TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9317:2012 (ISO 14154:2005) VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẤT – XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CLOROPHENOL – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ DÙNG DETECTOR BẪY ELECTRON
TCVN 9317 : 2012
ISO 14154:2005
CHẤT LƯỢNG ĐẤT – XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CLOROPHENOL – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ DÙNG DETECTOR BẪY ELECTRON
Soil quality – Determination of some selected chlorophenols – Gas – chromatographic method with electron – capture detection
Lời nói đầu
TCVN 9317:2012 hoàn toàn tương đương với ISO 14154:2005.
TCVN 9317:2012 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 190 Chất lượng đất biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CHẤT LƯỢNG ĐẤT – XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CLOROPHENOL – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ DÙNG DETECTOR BẪY ELECTRON
Soil quality – Determination of some selected chlorophenols – Gas – chromatographic method with electron – capture detection
CẢNH BÁO – Clorophenol là chất độc và thậm chí một số loại còn có khả năng gây ung thư. Khi xử lý mẫu có chứa clorophenol, cần tránh tiếp xúc với da. Sử dụng găng tay và quần áo bảo hộ. Nếu trong quá trình lấy mẫu tạo ra lượng lớn sol khí và hạt bụi, có thể cần các phương tiện bảo vệ hô hấp.
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp sắc ký khí để xác định 15 clorophenol (2,3-, 2,4-, 2,5-, 2,6-, 3,4- và 3,5-diclorophenol; 2,3,4-, 2,3,5-, 2,3,6-, 2,4,5-, 2,4,6- và 3,4,5-triclorophenol, 2,3,4,5- và 2,3,4,6-tetraclorophenol và pentaclorophenol) trong mẫu đất. Phương pháp này có thể áp dụng cho các mẫu đất khác như trầm tích và chất thải rắn.
Tiêu chuẩn này mô tả quy trình chiết các pha lỏng axit-bazơ, tiếp theo là axetyl hóa và sau đó chiết pha lỏng/lỏng. Xác định nồng độ khối lượng được tiến hành bằng sắc ký khí và sử dụng detector bẫy electron.
Phương pháp này có thể áp dụng cho clorophenol ở mức nồng độ khối lượng thấp nhất từ khoảng 0,01 mg/kg đến 0,05 mg/kg tùy thuộc vào độ nhạy của các cấu phần và lượng mẫu phân tích. Trong một số trường hợp không thể tách hoàn toàn các chất đồng phân, trong trường hợp đó thì kết quả được báo cáo là tổng của các chất đồng phân (ví dụ 2,4- và 2,5 diclorophenol).
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
TCVN 7538-1 (ISO 10381-1), Chất lượng đất – Lấy mẫu – Phần 1: Hướng dẫn thiết kế chương trình lấy mẫu.
TCVN 6648:2000 (ISO 11465:1993), Chất lượng đất – Xác định chất khô và hàm lượng nước theo khối lượng – Phương pháp khối lượng.
TCVN 8884:2011 (ISO 14507), Chất lượng đất – Xử lý sơ bộ mẫu để xác định chất ô nhiễm hữu cơ.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Clorophenol (Clorophenol)
Hợp chất (phenol) hydroxyl thơm mang từ một đến năm nguyên tử clo.
4 Nguyên tắc
Phương pháp được mô tả ở đây được dựa trên hai bước. Bước thứ nhất bao gồm chiết pha rắn/lỏng; clorophenol được chiết từ đất bằng hỗn hợp axeton-hexan ở pH thấp. Bước thứ hai là bước làm sạch, dựa trên quá trình chiết lần lượt trong môi trường kiềm, axit và hexan. Cuối cùng, clorophenol thu được trong dung dịch cacbonat lỏng được dẫn xuất với axetic anhydric; dẫn xuất tạo thành được chiết khỏi mẫu này bằng hexan. Phần hexan được phân tích bằng sắc ký khí dùng detector bẫy electron hoặc khối phổ.
5 Thuốc thử
Trong phân tích, ngoại trừ có quy định khác, chỉ sử dụng thuốc thử cấp phân tích được công nhận.
Các khí dùng cho sắc ký khí phải có độ tinh khiết như khuyến nghị từ nhà sản xuất sắc ký khí.
Chỉ sử dụng các chất chuẩn có trên thị trường được chứng nhận.
5.1 Nước, ít nhất đạt loại 1 như quy định trong TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987).
5.2 Etanol, C2H5OH, 99,5 % (theo khối lượng).
5.3 Hexan, C6H14.
5.4 Axeton, CH3COCH3.
5.5 Axit clohydric, HCl, đậm đặc, 37 % (theo khối lượng).
5.6 Natri hydroxit, NaOH.
5.7 Kali cacbonat, K2CO3.
5.8 Anhydrit axetic, (CH3CO)2O.
5.9 Natri sunphat, Na2SO4, khan.
Cân mỗi phần 2 g natri sunphat cho vào ống nghiệm có nắp làm bằng polytetrafluoroetylen. Sấy ống nghiệm không đậy nắp ở 500 oC ± 20 oC trong 4 h ± 30 min. Đặt ống nghiệm này trong bình hút ẩm và để nguội. Khi đã nguội đậy nắp ống nghiệm và lưu giữ các ống nghiệm ở nhiệt độ phòng. Natri sunphat cũng có thể được sấy khô với lượng nhiều hơn và được lưu giữ trong bình hút ẩm sau khi làm nguội. Cân khoảng 2 g cho vào ống nghiệm khi cần.
5.10 2,4,6-tribromophenol, C6H2Br3OH, (chuẩn nội), CAS 118-79-6.
5.11 Clorophenol (chuẩn)
– 2,3-diclorophenol, C6H3Cl2OH, CAS 576-24-9
– 2,4-diclorophenol, C6H3Cl2OH, CAS 120-83-2
– 2,5-diclorophenol, C6H3Cl2OH, CAS 583-78-8
– 2,6-diclorophenol, C6H3Cl2OH, CAS 87-65-0
– 3,4-diclorophenol, C6H3Cl2OH, CAS 95-77-2
– 3,5-diclorophenol, C6H3Cl2OH, CAS 591-35-5
– 2,3,4-diclorophenol, C6H2Cl3OH, CAS 15950-66-0
– 2,3,5-triclorophenol, C6H2Cl3OH, CAS 933-78-8
– 2,3,6-triclorophenol, C6H2Cl3OH, CAS 933-75-7
– 2,4,5-triclorophenol, C6H2Cl3OH, CAS 95-95-4
– 2,4,6-triclorophenol, C6H2Cl3OH, CAS 88-06-2
– 3,4,5-triclorophenol, C6H2Cl3OH, CAS 609-19-8
– 2,3,4,5-tetraclorophenol, C6HCl4OH, CAS 4901-51-3
– 2,3,4,6-tetraclorophenol, C6HCl4OH, CAS 58-90-2
– Pentaclorophenol, C6Cl5OH, CAS 87-86-5
5.12 Dung dịch natri hydroxyt, NaOH, c(NaOH) = 0,1 mol/L.
5.13 Dung dịch natri hydroxyt, NaOH, c(NaOH) = 0,5 mol/L.
5.14 Dung dịch kali cacbonat, K2CO3, c(K2CO3) = 0,1 mol/L.
5.15 Dung dịch kali cacbonat, K2CO3, c(K2CO3) = 5,2 mol/L.
5.16 Dung dịch chuẩn nội
5.16.1 Dung dịch gốc
Chuẩn bị dung dịch gốc chuẩn nội bằng cách cân 2,4,6-tribromophenol (5.10) và hòa tan trong etanol (5.2). Nồng độ phù hợp được nêu trong Bảng A.1. Chia dung dịch gốc vào các lọ 5 mL có nắp kín, mỗi lọ 1,5 mL, và bảo quản ở -18 oC.
Dung dịch gốc bền ít nhất khoảng nửa năm nếu được lưu giữ trong tối ở 4 oC. Các dung dịch này bền ít nhất một năm nếu lưu giữ ở -18 oC.
CHÚ THÍCH: 2,4-dibromophenol hoặc 2,6-dibromophenol cũng có thể được dùng làm chuẩn nội.
5.16.2 Dung dịch làm việc
Chuẩn bị dung dịch làm việc bằng cách pha loãng dung dịch gốc (5.16.1) bằng nước (5.1), và thêm vài giọt dung dịch natri hydroxyt (5.13) để tránh kết tủa. Nồng độ phù hợp của dung dịch chuẩn nội làm việc được nêu trong Bảng A.1.
5.17 Dung dịch tiêu chuẩn (xem Bảng A.2)
5.17.1 Dung dịch gốc
Cân từng chuẩn clorophenol (5.11) vào các bình định mức dung tích giống nhau hoặc khác nhau và hòa tan chúng trong etanol (5.2). Chia dung dịch gốc vào chai 5 mL có nắp kín bằng PTFE, mỗi chai 1,5 mL, và bảo quản ở -18 oC.
5.17.2 Dung dịch làm việc
Chuẩn bị dung dịch làm việc bằng cách pha loãng dung dịch gốc (5.17.1) bằng nước (5.1), và thêm vài giọt dung dịch natri hydroxyt (5.13) để tránh kết tủa.
5.18 Dung dịch axeton-hexan, 1:1 (theo thể tích).
6 Thiết bị, dụng cụ
Thiết bị thông thường trong phòng thí nghiệm và các thiết bị, dụng cụ sau.
6.1 Bình thủy tinh tiêu chuẩn phòng thí nghiệm, được làm sạch phù hợp và không có các hợp chất gây cản trở.
Không được sử dụng bất kỳ loại bình chứa bằng nhựa, vì clorophenol có thể bị hấp thụ lên bình chứa; vật liệu nhựa cũng có thể làm ảnh hưởng đến độ tinh khiết của mẫu.
6.2 Sắc ký khí mao quản, tốt nhất là được trang bị hai detector bẫy electron và có khả năng kết nối hai cột mao quản với cùng hệ thống bơm mẫu hoặc với hai bộ bơm mẫu khác nhau.
Kết quả đạt được trên hệ thống GC-ECD cột đơn phải được xác nhận bằng phân tích thêm GC-ECD sử dụng cột phân cực khác hoặc bằng phân tích GC-MS.
6.3 Cột mao quản, ít nhất là hai cột, với pha tĩnh có độ phân cực khác nhau.
6.4 Bể siêu âm.
7 Lấy mẫu
CẢNH BÁO – Đất bị nhiễm bẩn hỗn hợp clorophenol thương mại thường chứa các tạp chất polyclo phenoxyphenol (PCPP), polyclo dibenzo-p-dioxin và dibenzofuran, và polyclo biphenyl (PCB) với nồng độ thấp. Do vậy sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn các mẫu trong phòng thí nghiệm.
Lấy mẫu theo TCVN 7538-1 (ISO 10381-1) và xử lý sơ bộ mẫu theo TCVN 8884 (ISO 14507).
Để mẫu trong chai thủy tinh có nắp PTFE. Nên nạp đầy chai.
Lưu giữ mẫu ở nơi tối trong phòng thí nghiệm ở -18 oC hoặc + 4 oC. Clorophenol có thể bị vi sinh vật chuyển hóa trong các điều kiện nhất định. Mẫu nên được làm đông lạnh nếu thời gian bảo quản dài hơn 2 ngày.
8 Cách tiến hành
8.1 Phần mẫu thử
Dùng thìa trộn đều mẫu đất ẩm đồng ruộng càng đều càng tốt. Lấy một lượng mẫu đất ít nhất 10 g, với độ chính xác 0,01 g, lấy trực tiếp từ chai đựng mẫu.
8.2 Hàm lượng chất khô
Xác định hàm lượng chất khô của đất trong mẫu phụ từ cùng chai chứa mẫu theo TCVN 5963 (ISO 11465).
8.3 Mẫu trắng
Xử lý mẫu trắng chính xác theo cùng cách như đối với mẫu thông thường, nhưng thay phần mẫu thử (8.1) bằng 10 g mẫu đại diện đã biết không có clorophenol.
8.4 Mẫu chuẩn
Xử lý mẫu tiêu chuẩn chính xác theo đúng cách như đối với mẫu thông thường, nhưng thay phần mẫu thử (8.1) bằng 50 mL dung dịch chuẩn làm việc (5.17.2) và 10 g mẫu đại diện đã biết không có clorophenol.
8.5 Chiết
CẢNH BÁO – Hết sức cẩn thận trong tất cả các bước của quy trình chiết, và phải tiến hành trong tủ hút. Tất cả chất thải dung môi phải được thu gom và xử lý như đối với chất thải nguy hại.
Lấy một phần mẫu thử (hoặc mẫu trắng hoặc mẫu tiêu chuẩn) và cho vào bình nón. Thêm 50 mL dung dịch chuẩn nội làm việc (5.16.2), 75 mL axeton-hexan (5.18) và 0,5 mL axit clohydric (5.5).
Trong trường hợp nồng độ cao, cần thêm một lượng chuẩn nội nhiều hơn.
Siêu âm mẫu trong thời gian 1 h, cứ 10 min tiến hành một lần khoảng 2 min. Để mẫu lắng, chuyển định lượng dung dịch vào phễu tách và chiết hai lần bằng 40 mL dung dịch natri hydroxyt (5.12).
Một số loại đất mang tính axit, có chứa cacbonat hoặc có dung lượng đệm cao. Trong các trường hợp này lượng axit và bazơ được thêm vào không đủ để đạt được giá trị pH là đủ thấp và đủ cao. Nếu nghi ngờ pH khi clorophenol cần phân tích trong các loại đất này, cần kiểm tra giá trị pH phải < 3 trong bước chiết và phải > 12 sau khi thêm dung dịch natri hydroxyt.
Thu lấy dịch chiết NaOH trong phễu tách thứ hai. Axit hóa các dịch chiết này bằng axit clohydric (5.5) tới pH < 3, và chiết hai lần bằng 50 mL hexan (5.3). Thu lấy dịch chiết hexan trong phễu tách thứ ba. Cuối cùng, chiết dung dịch hexan hai lần bằng 35 mL dung dịch kali cacbonat (5.14) và thu lấy dung dịch kali cacbonat vào phễu tách thứ tư.
8.6 Axetyl hóa
8.6.1 Axetyl hóa mẫu
Axetyl hóa clorophenol trong dung dịch kalicacbonat đã kết hợp (8.5) như sau: Thêm 1 mL axetic anhydric (5.8) vào dịch chiết và lắc mạnh hỗn hợp trong 2 min để giải phóng cacbon dioxit tạo thành trong phễu. Để hỗn hợp trong 10 min, thỉnh thoảng lắc, và sau đó thêm 5 mL hexan (5.3). Lắc phễu và để tách hai pha. Chuyển càng nhiều càng tốt pha hexan vào ống nghiệm có chứa 2 g Na2SO4 (5.9) để làm khan. Sau khi lắc, chuyển dung dịch hexan vào lọ khác có Na2SO4 và lưu giữ ở 4 oC. Phân tích mẫu clorophenol càng sớm càng tốt (trong vòng 48 h) vì axetat dễ bị thủy phân.
8.6.2 Axetyl hóa mẫu đối chứng
Lấy 50 mL dung dịch chuẩn làm việc và cho vào một phễu tách có 100 mL nước (5.1). Thêm 2 mL dung dịch kali cacbonat (5.15) và lắc phễu. Thêm 1 mL axetic anhydrit (5.8) vào phễu tách và lắc mạnh hỗn hợp trong 2 min để giải phóng cacbon dioxit tạo thành trong phễu. Để hỗn hợp trong 10 min, thỉnh thoảng lắc, và sau đó thêm 5 mL hexan (5.3). Lắc phễu và để tách hai pha. Chuyển càng nhiều càng tốt pha hexan vào ống nghiệm có chứa 2 g Na2SO4 (5.9) để làm khô. Sau khi lắc, chuyển dung dịch hexan vào lọ khác có Na2SO4 và lưu giữ ở 4 oC. Phân tích mẫu clorophenol càng sớm càng tốt (trong vòng 48 h).
8.7 Phân tích sắc ký khí
Thiết lập sắc ký khí được trang bị cột phù hợp (6.3) theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tối ưu dòng khí để việc tách pha đạt hiệu quả. Đảm bảo điều kiện ổn định. Ví dụ điều kiện sắc ký khí và chương trình nhiệt độ được nêu trong Phụ lục B.
8.8 Hiệu chuẩn
Sử dụng mẫu chuẩn đã được chiết và axetyl hóa (8.4) như dung dịch hiệu chuẩn. Dung dịch hiệu chuẩn phải được chuẩn bị theo 8.4 bằng cách bổ sung các thể tích khác nhau của dung dịch làm việc (5.17.2). Đối với từng hợp chất, thiết lập hàm hiệu chuẩn riêng rẽ từ ít nhất năm điểm đo. Có thể kiểm tra một vài hợp chất trong một lần hiệu chuẩn. Cần phải biết về thời gian lưu của hợp chất. Thời gian lưu có thể được xác định bằng cách bơm riêng rẽ dung dịch chuẩn của từng hợp chất, phân tích dưới điều kiện phân tích đã định.
Hàm hiệu chuẩn thu được cho từng hợp chất riêng biệt chỉ đúng với dải nồng độ đã thiết lập và phương pháp chuẩn bị mẫu tương ứng đã dùng. Hàm hiệu chuẩn phụ thuộc vào điều kiện vận hành của toàn bộ hệ thống phân tích.
Hiệu chuẩn phải được dựa trên chiều cao pic hoặc diện tích pic và trên mức đáp ứng của chuẩn nội.
Nói chung, nên sử dụng chiều cao pic thay cho diện tích pic.
Tính hàm hiệu chuẩn bằng hồi quy sử dụng tỉ số yie /yse như là hàm số của tỉ số rie /rse theo Công thức (1)
(1)
trong đó:
yie là tín hiệu phản hồi đo được (biến số phụ thuộc) của hợp chất i trong hiệu chuẩn, tùy thuộc vào rie ;
yse là tín hiệu phản hồi đo được (biến số phụ thuộc) (diện tích hoặc chiều cao của tín hiệu) của chuẩn nội s trong quá trình hiệu chuẩn, tùy thuộc vào rse ;
rie là nồng độ khối lượng (biến số không phụ thuộc) của hợp chất i trong dung dịch hiệu chuẩn, tính bằng microgam trên lít;
rse là nồng độ khối lượng (biến số không phụ thuộc) của chuẩn nội s trong dung dịch hiệu chuẩn, tính bằng microgam trên lít;
ais là độ dốc của đường hiệu chuẩn của tỉ số của giá trị đo được yie /yse như là hàm số của tỉ số tương ứng của nồng độ khối lượng rie /rse (tương ứng với hệ số phản hồi đặc trưng cho chất, thường tham chiếu đến ¦i), không thứ nguyên;
bis là giao điểm của đường cong hiệu chuẩn với trục hoành, không thứ nguyên.
9 Tính toán
Tính khối lượng mi,j của clorophenol i trong phần mẫu thử từ cột j, tính bằng microgam, sử dụng Công thức (2):
(2)
trong đó:
là chiều cao hoặc diện tích pic của clorophenol i từ cột j;
là chiều cao hoặc diện tích pic của chuẩn nội từ cột j;
là khối lượng của chuẩn nội thêm vào mẫu, tính bằng microgam;
bis như trong 8.8, xem giải thích ở Công thức (1);
ais như trong 8.8, xem giải thích ở Công thức (1).
Tính lượng thu được/kết quả, mi.test là giá trị trung bình số học của các kết quả thu được từ cả hai cột khi sử dụng hai cột. Nếu kết quả giá trị ngưỡng trên sai khác hơn 20 % so với giá trị ngưỡng dưới, sử dụng giá trị ngưỡng dưới làm kết quả cuối cùng.
Chuyển khối lượng của từng clorophenol i trong phần mẫu thử sang phần khối lượng của chất khô (mg/kg chất khô).
(3)
trong đó:
wi,dry là phần khối lượng của clorophenol i, tính bằng miligam trên kilogam chất khô (mg/kg);
mi,test là khối lượng của clorophenol i trong phần mẫu thử, tính bằng microgam (mg);
msmpl là khối lượng phần mẫu thử, tính bằng gam (g);
wdm là khối lượng của chất khô trong đất, tính bằng phần trăm (%).
Báo cáo phần khối lượng của các chất với hai chữ số có nghĩa.
10 Độ chụm
Phương pháp này được thử nghiệm trong phép thử liên phòng thí nghiệm với sự tham gia của 20 phòng thí nghiệm thuộc các nước Bắc Âu. Số liệu được phân tích theo TCVN 6910-2 (ISO 5725-2) và độ lặp lại và độ tái lập được xác định.
Thông tin về số liệu được đưa ra ở Bảng C.1.
11 Đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng
Phân tích mẫu trắng (8.3), mẫu tiêu chuẩn (8.4) và mẫu đối chứng (8.6.2) với từng loạt mẫu. Hai mẫu đầu tiên cho thấy có chất cản trở trong quy trình chiết và mẫu thứ ba cho tính ổn định của hệ thống sắc ký khí.
Nếu pic của chất cản trở được phát hiện trong mẫu trắng (nhiều hơn 10 % của giá trị đo được thấp nhất) thì tiến hành điều tra hệ thống để phát hiện và loại bỏ nguồn gây ô nhiễm.
So sánh với nồng độ của mẫu chuẩn với đường cong hiệu chuẩn. Nếu giá trị nằm trong khoảng tin cậy của các giá trị tương ứng, cho phép sử dụng đường cong hiệu chuẩn. Nếu không nằm trong khoảng tin cậy, thiết lập đường cong hiệu chuẩn mới.
12 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo phải bao gồm các thông tin sau:
a) Tất cả thông tin cần thiết để nhận dạng mẫu;
b) Viện dẫn tiêu chuẩn này, kể cả năm công bố tiêu chuẩn;
c) Phần tính theo khối lượng của từng clorophenol, tính bằng miligam trên kilogam chất khô, theo Điều 9;
d) Khoảng thời gian từ khi lấy mẫu đến khi chiết;
e) Bất kỳ mọi xáo trộn quan sát được trong quá trình xác định, ví dụ sự xuất hiện của các pic khác;
f) Chi tiết mọi thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này hoặc được coi là tùy chọn, cũng như bất kỳ yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến kết quả thử.
Phụ lục A
(Tham khảo)
Nồng độ điển hình của dung dịch tiêu chuẩn
Bảng A.1 – Chuẩn nội
Chuẩn nội |
Dung dịch gốc |
Dung dịch làm việc |
2,4,6-tribromophenol |
1,148 mg/mL |
114,8 mg/mL |
Bảng A.2 – Chuẩn clorophenol
Clorophenol |
Dung dịch gốc |
Dung dịch làm việc |
2,3-dichlorophenol |
400 mg/mL |
40 mg/mL |
2,4-dichlorophenol |
400 mg/mL |
40 mg/mL |
2,5-dichlorophenol |
400 mg/mL |
40 mg/mL |
2,6-dichlorophenol |
400 mg/mL |
40 mg/mL |
3,4-dichlorophenol |
400 mg/mL |
40 mg/mL |
3,5-dichlorophenol |
400 mg/mL |
40 mg/mL |
2,3,4-trichlorophenol |
400 mg/mL |
40 mg/mL |
2,3,5-trichlorophenol |
400 mg/mL |
40 mg/mL |
2,3,6-trichlorophenol |
400 mg/mL |
40 mg/mL |
2,4,5-trichlorophenol |
400 mg/mL |
40 mg/mL |
2,4,6-trichlorophenol |
600 mg/mL |
60 mg/mL |
3,4,5-trichlorophenol |
200 mg/mL |
20 mg/mL |
2,3,4,5-tetrachlorophenol |
200 mg/mL |
20 mg/mL |
2,3,4,6-tetrachlorophenol |
600 mg/mL |
60 mg/mL |
pentachlorophenol |
1 mg/mL |
100 mg/mL |
Phụ lục B
(Tham khảo)
Ví dụ về điều kiện sắc ký khí
Quá trình phân tách sắc ký sử dụng dung dịch hiệu chuẩn có thể được tối ưu hóa bằng cách áp dụng các hướng dẫn sau.
Nhiệt độ buồng bơm mẫu: | 250 oC |
Chương trình nhiệt độ lò: | 80 oC trong 1,5 min |
80 oC đến 140 oC, tại 20 oC/min | |
140 oC đến 210 oC, tại 2 oC/min | |
210 oC đến 270 oC, tại 20 oC/min | |
270 oC trong 5 min | |
Nhiệt độ detector: | 300 oC |
Khí mang: | heli |
Vận tốc khí: | 20 cm/s đến 30 cm/s |
Cột: | Điển hình: |
Dài 25 m, đường kính trong 0,22 mm và film dày 0,33 mm, được bọc như ví dụ bằng metyl silicon hoặc 5 % silicon metyl phenyl. |
Phụ lục C
(Tham khảo)
Kết quả phép thử liên phòng thử nghiệm
Bảng C.1 đưa ra kết quả phép thử liên phòng đã đề cập trong Điều 10.
Mẫu A, B và C được chuẩn bị từ mẫu đất thật từ địa điểm nhà máy cưa ở Phần Lan bị nhiễm bẩn clorophenol. Mẫu D được chuẩn bị từ lượng đã biết hỗn hợp của 16 clorophenol trong nước.
Bảng C.1 – Kết quả
Clorophenol |
Mẫu |
N |
p |
Mức dự đoán mg/L |
Trung bình (mg/kg chất khô) |
Trung bình |
Độ thu hồi |
sr
|
CVr
|
sR
|
CVR
|
mg/L |
% |
mg/kg |
% |
mg/kg |
% |
||||||
2,3-DCP |
A |
6 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
6 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C |
6 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
D |
6 |
6 |
40 |
|
31,4 |
78,5 |
|
|
|
|
2,4-DCP |
A |
8 |
7 |
|
0,029 |
|
|
0,007 |
25,6 |
0,009 |
31,6 |
|
B |
8 |
7 |
|
0,025 |
|
|
0,004 |
14,9 |
0,008 |
31,4 |
|
C |
8 |
6 |
|
0,362 |
|
|
0,030 |
8,2 |
0,250 |
69,2 |
|
D |
12 |
10 |
40 |
|
47,2 |
118,0 |
3,10 |
6,6 |
14,4 |
30,5 |
2,4/2,5-DCP |
A |
5 |
5 |
|
0,040 |
|
|
|
|
|
|
|
B |
5 |
5 |
|
0,043 |
|
|
|
|
|
|
|
C |
5 |
3 |
|
0,340 |
|
|
|
|
|
|
|
D |
3 |
3 |
80 |
|
67,9 |
84,9 |
|
|
|
|
2,5-DCP |
A |
1 |
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
1 |
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C |
1 |
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
D |
2 |
2 |
40 |
|
|
|
|
|
|
|
2,6-DCP |
A |
6 |
2 |
|
0,012 |
|
|
|
|
|
|
|
B |
6 |
2 |
|
0,010 |
|
|
|
|
|
|
|
C |
6 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
D |
10 |
10 |
40 |
|
35,9 |
89,7 |
1,99 |
5,6 |
7,42 |
20,7 |
3,4-DCP |
A |
8 |
7 |
|
0,039 |
|
|
0,008 |
19,5 |
0,023 |
58,3 |
|
B |
9 |
6 |
|
0,037 |
|
|
0,027 |
72,0 |
0,028 |
76,1 |
|
C |
10 |
9 |
|
0,327 |
|
|
0,037 |
11,4 |
0,183 |
55,8 |
|
D |
10 |
9 |
40 |
|
31,8 |
79,4 |
2,74 |
8,6 |
5,96 |
18,8 |
3,5-DCP |
A |
7 |
5 |
|
0,011 |
|
|
|
|
|
|
|
B |
7 |
5 |
|
0,023 |
|
|
|
|
|
|
|
C |
7 |
5 |
|
0,118 |
|
|
|
|
|
|
|
D |
7 |
7 |
40 |
|
35,1 |
87,8 |
1,97 |
5,6 |
2,79 |
7,9 |
2,3,4-TCP |
A |
5 |
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
5 |
3 |
|
0,011 |
|
|
|
|
|
|
|
C |
7 |
7 |
|
0,066 |
|
|
|
|
|
|
|
D |
9 |
9 |
40 |
|
32,5 |
81,2 |
1,64 |
5,1 |
5,44 |
16,8 |
2,3,5-TCP |
A |
6 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
6 |
2 |
|
0,005 |
|
|
|
|
|
|
|
C |
6 |
3 |
|
0,075 |
|
|
|
|
|
|
|
D |
6 |
62 |
40 |
|
31,0 |
77,6 |
1,16 |
3,7 |
5,17 |
16,7 |
2,3,6-TCP |
A |
5 |
2 |
|
0,019 |
|
|
|
|
|
|
|
B |
5 |
4 |
|
0,027 |
|
|
|
|
|
|
|
C |
7 |
8 |
|
0,264 |
|
|
|
|
|
|
|
D |
8 |
9 |
40 |
|
46,8 |
116,9 |
2,56 |
5,5 |
22,5 |
48 |
2,4,5-TCP |
A |
12 |
9 |
|
0,029 |
|
|
0,005 |
15,6 |
0,013 |
45,6 |
|
B |
12 |
9 |
|
0,023 |
|
|
0,005 |
23,2 |
0,008 |
34,6 |
|
C |
11 |
10 |
|
0,281 |
|
|
0,029 |
10,4 |
0,149 |
53,0 |
|
D |
13 |
11 |
40 |
|
44,2 |
110,4 |
2,02 |
4,6 |
7,95 |
18,0 |
2,4,6-TCP |
A |
18 |
16 |
|
0,253 |
|
|
0,027 |
10,6 |
0,081 |
31,8 |
|
B |
17 |
15 |
|
0,083 |
|
|
0,014 |
17,0 |
0,034 |
40,8 |
|
C |
16 |
13 |
|
1,98 |
|
|
0,244 |
12,4 |
1,40 |
71,1 |
|
D |
17 |
14 |
60 |
|
53,4 |
89,0 |
2,80 |
5,2 |
9,26 |
17,3 |
3,4,5-TCP |
A |
7 |
7 |
|
0,043 |
|
|
0,024 |
55,5 |
0,040 |
95,1 |
|
B |
7 |
6 |
|
0,030 |
|
|
0,011 |
37,9 |
0,016 |
51,9 |
|
C |
7 |
6 |
|
1,64 |
|
|
0,136 |
8,3 |
0,851 |
51,9 |
|
D |
8 |
8 |
20 |
|
18,1 |
90,7 |
1,54 |
8,5 |
6,05 |
33,3 |
2,3,4,5-TCP |
A |
10 |
8 |
|
0,015 |
|
|
0,002 |
13,1 |
0,006 |
41,8 |
|
B |
10 |
7 |
|
0,021 |
|
|
0,020 |
94,4 |
0,019 |
90,2 |
|
C |
9 |
9 |
|
0,658 |
|
|
0,076 |
11,5 |
0,356 |
55,5 |
|
D |
11 |
10 |
20 |
|
19,5 |
97,6 |
0,855 |
4,4 |
3,92 |
20,1 |
2,3,4,6-TCP |
A |
19 |
17 |
|
2,33 |
|
|
0,266 |
11,4 |
1,12 |
47,9 |
|
B |
19 |
16 |
|
2,23 |
|
|
0,271 |
12,2 |
1,06 |
47,7 |
|
C |
19 |
17 |
|
193 |
|
|
38,4 |
19,8 |
110 |
56,9 |
|
D |
16 |
13 |
60 |
|
52,8 |
88,1 |
2,32 |
4,4 |
18,0 |
34,1 |
2,3,5,6-TCP |
A |
3 |
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
3 |
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C |
3 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
D |
4 |
3 |
0 |
|
|
|
|
|
|
|
PCP |
A |
20 |
19 |
|
5,85 |
|
|
0,548 |
9,4 |
2,34 |
40,0 |
(pentachloro-phenol) |
B |
20 |
17 |
|
1,36 |
|
|
0,212 |
15,5 |
0,443 |
32,4 |
|
C |
18 |
15 |
|
1418 |
|
|
183 |
12,9 |
646 |
12,9 |
|
D |
17 |
14 |
200 |
|
158 |
78,9 |
12,7 |
8,1 |
51,9 |
32,9 |
N là số phòng thí nghiệm trong phép thử liên phòng thí nghiệm;
p là số phòng thí nghiệm trong tính toán; sr là độ lệch chuẩn trong phòng thí nghiệm; CVr là hệ số phương sai lặp lại; sR là độ lệch chuẩn giữa các phòng thí nghiệm; CVR là hệ số phương sai tái lập. |
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo. Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn.
[2] TSCHOCHNER, F., PILZ-MITTENBURG, W., BENZ, T., BRUNNER, H., JÄGER, W. and HAGENMAIER, H., 1989. Determination of chlorophenols in aqueous, solid and gas samples by GC/ECD and GC/MS, Z. Wasser-Abwasser-Forsch., 22, pp. 267-271.
[3] KALEVI, K. Analysis of chlorophenols in contaminated soil. Interlaboratory test of methods described in the report Nordic guidelines for chemical analysis of contaminated soil samples. Published in the mimeograp h series of the Finnish Environment Institute, Helsinki, Finland, 1998.
[4] KALEVI, K. and JØRGENSEN, K.S. 1997. Analysis procedure for chlorophenols. In: Karstensen, K.H. (ed.) Nordic guideline for chemical analysis of contaminated soil samples. NORDTEST Technical Report 329. pp. 77-84. NORDTEST, Espoo, Finland.
[5] KARSTENSEN, K.H., RINGSTAD, O., RUSTAD, I., KALEVI, K., JØRGENSEN, K., NYLUND, K., ALSBERG, T., OLAFSDOTTIR, K., HEIDENSTAM, O. and SOLBERG, H., 1998. Methods for chemical analysis of contaminated soil samples – tests of their reproducibility between Nordic laboratories. Talanta, 46, pp. 423-437.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9317:2012 (ISO 14154:2005) VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẤT – XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CLOROPHENOL – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ DÙNG DETECTOR BẪY ELECTRON | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN9317:2012 | Ngày hiệu lực | 21/12/2012 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Tài nguyên - môi trường |
Ngày ban hành | 21/12/2012 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |