TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9952:2013 VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM – CHẤT TẠO MÀU – GREEN S
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9952:2013
PHỤ GIA THỰC PHẨM – CHẤT TẠO MÀU – GREEN S
Food additives – Colours – Green S
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho chất tạo màu Green S được sử dụng làm phụ gia thực phẩm.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6469:2010, Phụ gia thực phẩm – Phương pháp đánh giá ngoại quan và xác định các chỉ tiêu vật lý
TCVN 6470:2010, Phụ gia thực phẩm – Phương pháp thử đối với các chất tạo màu
TCVN 8900-6:2012, Phụ gia thực phẩm – Xác định các thành phần vô cơ – Phần 6: Định lượng antimon, bari, cadimi, crom, đồng, chì và kẽm bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa
TCVN 8900-7:2012, Phụ gia thực phẩm – Xác định các thành phần vô cơ – Phần 7: Định lượng antimon, bari, cadimi, crom, đồng, chì và kẽm bằng đo phổ phát xạ nguyên tử plasma cảm ứng cao tần (ICP-AES)
TCVN 8900-8:2012, Phụ gia thực phẩm – Xác định các thành phần vô cơ – Phần 8: Định lượng chì và cadimi bằng đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng lò graphit
3. Mô tả
3.1. Thành phần cơ bản là natri N-[4-[[4-(dimetylamino)phenyl](2-hydroxy-3,6-disulfo-1-naphtalenyl)- metylen]-2 5-cyclohexadien-1-yliden]-N-metylmethanaminium và các chất màu phụ cùng với các thành phần cơ bản không tạo màu là natri clorua và/hoặc natri sulfat.
Green S có thể được chuyển thành màu muối nhôm (aluminium lake) tương ứng. Khi đó, áp dụng các quy định đối với chất tạo màu dạng muối nhôm.
3.2. Tên gọi
Tên hóa học: natri N-[4-[[4-(dimetylamino)phenyl](2-hydroxy-3,6-disulfo-1-naphtalenyl)-metylen]-2,5-cyclohexadien-1-yliden]-N-metylmethanaminium
hoặc natri 5-[4-dimetylamino-l-(4-dimetyliminiocyclohexa-2,5-dienyliden) benzyl]-6-hydroxy-7-sulfonato-naphtalen-2-sulfonat
Tên khác: Cl Food Green 4, Food Green S, Cl (1975) No. 44090
3.3. Kí hiệu
INS (mã số quốc tế về phụ gia thực phẩm): 142
C.A.S (mã số hóa chất): 860-22-0
3.4. Công thức hóa học: C27H25N2NaO7S2
3.5. Công thức cấu tạo (xem Hình 1)
Hình 1 – Công thức cấu tạo của Green S
3.6. Khối lượng phân tử: 576,63
4. Các yêu cầu
4.1. Ngoại quan
Dạng bột hoặc dạng hạt màu lục sẫm.
4.2. Độ hòa tan
Tan trong nước, rất ít tan trong etanol.
4.3. Nhận biết các chất màu
Đạt yêu cầu của phép thử quy định trong 5.2.
4.4. Các chỉ tiêu lí – hóa
Các chỉ tiêu lí – hóa của Green S theo quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Chỉ tiêu lí – hóa của Green S
Tên chỉ tiêu |
Mức yêu cầu |
1. Hao hụt khối lượng khi sấy ở 135 °C, kể cả clorua và sulfat tính theo các muối natri, % khối lượng, không lớn hơn |
20 |
2. Hàm lượng các chất không tan trong nước, % khối lượng, không lớn hơn |
0,2 |
3. Hàm lượng chất màu tổng số, % khối lượng, không nhỏ hơn |
80 |
4. Hàm lượng chất màu phụ, % khối lượng, không lớn hơn |
1 |
5. Hàm lượng các hợp chất hữu cơ không phải là chất màu |
|
– 4,4′-bis (dimetylamino) benzhydryl alcohol, % khối lượng, không lớn hơn
– 4,4′-bis (dimetylamino) benzophenon, % khối lượng, không lớn hơn – axit 3-hydroxynaphtalen-2,7-disulfonic, % khối lượng, không lớn hơn |
0,1 0,1 0,2 |
6. Hàm lượng các amin thơm bậc 1 không sulfonat hóa, tính theo anilin, % khối lượng, không lớn hơn |
0,01 |
7. Hàm lượng bazơ leuco, % khối lượng, không lớn hơn |
5,0 |
8. Hàm lượng các chất chiết được bằng ete, % khối lượng, không lớn hơn |
0,2 |
9. Hàm lượng chì, mg/kg, không lớn hơn |
2 |
10. Hàm lượng crom, mg/kg, không lớn hơn |
50 |
5. Phương pháp thử
5.1. Xác định độ hòa tan, theo 3.7 trong TCVN 6469:2010.
5.2. Nhận biết các chất màu, theo 3.2 trong TCVN 6470:2010.
5.3. Xác định hao hụt khối lượng khi sấy, theo 3.15 trong TCVN 6470:2010.
5.4. Xác định hàm lượng các chất không tan trong nước, theo 3.5 trong TCVN 6470:2010.
5.5. Xác định hàm lượng chất màu tổng số, theo 3.3.2 (Phương pháp chuẩn độ với titan triclorua) trong TCVN 6470:2010.
Lượng mẫu: từ 1,4 g đến 1,5 g;
Chất đệm: 15 g natri hydro tartrat.
1,00 ml dung dịch titan triclorua (TiCl3) 0,1 N tương đương 28,83 mg chất màu.
5.6. Xác định hàm lượng chất màu phụ, theo 3.4 trong TCVN 6470:2010.
Dung môi khai triển: No.2;
Chiều cao dung môi đi lên: khoảng 17 cm.
5.7. Xác định hàm lượng các hợp chất hữu cơ không phải là chất màu, theo 3.11 trong TCVN 6470:2010.
Gradient rửa giải HPLC: từ 2 % đến 100 % với tốc độ 2 % mỗi phút (tuyến tính).
5.8. Xác định hàm lượng các amin thơm bậc 1 không sulfonat hóa, theo 3.9 trong TCVN 6470:2010.
5.9. Xác định hàm lượng bazơ leuco, theo 3.10 trong TCVN 6470:2010, sử dụng (110 ± 5) mg mẫu thử.
Khả năng hấp thụ: a = 0,1725 mg L-1 cm-1 ở bước sóng khoảng 634 nm;
Tỉ số của khối lượng phân tử của chất màu và bazơ leuco: R = 0,9600.
5.10. Xác định hàm lượng các chất chiết được bằng ete, theo 3.6 trong TCVN 6470:2010.
5.11. Xác định hàm lượng chì, theo TCVN 8900-6:2012 hoặc TCVN 8900-8:2012.
5.12. Xác định hàm lượng crom, theo TCVN 8900-6:2012 hoặc TCVN 8900-7:2012.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9952:2013 VỀ PHỤ GIA THỰC PHẨM – CHẤT TẠO MÀU – GREEN S | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN9952:2013 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
An toàn thực phẩm |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |