT
Information technology – Office equipment – Method for measuring digital copying productivity of a single one-sided original
Lời nói đầu
TCVN 9096:2011 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1 “Công nghệ Thông tin” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 9096:2011 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 29183:2010.
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – THIẾT BỊ VĂN PHÒNG – PHƯƠNG PHÁP ĐO NĂNG SUẤT SAO CHÉP KỸ THUẬT SỐ VỚI BẢN GỐC MỘT MẶT
Information technology – Office equipment – Method for measuring digital copying productivity of a single one-sided original
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo năng suất của các thiết bị sao chép kỹ thuật số và các thiết bị đa năng có nhiều chế độ sao chép với bản gốc một mặt. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng được cho các thiết bị sao chép kỹ thuật số và các thiết bị đa năng. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị sao chép kỹ thuật số và thiết bị đa năng kỹ thuật số đen trắng và màu trong bất kỳ công nghệ in ấn cơ bản nào. Tiêu chuẩn này bao gồm các chỉ dẫn về việc tạo biểu đồ thử, quy trình thiết lập thử nghiệm, quy trình thử và các yêu cầu báo cáo về phép đo năng suất sao chép kỹ thuật số.
Tiêu chuẩn này không dùng để thay thế tốc độ danh định của các hãng sản xuất.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm khai báo thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm khai báo thì áp dụng phiên bản mới nhất, gồm cả các sửa đổi.
TCVN 1865:2010 (ISO 2470:1999), Giấy, cáctông và bột giấy – Xác định hệ số phản xạ khuếch tán xanh (độ trắng ISO).
TCVN 1270:2008 (ISO 536:1995), Giấy và cáctông – Xác định định lượng.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Để đạt được tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây.
3.1
Báo cáo chi tiết đầy đủ (full detailed report)
Biểu diễn thông tin bao gồm kết quả thiết lập máy và các kết quả thử nghiệm đã đo.
3.2
Báo cáo đầy đủ (full report)
Trình bày kết quả bao gồm các giá trị sFCOT (3.8), sESAT (3.7) và sEFTP (3.6) cũng như cá giá trị trung bình từng loại.
3.3
Tốc độ sao chép danh nghĩa (nominal copying speed)
Tốc độ sao chép, không tính thời gian sao chép trang đầu tiên, như là được đo khi xuất các trang trong chế độ sao liên tục với một tài liệu đơn có sử dụng giấy đệm có định lượng danh nghĩa.
CHÚ THÍCH – Tốc độ sao chép danh nghĩa được biểu diễn bằng số bản sao trên phút hoặc số ảnh trên phút (ipm).
3.4
Thử nghiệm hiệu năng (performance test)
Thử nghiệm được sử dụng để đánh giá năng suất khi có sFCOT (3.8), sESAT (3.7) và sEFTP (3.6).
3.5
Thời gian đủ cho mỗi bản sao (saturated time per copy)
Thời gian trung bình cho mỗi bản sao được tính từ khi xuất ra hoàn toàn bản sao đầu tiên đến khi xuất ra hoàn toàn bản sao cuối cùng.
3.6 sEFTP
Công suất thực (effective throughput)
Tốc độ trung bình tại đó thiết bị xuất các trang từ lúc ban đầu công việc cho đến khi xuất ra hoàn toàn bản sao cuối cùng.
CHÚ THÍCH 1 – “s” là mang hàm nghĩa bản gốc một mặt được sử dụng khi đo.
CHÚ THÍCH 2 – sEFTP biểu diễn theo số ảnh trên phút (ipm); nó có thể bị ảnh hưởng bởi thời gian quét, thời gian xử lý kỹ thuật số và thời gian duy trì, cũng như thời gian tiến hành thử nghiệm.
CHÚ THÍCH 3 – Một thuật ngữ khác (“EFTP; công suất thực” đối với máy sao chép kỹ thuật số) được định nghĩa trong TCVN 9095 (ISO/IEC 24735).
3.7 sESAT
Công suất bão hòa ước lượng (estimated saturated throughput)
Tốc độ tại đó thiết bị xuất ra các trang được đo từ khi xuất ra hoàn toàn bản sao đầu tiên cho đến khi xuất ra hoàn toàn bản sao cuối cùng.
CHÚ THÍCH 1 – “s” mang hàm nghĩa bản gốc một mặt được sử dụng khi đo.
CHÚ THÍCH 2 – sESAT biểu diễn theo số ảnh trên phút (ipm).
6
TCVN 9096:2011
CHÚ THÍCH 3 – Một thuật ngữ khác (“ESAT; công suất bão hòa ước lượng” đối với máy sao chép kỹ thuật số) được định nghĩa trong TCVN 9095:2011.
CHÚ THÍCH 4 – Tham số “tốc độ sao chép liên tục” cho máy sao chép EP (in tĩnh điện) được định nghĩa trong ISO/IEC 21117.
3.8 sFCOT
Thời gian ra của bản sao đầu (first copy out time)
Số giây giữa lúc bắt đầu công việc và khi xuất ra hoàn toàn bản sao đầu tiên.
CHÚ THÍCH 1 – “s” mang hàm nghĩa bản gốc một mặt được sử dụng khi đo.
CHÚ THÍCH 2 – sFCOT bị ảnh hưởng lớn bởi thời gian quét.
CHÚ THÍCH 3 – Một thuật ngữ khác (“FSOT; thời gian ra tập đầu tiên” đối với máy sao chép kỹ thuật số) được định nghĩa trong TCVN 9095 (ISO/IEC 24735).
CHÚ THÍCH 4 – Tham số “thời gian ra của bản sao đầu tiên” đối với máy sao chép EP (in tĩnh điện) được định nghĩa trong ISO/IEC 21117.
3.9
Sao đơn (simplex copying)
Sử dụng khi thiết bị sao chép chỉ sao một mặt của tờ giấy.
CHÚ THÍCH – Thuật ngữ tương đương là “sao chép một mặt” và “sao đơn – sao đơn” (biểu diễn cho chế độ 1:1).
3.10 sLCOT
Thời gian ra của bản sao cuối cùng (last copy out time)
Số giây giữa lúc bắt đầu công việc và khi xuất ra hoàn toàn bản sao cuối.
CHÚ THÍCH – “s” mang hàm nghĩa bản gốc một mặt được sử dụng khi đo.
3.11
Báo cáo tóm tắt (summary report)
Trình bày kết quả bao gồm các giá trị trung bình sFCOT (3.8) và sESAT (3.7).
3.12
Tệp tin thử (test file)
Tệp tin kỹ thuật số được sử dụng để tạo các mục tiêu thử (3.13).
3.13
Mục tiêu thử (test target)
Tài liệu bản sao cứng được sử dụng để thử trong mỗi phương pháp thử nghiệm, được tạo ra từ tệp tin thử (3.12).
CHÚ THÍCH – Một thuật ngữ tương đương là “đồ thị thử”.
4 -Điều kiện và tham số thử nghiệm
4.1 Môi trường
Môi trường thử nghiệm bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, phải nằm trong dải khuyến nghị từ hãng sản xuất để vận hành thiết bị. Nếu không có khuyến nghị thì phải áp dụng các dải sau.
Nhiệt độ: 18 oC đến 25 oC
Độ ẩm tương đối 30 % đến 70 %
Dải nhiệt độ và độ ẩm của môi trường thử nghiệm nên được ghi lại trong báo cáo chi tiết đầy đủ (Phụ lục B).
4.2 Điện áp
Thiết bị sao chép phải được kết nối với nguồn cấp điện áp nằm trong dải điện áp vận hành do hãng sản xuất quy định để thiết bị sao chép chịu thử nghiệm.
Việc đo nên tiến hành với các điều kiện không tải trước mỗi lần thử.
4.3 Thiết lập thiết bị sao chép
Để thiết bị sao chép trên một bề mặt nằm ngang và lắp đặt thiết bị sao chép tùy theo khuyến nghị của hãng sản xuất.
Thiết bị sao chép phải đựng hoàn toàn trong vỏ bọc ngoài thông thường của nó. Máy và tất cả các cung ứng cần thiết của nó phải được làm ổn định trong môi trường thử nghiệm trước khi tiến hành thử nghiệm với ít nhất là 8 giờ. Tất cả mọi cung ứng được sử dụng trong thử nghiệm, bao gồm giấy sao, phải theo quy định của hãng sản xuất. Tất cả chế độ sao chép và hình ảnh nên theo cấu hình xuất xưởng của thiết bị sao chép. Điều này được giả định trong thiết lập được liệt kê trong Bảng 1 là chung cho tất cả các thiết bị sao chép. Các thiết lập được liệt kê phải được thiết lập theo cấu hình mặc định của hãng sản xuất hoặc cấu hình xuất xưởng của thiết bị.
Nếu thiết bị được thiết lập không được liệt kê trong Bảng 1, chúng cũng phải được thiết lập theo thiết lập mặc định. Đối với các thiết bị sao chép mà có tính năng bổ sung như chất lượng in và xử lý hình ảnh kỹ thuật số, các tính năng này phải được thiết lập theo các điều kiện mặc định chuẩn của chúng, và có trong bản báo cáo kết quả.
Không được phép tắt các tính năng, quy trình hoặc ứng dụng được cài đặt mặc định từ hãng sản xuất. Bao gồm các mẫu, nhưng không bị hạn chế như sau: cấu hình xóa tự động hoặc chu kỳ hiệu chỉnh và tiết kiệm năng lượng. Nếu hệ thống có chức năng kiểm tra phương tiện tự động (lựa chọn kiểu giấy tự động), chức năng này cần được tắt, và giấy được sử dụng trong thử nghiệm phải được lựa chọn bằng tay. Điều này phải được ghi lại trong báo cáo chi tiết đầy đủ (Phụ lục B). Các giá trị xuất xưởng bên dưới trong thử nghiệm phải có trên bản báo cáo.
Bảng 1 – Cấu hình xuất xưởng.
|
đối tượng |
giá trị xuất xưởng |
chế độ |
độ phân giải đầu ra | mặc định |
chất lượng đầu ra | mặc định | |
chế độ sao chép | mặc định | |
điều chỉnh mật độ tự động | mặc định | |
chức năng sắp thứ tự | mặc định | |
giấy |
chiều giấy vào | mặc định |
thiết lập kiểu giấy | mặc định | |
Đường dẫn giấy |
cấp giấy | khay cấp mặc định |
xuất giấy | khay xuất chuẩn | |
bề mặt xuất | mặc định | |
Bộ tạm dừng |
sức chứa cố định | mặc định |
chất lượng ảnh ổn định | mặc định | |
sức chứa giấy | mặc định | |
những thứ khác | mặc định |
Nếu thiết bị sao chép được lắp đặt với các tùy chọn trong và ngoài như bộ nhớ, bộ sắp thứ tự hoặc bộ hoàn thiện là mặc định, sau đó các tùy chọn này nên được chú thích trong mẫu báo cáo chi tiết đầy đủ trong tùy chọn cấu hình như trong Phụ lục B, ví dụ “Bộ hoàn thiện mặc định” hoặc “ổ cứng 160 GB”.
4.4 Giấy
Giấy đầu ra được sử dụng trong thử nghiệm này phải thuộc phạm vi của, và/hoặc không làm trái, hướng dẫn quy định thuộc tính và các khuyến nghị được cung cấp từ hãng sản xuất thiết bị sao chép, điều này có thể có, nhưng không bị hạn chế về: kích cỡ, định lượng, bố trí, và hãng sản xuất giấy, kiểu giấy, số phần và các đặc tính vật ký khác. Phải cẩn trọng khi sử dụng giấy phù hợp với các thông số kỹ thuật của giấy theo hãng sản xuất thiết bị sao chép áp dụng cho thiết lập thiết bị sao chép mặc định. Giấy được sử dụng trong thử nghiệm hiệu năng [Điều 5.4] phải là tờ rời, kích cỡ A4 và/hoặc 8,5”x11”. Giấy được sử dụng trong thử nghiệm phải được ghi lại trong báo cáo chi tiết đầy đủ.
Nên sử dụng cùng kích cỡ giấy cho từng máy khi muốn so sánh kết quả năng suất máy này với máy khác. Nếu thiết bị sao chép được sử dụng trong “chế độ giấy dày” để sao chép, thì chế độ tùy chọn này phải được chú thích trên báo cáo chi tiết đầy đủ theo cột tương ứng trong Phụ lục B.
4.5 Bảo dưỡng
Trong khi thử nghiệm, bảo dưỡng thiết bị sao chép phải được thực hiện theo khuyến nghị của hãng sản xuất trên cơ sở cần có (Ví dụ, thủ tục xóa hoặc vật thay thế tiêu hao).
4.6 Chuẩn bị mục tiêu thử (đồ thị thử)
Tệp tin thử sao chép được quy định trong Phụ lục C.
Tệp tin thử này thuộc TCVN 9095 (ISO/IEC 24735). Tệp tin thử bao gồm 4 trang đơn. Khi sử dụng tệp tin thử cho thử nghiệm năng suất sao chép, tạo ra các mục tiêu thử bằng cách in tệp tin thử điện tử mới đây nhất. Nếu máy đang thử không có chức năng in ấn, thì ghi lại tên của máy in đã được sử dụng để in ra mục tiêu thử hiện thời. Tệp tin chính thức mới đây nhất có thể có trong http://standards.iso.org/ittf/PubliclyAvailableStandards/SC28_Test_Pages/.
Chất lượng của mục tiêu thử có thể ảnh hưởng việc đo năng suất. Nên tạo đồ thị thử như sau.
1) Mục tiêu thử phải được in bởi thiết bị đã được thử trong chế độ in mặc định chế độ sao đơn.
2) Giấy được sử dụng để tạo mục tiêu thử phải có độ sáng ít nhất 80 % để loại trừ ảnh hưởng nền.
3) Giấy được sử dụng để tạo mục tiêu thử phải là 64 g/m2 hoặc hơn và độ trong vừa phải.
4) Giấy được sử dụng để tạo mục tiêu thử phải không nhăn hoặc các khuyết điểm khác.
5) Xác nhận rằng không có khuyết điểm nào như vết bẩn hoặc điểm không lường trước.
6) Không được sử dụng giấy đóng cặn. Điển hình điều này được thực hiện bằng cách thiết lập giấy đóng cặn là “Không”. Các tùy chọn này cũng như “kéo vừa vùng in” là không được phép.
Độ sáng phải được đo theo TCVN 1865:2010 (ISO 2470-1:2009). Định lượng giấy phải được đo theo TCVN 1270:2008 (ISO 536:1995).
5 Phương pháp thử
5.1 Thiết lập thử nghiệm
Trước khi thử, máy chịu thử nghiệm phải theo các điều kiện cho trước như sau:
1) Lắp đặt thiết bị sao chép theo khuyến nghị của hãng sản xuất.
2) Làm sạch bề mặt thiết bị quét ảnh nếu cần.
3) Thử nghiệm được yêu cầu mặc định phải thực hiện sau khi thiết bị sao chép được làm nóng và để ở tình trạng “sẵn sàng”. Sử dụng sao chép làm nóng (điều này nghĩa là có ít nhất một trang được sao chép trước khi thử) để sẵn sàng cho phép thiết bị sao chép hoạt động.
4) Tập các thông số hệ thống (như chế độ lựa chọn định lượng giấy, kích cỡ giấy và định hướng cấp, chế độ chất lượng) cho thử nghiệm. Ghi lại kiểu thiết bị sao chép, cấu hình (tùy chọn), điều kiện mặc định và bất kỳ biến thể nào khác nếu được lựa chọn. Nếu hệ thống có bộ dò phương tiện tự động (lựa chọn kiểu giấy tự động), bộ này có thể tắt, và giấy được sử dụng trong thử nghiệm phải được lựa chọn thủ công bằng tay. Điều này phải được chú thích trong báo cáo chi tiết đầy đủ.
Tham khảo Phụ lục B để xem ví dụ báo cáo về các thiết lập. Tham khảo Điều 5.4 về thông tin trong các thử nghiệm được yêu cầu. Tham khảo Điều 6 về thông tin trong tính và xử lý dữ liệu. Tham khảo Điều 7 về thông tin trong báo cáo dữ liệu.
Việc đo năng suất in trong MFD nên được đo theo TCVN 9094 (ISO/IEC 24734). Chỉ có chức năng năng suất sao chép là có thể được đo dựa theo tiêu chuẩn này.
Thiết bị sao chép kỹ thuật số và các thiết bị đa năng có bộ cấp tài liệu và bộ sắp thứ tự tự động nên được đo năng suất theo TCVN 9095 (ISO/IEC 24735).
5.2 Quy trình đo thử nghiệm
Từng mục tiêu trong 4 mục tiêu thử được sao chép và được đo để xác định sFCOT1bản sao. N bản sao được sao chép và được đo để vận hành thử nghiệm 1 bản sao + 30 giây tính được sESAT30s và sEFTP30s, trong đó N là số bản sao cần thiết để đạt sLCOT30s – sFCOT30s ≥ 30 giây. Phương pháp đơn giản này cho phép sản phẩm thử nhanh hơn với nhiều bản sao và thử chậm hơn với ít bản sao mà chưa được xác định và phân loại sản phẩm thành giai đoạn. Thử nghiệm 1 bản sao + 4 phút là khái niệm tương tự để tính sEFTP4min và áp dụng để cung cấp một thử nghiệm giải thích sự khác nhau về năng suất có thể có để so sánh thời gian sao chép dài với thời gian sao chép ngắn. Điều này được hiểu và thừa nhận rằng 4 phút có thể thử dài với một số thiết bị, nhưng thử ngắn với thiết bị khác, cao hơn với thiết bị đầu cuối. Thời gian 4 phút là đủ để đạt các điều cần có với nhiều sản phẩm thông qua nhiều giai đoạn xung quanh phạm vi của tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH – 4 mục tiêu thử được sử dụng theo thứ tự để thử năng suất với nhiều nội dung bản gốc khác nhau. Tiêu chuẩn này không được thiết kế hoặc quy định để thử nghiệm khoảng thời gian để người vận hành đưa bản gốc lên tấm gương quét.
1) Trước khi thử, máy chịu thử nghiệm phải được chuẩn bị trước như trong Điều 5.1.
2) Chuẩn bị các mục tiêu thử (đồ thị thử) để sử dụng trong thử nghiệm, như mô tả trong Điều 4.6 và để mục tiêu thử trên tấm gương quét của thiết bị.
CHÚ THÍCH – Thiết bị có thể chấp nhận sử dụng bộ cấp tài liệu tự động chỉ nếu nó có duy nhất đầu vào phần quét ảnh. Đây là trường hợp máy quét kiểu cuộn, như có thể thấy trong máy fax.
3) Tham khảo Điều 5.4 để quyết định xem tiến hành thử cái gì.
4) Thử nghiệm 1 bản sao và thử nghiệm 1 bản sao + 30 giây được yêu cầu cho mỗi mục tiêu thử A, B, C và D. Chỉ có mục tiêu thử A được yêu cầu cho thử nghiệm 1 bản sao + 4 phút trong khi các mục tiêu thử B, C và D là tùy chọn. Các thử nghiệm này có thể thực hiện theo bất kỳ thứ tự nào với các mục tiêu thử.
5) Như đã mô tả trong Điều 5.3.2, nếu thời gian bão hòa cho mỗi bản sao là khoảng +/- 5 % với 4 mục tiêu thử, thử nghiệm đó có thể thực hiện chỉ với mục tiêu thử A. Nếu chỉ sử dụng mục tiêu thử A, nó phải được ghi chú vào báo cáo thử chi tiết đầy đủ.
Quy trình thử 1 bản sao + 30 giây để đo sESAT30s và sEFTP30s:
1) Nhập bộ đếm = N để cho sLCOT30s – sFCOT30s ≥ 30s. Với lần thử thứ 2 và lần thử thứ 3, sử dụng cùng bộ đếm được sử dụng tại lần thử đầu.
CHÚ THÍCH – Với sFCOT30s nên không được nhầm với sFCOT1bảnsao tại thử nghiệm 1 bản sao. Với sFCOT30s được đo để xác định sLCOT30s – sFCOT30s ≥ 30 giây và để tính sESAT30s.
2) [Bắt đầu thử nghiệm] Ấn nút bắt đầu sao chép đồng thời với thiết bị đo thời gian (đồng hồ hoặc thiết bị khác).
3) Ghi lại thời gian hoàn thành sFCOT30s với ít nhất 2 số thập phân. Giá trị thời gian này tính từ khi ấn nút sao chép đến khi bản sao đầu tiên xuất ra hoàn toàn khỏi máy. Nếu kích cỡ khay giấy đầu ra nhỏ hơn số giấy được sao chép, cần đưa giấy ra ngoài trong khi thử.
4) Ghi lại thời gian hoàn thành sLCOT30s với ít nhất 2 số thập phân. Giá trị thời gian này từ khi bắt đầu bấm nút sao chép đến khi trang cuối cùng của tập thử được xuất ra hoàn toàn khỏi máy.
5) [Kết thúc thử nghiệm].
6) Tiến hành thử nghiệm 1 bản sao + 30 giây [bước 2 – 5] hai lần. Tính sESAT30s và sEFTP30s cho từng lần tiến hành thử theo Điều 6.
7) Xác định nếu kết quả phù hợp với ± 5 % theo Điều 5.3.3, và thực hiện với tiến hành thử lần ba nếu cần. (Dữ liệu từ thử nghiệm là trung bình của mỗi lần tiến hành. Ba lần thử là tối đa và các kết quả này từ tất cả lần thử là giá trị trung bình để lấy dữ liệu được yêu cầu).
8) Tính giá trị trung bình sESAT30s và sEFTP30s theo Điều 6.
Quy trình thử 1 bản sao để đo sFCOT1bảnsao và sEFTP1bảnsao:
1) Nhập bộ đếm bản sao = 1 để quy định thử nghiệm chạy theo bảng vận hành thiết bị sao chép.
2) [Bắt đầu thử nghiệm] Ấn nút bắt đầu sao chép đồng thời với thiết bị đo thời gian (đồng hồ hoặc thiết bị khác).
3) Ghi lại thời gian hoàn thành một tập với ít nhất 2 số thập phân.
4) [Kết thúc thử nghiệm].
5) Tiến hành thử 1 bản sao [bước 2 – 4] hai lần. Tính giá trị trung bình của sFCOT1bảnsao và sEFTP1bảnsao theo Điều 6.
6) Tính trung bình của sFCOT1bảnsao và sEFTP1bảnsao cho mục tiêu thử hiện thời theo Điều 6.
CHÚ THÍCH – Nếu sFCOT là cố định không chịu ảnh hưởng bởi bộ đếm, thì sử dụng bộ đếm là 2, và thử nghiệm này được sử dụng như thử nghiệm đầu đã mô tả trong Điều 5.3.3.
Quy trình thử 1 bản sao + 4 phút để đo sEFTP4min:
1) Nhập bộ đếm tập tin = N để cho sCLSOT4min – sFCOT4min ≥ 4 phút. Với lần thử thứ 2 và lần thử thứ 3, sử dụng cùng bộ đếm đã sử dụng trong thử nghiệm đầu tiên.
Nếu thử nghiệm 1 bản sao + 4 phút theo bộ đếm bản sao lớn hơn số bản sao lớn nhất hoặc sức chứa của khay đầu vào, thử nghiệm này không được tiến hành và ghi lại là N/A trong báo cáo thử.
CHÚ THÍCH – Giá trị sFCOT4min này không nên lẫn lộn với sFCOT1bảnsao trong thử nghiệm 1 bản sao. Giá trị sFCOT4min được đo chỉ khi có xác minh sử dụng sLCOT4min – sFCOT4min ≥ 4 phút.
2) [Bắt đầu thử nghiệm] Ấn nút bắt đầu sao chép đồng thời với thiết bị đo thời gian (đồng hồ hoặc thiết bị khác).
3) Ghi lại thời gian hoàn thành sLCOT4min với ít nhất 2 số thập phân. Giá trị thời gian này tính từ khi ấn nút sao chép đến khi bản sao cuối cùng được xuất ra hoàn toàn khỏi máy. Nếu kích cỡ khay giấy đầu ra ít hơn số trang giấy được sao chép, cần đưa giấy ra trong khi thử.
4) [Kết thúc thử nghiệm].
5) Tiến hành thử nghiệm 1 bản sao + 4 phút [bước 2 – 4] hai lần. Tính sEFTP4min cho từng lần tiến hành thử theo Điều 6. (Dữ liệu từ thử nghiệm được lấy trung bình của mỗi lần tiến hành. Ba lần là tối đa và kết quả của tất cả các lần thử được lấy trung bình để có dữ liệu cần thiết).
6) Xác định nếu kết quả ổn định +/- 5 % theo Điều 5.3.3, và thực hiện lần thử thứ 3 nếu cần.
7) Tính trung bình sEFTP4min cho mục tiêu thử hiện thời theo Điều 6.
5.3 Quy trình phương pháp thử
5.3.1 Biểu đồ quy trình thác đổ phương pháp thử đề nghị
5.3.2 Chuẩn mục tiêu thử đơn
Nếu thời gian bão hòa cho từng bản sao thích hợp với +/- 5% hoặc ít hơn với 4 mục tiêu thử, thử nghiệm có thể thực hiện chỉ với mục tiêu thử A. Thời gian bão hòa cho từng bản sao được tính theo công thức bên dưới cho từng mục tiêu trong 4 mục tiêu thử.
Thời gian bão hòa cho từng bản sao = satTimeCopy =
Trong sFCOT và sLCOT có thể tính từ thử nghiệm đầu với N = 2 hoặc thử nghiệm 1 bản sao + 30 giây.
Ổn định +/- 5% là được thiết lập với công thức bên dưới. Cả hai công thức đều phải đạt ngưỡng +/-5%
Độ ổn định = – 1
Nếu chỉ sử dụng mục tiêu thử A, thì phải ghi chú vào báo cáo chi tiết đầy đủ.
5.3.3 Ứớc lượng bộ đếm tập
Thử nghiệm 1 bản sao + 30 giây:
Thử nghiệm này phải bắt đầu với bộ đếm N ban đầu = 2 hoặc ước lượng số tập cần thiết, được cung cấp rằng người thử có đủ thông tin để ước lượng trước bằng tay. Nếu N = 2, kết quả không đạt sLCOT – sFCOT ≥ 30 giây như yêu cầu, thì tính bộ đếm cần thiết estN30s như bên dưới và thử với số mới nhất estN30s như là bộ đếm tập. Phương trình sau có thể được sử dụng để ước lượng số tập cần thiết:
estN30s = tập hợp [ +1]
trong đó sLCOTban đầu và sFCOTban đầu là dữ liệu thu được trong thử nghiệm ban đầu.
Số bản sao được thử nên có kết quả trong sLCOT30s – sFCOT30s ≥ 30 giây là hợp lý. Nếu kết quả của lần tiến hành thử cho sLCOT30s – sFCOT30s < 30 giây thì số tập phải được tăng lên và tiến hành lại tất cả thử nghiệm.
CHÚ THÍCH – Thử nghiệm 1 bản sao + 30 giây được đặt ra để tạo sLCOT30s – sFCOT30s đủ lâu sao cho lỗi việc đo sESAT là nhỏ nhất và đủ ngắn để tránh được việc dừng do kích cỡ,…
Thử nghiệm 1 bản sao + 4 phút:
Tính bộ đếm tập cần thiết estN4min như bên dưới bằng cách sử dụng kết quả của thử nghiệm 1 bản sao + 30 giây và thử nghiệm sử dụng estN4min như là bộ đếm:
estN4min = tập hợp [+1 ]
trong đó sLCOT30s và sFCOT30s là dữ liệu thu được trong thử nghiệm 1 bản sao + 30 giây.
Số tập thử nên có kết quả trong sLCOT4min – sFCOT4min ≥ 4 phút. Nếu kết quả khi tiến hành thử cho sLCOT4min – sFCOT4min ≤ 4 phút, số lần thử phải tăng lên và tiến hành lại tất cả các thử nghiệm.
5.3.4. 5% ổn định chuẩn
Nếu hai lần tiến hành thử đầu tiên không ổn định trong ± 5%, thì cần tiến hành thử nghiệm lần 3.
Phương trình cho sESAT và sEFTP có trong Điều 6.
Độ ổn định = -1
Độ ổn định = -1
Độ ổn định = -1
5.4 Thử nghiệm hiệu năng
Thử nghiệm hiệu năng yêu cầu sử dụng thử nghiệm 1 bản sao, thử nghiệm 1 bản sao + 30 giây và thử nghiệm 1 bản sao + 4 phút đã mô tả trong Điều 5.2.
Cả hai thông số sFCOT và sESAT được ghi lại trong báo cáo tóm tắt và 5 thông số khóa sFCOT, sESAT và sEFTP1bảnsao , sEFTP30s, sEFTP4min được ghi lại trogn báo cáo đầy đủ. “Báo cáo đầy đủ” này cung cấp thông tin chi tiết để tiến hành nhiều mục tiêu thử khác nhau. (các giá trị trung bình sFCOT và sESAT là giống nhau trong cả hai báo cáo).
Chuẩn bị 4 mục tiêu thử (như mô tả trong Điều 4.6) từ 4 trang tệp tin thử.
Thử nghiệm năng suất phải được thực hiện cho từng ảnh trong chế độ 1:1. Từng thử nghiệm sẽ thực hiện tại chế độ màu đầy đủ (được yêu cầu) ngoài ra còn chế độ sao chép đơn sắc (tùy chọn), chỉ nếu máy là thiết bị sao chép màu. Chỉ thực hiện chế độ sao chép đơn sắc nếu máy là thiết bị sao chép B&W.
Phép đo khoảng thời gian nên được ghi lại với 2 số thập phân.
6 Tính và xử lý dữ liệu
Khoảng thời gian cho từng lần thử được ghi lại trong khi tiến hành thử nghiệm. Mẫu bảng tính dùng để ghi lại thời gian cho các lần thử được sử dụng với mục đích này nhưng không cần thiết.
Dữ liệu và tính phải bao gồm 2 số thập phân. Cho phép sử dụng phân số thả nhưng không cho phép làm tròn đến thời gian (theo giây) hoặc công suất (theo ipm) nhanh hơn. Các số ghi lại và bao cáo phải không bao giờ tốt hơn phép đo thực (cao hơn sESAT và sEFTP hoặc thấp hơn sFCOT).
Kết quả cho từng mục tiêu thử được tính bằng cách lấy trung bình sFCOT, sESAT, sEFTP, nhưng không lấy trung bình thời gian, và sau đó mới tính ra kết quả. Ví dụ, khi tính sESAT cho lần thử 1 và sESAT cho lần thử 2 (và cho lần thử 3 nếu cần), sau đó tính trung bình của sESAT1 và sESAT2 (và sESAT3) ta được sESATtrung bình. Kết quả cho từng mục tiêu thử được ghi lại trong báo cáo đầy đủ.
Kết quả cho từng mục tiêu thử phải được sử dụng để tính trung bình sFCOT, sESAT và sEFTP cho các mục tiêu thử. Ví dụ, số trung bình sFCOT và sESAT đươc ghi trong báo cáo tóm tắt là kết quả trung bình của tất cả mục tiêu thử A, B, C và D.
Số sESAT và sEFTP tính theo ipm theo cách sau:
A) Ít hơn 10 ipm: làm tròn xuống 2 số thập phân và biểu diễn bởi 2 số có nghĩa (X,X).
B) 10 ipm đến 99 ipm: biểu diễn theo một trong hai cách sau:
1) Làm tròn xuống 1 số thập phân và biểu diễn bằng 2 số có nghĩa (XX).
2) Làm tròn xuống 2 số thập phân và biểu diễn bằng 3 số có nghĩa (XX,X).
C) Lớn hơn hoặc bằng 100 ipm: làm tròn xuống 1 số thập phân và biểu diễn bằng 3 số có nghĩa (XXX)
Ví dụ Nếu 34,99 là số trung bình đã đo và là tính trung bình của sESAT, thì trong báo cáo sẽ ghi là 34,9 hoặc 34 ipm, nhưng KHÔNG được ghi 35 ipm.
6.1 Thử nghiệm hiệu năng
6.1.1 Thử nghiệm 1 bản sao
sFCOT1bảnsao và sEFTP1bảnsao phải được tính có sử dụng dữ liệu từ thử nghiệm một bản sao.
Để tiến hành thử sử dụng tệp tin 4 trang và 1 bộ đếm tập thử:
sFSOT1bảnsao = t1 (giây)
sEFTP1bảnsao = (ipm)
6.1.2 Thử nghiệm 1 bản sao + 30 giây
sESAT30s và sEFTP30s phải được tính sử dụng dữ liệu của thử nghiệm 1 bản sao + 30 giây.
thời gian bản sao ra đầu tiên = FCOT30s = t1 (giây)
thời gian bản sao ra cuối cùng = LCOT30s = tn (giây)
N30s = bộ đếm tập
sESAT30s và sEFTP30s phải được tính từ dữ liệu thử nghiệm 1 bản sao + 30 giây theo biểu thức sau:
sESAT30s = (ipm)
sEFTP30s = (ipm)
6.1.3 Thử nghiệm 1 bản sao + 4 phút
sEFTP4min phải được tính sử dụng dữ liệu thử nghiệm 1 bản sao + 4 phút
Với thử nghiệm sử dụng tệp tin 4 trang và N4min bộ đếm thử:
Thời gian bản sao ra cuối cùng = sLCOT4min = tn (giây)
N4min = bộ đếm
sEFTP4min = (ipm)
Trong trường hợp thời gian tập ra đầu tiên là hằng số bất kể bộ đếm, ví dụ như sFCOT30s = sFCOT4min = sFCOT1bảnsao, điều này có thể sảy ra khi kết hợp thử nghiệm 1 bản sao, thử nghiệm 1 bản sao + 30 giây (và thử nghiệm 1 bản sao + 4 phút) thành một thử nghiệm tổng hợp, bộ đếm của thử nghiệm này nên có giá trị ít nhất là N30s (hoặc N4min trong trường hợp kết hợp với thử nghiệm 1 bản sao + 4 phút). Phép đo nên thực hiện tại từng khoảng thời gian của thử nghiệm 1 bản sao, thử nghiệm 1 bản sao + 30 giây (và thử nghiệm 1 bản sao + 4 phút). Nếu điều này thực hiện, nó nên được ghi chú vào báo cáo chi tiết đầy đủ.
7 Trình bày kết quả
7.1 Thử nghiệm hiệu năng
“Báo cáo đầy đủ” và “báo cáo chi tiết đầy đủ” nên được “báo cáo” để thể hiện ra nếu có yêu cầu.
“Báo cáo tóm tắt” nên được “khai báo” để sử dụng trong tiếp thị nguyên vật liệu hoặc đóng hàng. “Khai báo” toàn bộ “báo cáo tóm tắt” là được khuyến cáo.
Tuy nhiên, yêu cầu nhỏ nhất của “khai báo” phải bao gồm 3 điều sau:
(1) Mô tả năng suất được xác định theo TCVN 9096 (ISO/IEC 29183).
(2) Giá trị trung bình của sESAT.
(3) Chỉ định cho báo cáo chi tiết đầy đủ hoặc thông tin liên hệ.
Báo cáo tóm tắt
Trình bày kết quả được yêu cầu tối thiểu như trong Bảng 2, tính trung bình sFCOT (s) và sESAT (ipm) cho tất cả mục tiêu thử. Từng thử nghiệm nên được thực hiện tùy chọn ở chế độ đơn sắc bổ sung cho yêu cầu chế độ sao chép màu đầy đủ, chỉ nếu máy là thiết bị sao chép màu.
Thời gian đo nên được ghi lại với 2 số thập phân. Giá trị sFCOT (s) nên được làm tròn lên, và sESAT (ipm) nên được làm tròn xuống.
Bảng 2 – Kết quả báo cáo tóm tắt
FSOT (s) | ESAT (ipm) | |
Màu | R | R |
B&W | O* | O* |
Trong đó “R” được yêu cầu bao cáo khi tồn tại trên thiết bị sao chép, và “O*” là được yêu cầu nếu tiến hành thử nghiệm B&W tùy chọn.
CHÚ THÍCH – Đối với thiết bị B&W, dòng “màu” có thể bỏ qua. Đối với thiết bị màu, phép đo B&W là tùy chọn, và dòng B&W có thể bỏ qua.
Báo cáo đầy đủ
Trình bày kết quả được yêu cầu như trong Bảng 3. Từng thử nghiệm nên được thực hiện tùy chọn trong chế độ đơn sắc bổ sung cho yêu cầu trong chế độ sao chép màu đầy đủ, chỉ nếu máy là thiết bị sao chép màu.
Báo cáo đầy đủ cho biết kết quả trung bình các thử nghiệm.
Bảng 3 – Kết quả báo cáo đầy đủ
|
Mục tiêu |
sFCOT (s) |
sEFTP (ipm) |
sESAT (ipm) |
||
1 bản sao |
1 bản sao + 30 giây |
1 bản sao + 4 phút |
||||
Màu |
A |
R |
R |
R |
R |
R |
# bản sao |
# bản sao |
|||||
B |
R |
R |
R |
R |
R |
|
# bản sao |
# bản sao |
|||||
C |
R |
R |
R |
R |
R |
|
# bản sao |
# bản sao |
|||||
D |
R |
R |
R |
R |
R |
|
# bản sao |
# bản sao |
|||||
Trung bình |
R |
R |
R |
O |
R |
Bảng 3 – Kết quả báo cáo đầy đủ (tiếp)
|
Mục tiêu |
sFCOT (s) |
sEFTP (ipm) |
sESAT (ipm) |
||
1 bản sao |
1 bản sao + 30 giây |
1 bản sao + 4 phút |
||||
B&W |
A |
O* |
O* |
O* |
O* |
O* |
# bản sao |
# bản sao |
|||||
B |
O* |
O* |
O* |
O* |
O* |
|
# bản sao |
# bản sao |
|||||
C |
O* |
O* |
O* |
O* |
O* |
|
# bản sao |
# bản sao |
|||||
D |
O* |
O* |
O* |
O* |
O* |
|
# bản sao |
# bản sao |
|||||
Trung bình |
O* |
O* |
O* |
O* |
O* |
Trong đó “O”là tùy chọn báo cáo cho thiết bị sao chép màu, và “O*” là yêu cầu nếu tiến hành thử nghiệm B*W tùy chọn.
CHÚ THÍCH – Giá trị trung bình từ thử nghiệm hiệu năng như sFCOT hoặc sESAT phải được ghi lại bằng các giá trị đó cộng với chỉ dẫn đến báo cáo chi tiết đầy đủ hoặc thông tin liên hệ.
Mỗi hãng sản xuất có thể lựa chọn có hoặc không có báo cáo tóm tắt hoặc báo cáo đầy đủ trong sách hướng dẫn hoặc tờ thông số kỹ thuật. Nếu có báo cáo, mẫu bảng bên trên được khuyến nghị sử dụng. Chỉ dẫn đến báo cáo chi tiết đầy đủ (như ví dụ trong Phụ lục B) phải có trong sách hướng dẫn hoặc tờ thông số kỹ thuật.
Phụ lục A
(tham khảo)
Ví dụ trình bày báo cáo
Phụ lục này cho biết cách trình bày kết quả phép đo trong bảng sau theo Điều 7.
CHÚ THÍCH – Dữ liệu sau đây không là dữ liệu thật từ thiết bị sao chép hoặc MFD; chúng thật sự là ví dụ cho thấy cách trình bày kết quả.
Bảng A.1 – Ví dụ phép đo kết quả trong báo cáo tóm tắt
sFCOT (s) | sESAT (ipm) | |
Màu | 17,2 | 6,2 |
B&W | 14,9 | 8,7 |
Bảng A.2 – Ví dụ kết quả phép đo trong báo cáo đầy đủ
|
Mục tiêu |
sFCOT (s) |
sEFTP (ipm) |
sESAT (ipm) |
||
1 bản sao |
1 bản sao + 30 giây |
1 bản sao + 4 phút |
||||
Màu |
A |
20,3 |
2,9 |
4,0 |
4,4 |
4,7 |
4 bản sao |
11 bản sao |
|||||
B |
15,4 |
3,8 |
6,3 |
7,1 |
7,6 |
|
5 bản sao |
17 bản sao |
|||||
C |
17,9 |
3,3 |
4,9 |
5,4 |
5,8 |
|
4 bản sao |
13 bản sao |
|||||
D |
15,2 |
3,9 |
6,5 |
7,3 |
7,8 |
|
5 bản sao |
17 bản sao |
|||||
Trung bình |
17,2 |
3,4 |
5,4 |
6,0 |
6,4 |
|
B&W |
A |
16,4 |
3,6 |
6,0 |
6,7 |
7,2 |
5 bản sao |
17 bản sao |
|||||
B |
14,0 |
4,3 |
8,4 |
9,5 |
10,1 |
|
7 bản sao |
22 bản sao |
|||||
C |
15,3 |
3,9 |
7,0 |
7,8 |
8,3 |
|
6 bản sao |
18 bản sao |
|||||
D |
13,9 |
4,3 |
8,6 |
9,6 |
10,3 |
|
7 bản sao |
22 bản sao |
|||||
Trung bình |
14,9 |
4,0 |
7,5 |
8,4 |
8,9 |
Phụ lục B
(tham khảo)
Ví dụ báo cáo chi tiết đầy đủ
Phụ lục này cho biết cách trình bày mẫu báo cáo chi tiết đầy đủ của phép đo. Khi báo cáo tóm tắt hoặc báo cáo đầy đủ được cung cấp cho người sử dụng, báo cáo chi tiết đầy đủ sau đây được khuyên dùng để đáp ứng những yêu cầu từ người sử dụng.
CHÚ THÍCH – Dữ liệu sau đây không phải dữ liệu thật từ thiết bị sao chép hoặc MFD; chúng chỉ là ví dụ cho biết cách trình bày báo cáo chi tiết đầy đủ. Và máy chịu phép đo là không giống như trong Phụ lục A.
B.1 Thông tin thiết lập máy
Ngày giờ thử: | 4/Tháng Chín/2009 10:30 sáng |
Người thử | XXXXXXXXXXXXXXXX |
Tên/nhãn hiệu máy: | MFX-2635 |
Màu hay B&W | Màu MFD |
cấu hình (tùy chọn) | Đơn vị sao kép. |
Dải nhiệt độ thử | 20oC đến 25oC |
Dải độ ẩm thử | 40% đến 70% |
Ngày giờ kết thúc thử | 4/Tháng Chín/2009 03:00 chiều |
|
Chi tiết xuất xưởng |
Giá trị xuất xưởng |
chế độ |
độ phân giải đầu ra |
mặc định |
chất lượng đầu ra |
mặc định |
|
chế độ sao chép |
mặc định |
|
điều chỉnh mật độ tự động |
mặc định |
|
chức năng thu thập theo thứ tự |
mặc định |
|
giấy |
chiều gửi giấy |
mặc định |
thiết lập kiểu giấy |
mặc định |
|
đường đi giấy |
cấp giấy |
bộ cấp giấy mặc định |
giấy ra |
khay xuất chuẩn |
|
mặt xuất |
mặc định |
|
bộ dừng tạm thời |
khả năng cố định |
mặc định |
chất lượng ảnh ổn định |
mặc định |
|
sức chứa giấy |
mặc định |
|
cái khác |
mặc định |
giấy |
hãng sản xuất |
Công ty Office Paper |
định lượng |
60 g/m2 |
|
kích cỡ |
A4 và A3 |
|
loại/tên giấy |
A44FG48A |
B.2 Kết quả phép đo của thử nghiệm hiệu năng
Bảng B.1 – Bảng báo cáo đầy đủ
|
Mục tiêu |
sFCOT (s) |
sEFTP (ipm) |
sESAT (ipm) |
||
1 bản sao |
1 bản sao + 30 giây |
1 bản sao + 4 phút |
||||
Màu |
A |
20,3 |
2,9 |
4,0 |
4,4 |
4,7 |
4 bản sao |
11 bản sao |
|||||
B |
15,4 |
3,8 |
6,3 |
7,1 |
7,6 |
|
5 bản sao |
17 bản sao |
|||||
C |
17,9 |
3,3 |
4,9 |
5,4 |
5,8 |
|
4 bản sao |
13 bản sao |
|||||
D |
15,2 |
3,9 |
6,5 |
7,3 |
7,8 |
|
5 bản sao |
17 bản sao |
|||||
Trung bình |
17,2 |
3,4 |
5,4 |
6,0 |
6,4 |
|
B&W |
A |
16,4 |
3,6 |
6,0 |
6,7 |
7,2 |
5 bản sao |
17 bản sao |
|||||
B |
14,0 |
4,3 |
8,4 |
9,5 |
10,1 |
|
7 bản sao |
22 bản sao |
|||||
C |
15,3 |
3,9 |
7,0 |
7,8 |
8,3 |
|
6 bản sao |
18 bản sao |
|||||
D |
13,9 |
4,3 |
8,6 |
9,6 |
10,3 |
|
7 bản sao |
22 bản sao |
|||||
Trung bình |
14,9 |
4,0 |
7,5 |
8,4 |
8,9 |
Phụ lục C
(quy định)
Mục tiêu thử cho phép đo năng suất sao chép
Hầu hết các tệp tin điện tử theo nghi thức đều có trong
http://standards.iso.org/ittf/PubliclyAvailableStandards/SC28_Test_Pages/.
Các tờ này có trong bộ thử tiêu chuẩn TCVN 9095:2011 (ISO/IEC 24735) “Phương phép đo năng suất sao chép kỹ thuật số”. Khi cần sử dụng các mục tiêu này (đồ thị thử) trong phép đo năng suất sao chép, các mục tiêu thử hiện thời phải được tạo ra trong khi in bằng cách đo chính máy với hầu hết các tệp tin thử điện tử nghi thức làm đầu vào. Và nếu máy mong đợi không có chức năng in, thì ghi lại tên máy in được sử dụng để in ra mục tiêu thử hiện thời.
Đối với thiết bị sao chép B&W, mục tiêu thử sẽ là đơn sắc và vừa được in ra mục tiêu thử B&W từ tệp tin thử màu; A, B, C, D. Đối với thiết bị sao chép màu, mục tiêu thử sẽ có màu. Khi sử dụng thiết bị sao chép màu, để kết quả màu “thiết lập màu” sẽ được sử dụng và để kết quả đơn sắc “thiết lập đơn sắc” được sử dụng. Chuẩn bị mục tiêu thử như Điều 4.6 “Chuẩn bị mục tiêu thử (đồ thị thử)”.
(1) Bố trí mẫu của 4 trang bộ thử màu bản gốc như bên dưới (tệp tin PDF)
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 9090:2011 (ISO/IEC 14545), Công nghệ thông tin – Thiết bị văn phòng – Phương pháp đo năng suất máy sao chép (Information technology – Office Equipment – Method for measuring copying machine productivity);
[2] TCVN 9094:2011 (ISO/IEC 24734), Công nghệ thông tin – Thiết bị văn phòng – Phương pháp đo năng suất in kỹ thuật số (Information technology – Office equipment – Method for measuring digital printing productivity)
[3] TCVN 9095:2011 (ISO/IEC 24735), Công nghệ thông tin – Thiết bị văn phòng – Phương pháp đo năng suất sao chép kỹ thuật số (Information technology – Office equipment – Method for measuring digital copying productivity)
[4] ISO/IEC 21117, Information technology – Office equipment – Copying machines and Multi-function devices – Information to be included in specification sheets and related test methods (Công nghệ thông tin – Thiết bị văn phòng – Máy sao chép và thiết bị đa chức năng – Thông tin bao gồm trong tờ thông số kỹ thuật và phương pháp thử có liên quan);
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Điều kiện và tham số thử nghiệm
5 Phương pháp thử
6 Tính và xử lý dữ liệu
7 Trình bày kết quả
Phụ lục A (tham khảo) Ví dụ trình bày báo cáo
Phụ lục B (tham khảo) Ví dụ báo cáo chi tiết đầy đủ
Phụ lục C (quy định) Mục tiêu thử cho phép đo năng suất sao chép
Thư mục tài liệu tham khảo
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9096:2011 (ISO/IEC 29183:2010) VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – THIẾT BỊ VĂN PHÒNG – PHƯƠNG PHÁP ĐO NĂNG SUẤT SAO CHÉP KỸ THUẬT SỐ VỚI BẢN GỐC MỘT MẶT | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN9096:2011 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Điện lực |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |