TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9214: 2012 VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU VỰC – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 28/12/2012

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9214:2012

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU VỰC – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Polyclinic – Design standard

Lời nói đầu

TCVN 9214 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm đnh, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU VỰC – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Polyclinic – Design standard

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới, thiết kế cải tạo và nâng cp các Phòng khám đa khoa khu vực trên toàn quốc.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4470 : 2012[1])Bệnh viện đa khoa – Tiêu chuẩn thiết kế.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này s dụng các thuật ngữ, định nghĩa nêu trong TCVN 4470 : 2012 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1. Phòng khám đa khoa khu vực

Là nơi thực hiện các hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khoẻ ban đầu, cung cấp các dịch vụ y tế: phòng bệnh, khám – chữa bệnh, điều trị ngoại trú, điều trị các bệnh thông thường và một số bệnh chuyên khoa.

3.2. Khu Khám và điều tr ngoại trú

Là khu tiếp đón, khám bệnh, chẩn đoán, phân loại và xử trí ban đầu cho bệnh nhân thuộc phạm vi phụ trách, thực hiện công tác điều trị ngoại trú và hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

3.3Khu Điều trị

Là nơi khám chữa bệnh theo đặc thù của từng chuyên khoa, được chia theo các chuyên khoa độc lập để quản lý và điều trị.

3.4Khu tạm lưu bệnh nhân

Là khu điều trị cho các bệnh nhân cần theo dõi, bệnh nhân nặng chờ chuyển lên tuyến trên.

4. Quy định chung

4.1. Phòng khám đa khoa khu vực có bán kính phục vụ từ 10 km đến 15 km.

4.2. Thiết kế, xây dựng phòng khám đa khoa khu vực phải đảm bo an toàn, bền vững, thích dụng, mỹ quan, phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên và đáp ứng nhu cầu sử dụng, đảm bảo vệ sinh môi trường.

4.3. Thiết kế, xây dựng phòng khám đa khoa khu vực phải phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương, tương ứng với cấp quản lý đồng thời xét đến khả năng m rộng, điều chỉnh và cải tạo nâng cấp trong tương lai.

4.4. Thiết kế, xây dựng Phòng khám đa khoa khu vực phải đảm bo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng, đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khỏe theo quy định hiện hành [1], [2].

5. Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng

5.1. Yêu cầu về khu đất xây dựng

5.1.1. Vị trí khu đất xây dựng thuận tiện kết nối giao thông liên xã, liên huyện, khu vực dân cư và phù hợp với quy hoạch chung.

5.1.2. Khu đất xây dựng phải có điều kiện vệ sinh môi trường tốt, có đủ nguồn cấp nước sạch thường xuyên, đảm bảo vệ sinh và các đầu mối kỹ thuật khác liên quan đến xây dựng công trình.

5.2. Yêu cu v quy hoạch tổng mặt bằng

5.2.1. Mật độ xây dựng tối đa và mật độ cây xanh tối thiểu phải tuân th quy định về quy hoạch xây dựng [3].

5.2.2. Quy mô của Phòng khám đa khoa khu vực và ch tiêu diện tích đt tối thiểu được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Quy mô và ch tiêu diện tích đất tối thiểu xây dựng Phòng khám đa khoa khu vực

Quy mô

S giường bệnh

giường

S lần khám trong ngày

lần

Diện tích đất ti thiểu

ha

Lớn

từ 11 đến 15

từ 120 đến 150

0,24

Nh

từ 6 đến 10

từ 80 đến 120

0,20

6. Nội dung công trình và giải pháp thiết kế

6.1. Phòng khám đa khoa khu vực gồm:

– Khu Khám và điều tr ngoại trú;

– Khu điều trị;

– Khu tạm lưu bệnh nhân;

– Khu Hành chính – Hậu cần kỹ thuật;

– Khu phụ trợ.

6.2. Các yêu cu về kích thước thông thủy

6.2.1. Chiều cao phòng

6.2.1.1. Chiều cao thông thủy tối thiểu của các gian phòng trong phòng khám đa khoa khu vực được quy định là 3,0 m và được phép thay đổi tùy theo yêu cu của từng phòng trong phòng khám.

6.2.1.2. Chiều cao thông thủy các phòng tắm rửa, xí tiểu, kho đồ vật bẩn không nhỏ hơn 2,4 m.

6.2.2. Kích thước hành lang

– Chiều rộng của hành lang giữakhông nhỏ hơn 2,4 m;

– Chiều rộng ca hành lang giữa (có di chuyển giường đy, kết hợp chỗ đợi): không nhỏ hơn 3,0 m;

– Chiều rộng ca hành lang bên: không nhỏ hơn 1,5 m;

– Chiều rộng của hành lang bên (có di chuyển giường đy, kết hp chỗ đợi): không nhỏ hơn 2,4 m;

– Chiều cao hành lang: không thp hơn 2,7 m.

CHÚ THÍCH: Phải bố trí tay vịn hai bên hành lang trong bệnh viện để trợ giúp cho người khuyết tật và người bệnh. Độ cao lắp đặt tay vịn t 0,75 m đến 0,8 m.

6.2.3. Kích thước cửa đi

– Chiều cao của cửa đi: không thấp hơn 2,1 m;

– Chiều rộng của cửa đi một cánh: không nhỏ hơn 0,9 m;

– Chiều rộng của cửa đi hai cánh: không nhỏ hơn 1,2 m;

– Chiều rộng của cửa đi chính vào các phòng tiểu phẫu, đỡ đẻ, cấp cu: không nhỏ hơn 1,6 m;

– Chiều rộng của cửa đi chính của phòng chiếu chụp: không nhỏ hơn 1,4 m;

– Chiều rộng cửa phòng vệ sinh: không nhỏ hơn 0,8 m.

6.2.4. Kích thước cu thang và đường dc

Thiết kế thang bộ phải đảm bo các quy định về an toàn sinh mạng và sức khỏe [2] cho người sử dụng và đáp ứng yêu cầu sau:

– Chiều rộng của mỗi vế thang: không nh hơn 1,5 m;

– Chiều rộng của chiếu ngh cầu thang: không nhỏ hơn 1,5 m;

– Độ dốc của đường dốc: không lớn hơn 1:10;

– Chiều rộng của đường dốc: không nhỏ hơn 2,1 m;

– Chiều rộng của chiếu nghỉ đường dốc: không nhỏ hơn 2,4 m;

– Tại lối ra vào chính phải có đường dốc dành cho người khuyết tật có chiu rộng: không nhỏ hơn 1,2 m.

6.3. Khu Khám và điều trị ngoại trú

6.3.1. Diện tích tối thiểu các phòng trong Khu Khám và điều trị ngoại trú được quy định trong Bảng 2.

6.3.2. Số chỗ đợi cho bệnh nhân và người nhà được tính với tiêu chuẩn từ 25 % đến 30 % tổng số lượt khám trong ngày với chỉ tiêu diện tích 1,6 m²/chỗ.

Bảng 2 – Diện tích tối thiểu các phòng trong Khu khám và điu trị ngoại trú

Loại phòng

Diện tích tối thiểu

Quy mô nhỏ

từ 6 giường đến 10 giường

Quy mô ln

từ 11 giường đến 15 giường

1. Khám – điều trị nội khoa

18 m²/chỗ x 1 chỗ khám

18 m²/chỗ x 2 chỗ khám

2. Khám – điều trị ngoại khoa

12 m²/chỗ x 1 chỗ khám

12 m²/chỗ x 2 chỗ khám

3. Phòng th thuật

từ 18 m²/phòng đến 24 m²/phòng

4. Khám – điu trị nhi khoa

12 m²/chỗ x 1 chỗ khám

12 /chỗ x 2 chỗ khám

5. Khám thai – sản

15 m²/chỗ x 1 chỗ khám

15 m²/chỗ x 1 chỗ khám

6. Khám các bệnh phụ khoa

15 m²/chỗ x 1 chỗ khám

15 m²/chỗ x 1 chỗ khám

7. Khám – điều trị Răng – Hàm – Mặt, Tai – Mũi – Họng và Mắt

8 m²/chỗ 3 chỗ khám

 1 ghế khám RHM

 1 ghế khám TMH

 1 ghế khám Mắt

8 m²/chỗ x 3 đến 4 chỗ khám

– 2 ghế khám RHM

 1 ghế khám TMH

 1 ghế khám Mắt

8. Khám chữa bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền

18 m²/chỗ x 1 chỗ khám

18 m²/chỗ x 1 chỗ khám

9. Quản lý – điều tr, theo dõi bệnh xã hội

9 m²/ bàn làm việc

9 m²/ bàn làm việc

10. Xét nghiệm

15 m²/ 03 bàn xét nghiệm

15 m²/ 03 bàn xét nghiệm

11. Chn đoán hình ảnh

 

 

– Phòng máya)

20 m²/máy

20 m²/máy

– Phòng điều khiển

6 m²/phòng

6 m²/phòng

– Phòng rửa phim

18 m²/phòng

18 m²/phòng

– Siêu âm

9 m²/máy x 01 máy

9 m²/máy x 02 máy

– Phòng phụ trợ

9 m²/phòng

12. Thăm dò chức năng

 

 

– Nội soi dạ dày

24 /phòng x 01 phòng

– Điện tim

18 m²/phòng x 01 phòng

24 m²/phòng x 01 phòng

CHÚ THÍCH:a) Nếu máy Xquang có bản thiết kế phòng chụp Xquang của nhà sản xut kèm theo, kích thước phòng tthiểu phải không nhỏ hơn kích thước quy định bởi nhà sản xuất và không nhỏ hơn tiêu chudiện tích nêu trên.

6.4. Khu Điều trị

6.4.1. Diện tích tối thiểu các phòng trong khu Điều trị được quy định trong Bảng 3.

6.4.2. Các phòng trong khu Điều tr phải liên hệ thuận tiện với nhau và với khu Hành chính – hậu cần kỹ thuật.

6.4.3. Mi Phòng khám đa khoa khu vực phải có ít nhất một phòng cấp cứu đạt ch tiêu diện tích quy định trong Bảng 3.

6.4.4. Phòng th thuật kế hoạch hóa gia đình phải có chỗ đợi riêng.

Bng 3 – Diện tích tối thiểu các phòng trong khu Điều tr

Loại phòng

Diện tích tối thiểu

1. Cấp cứu

24 m²/chỗ cp cứu

2. Tiểu phẫu

15 /bàn tiểu phẫu

3. Phòng đẻ a)

15 m²/bàn đỡ đ

4. Dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình

15 /bàn th thuật

CHÚ THÍCH: a) Bao gồm: 01 bàn đ đẻ và 01 bàn đón trẻ sơ sinh, 01 bàn để dụng cụ và lavabô.

6.5. Khu Tạm lưu bệnh nhân

6.5.1. Diện tích tối thiểu các phòng tạm lưu bệnh nhân được quy định trong Bảng 4.

Bảng 4 – Diện tích tối thiu các phòng tạm lưu bệnh nhân

Loại phòng

Diện tích ti thiểu

Quy mô nhỏ

từ 6 giường đến 10 giường

Quy mô lớn

từ 11 giường đến 15 giường

1. Bệnh nhân thông thường a)

6 m²/giường x 02 đến 04 giường

6 m²/giường x 05 đến 09 giường

2. Bệnh nhân truyền nhiễm b)

6 m²/giường x 01 đến 02 giường

6 m²/giường x 02 giường

3. Bệnh nhân cấp cứu b)

6 m²/giường x 01 đến 02 giường

6 m²/giưng x 02 giường

4. Sn phụ c)

15 m²/02 giường

CHÚ THÍCH:

a) Phòng bệnh nhân nam/nữ riêng biệt;

b) Phòng bệnh nhân truyn nhim và bệnh nhân cp cứu trong Phòng khám đa khoa khu vực quy mô nhỏ nếu chỉ bố trí 01 giường lưu thì diện tích của phòng không nhỏ hơn 18 m²;

c) Bao gồm cả diện tích khu vệ sinh riêng vi ch tiêu diện tích 3 m² đến 4 m².

6.5.2. Các phòng lưu bệnh nhân nên có vệ sinh riêng.

6.5.3. Phòng bệnh nhân truyền nhiễm phi có các giải pháp cách ly.

6.5.4. Phòng bệnh nhân cấp cứu phải bố trí liền kề với phòng cấp cứu.

6.6. Khu Hành chính – Hậu cn kỹ thuật

6.6.1. Diện tích ti thiểu các phòng trong Khu hành chính – Hậu cần kỹ thuật được quy định trong Bng 5.

6.6.2. Sảnh đợi và khu vực đón tiếp nên bố trí liền kề với phòng tuyên truyền và tư vấn.

6.6.3. Khu hành chính y vụ phải bố trí liền kề với sảnh đợi.

6.6.4. Phòng rửa tiệt trùng, sấy hấp dụng cụ phải bố trí liền k với khu Khám và điều trị ngoại trú.

Bảng 5 – Diện tích ti thiểu các phòng trong Khu hành chính – Hậu cần kỹ thuật

Loại phòng

Diện tích ti thiểu

(m²/phòng)

Quy mô nh

từ 6 giường đến 10 giường

Quy mô ln

từ 11 giường đến 15 giường

1. Sảnh đợi, đón tiếp

từ 18 đến 24

2. Tuyên truyền, tư vấn

từ 18 đến 24

3. Giao ban

từ 18 đến 24

4. Hành chính, y vụ

từ 15 đến 18

5. Trưng phòng khám

18

6. Trực nhân viên

12

15

7. Dược và thiết b

12

15

8. Rửa tiệt trùng, sấy hấp dụng cụ

12

12

6.7. Khu Phụ trợ

6.7.1. Diện tích tối thiểu các phòng trong Khu Phụ trợ được quy định trong Bảng 6.

Bảng 6 – Diện tích ti thiểu các phòng trong Khu Phụ trợ

Loại phòng

Diện tích tối thiểu

Quy mô nhỏ

tử 6 giường đến 10 giường

Quy mô lớn

từ 11 giường đến 15 giường

1. Phục vụ (bếp, nu)

12 m²/phòng

15 m²/phòng

2. Vệ sinh, tắm, thay quần áo nhân viên a)

20 m²/khu

(01 xí, 02 tiểu, 01 rửa, 01 tắm) x 02 khu

32 m²/khu

(02xí, 03 tiểu, 01 rửa, 02 tắm) x 02 khu

3. Nhà để xe nhân viên

Chia thành hai khu vực riêng biệt với tiêu chuẩn diện tích 0,9 m²/xe đạp; 3,0 m²/xe máy; 25 m²/ôtô

4. Nhà để xe của bệnh nhân, khách

 

5. Thường trực, bảo vệ

9 m²/phòng x 01 phòng

CHÚ THÍCH: a) Khu vệ sinh được thiết kế nam/nữ riêng biệt;

6.7.2. Nhà để xe ô tô không đặt gn khu Khám và điều trị ngoại trú, khu tạm lưu bệnh nhân.

7. Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật

7.1. Khi thiết kế hệ thống kỹ thuật của Phòng khám đa khoa khu vực cần tuân thủ các quy định được nêu trong điều 7 TCVN 4470 : 2012 và các quy định trong tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Phòng khám đa khoa khu vực không có yêu cu về thiết kế hệ thống khí y tế và hệ thống điện nhẹ.

7.2. Tiêu chuẩn cấp nước cho Phòng khám đa khoa khu vực tính trung bình từ 20 m3/ngày đêm đến 30 m3/ngày đêm.

7.3. Hệ thống chiếu sáng của các khu vực trong Phòng khám đa khoa khu vực phải đảm bảo các yêu cầu quy định trong Bảng 7.

Bảng 7 – Độ rọi tối thiu trong Phòng khám đa khoa khu vực

Khu vực

Độ rọi ti thiểu

(lux)

Khu đón tiếp

300

Phòng khám

300

Phòng hồi sức

300

Phòng bệnh nhân

100

Phòng đẻ

400

Hành lang chung

150

Xquang chẩn đoán, chụp

20

Xquang chn đoán, nơi làm việc

300

Phòng làm việc của bác sỹ

300

Phòng nhân viên

100

Buồng y tá (trực ngày)

300

Buồng y tá (trực đêm)

30

Nhà bếp

300

Phòng xét nghiệm bệnh học (tại chỗ)

500

Nhà kho

100

Buồng tắm

100

Bồn rửa

200

Nhà vệ sinh

100

7.4. Nhiệt độ của các phòng sau phải đảm bảo:

– Phòng đẻ: từ 21 °C đến 25 °C;

– Phòng nhi: từ 24 °C đến 26 °C.

7.5. Chất thi được tập trung để vận chuyển tới nơi xử lý bên ngoài Phòng khám đa khoa khu vực.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Sơ đồ phân khu chức năng Phòng khám đa khoa khu vực

Hình A.1 – Sơ đồ phân khu chức năng Phòng khám đa khoa khu vực

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] QCXDVN 01: 2002, Quy chuẩn xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận s dụng.

[2] QCXDVN 05:2008/BXD, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Nhà  và công trình công cộng – An toàn sinh mạng và sc khỏe.

[3] QCXDVN 01:2008/BXD, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Quy hoạch xây dựng;

 

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và đnh nghĩa

4. Quy định chung

5. Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng

5.1. Yêu cầu về khu đất xây dựng

5.2. Yêu cầu về quy hoạch tng mặt bằng

6. Nội dung công trình và giải pháp thiết kế

6.1. Phòng khám đa khoa khu vực gồm:

6.2. Các yêu cầu về kích thước thông thủy

6.3. Khu Khám và điều trị ngoại trú

6.4. Khu Điều trị

6.5. Khu Tạm lưu bệnh nhân

6.6. Khu Hành chính – Hậu cần kỹ thuật

6.7. Khu Phụ trợ

7. Yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật

Phụ lục A

Thư mục tài liệu tham khảo

 


[1]) TCVN sắp ban hành

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9214: 2012 VỀ PHÒNG KHÁM ĐA KHOA KHU VỰC – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Số, ký hiệu văn bản TCVN9214:2012 Ngày hiệu lực 28/12/2012
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Xây dựng
Ngày ban hành 28/12/2012
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản