TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9166:2012 VỀ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG BẰNG BIỆN PHÁP ĐẦM NÉN NHẸ

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 27/12/2012

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9166 : 2012

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG BẰNG BIỆN PHÁP ĐẦM NÉN NHẸ

Hydraulic structure – Technical requirements for constuction by light compacted method

Lời nói đầu

TCVN 9166:2012 được chuyển đổi từ 14 TCN 2-85 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9166:2012 do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG BẰNG BIỆN PHÁP ĐẦM NÉN NHẸ

Hydraulic structure – Technical requirements for constuction by light compacted method

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này được sử dụng khi thi công các công trình thủy lợi bằng đất đắp: Đập đất, đê có cột nước không lớn hơn 10 mét, theo biện pháp đổ đất vào thân công trình và đầm bằng các máy đầm nén.

1.2. Tiêu chuẩn này chỉ quy định riêng cho biện pháp đầm nhẹ.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là rất cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8297:2009, Công trình thủy lợi – Đập đất – yêu cầu kỹ thuật trong thi công bằng phương pháp đầm nén.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Kỹ thuật thi công đầm đất bằng biện pháp đầm nhẹ (technical requirements for construction by light compacted method)

Bao gồm việc đổ đất hạt nhỏ (có chất lượng tương ứng) thành từng lớp nằm ngang có độ ẩm lớn hơn so với độ ẩm bình thường và việc đầm nó bằng máy đầm nén đầm lu, máy kéo bánh xích với số lượt đầm ít (2 đến 4 lượt).

4. Quy định chung

4.1. Để thi công các công trình thủy lợi bằng đất theo biện pháp đầm nén nhẹ vật liệu chủ yếu phải sử dụng các loại đất hạt nhỏ dạng á sét nhẹ và á cát, thỏa mãn các yêu cầu trong tiêu chuẩn này.

4.2. Khả năng áp dụng biện pháp đầm nén nhẹ phải dựa trên cơ sở các kết quả thí nghiệm ở trong phòng và ngoài hiện trường; tiến hành riêng đối với từng công trình theo các điều kiện cụ thể tại chỗ trên các bãi thí nghiệm. Việc tiến hành thí nghiệm ở ngoài hiện trường là bắt buộc.

5. Yêu cầu địa kỹ thuật đối với đất khi áp dụng biện pháp đầm nhẹ

5.1. Đất ở các bãi vật liệu sẽ dùng để đắp vào công trình, cần phải tiến hành tất cả các nghiên cứu địa kỹ thuật cần thiết theo các yêu cầu thông thường khi thiết kế các công trình đất đắp bằng phương pháp đầm nén

5.2. Cần xác định các đặc trưng địa kỹ thuật sau đây:

a) Khối lượng thể tích khô của đất ở trạng thái tự nhiên;

b) Độ ẩm tự nhiên;

c) Thành phần hạt (có phân ra các cỡ cho tới 0,005 mm);

d) Giới hạn dẻo và chỉ số độ dẻo;

e) Thành phần hóa học của nước thoát ra từ đất;

f) Vận tốc tan rã của các cục đất đặt trong nước, dước tác dụng của tải trọng.

CHÚ THÍCH: Đối với các công trình không cao hơn 6m thì các nghiên cứu địa kỹ thuật nhằm các mục đích đã nêu trên có thể chỉ hạn chế ở việc xác định:

a) Phân tích thành phần hạt bằng các sàng;

b) Giới hạn dẻo và chỉ số độ dẻo;

c) Vận tốc tan rã của các cục đất đặt trong nước dưới tác dụng của tải trọng.

5.3. Các đặc trưng địa kỹ thuật nêu ở điểm a, b, c, d, e, f điều 5.2 phải được xác định trên các mẫu chưa bị phá hoại (mẫu nguyên trạng).

5.4. Các đặc trưng địa kỹ thuật còn lại ở 5.2 phải được thực hiện theo các quy định trong TCVN 8217:2009.

5.5. Đất lấy từ bãi vật liệu để đắp bằng biện pháp đầm nén nhẹ phải thí nghiệm để xác định:

a) Khối thể tích khô của đất đã được đầm nén;

b) Mức độ đồng nhất của khối đất đã được đầm;

c) Độ ẩm của đất đắp;

d) Các đặc trưng thi công chủ yếu của phương pháp đổ đất vào các lớp (chiều dày các lớp đổ, phương pháp tăng độ ẩm, v.v…)

Mỗi một đặc trưng địa kỹ thuật cần được xác định không ít hơn 3 lần.

6. Những yêu cầu kỹ thuật đối với đất vật liệu dùng để thi công công trình đất bằng biện pháp đầm nhẹ

6.1. Những hạt đất nhỏ (á cát và á sét nhẹ) dùng để đắp vào thân công trình thủy lợi và đầm bằng biện pháp đầm nhẹ phải có các tính chất chủ yếu sau:

a) Nhanh chóng tan rã trong nước dước tác dụng của tải trọng; (khối đất lập phương có kích thước mỗi cạnh 5 cm đặt dưới một vật nặng 2,5 kg và để ngập trong nước phải tan rã trong vòng 3 min);

b) Tính đầm nén tốt trong điều kiện đất được tưới ẩm tới mức tối đa cho phép đối với điều kiện thi công, thì sau 2 đến 4 lần đầm phải tạo ra được khối đất khá đồng nhất, không còn lại các cục, các hang hốc cục bộ, các lỗ rỗng lớn chưa được nhét đầy đất v.v… và ngoài ra thông thường khối lượng thể tích khô phải không nhỏ hơn dung trọng khô quy định trong hồ sơ thiết kế và hồ sơ mời thầu.

CHÚ THÍCH: Không cho phép sử dụng đất hạt nhỏ đã bị xi măng hóa, vì dù chịu tải trọng, chúng cũng khó bị tan rã trong nước.

6.2. Có thể cho phép đắp đất có lẫn cuội sỏi vào thân công trình và đầm bằng biện pháp đầm nhẹ với điều kiện trong loại đất này cho phép sử dụng vật liệu đất có những hàm lượng đất hạt nhỏ không ít hơn 75 % (tính theo thể tích) và được phân bố đều giữa các viên cuội sỏi và thỏa mãn các yêu cầu của 6.1.

6.3. Hàm lượng các hợp chất hữu cơ và các muối tan trong nước có trong đất đắp phải thỏa mãn các yêu cầu kĩ thuật đối với đất dùng cho các công trình thủy lợi bằng đất (xem TCVN 8297:2009).

7. Xác định sơ bộ độ ẩm và độ chặt yêu cầu của đất đắp

7.1. Ngăn ngừa khả năng phát sinh đường thấm tập trung trong thân công trình đất, độ chặt tối thiểu của đất đắp phải bảo đảm độ đồng nhất như đã nêu trong 6.1, ngoài ra để tránh những biến dạng quá mức của thân công trình do trọng lượng bản thân nó thì khối lượng thể tích khô của đất đắp thông thường không được nhỏ hơn dung trọng khô quy định trong hồ sơ thiết kế.

CHÚ THÍCH: Với điều kiện bảo đảm độ đồng nhất của khối đất, có thể cho phép cá biệt có các trị số khối lượng thể tích khô thấp hơn, nếu các trị số này ứng với các điểm riêng biệt trong khối đắp cách xa nhau, và số mẫu không đạt tiêu chuẩn này không được lớn hơn 10 % tổng số các mẫu lấy thí nghiệm.

7.2. Độ ẩm của đất không được quá lớn so với giá trị quy định tại 7.5 để đảm bảo điều kiện làm việc của máy đầm và không tạo thành các vùng đất bùng nhùng.

7.3. Trị số khối lượng thể tích khô của mẫu đất lấy ở hố đào tại độ sâu không nhỏ hơn 2 m được coi là đặc trưng chính của độ chặt trong thân công trình đắp bằng đất và thi công theo biện pháp đầm nhẹ. Cho phép lấy mẫu đất phải lấy ở giữa lớp đất nằm ngay dưới lớp đất vừa đầm xong làm đặc trưng kiểm tra đơn giản của độ chặt của đất mới đắp.

7.4. Các trị số cuối cùng về độ chặt trung bình và độ ẩm của đất đắp bằng biện pháp đầm nhẹ phải được xác định trong quá trình đầm.

7.5. Trị số sơ bộ của độ ẩm theo khối lượng của đất trong lớp rải trên mặt công trình có thể lấy sơ bộ bằng:

Ip £ W £ lp + 0,5 ls                                                           (1)

trong đó:

lp là giới hạn dẻo;

Is là chỉ số độ dẻo.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp nếu tuân theo các điều kiện thi công, trong quá trình tiến hành đầm thí nghiệm có thể cho các máy đầm đi lại trên đất tơi xốp đã được tưới ẩm với độ ẩm cao hơn trị số sơ bộ nêu trên thì trị số độ ẩm này phải được tăng lên tương ứng.

7.6. Độ chặt và dung trọng của khối đất sau khi đắp phải thỏa mãn các yêu cầu trong hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu.

8. Quy trình thi công đầm bằng biện pháp đầm nhẹ

8.1. Rải đất vào thân công trình

8.1.1. Đất được rải vào thân công trình theo các lớp nằm ngang.

8.1.2. Đất được rải theo từng lớp ở trong phạm vi toàn bộ đường viền của công trình bắt đầu từ các chỗ thấp nhất.

8.1.3. Trước khi rải lớp đất đầu tiên, đất nền mềm (không phải là đá) đã được dọn sạch phải được xới sâu xuống từ 3 cm đến 5 cm bằng máy bừa đĩa. Trước khi rải lớp đất mới lên bề mặt lớp đất cũ cũng phải xới lớp đất cũ lên ở độ sâu từ 3 cm đến 5 cm.

8.1.4. Khi rải đất thành từng lớp và đầm bằng biện pháp đầm nhẹ thì những yếu tố thi công chủ yếu thỏa mãn yêu cầu về độ chặt (K) và dung trọng thiết kế (gk) quá trình thi công phải đảm bảo các yêu cầu sau về:

a) Chiều dày lớp đất rải;

b) Độ ẩm trung bình của đất đã rải;

c) Loại máy đầm và số lượt đầm.

8.1.5. Chiều dày của mỗi lớp rải ở trạng thái tơi xổp tùy thuộc vào các kết quả đầm thí nghiệm và loại máy đầm sử dụng; chiều dày thường lấy từ 15 cm đến 25 cm, không cho phép lớn hơn 25 cm.

8.1.6. Trong quá trình thi công, chiều dày của mỗi lớp phải khống chế như nhau trên toàn bộ diện tích công trình.

8.1.7. Đất chuyển từ bãi vật liệu tới mặt bằng thi công phải đảm bảo làm tơi ra, các cục cá biệt có đường kính không vượt quá 8 đến 10 cm.

8.1.8. Độ ẩm lớn nhất của đất đắp được khống chế bởi điều kiện đi lại không khó khăn của máy đầm trên lớp đất tơi vừa mới rải và điều kiện không cho tạo thành các vùng đất cục bộ bùng nhùng. Các trị số độ ẩm phải được chọn sao cho sau 2 đến 4 lần đầm thì độ bão hòa nước phải đạt trị số gần bằng 0,90. Trị số độ ẩm giới hạn này được xác định khi đầm thí nghiệm.

8.1.9. Đất đem đắp chưa thỏa mãn quy định về độ ẩm thì phải tưới nước bổ sung để đủ độ ẩm quy định.

8.1.10. Tưới nước bổ sung cho đất đắp, có thể sử dụng 3 biện pháp tưới dưới đây:

a) Tưới lớp đệm;

b) Tưới bề mặt;

c) Tưới hỗn hợp;

8.1.11. Thi công tưới nước theo biện pháp tưới lớp đệm phải được tiến hành theo các trình tự sau:

a) Bề mặt của lớp đất cũ đã được đánh xờm;

b) Sau từ 1 h đến 2 h tiến hành rải đất lên trên lớp đất vừa được tưới để nước kịp thấm ướt vào lớp đất vừa được tưới và để các vũng nước trên bề mặt không còn có thể gây trở ngại cho các công tác thi công tiếp theo;

c) Tiến hành đầm nén sau khi đổ và san lớp đất tiếp theo.

8.1.12. Biện pháp tưới bề mặt được tiến hành bằng cách tưới thẳng nước lên trên bề mặt của lớp đất vừa đổ và san xong. Để độ ẩm của lớp đất vừa tưới được phân bố đều (thường là phần trên của lớp đất được tưới có độ ẩm lớn hơn) thì sau khi tưới nước phải nghỉ khoảng từ 2 h đến 3 h sau đó mới bắt đầu đầm. Khoảng thời gian nghỉ này được quyết định trong từng trường hợp thi công cụ thể tùy thuộc vào loại đất đắp, điều kiện thời tiết, khí hậu, …

8.1.13. Nếu sử dụng biện pháp tưới mặt mà độ chặt của đất vẫn không đạt yêu cầu, thì cần phải chuyển sang biện pháp tưới nước hỗn hợp.

8.1.14. Biện pháp tưới nước hỗn hợp là biện pháp tưới lớp đệm kết hợp với tưới mặt, có nghĩa là bằng cách tưới bổ sung cho lớp đất đã đầm trước và tưới nước lên bề mặt của lớp đất tơi xốp vừa mới đổ. Khi áp dụng biện pháp tưới hỗn hợp, cần phải tuân theo các chỉ dẫn của 8.1.11 và 8.1.12.

8.1.15. Cường độ tưới ẩm cho đất đã rải thành lớp phải là lớn nhất có thể theo điều kiện đi lại của máy đầm và để sau khi đầm xong không được tạo thành các chỗ hoặc các vùng đất bùng nhùng có diện tích lớn hơn 3 m2. Trong trường hợp tạo thành các đệm bùng nhùng có diện tích lớn hơn 3 m2, thì ở tại các vùng đệm này sau khi đầm xong và khi rải lớp đất tiếp theo phải tưới ít hơn và trong một số trường hợp, hoàn toàn không được tưới nữa.

8.1.16. Phải tiến hành đầm 2 đến 4 lần tùy thuộc vào loại máy đầm và chiều dày của lớp đất rải. Nếu dùng máy đầm Iu nên dùng loại lu mặt nhẵn hoặc có gờ. Không được dùng đầm chân dê.

8.1.17. Phải cho máy đầm chạy dọc theo trục của công trình, cấm không được đầm theo hướng vuông góc với trục công trình. Khi đầm, vệt đầm mới phải đè lên vệt đầm cũ một khoảng chiều rộng bằng 10 cm đến 12 cm.

8.1.18. Sau khi đầm xong một lớp, lớp tiếp theo phải được rải và đầm tương tự như lớp vừa thi công xong.

8.2. Giám sát việc thi công đắp đất

8.2.1. Mục đích của công tác giám sát khi thi công đắp đất và đầm bằng biện pháp đầm nhẹ là tiến hành quan sát theo dõi chấp hành quy trình kỹ thuật trong thi công và chất lượng của công trình đã thi công xong.

8.2.2. Các nhiệm vụ chủ yếu của việc kiểm tra hàng ngày là:

a) Kiểm tra chất lượng đất khai thác từ các bãi vật liệu và các khoang đào dùng để đắp vào thân công trình;

b) Kiểm tra chấp hành qui trình kỹ thuật thi công và chất lượng các công việc khi thi công công trình;

c) Ghi chép kịp thời tất cả điều kiện thị công và tình trạng thi công của công trình.

8.2.3. Khi thi công các công trình bằng đất lớn, để đảm bảo việc kiểm tra hàng ngày được tốt thì phải thành lập một tổ kiểm tra đất và một phòng thí nghiệm địa kỹ thuật trực thuộc tổ này.

Khi thi công ồ ạt nhiều hạng mục thì ở mỗi một công trường cần ít nhất có một tổ kiểm tra. Những thí nghiệm đơn giản về xác định độ ẩm và khối lượng thể tích khô có thể được tiến hành ở ngay hiện trường (nếu có các thiết bị đơn giản cần thiết) hoặc ở phòng thí nghiệm địa kỹ thuật được tổ chức ra để phục vụ cho thi công công trình.

8.2.4. Khi kiểm tra chất lượng của đất ở bãi vật liệu đắp vào thân công trình, phải kiểm tra xem đất đó có phù hợp với các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn kĩ thuật đối với bãi vật liệu dùng cho công trình đang xây dựng hay không; việc kiểm tra chất lượng đất ở bãi vật liệu cần được tiến hành theo chu kỳ trong suốt thời gian khai thác bãi vật liệu, bằng cách xác định các đặc trưng địa kỹ thuật đã nêu từ 5.1 đến 5.3 và bằng cách quan sát bằng mắt thường về tính đồng nhất của đất đắp.

8.2.5. Đồng thời với việc kiểm tra liên tục, sự chấp hành quy trình kỹ thuật của công tác thi công đất theo các mục từ 8.1.1 đến 8.1.14; trong đó cần chú ý quan tâm đến các vấn đề như: đảm bảo chiều dày lớp rải đã quy định và biện pháp tưới nước đã chọn, đảm bảo độ ẩm quy định, bảo đảm đầm đúng quy trình, xử lý đúng khi có các chỗ bùng nhùng, bảo đảm đánh xờm kỹ bề mặt của lớp đã đầm xong, trước khi rải lớp mới lên trên.

8.2.6. Khi thi công xong mỗi lớp, cần phải tiến hành đánh giá chất lượng công việc đã làm và ghi chép lại các số liệu tương ứng.

8.2.7. Việc kiểm tra chất lượng thi công đất ở các công trình cao tới 6 m cần được thực hiện bằng cách xác định thông thường khối lượng thể tích khô, độ ẩm của đất cũng như kiểm tra bằng mắt thường tính đồng nhất của đất đắp theo các mẫu lấy từ các hố đào kiểm tra, đối với các công trình có chiều cao hơn 6 m thì theo các mẫu lấy từ các hố đào kiểm tra và hố đào cơ bản.

CHÚ THÍCH: Trong quá trình kiểm tra thường ngày, để đánh giá độ chặt của đất đắp cùng với việc xác định khối lượng thể tích khô, cho phép sử dụng các thiết bị đo độ chặt đã được chuẩn chính xác. Số lần xác định độ chặt bằng dụng cụ đo độ chặt đã được định chuẩn không được vượt quá 50% tổng số lần xác định khối lượng thể tích khô của đất.

8.2.8. Trung bình mỗi lần đắp được 200 m2 đến 300 m2 cần tiến hành đào một hố đào kiểm tra sâu từ 35 cm đến 40 cm để lấy 3 mẫu ở giữa lớp đất nằm ngay dưới lớp đất vừa đầm xong, để tiến hành thí nghiệm các chỉ tiêu chất lượng theo qui định.

8.2.9. Đối với các công trình cao hơn 6m, để kiểm tra chất lượng đất đắp ngoài việc đào các hố đào kiểm tra ra còn phải đào các hố đào cơ bản. Trung bình cứ 700 m2 đến 800 m2 bề mặt đất đắp thì phải đào một hố cơ bản này. Chiều sâu của các hố đào cơ bản không được nhỏ hơn 2 m. Theo chiều cao đắp của công trình thì cứ đắp được 10 lớp cần phải đào các hố đào cơ bản.

Các mẫu được lấy ở đáy và ở nửa chiều sâu của hố đào, mỗi vị trí lấy 2 mẫu.

8.2.10. Trong trường hợp khối lượng thể tích khô của đất đắp không đạt yêu cầu so với chỉ dẫn ở 7.1 (theo các kết quả thí nghiệm mẫu lấy ở các hố đào kiểm tra) thì cần phải kiểm tra lại quy trình đổ, đầm đất và mức độ tưới nước.

Khi thấy cần thiết phải tăng khối lượng thể tích khô của đất đắp thì cần tăng thêm lượng nước tưới và số lần đầm. Trong tất cả các trường hợp tương tự như vậy, cần phải ghi chép tương ứng trong nhật ký thi công.

8.2.11. Quan sát tình trạng của công trình đang thi công cần kiểm tra phát hiện các hiện tượng xảy ra như: nứt bề mặt đất đắp, sự tạo thành các vết nứt, sự chuyển vị và sự chuyển trượt đất ở mái của công trình v.v…nếu có, phải báo các cơ quan quản lý có liên quan để có biện pháp xử lý.

8.2.12. Khi thực hiện việc kiểm tra thường ngày phải ghi chép và lập thành tài liệu chính xác tỉ mỉ về quá trình thi công, về các nghiên cứu và thí nghiệm đã tiến hành và tất cả những kết quả quan sát về tình trạng công trình.

8.2.13. Sau khi thi công được 3 tháng, cần đào những hố đào (hoặc hố khoan) bổ sung có chiều sâu bằng một nửa chiều cao của công trình tại những nơi đó. Trung bình cứ 700 m2 đến 800 m2 diện tích mặt bằng của công trình thì phải đào một hố. Đối với các công trình cao hơn 6m các hố đào bổ sung được bố trí cạnh các hố đào cơ bản.

8.2.14. Trong các hố đào (hố khoan) bổ sung, kể từ chiều sâu 1m bắt đầu lấy mẫu và sau đó cứ cách 2 m chiều sâu lại lấy một lượt mẫu, mỗi lượt lấy 3 mẫu nguyên trạng để xác định các đặc trưng địa kỹ thuật sau đây:

a) Khối lượng thể tích của đất đắp;

b) Khối lượng thể tích khô của đất đắp;

c) Độ ẩm;

d) Độ rỗng và hệ số độ rỗng;

e) Hệ số bão hòa nước;

f) Góc ma sát trong và lực dính kết;

g) Mức độ thấm của đất (hệ số thấm).

8.3. Nhật ký thi công

– Nhật ký thi công là tài liệu cơ bản, bắt buộc phải ghi từ khi bắt đầu thi công đến khi đưa công trình vào khai thác; phải ghi rất đầy đủ cẩn thận, phù hợp với biểu mẫu quy định tại Phụ lục A.

– Nhật ký thi công hàng ngày phải có chữ ký của trưởng ban chỉ huy công trường hoặc của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của hạng mục.

9. Yêu cầu kỹ thuật thí nghiệm

9.1. Thí nghiệm đầm nén hiện trường

9.1.1. Việc nghiên cứu sơ bộ biện pháp đầm nhẹ ở ngoài hiện trường được tiến hành bằng cách đắp đất ở các khu thí nghiệm riêng biệt nhằm:

– Theo các số liệu tại 5.4 xác định lần cuối cùng về khả năng có thể dùng các loại đất ở bãi vật liệu hiện có để xây dựng công trình bằng đất bằng biện pháp đầm nhẹ;

– Xác định các điều kiện thi công tối ưu: độ ẩm lớn nhất có thể của đất đắp, theo điều kiện thi công và biện pháp tưới ẩm; độ chặt cần thiết của thân công trình (để đảm bảo tính đồng nhất của khối đất đắp), chiều dày của lớp đất rải: số lần đầm bằng các máy hiện có (trong phạm vi 2 lần đến 4 lần), v.v…

9.1.2. Khu thí nghiệm có thể được bố trí ở trong phạm vi hoặc ở ngoài phạm vi của công trình thi công. Khi tổ chức bãi đầm thí nghiệm ở trong phạm vi của công trình thi công (loại trừ được sự làm tăng khối lượng đất đắp) thì việc đắp thí nghiệm phải được tiến hành ngay sau khi kết thúc công việc chuẩn bị nền, và đắp thí nghiệm trong phạm vi 4 lớp đầu tiên. Khi đó cần phải bố trí bãi đầm thí nghiệm ở phần ít trọng yếu nhất của công trình, ví dụ như ở vùng lăng trụ hạ lưu của đập.

Trong trường hợp kết quả đầm nhẹ không đạt yêu cầu thì việc thi công lớp tiếp theo được tiến hành với số lần đầm tiêu chuẩn (đã được xác định sau lần thí nghiệm 1), sau khi đã dầm tăng cường bổ sung cho bốn lớp đất đã đắp ban đầu.

9.1.3. Đối với mỗi loại ở bãi vật liệu dự kiến dùng để đắp vào công trình phải bố trí 2 khu thí nghiệm A và B như sơ đồ bố trí khu thí nghiệm.

9.1.4. Chiều dài của mỗi khu thí nghiệm lấy khoảng bằng 20 m không kể đường vào các khu này. Chiều rộng của mỗi khu chọn tùy thuộc vào chiều rộng của công trình thi công, thường lấy từ 24 m đến 32 m. Chiều dài của đoạn đường này được quyết định bởi khả năng di chuyển của máy đầm, còn chiều rộng của nó bằng chiều rộng của khu thí nghiệm.

9.1.5. Để xác định chiều dày tối ưu của lớp đất đắp đầm bằng lu, chiều dày của lớp đầu tiên và lớp thứ hai quy định bằng 20 cm, còn chiều dày mỗi lớp tiếp theo lấy bằng 25 cm. Trường hợp đầm bằng máy kéo thì chiều dày không được vượt quá 15 cm.

9.1.6. Để đầm thí nghiệm phải sử dụng chính loại máy đầm đã được dự kiến trong thiết kế hay loại máy mà trong thực tế thi công sẽ được sử dụng tại công trường.

9.1.7. Theo chiều rộng mỗi khu thí nghiệm được chia thành 3 hoặc 4 dải bằng nhau trong phạm vi các dải đó đất được tưới ẩm với mức độ khác nhau cụ thể: ở một dải ngoài cùng sẽ được rải đất có độ ẩm tương ứng với giới hạn dưới của độ dẻo (A); ở dải ngoài cùng phía bên kia sẽ rải đất có độ ẩm tới giới hạn lớn nhất nhưng vẫn đảm bảo cho các máy đầm có thể đi lại trên đó được; ở một hoặc 2 dải giữa sẽ rải đất các độ ẩm ở khoảng giữa độ ẩm của các lớp ngoài cùng.

9.1.8. Ở khu A việc tăng độ ẩm cả 4 dải đều được thực hiện bằng biện pháp tưới mặt nghĩa là tưới lên bề mặt lớp đất vừa mới rải xong chưa đầm hoặc đắp bằng đất đã được tưới trước ở ngay bãi vật liệu.

9.1.9. Khu B việc tăng độ ẩm cả 4 dải đều được thực hiện bằng biện pháp tưới đệm. Trong trường hợp cần thiết thì ở khu này cũng sử dụng biện pháp tưới nước hỗn hợp.

9.1.10. Việc đầm lớp đất đã rải ở từng dải được tiến hành như sau: Các dải có độ ẩm của đất rất gần với độ ẩm bình thường (W » Ip) thì đầm 8 đến 10 lần, còn khi đất có độ ẩm rất gần với độ ẩm giới hạn trên thì đầm 3 đến 4 lần bằng máy đầm.

9.1.11. Các nội dung quy định còn lại về thi công ở các khu thí nghiệm phải phù hợp với các chỉ dẫn từ 8.1.1 đến 8.1.17.

9.2. Các quan sát và nghiên cứu ở khu thí nghiệm

9.2.1. Đối với từng khu thí nghiệm, trước khi đắp lớp đầu tiên cần phải hoàn thành việc xác định tất cả các đặc trưng địa kỹ thuật của đất bãi vật liệu dùng để đắp vào công trình như đã nêu ở 5.1 đến 5.4.

9.2.2. Trong quá trình đầm từng lớp đất sau mỗi một lượt đầm, tại mỗi dải ở giữa lớp vừa đầm và ở giữa lớp nằm ngay dưới lớp đang đầm lấy ở mỗi lớp 3 mẫu đất để xác định khối lượng thể tích khô, độ ẩm và độ đồng nhất của đất.

Cùng với việc xác định khối lượng thể tích bằng phương pháp trong phòng thí nghiệm cần tiến hành xác định khối lượng thể tích khô bằng các dụng cụ đo độ chặt khác, nhằm thành lập đường cong định chuẩn để làm cơ sở cho việc sử dụng chúng khi thi công.

9.2.3. Sau khi thi công xong tất cả 4 lớp thí nghiệm, tại mỗi dải của khu thí nghiệm phải đào một hố đào có chiều sâu bằng tổng chiều dày của 4 lớp đã đắp. Trong hố đào này cứ cách từ 0,20 m đến 0,25 m theo chiều sâu lại lấy 2 mẫu đất để xác định khối lượng thể tích khô, độ ẩm, độ đồng nhất cuả khối đất.

9.2.4. Trong suốt quá trình tiến hành tại khu thí nghiệm theo sơ đồ bố trí khu thí nghiệm cần phải ghi chép tỉ mỉ các tình huống và chi tiết thi công, cũng như các kết quả nghiên cứu và quan sát đã thu nhận được.

9.2.5. Trên cơ sở các kết quả thí nghiệm sẽ quyết định khả năng sử dụng đất bãi vật liệu hiện có để xây dựng công trình bằng biện pháp đầm nhẹ cũng như tất cả các yếu tố thi công phù hợp với biện pháp thi công đầm nén nhẹ.

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CÁC KHU THÍ NGHIỆM

Đường vào

Đoạn A

Đường vào

Đoạn B

Đường vào

24 m đến 32 m

Dải số 1

Độ ẩm tương ứng với trị số W » lp 8 đến 10 lần đầm

Dải số 1

Độ ẩm tương ứng với trị số w » A 8 đến 10 lần đầm

Dải số 2

Độ ẩm tương ứng với trị số w » lp+ 0,20ls 3 đến 4 lần đầm

Dải số 2

Độ ẩm tương ứng với trị số w » A + 0,20F 3 đến 4 lần đầm

Dải số 3

Độ ẩm tương ứng với trị số w » A + 0,40F 3 đến 4 lần đầm

Dải số 3

Độ ẩm tương ứng với trị số W » A + 0,40F 3 đến 4 lần đầm

Dải số 4

Độ ẩm giới hạn lớn nhất có thể

3 đến 4 lần đầm

Dải số 4

Độ ẩm giới hạn lớn nhất có thể

3 đến 4 lần đầm

~ 10 m

Tăng độ ẩm bằng tưới nước bề mặt hoặc tưới nước ở bãi vật liệu

~ 10 m

Tưới lớp đệm hoặc tưới hỗn hợp

~ 10 m

CHÚ THÍCH; Độ ẩm ở các dải số 1 đến dải số 3 đã được cho một cách tương ứng.

Ký hiệu: W là độ ẩm theo khối lượng;

lp là giới hạn dẻo;

ls là chỉ số dẻo.

 

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

A.1 – NHẬT KÝ THI CÔNG TRÌNH BẰNG ĐẤT ĐẦM BẰNG BIỆN PHÁP ĐẦM NHẸ

Trang đầu của nhật ký là trang giới thiệu công trình trong đó có ghi:

1. Tên công trường và tên hạng mục công trình

2. Chiều cao lớn nhất của công trình (m)

3. Khối lượng công việc (m3).

NHẬT KÝ THI CÔNG No

V/v thi công: (Tên gọi công trình bằng đất)

1. Nơi thi công (vị trí công trình)

2. Tên cơ quan tư vấn thiết kế

3. Ngày duyệt hồ sơ thiết kế

4. Tên đơn vị thi công

5. Người chịu trách nhiệm thi công

6. Thời gian bắt đầu thi công …

7. Thời gian kết thúc thi công

8. Cuốn nhật ký bao gồm … trang, đã được … đánh số.

Ngày … tháng … năm …

(Chữ ký, họ tên của người cấp nhật ký)

Những trang tiếp theo bao gồm 3 phần:

Phần 1: Thi công các công việc

Phần 2: Ghi chép về việc đào các hố đào và lấy các mẫu đất ở thân công trình

Phần 3: Ghi chép về các quan sát tình trạng của công trình đang thi công

Thành phần và khối lượng các điều ghi chép của từng phần được quy định theo các mẫu dưới đây:

Phần 1

A.2 – MẪU GHI CHÉP NHẬT KÝ THI CÔNG CÁC CÔNG VIỆC

Ngày tháng và ca

Tên của khu

Số thự tự của lớp

Cao trình bề mặt của lớp trước

Chuẩn bị bề mặt của lớp trước (bừa cào đánh xờm…)

Thời gian bắt đầu rải lớp đất

Chiều dày của lớp đất vừa rải

Số thứ tự các bãi vật liệu lấy đất

Tình trạng của đất rải vào lớp (khô, ẩm, vón cục …)

Loại máy vận chuyển đất

Phương phàp tưới ẩm cho đất

Thời gian bắt đấu tưới nước

Thời gian bắt đầu đầm

Loại máy đầm và trọng lượng của nó

Số lượng máy đầm

Số lượng máy đầm

Chiều dày của lớp đã đầm

Tình hình thời tiết

Chú thích

Chữ ký của cán bộ kỹ thuật theo dõi thi công

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

1. Ở cột “chú thích” cần ghi: a. các tài liệu về kiểm tra nghiệm thu nền;

b) Gián đoạn trong thi công, công nhân và máy ngừng làm việc các trục trặc đáng kể về tổ chức, nêu nguyên nhân và biện pháp khắc phục;

c) Tất cả những gì thi công không đúng với thiết kế;

d) Những việc sửa lại cho đúng;

e) Sự tạo thành các chỗ đệm bùng nhùng và các biện pháp đã áp dụng để loại trừ chúng;

g) Những vấn đề ghi chép có giá trị khác theo quan điểm của người thi công.

2. Nhiệt độ không khí trong bóng râm đo 3 lần trong ngày: lúc 7 h, 13 h và 21 h;

3. Trong Điều A.2 phải có kèm theo:

a) Mặt bằng mẫu bố trí các khu;

b) Mặt cắt ngang của công trình có ghi cao trình, số thứ tự các lớp ở trạng thái đã đầm xong;

c) Tiến độ thi công.

 

Phần 2

A.3 – MẪU GHI CHÉP VỀ VIỆC ĐÀO CÁC HỐ ĐÀO, VÀ LẤY CÁC MẪU ĐẤT

Ở THÂN CÔNG TRÌNH

Ngày tháng

Ký hiệu

Vị trí

Cao trình (miệng hố)

Cao trình đáy hố đào (chiều sâu của hố)

Các mẫu đất lấy từ hố đào

Nhận xét về các kết quả nghiên cứu các mẫu

Chú thích

Chữ ký của cán bộ kỹ thuật theo dõi thi công

Ký hiệu mẫu

Nơi lấy mẫu tính theo độ sâu mẫu

Mô tả tóm tắt mẫu đất và

Mô tả tóm tắt mẫu đất và thành hố đào qua quan sát bằng mắt

Khối lượng thể tích khô của đất

Tính đồng nhất của khối đất (không còn các cục lỗ hổng cục bộ không còn các lỗ rỗng chưa được nhét đầy bằng các hạt đất)

Độ ẩm của đất

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

CHÚ THÍCH: A.3 đi kèm mặt bằng ghi vị trí các hố đào cùng với các cao trình miệng và đáy hố đào.

 

Phần 3

A.4 – MẪU GHI CHÉP VỀ CÁC QUAN SÁT TÌNH TRẠNG CỦA

CÔNG TRÌNH ĐANG THI CÔNG

Năm và tháng

Ngày

Nơi phát hiện ra khuyết tật

Đặc trưng của khuyết tật được phát hiện

Biện pháp loại trừ khuyết tật

Các số liệu đo thủy chuẩn các mốc đặt vào công trình

Các chỉ số của ống đo áp

Chú thích

Số thứ tự của tuyến và của mốc

Cao trình mốc

Thứ tự tuyến và thứ tự ống đo áp

Cao trình mặt nước trong ống đo áp

Cao trình mặt nước thượng hạ lưu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9166:2012 VỀ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG BẰNG BIỆN PHÁP ĐẦM NÉN NHẸ
Số, ký hiệu văn bản TCVN9166:2012 Ngày hiệu lực 27/12/2012
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Xây dựng
Ngày ban hành 27/12/2012
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản