TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9985-3:2014 (ISO 9328-3:2011) VỀ THÉP DẠNG PHẲNG CHỊU ÁP LỰC – ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT KHI CUNG CẤP – PHẦN 3: THÉP HẠT MỊN HÀN ĐƯỢC, THƯỜNG HÓA

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/01/2014

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9985-3:2014

ISO 9328-3:2011

THÉP DẠNG PHẲNG CHỊU ÁP LỰC – ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT KHI CUNG CẤP – PHẦN 3: THÉP HẠT MỊN HÀN ĐƯỢC, THƯỜNG HÓA

Steel flat products for pressure purposes – Technical delivery conditions – Part 3: Weldable fine grain steels, normalized

Lời nói đầu

TCVN 9985-3: 2014 hoàn toàn tương đương với ISO 9328-3:2011

TCVN 9985-3:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 17 Thép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 9985 (ISO 9328), Sản phẩm thép dạng phẳng chịu áp lực – Điều kiện kỹ thuật khi cung cấp bao gồm các phần sau:

– Phần 1: Yêu cầu chung.

– Phần 2: Thép hợp kim và thép không hợp kim với các tính chất quy định ở nhiệt độ cao.

– Phần 3: Thép hạt mịn hàn được, thường hóa.

– Phần 4: Thép hợp kim niken với đặc tính ở nhiệt độ thấp quy định.

– Phần 5: Thép hạt mịn hàn được, cán cơ nhiệt.

– Phần 6: Thép hạt mịn hàn được, tôi và ram.

– Phần 7: Thép không gỉ.

 

THÉP DẠNG PHẲNG CHỊU ÁP LỰC – ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT KHI CUNG CẤP – PHẦN 3: THÉP HẠT MỊN HÀN ĐƯỢC, THƯỜNG HÓA

Steel flat products for pressure purposes – Technical delivery conditions – Part 3: Weldable fine grain steels, normalized

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cho các loại sản phẩm thép dạng phẳng dùng cho mục đích chịu áp lực, được chế tạo bằng các mác thép hạt mịn, hàn được như quy định trong các Bảng A.1 và B.1. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng các yêu cầu và định nghĩa của TCVN 9985-1( ISO 9328-1).

CHÚ THÍCH 1: Thép hạt mịn được hiểu là thép có cỡ hạt ferit 6 hoặc nhỏ hơn khi được thử phù hợp với TCVN 4393 (ISO 643).

CHÚ THÍCH 2: Các quy định sản phẩm trong tiêu chuẩn này có khả năng phù hợp với các quy định thiết kế của Châu Âu và các qui tắc thiết kế của ASME.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7446-1:2004 (ISO 4948-1:1982), Thép – Phân loại – Phần 1: Phân loại thép không hợp kim và thép hợp kim trên cơ sở thành phần hóa học.

TCVN 7446-2:2004 (ISO 4948-2:1982), Thép – Phân loại – Phần 2: Phân loại thép không hợp kim và thép hợp kim theo cấp chất lượng chính và đặc tính hoặc tính chất sử dụng;

TCVN 9985-1:2013(ISO 9328-1:2011), Sản phẩm thép dạng phẳng chịu áp lực – Điều kiện kỹ thuật khi cung cấp – Phần 1: Yêu cầu chung;

ISO 10474:1991, Steel and steel products – Inspection documents (Thép và các sản phẩm thép – Tài liệu kiểm tra);

EN 10229:1998, Evaluation of resistance of steel products to hydrogen induced cracking (HIC) (Đánh giá sức chống tạo ra vết nứt do hydro của các sản phẩm thép).

EN 10314, Method for the derivation of minimum values of proof strength of steel at elevated temperatures (Phương pháp rút ra các giá trị nhỏ nhất của giới hạn chảy của thép ở nhiệt độ cao).

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được cho trong TCVN 9985-1(ISO 9328-1).

4 Phân loại và ký hiệu

4.1 Phân loại

4.1.1 Các mác thép trong tiêu chuẩn này được phân thành bốn loại chất lượng.

a) Chất lượng ở nhiệt độ phòng (P …N; PT …N);

b) Chất lượng ở nhiệt độ cao (P … NH; PT … NH);

c) Chất lượng ở nhiệt độ thấp (P … NL1; PT ,… NL1);

d) Chất lượng ở nhiệt độ đặc biệt thấp (P … NL2).

4.1.2 Theo TCVN 7446 – 1 , TCVN 7446 – 2 (ISO 4948-2) , các mác thép P275NH, P275NL1, P355N, P355NH, P355NL1, PT400N, PT400NH, PT400NL1, PT440N, PT440NH, PT440NL1, PT490N và PT490NH là các thép hợp kim, các mác P275NL2 và P355NL2 là các thép không hợp kim đặc biệt và các mác P460NH, P460NL1, P460NL2, PT520N và PT520NH là các thép hợp kim đặc biệt.

4.2 Ký hiệu

Xem TCVN 9985-1(ISO 9328-1).

CHÚ THÍCH 1: Các mác thép trong Phụ lục A được phân loại theo giới hạn chảy; các mác thép trong Phụ lục B được phân loại theo giới hạn bền kéo.

CHÚ THÍCH 2: Thông tin về ký hiệu của các mác thép so sánh trong các tiêu chuẩn quốc gia hoặc vùng lãnh thổ được cho trong Phụ lục C.

5 Thông tin do khách hàng cung cấp

5.1 Thông tin bắt buộc

Xem TCVN 9985-1(ISO 9328-1).

Ngoài ra, đối với các mác thép trong Phụ lục B, hướng thử va đập phải được thỏa thuận (xem 9.2 và Bảng B.4, chú thích cuối trang b).

5.2 Các lựa chọn

Tiêu chuẩn này quy định một số lựa chọn. Các lựa chọn này được liệt kê trong các mục a) đến q). Ngoài ra, cũng áp dụng các lựa chọn có liên quan của TCVN 9985-1 (ISO 9328-1). Khi có yêu cầu và đặt hàng, nếu khách hàng không mong muốn thực hiện bất cứ lựa chọn nào khác trong các lựa chọn này thì sản phẩm phải được cung cấp phù hợp với điều kiện kỹ thuật cơ bản [xem TCVN 9985-1 (ISO 9328-1)].

a) Điều kiện cung cấp khác với điều kiện quy định trong các Bảng A.3 và B.3 (xem 6.2.1)

b) Các thử nghiệm ở trạng thái thường hóa được mô phỏng (xem 6.2.2);

c) Cung cấp sản phẩm ở trạng thái không được xử lý (xem 6.2.3);

d) Giá trị lớn nhất của các bon đương lượng (xem 6.3.3);

e) Thông số năng lượng va đập 40 J (xem chú thích cho 6.4.1 và Bảng A.3);

f) Ứng dụng của các giá trị Rp0,2 của Bảng A.4 cho các mác thép tương ứng P … NL1 và P … NL2 (xem 6.4.2);

g) Thử nghiệm trên các mẫu thử được xử lý nhiệt mô phỏng (xem 6.7.2);

h) Thử tạo thành vết nứt do hydro (HIC) phù hợp với Phụ lục D (xem 6.10);

i) Các mẫu thử giữa chiều dày cho thử va đập và/hoặc thử kéo (xem Điều 8);

j) Kiểm tra năng lượng va đập cho các mẫu thử dọc (xem 9.3);

k) Đặc tính kéo cho các chiều dày sản phẩm tăng (xem Bảng A.3, chú thích cuối trang d);

l) Các giá trị Rp0,2 ở nhiệt độ cao cho chiều dày sản phẩm tăng (xem Bảng A.4, chú thích cuối trang c);

m) Các giá trị sửa đổi của ReH và Rm cho các mác thép P460NH và P460NL1 (xem Bảng A.3, chú thích cuối trang b);

n) Các giá trị lớn nhất thay đổi đối với Cr, Cu, Mo, Nb, Ni và V 9 xem Bảng B1, chú thích cuối trang f);

o) Hàm lượng Al tổng ≤ 0,020 % (xem Bảng B.1, chú thích cuối trang c);

p) Sự gia tăng giá trị hàm lượng các bon lớn nhất trong các mác thép PT … NH (xem Bảng B.1, chú thích cuối trang d);

q) Các yêu cầu khác về thử va đập (xem Bảng B.4, chú thích cuối trang c);

5.3 Ví dụ về đặt hàng

10 tấm thép có các kích thước danh nghĩa: chiều dày = 50 mm, chiều rộng = 2000 mm, chiều dài = 10000 mm, được chế tạo bằng mác thép có tên P275NL2 như quy định trong TCVN 9985-3 (ISO 9328-3), được cung cấp có chứng chỉ kiểm tra 3.1.B như đã quy định trong ISO 10474:1991 được ký hiệu như sau:

10 tấm thép -50 × 2000 × 10000 – TCVN … P275NL2 – chứng chỉ kiểm tra 3.1.B.

6 Yêu cầu

6.1 Quá trình nấu luyện thép

Xem TCVN 9985-1 (ISO 9328-1),.

6.2 Điều kiện cung cấp

6.2.1 •• Nếu không có mong muốn khác tại thời điểm yêu cầu và đặt hàng (xem 6.2.3), sản phẩm trong tiêu chuẩn này phải được cung cấp ở trạng thái thường hóa.

Đối với các thép có giới hạn chảy nhỏ nhất ≥ 460 MPa, có thể phải làm nguội chậm hoặc ram bổ sung cho các sản phẩm có chiều dày nhỏ và trong các trường hợp đặc biệt. Nếu việc xử lý này được thực hiện thì phải được ghi trong tài liệu kiểm tra.

6.2.2 Theo quyết định của nhà sản xuất, có thể thay thế thường hóa bằng cán thường hóa đối với các mác thép P272NH, P275NL1, P275NL2, P355N, P355NH, P355NL1 và P355NL2 [ xem Phụ lục A và 3.1 trong TCVN 9985-1:2013 (ISO 9328-1:2011)].

Trong trường hợp này, các thử nghiệm bổ sung ở trạng thái thường hóa được mô phỏng với tần suất thử có thể được thỏa thuận tại thời điểm tìm hiểu và đặt hàng, để bảo đảm rằng các tính chất thu được cũng tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn.

6.2.3 •• Nếu đã được thỏa thuận tại thời điểm tìm hiểu và đặt hàng, các sản phẩm trong tiêu chuẩn này có thể được cung cấp ở trạng thái chưa được xử lý.

6.2.4 Đối với các sản phẩm được cung cấp chưa qua xử lý, phải thực hiện các thử nghiệm quy định trên các mẫu thử ở trạng thái thường hóa mô phỏng (nhưng cần xem xem 6.2.1).

CHÚ THÍCH: Các thử nghiệm ở trạng thái xử lý nhiệt mô phỏng được thực hiện để kiểm tra tính thích hợp của sản phẩm cuối cùng trong điều kiện cung cấp thông thường. Tuy nhiên cần phải có thử nghiệm cho các tính chất quy định trong sản phẩm hoàn thiện khi đã được xử lý nhiệt đầy đủ.

6.3 Thành phần hóa học

6.3.1 Các yêu cầu trong Bảng A.1 và B.1 áp dụng cho thành phần hóa học theo phân tích mẻ nấu.

6.3.2 Phân tích sản phẩm có thể sai lệch so với giá trị quy định của phân tích mẻ nấu cho trong các Bảng A.1 và B.1 bởi các giá trị được cho trong Bảng 1.

6.3.3 •• Đối với các mác thép trong tiêu chuẩn này giá trị các bon đương lượng theo Bảng A.2 (các mác thép trong Phụ lục A) hoặc Bảng B.2 (các mác thép trong Phụ lục B) có thể được thỏa thuận tại thời điểm tìm hiểu và đặt hàng.

Bảng 1 – Sai lệch cho phép của phân tích sản phẩm so với các giá trị phân tích mẻ nấu quy định trong các Bảng A.1 và B.1

Nguyên tố

Giới hạn quy định của phân tích mẻ nấu theo các Bảng A.1 và B.1 % khối lượng

Sai lệch cho phépa của phân tích sản phẩm
% khối lượng

Cb

≤ 0,20

+0,02

Si

≤ 0,60

+0,06

Mn

≤ 1,00

±0,05

> 1,00 đến ≤ 1,70

±0,10

Pb

≤ 0,030

+0,005

Sb

≤ 0,010

+0,003

> 0,010 đến ≤ 0,030

+0,005

Al

≥ 0,020

-0,005

N

≤ 0,025

+0,002

Cr

≤ 0,30

+0,05

Mo

≤ 0,12

+0,03

Cu

≤ 0,30

+0,05

> 0,30 đến ≤ 0,70

+0,10

Nb

≤ 0,05

+0,01

Ni

≤ 0,80

+0,05

Ti

≤ 0,03

+0,01

V

≤ 0,20

+0,01

a Nếu thực hiện nhiều phân tích sản phẩm trên một mẻ nấu và các hàm lượng của một nguyên tố riêng biệt đã được xác định nằm ngoài phạm vi cho phép của thành phần hóa học mẻ nấu thì chỉ cho phép vượt quá giá trị lớn nhất cho phép hoặc nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất cho phép, nhưng không cho phép có cả hai trường hợp này đối với một một mẻ nấu.

b Trong trường hợp các mác thép được quy định trong Phụ lục B, áp dụng các giá trị lớn nhất được liệt kê trong Bảng B.1 cho phân tích sản phẩm.

6.4 Cơ tính

6.4.1 Phải áp dụng các giá trị được cho trong các Bảng A.3 đến A.5 và các Bảng B.3 và B.4 [cũng xem TCVN 9985-1(ISO 9328-1) và Điều 8].

CHÚ THÍCH: Có thể quy định một cách tùy chọn giá trị năng lượng va đập nhỏ nhất 40 J cho các nhiệt độ mà ở đó các giá trị nhỏ nhất được quy định thấp hơn (xem Bảng A5, chú thích d).

6.4.2 •• Theo thỏa thuận tại thời điểm tìm hiểu và đặt hàng, giá trị nhỏ nhất của giới hạn chảy quy ước Rp0,2 ở nhiệt độ cao được quy định trong Bảng A.4 cho các loại P …NH cũng có thể được áp dụng cho các loại P … NL1 và P … NL2.

6.5 Trạng thái bề mặt

Xem TCVN 9985-1 (ISO 9328-1).

6.6 Chất lượng bên trong

Xem TCVN 9985-1 (ISO 9328-1).

6.7 Tính hàn

6.7.1 Các mác thép được quy định trong tiêu chuẩn này phải thích hợp cho các quá trình hàn đang sử dụng hiện nay (xem chú thích cho 6.7.2).

6.7.2 Có thể tìm thấy thông tin về hàn trong các tài liệu thích hợp, ví dụ, EN 1011-1 và EN 1011-2 hoặc IIS/IIW 382-71.

CHÚ THÍCH: Các điều kiện xử lý nhiệt sau hàn quá mức (PWHT) có thể làm giảm cơ tính. Khi ủ giảm ứng suất, thông số thời gian – nhiệt độ được tính theo công thức sau:

P = Ts (20 + lgt) × 10-3

Trong đó

Ts là nhiệt độ khi giảm ứng suất, tính bằng Kelvin;

t là thời gian duy trì, tính bằng h;

Giá trị vượt quá giá trị giới hạn Pcrit (đối với các mác thép của Phụ lục A)

– 17,3 đối với tất cả các mác thép trừ P460NH, P460NL1 và P460NL2.

– 16,7 trong trường hợp mác thép P460NH và

– 16,3 trong trường hợp các mác thép P460NL và P460NL2.

(Có thể áp dụng các mác thép của Phụ lục B khác với các giá trị quy định) trong khi tìm hiểu và đặt hàng của mình, khách hàng nên thông báo một cách thích hợp cho nhà sản xuất.

•• Khi thích hợp, các thử nghiệm trên các mẫu thử xử lý nhiệt sau hàn mô phỏng có thể được thỏa thuận tại thời điểm tìm hiểu và đặt hàng để kiểm tra xem sau xử lý nhiệt này các tính chất được quy định trong tiêu chuẩn này còn có hiệu lực nữa hay không.

6.8 Kích thước và dung sai

Xem TCVN 9985-1(ISO 9328-1).

6.9 Tính toán khối lượng

Xem TCVN 9985-1(ISO 9328-1).

6.10 Sức kháng tạo thành vết nứt do hydro

Các mác thép các bon và hợp kim thấp có thể nhạy cảm với việc tạo thành vết nứt khi được phơi ra trong môi trường có chứa H2S ăn mòn, thường được gọi là “môi trường toan”.

•• Phép thử để đánh giá sức kháng tạo thành vết nứt do hydro (HIC) phù hợp với Phụ lục D hoặc phương pháp thử theo thỏa thuận khác có thể được thỏa thuận tại thời điểm tìm hiểu và đặt hàng.

7 Kiểm tra

7.1 Loại kiểm tra và tài liệu kiểm tra

Xem TCVN 9985-1(ISO 9328-1).

7.2 Thử nghiệm được thực hiện

Xem TCVN 9985-1(ISO 9328-1) và 6.10.

7.3 Thử lại

Xem TCVN 9985-1(ISO 9328-1).

8 Lấy mẫu

Xem TCVN 9985-1(ISO 9328-1).

•• Đối với thử va đập và/hoặc thử kéo, sai lệch so với Bảng 3, chú thích cuối trang e của TCVN 9985-1:2013 (ISO 9328-1:2011) do chuẩn bị các mẫu thử được lấy từ giữa chiều dày có thể được thỏa thuận tại thời điểm tìm hiểu và đặt hàng. Trong trường hợp này, các nhiệt độ thử và các giá trị năng lượng va đập nhỏ nhất cũng phải được thỏa thuận.

9 Phương pháp thử

9.1 Xem TCVN 9985-1(ISO 9328-1) và Phụ lục D.

9.2 • Phải thực hiện thử nghiệm va đập để kiểm tra xác minh giá trị năng lượng va đập trong các Bảng A.5 và B.4 trên các mẫu thử ngang (đối với các mác thép phù hợp với Phụ lục A, nhưng xem 9.3) hoặc trên các mẫu thử đã quy định trong đơn hàng (đối với các mác thép phù hợp với Phụ lục B; xem Bảng B.4, chú thích cuối trang b).

9.3 •• Đối với thử va đập, kiểm tra năng lượng va đập cho các mẫu thử dọc có thể được thỏa thuận tại thời điểm tìm hiểu và đặt hàng cho các mác thép phù hợp với Phụ lục A.

10 Ghi nhãn

Xem TCVN 9985-1(ISO 9328-1).

 

 

PHỤ LỤC A

(Qui định)

Thành phần hóa học và cơ tính của sản phẩm được cung cấp theo tiêu chuẩn thiết kế Châu Âu

Text Box: TCVN 9985-3:2014Bảng A.1 – Thành phần hóa học [phân tích mẻ nấu]

Mác thép

% khối lượnga

C
max.

Si
max.

Mn

P
max.

S
max.

Altotal min.

N
max.

Cr
max.

Cu
max.

Mo
max.

Nb
max.

Ni
max.

Ti
max.

V
max.

Nb + Ti + V
max.

P275NH

0,16

0,40

0,80b

đến

1,50

0,025

0,010

0,025c,d

0,012

0,30e

0,30e

0,08e

0,05

0,50

0,03

0,05

0,05

P275NL1

0,008

P275 NL2

0,020

0,005

P355N

0,18

0,50

1,10

đến

1,70

0,025

0,010

0,020c,d

0,012

0,30e

0,30e

0,08e

0,05

0,50

0,03

0,10

0,12

P355NH

P355NL1

0,008

P355NL2

0,020

0,005

P460NH

0,20

0,60

1,10

đến

1,70

0,025

0,010

0,020d

0,025

0,30

0,70f

0,10

0,05

0,80

0,03

0,20

0,22

P460 NL1

0,008

P460 NL2

0,020

0,005

a Các nguyên tố không được nêu trong bảng này không được cố ý thêm vào thép mà không có sự thỏa thuận của khách hàng, ngoại trừ để gia công hoàn thiện một mẻ đúc. Phải có tất cả các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa sự bổ sung các nguyên tố này từ các mảnh vụn hoặc các vật liệu khác được sử dụng trong quá trình chế tạo thép có thể ảnh hưởng xấu đến cơ tính và khả năng sử dụng thép.

b Đối với chiều dày sản phẩm < 6 mm, cho phép hàm lượng nhỏ nhất của Mn là 0,60 %.

c Hàm lượng Altotal có thể nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất này nếu bổ sung niobi, titan hoặc vanađi để liên kết nitơ.

d Nếu chỉ sử dụng nhôm để liên kết nitơ, phải áp dụng tỷ số Al:N ≥ 2.

e Tổng số tỷ lệ phần trăm theo khối lượng của ba nguyên tố crôm, đồng và molipden không được vượt quá 0,45 %.

f Nếu tỷ lệ phần trăm theo khối lượng của đồng vượt quá 0,30 % thì tỷ lệ phần trăm theo khối lượng của niken ít nhất phải bằng một nửa tỷ lệ phần trăm theo khối lượng của đồng.

 

 

Bảng A.2 – Giá trị lớn nhất của các bon đương lượng (CEV) dựa trên phân tích mẻ nấu
(nếu được thỏa thuận tại thời điểm tìm hiểu và đặt hàng)a

Mác thép

CEVb
max.
cho chiều dày sản phẩm, t, mm

≤ 60

60 < t ≤ 100

100 < t ≤ 250

P275NH

0,40

0,40

0,42

P275NL1

P275NL2

P355N

0,43

0,45

0,45

P355NH

P355NL1

P355NL2

P460NH

0,53

P460NL1

P460NL2

CHÚ THÍCH: Giá trị của các bon đương lượng dựa trên tỷ lệ phần trăm theo khối lượng và có liên quan đến cơ tính được quy định cho điều kiện cung cấp.
a Xem 6.3.3.

b 

Bảng A.3 – Đặc tính kéo ở nhiệt độ phòng

Mác thép

Dạng cung cấp thông thườngab

Chiều dày sản phẩm
t
mm

Giới hạn chảy
ReH
MPae, min

Giới hạn bền kéo
Rm
MPae

Độ giãn dài sau đứt
A
%, min

P275NH,

P275NL1,

P275 NL2

+Nb

≤ 16

275

390 đến 510

24

16 < t ≤ 40

265

40 < t ≤ 60

255

60 < t ≤ 100

235

370 đến 490

23

100 < t ≤ 150

225

360 đến 480

150 < t ≤ 250

215

350 đến 470

P355N

P355NH

P355NL1

P355NL2

+Nb

≤ 16

355

490 đến 630

22

16 < t ≤ 40

345

40 < t ≤ 60

335

60 < t ≤ 100

315

470 đến 610

21

100 < t ≤ 150

305

460 đến 600

150 < t ≤ 250

295

450 đến 590

P460NH

P460NL1

P460NL2

+N

≤ 16f

460

570 đến 720c

17

16f < t £ 40

445

40 < t ≤ 60

430

60 < t ≤ 100

400

540 đến 710

100 < t ≤ 250

d

d

d

a N+: Thường hóa; các trạng thái cung cấp khác theo thỏa thuận (xem 6.2.1 và 6.2.3)

b Xem 6.2.2.

c Đối với chiều dày sản phẩm đến 16 mm, cho phép có giá trị lớn nhất 730 MPa.

d •• Các giá trị có thể được thỏa thuận tại thời điểm tìm hiểu và đặt hàng.

e 1 MPa = 1 N/mm2.

f •• Trong trường hợp P460NH và P460NL1, với chiều dày sản phẩm đến 20 mm, giá trị nhỏ nhất của ReH là 460 MPa và phạm vi của Rm từ 630 MPa đến 725 MPa có thể được thỏa thuận tại thời điểm tìm hiểu và đặt hàng.

Bảng A.4 – Giá trị nhỏ nhất của giới hạn chảy Rp0,2 ở các nhiệt độ caoa

Mác thép

Chiều dày sản phẩm
t
mm

Giới hạn chảy nhỏ nhất
Rp0,2, MPab
ở nhiệt độ, °C

50

100

150

200

250

300

350

400

P275NH

≤ 16

266

250

232

213

195

179

166

156

16 < t ≤ 40

256

241

223

205

188

173

160

150

40 < t ≤ 60

247

232

215

197

181

166

154

145

60 < t ≤ 100

227

214

198

182

167

153

142

133

100 < t ≤ 150

218

205

190

174

160

147

136

128

150 < t ≤ 50

208

196

181

167

153

140

130

122

P355NH

≤ 16

343

323

299

275

252

232

214

202

16 < t ≤ 40

334

314

291

267

245

225

208

196

40 < t ≤ 60

324

305

282

259

238

219

202

190

60 < t ≤ 100

305

287

265

244

224

206

190

179

100 < t ≤ 150

295

277

257

236

216

199

184

173

150 < t ≤ 250

285

268

249

228

209

192

178

167

P460NH

≤ 16

445

419

388

356

326

300

278

261

16 < t ≤ 40

430

405

375

345

316

290

269

253

40 < t ≤ 60

416

391

362

333

305

281

260

244

60 < t ≤ 100

387

364

337

310

284

261

242

227

100 < t ≤ 250

c

c

c

c

c

c

c

c

a Các giá trị này phản ánh các giá trị nhỏ nhất đối với các mẫu thử được thường hóa trong lò nung (nghĩa là chúng tương ứng với dải dưới của đường cong thử kéo có liên quan phù hợp với EN 10314), với giới hạn độ tin cậy khoảng 98 % (2s)

b 1 MPa = 1 N/mm2

c •• Các giá trị có thể được thỏa thuận.

Bảng A.5 – Giá trị nhỏ nhất của năng lượng va đập cho trạng thái thường hóa

Mác thép

Chiều dày sản phẩm
t
mm

Năng lượng va đập
kV
J
min.

Ngang

Dọcb

ở nhiệt độ, oC

-50

-40

-20

0

+20

-50

-40

-20

0

+20

P355N,

P …NH

≤ 250c

30 d

40

50

45

65

75

P …NL1

27d

35 d

50

60

30 d

40

50

70

80

P …NL2

27d

30d

40 d

60

70

42

45

55

75

85

a Xem 6.2.1 đến 6.2.4.

b Các giá trị áp dụng cho chiều dày sản phẩm ≤ 40 mm.

c Cho các mác thép P460NH, P460NL1, P460NL2 có chiều dày sản phẩm đến 100 mm.

d •• giá trị năng lượng va đập 40 J có thể được thỏa thuận tại thời điểm tìm hiểu và đặt hàng.

 

 

PHỤ LỤC B

(Quy định)

Thành phần hóa học và cơ tính của các sản phẩm được cung cấp theo tiêu chuẩn thiết kế ASME

Text Box: TCVN 9985-3:2014Bảng B.1 – Thành phần hóa học [phân tích mẻ nấu]

Mác thép

% khối lượng a

C
max.

Si
max.

Mn

P
max.

S
max.

Al tổng
min.c

Cr
max.b

Cu
max.b

Mo
max.b

Nb
max.b

Ni
max.b

Ti
max.b

V
max.b

Khác

PT400N, PT400NH

0,18d

≤ 0,40

≤ 1,40

0,030

0,030

0,020

0,30

0,40

0,12

0,05

0,50

0,03

0,05

Cr + Cu + Mo + Ni:
≤ 1,00b

PT400NL1

0,15

≤ 0,40

0,70 đến1,50

0,025

0,020

0,020

0,30

0,40

0,12

0,05

0,50

0,03

0,05

Cr + Cu + Mo + Ni:
≤ 1,00b

PT400N, PT400NH

0,18d

≤ 0,55

≤ 1,60

0,030

0,030

0,020

0,30

0,40

0,12

0,05

0,50

0,03

0,10

Cr + Cu + Mo + Ni:
≤ 1,00b

PT400NL1

0,16

≤ 0,55

0,70 đến 0,60

0,025

0,020

0,020

0,30

0,40

0,12

0,05

0,50

0,03

0,10

Cr + Cu + Mo + Ni:

≤ 1,00b

PT490N, PT490NH

0,18d

0,15 đến 0,55

≤ 1,60

0,030

0,030

0,020

0,30

0,40

0,12

0,05

0,50

0,03

0,10

Cr + Cu + Mo + Ni:
≤ 1,00b

PT520N, PT520NH

0,20

0,15 đến 0,55

≤1,60

0,030

0,030

0,020

0,30

0,40

0,12

0,05

0,50

0,03

0,10

Cr + Cu + Mo + Ni:
≤ 1,00b

a Các nguyên tố không được nêu trong bảng này không được cố ý thêm vào thép mà không có sự thỏa thuận của khách hàng, ngoại trừ để gia công hoàn thiện một mẻ đúc. Phải có tất cả các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa sự bổ sung các nguyên tố này từ các thép phế hoặc các vật liệu khác được sử dụng trong quá trình luyện thép có thể ảnh hưởng xấu đến cơ tính và khả năng sử dụng thép.

b •• Các hàm lượng lớn nhất khác của Cr, Cu, Mo, Nb, Ni, Ti và V có thể được thỏa thuận tại thời điểm tìm hiểu và đặt hàng.

c Về phân tích mẻ nấu, hàm lượng nhôm không được nhỏ hơn 0,020 % tổng lương nhôm hoặc 0,015 % nhôm dung dịch axit.

•• Theo thỏa thuận tại thời điểm tìm hiểu và đặt hàng, hàm lượng nhôm (tổng hoặc hòa tan) có thể nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất này nếu biobi, titan hoặc vanadi được thêm vào để liên kết Nitơ.

d •• Theo thỏa thuận tại thời điểm tìm hiểu và đặt hàng, hàm lượng lớn nhất của các bon có thể tăng lên đến 0,20 % trong trường hợp PT400NH, và đến 0,24 % trong trường hợp PT440NH và PT490NH.

 

 

Bảng B.2 – Giá trị lớn nhất của các bon đương lượng (CEV) dựa trên phân tích mẻ nấu (nếu được thỏa thuận tại thời điểm tìm hiểu và đặt hàng)a

Mác thép

CEVb
% max
cho chiều dày sản phẩm, t, mm

≤ 50

50 < t ≤ 100

100 < t ≤ 150

PT400, PT400NH

PT400NL1, PT440N

PT440NH, PT440NL1

0,41

0,43

0,43

PT490N, PT490NH

0,43

0,45

0,45

PT520, PT520NH

0,45

0,47

0,47

CHÚ THÍCH: Giá trị của các bon đương lượng dựa trên tỷ lệ phần trăm theo khối lượng và có liên quan đến cơ tính được quy định cho điều kiện cung cấp.
a Xem 6.3.3.

Bảng B.3 – Đặc tính kéo ở nhiệt độ phòng a

Mác thép

Trạng thái cấp thông thườngb

Chiều dày sản phẩm
t
mm

Giới hạn chảy

ReH
MPac
min

Giới hạn bền kéo

Rm
MPac

Độ giãn dài sau đứt

A
%
min

PT400N

PT400NH

+N

6 ≤ t ≤ 50

235

400 đến 540

21

50 < t ≤ 100

215

100 ≤ t ≤ 150

195

PT400NL1

+N

6 ≤ t ≤ 40

235

400 đến 510

21

40 < t ≤ 50

215

PT440N

PT440NH

+N

6 ≤ t ≤ 50

270

440 đến 560

21

50 < t ≤ 100

250

100 ≤ t ≤ 150

230

PT440NL1

+N

6 ≤ t ≤ 38

325

440 đến 560

19

PT490N

PT490NH

+N

6 ≤ t ≤ 50

315

490 đến 620

19

50 < t ≤ 100

295

100 ≤ t ≤ 150

275

PT520N

PT520NH

+N

6 ≤ t ≤ 50

355

520 đến 640

18

50 < t ≤ 100

335

100 ≤ t ≤ 150

315

a Áp dụng cho hướng ngang

b +N: Thường hóa. Xem 6.2.1 và 6.2.3.

c 1MPa = 1 N/mm2.

Bảng B.4 – Giá trị nhỏ nhất của năng lượng va đập cho trạng thái thường hóa

Mác thép

Chiều dày sản phẩm
t
mm

Năng lượng va đập b,c
KV
J
min
ở nhiệt độ, °C

-40

0

PT … N, PT … NH

6 ≤ t ≤ 150

47

PT … NL1

6 ≤ t ≤ 50d

47

a Xem 6.2.1 và 6.2.2.

b • Đối với các mẫu thử dọc hoặc ngang, theo thỏa thuận tại thời điểm tìm hiểu và đặt hàng.

c •• Các nhiệt độ thử khác và các giá trị nhỏ nhất khác của năng lượng va đập có thể được thỏa thuận tại thời điểm tìm hiểu và đặt hàng.

d Dùng cho mác thép PT440NL1, có chiều dày sản phẩm đến 38 mm.

 

PHỤ LỤC C

(Tham khảo)

Các ký hiệu của thép phù hợp với tiêu chuẩn này và ký hiệu của các mác thép tương đương được trong các tiêu chuẩn quốc gia và vùng lãnh thổ

Bảng C.1 – Các ký hiệu của thép phù hợp với tiêu chuẩn nàya và ký hiệu của các mác thép tương đươngb trong các tiêu chuẩn quốc gia và vùng lãnh thổ

Ký hiệu của mác thép trong

TCVN 9985-3(ISO 9328-3)

EN10028c

ASTM A537, A662

JIS G3115, G3126

P275NH

1.0487

P275NL1

1.0488

P275NL2

1.1104

P355N

1.0562

P355NH

1.0565

P355 NL1

1.0566

P355 NL2

1.1106

P460NH

1.8935

P460NL1

1.8915

P460NL2

1.8918

PT400N, PT400NH

A662A

SPV235

PT400NL1

A662A

SLA235A

PT 440N, PT 440NH

A662B

(SPV270)

PT 440NL1

A537-1, A662B

SLA325A

PT 490N, PT 490NH

A662C

SPV315

PT 520N, PT 520NH

SPV355

a Phù hợp với ISO/TS 4949.

b “Tương đương” bao hàm cả hai mác thép giống nhau hoặc tương tự nhau.

c Ngoài tên thép (giống như tên thép tương ứng sử dụng trong tiêu chuẩn này, còn quy định số hiệu thép được liệt kê).

 

PHỤ LỤC D

(Quy định)

Đánh giá khả năng kháng nứt tạo thành do hydro (HIC)

D.1 Phải thực hiện phép thử để đánh giá sức chống tạo thành vết nứt do hydro của các sản phẩm thép.

D.2 Phải áp dụng phương pháp thử được quy định trong EN 10229 hoặc phương pháp thử thích hợp khác có các chuẩn nghiệm thu quy định (ví dụ, phù hợp với NACE TM 0234).

D.3 Phương pháp thử được áp dụng, dung dịch thử và các chuẩn (tiêu chí) nghiệm thu tương ứng phải được thỏa thuận tại thời điểm tìm hiểu và đặt hàng.

Trong trường hợp phương pháp thử được quy định trong EN 10228, các chuẩn nghiệm thu đối với dung dịch thử A (có độ pH = 3) áp dụng cho các loại chấp nhận được cho trong Bảng D.1, trong đó các giá trị được cho là các giá trị trung bình từ ba kết quả thử riêng biệt.

Bảng D.1 – Các loại chấp nhận cho thử nghiệm HIC (dung dịch thử A)

Loại chấp nhận

CLRa
%

CTRa
%

CSRa
%

I

≤ 5

≤ 1,5

≤ 0,5

II

≤ 10

≤ 3

≤ 1

III

≤ 15

≤ 5

≤ 2

a CLR: tỷ lệ vết nứt theo chiều dài: CTR: tỷ lệ vết nứt theo chiều rộng CSR: hệ số độ nhạy của vết nứt.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 4303 (ISO 643), Thép – Xác định độ lớn hạt bằng phương pháp kim tương.

[2] ISO/TS 4949, Steel names based on letter symbols (Tên gọi thép dựa trên ký hiệu chữ cái)

[3] EN 1011-1, Welding – Recommendations for welding of metallic materials – Part 1: General guidance for arc welding (Hàn – Kiến nghị về hàn vật liệu kim loại – Phần 1: Hướng dẫn chung về hàn hồ quang)

[4] EN 1011-2, Welding – Recommendations for welding of metallic materials – Part 2: Arc welding of ferritic steels (Hàn – Kiến nghị về hàn vật liệu kim loại- Phần 2: Hàn hồ quang thép ferit)

[5] IIS/IIW 382-71, Guide to the welding and weldability of C-Mn microalloyed steels (Hướng dẫn về hàn và tính hàn của thép hợp kim vi lượng C-Mn)

[6] NACE TM0284:2003, Standard test method – Evaluation of pipeline and pressure vessel steels for resistance to hydrogen-induced cracking (Phương pháp thử tiêu chuẩn – Đánh giá các loại thép chế tạo đường ống và bình chịu áp lực về sức chống tạo thành vết nứt do hyđro).

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9985-3:2014 (ISO 9328-3:2011) VỀ THÉP DẠNG PHẲNG CHỊU ÁP LỰC – ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT KHI CUNG CẤP – PHẦN 3: THÉP HẠT MỊN HÀN ĐƯỢC, THƯỜNG HÓA
Số, ký hiệu văn bản TCVN9985-3:2014 Ngày hiệu lực 01/01/2014
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 01/01/2014
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản