TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9258:2012 VỀ CHỐNG NÓNG CHO NHÀ Ở – HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 28/12/2012

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9258:2012

CHỐNG NÓNG CHO NHÀ Ở – HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ

Heat protection for residential buildings – Design guide

Lời nói đầu

TCVN 9258 : 2012 được chuyển đi từ TCXDVN 293 : 2003 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b) Khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9258 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đ nghị, Tng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng thm định, Bộ Khoa học và công nghệ công bố.

 

CHỐNG NÓNG CHO NHÀ Ở – HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ

Heat protection for residential buildings – Design guide

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thiết kế chống nóng cho các loại nhà ở khi xây mới hoặc cải tạo.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho những công trình tạm, lán trại, công trường, các công trình ngầm, các công trình đặc biệt…

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cn thiết khi áp dụng tiêu chun này. Đi với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công b thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4605:1988, Kỹ thuật nhiệt – Kết cấu ngăn che – Tiêu chuẩn thiết kế;

TCVN 5687: 2010, Thông gió – điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế;

TCVN 5718 : 1993, Mái và sàn bêtông ct thép trong công trình xây dựng – Yêu cu kỹ thuật chống thấm nước;

TCXD 230 : 19981), Nền nhà chng nồm – Tiêu chuẩn thiết kế và thi công;

TCXD 232 : 19991)Hệ thống thông gió, điều hòa không khí và cấp lạnh – Chế tạo, lắp đặt và nghiệm thu;

TCXDVN 306: 20041)Nhà ở và công trình công cộng – Các thông số vi khí hậu trong phòng – Thuật ngữ và định nghĩa.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Biên độ dao động nhiệt độ At[0C]

Trị số tuyệt đối của chênh lệch giữa trị số nhiệt độ cao nht (hoặc trị số thấp nhất) với nhiệt độ trung bình ngày đêm khi nhiệt độ dao động biểu hiện ra tính chu kỳ.

3.2. Quán tính nhiệt D

Chỉ mức độ tăng giảm nhanh hay chậm của dao động nhiệt độ bên trong kết cấu bao che khi chịu tác động của dòng nhiệt dao động. Với kết cu bao che bằng vật liệu đơn nhất, D= RS; với kết cấu bao che nhiều lớp vt liệu D = SRS. Trong đó, R là nhiệt tr, S là hệ số trữ nhiệt của vật liệu. Trị s D càng lớn, dao động nhiệt độ suy giảm càng nhanh, độ ổn định nhiệt của kết cu bao che càng tốt.

3.3. Tính ổn định nhiệt

Khả năng chống lại dao động nhiệt độ của kết cấu bao che dưới tác động nhiệt có tính chu kỳ. Nhiệt trở của kết cấu bao che ảnh hưởng chủ yếu đến tính ổn định nhiệt. Tính ổn định nhiệt của căn phòng là năng lực chng lại dao động nhiệt độ của cả căn phòng dưới tác động của nhiệt chu kỳ trong ngoài nhà. Tính ổn định nhiệt của căn phòng được quyết định bi tính ổn định của kết cu bao che.

3.4. Tỷ l din tích cửa sổ – tường

Tỷ lệ diện tích cửa sổ với diện tích tường xung quanh căn phòng đó (còn gọi là diện tích được bao che bởi chiều cao tầng của căn phòng và đường định vị gian phòng).

3.5. Độ tắt dần V0 và thời gian trễ S0 (h)

Kết cu bao che dưới tác động của dao động nhiệt độ tổng hợp. Dao động nhiệt độ giảm dần theo độ dày, biên độ dao động ngày càng nhỏ. Trị số t lệ giữa biên độ dao động nhiệt độ tổng hợp mặt ngoài nhà với biên độ dao động nhiệt độ mặt trong nhà, A0i gọi là số lần giảm biên độ. tức là n= At.sa/A0i. Trị số chênh lệch giữa thời gian xuất hiện nhiệt độ cao nht mặt trong t2 với thời gian xuất hiện trị số lớn nhất nhiệt độ tổng hợp nhà t1, gọi là thời gian trễ, còn gọi là Stt1.

3.6. Hệ số thm thấu hơi nước

Lượng hơi nước thm thấu qua một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian với vật thể dày 1 m và chênh lệch áp suất hơi nước hai bên là 1 Pa.

3.7. Tr thẩm thấu hơi nước

Trị số nghịch đo của hệ s thẩm thấu hơi nước.

3.8. Đọng sương bề mặt

Hiện tượng khi nhiệt độ bề mặt vật thể thấp hơn nhiệt độ điểm sương không khí xung quanh, sẽ xuất hiện nước ngưng tụ trên bề mặt.

3.9. Số ngày sưởi ấm Z (d)

Số ngày có nhiệt độ trung bình ngày trong nhiu năm nhỏ hơn hoặc bằng 10 0C.

4. Quy định chung

4.1. Khi thiết kế chống nóng cho nhà  phải xác đnh vùng tiện nghi cho con người trong các trạng thái hoạt động. Vùng tiện nghi tham khảo Phụ lục A, B và C của TCVN 5687 : 2010 hoặc các thông số vi khí hậu quy định trong TCXDVN 306 : 2004.

4.2. Thông số khí hậu tính toán ngoài nhà được lấy theo s liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng [1].

4.3. Khi tính toán cách nhiệt cho nhà ở có sử dụng thiết bị điu hòa không khí và các thiết bị sưởi – làm mát khác thì cần xét đến chỉ tiêu vệ sinh, sức khỏe sinh lý với nhiệt độ không khí trong nhà đảm bảo là 25 0C.

4.4. Khi thiết kế nhà ở, cần sử dụng các giải pháp kiến trúc và vật lý xây dựng để thiết kế kết cu bao che nhằm giữ được nhiệt, tránh gió lạnh v mùa đông; đảm bảo thông thoáng, tận dụng thông gió tự nhiên, gió xuyên phòng về mùa hè, kết hợp với sử dụng quạt bàn, quạt trần… theo quy định trong TCVN 4605 : 1988.

4.5. Trường hợp sử dụng những biện pháp kỹ thuật thông gió – điều hòa không khí cần tuân theo quy định trong TCVN 5687 : 2010.

4.6. Trường hợp sử dụng thông gió tự nhiên không thể đảm bảo được điều kiện tiện nghi vi khí hậu, cần tăng tốc độ chuyển động không khí để giữ được chỉ tiêu cảm giác nhiệt trong phạm vi cho phép. Khi nhiệt độ trong phòng tăng 1 0C, cần tăng tốc độ gió từ 0,5 m/s đến 1,0 m/s.

4.7. Giới hạn trên ứng với khả năng chịu đựng của cơ thể được tính với nhiệt độ bằng t = 29,5 0C, độ j = 80 %

4.8. Khi thiết kế hệ thống chống nóng đặt trên nền đất lún trượt phải có giải pháp chống ướt nền đất nằm dưới công trình bằng biện pháp thoát nước trong các mương ngầm, hố ngầm cũng như những điểm tụ nước khác.

4.9. Khi thiết kế nhà ở phải tính toán các yếu tố vi khí hậu để đảm bảo độ ẩm trong phòng không vượt quá độ ẩm tương đối giới hạn cho phép [jmax]Cần có các gii pháp thông gió, đóng mở cửa ở những thời điểm hợp lý trong thời tiết độ m không khí ngoài trời lớn. Tính toán chống ẩm và chống nồm cho nền nhà phải tuân theo quy định trong TCXD 230:1998.

5. Xác định thông số khí hậu tính toán ngoài nhà

Xác đnh thông s khí hậu tính toán ngoài nhà cần theo quy định trong TCVN 5687: 2010

6. Yêu cầu chung khi thiết kế chống nóng

6.1. Yêu cu chung

6.1.1. Chống nóng v mùa hè cần dùng những biện pháp tổng hợp như che chắn nng và cách nhiệt kết cu bao che, trng cây xanh, thông gió tự nhiên (xem Phụ lục D).

6.1.2. Cần bố trí sao cho phn mặt nhà về hướng Đông – Tây có diện tích bề mặt nhỏ nhất đ hạn chế bức xạ mặt trời. Trường hợp không bố trí được thì có thể bố trí theo hướng khác, nhưng phải đm bảo: đón gió trực tiếp hoặc gián tiếp chủ đạo mùa hè và tránh gió lạnh về mùa đông. Các giải pháp thiết kế che chắn nắng cần được kiểm tra và đánh giá theo biểu đồ chuyển động biểu kiến của mặt trời.

CHÚ THÍCH: Trưng hợp đặc bit cho phép bố trí mặt nhà lệch vi trục Đông – Tây một góc a t 100 đến 150.

6.1.3. Cần ưu tiên đón gió trực tiếp, hạn chế đến mức thấp nhất các căn hộ không có gió. Trong trưng hợp căn hộ không được thông gió trực tiếp, thì phải có giải pháp để đón gió gián tiếp và nên thực hiện giải pháp thông g xuyên phòng (xem Điu 8).

6.1.4. Khi trồng cây xanh cn lựa chọn loại cây rụng lá vào mùa đông (để tận dụng ánh nắng sưi và chiếu sáng cho nhà) và nhiều lá vào mùa hè (để che chắn nắng). Xung quanh nhà cbố trí thảm cỏ – cây xanh thích hợp để giảm các bề mặt đất, đường xá có hệ số tỏa nhiệt và tích lũy nhiệt lớn.

CHÚ THÍCH:

1) Khi trồng cây cn bố trí: cây cao ở các hướng che nắng mùa hè: Tây, Tây Nam;

2) Khi nhà không đón gió trực tiếp, có thể trồng cây bụi làm bờ rào hoặc xây tường lng nhô ra cuối nơi gió vào làm tăng vùng áp lực gió dương. Phía khuất gió cần xây bức tường lng tạo thành luồng gió từ vùng áp lực dương sang vùng áp lực âm qua các phòng ở (xem Hình E3 Phụ lục E);

3) Cây bụi trồng ở các hướng cần lấy ánh sáng và phải đảm bảo khoảng cách với nhà để tránh chắn gió hướng Đông, Đông Nam mùa hè hoặc trồng các tầng cây cao, cây bụi hợp lý;

4) Ở vùng đồi dốc, cần trồng cây chắn gió vào mùa đông (hướng Bắc). Phía sườn dốc, cần trồng cây vừa che gió, mưa, tránh nước tập trung xói mòn vào chân tường nhà.

6.1.5. Khi bố trí cửa sổ, cửa đi cần bố trí có lợi nhất cho thông gió tự nhiên và hạn chế các phòng ở chính bị nắng hướng Đông – Tây (xem các Hình E.4 đến E.13 – Phụ lục E). Bậu cửa sổ không cao quá 0,6 m kể từ cốt nền nhà đ tận dụng thông gió mùa hè.

6.1.6. Các phòng hướng Đông -Tây nên bố trí ban công, lôgia, hành lang, ôvăng để che nắng hoặc sử dụng các giải pháp che chn nắng cố định hoặc di động (xem Phụ lục D).

6.1.7. Tường, mái ở các hướng Đông – Tây và Tây – Nam phải được thiết kế cách nhiệt hoặc che chắn để giảm bức xạ trực tiếp mặt trời. Đi với những nhà ở cao cp, tường và mái phải được cách nhiệt theo mọi hướng vào mùa hè và mùa đông (xem Phụ lục F).

Nhiệt độ bề mặt trong của mái trần, tưng ngoài hướng Đông – Tây – Nam phải được kiểm tra để đảm bo điều kiện tiện nghi về cảm giác nhiệt quy đnh trong TCXDVN 306: 2004.

6.1.8. Để chống nóng, không nên thiết kế nhiều cửa kính, nhất là tường ở phía Tây và Đông. Nếu bắt buộc phải dùng thì nên dùng kính phản quang hoặc kính low-E.

CHÚ THÍCH: Kính Low-E là loại kính có tính năng phát xạ nhiệt chậm, làm giảm sự phát tán, hp thụ nhiệt lượng chm và làm chậm quá trình truyền tải nhiệt.

6.1.9. Để chống ngưng nước ở nền nhà (khi nhiệt độ b mặt vật thể thp hơn nhiệt độ đim sương không khí xung quanh), nền tng trệt (tầng 1) nên dùng sàn rỗng. Lớp lát mặt nền nên dùng vật liệu hút m.

6.1.10. Để giảm cảm giác tâm lý về nóng – lạnh trong phòng, cần sử dụng hợp lý vật liệu tương ứng về màu sắc, có hệ số phn xạ nhiệt bề mặt phù hợp vi cảm thụ màu sắc.

6.1.11. Bề mặt ngoài công trình nên sử dụng màu nhạt, có hệ số hấp thụ nhiệt bức xạ mặt trời nh nhằm giảm thiểu ti trọng nhiệt tác động vào tường nhà mùa hè.

6.1.12. Đối với nhà mái bằng hay mái dốc, cần có giải pháp sử dụng tấm lợp và trn thích hợp để giảm nhiệt truyền vào nhà như:

– Dùng trần kín hoặc thoáng gió (xem Hình E7, E8, E13 trong Phụ lục E);

– Đảm bảo thông gió của không gian gác xép (nếu có), mái;

– Nên dùng tm trần có hệ số phn xạ nhiệt ln ở mặt tn của trần và cả mặt dưới của mái (xem Hình E13 trong Phụ lục E và tham khảo các kiểu mái trong Phụ lục F);

– Dùng một số vật liệu cách nhiệt, cách ẩm, chống thấm tốt, có trọng lượng nhẹ và có quán tính nhiệt nh phù hợp với TCVN 5718:1993;

– Toàn bộ mái nên dùng vật liệu nhẹ, nguội nhanh nhờ gió tự nhiên.

6.1.13. Cần có giếng trời hoặc có thể để trống một phần hay toàn bộ tầng một để đón gió, tăng gió xuyên phòng, chống m cho sàn tng một và thông gió cho những phòng ở vị trí bất lợi phía sau.

6.1.14. Đối với nhà ở cao tầng cần bố trí các tầng trng hoặc tầng phục vụ ở lưng chừng với nhà cao trên 10 tầng để trồng cây, tạo thông thoáng (xem Hình E12 Phụ lục E).

6.1.15. Đối với nhà ở thấp tng (không quá 3 tng), nên bố trí có sân trong, có trồng cây xanh để tạo vi khí hậu và thông gió tự nhiên tốt.

6.1.16. Cần lựa chọn các loại cây xanh có khả năng hấp thụ nhiều thán khí và các chất khí độc khác trong và ngoài nhà vừa tạo cảnh quan vừa làm trong lành môi trưng không khí trong, ngoài nhà ở.

CHÚ THÍCH: Tham khảo phụ lục K đ lựa chọn các loài cây trồng trong và ngoài nhà cho thích hợp.

6.2. Xác định hướng nhà trong quy hoạch tổng th

6.2.1. Việc chọn hưng nhà cần phù hợp các quy định về quy hoạch [2] đồng thời phải hạn chế tối đa bức xạ mặt tri trên các b mặt của nhà và bức xạ trực tiếp chiếu vào phòng qua các cửa s vào mùa hè;

6.2.2. Tổ chức mặt bằng kiến trúc tổng thể phải đảm bảo quy định về khoảng cách giữa các tòa nhà như sau:

a) Nhà bố trí song song: L = từ 1,5 H đến 2 H khi gió thổi thẳng góc với mặt nhà;

L = 1 H khi góc gió thổi so với mặt nhà a = 450;

Trong đó:

L: khoảng cách giữa các tòa nhà.

H: chiều cao tòa nhà

b) Cần phối hợp giữa các yếu tố tổ hợp không gian ngoài nhà, trong nhà với các yếu tố môi trường tự nhn theo quan điểm “kiến trúc thoáng hở” để cải tạo tiện nghi vi khí hậu trong và ngoài nhà, nhằm đạt được điều kiện tiện nghi nhiệt của con người.

6.2.3. Thông gió tự nhiên cho nhà ở trong điều kiện khí hậu nóng m phụ thuộc vào biện pháp giải quyết cục bộ như sau:

a) Hướng nhà, hình dạng nhà, bố cục mặt bằng nội thất, tỷ lệ kích thước, vị trí và diện ch các lỗ cửa s;

b) Nếu hưng gió chủ đạo và hướng nhà chọn theo hướng tránh bức xạ mặt trời không trùng nhau thì trong trường hợp này phải cân đối giữa hai yếu tố bức xạ mặt trời và hướng gió:

– Cần ưu tiên đón gió tự nhiên khi nhà ở sử dụng vi khí hậu tự nhiên;

– Cần ưu tiên tránh nắng khi nhà ở sử dụng vi khí hậu nhân tạo;

– Yếu tố bức xạ mặt trời được giải quyết bằng các giải pháp: che chắn nắng, kiến trúc, cây xanh, cách nhiệt cho tường mái ở những hướng bức xạ mặt trời lớn để giảm trực xạ.

6.2.4. Vùng ven biển có thể chọn hướng nhà quay ra biển đón gió mát và vùng có gió Tây (nóng khô) có thể chọn hướng nhà là hưng Đông – Tây hoặc do địa hình làm hướng gió thay đổi, thì cần linh hoạt chọn hướng có lợi cho việc đón gió tự nhiên.

6.2.5. Có thể lợi dụng các công trình phụ, mái phụ, cây leo trên tường hoặc giàn cây để che nắng.

6.2.6. Có thể sử dụng các tm chắn định hướng để thay đổi luồng gió có lợi cho thông gió của các phòng ở.

6.3. Yêu cầu thiết kế khi nhà ở có sử dụng điều hòa không khí

6.3.1. Khi thiết kế nhà ở cần triệt để sử dụng các giải pháp chống nóng bằng các giải pháp điều chnh vi khí hậu tự nhiên, đồng thời phải có tính toán kiểm tra chế độ nhiệt ẩm trong phòng ở sao cho phù hợp với vùng tiện nghi của con người tại địa phương. Khi vượt quá phạm vi của điều chỉnh vi khí hậu tự nhiên thì phải có giải pháp khác cùng với điều hòa không khí ở những thời kỳ nóng cực điểm.

Khi thiết kế nhà ở có sử dụng điều hòa không khí cần tuân theo quy định trong TCVN 5687: 2010 và các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

6.3.2. Diện tích cửa sổ không nên lớn hơn 50 % diện tích sàn, có độ kín khít và có độ cách nhiệt cho phép. Các cửa sổ hưng Tây – Đông – Nam cần phải có giải pháp che chắn nng. Nên sử dụng bình phong, rèm, mành để che bt ánh nắng trực tiếp. Cửa sổ kính chớp có thể đóng m được để phù hợp với các mùa. Các cửa phải có ôvăng lớn, che mưa nắng và khi cần có thể treo mành thoáng.

Hạn chế bức xạ trực tiếp từ phía ngoài phòng để giảm thiểu bức xạ trực tiếp vào phòng, lãng phí năng lượng làm mát mùa hè.

Biên độ dao động nhiệt độ trong phòng không dùng điều hòa không khí cho phép từ 1 0C đến 5 0C.

6.3.3. Hệ s truyền nhiệt của kết cấu bao che được quyết định sau khi so sánh phương án kinh tế kỹ thuật.

6.3.4. Để tránh các bt lợi cho sức khỏe con ngườido thay đổi nhiệt độ đột ngột, cần chú ý:

a) Khi thiết kế, nên tạo các không gian chuyển tiếp từ ngoài vào phòng ở;

 DỤ: Hành lang bên, tiền phòng nên thiết kế như một không gian đệm (xem Hình 1).

b) Không được hút thuốc lá trong phòng ở có dùng thiết bị điều hòa không khí;

c) Nên đặt thêm thiết bị tạo ion âm, nâng cao nồng độ ion âm trong phòng;

d) Sử dụng thuốc diệt khuẩn trong không khí (loại không gây độc hại cho con người).

7. Thiết kế kết cấu che nắng và tạo bóng

7.1. Kết cấu che nắng và tạo bóng

7.1.1. Khi thiết kế che nắng và tạo bóng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Trong mọi trường hợp cần che nng và tạo bóng từ phía ngoài cửa mà không để nng vào rồi mới che;

– Đáp ứng được yêu cu che nắng ở những giờ trực xạ trên mặt phẳng tường, mái là lớn nht tại địa phương;

– Đảm bảo giờ che nắng mùa hè trong phạm vi cho phép theo gi và vị trí địa phương. Chống lóa, chng chói do trực xạ và tán xạ;

– Đm bảo yêu cầu che mưa, chống hắt mưa, tạt mưa khi có gió tốc độ trung bình. Tránh gió Bắc và đón gió mát mùa hè;

– Không cản trở thông gió tự nhiên;

– Đảm bảo yêu cầu chiếu sáng tự nhiên;

– Đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ với sự phối hợp các hình thức che nắng linh hoạt khác: rèm, mành, mành di động bằng hợp kim, nhựa tổng hợp…

Hình 1 – Không gian chuyển tiếp cho cả hai điều kiện vi khí hậu tự nhiên và nhân tạo

7.1.2. Khi thiết kế che nắng nên lập các biểu đồ che nắng cho từng vùng khí hậu để làm cơ sở tính toán và đánh giá lựa chọn các giải pháp thiết kế.

7.1.3. Cn tổ chức chống chói, che nng cho các loại kết cấu bao che trong suốt (các loại kính).

7.1.4. Khi thiết kế che nắng khi tính toán chú ý đến các yếu tố sau:

a) Giải pháp che nắng, kết hợp với các yêu cầu: cách nhiệt, che mưa, chống lóa, chống chói, thông gió, chiếu sáng nhân tạo và tạo hình kiến trúc;

b) Chọn hình thức, kiểu, kích thước, trên cơ sở có tính toán so sánh bằng bài toán kinh tế theo thể loại, cp công trình và vốn đầu tư.

7.1.5. Để giảm thiểu sự tăng nhiệt độ trong phòng do trực xạ, lấy nhiệt độ tính toán trong phòng mùa hè từ 27 0C đến 28 0C để làm căn cứ thiết kế che nắng:

CHÚ THÍCH: Ở Việt Nam có thể lấy nhiệt độ tổng của không khí ngoài nhà lớn hơn 27 0C khi bức xạ mặt trời trực tiếp chiếu lên mặt cửa sổ lớn hơn 230 Kcal/m2h (đối với người chịu bức xạ trực tiếp).

7.1.6. Để đánh giá hiệu quả che nắng ngang, cần lập một đường giới hạn a, chia độ từ 00 (chân trời) đến 900 (thiên đnh), cách đều nhau 100 (xem Hình 2).

Hình 2 – Đánh giá hiệu quả che nắng của kết cấu ngang

7.1.7. Tm chắn nắng đứng (xem Hình 3)

Để xác định vùng che và chiếu nắng của kết cấu che nắng đứng, tn mô hình bầu trời, cần xác định hai mặt phẳng đứng, đi qua trục đng tại tâm cửa và mép ngoài kết cấu che nắng xác đnh bởi các góc bt và bp.

Hình 3 – Đánh giá hiệu quả che nắng của kết cấu đứng

Một số biểu đ đường gii hạn che nắng và giải pháp che nắng của một số kết cu thường gặp (xem Hình 4 và Hình 5).

CHÚ THÍCH:

1) Ôvăng hở: có một vùng che và chiếu nng di động, phụ thuộc vào điểm khảo sát trong phòng;

2) Ôvăng hở thích hợp để che nắng cho những phần sâu của phòng khi mặt trời ở cao – lúc đó các vùng gn cửa sổ có thể bị chiếu nắng:

+ Vùng che nng đứng giới hạn bi các mặt phng chứa ca sổ.

+ Vùng chiếu nắng đứng là phần bầu trời nằm giữa hai mặt phẳng b.

CHÚ THÍCH: Biểu đồ các đường giới hạn che nng phải được thành lập tương ứng với các phương pháp thành lập biểu đồ mặt trời và với cùng một tỷ lệKhi đó được dùng đ đánh giá hiệu quả che nắng của các kết cu

Hình 4 – Biểu đ các đường giới hạn che nắng (theo phép chiếu lập thể)

Hình 5 – Giải pháp che nắng của các kết cấu thường gặp

7.1.8. Để đánh giá hiệu quả che nng, cần dùng biểu đ các đường giới hạn che nắng ngang và đứng, đồng thời phối hợp với các yêu cầu chiếu sáng tự nhiên và che mưa để lựa chọn giải pháp che chắn nắng hợp lý.

7.1.9. Góc che mưa của các tấm chắn nắng ngang và đứng được quy định trong Bng 1.

Bng 1 – Vận tc gió, góc mưa rơi và góc che mưa của các tấm chắn nắng ngang và đứng

Vận tốc gió Vg

m/s

Góc mưa rơi b

(0)

Góc che mưa a

(0)

4

45

45

7

60

30

10

70

20

15

75

15

CHÚ THÍCH: Công thức góc che mưa a:

a = arctg (4/Vg)

Các số liệu trong bảng trên giúp tính toán che mưa cho nhà khi xác định góc giữa các tm che nng ngang hay tm che nghiêng trên cửa sổ. Để đảm bảo che mưa và chiếu sáng – che nắng cha trong khoảng từ 200 đến 300 (xem Hình 6).

Hình 6 – Góc mưa rơi (b) và góc che mưa (a)

7.2. Các hình thức che nắng

7.2.1. Ô văng: Có thể dùng một, hai, ba tầng nằm ngang hay xiên.

– Ô văng ngang một tầng, che được nắng khi mặt trời ở vị trí cao (góc che đứng b ≤ 300); dùng cho cửa hướng Bắc;

– Nếu cần che nắng khi mặt trời ở vị trí thấp, (góc cao mặt trời h  300), nên dùng ô văng xiên, hoặc kết hợp với tấm chắn chính diện (xem Phụ lục D);

– Ít ảnh hưởng đến thông gió và chiếu sáng tự nhiên;

– Ô văng đặc nên có chiều rộng không lớn hơn 60 cm, vì khi lớn quá sẽ ảnh hưng đến vi khí hậu vùng gần ca s;

– Với vùng mưa nhiu, cn dùng ô văng ln để tránh hắt mưa, hạn chế dùng loại ô văng nan chớp mau;

– 150 đến 80 vĩ Bắc, dùng ô văng ở cả 2 hưng Bắc và Nam đều rất tốt;

– Đối với các hướng Đông và Tây, cũng như các hướng lân cận, ô văng chỉ có tác dụng che mưa, chng chói, không đủ che trực xạ. Phải kết hợp với các phương thức che nắng khác, tt nht là dùng các dạng tấm che chắn hỗn hợp cũng như các loại tấm che chn đứng, ngang di động được (xoay đứng hoặc xoay ngang) điu khiển bằng thủ công hoặc bằng điện tự động có thiết bị cảm biến nhiệt.

7.2.2. Tấm đứng cố định:

– Tấm đứng cố định vuông góc với mặt phẳng cửa sổ là hợp lý nht đảm bảo che trực xạ sáng và chiu, vừa đảm bảo thông gió – chiếu sáng tự nhiên. Không nên sơn màu quá sáng, có thể là nguồn gây chói lóa.

– Ở mặt Đông – Tây, nên dùng tắm chắn đứng xiên có hiệu quả hơn.

7.2.3. Tường thoáng: (tường hoa, tường hở)

– Dùng loại kết cấu che nắng có nhiu lỗ to hoặc nhỏ kết hợp, trang trí, chống nóng, chống chói, che mưa, thông gió, chiếu sáng tự nhiên tốt và đảm bo yêu cầu kín đáo, chi p thấp, đáp ứng các nhu cầu thm mỹ.

– Trường hợp tưng lỗ hoa bằng vật liệu gạch, gốm bêtông có hệ số hàm nhiệt lớn thì chỉ nên dùng ở hành lang, lồng cầu thang, tưng rào…

– Trường hợp sử dụng các vt liệu mới: các tấm kim loại nhẹ phản xạ nhiệt thì có thể dùng cho mặt đứng của nhà nếu đáp ứng yêu cầu thm mỹ.

– Ở hướng Đông và Tây nên dùng loại tường hoa với vật liệu có hệ số tích nhiệt nhỏ; đm bảo nhận trực xạ vào mùa Đông; che nắng được mùa hè, thông gió và chiếu sáng tự nhiên tt. Có thể phối hợp với dùng cửa kính di động.

– Ở hướng Bắc không nên dùng tưng hoa nếu không có cửa kính chống rét mùa đông.

7.2.4. Hành lang bên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong kiến trúc nhiệt đới m, có nhiều tác dụng ngoài chức năng giao thông:

– Tác dụng che nắng, chống nóng, chống ci, chống hắt nước mưa với góc che trực xạ b ≥ 400 đến 450 (Khi chiều rộng hành lang từ 1,6 m đến 1,8 m).

– Ở các vĩ độ 230 27 đến 150 vĩ Bắc bố trí hành lang bên hướng Nam là hợp lý nhất.

– Hành lang hướng Đông – Tây nên kết hợp hệ thống chắn nắng khác tăng hiệu quả chống hắt mưa của hành lang.

– Hành lang nên có lan can thoáng hở để tăng hiệu quả đón gió và làm nguội các bề mặt sàn nhanh về đêm.

7.2.5. Các hình thức cửa che nắng linh hoạt khác:

a) Cửa chớp: Cố định hoặc di động.

– Cần dùng những cửa chớp bằng vật liệu mới: tránh nặng n, có hệ số phản xạ nhiệt lớn. Bên trong cũng cần phải có cửa kính, chống gió lạnh mùa đông.

– Loại ca này có ưu điểm che mưa nắng, chống chói, đảm bảo thông gió và chiếu sáng tự nhiên ở mọi thời tiết.

– Trong nhà ở nên dùng cửa chớp di động cải tiến vi các vật liệu mới.

– Có thể dùng cửa chp lá nhôm hoặc lá kim loại, lá nhựa dây có thể cuộn tròn hay xếp lại ở phía trên cửa sổ.

b) Cửa sập: dùng loại cửa khung kim loại có thể điều chỉnh được độ mở xiên theo yêu cầu và có thể thay đổi góc che b từ 100 đến 900, tùy theo cao độ mặt trời các hướng.

7.3. Những điểm cần lưu ý khi thiết kế kết cấu che nắng

7.3.1. Bước 1: Xác định yêu cầu che nắng đối với vị trí công trình và hướng của công trình.

– Số liệu v điều kiện tự nhiên được lấy theo quy định có liên quan [1]: giờ cần che nắng trong ngày, tháng trong năm hoặc che nắng hoàn toàn…

– Trong điều kiện khí hậu phía Bắc (trừ vùng núi cao) thời điểm che nắng trong phòng khi có các điu kiện sau đây:

+ Khi nhiệt độ tổng chiếu trên mặt nhà lớn hơn 27 0C;

+ Khi cường độ bức xạ mặt tri chiếu vào phòng I  230 kcal/m2h;

+ Khi nhiệt độ không khí trong phòng vượt quá giới hạn cho phép (khi có điều kiện cần xác định nhiệt độ không khí trong phòng lớn nhất cho phép, cho từng vùng);

CHÚ THÍCH: Trong một số trường hợp [ti] = 28 0C.

+ Che tán xạ chói của bầu trời trong phạm vi từ 100 đến 200 quanh thiên đnh của bầu trời phía Bc (dù không  mặt trời) và tham khảo thêm phn điều kiện che nắng;

+ Tùy theo các phòng chức năng, điều kiện tiện nghi làm việc vi khí hậu tự nhiên hay vi khí hậu nhân tạo cần tổ chức các thiết bị che nắng hỗ trợ thêm: rèm, mành, mành chớp;

+ Cn xác định số gi chiếu nắng buổi sáng nhất là vào mùa mưa, đông, xuân;

+ Điều kiện kỹ thuật và vật liệu cũng hạn chế khả năng thực hiện các yêu cầu che nắng, vì vậy những công trình nhà ở cao cp, với khả năng vốn đầu tư cho phép cần sử dụng các kết cấu đặc biệt để thực hiện;

+ Việc lựa chọn hình thức, kích thước kết cấu che nắng cần phối hợp lựa chọn các yếu tố địa lý khí hậu và các yêu cầu về nghệ thuật tạo hình. Nếu khi kiểm tra, không đạt yêu cầu che nắng, phải dùng các biện pháp bổ trợ khác;

+ Cần lựa chọn hình dạng kết cu, vật liệu phù hợp – là yếu tố quyết định hiệu quả che nắng.

7.3.2. Bước 2: Xác định kích thước hợp lý của kết cấu che nắng: hình thức và cấu tạo kết cu không cho phép kích thước lớn tùy ý; vì vậy ở đây phải dung hòa giữa phần che nắng tích cực và che nắng bổ sung để đạt được sự hợp lý:

– Lựa chọn kích thước kết cấu che nắng để đảm bảo một phần hay phần lớn yêu cầu che nắng;

– Chọn hình dạng kết cấu che nắng, phụ thuộc vào:

+ Yêu cầu che nắng của công trình, thể hiện trên biểu đồ mặt trời tại địa điểm xây dựng, hình dạng được coi là hợp lý nếu dạng của cùng cần che nắng trên biểu đồ mặt trời gần giống với vùng hiệu qu che nắng của kết cấu lựa chọn (xem phần đánh giá hiệu qu che nắng);

+ Hình 7 thể hiện các dạng kết cấu che nắng có hiệu quả như nhau để lựa chọn các hình thc che nắng.

Khi chọn kết cấu che nắng đứng, vùng che nắng có thể đối xứng hoặc không đối xứng. Các góc bt và bp cần xác định đúng tương ứng bên trái và bên phải cửa sổ (xem Hình 8).

a) Góc a tương đối lớn

b) Góc a tương đối nhỏ

c) Kết cấu che nắng đứng

Hình 7 – Các dạng kết cấu che nắng có hiệu quả như nhau

Hình 8 – Vùng che nắng phụ thuộc góc bt và bP

+ Xác định ch thước của một số hình thức kết cấu che nắng:

Trường hợp kết cấu che nắng nằm ngang (xem Hình 9).

Bn = Hc.cotga

Bn = Hc.cos a

Bn = Hc.cosa.sina

Bn = Hc.cos2a

Hình 9 – Xác định kích thước kết cấu che nắng nằm ngang

Trường hợp kết cấu che nắng đứng (xem Hình 10).

Hình 10 – Xác định kích thước kết cấu che nắng đứng

* Các góc ab xác định nhờ biểu đồ các đường giới hạn che nắng, chiếu nắng kết hợp với biểu đồ mặt trời tại địa phương.

Nguyên lý tổ hợp che nắng ngang bằng Hình họa (xem Hình 11 và Hình 12).

Hình 11 – Nguyên lý tổ hợp tấm che nắng ngang

Hình 12 – Ôvăng

7.4. Xác định thời gian che và chiếu nắng

Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các công trình nhà ở nhằm đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh nhiệt m trong phòng – chống nấm mốc, diệt khun…

7.4.1. Bài toán chiếu nắng là bài toán ngược của bài toán che nắng. Nghĩa là ngoài những giờ được che nắng, là những giờ ban ngày, phòng ở được chiếu nắng.

7.4.2. Đ xác định thời gian che và chiếu nắng, dùng phương pháp biểu đ mặt trời như ở 7.1.

8. Thiết kế thông gió

8.1. Yêu cầu chung về thông gió tự nhiên

8.1.1. Khi thiết kế nhà ở, căn hộ, nhà  độc lập, nhà ở nhiều tầng hay thp tầng, cn tính toán đảm bo thông gió tự nhiên – xuyên phòng – trực tiếp hay gián tiếp theo phương ngang. Đây là điều kiện bắt buộc và ngay từ khi quy hoạch lập dự án đã phải xem xét các tác nhân ảnh hưởng đến thông gió tự nhiên từng nhà.

8.1.2. Thông gió tự nhiên có vai trò hết sức quan trọng trong ci thiện điều kiện vi khí hậu, chế độ vệ sinh của các phòng ở và là một trong bốn giải pháp chủ yếu của kiến trúc nhiệt đới m.

8.1.3. Cần ưu tiên đón gió thịnh hành tại đa phương, cho dù là gió nóng (Tây Nam) bằng cách hướng mặt nhà có diện tích bề mặt lớn nhất về hướng gió chính, để tạo chênh lệch áp lực khí động càng lớn càng tốt, vùng chênh lệch áp lực gió càng lớn càng tốt.

8.1.4. Cần tạo ra dòng không khí đối lưu, bằng hình thức mở ca thông gió hợp lý cả mùa đông và mùa hè.

CHÚ THÍCH: Thông gió tự nhiên nhờ áp lực gió thưng mạnh hơn nhờ áp lực nhiệt, xét v mặt cường độ, vì vậy mà cần ưu tiên thông gió tự nhiên đối với nhà ở.

8.1.5. Khi địa nh phức tạp cần kể đến ảnh hưởng của áp lực gió gây ra do địa hình.

8.1.6. Đối với nhà cao tng (trên 8 tầng) do càng trên cao vận tốc gió càng lớn vượt quá giới hạn sinh lý ảnh hưởng đến sức khe nhất là người già, trẻ em vì vậy cần có giải pháp che chắn gió để giảm vận tốc gió trong phòng bằng cách thông gió gián tiếp (xem Hình 13).

8.1.7. Đối với nhà ở cao tầng, cần tính toán giải pháp thông gió tự nhiên theo chiều đứng nhờ chênh lệch áp lực ở tầng một với các tầng trên cao (xem Hình E.12 phụ lục E).

8.2. Thông gió tự nhiên dưới tác động của gió

Vận tốc gió tùy thuộc vào địa hình mà gradien vận tốc gió theo chiu cao từ mặt đất không giống nhau.

– Tính áp suất khí động theo công thức:

             (1)

Trong đó:

vÁp suất khí động gây ra tại điểm tính toán, Pa;

g0: Trọng lượng riêng của không khí tại 0 0C, kg/m3;

n: Vận tốc gió ngoài nhà, m/s;

k: Hệ số khí động bề mặt ở điểm tính toán (không thứ nguyên);

Hình 13 – Minh họa giải pháp giảm tốc độ gió trực tiếp vào nhà (vừa che nắng vừa chắn gió mạnh trực tiếp vào nhà)

8.1.8. Đối với nhà ở cao tng, cần tính toán giải pháp thông gió tự nhiên theo chiu đứng nhờ chênh lệch áp lực ở tng một với các tầng trên cao (xem Hình E.12 phụ lục E).

– Hệ số khí động:

                   (2)

– Khi tính toán, với nhà cao trên 10 m, cn xét đến vận tốc gió tăng theo độ cao, kể từ mặt đất.

– Khi tính thông gió tự nhiên, cần xét đến áp suất trên toàn bộ mặt nhà: cần sử dụng số liệu áp sut gió trung bình.

– Bng 2 quy định tỷ lệ vận tốc gió ở các địa hình khác nhau, so với vận tốc gió nơi trống trải ( tầm cao đầu người).

Bảng 2 – Tỷ lệ vận tc gió ở các địa hình khác nhau

Địa hình

Tỷ số

1. Luồng gió giữa các ngôi nhà

1,3

2. Luồng gió cạnh góc nhà

2,5

3. Lung hút gió qua tầng bỏ trống (tng trệt, ở trên cột)

3,0

CHÚ THÍCH: Khi tính toán thông gió tự nhiên cần lấy theo số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng [1].

8.3. Đánh giá thông g tự nhiên

Đ đánh giá hiu quả của thông gió tự nhiên, cần dùng ba yếu tố sau:

a) Lưu lượng thông gió G là thể tích không khí được thông thoáng trong một đơn v thời gian (m3/h hay m3/s). Chỉ tiêu này nhằm đm bảo độ sạch của không khí trong phòng khi nồng độ khí cac bon nic cho phép theo tiêu chuẩn vệ sinh của nhà ở là 0,1 % (1 ml/l không khí).

b) Bội số thông gió n (số ln thay đi không khí bằng không khí sạch ngoài nhà) là t số giữa lưu lượng thông gió G (m3/giờ) và th tích V (m3) của phòng:

              (lần/giờ) (3)

c) Để đánh giá cht lượng thông gió tự nhiên của nhà ở dưới tác dụng của gióđồng thời lựa chọn giải pháp kiến trúc hợp lý cần kể đến hệ s thông thoáng của nhà (Kth):

                (4)

              (5)

                        (6)

Trong đó:

viVận tốc gió trung bình;

ViThể tích của phạm vi i” có không khí chuyển động;

vlgThể tích phạm vi lặng gió trong phòng;

V: Thể tích phòng;         

vn: Vận tốc gió tính toán ngoài nhà         vn > 0

Đối với nhà dân dụng khi chiều cao hcửa ≥ 0,4 H (H: chiu cao phòng) có thể xác định K1, K2 như sau:

              (7)

                        (8)

Trong đó: Fi, Flg và F: các diện tích tiết diện ngang ứng với các thể tích Vi, Vlg và V.

Nếu 0 < Kth < 1 thì khi Kth gần bằng 1 là độ thông thoáng tốt nht.

8.4. Hướng gió thổi và hướng nhà

8.4.1. Hiệu quả thông gió tự nhiên đạt được cao nhất khi hướng gió chủ đạo lập với pháp tuyến mặt nhà một góc từ 150 đến 450 khi nhà bố trí thành các dãy khối với khoảng cách các dãy hợp lý. Hiệu quả thông gió tự nhiên phụ thuộc vào hướng gió và kết cấu che nắng. Vì vậy cần lựa chọn kết cấu che nắng không ảnh hưởng đến yêu cầu thông gió.

Chọn hướng nhà cần dựa trên hướng gió ch đạo về mùa hè của vị trí xây dựng để cân đi giữa thông gió – tránh nng – mỹ quan.

8.4.2. Đối với khí hậu vùng núi cao và phía Bc: hướng nhà tốt nhất là hướng đạt hiệu quả thông gió cao trong mùa hè và tránh gió mùa đông. Hướng gió mát là Đông Nam, Nam và Đông.

Đối với các vùng khí hậu phía Nam, nóng gần như quanh năm: hướng gió mát lần lượt ưu tiên là: Đông Nam; Tây Nam; Đông; Tây (xem Bảng 3 và Hình 14).

Bảng 3 – Hướng và tần suất gió (%) thịnh hành các tháng

(Một số địa phương thuộc miền khí hậu phía Nam)

Tháng

Hướng gió

tp Hồ Chí Minh

Phan Thiết

Đà Lạt

Nha Trang

Buôn Mê Thuột

Quy Nhơn

Plâyku

Đà Nng

I

Chính

ĐN-22

Đ-77

ĐB-59

ĐB-33

Đ-87

B-57

ĐB-47

B-34

Phụ

Đ-20

ĐN-17

 

B-32

 

ĐB-23

B-22

TB-22

V

Chính

ĐN-39

Đ-38

Đ-27

ĐB-33

Đ-57

ĐN-30

TB-36

Đ-36

Phụ

N-37

ĐN-31

ĐB-22

ĐN-29

 

B-23

ĐB-15

B-32

II

Chính

TN-66

T-61

T-33

ĐN-58

T-55

T-35

T-69

B-45

Phụ

 

TN-31

TN-29

 

 

TN-19

 

 

X

Chính

TN-25

ĐN-26

ĐB-41

ĐB-25

Đ-38

B-46

T-14

B-38

Phụ

ĐN-15

Đ-21

 

B-16

 

ĐB-20

ĐB-22

TB-27

    MIỀN PHÍA BẮC           MIỀN PHÍA NAM          VEN BIỂN MIỀN TRUNG

CHÚ THÍCH:  Việt Nam phần ln nhà ở chung cư dưới 5 tầng được thiết kế kiểu hành lang bên, vì vậy hai mặt nhà của một phòng đều có cửa sổ. Hướng chính của nhà được hiểu là hưng nhà có hành lang với các cửa sổ và cửa ra vào.

Hình 14 – Hướng nhà tt nhất có thể áp dụng ở Việt Nam

8.5. Ảnh hưng của quy hoạch kiến trúc đến thông gió tự nhiên

8.5.1. Khi thiết kế quy hoạch kiến trúc một cụm công trình, cần đánh giá hiệu qu thông gió trong toàn bộ tiểu khu, nhóm nhà ở vì nó quyết định đến thông gió cho từng ngôi nhà.

Cần phải so sánh gii pháp thông gió trong các phương án quy hoạch khu nhà ở để chọn phương án có lợi nhất.

8.5.2. Khi quy hoạch kiến trúc khu nhà, cụm nhà, tiểu khu nhà ở, cần lưu ý những yếu tố ảnh hưởng đến thông gió tự nhiên của khu vực như sau:

– ng nhà, hướng gió trong khu vực;

– Vị trí, kích thước, cách b trí công trình, bố trí cây xanh (cây cao, cây thấp, cây bụi, cây lá to, lá nh, cây nhiều lá và cây ít lá, thảm c…), đường giao thông;

– Tổ hợp không gian của thành phố hoặc khu nhà ở đang xem xét;

8.6. Tổ chức thông gió tự nhiên trong nhà ở

8.6.1. Chất lượng thông gió tự nhiên trong nhà ở tại vùng nhiệt đới m được đánh giá bng vận tốc và diện tích được thông gió trực tiếp qua phòng (thông gió xuyên phòng), đặc biệt là những phòng ở, làm việc, sinh hoạt, phòng ngủ, phòng ăn…

Chất lượng thông gió tự nhiên, phụ thuộc hoàn toàn vào giải pháp không gian (trên mt cắt ngang và trên mặt đứng) và hình dạng kích thước, vị trí, kết cấu của ngôi nhà, sau khi đã xác định vị trí và hướng nhà hợp lý trên tổng mặt bằng toàn khu nhà ở.

8.6.2. Không được bố trí các vật cn, không gian làm tắc nghẽn luồng gió. Khi bt buộc có các bộ phận làm cản trở gió cần phải tạo các hành lang dẫn gió tới các không gian sử dụng phía sau (Hình 15).

Hình 15 – Tổ chức hành lang thông gió qua nhiều không gian

Hình 16 giới thiệu nh hưởng của vị trí lỗ cửa đến đường đi của luồng gió, để người thiết kế lựa chọn cách bố trí cửa hợp lý.

Hình 16 – nh hưởng của vị trí lỗ cửa đến thông gió tự nhiên

8.6.3. Khi thiết kế cụ thể từng công trình nhà ở cần lưu ý những vấn đề sau (ảnh hưởng đến thông gió tự nhiên trong nhà).

– Tổ chức mặt bng và không gian công trình;

– Vị trí, hình dạng, kích thước các lỗ cửa sổ;

– Cấu tạo cửa, kết cu che nắng và các chi tiết kiến trúc khác: ban công, lôgia, mái hiên, snh, hành lang.

8.6.4. Lựa chọn kích thước cửa sổ hai phía của phòng.

a) Việc lựa chọn tỷ lệ kích thước csổ phía gió vào và gió ra rất quan trọng, không chỉ tác dụng làm tăng lưu lượng không khí mà còn tăng tốc độ dòng không khí qua phòng.

b) Lưu lượng gió khi tốc độ gió tăng lên ở các lỗ ca lên được xác định bằng công thức:

L = 3600n*m*F               (m³/s)                (9)

Trong đó:

m: Hệ s lưu lượng của lỗ cửa;

v: Vận tốc gió qua lỗ cửa, m/s;

F: Diện tích lỗ ca, m2.

c) Cửa đón gió nên có diện tích lớn hơn cửa gió ra

d) Theo quy luật khí động học, vận tốc gió trong phòng sẽ tăng lên khi tỷ lệ kích thước các lỗ cửa g ra và gió vào gần bằng 1,5 lần.

e) Vị trí, diện tích, cấu tạo cửa sổ:

+ Trong tổ chức thông gió tự nhiên kiểu kiến trúc thoáng hở”, cửa sổ có diện tích càng lớn càng tốt. Vấn đ chủ yếu là lựa chọn hướng m cửa gió vào và ra.

+ Chiều rộng cửa sổ không được nhỏ hơn 0,5 lần chiều rộng của phòng. Để đảm bo chiều rộng của vùng có vận tốc gió lớn thì diện tích cửa s không nhỏ hơn 60 % diện tích phòng.

Cấu tạo cửa có vai trò quan trọng. Do yêu cầu che nắng, mưanên cần phải tính đến ảnh hưởng của kết cấu che chắn nắng đến lưu lượng và hưng gió qua phòng. Vì vậy cần lựa chọn kết cấu che nắng ít ảnh hưởng đến lưu lượng gió và có khả năng hướng được luồng gió đến những vùng cần thiết trong phòng ở (kết hợp có thể dùng các tấm chắn đứng, ngang để hướng luồng gió).

Chiu cao cửa sổ phải xác định từ yêu cu vệ sinh sức khỏe, lượng thán khí, bội số thông gió cho phép.

f) Lưu lượng không khí làm mát phòng

Không khí ngoài nhà  nhiệt độ te (0C) khi vào phòng, được nâng cao đến nhiệt độ trong phòng ti (0C). Khi thoát khỏi phòng không khí mang theo một lượng nhiệt là:

Qg = Cr0 * G(t­I – te)         (10)

Trong đó:

Qg: Lượng nhiệt thừa cần thông gió, W;

C: Nhiệt dung riêng của không khí, J/kg0C;

r0: Khối lượng riêng của không khí tại 00C, kg/m3;

G: Lưu lượng thông gió, m3/s.

Thông thưng, trị số Cr0 = 1,2.103 J/0C.m3.

Khi đó ta có lưu lượng không khí cần thiết là:

                        (m3/s)                (11)

với Dt = t– te (0C)

8.7. Thông gió cơ khí và bán cơ khí trong nhà ở

8.7.1. Nhà ở trong các đô thị phải thiết kế hệ thống thông gió cơ khí và bán cơ khí theo chiều đứng, đặc biệt là các khu vệ sinh và bếp.

8.7.2. Có thể kết hợp buồng thang, giếng trời (nhà cao trên 5 tng) làm đường thông gió chínhCần có hệ thng cửa gió trên mái để điều chỉnh tốc độ luồng g theo sự thay đổi thi tiết.

8.7.3. Trường hợp cần thiết có thể kết hợp bố trí hệ thống quạt thông gió hoặc chong chóng thông gió nhờ chênh lệch áp suất giữa tng một và các tng trên.

9. Vai trò của cây xanh, mặt nước trong quy hoạch kiến trúc, che chắn nắng, chống nóng/lạnh cho nhà ở

9.1. Tác dụng làm sạch không khí của cây xanh

– Cung cấp khí ôxy chủ yếu cho môi trường sống.

– Có khả năng lọc và giữ bụi (nht là bụi lơ lửng trong không khí).

VÍ DỤ: Lá cây phong có thể giữ được t 21 % đến 80 % lượng bụi trong phạm vi cây choán chỗ.

– Một số loại thực vật còn tỏa ra môi trường chfitonxit, có khả năng ức chế và diệt khun gây bệnh;

– Có tác dụng iôn hóa không khí (làm cho iôn âm và dương cân bng), có lợi cho sức khỏe con người.

– Có khả năng hấp thụ các cht khí độc hại trong không khí.

– Có khả năng khử các chất độc ở nước thải nơi cống ngầm đổ ra sông, ngay cả nước thi có hàm lượng phóng xạ thấp.

 DỤ: Cây bèo tây lọc nước sạch, cây sậy r có khả năng hp thụ các cht hóa học độc hại trong nước thải công nghiệp. (Xem phụ lục K)

9.2. Tác dụng làm giảm bức xạ mặt trời của cây xanh

– Hấp thụ năng lượng mặt trời để quang hợp: hấp thụ từ 30 % đến 80 % bức xạ trực tiếp của mặt trời. Tùy theo cây nhiu lá hay ít lá, tán lá rộng hay hẹp, bn lá to hay bn lá nh.

– Cản bức xạ mặt trời, tạo bóng râm che cho kng gian dưới tán lá và các bề mặt kiến trúc: tường, mái, đường xá và các bề mặt đt…

+ Có thể ngăn được từ 40 % đến 90 % lượng bức xạ mặt trời;

+ Thảm c dày cản được 80 % bức xạ chiếu xuống mặt đt.

– Giảm thiểu bức xạ phản xạ ra môi trường xung quanh do hệ số phản xạ nhiệt nhỏ hơn so với các bề mặt khác.

CHÚ THÍCH: T số bức xạ phản xạ từ bề mặt và bức xạ mặt trời tổng cộng chiếu trên b mặt đó gọi là hệ số A (Anbêđô). Hệ số này phụ thuộc vào đặc điểm b mặt, tính chất vật lý, màu sắc và trạng thái của b mặt đó). Hệ số Anbeđô (A) có tác dụng làm giảm bc xạ phản xạ của cây leo trên tưng. Những cây lá càng to, tán càng lớn, rậm rạp thì khả năng cản bức xạ càng lớn.

9.3. Tác dụng tổng hợp của cây xanh, mặt nước đối với việc cải thiện điều kiện vi khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm không khí

– Làm tăng độ m không khí ở vùng che bởi cây xanh do vùng bóng râm nhiệt độ không khí giảm xuống: tăng từ 5 % đến 8 % so với vùng không có cây xanh.

– Làm giảm nhiệt độ không khí trong vùng dưới tán cây xanh vào mùa hè, thấp hơn nhiệt độ không khí nơi trng trải vào mùa hè từ 0,8 0C đến 3 0C.

– Nhiệt độ không khí tại vùng có nhiều cây xanh, mặt nước thường thp hơn nhiệt độ không khí ở những vùng không có cây xanh, mặt nước vào mùa hè từ 2 0C đến 3 0C.

9.4. Ảnh hưng của cây xanh mặt nước tới chế độ gió và dòng chuyển động của không khí

– Nếu bố trí cây xanh hợp lý sẽ có tác dụng cản gió quá mạnh vào mùa hè, cản gió lạnh vào mùa đông.

– Cây xanh có th hướng dòng chuyển động không khí theo một hướng có lợi cho thông gió xuyên phòng của ngôi nhà.

– Khi trồng cây xanh hai bên đường ph, sẽ tạo ra hành lang, thông gió mát cho đô thị, đồng thời có thể cn bớt gió nóng ở những vùng khí hậu nóng khô (khu vực miền Trung).

9.5. Tác dụng của cây xanh – mặt nước về thẩm mỹ

Việc phối hợp giữa cây xanh – mặt nước ở bất kỳ phạm vi lớn hay nhỏ trong và ngoài nhà đều tạo nên những tác dụng làm giảm sự căng thẳng của con người.

9.6. Nguyên tắc bố trí cây xanh

a) Phân loại cây xanh theo tính chất sử dụng:

– Cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị (trồng trong khu nhà ở hay khu công cộng hoặc công viên);

– Cây xanh sử dụng hạn chế (trong và ngoài nhà, căn hộ);

– Cây xanh đặc dụng (sử dụng theo mục đích).

b) Riêng với nhà ở, có hai loại chính:

– Cây xanh trồng ngoại tht: thường là những cây to dạng thân leo và thân gỗ nhỏ có chiều cao từ 0,5 m đến 3 m.

– Cây xanh nội tht: thường thp, nhỏ từ 0,1 m đến 1,5 m kết hợp với nghệ thuật cây cảnh – non bộ.

(Tham khảo Phụ lục K về tính chất khử khí độc hại của cây xanh)

10. Thiết kế cách nhiệt chống nóng cho kết cấu bao che

10.1. Yêu cầu chung về cách nhiệt trong mùa nóng

10.1.1. Đối với nhà sử dụng vi khí hậu tự nhiên:

– Tường, mái nằm  hướng có bức xạ mặt trời mùa hè lớn nhất đều phải thiết kế cách nhiệt;

– Kết hợp với thông gió tự nhiên là yếu t quan trọng để ci tạo vi khí hậu trong nhà ở;

– Kết hợp với các gii pháp che nắng cây xanh, kết cấu che nắng… nhằm tạo vi khí hậu tốt cho các phòng ở;

– Tránh làm tăng nhiệt độ mặt trong của kết cấu bao che (gây cảm giác nóng do bức xạ từ mặt trong của kết cấu bao che);

– Khi thiết kế cách nhiệt cần tham khảo TCVN 4605 : 1988 và các quy định có liên quan.

10.1.2. Đối với nhà ở có sử dụng vi khí hậu nhân tạo:

– Phải tính toán cách nhiệt cho kết cấu ngăn che để giảm tiêu hao điện năng;

– Khi thiết kế cách nhiệt tham khảo TCVN 4605 :1988, TCXD 232 : 1999 và các quy định có liên quan.

10.1.3. Các loại mái và giải pháp cách nhiệt chủ yếu:

a) Mái dốc:

Thường dùng tng hầm mái có lỗ cửa thông gió trao đi nhiệt với không khí bên ngoài (nhà có trần);

Nếu không có trần, cần làm dãy lỗ cửa thông gió ở chân mái hoặc tường đầu hồi.

b) Mái bng cách nhiệt:

Thiết kế thêm tầng không khí lưu thông trong mái (mái kép) hoặc trên mái (mái đơn) nhưng tất cả phải có giải pháp kỹ thuật đảm bảo chống thấm tốt, bền.

c) Mái có phun nước, chứa nước, nước chảy tuần hoàn:

Cần có gii pháp, vật liệu cách nước tuyệt đối

10.1.4. Tường cách nhiệt (tham khảo Hình D. 4 phụ lục D)

– Tường hướng Đông, Tây nhận bức xạ mặt trời cực đại cần phải có giải pháp cách nhiệt.

– Tường cách nhiệt cần đm bo cách nhiệt ban ngày, tỏa nhiệt nhanh ban đêm. Trọng lượng tường càng nhỏ càng tốt (thường sử dụng bêtông bọt, bêtông xỉ, bêtông sỏi, gm ceramic hoặc tường có cấu tạo rỗng cách nhiệt). Mặt ngoài sơn màu có hệ số phn xạ lớn.

10.2. Biện pháp chống nồm cho bề mặt nền nhà

10.2.1. Có hai quá trình ngưng đọng nưc trên mặt nền nhà và thiết bị: ngưng thành màng nưc và ngưng thành giọt nước.

10.2.2. Điu kiện nh thành sự ngưng đọng nước trên mặt nền nhà và thiết bị thường xy ra khi nhiệt độ và độ m không khí đột ngột tăng lên trong khi nhiệt độ bề mặt nền, tường, thiết bị chưa kịp tăng và nhỏ hơn nhiệt độ điểm sương của không khí (tstbm ≤ ts.

10.2.3. Các nguyên tắc chống ngưng đọng nước trên b mặt nền nhà, thiết bị:

a) Giảm độ m không khí trong nhà;

b) Nâng nhiệt độ b mặt kết cu cao hơn nhiệt độ điểm sương.

CHÚ THÍCH: Có th dùng một trong ba giải pháp hoặc phối hợp cả ba giải pháp trên.

10.2.4. Nguyên tắc thiết kế sàn chống ngưng đọng nước (chống nm).

a) Phương pháp tính toán thiết kế theo TCXD 230 : 1998.

b) Một số chỉ tiêu thiết kế nền nhà chống nồm:

– Chọn cấu tạo sàn với lớp b mặt có quán tính nhiệt (D), hệ số ổn định nhiệt (Y) nh nhất và hệ số dẫn nhiệt tương đương nhằm làm nhiệt độ bề mặt thay đổi nhanh theo nhiệt độ môi trường. Nếu nhiệt độ mặt sàn (tbm) lớn hơn nhiệt độ điểm sương của không khí (ts), như 10.2.2 thì khả năng chống nồm của nền nhà được xác định theo biểu thức thực nghiệm sau:

Dt = f (Y)

(xem Hình 17 và Hình 18)

Hình 17 – Đồ thị đánh giá hiệu quả chống nồm DT = 0,7351N Y-1,383

Hình 18 – Nhiệt truyền từ bề mặt kết cu sàn nhà xung lớp đất nện của nn nhà

+ Ch tiêu nền nhà chống nồm tốt nhất là:

D≤ 0,05; Y ≤ 6,5; ltd  0,35                   (12)

+ Chỉ tiêu hạn chế nồm của nền nhà là:

D≤ 0,00; 6,6 ≤ Y ≤ 8,3                          (13)

0,36 ≤ ltd  0,60

Trong đó:

Dt: Chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt độ điểm sương của không khí và nhiệt độ bề mặt nền nhà, 0C;

                   (14)

Y: Hệ số ổn định nhiệt độ b mặt của kết cấu nền nhà; Y phụ thuộc vào lớp bề mặt của kết cấu nền “dày (W/(m.K) hay “mng (nghĩa là chỉ số quán tính nhiệt D ln hay nh hơn 1);

ltd: Hệ số dẫn nhiệt tương đương của kết cấu nền nhà, phụ thuộc vào tính chất vật lý của vật liệu các lớp nền và chiều dày các lớp ấy.

                       (15)

diChiều dày lớp nền nhà thứ i, m;

liHệ số dẫn nhiệt lp nn nhà thứ i của kết cấu sàn, W/(m.K).

– Nền nhà có khả năng chống nồm khi Dt < 0; hoặc dao động t 0 0C đến 1 0C; hay Y = 6,6 ÷ 1,6 (W/(m.K).

– Thiết kế nn chống nồm là lựa chọn các loại vật liệu và kết cu có Y; ltd = min, nm trong giới hạn trên mà vẫn đảm bảo tính kinh tế và khả năng chịu lực của nn.

Các giá trị này càng nhỏ thì khả năng chống nồm càng cao.

– Các loại vật liệu phù hợp cho nn nhà chng nồm là các vật liệu ốp lát mỏng như: gạch men sứ, gỗ hoặc tấm lát bằng nhựa composit, vật liệu cách nhiệt nhẹ như polystirol, polyurethane, gốm bọt.

10.2.5. Phương pháp tính hệ số n định nhiệt bề mặt của kết cấu nền nhà nhiu lớp:

– Chỉ số quán tính nhiệt D của kết cấu nền nhiều lớp, xác định theo công thức:

    (W/(m.K)           (16)

Trong đó:

: Nhiệt trở của kết cấu sàn thứ i,

di: chiu dày lớp sàn thứ i, m;

Hệ số hàm nhiệt của vật liệu lớp thứ i.

– Hệ số ổn định nhiệt b mặt được tính như sau:

Nếu kết cấu lớp thứ i của sàn có Di ≥ 1, ta có:

Yi = Si

Nếu Di < 1 đồng thời Di + Di + 1  1, tức là hệ số n định nhiệt b mặt có kể ti ảnh hưởng của lớp th (i + 1) như sau:

                     (17)

Nếu Di + Di + 1 < 1 thì:

                       (18)

– Khi có hiện tượng nồm thì nhiệt truyền từ bề mặt nn xuống theo các lớp th tự i, i + 1…, m) được đánh số như Hình 24.

– Khi thiết kế nền nhà chống nm, nên chọn vật liệu sao cho chỉ cần 2 lớp đến 3 lớp vật liệu đã đảm bSDi ≥ 1.

– Đi với nền có lớp không khí kín trong kết cấu nền nhà, hệ số hàm nhiệt của lớp không khí được coi bằng không (Sk = 0).

– Với lớp không khí kín có chiều dày:

d = từ 15 mm đến 20 mm, lấy lk = 0,05;

d = từ 21 mm đến 25 mm; lấy lk = 0,09.

10.2.6. Các giải pháp cấu tạo nền nhà chống nồm thích hợp:

Cần lựa chọn giải pháp cấu tạo nền nhà thích hợp để mặt sàn ngăn cách ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, quán tính nhiệt của khi đất nền. Cần dùng vật liệu có quán tính nhiệt nhỏ và hệ s dẫn nhiệt lớn đ hạn chế đọng nước trên mặt sàn nhà. Cần lựa chọn cu tạo các lp như sau: (xem từ Hình 19 đến Hình 25).

– Lớp 1: Lớp cơ học cao – là lp có yêu cầu thm mỹchống mài mòn, độ bn cơ học cao, quán tính nhiệt lớn – nên dùng vật liệu có độ dày càng nhỏ càng tốt; Các vật liệu lát phù hợp là: gạch gốm nung có chiều dày  10 mm; gạch men d ≤ 7 mm; vật liệu tấm nhựa composit d  5 mm; g packet hoặc ván sàn d ≤ 15 mm.

– Lp 2: Lớp vữa lót liên kết có d ≤ từ 10 mm đến 20 mm; lp này càng mỏng càng tốt. Hiện nay nếu điều kiện cho phép, nên dùng keo liên kết để bỏ lớp vữa lót liên kết;

– Lớp 3: Lớp cách nhiệt cơ bản, có quán tính nhiệt nhỏ; cần chọn vật liệu vừa chịu được tải trọng vừa có nhiệt trở lớn;

– Lớp 4: Lớp chống thm để bảo vệ lớp cách nhiệt khỏi m do mao dẫn từ nền đất lên; Có thể

dùng: giấy bitum, màng polyetilen, sơn bitum cao su có cốt vải thô hoặc vải màn;

– Lớp 5: lớp bêtông chịu lực (hoặc bêtông gạch vỡ);

– Lớp 6: Đất nền đầm chặt (hoặc cát đen).

CHÚ DN:

1- Lớp vật liệu mặt sàn

2- Lớp cách nước

3- Lớp vật liệu cách nhiệt

4- Lớp chống thấm

5- Lớp bêtông chịu lực hoặc bêtông gạch v

6- Đất nền

Hình 19 – Cấu tạo các lớp nền nhà chống ẩm

CHÚ DN:

1- Gạch men sứ dày 7 mm, miết mch bng ximăng

2- Vữa lót mác 25, dày 20 mm

3- Xỉ lò cao dạng hạt dày 200 mm có y0 từ 700 kg/m3 đến 900 kg/m3 và l0 từ 0,15 kcal/m.h.0C đến 0,19 kcal/m.h.0C

4- Màng chống thm nước bằng giấy dầu, sơn bitum cao su (hoặc vữa ximăng cát vàng dày 20 mm)

5- Bêtông gạch v mác  75, dày 100 mm (hoặc bêtông đá dăm dày 70 mm); Y = 4,8 kcal/m2.h.0C

Hình 20 – Mu nền nhà chống nồm sử dụng xỉ than lò cao dạng hạt

1- Viên mặt sàn bêtông lưi thép granitô, kích thước 400 mm x 400 mm x 20 mm

2- Lớp không khí dày 20 mm

3- Vữa ximăng cát vàng mác 100 dày 20 mm

4- Bêtông gạch vỡ mác ≥ 75 dày 100 mm

= 5,2 kcal/m2.h.0C

Hình 21 – Mu nền nhà chống nồm sử dụng tm granitô có lớp không khí kín

1- Mặt sàn bằng gỗ lim (hoc gỗ dán, packe) dày 20 mm

2- Lớp không khí dày 20 mm

3- Vữa ximăng cát vàng mác 100 dày 20 mm

4- Bêtông gch vỡ mác  75 dày 100 mm (hoặc bêtông gạch đá dăm dày 70 mm)

4,2 kcal/m2.h.0C

Hình 22 – Mẫu nền nhà chống nồm sử dụng gỗ lát có lớp không khí kín

1- Gạch men sứ dày 7 mm, miết mạch bằng ximăng

2- Lớp keo dán hoặc sơn bitum (không pha xăng)

3- Polystirol cường độ cao dày 25 mm có Rn ≥ 20 daN/cm2g0 từ 30 kg/m3 đến 60 kg/m3

4- Lớp chống thấm bằng giấy dầu, sơn bitum cao su hoặc vữa ximăng cát vàng dày 20 mm

5- Bêtông gạch vỡ mác  75 dày 100 mm (hoặc bêtông gạch đá dăm dày 70 mm)

từ 2,19 kcal/m2.h.0C đến 2,64 kcal/m2.h.0C

Hình 23 – Mẫu nền nhà chống nồm sử dụng vật liệu xốp Polystirol cường độ cao

1- Gạch men sứ dày 7 mm, miết mạch bằng ximăng

2- Gạch gốm bọt có g0 = 540 kg/m3Rn ≥ 45 daN/cm2 dày 60 mm dán liền với lớp gạch men s bng hồ ximăng (hoặc lớp sơn bitum cao su)

3- Lớp chống thấm nước bằng vữa ximăng cát vàng mác 100 dày 20 mm (hoặc lớp sơn bitum cao su hay giấy dầu)

4- Bêtông gạch v mác  75 dày 100 mm

= 2,46 kcal/m2.h.0C

Hình 24 – Mẫu nền nhà chống nồm sử dụng gạch gốm bọt

1- Gạch men sứ dày 7 mm, miết mạch bằng ximăng

2- Vật liệu xốp polystirol cường độ cao dày 15 mm (Rn ≥ 20 daN/cm2g0 từ 30 kg/m3 đến 60 kg/m3) dán liền vi gạch men sứ bằng keo (hoặc lớp sơn bitum cao su không pha xăng)

3- Vữa ximăng cát vàng mác 100 dày 20 mm (hoặc dày 10 mm có thêm lớp sơn bitum cao su)

4- Bêtông gạch vỡ mác ≥ 75 dày 100 mm

= 2,56 kcal/m2.h.0C

Hình 25 – Mẫu nền nhà chống nồm sử dụng lớp cách nhiệt hỗn hợp gốm bêtông bọt và polystirol cường độ cao

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Biểu đồ trạng thái không khí (Biểu đồ l-d)

Hình A.1- Biểu đ I-d của không khí ẩm khi áp suất khí quyển bằng 760 mmHg)

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Các đại lượng vật lý sử dụng trong tính toán thiết kế chống nóng cho nhà ở

Bảng B.1- Ký hiệu các đại lượng vật lý

Tên gọi

 hiệu

Đơn vị

H kỹ thuật

H SI

1. Nhiệt độ không khí tính toán trong nhà

Ti

0C

(0C + 273) 0K

2. Nhiệt độ mặt trong kết cấu bao che

qt (ti)

0C

(0C + 273) 0K

3. Nhiệt độ bề mặt cao nhất trong nhà

qtmax (timax)

0C

(0C + 273) 0K

4. Nhiệt độ điểm sương

ts

0C

(0C + 273) 0K

5. Biên độ dao động nhiệt độ tính toán ngoài nhà

Ate

0C

(0C + 273) 0K

6. Biên độ dao động nhiệt độ tính toán trong nhà

Ati

 

 

7. Biên độ dao động nhiệt độ b mặt trong

Aqi

0C

(0C + 273) 0K

8. Hệ số hấp thụ bức xạ mặt trời

e

 

 

9. Hệ số hấp thụ nhiệt của các lớp vật liệu

B

 

 

10. Tổng hệ số tắt dần dao động nhiệt độ của kết cấu bao che

no

 

 

11. Hệ số tắt dần dao động nhiệt của không khí trong nhà đến bề mặt trong

n

 

 

12. Vận tc gió tính toán

v

m/s

m/s

13. Vận tốc gió trung bình

vtb

 

 

14. Chiều dày lp kết cấu bao che

d

m

m

15. Diện tích bề mặt truyền nhiệt của kết cấu bao che

F

m2

m2

16. Khối lượng vật liệu

M

kg/m3

kg/m3

17. Nhiệt dung riêng

c

kcal/Kg.0C

kJ/kg.0K

18. S ngày, giờ sưi ấm

Z(d)

giờ

h

19. S ngày, giờ làm mát

Sm

giờ

h

20. Hệ số trao đổi nhiệt b mặt ngoài

ae

kcal/m2.h.0C

W/m2.0C

21. Hệ số trao đổi nhiệt bề mặt trong

ai

kcal/m2.h.0C

W/m2.0C

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Bản đồ phân vùng khí hậu xây dựng Việt Nam

CHÚ THÍCH:

1. Miền khí hậu phía Bắc: Bao gm các tỉnh phía Bắc đèo Hi Vân

– Đặc đim: khí hậu cơ bản là nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.

– A.l. Vùng khí hậu Đông Bắc và Việt Bắc

+ Đặc điểm: Lạnh thp nhất dưới 0 0C, khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, chống lạnh là chủ yếu.

A.I.1. Tiểu vùng bao gồm các tnh Đông Bắc

Khác nhau về mức độ sưi

A.I.2. Tiểu vùng bao gồm các tỉnh Việt Bắc

– A.ll. Vùng khí hậu núi Tây Bắc và Bc Trường Sơn

+ Đặc điểm: ít lạnh, nhit độ th 0 0C ở phía Bắc và ≥ 5 0C ở phía Nam, thời tiết khô nóng cao nht 40 0C, tốc độ gió lạnh  40m/s trong năm mùa lạnh kéo dài bng mùa khô nhu cầu sưởi t hai đến ba tháng.

A.ll.1. Tiểu vùng Tây Bắc

Khác nhau về mức độ sưởi mùa đông

A.II.2. Tiểu vùng Bắc Tờng Sơn

– A.lll. Vùng khí hậu đồng bằng và Bc Trung Bộ

+ Đặc điểm: Mùa đông lạnh, xuống ti 0 0phía bắc và 5 0C phía nam; nóng nhất là 40 0C t Thanh Hóa vào, có th tới 42 0C – 43 0C, khí hậu ẩm hơn A.l và A.ll, mưa nhiu tốc độ gió lớn hơn 40m/s.

A.III.1. Tiu vùng đồng bằng Bắc Bộ

A.III.2. Tiểu vùng đng bằng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

Khác nhau v giải pháp kỹ thuật sưi ấm mùa đông

A.III.3. Tiểu vùng đồng bằng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

2. Miền khí hậu phía Nam: bao gồm các tỉnh phía Nam đèo Hải Vân

– Đặc điểm: nhiệt độ g mùa suốt năm chỉ tồn tại một mùa nóng.

– B.IV. Miền khí hậu Tây Nguyên

+ Đặc đim: Mang tính chất khí hậu miền nhiệt đới khí hậu thấp nhất từ 0 0C đến 5 0C, cao nhất ≥ 40 0C, từ vùng núi phải phòng và chống nóng cho vùng này.

B.IV.1. Tiểu vùng Bắc Tây nguyên

Khác nhau về nhu cầu phòng lạnh

B.IV.2. Tiểu vùng Nam Tây nguyên

– B.V. Vùng khí hậu đồng bằng Nam bộ và Trung bộ

+ Đặc điểm: khí hậu nhiệt đới, mùa đông không lạnh, nhiệt độ thấp nhất ≥ 10 0C, cao nhất ≤ 40 0C, ở phía Bắc; ≥ 40 0C ở phía Nam; mưa nhiều hàng năm có hai mùa khô, ẩm phù hợp với hai mùa gió.

B.V.1. Tiểu vùng Quảng Nam, Đà Nẵng, Bắc Quảng Ngãi

B.V.2. Tiểu vùng Khánh Hòa, Nam Quảng Ngãi

Khác nhu cầu chống nóng về mùa hè

B.V.3. Tiểu vùng Thuận Hải, Đông Nam bộ

B.V.4. Tiểu vùng Tây Nam bộ

 

Phụ lục D

(Tham khảo)

Một số giải pháp che chắn nắng

Hình D.1 – Vị trí tấm che nắng trên bề mặt tường và biểu đồ che nắng ứng với kiểu tấm che nng

a) Kiểu tường vách che

b) Tấm chắn đứng và ngang

Hình D.2 – Các kiểu tấm che nắng đơn giản

Hình D.3 – Các kiu tường thoáng che nắng và thông gió làm giảm nhiệt độ các vật tích nhiệt do diện tích tiếp xúc lớn

 

Phụ lục E

(Tham khảo)

Minh họa hướng dẫn lựa chọn các giải pháp quy hoạch khu nhà ở – cây xanh – thông gió tự nhiên

(Nhằm tạo môi trường sinh thái ngoài nhà – vi khí hậu trong nhà)

a) Hàng rào sát tường nhà, hoặc cách nhà 3 m, hoặc cách nhà 6 m.

b) Cây cao cách giữa nhà 1,5 m hoặc cách giữa nhà 3 m hoặc cách giữa nhà 15 m.

Hình E.1 – Khoảng cách hàng rào, cây xanh và hiệu quả thông gió xuyên phòng

Hình E.2 – Cách bố trí nhà nơi đồi dốc

Hình E.3 (A) – Quan hệ giữa cây cao và cây bụi (hàng rào) và thông gió nhà a, b, c

Hình E.3 (B) – Cách giải quyết thông gió khi không đón được gió trực tiếp

CHÚ THÍCH: Bố trí di cây xanh – thảm cỏ, cây cao, cây bụi, mặt nước hợp lý có thể làm giảm nhiệt độ ngoài nhà từ 1,0C đến 2,5 0C và làm giảm cường độ bức xạ mặt trời từ 40 % đến 50 %; giảm tốc độ gió mạnh t 50 % đến 60 %; giảm độ bụi bn của không khí từ 25 % đến 40 %; làm tăng độ m tương đối của không khí ngoài nhà từ 7 % đến 12 % so với vị trí không có cây xanh.

Hình E.4 – Bố trí cửa đ có gió xuyên qua các phòng

Hình E.5 – Hình dạng nhà và vùng áp suất gió

Hình E.6 – Bố trí cửa đón gió xuyên phòng

Hình E.7 – Cách bố trí nhà để nhận được gió chủ đạo

Hình E.8 – Cách thông gió qua khe mái

Hình E.9 – Các kiểu bố trí nhà và hiệu quả thông gió

Hình E.10 – Cần bố trí nhà tầng thấp phía trước, nhà cao tầng phía sau so với hướng đón gió

Hình E.11 – Cách m cửa để có lợi cho thông gió xuyên phòng

Hệ số phản xạ bề mặt mái lớn

Hình E.12 – Thông gió ngang cho các căn hộ nhờ dòng khí chuyển động theo chiều đứng dọc buồng thang hay giếng trời

Hình E.13 – Bố trí cửa theo chiều cao tạo hiệu quả thông gió tự nhiên

 

Phụ lục F

(Tham khảo)

Nhiệt trở của các kết cấu mái, trần thông thường

Bảng F.1 – Nhiệt tr của mái bằng khi hướng dòng nhiệt đi lên

Kiểu loại

Cấu tạo

Các lớp vật liệu

Nhiệt tr

m2.K/W

Ký hiệu

Vật liệu

Lắp ghép từ các tm bêng, tấm thạch cao

1

Bề mặt bên ngoài

0,03

2

Vải bitum lợp 10 mm

0,06

3

Kết cấu bêtông 100 mm

0,07

4

Tầng không khí 100 mm

0,17

5

Tấm thạch cao 13 mm

0,08

6

Bề mặt trong

0,11

R0

Tổng nhiệt trở

0,52

Hệ thống mái lắp ghép

1

Bề mặt bên ngoài

0,03

2

Si nh (sỏi gốm) 100 mm

0,10

3

Lớp chống thm

0,05

4

Lp cách nhiệt xốp thấm

3,00

5

Bêtông chịu lực 100 mm

0,07

6

Thạch cao ốp 13 mm

0,08

7

Bề mặt bên trong

0,11

R0

Tổng nhiệt trở

3,45

Tm gỗ và tấm thạch cao lắp ghép

1

Bề mặt bên ngoài

0,03

2

Màng bitum

0,06

3

Gỗ cứng 19 mm

0,10

4

Tầng không khí 100 mm

0,17

5

Tấm thạch cao 13 mm

0,08

6

Lớp không khí

0,11

R0

Tổng nhiệt trở

0,55

Tấm kim loại mng

Lớp cách nhiệt sợi ri (tấm rơm rạ ép) mặt phủ sơn

1

B mặt bên ngoài

0,03

2

Lớp kim loại lợp (tôn)

0

3

Lớp cách nhiệt sợi rối

0,15

4

Lớp rơm rạ ép

0,62

5

Lớp không khí

0,11

R0

Tổng nhiệt tr

2,26

Tấm lợp kim loại

Lớp lá kim loại mỏng phản xạ

Tấm thạch cao

1

Bề mặt bên ngoài

0,03

2

Tấm lp kim loại

0

3

Tng không khí 25 mm

0,30

4

Tấm kim loại phản xạ

0

5

Lớp không khí 100 mm

0,48

6

Tấm thạch cao 13 mm

0,08

7

Bề mặt bên ngoài

0,11

R0

Tổng nhiệt tr

1,00

Tấm lợp kim loại

Lớp cách nhiệt xốp rỗng

Lá kim loại phn xạ

Tấm thạch cao

1

Bề mặt bên ngoài

0,03

2

Tấm lợp kim loại

0

3

Lớp cách nhiệt bằng sợi rối

1,50

4

Lá kim loại phn xạ

0

5

Tầng không khí 100 mm

0,36

6

Tm thạch cao 13 mm

0,08

7

Bề mặt bên ngoài

0,11

R0

Tổng nhiệt tr

2,20

Tấm lp kim loại

Lớp cách nhiệt xốp rỗng

Lá kim loại phn xạ

Tm thạch cao

1

Bề mặt bên ngoài

0,03

2

Tm kim loại lợp

0

3

Lp sợi rối cách nhiệt

1,50

4

Lá kim loại phản xạ

0

5

Tầng không khí 50 mm

0,42

6

Tấm thủy tinh

1,30

7

Tm thạch cao

0,08

8

Bề mặt bên ngoài

0,11

R0

Tổng nhiệt trở

3,44

Mái cách nhiệt bằng màng lắp ghép

1

B mt bên ngoài

0,03

2

Đá cuội nhẹ (sỏi nhẹ) 60 mm

0,04

3

Lưới thép tiền chế

0

4

Lớp sợi rối cách nhiệt

2,00

5

Màng chng thấm (giy dầu, bitum cao su)

0,01

6

Lớp bêtông cốt thép 100 mm hoặc lát ván 25 mm

0,19

7

Tấm thạch cao

0,08

8

Bề mặt bên ngoài

0,11

R0

Tổng nhiệt trở

2,33

 

Bêtông cốt thép

2,46

 

Lát gỗ ván

 

Bng F.2 – Nhiệt tr của mái bằng khi hướng dòng nhiệt đi xuống

Kiểu loại

Cấu tạo

Các lớp vật liệu

Nhiệt tr

m2.K/W

Ký hiệu

Vật liệu

Tấm bêtông lắp ghép

Tấm thạch cao

1

Bề mặt bên ngoài

0,03

2

Màng bitum lợp mái 10 mm

0,06

3

Gỗ cứng lát 19 mm

0,07

4

Tầng không khí 100 mm

0,17

5

Tm thạch cao 13 mm

0,08

6

Bề mặt trong

0,11

R0

Tổng nhiệt tr

0,52

Hệ thống mái lắp ghép

1

Bề mặt bên ngoài

0,03

2

Si nhẹ 100 mm

0,10

3

Màng chống thấm

0,06

4

Lớp cách nhiệt xốp thấm

3,00

5

Bêtông cốt thép 100 mm

0,07

6

Thạch cao 13 mm

0,08

7

Bề mặt bên trong

0,11

R0

Tổng nhiệt trở

3,45

Gỗ lắp ghép, tm thạch cao

1

Bề mặt bên ngoài

0,03

2

Màng bitum lợp mái

0,06

3

Gỗ cứng lát 19 mm

0,10

4

Tầng không khí 100 mm

0,17

5

Tấm thạch cao

0,08

6

Bề mặt bên trong

0,11

R0

Tổng nhiệt tr

0,55

Tấm lợp kim loại

Lớp cách nhiệt xốp rỗng

Tm rơm rạ ép

1

B mặt bên ngoài

0,03

2

Tấm lợp kim loại

0

3

Lớp cách nhiệt xốp rỗng

0,15

4

Rơm rạ ép

0,62

5

Bề mặt bên trong

0,11

R0

Tổng nhiệt trở

2,26

Tm lợp kim loại

Tm lợp kim loại mỏng phản xạ

Tm thạch cao

1

Bề mặt bên ngoài

0,03

2

Tm lợp kim loại

0

3

Tầng không khí 25 mm

0,30

4

Lá kim loại phản xạ

0

5

Tng không khí phản xạ 100 mm

1,42

6

Tm thạch cao 13 mm

0,08

7

Bề mặt bên ngoài

0,11

R0

Tổng nhiệt trở

1,94

Tm lợp kim loại

Lớp cách nhit xốp rỗng

Lá kim loại phản xạ

Tấm thạch cao

1

Bề mặt bên ngoài

0,03

2

Tm lợp kim loại

0

3

Lớp cách nhiệt xốp rỗng

1,50

4

Tầng không khí thoáng 100 mm

0

5

Tm thạch cao

1,42

6

Tm thạch cao 13 mm

0,08

7

Bề mặt bên ngoài

0,11

R0

Tổng nhiệt tr

3,14

Tấm lợp kim loại

Lớp cách nhiệt xốp rỗng

Lá kim loại phản xạ

Tm thạch cao

1

Bề mặt bên ngoài

0,03

2

Tấm kim loại lợp

0

3

Lớp cách nhiệt xốp rỗng

1,50

4

Lá kim loại phn xạ

0

5

Tầng không khí thoáng

1,00

6

Bông thủy tinh

1,30

7

Tấm thạch cao

0,08

8

Bề mặt bên trong

0,11

R0

Tổng nhiệt tr

4,44

Mái cách nhiệt bằng các màng lắp ghép

1

Bề mt bên ngoài

0,03

2

Đá cuội nhẹ 60 mm

0,04

3

Hơi thép tiền chế

0

4

Hơi cách nhiệt xốp rỗng

2,00

5

Màng chống thm (lớp vi hoặc bitum)

0,01

6

Bêtông cốt thép 100 mm hoặc lát gỗ ván 25 mm

0,19

7

Tm thạch cao 13 mm

0,08

8

Bề mặt bên trong

0,11

R0

Tổng nhiệt tr

 

 

Bêtông cốt thép

2,33

 

Lát gỗ ván

2,46

Bảng F.3 – Nhiệt trở của mái dc khi hướng dòng nhiệt đi xuống

Kiểu loại

Cấu tạo

Các lớp vật liệu

Nhiệt tr

m2.K/W

Ký hiệu

Vật liệu

Mái ngói, tấm thạch cao ốp trn

1

Lớp không khí ngoài trời

0,03

2

Ngói đất nung 19 mm

0,02

3

Không gian mái (tầng không khí)

0,46

4

Tấm thạch cao 13 mm

0,08

5

Lớp không khí trong nhà

0,11

R0

Tổng nhiệt tr

0,70

Mái ngói, lp cách nhiệt, tấm thạch cao ốp

1

Lớp không khí ngoài trời

0,03

2

Ngói đất nung 19 mm

0,02

3

Không gian mái (tầng không khí)

0,46

4

Lớp cách nhiệt xốp

2,00

5

Tấm thạch cao 13 mm

0,08

6

Lớp không khí trong nhà

0,11

R0

Tổng nhiệt trở

2,70

Mái ngói, có lá kim loại phản nhiệt, tấm thạch cao

1

Lớp không khí ngoài trời

0,03

2

Ngói đt nung 19 mm

0,02

3

Lớp không khí 25 mm

0,15

4

Lá kim loại phn xạ

0

5

Tng không khí thoáng

1,36

6

Tấm thạch cao 13 mm

0,08

7

Lớp không khí trong nhà

0,11

R0

Tổng nhiệt tr

1,75

Thép mạ, tấm xốp cách nhiệt

1

Lớp không khí ngoài trời

0,03

2

Tấm lợp kim loại

0

3

Không gian mái

0,28

4

Tấm xốp 12,7 mm

0,25

5

Lớp không khí trong nhà

0,11

R0

Tổng nhiệt tr

0,67

Bảng F.4 – Nhiệt tr của tường thông thường

Kiểu loại

Cấu tạo

Các lớp vật liệu

Nhiệt tr

m2.K/W

Ký hiệu

Vật liệu

Bêtông đặc tại chỗ, tm ốp tường trong

1

Lớp không khí ngoài trời

0,04

2

Bêtông (2 400 Kg/m3) 100 mm

0,07

3

Lớp trát ximăng cát (1:4) 20 mm

0,04

4

Lớp không khí trong nhà

0,12

R

Tổng nhiệt trở

0,32

Bêtông xốp, ốp gạch men

1

Lp không khí ngoài trời

0,04

2

Ngói gốm 12,5 mm

0,01

3

Bêtông nhẹ (độ rỗng 1 900 kg/m2) 100 mm

0,15

4

Lớp không khí trong nhà

0,12

R

Tổng nhiệt trở

0,32

Gạch lỗ, tấm ốp tường

1

Lớp không khí ngoài trời

0,04

2

Xây gạch đặc 110 mm

0,10

3

Tầng thoáng khí 50 mm

0,14

4

Xây gạch đặc 110 mm

0,10

5

Lớp trát, ximăng cát 20 mm

0,04

6

Lớp không khí trong nhà

0,12

R

Tổng nhiệt tr

0,54

Gạch bêtông block, tm ốp tưng trong

1

Lớp không khí ngoài trời

0,04

2

Gạch bêtông block 190 mm

0,19

3

Lớp trát, ximăng cát (1:4)

0,04

4

Lớp không khí trong nhà

0,12

R

Tổng nhiệt tr

0,39

Tm bêtông có lỗ rỗng, tấm p tường trong nhà

1

Lớp không khí ngoài trời

0,04

2

Gạch bêtông block 90 mm

0,14

3

Lp không khí thoáng 50 mm

0,14

4

Gạch bêtông block 90 mm

0,14

5

Tm phẳng, ximăng cát (1:4)

0,04

6

Lớp không khí trong nhà

0,12

R

Tổng nhiệt trở

0,62

Gạch xây đơn, thô

Gạch xây trần (không trát)

1

Lớp không khí ngoài trời

0,04

2

Gạch block 300 mm

0,04

3

Lớp không khí thoáng 50 mm

0,24

R

Tổng nhiệt tr

0,40

Gạch tráng men, tấm thạch cao ốp tường

 

1

Lớp không khí ngoài trời

0,04

2

Xây gạch 110 mm

0,10

3

Tầng không khí thoáng 150 mm

0,14

4

Tm thạch cao 10 mm

0,06

5

Lớp không khí trong nhà

0,12

R

Tổng nhiệt trở

0,46

Gạch tráng men, RF1 trên mặt ngoài khung, tấm thạch cao ốp tường

1

Lớp không khí ngoài trời

0,04

2

Xây gạch 110 mm

0,10

3

Tầng không khí đối lưu (thoáng) 50 mm

0,55

4

Lá kim loại phản xạ

0

5

Tng không khí phản xạ 100 mm

0,61

6

Tấm thạch cao 10 mm

0,06

7

Lớp không khí trong nhà

0,12

R

Tổng nhiệt trở

1,48

Tấm che mưa nắng (bằng gỗ thông), tấm thạch cao, tấm thạch cao p tường

1

Lớp không khí ngoài trời

0,04

2

Tm che mưa nắng (gỗ thông) 12 mm

0,05

3

Tầng không khí (kín)

0,16

4

Tm thạch cao

0,06

5

Lớp không khí trong nhà

0,12

R

Tổng nhiệt trở

0,47

Tm ximăng cốt sợi, tấm nhựa Polyeste

1

Lớp không khí ngoài tri

0,04

2

Tấm ximăng ct sợi

0,02

3

Tấm nhựa Polyeste 25 mm

0,67

4

Tm ximăng cốt

0,02

5

Lớp không khí trong nhà

0,12

R

Tổng nhiệt trở

0,87

Bảng F.5 – Nhiệt tr của các loại kết cu bằng vật liệu xây dựng thông thường

Vật liệu

Chiều dày

Khi lượng riêng

kg/m3

Nhiệt trở

m2.K/W

1. Tm ximăng cốt sợi

300

1 500

0,24

2. Ximăng cốt sợi, lượn sóng sâu

4,5

1 200

0,02

6,0

1 200

0,03

6,4

1 400

0,02

3. Xây gạch (tường gạch đất nung màng)

110

1 600

0,10

4. Tường bằng gỗ thông ép

12

256

0,23

5. Gạch bêtông block

190

980

0,19

90

1 300

0,14

6. Bêtông, kết cấu

100

2 400

0,07

7. Tm gỗ cứng

4,8

940

0,03

5,5

940

0,03

6,0

103

0,13

8. Tm lợp kim loại – nhôm – tấm thép mạ bo vệ kim loại Không kể đến các nhiệt tr bản thân, cũng có góp phần vào nhiệt trở của các lớp không khí lân cận hoặc tầng không khí phụ thuộc vào độ tán xạ của bề mặt, phương và chiều của dòng nhiệt (xem Bng E.3, E.4, E.5)
9. Tấm cấu tạo từ các hạt rời

6

660

0,05

8

660

0,07

10

620

0,08

10. Ximăng cốt liệu cát vàng

13

1 570

0,02

19

1 570

0,02

9

1 100

0,03

Thạch cao

 

 

 

11. Cốt liệu cát vàng

13

1 680

0,02

19

1 680

0,02

12. Cốt liệu nhẹ (sỏi gốm)

13

720

0,09

19

720

0,13

13. Tm thạch cao, cht dẻo

10

880

0,06

13

880

0,08

16

880

0,09

14. Gỗ dán  nội thất

4

0,04

6

0,06

10

0,09

15. Kết cấu cấp F8

7

0,06

16. Kết cấu cp F11

9

0,08

6

0,03

7

0,04

Tấm mềm

 

 

0

17. Tm gỗ đã đánh bóng

12,7

230

0,25

18. Ngói và panel

12,7

260

0,25

15

260

0,30

19. Thép

1

7 849

0,00002

20. Tấm giấy bồi tường, tấm cacton ép

50

320

0,62

21. Ngói đất nung

16 (min)

1 920

0,02

22. Ngói ximăng

16 (min)

2 200

0,01

23. Gỗ cứng

19

870

0,10

24. Gỗ mềm

12

520

0,11

19

520

0,17

25. (Gỗ thông) tm che mưa nắng

12 (trung bình)

520

0,09

26. Sợi gỗ ép, tấm phôi bào, mùn cưa

50

520

0,61

Bảng F.6 – Nhiệt trở của lớp không khí

Tốc độ gió

Vị trí b mặt

Hướng của dòng nhiệt

Nhiệt tr

m2.K/W

Bề mặt có hệ s khuếch tán lớn (ngói đất sét)

(e = 0,9)

Thép mạ mái bằng tôn mạ

(e = 0,28)

Mái lợp tm nhôm

(e = 0,11)

Bề mặt có hệ số khuếch tán nh (lá kim loại phản xạ)

(e = 0,05)

Lớp không khí (Bề mặt trong nhà điển hình) Nằm ngang và độ dốc > 450 Đi lên

0,11

0,16

0,22

0,24

Nằm ngang và độ dốc > 450 Đi xung

0,16

0,40

0,57

0,80

Đi xuống

0,13

0,39

Theo chiu đứng Nằm ngang

0,12

0,30

0,5 m/s (bề mặt trong điển hình đối với dòng khí) Bất kỳ vị trí nào Bất kỳ v trí nào

0,08

từ 3 m/s đến 6 m/s (bề mặt ngoài điển hình, có gió) Bất kỳ vị trí nào Bất kỳ vị trí nào

từ 0,04 đến 0,03

Bng F.7 – Nhiệt tr của lớp không khí (Theo ISO 6946: 1996)

Chiu dày lớp không khí (mm)

Hướng truyn nhiệt

Lên trên

Nằm ngang

Xuống dưới

m2.K/W

m2.h.K/kCal

m2.K/W

m2.h.K/kCal

m2.K/W

m2.h.K/kCal

0

0

0

0

0

0

0

5

0,11

0,13

0,11

0,13

0,11

0,13

7

0,13

0,15

0,13

0,15

0,13

0,15

10

0,15

0,17

0,15

0,17

0,15

0,17

15

0,16

0,19

0,17

0,20

0,17

0,20

25

0,16

0,19

0,18

0,21

0,19

0,22

50

0,16

0,19

0,18

0,21

0,21

0,24

100

0,16

0,19

0,18

0,21

0,22

0,26

300

0,16

0,19

0,18

0,21

0,23

0,27

CHÚ THÍCH:

– Nhiệt trở cho dòng nhiệt đi lên đối với chênh lệch nhiệt độ trung bình là 10 0C và chênh lệch nhiệt độ là 5 0C. Nhiệt trở cho dòng nhiệt đi xuống đối với nhiệt độ trung bình là 30 0C và chênh lệch nhiệt độ bất kỳ (đối với lớp không khí nằm ngang), hoặc đối với chênh lệch nhiệt độ là 5 0C (cho lớp không khí có độ dốc là 45 0C);

– Bụi sẽ bám vào các bề mặt ngang – thẳng đứng và nằm nghiêng, hệ số phản xạ và tán xạ phụ thuộc vào lượng bụi lơ lửng trong không khí và khi sử dụng công trình. Nhiệt trở trong bảng D1 cho phép đối với tác động của bụi, giả thiết rằng các bề mặt hoàn toàn bị phủ bụi và có hệ số tán xạ toàn phần là 0,82;

– Đối với các bề mặt hoàn toàn trơn bóng, nhiệt trở có thể xác định bằng phương pháp nội suy tuyến tính.

Bảng F.8 – Nhiệt trở của các không gian mái dc

 

Độ thông thoáng của không gian mái

Nhiệt tr

m2.K/W

B mặt có hệ s tán xạ lớn

Bề mặt có hệ số tán xạ nhỏ

Dòng nhiệt hướng đi lên Thông thoáng

0,11

0,34

Không thông thoáng

0,18

0,56

Dòng nhiệt hướng đi xuống Thông thoáng

0,46

1,36

Không thông thoáng

0,28

1,09

 

Phụ lục H

(Tham khảo)

Hướng dẫn sử dụng vật liệu, màu sắc trong các bề mặt nhà ở

Khí hậu – màu sắc – ánh sáng của phòng ở phải tạo cảm giác tiện nghi nhiệt – tâm sinh lý và đáp ứng được nhu cầu đọc sách báo một cách bình thường. Phải phân vùng chức năng công việc và xác định hướng, loại chiếu sáng cũng như các đặc điểm chế độ nhiệt – m của căn phòng.

Với quan điểm tạo điều kiện khí hậu – màu sắc – ánh ng cho tất cả các phòng trong nhà ở, có thể chia làm hai loại sau:

– Chế độ màu sắc theo thời kỳ: tùy theo thị hiếu và sở thích của người sử dụng gồm các phòng: ở, bếp, tắm, vệ sinh;

– Chế độ màu sắc không bt buộc: tiền phòng, hành lang của căn hộ, các phòng ngoài căn hộ.

Màu sắc vật liệu nói chung (kể c vật liệu trang trí) được đc trưng bng các thông s sau: l (bưc sóng của tông màu), r (độ sáng hay độ rõ), (độ bão hòa). Tông màu xác định màu sắc của vật liệu và quy định thành phần độ dài bước sóng của quang phổ tính theo na-no-mét (hm). Độ bão hòa P xác định bằng phn trăm (%) t lệ màu sắc đó trong thành phần vật liệu. Độ sáng (độ rõ) r xác định bằng thông lượng màu và đặc trưng bằng hệ số phản xạ tính theo phần trăm.

Căn cứ vào các thông số xác định màu (1; P; r), toàn bộ dải màu được chia thành 3 nhóm:

– Nhóm I, gồm phần dải sóng trung bình của quang phổ: Xanh hòa bình – Xanh lá cây; Xanh nước biển – Xanh lá cây; Xanh lá cây, nâu, vàng, vàng nâu l từ 490 hm đến 586 hm; độ bão hòa P < 40 %; hệ số độ rõ của màu r từ 40 % đến 70 %.

– Nhóm II, phần bổ sung toàn bộ dải tần (diapason) với các nhóm bổ sung của màu Đỏ – Vàng và Xanh hòa bình l từ 469 hđến 520 hm; độ bão hòa và độ sáng trung bình P ≤ 40 %; hệ số độ rõ của màu r từ 20 % đến 66 %.

– Nhóm III, phạm vi màu nhn mạnh xác định bằng di tần số với quang phổ còn lại từ màu Tím than và màu Đ thắm có l từ 440 hm đến 625 hm; độ bão hòa và độ sáng trung bình P > 40 %; hệ số độ rõ của màu r từ 10 % đến 45 %.

Trong các căn phòng chế độ màu sắc định kỳ được quy định bằng 3 thông số trên các bề mặt nền, trần, bề mặt thiết bịđ đạc.

Ngoài căn hộ cần xác định mức độ chiếu sáng, trong phạm vi nào đó phụ thuộc vào độ sáng các bề mặt. Vì thế các phòng chủ yếu xác định theo chỉ tiêu độ sáng:

– Giải quét màu chung của căn phòng phụ thuộc vào hướng mở cửa sổ;

– Màu nóng trong nhóm màu tương ứng. Nếu cửa sổ ở hướng Nam, Đông – Nam, Tây – Nam, cần sử dụng các gam màu lạnh cơ bản. Ở bếp và phòng tắm sử dụng các gam màu lạnh hay các gam màu trung gian.

– Vật liệu lát sàn bếp cần tạo khả năng tiện nghi nhiệt và âm thanh (dùng vật liệu cách nhiệt và cách âm).

– Các đoạn tường và thiết bị chỗ làm việc (trước bàn gia công, chỗ rửa… cần sử dụng vật liệu lát, ốp có độ bền cơ học cao, chống ăn mòn hóa học, chống m, chng nhiệt và tạo cho căn phòng có điều kiện khí hậu – màu sắc – ánh sáng bình thường

– Tường bếp dùng bằng giấy bồi chng ẩm, sơn tổng hợp và các loại sơn khác phủ mặt, tường từ cốt nền/mặt sàn đến cột trần (cách từ 30 cm đến 40 cm dưi cột mặt trn nhà). Vật liệu lát sàn bếp cần dùng loại đồng màu không có hình vẽ trang trí. Màu của chana tường, cột cần đồng màu với nền/sàn.

– Hệ số phn xạ trong điu kiện chiếu sáng tự nhiên của phòng ở khó khống chế xạ phổ của các nguồn sáng hướng tới, vì thế cần điều chnh độ chói các bề mặt phòng ở bằng màu sắc (sơn, quét, dán giấy), gia công bề mặt, dùng màn, rèm… để che chắn. Nên dùng và xử lý các bề mặt phòng ở sao cho có hệ số phản xạ như sau:

+ Trần từ 60 % đến 80 %; Màn, rèm từ 40 % đến 60 %; Tường từ 35 % đến 60 %; Sàn từ 15 % đến 35 %;

+ Tỷ lệ độ chói giữa trần, tường, sàn là 10:7:3 (giống tỷ lệ độ chói bầu trời mô hình ở miền Bắc nước ta là 10:7:3)

 

Bảng H.1 – Hướng dẫn sử dụng vật liệu tương ứng với màu sắc

 

Phụ lục I

(Tham khảo)

Bảng I.1 – Thông số tính toán tính năng vật lý nhiệt vật liệu xây dựng

Tên vật liệu

g

Kg/m3

H số dẫn nhiệt

l

W/m.K

Hệ s hàm nhiệt S (chu kỳ 24h)

W/m2.K

T nhiệt

kJ/kg.0K

Hệ s thẩm thấu hơi nưb

g/(m.h.Pa)

1. Bêtông

 

 

 

 

 

1.1. Bêtông cốt thép, bêtông đá dăm, sỏi

2 500

1,74

17,20

0,92

0,0000158*

1.2. Bêtông cốt liệu nhẹ

 

 

 

 

 

– Bêtông viên xỉ quặng nở

2 000

0,77

10,54

0,96

 

1 800

0,63

9,05

0,96

 

1 800

0,53

7,87

0,96

 

– Bêtông tro x nở

1 700

1,00

11,68

1,05

0,0000548*

1 500

0,76

9,54

1,05

0,0009

1 300

0,56

7,63

1,05

0,000105

– Bêtông nhẹ, viên tro xỉ

1 700

0,96

11,40

1,05

0,0000188

1 500

0,70

9,16

1,05

0,0000975

1 300

0,57

7,78

1,05

0,000105

1 100

0,44

6,30

1,05

0,000135

– Bêtông viên gốm nhẹ

1 600

0,84

10,36

1,05

0,0000315*

1 400

0,70

8,93

1,05

0,000039*

1 200

0,53

7,25

1,05

0,0000405*

– Viên đá nhẹ, sỏi nhẹ

1 500

0,77

9,70

1,05

0,0000315*

1 300

0,63

8,16

1,05

0,000039*

1 100

0,50

8,70

1,05

0,0000435*

– Bêtông đá nhẹ

1 500

0,67

9,09

1,05

 

1 300

0,53

7,54

1,05

0,0000188*

1 100

0,42

6,13

1,05

0,0000353*

1.3. Bêtông nhẹ

 

 

 

 

 

– Bêtông bọt

700

0,22

3,56

1,05

0,0000998*

500

0,19

2,76

1,05

0,000111*

2. Vữa và khi xây

 

 

 

 

 

2.1. Vữa

 

 

 

 

 

– Vữa ximăng

1 800

0,93

11,26

1,05

0,000021*

– Vữa vôi – ximăng – cát (tam hợp)

1 700

0,87

10,79

1,05

0,0000975*

1 600

0,81

10,12

1,05

0,0000443*

– Vữa vôi – cát

1 500

0,76

9,44

1,05

 

– Vữa vôi, thạch cao, cát

800

0,29

4,44

1,05

 

– Vữa bo ôn

 

 

 

 

 

2.2. Khối xây

 

 

 

 

 

– Khối xây gạch đt nung vữa nặng

1 800

0,81

10,53

1,05

0,000105*

– Khối xây gạch đất nung vữa nhẹ

1 700

0,76

9,86

1,05

0,00012

– Khối xây cát vôi

1 900

1,10

12,72

1,05

0,000105

– Khi xây gạch silicát

1 800

0,87

11,11

1,05

0,000105

– Khối xây gạch xỉ than

1 700

0,81

10,39

1,05

0,000105

– Khối xây gạch đất nung rỗng 26; 33 và 36 lỗ vữa nặng

1 400

0,58

7,52

1,05

0,0000158

3. Vật liệu cách nhiệt

 

 

 

 

 

3.1. Vật liệu sợi

 

 

 

 

 

– Bông khoáng

< 150

0,064

0,93

1,22

0,000488

– Bông thủy tinh

từ 150 đến 300

từ 0,07 đến 0,093

từ 0,98 đến 1,60

1,22

 

 150

0,058

0,94

1,34

0,000488

 100

0,047

0,56

0,84

0,000488

150

0,070

1,34

2,10

 

3.2. Đá ngọc trai nở, sn phẩm veoniculit

 

 

 

 

 

– Đá ngọc trai nở ximăng

800

0,26

4,16

1,17

0,000042*

600

0,21

3,26

1,17

0,00009*

400

0,16

2,35

1,17

0,000191*

400

0,12

2,28

1,55

0,0000293*

– Nhựa đường, đá ngọc trai n nhũ nhựa đường veoniculit nở ximăng

300

0,093

1,77

1,55

0,0000675*

350

0,14

1,92

1,05

 

3.3. Vật liệu bọt và vật liệu hỗn hợp nhiều lỗ

 

 

 

 

 

– Nhựa bọt êtilen hỗn hợp

100

0,047

0,69

1,38

 

30

0,042

0,35

1,38

 

– Nhựa bọt mô cứng amôniăc hn hợp

50

0,037

0,43

1,38

 

40

0,033

0,36

1,38

 

– Nhựa bọt mềm

130

0,048

0,79

1,38

 

– Nhựa canxi

120

0,049

0,83

1,59

 

– Thủy tinh bọt

140

0,058

0,70

0,84

0,0000225

– Vôi bột

300

0,116

1,63

1,05

 

400

0,14

2,06

1,05

 

– Thạch cao bọt

500

0,19

2,65

1,05

0,0000375

4. Gỗ, vật liệu tấm xây dựng

 

 

 

 

 

4.1. Gỗ

 

 

 

 

 

– Gỗ cao su, cây sau sau (vân ngang)

700

0,23

5,43

2,51

0,0000562

– Gỗ cao su, cây sau sau (vân dọc)

700

0,41

7,18

2,51

0,0003

– Gỗ thông, cọ, vân sam (thớ ngang)

500

0,17

3,98

2,51

0,0000345*

– Gỗ thông, cọ, vân sam (thớ dọc)

500

0,35

5,63

2,51

0,000168

4.2. Vật liệu tấm xây dựng

 

 

 

 

 

– Gỗ dán

600

0,17

4,36

2,51

0,0000225

– Tấm gỗ mềm

300

0,093

1,95

1,89

0,0000225*

– Ván ép

1 500

0,058

1,09

1,89

0,0000285*

– Tấm fibro ximăng cách nhiệt

1 000

0,34

7,83

2,51

0,00012

600

0,23

5,04

2,51

0,000113

– Tm phoi bào ép ximăng

1 800

0,52

8,57

1,05

0,0000135*

500

0,16

2,48

1,05

0,00039

 Tm ép

1 050

0,33

5,08

1,05

0,000079*

 Tấm mạt cưa ép

1 000

0,34

7,00

2,01

0,000024*

700

0,19

4,35

2,01

0,000105

300

0,105

1,95

1,68

0,0003

200

0,065

1,41

2,10

0,000263

5. Vật liệu rời

 

 

 

 

 

5.1. Vật liệu vô cơ

 

 

 

 

 

– Cặn lò hơi

1 000

0,29

4,40

0,92

0,0000193

– Tro than bột

1 000

0,23

3,93

0,92

 

– Cặn lò cao

900

0,26

3,92

0,92

0,000203

– Đá bọt

600

0,23

3,05

0,92

0,000263

– Veoniculit n

300

0,14

1,80

1,05

 

200

0,10

1,28

1,05

 

– Đất xốp

200

0,076

1,00

0,92

 

– Đá trân châu nở

120

0,07

0,84

1,17

 

80

0,058

0,63

1,17

 

5.2. Vật liệu hữu cơ

 

 

 

 

 

– Mạt cưa

250

0,093

1,84

2,01

0,000263

 Trấu

120

0,06

1,02

2,01

 

– Cỏ khô

100

0,047

0,83

2,01

 

6. Vật liệu khác

 

 

 

 

 

6.1. Đt

 

 

 

 

 

– Đất sét đầm chặt

2 000

1,16

12,99

1,01

 

– Đt sét trộn c

1 800

0,93

11,03

1,01

 

– Đất sét trộn c

1 600

0,76

9,37

1,01

 

– Đất sét nhẹ

1 400

0,58

7,69

1,01

 

– Cát xây dựng

1 200

0,47

6,36

1,01

 

1 600

0,58

8,30

1,01

 

6.2. Đá

 

 

 

 

 

– Đá hoa cương, đá huyền rũ

2 800

3,49

25,49

0,92

0,0000113

– Đá hoa

2 800

2,91

23,27

0,92

0,0000113

– Đá mài

2 400

2,04

18,03

0,92

0,0000375

– Đá vôi

2 000

1,15

12,56

0,92

0,00006

6.3. Vật liệu cuộn, vật liệu nhựa đường

600

0,17

3,33

1,46

 

– Giấy dầu

2 100

1,05

16,31

1,68

0,0000075

– Bêtông nhựa đường

1 400

0,27

6,73

1,68

 

– Nhựa đường dầu mỏ

1 050

0,17

4,71

1,68

0,0000075

6.4. Kính

 

 

 

 

 

– Kính tấm phẳng

2 500

0,76

10,69

0,84

 

– Thép kính

1 800

0,52

9,25

1,26

 

6.5. Kim loại

 

 

 

 

 

– Đồng điếu

8 500

407

323,5

4,2

 

– Đng đen

8 000

64,9

118,0

3,7

 

– Thép xây dựng

7 850

58,2

126,1

4,8

 

– Nhôm

2 700

203

191,0

9,2

 

– Gang

7 250

49,9

112,2

4,8

 

CHÚ THÍCH:

1) Trong điều kiện sử dụng bình thường ở vùng lạnh và nóng nực, thông số tính năng nhiệt vật lý của vật liệu có thể sử dụng trực tiếp theo Bảng M.1;

2) Trong điều kiện sử dụng khác với Bảng M.1, trị số tính toán hệ số dẫn nhiệt của vật liệu được hiệu chỉnh theo công thức: lc = l.a;

Trong đó:

l– Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu, theo Bảng M.1;

a– Hệ số hiệu chỉnh, theo Bảng M.2 có kể đến tình trạng vật liệu.

Hệ số trữ nhiệt được hiệu chỉnh theo công thức: Sc = S.a

Trong đó:

S- Hệ số trữ nhiệt của vật liệu, theo Bảng M.1;

a– Hệ số hiệu chỉnh, theo Bảng M.2.

3) Vùng khô ráo như vùng Tây Bắc…, hệ số dẫn nhiệt tính toán của khối xây gạch đất sét bằng vữa nặng cho phép sử dụng l = 0,76 W/(m.oK); hệ số trữ nhiệt tính toán cho phép sử dụng S = 10.16 W/(m2.0K); hệ số dẫn nhiệt tính toán của khối tường gạch đất sét xây bằng vữa nhẹ cho phép lấy l = 0,70 W/(m.0K), hệ số trữ nhiệt tính toán cho phép lấy S = 9,47 W/(m2.0K);

4) Trong thực tế, đơn vị tỷ nhiệt c thường lấy W.h(kg.0K), vì thế các trị số tỷ nhiệt trong Bảng L.1 nên nhân với hệ số tính đổi 0,2778;

5) Những con số có ký hiệu * trong Bảng L.1 là trị số đo xác định ở nhiệt độ thí nghiệm khoảng 20 °C, chưa khấu trừ ảnh hưởng của trở thẩm thấu hơi nước lớp biên giới hai bên.

Bảng I.2 – Hệ số hiệu chnh để tính hệ s dẫn nhiệt l và hệ số trữ nhiệt S

Vật liệu, cu tạo, thi công vùng và tình hình sử dụng

a

1. Vật liệu cách nhiệt dạng miếng nhiều lỗ làm lớp lõi đổ trong tưng bêtông và cấu kiện mái bêtông (như bêtông bơm khí, bêtông bọt…) do làm khô chậm.

1,7

2. Vật liệu cách nhiệt nhiều lỗ rải trong mái đóng kín (như bêtông bơm khí, bêtông bọt, cặn lò…) do làm khô chậm.

1,5

3. Những chất nửa cứng như bông khoáng, bông nhám, bông thủy tinh,… rải trong mái đóng kín và làm lớp i đổ trong cấu kiện bêtông do nén và hút m.

1,5

4. Nhựa bọt,…. làm lớp lõi đổ trong cấu kiện bêtông, do nén.

1,3

5. Các vật liệu cách nhiệt kiểu mở lỗ (như tấm phoi bào ximăng, tấm sợi gỗ, tấm c rơm…) trát bề mặt và bêtông đổ với nhau, do vữa thấm vào.

1,3

6. Tường xây bằng cục bêtông bơm khí bêtông bọt và tường, mái bằng tm bêtông bơm khí.

1,25

7. Vật liệu cách nhiệt rời (như trấu, mạt cưa, bông khoáng,…) nhồi trong tường rỗng và cu kiện mái, do sụt xuống.

1,2

8. Tường đặc và cu kiện mái bêtông cặn quặng, bêtông xỉ than, bêtông đá nhám xốp, bêtông gốm xốp bột than, bêtông bơm khí… Trong các phòng sưởi ấm có độ ẩm tương đối bình quân trong nhà trên 65% và ở vùng lạnh giá, do làm khô chậm.

1,15

Bng I.3 – Ẩm trở Hc của vật liệu tấm mỏng và lớp thường dùng

Tên vật liệu và lớp quét

Chiều dày

(mm)

Hc

(m2.h.Pa/g)

1. Tấm giấy ép thường

1

16,0

2. Tấm thạch cao

8

120,0

3. Ván sợi gỗ ép cứng

8

106,7

4. Ván sợi gỗ ép mềm

10

53,3

5. Gỗ dán 3 lớp

3

220,6

6. Tấm phibrôximăng

6

260,6

7. Nhựa đường nóng 1 lượt

2

266,6

8. Nhựa đường nóng 2 lượt

4

480

9. Nhũ nhựa đường 2 lượt

520

10. Etylen lệch khí cho 2 lượt

1 239

11. Hắc ín hoàn dưỡng 2 lớp

3 733

12. Sơn 2 lớp (trát matít lấp khe h trước, ri sơn lớp lót)

639,3

13. Lớp quét

3 368,3

14. Lớp quét cao su clo hóa 2 lớp

3 466,3

15. Thảm dầu nhựa đường dầu mỏ

1,5

1 198,3

16. Giấy dầu nhựa đường dầu mỏ

0,40

293

17. Màng mng

0,18

733

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] QCVN 02: 2009/BXD – Quy chuẩn xây dựng Việt NamSố liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng (phần 1)

[2] QCVN 01: 2008/BXD – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng

 

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Quy định chung

5. Xác định thông số khí hậu tính toán ngoài nhà

6. Yêu cầu chung khi thiết kế chống nóng

6.1. Yêu cầu chung

6.2. Xác định hướng nhà trong quy hoạch tổng thể

6.3. Yêu cầu thiết kế khi nhà  có sử dụng điều hòa không khí

7. Thiết kế kết cấu che nắng và tạo bóng

7.1. Kết cấu che nắng và tạo bóng

7.2. Các hình thức che nắng

7.3. Những điểm cn lưu ý khi thiết kế kết cấu che nắng

7.4. Xác định thời gian che và chiếu nắng

8. Thiết kế thông gió

8.1. Yêu cầu chung v thông gió tự nhiên

8.2. Thông gió tự nhiên dưới tác động của gió

8.3. Đánh giá thông gió tự nhiên

8.4. Hướng gió thổi và hướng nhà

8.5. Ảnh hưởng của quy hoạch kiến trúc đến thông gió tự nhiên

8.6. Tổ chức thông gió tự nhiên trong nhà 

8.7. Thông gió cơ khí và bán cơ khí trong nhà ở

9. Vai trò của cây xanh, mặt nước trong quy hoạch kiến trúc, che chắn nắng, chống nóng/lạnh cho nhà ở

9.1. Tác dụng làm sạch không khí của cây xanh

9.2. Tác dụng làm giảm bc xạ mt trời của cây xanh

9.3. Tác dụng tổng hợp của cây xanh, mặt nước đối với việc ci thiện điều kiện vi khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm không khí

9.4. Ảnh hưởng của cây xanh mặt nước tới chế độ gió và dòng chuyển động của không khí

9.5. Tác dụng của cây xanh – mặt nước về thẩm mỹ

9.6. Nguyên tắc bố trí cây xanh

10. Thiết kế cách nhiệt chống nóng cho kết cu bao che

10.1. Yêu cầu chung về cách nhiệt trong mùa nóng

10.2. Biện pháp chống nồm cho bề mặt nền nhà

Phụ lục A

Phụ lục B

Phụ lục C

Phụ lục D

Phụ lục E

Phụ lục F

Phụ lục H

Phụ lục I

Thư mục tài liệu tham khảo

 


1) Các TCXD và TCXDVN đang được chuyn đổi thành TCVN

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9258:2012 VỀ CHỐNG NÓNG CHO NHÀ Ở – HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ
Số, ký hiệu văn bản TCVN9258:2012 Ngày hiệu lực 28/12/2012
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Xây dựng
Ngày ban hành 28/12/2012
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản