TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9608:2013 (ISO 664 : 2008) VỀ HẠT CÓ DẦU – PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU THỬ TỪ MẪU PHÒNG THỬ NGHIỆM

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 12/04/2013

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9608 : 2013

ISO 664 : 2008

HẠT CÓ DẦU – PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU THỬ NGHIỆM TỪ MẪU PHÒNG THỬ NGHIỆM

Oilseeds – Reduction of laboratory sample to test sample

Lời nói đầu

TCVN 9608:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 664:2008;

TCVN 9608:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

HẠT CÓ DẦU – PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU THỬ NGHIỆM TỪ MẪU PHÒNG THỬ NGHIỆM

Oilseeds – Reduction of laboratory sample to test sample

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy trình lấy mẫu thử từ mẫu phòng thử nghiệm của hạt có dầu.

CHÚ THÍCH: Một số hợp đồng mua bán có dầu yêu cầu phân tích mẫu như khi được lấy ra, nghĩa là bao gồm mọi tạp chất có mặt. Tuy nhiên, một số hợp đồng lại yêu cầu tách định lượng trước các tạp chất và phân tích riêng các hạt sạch.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8947 (ISO 658), Hạt có dầu – Xác định hàm lượng tạp chất.

3. Nguyên tắc

Sau khi tách riêng các tạp chất có kích thước lớn, nếu cần và chia mẫu phòng thử nghiệm bằng dụng cụ thích hợp để thu được mẫu thử đại diện của mẫu phòng thử nghiệm.

4. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

4.1. Dụng cụ chia mẫu, ví dụ dụng cụ chia mẫu bốn ngăn, bộ chia mẫu hình nón, bộ chia mẫu nhiều rãnh có hệ thống phân phối hoặc dụng cụ chia mẫu và phân phối khác đảm bảo phân bố đồng đều các thành phần của mẫu phòng thử nghiệm trong mẫu thử.

4.2. Hộp đựng mẫu, có kích thước phù hợp với mẫu thử, có thể đậy kín được.

5. Cách tiến hành

5.1. Khi nhận được mẫu phòng thử nghiệm, kiểm tra và ghi lại tình trạng của dấu niêm phong và hộp đựng mẫu. Bảo quản mẫu phòng thử nghiệm ở nơi an toàn cách xa nguồn nhiệt và nguồn ẩm cao cho đến khi chuẩn bị mẫu thử.

5.2 Mở hộp đựng mẫu phòng thử nghiệm cẩn thận, rồi tiến hành ngay theo quy trình dưới đây:

Đầu tiên, cân mẫu phòng thử nghiệm rồi tách và cân các tạp chất có kích thước lớn, nếu cần, vì không thể trộn đều các tạp chất. Trộn cẩn thận mẫu phòng thử nghiệm còn lại để thu được mẫu càng đều càng tốt, sau đó dùng dụng cụ chia mẫu (4.1) phù hợp với bản chất của hạt, giảm mẫu liên tiếp cho đến khi thu được khối lượng tối thiểu theo quy định trong Bảng 1.

Đối với các hạt không nêu trong Bảng 1, khối lượng hạt tối thiểu thu được phải bằng khối lượng tối thiểu của các loài có kích thước tương đương đã được quy định.

Nếu phải phân tích mẫu không chứa tạp chất thì tiến hành theo TCVN 8947 (ISO 658).

Việc tách các tạp chất trước khi trộn đều và chia mẫu phải được đề cập đến trong phần tính kết quả.

5.3. Cho mẫu thử thu được vào hộp đựng mẫu (4.2) khô, sạch rồi đậy kín và dán nhãn.

6. Bảo quản mẫu thử

Bảo quản mẫu thử ở nơi an toàn, cách xa nguồn nhiệt và nguồn ẩm cao.

Việc phân tích phải được tiến hành trong một khoảng thời gian phù hợp với độ ổn định của mẫu.

Bảng 1 – Khối lượng tối thiểu của mẫu thử

Hạt

Tên khoa họca

Khối lượng tối thiểu của mẫu thử cần cho phép phân tích

g

Độ ẩm

Hàm lượng tạp chất

Hàm lượng dầu

Hàm lượng dầu và độ axit

Các phép phân tích khác

Hàm lượng dầu và nước xác định bằng NMR

Hạt lớn và các mảnh vụn

250

1000

500

1000

500

500

Cùi dừa khô (nhân) Cocos nucifera Linnaeus
Hạt bơ Butyrospermum paradoxum (C.F Gaertner) Hepper
Hạt bông Gossypium spp.
Hạt cọ dầu Elaesis guineesis N.J.Jacquin

Hạt cỡ trung bình

50

300

150

300

250

200

Hạt thầu dầu Ricinus communis Linnaeus
Hạt lạc Arachis hypogaea Linnaeus
Hạt bí ngô Cucurbita maxima Duchesne
Hạt hướng dương Helianthus annuus Linnaeus
Hạt đậu tương Glycine max (Linnaeus) Merrill
Hạt rum Carthamus tinctorius Linnaeus

Hạt cỡ nhỏ

20

200

100

200

100

200

Hạt cải dầu Camelina sativa (Linnaeus) Crantz
Hạt lanh Linum usiltatissinum Linnaeus
Hạt gai dầu Cannabis sativa Linnaeus
Hạt cải dầu Brassica napus Linnaeus
Hạt cải dầu Brassica rapa Linnaeus
Hạt anh túc Papaver somniferum Linnaeus
Hạt mù tạt trắng Sinapis alba (Linnaeus)
Hạt mù tạt đen Brassica nigra (Linnaeus)
Hạt mù tạt nâu Brassica juncea (Linnaeus) Czem.et Cross.
Hạt vừng Sesamum indicum Linnaeus
a Theo TCVN 5374 (ISO 5507) [1] và tài liệu viện dẫn [2].

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 5374 (ISO 5507), Hạt có dầu, dầu và mỡ thực vật – Tên gọi

[2] ISTA NOMENCLATURE COMMITTEE. List of stabilized plant names, 5th edition. International Seed Testing Association, Basserdorf, 2007. 73pp. Available (2008-05-06) at:

http://www.seedtest.org/upload/prj/products/ISTA_List_of_Stabilized_Plant_Names_Ed_5.pdf

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9608:2013 (ISO 664 : 2008) VỀ HẠT CÓ DẦU – PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU THỬ TỪ MẪU PHÒNG THỬ NGHIỆM
Số, ký hiệu văn bản TCVN9608:2013 Ngày hiệu lực 12/04/2013
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực An toàn thực phẩm
Ngày ban hành 12/04/2013
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản