TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN I-2:2017 VỀ BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ THUỐC – PHẦN 2: NGUYÊN LIỆU HÓA DƯỢC (GỒM 362 TIÊU CHUẨN)

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN I-2:2017

BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ THUỐC – PHẦN 2: NGUYÊN LIỆU HÓA DƯỢC (GỒM 362 TIÊU CHUẨN)

Set of national standards for medicines – Part 2: Chemico-pharmaceutical substances

Mục lục

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

 Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Ký hiệu và chữ viết tắt

4  Các tiêu chuẩn

Acetazolamid

Acetylcystein

Aciclovir

Acid acetylsalicylic

Acid ascorbic

Acid benzoic

Acid boric

Acid citric ngậm phân tử nước

Acid folic

Acid hydrocloric

Acid hydrocloric loãng

Acid mefenamic

Acid nalidixic

Acid nicotinic

Acid salicylic

Adrenalin (epinephrin)

Adrenalin acid tartrat

Albendazol

Alimemazin tartrat

Alopurinol

Allracalpha tocopherol

Allracalpha tocopheryl acetat

Alverin citrat

Amikacin

Aminophylin

Amitriptylin hydroclorid

Amlodipin besilat

Amoni clorid

Amoxicilin trihydrat

Amphotericin B

Ampicilin

Ampicilin natri

Ampicilin trihydrat

Artemether

Artemisinin

Artesunat

Aspartam

Atenolol

Atropin sulfat

Azithromycin

Bacitracin

Bari sulfat

Bạc nitrat

Bạc vitelinat

Benzalkonium clorid

Benzathin benzylpenicilin

Benzylpenicilin kali

Benzylpenicilin natri

Berberin clorid

Betamethason

Betamethason dipropionat

Betamethason valerat

Biotin

Bisacodyl

Bột bó

Bột talc

Bromhexin hydroclorid

Cafein

Calci carbonat

Calci clorid dihydrat

Calci gluconat

Calci gluconat để pha thuốc tiêm

Calci glycerophosphat

Calci hydroxyd

Calci lactat pentahydrat

Calci lactat trihydrat

Calci pantothenat

Calci phosphat

Camphor racemic

Camphor tự nhiên

Captopril

Carbamazepin

Cefaclor

Cefadroxil monohydrat

Cefazolin natri

Cefixim

Cefotaxim natri

Cefradin

Ceftriaxon natri

Cefuroxim axetil

Cefuroxim natri

Cephalexin

Cetirizin hydroclorid

Cetostearyl alcol

Cetyl alcol

Chymotrypsin

Cimetidin

Cinarizin

Cineol

Ciprofloxacin hydroclorid

Clarithromycin

Clavulanat kali

Clindamycin hydroclorid

Clofazimin

Cloral hydrat

Cloramphenicol

Cloramphenicol palmitat

Cloramphenicol sucinat natri

Cloroform

Cloroquin phosphat

Clorpheniramin maleat

Clorpromazin hydroclorid

Clotrimazol

Cloxacilin natri

Cocain hydroclorid

Codein

Codein phosphat

Colecalciferol

Cortison acetat

Cyanocobalamin

Cyproheptadin hydroclorid

Dapson

Dexamethason

Dexamethason acetat

Dexamethason natri phosphat

Dexclorpheniramin maleat

Dexpanthenol

Dextromethorphan hydrobromid

Diazepam

Diclofenac natri

Dicloxacilin natri

Diethyl phtalat

Dimercaprol

Diphenhydramin hydroclorid

Domperidon maleat

Doxycyclin hydroclorid

Dung dịch clorhexidin gluconat

Dung dịch formaldehyd

Dung dịch glyceryl trinitrat

Đồng sulfat

Đồng sulfat khan

Đường trắng

Enalapril maleat

Ephedrin hydroclorid

Ergocalciferol

Erythromycin

Erythromycin ethyl sucinat

Erythromycin stearat

Erythrosin

Ethambutol hydroclorid

Ethanol

(Các) ethanol loãng

Ethanol 96 %

Ether 

Ether thường

Ethinylestradiol

Eugenol

Famotidin

Fenofibrat

Flucloxacilin natri

Fluconazol

Fluocinolon acetonid

Fluocinolon acetonid dihydrat

Furosemid

Gelatin

Gentamicin sulfat

Glibenclamid

Gliclazid

Glucosamin hydroclorid

Glucosamin sulfat kali clorid

Glucosamin sulfat natri clorid

Glucose khan

Glucose ngậm một phân tử nước

Glycerin

Glycerol monostearat 40 – 50

Griseofulvin

Guaifenesin

Haloperidol

Halothan

Hydroclorothiazid

Hydrocortison acetat

Hydroxocobalamin acetat

Hydroxocobalamin clorid

Hydroxocobalamin sulfat

Hydroxyethylcelulose

Hydroxyethylmethylcelulose

Hydroxypropylcelulose

Hyoscin butylbromid

Ibuprofen

Indomethacin

Iod

Isoniazid

Kali bromid

Kali clorid

Kali iodid

Kali permanganat

Kaolin nặng

Kaolin nhẹ

Kaolin nhẹ thiên nhiên

Ketoconazol

Ketoprofen

Kẽm oxyd

Kẽm sulfat

Lactose

Lamivudin

Lanolin khan

Levomepromazin maleat

Levonogestrel

Levothyroxin natri

Lidocain hydroclorid

Lincomycin hydroclorid

Loperamid hydroclorid

(Các) macrogol

Magnesi carbonat nặng

Magnesi carbonat nhẹ

Magnesi clorid

Magnesi hydroxyd

Magnesi oxyd nặng

Magnesi oxyd nhẹ

Magnesi stearat

Magnesi sulfat

Magnesi trisilicat

Mangiferin

Manitol

Mebendazol

Mefloquin hydroclorid

Meloxicam

Menthol racemic

Menthol tả tuyền

Meprobamat

Mercurocrom

Metformin hydroclorid

DL-Methionin

Methyl parahydroxybenzoat

Methyl salicylat

Methyldopa

Methylprednisolon

Methylprednisolon acetat

Metoclopramid

Metronidazol

Miconazol

Morphin hydroclorid

Naphazolin nitrat

Natri benzoat

Natri bromid

Natri calci edetat

Natri camphosulfonat

Natri citrat

Natri clorid

Natri hydrocarbonat

Natri salicylat

Natri sulfacetamid

Natri sulfat

Natri sulfat khan

Natri thiopental và natri carbonat

Natri thiosulfat

Neomycin sulfat

Nhôm hydroxyd khô

Nhôm phosphat khô

Niclosamid monohydrat

Nicotinamid

Nifedipin

Nikethamid

Nitrofurantoin

Norfloxacin

Nước để pha thuốc tiêm

Nước tinh khiết

Nước vô khuẩn để tiêm

Nystatin

Ofloxacin

Omeprazol

Oxygen

Oxymetazolin hydroclorid

Oxytetracyclin dihydrat

Papaverin hydroclorid

Paracetamol

Pepsin

Pethidin hydroclorid

Phenobarbital

Phenol

Phenoxymethylpenicilin

Phenoxymethylpenicilin kali

Phenylpropanolamin hydroclorid

Phenytoin

Phthalylsulfathiazol

Phytomenadion

Pilocarpin nitrat

Piperazin adipat

Piperazin citrat

Piperazin hydrat

Piperazin phosphat

Piracetam

Piroxicam

Polysorbat 20

Polysorbat 60

Polysorbat 80

Povidon

Povidon iod

Praziquantel

Prednisolon

Prednison

Primaquin diphosphat

Procain hydroclorid

Progesteron

Promethazin hydroclorid

Propranolol hydroclorid

Propyl parahydroxybenzoat

Propylthiouracil

Pyrantel pamoat

Pyrazinamid

Pyridoxin, hydroclorid

Pyrimethamin

Quinin bisulfat

Quinin dihydroclorid

Quinin hydroclorid

Quinin sulfat

Ranitidin hydroclorid

Retinol (vitamin A) tổng hợp đậm đặc dạng bột

Retinol (vitamin A) tổng hợp đậm đặc dạng dầu

Riboflavin

Riboflavin natri phosphat

Rifampicin

Rotundin

Roxithromycin

Rutin

Salbutamol

Sắt fumarat

Sắt oxyd

Sắt (II) sulfat

Sắt (II) sulfat khô

Sorbitol

Spartein sulfat

Spectinomycin hydroclorid

Spiramycin

Stearyl alcol

Streptomycin sulfat

Strychnin sulfat

Sulfadiazin

Sulfadimidin

Sulfadoxin

Sulfaguanidin

Sulfamethoxazol

Sulfamethoxypyridazin

Sulfathiazol

Sulpirid

Tartrazin

Tenoxicam

Terfenadin

Terpin hydrat

Tetracain hydroclorid

Tetracyclin hydroclorid

Than hoạt tính

Theophylin

Thiamin hydroclorid

Thiamin nitrat

Timolol maleat

Tinh bột gạo

Tinh bột khoai tây

Tinh bột lúa mì

Tinh bột ngô

Tinh bột sn

Tinidazol

Titan dioxyd

Tobramycin

Tolbutamid

Trihexyphenidyl hydroclorid

Trimethoprim

Vancomycin hydroclorid

Vanilin

Vaselin

Vinblastin sulfat

Vincristin sulfat

Xylometazolin hydroclorid

Zidovudin

Lời nói đầu

Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc TCVN I:2017 thay thế bộ TCVN I:2009. Bộ TCVN I:2017 gồm 5 phần:

TCVN I-1:2017 – Phần 1: Phương pháp kiểm nghiệm thuốc và các chuyên mục;

TCVN I-2:2017 – Phần 2: Nguyên liệu hóa dược;

TCVN I-3:2017 – Phần 3: Thành phẩm hóa dược;

TCVN I-4:2017 – Phần 4: Dược liệu và thuốc từ dược liệu;

TCVN I-5:2017 – Phần 5: Vắc xin và sinh phẩm y tế.

Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc TCVN I:2017 do Hội đồng Dược điển Việt Nam biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn quốc gia về thuốc là văn bản kỹ thuật về tiêu chuẩn hoá và kiểm nghiệm chất lượng thuốc. Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc TCVN I:2017 có 1158 tiêu chuẩn, bao gồm:

Phần 1: 201 tiêu chuẩn về phương pháp kiểm nghiệm thuốc và chuyên mục;

Phần 2: 362 tiêu chuẩn về nguyên liệu hóa dược;

Phần 3: 257 tiêu chuẩn về thành phẩm hóa dược;

Phần 4: 315 tiêu chuẩn về dược liệu và thuốc từ dược liệu;

Phần 5: 23 tiêu chuẩn về vắc xin và sinh phẩm y tế.

Danh pháp, thuật ngữ trong Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc được viết theo qui định của Hội đồng Dược điển Việt Nam, Bộ Y tế. Các thuật ngữ dược phẩm được viết dựa trên nguyên tắc việt hóa tên chung quốc tế Latin (DCI Latin) một cách hợp lý nhằm giữ các ký tự cho sát với thuật ngữ quốc tế. Tên hợp chất hữu cơ được viết theo danh pháp do Hiệp hội quốc tế hóa học thuần tuý và ứng dụng (I.U.P.A.C) qui định. Trong một số trường hợp cá biệt, các thuật ngữ tiếng Việt đã quen dùng đối với một số nguyên tố, hóa chất hay tên dược liệu vẫn tiếp tục sử dụng.

BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ THUỐC – PHẦN 2: NGUYÊN LIỆU HÓA DƯỢC

Set of national standards for medicines – Part 2: Chemico-pharmaceutical substances

1  Phạm vi áp dụng

Bộ tiêu chuẩn này qui định các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, bảo quản và các yêu cầu có liên quan đến chất lượng đối với các nguyên liệu hóa dược; áp dụng để kiểm tra đánh giá chất lượng các nguyên liệu hóa dược.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nht, bao gồm c sửa đổi bổ sung (nếu có).

TCVN I-1:2017, Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc – Phần 1: Phương pháp kiểm nghiệm thuốc và chuyên mục.

3  Ký hiệu và chữ viết tắt

Ký hiệu in nghiêng tên hóa chất, thuốc thử biểu thị thuốc thử đó phải đạt yêu cầu qui định tại Phụ lục 2 của TCVN I-1:2017.

Chữ viết tắt: Theo mục 2 Qui định chung và mục 3 Ký hiệu các chữ viết tắt của TCVN I-1:2017.

4  Các tiêu chuẩn

ACETAZOLAMID

Acetazolamidum

C4H6N4O3S2

P.t.l: 222,2

Acetazolamid là N-(5-sulfamoyl-1,3,4-thiadiazol-2-yl)acetamid, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C4H6N4O3S2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hay gn như trắng. Đa hình.

Rất khó tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 %, tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của acetazolamid chuẩn. Nếu ph của chế phẩm ở trạng thái rắn khác với ph của chất chuẩn, hòa tan riêng rẽ chế phẩm và chuẩn trong ethanol 96 % (TT), bốc hơi đến khô, chuẩn bị các mẫu đo mới dưới dạng đĩa nén và ghi phổ.

B. Hòa tan 30,0 mg chế phẩm trong dung dịch natri hydroxyd 0,01 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch natri hydroxyd 0,01 (TT) (dung dịch A). Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch A trong khoảng bước sóng từ 230 nm đến 260 nm, dung dịch có cực đại hấp thụ ở bưc sóng 240 nm. Độ hấp thụ riêng ở bước sóng cực đại phải nằm trong khoảng từ 162 đến 176.

Pha loãng 25,0 ml dung dịch A thành 100,0 ml bằng dung dịch natri hydroxyd 0,01 M (TT). Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng bước sóng từ 260 nm đến 350 nm, dung dịch có cực đại hấp thụ ở bước sóng 292 nm. Độ hấp thụ riêng ở bước sóng cực đại phải nằm trong khoảng t 570 đến 620.

C. Ly khoảng 20 mg chế phẩm vào một ống nghiệm, thêm vào ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và 0,2 g kẽm bột (TT). Đặt ngay một miếng giấy tẩm chì acetat (TT) lên miệng ống nghiệm. Miếng giấy sẽ  màu đen ánh nâu.

D. Hòa tan khoảng 25 mg chế phẩm trong một hỗn hợp gồm 0,1 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) và 5 ml nước. Thêm 0,1 ml dung dịch đồng sulfat 10 % (TT). Ta màu xanh ánh lục được tạo thành.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT). Dung dịch này khônđược đục hơn hn dịch đối chiếu II (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn dung dịch màu mâu V5 hoặc VN5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril dùng trong phương pháp sắc ký – dung dịch kali dihydrophosphat 0,68 % (10 : 90).

Dung dịch thử: Hòa tan 40 mg chế phẩm trong pha động, pha loãng thành 100,0 ml với pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan acetazolamid chun dùng để đánh giá tính phù hợp của hệ thống (cha các tạp chất A, B, C, D, và F) có trong lọ chuẩn trong 1,0 ml pha động.

Điều kiện sắc :

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped propoxybenzen silica gel dùng cho sắc ký (4 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 265 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 25 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3,5 lần thời gian lưu của acetazolamid.

Thời gian lưu tương đối so với acetazolamid (thời gian lưu khoảng 8 min) như sau: Tạp chất E khoảng 0,3; tạp chất D khoảng 0,4; tạp chất B khoảng 0,6; tạp chất C khong 1,4; tạp chất A khoảng 2,1; tạp chất F khoảng 2,6.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo acetazolamid chuẩn để đánh giá tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định các pic tạp chất A, B, C, D, E và F. Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất và pic của tạp chất ít nhất là 2,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất B là 2,3; tạp chất C là 2,6; tạp chất D là 1,6.

Tạp chất A, B, C, D, E, F, G: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 6 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,6 %).

Bỏ qua nhng pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05%).

Ghi chú:

Tạp chất A: N-(5-cloro-1,3,4-thiadiazol-2-yl)acetamid.

Tạp chất B: N-(1,3,4-thiadiazol-2-yl)acetamid.

Tạp chất C: N-(5-sulfanyl-1,3,4-thiadiazol-2-yl)acetamid.

Tạp chất D: 5-amino-1,3,4-thiadiazol-2-sulfonamid.

Tạp chất E: Acid 5-acetamido-1,3,4-thiadiazol-2-sulfonic.

Tạp chất F: N-[5-[(5-acetamido-1,3,4-thiadiazol-2-yl)sulfonyl]sulfamoyl-1,3,4-thiadiazol-2-yl]acetamid.

Tạp chất G: 5-amino-1,3,4-thiadiazol-2-thiol.

Sulfat

Không được quá 0,05 % (Phụ lục 9.4.14).

Thêm 20 ml nước cất vào 0,4 g chế phẩm và hòa tan bằng cách đun nóng tới sôi. Làm nguội trong khi vẫn lắc liên tục và lọc. Lấy 15 ml dịch lọc tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2,0 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) đ chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 25 ml dimethylformamid (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N trong ethanol (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N trong ethanol (CĐ) tương đương với 22,22 mg C4H6N4O3S2.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc chống glôcôm.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, viên nén.

ACETYLCYSTEIN

Acetylcysteinum

C5H9NO3S

P.t.l: 163,2

Acetylcystein là acid (2R)-2-(acetylamino)-3-sulfanyl-propanoic, phải chứa từ 98,0 % đến 101,0 % C5H9NO3S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể không màu.

Dễ tan trong nước và trong ethanol 96 %, thực tế không tan trong dicloromethan.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, E.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của acetylcystein chuẩn. Chuẩn bị các mẫu đo bằng cách phân tán trong kali bromid (TT) dưới dạng đĩa nén.

B. Điểm chảy (Phụ lục 6.7): Từ 104 ođến 110 oC.

C. Thêm 0,05 ml dung dịch natri nitroprusiat 5 % (TT) và 0,05 ml amoniac đậm đặc (TT) vào 0,5 ml dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch). Sẽ xuất hiện màu tím thm.

D. Trong phần Tạp chất liên quan, thời gian lưu của pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử (2) phải tương tự với pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (2).

E. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Góc quay cực riêng.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20 ml bằng cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Thêm 8 mnước không có carbon dioxyd (TT) vào 2 ml dung dịch S và lắc đều. pH của dung dịch thu được phải từ 2,0 đến 2,8 (Phụ lục 6.2).

Góc quay cực riêng

Từ +21,0o đến +27,0o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Trộn đều 1,25 g chế phẩm với 1 ml dung dịch natri edetat 1 % trong một bình định mức 25 ml. Thêm 7,5 ml dung dịch natri hydroxyd 4 % (TT), lắc kỹ để hòa tan. Pha loãng thành 25,0 ml bằng dung dịch đệm phosphat pH 7,0 (TT2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng, trừ dung dịch thử (3).

Pha động: Phối hợp 3 thể tích acetonitril (TT) và 97 thể tích nước; điều chỉnh đến pH 3,0 bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch thử (1): Lắc 0,80 g chế phẩm trong 1 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử (1) thành 100,0 ml bằng nước. Pha loãng tiếp 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng nước.

Dung dịch thử (3): Dùng dung dịch thử (1) sau khi pha ít nhất 1 h.

Dung dịch đối chiếu (1): Lắc một hỗn hợp gồm 4,0 mg acetylcystein chuẩn, 4,0 mg L-cystin (TT)4,0 mg L-cystein (TT)4,0 mg tạp chất chuẩn của acetyl-cystein (N,N’-diacetyl-L-cystin), 4,0 mg tạp chất chuẩn D của acetylcystein (N,S-diacetyl-L-cystein) trong 1 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Lắc 4,0 mg acetylcystein chuẩn trong 1 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm 4 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Khi tiến hành sắc ký theo các điều kiện trên, các chất sẽ có thời gian lưu như sau: L-cystin khoảng 2,2 min; L-cystein khoảng 2,4 min; acid 2-methyl-2-thiazolin-4-carboxylic [được tạo thành trong dung dịch thử (3)] khoảng 3,3 min; acetylcystein khoảng 6,4 min; tạp chất C khoảng 12 min; tạp chất D khoảng 14 min.

Phép thử ch có giá trị khi: Trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic L-cystin và pic L-cystein ít nhất là 1,5; độ phân giải giữa pic tạp chất C và pic tạp chất ít nhất là 2,0. Tiêm dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT) làm mẫu trắng.

Lần lượt tiến hành sắc ký 3 lần dung dịch đối chiếu (1), dung dịch đối chiếu (2) và các dung dịch thử. Ghi sắc ký đồ với thời gian gấp 5 lần thời gian lưu của acetylcystein (khoảng 30 min).

Từ sắc ký đồ thu được của dung dịch thử (1), tính hàm lượng phần trăm của các tạp chất đã biết và chưa biết theo các công thức sau:

Tạp chất đã biết 

Tạp chất chưa biết 

Trong đó:

A1 là diện tích pic của từng tạp chất (L-cystin, L-cystein, tạp chất C và tạp chất D) trong sắc ký đồ thu được của dung dịch thử (1);

A2 là diện tích pic của các tạp chất tương ứng (L-cystin, L-cystein, tạp chất C và tạp chất D) trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (1);

A3 là diện tích pic của tạp chất chưa biết trong sắc ký đồ thu được của dung dịch thử (1);

A4 là diện tích pic của acetylcystein trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (2);

m1 là khối lượng chế phẩm trong dung dịch thử (1);

m2 là khối lượng của mỗi tạp chất liên quan có trong dung dịch đối chiếu (1);

m3 là khối lượng của acetylcystein trong dung dịch đối chiếu (2).

Gii hạn:

Hàm lượng phần trăm của mỗi tạp chất đã biết hoặc chưa biết không được quá 0,5 %.

Tng hàm lượng phần trăm của c tạp chất đã biết và chưa biết không được quá 0,5 %.

Bỏ qua tất cả các pic ứng với pic của dung môi, pic xuất hiện với thời gian lưu khoảng 3,3 min (tương ứng với pic của acid 2-methyl-2-thiazolin-4-carboxylic) và các pic có diện tích pic nhỏ hơn 0,1 lần so với pic chính trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (2).

Kẽm

Không được quá 10 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 2).

Dung dịch thử: Hòa tan 1,00 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,001 M và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Pha các dung dịch đối chiếu bằng cách dùng dung dịch kẽm mẫu 5 mg/ml (TT)pha loãng bằng dung dịch acid hydrocloric 0,001 M.

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 213,8 nm, dùng đèn cathod rỗng kẽm làm nguồn bức xạ, ngọn lửa không khí – acetylen và hiệu chỉnh sự hấp thụ không đặc hiệu.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 2,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; sấy chân không; 70 oC; 3 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,140 g chế phẩm trong 60 ml nước và thêm 10 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT). Sau khi làm mát trong nước đá, thêm 10 ml dung dịch kali iodid (TT) và chuẩn độ bằng dung dịch iod 0,1 N (CĐ), dùng 1 ml dung dịch hồ tinh bột (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch iod 0,1 N (CĐ) tương đương với 16,32 mg C5H9NO3S.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc giải độc quá liều paracetamol, thuốc tiêu chất nhày.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, thuốc cốm.

ACICLOVIR

Aciclovirum

C8H11N5O3

P.t.l: 225,2

Aciclovir là 2-amino-9-[(2-hydroxyethoxy)methyl]-1,9-dihydro-6H-purin-6-on, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C8H11N5O3, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng. Khó tan trong nước, dễ tan trong dimethyl sulfoxyd, rất khó tan trong ethanol 96 %. Tan trong các dung dịch acid vô cơ loãng và hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của aciclovir chuẩn.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hoà tan 0,25 g chế phẩm trong dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi. Dung dịch phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu mẫu V7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Acetonitril – dung dịch đệm phosphat pH 3,1 (99).

Pha động B: Acetonitril – dung dịch đệm phosphat pH 2,5 (50 : 50).

Dung dịch đệm phosphat pH 2,5: Hòa tan 3,48 g dikali hydrophosphat (TT) vào 1000 ml nước và điều chỉnh đến pH 2,5 bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch đệm phosphat pH 3,1: Hòa tan 3,48 g dikali hydrophosphat (TT) vào 1000 ml nước và điều chỉnh đến pH 3,1 bằng acid phosphoric (TT).

Hỗn hợp dung môi: Dimethyl sulfoxyd (TT) – nước (20 : 80).

Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm bằng 5,0 ml dimethyl sulfoxyd (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với nước.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5 mg aciclovir chuẩn dùng để đánh giá tính phù hợp của hệ thống (chứa các tạp chất A, B, J, K, N, O, và P) trong 1 ml dimethyl sulfoxyd (TT) và pha loãng thành 5,0 ml với nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan aciclovir chuẩn dùng để định tính pic (chứa tạp chất C và tạp chất I) có trong lọ chuẩn trong 200 µl dimethyl sulfoxyd (TT) và pha loãng thành 1,0 ml với nước. Chuẩn bị dung dịch ngay trước khi dùng.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan aciclovir chuẩn dùng để định tính pic 2 (chứa tạp chất F và tạp chất G) có trong 1 lọ chuẩn trong 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl với dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (2), (3) và (4).

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  5

100

0

5  27

100 → 80

0 → 20

27  40

80

20

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo aciclovir chuẩn dùng để định tính pic 1 và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất C và tạp chất I. Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo aciclovir chuẩn dùng để định tính pic 2 và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của các tạp chất A, B, F, G, J, K, N, O và P.

Thời gian lưu tương đối so với aciclovir (thời gian lưu khoảng 13 min): Tạp chất B khoảng 0,4; tạp chất P khoảng 0,7; tạp chất C khoảng 0,9; tạp chất N khoảng 1,37; tạp chất O khoảng 1,42; tạp chất I khoảng 1,57; tạp chất J khoảng 1,62; tạp chất F khoảng 1,7; tạp chất A khoảng 1,8; tạp chất K khoảng 2,5; tạp chất G khoảng 2,6.

Tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic của tạp chất C và pic của aciclovir ít nhất là 1,5. Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4), độ phân giải giữa pic của tạp chất F và pic của tạp chất ít nhất là 1,5; độ phân giải giữa pic của tạp chất K và pic của tạp chất G ít nhất là 1,5.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất I với 1,5.

Tạp chất B: Diện tích của pic tạp chất B không được lớn hơn 7 ln diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,7 %).

Tạp chất O: Diện tích của pic tạp chất O không được lớn hơn 3 lần diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,3 %).

Tạp chất A, G, J, K, N, P: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Tạp chất C, F, I: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 15 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,03 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 2-[(2-amino-6-oxo-1,6-dihydro-9H-purin-9-yl)methoxy]ethyl acetat.

Tạp chất B: 2-amino-1,7-dihydro-6H-purin-6-on (guanin).

Tạp chất C: 2-amino-7-[(2-hydroxyethoxy)methyl]-1,7-dihydro-6H-purin-6-on.

Tạp chất F: N-[9-[(2-hydroxyethoxy)methyl]-6-oxo-6,9-dihydro-1H-purin-2-yl]acetamid.

Tạp chất G: 2-[[2-(acetylamino)-6-oxo-1,6-dihydro-9H-purin-9-yl]methoxy]ethyl acetat.

Tạp chất I: 2-amino-7-[[2-[(2-amino-6-oxo-1,6-dihydro-9H-purin-9-yl)methoxy]ethoxy]methyl]-1,7-dihydro-6H-purin-6-on.

Tạp chất J: 9,9’-[ethylenbis(oxymethylen)]bis(2-amino-1,9-dihydro-6H-purin-6-on).

Tạp chất K: 2,2’-[methylendiimino]bis[9-(2-hydroxyethoxy)methyl]-1,9-dihydro-6H-purin-6-on)].

Tạp chất L: N-(9-acetyl-6-oxo-6,9-dihydro-1H-purin-2-yl)acetamid (N2,9-diacetylguanin).

Tạp chất M: 2-[[2-(acetylamino)-6-oxo-1,6-dihydro-7H-purin-7-yl]methoxy]ethyl acetat.

Tạp chất N: Chưa xác định cấu trúc.

Tạp chất O: Chưa xác định cấu trúc.

Tạp chất P: 2-amino-9-(2-hydroxyethyl)1,9-dihydro-6H-purin-6-on.

Nước

Không được quá 6,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,500 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 %. (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong 60 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Song song làm mẫu trắng trong cùng điều kiện.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 22,52 mg C8H11N5O3.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Thuốc kháng virus.

Chế phẩm

Kem, thuốc mỡ tra mắt, dung dịch tiêm truyền, hỗn dịch ung, viên nén.

ACID ACETYLSALICYLIC

Acidum acetylsalicylicum

Aspirin

C9H8O4

P.t.l: 180,2

Acid acetylsalicylic là acid 2-(acetyloxy)benzoic, phải chứa từ 99,5 % đến 101,0 % C9H8O4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh thể không màu, bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %. Điểm chảy ở khoảng 143 o(Phụ lục 6.7, phương pháp 3).

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của acid acetylsalicylic chuẩn.

B. Đun sôi 0,2 g chế phẩm với 4 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) trong 3 min, để nguội và thêm 5 ml dung dịch acid sulfuric loãng (TT). Tủa kết tinh được tạo thành. Tủa sau khi được lọc, rửa với nước và sấy khô ở 100 ođến 105 oC, có điểm chảy từ 156 ođến 161 o(Phụ lục 6.7).

C. Trong một ống nghiệm, trộn 0,1 g chế phẩm với 0,5 g calci hydroxyd (TT). Đun hỗn hợp và cho khói sinh ra tiếp xúc với miếng giấy lọc đã được tẩm 0,05 ml dung dịch nitrobenzaldehyd (TT) sẽ xuất hiện màu vàng ánh lục hoặc xanh lam ánh lục. Làm ẩm miếng giấy lọc với dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), màu sẽ chuyển thành xanh lam.

D. Hòa tan bằng cách đun nóng khoảng 20 mg tủa thu được từ phép định tính B trong 10 ml nước và làm nguội. Dung dịch thu được cho phản ứng (A) của salicylat (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 9 ml ethanol 96 % (TT). Dung dịch phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3), chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Pha động: Acid phosphoric – acetonitril dùng trong phương pháp sắc ký – nước (2 : 400 : 600).

Dung dịch thử: Hoà tan 0,100 g chế phẩm trong acetonitril dùng trong phương pháp sắc ký (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hoà tan 50,0 mg acid salicylic (TT) (tạp chất C) trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hoà tan 10 mg acid salicylic (TT) (tạp chất C) trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Hút 1,0 ml dung dịch thu được và 0,2 ml dung dịch thử, thêm pha động vừa đủ 100,0 ml.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan acid acetylsalicylic chuẩn để định tính pic (chứa các tạp chất A, B, D, E và F) có trong 1 lọ chuẩn trong 1,0 ml acetonitril (TT) bằng siêu âm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 237 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 7 lần thời gian lưu của acid acetylsalicylic.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic của tạp chất C. Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo acid acetylsalicylic chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của các tạp chất A, B, D, E và F.

Thời gian lưu tương đối so với acid acetylsalicylic (thời gian lưu khoảng 5 min): Tạp chất A khoảng 0,7; tạp chất B khoảng 0,8; tạp chất C khoảng 1,3; tạp chất D khoảng 2,3; tạp chất E khoảng 3,2; tạp chất F khoảng 6,0.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của acid acetylsalicylic với pic của tạp chất C ít nhất là 6,0.

Giới hạn:

Tạp chất A, B, C, D, E, F: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Tổng diện tích của tất cả các pic tạp chất không được lớn hơn 2,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,25 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nh hơn 0,3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đ của dung dịch đối chiếu (1) (0,03 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid 4-hydroxybenzoic.

Tạp chất B: Acid 4-hydroxybenzen-1,3-dicarboxylic (acid 4-hydroxyisophthalic).

Tạp chất C: Acid 2-hydroxybenzencarboxylic (acid salicylic).

Tạp chất D: Acid 2-[[2-(acetyloxy)benzoyl]oxy]benzoic (acid acetylsalicylsalicylic).

Tạp chất E: Acid 2-[(2-hydroxybenzoyl)oxy]benzoic (salsalat, acid salicylsalicylic).

Tạp chất F: 2-(acetyloxy)benzoic anhydrid (acetylsalicylic anhydrid).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 12 ml aceton (TT) và pha loãng với nước thành 20 ml. Lấy 12 ml dung dịch thu được đem thử theo phương pháp 2. Pha loãng dung dịch chì mẫu 100 phn triệu Pb (TT) bằng hỗn hợp aceton – nước (9 : 6) để được dung dịch chì mẫu 1 phần triệu để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000g; trong chân không).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2)

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 1,000 g chế phẩm trong 10 ml ethanol 96 % (TT) trong bình nón nút mài. Thêm 50,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,5 N (CĐ). Đậy nút bình và đ yên trong 1 h. Chuẩn độ bằng dung dịch acid hydrocloric 0,5 N (CĐ), dùng 0,2 ml dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị.

Song song làm mu trắng.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,5 N (CĐ) tương đương với 45,04 mg C9H8O4.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Hạ nhiệt, gim đau, kháng viêm.

Chế phẩm

Viên nén, viên nén bao tan trong ruột.

ACID ASCORBIC

Acidum ascorbicum

Vitamin C, acid L-ascorbic

C6H8O6 P.t.l: 176,1

Acid ascorbic là (5R)-5-[(1S)-1,2-dihydroxyethyl)-3,4-dihydroxyfuran-2(5H)-on, phải chứa từ 99,0 % đến 100,5 % C6H8O6.

Tính chất

Tinh thể không màu hay bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, bị biến màu khi tiếp xúc với không khí và m. Dễ tan trong nước, hơi tan trong ethanol 96 %. Chy ở khoảng 190 okèm phân hủy.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

NhóI: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của acid ascorbic chuẩn.

B. Hoà tan 0,10 g chế phẩm trong nước và pha loãng ngay thành 100,0 ml với cùng dung môi. Hút 1,0 ml dung dịch mới pha vào 10 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước. Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ngay sau khi pha loãng. Dung dịch chỉ có duy nhất một cực đại hấp thụ ở bước sóng 243 nm. Giá trị (1 %, 1 cm) ở bước sóng 243 nm nằm trong khoảng từ 545 đến 585.

C. Thêm 0,2 ml dung dịch acid nitric loãng (TT) và 0,2 ml dung dịch bạc nitrat 2 % (TT) vào 1 ml dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch), sẽ xuất hiện tủa màu xám.

D. pH của dung dịch S phải từ 2,1 đến 2,6 (Phụ lục 6.2).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20 ml bằng cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và màu không được đậm hơn màu mẫu VN7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Góc quay cực riêng

Từ +20,5o đến +21,5o (Phụ lục 6.4)

Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi để tiến hành thử.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Pha động: Dung dịch đệm phosphat – acetonitril (TT1) (25 : 75).

Dung dịch đệm phosphat: Hòa tan 6,8 g kali dihydrophosphat (TT) vào nước sau đó pha loãng thành 175 ml dung dịch bằng nước. Đem lọc dung dịch thu được với màng lọc có kích thước lỗ lọc 0,45 µm sau đó pha loãng thành 1000 ml với nước.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10,0 mg tạp chất C chuẩn của acid ascorbic trong pha động và pha loãng thành 5,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5,0 mg tạp chất D chuẩn của acid ascorbic và 5,0 mg acid ascorbic chuẩn trong pha động, thêm 2,5 ml dung dịch đối chiếu (1) và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 200,0 ml bằng pha động. Trộn 1,0 ml dung dịch thu được với 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1).

Điều kiện sắc ký.

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh aminopropylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Nhiệt độ cột: 45 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (2) và (3). Ghi sắc ký đồ với thời gian gấp 2,5 lần thời gian lưu của acid ascorbic.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định các pic tạp chất  D.

Thời gian lưu tương đối so với acid ascorbic (thời gian lưu khoảng 11 min); Tạp chất D khoảng 0,4; tạp chất C khoảng 1,7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic của acid ascorbic với pic của tạp chất C ít nhất là 3,0; trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), tỷ số tín hiệu trên nhiễu ít nhất là 20 đối với pic của tạp chất C.

Giới hạn:

Tạp chất CD: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic tương ứng trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic của acid ascorbic trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Tổng diện tích pic của tt cả các tạp chất khác trừ tạp chất C và D: Không được lớn hơn 2 ln diện tích pic của acid ascorbic trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nh hơn 0,5 lần diện tích pic của acid ascorbic trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 2-furaldehyd.

Tạp chất C: Acid D-xylo-hex-2-ulosonic (acid D-sorbosonic).

Tạp chất D: Methyl D-xylo-hex-2-ulosonat (methyl D-sorbosonic).

Tạp chất E: Acid oxalic.

Tạp chất F: (5R)-5-[(1R)-1,2-dihydroxyethyl]-3,4-dihydroxyfuran-2(5H)-on.

Tạp chất G: Acid (2R)-2-[(2R)-3,4-dihydroxy-5-oxo-2,5-dihydroxyfuran-2-yl]-2-hydroxyacetic.

Tạp chất H: (2R)-2-[(2R)-3,4-dihydroxy-5-oxo-2,5-dihydroxyfuran-2-yl]-2-hydroxyacetat.

Acid oxalic

Không được quá 0,2 %.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,25 g chế phẩm trong 5 ml nước. Trung tính hóa bằng dung dịch natri hydroxyd loãng (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 70 mg acid oxalic (TT) trong nước và pha loãng thành 500 ml với cùng dung môi, dùng 5 ml dung dịch thu được để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Thêm đng thời vào mỗi dung dịch trên 1 ml dung dịch acid acetic loãng (TT) và 0,5 ml dung dịch calci clorid (TT). Để yên trong 1 h. Dung dịch thử không được đục hơn dung dịch đối chiếu.

Đồng

Không được quá 5 phần triệu.

Phương pháp quang ph hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong dung dịch acid nitric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 25,ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn: Chuẩn bị các dung dịch chuẩn đồng có nồng độ 0,2; 0,4 và 0,6 phần triệu bằng cách pha loãng dung dịch đồng mẫu 10 phần triệu Cu (TT) bằng dung dịch acid nitric 0,1 M (TT).

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 324,8 nm, dùng đèn cathod rỗng đồng làm nguồn bức xạ và ngọn lửa không khí – acetylen. Dùng dung dịch acid nitric 0,1 M (TT) để hiệu chỉnh máy về zero.

Sắt

Không được quá 2 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong dung dịch acid nitric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 25,ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn: Chuẩn bị các dung dịch chuẩn sắt có nồng độ 0,2; 0,4 và 0,6 phần triệu bằng cách pha loãng dung dịch sắt mẫu 20 phn triệu Fe (TT) bằng dung dịch acid nitric 0,1 M (TT).

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 248,3 nm, dùng đèn cathod rỗng sắt làm nguồn bức xạ và ngọn la không khí – acetylen. Dùng dung dịch acid nitric 0,1 M (TT) để hiệu chỉnh máy về zero.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi. Lấy 12 ml dung dịch thu được thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong một hỗn hợp gồm 80 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và 10 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT). Thêm 1 ml dung dịch hồ tinh bột (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch iod 0,1 N (CĐ) cho tới khi xuất hiện màu xanh tím bền vững.

ml dung dịch iod 0,1 N (CĐ) tương đương với 8,81 mg C6H8O6.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ẩm, tránh tiếp xúc với kim loại và ánh sáng.

Loại thuốc

Vitamin CChất bảo quản (chống oxy hoá).

Chế phẩm

Viên nén, nang, thuốc tiêm.

ACID BENZOIC

Acidum benzoicum

C7H6O2

P.t.l: 122,1

Acid benzoic là acid benzen carboxylic, phải chứa từ 99,0 % đến 100,5 % C7H6O2.

Tính cht

Tinh thể hình kim hay mnh, không màu hoặc bột kết tinh trắng, không mùi hoặc thoảng mùi cánh kiến trắng. Khó tan trong nước, tan trong nước sôi, dễ tan trong ethanol 96 %, ether và dầu béo.

Định tính

Dung dịch S: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

A. Điểm chảy: 121 ođến 124 o(Phụ lục 6.7).

B. Dung dịch S phải cho phản ứng A của ion benzoat (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lc 9.3, phương pháp 2).

Các hợp chất dễ bị carbon hóa

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 5 ml acid sulfuric (TT), lắc đều. Sau 5 min, dung dịch thu được không được thẫm màu hơn dung dịch màu chuẩn V5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 1).

Các hợp chất dễ bị oxy hóa

Hòa tan 0,2 g chế phẩm trong 10 ml nước sôi. Để nguội, lắc đều và lọc. Thêm 1 ml dung dịch acid sulfuric loãng (TT) và 0,2 ml dung dịch kali permanganat 0,1 N (CĐ) vào dịch lọc. Sau 5 min dung dịch vẫn phi còn màu hồng.

Các hợp chất chứa clor

Tất c dụng cụ thủy tinh phải là loại thủy tinh không có clor và được chuẩn bị sẵn cho thử nghiệm này như sau: Ngâm qua đêm trong dung dịch acid nitric 35 %, rửa sạch và làm đầy bằng nước.

Dung dịch (1): Hòa tan 6,7 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 40 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT) và 50 ml ethanol 96 % (TT), pha loãng với nước thành 100 ml. Ly 10,0 ml dung dịch thu được thêm 7,5 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) và 0,125 g hợp kim nikel – nhôm (TT) và đun nóng trên cách thủy trong 10 min. Để nguội đến nhiệt độ phòng, lọc, hứng dịch lọc vào bình định mức 25 ml, rửa ba lần, mỗi lần với 2 ml ethanol 96 % (TT), pha loãng thành 25 ml bằng nước.

Dung dịch (2): Chuẩn bị giống như dung dịch (1) nhưng không có chế phẩm.

Trong 4 bình định mức 25 ml, cho riêng rẽ 10 ml dung dịch (1), 10 ml dung dịch (2), 10 ml dung dịch clorid mẫu 8 phần triệu (TT) [dung dịch (3)] và 10 ml nước [dung dịch (4)]. Thêm vào mỗi bình 5 ml dung dịch phèn sắt amoni (TT). Thêm từng giọt, vừa thêm vừa lắc, 2 ml acid nitric (TT) và 5 ml dung dịch thủy ngân (II) thiocyanat (TT). Lắc kỹ, thêm nước đến định mức và để trong cách thủy ở 20 otrong 15 min. Đo độ hấp thụ ở bước sóng 460 nm (Phụ lục 4.1) của dung dịch (1), dùng dung dịch (2) làm mẫu trắng và độ hấp thụ của dung dịch (3), dùng dung dịch (4) làm mẫu trắng.

Độ hấp thụ của dung dịch (1) không được lớn hơn độ hấp thụ của dung dịch (3) (300 phần triệu).

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S và tiến hành thử theo phương pháp 2. Dùng hỗn hợp gồm 5 ml ethanol 96 % (TT), 5 ml dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) và 2 ml dung dịch S để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 0,200 g chế phẩm, hòa tan trong 20 ml ethanol 96 % (TT), thêm 0,1 ml dung dịch đỏ phenol (TT), chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) cho đến khi màu chuyển từ vàng sang đ tím.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 12,21 mg C7H6O2.

Bảo quản

Trong chai lọ nút kín.

Loại thuốc

Kháng nấm, chất bảo quản chống vi sinh vật.

ACID BORIC

Acidum boricum

H3BO3

P.t.l: 61,8

Acid boric phải chứa từ 99,0 % đến 100,5 % H3BO3.

Tính chất

Bột kết tinh trắng, mảnh, bóng, không màu, dính tay khi s hoặc tinh thể trắng. Tan trong nước và ethanol 96 %, dễ tan trong nước sôi và glycerin 85 %.

Định tính

A. Hòa tan 0,1 g chế phẩm bằng cách đun nóng nhẹ trong 5 ml methanol (TT), thêm 0,1 ml acid sulfuric (TT). Đốt, dung dịch cho ngọn lửa màu xanh lá cây.

B. Dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch) có phản ứng acid.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 3,3 g chế phẩm trong 80 ml nước sôi, để nguội và pha loãng thành 100 ml bằng nước không có carbon dioxyd (TT).

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

pH của dung dịch S từ 3,8 đến 4,8 (Phụ lục 6.2).

Độ tan trong ethanol 96 %

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml ethanol 96 % (TT) sôi. Dung dịch thu được không được đục hơn hỗn dịch chuẩn số II (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất hữu cơ

Chế phẩm không được biến thành đen khi làm nóng liên tục tới đỏ.

Sulfat

Không được quá 0,045 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 10 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 15 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S và tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng hỗn hợp gồm 2,5 ml dung dịch chì mẫu 2 phần triệu Pb (TT) và 7,5 ml nước để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Định lượng

Hòa tan 1,000 g chế phẩm bằng cách làm nóng trong 100 ml nước có chứa 15 g manitol (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ) cho tới khi xuất hiện màu hồng, dùng 0,5 ml dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ) tương đương với 61,80 mg H3BO3.

ACID CITRIC NGẬM MỘT PHÂN TỬ NƯỚC

Acidum citricum monohydricum

C6H8O7. H2O

P.t.l: 210,1

Acid citric ngậm một phân tử nước là acid 2-hydroxy-propan-1,2,3-tricarboxylic, phải cha từ 99,5 % đến 101,0 % C6H8O7, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể hay dạng hạt không màu. Lên hoa. Rất dễ tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %, hơi tan trong ether.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, E.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Ph hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của acid citric monohydrat chuẩn, đo sau khi mẫu thử và chuẩn được sy ở 100 oC đến 105 otrong 2 h.

B. Hòa tan 1 g chế phẩm trong 10 ml nước, dung dịch thu được phải có pH nhỏ hơn 4 (Phụ lc 6.2).

C. Thêm khoảng 5 mg chế phẩm vào hỗn hợp gồm 1 ml anhydrid acetic (TT) và 3 ml pyridin (TT). Màu đ xuất hiện.

D. Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 5 ml nước, trung hòa bằng dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT) (khoảng 7 ml), thêm 10 ml dung dịch calci clorid (TT), đun sôi, kết tủa trắng được tạo thành.

E. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Nước.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu mẫu V7, VN7 hay VL7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Chất dễ bị carbon hóa

Cho 1,0 g chế phẩm vào ống nghiệm, thêm 10 ml acid sulfuric (TT), đun ngay hỗn hợp trong cách thủy ở 90 o± 1 otrong 1 h. Làm nguội thật nhanh, dung dịch không được có màu đậm hơn màu của hỗn hợp gồm 1 ml dung dịch gốc màu đ và 9 ml dung dịch gốc màu vàng (Phụ lục 9.3, phương pháp 1).

Acid oxalic

Không được quá 0,036 %, tính theo acid oxalic khan.

Hòa tan 0,80 g chế phẩm trong 4 ml nước. Thêm 3 ml acid hydrocloric (TT) và 1 g kẽm (TT) dạng hạt, đun sôi 1 min và để yên trong 2 min. Chuyển lớp dung dịch ở phía trên vào một ống nghiệm có cha 0,25 ml dung dịch phenylhydrazin hydroclorid 1 %, đun đến sôi. Làm nguội nhanh rồi chuyển dung dịch sang một ống đong có chia vạch. Thêm đồng lượng thể tích acid hydrocloric (TT), 0,25 ml dung dịch kali fericyanid 5 %, lắc đều và để yên 30 min. Dung dịch không được có màu hồng đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu được chuẩn bị đồng thời và tương tự như dung dịch thử, dùng 4 ml dung dịch acid oxalic 0,01 %.

Sulfat

Không được quá 0,015 % (Phụ lục 9.4.14).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 15 ml với cùng dung môi và tiến hành thử.

Nhôm

Không được quá 0,2 phần triệu (Phụ lục 9.4.9).

Nếu chế phẩm được dùng để pha chế dung dịch thẩm phân thì phải đạt phép thử này.

Dung dịch thử: Hòa tan 20 g chế phẩm trong 100 ml nước, thêm 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hỗn hợp gồm 2 ml dung dịch nhôm mẫu 2 phần triệu Al (TT), 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT) và 98 ml nước.

Dung dịch mẫu trắng: Hỗn hợp gồm 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT) và 100 ml nước.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 5,0 g chế phẩm làm nhiều lần trong 39 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT), pha loãng thành 50 ml bằng nước. Lấy 12 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Từ 7,5 % đến 9,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,500 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Nội độc tố vi khuẩn

Nếu chế phẩm được dùng để pha chế các dạng thuốc tiêm phân liều mà không có phương pháp nào khác để loại nội độc tố vi khuẩn thì chế phẩm phải không được có vượt quá 0,5 đơn vị nội độc tố cho mỗi miligam (Phụ lục 13.2).

Định lượng

Hòa tan 0,550 g chế phẩm trong 50 ml nước. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ), dùng 0,5 ml dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ) tương đương với 64,03 mg C6H8O7.

Bảo quản

Trong lọ kín.

ACID FOLIC

Acidum folicum

C19H19N7O6

P.t.l: 441,4

Acid folic là acid (2S)-2-[[4-[[(2-amino-4-oxo-1,4-dihydropteridin-6-yl) methyl] amino] benzoyl] amino]pentandioic, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C19H19N7O6 tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh màu vàng nhạt hoặc vàng cam. Thực tế không tan trong nước và hầu hết các dung môi hữu cơ, tan trong các dung dịch acid và kiềm loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: A, C.

A. Góc quay cực riêng (Phụ lục 6.4): Từ +18o đến +22o (tính theo chế phẩm khan).

Hòa tan 0,25 g chế phẩm trong dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

B. Trong phần Định lượng, thời gian lưu của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng với thời gian lưu của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bn mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Amoniac đậm đặc – propanol – ethanol 96 % (20 : 20 : 60).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong hỗn hợp methanol – amoniac đậm đặc (9: 2) rồi pha loãng thành 100 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 50 mg acid folic chuẩn trong hỗn hợp methanol – amoniac đậm đặc (9 : 2) rồi pha loãng thành 100 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí và soi dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết chính trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử phi tương ứng với vết chính thu được trên sắc ký đồ từ dung dịch đối chiếu về vị trí, kích thước và màu sắc.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Methanol – dung dịch có chứa kali dihydrophosphat 1,116 % và dikali hydrophosphat 0,550 % (12 : 88).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 5 ml dung dịch natri carbonat 2,86 % và pha loãng thành 100,0 ml bng pha động. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,100 g acid folic chuẩn trong 5 ml dung dịch natri carbonat 2,86 % và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 20 mg acid pteroic (TT) trong 5 ml dung dịch natri carbonat 2,86 % và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động. Trộn 1,0 ml dung dịch thu được với 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 2,0 ml dung dịch thử thành 20,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 10,0 mg acid N-(4-aminobenzoyl)-L-glutamic (TT) trong 1 ml dung dịch natri carbonat 2,86 % và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (5): Hòa tan 12,0 mg acid pteroic (TT) trong 1 ml dung dịch natri carbonat 2,86 % và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh B (octylsilyl silica gel dùng cho sắc ký lỏng, hạt tròn, 5 µm), diện tích bề mặt 350 m2/g, kích thước lỗ xốp 10 nm, hàm lượng carbon 12,5 %.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại  bước sóng 280 nm.

Tốc độ dòng: 0,6 ml/min.

Thể tích tiêm: 5 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký dung dịch thử và các dung dịch đối chiếu (3), (4), (5) trong khoảng thời gian gấp 3 lần thời gian lưu của acid folic.

Thời gian lưu tương đối so với acid folic (thời gian lưu khoảng 8,5 min): Tạp chất A khoảng 0,5; tạp chất khoảng 0,6; tạp chất C khoảng 0,9; tạp chất E khoảng 1,27; tạp chất khoảng 1,33; tạp chất khoảng 2,2.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của acid folic và acid pteroic (tạp chất D) ít nht là 4,0.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử:

Diện tích của bất kỳ pic phụ nào tương ứng với tạp chất A không được lớn hơn diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,5%).

Diện tích của bất kỳ pic phụ nào tương ứng với tạp chất không được lớn hơn diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (5) (0,6 %).

Diện tích của các pic tạp chất khác ngoài pic chính và các pic tương ứng với tạp chất A, tạp chất D không được lớn hơn diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,5 %).

Tổng diện tích của bất kỳ pic tạp chất nào khác ngoài pic chính và các pic tương ứng với tạp chất A, tạp chất D không được lớn hơn hai lần diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %).

Bỏ qua nhng pic của dung môi và các pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (2S)-2-[(4-aminobenzoyl)amino]pentandioic (acid N-(4-aminobenzoyl)-L-glutamic).

Tạp chất B: 2,5,6-triaminopyrimidin-4(1H)-on.

Tạp chất C: Acid (2S)-2-[[4-[[(2-amino-4-oxo-1,4-dihydropteridin-7- yl)methyl)amino]benzoyl]amino] pentandioic (acid isofolic).

Tạp chất D: Acid 4-[[(2-amino-4-oxo-1,4-dihydrop-teridin-6-yl)methyl]amino]benzoic (acid pteroic).

Tạp chất E: Acid (2S)-2-[[4-[bis[(2-amino-4-oxo-1,4-dihydropteridin-6-yl)methyl]amino]benzoyl]amino) pentandioic (acid 6-pterinylfolic).

Tạp chất F: 2-amino-7-(cloromethyl)pteridin-4(1H)-on.

Nước

Từ 5,0 % đến 8,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,150 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1).

Tính hàm lượng của C19H19N7O6 trong acid folic dựa trên diện tích pic của acid folic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng của acid folic chuẩn.

Bảo quản

Trong lọ kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu.

Chế phẩm

Viên nén.

ACID HYDROCLORIC

Acidum hydrochloricum

HCl

P.t.l: 36,46

Acid hydrocloric phải chứa từ 35,0 % đến 39,0 % (kl/kl) HCl.

Tính chất

Chất lỏng trong và không màu, bốc khói. Hòa trộn ở bất kỳ tỷ lệ nào với nước.

Có tỷ trọng tương đối khoảng 1,18.

Định tính

A. Pha loãng chế phẩm với nước, dung dịch thu được có pH nh hơn 4 (Phụ lục 6.2).

B. Chế phẩm phải cho phn ứng của ion clorid (Phụ lục 8.1).

C. Chế phẩm phải đáp ứng giới hạn hàm lượng HCl trong phần Định lượng.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Thêm 8 ml nước vào 2 ml chế phẩm, dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Clor tự do

Không được quá 4 phần triệu.

Thêm 100 ml nước không có carbon dioxyd (TT), 1 ml dung dịch kali iodid 10 % (TT) và 0,5 ml dung dịch hồ tinh bột không có iodid (TT) mới pha vào 15 ml chế phẩm. Để yên trong tối 2 min. Bất kỳ màu xanh nào xuất hiện cũng phải biến mất khi thêm 0,2 ml dung dịch natri thiosulfat 0,01 M (CĐ).

Sulfat

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.14).

Thêm 10 mg natri hydrocarbonat (TT) vào 6,4 ml chế phẩm và bốc hơi đến khô trên cách thủy. Hòa tan cắn trong 15 ml nước và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 2 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan cắn thu được trong phần Cắn sau khi bay hơi trong 1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và pha loãng thành 25 ml bằng nước. Pha loãng 5 ml dung dịch thu được thành 20 ml bng nước.

Ly 12 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 2 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Cắn sau khi bay hơi

Không được quá 0,01 %.

Làm bay hơi 100,0 g chế phẩm trên cách thủy tới khô, và sấy ở 100 o 105 oC. Khối lượng cắn thu được không được quá 10 mg.

Định lượng

Cân chính xác bình nón nút mài có chứa 30 ml nước. Thêm vào 1,5 ml chế phẩm và cân lại. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ), dùng dung dịch đỏ methyl (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ) tương đương với 36,46 mg HCl.

Bảo quản

Trong lọ thủy tinh hoặc làm bằng vật liệu trơ, đậy kín và ở nhiệt độ không quá 30 oC.

ACID HYDROCLORIC LOÃNG

Acidum hydrochloricum dilutum

HCl

P.t.l: 36,46

Acid hydrocloric loãng phải chứa từ 9,5 % đến 10,5 % (kl/kl) HCl.

Acid hydrocloric loãng được điều chế bằng cách thêm 726 g nước vào 274 g acid hydrocloric đậm đặc và trộn đều.

Định tính

A. Acid hydrocloric loãng có pH nhỏ hơn 4 (Phụ lục 6.2).

B. Chế phẩm phải cho phản ứng của ion clorid (Phụ lục 8.1).

C. Chế phm phải đáp ứng giới hạn hàm lượng HCl trong phần Định lượng.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Chế phẩm phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Clor tự do

Không được quá 1 phần triệu.

Thêm 50 ml nước không có carbon dioxyd (TT), 1 ml dung dịch kali iodid 10% (TT) và 0,5 ml dung dịch hồ tinh bột không có iodid (TT) mới pha vào 60 ml chế phẩm. Đ yên trong tối 2 min. Bất kỳ màu xanh nào xuất hiện cũng phải biến mt khi thêm 0,2 ml dung dịch natri thiosulfat 0,01 M (CĐ).

Sulfat

Không được quá 5 phần triệu (Phụ lục 9.4.14).

Thêm 10 mg natri hydrocarbonat (TT) vào 26 ml chế phẩm và bốc hơi đến khô trên cách thủy. Hòa tan cắn trong 15 ml nước và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 2 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan cắn thu được trong phần Cắn sau khi bay hơi trong 1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và pha loãng thành 25 ml bằng nước. Pha loãng 5 ml dung dịch thu được thành 20 ml bằng nước.

Lấy 12 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 2 phần triệu Pb (TT) đ chuẩn b mẫu đối chiếu.

Cắn sau khi bay hơi

Không được quá 0,01 %.

Làm bay hơi 100,0 g chế phẩm trên cách thủy tới khô, và sấy ở 100 ođến 105 oC. Khối lượng cắn thu được không được quá 10 mg.

Định lượng

Thêm 30 ml nước vào 6,00 g chế phẩm. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ), dùng dung dịch đỏ methyl (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ) tương đương với 36,46 mg HCl.

ACID MEFENAMIC

Acid mefenamicum

C15H15NO2

P.t.l: 241,3

Acid mefenamic là acid 2-[(2,3-dimethylphenyl)amino] benzoic, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C15H15NO2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột vi tinh thể màu trắng hay gần như trắng. Đa hình.

Thực tế không tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 % và methylen clorid. Tan trong dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với ph hấp thụ hồng ngoại của acid mefenamic chuẩn. Nếu phổ hấp thụ hồng ngoại khác nhau thì hòa tan riêng biệt chế phẩm và acid mefenamic chuẩn trong ethanol 96 % (TT), bốc hơi đến khô, ghi phổ mới của các cắn thu được.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Tetrahydrofuran – dung dịch amoni dihydrophosphat pH 5,0 – acetonitril (TT1) (14 : 40 : 46).

Dung dịch amoni dihydrophosphat pH 5,0: Hòa tan 5,75 g amoni dihydrophosphat (TT) vào 1000 ml nước, điều chỉnh đến pH 5,0 bằng dung dịch amoniac 2 M (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 50 mg acid 2-clorobenzoic (TT) (tạp chất C) và 50 mg acid benzoic (TT) (tạp chất D) trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 10,0 mg tạp chất A chuẩn của acid mefenamic bằng pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động. Tiếp tục pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 20,0 mg acid benzoic (TT) bằng pha động và pha loãng thành 1000,ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký.

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gp 4 lần thời gian lưu của acid mefenamic.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) đ xác định pic các tạp chất C và D.

Thời gian lưu tương đối so với acid mefenemic (thời gian lưu khoảng 8 min): Tạp chất C khoảng 0,3; tạp chất D khoảng 0,35; tạp chất A khoảng 0,5.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất C với pic của tạp chất D ít nhất là 3,0; trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4), tỉ số tín hiệu trên nhiễu ít nhất là 10 đối với pic chính.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất C là 5,9; tạp chất D là 4,0.

Tạp chất C, D: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tạp chất A: Diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (100 phần triệu).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

B qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %); b qua pic của tạp chất A.

Ghi chú:

Tạp chất A: 2,3-dimethylanilin.

Tạp chất B: N-(2,3-dimethylphenyl)-2-[(2,3-dimethylphenyl)amino]benzamid.

Tạp chất C: Acid 2-clorobenzoic.

Tạp chất D: Acid benzoic.

Tạp chất E: 2,3-dimethyl-N-phenylanilin.

Đồng

Không được quá 10 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Lấy 1,00 g chế phẩm vào trong một chén nung, làm ẩm bằng acid sulfuric (TT), đun nóng cẩn thận trên ngọn la trong 30 min và sau đó nung từ từ đến 650 oC. Tiếp tục nung đến khi màu đen biến mất. Đ nguội, hòa tan cắn trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dãy dung dịch đối chiếu: Chuẩn bị dãy các dung dịch đối chiếu, dùng dung dịch đồng chuẩn (0,1 % Cu), pha loãng bằng dung dịch acid nitric 0,1 M (TT).

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 324,8 nm, dùng đèn cathod rỗng đồng làm nguồn bức xạ và ngọn lửa là không khí – acetylen.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan bng cách lắc siêu âm khoảng 0,200 g chế phẩm trong 100 ml ethanol (TT) ấm đã được trung hòa trước với chỉ thị là dung dịch đỏ phenol (TT), thêm 0,1 ml dung dịch đỏ phenol (TT) và chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ).

1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 24,13 mg C15H15NO2.

Bảo quản

Trong bao bì kín, để nơi mát.

Loại thuốc

Thuốc giảm đau, chống viêm.

Chế phẩm

Viên nén, nang.

ACID NALIDIXIC

Acidum nalidixicum

C12H12N2O3

P.t.l: 232,2

Acid nalidixic là acid 1-ethyl-7-methyl-4-oxo-1,4-dihydro-1,8-naphthyridin-3-carboxylic, phải cha từ 99,0 % đến 101,0 % C12H12N2O3, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng ngà hay vàng nhạt. Thực tế không tan trong nước, tan trong dicloromethan, khó tan trong aceton và ethanol 96 %, tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Nóng chảy ở khoảng 230 oC.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Ph hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của acid nalidixic chuẩn.

B. Hòa tan 12,5 mg chế phẩm trong dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT). Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng bước sóng 230 nm đến 350 nm cho 2 cực đại hấp thụ ở 258 nm và 334 nm. Tỷ lệ giữa độ hp th đo được ở bước sóng 258 nm và 334 nm phải từ 2,2 đến 2,4.

C. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 2 ml acid hydrocloric (TT). Thêm 0,5 ml dung dịch β-naphthol 10 % trong ethanol 96 %. Sẽ xuất hiện màu đỏ cam.

D. Trong phần Tạp chất liên quan, vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải giống về vị trí và kích thước với vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Độ hấp thụ

Hòa tan 1,50 g chế phẩm trong dicloromethan (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) đo được ở bước sóng 420 nm không được lớn hơn 0,10.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel F254.

Hệ dung môi: Dung dịch amoniac 10 % – dicloromethan – ethanol 96 % (10 : 20 : 70).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong dicloromethan (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 20 ml bằng dicloromethan (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg acid nalidixic chuẩn trong dicloromethan (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 2 ml dung dịch thử (2) thành 1ml bằng dicloromethan (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 10 ml bằng dicloromethan (TT).

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 1 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 25 ml bằng dicloromethan (TT).

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 15 cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Bất kỳ vết phụ nào trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), ngoài vết chính, không được đậm màu hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,1 %) và không được có quá một vết như vậy đậm màu hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 4. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong 10 ml dicloromethan (TT), thêm 30 ml isopropanol (TT) và 10 ml nước không có carbon dioxyd (TT). Đậy kín cốc chuẩn độ và sục khí nitrogen (TT) qua dung dịch trong suốt quá trình chuẩn độ. Giữ nhiệt độ của dung dịch này trong khoảng từ 15 ođến 20 oC. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 M trong ethanol (CĐ).

Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2), dùng điện cực so sánh bạc-bạc clorid với một màng ngăn hình ống bao ngoài hoặc một đầu mao quản chứa đầy dung dịch lithi clorid bão hòa trong ethanol và một điện cực thủy tinh làm điện cực chỉ thị.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M trong ethanol (CĐ) tương đương với 23,22 mg C12H12N2O3.

Bảo quản

Trong lọ nút kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Viên nén, dịch treo uống.

ACID NICOTINIC

Acidum nicotinicum

C6H5NO2

P.t.l: 123,1

Acid nicotinic là acid pyridin-3-carboxylic, phải chứa từ 99,5 % đến 100,5 % C6H5NO2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng.

Hơi tan trong nước, tan trong nước sôi và ethanol 96 % sôi. Tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm và carbonat loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C.

Nhóm II: B, C.

A. Ph hấp thụ hồng ngoại của chế phẩm (Phụ lục 4.2) phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của acid nicotinic chuẩn.

B. Phổ hấp thụ tử ngoại:

Dung dịch đệm: Hòa tan 6,8 g kali dihydrophosphat (TT) trong 900 ml nước, điều chỉnh đến pH 7,0 bằng dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) và pha loãng thành 1000 ml bằng nước.

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong dung dịch đệm và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 25,0 ml bằng dung dịch đệm.

Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thử trong khoảng bước sóng từ 200 nm đến 300 nm. Dung dịch thử phải cho một cực đại hấp thụ ở bước sóng 262 nm và một cực tiểu hấp thụ ở bước sóng 237 nm. T số giữa độ hấp thụ ở bước sóng 237 nm và độ hấp thụ ở bước sóng 262 nm phải từ 0,46 đến 0,50.

C. Điểm chy: Từ 234 ođến 240 o(Phụ lục 6.7).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Pha loãng 2 ml acid acetic (TT) trong 950 ml nước, điều chỉnh đến pH 5,6 bằng dung dịch amoniac loãng (TT), thêm nước vừa đủ 1000 ml.

Pha động B: Acetonitril – methanol (50 : 50).

Dung dịch thử. Hòa tan 0,120 g chế phẩm trong 200 µl dung dịch amoniac loãng (TT) và pha loãng thành 10,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động A. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan hn hợp tạp chất chuẩn của acid nicotinic (chứa tạp chất A và B) có trong 1 lọ chuẩn trong 1,0 ml pha động A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped silica gel dùng cho sắc ký lỏng gắn nhóm alkyl thích hợp với pha động thân nước (4 µm).

Nhiệt độ cột: 15 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 250 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  10

100

0

10  30

100 → 20

0 → 80

30  35

20

80

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo hỗn hợp tạp chất chuẩn của acid nicotinic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất A và tạp chất B.

Thời gian lưu tương đối so với acid nicotinic (thời gian lưu khoảng 6 min): Tạp chất A khoảng 2,7; tạp chất B khoảng 2,8.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất A với pic của tạp chất B ít nhất là 1,5.

Giới hạn:

Các tạp chất: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Tổng diện tích của tất cả các pic tạp chất không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,03 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid 6-methylpyridin-3-carboxylic (acid 6-methylnicotinic).

Tạp chất B: Acid 2,2’-bipyridin-5,5’-dicarboxylic (acid 6,6’-dinicotinic).

Tạp chất C: 5-ethyl-2-methylpyridin.

Tạp chất D: Acid pyridin-2,5-dicarboxylic.

Tạp chất E: Acid pyridin-4-carboxylic (acid isonicotinic).

Tạp chất F: Acid 5-nitropyridin-3-carboxylic (acid 5-nitronicotinic).

Tạp chất G: Pyridin.

Tạp chất H: 3-nitropyridin.

Tạp chất I: 3,5-dinitropyridin.

Clorid

Không được quá 200 phần triệu (Phụ lục 9.4.5).

Hòa tan 0,25 g chế phẩm trong nước bằng cách đun cách thủy và pha loãng thành 15 ml với cùng dung môi rồi tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm và tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phn triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mt khi lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC; 1 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 50 ml nước, thêm 0,25 ml dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) đến khi màu hồng xuất hiện. Song song tiến hành mẫu trắng.

1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 12,31 mg C6H5NO2.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Vitamin nhóm B.

Chế phẩm

Viên nén.

ACID SALICYLIC

Acidum salicylicum

C7H6O3

P.t.l: 138,1

Acid salicylic là acid 2-hydroxybenzencarboxylic, phải chứa từ 99,0 % đến 100,5 % C7H6O3, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh thể hình kim màu trắng hoặc không màu hay bột kết tinh trắng. Khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 % và ether, hơi tan trong cloroform. Dung dịch chế phẩm có phản ứng acid.

Định tính

Chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của acid salicylic chuẩn.

B. Điểm chy: 158 ođến 161 o(Phụ lục 6.7).

C. Hòa tan khoảng 30 mg chế phẩm trong 5 ml dung dịch natri hydroxyd 0,05 M, trung hòa nếu cần và pha loãng thành 20 ml bằng nước. 1 ml dung dịch thu được cho phản ứng (A) của ion salicylat (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10,0 ml ethanol 96 % (TT). Dung dịch phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acid acetic băng – methanol – nước (1 : 40 : 60).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg phenol chuẩn trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg tạp chất chuẩn B của acid salicylic (acid 4-hydroxyisophtalic) trong pha động và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 50 mg acid 4-hydroxybenzoic (TT) trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (5): Pha loãng hỗn hợp của 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1), 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2), 1,0 ml dung dịch đối chiếu (3) thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (6): Pha loãng hỗn hợp của 0,1 ml dung dịch đối chiếu (1), 0,1 ml dung dịch đối chiếu (2), 0,1 ml dung dịch đối chiếu (3) thành 10,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 270 nm.

Tốc độ dòng: 0,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Thời gian lưu tương đối so với phenol của acid 4-hydroxybenzoic khoảng 0,70, của acid 4-hydroxyisophtalic khoảng 0,90.

Điều chỉnh độ nhạy của hệ thống sao cho chiều cao của pic chính thu được từ sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (6) bằng ít nhất 70 % chiều cao của toàn thang sắc ký đồ. Thử nghiệm này không có giá trị khi mà pic thứ ba trong sắc ký đồ của dung dịch (5) không tương ứng với pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) và độ phân giải của pic tương ứng acid 4-hydroxyisophtalic với pic tương ứng phenol là nhỏ hơn 1. Nếu điều kiện về độ phân giải này không đạt, có thể điều chỉnh lượng acid acetic trong pha động.

Giới hạn: Diện tích của những pic tương ứng với acid 4-hydroxybenzoic, với acid 4-hydroxyisophtalic, và phenol trong sắc ký đồ của dung dịch thử không được lớn hơn diện tích của những pic tương ứng lần lượt như trên trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (6) (0,1 % của acid 4-hydroxybenzoic; 0,05 % của acid 4-hydroxyisophtalic và 0,02 % của phenol).

Diện tích của bất cứ pic nào, ngoại trừ pic chính và những pic tương ứng với acid 4-hydroxybenzoic, với acid 4-hydroxyisophtalic, và phenol trong sắc ký đồ của dung dịch thử thì không được lớn hơn diện tích của pic tương ứng với acid 4-hydroxyisophtalic trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (6) (0,05 %).

Tổng diện tích các pic phụ trong sắc ký đồ của dung dịch thử không được lớn hơn hai lần diện tích của pic tương ứng với acid 4-hydroxybenzoic trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (6) (0,2 %).

Bỏ qua tất cả các pic mà diện tích nhỏ hơn 0,01 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (6).

Clorid

Không được quá 100 phần triệu (Phụ lục 9.4.5).

Dung dịch S: Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong 50 ml nước đun sôi, để nguội và lọc.

Pha loãng 10 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,020 % (Phụ lục 9.4.14).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 5 ml dimethylformamid (TT) và thêm 4 ml nước. Trộn đều. Thêm 0,2 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và 0,5 ml dung dịch bari clorid 25 %. Sau 15 min, dung dịch thu được không được đục hơn dung dịch đối chiếu được chuẩn bị như sau: Thêm 0,2 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), 0,5 ml dung dịch bari clorid 25 %, 3 ml nước và 5 ml dimethylformamid (TT) vào 2 ml dung dịch sulfat mẫu 100 phần triệu SO4 (TT), trộn đều.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong 15 ml ethanol 96 % (TT), sau đó thêm 5 ml nước. Ly 12 ml dung dịch này thử theo phương pháp 2. Dùng dung dịch chì mẫu 100 phần triệu Pb (TT) pha loãng bằng hỗn hợp ethanol 96 % – nước (3 : 1) để được dung dịch chì mẫu 2 phần triệu dùng chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; áp suất giảm; silica gel).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 2,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan khoảng 0,120 g chế phẩm trong 30 ml ethanol 96 % (TT), thêm 20 ml nước và 0,1 ml dung dịch đỏ phenol (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) cho đến khi màu chuyển từ vàng sang đỏ tím.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 13,81 mg C7H6O3.

Bảo quản

Trong chai lọ nút kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc tróc lớp sừng da, chống bài tiết bã nhờn, trị vy nến, chất ăn da.

ADRENALIN

Adrenalinum

Epinephrin

C9H13NO3 P.t.l: 183,2

Adrenalin là 4-[(1R)-1-hydroxy-2-(methylamino)ethyl]benzen-1,2-diol, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C9H13NO3, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng. Bị sẫm màu khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng.

Thực tế không tan trong nước, ethanol 96 % và methylen clorid. Tan trong acid hydrocloric.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của adrenalin chuẩn.

B. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Góc quay cực riêng.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,000 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric (TT) 25,75 g/l và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Đo ngay sau khi pha.

Dung dịch S không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu II (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn dung dịch màu mẫu VN5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Góc quay cực riêng

Từ -50o đến -54o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Tránh ánh sáng khi chuẩn bị các dung dịch.

Pha động A: Acetonitril (TT1) – hỗn hợp dung môi (5 : 95).

Pha động B: Acetonitril (TT1– hỗn hợp dung môi (45 : 55).

Hỗn hợp dung môi A: Hòa tan 5,0 g kali dihydrophosphat (TT) và 2,6 g natri octansulfonat (TT) trong nước dùng cho sắc ký (TT) (thường cần khuấy ít nhất 30 min để hòa tan hoàn toàn) và pha loãng thành 1000 ml với cùng dung môi. Điều chỉnh đến pH 2,8 bằng acid phosphoric (TT).

Hỗn hợp dung môi B: Acetonitril (TT1) – hỗn hợp dung môi 4 (13 : 87).

Dung dịch mẫu trắng: Dung dịch acid hydrocloric 0,1 M – hỗn hợp dung môi B (1 : 9).

Dung dịch thử: Hòa tan 40 mg chế phẩm trong 5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng hỗn hợp dung môi B.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi B. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi B.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 1,5 mg noradrenalin tartrat chuẩn (tạp chất B) và 1,5 mg adrenalon hydroclorid (TT) (tạp chất C) trong hỗn hợp dung môi B, thêm 1,0 ml dung dịch thử và pha loãng thành 100 ml bằng hỗn hợp dung môi B.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan hỗn hợp tạp chất chuẩn của adrenalin (chứa tạp chất D và E) có trong 1 lọ chuẩn trong 1,0 ml dung dịch mẫu trắng.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 4 mg tạp chất F chuẩn của adrenalin trong 0,5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 5 ml bằng hỗn hợp dung môi B.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (3 µm).

Nhiệt độ cột: 50 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  15

92 → 50

8 → 50

15 – 20

50 → 92

50  8

20  25

92

8

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo hỗn hợp tạp chất chuẩn của adrenalin và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất D và tạp chất E. Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo tạp chất F chuẩn của adrenalin và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của tạp chất F.

Thời gian lưu tương đối so với adrenalin (thời gian lưu khoảng 4 min): Tạp chất F khoảng 0,2; tạp chất B khoảng 0,8; tạp chất C khoảng 1,3; tạp chất D khoảng 3,3; tạp chất E khoảng 3,7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất B với pic của adrenalin ít nhất là 3,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: tạp chất D là 0,7; tạp chất E là 0,6.

Tạp chất B, C, F: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Tạp chất D, E: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất khống được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tổng diện tích pic tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất B: (1R)-2-amino-1-(3,4-dihydroxyphenyl)ethanol (noradrenalin).

Tạp chất C: 1-(3,4-dihydroxyphenyl)-2-(methylamino)ethanon (adrenalon).

Tạp chất D: 4-[(1R)-2-(benzylmethylamino)-1-hydroxyethyl)benzen-1,2-diol.

Tạp chất E: 2-(benzylmethylamino)-1-(3,4-dihydroxyphenyl)ethanon.

Tạp chất F: Acid (1R)-1-(3,4-dihydroxyphenyl)-2-(methylamino)ethansulfonic.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; phosphor pentoxyd; áp suất không quá 0,7 kPa; 18 h).

Trosulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan khoảng 0,150 g chế phẩm trong 50 ml acid acetic khan (TT) và chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 18,32 mg C9H13NO3

Bảo quản

Adrenalin phải được bảo quản trong bao bì kín, đóng đầy khí nitơ và tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Chất ch vận beta-adrenoceptor.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt.

ADRENALIN ACID TARTRAT

Adrenalinum acidum tartras

Adrenalin tartrat

C9H13NO3.C4H6O6

P.t.l: 333,3

Adrenalin acid tartrat là (1R)-1-(3,4-dihydroxyphenyl)-2-(methylamino)ethanol hydrogen (2R,3R)-2,3-dihydroxybutandioat, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C9H13NO3.C4H6O6, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc trắng hơi xám. Dễ tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hng ngoại (Phụ lục 4.2) của tủa adrenalin base được điều chế như phép thử B phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của adrenalin base thu được khi cho 50 mg adrenalin tartrat chuẩn hòa tan trong 5 ml dung dịch natri metabisulfit 0,5 %, để hỗn hợp ở nhiệt độ phòng ít nhất 30 min rồi lọc qua phễu thủy tinh xốp. Chuẩn bị mẫu đo dưới dạng đĩa nén.

B. Hòa tan g chế phẩm trong 50 ml dung dịch natri metabisulfit 0,5 %, thêm amoniac (TT) đ kiềm hóa. Để hỗn hợp ở nhiệt độ phòng ít nhất 15 min rồi lọc. Dịch lọc dùng để thử phản ứng C. Rửa tủa 3 lần, mỗi lần với 10 ml methanol (TT), sấy khô ở 80 oC. Góc quay cực riêng (Phụ lục 6.4) của tủa (adrenalin base) từ -50o đến -53,5oĐiều chế dung dịch % tủa trong dung dịch acid hydrocloric 0,5 M (TT) để đo.

C. 0,2 ml dịch lọc trong phép thử B phải cho phản ứng (B) của tartrat (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Kim tra ngay độ trong và màu sắc của dung dịch thu được.

Dung dịch không được đục hơn độ đục của hỗn dịch đối chiếu II (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn dung dịch màu mẫu VN5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch trong điều kiện tránh ánh sáng.

Pha động A: Acetonitril (TT1) – hỗn hợp dung môi (5 : 95).

Pha động B: Acetonitril (TT1) – hỗn hợp dung môi (45 : 55).

Hỗn hợp dung môi A: Hòa tan 5,0 g kali dihydrophosphat (TT) và 2,6 g natri octansulfonat (TT) vào nước dùng cho sắc ký (TT) (thường cần khuấy ít nhất 30 min để hòa tan hoàn toàn), pha loãng thành 1000 ml với cùng dung môi. Điều chỉnh đến pH 2,8 bằng acid phosphoric (TT).

Hỗn hợp dung môi B: Acetonitril (TT1) – hỗn hợp dung môi (130 : 870).

Dung dịch mẫu trắng: Dung dịch acid hydrocloric 0,1 M – hỗn hợp dung môi B (1 : 9).

Dung dịch thử: Hòa tan 75 mg chế phẩm bằng 5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng dung dịch thu được thành 50 ml bằng hỗn hợp dung môi B.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi B. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi B.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 1,5 mg noradrenalin tartrat chuẩn (tạp chất B) và 1,5 mg adrenalon hydroclorid (TT) (tạp chất C) bằng hỗn hợp dung môi B, thêm 1,0 ml dung dịch thử và pha loãng thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi B.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan hỗn hợp tạp chất chuẩn của adrenalin (chứa tạp chất D và E) có trong 1 lọ chuẩn trong 0,1 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và 0,9 ml hỗn hợp dung môi B.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 7,5 mg adrenalin tartrat có chứa tạp chất A chuẩn bằng 0,5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 5,0 ml bằng hỗn hợp dung môi B.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (3 µm).

Nhiệt độ cột: 50 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  15

92 → 50

8 → 50

15  20

50 → 92

50 → 8

20  25

92

8

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo hỗn hợp tạp chất chuẩn của adrenalin và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất D và tạp chất E. Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo adrenalin tartrat có cha tạp chất A chuẩn và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của tạp chất A.

Thời gian lưu tương đối so với adrenalin (thời gian lưu khoảng 4 min): Tạp chất B khoảng 0,8; tạp chất C khoảng 1,3; tạp chất A khoảng 3,2; tạp chất D khoảng 3,3; tạp chất E khoảng 3,7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất B với pic của adrenalin ít nhất là 3,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Đ tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: tạp chất D là 0,7; tạp chất E là 0,6.

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Tạp chất B, C: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Tạp chất D, E: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 6 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,6 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Chưa xác định cấu trúc.

Tạp chất B: (1R)-2-amino-1-(3,4-dihydroxyphenyl)ethanol (noradrenalin).

Tạp chất C: 1-(3,4-dihydroxyphenyl)-2-(methylamino)ethanon (adrenalon).

Tạp chất D: 4-[(1R)-2-(benzylmethylamino)-1-hydroxyethyl)benzen-1,2-diol.

Tạp chất E: 2-(benzylmethylamino)-1-(3,4-dihydroxyphenyl)ethanon.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; trong chân không; 18 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan khoảng 0,300 g chế phẩm trong 50 ml acid acetic khan (TT), đun nóng nếu cần và chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) đến màu xanh. Dùng 0,1 ml dung dịch tím tinh thể (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 33,33 mg C13H19NO9.

Bảo quản

Trong lọ kín hoặc ống hàn kín, đóng trong điều kiện chân không hoặc nạp đầy khí trơ, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Ch vận beta-adrenoceptor.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

ALBENDAZOL

Albendazolum

C12H15N3O2S

P.t.l: 265,3

Albendazol là methyl [5-(propylsulfanyl)-1H-benzimi-dazol-2-yl] carbamat, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C12H15N3O2S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột màu trắng hay hơi vàng.

Dễ tan trong acid formic khan và dimethylformamid, hơi tan trong methanol và cloroform, rất khó tan trong methylen clorid, thực tế không tan trong nước và ethanol 96 %.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của albendazol chuẩn.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong hỗn hợp acid formic khan – methylen clorid (1 : 9) để được 10 ml. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và có màu không được đậm hơn màu mẫu VN6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Dung dịch amoni dihydrophosphat 0,167 % – methanol (300 : 700).

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong 5 ml methanol (TT) có chứa 1 % (tt/tt) acid sulfuric (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong 10 ml methanol (TT) có chứa 1 % (tt/tt) acid sulfuric (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 0,5 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng pha động.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm và 50 mg oxybendazol chuẩn trong 5 ml methanol (TT) có chứa 1 % (tt/tt) acid sulfuric (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm), kích thước lỗ xốp là 10 nm, hàm lượng carbon khoảng 19 %.

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 0,7 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu. Điều chỉnh độ nhạy của hệ thống sao cho chiều cao của pic chính trong sắc ký đồ ít nhất bằng 50 % thang đo.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, độ phân giải giữa các pic tương ứng với albendazol và oxybendazol ít nhất là 3,0.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử với thời gian bằng 1,5 lần thời gian lưu của albendazol.

Thời gian lưu tương đối so với albendazol: Tạp chất D khoảng 0,40; tạp chất B và khoảng 0,43; tạp chất E khoảng 0,47; tạp chất F khoảng 0,57; tạp chất A khoảng 0,80.

Giới hạn: Trong sắc ký đồ thu được của dung dịch thử;

Diện tích của bất kỳ pic phụ nào, ngoài pic chính, không được lớn hơn 1,5 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (0,75 %).

Tổng diện tích của các pic phụ không lớn hơn 3 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (1,5 %).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu.

Ghi chú:

Tạp chất A: 5-(propylsulphanyl)-1H-benzimidazol-2-amin.

Tạp chất B: methyl (5-(propylsulphinyl)-1H-benzimi-dazol-2-yl]carbamat.

Tạp chất C: methyl [5-(propylsulphonyl)-1H-benzimi-dazol-2-yl]carbamat.

Tạp chất D: 5-(propylsulphonyl)-1H-benzimidazol-2-amin.

Tạp chất E: methyl (1H-benzimidazol-2-yl)carbamat.

Tạp chất F: methyl [5-(methylsulphanyl)-1H-benzimi-dazol-2-yl]carbamat.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 oC đến 105 oC; 4 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 3 ml acid formic khan (TT) và thêm 40 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Không để nhiệt độ cao trong khi chuẩn độ, lắc thật kỹ và dừng ngay chuẩn độ khi đến điểm kết thúc.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 26,53 mg C12H15 N3O2S.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc giun.

Chế phẩm

Viên nén.

ALIMEMAZIN TARTRAT

Alimemazini tartras

và đồng phân đối quang

(C18H22N2S)2.C4H6O6

P.t.l: 747,0

Alimemazin tartrat là (RS)-dimethyl (2-methyl-3-phenothiazin-10-ylpropyl)amin (2R,3R)-tartrat, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % (C18H22N2S)2.C4H6O6tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột màu trắng hay màu kem nhạt. Bị sẫm màu dưới tác động của ánh sáng.

Dễ tan trong nước, hơi tan trong ethanol 96 %, rất khó tan trong ether.

Định tính

A. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 10 ml nước và thêm 2 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT). Chiết với 25 ml ether (TT), rửa dịch chiết bằng 5 ml nước, làm khan dịch chiết bằng natri sulfat khan (TT), bốc hơi đến khô và hòa tan cắn thu được trong 1 ml dicloromethan (TT).

Ph hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của dung dịch thu được phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của alimemazin chuẩn.

B. Điểm chảy: Từ 159 ođến 163 o(Phụ lục 6.7).

pH

pH của dung dịch 2 % phải từ 5,0 đến 6,5 (Phụ lục 6.2).

Tạp chất liên quan

Không được quá 0,5 %.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4). Tiến hành tránh ánh sáng.

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Aceton – diethylamin – cyclohexan (10 : 10 : 80).

Dung dịch thử: Dung dịch chế phẩm 2,0 %, pha trong hỗn hợp methanol – diethylamin (95 : 5).

Dung dịch đối chiếu: Dung dịch chế phẩm 0,010 %, pha trong hỗn hợp methanol – diethylamin (95 : 5).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên vừa được pha. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 12 cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Bỏ qua các vết sắc ký tại vạch xuất phát, bất kỳ vết phụ nào trên sắc ký đồ của dung dịch thử ngoài vết chính không được đậm màu hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 oC; áp suất không quá 0,7 kPa).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 1).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp chuẩn độ trong môi trường khan (Phụ lục 10.6, phương pháp 1).

Dùng 1,00 g chế phẩm để định lượng và dung dịch tím tinh thể (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 37,35 mg (C18H22N2S)2.C4H6O6.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Đối kháng thụ thể histamin H1, thuốc an thần.

Chế phẩm

Viên nén, dung dịch uống dùng cho trẻ em.

ALOPURINOL

Allopurinolum

C5H4N4O

P.t.l: 136,1

Alopurinol là 1,5-dihydro-4H-pyrazolo[3,4-d]pyrimidin-4-on, phải cha từ 97,0 % đến 102,0 % C5H4N4O, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột trắng hay gần như trắng.

Rất khó tan trong nước và trong ethanol 96 %, tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Ph hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của alopurinol chuẩn.

B. Hòa tan 10 mg chế phẩm trong 1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT). Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT). Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1). Dung dịch thu được phải cho một cực đại hấp thụ ở bước sóng 250 nm và một cực tiểu hấp thụ ở bước sóng 231 nm. T số giữa độ hấp thụ ở bước sóng 231 nm và độ hấp thụ  bước sóng 250 nm phải từ 0,52 đến 0,62.

C. Hòa tan 0,3 g chế phẩm trong 2,5 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) và thêm 50 ml nước. Thêm từ từ, vừa thêm vừa lắc 5 ml dung dịch bạc nitrat 4,25 % (TT). Xuất hiện tủa trắng, tủa này không tan khi cho thêm 5 ml amoniac (TT).

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mng: Silica gel F254.

Hệ dung môi: Ethanol – dicloromethan (40 : 60).

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong amoniac (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg alopurinol chuẩn trong amoniac (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 15 cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải phù hợp với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu về vị trí và kích thước.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Các dung dịch được pha trước khi dùng. Bảo quản và tiêm mẫu ở 8 oC, sử dụng thiết bị tiêm mẫu tự động.

Pha động: Dung dịch kali dihydrophosphat 0,125 %.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong 2,5 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng ngay thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 20,0 mg chế phẩm trong 5,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng ngay thành 250,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 2,0 ml dung dịch thử (1) thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5,0 mg tạp chất A chuẩn của alopurinol; 5,0 mg tạp chất B chuẩn của alopurinol và 5,0 mg tạp chất C chuẩn của alopurinol trong 5,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng ngay thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 20,0 mg alopurinol chuẩn trong 5,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng ngay thành 250,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 230 nm.

Tốc độ dòng: 1,4 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của alopurinol.

Các chất sẽ rửa giải theo thứ tự: Tạp chất A, tạp chất B, tạp chất C và alopurinol.

Thời gian lưu của alopurinol khoảng 10 min.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất B với pic của tạp chất C ít nhất là 1,1.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tạp chất C: Diện tích pic tạp chất C không được lớn hơn diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất (trừ pic của tạp chất A, B và C) không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05%).

Ghi chú:

Tạp chất A: 5-amino-1H-pyrazol-4-carboxamid.

Tạp chất B: 5-(formylamino)-1H-pyrazol-4-carboxamid.

Tạp chất C: 5-(4H-1,2,4-triazol-4-yl)-1H-pyrazol-4-carboxamid.

Tạp chất D: Ethyl 5-amino-1H-pyrazol-4-carboxylat.

Tạp chất E: Ethyl 5-(formylamino)-1H-pyrazol-4-carboxylat.

Tạp chất F: Diazan (hydrazin).

Tạp chất D và E

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Các dung dịch được pha trước khi dùng. Bảo quản và tiêm mẫu  oC, sử dụng thiết bị tiêm mẫu tự động.

Pha động: Methanol – dung dịch (10 : 90).

Dung dịch A: Dung dịch kali dihydrophosphat 0,125 %.

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong 5,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng ngay thành 100,0 ml bằng dung dịch A.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 5,0 mg tạp chất D chuẩn của alopurinol và 5,0 mg tạp chất E chuẩn của alopurinol trong 5,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng ngay thành 100,0 ml bằng dung dịch A. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (5 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh base-deactivated octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (3 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 230 nm.

Tốc độ dòng: 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 1,5 lần thời gian lưu của tạp chất E.

Thời gian lưu của tạp chất D khoảng 3,6 min; tạp chất E khoảng 4,5 min.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu, độ phân giải giữa pic của tạp chất D với pic của tạp chất E ít nhất là 2,0.

Giới hạn:

Tạp chất D: Diện tích pic tạp chất D không được lớn hơn diện tích pic tương ứng trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (0,1 %).

Tạp chất E: Diện tích pic tạp chất E không được lớn hơn diện tích pic tương ứng trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (0,1 %).

Tạp chất F

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Với những điều kiện dưới đây, bất kỳ hydrazin nào có trong mẫu thử cũng phản ứng với benzaldehyd để tạo thành benzaldehyd azin.

Pha động: 2-propanol – hexan (5 : 95).

Hỗn hợp dung môi: Methanol – dung dịch natri hydroxyd loãng (50 : 50).

Dung dịch A: Hòa tan 2,0 g benzaldehyd (TT) vào hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Chuẩn bị dung dịch trước khi dùng.

Dung dịch thử: Hòa tan 250,0 mg chế phẩm vào 5,0 ml hỗn hợp dung môi, thêm 4 ml dung dịch A, lắc đều và để yên ở nhiệt độ phòng trong 2,5 h. Thêm 5,0 ml hexan (TT) và lắc trong 1 min. Đ yên cho tách lớp và lấy lp phía trên.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10,0 mg hydrazin sulfat (TT) trong hỗn hợp dung môi bằng siêu âm trong 2 min và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Tiếp tục pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bng hỗn hợp dung môi. Lấy 5,0 ml dung dịch thu được, thêm 4,0 ml dung dịch A, trộn đều rồi để yên 2,5 h ở nhiệt độ phòng. Thêm 5,0 ml hexan (TT) và lắc trong 1 min. Để yên cho tách lớp và lấy lớp phía trên.

Dung dịch mẫu trắng: Lấy 5,0 ml hỗn hợp dung môi, thêm 4,0 ml dung dịch A trộn đều rồi để yên 2,5 h ở nhiệt độ phòng. Thêm 5,0 ml hexan (TT) và lắc trong 1 min. Để yên cho tách lớp và lấy lớp phía trên.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh cyanosilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm), kích thước lỗ xốp 10 nm.

Nhiệt độ cột: 30 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 310 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch mẫu trắng, dung dịch đối chiếu và dung dịch thử.

Thời gian lưu tương đối so với benzaldehyd (thời gian lưu khoảng 2,8 min): Benzaldehyd azin khoảng 0,8. Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu, độ phân giải giữa pic của benzaldehyd azin vpic của benzaldehyd ít nhất là 2,0; tỉ số tín hiệu trên nhiễu ít nhất là 20 đối với pic của benzaldehyd azin.

Giới hạn:

Tạp chất F: Diện tích pic của benzaldehyd azin trên sắc ký đồ dung dịch thử không được lớn hơn diện tích của pic tương ứng trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (10 phần triệu hydrazin sulfat tương ứng với 2,5 phần triệu hydrazin).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn b mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (3).

Tính hàm lượng alopurinol, C5H4N4O, trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (3) và hàm lượng C5H4N4của alopurinol chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Điều trị bệnh gút và tăng acid uric máu.

Chế phẩm

Viên nén.

ALL-RAC-ALPHA TOCOPHEROL

Alpha tocopherolum

C29H50O2 P.t.l: 430,7

Allracalpha tocopherol là allrac2,5,7,8-tetramethyl-2-(4,8,12-trimethyltridecyl)-3,4-dihydro-2H-1-benzo-pyran-6-ol, phải chtừ 96,0 % đến 101,5 % C29H50O2.

Tính chất

Chất lỏng sánh như dầu, không màu hoặc màu nâu hơi vàng. Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong aceton, ethanol khan, dicloromethan và trong các dầu béo.

Định tính

Có thể chọn một trong 2 nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

NhóII: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của α-tocopherol chuẩn.

B. Góc quay cực: Từ -0,01o đến +0,01o (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong ethanol khan (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mng: Silica gel F254.

Dung môi khai triển: Cyclohexan – ether (80 : 20).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong ml cyclohexan (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10 mg α-tocopherol chuẩn trong 2 ml cyclohexan (TT).

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Lấy bản mỏng ra, làm khô bằng luồng không khí và quan sát dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử có vị trí và kích thước tương tự vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2). Dùng phương pháp chuẩn hóa diện tích pic.

Dung dịch chuẩn nội: Hòa tan 1,0 g squalan (TT) trong cyclohexan (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 10,0 ml dung dịch chuẩn nội.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 10,0 ml cyclohexan (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,100 g α-toco-pherol chuẩn trong 10,0 ml dung dịch chuẩn nội.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg chế phẩm và 10 mg α-tocopheryl acetat (TT) trong cyclohexan (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 10 mg chuẩn all-rac-α-tocopherol để định tính pic (chứa các tạp chất A, B và D) trong cyclohexan (TT) và pha loãng thành 1 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (2) thành 100,0 ml bằng cyclohexan (TT), sau đó lại pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng cyclohexan (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột mao quản, dài 30 m, đường kính 0,25 mm, pha tĩnh là poly(dimethyl)siloxan (TT) (bề dày lớp phim 0,25 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký khí.

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Nhiệt độ cột là 280 oC, buồng tiêm và detector là 290 oC.

Tốc độ dòng 1 ml/min.

Tỷ lệ chia dòng: 1 : 100.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký dung dịch thử (2) và các dung dịch đối chiếu (2), (3) và (4).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của pic all-rac-α-tocopherol.

Định tính các tạp chất: Dùng sắc ký đồ của chuẩn all-rac-α-tocopherol để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định các pic do các tạp chất A, B, và D.

Thời gian lưu tương đối so với all-rac-α-tocopherol (thời gian lưu khoảng 13 min): Squalan khoảng 0,5; tạp chất khoảng 0,7; tạp chất khoảng 0,8; tạp chất C khoảng 1,05 và tạp chất cũng khoảng 1,05. Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic all-rac-α-tocopherol và pic α-tocopheryl acetat ít nht là 3,5.

Giới hạn:

Tạp chất A: Tối đa 0,5 %.

Tạp chất B: Tối đa 1,5 %.

Tổng tạp chất C và D: Tối đa 1,0 %.

Bất kỳ tạp chất nào khác: Mỗi tạp chất tối đa 0,25 %.

Tổng tất cả các tạp chất: Tối đa 2,5 %.

Giới hạn loại bỏ: Diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,1 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: all-rac-trans-2,3,4,6,7-pentamethyl-2-(4,8, 12-trimethyltridecyl)-2,3-dihydrobenzofuran-5-ol.

Tạp chất B: all-rac-cis-2,3,4,6,7-pentamethyl-2-(4,8,12-trimethyltridecyl)-2,3-dihydrobenzofuran-5-ol.

Tạp chất C: 4-methoxy-2,3,6-trimethyl-5-[(allRS,E)-3,7,11,15-tetramethylhexadec-2-enyl]phenol.

Tạp chất D: (all-RS,all-E)-2,6,10,14,19,23,27,31-octa-methyldotriaconta-12,14,18-trien.

Định lượng

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử (1) và dung dịch đối chiếu (1).

Tính hàm lượng phần trăm C29H50O2 dựa vào hàm lượng công bố trên nhãn của α-tocopherol chuẩn.

Bảo quản

Trong khí trơ, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Vitamin.

ALL-RAC-ALPHA TOCOPHEROL ACETAT

Alpha tocopheryli acetas

C31H52O3

P.t.l: 472,7

All-rac-Alpha tocopheryl acetat là 2,5,7,8-tetramethyl-2-(4,8,12-trimethyltridecyl)-3,4-dihydro-2H-1-benzopyran-6-yl acetat, phải chứa từ 96,5 % đến 101,0 % C31H52O3.

Tính chất

Cht lỏng sánh như dầu, trong, không màu hoặc màu vàng hơi ánh lục. Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong aceton, trong ethanol khan và trong các dầu béo.

Định tính

Có thể chọn một trong 2 nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của α-tocopheryl acetat chuẩn.

B. Góc quay cực: Từ -0,01o đến +0,01o (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong ethanol khan (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel F254.

Dung môi khai triển: Cyclohexan – ether (80 : 20).

Dung dịch thử: Hòa tan khoảng 10 mg chế phẩm trong 2 ml cyclohexan (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan khoảng 10 mg α-tocopheryl acetat chuẩn trong 2 ml cyclohexan (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được 2/3 chiều dài của bản mỏng. Lấy bản mỏng ra và làm khô trong luồng không khí.

Kim tra bản mỏng dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử có vị trí và kích thước tương tự vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2). Dùng phương pháp chuẩn hóa diện tích pic.

Dung dịch chuẩn nội: Hòa tan 1,0 g squalan (TT) trong cyclohexan (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử(1): Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 10,0 ml dung dịch chuẩn nội.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 10,0 ml cyclohexan (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,100 g α-tocopheryl acetat chuẩn trong 10,0 ml dung dịch chuẩn nội.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg chế phẩm và 10 mg α-tocopherol (TT) trong cyclohexan (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng cyclohexan (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 10 mg chuẩn all-rac-α-tocopheryl acetat để định tính pic (chứa các tạp chất A, B, E) trong cyclohexan (TT) và pha loãng thành 1 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (2) thành 100,0 ml bằng cyclohexan (TT). Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng cyclohexan (TT) .

Điều kiện sắc ký:

Cột mao quản, dài 30 m, đường kính 0,25 mm, cht mang poly(dimethyl)siloxan (TT) (bề dày phim 0,25 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký.

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Nhiệt độ: Cột 280 oC; buồng tiêm và detector 290 oC.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Tỷ lệ chia dòng: 1 : 100.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký dung dịch thử (2) và các dung dịch đối chiếu (1), (2), (3) và (4).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của all-rac-α-tocopheryl acetat.

Định tính các tạp chất: Dùng sắc ký đồ của chuẩn all-rac-α-tocopheryl acetat để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) đ xác định các pic của các tạp chất A, B, D, và E.

Thời gian lưu tương đối so với all-rac-α-tocopheryl acetat (thời gian lưu khoảng 15 min): Squalan khoảng 0,4; tạp chất A khoảng 0,7; tạp chất B khoảng 0,8; tạp chất C khoảng 0,9; tạp chất D khoảng 1,05 và tạp chất E khoảng 1,05.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất C và pic của all-rac-α-tocopheryl acetat ít nhất là 3,5. Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), diện tích của pic tương ứng với tạp chất C không được lớn hơn 0,2 % so với diện tích của pic tương ứng với all-rac-α-tocopheryl acetat.

Giới hạn:

Các tạp chất A và C: Tối đa mỗi tạp chất không quá 0,5 %.

Tạp chất B: Ti đa 1,5 %.

Tổng tạp chất D và E: Tối đa 1,0 %.

Bất kỳ tạp chất nào khác, mỗi tạp chất tối đa 0,25 %.

Tổng tất cả các tạp chất: Tối đa 2,5 %.

Giới hạn loại bỏ: Diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,1 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: all-rac-trans-2,3,4,6,7-pentamethyl-2-(4,8,12-trimethyltridecyl)-2,3-dihydrobenzofuran-5-yl acetat.

Tạp chất B: all-rac-cis-2,3,4,6,7-pentamethyl-2-(4,8, 12-trimethyltridecyl)-2,3-dihydrobenzofuran-5-yl acetat.

Tạp chất C: all-rac-α-tocopherol.

Tạp chất D: 4-methoxy-2,3,6-trimethyl-5-[(all-RS,E)-3,7,11,15-tetramethylhexadec-2-enyl]phenyl acetat.

Tạp chất E: (all-RS,allE)-2,6,10,14,19,23,27,31-octamethyldotriaconta-12,14,18-trien.

Định lượng

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử (1) và dung dịch đối chiếu (1).

Tính hàm lượng phần trăm C31H52O3 dựa vào hàm lượng công bố trên nhãn của all-rac-α-tocopheryl acetat chuẩn.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Vitamin.

ALVERIN CITRAT

Alverin citratum

C20H27N.C6H8O7

P.t.l: 473,6

Alverin citrat là N-ethyl-3-phenyl-N-(3-phenylpropyl)propan-1-amin dihydro 2-hydroxypropan-1,2,3-tricarboxylat, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C20H27N.C6H8O7, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng, chy ở khoảng 104 oC. Khó tan trong nước và methylen clorid, hơi tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của alverin citrat chuẩn.

pH

Dung dịch chế phẩm 0,5 % trong nước không có carbon dioxyd (TT) phải có pH từ 3,5 đến 4,5 (Phụ lục 6.2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Dung dịch thử: Hoà tan 0,250 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi, thêm 2 ml amoniac (TT)Lắc dung dịch thu được lần, mỗi lần với 15 ml methylen clorid (TT)Gộp các lớp dịch ở dưới, lắc với natri sulfat khan (TT), lọc và bốc hơi dịch lọc bằng cất quay ở nhiệt độ không quá 30 oC. Hòa tan cn thu được bằng methylen clorid (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5 mg tạp chất D chuẩn của alverin (tạp chất D citrat) trong 5 ml nước, thêm 1 ml amoniac (TT). Lắc dung dịch thu được 3 lần, mỗi lần với 5 ml methylen clorid (TT). Gộp các lớp dịch ở dưới, lắc với natri sulfat khan (TT), lọc và bốc hơi dịch lọc bằng cất quay ở nhiệt độ không quá 30 oC. a tan cắn thu được bằng methylen clorid (TT), thêm 0,2 ml dung dịch thử và pha loãng thành 2,0 ml bằng methylen clorid (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng methylen clorid (TT). Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng methylen clorid (TT).

Dung dịch đối chiếu (3)Hòa tan alverin chuẩn dùng để định tính pic (chứa tạp chất C và E) có trong một lọ chuẩn bằng 1 mmethylen clorid (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột silica nung chảy, chiều dài 25 m, đường kính 0,32 mm, pha tĩnh poly(dimethyl)(diphenyl)siloxan (phim có độ dày 0,45 µm).

Khí mang: Khí heli dùng cho sắc ký.

Tốc độ dòng: 2,2 ml/min.

Tỷ lệ chia dòng: 1 : 11.

Nhiệt độ:

 

Thời gian

(min)

Nhiệt đ

(oC)

Cột

0  7

120

7  13

120 → 240

13  21

240

21 – 24

240 → 290

24  39

290

 

Buồng tiêm

 

290

detector

 

290

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo alverin chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic các tạp chất C và E.

Thời gian lưu tương đối so với alverin (thời gian lưu khoảng 16 min): Tạp chất A khoảng 0,28; tạp chất B khoảng 0,29; tạp chất C khoảng 0,46; tạp chất D khoảng 0,97; tạp chất E khoảng 1,7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất D với pic của alverin ít nhất là 3,0.

Giới hạn:

Tạp chất A, B: Với mỗi tạp chất, không được quá 0,1 %.

Tạp chất C: Không được quá 0,2 %.

Tạp chất D, E: Với mỗi tạp chất, không được quá 0,3 %.

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, không được quá 0,10 %.

Tổng tất cả các tạp chất không được quá 1,0 %.

B qua những pic có diện tích nhỏ hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 1-cloro-3-phenylpropan.

Tạp chất B: 3-phenylpropan-1-ol.

Tạp chất C: N-ethyl-3-phenylpropan-1-amin.

Tạp chất D: N-(3-cyclohexylpropyl)-N-ethyl-3-phenylpropan-1-amin.

Tạp chất E: 3-phenyl-N,N-bis(3-phenylpropyl)propan-1-amin.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Dùng 0,5 g chế phẩm, thử theo phương pháp 7. Dùng 1 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) đ chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 80 oC; 2 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2)

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,375 g chế phẩm trong 50 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 47,36 mg C20H27N.C6H8O7.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Giãn cơ trơn, giảm co thắt.

Chế phẩm

Thuốc nang.

AMIKACIN

Amikacinum

C22H43N5O13 P.t.l: 585,6

Amikacin là 6-O-(3-amino-3-deoxy-α-D-glucopyrano-syl)-4-O-(6-amino-6-deoxy-α-D-glucopyranosyl)-1-N-[(2S)-4-amino-2-hydroxybutanoyl]-2-deoxy-D-strep-tamin, chất kháng khuẩn điều chế từ kanamycin A, phải chứa từ 96,5 % đến 102,5 % C22H43N5O13 tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột màu trắng hoặc gần như trắng. Hơi tan trong nước, khó tan trong methanol, thực tế không tan trong aceton và ethanol 96 %.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phu lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của amikacin chuẩn.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel.

Dung môi khai triển: Lấy lớp dưới sau khi lắc kỹ và để yên cho tách lớp của hỗn hợp đồng thể tích của amoniac đặc (TT), methanol (TT) và methylen clorid (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 25 mg amikacin chuẩn trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg kanamycin monosulfat chuẩn trong 1 ml dung dịch thử, pha loãng thành 10 ml bằng nước.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl các dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và dung dịch đối chiếu (2). Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khong 15 cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí và phun dung dịch ninhydrin (TT), sấy ở 110 otrong min. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng về vị trí và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho hai vết tách ra rõ ràng.

pH

Từ 9,5 đến 11,5 (Phụ lục 6.2).

Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong vừa đủ 10 ml nước không có carbon dioxyd (TT), đem đo pH.

Góc quay cực riêng

Từ +97o đến +105o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Định lượng.

Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu (1), Điều chỉnh độ nhạy sao cho chiều cao của pic chính trên sắc ký đồ không được dưi 50 % của thang đo.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, độ phân giải giữa các pic tương ứng của amikacin và tạp chất ít nhất là 3,5.

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 4 lần thời gian lưu của pic amikacin.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1):

Diện tích của pic tương ứng với tạp chất A không được lớn hơn diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1(1 %).

Diện tích của bất kỳ pic phụ khác không được ln hơn 0,5 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Tổng diện tích các pic phụ (kể cả pic của tạp chất A) không được lớn hơn 1,5 lần diện tích của pic chính của dung dịch đối chiếu (1) (1,5 %).

Bỏ qua các pic tương ứng với pic của dung dịch mẫu trng và các pic phụ có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Nước

Không được quá 8,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,20 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Dung dịch kali dihydrophosphat 0,27 % đã được chỉnh đến pH 6,5 bằng dung dịch kali hydroxyd 2,2 % – methanol (30 : 70).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong nước, pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Lấy 0,2 ml dung dịch thu được, cho vào một lọ có nút thủy tinh mài đã có sẵn 2,0 ml dung dịch acid 2,4,6-trinitrobenzen sulphonic 1 %. Thêm 3,0 ml pyridin (TT), đậy nút thật chặt. Lắc mạnh trong 30 s, sau đó đun nóng trong cách thủy  75 otrong 45 min. Làm lạnh trong nước lạnh trong 2 min và thêm 2 ml acid acetic băng (TT), lắc mạnh trong 30 s.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Tiến hành xử lý giống như dung dịch thử (1), bắt đầu từ “Lấy 0,2 ml dung dịch thu được”.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10,0 mg tạp chất A chuẩn của amikacin trong nước và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước. Tiến hành xử lý giống như dung dịch thử (1), bắt đầu từ “Lấy 0,2 ml dung dịch thu được”.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 50,0 mg amikacin chuẩn trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với nước. Tiến hành xử lý giống như dung dịch thử (1), bắt đầu từ “Lấy 0,2 ml dung dịch thu được”.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 5 mg amikacin chuẩn và 5 mg tạp chất A chuẩn của amikacin trong nước, pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi. Tiến hành xử lý giống như dung dịch thử (1), bắt đầu từ “Lấy 0,2 ml dung dịch thu được”.

Dung dịch mẫu trắng: Tiến hành giống như dung dịch thử (1), dùng 0,2 ml nước.

Duy trì nhiệt độ của các dung dịch ở 10 oC.

Điu kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh là octadecylsilyl silica gel (5 µm).

Nhiệt độ cột: 30 oC.

Detector quang phổ tử ngoại đặt tại bước sóng 340 nm.

Tốc độ dòng 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành: Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu (2), điều chỉnh độ nhạy sao cho chiều cao pic chính không được dưới 50 % của thang đo.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic pic amikacin trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (2) thu được từ 6 lần tiêm phải nhỏ hơn 2,0 %.

Tính hàm lượng của C22H43N5O13 từ diện tích pic amikacin thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) và dung dịch đối chiếu (2).

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Thuốc bột tiêm.

AMINOPHYLIN

Aminophyllinum

Theophylin ethylendiamin

(C7H8N4O2)2.C2H8N2

P.t.l: 420,4

Aminophylin là hỗn hợp ổn định của theophylin và ethylendiamin. Chế phẩm có thể khan hoặc ngậm nước, phải cha từ 84,0 % đến 87,4 % theophylin (C7H8N4O2) và từ 13,5 % đến 15,0 % ethylendiamin (C2H8N2), tính theo chế phẩm khan.

Tính cht

Bột hoặc hạt nhỏ trắng hay hơi vàng. Dạng khan dễ hút ẩm.

Dễ tan trong nước (dung dịch tr nên đục khi hấp thụ carbon dioxyd), thực tế không tan trong ethanol khan.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C, E.

Nhóm II: B, C, D, E, F.

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml nước, thêm 2 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) bằng cách thêm từng giọt vừa thêm vừa lắc, lọc. Tủa dùng cho định tính A, B, D và F. Dịch lọc dùng cho định tính C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của tủa đã được ra bằng nước và sấy khô ở 105 ophải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của theophylin chuẩn.

B. Tủa được rửa bằng nước và sy khô ở 105 ocó điểm chảy từ 270 ođến 274 o(Ph lục 6.7).

C. Thêm 0,2 ml benzoyl clorid (TT) vào dịch lọc. Kiềm hóa bằng dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) và lắc kỹ. Lọc lấy tủa, rửa bằng 10 ml nước, hòa tan trong 5 ml ethanol 96 % (TT) nóng ri thêm 5 ml nước. Tủa tạo thành, sau khi được ra và sấy khô ở 105 oC,  điểm chảy từ 248 oC đến 252 o(Phụ lục 6.7).

D. Đun khoảng 10 mg tủa với 1,0 ml dung dịch kali hydroxyd 36 % trong cách thủy ở 90 otrong min. Thêm 1,0 ml dung dịch acid sulfanilic diazo hóa (TT), màu đỏ sẽ từ từ xuất hiện. Song song tiến hành một mẫu trắng.

E. Phải đáp ứng yêu cầu của phép thử Nước.

F. Tủa phải cho phản ứng của nhóm xanthin (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 10 ml nước không có carbon dioxyd (TT) bằng cách đun nóng nhẹ. Dung dịch thu được không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu II (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn dung dịch màu mẫu VL6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp cht liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – dung dịch natri acetat 0,136 % có chứa 0,5% (tt/tt) acid acetic băng (7 : 93).

Dung dịch thử: Hòa tan 47 mg chế phẩm (với dạng khan) hoặc 50 mg chế phẩm (với dạng ngậm nước) trong pha động và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg theobromin (TT) (tạp chất G) trong pha động, thêm 5 ml dung dịch thử và pha loãng thành 100 ml bằng cùng dung môi. Pha loãng 5 ml dung dịch thu được thành 50 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký.

Cột kích thước (25 cm x 4 mm) được nhồi pha tĩnh C (7 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 272 nm.

Tốc độ dòng: 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gp 3,5 lần thời gian lưu của theophylin.

Thời gian lưu tương đối so với theophylin (thời gian lưu khoảng 6 min): Tạp chất G khoảng 0,6.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất G với pic của theophylin ít nhất là 2,0.

Giới hạn:

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

B qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 1,3,7-trimethyl-3,7-dihydro-1H-purin-2,6-dion (cafein).

Tạp chất B: 3-methyl-3,7-dihydro-1H-purin-2,6-dion.

Tạp chất C: N-(6-amino-1,3-dimethyl-2,4-dioxo-1,2,3,4-tetrahydropyrimidin-5-yl)formamid.

Tạp chất D: N-methyl-5-(methylamino)-1H-imidazol-4-carboxamid.

Tạp chất E: 1,3-dimethyl-7,9-dihydro-1H-purin-2,6,8(3H)-trion.

Tạp chất F: 7-(2-hydroxyethyl)-1,3-dimethyl-3,7-dihydro-1H-purin-2,6-dion (etofylin).

Tạp chất G: 3,7-dimethyl-3,7-dihydro-1H-purin-2,6-dion (theobromin).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8). Dùng nước làm dung môi.

Lấy 0,500 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 8. Chuẩn b 1 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Sẽ có tủa tạo thành khi thêm dung dịch đệm pH 3,5. Tủa phải tan lại hoàn toàn khi pha loãng đến 100 ml bằng nước.

Nước

Không được quá 1,5 % (với dạng khan) (Phụ lục 10.3).

Từ 3,0 đến 8,0 % (với dạng ngậm nước) (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,50 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Ethylendiamin: Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 30 ml nước, thêm 0,1 ml dung dịch lục bromocresol (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) cho tới khi xuất hiện màu xanh lục.

ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 3,005 mg C2H8N2.

Theophylin: Sấy khoảng 0,200 g chế phẩm ở 135 ođến khối lượng không đổi. Hòa tan cắn trong 100 ml nước bằng cách đun nóng, để nguội, thêm 20 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 M và lắc. Thêm 1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT) và chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) cho tới khi có màu xanh lam.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 18,02 mg C7H8N4O2.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Giãn khí – phế quản, giãn cơ trơn mạch máu, lợi tiểu. Trị hen suyễn.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, viên nén.

AMITRIPTYLIN HYDROCLORID

Amitriptylini hydrochloridum

C20H23N.HCl

P.t.l: 313,9

Amitriptylin hydroclorid là 3-(10,11-dihydro-5H-dibenzo[a,d][7]annulen-5-yliden)-N,N-dimethylpropan-1-amin hydroclorid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C20H23N.HCl, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh thể không màu hoặc bột trắng hay gần như trắng. Dễ tan trong nước, ethanol 96 % và methylen clorid.

Định tính

A. Ph hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của amitriptylin hydroclorid chuẩn.

B. 20 mg chế phẩm phải cho phản ứng (A) của clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,25 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25 ml bằng cùng dung môi.

Dung dịch phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn dung dịch màu mẫu N7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 10 ml bằng cùng dung môi. Thêm 0,1 ml dung dịch đỏ methyl (TT) và 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 M (TT). Dung dịch phải có màu vàng. Thêm 0,4 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT). Dung dịch chuyển sang màu đ.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – dung dịch đệm pH 7,0 (35 : 65).

Dung dịch đệm pH 7,0: Hòa tan 5,23 g dikali hydrophosphat (TT) trong 1000 ml với nước, điều chỉnh đến pH 7,0 bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm vào pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5,0 mg dibenzosuberon chuẩn (tạp chất A) và 5,0 mg cyclobenzaprin hydroclorid chuẩn (tạp chất B) trong 5,0 ml dung dịch thử và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 50,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped polar-embedded octadecylsilyl amorphous organosilica polymer (5 µm).

Nhiệt độ cột: 40 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1,2 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3 lần thời gian lưu của amitriptylin.

Thời gian lưu tương đối so với amitriptylin (thời gian lưu khoảng 14 min): Tạp chất B khoảng 0,9; tạp chất A khoảng 2,2.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất B với pic của amitriptylin ít nhất là 2,0.

Giới hạn:

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic amitriptylin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 3 lần diện tích pic amitriptylin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,3 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic amitriptylin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 10,11 -dihydro-5H-dibenzo[a,d][7]annulen-5-on (dibenzosuberon).

Tạp chất B: 3-(5H-dibenzo[a,d][7]annulen-5-yliden)-N,N-dimethylpropan-1-amin (cyclobenzaprin).

Tạp chất C: 3-(10,11-dihydro-5H-dibenzo(a,d][7]annulen-5-yliden)-N-methylpropan-1-amin (nortriptylin).

Tạp chất D: 5-[3-(dimethylamino)propyl)]-10,11-dihydro-5H-dibenzo[a,d][7]annulen-5-ol.

Tạp chất E: N,N-dimethyl-3-(1,2,3,4,4a, 10,11,11a-octahydro-5H-dibenzo[a,d][7]annulen-5-yliden)propan-1-amin.

Tạp chất F: (5EZ,10RS)-5-[3-(dimethylamino)propyliden)-10,11-dihydro-5H-dibenzo[a,d][7]annulen-5-ol.

Tạp chất G: 10,11 -dihydro-5H-dibenzo[a,d][7]annulen-5-ol (dibenzosuberol).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 6. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC, 2 h)

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 30 ml ethanol 96 % (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 31,39 mg C20H24ClN.

Bảo quản

Bảo quản tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, ức chế tái thu nạp monoamin.

Chế phẩm

Viên nén.

AMLODIPIN BESILAT

Amlodipini besilas

C20H25ClN2O5.C6H6O3S

P.t.l: 567,1

Amlodipin besilat là 3-ethyl 5-methyl (4RS)-2-[(2-aminoethoxy)methyl]-4-(2-clorophenyl)-6-methyl-1,4-dihydropyridin-3,5-dicarboxylat benzensulfonat, phải chứa từ 97,0 % đến 102,0 % C20H25ClN2O5.C6H6O3S, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột màu trắng hoặc gần như trắng.

Dễ tan trong methanol, hơi tan trong ethanol khan, khó tan trong nước và 2-propanol.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của amlodipin besilat chuẩn.

Góc quay cực

Từ -0,10o đến +0,10o (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Tiến hành trong điều kiện tránh ánh sáng.

Pha động: Dung dịch amoni acetat 0,23 % – methanol (30 : 70).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử (1) thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (1) thành 10,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 2,5 mg tạp chất B chuẩn của amlodipin và 2,5 mg tạp chất G chuẩn của amlodipin trong pha động và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 2,5 mg amlodipin chuẩn dùng để định tính pic (chứa các tạp chất D, E và F) trong 5 ml pha động.

Dung dịch đối chiếu (4): Hoà tan 5,0 mg tạp chất A chuẩn của amlodipin trong acetonitril (TT) và pha loãng thành 5,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (5): Hòa tan 50,0 mg amlodipin besilat chuẩn trong pha động và pha loãng thành 50,ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Nhiệt độ cột: 30 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 237 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1), (2), (3) và (4).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của amlodipin.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đ cung cấp kèm theo amlodipin chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của các tạp chất D, E và F. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của tạp chất A.

Thời gian lưu tương đối so với amlodipin (thời gian lưu khoảng 20 min): Tạp chất G khoảng 0,21; tạp chất B khoảng 0,25; tạp chất D khoảng 0,5; tạp chất F khoảng 0,8; tạp chất E khoảng 1,3.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất G vi pic của tạp chất B ít nhất là 2,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Đ tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất D là 1,7; tạp chất F là 0,7.

Tạp chất D: Diện tích pic tạp chất D đã hiệu chỉnh không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,15 %).

Tạp chất E, F: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn 1,5 ln diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng các tạp chất: Không được quá 0,8 %.

B qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %); bỏ qua pic của benzen sulfonat (thời gian lưu tương đối so với amlodipin khoảng 0,14).

Ghi chú:

Tạp chất A: 3-ethyl 5-methyl (4RS)-4-(2-clorophenyl)-2-[[2-(1,3-dioxo-1,3-dihydro-2H-isoindol-2-yl)ethoxy]methyl]-6-methyl-1,4-dihydropyridin-3,5-dicarboxylat.

Tạp chất B: 3-ethyl 5-methyl (4RS)-4-(2-clorophenyl)-6-methyl-2-[[2-[[2-(methylcarbamoyl)benzoyl]amino]ethoxy] methyl]-1,4-dihydropyridin-3,5-dicarboxylat.

Tạp chất D: 3-ethyl 5-methyl 2-[(2-aminoethoxy)methyl]-4-(2-clorophenyl)-6-methylpyridin-3,5-dicarboxylat.

Tạp chất E: Dimethyl (4RS)-2-[(2-aminoethoxy)methyl]-4-(2-clorophenyl)-6-methyl-1,4-dihydropyridin-3,5-dicarboxylat.

Tạp chất F: Dimethyl (4RS)-2-[(2-aminoethoxy)methyl]-4-(2-clorophenyl)-6-methyl-1,4-dihydropyridin-3,5-dicarboxylat.

Tạp chất G: Dimethyl 4-(2-clorophenyl)-2,6-dimethyl-1,4-dihydropyridin-3,5-dicarboxylat.

Tạp chất H: Acid 2-[[2-[[(4RS)-4-(2-clorophenyl)-3-(ethoxycarbonyl)-5-(methoxycarbonyl)-6-methyl-1,4-dihydropyridin-2-yl]methoxy)ethyl]carbamoyl]benzoic.

Nước

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 1,000 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (5).

Tính hàm lượng của C26H31ClN2O8S trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (5) và hàm lượng được công bố của C26H31ClN2O8S trong amlodipin besilat chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc chẹn kênh calci.

Chế phẩm

Nang, viên nén.

AMONI CLORID

Amonii chloridum

NH4Cl

P.t.l: 53,49

Amoni clorid phải chứa từ 99,0 % đến 100,5 % NH4Cl, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể không màu, dễ tan trong nước.

Định tính

A. Chế phẩm cho phản ứng của ion clorid (Phụ lục 8.1).

B. 10 ml dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch) cho phản ứng của muối amoni (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 10,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Ly 10 ml dung dịch S, thêm 0,05 ml dung dịch đỏ methyl (TT). Để chuyển màu dung dịch, không được dùng quá 0,5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) hoặc dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ).

Bromid và iodid

Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 0,1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và 0,05 ml dung dịch cloramin T 2 % (TT). Sau 1 min, thêm 2 ml cloroform (TT) và lắc mạnh. Lớp cloroform phải không màu.

Sulfat

Không được quá 0,015 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 10 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Calci

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.3).

Pha loãng 5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S và tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị dung dịch đối chiếu.

Sắt

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Pha loãng 5 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước và tiến hành thử.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC; 2 h)

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 2,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 1,000 g chế phẩm trong 20 ml nước. Thêm một hỗn hợp gồm 5 ml formaldehyd (TT) đã được trung tính hóa trước theo chỉ thị là dung dịch phenolphtalein (TT) và 20 ml nước. Sau 1 min đến 2 min, chuẩn độ chậm bằng dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ). Dùng 0,2 ml dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ) tương đương với 53,49 mg NH4Cl.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Dùng để acid hóa nước tiểu và điều trị nhiễm kiềm chuyển hóa.

Chế phẩm

Dung dịch uống.

AMOXICILIN TRIHYDRAT

Amoxicillinum trihydricum

C16H19N3O5S.3H2O

P.t.l: 419,4

Amoxicilin trihydrat là acid (2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-amino-2-(4-hydroxyphenyl)acetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic trihydrat, phải cha từ 95,0 % đến 102,0 % C16H19 N3O5S, tính theo chế phẩm khan.

Sản phẩm bán tng hợp từ một sản phẩm lên men.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hay gần như trắng.

Khó tan trong nước và rất khó tan trong ethanol 96 %, thực tế không tan trong dầu béo. Tan trong các dung dịch acid loãng và dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của amoxicilin trihydrat chuẩn.

B. Tiến hành phương pháp sắc ký lớp mỏng theo “Định tính các penicilin” (Phụ lục 8.2), dùng pha động B.

C. Chế phẩm phải cho phản ứng B trong phép thử “Phản ứng màu của các penicilin và cephalosporin” (Phụ lục 8.3).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan riêng biệt 1,0 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid hydrocloric 0,5 M (TT) và 1,0 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch amoniac 2 M (TT). Quan sát ngay sau khi hòa tan, cả hai dung dịch trên không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu II (Phụ lục 9.2).

pH

Dung dịch S: Lắc siêu âm hoặc đun nóng nhẹ để hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 50,0 ml nước không có carbon dioxyd (TT).

pH của dung dịch S phải từ 3,5 đến 5,5 (Phụ lục 6.2).

Góc quay cực riêng

Từ +290o đến +315o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 5.13).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Dung dịch đệm pH 5,0: Thêm dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) vào 250 ml dung dịch kali dihydrophosphat 0,2 M (TT) đến pH 5,0 và pha loãng thành 1000,0 ml bằng nước.

Pha động A: Acetonitril – dung dịch đệm pH 5,0 (1 : 99).

Pha động B: Acetonitril – dung dịch đệm pH 5,0 (20 : 80).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 30,0 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 30,0 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi. Dùng ngay sau khi pha.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 30,0 mg amoxicilin trihydrat chuẩn trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 4,0 mg cefadroxil chuẩn trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Hút 5,0 ml dung dịch thu được và 5,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thêm pha động A vừa đủ 100 ml.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 2,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 20,0 ml bằng pha động A. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng pha động A.

Điều kiện sắc ký.

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 50 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(tt/tt)

Pha động B

(tt/tt)

0 – tR

92

8

tR  (tR + 25)

92 → 0

8 → 100

(tR + 25) – (tR + 40)

0

100

(tR + 40) – (tR + 55)

92

8

tR = thời gian lưu của amoxicilin xác định được ở sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3).

Nếu điều chỉnh tỷ lệ pha động để đạt được độ phân giải yêu cầu, việc điều chỉnh này phải được thực hiện ngay tại thời điểm 0 của chương trình dung môi và ở phần Định lượng.

Tiến hành sắc ký đẳng dòng với thành phần pha động như thời điểm bắt đầu chương trình dung môi với dung dịch đối chiếu (2) và (3). Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi ở trên với dung dịch thử (2) và mẫu trắng là pha động A.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của amoxicilin với pic của cefadroxil ít nhất là 2,0 (điều chỉnh tỷ lệ pha động : B nếu cần).

Giới hạn:

Các tạp chất: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (2S,5R,6R)-6-amino-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (acid 6-aminopenicilanic).

Tạp chất B: Acid (2S,5R,6R)-6-[[(2S)2-amino-2-(4-hydroxyphenyl)acetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (L-amoxicilin).

Tạp chất C: Acid (4S)-2-[5-(4-hydroxyphenyl)-3,6-dioxopiperazin-2-yl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (amoxicilin diketopiperazin).

Tạp chất D: Acid (4S)-2-[[[(2R)-2-amino-2-(4-hydroxyphenyl)acetyl]amino]carboxymethyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (acid peniciloic của amoxicilin).

Tạp chất E: Acid (2RS,4S)-2-[[[(2R)-2-amino-2-(4-hydroxyphenyl)acetyl]amino]methyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (acid peniloic của amoxicilin).

Tạp chất F: 3-(4-hydroxyphenyl)pyrazin-2-ol.

Tạp chất G: Acid (2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-[[(2R)-2-amino-2-(4-hydroxyphenyl)acetyl]amino]-2-(4-hydroxy phenyl)acetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (D-(4-hydroxy phenyl)glycylamoxicilin).

Tạp chất H: Acid (2R)-2-[(2,2-dimethylpropanoyl)amino]-2-(4-hydroxyphenyl)acetic.

Tạp chất I: Acid (2R)-2-amino-2-(4-hydroxyphenyl)acetic.

Tạp chất J: Các co-oligomer của amoxicilin và acid peniciloic của amoxicilin.

Tạp chất K: Các oligomer của acid peniciloic của amoxicilin.

Tạp chất L: Acid (2S,5R,6R)-6-[[(2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-[[(2R)-2-amino-2-(4-hydroxyphenyl)acetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carbonyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (6-APA amoxicilin amid).

N,N-Dimethylanilin

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 10.16, phương pháp 1 hoặc 2).

Nước

11,5 % đến 14,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,100 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Pha động: Tỷ lệ ban đầu của pha động A và B. Điều chỉnh t lệ nếu cần.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1).

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic amoxicilin trihydrat trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (1) thu được từ 6 ln tiêm không được lớn hơn 1,0.

Tính hàm lượng phần trăm của C16H19N3O5S trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng của C16H19N3O5S trong amoxicilin trihydrat chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Viên nén, nang, bột pha hỗn dịch.

AMPHOTERICIN B

Amophotericincum B

C47H73NO17

P.t.l: 924,0

Amphotericin B là một hỗn hợp các polyen chống nấm được sản xuất bằng cách nuôi cy một số giống Streptomyces nodosus hoặc bằng các phương pháp khác, chứa chủ yếu là amphotericin B.

Amphotericin B là: Acid (1R,3S,5R,6R,9R,11R,15S,16R,17R,18S,19E,21E,23E,25E,27E,29E,31E,33R,35S,36R,37S)-33-[(3-amino-3,6-dideoxy-β-D-mannopyranosyl)oxy]-1,3,5,6,9,11,17,37-octahydroxy-15,16,18-trimethyl-13-oxo-14,39-dioxabicyclo-[33.3.1]nonatriaconta-19,21,23,25,27,29, 31-heptaen-36 carboxylic.

Hoạt lực của chế phẩm không được nhỏ hơn 750 IU/mg, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột màu vàng hoặc da cam, hút ẩm.

Thực tế không tan trong nước và ethanol 96 %, tan trong dimethyl sulfoxyd và propylen glycol, khó tan trong dimethylformamid, rất khó tan trong methanol.

Dung dịch chế phẩm loãng nhạy cảm với ánh sáng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với ph hấp thụ hồng ngoại của amphotericin B chuẩn. Nếu phổ của chế phẩm khác với phổ của chất chuẩn thì sấy chế phẩm và cht chuẩn ở 60 oC, áp suất không quá 0,7 kPa trong 1 h và tiến hành đo phổ mới.

B. Hòa tan 25 mg chế phẩm trong 5 ml dimethyl sulfoxyd (TT) và pha loãng thành 50 ml bằng methanol (TT). Pha loãng 2 ml dung dịch này thành 200 ml bằng methanol (TT). Ph hấp thụ tử ngoại khả kiến (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng bước sóng từ 300 nm đến 450 nm cho 3 cực đại hấp thụ ở bước sóng 362 nm, 381 nm và 405 nm. Tỷ số giữa độ hấp thụ ở bước sóng 362 nm và bước sóng 381 nm phải từ 0,57 đến 0,61. Tỷ s giữa độ hấp thụ ở bước sóng 381 nm và bước sóng 405 nm phải từ 0,87 đến 0,93.

C. Thêm 5 ml acid phosphoric (TT) vào 1 ml dung dịch chế phẩm 0,05 % trong dimethyl sulfoxyd (TT) sao cho lớp acid nằm ở bên dưới, tránh làm trộn lẫn 2 lớp chất lng. Một vòng màu xanh lam xuất hiện ngay lập tức ở mặt tiếp xúc giữa 2 lớp chất lỏng. Lắc, màu xanh lam đậm được tạo thành. Thêm 15 ml nước và lắc, dung dịch sẽ chuyển thành màu vàng nhạt.

D. Trong phần Tạp chất liên quan, thời gian lưu ca pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử tại bước sóng 383 nm phải giống thời gian lưu của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Tránh ánh sáng khi chuẩn bị các dung dịch và sử dụng trong vòng 24 h, trừ dung dịch đối chiếu (3) phải tiêm ngay sau khi pha.

Pha động AMethanol – acetonitril – dung dịch đệm pH 4,7 (1 : 3 : 6).

Pha động B: Methanol – dung dịch đệm pH 3,9- acetonitril (12 : 20 : 68).

Dung dịch đệm pH 3,9: Dung dịch acid citric 0,42 % được điều chỉnh đến pH 3,9 bằng amoniac đậm đặc (TT).

Dung dịch đệm pH 4,7: Dung dịch acid citric 0,42 % được điều chỉnh đến pH 4,7 bằng amoniac đậm đặc (TT).

Hỗn hợp dung môi: Dung dịch amoni acetat 1 % – N-methylpyrolidon – methanol (1 : 1 : 2).

Dung dịch thử: Hòa tan 20,0 mg chế phẩm trong 15 ml N-methylpyrolidon (TT), trong vòng 2 h pha loãng thành 50,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 25,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20,0 mg amphotericin B chuẩn trong 15 ml N-methylpyrolidon (TT), trong vòng 2 h pha loãng thành 50,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 25,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 20,0 mg nystatin chuẩn trong 15 ml N-methylpyrolidon (TT), trong vòng 2 h pha loãng thành 50,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 25,0 ml bằng dung dịch đối chiếu (1). Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (4): Để tạo ra tạp chất B và C, hòa tan 10 mg chế phẩm trong 5 ml N- methylpyrolidon (TT), trong vòng 2h thêm 35 ml hỗn hợp methanol – ethanol (1 : 4), thêm 0,10 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) trộn đều và ủ ở 25 otrong 2,5 h. Thêm 10 ml dung dịch amoni acetat 1% và trộn đều.

Dung dịch đối chiếu (5): Hòa tan 4 mg amphotericin B chuẩn dùng để định tính pic (chứa tạp chất A và B) trong 5 ml N-methylpyrolidon (TT) trong vòng 2 h pha loãng thành 50 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch mẫu trắng: Hỗn hợp dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh base-deactivated end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (3 µm).

Nhiệt độ cột: 20 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt tại bước sóng 303 nm để phát hiện các tetraen, tại bước sóng 383 nm để phát hiện các heptaen.

Tốc độ dòng: 0,8 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  3

100

0

3 – 23

100  70

0 → 30

23 – 33

70 → 0

30 → 100

33 – 40

0

100

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (2), (3), (4) và (5).

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo amphotericin B chuẩn dùng đ định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (5) để xác định pic của tạp chất A và tạp chất B.

Thời gian lưu tương đối so với amphotericin B (thời gian lưu khoảng 16 min): Tạp chất B khoảng 0,75; tạp chất A khoảng 0,8; nystatin khoảng 0,85.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống tại bước sóng 383 nm: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4), độ phân giải giữa 2 pic có thời gian lưu tương đối khoảng 0,7 ít nhất là 1,5.

Giới hạn:

Tại bước sóng 303 nm:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 2,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (5,0 %); nếu sử dụng để sản xuất thuốc tiêm thì diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (2,0 %)

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,1 %).

Tại bước sóng 383 nm:

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn 4 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (4,0 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (2,0 %).

Tng các tạp chất ở bước sóng 303 nm và bước sóng 383 nm: Không được lớn hơn 15,0 %.

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Amphotericin A (28,29-dihydro-amphotericin B).

Tạp chất B: Amphotericin X1 (13-O-methyl-amphotericin B).

Tạp chất C: Amphotericin X2 (13-O-ethyl-amphotericin B).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 5,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; áp suất không quá 0,7 kPa; 60 oC).

Tro sulfat

Không được quá 3,0 % và không được quá 0,5 % khi sử dụng để sản xuất thuốc tiêm (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 1,0 EU/mg nếu sử dụng để sản xuất thuốc tiêm mà không có biện pháp hữu hiệu để loại bỏ nội độc tố vi khuẩn (Phụ lục 13.2).

Định lượng

Trong quá trình định lượng, tất cả các dung dịch phải tránh ánh sáng.

Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong dimethyl sulfoxyd (TT) và vừa lắc vừa thêm dung môi này đến vừa đ 25,0 ml. Lắc dung dịch gốc liên tục và từ dung dịch gốc này pha loãng bằng dimethyl sulfoxyd (TT) để thu được các dung dịch có nồng độ thích hợp (44,4; 66,7 và 100 IU/ml). Dung dịch cuối cùng được chuẩn bị bằng cách pha loãng 20 lần các dung dịch trên bằng dung dịch đệm số 14 (Phụ lục 13.9) vì vậy các dung dịch cuối cùng có cha 5 % (tt/tt) dimethyl sulfoxyd (TT). Chuẩn bị đồng thời dung dịch chuẩn và dung dịch thử trong cùng một điều kiện. Tiến hành “Xác định hoạt lực thuốc kháng sinh bằng phương pháp thử vi sinh vật” (Phụ lục 13.9).

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng và giữ ở nhiệt độ 2 ođến 8 oC. Nếu chế phẩm vô trùng, bảo quản trong bao bì vô trùng, kín.

Nhãn

Trên nhãn phải ghi rõ nếu dùng để sản xuất thuốc tiêm.

Loại thuốc

Chống nấm.

Chế phẩm

Viên ngậm. Hỗn dịch uống.

AMPICILIN

Ampicillinum

C16H19N3O4S

P.t.l: 349,4

Ampicilin là acid (2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C16H19N3O4S, tính theo chế phẩm khan.

Sản phẩm bán tổng hợp từ một sản phẩm lên men.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, đa hình.

Hơi tan trong nước, thực tế không tan trong aceton, ethanol 96 % và dầu béo. Tan trong dung dịch acid loãng và dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của ampicilin chuẩn.

B. Tiến hành phương pháp sắc ký lớp mỏng theo “Định tính các penicilin” (Phụ lục 8.2), dùng pha động B.

C. Chế phẩm phải cho phản ứng B trong phép thử “Phản ứng màu của các penicilin và cephalosporin” (Phụ lục 8.3).

D. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của phép thử Nước.

Độ trong của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT), đồng thời hòa tan 1,0 g chế phẩm khác trong 10 ml dung dịch amoniac 2 M (TT). Quan sát ngay sau khi hòa tan. Cả hai dung dịch trên không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu số II (Phụ lục 9.2).

pH

Từ 3,5 đến 5,5 (Phụ lục 6.2).

Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 40 ml với cùng dung môi.

Góc quay cực riêng

Từ +280o đến +305o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 62,5 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Trộn đều 0,5 ml acid acetic loãng (TT), 50 ml dung dịch kali dihydrophosphat 0,2 M (TT) và 50 ml acetonitril (TT), thêm nước vừa đ 1000 ml.

Pha động B: Trộn đều 0,5 ml acid acetic loãng (TT), 50 ml dung dịch kali dihydrophosphat 0,2 M (TT) và 400 ml acetonitril (TT), thêm nước vừa đ 1000 ml.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 27,0 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 27,0 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Chuẩn bị ngay trước khi dùng.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 27,0 mg ampicilin khan chuẩn bằng pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 2,0 mg cefradin chuẩn trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Trộn đều 5,0 ml dung dịch thu được và 5,0 ml dung dịch đối chiếu (1).

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 20,0 ml bng pha động A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 50 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(tt/tt)

Pha động B

(tt/tt)

0 – tR

85

15

tR – (tR + 30)

85 → 0

15 → 100

(tR + 30) – (tR + 45)

0

100

(tR + 45) – (tR 60)

85

15

tR = thời gian lưu của ampicilin xác định được ở sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3).

Nếu phải điều chỉnh tỷ lệ các thành phần pha động để đạt độ phân giải yêu cầu, việc điều chỉnh này phải được thực hiện ngay tại thời điểm 0 của chương trình dung môi và ở phần Định lượng.

Tiến hành sắc ký đẳng dòng với thành phần pha động như thời điểm bắt đầu chương trình dung môi với dung dịch đối chiếu (2) và (3). Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi ở trên với dung dịch thử (2) và mẫu trắng là pha động A.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của ampicilin và pic của cefradin ít nhất là 3,0; nếu cần điều chỉnh tỷ lệ pha động : B.

Giới hạn:

Tất c các tạp chất: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (2S,5R,6R)-6-amino-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (acid 6-aminopenicilnanic).

Tạp chất B: Acid (2S,5R,6R)-6-[[(2S)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0] heptan-2-carboxylic (L-ampicilin).

Tạp chất C: Acid (4S)-2-(3,6-dioxo-5-phenylpiperazin-2-yl)-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (diketopiperazin của ampicilin).

Tạp chất D: Acid (4S)-2-[[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]carboxymethyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (acid peniciloic của ampicilin).

Tạp chất F: Acid (2RS,4S)-2-[[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]methyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (acid peniloic của ampicilin).

Tạp chất E: Acid (2S)-2-[[[(2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]hept-2-yl]carbonyl]amino]-2-phenylacetic (ampicilinyl-D-phenylglycin).

Tạp chất G: (3R,6R)-3,6-Diphenylpiperazin-2,5-dion.

Tạp chất H: 3-Phenylpyrazin-2-ol.

Tạp chất I: Acid (2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-2phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (D-phenylglycylampicilin).

Tạp chất J: Acid (2S,5R,6R)-6-[(2,2-dimethylpropanoyl)amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic.

Tạp chất K: Acid (2R)-2-[(2,2-dimethylpropanoyl)amino]-2-phenylacetic.

Tạp chất L: Acid (2R)-2-amino-2-phenylacetic (D-phenylglycin).

Tạp chất M: Các co-oligomer của ampicinlin và của acid peniciloic của ampicilin.

N,N-Dimethylanilin

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 10.16, phương pháp 2).

Nước

Không được quá 2,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,300 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Pha động: Tỷ lệ ban đầu của pha động A và B. Điều chỉnh nếu cần.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1).

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic ampicilin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) trong 6 lần tiêm không được lớn hơn 1,0.

Tính hàm lượng của C16H19N3O4S trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng của C16H19N3O4S trong ampicilin khan chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín, để ở nhiệt độ dưới 30 oC.

Loại thuốc

Kháng sinh nhóm beta-lactam.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

AMPICILIN NATRI

Ampicillinum natricum

C16H18N3NaO4S

P.t.l: 371,4

Ampicilin natri là muối natri của acid (2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic, phải chứa từ 91,0 % đến 102,0 % C16H18N3NaO4S, tính theo chế phẩm khan.

Sn phẩm bán tng hợp từ một sản phẩm lên men.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, hút ẩm.

Dễ tan trong nước, hơi tan trong aceton. Thực tế không tan trong dầu béo và parafin lỏng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 5 ml nước, thêm 0,5 ml dung dịch acid acetic loãng (TT), khuấy đều và để yên 10 min trong nước đá. Lọc tinh thể qua phễu lọc xốp nhỏ (số độ xốp 40) sử dụng hút chân không, rửa tủa bằng 2 ml đến 3 ml hỗn hợp nước – aceton (1 : 9), sấy tủa ở nhiệt độ 60 otrong 30 min. Phổ hấp thụ hồng ngoại của tủa thu được (Phụ lục 4.2) phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của ampicilin trihydrat chuẩn.

B. Tiến hành phương pháp sắc ký lớp mỏng theo định tính các penicilin (Phụ lục 8.2).

C. Phản ứng B trong phép thử phản ứng màu của các penicilin và các cephalosporin (Phụ lục 8.3).

D. Chế phẩm phải cho phản ứng A của phép thử ion natri (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Lấy 1,0 g chế phẩm vào 1 bình nón, thêm 10 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT) từ từ và khuấy liên tục. Hòa tan 1,0 g chế phẩm khác trong nước và pha loãng thành 10ml bằng nước. Quan sát ngay sau khi hòa tan. Cả hai dung dịch trên không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu số II (Phụ lục 9.2). Độ hấp thụ ánh sáng (Phụ lục 4.1) của dung dịch chế phẩm trong nước đo ở bước sóng 430 nm không được lớn hơn 0,15.

pH

Từ 8,0 đến 10,0 (Phụ lục 6.2).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20 ml bằng cùng dung môi. Sau khi hòa tan 10 min tiến hành đo pH.

Góc quay cực riêng

Từ +258o đến +287o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 62,5 mg chế phẩm trong dung dịch kali hydrophtalat 0,4 % và pha loãng thành 25,0 ml bằng cùng dung môi và tiến hành đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Trộn đều 0,5 ml acid acetic loãng (TT), 50 ml dung dịch kali dihydrophosphat 0,2 M (TT) và 50 ml acetonitril (TT), thêm nước vừa đủ 1000 ml.

Pha động B: Trộn đều 0,5 ml acid acetic loãng (TT), 50 ml dung dịch kali dihydrophosphat 0,2 M (TT) và 400 ml acetonitril (TT), thêm nước vừa đủ 1000 ml.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 31,0 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi

Dung dịch thử (2): Hòa tan 31,0 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Chuẩn bị ngay trước khi dùng.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 27,0 mg ampicilin khan chuẩn trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 2,0 mg cefradin chuẩn trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Trộn đều 5,0 ml dung dịch thu được và 5,0 ml dung dịch đối chiếu (1).

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 20,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (4): Lấy 0,20 g chế phẩm, thêm 1,0 ml nước, làm nóng ở 60 otrong h. Pha loãng 0,5 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng pha động A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0ml/min.

Thể tích tiêm: 50 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(tt/tt)

Pha động B

(tt/tt)

0 – tR

85

15

tR – (tR + 30)

85 → 0

15 → 100

(tR + 30) – (tR + 45)

0

100

(tR + 45) – (tR + 60)

85

15

tR = Thời gian lưu của ampicilin xác định được  sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3).

Nếu phải điều chỉnh các thành phần của pha động để đạt độ phân giải như yêu cầu thì các thành phần được điều chỉnh sẽ được áp dụng tại thời điểm ban đầu và trong định lượng.

Tiến hành sắc ký đẳng dòng với thành phần pha động như thời điểm bắt đầu của chương trình dung môi với dung dịch đối chiếu (2) và (3). Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi với dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (4) và mẫu trắng là pha động A.

Định tính các pic: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của ampicilin và ampicinlin dimer.

Thời gian lưu tương đối của ampicilin dimer so với ampicilin khoảng 2,8.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của ampicilin với pic của cefradin ít nht là 3,0. Nếu cần, điều chỉnh tỷ lệ pha động : B.

Giới hạn:

Ampicilin dimer: Diện tích pic ampicilin dimer không được lớn hơn 4,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (4,5 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (2 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (2S,5R,6R)-6-amino-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (acid 6-aminopenicilinanic).

Tạp chất B: Acid (2S,5R,6R)-6-[[(2S)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2carboxylic (L-ampicilin).

Tạp chất C: Acid (4S)-2-(3,6-dioxo-5-phenylpiperazin-2-yl)-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (diketopiperazin của ampicilin).

Tạp chất D: Acid (4S)-2-[[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]carboxymethyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (acid peniciloic của ampicilin).

Tạp chất E: Acid (2S)-2-[[[(2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]hept-2-yl]carbonyl]amino]-2-phenylacetic (ampicilinyl-D-phenylglycin).

Tạp chất F: Acid (2RS,4S)-2-[[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]methyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (acid peniloic của ampicilin).

Tạp chất G: (3R,6R)-3,6-Diphenylpiperazin-2,5-dion.

Tạp chất H: 3-Phenylpyrazin-2-ol.

Tạp chất I: Acid (2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-2phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (D-phenylglycylampicilin).

Tạp chất J: Acid (2S,5R,6R)-6-[(2,2-dimethylpropanoyl)amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic.

Tạp chất K: Acid (2R)-2-[(2,2-dimethylpropanoyl)amino]-2-phenylacetic.

Tạp chất L: Acid (2R)-2-amino-2-phenylacetic (D-phenylglycin).

Tạp chất M: Các co-oligomer của ampicinlin và acid peniciloic của ampicilin.

Tạp chất N: Các oligomer của acid peniciloic của ampicilin.

N,N- Dimethylanilin

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 10.16, phương pháp 2).

Acid 2-ethylhexanoic

Không được quá 0,8 % (kl/kl) (Phụ lục 10.17).

Methylen clorid

Không được quá 0,2 % (kl/kl).

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch chuẩn nội: Hòa tan 1,0 ml ethylen clorid (TT) trong nước và pha loãng thành 500,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 1,0 ml methylen clorid (TT) trong nước và pha loãng thành 500,0 ml với cùng dung môi. Lấy 1,0 ml dung dịch thu được, thêm 1,0 ml dung dịch chuẩn nội và pha loãng thành 10,0 ml bằng nước.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước, thêm 1,0 ml dung dịch chuẩn nội và pha loãng thành 10,0 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột thủy tinh (1,5 m x 4 mm) được nhdiatomit dùng cho sắc ký khí (TT) đã được tẩm 10 % (kl/kl) polyethylen glycol 1000 (TT).

Khí mang là nitrogen dùng cho sắc ký khí (TT), lưu lượng 40 ml/min.

Detector ion hóa ngọn lửa.

Nhiệt độ: Cột ở 60 oC, buồng tiêm ở 100 oC, detector ở 150 oC.

Ltỉ trọng của methylen clorid ở 20 olà 1,325 g/ml để tính hàm lượng.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Không được quá 2,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,300 g chế phẩm.

Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 0,15 EU/mg (Ph lục 13.2).

Nếu chế phẩm dùng để sản xuất thuốc tiêm mà không có biện pháp hữu hiệu để loại bỏ nội độc tố vi khuẩn thì phải thử chỉ tiêu này.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Pha động: Tỷ lệ ban đầu của pha động A và B. Điều chỉnh nếu cần.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1).

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic ampicilin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) trong 6 lần tiêm không được lớn hơn 1,0.

Tính hàm lượng của C16H19N3O4S trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng của C16H19N3O4S trong ampicilin khan chuẩn.

Hàm lượng phần trăm của ampicilin natri bằng hàm lượng phần trăm của ampicilin (C16H19N3O4S ) nhân với 1,063.

Bảo quản

Trong bao bì kín. Nếu chế phẩm vô trùng thì bảo quản trong bao bì vô trùng, kín.

Loại thuốc

Kháng sinh nhóm beta lactam.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

AMPICILIN TRIHYDRAT

Ampicillinum trihydratum

C16H19N3O4. 3H2O

P.t.l: 403,5

Ampicilin trihydrat là acid (2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2carboxylic trihydrat, phải cha từ 96,0 % đến 102,0 % C16H19N3O4S, tính theo chế phẩm khan.

Sản phẩm bán tng hợp từ một sản phẩm lên men.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng.

Hơi tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96 % và dầu béo. Tan trong dung dịch acid loãng và dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của ampicilin trihydrat chuẩn.

B. Tiến hành phương pháp sắc ký lớp mỏng theo “Định tính các penicilin” (Phụ lục 8.2), dùng pha động B.

C. Chế phẩm phải cho phản ứng B trong phép thử “Phản ứng màu của các penicilin và cephalosporin” (Phụ lục 8.3).

D. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của phép thử Nước.

Độ trong của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT), đồng thời hòa tan 1,0 g chế phẩm khác trong 10 ml dung dịch amoniac 2 M (TT). Quan sát ngay sau khi hòa tan. C hai dung dịch trên không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu số II (Phụ lục 9.2).

pH

Từ 3,5 đến 5,5 (Phụ lục 6.2).

Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 40 ml với cùng dung môi.

Góc quay cực riêng

Từ +280o đến +305o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 62,5 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Trộn đều 0,5 ml acid acetic loãng (TT), 50 ml dung dịch kali dihydrophosphat 0,2 M (TT) và 50 ml acetonitril (TT), thêm nước vừa đ 1000 ml.

Pha động B: Trộn đều 0,5 ml acid acetic loãng (TT), 50 ml dung dịch kali dihydrophosphat 0,2 M (TT) và 400 ml acetonitril (TT), thêm nước vừa đủ 1000 ml.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 31,0 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 31,0 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Chuẩn bị ngay trước khi dùng.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 27,0 mg ampicilin khan chuẩn trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 2,0 mg cefradin chuẩn trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Trộn đều 5,0 ml dung dịch thu được và 5,0 ml dung dịch đối chiếu (1).

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 20,0 ml bằng pha động A.

Điều kiện sắc ký.

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 50 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(tt/tt)

Pha động B

(tt/tt)

0 – tR

85

15

tR  (tR + 30)

85 → 0

15 → 100

(tR + 30) – (tR + 45)

0

100

(tR + 45) – (tR + 60)

85

15

tR = thời gian lưu của ampicilin xác định được ở sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3).

Nếu phải điều chỉnh tỷ lệ các thành phần pha động để đạt độ phân giải yêu cầu thì việc điều chỉnh này phải được thực hiện ngay tại thời điểm 0 của chương trình dung môi và ở phần Định lượng.

Tiến hành sắc ký đẳng dòng với thành phần pha động như thời điểm bắt đầu của chương trình dung môi với dung dịch đối chiếu (2) và (3). Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi ở trên với dung dịch thử (2) và mẫu trắng là pha động A.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của ampicilin với pic của cefradin ít nhất là 3,0; nếu cần điều chỉnh tỷ lệ pha động : B.

Giới hạn:

Tất cả các tạp chất: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (2S,5R,6R)-6-amino-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (acid 6-aminopenicilnanic).

Tạp chất B: Acid (2S,5R,6R)-6-[[(2S)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (L-ampicilin).

Tạp chất C: Acid (4S)-2-(3,6-dioxo-5-phenylpiperazin-2-yl)-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (diketopiperazin của ampicilin).

Tạp chất D: Acid (4S)-2-[[((2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]carboxymethyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (acid peniciloic của ampicilin).

Tạp chất F: Acid (2RS,4S)-2-[[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]methyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (acid peniloic của ampicilin).

Tạp chất E: Acid (2S)-2-[[[(2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]hept-2-yl]carbonyl]amino]-2-phenylacetic (ampicilinyl-D-phenylglycin).

Tạp chất G: (3R,6R)-3,6-Diphenylpiperazin-2,5-dion.

Tạp chất H: 3-Phenylpyrazin-2-ol.

Tap chất I: Acid (2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-2phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (D-phenylglycylampicilin).

Tạp chất J: Acid (2S,5R,6R)-6-[(2,2-dimethylpropanoyl)amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo [3.2.0]heptan-2-carboxylic.

Tạp chất K: Acid (2R)-2-[(2,2-dimethylpropanoyl)amino]-2-phenylacetic.

Tạp chất L: Acid (2R)-2-amino-2-phenylacetic (D-phenylglycin).

Tạp chất M: Các co-oligomer của ampicinlin và của acid peniciloic của ampicilin.

N,N- Dimethylanilin

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 10.16, phương pháp 2).

Nước

Từ 12,0 % đến 15,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,100 g chế phẩm.

Trosulfat

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Pha động: Tỷ lệ ban đầu của pha động A và B. Điều chỉnh nếu cần.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1).

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic ampicilin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) thu được từ 6 lần tiêm không được lớn hơn 1,0.

Tính hàm lượng của C16H19N3O4S trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng của C16H18N3O4S trong ampicilin khan chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín, để ở nhiệt độ dưới 30 oC.

Loại thuốc

Kháng sinh nhóm beta-lactam.

Chế phẩm

Thuốc nang, viên nén, thuốc bột, hỗn dịch.

ARTEMETHER

Artemetherum

C16H26O5 P.t.l: 298,4

Artemether là (3R,5aS,6R,8aS,9R,10S,12R,12aR)-decahydro-10-methoxy-3,6,9-trimethyl-3,12-epoxy-12H-pyrano[4,3-j]-1,2-benzodioxepin, phải chứa từ 97,0 % đến 102,0 % C16H26O5 tính theo chế phẩm đã làm khô khi định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng; từ 98,0 % đến 102,0 % C16H26O5 tính theo chế phẩm đã làm khô khi định lượng bằng phương pháp quang phổ.

Tính chất

Tinh thể màu trắng hoặc bột kết tinh màu trắng.

Dễ tan trong ethyl acetat và ethanol, rất tan trong dicloromethan và aceton, thực tế không tan trong nước.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của artemether chuẩn hoặc phổ hấp thụ hồng ngoại đối chiếu của artemether.

B. Trong phần Tạp chất liên quan bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải tương ứng về vị trí, kích thước và màu sắc với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3). Hoặc trong phần Định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho pic chính tương ứng về thời gian lưu với pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Lấy khoảng 30 mg chế phẩm, thêm khong 1 ml ethanol (TT) và khoảng 0,1 g kali iodid (TT). Đun nóng hỗn hợp trên cách thủy, sẽ tạo thành màu vàng.

D. Hòa tan 30 mg chế phẩm trong 6 ml ethanol (TT). Nh vài giọt dung dịch thu được lên một khay sứ màu trng, thêm một giọt dung dịch vanilin % trong acid sulfuric (TT), sẽ xuất hiện màu hồng.

Khoảng nóng chảy

Từ 86,0 ođến 90,0 o(Phụ lục 6.7).

Góc quay cực riêng

Từ +166o đến +173o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch chế phẩm có nồng độ 10 mg/ml trong ethanol (TT).

Tạp chất liên quan

Có thể áp dụng một trong hai phương pháp.

A. Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Định lượng (Phương pháp A).

Dung dịch thử: Hòa tan 100,0 mg chế phẩm trong vừa đủ 10,0 ml pha động.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 200,0 ml bằng pha động.

Cách tiến hành: Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, diện tích của bất kỳ pic phụ nào không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (0,5 %). Không được quá một pic phụ có diện tích pic lớn hơn một nửa diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (0,25 %) và tng diện tích của tất cả các pic phụ trên sắc ký đồ của dung dịch thử không được lớn hơn hai lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1,0 %). Loại bỏ các pic phụ có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ether dầu hỏa (40 ođến 60 oC) – ethyl acetat (7 : 3).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 100,0 mg chế phẩm trong aceton (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 100 ml bằng aceton (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (1) thành 200,0 ml bằng aceton (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 10,0 ml bằng aceton (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 10 mg artemether chuẩn trong vừa đủ 100 ml aceton (TT).

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl các dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Làm khô bản mỏng ngoài không khí. Phun dung dịch vanilin 5 % trong acid sulfuric (TT) và kiểm tra các vết dưới ánh sáng ban ngày. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), bất kỳ vết phụ nào không được đậm màu hơn vết chính của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %) và không được có quá một vết phụ đậm màu hơn vết chính của dung dịch đối chiếu (2) (0,25 %).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; áp suất không quá 2,67 kPa; phosphor pentoxyd).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 1).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Có thể áp dụng một trong hai phương pháp.

A. Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – nước (62 : 38).

Dung dịch thử: Hòa tan khoảng 100,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan khoảng 100,0 mg artemether chuẩn trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 216 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn và dung dịch thử.

Tính toán hàm lượng của C16H26O5 dựa vào diện tích pic đáp ứng trên sắc ký đồ của dung dịch thử và dung dịch chuẩn.

B. Phương pháp quang phổ hấp thụ tử ngoại và khả kiến (Phụ lục 4.1).

Cân chính xác khoảng 0,050 g chế phẩm, hòa tan trong vừa đủ 100,0 ml ethanol (TT). Hút chính xác 2,0 ml dung dịch thu được cho vào bình định mức dung tích 100,0 ml; thêm dung dịch acid hydrocloric 1 M trong ethanol (TT) vừa đ đến vạch. Đậy kín bình và để trong cách thủy ở 55 otrong h, làm nguội đến nhiệt độ phòng. Đo độ hấp thụ của dung dịch này tại bước sóng cực đại khoảng 254 nm trong cốc đo có bề dày 1 cm.

Tính toán hàm lượng C16H26O5 bằng cách so sánh với độ hấp thụ của dung dịch chuẩn được chuẩn bị như dung dịch thử.

Bảo quản

Trong đồ bao gói kín, tránh ánh sáng và ở nhiệt độ mát.

Loại thuốc

Kháng ký sinh trùng sốt rét.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, thuốc nang.

ARTEMISININ

Artemisininum

C15H22O5 P.t.l: 282,3

Artemisinin là (3R,5aS,6R,8aS,9R,12S,12aR)-3,6,9-trimethyloctahydro-3,12-epoxypyrano[4,3-j]-1,2-benzodioxepin-10(3H)-on, phải chứa từ 97,0 % đến 102,0 % C15H22O5, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể hình kim không màu.

Thực tế không tan trong nước, rất tan trong dicloromethan, dễ tan trong aceton và ethylacetat, tan trong acid acetic băng, methanol và ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của artemisinin chuẩn hoặc phổ đối chiếu của artemisinin.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ether dầu hoả (40 ođến 60 oC) – ether (1 : 1).

Dung dịch thử: Chửa 0,10 mg chế phẩm trong 1 ml toluen (TT).

Dung dịch đối chiếu: Chứa 0,10 mg artemisinin chuẩn trong 1 ml toluen (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm, ly bản mỏng ra để khô ngoài không khí hoặc làm khô dưới dòng khí mát, phun lên bản mỏng dung dịch anisaldehyd trong acid sulfuric (TT) và sấy bn mng ở 105 otrong 7 min. Quan sát sắc ký đồ dưới ánh sáng ban ngàyVết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải phù hợp về vị trí, kích thước và màu sắc với vết chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Hòa tan 5 mg chế phẩm trong 0,5 ml ethanol (TT)thêm 0,5 ml dung dịch hydroxylamin hydroclorid (TT) và 0,25 ml dung dịch natri hydroxyd 8 %. Đun hỗn hợp thu được trên cách thủy đến sôi, đ nguội, thêm 5 giọt dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) và 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5 % (TT)màu tím đậm xuất hiện ngay.

D. Hòa tan 5 mg chế phẩm trong khoảng 0,5 ml ethanol (TT), thêm 1,0 ml dung dịch kali iodid 8 %, 2,5 ml dung dịch acid sulfuric 10 % (TT) để yên 1 min và 4 giọt dung dịch hồ tinh bột (TT); màu tím sẽ xuất hiện ngay.

Góc quay cực riêng

Từ +75o đến +78o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch chế phẩm 1,0 % trong ethanol (TT) để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – nước (50 : 50).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong 10,0 ml pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 50 mg artemisinin chuẩn (chứa artemisinin và tạp chất A) trong 10,0 ml pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử thành 100 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gp 1,5 lần thời gian lưu của artemisinin.

Trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (1), thời gian lưu tương đối so với artemisinin (thời gian lưu khoảng 10 min) của tạp chất A khoảng 0,79. Trên sắc ký đồ dung dịch thử, thời gian lưu tương đối so với artemisinin (thời gian lưu khoảng 10 min) của tạp chất B khoảng 0,85.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của artemisinin với pic của tạp chất ít nhất là 4.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất A với 0,027.

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A đã hiệu chỉnh không được ln hơn 0,15 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,15 %).

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn 0,3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,3 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn 0,15 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,15 %).

Tổng diện tích pic của các tạp chất và diện tích pic tạp chất A đã hiệu chỉnh, trừ pic chính, không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A (3R,5aS,6R,8aS,12S,12aR)-3,6-Dimethyl-9-methylidenoctahydro-3,12-epoxypyrano[4,3-j]-1,2-benzodioxepin -10(3H)-on (artemisiten).

Tạp chất B: (3R,5aS,6R,8aS,9S,12S,12aR)-3,6,9-Trimethyloctahydro-3,12-epoxypyrano[4,3-j]-1,2-benzodioxepin-10(3H)-on (9-epi-artemisinin).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 80 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 1).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1).

Trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (1) thời gian lưu tương đối so với artemisinin (thời gian lưu khoảng 10 min) của tạp chất A khoảng 0,79.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của artemisinin với pic của tạp chất ít nhất là 4.

Tính hàm lượng phần trăm của C15H22O5 trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng của C15H22O5 trong artemisinin chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng và để ở nơi mát.

Loại thuốc

Điều trị bệnh sốt rét.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc đạn, thường dùng phối hợp với các thuốc chng sốt rét khác.

ARTESUNAT

Artesunatum

C19H28O8

P.t.l: 384,4

Artesunat là (3R,5aS,6R,8aS,9R,10S,12R,12aR)-decahydro-3,6,9-trimethyl-3,12epoxy-12H-pyrano [4,3-j]-1,2-benzodioxepin-10-ol hydrogen sucinat, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C19H28O8 (định lượng bằng phương pháp A) và phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C19H28O8 (định lượng bằng phương pháp B), tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh trắng, mịn. Rất khó tan trong nước, rất tan trong dicloromethan, dễ tan trong aceton và ethanol 96 %.

Định tính

Có th chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của artesunat chuẩn hoặc phổ đối chiếu của artesunat.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏngSilicagel-G.

Dung môi khai triển: Ethanol – toluen – amoniac (70 : 30 : 1,5).

Dung dịch thử: Chứa 1,0 mg chế phẩm trong 1 ml methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Chứa 1,0 mg artesunat chuẩn trong 1 ml methanol (TT).

Cách tiến hành:

Chấm riêng biệt lên bản mỏng 1 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí. Phun lên bản mỏng dung dịch anisaldehyd trong methanol (TT) và sấy ở 120 otrong 5 min. Quan sát sắc ký đồ dưới ánh sáng ban ngàyVết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải phù hợp về vị trí, hình dạng và màu sắc với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 40 ml ethanol (TT), lắc đều và lọc. Lấy 1/2 thể tích dịch lọc (phần còn lại để làm phản ứng D) thêm 0,5 ml dung dịch hydroxylamin hydroclorid trong ethanol (TT) và 0,25 ml dung dịch natri hydroxyd 8 %. Đun hỗn hợp đến sôi trong cách thủy, đ nguội, thêm 2 giọt dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) và hai giọt dung dịch sắt (III) clorid 5 % (TT), xuất hiện màu nâu đỏ.

D. Bay hơi trên cách thy phần dịch lọc còn lại ở phép thử C đến khi còn khoảng 5 ml. Nh vài giọt dung dịch thu được lên đĩa s trắng, thêm một giọt dung dịch vanilin 5 % trong acid sulfuric (TT), xuất hiện màu đỏ.

pH

Từ 3,5 đến 4,5.

Dùng hỗn dịch 10 mg/g trong nước để đo.

Góc quay cực riêng

Từ +4,5o đến +6,5o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch 1,0 % trong dicloromethan (TT) để đo ở 20 oC.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – dung dịch đệm pH 3,0 (44 : 56).

Dung dịch đệm pH 3,0: Hòa tan 1,36 g kali dihydrophosphat (TT) trong 900 ml nước, điều chỉnh đến pH 3,0 bằng acid phosphoric (TT) và pha loãng thành 1000 ml bằng nước.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 40 mg chế phẩm, hoà tan trong acetonitril (TT) và pha loãng thành 10 ml bằng cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan khoảng 1 mg artenimol chuẩn, 1 mg artemisinin chuẩn và 10 mg artesunat chuẩn vào 10 ml acetonitril (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử thành 100 ml bằng acetonitril (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (3 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 216 nm.

Nhiệt độ cột: 30 oC.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký vi thời gian gấp 4 ln thời gian lưu của artesunat.

Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1): Thời gian lưu tương đối so với artesunat (thời gian lưu khoảng 9 min): 10-epi-artenimol khoảng 0,58; artenimol khoảng 0,91; tạp chất B (artemisinin) khoảng 1,30.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: T số đỉnh – hõm (Hp/Hv) ít nhất là 5,0; trong đó Hp là chiều cao đỉnh pic β-artenimol so với đường nền và Hv là chiều cao tính từ đường nền lên đến điểm thấp nhất của đường cong tách pic artenimol khỏi pic artesunat. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, thời gian lưu tương đối của tạp chất C so với thời gian lưu của artesunat khoảng 2,7.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Đ tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất C với 0,07.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Tổng diện tích của tất cả các pic tương ứng với pic của 10-epi-artenimol và artenimol (tạp chất A) không được lớn hơn diện tích pic chính ở sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1,0 %).

Diện tích của bất kỳ pic nào tương ứng với pic của tạp chất B (artemisinin) không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính ở sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Diện tích đã hiệu chỉnh của bất kỳ pic nào tương ứng với pic của tạp chất C không được lớn hơn 0,2 lần diện tích pic chính ở sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Diện tích của bt kỳ pic tạp chất nào khác không được lớn hơn 0,2 lần diện tích pic chính ở sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Tổng diện tích pic bao gồm diện tích pic đã hiệu chỉnh của tạp chất C và diện tích của các pic khác (trừ pic chính) không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (2,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Artenimol.

Tạp chất B: Artemisinin.

Tạp chất C: (3R,5aS,6R,8aS,12R,12aR)-3,6,9-trimethyl-3,4,5,5a,6,7,8,8a-octahydro-12H-3,12-epoxy-pyrano[4,3-j]-1,2-benzodioxepin.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 1).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Nước

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 2,000 g chế phẩm.

Nội độc tố vi khuẩn

Nếu chế phẩm dự định để sản xuất thuốc tiêm thì phải thử nội độc tố vi khuẩn theo phép thử nội độc tố vi khuẩn (Phụ lục 13.2).

Không được quá 2,5 EU/mg.

Thử vô khuẩn

Nếu chế phẩm dự định để sản xuất thuốc tiêm mà không có phương pháp hữu hiệu nào khác đ tiệt khuẩn thì phải đáp ứng phép thử Thử vô khuẩn” (Phụ lục 13.7).

Định lượng

Có thể chọn một trong hai phương pháp sau:

A. Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Tiến hành như phần Tạp chất liên quan.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 40 mg artesunat chuẩn trong acetonitril (TT) và pha loãng thành 10 ml bng cùng dung môi.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và dung dịch đối chiếu (3).

Kiểm tra tính phù hợp hệ thống: Như phần Tạp chất liên quan.

Tính hàm lượng C19H28O8 trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (3) và hàm lượng C19H28O8 trong artesunat chuẩn.

B. Hòa tan chính xác khoảng 0,25 g artesunat trong 25 ml ethanol đã được trung hòa và chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,05 N (CĐ), dùng 2 giọt dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,05 N (CĐ) tương đương với 19,22 mg C19H28O8.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng và để ở nơi mát. Ghi rõ nếu chế phẩm không có nội độc tố vi khuẩn hoặc vô khuẩn.

Loại thuốc

Điều trị bệnh sốt rét.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

ASPARTAM

Aspartamum

C14H18N2O5

P.t.l: 294,3

Aspartam là acid (3S)-3-amino-4-[[(1S)-1-benzyl-2-methoxy-2-oxoethyl]amino]-4-oxobutanoic, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C14H18N2O5, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng, hơi hút ẩm.

Khó tan hoặc hơi tan trong nước và ethanol 96 %, thực tế không tan trong hexan và dicloromethan.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của aspartam chuẩn.

B. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi. Đo phổ hấp thụ ánh sáng (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng từ bước sóng 230 nm đến 300 nm. Dung dịch phải có các cực đại hấp thụ tại bước sóng 247 nm, 252 nm, 258 nm và 264 nm.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Nước – acid formic khan – methanol – dicloromethan (2 : 4 : 30 : 64).

Dung dịch thử: Hòa tan 15 mg chế phẩm trong 2,5 ml nước, pha loãng thành 10 ml bằng acid acetic (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 15 mg aspartam chuẩn trong 2,5 ml nước và pha loãng thành 10 ml bằng acid acetic (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl các dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Làm khô bản mỏng ngoài không khí. Phun dung dịch ninhydrin (TT) và sấy bản mỏng ở nhiệt độ 100 ođến 105 otrong 15 min. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng về vị trí, kích thước và màu sắc với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

D. Hòa tan khoảng 20 mg chế phẩm trong 5 ml methanol (TT), thêm 1 ml dung dịch hydroxylamin kiềm (TT1). Đun nóng trên cách thủy trong 15 min. Để nguội, điều chỉnh đến pH 2 bằng dung dịch acid hydrocloric loãng (TT). Thêm 0,1 ml dung dịch sắt (III) clorid 10,5 % (TT), màu đ nâu xuất hiện.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,8 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được đậm màu hơn dung dịch màu mẫu VL6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Độ dẫn điện

Không được quá 30 µS.cm1 (Phụ lục 6.10).

Xác định độ dẫn điện của dung dịch S (C1) và của nước đã dùng để chuẩn bị dung dịch S (C2). Các kết quả đọc được phải ổn định, ch được lệch 1 % trong khoảng thời gian 30 giây. Tính độ dẫn điện của dung dịch S bằng công thức: C1 – 0,992C2.

Góc quay cực riêng

Từ +14,5o đến +16,5o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 2,00 g chế phẩm trong dung dịch acid formic khan 69,0 % và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Đo góc quay cực của dung dịch thu được.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hỗn hợp acetonitril – dung dịch kali dihydrophosphat 0,68 % (TT) đã được điều chỉnh đến pH 3,7 bằng acid phosphoric (TT) (10 : 90).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,60 g chế phẩm trong hỗn hợp acid acetic băng – nước (1,5 : 98,5) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 9,0 mg diketopiperazin chuẩn trong hỗn hợp acid acetic băng – nước (1,5 : 98,5) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 30,0 mg phenylalanin (TT) trong hỗn hợp acid acetic băng – nước (15 : 85) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử thành 10,0 ml bằng nước. Pha loãng 3,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng nước.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 30,0 mg L-aspartyl-L-phenylalanin (TT) trong hỗn hợp acid acetic băng – nước (15 : 85) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng nước. Trộn 1,0 ml dung dịch thu được với 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm đến 10 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp hai lần thời gian lưu của aspartam.

Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu (3), điều chỉnh độ nhạy của thang đo sao cho chiều cao của pic chính không thấp hơn 50 % của toàn thang đo.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, độ phân giải giữa hai pic của phenylalanin và L-aspartyl-L-phenylalanin ít nhất là 3,5.

Giới hạn: Trên sắc ký đ của dung dịch thử, diện tích của pic tương ứng với diketopiperazin không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (1,5 %) và diện tích của pic tương ứng với phenylalanin không được lớn hơn pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %). Tng diện tích của tất cả các pic phụ, ngoài pic chính, trên sắc ký đồ của dung dịch thử không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,5 %), loại bỏ các pic của dung môi pha mẫu.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp 3. Dùng 1 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 4,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 oC đến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 0,250 g chế phẩm, hòa tan trong hỗn hợp gồm 1,5 ml acid formic khan (TT) và 60 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 29,43 mg C14H18N2O5.

Bảo quản

Trong đồ bao gói kín.

Loại thuốc

Cht làm ngọt.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc bột gói.

ATENOLOL

Atenololum

C14H22N2O3.HCl

P.t.l: 266,3

Atenolol là 2-[4-[(2RS)-2-Hydroxy-3-[(1-methylethyl)-amino]propoxy]phenyl]acetamid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C14H22N2O3, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng, hơi tan trong nước, tan trong ethanol khan, khó tan trong methylen clorid.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của atenolol chuẩn.

B. Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 100 ml bằng cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100 ml bằng methanol (TT). Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) trong khoảng bước sóng từ 230 nm đến 350 nm. Phổ hấp thụ tử ngoại phải có hai cực đại hấp thụ ở bước sóng 275 nm và 282 nm. T s độ hấp thụ ở bước sóng 275 nm và bước sóng 282 nm từ 1,15 đến 1,20.

C. Điểm chảy: Từ 152 ođến 155 o(Phụ lục 6.7).

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silanised silica gel F254.

Dung môi khai triển: Amoniac 18 M- methanol (1 : 99).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong 1 ml methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10 mg atenolol chuẩn trong 1 ml methanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại  bước sóng 254 nm. Vết chính thu được trên sắc ký đ của dung dịch thử phải giống với vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu về vị trí và kích thước.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được đậm màu hơn dung dịch màu chuẩn tương tự ở mức 6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Góc quay cc

Từ +0,10o đến -0,10o (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 1,0 g natri octansulfonat (TT) và 0,4 g tetrabutylamoni hydro sulfat (TT) trong 1 L hỗn hợp dung môi gồm: Tetrahydrofuran – methanol (TT2) – dung dịch kali dihydro phosphat 0,34 % (20 : 180 : 800); điều chỉnh đến pH 3,0 bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong 20,0 ml pha động và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 2 mg atenolol chuẩn để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa các tạp cht: B, F, G, I và J) bằng 1,0 ml pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (12,5 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 226 nm.

Tốc độ dòng: 0,6 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 5 lần thời gian lưu của atenolol.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo atenolol chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic các tạp chất B, F, G, I và J. Thời gian lưu tương đối so với atenolol (thời gian lưu khong 8 min): Tap chất B khoảng 0,3; tạp chất J khoảng 0,7; tạp chất I khoảng 0,8; tạp chất F khoảng 2,0 (gồm 2 pic); tạp chất G khoảng 3,5.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đo của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất J (tạp chất chưa định danh) với pic của tạp chất I ít nhất là 1,4.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất I với 1,5.

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Tạp chất F, G, I: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 2-(4-Hydroxyphenyl)acetamid.

Tạp chất B: 2-[4-[(2RS)-2,3-Dihydroxypropoxy]phenyl]acetamid.

Tap chất D: 2-[4-[(2RS)-3-Cloro-2-hydroxypropoxy]phenyl]acetamid.

Tạp chất E: 2,2’-[(2-Hydroxypropan-1,3-diyl)bis(oxy-4,1-phenylen)]diacetamid.

Tạp chất F: 2,2’-[[(1-Methylethyl)imino]bis[(2-hydroxypropan-3,1-diyl)oxy-4,1- phenylen]]diacetamid.

Tạp chất G: Acid 2-[4-[(2RS)-2-hydroxy-3-[(1-methylethyl)amino]propoxy]phenyl]acetic.

Tạp chất H: 2-[4-[(2RS)-2-Hydroxy-3-[(1-methylethyl)amino]propoxy]phenyl]acetonitril.

Tạp chất I: 2-[4-[(2RS)-3-(Ethylamino)-2-hydroxypropoxy]phenyl]acetamid.

Clorid

Không được quá 0,1 %.

Hòa tan 50 mg chế phẩm trong hỗn hợp gồm 1 ml dung dịch acid nitric loãng (TT) và 15 ml nước. Dùng dung dịch này không thêm tiếp acid nitric loãng để thử (Phụ lục 9.4.5).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 80 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 26,63 mg C14H22N2O3.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Chẹn đối giao cảm beta.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc tiêm, dung dịch uống.

ATROPIN SULFAT

Atropini sufas

C34H46N2O6.H2SO4.H2O P.t.l: 695

Atropin sulfat là bis[(1R,3r,5S)-8-methyl-8-azabicyclo[3.2.1]oct-3-yl (2RS)-3-hydroxy-2-phenyl propanoat] sulfat monohydrat, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C34H46N2O6.H2SO4tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Tinh thể không màu hay bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng. Rất tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B, E.

Nhóm II: C, D, E, F.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của atropin sulfat chuẩn.

B. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của phép thử Góc quay cực.

C. Hòa tan khoảng 50 mg chế phẩm trong ml nước, thêm ml dung dịch acid picric 1 % (TT). Lọc, rửa tủa bằng nước và sấy khô ở 100 ođến 105 otrong 2 h. Tủa chảy ở nhiệt độ từ 174 ođến 179 o(Phụ lục 6.7).

D. Thêm 0,2 ml acid nitric bốc khói (TT) vào khoảng 1 mg chế phẩm và bốc hơi trong cách thủy tới khô. Hòa tan cắn trong 2 ml aceton (TT), thêm 0,1 ml dung dịch kali hydroxyd 3 % trong methanol (TT). Màu tím xuất hiện.

E. Chế phẩm phải có phản ứng đặc trưng của sulfat (Phụ lục 8.1).

F. Chế phẩm phải có phản ứng của alcaloid (Phụ lục 8.1).

pH

Hòa tan 0,60 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 30 ml với cùng dung môi. Dung dịch thu được phải có pH từ 4,5 đến 6,2 (Phụ lục 6.2).

Góc quay cực

Từ -0,50o đến +0,05o (Phụ lục 6.4).

Cân chính xác khoảng 2,5 g chế phẩm, hòa tan trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi. Đo trong ng dài 2 dm.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Hòa tan 3,5 g natri dodecylsulfat (TT) trong 606 ml dung dịch kali dihydrophosphat 0,7 % đã được điều chỉnh đến pH 3,3 bằng dung dịch acid phosphoric 0,05 M (TT), trộn dung dịch thu được với 320 ml acetonitril (TT1).

Pha động B: Acetonitril (TT1).

Dung dịch thử: Hòa tan 24 mg chế phẩm vào pha động A và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động A. Pha loãng 1,ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg tạp chất B chuẩn của atropin vào dung dịch thử và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 25,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan atropin chuẩn dùng để định tính pic (chứa các tạp chất A, D, E, F, G và H) có trong 1 lọ chuẩn bằng 1 ml pha động A.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 5 mg acid tropic (TT) (tạp chất C) vào pha động A và pha loãng thành 10,ml với cùng dung môi. Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 100 ml bằng pha động A. Tiếp tục pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (3 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  2

95

5

2 – 20

95 → 70

5 → 30

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo atropin chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của các tạp chất A, D, E, F, G và H. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất B. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của tạp chất C.

Thời gian lưu tương đối so với atropin (thời gian lưu khoảng 11 min): Tạp chất khoảng 0,2; tạp chất E khoảng 0,67; tạp chất D khoảng 0,73; tạp chất F khoảng 0,8; tạp chất B khoảng 0,89; tạp chất H khoảng 0,93; tạp chất G khoảng 1,1; tạp chất A khoảng 1,7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất B với pic atropin ít nhất là 2,5.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất A là 0,6; tạp chất C là 0,6.

Tạp chất E, H: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Tạp chất A, B, C, D, F, G: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05%).

Ghi chú:

Tạp chất A: (1R,3r,5S)-8-Methyl-8-azabicyclo[3.2.1]oct-3-yl 2-phenylpropenoat (apoatropin).

Tạp chất B: (1R,3r,5S)-8-Azabicyclo[3.2.1]oct-3-yl (2RS)-3-hydroxy-2-phenylpropanoat (noratropin).

Tạp chất C: Acid (2RS)-3-hydroxy-2-phenylpropanoic (aicd tropic).

Tạp chất D: (1R,3S,5R,6RS)-6-Hydroxy-8-methyl-8-azabicyclo[3.2.1]oct-3-yl (2S)-3-hydroxy-2-phenylpropanoat (6-hydroxyhyoscyamin).

Tạp chất E: (1S,3R,5S,6RS)-6-Hydroxy-8-methyl-8-azabicyclo[3.2.1]oct-3-yl (2S)-3-hydroxy- 2-phenylpropanoat (7-hydroxyhyoscyamin).

Tạp chất F: (1R,2R,4S,5S,7S)-9-Methyl-3-oxa-9-azatricyclo[3.3.1.02,4]non-7-yl (2S)-3- hydroxy-2-phenylpropanoat (hyoscin).

Tạp chất G: (1R,3r,5S)-8-Methyl-8-azabicyclo[3.2.1]oct-3-yl (2RS)-2-hydroxy-3- phenylpropanoat (littorin).

Tạp chất H: Chưa rõ cu trúc.

Nước

2,0 % đến 4,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,500 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,500 g chế phẩm vào 30 ml acid acetic khan (TT), làm ấm dung dịch nếu cần. Để nguội. Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) và xác định đim kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 67,68 mg C34H48N2O10S.

Bảo quản

Trong lọ nút kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc ức chế đối giao cảm.

Chế phẩm

Thuốc nhỏ mắt dạng thuốc nước và thuốc mỡ, thuốc tiêm, viên nén.

AZITHROMYCIN

Azithromycinum

C38H72N2O12.xH2O (x = 1 hoặc x = 2)

P.t.l: 749,0 (Dạng khan)

Azithromycin là (2R,3S,4R,5R,8R,10R,11R,12S,13S,14R)-13-[(2,6-Dideoxy-3-C-methyl-3-O-methyl-α-L-ribo-hexopy-ranosyl)oxy]-2-ethyl-3,4,10-trihydroxy-3,5,6,8,10,12,14-heptamethyl-11-[[3,4,6-trideoxy-3-(dimethylamino)-β-D-xylo-hexopyranosyl]oxy]-1-oxa-6-azacyclopenta-decan-15-on, ngậm một hoặc hai phân tử nước. Sản phẩm bán tổng hợp từ một sản phẩm lên men, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C38H72N2O12, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong ethanol tuyệt đối và methylen clorid.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của azithromycin chuẩn.

Nếu so sánh phổ có sự sai khác khi đo ở dạng rắn, chuẩn bị dung dịch thử và dung dịch chuẩn trong methylen clorid (TT) có nồng độ 9,0 % và tiến hành đo phổ.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Từ 9,0 đến 11,0 (Phụ lục 6.2).

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 25,0 ml methanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với nước không có carbon dioxyd (TT).

Góc quay cực riêng

Từ -45o đến -49o tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Hòa tan 1,8 g dinatri hydrophosphat khan (TT) vào 1000 ml nước và điều chỉnh đến pH 8,9 bằng dung dịch acid phosphoric loãng (TT) hoặc dung dịch natri hydroxyd loãng (TT).

Pha động B: Methanol (TT1) – acetonitril (TT1) (250 : 750).

Hỗn hợp dung môi: Dung dịch đệm pH 10,0 – acetonitril (TT1) – methanol (TT1) (350 : 300 : 350), Dung dịch đệm pH 10,0: Dung dịch amoni dihydrophosphat 0,173 % được điều chỉnh đến pH 10,0 bằng amoniac (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,200 g chế phẩm bằng hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan azithromycin chuẩn dùng đ đánh giá tính phù hợp của hệ thống (chứa các tạp chất F, H và J) có trong 1 lọ chuẩn bằng 1,0 ml hỗn hợp dung môi, siêu âm trong 5 min.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 8,0 mg azithromycin chuẩn dùng đ định tính pic (chứa các tạp chất A, B, C, E, F, G, I, J, L, M, N, O và P) bằng 1,0 ml hỗn hợp dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl amorphous organosilica polymer dùng cho phổ khối (5 µm).

Nhiệt độ cột: 60 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 50 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  25

50 → 45

50 → 55

25  30

45 → 40

55 → 60

30 – 80

40 → 25

60 → 75

80  81

25 → 50

75 → 50

81 – 93

50

50

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo azithromycin chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của các tạp chất A, B, C, E, F, G, I, J, L, M, N, O và P. Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo azithromycin chuẩn dùng để đánh giá tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất H.

Thời gian lưu tương đối so với azithromycin (thời gian lưu khoảng 45 min đến 50 min): Tạp chất L khoảng 0,29; tạp chất M khoảng 0,37; tạp chất E khoảng 0,43; tạp chất F khoảng 0,51; tạp chất D khoảng 0,54; tạp chất J khoảng 0,54; tạp chất I khoảng 0,61; tạp chất C khoảng 0,73; tạp chất N khoảng 0,76; tạp chất H khoảng 0,79; tạp chất A khoảng 0,83; tạp chất P khoảng 0,92; tạp chất O khoảng 1,23; tạp chất G khoảng 1,26; tạp chất B khoảng 1,31.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), tỷ số đỉnh – hõm (Hp/Hv) ít nhất là 1,4; trong đó Hp là chiều cao của đỉnh pic tạp chất J so với đường nền và Hv là chiều cao của đáy hõm tách hai pic tạp chất J và tạp chất F so với đường nền.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất F là 0,3; tạp chất G là 0,2; tạp chất H là 0,1; tạp chất L là 2,3; tạp chất M là 0,6; tạp chất N là 0,7.

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (2,0 %).

Tạp chất A, C, E, F, H, I, L, M, N, O, P: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chnh (nếu cần) không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Tổng diện tích pic tạp chất D và J không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Tạp chất G: Diện tích pic tạp chất G đã hiệu chỉnh không được lớn hơn 0,2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn 0,2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (3,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %); bỏ qua những pic rửa giải ra trước tạp chất L và ra sau tạp chất B.

Ghi chú:

Tạp chất A: 6-Demethylazithromycin.

Tạp chất B: 3-Deoxyazithromycin (azithromycin B).

Tạp chất C: 3″-O-demethylazithromycin (azithromycin C).

Tạp chất D: 14-Demethyl-14-(hydroxymethyl)azithromycin (azithromycin F).

Tạp chất E: 3’-(N,N-didemethyl)azithromycin (aminoazithromycin).

Tạp chất F: 3′-N-demethyl-3’-N-formylazithromycin.

Tạp chất G: 3′-N-demethyl-3’-N-[(4-methylphenyl)sulphonyl]azithromycin.

Tạp chất H: 3’-N-[[4-(acetylamino)phenyl]sulfonyl]-3’-N-demethylazithromycin.

Tạp chất I: 3′-N-demethylazithromycin.

Tạp chất J: 13-O-decladinosylazithromycin.

Tạp chất K: C14,1″-epoxyazithromycin (azithromycin E).

Tạp chất L: Azithromycin 3′-N-oxid.

Tạp chất M: 3’-(N,N-didemethyl)-3’-N-formylazithromycin.

Tạp chất N: 3’-De(dimethylamino)-3′-oxoazithromycin.

Tạp chất O: 2-Desethyl-2-propylazithromycin.

Tạp chất P: Chưa biết cấu trúc.

Kim loại nặng

Không được quá 25 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong hỗn hợp nước – ethanol khan (15 : 85), pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Lấy 12 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương pháp 2. Pha loãng dung dịch chì mẫu 100 phần triệu Pb (TT) với hỗn hợp nước – ethanol khan (15 : 85) để thu được dung dịch chì mẫu 2,5 phần triệu Pb. Dùng dung dịch chì mẫu 2,5 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Từ 1,8 % đến 6,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,200 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril (TT1) – dung dịch đệm pH 11,0 (60 : 40).

Dung dịch đệm pH 11,0: Hòa tan 6,7 g dikali hydrophosphat (TT) vào 1000 ml nước và điều chỉnh pH đến 11,0 bằng dung dịch kali hydroxyd 56 %.

Dung dịch A: Acetonitril (TT1) – dung dịch dikali hydrophosphat 0,67 % được điều chỉnh đến pH 8,0 bằng acid phosphoric (TT) (60 : 40).

Dung dịch thử: Hòa tan 53,0 mg chế phẩm trong 2 ml acetonitril (TT1) và pha loãng thành 100,0 ml bằng dung dịch A.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 53,0 mg azithromycin chuẩn trong 2 ml acetonitril (TT1) và pha loãng thành 100,0 ml bằng dung dịch A.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5,0 mg chế phẩm và 5,0 mg tạp chất chuẩn A của azithromycin trong 0,5 ml acetonitril (TT1) và pha loãng thành 10,0 ml bằng dung dịch A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh octadecylsilyl vinyl polymer dùng cho sắc ký lỏng (5 µm).

Nhiệt độ cột: 40 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 1,5 lần thời gian lưu của azithromycin.

Thời gian lưu của azithromycin khoảng 10 min.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất A với pic của azithromycin ít nhất là 3,0.

Tính hàm lượng C38H72N2O12 trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng C38H72N2O12 của azithromycin chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Nang, viên nén, hỗn dịch uống.

BACITRACIN

Bacitracinum

Bacitracin là hỗn hợp các polypeptid kháng khuẩn được tạo ra bởi một số loài Bacillus licheniformis hoặc Bacillus subtilis, thành phần chủ yếu là bacitracin A, B1, B2 và B3. Phải chứa ít nhất 60 IU/mg (tính theo chế phẩm đã làm khô).

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng. Hút ẩm. Dễ tan trong nước và trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: B, C.

Nhóm II: A, C.

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel.

Dung môi khai triển: Acid acetic băng – nước – butanol (1 : 2 : 4).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (TT) và pha loãng thành 1,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10 mg bacitracin kẽm chuẩn trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (TT) và pha loãng thành 1,0 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch. Triển khai sắc ký đồ cho đến khi dung môi đi được một khoảng bằng nửa chiều dài bản mỏngSấy khô bản mỏng ở 100 ođến 105 oC. Phun lên bản mỏng dung dịch ninhydrin (TT) và sấy ở 110 otrong 5 min. Các vết trên sắc ký đồ của dung dịch thử có vị trí, kích thước và màu sắc tương tự các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu phép thử Thành phần cấu trúc.

C. Nung 0,2 g chế phẩmCắn còn lại không đáng kể, nó không có màu vàng ở nhiệt độ cao. Để nguội. Hòa tan cn trong 0,1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT). Thêm 5 ml nước và 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd đậm đặc (TT). Không tạo tủa trắng.

Độ trong của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,25 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT), pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2).

pH

Từ 6,0 đến 7,0 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để đo.

Thành phn cấu trúc

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Dùng phương pháp chuẩn hóa diện tích pic. Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Pha động: Lấy 520 thể tích methanol (TT), 40 thể tích acetonitril (TT) và 300 thể tích nước cho vào 100 thể tích dung dịch dikali hydrophosphat 3,48 % đã điều chỉnh pH tới 6,0 bằng dung dịch kali dihydrophosphat 2,72 %.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 50,0 ml pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Lắc 20,0 mg bacitracin kẽm chuẩn trong nước. Thêm 0,2 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và pha loãng thành 10,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong 25,0 ml dung dịch Trilon B 4,0 % đã được điều chỉnh đến pH 7,0 bằng dung dịch natri hydroxyd loãng (TT). Đun trong nồi cách thủy đang sôi 30 min. Đ nguội đến nhiệt độ phòng.

Dung dịch mẫu trắng: Dung dịch Trilon B 4,0 % đã được điều chỉnh đến pH 7,0 bằng dung dịch natri hydroxyd loãng (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bưc sóng 254 nm.

Thể tích tiêm: 100 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3 lần thời gian lưu của bacitracin A.

Tiến hành sắc ký mẫu trắng, dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1) và (3).

Thời gian lưu tương đối so với bacitracin A (thời gian lưu từ 15 min đến 25 min): Bacitracin B1 khoảng 0,6; bacitracin B3 khoảng 0,8; tạp chất E khoảng 2,5. Nếu cần, điều chỉnh thành phần pha động bng cách thay đổi thể tích dung môi hữu cơ nhưng vẫn giữ nguyên tỷ lệ methanol và acetonitril.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Tỷ s đỉnh – hõm (peak-valley) tối thiểu bằng 1,2 trong đó Ho = chiều cao trên đường nền của pic do bacitracin B1 và Hv = chiều cao trên đường nền của điểm thấp nhất của đường cong tách pic này khỏi pic của bacitracin B2 trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Giới hạn: Bacitracin A tối thiểu 40,0 %; tổng bacitracin A, B1, B2 và B3 tối thiểu 70,0 %.

Bỏ qua các pic tương ứng với các pic của dung môi mẫu trắng và bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng diện tích pic của bacitracin A trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,5 %).

Các peptid liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Thành phần cấu trúc.

Giới hạn: Tổng diện tích tất cả các pic xuất hiện trước pic bacitracin B1, không được lớn hơn 20,0 %.

Tạp chất E

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Thành phần cấu trúc.

Detector quang phổ đặt ở bước sóng 300 nm đối với dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của tạp chất E.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (2) và (4).

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, pic của tạp chất E không quá 1,2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (6,0 %).

Mất khối lượng do làm khô

Không dược quá 5,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g, 60 oC, phospho pentoxyd, áp suất không quá 0,1 kPa, 3 h).

Trosulfat

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Thử vô khun

Nếu chế phẩm dự định để điều chế thuốc nhỏ mắt mà không hấp tiệt trùng khi pha chế thì phải vô khuẩn (Phụ lục 13.7).

Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 0,8 EU/mg (Phụ lục 13.2) nếu định dùng chế phẩm pha thuốc nh mắt mà không tiến hành loại trừ nội độc tố khi pha chế.

Định lượng

Tiến hành định lượng kháng sinh bằng phương pháp vi sinh vật (Phụ lục 13.9). Dùng bacitracin kẽm chuẩn làm chất đối chiếu.

Bảo quản

Trong bao bì kín, để ở 2 ođến 8 oC. Nếu chế phẩm vô khuẩn, bảo quản trong bao bì kín, vô khuẩn.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Sau đây là các sắc ký đồ có tính chất minh họa.

1. Tạp chất A

5. bacitracin B2

2. Tạp chất B

6. bacitracin B3

3. Tạp chất C

7. bacitracin A

4. bacitracin B1

Sắc ký đồ của dung dịch thử trong phép thử Thành phần của bacitracin đo ở 254 nm

1. Bacitracin B1

3. Bacitracin A

2. Bacitracin B3

4. Tạp chất E

Sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) trong phép thử Tạp chất E đo ở 300 nm

Ghi chú:

Tạp chất A: Bacitracin C1 Tạp chất G: Bacitracin H2
Tạp chất B: Bacitracin C2 Tạp chất H: Bacitracin H3
Tạp chất C: Bacitracin C3 Tạp chất I: Bacitracin I1
Tạp chất D: Bacitracin E Tạp chất J: Bacitracin I2
Tạp chất E: Bacitracin F Tạp chất K: Bacitracin I3
Tạp chất F: Bacitracin H1  

BARI SULFAT

Barii sulfas

BaSO4

P.t.l: 233,4

Tính chất

Bột mịn, trắng hoặc gần như trắng, không lẫn sạn. Thực tế không tan trong nước và các dung môi hữu cơ, rất khó tan trong các dung dịch acid và hydroxyd kiềm.

Định tính

A. Đun sôi 0,2 g chế phẩm với 5 ml dung dịch natri carbonat 50 % trong 5 min. Thêm 10 ml nước vào hỗn hợp và lọc. Acid hóa dịch lọc bằng dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), thêm tiếp vài giọt dung dịch bari clorid 5 % (TT) sẽ có tủa trắng xuất hiện.

B. Rửa cắn còn lại trên phễu ở phép thử 3 lần, mỗi lần với một ít nước. Hòa cắn với 5 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và lọc, thêm vào dịch lọc 0,3 ml dung dịch acid sulfuric loãng (TT), tủa trắng được tạo thành. Tủa này không tan trong dung dịch natri hydroxyd loãng (TT).

Giới hạn acid – kiềm

Đun trên cách thủy 5,0 g chế phẩm với 20 ml nước không có carbon dioxyd (TT) trong 5 min và lọc. Thêm 2 giọt dung dịch xanh bromothymol (TT) vào 10 ml dung dịch lọc. Dung dịch phải chuyển màu khi thêm không quá 0,5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) hoặc 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ).

Muối bari hòa tan

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Dung dịch S: Đun sôi 20,0 g chế phẩm với một hỗn hợp gồm 40 ml nước cất và 60 ml dung dịch acid acetic 2 M (TT) trong 5 min, lọc và pha loãng dịch lọc đã đ nguội thành 100 ml bằng nước cất.

Lấy 2,5 ml dung dịch 0,002 % bari nitrat (TT) trong hỗn hợp dung môi ethanol 96 % – nước (30 : 70) và 10 ml dung dịch acid sulfuric loãng (TT) lắc đều, sau đó để yên 5 min (Dung dịch A).

Dung dịch thử: Trộn 1 ml dung dịch A và 10 ml dung dịch S.

Dung dịch đối chiếu: Trộn 1 ml dung dịch A và 10 ml dung dịch bari mẫu 2 phần triệu Ba (TT).

Sau 10 min dung dịch thử không được đục hơn dung dịch đối chiếu.

Chất tan trong acid

Không được quá 0,3 %.

Bốc hơi trên cách thủy 25 ml dung dịch S và sấy cắn ở 100 ođến 105 ođến khối lượng không đổi. Lượng cắn sau khi sấy khô không được nhiều hơn 15 mg.

Hợp chất sulfur dễ bị oxy hóa

Lắc 1,0 g chế phẩm với 5 ml nước trong 30 s và lọc. Thêm vào dịch lọc 0,1 ml dung dịch hồ tinh bột (TT), thêm 0,1 g kali iodid (TT) và lắc cho tan, thêm tiếp 1,0 ml dung dịch kali iodat 0,36 % mới pha và 1 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT), lắc mạnh. Dung dịch thu được phải có màu đậm hơn dung dịch đối chiếu pha song song, trong cùng điều kiện như trên nhưng không có dung dịch kali iodat.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Pha loãng 10,0 ml dung dịch S thành 20 ml bằng nước. Lấy 12 ml dung dịch thu được để thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng sau khi nung

Không được quá 2,0 %.

(1,0 g; 600 o± 50 ođến khối lượng không đổi).

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Chất cản quang, dùng trong X quang chẩn đoán.

Chế phẩm

Bari sulfat pha hỗn dịch uống.

BẠC NITRAT

Argenti nitras

AgNO3

P.t.l: 169,9

Bạc nitrat phải chứa từ 99,0 % đến 100,5 % AgNO3.

Tính chất

Tinh thể trong suốt không màu hoặc bột kết tinh màu trắng. Rất dễ tan trong nước, tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Hòa tan khoảng 10 mg chế phẩm trong 5 ml nước. Thêm 3 giọt dung dịch acid hydrocloric 10% (TT) sẽ có tủa trắng lổn nhn, tủa này không tan trong dung dịch acid nitric 16% (TT), nhưng tan trong dung dịch amoniac loãng (TT).

B. Hòa tan khoảng 10 mg chế phẩm trong 2 ml nước, thêm 2 ml acid sulfuric (TT). Lắc đều và để nguội. Cho cẩn thận dọc theo thành ống nghiệm 1 ml dung dịch sắt (II) sulfat 8 % vùng tiếp giáp giữa hai lớp có một vòng màu nâu.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Lấy 2 ml dung dịch S, thêm 0,1 ml dung dịch lục bromocresol (TT). Dung dịch phải có màu xanh.

Lấy 2 ml dung dịch S, thêm 0,1 ml dung dịch đỏ phenol (TT). Dung dịch phải có màu vàng.

Các muối lạ

Không được quá 0,3 %.

Thêm 7,5 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) vào 30 ml dung dịch S. Lắc mạnh. Đun nóng trên nồi cách thủy 5 min. Lọc. Bốc hơi 20 ml dịch lọc trên nồi cách thủy đến khô. Sấy cắn ở 100 ođến 105 oC tới khối lượng không đổi. Cắn thu được không quá 2 mg.

Nhôm, bismuth, đồng và chì

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 4 ml dung dịch amoniac đậm đặc (TT) và 6 ml nước. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Định lượng

Hòa tan khoảng 0,300 g chế phẩm trong 50 ml nước. Thêm 2 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT) và 1 ml dung dịch sắt (III) amoni sulfat (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch amoni sulfocyanid 0,1 N (CĐ) đến màu vàng hơi đỏ.

ml dung dịch amoni sulfocyanid 0,1 N (CĐ) tương đương với 16,99 mg AgNO3.

Bảo quản

Trong bao bì kín, phi kim loại, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kh trùng.

Chế phẩm

Dung dịch bạc nitrat vô trùng.

BẠC VITELINAT

Argentum vitellinicum

Argyrol

Bạc vitelinat là hợp chất của bạc với vitelin (phospho-protein), phải chứa ít nhất 20,0 % Ag.

Tính chất

Mảnh hoặc phiến màu nâu thẫm hay lục đen bóng, dễ hỏng ngoài không khí, dễ hút ẩm. Tan trong nước và trong glycerin, tan chậm và hoàn toàn trong ethanol 70 %, không tan trong ethanol 96 % và trong ether.

Định tính

A. Nung khoảng 0,5 g chế phẩm, hòa tan cắn trong 5 ml dung dịch acid nitric 16 % (TT), thêm 1 ml dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT) sẽ có tủa trắng lổn nhổn, tủa tan trong amoniac (TT).

B. Đem đốt, chế phẩm sẽ cháy thành than và tỏa ra mùi khét của sừng hay lông cháy.

C. Dung dịch chế phẩm trong dung dịch natri clorid đẳng trương vững bền (khác với protargol).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,2 g chế phẩm trong 10 ml nước. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và có màu đỏ nâu. Nhìn xuyên qua, dung dịch có hiện tượng lưỡng sắc nhẹ. Nhìn ở ánh sáng phản chiếu, dung dịch có màu lục. Đ yên 2 h, dung dịch không được có cặn.

Giới hạn kiềm

Không được quá 3,2 % biểu thị bằng natri hydroxyd.

Cân chính xác khoảng 1,000 g chế phẩm trong chén s, đốt rồi nung. Sau khi để nguội, chiết cắn nhiều lần, mỗi lần 10 ml nước sôi cho đến khi dịch chiết không còn màu hồng với dung dịch phenolphtalein (TT). Gộp dịch chiết, thêm 2 giọt đến 3 giọt dung dịch phenolphtalein (TT), chuẩn độ bằng dung dịch acid sulfuric 0,1 N (CĐ) đến khi mất màu hồng.

ml dung dịch acid sulfuric 0,1 N (CĐ) tương đương với 4,0 mg NaOH.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 10 ml nước trong một bình nón dung tích 200 ml đến 250 ml. Thêm từ từ đến hết 10 ml dung dịch acid sulfuric 1 N. Để nguội. Thêm 2 g kali permanganat (TT) đã tán nh, cho từ từ từng ít một và khuấy luôn tay. Đun sôi nhẹ hỗn hợp trong khoảng 5 min. Thêm từ từ từng giọt dung dịch sắt (II) sulfat (TT) cho đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng nhạt. Thêm 50 ml nước, 5 ml dung dịch acid nitric 25 % (TT). Đ nguội. Thêm 1 ml dung dịch sắt (III) amoni sulfat (TT) và chuẩn độ bằng dung dịch amoni sulfocyanid 0,1 N (CĐ) tới màu đ.

ml dung dịch amoni sulfocyanid 0,1 N (CĐ) tương đương với 10,79 mg Ag.

Bảo quản

Trong lọ thủy tinh khô, có màu, nút kín, tránh ánh sáng, tránh ẩm.

Tương kỵ

Alcaloid, adrenalin, tanin.

BENZALKONIUM CLORID

Benzalkonii chloridum

Benzalkonium clorid là hỗn hợp các muối alkylbenzyldimethylamoni clorid; mạch alkyl có từ 8 đến 18 carbon. Chế phẩm phải chứa từ 95,0 % đến 104,0 % các muối alkylbenzyldimethylamoni clorid, tính theo C22H40ClN (p.t.l: 354,0) đối với chế phẩm khan.

Tính chất

Bột trắng hoặc trắng hơi vàng hoặc các mảnh trắng hơi vàng như gelatin, hút ẩm, s giống xà phòng. Rất dễ tan trong nước và ethanol. Khi đun nóng, tạo thành một khối nóng chảy trong. Dung dịch trong nước, lắc lên, tạo rất nhiều bọt.

Định tính

A. Hòa tan 80 mg chế phẩm trong nước và pha loãng bằng nước thành 100 ml. Phổ hấp thụ tử ngoại của dung dịch (Phụ lục 4.1) đo từ 220 nm đến 350 nm có 3 cực đại hấp thụ ở 257 nm; 263 nm và 269 nm và một vai ở khoảng 250 nm.

B. Lấy 2 ml dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch), thêm 0,1 ml acid acetic băng (TT) và thêm từng giọt một cho đến hết 1 ml dung dịch natri tetraphenylborat 1 % (TT). Tạo tủa trắng. Lọc. Hòa tan tủa trong một hỗn hợp gồm 1 ml aceton (TT) và 5 ml ethanol 96 % (TT) bằng cách đun nóng không quá 70 oC. Thêm nước từng giọt một vào dung dịch đang nóng cho đến khi dung dịch hơi đục. Đun nóng nhẹ cho đến khi dung dịch trong và để nguội. Tạo tủa tinh thể trắng. Lọc. Rửa các tinh thể này 3 lần, mỗi lần 10 ml nước và làm khô trong chân không trên diphospho pentoxyd (TT) hoặc silica gel khan (TT) ở nhiệt độ không quá 50 oC. Các tinh thể này nóng chy ở 127 ođến 133 oC (Phụ lục 6.7).

C. Lấy 5 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT), thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromophenol (TT) và 5 ml cloroform (TT). Lắc. Lớp cloroform không màu. Thêm 0,1 ml dung dịch S và lắc. Lớp cloroform có màu xanh.

D. Lấy 2 ml dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch), thêm 1 ml dung dịch acid nitric 12,5 % (TT). Tạo tủa trắng, thêm 5 ml ethanol 96 % (TT), tủa tan. Dung dịch này cho phn ứng (A) của clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu V6 (phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Ly 50 ml dung dịch S, thêm 0,1 ml dung dịch đ tía bromocresol (TT). Lượng dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) hoặc dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) để làm thay đổi màu của chỉ thị không quá 0,1 ml.

Amin và các muối amin

Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 20 ml hỗn hợp gồm 3 thể tích dung dịch acid hydrocloric 1 N và 97 thể tích methanol (TT) bằng cách đun nóng. Thêm 100 ml 2-propanol (TT). Cho khí nitơ sục chậm qua dung dịch. Thêm từ từ 12,0 ml dung dịch tetrabutylamoni hydroxyd 0,1 M (CĐ) và ghi đường cong chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Nếu đường cong chuẩn độ có hai điểm uốn thì thể tích dung dịch chuẩn độ thêm vào giữa hai điểm uốn không được lớn hơn 5,0 ml. Nếu đường cong chuẩn độ không có điểm uốn nào, có nghĩa chế phẩm không đạt yêu cầu của phép thử. Nếu đường cong chuẩn độ có một điểm uốn, làm lại phép thử, nhưng thêm 3,0 ml dung dịch dimethyldecylamin 2,5 % trong 2-propanol trước khi chuẩn độ. Nếu sau khi thêm 12,0 ml dung dịch chuẩn độ mà đường cong chuẩn độ chỉ có một điểm un thì chế phẩm không đạt yêu cầu của phép thử.

Nước

Không được quá 10 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,300 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 2,00 g chế phẩm trong nước và pha loãng bằng nước thành 100,0 ml. Lấy 25 ml dung dịch thu được cho vào một bình gạn, thêm 25 ml cloroform (TT), 10 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N và 10,0 ml dung dịch kali iodid 5,0 % vừa mới pha. Lắc kỹ. Để yên phân lớp, bỏ lớp cloroform. Lắc lớp nước với cloroform (TT) 3 lần, mỗi lần 10 ml. Loại bỏ các lớp cloroform. Cho vào lớp nước 40 ml acid hydrocloric (TT). Để nguội và chuẩn độ bằng dung dịch kali iodat 0,05 M (CĐ) cho đến khi màu nâu đậm gần như biến mất. Thêm 2 ml cloroform (TT) và tiếp tục vừa lắc mạnh vừa chuẩn độ cho đến khi lớp cloroform không có thay đổi màu. Tiến hành chuẩn độ mẫu trắng [hỗn hợp gồm 10,0 ml dung dịch kali iodid 5,0 % vừa mới pha, 20 ml nước và 40 ml acid hydrocloric (TT)].

ml dung dịch kali iodat 0,05 M (CĐ) tương đương với 35,4 mg C22H40ClN.

Loại thuốc

Tẩy ra sát trùng.

BENZATHIN BENZYLPENICILIN

Benzathinum benzylpenicillinum

(C16H18N2O4S)2C16H20N2

P.t.l: 909,0

Benzathin benzylpenicilin là phức hợp của (1:2) N,N’-dibenzylethan-1,2-diamin với acid (2S,5R,6R)-3,3-dimethyl-7-oxo-6-[(phenylacetyl)amino]-4-thia-1-azabicy clo[3.2.0]heptan-2-carboxylic, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % (C16H18N2O4S)2C16H20N2 và từ 24,0 % đến 27,0 % N,N’-dibenzylethylendiamin (ben-zathin C16H20N2p.t.l. 240,3) tính theo chế phẩm khan.

Chế phẩm có chứa hàm lượng nước thay đổi và có thể cha các tác nhân phân tán hoặc tác nhân tạo hỗn dịch.

Tính chất

Bột màu trắng.

Rất khó tan trong nước, dễ tan trong dimethylformamid và formamid, khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của benzathin benzylpenicilin chuẩn.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel đã được silan hóa.

Dung môi khai triển: Aceton – dung dịch amoni acetat 15,4 % (30 : 70), được điều chỉnh đến pH 7,0 bằng amoniac (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong 5 ml methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 25 mg benzathin benzylpenicilin chuẩn trong 5 ml methanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 1 µl các dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Làm khô bản mỏng ngoài không khí, để bản mỏng trong hơi iod đến khi các vết xuất hiện. Kiểm tra dưới ánh sáng tự nhiên, hai vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng về vị trí, kích thước và màu sắc với hai vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Phép thử ch có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu cho hai vết tách ra rõ ràng.

C. Cho khoảng mg chế phẩm vào một ống nghiệm có chiều dài 150 mm và đường kính 15 mm. Làm ẩm với 0,05 ml nước và thêm 2 ml dung dịch formaldehyd trong acid sulfuric (TT). Lắc để trộn đều, dung dịch không màu. Đặt ống nghiệm vào trong cách thủy trong 1 min, màu nâu đ xuất hiện.

D. Thêm vào 0,1 g chế phẩm 2 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT), lắc đều trong 2 min. Lắc hỗn hợp trên hai lần, mỗi lần với 3 ml ether (TT), lấy lớp ether. Gộp các dịch ether, bay hơi đến khô và hòa tan cắn trong 1 ml ethanol 50 % (TT). Thêm 5 ml dung dịch acid picric (TT)đun nóng ở 90 otrong 5 min và làm nguội từ từ. Lọc lấy tinh thể thu được, kết tinh lại trong ethanol 25 % có chứa 1 % acid picric (TT). Nhiệt độ nóng chảy của tinh thể thu được khoảng 214 o(Phụ lục 6.7).

Giới hạn acid – kiềm

Cân 0,50 g chế phẩm, thêm 100 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và lắc trong 5 min. Lọc qua phễu lọc xốp. Thêm vào 20 ml dịch lọc 0,1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT). Dung dịch có màu xanh lá hoặc vàng. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) để chuyển màu của chỉ thị sang màu xanh da trời không quá 0,2 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Các dung dịch được chuẩn bị ngay trước khi dùng. Dùng máy lc siêu âm để hòa tan mẫu thử (khoảng 2 min), tránh để tăng nhiệt độ của mẫu thử.

Pha động A: Hỗn hợp dung dịch kali dihydrophosphat 3,4 % đã được chnh đến pH 3,5 bằng acid phosphoric – methanol – nước (10 : 30 : 60).

Pha động B: Hỗn hợp dung dịch kali dihydrophosphat 3,4 % đã được chnh đến pH 3,5 bằng acid phosphoric – nước – methanol (10 : 30 : 60).

Dung dịch thử: Hòa tan 70,0 mg chế phẩm trong 25 ml methanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng dung dịch có chứa kali dihydrophosphat 0,68 % và dinatri hydrophosphat 0,102 %.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 70,0 mg benzathin benzylpenicilin chun trong 25 ml methanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng dung dịch có chứa kali dihydrophosphat 0,68 % và dinatri hydrophosphat 0,102%.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100,0 ml bằng pha động A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh là end-capped octadecylsilyl silica gel (5 µm).

Nhiệt độ cột: 40 oC.

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  10

75

25

10  20

75 → 0

25 → 100

20  55

0

100

55  70

75

25

Tiến hành sắc ký dung dịch thử, các dung dịch đối chiếu.

Kim tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), thời gian lưu tương đối so với benzylpenicilin của benzathin khoảng 0,3 đến 0,4 và của tạp chất C (acid benzylpeniciloic benzathid) khoảng 2,4. Điều chỉnh tỷ lệ methanol trong pha động nếu cần thiết.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích của pic tương ứng với tạp chất C không được lớn hơn hai lần tổng diện tích hai pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (2,0 %).

Bất kỳ pic phụ nào khác không được lớn hơn tổng diện tích hai pic chính của dung dịch đối chiếu (2) (1,0%).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần tổng diện tích hai pic chính của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Nước

Từ 5,0 % đến 8,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,300 g chế phẩm.

Thử vô khuẩn

Nếu chế phẩm dự định dùng để sản xuất thuốc tiêm mà không tiến hành tiệt khuẩn nữa thì phải đạt phép thử về độ vô khuẩn (Phụ lục 13.7).

Nội độc tố vi khuẩn

Lắc 20 mg chế phẩm với 20 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (TT) đã được pha loãng 1 thành 100, lắc kỹ và ly tâm. Lấy dịch trong tiến hành thử (Phụ lục 13.2, phương pháp E).

Nội độc tố vi khuẩn phải ít hơn 0,13 EU/ml. Nếu chế phẩm dự định dùng đ pha thuốc tiêm mà không tiến hành các biện pháp loại nội độc tố vi khuẩn thì phải đáp ứng yêu cầu này.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Các dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và cột sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Pha động: Hỗn hợp dung dịch đệm phosphat pH 3,5- methanol – nước (10 : 35 : 55).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1).

Dựa vào diện tích pic đáp ứng, tính toán hàm lượng của benzathin và benzathin benzylpenicilin. Hàm lượng benzathin benzylpenicilin bằng hàm lượng của benzylpenicilin nhân với hệ số 1,36.

Bảo quản

Trong đồ bao gói kín.

Nếu là nguyên liệu vô khuẩn: Trong đồ bao gói kín, vô khuẩn và tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.

Nhãn

Phải quy định rõ thời hạn sử dụng và điều kiện bảo quản.

Ghi rõ tên và hàm lượng của tác nhân phân tán hoặc tác nhân tạo hỗn dịch.

Ghi rõ nếu nguyên liệu vô khuẩn hoặc không có nội độc tố vi khun.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, viên nén và hỗn dịch ung.

BENZYLPENICILIN KALI

Benzylpenicilinum kalicum

C16H17KN2O4S

P.t.l: 372,5

Benzylpenicilin kali là kali (2S,5R,6R)-3,3-dimethyl-7-oxo-6-[(phenylacetyl)amino]-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylat, được sản xuất bằng cách nuôi cấy chng Penicilium notatum hoặc các chng cùng họ hay điều chế bằng các phương pháp khác; phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C16H17KN2O4S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gn như trắng. Rất tan trong nước, thực tế không tan trong dầu béo và dầu parafin.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm 1: A, D.

Nhóm 2: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với ph hấp thụ hồng ngoại của benzylpenicilin kali chuẩn.

B. Tiến hành sắc ký lớp mỏng theo định tính các penicilin (Phụ lục 8.2).

C. Chế phẩm phải cho phản ứng B trong phép thử phản ứng màu của các penicilin và cephalosporin (Phụ lục 8.3).

D. Chế phẩm phải cho phản ứng (A) của kali (Phụ lục 8.1).

pH

Từ 5,5 đến 7,5 (Phụ lục 6.2).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Góc quay cực riêng

Từ +270o đến +300o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Độ hấp thụ

Hòa tan 94,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Đo độ hấp thụ ánh sáng (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được tại các bước sóng 325 nm, 280 nm và tại cực đại hấp thụ 264 nm, pha loãng dung dịch nếu cần thiết để đo độ hấp thụ tại bước sóng 264 nm.

Độ hấp thụ tại bước sóng 325 nm và 280 nm không được lớn hơn 0,10 và tại cực đại hấp thụ 264 nm phải từ 0,80 đến 0,88 tính theo dung dịch không pha loãng (1,88 g/l).

Kiểm tra độ phân giải của máy quang phổ (Phụ lục 4.1), tỷ lệ các độ hấp thụ ít nhất phải bằng 1,7.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Pha động A: Dung dịch đệm pH 3,5 – methanol – nước (10 : 30 : 60).

Pha động B: Dung dịch đệm pH 3,5 – nước – methanol (10 : 40 : 50).

Dung dịch đệm pH 3,5: Dung dịch kali dihydrophosphat 6,8 % (TT) được điều chỉnh đến pH 3,5 bằng dung dịch có cha 500 g/l dung dịch acid phosphoric 2 M (TT).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 80,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 50,0 mg benzylpenicilin natri chuẩn trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10,0 mg benzylpenicilin natri chuẩn và 10,0 mg acid phenylacetic (TT) (tạp chất B) trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 4,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100,0 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt  bước sóng 225 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl. Tiến hành sắc ký đẳng dòng với thành phần pha động như thời điểm 0 của chương trình dung môi với dung dịch đối chiếu (2) và (3). Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi ở trên với dung dịch thử (2) và với mẫu trắng là nước.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(tt/tt)

Pha động B

(tt/tt)

0  tR

70

30

tR – (tR + 20)

70 → 0

30 → 100

(tR + 20) – (tR + 35)

0

100

(tR + 35) – (tR + 50)

70

30

tR = Thời gian lưu của benzylpenicilin được xác định ở sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3).

Nếu phải điều chỉnh các thành phần của pha động để đạt độ phân giải như yêu cầu thì việc điều chỉnh sẽ được áp dụng tại thời điểm 0 của chương trình dung môi và trong mục Định lượng.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất B với pic của benzylpenicilin ít nhất là 6,0; điều chỉnh tỷ lệ pha động : B nếu cần.

Giới hạn:

Tất cả các tạp chất: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đ của dung dịch đối chiếu (3) (1 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (2S,5R,6R)-6-amino-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (acid 6-aminopenicilanic).

Tạp chất B: Acid phenylacetic.

Tạp chất C: Acid (2S,5R,6R)-6-[[(4-hydroxyphenyl)acetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic.

Tạp chất D: Acid (3S,7R,7aR)-5-benzyl-2,2-dimethyl-2,3,7,7a-tetrahydroimidazo[5,1-b]thiazol-3,7-dicarboxylic (acid penilic của benzylpenicilin).

Tạp chất E: Acid (4S)-2-[carboxy[(phenylacetyl)amino]methyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (các acid peniciloic của benzylpenicilin).

Tạp chất F: Acid (2RS,4S)-2-[[(phenylacetyl)amino]methyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (các acid peniloic của benzylpenicilin).

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Nội độc tố vi khuẩn

Phải nhỏ hơn 0,16 EU/mg (Phụ lục 13.2; phương pháp đo màu tại điểm dừng). Nếu chế phẩm dùng để pha thuốc tiêm mà không có phương pháp hữu hiệu để loại bỏ nội độc tố vi khuẩn thì phải đạt yêu cầu này.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Pha động: Đẳng dòng với thành phần pha động A và B như thời điểm 0 của chương trình dung môi, có th điều chỉnh nếu cần.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1).

Tính hàm lượng của C16H17KN2O4S trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng của benzylpenicilin natri chuẩn.

Hàm lượng của C16H17KN2O4S bằng hàm lượng benzylpenicilin natri nhân với 1,045.

Bảo quản

Trong bao bì kín. Nếu chế phẩm là vô khuẩn, bảo quản trong bao bì kín và vô khuẩn.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

BENZYLPENICILIN NATRI

Benzylpenicilinum natricum

C16H17N2NaO4S

P.t.l: 356,4

Benzylpenicilin natri là natri (2S,5R,6R)-3,3-dimethyl-7-oxo-6-[(phenylacetyl)amino]-4-thia-1-azabicyclo [3.2.0]heptan-2-carboxylat, được sản xuất bằng cách nuôi cấy chủng Penicilium notatum hoặc các chng cùng họ hoặc bằng các phương pháp khác, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C16H17N2NaO4S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng. Rất tan trong nước, thực tế không tan trong dầu béo và dầu parafin.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của benzylpenicilin natri chuẩn.

B. Tiến hành sắc ký lớp mỏng theo định tính các penicilin (Phụ lục 8.2).

C. Chế phẩm phải cho phản ứng B trong phép thử phản ứng màu của các penicilin và cephalosporin (Phụ lục 8.3).

D. Chế phẩm phải cho phản ứng của natri (Phụ lục 8.1).

pH

Từ 5,5 đến 7,5 (Phụ lục 6.2).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Góc quay cực riêng

Từ +285o đến +310o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Độ hấp thụ

Hòa tan 90,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Đo độ hấp thụ ánh sáng (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được tại các bước sóng 325 nm, 280 nm và tại cực đại hấp thụ 264 nm, pha loãng dung dịch nếu cần thiết để đo độ hấp thụ tại 264 nm.

Độ hấp thụ tại bước sóng 325 nm và 280 nm không được lớn hơn 0,10 và tại cực đại hấp thụ 264 nm phải từ 0,80 đến 0,88 tính theo dung dịch không pha loãng (1,80 g/l).

Kiểm tra độ phân giải của máy quang phổ (Phụ lục 4.1), tỷ lệ các độ hấp thụ ít nhất phải bằng 1,7.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chun bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Pha động A: Dung dịch đệm pH 3,5- methanol – nước (10 : 30 : 60).

Pha động B: Dung dịch đệm pH 3,5- nước – methanol (10 : 40 : 50).

Dung dịch đệm pH 3,5: Dung dịch kali dihydrophosphat 6,8 % được điều chỉnh đến pH 3,5 bằng dung dịch có chứa 500 g/l dung dịch acid phosphoric 2 M (TT).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 80,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 50,0 mg benzylpenicilin natri chuẩn trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10,0 mg benzylpenicilin natri chuẩn và 10,0 mg acid phenylacetic (TT) (tạp chất B) trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 4,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100,0 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 225 nm.

Tc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl. Tiến hành sắc ký đẳng dòng với thành phần pha động như thời điểm 0 của chương trình dung môi với dung dịch đối chiếu (2) và (3). Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi ở trên với dung dịch thử (2) và với mẫu trắng là nước.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(tt/tt)

Pha động B

(tt/tt)

– tR

70

30

tR – (tR + 20)

70 → 0

30 → 100

(tR 20) – (tR + 35)

0

100

(tR + 35) – (tR + 50)

70

30

tR = Thời gian lưu của benzylpenicilin được xác định ở sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3).

Nếu phải điều chỉnh các thành phần của pha động để đạt độ phân giải như yêu cầu thì việc điều chỉnh sẽ được áp dụng tại thời điểm 0 của chương trình dung môi và trong mục Định lượng.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất B với pic của benzylpenicilin ít nhất là 6,0; điều chỉnh tỷ lệ : B trong pha động nếu cần.

Giới hạn:

Tất cả các tạp chất: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (2S,5R,6R)-6-amino-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (acid 6-aminopenicilanic).

Tạp chất B: Acid phenylacetic.

Tạp chất C: Acid (2S,5R,6R)-6-[[(4-hydroxyphenyl)acetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1- azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic.

Tạp chất D: Acid (3S,7R,7aR)-5-benzyl-2,2-dimethyl-2,3,7,7a-tetrahydroimidazo[5,1-b]thiazol-3,7-dicarboxylic (acid penilic của benzylpenicilin).

Tạp chất E: Acid (4S)-2-[carboxy[(phenylacetyl)amino]methyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (các acid peniciloic của benzylpenicilin).

Tạp chất F: Acid (2RS,4S)-2-[[(phenylacetyl)amino]methyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (các acid peniloic của benzylpenicilin).

Acid 2-ethylhexanoic

Không được quá 0,5 % (kl/kl) (Phụ lục 10.17).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Nội độc tố vi khuẩn

Phải nhỏ hơn 0,16 EU/mg (Phụ lục 13.2; phương pháp đo màu tại điểm dừng). Nếu chế phẩm dùng để pha thuốc tiêm mà không có phương pháp hữu hiệu để loại bỏ nội độc tố vi khuẩn thì phải đạt yêu cầu này.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Pha động: Đẳng dòng với thành phần pha động A và B như thời điểm 0 của chương trình dung môi, có thể điều chỉnh nếu cần.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1).

Tính hàm lượng của C16H17N2NaO4S trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng C16H17N2NaO4S trong benzylpenicilin natri chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín. Nếu chế phẩm là vô khuẩn, bảo quản trong bao bì kín và vô khuẩn.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

BERBERIN CLORID

Berberini chloridum

C20H18NO4Cl.2H2O P.t.l: 407,9

Berberin clorid là 9,10-dimethoxy-5,6-dihydro[1,3]dioxolo[4,5-g]isoquino[3,2-a]isoquinolin-7-ium clorid dihydrat, phải cha từ 95,0 % đến 102,0 % C20H18NO4Cl, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Tinh thể hay bột kết tinh màu vàng, không mùi, có vị rất đắng. Tan trong nước nóng, khó tan trong ethanol và nước, rt khó tan trong cloroform, không tan trong ether.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của berberin clorid chuẩn.

B. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 20 ml nước bằng cách đun nóng. Thêm 0,5 ml acid nitric đậm đặc (TT), làm lạnh, để yên 10 min, lọc. Lấy 3 ml dịch lọc và thêm 1 ml dung dịch bạc nitrat 2 % (TT), sẽ xut hiện tủa trắng. Tủa này không tan trong acid nitric loãng (TT), nhưng tan được trong dung dịch amoniac (TT) quá tha.

C. Hòa tan 5 mg chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT). Lắc đều, thêm một ít bột cloramin B (TT) sẽ có màu đỏ anh đào.

Giới hạn acid

Lắc 0,10 g chế phẩm với 30 ml nước không có carbon dioxyd (TT), lọc. Thêm vào dịch lọc 2 giọt dung dịch phenolphtalein (TT) và 0,10 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ), màu vàng phải chuyển sang vàng cam ri đến màu đ.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Định lượng.

Dung dịch thử: Hòa tan chính xác 0,010 g chế phẩm trong 100,0 ml pha động.

Dung dịch đối chiếu: Hút chính xác 4 ml dung dịch thử pha loãng với pha động thành 100,0 ml.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu, điều chỉnh độ nhạy của hệ thống sao cho chiều cao của pic berberin thu được từ sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu bằng khoảng 10 % thang đo.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của berberin.

Yêu cầu: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, tổng diện tích các pic phụ không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Sulfat

Không được quá 0,048 %.

Dung dịch thử: Lắc 1,0 g chế phẩm với 48 ml nước và 2 ml dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT) trong 1 min, lọc. Bỏ 5 ml dịch lọc đầu, lấy 25 ml dịch lọc tiếp theo và thêm nước đến 50 ml trong ống Nessler.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 0,50 ml dung dịch acid sulfuric 0,01 N (TT), thêm 1 ml dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT), thêm 5 giọt đến 10 giọt dung dịch xanh bromophenol 0,1 % trong ethanol 50 % và thêm nước đến 50 ml trong ống Nessler.

Cho vào mỗi ống 2 ml dung dịch bari clorid 0,5 M (TT), lắc kỹ, để yên 10 min. So sánh độ đục tạo thành trong ống thử và ống đối chiếu, dung dịch thử không được đục hơn dung dịch đối chiếu.

Kim loại nặng

Không được quá 30 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp 3. Dùng 3 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Từ 8 % đến 12 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,1 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,10 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 3,4 g kali dihydrophosphat (TT) và 1,7 g natri laurylsulfat (TT) trong hỗn hợp nước – acetonitril (1 : 1) và pha loãng thành 1000 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,010 g chế phẩm, hòa tan trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 0,010 g berberin clorid chuẩn, hòa tan trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 1 mg berberin clorid chuẩn và 1 mg palmatin clorid chuẩn trong 10 ml pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt  bước sóng 345 nm.

Nhiệt độ cột: 40 oC.

Tốc độ dòng: Điều chỉnh tốc độ dòng sao cho thời gian lưu của berberin khoảng 10 min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Tiến hành sắc ký dung dịch phân giải, thứ tự rửa giải lần lượt là pic palmatin và pic berberin, độ phân giải giữa hai pic không nhỏ hơn 1,5.

Tiêm riêng biệt 5 lần dung dịch chuẩn, độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic berberin không lớn hơn 1,5 %.

Tiến hành sắc ký các dung dịch thử và dung dịch chuẩn.

Tính hàm lượng berberin clorid, C20H18NO4Cl, trong chế phẩm dựa vào diện tích pic trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn, dung dịch thử và hàm lượng C20H18NO4Cl trong berberin clorid chuẩn.

Bảo quản

Đóng gói kín, để chỗ thoáng mát, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng khuẩn.

Chế phẩm

Viên nén.

BETAMETHASON

Betamethasonium

C22H29FO5

P.t.l: 392,5

Betamethason là 9-fluoro-1,17,21-trihydroxy-16β-methylpregna-1,4-dien-3,20-dion, phải chứa từ 97,0 % đến 103,0 % C22H29FO5tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hay gần như trắng.

Thực tế không tan trong nước, ít tan trong ethanol, rất ít tan trong methylen clorid.

Định tính

Có th chọn một trong 2 nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Ph hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với ph hấp thụ hồng ngoại của betamethason chuẩn. Nếu phổ hồng ngoại của mẫu thử và mẫu chuẩn ở trạng thái rắn khác nhau, thì hòa tan riêng biệt chế phẩm và betamethason chuẩn trong một lượng tối thiểu methylen clorid (TT), bốc hơi đến khô trên nồi cách thy. Ghi phổ mới của các cắn thu được.

B. Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Lấy 2,0 ml dung dịch cho vào ống nghiệm có nút mài, thêm 10,0 ml dung dịch phenylhydrazin trong acid sulfuric (TT), trộn đều và đun trong cách thủy ở 60 otrong 20 min. Làm nguội ngay. Độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được đo ở bước sóng 419 nm không được lớn hơn 0,10.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Butanol đã bão hòa với nước – toluen – ether (5 : 10 : 85).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong hỗn hợp methanol – methylen clorid (1 : 9) và pha loãng thành 10 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg betamethason chuẩn trong hỗn hợp methanol – methylen clorid (1 : 9) và pha loãng thành 20 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg dexamethason chuẩn trong dung dịch đối chiếu (1) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành:

Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Để bản mỏng khô ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương tự về vị trí, kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric trong ethanol (TT)Sấy bản mỏng ở 120 otrong 10 min hoặc tới khi các vết xuất hiện. Để nguội. Quan sát dưới ánh sáng ban ngày và ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết chính thu được trong sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc trong ánh sáng ban ngày, huỳnh quang trong đèn tử ngoại ở bước sóng 365 nm và kích thước với vết chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử ch có giá tr khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho 2 vết, tuy nhiên có thể chưa tách hoàn toàn.

D. Trộn khoảng 5 mg chế phẩm với 45 mg magnesi oxyd nặng (TT) và nung trong chén nung đến khi cắn hầu như trắng hoàn toàn (thường ít hơn 5 min). Để nguội, thêm 1 ml nước, 0,05 ml dung dịch phenolphtalein (TT1) và khoảng 1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) để làm cho dung dịch mất màu. Lọc. Thêm 1,0 ml dịch lọc vào một hỗn hợp mới pha gồm 0,1 ml dung dịch alizarin S (TT) và 0,1 ml dung dịch zirconyl nitrat (TT). Trộn đều, để yên 5 min và so sánh màu của dung dịch thu được với màu của mẫu trắng được chuẩn bị trong cùng điều kiện. Dung dịch thử có màu vàng và dung dịch mu trắng có màu đỏ.

E. Thêm khoảng 2 mg chế phẩm vào 2 ml acid sulfuric (TT) và lắc cho tan. Trong vòng 5 min, màu nâu đ xuất hiện. Thêm dung dịch trên vào 10 ml nước và trộn đều. Màu biến mất và dung dịch vẫn trong.

Góc quay cực riêng

Hòa tan 0,125 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Góc quay cực riêng phải từ +118o đến +126o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Trong một bình định mức dung tích 1000 ml trộn 250 ml acetonitril (TT) với 700 ml nước và để cân bằng, điều chỉnh th tích đến 1000 ml bằng nước  lại trộn đều.

Pha động B: Acetonitril (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong một hỗn hợp đồng thể tích acetonitril (TT) và methanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 2 mg betamethason chuẩn và 2 mg methylprednisolon chuẩn trong pha động A và pha loãng thành 100,0 ml với cùng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml với pha động A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Nhiệt độ cột: 45 oC.

Detector quang phổ tử ngoại ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 2,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

Ghi chú

0

100

0

Đẳng dòng

15

100

0

Bắt đầu gradient

40

0

100

Kết thúc chương trình sắc ký, quay v 100 % pha động A

41

100

0

Bắt đầu cân bằng cột với pha động A

46=0

100

0

Kết thúc cân bằng cột, bắt đầu chương trình sắc ký với mu tiếp theo

Cân bằng cột với pha động B trong thời gian ít nhất là 30 min và sau đó với pha động A trong 5 min. Đối với các lần sắc ký tiếp theo, dùng các điều kiện đã mô tả từ 40 min đến 46 min.

Điều chỉnh độ nhạy của hệ thống để chiều cao của pic chính trong sắc ký đồ thu được với dung dịch đối chiếu (2) ít nhất bằng 50 % thang đo.

Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu (1), thời gian lưu của methylprednisolon khoảng 11,5 min và betamethason khoảng 12,5 min. Phép thử chỉ có giá trị khi độ phân giải giữa các pic tương ứng với methylprednisolon và betamethason không nhỏ hơn 1,5; nếu cần điều chỉnh nồng độ acetonitril trong pha động A.

Tiêm riêng biệt mẫu trắng là hỗn hợp đồng thể tích acetonitril (TT) và methanol (TT), dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (2).

Giới hạn: Trong sắc ký đồ thu được của dung dịch thử:

Diện tích của bất kỳ pic phụ nào, ngoài pic chính không được lớn hơn diện tích pic chính trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (2) (1,0 %) và chỉ được phép có 1 pic có diện tích lớn hơn một nửa diện tích pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Tổng diện tích các pic, ngoài pic chính không được lớn hơn hai lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (2) (2,0 %).

Bỏ qua pic tương ứng với mẫu trắng và pic nào có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (2).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g, 100 ođế105 oC).

Định lượng

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch này thành 100,0 ml với ethanol 96 % (TT). Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở bước sóng cực đại 238,5 nm. Tính hàm lượng C22H29FO5, lấy giá trị (1 %, 1 cm) ở bước sóng 238,5 nm là 395.

Bảo quản

Trong lọ nút kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Corticosteroid.

Chế phẩm

Viên nén.

BETAMETHASON DIPROPIONAT

Betamethasoni dipropionas

C28H37FO7

P.t.l: 504,6

Betamethason dipropionat là 9-fluoro-11β-hydroxy-16β -methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-17,21-diyl dipropionat, phải chứa từ 97,0 % đến 102,0 % C28H37FO7, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, thực tế không tan trong nước, dễ tan trong aceton và trong methylen clorid, hơi tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của betamethason dipropionat chuẩn.

B. Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Lấy 2,0 ml dung dịch này cho vào một ống thủy tinh có nút mài, thêm 10,0 ml dung dịch phenylhydrazin – acid sulfuric (TT). Trộn đều và đun nóng trong cách thủy ở 60 otrong 20 min. Làm nguội ngay. Độ hấp thụ của dung dịch thu được đo ở bước sóng 419 nm (Phụ lục 4.1) không được lớn hơn 0,10.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel F254.

Dung môi khai triển: Trộn hỗn hợp gồm 1,2 thể tích nước và 8 thể tích methanol (TT) với hỗn hợp gồm 15 thể tích ether (TT) và 77 thể tích methylen clorid (TT).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 25 mg chế phẩm trong methanol (TT) bằng cách đun nóng nhẹ và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi (dung dịch A). Pha loãng 2 ml dung dịch A thành 10 ml bằng methylen clorid (TT).

Dung dịch thử (2): Lấy 2 ml dung dịch A cho vào một ng nghiệm dung tích 15 ml có nút mài hoặc có nắp đậy bằng polytetrafluoroethylen. Thêm 10 ml dung dịch bão hòa kali hydrocarbonat trong methanol (TT), sục ngay khí nitơ qua dung dịch trong 5 min. Đậy ống. Đun nóng trong cách thy ở 45 otrong 2 h, tránh ánh sáng. Để nguội.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 25 mg betamethason dipropionat chuẩn trong methanol (TT) bằng cách đun nóng nhẹ và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi (dung dịch B). Pha loãng 2 ml dung dịch B thành 10 ml bằng methylen clorid (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Lấy 2 ml dung dịch B cho vào một ống nghiệm dung tích 15 ml có nút mài hoặc có nắp đậy bằng polytetrafluoroethylen. Thêm 10 ml dung dịch bão hòa kali hydrocarbonat trong methanol (TT) và cho sục ngay khí nitrogen qua dung dịch trong min. Đậy ống nghiệm. Đun nóng trong cách thủy ở 45 oC, tránh ánh sáng, trong 2 h. Để nguội.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng mỗi dung dịch 5 µl. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Để bản mỏng khô ngoài không khí và kiểm tra dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của mỗi dung dịch thử phải có vị trí và kích thước tương ứng với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu tương ứng.

Phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric trong ethanol (TT). Sấy ở 120 otrong 10 min hoặc cho đến khi xuất hiện các vết. Để nguội. Kiểm tra sắc ký đồ dưới ánh sáng ban ngày và dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm.

Vết chính trên sắc ký đồ của mỗi dung dịch thử có vị trí, màu sắc (khi quan sát dưới ánh sáng ban ngày) hoặc có huỳnh quang (dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm) và kích thước giống với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu tương ứng.

Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) và dung dịch đối chiếu (2) có giá trị Rf thấp hơn hẳn giá trị Rf của các vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1) và dung dịch đối chiếu (1).

D. Lấy 2 mg chế phẩm cho vào 2 ml acid sulfuric (TT), lắc cho tan. Trong vòng 5 min, xuất hiện màu nâu đỏ. Đổ dung dịch này vào 10 ml nước và trộn đều. Màu biến mất, dung dịch trong.

E. Trộn 5 mg chế phẩm với 45 mg magnesi oxyd nặng (TT) và nung trong chén cho đến khi tạo cắn gần như trắng (thường dưới 5 min). Đ nguội, thêm 1 ml nước, 0,05 ml dung dịch phenolphtalein (TT1và khoảng 1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) để làm cho dung dịch mất màu. Lọc. Ly 1,0 ml dịch lọc cho vào một hỗn hợp vừa mới pha gồm 0,1 ml dung dịch alizarin S (TT) và 0,1 ml dung dịch zirconyl nitrat (TT). Trộn đều, để yên trong 5 min. So sánh màu của dung dịch thu được với màu của mẫu trắng được tiến hành trong cùng điều kiện. Dung dịch thử có màu vàng, mẫu trắng có màu đỏ.

Góc quay cực riêng

Từ +84o đến +88o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Trộn cẩthận 35 ml nước với 56 ml acetonitril (TT). Để yên cho hỗn hợp cân bằng. Thêm nước đ 100 ml và trộn đều.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 60,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (1) thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5 mg betamethason dipropionat chuẩn để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa các tạp chất B, C, D, E và G) trong pha động và pha loãng thành 2,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (1) thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 60 mg betamethason dipropionat chuẩn trong pha động và pha loãng thành 25,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 5 mg betamethason dipropionat chuẩn dùng để định tính pic (chứa tạp chất H) trong pha động và pha loãng thành 2,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 2,0 mm) được nhồi pha tĩnh C (2,5 µm).

Nhiệt độ cột: 20 oC ± 2 oC.

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 0,2 ml/min.

Thể tích tiêm; 5 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gp 3 lần thời gian lưu của betamethason dipropionat.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo betamethason dipropionat chuẩn đ kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic của các tạp chất B, C, D, E và G. Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo betamethason dipropionat chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của tạp chất H.

Thời gian lưu tương đối so với betamethason dipropionat (thời gian lưu khoảng 10 min): Tạp chất B khoảng 0,4; tạp chất C khoảng 0,5; tạp chất D khoảng 0,7; tạp chất E khoảng 1,2; tạp chất H khoảng 1,7; tạp chất G khoảng 2,1.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), tỷ số đỉnh – hõm (Hp/Hv) ít nhất là 4,0; trong đó Hp là chiều cao đnh pic tạp chất E so với đường nền và Hv là chiều cao tính từ đường nền lên đến đáy hõm giữa pic tạp chất E và pic betamethason dipropionat.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất G là 1,3; tạp chất H là 1,4.

Tạp chất C: Diện tích pic tạp chất C không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Tạp chất B và H: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chuẩn, nếu cần, không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,3 %).

Tạp chất D, E, G: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chuẩn, nếu cần, không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 10 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 9-Fluoro-1,17,21-trihydroxy-16β-methylpregna-1,4-dien-3,20-dion (betamethason).

Tạp chất B: 9-Fluoro-1,21-dihydroxy-16β-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-17-yl propanoat (betamethason 17-propionat).

Tạp chất C: 9-Fluoro-11β,17-dihydroxy-16p-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-21-yl propanoat (betamethason 21-propionat).

Tạp chất D: 21-(Acetyloxy)-9-fluoro-1-hydroxy-16β-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-17-yl propanoat (betamethason 21-acetat 17-propionat).

Tạp cht E: 9-Cloro-1-hydroxy-16β-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-17,21-diyl dipropanoat (beclometason dipropionat).

Tạp chất F: 9,11 β -Epoxy-16p-methyl-3,20-dioxo-9β-pregna-1,4-dien-17,21-diyl dipropanoat (9β,1-epoxybetamethason dipropionat).

Tạp chất G: 9-Fluoro-16β-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-11β,17,21-triyl tripropanoat (betamethason tripropionat).

Tạp chất H: 6α-Bromo-9-fluoro-1-hydroxy-16β-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-17,21-diyl dipropanoat (6α-bromobetamethason dipropionat).

Mất khi lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 105 oC).

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (3).

Tính hàm lượng của C28H37FO7 trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (3) và hàm lượng của C28H37FO7 trong betamethason dipropionat chuẩn.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Corticosteroid.

Chế phẩm

Viên nén, kem thuốc.

BETAMETHASON VALERAT

Betamethasoni valeras

C27H37FO6

P.t.l: 476,6

Betamethason valerat là 9-fluoro-1βp, 21-dihydroxy-16β-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-17-yl pentanoat, phải chtừ 97,0 % đến 103,0 % C27H37FO6tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong aceton và methylen clorid, tan trong ethanol 96 %. Chảy ở khoảng 192 okèm theo phân hủy.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của betamethason 17-valerat chuẩn. Nếu phổ hấp thụ của chế phẩm và betamethason valerat chuẩn ở trạng thái rắn có sự khác nhau thì hòa tan riêng biệt chế phẩm và betamethason valerat chuẩn trong một lượng tối thiểu methylen clorid (TT), bốc hơi đến khô trên cách thủy và ghi phổ mới của những cắn thu được.

B. Trong phần Tạp chất liên quan, pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có thời gian lưu và đáp ứng tương tự với pic chính thu được trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (2).

Góc quay cực riêng

Từ +77o đến +83o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng và tránh ánh sáng.

Pha động: Acetonitril – nước (50 : 50).

Hỗn hợp dung môi: Acid acetic băng – pha động (1 : 1000).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 12,5 mg betamethason valerat chuẩn để kim tra tính phù hợp của hệ thống (chứa tạp chất D và G) trong 5,0 ml hỗn hợp dung môi. Lấy 1,0 ml dung dịch thu được để hòa tan hỗn hợp tạp chất chuẩn của betamethason valerat (chứa tạp chất C, H và I) có trong lọ chuẩn.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 6 mg betamethason chuẩn (tạp chất A) và 3 mg betamethason 21- valerat chuẩn (tạp chất E) trong 30,0 ml hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Nhiệt độ cột: 20 oC.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 239 nm.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2,5 lần thời gian lưu của betamethason valerat.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo betamethason valerat chuẩn để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của các tạp chất C, D, G, H và I. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất A và E. Thời gian lưu tương đối so với betamethason valerat (thời gian lưu khoảng 20 min): Tạp chất khoảng 0,3; tạp chất I khoảng 0,6; tạp chất C khoảng 0,8; tạp chất H khoảng 1,3; tạp chất D khoảng 1,4; tạp chất E khoảng 1,6; tạp chất G khoảng 2,0.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất H với pic của tạp chất D ít nhất là 1,7.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 7 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,7 %).

Tạp chất E và G: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Tạp chất C, H và I: với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,15 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 15 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (1,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05%).

Ghi chú:

Tạp chất A: 9-fluoro-11β, 17,21-trihydroxy-16β methylpregna-1,4-dien-3,20-dion (betamethason).

Tạp chất B: 9-fluoro-1,17-dihydroxy-16β-methylpregna-1,4-dien-3,20-dion (21-deoxy-betamethason).

Tạp chất C: 9-fluoro-11β,21-dihydroxy-16α-methyl-3,20-dioxopregna1,4-dien-17-yl pentanoat (dexamethason 17-valerat).

Tạp chất D: 9-bromo-11β,21dihydroxy-16β-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-17-yl pentanoat (9-bromo-betamethason valerat).

Tạp chất E: 9-fluoro-11β, 17-dihydroxy-16β-methyl-3,20-dioxopregna1,4-dien-21-yl pentanoat (betamethason 21-valerat).

Tạp chất F: 21-hydroxy-16β-methyl-3,20-dioxopregna-1,4,9(11)-trien-17-yl pentanoat (betamethason valerat d-9 (11)).

Tạp chất G: 6α-bromo-9-fluoro-1,21-dihydroxy-16bmethyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-17-yl pentanoat (6α-bromo-betamethason valerat).

Tạp chất H: 9-cloro-1,21-dihydroxy-16β-methyl-3,20-dioxopregna1,4-dien-17-yl pentanoate (beclomethason 17-valerat).

Tạp chất I: 9-fluoro-11β,21-dihydroxy-3,20-dioxopregna-1,4-dien-17-yl pentanoat (9-fluoro-prednisolon 17- valerat).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Định lượng

Hòa tan 50,0 mg chế phm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng ethanol 96 % (TT). Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở cực đại hấp thụ 240 nm.

Tính hàm lượng C27H37FO6 theo độ hấp thụ riêng (1 %, 1 cm) của betamethason valerat tại bước sóng 240 nm là 325.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Corticosteroid.

Chế phẩm

Viên nén, kem thuốc.

BIOTIN

Biotinum

C10H16N2O3S P.t.l: 244,3

Biotin là acid 5-[(3aS,4S,6aR)-2-oxohexahydrothieno-[3,4-d]imidazol-4-yl]pentanoic, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C10H16N2O3S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể không màu, rất khó tan trong nước và ethanol (96 %), thực tế không tan trong aceton, tan trong các dung dịch loãng của hydroxyd kim loại kiềm.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2 ) của chế phẩm phải phù hợp với ph hấp thụ hồng ngoại của biotin chuẩn.

B. Trong phần Tạp chất liên quan, trên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử (2) có một vết chính có vị trí và kích thước tương tự như vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

C. Hòa tan khoảng 10 mg chế phẩm trong 20 ml nước bằng cách đun nóng. Để nguội. Thêm 0,1 ml nước brom (TT). Nước brom bị mất màu.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong dung dịch natri hydroxyd 0,4 % (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Góc quay cực riêng

Từ +89o đến +93o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bn mng: Silica gel (5 µm).

Dung môi khai triển: Methanol – acid acetic băng – toluen (5 : 25 : 75).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 50 mg chế phẩm trong acid acetic băng (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml bằng acid acetic băng (TT)

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5 mg biotin chuẩn trong acid acetic băng (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (2) thành 20 ml bằng acid acetic băng (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (2) thành 40 ml bằng acid acetic băng (TT).

Các dung dịch này pha ngay trước khi dùng và phải bảo quản tránh ánh sáng chói.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được một khoảng dài 15 cm. Làm khô bản mỏng trong luồng không khí ấm. Để nguội và phun lên bản mỏng dung dịch 4-dimethylaminocinamaldehyd (TT). Kiểm tra ngay sắc ký đồ dưới ánh sáng ban ngày. Bất kỳ vết nào, trừ vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1) cũng không được đậm hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %) và tối đa ch có một vết đậm hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,25 %).

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm và tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 10 ml dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) đ chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Lắc 0,200 g chế phẩm trong 5 ml dimethylformamid (TT). Đun nóng cho đến khi chế phẩm tan hoàn toàn. Thêm 50 ml ethanol (TT) và chuẩn độ bằng dung dịch tetrabutylamoni hydroxyd 0,1 M (CĐ), xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch tetrabutylamoni hydroxyd 0,1 M (CĐ) tương đương với 24,43 mg C10H16N2O3S.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Vitamin.

BISACODYL

Bisacodylum

C22H19NO4

P.t.l: 361,4

Bisacodyl là 4,4’-(pyridin-2-ylmethylen)diphenyl diacetat, phải chứa từ 98,0 % đến 101,0 % C22H19NO4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng, thực tế không tan trong nước, tan trong aceton, hơi tan trong ethanol 96 %, tan trong các acid vô cơ loãng.

Định tính

Có th chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của bisacodyl chuẩn. Nếu ph hấp thụ hồng ngoại của chế phẩm khác với phổ hấp thụ hồng ngoại của bisacodyl chuẩn thì hòa tan riêng biệt chế phẩm và bisacodyl chuẩn trong cloroform (TT), bốc hơi tới cắn rồi tiến hành ghi phổ của các cắn thu được.

B. Hòa tan 10,0 mg chế phẩm vào dung dịch kali hydroxyd 0,6 % trong methanol và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch kali hydroxyd 0,6 % trong methanol. Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) trong khoảng bước sóng từ 220 nm đến 350 nm, dung dịch có một cực đại hấp thụ ở bước sóng 248 nm và một vai ở bước sóng 290 nm. Độ hấp thụ riêng tại cực đại hấp thụ từ 632 đến 672.

C. Điểm chảy: Từ 131 oC đến 135 oC (Phụ lục 6.7).

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Butan-2-on – xylen (50 : 50).

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong aceton (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg bisacodyl chuẩn trong aceton (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10 cm. Để bản mỏng khô ngoài không khí hoặc nếu cần có thể sấy khô ở nhiệt độ từ 100 oC đến 105 oC. Phun hỗn hợp dung dịch iod 0,05 M – dung dịch acid sulfuric loãng (50 : 50) lên bản mỏng và quan sát. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vị trí và kích thước giống với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 20 ml nước không có carbon dioxyd (TT) vào 1,0 g chế phẩm, lắc, đun sôi, để nguội và lọc. Thêm 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) và 0,1 ml dung dịch đỏ methyl (TT). Dung dịch có màu vàng. Lượng dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) dùng để chuyển màu của dung dịch từ màu vàng sang màu đỏ không quá 0,4 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Pha động: Acetonitril – Dung dịch đệm pH 5,0 (45 : 55).

Dung dịch đệm pH 5,0: Dung dịch amoni format 0,158 % (TT) được điều chỉnh đến pH 5,0 bằng acid formic khan (TT).

Hỗn hợp dung môi: Acid acetic băng – acetonitril – nước (4 : 30 : 66).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm vào 25 ml acetonitril (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 2,0 mg bisacodyl chuẩn để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa các tạp chất A, B, C, D và E) vào 1,0 ml acetonitril (TT) và pha loãng thành 2,0 ml bng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 5,0 mg bisacodyl chuẩn dùng để định tính pic (cha tạp chất F) vào 2,5 ml acetonitril (TT) và pha loãng thành 5,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 265 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Th tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3,5 lần thời gian lưu của bisacodyl.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo bisacodyl chuẩn để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của các tạp chất A, B, C, D và E.

Thời gian lưu tương đối so với bisacodyl (thời gian lưu khoảng 13 min): Tạp chất A khoảng 0,2; tạp chất B khoảng 0,4; tạp chất C khoảng 0,45; tạp chất D khoảng 0,8; tạp chất E khoảng 0,9; tạp chất F khoảng 2,6.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), tỷ số đỉnh – hõm (Hp/Hv) ít nhất là 1,5; trong đó Hp là chiều cao đỉnh pic tạp chất E so với đường nền và Hv là chiều cao tính từ đường nền lên đến đáy hõm giữa pic tạp chất E và pic bisacodyl.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Đ tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất A với 0,7.

Tạp chất A, B: Với mỗi tạp chất, diệtícpic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tạp chất C, E: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Tạp chất D: Diện tích pic tạp chất D không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Tạp chất F: Diện tích pic tạp chất F không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 10 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (1,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 4,4’-(Pyridin-2-ylmethylen)diphenol.

Tạp chất B: 2-[(RS)-(4-Hydroxyphenyl)(pyridin-2-yl)methyl]phenol.

Tạp chất C: 4-[(RS)-(4-Hydroxyphenyl)(pyridin-2-yl)methyl]phenyl acetat.

Tạp chất E: 2-[(RS)-[4-(Acetyloxy)phenyl](pyridin-2-yl)methyl]phenyl acetat.

Tạp chất D và F: chưa biết cấu trúc.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong 60 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid perdoric 0,1 N (CĐ) tương đương với 36,14 mg C22H19NO4.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Nhuận tràng.

Chế phẩm

Viên nén bao tan trong ruột, viên đạn.

BỘT BÓ

Calci sulfat ustus

Calci sulfat khô

CaSO4.1/2H2O

P.t.l: 145,1

Calci sulfat khô được điều chế bằng cách đun nóng bột thạch cao CaSO4.2H2ở nhiệt độ khoảng 150 oC. Chú ý kiểm soát quá trình đun để chuyển gần hết sang dạng hemihydrat, CaSO4.1/2H2O và tạo ra rất ít calci sulfat khan. Chế phẩm có thể chứa một lượng thích hợp các chất làm tăng hoặc giảm tốc độ ngưng kết.

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng, không mùi hoặc gần như không mùi, dễ hút ẩm. Khó tan trong nước, dễ tan hơn trong các dung dịch acid vô cơ loãng, thực tế không tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Chế phẩm phải cho phản ứng định tính của calci và của sulfat (Phụ lục 8.1).

Đặc tính ngưng kết

Lấy 20 g chế phẩm trộn với 10 ml nước ở 15 ođến 20 otrong một cái khuôn hình trụ có đường kính khoảng 2,4 cm. Đ yên 4 min đến 11 min. Bột sẽ đóng cứng lại, sau đó để yên trong 3 h, bột phải có độ cứng đ để chịu được lực khi ấn các ngón tay vào mép mà vẫn duy trì được độ sắc cạnh ở đường viền phía ngoài và không b vỡ vụn.

Mất khi lượng do nung

Từ 4,5 % đến 8,0 %.

(1,00 g, nung đ (khoảng 600 oC) đến khối lượng không đổi).

Bảo quản

Trong bao bì kín.

BỘT TALC

Talcum

Bột talc là magnesi silicat hydrat tự nhiên đã được lựa chọn và làm thành bột mịn. Bột talc tinh khiết có công thức phân tử là [Mg3Si4O10(OH)2; P.t.l: 379,3)]. Có th chứa một lượng khác nhau các chất khoáng, trong đó nhiều nhất là các clorit (nhôm hydrat và magnesi silicat), magnesit (magnesi carbonat), calcit (calci carbonat) và dolomit (calci và magnesi carbonat).

Sản xuất

Bột talc được dẫn xuất từ các trầm tích (deposits) có chứa amiăng không được dùng trong dược dụng. Nhà sản xuất có trách nhiệm chứng minh sản phẩm không có amiăng bằng phép thử xác định amphibol và serpentin. Sự có mặt của amphibol và serpentin được phát hiện bằng phương pháp quang phổ hấp thụ hồng ngoại hoặc nhiễu xạ tia X (phép thử A hoặc B). Nếu thấy các chất trên, kiểm tra tiêu chuẩn hình thái học đặc trưng của amiăng bằng phương pháp soi kính hiển vi quang học thích hợp đ xác định là tremolit hay là chrysolit.

A. Phương pháp quang phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2). Trong khoảng 740 cm-1 đến 760 cm1, dùng thang đo mở rộng, chế phẩm có thể có tremolit hoặc clorit nếu thấy bất cứ dải hấp thụ nào ở 758 ± 1 cm-1Chế phẩm có tremolit nếu di hấp thụ không thay đổi sau khi nung chế phẩm ở 850 otrong ít nhất 30 min. Trong khoảng 600 cm1 đến 650 cm1, dùng thang đo mở rộng, chế phẩm có thể có serpentin, nếu xuất hiện bất cứ dải hấp thụ hoặc vai nào.

B. Tiến hành phương pháp nhiễu xạ tia X theo các điều kiện sau:

Tia bức xạ 40 kV đơn sắc Cu Kα, 24 mA đến 30 mA.

Khe tới: 1o

Khe phát hiện: 0,2o

Tốc độ máy đo góc: 1/10o 2θ/min.

Vùng quét: 10o đến 13o2θ và 24o tới 26o2θ.

Mẫu không định hướng.

Đặt mẫu thử vào trong giá đỡ mẫu; đóng lại và làm trơn bề mặt bằng phiến kính hiển vi thủy tinh đã được làm bóng.

Ghi phổ nhiễu xạ.

Mu thử chứa amphibol khi có pic nhiễu xạ ở 10,5 ± 0,1 o2θ, và chứa serpentin khi có pic nhiễu xạ ở 24,3 ± 0,1o2θ và ở 12,1 ± 0,1o2θ.

Nếu một trong 2 phương pháp trên phát hiện thấy amphibol và/hoặc serpentin, thì tiến hành soi kính hiển vi để xác định tính chất của amiăng.

Khi soi kính hiển vi, amiăng được tìm thấy nếu có các tiêu chí sau:

Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng từ 20:1 đến 100:1, hoặc cao hơn với các sợi dài hơn 5 µm;

Có khả năng phân tách thành các sợi mảnh rất mng; và nếu có 2 hoặc nhiều hơn trong 4 tiêu chí sau:

Các sợi song song xếp thành từng bó.

Các bó sợi bị xơ ở phía cuối.

Các sợi ở dạng hình kim mảnh.

Khối bết lại của các sợi riêng lẻ và/hoặc các sợi có dạng đường cong.

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng, nhẹ, đồng nhất, trơn tay (không ăn tay). Thực tế không tan trong nước, ethanol 96 % và trong các dung dịch acid loãng hay hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C.

A. Phương pháp quang phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2), phổ cho di hấp thụ ở 3677 ± 2 cm-11018 ± 2 cm-1 và 669 ± 2 cm-1.

B. Đun nóng chảy hỗn hợp 0,2 g natri carbonat khan (TT) và 2,0 g kali carbonat (TT) trong chén platin. Thêm vào khối nóng chảy 0,1 g chế phẩm và đun nóng cho đến khi hỗn hợp nóng chảy hoàn toàn. Để nguội và chuyển khối đã nóng chảy vào đĩa bốc hơi bằng 50 ml nước nóng. Thêm acid hydrocloric (TT) cho đến khi hết sủi bọt. Thêm 10 ml acid hydrocloric (TT) và bốc hơi trên cách thủy tới khô. Để nguội. Thêm 20 ml nước, đun tới sôi và lọc (cắn được dùng cho phản ứng định tính C). Lấy 5 ml dịch lọc, thêm 1 ml amoniac (TT) và 1 ml dung dịch amoni clorid 10,7 %, lọc. Thêm 1 ml dung dịch dinatri hydrophosphat 9 % vào dịch lọc, tủa kết tinh trắng được tạo thành.

C. Cắn thu được trong phép thử định tính B cho phản ứng của silicat (Phụ lục 8.1).

Giới hạn acid – kiềm

Đun sôi 2,5 g chế phẩm với 50 ml nước không có carbon dioxyd (TT) dưới ống sinh hàn ngược. Lọc chân không. Thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT1) vào 10 ml dịch lọc, màu của dung dịch phải chuyển sang xanh lục khi thêm không quá 0,4 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ). Thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT1) vào 10 ml dịch lọc. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) cần dùng để màu của dung dịch chuyển sang hồng không quá 0,3 ml.

Chất tan trong nước

Không được quá 0,2 %.

Lấy 10,0 g chế phẩm, thêm 50 ml nước không có carbon dioxyd (TT), đun tới sôi và duy trì sôi dưới ống sinh hàn ngược trong 30 min. Để nguội, lọc qua một giấy lọc có tốc độ lọc trung bình và pha loãng dịch lọc thành 50,0 ml bằng nước không có carbon dioxyd (TT). Bốc hơi 25,0 ml dịch lọc tới khô và sấy ở 105 otrong 1 h. Khối lượng cắn thu được không quá 10 mg.

Nhôm

Không được quá 2,0 %.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch S2: Các perclorat trộn với các kim loại nặng dễ gây nổ. Phải tiến hành thao tác cẩn thận khi chuẩn bị dung dịch này. Cân 0,5 g chế phẩm vào một đĩa làm bằng polytetrafluoroethylen có dung tích 100 ml, thêm 5 ml acid hydrocloric (TT), 5 ml acid nitric không có chì và 5 ml acid percloric (TT). Khuấy nhẹ, sau đó thêm 35 ml acid hydrofluoric (TT) và bốc hơi từ từ tới khô. Thêm 5 ml acid hydrocloric (TT) vào cắn, đậy đĩa bằng mặt kính đồng h, đun tới sôi và để nguội. Rửa mặt kính đồng h và đĩa bằng nước. Chuyển dịch thu được vào bình định mức 50 ml, rửa đĩa bằng nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử: Lấy 5,0 ml dung dịch S2, thêm 10 ml dung dịch cesi clorid 2,534 %, 10,0 ml acid hydrocloric (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Các dung dịch đối chiếu: Lấy 4 bình định mức có dung tích 100 ml, mỗi bình có chứa 10,0 ml acid hydrocloric (TT) và 10 ml dung dịch cesi clorid 2,534 %, thêm lần lượt vào mỗi bình 5,0 ml, 10,0 ml, 15,0 ml và 20,0 ml dung dịch nhôm mẫu 100 phần triệu A(TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Đo phổ hấp thụ  bước sóng 309,3 nm, dùng đèn cathod rỗng nhôm làm nguồn bức xạ và ngọn lửa nitro oxyd – acetylen.

Calci

Không được quá 0,9 %.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Lấy 5,0 ml dung dịch S2, thêm 10,0 ml acid hydrocloric (TT), 10 ml dung dịch lanthan clorid (TT), và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Các dung dịch đối chiếu: Lấy 4 bình định mức có dung tích 100 ml, mỗi bình có chứa 10,0 ml acid hydrocloric (TT) và 10 ml dung dịch lanthan clorid (TT), cho lần lượt vào mỗi bình 1,0 ml, 2,0 ml, 3,0 ml và 4,0 ml dung dịch calci mẫu 100 phần triệu Ca (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Đo phổ hấp thụ ở bước sóng 422,7 nm, dùng đèn cathod rỗng calci làm nguồn bức xạ và ngọn lửa nitro oxyd – acetylen.

Sắt

Không được quá 0,25 %.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch S1: Câ10,0 g chế phẩm vào bình nón, vừa lắc vừa thêm từ từ 50 ml dung dịch acid hydrocloric 0,5 M (TT). Lp ống sinh hàn ngược và đun nóng trên cách thủy trong 30 min. Để nguội, chuyển hỗn hợp thu được sang cốc có m và để lắng các chất không hòa tan. Lọc lớp dịch phía trên qua một giấy lọc có tốc độ lọc trung bình vào một bình định mức dung tích 100 ml, giữ lại trong cốc các chất không tan nhiều nhất có thể. Rửa cắn còn lại và cốc 3 lần, mỗi lần với 10 ml nước nóng. Rửa giấy lọc bằng 15 ml nước nóng, để nguội dịch lọc và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử: Lấy 2,5 ml dung dịch S1, thêm 50,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,5 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Các dung dịch đối chiếu: Lấy 4 bình định mức có dung tích 100 ml, mỗi bình có chứa 50,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,5 M, cho lần lượt vào mỗi bình 2,0 ml, 2,5 ml, 3,0 ml và 4,0 ml dung dịch sắt mẫu 250 phần triệu Fe (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Đo phổ hấp thụ ở bước sóng 248,3 nm, dùng đèn cathod rỗng sắt làm nguồn bức xạ và ngọn lửa không khí – acetylen. Dùng đèn deuteriun để hiệu chỉnh.

Chì

Không được quá 10 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Dùng dung dịch S1.

Các dung dịch đối chiếu: Lấy 4 bình định mức có dung tích 100 ml, mỗi bình có chứa 50,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,5 M (TT), cho lần lượt vào mỗi bình 5,0 ml, 7,5 ml, 10,0 ml và 12,5 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT1) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Đo phổ hấp thụ ở bước sóng 217,0 nm, dùng đèn cathod rỗng chì làm nguồn bức xạ và ngọn lửa không khí – acetylen.

Magnesi

17,0 % đến 19,5 %.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Pha loãng 0,5 ml dung dịch S2 thành 100,0 ml bằng nước. Lấy 4,0 ml dung dịch thu được, thêm 10,0 ml acid hydrocloric (TT) và 10 ml dung dịch lanthan clorid (TT) và pha loãng thành 100,ml bằng nước.

Các dung dịch đối chiếu: Lấy 4 bình định mức 100 ml, mỗi bình có chứa 10,0 ml acid hydrocloric (TT) và 10 ml dung dịch lanthan clorid (TT), thêm lần lượt vào mỗi bình 2,5 ml, 3,0 ml, 4,0 ml và 5,0 ml dung dịch magnesi mẫu 10 phần triệu Mg (TT1) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Đo phổ hấp thụ ở bước sóng 285,2 nm, dùng đèn cathod rỗng magnesi làm nguồn bức xạ và ngọn lửa không khí – acetylen.

Mất khối lượng do nung

Không được quá 7,0 %.

(1,00 g, 1050 ođến 1100 ođến khối lượng không đổi).

Giới hạn nhiễm khuẩn

Nếu chế phẩm dùng tại chỗ, tổng số vi sinh vật hiếu khí sống lại được (Phụ lục 13.6) không được quá 100 vi khuẩn hiếu khí và nấm trong 1 gam chế phẩm.

Nếu chế phẩm dùng đường uống, tổng số vi sinh vật hiếu khí sống lại được (Phụ lục 13.6) không được quá 1000 vi khuẩn hiếu khí và 100 nấm trong 1 gam chế phẩm.

Nhãn

Nhãn ghi rõ dùng đường uống hay dùng tại chỗ.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Làm tá dược.

BRONIHEXIN HYDROCLORID

Bromhexini hydrochloridum

C14H21Br2ClN2

P.t.l: 412,6

Bromhexin hydroclorid là N-(2-amino-3,5-dibro-mobenzyl)-N-methylcyclohexanamin hydroclorid, phải chứa từ 98,5 % đến 101,5 % C14H21Br2ClN2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, đa hình, rất khó tan trong nước, khó tan trong ethanol và dicloromethan.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, E.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của bromhexin hydroclorid chuẩn.

Nếu ph đo ở trạng thái rắn khác nhau thì hòa tan riêng biệt chế phẩm và chất chuẩn trong methanol (TT), bốc hơi đến khô và dùng cắn để ghi phổ mới.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bn mng: Silica gel F254.

Dung môi khai triển: Acid acetic băng – nước – butanol (17 : 17 : 66).

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg bromhexin hydroclorid chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với methanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch. Triển khai sắc ký đến khi dung môi chạy được khoảng 3/4 chiều dài bản mỏng. Để bản mỏng khô ngoài không khí. Quan sát sắc ký đồ dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Một vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử có vị trí, kích thước tương tự vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Hòa tan 25 mg chế phẩm trong hỗn hợp gồm 1 ml dung dịch acid sulfuric 10 % (TT) và 50 ml nước. Thêm 2 ml dicloromethan (TT) và 5 ml dung dịch cloramin T 2 % (TT) rồi lắc. Ở lớp dưới, xuất hiện màu vàng hơi nâu.

D. Hòa tan khoảng 1 mg chế phẩm trong 3 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT). Dung dịch thu được cho phản ứng của amin thơm bậc nhất (Phụ lục 8.1).

E. Hòa tan khoảng 20 mg chế phẩm trong 1 ml methanol (TT), thêm 1 ml nước. Dung dịch thu được cho phản ứng (A) của ion clorid (Phụ lục 8.1).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Trộn 0,5 ml acid phosphoric (TT) với 950 ml nước; điều chỉnh đến pH 7,0 bằng triethylamin (TT) (khoảng 1,5 ml); pha loãng thành 1000 ml bằng nước. Trộn 20 thể tích của dung dịch này với 80 thể tích acetonitril (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5 mg tạp chất chuẩn C của bromhexin hydroclorid trong methanol (TT), thêm 1,0 ml dung dịch thử rồi pha loãng thành 10,0 ml với methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng methanol (TT). Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng methanol (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (12 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (3 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 248 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2,5 lần thời gian lưu của bromhexin.

Thời gian lưu tương đối so với bromhexin (thời gian lưu khoảng 11 min): Tạp chất A khoảng 0,1; tạp chất B khoảng 0,2; tạp chất C khoảng 0,4 và tạp chất khoảng 0,5.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa các pic của tạp chất C và bromhexin ít nhất là 12,0.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích của bất kỳ pic nào ngoài pic chính cũng không được lớn hơn hai lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %); tối đa chỉ có một pic có diện tích lớn hơn diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %). Tổng diện tích của tất cả các pic, tr pic chính, không được lớn hơn 3 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,3 %); bỏ qua các pic có diện tích bằng và nhỏ hơn 0,5 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: (2-amino-3,5-dibromophenyl)methanol.

Tạp chất B: 2-amino-3,5-dibromobenzaldehyd.

Tạp chất C: N-(2-aminobenzyl)-N-methylcyclo-hexanamin.

Tạp chất D: N-(2-amino-5-bromobenzyl)-N-methyl-cyclohexanamin.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 oC đến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong 70 ml ethanol 96% (TT), thêm 1 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT). Tiến hành chuẩn độ bng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2), dùng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Tính thể tích của dung dịch chuẩn độ tiêu thụ giữa 2 điểm uốn của đường cong chuẩn độ.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 41,26 mg C14H21Br2ClN2.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Long đờm.

CAFEIN

Caffeinum

C8H10N4O2

P.t.l: 194,2

Cafein là 1,3,7-trimethyl-3,7-dihydro-1H-purin-2,6-dion, phải chứa từ 98,5 % đến 101,5 % C8H10N4O2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, mịn, hoặc tinh thể trắng hoặc gần như trắng. Dễ thăng hoa. Hơi tan trong nước, dễ tan trong nước sôi. Khó tan trong ethanol 96 %, tan trong các dung dịch đậm đặc của benzoat hay salicylat kiềm.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B, F.

Nhóm II: B, C, D, E, F.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của cafein chuẩn.

B. Điểm chảy: Từ 234 ođến 239 o(Phụ lục 6.7).

C. Cho 0,05 ml dung dịch iod – iodid (TT) vào 2 ml dung dịch bão hòa chế phẩm. Dung dịch vẫn trong. Thêm 0,1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT). Có tủa nâu xuất hiện, tủa này tan khi trung hòa bằng dung dịch natri hydroxyd loãng (TT).

D. Hòa tan 10,0 mg chế phẩm bằng 0,25 ml hỗn hợp của 0,5 ml acetylaceton (TT) và 5 ml dung dịch natri hydroxyl loãng (TT) trong một ống thủy tinh có nút mài. Đun nóng trong cách thủy ở 80 otrong 7 min. Để nguội và thêm 0,5 ml dung dịch dimethylaminobenzaldehyd (TT2). Tiếp tục đun nóng trong cách thủy ở 80 otrong 7 min. Để nguội và thêm 10 ml nước, màu xanh lam đậm xuất hiện.

E. Chế phẩm phải cho phn ứng của nhóm xanthin (Phụ lục 8.1).

F. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Mất khối lượng do làm khô.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan bằng cách đun nóng 0,5 g chế phẩm trong 50 ml nước không có carbon dioxyd (TT) được chuẩn bị từ nước cất, để nguội và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid

Thêm 0,05 ml dung dịch xanh bromothymol (TT1) vào 10 ml dung dịch S. Dung dịch có màu xanh lục hay vàng. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) cần dùng để màu của dung dịch chuyển thành xanh lam không quá 0,2 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Tetrahydrofuran – acetonitril – dung dịch đệm pH 4,5 (20 : 25 : 955).

Dung dịch đệm pH 4,5: Dung dịch natri acetat 0,082 % (TT) được điều chỉnh đến pH 4,5 bằng acid acetic băng (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm vào pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 2,0 ml dung dịch thử được thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg cafein chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa các tạp chất A, C, D và F) vào pha động và pha loãng thành 5,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh base-deactivated end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 275 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 1,5 lần thời gian lưu của cafein.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo cafein chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của các tạp chất A, C, D và F. Thời gian lưu của cafein khoảng 8 min.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất C với pic của tạp chất D ít nhất là 2,5; độ phân giải giữa pic của tạp chất F với pic của tạp chất ít nhất là 2,5.

Giới hạn:

Các tạp chất chưa xác định: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,25 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 1,3-Dimethyl-3,7-dihydro-1H-purin-2,6-dion (theophyllin).

Tạp chất B: N-(6-Amino-1,3-dimethyl-2,4-dioxo-1,2,3,4-tetrahydropyrimidin-5-yl)formamid.

Tạp chất C: 1,3,9-Trimethyl-3,9-dihydro-1H-purine-2,6-dion (isocaffein).

Tạp chất D: 3,7-Dimethyl-3,7-dihydro-1H-purine-2,6-dion (theobromin).

Tạp chất E: N,1-Dimethyl-4-(methylamino)-1H-imidazol-5-carboxamid (caffeidin).

Tạp chất F: 1,7-Dimethyl-3,7-dihydro-1H-purin-2,6-dion.

Sulfat

Không được quá 0,05 % (Phụ lục 9.4.14).

Lấy 15 ml dung dịch S tiến hành thử. Dùng hỗn hợp của 7,5 ml dung dịch sulfat mẫu 10 phần triệu SO(TT) và 7,5 ml nước cất để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mt khi lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC; 1 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 170 mg chế phẩm trong 5 ml acetic khan (TT) bằng cách đun nóng. Đ nguội, thêm 10 ml anhydrid acetic (TT) và 20 ml toluen (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 19,42 mg C8H10N4O2.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Kích thích thần kinh trung ương, lợi tiểu.

Chế phẩm

Viên nén kết hợp aspirin.

CALCI CARBONAT

Calcii carbonas

CaCO3

P.t.l: 100,1

Calci carbonat phải chứa từ 98,5 % đến 100,5 % CaCO3, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng. Thực tế không tan trong nước.

Định tính

A. Chế phẩm phải cho phản ng của carbonat (Phụ lục 8.1)

B. Dung dịch S: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 80 ml acid acetic loãng (TT). Sau khi si hết bọt, đun sôi dung dịch trong 2 min. Để nguội và pha loãng thành 100 ml bằng acid acetic loãng (TT), lọc qua phễu thủy tinh xốp, dịch lọc là dung dịch S.

0,2 ml dung dịch S phải cho phản ứng của calci (Phụ lục 8.1).

Cắn trên phễu để làm thử nghiệm “Chất không tan trong acid acetic”.

Chất không tan trong acid acetic

Không được quá 0,2 %.

Rửa cắn trên phễu thu được khi chuẩn bị dung dịch S 4 lần, mỗi lần với 5 ml nước nóng và sấy khô ở nhiệt độ từ 100 oC đến 105 oC trong 1 h, khối lượng cắn còn lại không được lớn hơn 10 mg.

Clorid

Không được quá 0,033 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 3 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,25 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 1,2 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước cất và tiến hành thử.

Arsen

Không được quá 4 phần triệu. (Phụ lục 9.4.2).

Lấy 5,0 ml dung dịch S và tiến hành thử theo phương pháp A.

Bari

Thêm 10 ml dung dịch calci sulfat (TT) vào 10 ml dung dịch S. Sau ít nhất 15 min dung dịch thu được không được đục hơn độ đục của một hỗn hợp gồm 10 ml dung dịch S và 10 ml nước cất.

Sắt

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.13).

Hòa tan 50 mg chế phẩm trong 5 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và pha loãng thành 10 ml bằng nước đ tiến hành thử.

Magnesi và các kim loại kiềm

Không được quá 1,5 %.

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 12 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), đun sôi trong 2 min và thêm 20 ml nước, 1 g amoni clorid (TT) và 0,1 ml dung dịch đỏ methyl (TT). Thêm từng giọt dung dịch amoniac 10 % (TT) cho đến khi dung dịch chuyển màu và sau đó thêm tiếp 2,0 ml dung dịch amoniac 10 % (TT). Đun đến sôi và thêm 50 ml dung dịch amoni oxalat 4 % (TT) nóng. Để yên 4 h, sau đó pha loãng thành 100 ml bằng nước và lọc qua phễu lọc phù hợp. Thêm 0,25 ml acid sulfuric đậm đặc (TT) vào 50 ml dịch lọc và bay hơi trên cách thủy đến khô. Nung cắn đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 600 o± 50 oC. Lượng cắn thu được không được ln hơn 7,5 mg.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S và tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 2,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 200 oC ± 10 oC).

Định lượng

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 3 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và 20 ml nước. Đun sôi 2 min, để nguội và pha loãng thành 50 ml bằng nước. Tiến hành chuẩn độ theo phương pháp định lượng calci bằng chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5).

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 10,01 mg CaCO3.

CÁC ĐẶC TÍNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG DỤNG CỦA NGUYÊN LIỆU

Các đặc tính về Sự phân bố theo kích thước tiểu phân và Độ trơn chy có thể liên quan đến việc sử dụng calci carbonat làm tá dược.

Bảo quản

Trong bao bì kín, ở nơi khô.

Loại thuốc

Kháng acid.

Chế phẩm

Viên nén kết hợp vitamin D.

CALCI CLORID DIHYDRAT

Calcii chloridum dihydricum

CaCl2.2H2O

P.t.l: 147,0

Calci clorid dihydrat phải chứa từ 97,0 % đến 103,0 % CaCl2.2H2O.

Tính chất

Bột kết tinh trắng, dễ hút ẩm. Dễ tan trong nước, tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch) cho phản ứng (A) của clorid (Phụ lục 8.1).

B. Chế phẩm cho các phản ứng định tính của calci (Phụ lục 8.1).

C. Chế phẩm phải đáp ứng các chỉ tiêu giới hạn trong phần Định lượng.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 10,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Ph lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu của dung dịch màu chuẩn V6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Lấy 10 ml dung dịch S mới pha, thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT)Nếu dung dịch có màu đỏ, thêm 0,2 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (CĐ), dung dịch phải mất màu. Nếu dung dịch không màu, nó phải chuyển sang màu đ khi thêm không quá 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 M (CĐ).

Sulfat

Không được quá 0,03 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước.

Nhôm

Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 2 ml dung dịch amoni clorid 10 % (TT) và 1 ml dung dịch amoniac loãng (TT). Đun sôi dung dịch. Dung dịch không được vẩn đục hay tạo tủa.

Nếu chế phẩm dùng để pha các dung dịch thm tách thì nó phải đạt yêu cầu phép thử sau đây thay cho phép thử trên: Tối đa 1 phần triệu (Phụ lục 9.4.9).

Dung dịch thử: Hòa tan 4 g chế phẩm trong 100 ml nước, thêm 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0.

Dung dịch đối chiếu: Trộn 2 ml dung dịch nhôm mẫu 2 phần triệu Al (TT), 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 và 98 ml nước.

Dung dịch mẫu trắng: Trộn 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 với 100 ml nước.

Bari

Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 1 ml dung dịch calci sulfat (TT). Sau ít nhất 15 min, dung dịch không được đục hơn dung dịch gồm 10 ml dung dịch S và 1 ml nước.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 2 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Sắt

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Dùng 10 ml dung dịch S để thử.

Magnesi và các kim loại kiềm

Không được quá 0,5 %.

Lấy 20 ml dung dịch S, thêm 80 mnước, g amoni clorid (TT) và ml dung dịch amoniac 10% (TT). Đun sôi. Rót vào dung dịch đang sôi này một dung dịch đang nóng gồm amoni oxalat (TT) đã hòa tan trong 75 ml nước. Để yên trong 4 h. Pha loãng thành 200 ml bằng nước rồi lọc. Lấy 100 ml dịch lọc, thêm 0,5 ml acid sulfuric (TT). Bốc hơi cách thủy đến khô rồi nung ở 600 ođến khối lượng không đổi. Lượng cắn không quá 5 mg.

Định lượng

Hòa tan 0,280 g chế phẩm trong 100 ml nước và tiến hành định lượng calci bằng phương pháp chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5).

ml dung dịch Trilon B 0,1 M (CĐ) tương đương với 14,70 mg CaCl2.2H2O.

Loại thuốc

Khoáng chất.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

CALCI GLUCONAT

Calcii gluconas

C12H22CaO14.H2O

P.t.l: 448,4

Calci gluconat là calci D-gluconat monohydrat, phải cha từ 98,5 % đến 102,0 % C12H22CaO14.H2O.

Tính chất

Bột kết tinh hoặc dạng hạt trắng hoặc gần như trắng, hơi tan trong nước, dễ tan trong nước sôi.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat – amoniac – nước – ethanol 96 % (10 : 10 : 30 : 50).

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong 1 ml nước, nếu cần đun nóng trong cách thủy ở 60 oC.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg calci gluconat chuẩn trong 1 ml nước, nếu cần đun nóng trong cách thủy ở 60 oC.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được một khoảng 10 cm. Lấy bản mỏng ra, sấy ở 100 oC trong 20 min. Để nguội. Phun lên bản mỏng dung dịch kali dicromat 5 % trong dung dịch acid sulfuric 40 % (kl/kl). Sau 5 min, quan sát sắc ký đồ. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử có vị trí, màu sắc và kích thước tương tự vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B. Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước đã được đun nóng đến 60 ovà pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải cho các phản ứng của calci (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Ở 60 oC, màu của dung dịch S không được đậm hơn màu mẫu V6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2) và sau khi để nguội, dung dịch S không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu số II (Phụ lục 9.2).

Các tạp chất hữu cơ và acid boric

Lấy 0,5 g chế phẩm cho vào một chén sứ đã được tráng trước bằng acid sulfuric (TT) và đặt trong nước đá. Thêm 2 ml acid sulfuric (TT) đã làm lạnh trước và trộn đều. Không được xuất hiện màu vàng hoặc màu nâu. Thêm 1 ml dung dịch chromotrop II B (TT). Xuất hiện màu tím và không được chuyển sang màu xanh đậm. Dung dịch này không được có màu đậm hơn màu của hỗn hợp gồm 1 ml dung dịch chromotrop II B (TT) và 2 ml acid sulfuric (TT) đã được làm lạnh trước.

Sacarose và các đường khử

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong một hỗn hợp gồm 2 ml dung dịch acid hydrocloric 25 % (TT) và 10 ml nước. Đun sôi trong 5 min. Để nguội. Thêm 10 ml dung dịch natri carbonat 10 % (TT) và đ yên 10 min. Pha loãng với nước thành 25 ml và lọc. Lấy 5 ml dịch lọc, thêm 2 ml thuốc thử Fehling (TT) và đun sôi trong 1 min. Để yên 2 min. Không được tạo tủa đỏ.

Clorid

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 12,5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,01 % (Phụ lục 9.4.14).

Hòa tan 10,0 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 10 ml acid acetic (TT) và 90 ml nước cất bằng cách đun nóng.

Magnesi và các kim loại kiềm thổ

Không được quá 0,4 % (Phụ lục 9.4.16).

Hòa tan 1,00 g chế phẩm trong 100 ml nước sôi, thêm 10 ml dung dịch amoni clorid 10 % (TT), 1 ml amoniac (TT) và thêm từng giọt 50 ml dung dịch amoni oxalat 4 % (TT) nóng. Để yên 4 h, pha loãng thành 200 ml bằng nước và lọc. Bốc hơi 100 ml dịch lọc đến khô và nung. Khối lượng cắn thu được không được quá 2 mg.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Ly 2,0 g chế phẩm, tiến hành theo phương pháp 4. Đun nóng dần dần và cẩn thận cho tới khi chế phẩm chuyển hoàn toàn thành khối màu trắng và sau đó nung.

Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Độ nhiễm khuẩn

Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không được quá 1000 CFU/g chế phẩm.

Tổng số nấm sống lại được: Không được quá 100 CFU/g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,8000 g chế phẩm trong 20 ml nước nóng. Để nguội rồi pha loãng thành 300 ml bằng nước.

Tiến hành định lượng calci bằng phương pháp chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5).

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 44,84 mg C12H22CaO14.H2O.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Điều trị thiếu calci.

Chế phẩm

Viên nén, viên si bọt.

CALCI GLUCONAT ĐỂ PHA THUỐC TIÊM

Calcii gluconas ad injectabile

C12H22CaO14.H2O

P.t.l: 448,4

Calci gluconat để pha thuốc tiêm phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C12H22CaO14.H2O.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc dạng hạt, hơi tan trong nước, dễ tan trong nước sôi.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng. Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat – amoniac đậm đặc – nước – ethanol 96 % (10 : 10 : 30 : 50).

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong ml nước, đun nóng nếu cần trong nồi cách thủy ở 60 oC.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg calci gluconat chuẩn trong 1 ml nước, đun nóng nếu cần trong cách thủy ở 60 oC.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được một khoảng 10 cm. Lấy bản mỏng ra, sấy ở 100 otrong 20 min. Đ nguội. Phun lên bản mỏng dung dịch kali dicromat 5 % trong dung dịch acid sulfuric 40 % (kl/kl). Sau 5 min, quan sát sắc ký đồ. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử có vị trí, màu sắc và kích thước tương tự vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B. Dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch) cho phản ứng của calci (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Thêm 90 ml nước sôi vào 10,0 g chế phẩm và vừa đun sôi vừa khuấy trong vòng 10 s để chế phẩm tan hoàn toàn, pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Ở 60 oC, dung dịch S không được có màu đậm hơn màu của dung dịch mẫu N7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2). Sau khi làm lạnh đến 20 oC, dung dịch S không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu II (Phụ lục 9.2).

pH

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 20,0 ml nước không có carbon dioxyd (TT) bằng cách đun nóng trên cách thủy. pH của dung dịch từ 6,4 đến 8,3 (Phụ lục 6.2).

Các tạp chất hữu cơ và acid boric

Lấy 0,5 g chế phẩm cho vào một chén sứ đã được tráng trước bằng acid sulfuric (TT) và đặt trong nước đá. Thêm 2 ml acid sulfuric (TT) đã làm lạnh trước và trộn đều. Không được xuất hiện màu vàng hoặc màu nâu. Thêm 1 ml dung dịch chromotrop II B (TT). Xuất hiện màu tím và không được chuyn sang màu xanh đậm. Dung dịch này không được có màu đậm hơn hỗn hợp gồm 1 ml dung dịch chromotrop II B (TT) và 2 ml acid sulfuric (TT) đã được làm lạnh trước.

Oxalat

Không được quá 100 phần triệu.

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 0,212 g natri carbonat khan (TT) và 63 mg natri hydrocarbonat (TT) trong nước dùng cho sắc ký (TT) và pha loãng thành 1000,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử: Hòa tan 1,00 g chế phẩm trong nước dùng cho sắc ký (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan 1,00 g chế phẩm trong nước dùng cho sắc ký (TT), thêm 0,5 ml dung dịch natri oxalat 0,0152 % trong nước dùng cho sắc ký và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột bảo vệ kích thước (30 mm x 4 mm) được nhồi bng nhựa trao đổi anion mạnh thích hợp (30 µm đến 50 µm).

Hai cột phân tích, mỗi cột kích thước (25 cm x 4 mm) được nhồi bằng nhựa trao đổi anion mạnh thích hợp (30 µm đến 50 µm).

Cột khử anion – vi màng được mắc ni tiếp với cột bảo vệ và các cột phân tích. Cột khử anion được gắn với vi màng để tách pha động khỏi dung dịch tái sinh chất khử; dung dịch này chảy ngược dòng với pha động với tốc độ 4 ml/min.

Dung dịch tái sinh chất khử là dung dịch acid sulfuric 0,123% trong nước dùng cho sắc ký.

Detector: Điện dẫn.

Tốc độ dòng: 2 ml/min.

Thể tích tiêm: 50 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn 5 lần. Phép thử chỉ có giá trị khi độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic oxalat trên sắc ký đồ thu được không quá 2,0 %.

Tiêm dung dịch chuẩn, dung dịch thử, mỗi dung dịch 3 lần. Tính hàm lượng oxalat (phần triệu) bằng công thức:

St là diện tích trung bình các pic oxalat trên sắc ký đồ của dung dịch thử.

Sr là diện tích trung bình các pic oxalat trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn.

Sacarose và các đường khử

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong một hỗn hợp gồm 2 ml dung dịch acid hydrocloric 25 % (TT) và 10 ml nước. Đun sôi trong 5 min. Để nguội. Thêm 10 ml dung dịch natri carbonat 10 % (TT) và để yên 10 min. Pha loãng với nước thành 25 ml và lọc. Lấy 5 ml dịch lọc, thêm 2 ml thuốc thử Fehling (TT) và đun sôi trong 1 min. Để yên 2 min. Không được tạo tủa đỏ.

Clorid

Không được quá 50 phần triệu (Phụ lục 9.4.5).

Thêm 5 ml nước vào 10 ml dung dịch S đã được lọc trước và tiến hành thử.

Phosphat

Không được quá 100 phần triệu (Phụ lục 9.4.12).

Pha loãng ml dung dịch S thành 100 ml bằng nước để thử.

Sulfat

Không được quá 50 phần triệu (Phụ lục 9.4.14).

Lấy 15 ml dung dịch S đã được lọc đ thử. Dùng hỗn hợp gồm 7,5 ml dung dịch sulfat mẫu 10 phần triệu SO4 (TT) và 7,5 ml nước để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Sắt

Không được quá 5 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên t (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Ly 2,0 g chế phẩm cho vào cốc có mỏ polytetrafluoroethylen dung tích 100 ml. Thêm 5 ml acid nitric (TT). Đun sôi, bay hơi đến gần khô. Thêm 1 ml dung dịch hydrogen peroxyd đậm đặc (TT) và lại bay hơi đến gần khô. Lặp lại quá trình xử lý bng hydrogen peroxyd đến khi thu được dung dịch trong. Dùng 2 ml acid nitric (TT) để chuyển toàn bộ dung dịch trên vào bình định mức dung tích 25 ml. Pha loãng thành 25,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric loãng (TT).

Dung dịch mẫu trắng: Chuẩn bị giống như dung dịch thử nhưng dùng 0,65 g calci clorid tetrahydrat (TT) thay cho chế phẩm.

Các dung dịch chuẩn: Từ dung dịch sắt mẫu 20 phần triệu Fe (TT), pha loãng bằng dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) đ thu được các dung dịch chuẩn.

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 248,3 nm, dùng đèn sắt cathod rỗng làm nguồn bức xạ và ngọn lửa không khí – acetylen. Dùng đèn deuterium để tiến hành hiệu chỉnh đường nền.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S, tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) đ chuẩn b dung dịch đối chiếu.

Magnesi và các kim loại kiềm

Không được quá 0,4 %.

Lấy 0,5 g chế phẩm, thêm 10 ml nước và 1,0 ml acid acetic loãng (TT). Đun sôi nhanh, vừa đun vừa lắc cho đến khi tan hoàn toàn. Thêm vào dung dịch đang sôi 5,0 ml dung dịch amoni oxalat 4 % (TT) rồi để yên ít nhất 6 h. Lọc qua phễu lọc thủy tinh xốp (độ xốp 1,6) vào một chén sứ. Bốc hơi cẩn thận dịch lọc đến khô rồi nung. Khối lượng cn không được quá 2 mg.

Độ nhiễm khuẩn

Tng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không quá 100 trong 1 g chế phẩm, xác định bng phương pháp đĩa thạch.

Chế phẩm không được có Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus (Phụ lục 13.6).

Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 167 IU trong 1 g chế phẩm (Phụ lục 13.2).

Định lượng

Hòa tan 0,350 g chế phẩm trong 20 ml nước nóng. Để nguội rồi pha loãng thành 300 ml với nước. Tiến hành định lượng calci bằng phương pháp chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5). Dùng 50 mg hỗn hợp calcon (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch Trilon B 0,1 M (CĐ) tương đương với 44,84 mg C12H22CaO14.H2O.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Thuốc bổ sung calci.

Chế phẩm

Dùng để pha các chế phẩm thuốc tiêm có chứa calci gluconat.

CALCI GLYCEROPHOSPHAT

Calcii glycerophosphas

C3H7CaO6P

P.t.l: 210,1

Calci glycerophosphat là hỗn hợp với tỷ lệ thay đổi của calci (RS)-2,3-dihydroxypropyl phosphat và calci 2-hydroxy-1-(hydroxymethyl)ethyl phosphat có thể được ngậm nước, phải chứa từ 18,6 % đến 19,4 % Ca, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột trắng, dễ hút ẩm, hơi tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96%.

Định tính

A. Trộn 1 g chế phẩm với 1 g kali hydrosulfat (TT) trong một ống nghiệm được nối với ống thủy tinh. Đun nóng mạnh và dẫn khói trắng bay ra cho tiếp xúc với một mu giấy lọc đã được tẩm dung dịch natri nitroprusiat 1 % vừa mới pha. Giấy lọc này sẽ xuất hiện màu xanh khi tiếp xúc với piperidin (TT).

B. Nung 0,1 g chế phẩm trong một chén nung. Tẩm ướt cắn bằng 5 ml acid nitric (TT) và đun nóng trên cách thủy 1 min. Lọc. Dịch lọc cho phản ứng của ion phosphat (Phụ lục 8.1).

C. Chế phẩm phải cho phản ứng (B) của ion calci (Phụ lục 8.1).

Độ trong của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 150 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu III (Phụ lục 9.2).

Giới hạn acid – kim

Thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT) vào 100 ml dung dịch S. Không được dùng quá 1,5 mdung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) hoặc 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) để làm thay đổi màu của chỉ thị.

Acid citric

Lắc 5,0 g chế phẩm với 20 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và lọc. Thêm 0,15 ml acid sulfuric (TT) vào dịch lọc và lọc tiếp. Thêm 5 ml dung dịch thủy ngân (II) sulfat (TT) vào dịch lọc, đun cho đến sôi. Thêm 0,5 ml dung dịch kali permanganat 0,32 % và lại đun đến sôi. Không được có tủa tạo thành.

Glycerin và các cht tan trong ethanol 96 %

Không được quá 0,5 %.

Lắc 1,000 g chế phẩm với 25 ml ethanol 96 % (TT) trong 1 min. Lọc. Làm bay hơi dịch lọc cho đến khô trên nồi cách thủy và sấy cắn ở 70 oC trong 1 h. Cắn thu được không được quá 5 mg.

Clorid

Không được quá 0,05 % (Phụ lục 9.4.5).

Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 2 ml acid acetic (TT) và 8 ml nước, pha loãng thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Phosphat

Không được quá 0,04 % (Phụ lục 9.4.12).

Pha loãng 2,5 ml dung dịch S thành 100 ml bằng nước để thử.

Sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.4.14).

Dùng 15 ml dung dịch S.

Arsen

Không được quá 3 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Hòa tan 0,33 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi. Thử theo phương pháp A.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch đệm acetat pH 3,5 (TT) và pha loãng với nước vừa đủ 20 ml. Lấy 12 ml dung dịch thu được thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 2 phần triệu Pb (TT) đ chuẩn b mẫu đối chiếu.

Sắt

Không được quá 50 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Dùng 0,2 g chế phẩm.

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 12,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 150 oC; 4h).

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong nước và tiến hành định lượng calci bằng phương pháp chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5).

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 4,008 mg Ca.

Bảo quản

Trong lọ kín.

CALCI HYDROXYD

Calcii hydroxydum

Ca(OH)2

P.t.l: 74,09

Calci hydroxyd phải chứa từ 95,0 % đến 100,5 % Ca(OH)2.

Tính chất

Bột mịn, trắng, thực tế không tan trong nước.

Định tính

A. Thêm 10 ml nước và 0,5 ml dung dịch phenolphtalein (TT) vào 0,80 g chế phẩm trong cối, trộn đều. Hỗn dịch thu được có màu đ. Thêm 17,5 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT), hỗn dịch tr thành không màu và không si bọt. Màu đỏ xuất hiện tr lại khi hỗn hợp trên được nghiền trong 1 min. Thêm tiếp 6 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT) và nghiền, dung dịch này lại trở thành không màu.

B. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và pha loãng thành 10 ml bằng nước. 5 ml dung dịch thu được cho phản ứng của ion calci (Phụ lục 8.1).

Chất không tan trong acid hydrocloric

Không được quá 0,5 %.

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong 30 ml acid hydrocloric (TT). Đun sôi dung dịch và lọc. Rửa cắn với nước nóng và nung cắn đến khối lượng không đổi, cân. Khối lượng cắn không được quá 10 mg.

Carbonat

Không được quá 5,0 % CaCO3.

Thêm 5,0 ml dung dịch acid hydrocloric 1 N (CĐ) vào dung dịch đã được chuẩn độ ở phần Định lượng và chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ), dùng 0,5 ml dung dịch da cam methyl (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch acid hydrocloric 1 N (CĐ) tương đương với 50,05 mg CaCO3.

Clorid

Không được quá 0,033 % (Phụ lục 9.4.5).

Hòa tan 0,30 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 2 ml acid nitric (TT) và 10 ml nước, sau đó pha loãng thành 30 ml bằng nước. Lấy 15 ml dung dịch thu được tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,4 % (Ph lục 9.4.14).

Hòa tan 0,15 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 5 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và 10 ml nước, sau đó pha loãng thành 60 ml bằng nước. Ly 15 ml dung dịch thu được tiến hành thử.

Arsen

Không được quá 4 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong 5 ml dung dịch acid hydrocloric đã brom hóa (TT) và pha loãng thành 50 ml bằng nước. Lấy 25 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương pháp A.

Magnesi và các kim loại kiềm

Không được quá 4,0 % (tính theo sulfat).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 10 ml acid hydrocloric (TT) và 40 ml nước. Đun sôi, thêm 50 ml dung dịch acid oxalic 6,3 % (TT). Trung hòa với amoniac (TT) và pha loãng thành 200 ml bằng nước. Đ yên 1 h và lọc qua dụng cụ lọc thích hợp. Lấy 100 ml dịch lọc, thêm 0,5 ml acid sulfuric (TT), bốc hơi cẩn thận đến khô và nung đến khối lượng không đổi. Khối lượng cắn không được quá 20 mg.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid hydrocloric 25 % (TT) và bốc hơi đến khô trên cách thủy. Hòa tan cắn trong 20 ml nước và lọc.

Lấy 12 mdịch lọtiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch ion chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Định lượng

Cân 1,500 g chế phẩm chuyển vào cối, thêm 25 ml nước và 0,5 ml dung dịch phenolphtalein (TT). Vừa nghiền đều chế phẩm trong cối vừa chuẩn độ bằng dung dịch acid hydrocloric 1 N (CĐ) cho đến khi màu đỏ biến mất. Dung dịch sau khi định lượng được dùng để thử carbonat.

ml dung dịch acid hydrocioric 1 N (CĐ) tương đương với 37,05 mg Ca(OH)2.

Bảo quản

Trong lọ kín.

Chế phẩm

Dung dịch calci hydroxyd.

CALCI LACTAT PENTAHYDRAT

Calcii lactas pentahydricus

C6H10CaO6.5H2O

P.t.l (dạng khan): 218,2

Calci lactat pentahydrat là calci bis-2-hydroxy-pro-panoat hoặc hỗn hợp của calci (2R)-, (2S)- và (2RS)-2-hydroxypropanoat pentahydrat, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C6H10CaO6, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột dạng hạt hoặc tinh thể trắng hoặc gần như trắng, lên hoa nhẹ. Tan trong nước, dễ tan trong nước sôi, rất khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Mất khối lượng do làm khô.

B. Chế phẩm phải cho phản ứng của ion lactat và phản ứng (B) của ion calci (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 7,1 g chế phẩm (tương đương với 5,0 g chế phẩm đã làm khô) trong nước không có carbon dioxyd (TT) bằng cách đun nóng, để nguội và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu II (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu mẫu VN6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT) và 0,5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) vào 10 ml dung dịch S. Dung dịch thu được phải không màu. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) để làm chuyển màu của chỉ thị sang hồng không quá 2,0 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 0,75 g calci phosphat monohydrat (TT) trong 20 ml nước. Thêm 1,0 ml acid phosphoric (TT) và pha loãng thành 1000 ml bằng nước. pH của dung dịch là 2,2. Nếu cần, điều chỉnh pH bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 200,0 ml bằng nước.

Dung dịch phân gii: Hòa tan 25 mg calci lactat (TT) và 25 mg 2-hydroxybutyrat natri (TT) trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (30 cm x 7,8 mm) được nhồi nhựa trao đổi cation mạnh dùng cho sắc ký (dạng calci) (8 µm).

Nhiệt độ cột: 85 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 215 nm.

Tốc độ dòng: 0,4 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp hai lần thời gian lưu của acid lactic.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối phân giải, độ phân giải giữa pic của acid lactic (thời gian lưu khoảng 24,3 min) và pic của tạp chất acid (2RS)-2-hydroxybutanoic (thời gian lưu tương đối so với pic của acid lactic là 1,16) ínhất là 4.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích của pic tương ứng với tạp chất acid (2RS)-2-hydroxybutanoic sau khi nhân với hệ số hiệu chỉnh là 0,6 không được quá 0,4 lần diện tích của pic chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (0,2 %).

Diện tích của bất cứ pic phụ nào không được quá 0,2 lần diện tích của pic chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (0,1 %).

Tổng diện tích của các pic phụ ngoài pic của acid lactic không được vượt quá diện tích của pic chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (0,5 %).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích của pic chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (0,05 %) và các pic có thời gian lưu nhỏ hơn 14 min.

Clorid

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,04 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 7,5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Bari

Thêm 1 ml dung dịch calci sulfat (TT) vào 10 ml dung dịch S. Để yên 15 min. Dung dịch trên không được đục hơn dung dịch chứa 1 ml nước và 10 ml dung dịch S.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan một lượng chế phẩm tương đương với 2,0 g chế phẩm đã làm khô trong nước và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Lấy 12 ml dung dịch thu được thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Sắt

Không được quá 50 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Pha loãng 4,0 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước và tiến hành thử.

Mui magnesi và các kim loại kiềm

Không được quá 1 %.

Thêm 20 mnước, amoni clorid (TT) và 2 ml dung dịch amoniac loãng (TT) vào 20 ml dung dịch S. Đun đến sôi và thêm nhanh 40 ml dung dịch amoni oxalat 4 % (TT) đang nóng. Để yên trong 4 h, pha loãng đến 100 ml bng nước và lọc. Thêm 0,5 ml acid sulfuric (TT) vào 50,0 ml dịch lọc, bốc hơi đến khô và nung cắn đến khối lượng không đổi ở 600 oC. Cắn thu được không quá 5 mg.

Mất khối lượng do làm khô

Từ 22,0 % đến 27,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 125 oC).

Định lượng

Hòa tan một lượng chế phẩm tương đương với 0,200 g chế phẩm đã làm khô trong nước và pha loãng thành 300 ml bằng nước. Tiến hành định lượng calci bằng phương pháp chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5).

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 21,82 mg C6H10CaO6.

Bảo quản

Trong lọ kín.

Loại thuốc

Điều trị thiếu calci.

CALCI LACTAT TRIHYDRAT

Calcii lactas trihydricus

C6H10CaO6.3H2O

P.t.l (dạng khan): 218,2

Calci lactat trihydrat là calci bis-2-hydroxypropanoat hoặc hỗn hợp của calci (2R)-, (2S)- và (2RS)-2-hydroxypropanoat trihydrat, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C6H10CaO6, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột dạng hạt hoặc tinh thể trắng hoặc gần như trắng. Tan trong nước, dễ tan trong nước sôi, rt khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Mất khối lượng do làm khô.

B. Chế phẩm phải cho phản ứng của ion lactat và phản ứng (B) của ion calci (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dch

Dung dịch S: Hòa tan 6,2 g chế phẩm (tương đương với 5,0 g chế phẩm đã làm khô) trong nước không có carbon dioxyd (TT) bằng cách đun nóng, để nguội và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu II (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu mẫu VN6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT) và 0,5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) vào 10 ml dung dịch S. Dung dịch thu được phải không màu. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) để làm chuyển màu của chỉ thị sang hồng không quá 2,0 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 0,75 g calci phosphat monohydrat trong 20 ml nước. Thêm 1,0 ml acid phosphoric (TT) và pha loãng thành 1000 ml bằng nước. pH của dung dịch là 2,2. Nếu cần, điều chỉnh pH bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch thử. Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 200,0 ml bằng nước.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 25 mg calci lactat (TT) và 25 mg natri 2-hydroxybutyrat (TT) trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (30 cm x 7,8 mm) được nhồi nhựa trao đổi cation mạnh dùng cho sắc ký (dạng calci) (8 µm).

Nhiệt độ cột: 85 oC.

Detector quang ph hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 215 nm.

Tốc độ dòng: 0,4 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gp 2 lần thời gian lưu của acid lactic.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, độ phân giải giữa pic của acid lactic (thời gian lưu khoảng 24,3 min) và pic của tạp acid (2RS)-2-hydroxybutanoic (thời gian lưu tương đối so với pic của acid lactic là 1,16) ít nhất là 4.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích của pic tương ứng với tạp chất acid (2RS)-2-hydroxybutanoic sau khi nhân với hệ số hiệu chỉnh là 0,6 không được quá 0,4 lần diện tích của pic chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (0,2 %).

Diện tích của bất cứ pic phụ nào khác đều không được quá 0,2 lần diện tích của pic chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (0,1 %).

Tổng diện tích của các pic phụ ngoài pic của acid lactic không được vượt quá diện tích của pic chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (0,5 %).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích của pic chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (0,05 %) và các pic có thời gian lưu nhỏ hơn 14 min.

Clorid

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 5 ml dung dịch S thành 15 ml bng nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,04 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 7,5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Bari

Thêm 1 ml dung dịch calci sulfat (TT) vào 10 ml dung dịch S. Để yên 15 min. Dung dịch trên không được đục hơn dung dịch chứa 1 ml nước và 10 ml dung dịch S.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan một lượng chế phẩm tương đương với 2,0 g chế phẩm đã làm khô trong vừa đ 20 ml nước.

Lấy 12 ml dung dịch thu được thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Sắt

Không được quá 50 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Pha loãng 4,0 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước và tiến hành thử.

Muối của magnesi và các kim loại kiềm

Không được quá 1 %.

Thêm 20 ml nước (TT), 2 g amoni clorid (TT) và 2 ml dung dịch amoniac loãng (TT) vào 20 ml dung dịch S. Đun đến sôi và thêm nhanh 40 ml dung dịch amoni oxalat 4 % (TT) đang nóng. Để yên trong 4 h, pha loãng thành 100 ml bằng nước và lọc. Thêm 0,5 ml acid sulfuric (TT) vào 50,0 ml dịch lọc, bốc hơi đến khô và nung cắn đến khối lượng không đi ở 600 oC. Cắn thu được không quá 5 mg.

Mất khối lượng do làm khô

Từ 15,0 % đến 20,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 125 oC).

Định lượng

Hòa tan một lượng chế phẩm tương đương với 0,200 g chế phẩm đã làm khô trong nước và pha loãng thành 300 ml bằng nước. Tiến hành định lượng calci bằng phương pháp chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5).

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 21,82 mg C6H10CaO6.

Bảo quản

Trong lọ kín.

Loại thuốc

Điều trị thiếu calci.

CALCI PANTOTHENAT

Calcii pantothenas

C18H32CaN2O10

P.t.l: 476,5

Calci pantothenat là calci bis[(R)-3-(2,4-dihydroxy-3,3-dimethylbutyramido)propionat], phải chứa từ 98,0 % đến 101,0 % C18H32CaN2O10, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột trắng, hơi hút ẩm. Dễ tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 %, thực tế không tan trong ether.

Định tính

A. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Góc quay cực riêng.

B. Trong phần Acid 3-aminopropionic, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải giống về v trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

C. Thêm 1 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) và 0,1 ml dung dịch đồng sulfat 12,5 % (TT) vào 1 ml dung dịch S. Màu xanh xuất hiện.

D. Chế phẩm phải cho phản ứng của ion calci (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

pH của dung dịch S phải từ 6,8 đến 8,0 (Phụ lục 6.2).

Góc quay cực riêng

Từ +25,5o đến +27,5o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Acid 3-aminopropionic

Không được quá 0,5 %.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Nước – ethanol (35 : 65).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,2 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg calci pantothenat chuẩn trong nước và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg acid 3-aminopropionic (TT) trong nước và thêm nước vừa đ 50 ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên và triển khai bản mỏng tới khi dung dịch đi được 12 cm. Làm khô bản mỏng ngoài không khí và phun dung dịch ninhydrin (TT)Sấy ở 110 otrong 10 min. Bất kỳ vết phụ nào tương ứng với acid 3-aminopropionic trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1) cũng không được đậm màu hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Clorid

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 3,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC).

Định lượng

Hòa tan 0,180 g chế phẩm trong 50 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 6.12).

ml dung dịch acidpercloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 23,83 mg C18H32CaN2O10.

Bảo quản

Trong lọ kín.

CALCI PHOSPHAT

Calcii phosphas

Chế phẩm là hỗn hợp các loại calci phosphat, chứa từ 35,0 % đến 40,0 % Ca.

Tính chất

Bột trắng hay gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, tan trong acid hydrocloric loãng (TT) và acid nitric loãng (TT).

Định tính

A. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 5 ml dung dịch acid nitric 25 % (tt/tt) (TT). Lấy 2 ml dung dịch thu được, thêm 2 ml dung dịch amoni molybdat (TT), sẽ xuất hiện tủa vàng.

B. Nung 0,2 g chế phẩm trong chén sứ, để nguội. Thêm 0,5 ml dung dịch bạc nitrat 4,25 % (TT), hỗn hợp sẽ có màu vàng.

C. Chế phẩm cho phản ứng (A) của ion calci (Phụ lục 8.1). Lọc trước khi thêm dung dịch kali ferocyanid (TT).

Clorid

Không được quá 0,15 % (Phụ lục 9.4.5).

Hòa tan 0,22 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 1 ml acid nitric đậm đặc (TT) và 10 ml nước, pha loãng thành 100 ml bằng nước. Lấy 15 ml dung dịch thu được và tiến hành thử.

Fluorid

Không được quá 75 phần triệu.

Phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2) dùng điện cực chỉ thị chọn lọc fluorid và điện cực so sánh bạc – bạc clorid.

Dung dịch thử: Trong bình định mức 50 ml, hòa tan 0,250 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT), thêm 5,0 ml dung dịch fluorid mẫu 1 phần triệu F (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT). Lấy 20,0 ml dung dịch trên, thêm 20,0 ml đệm hiệu chỉnh lực ion toàn phần (TT) và 3 ml dung dịch natri acetat khan 8,2 %. Điều chỉnh đến pH 5,2 bằng amoniac đậm đặc (TT) và thêm nước thành 50,0 ml.

Các dung dịch chuẩn: Lấy 5,0 ml; 2,0 ml; 1,0 ml, 0,5 ml và 0,25 ml dung dịch fluorid mẫu 10 phần triệu F (TT), thêm 20,0 ml đệm hiệu chnh lực ion toàn phần (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng nước.

Tiến hành đo trên 20,0 ml mỗi dung dịch. Tính nồng độ fluorid bằng cách sử dụng đường cong chuẩn có tính đến lượng fluorid đã cho thêm vào dung dịch thử.

Sulfat

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.4.14).

Dung dịch S: Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong 20 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT). Nếu dung dịch không trong, lọc. Thêm từng giọt dung dịch amoniac 10 % (TT) đến khi có tủa tạo thành. Hòa tan tủa bằng cách thêm dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) và pha loãng thành 50 ml bằng nước.

Pha loãng 1 ml dung dịch S thành 25 ml bằng nước. Lấy 15 ml dung dịch thu được tiến hành thử.

Arsen

Không được quá 4 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Ly 5 ml dung dịch S tiến hành thử theo phương pháp A.

Kim loại nặng

Không được quá 30 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Pha loãng 13 ml dung dịch S thành 20 ml bằng nước. Ly 12 ml dung dịch thu được thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Sắt

Không được quá 0,04 % (Phụ lục 9.4.13).

Pha loãng 0,5 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước và tiến hành thử.

Chất không tan trong acid

Không được quá 0,2 %.

Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 10 ml acid hydrocloric đậm đặc (TT) và 30 ml nước. Lọc, rửa cn bằng nước và sấy cắn đến khối lượng không đi ở 100 ođến 105 oC. Cắn thu được không được quá 10 mg.

Mt khối lượng do nung

Không được quá 8,0 %.

(1,000 g; 800 oC; 30 min).

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 1 ml acid hydrocloric 25% (TT) và 5 ml nước. Thêm 25,ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) và pha loãng thành 200 ml bằng nước. Điều chỉnh đến pH 10,0 bằng amoniac đậm đặc (TT). Thêm 10 ml dung dịch đệm amoni clorid pH 10,0 (TT) và vài miligam hỗn hợp đen eriocrom T (TT). Chuẩn độ natri edetat tha bằng dung dịch kẽm sulfat 0,1 M (CĐ) đến khi màu chuyển từ xanh lam sang tím.

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 4,008 mg Ca.

Bảo quản

Trong lọ kín.

CAMPHOR RACEMIC

Camphora

Long não racemic

C10H16O

P.t.l: 152,2

Camphor là (1RS,4RS)-1,7,7-trimethylbicyclo[2.2.1]hexan-2-on.

Tính chất

Bột kết tinh hoặc phiến trắng hoặc gần như trắng, khối kết tinh không màu. Thăng hoa ngay ở nhiệt độ thường. Khó tan trong nước, rất tan trong ethanol 96 % và ether dầu hỏa (khoảng sôi từ 50 ođến 70 oC). D tan trong dầu béo, rất khó tan trong glycerol.

Khi tiến hành các phép thử sau đây phải cân chế phẩm nhanh.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của camphor racemic chuẩn. Chuẩn bị mẫu trong dầu parafin.

B. Điểm chảy: Từ 172 ođến 180 o(Phụ lục 6.7).

C. Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 30 ml methanol (TT). Thêm 1,0 g hydroxylamin hydroclorid (TT) và 1,0 natri acetat khan (TT). Đun sôi hồi lưu trong 2 h. Để nguội và thêm 100 ml nước, tủa tạo thành. Lọc và rửa tủa với 10 ml nước và kết tinh lại bằng 10 ml hỗn hợp ethanol 96 % – nước (4 : 6). nhiệt độ nóng chảy của tinh thể thu được, sau khi đã được sấy khô trong chân không, phải từ 118 ođến 121 oC.

D. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Góc quay cực.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong 10 ml ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT1) vào 10 ml dung dịch S, dung dịch phải không màu. Màu phải chuyển sang hồng, khi thêm không quá 0,2 mdung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ).

Góc quay cực

Từ -0,15o đến +0,15o (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong hexan (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 50 mg chế phẩm và 50 mg bornyl acetat (TT) trong hexan (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 200,0 ml bằng hexan (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột (2 m x 2 mm) được nhồi diatomit dùng cho sắc ký khí đã được tẩm 10 % (kl/kl) macrogol 20 000

Khí mang: Nitrogen dùng cho sắc ký.

Tốc độ dòng: 30 ml/min.

Nhiệt độ cột là 130 oC. Nhiệt độ buồng tiêm và detector là 200 oC.

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký gấp 3 lần thời gian lưu của camphor.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của camphor và pic của bornyl acetat ít nhất là 1,5. Trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (2), tỷ số tín hiệu trên nhiễu ít nhất là 5 đối với pic chính.

Giới hạn:

Tạp chất bất kỳ: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 2 % diện tích pic chính.

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 4 % diện tích pic chính.

Bỏ qua những pic có diện tích bằng diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Halogen

Không được quá 0,01 % (Phụ lục 9.4.5).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml 2-propanol (TT) trong bình chưng cất. Thêm 1,5 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT), 50 mg hợp kim nhôm – nickel (TT). Đun trên cách thủy đến khi 2-propanol bay hơi hoàn toàn. Để nguội và thêm 5 ml nước. Khuấy đều và lọc qua giấy lọc ướt đã được rửa bằng nước đến khi hết clorid. Pha loãng dịch lọc thành 10,0 ml bằng nước. Thêm từng giọt acid nitric (TT) vào 5,0 ml dung dịch thu được đến khi tủa tạo thành tan tr lại và pha loãng thành 15 ml bằng nước. Dung dịch thu được phải đáp ứng phép thử giới hạn clorid.

Nước

Hòa tan 1 g chế phẩm trong 10 ml ether dầu hỏa (50 ođến 70 oC(TT). Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2).

Cắn sau khi bay hơi

Không được quá 0,05 %.

Để bay hơi 2,0 g chế phẩm trên cách thủy và sấy khô ở 100 ođến 105 otrong 1 h. Khối lượng cắn còn lại không được quá 1 mg.

Bảo quản

Trong bao bì kín, để nơi khô mát.

Loại thuốc

Thuốc kích thích da, giảm đau, chng ngứa.

CAMPHOR THIÊN NHIÊN

Camphora

Long não thiên nhiên

C10H16O P.t.l: 152,2

Camphor là (1R,4R)-1,7,7-trimethylbicyclo[2.2.1]heptan-2-on.

Tính chất

Bột kết tinh hoặc phiến trắng hoặc gần như trắng, khối kết tinh không màu. Thăng hoa ngay ở nhiệt độ thường. Khó tan trong nước, rất tan trong ethanol 96 % và ether dầu hỏa (khoảng sôi từ 50 ođến 70 oC). Dễ tan trong dầu béo, rất khó tan trong glycerol.

Khi tiến hành các phép thử sau phải cân chế phẩm nhanh.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Ph hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của camphor racemic chuẩn.

B. Đim chảy từ 175 ođến 179 o(Phụ lục 6.7).

C. Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 30 ml methanol (TT). Thêm 1,0 g hydroxylamin hydroclorid (TT) và 1,0 natri acetat khan (TT). Đun sôi hồi lưu trong 2 h. Để nguội và thêm 100 ml nước. Tủa tạo thành, lọc và rửa tủa với 10 ml nước và kết tinh lại bằng 10 ml hỗn hợp ethanol 96 % – nước (4 : 6). Sấy khô tinh thể trong chân không. Nhiệt độ nóng chảy của tinh thể thu được phải từ 118 ođến 121 oC.

D. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Góc quay cực riêng.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong 10 ml ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT1) vào 10 ml dung dịch S, dung dịch phải không màu. Màu phải chuyển sang hồng, khi thêm không quá 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ).

Góc quay cực riêng

Từ +41,0o đến +44,0o (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thử: Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong heptan (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng heptan (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 10,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 20,0 ml bằng heptan (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 0,50 g borneol (TT) trong heptan (TT) và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml với heptan (TT).

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 50 mg linalol (TT) và 50 mg bornyl acetat (TT) trong heptan (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột (30 m x 0,25 mm) được phủ pha tĩnh macrogol 20 000 (0,25 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký.

Tỷ lệ chia dòng: 1 : 70.

Tốc độ dòng: 45 cm/s.

Nhiệt độ:

 

Thời gian

(min)

Nhiệt độ

(oC)

Cột

0 – 10

50

10  35

50 → 100

35  45

100 → 200

45 – 55

200

Buồng tiêm

 

220

Detector

 

250

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu (4), độ phân giải giữa pic của bornyl acetat với pic của linalol ít nhất là 3,0.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và các dung dịch đối chiếu (1), (2) và (3).

Giới hạn: Trên sắc ký đ của dung dịch thử:

Borneol: Diện tích pic borneol không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (2,0 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất khác không được lớn hơn 4 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (4,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 2,6,6-Trimethylbicyclo[3.1.1]hept-2-en (β-pinen).

Tạp chất B: 2,2-Dimethyl-3-methylenebicyclo[2.2.1]heptan (camphen).

Tạp chất C: 6,6-Dimethyl-2-methylenebicyclo[3.1.1]heptan (β-pinen).

Tạp chất D: 1,3,3-Trimethyl-2-oxabicyclo[2.2.2]octan (cineol).

Tap chất E: 1,3,3-Trimethylbicyclo[2.2.1]heptan-2-on (fenchon).

Tạp chất F: exo-1,3,3-TrimethyIbicyclo[2.2.1]heptan-2-ol (fenchol).

Tạp chất G: exo-2,3,3-Trimethylbicyclo[2.2.1]heptan-2-ol (camphen hydrat).

Tạp chất H: endo-2,3,3-Trimethylbicyclo[2.2.1]heptan-2-ol (methylcamphenilol).

Tạp chất I: exo-1,7,7-Trimethylbicyclo[2.2.1]heptan-2-ol (exo-borneol).

Tạp chất J: endo-1,7,7-Trimethylbicyclo[2.2.1)heptan-2-ol (endo-borneol).

Halogen

Không được quá 0,01 % (Phụ lục 9.4.5).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml 2-propanol (TT) trong bình chưng cất. Thêm 1,5 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT), 50 mg hợp kim nhôm – nickel (TT). Đun trên cách thủy đến khi 2-propanol bay hơi hoàn toàn. Đ nguội và thêm 5 ml nước. Khuấy đều và lọc qua giấy lọc ướt đã được rửa bằng nước đến khi hết clorid. Pha loãng dịch lọc thành 10,0 ml bằng nước. Thêm từng giọt acid nitric (TT) vào 5,0 ml dung dịch thu được đến khi tủa tạo thành tan tr lại và pha loãng thành 15 ml bằng nước. Dung dịch thu được phải đáp ứng phép thử giới hạn clorid.

Nước

Hòa tan 1 g chế phẩm trong 10 ml ether dầu hỏa (50 ođến 70 oC) (TT). Dung dịch phải trong (Phụ lục 9.2).

Cắn sau khi bay hơi

Không được quá 0,05 %.

Để bay hơi 2,0 g chế phẩm trên cách thủy và sy khô ở nhiệt độ từ 100 ođến 105 otrong 1 h. Cắn còn lại không được quá 1 mg.

Bảo quản

Trong bao bì kín, để nơi khô mát.

Ghi chú

Tương kỵ: Tạo hỗn hợp chảy lng (hỗn hợp lỏng, đặc sệt, trong suốt) với phenol, menthol, thymol, salol, naphthol, resorcin, pyrocatechol, pyrogalol, acid salicylic, phenylsalicylat, cloral hydrat, antipirin …

Loại thuốc

Thuốc kích thích da, giảm đau, chống nga.

CAPTOPRIL

Captoprilum

C9H15NO3S

P.t.l: 217,3

Captopril là acid (2S)-1-[(2S)-2-methyl-3-sulphanylpropanoyl]pyrrolidin-2-carboxylic, phải chứa từ 98,0 % đến 101,5 % C9H15NO3S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, tan trong nước, dễ tan trong methanol và methylen clorid, tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của captopril chuẩn.

B. Chế phẩm phi đáp ứng phép thử Góc quay cực riêng.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Từ 2,0 đến 2,6 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để đo.

Góc quay cực riêng

Từ -132o đến -127o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất F

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thuốc thử: Thêm từng giọt 2,8 ml acetyl clorid (TT) vào 17,2 ml methanol khan (TT) ở 0 ovà trộn đều. Để ở nhiệt độ phòng 20 min trước khi sử dụng.

Dung dịch thử: Thêm 1,0 ml dung dịch thuốc thử vào một lọ chứa 20,0 mg chế phẩm. Trộn đều và đun nóng ở 60 otrong 30 min. Bay hơi đến khô dưới luồng khi nitơ. Hòa tan cắn trong 0,5 ml ethyl acetat (TT)thêm 0,5 ml anhydrid pentafloropropionic (TT)Trộn đều và đun nóng ở 60 otrong 30 min. Bốc hơi đến khô dưới luồng khí nitơ và hòa tan cắn trong 1,0 ml butyl acetat (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan captopril chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa tạp chất F) có trong một lọ chuẩn trong 1,0 ml dung dịch thuốc thử. Tiến hành như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu (2): Trộn 0,25 ml dung dịch đối chiếu (1) và 0,75 ml butyl acetat (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột silica nung chảy (25 m x 0,32 mm) được ph pha tĩnh poly(dimethyl)(diphenyl)siloxan (độ dày phim 1 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký.

Tỷ lệ chia dòng: 1 : 20.

Tốc độ dòng: 1,2 ml/min.

Nhiệt độ:

 

Thi gian

(min)

Nhiệt độ

(oC)

Cột

0 – 10

200

10 – 14

200 → 240

14 – 34

240

Buồng tiêm

 

270

detector

 

300

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Thời gian lưu tương đối so với captopril (thời gian lưu khoảng 6 min): tạp chất F khoảng 0,96.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất F với pic của captopril ít nhất là 1,5. Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), tỷ số tín hiệu trên nhiễu của pic tạp chất F ít nht là 10.

Tính hàm lượng phần trăm tạp chất F theo công thức sau:

Trong đó: A là diện tích pic của tạp chất F;

B là diện tích pic của captopril trong sắc ký đồ của dung dịch thử.

Giới hạn:

Tạp chất F: Không được quá 0,2 %.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Acid phosphoric – nước (0,08 : 100).

Pha động B: Acid phosphoric – acetonitril (TT1) – nước (0,08 : 50 : 50).

Hỗn hợp dung môi: Acid phosphoric – acetonitril (TT1) – nước (0,08 : 10 : 90).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,125 g chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 4,0 mg tạp chất chuẩn của captopril; 5,0 mg tạp chất B chuẩn của captopril; 5,0 mg tạp chất C chuẩn của captopril và 5,0 mg tạp chất D chuẩn của captopril trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Chuẩn bị dung dịch ngay trước khi dùng.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg chế phẩm và 5 mg tạp chất E chuẩn của captopril trong actonitril (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 4,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Lấy 1,0 ml dung dịch thử vào bình định mức và thêm 230 µl dung dịch iod 0,05 M (TT). Nếu dung dịch vẫn có màu, nh từng giọt dung dịch natri thiosulfat 0,1 M (TT) đến khi dung dịch thành không màu và pha loãng thành 50,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng hỗn hợp dung môi (dung dịch thu được có chứa tạp chất A).

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (30 cm x 3,9 mm) được nhồi end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (10 µm).

Nhiệt độ cột: 50 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 25 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  5

90

10

 20

90  50

10  50

20  45

50

50

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic các tạp chất B, C, D và J; sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic tạp chất E; sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic tạp chất A.

Thời gian lưu tương đối so với captopril (thời gian lưu khoảng 15 min): Tạp chất C khoảng 0,6; tạp chất D khoảng 0,8; tạp chất E khoảng 0,9; tạp chất B khoảng 1,17; tạp chất J khoảng 1,22; tạp chất khoảng 1,7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất B với pic của tạp chất J ít nhất là 1,5; trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất E với pic của captopril ít nhất là 2,0.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 10 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (1,0 %).

Tạp chất J: Diện tích pic tạp chất J không được lớn hơn 2,5 lần diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Tạp chất B, C, D: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,15 %).

Tạp chất E: Diện tích pic tạp chất E không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,15 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,10 %).

Tổng tất cả các tạp chất không được quá 1,2 %.

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid 1,1′-[disulfandiylbis[(2S)-2-methyl-1-oxopropan-3,1-diyl]]bis[(2S)-pyrolidin-2-carboxylic] (captopril disulfid).

Tạp chất B: Acid (2S)-1-[(2S)-3-bromo-2-methylpropanoyl]pyrolidin-2-carboxylic.

Tạp chất C: Acid (2RS)-2-methyl-3-sulfanylpropanoic.

Tạp chất D: Acid (2RS)-3-bromo-2-methylpropanoic.

Tạp chất E: Acid (2S)-1-(2-methylpropanoyl)pyrolidin-2-carboxylic.

Tạp chất F: (2S)-1-[(2R)-2-methyl-3-sulfanylpropanoyl]pyrolidin-2-carboxylic (epi-captopril).

Tạp chất G: Acid (2RS)-3-(acetylsulfanyl)-2-methylpropanoic.

Tạp chất H: Acid (2S)-1-[(2S)-3-[[(2R)-3-(acetylsulfanyl)-2-methylpropanoyl]sulfanyl]-2- methylpropanoyl]pyrolidin2-carboxylic.

Tạp chất I: Acid (2S)-1-[(2S)-3-[[[(2S)-1-[(2S)-2-methyl-3-sulfanylpropanoyl]pyrolidin-2- yl]carbonyl]sulfanyl]-2– methylpropanoyl]pyrolidin-2-carboxylic.

Tạp chất J: Acid (2S)-1-[(2S)-3-(acetylsulfanyl)-2-methylpropanoyl]pyrolidin-2-carboxylic (acetylcaptopril).

Tạp chất L: Acid 1,1′-[methylenbls[sulfandiyl[(2S)-2-methyl-1-oxopropan-3,1-diyl]]]bis[(2S)- pyrolidin-2-carboxylic].

Tạp chất M: Acid (2S)-1-[(2S)-3-[[(2S)-2-carboxypropyl]disulfanyl]-2-methylpropanoyl]pyrolidin-2-carboxylic.

Tạp cht N: Acid 3,3′-disulfandiylbis[(2S)-2-methylpropanoic].

Tạp chất O: Acid 1,1′-[propan-2,2-diylbis[sulfandiyl[(2S)-2-methyl-1-oxopropan-3,1-diyl]]]bis[ (2S)-pyrolidin-2- carboxylic].

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Dung môi: Nước.

Lấy 0,5 g chế phẩm và tiến hành thử theo phương pháp 8. Dùng 1 mdung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6, phương pháp 2).

(1,000 g; trong chân không; 60 oC; 3 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong 30 ml nước. Chuẩn độ bằng dung dịch iod 0,1 N (CĐ), xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Dùng điện cực kết hợp platin.

ml dung dịch iod 0,1 N (CĐ) tương đương với 21,73 mg C9H15NO3S.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Chất ức chế men chuyển angiotensin.

Chế phẩm

Viên nén.

CARBAMAZEPIN

Carbamazepinum

C15H12N2O

P.t.l: 236,3

Carbamazepin là 5H-dibenzo[b,f]azepin-5-carboxamid, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C15H12N2O, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, đa hình, dạng tinh thể được chấp nhận tương tự như carbamazepin chuẩn. Rất khó tan trong nước, dễ tan trong methylen clorid, hơi tan trong aceton và ethanol 96 %.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của carbamazepin chuẩn. Đo dưới dạng đĩa, không phải xử lý mẫu trước khi đo.

B. Điểm chy: Từ 189 ođến 193 oC (Phụ lục 6.7).

Giới hạn acid – kiềm

Lấy 1,0 g chế phẩm, thêm 20 ml nước không có carbon dioxyd (TT), lắc 15 min rồi lọc. Lấy 10 ml dịch lọc, thêm 0,05 ml dung dịch phenolphtalein (TT1) và 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ). Dung dịch có màu đ. Thêm 1,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ), dung dịch mất màu. Thêm 0,15 ml dung dịch đỏ methyl (TT), dung dịch có màu đỏ.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Tetrahydrofuran – methanol (TT2– nước (3 : 12 : 85). Thêm 0,2 ml acid formic khan (TT) và 0,5 ml triethylamin (TT) vào 1000 ml hỗn hợp trên.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 60,0 mg chế phẩm trong methanol (TT2) và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi. Siêu âm. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng nước.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 10,0 ml dung dịch thử (1) thành 50,0 ml bằng hỗn hợp methanol (TT2) – nước (50 : 50).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 7,5 mg carbamazepin chuẩn; 7,5 mg tạp chất A chuẩn của carbamazepin và 7,5 mg iminodibenzyl (TT) (tạp chất E) trong methanol (TT2) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng hỗn hợp methanol TT2  nước (50 : 50).

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 60,0 mg carbamazepin chuẩn trong methanol (TT2) và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi. Siêu âm. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng hỗn hợp methanol (TT2) – nước (50 : 50).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh nitril silica gel dùng cho sắc ký (TT1) (10 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 230 nm.

Tốc độ dòng: 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (1) và dung dịch đối chiếu (1).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 8 lần thời gian lưu của carbamazepin.

Thời gian lưu tương đối so với carbamazepin (thời gian lưu khoảng 10 min): Tạp chất A khoảng 0,9; tạp chất E khoảng 3,5.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất A với pic của carbamazepin ít nhất là 1,7.

Giới hạn:

Tạp chất A, E: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic carbamazepin thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic carbamazepin thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05%).

Ghi chú:

Tạp chất A: 10,11-dihydro-5H-dibenzo[b,f]azepin-5-carboxamid (10,11-dihydrocarbamazepin).

Tạp chất B: 9-methylacridin.

Tạp chất C: (5H-dibenzo[b,f)azepin-5-ylcarbonyl)ure (N-carbamoylcarbamazepin).

Tạp chất D: 5H-dibenzo[b,f]azepin (iminostilben).

Tạp chất E: 10,11-dihydro-5H-dibenzo[b,f]azepin (iminodibenzyl).

Tạp chất F: 5H-dibenzo[b,f]azepin-5-carbonyl clorid (5-clorocarbonyliminostilben).

Tạp chất G: 10-bromo-5H-dibenzo[b,f]azepin-5-carboxamid (10-bromocarbamazepin).

Clorid

Không được quá 140 phần triệu (Phụ lục 9.4.5).

Lắc kỹ 0,715 g chế phẩm với 20 ml nước, đun sôi trong 10 min. Để nguội và pha loãng thành 20 ml bằng nước. Lọc qua màng (cỡ lỗ lọc 0,8 µm). Pha loãng 10 ml dịch lọc thu được thành 15 ml bằng nước. Dùng dung dịch thu được làm dung dịch thử.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm và tiến hành thử theo phương pháp 3. Lấy 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC; 2 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (2) và dung dịch đối chiếu (2).

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Tính độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic carbamazepin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Tính hàm lượng phần trăm của carbamazepin trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (2) và hàm lượng của C15H12N2O trong carbamazepin chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Chống động kinh.

Chế phẩm

Viên nén.

CEFACLOR

Cefaclorum

C15H14ClN3O4S.H2O

P.t.l: 385,8

Cefaclor là acid (6R,7R)-7-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3-cloro-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo [4.2.0]-oct-2-en-2-carboxylic monohydrat, được bán tổng hợp từ một sản phẩm lên men, phải cha từ 96,0 % đến 102,0 % C15H14ClN3O4S, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột màu trắng hoặc hơi vàng. Khó tan trong nước, thực tế không tan trong methanol và trong methylen clorid.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của cefaclor chuẩn.

pH

Lắc 0,250 g chế phẩm với nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. pH của hỗn dịch thu được phải từ 3,0 đến 4,5 (Phụ lục 6.2).

Góc quay cực riêng

Từ +101o đến +111o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 1 % (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Dung dịch natri dihydrophosphat 0,78 % (TT) được điều chỉnh đến pH 4,0 bằng acid phosphoric (TT).

Pha động B: Trộn đều 450 ml acetonitril (TT) và 550 ml pha động A.

Dung môi pha mẫu: Dung dịch natri dihydrophosphat 0,27 % (TT) được điều chỉnh đến pH 2,5 bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong 10,0 ml dung môi pha mẫu.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 2,5 mg cefaclor chuẩn và 5,0 mg delta-3-cefaclor chuẩn (tạp chất D) trong 100,0 ml dung môi pha mẫu.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng dung môi pha mẫu.

Điều kiện sắc ký.

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0 – 30

95 → 75

5 → 25

30 – 45

75 → 0

25 → 100

45 – 55

0

100

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của cefaclor với pic của tạp chất D ít nhất là 2,0; hệ số đối xứng của pic cefaclor không quá 1,2. Nếu cần, điều chỉnh tỷ l của acetonitril (TT) trong pha động.

Giới hạn:

Các tạp chất: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (2 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (2R)-2-amino-2-phenylacetic (phenylglycin).

Tạp chất B: Acid (6R,7R)-7-amino-3-cloro-8-oxo-5-thia-1-azabicydo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic.

Tạp chất C: Acid (6R,7R)-7-[[(2S)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3-cloro-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic.

Tạp chất D: Acid (2R,6R,7R)- và (2S,6R,7R)-7-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3-cloro-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-3-en-2-carboxylic (delta-3-cefaclor).

Tạp chất E: Acid 2-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-2-(5-cloro-4-oxo-3,4-dihydro-2H-1,3- thiazin-2-yl)acetic.

Tạp chất F: 3-phenylpyrazin-2-ol.

Tạp chất G: Acid (2R,6R,7R)- và (2S,6R,7R)-7-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3-methylen-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]octan-2-carboxylic (isocefalexin).

Tạp chất H: Acid (6R,7R)-7-[[(2R)-2-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-2-phenylacetyl]amino]-3-cloro-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic (N– phenylglycyl cefaclor).

Kim loại nặng

Không được quá 30 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 3 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn b mẫu đối chiếu.

Nước

3,0 % đến 6,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,200 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 1 g natri pentansulfonat (TT) trong hỗn hợp gồm 780 ml nước và 10 ml triethylamin (TT). Thêm 220 ml methanol (TT) vào hỗn hợp trên và điều chỉnh đến pH 2,5 bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 15,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn (1): Hòa tan 15,0 mg cefaclor chuẩn trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn (2): Hòa tan 3,0 mg cefaclor chuẩn và 3,0 mg delta-3-cefaclor chuẩn (tạp chất D) trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 265 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn (2), độ phân giải giữa pic của cefaclor với pic của tạp chất D ít nhất là 2,5. Nếu cần, điều chỉnh tỷ lệ của methanol trong pha động để đạt độ phân giải theo yêu cầu. Hệ số đối xứng của pic cefaclor lớn nhất là 1,5. Trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn (1), độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic cefaclor thu được từ sáu lần tiêm không quá 1,0%.

Tính hàm lượng của cefaclor trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn (1) và hàm lượng của cefaclor chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Thuốc kháng sinh.

Chế phẩm

Viên nén, nang, hỗn dịch.

CEFADROXIL MONOHYDRAT

Cefadroxilum monohydricum

C16H17N3O5S.H2O

P.t.l: 381,4

Cefadroxil là acid (6R,7R)-7-[[(2R)-2-amino-2-(4-hydroxyphenyl)acetyl]amino]-3-methyl-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic monohydrat, được bán tổng hợp từ một sản phẩm lên men, phải chứa từ 95,0 % đến 102,0 % C16H17N3O5S, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột màu trắng hoặc gần như trắng. Khó tan trong nước, rất khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của cefadroxil chuẩn.

pH

Tự 4,0 đến 6,0 (Phụ lục 6.2).

Lắc 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Góc quay cực riêng

Từ +165o đến +178 , tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Dung dịch đệm phosphat pH 5,0 (TT).

Pha động B: Methanol (TT2).

Dung dịch thửHòa tan 50,0 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10,0 mg D-α-(4-hydroxyphenyl)glycin chuẩn (tạp chất A) trong pha động A và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10,0 mg acid 7-aminodesacetoxycephalosporanic chuẩn (tạp chất B) trong dung dịch đệm phosphat pH 7,0 (TT5) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3)Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) và 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 100,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 10,0 mg dimethylformamid (TT) và 10 mg dimethylacetamid (TT) trong pha động A và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (5): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (3) thành 25,0 ml bằng pha động A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh spherical octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0 – 1

98

2

1 – 20

98 → 70

2 → 30

Thời gian lưu tương đối so với cefadroxil (thời gian lưu khoảng 6 min): Dimethylformamid khoảng 0,4; dimethylacetamid khoảng 0,75.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic của tạp chất A với pic của tạp chất B ít nhất là 5,0. Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (5), tỷ số tín hiệu trên nhiễu ít nhất là 10 đối với pic thứ 2.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn diện tích pic th nhất thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic th 2 thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 3 lần diện tích pic th 2 thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (3,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích pic thứ 2 thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,05 %). Bỏ qua pic của dimethylformamid và dimethylacetamid.

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (2R)-2-amino-2-(4-hydroxyphenyl)acetic.

Tạp chất B: Acid (6R,7R)-7-amino-3-methyl-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic (7-ADCA).

Tạp chất C: Acid (2R,5RS)-2-[(R)-[[(2R)-2-amino-2-(4-hydroxyphenyl)acetyl]amino]carboxymethyl]-5-methyl-5,6-dihydro-2H-1,3-thiazin- 4-carboxylic.

Tạp chất D: Acid (6R,7R)-7-[[(2S)-2-amino-2-(4-hydroxyphenyl)acetyl]amino)-3-methyl-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0] oct-2-en-2-carboxylic (L-cefadroxil).

Tạp chất E: (6RS)-3-(aminomethylen)-6-(4-hydroxyphenyl)piperazin-2,5-dion.

Tạp chất F: Acid (6R,7R)-7-[[(2R)-2-[[(2RS)-2-amino-2-(4-hydroxyphenyl)acetyl]amino]-2-(4- hydroxy phenyl) acetyl]amino]-3-methyl-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic.

Tạp chất G: 3-hydroxy-4-methylthiophen-2(5H)-on.

Tạp chất H: Acid (6R,7R)-7-[(2,2-dimethylpropanoyl)amino]-3-methyl-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo [4.2.0] oct-2-en-2-carboxylic (7-ADCA pivalamid).

N,N-Dimethylanilin

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 10.16, phương pháp 2).

Nước

Từ 4,0 % đến 6,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,200 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – dung dịch kali dihydrophosphat 0,272 % (4 : 96).

Dung dịch thửHòa tan 50,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn (1): Hòa tan 50,0 mg cefadroxil chuẩn trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn (2): Hòa tan 5 mg cefadroxil chuẩn và 50 mg amoxicilin trihydrat chuẩn trong pha động và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn (2), độ phân giải giữa pic của cefadroxil với pic của amoxicilin ít nhất là 5,0.

Tiêm dung dịch thử, dung dịch chuẩn (1).

Tính hàm lượng cefadroxil trong chế phẩm dựa vào diện tích pic của cefadroxil trong dung dịch thử, dung dịch chuẩn (1) và hàm lượng C16H17N3O5S trong cefadroxil chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng khuẩn.

Chế phẩm

Nang, hỗn dịch uống.

CEFAZOLIN NATRI

Cefazolinum natricum

C14H13N8NaO4S3

P.t.l: 476,5

Cefazolin natri là natri (6R,7R)-3-[[(5-methyl-1,3,4-thiadiazol-2-yl)sulphanyl]-methyl]-8-oxo-7-[(1H-tetrazol-1-ylacetyl)amino]-5-thia-1-azabicyclo-[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylat, được bán tổng hợp từ một sản phẩm lên men, phải chứa từ 95,0 % đến 102,0 % C14H13N8NaO4S3, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng, rất dễ hút ẩm. Đa hình.

Dễ tan trong nước, rất khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong 5 ml nước, thêm 0,5 ml acid acetic loãng (TT), khuấy đều và để yên trong nước đá 10 min. Lọc lấy tủa và rửa tủa với 1 ml đến 2 ml nước. Hòa tan tủa trong hỗn hợp nước – aceton (1 : 9). Bay hơi dung môi đến cắn, sau đó sấy cắn ở 60 otrong 30 min.

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của cắn thu được phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của cefazolin chuẩn.

B. Chế phẩm phải cho phản ứng (A) của natri (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25,ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và độ hấp thụ ánh sáng (Phụ lục 4.1) của dung dịch đo ở bước sóng 430 nm không lớn hơn 0,15.

pH

Từ 4,0 đến 6,0 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để đo.

Góc quay cực riêng

Từ -15o đến -24o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 1,25 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Độ hấp thụ ánh sáng

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 2,ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch natri hydrocarbonat 4,2 % (TT). Đo độ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch trong khoảng bước sóng từ 220 nm đến 350 nm. Dung dịch phải có cực đại hấp thụ tại bước sóng 272 nm. Độ hấp thụ riêng tại cực đại hấp thụ phải từ 260 đến 300 (tính theo chế phẩm khan).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Hòa tan 14,54 g dinatri hydrophosphat (TT) và 3,53 g kali dihydrophosphat (TT) trong nước và pha loãng thành 1000 ml với cùng dung môi.

Pha động B: Acetonitril dùng trong phương pháp sắc ký.

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 20 mg chế phẩm trong 10 ml dung dịch natri hydroxyd 0,2 % (TT). Để yên 15 min đến 30 min. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 20 ml bằng pha động A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (12,5 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh (3 µm).

Nhiệt độ cột: 45 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,2 ml/min.

Th tích tiêm: 5 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  2

98

2

2  4

98  85

2  15

4  10

85  60

15 → 40

10  11,5

60 → 35

40 → 65

11,5  12

35

65

12  15

35  98

65 → 2

15  21

98

2

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của cefazolin với pic của tạp chất L ít nhất là 2,0 (Hình 1).

Giới hạn:

Các tạp chất: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (1,0 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 3,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (3,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05%).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (6R,7R)-7-amino-3-[[(5-methyl-1,3,4-thiadiazol-2-yl)sulfanyl]methyl]-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo [4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic.

Tạp chất B: Acid (6R,7R)-7-[(2,2-dimethylpropanoyl)amino]-3-[[(5-methyl-1,3,4-thiadiazol-2-yl)sulfanyl] methyl]-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2- carboxylic.

Tạp chất C: Acid (6R,7R)-3-methyl-8-oxo-7-[(1H-tetrazol-1-ylacetyl)amino]-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0] oct-2-en-2-carboxylic.

Tạp chất D: Acid (6R,7R)-3-[(acetyloxy)methyl]-8-oxo-7-[(1H-tetrazol-1-ylacetyl)amino]-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic.

Tạp chất E: 5-methyl-1,3,4-thiadiazol-2-thiol (MMTD).

Tạp chất G: (5aR,6R)-6-[(1H-tetrazol-1-ylacetyl)amino]-5a ,6-dihydro-3H,7H-azeto[2,1-b]furo[3,4-d][ 1,3]thiazin-1,7(4H)-dion.

Tạp chất H: Acid (6R,7R)-3-[(acetyloxy)methyl]-7-amino-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic (7-ACA).

Tạp chất I: Acid 2-[carboxy[(1H-tetrazol-1-ylacetyl)amino]methyl]-5-[[(5-methyl-1,3,4-thiadiazol-2- yl) sulfanyl]methyl]-5,6-dihydro-2H-1,3-thiazin-4-carboxylic (acid cefazoloic).

Tạp chất J: Acid 2-[carboxy[(1H-tetrazol-1-ylacetyl)amino]methyl]-5-(hydroxymethyl)-5,6-dihydro-2H-1,3-thiazine-4-carboxylic (Acid hydrolysed cefazoloic).

Tạp chất K: (6R,7R)-3-[[(5-methyl-1,3,4-thiadiazol-2-yl)sulfanyl]methyl]-8-oxo-7-[(1H-tetrazol-1-ylacetyl) amino]-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxamid (cefazolinamid).

Tạp chất L: Acid (6R,7S)-3-[[(5-methyl-1,3,4-thiadiazol-2-yl)sulfanyl]methyl]-8-oxo-7-[(1H-tetrazol-1-ylacetyl)amino]-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic.

N.N-Dimethylanilin

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 10.16, phương pháp 2).

Nước

Không được quá 6,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,300 g chế phẩm.

Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 0,15 EU/mg (Phụ lục 13.2), nếu chế phẩm dùng để sản xuất thuốc tiêm mà không có phương pháp hữu hiệu để loại bỏ nội độc tố vi khuẩn.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – dung dịch đệm phosphat (10 : 90).

Dung dịch đệm phosphat: Hòa tan 2,77 g dinatri hydrophosphat (TT) và 1,86 g acid citric (TT) trong nước và pha loãng thành 1000 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn (1): Hòa tan 50,0 mg cefazolin chuẩn trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn (2): Hòa tan 5,0 mg cefuroxim natri chuẩn trong 10,0 ml dung dịch chuẩn (1) và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 270 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn (2), độ phân giải giữa pic của cefazolin với pic của ceturoxim ít nhất là 2,0.

Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch thử, dung dịch chuẩn (1).

Tính hàm lượng của cefazolin dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn (1) và hàm lượng của cefazolin trong cefazolin chuẩn.

Hàm lượng phần trăm của cefazolin natri trong chế phẩm bằng hàm lượng phần trăm của cefazolin nhân với 1,048.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng. Nếu là chế phẩm vô khuẩn phải bảo quản trong đồ đựng vô trùng, kín, tránh nhiễm khuẩn.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, dung dịch nh mắt.

Hình 1: Sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (2) của phép thử Tạp chất liên quan.

CEFIXIM

Cefiximum

C16H15N5O7S2.3H2O

P.t.l: 507,5

Cefixim là acid (6R,7R)-7-[[(Z)-2-(2-aminothiazol-4-yl)-2-[(carboxymethoxy)imino]acetyl]amino]-3-ethenyl-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic trihydrat, được bán tổng hợp từ một sản phẩm lên men, phải chứa từ 95,0 % đến 102,0 % C16H15N5O7S2, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng, hơi hút ẩm. Khó tan trong nước, tan trong methanol, hơi tan trong ethanol khan, thực tế không tan trong ethyl acetat.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của cefixim chuẩn.

Nếu phổ thu được của chế phẩm khác với phổ của chất chuẩn, hòa tan riêng biệt chế phẩm và chất chuẩn trong methanol (TT), bc hơi dung dịch thu được tới khô và đo ph mới của các cắn thu được.

pH

Phân tán 0,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. pH của hỗn dịch thu được phải từ 2,6 đến 4,1 (Phụ lục 6.2).

Ethanol (Phụ lục 10.14)

Không được quá 1,0 % (kl/kl), xác định bằng phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2), dùng phương pháp thêm chuẩn.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong hỗn hợp dimethylacetamid – nước (1 : 4), pha loãng dung dịch thu được thành 25,0 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – dung dịch tetrabutylamoni hydroxyd (250 : 750).

Dung dịch tetrabutylamoni hydroxyd: Hòa tan 8,2 g tetrabutylamoni hydroxyd (TT) trong nước và pha loãng thành 800 ml với cùng dung môi, điều chỉnh đến pH 6,5 bằng dung dịch acid phosphoric 2 M (TT) và pha loãng thành 1000 ml bằng nước.

Dung dịch th: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 25,0 mg cefixim chuẩn trong pha động và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 10 mg cefixim chuẩn trong 10 ml nước. Đun nóng trên cách thủy trong 45 min. Để nguội (để tạo tạp chất D). Tiêm ngay lập tức.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (12,5 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Nhiệt độ cột: 40 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (2) và (3).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3 lần thời gian lưu của cefexim.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic của cefexim và pic của tạp chất D ít nhất là 2,0. Nếu cần điều chỉnh tỷ lệ acetonitril trong pha động.

Giới hạn:

Các tạp chất: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Tổng diện tích của tất cả các pic tạp chất không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (3 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid 2-[[(Z)-2-(2-aminothiazol-4-yl)-2-[(carboxymethoxy)imino)acetyl]amino)-2-[(2R)-5-methyl-7-oxo-1,2,5,7-tetrahydro-4H-furo[3,4-d][1,3]thiazin-2-yl]acetic.

Tạp chất B: Acid 2-[[[(Z)-1-(2-aminothiazol-4-yl)-2-[[[(2R,5RS)-5-methyl-7-oxo-1,2,5,7-tetrahydro-4H-furo[3,4-d][1,3]thiazin-2-yl]methyl]amino]-2- oxoethyliden]amino]oxy]acetic.

Tạp chất C: Acid (6R,7S)-7-[[(Z)-2-(2-aminothiazol-4-yl)-2-[(carboxymethoxy)imino]acetyl]amino]-3-ethenyl-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic (cefixim 7- epimer).

Tạp chất D: Acid (6R,7R)-7-[[(E)-2-(2-aminothiazol-4-yl)-2-[(carboxymethoxy)imino]acetyl]amino]-3-ethenyl-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic (cefixim E- isomer).

Tạp chất E: Acid (6R,7R)-7-[[(Z)-2-(2-aminothiazol-4-yl)-2-[(carboxymethoxy)imino]acetyl]amino]-3-methyl-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic.

Tạp chất F: Acid (6R,7R)-7-[[(Z)-2-(2-aminothiazol-4-yl)-2-[(2-ethoxy-2-oxoethoxy)imino]acetyl]amino]-3-ethenyl-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic.

Nước

T 9,0 % đến 12,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,200 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô t trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1).

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic cefexim trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) thu được từ 6 lần tiêm không được lớn hơn 1,0 %.

Tính hàm lượng của C16H15N5O7S2 trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng của C16H15N5O7S2 trong cefexim chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin.

Chế phẩm

Viên nén, nang, thuốc bột.

CEFOTAXIM NATRI

Cefotaximum natricum

C16H16N5NaO7S2

P.t.l: 477,4

Cefotaxim natri là (6R,7R)-3-[(acetyloxy)methyl]-7-[[(Z)-2-(2-aminothiazol-4-yl)-2-(methoxyimino)acetyl]-amino]-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylat natri, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C16H16N5NaO7S2, tính theo chế phẩm khan.

Chế phẩm bán tổng hợp từ một sản phẩm lên men.

Tính chất

Bột trắng hoặc hơi vàng, hút ẩm. Dễ tan trong nước, hơi tan trong methanol.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của cefotaxim natri chuẩn.

B. Chế phẩm phải cho phản ứng (A) của natri (Phụ lục 8.1).

Độ trong của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2). Thêm 1 ml acid acetic băng (TT) vào 10 ml dung dịch S. Quan sát ngay, dung dịch thu được phải trong.

pH

Từ 4,5 đến 6,5 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để đo.

Góc quay cực riêng

Từ +58,0o đến +64,0o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Dùng dung dịch thu được để đo.

Độ hấp thụ

Không được quá 0,40 (Phụ lục 4.1).

Dùng dung dịch S để đo độ hấp thụ ở bước sóng 430 nm.

Độ hấp thụ riêng

Hòa tan 20,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng nước. Giá trị (1 %, 1 cm) đo ở bước sóng 235 nm phải từ 360 đến 390, tính theo chế phẩm khan.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Pha động A: Dung dịch dinatri hydrophosphat 0,71 % (TT) được điều chỉnh đến pH 6,25 bằng acid phosphoric (TT).

Pha động B: Methanol (TT).

Hỗn hợp dung môi: Pha động B – pha động A (14 : 86).

Dung dịch thử: Hòa tan 40,0 mg chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 8,0 mg acid cefotaxim chuẩn trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Thêm 1,0 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) vào 4,0 ml dung dịch thử. Đun nóng dung dịch thu được ở 40 otrong 2 h. Thêm 5,0 ml dung dịch đệm pH 6,6 (TT) và 1,0 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT).

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 4 mg cefotaxim chuẩn dùng để định tính pic (chứa các tạp chất A, B, C, E và F) trong 5 ml hỗn hợp dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 3,9 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Nhiệt độ cột: 30 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 235 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  7

86

14

7  9

86  82

14 → 18

9  16

82

18

16  45

82 → 60

18  40

45  50

60

40

50  55

60  86

40 → 14

55  60

86

14

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và các dung dịch đối chiếu (2), (3), (4).

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo cefotaxim chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của tạp chất A, B, C, E và F.

Thời gian lưu tương đối so với cefotaxim (thời gian lưu khoảng 13 min); Tạp chất B khoảng 0,3; tạp chất A khoảng 0,5; tạp chất E khoảng 0,6; tạp chất C khoảng 1,9; tạp chất D khoảng 2,3; tạp chất F khong 2,4; tạp chất G khoảng 3,1.

Kiểm tra tính thích hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic của tạp chất E và pic của cefotaxim ít nhất là 3,5; hệ số đi xứng của pic cefotaxim không quá 2,0.

Giới hạn:

Tạp chất A, B, C, D, E, F: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1,0 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn 0,2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (3,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (6R,7R)-7-[[(2Z)-2-(2-aminothiazol-4-yl)-2-(methoxyimino)acetyl]amino]-3-methyl-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en- 2-carboxylic (deacetoxycefotaxim).

Tạp chất B: Acid (6R,7R)-7-[[(2Z)-2-(2-aminothiazol-4-yl)-2-(methoxyimino)acetyl]amino]-3-(hydroxymethyl)-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo [4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic (deacetylcefotaxim).

Tạp chất C: Acid (6R,7R)-3-[(acetyloxy)methyI]-7-[[(2Z)-2-[2-(formylamino)thiazol-4-yl]-2-(methoxyimino)acetyl] amino]-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic (N-formylcefotaxim).

Tạp cht D: Acid (6R,7R)-3-[(acetyloxy)methyl]-7-[[(2E)-2-(2-aminothiazol-4-yl)-2- (methoxyimino)acetyl]amino]-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0)oct-2-en-2- carboxylic (E-cefotaxim).

Tạp chất E: (5aR,6R)-6-([(2Z)-2-(2-aminothiazol-4-yl)-2-(methoxyimino)acetyl]amino]-5a,6-dihydro-3H,7H-azeto[2,1-b] furo[3,4-d][1,3]thiazin-1,7(4H)-dion (deacetylcefotaxim lacton).

Tạp chất F: Acid (6R,7R)-3-[(acetyloxy)methyl]-7-[[(2Z)-2-[2-[[[(6R,7R)-7-[[(2Z)-2-(2-aminothiazol- 4-yl)-2-(methoxyimino)acetyl]amino]-2-carboxy-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-yl]methyl]amino]thiazol-4-yl]-2-(methoxyimino)acetyl]amino]-8- oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic (cefotaxim dimer).

Tạp chất G: Acid (6R,7R)-3-[(acetyloxy)methyl)-7-[[(2Z)-2-[2-[[(2Z)-2-(2-aminothiazol-4-yl)-2-(methoxyimino)acetyl] amino]thiazol-4-yl]-2- (methoxyimino)acetyl]amino]-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic (ATA cefotaxim).

Ethanol

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 10.14, hệ sắc ký A).

N,N-Dimethylanilin

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 10.16, phương pháp 2).

Acid 2-ethylhexanoic

Không được quá 0,5 % (kl/kl) (Phụ lục 10.17).

Nước

Không được quá 3,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,300 g chế phẩm.

Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 0,05 EU/mg (Phụ lục 13.2), nếu chế phẩm dùng trong sản xuất thuốc tiêm mà không có phương pháp hữu hiệu đ loại bỏ nội độc tố vi khuẩn.

Định lượng

Phương phập sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1).

Tính hàm lượng của cefotaxim dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng của cefotaxim chuẩn.

Hàm lượng của C16H16N5NaO7S2 trong chế phẩm bằng hàm lượng của cefotaxim nhân với 1,048.

Bảo quản

Trong bao bì kín và tránh ánh sáng. Nếu chế phẩm vô khuẩn thì bảo quản trong bao bì kín vô khuẩn.

Loại thuốc

Thuốc kháng sinh nhócephalosporin.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

CEFRADIN

Cefradinum

Cefradin có thành phần chính là acid (6R,7R)-7-[[(2R)-2-amino-2-(cyclo-hexa-1,4-dienyl)acetyl]amino]-3-methyl-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic, được bán tổng hợp từ một sản phẩm lên men, phải chứa: Cefradin ít nhất là 90,0 %; cefalexin không được quá 5,0 %; 4′,5′-dihydrocefradin không được quá 2,0 %, tính theo chế phẩm khan

Tổng hàm lượng của cefradin, cefalexin và 4′,5′-dihydrocefradin phải từ 95,0 % đến 102,0 %, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột trắng hoặc hơi vàng, hút m. Hơi tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96 % và trong hexan.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của cefradin chuẩn.

Nếu phổ hồng ngoại ở trạng thái rắn của mẫu thử khác với phổ hồng ngoại của cefradin chuẩn thì hòa tan riêng biệt 30 mg chế phẩm và chất chuẩn trong 10 ml methanol (TT), bay hơi các dung dịch tới khô ở 40 ovà áp suất dưới 2 kPa, ghi phổ mới của các cắn thu được.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong dung dịch natri carbonat (TT), pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S không đục hơn hỗn dịch đối chiếu II (Phụ lục 9.2). Để yên dung dịch S trong 5 min. Độ hấp thụ của dung dịch S đo ở bước sóng 450 nm (Phụ lục 4.1) không được quá 0,60.

pH

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. pH (Phụ lục 6.2) của dung dịch thu được phải từ 3,5 đến 6,0.

Góc quay cực riêng

Từ +80o đến +90o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong dung dịch đệm acetat pH 4,6 (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Dung dịch kali dihydrophosphat 0,272 % (TT) được điều chỉnh đến pH 3,0 bằng acid phosphoric 2 M (TT).

Pha động B: Methanol (TT2).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 3,0 mg cyclohexa-1,4-dienylglycin chuẩn (tạp chất B) trong pha động A và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 3 mg chế phẩm và 3 mg cefalexin chuẩn trong pha động A và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 6 mg cefradin chuẩn dùng để định tính pic (chứa tạp chất C, D và E) trong 1,0 ml pha động A.

Dung dịch đối chiếu (5): Hòa tan hỗn hợp tạp chất chuẩn của cefradin (chứa tạp chất A và G) có trong một lọ chuẩn trong 1,0 ml pha động A.

Điều kiện sắc ký.

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Nhiệt độ cột: 30 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 25 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0 – 2,5

99,5 → 97

0,5  3

2,5  11

97 → 75

3 → 25

11 – 13

75 → 60

25 → 40

13  16

60

40

16  19

60 → 20

40 → 80

19  19,1

20 → 99,5

80 → 0,5

19,1  25

99,5

0,5

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo cefradin chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của các tạp chất C, D và E. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic của tạp chất B. Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo hỗn hợp tạp chất chuẩn của cefradin và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (5) để xác định pic của các tạp chất A và G.

Thời gian lưu tương đối so với cefradin (thời gian lưu khoảng 15 min); Tạp chất A khoảng 0,27; tạp chất B khoảng 0,32; tạp chất C khoảng 0,53; tạp chất D khoảng 0,63; tạp chất E khoảng 0,80; tạp chất F khoảng 0,92; cefalexin khoảng 0,95; 4,5′-dihydrocefradin khoảng 1,06; tạp chất G khoảng 1,32.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của cefalexin và pic của cefradin ít nhất là 4,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất B với 3,4.

Tạp chất A, B, C, D, E, F, G: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn 0,25 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,25 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn 0,25 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,25 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (2,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,05 %), bỏ qua pic của cefalexin và 4′,5′-dihydrocefradin.

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (6R,7R)-7-amino-3-methyl-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic (acid 7-aminodeacetoxycephalosporanic, 7-ADCA).

Tạp chất B: Acid (2R)-amino(cyclohexa-1,4-dienyl)acetic (d-dihydrophenylglycin,cyclohexa-1,4-dienylglycin).

Tạp chất C: Acid (6R,7R)-7-[[(2R)-amino(cyclohexa-1,4-dienyl)acetyl]amino]-3-methyl-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic 5-oxid (isomer 1).

Tạp chất D: Acid (6R,7R)-7-[[(2R)-amino(cyclohexa-1,4-dienyl)acetyl]amino]-3-methyl-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic 5-oxid (isomer 2)

Tạp chất E: Acid ((6R,7R)-7-[[(2R)-amino(2-hydroxyphenyl)acetyl]amino]-3-methyl-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0] oct-2-en-2-carboxylic.

Tạp chất F: 3-hydroxy-4-methylthiophen-2(5H)-on.

Tạp chất G: Acid (6R,7R)-7-[(2,2-dimethylpropanoyl)amino]-3-methyl-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic (7-ADCA pivalamid).

N,N-Dimethylanilin

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 10.16, phương pháp 2).

Nước

Không được quá 6,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,300 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Methanol – dung dịch đệm phosphat pH 5,0 (25 : 75).

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong dung dịch đệm phosphat pH 5,0 (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn (1): Hòa tan 50,0 mg cefradin chuẩn (chứa 4′,5-dihydrocefradin) trong dung dịch đệm phosphat pH 5,0 (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn (2): Hòa tan 5,0 mg cefalexin chuẩn trong dung dịch đệm phosphat pH 5,0 (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn (3): Pha loãng 1 ml dung dịch chuẩn (1) thành 10 ml bằng dung dịch đệm phosphat pH 5,0 (TT). Trộn 5 ml dung dịch thu được và 5 ml dung dịch chuẩn (2).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 5 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của cefradin.

Thời gian lưu tương đối so với cefradin (thời gian lưu khoảng 3 min): Cefalexin khoảng 0,7; 4′,5′- dihydrocefradin khoảng 1,5.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn (3), độ phân giải giữa pic của cefalexin với pic của cefradin ít nhất là 4,0.

Tính hàm lượng phần trăm của cefradin trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn (1) và hàm lượng của cefradin trong cefradin chuẩn.

Tính hàm lượng phần trăm của cefalexin trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn (2) và hàm lượng của cefalexin trong cefalexin chuẩn.

Tính hàm lượng phần trăm của 4,5′-dihydrocefradin trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn (2) và nhân diện tích pic của 4′,5′-dihydrocefradin với 1,6.

Bảo quản

Trong bao bì kín và tránh ánh sáng, ở nhiệt độ ođến oC.

Loại thuốc

Thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin.

Chế phẩm

Nang, hỗn dịch uống.

CEFTRIAXON NATRI

Ceftriaxonum natricum

C18H16N8Na2O7S3.H2O

P.t.l: 662

Ceftriaxon natri là dinatri (6R,7R)-7-[[(2Z)-(2-aminothiazol-4yl)(methoxyimino) acetyl]-amino]-3-[[(2-methyl-6-oxido-5-oxo-2,5-dihydro-1,2,4- triazin-3-yl)sulfanyl)methyl]-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo- [4.2.0]-oct-2-en-2-carboxylat ngậm 3,5 phân tử nước, được bán tổng hợp từ một sản phẩm lên men, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C18H16N8Na2O7S3, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc hơi vàng, hơi hút ẩm. Dễ tan trong nước, hơi tan trong methanol, rất khó tan trong ethanol khan.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại của chế phẩm (Phụ lục 4.2) phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của ceftriaxon natri chuẩn.

B. Chế phẩm phải cho phản ứng (A) của natri (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,40 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20,0 ml vi cùng dung môi.

Pha loãng 2 ml dung dịch S thành 20 ml bằng nước. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không được đậm hơn màu dung dịch chuẩn V5 hoặc VN5 (Phụ lục 9.3).

pH

Từ 6,0 đến 8,0 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để đo.

Góc quay cực riêng

Từ -155o đến -170o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Dung dịch đệm citrat pH 5,0: Hòa tan 20,17 g acid citric (TT) trong 800 ml nước, điều chỉnh đến pH 5,0 bng dung dịch natri hydroxyd 42 % (TT) và pha loãng thành 1000,0 ml bằng nước.

Pha động: Hòa tan 2,0 g tetradecylamoni bromid (TT) và 2,0 g tetraheptylamoni bromid (TT) trong hỗn hợp dung môi gồm 440 ml nước, 55ml đệm phosphat hỗn hợp 0,067 M pH 7,00 (TT), 5,0 ml dung dịch đệm citrat pH 5,0 và 500 ml acetonitril (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 30,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 30,0 mg ceftriaxon natri chuẩn trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5,0 mg ceftriaxon natri chuẩn và 5,0 mg tạp chất A chuẩn của ceftriaxon trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký.

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (2) và (3).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của ceftriaxon.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của ceftriaxon với pic của tạp chất ít nhất là 3,0.

Giới hạn:

Các tạp chất: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %).

Tổng diện tích pic của tt cả các tạp chất không được lớn hơn 4 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (4,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,1 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (6R,7R)-7-[[(2E)2-aminothiazol-4-yl)(methoxyimino)acetyl]amino]-3-[[(2-methyl-5,6-dioxo-1,2,5,6-tetrahydro-1,2,4-triazin-3-yl)sulfanyl]methyl]-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic((E)-isomer).

Tạp chất B: (5aR,6R)-6-[[(2Z)-(2-aminothiazol-4-yl)(methoxyimino)acetyl]amino]-5a,6-dihydro-3H,7H-azeto[2,1-b]furo[3,4-d][1,3]thiazin-1,7(4H)-dion.

Tạp chất C: 2-methyl-3-sulfanyl-1,2-dihydro-1,2,4-triazin-5,6-dion.

Tạp chất D: S-benzothiazol-2-yl (2Z)-(2-aminothiazol-4-yl)(methoxyimino)thioacetat.

Tạp chất E: Acid (6R,7R)-7-amino-3-[[(2-methyl-5,6-dioxo-1,2,5,6-tetrahydro-1,2,4-triazin-3-yl)sulfanyl]methyl)-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic.

N,N-Dimethylanilin

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 10.16, phương pháp 2).

Acid 2-ethylhexanoic

Không được quá 0,8 % (kl/kl) (Phụ lục 10.17).

Nước

Từ 8,0 % đến 11,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,100 g chế phẩm.

Nội độc t vi khuẩn

Không được quá 0,08 EU/mg (Phụ lục 13.2), nếu chế phẩm dùng để sản xuất thuốc tiêm mà không có phương pháp hữu hiệu để loại bỏ nội độc tố vi khuẩn.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1).

Tính hàm lượng phần trăm của C18H16N8Na2O7S3 trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng của ceftriaxon natri chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng. Nếu chế phẩm vô khuẩn phải đựng trong bao bì đã được tiệt trùng, kín, tránh nhiễm khuẩn.

Loại thuốc

Kháng sinh nhóm cephalosporin.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

CEFUROXIM AXETIL

Cefuroximum axetili

C20H22N4O10S

P.t.l: 510,5

Cefuroxim acetil là hỗn hợp của hai đồng phân đối quang của (1RS)-1-(acetyloxy)ethyl (6R,7R)-3-[(carbamoyloxy)methyl]-7-[[(Z)-2-(furan-2-yl)-2-(methoxyimino)acetyl]amino]-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo-[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylat, được bán tổng hợp từ một sản phẩm lên men, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % của C20H22N4O10S, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng. Khó tan trong nước và ethanol 96 %, tan trong aceton, ethyl acetat và methanol.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của cefuroxim axetil chuẩn.

B. Trong phần Định lượng, thời gian lưu và kích thước của các pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương tự với thời gian lưu và đáp ứng của pic đồng phân cefuroxim axetil A và cefuroxim axetil B thu được trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (4).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (4) ngay trước khi dùng.

Pha động: Methanol – dung dịch amoni dihydrophosphat 0,23 % (38 : 62).

Dung dịch thử: Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Để tạo tạp chất A, đun nóng 5 ml dung dịch thử ở 60 oC trong 1 h.

Dung dịch đối chiếu (3): Để tạo tạp chất B, đặt 5 ml dung dịch thử dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 254 nm trong 24 h.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 10,0 mg cefuroxim axetil chuẩn trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh trimethylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt  bước sóng 278 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và các dung dịch đối chiếu (1), (2) và (3).

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định cặp pic của tạp chất A và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định cặp pic của tạp chất B.

Thời gian lưu tương đối so với đồng phân cefuroxim axetil A: Đồng phân cefuroxim axetil B khoảng 0,9; tạp chất A khoảng 1,2; tạp chất B khoảng 1,7 và 2,1.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của cefuroxim axetil A và pic của tạp chất A ít nht là 1,5.

Giới hạn:

Tạp chất A: Không được quá 1,5 % tính theo tổng diện tích cặp pic.

Tạp chất B: Không được quá 1,0 % tính theo tổng diện tích cặp pic.

Tạp chất E: Không được quá 0,5 %.

Các tạp chất khác: Mỗi tạp chất không được quá 0,5 %.

Tổng các tạp chất không được quá 3 %.

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích 2 pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05%).

Ghi chú:

Tạp chất A: 1-(Acetyloxy)ethyl(6R,7R)-3-[(carbamoyloxy)methyl]-7-[[(Z)-2-(furan-2-yl)-2-(methoxyimino) acetyl] amino]-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-3-en-2-carboxylat (D3-isomer).

Tạp chất B: (1RS)-1-(Acetyloxy)ethyl(6R,7R)-3-[(carbamoyloxy)methyl]-7-[[(E)-2-(furan-2-yl)-2-(methoxyimino)acetyl]amino]-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2carboxylat ((E)-isomer).

Tạp chất C: Acid (6R,7R)-7-[[(Z)-2-(furan-2-yl)-2-(methoxyimino)acetyl]amino]-8-oxo-3-[[[(tricloroacetyl) carbamoyl] oxy]methyl]-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic.

Tạp chất D: Cefuroxim.

Tạp chất E: (5aR,6R)-6-[[(2Z)-2-(furan-2-yl)-2-(methoxyimino)acetyl]amino]-5a,6-dihydro-3H,7H-azeto [2,1-b]furo[3,4-d][1,3]thiazin-1,7(4H)-dion (descarbamoylcefuroxim lacton).

Tỷ lệ các đồng phân

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, tỷ lệ diện tích pic của đồng phân cefuroxim axetil so với tổng diện tích pic của hai đồng phân cefuroxim axetil A và B phải từ 0,48 đến 0,55.

Aceton

Không được quá 1,1 % (Phụ lục 10.14).

Nước

Không được quá 1,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,400 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (4).

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4), độ phân giải giữa pic của đồng phân cefuroxim axetil A và pic của đồng phân cefuroxim axetil B ít nhất là 1,5; độ lệch chuẩn tương đối của tổng diện tích của 2 pic đồng phâcefuroxim axetil A và B thu được sau 6 lần tiêm không được lớn hơn 2,0 %.

Tính hàm lượng phần trăm C20H22N4O10dựa vào tng diện tích pic của hai đồng phân cefuroxim axetil A và cefuroxim axetil B thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (4) và hàm lượng của C20H22N4O10trong cefuroxim axetil chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng sinh nhóm cephalossporin.

Chế phẩm

Viên nén.

CEFUROXIM NATRI

Cefuroximum natricum

C16H15N4NaO8S

P.t.l: 446,4

Cefuroxim natri là muối natri của acid (6R,7R)-3[(car-bamoyloxy)methyl]-7-[[(Z)-(furan-2 yl)(methoxyimino) acetyl]amino]-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C16H15N4NaO8S, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trng, hơi hút m, dễ tan trong nước, rất khó tan trong ethanol.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của cefuroxim natri chuẩn.

B. Chế phẩm phải cho phản ứng (A) của ion natri (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu II (Phụ lục 9.2). Độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch S đo ở 450 nm không được lớn hơn 0,25.

pH

Từ 5,5 đến 8,0 (Phụ lục 6.2).

Pha loãng 2 ml dung dịch S thành 20 ml bằng nước không có carbon dioxyd (TT).

Góc quay cực riêng

Từ +59o đến +66o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong dung dịch đệm acetat pH 4,6 (TT) và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Trộn 1 thể tích acetonitril với 99 thể tích dung dịch đệm acetat pH 3,4, được chuẩn bị bằng cách hòa tan 6,01 g acid acetic băng (TT) và 0,68 g natri acetat (TT) trong nước và pha loãng thành 1000 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử (1) thành 50,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 25,0 mg cefuroxim natri chuẩn trong nước và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Đun trong cách thủy 20 ml dung dịch đối chiếu (1) ở 80 otrong 15 min. Làm nguội và tiêm ngay.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (1) thành 100 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh là hexylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại ở bước sóng 273 nm.

Tóc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3 lần thời gian lưu của pic chính.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa hai pic của cefuroxim và tạp chất A (descarbamoylcefuroxim) ít nhất là 2,0.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1):

Diện tích của bất kỳ pic phụ nào cũng không được lớn hơn diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %).

Tổng diện tích của tất cả các pic phụ không được lớn hơn 3 lần diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (3,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,05 %).

N,N-Dimethylanilin

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 10.16, phương pháp 2).

Acid 2-ethylhexanoic

Không được quá 0,5 % (kl/kl).

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 10.17).

Nước

Không được quá 3,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,400 g chế phẩm.

Thử vô khuẩn

Nếu chế phẩm dự đnh để sản xuất thuốc tiêm mà không có phương pháp hữu hiệu nào khác để tiệt khuẩn thì phải đáp ứng Phép thử vô khuẩn (Phụ lục 13.7).

Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 0,10 EU/mg. Nếu chế phẩm dự định để sản xuất thuốc tiêm mà không có phương pháp hữu hiệu nào để loại nội độc tố vi khuẩn thì phải đáp ứng phép thử “Nội độc tố vi khuẩn” (Phụ lục 13.2).

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (2) và dung dịch đối chiếu (1).

Căn cứ vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử, dung dịch đối chiếu và dựa vào hàm lượng của C16H15N4NaO8S trong cefuroxim natri chuẩn, tính hàm lượng của C16H15N4NaO8S trong chế phẩm.

Bảo quản

Trong chai nút kín, tránh ánh sáng. Nếu là chế phẩm vô khuẩn phải đựng trong chai tiệt trùng, kín, chống nhiễm khuẩn.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

CEPHALEXIN

Cephalexinum

C16H17N3O4S. H2O

P.t.l: 365,4

Cephalexin là acid (6R,7R)-7-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyI]amino]-3-methyl-8-oxo-5-thia-1-azabi-cyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic monohydrat, phải chứa từ 95,0 % đến 102,0 % C16H17N3O4S, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng. Hơi tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của cephalexin chuẩn.

pH

Hòa tan 50 mg chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. pH của dung dịch thu được phải từ 4,0 đến 5,5 (Phụ lục 6.2).

Góc quay cực riêng

Từ +149o đến +158o tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,125 g chế phẩm trong dung dịch đệm phtalat pH 4,4 (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Độ hấp thụ

Hòa tan 50 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Độ hấp thụ ánh sáng của dung dịch thu được tại bước sóng 330 nm (Phụ lục 4.1) không được lớn hơn 0,05.

Pha loãng 2,0 ml dung dịch trên thành 50,0 ml bằng nước. Ph hấp thụ ánh sáng của dung dịch thu được trong khoảng từ 220 nm đến 300 nm có cực đại hấp thụ tại 262 nm. Độ hấp thụ riêng tại cực đại hấp thụ có giá trị từ 220 đến 245, tính theo chế phẩm khan.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Dung dịch đệm phosphat pH 5,0 (TT).

Pha động BMethanol (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10,0 mg D-phenyl-glycin chuẩn trong pha động A và pha loãng thành 10,ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10,0 mg acid 7-aminodesacetoxycephalosporanic chuẩn trong 2 ml dung dịch đệm phosphat pH 7,0 (TT) và pha loãng thành 10,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (3): Hút 1,0 ml dung dịch đi chiếu (1) và 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2) cho vào bình định mức dung tích 100,0 ml, thêm pha động A vừa đủ đến vạch, lắc đều.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 10 mg dimethylformamid (TT) và 10 mg dimethylacetamid (TT) trong pha động A và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,ml bằng pha động A.

Dung dịch đi chiếu (5): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (3) thành 20,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (6): Hòa tan 10 mg cefotaxim natri chuẩn trong pha động A và pha loãng thành 10,ml với cùng dung môi. Hút 1,0 ml dung dịch thu được, thêm 1,0 ml dung dịch thử và pha loãng thành 100 ml bằng pha động A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại tại bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1,5ml/min

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  1

98

2

1  20

98 → 70

 30

20  23

70 → 98

30 → 2

23 – 30

98

2

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và các dung dịch đối chiếu (3), (4), (5) và (6).

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic tương ứng với tạp chất A (D-phenylglycin) và pic của tạp chất B (acid 7-aminodesacetoxy-cephalosporanic) ít nht là 2,0. Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (6), độ phân giải giữa pic tương ứng với cephalexin và pic tương ứng với cefotaxim ít nhất là 1,5.

Giới hạn: Trên sắc ký đ của dung dịch thử:

Diện tích của pic phụ tương ứng với pic thứ hai trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (3) (tạp chất B) không được lớn hơn diện tích pic thứ hai trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %).

Bất kỳ pic phụ nào (trừ pic tương ứng với dimethylformamid và dimethylacetamid) có diện tích không được lớn hơn diện tích pic thứ nhất trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %).

Tổng diện tích của các pic phụ không được lớn hơn ba ln diện tích pic th nhất trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (3,0 %).

Bỏ qua những pic phụ có diện tích nhỏ hơn diện tích của pic thứ hai trên sắc ký đ của dung dịch đối chiếu (5) (0,05 %).

N,N-Dimethylanilin

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 10.16; phương pháp B).

Nước

Từ 4,0 % đến 8,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,300 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Methanol – acetonitril – dung dịch kali dihydrophosphat 0,136 % – nước (2 : 5 : 10 : 83).

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 50,0 mg cephalexin monohydrat chuẩn trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 10 mg cefradin chuẩn trong 20 ml dung dịch đối chiếu và pha loãng thành 10ml bằnnước.

Điều kiện ský:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector tử ngoại đặt tại bước sóng 254 nm.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Tc độ dòng 1,5 ml/min.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch phân giải, dung dịch thử và dung dịch đối chiếu.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, độ phân giải giữa hai pic tương ứng với cephalexin và cefradin ít nhất là 4,0.

Tính hàm lượng cephalexin trong chế phẩm dựa vào diện tích pic đáp ứng của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Viên nén, nang, bột pha hỗn dịch ung.

CETIRIZIN DIHYDROCLORID

Cetirizini hydrocloridum

C21H25ClN2O3.2HCl

P.t.l: 461,8

Cetirizin dihydroclorid là acid (RS)-2-[2-[4-[(4-clorophenyl)phenylmethyl]piperazin-1-yI] ethoxy] acetic phải cha từ 99,0 % đến 101,0 % C21H25ClN2O3.2HCltính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Dễ tan trong nước; thực tế không tan trong aceton và trong methylen clorid.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của cetirizin dihydroclorid chuẩn.

B. Hòa tan 20,0 mg chế phẩm trong 50 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT). Đo phổ hấp thụ tử ngoại của dung dịch thu được từ bước sóng 210 nm đến 350 nm (Phụ lục 4.1). Dung dịch phải một cực đại hấp thụ ở bước sóng 231 nm, độ hấp thụ riêng tại cực đại này phải từ 359 đến 381.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Amoniac – methanol – methylen clorid (1 : 10 : 90).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg cetirizin dihydroclorid chuẩn trong nước và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg clorphenamin maleat chuẩn trong nước và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi. Trộn đều 1 ml dung dịch thu được và 1 ml dung dịch đối chiếu (1).

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng môi dung dịch 5 µl. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được 2/3 bản mỏng. Lấy bản mỏng ra để khô dưới luồng không khí mát. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử có vị trí và kích thước giống vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử ch có giá trị khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) có hai vết tách rõ rệt.

D. Chế phẩm cho phản ứng (A) của clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) rồi pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu VN7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Từ 1,2 đến 1,8 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Dung dịch acid sulfuric 10 % – nước – acetonitril (0,4 : 6,6 : 93).

Dung dịch thử: Hòa tan 20,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 2 mg cetirizin dihydroclorid chuẩn; 2 mg tạp chất A chuẩn của cetirizin trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan cetirizin chuẩn dùng để định tính pic (chứa các tạp chất B, C, D, E và F) có trong một lọ chuẩn trong 5,0 ml pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 230 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3 lần thời gian lưu của cetirizin.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo cetirizin chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của các tạp chất B, C, D, E và F. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic tạp chất A.

Thời gian lưu tương đối so với cetirizin (thời gian lưu khoảng 9 min): Tạp chất D khong 0,6; tạp chất B khoảng 0,8; tạp chất C khoảng 0,9; tạp chất E khoảng 1,2; tạp chất F khoảng 1,37; tạp chất A khoảng 1,42.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), tỷ số đỉnh – hõm (Hp/Hv) ít nhất là 5; trong đó Hp là chiều cao đỉnh pic tạp chất C so với đường nền và Hv là chiều cao tính từ đường nền lên đến đáy hõm giữa pic tạp chất C và pic cetirizin.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất A là 0,7; tạp chất C là 1,9; tạp chất D là 0,6; tạp chất E là 1,3; tạp chất F là 1,9. Tạp chất A, B, C, D, E, F: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,3 %).

B qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A (RS)-1-[(4-clorophenyl)phenylmethyl]piperazin.

Tạp chất B: Acid (RS)-2-[4-[(4-clorophenyl)phenylmethyl]piperazin-1-yl]acetic.

Tạp chất C: Acid (RS)-2-[2-[4-[(2-clorophenyl)phenylmethyl]piperazin-1-yI]ethoxy]acetic.

Tạp chất D: 1,4-bis[(4-clorophenyl)phenylmethyl]piperazin.

Tạp chất E: Acid (RS)-2-[2-[2-[4-[(4-clorophenyl)phenylmethyl]piperazin-1-yI]ethoxy]ethoxy]acetic (ethoxycetirizin).

Tạp chất F: Acid [2-[4-(diphenylmethyl)piperazin-1-yl]ethoxy]acetic.

Tạp chất G: Acid 2-[4-[(RS)-(4-clorophenyl)phenylmethyl]piperazin-1-yl]ethanol.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan khoảng 0,100 g chế phẩm trong 70 ml của hỗn hợp nước – aceton (30 : 70). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) đến điểm uốn thứ hai. Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Song song tiến hành chuẩn độ một mẫu trắng.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 15,39 mg C21H27Cl3N2O3.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng histamin; đối kháng thụ thể histamin H1.

Chế phẩm

Viên nén.

CETOSTEARYL ALCOL

Alcohol cetylicus et stearylicus

Cetostearyl alcol là hỗn hợp của các alcol rắn mạch thẳng, phải chứa không dưới 40,0 % stearyl alcol (C18H38O, p.t.l: 270,5) và không dưới 90,0 % tổng lượng cetyl alcol (C16H34O, p.t.l: 242,4) và stearyl alcol.

Tính chất

Hạt, vy, khi giống sáp, màu trắng hay hơi vàng. Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong ether, tan trong ethanol 90 % và ether dầu ha. Khi đun chảy hỗn hợp hòa với dầu béo, parafin lng và mỡ cừu nóng chảy.

Định tính

Trong phần Định lượng, hai pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có thời gian lưu tương ứng với các pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) và dung dịch đối chiếu (2).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 20 ml ethanol 96 % (TT) sôi. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không được đậm màu hơn màu mẫu N6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Nhiệt độ nóng chảy

49 ođến 56 o(Phụ lục 6.7).

Chỉ số acid

Không được quá 1,0 (Phụ lục 7.2).

Ch số hydroxyl

208 đến 228 (Phụ lục 7.4, phương pháp A).

Ch số iod

Không được quá 2,0 (Phụ lục 7.5).

Dùng 2,0 g chế phẩm hòa tan trong 25 ml cloroform (TT).

Chỉ số xà phòng hóa

Không được quá 2,0 (Phụ lục 7.7).

Dùng 2,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 60,0 mg cetyl alcol chuẩn trong ethanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 40,0 mg stearyl alcol chuẩn trong ethanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Trộn 1 ml dung dịch đối chiếu (1) với 1 ml dung dịch đối chiếu (2) và pha loãng thành 10,0 ml bằng ethanol (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (3 m x 4 mm) được nhồi diatomit dùng cho sắc ký khí (TT) đã tẩm 10 % (kl/kl) poly-(dimethyl)siloxan (TT).

Khí mang: Nitrogen dùng cho sắc ký khí (TT).

Lưu lượng khí: 30 ml/min.

Detector ion hóa ngọn lửa.

Nhiệt độ cột 200 oC, nhiệt độ buồng tiêm và detector 250 oC.

Thể tích tiêm: 2 µl.

Cách tiến hành:

Điều chỉnh tốc độ dòng sao cho hệ số phân giải của 2 pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử không nhỏ hơn 1,25.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), tỉ số tín hiệu trên nhiễu ít nhất là 5 đối với 2 pic chính.

Xác định hàm lượng cetyl alcol và stearyl alcol từ sắc ký đồ của dung dịch thử bằng phương pháp chuẩn hóa. Định tính các pic bằng cách so sánh với sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) và dung dịch đối chiếu (2).

Bảo quản

Bao bì kín, tránh ánh sáng.

Công dụng

Tá dược.

CETYL ALCOL

Alcohol cetylicus

Cetyl alcol là hỗn hợp các alcol rắn, chủ yếu chứa hexadecan-1-ol (C16H34O; p.t.l: 242,4), có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật. Chứa ít nhất 95,0 % C16H34O.

Tính chất

Khối nhn, bột, mảnh hay hạt màu trắng hoặc gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, hơi tan đến dễ tan trong ethanol 96 %. Khi đun chảy, hỗn hợp có thể hòa lẫn với dầu thực vật, mỡ động vật, parafin lỏng và lanolin nóng chy.

Định tính

Trong phần Định lượng, thời gian lưu của pic chính trên sắc ký đồ dung dịch thử phải giống với thời gian lưu của pic chính trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong 20 ml ethanol 96 % (TT) sôi, để nguội. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không được đậm màu hơn màu mẫu N6 (Phụ lc 9.3, phương pháp 2).

Nhiệt độ nóng chảy

Từ 46 oC đến 52 oC (Phụ lục 6.7).

Chỉ số acid

Không được quá 1,0 (Phụ lục 7.2).

Chỉ số hydroxyl

Từ 218 đến 238 (Phương pháp A, phụ lục 7.4).

Chỉ số iod

Không được quá 2,0 (Phương pháp A, phụ lục 7.5).

Hòa tan 2,00 g chế phẩm trong methylen clorid (TT) và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi.

Chỉ số xà phòng hóa

Không được quá 2,0 (Phụ lục 7.7).

Định lượng

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 50 mg cetyl alcol chuẩn trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 50 mg stearyl alcol (TT) trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Trộn đều 1 ml dung dịch đối chiếu (1) và 1 ml dung dịch đối chiếu (2) và pha loãng thành 10,0 ml bằng ethanol 96 % (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột (30 m x 0,32 mm) được nhồi poly(dimethyl)siloxan (độ dày phim 1 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký.

Tỷ lệ chia dòng: 1 : 100.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Nhiệt độ:

 

Thời gian

(min)

Nhiệt độ

(oC)

Cột

0  20

150 → 250

20  40

250

Buồng tiêm

 

250

Detector

 

250

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và (3).

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic của cetyl alcol và pic của stearyl alcol ít nhất là 5,0.

Tính hàm lượng C16H34theo diện tích pic của cetyl alcol thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1).

Bảo quản

Bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Tá dược.

CHYMOTRYPSIN

Chymotrypsinum

Định nghĩa

Chymotrypsin là enzym thủy phân protein thu được bằng cách hoạt hóa chymotrypsinogen chiết từ tuyến tụy bò (Bos taurus L). Hoạt lực không được nhỏ hơn 5,0 microkatal trong mỗi mg, tính theo chế phm đã làm khô. Trong dung dịch chymotrypsin có hoạt lực mạnh nhất tại khoảng pH 8; hoạt lực bị ức chế thuận nghịch tại pH 3, tại pH này enzym ở trạng thái ổn định nhất.

Sản xuất

Động vật dùng để chiết tách chymotrypsin phải đáp ứng các yêu cầu về sức khe phù hợp để cung cấp cho con người. Hơn nữa, mô được sử dụng không được có bất kỳ nguy cơ đặc biệt nào theo qui định của luật pháp quốc tế hoặc quốc gia.

Các phương pháp sản xuất phải được thẩm định để chứng minh rằng sản phẩm đáp ứng được các phép thử sau đây:

Histamin

Không được quá 1 µg (tính theo histamin base) trên 5 microkatal của hoạt lực chymotrypsin. Trước khi tiến hành thử nghiệm, đun nóng dung dịch của chế phẩm trên cách thủy trong 30 min.

Tính cht

Bột kết tinh hoặc bột vô định hình màu trắng hoặc gần như trắng. Dạng bột vô định hình dễ hút m. Hơi tan trong nước.

Định tính

Dung dịch cơ cht: Thêm 0,2 ml ethanol 96 % (TT) vào 24,0 mg acetyltyrosin ethyl ester (TT), khuấy đến khi tan. Thêm 2,0 ml dung dịch đệm phosphat 0,067 M pH 7,0 (TT) và 1 ml dung dịch đỏ methyl – xanh methylen (TT) rồi pha loãng thành 10,0 ml bằng nước.

Dung dịch đỏ methyl – xanh methylen: Trộn đồng thể tích dung dịch đỏ methyl 0,1 % trong ethanol 96 % và dung dịch xanh methylen 0,05 % trong ethanol 96 %.

Pha loãng 1 ml dung dịch S ( mục Độ trong và màu sắc của dung dịch) thành 10 ml bằng nước. Trộn đều 0,05 ml dung dịch thu được với 0,2 ml dung dịch cơ chất trong khay s trắng. Màu đ tía xuất hiện.

B. Pha loãng 0,5 ml dung dịch S thành 5 ml bằng nước. Thêm 0,1 ml dung dịch tosylphenylalanyl cloromethan (TT) 2 % trong ethanol 96 % (TT). Điều chỉnh đến pH 7,0 và lắc trong 2 h. Trộn 0,05 ml dung dịch thu được với 0,2 ml dung dịch cơ chất (như ở định tính A) trong khay sứ trắng, không được có màu xuất hiện sau 3 min trộn.

Độ trong của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S không đục hơn độ đục của hỗn dịch đối chiếu II (Phụ lục 9.2).

pH

Từ 3,0 đến 5,0 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để đo.

Độ hấp thụ riêng

Hòa tan 30,0 mg chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,001 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Độ hấp thụ riêng của dung dịch thu được đo ở cực đại hấp thụ 281 nm phải từ 18,5 đến 22,5; ở cực tiểu hp thụ 250 nm không được lớn hơn 8.

Trypsin

Dung dịch cơ chất: Cân 98,5 mg tosylarginin methyl ester hydroclorid (TT) (loại dùng để định lượng trypsin), cho vào bình định mức dung tích 25 ml. Thêm 5 ml dung dịch đệm tris(hydroxymethyl)-aminomethan pH 8,1 và lắc cho đến khi hòa tan cơ chất. Thêm 2,5 ml dung dịch đỏ methyl – xanh methylen (pha ở phần Định tính) và thêm nước vừa đ đến vạch.

Dung dịch đệm tris(hydroxymethyl)aminomethan pH 8,1: Hòa tan 294 mg calci clorid (TT) trong 40 ml dung dịch tris(hydroxymethyl)aminomethan 0,20 M, điều chỉnh đến pH 8,1 bằng dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT) và pha loãng thành 100 ml bằng nước.

Dung dịch thử: Trộn 0,01 ml dung dịch đệm tris(hydroxymethyl)aminomethan pH 8,1 và 0,1 ml dung dịch S. Thêm 0,2 ml dung dịch cơ cht.

Dung dịch đối chiếu: Trong cùng điều kiện và thời gian chuẩn bị dung dịch thử, chuẩn bị dung dịch đi chiếu từ chế phẩm được thêm không quá 1 % (kl/kl) trypsin chuẩn.

Bấm đồng hồ. Trong vòng 3 min đến 5 min sau khi thêm dung dịch cơ chất, khay s chứa dung dịch thử không được xuất hiện màu, khay s cha dung dịch đối chiếu cho màu đỏ tía.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 5,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,100 g; 60 oC; áp suất không quá 0,7 kPa; 2 h).

Định lượng

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,001 M (TT) và pha loãng thành 250,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hoà tan 25,0 mg chymotrypsin chuẩn trong dung dịch acid hydrocloric 0,001 M (TT) và pha loãng thành 250,0 ml với cùng dung môi.

Thiết bị:

B phản ứng dung tích 30 ml có hệ thống điều nhiệt để duy trì nhiệt độ buồng cha cốc đo ở 25,0 ± 0,1 oC. Thiết bị khuấy, ví dụ như khuấy từ. Xác định nhiệt độ trong cốc đo trước và sau khi đo độ hấp thụ để đảm bảo nhiệt độ không thay đổi quá 0,5 oC.

Có thể dùng thiết bị chuẩn độ tự động hay bằng tay với buret có độ chia nhỏ nhất là 0,005 ml và máy đo pH sử dụng đin cực calomel – thủy tinh hoặc điện cực thủy tinh-bạc-bạc clorid.

Cách tiến hành:

Bảo quản các dung dịch ở nhiệt độ từ 0 ođến 5 oC. Làm ấm mỗi dung dịch tới khoảng 25 otrong vòng trên 15 min và dùng 50 µm mỗi dung dịch (tương ứng với khoảng 25 nanokatal) cho mỗi lần chuẩn độ.

Thực hiện quá trình chuẩn độ dưới luồng khí nitơ, lấy 10,0 ml dung dịch calci clorid 7,35 % (TT) vào bình phản ứng, vừa khuy vừa thêm 0,35 ml dung dịch acetyltyrosin ethyl ester 0.2 M (TT). Khi nhiệt độ ổn định ở 25,0 ± 0,1 o(sau khoảng min) điều chỉnh chính xác đến pH 8,0 bằng dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ). Thêm 50 µl dung dịch thử (tương đương với µg chế phẩm) và bắt đầu tính thời gian. Duy trì pH 8,0 bằng dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ). Ghi lại thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) sau mỗi 30 s. Tính th tích dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) sử dụng mỗi giây trong khoảng thời gian 30 s và 210 s. Thực hiện chuẩn độ dung dịch đối chiếu với cùng điều kiện và tính toán thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) sử dụng mỗi giây.

Tính hoạt lực (microkatal) chymotrypsin có trong mỗi mg chế phẩm theo công thức:

Trong đó:

m là khối lượng chế phẩm đem thử (mg).

m’ là khối lượng chymotrypsin chuẩn (mg).

V là thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) sử dụng mỗi giây cho dung dịch thử.

V’ là thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) sử dụng mỗi giây cho dung dịch đối chiếu.

A là hoạt lực của chymotrypsin chuẩn (microkatal/mg).

Bảo quản

Trong bao bì kín, từ 2 ođến 8 oC, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Enzym thủy phân protein.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc tiêm.

CIMETIDIN

Cimetidinum

C10H16N6S P.t.l: 252,3

Cimetidin là 2-cyano -1-methyl-3-[2-[[(5-methyl-1H-imidazol-4-yl)-methyl)sulfanyl]ethyl]guanidin, phải chứa từ 98,5 % đến 101,5 % C10H16N6S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng. Đa hình. Tan trong ethanol 96 %, khó tan trong nước và thực tế không tan trong methylen clorid. Tan trong các acid vô cơ loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của cimetidin chuẩn. Nếu ph của chế phẩm có sự khác nhau so với ph của cimetidin chuẩn thì hòa tan riêng biệt chế phẩm và chuẩn trong 2-propanol (TT), bốc hơi đến khô và ghi lại phổ.

B. Điểm chảy (Phụ lục 6.7) từ 139 ođến 144 oC. Nếu cần thiết, hòa tan chế phẩm trong 2-propanol (TT), bốc hơi đến khô và xác định lại điểm chảy.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Amoniac – methanol – ethyl acetat (15 : 20 : 65).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10 mg cimetidin chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 3/4 bản mỏng. Làm khô bản mỏng dưới luồng không khí lạnh và đặt bản mỏng trong bình chứa iod đến khi vết tương phản tối đa và đem quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu về vị trí và kích thước

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 3,0 g chế phẩm trong 12 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT) và pha loãng thành 20 ml bằng nước. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và màu không được đậm hơn màu mẫu V5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Trộn 0,4 thể tích dietylamin (TT) với 780 thể tích dung dịch natri hexanesulfonat 0,11 % (TT), điều chỉnh đến pH 2,8 bằng acid phosphoric (TT) sau đó thêm 250 thể tích methanol (TT2).

Pha động B: Methanol (TT2).

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động A. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan cimetidin chuẩn dùng để đánh giá tính phù hợp của hệ thống (cha các tạp chất B, C, D, E, G và H) có trong 1 lọ chuẩn trong 1,0 ml pha động A.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 4 mg cimetidin chuẩn dùng để định tính pic (chứa tạp chất F) trong pha động A và pha loãng thành 10,0 ml bằng pha động A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1,1 ml/min.

Thể tích tiêm: 50 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  60

100

0

60  65

100 → 90

0  10

65  120

90

10

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo cimetidin chuẩn dùng để đánh giá tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của các tạp chất B, C, D, E, G và H. Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo cimetidin chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất F.

Thời gian lưu tương đối so với cimetidin (thời gian lưu khoảng 18 min): Tạp chất G khoảng 0,2; tạp chất E khoảng 0,4; tạp chất D khoảng 1,5; tạp chất C khoảng 1,6; tạp chất B khoảng 2,0; tạp chất H khoảng 2,3; tạp chất F khoảng 4,6.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất với pic của tạp chất C ít nhất là 1,5.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất C là 2,5; tạp chất D là 3,3; tạp chất E là 0,7; tạp chất G là 0,6.

Tạp chất B, C, D, E, F, G, H: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chnh, nếu cần, không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (1,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,25 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Methyl 3-cyano-1-[2-[[(5-methyl-1H-imidazol-4-yl)methyl]sulfanyl]ethyl]carbamimidothioat.

Tạp chất B: Methyl 3-cyano-1-[2-[[(5-methyl-1H-imidazol-4-yl)methyI]sulfanyl]ethyl]carbamimidat.

Tạp cht C: 1-[(Methylamino)[[2-[[(5-methyl-1H-imidazol-4-yl)methyl]sulfanyl]ethyl]amino]methyliden]ure.

Tạp chất D: 1-Methyl-3-[2-[[(5-methyl-1H-imidazol-4-yl)methyl]sulfanyl]ethyl]guanidin.

Tạp chất E: 2-Cyano-1-methyl-3[2-[[(5-methyl-1H-imidazol-4-yl)methyl]sulfinyl]ethyl]guanidin.

Tạp chất F: 2-Cyano-1,3-bis[2-[[(5-methyl-1H-imidazol-4-yl)methyl]sulfanyl]ethyl]guanidin.

Tạp chất G: 2-Cyano-1,3-dimethylguanidin.

Tạp chất H: 1,1’-(Disulfanediyldiethylene)bis(2-cyano-3-methylguanidin).

Tạp chất I: (5-Ethyl-1H-imidazol-4-yl)methanol.

Tạp chất J: 2-[[(5-Methyl-1H-imidazol-4-yl)methyl]sulfanyl]ethanamin.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Ly 1,0 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn b mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 60 ml acid acetic khan (TT) và chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 25,23 mg C10H16N6S.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng thụ thể H2 histamin.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc tiêm, siro, hỗn dịch uống.

CINARIZIN

Cinnarizinum

C26H28N2

P.t.l: 368,5

Cinarizin là (E)-1-(diphenylmethyl)-4-(3-phenylprop-2-enyl)piperazin, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C26H28N2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột màu trắng hay gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong methylen clorid, tan trong aceton, khó tan trong ethanol 96 % và methanol.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của cinarizin chuẩn.

B. Đim nóng chảy (Phụ lục 6.7): từ 118 ođến 122 oC.

C. Phương pháp sắc ký lp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Octadecylsilyl silica gel có chỉ thị huỳnh quang F254.

Dung môi triển khai: Dung dịch natri clorid 1 M – methanol – aceton (20 : 30 : 50).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg cinarizin chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đi chiếu (2): Hòa tan 10 mg cinarizin chuẩn và 10 mg flunarizin hydroclorid chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl moi dung dịch chuẩn và thử. Triển khai sắc ký trong bình không bão hòa dung môi cho đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Ly bản mỏng để khô tự nhiên, quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng với vị trí và kích thước của vết thu được từ dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (2) có 2 vết tách rõ ràng.

D. Hòa tan 0,2 g acid citric khan (TT) trong 10 ml anhydrid acetic (TT) bằng cách đun trong cách thủy ở 80 ovà tiếp tc để thêm 10 min. Thêm khoảng 20 mg chế phẩm, màu đỏ tía sẽ xuất hiện.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 20 ml methylen clorid (TT). Dung dịch phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu mẫu VN7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Lấy 0,5 g chế phẩm thêm 15 ml nước, đun sôi trong 2 min. Làm lạnh và lọc. Pha loãng dịch lọc thành 20 ml bng nước không có carbon dioxyd (TT) thu được dung dịch S. Lấy 10 ml dung dịch S thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT) và 0,25 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 M (CĐ), dung dịch có màu hng. Lấy 10 ml dung dịch S thêm 0,1 ml dung dịch đỏ methyl (TT) và 0,25 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ), dung dịch có màu đỏ.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Dung dịch amoni acetat 1 % (TT).

Pha động B: Dung dịch acid acetic 0,2% trong acetonitril (tt/tt).

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng methanol (TT). Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng methanol (TT).

Dung dịch phân giải: Hòa tan 12,5 mg cinarizin chuẩn và 15,0 mg flunarizin hydroclorid chuẩn trong 100,0 ml methanol (TT). Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng methanol (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,0 mm) nhồi pha tĩnh base-deactivated octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (3 µm)

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 230 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

Ghi chú

0  20

75 → 10

25 → 90

Gradient tuyến tính

20  25

10

90

Đẳng dòng

25  30

75

25

Chuyển dung môi về thành phần ban đu

30  0

75

25

Bắt đu lại chương trình gradient

(Cân bằng cột ít nhất 30 min với tỷ lệ dung môi 75 : 25 B).

Điều chỉnh độ nhạy sao cho chiều cao của pic chính khi tiêm dung dịch đối chiếu ít nhất khoảng 50 % của thang đo. Nếu cần, có thể điều chỉnh nng độ dung dịch acid acetic trong pha động B để thu được đường nn phẳng.

Tiến hành sắc ký với dung dịch phân giải, thời gian lưu của cinarizin khoảng 11 min, thời gian lưu của flunarizin khoảng 11,5 min. Phép thử chỉ có giá trị khi hệ số phân giải gia các pic của cinarizin và flunarizin ít nhất là 5. Nếu cần, có thể điều chỉnh chương trình thời gian của rửa giải gradient.

Tiến hành sắc ký với mẫu trắng là methanol (TT), dung dịch thử và dung dịch đối chiếu.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Bất cứ diện tích pic phụ nào, trừ pic chính, không được lớn hơn diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (0,25 %).

Tổng diện tích tất cả các pic phụ của dung dịch thử, trừ pic chính, không được lớn hơn 2 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đ thu được của dung dịch đối chiếu (0,5 %).

B qua các pic của mẫu trắng và bất kỳ pic nào có diện tích nhỏ hơn 0,2 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 15 thể tích nước và 85 thể tích aceton (TT). Thêm dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) đến khi tan hoàn toàn, pha loãng thành 20 ml với cùng hn hợp nước – aceton trên.

Lấy 12 ml dung dịch thu được thử theo phương pháp 2. Dùng 10 ml dung dịch chì mẫu 1 phần triệu thu được bằng cách pha loãng dung dịch chì mẫu 100 phần triệu Pb (TT) với hỗn hợp dung môi trên để chun b mẫu đối chiếu.

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; áp suất giảm; 60 oC; 4 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp chuẩn độ trong môi trường khan (Phụ lục 10.6)

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong 50 ml hỗn hợp gồm 1 thể tích acid acetic khan (TT) và 7 thể tích ethyl methyl keton (TT). Chuẩn độ với dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), dùng 0,2 ml dung dịch naphtholbenzein (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương ứng với 18,43 mg C26H28N2.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng histamin thụ thể H1.

CINEOL

Cineolum

Eucalyptol

Cl0H18O

P.t.l: 154,3

Cineol là 1,3,3-trimethyl-2-oxabicyclo[2.2.2]octan.

Tính chất

Chất lng trong, không màu, có mùi đặc trưng. Thực tế không tan trong nước, trộn lẫn được với ethanol 96 % và dicloromethan.

Định tính

A. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Chỉ số khúc xạ.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat – toluen (1 : 9).

Dung dịch thử: Lấy 1 ml dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch), thêm ethanol 96 % (TT) vừa đủ 25 ml.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 80 mg cineol chuẩn trong ethanol 96 % (TT) và thêm ethanol 96 % (TT) vừa đủ 10 ml.

Cách tiến hành:

Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µmỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí. Phun dung dịch anisaldehyd (TT). Sấy bản mỏng ở 100 ođến 105 otrong 5 min. Dung dịch thử phải cho vết chính có vị trí, màu sắc và kích thước tương ứng với vết chính của dung dịch đối chiếu.

C. Lấy 0,1 ml chế phẩm, thêm ml acid sulfuric đậm đặc (TT) sẽ có màu đỏ cam. Thêm 0,2 ml dung dịch formaldehyd (TT), màu chuyn sang nâu sẫm.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,00 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và thêm ethanol 96 % (TT) vừa đ 10,0 ml. Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 1).

Góc quay cực

-0,10o đến +0,10o (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Chỉ số khúc xạ

1,456 đến 1,460 (Phụ lục 6.1).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch chuẩn nội: Hòa tan 1,0 g camphor (TT) trong heptan (TT) và pha loãng thành 200 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong heptan (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong heptan (TT), thêm 5,0 ml dung dịch chuẩn nội và pha loãng thành 25,0 ml bằng heptan (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Ly 2,0 ml dung dịch thử (1), thêm vào 20,0 ml dung dịch chuẩn nội và pha loãng thành 100,0 ml bằng heptan (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 50 mg 1,4-cineol (TT) và 50 mg chế phẩm trong heptan (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột mao quản (50 m x 0,25 mm), pha tĩnh macrogol 20 000 (phim dày 0,25 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký.

Tốc độ dòng: 45 cm/s.

Tỷ lệ chia dòng: 1 : 70.

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Nhiệt độ cột: Duy trì ở 50 otrong 10 min, nâng nhiệt độ với tốc độ 2 oC/min lên đến 100 oC, sau đó nâng tiếp nhiệt độ với tốc độ 10 oC/min lên đến 200 ovà duy trì trong 10 min.

Nhiệt độ buồng tiêm: 220 oC.

Nhiệt độ detector: 250 oC.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với lần lượt các dung dịch trên.

Phép thử chỉ có giá trị khi độ phân giải giữa pic của 1,4-cineol và pic của cineol trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) ít nhất là 10.

Tính tỷ lệ R giữa diện tích của pic cineol và diện tích của pic tương ứng với chất chuẩn nội trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Giới hạn: Trên sắc đồ của dung dịch thử (2), tính tỷ lệ giữa tổng diện tích của tất cả các pic, trừ pic chính và pic của chất chuẩn nội, và diện tích của pic tương ứng với chất chuẩn nội. Tỷ lệ này không được lớn hơn R (2 %). Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,025 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Cắn sau khi bay hơi

Không được quá 0,1 %.

Cân 2,0 g chế phẩm, thêm ml nước. Bốc hơi trên cách thủy tới khô và sấy cắn ở 100 ođến 105 otrong 1 h. Lượng cắn còn lại không được quá 2 mg.

Bảo quản

Trong lọ kín, tránh ánh sáng.

CIPROFLOXACIN HYDROCLORID

Ciprofloxacini hydrochloridum

C17H18FN3O3.HCl P.t.l: 367,8

Ciprofloxacin hydroclorid là acid 1-cyclopropyl-6-fluoro-4-oxo-7-(piperazin-1-yl)-1,4-dihydroquinolin-3-carboxylic hydroclorid, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C17H18FN3O3.HCl, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh màu vàng nhạt, hút ẩm nhẹ. Tan trong nước, khó tan trong methanol, rất khó tan trong ethanol, thực tế không tan trong aceton, ethyl acetat và methylen clorid.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của ciprofloxacin hydrociorid chuẩn.

B. Chế phẩm cho phản ứng định tính (B) của ion clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Pha loãng 10 ml dung dịch S thành 20 ml với nước không có carbon dioxyd (TT). Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và màu không được đậm hơn dung dịch màu mẫu VL5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

pH của dung dịch S phải từ 3,5 đến 4,5 (Phụ lục 6.2).

Acid fluoroquinolonic

Không được quá 0,2 %.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4 ).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Acetonitril – amoniac – methanol – methylen clorid (10 : 20 : 40 : 40).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10 mg acid fluoroquinolonic chuẩn trong hỗn hợp gồm 0,1 mamoniac (TT) và 90 ml nước, thêm nước vừa đủ 100 ml. Pha loãng 2 ml dung dịch thu được thành 10 ml bằng nước.

Cách tiến hành:

Chm riêng biệt lên bản mng 5 µl mỗi dung dịch. Trong một bình sắc ký khác, đặt ở đáy bình một chiếc cốc miệng rộng, trọng cốc có chứa 50 ml amoniac (TT). Đặt bản mỏng vào bình, đậy kín bình và để bản mỏng tiếp xúc với hơi amoniac trong 15 min. Nhấc bản mỏng ra và triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Làm khô bản mỏng ngoài không khí, kiểm tra dưới ánh sáng đèn tử ngoại 254 nm. Trên sắc ký đồ dung dịch thử, vết tương ng với acid fluoroquinolonic không được đậm màu hơn vết chính thu được từ dung dịch đối chiếu.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lng (Phụ lục 5.3).

Pha đng: Hỗn hợp gồm 13 thể tích acetonitril (TT) và 87 thể tích dung dịch acid phosphoric 0,245 % đã được điều chỉnh đếpH 3,0 bằng triethylamin (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5 mg ciprofloxacin hydroclorid dùng để định tính pic trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 50,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Nhiệt độ cột: 40 oC.

Detector quang phổ tử ngoại đặt tại bước sóng 278 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 50 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp hai lần thời gian lưu của ciprofloxacin.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) và thông số thời gian lưu tương đối so với ciprofloxacin để xác định các pic đáp ứng của các tạp chất.

Tiến hành sắc ký dung dịch đối chiếu (1), thi gian lưu tương đối so với ciprofloxacin (thời gian lưu khoảng 9 min) là: Tạp chất E khoảng 0,4; tạp chất F khoảng 0,5; tạp chất khoảng 0,6; tạp chất C khoảng 0,7 và tạp chất D khoảng 1,2.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa hai pic của tạp chất B và tạp chất C ít nhất là 1,3.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng các tạp chất, nhân diện tích pic đáp ng của các tạp chất với hệ số sau: Tạp chất B bằng 0,7; tạp chất C bằng 0,6; tạp chất bằng 1,4; tạp chất E bằng 6,7.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Các pic tương ứng với các tạp chất B, C, D và E không được có diện tích (đã hiệu chỉnh) lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Bất kỳ tạp chất nào khác không được có diện tích pic lớn hơn một nửa diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Tổng diện tích các pic tạp chất không được lớn hơn 2,5 lần diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 0,25 lần diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid 7-cloro-1-cyclopropyl-6-fluoro-4-oxo-1,4-dihydroquinolin-3-carboxylic (acid fluoroqui-nolonic).

Tạp chất B: Acid 1-cyclopropyl-4-oxo-7-(piperazin-1-yl)-1,4-dihydroquinolin-3-carboxylic (hợp chất desfluoro).

Tạp chất C: Acid 7-[(2-aminoethyl)amino]-1-cyclo-propyl-6-fluoro-4-oxo-1,4-dihydroquinolin-3-carboxylic (hợp chất ethylendiamin).

Tạp chất D: Acid 7-cloro-1-cyclopropyl-4-oxo-6-(piperazin-1-yl)-1,4-dihydroquinolin-3-carboxylic.

Tạp chất E: 1-cyclopropyl-6-fluoro-7-(piperazin-1-yl)quinolin-4(1H)-on.

Tạp chất F: Acid 1-cyclopropyl-6-hydroxy-4-oxo-7-(piperazin-1-yl)-1,4-dihydroquinolin-3-carboxylic.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 0,25 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 30 ml với cùng dung môi, lọc. Lấy dịch lọc thử theo phương pháp 5. Dùng 5 ml dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Không được quá 6,7 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,200 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm trong chén platin.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 25,0 mg ciprofloxacin hydroclorid chuẩn trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Tính hàm lượng C17H18FN3O3.HCdựa vào diện tích pic đáp ứng.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng khuẩn.

Chế phẩm

Viên nén.

CLARITHROMYCIN

Clarithromycinum

C38H69NO13

P.t.l: 748,0

Clarithromycin là (3R,4S,5S,6R,7R,9R,11R,12R,13S,-14R)-4-[(2,6-dideoxy-3-C-methyl-3-O-methyl-α-L-ribo-hexopyranosyl)oxy]-14-ethyl-12,13-dihydroxy-7-methoxy-3,5,7,9,11,13-hexamethyl-6-[[3,4,6-trideoxy-3-(dimethylamino)-β-D-xylo-hexopyranosyl] oxy] oxacy-clotetradecan-2,10-dion (6-O-methylerythromycin A), phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C38H69NO13tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, tan trong aceton và methylen clorid, khó tan trong methanol.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của clarithromycin chuẩn.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong methylen clorid (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong hoặc không được đục hơn hỗn dịch chuẩn đối chiếu số II (Phụ lục 9.2) và không được đậm màu hơn dung dịch màu mẫu V7 (Phụ lục 9.3).

Góc quay cực riêng

Từ -94o đến -102o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Dung dịch có chứa kali dihydrophosphat 0,476 %, điều chỉnh đến pH 4,4 bằng dung dịch acid phosphoric loãng (TT) hoặc bằng dung dịch kali hydroxyd 4,5 %. Lọc qua màng lọc C18.

Pha động B: Acetonitril (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 75,0 mg chế phẩm trong 25 ml acetonitril (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bng nước.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan khoảng 75,0 mg clarithromycin chuẩn trong 25 ml acetonitril (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100,0 ml bằng hỗn hợp đồng thể tích của acetonitril (TT) và nước.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 10,0 ml bằng hỗn hợp đồng thể tích của acetonitril (TT) và nước.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan khoảng 15,0 mg hỗn hợp các tạp chuẩn của clarithromycin trong 5,0 ml acetonitril (TT) và pha loãng thành 10,0 ml bằng nước.

Dung dịch mẫu trắng: Pha loãng 25,0 ml acetonitril (TT) thành 50,0 ml với nước, trộn đều.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh là octadecylsilyl silica gel (3,5 µm).

Nhiệt độ cột: 40 oC.

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 205 nm.

Tốc độ dòng: 1,1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  32

75 → 40

25 → 60

32  34

40

60

34  36

40 → 75

60 → 25

36  42

75

25

Tiến hành sắc ký với dung dịch mẫu trắng, dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (2), (3) và (4).

Định tính các tạp chất: Dùng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của tạp chất G và H. Thời gian lưu tương đối so với clarithromycin (thời gian lưu khoảng 11 min): Tạp chất I khoảng 0,38; của tạp chất A khoảng 0,42; của tạp chất J khoảng 0,63; tạp chất khoảng 0,74; tạp chất B khoảng 0,79; tạp chất M khoảng 0,81; tạp chất C khoảng 0,89; của tạp chất D khoảng 0,96; của tạp chất N khoảng 1,15; của tạp chất E khoảng 1,27, tạp chất F khoảng 1,33; tạp chất P khoảng 1,35; tạp chất O khoảng 1,41; tạp chất K khoảng 1,59; tạp chất G khoảng 1,72 và tạp chất H khoảng 1,82.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), hệ số đối xứng không được quá 1,7 đối với pic của clarithromycin. Trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (4), t s peak-valley (HP/HV) ít nhất phải bằng 3,0 (t số này được áp dụng để đánh giá độ tính phù hợp của hệ thống trong phần Tạp chất liên quan, khi 2 pic không tách hoàn toàn tới chân đường nn). HP là chiều cao tính từ đường nền của pic tạp chất D; HV là chiều cao tính từ đường nền đến điểm thấp nhất của đường cong phân tách giữa pic tạp chất D và pic của clarithromycin.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Đ tính toán hàm lượng các tạp chất, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng. Tạp chất G là 0,27; tạp chất H là 0,15.

Từng tạp chất có diện tích pic không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %) và không được có quá 4 pic tạp chất lớn hơn 0,8 lần diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (3) (0,4 %)

Tổng diện tích các pic tạp chất không được lớn hơn 7 lần diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (3) (3,5 %).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,2 lần diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (3) (0,1 %). Bỏ qua các pic rửa giải ra trước tạp chất I và các pic rửa giải ra sau tạp chất H.

Ghi chú:

Tạp chất A: Clarithromycin F.

Tạp chất B: 6-O-methyl-15-norerythromycin A.

Tạp chất C: 6-O-methylerythromycin A (E)-9-oxim.

Tạp chất D: 3″-N-demethyl-6-O-methylerythromycin A.

Tạp chất E: 6,11-di-O-methylerythromycin A.

Tạp chất F: 6,12-di-O-methylerythromycin A.

Tạp chất G: (6-O-methylerythromycin A (E)-9-(O-methyloxim).

Tạp chất H: 3N-demethyl-3’-N-formyl-6-O-methy-lerythromycin A.

Tạp chất I: 3-O-decladinosyl-6-O-methylerythromycin A.

Tạp chất J: Erythromycin A (E)-9-oxim.

Tạp chất K: (1S,2R,5R,6S,7S,8R,9R,11Z)-2-ethyl-6-hydroxy-9-methoxy-1,5,7,9,11,13-hexamethyl-8-[[3,4,6-trideoxy-3-(dimethylamino)-β-D-xylo-hexopy-ranosyl]-oxy]-3,15-dioxabicyclo[10.2.1]pentadeca-11,13-dien-4-on (3-Odecladinosyl-8,9:10,11-dianhydro-6-O-methy-lerythromycin A-9,12-hemiketal.

Tạp chất L: 6-O-methylerythromycin A (Z)-9-oxim.

Tạp chất M: 3″-N-demethyl-6-O-methylerythromycin (E)-9-oxim.

Tạp chất N: (10E)-10,11-didehydro-11-deoxy-6-O-methylerythromycin A.

Tạp chất O: 6-O-methylerythromycin A (Z)-9-(O-methyloxim).

Tạp chất P: 4’,6-di-O-methylerythromycin A.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong hỗn hợp nước – dioxan (15 : 85), pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi. Lấy 12 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương pháp 2. Dùng dung dịch chì mẫu 100 phần triệu Pb (TT) pha loãng với hỗn hợp nước – dioxan (15 : 85) để chuẩn bị mẫu đối chiếu 1 phần triệu.

Nước

Không được quá 2,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,500 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 0,5 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1).

Tinh hàm lượng phần trăm của C38H69NO13 dựa vào diện tích pic đáp ứng của clarithromycin trên sắc ký đồ của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1).

Bảo quản

Trong bao gói kín, tránh ánh sáng.

Nhãn

Phải quy định rõ thời hạn sử dụng và điều kiện bảo quản.

Loại thuốc

Kháng khuẩn.

Chế phẩm

Viên nén, nang, bột pha hỗn dịch uống.

CLAVULANAT KALI

Kalii clavulanas

C8H8KNO5

P.t.l: 237,3

Clavulanat kali là kali (2R,3Z,5R)-3-(2-hydroxy-ethyliden)-7-oxo-4-oxa-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylat, dạng mukali của chế phẩm được tạo thành bằng cách nuôi cấy một số chng Streptomyces clavuligerus hoặc bằng các phương pháp khác, phi chứa từ 96,5 % đến 102,0 % C8H8KNO5, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng, dễ hút ẩm. Dễ tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 %, rất khó tan trong aceton.

Sản xuất

Phương pháp sản xuất, chiết xuất và tinh chế sao cho clavam-2-carboxylat không có hoặc không vượt quá 0,01 %.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại đối chiếu của clavulanat kali chuẩn.

B. Chế phẩm phải cho phản ứng (B) của ion kali (Phụ lục 8.1).

pH

5,5 đến 8,0 (Phụ lục 6.2).

Dung dịch S: Hòa tan 0,400 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Pha loãng 5 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước không có carbon dioxyd (TT) để đo.

Góc quay cực riêng

Từ +53o đến +63o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Độ hấp thụ

Tối đa là 0,40 ở bước sóng 278 nm (Phụ lục 4.1).

Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong dung dịch đệm phosphat 0,1 M pH 7,0 và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Đo độ hấp thụ ánh sáng của dung dịch thu được ngay lập tức.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Dung dịch natri dihydrophosphat 0,78 %, đã được điều chỉnh đến pH 4,0 bằng acid phosphoric (TT) và lọc qua màng lọc 0,5 µm.

Pha động B: Pha động A – methanol (1 :1).

Chuẩn bị các dung dịch trước khi dùng.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 10 mg clavulanat lithi chuẩn và 10 mg amoxicilin trihydrat chuẩn bằng pha động A và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Nhiệt độ cột: 40 oC.

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 230 nm.

Tc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0 → 4

100

0

4 → 15

100 → 50

0 → 50

15 → 18

50

50

18 → 24

50 → 100

50 → 0

24 → 39

100

0

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, độ phân giải giữa pic thứ nhất (clavulanat) và pic th 2 (amoxicilin) ít nhất là 13.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Bất kỳ một tạp chất nào không được có diện tích ln hơn diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1,0 %).

Tổng diện tích các pic tạp không được lớn hơn 2 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (0,05 %).

Các amin béo

Không được quá 0,2 %.

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Phương pháp dưới đây có thể dùng để xác định các amin béo sau: 1,1-dimethylethylamin;diethylamin; N,N,N’,N’,-tetra-methylethylendiamin; 1,1,3,3-tetramethylbutylamin; N,N’-diisopropylethylendiamin; 2,2′-oxydi(N,N)-di-methylethylamin.

Dung dịch chuẩn nội: Hòa tan 50 µl 3-methylpentan-2-on trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử: Cân 1,00 g chế phẩm vào ống ly tâm. Thêm 5,0 ml dung dịch chuẩn nội, 5,0 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT), 10,0 ml nước, 5,0 ml 2-methylpropanol (TT) và 5 g natri clorid (TT). Lắc mạnh trong 1 min. Ly tâm để tách lớp. Lấy lớp trên.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 80,0 mg mỗi chất sau: 1,1-dimethylethylamin (Tạp chất H); diethylamin (Tạp chất I); N, N, N’, N’-tetramethylethylendiamin (Tạp chất J); 1,1,3,3-tetramethylbutylamin (Tạp chất K); N,N’-diisopropylethylendiamin (Tạp chất L) và 2,2′-oxybis(N,N-dimethylethylamin) (Tạp chất M) trong dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và pha loãng thành 200,0 ml với cùng dung môi. Hút 5,0 ml dung dịch này vào ống ly tâm. Thêm 5,0 ml dung dịch chuẩn nội, 10,0 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT), 5,0 ml 2-methylpropanol (TT) và 5 g natri clorid (TT). Lắc mạnh trong 1 min. Ly tâm để tách lớp. Lấy lớp trên.

Điều kiện sắc ký:

Cột silica nung chảy (50 m x 0,53 mm), được nhồi pha tĩnh là poly(dimethyl)(diphenyl) siloxan (TT) (bề dày phim 5 µm).

Khi mang: Heli dùng cho sắc ký khí.

Tốc độ dòng: 8 ml/min.

Tỷ lệ chia dòng: 1 : 10

Nhiệt độ:

 

Thời gian

(min)

Nhiệt độ

(oC)

Cột

0  7

35

7  10,8

35 → 150

10,8  25,8

150

Buồng tiêm

 

200

Detector

 

250

Detector ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Thời gian lưu tương đối so với 3-methylpentan-2-on (thời gian lưu khoảng 11,4 min): Tạp chất H khoảng 0,55; tạp chất I khoảng 0,76; tạp chất J khoảng 1,07; tạp chất K khoảng 1,13; tạp chất L khong 1,33; tạp chất M khoảng 1,57.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, diện tích của các pic tương ứng với các pic tạp chất không được lớn hơn diện tích của pic tương ứng trong dung dịch đối chiếu.

Acid 2-ethylhexanoic

Không được quá 0,8 % (Phụ lục 10.17).

Nước

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Thử vô khuẩn

Nếu chế phẩm dùng cho sản xuất thuốc tiêm phân liều mà không tiến hành tiệt khuẩn nữa thì phải đạt yêu cầu phép Thử vô khuẩn (Phụ lục 13.7).

Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 0,03 EU/mg. Nếu chế phẩm dùng cho sản xuất thuốc tiêm phân liều mà không tiến hành loại bỏ nội độc tố thì phải đạt yêu cầu phép thử Nội độc tố vi khun (Phụ lục 13.2).

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Methanol – dung dịch đệm phosphat pH 4,0 (hòa tan 15 g natri dihydrophosphat (TT) trong 1000 ml nước, điều chỉnh đến pH 4,0 bằng dung dịch acid phosphoric loãng) (5 : 95).

Ch pha dung dịch khi dùng.

Dung dịch thử. Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong dung dịch natri acetat 0,41 % đã được điều chỉnh đến pH 6,0 bằng acid acetic băng (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan 50,0 mg clavulanat lithi chuẩn trong dung dịch natri acetat 0,41 % đã được điều chỉnh đến pH 6,0 bằng acid acetic băng (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 50,0 mg clavulanat lithi chuẩn và 50,0 mg amoxicilin trihydrat chuẩn trong dung dịch natri acetat 0,41 % được điều chỉnh đến pH 6,0 bằng acid acetic băng (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (30 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh là octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 230 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, độ phân giải giữa pic thứ nhất (clavulanat) và pic thứ hai (amoxicilin) ít nhất là 3,5.

Tiến hành sắc ký dung dịch chuẩn và dung dịch thử.

1 mg clavulanat (C8H9NO5tương đương với 1,191 mg C8H8KNO5.

Bảo quản

Trong bao bì kín,  nhiệt độ 2 ođến 8 oC. Nếu chế phẩm vô khuẩn thì bảo quản trong bao gói kín khí và vô khuẩn.

Ghi nhãn

Ghi nhãn thuốc vô khuẩn và không có nội độc tố vi khuẩn, nếu chế phẩm đáp ứng các yêu cầu này.

Loại thuốc

Thuốc ức chế beta-lactamase.

Chế phẩm

Viên nén kết hợp với amoxicilin.

CLINDAMYCIN HYDROCLORID

Clindamycini hydrochloridum

C18H33ClN2O5S.HCl

P.t.l: 461,5

Clindamycin hydroclorid là methyl 7-cloro-6,7,8-trideoxy-6-[[[(2S,4R)-1-methyl-4-propylpyrrolidin-2-yl] carbonyl] amino]-1-thio-L-threo-α-D-galacto-octopy-ranosid hydroclorid, phải cha từ 84,0 % đến 93,0 % clindamycin, C18H33ClN2O5S, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Dễ tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của clindamycin hydroclorid chuẩn.

B. Hòa tan 10 mg chế phẩm trong 2 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và đun nóng trong cách thủy 3 min. Thêm 3 ml dung dịch natri carbonat 10 % (TT) và 1 ml dung dịch natri nitroprusiat 2 % (TT), màu đỏ tía xuất hiện.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G (TT).

Dung môi khai triển: Isopropanol – dung dịch amoni acetat 15 % đã điều chnh đến pH 9,6 bằng amoniac – ethyl acetat (20 : 40 : 45). Trộn đều, để yên cho tách lớp và sử dụng lớp trên.

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg clindamycin hydroclorid chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg clindamycin hydroclorid chuẩn và 10 mg lincomycin hydroclorid chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Lấy bn mỏng ra để bay hơi hết dung môi ngoài không khí. Phun dung dịch kali permanganat 0,1 %. Vết chính trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử phải tương ứng về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (2) cho hai vết tách khỏi nhau rõ rệt.

D. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Dung dịch thu được cho phản ứng A của clorid (Phụ lục 8.1).

pH

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Dung dịch thu được có pH từ 3,0 đến 5,0 (Phụ lc 6.2).

Góc quay cực riêng

Từ +135o đến +150o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 1,000 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Định lượng.

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 50,0 mg clindamycin hydroclorid chuẩn trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 2,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bng pha động.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của pic clindamycin.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đi chiếu (1), thời gian lưu tương đối so với pic của clindamycin (thời gian lưu khoảng 10 min): Tạp chất A (lincomycin) khoảng 0,4; tạp chất B (clindamycin B) khoảng 0,65; tạp chất C (7-epiclindamycin) khoảng 0,8.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Tạp chất B: Diện tích của pic tương ứng với clindamycin B không được lớn hơn diện tích của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (2,0 %).

Tạp chất C: Diện tích của pic tương ứng vơi 7-epiclin-damycin không được lớn hơn hai lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (4,0 %).

Diện tích pic của bất kỳ tạp chất liên quan nào khác ngoài hai tạp trên không được lớn hơn 1/2 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1 %).

Tng diện tích pic của tất c các tạp chất liên quan không được lớn hơn 3 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (6,0 %).

Bỏ qua tất cả các pic có diện tích pic bằng 0,025 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Nước

Từ 3,0 % đến 6,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,500 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Dung dịch đệm phosphat pH 7,5: Hòa tan 6,8 g kali dihydrophosphat (TT) trong 1000 ml nước và điều chỉnh pH của dung dịch thu được đến 7,5 bằng dung dịch kali hydroxyd 25 %.

Pha động: Dung dịch đệm phosphat pH 7,5 – acetonitril (550 : 450). Tỷ lệ này có thể được điều chỉnh nếu cần (lưu ý: Tăng tỷ lệ acetonitril trong pha động sẽ làm giảm thời gian lưu, giảm tỷ lệ này sẽ làm tăng độ phân giải giữa 7- epiclindamycin và clindamycin).

Dung dịch thử. Sử dụng Dung dịch thử trong phần Tạp chất liên quan.

Dung dịch chuẩn: Sử dụng Dung dịch đối chiếu (1) trong phần Tạp chất liên quan.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hp của hệ thống: Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích của pic clindamycin thu được giữa 6 lần sắc ký lặp lại dung dịch chuẩn không được lớn hơn 0,85 %.

Tiến hành sắc ký dung dịch chuẩn và dung dịch thử với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của clindamycin.

Tính hàm lượng clindamycin từ các diện tích của pic clindamycin thu được trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn, dung dịch thử và từ hàm lượng clindamycin, C18H33ClN2O5S, trong clindamycin hydroclorid chuẩn.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín ở nhiệt độ không quá 30 oC.

Loại thuốc

Kháng sinh họ lincosamid.

Chế phẩm

Thuốc nang.

CLOFAZIMIN

Chlofaziminum

C27H22Cl2N4 P.t.l: 473,4

Clofazimin là N,5-bis(4-clorophenyl)-3-[(1-methylethyl)imono]-3,5-dihydrophenazin-2-amin, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C27H22Cl2N4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột mịn màu nâu đỏ, đa hình. Thực tế không tan trong nước, tan trong methylen clorid, rất khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của clofazimin chuẩn. Nếu phổ của chế phẩm khác so với phổ của clofazimin chuẩn thì hòa tan riêng biệt chế phẩm và chuẩn trong methylen clorid (TT), bốc hơi đến khô và ghi lại phổ của các cắn thu được.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏngSilica gel GF254.

Dung môi khai triển: Propanol – methylen clorid (6 : 85).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong methylen clorid (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10 mg clofazimin chuẩn trong methylen clorid (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 2/3 bản mỏng. Để khô bản mỏng bằng cách đặt bản mỏng nằm ngang ngoài không khí trong 5 min. Tiếp tục triển khai sắc ký lần thứ 2 đến khi dung môi đi được 2/3 bản mỏng, để khô bản mỏng ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đ của dung dịch thử phải giống với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu về v trí và kích thước.

C. Hòa tan 2 mg chế phẩm trong 3 ml aceton (TT), thêm 0,1 ml acid hydrocloric (TT), màu tím đậm được tạo thành. Thêm 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 5 M (TT), dung dịch chuyển sang màu đỏ cam.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Pha động: Hòa tan 2,25 g natri lauryl sulfat (TT); 0,85 g tetrabutylamoni hydrosulfat (TT) và 0,885 g dinatri hydrophosphat (TT) trong nước. Điều chỉnh đến pH 3,0 bằng dung dịch acid phosphoric 10 % (TT) và pha loãng thành 500 ml bằng nước. Trộn 35 thể tích dung dịch thu được và 65 thể tích acetonitril (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5,0 mg clofazimin chuẩn dùng để đánh giá tính phù hợp của hệ thống trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh B (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 280 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3 lần thời gian lưu của clofazimin.

Định tính các tạp chất: sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo clofazimin chuẩn dùng đ đánh giá tính phù hợp của hệ thống để xác định pic của tạp chất B.

Thời gian lưu tương đối so với clofazimin (thời gian lưu khoảng 15 min): Tạp chất A khoảng 0,7; tạp chất B khoảng 0,8.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), pic của tạp chất B phải tách khỏi pic của clofazimin đến tận đường nền.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05%).

Ghi chú:

Tạp chất A: N,5-bis(4-Clorophenyl)-3-imino-3,5-dihydrophenazin-2-amin.

Tạp chất B: 5-(4-Clorophenyl)-3-[(1-methylethyl)imino]-N-phenyl-3,5-dihydrophenazin-2-amin.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 2,0 g chế phẩm tiến hành thử theo Phương pháp 3. Dùng 2,0 ml dung dịch chì mẫu 10 phn triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,400 g chế phẩm trong 5 ml methylen clorid (TT), thêm 20 ml aceton (TT) và 5 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 47,34 mg C27H22Cl2N4.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Điều trị bệnh phong.

Chế phẩm

Nang.

CLORAL HYDRAT

Clorali hydras

C2H3Cl3O2

P.t.l: 165,4

Cloral hydrat là 2,2,2-tricloroethan-1,1-diol, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C2H3Cl3O2.

Tính chất

Tinh thể trong suốt, không màu, mùi đặc biệt, vị cay. Rất tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Dung dịch S: Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi.

A. Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 2 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT), hỗn hợp trở nên đục và khi đun nóng có mùi cloroform.

B. Lấy 1 ml dung dịch S, thêm 2 ml dung dịch natri sulfit (TT) màu vàng xuất hiện và nhanh chóng trở nên nâu đỏ. Để yên trong một thời gian ngắn, tủa đỏ có thể xuất hiện.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

pH của dung dịch S phải từ 3,5 đến 5,5 (Phụ lục 6.2).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Pha loãng 10 ml dung dịch S thành 20 ml bằng nước. Lấy 12 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Clorid

Không được quá 0,01 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Cloral alcolat

Đun nóng 1,0 g chế phẩm với 10 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT), lọc và thêm từng giọt dung dịch iod 0,1 N (CĐ) cho tới khi xuất hiện màu vàng. Để yên 1 h, không được xuất hiện tủa.

Cắn không bay hơi

Không được quá 0,1 %.

Bốc hơi 2,000 g chế phẩm trên cách thủy. Khối lượng cắn không được quá 2 mg.

Định lượng

Hòa tan 4,000 g chế phẩm trong 10 ml nước và thêm 40,0 ml dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ). Để yên chính xác 2 min và chuẩn độ bằng dung dịch acid sulfuric 1 N (CĐ), dùng 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị. Chuẩn độ dung dịch đã trung hòa với dung dịch bạc nitrat 0,1 N (CĐ), dùng 0,2 ml dung dịch kali cromat (TT) làm chỉ thị. Tính số ml dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ) đã dùng bằng cách lấy thể tích dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ) cho vào lúc bắt đầu chuẩn độ trừ đi thể tích dung dịch acid sulfuric 1 N (CĐ) đã dùng trong lần chuẩn độ đầu tiên và hai phần mười lăm thể tích dung dịch bạc nitrat 0,1 N (CĐ) dùng trong lần chuẩn độ thứ hai.

ml dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ) tương đương với 165,4 mg C2H3Cl3O2.

Bảo quản

Trong lọ kín

Loại thuốc

Thuốc ngủ.

CLORAMPHENICOL

Chloramphenicolum

C11H12Cl2N2O5

P.t.l: 323,1

Cloramphenicol là 2,2-dicloro-N-[(1R,2R)-2-hydroxy-1-(hydroxymethyl)-2-(4-nitrophenyl)ethyl] acetamid, được điều chế bằng cách nuôi cấy một số chủng Streptomyces venezuelae trong môi trường thích hợp và thường được sản xuất bằng phương pháp tổng hợp. Chế phẩm phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C11H12Cl2N2O5, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng, trắng xám hoặc trắng vàng hay tinh thể hình kim hoặc phiến dài. Khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 % và trong propylen glycol.

Dung dịch trong ethanol thì hữu tuyền, trong ethyl acetat t tả tuyền.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của cloramphenicol chuẩn.

B. Điểm chảy từ 149 ođến 153 o(Phụ lục 6.7).

C. Trong phần Tạp chất liên quan, vết chính trên sắc ký đồ của 1 µl dung dịch thử phải tương đương với vết chính của dung dịch đối chiếu (1) về vị trí và kích thước.

D. Hòa tan khoảng 10 mg chế phẩm trong 1 ml ethanol 50 %, thêm 3 ml dung dịch calci clorid 1 % và 50 mg bột kẽm (TT), đun nóng trên cách thủy 10 min. Lọc dung dịch nóng và để nguội. Thêm 0,1 ml benzoyl clorid (TT) và lắc 1 min. Thêm 0,5 ml dung dịch sắt (III) clorid 10,5 % (TT) và 2 ml cloroform (TT), lắc. Lớp nước có màu đ tím nhạt đến đỏ tía.

E. Lấy 50 mg chế phẩm vào chén sứ, thêm 0,5 g natri carbonat khan (TT), đt trên ngọn lửa trong 10 min, để nguội. Hòa tan cắn bằng 5 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT) và lọc. Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 ml nước, dung dịch này phải cho phản ứng (A) của ion clorid (Phụ lục 8.1).

Giới hạn acid – kiềm

Lắc 0,1 g chế phẩm với 20 ml nước không có carbon dioxyd (TT), thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT). Không được dùng quá 0,1 ml dung dịch acid hydrocloric 0,02 N (CĐ) hoặc dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) để làm chuyển màu của chỉ thị.

Góc quay cực riêng

Từ +18,5o đến +20,5o (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 1,50 g chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Không được quá 0,5%.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Cloroform – methanol – nước (90 : 10 : 1).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong aceton (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,10 g cloramphenicol chuẩn trong aceton (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 0,5 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100 ml bằng aceton (TT).

Cách tiến hành:

Chấm riêng biệt lên bản mỏng 1 µl và 20 µl dung dịch thử, 1 µl dung dịch đối chiếu (1) và 20 µl dung dịch đối chiếu (2). Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Làm khô bản mỏng ngoài không khí, kiểm tra dưới ánh sáng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Bất kỳ vết phụ nào trên sắc ký đồ thu được từ 20 µl dung dịch thử không được đậm màu hơn vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Clorid

Không được quá 100 phần triệu (Phụ lục 9.4.5).

Lấy 1,00 g chế phẩm, thêm 20 ml nước và 10 ml acid nitric (TT), lắc trong 5 min. Lọc qua giấy lọc đã được rửa bằng cách lọc nhiều lần, mỗi lần với 5 ml nước cho đến khi 5 ml dịch lọc không b đục khi thêm 0,1 ml acid nitric (TT) và 0,1 ml dung dịch bạc nitrat 4,25 % (TT). Ly 15 ml dịch lọc đem thử.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,0g; 100 oC đến 10oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 2,0 g chế phẩm.

Chất gây sốt

Nếu chế phẩm dùng để pha chế thuốc tiêm truyền mà không xử lý loại chất gây sốt thì phải đạt yêu cầu phép Thử chất gây sốt (Phụ lục 13.4).

Tiêm 2,5 ml dung dịch chế phẩm trong nước có nồng độ 2 mg/ml cho mỗi kg trọng lượng th.

Định lượng

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 500,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng nước. Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được tại bước sóng cực đại 278 nm.

Tính hàm lượng C11H12Cl2N2O5 theo (1 %, 1 cm), lấy 297 là giá trị A (1 %, 1 cm) ở bước sóng 278 nm.

Bảo quản

Tránh ánh sáng. Nếu chế phẩm là vô khuẩn, bảo quản trong đồ đựng kín, tránh nhiễm khuẩn.

Nhãn

Phải quy định rõ điều kiện bảo quản. Phải ghi rõ nếu chế phẩm không có chất gây sốt.

Loại thuốc

Kháng khuẩn.

Chế phẩm

Viên nén, viên nang, thuốc nh mắt.

CLORAMPHENICOL PALMITAT

Chloramphenicoli palmitas

C27H42Cl2N2O6 P.t.l: 561,6

Cloramphenicol palmitat là (2R,3R)-2-[(dichloroacetyl)-amino]-3-hydroxy-3-(4-nitrophenyl)propyl hexadecanoat, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C27H42Cl2N2O6, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột mịn màu trắng hoặc gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong aceton, hơi tan trong ethanol 96 %, rất khó tan trong n-hexan.

Khoảng nóng chảy từ 87 ođến 95 oC.

Đa hình, dạng bền với nhiệt, có sinh khả dụng thấp khi dùng đường uống.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel H đã được silan hóa.

Dung môi khai triển: Dung dịch có chứa 10,0% amoni acetat – ethanol 96 % (30 : 70).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong hỗn hợp gồm 1 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT) và 5 ml aceton (TT), đ yên trong 30 min. Thêm 1,1 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT) và 3 ml aceton (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg cloramphenicol chuẩn trong aceton (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg acid palmitic (TT) trong aceton (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 10 mg chế phẩm trong aceton (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 4 µl các dung dịch đối chiếu và dung dịch thử. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Làm khô bản mỏng ngoài không khí, phun lên bản mỏng dung dịch diclorofluorescein 0,02 % và dung dịch rhodamin B 0,01 % trong ethanol 96 %. Để khô bản mỏng ngoài không khí, kiểm tra dưới ánh sáng đèn tử ngoại 254 nm. Trên sắc ký đồ dung dịch thử cho ba vết tương ứng với các vết chính của các dung dịch đối chiếu (1), (2) và (3).

B. Hòa tan 0,2 g chế phẩm trong 2 ml pyridin (TT), thêm 2 ml dung dịch kali hydroxyd 10 % (TT). Đun nóng trên cách thủy, màu đỏ tạo thành.

C. Hòa tan khoảng 10 mg chế phẩm trong 5 ml ethanol 96 % (TT), thêm 4,5 ml dung dịch acid sulfuric loãng (TT) và 50 mg bột kẽm (TT). Để yên trong 10 min, gạn ly dịch trong hoặc lọc nếu cần. Làm lạnh dung dịch trong nước đá và thêm 0,5 ml dung dịch natri nitrit 10 % (TT). Để yên 2 min, thêm 1 g ure (TT), 2 ml dung dịch natri hydroxyd 10 M (TT) và 1 ml dung dịch β-naphtol (TT). Màu đ tạo thành.

Giới hạn acid

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 5 ml hỗn hợp đồng thể tích ethanol 96 % (TT) và ether (TT), làm m đến 35 oC. Thêm 0,2 ml dung dịch phenolphtalein (TT). Không được dùng quá 0,4 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) để tạo màu hồng bền vững trong 30 s.

Góc quay cực riêng

Từ +22,5o đến +25,5o (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 1,25 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Cloramphenicol tự do

Không được quá 450 phần triệu.

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 80 ml xylen (TT) bằng cách đun nóng nhẹ. Làm nguội, chiết ba lần, mỗi lần với 15 ml nước. Gộp các dịch chiết nước và pha loãng thành 50 ml với nước và lắc với 10 ml toluen (TT). Để yên cho tách lớp, gạn bỏ lớp toluen. Lấy lớp nước đem ly tâm và đo độ hấp thụ A (Phụ lục 4.1) ở bước sóng 278 nm. Mu trắng được chuẩn bị như trên, song không có chế phẩm. Độ hấp thụ của mẫu trắng không được lớn hơn 0,05.

Hàm lượng cloramphenicol tự do (phần triệu) được tính theo công thức:

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng. Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Cyclohexan – cloroform – methanol (50 : 40 :10).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong aceton (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg cloramphenicol palmitat isome chuẩn trong aceton (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 10 ml bằng aceton (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 20 mg cloramphenicol dipalmitat chuẩn trong aceton (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 10 ml bằng aceton (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 5 mg cloramphenicol chuẩn trong aceton (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 10 ml bằng aceton (TT).

Cách tiến hành:

Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl dung dịch thử và các dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Làm khô bản mỏng ngoài không khí, kiểm tra dưới ánh sáng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử, các vết tương ứng với cloramphenicol palmitat isome và cloramphenicol dipalmitat không được đậm màu hơn các vết của dung dịch đối chiếu (1) và (2) (2,0 %). Bất kỳ vết phụ nào ngoài vết chính và các vết tương ứng với cloramphenicol palmitat isome, cloramphenicol dipalmitat không được đậm màu hơn vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,5 %).

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 80 oC; phosphor pentoxyd; áp suất không quá 0,1 kPa; 3 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 90,0 mg chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch này thành 250,0 ml với ethanol 96 % (TT). Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được tại bước sóng cực đại 271 nm.

Tính hàm lượng C27H42Cl2N2O6 theo A (1 %, 1 cm), lấy 178 là giá trị (1 %, 1 cm) ở bước sóng 271 nm.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Viên nén, nang, bột pha hỗn dịch ung.

CLORAMPHENICOL SUCINAT NATRI

Chloramphenicoli natrii succinas

Đồng phân 1 :R1=CO-CH2-CH2-CO2Na,R3=H

Đồng phân 3 :R1=H,R3=CO-CH2-CH2-CO2Na

C15H15Cl2N2NaO8

P.t.l: 445,2

Cloramphenicol natri sucinat là hỗn hợp với tỷ lệ khác nhau của natri (2R,3R)-2-[(dicloroacetyl)amino]-3-hydroxy-3-(4-nitrophenyl)propyl butandioat (đồng phân 3) và natri (1R,2R)-2-[(dicloroacetyl)amino]-3-hydroxy-1-(4-nitrophenyl)propyl butandioat (đồng phân 1), phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C15H15Cl2N2NaO8, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột màu trắng hoặc trắng hơi vàng, hút ẩm. Rất tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4 ).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Dung dịch acid acetic 2 M – methanol – cloroform (1 : 14: 85).

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong 2 ml aceton (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg cloramphenicol sucinat natri chuẩn trong 2 ml aceton (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 20 mg cloramphenicol chuẩn trong 2 ml aceton (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl các dung dịch đối chiếu và dung dịch thử. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Làm khô bản mỏng ngoài không khí, kiểm tra dưới ánh sáng đèn tử ngoại 254 nm. Trên sắc ký đồ dung dịch thử cho hai vết chính có vị trí và kích thưc tương ứng với các vết chính của dung dịch đối chiếu (1) và có vị trí khác với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

B. Hòa tan khoảng 10 mg chế phẩm trong 1 ml ethanol 50 %, thêm 3 ml dung dịch calci clorid 1 % và 50 mg bột kẽm (TT), đun nóng trên cách thủy trong 10 min. Lọc dung dịch nóng, làm nguội. Thêm 0,1 ml benzoyl clorid (TT) và lắc trong 1 min. Thêm 0,5 ml dung dịch sắt (III) clorid 10,5 % (TT) và 2 ml cloroform (TT) và lắc. Lớp chất lỏng phía trên có màu đ tím nhạt đến màu đỏ tía.

C. Hòa tan 50 mg chế phẩm trong 1 ml pyridin (TT), thêm 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT) và 1,5 ml nước. Đun nóng trong cách thủy trong 3 min, màu đỏ tạo thành. Thêm 2 ml acid nitric (TT) và làm nguội bằng cách cho dòng nước chảy qua. Thêm 1 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 M (TT), kết tủa màu trắng được tạo thành.

D. Chế phẩm cho phản ứng (A) của ion natri (Phụ lục 8.1).

pH

Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. pH của dung dịch thu được phải từ 6,4 đến 7,0 (Phụ lục 6.2).

Góc quay cực riêng

Từ +5,0o đến +8,0o tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Cloramphenicol và cloramphenicol dinatri disucinat

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hỗn hợp dung dịch acid phosphoric 2% – methanol – nước (5 : 40 : 55).

Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10,0 mg cloramphenicol chuẩn trong pha động và pha loãng thành 100,ml với cùng dung môi (dung dịch A). Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10,0 mg cloramphenicol dinatri disucinat chuẩn trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi (dung dịch B). Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,ml bằng pha động.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong pha động, thêm 5 ml dung dịch (A) và 5 ml dung dịch (B), pha loãng thành 100 ml với pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt tại bước sóng 275 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký dung dịch phân giải, dung dịch thử và các dung dịch đối chiếu.

Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, hai pic tương ứng với các pic của dung dịch đối chiếu (1) và (2) được tách rõ ràng ra khỏi hai pic tương ứng với hai pic chính của dung dịch thử. Điều chỉnh tỷ lệ methanol trong pha động nếu cần thiết.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích của pic tương ứng với cloramphenicol không được lớn hơn diện tích pic chính của dung dịch đi chiếu (1) (2,0 %).

Diện tích của pic tương ứng với cloramphenicol dinatri disucinat không được ln hơn diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (2) (2,0 %).

Nước

Không được quá 2,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,500 g chế phẩm.

Chất gây sốt

Nếu chế phẩm dùng để pha chế thuốc tiêm mà không xử lý loại chất gây sốt thì phải đạt yêu cầu phép thử chất gây sốt (Phụ lục 13.4).

Tiêm 2,5 ml dung dịch chế phẩm trong nước cất để pha thuốc tiêm có nồng độ 2 mg/ml cho mỗi kg trọng lượng th.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 500,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng nước. Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được tại bước sóng cực đại 276 nm.

Tính hàm lượng C15H15Cl2N2NaO8 theo (1 %, 1 cm), lấy 220 là giá trị (1 %, 1 cm) ở bước sóng 276 nm.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng. Nếu chế phẩm vô khuẩn, bảo quản trong bao bì vô khuẩn, kín, đảm bảo và tránh ánh sáng.

Nhãn

Ghi rõ chế phẩm không có chất gây sốt.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

CLOROFORM

Chloroformium

Tricloromethan

CHCl3

P.t.l: 119,4

Cloroform là tricloromethan có thể chứa 1,0 % đến 2,0 % ethanol hoặc 50 mg amylen trong một lít.

Tính chất

Chất lỏng không màu, dễ bay hơi. Khó tan trong nước, trộn lẫn được với ethanol, ether, các dầu béo, tinh dầu và đa số các dung môi hữu cơ theo mọi tỷ lệ.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm được xác định sau khi đã ra chế phẩm với nước và làm khan bằng natri sulfat khan (TT) phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại đối chiếu của cloroform.

Khoảng chưng cất

Không được quá 5,0 % (tt/tt) được cất dưới 60 ovà phần còn lại được cất ở nhiệt độ 60 ođến 62 o(Phụ lục 6.8).

Khối lượng riêng

Từ 1,474 g/ml đến 1,479 g/ml (Phụ lục 6.5).

Giới hạn acid – kiềm

Dung dịch S: Lắc 10,0 ml chế phẩm với 20,0 ml nước vừa đun sôi để nguội trong 3 min. Để phân lớp, lấy lớp nước.

Lấy 5,0 ml dung dịch S, thêm 0,1 ml dung dịch quỳ (TT) trung tính. Màu của dung dịch này phải giống màu thu được khi thêm 0,1 ml dung dịch quỳ (TT) trung tính vào 5,0 ml nước vừa đun sôi để nguội.

Clorid

Lấy 5,0 ml dung dịch S, thêm 5,0 ml nước và 0,2 ml dung dịch bạc nitrat 5 % (TT). Dung dịch phải trong (Phụ lục 9.2).

Clor tự do

Lấy 10,0 ml dung dịch S, thêm 1 ml dung dịch kẽm iodid 5,0 % (TT) và 0,1 ml dung dịch hồ tinh bột (TT). Dung dịch không được có màu xanh.

Aldehyd

Lắc 5,0 ml chế phẩm với 5 ml nước và 0,2 ml dung dịch kali tetraiodomercurat kiềm (TT), trong ống nghiệm có nắp. Để chỗ tối 15 min. Cả 2 lớp không được có màu, hoặc chỉ được có màu vàng nhạt.

Các hợp chất clor khác

Lắc 20,0 ml chế phẩm trong 5 min với 10,0 ml acid sulfuric (TT) trong bình có nút mài đã tráng trước bằng acid sulfuric (TT). Để chỗ tối 30 min. Bỏ lớp acid. Lắc 15 ml lớp cloroform ở trên với 30,0 ml nước trong bình có nút mài trong 3 min. Để phân lớp. Cho vào lớp nước 0,2 ml dung dịch bạc nitrat 5 % (TT). Đ chỗ tối 5 min. Dung dịch không được đục.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký khí, (Phụ lục 5.2).

Dung dịch (1): Chứa 0,2 % carbon tetraclorid (tt/tt); 0,2 % 1,1,1-tricloroethan (cht chuẩn nội) (tt/tt); 0,2 % dicloromethan (tt/tt); 0,2 % ethanol (tt/tt); 0,5 % bromocloromethan (tt/tt) và 0,2 % chế phẩm (tt/tt) trong propan-1-ol.

Dung dịch (2): Chế phẩm.

Dung dịch (3): Chứa 1,1,1-tricloroethan (chất chuẩn nội) 0,2 % (tt/tt) pha trong chế phẩm.

Dung dịch (4): Là propan-1-ol.

Điều kiện sắc ký:

Cột thủy tinh (4 m x 3,0 mm) được nhồi bằng kieselguhr đã được rửa bằng acid (từ 60 mesh đến 100 mesh) và được bao 15 % (kl/kl) bởi di-2-cyanoethyl ether.

Khí mang: Nitrogen dùng cho sắc ký khí, lưu lượng 30 ml/min.

Nhiệt độ: Cột ở 40 oC, buồng tiêm ở 100 oC.

Detector ion hóa ngọn lửa ở 100 oC.

Thể tích tiêm: 0,1 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch (1):

Tính phù hợp của hệ thống: Phép thử chỉ có giá trị khi hiệu lực cột, được xác định trên pic cloroform trong sắc ký đồ của dung dịch (1), có s đĩa lý thuyết lớn hơn 700 đĩa/m và tng s số đĩa lý thuyết lớn hơn 2500.

Các pic trên sắc ký đồ của dung dịch (1) được rửa giải theo thứ tự là: Carbon tetraclorid; 1,1,1-tricloroethan; dicloromethan; cloroform; ethanol; bromocloromethan; propan-1-ol (dung môi).

Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch (4) để loại trừ ảnh hưởng của các pic phụ từ dung môi lên các pic trên sắc ký đồ của dung dịch (1).

Tiến hành sắc ký với dung dịch (3), trên sắc ký đồ thu được:

T lệ diện tích của các pic carbon tetraclorid, dicloromethan, bromocloromethan với diện tích pic 1,1,1-tricloroethan (chất chuẩn nội) không được lớn hơn các t lệ này trên sắc ký đồ của dung dịch (1) và t lệ của diện tích bất kì pic phụ nào khác rửa giải trước pic dung môi (ngoại trừ pic ethanol) so với diện tích pic 1,1,1-tricloroethan (chất chuẩn nội) cũng không được lớn hơn t lệ diện tích pic cloroform so với diện tích pic 1,1,1-tricloroethan (chất chuẩn nội) trên sắc ký đồ của dung dịch (1).

Tính hàm lượng phần trăm theo thể tích của từng tạp chất xác định ở trên và của từng tạp chất khác được coi là có đáp ứng như cloroform.

Tổng hàm lượng của tất cả các tạp chất không được quá 1,0 % (tt/tt).

Ghi chú:

Tạp chất A: Carbon tetraclorid.

Tạp chất B: Dicloromethan.

Tạp chất C: Bromocloromethan.

Ethanol

Phép thử áp dụng cho clorofomn có chứa ethanol.

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Dung dịch (1): Chứa 1,0 % ethanol tuyệt đối (tt/tt) và 1,0 % propan-1-ol (chất chuẩn nội) (tt/tt) trong nước.

Dung dịch (2): Là chế phẩm.

Dung dịch (3): Chứa 1,0 % chất chuẩn nội (tt/tt) pha trong chế phẩm.

Tính phù hợp của hệ thống: Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch (2), chiều cao của đáy hõm phân tách pic ethanol và pic cloroform phải nhỏ hơn 15 % chiều cao của pic ethanol.

Tính hàm lượng phần trăm của ethanol từ diện tích của pic ethanol và diện tích pic chuẩn nội trên sắc ký đồ dung dịch (1) và (3).

Chất không bay hơi

Không được quá 0,004 %.

Lấy 25,0 ml chế phẩm cho vào cốc thủy tinh đã cân bì sẵn. Bốc hơi cách thủy đến khô. Sấy cắn ở 105 ođến khối lượng không đi. Khối lượng cắn không được quá 1 mg.

Bảo quản

Trong lọ thủy tinh tối màu nút kín. Để chỗ mát, tránh ánh sáng.

Nhãn

Nhãn phải ghi rõ là chứa ethanol hay amylen.

CLOROQUIN PHOSPHAT

Cloroquini phosphas

Cloroquin diphosphat, nivaquin phosphat, aralen

và đồng phân đối quang

C18H26ClN .2H3PO4 P.t.l: 515,9

Cloroquin phosphat là (RS)4-(7-cloro-4-quinolylamino) pentyldiethylamin diphosphat, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C18H26ClN3.2H3PO4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, không mùi, v đắng, dễ biến màu khi đ ngoài ánh sáng, dễ hút ẩm. Dễ tan trong nước, rất khó tan trong cloroform, ethanol 96 %, ether và methanol. Tồn tại ở 2 dạng, một dạng chy ở khoảng 195 ovà dạng khác chảy ở khoảng 218 oC.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 10 ml nước, thêm 2 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT), chiết 2 lần, mỗi lần với 20 ml methylen clori(TT). Rửa dịch methylen clorid với nước, làm khan bằng natri sulfat khan (TT), làm bay hơi đến khô và hòa cắn trong 2 ml methylen clorid (TT).

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của dung dịch này phải giống phổ hấp thụ hồng ngoại đối chiếu của dung dịch thu được từ 80 mg cloroquin sulfat chuẩn với cách chuẩn bị tương tự.

B. Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch chế phẩm 0,001 % trong nước  bước sóng từ 210 nm đến 370 nm cho các cực đại hấp thụ lần lượt ở 220 nm, 235 nm, 256 nm, 329 nm và 342 nm. (1 %, 1 cm) tương ứng lần lượt là 600 đến 660; 350 đến 390; 300 đến 330; 325 đến 355 và 360 đến 390.

C. Hòa tan 25 mg chế phẩm trong 20 ml nước, thêm 5 ml dung dịch acid picric (TT) sẽ xuất hiện tủa vàng. Lọc và rửa tủa lần lượt với nước, ethanol 96 % (TT) và methylen clorid (TT). Tủa này có đim chảy từ 206 ođến 209 o(Phụ lục 6.7).

D. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 10 ml nước, thêm 2 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT), chiết 2 lần, mi ln với 10 ml methylen clorid (TT). Lớp nước sau khi được acid hóa bằng acid nitric (TT) cho phản ứng của phosphat (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và màu không được đậm hơn màu mẫu VN5 hay VL5(Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Dung dịch S: Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT), pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi.

pH của dung dịch S phải từ 3,8 đến 4,3 (Phụ lục 6.2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Cloroform – cyclohexan – diethylamin (50 : 40 : 10).

Dung dịch thửDung dịch 5,0 % chế phẩm trong nước.

Dung dịch đối chiếu (1): Dung dịch 0,050 % chế phẩm trong nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Dung dịch 0,025 % chế phẩm trong nước.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm. Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Bất c vết phụ nào trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử cũng không được đậm màu hơn vết trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (1) và chỉ được có một vết như vậy đậm màu hơn vết trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (2).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong 10 ml nước, thêm 5 ml dung dịch amoniac 13,5 M (TT) và lắc với 40 ml methylen clorid (TT). Lọc lấy lớp nước, trung hòa dịch lọc bằng acid acetic băng (TT), đun nóng trên cách thủy để loại hết methylen clorid, làm lạnh và pha loãng với nước vừa đủ 20 ml. Lấy 12 ml dung dịch này tiến hành theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 2 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 2,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 oC đến 105 oC).

Định lượng

Cân 0,200 g chế phẩm, hòa tan trong 50 ml acid acetic khan (TT), thêm 2 giọt dung dịch tím tinh thể (TT). Định lượng bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) cho tới khi dung dịch chuyển sang màu xanh lục hoặc có thể xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 25,79 mg C18H26ClN3.2H3PO4.

Bảo quản

Trong lọ kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Trị sốt rét.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, viên bao đường, viên nén.

CLORPHENIRAMIN MALEAT

Chlorpheniramini maleas

C16H19ClN2.C4H4O4

P.t.l: 390,9

Clorpheniramin maleat là (3RS)-3-(4 clorophenyl)-N,N-dimethyl-3-(pyridin-2-yl)propan-1-amin hydrogen (Z)-butenedioat, phải chứa từ 98,0 % đến 101,0 % C16H19ClN2.C4H4O4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Dễ tan trong nước, tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của clorpheniramin maleat chuẩn.

B. Điểm chảy: Từ 130 ođến 135 o(Phụ lục 6.7).

C. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Góc quay cực.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu của màu mẫu VN6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Góc quay cực

Từ -0,10o đến +0,10o.

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – dung dịch đệm pH 3,0 (20 : 80).

Dung dịch đệm pH 3,0: Dung dịch amoni dihydrophosphat (TT) 0,857 % được điều chnh đến pH 3,0 bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 0,5 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan mg tạp chất C chuẩn của clorpheniramin trong ml dung dịch thử và pha loãng thành 50,0 ml bằng pha động. Pha loãng 2 ml dung dịch thu được thành 20 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 5 mg 2,2’-dipyridylamin (TT) (tạp chất B) trong pha động và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (5): Hòa tan tạp chất A chuẩn của clorpheniramin có trong 1 lọ chuẩn trong 2 ml dung dịch thử, siêu âm trong 5 min.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (30 cm x 3,9 mm) được nhồi pha tĩnh C (10 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 225 nm.

Tốc độ dòng: 1,2 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gp 3,5 ln thời gian lưu của clorpheniramin.

Thời gian lưu tương đối so với clorpheniramin (thời gian lưu khoảng 11 min): Acid maleic khoảng 0,2; tạp chất A khoảng 0,3; tạp chất B khoảng 0,4; tạp chất C khoảng 0,9; tạp chất D khoảng 3,0.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic của tạp chất C với pic của clorpheniramin ít nhất là 1,5.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Đ tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất A là 1,5; tạp chất B là 1,4.

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A đã hiệu chỉnh không được ln hơn 0,4 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Tạp chất B, C, D: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn 0,2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn 0,2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %); bỏ qua pic của mẫu trắng và acid maleic.

Ghi chú:

Tap chất A: 2-(4-lorophenyl)-4-(dimethylamino)-2-[2-(dimethylamino)ethyl]butannitril.

Tạp cht B: N-(Pyridin-2-yl)pyridin-2-amin (2,2’-dipyridylamin).

Tạp chất C: (3RS)-3-(4-Clorophenyl)-N-methyl-3-(pyridin-2-yl)propan-1-amin.

Tạp chất D: (2RS)-2-(4-Clorophenyl)-4-(dimethylamino)-2-(pyridin-2-yl)butannitril.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC; 4 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 %. (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan khoảng 0,150 g chế phẩm trong 25 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 19,54 mg C20H23ClN2O4.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Cht đối kháng thụ thể histamin H1.

Chế phẩm

Viên nén.

CLORPROMAZIN HYDROCLORID

Chlorpromazini hydrochloridum

C17H19ClN2S.HCl

P.t.l: 355,3

Clorpromazin hydroclorid là 3-(2-cloro-10H-phenothiazin-10-yl)-N,N-dimethylpropan-1-amin hydroclorid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C17H19ClN2S.HCl, tính theo chế phẩm đã được làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, đa hình. Bị phân hy khi tiếp xúc với ánh sáng và không khí.

Rất dễ tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của clorpromazin hydroclorid chuẩn. Xác định bằng dung dịch chế phẩm 6,0 % trong methylen clorid (TT), sử dụng cuvet 0,1 mm.

B. Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1): Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 500,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT). Ở dải bước sóng từ 230 nm đến 340 nm, dung dịch thu được có 2 cực đại hấp thụ ở bước sóng 254 nm và 306 nm. (1 %, 1 cm) ở bước sóng 254 nm từ 890 đến 960. (Chú ý: Chuẩn bị các dung dịch dưới ánh sáng dịu và đo ngay).

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Kieselguhr G tráng sẵn. Thấm ướt bn mng bằng cách đặt bản mỏng vào bình kín chứa dung dịch thấm ướt chứa 10 % (tt/tt) phenoxylethanol (TT) và macrogol 300 (TT) 5 % trong aceton (TT) sao cho bản mỏng ngập 5 mm. Khi dung dịch thấm lên đến ít nhất 17 cm tính từ mép, ly bản mỏng ra để tiến hành sắc ký ngay lập tức. Tiến hành triển khai sắc ký cùng chiều với chiều thấm ướt.

Dung môi khai triển: Hỗn hợp chứa 50 ml ether dầu hỏa (khoảng sôi 50 oC – 70 oC) (TT) và 1 ml diethylamin (TT) bão hòa phenoxyethanol (TT) (thêm 3 – 4 ml phenoxyethanol (TT) vào hỗn hợp dung dịch trên lắc đến khi có độ đục đồng nhất, gạn bỏ phần phenoxyethanol tha).

Dung dịch thử. Hòa tan 20 mg chế phẩm trong cloroform (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg clorpromazin hydroclorid chuẩn trong cloroform (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký trong điều kiện tránh ánh sáng tới khi dung môi đi được 15 cm. Lấy bản mỏng ra và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm trong vài phútVết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương tự với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu về vị trí, huỳnh quang và kích thước.

Phun dung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol (TT), vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có cùng màu với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu và ổn định trong khoảng ít nhất 20 min như vết đối chiếu.

D. Chế phẩm phải cho phản ứng (B) của clorid (Phụ lục 8.1).

pH

Dung dịch chế phẩm 10 % trong nước không có carbon dioxyd (TT) có pH 3,5 đến 4,5 (Phụ lục 6.2). Tiến hành trong điều kiện tránh ánh sáng và đo pH của dung dịch ngay sau khi pha.

Tạp chất F

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng và tránh ánh sáng.

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Aceton – dimethylamin – cyclohexan (10 : 10 80).

Hỗn hợp dung môi: Diethylamin – methanol (5 : 95).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 5,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan tạp chất F chuẩn của clorpromazin có trong 1 lọ chuẩn vào 2 ml hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 300 µl dung dịch đối chiếu (1) thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 0,10 chế phẩm vào hỗn hợp dung môi, thêm 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) và pha loãng thành 5,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (2) và (3). Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 3/4 bản mỏng. Đ khô ngoài không khí, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm.

Giá trị Rf của tạp chất khoảng 0,5, của clorpromazin khoảng 0,6. Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (3) vết của tạp chất và clorpromazin tách rõ ràng.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, vết tương ứng với tạp chất F không được đậm hơn vết trên sắc ký đ của dung dịch đối chiếu (2) (0,15 %).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng và tránh ánh sáng.

Pha động: Trộn 0,2 thể tích thiodiethylen glycol (TT) với 50 thể tích acetonitril (TT) và 50 thể tích của dung dịch acid trifluoroacetic 0,5 % (tt/tt) đã được điều chỉnh đến pH 5,3 bằng tetramethylendiamin (TT).

Dung dịch thử. Hòa tan 40,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 4 mg tạp chất D chuẩn của clorpromazin trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Thêm 1 ml dung dịch thử vào 1 ml dung dịch thu được và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 20,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 4,0 mg tạp chất A chuẩn của clorpromazin trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 4 mg promazin hydroclorid chuẩn (tạp chất C) và 4 mg tạp chất E chuẩn của clorpromazin trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh base-deactived octylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 4 lần thời gian lưu của clorpromazin.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất A; sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của tạp chất C và tạp chất E; sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic của tạp chất D.

Thời gian lưu tương đối so với clorpromazin (thời gian lưu khoảng 8 min): Tạp chất A khoảng 0,4; tạp chất B khoảng 0,5; tạp chất C khoảng 0,7; tạp chất D khoảng 0,9; tạp chất E khoảng 3,4.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất D với pic của clorpromazin ít nhất là 2,0.

Giới hạn:

Tạp chất B, C, D: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,6 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,3 %).

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,15 %).

Tạp chất E: Diện tích pic tạp chất E không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn 0,2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tng hàm lượng của tất cả các tạp chất không được quá 1,0 %.

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 3-(2-cloro-10H-phenothiazin-10-yl)-N,N-dimethylpropan-1-amin S-oxyd (clorpromazin sulfoxyd).

Tạp chất B: N-[3-(2-cloro-10H-phenothiazin-10-yl)propyl]-N,N’,N’-trimethylpropan-1,3-diamin.

Tạp chất C: 3-(10H-phenothiazin-10-yl)-N,N-dimethylpropan-1-amin (promazin).

Tạp chất D: 3-(2-cloro-10H-phenothiazin-10-yl)-N-methylpropan-1-amin (desmethylclorpromazin).

Tạp chất E: 2-cloro-10H-phenothiazin.

Tạp chất F: 3-(4-cloro-10H-phenothiazin-10-yl)-N,N-dimethylpropan-1-amin.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Dung môi: nước.

Lấy 0,25 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 8. Dùng 0,25 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) đ chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 5,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) và 50 ml ethanol 96 % (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Đọc thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) thêm vào giữa hai điểm uốn.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 35,53 mg C17H20Cl2N2S.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc chống loạn thần; đối kháng thụ thể dopamin.

Chế phẩm

Dung dịch tiêm, dung dịch uống, viên nén.

CLOTRIMAZOL

Clotrimazolum

C22H17ClN2

P.t.l: 344,8

Clotrimazol là 1-[(2-clorophenyl)diphenylmethyl]-1H-imidazol, phải chứa từ 98,5 % đến 100,5 % C22H17ClN2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc vàng nhạt. Thực tế không tan trong nước, tan trong ethanol 96 % và methylen clorid.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của clotrimazol chuẩn.

B. Điểm chảy: Từ 141 ođến 145 o(Phụ lục 6.7).

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Amoniac 18 M – propanol – toluen (0,5 : 10 : 90).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 50 mg clotrimazol chuẩn trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 2/3 bản mỏng. Đ khô bản mỏng ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương tự với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu về vị trí và kích thước.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động:

Pha động A: Hòa tan 1,0 g kali dihydrophosphat (TT) và 0,5 g tetrabutylamoni hydrosulfat (TT) trong nước và pha loãng thành 1000 ml với cùng dung môi.

Pha động B: Acetonitril (TT1).

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong acetonitril (TT1) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng acetonitril (TT1). Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng acetonitril (TT1).

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan clotrimazol chuẩn dùng để định tính pic (chứa tạp chất A, B và F) có trong 1 lọ chuẩn trong 1,0 ml acetonitril (TT1).

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 5,0 mg imidazol chuẩn (tạp chất D) và 5,0 ml tạp chất E chuẩn của clotrimazol trong acetonitril (TT1) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 25,0 ml bằng acetonitril (TT1).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octylsilyl silica gel hình cầu dùng cho sắc ký (5 µm).

Nhiệt độ cột: 40 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0 – 3

75

25

3 – 25

75 → 20

25 → 80

25 – 30

20

80

Thời gian lưu tương đối so với clotrimazol (thời gian lưu khoảng 12 min): Tạp chất D khoảng 0,1; tạp chất F khoảng 0,9; tạp chất B khoảng 1,1; tạp chất khoảng 1,5; tạp chất A khoảng 1,8.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất F với pic của clotrimazol ít nhất là 1,5; sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) phải giống với sắc ký đồ cung cấp kèm theo clotrimazol chuẩn dùng để định tính pic.

Giới hạn:

Tạp chất A, B: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Tạp chất D, E: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic tương ứng trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,2 %).

Tạp chất F: Diện tích pic tạp chất F không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được ln hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: (2-clorophenyl)diphenylmethanol.

Tạp chất B: 1-[(4-clorophenyl)diphenylmethyl]-1H-imidazol.

Tạp chất C: 1-cloro-2-(clorodiphenylmethyl)benzen.

Tạp chất D: Imidazol.

Tạp chất E: (2-chlorophenyl)phenylmethanon (2-clorobenzophenon),

Tạp chất F: 1-(triphenylmethyl)-1H-imidazol (descloroclotrimazol).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp chuẩn độ trong môi trường khan (Phụ lục 10.6).

Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong 80 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), dùng dung dịch naphtholbenzein (TT) làm chỉ thị, đến khi màu chuyển từ vàng nâu sang màu xanh lá.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 34,48 mg C22H17ClN2.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng nấm.

Chế phẩm

Viên đặt, kem thuốc.

CLOXACILIN NATRI

Cloxacilinum natricum

C19H17ClN3NaO5S.H2O

P.t.l: 475,9

Cloxacilin natri là natri (2S,5R,6R)-6-[[[3-(2-clorophenyl)-5-methylisoxazol-4yl]carbonyl]aminol-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylat monohydrat, được bán tổng hợp từ một sản phẩm lên men, phải chứa từ 95,0 % đến 102,0 % C19H17ClN3NaO5S, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng, hút ẩm. Dễ tan trong nước và methanol, tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của cloxacilin natri chuẩn. Chuẩn bị mẫu dạng đĩa nén.

B. Tiến hành sắc ký lớp mỏng như mô tả trong phần Định tính các penicilin (Phụ lục 8.2).

C. Tiến hành phng B trong phép thử phản ứng màu của các penicilin và cephalosporin (Phụ lục 8.3).

D. Chế phẩm cho phản ứng (A) của natri (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25,ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và độ hấp thụ ánh sáng (Phụ lục 4.1) tại bước sóng 430 nm không được quá 0,04.

pH

Từ 5,0 đến 7,0 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S đ đo.

Góc quay cực riêng

Từ +160o đến +169o tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Trộn 25 thể tích acetonitril (TT) và 75 thể tích dung dịch kali dihydrophosphat 0,27 % (TT) đã được điều chỉnh đến pH 5,0 bằng dung dịch natri hydroxyd loãng (TT).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 50,0 g chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử (1) thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 50,0 mg cloxacilin natri chuẩn trong pha động và pha loãng thành 50,ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử (2) thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 5 mg flucloxacilin natri chuẩn và 5 mg cloxacilin natri chuẩn trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 225 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch thử (1) và dung dịch đối chiếu (2), (3).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 5 lần thời gian lưu của cloxacilin.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic của cloxacilin (pic thứ nhất) với pic của flucloxacilin (pic thứ hai) ít nhất là 2,5.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1):

Diện tích pic của bất kỳ tạp chất nào không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1,0 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (5,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (4S)-2-[carboxy[[[3-(2-clorophenyl)-5-methylisoxazol-4-yl]carbonyl]amino]methyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (acid penicilloic của cloxacilin).

Tạp chất B: (2RS,4S)-2-[[[[3-(2-clorophenyl)-5-methylisoxazol-4-yl]carbonyl]amino]methyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (acid penilloic của cloxacilin).

Tạp chất C: Acid (2S,5R,6R)-6-amino-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (acid 6-aminopenicillanic).

Tạp chất D: Acid 3-(2-clorophenyl)-5-methylisoxazole-4-carboxylic.

Tạp chất E: Acid (2S,5R,6R)-6-[[[(2S,5R,6R)-6-[[[3-(2-clorophenyl)-5-methylisoxazol-4-yl]carbonyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]hept-2-yl]carbonyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0] heptan-2-carboxylic (6-APA cloxacilin amid).

N,N-dimethylanilin

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 10.16, phương pháp 2).

Acid 2-ethylhexanoic

Không được quá 0,8 % (kl/kl) (Phụ lục 10.17).

Nước

Từ 3,0 % đến 4,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,300 g chế phẩm.

Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 0,20 EU/mg (Phụ lục 13.2), nếu chế phẩm được dự định để sản xuất các dạng thuốc tiêm mà không có các phương pháp thích hợp để loại bỏ nội độc tố vi khuẩn.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô t trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (1).

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic cloxacilin natri trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) thu được từ 6 lần tiêm lặp lại không được lớn hơn 1,0 %.

Tính hàm lượng của cloxacilin natri, C19H17ClN3NaO5S, trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng của cloxacilin natri chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín, nhiệt độ không được quá 25 oC. Nếu chế phẩm là vô trùng, bảo quản trong bao bì kín, vô trùng.

Nhãn

Phải ghi rõ nếu chế phẩm không có nội độc tố vi khuẩn.

Loại thuốc

Kháng khuẩn.

Chế phẩm

Thuốc tiêm truyền.

COCAIN HYDROCLORID

Cocaini hydrochloridum

C17H21NO4.HCl

P.t.l: 339,8

Cocain hydroclorid là methyl (1R,2R,3S,5S)-3-(ben-zoyloxy)-8-methyl-8-azabicyclo[3.2.1]octan-2-carboxy-lat hydroclorid, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C17H21NO4.HCl tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh thể không màu hay bột kết tinh trắng. Rất dễ tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %, khó tan trong methylen clorid. Đim chảy của chế phẩm khoảng 197 o(phân hủy).

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của cocain hydroclorid chuẩn.

B. Hòa tan 20,0 mg chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT). Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong dải sóng từ 220 nm đến 350 nm có hai cực đại hấp thụ ở bước sóng 233 nm và 273 nm. Độ hấp thụ riêng ở bước sóng 233 nm là 378 đến 402.

C. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 5 ml nước. Thêm 1 ml dung dịch amoniac loãng (TT). Kết tủa trắng tạo thành. Cạo nhẹ thành ống bằng đũa thủy tinh. Tinh thể thu được sau khi rửa bằng nước và làm khô trong chân không có điểm chảy từ 96 ođến 99 oC.

D. Chế phẩm cho phản ứng đặc trưng của clorid (Phụ lục 8.1).

E. Chế phẩm cho phản ứng đặc trưng của alcaloid (Phụ lục 8.1).

Giới hạn acid

Thêm 0,05 ml dung dịch đỏ methyl (TT) vào 10 ml dung dịch chế phẩm 2 % trong nước không có carbon dioxyd (TT). Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) cần dùng để dung dịch chuyển sang màu vàng không quá 0,2 ml.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch chế phẩm 2,0 % trong nước phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Góc quay cực riêng

Từ -70o đến -73o (tính theo chế phẩm đã làm khô) (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch chế phẩm 2,5 % trong nước để đo.

Chất hữu cơ lạ

Thêm 2 ml acid sulfuric đậm đặc (TT) vào 0,2 g chế phẩm và để yên 15 min. Màu của dung dịch không được đậm hơn màu mẫu VN5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 1).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Triethylamin – tetrahydrofuran – acetonitril – nước (0,5 : 100 : 430 : 479,5).

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 50,0 ml bằng pha động. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong dung dịch natri hydroxyd 0,01 M (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng dung dịch natri hydroxyd 0,01 M (TT). Để yên trong 15 min.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi end-capped octadecylsilyl silica gel (5 µm) dùng cho sắc ký với diện tích riêng bề mặt 335 m2/g, kích thước lỗ xốp là 10 nm và hàm lượng carbon 19,1 %.

Nhiệt độ cột: 35 oC

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 216 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), thời gian lưu của cocain bằng khoảng 7,4 min. Thời gian lưu tương đối của sản phẩm phân hủy của cocain so với thời gian lưu của cocain khoảng 0,7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của cocain và pic của sản phẩm phân hủy ít nhất là 5,0.

Giới hạn: Diện tích của bất cứ pic nào rửa giải sau pic chính đều không được lớn hơn diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %) và tổng diện tích của các pic đó không được lớn hơn 5 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %). Loại bỏ các pic với diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 oC đến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng lượng chế phẩm đã làm khô ở trên.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 5,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT) và 50 ml ethanol 96 % (TT). Định lượng bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (CĐ). Xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Đọc thể tích thêm vào giữa 2 điểm uốn.

1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (CĐ) tương đương với 33,98 mg C17H22ClNO4.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

CODEIN

Codeinum monohydricum

Codein monohydrat

C18H21NO3.H2O

P.t.l: 317,4

Codein là 7,8-didehydro-4,5α-epoxy-3-methoxy-17-methylmorphinan-6α-ol monohydrat, phải cha từ 99,0 % đến 101,0 % C18H21NO3, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh thể không màu hoặc bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng.

Tan trong nước sôi, dễ tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong 2 nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của codein chuẩn. Chuẩn bị mẫu đo dưới dạng đĩa nén sử dụng kali bromid (TT).

B. Thêm vào 2,0 ml dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch 50 ml nước và 10 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT), pha loãng thành 100,0 ml bằng nước. Đo phổ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở di bước sóng từ 250 nm đến 350 nm. Dung dịch chỉ có duy nhất một cực đại hấp thụ ở bước sóng 284 nm. Độ hthụ riêng ở bước sóng cực đại khoảng 50, tính theo chế phẩm đã làm khô.

C. Điểm chảy: Từ 155 ođến 159 o(Phụ lục 6.7).

D. Thêm 1 ml acid sulfuric (TT) và 0,05 ml dung dịch sắt (III) clorid 1,3 % (TT) vào khoảng 10 mg chế phẩm và đun nóng trên cách thủy, sẽ xuất hiện màu xanh lam. Thêm 0,05 ml acid nitric (TT), màu chuyển sang đỏ.

E. Chế phẩm cho phản ứng của các alcaloid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 10 ml vi cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Góc quay cực riêng

Từ -142o đến -146o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 1,08 g natri octansulfonat (TT) trong hỗn hợp gồm 20 ml acid acetic băng (TT) và 250 ml acetonitril (TT), sau đó pha loãng thành 1000 ml bằng nước.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm và 0,100 g natri octansulfonat (TT) trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5,0 mg tạp chất A chuẩn của codein trong pha động và pha loãng thành 5,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 20,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 50,0 ml bằng pha động. Pha loãng 5,ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (4): Thêm 2,5 ml dung dịch đối chiếu (1) vào 0,25 ml dung dịch thử.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 245 nm.

Tốc độ dòng: 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 10 lần thời gian lưu của codein.

Thời gian lưu tương đối so với codein (thời gian lưu khoảng 6 min): Tạp chất B khoảng 0,6; tạp chất E khoảng 0,7; tạp chất A khoảng 2,0; tạp chất C khoảng 2,3; tạp chất D khoảng 3,6.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4), độ phân giải giữa pic của codein với pic của tạp chất ít nhất là 3.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Đ tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất C với 0,25.

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1,0 %).

Tạp chất B, C, D, E: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn 2 ln diện tích pic chính trên sắc ký đ của dung dịch đối chiếu (3) (0,2 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất trừ tạp chất A không được lớn hơn 10 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 7,8-didehydro-4,5a-epoxy-3,6a-dimethoxy-17-methylmorphinan (methylcodein).

Tạp chất B: 7,8-didehydro-4,5a-epoxy-17-methylmorphinan-3,6a-diol (morphin).

Tạp chất C: 7,7′,8,8-tetradehydro-4,5a,4′,5’a-diepoxy-3,3’-dimethoxy-17,17’-dimethyl-2,2’-bimorphinanyl-6a,6’a-diol (codein dimer).

Tạp chất D: 7,8-didehydro-2-[(7,8-didehydro-4,5a-epoxy-6a-hydroxy-17-methylmorphinan-3-yl)oxy]-4,5a-epoxy-3-methoxy-17-methylmorphinan-6a-ol (3-O-(codein-2-yl)morphin).

Tạp chất E: 7,8-didehydro-4,5a-epoxy-3-methoxy-17-methylmorphinan-6a,10-diol.

Tạp chất F: 7,8-didehydro-4,5a-epoxy-3-methoxy-17-methylmorphinan-6a,14-diol.

Tạp cht G: 6,7,8,14-tetradehydro-4,5a-epoxy-3,6-dimethoxy-17-methylmorphinan (thebain).

Mất khối lượng do làm khô

Từ 4,0 % đến 6,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 10 ml acid acetic khan (TT), thêm 20 ml dioxan (TT) và 0,05 ml dung dịch tím tinh thể (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Song song làm mẫu trắng.

ml dung dịch acidpercloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 29,94 mg C18H21NO3.

Bảo quản

Trong bao bì kín tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Giảm đau, chống ho, trị tiêu chảy.

Chế phẩm

Viên nén, viên nén kết hợp.

CODEIN PHOSPHAT

Codeini phosphas

C18H21NO3.H3PO4.1/2H2(hemihydrat)

P.t.l: 406,4

Codein phosphat là 7,8-Didehydro-4,5α-epoxy-3-methoxy-17-methylmorphinan-6α-ol phosphat hemihydrat, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C18H21NO3.H3PO4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh thể nh không màu hoặc bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng.

Dễ tan trong nước, khó tan hoặc rất khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong 2 nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, E, F.

Nhóm II: B, C, D, E, F, G.

A. Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong 4 ml nước, thêm 1 ml hỗn hợp đồng thể tích dung dịch natri hydroxyd 10 M (TT) và nước. Để tạo kết tinh, có thể cọ vào thành ống nghim bằng một đũa thủy tinh và làm lạnh trong nước đá. Rửa tủa bằng nước và sấy khô ở 100 oC đế105 oC. Ph hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của tủa thu được phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại đối chiếu của codein. Chuẩn bị mẫu đo dưới dạng dĩa nén kali bromid (TT).

B. Dung dịch S: Hòa tan 1,00 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25,ml với cùng dung môi.

Pha loãng 1,0 ml dung dịch S thành 100,0 ml bằng nước. Thêm 25 ml nước, 10 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT) vào 25,0 ml dung dịch thu được và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước. Đo phổ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch trên ở dải bước sóng từ 250 nm đến 350 nm. Dung dịch ch có duy nhất một cực đại hp thụ ở bước sóng 284 nm. Độ hấp thụ riêng ở bước sóng cực đại khoảng 38, tính theo chế phẩm đã làm khô.

C. Điểm chảy của tủa thu được ở phép thử A phải từ 155 ođến 159 o(Phụ lục 6.7).

D. Thêm 1 ml acid sulfuric (TT) và 0,05 ml dung dịch sắt (III) clori1,3 % (TT) vào khoảng 10 mg chế phẩm và đun nóng trên cách thủy, sẽ xuất hiện màu xanh lam. Thê0,05 ml acid nitric (TT), màu chuyển sang đỏ.

E. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử “Mất khối lượng do làm khô”.

F. Dung dịch S phải cho phng (A) của phosphat (Phụ lục 8.1).

G. Chế phẩm phải cho phản ứng của các alcaloid (Phụ lục 8.1).

pH

Từ 4,0 đến 5,0 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để đo.

Góc quay cực riêng

Từ -98o đến -102o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Pha loãng 5,0 ml dung dịch S thành 10,0 ml bằng nước đ đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 1,08 g natri octansulfonat (TT) trong hỗn hợp gồm 20 ml acid acetic băng (TT) và 250 ml acetonitril (TT), sau đó pha loãng thành 1000 ml bằng nước.

Dung dịch thử. Hòa tan 0,100 g chế phẩm và 0,100 g natri octansulfonat (TT) trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5,0 mg tạp chất A chuẩn của codein trong pha động và pha loãng thành 5,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 20,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 50,0 ml bằng pha động. Pha loãng 5,ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (4): Thêm 2,5 ml dung dịch đối chiếu (1) vào 0,25 ml dung dịch thử.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 245 nm.

Tốc độ dòng: 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 10 lần thời gian lưu của codein.

Thời gian lưu tương đối so với codein (thời gian lưu khoảng 6 min): Tạp chất B và E khoảng 0,7; tạp chất A khoảng 2,0; tạp chất C khoảng 2,3; tạp chất D khoảng 3,6.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4), độ phân giải giữa pic của codein với pic của tạp chất ít nhất là 3,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất C với 0,25.

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1,0 %).

Tổng tạp chất B và E: Tổng diện tích pic 2 tạp này không được lớn hơn 4 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,4 %).

Tạp chất C, D: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,2 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất trừ tạp chất A không được lớn hơn 10 ln diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 7,8-didehydro-4,5α-epoxy-3,6α-dimethoxy-17-methylmorphinan (methylcodein).

Tạp chất B: 7,8-didehydro-4,5α-epoxy-17-methylmorphinan-3,6α-diol (morphin).

Tạp cht C: 7,7’,8,8’-tetradehydro-4,5α,4’,5’α-diepoxy-3,3′-dimethoxy-17,17’-dimethyl-2,2-bimorphinanyl-6α,6’α-diol (codein dimer).

Tạp chất D: 7,8-didehydro-2-[(7,8-didehydro-4,5a-epoxy-6α-hydroxy-17-methylmorphinan-3-yl)oxy]-4,5α-epoxy-3-methoxy-17-methylmorphinan-6α-ol (3-O-(codein-2-yl)morphin).

Tạp chất E: 7,8-didehydro-4,5α-epoxy-3-methoxy-17-methylmorphinan-6α,10-diol.

Tạp chất F: 7,8-didehydro-4,5α-epoxy-3-methoxy-17-methylmorphinan-6a,14-diol.

Tạp chất G: 6,7,8,14-tetradehydro-4,5α-epoxy-3,6-dimethoxy-17-methylmorphinan (thebain).

Mkhối lượng do làm khô

Từ 1,5 % đến 3,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.4.14).

Lấy 5 ml dung dịch S pha loãng thành 20 ml bằng nước cất, lấy 15 ml dung dịch thu được để đo.

Định lượng

Hòa tan 0,350 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 10 ml acid acetic khan (TT) và 20 ml dioxan (TT), dùng 0,05 ml dung dịch tím tinh thể (TT) làm chỉ thị. Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Song song làm mẫu trắng.

ml dung dịch acidpercloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 39,74 mg C18H21NO3.H3PO4.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Giảm đau, chống ho, trị tiêu chảy.

Chế phẩm

Viên nén, dung dịch uống.

COLECALCIFEROL

Cholecalciferolum

Vitamin D3

C27H44O P.t.l: 384,6

Colecalciferol là (5Z,7E)-9,10-secocholesta-5,7,10(19)-trien-3β-ol, phải chứa từ 97,0 % đến 102,0 % C27H44O.

mg colecalciferol tương đương với 40 000 IU hoạt lực vitamin D chống còi xương trên chuột.

Tính chất

Tinh thể trắng hoặc gần như trắng, dễ biến đi khi tiếp xúc với không khí, nhiệt độ và ánh sáng. Dễ tan trong ethanol 96 %, tan trong trimethylpentan và dầu béo, thực tế không tan trong nước.

Trong dung dịch, tùy thuộc vào nhiệt độ và thời gian mà có thể xảy ra hiện tượng chuyển đồng phân thuận nghịch thành pre-colecalciferol. Dung dịch trong các dung môi mà không có chất chống oxy hóa thì không ổn định, nên dùng ngay.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của colecalciferol chuẩn.

Góc quay cực riêng

Từ +105o đến +112o (Phụ lục 6.4).

Hòa tan nhanh không làm nóng 0,200 g chế phẩm trong ethanol không có aldehyd (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi. Góc quay cực của dung dịch được xác định trong thời gian không quá 30 min kể từ lúc pha.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch tránh ánh sáng và không khí, dùng ngay sau khi pha.

Pha động: Pentanol – hexan (3 : 997).

Dung dịch thử: Hòa tan không làm nóng 10,0 mg chế phẩm trong trimethylpentan (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan không làm nóng 10,0 mg colecalciferol chuẩn trong trimethylpentan (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml colecalciferol chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (cha tạp chất A) thành 5,0 ml bằng pha động. Đun nóng trong cách thủy ở 90 odưới sinh hàn hồi lưu trong 45 min và làm nguội (tạo thành pre-colecalciferol).

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 10,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 265 nm.

Tốc độ dòng: 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 5 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (2) và (3).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của colecalciterol.

Thời gian lưu tương đối so với colecalciferol (thời gian lưu khoảng 19 min): Pre-colecalciferol khong 0,5; tạp chất A khoảng 0,6.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của pre-colecalciferol và pic của tạp chất ít nhất là 1,5.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,1 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 10 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,05 %), bỏ qua pic của pre-colecalciferol.

Ghi chú:

Tạp chất A: (5E,7E)-9,10-secocholesta-5,7,10(19)-trien-3β-ol (trans-cholecalciferol, trans-vitamin D3).

Tạp chất B: cholesta-5,7-dien-3β-ol (7,8-didehydrocholesterol, provitamin D3).

Tạp chất C: 9β,10α-cholesta-5,7-dien-3β-ol (lumisterol3).

Tạp chất D: (6E)-9,10-secocholesta-5(10),6,8(14)-trien-3β-ol (iso-tachysterol3).

Tạp chất E: (6E)-9,10-secocholesta-5(10),6,8-trien-3β-ol (tachysterol3).

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1).

Tính hàm lượng của C27H44trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng của C27H44trong colecalciferol chuẩn.

Bảo quản

Colecalciferol được bảo quản trong bình kín, dưới lớp khí nitrogen, tránh ánh sáng và ở nhiệt độ 2 ođến oC. Khi đã m bình phải dùng ngay.

Loại thuốc

Vitamin.

Chế phẩm

Viên nén, Thuốc uống dạng giọt.

Viên nén calci và colecalciferol.

CORTISON ACETAT

Cortisoni acetas

C23H30O6

P.t.l: 402,5

Cortison acetat là 17,21-dihydroxypregn-4-en-3,11,20- trion 21-acetat, chứa từ 97,0 % đến 103,0 % C23H30O6tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, đa hình, thực tế không tan trong nước, dễ tan trong methylen clorid, tan trong dioxan, hơi tan trong aceton, khó tan trong ethanol 96 %, ether và methanol.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

NhóI: A, B.

Nhóm II: C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của cortison acetat chuẩn. Nếu phổ của chất chuẩn và chế phẩm được đo ở trạng thái rắn có sự khác nhau thì ghi lại phổ của dung dịch 5 % của chuẩn và chế phẩm trong methylen clorid (TT) trong cốc đo 0,2 mm.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel F254.

Dung môi khai triển: Trộn đều hỗn hợp gồm 1,2 thể tích nước, 8 thể tích methanol (TT) với hỗn hợp gồm 15 thể tích ether (TT) và 77 thể tích methylen clorid (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong hỗn hợp methanol – methylen clorid (1 : 9), pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg cortison acetat chuẩn trong hỗn hợp methanol – methylen clorid (1 : 9) ri pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg hydrocortison acetat chuẩn trong dung dịch đối chiếu (1) và pha loãng thành 10 ml bằng dung dịch đối chiếu (1).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl của mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Để bản mỏng khô ngoài không khí và soi dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí và kích thước của vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 120 otrong 10 min hoặc đến khi xuất hiện vết. Đ nguội. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng ban ngày và tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc dưới ánh sáng ban ngày, huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại 365 nm và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi dung dịch đối chiếu (2) cho 2 vết tách rõ ràng.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel F254.

Dung môi khai triển: Trộn đều hỗn hợp gồm 1,2 thể tích nước, 8 thể tích methanol (TT) với hỗn hợp gồm 15 thể tích ether (TT) và 77 thể tích methylen clorid (TT).

Dung dịch thử (1)Hòa tan 25 mg chế phẩm trong methanol (TT) bằng cách đun nóng nhẹ và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi. Dung dịch này cũng được dùng để chuẩn bị dung dịch thử (2). Pha loãng 2 ml dung dịch trên thành 10 ml với methylen clorid (TT).

Dung dịch thử (2): Chuyển 2 ml dung dịch thu được trong quá trình chuẩn bị của dung dịch thử (1) vào ống nghiệm thy tinh dung tích 15 ml có nút mài hoặc nắp bằng polytetrafluoroethylen, thêm 10 ml dung dịch bão hòa kali hydrocarbonat trong methanol (TT) và ngay lập tức cho một luồng khí nitrogen đi nhanh qua dung dịch trong 5 min, đậy nắp ống nghiệm. Đun nóng trong cách thủy ở 45 oC, tránh ánh sáng trong 2 h 30 min. Để nguội.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 25 mg cortison acetat chuẩn trong methanol (TT) bằng cách làm nóng nhẹ và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi. Dung dịch này cũng được dùng để chuẩn bị dung dịch đối chiếu (2). Pha loãng 2 ml dung dịch trên thành 10 ml với methylen clorid (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Chuyển 2 ml dung dịch thu được trong quá trình chuẩn bị của dung dịch đối chiếu (1) vào một ống nghiệm thủy tinh có dung tích 15 ml có nút mài hoặc nắp bằng polytetra fluoroethylen, thêm 10 ml dung dịch bão hòa kali hydrocarbonat trong methanol (TT) và ngay lập tức cho một luồng khí nitrogen đi nhanh qua dung dịch trong 5 min, đậy nắp ống nghiệm. Đun nóng trong cách thủy ở 45 oC, tránh ánh sáng trong 2 h 30 min. Để nguội.

Cách tiến hành:

Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Để bản mỏng khô ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên mỗi sắc ký đồ thu được của các dung dịch thử phải giống về vị trí, kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu tương ứng. Phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric trong ethanol (TT)Sấy bản mỏng ở 120 otrong 10 min hoặc tới khi vết xuất hiện. Để nguội. Quan sát dưới ánh sáng ban ngày và ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết chính thu được trên mỗi sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc dưới ánh sáng ban ngày, huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu tương ứng. Những vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) và dung dịch đối chiếu (2) có giá trị Rf thấp hơn so với giá trị Rf của vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1) và dung dịch đối chiếu (1).

D. Thêm 2 mg chế phẩm vào 2 ml acid sulfuric (TT) và lắc cho tan. Trong vòng 5 min, màu vàng nhạt xuất hiện. Thêm vào dung dịch trên 10 ml nước và trộn đều. Màu bị biến mất và dung dịch vẫn trong.

E. Khoảng 10 mg chế phẩm cho phản ứng đặc trưng của nhóm acetyl (Phụ lục 8.1).

Góc quay cực riêng

Từ +211o đến +220o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong dioxan (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Trộn đều 400 ml acetonitril (TT) với 550 ml nước và để cân bằng; điều chỉnh thể tích đến 1000 ml bng nước và trộn đều lại.

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 2 mg cortison acetat chuẩn và 2 mg hydrocortison acetat chuẩn trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh là octadecyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Cân bằng cột với pha động ở tốc độ dòng 1 ml/min trong khoảng thời gian 30 min.

Tiến hành sắc ký dung dịch đối chiếu (2), điều chỉnh độ nhạy sao cho chiều cao của pic chính trong sắc ký đồ không dưới 50 % của thang đo.

Tiến hành sắc ký dung dịch đối chiếu (1), thời gian lưu của hydrocortison acetat khoảng 10 min và của cortison acetat khoảng 12 min. Phép thử chỉ có giá trị khi hệ số phân giải giữa pic tương ứng với hydrocortison acetat và cortison acetat ít nhất là 4,2; nếu cần thiết, điều chỉnh nồng độ acetonitril trong pha động.

Tiến hành chạy sắc ký dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (2) trong khoảng thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của pic chính.

Giới hạn: Trong sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích của bất kỳ pic nào ngoài pic chính không được lớn hơn 0,5 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Tổng diện tích của tất cả các pic phụ không được lớn hơn 1,5 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1,5 %).

Bỏ qua bất kỳ pic phụ nào có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 100 ođến 105 oC).

Định lượng

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng cùng dung môi. Hút 2,0 ml dung dịch trên, pha loãng thành 100,0 ml bằng ethanol 96 % (TT). Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch ở bước sóng cực đại 237 nm. Tính hàm lượng C23H30O6 theo (1 %, 1 cm), với độ hấp thụ riêng là 395.

Bảo quản

Trong lọ kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc chống viêm dạng steroid.

Chế phẩm

Viên nén.

CYANOCOBALAMIN

Cyanocobalaminum

C63H88CoN14O14P

P.t.l: 1355,0

Cyanocobalamin là α-(5,6-dimethylbenzimidazol-1-yl)cobamid cyanid, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C63H88CoN14O14P, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh hoặc tinh thể màu đỏ đậm, hơi tan trong nước và trong ethanol 96 %, thực tế không tan trong aceton và trong ether. Dạng khan rất hút ẩm.

Định tính

A. Hòa tan 2,5 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Phổ hấp thụ tử ngoại và khả kiến (Phụ lục 4.1) của dung dịch trên trong khoảng dải sóng từ 260 nm đến 610 nm có 3 cực đại hấp thụ ở 278 nm, 361 nm và 547 nm đến 559 nm. Tỷ số độ hấp thụ cực đại ở 361 nm so với độ hấp thụ cực đại ở 547 nm đến 559 nm từ 3,15 đến 3,45. Tỷ số độ hấp thụ cực đại ở 361 nm so với độ hấp thụ ở 278 nm từ 1,70 đến 1,90.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4). Quá trình sắc ký được tiến hành tránh ánh sáng.

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Dung dịch amoniac 10% – methanol – dicloromethan (9 : 30 : 45).

Dung dịch thử: Hòa tan 2 mg chế phẩm trong 1 ml hỗn hợp đồng thể tích ethanol 96 % (TT) và nước.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 2 mg cyanocobalamin chuẩn trong 1 ml hỗn hợp đồng thể tích ethanol 96 % (TT) và nước.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký trong bình sắc ký không bão hòa dung môi đến khi dung môi đi được 12 cm. Để bản mỏng khô ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng ban ngàyVết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu về vị trí, màu sắc và kích thước.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Trộn 26,5 thể tích methanol (TT) với 73,5 thể tích dung dịch dinatri hydrophosphat 1,0 %, điều chỉnh đến pH 3,5 bằng acid phosphoric (TT). Pha động này ch dùng được trong thời gian 2 ngày.

Dung dịch thử: Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Dùng trong vòng 1 h.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 3,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Dùng trong vòng 1 h.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử thành 50,0 ml bằng pha động. Ly 1,0 ml dung dịch này pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động. Dùng trong vòng 1 h.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong 10 ml nước, làm nóng nếu cần thiết. Để nguội và thêm 5 ml dung dịch cloramin T 0,1 % và 0,5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,05 M (TT). Pha loãng thành 25 ml bằng nước. Lc và để yên trong 5 min. Pha loãng 1,0 ml dung dịch này thành 10,0 ml bằng pha động và tiêm ngay.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4 mm) được nhồi octylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 361 nm.

Tốc độ dòng: 0,8 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gp 3 lần thời gian lưu của cyanocobalamin.

Phép thử này chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải có 2 pic chính với độ phân giải giữa 2 pic này ít nhất là 2,5, và trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) có 1 pic chính mà tỷ số giữa chiều cao của pic này so với độ nhiễu đường nền không nhỏ hơn 5.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Tổng diện tích của các pic phụ không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (3,0 %).

Bỏ qua tất cả các pic có diện tích nhỏ hơn diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 12,0 % (Phụ lục 9.6).

(20,00 mg; áp suất giảm; phospho pentoxyd; 100 ođến 105 oC; 2 h).

Định lượng

Hòa tan 25,00 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 1000,0 ml với cùng dung môi. Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch trên ở bước sóng cực đại 361 nm. Tính hàm lượng C63H88CoN14O14P theo (1 %, 1 cm), ly 207 là giá trị (1 %, 1 cm) ở bước sóng 361 nm.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Vitamin.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc tiêm.

CYPROHEPTADIN HYDROCLORID

Cyproheptadini hydrochloridum

C21H21N.HCl.3/2H2O

P.t.l: 350,9

Cyproheptadin hydroclorid là 4-(5H-dibenzo[a,d][7]anulen-1-methylpiperidin hydroclorid sesquihydrat, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C21H21N.HCl, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc vàng nhạt. Khó tan trong nước, dễ tan trong methanol, hơi tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của cyproheptadin hydroclorid chuẩn.

B. Dung dịch chế phẩm bão hòa trong nước cho phản ứng (B) của clorid (Phụ lục 8.1).

Giới hạn acid

Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi. Thêm 0,1 ml dung dịch đỏ methyl (TT). Dung dịch sẽ chuyển màu khi thêm không quá 0,15 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Dung dịch đệm pH 4,5: Hòa tan 6,12 g kali dihydrophosphat (TT) trong 900 ml nước, điều chỉnh đến pH 4,5 bằng acid phosphoric (TT) và thêm nước vừa đ 1000 ml.

Pha động A: Dung dịch đệm pH 4,5 : acetonitril dùng trong phương pháp sắc ký (60 : 40).

Pha động B: Dung dịch đệm pH 4,5 : acetonitril dùng trong phương pháp sắc ký (40 : 60).

Dung dịch thử: Hòa tan 40,0 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động A. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 2,0 mg dibenzocyclohepten chuẩn (tạp chất A); 2,0 mg dibenzosuberon chuẩn (tạp chất B) và 2,0 mg tạp chất C chuẩn của cyproheptadin trong pha động A, thêm 1,0 ml dung dịch thử và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 10,0 ml bằng pha động A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh B (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 230 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0 – 10,0

100

0

10,0 – 10,1

100 → 0

0 → 100

10,1 – 35

0

100

Thời gian lưu tương đối so với cyproheptadin (thời gian lưu khoảng 8 min): Tạp chất C khoảng 0,7; tạp chất B khoảng 2,6; tạp chất A khoảng 3,9.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất và pic của cyproheptadin ít nhất là 7,0.

Giới hạn:

Tạp chất A, B, C: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic tương ứng trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05%).

Ghi chú:

Tạp chất A: 5H-dibenzo[a,d][7]annulen (dibenzocyclohepten).

Tạp cht B: 10,11-dihydro-5H-dibenzo[a,d][7]annulen-5-on (dibenzosuberon).

Tạp chất C: 5-(1-methylpiperidin-4-yl)-5H-dibenzo[a,d][7]annulen-5-ol.

Nước

Từ 7,0 % đến 9,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,200 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 5,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) và 50 ml ethanol 96 % (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Đọc thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) được thêm vào giữa hai điểm uốn.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 32,39 mg C21H21N.HCl.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Công dụng

Kháng histamin H1.

Chế phẩm

Viên nén.

DAPSON

Dapsonum

C12H12N2O2S

P.t.l: 248,3

Dapson là 4,4’-sulphonyldianilin, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C12H12N2O2S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc trắng hơi vàng, không mùi. Rất khó tan trong nước, dễ tan trong aceton, dễ tan trong các dung dịch acid vô cơ loãng, hơi tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch này thành 100,0 ml với methanol (TT). Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) trong khoảng bước sóng từ 230 nm đến 350 nm của dung dịch này có hai cực đại hấp thụ ở bước sóng 260 nm và 295 nm. (1 %, 1 cm) ở bước sóng 260 nm từ 700 đến 760 và ở bước sóng 295 nm từ 1150 đến 1250.

B. Trong phần Tạp chất liên quan, vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải tương tự v vị trí, màu sắc và kích thước so với vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

C. Điểm chảy: 175 ođến 181 o(Phụ lục 6.7).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Amoniac đậm đặc – methanol – ethyl acetat – heptan (1 : 6 : 20 : 20).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml bằng methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg dapson chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (2) thành 10 ml bằng methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 2 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 10 ml bằng methanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 1 µl dung dịch thử (2), 1 µl dung dịch đối chiếu (1), 10 µl dung dịch thử (1), 10 µl dung dịch đối chiếu (2), 10 µl dung dịch đối chiếu (3). Triển khai sắc ký trong bình không bão hòa tới khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí. Phun lần lượt dung dịch natri nitrit 0,5 % trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 N và trên bản sắc ký đang ướt, phun tiếp dung dịch naphthylethylendiamin dihydroclorid 0,1 %. Quan sát dưới ánh sáng ban ngày. Bất kỳ vết nào, trừ vết chính, trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1) không được đậm màu hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1,0 %) và không quá 2 vết như vậy đậm màu hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,2 %).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 50 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), thêm 3,0 g kali bromid (TT), làm lạnh trong nước đá và chuẩn độ chậm bằng dung dịch natri nitrit 0,1 M (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch natri nitrit 0,1 M (CĐ) tương đương với 12,42 mg C12H12N2O2S.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc điều trị phong.

Chế phẩm

Viên nén.

DEXAMETHASON

Dexamethasonum

C22H29FO5

P.t.l: 392,5

Dexamethason là 9-fluoro-11β,17,21-trihydroxy-16α-methylpregna-1,4-dien-3,20-dion, phải chứa từ 97,0 % đến 103,0 % C22H29FO5, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng.

Thực tế không tan trong nước, hơi tan trong ethanol khan, khó tan trong methylen clorid.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của dexamethason chuẩn.

B. Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Lấy 2,0 ml dung dịch thu được cho vào ống nghiệm thủy tinh có nút mài, thêm 10,0 ml dung dịch phenylhydrazin – acid sulfuric (TT), trộn đều và đun nóng trong cách thủy ở 60 otrong 20 min. Làm nguội ngay. Độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được đo ở bước sóng cực đại 419 nm không được nhỏ hơn 0,4.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Butanol bão hòa nước – toluen – ether (5 : 10 : 85).

Hỗn hợp dung môi: Methanol – methylen clorid (1 : 9).

Dung dịch thử. Hòa tan 10 mg chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg dexamethason chuẩn trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg betamethason chuẩn trong dung dịch đối chiếu (1) và pha loãng thành 10 ml bằng dung dịch đối chiếu (1).

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 2/3 bản mỏng. Để bản mỏng khô ngoài không khí và kiểm tra dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính thu được trên sắc ký đ của dung dịch thử phải tương tự về vị trí và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 120 otrong khoảng 10 min hoặc đến khi xuất hiện các vết. Để nguội. Quan sát dưới ánh sáng ban ngày và ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết chính thu được trong sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc khi quan sát dưới ánh sáng ban ngày, huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại ở 365 nm và kích thước với vết chính thu được từ dung dịch đối chiếu (1). Phép thử ch có giá trị khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho 2 vết, tuy vậy 2 vết này có thể không tách rời nhau hoàn toàn.

D. Thêm khoảng 2 mg chế phẩm vào 2 ml acid sulfuric (TT) và lắc để hòa tan. Trong vòng 5 min, màu nâu đỏ nhạt xuất hiện. Cho dung dịch trên vào 10 ml nước  trộn đều, màu biến mất.

E. Trộn khoảng 5 mg chế phẩm với 45 mg magnesi oxyd nặng (TT) và nung trong chén nung đến khi thu được cắn gần như trắng hoàn toàn (thường dưới 5 min). Để nguội, thêm 1 ml nước, 0,05 ml dung dịch phenolphtalein (TT1) và khoảng 1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) đ làm mt màu dung dịch, lọc. Thêm 1 ml dịch lọc vào một hỗn hợp mới pha gồm 0,1 ml dung dịch alizarin S (TT) và 0,1 ml dung dịch zirconyl nitrat (TT). Trộn đều và để yên 5 min, so sánh màu của dung dịch thu được với màu của một mẫu trắng được chuẩn bị trong cùng điều kiện. Dung dịch thử có màu vàng và dung dịch mu trắng có màu đ.

Góc quay cực riêng

Từ +86o đến +92o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 25,0 ml vi cùng dung môi để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Trộn đều 250 ml acetonitril (TT) với 700 ml nước và để cho cân bằng, thêm nước vừa đủ 1000 ml và trộn đều.

Pha động B: Acetonitril (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong 1,5 ml acetonitril (TT) và 5 ml pha động A, siêu âm cho đến khi chế phẩm tan hoàn toàn, pha loãng thành 10,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5 mg dexamethason chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa tạp chất B, F, G) trong 0,5 ml acetonitril (TT), thêm 1 ml pha động A và siêu âm cho đến khi chế phẩm tan hoàn toàn và pha loãng thành 2,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động A. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động A.

Điều kiện sắc ký.

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Nhiệt độ cột: 45 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,2 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0 – 15

100

0

15 – 40

100  0

0  100

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo dexamethason chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic của tạp chất B, F, G.

Thời gian lưu tương đối so với dexamethason (thời gian lưu khoảng 15 min): Tạp chất B khoảng 0,94; tạp chất F khoảng 1,5; tạp chất G khoảng 1,7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), tỷ số đỉnh – hõm (Hp/Hv) ít nhất là 2,0; trong đó Hp là chiều cao đỉnh pic tạp chất B so với đường nền và Hv là chiều cao tính từ đường nền lên đến đáy hõm giữa pic tạp chất B và dexamethason.

Giới hạn:

Tạp chất G: Diện tích pic tạp chất G không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,3 %).

Tạp chất B, F: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tng diện tích pic của tất c các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 14-fluoro-11β,17,21-trihydroxy-16α-methylpregna-1,4-dien-3,20-dion.

Tạp chất B: 9-fluoro-11β,17,21-trihydroxy-16β-methylpregna-1,4-dien-3,20-dion (betamethason).

Tạp chất C: 9-fluoro-1,17,21-trihydroxy-16α-methylpregn-4-en-3,20-dion.

Tạp chất D: 17,21-dihydroxy-16α-methyl-9β,1-epoxypregna-1,4-dien-3,20-dion.

Tạp chất E. 17,21-dihydroxy-16α-methylpregna-1,4,9(11)-trien-3,20-dion.

Tạp chất F: 9-fluoro-11β,21-dihydroxy-16α-methylpregna-1,4-dien-3,20-dion.

Tạp chất G: 9-fluoro-1,17-dihydroxy-16α-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-21-yl acetat (dexamethason acetat).

Tạp chất H: 17-hydroxy-16α-methyl-3,20-dioxopregna-1,4,9(11)-trien-21-yl acetat.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 105 oC).

Định lượng

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch trên thành 100,0 ml bằng ethanol 96 % (TT) và đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) ở bước sóng cực đại 238,5 nm. Tính hàm lượng C22H29FO5 theo A (1 %, 1 cm), lấy giá trị (1 %, 1 cm) của dexamethason ở bước sóng 238,5 nm là 394.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Glucocorticoid.

Chế phẩm

Viên nén, hỗn dịch nh mắt.

DEXAMETHASON ACETAT

Dexamethasoni acetas

C24H31FO6 P.t.l: 434,5

Dexamethason acetat là 9-fluoro-11β,17-dihydroxy-16α-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-21-yl acetat, phải chứa từ 97,0 % đến 103,0 % C24H31FO6, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, đa hình.

Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %, khó tan trong methylen clorid.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C.

NhóII: B, C, D, E, F.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của dexamethason acetat chuẩn. Nếu phổ thu được của mẫu thử và mẫu chuẩn ở trạng thái rắn khác nhau thì hòa tan riêng biệt chế phẩm và chất chuẩn trong methylen clorid (TT), bay hơi đến khô, đo ph mới của cắn thu được.

B. Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Lấy 2,0 ml dung dịch thu được cho vào ống nghiệm thủy tinh có nút mài, thêm 10,0 mdung dịch phenylhydrazin – acid sulfuric (TT), trộn đều và đun nóng trong cách thủy ở 60 otrong 20 min. Làm nguội ngay. Độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được đo ở bước sóng cực đại 419 nm không được nhỏ hơn 0,35.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Trộn đều hỗn hợp gồm 1,2 thể tích nước và 8 thể tích methanol (TT) và hỗn hợp gồm 15 thể tích ether (TT) và 77 thể tích methylen clorid (TT).

Hỗn hợp dung môi: Methanol – methylen clorid (1 : 9).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong 10 ml hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg dexamethason acetat chuẩn trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg cortison acetat (TT) trong dung dịch đối chiếu (1) và pha loãng thành 10 ml bằng dung dịch đối chiếu (1).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 3/4 bản mỏng. Để bản mỏng khô ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính của dung dịch thử phải giống về vị trí và kích thước với vết chính của dung dịch đối chiếu (1).

Phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 120 otrong khoảng 10 min hoặc đến khi xuất hiện các vết. Để nguội. Quan sát dưới ánh sáng ban ngày và ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết chính thu được trong sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc dưới ánh sáng ban ngày, huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại ở 365 nm, và kích thước với vết chính thu được từ dung dịch đối chiếu (1). Phép thử ch có giá trị khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho 2 vết tách riêng biệt rõ.

D. Thêm khoảng 2 mg chế phẩm vào 2 ml acid sulfuric (TT) và lắc để hòa tan. Trong vòng 5 min, màu nâu đ nhạt xuất hiện. Cho dung dịch trên vào 10 ml nước và trộn đều. Màu biến mất và dung dịch vẫn trong.

E. Trộn khoảng 5 mg chế phẩm với 45 mg magnesi oxyd nặng (TT) và nung trong chén nung đến khi thu được cắn gần như trắng hoàn toàn (thường dưới 5 min). Để nguội, thêm 1 ml nước, 0,05 ml dung dịch phenolphtalein (TT1) và khoảng 1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) để làm mất màu dung dịch, lọc. Thêm 1 ml dịch lọc vào một hỗn hợp mới pha gồm 0,1 ml dung dịch alizarin S (TT) và 0,1 ml dung dịch zirconyl nitrat (TT). Trộn đều và để yên 5 min, so sánh màu của dung dịch thu được vi màu của một mẫu trắng được pha chế trong cùng điều kiện. Dung dịch thử có màu vàng và dung dịch mẫu trắng có màu đỏ.

F. Khoảng 10 mg chế phẩm cho phản ứng của nhóacetyl (Phụ lục 8.1).

Góc quay cực riêng

Từ +94o đến +99o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Tiến hành trong điều kiện tránh ánh sáng.

Pha động: Trộn đều 380 ml acetonitril (TT) với 550 ml nước và để cho cân bằng, thêm nước vừa đ 1000 ml và trộn đều.

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong 4 macetonitril (TT) và pha loãng thành 10,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 2 mg dexamethason chuẩn (tạp chất A) và 2 mg betamethason acetat chuẩn (tạp chất D) trong 100,0 ml pha động, siêu âm khoảng 10 min (dung dịch A). Pha loãng 6,0 ml dung dịch thử và 1,0 ml dung dịch A thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan tạp chất E chuẩn của dexamethason acetat có trong 1 lọ chuẩn trong 1,0 ml pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2,5 lần thời gian lưu của dexamethason acetat.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) đ xác định pic của tạp chất A và tạp chất D, sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất E.

Thời gian lưu tương đối so với dexamethason acetat (thời gian lưu khoảng 22 min): Tạp chất A khoảng 0,4; tạp chất D khoảng 0,9; tạp chất E khoảng 1,2.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất D và pic của dexamethason acetat ít nhất là 3,3.

Giới hạn:

Tạp chất D: Diện tích pic tạp chất D không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,3 %).

Tạp chất A, E: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đ của dung dịch đối chiếu (5) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 9-fluoro-1,17,21-trihydroxy-16α-methylpregna-1,4-dien-3,20-dion (dexamethason).

Tạp chất B: 14-fluoro-1,17-dihydroxy-16α-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-21-yl acetat.

Tạp chất C: 9-fluoro-1,17β-dihydroxy-16α-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-21-yl acetat.

Tạp chất D: 9-fluoro-11β,17-dihydroxy-16β-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-21-ylacetat (betamethason acetat).

Tạp chất E: 9-fluoro-1,17-dihydroxy-16α-methyl-3,20-dioxopregn-4-en-21-yl acetat.

Tạp chất F: 17-hydroxy-16α-methyl-3,20-dioxo-9 β,11β-epoxypregna-1,4-dien-21-yl acetat.

Tạp chất G: 9-fluoro-11β-hydroxy-16α-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-21-yl acetat.

Tạp chất H: 17-hydroxy-16α-methyl-3,20-dioxopregna-1,4,9(11)-trien-21-yl acetat.

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; chân không; 105 oC).

Định lượng

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch trên với ethanol 96 % (TT) thành 100,0 ml. Đo độ hấp thụ của dung dịch thu được (Phụ lục 4.1) ở bước sóng cực đại 238,5 nm. Tính hàm lượng C24H31FO6 theo A (1 %, 1 cm), lấy giá trị A (1 %, 1 cm) của dexamethason acetat ở bước sóng 238,5 nm là 357.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Glucocorticoid.

Chế phẩm

Hỗn dịch tiêm.

DEXAMETHASON NATRI PHOSPHAT

Dexamethasoni natrii phosphas

C22H28FNa2O8P

P.t.l: 516,4

Dexamethason natri phosphat là 9-fluoro-11β,17-dihydroxy-16α-methyl-3, 20-dioxopregna-1,4-dien-21-yl dinatri phosphat, phải chứa từ 97,0 % đến 102,0 % C22H28FNa2O8P, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng, đa hình, rất dễ hút ẩm. Dễ tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 %, thực tế không tan trong methylen clorid.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, G.

NhóII: B, C, D, E, F.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của dexamethason natri phosphat chuẩn. Nếu phổ thu được của mẫu thử và mẫu chuẩn ở trạng thái rắn không ging nhau thì hòa tan riêng biệt chế phẩm và chất chuẩn trong một thể tích tối thiểu ethanol 96 % (TT), làm bay hơi đến khô trên cách thủy và ghi lại phổ mới của cắn thu được.

B. Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong 5 ml nước và pha loãng thành 100,0 ml với ethanol (TT). Lấy 2,0 ml dung dịch thu được cho vào ống nghiệm thủy tinh tròn có nút mài, thêm 10,0 mdung dịch phenylhydrazin – acid sulfuric (TT), trộn đều và đun nóng trong cách thủy ở 60 otrong 20 min. Làm nguội ngay. Độ hp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được đo ở bước sóng cực đại 419 nm không được nhỏ hơn 0,20.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Acid acetic băng – nước – butanol (2 : 2 : 6).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg dexamethason natri phosphat chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg prednisolon natri phosphat chuẩn trong dung dịch đối chiếu (1) và pha loãng thành 10 ml bằng dung dịch đối chiếu (1).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 3/4 chiều dài bản mỏng. Để bản mỏng khô ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 120 otrong khoảng 10 min hoặc đến khi vết xuất hiện. Đ nguội. Quan sát dưới ánh sáng ban ngày và ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc dưới ánh sáng ban ngày, huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm và kích thước với vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử ch có giá trị khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho 2 vết, tuy nhiên 2 vết này có thể không tách rời nhau hoàn toàn.

D. Thêm khoảng 2 mg chế phẩm vào 2 ml acid sulfuric (TT) và lắc để hòa tan. Trong vòng 5 min, một màu nâu vàng nhạt xuất hiện. Cho dung dịch trên vào 10 ml nước và trộn đều. Màu nhạt dn và dung dịch vẫn trong.

E. Trộn khoảng 5 mg chế phẩm với 45 mg magnesi oxyd nặng (TT) và nung trong chén nung đến khi thu được cắn gần như trắng hoàn toàn (thường dưới 5 min). Để nguội, thêm 1 ml nước, 0,05 ml dung dịch phenolphtalein (TT1và khoảng 1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) để làm mất màu dung dịch, lọc. Thêm 1 ml dịch lọc vào một hỗn hợp mới pha gồm 0,1 ml dung dịch alizarin S (TT) và 0,1 ml dung dịch zirconyl nitrat (TT). Trộn đều và để yên 5 min, so sánh màu của dung dịch thu được với màu của một mẫu trắng được chuẩn bị trong cùng điều kiện. Dung dịch thử có màu vàng và dung dịch mu trắng có màu đ.

F. Thêm vào 40 mg chế phẩm 2 ml acid sulfuric (TT) và đun nhẹ cho đến khi khói trng bay lên, thêm từng giọt acid nitric (TT), tiếp tục đun nóng cho đến khi dung dịch gần như không màu, làm nguội. Thêm 2 ml nước, đun cho đến khi khói trắng bay lên một lần nữa, làm nguội, thêm 10 ml nước và trung tính hóa bằng dung dịch amoniac loãng (TT) dùng giấy quỳ đỏ (TT) làm chỉ thị. Dung dịch thu được cho phản ứng (A) của natri và phản ứng (B) của phosphat (Phụ lục 8.1).

G. Trong phần Định lượng, pic chính trên sắc ký đ của dung dịch thử phải có thời gian lưu và có diện tích pic tương ứng với pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm màu hơn màu mu N7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Từ 7,5 đến 9,5 (Phụ lục 6.2).

Pha loãng 1 ml dung dịch S thành 5 ml với nước không có carbon dioxyd (TT) đ đo.

Góc quay cực riêng

Từ +75o đến +83o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Dung dịch A: Hòa tan 7,0 g amoni acetat (TT) trong 1000 ml nước.

Pha động A: Trộn đều 300 ml dung dịch A và 350 ml nước điều chỉnh đến pH 3,8 bng acid acetic (TT) sau đó thêm 350 ml methanol (TT).

Pha động A: Điều chỉnh 300 ml dung dịch A đến pH 4,0 bằng acid acetic (TT) sau đó thêm 700 ml methanol (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm bằng pha động A và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 2 mg betamethason natri phosphat chuẩn (tạp chất B) và 2 mg dexamethason natri phosphat chuẩn trong pha động A và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 2 mg dexamethason natri phosphat chuẩn dùng để định tính pic (chứa tạp chất A, C, D, E, F và G) trong pha động A và pha loãng thành 2,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động A. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động A.

Điều kiện sắc ký.

Cột kích thước (12,5 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Nhiệt độ cột: 30 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0 – 3,5

90

0

3,5  23,5

90 → 60

10 – 40

23,5 – 34,5

60 → 5

40 → 95

34,5 – 50

5

95

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo dexamethason natri phosphat chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của các tạp chất A, C, D, E, F và G. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic của tạp chất B.

Thời gian lưu tương đối so với dexamethason natri phosphat (thời gian lưu khoảng 22 min): Tạp chất C khoảng 0,5; tạp chất D khoảng 0,6; tạp chất E khoảng 0,8; tạp chất F khoảng 0,92; tạp chất B khoảng 0,95; tạp chất khoảng 1,37; tạp chất G khoảng 1,41.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất B và pic của dexamethason natri phosphat ít nhất là 2,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất A với 0,75.

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A đã hiệu chỉnh không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,5 %).

Tạp chất G: Diện tích pic tạp chất G không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,3 %).

Tạp chất B, C, D, E, F: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,2 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 10 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %).

Bỏ qua những pic cỏ diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 9-fluoro-1,17,21-trihydroxy-16α-methylpregna-1,4-dien-3,20-dion (dexamethason).

Tập cht B: 9-fluoro-1,17-dihydroxy-16β-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-21-yl dihydrogen phosphat (betamethason phosphat).

Tạp chất C, D, E, F: Với mỗi tạp chất, là một hay nhiều đng phân đối quang của (9-fluoro-1,17α-dihydroxy-16-methyl-3,17-dioxo-D-homo-androsta-1,4-dien-17α-yl)methyl dihydrogen phosphat (không xác định được hóa học lp thể ở C-16 và C-17α), hoặc (9-fluoro-11β,17-dihydroxy-16α-methyl-3,17α-dioxo-D-homo-androsta-1,4-dien-17-yl)methyl dihydrogen phosphat (không xác định được hóa học lập thể ở C-17).

Tạp chất G: Acid 9-fluoro-11β,17-dihydroxy-16α-methyl-3-oxoandrosta-1,4-dien-17β-carboxylic.

Tạp chất H: 9-fluoro-1,17-dihydroxy-16α-methyl-3,20-dioxopregn-4-en-21-yl dihydrogen phosphat.

Phosphat vô cơ

Không được quá 1 %.

Hòa tan 50 mg chế phẩm trong 100 ml nước. Thêm vào 10 ml dung dịch này 5 ml thuốc thử molybdovanadic (TT), trộn đều và để yên trong 5 min. Màu vàng của dung dịch không được đậm hơn màu vàng của mẫu đối chiếu được chuẩn bị đồng thời và theo cách tương tự với 10 ml dung dịch phosphat mẫu 5 phần triệu PO4 (TT).

Ethanol

Không được quá 3,0 % (kl/kl).

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch chuẩn nội: Pha loãng 1,0 ml propanol (TT) thành 100,0 ml bằng nước.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong 5,0 ml dung dịch chuẩn nội và pha loãng thành 10,0 ml bằng nước.

Dung dịch chuẩn: Pha loãng 1,0 g ethanol (TT) thành 100,0 ml bằng nước. Lấy 2,0 ml dung dịch thu được, thêm vào 5,0 ml dung dịch chuẩn nội và pha loãng thành 10,0 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột (1 m x 3,2 mm) được nhồi ethylvinylbenzen-divinylbenzen copolymer (150 µm đến 180 µm).

Khí mang là nitrogen dùng cho sắc ký khí, lưu lượng 30 ml/min.

Detector ion hóa ngọn lửa.

Duy trì nhiệt độ cột ở 150 oC, nhiệt độ của buồng tiêm 250 ovà nhiệt độ detector 280 oC.

Thể tích tiêm: 2 µl.

Ethanol và nước

Xác định hàm lượng nước (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,200 g chế phẩm.

Tổng hàm lượng phần trăm của ethanol tìm thấy ở phép thử ethanol và hàm lượng phần trăm nước không được quá 13,0 % (kl/kl).

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Trộn đều 520 ml nước với 2ml acid phosphoric (TT), điều chỉnh nhiệt độ dung dịch đến 20 ovà chỉnh đến pH 2,6 bằng natri hydroxyd (TT). Trộn dung dịch thu được với 36 ml tetrahydrofuran (TT) và 364 ml methanol (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 30,0 mg chế phẩm bằng pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bng pha động.

Dung dịch chuẩn (1): Hòa tan 2 mg dexamethason chuẩn (tạp chất A) và 2 mg dexamethason natri phosphat chuẩn trong 2 ml tetrahydrofuran (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng pha động

Dung dịch chuẩn (2): Hòa tan 30,0 mg dexamethason natri phosphat chuẩn trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (7 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3 lần thời gian lưu của dexamethason natri phosphat.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch chuẩn (1) để xác định pic của tạp chất A.

Thời gian lưu tương đối so với dexamethason natri phosphat (thời gian lưu khoảng 8 min) của tạp chất A khoảng 2,0.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn (1), độ phân giải giữa pic của dexamethason natri phosphat và pic của tạp chất A ít nhất là 6,0.

Tính hàm lượng phần trăm của C22H28FNa2O8P trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn (2) và hàm lượng của C22H28FNa2O8P trong dexamethason natri phosphat chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Glucocorticoid.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt.

DEXCLORPHENIRAMIN MALEAT

Dexclorpheniramini maleas

C16H19ClN2.C4H4O4

P.t.l: 390,9

Dexclorpheniramin maleat là (3S)-3-(4-clorophe-nyl)-N,N-dimethyl-3-(pyridin-2-yl)propan-1-amin (Z)-butandioat, phải chứa từ 98,0 % đền 100,5 % C16H19ClN2.C4H4O4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng. Rất tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %, methanol và methylen clorid.

Định tính

Có thể chọn 1 trong 2 nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C, E.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại của chế phẩm (Phụ lục 4.2) phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của dexclorpheniramin maleat chuẩn.

B. Điểm chảy từ 110 ođến 115 o(Phụ lục 6.7).

C. Chế phẩm phải đáp ứng phép thư Góc quay cực riêng.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bmng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Nước – acid formic khan – methanol – di-isopropyl ether (3 : 7 : 20 : 70).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 5,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 56 mg acid maleic (TT) trong methanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành:

Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 12 cm. Đ khô bản mỏng ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Sắc ký đồ của dung dịch th phải cho 2 vết tách rõ ràng, vết phía trên có v trí và kích thước tương ứng với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

E. Cân 0,15 g chế phẩm vào chén sứ, thêm 0,5 g natri carbonat khan (TT). Đốt khoảng 10 min, để nguội. Hòa tan cn trong 10 ml dung dịch acid nitric loãng (TT), lọc. Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 ml nước. Dung dịch thu được phải cho phản ng (A) của ion clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dch

Dung dịch S: Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 20,0 ml bằng cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được đậm màu hơn màu mẫu VN6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong 20 ml nước. pH của dung dịch thu được phải từ 4,5 đến 5,5 (Phụ lục 6.2).

Góc quay cực riêng

Từ +22o đến +23o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S đ đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thử: Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong 1,0 ml methylen clorid (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 5,0 mg brompheniramin maleat chuẩn trong 0,5 ml methylen clorid (TT) và thêm 0,5 ml dung dịch thử. Pha loãng 0,5 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng methylen clorid (TT);

Điều kiện sắc ký:

Cột thủy tinh (2,3 m x 2 mm) được nhồi diatomit đã silan hóa dùng cho sắc ký khí (135 µm đến 175 µm) đã rửa acid-bazơ và tm 3 % (kl/kl) hỗn hợp gồm 50 % poly-(dimeihyl)siloxan và 50 % poly(diphenyl)-siloxan (TT).

Khí mang là nitrogen dùng cho sắc ký khí (TT), lưu lượng 20 ml/min.

Detector ion hóa ngọn lửa.

Nhiệt độ: Cột ở 205 oC, buồng tiêm và detector ở 250 oC.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch đối chiếu. Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu độ phân giải giữa pic dexclorpheniramin và pic brompheniramin ít nhất là 1,5. Tiêm dung dịch thử, tiến hành sắc ký với thời gian ít nhất gp 2,5 lần thời gian lưu của pic chính.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, không được có pic nào, trừ pic chính, có diện tích lớn hơn 0,8 lần diện tích pic dexclorpheniramin của dung dịch đối chiếu (0,4 %); tổng diện tích của các pic phụ không được lớn hơn 2 lần diện tích pic dexclorpheniramin của dung dịch đối chiếu (1 %).

Tạp chất đồng phân đối quang

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Diethylamin – isopropanol – hexan (3 : 20 : 980).

Dung dịch thử: Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong 3 ml nước, thêm vài giọt amoniac đậm đặc (TT) đến khi dung dịch có phản ứng kiềm, thêm 5 ml methylen clorid (TT), lắc, để cho tách lớp. Bốc hơi, lớp methylen clorid ở dưới trên cách thủy đến khi thu được cắn dầu. Hòa tan cn dầu trong isopropanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10,0 mg dexclorpheniramin maleat chuẩn trong 3 ml nước và tiếp tục tiến hành như dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10,0 mg clorpheniramin maleat chuẩn trong 3 ml nước và tiếp tục tiến hành như dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 50 ml bằng isopropanol (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi dẫn chamylos của silica gel dùng cho sắc ký.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Với các điều kiện sắc ký trên, pic đồng phân (S) xuất hiện đầu tiên.

Kiểm tra tính phù hợp của h thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic đồng phân đối quang (R) và pic đồng phân đối quang (S) ít nhất là 1,5.

Thi gian lưu của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1) phải là thời gian lưu của đồng phân đối quang (S).

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, diện tích của pic tương ứng với đồng phân đối quang (R) không được lớn hơn diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (3) (2 %) và diện tích của bất kỳ pic nào, ngoài pic chính và pic đồng phân đối quang (R), không được lớn hơn 0,25 lần diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (3) (0,5 %).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Ly 1,0 g chế phẩm, tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 65 oC; 4 h).

Tro sulfat

Không được quá 0 1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong 25 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 M (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 M (CĐ) tương đương với 19,54 mg C16H19ClN2.C4H4O4.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

DEXPANTHENOL

Dexpanthenolum

C9H19NO4

P.t.l: 205,3

Dexpanthenol là (2R)-2,4-dihydroxy-N-(3-hydroxypropyl)-3,3-dimethylbutanamid, phải chứa từ 98,0 % đến 101,0 % C9H19NO4, tính theo chế phẩm đã làm khan.

Tính cht

Chất lng nhớt, không màu hoặc màu hơi vàng, dễ hút ẩm, hay bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Rất tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: C, D.

Nhóm II: A, B.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của dexpanthenol chuẩn. Kiểm tra các chất s dụng viên nén dẹt, được chuẩn bị bằng cách nhỏ từng giọt 0,5 ml dung dịch 0,5 % của mẫu thử và mẫu chuẩn trong ethanol (TT) lên viên nén dẹt kali bromid (TT), sấy khô ở 100 ođến 105 otrong 15 min.

B. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của phép thử Góc quay cực riêng.

C. Trong phần 3-Aminopropanol, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải giống về v trí, màu sắc và kích thước so với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

D. Thêm 1 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) và 0,1 ml dung dịch đồng sulfat 12,5% (TT) vào 1 ml dung dịch S, xuất hiện màu xanh da trời.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,500 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu mẫu N6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

pH của dung dịch S không được lớn hơn 10,5 (Phụ lục 6.2).

Góc quay cực riêng

Từ +29,0o đến +32,0o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

3-Aminopropanol

Không được quá 0,5 %.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Amoniac đậm đặc – methanol – butanol (20 : 25 : 55).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,25 g chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml bằng ethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 50 mg dexpanthenol chuẩn trong ethanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 25 mg 3-aminopropanol (TT) trong ethanol (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí, phun dung dịch acid tricloracetic 10 % trong methanol (TT). Sấy bản mỏng ở 150 otrong 10 min. Sau đó phun tiếp dung dịch ninhydrin 0,1 % trong methanol và sấy ở 120 ođến khi xuất hiện màu. Bất kỳ vết nào tương ứng với 3-aminopropanol trong sắc ký đồ của dung dịch thử (1) không được đậm màu hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 1,000 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Thêm 50,0 ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) vào 0,400 g chế phẩm. Đun sôi dưới ống sinh hàn ngược trong 5 h (tránh m). Để nguội, dùng 50 ml dioxan (TT) để rửa ống sinh hàn (tránh ẩm). Thêm 0,2 ml dung dịch naphtholbenzein (TT) và chuẩn độ bằng dung dịch kali hydrophtalat 0,1 M (CĐ) cho đến khi màu chuyển từ xanh sang vàng. Song song làm mẫu trắng.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 20,53 mg C9H19NO4.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín.

DEXTROMETHORPHAN HYDROBROMID

Dextromethorphani hydrobromidum

C18H25NO.HBr.H2O

P.t.l: 370,3

Dextromethorphan hydrobromid là ent-3-methoxy-17-methylmorphinan hydrobromid monohydrat, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C18H25NO.HBr, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh gần như trắng. Dễ tan trong ethanol 96 %, hơi tan trong nước.

Chảy ở khoảng 125 okèm theo phân hủy.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của dextromethorphan hydrobromid chuẩn.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Amoniac – methylen clorid – methanol – ethyl acetat – toluen (2 : 10 : 13 : 20 : 55).

Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 25 mg dextromethorphan hydrobromid chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 2/3 chiều dài bản mỏng. Để khô bản mỏng ngoài không khí và phun dung dịch kali iodobismuthat (TT). Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu về vị trí và kích thước.

C. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu phép thử Góc quay cực riêng.

D. Chế phẩm phải cho phản ứng (A) của bromid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Hòa tan 0,4 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) bằng cách đun nóng nhẹ, để nguội và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi. Thêm 0,1 ml dung dịch đỏ methyl (TT) và 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ). Dung dịch có màu vàng. Không quá 0,4 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) được dùng để chuyển màu của chỉ thị sang màu đỏ.

Góc quay cực riêng

Từ +28o đến +30o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 3,11 g natri docusat (TT) vào hỗn hợp gồm 400 ml nước và 600 ml acetonitril (TT), thêm 0,56 g amoni nitrat (TT) và điều chỉnh đến pH 2,0 bằng acid acetic băng (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 10,0 mg chế phẩm vào pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 2 mg tạp chất A chuẩn của dextromethorphan trong 2 ml dung dịch thử và pha loãng thành 25,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 200,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 280 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của dextromethorphan.

Thời gian lưu tương đối so với dextromethorphan (thời gian lưu khoảng 22 min); Tạp chất B khoảng 0,4; tạp chất C khoảng 0,8; tạp chất D khoảng 0,9; tạp chất A khoảng 1,1.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của dextromethorphan và pic của tạp chất ít nhất là 1,5.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất C với 0,2.

Tạp chất A, B, C, D: Với mọi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được ln hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %) và không được có quá 1 pic có diện tích lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ dung dịch đi chiếu (2) (0,25 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,2 ln diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1,0 %).

Bỏ qua nhng pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: ent-3-methoxymorphinan.

Tạp chất B: ent-17-methylmorphinan-3-ol.

Tạp chất C: ent-3-methoxy-17-methylmorphinan-10-on.

Tạp chất D: ent-(14S)-3-methoxy-17-methylmorphinan.

N,N-Dimethylanilin

Không được quá 10 phần triệu.

Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong 20 ml nước bằng cách đun nóng. Để nguội, thêm 2 ml dung dịch acid acetic loãng (TT), 1 ml dung dịch natri nitrit 1 % (TT) và nước vừa đ 25 ml, dung dịch này không được có màu đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu được chuẩn bị trong cùng thời gian, trong cùng điu kiện nhưng dùng 20 ml dung dịch dimethylanilin (TT) 0,25 mg/l thay cho 20 ml dung dịch chế phẩm.

Nước

Từ 4,0 % đến 5,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,200 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong một hỗn hợp gồm 5,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) và 20 ml ethanol 96 % (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Đọc thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) được thêm vào giữa 2 điểm uốn.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 35,23 mg C18H25NO.HBr.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Giảm ho.

Chế phẩm

Viên nén, siro, dung dịch thuốc dạng phối hợp.

DIAZEPAM

Diazepamum

C16H13ClN2O

P.t.l: 284,7

Diazepam là 7-cloro-1-methyl-5-phenyl-1,3-dihydro-2H-1,4-benzodiazepin-2-on, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C16H13ClN2O, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hay gần như trắng. Rất khó tan trong nước, tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của diazepam chuẩn.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch tránh ánh sáng mạnh.

Pha động: Trộn đều 22 thể tích acetonitril (TT), 34 thể tích methanol (TT) và 44 thể tích dung dịch kali dihydrophosphat 0,34 % (TT) đã được điều chỉnh trước về pH 5,0 bằng dung dịch natrihydroxyd loãng (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong 0,5 ml acetonitril (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan diazepam chuẩn dùng để đánh giá tính phù hợp của hệ thống (chứa các tạp chất A, B và E) có trong 1 lọ chuẩn trong 1,0 ml pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octylsilyl silica gel hình cầu dùng cho sắc ký (5 µm).

Nhiệt độ cột: 30 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 4 lần thời gian lưu của diazepam.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo diazepam chuẩn dùng để đánh giá tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất A, B và E. Thời gian lưu tương đối so với diazepam (thời gian lưu khoảng 9 min): Tạp chất E khoảng 0,7; tạp chất A khoảng 0,8; tạp chất B khoảng 1,3.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất E và pic của tạp chất ít nhất là 2,5; độ phân giải giữa pic của tạp chất A và pic của diazepam ínhất là 6,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất B và tạp chất E với 1,3.

Tạp chất A, B, E: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chnh, nếu cần, không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05%).

Ghi chú:

Tạp chất A: 7-cloro-5-phenyl-1,3-dihydro-2H-1,4-benzodiazepin-2-on (nordazepam).

Tạp chất B: 2-cloro-N-(4-cloro-2-benzoylphenyl)-N-methylacetamid.

Tạp chất C: 3-amino-6-cloro-1-methyl-4-phenylquinolin-2(1H)-on.

Tạp chất D: [5-cloro-2-(methylamino)phenyl]phenylmethanon.

Tạp chất E: 6-cloro-1-methyl-4-phenylquinazolin-2(1H)-on.

Tạp chất F: 7-cloro-2-methoxy-5-phenyl-3H-1,4-benzodiazepin.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 2,0 g chế phẩm thử theo phương pháp 3. Dùng 4,0 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; chân không; 60 oC; 4 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 50 ml anhydrid acetic (TT), chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Song song tiến hành mẫu trắng.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 28,47 mg C16H13ClN2O.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

An thần, gây ngủ.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc đạn, thuốc tiêm.

DICLOFENAC NATRI

Diclofenacum natricum

Cl4H10Cl2NNaO2

P.t.l: 318,1

Diclofenac natri là natri 2-[(2,6-diclorophenyl)amino]phenyl]acetat, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C14H10Cl2NNaO2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc hơi vàng, hút m nhẹ. Dễ tan trong methanol, tan trong ethanol 96 %, hơi tan trong nước, khó tan trong aceton.

Chảy ở khoảng 280 oC kèm theo phân hủy.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của diclofenac natri chuẩn.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF 254.

Dung môi khai triển: Amoniac đậm đặc – methanol – ethyl acetat (10 : 10 : 80).

Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 25 mg diclofenac natri chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg indomethacin chuẩn trong dung dịch đối chiếu (1) và pha loãng thành 2 ml bằng dung dịch đối chiếu (1).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl của mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10 cm. Để bản mỏng khô ngoài không khí và soi dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi dung dịch đối chiếu (2) cho 2 vết tách rõ ràng.

C. Hòa tan khoảng 10 mg chế phẩm trong 10 ml ethanol 96 % (TT). Hút 1 ml dung dịch thu được thêm 0,2 ml hỗn hợp đồng thể tích (pha ngay trước khi sử dụng) của dung dịch kali fericyanid 0,6 % và dung dịch sắt (III) clorid 0,9 %. Để yên khoảng 5 min, tránh ánh sáng. Thêm 3 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT). Để yên khoảng 15 min, tránh ánh sáng. Dung dịch xuất hiện màu xanh lam và tủa được tạo thành.

D. Hòa tan 60 mg chế phẩm trong 0,5 ml methanol (TT) và 0,5 ml nước. Dung dịch phi cho phản ứng đặc trưng của ion natri (Phụ lục 8.1).

Độ trong của dung dịch

Hòa tan 1,25 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi. Dung dịch phải trong (Phụ lục 9.2). Độ hấp thụ của dung dịch (Phụ lục 4.1) đo ở bước sóng 440 nm không được lớn hơn 0,05.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hỗn hợp – methanol (34 : 66).

Hỗn hợp A: 1000 ml dung dịch có chứa 0,5 g acid phosphoric (TT) và 0,8 g natri dihydrophosphat (TT)được điều chỉnh về pH 2,5 bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bng cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hút 2,0 ml dung dịch thử pha loãng với methanol (TT) thành 100,0 ml. Hút 1,0 ml dung dịch này pha loãng với methanol (TT) thành 10,0 ml.

Dung dịch đối chiếu (2): Hút 1,0 ml dung dịch thử chuyển vào bình định mức 200 ml, thêm 5,0 ml dung dịch tạp chất A chuẩn của diclofenac trong methanol (TT) nồng độ 0,2 mg/ml và pha loãng bằng methanol (TT) đến định mức, lắc đều.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi end-capped octylsilyl silica gel cho sắc ký (5 µm).

Detector quang ph hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min

Thể tích tiêm: 20 µl.

Thời gian chạy sắc ký bằng 1,5 lần thời gian lưu của diclofenac.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Tiến hành sắc ký dung dịch đối chiếu (2), với điều kiện sắc ký đã mô tả ở trên, thời gian lưu của pic tạp chất A khoảng 12 min, của pic diclofenac khoảng 25 min. Độ phân giải giữa 2 pic không nhỏ hơn 6,5.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1). Trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử, diện tích của bất kỳ pic phụ nào không được lớn hơn diện tích của pic chính trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %). Tổng diện tích các pic phụ không được lớn hơn 2,5 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %). Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,25 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (1) (0,05%).

Ghi chú:

Tạp chất A: 1-(2,6-diclorophenyl)-1,3-dihydro-2H-indol-2-on.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong 20 ml methanol (TT) và tiến hành thử theo phương pháp 8. Chuẩn bị dung dịch đối chiếu từ dung dịch chì mẫu 1 phần triệu thu được bằng cách pha loãng dung dịch chì mẫu 100 phần triệu Pb (TT) với methanol (TT).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9. 6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC; 3 h).

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 60 ml acid acetic băng (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10. 2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 31,81 mg C14H10Cl2NNaO2.

Bảo quản

Đựng trong lọ kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc chống viêm không steroid.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc tiêm.

DICLOXACILIN NATRI

Dicloxacillinum natricum

C19H16Cl2N3NaO5S.H2O

P.t.l: 510,3

Dicloxacilin natri là natri (2S,5R,6R)-6-[[[3-(2,6-diclorophenyl)-5-methylisoxazol-4-yl]-carbonyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylat monohydrat, phải chứa từ 95,0 % đến 102,0 % C19H16Cl2N3NaO5S, tính theo chế phẩm khan.

Sản phẩm bán tổng hợp từ một sản phẩm lên men.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hay gần như trắng, hút ẩm.

Dễ tan trong nước, tan trong ethanol 96 % và methanol.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của dicloxacilin natri chuẩn.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel đã được silan hóa.

Dung môi khai triển: Aceton – dung dịch amoni acetat 15,4 % được chỉnh đến pH 5,0 bằng acid acetic băng (30 : 70).

Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong 5 ml nước.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 25 mg dicloxacilin natri chuẩn trong 5 ml nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 25 mg cloxacilin natri chuẩn, 25 mg dicloxacilin natri chuẩn và 25 mg flucloxacilin natri chuẩn trong 5 ml nước.

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 1 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Để bản mỏng khô ngoài không khí và đặt bản mỏng vào bình có hơi iod cho đến khi xuất hiện các vết. Quan sát dưới ánh sáng ban ngày. Vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi sắc ký đ của dung dịch đối chiếu (2) cho 3 vết tách rõ ràng.

C. Lấy khoảng 2 mg chế phẩm vào một ống nghiệm dài khoảng 15 cm và đường kính trong khoảng 1,5 cm. Làm ẩm bằng 0,05 ml nước và thêm 2 ml dung dịch formaldehyd trong acid sulfuric (TT). Trộn các thành phần trong ống bằng cách lc tròn, dung dịch xuất hiện màu vàng ánh xanh. Để ống nghiệm trong bể cách thủy khoảng 1 min, dung dịch chuyển sang màu vàng.

D. Chế phẩm cho phản ứng của natri (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25,ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2). Độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch S đo ở bước sóng 430 nm không được lớn hơn 0,04.

pH

Từ 5,0 đến 7,0 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để đo.

Góc quay cực riêng

Từ +128o đến +143o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Dung dịch kali dihydrophosphat 0,27 % được điều chỉnh tới pH 5,0 bằng dung dịch natri hydroxyd loãng – acetonitril (75 : 25).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử (1) thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 50,0 mg dicloxacilin natri chuẩn trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml với pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử (2) thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 5 mg flucloxacilin natri chuẩn và 5 mg dicloxacilin natri chuẩn trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 225 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (2) và (3).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 5 lần thời gian lưu của dicloxacilin.

Thời gian lưu của dicloxacilin khoảng 10 min.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic của flucloxacilin (pic thứ nhất) và pic của dicloxacilin (pic thứ 2) ít nhất là 2,5.

Giới hạn:

Tạp chất bất kỳ: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2(1 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (4S)-2-[carboxy[[[3-(2,6-diclorophenyl)-5-methylisoxazol-4-yl]carbonyl]amino]methyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (các acid penicilloic của dicloxacilin).

Tạp chất B: Acid (2RS,4S)-2-[[[[3-(2,6-diclorophenyl)-5-methylisoxazol-4-yl]carbonyl]amino]methyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (các acid penilloic của dicloxacilin).

Tạp chất C: Acid (2S,5R,6R)-6-amino-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic acid (acid 6-aminopenicilanic).

Tạp chất D: Acid 3-(2,6-diclorophenyl)-5-methylisoxazol-4-carboxylic.

N,N-Dimethylanilin

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 10.16, phương pháp 2).

Acid 2- ethylhexanoic

Không được quá 0,8 % (kl/kl) (Phụ lục 10.17).

Nước

Từ 3,0 % đến 4,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,300 g chế phẩm.

Chất gây sốt

Nếu chế phẩm dự định dùng để sản xuất thuốc tiêm mà không có phương pháp loại bỏ cht gây sốt thì chế phẩm phải đáp ứng phép thử chất gây sốt (Phụ lục 13.4).

Tiêm 1 ml dung dịch chứa 20 mg chế phẩm trong 1 ml nước cất pha tiêm cho 1 kg trọng lượng thỏ.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (1).

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic dicloxacilin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) thu được từ 6 lần tiêm không được lớn hơn 1,0 %.

Tính hàm lượng phần trăm C19H19Cl2N3NaO5S trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng C19H16Cl2N3NaO5S trong dicloxacilin natri chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín, ở nhiệt độ dưới 25 oC. Nếu là chế phẩm vô khuẩn thì bao bì phải được tiệt trùng, kín, chng nhiễm khuẩn.

Loại thuốc

Kháng sinh nhóm penicilin.

Chế phẩm

Nang, bột pha tiêm.

DIETHYL PHTALAT

Diethylis phthalas

C12H14O4

P.t.l: 222,2

Diethyl phtalat là diethyl benzen-1,2-dicarboxylat, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % (kl/kl) C12H14O4.

Tính chất

Chất lỏng sánh, trong suốt, không màu hoặc có màu vàng rất nhạt. Thực tế không tan trong nước, hòa lẫn với ethanol 96 % và với ether.

Định tính

Có thể chọn 1 trong 2 nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C.

Nhóm II: B, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của diethyl phtalat chuẩn, dùng kỹ thuật phim mng.

B. Tỷ trọng tương đối: từ 1,117 đến 1,121 (Phụ lục 6.5).

C. Chỉ số khúc xạ: từ 1,500 đến 1,505 (Phụ lục 6.1).

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Heptan – ether (30 : 70).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong ether (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 50 mg diethylphtalat chuẩn trong ether (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Ly bản mỏng ra để khô ngoài không khí rồi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính thu được từ sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí và kích thước với vết chính thu được từ sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

E. Lấy khoảng 0,1 ml chế phẩm, thêm 0,25 ml acid sulfuric (TT) và 50 mg resorcinol (TT). Đun trên cách thủy trong 5 min. Để nguội, thêm 10 ml nước và 1 ml dung dịch natri hydroxyd 42 % (TT). Dung dịch trở nên vàng hoặc vàng nâu và có huỳnh quang xanh lục.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Chế phẩm phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu mẫu V6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid

Hòa tan 20,0 g chế phẩm trong 50 ml ethanol 96 % (TT) đã được trung hòa trước với dung dịch phenolphtalein (TT). Nhỏ dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tới khi xuất hiện lại màu hồng. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tiêu thụ không được quá 0,1 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2), dùng naphtalen (TT) làm chuẩn nội.

Dung dịch chuẩn nội: Hòa tan 60 mg naphtalen (TT) trong methylen clorid (TT) và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong methylen clorid (TT) và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong methylen clorid (TT), thêm 2,0 ml dung dịch chuẩn nội và pha loãng thành 20,0 ml bằng methylen clorid (TT).

Dung dịch đối chiếu: Lấy 1,0 ml dung dịch thử (1), thêm 10,0 ml dung dịch chuẩn nội và và pha loãng thành 100,0 ml bằng methylen clorid (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột thủy tinh có chiều dài 2 m và đường kính trong 2 mm, được nhồi diatomit đã silan hóa dùng cho sắc ký khí (TT) (150 µm đến 180 µm) được tẩm 3 % (kl/kl) polymethyl phenylsiloxan (TT).

Khí mang là nitơ dùng cho sắc ký (TT) có lưu lượng 30 ml/min.

Detector ion hóa ngọn lửa.

Giữ nhiệt độ của cột ở 150 oC, nhiệt độ của buồng tiêm mẫu và detector ở 225 oC.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký dung dịch đối chiếu, các chất được rửa giải theo thứ tự như sau: naphtalen và diethylphtalat. Điều chỉnh độ nhạy của detector sao cho chiều cao của pic naphtalen không được nhỏ hơn 50 % thang đo. Phép thử chỉ có giá trị khi độ phân giải giữa các pic naphtalen và diethyl phtalat ít nhất là 10.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử (1), trên sắc ký đồ thu được không có pic có thời gian lưu tương ứng với thời gian lưu của chuẩn nội.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử (2) và dung dịch đối chiếu. Tiến hành sắc ký dung dịch thử trong thời gian gp 3 lần thời gian lưu của diethylphtalat.

Từ sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu, tính tỷ lệ (R) giữa diện tích pic của diethyphtalat và diện tích pic của chuẩn nội. Từ sắc ký đồ của dung dịch thử (2), tính tỷ lệ giữa tổng diện tích của các pic ngoài pic chính, pic chuẩn nội và pic dung môi, với diện tích pic của chuẩn nội, tỷ lệ này không được lớn hơn R (1,0 %).

Nước

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 5,0 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Cân 0,750 g chế phẩm vào bình thủy tinh dung tích 250 ml. Thêm 25,0 ml dung dịch kali hydroxyd 0,5 N trong ethanol (CĐ) và vài viên đá bọt. Đun sôi trên cách thủy dưới ống sinh hàn ngược trong 1 h. Thêm 1 ml dung dịch phenolphtalein (TT) và chuẩn độ ngay bằng dung dịch acid hydrocloric 0,5 N (CĐ). Song song làm mẫu trắng.

ml dung dịch kali hydroxyd 0,5 N trong ethanol (CĐ) tương đương với 55,56 mg C12H14O4.

Bảo quản

Trong lọ kín, đ nơi khô mát.

Loại thuốc

Trị ghẻ, ngứa.

Chế phẩm

Thuốc mỡ DEP.

DIMERCAPROL

Dimercaprolum

B.A.L

và đồng phân đối quang

C3H8OS2

P.t.l: 124,2

Dimercaprol là (2RS)-2,3-disulfanylpropan-1-ol, phải chứa từ 98,5 % đến 101,5 % C3H8OS2.

Tính chất

Chất lỏng trong suốt không màu hoặc màu vàng nhạt, có mùi tỏi.

Tan trong nước và dầu lạc, hòa lẫn với ethanol 96 % và benzyl benzoat.

Định tính

A. Hòa tan 0,05 ml chế phẩm trong 2 ml nước, thêm 1 ml dung dịch iod 0,1 N (CĐ). Màu của iod biến mất ngay.

B. Hòa tan 0,1 ml chế phẩm trong 5 ml nước, thêm 2 ml dung dịch đồng sulfat 12,5 % (TT). Tủa màu xanh đen xuất hiện và chuyển nhanh sang màu xám đen.

C. Trong bình nón có nút mài trộn 0,6 g natri bismuthat (TT) (đã được đun trước đó ở 200 otrong 2 h) với hỗn hợp gồm 2,8 ml dung dịch acid phosphoric 10 % (TT) và 6 ml nước. Thêm 0,2 ml chế phẩm, trộn đều và để 10 min, thỉnh thoảng lắc. Lấy 1 ml chất lỏng phía trên, thêm 5 ml dung dịch muối natri của acid cromotropic 0,4 % trong acid sulfuric đậm đặc, trộn đều. Đun trong cách thủy 15 min, màu đ tím xuất hiện.

Độ trong và màu sắc của chế phẩm

Chế phẩm phải trong (Phụ lục 9.2) và không được đậm hơn màu mẫu N6 hoặc VN6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Hòa tan 0,2 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Thêm 0,25 ml dung dịch lục bromocresol (TT1) và 0,3 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (CĐ). Màu của dung dịch phải vàng. Để chuyển sang màu xanh, không được dùng quá 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 M (CĐ).

Chỉ số khúc xạ

Từ 1,568 đến 1,574 (Phụ lục 6.1).

Halogen

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong 25 ml dung dịch kali hydroxyd trong ethanol (TT), đun hồi lưu 2 h. Làm bay hơi ethanol bằng cách bốc hơi trong luồng khí nóng, thêm 20 ml nước, để nguội. Thêm vào hỗn hợp 40 ml nước và 10 ml dung dịch hydrogen peroxyd đậm đặc (TT), đun sôi nhẹ trong 10 min, để nguội, lọc nhanh. Thêm 10 ml dung dịch acid nitric loãng (TT), 5,0 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 M (CĐ) và 2 ml dung dịch sắt (III) amoni sulfat (TT), định lượng bằng dung dịch amoni thiocyanat 0,1 M (CĐ) cho đến màu vàng đỏ. Thực hiện song song mẫu trắng trong cùng điều kiện. Thể tích dung dịch chuẩn độ dùng cho 2 lần định lượng không được lệch nhau quá 1,0 ml.

Định lượng

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 40 ml methanol (TT). Thêm 20 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) và 50,0 ml dung dịch iod 0,1 N (CĐ). Để yên 10 min rồi chuẩn độ bằng dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ). Thực hiện song song mẫu trắng trong cùng điều kiện.

1 ml dung dịch iod 0,1 N (CĐ) tương đương với 6,21 mg C3H8OS2.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín, đ đầy. Tránh ánh sáng, ở nhiệt độ từ 2 ođến 8 oC.

Loại thuốc

Trị ngộ độc arsen, vàng và thủy ngân.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

DIPHENHYDRAMIN HYDROCLORID

Diphenhydraminum hydrochloridum

C17H21NO.HCl

P.t.l: 291,8

Diphenhydramin hydroclorid là 2-(diphenyImethoxy)-N,N-dimethylethanamin hydroclorid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C17H21NO.HCl, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hay gần như trắng. Rất dễ tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của diphenhydramin hydroclorid chuẩn, chuẩn bị mẫu đo dạng đĩa nén.

B. Hòa tan 50 mg chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Đo phổ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng bước sóng từ 230 nm đến 350 nm. Phổ thu được có 3 cực đại hấp thụ ở các bước sóng 253 nm, 258 nm và 264 nm. Tỷ số độ hấp thụ cực đại đo ở bước sóng 258 nm so với độ hấp thụ cực đại đo được ở bước sóng 253 nm trong khoảng từ 1,1 đến 1,3. Tỷ số độ hấp thụ cực đại đo ở bước sóng 258 nm so với độ hấp thụ cực đại đo được ở bước sóng 264 nm trong khoảng từ 1,2 đến 1,4.

C. Điểm chảy từ 168 ođến 172 o(Phụ lục 6.7).

D. Chế phẩm phải cho các phản ứng đặc trưng của clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S và dung dịch pha loãng 5 lần từ dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2). Màu của dung dịch S không được đậm hơn màu VN6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid kiềm

Thêm 0,15 ml dung dịch đỏ methyl (TT) và 0,25 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) vào 10 ml dung dịch S. Dung dịch thu được có màu hồng. Dung dịch này phải chuyển sang màu vàng khi thêm không quá 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – dung dịch kali dihydrophosphat 0,54 % được điều chỉnh đến pH 3,0 bằng acid phosphoric (TT) (35 : 65).

Dung dịch thử. Hòa tan 70 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 10,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg tạp chất A chuẩn của diphenhydramin và 5 mg diphenylmethanol (TT) trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được và 1,5 ml dung dịch thử thành 10,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh base-deactivated octylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tc độ dòng: 1,2 ml/min.

Th tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 7 lần thời gian lưu của diphenhydramin.

Thời gian lưu tương đối so với diphenhydramin (thời gian lưu khoảng 6 min); Tạp chất A khoảng 0,9; tạp chất B khong 1,5; tạp chất C khoảng 1,8; tạp chất khoảng 2,6; tạp chất khoảng 5,1.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của diphenhydramin và pic của tạp chất ít nhất là 2,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất D với 0,7.

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn 0,6 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (1,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05%).

Ghi chú:

Tạp chất A: 2-(diphenylmethoxy)-N-methylethanamin.

Tạp chất B: 2-[(RS)-(4-methylphenyl)phenylmethoxy]-N,N-dimethylethanamin.

Tạp chất C: 2-[(RS)-(4-bromophenyl)phenylmethoxy]-N,N-dimethylethanamin.

Tạp chất D: diphenylmethanol (benzhydrol).

Tạp chất E: diphenylmethanon (benzophenon).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 50 ml ethanol 96 % (TT) và thêm 5,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Đọc thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) thêm vào giữa hai điểm uốn.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 29,18 mg C17H22ClNO.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc kháng histamin, chất đi kháng thụ thể histamin H1.

Chế phẩm

Viên nén, viên nang, thuốc tiêm, kem bôi, dung dịch uống.

DOMPERIDON MALEAT

Domperidoni maleas

C22H24ClN5O2.C4H4O4 P.t.l: 542,0

Domperidon maleat là 5-cloro-1-[1-[3-(2-oxo-2,3-dihydro-1H-benzimidazol-1-yl)propyl]piperidin-4-yl]-1,3-dihydro-2H-benzimidazol-2-on hydro(z)-buten-dioat, phải cha từ 99,0 % đến 101,0 % C22H24ClN5O2.C4H4O4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột đa hình màu trắng hay gần như trắng. Hơi tan trong dimethylformamid, khó tan trong methanol, rất khó tan trong nước và ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

NhóII: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của domperidon maleat chuẩn.

Nếu hai phổ có sự khác nhau thì hòa tan riêng biệt chế phẩm và chất chuẩn trong thể tích tối thiểu isopropanol (TT), bốc hơi đến khô trên cách thủy, ly các cắn ghi ph lại.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mng: Octadecylsilyl silica gel.

Dung môi khai triển: Dung dịch amoni acetat – dioxan – methanol (20 : 40 : 40).

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg domperidon maleat chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml bằng cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 20 mg domperidon maleat chuẩn và 20 mg droperidol chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Làm khô bản mỏng bằng luồng khi nóng khoảng 15 min và đặt bản mỏng vào bình bão hòa hơi iod đến khi hiện vết. Quan sát dưới ánh sáng ban ngày, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí và kích thước với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử ch có giá trị khi dung dịch đối chiếu (2) cho hai vết tách hoàn toàn.

C. Trộn 0,1 g chế phẩm với hỗn hợp gồm 1 ml dung dịch natri hydroxyd 40 % (TT) và 3 ml nước, lắc 3 ln, mi ln với 5 ml ether (TT). Bỏ lớp ether. Lấy 0,1 ml lớp nước, thêm dung dịch gồm 10 mg resorcinol (TT) hòa tan trong 3 ml acid sulfuric (TT), đun nóng trên cách thủy 15 min, dung dịch không được có màu. Lấy lớp nước còn lại ở trên, thêm 2 ml nước brom (TT), đun nóng trên cách thủy 15 min và sau đó đun đến sôi, làm nguội. Lấy 0,1 ml dung dịch thu được, thêm dung dịch gm 10 mg resorcinol (TT) hòa tan trong 3 ml acid sulfuric (TT), đun nóng trên cách thủy 15 min, màu tím xuất hiện.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong dimethylformamid (TT) và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không được đậm màu hơn màu mẫu V6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hỗn hợp methanol và dung dịch amoni acetat 0,5 % (3 : 7), chuyển thành methanol bằng gradient tuyến tính trong 10 min, tiếp theo rửa giải bằng methanol (TT) trong 2 min.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong dimethylformamid (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng dimethylformamid (TT). Pha loãng tiếp 5,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng dimethylformamid (TT).

Dung dịch phân gii: Hòa tan 10,0 mg domperidon maleat chuẩn và 15,0 mg droperidol chuẩn trong dimethylformamid (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi base-deactivated octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (3 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 280 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Cân bằng cột bằng methanol (TT) ít nht 30 min, sau đó bằng thành phần pha động ban đầu ít nhất 5 min.

Tiến hành sắc ký dung dịch đối chiếu, điều chỉnh độ nhạy của hệ thống để chiều cao của pic chính ít nhất bằng 50 % thang đo.

Tiến hành sắc ký dung dịch phân giải, thời gian lưu của domperidon maleat khoảng 6,5 min và của droperidol khoảng 7 min. Phép thử chỉ có giá trị khi độ phân giải giữa pic domperidon maleat và pic droperidol ít nhất là 2,0. Nếu cần, điều chỉnh nng độ methanol của pha động hay chương trình thời gian cho gradient tuyến tính.

Tiến hành sắc ký với mẫu trắng là dimethylformamid, dung dịch thử và dung dịch đối chiếu.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích của bất kỳ pic phụ nào không được lớn hơn diện tích của pic chính trong sắc ký đ của dung dịch đối chiếu (0,25 %).

Tổng diện tích của các pic phụ, không được lớn hơn 2 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (0,5 %).

Bỏ qua các pic thu được với mẫu trắng, pic acid maleic ở đầu sắc ký đồ và các pic có diện tích nhỏ hơn 0,2 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 4. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,400 g chế phẩm trong 50 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) đến khi màu chuyển từ vàng cam sang xanh lá, dùng 0,2 ml dung dịch naphtholbenzein (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 54,20 mg C22H24ClN5O2.C4H4O4.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín, tránh ánh sáng.

DOXYCYCLIN HYDROCLORID

Doxycyclini hydrochloridum

Doxycyclin hyclat

C22H24N2O8.HCl.½C2H6O.½H2O

P.t.l: 512,9

Doxycyclin hydroclorid là (4S,4aR,5S,5aR,6R,12aS)-4-(dimethylamino)-3,5,10,12,12a-pentahydroxy-6-methyl-1,11-dioxo-1,4,4a,5,5a,6,11,12a-octahydrotetracen-2-carboxamid hydroclorid hemiethanol hemihydrat, bán tổng hợp từ oxytetracyclin hoặc metacyclin, hoặc bằng các phương pháp khác. Chế phẩm phải chứa từ 95,0 % đến 102,0 % C22H24N2O8.HCl, tính theo chế phẩm khan và không có ethanol.

Tính chất

Bột kết tinh màu vàng, hút m. Dễ tan trong nước và trong methanol, hơi tan trong ethanol 96 %, tan trong dung dịch kiềm hydroxyd và carbonat.

Định tính

A. Trong phần Định lượng, pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có thời gian lưu tương ứng với pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

B. Thêm 5 ml acid sulfuric (TT) vào khoảng 2 mg chế phẩm, màu vàng tạo thành.

C. Chế phẩm cho phản ứng (A) của ion clorid (Phụ lục 8.1).

pH

Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. pH của dung dịch thu được phải từ 2,0 đến 3,0 (Phụ lục 6.2)

Góc quay cực riêng

Từ -105o đến -120o, tính theo chế phẩm khan và không có ethanol (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong hỗn hợp dung dịch acid hydrocloric 1 M – methanol (1 : 99) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng hỗn hợp dung môi. Đo góc quay cực trong vòng 5 min kể từ khi pha dung dịch.

Độ hấp thụ riêng

Độ hấp thụ riêng tại bước sóng 349 nm phải từ 300 đến 335, tính theo chế phẩm khan và không có ethanol (Phụ lục 4.1).

Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong trong hỗn hợp dung dịch acid hydrocloric 1 M – methanol (1 : 99) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml với hỗn hợp dung dịch acid hydroclorid 1 M – methanol (1 : 99). Đo độ hấp thụ trong vòng 1 h kể từ khi pha dung dịch.

Tạp chất hấp thụ ánh sáng

Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong hỗn hợp dung dịch acid hydrocloric 1 M – methanol (1 : 99) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng hỗn hợp dung môi. Đo độ hấp thụ của dung dịch trong vòng 1 h kể từ khi pha dung dịch, tại bước sóng 490 nm (Phụ lục 4.1). Độ hấp thụ không được lớn hơn 0,07 (tính theo chế phẩm khan và không có ethanol).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Cân 60,0 g tertbutanol (TT), chuyển vào bình định mức dung tích 1000 ml với 200 ml nước. Thêm 400 ml dung dịch đệm phosphat pH 8,0 (TT), 50 ml dung dịch tetra-butylamoni hydrosulfat 1 % đã được điều chỉnh đến pH 8,0 với dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT) và 10 ml dung dịch natri edetat 4 % đã được điều chỉnh pH đến 8,0 với dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT). Thêm nước vừa đủ 1000,0 ml.

Dung dịch thử: Hòa tan 20,0 mg chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20,0 mg doxycyclin hydroclorid chuẩn trong dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 20,0 mg 6-epidoxycylin hydroclorid chuẩn trong dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 20,0 mg metacyclin hydroclorid chuẩn trong dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (4): Trộn 4,0 ml dung dịch đối chiếu (1); 1,5 ml dung dịch đối chiếu (2) và 1,0 ml dung dịch đối chiếu (3), pha loãng thành 25,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT).

Dung dịch đối chiếu (5): Trộn 2,0 ml dung dịch đối chiếu (2) và 2,0 ml dung dịch đối chiếu (3), pha loãng thành 100,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh là styren-divinylbenzen copolymer (8 µm).

Nhiệt độ cột: 60 oC.

Detector quang phổ tử ngoại tại bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (4) và dung dịch đối chiếu (5).

Thời gian lưu tương đối so với doxycycli: Tạp chất E khoảng 0,2; tạp chất D khoảng 0,3; tạp chất C khoảng 0,5 và tạp chất F khoảng 1,2.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4), độ phân giải giữa các pic của tạp chất B (metacyclin, pic thứ nhất) và tạp chất A (6-epidoxycyclin, pic thứ hai) ít nht là 1,25; độ phân giải giữa pic của tạp chất A và của doxycylin (pic thứ ba) ít nhất là 2,0 (điều chỉnh nồng độ của tert-butanol trong pha động nếu cần). Hệ số đối xứng của pic doxycyclin không được lớn hơn 1,25.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích pic của tạp chất A không được lớn hơn diện tích pic của tạp chất A trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (5) (2,0 %)

Diện tích pic của tạp chất B không được lớn hơn diện tích pic của tạp chất B trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (5) (2,0 %).

Diện tích các pic phụ khác không được lớn hơn 0,25 lần diện tích pic của tạp chất A trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (5) (0,5 %).

Bỏ qua các pic phụ có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích pic của tạp chất A trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (5) (0,1 %).

Ghi chú:

Tạp chất A (4S,4aR,5S,5aR,6S,12aS)-4-(dimethyla-mino)-3,5,10,12,12a-pentahydroxy-6-methyl-1,11 dioxo-1,4,4a,5,5a,6,11,12a-octahydrotetracen-2-carboxamid (6-epidoxycyclin).

Tạp chất B: (4S,4aR,5S,5aR,12aS)-4-(dimethylamino)-3,5,10,12,12a-pentahydroxy-6-methylen-1,11-dioxo-1,4,4a,5,5a,6,11,12a-octahydrotetracen-2-carboxamid (metacyclin).

Tạp chất C: (4R,4aR, 5S,5aR,6R, 12aS)-4-(dimethylamino)- 3,5,10,12,12a-pentahydroxy-6-methyl-1,11-dioxo 1,4,4a,5,5a,6,11,12a-octahydrotetracen-2-carboxamid (4-epido-xycyclin).

Tạp chất D: (4R,4aR,5S,5aR,6S,12aS)-4-(dimethy-lamino)-3,5,10,12,12a-pentahydroxy-6-methyl-1,11-dioxo-1,4,4a,5,5a,6,11,12a-octahydrotetracen-2-carbo-xamid (4-epi-6-epidoxycyclin).

Tap chất E: Oxytetracyclin.

Tạp chất F: (4S,4aR,5S,5aR,6R,12aS)-2-acetyl-4-(dimethylamino)-3,5,10,12,12a-pentahydroxy-6-methyl-4a,5a,6,12a-tetrahydrotetracen-1,11(4H,5H)-dion (2-acetyl– 2-decarbamoyldoxycyclin).

Ethanol

Phải từ 4,3 % đến 6,0 %.

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch chuẩn nội: Pha loãng 0,50 ml propanol (TT) thành 1000,0 ml với nước.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong dung dịch chuẩn nội và pha loãng thành 10,0 ml với dung dịch chuẩn nội.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 0,50 ml ethanol (TT) thành 100,0 ml với dung dịch chuẩn nội. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml với dung dịch chuẩn nội.

Điều kiện sắc ký:

Cột sắc ký với chiều dài 1,5 m và đường kính 4,0 mm được nhồi pha tĩnh là ethylvinylbenzen-divinylbenzen copolyme (150 µm đến 180 µm)

Khí mang: Nitrogen dùng cho sắc ký khí.

Tốc độ dòng: 60 ml/min.

Detector ion hóa ngọn lửa.

Nhiệt độ: Cột ở 135 oC, buồng tiêm và detector ở 150 oC.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch thử (1), (2) và dung dịch đối chiếu.

Tính hàm lượng ethanol dựa vào tỷ s diện tích pic đáp ứng của ethanol và pic của chuẩn nội trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) và dung dịch đối chiếu.

Khối lượng riêng của ethanol ở 20 oC là 0,790 g/ml.

Kim loại nặng

Không được quá 50 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 0,5 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2,5 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Phải từ 1,4 % đến 2,8 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 1,20 g chế phẩm.

Tro sulphat

Không được quá 0,4 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Nội độc tố vi khuẩn

Phải ít hơn 1,14 EU/mg (Phụ lục 13.2) nếu chế phẩm dùng để sản xuất thuốc tiêm mà không có biện pháp hữu hiệu nào loại bỏ được nội độc tố vi khun.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1).

Tính hàm lượng doxycyclin dựa vào các diện tích pic của doxycyclin thu được.

Khối lượng phân t của C22H24N2O8.HCl là 480,9.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng. Nếu chế phẩm vô khuẩn, bảo quản trong bao bì vô khuẩn, bảo đảm và kín.

Nhãn

Phải ghi rõ nếu chế phẩm không có nội độc tố vi khuẩn.

Loại thuốc

Kháng khuẩn.

Chế phẩm

Viên nang.

DUNG DỊCH CLORHEXIDIN GLUCONAT

Chlorhexidini digluconatis solutio

C22H30Cl2N10.2C6H12O7

P.t.l: 898,0

Dung dịch clorhexidin gluconat là dung dịch trong nước của 1,1’-(hexan-1,6-diyl)bis [5-(4-clorophenyl)-biguanid] di-D-gluconat, phải chứa từ 19,0 % đến 21,0 % C22H30Cl2N10.2C6H12O7.

Tính chất

Chất lỏng gần như không màu hoặc có màu vàng nhạt. Có thể trộn lẫn với nước, tan trong aceton và ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2): Ly 1 ml chế phẩm, thêm 40 ml nước, làm lạnh trong nước đá, kiềm hóa bằng cách vừa khuấy vừa thêm từng giọt dung dịch natri hydroxyd 10 M (TT), với chỉ thị là giấy vàng titan (TT), sau đó thêm dư 1 ml dung dịch natri hydroxyd 10 M (TT). Lọc, rửa tủa thu được vi nước tới khi dịch rửa hết tính kiềm, kết tinh lại tủa bằng ethanol 70 % (tt/tt) rồi sấy khô ở 100 ođến 105 oC. Phổ hấp thụ hồng ngoại của tủa thu được phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của clorhexidin chuẩn.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat – amoniac đậm đặc – nước – ethanol 96 % (10 : 10 : 30 : 50).

Dung dịch thử: Pha loãng 10,0 ml chế phẩm với nước thành 50 ml.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 25 mg calci gluconat chuẩn trong 1 ml nước.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên trên bản mỏng 5 µl các dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10 cm. Sấy khô bản mỏng ở 100 otrong 20 min, để nguội và phun dung dịch kali dicromat 5 % trong dung dịch acid sulfuric 40 %. Sau 5 min quan sát các vết trên bản mỏngVết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử, có cùng màu sắc, vị trí và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Lấy 1 ml chế phẩm, thêm 40 ml nước, làm lạnh trong nước đá, kiềm hóa bằng cách vừa khuấy vừa thêm từng giọt dung dịch natri hydroxyd 10 M (TT), với chỉ thị là giấy vàng titan (TT), sau đó thêm dư 1 ml dung dịch natri hydroxyd 10 M (TT). Lọc, rửa tủa thu được với nước tới khi dịch ra hết tính kiềm, kết tinh lại tủa bằng ethanol 70 % (tt/tt) rồi sy khô ở 100 ođến 105 oC. Tủa thu được nóng chảy (Phụ lục 6.7) trong khoảng từ 132 ođến 136 oC.

D. Lấy 0,05 ml chế phẩm, thêm 5 ml dung dịch cetrimid %, 1 ml dung dịch natri hydroxyd 10 M (TT) và 1 ml nước brom (TT), màu đỏ thm được tạo thành.

Tỷ trọng

1,06 đến 1,07 (Phụ lục 6.5). Phương pháp dùng picnomet.

pH

Pha loãng 5,0 ml chế phẩm thành 100 ml bằng nước không có carbon dioxyd (TT). Dung dịch thu được phải có pH từ 5,5 đến 7,0 (Phụ lục 6.2).

Cloroanilin

Không được quá 0,25 %.

Pha loãng 2,0 ml chế phẩm thành 100 ml bằng nước. Lấy 10 ml dung dịch thu được, thêm 2,5 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) và pha loãng hỗn hợp với nước thành 20 ml thu được dung dịch thử. Lần lượt thêm nhanh và lắc mạnh sau mỗi lần thêm các dung dịch sau: 0,35 ml dung dịch natri nitrit 10 % (TT), 2 ml dung dịch amoni sulfamat 5 %, 5 ml dung dịch naphthyl ethylendiamin dihydroclorid 0,1 %, ml ethanol 96 % (TT) và pha loãng hỗn hợp thành 50 ml với nước, để yên 30 min. Màu lam đ của dung dịch tạo thành không được đậm hơn màu của dung dịch được chuẩn bị đồng thời và tương tự như dung dịch thử, nhưng thay 20 ml dung dịch thử bằng hỗn hợp gồm 10 ml dung dịch cloroanilin 0,010 g/l trong dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) và 10 ml nước.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3)

Pha động: Hòa tan 2,0 g natri octansulfonat trong hỗn hợp gồm 120 ml acid acetic băng (TT), 270 ml nước và 730 ml methanol (TT).

Dung dịch thử: Pha loãng 5,0 ml dung dịch chế phẩm thành 50,0 ml với pha động. Hút chính xác 5,0 ml dung dịch tạo thành và pha loãng bằng pha động thành 50,0 ml.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 3,0 ml dung dịch thử thành 100 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 50 ml bằng pha động.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 15 mg clorhexidin chuẩn để thử hiệu năng trong pha động vừa đủ 10 ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (20 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Cân bằng cột bằng pha động ít nhất 1 h để cho cột ổn định. Tiêm dung dịch đối chiếu (1), điều chỉnh độ nhạy của hệ thống sao cho chiều cao của pic chính trên sắc ký đồ thu được ít nht là 50 % của thang đo.

Tiến hành sắc ký dung dịch phân giải, phép thử chỉ có giá trị khi sắc ký đồ thu được giống với sắc ký đồ mẫu của clorhexcidin chuẩn để thử hiệu năng, trong đó các pic tạp chất A (1-(4-clorophenyl)-5-[6-(3-cyanogua-nidino)-hexyl]biguanid) và pic tạp chất B ([[[6-[5-(4-cloro-phenyl)guanidino]hexyl]-amino]iminomethyl]-ure) ra trước pic clorhexidin. Nếu cần có thể điều chỉnh nồng độ acid acetic trong pha động (tăng nồng độ acid sẽ làm giảm thời gian lưu).

Tiến hành sắc ký các dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và dung dịch đối chiếu (2). Đối với các dung dịch đối chiếu (1) và (2), tiến hành sắc ký tới khi clorhexidin rửa giải hoàn toàn. Thời gian chạy đối với dung dịch thử gấp 6 lần thời gian lưu của pic clorhexidin.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử:

Tổng diện tích của tất cả các pic, trừ pic chính, không được lớn hơn diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (1) (3,0 %).

Loại bỏ những pic có thời gian lưu nhỏ hơn hoặc bằng 0,25 lần thời gian lưu của pic chính và những pic có diện tích nhỏ hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Định lượng

Xác định t trọng của chế phẩm (Phụ lục 6.5). Cân 1,00 g chế phẩm vào cốc có mỏ dung tích 250 ml và thêm 50 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 22,44 mg C34H54Cl2N10O14.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Sát trùng.

Chế phẩm

Dung dịch rửa, dung dịch súc miệng, gel hỗn hợp clorhexidin và lidocain, gel hỗn hợp clorhexidin và lignocain.

DUNG DỊCH FORMALDEHYD

Formaldehydi solutio

Formalin

CH2O

P.t.l: 30,03

Dung dịch formaldehyd (35 %) phải cha từ 34,5 % đến 38,0 % (kl/kl) formaldehyd (CH2O), có chứa methanol làm chất bảo quản.

Tính chất

Chất lỏng trong, không màu.

Trộn lẫn được với nước và ethanol 96 %. Có thể bị đục trong quá trình bảo quản.

Định tính

A. Pha loãng ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước. Lấy 0,05 ml dung dịch thu được, thêm 1 ml dung dịch muối natri của acid chromotropic 1,5 %, 2 ml nước và 8 ml acid sulfuric đậm đặc (TT). Màu xanh tím hoặc đ tím xuất hiện trong vòng min.

B. Lấy 0,1 ml dung dịch S, thêm 10 ml nước, 2 ml dung dịch phenylhydrazin hydroclorid 1 % mới pha, 1 ml dung dịch kali fericyanid 5 % (TT) và 5 ml acid hydrocloric đậm đặc (TT). Màu đỏ đậm tạo thành.

C. Trộn 0,5 ml chế phẩm với 2 ml nước và 2 ml dung dịch bạc nitrat % (TT) trong ống nghiệm. Thêm dung dịch amoniac 2 M (TT) đến kiềm nhẹ. Đun nóng trên cách thủy. Tủa xám hay gương bạc tạo thành.

D. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu giới hạn hàm lượng.

Màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Pha loãng 10 ml chế phẩm thành 50 ml bằng nước không chứa carbon dioxyd (TT). Lọc nếu cần. Dung dịch S phải không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid

Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 1 ml dung dịch phenolphtalein (TT). Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) để làm chuyển màu chỉ thị sang đỏ không được quá 0,4 ml.

Methanol

Từ 9,0 % đến 15,0 % (tt/tt).

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch nội chuẩn: Pha loãng 10 ml ethanol thành 100 ml bằng nước [dùng ethanol có hàm lượng methanol nhỏ hơn 0,005 % (tt/tt) làm nội chuẩn].

Dung dịch chuẩn: Lấy 1 ml methanol (TT), thêm 10 ml dung dịch nội chuẩn và pha loãng thành 100 ml bằng nước.

Dung dịch thử: Lấy 10 ml chế phẩm, thêm 10 ml dung dịch nội chuẩn và pha loãng thành 100 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột thủy tinh dài 1,5 m đến 2,0 m và đường kính trong từ 2 mm đến 4 mm, chất mang là ethylvinylbenzen-divinylbenzen copolymer (150 µm đến 180 µm).

Khí mang: Nitrogen dùng cho sắc ký khí, lưu lượng 30 ml/min đến 40 ml/min.

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Nhiệt độ: Duy trì nhiệt độ cột ở 120 oC, nhiệt độ buồng tiêm và detector ở 150 oC.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành: Tiêm dung dịch chuẩn. Điều chỉnh độ nhạy của detector sao cho chiều cao của các pic không nhỏ hơn 50 % thang đo. Phép thử ch có giá trị khi độ phân giải giữa các pic tương ứng với methanol và ethanol ít nhất là 2,0.

Tiêm riêng rẽ dung dịch thử và dung dịch chuẩn. Tính hàm lượng % của methanol.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Trong bình định mức dung tích 100 ml có chứa 2,5 ml nước và 1 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT), cân 1,000 g chế phẩm vào bình, lắc và thêm nước tới vạch. Ly 10,0 ml dung dịch, thêm 30,0 ml dung dịch iod 0,1 N (CĐ). Trộn đều và thêm 10 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT). Sau 15 min, thêm 25 ml dung dịch acid sulfuric 10 % (TT) và 2 ml dung dịch hồ tinh bột (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ).

ml dung dịch iod 0,1 N (CĐ) tương đương với 1,501 mg CH2O.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ từ 15 ođến 25 oC.

DUNG DỊCH GLYCERYL TRINITRAT

Solutio glycerylis trinitras

C3H5N3O9

P.t.l: 227,1

Dung dịch glyceryl trinitrat là dung dịch 1 % (kl/kl) đến 10 % (kl/kl) của propan-1,2,3-triyl trinitrat trong ethanol 96 %. Phải cha từ 96,5 % đến 102,5 % hàm lượng glyceryl trinitrat ghi trên nhãn.

Tính chất

Dung dịch trong, không màu hoặc hơi vàngCó thể trộn lẫn với aceton và ethanol 96 %. Glyceryl trinitrat nguyên chất thực tế không tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %, trộn lẫn với aceton.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm 1: A, C.

Nhóm II: B, C.

Khi pha loãng dung dịch glyceryl trinitrat phải sử dụng ethanol khan nếu không các giọt glyceryl trinitrat nguyên chất có th tách khi dung dịch.

Sau phép thử, phần cắn và dung dịch còn lại phải được đun nóng cách thủy với dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) trong 5 min.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của glyceryl trinitrat chuẩn. Chuẩn bị mẫu bằng cách nhỏ 50 µl dung dịch chế phẩm [pha loãng bằng ethanol (TT) để được dung dịch 1 % (kl/tt) glyceryl trinitrat, nếu cần] lên viên nén dẹt kali bromid. Bay hơi dung môi trong chân không.

B. Sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat – toluen (20 : 80).

Dung dịch thử: Pha loãng một lượng chế phẩm tương đương với 50 mg glyceryl trinitrat thành 100 ml với aceton (TT).

Dung dịch đối chiếuPha loãng 0,05 ml dung dịch glyceryl trinitrat (TT) thành 1 ml với aceton (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 2/3 chiều dài của bản mỏng. Lấy bản mỏng ra, để khô trong không khí. Phun bản mỏng bng dung dịch kali iodid – tinh bột (TT) mi pha. Đặt bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm trong 15 min rồi quan sát dưới ánh sáng ban ngày. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu về vị trí, màu sắc và kích thước.

C. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu về giới hạn hàm lượng.

Màu sắc của dung dịch

Pha loãng dung dịch chế phẩm đến nồng độ 1 % với ethanol (TT), nếu cần. Dung dịch phải không được có màu đậm hơn màu của dung dịch màu mẫu V7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Nitrat vô cơ

Không được quá 0,5 % hàm lượng glyceryl trinitrat, tính theo kali nitrat.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel.

Dung môi khai triển: Toluen – aceton – acid acetic băng (60 : 30 :15).

Dung dịch thử: Dùng dung dịch chế phẩm. Pha loãng đến nồng độ 1 % với ethanol (TT), nếu cần.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 5 mg kali nitrat (TT) trong 1 ml nước rồi pha loãng thành 100 ml bằng ethanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 2/3 chiều dài của bản mỏng. Lấy bản mỏng rađể khô trong không khí đến khi hết acid acetic, phun bằng dung dịch kali iodid – tinh bột (TT). Đặt bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm trong 15 min rồi quan sát dưới ánh sáng ban ngày. Bất kỳ vết nào tương ứng với vết nitrat trên sắc ký đồ của dung dịch thử không được có màu đậm hơn màu của vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – nước (50 : 50).

Dung dịch thử: Hòa tan một lượng chế phẩm thử tương ứng với 2 mg glyceryl trinitrat trong pha động và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,10 g dung dịch glyceryl trinitrat chuẩn và một lượng pentaerythrityl tetranitrat loãng tương ứng với 1,0 mg pentaerythrityl tetranitrat trong pha động và pha loãng thành 100,ml với cùng dung môi. Lắc siêu âm và lọc nếu cần.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi octadecylsilyl silica gel (5 µm) dùng cho sắc ký.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3 lần thời gian lưu của pic chính.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của glyceryl trinitrat và pic của pentaerythrityl tetranitrat ít nhất là 2,0.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích của bất cứ pic nào, ngoài pic chính, không được lớn hơn diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1 %, tính theo glyceryl trinitrat) và tổng diện tích của các pic đó không được lớn hơn 3 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (3 %, tính theo glyceryl trinitrat).

Loại bỏ các pic với diện tích nhỏ hơn 0,1 ln diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Định lượng

Dung dịch thử: Ly chính xác một lượng dung dịch chế phẩm tương ứng với khoảng 1,0 mg glyceryl trinitrat hòa vào methanol (TT) trong bình định mức dung tích 250,0 ml. Thêm methanol (TT) tới vạch.

Dung dịch đối chiếu: Cân chính xác khoảng 70,0 mg natri nitrit (TT) hòa tan vào methanol (TT) trong bình định mức dung tích 250,0 ml. Thêm methanol (TT) tới vạch. Pha loãng 5,0 ml dung dịch trên thành 500,ml bằng methanol (TT).

Lần lượt lấy 10,0 ml dung dịch thử, 10,0 ml dung dịch đối chiếu và 10,0 ml methanol (TT) vào 3 bình định mức dung tích 50,0 ml. Thêm vào mỗi bình 5 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT), đậy nắp, trộn đều, rồi đ yên ở nhiệt độ phòng trong 30 min. Thêm 10 ml dung dịch acid sulphanilic (TT) và 10 ml dung dịch acid hydrochloric loãng (TT), trộn đều. Sau đúng 4 min thêm 10 ml dung dịch naphthylethylendiamin dihydroclorid (TT), pha loãng bằng nước đến vạch và trộn đều. Sau 10 min, đo độ hấp thụ của mẫu thử và mẫu đối chiếu ở 540 nm, sử dụng dung dịch trong bình định mức có chứa 10,0 ml methanol (TT) làm mẫu trắng.

Tính khối lượng glyceryl trinitrat (mg) trong dung dịch thử bằng công thức:

Trong đó:

AT  là độ hấp thụ của dung dịch thử.

mT  là khối lượng (mg) của glyceryl trinitrat trong dung dịch thử.

  hàm lượng của natri nitrit pha dung dịch đối chiếu.

AR  là độ hấp thụ của dung dịch đối chiếu.

mT  là khối lượng cân (mg) của natri nitrit.

Bảo quản

Bảo quản các dung dịch loãng (1 %) tránh ánh sáng ở nhiệt độ từ 2 oC đến 15 oC. Bảo quản các dung dịch đậm đặc hơn tránh ánh sáng ở nhiệt độ từ 15 oC đến 20 oC.

ĐỒNG SULFAT

Cupri sulfas

CuSO45H2O

P.t.l: 249,7

Chế phẩm phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % CuSO4.5H2O

Tính chất

Bột kết tinh màu xanh lam hay tinh th trong màu xanh lam.

Dễ tan trong nước, tan trong methanol, thực tế không tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Thêm vài giọt dung dịch amoniac 2 M (TT) vào 1 ml dung dịch S (xem Độ trong của dung dịch), tủa màu xanh lam tạo thành. Tủa này tan khi cho thêm dung dịch amoniac 2 M (TT) và dung dịch có màu xanh lam đậm.

B. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Mt khối lượng do làm khô.

C. Pha loãng 1 ml dung dịch S thành 5 ml bằng nước, thêm ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) và vài giọt dung dịch bari clorid 5 % (TT), tủa trắng xuất hiện.

Độ trong của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 5 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2).

Clorid

Không được quá 0,01 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 10 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử. Quan sát dọc theo ống nghiệm trên nền đen.

Sắt

Không được quá 0,01 %.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 10 ml nước, thêm 2,5 ml acid nitric không có chì (TT) và pha loãng thành 25,0 ml bằng nước.

Dung dịch chuẩn: Pha các dung dịch chuẩn bằng cách dùng dung dịch sắt mẫu 20 phần triệu Fe (TT), thêm 2,5 ml acid nitric không có chì (TT) và pha loãng thành 25,0 ml bằng nước.

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 248,3 nm, dùng đèn cathod rỗng sắt làm nguồn bức xạ và ngọn lửa không khí – butan.

Chì

Không được quá 50 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong 10,0 ml nước, thêm 2,5 ml acid nitric không có chì (TT) và pha loãng thành 25,0 ml bằng nước.

Dung dịch chuẩn: Pha các dung dịch chuẩn bằng cách dùng dung dịch chì mẫu 100 phần triệu Pb (TT), thêm 2,5 ml acid nitric không có chì (TT) và pha loãng thành 25,0 ml bằng nước.

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 217,0 nm, dùng đèn cathod rỗng chì làm nguồn bức xạ và ngọn lửa không khí – butan.

Mất khối lượng do làm khô

Từ 35,0 % đến 36,5 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 250 oC).

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 50 mnước, thêm 2 ml acid sulfuric đậm đặc (TT) và 3 g kali iodid (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ), chỉ thị là 1 ml dung dịch hồ tinh bột (TT) cho vào cuối phép chuẩn độ.

ml dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ) tương đương với 24,97 mg CuSO4.5H2O.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín.

ĐỒNG SULFAT KHAN

Cupri sulfas anhydricus

CuSO4

P.t.l: 159,6

Chế phẩm phi chứa từ 99,0 % đến 101,0 % CuSO4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột màu xám xanh, rt hút ẩm.

Dễ tan trong nước, khó tan trong methanol, thực tế không tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Thêm vài giọt dung dịch amoniac 2 M (TT) vào 1 ml dung dịch S (xem Độ trong của dung dịch), tủa màu xanh lam tạo thành. Tủa này tan khi cho thêm dung dịch amoniac 2 M (TT) và dung dịch có màu xanh lam đậm.

B. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Mất khối lượng do làm khô.

C. Pha loãng ml dung dịch S thành 5 ml bằng nước, thêm 1 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) và vài giọt dung dịch bari clorid 5 % (TT), tủa trắng xuất hiện.

Độ trong của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,6 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50 ml bằng nước.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2).

Clorid

Không được quá 0,015 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 10 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử. Quan sát dọc theo ống nghiệm trên nền đen.

Sắt

Không được quá 0,015 %.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,32 g chế phẩm trong 10 ml nước, thêm 2,5 ml acid nitric không có chì (TT) và pha loãng thành 25,0 ml bằng nước.

Dung dịch chuẩn: Pha các dung dịch chuẩn bằng cách dùng dung dịch sắt chuẩn 20 phần triệu Fe (TT), thêm 2,5 ml acid nitric không có chì (TT) và pha loãng thành 25,0 ml bằng nước.

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 248,3 nm, dùng đèn cathod rỗng sắt làm nguồn bức xạ và ngọn lửa acetylen – không khí nén.

Chì

Không được quá 80 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1). Tiến hành theo một trong hai phương pháp dưới đây.

Phương pháp 1

Dung dịch thử: Hòa tan 1,6 g chế phẩm trong 10 ml nước, thêm 2,5 ml acid nitric không có chì (TT) và pha loãng thành 25,0 ml bằng nước.

Dung dịch chuẩn: Pha các dung dịch chuẩn bằng cách dùng dung dịch chì chuẩn 100 phần triệu Pb (TT), thêm 2,5 ml acid nitric không có chì (TT) và pha loãng thành 25,0 ml bằng nước.

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 217,0 nm, dùng đèn cathod rỗng chì làm nguồn bức xạ và ngọn lửa acetylen – không khí nén.

Phương pháp 2

Dung dịch thử: Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid nitric 1 % [được chuẩn bị bằng cách pha loãng acid nitric không có chì (TT) trong nước khử ion] và pha loãng thành 25 ml bng cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn: Pha loãng dung dịch chì chuẩn 1000 phần triệu Pb (TT) bằng dung dịch acid nitric 1 % để thu được các dung dịch chì chuẩn có nồng độ lần lượt là 1, 2, 4 phần triệu. Sử dụng các dung dịch này để xây dựng đường chuẩn.

Đo độ hấp thụ ở bước sóng bước sóng 217,0 nm trên thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử được trang bị đèn cathod rỗng chì làm nguồn bức xạ và ngọn lửa acetylen – không khí nén. Tính toán hàm lượng chì (theo phần triệu) trong mẫu thử dựa trên đường chuẩn thiết lập và độ hấp thụ đo được của dung dịch thử.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 250 oC).

Định lượng

Hòa tan 0,125 g chế phẩm trong 50 ml nước, thêm 2 ml acid sulfuric đậm đặc (TT) và 3 g kali iodid (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ), chỉ thị là 1 ml dung dịch hồ tinh bột (TT) cho vào cuối phép chuẩn độ.

ml dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ) tương đương với 15,96 mg CuSO4.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín.

ĐƯỜNG TRẮNG

Saccharum

C12H22O11

P.t.l: 342,3

Đường trắng là β-D-fructofuranosyl α-D-glucopyranosid.

Không chứa chất phụ gia.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng hay tinh thể trắng, gần như trắng hoặc không màu, bóng. Rất dễ tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 %, thực tế không tan trong ethanol tuyệt đối.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại của chế phẩm (Phụ lục 4.2) phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của đường trắng chuẩn.

B. Phương pháp sc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Dung dịch acid boric bão hòa lạnh – dung dịch acid acetic băng 60 % (tt/tt) – ethanol – aceton – ethyl acetat (10 : 15 : 20 : 60 : 60).

Hỗn hp dung môi: Nước – methanol (2 : 3).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 20 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg đường trắng chuẩn trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 20 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg mỗi chất chuẩn sau: Fructose, glucose, lactose và đường trắng trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 20 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên và để khô hoàn toàn các vết chm. Triển khai bản mỏng trong bình sắc ký chưa bão hòa hơi dung môi đến khi dung môi đi được 15 cm. Làm khô bản mỏng bằng không khí ẩm. Phun dung dịch gồm 0,5 thymol (TT) trong hỗn hợp có ml acid sulfuric (TT) và 95 ml ethanol 96 % (TT). Sấy bản mỏng ở 130 otrong 10 min.

Trên sắc ký đồ dung dịch thử cho vết chính có vị trí, màu sắc và kích thước giống với vết chính của dung dịch đối chiếu (1), phép thử ch có giá trị khi dung dịch đối chiếu (2) cho 4 vết tách riêng rẽ rõ ràng.

C. Pha loãng 1 ml dung dịch S (xem Độ trong của dung dịch) thành 100 ml bằng nước. Ly 5 ml dung dịch thu được thêm 0,15 ml dung dịch đồng (II) sulfat 12,5 % (TT) mới pha và 2 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT) mới pha. Dung dịch thu được có màu xanh lam, trong và không thay đổi khi đun sôi. Thêm 4 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) vào dung dịch đang nóng trên, đun sôi 1 min. Thêm 4 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M(TT), tủa da cam xuất hiện ngay.

Độ trong của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 50,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2).

Điện dẫn suất

Không được quá 35 µS.cm1 ở 20 oC.

Dung dịch thử: Hòa tan 31,3 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) được pha chế từ nước cất và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Đo độ dẫn điện của dung dịch thử (C1), khuấy nhẹ bằng máy khuấy từ trong khi đo. Đo độ dẫn điện của nước dùng để chuẩn bị dung dịch thử (C2). Kết quả phải ổn định, chênh lệnh không quá 1 % trong 30 s. Tính độ dẫn điện của dung dịch kiểm tra theo công thức sau: C1 – 0,35C2.

Góc quay cực riêng

Từ +66,3o đến +67,0o (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 26,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Chỉ số màu sắc

Không được quá 45.

Hòa tan 50,0 g chế phẩm trong 50,0 ml nước, lọc qua màng lọc kích thước 0,45 µm và loại khí. Đo độ hấp thụ của dung dịch ở bước sóng 420 nm (Phụ lục 4.1), sử dụng cóng đo có chiều dài ít nhất là 4 cm (Chiều dài cóng đo là 10 cm hoặc lớn hơn 10 cm). Tính chỉ số màu sắc theo công thức sau:

Trong đó:

 là độ hấp thụ ở bước sóng 420 nm;

 là chiều dài cóng tính bằng cm;

 là nồng độ dung dịch g/ml, tính từ chỉ số khúc xạ của dung dịch (Phụ lục 6.1) ở bảng dưới và nội suy giá trị nếu cần.

STT

(g/ml)

1

1,4138

0,570

2

1,4159

0,585

3

1,4179

0,600

4

1,4200

0,615

5

1,4221

0,630

6

1,4243

0,645

7

1,4264

0,661

Độ lặp lại: Sự khác nhau về độ hấp thụ giữa 2 kết quả không được quá 3.

Dextrin

Nếu chế phẩm dùng đ pha dung dịch tiêm truyền thì phải thử chỉ tiêu này.

Lấy 2 ml dung dịch S, thêm 8 ml nước, 0,05 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) và 0,05 ml dung dịch iod 0,1 M (TT), dung dịch phải có màu vàng.

Đường kh

Cho ml dung dịch S cho vào ống nghiệm dài khoảng 150 mm và có đường kính khoảng 16 mm. Thêm ml nước, 1,0 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT) và 1,0 ml dung dịch xanh methylen 0,1 % (TT). Trộn đều và đặt vào bể cách thủy. Sau đúng 2 min, lấy ống nghiệm ra và quan sát dung dịch ngay. Màu xanh lam của dung dịch không được mất hoàn toàn. Bỏ qua màu xanh ở bề mặt phân cách giữa không khí và dung dịch.

Sulfit

Không được quá 15 phần triệu tính theo SO2.

Dung dịch thử: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 40 ml nước, thêm 2,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng nước. Ly 10,0 ml dung dịch trên, thêm 1 ml dung dịch acid hydrocloric 3 N (TT), 2,0 ml dung dịch fuchsin đã khử màu (TT1và 2,0 ml dung dịch formaldehyd 0,5 % (tt/tt). Để yên 30 min và đo độ hấp thụ  bước sóng cực đại 583 nm.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 76 mg natri metabisulfit (TT) trong nước và thêm nước vừa đ 50,0 ml. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng nước. Lấy 3,0 ml dung dịch này, thêm 4,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M và pha loãng với nước thành 100,0 ml. Lấy 10,0 ml dung dịch thu được, thêm ngay 1 ml dung dịch acid hydrocloric 3 N (TT), 2,0 ml dung dịch fuchsin đã khử màu (TT1) và 2,0 ml dung dịch formaldehyd 0,5% (tt/tt). Để yên 30 min rồi đo độ hấp thụ ở bước sóng 583 nm.

Mẫu trắng: Lấy 10,0 ml nước và xử lý giống như dung dịch thử và dung dịch đối chiếu.

Độ hấp thụ của dung dịch thử không được lớn hơn độ hấp thụ của dung dịch đối chiếu. Phép thử ch có giá trị khi dung dịch đối chiếu có màu đ tím rõ ràng.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.6).

(2,000 g; 105 oC; 3 h).

Nội độc tố vi khuẩn

Phải ít hơn 0,25 EU/mg (Phụ lục 13.2). Nếu chế phẩm dùng để pha dung dịch tiêm truyền thì phải thử chỉ tiêu này.

Nhãn

Trên nhãn phải ghi rõ chế phẩm dùng để sản xuất thuốc tiêm truyền.

ENALAPRIL MALEAT

Enalaprili maleas

C20H28N2O5.C4H4O4

P.t.l: 492,5

Enalapril maleat là acid (2S)-1-[(2S)-2[[(1S)-1-(ethoxycarbonyl)-3-phenylpropyl]amino]propanoyl] pyrrolidin-2-carboxylic (Z)-butendioat, phải chứa từ 98,5 % đến 101,5 % C20H28N2O5.C4H4O4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Hơi tan trong nước, dễ tan trong methanol, thực tế không tan trong methylen clorid, tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Điểm chảy khoảng 144 o( Phụ lục 6.7).

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của enalapril maleat chuẩn.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,25 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Từ 2,4 đến 2,9 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để đo.

Góc quay cực riêng

Từ -48o đến -51o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S đ đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Dung dịch đệm A: Hòa tan 2,8 g natri dihydrophosphat monohydrat (TT) trong 950 ml nước, điều chỉnh đến pH 2,5 bằng acid phosphoric (TT) và pha loãng thành 1000 ml bằng nước.

Dung dịch đệm B: Hòa tan 2,8 g natri dihydrophosphat monohydrat (TT) trong 950 ml nước, Điều chỉnh đến pH 6,8 bằng dung dịch natri hydroxyd 40 % (TT) và pha loãng thành 1000 ml bằng nước.

Pha động A: Acetonitril (TT1) – dung dịch đệm B (50 : 950).

Pha động B: Dung dịch đệm B – acetonitril (TT1) (340 : 660).

Dung môi hòa tan: Acetonitril (TT1) – dung dịch đệm (50 : 950).

Dung dịch thử: Hòa tan 30 mg chế phẩm trong dung môi hòa tan và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng dung môi hòa tan.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 3 mg enalapril chuẩn dùng để đánh giá tính phù hợp của hệ thống (chứa tạp chất A) trong dung môi hòa tan và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan hỗn hợp tạp chất chuẩn của enalapril (chứa tạp chất B, C, D, E và H) có trong một lọ chuẩn vào 1,0 ml dung môi hòa tan.

Điều kiện sắc ký.

Cột kích thước (15 cm x 4,1 mm) được nhồi pha tĩnh styren-divinylbenzen copolymer (5 µm).

Nhiệt độ cột: 70 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 215 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 50 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau (có thể điều chỉnh nếu cần):

THỜI GIAN

(min)

PHA ĐỘNG A

(% tt/tt)

PHA ĐỘNG B

(% tt/tt)

0  20

95 → 40

5 → 60

20  25

40

60

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo hỗn hợp tạp chất chuẩn của enalapril và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất B, C, D, E và H. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất A.

Thời gian lưu tương đối so với enalapril (thời gian lưu khoảng 11 min): Tạp chất C khoảng 0,2; tạp chất B khoảng 0,8; tạp chất A khoảng 1,1; tạp chất H khoảng 1,3; tạp chất E khoảng 1,5; tạp chất D khoảng 2,1.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (2), tỷ số đỉnh – hõm (Hp/Hv) ít nhất là 10; trong đó Hp là chiều cao đỉnh pic tạp chất so với đường nền và Hv là chiều cao tính từ đường nền lên đến đáy hõm giữa pic tạp chất A và pic enalapril.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được ln hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (1,0 %).

Tạp chất B, C, D, E, H: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,1 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất trừ tạp chất A, không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (1,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 ln diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %) và pic của acid maleic.

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (2S)-1-[(2S)-2-[[(1R)-1-(ethoxycarbonyl)-3-phenylpropyl]amino]propanoyl]pyrolidin-2-carboxylic.

Tạp chất B: Acid (2S)-2-[[(1S)-1-(ethoxycarbonyl)-3-phenylpropyl]amino]propanoic.

Tạp chất C: Acid (2S)-1-[(2S)-2-[[(1S)-1-carboxy-3-phenylpropyl]amino]propanoyl]pyrolidin-2-carboxylic.

Tạp chất D: Ethyl (2S)-2-[(3S,8aS)-3-methyl-1,4-dioxo-octahydropyrolo[1,2-a]pyrazin-2-yl]-4-phenylbutanoat.

Tạp chất E: Acid (2S)-1-[(2S)-2-[[(1S)-3-phenyl-1-[(2phenylethoxy)carbonyl]propyl]amino]propanoyl] pyrolidin-2-carboxylic.

Tạp chất F: Acid (2S)-1-[(2S)-2-[[(1S)-1-(butoxycarbonyl)-3-phenylpropyl]amino]propanoyl]pyrolidin-2-carboxylic.

Tạp chất G: Acid (2S)-2-[[(1S)-3-cyclohexyl-1-(ethoxycarbonyl)propyl]amino]propanoic.

Tạp chất H: Acid (2S)-1-[(2S)-2-[[(1S)-3-cyclohexyl-1-(ethoxycarbonyl)propyl]amino]propanoyl]pyrolidin-2-carboxylic.

Tạp chất I: 1H-imidazol.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 2,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC; 3 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 30 ml với cùng dung môi. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Lấy điểm kết thúc của phép chuẩn độ tại bước nhảy thứ hai trên đường cong chuẩn độ.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 16,42 mg C20H28N2O5.C4H4O4.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Tác nhân ức chế men chuyển angiotensin.

Chế phẩm

Viên nén.

EPHEDRIN HYDROCLORID

Ephedrini hydrochloridum

C10H15NO.HCl

P.t.l: 201,7

Ephedrin hydroclorid là (1R,2S)-2-(methylamino)-1-phenylpropan-1-ol hydroclorid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C10H15NO.HCl, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh thể không màu hay bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Dễ tan trong nước, tan trong ethanol 96 %. Chảy ở khoảng 219 o(Phụ lục 6.7).

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, E.

Nhóm II: BC, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của ephedrin hydroclorid chuẩn.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Hệ dung môi: Methylen clorid – amoniac – 2-propanol (5 : 15 : 80).

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10 mg ephedrin hydroclorid chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 2/3 bản mỏng. Để khô bản mỏng ngoài không khí, sau đó phun dung dịch ninhydrin (TT) lên và sấy ở 110 otrong 5 min. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu về vị trí, màu sắc và kích thước.

C. Chế phẩm phải đạt yêu cầu của phép thử Góc quay cực riêng.

D. Lấy 0,1 ml dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch), thêm 1 ml nước, 0,2 ml dung dịch đồng sulfat 12,5 % (TT) và 1 ml dung dịch natri hydroxyd 42 % (TT) dung dịch sẽ có màu tím. Lắc dung dịch thu được với 2 ml methylen clorid (TT). Lớp dưới (lớp dung môi) có màu xám đậm và lớp trên (lớp nước) có màu xanh.

E. Lấy 5 ml dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch), thêm 5 ml nước, dung dịch phải cho phản ứng A của clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 5,00 g chế phẩm trong nước cất và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 0,1 ml dung dịch đỏ methyl (TT) và 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ). Dung dịch thu được có màu vàng. Thêm 0,4 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ), dung dịch thu được phải có màu đỏ.

Góc quay cực riêng

Từ -33,5o đến -35,5o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Pha loãng 12,5 ml dung dịch S thành 25,0 ml bằng nước để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Methanol – dung dịch amoni acetat 1,16 % được điều chỉnh đến pH 4,0 bằng acid acetic băng (6 : 94).

Dung dịch thử. Hòa tan 75 mg chế phẩm vào pha động và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 2,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg chế phẩm và 5 mg pseudoephedrin hydroclorid chuẩn vào pha động và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh phenylsilyl silica gel hình cầu dùng cho sắc ký (3 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 257 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2,5 lần thời gian lưu của ephedrin.

Thời gian lưu tương đối so với ephedrin (thời gian lưu khoảng 8 min): Tạp chất B (pseudoephedrin) khong 1,1; tạp chất A khoảng 1,4.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của ephedrin với pic của tạp chất B ít nhất là 2,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất A với 0,4.

Tạp chất A: Diện tích pic đã hiệu chỉnh của tạp chất A không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất trừ tạp chất A không được lớn hơn 2,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,25 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: (-)-(1R)-1-hydroxy-1-phenylpropan-2-on.

Tạp chất B: (1S,2S)-2-(methylamino)-1-phenylpropan-1-ol (pseudoephedrin).

Sulfat

Không được quá 100 phần triệu (Phụ lục 9.4.14).

Lấy 15 ml dung dịch S để thử.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong 50 ml ethanol 96 % (TT) và thêm 5,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Đọc thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) thêm vào giữa 2 điểm uốn.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 20,17 mg C10H15NO.HCl

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Tác nhân beta-adrenergic.

Chế phẩm

Cồn thuốc, thuốc nhỏ mũi, viên nén, thuốc tiêm.

ERGOCALCIFEROL

Ergocalciferolum

Calciferol, vitamin D2

C28H44O

P.t.l: 396,7

Ergocalciferol là (5Z,7E,22E)-9,10 secoergosta-5,7,10(19),22-tetraen-3β-ol, phải chứa từ 97,0 % đến 103,0 % C28H44O.

Tính chất

Tinh thể trắng hoặc hầu như trắng, hoặc bột kết tinh trắng hoặc hơi vàng, nhạy cảm với không khí, nhiệt độ và ánh sáng. Trong dung dịch phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian có thể xảy ra hiện tượng đồng phân hóa tr lại, tạo thành pre-ergocalciferol.

Dễ tan trong ethanol 96 %, tan trong dầu béo, thực tế không tan trong nước.

Dung dịch trong dung môi bay hơi không bền nên cần dùng ngay.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: B, C.

Nhóm II: AC.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của ergocalciferol chuẩn.

B. Trong phần Ergosterol, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương tự vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) về vị trí, màu sắc và kích thước.

C. Điểm chảy 112 ođến 117 o(Phụ lục 6.7), khi xác định không cần tán thành bột và sấy khô.

Góc quay cực riêng

Từ +103o đến +107o (Phụ lục 6.4).

Hòa tan nhanh không làm nóng 0,200 g chế phẩm trong ethanol không có aldehyd (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi, đo trong vòng 30 min, dùng ống 2 dm.

Ergosterol

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bn mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Cyclohexan – ether không có peroxyd (1 : 1), hỗn hợp này có chứa 0,01 % butylhydroxy toluen (TT).

Dung môi hòa tan: Ethylen clorid (TT) có chứa 1,0 % squalan (TT) và 0,01 % butyl-hydroxytoluen (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,25 g chế phẩm trong dung môi hòa tán và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,10 g ergocalciferol chuẩn trong dung môi hòa tan và pha loãng thành 2 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg ergosterol chuẩn trong dung môi hòa tan và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hỗn hợp đồng thể tích của dung dịch đối chiếu (1) và dung dịch đối chiếu (2). Tất cả các dung dịch trên ch pha trước khi dùng.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên, riêng dung dịch đối chiếu (3) chấm 20 µl. Triển khai sắc ký ngay, trong điều kiện tránh ánh sáng đến khi dung môi đi được 15 cm.

Lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí. Phun 3 lần dung dịch thuốc thử antimony triclorid (TT). Quan sát sắc ký đồ trong 3 min đến 4 min sau khi phunVết chính trong sắc ký đồ của dung dịch thử ban đầu có màu vàng da cam, sau đó trở thành nâu. Trên sc ký đồ của dung dịch thử, bất kỳ vết có màu tím nào dưới vết chính (tương ứng với ergosterol và xuất hiện chậm hơn) thì không được đậm màu hơn vết trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %). Trong sắc ký đồ của dung dịch thử, ngoài các vết tương ứng với các vết trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) và (2) không được phép có các vết khác. Phép thử chỉ có giá trị khi trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) cho hai vết tách nhau rõ ràng.

Tạp chất khử

Không được quá 20 phần triệu.

Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong ethanol không có aldehyd (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Thêm 0,5 ml dung dịch tetrazolium xanh 0,5 % trong ethanol không có aldehyd và 0,5 ml dung dịch tetramethylamoni hydroxyd loãng (TT). Để yên đúng 5 min và thêm 1,0 ml acid acetic băng (TT). Song song chuẩn bị dung dịch đối chiếu như trên với 10,0 ml dung dịch có chứa 0,2 µg hydroquinon trong 1 ml ethanol không có aldehyd (TT). Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của hai dung dịch thu được ở trên ở bước sóng 525 nm. Mu trắng là 10,0 ml ethanol không có aldehyd (TT) và được xử lý tương tự như mẫu thử. Độ hấp thụ của dung dịch thử không được lớn hơn độ hấp thụ của dung dịch đối chiếu.

Định lượng

Tiến hành định lượng càng nhanh càng tốt, tránh ánh sáng quang hóa và không khí.

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hexan – pentanol (997 : 3).

Dung dịch thử: Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong 10,0 ml toluen (TT) không làm nóng rồi pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch chuẩn: Cũng được chuẩn bị theo cách trên nhưng dùng 10,0 mg ergocalciferol chuẩn thay cho chế phẩm.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 0,5 g colecalciferol chuẩn dùng cho phép thử hiệu năng trong 2 ml toluen (TT) và pha loãng thành 10,0 ml bằng pha động, đun hồi lưu trong cách thủy ở 90 oC trong 45 min ri làm lạnh.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi silica gel thích hợp (5 đến 10 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 2 ml/min.

Cách tiến hành:

Tiêm một thể tích thích hợp dung dịch phân giải và ghi sắc ký đồ, điều chnh độ nhạy sao cho chiều cao của pic colecalciferol lớn hơn 50 % độ cao của thang đo. Tiêm tất cả 6 lần. Khi các sắc ký đồ ghi được trong những điều kiện đã mô tả, các thời gian lưu tương đối là khoảng 0,4 đối với pre-colecalciferol, 0,5 đối với trans-colecalciferol và 1,0 đối với colecalciferol. Độ lệch chuẩn tương đối của colecalciferol không được lớn hơn 1 % và hệ số phân giải đối với pre-colecalciferol và trans-colecalciferol không được nhỏ hơn 1,0. Nếu cần thiết thì điều chỉnh tỷ lệ các thành phần và tốc độ dòng của pha động để đạt được độ phân giải trên.

Tiêm một thể tích thích hợp dung dịch chuẩn và ghi sắc ký đồ, điều chỉnh độ nhạy sao cho chiều cao pic ergocalciferol lớn hơn 50 % độ cao của thang đo.

Tiêm cùng thể tích dung dịch thử và ghi sắc ký đồ.

Tính hàm lượng phần trăm của C28H44O từ biu thức:

Trong đó:

W1  là khối lượng tính bằng mg của chế phẩm có trong dung dịch thử;

W2  là khối lượng tính bằng mg của ergocalciferol chuẩn trong dung dịch chuẩn;

S1  là diện tích pic (hoặc chiều cao) của ergocalciferol trên sắc ký đồ của dung dịch thử;

S2 là diện tích pic (hoặc chiều cao) của ergocalciferol trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn.

Bảo quản

Ergocalciferol cần được bảo quản trong bình kín chứa khí nitơ, tránh ánh sáng và để ở nhiệt độ 2 oC đến 8 oC, lượng thuốc trong lọ kín khi mở ra cần được sử dụng ngay.

ERYTHROMYCIN

Erythromycinum

Erythromycin là một hỗn hợp các kháng sinh họ macrolid được sản xuất bằng cách nuôi cấy chủng Streptomyces erythreus, thành phần chính là (3R4S5S,6R,7R,9R,11R,12R,13S,14R)-4-[(2,6-dideoxy-3-C-methyl-3-O-methyl-α-L-ribo-hexopyranosyl)oxy]-14-ethyl-7,12,13-trihydroxy-3,5,7,9,11,13-hexamethyl-6-[(3,4,6-trideoxy-3-dimethylamino-β-D-xylo-hexo-pyra-nosyl)-oxy]oxacyclotetradecan-2,10-dion (erythromycin A).

Hàm lượng: Tổng hàm lượng của erythromycin A, erythromycin B và erythromycin C từ 93,0 % đến 102,0 %, tính theo chế phẩm khan.

Erythromycin B: Không quá 5,0 %

Erythromycin C: Không quá 5,0 %.

Tính chất

Bột màu trắng hay hơi vàng hoặc tinh thể không màu hay màu hơi vàng, hơi hút ẩm.

Ít tan trong nước (độ tan giảm đi khi nhiệt độ tăng), dễ tan trong ethanol 96 %, tan trong methanol.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của erythromycin chuẩn. Bỏ qua vùng từ 1980 cm-1 đến 2050 cm-1Nếu phổ hồng ngoại của mẫu thử và mẫu chuẩn khác nhau thì hòa tan riêng biệt 50 mg chế phẩm và 50 mg erythromycin chuẩn trong 1,0 ml methylen clorid (TT), sấy ở 60 oC ở áp suất không quá 670 Pa trong 3 h, ghi phổ mới các cắn thu được.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng. Silica gel G.

Dung môi khai triển: Trộn hỗn hợp 2 – propanol – dung dịch amoni acetat 15 % đã được điều chỉnh đến pH 9,6 bằng amoniac – ethyl acetat (4 : 8 : 9). Để ổn định và lấy lớp trên.

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg erythromycin A chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 20 mg spiramycin chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành:

Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng hai phần ba bản mỏng. Để bản mỏng khô ngoài không khí, sau đó phun lên bản mỏng dung dịch anisaldehyd trong ethanol (TT), sấy ở 110 oC trong 5 min.

Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc, kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) và vị trí, màu sắc phải khác với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

C. Lấy khoảng 5 mg chế phẩm, thêm 5 mdung dịch xanthydrol 0,02 % trong một hỗn hợp gồm acid hydrocloric – acid acetic (1 : 99), đun nóng trên cách thủy, màu đỏ sẽ xuất hiện.

D. Hòa tan khoảng 10 mg chế phẩm trong 5 ml dung dịch acid hydrocloric 7 M (TT) và để yên 10 min đến 20 min, màu vàng sẽ xuất hiện.

Góc quay cực riêng

Từ -71o đến -78o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 1,00 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Tiến hành đo góc quay cực riêng của dung dịch ít nhất 30 min sau khi chuẩn b.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Lấy 50 ml dung dịch dikali hydrophosphat 3,5 % được điều chỉnh tới pH 9,0 ± 0,05 bằng acid phosphoric loãng (TT), thêm 400 ml nước, 165 ml 2-methyl-2-propanol (TT), 30 ml acetonitril (TT) và pha loãng với nước thành 1000 ml.

Dung môi hòa tan: Hỗn hợp methanol – dung dịch đệm phosphat pH 7,0 (1 : 3).

Dung dịch thử: Hòa tan 40,0 mg chế phẩm trong dung môi hòa tan và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 40,0 mg erythromycin A chuẩn trong dung môi hòa tan và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10,0 mg erythromycin B chuẩn và 10,0 mg erythromycin chuẩn trong dung môi hòa tan và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 5 mg N-demethylerythromycin A chuẩn trong dung dịch đối chiếu (2). Thêm 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) và pha loãng thành 25 ml với dung dịch đối chiếu (2).

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 3,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100,0 ml với dung môi hòa tan.

Dung dịch đối chiếu (5): Chuyển 40 mg erythromycin A chuẩn vào một chén thủy tinh và dàn đều thành một lớp bột dày không quá 1 mm. Sấy ở 130 otrong h. Để nguội và pha trong dung môi hòa tan thành 10 ml.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) pha tĩnh là styren-divinylbenzen copolymer (TT) dùng cho sắc ký (8 µm) với kích thước lỗ xốp 100 nm, nhiệt độ cột 70 o(đặt cột và ít nhất một phần ba dây dẫn trước cột trong nồi cách thủy).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 215 nm.

Tốc độ dòng: 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 100 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (3), (4) và (5).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 5 lần thời gian lưu của pic erythromycin A.

Thời gian lưu tương đối so với erythromycin A (thời gian lưu khoảng 15 min) của tạp chất A khoảng 0,3; tạp chất B khoảng 0,45; erythromycin khoảng 0,5; tạp chất C khoảng 0,9; tạp chất D khoảng 1,4; tạp chất F khoảng 1,5; erythromycin B khoảng 1,8 và tạp chất E khoảng 4,3.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa các pic tương ứng với tạp chất B và erythromycin C ít nhất là 0,8; độ phân giải giữa các pic tương ứng với tạp chất B và erythromycin A ít nhất là 5,5. Nếu cần, điều chỉnh nồng độ của 2-methyl-2-propanol trong pha động hay giảm tốc độ dòng xuống còn 1,5 ml hay 1,0 ml/min.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng (dùng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (5) để xác định các tạp đó): Tạp chất E là 0,09 và tạp chất F là 0,15.

Diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, của từng tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (3,0 %).

Tổng các tạp chất không được lớn hơn 2,3 lần diện tích pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (7,0 %).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,02 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (4) (0,06 %), các pic tương ứng với erythromycin B và erythromycin C.

Ghi chú:

Tạp chất A: Erythromycin F.

Tạp chất B: N-demethylerythromycin A.

Tạp chất C: Erythromycin E.

Tạp chất D: Anhydroerythromycin A.

Tạp chất E: Erythromycin A enol ether.

Tạp chất F: Pseudoerythromycin A enol ether.

Thiocyanat

Không được quá 0,3 %.

Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng và tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.

Dung dịch mẫu trắng: Pha loãng 1,0 ml dung dịch sắt (III) clorid 9 % thành 50,0 ml với methanol (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g (m g) chế phẩm trong 20 ml methanol (TT), thêm 1,0 ml dung dịch sắt (III) clorid 9 % và pha loãng thành 50,0 ml với methanol (TT).

Chuẩn bị hai dung dịch đối chiếu riêng rẽ:

Dung dịch đối chiếu : Hòa tan 0,100 g kali thiocyanat (TT) đã sấy ở 105 otrong h trong methanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch gốc này thành 50,0 ml với methanol (TT). Lấy 5,0 ml dung dịch trên, thêm 1,0 ml dung dịch sắt (III) clorid 9 % và pha loãng thành 50,0 ml với methanol (TT). Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của từng dung dịch đối chiếu (D1, D2) và dung dịch thử (D) ở bước sóng cực đại khoảng 492 nm.

Giá trị phù hợp:

Trong đó: m1, m2 là khối lượng tính theo g của kali thiocyanat được dùng để chuẩn bị các dung dịch đối chiếu tương ứng.

Phép thử chỉ có giá trị khi từ 0,985 đến 1,015.

Tính hàm lượng % của thiocyanat theo công thức sau:

58,08 là khối lượng phân tử của phần thiocyanat.

97,18 là khối lượng phân t của kali thiocyanat.

Nước

Không quá 6,5 % (Phụ lục 10.3). Dùng 0,200 g chế phẩm.

Sử dụng dung dịch imidazol 10% trong methanol khan làm dung môi hòa tan.

Tro sulfat

Không quá 0,2 % (Phụ lục 9.9).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô t trong phần Tạp chất liên quan.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Tiêm 6 lần dung dịch đối chiếu (1), độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic erythromycin A không lớn hơn 1,2 %.

Tiến hành sắc ký vi dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và (2).

Tính hàm lượng % của erythromycin A trong dung dịch thử dựa vào diện tích pic trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (1). Tính hàm lượng % của erythromycin và erythromycin trong dung dịch thử dựa vào diện tích pic trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (2).

Bảo quản

Trong chai lọ nút kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng sinh nhóm macrolid.

Chế phẩm

Viên nén, viên nang, viên bao, thuốc tiêm, thuốc mỡ tra mắt, dung dịch bôi ngoài, kem bôi ngoài.

ERYTHROMYCIN ETHYL SUCINAT

Erythromycini ethyl succinas

C43H75NO16

P.t.l: 862,0

Erythromycin ethyl sucinat cha thành phần chính là (3R,4S,5S,6R,7R,9R,11R,12R,13S,14R)-4-[(2,6-dideoxy-3-C-methyl-3-O-methyl-α-L-ribo-hexopy-ranosyl)oxy]-14-ethyl-7,12,13-trihydroxy-3,5,7,9,11, 13-hexamethyl-6-[[3,4,6-trideoxy-3-(dimethylamino)-2-O-(4-ethoxy-4-oxobutanoyl)-β-D-xylo-hexopyra-no-syl]oxy]oxacyclotetradecan-2,10-dion (erythromycin A ethylsucinat).

Hàm lượng

Tổng hàm lượng erythromycin A, erythromycin B và erythromycin không được ít hơn 78,0 % tính theo chế phẩm khan.

Erythromycin B: Không được quá 5,0 % tính theo chế phẩm khan.

Erythromycin C: Không được quá 5,0 % tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh trắng, dễ hút ẩm. Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong aceton, trong ethanol và methanol.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của erythromycin ethyl sucinat chuẩn.

Góc quay cực riêng

Từ -70o đến -82o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong aceton (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi, đo góc quay cực sau ít nhất 30 min kể từ khi chuẩn bị dung dịch thử.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Lấy 50 ml dung dịch dikali hydrophosphat 3,5 % đã được điều chỉnh ph đến 8,0 bằng dung dịch acid phosphoric 10 % (TT), thêm 400 ml nước, 165 ml 2-methyl-2-propanol (TT) và 30 ml acetonitril (TT), pha loãng thành 1000 ml bằng nước. Lọc và đuổi khí.

Dung dịch thủy phân: Dung dịch dikali hydrophosphat 2,0 % được điều chỉnh pH đến 8,0 bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,115 g chế phẩm trong 25 ml methanol (TT), thêm 20 ml dung dịch thủy phân, trộn đều và để yên ở nhiệt độ phòng trong ít nhất 12 h. Pha loãng thành 50,0 ml bằng dung dịch thủy phân.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 40,0 mg erythromycin A chuẩn trong 10 ml methanol (TT) và pha loãng thành 20,0 ml với dung dịch thủy phân.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10,0 mg erythromycin B chuẩn và 10,0 mg erythromycin chuẩn trong 50 ml methanol (TT). Thêm 5,0 ml dung dịch đối chiếu (1) và pha loãng thành 100,0 ml bằng dung dịch thủy phân.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 2 mg N-demethylerythromycin A chuẩn (tạp chất B) trong 20 ml dung dịch đối chiếu (2).

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 3,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100,0 ml với hỗn hp đồng thể tích của methanol (TT) và dung dịch thủy phân.

Dung dịch đối chiếu (5): Hòa tan 40 mg erythromycin A chuẩn đã được sấy ở 130 otrong h trong 10 ml methanol (TT), pha loãng thành 20 ml với dung dịch thủy phân.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh là styren-divinylbenzen copolymer (8 µm, kích thước lỗ 100 nm), duy trì nhiệt độ cột ở 70 oC (đặt cột và ít nhất một phần ba dây dẫn trước cột trong nồi cách thủy).

Detector quang phổ tử ngoại ở bước sóng 215 nm.

Tốc độ dòng: 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 200 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1), (3), (4) và (5).

Tiến hành sắc ký với thời gian rửa giải gấp 5 ln thời gian lưu của erythromycin A, lấy tích phân sau khi xuất hiện pic của dung dịch thủy phân.

Thời gian lưu tương đối so với erythromycin A (thời gian lưu khoảng 15 min) của pic dung dịch thủy phân phải nhỏ hơn 0,3, của tạp chất B khoảng 0,45; của erythromycin khoảng 0,5; tạp chất C (erythromycin E) khoảng 0,9; tạp chất G (erythromycin N-ethyl sucinat) khoảng 1,3; tạp chất D (anhydroerythomycin A) khoảng 1,4; tạp chất F (pseudoerythromycin A enol ether) khoảng 1,5; của erythromycin B khoảng 1,8 và của tạp chất E (ery-thromycin A enol ether) khoảng 4,3.

Tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic của tạp chất B và pic của erythromycin ít nhất là 0,8; giữa pic của tạp chất B và pic của erythromycin A ít nhất là 5,5.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất E là 0,09; tạp chất F là 0,15; tạp chất G là 0,14. Dùng dung dịch đối chiếu (5) để xác định pic của tạp chất E và F.

Từng tạp chất có diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (4) (3,0 %).

Tng diện tích các pic tạp không được ln hơn 1,67 lần diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (4) (5,0%).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,02 lần diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (4) (0,06 %).

Erythromycin tự do

Không được quá 6,0 %.

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3)

Pha động: Trộn 35 thể tích acetonitril (TT) với 65 thể tích dung dịch có cha 0,34 % kali dihydrophosphat (TT) và 0,20 % triethylamin (TT) đã được điều chỉnh pH đến 3,0 bằng dung dịch acid phosphoric 2 M (TT). Lọc và đuổi khí.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong acetonitril (TT), pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 75,0 mg erythromycin A chuẩn trong acetonitril (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh là octylsilyl silica gel (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại ở bước sóng 195 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành: Tiêm dung dịch thử, tiến hành sắc ký với thời gian rửa giải gấp 2 lần thời gian lưu của erythromycin ethyl sucinat (thời gian lưu khoảng 24 min). Tiêm dung dịch đối chiếu, tiến hành sắc ký với thời gian rửa giải gấp 2 lần thời gian lưu của erythromycin A (thời gian lưu khoảng 8 min).

Giới hạn: Diện tích pic của erythromycin tự do không được lớn hơn diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu.

Nước

Không được quá 3,0 % (Phụ lục 10.3)

Dùng 0,30 g chế phẩm và dung dịch có chứa 10,0 % imidazol (TT) trong methanol khan (TT) làm dung môi.

Tro sulfat

Không được quá 0,3 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Pha động, dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và (2), điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tính phù hợp của hệ thống: Độ lệch chuẩn tương đối của 6 lần tiêm lặp lại dung dịch đối chiếu (1) không được lớn hơn 1,2 %.

Tính toán hàm lượng của erythromycin A dùng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Tính toán hàm lượng của erythromycin B và erythromycin dùng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng sinh nhóm macrolid.

Chế phẩm

Hỗn dịch uống, viên nén.

ERYTHROMYCIN STEARAT

Erythromycini stearas

Erythromycin stearat là hỗn hợp các muối stearat của erythromycin và acid stearic. Thành phần chính là octadecanoat của (3R,4S,5S,6R,7R,9R,11R,12R,13S,14R)-4-[(2,6-dideoxy-3-C-methyl-3-O-methyl-α-L-ribo-hexo-pyranosyl)oxy]-14-ethyl-7,12,13-trihydroxy-3,5,7,9,11,13-hexamethyl-6-[[3,4,6-trideoxy-3-(dimethylamino)-β-D-xylo-hexopyranosyl]oxy]oxacyclotetradecan-2,10-dion (erythromycin A stearat). Chế phẩm được sản xuất bằng phương pháp lên men.

Hàm lượng

Tng hàm lượng erythromycin A, erythromycin và erythromycin ít nhất phải bằng 60,5 % (tính theo chế phẩm khan).

Erythromycin B: không được quá 5,0 %.

Erythromycin C: không được quá 5,0 %.

Tính cht

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, tan trong aceton và trong methanol. Dung dịch có thể vẩn đục.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của erythromycin stearat chuẩn.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4 ).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Trộn đều hỗn hợp 2-propanol – dung dịch amoni acetat 15 % đã điều chỉnh đến pH 9,6 bằng amoniac – ethyl acetat (4 : 8 : 9). Để yên và dùng lớp trên.

Dung dịch thử: Hòa tan 28 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg erythromycin A chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg acid stearic (TT) trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 2/3 chiều dài bản mỏng. Làm khô bản mỏng trong không khí.

Phát hiện A: Phun bản mỏng bằng dung dịch có chứa 0,02 % diclorofluorescein (TT) và 0,01 % rhodamin B (TT) trong ethanol 96 % (TT). Để bản mỏng tiếp xúc với hơi trên nồi cách thủy trong vài giây. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng đèn tử ngoại đặt ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ, dung dịch thử cho hai vết, một vết có vị trí tương ứng với vết chính trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (1), vết còn lại tương ứng với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Phát hiện B: Phun bản mỏng bằng dung dịch anisaldehyd trong ethanol (TT), sấy bản mỏng ở 110 oC trong 5 min, quan sát dưới ánh sáng ban ngày. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có một vết tương ứng với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) về vị trí, màu sắc và kích thước.

Acid stearic tự do

Không được quá 14,0 % C18H36O2, tính theo chế phẩm khan.

Hòa tan 0,400 g chế phẩm trong 50 ml methanol (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ), xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Tính thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) cần dùng cho 1 g chế phẩm (n1 ml).

Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong 30 ml methylen clorid (TT). Nếu dung dịch bị đục, lọc ly dịch lọc. Lắc phần cắn 3 lần, mỗi lần với 25 ml methylen clorid (TT), lọc, tráng phễu lọc với methylen clorid (TT). Gộp các dịch lọc và dịch rửa, bốc hơi trên cách thủy còn 30 ml. Thêm 50 ml acid acetic băng (TT), chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Tính thể tích dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) cần dùng cho 1 g chế phẩm (n2 ml).

Tính hàm lượng (%) của C18H36O2 theo công thức sau:

Trong đó: h là hàm lượng nước của chế phẩm (%).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Lấy 50 ml dung dịch dikali hydrophosphat 3,5 % đã điều chỉnh đến pH 9,0 ± 0,05 bằng dung dịch acid phosphoric 2 M (TT) vào bình định mức dung tích 1000 ml. Thêm 400 ml nước, 165 ml tert-butanol (TT) và 30 ml acetonitril (TT), thêm nước vừa đủ 1000 ml.

Dung dịch thử: Hòa tan 55,0 mg chế phẩm trong 5,0 ml methanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với dung dịch đệm pH 8,0 (TT1). Ly tâm và dùng phần dung dịch trong.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 40,0 mg erythromycin A chuẩn trong 5 ml methanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml bằng dung dịch đệm pH 8,0 (TT1).

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10,0 mg erythromycin B chuẩn và 10,0 mg erythromycin C chuẩn trong 25,0 ml methanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng dung dịch đệm pH 8,0 (TT1).

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 5 mg N-demethylerythromycin A chuẩn trong dung dịch đối chiếu (2), thêm 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) và pha loãng thành 25,0 ml bằng dung dịch đối chiếu (2).

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 3,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100,0 ml với hỗn hợp đồng thể tích của methanol (TT) và dung dịch đệm pH 8,0 (TT1).

Dung dịch đối chiếu (5): Ly 40 mg erythromycin A chuẩn cho vào một lọ thủy tinh để tạo thành một lớp có chiều dày không quá 1 mm. Đun nóng ở 130 oC trong 4 h. Để nguội, hòa tan trong hỗn hợp methanol – dung dịch đệm pH 8,0 (TT1) (1 : 3) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh styren-divinylbenzen copolymer (8 µm) với kích thước lỗ xốp khoảng 100 nm.

Nhiệt độ cột: 70 oC, đặt cột trong bể cách thủy và nhúng ngập ít nhất 1/3 ng dẫn vào cột.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 215 nm.

Tốc độ dòng: 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 100 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (3), (4), (5) với thời gian gấp 5 lần thời gian lưu của erythromycin A.

Thời gian lưu tương đối so với erythromycin A (khoảng 15 min) là: Tạp chất A khoảng 0,3; tạp chất B khoảng 0,45; erythromycin khoảng 0,5; tạp chất C khoảng 0,9; tạp chất D khoảng 1,4; tạp chất F khoảng 1,5; erythromycin B khoảng 1,8 và tạp chất E khoảng 4,3.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic của tạp chất B với pic của erythromycin C ít nhất là 0,8; độ phân giải giữa pic của tạp chất B với pic của erythromycin A ít nhất là 5,5, nếu cần thì điều chỉnh nồng độ của tert-butanol trong pha động hoặc giảm tốc độ dòng xuống 1,5 ml/min hoặc 1,0 ml/min.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất E với 0,09; tạp chất F với 0,15.

Bất kỳ tạp chất nào: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (3 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (6 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,02 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,06 %), bỏ qua pic của erythromycin B và erythromycin C.

Ghi chú:

Tạp chất A: (3R,4S,5S,6R,7R,9R,11R,12R,13S,14R)-4-[(2,6-dideoxy-3-C-methyl-3-O-methyl-α-L-ribo-hexopyranosyl) oxy]-14-ethyl-7,12,13-trihydroxy-3-(hydroxymethyl)-5,7,9,11,13-pentamethy]-6-[[3,4,6-trideoxy-3-(dimethylamino)-β-D-xylo-hexopyranosyl]oxy]oxacyclotetradecan-2,10-dion (erythromycin F).

Tạp chất B: (3R,4S,5S,6R,7R,9R,11R,12R,13S,14R)-4-[(2,6-dideoxy-3-C-methyl-3-O-methyl-α-L-ribo-hexopyranosyl) oxy]-14-ethyl-7,12,13-trihydroxy-3,5,7,9,11,13-hexamethyl-6-[[3,4,6-trideoxy-3-(methylamino)-β-D-xylo-hexopyranosyl] oxy]oxacyclotetradecan-2,10-dion (3”-N-desmethylerythromycin A).

Tạp chất C: (2S,4aR,4’R,5’S,6S,7R,8S,9R,10R,12R,14R,15R,16S)-7-ethyl-5′,8,9,14-tetrahydroxy-4′-methoxy-4′,6’,8,10,12,14,16-heptamethyl-15-[[3,4,6-trideoxy-3-(dimethylamino)-β-D-xylo-hexopyranosyl]oxy]hexadecahydrospiro [5H,11H-1,3-dioxino[5,4-c]oxacyclotetradecin-2,2’-pyran]-5,11-dion (erythromycin E).

Tạp chất D: (1S,2R,3R,4S,5R,8R,9S,10S,11R,12R,14R)-9-[(2,6-dideoxy-3-C-methyl-3-O-methy]-α-L-ribo-hexopyranosyl) oxy]-5-ethyl-3-hydroxy-2,4,8,10,12,14-hexamethyl-11-[[3,4,6-trideoxy-3-(dimethylamino)-β -D-xylo-hexopyranosyl] oxy]-6,15,16-trioxatricyclo[10.2.1.11.4]hexadecan-7-on (anhydroerythromycin A).

Tạp chất E: (2R,3R,4S,5R,8R,9S,10S,11R,12R)-9-[(2,6-dideoxy-3-C-methyl-3-O-methyl-α-L-ribo-hexopyranosyl)oxy]-5-ethyl-3,4-dihydroxy-2,4,8,10,12,14-hexamethyl-11-[[3,4,6-trideoxy-3-(dimethylamino)- β-D-xylo-hexopyranosyl] oxy]-6,15-dioxabicyclo[10.2.1]pentadec-1(14)-en-7-on (erythromycin A enol ether).

Tạp chất F: (2R,3R,6R,7S,8S,9R,10R)-7-[(2,6-dideoxy-3-C-methyl-3-O-methyl-α-L-ribo-hexopyranosyl)oxy]-3-[(1R,2R)-1,2-dihydroxy-1-methylbutyl]-2,6,8,10,12-pentamethyl-9-[[3,4,6-trideoxy-3-(dimethylamino)-β-D-xylo-hexopyranosyl]oxy]-4,13-dioxabicyclo[8.2.1]tridec-1(12)-en-5-on (pseudoerythromycin A enol ether).

Nước

Không được quá 4,0 % (Phụ lục 10.3).

Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong dung dịch có chứa 10 % imidazol (TT) trong methanol khan (TT).

Tro sulfat

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và dung dịch đối chiếu (2).

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Tiêm dung dịch đối chiếu (1), hệ số đi xứng của pic erythromycin A không được lớn hơn 5, độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic erythromycin A thu được từ 6 ln tiêm lặp lại dung dịch đối chiếu (1) không được lớn hơn 1,2.

Tính hàm lượng erythromycin A dựa vào sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), hàm lượng erythromycin B và erythromycin dựa vào sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Kháng sinh nhóm macrolid.

Chế phẩm

Viên nén.

ERYTHROSIN

Erythrosinum

C20H6I4Na2O5 P.t.l: 880
hoặc C20H6I4K2O5 P.t.l: 912

Erythrosin là (tetraiodo-2, 4, 5, 7 oxo-3 oxydo-6 3H-xanthenyl-9)-2 benzoat dinatri hoặc dikali, phải chứa không dưới 85,0 % C20H6I4Na2O5hoặc C20H6I4K2O5 tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột màu đỏ sẫm. Dễ tan trong nước, tan được trong ethanol, ít tan trong aceton, thực tế không tan trong methylen clorid. Dung dịch 0,1 % có màu đ cam và các vết bám trên thành ống nghiệm có màu tím. Ở pH 2,5 xuất hiện tủa có màu.

Định tính

Dung dịch S: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50 ml bằng nước.

A. Lấy 1 ml dung dịch S pha loãng thành 100 ml bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT). Phổ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch tạo thành trong khoảng từ 230 nm đến 550 nm cho 3 cực đại hấp thụ ở bước sóng (262 ± 5) nm; (309 ± 5) nm và (525 ± 3) nm.

B. Trong phần Tạp chất màu liên quan, vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) có vị trí, màu sắc và kích thước tương tự vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

C. Khi đun nóng chế phẩm cho hơi có màu tím.

Độ trong của dung dịch

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2)

Tạp chất màu liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Amonlac – nước – ethanol – butanol (10 : 25 : 25 : 50).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 40 mg chế phẩm trong hỗn hợp nước – methanol (50 : 50) và pha loãng thành 10 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 2 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml bằng hỗn hợp nước – methanol (50 : 50).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 40 mg erythrosin chuẩn trong hỗn hợp nước – methanol (50 : 50) và pha loãng thành 50 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 5 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100 ml bằng hỗn hợp nước – methanol (50 : 50).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên trên bản mỏng 5 µl các dung dịch chuẩn và thử trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Lấy bản mỏng sắc ký ra và để khô ngoài không khí. Quan sát sắc ký đồ dưới ánh sáng ban ngày. Nếu trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1) có vết phụ thì không vết phụ nào đậm hơn vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Chất tan trong ether

Không được quá 0,5 %.

Cân 2,0 g chế phẩm đã được sấy khô trước trong chân không ở 60 oC cho vào bình định mức dung tích 200 ml, thêm ether khan (TT) tới đủ thể tích. Lắc bằng máy lắc cơ học trong vòng 30 min, lọc. Lấy 100 ml dịch lọc, bốc hơi trong chân không ở nhiệt độ không quá 20 oC. Làm khô cắn trong bình hút ẩm tới khối lượng không đổi. Khối lượng của cắn không được quá 5 mg.

Chất không tan trong nước

Không được quá 0,2 %.

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong 200 ml nước bằng cách đun nóng khoảng 90 oC. Làm nguội rồi lọc qua một phễu lọc thủy tinh xốp số 16 đã được sấy đến khối lượng không đổi và cân bì. Rửa cắn với nước tới khi dịch rửa không màu, sấy cắn ở 100oC đến 105 oC tới khối lượng không đi. Khối lượng cắn thu được không quá 4 mg.

Amin thơm bậc nhất

Không được quá 40 phần triệu.

Hòa tan cắn thu được trong phần Chất tan trong ether trong 10 ml toluen (TT). Lấy 2,5 ml dung dịch này thêm 6 ml nước và 4 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (TT). Lắc mạnh, để cho phân lớp và gạn bỏ lớp dung môi hữu cơ, thêm vào lớp nước 0,4 ml dung dịch natri nitrit 0,25 %. Trộn đều và để yên trong một min. Thêm 0,8 ml dung dịch amoni sulfamat 0,5 %, để yên trong một min. Thêm 2 ml dung dịch naphthylethylendiamin dihydroclorid 0,5 % (TT). Để yên trong 1 h. Nếu dung dịch đem kiểm tra có màu, thì màu của nó không được đậm hơn màu của dung dịch chuẩn được chuẩn bị tương tự nhưng thay pha nước bằng 1 ml dung dịch naphthylamin 0,001 %, 5 ml nước và 4 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (TT).

Crom hòa tan

Không được quá 50 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong 25 ml nước bằng cách đun nóng khoảng 90 oC, để nguội, thêm nước cho đủ 25 ml và lọc qua phễu thủy tinh xốp số 16.

Dung dịch chuẩn: Pha các dung dịch chuẩn 0,5 phần triệu, 1 phần triệu và 2 phần triệu từ dung dịch crom chuẩn 100 phần triệu.

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 357,9 nm, sử dụng đèn cathod rỗng crom làm nguồn phát xạ và ngọn lửa không khí – acetylen.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị dung dịch mẫu đối chiếu.

Iodid

Không được quá 0,1 %.

Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong 5 ml nước, thêm 0,5 ml acid nitric (TT), lọc, rửa giấy lọc bằng nước để thu được 10 ml dịch lọc. Thêm 1 ml dung dịch kali cromat 0,5 % và 5 ml cyclohexan (TT), lắc và để yên. Chuẩn bị song song trong cùng điều kiện dung dịch chuẩn có 1 ml dung dịch kali iodid 0,0131 %. Màu sắc của lớp dung môi hữu cơ ở dung dịch thử không được đậm hơn màu của lớp dung môi hữu cơ ở dung dịch chuẩn.

Định lượng

Hòa tan 75,0 mg chế phẩm đã được làm khô trong chân không ở 60 oC đến khối lượng không đổi trong dung dịch amoni acetat 0,1542 % mới pha và pha loãng với dung môi này thành 100,0 ml. Lấy 2,0 ml dung dịch tạo thành pha loãng thành 200,0 ml với dung dịch amoni acetat 0,1542 %. Song song tiến hành một dung dịch chuẩn với 75,0 mg erythrosin chuẩn đã được sấy khô trong chân không ở 60 ođến khối lượng không đổi.

Đo phổ hấp thụ khả kiến (Phụ lục 4.1) của dung dịch chuẩn và thử, dùng dung dịch amoni acetat 0,1542 % làm màu trắng, dung dịch thử cho một cực đại hấp thụ ở bước sóng khoảng 525 nm và bước sóng cực đại này sai lệch không quá 5 nm so với bước sóng cực đại hấp thụ của dung dịch chuẩn trong cùng điều kiện.

Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của hai dung dịch chuẩn và thử ở bước sóng cực đại hấp thụ, dùng dung dịch amoni acetat 0,1542 % làm mẫu trắng.

Từ độ hấp thụ đo được và nồng độ của các dung dịch chuẩn tính ra hàm lượng C20H6I4Na2O5 hoặc C20H6I4K2O5.

Bảo quản

Trong bình kín.

ETHAMBUTOL HYDROCLORID

Ethambutoli hydrochloridum

C10H26Cl2N2O2

P.t.l: 277,2

Ethambutol hydroclorid là (2S,2S)-2,2’-(ethylendiimino)dibutan-1-ol dihydroclorid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C10H26Cl2N2O2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng, hút ẩm. Dễ tan trong nước, tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D, E.

Nhóm II: B, C, D.

A. Ph hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của ethambutol hydroclorid chuẩn.

B. Ở phần Tạp chất A, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải giống với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) về v trí, màu sắc và kích thước.

C. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 10 ml nước, thêm 0,2 ml dung dịch đồng (II) sulfat 12,5 % (TT). Thêm 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT), dung dịch có màu xanh da trời.

D. Chế phẩm cho phản ứng định tính (A) của clorid (phụ lục 8.1).

E. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của phép thử “Tạp chất liên quan”.

pH

Hòa tan 0,2 g chế phẩm trong 10 ml nước không có carbon dioxyd (TT), pH của dung dịch thu được phải từ 3,7 đến 4,0 (Phụ lục 6.2).

Tạp chất A

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4 ).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Amoniac – nước – methanol (10 : 15 : 75).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml bằng methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 50,0 mg 2-aminobutanol (TT) (tạp chất A) trong methanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 50 mg ethambutol hydroclorid chuẩn và 5 mg 2-aminobutanol (TT) trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành:

Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được 2/3 bản mỏng. Làm khô bản mỏng trong không khí, sấy bản mỏng ở 110 otrong 10 min. Để nguội, phun lên bản mỏng dung dịch ninhydrin (TT1), sấy bản mỏng ở 110 otrong 5 min. Trên sắc ký đồ dung dịch thử (1), vết tương ứng với 2-aminobutanol không được đậm màu hơn vết thu được từ dung dịch đối chiếu (1) (1,0 %). Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (2) cho hai vết tách rõ ràng.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Pha động A: Methanol – nước (50 : 50).

Pha động B: Methanol.

Dung dịch thử: Phân tán 4,0 mg chế phẩm trong 4,0 ml acetonitril (TT1), thêm 100 µl triethylamin (TT). Siêu âm hỗn hợp trong 5 min. Thêm 15 µl (R)-(+)-α-methylbenzyl isocyanat (TT) và đun nóng ở 70 otrong 20 min.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 0,50 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng vào acetonitril (TT1).

Dung dịch đối chiếu (2): Tiến hành như mô tả ở phần Dung dịch thử nhưng thay chế phẩm bằng 4,0 mg ethambutol chuẩn để đánh giá tính phù hợp của hệ thống (cha tạp chất B).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (3 µm).

Nhiệt độ cột: 40 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 215 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0 – 30

71

29

30 – 35

71 → 0

29 → 100

35 – 37

0

100

37 – 38

0 → 71

100 → 29

Thời gian lưu tương đối so với ethambutol (thời gian lưu khoảng 14 min) của tạp chất B khoảng 1,3.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của ethambutol với pic của tạp chất B ít nhất là 4,0.

Giới hạn:

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (1,0 %).

Các tạp chất khác có thời gian lưu tương đối so với ethambutol từ 0,75 đến 1,5: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,2 lần diện tích pic ethambutol trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10%).

Tng diện tích pic của tất cả các tạp chất (tạp chất B và các tạp chất có thời gian lưu tương đối so với ethambotol từ 0,75 đến 1,5) không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (1,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 2-Aminobutan-1-ol.

Tạp chất B: (2R,2’S)-2,2’-(ethylenediimino)dibutan-1-ol (meso-ethambutol).

Tạp chất C: (2R,2’R)-2,2’-(ethylenediimino)dibutan-1-ol ((R,R)-ethambutol).

Tạp chất D: 1,2-Dichloroethan (ethylen clorid).

Tạp chất D (1,2-dicloroethan)

Không được quá 5 phần triệu (Phụ lục 10.14).

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 20 ml bằng cùng dung môi. Lấy 12 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng 10 ml dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 105 oC; 3 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 50 ml nước, thêm 1,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) và chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Đọc thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) thêm vào giữa 2 điểm uốn.

1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 27,72 mg C10H26Cl2N2O2.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Thuốc chống lao.

Chế phẩm

Viên nén.

ETHANOL

Ethanolum

Alcol tuyệt đối, alcol khan

CH3 – CH2 – OH

C2H5OH P.t.l: 46,07

Ethanol phải chứa ít nhất 99,5 % (tt/tt) hoặc 99,2% (kl/kl) C2H5OH ở 20 oC, tính từ tỷ trọng tương đối bằng cách tra bảng độ cồn (Phụ lục 19).

Tính chất

Chất lng không màu, trong, động và dễ bay hơi, sôi ở 78 oC, có mùi thơm đặc trưng của rượu, dễ cháy, cháy với ngọn lửa màu xanh da trời, không có khói, hút m. Hòa trộn với nước, cloroform và với ether.

Định tính, Độ trong và màu sắc của dung dịch, Giới hạn acid – kiềm, Độ hấp thụ ánh sáng, Tạp chất bay hơi, cắn còn lại sau khi bay hơi

Phải đáp ứng các yêu cầu và phương pháp thử như đã qui định trong chuyên luận Ethanol 96%.

T trọng tương đối

Từ 0,790 đến 0,793 (Phụ lục 6.5).

Bảo quản

Tránh m, ở nhiệt độ từ 8 oC đến 15 oC, dễ cháy.

CÁC ETHANOL LOÃNG

Dilutum ethanolum

Các ethanol loãng dược dụng có chứa 90 %, 80 %, 70 %, 60 %, 50 %, 45 %, 25 % và 20 % (tt/tt) C2H5OH. Các ethanol loãng này được điều chế theo mô tả dưới đây, điều chỉnh thể tích cuối cùng được thực hiện ở nhiệt độ như nhau (20 oC) cũng giống như ở nhiệt độ được đo đối với ethanol 96 %.

Chú ý: Khi trộn ethanol với nước, có kèm theo sự giảm thể tích và tăng nhiệt độ.

Độ trong và màu sắc của dung dịch, Giới hạn acid – kiềm, Tạp chất bay hơi, Cắn còn lại sau khi bay hơi

Phải đáp ứng yêu cầu và phương pháp thử như đã quy định trong chuyên luận Ethanol 96%.

Ethanol 90 %

Alcol 90 %.

Pha loãng 934 ml ethanol 96 % thành 1000 ml bằng nước.

Hàm lượng ethanol từ 89,6 % đến 90,5 % (tt/tt).

Tỷ trọng biểu kiến (Phụ lục 6.5): Từ 826,4 kg.m3 đến 829,4 kg.m3.

Ethanol 80 %

Alcol 80 %.

Pha loãng 831 ml ethanol 96 % thành 1000 ml bằng nước.

Hàm lượng ethanol từ 79,5 % đến 80,3 % (tt/tt).

T trọng biểu kiến (Phụ lục 6.5): Từ 857,4 kg.m3đến 859,6 kg.m3.

Ethanol 70 %

Alcol 70 %.

Pha loãng 727 ml ethanol 96 % thành 1000 ml bằng nước.

Hàm lượng ethanol từ 69,5 % đến 70,4 % (tt/tt).

Tỷ trọng biểu kiến (Phụ lục 6.5): Từ 883,5 kg.m3 đến 885,8 kg.m3.

Ethanol 60 %

Alcol 60 %.

Pha loãng 623 ml ethanol 96 % thành 1000 ml bằng nước.

Hàm lưng ethanol từ 59,7 % đến 60,2 % (tt/tt).

Tỷ trọng biểu kiến (Phụ lục 6.5): Từ 907,6 kg.m3 đến 908,7 kg.m3.

Ethanol 50 %

Alcol 50 %.

Pha loãng 519 ml ethanol 96 % thành 1000 ml bằng nước.

Hàm lượng ethanol từ 49,6 % đến 50,2 % (tt/tt).

Tỷ trọng biểu kiến (Phụ lục 6.5): Từ 928,6 kg.m3 đến 929,8 kg.m3.

Ethanol 45 %

Alcol 45 %.

Pha loãng 468 ml ethanol 96 % thành 1000 ml bằng nước.

Hàm lượng ethanol từ 44,7 % đến 45,3 % (tt/tt).

Tỷ trọng biểu kiến (Phụ lục 6.5): Từ 938,0 kg.m3 đến 939,0 kg.m3.

Ethanol 25 %

Alcol 25 %.

Pha loãng 259 ml ethanol 96 % thành 1000 ml bằng nước.

Hàm lượng ethanol từ 24,6 % đến 25,4 % (tt/tt).

Tỷ trọng biểu kiến (Phụ lục 6.5): Từ 966,6 kg.m3 đến 967,5 kg.m3.

Ethanol 20 %

Alcol 20 %.

Pha loãng 207 ml ethanol 96 % thành 1000 ml bằng nước.

Hàm lượng ethanol từ 19,5 % đến 20,5 % (tt/tt).

Tỷ trọng biểu kiến (Phụ lục 6.5): Từ 972,0 kg.m3 đến 973,1 kg.m3.

ETHANOL 96 %

Ethanolum 96 %

CH3 – CH2 – OH

C2H5OH P.t.l: 46,07

Ethanol 96 % là hỗn hợp ethanol và nước, chứa từ 92,6 % (kl/kl) đến 95,2 % (kl/kl) hoặc từ 95,1 % (tt/tt) đến 96,9 % (tt/tt) C2H5OH ở 20 oC, tính từ tỷ trọng tương đối bằng cách tra bảng đo độ cồn (Phụ lục 19).

Tính chất

Cht lỏng không màu, trong suốt, dễ bay hơi, có mùi đặc trưng, dễ cháy, khi cháy không có khói và ngọn lửa có màu xanh. Hòa lẫn với nước, cloroform, ether và glycerin.

Định tính

A. Đun nóng 1 ml chế phẩm với 1 ml acid acetic băng (TT) và thêm vài giọt dung dịch acid sulfuric loãng (TT), sẽ có mùi ethyl acetat.

B. Thêm 1 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT) vào 5 ml dung dịch chế phẩm 0,5 % (tt/tt) trong nước, sau đó thêm từ từ 2 ml dung dịch trong nước có chứa 2 % iod (TT) và 4 % kali iodid (TT). Sẽ có mùi iodoform bay lên và có tủa màu vàng xuất hiện.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Chế phẩm phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2) khi so sánh với nước. Pha loãng 1,0 ml chế phẩm thành 20 ml bằng nước, để yên 5 min dung dịch thu được vẫn phải trong khi so sánh với nước (Phụ lục 9.2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 20 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT) vào 20 ml chế phẩm. Dung dịch phải không màu. Thêm 1,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) dung dịch phải có màu hồng.

Tỷ trọng tương đối

Từ 0,805 đến 0,812 (Phụ lục 6.5).

Độ hấp thụ ánh sáng

Lấy nước làm mẫu trắng, ghi phổ hấp thụ tử ngoại của chế phẩm từ 235 nm đến 340 nm, sử dụng cốc đo dày 5 cm. Chế phẩm phải có độ hấp thụ tại 240 nm lớn nhất là 0,40; độ hấp thụ trong khoảng 250 nm đến 260 nm lớn nhất là 0,30; độ hấp thụ trong khoảng 270 nm đến 340 nm lớn nhất là 0,10 và đường cong hấp thụ phải trơn (không bị nhiễu) (Phụ lục 4.1).

Tạp chất bay hơi

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thử (1): Chế phẩm cần thử.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 150 µl 4-methylpentan-2-ol (tt) vào 500,0 ml chế phẩm.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 100 µl methanol khan (TT) thành 50,0 ml bằng chế phẩm. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng chế phẩm.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 50 µl methanol khan (TT) và 50 µl acetaldehyd (TT) thành 50 ml bằng chế phẩm. Pha loãng 100 µl dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng chế phẩm.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 150 µl acetal (1,1-diethoxyethan) thành 50,0 ml bằng chế phẩm. Pha loãng 100 µl dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng chế phẩm.

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 100 µl benzen (TT) thành 100,0 ml bằng chế phẩm. Pha loãng 100 µl dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng chế phẩm.

Điều kiện sắc ký:

Cột sắc ký: Silica nung chy, (30 m x 0,32 mm) được nhồi poly[(cyanopropyl)(phenyl)] [dimethyl]siloxan (độ dày lớp bao 1,8 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký khí (TT) với tốc độ 35 cm/s.

Tỷ lệ chia dòng: 1 : 20.

Nhiệt độ:

 

Thời gian

 (min)

Nhiệt đ

(oC)

 

0 – 12

40

Cột

12 – 32

40 → 240

 

32 – 42

240

Buồng tiêm

 

200

detector

 

280

Detector ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic thứ nhất (acetaldehyd) và pic thứ hai (methanol) ít nhất là 1,5.

Giới hạn:

Diện tích của pic methanol trong sắc ký đồ của dung dịch thử (1): không được quá 0,5 lần diện tích pic tương ứng trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1(200 phần triệu, tt/tt)

Acetaldehyd + acetal: Không được quá 10 phần triệu (tt/tt), tính theo acetaldehyd.

Tính tổng hàm lượng phần triệu (tt/tt) của acetaldehyd và acetal theo công thức sau:

Trong đó:

Ae  là diện tích pic acetaldehyd trong sắc ký đồ của dung dịch thử (1);

AT  là diện tích pic acetaldehyd trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2);

CE  là diện tích pic acetal trong sắc ký đồ của dung dịch thử (1);

CT  là diện tích pic acetal trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3).

Benzen: Không được quá 2 phần triệu (tt/tt).

Tính hàm lượng phần triệu (tt/tt) benzen theo công thức sau:

Trong đó:

Be  là diện tích pic benzen trong sắc ký đồ của dung dịch thử (1);

BT  là diện tích pic benzen trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4).

Nếu cần, có thể xác định benzen bằng một hệ thống sắc ký thích hợp khác (pha tĩnh với độ phân cực khác).

Tổng diện tích pic của các tạp chất khác trong sắc ký đồ của dung dịch thử (2): không được lớn hơn diện tích pic của 4-methylpentan-2-ol trong sắc ký đồ của dung dịch thử (2) (300 phần triệu). Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,03 lần diện tích pic của 4-methylpentan-2-ol trong sắc ký đồ của dung dịch thử (2) (9 phần triệu).

Cắn còn lại sau khi bay hơi

Không được quá 25 phần triệu (kl/tt).

Lấy 100 ml chế phẩm làm bay hơi trên cách thủy đến khô, sấy cắn ở 100 ođến 105 otrong 1 h. Cắn còn lại không được quá 2,5 mg.

Bảo quản

Tránh ẩm, ở nhiệt độ từ 8 ođến 15 oC, dễ cháy.

ETHER MÊ

Aether anaesthesicus

C4H10O P.t.l: 74,1

Ether mê là diethyl ether có chứa một lượng thích hợp chất chống oxy hóa không bay hơi phù hợp.

Tính chất

Chất lỏng trong suốt, không màu, rất linh động, có mùi đặc biệt. Dễ cháy, dễ bay hơi. Hơi ether hòa lẫn ở một tỷ lệ nhất định với không khí, oxy hoặc nitrogen oxyd cho hỗn hợp nổ. Tan trong 15 phần nước, tan theo bt kỳ tỷ lệ nào trong ethanol, benzen, cloroform, ether dầu hỏa, các dầu béo và các tinh dầu.

Định tính

A. Chế phẩm phải đạt yêu cầu phép thử Tỷ trọng.

B. Chế phẩm phải đạt yêu cầu phép thử Khoảng chưng cất.

Tỷ trọng

0,714 đến 0,716 (Phụ lục 6.5).

Khoảng chưng cất

Không thực hiện nếu chế phẩm không đáp ứng phép thử peroxyd. Chế phẩm phải được cất hoàn toàn trong khoảng 34 ođến 35 o(Phụ lục 6.8). Sử dụng thiết bị làm nóng thích hợp, tránh làm nóng trực tiếp phần bình cất phía trên mực chất lỏng.

Ether mê phải tuân theo các yêu cầu và phương pháp thử tinh khiết như “Ether thường”, ngoài ra còn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Peroxyd

Cho 8,0 ml dung dịch kali iodid – h tinh bột (TT) vào ống nghiệm có nút mài có dung tích khoảng 12 ml, đường kính 1,5 cm. Làm đy bằng chế phẩm và lắc mạnh, để yên ở chỗ tối 30 min, không được xuất hiện màu.

Aceton và aldehyd

Lắc 10,0 ml chế phẩm với 1 ml dung dịch kali tetraio-domercurat kiềm (TT) trong ống nghiệm có nút mài trong 10 s và đ yên 5 min trong bóng tối. Chỉ được xuất hiện đục nhẹ ở lớp chất lỏng phía dưới.

Nếu không đạt được yêu cầu trên, lấy 40,0 ml chế phẩm đem cất đến còn lại khoảng 5 ml, dịch cất được hứng vào bình làm lạnh trong nước đá. Thử lại với 10,0 ml dịch cất (quá trình cất lại chỉ áp dụng khi chế phẩm đạt yêu cầu về peroxyd).

Bảo quản

Trong lọ kín, tránh ánh sáng và để ở chỗ mát (nhiệt độ từ ođến 15 oC), rất dễ cháy.

Ghi chú: Không được dùng gây mê nếu lọ đã m quá 24 h.

Sau thời hạn 6 tháng bảo quản phải kiểm tra chất lượng của chế phẩm.

Nhãn

Cần phải ghi loại, nồng độ bất kỳ chất chống oxy hóa không bay hơi được thêm vào; đường thích hợp cho việc sử dụng để gây mê.

Loại thuốc

Gây mê.

Cắn sau khi bay hơi

Không tiến hành phép thử này nếu như chế phẩm không đạt yêu cầu về peroxyd. Lấy chính xác 50 ml chế phẩm cho vào cốc thủy tinh đã cân bì. Làm bay hơi trên cách thủyCắn còn lại sau khi đã sấy ở 100 ođến 105ođến khối lượng không đi, không được quá 1,0 mg.

Bảo quản

Trong lọ kín, tránh ánh sáng, để ở nhiệt độ không quá 15 ovà rất dễ cháy.

Loại thuốc

Làm dung môi.

ETHER THƯỜNG

Aether medicinalis

C4H10O P.t.l: 74,1

Ether thường là diethyl ether chứa từ 96,0 % đến 98,0 % C4H10O, có chứa một ít ethanol và nước.

Tính chất

Chất lỏng trong suốt, không màu, rất linh động, có mùi đặc biệt. Dễ cháy, dễ bay hơi. Hơi ether hòa lẫn ở một tỷ lệ nhất định với không khí, oxy hoặc nitrogen oxyd cho hỗn hợp nổ. Tan trong 15 phần nước, tan theo bất kỳ tỷ lệ nào trong ethanol, benzen, cloroform, ether dầu hỏa, các dầu béo và các tinh dầu.

Định tính

A. Chế phẩm phải đạt yêu cầu phép thử Tỷ trọng.

B. Chế phẩm phải đạt yêu cầu phép thử Khoảng chưng cất.

Tỷ trọng

0,714 đến 0,718 (Phụ lục 6.5).

Khoảng chưng cất

Không thực hiện nếu chế phẩm không đáp ứng phép thử peroxyd. Chế phẩm phải được cất hoàn toàn trong khoảng 34 ođến 36 o(Phụ lục 6.8). Sử dụng thiết bị làm nóng thích hợp, tránh làm nóng trực tiếp phần bình cất phía trên mực cht lỏng.

Giới hạn acid

Lấy 20,0 ml ethanol 96 % (TT), thêm 0,25 ml dung dịch xanh bromothymol (TT) và nhỏ dung dịch natri hydroxyd 0,02 M (CĐ) cho tới khi xuất hiện màu xanh bền vững trong 30 s. Thêm 25,0 ml chế phẩm, trộn đều và nhỏ thêm dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) cho tới khi màu xanh xuất hiện tr lại bền vững trong 30 s. Thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) đã dùng không được lớn hơn 0,4 ml.

Peroxyd

Cho 8,0 ml dung dịch kali iodid 10 % (TT) vào ống nghiệm có nút mài, dung tích khong 12 ml, đường kính 1,5 cm. Làm đầy bằng chế phẩm và lắc mạnh, để yên ở chỗ tối 30 min. Bất kỳ màu vàng nào xuất hiện không được đậm hơn màu của dung dịch gồm 0,5 ml dung dịch iod 0,0005 M (CĐ) được pha loãng với 8,0 ml dung dịch kali iodid 10% (TT).

Aldehyd

Lắc 10,0 ml chế phẩm với 1 ml dung dịch kali tetraiodomercurat kiềm (TT) trong ống nghiệm có nút mài trong 10 s và để yên 5 min trong bóng tối. Lớp chất lỏng phía dưới đục và có màu vàng hoặc nâu đỏ, không được có màu xám hoặc đen.

Mùi lạ

Nh dn dần 10,0 ml chế phẩm lên mnh giấy lọc sạch, không mùi, có diện tích khoảng 25 cm2, để bay hơi ngoài không khí. Sau khi ether đã bay hơi, giấy lọc không có mùi lạ.

Nước

Không được quá 0,2 % (kl/tt) (Phụ lục 10.3).

Dùng 20 ml chế phẩm.

ETHINYLESTRADIOL

Ethinylestradiolum

C20H24O2 P.t.l: 296,4

Ethinylestradiol là 19-nor-17α-pregna-1,3,5(10)-trien-20-yn-3,17-diol phải cha từ 97,5 % đến 102,0 % C20H24O2 tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc màu trắng hơi vàng. Đa hình. Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %, tan trong dung dịch kiềm loãng.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của ethinylestradiol chuẩn.

Nếu phổ hồng ngoại của chế phẩm và chuẩn khác nhau thì hòa tan chế phẩm và chuẩn trong methanol (TT), bốc hơi đến khô và xác định lại phổ hồng ngoại của các cắn thu được.

B. Sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ethanol 96 % – toluen (1 : 9).

Hỗn hợp dung môi: Methanol – methylen clorid (1 : 9).

Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 25 ml bằng cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 25 mg ethinylestradiol chuẩn trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 25 ml bằng cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl dung dịch đối chiếu và dung dịch thử. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được 2/3 bản mỏng. Để bản mỏng trong không khí đến khi bay hơi hết dung môi, sau đó sấy ở 110 otrong 10 min. Phun lên bản mỏng đang nóng dung dịch acid sulfuric 20 % trong ethanol 96 %, tiếp tục sấy ở 110 otrong 10 min. Quan sát dưới ánh sáng ban ngày và dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 365 nm.

Trên sắc ký đồ thu được, dung dịch thử phải cho 1 vết chính có vị trí, màu sắc, huỳnh quang và kích thước giống như vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Acetonitril (TT1) – nước (30 70).

Pha động B: Nước – acetonitril (TT1) (25 : 75).

Hỗn hợp dung môi: Nước – acetonitril (TT1) (40 60).

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong 30 ml acetonitril (TT1) và pha loãng thành 50,0 ml bng nước.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 2 mg estron chuẩn (tạp chất C) trong 10,0 ml hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Dùng 1,0 ml dung dịch thu được để hòa tan ethiylestradiol chuẩn dùng để đánh giá tính phù hợp của hệ thống (cha các tạp chất B, F, H, I và K) có trong một lọ chuẩn.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 50,0 mg ethinylestradiol chuẩn trong 30 ml acetonitril (TT1) và pha loãng thành 50,0 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped butylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Nhiệt độ cột: 30 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 30 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian (min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0 – 35

100

0

35 – 64

100 → 0

0 → 100

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và (2).

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo ethinylestradiol chuẩn dùng để đánh giá tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) đ xác định pic của tạp chất B, C, F, H, I và K.

Thời gian lưu tương đối so với ethinylestradiol (thời gian lưu khoảng 35 min); Tạp chất F khoảng 0,2; tạp chất H khoảng 0,5; tạp chất I khong 0,8; tạp chất B khoảng 0,88; tạp chất C khoảng 0,92; tạp chất G khoảng 1,3.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất I với pic của tạp chất B ít nhất là 1,2.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất B với 0,7; tạp chất I với 0,4.

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B đã hiệu chỉnh không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Tạp chất H, I, K: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được ln hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Tạp chất C, F: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 8 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,8 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05%).

Ghi chú:

Tạp chất A: 19-Norpregna-1,3,5(10)-trien-20-yn-3,17-diol (17β-ethinylestradiol).

Tạp chất B: 19-Nor-17α-pregna-1,3,5(10),9(11)-tetraen-20-yn-3,17-diol.

Tạp chất C: 3-Hydroxyestra-1,3,5(10)-trien-17-on (estron).

Tạp chất D: Estra-1,3,5(10)-trien-3,17β-diol (estradiol).

Tạp chất E: 19-Nor-17α-pregna-1,3,5(10)-trien-20-yn-3,6α,17-triol (6α-hydroxy-ethinylestradiol).

Tạp chất F: 19-Nor-17α-pregna-1,3,5(10)-trien-20-yn-3,6β,17-triol (6β-hydroxy-ethinylestradiol).

Tạp chất G: 3,17-Dihydroxy-19-nor-17α-pregna-1,3,5(10)-trien-20-yn-6-on (6-oxo-ethinylestradiol).

Tạp chất H: 3,17-Dihydroxy-19-nor-17α-pregna-1,3,5(10)-trien-20-yn-16-on (16-oxo-ethinylestradiol).

Tạp chất I: 19-Nor-17a-pregna-1,3,5(10),6-tetraen-20-yn-3,17-diol.

Tạp chất J: 1-Methyl-19-nor-17α-pregna-1,3,5(10)-trien-20-yn-3,17-diol (1-methyl-ethinylestradiol).

Tạp chất K: 4-Methyl-19-nor-17α-pregna-1,3,5(10)-trien-20-yn-3,17-diol (4-methyl-ethinylestradiol).

Tạp chất L: Estra-1,3,5(10)-trien-3,17α-diol (17α-estradiol).

Tạp chất M: 2-Methyl-19-nor-17α-pregna-1,3,5(10)-trien-20-yn-3,17-diol (2-methyl-ethinylestradiol).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 105 oC; 3 h).

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (3).

Tính hàm lượng của C20H24O2 trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (3) và hàm lượng của C20H24O2 trong ethiylestradiol chuẩn.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Hormon sinh dục nữ.

Chế phẩm

Viên nén. Viên hỗn hợp ethinylestradiol và levonorgestrel.

EUGENOL

Eugenolum

C10H12O2 P.t.l: 164,2

Eugenol là 2-methoxy-4-(prop-2-enyl)phenol.

Tính chất

Chất lỏng trong, không màu hay vàng nhạt, sẫm màu lại khi tiếp xúc với không khí, có mùi thơm của đinh hương.

Thực tế không tan trong nước và trong glycerin, dễ tan trong ethanol 70 % (tt/tt), trộn lẫn được với ethanol 96 %, acid acetic băng, ether, methylen clorid và dầu béo.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của eugenol chuẩn.

B. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của phép thử Chỉ số khúc xạ.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat – toluen (1 : 9).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 µl chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 25 ml vi cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 50 µl eugenol chuẩn trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Làm khô bản mỏng bằng luồng khí lạnh và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Dung dịch thử phải cho vết chính có vị trí và kích thước giống với vết chính của dung dịch đối chiếu.

Phun bản mỏng bằng dung dịch anisaldehyd (TT), sấy bản mỏng ở 100 ođến 105 otrong 10 min. Dung dịch thử phải cho vết chính có vị trí, màu sắc và kích thước giống với vết chính của dung dịch đối chiếu.

D. Hòa tan 0,05 ml chế phẩm trong 2 ml ethanol 96 % (TT) và thêm 0,1 ml dung dịch sắt (III) clorid 10,5 % (TT), màu xanh lục đậm xuất hiện và chuyển sang xanh vàng trong vòng 10 min.

Tỷ trọng tương đối

1,066 đến 1,070 (Phụ lục 6.5).

Chỉ số khúc xạ

1,540 đến 1,542 (Phụ lục 6.1).

Hợp chất dimeric và oligomeric

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Độ hấp thụ của dung dịch thu được ở bước sóng 330 nm không được lớn hơn 0,25.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thử: Hòa tan 1,00 g chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 5,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng ethanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 50 mg vanilin (TT) (tạp chất H) trong 1 ml dung dịch thử và pha loãng thành 5 ml bằng ethanol (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột mao quản bằng silica nung chy (chiều dài 30 m, đường kính trong 0,25 mm) được tráng một lớp phim polymethylphenylsiloxan (TT) dày 0,25 µm.

Khí mang là khí heli dùng cho sắc ký khí, lưu lượng 1 ml/min.

Detector ion hóa ngọn lửa.

Tỷ lệ chia dòng: 1 : 40.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Chương trình nhiệt độ:

 

Thời gian

(min)

Nhiệt độ (oC)

Cột

0 – 2

80

2 – 27

80 → 280

27 – 47

280

Buồng tiêm

 

250

Detector

 

280

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), thời gian lưu tương đối so với eugenol của tạp chất H ít nhất là 1,1.

Giới hạn:

Tạp chất bất kỳ: Với mỗi tạp chất không được quá 0,5 %.

Tổng tất cả các tạp chất mà có thời gian lưu tương đối so với eugenol lớn hơn 2,0: Không được quá 1,0%.

Tổng tất cả các tạp chất không quá 3,0 %.

Bỏ qua những tạp chất có diện tích pic nhỏ hơn 0,05 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: (1R,4E,9S)-4,11,11-trimethyl-8-methylenbicyclo[7.2.0]undec-4-en (β-caryophylen).

Tạp chất B: (1E,4E,8E)-2,6,6,9-tetramethylcycloundeca-1,4,8-trien (α-humulen, α-caryophylen).

Tạp chất C: (1R,4R,6R,10S)-4,12,12-trimethyl-9-methylen-5-oxatricyclo[8.2.0.04,6]dodecan (β-caryophylen oxyd).

Tạp chất D: 4-(Prop-2-enyl)phenol.

Tp cht E: 1,2-Dimethoxy-4-(prop-2-enyl)benzen (eugenol methyl ether).

Tạp chất F: (cis) 2-Methoxy-4-[(Z)-prop-1-enyl]phenol (cis-isoeugenol).

Tạp chất G: (trans) 2-Methoxy-4-[(E)-prop-1-enyl]phenol (trans-isoeugenol).

Tạp chất H: 4-Hydroxy-3-methoxybenzaldehyd (vanilin).

Tạp chất I: 2-Methoxy-4-(prop-2-enyl)phenyl acetat (acetyleugenol).

Tạp chất J: 1-(4-Hydroxy-3-methoxyphenyl)prop-2-enon.

Tạp chất K: (E)-3-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)prop-2-enal (trans-coniferyl aldehyd).

Tạp chất L: 2-<ethoxy-4-[3-methyl-5-(prop-2-enyl)-2,3-dihydrobenzofuran-2-yl]phenol (dehydrodi-isoeugenol).

Tạp chất M: 3,3′-Dimethoxy-5,5’-bis(prop-2-enyl)biphenyl-2,2’-diol (dehydrodieugenol).

Tạp chất N, O: 2 hợp cht dimer chưa xác định.

Tạp chất P: Toluen.

Hydrocarbon

Hòa tan 1 ml chế phẩm trong 5 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT) và thêm 30 ml nước trong một ống nghiệm có nút. Quan sát ngay, dung dịch phải có màu vàng (Phụ lục 9.3) và trong (Phụ lục 9.2).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Bảo quản

Trong bao bì kín và đóng đầy, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Dùng làm chất gây tê tại chỗ trong nha khoa.

FAMOTIDIN

Famotidinum

C8H15N7O2S3 P.t.l: 337,4

Famotidin là 3-[[[2-[(diaminomethylen)amino]thiazol-4-yl]methyl]sulphanyl]-N’-sulphamoylpropanimid amid, phải chứa từ 98,5 % đến 101,5 % C8H15N7O2S3, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh hay tinh thể trắng hoặc trắng ngà. Đa hình. Rất khó tan trong nước và ethanol tuyệt đối, dễ tan trong acid acetic băng, thực tế không tan trong ethyl acetat, tan trong các dung dịch acid vô cơ loãng.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của famotidin chuẩn.

Nếu phổ của chế phẩm và chất chuẩn khác nhau thì lắc riêng rẽ 0,10 g chế phẩm và 0,1 g chất chuẩn trong 5 ml nước. Đun tới sôi rồi để nguội, cọ thành ống nghiệm bằng đũa thủy tinh để tạo sự kết tinh. Lọc, rửa các tinh thể thu được bằng 2 ml nước đá và sấy ở 80 odưới áp suất không quá 0,67 kPa trong 1 h. Ghi lại phổ hồng ngoại của các cắn thu được.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,5 M (TT), đun nóng đến 40 o(nếu cần) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu mẫu VN7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A. Trộn 6 thể tích methanol (TT), 94 thể tích acetonitril (TT) và 900 thể tích dung dịch natri hexansulfonat 0,1882 % đã được điều chỉnh đến pH 3,5 bằng acid acetic (TT).

Pha động B: Acetonitril (TT).

Dung dịch thửHòa tan 12,5 mg chế phẩm vào pha động A và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động A. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 2,5 mg tạp chất D chuẩn của famotidin trong methanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Lấy 1,0 ml dung dịch thu được, thêm 0,50 ml dung dịch thử và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 5,0 mg famotidin chuẩn dùng để đánh giá tính phù hợp của hệ thống (chứa các tạp chất A, B, C, D, F và G) trong pha động A và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Nhiệt độ cột: 50 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 265 nm.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

Tốc độ dòng

(ml/min)

0  23

100 → 96

0 → 4

1

23  27

96

4

1 → 2

27  47

95  78

4 → 22

2

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo famotidin chuẩn dùng để đánh giá tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (3) để định tính các pic tạp chất A, B, C, F và G; sử dụng sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (2) để định tính pic tạp chất D.

Thời gian lưu tương đối so với famotidin (thời gian lưu khoảng 21 min): Tạp chất D khoảng 1,1; tạp chất C khoảng 1,2; tạp chất G khoảng 1,4; tạp chất F khoảng 1,5; tạp chất A khoảng 1,6; tạp chất B khoảng 2,0.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Thời gian lưu của famotidin khoảng từ 19 min đến 23 min trên tất cả các sắc ký đồ. Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của famotidin với pic của tạp chất D ít nhất là 3,5.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Đ tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất A là 1,9; tạp chất B là 2,5; tạp chất C là 1,9; tạp chất F là 1,7; tạp chất G là 1,4.

Tạp chất C, D: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu có, không được lớn hơn 3 ln diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Tạp chất A, B, F, G: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 8 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,8 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Ghi chú:

Tạp chất A: 3-[[[2-[(diaminomethylen)amino]thiazol-4-yl]methyl]sulfanyl]propanimidamid.

Tạp chất B: 3,5-bis[2-[[[2-[(diaminomethylen)amino]thiazol-4-yl]methyl]sulfanyl]ethyl]-4H-1,2,4,6-thiatriazin 1,1-dioxid.

Tạp chất C: 3-[[[2-[(diaminomethylen)amino)thiazol-4-yl]methyl]sulfanyl]-N-sulfamoylpropanamid.

Tạp chất D: 3-[[[2-[(diaminomethylen)amino]thiazol-4-yl]methyl]sulfanyl]propanamid.

Tạp chất E: 2,2’-[disulfanediylbis(methylenthiazol-4,2-diyl)]diguanidin.

Tạp chất F: Acid 3-[[[2-[(diaminomethylen)amino]thiazol-4-yl]methyl]sulfanyl]propanoic.

Tạp chất G: N-cyano3-[[[2-[(diaminomethylen)amino]thiazol-4-yl]methyl]sulfanyl]propanimidamid.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 0,5 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 8.

Hỗn hợp dung môi: Dimethylformamid – nước (30 : 70)

Dùng 0,5 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 80 oC; áp suất không quá 0,67 kPa; 5 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,120 g chế phẩm trong 60 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 16,87 mg C8H15N7O2S3.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc kháng histamin H2.

Chế phẩm

Viên nén.

FENOFIBRAT

Fenofibratum

C20H21ClO4 P.t.l: 360,8

Fenofibrat là 1-methylethyl 2-[4-(4-clorobenzoyl) phenoxy]-2-methylpropanoat, phải cha từ 98,5 % đến 101,0 % C20H21ClO4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng.

Thực tế không tan trong nước, rất dễ tan trong methylen clorid, khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của fenofibrat chuẩn.

B. Điểm chảy (Phụ lục 6.7): 79 ođến 82 oC.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong aceton (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Dung dịch phải trong (Phụ lục 9.2) và không được đậm màu hơn màu của màu mẫu VN6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 50 ml ethanol 96 % (TT) đã được trung hòa trước với chỉ thị là 0,2 ml dung dịch phenolphtalein (TT). Dung dịch sẽ chuyển sang màu hồng khi thêm không quá 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (CĐ)

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Định lượng.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký đối với dung dịch thử trong thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của fenofibrat

Tiến hành sắc ký dung dịch đối chiếu (2), điều chỉnh độ nhạy của hệ thống sao cho chiều cao của các pic trên sắc ký đồ đạt ít nhất 20 % của thang đo.

Thời gian lưu tương đối của tạp chất khoảng 0,34; tạp chất khoảng 0,36; tạp chất C khoảng 0,50, tạp chất D khoảng 0,65, tạp chất E khoảng 0,80, tạp chất F khoảng 0,85, và tạp chất G khoảng 1,35. Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu 2), hệ số phân giải giữa pic của tạp chất A và tạp chất ít nhất là 1,5.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ thu được với dung dịch thử:

Diện tích của bất kỳ pic nào tương ứng với tạp A, tạp chất B hoặc tạp chất G không được lớn hơn diện tích pic tương ứng của các tạp chất A, B và G trong dung dịch đối chiếu (2) (0,1 % đối với các tạp chất A, và B; 0,2 % đối với tạp chất G).

Dện tích của bất kỳ pic nào trừ pic chính và các pic tương ứng với tạp chất A, tạp chất B hoặc tạp chất G không được lớn hơn diện tích pic tương ứng với fenofibrat trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Tổng diện tích của tất cả các pic, trừ pic chính, không được lớn hơn 5 lần diện tích pic tương ứng với fenofibrat trong sắc ký đồ đạt được của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần so với diện tích pic của fenofibrat trong sắc ký đồ thu được với dung dịch đối chiếu (2).

Ghi chú:

Tạp chất A: (4-clorophenyl)(4 hydroxyphenyl)methanon.

Tạp chất B: Acid 2-[4-(4-clorobenzoyl)phenoxy]-2-methylpropanoic (acid fenofibric).

Tạp chất C: (3RS)-3-[4-(4-clorobenzoyl)phenoxy]-butan-2-on.

Tạp chất D: Methyl 2-[4-(4-clorobenzoyl)phenoxy]-2-methylpropanoat.

Tạp chất E: Ethyl 2-[4-(4-clorobenzoyl)phenoxy]-2-methylpropanoat.

Tạp chất F: (4-clorophenyl)[4-(1-methylethoxy)-phenyl]methanon.

Tạp chất G: 1-methylethyl 2-[[2-[4-(4-clorobenzoyl)-phenoxy]-2-methylpropanoyl]oxy]2-methylpropanoat.

Các halogen biểu thị bằng clorid

Không được quá 0,01 % (Phụ lục 9.4.5).

Dung dịch S: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 25 ml nước cất và làm nóng ở 50 otrong 10 min. Để nguội và pha loãng thành 50,0 ml với nước cất. Lọc.

Thêm 10 ml nước cất vào ml dung dịch S và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,01 % (Phụ lục 9.4.14).

Dùng 15 ml dung dịch S để thử.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; chân không; 60 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Nước được acid hóa đến pH 2,5 với acid phosphoric – acetonitril (30 : 70).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 25,0 mg fenofibrat chuẩn trong pha động và pha loãng thành 25,0 ml với pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5,0 mg fenofibrat chuẩn, 5,0 mg tạp chất A chuẩn của fenofibrat, 5,0 mg tạp chất B chuẩn của fenofibrat và 10,0 mg tạp chất G chuẩn của fenofibrat trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml với pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Detector: quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 286 nm.

Thể tích tiêm: 5 µl

Cách tiến hành: Tiêm dung dịch đối chiếu (2). Điều chỉnh độ nhạy của hệ thống sắc ký sao cho chiều cao của các pic trên sắc ký đồ đạt ít nht 50 % thang đo. Tiêm dung dịch đối chiếu (1) 6 lần. Phép thử chỉ có giá trị khi độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic của fenofibrat lớn nhất là 1,0 %. Tiêm dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1).

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Giảm lipid máu.

FLUCLOXACILIN NATRI

Flucloxacillinum natricum

C19H16ClFN3NaO5S.H2O P.t.l: 493,9

Flucloxacilin natri là natri (2S,5R,6R)-6-[[[3-(2-cloro-6-fluorophenyl)-5-methylisoxazol-4-yl]carbonyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylat monohydrat, phải chứa từ 95,0 % đến 102,0 % C19H16ClFN3NaO5S, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, hút m, dễ tan trong nước và methanol, tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của flucloxacilin natri chuẩn.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel H đã được silan hóa.

Dung môi khai triển: Aceton – dung dịch amoni acetat 15,4 % được chỉnh pH đến 5,0 bằng acid acetic băng (30 : 70).

Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong 5 ml nước.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 25 mg flucloxacilin natri chuẩn trong 5 ml nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 25 mg cloxacilin natri chuẩn, 25 mg dicloxacilin natri chuẩn và 25 mg flucloxacilin natri chuẩn trong 5 ml nước.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 1 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Để bản mỏng khô ngoài không khí và đt bản mỏng vào bình bão hòa hơi iod cho đến khi xuất hiện các vết. Quan sát dưới ánh sáng ban ngàyVết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải ging về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho 3 vết tách rõ ràng.

C. Lấy khoảng 2 mg chế phẩm vào một ống nghiệm dài khoảng 15 cm và đường kính trong khoảng 1,5 cm, làm ẩm bằng 0,05 ml nước và thêm 2 ml dung dịch formaldehyd trong acid sulfuric (TT). Trộn các thành phần trong ng bằng cách lắc mạnh; dung dịch xuất hiện màu vàng lục. Để ống nghiệm trong nồi cách thủy khoảng 1 min, dung dịch chuyển sang màu vàng.

D. Chế phẩm phải cho phản ứng (A) của natri (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2). Độ hấp thụ ánh sáng (Phụ lục 4.1) của dung dịch S đo ở bước sóng 430 nm không được lớn hơn 0,04.

pH

Dung dịch S có pH từ 5,0 đến 7,0 (Phụ lục 6.2).

Góc quay cực riêng

Từ +158o đến +168o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Định lượng.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu.

Tiến hành sắc ký với thời gian gp 6 lần thời gian lưu của pic chính.

Trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử (1), diện tích của bất kỳ pic phụ nào, ngoài pic chính, không được lớn hơn diện tích của pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (1 %); tổng diện tích tt cả các pic phụ, ngoài pic chính, không được ln hơn 5 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (5 %). Bỏ qua các pic phụ có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu.

N,N-Dimethylanilin

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 10.16, phương pháp 2).

Acid 2-ethylhexanoic

Không được quá 0,8 % (kl/kl) (Phụ lục 10.17).

Nước

3,0 % đến 4,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,300 g chế phẩm.

Chất gây sốt

Nếu chế phẩm dự định dùng trong sản xuất thuốc tiêm mà không có phương pháp loại bỏ chất gây sốt thì chế phẩm phải Thử chất gây sốt (Phụ lục 13.4).

Tiêm 1 ml dung dịch chứa 20 mg chế phẩm trong 1 ml nước cất pha tiêm cho 1 kg trọng lượng thỏ.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hỗn hợp acetonitril (TT) và dung dịch kali dihydrophosphat 0,27 % (25 : 75), điều chỉnh đến pH 5,0 bằng dung dịch natri hydroxyd loãng (TT).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử (1) thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch chuẩn (1): Hòa tan 50,0 mg flucloxacilin natri chuẩn trong pha động và pha loãng thành 50,ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bng pha động.

Dung dịch chuẩn (2): Hòa tan 5 mg flucloxacilin natri chuẩn và 5 mg cloxacilin natri chuẩn trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 5,0 ml dung dịch chuẩn (1) thành 50,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại ở bước sóng 225 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn (2), điều chỉnh độ nhạy của hệ thống để chiều cao của pic chính trên các sắc ký đồ thu được ít nhất bằng 50 % thang đo. Phép thử ch có giá trị khi độ phân giải giữa pic cloxacilin (pic thứ 1) và pic flucloxacilin (pic thứ 2) không được nhỏ hơn 2,5.

Tiêm 6 lần dung dịch chuẩn (1), độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic flucloxacilin không được lớn hơn 1,0 %. Tiêm luân phiên dung dịch thử (2) và dung dịch chuẩn (1).

Tính hàm lượng C19H16ClFN3NaO5S trong dung dịch thử dựa vào diện tích pic thu được từ dung dịch thử và dung dịch chuẩn.

Bảo quản

Trong chai lọ nút kín, ở nhiệt độ dưới 25 oC. Nếu là chế phẩm vô khuẩn thì chai lọ đựng phải được tiệt trùng, gắn kín, chống nhiễm khuẩn.

Loại thuốc

Kháng khuẩn.

Chế phẩm

Thuốc nang, dịch treo uống.

FLUCONAZOL

Fluconazolum

C13H12F2N6O P.t.l: 306,3

Fluconazol là 2-(2,4-difluorophenyl-1,3-bis(1H-1,2,4-triazol-1-yl)propan-2-ol, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0% C13H12F2N6O tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, hút ẩm. Đa hình. Dễ tan trong methanol, tan trong aceton, khó tan trong nước.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của fluconazol chuẩn.

Nếu phổ của chất chuẩn và chế phẩm đo ở trạng thái rắn khác nhau thì hòa tan riêng r chế phẩm và chất chuẩn vào một thể tích nhỏ nhất methylen clorid (TT) rồi bốc hơi đến khô trên cách thủy. Ghi lại phổ hồng ngoại của các cắn thu được.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3; phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – dung dịch amoni format 0,063 % (14 : 86).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong pha động, siêu âm nếu cần và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg fluconazol chuẩn dùng để định tính pic (chứa tạp chất A) trong pha động, siêu âm nếu cần và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 3,0 mg tạp chất B chuẩn của fluconazol trong pha động, siêu âm nếu cần và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch dối chiếu (4): Hòa tan 2,0 mg tạp chất C chuẩn của fluconazol bằng pha động và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được và 1,0 ml dung dịch thử thành 10,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Nhiệt độ cột: 40 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 260 nm.

Tc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3,5 lần thời gian lưu của fluconazol.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo fluconazol chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất A. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất B và sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của tạp chất C.

Thời gian lưu tương đối so với fluconazol (thời gian lưu khoảng 11 min): Tạp chất B khoảng 0,4; tạp chất A khoảng 0,5; tạp chất C khoảng 0,8.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4), độ phân giải giữa pic của tạp chất C và pic của fluconazol ít nhất là 3,0.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 0,8 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,4 %).

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,3 %).

Tạp chất C: diện tích pic tạp chất C không được lớn hơn diện tích pic tương ứng trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,1 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 1,2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,6 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: (2RS)-2-(2,4-difluorophenyl)-1-(1H-1,2,4-triazol-1-yl)-3-(4H-1,2,4-triazol-4-yl)propan-2-ol.

Tạp chất B: 2-[2-fluoro-4-(1H-1,2,4-triazol-1-yl)phenyl]-1,3-bis(1H-1,2,4-triazol-1-yl)propan-2-ol.

Tạp cht C: 1,1′-(1,3-phenylen)di-1H-1,2,4-triazol.

Tạp chất D: 2-(4-fluorophenyl)-1,3-bis(1H-1,2,4-triazol-1-yl)propan-2-ol.

Tạp chất E: 1-[(6RS)-4,6-difluoro-6-(1H-1,2,4-triazol-1-yl)cyclohexa-1,4-dienyl]ethanon.

Tạp chất F: (2RS)-2-(2,4-difluorophenyl)-3-(1H-1,2,4-triazol-1-yl)propan-1,2-diol.

Tạp chất H: (2RS)-1-bromo-2-(2,4-difluorophenyl)-3-(1H-1,2,4-triazol-1-yl)propan-2-ol.

Tạp chất G: Acid [3-[[(2RS)-2-(2,4-difluorophenyl)oxiran-2-yl]methyl]1H-1,2,4-triazol-1-yl]methansulfonic.

Tạp chất I: 4-amino-1-[(2RS)-2-(2,4-difluorophenyl)-2-hydroxy-3(1H-1,2,4-triazol-1-yl)propyl]-4H-1,2,4-triazolium.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.13)

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong hỗn hợp nước – methanol (15 : 85) và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi. Lấy 12 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương pháp 2. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,125 g chế phẩm trong 60 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 15,32 mg C13H12F2N6O.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Kháng nấm.

Chế phẩm

Nang, viên nén.

FLUOCINOLON ACETONID

Fluocinolonum acetonidum

C24H30F2O6 P.t.l: 452,5

Fluocinolon acetonid là 6α,9-difluoro-11β,21-dihydroxy-16α, 17-(1-methylethylidenedioxy)pregna-1,4-dien-3,20-dion, phải chứa từ 97,0 % đến 103,0 % C24H30F2O6, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng, đa hình. Tan trong aceton và ethanol, thực tế không tan trong nước.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của fluocinolon acetonid chuẩn.

Nếu ph hồng ngoại ở trạng thái rắn của mẫu thử và mẫu chuẩn khác nhau thì hòa tan riêng rẽ chế phẩm và chuẩn trong ethanol (TT), bốc hơi tới cắn rồi tiến hành ghi lại phổ của cắn mới.

B. Trong phần Tạp chất liên quan, pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) phải có thời gian lưu tương tự thời gian lưu của pic fluocinolon acetonid trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Góc quay cực riêng

Từ +100o đến +104o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Tiến hành trong điều kiện tránh ánh sáng.

Pha động: Trộn đều 450 ml acetonitril (TT) và 500 ml nước, để cân bằng ri thêm nước đủ 1000 ml, trộn đều lại.

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong acetonitril (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 2,5 mg fluocinolon acetonid chuẩn và 2,5 mg triamcinolon acetonid chuẩn trong 45 ml acetonitril (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng acetonitril (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh base-deactivated end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 238 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Th tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 4 lần thời gian lưu của fluocinolon acetonid.

Thời gian lưu của triamcinolon acetonid khoảng 8,5 min, fluocinolon acetonid khoảng 10 min.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic triamcinolon acetonid và pic fluocinolon acetonid không được nhỏ hơn 3,0.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ dung dịch thử:

Diện tích của bất kỳ pic phụ nào không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1 %). Không được có quá 1 pic phụ có diện tích lớn hơn 0,5 ln diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các pic phụ không được lớn hơn 2,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (2,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid 6α,9-difluoro-1-hydroxy-16α,17-(1-methylethylidenedioxy)-3,20-dioxopregna-1,4-dien-21-oic.

Tạp chất B: Acid 6α,9-difluoro-1-hydroxy-16α,17-(1-methylethylidenedioxy)-3-oxoandrosta-1,4-dien-17β-carboxylic.

Tạp chất D: 6α,9-Difluoro-11β-hydroxy-16α,17-(1-methylethylidenedioxy)-3,20-dioxopregna-1,4-dien-21-al.

Tạp chất C: 6α,9-Difluoro-11β,16α,17,21-tetrahydroxypregna-1,4-dien-3,20-dion (fluocinolon).

Tạp chất E: 9,11b-Epoxy-6α -fluoro-21-hydroxy-16 ,17-(1-methylethylidenedioxy)-9b-pregna-1,4-dien-3,20-dion.

Tạp chất F: 6α-Fluoro-21-hydroxy-16α,17-(1-methylethylidenedioxy)pregn-4-en-3,20-dion.

Tạp chất G: 6α-Fluoro-1-hydroxy-16α,17-(1-methylethylidenedioxy)-3,20-dioxopregn4-en-21-yl acetat.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC; 3h).

Định lượng

Tiến hành trong điều kiện tránh ánh sáng.

Hòa tan 50,0 mg trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng ethanol 96 % (TT). Đo độ hấp thụ của dung dịch ở bước sóng 238 nm.

Tính hàm lượng của C24H30F2O6 trong chế phẩm theo độ hấp thụ riêng ở bước sóng 238 nm là 355.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc chống viêm steroid.

Chế phẩm

Kem, thuốc mỡ.

FLUOCINOLON ACETONID DIHYDRAT

Fluocinolonum acetonidum dihydricum

C24H30F2O6.2H2O P.t.l: 488,5

Fluocinolon acetonid dihydrat là 6α,9α-difluoro-11β,21-dihydroxy-16α,17α-isopropylidendioxypregna-1,4-dien-3,20-dion dihydrat, phải cha từ 96,0 % đến 104,0 % C24H30F2O6, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng. Dễ tan trong aceton, tan trong ethanol tuyệt đi, hơi tan trong dicloromethan và trong methanol; thực tế không tan trong nước và hexan.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại đối chiếu của fluocinolon acetonid dihydrat chuẩn.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G. Thấm ướt bản mỏng bằng hỗn hợp dung môi: Formamid – aceton (1 : 9), đặt bản mỏng trong bình kín, để dung môi chạy lên hết bản mỏng, lấy bản mỏng ra, để bay hết dung môi. Sử dụng bản mỏng trong vòng 2 h và triển khai sắc ký theo chiều thấm dung môi.

Dung môi khai triển: Toluen – cloroform – cyclohexan (29 : 56 : 115).

Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong cloroform – methanol (9 : 1) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 25 mg fluocinolon acetonid chuẩn trong cloroform – methanol (9 : 1) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Trộn 1,0 ml dung dịch thử và 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1).

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 15 cm. Để dung môi bay hơi, sấy bản mỏng ở 120 otrong 15 min và phun dung dịch acid sulfuric 20 % trong ethanol (TT) tiếp tục sấy ở 120 otrong 10 min, để nguội và quan sát dưới ánh sáng ban ngày hoặc ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương tự với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) về vị trí, màu sắc và kích thước. Dung dịch đối chiếu (2) chỉ cho 1 vết chính.

C. Tiến hành theo các điều kiện của phép thử B.

Dung dịch thử: Hòa tan 10,0 mg trong 1,5 ml acid acetic băng (TT) trong bình gạn, thêm 0,5 ml dung dịch crom (VI) oxyd 2 % và đ yên 30 min. Thêm 5 ml nước và 2 ml dicloromethan (TT) và lắc mạnh trong 2 min. Để yên cho phân lớp và dùng lp dưới.

Chuẩn bị dung dịch đối chiếu như Dung dịch thử nhưng sử dụng 10 mg fluocinolon acetonid chuẩn.

Góc quay cực riêng

Từ +92o đến +96o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Chuẩn bị dung dịch 1 % chế phẩm trong 1,4-dioxan (TT) để đo.

Độ hấp thụ ánh sáng

Hòa tan 15,0 mg chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng ethanol (TT). Dung dịch thu được có độ hấp thụ riêng (1 %, 1 cm) ở bước sóng cực đại 239 nm từ 345 đến 375, tính theo chế phẩm khan.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Tiến hành tránh ánh sáng.

Pha động: Acetonitril – nước (45 : 55).

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong acetonitril (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 2,5 mg fluocinolon acetonid chuẩn và 2,5 mg triamcinolon acetonid chuẩn trong dung dịch acetonitril 45 % (kl/tt) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng acetonitril (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 20 ml bằng acetonitril (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh base-deactivated end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 238 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 4 lần thời gian lưu của pic chính.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của triamcinolon acetonid với pic của fluocinolon acetonid ít nhất là 3,0; trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), tỉ số tín hiệu trên nhiễu ít nhất là 10 đối với pic chính.

Giới hạn:

Trên sắc ký đồ dung dịch thử:

Diện tích của bt kỳ pic phụ nào không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1 %).

Không được có quá 1 pic phụ có diện tích lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Tng diện tích pic của tất cả các pic phụ không được lớn hơn 2,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (2,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,05 %).

Nước

Từ 7,0 % đến 8,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,5 g chế phẩm.

Định lượng

Tiến hành theo phụ lục 10.8 Định lượng các steroid bằng tetrazolin

Tính hàm lượng C24H30F2O6 từ độ hấp thụ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C24H30F2O6 trong fluocinolon acetonid chuẩn đã dùng.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc chống viêm steroid.

Chế phẩm

Kem, thuốc mỡ.

FUROSEMID

Furosemidum

C12H11ClN2O5S

P.t.l: 330,7

Furosemid là acid 4-cloro-2-[(fural-2-ylmethyl)amino]-5-sulfamoylbenzoic, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C12H11ClN2O5S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, đa hình.

Tan trong aceton, hơi tan trong ethanol 96 %, thực tế không tan trong nước và methylen clorid. Tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của furosemid chuẩn.

Nếu phổ của chế phẩm và chất chuẩn ở trạng thái rắn khác nhau thì hòa tan riêng r chế phẩm và furosemid chuẩn trong aceton (TT), bay hơi tới cắn rồi tiến hành ghi lại ph của cắn mới.

B. Hòa tan 50 mg chế phẩm trong dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 100 ml bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT).

Phổ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được đo trong khoảng bước sóng từ 220 nm đến 350 nm có 3 cực đại hấp thụ ở bước sóng 228 nm, 270 nm và 333 nm. Tỷ số độ hấp thụ ở bước sóng 270 nm và bước sóng 228 nm phải từ 0,52 đến 0,57.

C. Hòa tan khoảng 25 mg chế phẩm trong 10 ml ethanol 96 % (TT). Trộn 5 ml dung dịch thu được với 10 ml nước. Ly 0,2 ml dung dịch thu được, thêm 10 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) và đun hồi lưu 15 min. Để nguội và thêm 18 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT) và 1 ml dung dịch natri nitrit 0,5 % (TT). Để yên 3 min, thêm 2 ml dung dịch acid sulfamic 2,5 % (TT) và trộn đều. Thêm 1 ml dung dịch naphthylethylendiamin dihydroclorid 0,5% (TT). màu đỏ tím sẽ xuất hiện.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong dung dịch natri hydroxyd 0,5 M (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn dung dịch màu mẫu VN5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng và tránh ánh sáng.

Pha động: Hòa tan 2,0 g kali dihydrophosphay (TT) và 2,5 g cetrimid (TT) trong 700 ml nước, điều chỉnh đến pH 7,0 bằng amoniac (TT) và thêm 300 ml propanol (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 2 mg tạp chất A chuẩn của furosemid trong pha động, thêm 2,0 ml dung dịch thử và pha loãng thành 20,0 ml bằng pha động. Pha loãng 0,5 ml dung dịch thu được thành 20,ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 2 mg furosemid chuẩn dùng để định tính pic (chứa tạp chất C và tạp chất D) trong 2,0 ml pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 238 nm.

Tc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3 lần thời gian lưu của furosemid.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic của tạp chất A. Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo furosemid chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của các tạp chất C và D.

Thời gian lưu tương đối so với furosemid (thời gian lưu khoảng min); Tạp chất C khoảng 0,5; tạp chất A khoảng 0,8; tạp chất D khoảng 1,5.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất A và pic của furosemid ít nhất là 4,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất C là 1,4; tạp chất D là 2,0.

Tạp chất C: Diện tích pic tạp chất C đã hiệu chỉnh không được lớn hơn lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Tạp chất D: Diện tích pic tạp chất D đã hiệu chỉnh không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,15 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được ln hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic tạp chất A trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid 2-cloro-4-[(furan-2-ylmethyl)amino]-5-sulfamoylbenzoic.

Tạp chất B: Acid 2,4-dicloro-5-sulfamoylbenzoic.

Tạp chất C: Acid 2-amino-4-chloro-5-sulfamoylbenzoic.

Tạp chất D: Acid 2,4-bis[(furan-2-ylmethyl)amino]-5-sulfamoylbenzoic.

Tạp chất E: Acid 2,4-diclorobenzoic.

Tạp chất F: Acid 4-cloro-5-sulfamoyl-2-[[((2RS)-tetrahydrofuran-2-yl)methyl]amino]benzoic.

Clorid

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.5).

Lắc 0,5 g chế phẩm với một hỗn hợp gồm 30 ml nước và 0,2 ml acid nitric (TT) trong 5 min, để yên 15 min, lọc. Ly 15 ml dịch lọc để thử.

Sulfat

Không được quá 0,03 % (Phụ lục 9.4.14).

Lắc 1,0 g chế phẩm với một hỗn hợp gồm 0,2 ml acid acetic (TT) và 30 ml nước cất trong 5 min, để yên 15 min, lọc. Lấy 15 ml dịch lọc để thử.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm thử theo phương pháp 8. Dùng 0,5 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 40 ml dimethylformamid (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ), xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 33,07 mg C12H11ClN2O5S.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc lợi tiểu quai.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, viên nén.

GELATIN

Gelatinum

Gelatin là protein tinh chế thu được bằng cách thủy phân từng phần bằng acid (dạng A), bằng kiềm (dạng B) hoặc bằng enzym colagen của đng vật (k cả cá và gia cầm). Gelatin cũng có th là hn hợp của nhiu loại khác nhau. Quá trình thủy phân tạo ra các sản phẩm dạng gel hoặc không phải dạng gel. Chuyên luận này được áp dụng cho cả hai loại sản phẩm trên.

Gelatin được mô tả trong chuyên luận này không thích hợp cho các chế phẩm dùng đ tiêm hoặc cho các mục đích đặc biệt khác.

Tính chất

Chất rắn, màu vàng nhạt đến màu vàng nâu sáng, thường ở dạng phiến trong, mảnh vụn, hạt hoặc bột.

Độ tan

Gelatin thực tế không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường. Gelatin dạng gel trương nở trong nước lạnh và khi đun nóng cho dung dịch keo, dung dịch keo này khi làm lạnh tạo thành gel cứng hoặc mềm. Điểm đẳng điện là một đặc tính quan trọng trong nhiều ng dụng của gelatin: Đim đẳng điện của gelatin dạng A trong khoảng pH từ 6,0 và 9,5; gelatin dạng B là pH t 4,7 đến 5,6. Khoảng gii hạn này áp dụng cho nhiều loại gelatin, với trường hợp ứng dụng cụ thể thường sử dụng giới hạn hẹp hơn. Các loại gelatin khác nhau cho dung dịch có độ trong và màu sắc khác nhau. Tùy theo ứng dụng cụ thể mà các tiêu chí độ trong và màu sắc thích hợp được đưa ra áp dụng.

Định tính

A. Dung dịch S: Hòa tan 1,00 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) ở khoảng 55 oC, pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi và gi dung dịch  nhiệt độ này để tiến hành các phép thử. Thêm 0,05 ml dung dịch đồng sulfat 12,5 % (TT) vào ml dung dịch S. Trộn đều và thêm 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT). Màu tím xuất hiện.

B. Thêm vào 0,5 g chế phẩm trong một ống nghiệm chứa 10 ml nước. Để yên 10 min, đun nóng ở 60 otrong 15 min và giữ ống thẳng đứng ở 0 oC trong 6 h. Xoay ngược ống, chế phẩm chứa trong ng chảy ra ngoài ngay lập tức nếu là dạng không tạo gel và không được chảy ra ngoài ngay lập tức nếu là dạng tạo gel.

pH

Từ 3,8 đến 7,6 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để đo.

Đ dẫn điện

Tối đa 1 mS.cm-1, xác định trên dung dịch 1,0 % ở 30 o± 1,0 oC.

Lưu huỳnh dioxyd

Không được quá 50 phần triệu (Phụ lục 7.9, phương pháp 2).

Peroxyd

Không được quá 10 phần triệu, sử dụng giấy thử peroxyd có trên thị trường với thang đo từ 0 phần triệu đến 25 phần triệu.

Peroxydase xúc tác phản ứng oxy hóa giữa peroxyd với một chỉ thị hữu cơ làm chỉ thị chuyển màu xanh lam. Cường độ của màu thu được là tỷ lệ thun với nồng độ peroxyd và có thể so sánh với một thang màu đã được cung cấp để xác định nồng độ peroxyd.

Kiểm tra sự phù hợp của phép thử: Nhúng giấy thử trong dung dịch hydrogen peroxyd mẫu 10 phần triệu H2O2 (TT) trong 1 s sao cho vùng phn ứng b ướt. Vẩy b phần chất lỏng tha và so sánh màu của vùng phản ứng sau 15 s với thang màu được cung cấp kèm theo giấy thử. Phép thử ch có giá trị khi màu tương ứng với nồng độ 10 phn triệu.

Tiến hành thử: Cân 20,0 g ± 0,1 g chế phẩm vào một cốc thủy tinh và thêm 80,0 ml ± 0,2 ml nước. Khuấy để làm ẩm gelatin và để yên ở nhiệt độ phòng trong 1 h đến 3 h, đậy bằng mặt kính đồng hồ. Đun cốc trong cách thủy trong vòng 20 min ± 5 min  65 o± ođể hòa tan mu. Khuấy bằng đũa thủy tinh để thu được dung dịch đng nhất. Nhúng giấy thử vào dung dịch thử trong 1 s để làm ướt vùng phản ứng. Vẩy bỏ phần chất lỏng tha và so sánh màu của vùng phản ứng sau 15 s với thang màu mẫu. Nhân nồng đ đọc từ thang màu với 5 để tính nồng độ phần triệu của peroxyd trong chất th.

Độ bền gel

Phải đạt từ 80 % đến 120 % giá trị ghi trên nhãn của chế phẩm.

Độ bn gel được biểu hiện bng khối lượng tính ra gam cần thiết để tạo ra một lực tác dụng lên piston có đường kính 12,7 mm làm lún 4 mm trong gel có nồng độ 6,67 % (kl/kl) và đã được làm đông ở 10 oC.

Thiết bị: Máy đo độ bền gel bao gồm:

Một piston hình trụ có đường kính 12,7 mm ± 0,1 mm với bề mặt chịu lực có cạnh đáy tròn.

Một chai có đường kính trong (59 ± 1) mm và cao 85 mm.

Điều chỉnh thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất: Cài đặt khoảng cách 4 mm, tốc độ thử 0,5 mm/s.

Tiến hành:

Cho 7,5 g chế phẩm vào mỗi chai. Thêm 105 ml nước, đậy chai bằng mặt kính đồng hồ và để yên trong 1 h đến 4 h. Đun nóng trong cách thủy ở 65 oC ± 2 oC trong 15 min. Trong khi đun khuấy nhẹ nhàng bằng đũa thủy tinh. Khi dung dịch đã đồng nhất và không còn nước ngưng tụ trên thành trong của chai, để ở nhiệt độ phòng 15 min, chuyển chai vào bể điều nhiệt ở 10 oC ± 0,1 oC và được lắp một thiết bị thích hợp để đm bo mặt phẳng đặt chai ngang hoàn toàn. Đậy chai bằng nút cao su và để yên trong (17 ± 1) h.

Lấy các chai mẫu từ bể điều nhiệt và nhanh chóng lau nước từ bên ngoài của chai. Đặt chai vào giữa máy đo độ bền gel và Điều chỉnh sao cho piston tiếp xúc với bề mặt gel càng gần điểm trung tâm càng tốt và đo.

Giới hạn Sắt

Không được quá 30 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4).

Dung dịch thử: Cân 5,0 g chế phẩm vào bình nón nút mài, thêm 10 ml acid hydrocloric (TT). Đậy nút, đun cách thủy ở 75 oC đến 80 oC trong 2 h. Để nguội, pha loãng dung dịch trong bình với nước thành 100,0 g.

Dung dịch đối chiếu: Chuẩn bị dung dịch sắt mẫu 8 phần triệu Fe (TT), pha loãng bằng nước nếu cần.

Bước sóng: 248,3 nm.

Giới hạn Crom

Không được quá 10 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4).

Dung dịch thử: Dùng dung dịch thử trong phép thử “Giới hạn Sắt”.

Dung dịch đối chiếu: Chuẩn bị dung dịch crom mẫu 100 phần triệu Cr (TT), pha loãng bằng nước nếu cần.

Bước sóng: 357,9 nm.

Giới hạn Kẽm

Không được quá 30 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4).

Dung dịch thử: Dùng dung dịch thử trong phép thử “Giới hạn sắt”.

Dung dịch đối chiếu: Chuẩn bị dung dịch kẽm mẫu 10 phần triệu Zn (TT) pha loãng với nước nếu cn.

Bước sóng: 213,9 nm.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 15,0 %, (Phụ lục 9.6).

(5,000 g; 105 oC, 16 h).

Độ nhiễm khuẩn

Tng số vi khuẩn hiếu khí có khả năng sống lại được không được quá 1000 trong 1 g chế phẩm.

Tổng số nm men và nấm không được quá 100 trong 1 g chế phẩm.

Xác định bằng phương pháp đĩa thạch (Phụ lục 13.6).

Chế phẩm phi không có Escherichia coli và Salmonella (Phụ lục 13.6).

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh nóng và m.

Ghi nhãn

Nhãn phải ghi rõ độ bền gel hoặc không phải dạng tạo gel.

GENTAMICIN SULFAT

Gentamicini sulfas

Gentamicin sulfat là muối sulfat hoặc hỗn hợp muối sulfat của kháng sinh được sản xuất bởi Micromonospora purpurea. Hàm lượng không được ít hơn 590 µg gentamycin trong 1 mg, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột màu trắng hoặc gần như trắng, hút ẩm. Dễ tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của gentamicin sulfat chuẩn.

B. Chế phẩm phải cho phản ứng của sulfat (Phụ lục 8.1).

pH

Từ 3,5 đến 5,5 (Phụ lục 6.2).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Góc quay cực riêng

Từ +107o đến +121o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch chế phẩm nồng độ 10 mg/ml trong nước để đo.

Thành phần gentamicin

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 5,5 g natri heptansulfonat (TT) trong hỗn hợp gồm 50 ml acid acetic băng (TT), 250 ml nước và 700 ml methanol (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Hút 10,0 ml dung dịch thu được, thêm 5 mmethanol (TT) và 4 ml thuốc thử phtalaldehyd (TT); trộn đều và pha loãng thành 25,0 ml với methanol (TT). Đun nóng hỗn hợp thu được trong cách thủy ở 60 otrong 15 min, làm nguội đến nhiệt độ phòng. Nếu dung dịch thử không dùng ngay, làm lạnh ở nhiệt độ 0 ovà sử dụng trong vòng 4 h kể từ khi chuẩn bị dung dịch.

Dung dịch đối chiếu: Cân 0,10 g gentamicin sulfat chuẩn, tiến hành tương tự như phần chuẩn bị dung dịch thử.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm đến 12,5 cm x 4,6 mm đến 5 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 330 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Thứ tự ra giải: Gentamicin C1gentamicin C1agentamicin C2agentamicin C2.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu, độ phân giải giữa hai pic bất kỳ ít nhất là 1,25. Hệ số phân bố khối lượng của pic gentamicin C1 từ 2 đến 7. Số đĩa lý thuyết tính trên pic gentamicin C2 không được nhỏ hơn 1200 và độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic từ 6 lần tiêm lặp lại dung dịch chuẩn không được lớn hơn 2,0 %.

Tính hàm lượng phần trăm của gentamicin C1gentamicin C1agentamicin C2agentamicin C2 trong chế phẩm theo công thức sau:

100 rf/rs

Trong đó: rf là diện tích pic của từng loại gentamicin trên sắc ký đồ của dung dịch thử.

rs là tổng diện tích pic của 4 loại gentamicin.

Giới hạn:

Gentamicin C1Từ 25 % đến 50 %.

Gentamicin C1a: từ 10 % đến 35 %.

Tổng hàm lượng gentamicin C2a và gentamicin C2Từ 25 % đến 55 %.

Methanol

Không được quá 1,0 %.

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch chuẩn nội: Pha loãng 2,5 ml n-propanol (TT) thành 500 ml bằng nước và trộn đều. Dung dịch chuẩn nội chứa 0,50 % (tt/tt) n-propanol.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng hỗn hợp 1,25 ml methanol (TT) và 1,25 ml n-propanol (TT) thành 500 ml bằng nước và trộn đều. Dung dịch chứa 0,25 % (tt/tt) methanol và 0,25 % (tt/tt) n-propanol.

Dung dịch kiểm tra: Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong 2,0 ml nước.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong 1,0 ml dung dịch chuẩn nội và thêm 1,0 ml nước, trộn đều.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước 1,5 m x 4 mm được nhồi các hạt copolymer ethylvinylbenzen-divinylbenzen, có diện tích bề mặt từ 500 m2/g đến 600 m2/g và đường kính lỗ xốp trung bình 0,0075 µm.

Khí mang: Nitrogen dùng cho sắc ký.

Tốc độ dòng: từ 30 đến 40 ml/min.

Nhiệt độ cột: Duy trì ở nhiệt độ không đổi từ 120 ođến 140 oC.

Nhiệt độ buồng tiêm và detector: Duy trì ở nhiệt độ không đổi và cao hơn nhiệt độ cột ít nhất 50 oC.

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 2 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu, độ phân giải giữa hai pic n-propanol và pic methanol ít nht là 1,0.

Tiến hành sắc ký với dung dịch kiểm tra, nếu xuất hiện pic tương ứng với n-propanol, đo diện tích pic đáp ứng để hiệu chỉnh diện tích pic n-propanol trên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và dung dịch đối chiếu, ghi lại diện tích pic của n-propanol và methanol. Tính hàm lượng phần trăm methanol trong chế phẩm theo công thức sau:

(Ru/Rs(Cs/Cu) x D x F

Trong đó:

Ru là tỷ lệ diện tích pic methanol và diện tích pic n-propanol (đã hiệu chỉnh, nếu cần, bằng cách trừ đi diện tích của pic tương ứng với n-propannol quan sát được trên sắc ký đồ của dung dịch kiểm tra) thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử.

Rs là tỷ lệ diện tích pic methanol và diện tích pic n-propanol thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Cs là nồng độ phần trăm methanol trong dung dịch đối chiếu.

Cu là nồng độ chế phẩm trong dung dịch thử (mg/ml).

D là khối lượng riêng của methanol (g/ml).

F là hệ số chuyển đổi, 1000 mg/g.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 18,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,0 g; 110 oC, trong chân không áp suất không quá 5 mmhg, 3 h).

Tro sulfat

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 0,50 g chế phẩm.

Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 0,71 EU/mg (Phụ lục 13.2).

Nếu chế phẩm dùng để sản xuất thuốc tiêm mà trong quy trình không có giai đoạn tiến hành loại bỏ nội độc tố vi khuẩn thì phải đáp ứng yêu cầu của phép thử này.

Thử vô khuẩn

Tiến hành thử theo phương pháp màng lọc (Phụ lục 13.7).

Nếu trên nhãn ghi vô khuẩn thì phải đáp ứng yêu cầu của phép thử này.

Định lượng

Tiến hành xác định hoạt lực thuốc kháng sinh bằng phương pháp vi sinh vật (Phụ lục 13.9).

Bảo quản

Trong bao bì kín. Nếu chế phẩm vô khuẩn, đựng trong đồ bao gói kín và đảm bảo vô khuẩn.

Nhãn

Phải ghi rõ nếu chế phẩm vô khuẩn và không có nội độc tố vi khuẩn.

Loại thuốc

Kháng sinh nhóm aminoglycosid.

Chế phẩm

Kem thuốc, thuốc nhỏ mắt, thuốc tiêm, thuốc mỡ.

GLIBENCLAMID

Glibenclamidum

C23H28ClN3O5S P.t.l: 494,0

Glibenclamid là 1-[[4-[2-[(5-Cloro-2-methoxy-benzoyl)-amino]ethyl]phenyl]sulphonyl]-3-cyclohexylure, phải cha từ 99,0 % đến 101,0 % C23H28ClN3O5S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính cht

Bột kết tinh trắng hay gần như trắng.

Thực tế không tan trong nước, ít tan trong methylen clorid, hơi tan trong ethanol 96 % và methanol.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của glibenclamid chuẩn.

Nếu phổ thu được của mẫu chuẩn và mẫu thử khác nhau thì làm ẩm riêng biệt chế phẩm và chất chuẩn với methanol (TT), nghiền nhỏ, sấy khô ở 100 ođến 105 ovà đo lại phổ hồng ngoại.

B. Điểm chảy: Từ 169 ođến 174 o(Phụ lục 6.7).

C. Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong methanol (TT), nếu cần lắc siêu âm, và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Ly 10,0 ml dung dịch này thêm 1,0 ml dung dịch acid hydrocloric 10,3 % và pha loãng thành 100,0 ml với methanol (TT). Đo phổ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng từ 230 nm đến 350 nm. Phổ thu được có các hấp thụ cực đại ở bước sóng 300 nm và 275 nm. Giá trị (1 %, 1 cm) tương ứng là 61 đến 65 và 27 đến 32.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Ethanol 96 % – acid acetic băng – cyclohexan – methylen clorid (5 : 5 : 45 : 45).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong hỗn hợp đồng thể tích methanol (TT) và methylen clorid (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10 mg glibenclamid chuẩn trong hỗn hợp đồng thể tích methanol (TT) và methylen clorid (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

ch tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 10 cm. Để bản mỏng khô ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí và kích thước với vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

E. Hòa tan 20 mg chế phẩm trong 2 ml acid sulfuric (TT). Dung dịch không màu và có huỳnh quang xanh lam dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Thêm 0,1 g cloral hydrat (TT) vào dung dịch, lắc cho tan. Trong vòng 5 min, dung dịch có màu vàng đậm và sau khoảng 20 min màu nâu nhẹ xuất hiện.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Trộn 20 ml dung dịch triethylamin (vừa mới được cất lại) 10,18% được điều chỉnh về pH 3,0 bằng acid phosphoric (TT) và 50 ml acetonitril (TT), pha loãng thành 1000 ml với nước.

Pha động B: Pha động – nước – acetonitril (20 : 65 : 915).

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Chuẩn bị ngay trước khi dùng.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5,0 mg tạp chất chuẩn A của glibenclamid và 5,0 mg tạp chất chuẩn B của glibenclamid trong methanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,ml dung dịch thu được thành 20,0 ml với methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 2,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml với methanol (TT). Pha loãng 5,ml dung dịch thu được thành 50,0 ml với methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 5 mg gliclazid chuẩn trong methanol (TT), thêm 2 ml dung dịch thử và pha loãng thành 100 ml với methanol (TT). Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 10 ml với methanol (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (3 µm).

Nhiệt độ cột: 35 oC.

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 230 nm.

Tốc độ dòng: 0,8 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A (% tt/tt)

Pha động A (% tt/tt)

0 – 15

45

55

15 – 30

45 → 5

55 → 95

30 – 40

5

95

40 – 41

5 → 45

95 → 55

41 – 55

45

55

Thời gian lưu tương đối so với glibenclamid (thời gian lưu khoảng 5 min) của tạp chất A khoảng 0,5; tạp chất B khoảng 0,6.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa hai pic glibenclamid và gliclazid không được nhỏ hơn 5,0.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử:

Diện tích của pic tương ứng với tạp chất A không được lớn hơn diện tích pic tương ứng trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Diện tích của pic tương ứng với tạp chất B không được lớn hơn diện tích pic tương ứng trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Diện tích của bất kỳ pic tạp nào khác không được lớn hơn diện tích pic chính trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %); không quá hai pic tạp này có diện tích lớn hơn một nửa diện tích của pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Tổng diện tích các pic tạp khác, trừ tạp chất A và B không được lớn hơn 2,5 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,25 lần diện tích pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 5-cloro-2-methoxy-N-[2-(4-sulphamoylphenyl)ethyl]benzamid

Tạp chất B: Methyl [[4-[2-[(5-cloro-2-methoxybenzoyl)amino]ethyl]phenyl]sulphonyl]carbamat.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm, tiến hành thử theo phương pháp 4. Dùng 2 ml dung dịch chì mu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị dung dịch đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g, 100 oC đến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,400 g chế phẩm trong 100 ml ethanol 96 % (TT) bằng cách làm nóng. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ); dùng 1 ml dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị cho đến khi màu hồng xuất hiện.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương ứng với 49,40 mg C23H28ClN3O5S.

Bảo quản

Trong lọ nút kín.

Loại thuốc

Thuốc chống đái tháo đường.

Chế phẩm

Viên nén.

GLICLAZID

Gliclazidum

C15H21N3O3S P.t.1:323,4

Gliclazid là 1-(hexahydrocyclopenta[c]pyrrol-2(1H)-yl)-3-[(4-methylphenyl) sulphonyl] ure, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C15H21N3O3S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong methylen clorid, hơi tan trong aceton, khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với ph hấp thụ hồng ngoại của gliclazid chuẩn.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Triethylamin – acid trifluoroacetic – acetonitril – nước (0,1 : 0,1 : 45 : 55).

Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong 23 ml acetonitril (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100 ml bằng hỗn hợp acetonitril – nước (45 : 55). Pha loãng 10,0 ml dung dịch trên thành 100,0 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch phân giải: Hòa 5 mg chế phẩm và 15 mg tạp chất chuẩn F của gliclazid trong 23 ml acetonitril (TT) và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 20 ml bằng hỗn hợp acetonitril – nước (45 : 55).

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10,0 mg tạp chất chuẩn F của gliclazid trong 45 ml acetonitril (TT) và pha loãng thành 100 ml bằng nước. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng hỗn hợp acetonitril – nước (45 : 55).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4 mm) được nhồi pha tĩnh B (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại ở bước sóng 235 nm.

Tốc độ dòng: 0,9 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp đôi thời gian lưu của gliclazid.

Tiến hành sắc ký dung dịch phân giải. Điều chỉnh độ nhạy của hệ thống sao cho chiều cao của 2 pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải ít nhất bằng 50 % của thang đo. Phép thử ch có giá trị khi độ phân giải giữa 2 pic chính trên sắc ký đồ ít nht là 1,8.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử:

Diện tích của pic tương ứng với pic tạp chất F, không được lớn hơn diện tích của pic tương ứng trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Diện tích của bất kỳ pic phụ nào ngoài pic chính và pic tạp chất F không được lớn hơn diện tích pic của pic chính trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tổng diện tích của các pic phụ này không được lớn hơn 2 lần diện tích pic của pic chính trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Bỏ qua các pic có diện tích pic nhỏ hơn 0,2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (1).

Ghi chú:

Tạp chất E: 1-[(4-methylphenyl)sulphonyl]-3-(3,3a,4,6a-tetrahydrocyclopenta[c]pyrrol-2(1H)-yl)ure.

Tạp chất F: 1-(hexahydrocyclopenta[c]pyrrol-2(1H)-yl)-3-[(2-methylphenyl)sulphonyl]ure.

Tạp chất B của gliclazid

Không được quá 2 phần triệu.

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,400 g chế phẩm trong 2,5 ml dimethyl sulfoxid (TT) và pha loãng thành 10,0 ml bằng nước. Khuấy trong 10 min, để ở 4 otrong 30 min và lọc.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20,0 mg tạp chất chuẩn B của gliclazid (2-nitroso-octahydrocyclopenta-[c]pyrrol) trong dimethyl sulfoxid (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Lấy 1,0 ml dung dịch này, thêm 12 ml dimethyl sulfoxyd (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Lấy 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1), thêm 12 ml dimethyl sulfoxyd (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng nước.

Cách tiến hành: Tiêm 50 µl dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (2).

Trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử, diện tích của pic tương ứng với tạp chất B không được lớn hơn diện tích của pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2)

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,5 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 6. Dùng 1,5 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,25 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC; 2 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 50 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 32,34 mg C15H21N3O3S.

Loại thuốc

Chống đái tháo đường.

Chế phẩm

Viên nén.

GLUCOSAMIN HYDROCLORID

Glucosamini hydrochloridum

C6H13NO5.HCl P.t.l: 215,6

Glucosamin hydroclorid là 2-amino-2-deoxy-β-D-glucopyranose hydroclorid, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C6H13NO5.HCl tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng, rất tan trong nước.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của glucosamin hydroclorid chuẩn.

B. Chế phẩm phải cho phản ứng định tính (A) của clorid (Phụ lục 8.1).

C. Trong phần Định lượng, thời gian lưu của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng với thời gian lưu của pic glucosamin trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch chuẩn.

Góc quay cực riêng

Từ +70,0o đến +73,0o tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Chuẩn bị dung dịch chế phẩm trong nước có nồng độ 25 mg/ml, đo góc quay cực của dung dịch sau khi pha 3 h và ở nhiệt độ 25 oC.

pH

Từ 3,0 đến 5,0 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) có nồng độ 20,0 mg/ml để đo.

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 105 oC; 2 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Sulfat

Không được quá 0,24 % (Phụ lục 9.4.14).

Chuẩn bị dung dịch thử bằng cách hòa tan 0,420 g chế phẩm trong nước vừa đ 100,0 ml.

Arsen

Không được quá 3 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Cân 0,330 g chế phẩm, thêm 5 ml acid sulfuric đậm đặc (TT) và đun sôi cho đến khi thành than. Cho theo thành bình từng giọt dung dịch hydrogen peroxyd 30 % (TT) cho đến khi dung dịch trong bình trở nên không màu. Để nguội, thêm 10 ml nước và đun sôi mạnh để đuổi hết khí hydrogen peroxyd. Để nguội, thêm nước đến 25 ml và tiến hành theo phương pháp A. Song song tiến hành mẫu đối chiếu trong cùng điều kiện, dùng 1 ml dung dịch arsen mẫu 1 phần triệu As (TT).

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Dung dịch đệm: Hòa tan 3,5 dikali hydrophosphat (TT) trong nước. Thêm 0,25 ml amoniac (TT), pha loãng thành 1000,0 ml bằng nước, trộn đều. Điều chỉnh đến pH 7,5 bằng acid phosphoric (TT).

Pha động: Acetonitril – dung dịch đệm (75 : 25).

Hỗn hợp dung môi: Acetonitril – nước (50 : 50).

Dung dịch th: Cân chính xác khoảng 380 mg chế phẩm hòa tan trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn: Dung dịch glucosamin hydroclorid chuẩn nồng độ 3,8 mg/ml trong hỗn hợp dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh aminopropylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Nhiệt độ cột: 35 oC.

Detector quang phổ tử ngoại đặt tại bước sóng 195 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn, thời gian lưu của glucosamin khoảng 10 min. Ngoài ra trên sắc ký đồ còn có một pic lớn gần với thể tích rỗng do sự có mặt của ion clorid.

Hệ số đối xứng của pic glucosamin không được lớn hơn 2,0; độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic glucosamin từ 6 lần tiêm lặp lại dung dịch chuẩn không được lớn hơn 2,0 %, số đĩa lý thuyết của cột tính theo pic glucosamin không được nhỏ hơn 1500.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và dung dịch chuẩn, ghi lại sắc ký đồ.

Tính hàm lượng của C6H13NO5.HCl dựa vào diện tích pic đáp ứng của dung dịch thử, dung dịch chuẩn và hàm lượng C6H13NO5.HCl trong glucosamin hydroclorid chuẩn

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Chống thoái hóa khớp.

Chế phẩm

Viên nén, nang.

GLUCOSAMIN SULFAT KALI CLORID

Glucosamini sulfas kalii chloridum

(C6H14NO5)2SO4.2KCl

P.t.l: 605,5

Glucosamin sulfat kali clorid là phức chất bis(2-amino-2-deoxy-β-D-glucopyranose) sulfat kali clorid, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % (C6H14NO5)2SO4.2KCl, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng. Rất tan trong nước.

Định tính

A. Cân khoảng 50 mg chế phẩm vào một ống ly tâm, thêm 2 ml nước và lắc kỹ để hòa tan. Thêm khoảng 0,5 ml dung dịch bari clorid 12 %, lắc đều và ly tâm. Bốc hơi lớp nước trong ở phía trên tới khô. Sấy cắn ở 105 otrong 2 h. Phổ hấp thụ hồng ngoại của cắn thu được (Phụ lục 4.2) phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của glucosamin hydroclorid chuẩn được chuẩn b tương tự như chế phẩm nhưng không thêm dung dịch bari clorid 12%.

B. Trong phần Định lượng, thời gian lưu của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng với thời gian lưu của pic glucosamin trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch chuẩn.

C. Chế phẩm phải cho phản ứng định tính của ion clorid, kali và sulfat (Phụ lục 8.1).

pH

Từ 3,0 đến 5,0 (Phụ lục 6.2).

Dung dịch chế phẩm có nồng độ 20 mg/ml trong nước không có carbon dioxyd (TT) để đo.

Góc quay cực riêng

Từ +47,0o đến +53,0o, tính theo chế phm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dung dịch thử: Dung dịch chế phẩm có nồng độ 35 mg/ml, đo góc quay cực của dung dịch sau khi pha h và ở nhiệt độ 25 oC.

Sulfat

Từ 15,5 % đến 16,5%.

Cân chính xác khoảng 1 g chế phẩm vào cốc có dung tích 250 ml, thêm 100 ml nước và khuấy cho tan hoàn toàn. Thêm 4 ml dung dịch acid hydrocloric 6 N (TT). Đun đến sôi và vừa thêm vừa khuấy liên tục, một lượng thích hợp dung dịch bari clorid 12 % sôi để tạo tủa hoàn toàn với sulfat. Thêm tiếp 2 ml dung dịch bari clorid 12 % và để trên cách thủy 1 h. Lọc hỗn hợp qua giấy lọc không tro và rửa tủa bằng nước nóng đến khi 5 ml nước ra không cho tủa với 1 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N (TT). Chuyển giy lọc chứa tủa vào chén nung đã cân bì. Than hóa giấy lọc, không được tạo ngọn lửa, nung đến khối lượng không đi. Tính lượng sulfat bằng cách nhân khối lượng tủa thu được với 0,4116.

Arsen

Không được quá 3 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Cân 0,330 g chế phẩm, thêm 5 ml acid sulfuric đậm đặc (TT) và đun sôi cho đến khi thành than. Cho theo thành bình từng giọt dung dịch hydrogen peroxyd 30 % (TT) cho đến khi dung dịch trong bình trở nên không màu. Để nguội, thêm 10 ml nước và đun sôi mạnh để đuổi hết khí hydrogen peroxyd. Để nguội, thêm nước đến 25 ml và tiến hành theo phương pháp A. Song song tiến hành mẫu đối chiếu trong cùng điều kiện, dùng 1 ml dung dịch arsen mẫu 1 phần triệu As (TT).

Natri

Dùng dây platin ly dung dịch chế phẩm 10 % trong nước và đưa vào ngọn lửa không màu. Ngọn lửa không được nhuộm thành màu vàng.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 105oC; 2h).

Tro sulfat

Từ 26,5 % đến 31,0 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Dung dịch đệm: Hòa tan 3,5 g dikali hydrophosphat (TT) trong nước, thêm 0,25 ml amoniac (TT) và pha loãng với nước vừa đ 1000 ml. Chỉnh đến pH 7,5 bằng acid phosphoric (TT).

Pha động: Acetonitril – dung dịch đệm (75 : 25).

Hỗn hợp dung môi: Acetonitril – nước.

Dung dịch chuẩn: Dung dịch glucosamin hydroclorid chuẩn nồng độ 3,8 mg/ml trong hỗn hợp dung môi.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 263 mg chế phẩm vào bình định mức 50 ml, thêm 30 ml hỗn hợp dung môi, lắc cơ học cho tan hoàn toàn và thêm hỗn hợp dung môi đến vạch.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhi pha tĩnh aminopropylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Nhiệt độ cột: 35 oC.

Detector quang ph tử ngoại đặt tại bước sóng 195 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn, thời gian lưu của glucosamin khoảng 10 min. Ngoài ra trên sắc ký đồ còn có những pic phụ xuất hiện gần thể tích rỗng tương ứng với các ion clorid và sulfat có trong dung dịch. Hệ số đối xứng tính trên pic glucosamin không được lớn hơn 2,0; số đĩa lý thuyết không được nhỏ hơn 1500; độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic glucosamin từ các lần tiêm lặp lại dung dịch chuẩn không được lớn hơn 2,0 %.

Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tính hàm lượng glucosamin tương ứng với glucosamin hydroclorid trong chế phẩm dựa trên diện tích pic thu được của dung dịch chuẩn, dung dịch thử và hàm lượng của glucosamin hydroclorid chuẩn. Tính hàm lượng glucosamin sulfat kali clorid, (C6H14NO5)2SO4.2KCl, bằng cách nhân hàm lượng glucosamin hydroclorid với 605,52/431,26, trong đó 605,52 là phân tử lượng của (C6H14NO5)SO4.2KCvà 431,26 là 2 lần phân tử lượng của glucosamin hydroclorid.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Chng thoái hóa khớp.

Chế phẩm

Viên nén, nang.

GLUCOSAMIN SULFAT NATRI CLORID

Glucosamini sulfas natrii chloridum

(C6H14NO5)2SO4.2NaCl

P.t.l: 573,3

Glucosamin sulfat natri clorid là phức chất bis(2-amino-2-deoxy-β-D-glucopyranose) sulfat natri clorid, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % (C6H14NO5)2SO4.2NaCl, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng. Rất tan trong nước.

Định tính

A. Cân khoảng 50 mg chế phẩm vào một ống ly tâm, thêm ml nước và lắc kỹ để hòa tan. Thêm khoảng 0,5 ml dung dịch bari clorid 12 %, lắc đều và ly tâm. Bốc hơi lớp nước trong ở phía trên tới khô. Sấy cắn ở 105 otrong h. Phổ hấp thụ hồng ngoại của cắn thu được (Phụ lục 4.2) phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của glucosamin hydroclorid chuẩn được chuẩn bị tương tự như chế phẩm nhưng không thêm dung dịch bari clorid 12 %.

B. Trong phần Định lượng, thời gian lưu của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng với thời gian lưu của pic glucosamin trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch chuẩn.

C. Chế phẩm phải cho phản ứng định tính của ion clorid, natri và sulfat (Phụ lục 8.1).

pH

Dung dịch chế phẩm có nồng độ 20 mg/ml trong nước không có carbon dioxyd (TT) phải có pH từ 3,0 đến 5,0 (Phụ lục 6.2).

Góc quay cực riêng

Từ +50,0o đến +55,0o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dung dịch thử: Dung dịch chế phẩm có nồng độ 35 mg/ml, đo góc quay cực của dung dịch sau khi pha 3 h và ở nhiệt độ 25 oC.

Sulfat

Từ 16,3 % đến 17,3 %.

Cân chính xác khoảng 1 g chế phẩm vào cốc có dung tích 250 ml, thêm 100 ml nước và khuấy cho tan hoàn toàn. Thêm 4 ml dung dịch acid hydrocloric 6 N (TT). Đun đến sôi và vừa thêm vừa khuấy liên tục, một lượng thích hợp dung dịch bari clorid 12 % sôi để tạo tủa hoàn toàn với sulfat. Thêm tiếp 2 ml dung dịch bari clorid 12 % và để trên cách thủy 1 h. Lọc hỗn hợp qua giy lọc không tro và rửa tủa bằng nước nóng đến khi 5 ml nước rửa không cho tủa với 1 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N (TT). Chuyển giấy lọc chứa tủa vào chén nung đã cân bì. Than hóa giấy lọc, không được tạo ngọn lửa, nung đến khối lượng không đổi. Tính lượng sulfat bằng cách nhân khối lượng tủa thu được với 0,4116.

Arsen

Không được quá 3 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Cân 0,330 g chế phẩm, thêm 5 ml acid sulfuric đậm đặc (TT) và đun sôi cho đến khi thành than. Cho theo thành bình từng giọt dung dịch hydrogen peroxyd 30 % (TT) cho đến khi dung dịch trong bình trở nên không màu. Đ nguội, thêm 10 ml nước và đun sôi mạnh để đuổi hết khí hydrogen peroxyd. Để nguội, thêm nước đến 25 ml và tiến hành theo phương pháp A. Song song tiến hành mẫu đối chiếu trong cùng điều kiện, dùng 1 ml dung dịch arsen mẫu 1 phần triệu As (TT).

Kali

Acid hóa 5 ml dung dịch chế phẩm 5 % trong nước bằng dung dịch acid acetic 6 M (TT) và thêm 5 giọt dung dịch natri cobalt nitrit 20 % (TT), không được có tủa tạo thành.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 105 oC; 2 h).

Tro sulfat

Từ 22,5 % đến 26,0 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Dung dịch đệm: Hòa tan 3,5 g dikali hydrophosphat (TT) trong nước, thêm 0,25 ml amoniac (TT) và pha loãng với nước vừa đủ 1000 ml. Chỉnh pH đến 7,5 bằng acid phosphoric (TT).

Pha động: Acetonitril – dung dịch đệm (75 : 25).

Hỗn hợp dung môi: Acetonitril – nước (50 : 50).

Dung dịch chuẩn: Dung dịch glucosamin hydroclorid chuẩn nồng độ 3,8 mg/ml trong hỗn hợp dung môi.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 250 mg chế phẩm vào bình định mức 50 ml, thêm 30 ml hỗn hợp dung môi, lắc cơ học cho tan hoàn toàn và thêm hỗn hợp dung môi đến vạch.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh aminopropylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Nhiệt độ cột: 35 oC.

Detector quang phổ tử ngoại đặt tại bước sóng 195 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn, thời gian lưu của glucosamin khoảng 10 min. Ngoài ra trên sắc ký đồ còn có những pic phụ xuất hiện gần thể tích rỗng tương ứng với các ion clorid và sulfat có trong dung dịch. Hệ số đối xứng tính trên pic glucosamin không được lớn hơn 2,0; số đĩa lý thuyết không được nhỏ hơn 1500; độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic glucosamin từ các lần tiêm lặp lại dung dịch chuẩn không được lớn hơn 2,0 %.

Tiến hành sắc ký với dung dịch chuẩn và dung dịch thử. Tính hàm lượng glucosamin tương ứng với glucosamin hydroclorid trong chế phẩm dựa trên diện tích pic thu được của dung dịch chuẩn, dung dịch thử và hàm lượng của glucosamin hydroclorid chuẩn. Tính hàm lượng glucosamin sulfat natri clorid, (C6H14NO5)2SO4.2NaCl, bằng cách nhân hàm lượng glucosamin hydroclorid với 573,31/431,26, trong đó 573,31 là phân tử lượng của (C6H14NO5)2SO4.2NaCl và 431,26 là 2 lần phân tử lượng của glucosamin hydroclorid.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Chống thoái hóa khớp.

Chế phẩm

Viên nén, nang.

GLUCOSE KHAN

Glucosum anhydricum

Dextrose

C6H12O6

P.t.l: 180,2

Glucose khan là D-(+)-glucopyranose.

Tính chất

Bột kết tinh trắng, không mùi, v ngọt. Dễ tan trong nước, hơi tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Hòa tan 0,2 g chế phẩm trong 5 ml nước, thêm 2 ml thuốc thử Fehling (TT), đun đến sôi sẽ hình thành tủa đỏ nâu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Nước – methanol – acid acetic khan – ethylen clorid (10 : 15 : 25 : 50). Các dung môi nên lấy chính xác vì một lượng nhỏ nước tha sẽ làm đục.

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong hỗn hợp nước – methanol (2 : 3) và pha loãng thành 20 ml bằng cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg glucose chuẩn trong hỗn hợp nước – methanol (2 : 3) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg fructose chuẩn, 10 mg glucose chuẩn, 10 mg sucrose chuẩn và 10 mg lactose chuẩn trong hỗn hợp nước – methanol (2 : 3 ) và pha loãng thành 20 ml bằng cùng hỗn hợp dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Làm khô bản mỏng dưới lung không khí nóng. Sau khi bản mỏng khô, lập tức khai triển sắc ký với pha động đã được thay mới một lần nữa. Sau khi sấy khô dưới lung không khí nóng, phun đều dung dịch chứa 0,5 thymol (TT) trong ml hỗn hợp acid sulfuric – ethanol 96 % (5 95). Sấy bản mỏng ở 130 otrong 10 min.

Trên sắc ký đồ, vết chính của dung dịch thử phải tương tự về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) có 4 vết tách rõ ràng.

C. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Góc quay cực riêng.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch chứa 10,0 g chế phẩm trong 15 ml nước phải trong (Phụ lục 9.2) và màu không được đậm hơn màu mẫu VN7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Góc quay cực riêng

Từ +52,5o đến +53,3o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 10,0 g chế phẩm trong 80 ml nước, thêm 0,2 ml dung dịch amoniac 10 % (TT), để yên 30 min và pha loãng thành 100 ml bằng nước để đo.

Giới hạn acid – kiềm

Hòa tan 6,0 g chế phẩm trong 25 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và thêm 0,3 ml dung dịch phenolphtalein (TT). Dung dịch phải không màu. Màu của dung dịch phải chuyển sang hồng khi thêm không quá 0,15 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ).

Clorid

Không được quá 0,0125 % (Phụ lục 9.4.5).

Dung dịch S: Hòa tan 10,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 100 ml bằng nước.

Pha loãng 4 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 7,5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Arsen

Không được quá 1 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Dùng 1,0 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp A.

Kim loại nặng

Không được quá 5 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 4,0 g chế phẩm trong 20 ml nước. Lấy 12 ml dung dịch thu được tiến hành theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Đường ít tan và dextrin

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 30 ml ethanol 90 % (TT) bằng cách đun sôi. Đ nguội, dung dịch thu được không được đục hơn 30 ml ethanol 90 % (TT).

Tinh bột tan

Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong 25 ml nước, đun sôi 1 min, để nguội rồi thêm 0,1 ml dung dịch iod 0,1 N (CĐ), màu xanh không được xuất hiện.

Sulfit

Không được quá 15 phần triệu SO2.

Dung dịch thử: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 40 ml nước, thêm 2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng nước.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan 76 mg natri metabisulfit (TT) trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng nước. Thêm vào 3,0 ml dung dịch này 4,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Thêm vào 10,0 ml mỗi dung dịch trên 1 ml dung dịch chứa 310 g/l acid hydrocloric (TT), 2 ml dung dịch Fuchsin đã khử màu (TT), 2,0 ml dung dịch formaldehyd 0,5 % (tt/tt). Đ yên 30 min và đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) ở bước sóng cực đại 583 nm. Mu trắng được chuẩn bị tương tự nhưng thay bằng 10,0 ml nước.

Độ hấp thụ của dung dịch thử không được lớn hơn của dung dịch chuẩn.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 5 ml nước và thêm 2 ml acid sulfuric (TT), bốc hơi đến khô trên cách thủy và nung đến khối lượng không đổi. Nếu cần thiết, đun nóng lại với acid sulfuric (TT).

Nước

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,500 g chế phẩm để thử.

Bari

Thêm 1 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT) vào 10 ml dung dịch S. Kiểm tra ngay và sau 1 h, dung dịch không được đục hơn dung dịch đối chiếu gồm 10 ml dung dịch S và 1 ml nước.

Calci

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.3).

Pha loãng 5,0 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Chất gây sốt

Nếu chế phẩm dự định để sản xuất thuốc tiêm dưới dạng đóng gói thể tích lớn thì phải đáp ng yêu cầu về chất gây sốt (Phụ lục 13.4). Tiêm 10 ml dung dịch có chứa 50 mg chế phẩm trong 1 ml nước để pha thuốc tiêm cho 1 kg thỏ.

Bảo quản

Trong lọ kín.

Chế phẩm

Glucose tiêm truyền tĩnh mạch; Kali clorid, natri clorid và glucose tiêm truyền tĩnh mạch; natri clorid và glucose tiêm truyền tĩnh mạch; Kali clorid và glucose tiêm truyền tĩnh mạch.

Dung dịch uống phối hợp với các muối để bù mất nước.

GLUCOSE NGẬM MỘT PHÂN TỬ NƯỚC

Glucosum monohydricum

Dextrose ngậm một phân tử nước

C6H12O6.H2O

P.t.l: 198,2

Glucose ngậm một phân tử nước là D-(+)-glucopy-ranose ngậm một phân t nước.

Tính chất

Bột kết tinh trắng, không mùi, vị ngọt. Dễ tan trong nước, hơi tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Hòa tan 0,2 g chế phẩm trong 5 ml nước, thêm 2 ml thuốc thử Fehling (TT), đun đến sôi sẽ hình thành tủa đ nâu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Nước – methanol – acid acetic khan – ethylen clorid (10 : 15 : 25 : 50). Các dung môi nên lấy chính xác vì một lượng nhỏ nước tha sẽ làm đục.

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong hỗn hợp nước – methanol (2 : 3) và pha loãng thành 20 ml bằng cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg glucose chuẩn trong hỗn hợp nước – methanol (2 : 3) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg fructose chuẩn, 10 mg glucose chuẩn, 10 mg sucrose chuẩn và 10 mg lactose chuẩn trong hỗn hợp nước – methanol (2 : 3 ) và pha loãng thành 20 ml bằng cùng hỗn hợp dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Làm khô bản mỏng dưới luồng không khí nóng. Sau khi bản mỏng khô, lập tức khai triển sắc ký với pha động đã được thay mới một lần nữa. Sau khi sấy khô dưới luồng không khí nóng, phun đều dung dịch chứa 0,5 g thymol (TT) trong 5 ml hỗn hợp acid sulfuric – ethanol 96 % (5 95). Sấy bản mỏng ở 130 otrong 10 min.

Trên sắc ký đồ, vết chính của dung dịch thử phải tương tự về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) có 4 vết tách rõ ràng.

C. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Góc quay cực riêng.

Góc quay cực riêng

Từ +52,5o đến +53,3o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 10,0 g chế phẩm trong 80 ml nước, thêm 0,2 ml dung dịch amoniac 10 % (TT), đ yên 30 min và pha loãng thành 100 ml bằng nước để đo.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch chứa 10,0 g chế phẩm trong 15 ml nước phải trong (Phụ lục 9.2) và màu không được đậm hơn màu mẫu VN7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Hòa tan 6,0 g chế phẩm trong 25 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và thêm 0,3 ml dung dịch phenolphtalein (TT). Dung dịch phải không màu. Màu của dung dịch phải chuyển sang hồng khi thêm không quá 0,15 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ).

Clorid

Không được quá 0,0125 % (Phụ lục 9.4.5).

Dung dịch S: Hòa tan 10,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 100 ml bằng nước.

Pha loãng 4 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 7,5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Arsen

Không được quá 1 phn triệu (Phụ lục 9.4.2).

Dùng 1,0 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp A.

Kim loại nặng

Không được quá 5 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 4,0 g chế phẩm trong 20 ml nước. Lấy 12 ml dung dịch thu được tiến hành theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phn triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Đường ít tan và dextrin

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 30 ml ethanol 90 % (TT) bằng cách đun sôi. Để nguội, dung dịch thu được không được đục hơn 30 ml ethanol 90 % (TT).

Tinh bột tan

Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong 25 ml nước, đun sôi 1 min, để nguội rồi thêm 0,1 ml dung dịch iod 0,1 N (CĐ), màu xanh không được xuất hiện.

Sulfit

Không được quá 15 phần triệu SO2.

Dung dịch thử: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 40 ml nước, thêm 2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng nước.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan 76 mg natri metabisulfit (TT) trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng nước. Thêm vào 3,0 ml dung dịch này 4,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bng nước.

Thêm vào 10,0 ml mỗi dung dịch trên 1 ml dung dịch chứa 310 g/l acid hydrocloric (TT), 2 ml dung dịch Fuchsin đã khử màu (TT), 2,0 ml dung dịch formaldehyd 0,5 % (tt/tt). Để yên 30 min và đo độ hp thụ (Phụ lục 4.1) ở bước sóng cực đại 583 nm. Mu trắng được chuẩn bị tương tự nhưng thay bằng 10,0 ml nước.

Độ hấp thụ của dung dịch thử không được ln hơn của dung dịch chuẩn.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 5 ml nước và thêm 2 ml acid sulfuric (TT), bốc hơi đến khô trên cách thủy và nung đến khối lượng không đổi. Nếu cần thiết, đun nóng lại với acid sulfuric (TT).

Bari

Thêm 1 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT) vào 10 ml dung dịch S. Kiểm tra ngay và sau 1 h, dung dịch không được đục hơn dung dịch đối chiếu gồm 10 ml dung dịch S và 1 ml nước.

Calci

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.3).

Pha loãng 5,0 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Nước

Từ 7,0 % đến 9,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,500 g chế phẩm.

Chất gây sốt

Nếu chế phẩm dự định để sản xuất thuốc tiêm dưới dạng đóng gói thể tích lớn thì phải đáp ứng yêu cầu về chất gây sốt (Phụ lục 13.4). Tiêm 10 ml dung dịch có chứa 55 mg chế phẩm trong 1 ml nước để pha thuốc tiêm (TT) cho 1 kg th.

Bảo quản

Trong lọ kín.

Chế phẩm

Glucose tiêm truyền tĩnh mạch; Kali clorid, natri clorid và glucose tiêm truyền tĩnh mạch; Natri clorid và glucose tiêm truyền tĩnh mạch; Kali clorid và glucose tiêm truyền tĩnh mạch.

Dung dịch uống phối hợp với các muối để bù mất nước.

GLYCERIN

Glycerinum

Glycerol

C3H8O3

P.t.l: 92,1

Glycerin là propan-1,2,3-triol, phải chứa từ 98,0 % đến 101,0 % C3H8O3 (kl/kl), tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Chất lng sánh, nhờn, trong suốt, không màu hoặc gần như không màu, rất hút ẩm.

Trộn lẫn được với nước và ethanol 96 %, khó tan trong aceton, thực tế không tan trong dầu béo và tinh dầu.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Lấy 5 ml chế phẩm, thêm vào 1 ml nước, trộn cẩn thận. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của dung dịch thu được phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại đối chiếu của glycerin 85 %.

B. Trộn 1 ml chế phẩm với 0,5 ml acid nitric (TT), nhỏ lên trên bề mặt hỗn hợp thu được 0,5 ml dung dịch kali dicromat 10 % (TT), một vòng xanh lam xuất hiện  bề mặt phân cách giữa hai lớp. Để yên 10 min, màu xanh không phân tán vào lớp bên dưới.

C. Đun nóng 1 ml chế phẩm với 2 g kali hydrosulfat (TT) trong một đĩa, hơi bay lên làm đen giy tdung dịch kali tetraiodomercurat kiềm (TT).

D. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Chỉ số khúc xạ.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Pha loãng 100,0 g chế phẩm thành 200 ml bằng nước không có carbon dioxyd (TT).

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2).

Pha loãng 10 ml dung dịch S thành 25 ml bằng nước, dung dịch thu được phải không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Lấy 50 ml dung dịch S, thêm 0,5 ml dung dịch phenolphtalein (TT), dung dịch thu được không màu. Thêm dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) cho đến khi có màu hồng. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) đã dùng không được quá 0,2 ml. Giữ lại dung dịch sau cùng này để dùng cho phép thử ester.

Chỉ số khúc xạ

Từ 1,470 đến 1,475 (Phụ lục 6.1).

Tạp chất A và tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thử: Pha loãng 10,0 ml dung dịch S thành 100,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 10,0 g glycerin (TT1) thành 20,0 ml bằng nước. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 1,000 g diethylen glycol (TT) trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 10,0 ml bằng dung dịch đối chiếu (1). Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng dung dịch đối chiếu (1).

Dung dịch đối chiếu (4): Trộn 1,0 ml dung dịch thử và 5,0 ml dung dịch đối chiếu (2) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (5): Pha loãng 5,0 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 100,0 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột (30 m x 0,53 mm), pha tĩnh là polycyanopropylphenyl siloxan 6 % và polydimethylsiloxan 94 %.

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký khí.

Tỷ lệ chia dòng: 1 : 10.

Vận tc tuyến tính: 38 cm/s.

Chương trình nhiệt độ:

 

Thời gian

Nhiệt độ

(min)

(oC)

 

0

100

Cột

0  16

100 → 220

 

16  20

220

Buồng tiêm

 

220

detector

 

250

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 0,5 µl.

Thứ tự rửa giải: Tạp chất A, glycerin.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4), độ phân giải giữa pic của tạp chất A và pic của glycerin ít nhất là 7,0.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn diện tích pic tương ứng trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,1 %).

Các tạp chất có thời gian lưu nhỏ hơn thời gian lưu của glycerin: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic tạp chất A trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,1 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất có thời gian lưu lớn hơn thời gian lưu của glycerin không được lớn hơn 5 lần diện tích pic tạp chất A trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích pic tạp chất A trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (5) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 2,2′-Oxydiethanol (diethylen glycol).

Tạp chất B: Ethan-1,2-diol (ethylen glycol).

Tạp chất C: (RS)-Propan-1,2-diol (propylen glycol).

Aldehyd

Không được quá 10 phần triệu.

Lấy 7,5 ml dung dịch S cho vào bình nút mài, thêm 7,5 ml nước và 1,0 ml dung dịch pararosanilin đã khử màu (TT). Đậy nắp và để yên trong 1 h ở nhiệt độ (25  ± 0,1) oC. Độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch này đo ở bước sóng 552 nm không được lớn hơn độ hấp thụ của mẫu đối chiếu được tiến hành trong cùng điều kiện và cùng thời gian bằng cách dùng 7,5 ml dung dịch formaldehyd 5 phần triệu CH2O (TT) thay cho dung dịch S. Phép thử chỉ có giá trị khi mẫu đối chiếu có màu hồng.

Ester

Thêm 10,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (CĐ) vào dung dịch sau cùng của phép thử Giới hạn acid – kiềm. Đun sôi hồi lưu trong 5 min. Để nguội. Thêm 0,5 ml dung dịch phenolphtalein (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ). Lượng dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) đã dùng không ít hơn 8,0 ml.

Các hợp chất halogen

Không được quá 35 phần triệu.

Lấy 10 ml dung dịch S cho vào cốc thủy tinh 50 ml, thêm 1 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT), 5 ml nước và 50 mg hợp kim nhôm – nickel không có halogen (TT). Đun trên cách thủy trong 10 min, để nguội và lọc. Rửa cốc và phễu lọc với nước cho đến khi thu được 25 ml dịch lọc.

Lấy 5 ml dịch lọc, thêm 4 ml ethanol 96 % (TT), 2,5 ml nước, 0,5 ml acid nitric (TT) và 0,05 ml dung dịch bạc nitrat 1,7 % (TT), khuấy đều. Để yên trong 2 min. Dung dịch không được đục hơn dung dịch đối chiếu được chuẩn bị trong cùng điều kiện và cùng thời gian.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 7,0 ml dung dịch clorid mẫu 5 phần triệu Cl (TT), thêm 4 ml ethanol 96 % (TT), 0,5 ml nước, 0,5 ml acid nitric (TT) và 0,05 ml dung dịch bạc nitrat 1,7 % (TT).

Clorid

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.5).

Lấy 1,0 ml dung dịch S pha loãng thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử. Dùng 1 ml dung dịch clorid mẫu 5 phần triệu Cl (TT) pha loãng thành 15 ml bằng nước để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Đường

Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 1 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT), đun nóng trên cách thủy 5 min. Thêm vào 3 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M trong nước không có carbon dioxyd. Trộn đều và thêm từng giọt 1 ml dung dịch đồng (II) sulfat 12,5 % (TT) mới pha. Dung dịch phải có màu xanh lam và trong. Tiếp tục đun trên cách thủy trong 5 min. Màu của dung dịch vẫn phải xanh và không được có tủa tạo thành.

Kim loại nặng

Không được quá 5 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Pha loãng 8 ml dung dịch S thành 20 ml bằng nước. Lấy 12 ml dung dịch thu được thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Không được quá 2,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 1,000 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,01 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 5,0 g chế phẩm sau khi đun nóng đến sôi và nung.

Định lượng

Trộn đều 0,075 g chế phẩm trong 45 ml nước. Thêm 25,0 ml hỗn hợp dung dịch acid sulfuric 0,1 M – dung dịch natri periodat 0,1 M (1 : 20). Để yên ở chỗ tối 15 min, thêm 5,0 ml dung dịch ethylen glycol 50 % trong nước (TT) và đ yên ở chỗ tối 20 min. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ), dùng 0,5 ml dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị. Song song tiến hành làm mẫu trắng.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 9,21 mg C3H8O3.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Nhuận tràng, hút ẩm, dung môi hòa tan, tá dược.

Chế phẩm

Dung dịch thụt trực tràng.

GLYCEROL MONOSTEARAT 40 – 55

Glyceroli monostearas 40 – 55

Glycerol monostearat 40 – 55 là hỗn hợp các monoacylglycerol, chủ yếu là monostearoylglycerol, cùng với di và triacylglycerol với hàm lượng khác nhau. Chế phẩm phải chứa từ 40,0 % đến 55,0 % monoacylglycerol, 30,0 % đến 45,0 % diacylglycerol và 5 % đến 15 % triacylglycerol, thu được bằng cách phân giải glycerol từng phần dầu thực vật chứa chủ yếu triacylglycerol của acid palmitic hoặc acid stearic, hay bằng cách ester hóglycerol với acid stearic 50 (loại I), acid stearic 70 (loại II) hoặc acid stearic 95 (loại III). Các acid béo có thể có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật.

Tính chất

Khối sáp cứng hoặc bột, vy nhờn, màu trắng hoặc gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, tan trong ethanol 96 ở 60 oC.

Định tính

A. Nhiệt độ nóng chy 54 ođến 64 o(Phụ lục 6.7). Cho chế phẩm vào ống mao quản và đặt trong bình kín trong vòng 24 h.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel.

Dung môi khai triển: Hexan – ether (30 : 70).

Dung dịch thử: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong methylen clorid (TT) bằng cách đun nhẹ và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 1,0 g glycerol monostearat 40 – 55 chuẩn trong methylen clorid (TT) bằng cách đun nhẹ và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Lấy bản mỏng ra và để khô ngoài không khí. Phun dung dịch rhodamin B 0,01 % trong ethanol 96 %, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở 365 nm. Các vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vị trí giống với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Đáp ứng phép thử Thành phần acid béo tùy theo loại acid béo được quy định trên nhãn.

D. Đáp ứng các giới hạn định lượng (hàm lượng monoacylglycerol).

Chỉ số acid

Không được quá 3,0 (Phụ lục 7.2).

Dùng 1,0 g chế phẩm pha trong hỗn hợp đồng thể tích ethanol 96 % (TT) và toluen (TT), đun nóng nhẹ.

Chỉ số iod

Không được quá 3,0 (Phụ lục 7.5).

Chỉ số xà phòng hóa

158 đến 177 (Phụ lục 7.7).

Dùng 2,0 g chế phẩm. Đun nóng khi tiến hành.

Glycerol tự do

Không được quá 6,0 %, tiến hành như phần Định lượng.

Thành phần acid béo

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong 5 ml dung dịch natri hydroxyd 2,0 % trong methanol trong bình nón 25 ml và đun sôi dưới ống sinh hàn ngược trong 30 min. Thêm 5,0 ml dung dịch boron trifluorid-methanol (TT) qua ống sinh hàn và đun sôi 30 min. Thêm 4 ml heptan (TT) qua ống sinh hàn và đun sôi 5 min. Để nguội và thêm 10,0 ml dung dịch natri clorid bão hòa (TT), lắc khoảng 15 s và thêm một lượng dung dịch natri clorid bão hòa (TT) đ lớp phía trên nằm trên cổ của bình. Lấy 2 ml lớp phía trên, rửa bằng 2 ml nước, làm khô bằng natri sulfat khan (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Chuẩn bị 0,50 g hỗn hợp các chất: methyl laurat, methyl myristat, methyl palmitat, methyl stearat, methyl arachidat, methyl oleat (mỗi chất khoảng < 100 mg), sau đó hòa tan trong heptan (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 10,0 ml bằng heptan (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Chuẩn bị 0,50 g hỗn hợp các chất methyl palmitat và methyl stearat. Hòa tan trong heptan (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột bằng silica nung chảy, thy tinh hoặc thạch anh, kích thước dài từ 10 m đến 30 m, đường kính 0,2 mm đến 0,8 mm.

Pha tĩnh: Poly[(cyanopropyl)(methyl)][(phenyl)(methyl)siloxan hoặc macrogol 20 000 (phim dày 0,1 µm đến 0,5 µm) hoặc một vài pha tĩnh thích hợp khác.

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký hoặc nitrogen dùng cho sắc ký.

Tốc độ dòng: 1,3 ml/min (với đường kính cột 0,32 mm).

Tỷ lệ chia dòng: 1 : 100 hoặc nhỏ hơn, phụ thuộc vào đường kính trong của cột sử dụng (1 : 50 nếu đường kính cột là 0,32 mm).

Nhiệt độ: Cột: 160 ođến 200 oC, phụ thuộc vào chiều dài cột sử dụng (200 ovới cột dài 30 m và được bao lớp macrogol 20 000); nếu cần, tăng nhiệt độ cột từ 170 ođến 230 ovới tốc độ oC/min (với cột macrogol 20 000). Buồng tiêm: 250 oC. Detector: 250 oC

Detector ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Tính phù hợp của hệ thống: Độ phân giải giữa pic của methyl oleat và methyl stearat trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) ít nhất là 1,8. Tỷ lệ giữa tín hiệu và nhiễu của pic methyl myristat trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) ít nhất là 5. Số đĩa lý thuyết ít nhất là 30 000, tính trên pic của methyl stearat trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Đánh giá kết quả

Định tính: Định tính các pic dựa trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3).

Định lượng: Phương pháp chuẩn hóa coi tổng diện tích của tất cả các pic (trừ các pic của dung môi) là 100 %. Hàm lượng của mỗi thành phần được xác định bằng cách so sánh diện tích của pic đó với tng diện tích của tất cả các pic. Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 % tng diện tích.

Thành phần acid béo của chế phẩm phải đạt yêu cầu theo bảng sau:

  Acid béo dùng để ester hóa Thành phacid béo
Glycerol monostearat 40 – 55 (loại I) Acid stearic 50 Acid stearic: 40,0 % đến 60,0 %

Tổng lượng acid palmitic và acid stearic: không thấp hơn 90,0 %.

Glycerol monostearat 40 – 55 (loại II) Acid stearic 70 Acid stearic: 60,0 % đến 80,0 %

Tổng lượng acid palmitic và acid stearic: không thấp hơn 90,0 %.

Glycerol monostearat 40 – 55 (loại III) Acid stearic 95 Acid stearic: 90,0 % đến 99,0 %

Tổng lượng acid palmitic và acid stearic: không thấp hơn 96,0 %.

Nickel

Không được quá 1 phần triệu (Phụ lục 9.4.11).

Nước

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 10.3)

Dùng 1,0 g chế phẩm và pyridin (TT) làm dung môi, đun nóng nhẹ.

Tro toàn phn

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.8).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Xác định hàm lượng glycerol tự do và hàm lượng di và triacylglycerol bằng phương pháp sắc ký rây phân t (Phụ lục 5.5).

Điều kiện sắc ký:

Cột: Cột thẩm thấu gel dài 0,6 m, đường kính trong 7 mm được nhồi styren – divinylbenzen copolymer (TT) (đường kính tiểu phân 5 µm, kích thước lỗ xốp 10 nm).

Pha động: Tetrahydrofuran (TT).

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Detector: Khúc xạ kế vi sai.

Thể tích tiêm : 40 µl.

Dung dịch thử:

Cân 0,2 g (chính xác đến 0,1 mg) chế phẩm (m) cho vào bình dung tích 15 ml. Thêm 5 ml tetrahydrofuran (TT), lắc mạnh để hòa tan. Cân lại bình, tính tổng khối lượng dung môi và chế phẩm (M).

Dung dịch đối chiếu:

Cân lần lượt (2,5 ± 0,1) mg, (5 ± 0,1) mg, (10 ± 0,1) mg, (20 ± 0,1) mg glycerol (TT) cho vào 4 bình dung tích 15 ml. Thêm vào mỗi bình 5 ml tetrahydrofuran (TT), lắc mạnh để hòa tan. Cân lại các bình và tính nồng độ glycerol (mg/g) cho mỗi dung dịch đối chiếu.

Cách tiến hành:

Tiêm mỗi dung dịch. Trong điều kiện mô tả trên, sắc ký đồ thu được có thời gian lưu tương đối so với thời gian lưu của glycerol là khoảng 0,86 đối với monoacylglycerol, khoảng 0,81 đối với diacylglycerol và 0,77 đối với tricylglycerol. Từ đường chuẩn thu được của các dung dịch đối chiếu, xác định nồng độ C (mg/g) của glycerol trong dung dịch thử.

Hàm lượng % glycerol tự do trong chế phẩm được tính bằng công thức:

Hàm lượng (%) của mono, di và triacylglycerol được xác định bằng phương pháp chuẩn hóa.

Nhãn

Phải qui định loại glycerol monostearat 40 – 55.

Bảo quản

Bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Tá dược.

GRISEOFULVIN

Griseofulvinum

C17H17ClO6

P.t.l: 352,8

Griseofulvin là (1’S,3-6’R)-7-cloro-2’,4,6-trimethoxy-6’-methylspiro[benzofuran-2(3H),1’-[2]cyclohexen]-3,4’-dion, thu được từ việc nuôi cấy chủng Penicillium griseofulvum hoặc bằng các phương pháp khác; phải chứa từ 97,0 % đến 102,0 % C17H17ClO6; tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột mịn màu trắng hoặc trắng ánh vàng, kích thước hạt thường nhỏ hơn 5 µm mặc dù vẫn có thể có các hạt kích thước lớn hơn 30 µm. Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong dimethylformamid và trong tetracloroethan, khó tan trong ethanol và methanol.

Nhiệt độ nóng chảy khoảng 220 oC.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của griseofulvin chuẩn.

B. Hòa tan khoảng 5 mg chế phẩm trong 1 ml acid sulfuric (TT), thêm khoảng 5 mg bột kali dicromat (TT). Màu đỏ tối tạo thành.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,75 g chế phẩm trong dimethylformamid (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và có màu không được đậm hơn dung dịch màu mẫu V4 (Phụ lục 9.3; phương pháp 2).

Giới hạn acid

Lắc 0,25 g chế phẩm với 20 ml ethanol 96 % (TT) để tạo thành hỗn dịch. Thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT). Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) để làm chuyển màu của chỉ thị không quá 1,0 ml.

Góc quay cực riêng

Phải từ +354o đến +364o tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong dimethylformamid (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2)

Dung dịch chuẩn nội: Hòa tan 0,2 g diphenylanthracen (TT) trong aceton (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong aceton (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong aceton (TT), thêm 1,0 ml dung dịch chuẩn nội và pha loãng thành 10,0 ml với aceton (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 5,0 mg griseofulvin chuẩn trong aceton (TT), thêm 1,0 ml dung dịch chuẩn nội và pha loãng thành 10,0 ml với aceton (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột thủy tinh (1 m x 4 mm) được nhồi pha tĩnh là diatomit dùng cho sắc ký khí đã được tẩm 1 % (kl/kl) poly[(cyanopropyl)(methyl)][(phenyl)(methyl)]siloxan.

Khí mang là nitrogen dùng cho sắc ký với tốc độ dòng 50 ml/min đến 60 ml/min.

Detector ion hóa ngọn lửa.

Nhiệt độ cột 250 oC, nhiệt độ buồng tiêm 270 ovà nhiệt độ detector 300 oC.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với khoảng thời gian gấp ba lần thời gian lưu của pic tương ứng với griseofulvin (khoảng 11 min).

Tiêm dung dịch đối chiếu, tính tỷ số giữa diện tích pic của griseofulvin và diện tích pic của chuẩn nội (Rs). Tiêm dung dịch thử (2), tính tỷ số giữa diện tích pic của declorogriseofulvin (thời gian lưu tương đối so với griseofulvin khoảng 0,6) và diện tích pic của chuẩn nội (R1). Tính tỷ số như trên đối với dehydro-griseofulvin (pic có thời gian lưu tương đối so với griseofulvin khoảng 1,4) được R2.

Giá trị R1/Rs phải không lớn hơn 0,6 và giá trị R2/Rs phải không lớn hơn 0,15.

Tạp chất tan trong ether dầu hỏa

Không được quá 0,2 %.

Lắc 1,0 g chế phẩm với 20 ml ether dầu hỏa (TT). Đun sôi hồi lưu trong 10 min. Làm nguội, lọc, rửa phễu lọc ba lần, mỗi lần với 15 ml ether dầu hỏa (TT). Gộp dịch lọc và các dịch rửa, bay hơi trên cách thủy tới khô. Sấy cắn ở 100 ođến 105 otrong 1 h. Khối lượng của cắn không được lớn hơn 2 mg.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6)

(1,0 g; 100 ođến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 80,0 mg chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 200,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml với ethanol (TT). Đo độ hấp thụ tại cực đại 291 nm (Phụ lục 4.1). Tính hàm lượng C17H17ClO6 theo (1 %, 1 cm), l686 là giá trị (1 %, 1 cm) tại bước sóng 291 nm.

Bo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Kháng nấm.

Chế phẩm

Viên nén.

GUAIFENESIN

và đồng phân đối quang

C10H14O4

P.t.l: 198,2

Guaifenesin là (2RS)-3-(2-methoxyphenoxy)propan-1,2-diol, phải cha từ 98,0 % đến 102,0 % C10H14Otính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hay gần như trắng, hơi tan trong nước, tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của guaifenesin chuẩn.

B. Điểm chy: Từ 79 ođến 83 o(Phụ lục 6.7).

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Methylen clorid – propanol (20 : 80).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 30 mg guaifenesin chuẩn trong 10 ml methanol (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 30 mg chế phẩm trong 10 ml methanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được hơn 2/3 bản mng, để khô bn mng ngoài không khí. Phun lên bản mỏng hỗn hợp đồng th tích của dung dịch kali fericyanid 1 %, dung dịch sắt (III) clorid 20 % và ethanol 96 %(TT). Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ng với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu về vị trí, màu sắc và kích thước.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT), đun nóng nhẹ nếu cần và pha loãng đến 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 0,05 ml dung dịch phenolphtalein (TT) vào 10 ml dung dịch S. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) để làm thay đổi màu của chỉ thị không quá 0,1 ml.

Thêm 0,15 ml dung dịch đỏ methyl (TT) vào 10 ml dung dịch S. Lượng dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) để làm chuyển màu của chỉ thị sang màu đỏ không quá 0,1 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Acid acetic băng – nước (10 : 990).

Pha động B: Acetonitril.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong acetonitril (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 20,0 ml bằng acetonitril (TT). Pha loãng 1,ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng acetonitril (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10,0 mg guaiacol (tạp chất A) trong acetonitril (TT) và pha loãng thành 50,ml với cùng dung môi. Pha loãng 0,5 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng acetonitril (TT).

Dung dịch phân giải (3): Hòa tan 50,0 mg guaiacol trong acetonitril (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dch thu được thành 10,0 ml bằng dung dịch thử.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 276 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  32

80 → 50

20 → 50

32  33

50 → 80

50  20

33  40

80

20

Thời gian lưu tương đối so với guaifenesin (khoảng 8 min): Tạp chất B khoảng 0,9; của tạp chất khoảng 1,4; của tạp chất C khoảng 3,1 và của tạp chất D khoảng 3,7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, độ phân giải giữa guaifenesin và tạp chất ít nhất là 3,0.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích pic của tạp chất A không được lớn hơn diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Diện tích pic của tạp chất B không được lớn hơn hai lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1(1 %).

Diện tích của bất kỳ pic tạp nào khác không được lớn hơn diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Tng diện tích của các pic tạp (trừ tạp chất B) không được lớn hơn hai lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (1,0 %).

Bỏ qua các pic phụ có diện tích nh hơn 0,1 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 2-methoxyphenol (guaiacol).

Tạp chất B: 2-(2-methoxyphenoxy)propan-1,3-diol (B-isomer).

Tạp chất C: 1,1’-oxybis[3-(2-methoxyphenoxy)-propan-2-ol] (bisether).

Tạp chất D: 1,3-bis(2-methoxyphenoxy)propan-2-ol.

Clorid và monoclorhydrin

Không được quá 250 phần triệu (Phụ lục 9.4.5).

Thêm ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) vào 10 ml dung dịch và đun nóng trên cách thủy 5 min. Để nguội, thêm 3 ml dung dịch acid nitric loãng (TT) và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 25 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 2,0 chế phẩm trong mt hỗn hợp nước – ethanol 96 % (1 : 9), và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi. Ly 12 ml dung dịch này tiến hành thử theo phương pháp 2. Pha loãng dung dịch chì mu 100 phn triệu Pb (TT) trong hỗn hợp nước – ethanol 96 % (1 : 9) để thu được dung dịch chì mẫu 2 phn triệu. Dùng dung dịch chì mẫu 2 phần triệu này để chuẩn bị mu đối chiếu.

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 60 oC; áp suất giảm; 3 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Thêm 10,0 ml hỗn hợp vừa mới chuẩn bị gồm 1 thể tích anhydrid acetic (TT) và 7 thể tích pyridin (TT) vào 0,500 g (m g) chế phẩm. Đun sôi dưới ng sinh hàn ngược 45 min. Để nguội và thêm 25 ml nước. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 1 N(CĐ) sử dụng 0,25 ml dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị (n1 ml). Song song làm mẫu trắng (n2 ml).

Tính hàm lượng phần trăm của guaifenesin CH10H14O4 bằng công thức:

Loại thuốc

Long đờm.

HALOPERIDOL

Haloperidolum

C21H23ClFNO2

P.t.l: 375,9

Haloperidol phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % 4-[4-4-clorophenyl)-4-hydroxypiperidin-1-yl]-1-(4-fluorophenyl)butan-1-on, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột màu trắng hay gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, ít tan trong ethanol, methanol và methylen clorid.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, E.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của haloperidol chuẩn. Chuẩn bị chế phẩm dưới dạng đĩa.

B. Điểm chảy từ 150 ođến 153 o(Phụ lục 6.7).

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Octadecylsilyl silica gel.

Dung môi khai triển: Tetrahydrofuran – methanol – dung dịch natri clorid 5,8% (10 : 45 : 45).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg haloperidol chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg haloperidol chuẩn và 10 mg bromperidol chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 1 µl của mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký trong bình chưa bão hòa dung môi khai triển trên một khoảng dài 15 cm. Đ khô bản mỏng ngoài không khí và kiểm tra dưới ánh sáng tử ngoại tại bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có cùng vị trí và kích thước như vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho hai vết riêng biệt cho dù không tách rời nhau hoàn toàn.

D. Hòa tan khoảng 10 mg chế phẩm trong 5 ml ethanol (TT). Thêm 0,5 ml dung dịch dinitrobenzen (TT) và 0,5 ml dung dịch kali hydroxyd 2 M trong ethanol (TT). Có màu tím xuất hiện và chuyển sang nâu đỏ sau 20 min.

E. Cho 0,1 g chế phẩm vào chén sứ, thêm 0,5 g natri carbonat khan (TT). Đun nóng trên ngọn lửa trong 10 min. Để nguội. Hòa tan cắn bằng 5 ml dung dịch acid nitric loãng (TT) và lọc. Hòa loãng 1 ml dịch lọc bằng 1 ml nước. Dung dịch thu được cho phản ứng của ion clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch chế phẩm 1,0 % trong dung dịch acid lactic 1,0 % (tt/tt) trong nước phải trong (Phụ lục 9.2) và màu không được đậm hơn màu mẫu V7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng và tránh ánh sáng.

Pha động A: Dung dịch tetrabutylamoni hydrosulfat 1,7 %.

Pha động B: Acetonitril (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng bằng methanol (TT) thành 10,ml.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5,0 mg haloperidol chuẩn và 2,5 mg bromperidol chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng methanol (TT). Pha loãng 1,ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng methanol (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) nhồi base-deactivated octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (3 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt tại bước sóng 230 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha đng A

(% tt/tt)

Pha đng B

(%tt/tt)

Ghi chú

0 – 15

90 → 50

10 → 50

Gradient tuyến tính

15  20

50

50

Đẳng dòng

20  25

90

10

Chuyển về tỷ lệ ban đầu

Điều chỉnh độ nhạy của hệ thống sao cho chiều cao của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) ít nhất đạt 50 % của thang đo.

Thời gian lưu của haloperidol khoảng 5,5 min và bromperidol khoảng 6 min. Phép thử chỉ có giá trị khi độ phân giải giữa các pic của haloperidol và bromperidol đạt ít nhất là 3,0. Nếu cần thiết, có thể điều chỉnh tỷ lệ acetonitril trong pha động hay điều chỉnh thời gian của chương trình gradient dung môi.

Tiêm lần lượt methanol (TT) làm mẫu trắng, dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (2).

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích của bất cứ pic nào không phải là pic chính cũng không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Tổng diện tích của tất cả các pic không phải là pic chính không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1 %).

Bỏ qua các pic tương ứng với pic thu được trên sắc ký đồ của mẫu trắng và các pic nhỏ hơn 0,1 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Quá trình định lượng phải tránh ánh sáng.

Cân 0,300 g chế phẩm, hòa tan trong 50 ml hỗn hợp gồm 1 thể tích acid acetic khan (TT) và 7 thể tích methylethylketon (TT). Thêm 2 giọt dung dịch α-naphthol-benzein (TT) và chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) đến khi dung dịch chuyển thành màu xanh (Phụ lục 10.6). Song song tiến hành làm mẫu trắng.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 37,59 mg C21H23ClFNO2.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

An thần.

Chế phẩm

Viên nén, nang, thuốc tiêm, dung dịch uống, dung dịch uống nồng độ cao.

HALOTHAN

Halothanum

và đồng phân đối quang

C2HBrClF3

P.t.l: 197,4

Halothan là (RS)-2-bromo-2-cloro-1,1,1-trifluoroethan và được thêm 0,01 % (kl/kl) thymol.

Tính chất

Chất lng trong, không màu, tính linh động, nặng, không dễ cháy, khó tan trong nước, hòa trộn được với ethanol, ether và tricloroethylen.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm IIB, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại đối chiếu của halothan. Phổ của chế phẩm được đo trong cóng có độ dày 0,1 mm.

B. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Khoảng chưng cất.

C. Thêm 0,1 ml chế phẩm vào 2 ml 2-methyl-2-propanol (TT). Thêm 1 ml dung dịch đồng edetat (TT); 0,5 ml amoniac đậm đặc (TT) và một hỗn hợp gồm 0,4 ml dung dịch hydrogen peroxyd 100 t(TT) và 1,6 ml nước. Đun nóng trong cách thủy ở 50 otrong 15 min, làm nguội và thêm 0,3 ml acid acetic băng (TT). Song song làm mẫu trắng.

Lấy 1 ml mỗi dung dịch thử và trắng thêm vào 0,5 ml hỗn hợp đồng thể tích vừa mới chuẩn bị của dung dịch alizarin S (TT) và dung dịch zirconyl nitrat (TT). Dung dịch thử có màu vàng và dung dịch trắng có màu đỏ.

Lấy 1 ml mỗi dung dịch thử và trắng thêm vào 1 ml dung dịch đệm pH 5,2 (TT), 1 ml dung dịch đỏ phenol (TT) đã được pha loãng 10 lần bằng nước và 0,1 ml dung dịch cloramin 2 % (TT). Dung dịch thử có màu xanh tím và dung dịch trắng có màu vàng.

Lấy 2 ml mỗi dung dịch thử và trắng thêm vào 0,5 ml hỗn hợp acid sulfuric – nước (25 : 75); 0,5 ml aceton (TT) và 0,2 ml dung dịch kali bromat 5 % và lắc đều. Đun nóng trong cách thủy ở 50 otrong 2 min, làm nguội và thêm 0,5 ml hỗn hợp đồng thể tích của acid nitric (TT) và nước, và thêm 0,5 ml dung dịch bạc nitrat 1,7 %. Dung dịch thử bị đục và tủa trắng xuất hiện sau vài phút, dung dịch trắng vẫn trong.

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 20 ml nước không có carbon dioxyd (TT) vào 20 ml chế phẩm, lắc trong 3 min và để tách lớp. Lấy lớp nước và thêm vào 0,2 ml dung dịch đỏ tía bromocresol (TT). Không quá 0,1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) hay 0,6 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) được dùng đ làm chuyển màu của chỉ thị.

Tỷ trọng

T 1,872 đến 1,877 (Phụ lục 6.5).

Khoảng chưng cất (Phụ lục 6.8)

Chế phẩm được cất hoàn toàn ở nhiệt độ từ 49,0 ođến 51,0 ovà 95 % chế phẩm được cất trong khoảng nhiệt độ chênh lệch 1,0 oC.

Tạp chất bay hơi

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Không được quá 0,005 %.

Sử dụng triclorotrifluoroethan chuẩn làm chất chuẩn nội.

Dung dịch thử (1): Sử dụng chế phẩm.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 5,0 ml triclorotrifluoroethan chuẩn thành 100,0 ml bằng chế phẩm. Pha loãng tiếp 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng chế phẩm. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng chế phẩm.

Điều kiện sắc ký:

Cột thy tinh (2,75 m x 5 mm) được nhồi diatomit đã được silan hóa dùng cho sắc ký khí có kích thước từ 180 µm đến 250 µm; 1,8 m đầu tiên được tẩm với 30 % (kl/kl) của macrogol 400 (TT) và phần còn lại được tẩm với 30 % (kl/kl) của dinonyl phthalat (TT).

Khí mang: Nitrogen dùng cho sắc ký khí, lưu lượng là 30 ml/min.

Detector ion hóa ngọn lửa.

Nhiệt độ cột ở 50 oC.

Thể tích tiêm: 5 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm các dung dịch thử. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2), tổng diện tích các pic phụ, trừ pic chính và pic chuẩn nội, không được lớn hơn diện tích pic chuẩn nội, hiệu chỉnh nếu bất kỳ pic tạp nào có cùng thời gian lưu với pic chuẩn nội.

Bromid và clorid

Dung dịch S: Ly 10 ml chế phẩm thêm vào 20 ml nước và lắc trong 3 min và lấy lớp nước.

Lấy 5 ml dung dịch S thêm vào 5 ml nước, 0,05 ml acid nitric (TT) và 0,2 ml dung dịch bạc nitrat 4,25 % (TT). Dung dịch này không được đục hơn hỗn hợp của 5 ml dung dịch S và 5 ml nước.

Brom và clor

Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 1 ml dung dịch kali iodid – tinh bột (TT). Không được có màu xanh.

Thymol

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch chuẩn nội: Hòa tan 0,10 g menthol (TT) trong methylen clorid (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử: Lấy 20,0 ml chế phẩm và thêm vào 5,0 ml dung dịch chuẩn nội.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20,0 mg thymol (TT) trong methylen clorid (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng cùng dung môi. Lấy 20 ml dung dịch thu được và thêm 5,0 ml dung dịch chuẩn nội.

Điều kiện sắc ký:

Cột mao quản silica nung chảy (15 m x 0,53 mm) được bao một lfilm mỏng 1,5 µcủa poly (dimethyl) siloxan.

Khí mang: Nitrogen dùng cho sắc ký khí, lưu lượng 15 ml/min.

Detector ion hóa ngọn lửa.

Nhiệt độ: Cột ở 150 oC, buồng tiêm ở 170 ovà detector ở 200 oC.

Thể tích tiêm: 1,0 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn nội, dung dịch đối chiếu và dung dịch thử.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, diện tích của pic thymol không được nhỏ hơn 75 % và không được lớn hơn 115 % diện tích của pic thymol trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu [0,008 % đến 0,012 % (kl/kl)].

Cắn không bay hơi

Không được quá 0,002 %.

Làm bay hơi 50 ml chế phẩm tới khô trên cách thủy và sấy cắn trong tủ sấy ở 100 ođến 105 otrong 2 giờ. Khối lượng cắn còn lại không được quá 1 mg.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ không quá 25 oC. Nguyên liệu làm đồ đựng phải không tương kị với halothan.

Loại thuốc

Thuốc mê bay hơi hít qua đường th.

HYDROCLOROTHIAZID

Hydrochlorothiazidum

C7H8ClN3O4S2

P.t.l: 297,7

Hydroclorothiazid là 6-cloro-3,4-dihydro-2H-1,2,4-benzothiadiazin-7-sulfonamid 1,1-dioxyd, phải chứa từ 97,5 % đến 102,0 % C7H8ClN3O4S2 tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng, đa hình.

Rất khó tan trong nước, hơi tan trong ethanol 96 %, tan trong aceton, tan trong dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của hydroclorothiazid chuẩn. Nếu phổ của chế phẩm và chất chuẩn ở trạng thái rắn khác nhau, hòa tan riêng rẽ chế phẩm và chuẩn trong ethanol (TT1), bốc hơi đến khô, ghi phổ của cắn thu được.

B. Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong 10 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch natri hydroxyd 0,01 M (TT). Đo phổ hấp thụ tử ngoại của dung dịch thu được trong khoảng bước sóng từ 250 nm đến 350 nm, dung dịch phải có cực đại hấp thụ ở các bước sóng 273 nm và 323 nm. Tỷ số giữa độ hấp thụ đo được tại bước sóng 273 nm và tại bước sóng 323 nm phải từ 5,4 đến 5,7.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong aceton (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 50 mg hydroclorothiazid chuẩn trong aceton (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 25 mg clorothiazid chuẩn trong dung dịch đối chiếu (1) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chm riêng biệt 2 µl mỗi dung dịch trên lên bản mỏng. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 1/2 bản mỏng. Để khô bản mỏng trong không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc đồ của dung dịch thử phải tương tự về vị trí và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho hai vết tách biệt rõ ràng.

D. Đun nóng nhẹ khoảng 1 mg chế phẩm với 2 ml dung dịch mới pha có chứa 0,05 % muối natri của acid chromotropic (TT) trong hỗn hợp đã nguội gồm 35 thể tích nước và 65 thể tích acid sulfuric (TT). Có màu tím xuất hiện.

Giới hạn acid – kiềm

Lắc 0,5 g chế phẩm dạng bột với 25 ml nước trong 2 min và lọc. Ly 10 ml dịch lọc, thêm 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) và 0,15 ml dung dịch đỏ methyl (TT). Dung dịch phải có màu vàng. Dung dịch phải chuyển sang màu đỏ khi thêm không quá 0,4 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Thêm 60,0 ml methanol (TT2) và 10,0 ml tetrahydrofuran (TT) vào 940 ml dung dịch đệm phosphat pH 3,2 (TT1) và trộn đều.

Pha động B: Thêm 50,0 ml tetrahydrofuran (TT) vào hỗn hợp gồm 500 ml methanol (TT2) và 500 ml dung dịch đệm phosphat pH 3,2 (TT1) và trộn đều.

Hỗn hợp dung môi: Pha loãng 50,0 ml hỗn hợp đồng thể tích của acetonitril (TT1) và methanol (TT2thành 200,0 ml bằng dung dịch đệm phosphat pH 3,2 (TT1).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 30,0 mg chế phẩm trong 5 ml hỗn hợp đng thể tích của racetonitril (TT1) và methanol (TT2), siêu âm nếu cần, sau đó pha loãng thành 20,0 ml bằng dung dịch đệm phosphat pH 3,2 (TT1).

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (1) thành 20,0 ml bằng dung dịch đệm phosphat pH 3,2 (TT1).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 3,0 mg clorothiazid chuẩn (tạp chất A) và 3 mg hydroclorothiazid chuẩn trong 5 ml hỗn hợp đồng thể tích của acetonitril (TT1) và methanol (TT2), siêu âm nếu cần, sau đó pha loãng thành 20,0 ml bằng dung dịch đệm phosphat pH 3,2 (TT1). Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (1) thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 30,0 mg hydroclorothiazid chuẩn trong 5 ml hỗn hợp đồng thể tích của của acetonitril (TT1) và methanol (TT2), siêu âm nếu cần, và pha loãng thành 20,0 ml bằng dung dịch đệm phosphat pH 3,2 (TT1). Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng dung dịch đệm phosphat pH 3,2 (TT1).

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 3 mg hydroclorothiazid chuẩn dùng để định tính pic (chứa tạp chất B và C) trong 0,5 ml hỗn hợp đồng thể tích của của acetonitril (TT1) và methanol (TT2), siêu âm nếu cần, và pha loãng thành 2,0 ml bằng dung dịch đệm phosphat pH 3,2 (TT1).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (3 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 224 nm.

Tốc độ dòng: 0,8 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1), (2) và (4).

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0 – 17

100 → 55

0 → 45

17 – 30

55

45

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic của tạp chất A. Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo hydroclorothiazid chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của các tạp chất B và C.

Thời gian lưu tương đối so với hydroclorothiazid (thời gian lưu khoảng 8 min): Tạp chất B khoảng 0,7; tạp chất A khoảng 0,9; tp chất C khoảng 2,8.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất A và pic của hydroclorothiazid ít nhất là 2,5.

Giới hạn:

Tạp chất A, B, C: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 10 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 6-Cloro-2H-1,2,4-benzothiadiazin-7-sulfonamid 1,1-dioxyd (clorothiazid).

Tạp chất B: 4-Amino-6-clorobenzen-1,3-disulfonamid (salamid).

Tạp chất C: 6-Cloro-N-[(6-cloro-7-sulfamoyl-2,3-dihydro-4H-1,2,4-benzothiadiazin-4-yl 1,1-dioxid)methyl]-3,4-dihydro-2H-1,2,4-benzothiadiazin-7-sulfonamid 1,1 -dioxyd.

Clorid

Không được quá 0,01 % (Phụ lục 9.4.5).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 25 ml aceton (TT) và pha loãng thành 30 ml bằng nước. Dùng 15 ml dung dịch thu được để thử.

Dung dịch đối chiếu: Thêm 5 ml aceton (TT) chứa 15 % (tt/tt) nước vào 10 ml dung dịch clorid mẫu 5 phần triệu Cl (TT).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô t trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  4

80

20

4 – 10

80 → 20

20 → 80

Tc độ dòng: 1,6 ml/min.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (1) và (3).

Thời gian lưu tương đối so với hydroclorothiazid (thời gian lưu khoảng 2,2 min): Tạp chất A khoảng 0,9.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất A và pic của hydroclorothiazid ít nhất là 2,0.

Tính hàm lượng của C7H8ClN3O4S2 trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (3) và hàm lượng của C7H8ClN3O4S2 trong hydroclorothiazid chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Lợi tiểu thiazid.

Chế phẩm

Viên nén.

HYDROCORTISON ACETAT

Hydrocortisoni acetas

C23H32O6

P.t.l: 404,5

Hydrocortison acetat là 11β,17-dihydroxy-3,20-dioxopregn-4-en-21-yl acetat, phải chứa từ 97,0 % đến 102,0 % C23H32O6 tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hay gần như trắng.

Thực tế không tan trong nước, khó tan trong ethanol khan và methylen clorid.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C.

Nhóm II: B, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của hydrocortison acetat chuẩn.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Trộn đều hỗn hợp gồm 1,2 thể tích nước, 8 thể tích methanol (TT) với hỗn hợp gồm 15 thể tích ether (TT) và 77 thể tích methylen clorid (TT).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 25 mg chế phẩm trong methanol (TT), pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi (dung dịch A). Pha loãng 2 ml dung dịch thu được thành 10 ml bằng methylen clorid (TT).

Dung dịch thử (2): Ly 2 ml dung dịch A cho vào ống nghiệm thủy tinh 15 ml có nút thủy tinh mài hoặc nắp bằng polytetrafluoroethylen. Thêm 10 ml dung dịch bão hòa kali hydrocarbonat trong methanol (TT) và ngay lập tức sục khí nitrogen (TT) đi qua trong 5 min. Đậy nút ống nghiệm. Đun nóng trong cách thủy ở 45 otrong 2 h 30 min, tránh ánh sáng. Sau đó để nguội.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 25 mg hydrocortison acetat chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi (dung dịch B). Pha loãng 2 ml dung dịch thu được thành 10 ml bằng methylen clorid (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Lấy 2 ml dung dịch B cho vào ống thủy tinh 15 ml có nút thủy tinh mài hoặc nắp bằng polytetra-fluoroethylen. Thêm 10 ml dung dịch bão hòa kali hydrocarborat trong methanol (TT) và ngay lập tức sục khí nitrogen (TT) đi qua trong min. Đậy nút ống nghiệm. Đun cách thủy ở 45 otrong 2 h 30 min, tránh ánh sáng. Sau đó để nguội.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 3/4 bản mỏng, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại  bước sóng 254 nm. Vết chính trong mỗi sắc ký đồ thu được của dung dịch thử phải ging về vị trí và kích thước với vết chính thu được trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu tương ứng.

Phun dung dịch acid sulfuric trong ethanol (TT) và sấy bản mỏng ở 120 otrong 10 min, hoặc cho đến khi vết hiện rõ, để nguội. Quan sát dưới ánh sáng ban ngày và tử ngoại ở bước sóng 365 nm. vết chính trên mỗi sắc ký đồ thu được của dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc dưới ánh sáng ban ngày, huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm và kích thước với vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu tương ứng. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) và dung dịch đối chiếu (2) có giá trị Rf thấp hơn rõ rệt giá trị Rf của vết chính trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử (1) và dung dịch đối chiếu (1).

C. Trong mục Định lượng: Pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải có thời gian lưu và diện tích tương tự thời gian lưu và diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4).

D. Thêm khong 2 mg chế phẩm vào 2 ml acid sulfuric (TT) và lắc đến khi tan. Trong vòng 5 min, màu đỏ nâu đậm dần lên có kèm ánh huỳnh quang xanh, huỳnh quang sẽ rõ hơn khi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Thêm vào dung dịch 10 ml nước và trộn đều. Màu sẽ nhạt dần và huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại không bị mất.

E. Khoảng 10 mg chế phẩm cho phản ứng của nhóm acetyl (Phụ lục 8.1).

Góc quay cực riêng

Từ +158o đến +167o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong dioxan (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng và tiến hành thử trong điều kiện tránh ánh sáng.

Pha động: Trộn đều 400 ml acetonitril (TT) với 550 ml nước, để cân bằng rồi thêm nước vừa đủ 1000 ml, trộn đều lại.

Hỗn hợp dung môi: Acid acetic – nước – methanol (1 : 10 : 90).

Dung dịch thử(1): Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (1) thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 2 mg hydrocortison acetat chuẩn và 2 mg prednisolon acetat chuẩn (tạp chất C) trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (1) thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 5 mg hydrocortison acetat chuẩn dùng để định tính pic (chứa tạp chất A, B, D, E và G) trong 2,0 ml hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 25,0 mg hydrocortison acetat chuẩn trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1), (2) và (3).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 4 lần thời gian lưu của hydrocortison acetat.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo hydrocortison acetat chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất A, B, D, E và G. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic của tạp chất C.

Thời gian lưu tương đối so với hydrocortison acetat (thời gian lưu khoảng 10 min): Tạp chất khoảng 0,4; tạp chất khoảng 0,7; tạp chất C khoảng 0,9; tạp chất khoảng 1,2; tạp chất khoảng 1,8; tạp chất E khoảng 2,3.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất C và pic của hydrocortison acetat ít nhất là 1,5.

Giới hạn:

Tạp chất C: Diện tích pic tạp chất không được lớn hơn 6 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,6 %).

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Tạp chất B, D, E: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,3 %).

Tạp chất G: Diện tích pic tạp chất G không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 15 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 1,17,21-Trihydroxypregn-4-en-3,20-dion (hydrocortison).

Tạp chất B: 1,17-Dihydroxypregn-4-en-3,20-dion (oxenol).

Tạp chất C: 1,17-Dihydroxy-3,20-dioxopregna-1,4-dien-21-yl acetat (prednisolon acetat).

Tạp chất D: 17-Hydroxy-3,11,20-trioxopregn-4-en-21-yl acetat (cortison acetat).

Tạp chất E: 17-Hydroxy-3,20-dioxopregna-4,9(11)-dien-21-yl acetat.

Tạp chất F: 11α,17-Dihydroxy-3,20-dioxopregn-4-en-21-yl acetat (epi-hydrocortison acetat).

Tạp chất G: 17-Hydroxy-3,20-dioxopregn-4-en-1,21-diyl diacetat.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; chân không; 60 oC; 3 h).

Định lưng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (4).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 1,5 lần thời gian lưu của hydrocortison acetat.

Thời gian lưu của hydrocortison acetat khoảng 10 min.

Tính hàm lượng của C23H32O6 trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (4) và hàm lượng của C23H32O6 trong hydrocortison acetat chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín, để nơi khô mát, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc chống viêm steroid.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, kem, thuốc mỡ.

HYDROXOCOBALAMIN ACETAT

Hydroxocobalamini acetas

C62H89 CoN13O15P. C2H4O2

P.t.l: 1406,0

Hydroxocobalamin acetat là Coα – [α-(5,6-dimethyl-benzimidazolyl)] – Coβ – hydroxocobamid acetat, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C62H89CoN13O15P.C2H4O2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh hoặc tinh thể màu đỏ đậm, tan trong nước và rất hút ẩm. Có thể bị phân hủy khi sấy khô.

Định tính

A. Hòa tan 2,5 mg chế phẩm trong dung dịch có chứa 0,8 % (tt/tt) acid acetic khan (TT) và 1,09 % natri acetat (TT) rồi pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi. Phổ hấp thụ tử ngoại – khả kiến (Phụ lục 4.1) của dung dịch trên trong khoảng bước sóng 260 nm đến 610 nm có ba đỉnh hấp thụ cực đại ở bước sóng 274 nm, 351 nm và 525 nm. Tỷ số độ hấp thụ ở bước sóng 274 nm so với độ hấp thụ ở bước sóng 351 nm từ 0,75 đến 0,83. Tỷ số độ hấp thụ ở bước sóng 525 nm so với độ hấp thụ ở bước sóng 351 nm từ 0,31 đến 0,35.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Dung dịch amoniac 10 % – methanol (25 : 75).

Dung dịch thử: Hòa tan 2 mg chế phẩm trong 1 ml dung dịch đồng thể tích ethanol 96 % (TT) và nước.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 2 mg hydroxocobalamin acetat chuẩn trong 1 ml dung dịch đồng thể tích ethanol 96 % (TT) và nước.

Cách tiến hành: Tiến hành tránh ánh sáng.

Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký trong bình sắc ký không bão hòa dung môi đến khi dung môi đi được 12 cm. Để bản mỏng khô ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng ban ngàyVết chính trong sắc ký đồ của dung dịch thử phải phù hợp với vết chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu về vị trí, màu sắc và kích thước.

C. Chế phẩm phải cho phản ứng của acetat (Phụ lục 8.1).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3), dùng các dung dịch mới pha và tiến hành tránh ánh sáng.

Pha động: 19,5 thể tích methanol (TT) và 80,5 thể tích dung dịch có chứa 1,5 % acid citric (TT) và 0,81 % dinatri hydrophosphat (TT) trong nước.

Dung dịch thử: Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong pha động vừa đủ 10,0 ml.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 10,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong 10 ml nước, làm nóng nếu cần thiết. Để nguội và thêm 1 ml dung dịch cloramin T 2 % (TT), 0,5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,05 M (TT), pha loãng thành 25 ml bằng nước. Lắc, để yên trong 5 min và tiêm ngay.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4 mm) nhồi pha tĩnh B (octylsilyl silica gel dùng cho sắc ký, 5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 351 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 4 lần thời gian lưu của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Phép thử ch có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải có 3 pic chính và hệ số phân giải giữa hai pic gần nhau ít nhất là 3,0; sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) có 1 pic chính và tỷ s tín hiệu của pic này so với độ nhiễu đường nền ít nhất là 5.

Giới hạn: Trong sắc ký đồ của dung dịch thử:

Tổng diện tích của các pic phụ ngoài pic chính không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (5 %).

Bỏ qua tất cả các pic mà diện tích của chúng nhỏ hơn diện tích của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Mất khối lượng do làm khô

Từ 8,0 đến 12,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,400 g; 100 ođến 105 oC; áp suất không quá 0,7 kPa).

Định lượng

Cần phải tránh ánh sáng trong quá trình định lượng.

Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong dung dịch có chứa 0,8 % (tt/tt) acid acetic khan (TT) và 1,09 % natri acetat (TT), rồi pha loãng đến 1000,0 ml bằng cùng dung môi. Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch trên ở bước sóng cực đại 351 nm. Tính hàm lượng C62H89CoN13O15P.C2H4O2 theo (1 %, 1 cm), lấy 187 là giá trị (1 %, 1 cm) ở 351 nm.

Bảo quản

Trong bao bì kín và ở nhiệt độ từ 2 ođến 8 oC, tránh ánh sáng.

HYDROXOCOBALAMIN CLORID

Hydroxocobalamini chloridum

C62H89CoN13O15P.HCl

P.t.l: 1383,0

Hydroxocobalamin clorid là Coα-[α-(5,6-dimethyl-benzimidazolyl)]-Coβ hydroxocobalamid clorid, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C62H89CoN13O15P.HCl, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh hoặc tinh thể màu đỏ đậm, tan trong nước và rất hút ẩm. Có thể bị phân hủy khi sấy khô.

Định tính

A. Hòa tan 2,5 mg chế phẩm trong dung dịch có cha 0,8 % (tt/tt) acid acetic khan (TT) và 1,09 % natri acetat (TT) rồi pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi. Phổ hấp thụ tử ngoại – khả kiến (Phụ lục 4.1) của dung dịch trên trong khoảng bước sóng 260 nm đến 610 nm có ba đỉnh hấp thụ cực đại ở bước sóng 274 nm, 351 nm và 525 nm. Tỷ số độ hấp thụ ở bước sóng 274 nm so với độ hấp thụ ở 351 nm từ 0,75 đến 0,83. Tỷ số độ hấp thụ ở bước sóng 525 nm so với độ hấp thụ ở bước sóng 351 nm từ 0,31 đến 0,35.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Dung dịch amoniac 10 % – methanol (25 : 75).

Dung dịch thử: Hòa tan 2 mg chế phẩm trong 1 ml dung dịch đồng thể tích ethanol 96 % (TT) và nước.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 2 mg hydroxocobalamin clorid chuẩn trong 1 ml dung dịch đồng thể tích ethanol 96 % (TT) và nước.

Cách tiến hành: Tiến hành tránh ánh sáng.

Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký trong bình sắc ký không bão hòa dung môi đến khi dung môi đi được 12 cm. Để bản mỏng khô ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng ban ngàyVết chính trong sắc ký đồ của dung dịch thử phải phù hợp với vết chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu về vị trí, màu sắc và kích thước.

C. Chế phẩm phải cho phản ứng của ion clorid (Phụ lục 8.1).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3), sử dụng các dung dịch mới pha và trong điều kiện tránh ánh sáng.

Pha động: 19,5 thể tích methanol (TT) và 80,5 thể tích dung dịch có chứa 1,5 % acid citric (TT) và 0,81 % dinatri hydrophosphat (TT) trong nước.

Dung dịch thử: Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 10,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong 10 ml nước, làm nóng nếu cần thiết. Đ nguội và thêm 1 ml dung dịch cloramin T 2 % (TT), 0,5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,05 M (TT), pha loãng thành 25 ml bằng nước. Lắc, để yên trong 5 min và tiêm ngay.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4 mm) nhồi bằng pha tĩnh B (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 351 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 4 lần thời gian lưu của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải có 3 pic chính và hệ số phân giải giữa hai pic gần nhau ít nhất là 3,0; sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) có 1 pic chính và tỷ số tín hiệu của pic này so với độ nhiễu đường nền ít nhất là 5.

Giới hạn: Trong sắc ký đồ của dung dịch thử:

Tổng diện tích của các pic phụ ngoài pic chính không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (5 %).

Bỏ qua tất cả các pic mà diện tích của chúng nhỏ hơn diện tích của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Mất khối lượng do làm khô

Từ 8,0 đến 12,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,400 g; 100 ođến 105 oC; áp suất không quá 0,7 kPa).

Định lượng

Tránh ánh sáng trong quá trình định lượng.

Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong dung dịch có chứa 0,8 % (tt/tt) acid acetic khan (TT) và 1,09 % natri acetat (TT) rồi pha loãng thành 1000,0 ml với cùng dung môi. Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch trên ở bước sóng cực đại 351 nm. Tính hàm lượng C62H89CoN13O15P.HCl theo (1 %, 1 cm), lấy 190 là giá trị (1 %, 1 cm) ở 351 nm.

Bảo quản

Trong bao bì kín, ở nhiệt độ từ 2 ođến 8 oC, tránh ánh sáng.

HYDROXOCOBALAMIN SULFAT

Hydroxocobalamini sulfas

C124H178Co2N26O30P2.H2SO4

P.t.l: 2791,0

Hydroxocobalamin sulfat là di – (Coα-[α-(5,6-dimethyl-benzimidazolyl)]-Coβ hydroxocobalamid) sulfat, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C124H178Co2N26O30P2.H2SO4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh hoặc tinh thể màu đ đậm, tan trong nước và rất hút ẩm. Có thể bị phân hủy khi sấy khô.

Định tính

A. Hòa tan 2,5 mg chế phẩm trong dung dịch có chứa 0,8 % (tt/tt) acid acetic khan (TT) và 1,09 % natri acetat (TT) rồi pha loãng đến 100 ml với cùng dung môi. Phổ hấp thụ tử ngoại – khả kiến (Phụ lục 4.1) của dung dịch trên trong khoảng bước sóng 260 nm đến 610 nm có ba hấp thụ cực đại ở bước sóng 274 nm, 351 nm và 525 nm. Tỷ số độ hấp thụ ở bước sóng 274 nm so với độ hấp thụ ở bước sóng 351 nm từ 0,75 đến 0,83. Tỷ số độ hấp thụ ở bước sóng 525 nm so với độ hấp thụ ở bước sóng 351 nm từ 0,31 đến 0,35.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Dung dịch amoniac 10 % – methanol (25 : 75).

Dung dịch thử: Hòa tan 2 mg chế phẩm trong 1 ml dung dịch đồng thể tích ethanol 96 % (TT) và nước.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 2 mg hydroxocobalamin sulfat chuẩn trong 1 ml dung dịch đồng thể tích ethanol 96 % (TT) và nước.

Cách tiến hành: Tiến hành tránh ánh sáng.

Chm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký trong bình sắc ký không bão hòa dung môi đến khi dung môi đi được 12 cm. Để bản mỏng khô ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng ban ngàyVết chính trong sắc ký đồ của dung dịch thử phải phù hợp với vết chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu về vị trí, màu sắc và kích thước.

C. Chế phẩm phải cho phản ứng của ion sulfat (Phụ lục 8.1).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Sử dụng các dung dịch mới pha và trong điều kiện tránh ánh sáng.

Pha động: 19,5 thể tích methanol (TT) và 80,5 thể tích dung dịch có chứa 1,5 % acid citric (TT) và 0,81 % dinatri hydrophosphat (TT) trong nước.

Dung dịch thử: Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 10,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong 10 ml nước, làm nóng nếu cần thiết. Để nguội và thêm 1 ml dung dịch cloramin T 2 % (TT), 0,5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,05 M (TT). Pha loãng thành 25 ml bằng nước. Lắc, để yên trong 5 min và tiêm ngay.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4 mm) nhồi bằng pha tĩnh B (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 351 nm.

Tốc độ dòng: 1,5ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm riêng biệt mỗi dung dịch trên và tiếp tục chạy sắc ký trong khoảng thời gian gấp 4 lần thời gian lưu của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Giới hạn: Trong sắc ký đồ của dung dịch thử, tổng diện tích của các pic phụ ngoài pic chính không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (5 %). Bỏ qua tt cả các pic mà diện tích của chúng nhỏ hơn diện tích của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2). Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải có 3 pic chính và hệ số phân giải giữa hai pic gần nhau ít nhất là 3,0; sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) có 1 pic chính và tỷ số tín hiệu của pic này so với độ nhiễu đường nền ít nhất là 5.

Mất khối lượng do làm khô

Từ 8,0 % đến 16,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,400 g; 100 ođến 105 oC; áp suất không quá 0,7 kPa).

Định lượng

Cần phải tránh ánh sáng trong quá trình định lượng.

Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong dung dịch có chứa 0,8 % (tt/tt) acid acetic khan (TT) và 1,09 % natri acetat (TT) rồi pha loãng đến 1000,0 ml với cùng dung môi. Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch trên ở bước sóng cực đại 351 nm. Tính hàm lượng C124H178Co2N26O30P2.H2SO4 theo (1 %, 1 cm), lấy 188 là giá trị (1 %, 1 cm) ở 351 nm.

Bảo quản

Trong bao bì kín, ở nhiệt độ từ 2 ođến 8 oC, tránh ánh sáng.

HYDROXYETHYLCELULOSE

Hydroxyethylcellulosum

Hydroxyethylcelulose là celulose được O-(2-hydroxyethyl) hóa một phần.

Tính chất

Hạt hay bột trắng, trắng ngà hay trắng xám. Tan trong nước nóng và nước lạnh tạo dung dịch keo, thực tế không tan trong aceton, ethanol 96 % và toluen.

Định tính

Dung dịch S: Phân tán một lượng chế phẩm tương đương 1,0 g đã làm khô trong 50 ml nước không có carbon dioxyd (TT). Sau 10 min, pha loãng thành 100 ml bằng nước không có carbon dioxyd (TT) và khuấy cho đến khi tan hoàn toàn.

A. Đun 10 ml dung dịch S đến sôi, dung dịch vẫn phải trong.

B. Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 0,3 ml dung dịch acid acetic loãng (TT) và 2,5 ml dung dịch acid tanic 10 %. Xuất hiện tủa bông màu trắng ngà, tủa này tan trong dung dịch amoniac loãng (TT).

C. Trong ống nghiệm có chiều dài khoảng 160 mm, trộn đều 1 g chế phẩm với 2 g bột mịn mangan sulfat (TT). Đặt mu giấy lọc đã được tẩm hỗn hợp mới pha gồm 1 thể tích dung dịch diethanolamin 20 % và 11 thể tích dung dịch natri nitroprusiat 5 % (TT) được Điều chỉnh pH đến khoảng 9,8 bằng dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT) vào phần trên của ng nghiệm sâu khoảng 2 cm. Đun ống nghiệm trong dầu silicon ở nhiệt độ 190 oC đến 200 oC sao cho phần ngập trong dầu khoảng 8 cm. Trong vòng 10 min, giấy lọc sẽ có màu xanh lam. Tiến hành song song mẫu trắng trong cùng điều kiện.

D. Hòa tan hoàn toàn 0,2 g chế phẩm, không đun nóng, trong 15 ml dung dịch acid sulfuric 70 %. Đổ dung dịch vào 100 ml nước đá vừa đổ vừa khuấy đều, pha loãng thành 250 ml bằng nước đá. Lấy 1 ml dung dịch thu được vào ống nghim, làm lạnh ống nghiệm trong nước đá, thêm bằng cách nhỏ giọt 8 ml acid sulfuric (TT), và trộn đều. Đun trên cách thủy trong chính xác 3 min, sau đó làm lạnh trong nước đá ngay lập tức. Khi hỗn hợp nguội, thêm cẩn thận 0,6 ml dung dịch ninhydrin (TT2) và trọn đều. Để yên ở 25 oC. Màu hồng xuất hiện ngay lập tức và không chuyển thành màu tím trong vòng 100 min.

pH

Từ 5,5 đến 8,5 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để đo.

Độ nhớt biểu kiến

Từ 75 % đến 140 % giá trị ghi trên nhãn (Phụ lục 6.3).

Vừa khuấy, vừa thêm một lượng chế phẩm tương đương 2,00 g đã làm khô vào 50 g nước. Pha loãng thành 100,0 g bằng nước, khuấy đến khi tan hoàn toàn. Xác định độ nhớt bằng nhớt kế quay ở 25 oC, với tốc độ trượt 100 s1 cho các chế phẩm có độ nhớt dự kiến nhỏ hơn 100 mPa∙s, tốc độ 10 s1 với các chế phẩm có độ nhớt dự kiến từ 100 mPa∙s đến 20 000 mPa∙s và tốc độ 1 s1 với các chế phẩm có độ nhớt dự kiến trên 20 000 mPa-s. Nếu không đạt được tốc độ trượt chính xác là 1s-110 s1, 100 s1 thì có thể áp dụng 1 tốc độ hơi lớn hơn và 1 tốc độ hơi nhỏ hơn và dùng phép nội suy.

Clorid

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 1 ml dung dịch S thành 30 ml bằng nước. Lấy 15 ml dung dịch thu được để tiến hành thử.

Nitrat

Không được quá 3,0 % tính theo chế phẩm đã làm khô với hydroxyethylcelulose có độ nhớt biểu kiến không lớn hơn 1000 mPa∙s.

Không được quá 0,2 % tính theo chế phẩm đã làm khô với hydroxyethylcelulose có độ nhớt biểu kiến lớn hơn 1000 mPa∙s

Xác định bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2), điện cực nitrat làm điện cực chỉ thị và điện cực bạc – bạc clorid trong dung dịch amoni sulfat 1,32 % làm điện cực đối chiếu,

Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Dung dịch đệm: Trộn 50 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT) và 800 ml nước, thêm 135 g kali dihydrophosphat (TT) và thêm nước vừa đ 1000 ml. Pha loãng 80 ml dung dịch thu được thành 2000 ml bằng nước.

Dung dịch chuẩn nitrat (500 phần triệu NO3): Hòa tan 0,8154 g kali nitrat (TT) trong 500 ml dung dịch đệm và pha loãng thành 1000,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong dung dịch đệm và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dãy dung dịch đối chiếu: Nếu hydroxyethylcelulose có độ nhớt biểu kiến không lớn hơn 1000 mPa∙s thì pha loãng 10,0 ml, 20,0 ml và 40,0 ml dung dịch chuẩn nitrat (500 phần triệu NO3) thành 100,0 ml bằng dung dịch đệm và trộn đều. Nếu hydroxyethylcelulose có độ nhớt biểu kiến lớn hơn 1000 mPa∙s thì pha loãng 1,0 ml, 2,0 ml và 4,0 ml dung dịch chuẩn nitrat (500 phần triệu NO3) thành 100,0 ml bằng dung dịch đệm và trộn đều.

Đo các dung dịch, lập đường chuẩn và tính nồng độ nitrat trong mẫu thử từ đường chuẩn thu được.

Glyoxal

Không được quá 20 phần triệu.

Lấy 1,0 g chế phẩm cho vào ống nghiệm có nút mài, thêm 10,0 ml ethanol khan (TT). Đậy ống nghiệm và lắc cơ học 30 min. Ly tâm. Ly 2,0 ml dịch trong, thêm 5,0 ml dung dịch methylbenzothiazolon hydrazon hydroclorid 0,4 % trong dung dịch acid acetic băng 80 % (tt/tt) trong nước. Lắc cho đến khi đồng nht. Sau 2 h, dung dịch không được đậm màu hơn mẫu đối chiếu được tiến hành đồng thời trong cùng điều kiện dùng 2,0 ml dung dịch glyoxal mẫu 2 phần triệu C2H2O2 (TT) thay cho 2,0 ml dung dịch thử.

Ethylen oxyd

Không được quá 1 phần triệu (Phụ lục 10.15).

Phương pháp sắc ký khí tiêm pha hơi (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thử: Lấy 1,00 g chế phẩm cho vào lọ dung tích 5 ml (có thể sử dụng lọ có thể tích khác tùy điều kiện thử nghiệm), thêm vào 1 ml nước. Chế phẩm không tan mà trương nở trong nước.

Dung dịch đối chiếu (1): Lấy 1,00 g chế phẩm cho vào lọ dung tích 5 ml. Thêm 0,1 ml dung dịch ethylen oxyd (TT2) lạnh và 0,9 ml nước. Chế phẩm không tan mà trương nở trong nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Thêm 0,1 ml dung dịch acetaldehyd 10 mg/l mới pha và 0,1 ml dung dịch ethylen oxyd (TT2) vào lọ dung tích 5 ml.

Đậy kín các lọ ngay lập tức với nút có màng cao su butyl, bọc nhôm hoặc polytetrafluoroethylen và giữ chặt bằng nắp nhôm.

2-Cloroethanol

Không được quá 10 phần triệu.

Phương pháp sắc ký khí tiêm pha hơi (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thử: Cân 50 mg chế phẩm cho vào lọ dung tích 10 ml (có thể sử dụng lọ có thể tích khác tùy điều kiện thử nghiệm). Thêm 2 µl 2-propanol (TT). Đậy kín và trộn đều.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,125 g 2-cloroethanol (TT) trong 2-propanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng 2-propanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Cân 50 mg chế phẩm cho vào lọ dung tích 10 ml như trên. Thêm 2 µl dung dịch mẫu đối chiếu (1). Đậy kín và trộn đều.

Đậy nắp các lọ ngay lập tức với nút có màng cao su butyl, bọc nhôm hoặc polytetrafluoroethylen và giữ chặt bằng nắp nhôm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (50 m x 0,32 mm), pha tĩnh poly(dimethyl)siloxan (1,2 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký khí, vận tốc 25 – 35 cm/s.

Tỷ lệ chia dòng: 1 : 10.

Điều kiện tiêm pha hơi tĩnh có thể sử dụng: Nhiệt độ cân bằng: 110 oC, thời gian cân bằng: 20 min, nhiệt độ của hệ thống tiêm: 115 oC.

Nhiệt độ:

 

Thời gian

Nhiệt độ

(min)

(oC)

 

0  6

60

Cột

6  16

60 → 110

16  31

110 → 230

 

31 – 36

230

Buồng tiêm

 

150

detector

 

250

Detector ion ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 2 ml.

Cách tiến hành:

Thời gian lưu của 2-cloroethanol khoảng 7,8 min.

Giới hạn:

Diện tích pic 2-cloroethanol trên sắc ký đồ của dung dịch thử không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic của 2-cloroethanol trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (2).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 10,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g, 105 oC, 3 h).

Tro sulfat

Không được quá 4,0 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Nhãn

Trên nhãn quy định độ nhớt biểu kiến tính theo milipascal.giây (mPa∙s) cho dung dịch 2 % (kl/kl).

Công dụng

Tá dược.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

HYDROXYETHYLMETHYLCELULOSE

Hydroxyethylmethylcellulosum

Hydroxyethylmethylcelulose là celulose được O-methyl hóa và O-(2-hydroxyethyl) hóa từng phần.

Tính chất

Hạt hay bột trắng, trắng hơi vàng hoặc trắng xám, dễ hút ẩm sau khi sấy khô. Thực tế không tan trong nước nóng, aceton, ethanol, ether, toluen. Tan trong nước lạnh tạo dung dịch keo.

Định tính

Dung dịch S: Vừa khuấy vừa cho một lượng bột tương đương với 1,0 g chế phẩm đã làm khô vào 50 g nước không có carbon dioxyd (TT) đã được đun nóng đến 90 oC. Để nguội, thêm nước không có carbon dioxyd (TT) đến 100 g và khuấy cho đến khi tan hoàn toàn

A. Vừa khuấy vừa đun trong cách thủy 10 ml dung dịch S. Ở nhiệt độ trên 50 oC, dung dịch đục hoặc xuất hiện tủa bông. Dung dịch trong tr lại khi làm lạnh.

B. Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 0,3 ml dung dịch acid acetic loãng (TT) và 2,5 ml dung dịch acid tanic 10 % (TT). Xuất hiện tủa bông màu trắng vàng, tủa này tan trong dung dịch amoniac loãng (TT).

C. Trộn đều 1 g chế phẩm với 2 g bột mịn mangan sulfat (TT) trong ống nghiệm dài 160 mm. Đặt mẩu giấy lọc được tẩm hỗn hợp vừa được chuẩn bị gồm 1 thể tích dung dịch diethanolamin 20 % (tt/tt) và 11 thể tích dung dịch natri nitroprusiat 5 % (TT) đã được điều chỉnh pH đến khong 9,8 bằng dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT) vào phần trên của ống nghiệm sâu khoảng 2 cm. Đun cách dầu silicon ở 190 ođến 200 osao cho ống nghiệm ngập trong dầu khoảng 8 cm. Giấy lọc phải có màu xanh lam trong vòng 10 min. Song song tiến hành mẫu trắng.

D. Hòa tan hoàn toàn 0,2 g chế phẩm (không đun nóng) trong 15 ml dung dịch acid sulfuric 70 % (kl/kl). Vừa đổ dung dịch vừa khuấy đều, vào 100 ml nước đá và pha loãng đến 250 mvới nước đá. Lấy 1 ml dung dịch trên cho vào ống nghiệm, làm lạnh trong nước đá và thêm 8 ml acid sulfuric (TT) bằng cách nh giọt. Đun trong cách thủy chính xác trong 3 min, sau đó làm lạnh ngay trong nước đá. Khi hỗn hợp lạnh, thêm từ từ 0,6 ml dung dịch ninhydrin (TT2), trộn đều. Để yên ở 25 oC xuất hiện ngay màu hồng và không chuyển sang tím trong vòng 100 min.

E. Trải 1 ml dung dịch S lên mặt kính. Sau khi bốc hơi nước, một lớp film được tạo thành trên mặt kính.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu III (Phụ lục 9.2) và không được đậm màu hơn màu mẫu V6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

pH của dung dịch S phải từ 5,5 đến 8,0 (Phụ lục 6.2).

Độ nhớt biểu kiến

75 % đến 140 % giá trị ghi trên nhãn (Phụ lục 6.3).

Vừa khuấy vừa cho một lượng bột tương ứng với 6,0 g chế phẩm đã làm khô vào 150 g nước đã được làm nóng đến 90 oC. Khuấy bằng máy khuấy chân vịt 10 min làm lạnh trong nước đá và tiếp tục khuấy trong 40 min để hòa tan hoàn toàn. Điều chỉnh khối lượng đến 300 g, ly tâm dung dịch để đuổi hết khí. Điều chỉnh nhiệt độ dung dịch khoảng (20 ± 0,1) oC. Xác định độ nhớt bằng nhớt kế quay ở 20 ovới tốc độ trượt là 10 s1.

Clorid

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 1 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu. (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm và tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 10 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g, 100 ođến 105oC).

Tro sulfat

Không được quá 1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm đã làm khô.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Nhãn

Trên nhãn qui định độ nhớt tính theo milipascal.giây (mPa∙s) của dung dịch 2 % (kl/kl).

Loại thuốc

Tá dược.

HYDROXYPROPYLCELULOSE

Hyroxypropylcellulosum

Hyroxypropylcelulose là celulose được O-(2-hydroxy-propyl) hóa một phần. Chứa không quá 0,6 % silic (SiO2).

Tính chất

Hạt hay bột màu trắng hay trắng ngà. Sau khi sấy dễ hút m. Tan trong nước lạnh, acid acetic băng, ethanol, methanol, propylen glycol, hỗn hợp chứa methanol và methylen clorid (10 : 90) tạo dung dịch keo. Tan ít hay hơi tan trong aceton tùy theo mức độ thế, thực tế không tan trong nước nóng, trong ethylen glycol và toluen.

Định tính

Dung dịch S: Cân lượng bột tương đương 1,0 g chế phẩm đã làm khô cho vào 50 g nước không có carbon dioxyd (TT) đã được đun nóng đến 90 oC. Để nguội, điều chỉnh đến khối lượng 100 g bằng nước không có carbon dioxyd (TT), khuấy đến khi tan hoàn toàn.

A. Vừa khuấy vừa đun trong cách thủy 10,0 ml dung dịch S. Ở nhiệt độ trên 40 oC, dung dịch đục hoặc xuất hiện tủa bông. Dung dịch trong tr lại khi làm lạnh.

B. Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 0,3 ml dung dịch acid acetic loãng (TT) và 2,5 ml dung dịch acid tanic 10 %. Xuất hiện tủa bông màu trắng hơi vàng, tủa này tan trong dung dịch amoniac loãng (TT).

C. Trộn đều 1,0 g chế phẩm với g bột mịn mangan sulfat (TT) trong ống nghiệm dài 160 mm. Đặt mu giấy lọc được tẩm hỗn hợp vừa được chuẩn bị gồm 1 thể tích dung dịch diethanolamin 20 % (tt/tt) và 11 thể tích dung dịch natri nitroprusiat 5 % (TT) và đã được điều chỉnh pH đến khoảng 9,8 bằng dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT) vào phần trên của ống nghim sâu khoảng 2 cm. Đun cách dầu silicon ở 190 ođến 200 osao cho ng nghiệm ngập trong dầu khoảng cm. Giấy lọc phải có màu xanh lam trong vòng 10 min. Song song tiến hành mẫu trắng.

D. Hòa tan hoàn toàn 0,2 g chế phẩm (không đun nóng) trong 15 ml dung dịch acid sulfuric 70 % (kl/kl). Vừa khuấy vừa đổ dung dịch vào 100 ml nước đá và pha loãng đến 250 ml với nước đá. Lấy 1 ml dung dịch trên cho vào ng nghiệm, làm lạnh trong nước đá và thêm 8 ml acid sulfuric (TT) bằng cách nhỏ giọt. Đun trong cách thủy chính xác trong 3 min, sau đó làm lạnh ngay trong nước đá. Khi hỗn hợp lạnh, thêm từ từ 0,6 ml dung dịch ninhydrin (TT2), trộn đều để yên ở 25 oC. Xuất hiện ngay màu hồng và không chuyển sang tím trong vòng 100 min.

E. Trải 1 ml dung dịch S lên mặt kính. Sau khi bốc hơi nước, một lớp phim được tạo thành trên mặt kính.

F. 0,2 g chế phẩm không tan trong 10 ml toluen (TT) nhưng tan hoàn toàn trong 10 ml ethanol (TT).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu III (Phụ lục 9.2) và không được đậm màu hơn màu mẫu V6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

pH của dung dịch S phải từ 5,0 đến 8,5 (Phụ lục 6.2).

Độ nhớt biểu kiến

75 % đến 140 % giá trị ghi trên nhãn (Phụ lục 6.3).

Vừa khuấy vừa cho một lượng bột tương ứng với 6,0 g chế phẩm đã được làm khô cho vào 150 g nước đã được làm nóng đến 90 oC. Khuấy bằng máy khuấy chân vịt trong 10 min làm lạnh trong nước đá và tiếp tục khuấy trong 40 min để hòa tan hoàn toàn. Điều chỉnh khối lượng đến 300 g, ly tâm dung dịch đ đuổi hết khí. Điều chỉnh nhiệt độ dung dịch khoảng (20 ± 0,1) oC. Xác định độ nhớt bằng nhớt kế quay ở 20 ovới tốc độ trượt là 10 s1.

Với chế phẩm có độ nhớt thấp, dùng lượng chế phẩm đủ để chuẩn bị dung dịch có nồng độ qui định trên nhãn.

Clorid

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 1 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Ly 1,0 g chế phẩm và tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 7,0 % (Phụ lục 9.6 ).

(1,00 g, 100 oC đến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 1,6 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm và chén platin.

Silica

Không được quá 0,6 %.

Thêm một lượng vừa đủ ethanol 96 % (TT) vào cắn thu được ở mục Tro sulfat đ thấm ướt cắn hoàn toàn. Thêm từng lượng nhỏ ml acid hydrofluoric. Bốc hơi đến khô ở nhiệt độ 95 ođến 105 oC, tiến hành cẩn thận để tránh mất mẫu. Làm lạnh và tráng thành chén platin bằng 6 ml acid hydrofluoric. Thêm 0,5 ml acid sulfuric (TT) và bốc hơi đến khô. Nâng dần nhiệt độ và nung ở 900 oC. Để nguội trong bình hút ẩm và cân. Lượng silica trong chế phẩm được tính bằng cách lấy lượng cắn thu được trong mục Tro sulfat trừ đi lượng cắn thu được.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Nhãn

Trên nhãn qui định độ nhớt tính theo milipascal giây của dung dịch 2 % (kl/kl).

Đối với chế phẩm có độ nhớt thấp phải qui định nồng độ dung dịch được dùng để xác định độ nhớt tính theo milipascal giây (mPa∙s). Nếu cần, nhãn phải ghi sản phẩm chứa silica.

Loại thuốc

Tá dược.

HYOSCIN BUTYLBROMID

Hyoscini butylbromidum

C21H30BrNO4

P.t.l: 440,4

Hyoscin butylbromid là (1R,2R,4S,5S,7s,9r)-9-butyl-7-[[(2S)-3-hydroxy-2-phenylpropanoyl]oxy]-9-methyl-3-oxa-9-azoniatricyclo-[3.3.1.02,4]nonan bromid, phải chứa từ 98,0 % đến 101,0 % C21H30BrNO4tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Dễ tan trong nước và trong methylen clorid, hơi tan trong ethanol khan.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B, F.

Nhóm II: B, C, D, E, F.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của hyoscin butylbromid chuẩn.

B. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Góc quay cực riêng.

C. Điểm chảy (Phụ lục 6.7) từ 139 ođến 141 oC.

D. Lấy khoảng 1 mg chế phẩm, thêm 0,2 ml acid nitric (TT) và bốc hơi tới khô trên cách thủy. Hòa tan cắn trong 2 ml aceton (TT) và thêm 0,1 ml dung dịch kali hydroxyd 3,0 % trong methanol. Màu tím xuất hiện.

E. Thêm 2 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) vào 5 ml dung dịch S (xem mục Độ trong và màu sắc dung dịch). Không có tủa tạo thành.

F. Chế phẩm cho phản ứng (A) của bromid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,25 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

pH của dung dịch S từ 5,5 đến 6,5 (Phụ lục 6.2).

Góc quay cực riêng

Từ -18o đến -20o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 5,8 g natri dodecyl sulfat (TT) trong hỗn hợp gồm 410 ml acetonitril (TT) và 605 ml dung dịch kali dihydrophosphat 0,7 % (TT) đã được điều chỉnh đến pH 3,3 bằng dung dịch acid phosphoric 0,05 M (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 50,0 ml bằng pha động. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 10,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 20,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 5,0 mg tạp chất E chuẩn của hyoscin butylbromid trong pha động, thêm 1,0 ml dung dịch thử và pha loãng thành 10,0 ml bằng pha động. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (12,5 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh B (4 µm).

Nhiệt độ cột: 25 ± 1 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3,5 lần thời gian lưu của butylhyoscin.

Thời gian lưu tương đối so với butylhyoscin (thi gian lưu khoảng 7,0 min); Tạp chất B khoảng 0,1; tạp chất A khoảng 0,36; tạp chất C khoảng 0,40; tạp chất D khoảng 0,7; tạp chất E khoảng 0,8; tạp chất F khoảng 0,9; tạp chất khoảng 3,0.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic của tạp chất và pic của butylhyoscin ít nht là 1,5. Hệ số đối xứng của pic butylhyoscin không lớn hơn 2,5.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất B với 0,3; tạp chất G là 0,6.

Tạp chất B, C, D, E, F, G: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,4 %), bỏ qua pic của ion bromid xuất hiện gần pic dung môi.

Bỏ qua nhng pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: (1R,2R,4S,5S,7s)-9-methyl-3-oxa-9-azatricyclo[3.3.1.02,4]non-7-yl (2S)-3-hydroxy-2-phenylpropanoat (hyoscin).

Tạp chất B: Acid (2RS)-3-hydroxy-2-phenylpropanoic (acid DL-tropic).

Tạp chất C: (1R,2R,4S,5S,7s)-7-[[(2S)-3-hydroxy-2-phenylpropanoyl]oxy]-9,9-dimethyl-3-oxa-9-azoniatricyclo[3.3.1.02,4] nonan (methylhyoscin).

Tạp chất D: (1R,2R,4S,5S,7s,9r)-7-[[(2S)-3-hydroxy-2-phenylpropanoyl]oxy]-9-methyl-9-propyl-3-oxa-9-azoniatricyclo [3.3.1.02,4]nonan (propylhyoscin).

Tạp chất E: (1R,2R,4S,5S,7s)-9-butyl-3-oxa-9-azatricyclo[3.3.1.02,4]nonan-7-yl (2S)-3-hydroxy-2-phenylpropanoat (N-butylhyoscin).

Tạp chất F: (1R,2R,4S,5S,7s,9s)-9-butyl-7-[[(2S)-3-hydroxy-2-phenylpropanoyl]oxy]-9-methyl-3-oxa-9-azoniatricyclo [3.3.1.02,4]nonan (pseudo-isomer).

Tạp chất G: (1R,2R,4S,5S,7s,9r)-9-butyl-9-methyl-7-[(2-phenylprop-2-enoyl)oxy]-3-oxa-9-azoniatricyclo[3.3.1.02,4] nonan (apo-N-butylhyoscin).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 2,5 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g, 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0 1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 0,5 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,400 g chế phẩm trong 50 ml nước. Chuẩn độ bằng dung dch bạc nitrat 0,1 N (CĐ). Xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Dùng điện cực bạc làm điện cực chỉ thị, điện cực bạc – bạc clorid làm điện cực so sánh.

ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N (CĐ) tương đương với 44,04 mg C21H30BrNO4.

Bảo quản

Trong bao bì kín và tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc chống co thắt.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc tiêm.

IBUPROFEN

Ibuprofenum

C13H18O2

P.t.l: 206,3

Ibuprofen là acid (2RS)-2-[4-(2-methylpropyl)phenyl)propanoic, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C13H18O2tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng hay tinh thể không màu. Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong aceton, methanol và methylen clorid. Tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm loãng và carbonat kiềm.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của ibuprofen chuẩn.

B. Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng bước sóng từ 240 nm đến 300 nm, có hai cực đại hấp thụ ở bước sóng 264 nm và 272 nm và một vai ở bước sóng 258 nm. Tỷ số độ hấp thụ ở 264 nm và ở vai 258 nm từ 1,20 đến 1,30; tỷ số độ hấp thụ ở 272 nm và ở vai 258 nm từ 1,00 đến 1,10.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: n-Hexan – ethylacetat – acid acetic khan (71 : 24 : 5).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong methylen clorid (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 50 mg ibuprofen chuẩn trong methylen clorid (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Trin khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 10 cm, lấy bản mỏng ra, sấy khô ở 120 otrong 30 min. Phun lên bản mỏng dung dịch kali permanganat 1,0 % trong dung dịch acid sulfuric 1 M và sấy ở 120 otrong 20 min. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu về vị trí, màu sắc và kích thước.

D. Điểm chy phải từ 75 ođến 78 o(Phụ lục 6.7).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi. Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Góc quay cực

Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Góc quay cực (Phụ lục 6.4) của dung dịch thu được phải từ -0,05o đến +0,05o.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Trộn đều 0,5 ml acid phosphoric (TT), 340 ml acetonitril (TT1) và 600 ml nước (TT) để cân bằng rồi thêm nước vừa đủ 1000 ml.

Pha động B: Acetonitril TT1.

Dung dịch thử. Hòa tan 20 mg chế phẩm trong 2 ml acetonitril (TT1) và pha loãng thành 10,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động A. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml tạp chất B chuẩn của ibuprofen thành 10,0 ml bằng acetonitril (TT1) (dung dịch A). Hòa tan 20 mg ibuprofen chuẩn trong 2 ml acetonitril (TT1), thêm 1,0 ml dung dịch A và pha loãng thành 10,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan ibuprofen chuẩn dùng để định tính pic (hỗn hợp tạp chất A, J và N) có trong 1 lọ chuẩn trong 1 ml acetonitril (TT1) và pha loãng thành 5,0 ml bằng pha động A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 214 nm.

Tốc độ dòng: 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  25

100

0

25  55

100 → 15

0 → 85

55  70

15

85

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo ibuprofen chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất A, J và N.

Thời gian lưu tương đối so với ibuprofen (thời gian lưu khoảng 21 min): Tạp chất J khoảng 0,2; tạp chất N khoảng 0,3; tạp chất A khoảng 0,9; tạp chất B khoảng 1,1.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), tỷ số đỉnh – hõm (Hp/Hv) ít nhất là 1,5; trong đó Hp là chiều cao đnh pic tạp chất B so với đường nền và Hv là chiu cao tính từ đường nền lên đến đáy hõm giữa pic tạp chất B và pic ibuprofen. Nếu cần có thể điều chỉnh nồng độ acetonitril trong pha động A.

Giới hạn:

Tạp chất A, J, N: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,03 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (2RS)-2-[3-(2-methylpropyl)phenyl]propanoic.

Tạp chất B: Acid (2RS)-2-(4-butylphenyl)propanoic.

Tạp chất C: (2RS)-2-[4-(2-methylpropyl)phenyl]propanamid.

Tạp chất D: Acid (2RS)-2-(4-methylphenyl)propanoic.

Tạp chất E: 1-[4-(2-methylpropyl)phenyl]ethanon.

Tạp chất F: Acid 3-[4-(2-methylpropyl)phenyl]propanoic.

Tạp chất G: Acid (1RS,4RS)-7-(2-methylpropyl)-1-[4-(2-methylpropyl)phenyl]-1,2,3,4-tetrahydronaphthalen-1,4-dicarboxylic.

Tạp chất H: (3RS)-1,3-bis[4-(2-methylpropyl)phenyl]butan-1-on.

Tạp chất I: 1-(2-methylpropyl)-4-[(3RS)-3-[4-(2-methylpropyl)phenyl]butyl]benzen.

Tạp chất J: Acid (2RS)-2-[4-(2-methylpropanoyl)phenyl]propanoic.

Tạp chất N: Acid (2RS)-2-(4-ethylphenyl)propanoic.

Tạp chất K: Acid (2RS)-2-(4-formylphenyl)propanoic.

Tạp chất L: Acid 2-[4-(1-hydroxy-2-methylpropyl)phenyl]propanoic.

Tạp chất O: Acid 2-[4-(1-methylpropyl)phenyl]propanoic.

Tạp chất M: Acid (2RS)-2-hydroxy-2-[4-(2-methylpropyl)phenyl]propanoic.

Tạp chất P: (2RS)-2-[4-(2-methylpropyl)phenyl]propan-1-ol.

Tạp chất Q: 2-[4-(2-methylpropyl)phenyl]ethanol.

Tạp chất R: 1,1′-(ethan-1,1-diyl)-4,4′-(2-methylpropyl)dibenzen.

Tạp chất F

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2). Áp dụng phương pháp chuẩn hóa.

Dung dịch methyl hóa: Pha loãng 1 ml N,N-dimethylformamid dimethylacetal (TT) và 1 ml of pyridin (TT) thành 10 ml bằng ethyl acetat (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong 1,0 ml ethyl acetat (TT) trong lọ có nắp kín, thêm 1 ml dung dịch methyl hóa, đậy kín và đun ở 100 otrong 20 min. Để nguội. Bay hơi thuốc thử bằng luồng khi nitơ ở nhiệt độ phòng. Hòa tan cắn trong 5 ml ethyl acetat (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,5 mg tạp chất F chuẩn của ibuprofen trong ethyl acetat (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 50,0 mg ibuprofen chuẩn trong 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) trong lọ có nắp kín, thêm 1 ml dung dịch methyl hóa, đậy kín và đun ở 100 otrong 20 min. Để nguội. Bay hơi thuốc thử bằng luồng khí nitơ ở nhiệt độ phòng. Hòa tan cn trong 5 ml ethyl acetat (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột silica nung chảy kích thước (25 m x 0,53 mm) được phủ pha tĩnh macrogol 20 000 (độ dày phim 2 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký.

Tốc độ dòng: 5,0 ml/min.

Nhiệt độ cột là 150 oC, nhiệt độ buồng tiêm là 200 oC, nhiệt độ detector là 250 oC.

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (2).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của ibuprofen.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Thời gian lưu tương đối so với ibuprofen (thời gian lưu khong 17 min) của tạp chất F khoảng 1,5.

Giới hạn:

Tạp chất F: không được quá 0,1 %.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Ly 12 ml dung dịch S, tiến hành thử theo phương pháp 2. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu được chuẩn bị bằng cách pha loãng dung dịch chì mẫu 100 phần triệu Pb (TT) bằng methanol (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; trong chân không).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,450 g chế phẩm trong 50 ml methanol (TT), chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ), dùng 0,4 ml dung dịch phenolphtalein (TT1) làm chỉ thị. Song song tiến hành mẫu trắng trong cùng điều kiện.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 20,63 mg C13H18O2.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Thuốc chống viêm không steroid.

Chế phẩm

Viên nén, viên nang, kem dùng ngoài, viên đạn đặt trực tràng.

INDOMETHACIN

Indomethacinum

C19H16ClNO4 P.t.l: 357,8

Indomethacin là acid 1-(4-clorobenzoyl)-5-methoxy-2-methylindol-3-yl acetic, phải chứa từ 98,5 % đến 100,5 % C19H16ClNO4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng đến vàng, không mùi hay hầu như không mùi.

Thực tế không tan trong nước, tan trong cloroform, hơi tan trong ethanol 96 % và ether.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, E.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của indomethacin chuẩn. Tiến hành đo mẫu thử và mẫu chuẩn trong trạng thái rắn không kết tinh lại.

B. Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch chế phẩm 0,0025 % trong hỗn hợp dung dịch acid hydrocloric 1 M – methanol (1 : 9), được đo trong khoảng bước sóng từ 300 nm đến 350 nm, cho một cực đại hấp thụ ở bước sóng 318 nm. (1 %, 1 cm) ở cực đại từ 170 đến 190.

C. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 10 ml ethanol 96 % (TT), đun nóng nhẹ nếu cần. Ly 0,1 ml dung dịch này, thêm 2 ml dung dịch hỗn hợp mới pha gồm 1 thể tích dung dịch hydroxylamin hydroclorid 25 % (TT) và thể tích dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT). Thêm 2 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) và 1 ml dung dịch sắt (III) clorid 1,3 % (TT), lắc đều, xuất hiện màu hồng tím.

D. Lấy 0,5 ml dung dịch được pha như mục C, thêm 0,5 ml dung dịch dimethylamino benzaldehyd (TT2), tủa tạo thành nhưng tan khi lắc. Đun nóng trên cách thủy, xuất hiện màu xanh chàm. Tiếp tục đun 5 min và làm lạnh trong nước đá 2 min, xuất hiện tủa và màu chuyển sang xanh xám nhạt. Thêm 3 ml ethanol 96 % (TT) thu được dung dịch trong và có màu hồng tím.

E. Điểm chảy: 158 ođến 162 o(Phụ lục 6.7).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Cân 2,0 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp 3. Dùng 4 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bn mỏng: Được tráng bằng hỗn dịch silica gel HF254 trong dung dịch natri dihydrophosphat 4,68 %.

Dung môi khai triển: Ether – ether dầu hỏa (50 ođến 70 oC) (70 30).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,2 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi, pha trước khi dùng.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1 ml dung dịch thử thành 200 ml với methanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm, để khô bản mỏng ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Bt kỳ vết phụ nào của dung dịch thử không được sẫm màu hơn vết chính của dung dịch đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong 75 ml aceton (TT) cho dòng khí nitrogen sục qua dung dịch trên trong khoảng 15 min để loại hết khí carbon dioxyd. Duy trì cố định dòng khí đi qua và tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ), dùng 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị. Song song làm mẫu trắng.

1 mdung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 35,78 mg C19H16ClNO4.

Bảo quản

Trong lọ nút kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc chống viêm không steroid.

Chế phẩm

Thuốc nang, thuốc tiêm

IOD

Iodum

I2 P.t.l: 253,8

Iod phải chứa từ 99,5 % đến 100,5 % I.

Tính chất

Phiến nh hoặc tinh thể mịn, màu tím đen, có ánh kim loại, mùi kích ứng đặc biệt. Dễ bay hơi ở nhiệt độ thường.

Rất khó tan trong nước, tan trong ethanol 96 %, cloroform, khó tan trong glycerin, dễ tan trong các dung dịch muối iodid.

Định tính

A. Đốt nhẹ một ít chế phẩm trong ống nghiệm, sẽ bay hơi màu tím, hơi này ngưng tụ thành những muội tinh thể màu đen ánh xanh trên thành ng.

B. Lấy 10 ml dung dịch bão hòa chế phẩm, thêm 0,5 ml dung dịch hồ tinh bột (TT), sẽ hiện màu lam. Màu sẽ mất khi đun nóng, để nguội màu lam xuất hiện trở lại.

Clorid và bromid

Không được quá 0,025 %.

Dung dịch S: Nghiền 1,5 g chế phẩm với 10 ml nước, lọc, rửa phễu lọc bằng nước và pha loãng dịch lọc thành 15 ml bằng nước. Thêm 0,5 g kẽm bột (TT) vào dung dịch trên. Khi dung dịch mất màu, lọc và rửa phễu lọc với nước cho tới khi thu được 20 ml dịch lọc.

Ly 5 ml dung dịch S, thêm 1,5 ml amoniac (TT) và 3 ml dung dịch bạc nitrat 2 % (TT). Lọc, rửa phễu với nước cho đến khi thu được 10 ml dịch lọc, thêm vào 1,5 ml acid nitric (TT) và để yên 1 min. Dung dịch này không được đục hơn dung dịch đối chiếu pha đồng thời với dung dịch thử gồm 10,75 ml nước, 0,25 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ); 0,2 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT) và 0,3 ml dung dịch bạc nitrat 2 % (TT).

Cắn không bay hơi

Không được quá 0,1%.

Cân chính xác 1,00 g chế phẩm vào bát sứ đã cân bì, đun trên cách thủy cho đến khi iod bay hơi hết. Sấy cắn ở 100 ođến 105 ođến khối lượng không đổi. Khối lượng cắn còn lại không được quá mg.

Định lượng

Trong một bình nón nút mài, hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 5 ml dung dịch kali iodid 20 % và 1 ml dung dịch acid acetic 2 M (TT). Khi chế phẩm tan hết, thêm 50 ml nước. Chuẩn độ bằng dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ), thêm 1 ml dung dịch h tinh bột (TT) vào lúc cuối định lượng.

ml dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ) tương đương với 12,69 mg iod.

Bảo quản

Trong lọ thủy tinh màu, có nút thủy tinh kín, để ở nơi mát.

Loại thuốc

Sát khuẩn, kháng giáp.

Chế phẩm

Dung dịch iod 1 %, cồn iod 1 %, cồn iod 5 %.

ISONIAZID

Isoniazidum

C6H7N3O P.t.l: 137,1

Isoniazid là pyridin-4-carbohydrazid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C6H7N3O, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hay tinh thể không màu, không mùi.

Dễ tan trong nước, hơi tan trong ethanol 96 %, khó tan trong cloroform, rất khó tan trong ether.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: B, C.

Nhóm II: AC.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phi phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của isoniazid chuẩn hoặc phổ hồng ngoại đối chiếu của isoniazid chuẩn.

B. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong ml nước, thêm dung dịch nóng của 0,10 vanilin (TT) trong 10 ml nước, để yên và cọ thành ống nghiệm bằng một đũa thy tinh, sẽ có tủa vàng, tủa này sau khi kết tinh lại bng ml ethanol 70 % và skhô ở 100 ođến 105 oC, có điểm chảy từ 226 ođến 231 o(Phụ lục 6.7).

C. Điểm chy: 170 ođến 174 o(Phụ lục 6.7).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu mẫu VN7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

pH của dung dịch S từ 6,0 đến 8,0 (Phụ lục 6.2).

Hydrazin và tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Nước – aceton – methanol – ethyl acetat (10 : 20 : 20 : 50).

Dung dịch thử: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong hỗn hợp đng thể tích aceton (TT) và nước và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 50,0 mg hydrazin sulfat (TT) trong 50 ml nước và pha loãng thành 100,0 ml bng aceton (TT). Lấy 10,0 ml dung dịch thu được, thêm 0,2 ml dung dịch thử và pha loãng thành 100,0 ml bằng hn hợp đồng thể tích aceton (TT) và nước.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai bản mỏng đến khi dung môi đi được 15 cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Bất kỳ vết phụ nào ngoài vết chính của dung dịch thử không được đậm màu hơn vết của dung dịch đối chiếu (0,2 %). Phun bản mỏng bằng dung dịch dimethylamino benzaldehyd (TT1). Quan sát dưới ánh sáng ban ngày. Dung dịch đối chiếu xuất hiện thêm vết tương ứng với hydrazin. Vết tương ứng với hydrazin của dung dịch thử không được đậm màu hơn vết tương ứng với hydrazin của dung dịch đối chiếu (0,05 %).

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 2,0 g chế phẩm thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 oC đến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 0,250 g chế phẩm, hòa tan trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Lấy 20,0 ml dung dịch thu được, thêm 100 ml nước, 20 ml acid hydrocloric (TT), 0,2 g kali bromid (TT) và 0,05 ml dung dịch đỏ methyl (TT). Định lượng từ từ bằng dung dịch kali bromat 0,1 N (CĐ), lắc liên tục cho tới khi màu đỏ biến mất. Song song tiến hành mẫu trắng trong cùng điều kiện như trên.

ml dung dịch kali bromat 0,1 N (CĐ) tương đương với 3,429 mg C6H7N3O.

Bảo quản

Trong lọ thủy tinh nút kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Phòng và phối hợp với các thuốc khác để điều trị lao.

Chế phẩm

Viên rimifon 150 mg, nang, thuốc tiêm, siro.

KALI BROMID

Kalii bromidum

KBr

P.t.l: 119,0

Kali bromid phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % KBr, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh thể không màu hay bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Dễ tan trong nước và glycerin, khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Chế phẩm phải cho phản ứng A của bromid (Phụ lục 8.1).

B. Dung dịch S: Hòa tan 10,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải cho các phản ứng đặc trưng của kali (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT). Màu của dung dịch phải chuyển khi thêm không quá 0,5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) hoặc 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ).

Clorid và sulfat

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 0,600 g kali hydroxyd (TT) trong nước dùng cho sắc ký và pha loãng thành 1000,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,400 g chế phẩm trong 50 ml nước dùng cho sắc ký và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 25,0 ml dung dịch thử (1) thành 50,0 ml bằng nước dùng cho sắc ký.

Dung dịch đối chiếu (1): Lấy 25,0 ml dung dịch thử (1), thêm 1,0 ml dung dịch sulfat mẫu 10 phần triệu SO4 (TT) và 12,0 ml dung dịch clorid mẫu 50 phần triệu Cl (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng nước dùng cho sắc ký.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 10,0 ml dung dịch thử (1) thành 100,0 ml bằng nước dùng cho sắc ký. Lấy 2,0 ml dung dịch thu được thêm 8,0 ml dung dịch clorid mẫu 50 phần triệu Cl (TT) và pha loãng thành 20,0 ml bằng nước dùng cho sắc ký.

Mu trắng: Nước dùng cho sắc ký.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 2,0 mm) được nhồi pha tĩnh là hạt trao đổi anion có tính kiềm mạnh dùng cho sắc ký (13 µm).

Detector dẫn điện có bộ khử ion phù hợp.

Tốc độ dòng: 0,4 ml/min.

Thể tích tiêm: 50 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (1), (2) và mẫu trắng.

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2,5 lần thời gian lưu của bromid.

Thời gian lưu của clorid khoảng 5 min, của bromid khoảng 8 min và của sulfat khoảng 16 min.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của clorid và pic của bromid ít nhất là 8,0.

Giới hạn:

Hiệu chỉnh diện tích của các pic trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) và dung đối chiếu (1) bằng cách so sánh với các pic trên sắc ký đồ của mẫu trắng.

Clorid: Diện tích pic clorid trên sắc ký đồ dung dịch thử (2) không được lớn hơn diện tích chênh lệch giữa diện tích pic clorid trên sắc ký đồ dung dịch thử (2) và diện tích pic clorid trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (1) (0,6 %).

Sulfat: Diện tích pic sulfat trên sắc ký đồ dung dịch thử (2) không được lớn hơn diện tích chênh lệch giữa diện tích pic sulfat trên sắc ký đồ dung dịch thử (2) và diện tích pic sulfat trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (1) (0,01 %).

Bromat

Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 1 ml dung dịch hồ tinh bột (TT), 0,1 ml dung dịch kali iodid 10 % (TT) và 0,25 ml dung dịch acid sulfuric 0,5 M (TT). Để chỗ tối 5 min. Dung dịch không được có màu xanh hay tím.

Iodid

Lấy 5 ml dung dịch S, thêm 0,15 ml dung dịch sắt (III) clorid 10,5 % (TT) và lắc với 2 ml methylen clorid (TT). Để yên cho phân lớp. Lớp dưới phải không có màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 1).

Sắt

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Pha loãng 5 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước.

Magnesi và các kim loại kiềth

Không được quá 0,02 % tính theo calci (Phụ lục 9.4.16).

Dùng 10,0 g chế phẩm để thử. Thể tích dung dịch natri edetat 0,01 M (CĐ) đã dùng không được quá 5,0 ml.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC; 3 h).

Định lượng

Hòa tan 100,0 mg chế phẩm trong nước, thêm 5 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT) và pha loãng thành 50 ml bằng nước. Chuẩn độ bằng dung dịch bạc nitrat 0,1 N (CĐ). Xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N (CĐ) tương đương với 11,90 mg KBr.

Tính hàm lượng phần trăm của KBr theo công thức sau:

– 3,357 x b

Trong đó: a là hàm lượng phần trăm KBr và KCl xác định được trong phép Định lượng và tính theo KBr.

b là hàm lượng phần trăm Cl thu được từ phép thử Clorid và sulfat.

KALI CLORID

Kalii chloridum

KCl

P.t.l: 74,6

Kali clorid phải chứa từ 99,0 % đến 100,5 % KCI, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh thể không màu hoặc bột kết tinh trắng, không mùi.

Dễ tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol.

Định tính

Dung dịch S: Hòa tan 10,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải cho các phản ứng của ion kali và ion clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Ly 50,0 ml dung dịch S, thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT). Dung dịch phải chuyển màu khi thêm không quá 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) hoặc 0,5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ).

Sulfat

Không được quá 0,03 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Iodid

Làm ẩm 5,0 g chế phẩm bằng cách thêm từng giọt hỗn hợp vừa mới pha gồm 25 ml dung dịch h tinh bột (TT), 2,0 ml dung dịch acid sulfuric 0,5 M (TT) 0,15 ml dung dịch natri nitrit 10 % và 25 ml nước. Sau 5 min, quan sát dưới ánh sáng thường: Hỗn hợp thử nghiệm không được có bất kỳ tiểu phân hoặc vết màu xanh nào xuất hiện.

Bromid

Không được quá 0,1 %.

Pha loãng 1,0 ml dung dịch S thành 50 ml bằng nước. Thêm vào 5,0 ml dung dịch thu được 2,0 ml dung dịch đỏ phenol (TT2) và 1,0 ml dung dịch cloramin T 0,02 % (TT), trộn đều ngay. Sau đúng 2 min, thêm 0,15 ml dung dịch natri thiosulfat 0,1 M (TT), trộn đều và pha loãng thành 10,0 ml bằng nước.

Độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở bước sóng 590 nm, dùng nước làm mẫu trắng, không được lớn hơn độ hấp thụ của dung dịch được chuẩn b trong cùng điều kiện và cùng thời gian nhưng thay 5,0 ml dung dịch thử bằng 5,0 ml dung dịch kali bromid chuẩn chứa 3,0 mg/l.

Bari

Lấy 5,0 ml dung dịch S, thêm 5,0 ml nước và 1,0 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT). Sau 15 min, dung dịch thử không được đục hơn một hỗn hợp gồm 5,0 ml dung dịch S và 6,0 ml nước.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12,0 ml dung dịch S và tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Sắt

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Pha loãng 5,0 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước và tiến hành thử.

Magnesi và các kim loại kiềm thổ

Không được quá 0,02 % (tính theo calci) (Phụ lục 9.4.16).

Dùng 10,0 g chế phẩm để thử. Thể tích dung dịch natri edetat 0,01 M (CĐ) đã dùng không được quá 5,ml.

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 oC đến 105 oC; 3 h).

Natri

Không được quá 0,1 %, nếu chế phẩm được dùng để pha chế dung dịch tiêm truyền hoặc thẩm tách máu.

Phương pháp quang phổ nguyên tử phát xạ (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Hòa tan 1,00 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 100,0 ml vi cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan trong nước 0,5084 g natri clorid (TT) đã được sấy ở 100 ođến 105 otrong 3 giờ và pha loãng thành 1000,0 ml với cùng dung môi (200 µg Na/ml), pha loãng tiếp theo yêu cầu.

Đo cường độ phát xạ ở bước sóng 589 nm.

Nhôm

Không được quá 1 phần triệu (Phụ lục 9.4.9), nếu chế phẩm được dùng để pha chế dung dịch thẩm tách máu.

Dung dịch thử: Hòa tan 4,0 g chế phẩm trong 100 ml nước, thêm 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT).

Dung dịch đối chiếu: Trộn 2,0 ml dung dịch nhôm mẫu 2 phần triệu Al (TT) với 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT) và 98 ml nước.

Dung dịch mẫu trắng: Trộn 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT) với 100 ml nước.

Định lượng

Hòa tan 1,300 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Lấy chính xác 10,ml dung dịch trên cho vào bình nón, thêm 50 ml nước, 5 ml dung dịch acid nitric 12,5 % (TT), 25,0 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N (CĐ) và 2 ml dibutylphtalat (hoặc nitrobenzen) (TT). Lắc đều và chuẩn độ bằng dung dịch amoni thiocyanat 0,1 N (CĐ). Dùng 2 ml dung dịch sắt (III) amoni sulfat 10 % (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N (CĐ) tương đương với 7,46 mg KCl.

Bảo quản

Trong lọ nút kín, để nơi khô ráo, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Bổ sung chất điện giải.

Chế phẩm

Dung dịch tiêm kali clorid; Dịch truyền dextrose kali clorid và natri clorid; Dịch truyền dextrose và kali clorid; Hỗn hợp muối pha dung dịch uống bù cht điện giải. Viên kali clorid tác dụng kéo dài.

Nhãn

Nhãn phải ghi rõ nếu chỉ chế phẩm phù hợp để pha dung dịch tiêm truyền hoặc thm tách máu.

KALI IODID

Kalii iodidum

KI

P.t.l: 166,0

Kali iodid phải chứa từ 99,0 % đến 100,5 % KI, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh thể không màu hay bột kết tinh trắng, không mùi, dễ chảy khi tiếp xúc với không khí ẩm.

Rất dễ tan trong nước, dễ tan trong glycerin, tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Dung dịch S: Hòa tan 10,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải cho phản ứng của ion kali và ion iodid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn kiềm

Ly 10 ml dung dịch S, thêm 0,1 ml dung dịch acid sulfuric 0,05 M (TT) và 1 giọt dung dịch phenol-phtalein (TT), dung dịch không được có màu.

Iodat

Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 0,25 ml dung dịch hồ tinh bột (TT) và 0,2 ml dung dịch acid sulfuric 10 % (TT). Để yên trong tối 2 min, hỗn hợp không được có màu xanh lam.

Sulfat

Không được quá 0,015 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 10 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Thiosulfat

Thêm 0,1 ml dung dịch hồ tinh bột (TT) và 0,1 ml dung dịch iod 0,005 M vào 10 ml dung dịch S, màu xanh lam tạo thành.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S và tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Sắt

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Pha loãng 5 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước và tiến hành thử.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g: 100 ođến 105 oC; 3 h).

Định lượng

Hòa tan 1,500 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Lấy 20,0 ml dung dịch trên, thêm 40 ml acid hydrocloric (TT) và chuẩn độ bằng dung dịch kali iodat 0,05 M (CĐ) cho tới khi màu chuyển từ đỏ sang vàng. Thêm 5 ml cloroform (TT) và tiếp tục chuẩn độ, lắc mạnh đến khi lớp cloroform mất màu.

ml dung dịch kali iodat 0,05 M (CĐ) tương đương với 16,60 mg KI.

Bảo quản

Trong lọ kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Cht kháng giáp.

Chế phẩm

Dung dịch uống kali iodid.

KALI PERMANGANAT

Kalii permanganas

KMnO4 P.t.l: 158,0

Kali permanganat phải chứa từ 99,0 % đến 100,5 % KMn04.

Tính chất

Tinh thể hình lăng trụ màu tím sẫm hoặc gần như đen, hoặc bột dạng hạt, màu tím sẫm hoặc đen nâu, thường có ánh kim, không mùi.

Dễ bị phân hủy và gây n khi tiếp xúc với một số chất hữu cơ và chất dễ bị oxy hóa. Tan trong nước lạnh, dễ tan trong nước sôi.

Cần thận trọng khi tiến hành thử nghiệm với kali permanganat vì khi tiếp xúc trực tiếp chất này với một số chất hữu cơ hoặc chất dễ bị oxy hóa khác nó có thể gây n ngay cả ở trạng thái lng hoặc rắn.

Định tính

A. Hòa tan khoảng 50 mg chế phẩm trong 5 ml nước, thêm 1 ml ethanol 96 % (TT) và 0,3 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT). Dung dịch xuất hiện màu xanh. Đun dung dịch đến sôi, tủa nâu xám xuất hiện.

B. Lọc hỗn hợp thu được từ phép thử A. Dịch lọc cho phản ứng của ion kali (Phụ lục 8.1).

Màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,75 g chế phẩm trong 25 ml nước, thêm 3 ml ethanol 96 % (TT) và đun sôi từ 2 min đến 3 min. Để nguội, thêm nước vừa đủ 30 ml và lọc.

Dung dịch S phải không màu (Phụ lục 9.3, Phương pháp 2).

Clorid

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 10 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,05 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 12 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Các chất không tan trong nước

Không được quá 1,0%.

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 50 ml nước. Đun sôi, lọc qua phễu thủy tinh xốp đã cân bì trước (phễu có số độ xốp 16). Rửa cắn trên phễu bằng nước cho đến khi nước rửa không màu. Sấy cắn ở nhiệt độ 100 ođến 105 ocho đến khối lượng không đi. Khối lượng cắn còn lại không được quá 5 mg.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 0,300 g chế phẩm, hòa tan trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Lấy 20,0 ml dung dịch này cho vào bình nón có nút mài, thêm 20 ml nước, 1 g kali iodid (TT) và 10 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT). Chuẩn độ iod giải phóng ra bằng dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ), dùng 1 ml dung dịch hồ tinh bột (TT) làm chỉ thị và được cho vào khi hỗn hợp định lượng nhạt màu.

ml dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ) tương đương với 3,16 mg KMnO4.

Bảo quản

Trong chai lọ nút kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Chất sát trùng.

KAOLIN NẶNG

Kaolinum ponderosum

Kaolin nặng là nhôm silicat thiên nhiên ngậm nước đã được loại tạp chất, có thành phần thay đổi.

Tính chất

Bột mịn trắng hoặc trắng ngà, s có cảm giác trơn. Thực tế không tan trong nước và các dung môi hữu cơ.

Định tính

A. Thêm 1 g kali nitrat (TT) và 3 g natri carbonat (TT) vào 0,5 g chế phẩm trong chén kim loại và đun nóng cho đến khi hỗn hợp chảy. Để nguội, thêm vào hỗn hợp 20 ml nước sôi, trộn đều và lọc. Rửa cắn với 50 ml nước. Thêm vào cắn 1 ml acid hydrocloric (TT) và 5 ml nước. Lọc, thêm vào dịch lọc 1 ml dung dịch natri hydroxyd 10 M (TT) và lọc. Thêm vào dịch lọc 3 ml dung dịch amoni clorid (TT), tủa keo trắng xuất hiện.

B. Thêm 2,0 g chế phẩm được chia thành 20 phần vào 100 ml dung dịch natri lauryl sulfat 1 % trong một ống đong chia vạch 100 ml có đường kính 30 mm. Sắp xếp thứ tự thêm vào sao cho khoảng cách giữa các lần thêm vào của mỗi phần cách nhau 2 min. Để yên 2 h. Thể tích quan sát được của phần cặn lắng xuống không được lớn hơn 5 ml.

C. Lấy 0,25 g chế phẩm thử phản ứng của silicat (Phụ lục 8.1).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 20 ml nước không có carbon dioxyd (TT) vào 1,0 g chế phẩm, lắc trong 2 min và lọc. Thêm vào 10 ml dịch lọc 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT). Dung dịch phải không màu và phải chuyển sang màu hng khi thêm không quá 0,25 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 M (CĐ).

Tạp chất hữu cơ

Nung đến đ 0,3 g chế phẩm trong chén nungCắn chỉ được phép hơi có màu so với chế phẩm ban đầu.

Khả năng hấp phụ

Thêm 10,0 ml dung dịch xanh methylen 0,37 % vào 1,0 g chế phẩm trong ống nghiệm có nút mài và lắc trong 2 min. Để lng. Ly tâm và pha loãng dung dịch này theo tỷ lệ 1 thành 100 bằng nước. Dung dịch thu được có màu không được đậm hơn màu của dung dịch xanh methylen 0,003 %.

Khả năng trương nở

Nghiền 2 g chế phẩm với 2 ml nước. Hỗn hợp thu được không được chảy.

Các chất tan trong acid vô cơ

Không được quá 1,0 %.

Thêm 7,5 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và 27,5 ml nước vào 5,0 g chế phẩm, đun sôi trong 5 min. Lọc, rửa cắn trên phễu lọc bằng nước. Pha loãng bằng nước toàn bộ dịch lọc và nước ra thành 50,0 ml (giữ một phần dung dịch này dùng để thử kim loại nặng). Thêm 1,5 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT) vào 10,0 ml dung dịch trên. Bốc hơi trên cách thủy đến khô và nung. Khối lượng của cắn không được quá 10 mg.

Clorid

Không được quá 0,025 % (Phụ lục 9.4.5).

Dung dịch S: Thêm một hỗn hợp gồm 6 ml acid acetic (TT) và 34 ml nước vào 4 g chế phẩm. Lắc trong một min và lọc.

Pha loãng 2 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 1,5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Calci

Không được quá 0,025 % (Phụ lục 9.4.3).

Pha loãng 4 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 50 phn triệu (Phụ lục 9.4.8).

Thêm 5 ml nước, 10 ml acid hydrocloric (TT) và 25 ml methyl isobutyl ceton (TT) vào 5 ml dung dịch được chuẩn bị để thử các chất tan trong acid vô cơ. Lắc trong 2 min. Để yên cho tách lớp. Bốc hơi lớp nước đến khô trên cách thủy. Hòa tan cắn trong 1 ml acid acetic (TT) và pha loãng thành 25 ml bằng nước, lọc. Lấy 12 ml dịch lọc tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Khi kaolin nặng được dự định dùng sản xuất các thuốc để dùng trong thì phải đáp ứng yêu cầu phép thử kim loại nặng dưới đây:

Kim loại nặng

Không được quá 25 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Thêm 10 ml nước, 20 ml acid hydrocloric (TT) và 25 ml methyl isobutyl ceton (TT) vào 10 ml dung dịch được chuẩn bị để thử các cht tan trong acid vô cơ. Lắc trong 2 min. Để yên cho tách lớp. Bốc hơi lớp nước đến khô trên cách thủy. Hòa tan cắn trong 1 ml acid acetic (TT) và pha loãng thành 25 ml bằng nước, lọc. Lấy 12 ml dịch lọc tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Độ nhiễm khuẩn

Tổng số vi khuẩn hiếu khí có thể sống lại được không được quá 1000 trong 1 g chế phẩm và tng số nấm mốc không được quá 100 trong 1 g chế phẩm.

Xác định bằng phương pháp đĩa thạch (Phụ lục 13.6).

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Nhãn

Phải ghi rõ nếu chế phẩm phù hợp cho mục đích sản xuất các thuốc dùng trong.

Chế phẩm

Thuốc đắp.

KAOLIN NHẸ

Kaolinum leve

Kaolin nhẹ là nhôm silicat thiên nhiên ngậm nước đã được loại hầu hết các tạp chất bằng cách gạn lọc và sấy khô. Có chứa tác nhân phân tán thích hợp.

Tính chất

Bột trắng nhẹ, không có các hạt cát sạn, không mùi hoặc gần như không mùi, s có cảm giác trơn. Thực tế không tan trong nước và các acid vô cơ.

Định tính

A. Thêm 1 g kali nitrat (TT) và 3 g natri carbonat (TT) vào 0,5 g chế phẩm trong chén kim loại và đun nóng cho đến khi hỗn hợp chảy. Để nguội, thêm vào hỗn hợp 20 ml nước sôi, trộn đều và lọc. Rửa cắn với 50 ml nước. Thêm vào cắn 1 ml acid hydrocloric (TT) và 5 ml nước, lắc kỹ. Lọc, thêm vào dịch lọc 1 ml dung dịch natri hydroxyd 10 M (TT) và lọc. Thêm vào dịch lọc 3 ml dung dịch amoni clorid (TT), tủa keo trắng xuất hiện.

B. 0,25 g chế phẩm phải cho phản ứng đặc trưng của silicat (Phụ lục 8.1).

C. Nghiền 2 g chế phẩm với 2 ml nước. Hỗn hợp thu được sẽ chảy.

Tiểu phân thô

Chuyển 5 g chế phẩm vào ống đong có nút mài kích thước 16 cm x 35 mm, thêm 60 mdung dịch natri pyrophosphat 1 %, lắc kỹ và để yên 5 min. Dùng pipet hút 50 ml ở vị trí dưới bề mặt chất lỏng khoảng 5 cm. Thêm 50 ml nước vào phần chất lỏng còn lại, lắc và để yên 5 min, tiến hành hút 50 ml chất lỏng giống như trên. Nhắc lại thao tác này trong cùng điều kiện như trên đến khi hút được tng số hỗn dịch là 400 ml. Chuyển phần còn lại trong ống đong vào cốc và bốc hơi đến khô trên cách thủyCắn thu được sau khi sấy đến khối lượng không đổi ở 105 okhông được quá 25 mg.

Tiểu phân mịn

Phân tán 5 g chế phẩm trong 250 ml nước bằng cách lắc mạnh trong 2 min trong bình nón có nút mài, rót ngay vào ống đong thủy tinh có đường kính 5 cm, đồng thời chuyển 20 ml hỗn dịch trên bằng pipet vào cốc thủy tinh và bốc hơi đến khô, sấy đến khối lượng không đổi ở 105 oC. Phần còn lại trong ống đong để yên trong h ở 20 oC. Hút 20 ml hỗn dịch bằng pipet ở vị trí dưới bề mặt chất lỏng đúng 5 cm và không được làm đục, chuyển vào cốc thủy tinh và bốc hơi đến khô, sấy đến khối lượng không đổi ở 105 oC. Khối lượng cắn của lần hút sau không được nhỏ hơn 70 % khối lượng cắn của lần hút trước.

Arsen

Không được quá 2 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Lấy 0,50 g chế phẩm, thêm 25 ml nước và tiến hành thử theo phương pháp A.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Đun nóng trên cách thủy 6,0 g chế phẩm trong 15 min dưới ống sinh hàn ngược với hỗn hợp gồm 70 ml nước và 10 ml acid hydrocloric (TT), lọc. Thêm 0,5 ml acid nitric (TT) vào 40 ml dịch lọc và bốc hơi đến khi được khối cắn nhão, sau đó thêm 20 ml nước, 2 g amoni clorid (TT), 2 g amoni thiocyanat (TT) và chiết 2 lần, mỗi lần với 10 ml hỗn hợp đồng thể tích alcol isoamyl và ether (TT). Thêm vào lớp nước 2 g acid citric (TT) và nước vừa đủ 60 ml. Lấy 12 ml dung dịch này tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) đ chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Clorid

Không được quá 330 phần triệu (Phụ lục 9.4.5).

Đun sôi 1,0 g chế phẩm với 80 ml nước và 20 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT) dưới ống sinh hàn ngược trong 5 min, để nguội và lọc. Lấy 15 ml dịch lọc tiến hành thử.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Mất khối lượng do nung

Không được quá 15,0 %.

Nung 1,0 g chế phẩm ở 600 ođến khối lượng không đổi.

Chất hòa tan

Đun sôi 2 g chế phẩm trong 100 ml dung dịch acid hydrocloric 0,2 M (TT) dưới ống sinh hàn ngược trong 5 min, để nguội và lọc. Bốc hơi 50 ml dịch lọc đến khô. Cắn thu được, sau khi nung ở 600 otrong 30 min, không được quá 10 mg.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Chống tiêu chảy.

Chế phẩm

Hỗn hợp kaolin, hỗn hợp kaolin và morphin.

Ghi chú: Khi kaolin hoặc kaolin nhẹ được kê đơn hoặc yêu cầu thì cấp phát kaolin nhẹ, trừ khi biết chắc chắn kaolin nhẹ thiên nhiên được yêu cầu.

KAOLIN NHẸ THIÊN NHIÊN

Kaolinum leve naturale

Kaolin nhẹ thiên nhiên là nhôm silicat thiên nhiên ngậm nước đã được loại hầu hết các tạp chất bằng cách gạn lọc và sấy khô. Không chứa các tác nhân phân tán.

Tính chất

Bột trắng nhẹ, không có các hạt cát sạn, không mùi hoặc gần như không mùi, s có cảm giác trơn. Thực tế không tan trong nước và các acid vô cơ.

Định tính

A. Thêm 1 g kali nitrat (TT) và 3 g natri carbonat (TT) vào 0,5 g chế phẩm trong chén kim loại và đun nóng cho đến khi hỗn hợp chy. Để nguội, thêm vào hỗn hợp 20 ml nước sôi, trộn đều và lọc. Rửa cắn với 50 ml nước. Thêm vào cắn 1 ml acid hydrocloric (TT) và 5 ml nước, lắc kỹ. Lọc, thêm vào dịch lọc ml dung dịch natri hydroxyd 10 M (TT) và lọc. Thêm vào dịch lọc 3 ml dung dịch amoni clorid (TT), tủa keo trắng xuất hiện.

B. 0,25 g chế phẩm phải cho phản ứng đặc trưng của silicat (Phụ lục 8.1).

C. Nghiền 2 g chế phẩm với 2 ml nước. Hỗn hợp thu được không được chy.

Tiểu phân thô

Chuyển 5 g chế phẩm vào ống đong có nút mài kích thước 16 cm x 35 mm, thêm 60 ml dung dịch natri pyrophosphat 1 %, lắc kỹ và để yên 5 min. Dùng pipet hút 50 ml ở vị trí dưới bề mặt chất lỏng khoảng 5 cm. Thêm 50 ml nước vào phần chất lỏng còn lại, lắc và để yên 5 min, tiến hành hút 50 ml chất lng giống như trên. Nhắc lại thao tác này trong cùng điều kiện như trên đến khi hút được tổng số hỗn dịch là 400 ml. Chuyển phần còn lại trong ống đong vào cốc và bốc hơi đến khô trên cách thủy, cắn thu được sau khi sấy đến khối lượng không đi ở 105 okhông được quá 25 mg.

Tiểu phân mịn

Phân tán 5 g chế phẩm trong 250 ml nước có chứa 50 mg natri pyrophosphat (TT) bằng cách lắc mạnh trong 2 min trong bình nón có nút mài, rót ngay vào ống đong thủy tinh có đường kính 5 cm, đồng thời chuyển 20 ml hỗn dịch trên bằng pipet vào cốc thủy tinh và bốc hơi đến khô, sấy đến khối lượng không đổi ở 105 oC. Phần còn lại trong ống đong để yên trong h ở 20 oC. Hút 20 ml hỗn dịch bằng pipet ở vị trí dưới bề mặt chất lỏng đúng 5 cm và không được làm đục, chuyển vào cốc thủy tinh và bốc hơi đến khô, sấy đến khối lượng không đổi ở 105 oC. Khối lượng cắn của lần hút sau không được nhỏ hơn 70 % khối lượng cắn của lần hút trước.

Arsen

Không được quá 2 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Lấy 0,50 g chế phẩm, thêm 25 ml nước và tiến hành thử theo phương pháp A.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Đun nóng trên cách thủy 6,0 g chế phẩm trong 15 min dưới ống sinh hàn ngược với hỗn hợp gồm 70 ml nước và 10 ml acid hydrocloric (TT), lọc. Thêm 0,5 ml acid nitric (TT) vào 40 ml dịch lọc và bốc hơi đến khi được khối cắn nhão, sau đó thêm 20 ml nước, 2 g amoni clorid (TT), 2 g amoni thiocyanat (TT) và chiết 2 lần, mỗi lần với 10 ml hỗn hợp đồng thể tích alcol isoamyl và ether (TT). Thêm vào lớp nước 2 g acid citric (TT) và nước vừa đủ 60 ml. Lấy 12 ml dung dịch này tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn b mẫu đối chiếu.

Clorid

Không được quá 330 phần triệu (Phụ lục 9.4.5).

Đun sôi 1,0 g chế phẩm với 80 ml nước và 20 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT) dưới ng sinh hàn ngược trong 5 min, để nguội và lọc. Ly 15 ml dịch lọc tiến hành thử.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Mất khối lượng do nung

Không được quá 15,0 %.

Nung 1,0 g chế phẩm ở 600 ođến khối lượng không đổi.

Chất hòa tan

Đun sôi 2 g chế phẩm trong 100 ml dung dịch acid hydrocloric 0,2 M (TT) dưới ống sinh hàn ngược trong 5 min, để nguội và lọc. Bốc hơi 50 ml dịch lọc đến khô. Cắn thu được, sau khi nung ở 600 otrong 30 min, không được quá 10 mg.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Chống tiêu chảy.

Chế phẩm

Hỗn hợp kaolin, hỗn hợp kaolin và morphin.

KETOCONAZOL

Ketoconazolum

C26H28Cl2N4O4 P.t.l: 531,4

Ketoconazol là 1-acetyl-4-[4-[[(2RS,4SR)-2-(2,4-diclorophenyl)-2-(1H-imidazol-1-ylmethyl)-1,3-dioxolan-4-yl]methoxy]phenyl]piperazin, phải cha từ 99,0 % đến 101,0 % C26H28Cl2N4O4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột trắng hay gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong methylen clorid, tan trong methanol, hơi tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của ketoconazol chuẩn. Chuẩn bị mẫu đo dưới dạng dĩa nén.

B. Điểm chảy từ 148 ođến 152 o(Phụ lục 6.7).

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Octadecylsilyl silica gel.

Dung môi khai triển: Dung dịch amoni acetat – dioxan – methanol (20 : 40 : 40).

Dung dịch amoni acetat: Hòa tan 150 g amoni acetat (TT) trong nước, thêm 3 ml acid acetic băng (TT)thêm nước vừa đủ 1000 ml.

Dung dịch thử: Hòa tan 30 mg chế phẩm trong dung môi khai triển và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 30 mg ketoconazol chuẩn trong dung môi khai triển và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 30 mg ketoconazol chuẩn và 30 mg econazol nitrat chuẩn trong dung môi khai triển và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Làm khô bản mỏng bằng luồng khí ấm trong 15 min, sau đó đặt vào bình bão hòa hơi iod đến khi hiện vết. Quan sát dưới ánh sáng ban ngàyVết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử ch có giá trị khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho 2 vết tách rõ rệt.

D. Lấy khoảng 30 mg chế phẩm vào chén nung sứ, thêm 0,3 g natri carbonat khan (TT). Đốt trên ngọn lửa trong 10 min. Đ nguội, hòa tan cắn bằng 5 ml dung dịch acid nitric loãng (TT) và lọc. Thêm 1 ml nước vào 1 ml dịch lọc. Dung dịch thu được phải cho phản ứng (A) của clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong methylen clorid (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được đậm hơn màu mẫu VN4 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Góc quay cực

Từ -0,10o đến +0,10o (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Acetonitril (TT1) – Dung dịch tetrabutyl amoni hydrosulfat 0,34 % (5 : 95).

Pha động B: Acetonitril (TT1) – Dung dịch tetrabutyl amoni hydrosulfat 0,34 % (50 : 50).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong methanol (TT) pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 2,5 mg ketoconazol chuẩn và 2,5 mg loperamid hydroclorid chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng methanol (TT). Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng methanol (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh (3 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 2 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Mu trắng: Methanol (TT).

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0 – 10

100 → 0

0 → 10

10 – 15

0

100

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và (2).

Thời gian lưu của ketoconazol khoảng 6 min; loperamid khoảng 8 min.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của ketoconazol với pic của loperamid ít nhất là 15; nếu cần thì điều chỉnh nồng độ acetonitril trong pha động hoặc điều chỉnh thời gian trong chương trình dung môi.

Giới hạn:

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 1-acetyl-4-[4-[[(2RS,4SR)-2-(2,4-diclorophenyl)-2-(1H-imidazol-1-ylmethyl)-1,3-dioxolan-4-yl]methoxy] phenyl]1,2,3,4-tetrahydropyrazin.

Tạp chất B: 1-acetyl-4-[4-[[(2RS,4SR)-2-(2,4-diclorophenyl)-2-(1H-imidazol-1-ylmethyl)-1,3-dioxolan-4-yl] methoxy]-3-[4-(4-acetylpiperazin-1-yl)phenoxy]phenyl]piperazin.

Tạp chất C: 1-acetyl-4-[4-[[(2RS,4RS)-2-(2,4-diclorophenyl)-2-(1H-imidazol-1-ylmethyl)-1,3-dioxolan-4-yl]methoxy] phenyl]piperazin.

Tạp chất D: 1-[4-[[(2RS,4SR)-2-(2,4-diclorophenyl)-2-(1H-imidazol-1-ylmethyl)-1,3-dioxolan-4-yl] methoxy]phenyl]piperazin.

Tạp chất E: [(2RS,4SR)-2-(2,4-diclorophenyl)-2-(1H-imidazol-1-ylmethyl)-1,3-dioxolan-4-yl]methyl 4-methylbenzenesulfonat.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm, tiến hành theo phương pháp 4. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g, 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 70 ml hỗn hợp acid acetic khan – methyl ethyl keton (1 : 7). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2)

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 26,57 mg C26H28Cl2N4O4.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Chống nấm.

Chế phẩm

Viên nén, kem bôi ngoài da.

KETOPROFEN

Ketoprofenum

C16H14O3 P.t.l: 254,3

Ketoprofen là acid (2RS)-2-(3-benzoylphenyl)propanoic, phải chứa từ 99,0 % đến 100,5 % C16H14O3, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong aceton, ethanol 96 % và methylen clorid.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của ketoprofen chuẩn.

B. Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng ethanol 96 %(TT). Đo ph hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng bước sóng từ 230 nm đến 350 nm, phổ thu được phải cho một cực đại hấp thụ ở 255 nm. Độ hấp thụ riêng tại cực đại hấp thụ từ 615 đến 680.

C. Điểm chảy từ 94 ođến 97 o(Phụ lục 6.7).

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bn mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Acid acetic băng – methylen clorid – aceton (1 : 49 : 50).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong aceton (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg ketoprofen chuẩn trong aceton (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg indometacin chuẩn trong aceton (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Trộn đều 1 ml dung dịch thu được với 1 ml dung dịch đối chiếu (1).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 3/4 bản mỏng, để khô bản mỏng ngoài không khí. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm.

Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) về vị trí và kích thước. Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho 2 vết tách riêng biệt.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong aceton (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu mẫu V6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Pha động: Dung dịch đệm phosphat pH 3,5 mới pha – acetonitril – nước (2 : 43: 55).

Dung dịch thử: Hòa tan 20,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 50,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5,0 mg tạp chất A chuẩn của ketoprofen trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 5,0 mg tạp chất C chuẩn của ketoprofen trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml bằng cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Trộn đều 1 ml dung dịch thu được với 1 ml dung dịch đối chiếu (2).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh (5 µm) có diện tích bề mặt riêng là 350 m2/g và kích thước lỗ xốp là 10 nm.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 233 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 7 lần thời gian lưu của ketoprofen.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất A. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất C.

Thời gian lưu tương đối so với ketoprofen (thời gian lưu khoảng 7 min): Tạp chất C khoảng 0,3; tạp chất E khoảng 0,69; tạp chất B khoảng 0,73; tạp chất D khoảng 1,35; tạp chất A khoảng 1,5; tạp chất F khoảng 2,0.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4), độ phân giải giữa pic của ketoprofen với pic của tạp chất ít nhất là 7,0.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Tạp chất C: Diện tích pic tạp chất C không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,2 %).

Tạp chất B, D, E, F: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất trừ tạp chất A và không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,4 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,25 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 1-(3-benzoylphenyl)ethanon.

Tạp chất B: Acid (3-benzoylphenyl)acetic.

Tạp chất C: Acid 3-[(1RS)-1-carboxyethyl]benzoic.

Tạp chất D: Acid (2RS)-2-[3-(4-methylbenzoyl)phenyl]propanoic.

Tạp chất E: (2RS)-2-(3-benzoylphenyl)propanamid.

Tạp chất F: (2RS)-2-(3-benzoylphenyl)propanenitril.

Tạp chất G: Acid 3-[(1RS)-1-cyanoethyl]benzoic.

Tạp chất H: Acid 3-(cyanomethyl)benzoic.

Tạp chất I: (3-benzoylphenyl)ethanenitril.

Tạp chất J: Acid (2RS)-2-[3-(2,4-dimethylbenzoyl)phenyl]propanoic.

Tạp chất K: Hn hợp của acid (2RS)-2-[3-(2,3,4-trimethylbenzoyl)phenyl]propanoic và acid (2RS)-2-[3-(3,4,5-trimethylbenzoyl)phenyl]propanoic.

Tạp chất L: Acid (2RS)-2-[3-(2,4,5-trimethylbenzoyl)phenyl]propanoic.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 2,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2,0 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị dung dịch đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 60 oC; áp suất không quá 0,67 kPa).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 25 ml ethanol 96 % (TT), thêm 25 ml nước. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 25,43 mg C16H14O3.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Chống viêm, giảm đau ức chế cyclo-oxyenase.

Chế phẩm

Nang, gel.

KẼM OXYD

Zinci oxydum

ZnO P.t.l: 81,4

Kẽm oxyd phải chứa từ 99,0 % đến 100,5 % ZnO, tính theo chế phẩm đã nung khô.

Tính chất

Bột vô định hình xốp, màu trắng hoặc trắng hơi ngà vàng. Để ra ngoài không khí dễ hút ẩm và khí carbon dioxyd.

Thực tế không tan trong nước và ethanol 96 %, tan trong các acid vô cơ loãng; tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm và dung dịch amoniac loãng.

Định tính

A. Đốt một ít chế phẩm, sẽ chuyển sang màu vàng. Để nguội, màu vàng mất.

B. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 1,5 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và pha loãng thành 5 ml bằng nước. Dung dịch cho phản ứng đặc trưng của kẽm (Phụ lục 8.1).

Giới hạn kiềm

Lắc 1,0 g chế phẩm với 10 ml nước sôi, thêm 2 giọt dung dịch phenolphtalein (TT) và lọc. Nếu dịch lọc có màu hồng thì màu phải mắt khi thêm không quá 0,3 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ).

Carbonat và chất không tan trong acid

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 15 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT). Chế phẩm phải tan và không sủi bọt. Dung dịch thu được không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu II (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Arsen

Không được quá 5 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Lấy 0,2 g chế phẩm thử theo phương pháp A.

Cadmi

Không được quá 10 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 2).

Dung dịch thử: Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong 14 ml hỗn hợp đồng thể tích của nước và acid nitric không có chì và cadmi (TT). Đun sôi trong 1 min, làm nguội và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Dung dịch chuẩn: Chuẩn bị các dung dịch chuẩn bằng cách dùng dung dịch cadmi mẫu 1000 phần triệu Cd (TT) và pha loãng với dung dịch acid nitric không có chì và cadmi 3,5% (tt/tt).

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 228,8 nm, dùng đèn cathod rỗng cadmi làm nguồn bức xạ và ngọn lửa không khí – acetylen hoặc không khí – propan.

Sắt

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.13).

Hòa tan 50 mg chế phẩm trong 1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và pha loãng với nước thành 10 ml để tiến hành thử. Dùng 0,5 ml acid mercaptoacetic (TT) trong phép thử này.

Chì

Không được quá 50 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên t (Phụ lục 4.4, phương pháp 2).

Dung dịch thử: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 24 ml hỗn hợp đồng thể tích của nước và acid nitric không có chì và cadmi (TT). Đun sôi trong 1 min, làm nguội và pha loãng thành 100,0 ml với nước.

Dung dịch chuẩn: Pha các dung dịch chuẩn bằng cách dùng dung dịch chì mẫu 1000 phần triệu Pb (TT) và pha loãng với dung dịch acid nitric không có chì và cadmi 3,5% (tt/tt).

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 283,3 nm, dùng đèn cathod rỗng chì làm nguồn bức xạ và ngọn lửa không khí – acetylen. Tùy theo thiết bị, có th sử dụng vạch 217,0 nm hoặc 283,3 nm.

Mất khối lượng do nung

Không được quá 1,0 %.

(1,00 g; 500 oC tới khối lượng không đổi).

Định lượng

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong dung dịch acid acetic loãng (TT). Tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch Trilon B 0,1 M (CĐ) theo phương pháp định lượng kẽm bằng chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5).

ml dung dịch dịch Trilon B 0,1 M (CĐ) tương đương với 8,14 mg ZnO.

Bảo quản

Trong chai lọ nút kín.

Loại thuốc

Thuốc làm se.

Chế phẩm

Kem, thuốc mỡ.

KẼM SULFAT

Zinci sulfas

ZnSO4.7H2O P.t.l: 287,5

Kẽm sulfat phải chứa từ 99,0 % đến 104,0 % ZnSO4.7H2O.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể trong suốt không màu, không mùi, dễ lên hoa khi để ngoài không khí khô.

Rất tan trong nước, dễ tan trong glycerin, thực tế không tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Dung dịch S: Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT), thêm nước vừa đủ 50 ml. Dung dịch S phải cho phản ứng định tính của kẽm và sulfat (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

pH của dung dịch S phải từ 4,4 đến 5,6 (Phụ lục 6.2).

Clorid

Không được quá 0,03 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 3,3 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Sắt

Không được quá 0,01 % (Phụ lục 9.4.13).

Pha loãng ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước và tiến hành thử. Dùng 0,5 ml dung dịch acid mercaptoacetic (TT) trong phép thử này.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 5 ml acid acetic loãng (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) theo phương pháp định lượng kẽm bằng chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5).

ml dung dịch dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 28,75 mg ZnSO4.7H2O.

Bảo quản

Trong lọ kín, để chỗ mát.

Loại thuốc

Thuốc làm se, sát khuẩn.

Chế phẩm

Thuốc nh mắt.

LACTOSE

Lactosum

C12H22O11.H2O

P.t.l: 360,3

Lactose là O-β-D-galactopyranosyl-(1 → 4)-α-D-gluco-pyranose monohydrat. Nó có thể bị thay đổi về tính chất vật lý và có thể chứa những tỷ lệ khác nhau của lactose vô định hình.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Dễ tan nhưng tan chậm trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

NhóI: B, C, D.

Nhóm II: A, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của lactose chuẩn.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Nước – methanol – acid acetic băng – ethylen clorid (10 : 15 : 25 : 50) (cần đong chính xác vì tha một lượng nhỏ nước sẽ gây đục).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong hỗn hợp nước – methanol (2 : 3) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg lactose chuẩn trong hỗn hợp nước – methanol (2 : 3) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg của mỗi chất chuẩn sau đây: fructose, glucose, lactose và sucrose trong hỗn hợp nước – methanol (2 : 3) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành:

Chm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl của mỗi dung dịch trên và sấy khô những điểm chấm tại đường xuất phát. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Sấy khô bản mỏng bằng một luồng khí ấm. Thay pha động mới, chạy nhắc lại bản mỏng ngay. Sấy bản mỏng bằng một luồng khí ấm và phun đều lên bản mỏng dung dịch có chứa 0,5 g thymol (TT) trong hỗn hợp gồm 5 ml acid sulfuric (TT) và 95 ml ethanol 96 % (TT). Sấy bản mỏng ở 130 otrong 10 min. Vết chính trong sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đ của dung dịch đối chiếu (2) cho 4 vết tách rõ ràng.

C. Hòa tan 0,25 g chế phẩm trong 5 ml nước. Thêm 5 ml amoniac (TT) và đun nóng trong nồi cách thủy ở 80 otrong 10 min, màu đỏ xuất hiện.

D. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Nước.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước bằng cách đun nóng đến 50 ovà pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi, để nguội. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và màu không được đậm hơn màu mẫu VN7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Hòa tan 6,0 g chế phẩm bằng cách đun nóng trong 25 ml nước không có carbon dioxyd (TT), để nguội và thêm 0,3 ml dung dịch phenolphtalein (TT), dung dịch không màu. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) được dùng để làm chuyển màu chỉ thị thành màu hồng không quá 0,4 ml.

Góc quay cực riêng

Từ +54,4o đến +55,9o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 10,0 g chế phẩm trong 80 ml nước bằng cách đun nóng đến 50 oC. Để nguội và thêm 0,2 ml dung dịch amoniac loãng (TT)Để yên trong 30 min và pha loãng đến 100,0 ml bằng nước để đo.

Độ hp thụ

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước sôi và pha loãng thành 10,0 ml bằng nước (dung dịch A).

Độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch A được đo ở bước sóng 400 nm không được lớn hơn 0,04.

Pha loãng 1,0 ml dung dịch A thành 10,0 ml bằng nước. Đo độ hấp thụ của dung dịch này từ bước sóng 210 nm đến 300 nm. Tại những bước sóng từ 210 đến 220 nm, độ hấp thụ không được lớn hơn 0,25. Tại những bước sóng từ 270 nm đến 300 nm, độ hấp thụ không được lớn hơn 0,07.

Kim loại nặng

Không được quá 5 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 4,0 g chế phẩm trong nước nóng, thêm 1 ml dung dịch acid hydrocioric 0,1 M (TT) và thêm nước vừa đ 20 ml. Lấy 12 ml dung dịch trên thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Từ 4,5 % đến 5,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,500 g chế phẩm và hỗn hợp formamid – methanol (1 : 2) làm dung môi.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Đ nhiễm khuẩn

Tng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không được lớn hơn 100 trong 1 g, xác định bằng phương pháp đĩa thạch và chế phẩm không được có E.coli (Phụ lục 13.6).

Bảo quản

Trong lọ kín.

Loại thuốc

Tá dược.

LAMIVUDIN

Lamivudinum

C8H11N3O3S

P.t.l: 229,3

Lamivudin là 4-amino-1-[(2R,5S)-2-(hydroxymethyl)-1,3-oxathiolan-5-yl]pyrimidin-2(1H)-on, phải chứa từ 97,5 % đến 102,0 % C8H11N3O3tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, đa hình, Tan trong nước, hơi tan trong methanol, khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C.

Nhóm II: A, B.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của lamivudin chuẩn. Nếu ph hồng ngoại ở trạng thái rắn của mẫu thử và lamivudin chuẩn khác nhau thì hòa tan riêng rẽ chế phẩm và lamivudin chuẩn trong methanol (TT), bay hơi tới cắn. Ghi phổ mới của các cắn thu được.

B. Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Góc quay cực riêng của dung dịch thu được phải từ -97o đến -99o, tính theo chế phẩm đã làm khô.

C. Chế phẩm phải đạt yêu cầu trong phép thử “Đồng phân đối quang của lamivudin”.

Độ hấp thụ ánh sáng

Hòa tan 1,00 g chế phẩm trong nước, siêu âm nếu cần và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi. Độ hấp thụ của dung dịch thu được ở bước sóng 440 nm trong cốc đo có độ dày 4 cm (Phụ lục 4.1) không được quá 0,3.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Dung dịch đệm pH 3,8 – methanol (95 : 5), điều chỉnh nếu cần thiết.

Dung dịch đệm pH 3,8: Hòa tan 1,9 g amoni acetat (TT) trong 900 ml nước, điều chỉnh pH đến 3,8 bằng acid acetic băng (TT), thêm nước vừa đủ 1000 ml.

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg acid salicylic (TT) trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 50,0 mg lamivudin chuẩn trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 5 mg cytosin (TT) và 5 mg uracil (TT) trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (5): Hòa tan 5 mg lamivudin chuẩn để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống 1 (chứa tạp chất A và B) trong 2 ml pha động, thêm 1,0 ml dung dịch đối chiếu (4) và pha loãng thành 10,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh base-deactivated octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Nhiệt độ cột: 35 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 277 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 μl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3 lần thời gian lưu của lamivudin.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) và (5) để xác định pic của tạp chất A, B, E, F và C.

Thời gian lưu tương đối so với lamivudin (thời gian lưu khoảng 9 min): Tạp chất E khoảng 0,28; tạp chất F khoảng 0,32; tạp chất A khoảng 0,36; tạp chất B khoảng 0,91; tạp chất J khoảng 1,45; tạp chất C khoảng 2,32.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (5), độ phân giải giữa pic của tạp chất F với pic của tạp chất A ít nhất là 1,5; độ phân giải giữa pic của tạp chất B với pic của lamivudin ít nhất là 1,5.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất E là 0,6; tạp chất F là 2,2; tạp chất J là 2,2.

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được ln hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Tạp chất C: Diện tích pic tạp chất C không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 6 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,6 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (2RS,5SR)-5-(4-amino-2-oxopyrimidin-1(2H)-yl)-1,3-oxathiolan-2-carboxylic.

Tạp chất B: 4-amino-1-[(2RS,5RS)-2-(hydroxymethyl)-1,3-oxathiolan-5-yl]pyrimidin-2(1H)-on ((±)-trans-lamivudin).

Tạp cht C: Acid 2-hydroxybenzenecarboxylic (acid salicylic).

Tạp chất D: 4-amino-1-[(2S,5R)-2-(hydroxymethyl)-1,3-oxathiolan-5-yl]pyrimidin-2(1H)-on.

Tạp chất E: 4-aminopyrimidin-2(1H)-on (cytosin).

Tạp chất F: pyrimidin-2,4(1H,3H)-dion (uracil).

Tạp chất G: 4-amino-1-[(2R,3S,5S)-2-(hydroxymethyl)-1,3-oxathiolan-5-yl]pyrimidin-2(1H)-on S-oxid.

Tạp chất H: 4-amino-1-[(2R,3R,5S)-2-(hydroxymethyl)-1,3-oxathiolan-5-yl]pyrimidin-2(1H)-on S-oxid.

Tạp chất I: 4-amino-1-[(2S,4S)-2-(hydroxymethyl)-1,3-dioxolan-4-yl]pyrimidin-2(1H)-on.

Tạp chất J: 1-[(2R,5S)-2-(hydroxymethyl)-1,3-oxathiolan-5-yl]pyrimidin-2,4(1H,3H)-dion.

Đồng phân đối quang của lamivudin

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Sử dụng phương pháp chuẩn hóa.

Pha động: Dung dịch amoni acetat 0,77 % – methanol (95 : 5).

Dung dịch thử: Hoà tan 25,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan lamivudin chuẩn để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống 2 (chứa tạp chất D) có trong 1 lọ chuẩn trong 1,0 ml nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh silica gel BC dùng cho sắc ký tách đồng phân đối quang (5 µm).

Nhiệt độ cột duy trì cố định trong khoảng từ 15 ođến ở 30 oC. Nhiệt độ được điều chỉnh để tối ưu hóa độ phân giải giữa pic của lamivudin và tạp chất D, nhiệt độ thấp hơn sẽ làm tăng độ phân giải.

Detector quang phổ tử ngoại đặt tại bước sóng 270 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của lamivudin.

Thời gian lưu tương đối so với lamivudin (thời gian lưu khoảng 8 min): Tạp chất D khoảng 1,2; tạp chất B và đồng phân đối quang khoảng 1,3 và 1,5.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu, tỷ số đỉnh – hõm (Hp/Hv) ít nhất là 15; trong đó Hp là chiều cao đỉnh pic tạp chất D so với đường nền và Hv là chiều cao tính từ đường nền lên đến đáy hõm giữa pic tạp chất D và pic lamivudin.

Tính giới hạn tạp chất D bằng cách lấy tổng hàm lượng phần trăm của tất cả các pic tạp chất có thời gian lưu tương đối từ 1,2 đến 1,5 trừ đi hàm lượng phần trăm của tạp chất B tính được ở phép thử tạp chất liên quan.

Giới hạn: Tạp chất D không được quá 0,3 %.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo Phương pháp 6. Dùng 2,0 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (3).

Tính hàm lượng của C8H11N3O3S trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (3) và hàm lượng của C8H11N3O3S trong lamivudin chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng virus HIV, ức chế enzym sao chép ngược nucleosid.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc bột uống.

LANOLIN KHAN

Lanolinum anhydricum

Lanolin khan là chất giống như sáp, khan, tinh khiết, thu được từ lông của loài cừu (Ovis aries), có thể chứa chất chống oxy hóa thích hợp.

Tính chất

Khối mềm, mn, đặc quánh, màu vàng, có mùi đặc trưng. Khi chảy lỏng cho chất lng màu vàng, trong hoặc gần như trong. Trộn với ether du ha tạo dung dịch đục.

Thực tế không tan trong nước, khó tan trong ethanol sôi.

Định tính

A. Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 5 ml methylen clorid (TT), thêm 1 ml anhydrid acetic (TT) và 0,1 ml acid sulfuric (TT), màu xanh lục sẽ xuất hiện.

B. Hòa tan 50 mg chế phẩm trong 5 ml methylen clorid (TT), thêm 5 ml acid sulfuric (TT) và lắc. Màu đỏ xuất hiện và có huỳnh quang màu xanh lục đậm ở lớp dưới khi quan sát dưới ánh sáng thường với nguồn sáng rọi từ phía sau người quan sát.

Acid hoặc kiềm tan trong nước

Đun chảy 5,0 g chế phẩm trên cách thủy và lắc mạnh trong 2 min với 75 ml nước đã được đun nóng trước đến 90 o– 95 oC. Để nguội và lọc qua giấy lọc đã được rửa trước bằng nước. Thêm 0,25 ml dung dịch xanh bromothymol (TT) vào 60 ml dịch lọc (dịch lọc có thể không được trong). Màu của chỉ thị phải thay đổi khi cho thêm không quá 0,2 ml dung dịch acid hydrocloric 0,02 N (CĐ) hoặc 0,15 ml dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ).

Khả năng hút nước

Chuyển 10 g chế phẩm đã được làm nóng chảy vào một cái cối và để nguội đến nhiệt độ phòng, cân cối. Thêm tng lượng nước mt, mỗi lần từ 0,2 ml đến 0,5 ml nước bằng buret, khuấy mạnh sau mỗi lần thêm để dung nạp hết lượng nước thêm vào. Sử dụng một đũa hình trụ (ví dụ, dài 120 mm và đường kính 10 mm) làm bằng polypropylen có tỉ trọng cao để khuấy thay cho chày. Đim kết thúc đạt được khi quan sát thấy những giọt nước còn lưu lại không thể bị dung nạp tiếp. Cân lại khối lượng cối và xác định lượng nước đã được hút vào. Lượng nước tiêu thụ không được ít hơn 20 ml.

Chỉ số acid

Không được quá 10 (Phụ lục 7.2).

Dùng 5,0 g chế phẩm và hòa tan trong 25 ml hỗn hợp dung môi.

Chỉ số peroxyd

Không được quá 20 (Phụ lục 7.6, phương pháp A).

Trước khi thêm 0,5 ml dung dịch kali iodid bão hòa (TT), làm nguội dung dịch thu được đến nhiệt độ phòng.

Chỉ số xà phòng hóa

Từ 90 đến 105 (Phụ lục 7.7).

Dùng 2,00 g chế phẩm đun nóng dưới sinh hàn trong 4 h.

Chất dễ oxy hóa tan trong nước

Thêm 1 ml dung dịch acid sulfuric 10 % (TT) và 0,1 ml dung dịch kali permanganat 0,02 M (CĐ) vào 10 ml dịch lọc thu được ở mục Acid hoặc kiềm tan trong nước. Sau 10 min, dung dịch không được mất màu hoàn toàn.

Parafin

Không được quá 1,0 %.

Chú ý: Các vòi, khóa và dụng cụ dùng trong phép thử không được có dầu mỡ. Chuẩn bị một cột nhôm oxyd khan có chiều dài 230 mm và đường kính 20 mm bng cách nhồi ướt hỗn hợp nhôm oxyd khan (TT) và ether du hỏa (40 ođến 60 oC) vào ống thủy tinh có van khóa và chứa ether dầu hỏa (40oC đến 60 oC) (trước khi dùng, nhôm oxyd khan được loại nước bằng cách nung ở 600 otrong 3 h). Để lắng và làm giảm chiều cao của lớp dung môi ở phía trên cột còn khoảng 40 mm. Hòa tan 3,0 g chế phm trong 50 ml ether dầu hỏa (40 ođến 60 oC) ấm, để nguội, cho dung dịch thu được chảy qua cột ở tc độ 3 ml/min và rửa cột với 250 ml ether dầu h(40 ođến 60 oC). Ct thu hồi dung môi dịch rửa giải và nước ra đến khi thu được một khối cắn nhão, bốc hơi trên cách thủy đến khô và sấy cắn ở 105 otrong những khoảng thời gian 10 min cho ti khi khối lượng thu được giữa hai lần cân không khác nhau quá 1 mg. Khối lượng cắn không được quá 30 mg.

Dư lượng thuốc diệt côn trùng

Không được quá 0,05 phần triệu cho mỗi thuốc diệt côn trùng nhóm clor hữu cơ.

Không được quá 0,5 phần triệu cho mỗi thuốc diệt côn trùng khác.

Tổng các thuốc diệt côn trùng không được quá phần triệu.

Tất cả dụng cụ thủy tinh sử dụng được rửa kỹ bằng chất tẩy rửa không có phosphat như sau. Thủy tinh được nhúng ngập trong bể dung dịch thuốc tẩy (nồng độ 5 % trong nước khử ion) trong 24 h. Các cht tẩy rửa được ra sạch nhiều ln bằng aceton và hexan dùng để phân tích thuốc diệt côn trùng. Điều quan trọng là phải giữ dụng cụ thủy tinh dùng riêng cho các phép phân tích thuốc diệt côn trùng, không được lẫn với dụng cụ thủy tinh sử dụng cho các thử nghiệm khác. Dụng cụ thủy tinh được sử dụng phải sạch không có dung môi chứa clor, chất dẻo và cao su, đặc biệt là nhựa phthalat, hợp chất oxy hóa và các dung môi được nitrogen hóa như acetonitril. Sử dụng hexan, toluen và aceton dùng để phân tích thuốc diệt côn trùng. Sử dụng ethyl acetat, cyclohexan và nước đạt độ tinh khiết dùng cho sắc ký lỏng.

Thử nghiệm bao gồm sự phân lập dư lượng thuốc diệt côn trùng bằng Phương pháp sắc ký rây phân t (Phụ lục 5.5) tiếp theo là chiết pha rn và xác định bằng Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2) kết hợp với một detector cộng kết điện t hoặc detector nhiệt điện tử (detector nitrogen-phosphor).

Phân lập thuốc diệt côn trùng

Phương pháp sắc ký rây phân tử (Phụ lục 5.5).

S dụng detector quang phổ tử ngoại – khả kiến đặt ở bước sóng 254 nm để hiệu chỉnh cột sắc ký thấm qua gel.

Hiệu chuẩn rất quan trọng trong sắc ký thấm qua gel (GPC) để kiểm tra áp suất, tốc độ dòng chảy dung môi, tỷ lệ dung môi, nhiệt độ và cột được duy trì ở điều kiện không đổi. Các cột gel thẩm thấm phải được hiệu chuẩn định kỳ, thường sử dụng một hỗn hợp chuẩn được chuẩn bị như sau: Lấy 50,00 g dầu ngô (TT), 0,20 g methoxyclor (TT) và 50,0 mg perylen(TT) cho vào bình định mức 1000 ml và thêm một hỗn hợp đồng thể tích của cyclohexan (TT) và ethyl acetat (TT) đến vạch, trộn đu.

Để hiệu chỉnh cột tiến hành sắc ký như sau:

Pha động: Cyclohexan – ethyl acetat (50 : 50).

Tốc độ dòng: 5 ml/min.

Tiêm 5 ml hỗn hợp chuẩn và ghi lại sắc ký đồ. Thời gian lưu của các chất phân tích thay đổi không được quá ± 5 % giữa các lần hiệu chuẩn. Nếu thời gian lưu thay đổi lớn hơn ± 5 % thì cn phải khắc phục. Thời gian lưu thay đổi nhiều có thể do:

– Kiểm soát nhiệt độ trong phòng thí nghiệm chưa đạt yêu cầu.

– Bơm có chứa không khí, điều này có thể kiểm tra bng cách đo tốc độ dòng: Thu 25 ml dịch rửa giải vào bình định mức và ghi lại thời gian (300 ± 5 s).

– Hệ thống bị rò r.

Những thay đi về áp suất, tốc độ dòng của pha động, nhiệt độ cột, hoặc cột bẩn có thể ảnh hưởng đến thời gian lưu và phải được theo dõi. Nếu tốc độ dòng và áp lực cột không như mong đợi thì phi thay tiền cột hoặc cột.

Dung dịch thử: Hòa tan 1 g chế phẩm trong hỗn hợp ethyl acetat – cyclohexan (1 : 7) trong bình định mức 20 ml. Thêm 1 ml chuẩn nội [dung dịch 2 phần triệu của isodrin (TT) hoặc ditalimphos (TT)] và pha loãng thành 20 ml.

Các dung dịch chuẩn nội được sử dụng đ đánh giá sự thu hồi của thuốc diệt côn trùng từ các giai đoạn tinh chế GPC, bốc hơi và giai đoạn chiết pha rắn ở mức chấp nhận được. Mức độ thu hồi của các chuẩn nội từ lanolin được xác định bằng cách so sánh diện tích các pic của chất chiết xuất từ lanolin với diện tích pic của chuẩn nội.

Pha động: Ethyl acetat – cyclohexan (10 : 70).

Tiền cột: Dài 7,5 cm, đường kính 21,2 mm được nhồi pha tĩnh styren-divinylbenzen copolymer (5 µm).

Cột gel thm thm: Dài 30 cm, đường kính 21,2 mm được nhồi pha tĩnh styren-divinylbenzen copolymer (5 µm).

Tốc độ dòng: 5 ml/min.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tiêm 5 ml dung dịch thử. B 95 ml (19 min) dịch ra giải đầu tiên có chứa chất thử. Lấy 155 ml tiếp theo (31 min) có chứa dư lượng thuốc diệt côn trùng.

Cho 155 ml dịch rửa giải thu được từ cột sắc ký gel thấm vào bình bay hơi. Để bình này trong thiết bị bay hơi tự động, đặt nhiệt độ ở 45 ovà áp suất khí nitơ ở 55 kPa, bốc hơi đến khi còn 0,5 ml.

Để điều chế các cột chiết pha rắn, lấy magnesi silicat dùng cho phân tích thuốc diệt côn trùng (TT) nung ở 700 oC trong 4 h để loại ẩm và polyclorinated biphenyls. Sau đó để nguội trong 2 h và chuyển thẳng vào một lò có nhiệt độ từ 100 oC đến 105 oC, để yên trong 30 min. Sau đó chuyển magnesi silicat vào cốc thủy tinh có nắp đậy và để cân bằng trong 48 h. Nguyên liệu này có thể sử dụng trong 2 tuần. Sau khoảng thời gian đó magnesi silicat có thể được hoạt hóa lại bằng cách nung 600 oC trong 2 h. Sau đó để nguội và bảo quản trong lọ thủy tinh kín. Khử hoạt tính magnesi silicat bằng cách thêm 1 % nước. Sau khi thêm nước, lắc liên tục hơn 15 min trước khi sử dụng. Magnesi silicat đã khử hoạt tính chỉ sử dụng trong 1 tuần. Chỉ sử dụng magnesi silicat đã khử hoạt tính cho phép thử này.

Cân 1 g magnesi silicat đã khử hoạt tính cho vào cột chiết pha rắn rỗng dung tích 6 ml.

Phần dịch chiết thu được ở giai đoạn GPC vẫn chứa khoảng 10 % chế phẩm, vì vậy cần tiếp tục làm sạch. Có phương pháp phân lập riêng được thực hiện đối vi thuốc diệt côn trùng là dẫn chất của clor hữu cơ và pyrethroid tổng hợp hoặc thuốc diệt côn trùng phospho hữu cơ. Đặt một cột chiết pha rắn chưa được cân bằng cha 1 g magnesi silicat đã khử hoạt tính dùng để phân tích dư lượng thuốc diệt côn trùng vào chân không.

Cân bằng cột bằng cách: Thêm 10 ml toluen (TT) vào cột chiết và cho dung môi ra giải qua cột. Cho 0,5 ml dung môi t bình bay hơi vào cột. Rửa gii từng phần thuốc diệt côn trùng từ các cột, sử dụng 20 ml của một trong hai hệ dung môi sau:

a) Xác định các thuốc diệt côn trùng clor hữu cơ và pyrethroid tổng hợp: Toluen (TT); một lượng rất nhỏ của các chất được kiểm tra đồng rửa giải.

b) Xác định các loại thuốc diệt côn trùng phosphor hữu cơ: Aceton – toluen (2 : 98); hệ dung môi này được sử dụng để ra giải tất cả các loại thuốc diệt côn trùng bao gồm cả thuốc diệt côn trùng phosphor hữu cơ phân cực; tuy nhiên với hệ dung môi này, một phn chế phẩm cùng ra giải và có thể tương tác với detector cộng kết điện t.

Gộp các dịch rửa gii vào lọ thủy tinh 25 ml và chuyển vào bình bay hơi, rửa lọ thủy tinh 3 lần, mỗi lần vi 10 ml hexan (TT).

Đặt bình bay hơi cha dịch rửa giải vào thiết bị bay hơi tự động đến khi còn 0,5 ml trong bể cách thủy ở 45 ovà áp suất nitrogen là 55 kPa.

Kiểm tra dư lượng thuốc diệt côn trùng

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2) sử dụng detector cộng kết điện tử và detector nhiệt điện tử như được mô t dưới đây:

Sự thu hồi: Tính toán hệ số hiệu chỉnh thu hồi (Rcf) của chuẩn nội [ditalimphos (TT) hoặc isodrin (TT)] thêm vào dung dịch thử theo công thức sau:

Trong đó: A1 là diện tích pic của chuẩn nội từ dung dịch có nồng độ 1 phần triệu.

A2 là diện tích pic của chuẩn ni chiết được từ dung dịch th.

Lấy 5 ml trong 20 ml dung dịch thử có chứa 1 ml chuẩn nội 2 phần triệu cô đặc đền 0,5 ml sẽ được dung dịch có nồng độ khong 1 phần triệu chuẩn nội.

Phép thử ch có giá trị khi giá trị thu hồi trong khoảng từ 70 % đến 110 %.

Dung dịch đối chiếu: Chuẩn bị dung dịch đối chiếu chứa chất chuẩn thuốc diệt côn trùng ở nồng độ 0,5 phần triệu (xem thành phần của dung dịch đối chiếu A đến D trong Bng 1). Các dung dịch chuẩn trên thị trường có nồng độ 10 phần triệu.

Chuẩn bị đồng thời dung dịch chứa thuốc diệt côn trùng có nồng độ tương đương với giới hạn phát hin của phương pháp (xem khuyến cáo trong Bảng 1). Những dung dịch đối chiếu đã được sử dụng đ tối ưu hóa detector cộng kết điện tử và detector nhiệt điện t đ đạt được các giới hạn phát hiện của phương pháp (dung dịch đối chiếu E và F).

Bảng 1. Thành phần của các dung dịch đối chiếu

Dung dịch đối chiếu A

(0,5 phần triệu hay 0,5 mg/ml)

Thuốc diệt côn trùng có nhóm clor hữu cơ hay thuốc diệt côn trùng pyrethroid tổng hợp

Dung dịch đối chiếu B

(0,5 phần triệu hay 0,5 mg/ml)

Thuốc diệt côn trùng có nhóm clor hữu cơ hay thuốc diệt côn trùng pyrethroid tổng hợp

Cyhalothrin

Cypermethrin

o,p-DDE

p,p’-DDE

p,p’-DDT

Deltamethrin

Endrin

Heptaclor

Heptaclor epoxid

Hexaclorobenzen

Lindan

Aldrin

o, p’-DDT

p,p’-DDD

p,p’-DDD

Dieldrin

α-endosulfan

β-endosulfan

Fenvalerat

α-Hexaclorocyclohexan

β-hexaclorocyclohexan

δ-Hexaclorocyclohexan

 

Tecnazen

Methoxyclor

Permethrin

Dung dịch đối chiếu C

(0,5 phần triệu hay 0,5 mg/ml)

Thuốc diệt côn trùng có nhóm phosphor hữu cơ

Dung dịch đối chiếu D

(0,5 phần triệu hay 0,5 mg/ml)

Thuốc diệt côn trùng có nhóm phosphor hữu cơ

Bromophos-ethyl

Carbophenothion

Clorfenvinphos

Diazinon

Diclofenthion

Ethion

Fenclorphos

Malathion

Propetamphos

Bromophos

Clorpyriphos

Clorpyriphos-methyl

Coumaphos

Phosalon

Pirimiphos-ethyl

Tetraclorvinphos

Dung dịch đối chiếu E

Hỗn hợp lập đường chuẩn dùng detector cộng kết điện tử

Dung dịch đối chiếu F

Hỗn hợp lập đường chuẩn dùng detector nhiệt điện tử

Aldrin (0,01 mg/l)

Cypermethrin (0,1 mg/l)

o,p’-DDD (0,01 mg/l)

Deltamethrin (0,1 mg/l)

Endrin (0,01 mg/l)

(β-Hexaclorocyclohexan  (0,01 mg/l)

Clorfenvinphos (0,05 mg/l)

Diazinon (0,05 mg/l)

Ethion (0,05 mg/l)

Fenclorphos (0,05 mg/l)

propetamphos (0,05 mg/l)

Dung dịch đối chiếu G

Chuẩn nội thuốc diệt côn trùng phosphor hữu cơ

Dung dịch đối chiếu H

Chuẩn nội thuốc diệt côn trùng clor hữu cơ

Ditalimphos (2 phần triệu hoặc 2,0 mg/l)

Ditalimphos (1 phần triệu hoặc 1,0 mg/l)

isodrin (2 phần triệu hoặc 2,0 mg/l)

isodrin (1 phần triệu hoặc 1,0 mg/l)

Định tính và định lượng dư lượng thuốc diệt côn trùng

So sánh sắc ký đồ của chế phẩm với sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu A đến D đ định tính thuốc diệt côn trùng.

Để định tính các thuốc diệt côn trùng có thể dùng các mẫu chuẩn được chuẩn bị trước hoặc s dụng các sắc ký đồ chuẩn trong phần mềm tích hợp trên máy tính. Việc đưa ra kết quả phân tích dư lượng thuốc diệt côn trùng dạng vết là vô cùng phức tạp. Các detector, đặc biệt là detector cộng kết điện t, dễ bị ảnh hưởng bi các chất cần kiểm tra, bởi dung môi, hóa cht và các loại thiết bị dùng trong chiết xuất. Các pic đáp ứng có thể dễ bị nhầm hoặc dương tính giả. Thuốc diệt côn trùng có thể được xác định bằng cách chạy mẫu thử và mẫu chuẩn trên các cột mao quản khác nhau (xem hệ thống sắc ký hoặc B được mô tả dưới đây). Xác định các pic dựa vào thông tin trong Bảng 2.

Biết rõ sự đáp ứng khác nhau của những thuốc diệt côn trùng trên cả hai detector rất hữu ích trong việc xác định các pic chưa biết. Sau khi định tính, tính hàm lượng của mỗi thuốc diệt côn trùng theo công thc sau:

Trong đó:

Cp  là nồng độ thuốc diệt côn trùng đã định tính được (phần triệu).

Pp  là diện tích pic của từng thuốc diệt côn trùng trên sắc ký đồ của dung dịch thử.

Ce  là nồng độ của từng thuốc diệt côn trùng trong dung dịch chuẩn ngoại (phần triệu).

Pe  là diện tích pic của từng thuốc diệt côn trùng trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn ngoại.

D  là hệ số pha loãng.

Rcf  là hệ s thu hồi.

Hệ số pha loãng (D) có thể tính như sau:

Trong đó:

V1  là thể tích dung dịch thử sau khi bay hơi lần th 2.

 là khối lượng chế phẩm.

V2  là th tích tiêm GPC.

V3  là thể tích bình định mức dùng để pha mẫu thử.

Bng 2. Thứ tự rửa giải của các thuốc diệt côn trùng trong hệ thống sắc ký A và B

Hệ thống sắc ký A Hệ thống sắc ký B
Tecnazen

α-Hexaclorocyclohexan

Hexaclorobenzen

β-Hexaclorocyclohexan

Lindan

Propetamphos

δ-Hexaclorocyclohexan

Diazinon

Diclofenthion

Clopyriphos-methyl

Heptaclor

Fenclophos

Aldrin

Malathion

Clorpyriphos

Bromophos

Pirimiphos-ethyl

Heptaclor epoxyd

Clorfenvinphos (E)

Clorfenvinphos (Z)

Bromophos-ethyl

o,p’-DDE

α-Endosulfan

Tetraclorvinphos

Dieldrin

p,p’-DDE

o,p’-DDT

Endrin

β-Endosulfan

o,p’-DDD

p,p’-DDD

Ethion

Carbophenothion

p,p’-DDT

Methoxyclor

Phosalon

Cyhalothrin (2 đng phân)

Cis-Permethrin

Trans-Permethrin

Coumaphos

Cypermethrin (4 đồng phân)

Fenvalerat (2 đồng phân)

Deltamethrin

Tecnazen

Hexaclorobenzen

α-Hexaclorocyclohexan

Diazinon

Lindan

Propetamphos

Heptaclor

Diclofenthion

Aldrin

Clopyriphos-methyl

Fenclophos

β-Hexaclorocyclohexan

δ-Hexaclorocyclohexan

Pirimiphos-ethyl

Clorpyriphos

Bromophos

Malathion

Heptaclor epoxyd

o,p’-DDE

Clorfenvinphos (E)

α-Endosulfan

Clorfenvinphos (Z)

Bromophos-ethyl

p,p’-DDE

Dieldrin

Tetraclorvinphos

o,p-DDT

Endrin

o,p’-DDD

p,p’-DDD

β-Endosulfan

Ethion

p,p’-DDT

Carbophenothion

Methoxyclor

Cyhalothrin

cis-Permethrin

Phosalon

Trans-Permethrin

Cypermethrin (4 đồng phân)

Coumaphos

Fenvalerat (2 đồng phân)

Deltamethrin

* Hệ thống sắc ký A:

Tiền cột: Cột silica khử hoạt tính, chiều dài 4,5 m, đường kính g 0,53 mm.

Cột: Silica nung chảy, chiều dài 60 m, đường kính 0,25 mm, phủ pha tĩnh poly(dimethyl)(diphenyl) siloxan (độ dày phim 0,25 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký.

Tốc độ: 25 cm/s.

Áp sut: 180 kPa.

Nhiệt độ:

 

Thời gian

(min)

Nhiệt độ

(oC)

 

0 – 1

75

Cột

1 – 5

75 → 175

 

5 – 30

175 → 275

 

30 – 40

275 → 285

 

40 – 55

285

Buồng tiêm

 

300

detector

 

350

Detector: Cộng kết điện tử hoặc nhiệt điện tử.

Thể tích tiêm: 2 µl.

* Hệ thống sắc ký B:

Tiền cột: Cột silica bất hot, chiều dài 4,5 m, đường kính 0,53 mm.

Cột: Silica nung chảy, chiu dài 60 m, đường kính 0,25 mm, ph pha tĩnh poly(cyanopropyl) (7) (phenyl) (7)(methyl)(86)siloxan (độ dày phim 0,25 µm).

Khí mang: Heli dung cho sắc ký.

Tốc độ: 25 cm/s.

Áp sut: 180 kPa.

Nhiệt độ:

 

Thời gian

(min)

Nhiệt độ

(oC)

 

0 – 1

75

 

1 – 5

75 → 175

Cột

5 – 30

175 → 275

 

30 – 40

275 → 285

 

40 – 55

285

Buồng tiêm

 

300

detector

 

350

Detector: Cộng kết điện tử hoặc nhiệt điện tử.

Thể tích tiêm: 2 µl.

Clorid

Không được quá 0,015 %.

Đun sôi 1,0 g chế phẩm với 20 ml ethanol 90 % (TT) trong một bình cầu đáy tròn dưới sinh hàn hồi lưu trong 5 min. Để nguội, thêm 40 ml nước và 0,5 ml acid nitric (TT), lọc. Thêm 0,15 ml dung dịch bạc nitrat 1 % trong ethanol 90 % vào dịch lọc. Để yên trong 5 min, tránh ánh sáng. Dung dịch này không được đục hơn dung dịch đối chiếu được chuẩn bị trong cùng một thời gian bng cách thêm 0,15 ml dung dịch bạc nitrat 1 % trong ethanol 90 % vào hỗn hợp gồm 0,2 ml dung dịch acid hydrocloric 0,02 M (CĐ), 20 ml ethanol 90 % (TT), 40 ml nước và 0,5 ml acid nitric (TT).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105oC; 1 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,15 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Nung 5,0 g chế phẩm và dùng cắn để xác định tro sulfat.

Bảo quản

Bảo quản ở nhiệt độ không quá 25 oC.

CÁC ĐẶC TÍNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG DỤNG CỦA NGUYÊN LIỆU

Các đặc tính sau đây có thể liên quan đến việc sử dụng lanolin khan làm tá dược thuốc mỡ và thuốc kem.

Khả năng hấp thụ nước (xem ở trên).

Điểm nhỏ giọt

Từ 38 ođến 44 o(Phụ lục 6.7, phương pháp 4).

Làm đầy chế phẩm trong cốc kim loại bng cách đun chảy chế phẩm trên nồi cách thủy, để nguội đến khoảng 50 oC, rót vào cốc và để yên ở 15 ođến 20 otrong 24 h.

LEVOMEPROMAZIN MALEAT

Levomepromazini maleas

C19H24N2OS.C4H4O4 P.t.l: 444,6

Levomepromazin maleat là (2R)-3-(2-methoxy-10H-phenothiazin-10-yl)-N,N,2-trimethylpropan-1-amin-(Z)-butendioat, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C19H24N2OS.C4H4O4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hay vàng nhạt, khó tan trong nước và ethanol 96 %, hơi tan trong methylen clorid thực tế không tan trong ether.

Dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng, chảy ở nhiệt độ khoảng 186 okèm theo phân hủy.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của levomepromazin maleat chuẩn.

B. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Góc quay cực riêng.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4). Tiến hành tránh ánh sáng.

Bản mỏng: Chất mang là kieselguhr G. Thấm bản mỏng bằng cách để vào trong bình có sẵn một lớp mỏng dung dịch có chứa 2-phenoxyethanol 10 % và polyethylen glycol 300 5,0 % trong aceton, sao cho bản mỏng ngập trong dung môi khoảng 5 mm, sau đó để dung môi thm dần lên khoảng 17 cm. Ly bản mỏng ra và tiến hành sắc ký ngay lập tức.

Pha động: Lắc hỗn hợp gồm 100 thể tích ether dầu hỏa (50 ođến 70 oC), 2 thể tích diethylamin (TT) và 6 đến 8 thể tích 2-phenoxyethanol (TT) cho đến khi thấy vẩn đục bền vững, gạn và sử dụng lớp phía trên mặc dù có vẩn đục.

Dung dịch thử: Dung dịch chế phẩm 0,2 % trong cloroform (TT).

Dung dịch đối chiếu: Dung dịch levomepromazin chuẩn 0,2 % trong cloroform (TT).

Cách tiến hành: Tiến hành chạy sắc ký giống như chuẩn bị bản mỏng. Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở 365 nm trong một vài phútVết trong sắc ký đồ thu được của dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc, huỳnh quang và kích thước với vết thu được từ dung dịch đối chiếu. Phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol, màu của vết thu được từ sắc ký đồ của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu phải giống nhau, và cùng giữ nguyên màu trong vòng 20 min sau khi phun.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Nước – acid formic khan – diisopropyl ether (3 : 7 : 90).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong 10 ml hỗn hợp nước – aceton (10 : 90).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 50 mg acid maleic chuẩn trong 10 ml hỗn hợp nước – aceton (10 : 90).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mãi dung dịch trên thành dải có kích thước 10 mm x 2 mm. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 12 cm, để khô bản mỏng ngoài không khí. Sấy bản mỏng ở nhiệt độ 120 otrong 10 min và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có một dải ở vạch xuất phát và phải có một dải tương ứng với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu về vị trí, và kích thước.

pH

Lắc 0,50 g chế phẩm với 25,0 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và để lắng. pH của phần dung dịch phía trên phải từ 3,5 đến 5,5 (Phụ lục 6.2). Tiến hành phép thử trong điều kiện tránh ánh sáng.

Góc quay cực riêng

Từ -7,0o đến -8,5o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 1,25 g chế phẩm trong dimethylformamid (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi và tiến hành thử.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lc 5.4). Tiến hành phép thử trong điều kiện tránh ánh sáng.

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Aceton – diethylamin – cyclohexan (10 : 10 : 80).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong 10 ml hỗn hợp nước – aceton (10 : 90).

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 0,5 ml dung dịch thử thành 100 ml bằng hỗn hợp nước – aceton (10 : 90).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm, để khô bản mỏng ngoài không khí. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Bất kỳ vết thứ hai nào thu được ngoài vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử không được đậm màu hơn vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (0,5 %).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 oC đến 105 oC ; 3 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,350 g chế phẩm trong 50 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 44,46 mg C23H28N2O5S.

Bảo quản

Trong chai lọ nút kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc dùng trong các bệnh loạn thần.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc tiêm.

LEVONORGESTREL

Levonorgestrelum

C21H28O2 P.t.l: 312,5

Levonorgestrel là 13-ethyl-17-hydroxy-18,19-dinor-17α-pregn-4-en-20-yn-3-on, phải cha từ 98,0 % đến 102,0 % C21H28O2 tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, hơi tan trong methylen clorid, khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của levonorgestrel chuẩn.

B. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của phép thử Góc quay cực riêng.

Góc quay cực riêng

Từ -35o đến -30o (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong methylen clorid (TT) và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Acetonitril (TT1) – nước dùng cho sắc ký (40 : 60).

Pha động B: Acetonitril (TT1).

Hỗn hợp dung môi: Nước dùng cho sắc ký – acetonitril (TT1) (30 : 70).

Dung dịch thử: Siêu âm hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong 7 ml acetonitril (TT1) và pha loãng thành 10,0 ml bằng nước dùng cho sắc ký.

Dung dịch đối chiếu (1): Siêu âm hòa tan 5 mg levonorgestrel chuẩn dùng đ kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa các tạp chất A, H, K, M, O và S) trong 3,5 ml acetonitril (TT1) và pha loãng thành 5,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 5,0 mg tạp chất B chuẩn của levonorgestrel trong 35 ml acetonitril (TT1) và pha loãng thành 50,0 ml bằng nước dùng cho sắc ký. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 5,0 mg norethisteron chuẩn (tạp chất U) trong 35 ml acetonitril (TT1và pha loãng thành 50,0 ml bằng nước dùng cho sắc ký. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octylsilyl silica gel dùng cho sắc ký có chứa các nhóm phân cực (5 µm).

Nhiệt độ cột: 30 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 215 nm và ở bước sóng 200 nm đối với tạp chất O.

Tốc độ dòng: 0,7 ml/min.

Thể tích tiêm: 50 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  50

100 → 20

0 → 80

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo levonorgestrel chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) ở bước sóng 215 nm để xác định pic của tạp chất A, H, K, M và S; và ở bước sóng 200 nm để xác định pic của tạp chất O. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất B. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của tạp chất U.

Thời gian lưu tương đối so với levonorgestrel (thời gian lưu khoảng 20 min): Tạp chất H khoảng 0,5; tạp chất khoảng 0,8; tạp chất K khoảng 0,85; tạp chất A khoảng 0,91; tạp chất M khoảng 0,95; tạp chất O khoảng 1,16; tạp chất B khoảng 1,26; tạp chất S khong 1,9.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), tỉ số tín hiệu trên nhiễu ít nhất là 60 đối với pic chính. Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), tỷ số đỉnh – hõm (Hp/Hv) ít nhất là 3,0; trong đó Hp là chiều cao đỉnh pic tạp chất M so với đường nền và Hv là chiều cao tính từ đường nền lên đến đáy hõm giữa pic tạp chất M và pic tạp chất A.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Đ tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất A là 0,4; tạp chất M là 3,1; tạp chất O là 2,6.

Tạp chất A, K: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,3 %).

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn 3 lần diện tích pic tương ứng trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,3 %).

Tạp chất O: Diện tích pic tạp chất O không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,3 %) ( bước sóng 200 nm)

Tạp chất M, S: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Tạp chất U: Diện tích pic tạp chất không được lớn hơn lần diện tích pic tương ứng trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,2 %).

Tạp chất H: Diện tích pic tạp chất H không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,15 %)

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất trừ tạp chất O không được quá 1,0 %.

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A 13-ethyl-17-hydroxy-18,19-dinor-17α-pregna-4,8(14)-dien-20-yn-3-on.

Tạp chất B: 13-ethyl-17-hydroxy-18,19-dinor-17α-pregn-5(10)-en-20-yn-3-on.

Tạp chất C: 13-ethyl-3-ethynyl-18,19-dinor-17α-pregna-3,5-dien-20-yn-17-ol.

Tạp chất D: 13-ethyl-18,19-dinor-17α-pregn-4-en-20-yn-17-ol (3-deoxolevonorgestrel).

Tạp chất G: 13-ethyl-6α,17-dihydroxy-18,19-dinor-17α-pregn-4-en-20-yn-3-on (6α-hydroxylevonorgestrel).

Tạp chất H: 13-ethyl-6β,17-dihydroxy-18,19-dinor-17α-pregn-4-en-20-yn-3-on (6p-hydroxylevonorgestrel).

Tạp chất I: 13-ethyl-10,17-dihydroxy-18,19-dinor-17α-pregn-4-en-20-yn-3-on (10-hydroxylevonorgestrel).

Tạp chất J: 13-ethyl-17-hydroxy-18,19-dinor-17α-pregn-4-en-20-yne-3,6-dion (6-oxolevonorgestrel).

Tạp chất K: 13-ethyl-17β-hydroxygon-4-en-3-on (18-methylnandrolon).

Tạp chất L: 13-ethylgon-4-en-3,17-dion (levodion).

Tạp chất M: 13-ethyl-17-hydroxy-18,19-dinor-17α-pregna-4,6-dien-20-yn-3-on (Δ6-levonorgestrel).

Tạp chất N: 13-ethylgon-5(10)-en-3,17-dion (Δ5(10)-levodion).

Tạp chất O:13-ethyl-17-hydroxy-5a-methoxy-18,19-dinor-17α-pregn-20-yn-3-on (4,5-dihydro-5a-methoxylevonorgestrel).

Tạp chất P: 13-ethyl-17-hydroxy-18,19-dinor-17α-pregn-5-en-20-yn-3-on (Δ5-levonorgestrel).

Tạp chất Q: 13-ethyl-3-methoxygona-2,5(10)-dien-17β-ol.

Tạp chất R: 13-ethyl-3-methoxygona-2,5(10)-dien-17-on.

Tạp chất S: 13-ethyl-3-methoxy-18,19-dinor-17α-pregna-3,5-dien-20-yn-17-ol.

Tạp chất T: 13-ethyl-3-methoxy-18,19-dinor-17α-pregna-2,5(10)-dien-20-yn-17-ol.

Tạp chất U: 17-hydroxy-19-nor-17α-pregn4-en-20-yn-3-on (norethisteron).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 45 ml tetrahydrofuran (TT), thêm 10 ml dung dịch bạc nitrat 10% (TT). Sau 1 min, chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ), xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Song song làm mẫu trắng.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 31,25 mg C21H28O2.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Progestogen.

Chế phẩm

Viên nén.

LEVOTHYROXIN NATRI

Levothyroxinum natricum

C15H10I4NNaO4.xH2O (với x khoảng bằng 5) P.t.l: 799,0 (dạng khan)

Levothyroxin natri là natri (2S)-2-amino-3-[4-(4-hydroxy-3,5-diiodophenoxy)-3,5-diiodophenyl]propanoat, chế phẩm thường chứa lượng nước thay đổi, phải chứa từ 97,0 % đến 102,0 % C15H10I4NNaO4tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh gần như trắng hoặc vàng nâu nhạt, mịn, khó hút ẩm.

Rất khó tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 %, tan được trong các dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của levothyroxin natri chuẩn.

B. Thêm 2 ml dung dịch acid sulfuric 10 % (TT) vào 200 mg chế phẩm. Đun nóng trên cách thủy rồi sau đó đốt cẩn thận trên ngọn lửa, tăng dần nhiệt độ cho tới khoảng 600 o± 50 oC. Tiếp tục nung cho tới khi hầu như không còn các tiểu phân màu đen. Hòa tan cắn trong 2 ml nước. Dung dịch thu được phải cho phản ứng (A) của natri (Phụ lục 8.1).

Màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong 23 ml hỗn hợp dung môi dung dịch acid hydrocloric 1 M – ethanol 96 % (1 : 4) đang sôi nhẹ. Để nguội và pha loãng thành 25,0 ml bằng cùng hỗn hợp dung môi. Dung dịch S mới pha không được có màu đậm hơn màu mẫu VN3 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Góc quay cực riêng

Từ +16o đến +20o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S mới pha để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Thực hiện trong điều kiện tránh ánh sáng.

Pha động A: Hòa tan 1,97 acid phosphoric (TT) trong nước và pha loãng thành 2 L với cùng dung môi.

Pha động B: Hòa tan 1,97 g acid phosphoric (TT) trong acetonitril (TT1) và pha loãng thành 2 L với cùng dung môi.

Hỗn hợp dung môi: Pha động – ethanol 96 % (1 : 2).

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong hn hợp dung môi và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 25,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 2,5 mg levothyroxin natri chuẩn và 2,5 mg liothyronin natri chuẩn (tạp chất A) trong hỗn hợp dung một và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng hn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 25,0 mg levothyroxin natri chuẩn trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 50,0 ml vơi cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 25,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 2,0 mg levothyroxin chuẩn dùng để định tính pic (chứa tạp chất F và G) trong 10,0 ml hỗn hợp dung môi và siêu âm trong 10 min.

Điều kiện sc ký.

Cột kích thước (15 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (3 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 225 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 25 µl dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1), (2), (4).

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  10

70

30

10  40

70 → 20

30 → 80

40  50

20

80

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo levothyroxin chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của tạp chất F và G.

Thời gian lưu tương đối so với levothyroxin (thời gian lưu khoảng 11 min): Tạp chất A khoảng 0,5; tạp chất F khoảng 2,0; tạp chất G khong 2,4.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất A với pic của levothyroxin ít nhất là 5,0.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn diện tích pic tương ứng trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (1,0 %).

Tạp chất F: Diện tích pic tạp chất F không được lớn hơn 5 lần diện tích pic levothyroxin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Tạp chất G: Diện tích pic tạp chất G không được lớn hơn 3 lần diện tích pic levothyroxin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,3 %).

Các tạp chất khác: Với mi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 2 lần diện tích pic levothyroxin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được quá 2,0 %.

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic levothyroxin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: (2S)-2-amino-3-[4-(4-hydroxy-3-iodophenoxy)-3,5-diiodophenyl]propanoic (liothyronin).

Tap chất B: Acid (2S)-2-amino-3-[4-(3-cloro-4-hydroxy-5-iodophenoxy)-3,5-diiodophenyl]propanoic.

Tạp chất C: Acid [4-(4-hydroxy-3-iodophenoxy)-3,5-diiodophenyl]acetic (triiodothyroacetic).

Tạp chất D: Acid [4-(4-hydroxy-3,5-diiodophenoxy)-3,5-diiodophenyl]acetic (tetraiodothyroacetic).

Tạp chất E: Acid (2S)-2-amino-3-[4-(4-hydroxyphenoxy)-3,5-diiodophenyl]propanoic (diiodothyronin).

Tạp chất F: Acid (2S)-2-amino-3-[4-[4-(4-hydroxy-3,5-diiodophenoxy)-3,5-diiodophenoxy]-3,5-diiodophenyl] propanoic.

Tạp chất G: Chưa biết cấu trúc.

Tạp chất H: Acid 4-(4-hydroxy-3,5-diiodophenoxy)-3,5-diiodobenzoic.

Tạp chất J: Acid (2S)-2-amino-3-[4-(4-hydroxy-3-iodophenoxy)-3-iodophenyl]propanoic.

Tạp chất K: Acid (2S)-2-amino-3-[4-(4-hydroxy-3,5-diiodophenoxy)-3-iodophenyl]propanoic.

Nước

Từ 6,0 % đến 12,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,100 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (3).

Tính hàm lượng của C15H10I4NNaO4 trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (3) và hàm lượng của C15H10I4NNaO4 trong levothyroxin natri chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ 2 ođến 8 oC.

Loại thuốc

Hormon tuyến giáp.

Chế phẩm

Viên nén.

LIDOCAIN HYDROCLORID

Lidocaini hydrochloridum

C14H22N2O.HCl.H2O P.t.l: 288,8

Lidocain hydroclorid là 2-(diethylamino)-N-(2,6-dimethylphenyl)acetamid hydroclorid monohydrat, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C14H22N2O.HCl, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Rất dễ tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của lidocain hydroclorid chuẩn.

B. Điểm chảy từ 74 oC đến 79 o(Phụ lục 6.7), xác định trên chế phẩm chưa được sấy khô trước.

C. Lấy khoảng mg chế phẩm, thêm 0,5 ml acid nitric bốc khói (TT). Bốc hơi đến khô trên cách thủy, để nguội. Hòa tan cắn trong ml aceton (TT), thêm 1 ml dung dịch kali hydroxyd 0,1 M trong ethanol (TT), dung dịch có màu xanh lục.

D. Chế phẩm phải cho phản ứng (A) của clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Pha loãng 1,0 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước không có carbon dioxyd (TT).

pH của dung dịch thu được phải từ 4,0 đến 5,5 (Phụ lục 6.2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril dùng cho sắc ký – dung dịch đệm pH 8,0 (30 : 70).

Dung dịch đệm pH 8,0: Dung dịch kali dihydrophosphat 0,485 % (TT) được điều chỉnh đến pH 8,0 bằng dung dịch natri hydroxyd 10 M (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 50,0 mg 2,6-dimethylanilin (TT) (tạp chất A) trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thanh 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg 2-cloro-N-(2,6-dimethylphenyl)acetamid (TT) (tạp chất H) trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (4): Trộn đều 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1), 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2) và 1,0 ml dung dịch đối chiếu (3) và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 3,9 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped polar-embedded octadecylsilyl amorphous organosilica polymer (5 µm).

Nhiệt độ cột: 30 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 230 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3,5 lần thời gian lưu của lidocain.

Thời gian lưu tương đối so với lidocain (thời gian lưu khoảng 17 min): Tạp chất H khoảng 0,37; tạp chất A khoảng 0,40.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4), độ phân giải giữa pic của tạp chất với pic của tạp chất A ít nhất là 1,5.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn diện tích pic tương ứng trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,01 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic lidocain trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic lidocain trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,5 %).

Bỏ qua nhng pic có diện tích nh hơn 0,5 lần diện tích pic lidocain trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 2,6-dimethylanilin.

Tạp chất B: 2-(diethylazinoyl)-N-(2,6-dimethylphenyl)acetamid (lidocain N2-oxyd).

Tạp chất C: N-(2,6-dimethylphenyl)acetamid.

Tạp chất D: N-(2,6-dimethylphenyl)-2-(ethylamino)acetamid.

Tạp chất E: 2-2’-(azanediyl)bis[N-(2,6-dimethylphenyl)acetamid).

Tạp chất F: 2-(diethylamino)-N-(2,3-dimethylphenyl)acetamid.

Tạp chất G: N-(2,6-dimethylphenyl)-2-[(1-methylethyl)amino]acetamid.

Tạp chất H: 2-cloro-N-(2,6-dimethylphenyl)acetamid.

Tạp chất I: 2-(diethylamino)-N-(2,4-dimethylphenyl)acetamid.

Tạp chất J: 2-(diethylamino)-N-(2,5-dimethylphenyl)acetamid.

Tạp chất K: N-(2,6-dimethylphenyl)-2-(ethylmethylamino)acetamid.

Kim loại nặng

Không được quá 5 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước vừa đ 25 ml, lọc lần đầu (màng lọc phụ ở trên). 10 ml dịch lọc đáp ứng yêu cầu theo phương pháp 5. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mu đối chiếu.

Nước

Từ 5,5 % đến 7,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,250 g chế phẩm.

Trosulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,220 g chế phẩm trong 50 ml ethanol 96 % (TT), thêm 5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Đọc th tích dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tiêu thụ giữa 2 điểm uốn.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 27,08 mg C14H22N2O.HCl.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc gây tê tại chỗ, thuốc chống loạn nhịp tim.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, gel.

LINCOMYCIN HYDROCLORID

Lincomycini hydrochloridum

Lincomycin hydroclorid là hỗn hợp kháng sinh có thành phần chủ yếu là methyl 6,8-dideoxy-6-[[[(2S,4R)-1-methyl-4-propylpyrolidin-2-yl]car-bonyl]amino]-1-thio-D-erythro-α-D-galacto-octopyranosid hydroclorid, thu được từ nuôi cấy chng Streptomyces lincolnensis var. lincolnensis hoặc được điều chế bằng các phương pháp khác. Tổng hàm lượng của lincomycin hydroclorid và lincomycin B hydroclorid phải từ 96,0 % đến 102,0 %, tính theo chế phẩm khan. Hàm lượng của lincomycon B hydroclorid không được quá 5,0 %, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng. Rất tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 %, rất khó tan trong aceton.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại của chế phẩm phải phù hợp với ph hấp thụ hồng ngoại của lincomycin hydroclorid chuẩn (Phụ lục 4.2).

B. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi, dung dịch thu được phải cho phản ứng (A) của clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu của dung dịch màu mẫu V(Phụ lục 9.3; phương pháp 2).

pH

Từ 3,5 đến 5,5 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để đo.

Góc quay cực riêng

Phải từ +135o đến +150o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 1,000 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Methanol – acetonitril (TT1) – dung dịch đệm pH 6,1 (8 : 17 : 75).

Dung dịch đệm pH 6,1: Hòa tan 34 g acid phosphoric (TT) trong 900 ml nước dùng cho sắc ký (TT), điều chỉnh đến pH 6,1 bằng amoniac (TT) và pha loãng thành 1000 ml bằng nước dùng cho sắc ký (TT).

Dung dịch thử. Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 25,0 mg lincomycin hydroclorid chuẩn trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg lincomycin hydroclorid chuẩn dùng kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa tạp chất A, B và C) trong 2 ml pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 2,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (3) thành 20,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped base-deactivated octylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Nhit độ cột: 50 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (2), (3) và (4).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 5,5 lần thời gian lưu của lincomycin.

Thời gian lưu tương đối so với lincomycin (thời gian lưu khoảng 10 min): Tạp chất C khoảng 0,4; lincomycin B khoảng 0,5; tạp chất A khoảng 0,7; tạp chất B khoảng 1,2 và 1,3.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của lincomycin và pic thứ nhất của tạp chất B ít nhất là 1,8.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,5 %).

Tổng diện tích các pic của tạp chất B không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,5 %).

Tạp chất C: Diện tích pic tạp chất không được lớn hơn lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,2 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (2,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Methyl 6,8-dideoxy-6-[[[(2R,4R)-1-methyl-4-propylpyrrolidin-2-yl]carbonyI]amino]-1-thio-D-erythroa-D-galacto-octopyranosid (α-amid epimer).

Tạp chất B: Methyl 6,8-dideoxy-6-[[[(2S,4EZ)-1-methyl-4-propylidenpyrrolidin-2-yl]carbonyl]amino]-1-thio-D-erythro- α-D-galacto-octopyranosid (propyliden analog).

Tạp chất C: Methyl 6,8-dideoxy-6-[[[(2S,4R)-4-propylpyrrolidin-2-yl]carbonyl]amino]-1-thio-D-eryihro– α-D-galacto-octopyranosid (N-desmethyl lincomycin).

Tạp chất D: Methyl 6,8-dideoxy-6-[[[(2S,4R)-1-methyl-4-propylpyrrolidin-2-yl]carbonyl]amino]-1-thio-L-threo– α-D-galacto-octopyranosid (7-epi-lincomycin).

Tạp chất E: Acid (2S,4R)-1-methyl-4-propylpyrrolidin-2-carboxylic (acid 4-propyl hygric).

Tạp chất F: Methyl 6-amino-6,8-dideoxy-1-thio-D-erythro– α-D-galacto-octopyranosid (methyl-1-thiolincosaminid).

Kim loại nặng

Không được quá 5 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 2,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 1,0 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Từ 3,1 % đến 4,6 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,500 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Nội độc tố vi khuẩn

Phải ít hơn 0,50 EU/mg (Phụ lục 13.2), nếu chế phẩm được dùng để pha chế thuốc tiêm mà không áp dụng các biện pháp thích hợp để loại bỏ nội độc tố vi khuẩn.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1), (3).

Tính hàm lượng của C18H35ClN2O6S và C17H33ClN2O6S trong chế phẩm dựa vào diện tích pic của lincomycin và lincomycin B thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, diện tích pic lincomycin trong dung dịch đối chiếu (1) khi tính hàm lượng của limcomycin và diện tích pic lincomycin trong dung dịch đối chiếu (3) khi tính hàm lượng của limcomycin B; hàm lượng lincomycin trong lincomycin hydroclorid chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín và nhiệt độ không quá 30 oC. Nếu chế phẩm là vô khuẩn, bảo quản trong bao bì vô khuẩn, đảm bảo và kín.

Nhãn

Phải ghi rõ nếu chế phẩm không có nội độc tố vi khuẩn hay vô khuẩn.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Thuốc nang, thuốc tiêm.

LOPERAMID HYDROCLORID

Loperamidi hydrochloridum

C29H33ClN2O2.HCl

P.t.l: 513,5

Loperamid hydroclorid là 4-[4-(4-cIorophenyl)-4-hydroxypiperidin-1-yl]-N,N-dimethyl-2,2-diphenyl butanamid hydroclorid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C29H33ClN2O2.HCl, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng, đa hình. Khó tan trong nước, dễ tan trong methanol và ethanol 96 %.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của loperamid hydroclorid chuẩn.

Nếu phổ đo được của chế phẩm và chuẩn khác nhau thì hòa tan riêng biệt chế phẩm và chất chuẩn trong một lượng tối thiểu methylen clorid (TT), bốc hơi các dung dịch tới khô, ghi phổ mới của các cắn thu được.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Dung dịch tetrabutylamoni hydrosulfat 1,7 %.

Pha động B: Acetonitril (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10,0 mg loperamid hydroclorid chuẩn để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống trong methanol (TT) và pha loãng thành 1,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 20,0 ml bằng methanol (TT). Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 25,0 ml bằng methanol (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh base-deactivated octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (3 µm).

Nhiệt độ cột: 35 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  15

90 → 30

10 → 70

15  17

30

70

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1):

Tỷ số đỉnh – hõm (Hp/Hv) ít nhất là 1,5; trong đó Hp là chiều cao đỉnh pic tạp chất G so với đường nền và Hv là chiều cao của đáy hõm phân tách pic tạp chất G và pic tạp chất H so với đường nền.

T s đỉnh – hõm (Hp/Hv) ít nhất là 1,5; trong đó Hp là chiều cao đnh pic tạp chất E so với đường nền và Hv là chiều cao của đáy hõm phân tách pic tạp chất E và pic tạp chất so với đường nền.

Sắc ký đồ thu được phải phù hợp với sắc ký đồ cung cấp kèm theo loperamid hydroclorid chuẩn để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng nhân diện tích pic của tạp chất A với 1,3; tạp chất D với 1,7.

Tạp chất A, B, C, D, E, F, G, H: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,3 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,25 ln diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 4-[4-(4’-clorobiphenyl-4-yl)-4-hydroxypiperidin-1-yl]-N,N-dimethyl-2,2-diphenylbutanamid.

Tạp chất B: 4-(4-clorophenyl)-1,1-bis[4-(dimethylamino)-4-oxo-3,3-diphenylbutyl]-4-hydroxypiperidinium.

Tạp chất C: 4-(4-clorophenyl)piperidin-4-ol.

Tạp chất D: 4-(4-hydroxy-4-phenylpiperidin-1-yl)-N,N-dimethyl-2,2-diphenyibutanamid.

Tạp chất E: 4-(4-clorophenyl)-1-[4-[4-(4-clorophenyl)-4-hydroxypiperidin-1-yl]-2,2-diphenylbutanoyl]piperidin-4-ol.

Tp chất F: 4-[trans-4-(4-clorophenyl)-4-hydroxy-1-oxidopiperidin-1-yl]-N,N-dimethyl-2,2-diphenylbutanamid (loperamid oxid).

Tạp chất G: 4-[cis-4-(4-clorophenyl)-4-hydroxy-1-oxidopiperidin-1-yl]-N,N-dimethyl-2,2-diphenylbutanamid.

Tạp chất H: 4-[4-(4-clorophenyl)-3,6-dihydropyridin-1(2H)-yl]-N,N-dimethyl-2,2-diphenylbutanamid.

Mất khi lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC, 4 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,400 g chế phẩm trong 50 ml ethanol 96 % (TT), thêm 5,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Đọc thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) thêm vào giữa hai điểm uốn.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 51,35 mg C29H34Cl2N2O2.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Chống ỉa chảy.

Chế phẩm

Thuốc nang, viên.

CÁC MACROGOL

Macrogola

Hỗn hợp các polymer có công thức chung H-(OCH2-CH2)n-OH trong đó n là số lượng trung bình các nhóm oxyethylen. Các macrogol được phân loại theo phân tử lượng trung bình. Trong chế phẩm có thể có chứa cht bảo quản.

Tính chất

Loại

Hình thức Độ tan

300

400

600

Cht lng hút ẩm, trong suốt, nhớt, không màu hoặc gần như không màu. Trộn lẫn với nước, rất dễ tan trong aceton, ethanol 96 %, methylen clorid, thực tế không tan trong dầu béo, dầu khoáng.

1000

Chất rắn dạng sáp hoặc giống như parafin, hút ẩm, trng hay gần như trắng. Rất dễ tan trong nước, dễ tan trong methylen clorid, ethanol 96 % thực tế không tan trong dầu béo, dầu khoáng.

1500

Chất rn dạng sáp hoặc giống như parafin, trắng hay gn như trắng. Rt dễ tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %, methylen clorid, thực tế không tan trong dầu béo, dầu khoáng.

3000

3350

Chất rắn dạng sáp hoặc ging như parafin, trắng hay gn như trắng. Rất dễ tan trong nước, methylen clorid, hơi tan trong ethanol 96 %, thực tế không tan trong dầu béo, dầu khoáng.

4000

6000

8000

Chất rắn dạng sáp hoặc giống như parafin, trắng hay gn như trắng. Rt dễ tan trong nước, methylen cloridthực tế không tan trong ethanol 96 %, dầu béo, dầu khoáng.

20 000

35 000

Chất rắn dạng sáp hoặc giống như parafin, trắng hay gần như trắng. Rất dễ tan trong nước, tan trong methylen clorid, thực tế không tan trong ethanol 96 %, dầu béo, dầu khoáng.

Định tính

A. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Độ nhớt (Phụ lục 6.3).

B. Thêm 0,5 ml acid sulfuric (TT) vào ng nghiệm có chứa 1 g chế phẩm. Đậy ống nghiệm bằng nút có gắn ống dẫn khí, đun nóng cho đến khi có khói trắng tạo thành. Dn khói vào 1 ml dung dịch thủy ngân clorid (TT). Xuất hiện tủa kết tinh màu trắng.

C. Thêm 0,1 kali thiocyanat (TT) và 0,1 cobalt nitrat (TT) vào 0,1 g chế phẩm, dùng đũa thủy tinh trộn đều. Thêm 5 ml methylen clorid (TT) và lắc. Pha lỏng trở nên màu xanh.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 12,5 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50 ml bằng nước. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không được đậm màu hơn màu mẫu VN6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 50 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và thêm 0,15 ml dung dịch xanh bromothymol (TT), dung dịch có màu vàng hay xanh lá. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) được dùng để làm chuyn màu chỉ thị sang xanh dương không quá 0,1 ml.

Độ nhớt (Phụ lục 6.3)

Độ nhớt được tính dựa trên tỷ trọng theo bảng dưới đây:

Loại macrogol

Độ nhớt động học

(mm2.s1)

Độ nhớt động lực học

(mPa∙s)

Tỷ trọng*

(g/ml)

300

71 – 94

80  105

1,120

400

94  116

105  130

1,120

600

13,9  18,5

15  20

1,080

1000

20,4 – 27,7

22  30

1,080

1500

31 – 46

34  50

1,080

3000

69  93

75  100

1,080

3350

76  110

83  120

1,080

4000

102  158

110  170

1,080

6000

185  250

200 – 270

1,080

8000

240 – 472

260  510

1,080

20 000

2500 – 3200

2700 – 3500

1,080

35 000

10 000 – 13 000

11 000  14 000

1,080

Tỷ trọng của các macrogol 300 và 400 xác định trực tiếp trên chế phẩm. Với các macrogol khác: tỷ trọng của dung dịch chế phẩm 50 % (kl/kl).

Với các macrogol có khối lượng phân tử trung bình lớn hơn 400 xác định độ nhớt trên dung dịch chế phẩm 50 % (kl/kl).

Nhiệt độ đông đặc (Phụ lục 6.6)

Loại macrogol

Nhiệt độ đông đặc (oC)

600

15 – 25

1000

35 – 40

1500

42 – 48

3000

50 – 56

3350

53 – 57

4000

53 – 59

6000

55 – 61

8000

55 – 62

20 000

Tối thiểu 57

35 000

Tối thiểu 57

Chỉ số hydroxyl

Cho m (g) chế phẩm (ghi ở bảng dưới) vào bình nón khô có gắn ng sinh hàn hồi lưu. Thêm 25,0 ml dung dịch anhydrid phtalic (TT), lắc nhẹ để hòa tan, sau đó đun hồi lưu trong 60 min. Đ nguội. Rửa sinh hàn bằng 25 ml pyridin (TT), và 25 ml nước cất. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 1 M (CĐ), chỉ thị là 1,5 ml dung dịch phenolphtalein (TT) đến khi xuất hiện màu hồng (n1 ml). Tiến hành song song mẫu trắng (n2 ml). Chỉ số hydroxyl của chế phẩm được tính bằng công thức:

56,1 x (n2  n1) / m

Loại macrogol

Chỉ số hydroxyl

m (g)

300

340 – 394

1,5

400

264 – 300

1,9

600

178  197

3,5

1000

107  118

5,0

1500

70  80

7,0

3000

34  42

12,0

3350

30  38

12,0

4000

25  32

14,0

6000

16  22

18,0

8000

12  16

24,0

20 000

35 000

Với các macrogol có khối lượng phân tử trên 1000, nếu lượng nước nhiều hơn 0,5 % thì phải sấy chế phẩm ở 100 ođến 105 otrong 2 h và xác định chỉ số hydroxyl trên chế phẩm đã làm khô

Chất kh

Hòa tan 1 g chế phẩm trong 1 ml dung dịch resorcinol 1 %, làm ấm nhẹ nếu cần. Thêm 2 ml acid hydrocloric (TT). Sau 5 min, dung dịch không được đậm màu hơn màu mẫu Đ3 (Phụ lục 9.3, phương pháp 1).

Formaldehyd

Không được quá 30 phần triệu.

Dung dịch thử: Thêm 0,25 ml dung dịch muối natri của acid cromotropic (TT) vào 1,00 g chế phẩm. Làm lạnh trong nước đá và thêm 5 ml acid sulfuric (TT). Để yên 15 min, thêm nước từ từ vừa đ 10 ml.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 0,860 g dung dịch formaldehyd (TT) thành 100 ml bằng nước. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100 ml bằng nước. Trong bình định mức 10 ml, trộn 1,00 ml dung dịch này với 0,25 ml dung dịch muối natri của acid cromotropic (TT), làm lạnh trong nước đá và thêm 5 ml acid sulfuric (TT). Để yên 15 min và thêm nước từ từ vừa đủ 10 ml.

Mu trắng: Trong bình định mức 10 ml trộn 1 ml nước với 0,25 ml dung dịch muối natri của acid cromotropic (TT) làm lạnh trong nước đá và thêm 5,0 ml acid sulfuric (TT). Thêm nước từ từ vừa đủ 10 ml.

Đo độ hấp thụ của dung dịch thử ở bước sóng 567 nm. Độ hấp thụ này không được lớn hơn độ hấp thụ của dung dịch đối chiếu.

Việc dùng các macrogol có lượng formaldehyd cao có thể gây ra tác dụng phụ nên nhà quản lý có thể qui định không vượt quá 15 phần triệu.

Ethylen glycol và diethylen glycol

Ch tiến hành với các macrogol có khối lượng phân tử dưới 1000.

Không được quá 0,4 %, tính trên tng lượng ethylen glycol và diethylen glycol.

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thử: Hòa tan 5,00 g chế phẩm trong aceton (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 0,10 g ethylen glycol (TT) và 0,50 g diethylen glycol (TT) trong aceton (TT), pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Lấy 1,0 ml dung dịch pha loãng thành 10,0 ml bằng aceton (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột thủy tinh (1,8 m x 2 mm) được nhồi diatomit được silan hóa dùng cho sắc ký khí và được tẩm 5 % kl/kl macrogol 20 000 (TT).

Khí mang: Nitrogen dùng cho sắc ký.

Tốc độ dòng: 30 ml/min.

Nhiệt độ: Cột: Cân bằng cột, nếu cần, ở 200 otrong 15 h; Điều chỉnh nhiệt độ ban đầu của cột để thời gian lưu của diethylen glycol là 14 min đến 16 min; sau đó tăng nhiệt độ cột lên khoảng 30 ovới tốc độ 2 oC/min nhưng không vượt quá 170 oC. Buồng tiêm và detector: 250 oC.

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm : 2 µl

Tiến hành 5 lần tiêm mẫu để kiểm tra độ lặp lại.

Ethylen oxyd và dioxan

Không được quá 1 phần triệu ethylen oxyd và không được quá 10 phần triệu dioxan (Phụ lục 10.15).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi. Lấy 12 ml dung dịch thu được và tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 2 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Không được quá 2,0 % với các macrogol có khối lượng phân tử không lớn hơn 1000 và không được quá 1,0 % với các macrogol có khối lượng phân tử lớn hơn 1000.

Dùng 2,00 g chế phẩm (Phụ lục 10.3).

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Bảo quản

Trong bình kín, tránh ánh sáng.

Nhãn

Ghi rõ loại macrogol, nồng độ chất bảo quản, lượng formaldehyd.

Loại thuốc

Tá dược.

MAGNESI CARBONAT NẶNG

Magnesii subcarbonas ponderosus

Magnesi carbonat nặng là magnesi carbonat hydrat base, phải chứa từ 40,0 % đến 45,0 % MgO.

Tính chất

Bột trắng. Thực tế không tan trong nước, tan trong acid loãng đồng thời sủi bọt mạnh.

Định tính

A. Chế phẩm có khối lượng riêng thô (Phụ lục 6.13) không nhỏ hơn 0,25 g/ml.

B. Chế phẩm phải cho phản ứng của carbonat (Phụ lục 8.1).

C. Hòa tan khoảng 15 mg chế phẩm trong 2 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT) và trung hòa bằng dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT). Dung dịch thu được phải cho phản ứng của ion magnesi (Phụ lục 8.1).

Màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong dung dịch acid acetic 2 M (TT), khi hết sủi bọt đun sôi 2 min, để nguội và pha loãng thành 100 ml bằng dung dịch acid acetic 2 M (TT). Lọc qua phễu sứ có lỗ xốp thích hợp đã nung đến khối lượng không đi ở 600 ovà xác định bì trước để được dung dịch trongCắn để thử chất không tan trong acid acetic.

Dung dịch S không được có màu đậm hơn màu mẫu N4 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Chất tan trong nước

Không được quá 1,0 %.

Trộn 2,00 g chế phẩm với 100 ml nước, đun sôi 5 min, lọc khi còn nóng qua phễu thủy tinh xốp (số độ xốp 40) để nguội, pha loãng dịch lọc với nước thành 100 ml. Bốc hơi 50 ml dịch lọc đến khô, cắn thu được sấy ở 100 ođến 105 ođến khối lượng không đổi. Lượng cắn còn lại không được quá 10 mg.

Cht không tan trong acid acetic

Không được quá 0,05 %.

Cthu được trong quá trình chuẩn bị dung dịch S, sau khi rửa, sấy và nung ở 600 ođến khi lượng không đổi không được quá 2,5 mg.

Clorid

Không được quá 0,07 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 1,5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,6 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 0,5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Arsen

Không được quá 2 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Lấy 10 ml dung dịch S ri tiến hành thử theo phương pháp A.

Calci

Không được quá 0,75% (Phụ lục 9.4.3).

Pha loãng 2,6 ml dung dịch S thành 150 ml bằng nước. Lấy 15 ml dung dịch thu được để thử.

Sắt

Không được quá 400 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 3 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT), pha loãng thành 10 ml bằng nước. Pha loãng 2,5 ml dung dịch thu được thành 10 ml bằng nước để tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Thêm 15 ml dung dịch acid hydrocloric 25 % (TT) vào 20 ml dung dịch S và lắc với 25 ml methyl isobutyl keton (TT) trong 2 min. Để tách lớp, lấy lớp nước bốc hơi đến khô trên cách thủy. Hòa tan cắn trong 1 ml dung dịch acid acetic 5 M (TT) và thêm nước vừa đ 20 ml. Ly 12 ml dung dịch thu được để thử theo phương pháp 1.

Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Định lượng

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 20 ml nước và 2 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) theo Phương pháp chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5).

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 4,030 mg MgO.

Bảo quản

Trong lọ nút kín.

Loại thuốc

Kháng acid, nhuận tràng.

MAGNESI CARBONAT NHẸ

Magnesii subcarbonas levis

Magnesi carbonat nhẹ là magnesi carbonat hydrat base phải chứa từ 40,0 % đến 45,0 % MgO.

Tính chất

Bột trắng. Thực tế không tan trong nước, tan trong acid loãng đồng thời si bọt mạnh.

Định tính

A. Chế phẩm có khi lượng riêng thô (Phụ lục 6.13) không lớn hơn 0,15 g/ml.

B. Chế phẩm phải cho phản ứng của carbonat (Phụ lục 8.1).

C. Hòa tan khoảng 15 mg chế phẩm trong 2 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT) và trung hòa bằng dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT). Dung dịch thu được phải cho phản ứng của ion magnesi (Phụ lục 8.1).

Màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong dung dịch acid acetic 2 M (TT), khi hết sủi bọt đun sôi 2 min, để nguội và pha loãng thành 100 ml bằng dung dịch acid acetic 2 M (TT). Lọc qua phễu sứ có lỗ xốp thích hợp đã nung đến khối lượng không đổi ở 600 ovà xác định bì trước để được dung dịch trongCắn để thử chất không tan trong acid acetic.

Dung dịch S không được có màu đậm hơn màu mẫu N4 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Chất tan trong nước

Không được quá 1,0 %.

Trộn 2,00 g chế phẩm với 100 ml nước, đun sôi 5 min, lọc khi còn nóng qua phễu thủy tinh xốp (s độ xốp 40) để nguội, pha loãng dịch lọc với nước thành 100 ml. Bốc hơi 50 ml dịch lọc đến khô, cắn thu được sấy ở 100 ođến 105 ođến khối lượng không đổi. Lượng cắn còn lại không được quá 10 mg.

Chất không tan trong acid acetic

Không được quá 0,05 %.

Cắn thu được trong quá trình chuẩn bị dung dịch S, sau khi rửa, sấy và nung ở 600 ođến khối lượng không đổi không được quá 2,5 mg.

Clorid

Không được quá 0,07 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 1,5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Arsen

Không được quá 2 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Lấy 10 ml dung dịch S rồi tiến hành thử theo phương pháp A.

Calci

Không được quá 0,75% (Phụ lục 9.4.3).

Pha loãng 2,6 ml dung dịch S thành 150 ml bằng nước. Lấy 15 ml dung dịch thu được để thử.

Sắt

Không được quá 400 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 3 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT), pha loãng thành 10 ml bằng nước. Pha loãng 2,5 ml dung dịch thu được thành 10 ml bằng nước để thử.

Sulfat

Không được quá 0,3 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 1,0 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Thêm 15 ml dung dịch acid hydrocloric 25 % (TT) và20 ml dung dịch S và lắc với 25 ml methyl isobutyl keton (TT) trong 2 min. Đ tách lớp, lấy lớp nước bốc hơi đến khô trên cách thủy. Hòa tan cắn trong 1 ml dung dịch acid acetic 5 M (TT) và thêm nước vừa đ 20 ml. Lấy 12 ml dung dịch thu được để thử theo phương pháp 1.

Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn b mẫu đối chiếu.

Định lượng

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 20 ml nước và 2 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) theo Phương pháp chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5).

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 4,030 mg MgO.

Bảo quản

Trong chai lọ nút kín.

Loại thuốc

Kháng acid, nhuận tràng.

MAGNESI CLORID

Magnesii chloridum

Magnesi clorid hexahydrat

MgCl2.6H2O P.t.l: 203,3

Magnesi clorid hexahydrat phải chứa từ 98,0 % đến 101,0 % MgCl2.6H2O.

Tính chất

Tinh thể không màu, dễ hút m. Rt dễ tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu phép thử Nước.

B. Chế phẩm phải cho phản ứng (A) của ion clorid và cho phản ứng của ion magnesi (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 10,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 0,05 ml dung dịch đỏ phenol (TT) vào 5 ml dung dịch S. Không quá 0,3 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (CĐ) hoặc dung dịch natri hydroxyd 0,01 M (CĐ) được dùng để làm thay đổi màu của chỉ thị.

Bromid

Không được quá 0,05 %.

Pha loãng 2,0 ml dung dịch S thành 10,0 ml bằng nước. Thêm 4,0 mnước, 2,0 ml dung dịch đỏ phenol (TT2) và 1,0 mdung dịch cloramin T 0,02% (TT) vào 1,0 ml dung dịch trên, trộn đều ngay. Sau đúng 2 min, thêm 0,30 mdung dịch natri thiosulfat 0,1 M, trộn đều và pha loãng thành 10,0 mbằng nước. Độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch trên được đo ở bước sóng 590 nm, dùng nước làm mẫu trắng, không được lớn hơn độ hấp thụ của dung dịch đối chiếu, được chuẩn bị trong cùng thời gian và cùng một phương pháp, dùng 5,0 ml dung dịch kali bromid 0,0003 %.

Sulfat

Không được quá 0,01 % (Phụ lục 9.4.14).

Lấy 15 ml dung dịch S và tiến hành thử.

Arsen

Không được quá 2 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Ly 0,5 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp A.

Calci

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.4.3).

Pha loãng 1,0 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Sắt

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Lấy 10 ml dung dịch S và tiến hành thử.

Nhôm

Nếu chế phẩm được dự định dùng để sản xuất dung dịch thẩm tách màng bụng, dung dịch thẩm tách máu hoặc dung dịch lọc máu thì phải đáp ứng yêu cầu thử giới hạn nhôm.

Không được quá 1 phần triệu (Phụ lục 9.4.9).

Dung dịch thử: Hòa tan 4 g chế phẩm trong 100 ml nước và thêm 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hỗn hợp gồm 2,0 ml dung dịch nhôm mẫu 2 phần triệu (TT), 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT) và 98 ml nước.

Dung dịch mẫu trắng: Hỗn hợp gồm 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT) và 100 ml nước.

Kali

Nếu chế phẩm được dự định dùng để sản xuất thuốc tiêm thì phi đáp ứng yêu cầu thử giới hạn kali.

Không được quá 0,05 %.

Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên t (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Hòa tan 1,00 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 100,0 ml bằng cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan trong nước 1,144 g kali clorid (TT) đã được sấy khô trước ở 100 ođến 105 otrong 3 h và pha loãng thành 1000,0 ml bằng cùng dung môi (600 µg K/ml).

Pha loãng theo yêu cầu.

Đo cường độ phát xạ của các dung dịch ở bước sóng 766,5 nm.

Nước

Từ 51,0 % đến 55,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 50,0 mg chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong 50 ml nước. Chuẩn độ bằng dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) theo Phương pháp chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5).

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 20,33 mg MgCl2.6H2O.

Bảo quản

Trong lọ kín.

Nhãn

Trên nhãn phải ghi rõ mục đích sử dụng của chế phẩm dùng trong sản xuất dung dịch thẩm tách màng bụng, dung dịch thẩm tách máu, dung dịch lọc máu hoặc dùng trong sản xuất thuốc tiêm.

Loại thuốc

Dùng để điều trị tình trạng thiếu chất điện giải và trong các dung dịch thẩm tách.

MAGNESI HYDROXYD

Magnesii hydroxydum

Mg(OH)2 P.t.l: 58,32

Magnesi hydroxyd phải chứa từ 95,0 % đến 100,5 % Mg(OH)2.

Tính chất

Bột vô định hình, mịn và trắng.

Thực tế không tan trong nước, tan trong các acid loãng.

Định tính

A. Hòa tan khoảng 15 mg chế phẩm trong 2 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT) và trung hòa dung dịch bằng dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT). Dung dịch này phải cho phản ứng của ion magnesi (Phụ lục 8.1).

B. Chế phẩm phải đạt yêu cầu của phép thử Mất khối lượng do nung.

Màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 50 ml acid acetic (TT) và 50 ml nước, chỉ được si bọt nhẹ. Đun sôi 2 min, để nguội và pha loãng thành 100 ml bằng dung dịch acid acetic 2 M (TT). Lọc (nếu cần) qua phễu lọc sứ hay silica có đường kính lỗ thích hợp đã được nung và xác định bì trước, để được dung dịch trong.

Dung dịch S không được có màu đậm hơn màu mẫu N3 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Chất tan trong nước

Không được quá 2,0 %.

Trộn 2,00 g chế phẩm với 100 ml nước và đun sôi 5 min. Lọc nóng qua phễu thủy tinh xốp (số độ xốp là 40), để nguội và pha loãng thành 100 ml bằng nước. Bốc hơi 50 ml dung dịch này đến khô và sấy ở 100 ođến 105 ođến khối lượng không đổi. Lượng cắn không được quá 20 mg.

Chất không tan trong acid acetic

Không được quá 0,1 %.

Lượng cắn còn lại trong quá trình chuẩn bị dung dịch S đã được rửa, sấy khô và nung ở 600 ođến khối lượng không đổi không được quá 5 mg.

Clorid

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 1 ml dung dịch S thành 15 ml thành nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.4.14)

Pha loãng 0,6 ml dung dịch S thành 15 ml thành nước và tiến hành thử.

Arsen

Không được quá 4 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Lấy 5 ml dung dịch S để thử theo phương pháp A.

Calci

Không được quá 1,5 % (Phụ lục 9.4.3).

Pha loãng 1,3 ml dung dịch S thành 150 ml bằng nước. Lấy 15 ml dung dịch thu được để thử.

Kim loại nặng

Không được quá 30 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong 20 ml dung dịch acid hydrocloric 25 % (TT) và lắc với 25 ml methyl isobutyl keton (TT) 2 min. Đ tách lớp, lấy lớp nước và bc hơi đến khô. Hòa tan cắn trong 30 ml nước.

Lấy 12 ml dung dịch thu được thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 2 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Sắt

Không được quá 0,07 % (Phụ lục 9.4.13).

Hòa tan 0,15 g chế phẩm trong 5 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) và pha loãng thành 10 ml bằng nước. Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 10 ml bằng nước để thử.

Mất khối lượng do nung

Từ 29,0 % đen 32,5 %.

Nung 0,5 g chế phẩm bằng cách nâng nhiệt độ lên từ từ đến 900 ovà nung đến khối lượng không đổi.

Định lượng

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 20 ml nước và 2 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) theo Phương pháp chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5).

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 5,832 mg Mg(OH)2.

Bảo quản

Trong lọ kín.

Loại thuốc

Kháng acid; nhuận tràng.

Chế phẩm

Viên nén, hỗn dịch.

MAGNESI OXYD NẶNG

Magnesii oxydum ponderosum

MgO P.t.l: 40,3

Magnesi oxyd phải chứa từ 98,0 % đến 100,5 % MgO, tính theo chế phẩm đã nung.

Tính chất

Bột trng mịn. Thực tế không tan trong nước, tan trong dung dịch acid loãng và sủi bọt nhẹ.

Định tính

A. Chế phẩm có khối lượng riêng thô (phụ lục 6.13) không nhỏ hơn 0,25 g/ml.

B. Hòa tan khoảng 15 mg chế phẩm trong 2 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT) và trung hòa bằng dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT). Dung dịch phải có phản ứng của ion magnesi (Phụ lục 8.1).

C. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Mất khối lượng do nung.

Màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 30 ml nước và 70 ml acid acetic (TT). Đun sôi 2 min. Làm nguội và pha loãng với dung dịch acid acetic 2 M (TT) thành 100 ml. Lọc qua phễu sứ hoặc phễu silica có độ xốp thích hợp (đã nung và cán bì) để được dung dịch trong.

Dung dịch S không được có màu đậm hơn màu mẫu N3 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Chất tan trong nước

Không được quá 2,0 %.

Trộn 2,00 g chế phẩm với 100 ml nước và đun sôi trong 5 min. Lọc nóng qua phễu thủy tinh xốp (số độ xốp 40), để nguội, thêm nước thành 100 ml. Lấy 50 ml dịch lọc bay hơi đến khô và sấy ở 100 ođến 105 ođến khối lượng không đổi. Cắn thu được không được quá 20 mg.

Chất không tan trong acid acetic

Không được quá 0,1 %.

Cắn thu được sau khi lọc ở phần chuẩn bị dung dịch S được rửa và nung ở 600 ođến khối lượng không đổi, không được quá 5 mg.

Clorid

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 1,0 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 0,3 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Arsen

Không được quá 4 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Lml dung dịch S, tiến hành thử theo phương pháp A.

Calci

Không được quá 1,5 % (Phụ lục 9.4.3).

Pha loãng 1,3 ml dung dịch S thành 150 ml bằng nước. Ly 15 ml dung dịch thu được để thử.

Sắt

Không được quá 0,07 % (Phụ lục 9.4.13).

Hòa tan 0,15 g chế phẩm trong 5 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), pha loãng với nước thành 10 ml. Lấy 1,0 ml dung dịch thu được pha loãng thành 10 ml bằng nước và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 30 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 20 ml dung dịch S cho vào bình gạn, thêm 15 ml dung dịch acid hydrocloric 25 % (TT) và lắc với 25 ml methyl isobutyl keton (TT) trong 2 min. Để tách lớp. Lấy lớp nước bốc hơi đến khô, cắn còn lại hòa tan trong 1 ml acid acetic (TT) và pha loãng thành 30 ml bằng nước. Lấy chính xác 12 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mt khối lượng do nung

Không được quá 8,0 %.

Nung 1,00 g chế phẩm ở 900 ođến khối lượng không đi.

Định lượng

Hòa tan 0,320 g chế phẩm trong 20 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và pha loãng với nước thành 100,0 ml. Lấy 20,0 ml dung dịch này chuẩn độ bằng dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) theo Phương pháp chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5).

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 4,030 mg MgO.

Bảo quản

Trong chai, lọ kín.

Loại thuốc

Kháng acid, nhuận tràng.

MAGNESI OXYD NHẸ

Magnesii oxydum leve

MgO P.t.l: 40,3

Magnesi oxyd phải chứa từ 98,0 % đến 100,5 % MgO, tính theo chế phẩm đã nung.

Tính chất

Bột trắng mịn, vô định hình.

Thực tế không tan trong nước, tan trong dung dịch acid loãng và sủi bọt nhẹ.

Định tính

A. Chế phẩm có khối lượng riêng thô (phụ lục 6.13) không lớn hơn 0,15 g/ml.

B. Hòa tan khoảng 15 mg chế phẩm trong 2 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT) và trung hòa bằng dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT). Dung dịch phải có phản ứng của ion magnesi (Phụ lục 8.1).

C. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Mất khối lượng do nung.

Màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 30 ml nước và 70 ml acid acetic (TT). Đun sôi 2 min. Làm nguội và pha loãng với dung dịch acid acetic 2 M (TT) thành 100 ml. Lọc qua phễu sứ hoặc phễu silica có độ xốp thích hợp (đã nung và cân bì) để được dung dịch trong.

Dung dịch S không được có màu đậm hơn màu mẫu N2 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Chất tan trong nước

Không được quá 2,0 %.

Trộn 2,00 g chế phẩm với 100 ml nước và đun sôi trong 5 min. Lọc nóng qua phễu thủy tinh xốp (số độ xốp 40), để nguội, thêm nước thành 100 ml. Lấy 50 ml dịch lọc bay hơi đến khô và sấy ở 100 ođến 105 ođến khối lượng không đổi. Cắn thu được không được quá 20 mg.

Chất không tan trong acid acetic

Không được quá 0,1 %.

Cắn thu được sau khi lọc ở phần chuẩn bị dung dịch S được rửa và nung ở 600 ođến khối lượng không đổi, không được quá 5 mg.

Sulfat

Không được quá 1,0 % (Phu lục 9.4.14).

Pha loãng 0,3 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Arsen

Không được quá 4 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Lấy ml dung dịch S, tiến hành thử theo phương pháp A.

Calci

Không được quá 1,5 % (Phụ lục 9.4.3).

Pha loãng 1,3 ml dung dịch S thành 150 ml bằng nước. Ly 15 ml dung dịch thu được để thử.

Clorid

Không được quá 0,15 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 0,7 ml dung dịch S thành 15,0 ml bằng nước và tiến hành thử.

Sắt

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.4.13).

Hòa tan 50 mg chế phẩm trong 5 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và pha loãng với nước thành 10 ml. Pha loãng 2 ml dung dịch thu được thành 10 ml bằng nước và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 30 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

L20 ml dung dịch S cho vào bình gạn, thêm 15 ml dung dịch acid hydrocloric 25 % (TT) và lắc với 25 ml methyl isobutyl keton (TT) trong 2 min. Đ tách lớp. Lấy lớp nước bốc hơi đến khô, cn còn lại hòa tan trong 1,5 ml acid acetic (TT) và pha loãng thành 30 ml với nước. Lấy chính xác 12 ml dung dịch này tiến hành thử theo phương pháp 1.

Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do nung

Không được quá 8,0 %.

Nung 1,00 g chế phẩm ở 900 ođến khối lượng không đổi.

Định lượng

Hòa tan 0,320 g chế phẩm trong 20 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và pha loãng với nước thành 100,0 ml. Lấy 20,0 ml dung dịch này chuẩn độ bằng dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) theo Phương pháp chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5).

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 4,030 mg MgO.

Bảo quản

Trong chai, lọ kín.

Loại thuốc

Kháng acid, nhuận tràng.

MAGNESI STEARAT

Magnessii stearas

Magnesi stearat là hỗn hợp các mui của magnesi với các acid béo, có thể chứa những tỷ lệ thay đổi của magnesi palmitat [(C15H31COO)2 Mg; P.t.l: 535,1] và magnesi stearat [(C17H35COO)2 Mg; P.t.l: 591,3], phải chứa từ 4,0 % đến 5,0 % magnesi (Mg), tính theo chế phẩm đã làm khô. Acid béo chứa không ít hơn 40,0 % acid stearic và tổng lượng acid stearic và acid palmitic không ít hơn 90,0 %.

Tính chất

Bột trắng mịn, nhẹ, s nhờn tay. Thực tế không tan trong nước và ethanol.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: C, D.

Nhóm II: A, B, D.

Dung dịch S: Cho 50 ml ether không có peroxid (TT) vào 5,0 g chế phẩm, sau đó thêm 20 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT) và 20 ml nước. Đun nóng dưới ống sinh hàn hồi lưu đến khi hòa tan hoàn toàn. Để nguội, tách riêng lớp nước; Lắc lớp ether 2 lần, mỗi lần với 4 ml nước. Gộp tất cả các lớp nước và rửa với 15 ml ether không có peroxid (TT). Pha loãng lớp nước thành 50 ml bằng nước.

A. Bc hơi lớp ether của quá trình chuẩn bị dung dịch S đến khô và sấy cắn ở 100 ođến 105 oC. Đim đông đặc của cắn không được thp hơn 53 o(Phụ lục 6.6).

B. Lấy 0,200 g cắn thu được từ mục A, hòa tan trong 25 ml dung môi qui định. Chỉ số acid của các acid béo phải từ 195 đến 210 (Phụ lục 7.2).

C. Trong phần Thành phần acid béo, thời gian lưu của các pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng với các pic của dung dịch phân giải.

D. 1 ml dung dịch S phải cho phản ứng định tính của ion magnesi (Phụ lục 8.1).

Giới hạn acid – kiềm

Hòa 1,0 g chế phẩm trong 20 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và đun sôi trong 1 min (vừa đun vừa lắc liên tục), để nguội, lọc. Thêm 0,05 ml dung dịch xanh bromothymol (TT) vào 10 ml dịch lọc. Dung dịch phải chuyn màu khi thêm không quá 0,5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) hoặc dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ).

Clorid

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 0,5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 0,3 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Cadmi

Không được quá 3 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên t (Phụ lục 4.4, phương pháp 2).

Dung dịch thử: Cân 50,0 mg chế phẩm và cho vào dụng cụ phá mẫu bằng polytetrafluoroethylen, thêm 0,5 ml hỗn hợp acid hydrocloric – acid nitric không có chì và cadmi (1 : 5). Phá mẫu ở 170 otrong 5 h. Để nguội, hòa tan cắn bằng nước và pha loãng thành 5,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn: Chuẩn bị các dung dịch chuẩn bằng cách dùng dung dịch cadmi chuẩn 10 phần triệu Cd (TT), và pha loãng khi cần thiết bằng dung dịch acid hydrocloric 1 % (TT).

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 228,8 nm, dùng đèn cathod rỗng cadmi làm nguồn bức xạ và lò graphit.

Chì

Không được quá 10 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 2).

Dung dịch thử: Chuẩn bị dung dịch thử như ở phần thử cadmi.

Dung dịch chuẩn: Chuẩn bị các dung dịch chuẩn bằng cách dùng dung dịch chì chuẩn 10 phần triệu Pb (TT) và pha loãng bằng nước khi cần thiết.

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 283,3 nm, dùng đèn cathod rỗng chì làm nguồn bức xạ và lò graphit. Tùy thuộc thiết bị có thể dùng vạch phát xạ ở 217,0 nm.

Nickel

Không được quá 5 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên t (Phụ lục 4.4, phương pháp 2).

Dung dịch thử: Chuẩn bị dung dịch thử như ở phần thử cadmi.

Dung dịch chuẩn: Chuẩn bị các dung dịch chuẩn bằng cách dùng dung dịch nickel chuẩn 10 phần triệu Ni (TT) và pha loãng bằng nước khi cần thiết.

Đo độ hấp thụ ở bưc sóng 232,0 nm, dùng đèn cathod rỗng nickel làm nguồn bức xạ và lò graphit.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 6,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 oC đến 105 oC).

Độ nhiễm khuẩn

Tổng số vi khuẩn hiếu khí sng lại được không được quá 1000 và tổng số nấm mốc không được quá 100 trong 1 g chế phẩm. Xác định bằng phương pháp đĩa thạch (Phụ lục 13.6).

Chế phẩm không được có E. coli và Salmonella (Phụ lục 13.6).

Định lượng

Magnesi: Cân 0,500 g chế phẩm vào một bình nón dung tích 250 ml, thêm vào 50 ml hỗn hợp đồng thể tích n-butanol (TT) và ethanol (TT), 5 ml amoniac đậm đặc (TT), 3 ml dung dịch đệm amoni clorid pH 10,0 (TT), 30,0 ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) và 15 mg hỗn hợp đen eriocrom T (TT), đun nóng ở 45 ođến 50 ođến khi dung dịch trong và chuẩn độ bng dung dịch kẽm sulfat 0,1 M (CĐ) đến khi màu chuyển từ xanh lam sang tím. Song song làm mẫu trắng.

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 2,431 mg magnesi (Mg).

Thành phần acid béo

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thử: Hòa 0,10 g chế phẩm trong 5 ml dung dịch boron trifluorid trong methanol (TT) vào bình nón có lắp ống sinh hàn hồi lưu. Đun sôi hồi lưu trong 10 min. Thêm 4 ml heptan (TT) qua ống sinh hàn và đun sôi tiếp 10 min. Để nguội, thêm 20 ml dung dịch natri clorid bão hòa (TT). Lắc và để tách lớp. Lấy khoảng 2 ml lớp dung môi hữu cơ và làm khô qua 0,2 g natri sulfat khan (TT). Ly 1,0 ml pha loãng với heptan (TT) thành 10,0 ml.

Dung dịch phân giải: Chuẩn bị như dung dịch thử, dùng 50,0 mg acid palmitic chuẩn và 50,0 mg acid stearic chuẩn thay cho chế phẩm.

Điều kiện sắc ký:

Cột silica nung chảy (30 m x 0,32 mm) được tráng với macrogol 20000 (độ dày lớp phim 0,5 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký, lưu lượng 2,4 ml/min.

Detector ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Nhiệt độ: Duy trì nhiệt độ buồng tiêm ở 220 oC, nhiệt độ của detector ở 260 ovà nhiệt độ của cột theo chương trình sau:

Thời gian

(min)

Nhiệt độ

(oC)

Tốc độ tăng nhiệt độ

(oC/min)

Ghi chú

0  2

70

Đẳng nhiệt

2 – 36

70 → 240

5

Tăng tuyến tính

36 – 41

240

Đẳng nhiệt

Cách tiến hành:

Trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, thời gian lưu tương đối của methyl palmitat so với methyl stearat là 0,88; phép thử chỉ có giá trị khi độ phân giải của methyl palmitat và methyl stearat ít nhất là 5,0.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử. Tính hàm lượng (%) của acid stearic và acid palmitic dựa trên diện tích pic của methyl palmitat và methyl stearat trong dung dịch thử theo phương pháp chuẩn hóa, bỏ qua các pic của dung môi.

Bảo quản

Trong chai, lọ kín.

MAGNESI SULFAT

Magnesii sulfas

MgSO4.7H2O P.t.l: 246,5

Magnesi sulfat phải chứa từ 99,0 % đến 100,5 % MgSO4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hay tinh thể không màu, bóng.

Dễ tan trong nước, rất dễ tan trong nước sôi, thực tế không tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong 10 ml nước. Dung dịch phải cho phản ứng định tính của ion magnesi và ion sulfat (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 0,05 ml dung dịch đỏ phenol (TT) vào 10 ml dung dịch S. Dung dịch phải chuyển màu khi thêm không quá 0,2 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) hoặc dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ).

Clorid

Không được quá 300 phần triệu (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 1,7 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Arsen

Không được quá 2 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Ly 0,5 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp A.

Sắt

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Pha loãng 5 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S và tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mt khối lượng do làm khô

Từ 48,0 % đến 52,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 110 ođến 120 oC; 1 h; sau đó 400 ođến khối lượng không đổi).

Định lượng

Hòa tan 0,450 g chế phẩm trong 100 ml nước và tiến hành chuẩn độ theo Phương pháp chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5).

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 12,04 mg MgSO4.

Bảo quản

Trong chai, lọ kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Nhuận tràng, điều trị thiếu hụt chất điện giải.

MAGNESI TRISILICAT

Magnesii trisilicas

Magnesi trisilicat là magnesi silicat hydrat, có thành phần thay đổi gần đúng với công thức Mg2Si3O8.xH2O, phải chứa không dưới 29,0 % magnesi oxyd [MgO; P.t.l: 40,30] và không dưới 65,0 % silic dioxyd [SiO2; P.t.l: 60,1], cả hai đều tính theo chế phẩm đã nung.

Tính chất

Bột trắng. Thực tế không tan trong nước và ethanol 96 %.

Định tính

Dung dịch S: Thêm vào 2,0 g chế phẩm một hỗn hợp gồm 4 ml acid nitric (TT) và 4 ml nước, rồi đun sôi, vừa đun vừa lắc liên tục. Thêm 12 ml nước, để nguội, lọc hoặc ly tâm đ lấy dung dịch trong và pha loãng dịch lọc này thành 20 ml với nước.

A. 1 ml dung dịch S, sau khi trung hòa với dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT), phải cho phản ứng định tính của ion magnesi (Phụ lục 8.1).

B. Cân 0,25 g chế phẩm vào một chén chì hoặc bạch kim. Thêm vào chén 10 mg natri fluorid (TT) và 0,2 ml acid sulfuric (TT). Dùng dây đồng để trộn đều hỗn hợp trên và dàn thành lớp mỏng. Đậy chén bằng một đĩa plastic mỏng trong suốt đã được nhỏ một giọt nước ở mặt dưới và làm nóng nhẹ nhàng, cẩn thận. Một vòng tròn màu trắng sẽ nhanh chóng xuất hiện xung quanh giọt nước.

Giới hạn kiềm

Đun nóng trên cách thủy 10,0 g chế phẩm với 100,0 g nước trong bình nón dung tích 200 ml (đã cân bì trước) trong 30 min, để nguội và thêm nước để hoàn lại khối lượng ban đầu. Để lắng, lọc hoặc ly tâm cho đến khi thu được một dịch lọc trong (Dung dịch A).

Thêm vào 10 ml dung dịch A 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT), dung dịch phải chuyển màu khi thêm không quá 1,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ).

Muối tan trong nước

Không được quá 1,5 %.

Ly chính xác 20,0 ml dung dịch A cho vào chén bạch kim đã cân bì trước, bốc hơi trên cách thủy đến khô. Cắn còn lại đem nung ở 900 ođến khối lượng không đổi. Khối lượng của cắn không được quá 30 mg.

Arsen

Không được quá 4 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Lấy 2,5 ml dung dịch S, tiến hành thử theo phương pháp A.

Kim loại nặng

Không được quá 40 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Trung hòa 10 ml dung dịch S bằng dung dịch amoniac 6 M (TT), dùng dung dịch vàng metanil (TT) làm chỉ thị ngoại sau đó pha loãng thành 20 ml bằng nước và lọc nếu cần.

Lấy 12 ml dung dịch thu được thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 2 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Clorid

Không được quá 500 phần triệu (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 0,5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử. Mu đối chiếu là hỗn hợp của 5 ml dung dịch clorid 5 phần triệu Cl (TT) và 1ml nước.

Sulfat

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 0,3 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Khả năng hấp thụ acid

1 g chế phẩm không được hấp thụ íhơn 100,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ).

Phân tán 0,25 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) và pha loãng thành 100,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ). Đặt trong cách thủy 2 h ở 37 oC ± 5 oC và lắc thường xuyên. Sau đó để nguội. Thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromophenol (TT) vào 20,0 ml chất lỏng ở trên và chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) đến khi xuất hiện màu xanh lam.

Mất khối lượng sau khi nung

Từ 17 % đến 34 %

Nung 0,5 g chế phẩm ở 900 oC đến khối lượng không đổi trong chén bạch kim.

Định lượng

Magnesi oxyd: Cân chính xác khoảng 1,000 g chế phẩm vào một bình nón dung tích 200 ml, thêm 35 ml acid hydrocloric (TT) và 60 ml nước, đun nóng trong cách thủy 15 min. Đ nguội, lọc, rửa cắn và bình nón với nước, pha loãng dịch lọc và nước rửa thành 250,0 ml bằng nước. Lấy chính xác 50,0 ml dung dịch trên cho vào bình nón dung tích 500 ml, trung hòa bằng dung dịch natri hydroxyd 10 M (khoảng 8 ml) và pha loãng với nước thành 300 ml, thêm 10 ml đệm amoniac pH 10,0 (TT) và 50 mg hỗn hợp đen eriocrom T (TT). Đun nóng đến 40 ovà chuẩn độ bằng dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tới khi màu chuyển từ tím sang xanh.

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 4,030 mg MgO.

Silic dioxyd: Cân chính xác khoảng 0,700 g chế phẩm cho vào cốc có mỏ, thêm 10 ml dung dịch acid sulfuric 10 % (TT) và 10 ml nước, đun nóng trên cách thủy trong 90 min, lắc thường xuyên và bổ sung lượng nước đã bốc hơi. Để nguội, gạn qua giấy lọc không tro, có đường kính 7 cm, rửa cắn bằng cách gạn 3 lần, mỗi lần với 5 ml nước nóng, chuyển toàn bộ cắn vào giấy lọc và rửa cắn với nước nóng đến khi 1 ml dung dịch lọc vẫn trong khi thêm 0,05 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) và 2 ml dung dịch bari clorid 0,25 M (TT). Nung giấy lọc và cắn trong chén bạch kim đã cân bì trước ở 900 oC đến khối lượng không đổi.

Bảo quản

Trong lọ nút kín.

Loại thuốc

Kháng acid.

MANGIFERIN

Mangiferinum

C19H18O11 P.t.l: 422,2

Mangiferin là 2-C-β-D-glucopyranozido-1,3,6,7-tetra-hydroxyxanthon, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C19H18O11, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh mịn, màu vàng ánh lục, gần như không mùi. Hơi tan trong hỗn hợp aceton – nước (1 : 1), thực tế không tan trong nước, ethanol 96 % và cloroform.

Định tính

A. Phổ hấp thụ t ngoi (Phụ lục 4.1) của dung dịch chế phẩm 0,001 % trong methanol (TT), trong khoảng bước sóng 220 nm đến 400 nm, phải có hấp thụ cực đại ở các bước sóng 241 nm ± 2 nm, 258 nm ± 2 nm, 316 nm ± 2 nm và 366 nm ± 3 nm.

B. Hòa tan khoảng 0,01 g chế phẩm trong 10 ml hỗn hợp aceton – nước (1 : 1), thêm 0,01 g magnesi (TT) và 1 ml acid hydrocloric (TT), sau 10 min sẽ xuất hiện màu vàng cam.

C. Trong phần Tạp chất liên quan, vết chính trong sắc ký đồ thu được của dung dịch thử (2) phải phù hợp với vết chính trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (1) về v trí, màu sắc và kích thước.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Celulose dùng cho sắc ký.

Dung môi khai triển: Dung dịch acid acetic 15 % (tt/tt).

Dung môi pha mẫu: Aceton – nước (1 : 1).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong 40 ml dung môi pha mẫu và pha loãng thành 50,0 ml với dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (1) thành 5,0 ml bằng dung môi pha mẫu.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 50,0 mg mangiferin chuẩn trong dung môi pha mẫu và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 25,0 ml bằng dung môi pha mẫu.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 20,0 ml bằng dung môi pha mẫu.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 5,0 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 10,0 ml với dung môi pha mẫu.

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên, riêng dung dịch thử (1) chấm 50 µl. Làm khô các vết chấm bằng luồng không khí mát. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Lấy bản sắc ký ra và đ khô ngoài không khí. Quan sát sắc ký đồ dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm.

Trên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử (1): Không một vết phụ nào được đậm màu hơn vết chính trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (1) (4 %), không quá 1 vết phụ đậm màu hơn vết trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (2) (1 %) và không quá 2 vết phụ đậm màu hơn vết trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (3) (0,5 %). Bỏ qua vết (nếu có) tại điểm xuất phát.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm và tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 1,0 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 5,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 oC đến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 1).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 40 mg chế phẩm vào bình định mức 50 ml, thêm 40 ml hỗn hợp aceton – dung dịch acid hydrocloric 1 % (1 : 1), lắc siêu âm cho đến khi tan hoàn toàn, thêm hỗn hợp aceton – dung dịch acid hydrocloric 1 % (1 : 1) vừa đủ đến vạch, lắc đều. Lọc, nếu cần. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được (hay dịch lọc) thành 100,0 ml bằng hỗn hợp aceton – dung dịch acid hydrocloric 1 % (1 : 1). Tiến hành pha dung dịch chuẩn tương tự như dung dịch thử, dùng mangiferin chuẩn thay cho chế phẩm.

Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch chuẩn và dung dịch thử ở bước sóng cực đại khoảng 368 nm trong cốc đo dày 1 cm, mẫu trắng là hỗn hợp aceton – dung dịch acid hydrocloric 1 % (1 : 1).

Dựa vào độ hấp thụ đo được của dung dịch chuẩn, dung dịch thử và nồng độ C19H18O11 của dung dịch chuẩn, tính hàm lượng mangiferin, C19H18O11, trong chế phẩm.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng virus.

MANITOL

Mannitolum

C6H14O6 P.t.l: 182,2

Manitol là D-manitol, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C6H14O6, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh đa hình hoặc hạt nh, màu trắng hay gần như trắng. Dễ tan trong nước, rất khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của manitol chuẩn. Chuẩn bị các mẫu đo dưới dạng đĩa nén.

Nếu phổ của chế phẩm và chuẩn khác nhau thì hòa tan riêng rẽ 25 mg chế phẩm và 25 mg chất chuẩn trong 0,25 ml nước cất, không đun nóng, dung dịch thu được trong, bốc hơi tới khô trong lò vi sóng có công suất từ 1000 đến 1300 trong 15 min đến 30 min hoặc trong chân không ở 100 oC. Thu được bột màu trắng hoặc hơi vàng, không dính. Ghi lại phổ hồng ngoại của cắn thu được.

B. Điểm chy từ 165 ođến 170 o(Phụ lục 6.7).

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Propanol – ethyl acetat – nước (70 : 20 : 10).

Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 25 mg manitol chuẩn trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 25 mg manitol chuẩn và 25 mg sorbitol chuẩn trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai bản mỏng trong bình dung môi đến khi dung môi chạy được khoảng 2/3 chiều dài bản mỏng. Lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí và phun dung dịch acid 4-aminobenzoic (TT). Để khô bản mỏng trong luồng khí lạnh đến khí aceton bay hết. Sấy bản mỏng ở 100 otrong 15 min. Để nguội và phun dung dịch natri periodat 0,2 % (TT). Để khô bản mỏng trong luồng khí lạnh, sấy bản mỏng ở 100 otrong 15 min.

Trên sắc ký đồ, vết chính của dung dịch thử phải có vị trí, màu sắc và kích thước giống với vết chính của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (2) cho 2 vết tách nhau rõ ràng.

D. Góc quay cực riêng (Phụ lục 6.4) từ +23o đến +25o, tính theo chế phẩm khan.

Hòa tan 2,00 g chế phẩm và 2,6 g natri tetraborat (TT) trong khoảng 20 ml nước ở 30 oC; lắc liên tục trong 15 min đến 30 min không làm nóng để được dung dịch trong, thêm nước thành 25,0 ml để đo.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Độ dẫn điện

Không quá 20 µS.cm1.

Hòa tan 20,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) bằng cách đun nóng ở 40 ođến 50 ovà pha loãng thành 100,0 ml bằng cùng dung môi. Đ nguội và đo độ dẫn điện (Phụ lục 6.10) của dung dịch, khuấy nhẹ bng que khuấy từ.

Đường khử

Không được quá 0,2 % (tính theo glucose).

Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 25 ml nước bằng cách đun nóng nhẹ. Để nguội và thêm 20 ml dung dịch đồng citrat (TT) và vài viên bi thủy tinh. Đun nóng sao cho sau 4 min thì sôi và đun sôi tiếp 3 min. Làm nguội nhanh, thêm 100 ml dung dịch acid acetic băng 2,4 % (tt/tt) và 20,0 ml dung dịch iod 0,05 N (CĐ)Vừa lắc vừa thêm 25 ml hỗn hợp acid hydrocloric – nước (6 : 94). Khi tủa tan hết, chuẩn độ iod tha bằng dung dịch natri thiosulfat 0,05 N (CĐ) với chỉ thị là dung dịch hồ tinh bột (TT) cho vào cuối phép chuẩn độ. Lượng dung dịch natri thiosulfat 0,05 N (CĐ) tiêu thụ không được ít hơn 12,8 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Nước đã được đuổi khí.

Dung dịch thử: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 25 ml nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,50 g manitol chuẩn trong 2,5 ml nước và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 2,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 0,5 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 20,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 0,5 g manitol (TT) và 0,5 g sorbitol (TT) (tạp chất A) trong 5 ml nước và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (5): Hòa tan 0,1 g maltitol (TT) (tạp chất B) và 0,1 g isomalt (TT) (tạp chất C) trong 5 ml nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (30 cm x 7,8 mm) được nhồi pha tĩnh là nhựa trao đổi cation mạnh (dạng calci) (9 µm).

Nhiệt độ cột: 85 oC ± 1 oC.

Detector khúc xạ duy trì ở nhiệt độ không đổi.

Tốc độ dòng: 0,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của manitol.

Thời gian lưu tương đối so với manitol (thời gian lưu khoảng 22 min): Tạp chất C (rửa giải ra 2 pic) khoảng 0,7; tạp chất B khoảng 0,8; tạp chất A khoảng 1,2.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4), độ phân giải giữa pic của manitol và pic của tạp chất ít nhất là 2.

Giới hạn:

Tạp chất A, B: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (2,0 %).

Tạp chất C: Tổng diện tích 2 pic của tạp chất C không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (2,0 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (2,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: D-glucitol (D-sorbitol).

Tạp chất B: 4-O-α-D-glucopyranosyl-D-glucitol (D-maltitol).

Tạp chất C: Hỗn hợp của 6-O-α-D-glucopyranosyl-D-glucitol và 1-O-α-D-glucopyranosyl-D-mannitol (isomalt).

Chì

Không được quá 0,5 phần triệu (Phụ lục 9.4.4).

Hòa tan 20,0 g chế phẩm trong 150,0 ml dung dịch acid acetic 1 M (TT) và tiến hành thử.

Nickel

Không được quá 1 phần triệu (Phụ lục 9.4.10).

Hòa tan 20,0 g chế phẩm trong 150,0 ml dung dịch acid acetic 1 M (TT) và tiến hành thử.

Nước

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 1,00 g chế phẩm. Dung môi là 40 ml hỗn hợp đồng thể tích methanol khan (TT) và formamid (TT) ở khoảng 50 oC.

Độ nhiễm khuẩn (Phụ lục 13.6)

Nếu chế phẩm dự định để sản xuất thuốc tiêm: Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không được quá 102 CFU/g.

Nếu chế phẩm không dùng để sản xuất thuốc tiêm: Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không được quá 103 CFU/g, tổng số nấm mốc không được quá 102 CFU/g, chế phẩm không được có Escherichia coli và Salmonella.

Nội độc tố vi khuẩn

Không quá 4 EU/g đối với thuốc tiêm có chứa 100 g manitol trong 1 L hoặc ít hơn và không quá 2,5 EU/g đối với thuốc tiêm có chứa nhiều hơn 100 g manitol trong 1 L (Phụ lục 13.2), nếu chế phẩm dự định để sản xuất thuốc tiêm mà không có phương pháp hữu hiệu nào khác để loại nội độc tố vi khuẩn.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1).

Tính hàm lượng của C6H14O6 trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng của C6H14O6 trong manitol chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Nhãn

Nếu cần, phải ghi nồng độ tối đa nội độc tố vi khuẩn và chế phẩm có đt yêu cầu để sản xuất thuốc tiêm hay không.

MEBENDAZOL

Mebendazolum

C16H13N3O3 P.t.l: 295,3

Mebendazol là methyl (5-benzoyl-1H -benzimidazol- 2-yl) carbamat, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C16H13N3O3, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột màu trắng hoặc gần như trắng, đa hình.

Thực tế không tan trong nước, methylen clorid và ethanol 96 %.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với ph hp thụ hồng ngoại của mebendazol chuẩn.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Dung dịch amoni acetat 0,75 % (TT).

Pha động B: Acetonitril (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong dimethylformamid (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5,0 mg mebendazol chuẩn để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống trong dimethylformamid (TT) và pha loãng thành 5,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng dimethylformamid (TT). Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng dimethylformamid (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh base-deactivated octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (3 µm).

Nhiệt độ cột: 40 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 250 nm.

Tốc độ dòng: 1,2 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  15

80 → 70

20 → 30

15  20

70 → 10

30 → 90

20  25

10

90

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (1) phải giống với sắc ký đồ cung cấp kèm theo mebendazol chuẩn để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống.

Giới hạn:

Hệ s hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic tạp chất G với 1,4.

Tạp chất G: Diện tích pic tạp chất G đã hiệu chỉnh không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,25 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 4 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: (2-amino-1H-benzimidazol-5-yl)phenylmethanon.

Tạp cht B: (2-hydroxy-1H-benzimidazol-5-yl)phenylmethanon.

Tạp chất C: (2-amino-1-methyl-1H-benzimidazol-5-yl)phenylmethanon.

Tạp chất D: Methyl (5-benzoyl-1-methyl-1H-benzimidazol-2-yl)carbamat.

Tạp chất E: Ethyl (5-benzoyl-1H-benzimidazol-2-yl)carbamat.

Tạp chất F: Methyl [5-(4-methylbenzoyl)-1H-benzimidazol-2-yl]carbamat.

Tạp chất G: N,N’-bis(5-benzoyl-1H-benzimidazol-2-yl)ure.

Mất khi lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC; 4 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 3 ml acid formic khan (TT) và thêm 50 ml hỗn hợp acid acetic khan- butan-2-on (1 : 7). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 29,53 mg C16H13N3O3.

Bảo quản

Trong bao bì kín và tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Chống giun sán.

Chế phẩm

Viên nén, dung dịch ung, hỗn dịch uống.

MEFLOQUIN HYDROCLORID

Mefloquini hydrochloridum

Và đng phân đối quang

C17H16F6N2O.HCl P.t.l: 414,8

Mefloquin hydroclorid là (RS)-[2,8-bis(trifluoromethyl)-quinolin-4-yl][(2SR)-piperidin-2-yl]methanol hydroclorid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C17H16F6N2O.HCl tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc vàng nhạt, đa hình. Rất khó tan trong nước, dễ tan trong methanol, tan trong ethanol 96 %.

Chy ở khoảng 260 okèm theo phân hủy.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, E.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của mefloquin hydroclorid chuẩn. Nếu có sự khác biệt giữa hai phổ, hòa tan riêng biệt chế phẩm và chất chuẩn trong methanol (TT), bay hơi đến khô và đo phổ hồng ngoại của các cắn thu được.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel GF254 đã được triển khai bằng hỗn hợp methanol – methylen clorid (20 : 80), sấy khô ở nhiệt độ 100 ođến 105 otrong 15 min trước khi sử dụng.

Dung môi khai triển: Acid acetic khan – methanol – methylen clorid (10 :  10 : 80).

Dung dịch thử: Hòa tan 8 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 8 mg mefloquin hydroclorid chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 2,5 ml dung dịch thử thành 100 ml bằng methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Thêm 1 ml dung dịch quinidin sulfat chuẩn 0,0016 % vào 1 ml dung dịch đối chiếu (2).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl các dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và dung dịch đối chiếu (3). Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được 10 cm. Làm khô bản mỏng bằng một luồng không khí ấm trong 15 min, kiểm tra dưới ánh sáng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Phun nhẹ bằng hỗn hợp acid sulfuric – thuốc thử iodoplatinat (1 : 40) được pha ngay trước khi sử dụng. Sau đó phun bản mỏng với dung dịch hydrogen peroxyd đậm đặc (TT). Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) cho hai vết tách ra rõ ràng.

C. Trộn khoảng 10 mg chế phẩm với 45 mg magnesi oxyd nặng (TT) trong chén nung, nung cho đến khi thu được cắn màu trắng. Để nguội, thêm 2 ml nước và 0,05 ml dung dịch phenolphtalein (TT), thêm khoảng 1 ml acid hydrocloric loãng (TT) để tạo dung dịch không màu. Lọc, thêm vào dịch lọc 0,1 ml dung dịch alizarin (TT) mới pha và 0,1 ml dung dịch zirconyl nitrat (TT). Trộn đều, để yên 5 min và so sánh màu của dung dịch thử với màu của mẫu trắng được chuẩn bị tương tự nhưng không có chế phẩm. Dung dịch thử có màu vàng, mẫu trắng có màu đỏ.

D. Thêm vào khoảng 20 mg chế phẩm 0,2 ml acid sulfuric (TT), xuất hiện huỳnh quang màu xanh lam khi nhìn dưới đèn tử ngoại 365 nm.

E. Chế phẩm phải cho phản ứng (B) của ion clorid (Phụ lục 8.1)

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phi trong (Phụ lục 9.2) và màu không được đậm hơn dung dịch màu mẫu VN7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 1).

Góc quay cực

Từ -0,2o đến +0,2o (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 1 g tetraheptylamoni bromid (TT) trong hỗn hợp gồm 200 ml methanol (TT), 400 ml dung dịch natri hydrosulfat 0,15 % và 400 ml acetonitril (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 50,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 8 mg mefloquin hydroclorid chuẩn và 8 mg quinidin sulfat chuẩn trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4 mm) và tiền cột kích thước (2,5 cm x 4 mm) đều được nhồi pha tĩnh là end-capped octadecylsilyl silica gel (5 µm).

Detector tử ngoại đặt tại bước sóng 280 nm.

Tốc độ dòng: 0,8 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Ổn định cột bằng cách cho pha động chạy qua cột với tốc độ 2 ml/min, trong khoảng 30 min.

Tiêm dung dịch đối chiếu (1), điều chỉnh độ nhạy sao cho chiều cao của pic chính trên sắc ký đồ không được dưới 50 % của thang đo.

Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), thời gian lưu của quinidin khoảng 2 min, mefloquin khoảng 4 min, tạp chất B khoảng 15 min và tạp chất A khoảng 36 min.

Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa quinidin và mefloquin ít nht là 8,5.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1) với thời gian gấp 10 lần thời gian lưu của pic chính.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích của pic có thời gian lưu tương đối bằng khoảng 0,7 so với mefloquin không được lớn hơn 2 lần diện tích của pic chính của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Diện tích của bất kỳ pic phụ khác không được lớn hơn diện tích của pic chính của dung dịch đối chiếu (1)(0,1%).

Tng diện tích của các pic phụ này không được lớn hơn 5 lần diện tích của pic chính của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Loại bỏ những pic có diện tích nhỏ hơn 0,2 lần diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (1).

Ghi chú:

Tạp chất A: [2,8-bis(trifluoromethyl)quinolin-4-yl]-(pyridin-2-yl)methanon.

Tạp chất B: (RS)-[2,8-bis(trifluoromethyl)quinolin-4-yl](pyridin-2-yl)methanol.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Không được quá 3,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp chuẩn độ trong môi trường khan (Phụ lục 10.6).

Cân chính xác khong 0,350 g chế phẩm, hòa tan trong 15 ml acid formic khan (TT), thêm 40 ml anhydrid acetic (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 41,48 mg C17H17ClF6N2O.

Bảo quản

Trong đồ bao gói kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng ký sinh trùng sốt rét.

Chế phẩm

Viên nén.

MELOXICAM

Meloxicamum

C14H13N3O4S2 P.t.l: 351,4

Meloxicam là 4-hydroxy-2-methyl-N-(5-methylthiazol-2-yl)-2H-1,2-benzothiazin-3-carboxamid 1,1-dioxyd, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C14H13N3O4S2 tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột màu vàng nhạt, đa hình. Thực tế không tan trong nước, tan trong dimethylformamid, rất khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của meloxicam chuẩn.

Nếu phổ hấp thụ hồng ngoại ở trạng thái rắn của mẫu thử và meloxicam chuẩn khác nhau thì hòa tan riêng rẽ chế phẩm và meloxicam chuẩn trong aceton (TT), bay hơi tới cắn rồi tiến hành ghi lại ph mới của cắn.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Dung dịch kali dihydrophosphat 0,1 % được điều chỉnh đến pH 6,0 bằng dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT).

Pha động B: Methanol (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 40 mg chế phẩm trong hỗn hợp gồm 5 ml methanol (TT) và 0,3 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT) và pha loãng thành 20,0 ml bằng methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 2,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng methanol (TT). Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 2 mg chế phẩm, 2 mg tạp chất A chuẩn của meloxicam, 2 mg tạp chất chuẩn của meloxicam, 2 mg tạp chất C chuẩn của meloxicam và 2 mg tạp chất D chuẩn của meloxicam trong hỗn hợp gồm 5 ml methanol (TT) và 0,3 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT) và pha loãng thành 25 ml bằng methanol (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Nhiệt độ cột: 45 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 260 nm và 350 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  2

60

40

2 – 10

60 → 30

40 → 70

10  15

30

70

Thời gian lưu tương đối so với meloxicam (thời gian lưu khoảng 7 min): Tạp chất B khoảng 0,5; tạp chất A khoảng 1,4; tạp chất C khoảng 1,7; tạp chất D khoảng 1,9.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của meloxicam và pic của tạp chất ít nhất là 3,0 ở 350 nm; độ phân giải giữa pic của tạp chất B và pic của meloxicam ít nhất là 3,0 ở 260 nm.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Đ tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất A với 2,0.

Tạp chất A ở bước sóng 350 nm: Diện tích pic tạp chất A đã hiệu chỉnh không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) ở bước sóng 350 nm (0,1 %).

Tạp chất B ở bước sóng 260 nm: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) ở bước sóng 350 nm (0,1 %).

Tạp chất C, D ở bước sóng 350 nm: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,5 ln diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) ở bước sóng 350 nm (0,05 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, ở bước sóng cho đáp ứng của tạp lớn hơn, diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) ở bước sóng tương ứng (0,10 %).

Tổng các tạp chất: Không được quá 0,3 %.

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) ở bước sóng tương ứng (0,03 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Ethyl 4-hydroxy-2-methyl-2H-1,2-benzothiazin-3-carboxylat 1,1-dioxyd.

Tạp chất B: 5-methylthiazol-2-amin.

Tạp chất C: N-[(2Z)-3,5-dimethylthiazol-2(3H)-yliden]-4-hydroxy-2-methyl-2H-1,2-benzothiazin-3-carboxamid 1,1-dioxyd.

Tạp chất D: N-[(2Z)-3-ethyl-5-methylthiazol-2(3H)-yliden]-4-hydroxy-2-methyl-2H-1,2-benzothiazin-3-carboxamid 1,1-dioxyd.

Tạp chất E: Methyl 4-hydroxy-2-methyl-2H-1,2-benzothiazin-3-carboxylat 1,1-dioxyd.

Tạp chất F: Isopropyl 4-hydroxy-2-methyl-2H-1,2-benzothiazin-3-carboxylat 1,1-dioxyd.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Ly 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 6. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105oC, 4h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Để tránh quá nóng trong suốt quá trình chuẩn độ, trộn đều liên tục và dừng chuẩn độ ngay lập tức sau khi đạt đến điểm kết thúc.

Hòa tan 0,25 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 5 ml acid formic khan (TT) và 50 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 35,14 mg C14H13N3O4S2.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Giảm đau và chống viêm không steroid.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc tiêm.

MENTHOL RACEMIC

Mentholum racemic

C10H20O P.t.l: 156,3

Menthol racemic là hỗn hợp đồng lượng của (1RS,2SR,5RS)-5-methyl-2-(1-methylethyl)cyclohexanol.

Tính chất

Bột kết tinh trơn chảy tốt hay kết tụ hoặc tinh th hình lăng trụ hay hình kim, không màu, bóng.

Thực tế không tan trong nước, rất dễ tan trong ethanol 96 % và ether dầu hỏa có nhiệt độ sôi từ 40 ođến 60 oC. Dễ tan trong dầu béo và parafin lỏng, rất khó tan trong glycerin.

Chảy ở khoảng 34 oC.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: B, C.

Nhóm II: A, D.

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏngSilica gel G.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat – toluen (5: 95).

Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 25 mg menthol chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên và triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Để bản mỏng ngoài không khí đến khi dung môi bay hết và phun dung dịch anisaldehyd (TT). Sấy ở 100 oC đến 105 oC trong 5 min đến 10 min. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của phép thử Góc quay cực riêng.

C. Trong phần Tạp chất liên quan: pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải tương tự về vị trí và xp x về kích thước với pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3).

D. Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong 0,5 ml pyridin khan (TT), thêm 3 ml dung dịch dinitrobenzoyl clorid 15 % trong pyridin khan. Đun nóng trên cách thủy 10 min. Vừa khuấy vừa thêm từng lượng nhỏ 7,0 ml nước và để trong nước đá 30 min. Tủa được tạo thành. Để lắng và gạn lấy tủa. Rửa tủa hai lần, mỗi lần 5 ml nước đã được làm lạnh trước trong nước đá. Kết tinh lại trong 10 ml aceton (TT) và rửa với aceton (TT) đã được làm lạnh trong nước đá, sấy khô ở 75 ovà ở áp suất không quá 2,7 kPa trong 30 min. Tinh th có điểm chảy từ 130 ođến 131 o(Phụ lục 6.7).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong 10 ml ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị. Dung dịch phải không màu và phải chuyển sang màu hồng khi thêm không quá 0,5 ml dung dịch natrihydroxyd 0,01 N (CĐ).

Góc quay cực riêng

Từ -0,2o đến +0,2o (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong methylen clorid (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (1) thành 10,0 ml bằng methylen clorid (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 40,0 mg chế phẩm và 40,0 mg isomenthol (TT) trong methylen clorid (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 0,10 ml dung dịch thử (1) thành 100,0 ml bằng methylen clorid (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 40,0 mg menthol chuẩn trong methylen clorid (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột thủy tinh (2,0 m x 2 mm) được nhồi diatomit dùng cho sắc ký khí và được tẩm 15 % (kl/kl) macrogol 1500 (TT).

Khí mang là nitrogen dùng cho sắc ký khí, lưu lượng 30 ml/min.

Detector ion hóa ngọn lửa.

Nhiệt độ cột 120 oC, buồng tiêm 150 ovà detector 200 oC.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký gp 2 ln thời gian lưu của menthol.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic menthol và pic isomenthol ít nhất là 1,4. Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), tỷ số tín hiệu trên nhiễu của pic chính ít nht là 5.

Giới hạn:

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), tổng diện tích các pic phụ không được lớn hơn 1,0 % diện tích pic chính. Bỏ qua bất kỳ các pic của dung môi và các pic phụ có diện tích nhỏ hơn 0,05 % diện tích pic chính.

Cắn sau khi bay hơi

Không được quá 0,05 %.

Bốc hơi 2,00 g chế phẩm trên cách thủy cho đến khi bay hơi hết và sấy cn ở 100 ođến 105 otrong 1 h. Cắn còn lại không được quá 1,0 mg.

Bảo quản

Trong bao bì kín, ở chỗ mát.

Tương k

Cloral hydrat, phenol, long não, resorcin, thymol.

MENTHOL TẢ TUYỀN

Mentholum

C10H20O P.t.l: 156,3

Menthol tả tuyền là (1R,2S,5R)-5-methyl-2-(1-methylethyl)cyclohexanol.

Tính chất

Tinh thể hình lăng trụ hay hình kim, không màu, sáng bóng. Thực tế không tan trong nước, rất dễ tan trong ethanol 96 % và ether dầu hỏa có nhiệt độ sôi từ 40 ođến 60 oC. Dễ tan trong dầu béo và parafin lỏng, rất khó tan trong glycerin.

Nóng chảy ở khoảng 43 oC.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: B, C.

Nhóm II: A, D.

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat – toluen (5 : 95).

Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 25 mg menthol chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên và triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Để bản mỏng ngoài không khí đến khi dung môi bay hết và phun dung dịch anisaldehyd (TT). Sấy ở 100 ođến 105 otrong 5 min đến 10 min. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của phép thử Góc quay cực riêng.

C. Trong phần Tạp chất liên quan: Pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải tương tự về vị trí và xấp xỉ về kích thước với pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3).

D. Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong 0,5 ml pyridin khan (TT), thêm 3 ml dung dịch dinitrobenzoyl clorid 15 % trong pyridin khan. Đun nóng trên cách thủy 10 min. Vừa khuấy vừa thêm từng lượng nh 7,0 ml nước và để trong nước đá 30 min. Tủa được tạo thành. Để lắng và gạn lấy tủa. Rửa tủa hai lần, mỗi lần 5 ml nước đã được làm lạnh trước trong nước đá. Kết tinh lại trong 10 ml aceton (TT) và rửa với aceton (TT) đã được làm lạnh trong nước đá, sấy khô ở 75 ovà ở áp suất không quá 2,7 kPa trong 30 min. Tinh thể có điểm chảy từ 154 ođến 157 o(Phụ lục 6.7).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong 10 ml ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phi trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị. Dung dịch phải không màu và phải chuyển sang màu hồng khi thêm không quá 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ).

Góc quay cực riêng

Từ -48o đến -51o (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong methylen clorid (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (1) thành 10,0 ml bằng methylen clorid (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 40,0 mg chế phẩm và 40,0 mg isomenthol (TT) trong methylen clorid (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 0,10 ml dung dịch thử (1) thành 100,0 ml bằng methylen clorid (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 40,0 mg menthol chuẩn trong methylen clorid (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột thủy tinh (2,0 m x 2 mm) được nhồi diatomit dùng cho sắc ký khí tẩm 15 % (kl/kl) macrogol 1500 (TT).

Khí mang là nitrogen dùng cho sắc ký khí, lưu lượng 30 ml/min.

Detector ion hóa ngọn lửa.

Nhiệt độ cột 120 oC, buồng tiêm 150 ovà detector 200 oC.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký gấp 2 lần thời gian lưu của menthol.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic menthol và pic isomenthol ít nhất là 1,4. Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), tỷ số tín hiệu trên nhiễu của pic chính ít nhất là 5.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), tổng diện tích các pic phụ không được lớn hơn 1,0 % diện tích pic chính. Bỏ qua các pic của dung môi và các pic phụ có diện tích nhỏ hơn 0,05 % diện tích pic chính.

Cắn sau khi bay hơi

Không được quá 0,05 %.

Bốc hơi 2,00 g chế phẩm trên cách thủy cho đến khi bay hơi hết và sấy cắn ở 100 ođến 105 otrong 1 h. Cắn còn lại không được quá 1,0 mg.

Bảo quản

Trong bao bì kín, ở chỗ mát.

Tương kỵ

Cloral hydrat, phenol, long não, resorcin, thymol.

MEPROBAMAT

Meprobamatum

C9H18N2O4 P.t.l: 218,3

Meprobamat là 2-methyl-2-propylpropan-1,3-diyl dicar-bamat, phải chứa từ 97,0 % đến 101,0 % C9H18N2O4tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh hay vô định hình, màu trắng hay gần như trắng. Khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của meprobamat chuẩn.

B. Điểm chảy của chế phẩm phải từ 104 oC đến 108 oC (Phụ lục 6.7).

C. Thêm 1 ml anhydrid acetic (TT) và 0,05 ml acid sulfuric (TT) vào 0,5 g chế phẩm, trộn đều và để 30 min, lắc liên tục. Đổ từng giọt dung dịch này vào 50 ml nước, trộn đều. Cọ thành ống nghiệm bằng đũa thủy tinh để tạo tủa kết tinh. Lọc, rửa và sấy tủa ở 60 oC. Điểm chảy của tủa phải từ 124 ođến 128 o(Phụ lục 6.7).

D. Hòa tan 0,2 g chế phẩm trong 15 ml dung dịch kali hydroxyd 0,5 M trong ethanol (TT) và đun sôi dưới sinh hàn ngược 15 min. Thêm 0,5 ml acid acetic băng (TT) và 1 ml dung dịch cobalt nitrat 5 % trong ethanol, màu xanh lam đậm xuất hiện.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 20 ml ethanol (TT). Dung dịch phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Không được quá 1,0 %.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Pyridin – aceton – hexan (10 : 30 : 70).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 0,1 ml dung dịch thử thành 10,0 ml bằng ethanol 96 % (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. sấy bản mỏng ở 120 otrong 30 min, để nguội và phun dung dịch gồm 0,25 g vanilin (TT) trong hỗn hợp của 10 ml ethanol 96 % (TT) và 40 ml acid sulfuric (TT) đã làm nguội, sấy bản mỏng ở 100 ođến 105 otrong 30 min. Trên sắc ký đồ, bất kỳ vết phụ nào của dung dịch thử không được đậm màu hơn vết của dung dịch đối chiếu.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong hỗn hợp nước – aceton (15 : 85) và pha loãng thành 20 ml với cùng hỗn hợp dung môi. Lấy 12 ml dung dịch thu được và tiến hành theo phương pháp 2.

Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu được chuẩn bị bằng cách pha loãng dung dịch chì mẫu 100 phần triệu Pb (TT) bằng hỗn hợp nước – aceton (15 : 85) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; áp suất giảm; 60 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,1000 g chế phẩm trong 15 ml dung dịch acid sulfuric 25 % (tt/tt) và đun sôi dưới sinh hàn ngược trong 3 h. Làm nguội, hòa tan bằng cách thêm cn thận 30 ml nước, làm nguội tiếp và chuyển vào bộ cất kéo hơi nước. Thêm 40 ml dung dịch natri hydroxyd 10 M (TT) và cất. Hứng dịch cất vào bình có chứa sẵn 40 ml dung dịch acid boric 4 %, cất đến khi thu được khoảng 200 ml. Thêm 0,25 ml dung dịch hỗn hợp đỏ methyl (TT) làm chỉ thị. Chuẩn độ bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) đến khi màu chuyển từ xanh lục sang tím. Song song làm mẫu trắng.

ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 10,91 mg C9H18N2O4.

MERCUROCROM

Mercuresceinum natricum

Thuốc đỏ

C20H8Br2HgNa2O6 P.t.l: 750,7

Mercurocrom là muối dinatri của acid [2,7dibromo-9-(2-carboxyphenyl)-6-hydroxy-3-oxo-3H-xanthen-5-yl]-hydroxymercury, phải chứa từ 22,4 % đến 26,7 % Hg và 18,0 % đến 22,4 % Br, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Vy hay hạt màu nâu đỏ ánh xanh, không mùi. Dễ tan trong nước nhưng đôi khi để lại một lượng nhỏ các tiểu phân không tan được, thực tế không tan trong ether và ethanol.

Định tính

A. Dung dịch chế phẩm 0,05 % có màu đ và cho huỳnh quang xanh vàng.

B. Thêm 3 giọt dung dịch acid sulfuric 10 % (TT) vào 5 ml dung dịch chế phẩm 0,4 %, có tủa da cam ánh đỏ xuất hiện.

C. Đun nóng 0,1 g chế phẩm với vài tinh thể iod (TT) trong một ống nghiệm, có tinh thể màu đỏ thăng hoa bám trên thành ống nghiệm. Nếu tinh thể màu vàng tạo thành, cọ bằng đũa thủy tinh, màu của tinh thể sẽ chuyển sang màu đỏ.

D. Cho 0,1 g chế phẩm vào chén nung bằng sứ, thêm 1 ml dung dịch natri hydroxyd 17 %, lắc đều, bốc hơi đến khô và nung. Hòa tan cắn trong 5 ml nước, acid hóa bằng acid hydrocloric (TT). Thêm 3 giọt nước clor (TT) và 2 ml cloroform (TT), lắc, lớp cloroform có màu nâu vàng.

Phẩm màu

Hòa tan 0,40 g chế phẩm trong 20 ml nước, thêm 3 ml dung dịch acid sulfuric 10 % (TT) và lọc. Dịch lọc không được có màu đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu gồm 0,4 ml dung dịch gốc màu đỏ, 2,4 ml dung dịch gốc màu vàng, 0,4 ml dung dịch gốc màu xanh và 16,8 ml nước (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Halogenid hòa tan được

Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 80 ml nước, thêm 10 ml dung dịch acid nitric 10 % (TT) và nước vừa đ 100 ml, lắc đều, lọc. Lấy 40 ml dịch lọc vào ống Nessler, thêm 6 ml dung dịch acid nitric 10 % (TT) và nước vừa đủ 50 ml, thêm 1 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 M (TT). Lắc kỹ, để yên 5 min tránh ánh sáng. Dung dịch không được đục hoặc nếu đục thì không được đục hơn dung dịch đục mẫu được chuẩn bị như sau: Lấy 0,25 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ), thêm 6 ml dung dịch acid nitric 10 % (TT) và nước vừa đủ 50 ml, thêm 1 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 M (TT) và tiến hành như mẫu thử.

Muối thủy ngân tan

Dung dịch thử: Lấy 5 ml dịch lọc thu được ở phần Phẩm màu, thêm 5 ml nước.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 0,040 g thủy ngân (II) clorid (cân chính xác) trong nước và pha loãng thành 1000 ml với cùng dung môi. Lấy 20 ml dung dịch thu được, thêm 3 ml dung dịch acid sulfuric 10 % (TT). Lấy 5 ml dung dịch thu được, thêm 5 ml nước.

Thêm 1 giọt dung dịch natri sulfid (TT2) vào dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Dung dịch thử không được có màu đậm hơn dung dịch đối chiếu.

Hợp chất thủy ngân không tan

Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong 50 ml nước, để yên 24 h, ly tâm và rửa cắn với từng lượng nhỏ nước cho đến khi nước rửa không màu. Chuyển cắn vào bình nón nút mài, thêm đúng 5 ml dung dịch iod 0,1 N (CĐ), để 1 h, lắc thường xuyên. Vừa lắc vừa thêm từng giọt một 4,3 ml dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ) và thêm 1 ml dung dịch hồ tinh bột (TT), màu xanh xuất hiện.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 5,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC, 5 h).

Định lượng

Thủy ngân: Cân chính xác khoảng 0,6 g chế phẩm đã tán nhỏ và sấy khô vào bình nón nút mài màu nâu. Hòa tan trong 50 ml nước, thêm 8 ml acid acetic (TT), 20 ml cloroform (TT) và đúng 30,0 ml dung dịch iod 0,1 N (CĐ), đậy nút bình. Để 1 h, lắc mạnh thường xuyên. Chuẩn độ iod tha bằng dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ) với chỉ th là 1 ml dung dịch hồ tinh bột (TT). Song song làm mẫu trắng.

ml dung dịch iod 0,1 N (TT) tương đương với 10,03 mg Hg.

Brom: Cân chính xác khoảng 0,5 g chế phẩm đã tán nh và sấy khô vào chén nung bằng sứ, thêm 2 g kali nitrat (TT), 3 g kali carbonat (TT) và 3 g natri carbonat khan (TT), trộn đều. Phủ lên bề mặt hỗn hợp 3 g hỗn hợp đồng lượng kali carbonat (TT) và natri carbonat khan (TT), nung đến khi chảy hết. Để nguội, hòa tan hỗn hợp đã nung chảy trong 80 ml nước ấm, acid hóa bằng acid nitric (TT). Thêm đúng 25,0 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N (CĐ). Lắc kỹ và chuẩn độ bạc tha bằng dung dịch amoni sulfocyanid 0,1 N (CĐ) với chỉ thị là 2 ml dung dịch sắt (III) amoni sulfat 10 % (TT). Song song làm một mẫu trắng.

ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N (CĐ) tương đương với 7,99 mg Br.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc sát trùng ngoài da và vết thương.

METFORMIN HYDROCLORID

Metformini hydrocloridum

C4H11N5.HCl P.t.l: 165,6

Metformin hydroclorid là 1,1-dimethylbiguanid hydroclorid phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C4H11N5.HCl tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh th màu trắng, dễ tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 %, thực tế không tan trong aceton và methylen clorid.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, E.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phi phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của metformin hydroclorid chuẩn.

B. Điểm chảy: từ 222 oC đến 226 oC (Phụ lục 6.7).

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Acid acetic băng – butanol – nước (10 : 40 : 50).

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong 5 ml nước.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg metformin hydroclorid chuẩn trong 5 ml nước.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được hơn 15 cm. Sấy bản mỏng ở nhiệt độ 100 ođến 105 otrong 15 min. Phun lên bản mỏng hỗn hợp đồng thể tích của dung dịch natri nitroprusiat 10 %, dung dịch kali fericyanid 10 % và dung dịch natri hydroxyd 10 % (chuẩn bị trước khi sử dụng 20 min).

Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu về vị trí, màu sắc và kích thước.

D. Hòa tan 5 mg chế phẩm trong 100 ml nước. Thêm vào 2 ml dung dịch này 0,25 ml dung dịch natri hydroxyd 10 M (TT) và 0,1 ml dung dịch 1-naphtol (TT). Trộn lẫn, để yên trong nước đá 15 min, sau đó thêm vào 0,5 ml dung dịch natri hypobromid (TT) và trộn đều. Màu hồng xuất hiện.

E. Chế phẩm phải cho phản ứng (A) của ion clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 17 g amoni dihydrophosphat (TT) trong 1000 ml nước. Điều chỉnh đến pH 3,0 bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20,0 mg cyanoguanidin trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 200,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 50,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng pha động.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 10,0 mg melamin (TT) trong khoảng 90 ml nước, thêm 5,0 ml dung dịch thử và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh là silica gel được gắn thêm nhóm acid benzensulfonic (10 µm) hoặc: Cột kích thước (11 cm x 4,7 mm) được nhồi pha tĩnh là silica gel được gắn thêm nhóm acid benzensulfonic (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 218 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký dung dịch thử với thời gian gấp đôi thời gian lưu của pic metformin hydroclorid.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, độ phân giải giữa pic melamin và pic metformin hydroclorid ít nhất là 10.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích pic của pic cyanoguanidin không được lớn hơn diện tích của pic cyanoguanidin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,02 %).

Diện tích của bất kỳ pic tạp nào khác không được lớn hơn diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC; 5 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 4 ml acid formic khan (TT), thêm 80 ml acetonitril (TT). Chuẩn độ ngay lập tức bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 16,56 mg C4H12ClN5.

Bảo quản

Trong chai lọ nút kín.

Loại thuốc

Chng đái tháo đường.

Chế phẩm

Viên nén.

DL-METHIONIN

DL-Methioninum

Và đồng phân đối quang

C5H11NO2S

P.t.l: 149,2

DL-Methionin là acid (2RS)-2-amino-4-(methylsul-phanyl) butanoic, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C5H11NO2S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hay vẩy trắng. Hơi tan trong nước, rất khó tan trong ethanol 96 %. Tan trong các dung dịch acid và hydroxyd kiềm loãng.

Chảy ở khoảng 270 o(Phụ lục 6.7, phương pháp 3).

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C.

NhóII: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của DL-Methionin chuẩn, sấy ở 105 otrước khi thử.

B. Trong phần Tạp chất liên quan, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải có vị trí, màu sắc và kích thước tương đương với vết chính trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (1).

C. Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng cùng dung môi. Dung dịch thu được phải có góc quay cực từ -0,05o đến +0,05o (Phụ lục 6.4).

D. Hòa tan 0,1 g chế phẩm và 0,1 g glycin (TT) trong 4,5 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT). Thêm 1 ml dung dịch natri nitroprusiat 2,5 %. Đun nóng tới 40 otrong 10 min. Để nguội, thêm ml hỗn hợp acid phosphoric – acid hydrocloric (1 : 9), xuất hiện màu đỏ đậm.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

pH của dung dịch S phải từ 5,4 đến 6,1 (Phụ lục 6.2).

Tạp chất liên quan

Không được quá 0,2 %.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bn mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Acid acetic băng – nước – butanol (20 : 20 : 60).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,2 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 50 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,02 g DL-methionin chuẩn trong nước và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 10 ml với nước.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 10 cm, lấy bản mỏng ra. Để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch ninhydrin 0,2 % (TT)Sấy bản mỏng ở 100 ođến 105 otrong 15 min.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), ngoài vết chính, không được có vết nào đậm màu hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Clorid

Không được quá 0,02 %.

Hòa tan 0,25 g chế phẩm trong 35 ml nước. Thêm 5 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT) và 10 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 M (TT). Để yên tránh ánh sáng 5 min. Dung dịch này không được đục hơn dung dịch đối chiếu được chuẩn bị cùng lúc và cùng điều kiện với hỗn hợp gồm 10 ml dung dịch clorid mẫu 5 phần triệu Cl (TT) và 25 ml nước. Quan sát trên nền đen.

Sulfat

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.14).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 20,0 ml nước, đun nóng tới 60 oC. Làm lạnh xuống 10 oC, lọc. Lấy 15 ml dịch lọc đem thử.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Ly 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 4. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 oC đến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,140 g chế phẩm trong 3 ml acid formic khan (TT), thêm 30 ml acid acetic khan (TT). Ngay sau khi hòa tan, chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 14,92 mg C5H11NO2S.

Bảo quản

Trong lọ nút kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc giải độc paracetamol.

Chế phẩm

Viên nén.

METHYL PARAHYDROXYBENZOAT

Methylis parahydroxybenzoas

Methylparaben, Nipagin M

C8H8O3 P.t.l: 152,1

Methyl parahydroxybenzoat là methyl 4-hydroxybenzoat, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C8H8O3.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng hay tinh thể không màu. Rất khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 % và trong methanol.

Định tính

Chọn một trong hai nhóm định tính sau:

NhóI: A, C.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của methyl parahydroxybenzoat chuẩn.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Octadecylsiyl silica gel F254 dùng cho sắc ký lớp mỏng.

Dung môi khai triển: Acid acetic băng – nước – methanol (1 : 30 : 70).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong aceton (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml bằng aceton (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg methyl parahydroxybenzoat chuẩn trong aceton (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg ethyl parahydroxybenzoat chuẩn trong 1 ml dung dịch thử (1) và pha loãng thành 10 ml bằng aceton (TT).

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (1) và (2). Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 2/3 chiều dài bản mỏng. Để khô bản mỏng ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải tương tự với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) về vị trí và kích thước. Phép thử ch có giá trị khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho 2 vết tách rõ rệt.

C. Điểm chảy từ 125 ođến 128 o(Phụ lục 6.7).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu của dung dịch màu mẫu VN6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid

Lấy 2 ml dung dịch S, thêm 3 ml ethanol 96 % (TT), 5 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và 0,1 ml dung dịch lục bromocresol (TT1). Dung dịch này phải chuyển sang màu xanh lam khi thêm không quá 0,1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Dung dịch kali dihydrophosphat 0,68%- methanol (35 : 65).

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong 2,5 ml methanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng pha động. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5 mg acid 4-hydroxybenzoic (TT) (tạp chất A) và 5 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 50,0 mg methyl parahydroxybenzoat chuẩn trong 2,5 ml methanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng pha động. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 20,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 272 nm.

Tốc độ dòng: 1,3 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký vi dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và (3).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 5 lần thời gian lưu của methyl parahydroxybenzoat.

Thời gian lưu tương đối so với methyl parahydroxybenzoat (thời gian lưu khoảng 2,3 min): Tạp chất A khoảng 0,6.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất A với pic của methyl parahydroxybenzoat ít nhất là 2,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất A với 1,4.

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A đã hiệu chỉnh không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,5 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,5 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,1 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid 4-hydroxybenzoic.

Tạp chất B: Ethyl 4-hydroxybenzoat (ethyl parahydroxybenzoat).

Tạp chất C: Propyl 4-hydroxybenzoat (propyl parahydroxybenzoat).

Tạp chất D: Butyl 4-hydroxybenzoat (butyl parahydroxybenzoat).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (2).

Tính hàm lượng của C8H8O3 trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (2) và hàm lượng của C8H8O3 trong methyl parahydroxybenzoat chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Chất bảo quản kháng khuẩn.

METHYL SALICYLAT

Methylis salicylas

C8H8O3 P.t.l: 152,1

Methyl salicylat là methyl 2-hydroxybenzoat, phải cha từ 99,0 % đến 100,5 % (kl/kl) C8H8O3.

Tính chất

Chất lng không màu hay màu vàng nhạt.

Rất khó tan trong nước, trộn lẫn được với ethanol 96 %, dầu béo và tinh dầu.

Định tính

A. Đun nóng 0,25 ml chế phẩm với 2 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT) trên cách thủy trong 5 min. Thêm 3 mdung dịch acid sulfuric 10 % (TT). Tủa tinh th được tạo thành. Lọc, ra tủa bằng nước rồi sấy khô ở 100 oC đến 105 oC. Tủa này phải có điểm chảy từ 156 oC đến 161 oC (Phụ lục 6.7).

B. Thêm 0,05 ml dung dịch sắt (III) clorid 10,5 % (TT) vào 10 ml dung dịch bão hòa chế phẩm, dung dịch s hiện màu tím.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Thêm 10 ml ethanol 96 % (TT) vào 2 ml chế phẩm, dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không được đậm màu hơn dung dịch màu mẫu V7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid

Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 0,2 ml dung dịch lục bromocresol (TT1) và 50 ml ethanol 96 % (TT) đã được trung hòa trước đến màu xanh lam bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N(CĐ). Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) dùng để giữ màu xanh lam không được quá 0,4 ml.

Chỉ số khúc xạ

Phải từ 1,535 đến 1,538 (Phụ lục 6.1).

Tỷ trọng tương đối

Phải từ 1,180 đến 1,186 (Phụ lục 6.5).

Định lượng

Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong 25 ml ethanol 96 % (TT). Thêm 0,05 ml dung dịch đỏ phenol (TT) và trung hòa bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Thêm 50,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) vào dung dịch đã trung hòa, đun nóng dưới sinh hàn hồi lưu trên cách thủy trong 30 min. Để nguội, chuẩn độ bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ). Tính lượng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) đã dùng để xà phòng hóa. Song song tiến hành một mẫu trắng.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 15,21 mg C8H8O3.

Bảo quản

Trong lọ nút kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc giảm đau.

METHYLDOPA

Methyldopum

C10H13NO4.1½H2O P.t.l: 238,2

Methyldopa là acid (2S)-2-amino-3-(3,4-dihydroxyphenyl)-2-methylpropanoic ngậm 1,5 phân tử nước (L-methyldopa sesquihydrat), phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C10H13NO4, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc trắng ngà hay tinh thể không màu hoặc gần như không màu. Khó tan trong nước, rất khó tan trong ethanol 96 %, dễ tan trong các dung dịch acid vô cơ loãng.

Định tính

Chọn một trong hai nhóm định tính sau:

NhóI: A, B.

Nhóm II: A, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của methyldopa chuẩn.

B. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Tạp chất đồng phân đối quang.

C. Hòa tan một lượng tương đương với 2,20 g chế phẩm khan trong dung dịch nhôm clorid (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Góc quay cực riêng của dung dịch thu được phải từ -28,0o đến -25,0o (Phụ lục 6.4).

Màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT) và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi.

Dung dịch không được có màu đậm màu hơn màu của dung dịch màu mẫu VN6 hoặc N6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 100 ml nước không có carbon dioxyd (TT) bằng cách đun nóng. Thêm 0,1 ml dung dịch đỏ methyl (TT). Dung dịch phải chuyn sang màu vàng khi thêm không quá 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ).

Độ hấp thụ ánh sáng

Hòa tan 40,0 mg chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT). Phổ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng 230 nm đến 350 nm có một hấp thụ cực đại ở bước sóng 280 nm. Giá trị (1 %, 1 cm) ở 280 nm phải từ 122 đến 137, tính theo chế phẩm khan.

Tạp chất đồng phân đối quang

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan riêng biệt 0,200 g đồng acetat (TT) và 0,387 g N,N-dimethyl-L-phenylalanin (TT) trong nước, trộn 2 dung dịch thu được và ngay lập tức điều chỉnh đến pH 4,3 bằng acid acetic (TT); thêm 50 ml methanol (TT) và pha loãng thành 1000 ml bằng nước, trộn đều và lọc.

Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử thành 20,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 2 mg methyldopa racemic chuẩn trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 3,9 mm) được nhồi pha tĩnh là các hạt hình cầu end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 280 nm.

Tc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cân bằng cột bằng pha động trong khoảng 2 h. Nếu cần giảm nồng độ của methanol (TT) để pic của D-methyldopa tách hoàn toàn khỏi pic âm xuất hiện khoảng 6 min.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của L-methyldopa.

Thời gian lưu tương đối so với L-methyldopa (thời gian lưu khoảng 14 min): D-methyldopa khoảng 0,7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của D-methyldopa và pic của L-methyldopa ít nhất là 5,0.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

D-methyldopa (tạp chất D): Diện tích pic tạp chất D không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Ghi chú:

Tạp chất D: Acid (2R)-2-amino-3-(3,4-dihydroxyphenyl)-2-methylpropanoic (D-methyldopa).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Methanol – Dung dịch đệm phosphat 0,1 M pH 3,0 (15 : 85).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 50,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT). Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan methyldopa chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa tạp chất A, B và C) có trong 1 lọ chuẩn trong 1,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh là di-isobutyl octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm) hình cầu có kích thước lỗ xốp 8 nm.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 280 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 6 lần thời gian lưu của methyldopa.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo methyldopa chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic tạp chất A, B và C.

Thời gian lưu tương đối so với methyldopa (thời gian lưu khoảng 5 min): Tạp chất A khoảng 1,9; tạp chất B khoảng 4,3; tạp chất C khoảng 4,9.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic tạp chất B và pic tạp chất C ít nht là 2,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất B với 2,6; nhân diện tích pic của tạp chất C với 1,3.

Tạp chất A, B, C: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,03 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (2S)-2-amino-3-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-2-methylpropanoic (3-methoxymethyldopa).

Tạp chất B: Acid (2S)-2-amino-3-(4-methoxyphenyl)-2-methylpropanoic.

Tạp chất C: Acid (2S)-2-amino-3-(3,4-dimethoxyphenyl)-2-methylpropanoic.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu ( Phụ lục 9.4.8).

Dùng 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 6. Dùng 1 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Từ 10,0 % đến 13,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,20 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,180 g chế phẩm trong 50 ml acid acetic băng (TT), đun nóng nếu cần. Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 21,12 mg C10H13NO4.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc chống tăng huyết áp.

Chế phẩm

Viên nén.

METHYLPREDNISOLON

Methylprednisolonum

C22H30O5

P.t.l: 374,5

Methylprednisolon là 11β,17,21-trihydroxy-6α-methyl-pregna-1,4-dien-3,20-dion, phải chứa từ 97,0 % đến 103,0 % C22H30O5, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh đa hình trắng hoặc gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, hơi tan trong ethanol 96 %, ít tan trong aceton và dicloromethan.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của methylprednisolon chuẩn. Nếu hai ph không phù hợp thì hòa tan riêng biệt chế phẩm và chất chuẩn trong một lượng nhỏ nhất aceton (TT), bốc hơi trên cách thủy đến khô  và lấy các cắn ghi phổ mới.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel F254.

Dung môi khai triển:

Dung môi I: Dicloromethan – ether – methanol – nước (77 : 15 : 8 : 1,2).

Dung môi II: Ether – toluen – butanol đã bão hòa nước (80 : 15 : 5).

Dung môi pha mẫu: Dicloromethan – methanol (9 : 1).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong dung môi pha mẫu và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg methyl prednisolon chuẩn trong dung môi pha mẫu và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg hydrocortison chuẩn trong dung dịch đối chiếu (1) và thêm dung dịch đối chiếu (1) vừa đủ 10 ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký lần lượt trong dung môi I, dung môi II cho đến khi mỗi dung môi đi được 15 cm. Sau khi để khô bản mỏng ngoài không khí, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải phù hợp với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) về vị trí và kích thước. Phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric trong ethanol (TT), sấy ở nhiệt độ 120 otrong 10 min hoặc đến khi hiện vết. Để nguội, quan sát dưới ánh sáng ban ngày và dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải phù hợp về màu dưới ánh sáng ban ngày và huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại, vị trí và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho 2 vết tách rõ rệt.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel F254.

Dung môi khai triển: Ether – toluen – butanol đã bão hòa nước (85 : 10 : 5).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 25 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi (dung dịch A). Pha loãng 2 ml dung dịch này thành 10 ml bằng dicloromethan (TT).

Dung dịch thử (2): Lấy 0,4 ml dung dịch vào một ống nghiệm dài 100 mm, đường kính 20 mm có nút mài hoặc có nắp bằng polytetrafluoroethylen. Bốc hơi dung môi bằng cách đun nóng nhẹ dưới một luồng khí nitơ. Thêm 2 ml dung dịch acid acetic băng 15 % (tt/tt) và 50 mg natri bismuthat (TT). Đậy nắp ống nghiệm và lắc hỗn dịch trong 1 h (tránh ánh sáng). Thêm tiếp 2 ml dung dịch acid acetic băng 15 % (tt/tt) và lọc vào một bình gạn dung tích 50 ml, rửa phễu lọc 2 lần, mỗi lần 5 ml nước. Lắc dịch lọc với 10 ml dicloromethan (TT). Rửa lớp dicloromethan với 5 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT), sau đó bằng nước 2 lần, mỗi lần với 5 ml. Loại nước bằng natri sulfat khan (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 25 mg methyl prednisolon chuẩn trong methanol (TT) và thêm methanol (TT) vừa đủ 5 ml (dung dịch B). Pha loãng 2 ml dung dịch này thành 10 ml bằng dicloromethan (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Tiến hành như với dung dịch thử (2) nhưng thay 0,4 ml dung dịch A bằng 0,4 ml dung dịch B.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1); 10 µl dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (2). Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm, để khô bản mỏng ngoài không khí. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Các vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1) và (2) phải phù hợp về vị trí và kích thước với các vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) và (2) tương ứng. Phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric trong ethanol (TT), sấy ở nhiệt độ 120 otrong 15 min. Để nguội, quan sát dưới ánh sáng ban ngày và dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Các vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1) và (2) phải phù hợp về màu dưới ánh sáng ban ngày và huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại ở 365 nm, v trí và kích thước với các vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) và (2) tương ứng. Các vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) và dung dịch đối chiếu (2) có giá trị Rf cao hơn hẳn giá trị Rf của các vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1) và dung dịch đối chiếu (1).

D. Thêm khoảng 2 mg chế phẩm vào 2 ml acid sulfuric (TT) và lắc để hòa tan. Quan sát trong 5 min, xuất hiện màu đỏ đậm. Khi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm có huỳnh quang màu đỏ nâu. Đổ dung dịch thu được vào 10 ml nước và lắc đều, màu nhạt dần và có huỳnh quang màu vàng chanh dưới ánh sáng tử ngoại 365 nm.

Góc quay cực riêng

Từ +79,0o đến +86,0o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong dioxan (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Lấy 250 ml acetonitril (TT) vào một bình định mức 1000 ml, thêm 700 ml nước, trộn đều và để yên đến khi dung dịch cân bằng và thêm nước đến vạch, trộn đều.

Pha động B: Acetonitril (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong hỗn hợp đồng thể tích acetonitril – methanol và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 2 mg methylprednisolon chuẩn và 2 mg betamethason chuẩn trong pha động A và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh (5 µm).

Nhiệt độ cột: 45 oC.

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 2,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành chạy sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

Tiến hành

0

100

0

Đẳng dòng

15

100

0

Bắt đầu gradient tuyến tính

40

0

100

Kết thúc sắc ký, quay về 100 % pha động A

41

100

0

Bắt đầu cân bằng với pha động A

46 = 0

100

0

Kết thúc cân bằng, bt đầu quá trình chạy sắc ký tiếp theo

Cân bằng cột bằng pha động B ít nhất trong 30 min, sau đó với pha động A trong 5 min. Với các lần chạy sắc ký tiếp theo, cân bằng như mô tả trong bảng từ phút thứ 40 đến phút thứ 46. Điều chỉnh độ nhạy của hệ thống sao cho chiều cao của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu bằng ít nhất 50 % của thang đo.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, thời gian lưu của methylprednisolon vào khoảng 11,5 min và của betamethason vào khoảng 12,5 min; phép thử chỉ có giá trị khi độ phân giải giữa các pic tương ứng với methylprednisolon và betamethason ít nhất là 1,5; Điều chỉnh nồng độ acetonitril trong pha động A nếu cần.

Tiến hành sắc ký hỗn hợp đồng thể tích acetonitril – methanol là mẫu trắng, dung dịch đối chiếu và dung dịch thử.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Bất kỳ pic nào ngoài pic chính không được có diện tích lớn hơn 0,5 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (0,5 %).

Tổng diện tích của các pic, trừ pic chính, không được lớn hơn hai lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2 %).

Bỏ qua các pic của mẫu trắng và các pic có diện tích pic nhỏ hơn 0,05 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 100 oC đến 105 oC ).

Định lượng

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và thêm ethanol 96 % (TT) thành 100,0 ml. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng ethanol 96 % (TT). Đo độ hấp thụ của dung dịch thu được (Phụ lục 4.1) ở bước sóng cực đại 243 nm, dùng mẫu trắng là ethanol 96 % (TT).

Tính hàm lượng C22H30O5 theo (1 %, 1 cm), lấy 395 là giá trị (1 %, 1 cm) ở bước sóng 243 nm.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Corticosteroid.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, viên nén.

METHYLPREDNISOLON ACETAT

Methylprednisoloni acetas

C24H32O6 P.t.l: 416,5

Methylprednisolon acetat là 11β,17-dihydroxy-6α-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-21-yl acetat, phải chứa từ 97,0 đến 103,0 % C24H32O6, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hay gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, hơi tan trong aceton và ethanol 96 %.

Định tính

Có th chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của methylprednisolon acetat chuẩn. Nếu hai phổ có sự khác nhau thì hòa tan riêng biệt chế phẩm và chất chuẩn trong thể tích tối thiểu aceton (TT), bốc hơi đến khô trên cách thủy, lấy các cắn ghi phổ lại.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bn mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Butanol – toluen – ether (5 : 10 : 85).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong hỗn hợp methanol – methylen clorid (1 : 9) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg methylprednisolon acetat chuẩn trong hỗn hợp gồm methanol – methylen clorid (1 : 9) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg prednisolon acetat chuẩn và 10 mg methylprednisolon acetat chuẩn trong hỗn hợp methanol – methylen clorid (1 : 9) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành:

Chm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm, ly bản mỏng ra, để khô ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric trong ethanol (TT), sấy ở nhiệt độ 120 otrong 10 min hay đến khi xuất hiện vết, để nguội và quan sát dưới ánh sáng thường và tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về màu sắc dưới ánh sáng thường và huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại, vị trí và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử ch có giá trị khi dung dịch đối chiếu (2) cho hai vết có thể không tách hoàn toàn khi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Nước – methanol – ether – methylen clorid (1,2 : 8 : 15 : 77).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 25 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi (dung dịch A). Pha loãng 2 ml dung dịch A thành 10 ml bằng methylen clorid (TT).

Dung dịch thử (2): Lấy 2 ml dung dịch A cho vào một ống thủy tinh dung tích 15 ml, có nút mài hay có nắp polytetrafluoroethylen. Thêm 10 ml dung dịch kali hydrocarbonat bão hòa trong methanol (TT) và ngay lập tức cho luồng khi nitrogen đi qua dung dịch khoảng 5 min, đậy nắp. Đun nóng trong cách thủy ở nhiệt độ 45 oC, tránh ánh sáng, trong 1 h. Để nguội.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 25 mg methylprednisolon acetat chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml bằng cùng dung môi (dung dịch B). Pha loãng 2 ml dung dịch B thành 10 ml bằng methylen clorid (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Chuẩn bị giống dung dịch thử (2) nhưng thay 2 ml dung dịch A bằng 2 ml dung dịch B.

Cách tiến hành:

Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm, lấy bản mỏng ra, để khó ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của các dung dịch thử phải giống về vị trí và kích thước với vết trên sắc ký đồ của các dung dịch đối chiếu tương ứng.

Phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric trong ethanol (TT), sấy ở nhiệt độ 120 otrong 10 min hay đến khi xuất hiện vết, để nguội và quan sát dưới ánh sáng thường và ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của các dung dịch thử phải giống về màu sắc dưới ánh sáng thường và huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại, vị trí và kích thước với vết trên sắc ký đồ của các dung dịch đối chiếu tương ứng. Các vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) và dung dịch đối chiếu (2) có Rf thấp hơn hẳn Rf của các vết trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1) và dung dịch đối chiếu (1).

D. Cho khoảng 2 mg chế phẩm vào 2 ml acid sulfuric (TT) và lắc để hòa tan. Trong vòng 5 min, màu đỏ đậm xuất hiện. Khi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm dung dịch có huỳnh quang nâu đỏ. Đ dung dịch này vào 10 ml nước và lắc đều, màu bị nhạt đi và có huỳnh quang vàng xanh khi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại 365 nm.

E. 10 mg chế phẩm cho phản ứng định tính của nhóm acetyl (Phụ lục 8.1).

Góc quay cực riêng

Từ + 97o đến + 105o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong dioxan (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Trong bình định mức 1000 ml, trộn 260 ml tetrahydrofuran (TT) với 700 ml nước, để yên cho cân bằng, thêm nước đến vạch và lắc đều.

Dung dịch thử: Hòa tan 20,0 mg chế phẩm trong 5 ml tetrahydrofuran (TT) và pha loãng thành 10,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 4 mg methylprednisolon acetat chuẩn và 4 mg dexamethason acetat chuẩn trong pha động và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh octadecylsilyl silicagel dành cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Cân bằng cột khoảng 45 min với pha động. Điều chỉnh độ nhạy của hệ thống sao cho chiều cao của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu không dưới 50 % thang đo.

Trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, thời gian lưu của pic methylprednisolon acetat khoảng 43 min và của pic dexamethason acetat khoảng 57 min. Phép thử chỉ có giá trị khi độ phân giải giữa pic methylprednisolon acetat và pic dexamethason acetat ít nhất là 6,5. Nếu cần điều chỉnh nồng độ nước trong pha động.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử với thời gian gấp 1,5 lần thời gian lưu của pic chính.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Tng diện tích của các pic phụ không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (1,0%).

Bỏ qua các pic tương ứng với pic của dung môi và pic có diện tích nhỏ hơn 0,025 lần diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu.

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 oC đến 105 oC)

Định lượng

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng ethanol 96 % (TT). Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở bước sóng cực đại 243 nm. Tính hàm lượng C24H32O6 theo (1 %, 1 cm), ly 355 là giá trị (1 %, 1 cm) ở 243 nm.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

METOCLOPRAMID

Metoclopramidum

C14H22ClN3O2

P.t.l: 299,8

Metoclopramid là 4-amino-5-cloro-N-[2-(diethylamino) ethyl]-2-methoxybenzamid, phải chứa từ 99,0 % đến 101 % C14H22ClN3O2 tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột mịn, đa hình, màu trắng hoặc gần như trắng.

Thực tế không tan trong nước, hơi tan trong dicloromethan, hơi tan đến khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

NhóI: A, B.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của metoclopramid chuẩn.

B. Điểm chảy của chế phẩm phải từ 145 oC đến 149 oC (Phụ lục 6.7).

C. Trong phần Tạp chất liên quan, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm, trước khi phun dung dịch dimethylaminobenzaldehyd, vết chính trên sắc đồ của dung dịch thử (1) phải giống về vị trí, kích thước với vết chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong 25 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT). Dung dịch phải trong (Phụ lục 9.2) và màu không đậm hơn màu mẫu V6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Amoniac đậm đặc – dioxan – methanol – dicloromethan (2 : 10 : 14 : 90).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 40 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 0,160 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg metoclopramid chuẩn và 10 mg sulpirid chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 20 mg N,N-diethyl-ethan-1,2-diamin (TT) trong methanol (TT) và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi. Pha loãng 2 ml dung dịch thu được thành 25 ml bằng methanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai bản mỏng đến khi dung môi đi được 12 cm. Để khô ngoài không khí. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm (phép thử định tính C). Phun dung dịch dimethylaminobenzaldehyd (TT1). Để khô ngoài không khí. Bất c vết phụ nào trên sắc đồ của dung dịch thử (2) đều không được đậm màu hơn vết chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %). Phép thử chỉ có giá trị khi sắc đồ của dung dịch đối chiếu (1) cho hai vết tách rõ ràng.

B. Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 6,8 g kali dihydrophosphat (TT) trong 700 ml nước. Thêm 0,2 ml N,N-dimethyloctyl-amin (TT) và điều chỉnh pH về 4,0 bằng dung dịch acid phosphoric loãng (TT), pha loãng với nước thành 1000 ml, thêm 250 ml acetonitril (TT) và trộn đều.

Dung dịch thử: Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 0,2 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10,0 mg tạp chất chuẩn A của metoclopramid trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Trộn 1,0 ml dung dịch thu được với 0,1 ml dung dịch thử và pha loãng thành 10,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) nhồi pha tĩnh octylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 240 nm.

Tốc độ dòng: 1,5ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký dung dịch đối chiếu (2), điều chỉnh độ nhạy của hệ thống sao cho chiều cao của các pic chính bằng ít nhất 50 % chiều cao của thang đo. Phép thử ch có giá trị khi trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (2) độ phân giải giữa hai pic chính ít nht là 2,0.

Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu (1) và dung dịch thử.

Ghi sắc đồ của dung dịch thử trong khoảng thời gian bằng 8 lần thời gian lưu của metoclopramid.

Giới hạn: Trên sắc đồ của dung dịch thử:

Diện tích của bất cứ pic phụ nào ngoài pic chính đều không được lớn hơn diện tích của pic chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %) và tổng diện tích của các pic phụ đó không được lớn hơn 3 lần diện tích của pic chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,6 %).

Bỏ qua các pic với diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích của pic chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Ghi chú:

Tạp chất A: 4-(acetylamino)-5-cloro-N-[2-(diethyl-amino)ethyl]-2-methoxybenzamid.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Ly 1,0 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 50 ml acid acetic khan (TT), thêm 5 ml anhydrid acetic (TT). Định lượng bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 29,98 mg C14H22ClN3O2.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín.

Loại thuốc

Phòng và chống nôn.

METRONIDAZOL

Metronidazolum

C6H9N3O3 P.t.l: 171,2

Metronidazol là 2-(2-methyl-5-nitro-1H-imidazol-1-yl)-ethanol; phải cha từ 99,0 % đến 101,0 % C6H9N3O3, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc hơi vàng. Khó tan trong nước, trong aceton, ethanol 96 % và trong methylen clorid.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của metronidazol chuẩn.

B. Nhiệt độ nóng chảy: 159 ođến 163 o(Phụ lục 6.7).

C. Hòa tan 40,0 mg chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml với dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT). Phổ hấp thụ ánh sáng của dung dịch thu được trong khoảng từ bước sóng 230 nm đến 350 nm (Phụ lục 4.1) có một cực đại hấp thụ tại 277 nm và một cực tiểu tại 240 nm. Độ hấp thụ riêng tại cực đại hấp thụ từ 365 đến 395.

D. Lấy khoảng 10 mg chế phẩm, thêm 10 mg bột kẽm (TT), 1 ml nước và 0,25 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT). Đun nóng trên cách thủy trong 5 min. Để nguội. Dung dịch thu được cho phản ứng của amin thơm bậc nhất (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thu được không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu số II (Phụ lục 9.2) và có màu không được đậm hơn dung dịch màu mẫu VL6 (Phụ lục 9.3; phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch trong điều kiện tránh ánh sáng.

Pha động: Methanol (TT) – dung dịch kali dihydrophosphat 0,01 M (TT). (30 : 70).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,05 g chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 5,0 mg tạp chất chuẩn A của metronidazol (2-methyl-4-nitroimidazol) trong pha động, thêm 10,0 ml dung dịch thử và loãng thành 100,0 ml với pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt tại bước sóng 315 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Thời gian lưu tương đối so với metronidazol (thời gian lưu khoảng 7 min): Tạp chất A khoảng 0,7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, độ phân giải giữa pic metronidazol và pic tạp chất A ít nhất là 2,0.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử với thời gian gấp 3 lần thời gian lưu của pic metronidazol.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích bất kỳ pic phụ nào không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (0,1 %).

Tổng diện tích các pic phụ không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (0,2 %).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 0,1 lần diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (0,01 %).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC; 3 h).

Tro sulfat

Không được quá 0 1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong 50 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 17,12 mg C6H9N3O3.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng khuẩn.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc tiêm truyền.

MICONAZOL

Miconazolum

và đồng phân đối quang

C18H14Cl4N2O P.t.l: 416,1

Miconazol là 1-[(2RS)-2-[(2,4-diclorobenzyl)oxy]-2-(2,4-diclorophenyl)ethyl]-1H-imidazol, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C18H14Cl4N2O, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột màu trắng hoặc gần như trắng, đa hình. Rất khó tan trong nước, dễ tan trong methanol, tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp th hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của miconazol chuẩn.

B. Điểm chảy: 83 ođến 87 o(Phụ lục 6.7).

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Octadecylsilyl silica gel dùng cho sc ký lớp mỏng.

Dung môi khai triển: Methanol – dioxan – dung dịch amoni acetat (40 : 40 : 20).

Dung dịch thử: Hòa tan 30 mg chế phẩm trong dung môi khai triển và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 30 mg miconazol chuẩn trong dung môi khai triển, pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 30 mg miconazol chuẩn và 30 mg econazol nitrat chuẩn trong dung môi khai triển, pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được ít nhất 15 cm. Làm khô bn mỏng bằng một luồng không khí ấm trong 15 min. Để bản mỏng vào bình bão hòa hơi iod cho đến khi xuất hiện các vết. Kiểm tra dưới ánh sáng ban ngày, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) phi cho hai vết tách ra rõ ràng.

D. Trộn khoảng 30 mg chế phẩm với 300 mg natri carbonat khan (TT) trong chén nung, đốt trên ngọn lửa khoảng 10 min. Để nguội, thêm 5 ml acid nitric loãng (TT), lắc kỹ và lọc. Lấy 1 ml dịch lọc, thêm 1 ml nước, dung dịch thu được phải cho phản ứng (A) của phép thử định tính ion clorid (Phụ lục 8.1)

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và màu không được đậm hơn dung dịch màu mẫu V6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Góc quay cực

Từ -0,10o đến +0,10o (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 6,0 g amoni acetat (TT) trong hỗn hợp gồm 320 mmethanol (TT), 380 ml nước và 300 ml acetonitril (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng pha động.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 2,5 mg miconazol chuẩn và 2,5 mg econazol nitrat chuẩn trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (3 µm).

Detector quang phổ tử ngoại tại bước sóng 235 nm.

Tốc độ dòng: 2 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành: n định cột bằng pha động trong khoảng 30 min.

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 1,2 lần thời gian lưu của pic chính.

Tiến hành sắc ký dung dịch đối chiếu, Điều chỉnh độ nhạy sao cho chiều cao của pic chính trên sắc ký đồ không được dưới 50 % của thang đo.

Thời gian lưu của econazol nitrat khoảng 10 min, miconazol khoảng 20 min.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dch phân giải, độ phân giải giữa econazol nitrat và miconazol ít nhất là 10. Điều chỉnh tỷ lệ pha động nếu cần.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích của bất kỳ pic phụ nào không được lớn hơn diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (0,25 %).

Tng diện tích của các pic phụ này không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (0,5 %).

Bỏ qua pic của dung môi và các pic phụ có diện tích nhỏ hơn 0,2 lần diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 60 oC; trong chân không; 4 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp chuẩn độ trong môi trường khan (Phụ lục 10.6).

Cân chính xác khoảng 0,300 g chế phẩm, hòa tan trong 50 ml hỗn hợp gồm 1 thể tích acid acetic khan (TT) và 7 thể tích methyl ethyl keton (TT), thêm 0,2 ml dung dịch naphtholbenzein (TT). Chuẩn độ bng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) cho đến khi màu của dung dịch chuyển từ màu vàng da cam sang màu xanh lá.

ml dung dịch acidpercloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 41,61 mg C18H14Cl4N2O.

Bảo quản

Trong đồ bao gói kín, tránh ánh sáng.

Nhãn

Phải quy định rõ thời hạn sử dụng và điều kiện bảo quản.

Loại thuốc

Kháng nấm.

Chế phẩm

Kem miconazol, gel miconazol.

MORPHIN HYDROCLORID

Morphini hydrochloridum

C17H19NO3.HCl.3H2O P.t.l: 375,8

Morphin hydroclorid là 7,8-didehydro-4,5α-epoxy-17-methylmorphinan-3,6α-diol hydroclorid trihydrat, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C17H19NO3.HCl, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng hoặc hình kim không màu hoặc khối vuông không màu, lên hoa ngoài không khí khô.

Tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 %, thực tế không tan trong toluen.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, E.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của morphin hydroclorid trihydrat chuẩn.

B. Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi (dung dịch A). Pha loãng 10,0 ml dung dịch A thành 100,0 ml bằng nước. Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng bước sóng từ 250 nm đến 350 nm. Dung dịch phải cho một cực đại hấp thụ ở bước sóng 285 nm và (1 %, 1 cm) ở 285 nm khoảng từ 37 đến 43.

Pha loãng 10,0 ml dung dịch A thành 100,0 ml bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT). Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng từ bước sóng 250 nm đến 350 nm. Dung dịch phải cho một cực đại hấp thụ ở bước sóng 298 nm và (1 %, 1 cm) ở 298 nm từ 64 đến 72.

C. Thêm 0,5 ml dung dịch formaldehyd trong acid sulfuric (TT) vào khoảng 1 mg chế phẩm đã được nghiền trong đĩa sứ. Màu đ tía sẽ xuất hiện và biến thành màu tím.

D. Chế phẩm phải cho phản ứng của alcaloid (Phụ lục 8.1).

E. Chế phẩm phải cho phản ứng (A) của clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25,0 ml bằng cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn dung dịch màu mẫu V6 hoặc VN(Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 0,05 ml dung dịch đỏ methyl (TT) vào 10 ml dung dịch S. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) hoặc dung dịch acid hydrocloric 0,02 N (CĐ) cần dùng để làm dung dịch chuyển màu không quá 0,2 ml.

Góc quay cực riêng

Từ -110o đến -115o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Dung dịch natri heptansulfonat (TT) 1,01 g/l được điều chỉnh đến pH 2,6 bằng dung dịch acid phosphoric 50 % (tt/tt).

Pha động B: Methanol (TT).

Dung môi pha loãng: Pha loãng 1 thể tích acid acetic (TT) thành 100 thể tích bằng nước.

Dung dịch thử. Hòa tan 0,125 g chế phẩm trong dung môi pha loãng và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng dung môi pha loãng. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng dung môi pha loãng.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg morphin chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa các tạp chất B, C, E và F) trong dung môi pha loãng và pha loãng thành 2,0ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Nhiệt độ cột: 35 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 230 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0 – 2

85

15

2 – 35

85 – 50

15 – 50

35 – 40

50

50

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo morphin chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất B, C, E và F.

Thời gian lưu tương đối so với morphin (thời gian lưu khoảng 12,5 min); Tạp chất F khoảng 0,95; tạp chất E khoảng 1,1; tạp chất C khoảng 1,6; tạp chất B khoảng 1,9.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), tỷ số đỉnh – hõm (Hp/Hv) ít nhất là 2; trong đó Hp là chiều cao đỉnh pic tạp chất F so với đường nền và Hv là chiều cao tính từ đường nền lên đến đáy hõm giữa pic tạp chất F và pic morphin.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất B là 0,25; tạp chất C là 0,4; tạp chất E là 0,5.

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B đã hiệu chỉnh không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,4 %).

Tạp chất C, E: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (1,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,25 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 7,8-didehydro-4,5α-epoxy-3-methoxy-17-methylmorphinan-6α-ol (codein).

Tạp chất B: 7,7’,8,8’-tetradehydro-4,5α:4’,5’α-diepoxy-17,17’-dimethyl-2,2′-bimorphinanyl-3,3′,6α,6’α-tetrol(2,2’-bimorphin).

Tạp chất C: 6,7,8,14-tetradehydro-4,5α-epoxy-6-methoxy-17-methylmorphinan-3-ol (oripavin).

Tạp chất D: 7,8-didehydro-4,5α-epoxy-17-methylmorphinan-3,6α,10α-triol (10S-hydroxymorphin).

Tạp chất E: 7,8-didehydro-4,5α-epoxy-3-hydroxy-17-methylmorphinan-6-on (morphinon).

Tạp chất F: (17S)-7,8-didehydro-4,5α-epoxy-17-methylmorphinan-3,6α-diol 17-oxid (morphin N-oxid).

Nước

Từ 12,5 % đến 15,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,10 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) và 30 ml ethanol 96 % (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

Đọc thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tiêu thụ giữa 2 điểm uốn.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 32,18 mg C17H19NO3.HCl

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc giảm đau, gây nghiện.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc tiêm.

NAPHAZOLIN NITRAT

Naphazolini nitras

C14H14N2.HNO3 P.t.l: 273,3

Naphazolin nitrat là 2-(1-naphthylmethyl)-2-imidazolin nitrat, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C14H14N2.HNO3, tính theo chế phẩm làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hay gần như trắng. Hơi tan trong nước, tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với ph hấp thụ hồng ngoại của naphazolin nitrat chuẩn.

B. Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT) và pha loãng thành 250,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 25,0 ml dung dịch này thành 100,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT). Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng từ bước sóng 230 nm đến 350 nm cho 4 cực đại hấp thụ ở bước sóng 270 nm, 280 nm, 287 nm và 291 nm. Tỷ số giữa độ hấp thụ đo được ở các bước sóng cực đại 270 nm, 287 nm và 291 nm so với độ hấp thụ đo được ở bước sóng cực đại 280 nm phải lần lượt đạt từ 0,82 đến 0,86; từ 0,67 đến 0,70 và từ 0,65 đến 0,69.

C.  Điểm chy: Từ 167 ođến 170 o(Phụ lục 6.7).

D. Hòa tan 45 mg chế phẩm trong 2 ml nước. Thêm 1 ml acid sulfuric (TT). Lắc cẩn thận và để nguội. Thêm từng giọt, dọc theo thành ống nghiệm 1 ml dung dịch sắt (II) sulfat (TT2). ở phần tiếp giáp giữa 2 lớp chất lỏng xuất hiện một vòng màu nâu.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) bằng cách đun nóng nhẹ và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phi trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Dung dịch S có pH từ 5,0 đến 6,5 (Phụ lục 6.2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 1,1 g natri octansulfonat (TT) trong một hỗn hợp gồm 5 ml acid acetic băng (TT)300 ml acetonitril (TT) và 700 ml nước.

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 5 mg acid 1-naphthylacetic (TT) (tạp chất B) trong pha động, thêm 5 ml dung dịch thử và pha loãng thành 100 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5,0 mg naphthyl-acetylethylendiamin chuẩn (tạp chất A) trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 2,0 ml dung dịch thử thành 10,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh octylsilysilica gel đã được khóa các nhóm silanol (4 µm) với kích thước lỗ xốp là 6 nm.

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 280 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3 lần thời gian lưu của naphazolin.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đ của dung dịch phân giải, độ phân giải giữa pic tương ứng với naphazolin và tạp chất B ít nhất là 5,0. Thời gian lưu của naphazolin khoảng 14 min.

Giới hạnTrên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử:

Diện tích pic tương ứng với tạp chất A không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Diện tích của bất kỳ pic phụ nào khác không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Tổng diện tích của tất cả các pic phụ không được lớn hơn 5 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (2) (1,0 %).

Bỏ qua tất cả các pic có diện tích nhỏ hơn 0,25 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %) và bất kỳ pic nào tương ứng với ion nitrat.

Clorid

Không được quá 0,033 % (Phụ lục 9.4.5).

Dùng 15 ml dung dịch S để thử.

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 30 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 27,33 mg C14H14N2.HNO3.

Bảo quản

Trong chai lọ kín và tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kích thích thần kinh giao cảm.

NATRI BENZOAT

Natrii benzoas

C7H5NaO2 P.t.l: 144,1

Natri benzoat là natri benzencarboxylat, phải chứa từ 99,0 % đến 100,5 % C7H5NaO2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh hay hạt hoặc mảnh màu trắng, hơi hút ẩm. Dễ tan trong nước, hơi tan trong ethanol 90 % (tt/tt).

Định tính

A. Chế phẩm phải cho phản ứng định tính (B) và (C) của ion benzoat (Phụ lục 8.1).

B. Chế phẩm phải cho phản ứng định tính (A) của ion natri (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 10,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và màu không được đậm hơn màu mẫu V6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 10 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và 0,2 ml dung dịch phenolphtalein (TT) vào 10 ml dung dịch S. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) hoặc dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) cần dùng để làm dung dịch chuyển màu không quá 0,2 ml.

Hợp chất halogen

Tất cả các dụng cụ thủy tinh được dùng phải không có clorid và phải được chuẩn bị bằng cách ngâm qua đêm trong dung dịch acid nitric 35 % (TT), được rửa sạch và ngâm trong nước. Phải có chỉ dẫn rằng dụng cụ thủy tinh được dùng riêng cho phép thử này.

Dung dịch thử: Ly 20,0 ml dung dịch S, thêm 5 ml nước, pha loãng thành 50,0 ml bằng ethanol 96 % (TT).

Xác định clor đã bị ion hóa

Không được quá 0,02 %.

Trong 3 bình định mức 25 ml, chuẩn bị các dung dịch sau:

Dung dịch (1): Thêm vào 4,0 ml dung dịch thử, 3 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) và 3 ml ethanol 96 % (TT). Dung dịch này được dùng để chuẩn bị dung dịch A.

Dung dịch (2): Thêm vào 3 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT), 2 ml nước và 5 ml ethanol 96 % (TT). Dung dịch này được dùng để chuẩn bị dung dịch B.

Dung dịch (3): Thêm vào 4,0 ml dung dịch clorid mẫu 8 phần triệu Cl (TT), 6,0 ml nước. Dung dịch này dùng để chuẩn bị dung dịch C.

Thêm riêng rẽ vào 4 bình định mức 25 ml, (ký hiệu A, B, C, D) lần lượt 10 ml dung dịch (1), 10 ml dung dịch (2), 10 ml dung dịch (3) và 10,0 ml nước. Thêm vào mỗi bình 5 ml dung dịch sắt (III) amoni sulfat (TT), trộn đều và thêm từng giọt, vừa thêm vừa lắc, 2 ml acid nitric (TT) và 5 ml dung dịch thủy ngân (II) thiocyanat (TT). Lắc. Pha loãng dung dịch trong mỗi bình thành 25,0 ml bằng nước và để các bình trong chậu nước ở 20 otrong 15 min. Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) ở bước sóng 460 nm trong cốc đo cm của dung dịch A, ly dung dịch B làm mẫu trắng và của dung dịch C, lấy dung dịch làm mẫu trắng. Độ hấp thụ của dung dịch A không được lớn hơn độ hấp thụ của dung dịch C.

Xác định clor toàn phần

Không được quá 0,03 %.

Dung dịch (1): Thêm 7,5 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) và 0,125 g hợp kim nhônickel (TT) vào 10 ml dung dịch thử. Đun nóng trên nồi cách thủy 10 min. Để nguội đến nhiệt độ phòng, lọc vào bình định mức có dung tích 25 ml và rửa phễu lọc 3 lần, mỗi lần với 2 ml ethanol 96 % (TT) (tủa nhẹ có thể hình thành rồi biến mt khi acid hóa). Pha loãng dịch lọc và nước rửa thành 25,0 ml bằng nước. Dung dịch này được dùng để chuẩn bị dung dịch A.

Dung dịch (2): Chuẩn b như dung dịch (1), nhưng thay 10,0 ml dung dịch thử bằng 10,0 ml hỗn hợp đồng thể tích ethanol 96 % (TT) và nước. Dung dịch này dùng để chuẩn bị dung dịch B.

Dung dịch (3): Thêm 4,0 ml nước vào 6,0 ml dung dịch clorid mẫu 8 phần triệu Cl (TT). Dung dịch này dùng để chuẩn bị dung dịch C.

Thêm riêng rẽ vào 4 bình định mức 25 ml (ký hiệu A, B, C, D), lần lượt 10 ml dung dịch (1), 10 ml dung dịch (2), 10 ml dung dịch (3) và 10 ml nước.

Thêm vào mỗi bình ml dung dịch sắt (III) amoni sulfat (TT), trộn đều và thêm từng giọt, vừa thêm vừa lắc 2 ml acid nitric (TT) và 5 mdung dch thủy ngân (II) thiocyanat (TT), lắc. Pha loãng dung dịch trong mi bình thành 25,0 ml bằng nước và để các bình trong chậu nước ở 20 otrong 15 min. Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) ở bước sóng 460 nm, trong cốc đo 2 cm của dung dịch A, dùng dung dịch B làm mẫu trắng và của dung dịch C, dung dung dịch D làm mẫu trắng. Độ hấp thụ của dung dịch A không được lớn hơn độ hấp thụ của dung dịch C.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 2,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 2,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g chế phẩm; 100 ođến 105 oC).

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 20 ml acid acetic khan (TT), làm nóng đến 50 onếu cần thiết. Để nguội, dùng 0,05 ml dung dịch naphtholbenzein (TT) làm chỉ thị. Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) đến khi màu xanh lục xuất hiện.

ml dung dịch acidpercloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 14,41 mg C7H5NaO2.

Bảo quản

Trong lọ kín.

Loại thuốc

Chất bảo quản.

NATRI BROMID

Natrii bromidum

NaBr P.t.l: 102,9

Natri bromid phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % NaBr, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính cht

Bột cốm màu trắng hay gần như trắng hoặc tinh thể nhỏ mờ đục hay trong suốt không màu, hơi hút ẩm.

Dễ tan trong nước, tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Chế phẩm phải cho phản ứng (A) của bromid (Phụ lục 8.1).

B. Dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch) phải cho phản ứng của natri (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 10,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT) vào 10 ml dung dịch S. Lượng dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) hoặc dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) cần dùng để làm dung dịch chuyển màu không quá 0,5 ml.

Bromat

Thêm 1 ml dung dịch hồ tinh bột (TT), 0,1 ml dung dịch kali iodid 10 % (TT) và 0,25 ml dung dịch acid sulfuric 0,5 M (TT) vào 10 ml dung dịch S. Để yên ở chỗ tối trong 5 min. Không được có màu xanh hoặc tím xuất hiện.

Clorid và sulfat

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 0,600 g kali hydroxyd (TT) trong nước dùng cho sắc ký và pha loãng thành 1000,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,400 g chế phẩm trong 50 ml nước dùng cho sắc ký và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 25,0 ml dung dịch thử (1) thành 50,0 ml bằng nước dùng cho sắc ký.

Dung dịch đối chiếu (1): Thêm 1,0 ml dung dịch sulfat chuẩn 10 phần triệu SO4 (TT) và 12,0 ml dung dịch clorid chuẩn 50 phần triệu Cl (TT) vào 25,0 ml dung dịch thử (1) và pha loãng thành 50,0 ml bằng nước dùng cho sắc ký.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 10,0 ml dung dịch thử (1) thành 100,0 ml bằng nước dùng cho sắc ký. Ly 2,0 ml dung dịch thu được, thêm 8,0 ml dung dịch clorid chuẩn 50 phần triệu Cl (TT) và pha loãng thành 20,0 ml bằng nước dùng cho sắc ký.

Mu trắng: Nước dùng cho sắc ký.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 2 mm) được nhồi pha tĩnh là hạt trao đanion có tính kiềm mạnh loại dùng cho sắc ký (13 µm).

Detector điện dẫn với bộ triệt ion phù hợp.

Tốc độ dòng: 0,4 ml/min.

Thể tích tiêm: 50 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (1), (2) và mẫu trắng.

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2,5 lần thời gian lưu của bromid.

Thời gian lưu của clorid khoảng 5 min, của bromid khoảng 8 min, của sulfat khoảng 16 min.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của clorid và pic của bromid ít nhất là 8,0.

Giới hạn:

Dùng sắc ký đồ của mẫu trắng để hiệu chỉnh diện tích pic thu được từ dung dịch thử (2) và dung dịch đối chiếu (1).

Clorid: Diện tích pic clorid trên sắc ký đồ dung dịch thử (2) không được lớn hơn chênh lệch giữa diện tích pic clorid trên sắc ký đồ dung dịch thử (2) và diện tích pic clorid trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,6 %).

Sulfat: Diện tích pic sulfat trên sắc ký đồ dung dịch thử (2) không được lớn hơn chênh lệch giữa diện tích pic sulfat trên sắc ký đồ dung dịch thử (2) và diện tích pic sulfat trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (100 phần triệu).

Iodid

Thêm 0,15 ml dung dịch sắt (III) clorid 10,5 % (TT) và 2 ml methylen clorid (TT) vào 5 ml dung dịch S. Lắc và để tách lớp. Lớp dưới không được có màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 1).

Sắt

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Ly 5 ml dung dịch S pha loãng thành 10 ml bằng nước để thử.

Magnesi và các kim loại kiềm thổ

Không được quá 0,02 % tính theo Ca (Phụ lục 9.4.16).

Lấy 10,0 g chế phẩm tiến hành thử. Thể tích của dung dịch natri edetat 0,01 M (CĐ) đã dùng không được quá 5,0 ml.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) làm mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 3,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC; 3 h).

Định lượng

Hòa tan 85,0 mg chế phẩm trong nước, thêm 5 ml dung dịch acid nitric loãng (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng nước. Chuẩn độ bằng dung dịch bạc nitrat 0,1 N (CĐ). Xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N (CĐ) tương đương với 10,29 mg NaBr.

Tính hàm lượng phần trăm của NaBr theo công thức sau:

– 2,902b

Trong đó:

 là hàm lượng phần trăm của NaBr và NaCl trong phần định lượng tính theo NaBr.

 là hàm lượng phần trăm của Cl trong phép thử Clorid và sulfat.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

NATRI CALCI EDETAT

Natrii calcii edetas

C10H12CaN2Na2O8. xH2O

P.t.l: 374,3 (khan)

Natri calci edetat là dinatri [(ethylendinitrilo) tetraacetato]calciat (2-) có chứa một lượng không xác định nước kết tinh, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C10H12CaN2Na2O8, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng, hút ẩm. Dễ tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C, D.

Nhóm IIB, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của natri calci edetat chuẩn. Chuẩn bị mẫu đo dưới dạng đĩa nén.

B. Hòa tan 2 g chế phẩm trong 10 ml nước, thêm 6 ml dung dịch chì nitrat (TT), lắc và thêm 3 ml dung dịch kali iodid 16,6 % (TT), không được có tủa màu vàng xuất hiện. Kiềm hóa dung dịch trên bằng cách thêm dung dịch amoniac 2 M (TT) dùng giấy quỳ đỏ làm chỉ thị và thêm 3 ml dung dịch amoni oxalat 4 % (TT), tủa trắng tạo thành.

C. Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 10 ml nước, thêm 10 ml dung dịch kali pyroantimonat (TT), tinh thể trắng được tạo thành. Dùng đũa thủy tinh cọ vào thành ống để tăng tốc độ tạo thành tủa.

D. Nung chế phẩm, cắn sau nung cho phản ứng (B) của calci (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Hòa tan 5,0 g chế phm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi. pH của dung dịch thu được từ 6,5 đến 8,0 (Phụ lục 6.2).

Tạp chất A

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Tiến hành trong điều kiện tránh ánh sáng.

Pha động: Hòa tan 50,0 mg sắt sulfat pentahydrat (TT) trong 50 ml dung dịch acid sulfuric 0,5 M (TT)thêm 750 ml nước và điều chỉnh đến pH 1,5 bằng dung dịch acid sulfuric 0,5 M (TT) hoặc dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT), thêm 20 ml ethylen glycol (TT) và thêm nước vừa đủ 1000 ml.

Hỗn hợp dung môi: Hòa tan 10,0 g sắt sulfat pentahydrat (TT) trong 20 ml dung dịch acid sulfuric 0,5 M (TT), thêm 780 ml nước và điều chỉnh đến pH 2,0 bng dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT), thêm nước vừa đủ 1000 ml.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 40,0 mg acid nitrilotriacetic (TT) trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Thêm vào 1,0 ml dung dịch thu được 0,1 ml dung dịch thử và pha loãng thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh carbon graphiti hình cầu dùng cho sắc ký (5 µm) với diện tích b mặt riêng 120 m2/g và kích thước lỗ xốp 25 nm.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 273 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Lọc và tiêm các dung dịch ngay lập tức.

Tiến hành sắc ký với thời gian gp 4 lần thời gian lưu của phức hợp sắt của tạp chất A.

Thời gian lưu của phức hợp sắt của tạp chất A khoảng 5 min, của phức hợp st của acid edetic khoảng 10 min.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu, độ phân giải giữa pic của phức hợp sắt của tạp chất A và pic của phức hợp st của acid edetic ít nhất là 7; tỉ số tín hiệu trên nhiễu ít nhất là 50 đối với pic tạp chất A.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn diện tích pic tương ứng trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (0,1 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid nitrilotriacetic.

Dinatri edetat

Không được quá 1,0 %.

Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 250 ml nước. Thêm 10 ml dung dịch đệm amoniac pH 10,0 (TT) và khoảng 50 mg hỗn hợp đen eriocrom T (TT). Chỉ thị phải chuyn màu tím khi thêm không quá 1,5 ml dung dịch magnesi clorid 0,1 M (CĐ).

Clorid

Không được quá 0,1 %.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,7 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi. Thêm 30 ml dung dịch acid nitric loãng (TT) vào dung dịch thu được và đ yên 30 min, sau đó lọc. Pha loãng 10 ml dịch lọc thành 50 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 0,40 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT), thêm 6 ml dung dịch acid nitric loãng (TT) và pha loãng thành 50 ml bng nước.

Lọc dung dịch thử và dung dịch đối chiếu nếu cần. Thêm 1 ml dung dịch bạc nitrat 1,7 % (TT) vào hai dung dịch, trộn đều. Để yên 5 min tránh ánh sáng.

Dung dịch thử không được đục hơn dung dịch đối chiếu.

Sắt

Không được quá 80 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Pha loãng 2,5 ml dung dịch S thành 10,0 ml bằng nước và tiến hành thử. Thêm 0,25 calci clorid (TT) vào dung dịch thử và chuẩn trước khi thêm acid mercaptoacetic (TT).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 6. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phn triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Từ 5,0 đến 13,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,200 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan khoảng 0,500 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 200 ml với cùng dung môi. Lấy 20,0 ml dung dịch thu được, thêm 80 ml nước và điều chỉnh đến pH 2 bằng dung dịch acid nitric loãng (TT). Thêm 0,1 ml dung dịch da cam xylenol (TT) làm chỉ thị và chuẩn độ bng dung dịch bismuth nitrat 0,01 M (CĐ) đến khi màu dung dịch chuyển t vàng sang đỏ.

1ml dung dịch bismuth nitrat 0,01 M (CĐ) tương đương với 3,74 mg C10H12CaN2Na2O8.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Làm chất tạo phức điều trị ngộ độc chì.

Chế phẩm

Dung dịch tiêm truyền.

NATRI CAMPHOSULFONAT

Natrii camphosulfonas

C10H15O4SNa

P.t.l: 254,3

Natri camphosulfonat là muối natri của acid 10-camphosulfonic (acid 7,7-dimethyl-2-oxobicyclo-[2.2.1] heptan-1-methansulfonic), thu được bằng cách điều chế từ camphor (thiên nhiên hay tổng hợp) với acid sulfuric đậm đặc và anhydrid acetic.

Tính chất

Bột kết tinh trắng, có mùi long não nhẹ, vị hơi đng. Dễ bị hút ẩm, vón cục, đổi màu vàng.

Rất dễ tan trong nước; tan trong ethanol; ít tan trong ether, benzen, cyclohexan; không tan trong carbon tetraclorid.

Định tính

A. Điểm chy: 283 ođến 286 o(Phụ lục 6.7).

B. Góc quay cực riêng:

+17,25o đến +19,25o (đối với natri camphosulfonat điều chế từ camphor thiên nhiên).

-1,5o đến +1,5o (đối với natri camphosulfonat điều chế từ camphor tổng hợp, racemic).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước, pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi và tiến hành đo (Phụ lục 6.4).

C. Đun nóng khoảng 1 g chế phẩm với vài viên natri hydroxyd (TT), sẽ bốc mùi đặc trưng của camphor.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 2 g chế phẩm trong 10 ml nước. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu của dung dịch iod 0,00005 N.

pH

Hòa tan 1 g chế phẩm trong 10 ml nước không có carbon dioxyd (TT).

pH của dung dịch thu được phải từ 6,0 đến 8,0 (Phụ lục 6.2).

Bari

Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 5 ml nước, thêm 2 giọt dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT) và 2,5 ml dung dịch bão hòa calci sulfat (TT). Dung dịch thu được phải trong.

Clorid

Không được quá 0,01 % (Phụ lục 9.4.5).

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 15 ml nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,05 % (Phụ lục 9.4.14).

Hòa tan 0,3 g chế phẩm trong 15 ml nước và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi. Ly 12 ml dung dịch này thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 2 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 2,7 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC; 2 h).

Bảo quản

Trong chai lọ nút kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kích thích thần kinh trung ương (ưu tiên hành não). Dùng kích thích hô hp và trợ tim.

Chế phẩm

Dung dịch tiêm natri camphosulfonat 10 %; dung dịch uống nh giọt.

NATRI CITRAT

Natrii citras

C6H5Na3O7.2H2O

P.t.l: 294,1

Natri citrat là trinatri 2-hydroxypropan-1,2,3-tricarboxylat, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C6H5Na3O7, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể dạng hạt trắng, hút m nhẹ trong không khí ẩm. Dễ tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Dung dịch S: Hòa tan 10,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

A. Thêm 4 ml nước vào ml dung dịch S, dung dịch thu được phải cho phản ứng của ion citrat (Phụ lục 8.1).

B. 1 ml dung dịch S phải cho phản ứng A của ion natri (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT) vào 10 ml dung dịch S. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) hoặc dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) cần dùng để làm dung dịch chuyển màu không quá 0,2 ml.

Chất dễ carbon hóa

Thêm 10 ml acid sulfuric (TT) vào 0,20 g chế phẩm đã được nghiền nhỏ và làm nóng trong cách thủy ở 90 ± otrong 60 min. Làm lạnh nhanh. Dung dịch có màu không được đậm hơn màu mẫu V2 hoặc VL2 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Clorid

Không được quá 50 phần triệu (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 10 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Oxalat

Không được quá 0,03 %.

Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong 4 ml nước. Thêm 3 ml acid hydrocloric (TT) và 1 g kẽm hạt (TT) vào dung dịch trên, đun nóng trên cách thủy trong 1 min. Để yên 2 min, gạn lớp chất lỏng vào ống nghiệm có chứa 0,25 ml dung dịch phenylhydrazin hydroclorid 1,0 % và đun đến sôi. Làm nguội nhanh, chuyển vào ống nghiệm có chia vạch, thêm một lượng thể tích tương đương acid hydrocloric (TT) và 0,25 ml dung dịch kali fericyanid 5 % (TT). Lắc và để yên 30 min. Màu hồng của dung dịch không được đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu được chuẩn bị tương tự trong cùng thời gian nhưng dùng 4 ml dung dịch acid oxalic 0,005 % thay cho 0,50 g chế phẩm hòa tan trong 4 ml nước.

Sulfat

Không được quá 0,015 % (Phụ lục 9.4.14).

Thêm 2 ml dung dịch acid hydrocloric 25 % (TT) vào 10 ml dung dịch S, thêm nước vừa đ 15 ml và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S tiến hành theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Từ 11,0 % đến 13,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,300 g chế phẩm. Sau khi thêm chế phẩm, khuấy trong 15 min trước khi chuẩn độ.

Chất gây sốt

Nếu chế phẩm được dự định dùng để sản xuất dung dịch tiêm với thể tích lớn thì phải đạt phép thử này.

Tiêm cho 1 kg thỏ 10 ml dung dịch vừa mới pha trong nước cất pha tiêm (TT) có cha 10,0 mg chế phẩm và 7,5 mg calci clorid (TT) không có chất gây sốt trong 1 ml (Phụ lục 13.4).

Định lượng

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong 20 ml acid acetic khan (TT), làm nóng đến khoảng 50 oC. Để nguội. Dùng 0,25 ml dung dịch naphtholbenzein (TT) làm chỉ thị và chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) đến khi có màu xanh lục.

ml dung dịch acidpercloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 8,602 mg C6H5Na3O7.

Bảo quản

Trong lọ kín.

Loại thuốc

Thuốc kiềm hóa.

NATRI CLORID

Natrii chloridum

NaCl

P.t.l: 58,44

Natri clorid phải chứa từ 99,0 % đến 100,5 % NaCl, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng hay tinh thể không màu hay hạt trắng hoặc gần như trắng. Dễ tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol khan.

Định tính

A. Chế phẩm phải cho phản ứng của clorid (Phụ lục 8.1).

B. Chế phẩm phải cho phản ứng của natri (Phụ lục 8.1).

Nếu chế phẩm dạng hạt thì nghiền nhỏ trước khi tiến hành các phép thử.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 20,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100,ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT) vào 20 ml dung dịch S. Lượng dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) hoặc dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) cần dùng để làm dung dịch chuyn màu không quá 0,5 ml.

Bromid

Không được quá 100 phần triệu.

Thêm 4,0 ml nước, 2,0 ml dung dịch đỏ phenol (TT2) và 1,0 ml dung dịch cloramin T 0,01 % vào 0,5 ml dung dịch S, trộn đều ngay. Sau đúng 2 min, thêm 0,15 ml dung dịch natri thiosulfat 0,1 M (TT), trộn đều và pha loãng thành 10,0 ml bằng nước.

Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở bước sóng 590 nm, dùnnước làm mẫu trắng. Độ hấp thụ của dung dịch trên không được lớn hơn độ hấp thụ của dung dịch đối chiếu được chuẩn bị trong cùng một thời gian, cùng cách tiến hành, dùng 5,0 ml dung dịch kali bromid 3,0 mg/l.

Ferocyanid

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong 6 ml nước. Thêm 0,5 ml hỗn hợp gồm 5 ml dung dịch sắt (III) amoni sulfat 1 % trong dung dịch acid sulfuric 0,25 % và 95 ml dung dịch sắt (II) sulfat 1,0 %. Màu xanh không được xuất hiện trong vòng 10 min.

Iodid

Làm ẩm 5 g chế phẩm bằng cách thêm từng giọt hỗn hợp vừa mới pha gồm 0,15 ml dung dịch natri nitrit 10 % (TT), 2 ml dung dịch acid sulfuric 0,5 M (TT), 25 ml dung dịch hồ tinh bột (TT) và 25 ml nước. Sau 5 min, quan sát dưới ánh sáng ban ngày, hỗn hợp chất thử không được có màu xanh.

Nitrit

Thêm 10 ml nước vào 10 ml dung dịch S. Độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở bước sóng 354 nm không được lớn hơn 0,01.

Phosphat

Không được quá 25 phần triệu (Phụ lục 9.4.12).

Pha loãng 2,0 ml dung dịch S thành 100 ml bằng nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 7,5 ml dung dịch S thành 30 ml bằng nước cất và tiến hành thử.

Nhôm

Không được quá 0,2 phần triệu (Phụ lc 9.4.9).

Nếu chế phẩm được dự định dung để sản xuất các dung dịch thẩm tách màng bụng, thẩm tách máu hoặc lọc máu, thì phải đáp ứng yêu cầu phép thử này.

Dung dịch thử: Hòa tan 20,0 g chế phẩm trong 100 ml nước và thêm 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT).

Dung dịch đối chiếu: Trộn đều 2 ml dung dịch nhôm mẫu 2 phần triệu Al (TT), 98 ml nước và 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT).

Dung dịch mẫu trắng: Trộn đều 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT) và 100 ml nước.

Arsen

Không được quá 1 phần triệu (Phụ lục 9.4.2, phương pháp A).

Dùng ml dung dịch S để đo.

Bari

Thêm 5 ml nước cất và 2 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT) vào 5 ml dung dịch S. Sau 2 h, dung dịch không được đục hơn hỗn hợp gồm 5 ml dung dịch S và 7 ml nước cất.

Sắt

Không được quá 2 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Lấy 10 ml dung dịch S và tiến hành thử. Dùng hỗn hợp gồm 4 ml dung dịch sắt mẫu 1 phần triệu Fe (TT) và 6 ml nước để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Magnesi và các kim loại kiềm thổ

Không được quá 0,01 % tính theo Ca (Phụ lục 9.4.16).

Dùng 10,0 g chế phẩm và 150 mg hn hợp đen eriocrom T (TT). Thể tích của dung dịch natri edetat 0,01 M (CĐ) đã dùng không được quá 2,5 ml.

Kali

Không được quá 0,05 %.

Nếu chế phẩm được dự định để sản xuất thuốc tiêm, hoặc các dung dịch thẩm tách máu, lọc máu, thẩm tách màng bụng, thì chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu phép thử này.

Phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử (Phụ lục 4.4, Phương pháp 1).

Dung dịch thử: Hòa tan 1,00 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dãy dung dịch chuẩn: Hòa tan 1,144 g kali clorid (TT) đã được sấy ở 100 ođến 105 otrong 3 h trong nước và pha loãng thành 1000,0 ml với cùng dung môi (dung dịch chứa 600 µg K/ml). Tiếp tục pha dãy dung dịch chuẩn theo yêu cầu.

Đo cưng đ phát xạ ở bước sóng 766,5 nm.

Kim loại nặng

Không được quá 5 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S và tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC; 2 h).

Nội độc tố vi khuẩn

Phải ít hơn 5 EU/g (Phụ lục 13.2).

Nếu chế phẩm được dự định đ sản xuất các dạng thuốc tiêm mà không có phương pháp hữu hiệu nào khác để loại ni độc tố thì phải tiến hành phép thử này.

Định lượng

Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Chuẩn độ bằng dung dịch bạc nitrat 0,1 N (CĐ). Xác định điểm tương đương bng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N (CĐ) tương đương với 5,844 mg NaCl.

Nhãn

Nhãn cần ghi rõ nếu chế phẩm phù hợp dùng để sản xuất các dạng thuốc tiêm hoặc dùng để sản xuất các dung dịch thẩm tách màng bụng, thẩm tách máu hoặc lọc máu.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Cung cấp chất điện giải.

Chế phẩm

Thuốc tiêm truyền, thuốc nhỏ mắt.

NATRI HYDROCARBONAT

Natrii hydrocarbonas

NaHCO3

P.t.l: 84,01

Natri hydrocarbonat phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % NaHCO3.

Tính chất

Bột kết tinh trắng. Tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96 %. Khi đun nóng ở trạng thái khô hoặc ở trong dung dịch, sẽ chuyển dần thành natri carbonat.

Định tính

Dung dịch S: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 90 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

A. Thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT) vào ml dung dịch S, màu hồng nhạt xuất hiện. Đun nóng, khí bay lên và dung dịch có màu đỏ.

B. Dung dịch S phải cho phản ứng của carbonat và hydrocarbonat (Phụ lục 8.1).

C. Dung dịch S phải cho phản ứng (A) của ion natri (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Carbonat

pH của dung dịch S vừa mới pha không được lớn hơn 8,6 (Phụ lục 6.2).

Clorid

Không được quá 0,015 % (Phụ lục 9.4.5).

Thêm 2 ml acid nitric (TT) vào 7 ml dung dịch S và pha loãng thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,015 % (Phụ lục 9.4.14).

Thêm acid hydrocloric (TT) vào hỗn dịch chứa 1,0 g chế phẩm trong 10 ml nước đến khi trung tính và tha khoảng 1 ml rồi pha loãng thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Amoni

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.1).

Lấy 10 ml dung dịch S pha loãng thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử theo phương pháp A. Dùng hỗn hợp gồm 5 ml nước và 10 ml dung dịch amoni mẫu 1 phần triệu NH4 (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Arsen

Không được quá 2 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Lấy 0,5 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp A.

Calci

Không được quá 0,01 % (Phụ lục 9.4.3).

Thêm acid hydrocloric (TT) vào hỗn dịch chứa 1,0 g chế phẩm trong 10 ml nước cho đến khi trung tính, pha loãng thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 2 ml acid hydrocloric (TT) và 18 ml nước. Lấy 12 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) làm mẫu đối chiếu.

Sắt

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 5 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), pha loãng thành 10 ml bằng nước và tiến hành thử.

Định lượng

Hòa tan 1,500 g chế phẩm trong 50 ml nước không có carbon dioxyd (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid hydrocloric 1 N (CĐ), dùng 0,2 ml dung dịch da cam methyl (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch acid hydrocloric 1 N (CĐ) tương đương với 84,0 mg NaHCO3.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín.

NATRI SALICYLAT

Natrii salicylas

C7H5NaO3 P.t.l: 160,1

Natri salicylat là natri 2-hydroxybenzencarboxylat, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C7H5NaO3, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng hay tinh thể nhỏ không màu hay hình vy óng ánh.

Dễ tan trong nước, hơi tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp th hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của natri salicylat chuẩn

B. Dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch) phải cho phản ứng của salicylat (Phụ lục 8.1).

C. Chế phẩm phải cho phản ứng của natri (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) được chuẩn bị từ nước cất và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn dung dịch màu mẫu VN6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid

Thêm 0,1 ml dung dịch đỏ phenol (TT) vào 20 ml dung dịch S, dung dịch có màu vàng. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) cần dùng để làm màu của dung dịch chuyển sang màu đỏ tím không quá 2,0 ml.

Clorid

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.5).

Thêm 5 ml nước và 10 ml acid nitric loãng (TT) vào 5 ml dung dịch Ssau đó lọc. Pha loãng 10 ml dịch lọc thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,06 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 2,5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 1,60 g chế phẩm trong 16 ml hỗn hợp nước – ethanol 96 % (5 : 10). Lấy 12 ml dung dịch tiến hành thử theo phương pháp 2. Dùng 10 ml dung dịch chì mẫu 2 phần triệu thu được bằng cách pha loãng từ dung dịch chì mẫu 100 phần triệu Pb (TT) với hỗn hợp nước – ethanol 96 % (5 : 10), để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,00 g; 105 oC).

Định lượng

Hòa tan 0,130 g chế phẩm trong 30 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 16,01 mg C7H5NaO3.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Chống viêm, giảm đau.

Chế phẩm

Viên nén.

NATRI SULFACETAMID

Sulfacetamidum natricum

C8H9N2NaO3S.H2O

P.t.l: 254,2

Natri sulfacetamid là natri acetyl[(4-aminophenyl)sulfonyl]azanid, phi chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C8H9N2NaO3S, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc trắng ánh vàng. Dễ tan trong nước, khó tan trong ethanol khan.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, E.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của natri sulfacetamid chuẩn.

B. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong dung dịch đệm phosphat pH 7,0 (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch đệm phosphat pH 7,0 (TT). Phổ hấp thụ ánh sáng (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được từ bước sóng 230 nm đến 350 nm có một cực đại hấp thụ tại bước sóng 255 nm. Độ hấp thụ riêng tại bước sóng cực đại từ 660 đến 720, tính theo chế phẩm khan.

C. Hòa tan 1 g chế phẩm trong 10 ml nước, thêm 6 ml dung dịch acid acetic 2 M (TT), lọc lấy tủa. Rửa tủa bằng một lượng nhỏ nước và sấy ở 100 ođến 105 otrong 4 h. Nhiệt độ nóng chảy của tủa thu được phải từ 181 ođến 185 o(Phụ lục 6.7).

D. Hòa tan khoảng mg tủa thu được ở phản ứng định tính trong 1 ml nước bằng cách đun nóng. Dung dịch thu được cho phản ứng của amin thơm bậc nhất (Phụ lục 8.1) với tủa màu đỏ cam tạo thành.

E. Dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch) phải cho phản ứng của natri (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,25 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và có màu không được đậm hơn dung dịch màu mẫu VL4 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Từ 8,0 đến 9,5 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng và tiến hành trong điều kiện tránh ánh sáng.

Pha động: Acid acetic băng – methanol – nước dùng cho sắc ký (1 : 10 : 89).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5 mg natri sulfacetamid chuẩn và 5 mg sulfanilamid (TT) (tạp chất A) trong 1,0 ml pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (12,5 cm x 4 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 0,8 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 7 lần thời gian lưu của sulfacetamid.

Thời gian lưu tương đối so với sulfacetamid (thời gian lưu khoảng 5 min) của tạp chất A khoảng 0,5. Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất A và pic của sulfacetamid ít nhất là 5,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Đ tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất A với 0,5.

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A đã hiệu chỉnh không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tt cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: A. 4-aminobenzenesulfonamid (sulfanilamid).

Tạp chất B: N-(4-sulfamoylphenyl)acetamid.

Tạp chất C: N-[[4-(acetylamino)phenyl]sulfonyl]acetamid.

Tạp chất D: 4,4′-sulfonyldianilin (dapson).

Sulfat

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.14).

Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong nước cất và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi. Thêm 25 ml dung dịch acid acetic 2 M (TT), lắc 30 min và lọc. Ly 15 ml dịch lọc để thử.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8)

Lấy 12 ml dịch lọc thu được ở mục Sulfat tiến hành theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Từ 6,0 % đến 8,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,200 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 50 ml nước và 20 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT). Thêm 3 g kali bromid (TT), làm lạnh dung dịch trong nước đá và tiến hành phương pháp chuẩn độ bằng nitrit (Phụ lục 10.4). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp đo điện.

ml dung dịch natri nitrit 0,1 M (CĐ) tương đương với 23,62 mg C8H9N2NaO3S.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng khuẩn.

Chế phẩm

Thuốc nh mắt.

NATRI SULFAT

Natrii sulfas

Natri sulfat ngậm mười phân tử nước

Na2SO4.10H2O

P.t.l: 322,2

Natri sulfat phải cha từ 98,5 % % đến 101,0 % Na2SO4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hay gần như trắng hoặc tinh thể trong suốt không màu.

Dễ tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96 %. Tan một phần trong nước kết tinh của chính nó ở khoảng 33 oC.

Định tính

A. Chế phẩm phải cho phản ứng của natri (Phụ lục 8.1).

B. Chế phẩm phải cho phản ứng của sulfat (Phụ lục 8.1).

C. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Mất khối lượng do làm khô.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) được chuẩn bị từ nước cất và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT) vào 10 ml dung dịch S. Lượng dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) hoặc dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) cần dùng để làm dung dịch chuyển màu không quá 0,5 ml.

Clorid

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Calci

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.3), nếu chế phẩm được dùng để sản xuất thuốc tiêm truyền.

Pha loãng 10 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước cất và tiến hành thử.

Sắt

Không được quá 40 phn triệu (Phụ lục 9.4.13), nếu chế phẩm được dùng để sản xuất thuốc tiêm truyền.

Pha loãng 5 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước và tiến hành thử.

Magnesi

Không được quá 0,01 %, nếu chế phẩm được dùng để sản xuất thuốc tiêm truyền.

Thêm 1 ml glycerin 85 % (TT), 0,15 ml dung dịch vàng titan (TT), 0,25 ml dung dịch amoni oxalat 4 % (TT) và 5 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT) vào 10 ml dung dịch S, lắc đều. Dung dịch thu được nếu có màu hồng thì màu không được đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu được chuẩn bị đồng thời trong cùng một điều kiện, nhưng thay 10 ml dung dịch S bằng hỗn hợp 5 ml dung dịch magnesi mẫu 10 phần triệu Mg (TT) và 5 ml nước.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S, tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Từ 52,0 % đến 57,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 30 otrong 1 h; sau đó 130 oC).

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 40 ml nước. Thêm vào dung dịch thu được hỗn hợp gồm có 0,2 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và 80 ml methanol (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch chì nitrat 0,1 M (CĐ). Xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2) dùng điện cực chọn lọc chì làm điện cực chỉ thị và điện cực bạc – bạc clorid làm điện cực đối chiếu.

ml dung dịch chì nitrat 0,1 M (CĐ) tương đương với 14,20 mg Na2SO4.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Thuốc nhuận tràng.

Nhãn

Nhãn cần ghi rõ nếu chế phẩm phù hợp dùng để sản xuất thuốc tiêm.

NATRI SULFAT KHAN

Natrii sulfas

Na2SO4

P.t.l: 142,0

Natri sulfat khan phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % Na2SO4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng, hút ẩm. Dễ tan trong nước.

Định tính

A. Chế phẩm phải cho phản ứng của natri (Phụ lục 8.1).

B. Chế phẩm phải cho phản ứng của sulfat (Phụ lục 8.1).

C. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Mất khối lượng do làm khô.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,2 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) được chuẩn bị từ nước cất và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT) vào 10 ml dung dịch S. Lượng dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) hoặc dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) cần dùng để làm dung dịch chuyển màu không quá 0,5 ml.

Clorid

Không được quá 0,045 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Calci

Không được quá 0,045 % (Phụ lục 9.4.3), nếu chế phẩm được dùng để sản xuất thuốc tiêm truyền.

Pha loãng 10 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước cất và tiến hành thử.

Sắt

Không được quá 90 phần triệu (Phụ lục 9.4.13), nếu chế phẩm được dùng để sản xuất thuốc tiêm truyền. Pha loãng 5 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước và tiến hành thử.

Magnesi

Không được quá 0,02 %, nếu chế phẩm được dùng để sản xuất thuốc tiêm truyền.

Thêm 1 ml glycerin 85 % (TT), 0,15 ml dung dịch vàng titan (TT), 0,25 ml dung dịch amoni oxalat 4 % (TT) và 5 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT) vào 10 ml dung dịch S, lắc đều. Dung dịch thu được nếu có màu hồng thì màu không được đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu được chuẩn bị đồng thời trong cùng một điều kiện, nhưng thay 10 ml dung dịch S bằng hỗn hợp 5 ml dung dịch magnesi mẫu 10 phần triệu Mg (TT) và 5 ml nước.

Kim loại nặng

Không được quá 45 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S, tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 130 oC).

Định lượng

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 40 ml nước. Thêm vào dung dịch thu được hỗn hợp gồm có 0,2 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và 80 ml methanol (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch chì nitrat 0,1 M (CĐ). Xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2) dùng điện cực chọn lọc chì làm điện cực chỉ thị và điện cực bạc – bạc clorid làm điện cực đối chiếu.

ml dung dịch chì nitrat 0,1 M (CĐ) tương đương với 14,20 mg Na2SO4.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Thuốc nhuận tràng.

Nhãn

Nhãn cần ghi rõ nếu chế phẩm phù hợp dùng để sản xuất thuốc tiêm.

NATRI THIOPENTAL VÀ NATRI CARBONAT

Natrii thiopentalum et natrii carbonas

C11H17N2NaO2S2

P.t.l: 264,3

Na2CO3

P.t.l: 106,0

Natri thiopental và natri carbonat là hỗn hợp của natri 5-ethyl-5-[(1RS)-1-methylbutyl]-4,6-dioxo-1,4,5,6-tetrahydropyrimidin-2-thiolat và natri carbonat khan, phải cha từ 84,0 % đến 87,0 % C11H18N2O2S2 và từ 10,2 % đến 11,2 % Na, cả hai đều tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột trắng hơi vàng, hút ẩm. Dễ tan trong nước, tan một phần trong ethanol khan.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B, E.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của cắn thu được ở phép thử B phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của thiopental chuẩn.

B. Acid hóa 10 ml dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch) bằng dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), dung dịch sủi bọt. Lắc dung dịch thu được với 20 ml 1,1-dimethylethyl methyl ether (TT). Tách lấy lớp ether, rửa với 10 ml nước, làm khan bằng natri sulfat khan (TT), lọc. Làm bay hơi dịch lọc đến khô và sấy cắn ở 100 ođến 105 oC.

Xác định điểm chảy (Phụ lục 6.7) của cắn. Trộn đồng lượng cn này với thiopental chuẩn và xác định điểm chảy của hỗn hợp. Điểm chảy của cắn và của hỗn hợp phải khoảng 160 oC. Sự khác biệt về điểm chảy của 2 mẫu trên không được quá 2 oC.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏngSilica gel GF254.

Dung môi khai triển: Amoniac đậm đặc – ethanol 96 % – methylen clorid (5 : 15 : 80). Dùng lớp dưới.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,1 g chế phẩm (dùng cn thu được ở Định tính B) trong nước và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 85 mg thiopental chuẩn trong 10 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT) và pha loãng thành 100 ml bằng nước.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 3/4 chiều dài bản mỏng. Quan sát ngay bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương tự về vị trí và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

D. Chế phẩm phải cho phản ứng đặc trưng của barbiturat có hydro ở nhóm NH không bị thay thế (Phụ lục 8.1).

E. Chế phẩm phải cho phản ứng (A) của natri (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và màu không được đậm hơn màu mẫu VL3 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dch ngay trước khi dùng.

Pha động: Acetonitril (TT1) – dung dịch acid phosphoric 1 g/l (35 : 65).

Dung dịch thử: Hòa tan 20,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 2 mg thiopental chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thng (chứa các tạp chất A, B, và D) trong pha động và pha loãng thành 2,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 225 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gp 2 lần thời gian lưu của thiopental.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo thiopental chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa các tạp chất A, B, và D) và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất A, B, và D.

Thời gian lưu tương đối so với thiopental (thời gian lưu khoảng 20 min): Tạp chất A khoảng 0,3; tạp chất B khoảng 0,4; tạp chất khoảng 0,9; tạp chất D khoảng 1,3.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất A và pic của tạp chất B ít nhất là 1,5 và độ phân giải giữa pic của tạp chất C và pic thiopental ít nhất là 1,5.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng nhân diện tích pic của tạp chất B với 1,5.

Tạp chất C: Diện tích pic tạp chất C không được lớn hơn 6 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (3,0 %).

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B đã hiệu chỉnh không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (1,0 %).

Tạp chất D: Diện tích pic tạp chất D không được ln hơn 0,6 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 10 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (5,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 5-[(1RS)-1-methylbutyl]-2-thioxo-2,3-dihydropyrimidin-4,6(1H,5H)-dion.

Tạp chất B: 5-ethyl-5-[(1RS)-1-methylbutyl]pyrimidin-2,4,6(1H,3H,5H)-trion.

Tạp chất C: 5-ethyl-5-(1-ethylpropyl)-2-thioxo-2,3-dihydropyrimidin-4,6(1H,5H)-dion.

Tạp chất D: Hỗn hợp của acid (2RS,3RS)-2-(carbamothioylcarbamoyl)-2-ethyl-3-methylhexanoic và acid (2RS,3SR)-2-(carbamothioylcarbamoyl)-2-ethyl-3-methylhexanoic.

Clorid

Không được quá 0,033 % (Phụ lục 9.4.5).

Thêm 35 ml nước và 10 mdung dịch acid nitric 2 M (TT) vào 5 ml dung dịch S. Lắc với 1,1-dimethylethyl methyl ether (TT) 3 lần, mỗi lần 25 ml. Bỏ lớp phía trên, đun trên cách thủy lớp nước để loại hoàn toàn dung môi hữu cơ. Dùng 15 ml lớp nước thu được để thử.

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 2,5 % (Phụ lục 9.6).

(0,50 g; chân không; 100 oC; 4 h).

Định lượng

Natri: Hòa tan 0,400 g chế phẩm trong 30 ml nước. Dùng 0,1 ml dung dịch đỏ methyl (TT) làm chỉ thị, chuẩn độ bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) đến khi màu của dung dịch chuyển sang đỏ. Đun sôi nhẹ 2 min, để nguội, nếu cần thì tiếp tục chuẩn độ bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) đến màu đỏ như cũ.

1 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 2,299 mg Na.

Thiopental: Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong 5 ml nước, thêm 2 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT) rồi chiết với cloroform (TT) 4 lần, mỗi lần 10 ml. Gộp các dịch chiết cloroform lại, lọc và làm bay hơi dịch lọc đến khô trên cách thủy. Hòa tan cắn trong 30 ml dimethylformamid (TT) đã được trung hòa trước, thêm 0,1 ml dung dịch xanh thymol 0,2 % trong methanol (TT). Chuẩn độ ngay bằng dung dịch lithi methoxyd 0,1 M (CĐ) đến khi dung dịch chuyển sang màu xanh lam, tránh để dung dịch tiếp xúc với carbon dioxyd của không khí trong suốt quá trình định lượng.

ml dung dịch lithi methoxyd 0,1 M (CĐ) tương đương với 24,23 mg C11H18N2O2S2.

Bảo quản

Trong bao bì kín và tránh ánh sáng.

Loại thuốc

y mê.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

NATRl THIOSULFAT

Natrii thiosulfas

Natri hyposulfit

Na2S2O3.5H2O

P.t.l: 248,2

Natri thiosulfat phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % Na2S2O3.5H2O.

Tính chất

Tinh thể trong, không màu, lên hoa trong không khí khô. Rất tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96 %, tan trong nước kết tinh của nó ở khoảng 49 oC.

Định tính

Dung dịch S: Hòa tan 10,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

A. Chế phẩm làm mất màu dung dịch iod – iodid (TT).

B. Lấy 0,5 ml dung dịch S, thêm 0,5 ml nước, 2 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N có tủa trắng chuyển nhanh sang vàng rồi dn dần sang đen.

C. Lấy 2,5 ml dung dịch S, thêm 2,5 ml nước, 1 ml acid hydrocloric (TT), sẽ xuất hiện tủa lưu huỳnh và khí bay ra sẽ làm xanh giấy tm hồ tinh bột có iodat (TT).

D. 1 ml dung dịch S phải cho phản ứng (A) của ion natri (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 10,0 g chế phẩm trong 50 ml nước cất, thêm 1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng thành 100 ml bằng nước cất.

Dung dịch vừa pha xong phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Từ 6,0 đến 8,4 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S vừa pha xong để đo.

Sulfat và sulfit

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 2,5 ml dung dịch S vừa pha xong thành 10 ml bằng nước cất. Hút 3 ml dung dịch thu được, thêm ml dung dịch iod – iodid (TT), thêm tiếp từng giọt dung dịch iod – iodid (TT) cho đến khi có màu vàng rt nhạt bền vững. Pha loãng với nước cất thành 15 ml và tiến hành thử.

Sulfid

Thêm 0,5 ml dung dịch natri nitroprusiat 0,5 % (TT) mới pha vào 10 ml dung dịch S, dung dịch thu được không được có màu tím.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu.

Thêm 0,05 ml dung dịch natri sulfid (TT) vào 10,0 ml dung dịch S, để yên 2 min. Dung dịch thu được không được có màu đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu có chứa 10 ml dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) và 0,05 ml dung dịch natri sulfid (TT).

Định lượng

Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong 20 ml nước và chuẩn độ bằng dung dịch iod 0,1 N (CĐ). Vào lúc cuối chuẩn độ, thêm 1 ml dung dịch hồ tinh bột (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch iod 0,1 N (CĐ) tương đương với 24,82 mg Na2S2O3.5H2O.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Điều trị ngộ độc cyanid.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

NEOMYCIN SULFAT

Neomycini sulfas

C23H46N6O13.xH2SO4

P.t.l: 615 (dạng base)

Neomycin sulfat là hỗn hợp muối sulfat của các chất được sản xuất bằng cách nuôi cấy một số chủng Streptomyces fradiae chọn lọc, thành phần chính là muối sulfat của 2-deoxy-4-O-(2,6-diamino-2,6-dide-oxy-α-D-glucopyranosyl)-5-O-[3-O-(2,6-diamino-2,6-dideoxy-β-L-idopyranosyl)-β-D-ribofuranosyl]-D-streptamin (neomycin B). Hoạt lực không được nhỏ hơn 680 IU trong 1 mg, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột màu trắng hoặc trắng ngà, hút m. Rất dễ tan trong nước, rất khó tan trong ethanol 96 %, thực tế không tan trong aceton.

Định tính

A. Trong phần Neomycin C, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải phù hợp về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3).

B. Chế phẩm phải cho phản ứng A của ion sulfat (Phụ lục 8.1).

pH

Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Dung dịch có pH từ 5,0 đến 7,5 (Phụ lục 6.2).

Góc quay cực riêng

Từ +53,5o đến +59,0o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 1,00 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Neamin

Không được quá 2 %.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel H.

Dung môi khai triển: Dicloromethan – amoniac – methanol (10 : 20 : 30).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,5 mg neamin chuẩn trong 1,0 ml nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Trộn 0,5 ml dung dịch thử và 0,5 ml dung dịch đối chiếu (1).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl thành di 5 mm mỗi dung dịch trên. Để khô vết. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được ít nhất 8 cm. Sấy bản mỏng ở 100 ođến 105 otrong 10 min. Phun thuốc thử ninhydrin và kẽm clorid (TT) và sấy bản mỏng ở 110 otrong 15 min. Phun bản mỏng lần nữa với thuốc thử trên và sấy lại ở 110 otrong 15 min. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, vết tương ứng với neamin không được đậm hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho 2 vết chính tách rõ rệt.

Neomycin C

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel.

Dung môi khai triển: Methanol – dung dịch natri clorid 20 % (20 : 80).

Dung dịch thử: Hòa tan 40 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 5,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 30 mg framycetin sulfat chuẩn trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 25,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 40 mg neomycin sulfat chuẩn trong nước và pha loãng thành 5,0 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl thành dải 5 mm mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được ít nhất 12 cm. Sấy bản mỏng ở 100 ođến 105 otrong 10 min. Phun dung dịch ninhydrin (TT) và sấy ở 100 ođến 105 otrong 10 min. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, vết neomycin (có Rf hơi nhỏ hơn Rf của vết chính) không được đậm hơn vết của dung dịch đối chiếu (1) (15 %), nhưng phải đậm hơn vết của dung dịch đối chiếu (2) (3 %). Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) có một vết với Rf hơi nhỏ hơn Rf của vết chính.

Sulfat

Từ 27,0 % đến 31,0 % sulfat (SO4) tính theo chế phẩm đã làm khô.

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 100 ml nước và điều chỉnh đến pH 11 bằng amoniac (TT). Thêm 10,0 ml dung dịch bari clorid 0,1 M (CĐ) và khoảng 0,5 mg đỏ tía phthalein (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch Trilon B 0,1 M (CĐ), khi dung dịch bắt đầu chuyển màu, thêm 50 ml ethanol 96 % (TT), tiếp tục chuẩn độ đến khi màu xanh tím biến mất.

ml dung dịch bari clorid 0,1 M (CĐ) tương đương với 9,606 mg sulfat (SO4).

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 8,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g, 60 oC, áp suất không quá 0,7 kPa, phosphor pentoxyd, 3 h).

Tro sulfat

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Xác định hoạt lực thuốc kháng sinh bằng phương pháp Thử vi sinh vật (Phụ lục 13.9).

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng sinh nhóm aminoglycosid.

Chế phẩm

Viên nén, dung dịch uống, dịch nhỏ mắt, nhỏ tai, mỡ tra mắt, mỡ và kem bôi ngoài da.

NHÓM HYDROXYD KHÔ

Aluminii hydroxydum siccum

Nhôm hydroxyd khô là nhôm oxyd ngậm nước, phải chứa từ 47,0 % đến 60,0 % Al2O3 (P.t.l: 102,0).

Tính chất

Bột trắng vô định hình.

Thực tế không tan trong nước, tan trong các acid vô cơ loãng và trong các dung dịch hydroxyd kiềm.

Định tính

Dung dịch S: Hòa tan 1,25 g chế phẩm trong 7,5 ml acid hydrocloric (TT) bằng cách đun nóng trên cách thủy và pha loãng thành 50 ml bằng nước.

Dung dịch S phải cho phản ứng của ion nhôm (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu số II (Phụ lục 9.2) và màu không được đậm hơn màu mẫu VL6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn kiềm

Lắc 1,0 g chế phẩm với 20 ml nước không có carbon dioxyd (TT) trong 1 min và lọc. Thêm vào 10 ml dịch lọc, 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT). Dung dịch nếu có màu hồng, phải mất màu khi cho thêm 0,3 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ).

Khả năng trung hòa

Tiến hành phép thử ở 37 oC.

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 100 ml nước, đun nóng, thêm 100,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) đã được làm nóng trước và khuấy liên tục. pH của dung dịch sau 10 min, 15 min và 20 min không được dưới 1,8; 2,3 và 3,0 và ở bất kỳ thời điểm nào cũng không được quá 4,5. Thêm 10,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,5 N (CĐ) đã được làm nóng trước, khuấy liên tục trong 1 h và chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) đến pH 3,5. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) đã dùng không được quá 35,0 ml.

Clorid

Không được quá 1 % (Phụ lục 9.4.5).

Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid nitric loãng (TT) bằng cách làm nóng và pha loãng thành 100 ml bằng nước. Pha loãng 5 ml dung dịch thu được thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 1 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 4 ml dung dịch S thành 100 ml bằng nước. Lấy 15 ml dung dịch thu được và tiến hành thử.

Arsen

Không được quá 4 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Lấy 10 ml dung dịch S tiến hành thử theo phương pháp A.

Kim loại nặng

Không được quá 60 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Trung hòa 10 ml dung dịch S bằng amoniac đậm đặc (TT), dùng dung dịch vàng metanil (TT) làm chỉ thị ngoại. Lọc nếu cần, rồi pha loãng thành 15 ml bằng nước. Lấy 12 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng 10 ml dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Độ nhiễm khuẩn

Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không được quá 1000 trong một gam chế phẩm. Xác định bằng phương pháp đĩa thạch (Phụ lục 13.6).

Chế phẩm phải đạt các yêu cầu về Enterobacteria, các vi khuẩn Gram âm khác và Escherichia coli (Phụ lục 13.6).

Định lượng

Hòa tan 0,800 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid hydrocloric 25 % (TT) bằng cách đun nóng trên cách thủy. Để nguội và pha loãng với nước thành 50,0 ml. Thêm vào 10,0 ml dung dịch này dung dịch amoniac 6 M (TT) cho tới khi bắt đầu xuất hiện tủa. Thêm một lượng tối thiểu dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) cần thiết đ hòa tan tủa và pha loãng với nước thành 20 ml. Tiến hành chuẩn độ nhôm theo phương pháp chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5).

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 5,098 mg Al2O3.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín, ở nhiệt độ dưới 30 oC.

Loại thuốc

Kháng acid dạ dày.

NHÔM PHOSPHAT KHÔ

Aluminii phosphas siccum

AlPO4.H2O

P.t.l: 122,0 (khan)

Nhôm phosphat khô chủ yếu là nhôm phosphat đã hydrat hóa, phải chứa từ 94,0 % đến 102,0 % AlPO4 tính trên chế phẩm đã nung.

Tính chất

Bột màu trắng hay gần trắng. Rất khó tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96 %, tan trong các dung dịch loãng của acid vô cơ và kiềm hydroxyd.

Định tính

Dung dịch S: Hòa tan 2,00 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S cho phản ứng của ion nhôm và phản ứng B của ion phosphat (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Hỗn dịch chế phẩm 4 % trong nước không có carbon dioxyd (TT) có pH từ 5,5 đến 7,2 (Phụ lục 6.2).

Khả năng trung hòa

Cân 0,50 g chế phẩm, thêm 30 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) ở 37 ovà duy trì nhiệt độ 37 otrong 15 min, khuấy liên tục, pH của hỗn hợp náy ở 37 osau 15 min phải từ 2,0 đến 2,5 (Phụ lục 6.2).

Arsen

Không được quá 1 phần triệu (Phụ lục 9.4.2, phương pháp A).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi. Lấy 12 ml dung dịch thu được để thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Clorid

Không được quá 1,3 % (Phụ lục 9.4.5).

Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid nitric loãng (TT) và pha loãng thành 200 ml bằng nước. Lấy 15 ml dung dịch thu được và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,6 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 8 ml dung dịch S thành 100 ml bằng nước. Lấy 15 ml dung dịch thu được và tiến hành thử.

Phosphat tan

Không được quá 1,0 % tính theo PO43-.

Dung dịch thử: Lắc 5,0 g chế phẩm với 150 ml nước trong 2 h, lọc và rửa phễu lọc bằng 50 ml nước.

Tập trung dịch lọc và nước rửa, thêm nước vừa đủ 250,0 ml. Pha loãng 10 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 2,86 g kali dihydrophosphat (TT) trong nước và pha loãng thành 100 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 5 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 3 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 5 ml bằng nước.

Cách tiến hành: Lấy 5,0 ml của mỗi dung dịch trên, thêm vào mỗi dung dịch 4 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT), 1 ml dung dịch amoni molybdat (TT), 5 ml nước và 2 ml dung dịch có chứa 0,10 g 4-methyl-aminophenol sulfat (TT), 0,5 g natri sulfit khan (TT) và 20,0 g natri metabisulfit (TT) trong 100 ml nước. Trộn đều, để yên trong 15 min và thêm nước vừa đ 25 ml. Để yên tiếp 15 min và đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch ở bước sóng 730 nm.

Tính hàm lượng phosphat tan từ đường chuẩn được thiết lập bởi các dung dịch đối chiếu (1), (2) và (3).

Mất khối lượng do nung

Từ 10,0 % đến 20 %.

(1,000 g, nung 800 ođến khối lượng không đổi).

Định lượng

Hòa tan 0,400 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước. Lấy 10,0 ml dung dịch thu được, thêm 10,0 ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) và 30 ml hỗn hợp đồng thể tích của dung dịch amoni acetat (TT) và dung dịch acid acetic loãng (TT). Đun sôi trong 3 min, làm lạnh. Thêm 25 ml ethanol 96 % (TT) và 1 ml dung dịch dithizon 0,025 % mới pha trong ethanol 96 % (TT). Chuẩn độ lượng natri edetat 0,1 M tha bằng dung dịch kẽm sulfat 0,1 M (CĐ) đến khi màu chuyển sang hồng.

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 12,20 mg AlPO4.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Kháng acid dạ dày.

NICLOSAMID MONOHYDRAT

Niclosamidi monohydratum

C13H8Cl2N2O4.H2O

P.t.l: 345,1

Niclosamid monohydrat là 5-cloro-N-(2-cloro-4-nitrophenyl)-2-hydroxybenzamid monohydrat, phải chứa từ 98,0 % đến 101,0 % C13H8Cl2N2O4 tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh thể mịn màu vàng.

Thực tế không tan trong nước, hơi tan trong aceton, khó tan trong ethanol.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, E.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm sau khi đã sấy khô ở 100 ođến 105 otrong 4 h phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của niclosamid khan chuẩn.

B. Điểm chảy của chế phẩm sau khi đã sấy khô ở 100 ođến 105 otrong 4 h phải từ 227 ođến 232 o(Phụ lục 6.7).

C. Hòa tan 50 mg chế phẩm trong 5 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT), thêm 0,1 g bột kẽm (TT), đun nóng cách thủy 10 min, làm lạnh và lọc. Thêm vào dịch lọc 1 ml dung dịch natri nitrit 0,5 % và để yên 3 min. Thêm 2 ml dung dịch amoni sulphamat 2 %, lắc, để yên 3 min và thêm 2 ml dung dịch naphthyl-ethylendiamin dihydroclorid 0,5 % (TT). Màu tím xuất hiện.

D. Đốt chế phẩm trên lưới đồng bằng ngọn lửa không màu. Ngọn lửa chuyển màu xanh lá cây.

E. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của phép thử Mất khối lượng do làm khô.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – dung dịch chứa 0,2 % kali dihydrophosphat, 0,1 % dinatri hydrophosphat, 0,2 % tetrabutylamoni hydrosulfat (1 : 1).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong methanol (TT), đun nóng nhẹ, làm lạnh và thêm methanol (TT) vừa đủ 50,0 ml.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng acetonitril (TT). Pha loãng tiếp 1,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng acetonitril (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (12,5 cm x 4 mm) nhồi octadecyl-silyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 230 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp hai lần thời gian lưu của pic niclosamid.

Tiến hành sắc ký dung dịch đối chiếu, điều chỉnh độ nhạy sao cho chiều cao của pic niclosamid không thấp hơn 20 % của thang đo.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Tổng diện tích của các pic phụ, trừ pic niclosamid và pic dung môi, không được lớn hơn 4 lần diện tích của pic chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (0,2 %).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 10 % diện tích của pic niclosamid trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu.

Acid 5-clorosalicylic

Không được quá 60 phần triệu.

Dung dịch thử: Thêm 15 ml nước vào 1,0 g chế phẩm, đun sôi 2 min, làm lạnh, lọc qua màng lọc 0,45 µm, rửa màng lọc. Gộp dịch lọc và dịch rửa, pha loãng dịch thu được thành 20,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 30 mg acid 5-clorosalicylic (TT) trong 20 ml methanol (TT) và pha loãng với nước thành 100 ml. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng nước.

Cách tiến hành: Thêm lần lượt 0,1 ml dung dịch sắt (III) clorid 1,3 % (TT) vào 10,0 ml dung dịch thử và 10,0 ml dung dịch đối chiếu. Màu tím của dung dịch thử không được đậm hơn màu tím của dung dịch đối chiếu.

2-Cloro-4-nitroanilin

Không được quá 0,01 %.

Dung dịch thử: Thêm 5 ml methanol (TT) vào 0,250 g chế phẩm đun sôi, làm lạnh. Thêm 45 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT), đun sôi, làm lạnh, lọc rồi pha loãng dịch lọc thành 50,0 ml với dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 50 mg 2-cloro-4-nitroanilin (TT) trong methanol (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi. Lấy 1 ml dung dịch thu được pha loãng với methanol (TT) thành 100 ml. Pha loãng tiếp 2 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT).

Cách tiến hành: Thêm lần lượt 0,5 ml dung dịch natri nitrit 0,5 % vào 10,0 ml dung dịch thử và 10,0 ml dung dịch đối chiếu. Để yên 3 min. Thêm 1 ml dung dịch amoni sulphamat 2 %, lắc, để yên trong 3 min rồi thêm 1 ml dung dịch naphthylethylendiamin dihydroclorid 0,5 % (TT). Màu tím hồng tạo thành trong dung dịch thử không được đậm hơn màu trong dung dịch đối chiếu.

Clorid

Không được quá 0,05 % (Phụ lục 9.4.5).

Thêm hỗn hợp gồm 1,2 ml acid acetic (TT) và 40 ml nước vào 2,0 g chế phẩm, đun sôi trong 2 min, làm lạnh và lọc. Pha loãng 2 ml dịch lọc thành 15 ml bằng nước để thử.

Mất khối lượng do làm khô

Từ 4,5 % đến 6,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC; 4 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 0,300 g chế phẩm hòa tan trong 80 ml hỗn hợp dung môi đồng thể tích aceton (TT) và methanol (TT). Định lượng bằng dung dịch tetrabutylamoni hydroxyd 0,1 M (CĐ). Xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

1 ml dung dịch tetrabutylamoni hydroxyd 0,1 M (CĐ) tương đương với 32,71 mg C13H8Cl2N2O4.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Trị giun sán.

NICOTINAMID

Nicotinamidum

C6H6N2O

P.t.l: 122,1

Nicotinamid là pyridin-3-carboxamid, phải cha từ 99,0 % đến 101,0 % C6H6N2O, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh thể không màu hay bột kết tinh màu trắng, có mùi nhẹ và đặc trưng.

Dễ tan trong nước và ethanol, khó tan trong cloroform và ether.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với ph hấp thụ hồng ngoại của nicotinamid chuẩn.

B. Đun sôi 0,1 g chế phẩm với 1 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT) có mùi amoniac bay ra.

C. Lấy 2 ml dung dịch S, thêm 2 ml dung dịch cyanogen bromid (TT) và 3 ml dung dịch anilin 2,5 %, lắc đều, màu vàng xuất hiện.

D. Điểm chy: 128 ođến 131o(Phụ lục 6.7).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) để được 50 ml.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và màu không được đậm hơn màu mẫu NV7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Dung dịch S phải có pH từ 6,0 đến 7,5 (Phụ lục 6.2).

Kim loại nặng

Không được quá 30 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Pha loãng 10 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước. Lấy 12 ml dung dịch thu được tiến hành theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Cloroform – ethanol – nước (48 : 45 : 4).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,4 g chế phẩm trong hỗn hợp đồng thể tích ethanol 96 % (TT) và nước để được 5,0 ml.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 0,5 ml dung dịch thử thành 200 ml bằng hỗn hợp đồng thể tích ethanol 96 % (TT) và nước.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10 cm, lấy bản mỏng ra để khô, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Bất kỳ vết phụ nào trên sắc ký đồ của dung dịch thử không được đậm màu hơn vết chính của dung dịch đối chiếu (0,25 %).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; phosphor pentoxyd; áp suất 1,5 đến 2,7 kPa; 18 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 20 ml acid acetic khan (TT), đun nóng nhẹ nếu cần thiết, thêm 5 ml anhydrid acetic (TT), sử dụng dung dịch tím tinh thể (TT) làm chỉ thị và chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) cho đến khi dung dịch chuyển sang màu xanh lam lục.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 12,21 mg C6H6N2O.

Bảo quản

Trong đồ bao gói kín, tránh ánh sáng.

Công dụng

Vitamin nhóm B.

Bào chế

Viên nén, thuốc dạng bột pha tiêm.

NIFEDIPIN

Nifedipinum

C17H18N2O6

P.t.l: 346,3

Nifedipin là dimethyl 2,6-dimethyl-4-(2-nitrophenyl)-1,4-dihydropyridin-3,5-dicarboxylat, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C17H18N2O8 tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu vàng.

Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong aceton, hơi tan trong ethanol. Dưới ánh sáng ban ngày hoặc ánh sáng nhân tạo ở bước sóng nhất định, chế phẩm dễ dàng chuyển thành dẫn chất nitrosophenylpyridin. Dưới ánh sáng tử ngoại chế phẩm chuyn thành dẫn chất nitrophenylpyridin.

Tiến hành các phép thử trong điều kiện tránh ánh sáng hay dưới ánh sáng có bước sóng dài (trên 420 nm). Pha các dung dịch ngay trước khi sử dụng và để tránh ánh sáng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của nifedipin chuẩn.

B. Điểm chảy của chế phẩm phải từ 171 ođến 175 o(Phụ lục 6.7).

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai trin: Ethyl acetat – cyclohexan (40 : 60).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10 mg nifedipin chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 3/4 bản mỏng. Để khô ngoài không khí. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc và kích thước với vếchính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu.

D. Lấy 25 mg chế phẩm vào ống nghiệm, thêm 10 ml dung dịch hỗn hợp gồm acid hydrocloric – nước – ethanol 96 % (1,5 : 3,5 : 5). Đun nóng nhẹ để hòa tan. Thêm 0,5 g kẽm hạt (TT), để 5 min, thnh thoảng khuấy nhẹ. Lọc sang ống nghiệm thứ hai rồi thêm 5 ml dung dịch natri nitrit 1 % (TT) vào dịch lọc, để yên trong 2 min. Thêm 2 ml dung dịch amoni sulfamat 5 %. Lắc mạnh rồi thêm 2 ml dung dịch naphthylethyldiamin dihydroclorid 0,5% (TT). Màu đỏ đậm xuất hiện và bền trong ít nhất 5 min.

Tạp chất D và các tạp base khác

Không được quá 0,14 %.

Hòa tan 4 g chế phẩm trong 160 ml acid acetic băng (TT) vào bình nón 250 ml, dùng bể siêu âm.

Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), dùng 0,25 ml dung dịch naphtholbenzein (TT) làm chỉ thị, đến khi màu chuyn từ vàng nâu sang màu xanh lá.

Thể tích dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) đã dùng không được quá 0,48 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – methanol – nước (9 : 36 : 55).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 20 ml methanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg tạp chất A chuẩn của nifedipin trong methanol (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg tạp chất B chuẩn của nifedipin trong methanol (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Trộn 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1), 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2), và 0,1 ml dung dịch thử rồi pha loãng thành 20,0 ml bằng pha động. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 235 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sc ký với dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (3).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2 lần thi gian lưu của nifedipin.

Thứ tự rửa giải: Tạp chất A, tạp chất B và nifedipin.

Thời gian lưu của nifedipin khoảng 15,5 min.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic của tạp chất A và pic của tạp chất ít nhất là 1,5; độ phân giải giữa pic của tạp chất B và pic nifedipin ít nhất là 1,5.

Giới hạn:

Tchất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,1 %).

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,1 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được ln hơn diện tích pic nifedipin trên sắc ký đồ của dung dịch đi chiếu (3) (0,1 %).

Tổng các tạp chất không được quá 0,3 %.

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic nifedipin thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,01 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Dimethyl 2,6-dimethyl-4-(2-nitrophenyl)-pyridin-3,5-dicarboxylat (nitrophenylpyridin analog).

Tạp chất B: Dimethyl 2,6-dimethyl-4-(2-nitrosophenyl)-pyridin-3,5-dicarboxylat (nitrosophenylpyridin analog).

Tạp chất C: Methyl 2-(2-nitrobenzyliden)-3-oxobutanoat.

Tạp chất D: Methyl 3-aminobut-2-enonat.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC; 2 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,1300 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 25 ml 2-methyl-2-propanol (TT) và 25 ml dung dịch acid percloric 1 (TT). Thêm 0,1 ml dung dịch feroin (TT) làm chỉ thị và chuẩn độ từ từ bằng dung dịch ceri sulfat 0,1 M (CĐ) cho đến khi mất màu hồng. Song song tiến hành với mẫu trắng.

ml dung dịch ceri sulfat 0,1 M (CĐ) tương đương với 17,32 mg C17H18N2O6.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Chẹn kênh calci, điều trị tăng huyết áp.

Chế phẩm

Viên nang, viên nén.

NIKETHAMID

Nikethamidum

C10H14N2O

P.t.l: 178,2

Nikethamid là N,N-diethylpyridin-3-carboxamid, phải cha từ 99,0 % đến 101,0 % C10H14N2O, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Chất lng sánh như dầu hoặc khối kết tinh không màu hoặc màu hơi ánh vàng. Có thể trộn lẫn với nước, cloroform, ethanol 96 % vá ether ở bất kỳ tỷ lệ nào.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

NhóII: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của nikethamid chuẩn.

B. Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) trong khoảng từ 230 nm đến 350 nm trong cốc đo dày 2 cm của dung dịch 0,0015 % trong dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT) ch có một cực đại hấp thụ ở 263 nm và (1 %, 1 cm) ở bước sóng 263 nm khoảng 285.

C. Đun nóng 0,1 g chế phẩm với 1 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT). Diethylamin được tạo ra có thể nhận biết bằng mùi đặc trưng và bằng sự chuyển màu giấy quỳ đ thành xanh.

D. Thêm 2 ml dung dịch cyanogen bromid (TT) và 3 ml dung dịch anilin 2,5% (TT) vào 2 ml dung dịch chế phẩm 0,1 % và lắc, màu vàng xuất hiện.

pH

pH của dung dịch 25 % từ 6,0 đến 7,8 (Phụ lục 6.2).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Chế phẩm ở dạng lng hoặc được làm lng bằng cách đun nóng nhẹ phải trong (Phụ lục 9.2) và không được đậm màu hơn màu của màu mẫu V5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Chỉ số khúc xạ

Từ 1,524 đến 1,526 (Phụ lục 6.1).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Propanol – cloroform (25 : 75).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,4 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 40 mg ethylnicotinamid chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 10,0 ml bằng methanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Bt kỳ vết nào tương ứng với ethylnicotinamid trên sắc ký đồ của dung dịch thử không được đậm màu hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) và bất kỳ vết phụ nào khác ngoài vết chính và vết tương ứng với ethylnicotinamid không được đậm màu hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch chế phẩm 10 % trong nước tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Không được quá 0,3 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 2,000 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 20 ml acid acetic khan (TT) và 5 ml anhydrid acetic (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 17,82 mg C10H14N2O.

Bảo quản

Trong lọ kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kích thích hô hấp.

NITROFURANTOIN

Nitrofurantoinum

C8H6N4O5

P.t.l: 238,2

Nitrofurantoin là 1-[[(5-nitrofuran-2-yl)methylen]-amino]imidazolidin-2,4-dion, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C8H6N4O5 tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu vàng hoặc tinh thể màu vàng. Không mùi hoặc gần như không mùi. Rất khó tan trong nước và ethanol 96 %, tan trong dimethylformamid.

Định tính

A. Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch trong phần Định lượng từ bước sóng 220 nm đến 400 nm. Dung dịch phải có hai cực đại hấp thụ ở 266 nm và 367 nm. Tỷ lệ giữa độ hấp thụ ở bước sóng 367 nm và độ hấp thụ ở bước sóng 266 nm phải từ 1,36 đến 1,42. Tiến hành phép thử trong điều kiện tránh ánh sáng.

B. Hòa tan khoảng 10 mg chế phẩm trong 10 ml dimethylformamid (TT). Thêm 0,1 ml dung dịch kali hydroxyd 0,5 M trong ethanol (TT) vào 1 ml dung dịch trên. Màu nâu xuất hiện.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel HF254.

Dung môi khai triển: Methanol – nitromethan (10 : 90).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,25 g chế phẩm trong một lượng tối thiểu dimethylformamid (TT) rồi pha loãng thành 10 ml bằng aceton (TT).

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1 ml dung dịch thử thành 100 ml bằng aceton (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. sấy khô bản mng ở 100 ođến 105 otrong 5 min. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Phun dung dịch phenylhydrazin hydroclorid (TT). Sấy bản mỏng ở 100 ođến 105 otrong 10 min. Trong cả hai trường hợp khi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm và quan sát trực tiếp sau khi hiện màu, bất cứ vết phụ nào trên sắc đồ của dung dịch thử đều không được đậm màu hơn vết trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (1,0 %).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 oC đến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Tiến hành tránh ánh sáng.

Hòa tan 0,120 g chế phẩm trong 50 ml dimethylformamid (TT) và pha loãng thành 1000,0 ml bằng nước. Lấy 5,0 ml dung dịch trên pha loãng thành 100,0 ml bằng dung dịch chứa 1,8 % natri acetat (TT) và 0,14 % (tt/tt) acid acetic băng (TT). Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở cực đại hấp thụ 367 nm. Dùng dung dịch chnatri acetat và acid acetic băng (TT) ở trên làm mẫu trắng. Tính hàm lượng C8H6N4O5 theo (1 %, 1 cm), lấy 765 là giá trị (1 %, 1 cm) ở bước sóng 367 nm.

Bảo quản

Tránh ánh sáng ở nhiệt độ dưới 25 oC.

Loại thuốc

Kháng khuẩn.

NORFLOXACIN

Norfloxacinum

C16H18FN3O3

P.t.l: 319,3

Norfloxacin là acid 1-ethyl-6-fluoro-4-oxo-7-(piperazin-1-yl)-1,4-dihydroquinolin-3-carboxylic, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C16H18FN3O3 tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc vàng nhạt, hút ẩm, nhạy cảm với ánh sáng.

Rất khó tan trong nước, khó tan trong aceton và ethanol 96 %.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của norfloxacin chuẩn.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong dung dịch natri hydroxyd 0,1 M trong methanol (TT) đã được lọc trước và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi. Dung dịch thu được không được đục hơn hỗn dịch chuẩn đối chiếu số II (Phụ lục 9.2) và không được đậm màu hơn dung dịch màu mẫu N7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Nước được điều chỉnh đến pH 2,0 bằng acid phosphoric (TT).

Pha động B: Acetonitril (TT).

Dung dịch A: Pha động – pha động B (95 : 5).

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong 25 ml dung dịch A, siêu âm 5 min và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng dung dịch A. Pha loãng 1,ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng dung dịch A.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 4 mg norfloxacin chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (cha các tạp chất A, E và H) trong 5 ml dung dịch A, siêu âm 5 min và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 4 mg norfloxacin chuẩn dùng để định tính pic (chứa tạp chất K) trong 5 ml dung dịch A, siêu âm 5 min và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped hexadecylamidysilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Nhiệt độ cột: 60 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 265 nm.

Tốc độ dòng: 1,4 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0 – 5

95

5

5  7

95  93

5  7

7  10

93  87

7 → 13

10  15

87  47

13  53

15  20

47 → 10

53  90

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo norfloxacin chuẩn dùng đ kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) đ xác định pic của tạp chất A, E và H. Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo norfloxacin chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất K.

Thời gian lưu tương đối so với norfloxacin (thời gian lưu khoảng 11 min): Tạp chất K khoảng 0,6; tạp chất E khoảng 0,97; tạp chất A khoảng 1,5; tạp chất H khoảng 1,6.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất A và pic của tạp chất H ít nhất là 3,0. Tỷ số đỉnh – hõm (Hp/Hv) ít nht là 5; trong đó Hp là chiều cao đnh pic tạp chất E so với đường nền và Hv là chiều cao tính từ đường nn lên đến đáy hõm giữa pic tạp chất E và pic norfloxacin.

Giới hạn:

Tạp chất E, K: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,15 %).

Tạp chất khác: Với mi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất c các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nh hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid 7-cloro-1-ethyl-6-fluoro-4-oxo-1,4-dihydroquinolin-3-carboxylic.

Tạp chất B: Acid 7-[(2-aminoethyl)amino]-1-ethyl-6-fluoro-4-oxo-1,4-dihydroquinolin-3-carboxylic.

Tạp chất C: Acid 1-ethyl-4-oxo-6,7-bis(piperazin-1-yl)-1,4-dihydroquinolin-3-carboxylic.

Tạp chất D: 1-ethyl-6-fluoro-7-(piperazin-1-yl)quinolin-4(1H)-on.

Tạp chất E: Acid 7-cloro-1-ethyl-4-oxo-6-(piperazin-1-yl)-1,4-dihydroquinolin-3-carboxylic.

Tạp chất F: Acid 6-cloro-1-ethyl-4-oxo-7-(piperazin-1-yl)-1,4-dihydroquinolin-3-carboxylic.

Tạp chất G: Acid 1-ethyl-6-fluoro-7-(4-formylpiperazin-1-yl)-4-oxo-1,4-dihydroquinolin-3-carboxylic.

Tạp chất H: Acid 7-[4-(ethoxycarbonyl)piperazin-1-yl]-1-ethyl-6-fluoro-4-oxo-1,4-dihydroquinolin-3-carboxylic.

Tạp chất I: Acid 7-cloro-6-[4-(ethoxycarbonyl)piperazin-1-yl]-1-ethyl-4-oxo-1,4-dihydroquinolin-3-carboxylic.

Tạp chất J: Acid 6,7-bis[4-(ethoxycarbonyl)piperazin-1-yl]-1-ethyl-4-oxo-1,4-dihydroquinolin-3-carboxylic.

Tạp chất K: Acid 6-fluoro-1-methyl-4-oxo-7-(piperazin-1-yl)-1,4-dihydroquinolin-3-carboxylic.

Kim loại nặng

Không được quá 15 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 2,0 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp 4. Dùng 3 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) đ chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC; trong chân không; 2 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2)

Dùng 1,0 g chế phẩm, chén platin.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 0,240 g chế phẩm, hòa tan trong 80 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 31,93 mg C16H18FN3O3.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng sinh nhóm fluoroquinolon.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc nhỏ mắt.

NƯỚC ĐỂ PHA THUỐC TIÊM

Aqua pro injectione

H2O

P.t.l: 18,02

Nước để pha thuốc tiêm được điều chế từ nước uống được hoặc nước tinh khiết bằng phương pháp ct với thiết bị cất thích hợp và được dùng như là dung môi để pha chế thuốc tiêm theo lô, mẻ.

Trong suốt quá trình sản xuất và bảo quản phải có những biện pháp thích hợp để kiểm soát lượng vi sinh vật có trong nước, phải đặt ra các giới hạn cảnh báo và giới hạn hành động thích hợp để phát hiện những chiu hướng bất lợi. Trong điều kiện thông thường, giới hạn hành động là 10 CFU/100 ml nước, được xác định bng phương pháp màng lọc (Phụ lục 13.6), sử dụng tối thiểu 200 ml chế phẩm và được ủ ấm ở 30 oC đến 35 oC trong 5 ngày. Đối với các quy trình vô khuẩn, cần áp dụng giới hạn cảnh báo nghiêm ngặt hơn.

Tính chất

Chất lỏng trong, không màu, không mùi và không vị.

Carbon hữu cơ toàn phần

Lượng carbon hữu cơ toàn phần không quá 0,5 mg/l (Phụ lục 7.11)

Độ dẫn điện

Sử dụng thiết bị đo có độ chính xác bằng hoặc nhỏ hơn 0,1 µS.cm1 có khoảng đo phù hợp đã được hiệu chuẩn theo quy định.

Đo độ dẫn điện ở chế độ không bù nhiệt. Nếu thực hiện ở chế độ đo bù nhiệt phải có thẩm định thích hợp cho chế độ đo này.

Độ dẫn điện của chế phẩm (Phụ lục 6.10) phải nhỏ hơn hoặc bằng giới hạn trong Bảng 1.

Nếu nhiệt độ đo không được liệt kê trong bảng thì giới hạn độ dẫn điện tối đa cho phép là giá trị độ dẫn điện tương ứng với nhiệt độ gần nhất thấp hơn nhiệt độ đo.

Bảng 1: Bng quy định về độ dẫn điện theo nhiệt độ

Nhiệt độ

Độ dẫn điện

(oC)

(µS.cm1)

0

0,6

5

0,8

10

0,9

15

1,0

20

1,1

25

1,3

30

1,4

35

1,5

40

1,7

45

1,8

50

1,9

55

2,1

60

2,2

65

2,4

70

2,5

75

2,7

80

2,7

85

2,7

90

2,7

95

2,9

100

3,1

Nếu độ dẫn điện của chế phẩm không đáp ứng yêu cầu trong Bng 1 thì tiến hành như sau: Chuyển một thể tích chế phẩm (100 ml hoặc hơn) vào một dụng cụ thích hợp, khuấy đều và duy trì nhiệt độ ở 25 ± 1 oC, đo độ dẫn điện trong điều kiện khuấy liên tục, khuấy mạnh và quan sát sự thay đổi của độ dẫn điện theo thời gian, ghi lại kết quả khi độ dẫn điện thay đổi (do hấp thụ CO2 trong không khí) không quá 0,1 µS/cm trong 5 min (giá trị D1). Độ dẫn điện không được quá 2,1 µS/cm. Nếu độ dn lớn hơn 2,1 µS/cm lại tiến hành tiếp trong vòng không quá 5 min như sau: Thêm vào 100 ml mu thử 0,3 ml dung dịch kali clorid bão hòa (TT) mới pha, vẫn duy trì nhiệt độ ở 25 ± 1 oC và xác định pH (Phụ lục 6.2) của dung dịch mẫu thử với độ chính xác tới 0,1 đơn vị pH, từ giá trị pH đo được quy ra giá trị độ dẫn điện theo bảng 2 (giá trị D2). Mẫu thử đạt yêu cầu về độ dn điện khi D1 nhỏ hơn D2. Nếu D1 lớn hơn D2 hoặc pH nằm ngoài khoảng 5,0 đến 7,0 thì chế phẩm không đạt yêu cầu về độ dn điện.

Bng 2: Bảng quy định về giới hạn độ dẫn điện theo giá trị pH tương ứng

pH

Độ dẫn điện

(µS.cm1)

5,0

4,7

5,1

4,1

5,2

3,6

5,3

3,3

5,4

3,0

5,5

2,8

5,6

2,6

5,7

2,5

5,8

2,4

5,9

2,4

6,0

2,4

6,1

2,4

6,2

2,5

6,3

2,4

6,4

2,3

6,5

2,2

6,6

2,1

6,7

2,6

6,8

3,1

6,9

3,8

7,0

4,6

Nitrat

Không được quá 0,2 phần triệu.

Lấy 5 ml chế phẩm vào một ống nghiệm, ngâm sâu trong nước đá, thêm 0,4 ml dung dịch kali clorid 10 % (TT), 0,1 ml dung dịch diphenylamin (TT) và 5 ml acid sulfuric đậm đặc không có nitrogen (TT) (vừa nhỏ từng giọt vừa lắc), để trong cách thủy ở 50 oC trong 15 min. Dung dịch thu được không được có màu xanh đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu được tiến hành trong cùng điều kiện nhưng thay chế phẩm bng hỗn hợp gồm 4,5 ml nước không có nitrat (TT) và 0,5 ml dung dịch nitrat mẫu 2 phần triệu NO3 (TT).

Nhôm

Nếu mục đích sử dụng là để sản xuất các dung dịch thẩm tách thì chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của phép thử nhôm.

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.9).

Lấy 400 ml chế phẩm, thêm 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT) và 100 ml nước cất (TT). Dùng dung dịch đối chiếu là một hỗn hợp gồm 2 ml dung dịch nhôm mẫu 2 phần triệu Al (TT), 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT) và 98 ml nước cất (TT). Chuẩn bị mẫu trắng gồm hỗn hợp 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 và 100 ml nước cất (TT).

Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 0,25 EU/ml (Phụ lục 13.2).

Bảo quản

Nước để pha thuốc tiêm được bảo quản vô khuẩn và tránh mọi nguồn gây tạp nhiễm.

NƯỚC TINH KHIẾT

Aqua purificata

H2O

P.t.l: 18,0

Nếu không có qui định gì khác, nước tinh khiết được dùng để pha chế các chế phẩm không yêu cầu vô khuẩn và không có chất gây sốt.

NƯỚC TINH KHIẾT NGUYÊN LIỆU

Nước tinh khiết nguyên liệu được làm tinh khiết từ nước uống được bằng phương pháp cất, trao đổi ion, thẩm thấu ngược hoặc bằng các phương pháp thích hợp khác.

Nước tinh khiết nguyên liệu được bảo quản và phân phối trong điều kiện thích hợp để ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật và tránh các tạp nhiễm khác.

Trong suốt quá trình sản xuất và bảo quản phải có những biện pháp thích hợp để kiểm soát lượng vi sinh vật có trong nước, phải đặt ra các giới hạn cảnh báo và giới hạn hành động thích hợp để phát hiện những chiều hướng bất lợi. Trong điều kiện thông thường, giới hạn hành động là 100 CFU/1 ml nước, được xác định bằng phương pháp màng lọc (Phụ lục 13.6), sử dụng lượng chế phẩm thích hợp và được ủ ấm ở 30 ođến 35 oít nhất trong 5 ngày.

Tính chất

Chất lỏng trong, không màu, không mùi, không vị.

Carbon hữu cơ toàn phần hoặc giới hạn chất khử

Có thể chọn một trong hai phương pháp sau:

A. Lượng carbon hữu cơ toàn phần không quá 0,5 mg/l (Phụ lục 7.11)

B. Giới hạn chất khử: Lấy 100 ml chế phẩm thêm 10 ml dung dịch acid sulfuric 10 % (TT) và 0,1 ml dung dịch kali permanganat 0,02 M, đun sôi trong 5 min, dung dịch vẫn còn màu hồng nhạt.

Độ dẫn điện

Sử dụng thiết bị đo có độ chính xác bằng hoặc nhỏ hơn 0,1 µS.cm1 có khoảng đo phù hợp đã được hiệu chuẩn theo quy định.

Đo độ dẫn điện ở chế độ không bù nhiệt. Nếu thực hiện ở chế độ đo bù nhiệt phải có thẩm định thích hợp cho chế độ đo này.

Độ dẫn điện của chế phẩm (Phụ lục 6.10) phải nhỏ hơn hoặc bằng giới hạn trong Bảng 1.

Bng 1: Bảng quy định về độ dẫn điện theo nhiệt độ

Nhit độ

Độ dẫn điện

(oC)

(µS.cm1)

0

2,4

10

3,6

20

4,3

25

5,1

30

5,4

40

6,5

50

7,1

60

8,1

70

9,1

75

9,7

80

9,7

90

9,7

100

10,2

Trường hợp đo ở nhiệt độ không được liệt kê trong bảng thì tính độ dẫn điện tối đa cho phép bằng cách nội suy giữa hai nhiệt độ thấp hơn và cao hơn gần nhất trong bảng.

Nitrat

Không được quá 0,2 phần triệu.

Lấy 5 ml chế phẩm vào một ống nghiệm, ngâm sâu trong nước đá, thêm 0,4 ml dung dịch kali clorid 10 % (TT), 0,1 ml dung dịch diphenylamin (TT) và 5 ml acid sulfuric đậm đặc không có nitrogen (TT) (vừa nhỏ từng giọt vừa lắc), để trong cách thủy  50 oC trong 15 min. Dung dịch thu được không được có màu xanh đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu được tiến hành trong cùng điều kiện nhưng thay chế phẩm bằng hỗn hợp gồm 4,5 ml nước không có nitrat (TT) và 0,5 ml dung dịch nitrat mẫu 2 phần triệu NO3 (TT).

Nhôm

Nếu mục đích sử dụng là để sản xuất các dung dịch thẩm tách thì chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của phép thử nhôm.

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.9).

Ly 400 ml chế phẩm, thêm 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT) và 100 ml nước cất (TT). Dùng dung dịch đối chiếu là một hỗn hợp gồm 2 ml dung dịch nhôm mẫu 2 phần triệu A(TT), 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT) và 98 ml nước cất (TT). Chuẩn bị mẫu trắng gồm hỗn hợp 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT) và 100 ml nước cất (TT).

Kim loại nặng

Không được quá 0,1 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 200 ml chế phm cho vào cc thủy tinh, thêm 0,15 ml dung dịch acid nitric 0,1 M, đem bc hơi trên cách thủy tới khi còn 20 ml. Lấy 12 ml dung dịch này để tiến hành thử kim loại nặng theo phương pháp 1. Dùng 10 ml dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) đã được cho thêm 0,075 ml dung dịch acid nitric 0,1 M đ chuẩn bị mẫu so sánh. Thêm vào mẫu trắng 0,075 ml acid nitric 0,1 M.

Nếu nước tinh khiết nguyên liệu đáp ứng yêu cầu về độ dẫn điện trong chuyên luận “Nước đ pha thuốc tiêm” thì không cần thiết phải tiến hành phép thử kim loại nặng.

Nội độc tố vi khuẩn

Nếu mục đích sử dụng để sản xuất dung dịch thẩm tách mà không có các phương pháp thích hợp loại bỏ nội độc tố vi khuẩn thì phải đáp ứng yêu cầu của phép thử nội độc tố vi khuẩn.

Không được quá 0,25 EU/ml (Phụ lục 13.2).

NƯỚC TINH KHIẾT THÀNH PHẨM (ĐÓNG TRONG CHAI, LỌ)

Nước tinh khiết nguyên liệu sau khi sản xuất được đựng trong các đồ đựng thích hợp và bảo quản ở điều kiện nhất định để đảm bảo các yêu cầu về vi sinh vật. Nước tinh khiết thành phẩm phải đáp ứng các yêu cầu của Nước tinh khiết nguyên liệu và các yêu cầu sau đây:

Tính chất

Chất lỏng trong, không màu, không mùi, không vị.

Giới hạn acid kiềm

Thêm 0,05 ml dung dịch đỏ methyl (TT) vào 10 ml chế phẩm mới đun sôi để nguội trong cc thủy tinh có mỏ. Dung dịch không được có màu đ.

Thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT) vào 10 ml chế phẩm. Dung dịch không được có màu xanh lam.

Chất khử

Lấy 100 ml chế phẩm thêm 10 ml dung dịch acid sulfuric 10 % (TT) và 0,1 ml dung dịch kali permanganat 0,02 M (CĐ), đun sôi trong 5 min, dung dịch vẫn còn màu hồng nhạt.

Clorid

Lấy 10 ml chế phẩm, thêm 1 ml dung dịch acid nitric loãng (TT) và 0,2 ml dung dịch bạc nitrat 1,7 % (TT) . Dung dịch không được thay đổi trong ít nhất 15 min.

Sulfat

Lấy 10 ml chế phẩm, thêm 0,1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và 0,1 ml dung dịch bari clorid 6,1 %. Dung dịch không được thay đổi trong ít nhất 1 h.

Amoni

Không được quá 0,2 phần triệu.

Lấy 20 ml chế phẩm, thêm 1 ml dung dịch kali tetraiodomercurat kiềm (TT), sau 5 min kiểm tra bằng cách nhìn theo chiều dọc ống nghiệm. Dung dịch không được có màu đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu được tiến hành đồng thời bằng cách thêm 1 ml dung dịch kali tetraiodomercurat kiềm (TT) vào hỗn hợp gồm 4 ml dung dịch amoni mẫu 1 phần triệu NH4 (TT) và 16 ml nước không có amoni (TT).

Calci và magnesi

Lấy 100 ml chế phẩm, thêm 2 ml đệm amoniac pH 10,0 (TT), 50 mg hỗn hợp đen eriocrom T (TT) và 0,5 ml dung dịch natri edetat 0,01 M, màu xanh được tạo thành.

Cắn sau khi bay hơi

Không được quá 0,001 %.

Bay hơi 100 ml chế phẩm tới khô trên cách thủy và sấy trong t sấy đến khối lượng không đổi ở 100 ođến 105 oC. Khối lượng cắn còn lại không được quá 1 mg.

Độ nhiễm khuẩn

Tổng số vi sinh vật hiếu khí sống lại được không được lớn hơn 102 CFU/ml, xác định bằng phương pháp màng lọc, dùng môi trường thạch casein đậu tương (Phụ lục 13.6).

Bảo quản và ghi nhãn

Trong đồ đựng kín. Đồ đựng không được làm thay đổi tính chất của nước.

Dán nhãn thích hợp đối với nước để điều chế dung dịch thẩm tách.

NƯỚC VÔ KHUẨN ĐỂ TIÊM

Aqua sterilis pro injectione

Nước vô khuẩn để tiêm là “Nước để pha thuốc tiêm” được đựng trong các đồ đựng thích hợp, đóng kín và được tiệt khuẩn bằng nhiệt trong điều kiện đảm bảo chế phẩm đạt yêu cầu về nội độc tố vi khuẩn. Các đồ đựng dùng chứa nước vô khuẩn để tiêm thường bằng thủy tinh, hoặc bằng vật liệu thích hợp khác đạt các yêu cầu quy định trong Dược điển Việt Nam. Nước vô khuẩn để tiêm dùng để hòa tan các thuốc tiêm bột hoặc pha loãng các chế phẩm thuốc tiêm trước khi sử dụng.

Mỗi đồ đựng phải chứa đủ lượng nước theo qui định cho phép khi lấy ra.

Nước vô khuẩn để tiêm phải đáp ứng các yêu cầu về thuốc tiêm trong chuyên luận “Thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền” (Phụ lục 1.19).

Tính chất

Chất lng trong, không màu, không mùi và không vị.

Giới hạn acid kiềm

L20 ml chế phẩm, thêm 0,05 ml dung dịch đỏ phenol (TT) làm chỉ thị. Nếu dung dịch có màu vàng, phải chuyển thành màu đỏ khi thêm 0,ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 M (CĐ). Nếu dung dịch có màu đ, phải chuyển thành màu vàng khi thêm 0,15 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (CĐ).

Độ dẫn điện

Độ dẫn điện của chế phẩm ở 25 o± 1 okhông được quá 25 µS.cm1 đối với loại có thể tích không quá 10 ml và không được quá 5 µS.cm1 đối với loại có thể tích lớn hơn 10 ml.

Chất khử

Đối với loại có thể tích nhỏ hơn 50 ml:

Đun sôi 100 ml chế phẩm với 10 ml dung dịch acid sulfuric loãng (TT), thêm 0,4 ml dung dịch kali permanganat 0,02 M (CĐ) và đun sôi trong 5 min, dung dịch vẫn còn màu hồng nhạt.

Đối với loại có thể tích lớn hơn hoặc bằng 50 ml:

Đun sôi 100 ml chế phẩm với 10 ml dung dịch acid sulfuric loãng (TT), thêm 0,2 ml dung dịch kali permanganat 0,02 M (CĐ) và đun sôi trong 5 min, dung dịch vẫn còn màu hồng nhạt.

Clorid

Đối với loại có thể tích nhỏ hơn hoặc bằng 100 ml:

Không được quá 0,5 phần triệu (Phụ lục 9.4.5).

Lấy 15 ml chế phẩm để thử. Mu so sánh là hỗn hợp gồm 1,5 ml dung dịch clorid mẫu 5 phần triệu Cl (TT) và 13,5 ml nước. Quan sát dung dịch theo trục thẳng đứng từ trên xuống, dọc theo ng nghiệm.

Đối với loại có thể tích lớn hơn 100 ml:

Lấy 10 ml chế phẩm, thêm 1 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT) và 0,2 ml dung dịch bạc nitrat 1,7 % (TT). Dung dịch không được thay đổi trong ít nhất 15 min.

Nitrat

Không được quá 0,2 phần triệu.

Lấy ml chế phẩm vào một ống nghiệm, ngâm sâu trong nước đá, thêm 0,4 ml dung dịch kali clorid 10 % (TT), 0,1 ml dung dịch diphenylamin (TT) và ml acid sulfuric đậm đặc không có nitrogen (TT) (vừa nh từng giọt vừa lắc), để trong cách thủy ở 50 otrong 15 min. Dung dịch thu được không được có màu xanh đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu được tiến hành trong cùng điều kiện nhưng thay chế phẩm bằng hỗn hợp gồm 4,5 ml nước không có nitrat (TT) và 0,5 ml dung dịch nitrat mẫu 2 phần triệu NO3(TT).

Sulfat

Lấy 10 ml chế phẩm, thêm 0,1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và 0,1 ml dung dịch bari clorid 6,1 %. Dung dịch không được thay đổi trong ít nhất trong 1 h.

Nhôm

Nếu mục đích sử dụng là để sản xuất các dung dịch thẩm tách thì phải đáp ứng yêu cầu của phép thử nhôm.

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.9).

Lấy 400 ml chế phẩm, thêm 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT) và 100 ml nước cất (TT). Dùng dung dịch đối chiếu là một hỗn hợp gồm 2 ml dung dịch nhôm mẫu 2 phần triệu Al (TT), 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT) và 98 ml nước cất (TT). Chuẩn bị mẫu trắng gồm hỗn hợp 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT) và 100 ml nước cất (TT).

Amoni

Đối với loại có thể tích nhỏ hơn 50 ml:

Không được quá 0,6 phần triệu.

Lấy 20 ml chế phẩm, thêm 1 ml dung dịch kali tetraiodomercurat kiềm (TT), sau 5 min kiểm tra bằng cách nhìn theo chiều dọc ống nghiệm. Dung dịch không được có màu đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu được tiến hành đồng thời bằng cách thêm 1 ml dung dịch kali tetraiodomercurat kiềm (TT) vào hỗn hợp gồm 4 ml dung dịch amoni mẫu 3 phần triệu NH4 (TT) và 16 ml nước không có amoni (TT).

Đối với loại có thể tích lớn hơn hoặc bằng 50 ml:

Không được quá 0,2 phần triệu.

Ly 20 ml chế phẩm, thêm 1 ml dung dịch kali tetraiodomercurat kiềm (TT), sau 5 min kiểm tra bằng cách nhìn theo chiều dọc ống nghiệm. Dung dịch không được có màu đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu được tiến hành đồng thời bằng cách thêm 1 ml dung dịch kali tetraiodomercurat kiềm (TT) vào hỗn hợp gồm 4 ml dung dịch amoni mẫu 1 phần triệu NH4 (TT) và 16 ml nước không có amoni (TT).

Calci và magnesi

Ly 100 ml chế phẩm, thêm 2 ml đệm amoniac pH 10,0 (TT), 50 mg hỗn hợp đen eriocrom T (TT) và 0,5 ml dung dịch natri edetat 0,01 M, màu xanh được tạo thành.

Cắn sau khi bay hơi

Bay hơi 100 ml chế phẩm tới khô trên cách thủy và sấy trong tủ sấy đến khối lượng không đổi ở 100 ođến 105 oC.

Đối với loại có thể tích nhỏ hơn hoặc bằng 10 ml, yêu cầu khối lượng cắn còn lại không được quá 4 mg (0,004 %);

Đối với loại có thể tích lớn hơn 10 ml, yêu cầu khối lượng cắn còn lại không được lớn hơn 3 mg (0,003 %).

Thử vô khuẩn

Phải vô khuẩn (Phụ lục 13.7).

Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 0,25 EU/ml (Phụ lục 13.2).

Bảo quản

Trong đồ đựng kín, để nơi khô mát, tránh mọi nguồn lây nhiễm.

NYSTATIN

Nystatinum

C47H75NO17

P.t.l: 926

Nystatin là một chất chống nấm, được sản xuất bằng cách lên men sử dụng một số chủng Streptomyces noursei, chứa chủ yếu là các tetraen, thành phần chính là acid (1S,3R,4R,7R,9R,11R,15S,16R,17R,18S,19E,21E,25E,27E,29E,31E,33R,35S,36R,37S)-33-[(3-amino-3,6-dideoxy-b-D-mannopyranosyl)oxy]-1,3,4,7,9,11,17,37-octahydroxy-15,16,18-trimethyl-13-oxo-14,39-dioxabicyclo [33.3.1]nonatriaconta-19,21,25,27,29,31-hexaen-36-carboxylic (nystatin A1). Hoạt lực không được dưới 4400 IU/mg và không được dưới 5000 IU/mg nếu dùng để sản xuất thuốc dùng đường uống, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Sản xuất

Nếu chế phẩm không dùng để sản xuất thuốc ngoài da, phương pháp sản xuất phải được đánh giá để chứng tỏ rằng chế phẩm nếu được thử phải đạt yêu cầu của phép thử sau:

Độc tính bất thường (Phụ lục 13.5)

Tiêm trong màng bụng mỗi chuột nhắt 0,5 ml hỗn dịch chế phẩm trong dung dịch acacia 0,5 % có chứa không dưới 600 IU:

Tính chất

Bột màu vàng hoặc nâu nhạt, dễ hút ẩm.

Thực tế không tan trong nước và trong ethanol 96 %, dễ tan trong dimethylformamid và dimethyl sulfoxid, khó tan trong methanol.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, E.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của nystatin đối chiếu.

B. Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch ở phép thử Độ hấp thụ ánh sáng, có 4 cực đại hấp thụ ở 230; 291; 305 và 319 nm và một vai ở 280 nm. Tỷ lệ độ hấp thụ giữa các cực đại 291 nm và 319 nm so với độ hấp thụ cực đại ở 305 nm lần lượt từ 0,61 đến 0,73 và từ 0,83 đến 0,96. Tỷ lệ giữa độ hấp thụ cực đại ở 230 nm so với độ hấp thụ ở 280 nm từ 0,83 đến 1,25.

C. Thêm 0,1 ml acid hydrocloric (TT) vào khoảng 2 mg chế phẩm. Xuất hiện màu nâu.

D. Thêm 0,1 ml acid sulfuric (TT) vào khoảng 2 mg chế phẩm. Xuất hiện màu nâu, màu chuyển thành tím khi để lâu.

E. Trong phần Thành phần nystatin, pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng với pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Độ hấp thụ ánh sáng

Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong một hỗn hợp gồm 5,0 ml acid acetic băng (TT) và 50 ml methanol (TT), thêm methanol (TT) vừa đủ 100,0 mlPha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml với methanol (TT). Độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở cực đại hấp thụ 305 nm không được nhỏ hơn 0,60, đo trong vòng 30 min sau khi pha.

Thành phần nystatin

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3), áp dụng phương pháp chuẩn hóa để tính kết quả, tiến hành trong điều kiện tránh ánh sáng.

Pha động A: Acetonitril – dung dịch amoni acetat 0,385 % (29 : 71).

Pha động B: Acetonitril – dung dịch amoni acetat 0,385 % (60 : 40).

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong dimethyl sulfoxid (TT) và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg nystatin chuẩn trong dimethyl sulfoxid (TT) và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 20 mg chế phẩm trong 25 ml methanol (TT) và pha loãng thành 50 ml với nước. Thêm 2,0 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) vào 10,0 ml dung dịch thu được, để yên trong 1 h.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100,0 ml bằng dimethyl sulfoxid (TT). Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml với dimethyl sulfoxid (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh base-deactivated end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Nhiệt độ cột: 30 oC.

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 305 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0 – 25

100

0

25 – 35

100 → 0

0 → 100

35 – 45

0

100

45 – 50

0 → 100

100 → 0

50 – 55

100

0

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa 2 pic chính (thời gian lưu khoảng 13 min và 19 min) ít nhất là 3,5.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và dung dịch đối chiếu (3).

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, diện tích của pic nystatin A1 (thời gian lưu khoảng 14 min) không được dưới 85,0 % tổng diện tích các pic, diện tích của bất kỳ pic nào khác không được lớn hơn 4,0 % tổng diện tích các pic.

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) và các pic có thời gian lưu nhỏ hơn 2 min.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 5,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; phosphor pentoxyd; 60 oC; áp suất không quá 0,1 kPa; 3 h).

Tro sulfat

Không được quá 3,5 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Tiến hành theo Phụ lục 13.9 Xác định hoạt lực kháng sinh bằng phương pháp thử vi sinh vật. Chú ý tránh ánh sáng trong quá trình định lượng.

Dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 75 mg nystatin chuẩn vào bình định mức 50 ml, hòa tan trong dimethylformamid (TT) và thêm vừa đ đến vạch với cùng dung môi. Pha loãng dung dịch thu được bằng dung dịch đệm số 19 để thu được các dung dịch làm việc.

Dung dịch thử: Tiến hành tương tự dung dịch chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng. Nhãn phải ghi rõ nếu chế phẩm chỉ dùng để pha chế thuốc dùng ngoài da.

Loại thuốc

Thuốc chống nấm.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc đặt âm đạo, kem, mỡ dùng ngoài.

OFLOXACIN

Ofloxacinum

C18H20FN3O4

P.t.l: 361,4

Ofloxacin là acid (3RS)-9-fluoro-3-methyl-10-(4-methylpiperazin-1-yl)-7-oxo-2,3-dihydro-7Hpyrido[1,2,3-de]-1,4-benzoxazin-6-carboxylic, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C18H20FN3O4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu vàng nhạt hoặc vàng sáng, khó tan trong nước, tan trong acid acetic băng, khó tan đến tan trong methylen clorid, ít tan trong methanol.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của ofloxacin chuẩn.

Độ hấp thụ ánh sáng

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Độ hấp thụ ánh sáng (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở bước sóng 440 nm không được lớn hơn 0,25.

Góc quay cực

Từ -0,10o đến +0,10o (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong hỗn hợp methanol – methylen clorid (1 : 4) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Tạp chất A

Không được quá 0,2 %.

Bản mỏng: Silica gel GF254 (dày 2 µm – 10 µm).

Dung môi khai trin: Acid acetic băng – nước – ethyl acetat (10 : 10 : 20).

Hỗn hợp dung môi: Methanol – methylen clorid (10 : 40).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 5,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10,0 mg tạp chất A chuẩn của ofloxacin trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bn mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 2/3 chiều dài bản mỏng. Để khô bản mỏng ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng t ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết của tạp chất A trên sắc ký đồ của dung dịch thử không được đậm hơn vếtương ứng trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (3RS)-9,10-difluoro-3-methyl-7-oxo-2,3-dihydro-7H-pyrido[1,2,3-de]-1,4-benzoxazin-6-carboxylic (FPA).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Pha động: Hòa tan 4,0 g amoni acetat (TT) và 7,0 g natri perclorat (TT) trong 1300 ml nước, điều chỉnh đến pH 2,2 bằng acid phosphoric (TT). Thê240 ml acetonitril (TT) và trộn đều.

Hỗn hợp dung môi: Acetonitril – nước (10 : 60).

Dung dịch th: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 50,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg tạp chất E chuẩn của ofloxacin trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Trộn đều 10,0 ml dung dịch thu được và 5,0 ml dung dịch thử và thêm hỗn hợp dung môi thành 50,0 ml. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Nhiệt độ cột: 45 oC.

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 294 nm.

Tốc độ dòng: Điều chỉnh tốc độ dòng sao cho thời gian lưu của ofloxacin vào khoảng 20 min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2,5 lần thời gian lưu của ofloxacin.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất E. Thời gian lưu tương đối so với ofloxacin (thời gian lưu khoảng 20 min): Tạp chất B khoảng 0,3; tạp chất C khoảng 0,5; tạp chất D khoảng 0,7; tạp chất E khoảng 0,9; tạp chất F khoảng 1,6.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), đ phân giải giữa pic của tạp chất E và pic của ofloxacin ít nhất là 2,0.

Giới hạn:

Tạp chất B, C, D, E, F: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc kí đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 2,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,25 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất B: (3RS)-9-fluoro-3-methyl-10-(4-methylpiperazin-1-yl)-2,3-dihydro-7H-pyrido[1,2,3-de]-1,4-benzoxazin-7-on.

Tạp chất C: Acid (3RS)-3-methyl-10-(4-methylpiperazin-1-yl)-7-oxo-2,3-dihydro-7H-pyrido[1,2,3-de]-1,4-benzoxazine-6-carboxylic.

Tạp chất D: Acid (3RS)-10-fIuoro-3-methyl-9-(4-methylpiperazin-1-yl)-7-oxo-2,3-dihydro-7H-pyrido[1,2,3-de]-1,4-benzoxazin-6-carboxylic.

Tạp chất E: Acid (3RS)-9-fluoro-3-methyl-7-oxo-10-(piperazin-1-yl)-2,3-dihydro-7H-pyrido[1,2,3-de]-1,4-benzoxazin-6-carboxylic.

Tạp chất F: 4-[(3RS)-6-carboxy-9-fluoro-3-methyl-7-oxo-2,3-dihydro-7H-pyrido[1,2,3-de]-1,4-benzoxazin-10-yl]-1-methylpiperazin 1-oxyd.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Ly 2,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC; 4 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong 100 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

1 ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 36,14 mg C18H20FN3O4.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng sinh nhóm fluoroquinolon.

Chế phẩm

Viên nén, nang, thuốc nhỏ mắt.

OMEPRAZOL

Omeprazolum

Và đồng phân đối quang

C17H19N3O3S P.t.l: 345,4

Omeprazol là 5-methoxy-2-[(RS)-[(4-methoxy-3,5-dimethylpyridin-2-yl)methyl]-sulphinyl]-1H-benzimidazol, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C17H19N3O3S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng.

Rất khó tan trong nước, tan trong methylen clorid, hơi tan trong ethanol 96 % và methanol. Tan trong dung dịch kiềm loãng.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của omeprazol chuẩn. Nếu phổ hấp thụ hồng ngoại ở trạng thái rắn của chế phẩm và omeprazol chuẩn khác nhau thì hòa tan riêng biệt chế phẩm và chuẩn trong methanol (TT), bay hơi tới cắn rồi tiến hành ghi lại phổ của cắn mới thu được.

Độ trong của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong methylen clorid (TT) và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.1).

Tạp chất F và G

Không được quá 350 phần triệu.

Độ hthụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch S đo ở bước sóng 440 nm không được quá 0,10.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Pha động: Acetonitril – dung dịch đệm pH 7,6 (27 : 73).

Dung dịch đệm pH 7,6: Dung dịch dinatri hydrophosphat 0,14 % đã được điều chỉnh pH về 7,6 bằng acid phosphoric.

Dung dịch thử: Hòa tan 3 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 1 mg omeprazol chuẩn và 1 mg tạp chất D chuẩn của omeprazol trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 3 mg omeprazol chuẩn dùng để định tính pic (chứa tạp chất E) trong pha động và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (12,5 cm x 4,6 mm) nhồi pha tĩnh B (5 µm).

Detector quang ph hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 280 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 40 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 5 lần thời gian lưu của omeprazol.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic của tạp chất D. Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo omeprazol chuẩn dùng để đnh tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất E.

Thời gian lưu tương đối so với omeprazol (thời gian lưu khoảng 9 min): Tạp chất E khoảng 0,6; tạp chất khoảng 0,8.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất D và pic của omeprazol ít nhất là 3,0; nếu cần, điều chỉnh pH của dung dịch đệm pH 7,6 hoặc tỷ lệ acetonitril để đạt độ phân giải, pH tăng sẽ tăng độ phân giải.

Giới hạn:

Tạp chất D, E: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 1,5 ln diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,15 %).

Tạp chất khác: Với mi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tt cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 5-methoxy-1H-benzimidazol-2-thiol.

Tạp chất B: 2-[(RS)-[(3,5-dimethylpyridin-2-yl)methyl]sulfinyl]-5-methoxy-1H-benzimidazol.

Tạp chất C: 5-methoxy-2-[[(4-methoxy-3,5-dimethylpyridin-2-yl)methyl]sulfanyl]-1H-benzimidazol (ufiprazol).

Tạp chất D: 5-methoxy-2-[[(4-methoxy-3,5-dimethylpyridin-2-yl)methyl]sulfonyl]-1H-benzimidazol (omeprazol sulfon).

Tạp chất E: 4-methoxy-2-[[(RS)-(5-methoxy-1H-benzimidazol-2-yl)sulfinyl]methyl]-3,5-dimethylpyridin 1-oxyd.

Tạp chất F: 8-methoxy-1,3-dimethyl-12-thioxopyrido[1’,2’:3,4]imidazo[1,2-a]benzimidazol-2(12H)-on.

Tạp chất G: 9-methoxy-1,3-dimethyl-12-thioxopyrido[1’,2’:3,4]imidazo[1,2-a]benzimidazol-2(12H)-on.

Tạp chất H: 2-[(RS)-[(4-cloro-3,5-dimethylpyridin-2-yl)methyl]sulfinyl]-5-methoxy-1H-benzimidazol.

Tạp chất I: 4-methoxy-2-[[(5-methoxy-1H-benzimidazol-2-yl)sulfonyl]methyl]-3,5-dimethylpyridin 1-oxyd.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; trong chân không; 60 oC, 4 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong hỗn hợp 10 ml nước và 40 ml ethanol 96 % (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ), xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 34,54 mg C17H19N3O3S.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ 2 ođến 8 oC.

Loại thuốc

Ức chế proton, điều trị loét dạ dày.

Chế phẩm

Nang, viên nén, hỗn dịch.

OXYGEN

Oxygenium

O2

P.t.l: 32,00

Oxygen phải cha ít nhất 99,5 % O2 (tt/tt).

Tính chất

Khí không màu, không mùi.

ml oxygen hòa tan trong khoảng 32 ml nước và trong khoảng 7 ml ethanol ở 20 oC, tại áp suất 101,3 kPa.

Định tính

A. Cho một mảnh gỗ cháy còn than hồng tiếp xúc với chế phẩm, sẽ bốc cháy thành ngọn lửa sáng.

B. Lắc chế phẩm với dung dịch kiềm pyrogalol (TT), chế phẩm sẽ bị hấp thụ và dung dịch chuyển thành màu nâu sẫm.

Khí oxygen được sản xuất bằng quy trình phản đoạn khí hóa lỏng thì không phải thử hai chỉ tiêu carbon monoxyd và carbon dioxyd.

Carbon monoxyd

Không được quá 5 phần triệu (tt/tt).

Tiến hành theo Phụ lục 9.5: “Thử giới hạn carbon monoxyd trong khí y tế”. Dùng 7,5 lít chế phẩm để thử, tốc độ dòng 4 L/h và 7,5 L argon để làm mẫu trắng. Chênh lệch thể tích dung dịch natri thiosulfat 0,002 M (CĐ) giữa 2 lần chuẩn độ không được quá 0,4 ml.

Ống nghiệm dùng cho các phép thử: Carbon monoxyd, Carbon dioxyd, Các chất oxy hóa phải đáp ứng yêu cầu trong Phụ lục 9.1 và đường kính trong của ống nghiệm thích hợp, sao cho chiều cao của 50 ml chất lỏng đem thử phải từ 12 cm đến 14cm.

Carbon dioxyd

Không được quá 0,03 % (tt/tt).

Sục 1,0 L chế phẩm qua 50 ml dung dịch bari hydroxyd 0,15 M (TT) trong.

Nếu dung dịch bị đục, thì độ đục không được quá độ đục của dung dịch đối chiếu gồm 1,0 ml dung dịch natri hydrocarbonat 0,11 % trong nước không có carbon dioxyd (TT) và 50 ml dung dịch bari hydroxyd 0,25 M (TT).

Giới hạn acid – kiềm

Dung dịch thử: Cho 2,0 L chế phẩm chạy qua hỗn hợp gồm 0,1 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) và 50 ml nước không có carbon dioxyd (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): 50 ml nước không có carbon dioxyd (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Hỗn hợp 50 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và 0,2 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ).

Thêm vào mỗi dung dịch trên 0,1 ml dung dịch đỏ methyl 0,02 % trong ethanol 70 %. Cường độ màu của dung dịch thử phải đậm hơn dung dịch đối chiếu (1) và nhạt hơn dung dịch đối chiếu (2).

Các chất oxy hóa

Cho vào mỗi bình trụ 50 ml dung dịch hồ tinh bột có kali iodid (TT) vừa mới pha và 0,2 ml acid acetic băng (TT). Để hai bình trong chỗ tối. Cho 5,0 lít chế phẩm sục qua một trong hai bình. So sánh màu của dung dịch trong hai bình. Dung dịch trong cả hai bình phải không màu.

Nước

Hàm lượng nước không được quá 60 mg/l.

Thiết bị bao gồm một trong một m kế điện như mô tả dưới đây, một ống dò độ ẩm thích hợp, hoặc một ẩm kế.

Các tế bào đo bao gồm một màng anhydrid phosphoric mng đặt giữa hai dây bạch kim được cuộn lại sao cho có hoạt tính như các điện cực. Anhydrid phosphoric hấp thụ hơi nước trong khí thử sẽ tạo thành acid phosphoric, acid này là một chất dẫn điện.

Trước khi đưa khí thử vào thiết bị, để khí ổn định ở nhiệt độ phòng và đảm bảo nhiệt độ không đổi trong máy. Tạo một điện thế liên tục giữa các điện cực để điện phân nước và tái tạo anhydrid phosphoric.

Đo điện lượng, điện lượng đo được tỷ lệ với lượng nước trong khí thử. (Đây là một hệ thống đo tuân theo định luật Faraday.)

Giới hạn:

Định lượng

Dùng một buret khí dung tích 25 ml (như Hình 1) gồm một thân chính, phía trên là một ống khắc độ 0,2 % giữa 95 đến 100. Buret có gắn khóa ở hai đầu. Khóa dưới gắn với vòi ống có ngấn dùng để đưa khí vào buret. Khóa trên được gắn với một phễu hình trụ dùng để chứa dung dịch hấp thụ dùng trong định lượng.

Rửa buret với nước và sấy khô. Mở c hai khóa. Nối vòi ống với bình cha chế phẩm, điều chỉnh lưu lượng khí vào buret với tốc độ 1 L/min. Cho khí chạy qua buret 1 min. Đóng khóa trên của buret, rồi đóng tiếp khóa dưới. Nhấc buret ra khỏi bình chứa chế phẩm. Vặn khóa trên 1/2 vòng để loại áp suất tha (nếu có) trong buret. Để buret thẳng đứng. Đổ vào phễu hình trụ một dung dịch mới pha gồm 21 ml dung dịch kali hydroxyd 56 % và 130 ml dung dịch natri dithionit 20 %. M từ từ khóa trên. Dung dịch sẽ hấp thụ oxygen và chảy vào buret. Để yên 10 min, không lắc. Đọc mức chất lỏng trong phần chia vạch của buret, số đọc được là hàm lượng (%) O2 trong chế phẩm (tt/tt).

Bảo quản

Oxygen được giữ dưới dạng khí nén hoặc dạng hóa lỏng trong bình cha phù hợp, đáp ứng các qui chế về an toàn hiện hành. Các bình oxygen phải được bảo quản ở chỗ mát. Các van và vòi khóa không được bôi dầu mỡ.

Hình 1: Buret khí

OXYMETAZOLIN HYDROCLORID

Oxymetazolini hydrocloridum

C16H24N2O.HCl

P.t.l: 296,8

Oxymetazolin hydroclorid là 3-[(4,5-dihydro-1H-imidazol-2-yl)methyl]-6-(1,1-dimethylethy])-2,4-dimethylphenol hydroclorid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C16H24N2O.HCl tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Dễ tan trong nước và ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: BC, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của oxymetazolin hydroclorid chuẩn.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai trin: Diethylamin – cyclohexan – ethanol khan (6 : 15 : 79).

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong hỗn hợp ethyl acetat – methanol (1 : 1) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg oxymetazolin hydroclorid chuẩn trong hỗn hợp ethyl acetat – methanol (1 : 1) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chẩm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 2/3 chiều dài bản mỏng. Làm khô bn mng bng dòng không khí nóng trong 5 min. Đ nguội, ri phun lên bản mỏng dung dịch kali ferricyanid 0,5% (TT) trong dung dịch sắt (III) clorid 1,3 % (TT) . Quan sát dưới ánh sáng ban ngày.

Vếchính trên sắc đồ của dung dịch th phải có vị trí, màu sắc và kích thước giống với vết chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Hòa tan khoảng 2 mg chế phẩm trong 1 ml nước. Thêm 0,2 ml dung dịch natri nitroprusiat 5 % (TT) và 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT). Đ yên 10 min. Thêm 2 ml dung dịch natri hydrocarbonat 4,2 % (TT). Màu tím xuất hiện.

D. Chế phẩm cho phản ng (A) của clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.1) và màu không đậm hơn màu mẫu VN7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kim

Hòa tan 0,25 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi. Thêm 0,1 ml dung dịch đỏ methyl (TT) và 0,2 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ). Dung dịch có màu đỏ. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) dùng để làm chuyển màu dung dịch sang vàng không quá 0,4 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Pha động A. Dung dịch kali dihydrophosphat 0,136 % (TT) được điều chỉnh đến pH 3,0 bằng acid phosphoric (TT).

Pha động B: Acetonitril (TT1).

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng nước. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5,0 mg tạp chất A chuẩn của oxymetazolin và 5,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 20,0 ml bng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

Pha đng A

Pha đng B

(min)

(% tt/tt)

(% tt/tt)

0 – 5

70

30

5 – 20

70 → 15

30 → 85

20 – 35

15

85

Thời gian lưu tương đối so với oxymetazolin (thời gian lưu khoảng 5,0 min): Tạp chất A khoảng 0,9.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất A và pic của oxymetazolin ít nhất là 4,0.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic tcht A không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,15 %).

Tạp chất khác: Vi mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tng din tích pic của tất c các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nh hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: N-(2-aminoethyl)-2-[4-(1,1-dimethylethyl)-3-hydroxy-2,6-dimethylphenyl]acetamid.

Tạp chất B: 2-[4-(1,1-dimethylethyl)-2,6-dimethylbenzyl]-4,5-dihydro-1H-imidazol (xylometazolin).

Tạp chất C: 2-[4-(1,1-dimethylethyl)-3-hydroxy-2,6-dimethylphenyl]acetamid.

Tạp chất D: Acid [4-(1,1-dimethylethyl)-3-hydroxy-2,6-dimethylphenyl]acetic.

Tạp chất E: [4-(1,1-dimethylethyl)-3-hydroxy-2,6-dimethylphenyl]acetonitril.

Nước

Không được quá 0,3 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 1,00 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0 1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 20 ml acid acetic khan (TT) và 20 ml anhydrid acetic (TT). Chuẩn độ bng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 29,68 mg C16H25ClN2O.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Đồng vận alpha-adrenoceptor, chất gây co mạch.

OXYTETRACYCLIN DIHYDRAT

Oxytetracyclinum dihydratum

C22H24N2O9.2H2O

P.t.l: 496,4

Oxytetracyclin dihydrat là (4S,4aR,5S,5aR,6S,12aS)-4-(dimethylamino)-3,5,6,10,12,12a-hexahydroxy-6-methyl-1,11-dioxo-1,4,4a,5,5a,6,11,12a-octahydro-tetracen-2-carboxamid dihydrat, phải chứa từ 95,0 % đến 102,0 % C22H24N2O9 tính theo chế phẩm đã làm khô.

Chế phẩm thu được từ quá trình nuôi cấy một số chng Streptomyces rimosus hoặc từ các phương pháp khác.

Tính chất

Bột kết tinh vàng. Rất khó tan trong nước, tan trong các dung dịch acid và kiềm loãng.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Octadecylsilyl silica gel F254.

Dung môi khai triển: Acetonitril – methanol – dung dịch acid oxalic 6,3 % đã được điều chỉnh đến pH 2,0 bằng amoniac (20 : 20 : 60).

Dung dịch thử: Hòa tan 5 mg chế phẩm trong methanol (TT), pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5 mg oxytetracyclin chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg oxytetracyclin chuẩn, 5 mg tetracyclin hydroclorid chuẩn và 5 mg minocyclin hydroclorid chuẩn trong methanol (TT), pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 1 µl các dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và dung dịch đối chiếu (2). Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Làm khô bản mỏng bằng một luồng không khí, kiểm tra dưới ánh sáng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng về vị trí và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) phải cho ba vết tách ra rõ ràng.

B. Thêm 5 ml acid sulfuric (TT) vào 2 mg chế phẩm, màu đỏ đậm tạo thành. Thêm tiếp 2,5 ml nước vào dung dịch thu được, màu chuyển sang màu vàng.

C. Hòa tan khoảng 10 mg chế phẩm trong hỗn hợp gồm 1 ml dung dịch acid nitric loãng (TT) và 5 ml nước. Lắc và thêm 1 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N (CĐ). Dung dịch tạo thành không được đục hơn hỗn hợp gồm 1 ml dung dịch acid nitric loãng (TT), 5 ml dung dịch kali clorid 0,0021 % và 1 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N (CĐ).

pH

Từ 4,5 đến 7,5 (Phụ lục 6.2)

Lắc kỹ để phân tán 0,1 g chế phẩm trong 10 ml nước không có carbon dioxyd (TT), đem đo pH.

Góc quay cực riêng

T -203o đến -216o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Độ hấp thụ riêng

Từ 290 đến 310 tại bước sóng 353 nm, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 4.1).

Hòa tan 20,0 mg chế phẩm trong dung dịch đệm pH 2,0 (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch đệm pH 2,0 (TT) và đem đo độ hấp thụ tại bước sóng 353 nm.

Tạp chất hấp thụ ánh sáng

Đo độ hấp thụ của dung dịch trong vòng 1 h kể từ khi bắt đầu chuẩn bị dung dịch (Phụ lục 4.1).

Hòa tan 20,0 mg chế phẩm trong hỗn hợp dung dịch acid hydrocloric 1 M – methanol (1 : 99) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Độ hấp thụ của dung dịch tại bước sóng 430 nm không được quá 0,25 (tính theo chế phẩm đã làm khô).

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong hỗn hợp dung dịch acid hydrocloric 1 M – methanol (1 : 99) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Độ hấp thụ của dung dịch tại bước sóng 490 nm không được quá 0,20 (tính theo chế phẩm đã làm khô).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Cân 60,0 g 2-methyl-2-propanol (TT) chuyển vào bình định mức dung tích 1000 ml bằng 200 ml nước. Thêm 60 ml dung dịch đệm phosphat 0,33 M pH 7,5, 50 ml dung dịch tetrabutylamoni hydrosulfat 1,0 % đã được chỉnh pH đến 7,5 bằng dung dịch natri hydroxyd loãng (TT). Thêm 10 ml dung dịch natri edetat 0,04 % đã được chỉnh pH đến 7,5 bằng dung dịch natri hydroxyd loãng (TT), pha loãng thành 1000 ml bằng nước. Lọc và đui khí trước khi dùng.

Dung dịch thử: Hòa tan 20,0 mg chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20,0 mg oxytetracyclin chuẩn trong dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 20,0 mg 4-epioxy-tetracyclin chuẩn trong dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 20,0 mg tetracyclin hydroclorid chuẩn trong dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch phân giải: Trộn 1,5 ml dung dịch đối chiếu (1); 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2) và 3,0 ml dung dịch đối chiếu (3) và pha loãng thành 25,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT).

Dung dịch đối chiếu (4): Trộn 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2) và 4,0 ml dung dịch đối chiếu (3), pha loãng thành 200,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh là styren-divinylbenzen copolyme (8 µm).

Nhiệt độ cột: 60 oC.

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, độ phân giải giữa 4-epioxytetracyclin (pic đầu tiên) và oxytetracyclin (pic thứ hai) ít nht là 4,0; độ phân giải giữa oxytetracyclin và tetracyclin (pic th ba) ít nhất là 5,0. Điều chỉnh lượng 2-methyl-2-propanol trong pha động nếu cần thiết. Hệ số đối xứng của pic oxytetracyclin không được lớn hơn 1,25.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (4).

Giới hạn: Trên sắc đồ của dung dịch thử:

4-Epioxytetracyclin: Diện tích pic của 4-epioxy-tetracyclin không được lớn hơn diện tích pic tương ứng trên sắc đồ dung dịch đối chiếu (4) (0,5 %)

Tetracyclin: Diện tích pic của tetracyclin không được lớn hơn diện tích pic tương ứng trên sắc đồ dung dịch đối chiếu (4) (2,0 %).

2-Acetyl-2-decarbamoyloxytetracyclin (được rửa giải trên phần đuôi của pic chính): Diện tích pic của 2-acetyl-2-decarbamoyloxytetracyclin không được lớn hơn 4 lần diện tích của pic của 4-epioxytetracyclin trên sắc đồ dung dịch đối chiếu (4) (2,0 %).

Bỏ qua các pic phụ có diện tích nhỏ hơn 0,02 lần diện tích pic của oxytetracylin trên sắc ký đồ dung dịch phân giải (0,1 %).

Kim loại nặng

Không được quá 50 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 0,5 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp 6. Dùng 2,5 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Từ 6,0 % đến 9,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,250 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan. Tiến hành với dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1).

Tính toán hàm lượng của C22H24N2O9 dựa vào diện tích pic chính của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1).

Bảo quản

Trong đồ bao gói kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Viên nén.

PAPAVERIN HYDROCLORID

Papaverini hydrochloridum

C20H21NO4. HCl P.t.l: 375,9

Papaverin hydroclorid là 1-(3,4-dimethoxybenzyl)-6,7-dimethoxyisoquinolin hydroclorid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C20H21NO4. HCI, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh thể hay bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng.

Hơi tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có th chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của papaverin hydroclorid chuẩn.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai trin: Diethylamin – ethyl acetat – toluen (10 : 20 : 70).

Dung dịch thử: Hòa tan 5 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 5 mg papaverin hydroclorid chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 2/3 chiều dài bản mỏngSấy khô bản mỏng ở 100 oC đến 105 oC trong 2 h và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vị trí và kích thước giống với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Thêm 5 ml amoniac đậm đặc (TT) bng cách nhỏ từng giọt vào 10 ml dung dịch S (xem mục Độ trong và màu sắc của dung dịch) và để yên 10 min. Tủa sau khi rửa và sấy khô có điểm chảy từ 146 oC đến 149 oC (Phụ lục 6.7).

D. Chế phẩm cho phản ng (A) của clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,4 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT), đun nóng nhẹ nếu cần, và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và màu không được đậm hơn màu mẫu VN6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Từ 3,0 đến 4,0 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Dung dịch kali dihydrophosphat 0,34 % (TT) được điều chỉnh đến pH 3,0 bằng acid phosphoric loãng (TT).

Pha động B: Acetonitril (TT).

Pha động C: Methanol (TT).

Hỗn hợp dung môi: Acetonitril – pha động (20 : 80).

Dung dịch thử: Hòa tan 20,0 mg chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 12 mg noscapin chuẩn trong 1,0 ml dung dịch thử và pha loãng thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh base-deactivated octylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 238 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

Pha động C

(% tt/tt)

0  5

85

5

10

5  12

85  60

5

10 → 35

12  20

60

5

35

20  24

60 → 40

5  20

35 → 40

24  27

40

20

40

27  32

40 → 85

20 → 5

40 → 10

Thời gian lưu tương đối so với papaverin (thời gian lưu khoảng 24 min): Tạp chất E khoảng 0,7; tạp chất khoảng 0,75; tạp chất B khoảng 0,8; tạp chất A khoảng 0,9; tạp chất F khong 1,1; tp chất D khoảng 1,2.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất A và pic của papaverin ít nhất là 1,5.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất A là 6,2; tạp chlà 2,7; tạp chất D là 0,5.

Bt kỳ tạp chất nào: Vi mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lơn hơn 5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nh hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: (3S)-6,7-dimethoxy-3-[(5R)-4-methoxy-6-methyl-5,6,7,8-tetrahydro-1,3-dioxolo[4,5-g]isoquinolin-5-yl] isobenzofuran-1(3H)-on (noscapin).

Tạp chất B: (RS)-(3,4-dimethoxyphenyl)(6,7-dimethoxyisoquinolin-1-yl)methanol (papaverinol).

Tạp chất C: 1-(3,4-dimethoxybenzyl)-6,7-dimethoxy-3,4-dihydroisoquinolin (dihydropapaverin).

Tạp chất D: (3,4-dimethoxyphenyl)(6,7-dimethoxyisoquinolin-1-yl)methanon (papaveraldin).

Tạp chất E: (1RS)-1-(3,4-dimethoxybenzyl)-6,7-dimethoxy-1,2,3,4-tetrahydroisoquinolin (tetrahydropapaverin)

Tạp chất F: 2-(3,4-dimethoxyphenyl)-N-[2-(3,4-dimethoxyphenyl)ethyl]acetamid.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng lượng chế phẩm đã làm khô ở phép thử Mất khối lượng do làm khô.

Định lượng

Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 5,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) và 50 ml ethanol 96 % (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ), xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

Đọc thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tiêu thụ giữa 2 điểm uốn.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 37,59 mg C20H22ClNO4.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

c chế phosphodiesterase; giãn cơ trơn, chống co thắt.

Chế phẩm

Viên nén, nang tác dụng kéo dài, thuốc tiêm.

PARACETAMOL

Paracetamolum

C8H9NO2 P.t.l: 151,2

Paracetamol là N-(4-hydroxyphenyl) acetamid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C8H9NO2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng, không mùi. Hơi tan trong nước, rất khó tan trong cloroform, ether, methylen clorid, dễ tan trong dung dịch kiềm, ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của paracetamol chuẩn.

B. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Lấy 1,0 ml dung dịch, thêm 0,5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT), thêm methanol (TT) thành 100,0 ml. Bảo quản dung dịch này tránh ánh sáng và đem đo ngay độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) ở bước sóng cực đại 249 nm. A(1 %, 1 cm) phải trong khoảng 860 đến 980.

C. Điểm chy (Phụ lục 6.7): 168 ođến 172 oC

D. Đun nóng 0,1 g chế phẩm trong 1 ml acid hydrocloric (TT) trong 3 min, thêm 1 ml nước, làm lạnh trong đá, không có tủa tạo thành. Thêm 0,05 ml dung dịch kali dicromat 0,49 %, xuất hiện màu tím và không chuyển sang màu đỏ.

E. Chế phẩm phải cho phản ứng của nhóm acetyl (Phụ lục 8.1). Thực hiện phản ứng bằng cách đun trực tiếp trên lửa.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Các dung dịch được chuẩn bị ngay khi tiến hành thử nghiệm.

Pha động: Hỗn hợp gồm 375 thể tích dung dịch dinatri hydrophosphat 1,79 %, 375 thể tích dung dịch natri dihydrophosphat 0,78 % và 250 thể tích methanol (TT) có cha 0,46 % của dung dịch tetra-butylamoni hydroxid 40 %.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 2,5 ml methanol (TT) có chứa 0,46 % dung dịch tetrabutylamoni hydroxyd 40 % và pha loãng thành 10,0 ml với hỗn hợp đồng thể tích của dung dịch dinatri hydrophosphat 1,79 % và dung dịch natri dihydrophosphat 0,78 %.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 50,0 ml bằng pha động. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml với pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 5,0 mg 4-aminophenol (TT), 5 mg paracetamol chuẩn và 5,0 mg cloroacetanilid (TT) trong methanol (TT) và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 250,0 ml với pha động.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 20,0 mg 4-nitrophenol (TT) trong methanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh B (5 µm).

Nhiệt độ cột: 35 oC.

Detector quang phổ tử ngoại ở bước sóng 245 nm.

Tốc độ dòng: 1,5ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 12 lần thời gian lưu của pic paracetamol.

Thời gian lưu tương đối so paracetamol (thời gian lưu khoảng 4 min): Tạp chất K khoảng 0,8; tạp chất F khoảng 3; tạp chất J khoảng 7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic của tạp chất K và pic của paracetamol ít nht là 4; t lệ giữa tín hiệu và nhiễu cho pic của tạp chất J ít nhất là 50.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Tạp chất J: Diện tích pic tạp chất J không được lớn hơn 0,2 lần diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (10 phần triệu).

Tạp chất K: Diện tích pic tạp chất K không được lớn hơn diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (50 phần triệu).

Tạp chất F: Diện tích pic tạp chất F không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,05%).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,01 %).

1. Tạp chất K 5. Tạp chất C 9. Tạp chất F
2. Paracetamol 6. Các tạp chất E và D 10. Tạp chất I
3. Tạp chất B 7. Tạp chất G 11. Tạp chất J
4. Tạp chất A 8. Tạp chất H  

Hình 1. Sắc ký đồ của thử nghiệm các tạp chất liên quan

Ghi chú:

Tạp chất A: N-(2-hydroxyphenyl)acetamid

Tạp chất B: N-(4-hydroxyphenyl)propanamid

Tạp chất C: N-(3-cloro-4-hydroxyphenyl)acetamid

Tạp chất D: N-phenylacetamid

Tạp chất E: 1-(4-hydroxyphenyl)ethanon

Tạp chất F: 4-nitrophenol

Tạp chất G: 1-(4-hydroxyphenyl)ethanon oxim

Tạp chất H: 4-(acetylamino)phenyl acetat

Tạp chất I: 1-(2-hydroxyphenyl)ethanon

Tạp chất J: N-(4-clorophenyl)acetamid (cloroacetanilid)

Tạp chất K: 4-aminophenol.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong hỗn hợp nước – aceton (15 : 85) và pha loãng thành 20,0 ml với cùng hỗn hợp dung môi. Lấy 12 ml dung dịch này thử theo phương pháp 2. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu thu được bằng cách pha loãng dung dịch chì mẫu 100 phần triệu (TT) với hỗn hợp dung môi trên để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

Dùng 1,000 g chế phẩm; sấy ở 100 ođến 105 oC.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 10 ml nước và 30 ml dung dịch acid sulfuric loãng (TT). Đun sôi hồi lưu trong 1 h, làm lạnh và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước. Lấy 20,0 ml dung dịch, thêm 40 ml nước, 40 g nước đá, 15 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và 0,1 ml dung dịch feroin (TT). Định lượng bằng dung dịch amoni ceri sulfat 0,1 M (CĐ) cho đến khi xuất hiện màu vàng xanh. Song song tiến hành mẫu trắng trong cùng điều kiện.

ml dung dịch amoni ceri sulfat 0,1 M (CĐ) tương đương với 7,56 mg C8H9NO2.

Bảo quản

Trong lọ kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Hạ sốt, giảm đau.

Chế phẩm

Viên nén, viên bao phim, hỗn dịch uống, dung dịch uống, viên nén sủi bọt.

PEPSIN

Pepsinum

Pepsin là chế phẩm dạng bột chứa men tiêu protein, lấy từ niêm mạc còn tươi của dạ dày lợn, trâu, bò hoặc cừu, tác dụng trong môi trường acid (pH từ 1 đến 5), phải có hoạt lực không ít hơn 0,5 đơn vị trong 1 mg, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Động vật lấy bột pepsin phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe động vật phù hợp sử dụng cho người và yêu cầu của cơ quan có thm quyền.

Phải chỉ ra phương pháp đã dùng để loại bỏ sự nhiễm virus hay các tác nhân gây nhiễm khác.

Tính chất

Bột kết tinh hoặc vô định hình màu trắng hay vàng nhạt, hút ẩm. Tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96 %.

Dung dịch trong nước có thể hơi đục lờ và có phản ứng acid nhẹ.

Định tính

Trong cối sứ cho 30 mg fibrin xanh (TT), tạo hỗn dịch với 20 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT). Lọc hỗn dịch và rửa giấy lọc với dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) cho đến khi dịch lọc không màu. Chọc thng giấy lọc và rửa fibrin xanh qua lỗ thủng vào một bình nón bằng 20 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT). Lắc hỗn hợp này trước khi dùng. Hòa tan một lượng chế phẩm không ít hơn 20 đơn vị hoạt lực trong 2 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và điều chỉnh đến pH 1,6 ± 0,1 (dung dịch thử). Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống 4 ml hỗn dịch fibrin được điều chế  trên. Thêm vào một ống 1 ml dung dịch thử và ng còn lại 1 ml nước (mẫu trắng). Trộn đều các ống và cho vào nồi cách thủy ở 25 oC, lc nhẹ trong 15 min. Dung dịch mẫu trắng không có màu và dung dịch thử phải có màu xanh.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 5,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; phosphor pentoxyd; áp suất không quá 0,7 kPa; 60 oC; 4 h).

Giới hạn vi khuẩn

Tổng số vi khun hiếu khí sống lại được: Không được quá 104 khuẩn lạc/gam.

1,0 g chế phẩm không được có Escherichia coli và 10 g chế phẩm không được có Salmonella (Phụ lục 13.6).

Định lượng

Hoạt lực của pepsin được xác định bằng cách so sánh lượng peptid không bị tủa bởi dung dịch acid tricloroacetic (TT) và được định lượng bằng cách sử dụng thuốc thử phosphomolibdotungstic (TT), giải phóng từng min từ cơ chất là dung dịch hemoglobin, với lượng peptid giải phóng từ pepsin đối chiếu với cùng cơ chất và cùng điều kiện.

Tránh lắc và làm sủi bọt các dung dịch thử và dung dịch chuẩn trong quá trình định lượng.

Dung dịch thử: Chuẩn bị ngay trước khi dùng một dung dịch chế phẩm chứa 0,5 đơn vị/ml trong dung dịch acid hydrocloric loãng (TT). Trước khi pha loãng đến thể tích cần thiết điều chỉnh đến pH 1,6 ± 0,1 nếu cần bng dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT).

Dung dịch chuẩn: Chuẩn bị dung dịch pepsin chuẩn cha 0,5 đơn vị/ml trong dung dịch acid hydrocloric loãng (TT). Trước khi pha loãng điều chỉnh đến pH 1,6 ± 0,1 nếu cần bằng dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT).

Ch pha trong vòng 15 min trước khi dùng. Chuẩn bị các cặp ng nghiệm T, Tb, S1, S1b, S2, S2b, S3., S3b và ống B.

Thêm dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) vào các ống nghiệm như sau:

B: 1,0 ml

S1 và S1b0,5 ml

S2, S2bT và Tb: 0,25 ml

Thêm dung dịch đối chiếu vào các ống nghiệm như sau:

S1 và S1b: 0,5 ml

S2 và S2b: 0,75 ml

S3 và S3b: 1,0 ml

Thêm 0,75 ml dung dịch thử vào ống nghiệm T và Tb.

Thêm 10,0 ml dung dịch acid tricloroacetic (TT) vào các ng S1bS2bS3bTb và B. Trộn đều.

Đặt các ống nghiệm và dung dịch hemoglobin (TT) trong cách thủy ở nhiệt độ 25 o± 0,1 oC. Khi nhiệt độ đã cân bằng, thêm 5,0 ml dung dịch hemoglobin (TT) vào ống nghiệm B, S1b, S2b, S3b và Tb. Trộn đều. Thêm 5,0 ml dung dịch hemoglobin (TT) lần lượt và cách nhau 30 s vào ống nghiệm S1, S2S3 và T. Trộn đều ngay sau mỗi lần thêm.

Đúng 10 min sau khi thêm dung dịch hemoglobin (TT) dừng phản ứng bng cách thêm 10,0 ml dung dịch acid tricloroacetic (TT) vào ống S1, S2S3 và mỗi lần cách nhau 30 s. Trộn đều.

Lọc các ống nghiệm (thử và trắng) qua giấy lọc thích hợp đã được rửa trước bằng dung dịch acid tricloroacetic 5 % (TT) sau đó là nước và làm khô. Bỏ 5 ml dịch lọc đầu. Lấy 3,0 ml mi dịch lọc riêng biệt vào ống nghiệm chứa 20 ml nước. Trộn đều.

(Giấy lọc thích hợp là giấy lọc đáp ứng các phép thử sau: Lọc 5 ml dung dịch acid tricloroacetic 5 % (TT) qua một giấy lọc trắng, tròn, đường kính 7 cm. Độ hấp thụ của dịch lọc ở 275 nm (Phụ lục 4.1), dùng dung dịch acid tricloroacetic 5 % (TT) không lọc làm mẫu trắng, phải ít hơn 0,04).

Toàn bộ quá trình trên được ghi ở Bảng A.

Thêm vào mỗi ống nghiệm 1,0 ml dung dịch natri hydroxyd 20 % (TT) và 1,0 ml thuốc thử phospho-molybdotungstic (TT) bắt đầu từ các ng trắng sau là các ống thử theo thứ tự như trên.

Sau 15 min đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch S1, S2S3S1b, S2bS3bT và Tb ở bước sóng 540 nm dùng dịch lọc của ống B làm mẫu trắng.

Hiệu chỉnh độ hấp thụ của dịch lọc từ ng S1, S2S3 bằng cách lấy độ hấp thụ đo được trừ đi độ hấp thụ dịch lọc S1b, S2bS3b theo thứ tự.

Vẽ đường cong chuẩn giữa độ hấp thụ đã tính và hoạt lực dung dịch đối chiếu đã dùng.

Xác định hoạt lực của chế phẩm dùng độ hấp thụ của dung dịch thử (T – Tb) từ đường cong chuẩn và tính toán độ pha loãng.

Bảng A

Ống nghiệm

 

S1

S1b

S2

S2b

S3

S3b

T

Tb

B

Dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) (ml)

0,5

0,5

0,25

0,25

 

 

0,25

0,25

1,0

Dung dịch đối chiếu (ml)

0,5

0,5

0,75

0,75

1,0

1,0

 

 

 

Dung dịch thử (ml)

 

 

 

 

 

 

0,75

0,75

 

Dung dịch acid tricloroacetic (TT) (ml)

 

10,0

 

10,0

 

10,0

 

10,0

10,0

Trộn

 

+

 

+

 

+

 

+

+

Trong cách thủy  25 oC

+

+

+

+

+

+

+

+

+

Dung dịch hemoglobin (TT) (ml)

 

5,0

 

5,0

 

5,0

 

5,0

5,0

Trộn

 

+

 

+

 

+

 

+

+

Dung dịch hemoglobin (TT) (ml)

5,0

 

5,0

 

5,0

 

5,0

 

 

Trộn

+

 

+

 

+

 

+

 

 

Trong cách thủy ở 25 o10 min

+

+

+

+

+

+

+

+

+

Dung dịch acid tricloroacetic (TT) (ml)

10,0

 

10,0

 

10,0

 

10,0

 

 

Trộn

+

 

+

 

+

 

+

 

 

Lọc

+

+

+

+

+

+

+

+

+

Bảo quản

Trong lọ kín, tránh ánh sáng và ở nhiệt độ từ ođến 8 oC.

PETHIDIN HYDROCLORID

Pethidini hydrocloridum

C15H21NO2.HCl P.t.l: 283,8

Pethidin hydroclorid là ethyl-1-methyl-4-phenyl-piperidin-4-carboxylat hydroclorid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C15H21NO2.HCl, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Sản xuất: Nếu chế phm dự định dùng để sản xuất thuốc tiêm thì qui trình sản xuất phải được thẩm định để chứng minh giới hạn tạp chất B không quá 0,1 phần triệu.

Tính chất

Bột kết tinh trắng. Rất dễ tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %, thực tế không tan trong ether.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

NhóI: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của pethidin hydroclorid chuẩn.

B. Điểm chy của chế phẩm phải từ 187 ođến 190 o(Phụ lục 6.7).

C. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 10 ml ethanol (TT) và thêm 10 ml dung dịch acid picric 1 % (TT). Tủa tinh thể thu được sau khi ra với nước và sấy khô ở 100 ođến 105 ochảy trong khoảng 186 ođến 193 oC. Trộn đều đồng lượng tủa thu được và chế phẩm, xác định điểm chảy của hỗn hợp. Điểm chy của hỗn hợp phải thấp hơn điểm chảy của tủa ít nht là 20 o(Phụ lục 6.7).

D. Thêm 5 ml nước vào 5 ml dung dịch S. Dung dịch này cho phản ứng A của ion clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 0,2 ml dung dịch đỏ methyl (TT) và 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) vào 10 ml dung dịch S. Dung dịch này màu vàng. Thêm 0,3 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ), dung dịch chuyển sang đ.

Tạp chất B

Không được quá 10 phần triệu đối với chế phẩm không dùng pha tiêm.

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A. Hỗn hợp đồng thể tích dung dịch natri peclorat 4,2 % và dung dịch acid phosphoric 1,16 %, điều chỉnh đến pH 2,0 bằng triethylamin (TT).

Pha động B: Acetonitril (TT).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong hỗn hợp acetonitril – nước (20 : 80) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 0,125 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 20 thể tích acetonitril (TT) và 80 thể tích nước và pha loãng thành 10,0 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 0,5 ml dung dịch thử (1) thành 100,0 ml bằng hỗn hợp acetonitril – nước (20 : 80).

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10,0 mg tạp chất A (1-methyl-4-phenylpiperidin) trong hỗn hợp acetonitril – nước (20 : 80) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 12,5 mg tạp chất B (1-methyl-4-phenyl-1,2,3,6 tetrahydropyridin) trong hỗn hợp acetonitril – nước (20 : 80) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng hỗn hợp acetonitril – nước (20 : 80).

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 5,0 ml dung dịch đối chiếu (2) và 1,0 ml dung dịch đối chiếu (3) thành 100,0 ml bằng hỗn hợp acetonitril – nước (20 : 80).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi spherical end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm) với diện tích bề mặt 340 m2/g, kích thước lỗ 10 nm và chứa 19 % carbon.

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 50 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha đng B

(% t/tt)

0 – 15

80 – 75

20 – 25

15 – 31

75 – 55

25 – 45

31 – 40

55

45

40 – 41

55 – 80

45 – 20

41 – 50

80

20

Tiến hành sắc ký dung dịch thử (2) và dung dịch đối chiếu (4).

Thời gian lưu tương đối so với pethidin (khoảng 24 min): Tạp chất B khoảng 0,66, tạp chất A khoảng 0,68.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4), tỷ lệ tín hiệu – nhiễu tối thiểu là 10 cho pic đầu tiên và tỷ lệ đỉnh – hõm tối thiểu là 4 trong đó Hp = chiều cao của pic tạp chất B và Ho = chiều cao của điểm thấp nhất trên đường cong tách pic này từ tạp chất A.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2), diện tích pic tương ứng với tạp chất B không được lớn hơn diện tích pic tương ứng trong dung dịch đối chiếu (4).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Tiến hành như trong phần Tạp chất B với những thay đổi sau: Tiến hành sắc ký với 20 µl dung dịch thử (1) và dung dịch đối chiếu (1).

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1):

Diện tích pic của bất kỳ tạp chất nào không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Tổng diện tích pic của các tạp chất không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (1,0 %).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,220 g chế phẩm trong 50 ml ethanol (TT), thêm 5,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bng phương pháp chuẩn độ đo thế ( Phụ lục 10.2). Đọc thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) thêm vào giữa 2 điểm uốn.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 28,38 mg C15H21NO2.HCl.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc giảm đau.

PHENOBARBITAL

Phenobarbitalum

C12H12N2O3 P.t.l: 232,2

Phenobarbital là 5-ethyl-5-phenylpyrimidin-2,4,6(1H,3H,5H)-trion, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C12H12N2O3 tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh thể không màu hay bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng.

Rt khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %. Tạo thành hợp chất tan trong nước với hydroxyd, carbonat kiềm và với amoniac.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của phenobarbital chuẩn.

B. Xác định điểm chảy (Phụ lục 6.7) của chế phẩm và của hỗn hợp đồng lượng chế phẩm với phenobarbital chuẩn. Điểm chảy của chế phẩm và của hỗn hợp phải ở khoảng 176 oC. Sự khác biệt về điểm chảy của 2 mẫu trên không được quá 2 oC.

C. Phương pháp sắc ký lớp mng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Là lớp dưới của hỗn hợp gồm amoniac đậm đặc – ethanol 96 % – cloroform (5 : 15 : 80)

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10 mg phenobarbital chuẩn trong ethanol 96 % (TT) pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được khoảng 2/3 chiu dài bản mỏng. Quan sát ngay bn mng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch th phải giống về vị trí và kích thưc với vết chính trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu.

D. Phản ứng đặc trưng của barbiturat có hydro ở nhóm NH không bị thay thế (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 4 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT) và 6 ml nước. Dung dịch thu được phi trong (Phụ lục 9.2) và màu không được đậm hơn màu mẫu V6 (Phụ lục 9.3 phương pháp 2).

Giới hạn acid

Đun sôi 1,0 g chế phẩm với 50 ml nước trong 2 min, để nguội rồi lọc.

Thêm 0,15 ml dung dịch đỏ methyl (TT) vào 10,0 ml dịch lọc, dung dịch có màu vàng cam. Để chuyển sang màu vàng, th tích dung dịch natri hydroxyd 0,1 (CĐ) sử dụng không được quá 0,1 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 6,60 g natri acetat (TT) trong 900 ml nước, thêm 3 ml acid acetic băng (TT), Điều chỉnh đến pH 4,5 bng acid acetic băng (TT) và pha loãng thành 1000 ml bằng nước. Trộn 60 thể tích dung dịch thu được và 40 thể tích methanol (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,125 g chế phẩm trong 5,0 ml methanol (TT) và pha loãng thành 25,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Trộn 1,0 ml dung dịch thử với 20,0 ml methanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bng pha động. Trộn 1,0 ml dung dịch thu được với 2,0 ml methanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5,0 mg tạp chất A chuẩn của phenobarbital và 5,0 mg tạp chất B chuẩn của phenobarbital trong 2,0 ml methanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml bng pha động. Trộn 1,0 ml dung dịch thu được với 20,0 ml methanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2,1 lần thời gian lưu của phenobarbital.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất A và B. Thời gian lưu tương đối so vi phenobarbital (thi gian lưu khoảng 14 min): Tạp chất A khoảng 0,2; tạp chất khoảng 0,3.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất và pic của tạp chất ít nhất là 1,5.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic tương ứng thu được trên sc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,15 %).

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic tương ứng thu được trên sc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,15 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nh hơ0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp cht A: (5RS)-5-ethyl-2,6-diimino-5-phenyltetrahydropyrimidin-4(1H)-on.

Tạp chất B: (5RS)-5-ethyl-6-imino-5-phenyldihydropyrimidin-2,4(1H,3H)-dion.

Tạp chất C: 5-methyl-5-phenylpyrimidin-2,4,6(1H,3H,5H)-trion.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 40 ml ethanol 96 % (TT) và thêm 20 ml nước. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 23,22 mg C12H12N2O3.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Thuốc an thần nhóm barbiturat.

Chế phẩm

Cồn thuốc, viên nén.

PHENOL

Phenolum

C6H6O P.t.l: 94,1

Phenol phải chứa từ 99,0 % đến 100,5 % C6H6O.

Tính chất

Tinh thể hoặc khối kết tinh không màu hay màu hồng nhạt hoặc vàng nhạt, có mùi đặc trưng, dễ chảy lỏng. Tan trong nước, rất tan trong dicloromethan, ethanol 96 % và glycerin.

Định tính

A. Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 2 ml dung dịch amoniac 13,5 M (TT), phải tan hoàn toàn và pha loãng thành 100 ml bằng nước. Lấy 2 ml dung dịch này, thêm 0,05 ml dung dịch natri hypoclorit (3 % Cl) (TT) xuất hiện màu xanh và màu này đậm dần.

B. Ly 1 ml dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch), thêm 10 ml nước và 0,1 ml dung dịch sắt (III) clorid 10,5% (TT), xuất hiện màu tím và màu này mất đi khi thêm 5 ml propan-2-ol (TT).

C. Lấy 1 ml dung dịch S, thêm 10 ml nước và 1 ml nước brom (TT) sẽ có tủa màu vàng nhạt.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 15 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu mẫu N6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid

Thêm 0,05 ml dung dịch da cam methyl (TT) vào 2 ml dung dịch S. Dung dịch phải có màu vàng.

Điểm đông đặc

Không được dưới 39,5 o(Phụ lục 6.6).

Cắn sau khi bay hơi

Không được quá 0,05 %.

Lấy 5,000 g chế phẩm làm bay hơi đến khô trên cách thủy và sấy ở 100 ođến 105 otrong 1 h.

Định lượng

Hòa tan 2,000 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 1000,0 ml với cùng dung môi. Chuyển 25,0 ml dung dịch thu được vào 1 bình thủy tinh có nút mài. Thêm 50,0 ml dung dịch brom 0,1 N (CĐ) và 5 ml acid hydrocloric (TT). Đậy bình và để 30 min (thỉnh thoảng lắc), sau đó để yên 15 min nữa. Thêm 5 ml dung dịch kali iodid 20 % (TT), lắc và chuẩn độ bằng dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ) cho đến màu vàng nhạt. Thêm 0,5 ml dung dịch hồ tinh bột (TT) và 10 ml cloroform (TT), tiếp tục vừa chuẩn độ vừa lắc mạnh. Song song làm mẫu trắng.

ml dung dịch brom 0,1 N (CĐ) tương đương với 1,569 mg C6H6O.

Bảo quản

Trong lọ kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Sát trùng, bảo quản chống nhiễm khuẩn, chống ngứa.

PHENOXYMETHYLPENICILIN

Phenoxymethylpenicillinum

C16H18N2O5S P.t.l: 350,4

Phenoxymethylpenicilin là acid (2S,5R,6R)-3,3-dime-thyl-7-oxo-6-[(phenoxyacetyl)amino]-4-thia-1-azabicy-clo[3.2.0]heptan-2-carboxylic, được sản xuất bằng cách nuôi cy chng Penicillium notatum hoặc các chủng cùng họ trong môi trường có chứa tiền chất thích hợp, hay bằng các phương pháp khác. Tng hàm lượng của phenoxymethylpenicilin và 4-hydroxy-phenoxymethylpenicilin phải từ 95,0 % đến 100,5 %, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng, hơi hút ẩm. Rất khó tan trong nước, tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của phenoxymethyl-penicilin chuẩn.

B. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu phép thử pH.

C. Tiến hành sắc ký lp mỏng theo Định tính các penicilin (Phụ lục 8.2).

D. Phản ứng B trong phép thử Phản ứng màu của các penicilin và cephalosporin (Phụ lục 8.3).

pH

Từ 2,4 đến 4,0 (Phụ lục 6.2)

Lắc 50 mg chế phẩm trong 10 ml nước không có carbon dioxyd (TT) để tạo thành hỗn dịch.

Góc quay cực riêng

Từ +186o đến +200o tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong butanol (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Không được quá 1,0 %.

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3)

Điều kiện sắc ký, dung môi pha mẫu và các dung dịch đối chiếu: Giống như ở phần Định lượng.

Dung dịch thử: Chuẩn bị ngay trước khi dùng. Hòa tan 80,0 mg chế phẩm trong dung môi pha mẫu và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch đối chiếu (4), tiến hành sắc ký đẳng dòng với thành phần pha động giống như phần Định lượng cho đến khi pic của phenoxymethylpenicilin được rửa giải ra khỏi cột. Điều chỉnh độ nhạy của hệ thống đ thu được tỷ lệ tín hiệu/nhiễu ít nhất bằng 3. Tiêm dung dịch đối chiếu (5). Tiêm dung dịch thử, đặt chương trình pha động sao cho ban đầu rửa giải với pha động đẳng dòng giống như trên. Sau khi phenoxymethylpenicilin được rửa giải ra khỏi cột, ngay lập tức thay đổi tỷ lệ pha động theo chương trình sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

Ghi chú

0  20

60  0

40 → 100

Gradient tuyến tính

20  35

0

100

Đng dòng

35  50

0 → 60

100 → 40

Cân bằng cột

Tiêm dung môi pha mẫu, tiến hành sắc ký giống như với dung dịch thử để thu được sắc ký đồ mẫu trắng.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, diện tích của bất kỳ pic phụ nào, trừ các pic tương ứng với mu trắng và pic của 4-hydroxyphenoxymethylpenicilin, không được lớn hơn diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (5).

4-Hydroxyphenoxymethylpenicilin

Không được quá 4,0 %, tính theo chế phẩm khan.

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3) như mô tả trong phần Định lượng.

Nước

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 1,000 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Dung dịch đệm phosphat pH 3,5 – methanol – nước (10 : 30 : 60).

Pha động B: Dung dịch đệm phosphat pH 3,5 – nước – methanol (10 : 35 : 55).

Dung môi pha mẫu: Thêm 500 ml nước vào 250 ml dung dịch kali dihydrophosphat 0,2 M (TT), lắc đều. Điều chỉnh đến pH 6,5 bằng dung dịch natri hydroxyd 0,84 % (TT) và pha loãng thành 1000 ml bằng nước.

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong dung môi pha mẫu và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 55,0 mg phenoxymethylpenicilin kali chuẩn trong dung môi pha mẫu và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 4,0 mg 4-hydroxyphenoxymethylpenicilin chuẩn trong dung môi pha mẫu và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung môi pha mẫu.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 10 mg phenoxymethylpenicilin kali chuẩn và 10 mg benzylpenicilin natri chuẩn trong dung môi pha mẫu và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 20 ml với dung môi pha mu. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 50 ml với dung môi pha mu.

Dung dịch đối chiếu (5): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 25,0 ml với dung môi pha mu.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt tại bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành: Cân bằng cột với pha động là hỗn hợp pha động A và pha động B (60 : 40). Tiêm dung dịch đối chiếu (3). Phép thử chỉ có giá trị khi độ phân giải giữa hai pic chính ít nhất phải bằng 6,0 (Điều chỉnh tỷ lệ giữa pha động A và pha động B nếu cần thiết) và t s phân bổ khối lượng (Dm) của pic thứ hai (phenoxymethylpenicilin) phải từ 5,0 đến 7,0. Tiêm riêng biệt dung dịch đối chiếu (1) sáu lần, độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic không được lớn hơn 1,0 %.

Tiêm dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và dung dịch đối chiếu (2).

Tính hàm lượng phenoxymethylpenicilin và 4-hydroxy-phenoxymethylpenicilin dựa vào diện tích pic đáp ứng. Nồng độ phenoxymethylpenicilin trong dung dịch chuẩn bằng nồng độ phenoxymethylpenicilin kali nhân với 0,902.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Viên nén.

PHENOXYMETHYLPENICILIN KALI

Phenoxymethylpenicillinum kalicum

Cl6H17KN2O5S P.t.l: 388,5

Phenoxymethylpenicilin kali là muối kali của acid (2S,5R,6R)-3,3-dimethyl-7-oxo-6-[(phenoxyacetyl)- amino]-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic, được sản xuất bằng cách nuôi cấy chng Penicillium notatum hoặc các chủng cùng họ trong môi trường có chứa tiền chất thích hợp, hay bằng các phương pháp khác. Tổng hàm lượng của phenoxymethylpenicilin kali và 4-hydroxyphenoxymethyl -penicilin kali phải từ 95,0 % đến 100,5 %, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng. Dễ tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của phenoxymethylpenicilin kali chuẩn.

B. Tiến hành sắc ký lớp mỏng theo Định tính các penicilin (Phụ lục 8.2).

C. Phản ứng B trong phép thử Phản ứng màu của các penicilin và cephalosporin (Phụ lục 8.3).

D. Chế phẩm phải cho phản ứng (A) của ion kali (Phụ lục 8.1)

pH

Từ 5,5 đến 7,5 (Phụ lục 6.2)

Hòa tan 100 mg chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Góc quay cực riêng

Từ +215o đến +230o tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Không được quá 1,0 %.

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3)

Điều kiện sắc ký, dung môi pha mẫu và các dung dịch đối chiếu: Giống như ở phần Định lượng.

Dung dịch thử: Chuẩn bị ngay trước khi dùng. Hòa tan 80,0 mg chế phẩm trong dung môi pha mẫu và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch đối chiếu (4), tiến hành sắc ký đẳng dòng với thành phần pha động giống như phần định lượng cho đến khi pic của phenoxymethylpenicilin được ra giải ra khỏi cột. Điều chỉnh độ nhạy của hệ thống để thu được tỷ lệ tín hiệu/độ nhiễu ít nhất bằng 3. Tiêm dung dịch đối chiếu (5). Tiêm dung dịch thử, đặt chương trình pha động sao cho ban đầu rửa giải với pha động đẳng dòng giống như trên. Sau khi phenoxymethylpenicilin được rửa giải ra khỏi cột, ngay lập tức thay đổi tỷ lệ pha động theo chương trình sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

Ghi chú

0 – 20

60 → 0

40 → 100

Gradient tuyến tính

20 – 35

0

100

Đẳng dòng

35 – 50

0 → 60

100 → 40

Cân bng cột

Tiêm dung môi pha mẫu, tiến hành sắc ký giống như với dung dịch thử để thu được sắc ký đồ mẫu trắng.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, diện tích của bất kỳ pic phụ nào, trừ các pic chính và pic của 4-hydroxy-phenoxymethylpenicilin, không được lớn hơn diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (5).

4-Hydroxyphenoxymethylpenicilin kali

Không được quá 4,0 %, tính theo chế phẩm khan.

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3) như ở phần Định lượng.

Nước

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 1,000 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Dung dịch đệm phosphat pH 3,5 – methanol – nước (10 : 30 : 60).

Pha động B: Dung dịch đệm phosphat pH 3,5- nước – methanol (10 : 35 : 55).

Dung môi pha mẫu: Thêm 500 ml nước vào 250 ml dung dịch kali dihydrophosphat 0,2 M (TT), lc đều. Điều chỉnh đến pH 6,5 bằng dung dịch natri hydroxyd 0,84 % (TT) và pha loãng thành 1000 ml bng nước.

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong dung môi pha mẫu và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 50,0 mg phenoxymethylpenicilin kali chuẩn trong dung môi pha mẫu và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 4,0 mg 4-hydroxy-phenoxymethylpenicilin chuẩn trong dung môi pha mẫu và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bng dung môi pha mẫu.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 10 mg phenoxymethylpenicilin kali chuẩn và 10 mg benzyl-penicilin natri chuẩn trong dung môi pha mẫu và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 20 ml bằng dung môi pha mẫu. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 50 ml bằng dung môi pha mu.

Dung dịch đối chiếu (5): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 25,0 ml bng dung môi pha mẫu.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành: Cân bằng cột với pha động là hỗn hợp pha động A và pha động B (60 : 40).

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân gii giữa hai pic chính ít nhất là 6,0 (điều chỉnh t lệ giữa pha động A và pha động B nếu cần thiết) và tỷ số phân bổ khối lượng (Dm) của pic thứ hai (phenoxymethylpenicilin) phi từ 5,0 đến 7,0. Tiêm riêng biệt dung dịch đối chiếu (1) sau lần, độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic không được lớn hơn 1,0 %.

Tiêm dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và dung dịch đối chiếu (2).

Tính hàm lượng phenoxymethylpenicilin kali và 4-hydroxyphenoxymethylpenicilin dựa vào diện tích pic đáp ứng. Hàm lượng 4-hydroxyphenoxymethylpenicilin kali bằng hàm lượng 4-hydroxyphenoxymethyl penicilin nhân với hệ số hiệu chỉnh được cung cấp kèm theo chất đối chiếu.

Bảo quản

Bao bì kín.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Viên nén, bột pha hỗn dịch uống.

PHENYLPROPANOLAMIN HYDROCLORID

Phenylpropanolamini hydrochloridum

và đồng phân đối quang

C9H13NO.HCl P.t.l: 187,7

Phenylpropanolamin hydroclorid là (1RS,2RS)-2-amipo-l-phenylpropan-l-ol hydroclorid, phải cha từ 99,0 % đến 101,5 % C9H13NO.HCl, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hay gần như trắng. Dễ tan trong nước và ethanol 96 %, thực tế không tan trong dicloromethan.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

NhóI: A, E.

Nhóm IIB, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của phenylpropanolamin hydroclorid chuẩn. Xác định dưới dạng đĩa nén không cần kết tinh lại.

B. Điểm chảy từ 194 ođến 197 o(Phụ lục 6.7).

C. Trọng phần Tạp chất liên quan, vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải phù hợp về vị trí, màu và kích thước với vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

D. Hòa tan 50 mg chế phẩm trong 5 ml nước, thêm 0,2 ml dung dịch đồng sulfat 12,5 % (TT) và 0,3 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT), xuất hiện màu tím. Thêm 2 ml ether (TT) và lắc, có tủa màu tím tạo thành giữa 2 lớp dung dịch.

E. Chế phẩm phải cho phản ứng (A) của ion clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,25 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 0,1 ml dung dịch đỏ methyl (TT) và 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) vào 10 ml dung dịch S, dung dịch có màu vàng. Thêm 0,4 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ), dung dịch có màu đ.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel H.

Dung môi khai triển: Amoniac – ethanol 96 % – butanol (6 : 24 : 70).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch th (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml bằng ethanol 96 % (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg phenylpropanolamin hydroclorid chuẩn trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 10 ml bằng ethanol 96 % (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 20 mg norpseudoephedrin hydroclorid chuẩn trong ethanol 96 % (TT), thêm 1 ml dung dịch thử (1) và pha loãng thành 10 ml bằng ethanol 96 %.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 60 mg amoni clorid (TT) trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Trước khi chấm sắc ký, phun lên bản mỏng dung dịch natri tetraborat 2 % (8 ml cho bản mỏng kích thước 10 cm x 20 cm). Đ khô bản mỏng dưới một luồng khí lạnh trong 30 min. Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên thành dải có kích thước 10 mm x 3 mm. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khong 10 cm. Sy khô bản mỏng dưới một luồng khí ấm đến khi dung môi bay hết, để nguội. Phun dung dịch ninhydrin 0,2 % trong ethanol 96 % và sấy bản mỏng ở 110 oC trong 15 min. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), bất kỳ vết phụ nào, ngoài vết chính và vết tương ứng với amoni clorid, không được đậm hơn vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1,0 %). Phép thử ch có giá trị khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) cho 2 vết tách rõ rệt.

Phenylpropanolamin

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Độ hấp thụ ánh sáng (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở bước sóng 283 nm không được lớn hơn 0,10.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4).

Lấy 12 ml dung dịch S tiến hành theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g, 100 oC đến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,1500 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) và 50 ml ethanol 96 % (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Đọc thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) thêm vào giữa hai điểm uốn.

1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 18,77 mg C9H13NO.HCl.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc giống thần kinh giao cảm.

Chế phẩm

Viên nén, nang phối hợp.

PHENYTOIN

Phenytoinum

C15H12N2O2 P.t.l: 252,3

Phenytoin là 5,5-diphenylimidazolidin-2,4-dion, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C15H12N2O2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng.

Thực tế không tan trong nước, hơi tan trong ethanol 96 %, rất khó tan trong methylen clorid, tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của phenytoin chuẩn.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 5 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT) và 20 ml nước.

Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu mẫu VN6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 45 ml nước vào 1,0 g chế phẩm, đun sôi khoảng 2 min, để nguội và lọc. Rửa phễu lọc bằng nước không có carbon dioxyd (TT), gộp dịch lọc và dịch rửa rồi pha loãng thành 50 ml bằng nước không có carbon dioxyd (TT).

Lấy 10 ml dung dịch thu được, thêm 0,15 ml dung dịch đỏ methyl (TT), lượng dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) cần dùng để làm màu của chỉ thị chuyển sang màu đỏ không quá 0,5 ml.

Lấy 10 ml dung dịch thu được, thêm 0,15 ml dung dịch xanh bromothymol (TT), lượng dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) cần dùng để làm màu của chỉ thị chuyển sang màu xanh lam không quá 0,5 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Methanol (TT2– acetonitril TT1 – dung dịch đệm amoni dihydrophosphat 0,575 % đã được chỉnh đến pH 2,5 bằng acid phosphoric (20 : 35 : 45).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 2 mg 2,2-diphenylglycin (TT) (tạp chất C) trong 100,0 ml pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 10 mg phenytoin chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa tạp chất D và E) trong pha động, thêm 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2) và pha loãng thành 10,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và (3).

Tiến hành sắc ký với thời gian gp 4 lần thời gian lưu của phenytoin.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo phenytoin chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất C, D và E. Thời gian lưu tương đối so với phenytoin (thời gian lưu khoảng 4 min): Tạp chất C khoảng 0,5; tạp chất D khoảng 0,6; tạp chất E khoảng 0,8.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic của tạp chất D và pic của tạp chất E ít nhất là 3,5.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất D là 1,7; tạp chất E là 1,4.

Tạp chất E: Diện tích pic tạp chất E đã hiệu chỉnh không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Tạp chất C: Diện tích pic tạp chất C không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Tạp chất D: Diện tích pic tạp chất D đã hiệu chỉnh không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Diphenylmethanon (benzophenon).

Tạp chất B: Diphenylethanedion (benzil).

Tạp chất C: Acid amino(diphenyl)acetic (2,2-diphenylglycin).

Tạp chất D: 3a,6a-diphenyltetrahydroimidazo[4,5-d]imidazol-2,5(1H,3H)-dion.

Tạp chất E: Acid (carbamoylamino)(diphenyl)acetic.

Tạp chất F: 5-(4-methylphenyl)-5-phenylimidazolidin-2,4-dion.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 2,0 g chế phẩm thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 50 ml dimethyl formamid (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri methoxyd 0,1 M (CĐ), xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch natri methoxyd 0,1 M (CĐ) tương đương với 25,23 mg C15H12N2O2.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Thuốc chống động kinh.

Chế phẩm

Kem, thuốc mỡ.

PHTHALYLSULFATHIAZOL

Phthalylsulfathiazolum

C17H13N3O5S2 P.t.l: 403,4

Phthalylsulfathiazol là acid 2-[[4-(thiazol-2-ylsulph-amoyl)phenyl]carbamoyl]benzoic, phải chứa từ 98,5 % đến 101,5 % C17H13N3O5S2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc trắng ánh vàng. Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong dimethylformamid, khó tan trong aceton và ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B, E.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của phthalylsulfathiazol chuẩn.

B. Ly 1 g chế phẩm, thêm 8,5 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT), đun sôi hồi lưu trong 30 min. Để nguội, thêm 17,5 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT). Lắc mạnh và lọc. Trung hòa dịch lọc bằng dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT). Lọc, rửa tủa bằng nước. Kết tinh lại tủa trong nước và sấy khô tinh thể ở 100 ođến 105 oC. Nhiệt độ nóng chảy của tinh thể thu được từ 200 ođến 203 o(Phụ lục 6.7).

C. Ly 0,1 g chế phẩm cho vào một ống nghiệm, thêm 3 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT) và 0,5 g bột kẽm (TT). Khí được tạo thành làm đen giấy tẩm chì (II) acetat (TT).

D. Ly khoảng 0,1 g chế phẩm, thêm 0,5 g resorcinol (TT) và 0,3 ml acid sulfuric (TT), đun nóng trên cách thủy cho đến khi hỗn hợp đồng nhất. Để nguội, thêm 5 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT), lắc đều, hỗn hợp có màu đỏ nâu. Pha loãng 0,1 ml hỗn hợp thu được thành 25 ml bằng nước. Dung dịch có huỳnh quang xanh lục đậm, mất đi khi acid hóa dung dịch.

E. Hòa tan khoảng 10 mg tinh th thu được từ phản ứng định tính B trong 200 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT). 2 ml dung dịch thu được cho phản ứng của amin thơm bậc nhất (Phụ lục 8.1) với kết tủa màu cam.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 20 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT). Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và có màu không được đậm hơn dung dịch màu mẫu VL5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid

Lấy 2,0 g chế phẩm, thêm 20 ml nước, lắc trong 30 min và lọc. Lấy 10 ml dịch lọc, thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị. Không được dùng quá 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) để làm chuyển màu của chỉ thị.

Sulfathiazol và các amin thơm bậc một

Hòa tan 5 mg chế phẩm trong hỗn hợp đã được làm lạnh đến 15 ogồm 3,5 ml nước, 6 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và 25 ml ethanol 96 % (TT). Nhúng ngay vào nước đá và thêm 1 ml dung dịch natri nitrit 0,25 %. Để yên 3 min, thêm 2,5 ml dung dịch acid sulphamic 4 % và để yên trong 5 min. Thêm 1 ml dung dịch naphthylethylendiamin dihydroclorid 0,4 % và pha loãng thành 50 ml với nước, thu được dung dịch thử.

Song song chuẩn bị dung dịch chuẩn: Lấy 1 ml dung dịch có chứa 10 mg sulfathiazol chuẩn và 0,5 ml acid hydrocloric (TT) trong 100 ml; thêm 2,5 ml nước, 6 ml dung dịch acid hydrodoric loãng (TT) và 25 ml với ethanol 96 % (TT). Tiến hành tương tự như với dung dịch thử.

Độ hấp thụ ánh sáng tại bước sóng 550 nm (Phụ lục 4.1) của dung dịch thử không được lớn hơn độ hấp thụ của dung dịch chuẩn.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Ly 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 2,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,00 g; 100 ođến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong 40 ml dimethylformamid (TT), thêm 0,2 ml dung dịch thymolphtalein (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) cho đến khi màu của chỉ thị chuyển sang màu xanh lam. Song song tiến hành mẫu trắng.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 20,17 mg C17H13N3O5S2.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng khuẩn.

PHYTOMENADION

Phytomenadionum

Vitamin K1

C31H46O2 P.t.l: 450,71

Phytomenadion là hỗn hợp của 2-methyl-3-[(2E)-(7R,11R)-3,7,11,15-tetramethylhexadec-2-enyl]naph-thalen 1,4-dion (trans-phytomenadion), 2-methyl-3-[(2Z)-(7R,11R)-3,7,11,15-tetramethylhexadec-2-enyl]-naphthalen-1,4-dion (cis-phyto menadion) và 2,3-epoxy-2-methyl-3-[(2E)-(7R,11R)-3,7,11,15-tetramethyl hexadec-2-enyl]-2,3-dihydronaphthalen-1,4-dion (trans-epoxyphytomenadion). Cha không quá 4,0 % trans-epoxyphytomenadion và không ít hơn 75,0 % trans-phytomenadion. Tổng của 3 thành phần không được ít hơn 97,0 % và không được nhiều hơn 103,0 %.

Tính chất

Chất lỏng dạng dầu nhớt, trong và màu vàng hoặc vàng cam, không mùi.

Dễ tan trong ether, iso octan, cloroform và dầu béo. Hơi tan trong ethanol 96 % và methanol, thực tế không tan trong nước. Nó bị phân hủy dần dần và bị sẫm màu do ánh sáng.

Chỉ số khúc xạ khoảng 1,526.

Định tính

Tiến hành nhanh chóng và tránh tác động của ánh sáng.

A. Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong trimethylpentan (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong vùng từ bước sóng 275 nm đến 340 nm cho hấp thụ cực đại ở 327 nm và cực tiểu ở 285 nm. (1 %; 1 cm) ở bước sóng cực đại phải từ 67 đến 73.

Pha loãng tiếp 10,0 ml dung dịch trên thành 50,0 ml với trimethylpentan (TT). Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong vùng từ bước sóng 230 nm đến 280 nm, cho 4 hấp thụ cực đại ở 243 nm, 249 nm, 261 nm và 270 nm.

B. Trong phần Menadion và các tạp chất liên quan khác, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải tương tự về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

C. Hòa tan 50 mg chế phẩm trong 10 ml methanol (TT) và thêm 1 ml dung dịch kali hydroxyd 20 % trong methanol, màu xanh lục xuất hiện và trở nên tím đỏ khi đun nóng trong cách thủy ở 40 ovà sau đó chuyển sang màu nâu đ.

Độ trong của dung dịch

Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong trimethylpentan (TT) và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2).

Chỉ số acid

Không quá 2,0 (Phụ lục 7.2).

Dùng 2,00 g chế phẩm.

Menadion và các tạp chất liên quan khác

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Cyclohexan – toluen (20 : 80).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,40 g chế phẩm trong cyclohexan (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml với cyclohexan (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 40 mg phytomenadion chuẩn trong cyclohexan (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (2) thành 20 ml bằng cyclohexan (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 4,0 mg menadion (TT) trong cyclohexan (TT) và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí trong min. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm và phun dung dịch acid phosphomolybdic 10 % trong ethanol (TT). Sấy bản mỏng ở 120 otrong min. Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), bất cứ vết nào tương ứng menadion không được đậm màu hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,2 %); bất cứ vết nào, khác vết chính và vết tương ứng với menadion, không được đậm màu hơn vết của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %). Bỏ qua bất cứ vết nào nằm dưới vết chính và không tách hoàn toàn khỏi vết chính.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Octanol- di-isopropyl ether – heptan (0,67 : 3,3 : 1000)

Dung dịch thử: Hòa tan 15,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 15,0 mg phytomenadion chuẩn trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 15,0 mg phytomenadion chuẩn và 4,0 mg trans-epoxyphytomenadion chuẩn trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi spherical silica gel dùng cho sắc ký (5 µm) với lỗ xốp 8 nm.

Detector quang phổ tử ngoại đặt tại bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 0,4 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch đối chiếu (2). Điều chỉnh độ nhạy của hệ thống sao cho chiều cao của pic chính ít nhất bằng 50 % của thang đo.

Phép thử chỉ có giá trị khi thứ tự rửa giải của các pic là trans-epoxyphytomenadion, cis-phytomenadion và trans-phytomenadion. Tiến hành tiêm dung dịch đối chiếu (1) 6 lần. Phép định lượng chỉ có giá trị khi độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic đồng phân trans nhỏ hơn 1,0 % và độ phân giải giữa pic tương ứng với trans-phytomenadion và cis-phytomenadion ít nhất là 2,5. Tiêm dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1), tính toán nồng độ phần trăm của trans-phytomenadion, cis-phytomenadion và transepoxyphy-tomenadion theo các công thức sau:

Trans-phytomenadion 

Cis-phytomenadion 

PILOCARPIN NITRAT

Pilocarpini nitras

C11H16N2O2.HNO3 P.t.l: 271,3

Pilocarpin nitrat là (3S,4R)-3-ethyl-4-[(1-methyl-1H-imidazol-5-yl)methyl]-dihydrofuran-2(3H)-on nitrat, phải cha từ 98,5 % đến 101,0 % C11H16N2O2.HNO3, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng hay tinh thể không màu. B phân hủy dưới ánh sáng.

D tan trong nước, hơi tan trong ethanol 96 %.

Chảy ở khong 174 okèm theo phân hủy.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C, D.

Nhóm II: BC, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của pilocarpin nitrat chuẩn.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bn mng: Silica gel G.

Dung môi khai trin: Amoniac đậm đặc – methanol – methylen clorid (1 : 14 : 85).

Dung dịch thử: Hòtan 10 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10 mg pilocarpin nitrat chuẩn trong trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 15 cm. Sấy bn mng ở 100 ođến 105 otrong 10 min, để nguội. Phun thuốc thử Dragendorff (TT) lên bản mỏng. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương tự với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu về vị trí, màu sắc và kích thước.

C. Chế phẩm phi đáp ứng phép thử Góc quay cực riêng.

D. Chế phẩm cho phn ứng của nitrat (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha ngay trước khi dùng.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu mẫu V6 (Phụ lục 9.3; phương pháp 2).

pH

Từ 3,5 đến 4,5 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S đ đo.

Góc quay cực riêng

Từ +80o đến +83o tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Methanol – acetonitril – dung dịch tetrabutylamino dihydrophosphat 0,679 g/l được điều chỉnh đến pH 7,7 bằng dung dịch amoniac 2 M (55 : 60 : 885).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng nước. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5,0 mg pilocarpin nitrat chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa tạp chất A) trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Thêm 0,1 ml amoniac (TT) vào 5 ml dung dịch thử và đun nóng trên cách thủy trong 30 min, để nguội và pha loãng thành 25 ml bng nước. Pha loãng 3,0 ml dung dịch thu được thành 25,0 ml bằng nước. Chủ yếu acid pilocarpic (tạp chất B) được tạo thành.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh (5 µm) có kích thước l 10 nm và carbon chiếm 19 %.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1,2 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của pilocarpin.

Thứ tự rửa giải: Tạp chất B, tạp chất C, tạp chất A, pilocarpin.

Thời gian lưu của pilocarpin khoảng 20 min.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất A và pic của pilocarpin ít nhất là 1,6.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đ của dung dịch đối chiếu (1) (1 %).

Tổng diện tích pic tạp chất A và B không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (1,5 %).

Tng diện tích pic của tất cả các tạp chất trừ tạp chất A và B không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,4 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %). Bỏ qua pic của ion nitrat với thời gian lưu tương đối so với pilocarpin khoảng 0,3.

Ghi chú:

Tạp chất A: (3R,4R)-3-ethyl-4-[(1-methyl-1H-imidazol-5-yl)methyl]dihydrofuran-2(3H)-on (isopilocarpin).

Tạp cht B: Acid (2S,3R)-2-ethyl-3-(hydroxymethyl)-4-(1-methyl-1H-imidazol-5-yl)butanoic (acid pilocarpic).

Tạp chất C: Acid (2R,3R)-2-ethy]-3-(hydroxymethyl)-4-(1-methyl-1H-imidazol-5-yl)butanoic (acid isopilocarpic).

Clorid

Không được quá 70 phần triệu (Phụ lục 9.4.5).

Dùng 15 ml dung dịch S để thử.

Sắt

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Dùng 10 ml dung dịch S để th. Dùng 5 ml dung dịch sắt mẫu 1 phần triệu Fe (TT) và 5 ml nước để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 30 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 27,13 mg C11H16N2O2.HNO3.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Chế phẩm

Dung dịch nhỏ mắt.

Loại thuốc

Kích thích hệ cholinergic. Điều trị glôcôm.

Ghi chú

Dạng mui pilocarpin hydroclorid có cùng tác dụng và công dụng như pilocarpin nitrat.

PIPERAZIN ADIPAT

Piperazini adipas

C4H10N2.C6H10O4 P.t.l: 232,3

Piperazin adipat phải cha từ 98,0 % đến 101,0 % C4H10N2.C6H10O4, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh trắng, chy ở khoảng 250 okèm theo phân hủy. Tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

NhóII: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của piperazin adipat chuẩn.

B. Trong phần Tạp chất liên quan, sau khi phun các dung dịch ninhydrin, vết chính trên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử (2) phải tương tự về màu sắc, vị trí, kích thước so với vết chính trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (1).

C. Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 5 ml acid hydrocloric (TT) và chiết 3 lần, mỗi lần với 10 ml ether (TT). Gộp dịch chiết và bốc hơi cho tới khô. Rửa cắn với 5 ml nước và sấy khô ở 100 ođến 105 oC. Điểm chy (Phụ lục 6.7) của cắn từ 150 ođến 154 oC.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không đậm màu hơn màu mẫu N8 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Amoniac đậm đặc – aceton (20 : 80) vừa mới pha.

Dung môi hòa tan: Ethanol – amoniac đậm đặc (2 : 3).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 6 ml amoniac đậm đặc (TT) và pha loãng thành 10 ml bằng ethanol (TT).

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml bằng dung môi hòa tan.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,1 g piperazin adipat chuẩn trong dung môi hòa tan và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 25 mg ethylendiamin (TT) trong dung môi hòa tan và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 25 mg triethylendiamin (TT) trong dung môi hòa tan và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 12,5 mg triethylendiamin (TT) trong 5,0 ml dung dịch thử (1) và pha loãng thành 50 ml bằng dung môi hòa tan.

Cách tiến hành: Chấm riêng rẽ lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Sấy bản mỏng ở 105 ovà phun lần lượt dung dịch ninhydrin 0,3 % trong hỗn hợp acid acetic khan – butanol (3 : 100), dung dịch ninhydrin 0,15 % trong ethanol. Sấy bản mỏng ở 105 otrong 10 min. Trên sắc ký đồ, bất kỳ vết phụ nào thu được từ dung dịch thử (1) không được đậm màu hơn vết thu được từ dung dịch đối chiếu (2) (0,25 %).

Phun lên bản mỏng dung dịch iod 0,1 N (TT) và để khoảng 10 min. Vết tương ứng với triethylendiamin thu được từ dung dịch thử (1) không được đậm màu hơn vết thu được từ dung dịch đối chiếu (3) (0,25 %). Phép thử chỉ có giá trị khi dung dịch đối chiếu (4) cho 2 vết tách rõ ràng. Bỏ qua vết trên vạch xuất phát.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 1,00 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 10 ml acid acetic khan (TT) bằng cách đun nóng nhẹ và pha loãng thành 70 ml với cùng dung môi. Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), dùng 0,25 ml dung dịch 1-naphtholbenzein (TT) làm chỉ thị, đến khi màu chuyển từ vàng nâu sang xanh lá.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 11,61 mg C4H10N2.C6H10O4.

Bảo quản

Trong chai lọ nút kín.

Loại thuốc

Trị giun sán.

PIPERAZIN CITRAT

Piperazini citras

(C4H10N2)3. 2C6H8O7 (dạng khan)

P.t.l: 643,0

Piperazin citrat phải chứa từ 98,0 % đến 101,0 % (C4H10N2)3.2C6H8O7tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột cốm màu trắng, sau khi sấy khô ở 100 ođến 105 ochảy ở khoảng 190 oC. Dễ tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96 % và ether.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của piperazin citrat chuẩnSấy khô chế phẩm và chất chuẩn ở 120 otrong 5 h, tránh ẩm và đo phổ hồng ngoại ngay.

B. Trong phần Tạp chất liên quan, sau khi phun các dung dịch ninhydrin, vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải tương tự về màu sắc, vị trí và kích thước so với vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

C. Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 5 ml nước, dung dịch thu được cho phản ứng của citrat (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,25 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không đậm màu hơn màu của màu mẫu N8 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Amoniac đậm đặc – aceton (20 : 80) vừa mới pha.

Dung môi hòa tan: Ethanol – amoniac đậm đặc (2 : 3).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 6 ml amoniac đậm đặc (TT) và pha loãng thành 10 ml bằng ethanol (TT).

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml bằng dung môi hòa tan.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,1 g piperazin citrat chuẩn trong dung môi hòa tan và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 25 mg ethylendiamin (TT) trong dung môi hòa tan và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 25 mg triethylendiamin (TT) trong dung môi hòa tan và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 12,5 mg triethylendiamin (TT) trong 5,0 ml dung dịch thử (1) và pha loãng thành 50 ml bằng dung môi hòa tan.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Sấy bản mỏng ở 105 ovà phun lần lượt dung dịch ninhydrin 0,3 % trong hỗn hợp acid acetic khan – butanol (3 : 100), dung dịch ninhydrin 0,15 % trong ethanol. Sấy bản mỏng ở 105 otrong 10 min.

Trên sắc ký đồ, bất kỳ vết phụ nào thu được từ dung dịch thử (1) không được đậm màu hơn vết thu được từ dung dịch đối chiếu (2) (0,25 %).

Phun lên bản mỏng dung dịch iod 0,1 N và để khoảng 10 min. Vết tương ứng với triethylendiamin thu được từ dung dịch thử (1) không được đậm màu hơn vết thu được từ dung dịch đối chiếu (3). Phép thử chỉ có giá trị khi dung dịch đối chiếu (4) cho 2 vết tách rõ ràng.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Từ 10,0 % đến 14,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,300 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 10 ml acid acetic khan (TT) bằng cách đun nóng nhẹ và pha loãng thành 70 ml với cùng dung môi. Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) dùng 0,25 ml dung dịch 1-naphtholbenzein (TT) làm chỉ thị, đến khi màu chuyển từ vàng nâu sang xanh lá.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 10,71 mg (C4H10N2)3.2C6H8O7.

Bảo quản

Trong chai lọ nút kín.

Loại thuốc

Trị giun sán.

PIPERAZIN HYDRAT

Piperazini hydras

C4H10N2.6H2O

P.t.l: 194,2

Piperazin hydrat phải chứa từ 98,0 % đến 101,0 % C4H10N2. 6H2O.

Tính chất

Tinh thể không màu, dễ chảy nước. Dễ tan trong nước và ethanol 96 %, rất khó tan trong ether.

Chảy ở khoảng 43 oC.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của piperazin hydrat chuẩn. Làm khô chế phẩm và chuẩn trên phosphor pentoxyd (TT), trong chân không, trong 48 h. Nghiền thành bột, tránh hút nước, ép đĩa và ghi phổ ngay.

B. Trong phần Tạp chất liên quan, quan sát bản mỏng sau khi phun các dung dịch ninhydrin, vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải tương tự về vị trí, màu sắc và kích thước so với vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

C. Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 5 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT), thêm 0,2 ml benzoyl clorid (TT), trộn đều. Tiếp tục thêm từng phần 0,2 ml benzoyl clorid (TT) đến khi không còn tủa tạo thành. Lọc và rửa tủa nhiều lần với tổng cộng 10 ml nước. Hòa tan tủa trong 2 ml ethanol 96 % (TT) nóng, cho dung dịch này vào 5 ml nước. Để yên 4 h, lọc, rửa tinh th bằng nước và sấy khô từ 100 oC đến 105 oC. Tinh thể chy từ 191 oC đến 196 oC (Phụ lục 6.7).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và có màu không được thẫm hơn màu mẫu N8 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Dung dịch S phải có pH từ 10,5 đến 12,0 (Phụ lục 6.2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Amoniac đậm đặc – aceton (20 : 80) vừa mới pha.

Dung môi hòa tan: Hỗn hợp ethanol – amoniac đậm đặc (2 : 3).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 6 ml amoniac đậm đặc (TT) và pha loãng thành 10 ml bằng ethanol (TT).

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml bằng dung môi hòa tan.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,1 g piperazin hydrat chuẩn (TT) trong dung môi hòa tan và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 25 mg ethylendiamin (TT) trong dung môi hòa tan và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 25 mg triethylendiamin (TT) trong dung môi hòa tan và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 12,5 mg triethylendiamin (TT) trong 5,0 ml dung dịch thử (1) và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Sấy bản mỏng ở 105 ovà phun lần lượt dung dịch ninhydrin 0,3 % trong hỗn hợp acid acetic khan – butanol (3 : 100), dung dịch ninhydrin 0,15 % trong ethanol. Sấy bản mỏng ở 105 otrong 10 min. Trên sắc ký đồ bất kỳ vết phụ nào thu được từ dung dịch thử (1) không được đậm màu hơn vết thu được từ dung dịch đối chiếu (2) (0,25 %).

Phun lên bản mỏng dung dịch iod 0,1 N và để khoảng 10 min. Vết tương ứng với triethylendiamin (TT) thu được từ dung dịch thử (1) không được đậm màu hơn vết thu được từ dung dịch đối chiếu (3). Phép thử ch có giá trị khi dung dịch đối chiếu (4) cho 2 vết tách rõ ràng.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 80,0 mg chế phẩm trong 10 ml acid acetic khan (TT) bằng cách đun nóng nhẹ và pha loãng thành 70 ml với cùng dung môi. Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), dùng 0,25 ml dung dịch 1-naphtholbenzein (TT) làm chỉ thị, đến khi màu chuyển từ vàng nâu sang xanh lục.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 9,705 mg C4H10N2.6H2O.

Bảo quản

Trong lọ kín và tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Trị giun sán.

PIPERAZIN PHOSPHAT

Piperazini phosphas

C4H10N2.H3PO4.H2O

P.t.l: 202,1

Piperazin phosphat phải chứa từ 98,5 % đến 100,5 % C4H10N2.H3PO4, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh trắng, không mùi hoặc gần như không mùi. Hơi tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 5 ml nước, thêm 0,5 g natri hydrocarbonat (TT), 0,5 ml dung dịch kali fericyanid 5 % (TT) và 0,1 ml thủy ngân (TT). Lắc mạnh 1 min và để yên 20 min. Màu đỏ dần dần xuất hiện.

B. Hòa tan 0,2 g chế phẩm trong 5 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT), vừa khuấy vừa thêm 1 ml dung dịch natri nitrit 50 % và làm lạnh trong nước đá khoảng 15 min, khuấy nếu cần thiết để tạo tủa kết tinh. Điểm chy (Phụ lục 6.7) của tinh thể sau khi rửa bằng 10 ml nước đá và sấy khô ở 105 okhoảng 159 oC.

CDung dịch của chế phẩm cho phản ứng của ion phosphat (Phụ lục 8.1).

pH

Dung dịch chế phẩm 1 % có pH từ 6,0 đến 6,5 (Phụ lục 6.2).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong 20 ml dung dịch acid acetic 2 M (TT). Ly 12 ml dung dịch này thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 2 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Từ 8,0 % đến 9,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,250 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 3,5 ml dung dịch acid sulfuric 0,5 M (TT) và 10 ml nước. Thêm 100 ml dung dịch acid picric (TT), đun nóng trên cách thủy 15 min và để yên 1 h. Lọc qua phễu xốp G4 và rửa tủa mỗi lần bằng 10 ml hỗn hợp đồng thể tích của dung dịch bão hòa acid picric (TT) và nước, đến khi nước rửa không còn phản ứng của ion sulfat. Ra tủa 5 lần, mỗi lần với 10 ml ethanol (TT) và sấy đến khối lượng không đổi ở 100 ođến 105 oC.

1 g cn tương đương với 338,2 mg C4H10N2.H3PO4.

Bảo quản

Trong lọ kín.

Loại thuốc

Trị giun sán.

PIRACETAM

Piracetamum

C6H10N2O2

P.t.l: 142,2

Piracetam là 2-(2-oxopyrrolidin-1-yl)acetamid, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C6H10N2O2 tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột màu trắng hoặc gần như trắng, đa hình. Dễ tan trong nước, tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của piracetam chuẩn.

Nếu phổ hồng ngoại ở dạng rắn của chế phẩm và chuẩn có sự khác biệt, hòa tan riêng biệt chế phẩm và piracetam chuẩn trong ethanol 96 % (TT), bốc hơi dung môi trên cách thủy đến khô, ghi lại phổ của cắn mới thu được.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.1) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril (TT1) – dung dịch dikali hydrophosphat 0,1 % (10 : 90). Điều chỉnh đến pH 6,0 bằng dung dịch acid phosphoric 2 M (TT).

Hỗn hợp dung môi: Acetonitril (TT1) – nước (10 : 90)

Dung dịch thử (1): Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 10,0 ml dung dịch thử (1) thành 50,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5 mg chế phẩm và 10 µl 2-pyrrolidon (TT) trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (1) thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 50,0 mg piracetam chuẩn trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại ở bước sóng 205 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và (2).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 8 lần thời gian lưu của piracetam.

Thời gian lưu tương đối so với piracetam (thời gian lưu khoảng 4 min): Tạp chất D khoảng 0,8; tạp chất A khoảng 1,15; tạp chất B khoảng 2,8; tạp chất C khoảng 6,3.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1): Độ phân giải giữa pic của piracetam với pic của tạp chất ít nhất là 3,0 và hệ số đối xứng của pic piracetam không quá 2,0.

Giới hạn:

Tạp chất A, B, C, D: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,3 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Pyrrolidin-2-on (2-pyrrolidon).

Tạp chất B: Methyl (2-oxopyrrolidin-1-yl)acetat.

Tạp chất C: Ethyl (2-oxopyrrolidin-1-yl)acetat.

Tạp chất D: Acid (2-oxopyrrolidin-1-yl)acetic.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong 20 ml nước. Lấy 12 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (3).

Tính hàm lượng phần trăm của C6H10N2O2 trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (3) và hàm lượng của C6H10N2O2 trong piracetam chuẩn.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc hưng trí.

Chế phẩm

Nang.

PIROXICAM

Piroxicamum

C15H13N3O4S

P.t.l: 331,4

Piroxicam là 4-hydroxy-2-methyl-N-(pyridin-2-yl)-2H-1,2-benzothiazin-3-carboxamid-1,1-dioxyd, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C15H13N3O4S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hay ngà vàng, đa hình. Thực tế không tan trong nước, tan trong methylen clorid, khó tan trong ethanol khan.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của piroxicam chuẩn. Nếu phổ hồng ngoại ở dạng rắn của chế phẩm và piroxicam chuẩn khác nhau thì tiến hành hòa tan riêng biệt chế phẩm và chuẩn trong thể tích tối thiểu của methylen clorid (TT), bốc hơi đến khô trên cách thủy và ghi lại ph hồng ngoại của các cắn mới thu được.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Pha động: Acetonitril (TT1) – dung dịch kali dihydrophosphat 0,681 % đã được điều chỉnh đến pH 3,0 bằng acid phosphoric (30 : 70).

Dung dịch thử: Hòa tan 75 mg chế phẩm trong acetonitril (TT1), làm ấm nhẹ nếu cần, và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 7 mg piroxicam chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa các tạp chất A, B, D, G và J) trong acetonitril (TT1) và pha loãng thành 5,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 10,0 ml bằng acetonitril (TT1). Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng acetonitril (TT1).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh base-deactivated end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Nhiệt độ cột: 50 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 230 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 5 lần thời gian lưu của piroxicam.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo piroxicam chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic của tạp chất A, B, D, G và J.

Thời gian lưu tương đối so với piroxicam (thời gian lưu khoảng 16 min): Tạp chất A khoảng 0,1; tạp chất D khoảng 0,6; tạp chất G khoảng 0,7; tạp chất B khoảng 0,8; tạp chất J khoảng 1,8.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất G và pic của tạp chất B ít nhất là 1,5.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng nhân diện tích pic của tạp chất A với 0,6.

Tạp chất A, B, D, G, J: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,4 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,25 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Pyridin-2-amin.

Tạp chất B: 4-hydroxy-N-(pyridin-2-yl)-2H-1,2-benzothiazin-3-carboxamid 1,1-dioxid.

Tạp chất C: 4-hydroxy-2-methyl-2H-1,2-benzothiazin-3-carboxamid 1,1-dioxid.

Tạp chất D: Methyl (1,1-dioxido-3-oxo-1,2-benzisothiazol-2(3H)-yl)acetat.

Tạp chất E: Ethyl (1,1-dioxido-3-oxo-1,2-benzisothiazol-2(3H)-yl)acetat.

Tạp chất F: 1-methylethyl (1,1-dioxido-3-oxo-1,2-benzisothiazol-2(3H)-yl)acetat.

Tạp chất G: Methyl 4-hydroxy-2H-1,2-benzothiazin-3-carboxylat 1,1-dioxid.

Tạp chất H: Ethyl 4-hydroxy-2H-1,2-benzothiazin-3-carboxylat 1,1-dioxid.

Tạp chất I: 1-methylethyl 4-hydroxy-2H-1,2-benzothiazin-3-carboxylat 1,1-dioxid.

Tạp chất J: Methyl 4-hydroxy-2-methyl-2H-1,2-benzothiazin-3-carboxylat 1,1-dioxid.

Tạp chất K: Ethyl 4-hydroxy-2-methyl-2H-1,2-benzothiazin-3-carboxylat 1,1-dioxid.

Tạp chất L: 1-methylethyl 4-hydroxy-2-methyl-2H-1,2-benzothiazin-3-carboxylat 1,1- dioxid.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; trong chân không; 105 oC; 4 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 60 ml hỗn hợp đồng thể tích của anhydrid acetic (TT) và acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 33,14 mg C15H13N3O4S.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Ức chế cyclo-oxygenase (COX), giảm đau, chống viêm.

Chế phẩm

Viên nén, nang, thuốc tiêm, thuốc đạn.

POLYSORBAT 20

Polysorbatum 20

Polyoxyethylen

Polysorbat 20 là hỗn hợp các ester từng phần của các acid béo, chủ yếu của acid lauric (dodecanoic) với sorbitol (sorbital monolaurerat) và các anhydrid của sorbitol đã được ethoxyl hóa với khoảng 20 phân tử ethylen oxyd cho mỗi phân tử sorbitol và các anhydrid của sorbitol.

Tính chất

Chất lỏng dạng dầu màu vàng hoặc vàng nâu, trong hoặc hơi đục. Tan trong nước, ethanol khan, ethyl acetat và methanol, thực tế không tan trong các dầu béo và parafin lỏng.

Tỷ trọng tương đối khoảng 1,10.

Độ nhớt khoảng 400 mPa.s ở 25 oC.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

NhóII: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của polysorbat 20 chuẩn.

B. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Chỉ số hydroxyl.

C. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Chỉ số xà phòng hóa.

D. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Thành phần acid béo.

E. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 5 ml methylen clorid (TT), thêm 0,1 g kali thiocyanat (TT) và 0,1 g cobalt nitrat (TT). Khuấy bằng đũa thủy tinh. Dung dịch phải có màu xanh lam.

Chỉ s acid

Không được quá 2,0 (Phụ lục 7.2).

Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 50 ml hỗn hợp dung môi như đã được mô tả trong phụ lục 7.2.

Chỉ số hydroxyl

Từ 96 đến 108 (Phụ lục 7.4, phương pháp A).

Chỉ số xà phòng hóa

Từ 40 đến 50 (Phụ lục 7.7).

Dùng 4,0 g chế phẩm, thêm 15,0 ml dung dịch kali hydroxyd 0,5 M trong ethanol (CĐ). Đun hồi lưu trong 60 min. Thêm 50 ml ethanol 96 % (TT) trước khi chuẩn độ.

Chỉ số peroxyd

Không được quá 10,0.

Cân 10,0 g chế phẩm cho vào cốc dung tích 100 ml, hòa tan bằng 20 ml acid acetic băng (TT). Thêm 1 ml dung dịch kali iodid bão hòa (TT) trộn đều và để yên 1 min, thêm 50 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và dùng khuấy từ. Chuẩn độ bằng dung dịch natri thiosulfat 0,01 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Song song tiến hành một mẫu trắng, nếu kết quả chuẩn độ mẫu trắng vượt quá 0,1 ml dung dịch natri thiosulfat 0,01 N (CĐ) thì đổi hóa cht và chuẩn độ lại.

Chỉ số peroxyd của chế phẩm được tính theo công thức sau:

Trong đó:

n1 là số ml dung dịch natri thiosulfat 0,01 N (CĐ) đã dùng trong mẫu thử.

n2 là số ml dung dịch natri thiosulfat 0,01 N (CĐ) đã dùng trong mẫu trắng.

M là nồng độ mol của dung dịch natri thiosulfat (M).

m là lượng chế phẩm đem thử (g).

Thành phần acid béo (Phụ lục 12.9, phương pháp C)

Sử dụng hỗn hợp chuẩn như mô tả ở Bng 12.9.2 để chuẩn bị dung dịch đối chiếu (a).

Điều kiện sắc ký:

Cột silica nung chảy, kích thước (30 m x 0,32 mm), được phủ macrogol 20 000 (độ dày phim 0,5 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký.

Tốc độ: 50 cm/s.

Nhiệt độ:

 

Thời gian

Nhiệt độ

 

(min)

(oC)

Cột

0 – 14

80 → 220

14 – 54

220

Buồng tiêm

 

250

detector

 

250

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Giới hạn:

Thành phần của các acid béo trong chế phẩm:

Acid caproic: Không được quá 1,0 %.

Acid caprylic: Không được quá 10,0 %.

Acid capric: Không được quá 10,0 %.

Acid lauric: Từ 40,0 % đến 60,0 %.

Acid myristic: Từ 14,0 % đến 25,0 %.

Acid palmitic: Từ 7,0 % đến 15,0 %.

Acid stearic: Không được quá 7,0 %.

Acid oleic: Không được quá 11,0 %.

Acid linoleic: Không được quá 3,0 %.

Ethylen oxyd và dioxan (Phụ lục 10.15, phương pháp 1).

Ethylen oxyd: Không được quá 1 phần triệu.

Dioxan: Không được quá 10 phần triệu.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Dùng 2,0 g chế phẩm và tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị dung dịch đối chiếu.

Nước

Không được quá 3,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 1,00 g chế phẩm.

Tro toàn phần

Không được quá 0,25 % (Phụ lục 9.8, phương pháp 2).

Dùng 2,0 g chế phẩm.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Chất diện hoạt không ion hóa.

POLYSORBAT 60

Polysorbatum 60

Polysorbat 60 là hỗn hợp các ester từng phần của các acid béo, chủ yếu của acid stearic 50 với sorbitol (sorbital monolaurerat) và các anhydrid của sorbitol đã được ethoxyl hóa với khoảng 20 phân tử ethylen oxyd cho mỗi phân tử sorbitol và các anhydrid của sorbitol.

Tính chất

Khối gel màu nâu hơi vàng, hóa lỏng ở trên 25 oC. Tan trong nước, ethanol khan, ethyl acetat và methanol, thực tế không tan trong các dầu béo và parafin lỏng.

Tỷ trọng tương đối khoảng 1,10.

Độ nhớt khoảng 400 mPa.s ở 30 oC.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với ph hấp thụ hồng ngoại của polysorbat 60 chuẩn.

B. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Chỉ số hydroxyl.

C. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Chỉ số xà phòng hóa.

D. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Thành phần acid béo.

E. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 5 ml methylen clorid (TT), thêm 0,1 g kali thiocyanat (TT) và 0,1 g cobalt nitrat (TT). Khuấy bằng đũa thủy tinh. Dung dịch phải có màu xanh lam.

Chỉ số acid

Không được quá 2,0 (Phụ lục 7.2).

Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 50 ml hỗn hợp dung môi như đã được mô tả trong phụ lục 7.2.

Chỉ số hydroxyl

Từ 81 đến 96 (Phụ lục 7.4, phương pháp A).

Chỉ số xà phòng hóa

Từ 45 đến 55 (Phụ lục 7.7).

Dùng 4,0 g chế phẩm, thêm 15,0 ml dung dịch kali hydroxyd 0,5 M trong ethanol (CĐ). Đun hồi lưu trong 60 min. Thêm 50 ml ethanol 96 % (TT) trước khi định lượng.

Chỉ số peroxyd

Không được quá 10,0.

Cân 10,0 g chế phẩm cho vào cốc dung tích 100 ml, hòa tan bằng 20 ml acid acetic băng (TT). Thêm 1 ml dung dịch kali iodid bão hòa (TT) trộn đều và để yên 1 min, thêm 50 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và dùng khuấy từ. Chuẩn độ bằng dung dịch natri thiosulfat 0,01 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Song song tiến hành một mẫu trắng, nếu kết quả chuẩn độ mẫu trắng vượt quá 0,1 ml dung dịch natri thiosulfat 0,01 N (CĐ) thì đổi hóa chất và chuẩn độ lại.

Chỉ số peroxyd của chế phẩm được tính theo công thức sau:

Trong đó:

n1 là số ml dung dịch natri thiosulfat 0,01 N (CĐ) đã dùng trong mẫu thử.

n2 là số ml dung dịch natri thiosulfat 0,01 N (CĐ) đã dùng trong mẫu trắng.

M là nồng độ mol của dung dịch natri thiosulfat (M).

là lượng chế phẩm đem thử (g).

Thành phần acid béo (Phụ lục 12.9, phương pháp C)

Sử dụng hỗn hợp chuẩn như chỉ dẫn tại Bảng 12.9.1 để chuẩn bị dung dịch đối chiếu (a).

Điều kiện sắc ký:

Cột silica nung chảy, kích thước (30 m x 0,32 mm), được phủ macrogol 20 000 (độ dày phim 0,5 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký.

Tốc độ dòng: 50 cm/s.

Nhiệt độ:

 

Thời gian

Nhiệt độ

 

(min)

(oC)

Cột

0 – 14

80 – 220

14 – 54

220

Buồng tiêm

 

250

detector

 

250

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Giới hạn:

Thành phần của các acid béo trong chế phẩm:

Acid stearic: Từ 40,0 % đến 60,0 %.

Tổng hàm lượng của acid palmitic và acid stearic không được nhỏ hơn 90,0 %.

Ethylen oxyd và dioxan (Phụ lục 10.15, phương pháp 1).

Ethylen oxyd: Không được quá 1 phần triệu.

Dioxan: Không được quá 10 phần triệu.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Dùng 2,0 g chế phẩm và tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Không được quá 3,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 1,00 g chế phẩm.

Tro toàn phần

Không được quá 0,25 % (Phụ lục 9.8, phương pháp 2).

Dùng 2,0 g chế phẩm.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Chất diện hoạt không ion hóa.

POLYSORBAT 80

Polysorbatum 80

Polysorbat 80 là hỗn hợp các ester từng phần của các acid béo, chủ yếu của acid oleic với sorbitol và các anhydrid của sorbitol đã được ethoxyl hóa với khoảng 20 phân t ethylen oxyd cho mỗi phân tử sorbitol và các anhydrid của sorbitol.

Tính chất

Chất lng dạng dầu màu vàng hoặc vàng nâu, trong hoặc hơi đục. Tan trong nước, ethanol khan, ethyl acetat và methanol, thực tế không tan trong các dầu béo và parafin lng.

Tỷ trọng tương đối khoảng 1,10.

Độ nhớt khoảng 400 mPa.s ở 25 oC.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại đối chiếu của polysorbat 80.

B. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Chỉ số hydroxyl.

C. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Chỉ số xà phòng hóa.

D. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Thành phần acid béo.

E. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 5 ml methylen clorid (TT), thêm 0,1 g kali thiocyanat (TT) và 0,1 g cobalt nitrat (TT). Khuấy bằng đũa thủy tinh. Dung dịch phải có màu xanh.

Chỉ số acid

Không được quá 2,0 (Phụ lục 7.2).

Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 50 ml hỗn hợp dung môi như đã được mô tả trong phụ lục 7.2.

Chỉ số hydroxyl

Từ 65 đến 80 (Phụ lục 7.4, phương pháp A).

Chỉ số xà phòng hóa

Từ 45 đến 55 (Phụ lục 7.7).

Lấy 4,0 g chế phẩm, thêm 30,0 ml dung dịch kali hydroxyd 0,5 N trong ethanol (CĐ). Đun hồi lưu trong 60 min. Thêm 50 ml ethanol khan (TT) trước khi tiến hành chuẩn độ.

Chỉ số peroxyd

Không được quá 10,0.

Cân 10,0 g chế phẩm cho vào cốc dung tích 100 ml, hòa tan bằng 20 ml acid acetic băng (TT). Thêm 1 ml dung dịch kali iodid bão hòa (TT) trộn đều và để yên 1 min, thêm 50 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và dùng khuấy từ. Chuẩn độ bằng dung dịch natri thiosulfat 0,01 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Song song tiến hành một mẫu trắng.

Chỉ số peroxyd của chế phẩm được tính theo công thức sau:

Trong đó:

n1 là số ml dung dịch natri thiosulfat 0,01 N (CĐ) đã dùng trong mẫu thử;

n2 là số ml dung dịch natri thiosulfat 0,01 N (CĐ) đã dùng trong mẫu trắng;

M là nồng độ mol của dung dịch natri thiosulfat (M).

m là lượng chế phẩm đem thử (g).

Thành phần acid béo (Phụ lục 12.9, phương pháp C)

Sử dụng hỗn hợp chuẩn như ch dẫn tại Bảng 12.9.3 để lập đường chuẩn.

Điều kiện sắc ký:

Cột silica nung chảy, kích thước (30 m x 0,32 mm), được phủ macrogol 20 000 (độ dày phim 0,5 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký.

Tốc độ dòng: 50 cm/s.

Nhiệt độ:

 

Thời gian

Nhiệt độ

 

(min)

(oC)

Cột

0  14

80 → 220

14  54

220

Buồng tiêm

 

250

detector

 

250

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Giới hạn: Thành phần của các acid béo trong chế phẩm:

Acid myristic: Không được quá 5,0 %.

Acid palmitic: Không được quá 16,0 %.

Acid palmitoleic: Không được quá 8,0 %.

Acid stearic: Không được quá 6,0 %.

Acid oleic: Không được nhỏ hơn 58,0 %.

Acid linoleic: Không được quá 18,0 %.

Acid linolenic: Không được quá 4,0 %.

Ethylen oxyd và dioxan

Không được quá 1 phần triệu ethylen oxyd và không được quá 10 phần triệu dioxan.

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2, phương pháp tiêm pha hơi).

Dung dịch ethylen oxyd gốc: Pha loãng 0,5 ml dung dịch ethylen oxyd 5 % trong methylen clorid (đã sẵn có trên thị trường) thành 50,0 ml bằng nước (Chú ý: Dung dịch ổn định trong 3 tháng nếu được bảo quản trong lọ có nắp bằng silicon được ph bằng polytetrafluoroethylen ở -20 oC). Để nguội dung dịch về nhiệt độ phòng. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 250,0 ml bằng nước.

Dung dịch dioxan gốc: Pha loãng 1,0 ml dioxan (TT) thành 200,0 ml bằng nước. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng nước.

Dung dịch acetaldehyd gốc: Cân khoảng 0,100 g acetaldehyd (TT) vào bình định mức 100 ml và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng nước.

Dung dịch chuẩn: Thêm 2,5 ml dung dịch dioxan gốc vào 6,0 ml dung dịch ethylen oxyd gốc và pha loãng thành 25,0 ml bằng nước.

Dung dịch thử (1): Cân 1,00 g chế phẩm trong lọ dùng cho sắc ký tiêm pha hơi dung tích 10 ml. Thêm 2,ml nước, đậy kín ngay bằng màng silicon phủ polytetrafluoroethylen và nắp nhôm, trộn đều cẩn thận.

Dung dịch thử (2): Cân 1,00 g chế phẩm trong lọ dùng cho sắc ký tiêm pha hơi dung tích 10 ml. Thêm 2,ml dung dịch chuẩn, đậy kín ngay bằng màng silicon phủ polytetrafluoroethylen và nắp nhôm, trộn đều cẩn thận.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 2,0 ml dung dịch acetaldehyd gốc và 2,0 ml dung dịch ethylen oxyd gốc vào lọ dung tích 10 ml và đậy kín ngay bằng màng silicon phủ polytetrafluoroethylen và nắp nhôm, trộn đều cẩn thận.

Điều kiện sắc ký:

Cột silica nung chảy kích thước 50 m x 0,53 mm được phủ poly(dimethyl)(diphenyl)siloxan (phim dày 0,5 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký.

Tốc độ dòng: 4,0 ml/min.

Tỷ lệ chia dòng: 1 : 3 : 5.

Điều kiện tiêm pha hơi tĩnh: Nhiệt độ cân bằng 80 oC, thời gian cân bằng 30 min.

Nhiệt độ:

 

Thời gian

Nhiệt độ

 

(min)

(oC)

Cột

0 – 18

70 → 250

18 – 23

250

Buồng tiêm

 

85

detector

 

250

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 1,0 ml.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch thử (1), (2) và dung dịch đối chiếu.

Thời gian lưu tương đối so với ethylen oxyd (thời gian lưu khoảng 6,5 min): Acetaldehyd khoảng 0,9; dioxan khoảng 1,9.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu, độ phân giải giữa pic của acetaldehyd và pic của dioxan ít nhất là 2,0.

Hàm lượng ethylen oxyd được tính theo công thức sau:

Trong đó:

CEO là nồng độ ethylen oxyd (µg/ml) trong dung dịch thử (2).

Aa là diện tích pic ethylen oxyd thu được trên sắc ký đồ dung dịch thử (1).

Ab là diện tích pic ethylen oxyd thu được trên sắc ký đồ dung dịch thử (2).

Hàm lượng dioxan được tính theo công thức sau:

Trong đó:

CD là nồng độ dioxan (µl/ml) trong dung dịch thử (2).

1,03 là khối lượng riêng của dioxan (g/ml).

Aa là diện tích pic dioxan thu được trên sắc ký đồ dung dịch thử (1).

Ab là diện tích pic dioxan thu được trên sắc ký đồ dung dịch thử (2).

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Dùng 2,0 g chế phẩm và tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị dung dịch đối chiếu.

Nước

Không được quá 3,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 1,00 g chế phẩm.

Tro toàn phần

Không được quá 0,25 % (Phụ lục 9.8, phương pháp 2).

Dùng 2,0 g chế phẩm.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Chất diện hoạt không ion hóa.

POVIDON

Povidonum

C6nH9n+2NnOn

Povidon là α-hydro-ω-hydropoly[1-(2-oxopyrrolidin-1-yl)ethylen], chứa các polymer mạch thẳng của 1-ethenylpyrrolidin-2-on. Povidon phải cha từ 11,5 % đến 12,8 % nitơ (N; ng.t.l: 14,01) tính theo chế phẩm khan. Các dạng khác nhau của povidon được đặc trưng bởi độ nhớt của dung dịch, thể hiện qua giá trị K.

Tính chất

Bột hay mảnh nhỏ màu trắng hoặc trắng ánh vàng, dễ hút ẩm.

Dễ tan trong nước, ethanol 96 % và methanol, rất khó tan trong aceton.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

NhóI: A, E.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của povidon chuẩn, sấy khô chế phẩm ở 105 otrong 6 h. Dùng 4 mg chế phẩm khô để chuẩn bị mẫu thử.

B. Thêm 10 ml nước, 5 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và 2 ml dung dịch kali dicromat 10,6 % (TT) vào 0,4 ml dung dịch S1 (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch). Xuất hiện tủa màu vàng cam.

C. Thêm 0,2 ml dung dịch dimethylaminobenzaldehyd (TT1) và 0,1 ml acid sulfuric (TT) vào ml dung dịch S1. Màu hồng xuất hiện.

D. Thêm 5 ml nước và 0,2 ml dung dịch iod 0,05 M (TT) vào 0,1 ml dung dịch S1. Màu đ xuất hiện.

E. Thêm 10 ml nước vào 0,5 g chế phẩm và lắc đều. Chế phẩm tan hoàn toàn.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) bằng cách cho từng phần nhỏ chế phẩm vào nước và dùng khuấy từ, pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S1: Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) bằng cách cho từng phần nh chế phẩm vào nước và dùng khuấy từ, pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.1) và màu không đậm hơn dung dịch màu mẫu N6, VN6 hoặc Đ6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH (Phụ lục 6.2).

Từ 3,0 đến 5,0 với chế phẩm có giá trị K ghi trên nhãn nhỏ hơn hoặc bằng 30.

Từ 4,0 đến 7,0 với chế phẩm có giá trị K ghi trên nhãn lớn hơn 30.

Dùng dung dịch S đ đo.

Độ nhớt

Với chế phẩm có giá trị độ nhớt ghi trên nhãn nhỏ hơn hoặc bằng 18, dùng dung dịch chế phẩm 50 g/l để đo.

Với chế phẩm có giá trị độ nhớt ghi trên nhãn lớn hơn 18 và nhỏ hơn 95, dùng dung dịch chế phẩm 10 g/l để đo.

Với chế phẩm có giá trị độ nhớt ghi trên nhãn lớn hơn 95, dùng dung dịch chế phẩm 1 g/l để đo.

Để yên 1 h và đo độ nhớt (Phụ lục 6.3, phương pháp 1) của dung dịch ở 25 oC với thời gian chảy tối thiểu là 100 s. Tính giá trị K bằng công thức sau:

Trong đó: 

là nồng độ chế phẩm trong mẫu thử tính theo chế phẩm khan, g/100 ml.

η là độ nhớt động học của dung dịch chế phẩm so với độ nhớt động học của nước.

Yêu cầu:

Giá trị K của chế phẩm ghi trên nhãn nhỏ hơn hoặc bằng 15 phải đạt từ 85,0 % đến 115 0 % so với giá trị ghi trên nhãn.

Giá trị K của chế phẩm ghi trên nhãn hoặc khoảng giá trị K ghi trên nhãn có giá trị trung bình lớn hơn 15 phải đạt từ 90,0 % đến 108,0 % so với giá trị ghi trên nhãn hoặc giá trị trung bình của khoảng ghi trên nhãn.

Aldehyd

Không được quá 0,05 %, tính theo acetaldehyd.

Dung dịch thử: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong dung dịch đệm phosphat pH 9,0 (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Đậy kín và đun nóng 60 otrong 1 h, sau đó để nguội.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 0,140 g acetaldehyd amoni trimer trihydrat (TT) trong nước và pha loãng thành 200,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch đệm phosphat pH 9,0 (TT).

Cách tiến hành: Dùng 3 cuvet có độ dày 1 cm. Cho vào cuvet thứ nhất 0,5 ml dung dịch thử; cuvet thứ hai 0,5 ml dung dịch đối chiếu, cuvet thứ ba 0,5 ml nước (mẫu trắng). Lần lượt thêm vào từng cuvet 2,5 ml dung dịch đệm phosphat pH 9,0 (TT) và 0,2 ml dung dịch nicotinamid-adenin dinucleotid (TT). Trộn đều và đậy kín. Để yên ở 22 o± 2 otrong 2 min đến 3 min. Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của mỗi dung dịch ở bước sóng 340 nm, dùng nước làm mẫu trắng. Sau khi đo xong thêm vào mỗi cuvet 0,05 ml dung dịch aldehyd dehydrogenase (TT), trộn đều, đậy kín và để yên ở 22 o± 2 otrong 5 min. Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của mỗi dung dịch ở bước sóng 340 nm, dùng nước làm mẫu trắng. Tính hàm lượng aldehyd theo công thức:

Trong đó:

At1 là độ hấp thụ của dung dịch thử trước khi thêm dung dịch aldehyd dehydrogenase.

At2 là độ hấp thụ của dung dịch thử sau khi thêm dung dịch aldehyd dehydrogenase.

As1 là độ hấp thụ của dung dịch đối chiếu trước khi thêm dung dịch aldehyd dehydrogenase.

As2 là độ hấp thụ của dung dịch đối chiếu sau khi thêm dung dịch aldehyd dehydrogenase.

Ab1 là độ hấp thụ của dung dịch mẫu trắng trước khi thêm dung dịch aldehyd dehydrogenase.

Ab2 là độ hấp thụ của dung dịch mẫu trắng sau khi thêm dung dịch aldehyd dehydrogenase.

m là khối lượng chế phẩm (g) tính theo chế phẩm khan.

C là nồng độ (mg/ml) của acetaldehyd trong dung dịch đối chiếu, tính được bằng cách lấy lượng cân của acetaldehyd amoni trimer trihydrat nhân với 0,72.

Peroxyd

Không được quá 0,04 %, tính theo H2O2.

Dung dịch gốc: Hòa tan một lượng chế phẩm tương đương với 4,0 g chế phẩm khan trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử: Thêm 2 ml dung dịch titan triclorid – acid sulfuric (TT) vào 25,0 ml dung dịch gốc. Để yên trong 30 min.

Mẫu trắng: Thêm 2 ml dung dịch acid sulfuric 13 % (tt/tt) vào 25,0 ml dung dịch gốc.

Độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thử ở bước sóng 405 nm không được quá 0,35.

Hydrazin

Không được quá 1 phần triệu.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Bản mng: Silica gel đã được silian hóa F254.

Dung môi khai triển: Nước – methanol (1 : 2).

Dung dịch thử: Hòa tan một lượng chế phẩm tương đương với 2,5 g chế phẩm khan trong 25 ml nước. Thêm 0,ml dung dịch salicylaldehyd 5 % trong methanol. Trộn đều và đun nóng trong cách thủy ở 60 otrong 15 min. Để nguội, thêm 2,0 ml toluen (TT), lắc trong 2 min rồi ly tâm. Sử dụng lớp dịch phía trên.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 90 mg salicylaldehyd azin (TT) trong toluen (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 100 ml bng toluen (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 3/4 chiều dài bản mỏng. Để khô ngoài không khí. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Giá trị Rf của salicylaldehyd azin khoảng 0,3. Vết tương ứng với salicylaldehyd azin trên sắc đồ của dung dịch thử không được đậm màu hơn vết trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu.

Acid formic

Không được quá 0,5 %.

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Pha loãng 5 ml acid percloric (TT) thành 1000 ml bằng nước.

Dung dịch thử: Hòa tan một lượng chế phẩm tương ứng với 2,0 g chế phẩm khan trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi (dung dịch thử gốc). Chuyển hỗn dịch trong nước của nhựa trao đổi ion acid mạnh dùng cho sắc ký cột vào cột có đường kính trong khoảng 0,8 cm để được lớp chất nhồi cao khoảng 20 mm và giữ lớp chất nhồi luôn ngập trong nước. Rót 5 ml nước vào cột và điều chỉnh tốc độ nhỏ giọt khoảng 20 giọt/phút. Khi mực nước hạ xuống gần tới lớp nhựa trao đion acid mạnh thì rót dung dịch thử gốc vào cột. Bỏ 2 ml dịch rửa giải đầu, lấy 1,5 ml dịch tiếp theo dùng làm dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 0,100 g acid formic khan (TT) trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột dài (25 cm – 30 cm), đường kính trong 4 mm – 8 mm được nhồi pha tĩnh nhựa trao đion acid mạnh dùng cho cột sắc ký (5 – 10 µm ).

Nhiệt độ ct: 30 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: Điều chỉnh để thời gian lưu của acid formic khoảng 11 min.

Thể tích tiêm: 50 µl.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Tiêm dung dịch đối chiếu 6 lần, độ lệch chuẩn tương đối không được quá 2,0 %.

Giới hạn:

Acid formic: Diện tích pic acid formic trên sắc ký đồ của dung dịch thử không được lớn hơn 10 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Tạp chất A

Không được quá 10 phần triệu.

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – nước (10 : 90).

Dung dịch thử: Hòa tan một lượng chế phẩm tương đương với 0,250 g chế phẩm khan trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 50,0 mg 1-vinylpyrrolidin-2-on (TT) (tạp chất A) trong methanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng methanol (TT). Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10,0 mg 1-vinylpyrrolidin-2-on (TT) và 0,5 g vinyl acetat (TT) trong methanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Tiền cột kích thước (2,5 cm x 4 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Cột kích thước (25 cm x 4 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Nhiệt độ cột: 40 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 235 nm.

Tốc độ dòng: Điều chỉnh sao cho thời gian lưu của pic tương ứng với tạp chất A khoảng 10 min.

Thể tích tiêm: 50 µl.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất A với pic của vinyl acetat ít nhất là 2,0. Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic tạp chất A của 6 lần tiêm dung dịch đối chiếu (1) không quá 2,0 %.

Sau khi tiêm dung dịch thử, đợi khoảng 2 min và rửa tiền cột bằng cách cho pha động chạy ngược chiều qua cột trong 30 min vi tốc độ dòng như trên.

Giới hạn:

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, diện tích của pic tạp chất A không được lớn hơn diện tích của pic chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Ghi chú:

Tạp chất A: 1-Ethenylpyrrolidin-2-on (1-vinylpyrrolidin-2-on).

Tạp chất B

Không được quá 3,0 %.

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Nước đã điều chỉnh đến pH 2,4 bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan một lượng chế phẩm tương đương với 0,100 g chế phẩm khan trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 0,100 g 2-pyrrolidon (TT) (tạp chất B) trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 3,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Tiền cột kích thước (2,5 cm x 3 mm) được nhồi end-capped octadecylsilyl dùng cho sắc ký (5 µm).

Cột kích thước (25 cm x 3 mm) được nhồi end-capped octadecylsilyl dùng cho sắc ký (5 µm).

Nhiệt độ cột: 30 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 205 nm.

Tốc độ dòng: Điều chỉnh sao cho thời gian lưu của pic tương ứng với tạp chất B khoảng 11 min.

Thể tích tiêm: 50 µl.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic tạp chất B của 6 lần tiêm dung dịch đối chiếu không quá 2,0 %.

Sau mỗi lần tiêm dung dịch thử, rửa tiền cột bằng cách cho pha động chạy ngược chiều qua cột trong 30 min với tốc độ dòng như trên.

Giới hạn:

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, diện tích của pic tạp chất B không được lớn hơn diện tích của pic chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu.

Ghi chú:

Tạp chất B: Pyrrolidin-2-on (2-pyrrolidon).

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 2,0 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp 4. Dùng 2,0 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Không được quá 5,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,500 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 0,100 g chế phẩm (m mg) vào bình đốt Kieldahl. Thêm 5 g hỗn hợp gồm 1 g đồng sulfat (TT), 1 g titan dioxyd (TT), 33 g kali sulfat (TT) và 3 viên bi thủy tinh. Tráng sạch lượng chế phẩm dính ở cổ bình bằng một lượng nhỏ nước. Thêm 7 ml acid sulfuric (TT) dọc theo thành bình và trộn đều bằng cách thỉnh thoảng xoay nhẹ bình. Đậy bình bằng phễu thủy tinh có cuống dài rồi đun nóng từ từ cho đến khi dung dịch có màu xanh ánh vàng và thành bình không còn chất chưa carbon hóa hết. Tiếp tục đun bình trong 45 min rồi làm lạnh. Hòa tan phần chất rắn bằng cách thêm từ từ 20 ml nước. Tiếp tục làm lạnh và lắp bình vào bộ cất kéo hơi nước. Thêm 30 ml dung dịch natri hydroxyd 42 % (TT) qua phễu. Tráng phễu bằng 10 ml nước rồi cất ngay bằng hơi nước. Hứng 80 ml đến 100 ml dịch cất vào bình có chứa 30 ml dung dịch acid boric 4 % (TT), 3 giọt dung dịch xanh bromocresol – đỏ methyl (TT) và lượng nước đủ để làm ngập đầu của bộ phận ngưng tụ. Vào cuối quá trình cất, hạ thấp bình hứng sao cho đầu của bộ phận ngưng tụ cao hơn bề mặt của dung dịch acid. Tráng đầu cuối của bộ phận ngưng tụ với một lượng nhỏ nước.

Định lượng dịch cất bằng dung dịch acid sulfuric 0,025 M (CĐ) cho đến khi màu chuyn từ xanh lá cây sang xanh lam nhạt rồi chuyển sang đỏ tía ánh lục nhạt.

Tiến hành song song mẫu trắng.

ml dung dịch acid sulfuric 0,025 M (CĐ) tương đương với 0,7004 mg N.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

CÁC ĐẶC TÍNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG DỤNG CỦA NGUYÊN LIỆU

Các đặc tính sau liên quan đến povidon dùng như chất trợ tan và chất ổn định trong các dạng bào chế lỏng.

Độ nhớt

Xác định độ nhớt động lực bằng nhớt kế mao quản với dung dịch 10 % (tính theo chế phẩm khô) ở 25 oC. Các giá trị điển hình được trình bày trong Bảng 1.

Khối lượng phân tử (xem Độ nhớt, được biểu thị bằng giá trị K)

Giá trị đin hình được trình bày trong Bảng 1.

Các đặc tính sau liên quan đến povidon dùng như chất kết dính trong viên và cốm.

Bảng 1: Khoảng độ nhớt đin hình và khoảng độ nhớt được biểu thị qua giá trị K.

 

Khoảng độ nhớt

(mPa.s)

Khối lượng phân t: Độ nhớt biểu thị bằng giá trị K

Povidon K 12

1,3 – 2,3

11 – 14

Povidon K 17

1,5 – 3,5

16 – 18

Povidon K 25

3,5 – 5,5

24 – 27

Povidon K 30

5,5 – 8,5

28 – 32

Povidon K 90

300 – 700

85 – 95

POVIDON IOD

Povidonum iodinatum

Povidon iod là phức hợp của iod và povidon, phải cha từ 9,0 % đến 12,0 % iod, tính theo chế phm đã làm khô.

Điều chế

Sử dụng povidon đạt các tiêu chuẩn trong chuyên luận Povidon. Povidon dùng để điều chế povidon iod có thể có hàm lượng acid formic không được quá 2,0 % và hàm lượng nước không được quá 8,0 %.

Tính chất

Bột vô định hình màu nâu vàng hoặc nâu đỏ. Tan trong nước và ethanol 96 %, thực tế không tan trong aceton.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của povidon iod chuẩn.

B. Hòa tan 10 mg chế phẩm trong 10 ml nước và thêm 1 ml dung dịch hồ tinh bột (TT). Màu xanh lam đậm xuất hiện.

pH

Từ 1,5 đến 5,0 (Phụ lục 6.2).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml nước không có carbon dioxyd (TT).

Iodid

Không được quá 6,0 %, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong 100 ml nước. Thêm natri metabisulfit (TT) đến khi mất màu của iod. Thêm 25,0 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 M (CĐ), 10 ml acid nitric (TT) và 5 ml dung dịch sắt (III) amoni sulfat 10 % (TT). Định lượng bằng dung dịch amoni thiocyanat 0,1 M (CĐ). Tiến hành song song mẫu trắng.

ml dung dịch bạc nitrat 0,1 M (CĐ) tương đương với 12,69 mg tổng iod. Tính hàm lượng phần trăm của iodid trong chế phẩm bằng cách lấy hàm lượng phần trăm của iod toàn phần tính theo chế phẩm đã làm khô trừ đi hàm lượng phần trăm của iod xác định được từ phép Định lượng.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 8,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 105 oC; 3 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Chuyển 1,000 g chế phẩm vào bình cầu có nắp có chứa 150 ml nước và khuấy trong 1 h. Thêm 0,1 ml dung dịch acid acetic loãng (TT) và chuẩn độ bằng dung dịch natri thiosulfat 0,1 M (CĐ), dùng dung dịch hồ tinh bột (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch natri thiosulfat 0,1 M (CĐ) tương đương với 12,69 mg iod.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Sát trùng.

Chế phẩm

Thuốc nh mắt, thuốc súc miệng, dung dịch thuốc dùng ngoài.

PRAZIQUANTEL

Praziquantelum

Và đồng phân đối quang

C19H24N2O2

P.t.l: 312,4

Praziquantel là (11bRS)-2-(cyclohexylcarbonyl)-1,2,3,6, 7,11b-hexahydro-4H-pyrazino[2,1-a] isoquinolin-4-on, phải chứa từ 97,5 % đến 102,0 % C19H24N2O2 tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng, đa hình. Rất khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 % và trong methylen clorid.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của praziquantel chuẩn. Nếu phổ hồng ngoại của chế phm và chuẩn khác nhau thì hòa tan riêng biệt 50 mg chế phẩm và 50 mg praziquantel chuẩn trong 2 ml methanol (TT). Bốc hơi và làm khô cắn ở nhiệt độ 60 ovà dưới áp suất không quá 0,7 kPa. Ghi lại phổ hồng ngoại của các cắn mới thu được.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril (TT1) – nước dùng cho sắc ký (45 : 55).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 40,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử (1) thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 40,0 mg praziquantel chuẩn trong pha động và pha loãng thành 10,ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 2 mg praziquantel chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa tạp chất A và B) trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (1) thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (2) và (3).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 4 lần thời gian lưu của praziquantel.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo praziquantel chuẩn dùng để kiểm tra tính thích hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất A và tạp chất B.

Thời gian lưu tương đối so với praziquantel (thời gian lưu khoảng 10 min): Tạp chất A khoảng 0,6; tạp chất B khoảng 2,2.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất A với pic của praziquantel ít nhất là 3,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất B với 1,4.

Tạp chất A, B: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,2 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: (11bRS)-2-benzoyl-1,2,3,6,7,11b-hexahydro-4H-pyrazino[2,1-a]isoquinolin-4-on.

Tạp chất B: 2-(cyclohexylcarbonyl)-2,3,6,7-tetrahydro-4H-pyrazino[2,1-a]isoquinolin-4-on.

Tạp chất C: N-formyl-N-[2-oxo-2-(1-oxo-3,4-dihydroisoquinolin-2(1H)- yl)ethyl]cyclohexanecarboxamid.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; áp suất không quá 0,7 kPa; phosphor pentoxyd; 50 oC; 2 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (2) và dung dịch đối chiếu (1).

Tính hàm lượng C19H24N2O2 trong chế phẩm dựa vào diện tích pic praziquantel thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng C19H24N2O2 của praziquantel chuẩn.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc trị giun sán.

Chế phẩm

Viên nén.

PREDNISOLON

Prednisolonum

C21H28O5

P.t.l: 360,4

Prednisolon là 11β,17,21-trihydroxypregna-1,4-dien-3,20-dion, phải chứa từ 96,5 % đến 102,0 % C21H28O5, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, đa hình, dễ hút ẩm.

Rất khó tan trong nước, tan trong ethanol 96 % và methanol, hơi tan trong aceton và khó tan trong methylen clorid.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của prednisolon chuẩn. Nếu ph hồng ngoại của chế phẩm và chuẩn khác nhau thì hòa tan riêng biệt chế phẩm và chuẩn trong aceton (TT), bốc hơi trên cách thủy đến khô và ghi lại ph hồng ngoại của các cắn mới thu được.

B. Trong phần Định lượng: Pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải có thời gian lưu và diện tích pic tương tự với pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4).

Góc quay cực riêng

Từ +113o đến +119o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Tiến hành tránh ánh sáng.

Pha động A: Nước.

Pha động B: Acetonitril – methanol (50 : 50).

Hỗn hợp dung môi: Acetonitril – nước (40 : 60).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 10 mg chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5 mg prednisolon chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa tạp chất A, B và C) trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg prednisolon chuẩn dùng để định tính pic (chứa tạp chất F và J) trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (1) thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 25,0 mg prednisolon chuẩn trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (3 µm).

Nhiệt đ cột: 40 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0 – 14

60

40

14 – 20

60 → 20

40 → 80

20 – 25

20

80

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1), (2) và (3).

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo prednisolon chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic của tạp chất A, B và C. Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo prednisolon chun dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất F và J.

Thời gian lưu tương đối so với prednisolon (thời gian lưu khoảng 12 min): Tạp chất F khoảng 0,7; tạp chất khong 0,9; tạp chất A khoảng 1,05; tạp chất khoảng 1,5; tạp chất C khoảng 1,7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), tỷ số đỉnh – hõm (Hp/Hv) ít nhất là 3; trong đó Hp là chiều cao đỉnh pic tạp chất so với đường nn và Hv là chiều cao tính từ đường nền lên đến đáy hõm giữa pic tạp chất A và pic prednisolon.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 10 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %).

Tạp chất F: Diện tích pic tạp chất F không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ ca dung dịch đối chiếu (3) (0,5 %).

Tạp chất B, C, J: Với mỗi tạp chấtdiện tích pic không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,3 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 15 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 11β,17,21-trihydroxypregn-4-en-3,20-dion (hydrocortison).

Tạp chất B: 17,21-dihydroxypregna-1,4-dien-3,11,20-trion (prednison).

Tạp chất C: 1,17-dihydroxy-3,20-dioxopregna-1,4-dien-21-yl acetat (prednisolon acetat).

Tạp chất D: 6β,1,17,21-tetrahydroxypregna-1,4-dien-3,20-dion (6β hydroxyprednisolon).

Tạp chất E: 1,14α,17,21-tetrahydroxypregna-1,4-dien-3,20-dion (14α– hydroxyprednisolon).

Tạp chất F: 11α,17,21-trihydroxypregna-1,4-dien-3,20-dion (11-epi-prednisolon).

Tạp chất G: 1,17,20β,21-tetrahydroxypregna-1,4-dien-3-on (20β-hydroxyprednisolon).

Tạp chất H: 1,17,21-trihydroxypregna-1,4,6-trien-3,20-dion (Δ6-prednisolon).

Tạp chất I: 1,21-dihydroxypregna-1,4-dien-3,20-dion (17-deoxyprednisolon).

Tạp chất J: 17,21-dihydroxypregna-1,4-dien-3,20-dion (11-deoxyprednisolon).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 105 oC).

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan. Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (4).

Tính hàm lượng phần trăm của C21H28O5 trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (4) và hàm lượng của C21H28O5 trong prednisolon chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Corticosteroid.

Chế phẩm

Viên nén.

PREDNISON

Prednisonum

C21H26O5

P.t.l: 358,4

Prednison là 17,21-dihydroxypregna-1,4-dien-3,11,20-trion; phải chứa từ 97,0 % đến 103,0 % C21H26O5, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh đa hình, trắng hay gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 % và methylen clorid.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của prednison chuẩn. Nếu hai phổ có sự khác nhau thì hòa tan riêng biệt chế phẩm và chất chuẩn trong thể tích tối thiểu aceton (TT), bốc hơi dung môi trên cách thủy đến khô, lấy các cắn ghi phổ lại.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Nước – methanol – ether – methylen clorid (1,2 : 8 : 15 : 77).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong hỗn hợp methanol – methylen clorid (1 : 9) và pha loãng thành 10 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg prednison chuẩn trong hỗn hợp methanol – methylen clorid (1 : 9) và pha loãng thành 20 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg betamethason chuẩn trong dung dịch đối chiếu (1) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí và kích thước với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric trong ethanol (TT), sấy ở nhiệt độ 120 otrong 10 min hay đến khi xuất hiện vết, để nguội và quan sát dưới ánh sáng thường và tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc dưới ánh sáng thường và huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại, và kích thước với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử ch có giá trị khi dung dịch đối chiếu (2) cho hai vết tách rõ ràng.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Nước – methanol – ether – methylen clorid (1,2 : 8 :15 : 77).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 25 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml bằng cùng dung môi (dung dịch A). Pha loãng 2 ml dung dịch A thành 10 ml bằng methylen clorid (TT).

Dung dịch thử (2): Lấy 0,4 ml dung dịch A cho vào một ống thủy tinh (100 mm x 20 mm) có nút mài hay có nắp polytetrafluoroethylen và làm bay hơi dung môi bằng cách đun nóng nhẹ dưới luồng khí nitrogen. Thêm 2 ml dung dịch acid acetic 15 % (tt/tt) và 50 mg natri bismuthat (TT). Đậy nút ống và lắc hn dịch bằng máy lắc cơ học 1 h trong điều kiện tránh ánh sáng. Thêm tiếp 2 ml dung dịch acid acetic 15 % (tt/tt) và lọc vào bình gạn 50 ml, rửa phễu lọc hai lần, mỗi lần với 5 ml nước. Lắc dịch lọc trong với 10 ml methylen clorid (TT). Rửa lớp dung môi hữu cơ với 5 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT), sau đó bằng nước hai lần, mỗi lần với 5 ml. Loại nước bằng natri sulfat khan (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 25 mg prednison chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml bng cùng dung môi (dung dịch B). Pha loãng 2 ml dung dịch B thành 10 ml bằng methylen clorid (TT). Dung dịch đối chiếu (2): Chuẩn bị giống dung dịch thử (2) nhưng thay 0,4 ml dung dịch A bng 0,4 ml dung dịch B.

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl dung dịch thử (1) và dung dịch đối chiếu (1); 50 µl dung dịch thử (2) và dung dịch đối chiếu (2), chấm hai dung dịch cuối từng lượng nhỏ một để được những vết nhỏ. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của các dung dịch thử phải giống về v trí và kích thước với vết trên sắc ký đồ của các dung dịch đối chiếu tương ứng. Phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric trong ethanol (TT), sấy ở nhiệt độ 120 otrong 10 min hay đến khi xuất hiện vết, để nguội và quan sát dưới ánh sáng thường và tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của các dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc dưới ánh sáng thường và huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại, và kích thước với vết trên sắc ký đồ của các dung dịch đối chiếu tương ứng. Các vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) và dung dịch đối chiếu (2) có Rf cao hơn hẳn Rf của các vết trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1) và dung dịch đối chiếu (1).

D. Cho khoảng 2 mg chế phẩm vào 2 ml acid sulfuric (TT) và lắc để hòa tan. Trong vòng 5 min, màu vàng xuất hiện cùng với huỳnh quang xanh lam dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Đổ dung dịch này vào 10 ml nước và lắc đều, màu bị nhạt dần nhưng huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại không bị mất đi.

Góc quay cực riêng

Từ +167o đến +175o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,125 g chế phẩm trong dioxan (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Trong bình định mức 1000 ml, trộn 100 ml acetonitril (TT) với 200 ml methanol (TT) và 650 ml nước, để yêcho cân bằng, thêm nước đến vạch và lắc đều.

Pha động B: Acetonitril (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml bằng cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng methanol (TT).

Dung dịch phân giải: Hòa tan 2 mg prednison chuẩn và 2 mg prednisolon chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh dùng cho sắc ký (5 µm).

Nhiệt độ cột: 45 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 254 nm.

Tc độ dòng: 2,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

Ghi chú

0

100

0

Đẳng dòng.

25

100

0

Bắt đầu gradient tuyến tính.

40

40

60

Kết thúc sắc ký, chuyển sang 100 B.

41

0

100

Bắt đầu chạy với B.

46

0

100

Kết thúc chạy với B, quay lại chạy 100 A.

47

100

0

Bắt đầu cân bằng cột với A.

52 = 0

100

0

Kết thúc cân bằng cột, bắt đầu mũi tiêm tiếp theo.

Cân bằng cột ít nhất 30 min với pha động B, sau đó với pha động 5 min. Để tiến hành mũi tiêm tiếp theo dùng điều kiện đã ghi trong bảng trên từ phút 40,0 đến phút 52,0. Điều chỉnh độ nhạy của hệ thống sao cho chiều cao của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu không dưới 50 % thang đo.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, thời gian lưu của pic prednison khoảng 19 min và của pic prednisolon khoảng 23 min. Phép thử chỉ có giá trị khi độ phân giải giữa pic prednison và pic prednisolon ít nhất là 2,7. Nếu cần điều chỉnh nồng độ acetonitril trong pha động A.

Tiêm mẫu trắng là methanol (TT), dung dịch thử và dung dịch đối chiếu.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích của bất kỳ vết phụ nào ngoài vết chính không được lớn hơn 0,25 lần diện tích của pic chính của dung dịch đối chiếu (0,25 %).

Tổng diện tích của các pic phụ không được lớn hơn 0,75 lần diện tích của pic chính của dung dịch đối chiếu (0,75 %).

Bỏ qua các pic ứng với pic của mẫu trắng và pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích của pic chính của dung dịch đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 100 ođến 105 oC).

Định lượng

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng ethanol 96 % (TT). Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở bước sóng cực đại 238 nm. Tính hàm lượng C21H26O5 theo (1 %, 1 cm), lấy 425 là giá trị (1 %, 1 cm) ở 238 nm.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Corticosteroid.

Chế phẩm

Viên nén.

PRIMAQUIN DIPHOSPHAT

Primaquini diphosphas

C15H21N3O.2H3PO4 P.t.l: 455,3

Primaquin diphosphat là (4RS)-N4-(6-methoxyquinolin-8-yl)pentan-1,4-diamin bisphosphat, phải chứa từ 98,5 % đến 101,5 % C15H21N3O.2H3PO4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu da cam. Tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96 %.

Chảy ở khoảng 200 oC kèm theo phân hủy.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

NhóI: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của primaquin diphosphat chuẩn. Chuẩn bị mẫu đo dạng đĩa nén.

Hòa tan riêng biệt 0,1 g chế phẩm và 0,1 g chất chuẩn trong ml nước, thêm 2 ml dung dịch amoniac 2 M (TT), ml methylen clorid (TT) và lắc. Làm khan lớp methylen clorid bằng 0,5 natri sulfat khan (TT). Chuẩn bị mẫu trắng dùng 0,3 kali bromid (TT). Nh từng giọt một 0,1 ml lớp methylen clorid lên đĩa, để methylen clorid bốc hơi hết giữa các lần nhỏ, rồi làm khô đĩa ở 50 otrong 2 min.

B. Phương pháp đo quang phổ hấp thụ UV-VIS (Phụ lục 4.1).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 15 mg chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử (1) thành 50,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT).

Phổ hấp thụ ánh sáng của dung dịch thử (1) trong khoảng bước sóng từ 310 nm đến 450 nm phải cho 2 cực đại hấp thụ ở 332 nm và 415 nm. Độ hấp thụ riêng ở các cực đại này lần lượt là từ 45 đến 52 và từ 27 đến 35.

Phổ hấp thụ ánh sáng của dung dịch thử (2) trong khoảng bước sóng từ 215 nm đến 310 nm phải cho 3 cực đại hấp thụ ở 225 nm, 265 nm và 282 nm. Độ hấp thụ riêng ở các cực đại này lần lượt là từ 495 đến 515, từ 335 đến 350 và từ 330 đến 345.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4). Tiến hành càng nhanh càng tốt trong điều kiện tránh ánh sáng. Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Amoniac đậm đặc – methanol – methylen clorid (1 : 40 : 60).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong 5 ml nước và pha loãng thành 10 ml bằng methanol (TT). Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 10 ml bằng hỗn hợp đồng thể tích của methanol (TT) và nước.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg primaquin diphosphat chuẩn trong 5 ml nước và pha loãng thành 10 ml bằng methanol (TT).

Cách tiến hành: Rửa bản mỏng trước bằng dung môi khai triển. Để bản mỏng khô ngoài không khí. Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên và triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Ly bản mỏng ra để khô ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng về vị trí và kích thước so với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

D. Hòa tan 50 mg chế phẩm trong 5 ml nước, thêm 2 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) và chiết 2 lần, mỗi lần với 5 ml methylen clorid (TT). Lớp nước, sau khi đã acid hóa bằng acid nitric (TT), phải cho phản ứng (B) của phosphat (Phụ lục 8.1).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Amoniac đậm đặc – methanol – hexan – methylen clorid (0,1 : 10 : 45 : 45).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 5,0 ml với cùng dung môi. Thêm 0,2 ml amoniac đậm đặc (TT) vào 1,0 ml dung dịch thu được và lắc với 10,0 ml pha động. Dùng lớp dịch trong ở phía dưới.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 50 mg primaquin diphosphat chuẩn trong nước và pha loãng thành 5,0 ml với cùng dung môi. Thêm 0,2 ml amoniac đậm đặc (TT) vào 1,0 ml dung dịch thu được và lắc với 10,0 ml pha động. Dùng lớp dịch trong ở phía dưới.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 3,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 10,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (20 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh silica gel dùng cho sắc ký (10 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 261 nm.

Tốc độ dòng: 3,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian lưu của primaquin.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), pic ngay trước pic chính có diện tích pic bằng khoảng 6 % so với diện tích pic chính; độ phân giải giữa pic ở ngay trước pic chính và pic chính ít nhất là 2,0. Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), tỉ số tín hiệu trên nhiễu ít nhất là 5 đối với pic chính.

Giới hạn:

Tổng diện tích pic của tất cả các pic tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (3,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,2 %).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Định lượng

Hòa tan 0,2000 g chế phẩm trong 40 ml acid acetic khan (TT) bằng cách đun nóng nhẹ. Đ nguội và chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 22,77 mg C15H21N3O.2H3PO4.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Chống sốt rét.

Chế phẩm

Viên nén.

PROCAIN HYDROCLORID

Pracaini hydrochloridum

C13H20N2O2. HCl P.t.l: 272,8

Procain hydroclorid là 2-(diethylamino)ethyl-4-aminobenzoat hydroclorid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C13H20N2O2.HCl, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh thể không màu hay bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng.

Rất tan trong nước, tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B, E.

Nhóm II: B, C, D, E, F.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của procain hydroclorid chuẩn.

B. Đim chảy từ 154 oC đến 158 oC (Phụ lục 6.7).

C. Thêm 0,5 ml acid nitric bốc khói (TT) vào 5 mg chế phẩm, bốc hơi tới khô trên cách thủy. Để nguội rồi hòa tan cắn trong 5 ml aceton (TT), thêm 1 ml dung dịch kali hydroxyd 0,1 M trong ethanol (TT). Ch có màu đỏ nâu xuất hiện.

D. Thêm 2 ml nước, 0,5 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT) vào 0,2 ml dung dịch S (xem ở mục Độ trong và màu sắc của dung dịch), lắc đều và thêm 1 ml dung dịch kali permanganat (TT) 0,1 %. Màu biến mất ngay.

E. Chế phẩm cho phản ứng (A) của clorid (Phụ lục 8.1).

F. Pha loãng 1 ml dung dịch S thành 100 ml bằng nước. 2 ml dung dịch thu được cho phản ứng đặc trưng của amin thơm bậc nhất (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 50 ml bằng cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Từ 5,0 đến 6,5 (Phụ lục 6.2).

Pha loãng 4 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước không có carbon dioxyd (TT).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Acid acetic băng – hexan – dibutyl ether (4 : 16 : 80).

Dung dịch thử: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10 ml bằng cùng dung môi. Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 50 mg acid 4-aminobenzoic trong nước và pha loãng thành 100 ml bằng cùng dung môi. Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 10 ml bằng nước .

Cách tiến hành: Chấm riêng rẽ lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10 cm, lấy bản mỏng ra và sấy khô ở 100 oC đến 105 oC trong 10 min. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Bất kỳ vết phụ nào trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử không được đậm màu hơn vết trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (0,05 %)Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử nằm trên đường xuất phát.

Kim loại nặng

Không được quá 5 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi, lọc. Lấy 10 ml dịch lọc tiến hành theo phương pháp 5. Dùng 5 ml dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,00 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,400 g chế phẩm trong 50 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT), thêm 3 g kali bromid (TT). Làm lạnh trong nước đá và chuẩn độ chậm bằng dung dịch natri nitrit 0,1 M (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo ampe (Phụ lục 10.1).

ml dung dịch natri nitrit 0,1 M (CĐ) tương đương với 27,28 mg C13H20N2O2.HCl.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

y tê tại chỗ.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

PROCAINAMID HYDROCLORID

Procainamidi hydrochloridum

C13H21N3O.HCl P.t.l: 271,8

Procainamid hydroclorid là 4-amino-N-[2-(diethyl-amino)ethyl]-benzamid hydroclorid, phải cha từ 98,0 % đến 101,0 % C13H21N3O.HCl, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hay vàng rất nhạt, dễ hút ẩm.

Rất tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %, khó tan trong aceton, thực tế không tan trong ether.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của procainamid hydroclorid chuẩn.

B. Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT). Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được từ bước sóng 220 nm đến 350 nm cho một cực đại hấp thụ ở bước sóng 273 nm. (1 %, 1 cm) ở bước sóng cực đại phải từ 580 đến 610.

C. Điểm chảy: 166 ođến 170 o(Phụ lục 6.7).

D. Pha loãng 1 ml dung dịch S thành 5 ml bằng nước. Dung dịch thu được cho phản ứng A của ion clorid (Phụ lục 8.1).

E. Pha loãng 1 ml dung dịch S thành 2 ml bằng nước. 1 ml dung dịch thu được cho phản ứng của amin thơm bậc nhất (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và có màu không được đậm hơn màu mẫu N6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Dung dịch S phải có pH từ 5,6 đến 6,3 (Phụ lục 6.2).

Tạp chất liên quan

Không được quá 0,5 %.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bn mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Acid acetic băng – nước – butanol (15 : 30 : 60).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1 ml dung dịch thử thành 200 ml bằng ethanol 96 % (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 12 cm. Đ khô bản mỏng trong luồng không khí lạnh. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Trên sắc ký đồ, bất kỳ vết phụ nào của dung dịch thử cũng không được đậm màu hơn vết của dung dịch đối chiếu.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm và tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 oC đến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 50 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT), thêm 3 g kali bromid (TT), làm lạnh trong nước đá và chuẩn độ chậm bằng dung dịch natri nitrit 0,1 M (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo ampe (Phụ lục 10.1).

ml dung dịch natri nitrit 0,1 M (CĐ) tương đương với 27,18 mg C13H21N3O.HCl.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Chng loạn nhịp.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, viên nén.

PROGESTERON

Progesteronum

C21H30O2 P.t.l: 314,5

Progesteron là pregn-4-en-3,20-dion, phải chứa từ 97,0 % đến 103,0 % C21H30O2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh thể không màu hay bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, đa hình.

Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong ethanol, hơi tan trong aceton và dầu béo.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của progesteron chuẩn. Nếu phổ hồng ngoại ở trạng thái rắn của chế phẩm và chuẩn khác nhau thì hòa tan riêng rẽ chế phẩm và progesteron chuẩn trong ethanol (TT), bốc hơi đến khô và ghi lại phổ hồng ngoại của các cắn mới thu được.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bn mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat – methylen clorid (33 : 66).

Hỗn hợp dung môi: Methylen clorid – methanol (9 : 1).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10 mg progesteron chuẩn trong hỗn hợp dung môi tan và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 3/4 chiều dài bản mỏng, để bản mỏng khô ngoài không khí rồi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương tự về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric trong ethanol (TT), sấy ở 120 oC trong 15 min, để nguội rồi quan sát dưới dưới ánh sáng ban ngày và ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương tự về vị trí và kích thước dưới ánh sáng ban ngày và huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại 365 nm khi so với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Góc quay cực riêng

Từ +186o đến +194o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Nước.

Pha động B: Acetonitril (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 20,0 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 2,0 mg progesteron chuẩn và 2,0 mg tạp chất C chuẩn của progesteron trong methanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng methanol (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel hình cầu dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 241 nm.

Tốc độ dòng: 0,8 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  20

50

50

20  27

50 → 20

50 → 80

27  45

20

80

45  50

50

50

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất C và pic của progesteron ít nhất là 1,5.

Giới hạn:

Tạp chất bất kỳ: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 0,8 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,8 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Pregna-4,14-dien-3,20-dion.

Tạp chất B: (20S)-20-hydroxypregn-4-en-3-on.

Tạp chất C: (20R)-20-hydroxypregn-4-en-3-on.

Tạp chất D: (20S)-3-oxopregn-4-en-20-yl acetat.

Tạp chất E: (20R)-3-oxopregn-4-en-20-yl acetat.

Tạp chất F: 21-(cyclohex-1-enyl)pregn-4-en-3,20-dion.

Tạp chất G: 21-(cyclohexyliden)pregn-4-en-3,20-dion.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6). (0,500 g; 105 oC; 2 h).

Định lượng

Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 250,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng ethanol 96 % (TT). Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở bước sóng cực đại 241 nm.

Tính hàm lượng C21H30O2 trong chế phẩm theo giá trị (1 %, 1 cm) ở bước sóng 241 nm là 535.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Hormon sinh dục nữ progestin.

Chế phẩm

Thuốc tiêm dạng dầu để tiêm bắp, gel bôi âm đạo.

PROMETHAZIN HYDROCLORID

Promethazini hydrochloridum

C17H20N2S.HCl P.t.l: 320,9

Promethazin hydroclorid là (2RS)-N,N-dimethyl-1-(10H-phenothiazin-10-yl) propan-2-amin hydroclorid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C17H20N2S. HCltính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc hơi vàng nhạt.

Rất tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 % và methylen clorid.

Chảy ở khoảng 222 oC, kèm theo phân hủy.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của promethazin hydroclorid chuẩn.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Kieselguhr. Nhúng bản mỏng ngập 5 mm trong dung dịch chứa phenoxyethanol (TT) 10 % (tt/tt) và macrogol 300 (TT) 50 g/l trong aceton (TT), để dung môi chạy lên ít nhất 17 cm. Lấy ra và dùng bản mỏng ngay.

Dung môi khai triển: Hỗn hợp gồm 50 ml ether dầu hỏa (50 ođến 70 oC) (TT) và 1 ml diethylamin (TT) đã được trung hòa bằng phenoxyethanol (TT) (thêm 3 ml đến 4 ml phenoxyethanol (TT) vào hỗn hợp dung môi trên, lắc, gạn và sử dụng lớp chất lỏng phía trên).

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong cloroform (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg promethazin hydroclorid chuẩn trong cloroform (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 15 cm. Lấy bản mỏng ra đặt dưới ánh sáng ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm trong vài phút rồi quan sát. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương tự về vị trí, màu huỳnh quang và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Phun dung dịch acid sulfuric (TT) 10 % (tt/tt) trong ethanol 96 % (TT), màu của vết chính trên sắc ký đồ dung dịch thử phải giống với màu của vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu và bền trong ít nhất 20 min.

C. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 3 ml nước, thêm từng giọt 1 ml acid nitric đậm đặc (TT), tủa xuất hiện và nhanh chóng hòa tan tạo ra dung dịch màu đỏ, chuyển sang màu vàng cam và sau đó là màu vàng. Đun nóng, dung dịch chuyển thành màu vàng cam và xuất hiện tủa màu đ cam.

D. Chế phẩm phải cho phản ứng (B) của clorid (Phụ lục 8.1).

pH

Từ 4,0 đến 5,0 (Phụ lục 6.2).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Đo ngay sau khi pha.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Tiến hành tránh ánh sáng và chuẩn bị các dung dịch trước khi dùng.

Pha động: Methanol – acetonitril – dung dịch đệm pH 7,0 (20 : 30 : 50).

Dung dịch đệm pH 7,0: Dung dịch kali dihydrophosphat (TT) 3,4 g/l đã được điều chỉnh đến pH 7,0 bằng dung dịch kali hydroxyd 2 M (TT).

Hỗn hợp dung môi: Triethylamin – methanol (1 : 1000).

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 2,5 mg promethazin chuẩn dùng để định tính pic (chứa tạp chất A, B và C) trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 5,0 mg tạp chất D chuẩn của promethazin trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 100 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octylsilyl silica gel dùng cho sắc ký có các nhóm liên kết phân cực (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2,5 lần thời gian lưu của promethazin.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo promethazin chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic của tạp chất A, B và C. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất D.

Thời gian lưu tương đối so với promethazin (thời gian lưu khoảng 18 min): Tạp chất D khoảng 0,2; tạp chất C khoảng 0,5; tạp chất B khoảng 1,4; tạp chất A khoảng 1,8.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất B và pic của tạp chất ít nhất là 2,0. Sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (1) phải tương tự sắc ký đồ cung cấp kèm theo promethazin chuẩn dùng để định tính pic.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất A với 0,5.

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn 8 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đ của dung dịch đối chiếu (2) (0,8 %).

Tạp chất C: Diện tích pic tạp chất C không được lớn hơn lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A đã hiệu chỉnh không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Tạp chất D: Diện tích pic tạp chất D không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,1 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tổng diện tích của tất cả các pic tạp chất không được lớn hơn 12 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1,2 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Phenothiazin.

Tạp chất B: (2RS)-N,N-dimethyl-2-(10H-phenothiazin-10-yl)propan-1-amin (isopromethazin).

Tạp chất C: (2RS)-N-methyl-1-(10H-phenothiazin-10-yl)propan-2-amin.

Tạp chất D: (2RS)-N,N-dimethyl-1-(10H-phenothiazin-10-yl)propan-2- amin S-oxyd.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 1,0 g trong 5 ml nước, thêm 5 ml aceton (TT) và 5 ml dung dịch đệm acetat pH 3,5 (TT), lọc. Lấy dịch lọc tiến hành thử theo Phương pháp 5. Dùng 5 mdung dịch chì mẫu 2 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 5,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) và 50 ml ethanol 96 % (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Đọc thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tiêu thụ giữa 2 điểm uốn.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 32,09 mg C17H21ClN2S.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Đối kháng thụ thể histamin H1 (chng dị ứng).

Chế phẩm

Viên nén, thuốc tiêm, siro.

PROPRANOLOL HYDROCLORID

Propranololi hydrochloridum

C16H21NO2.HCl P.t.l: 295,8

Propranolol hydroclorid là (2RS)-1-[(1-methylethyl)amino]-3-(naphthalen-1-yloxy)propan-2-ol hydroclorid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C16H21NO2.HCl, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột màu trắng hay gần như trắng. Tan trong nước và trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của propranolol hydroclorid chuẩn.

B. Điểm chảy (Phụ lục 6.7) từ 163 ođến 166 oC.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Amoniac 18 M – methanol (1 : 99).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong 1 ml methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10 mg propranolol hydroclorid chuẩn trong 1 ml methanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Sấy khô bản mỏng ở nhiệt độ 100 ođến 105 ovà phun dung dịch anisaldehyd (TT). Sấy bản mỏng ở nhiệt độ 100 ođến 105 ođến khi các vết hiện rõ (khoảng 10 min đến 15 min)Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

D. Chế phẩm cho phản ứng (A) của clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và có màu không được đậm hơn màu của dung dịch màu chuẩn số trong dãy dung dịch chuẩn có gam màu gần với gam màu của dung dịch chế phẩm nhất (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20 ml bằng cùng dung môi. Thêm 0,2 ml dung dịch đỏ methyl (TT) và 0,2 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ), dung dịch có màu đỏ. Thêm 0,4 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ), dung dịch có màu vàng.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 1,6 g natri laurylsulfat (TT) và 0,31 g tetrabutylamoni dihydrophosphat (TT) trong hỗn hợp gồm 1 ml acid sulfuric (TT), 450 ml nước và 550 ml acetonitril (TT), điều chỉnh đến pH 3,3 bằng dung dịch natri hydroxyd loãng (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 20,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10,0 mg propranolol hydroclorid chuẩn dùng kiểm tra hiệu năng cột trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 2,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký.

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 292 nm.

Thời gian cân bằng cột ít nhất là 30 min.

Tốc độ dòng: 1,8 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 7 lần thời gian lưu của propranolol.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo propranolol hydroclorid chuẩn dùng kiểm tra hiệu năng cột để xác định pic của tạp chất A.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), pic tạp chất A và pic propranolol phải tách nhau đến đường nền.

Giới hạn:

Tạp chất bất kỳ: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,4 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: (2RS)-3-(naphthalen-1-yloxy)propan-1,2-diol (dẫn chất diol).

Tạp chất B: 1,1′-[(1-methylethyl)imino]bis[3-(naphthalen-1-yloxy)propan-2-ol] (dẫn chất tertiary amin).

Tạp chất C: 1,3-bis(naphthalen-1-yloxy)propan-2-ol (dẫn chất bis-ether).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong hỗn hợp nước – methanol (15 : 85) và pha loãng thành 20 ml với cùng hỗn hợp dung môi. Lấy 12 ml dung dịch thu được thử theo phương pháp 2. Chuẩn bị dung dịch chì mẫu 1 phần triệu bằng cách pha loãng dung dịch chì mẫu 100 phần triệu Pb (TT) với hỗn hợp nước – methanol (15 : 85).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 25 ml ethanol 96 % (TT), Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 29,58 mg C16H22ClNO2.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Chẹn beta-adrenergic.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, viên nén.

PROPYL PARAHYDROXYBENZOAT

Propylis parahydroxybenzoas

Propylparaben, Nipasol M

C10H12O3 P.t.l: 180,2

Propyl parahydroxybenzoat là propyl 4-hydroxybenzoat, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C10H12O3.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng. Rất khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 % và trong methanol.

Định tính

Chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của propyl parahydroxybenzoat chuẩn.

B. Điểm chảy từ 96 oC đến 99 oC (Phụ lục 6.7).

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bn mỏng: Otadecylsilyl silica gel F254.

Dung môi khai triển: Acid acetic băng – nước – methanol (1 : 30 : 70).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong aceton (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml bằng aceton (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg propyl parahydroxybenzoat chuẩn trong aceton (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg ethyl parahydroxybenzoat chuẩn trong 1 ml dung dịch thử (1) và pha loãng thành 10 ml bằng aceton (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (1) và (2). Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 2/3 chiều dài bản mỏng. Để khô bản mỏng ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải giống về vị trí và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho 2 vết tách rõ rệt.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và có màu không được đậm hơn màu của dung dịch màu mẫu VN6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid

Lấy 2 ml dung dịch S, thêm 3 ml ethanol 96 % (TT), 5 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và 0,1 ml dung dịch lục bromocresol (TT1). Dung dịch thu được phải chuyển sang màu xanh lam khi thêm không quá 0,1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Dung dịch kali dihydrophosphat 0,68 % – methanol (35 : 65).

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong 2,5 ml methanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng pha động. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5 mg acid 4-hydroxybenzoic (TT) (tạp chất A), 5 mg ethyl parahydroxybenzoat (TT) (tạp chất C), 5 mg chế phẩm trong pha động, pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 50,0 mg propyl parahydroxybenzoat chuẩn trong 2,5 ml methanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng pha động. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 20,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 272 nm.

Tốc độ dòng: 1,3 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và (3).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2,5 lần thời gian lưu của propyl parahydroxybenzoat.

Thời gian lưu tương đối so với propyl parahydroxybenzoat (thời gian lưu khoảng 4,5 min): Tạp chất khoảng 0,3; tạp chất C khoảng 0,7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất C và pic của propyl parahydroxybenzoat ít nhất là 3,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng nhân diện tích pic của tạp chất A với 1,4.

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A đã hiệu chỉnh không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,5 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,5 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,1 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid 4-hydroxybenzoic.

Tạp chất B: Methyl 4-hydroxybenzoat (methyl parahydroxybenzoat).

Tạp chất C: Ethyl 4-hydroxybenzoat (ethyl parahydroxybenzoat).

Tạp chất D: Butyl 4-hydroxybenzoat (butyl parahydroxybenzoat).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (2).

Tính hàm lượng phần trăm của C10H12O3 trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (2) và hàm lượng của C10H12O3 trong propyl parahydroxybenzoat chuẩn

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Tác dụng

Chất bảo quản chống vi khuẩn.

PROPYLTHIOURACIL

Propylthiouracillum

C7H10N2OS P.t.l: 170,2.

Propylthiouracil là 2,3-dihydro-6-propyl-2-thioxopy-rimidin-4(1H)-on, phải chứa từ 98,0 % đến 100,5 % C7H10N2OS, tính theo chế phẩm đã sấy khô.

Tính chất

Tinh thể hay bột kết tinh màu trắng hay gần trắng. Rất khó tan trong nước và ether, hơi tan trong ethanol 96 %, tan trong các dung dịch kiềm hydroxyd.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của propylthiouracil chuẩn. Chuẩn bị đĩa để đo bằng cách dùng 1 mg chế phẩm và 0,3 g kali bromid tinh khiết IR (TT).

B. Điểm chy: 217 ođến 221 o(Phụ lục 6.7).

C. Trong phần Thioure và tạp chất liên quan, khi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm trước khi đặt vào bình bão hòa hơi iod, vết chính trên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử (2) phải có vị trí và kích thước giống với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

D. Cho 8 ml nước brom (TT) vào 20 mg chế phẩm và lắc trong vài phút. Đun đến khi dung dịch mất màu, để nguội và lọc. Thêm vào dịch lọc 2 ml dung dịch bari clorid 6,1 % (TT), tủa trắng tạo thành. Tủa này không bị biến thành màu tím khi thêm 5 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT).

Thioure và tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Acid acetic băng – isopropanol – cloroform (0,1 : 6 : 50).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml bằng methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg propylthiouracil chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 50 mg thioure trong methanol (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 100 ml bằng methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 100 ml bằng methanol (TT).

Cách tiến hành:

Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Để bản mỏng vào bình bão hòa hơi iod trong 10 min. Trên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử (1), vết tương ứng với vết thioure không được đậm màu hơn màu của vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %), bất kỳ vết phụ nào ngoài vết chính và vết thioure không được đậm màu hơn màu của vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm thử theo phương pháp 6. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 oC đến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 1).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Thêm 30 ml nước và 30,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) vào 0,300 g chế phẩm. Đun sôi và lắc đến khi tan hoàn toàn. Thêm 50 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N (CĐ), vừa thêm vừa khuấy, đun sôi nhẹ 5 min và để nguội. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) đã tiêu thụ là tổng thể tích của 30,0 ml đã cho vào ban đầu và thể tích tiêu thụ khi chuẩn độ.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 8,511 mg C7H10N2OS.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng giáp.

Chế phẩm

Viên nén.

PYRANTEL PAMOAT

Pyranteli pamoatum

Pryrantel embonat

C34H30N2O6S P.t.l: 594,7

Pyrantel pamoat là 1-methyl-2-[(E)-2-(thiophen-2-yl)ethenyl]-1,4,5,6-tetrahydropyrimidin hydrogen 4,4′-methylenbis(3-hydroxynaphthalen-2-carboxylat), phải cha từ 98,0 % đến 102 % C34H30N2O6S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột màu vàng nhạt hoặc vàng. Tan trong dimethyl sulfoxyd, thực tế không tan trong nước và methanol.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại của chế phẩm (Phụ lục 4.2) phải phù hợp với ph hấp thụ hồng ngoại của pyrantel pamoat chuẩn.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng và tuyệt đối tránh ánh sáng trong quá trình thực hiện phép thử.

Hỗn hợp dung môi: Trộn đều 5 thể tích acid acetic băng (TT), 5 thể tích nước và 2 thể tích diethylamin (TT) trong điều kiện lạnh.

Pha động: Hỗn hợp dung môi – acetonitril dùng trong phương pháp sắc ký (72 : 928).

Dung dịch thử: Hòa tan 80 mg chế phẩm trong 7 ml hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 100,0 ml bằng acetonitril (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10,0 mg tạp chất A chuẩn của pyrantel trong hỗn hợp dung môi, thêm 2,5 ml dung dịch thử và pha loãng thành 50,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 200,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 288 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 4 lần thời gian lưu của pyrantel.

Thời gian lưu tương đối so với pyrantel (thời gian lưu khong 11 min): Acid embonic khoảng 0,5; tạp chất A khoảng 1,3; tạp chất B khong 1,8 (tạp chất A cũng làm tăng diện tích pic embonat).

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của pyrantel và pic của tạp chất ít nhất là 4,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng nhân diện tích pic của tạp chất B với 0,4.

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B đã hiệu chỉnh không được lớn hơn 0,4 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất trừ tạp chất A và B, không được lớn hơn 0,6 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,3 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 1-methyl-2-[(Z)-2-(thiophen-2-yl)ethenyl]-1,4,5,6-tetrahydropyrimidin.

Tạp chất B: (E)-N-[3-(methylamino)propyl]-3-(thiophen-2-yl)prop-2-enamid.

Clorid

Không được quá 360 phần triệu (Phụ lục 9.4.5).

Thêm 10 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT) và 30 ml nước vào 0,46 g chế phẩm, đun nóng trên cách thủy 5 min. Để nguội, thêm nước vừa đủ 50 ml, trộn đều và lọc. Lấy 15 ml dịch lọc để thử.

Sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.4.14).

Thêm 2,5 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT) vào 0,50 g chế phẩm, thêm nước cất vừa đủ 50 ml, đun nóng trên cách thủy 5 min. Lắc trong 2 min, để nguội và lọc.

Sắt

Không được quá 75 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Nung 0,66 g chế phẩm ở 800 oC ± 50 oC trong 2 h. Hòa tan cắn thu được trong 2,5 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) bằng cách đun nóng nhẹ trong 10 min. Để nguội và pha loãng thành 50 ml bằng nước.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm thử theo phương pháp 4. Dùng 2,0 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; trong chân không, 60 oC; 3 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Thêm 10 ml anhydrid acetic (TT) và 50 ml acid acetic băng (TT) vào 0,450 g chế phẩm, vừa đun vừa khuấy ở 50 oC trong 10 min, để nguội (dung dịch thu được không trong). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Tiến hành mẫu trắng trong cùng điều kiện.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương 59,47 mg C34H30N2O6S.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc trị giun.

Chế phẩm

Viên nén.

PYRAZINAMID

Pyrazinamidum

C5H5N3O P.t.l: 123,1

Pyrazinamid là pyrazin-2-carboxamid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C5H5N3O, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, đa hình.

Hơi tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 % và methylen clorid.

Định tính

Có thể chọn một trong 2 nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của pyrazinamid chuẩn. Nếu phổ hấp thụ của chế phẩm và chuẩn khác nhau thì tiến hành hòa tan riêng rẽ chế phẩm và chuẩn trong ethanol 96 % (TT) bốc hơi đến khô và ghi lại phổ của các cắn mới thu được.

B. Điểm chảy từ 188 oC đến 191 oC (Phụ lục 6.7).

C. Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi (dung dịch A). Pha loãng 1,0 ml dung dịch A thành 10 ml bằng nước. Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong vùng từ 290 nm đến 350 nm, dung dịch chế phẩm có cực đại hấp thụ ở bước sóng 310 nm.

Pha loãng 2,0 ml dung dịch A thành 100,0 ml bằng nước. Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong vùng từ 230 nm đến 290 nm, dung dịch chế phẩm có cực đại hấp thụ ở bước sóng 268 nm với độ hấp thụ riêng tương ứng với cực đại này từ 640 đến 680.

D. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 5 ml nước. Thêm 1 ml dung dịch sắt (II) sulfat (TT2), dung dịch chuyển thành màu vàng cam. Thêm 1 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT), dung dịch chuyển thành màu xanh lam đậm.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 0,05 ml dung dịch phenolphtalein (TT1) và 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) vào 25 ml dung dịch S. Dung dịch thu được có màu đỏ. Thêm 1,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ). Dung dịch thành không màu. Thêm tiếp 0,15 ml dung dịch đỏ methyl (TT). Dung dịch lại có màu đỏ.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Pha động: Hòa tan 6,80 g kali dihydrophosphat (TT) trong 800 ml nước, thêm 1,84 g natri hydroxyd (TT), điều chỉnh đến pH 3,0 bằng dung dịch acid phosphoric loãng (TT) và pha loãng thành 1000 ml bằng nước, thêm 10,0 ml acetonitril (TT) và 1,0 ml tetrahydrofuran (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 25,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng nước. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg pyrazin-2-carbonitril (TT) (tạp chất B) trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng nước. Lấy 5,0 ml dung dịch thu được, thêm 5,0 ml dung dịch thử và pha loãng thành 25,0 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Nhiệt độ cột: 30 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 270 nm.

Tốc độ dòng: 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 40 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 4 ln thời gian lưu của pyrazinamid.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất B. Thời gian lưu tương đối so với pyrazinamid (thời gian lưu khoảng 5 min): Tạp chất B khoảng 1,6.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của pyrazinamid và pic của tạp chất B ít nhất là 4,0.

Giới hạn:

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,03 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid pyrazin-2-carboxylic.

Tạp chất B: Pyrazin-2-carbonitril.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hỗn hợp dung môi: Nước – ethanol 96 % (50 : 50).

Lấy 0,25 g chế phẩm thử theo phương pháp 8. Dùng 0,25 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 2,00 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 50 ml anhydrid acetic (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 12,31 mg C5H5N3O.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc chống lao.

Chế phẩm

Viên nén.

PYRIDOXIN HYDROCLORID

Pyridoxini hydrochloridum

Vitamin B6

C8H11NO3.HCl P.t.l: 205,6

Pyridoxin hydroclorid là (5-hydroxy-6-methylpyridin-3,4-diyl)dimethanol hydroclorid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C8H11NO3.HCl, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Dễ tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 %.

Chảy ở khoảng 205 okèm theo phân hủy.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của pyridoxin hydroclorid chuẩn.

B. Dung dịch A: Pha loãng 1,0 ml dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch) thành 50,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT).

Dung dịch B: Pha loãng 1,0 ml dung dịch A thành 100,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT).

Dung dịch C: Pha loãng 1,0 ml dung dịch A thành 100,0 ml bằng dung dịch đệm phosphat 0,025 M (TT).

Ph hấp thụ t ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch B trong khoảng bước sóng từ 250 nm đến 350 nm có một cực đại hấp thụ ở bưc sóng từ 288 nm đến 296 nm. Độ hấp thụ riêng tương ứng với cực đại hấp thụ t 425 đến 445.

Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch trong khoảng bước sóng từ 220 nm đến 350 nm có hai cực đại hấp thụ, một cực đại  bước sóng từ 248 nm đến 256 nm và một cực đại ở bước sóng từ 320 nm đến 327 nm. Độ hấp thụ riêng tương ứng với các cực đại hấp thụ lần lượt là 175 đến 195 và 345 đến 365.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai trin: Amoniac – methyten clorid – tetrahydrofuran – aceton (9 : 13 : 13 : 65).

Dung dịch thử: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1 ml thu được thành 10 ml bng nước.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 0,10 g pyridoxin hydroclorid chuẩn trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký trong bình không bão hòa dung môi đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí. Phun dung dịch natri carbonat (TT) 5 % trong hỗn hợp ethanol 96 % – nước (30 : 70). Để khô ngoài không khí, phun dung dịch dicloroquinonclorimid (TT) 0,1 % trong ethanol 96 % (TT) và quan sát ngay.

Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải ging về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

D. Dung dịch S cho phn ứng (A) của clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phi trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn dung dịch màu mẫu V7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Từ 2,4 đến 3,0 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 2,72 g kali dihydrophosphat (TT) trong 900 ml nước, điều chỉnh đến pH 3,0 bằng dung dịch acid phosphoric loãng (TT) và pha loãng thành 1000 ml bng nước.

Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bng nước. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 2,5 mg tạp chất A chuẩn của pyridoxin và 2,5 mg 4-deoxypyridoxin hydroclorid (tạp chất B) trong nước và pha loãng thành 10,0 ml vi cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh base-deactivated end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang ph hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 5 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2,5 lần thời gian lưu của pyridoxin.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất A và B. Thời gian lưu tương đối so với pyridoxin (thời gian lưu khoảng 12 min); Tạp chất A khoảng 1,7; tạp chất khoảng 1,9.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất và pic của tạp chất ít nhất là 1,5.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Đ tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất B với 1,5.

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B đã hiu chỉnh không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,15 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ ca dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nh hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp cht A: 6-methyl-1,3-dihydrofuro[3,4-c]pyridin-7-ol.

Tạp chất B: 5-(hydroxymethyl)-2,4-dimethylpyridin-3-ol.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S tiến hành thử theo Phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Đ tránh nhiệt độ cao quá trong môi trường phản ứng, khi chuẩn độ phải luôn khuấy đều và dừng ngay khi đạt điểm kết thúc.

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong 5 ml acid formic khan (TT), thêm 50 ml anhydrid acetic (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Song song tiến hành mẫu trắng.

ml dung dịch acidpercloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 20,56 mg C8H11NO3.HCl.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Vitamin nhóm B.

Chế phẩm

Viên nén, nang, thuốc tiêm.

PYRIMETHAMIN

Pyrimethaminum

C12H13ClN. P.t.l: 248,7

Pyrimethamin là 5-(4-chlorophenyl)-6-ethylpyrimidin-2,4-diamin, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C12H13ClN4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu gần như trắng hoặc tinh thể không màu. Thực tế không tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của pyrimethamin chuẩn.

B. Nhiệt độ nóng chảy: 239 ođến 243 o(Phụ lục 6.7).

C. Hòa tan 0,14 g chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT). Tiếp tục pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT). Phổ hấp thụ ánh sáng của dung dịch trong khoảng từ bước sóng 250 nm đến 300 nm (Phụ lục 4.1) có một cực đại tại 272 nm và một cực tiểu tại 261 nm. Độ hấp thụ riêng tại cực đại có giá trị từ 310 đến 330.

D. Trong phần Tạp chất liên quan, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải tương ứng với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) về vị trí và kích thước.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch được chuẩn b ngay trước khi dùng.

Hòa tan 0,25 g chế phẩm trong hỗn hợp methanol – methylen clorid (1 : 3) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và có màu không được đậm hơn dung dịch màu mẫu VN6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Dung dịch S: Lắc 1,0 g chế phẩm với 50 ml nước trong 2 min, lọc.

Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 0,05 ml dung dịch phenolphtalein (TT). Dung dịch không màu. Không quá 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) cần thêm vào để làm chuyển màu chỉ thị sang màu hồng. Thêm 0,4 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) và 0,05 ml dung dịch đỏ methyl (TT) làm chỉ thị. Dung dịch phải có màu đ hoặc màu da cam.

Tạp chất liên quan

Không được quá 0,25 %.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Cloroform – propanol – acid acetic băng – toluen (4 : 8 : 12 : 76).

Các dung dịch được chuẩn bị ngay trước khi dùng.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,25 g chế phẩm trong hỗn hợp methanol – cloroform (1 : 9) và pha loãng thành 25 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml bằng hỗn hợp methanol – cloroform (1 : 9).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,1 g pyrimethamin chuẩn trong hỗn hợp methanol – cloroform (1 : 9) và pha loãng thành 100 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử (1) thành 200 ml bằng hỗn hợp methanol – cloroform (1 : 9). Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 10 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Cách tiến hành:

Chm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 10 cm. Làm khô bản mỏng ngoài không khí. Quan sát bản mỏng dưới ánh sáng đèn tử ngoại 254 nm. Trên sắc ký đồ dung dịch thử (1), bất kỳ vết phụ nào không được có màu đậm hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Sulfat

Không được quá 80 phần triệu (Phụ lục 9.4.14).

Dùng 15 ml dung dịch S. Mu đối chiếu gồm 2,5 ml dung dịch sulfat mẫu 10 phần triệu SO4 (TT) và 12,5 ml nước.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(0,50 g; 100 oC đến 105 oC; 4 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 25 ml acid acetic khan (TT) bằng cách đun nóng nhẹ. Để nguội, chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

1 ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 24,87 mg C12H13ClN4.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc chng sốt rét.

Chế phẩm

Viên nén.

QUINIDIN BISULFAT

Quininidini bisulfas

C20H24N2O2.H2SO4 P.t.l: 422,5

Quinidin bisulfat là (8R,9S)-6′-methoxycinchonan-9-ol hydrosulfat, phải chứa từ 98,5 % đến 101,5 % C20H24N2O2.H2SO4, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Tinh thể không màu, không mùi hoặc gần như không mùi.

Dễ tan trong nước và ethanol 96 %, thực tế không tan trong ether.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Diethylamin – ether – toluen (15 : 36 : 60).

Dung dịch thử: Dung dịch chế phẩm 1,0 % trong methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Dung dịch quinindin sulfat chuẩn 1,0 % trong methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Dung dịch chứa 1,0 % của quinidin sulfat chuẩn và 1,0 % quinin sulfat chuẩn trong methanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 4 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, làm khô bằng luồng không khí trong 15 min và chạy sắc ký nhắc lại. Sấy khô bản mng  105 otrong 30 min, để nguội và phun thuốc thử iodoplatinat (TT)Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phi tương tự về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho 2 vết tách rõ ràng.

B. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của phép thử pH.

C. Chế phẩm phải cho phn ứng đặc trưng của sulfat (Phụ lục 8.1).

pH

Từ 2,6 đến 3,6 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch chế phẩm 1 % để đo.

Góc quay cực riêng

Từ +246o đến +258 , tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch chế phẩm 2 % trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) để đo, dùng ống đo dài 2 dm.

Các alcaloid cinchona khác

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 6,8 g kali dihydrophosphat (TT) và 3,0 g hexylamin (TT) trong 700 ml nước, điều chỉnh pH đến 2,8 bằng dung dịch acid phosphoric 1 M (TT), thêm 60 ml acetonitril (TT) và pha loãng thành 1000 ml bằng nước.

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong 5 ml pha động, đun nóng nhẹ nếu cần, pha loãng thành 10 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg quinin sulfat chuẩn trong 5 ml pha động, đun nóng nhẹ nếu cần, pha loãng thành 10 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 20 mg quinidin sulfat chuẩn trong 5 ml pha động, đun nóng nhẹ nếu cần, pha loãng thành 10 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hỗn hợp đồng thể tích của dung dịch đối chiếu (1) và dung dịch đối chiếu (2).

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 10,0 ml với pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml với pha động.

Dung dịch đối chiếu (5): Hòa tan 10 mg thioure trong pha động và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh (5 µm) (Hypersil ODS 5 µm là thích hợp).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 250 nm khi tiến hành sắc ký dung dịch đối chiếu (5) và ở bước sóng 316 nm khi tiến hành sắc ký cho các dung dịch khác.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu (2) và (5). Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), hệ số phân bố khối lượng của quinidin từ 3,5 đến 4,5, Vo được tính từ pic thioure thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đi chiếu (5), nếu cần điều chỉnh nồng độ acetonitril trong pha động.

Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu (1), (2), (3) và (4). Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), có pic của quinidin và pic của dihydroquinin vi thi gian lưu tương đối so với quinin khoảng 1,4.

Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), có hai pic quinindin và dihydroquinidin với thời gian lưu tương đối so với quinidin khoảng 1,2.

Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), có 4 pic quinin, dihydroquinin, quinindin và dihydroquinidin được xác định bằng cách so sánh với thi gian lưu của các pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (1) và (2).

Kiểm tra tính phù hợp của h thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic của quinin và pic của quinidin ít nhất là 1,5 và độ phân giải giữa pic của quinin và pic của dihydroquinidin ít nhất là 1,0. Tỉ số tín hiệu trên nhiễu ít nhất là 5 đối với pic chính thu được trên sc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4).

Tiến hành sắc ký dung dịch thử với thời gian gấp 2,5 lần thời gian lưu của pic chính.

Giới hạn:

Tính hàm lượng phần trăm các tạp chất bằng phương pháp chuẩn hóa diện tích. Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,2 %).

Dihydroquinidin: Không được quá 15 %.

Các tạp chất rửa giải ra trưc quinindin: Với mỗi tạp chất, không được quá 5 %.

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, không được quá 2,5 %.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 1).

Nước

Không được quá 5,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 1 g chế phẩm.

Cation chuẩn độ được

Phải từ 75,3 % đến 79,6 %, tính theo chế phẩm khan, được xác định bằng phương pháp sau: Thêm vào dung dịch nước đã thu được trong phần Định lượng 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT) và chuẩn độ bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ).

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 16,32 mg [C20H26N2O2]2+

Định lượng

Hòa tan 0,450 g chế phẩm trong 15 ml nước. Thêm 25 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N () và chiết bằng cloroform (TT) 3 lần, mỗi lần 25 ml. Tập trung dịch chiết cloroform. Ra dịch chiết cloroform mỗi lần bằng 20 ml nước. Gộp các dịch nước thu được đ đem thử cation chuẩn độ được. Làm khan dịch chiết cloroform bằng natri sulfat khan (TT), bốc hơi tới khô ở áp suất 2 kPa, hòa tan cắn trong 50 ml acid acetic khan (TT). Tiến hành chuẩn đ theo phương pháp định lượng trong môi trường khan (Phụ lục 10.6, phương pháp 1), dùng dung dịch tím tinh thể (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N () tương đương với 21,13 mg C20H24N2O2.H2SO4.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loi thuốc

Chng loạn nhịp tim.

Chế phẩm

Viên nén.

QUININ DIHYDROCLORID

Quinini dihydrochloridum

C20H24N2O2.2HCl P.t.l: 397,3

Quinin dihydroclorid là (8S,9R)-6′-methoxycinchonan-9-ol dihydroclorid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C20H24N2O2.2HCl, tính theo chế phẩm đã sấy khô.

Tính chất

Bột trắng hay gần như trắng. Rất tan trong nước, tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Diethylamin- ether-toluen (15 : 36 : 60).

Dung dịch thử: Dung dịch chế phẩm 1,0 % trong methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Dung dịch quinin sulfat chuẩn 1,0 % trong methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Dung dịch chứa 1,0 % của mỗi quinidin sulfat chuẩn và quinin sulfat chuẩn trong methanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng rẽ lên bản mỏng 4 µl của mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí 15 min và chạy sắc ký nhắc lại. Sau đó sấy khô bản mỏng ở 105 oC trong 30 min, để nguội và phun thuốc thử iodoplatinat (TT). Vết chính trên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc và kích thước với vết trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử ch có giá trị khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho 2 vết tách rõ ràng.

B. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử pH.

C. Chế phm phải cho phản ứng (A) của ion clorid (Phụ lục 8.1).

pH

pH của dung dịch chế phẩm 3,0 % từ 2,0 đến 3,0 (Phụ lục 6.2).

Góc quay cực riêng

Từ -223o đến -229o, tính theo chế phẩm đã sấy khô (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch chế phẩm 3,0 % trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) để đo.

Bari

Thêm 1 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT) vào 15 ml dung dịch chế phẩm 2,0 %. Dung dịch thu được vẫn phải trong ít nhất trong vòng 15 min.

Sulfat

Không được quá 0,12 % (Phụ lục 9.4.14).

Dùng 0,125 g chế phẩm.

Các alcaloid cinchona khác

Yêu cầu và tiến hành thử theo phép thử Các alcaloid cinchona khác trong chuyên luận Quinin bisulfat.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 3,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 1).

Cation chuẩn độ được

Phải từ 79,7 % đến 84,2 %, tính theo chế phẩm đã sấy khô.

Hòa tan 0,4 g chế phẩm trong 10 ml nước, thêm 40 ml methanol (TT) và chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) dùng dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị.

1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 16,32 mg [C20H26N2O2]2+.

Định lượng

Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 50 ml acid acetic khan (TT) và 20 ml anhydrid acetic (TT), thêm 10 ml dung dịch thủy ngân (II) acetat (TT). Định lượng bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), dùng dung dịch tím tinh thể (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương 19,87 mg C20H24N2O2.2HCl.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc chng st rét.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

QUININ HYDROCLORID

Quinini hydrochloridum

C20H24N2O2.HCl.2H2O P.t.l: 396,9

Quinin hydroclorid là (R)-[(2S,4S,5R)-5-ethenyl-1-azabicyclo[2.2.2]oct-2-yl](6-methoxyquinolin-4-yl) methanol hydroclorid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C20H24N2O2.HCl, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh thể hình kim óng ánh không màu, màu trắng hoặc gần như trắng, mịn, thường tụ thành đám.

Tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Diethylamin – ether – toluen (10 : 24 : 40).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 0,10 g quinin sulfat chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng rẽ lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Làm khô bản mỏng bằng luồng không khí trong 15 min và chạy sắc ký nhắc lại. Sấy bản mỏng ở 105 otrong 30 min, để nguội và phun thuốc thử iodoplatinat (TT)Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương tự về vị trí, màu sắc và kích thước so với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B. Hòa tan 10 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Lấy 5 ml dung dịch thu được, thêm 0,2 ml nước brom (TT) và 1 ml dung dịch amoniac 2 M (TT), màu xanh lục xuất hiện.

C. Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong 3 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT) và thêm nước thành 100 ml. Xuất hiện huỳnh quang xanh lam đậm khi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở 366 nm. Huỳnh quang này sẽ biến mất gần như hoàn toàn khi thêm 1 ml acid hydrocloric (TT).

D. Chế phẩm phải cho các phản ứng của clorid (Phụ lục 8.1).

E. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của phép thử pH.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) được chuẩn bị từ nước cất và pha loãng thành 50 ml bằng cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và màu không được đậm hơn màu của dung dịch màu mẫu V6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Từ 6,0 đến 6,8 (Phụ lục 6.2).

Pha loãng 10 ml dung dịch S thành 20 ml bằng nước không có carbon dioxyd (TT).

Góc quay cực riêng

Từ -245o đến -258o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong dung dịch acid-hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi để thử.

Các alcaloid cinchona khác

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). sử dụng phương pháp chuẩn hóa.

Pha động: Hòa tan 6,8 g kali dihydrophosphat (TT) và 3,0 g hexylamin (TT) trong 700 ml nước, điều chỉnh pH đến 2,8 bằng dung dịch acid phosphoric 1 M (TT), thêm 60 ml acetonitril (TT) và pha loãng thành 1000 ml bằng nước.

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong 5 ml pha động, đun nóng nhẹ nếu cần, pha loãng thành 10 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg quinin sulfat chuẩn trong 5 ml pha động, đun nóng nhẹ nếu cần, pha loãng thành 10 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 20 mg quinidin sulfat chuẩn (tạp chất A) trong 5 ml pha động, đun nóng nhẹ nếu cần, pha loãng thành 10 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Trộn đều 1 ml dung dịch đối chiếu (1) và 1 ml dung dịch đối chiếu (2).

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 10,0 ml bng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (5): Hòa tan 10 mg thioure (TT) trong pha động và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm đến 25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh (5 – 10 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 250 nm ghi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (5) và ở bước sóng 316 nm đ ghi sắc ký đồ của các dung dịch khác.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gp 2,5 lần thời gian lưu của quinin.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic của quinin và tạp chất C. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của các tạp chất A và pic dihydroquinidin. Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), pic của tạp chất A, quinin, dihydroquinidin và tạp chất C được xác định bằng cách so sánh thời gian lưu với pic tương ứng trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) và (2).

Thời gian lưu tương đối so với quinin của tạp chất C khoảng 1,4.

Thời gian lưu tương đối so với tạp chất A của dihydroquinidin khoảng 1,5.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic của quinin và pic của tạp chất ít nhất là 3,0 và độ phân giải giữa pic của dihydroquinidin và pic của quinin ít nhất là 2,0. Tỷ số tín hiệu trên nhiễu ít nhất là 4 đối với pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4).

Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), hệ số phân bố khối lượng của tạp chất A từ 3,5 đến 4,5, tR được tính từ pic thioure thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (5), điều chỉnh nồng độ acetonitril trong pha động (nếu cn).

Giới hạn:

Tạp chất C: Không được quá 10 %.

Các tạp chất ra giải trước quinin: Với mỗi tạp chất, không được quá 5 %.

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, không được quá 2,5 %.

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,2 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: (S)(2R,4S,5R)-5-ethenyl-1-azabicyclo[2.2.2]oct-2-yl](6-methoxyquinolin-4-yl)methanol (quinidin).

Tạp chất B: (R)-[(2S,4S,5R)-5-ethenyl-1-azabicyclo[2.2.2]oct-2-yl] (quinolin-4-yl)methanol (cinchonidin).

Tạp chất C: (R)-[(2S,4S,5R)-5-ethyl-1-azabicyclo[2.2.2]oct-2-yl](6-methoxyquinolin-4-yl)methanol (dihydroquinin).

Bari

Thêm 1 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT) vào 15 ml dung dịch S, để yên 15 min, dung dịch thu được không được đục hơn hỗn hợp gồm 15 ml dung dịch S và 1 ml nước cất.

Sulfat

Không được quá 0,05 % (Phụ lục 9.4.14).

Lấy 15 ml dung dịch S tiến hành thử.

Mất khối lượng do làm khô

Từ 6,0 % đến 10,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 50 ml ethanol 96 % (TT) và thêm 5,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Đọc thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tiêu thụ giữa 2 điểm uốn.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 36,09 mg C20H24N2O2.HCl.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Chng sốt rét.

Chế phẩm

Viên nén.

QUININ SULFAT

Quinini sulfas

(C20H24N2O2)2.H2SO4.2H2O P.t.l: 783,0

Quinin sulfat là bis[(R)-[(2S,4S,5R)-5-ethenyl-1-azabicyclo[2.2.2]oct-2-yl](6-methoxyquinolin-4-yl) methanol] sulfat, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % (C20H24N2O2)2.H2SO4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, hoặc tinh thể hình kim không màu, mịn. Khó tan trong nước, hơi tan trong nước sôi và ethanol 96 %.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Diethylamin – ether – toluen (10 : 24 : 40).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml bằng cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 0,10 g quinin sulfat chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm, lấy bản mỏng làm khô trong luồng không khí 15 min và chạy sắc ký nhắc lại. Sau đó làm khô bn mỏng ở 105 otrong 30 min, để ngui và phun thuốc thử iodoplatinat (TT). Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương tự về vị trí, màu sắc và kích thưc so với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B. Hòa tan khoảng 5 mg chế phẩm trong 5 ml nước. Thêm 0,2 ml nước brom (TT) và 1 ml dung dịch amoniac 2 M (TT), màu xanh lục xuất hiện.

C. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 3 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT) và pha loãng thành 100 ml với nước. Huỳnh quang màu xanh lam đậm xuất hiện khi quan sát dưới ánh sáng t ngoại ở 366 nm, huỳnh quang này s biến mất khi thêm 1 ml acid hydrocloric (TT).

D. Hòa tan khoang 45 mg chế phẩm trong 5 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT). Dung dịch thu được cho phản ứng A của sulfat (Phụ lục 8.1).

E. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cu của phép thử pH.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn dung dịch màu mẫu VL6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Từ 5,7 đến 6,6 (Phụ lục 6.2).

Dùng hỗn dịch chế phẩm 10 g/l trong nước để đo.

Góc quay cực riêng

Từ -237o đến -245o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Các alcaloid cinchona khác

Yêu cầu và tiến hành thử theo phép thử Các alcaloid cinchona khác trong chuyên luận Quinin hydroclorid.

Mất khối lượng do làm khô

Từ 3,0 % đến 5,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 10 ml cloroform (TT) và 20 ml anhydrid acetic (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 24,90 mg (C20H24N2O2)2.H2SO4.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loi thuốc

Chng sốt rét.

Chế phẩm

Viên nén.

RANITIDIN HYDROCLORID

Ranitidini hydrochloridum

C13H22N4O3S.HCl P.t.l: 350,9

Ranitidin hydroclorid là N-[2-[[[5-[(dimethylamino)methyl]furan-2-yl]methyl]sulfanyl]ethyl]-N’-methyl- 2-nitroethen-1,1- diamin hydroclorid, phải chứa từ 98,5 % đến 101,5 % C13H22N4O3S.HCl, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc vàng nhạt, đa hình.

Dễ tan trong nước, hơi tan hay khó tan trong ethanol khan, rất khó tan trong methylen clorid.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của ranitidin hydroclorid chuẩn. Nếu phổ hấp thụ của chế phẩm và chun khác nhau thì hòa tan riêng rẽ 10 mg chế phẩm và 10 mg ranitidin hydroclorid chuẩn trong 0,5 ml methanol (TT) trong cối mã não, bốc hơi đến khô dưới luồng khí nitrogen (TT). Sấy cắn trong chân không trong 30 min, thêm 3 giọt parafin lỏng (TT) vào cắn và nghiền đến khi thành hỗn hợp bột nhão có màu trắng đục, nén hỗn hợp thu được vào giữa hai đĩa trong suốt và ghi phổ mới.

B. Chế phẩm phải cho phản ứng (A) của clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn dung dịch màu mẫu VN5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Từ 4,5 đến 6,0 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Acetonitril – dung dịch đệm (2 : 98).

Pha động BAcetonitril – dung dịch đệm (22 : 78).

Dung dịch đệm: Hòa tan 6,8 g kali dihydrophosphat (TT) trong 950 ml nước, điều chỉnh đến pH 7,1 bằng dung dịch natri hydroxyd 10 M (TT) và pha loãng thành 1000 ml bằng nước.

Dung dịch thử: Hòa tan 13 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 6,5 mg tạp chất chuẩn của ranitidin trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan tạp chất J chuẩn của ranitidin có trong 1 lọ chuẩn trong 1,0 ml dung dịch th.

Dung dịch đối chiếu (4): Đ tạo tạp chất D và H, Hòa tan 6,5 mg chế phẩm trong 2,5 ml dung dịch natri hydroxyd 1 (TT) và đun nóng đến 60 otrong min, rồi pha loãng thành 50,0 ml bằng pha động A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh octadecylsilyl amorphous organosilica polymer (3,5 µm).

Nhiệt độ cột: 35 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 230 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0 – 10

100 → 0

0 → 100

10  15

0

100

Tiến hành sắc ký với dung dịch th, dung dịch đối chiếu (1), (2), (3) và mẫu trắng là pha động A.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo tạp chất A chuẩn của ranitidin dùng và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) đ xác định pic của tạp chất A. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất J. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của tạp chất D và H.

Thời gian lưu tương đối so với ranitidin (thời gian lưu khoảng 7 min): Tạp chất H khoảng 0,1; tạp chất G khoảng 0,2; tạp chất F khoảng 0,4; tạp chất B khoảng 0,5; tạp chất khoảng 0,6; tạp chất E khoảng 0,7; tạp chất D khoảng 0,8; tạp chất J khoảng 0,9; tp chất I khoảng 1,3; tạp chất A khoảng 1,7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đ của dung dịch đi chiếu (3), độ phân giải giữa pic của tạp chất J và pic của ranitidin ít nhất là 1,5. Sắc ký đồ của mẫu trắng không được có bất kỳ pic nào có cùng thời gian với pic của tạp chất A trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (1).

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất J với 2.

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Tạp chất B, C, D, E, F, G, H, I, J: Với mỗi tạp cht, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn 0,2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,1 ln diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tng diện tích pic của tất cả các tạp chất trừ tạp chất A không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: N,N’-bis[2-[[[5-[(dimethylamino)methyl]furan-2-yl]methyl]sulfanyl]ethyl]-2- nitroethen-1,1-diamin.

Tạp chất B: 2-[[[5-[(dimethylamino)methyl]furan-2- yl]methyl]sulfanyl]ethanamin.

Tạp chất C: N-[2-[[[5-[(dimethylamino)methyl]furan-2-yl]methyl]sulfinyl]ethyl]-N’-methyl-2- nitroethen-1,1-diamin.

Tạp chất D: N-[2-[[[5-[(dimethylamino)methyl]furan-2-yl]methyl]sulfanyl]ethyl]-2-nitroacetamid.

Tạp chất E: N-[2-[[[5-[(dimethyloxidoamino)methyl]furan-2-yl]methyl]sulfanyl]ethyl]-N’methyl-2-nitroethen-1,1-diamin.

Tạp chất F: [5-[(dimethylamino)methyl]furan-2-yl]methanol.

Tạp chất G: 3-(methylamino)-5,6-dihydro-2H-1,4-thiazin-2-on-oxim.

Tạp chất H: N-methyl-2-nitroacetamid.

Tạp chất I: 2,2′-methylenbis[N-[2-[[[5-[(dimethylamino)methyl]furan-2-yl]methyl]sulfanyl]ethyl]-N’-methyl-2-nitroethen-1,1-diamin].

Tạp cht J: 1,1′N-[methylenbis(sulfandiylethylen)]bis(N’-methyl-2-nitroethen-1,1-diamin).

Tạp chất K: N-methyl-1-methylthio-2-nitroethenamin.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm để thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,75 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 60 oC; trong chân không).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm

Định lượng

Hòa tan 0,280 g chế phẩm trong 35 ml nước. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 35,09 mg C13H23ClN4O3S.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng thụ thể H2-histamin; điều trị loét dạ dày.

Chế phẩm

Viên nén.

RETINOL (VITAMIN A) TỔNG HỢP ĐẬM ĐẶC DẠNG BỘT

Vitamini synthetici densati A pulvis

Retinol tổng hợp đậm đặc dạng bột được điều chế bằng cách phân tán ester tổng hợp của retinol trong chất nền gelatin hoặc gôm arabic hoặc chất thích hợp khác. Chế phẩm có thể chứa chất ổn định thích hợp như chất chng oxy hóa.

Hàm lượng vitamin A trong chế phẩm phải từ 95,0 % đến 115,0 % so với hàm lượng ghi trên nhãn (không được ít hơn 250 000 IU/g).

Tính chất

Bột màu hơi vàng, thường dưới dạng hạt có kích thước gần như đồng nhất. Thực tế không tan trong nước, trương nở hoặc tạo thành nhũ tương phụ thuộc vào công thức điều chế.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel F254.

Dung môi khai triển: Ether – cyclohexan (20 : 80).

Dung dịch thử: Cho vào ống nghiệm nút mài có dung tích 20 ml một lượng chế phẩm tương ứng với khoảng 17 000 IU vitamin A. Thêm khoảng 20 mg bromelains (TT), 2 ml nước và khoảng 150 µl 2-propanol (TT)lắc tròn nhẹ nhàng trong 2 min đến 5 min trong cách thủy ở 60 ođến 65 oC. Làm nguội đến dưới 30 ovà thêm 5 ml 2-propanol (TT) có chứa 1 g/l butylhydroxytoluen (TT). Lắc mạnh trong 1 min, để yên trong vài phút và sử dụng lớp dung dịch phía trên.

Dung dịch đối chiếu: Dung dịch 10 mg/ml các chất chuẩn ester của retinol (tương đương khoảng 3,3 IU mỗi ester trong 1 µl) trong 2-propanol (TT) có chứa 1 g/l butyl hydroxytoluen (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 3 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai ngay trong bình sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Để khô bản mỏng trong không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Phép thử ch có giá trị khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu có các vết riêng rẽ tương ứng với các ester. Thứ tự rửa giải từ dưới lên trên là: Retinol acetat, retinol propionat và retinol palmitat. Thành phần của dung dịch thử được xác định bằng cách so sánh vết chính hoặc các vết trên sắc ký đồ của dung dịch thử với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp 4 (Phụ lục 10.10).

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng. Khi đồ đựng đã m nên sử dụng chế phẩm càng nhanh càng tốt. Nếu chế phẩm chưa sử dụng hết ngay nên bảo quản bằng khí trơ.

Nhãn

Nhãn phải ghi:

Số đơn vị quốc tế (IU) trong 1 g.

Tên của ester hay các ester.

Tên của tá dược chính hay các tá dược đã dùng và tên của bất kỳ các chất ổn định đã được thêm vào.

Loại thuốc

Vitamin A.

Chế phẩm

Nang mềm.

RETINOL (VITAMIN A) TỔNG HỢP ĐẬM ĐẶC DẠNG DẦU

Vitaminum A syntheticum densatum oleosum

Retinol tổng hợp đậm đặc dạng dầu được điều chế từ ester tổng hợp của retinol và được pha loãng hoặc không pha loãng bằng dầu thực vật thích hợp. Chế phẩm có thể chứa chất ổn định thích hợp như chất chống oxy hóa.

Hàm lượng vitamin A trong chế phẩm phải từ 95,0 % đến 110,0 % so với hàm lượng ghi trên nhãn (không được ít hơn 500 000 IU/g).

Tính chất

Chất lỏng dạng dầu, màu vàng hay vàng nâu. Thực tế không tan trong nước, tan hay tan một phần trong ethanol khan, trộn lẫn được với dung môi hữu cơ. Dung dịch có hàm lượng cao có thể kết tinh một phần.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel F254.

Dung môi khai triển: Ether – cyclohexan (20 : 80).

Dung dịch thử: Chuẩn bị dung dịch chế phẩm có nồng độ khoảng 3,3 IU vitamin A trong 1 µl cyclohexan (TT) có chứa 0,1 % butylhydroxytoluen (TT).

Dung dịch đối chiếu: Chuẩn bị dung dịch các chất chuẩn ester của retinol 0,1 % (tương đương khoảng 3,3 IU mỗi ester trong 1 µl) trong cyclohexan (TT) có chứa 0,1 % butylhydroxytoluen (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 3 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai ngay trong bình sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Để khô bản mỏng trong không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Phép thử chỉ có giá trị khi sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu có các vết riêng biệt tương ứng với các ester. Thứ tự rửa giải từ dưới lên trên là: Retinol acetat, retinol propionat và retinol palmitat. Thành phần của dung dịch thử được xác định bằng cách so sánh vết chính hoặc các vết trên sắc ký đồ của dung dịch thử với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Chỉ số acid

Không được quá 2,0 (Phụ lục 7.2).

Dùng 2,0 g chế phẩm.

Chỉ số peroxyd

Không được quá 10,0 (Phụ lục 7.6, phương pháp A).

Định lượng

Trong quá trình định lượng, nếu xảy ra sự kết tinh một phần thì có thể hòa tan lại chế phẩm bằng cách đun nóng ở 65 onhưng tránh đun nóng kéo dài.

Tiến hành theo phương pháp 1 hoặc 4 (Phụ lục 10.10).

Bảo quản

Trong bao bì kín, đổ đầy, tránh ánh sáng.

Khi đồ đựng đã m nên sử dụng chế phẩm càng nhanh càng tốt. Nếu chế phẩm chưa sử dụng hết ngay nên bảo quản bằng khí trơ.

Nhãn

Nhãn phải ghi:

Số đơn vị quốc tế (IU) trong 1 g.

Tên của ester hay các ester.

Tên của bất kỳ các chất ổn định đã được thêm vào.

Phương pháp tạo lại dung dịch trong trường hợp chế phẩm bị kết tinh.

Loại thuốc

Vitamin A.

Chế phẩm

Nang mềm.

RIBOFLAVIN

Riboflavinum

C17H20N4O6 P.t.l: 376,4

Riboflavin là 7,8-dimethyl-10-[(2S,3S,4R)-2,3,4,5-tetrahydroxypentyl]benzo[g]pteridin-2,4(3H,10H)-dion. phải chứa từ 97,0 % đến 103,0 % C17H20N4O6tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho riboflavin được sản xuất bằng phương pháp lên men.

Tính chất

Bột tinh thể màu vàng đến vàng cam, đa hình.

Rất khó tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96 %.

Dung dịch chế phẩm bị hỏng khi tiếp xúc với ánh sáng đặc biệt khi có mặt kiềm.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mng: Silica gel (dày 2 µm -10 µm).

Dung môi khai triển: Nước.

Dung dịch thử: Phân tán 25 mg chế phẩm trong 10 ml nước, lắc 5 min và lọc hỗn dịch để loại bỏ các thành phần không tan.

Dung dịch đối chiếu: Phân tán 25 mg riboflavin chuẩn trong 10 ml nước, lắc 5 min và lọc hỗn dịch để loại bỏ các thành phần không tan.

Cách tiến hành:

Sau mỗi lần chấm, làm khô bằng không khí mát rồi chấm tiếpVết 1: Chấm 2 µl methylen clorid (TT) rồi chấm tiếp 2 µl dung dịch thử. Vết 2: Chấm 2 µl methylen clorid (TT) rồi chấm tiếp 2 µl dung dịch đối chiếu. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 6 cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của phép thử Góc quay cực riêng.

C. Hòa tan 1 mg chế phẩm trong 100 ml nước. Dung dịch có màu vàng xanh nhạt khi có ánh sáng truyền qua và có huỳnh quang xanh vàng đậm khi có ánh sáng phn chiếu. Huỳnh quang mất đi khi thêm acid vô cơ hay kiềm.

Góc quay cực riêng

Từ -115o đến -135o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch chế phẩm 0,5 % trong dung dịch natri hydroxyd 0,05 M không có carbonat và đo trong vòng 30 min sau khi pha.

Độ hấp thụ ánh sáng

Pha loãng 25 ml dung dịch cuối cùng trong phần Định lượng với 25 ml nước .

Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được có cực đại hấp thụ ở bước sóng 223 nm, 267 nm, 373 nm và 444 nm. Tỷ lệ giữa độ hấp thụ ở bước sóng 373 nm và 267 nm phải từ 0,31 đến 0,33 và tỷ lệ giữa độ hấp thụ ở bước sóng 444 nm và 267 nm phải từ 0,36 đến 0,39.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng và tránh ánh sáng

Pha động A: Acid phosphoric – nước (1 : 1000).

Pha động B: Acetonitril (TT).

Dung dịch A: Dung dịch natri acetat (TT) 1,36 %.

Dung dịch thử: Siêu âm hòa tan 0,120 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng thành 100 ml bằng dung dịch A.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 10,0 ml bằng dung dịch A. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch A.

Dung dịch đối chiếu (2): Siêu âm hòa tan riboflavin chuẩn dùng để định tính pic (chứa tạp chất C và D) có trong 1 lọ chuẩn trong 1,0 ml hỗn hợp pha động B – pha động (1 : 9).

Dung dịch đối chiếu (3): Để tạo thành tạp chất A và B, hòa tan 10 mg chế phẩm trong 1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,5 M (TT). Để dưới ánh sáng ban ngày 1,5 h. Thêm 0,5 ml acid acetic (TT) và pha loãng thành 100 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 267 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  5

90

10

5  20

90 → 80

10 → 20

20  25

80

20

25  35

80 → 50

20 → 50

35  45

50

50

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo riboflavin chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất và D.

Thời gian lưu tương đối so với riboflavin (thời gian lưu khoảng 16 min): Tạp chất C khoảng 0,2; tạp chất D khoảng 0,5; tạp chất A khoảng 1,4; tạp chất B khoảng 1,9.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic của tạp chất A và pic của tạp chất B ít nhất là 5. Sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) phải giống với sắc ký đồ được cung cấp kèm theo riboflavin chuẩn dùng để định tính pic.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất A với 0,7; tạp chất B với 1,4; tạp chất C với 2,3; tạp chất D với 1,4.

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A đã hiệu chỉnh không được lớn hơn 0,25 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,025 %).

Tạp chất B, C, D: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích của tất cả các pic tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Bỏ qua những pic (trừ pic tạp chất A) có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 7,8,10-trimethylbenzo[g]pteridin-2,4(3H,10H)-dion (lumiflavin),

Tạp chất B: 7,8-dimethylbenzo[g]pteridin-2,4(1H,3H)-dion.

Tạp chất C: 6,7-dimethyl-8-[(2S,3S,4R)-2,3,4,5-tetrahydroxypentyl]pteridin-2,4(3H,8H)- dion.

Tạp chất D: 8-(hydroxymethyl)-7-methyl-10-[(2S,3S,4R)-2,3,4,5-tetrahydroxypentyl]benzo[g]pteridin-2,4(3H,10H)-dion.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng lượng chế phẩm sau khi thử chỉ tiêu Mất khối lượng do làm khô.

Định lượng

Tiến hành trong điều kiện tránh ánh sáng.

Chuyển 65,0 mg chế phẩm vào bình định mức 500 ml màu nâu, thấm ướt chế phẩm hoàn toàn bằng 5 ml nước, thêm 5 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT), lắc để hòa tan. Ngay sau khi chế phẩm tan hoàn toàn, thêm 100 ml nước và 2,5 ml acid acetic băng (TT), thêm nước vừa đủ 500,0 ml. Hút 20,0 ml dung dịch thu được, thêm 3,5 ml dung dịch natri acetat (TT) 1,4 % và thêm nước vừa đ 200,0 ml. Đo độ hấp thụ của dung dịch thu được ở bước sóng cực đại 444 nm.

Tính hàm lượng riboflavin, C17H20N4O6, theo (1 %, 1 cm), lấy 328 là giá trị (1 %, 1 cm) của riboflavin ở bước sóng 444 nm.

Bảo quản

Trong bao bì kín và tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Vitamin nhóm B.

Chế phẩm

Viên nén.

RIBOFLAVIN NATRI PHOSPHAT

Riboflavini natrii phosphas

C17H20N4NaO9P P.t.l: 478,3

Riboflavin natri phosphat là một hỗn hợp chứa thành phần chủ yếu là riboflavin 5’-(natri hydrophosphat) và các riboflavin natri monophosphat khác, phải cha từ 73,0 % đến 79,0 % riboflavin (C17H20N4O6P.t.l: 376,4), tính theo chế phẩm đã làm khô. Chế phẩm chứa nước.

Tính chất

Bột kết tinh màu vàng hay vàng cam, hút m.

Tan trong nước, rất khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong dung dịch đệm phosphat pH 7,0 (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch đệm phosphat pH 7,0 (TT). Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở dải bước sóng t 230 nm đến 350 nm, dung dịch có cực đại hấp thụ ở bưc sóng 266 nm với giá trị (1 %, 1 cm) từ 580 đến 640.

B. Trong phần Tạp chất liên quan, pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có thời gian lưu và diện tích tương tự với thời gian lưu và diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

C. Hòa tan khoảng 10 mg chế phẩm trong dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) và pha loãng thành 100 ml bằng cùng dung môi. Đ 1 ml dung dịch thu được dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm trong 5 minthêm một lượng acid acetic (TT) vừa đủ để acid hóa dung dịch, dùng chỉ thị là giấy quỳ xanh (TT) và lắc với 2 ml methylen clorid (TT). Lp dưới phải có huỳnh quang vàng.

D. Cho 10 ml acid nitric (TT) vào 0,5 g chế phẩm, bốc hơi trên cách thủy đến khô. Nung cắn đến trắng, hòa tan cắn trong 5 ml nước và lọc. Dịch lọc cho phản ứng (A) của natri và phản ứng (B) của phosphat (Phụ lục 8.1).

pH

Từ 5,0 đến 6,5 (Phụ lục 6.2).

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Góc quay cực riêng

Từ +38,0o đến +43,0o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong 18,2 ml dung dịch acid hydrocloric 25 % (TT) và pha loãng thành 25,0 ml bằng nước để đo.

Tạp chất E

Cho 10 ml methylen clorid (TT) vào 35 mg chế phẩm và lắc trong 5 min, lọc. Dịch lọc không được có màu đậm hơn dung dịch màu mẫu VN6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất E: 7,8,10-trimethylbenzo[g]pteridin-2,4(3H,10H)-dion (lumiflavin).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Tiến hành tránh ánh sáng.

Pha động: Methanol – dung dịch kali dihydrophosphat 0,735 % (15 : 85).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 50 ml nước và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 8,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 60 mg riboflavin chuẩn (tạp chất D) trong 1 ml acid hydrocloric (TT) và pha loãng thành 250,0 ml bằng nước. Pha loãng 4,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 0,100 g riboflavin natri phosphat chuẩn trong 50 ml nước và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 8,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 266 nm.

Tốc độ dòng: 2 ml/min.

Thể tích tiêm: 100 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký đến khi pic riboflavin được rửa giải hoàn toàn.

Thời gian lưu tương đối so với riboflavin 5‘-monophosphat (thời gian lưu khoảng 20 min): Tạp chất khoảng 0,2; tạp chất khoảng 0,3; tạp chất C khoảng 0,5; riboflavin 3’-monophosphat khoảng 0,7; riboflavin 4′-monophosphat khong 0,9; tạp chất D khoảng 2.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của riboflavin 4’-monophosphat và pic của riboflavin 5’-monophosphat ít nhất là 1,5.

Tính hàm lượng phần trăm của riboflavin tự do (tạp chất D) và của riboflavin trong các dạng riboflavin diphosphat (tạp chất A, B và C) từ diện tích của các pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử và lượng riboflavin tự do trong dung dịch đối chiếu (1).

Giới hạn:

Tạp chất D: Không được quá 6,0 % (tính theo chế phẩm đã làm khô).

Tng tạp chất A, B và C: Không được quá 6,0 % (tính theo chế phẩm đã làm khô).

Ghi chú:

Tạp chất A: Riboflavin 3’,4′-diphosphat.

Tạp chất B: Riboflavin 3’,5′-diphosphat.

Tạp chất C: Riboflavin 4′,5’-diphosphat.

Tạp chất D: Riboflavin.

Phosphat vô cơ

Không được quá 1,5 %.

Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi (dung dịch A). Lấy 5 ml dung dịch A, thêm 10 ml nước, 5 ml dung dịch đệm đng sulfat pH 4,0 (TT), 2 ml dung dịch amoni molybdat 3 %, 1 ml dung dịch mới pha chứa 2 % 4-methylaminophenol sulfat (TT) và 5 % natri metabisulfit (TT), 1 ml dung dịch acid percloric 3 % (tt/tt) và thêm nước vừa đủ 25,0 ml.

Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong vòng 15 min ở bước sóng 800 nm, chuẩn bị mu trắng tương tự như trên nhưng không có chế phẩm.

Độ hấp thụ đo được không được lớn hơn độ hấp thụ của dung dịch đối chiếu được chuẩn bị tương tự dung dịch thử dùng 15 ml dung dịch phosphat mẫu 5 phần triệu PO4 (TT) thay cho 5 ml dung dịch A và 10 ml nước.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Cân 2,0 g chế phẩm vào chén nung, thêm tng giọt một 2 ml acid nitric (TT) và 0,25 ml acid sulfuric (TT). Đun nóng cẩn thận đến khi khói trắng bay ra, nung. Chiết cắn đã để nguội hai lần, mỗi lần với 2 ml acid hydrocloric (TT). Bốc hơi dịch chiết tới khô. Hòa tan cắn thu được trong 2 ml dung dịch acid acetic 2 M (TT) và pha loãng thành 20 ml bằng nước. Lấy 12 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương pháp 1. Dung 10 mdung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 8,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC; áp suất không quá 0,7 kPa; 5 h).

Định lượng

Tiến hành định lượng tránh ánh sáng.

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 150 ml nước, thêm 2 ml acid acetic băng (TT) và thêm nước thành 1000,0 ml. Lấy 10,0 ml dung dịch thu được, thêm 3,5 ml dung dịch natri acetat (TT) 1,4 % và thêm nước thành 50,0 ml. Đo độ hấp thụ của dung dịch thu được (Phụ lục 4.1) ở bước sóng cực đại 444 nm. Tính hàm lượng riboflavin, C17H20N4O6, theo (1 %, 1 cm), lấy 328 là giá trị (1 %, 1 cm) của riboflavin ở bước sóng 444 nm.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Chế phẩm

Thuốc tiêm vitamin B hỗn hợp.

RIFAMPICIN

Rifampicinum

C43H58N4O12 P.t.l: 823

Rifampicin là (2S,12Z,14E,16S,17S,18R,19R,20R,21S, 22R,23S,24E)-5,6,9,17,19-pentahydroxy-23-methoxy-2,4,12,16,18,20,22-heptamethyl-8-[[(4-methylpiperazin-1-yl)imino]methyl]-1,11-dioxo-1,2 hydro-2,7-(epoxypen-tadeca[1,11,13]trienimino)naphto[2,1-b]furan-21-yl acetat, là kháng sinh bán tổng hợp từ rifamycin SV, phải chứa từ 97,0 % đến 102,0 % C43H58N4O12, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu nâu đỏ hoặc đỏ nâu. Khó tan trong nước, khó tan trong aceton và ethanol 96 %, tan trong methanol.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của rifampicin chuẩn. Chuẩn bị mẫu thử thành bột nhão trong parafin lỏng (TT).

B. Hòa tan 50 mg chế phẩm trong 50 ml methanol (TT), pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 50 ml với dung dịch đệm phosphat pH 7,4 (TT). Phổ hấp thụ ánh sáng (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng từ bước sóng 220 nm đến 500 nm có 4 cực đại hấp thụ tại bước sóng 237 nm, 254 nm, 334 nm và 475 nm. Tỷ số giữa độ hấp thụ tại bước sóng 334 nm và độ hấp thụ tại 475 nm bằng khoảng 1,75.

C. Lắc 25 mg chế phẩm với 25 ml nước trong 5 min, lọc. Lấy 5 ml dịch lọc, thêm 1 ml dung dịch amoni persulfat (TT) 10 % trong dung dịch đệm phosphat pH 7,4 (TT) và lắc trong vài phút. Màu của dung dịch chuyển từ vàng cam sang đỏ tím và không xuất hiện tủa.

pH

pH của hỗn dịch chế phẩm 1,0 % trong nước không có carbon dioxyd (TT) phải từ 4,5 đến 6,5 (Phụ lục 6.2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hỗn hợp gồm 35 thể tích acetonitril (TT), 65 thể tích dung dịch có chứa 0,1 % (tt/tt) acid phosphoric (TT), 0,19 % natri perclorat (TT), 0,59 % acid citric (TT) và 2,09 % kali dihydrophosphat (TT).

Dung môi pha mẫu: Hỗn hợp dung dịch acid citric 1 M – dung dịch kali dihydrophosphat 1 M – dung dịch dikali hydrophosphat 1 M – acetonitril- nước (10 : 23 : 77 : 250 : 640).

Dung dịch thử: Hòa tan 20,0 mg chế phẩm trong acetonitril (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml với dung môi pha mẫu.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20,0 mg rifampicin quinon chuẩn trong acetonitril (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Hút 1,0 ml dung dịch thu được, thêm 1,0 ml dung dịch, thử và pha loãng thành 100,0 ml với dung môi pha mẫu.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (12 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh B (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại tại bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch đối chiếu, điều chỉnh thang đo sao cho chiều cao của 2 pic ít nhất phải bằng một nửa toàn thang đo. Phép thử chỉ có giá trị khi hệ số phân giải giữa hai pic ít nhất là 4,0 (điều chỉnh tỷ lệ acetonitril trong pha động nếu cần).

Tiêm dung dịch thử và tiến hành sắc ký với thời gian rửa giải ít nhất gp hai lần thời gian lưu của rifampicin.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ dung dịch thử:

Diện tích pic tương ứng với rifampicin quinon không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic của rifampicin quinon trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (1,5 %).

Diện tích của bất kỳ pic phụ nào khác không được lớn hơn diện tích pic của rifampicin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1,0 %) và tổng diện tích các pic này không được lớn hơn 3,5 ln diện tích pic của rifampicin trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (3,5 %).

Bỏ qua các pic của dung môi và các pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích pic của rifampicin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 80 oC; áp suất không quá 670 Pa; 4 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 2,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml với dung dịch đệm phosphat pH 7,4 (TT). Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) tại cực đại hấp thụ 475 nm, dùng dung dịch đệm phosphat pH 7,4 (TT) làm mẫu trắng. Tính hàm lượng C43H58N4O12 theo (1 %, 1 cm), lấy 187 là giá trị (1 %, 1 cm) ở 475 nm.

Bảo quản

Trong bao bì kín và trong khí nitơ, tránh ánh sáng, nhiệt độ không được quá 25 oC.

Loại thuốc

Thuốc chống lao.

Chế phẩm

Viên nang, bột pha hỗn dịch ung.

ROTUNDIN

Rotundinum

L-Tetrahydropalmatin

C21H25NO4 P.t.l : 355,43

Rotundin là 5,8,13,13α-tetrahydro-2,3,9,10-tetramethoxy-6H-dibenzo[a,g] quinolizin, phải cha từ 98,5 % đến 102,0 % C21H25NO4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh thể màu trắng hay hơi vàng, không mùi, không vị. Bị chuyển thành màu vàng khi tiếp xúc với ánh sáng hoặc nhiệt. Tan trong cloroform, hơi tan trong ethanol và ether, không tan trong nước, dễ tan trong acid sulfuric loãng.

Điểm chảy từ 141 oC đến 144 oC (Phụ lục 6.7).

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của rotundin chuẩn.

B. Trong phần Định lượng, thời gian lưu của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử tương tự thời gian lưu của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Dung dịch S: Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 10 ml nước và 1 ml dung dịch acid sulfuric loãng (TT).

Thêm 1 giọt dung dịch kali dicromat 5 % (TT) vào 2 ml dung dịch S, tủa vàng xuất hiện.

Thêm 1 giọt dung dịch natri clorid bão hòa (TT) vào 2 ml dung dịch S, tủa trắng xuất hiện.

Thêm giọt dung dịch kali fericyanid 5 % (TT) vào ml dung dịch S, tủa vàng xuất hiện, tủa này dần dần chuyển sang màu xanh lá rồi cuối cùng là màu xanh lam khi đun nóng nhẹ.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,15 g chế phẩm trong 5 ml dung dịch acid sulfuric 5 % (TT). Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu mẫu VL4 (Phụ lục 9.3, phương pháp 1).

Góc quay cực riêng

Từ -290o đến -300o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch chế phẩm có nồng độ 8 mg/ml trong ethanol 96 % (TT) để đo ở nhiệt độ 25 oC.

Độ hấp thụ riêng

Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch chế phẩm có nồng độ 30 µg/ml trong dung dịch acid sulfuric 0,5 % (TT) ở bước sóng 281 nm. Giá trị (1 %,1 cm) phải từ 150 đến 160.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Methanol – dung dịch đệm (65 : 35).

Dung dịch đệm: Hỗn hợp dung dịch gồm dung dịch kali dihydrophosphat 0,05 M(TT) và dung dịch natri heptansulfonat 0,05 M (TT) (1 : 1) và chứa 0,2 % triethylamin (TT), điều chỉnh đến pH 6,5 ± 0,05 bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong 10 ml methanol (TT), siêu âm 5 min và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 200,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 280 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu, điều chỉnh sao cho độ cao của pic chính ở 25 % thang đo. Tính số đĩa lý thuyết của cột. Số đĩa lý thuyết của cột không được ít hơn 2500 tính theo pic của rotudin. Tiêm dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của pic chính.

Giới hạn:

Tổng diện tích của tất cả các pic tạp chất trên sắc ký đồ của dung dịch thử không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (0,5 %).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8, phương pháp 3)

Dùng cắn sau nung ở phép thử Tro sulfat. Dùng dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 5,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,00 g ; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 1).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong 10 ml methanol (TT), siêu âm 5 min và pha loãng thành 50,0 ml bằng pha động. Pha loãng 5 ml dung dịch thu được thành 50 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 25 mg rotundin chuẩn trong 10 ml methanol (TT), siêu âm 5 min và pha loãng thành 50,0 ml bằng pha động. Pha loãng 5 ml dung dịch thu được thành 50 ml bằng pha động. Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Số đĩa lý thuyết của cột trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu không được nhỏ hơn 2500, tính theo pic của rotundin.

Tính hàm lượng phần trăm của C21H25NO4 trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch đối chiếu và hàm lượng của C21H25NO4 trong rotundin chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc an thần.

Chế phẩm

Viên nén.

ROXITHROMYCIN

Roxithromycinum

C41H76N2O15 P.t.l: 837,0

Roxithromycin là (3R,4S,5S,6R,7R,9R,11S,12R,13S, 14R)-4-[(2,6-dideoxy-3-C-methyl-3-O-methyl-α-L-ribo-hexopyranosyl)oxy]-14-ethyl-7,12,13-trihydroxy-10-[(EH(2-methoxyethoxy)methoxy]imino]-3,5,7,9,11,13-hexomethyl-6-[[3,4,6-trideoxy-3-(dimethylamino)-β-D-xylo-hexapyranosyl]oxy]oxacyclotetradecan-2-on, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C41H76N2O15 tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng, đa hình. Rất khó tan trong nước, dễ tan trong aceton, ethanol 96 % và methylen clorid. Khó tan trong dung dịch acid hydrocloric loãng.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của roxithromycin chuẩn. Nếu phổ có sự khác biệt, đo lại phổ của dung dịch chế phẩm và chất chuẩn có nồng độ 9,0 % trong methylen clorid (TT).

B. Trong phần Định lượng, trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải cho pic chính có thời gian lưu tương ứng với pic chính trên sc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,2 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Góc quay cực riêng

Từ -93o đến -96o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong aceton (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Acetonitril – dung dịch amoni dihydrophosphat 5,97 % đã được chnh đến pH 4,3 bằng dung dịch natri hydroxyd loãng (26 : 74).

Pha động B: Nước – acetonitril (30 : 70).

Dung môi pha mẫu: Acetonitril – dung dịch amoni dihydrophosphat 4,86 % đã được chnh đến pH 5,3 bằng dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) (30 : 70).

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong dung môi pha mẫu và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 50,0 mg roxithromycin chuẩn trong dung môi pha mẫu và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100,0 ml bằng dung môi pha mẫu.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 20,0 mg roxithromycin để xác định tính phù hợp của hệ thống trong dung môi pha mẫu, pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 1,0 ml toluen (TT) thành 100,0 ml với acetonitril (TT). Pha loãng 0,2 ml dung dịch thu được thành 200,0 ml với dung môi pha mẫu.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh là hạt hình cầu end-capped octadecylsilyl silica gel (5 µm) với kích thước lỗ xốp 10 nm và carbon gắn kết khong 19 %.

Nhiệt độ cột: 15 oC.

Detector quang phổ tử ngoại tại bước sóng 205 nm.

Thể tích tiêm: 20 µl, duy trì nhiệt độ buồng tiêm ở 8 oC.

Tốc độ dòng: 1,1 ml/min.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  50

100

0

50  51

100  90

0 → 10

51 – 80

90

10

80  81

90 → 100

10 → 0

81  100

100

0

Tiến hành sắc ký dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (2), (3) và (4).

Thời gian lưu tương đối so với roxithromycin (thời gian lưu khoảng 22 min); Tạp chất G {erythromycin 9- (E)-[O-[[(2-methoxyethoxy) methoxy] methyl]oxim]} khoảng 1,15.

Tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (3), tỷ số đnh – hõm (Hp/Hv) ít nhất là 2,0 (tỷ số này được áp dụng để đánh giá độ thích hợp hệ thống trong phép thử tạp chất liên quan, khi 2 pic không tách hoàn toàn tới chân đường nền), trong đó: HP là chiều cao tính từ đường nền của pic tạp chất G; Hv là chiều cao tính từ đường nền đến điểm thấp nhất của đường cong phân tách giữa pic tạp chất G và pic của roxithromycin.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ dung dịch thử:

Tạp chất G: Diện tích pic tạp chất G không được lớn hơn diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (2) (1,0 %).

Từng tạp chất có diện tích pic không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Tng diện tích các pic tạp chất không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (2) (3,0 %).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %). Bỏ qua pic của toluen (dùng dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic toluen).

Kim loại nặng

Không quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong hỗn hợp nước – aceton (15 : 85), pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi. Lấy 12 ml dung dịch thử tiến hành theo phương pháp 2. Chuẩn bị mẫu đối chiếu bằng cách pha loãng dung dịch chì mẫu 100 phn triệu Pb (TT) với hỗn hợp nước – aceton (15 : 85) để được dung dịch chì 1 phần triệu.

Nước

Không được quá 3,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,200 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như ở phần Tạp chất liên quan với một số thay đổi như sau:

Kích thước cột: 25 cm x 4,6 mm.

Pha động: Acetonitril – dung dịch amoni dihydrophosphat 4,91 % đã được điều chỉnh đến pH 5,3 bằng dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) (307 : 693).

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Cách tiến hành: Tiêm dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và (3).

Thời gian lưu của roxithromycin khoảng 12 min.

Tính phù hợp hệ thống: Tỷ số đỉnh-hõm (HP/HV) ít nhất phải bằng 1,5; trong đó HP là chiều cao tính từ đường nền của pic tạp chất G; HV là chiều cao tính từ đường nền đến đim thấp nhất của đường cong phân tách giữa pic tạp chất G và pic của roxithromycin trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (3).

Tính toán hàm lượng của C41H76N2O15 dựa vào diện tích pic chính của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1).

Bảo quản

Trong đồ bao gói kín.

Nhãn

Phải quy định rõ thời hạn sử dụng và điều kiện bảo quản.

Loại thuốc

Kháng khuẩn.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc bột.

RUTIN

Rutinum

Rutosid, vitamin P

C27H30O16. 3H2O P.t.l: 665,0

Rutin là 3,3’,4′,5,7-pentahydroxyflavon 3-rutinosid, một glucosid chiết được từ nụ hoa cây Hòe (Sophora japonica L), họ Đậu (Fabaceae), hoặc từ nhiều cây khác thuộc các họ thực vật khác nhau, phải chứa từ 95,0 % đến 101,0 % C27H30O16, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh màu vàng hay vàng lục.

Tan trong methanol và trong các dung dịch hydroxyd kiềm, hơi tan trong ethanol, thực tế không tan trong nước và dicloromethan.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của rutin chuẩn.

B. Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 250,0 ml với cùng dung môi, lọc nếu cần. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng methanol (TT). Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) trong khoảng từ bước sóng 210 nm đến 450 nm, dung dịch phải cho hai cực đại hấp thụ ở 257 nm và 358 nm. Độ hấp thụ riêng ở bước sóng cực đại 358 nm phải từ 305 đến 330, tính theo chế phẩm khan.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: N-butanol – acid acetic khan – nước – methyl ethyl ceton – ethyl acetat (5 : 10 : 10 : 30 : 50).

Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 25 mg rutin chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10 cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí. Phun lên bản mỏng hỗn hợp gồm 7,5 ml dung dịch kali fericyanid 1 % (TT) và 2,5 ml dung dịch sắt (III) clorid 10,5 % (TT). Quan sát bản mỏng trong vòng 10 min. Vết chính trên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử tương ứng về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu.

D. Hòa tan 10 mg chế phẩm trong 5 ml ethanol 96 % (TT). Thêm 1 g kẽm (TT) và 2 ml dung dịch acid hydrocloric 25 % (TT), sẽ xuất hiện màu đỏ.

Tạp chất hấp thụ ánh sáng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 40 ml 2-propanol (TT). Lắc trong 15 min và pha loãng thành 50,0 ml bằng 2-propanol (TT), lọc. Độ hấp thụ của dịch lọc ở các bước sóng trong khoảng từ 450 nm đến 800 nm không được quá 0,10.

Các chất không tan trong methanol

Không được quá 3 %.

Lắc 2,5 g chế phẩm với 50 ml methanol (TT) ở 20 ođến 25 otrong 15 min. Lọc qua phễu lọc thủy tinh có độ xốp 1,6 đã được sấy ở 100 ođến 105 otrong 15 min và để nguội trong bình hút ẩm rồi cân bì. Ra phễu lọc 3 lần với 20 ml methanol (TT). Sấy phễu lọc ở 100 ođến 105 otrong 30 min. Để nguội trong bình hút ẩm và cân. Khối lượng cắn thu được không được quá 75 mg.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Hỗn hợp gồm 5 thể tích tetrahydrofuran (TT) và 95 thể tích dung dịch natri dihydrophosphat 1,56 % đã được điều chỉnh đến pH 3,0 bằng acid phosphoric (TT).

Pha động B: Hỗn hợp gồm 40 thể tích tetrahydrofuran (TT) và 60 thể tích dung dịch natri dihydrophosphat 1,56 % đã được điều chỉnh đến pH 3,0 bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong 20 ml methanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động B.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10,0 mg rutin chuẩn trong 10,0 ml methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 50,0 ml bằng pha động B.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh B (5 µm).

Nhiệt độ cột: 30 oC.

Detector quang ph tử ngoại đặt ở bước sóng 280 nm.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  10

50 → 0

50 → 100

10  15

0

100

15 – 16

0 → 50

100 → 150

16  20

50

50

Thời gian lưu tương đối của các tạp chất so với rutin (thời gian lưu khoảng 7 min) như sau: Tạp chất B (kaempferol 3-rutinosid) khoảng 1,1; tạp chất (isoquercitrosid) khoảng 1,2; tạp chất C (quercetin) khoảng 2,5.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic rutin và pic tạp chất B ít nht là 2,5.

Xác định vị trí các tạp chất bằng cách so sánh với sắc ký đồ thu được của rutin chuẩn.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất với các hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất A là 0,8 và tạp chất C là 0,5.

Trên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử:

Tạp chất A, B, C: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (2 %).

Tổng diện tích của tất cả các pic tạp chất, không được lớn hơn 2 lần diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (4 %).

Bỏ qua tất cả các pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Nước

Từ 7,5 % đến 9,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,100 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 20 ml dimethylformamid (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch tetrabutylamonihydroxyd 0,1 M (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch tetrabutylamonihydroxyd 0,1 M (CĐ), tương đương với 30,53 mg C27H30O16.

Bảo quản

Trong lọ kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Bảo vệ thành mạch.

Chế phẩm

Viên nén.

SALBUTAMOL

Salbutamolum

C13H21NO3 P.t.l: 239,3

Salbutamol là (1RS)-2-[(1,1-dimethylethyl)amino]-1-[4-hydroxy-3-(hydroxymethyl)phenyl]ethanol, phải cha từ 98,0 % đến 101,0 % C13H21NO3, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột tinh thể trắng hay gần như trắng. Hơi tan trong nước, tan trong ethanol 96 %.

Chảy ở khoảng 155 okèm theo phân hủy.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của salbutamol chuẩn.

B. Hòa tan 80,0 mg chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 1 % (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 1 % (TT).

Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong dải bước sóng từ 230 nm đến 350 nm phải cho cực đại hấp thụ ở 276 nm. A (1 %, 1 cm) ở bước sóng cực đại phải từ 66 đến 75.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bn mng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Amoniac đậm đặc – nước – ethyl acetat – 2-propanol – methyl isobutyl ceton (3 : 18 : 35 : 45 : 50).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10 mg salbutamol chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 3/4 chiều dài bản mỏng. Để khô bản mỏng ngoài không khí và phun lên bản mỏng dung dịch 3-methylbenzothiazolin-2-on hydrazon hydrochlorid (TT) 0,1 % trong dung dịch methanol (TT) 90 % (tt/tt), sau đó phun dung dịch kali fericyanid (TT) 2 % trong hỗn hợp amoniac đậm đặc – nước (1 : 3), sau đó phun dung dịch methylbenzothiazolon hydrazon hydroclorid (TT) 0,1 % trong dung dịch methanol (TT) 90 % (tt/tt).

Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

D. Hòa tan 10 mg chế phẩm trong 50 ml dung dịch natri tetraborat (TT) 2 %, thêm 1 ml dung dịch 4-aminophenazon (TT) 3 %, 10 ml methylen clorid (TT) và 10 ml dung dịch kali fericyanid (TT) 2 %, lắc đều và để yên cho tách lớp. Lớp methylen clorid phải có màu đỏ cam.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và có màu không được đậm hơn dung dịch màu mẫu VN5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Góc quay cực

Từ -0,10o đến +0,10o (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – dung dịch đệm pH 3,65 (22 : 78).

Dung dịch đệm pH 3,65: Dung dịch chứa 2,87 g/l natri heptansulfonat (TT) và 2,5 g/l kali dihydrophosphat (TT) được điều chỉnh đến pH 3,65 bằng dung dịch acid phosphoric loãng (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 2,0 mg salbutamol chuẩn, 2 mg tạp chất B chuẩn của salbutamol, 3,0 mg tạp chất D chuẩn của salbutamol, 3,0 mg tạp chất F chuẩn của salbutamol và 3,0 mg tạp chất G chuẩn của salbutamol trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml bằng pha động. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan tạp chất I chuẩn của salbutamol có trong 1 lọ chuẩn trong 1,0 ml pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 3,9 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm) với diện tích bề mặt riêng 335 m2/g và kích thước lỗ xốp 10 nm, carbon chiếm 11,7 %.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 25 lần thời gian lưu của salbutamol.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic của tạp chất B, D, F và G. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của các tạp chất I.

Thời gian lưu tương đối so với salbutamol (thời gian lưu khoảng 2 min): Tạp chất B khoảng 1,3; tạp chất A khoảng 1,7; tạp chất C khong 2,0; tạp chất D khoảng 2,7; tạp chất H khoảng 3,0; tạp chất E khoảng 3,1; tạp chất G khoảng 4,1; tạp chất F khoảng 6,2; tạp chất I khoảng 23,2.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của salbutamol và pic của tạp chất B ít nhất là 3,0.

Giới hạn:

Tạp chất D: Diện tích pic tạp chất D không được lớn hơn diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Tạp chất F: Diện tích pic tạp chất F không được lớn hơn diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Tạp chất G: Diện tích pic tạp chất G không được lớn hơn diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Tạp chất A, B, C, E, H, I: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 1,5 ln diện tích pic salbutamol thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic salbutamol trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tng các tạp chất không được quá 1,0 %.

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 5-[(1RS)-2-[(1,1-dimethylethyl)amino]-1-methoxyethyl]-2- hydroxyphenyl]methanol.

Tạp chất B: (1RS)-2-[(1,1-dimethylethyl)amino]-1-(4-hydroxyphenyl)ethanol.

Tạp chất C: (1RS)-2-[(1,1-dimethylethyl)amino]-1-(4-hydroxy-3-methylphenyl)ethanol.

Tạp chất D: 5-[(1RS)-2-[(1,1-dimethylethyl)amino]-1-hydroxyethyl]-2-hydroxybenzaldehyd.

Tạp chất E: (1RS)-2-[benzyl(1,1-dimethylethyl)amino]-1-[4-hydroxy-3-(hydroxymethyl)phenyl]ethanol.

Tạp chất F: 1,1′-[oxybis[methylene(4-hydroxy-1,3-phenylen)]]bis[2-[(1,1-dimethylethyl)amino]ethanol).

Tạp chất G: 2-[benzyl(1,1-dimethylethyl)amino]-1-[4-hydroxy-3- (hydroxymethyl)phenyl]ethanon.

Tạp chất H: 4-[2-[(1,1-dimethylethyl)amino]ethyl]-2-methylphenol.

Tạp chất I: (1RS)-2-[(1,1-dimethy[ethyl)amino]-1-[4-(benzyloxy)-3- (hydroxymethyl)phenyl]ethanol.

Tạp chất J

Không được quá 0,2 %.

Hòa tan 50,0 mg trong dung dịch acid hydrocloric (TT) 0,1 % và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi. Độ hấp thụ của dung dịch thu được ở bước sóng 310 nm không được lớn hơn 0,10.

Ghi chú:

Tạp chất J: 2-[(1,1-dimethylethyl)amino]-1-[4-hydroxy-3-(hydroxymethyl)phenyl]ethanon (salbutamon).

Bor

Không được quá 50 phần triệu.

Dung dịch thử: Thêm 5 ml dung dịch chứa natri carbonat khan (TT) 1,3 % và kali carbonat (TT) 1,7 % vào 50 mg chế phẩm. Bốc hơi trên cách thủy đến khô và sấy khô ở 120 oC. Nung cắn nhanh đến khi vô cơ hóa hoàn toàn, để nguội và thêm 0,5 ml nước, 3,0 ml dung dịch curcumin (TT) 0,125 % trong acid acetic băng (TT) mới pha. Đun nóng nhẹ để hòa tan hoàn toàn, để nguội và thêm 3,0 ml hỗn hợp được điều chế bằng cách thêm từ từ và khuấy đều 5 ml acid sulfuric (TT) vào 5 ml acid acetic băng (TT). Trộn đều và để yên 30 min, pha loãng thành 100,0 ml bằng ethanol 96 % (TT), lọc và dùng dịch lọc.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 0,572 g acid boric (TT) trong 1000,0 ml nước. Pha loãng 1,0 ml dung dịch này thành 100,0 ml bằng nước. Lấy 2,5 ml dung dịch thu được, thêm 5 ml dung dịch chứa natri carbonat khan (TT) 1,3 % và kali carbonat (TT) 1,7 % và tiến hành tiếp tục như dung dịch thử.

Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu ở bước sóng cực đại khoảng 555 nm. Độ hấp thụ của dung dịch thử không được lớn hơn độ hấp thụ của dung dịch đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC),

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 30 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

1 ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 23,93 mg C13H21NO3.

Bảo quản

Trong bao bì kín và tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kích thích beta2 giao cảm, thuốc giãn phế quản.

Chế phẩm

Viên nén.

SẮT FUMARAT

Ferrosi fumaras

C4H2FeO4 P.t.l: 169,9

Sắt fumarat là sắt (II) (E)-butendioat, phải cha từ 93,0 % đến 101,0 % C4H2FeO4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột mịn, màu da cam đ hay nâu đỏ. Khó tan trong nước, rất khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai trin: Acid formic khan – methylen clorid – butanol – heptan (12 : 16 : 32 : 44).

Dung dịch thử: Thêm 25 ml hỗn hợp đồng thể tích acid hydrocloric (TT) và nước vào 1,0 g chế phẩm, đun nóng trên cách thủy 15 min. Để nguội và lọc. Dùng dịch lọc để th phép thử C. Ra cắn bằng 50 ml hỗn hợp dung dịch acid hydrocloric 2 M – nước (1 : 9). Sấy khô cắn ở 100 ođến 105 oC. Hòa tan 20 mg cắn trong aceton (TT) và pha loãng thành 10 ml vi cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg acid fumaric chuẩn trong aceton (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt 5 µl mỗi dung dịch trên lên bản mỏng. Triển khai sắc ký trong bình không bão hòa dung môi đến khi dung môi đi được 10 cm. Sấy bản mng ở 105 otrong 15 min và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Trên sắc ký đồ, vết chính của dung dịch thử phải giống vị trí và kích thước với vết chính của dung dịch đối chiếu.

B. Trn 0,5 g chế phẩm với 1 g resorcin (TT). Cho 0,5 g hỗn hợp trên vào chén nung, thêm 0,15 ml acid sulfuric (TT) và đun nóng nhẹ tạo thành khối dẻo màu đỏ thẫm. Cho cn thận khối dẻo trên vào 100 ml nước, màu vàng da cam xuất hiện và dung dịch không có huỳnh quang.

C. Dịch lọc ở phép thử phải cho phản ứng của ion sắt (II) (Phụ lục 8.1).

Sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.4.14).

Đun nóng 0,15 g chế phẩm với 8 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và 20 ml nước. Làm lạnh trong nước đá, lọc và pha loãng dịch lọc thành 30 ml bằng nước. Dùng 15 ml dung dịch thu được đ thử.

Arsen

Không được quá 5 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Trộn 1,0 g chế phẩm với 15 ml nước và 15 ml acid sulfuric (TT). Làm nóng để kết tủa hoàn toàn acid fumaric. Để nguội và thêm 30 ml nước, lọc, rửa tủa bằng nước. Tập trung dịch lọc và nước rửa, thêm nước để được 100 ml. Lấy 20 ml dung dịch thu được để thử theo phương pháp A.

Ion sắt (III)

Không được quá 2,0 %.

Trong bình nón nút mài, hòa tan 3,0 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 10 ml acid hydrocloric (TT) và 100 ml nước bằng cách đun nhanh tới sôi. Để sôi 15 s. Làm nguội nhanh, thêm 3 g kali iodid (TT), đậy bình và để chỗ tối 15 min. Thêm 2 ml dung dịch hồ tinh bột (TT) và chuẩn độ iod giải phóng bằng dung dịch natri thiosulfat 0,1 M (CĐ). Song song làm mẫu trắng. Hiệu số giữa thể tích dung dịch chuẩn độ tiêu thụ bởi mẫu thử và mẫu trắng là th tích dung dịch chuẩn độ bị iod giải phóng bởi ion sắt (III) tiêu thụ.

1 ml dung dịch natri thiosulfat 0,1 M (CĐ) tương đương vi 5,585 mg ion st (III).

Dung dịch S: Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 10 ml acid hydrocloric không có chì (TT) và 80 ml nước, đun nóng nhẹ nếu cn. Đ ngui, lọc và pha loãng thành 100 ml bằng nước.

Cadmi

Không được quá 10 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên t (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Dung dịch S.

Dung dịch chuẩn: Các dung dịch chuẩn được chuẩn bị bằng cách pha loãng từ dung dịch cadmi mu 0,1 % Cd (TT) bằng dung dịch acid hydrocloric không có chì 10 % (tt/tt).

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 228,8 nm, dùng đèn cathod rỗng cadmi làm nguồn phát xạ và ngọn lửa không khí – acetylen.

Crom

Không được quá 200 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Dung dịch S.

Dung dịch chuẩn: Các dung dịch chuẩn được chuẩn bị bằng cách pha loãng từ dung dịch crom mẫu 0,1 % Cr (TT) bằng dung dịch acid hydrocloric không có chì 10% (tt/tt).

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 357,9 nm, dùng đèn cathod rỗng crom làm nguồn phát xạ và ngọn lửa không khí – acetylen.

Chì

Không được quá 20 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Dung dịch S.

Dung dịch chuẩn: Các dung dịch chuẩn được chuẩn bị bằng cách pha loãng từ dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) bằng dung dịch acid hydrocloric không có chì 10 % (tt/tt).

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 283,3 nm, dùng đèn cathod rỗng chì làm nguồn phát xạ và ngọn lửa không khí – acetylen

Thủy ngân

Không được quá 1 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Dung dịch S.

Dung dịch chuẩn: Các dung dịch chuẩn được chuẩn bị bằng cách pha loãng từ dung dịch thủy ngân mẫu 10 phần triệu Hg (TT) bằng dung dịch acid hydrocloric không có chì 25 % (tt/tt).

Theo sự hướng dẫn của nhà sản xut thiết bị, cho 5 ml dung dịch S hay 5 ml các dung dịch chuẩn vào bình phản ứng của bộ phận hóa hơi lạnh, thêm 10 ml nước và 1 ml dung dịch thiếc (II) clorid (TT1).

Đo đ hấp thụ ở bước sóng 253,7 nm, dung đèn cathod rỗng thủy ngân làm nguồn phát xạ.

Nickel

Không được quá 200 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Dung dịch S.

Dung dịch chuẩn: Các dung dịch chuẩn được chuẩn bị bằng cách pha loãng từ dung dịch nickel mẫu 10 phần triệu Ni (TT) bằng dung dịch acid hydrocloric không có chì 10% (tt/tt).

Đo độ hấp thụ ở bưc sóng 232 nm, dùng đèn cathod rỗng nickel làm nguồn phát xạ và ngọn lửa không khí – acetylen.

Kẽm

Không được quá 500 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Dùng dung dịch pha loãng 10 lần của dung dịch S đ thử.

Dung dịch chuẩn: Các dung dịch chuẩn được chuẩn bị bằng cách pha loãng từ dung dịch kẽm mẫu 10 phần triệu Zn (TT) bằng dung dịch acid hydrocloric không có chì 1 % (tt/tt).

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 213,9 nm, dùng đèn cathod rỗng kẽm làm nguồn phát xạ và ngọn lửa không khí – acetylen.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 10 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC).

Định lượng

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong 7,5 ml dung dịch acid sulfuric 10 %) (TT) bằng cách đun nóng nhẹ. Để nguội và thêm 25 ml nước, 0,1 ml dung dịch feroin sulfat (TT). Chuẩn độ ngay lập tức bằng dung dịch ceri sulfat 0,1 M (CĐ) đến khi màu chuyển t da cam sang lục lam nhạt.

1 ml dung dịch ceri sulfat 0,1 M (CĐ) tương đương với 16,99 mg C4H2FeO4.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín, tránh ánh sáng.

SẮT OXYD

Ferrici oxydum

Fe2O3 P.t.l: 159,7.

Sắt oxyd phải chứa từ 97,0 % đến 100,5 % Fe2O3, tính theo chế phẩm đã nung.

Tính chất

Bột có thể có màu đ, vàng, đen hay gam màu khác do trộn lẫn ba màu cơ bn trên. Không tan trong nước và dung môi hữu cơ, tan trong acid hydrocloric đậm đặc khi đun nóng.

Định tính

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 50 ml acid hydrocloric (TT) và pha loãng thành 200 ml bằng nước. Dung dịch thu được cho phản ứng của ion sắt (III) (Phụ lục 8.1).

Chất tan trong nước

Không được quá 1,0 %.

Cân 2,0 g chế phẩm, thêm 100 ml nước và để trên cách thủy sôi 2 h. Lọc và rửa phễu lọc bằng nước. Bốc hơi dịch lọc và nước rửa đến khô. Sấy cắn ở 105 otrong 1 h. Cắn thu được không được quá 20 mg.

Chất không tan trong acid

Không được quá 0,1 %.

Cân 2,0 g chế phẩm, thêm 25 ml acid hydrocloric (TT) và đun sôi 20 min. Thêm 100 ml nước nóng và lọc qua phễu xốp đã cân bì trước, rửa phễu bằng nước nóng cho đến khi nước ra không còn cho phản ứng của ion clorid. Sấy phễu ở 105 otrong 1 h. Cắn thu được không được quá 2 mg.

Cht màu hữu cơ và phẩm màu đỏ

Lấy 3 cốc có mỏ, cân vào mỗi cốc 1,0 g chế phẩm. Cho riêng biệt vào mỗi cốc 25 ml cloronaphthalen (TT), 25 ml ethanol 96 % (TT), 25 ml cloroform (TT). Đun hai cc chứa ethanol 96 % và cloroform đến sôi. Đun nóng cốc còn lại trên cách thủy sôi 15 min, thnh thoảng lắc. Lọc các hỗn hợp qua giấy lọc chịu được dung môi. Nếu dịch lọc không trong thì ly tâm 15 min. Ghi phổ (Phụ lục 4.1) của các dịch lọc trong khoảng bước sóng từ 350 nm đến 750 nm, trong cốc đo dày 1 cm, mẫu trắng là các dung môi tương ứng. Trong toàn ph không được có pic nào có mật độ quang lớn hơn +0,001.

Arsen

Không được quá 3 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong vài ml acid hydrocloric (TT) bằng cách đun nóng rồi pha loãng thành 15,0 ml bằng acid hydrocloric (TT). Lấy 10,0 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương pháp A.

Chì

Không được quá 10 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Cân 2,5 g chế phẩm, thêm 35 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (TT) và lắc 1 h. Lọc, tập trung dịch lọc vào bình định mức 50 ml, thêm dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (TT) đến vạch, lắc đều.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 5,0 ml dung dịch chì mẫu 1000 phần triệu Pb (TT) vào bình định mức 100 ml, thêm 10 ml dung dịch acid hydrocloric 1 N (TT) và nước đến vạch, lắc đều. Lấy 1,0 ml dung dịch thu được vào bình định mức 100 ml, thêm 10 ml dung dịch acid hydrocloric 1 N (TT) và nước đến vạch, lắc đều. Dung dịch này có nồng độ chì 0,5 µg/ml.

Đo độ hấp thụ của các dung dịch trên ở bước sóng 217,0 nm, sử dụng đèn chì cathod rỗng làm nguồn bức xạ và ngọn lửa không khí – acetylen. Độ hấp thụ đo được của dung dịch thử không được lớn hơn độ hấp thụ đo được của dung dịch đối chiếu.

Thủy ngân

Không được quá 3 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4).

Phương pháp

Thiết bị phát hiện thủy ngân: Dùng một máy quang phổ hấp thụ nguyên tử thích hợp có khả năng đo bức xạ do hơi thủy ngân hấp thụ tại vạch cực đại 253,6 nm của thủy ngân (Ghi chú: Tráng tất cả dụng cụ thủy tinh sử dụng bằng dung dịch acid nitric 10 %, sau đó tráng kỹ lại bằng nước trước khi sử dụng).

Thiết bị tạo hơi thủy ngân: Thiết bị gồm một lưu lượng kế điều chỉnh tốc độ dòng, có khả năng điều chỉnh tốc độ dòng từ 500 ml/min đến 1000 ml/min, nối qua một van ba chiều có khóa bằng teflon vào một bình tạo hơi thủy ngân (bình sục khí 250 ml), qua một bẫy, một ống làm khô chứa magnesi perclorat, một cóng đo dài 10 cm, đường kính 25 mm, cóng được nối với đường thải khí đưa vào hốt.

Các phần nối được làm bằng thủy tinh hoặc polyvinyl clorid

Hình 1: Thiết bị tạo hơi thy ngân

A: Không khí hoặc khí nitrogen E: By thủy ngân
B: Lưu lượng kế F: ng làm khô chứa Mg(ClO4)
C: Van ba chiều G: Cóng thạch anh, dài 10 cm
D: Bình tạo hơi thủy ngân H: Đường dẫn khí thải

Thuốc thử:

Dung dịch kali permanganat 5 %: Hòa tan 5 g kali permanganat (TT) trong 100 ml nước.

Dung dịch hydroxylamin hydroclorid: Hòa tan 10 g hydroxylamin hydroclorid (TT) trong 100 ml nước.

Dung dịch thiếc (II) clorid: Hòa tan 10 g SnCl2.2H2O trong 20 ml acid hydrocloric (TT), thêm 80 ml nước.

Chuẩn bị dung dịch này hàng tuần.

Dung dịch chuẩn gốc thủy ngân 1000 µg/ml.

Dung dịch chuẩn: Pha loãng dung dịch chuẩn gốc thủy ngân 1000 µg/ml bằng nước để được dung dịch chuẩn có nồng độ thủy ngân 1 µg/ml. Hút chính xác 2,0 ml dung dịch chuẩn thủy ngân vào bình nón 100 ml, thêm 35 ml nước, 3 ml acid sulfuric (TT) và 1 ml dung dịch kali permanganat 5 %. Đậy bình bằng mặt kính đồng hồ, đun sôi vài giây, để nguội.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,67 g chế phẩm vào bình nón, thêm 35 ml dung dịch acid hydrocloric 0,5 M (TT), đun sôi. Để nguội, thêm 2 giọt dung dịch phenolphtalein (TT) và, nếu cần, trung hòa dung dịch bằng cách thêm từ từ, vừa thêm vừa khuấy, dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT) hoặc dung dịch acid sulfuric 1 N (TT). Thêm 3 ml acid sulfuric (TT) và 1 ml dung dịch kali permanganat 5 %. Đậy bình bằng mặt kính đồng hồ, đun sôi vài giây, để nguội.

Tiến hành:

Chuẩn bị thiết bị tạo hơi thủy ngân như sơ đồ, bình tạo hơi thủy ngân và bẫy được để trống, van ba chiều được để ở vị trí bypass (không khí đi qua bình tạo hơi thủy ngân). Nối thiết bị tạo hơi thủy ngân với cóng đo, điều chỉnh dòng không khí hay nitơ sao cho trong quá trình đo tiếp theo thu được độ hấp thụ cao nhất và lặp lại mà không gây tạo bọt quá nhiều với dung dịch thử. Đợi đến khi thu được đường nền phẳng ở bước sóng 253,6 nm theo hướng dẫn sử dụng thiết bị quang phổ hấp thụ nguyên tử.

Xử lý dung dịch chuẩn và dung dịch thử tương tự nhau như sau: Thêm từng giọt dung dịch hydroxylamin hydroclorid vào để loại kali permanganat dư cho tới khi dung dịch thu được trở thành không màu. Lập tức chuyển toàn bộ dung dịch vào bình tạo hơi thủy ngân, tráng bình chứa bằng nước, chuyển vào bình tạo hơi thủy ngân, rồi pha loãng dung dịch trong bình tạo hơi thủy ngân bằng nước đến 100 ml. Thêm 2 ml dung dịch thiếc (II) clorid, lập tức nối bình tạo hơi thủy ngân vào thiết bị tạo hơi thủy ngân. Xoay van ba chiều từ vị trí bypass sang vị trí hóa hơi, tiếp tục quá trình hóa hơi cho tới khi độ hấp thụ tăng đến đỉnh rồi trở lại đường nền. Sau mỗi lần đo tháo bình tạo hơi khỏi thiết bị, rửa sạch bằng nước. Độ hấp thụ của dung dịch thử không được cao hơn độ hấp thụ của dung dịch chuẩn.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 1,500 g chế phẩm, thêm 25 ml acid hydrocloric (TT) và đun nóng trên cách thủy tới khi hòa tan hoàn toàn. Thêm 10 ml dung dịch hydrogen peroxyd 10 tt (TT) và bốc hơi trên cách thủy tới gần cạn để đuổi hết hydrogen peroxyd. Thêm 5 ml acid hydrocloric (TT) và đun nóng để hòa tan cắn, thêm 25 ml nước, lọc vào bình định mức 250 ml, rửa phễu bằng nước và thêm nước tới vạch. Lấy 50 ml dung dịch thu được vào bình nón nút mài, thêm 3 g kali iodid (TT) và 5 ml acid hydrocloric (TT), đậy nắp bình, để yên 15 min. Thêm 50 ml nước và chuẩn độ lượng iod giải phóng bằng dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ), dùng dung dịch hồ tinh bột (TT) làm chỉ thị. Song song làm mẫu trắng.

1 ml dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ) tương đương với 7,985 mg Fe2O3.

Để tính hàm lượng Fe2O3 theo chế phẩm đã nung, nung 2,0 g chế phẩm ở nhiệt độ 800 oC ± 25 oC đến khối lượng không đi.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín.

SẮT (II) SULFAT

Ferrosi sulfas

FeSO4.7H2O P.t.l: 278,0

Sắt (II) sulfat phải chứa từ 98,0 % đến 105,0 % FeSO4.7H2O.

Tính chất

Bột kết tinh màu xanh lục nhạt hay tinh thể xanh lục lam, lên hoa trong không khí và bị oxy hóa trong không khí ẩm thành màu nâu.

Dễ tan trong nước, rất tan trong nước sôi, thực tế không tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Chế phẩm phải cho phản ứng của sulfat (Phụ lục 8.1).

B. Chế phẩm phi cho phản ứng (A) của ion sắt (II) (Phụ lục 8.1).

C. Chế phẩm phải đạt yêu cầu về giới hạn hàm lượng.

pH

Từ 3,0 đến 4,0 (Phụ lục 6.2).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Clorid

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.5).

Dung dịch S: Hòa tan 4,0 g chế phẩm trong dung dịch acid nitric không có chì 5 % (tt/tt) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Pha loãng 5 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước và thêm 5 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT) rồi tiến hành thử. Chuẩn bị mẫu đối chiếu gồm 8 ml dung dịch clorid mẫu 5 phần triệu Cl (TT) và 5 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT) và 2 ml nước. Dùng 0,15 ml dung dịch bạc nitrat 1,7 % (TT) trong phép thử này.

Crom

Không được quá 50 phần triệu.

Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 2).

Dung dịch thử: Dung dịch S.

Dãy dung dịch chuẩn: Pha loãng dung dịch crom mẫu 100 phần triệu Cr (TT) bằng dung dịch acid nitric không có chì (TT) 5 % (tt/tt).

Đo độ hấp thụ tại bước sóng 357,9 nm, dùng đèn cathod rỗng của crom làm nguồn bức xạ với dải truyền qua 1 mm và ngọn lửa không khí – acetylen.

Đồng

Không được quá 50 phần triệu.

Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 2).

Dung dịch thử: Dung dịch S.

Dãy dung dịch chuẩn: Pha loãng dung dịch đồng mẫu 100 phần triệu Cu (TT) bằng dung dịch acid nitric không có chì 5 % (tt/tt).

Đo độ hấp thụ tại bước sóng 324,7 nm, dùng đèn cathod rỗng của đồng làm nguồn bức xạ với dải truyn qua 1 mm và ngọn lửa không khí – acetylen.

Ion sắt (III)

Không được quá 0,3 %.

Trong bình nón nút mài, hòa tan 5,00 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 10 ml acid hydrocloric (TT) và 100 ml nước không có carbon dioxyd (TT). Thêm 3 g kali iodid (TT), đậy nắp bình và để chỗ tối 5 min. Chuẩn độ iod giải phóng bằng dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ) với chỉ thị là 0,5 ml dung dịch hồ tinh bột (TT) cho vào cuối chuẩn độ. Song song làm mẫu trắng. Lượng dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ) tiêu thụ không được quá 2,7 ml.

Mangan

Không được quá 0,1 %.

Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 2).

Dung dịch thử: Pha loãng 1,0 ml dung dịch S thành 20,0 ml bằng dung dịch acid nitric không có chì 5 % (tt/tt).

Dãy dung dịch chuẩn: Pha loãng dung dịch mangan mẫu 1000 phần triệu Mn (TT) bằng dung dịch acid nitric không có chì 5 % (tt/tt).

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 279,5 nm, dùng đèn cathod rỗng của mangan làm nguồn bức xạ với dải truyền qua 1 mm và ngọn lửa không khí – acetylen.

Niken

Không được quá 50 phần triệu.

Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 2).

Dung dịch thử: Dung dịch S.

Dãy dung dịch chuẩn: Pha loãng dung dịch niken mẫu 10 phần triệu Ni (TT) bằng dung dịch acid nitric không có chì 5 % (tt/tt).

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 232,0 nm, dùng đèn cathod rỗng của niken làm nguồn bức xạ với dải truyền qua 1 mm và ngọn lửa không khí – acetylen.

Kẽm

Không được quá 50 phần triệu.

Phương pháp phổ hấp thụ nguyên t (Phụ lục 4.4, phương pháp 2).

Dung dịch thử: Dung dịch S.

Dãy dung dịch chuẩn: Pha loãng dung dịch kẽm mẫu 100 phần triệu Zn (TT) bằng dung dịch acid nitric không có chì 5 % (tt/tt).

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 213,9 nm, dùng đèn cathod rỗng của kẽm làm nguồn bức xạ với di truyền qua 1 mm và ngọn lửa không khí – acetylen.

Định lượng

Hòa tan 2,5 g natri hydrocarbonat (TT) trong hỗn hợp gồm 150 ml nước và 10 ml acid sulfuric (TT). Khi hết si bọt, thêm 0,500 g chế phẩm vào hỗn hợp và lắc nhẹ đ hòa tan. Thêm 0,1 ml ferroin (TT) và chuẩn độ ngay bằng dung dịch amoni ceri nitrat 0,1 M (CĐ) đến khi màu đ biến mất.

1 ml dung dịch amoni ceri nitrat 0,1 M (CĐ) tương đương với 27,80 mg FeSO4.7H2O.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Phòng và điều trị thiếu máu do thiếu sắt.

Chế phẩm

Viên bao.

SẮT (II) SULFAT KHÔ

Ferrosi sulfas siccum

FeSO4 P.t.l: 151,9

Sắt (II) sulfat khô là sắt (II) sulfat đã bị loại một phần nước kết tinh do sấy, phải chứa từ 86,0 % đến 90,0 % FeSO4.

Tính chất

Bột trắng hơi xám.

Hòa tan chậm trong nước, rất tan trong nước sôi, thực tế không tan trong ethanol 96 %.

Bị oxy hóa trong không khí ẩm thành màu nâu.

Định tính

A. Chế phẩm phải cho phản ứng của sulfat (Phụ lục 8.1).

B. Chế phẩm phải cho phản ứng (A) của ion sắt (II) (Phụ lục 8.1).

C. Chế phẩm phải đạt yêu cầu về giới hạn hàm lượng.

pH

Từ 3,0 đến 4,0 (Phụ lục 6.2).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Clorid

Không được quá 0,03 % (Phụ lục 9.4.5).

Hòa tan 2,5 g trong nước, thêm 0,5 ml dung dịch acid sulfuric loãng (TT) và pha loãng thành 50 ml bng nước. Pha loãng 3,3 ml dung dịch thu được thành 10 ml bằng nước và thêm 5 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT) rồi tiến hành thử. Chuẩn bị mẫu đối chiếu gồm 10 ml dung dịch clorid mẫu 5 phần triệu Cl (TT) và 5 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT). Dùng 0,15 ml dung dịch bạc nitrat 1,7 % (TT) trong phép thử này.

Crom

Không được quá 100 phần triệu.

Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 2).

Dung dịch S: Hòa tan 2,00 g chế phẩm trong dung dịch acid nitric không có chì 5 % (tt/tt) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử: Dung dịch S.

Dãy dung dịch chuẩn: Pha loãng dung dịch crom mẫu 100 phần triệu Cr (TT) bằng dung dịch acid nitric không có chì 5 % (tt/tt).

Đo độ hấp thụ tại bước sóng 357,9 nm, dùng đèn cathod rỗng của crom làm nguồn bức xạ với dải truyền qua 1 mm và ngọn lửa không khí – acetylen.

Đồng

Không được quá 50 phần triệu.

Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 2).

Dung dịch thử: Dung dịch S.

Dãy dung dịch chuẩn: Pha loãng dung dịch đồng mẫu 100 phần triệu Cu (TT) bằng dung dịch acid nitric không có chì 5 % (tt/tt).

Đo độ hấp thụ tại bước sóng 324,7 nm, dùng đèn cathod rỗng của đồng làm nguồn bức xạ với dải truyền qua 1 mm và ngọn lửa không khí – acetylen.

Ion sắt (III)

Không được quá 0,5 %.

Trong bình nón nút mài, hòa tan 5,00 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 10 ml acid hydrocloric (TT) và 100 ml nước không có carbon dioxyd (TT). Thêm 3 g kali iodid (TT), đậy nắp bình và đ chỗ tối 5 min. Chuẩn độ iod giải phóng bằng dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ) với chỉ thị là 0,5 ml dung dịch hồ tinh bột (TT) cho vào cuối chuẩn độ. Song song làm mẫu trắng. Lượng dung dịch natri thiosulfat 0,1 N (CĐ) tiêu thụ không được quá 4,5 ml.

Mangan

Không được quá 0,1 %.

Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 2).

Dung dịch thử: Pha loãng 1,0 ml dung dịch S thành 20,0 ml bằng dung dịch acid nitric không có chì 5 % (tt/tt).

Dãy dung dịch chuẩn: Pha loãng dung dịch mangan mẫu 1000 phần triệu Mn (TT) bằng dung dịch acid nitric không có chì 5 % (tt/tt).

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 279,5 nm, dùng đèn cathod rỗng của mangan làm nguồn bức xạ với dải truyền qua 1 mm và ngọn lửa không khí – acetylen.

Niken

Không được quá 100 phần triệu.

Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 2).

Dung dịch thử: Dung dịch S.

Dãy dung dịch chuẩn: Pha loãng dung dịch niken mẫu 10 phần triệu Ni (TT) bằng dung dịch acid nitric không có chì 5 % (tt/tt).

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 232,0 nm, dùng đèn cathod rỗng của niken làm nguồn bức xạ với dải truyền qua 1 mm và ngọn lửa không khí – acetylen.

Kẽm

Không được quá 100 phần triệu.

Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 2).

Dung dịch thử: Dung dịch S.

Dãy dung dịch chuẩn: Pha loãng dung dịch kẽm mẫu 100 phần triệu Zn (TT) bằng dung dịch acid nitric không có chì 5 % (tt/tt).

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 213,9 nm, dùng đèn cathod rỗng của kẽm làm nguồn bức xạ với dải truyền qua 1 mm và ngọn lửa không khí – acetylen.

Định lượng

Hòa tan 2,5 g natri hydrocarbonat (TT) trong hỗn hợp gồm 150 ml nước và 10 ml acid sulfuric (TT). Khi hết sủi bọt, thêm 0,140 g chế phẩm vào hỗn hợp và lắc nhẹ để hòa tan. Thêm 0,1 ml ferroin (TT) và chuẩn độ ngay bằng dung dịch amoni ceri nitrat 0,1 M (CĐ) đến khi màu đ biến mất.

ml dung dịch amoni ceri nitrat 0,1 M (CĐ) tương đương với 15,19 mg FeSO4.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Phòng và điều trị thiếu máu do thiếu sắt.

Chế phẩm

Viên bao.

SORBITOL

Sorbitolum

C6H14O6 P.t.l: 182,2

Sorbitol là D-glucitol (D-sorbitol), phải chứa từ 97,0 % đến 102,0 % C6H14O6, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hay gần như trắng, đa hình.

Rất dễ tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Trong phần Định lượng, pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có thời gian lưu và kích thước tương tự như thời gian lưu và kích thước của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

B. Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 5 ml anhydrid acetic (TT) và 0,5 ml pyridin (TT) bằng cách làm nóng, để yên 10 min. Đổ hỗn hợp trên vào 25 ml nước, để yên trong nước đá 2 h và lọc. Lấy tủa, kết tinh lại trong một lượng nhỏ ethanol 96 % (TT) và sấy khô trong chân không, điểm chảy của tủa thu được phải từ 98 ođến 104 o(Phụ lục 6.7).

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Propanol – ethyl acetat – nước (70 : 20 : 10).

Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 25 mg sorbitol chuẩn trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 25 mg manitol chuẩn, 25 mg sorbitol chuẩn trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 17 cm. Lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí và phun dung dịch acid 4 – aminobenzoic (TT). Để khô bản mỏng trong luồng không khí lạnh đến khi aceton bay hết. Sấy bản mỏng ở 100 oC trong 15 min. Để nguội và phun dung dịch natri periodat 0,2 %. Để khô bản mỏng trong luồng không khí lạnhSấy bản mỏng ở 100 oC trong 15 min.

Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vị trí, màu sắc và kích thước tương ứng với vết chính trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (1).

Phép thử chỉ có giá trị khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) có 2 vết tách rõ ràng riêng biệt.

D. Góc quay cực riêng từ +4,0o đến +7,0o tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 5,00 g chế phẩm và 6,4 g dinatri tetraborat (TT) trong 40 ml nước, để yên 1 h, thỉnh thoảng lắc, và pha loãng thành 50,0 ml bằng nước. Lọc nếu cần.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Độ dẫn điện

Không được quá 20 µS.cm1 (Phụ lục 6.10).

Hòa tan 20,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Đo độ dẫn điện của dung dịch thu được, vừa đo vừa khuấy nhẹ bằng khuấy từ.

Đường kh

Không được quá 0,2 % tính theo glucose.

Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 6 ml nước bằng cách đun nóng nhẹ. Để nguội, thêm 20 ml dung dịch đồng – citrat (TT) và vài viên bi thủy tinh. Đun nóng sao cho sau 4 min thì sôi và đun sôi tiếp 3 min. Làm nguội nhanh và thêm 100 ml dung dịch acid acetic băng 2,4 % (tt/tt), 20,0 ml dung dịch iod 0,05 N (CĐ). Vừa lắc vừa thêm 25 ml hỗn hợp acid hydrocloric – nước (6 : 94). Khi tủa tan hết, chuẩn độ iod tha bằng dung dịch natri thiosulfat 0,05 N (CĐ) dùng 1 ml dung dịch hồ tinh bột (TT) làm chỉ thị, cho vào cuối phép chuẩn độ. Thể tích dung dịch natri thiosulfat 0,05 N (CĐ) tiêu thụ không được ít hơn 12,8 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Nước đã loại khí.

Dung dịch thử: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 20 ml nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,50 g sorbitol chuẩn trong 2 ml nước và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 2,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 5,0 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 100,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 0,5 g sorbitol (TT) và 0,5 g manitol (TT) (tạp chất A) trong 5 ml nước và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (0,3 m x 7,8 mm) được nhồi nhựa trao đổi cation mạnh (dạng calci) (TT) (9 µm).

Nhiệt độ cột: 85 oC ± 1 oC.

Tốc độ dòng: 0,5 ml/min.

Detector khúc xạ kế được giữ ở nhiệt độ không đổi.

Thể tích tiêm: 20 µl

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (2), (3) và (4).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của sorbitol.

Thời gian lưu tương đối so với sorbitol (thời gian lưu khoảng 27 min): Tạp chất C khoảng 0,6; tạp chất A khoảng 0,8; tạp chất B khoảng 1,1.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4), độ phân giải giữa pic tạp chất A và pic sorbitol ít nhất là 2.

Giới hạn:

Tạp chất bất kỳ: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (2 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (3 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,1 %)

Ghi chú:

Tạp chất A: D-mannitol.

Tạp chất B: D-iditol.

Tạp chất C: 4-O-α-D-glucopyranosyl-D-glucitol (D-maltitol).

Chì

Không được quá 0,5 phần triệu (Phụ lục 9.4.4).

Nickel

Không được quá 1 phần triệu (Phụ lục 9.4.10).

Hòa tan chế phẩm trong 150,0 ml hỗn hợp dung môi quy định.

Nước

Không được quá 1,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 1,00 g chế phẩm.

Độ nhiễm khuẩn (Phụ lục 13.6)

Nếu chế phẩm dự định dùng để sản xuất thuốc tiêm:

Tổng số vi sinh vật hiếu khí không được quá 100 CFU/g.

Nếu chế phẩm không dùng để sn xuất thuốc tiêm:

Tổng số vi sinh vật hiếu khí không được quá 1000 CFU/g.

Tổng số nấm không được quá 100 CFU/g.

Không được có Escherichia coli và Salmonella.

Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 4 EU/g đối với thuốc tiêm có nồng độ sorbitol thấp hơn 100 g/l và không được quá 2,5 EU/g đối với thuốc tiêm có nồng độ sorbitol bằng hoặc cao hơn 100 g/l (Phụ lục 13.2) nếu chế phẩm dự định dùng để sản xuất thuốc tiêm mà không có phương pháp khác thích hợp để loại nội độc tố vi khuẩn.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1).

Tính hàm lượng phần trăm của D-sorbitol trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng của C6H14O6 trong sorbitol chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Nhãn phải ghi nồng độ tối đa của nội độc tố vi khuẩn và có thích hợp để pha thuốc tiêm không.

Nhãn

Phải ghi nồng độ tối đa nội độc tố vi khuẩn và chế phẩm có đạt yêu cầu để sản xuất thuốc tiêm hay không.

Loại thuốc

Dùng trong các dịch truyền dinh dưỡng.

Nhuận tràng.

SPARTEIN SULFAT

Sparteini sulfas

C15H26N2.H2SO4.5H2O P.t.l: 422,4

Spartein sulfat là muối sulfat của dodecahydro methano-7,14 2H,6H-dipyrido[1,2-a: 1’, 2’-e][diazo-cin- 1,5]-(7S, 7aR, 14S, 14aS), phải cha từ 98,0 % đến 101,0 % C15H28O4N2S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh thể không màu. Dễ tan trong nước và ethanol 96 %, thực tế không tan trong ether.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: C, D, E.

Nhóm II: A, B, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của spartein sulfat chuẩn.

B. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Góc quay cực riêng.

C. Trong phần Tạp chất liên quan, vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) về vị trí, màu sắc và kích thước.

D. Hòa tan 1 g chế phẩm trong 10 ml nước. Thêm 1 ml dung dịch thủy ngân (II) clorid 5 % (TT) vào 5 ml dung dịch trên, không tạo thành tủa. Thêm từng giọt, vừa thêm vừa lắc mạnh 0,5 ml acid hydrocloric (TT), tủa xuất hiện. Thêm 1 ml dung dịch natri hydroxyd 10 N (TT) vào phần dung dịch còn lại, tạo thành một lớp đục như sữa, đun nóng nhẹ trong cách thủy sẽ tụ lại thành từng giọt dầu nhỏ trên bề mặt.

E. Chế phẩm cho phản ứng của sulfat (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

pH của dung dịch S phải từ 3,0 đến 4,0 (Phụ lục 6.2).

Góc quay cực riêng

Từ -26o đến -30o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Diethylamin – ethyl acetat – cyclohexan (5 : 25 : 70).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,1 g spartein sulfat chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100 ml bằng methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 5 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 10 ml bằng methanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Sấy bản mỏng ở 100 ođến 105 otrong vòng 5 min, sau đó để bản mỏng nguội. Phun lên bản mỏng dung dịch kali iodobismuthat (TT) tới khi xuất hiện các vết. Trên sắc ký đồ thu được với dung dịch thử không được có bất cứ vết phụ nào ngoài vết chính có màu đậm hơn vết chính của sắc ký đồ thu được với dung dịch đối chiếu (2) và chỉ cho phép một vết có thể đậm hơn vết chính trên sắc ký đồ thu được với dung dịch đối chiếu (3).

Mất khối lượng do làm khô

Từ 19,5 % đến 22,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,0 g; 100 ođến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 1).

Dùng cắn thu được trong phép thử Mất khối lượng do làm khô.

Định lượng

Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong 30 ml acid acetic khan (TT). Thêm 1 ml anhydrid acetic (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định đim tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

1 ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 33,24 mg C15H28O4N2S.

Bảo quản

Trong lọ kín.

SPECTINOMYCIN HYDROCLORID

Spectinomycini hydrocloridum

C14H24N2O7.2HCl.5H2O P.t.l: 495,35

Spectinomycin hydroclorid là (2R,4aR,5aR,6S,7S,8R,9S,9aR,10aS)4a,7,9-trihydroxy-2-methyl-6,8-bis(methylamino)-decahydro-4H-pyrano[2,3-b][1,4]benzodioxin-4-on dihydroclorid pentahydrat (spectinomycin dihydroclorid pentahydrat). Chế phẩm phải chứa ít nhất 603 μg spectinomycin (C14H24N2O7) trong 1 mg.

Tính chất

Bột màu trắng hay gần như trắng, ít hút ẩm. Dễ tan trong nước, rất khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại của chế phẩm (Phụ lục 4.2) phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của spectinomycin hydroclorid chuẩn (không sấy mẫu trước khi đo).

pH

Từ 3,8 đến 5,6 (Phụ lục 6.2).

Dùng chế phẩm nồng độ 10 mg/ml để đo.

Nước

Từ 16,0 % đến 20,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,100 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩmCắn sau khi đốt cháy được làm ẩm bằng 2 ml acid nitric (TT) và 5 giọt acid sulfuric (TT).

Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 0,09 EU/mg (Phụ lục 13.2).

Nếu chế phẩm dùng để sản xuất thuốc tiêm mà trong quy trình không có giai đoạn tiến hành loại bỏ nội độc tố vi khuẩn thì phải đáp ứng yêu cầu của phép thử này.

Thử vô khuẩn

Tiến hành thử theo phương pháp màng lọc (Phụ lục 13.7).

Nếu trên nhãn ghi vô khuẩn thì phải đáp ứng yêu cầu của phép thử này.

Định lượng

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch chuẩn nội: Hòa tan triphenylantimony trong dimethylformamid (TT) để được dung dịch có nồng độ 2 mg/ml.

Dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 30 mg spectinomycin hydroclorid chuẩn vào bình nón 25 ml có nắp. Thêm 10,0 ml dung dịch chuẩn nội và 1,0 ml hexamethyldisilazan (TT), để trong 1 h và thỉnh thoảng lắc.

Dung dịch thử: Tiến hành như dung dịch chuẩn, thay spectinomycin hydroclorid chuẩn bằng chế phẩm.

Điều kiện sắc ký:

Cột thủy tinh kích thước (60 cm x 3 mm) được nhồi diatomit đã được silan hóa dùng cho sắc ký được tm 5 % poly[methyl(95)phenyl(5)]siloxan.

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký.

Tốc độ dòng: 45 ml/min.

Nhiệt độ: Cột 190 oC, detector 220 oC, buồng tiêm 215 oC.

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn, độ phân giải giữa các pic chính ít nhất là 2,0. Độ lệch chuẩn tương đối của tỷ lệ pic đáp ứng (Rs) từ 6 lần tiêm lặp lại của dung dịch chuẩn không được lớn hơn 3,5 %.

Tính tỷ lệ đáp ứng của pic spectinomycin và pic chuẩn nội trên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử (Ru) và tỷ lệ này trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (Rs).

Tính hàm lượng C14H24N2O7 (µg) trong chế phẩm theo công thức sau:

P(Ws)(Ru/Rs)

Trong đó:

 là hàm lượng của spectinomycin hydroclorid chuẩn (µg/mg);

Ws  là khối lượng của spectinomycin hydroclorid chuẩn đã dùng trong dung dịch chuẩn (mg).

Bảo quản

Trong bao kín. Nếu chế phẩm vô khuẩn thì phải bảo quản trong đồ đựng kín và vô khuẩn.

Loại thuốc

Thuốc kháng sinh.

SPIRAMYCIN

Spiramicinum

Spiramycin là một kháng sinh nhóm macrolid được tạo ra khi nuôi cấy các chng vi khuẩn Streptomyces ambofaciens hoặc thu được bằng các phương pháp khác. Thành phần chính là (4R,5S,6S,7R,9R,10R,11E,13E,16R)-6-[[3,6-dideoxy-4-O-(2,6-dideoxy-3-C-methyl-α-L-ribo-hexopyranosyl)-3-(dimethylamino)-β-D-glucopyranosyl]oxy]-4-hydroxy-5-methoxy-9,16-dimethyl-7-(2-oxoethyl)-10-[[2,3,4,6-tetradeoxy-4-(dimethylamino)-D-erythro-hexopyranosyl]oxy]oxacyclohexadeca-11,13-dien-2-on (spiramycin I, p.t.l: 843). Ngoài ra còn có spiramycin II (4-O-acetylspiramycin I) và spiramycin III (4-O-propanoylspiramycin I). Hoạt lực không ít hơn 4100 IU trong 1 mg, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột màu trắng hoặc hơi ngà vàng, hút m nhẹ. Khó tan trong nước, dễ tan trong aceton, trong ethanol 96 % và trong methanol.

Định tính

A. Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng tiếp 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng methanol (TT). Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) ca dung dịch thu được trong khoảng từ bước sóng 220 nm đến 350 nm có một cực đại ở 232 nm. Độ hấp thụ riêng ở cực đại này là khoảng 340.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G (TT).

Dung môi khai triển: Isopropanol – dung dịch amoni acetat 15 % đã điều chỉnh đến pH 9,6 bằng dung dịch natri hydroxyd 40 % – ethyl acetat (4:8: 9). Trộn đều, để yên cho tách lớp và sử dụng lớp trên.

Dung dịch thử: Hòa tan 40 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 40 mg spiramycin chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 40 mg erythromycin A chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Ly bản mỏng ra để bay hơi hết dung môi ngoài không khí. Phun dung dịch anisaldehyd trong ethanol (TT) và sấy bản mỏng ở 110 otrong 5 min. Vết chính trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử phải tương ứng về vị trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (1). Nếu trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử xuất hiện một hoặc hai vết khác có giá trị Rf hơi cao hơn giá trị Rf của vết chính, những vết này phải tương ứng về vị trí và màu sắc với các vết phụ trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (1) và khác biệt với các vết trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (2).

C. Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid sulfuric 0,05 M (TT) và thêm 25 ml nước. Điều chỉnh dung dịch đến pH 8 bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng thành 50 ml bng nước. Thêm vào 5 ml dung dịch thu được 2 ml hỗn hợp gồm 1 th tích nước và 2 thể tích acid sulfuric (TT), màu nâu xuất hiện.

pH

Hoà tan 0,5 g chế phẩm trong 5 ml methanol (TT) và pha loãng thành 100 ml với nước không có carbon dioxyd (TT). pH của dung dịch thu được từ 8,5 đến 10,5 (Phụ lục 6.2).

Góc quay cực riêng

Từ -80 o đến -85 o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 1,00 g chế phẩm trong dung dịch acid acetic 0,2 M (TT) và pha loãng với cùng dung môi thành 50,0 ml đ th.

Thành phần

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Không ít hơn 80,0 % spiramycin I, không quá 5,0 % spiramycin II và không quá 10,0 % spiramycin III; tổng hàm lượng spiramycin I, spiramycin II và spiramycin III không ít hơn 90,0 %, các hàm lượng này đều tính theo chế phẩm đã làm khô.

Pha động, các dung dịch sắc ký và điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan. Tiêm dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1).

Tính toán hàm lượng phần trăm các thành phần dựa trên hàm lượng các thành phần spiramycin I, spiramycin II và spiramycin III của chuẩn.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch sắc ký ngay trước khi sử dụng.

Pha động: Acetonitril – dung dịch đệm pH 2,2 có chứa natri perclorat 0,93 % (30 : 70).

Dung môi hòa mẫu: Hỗn hợp acetonitril – nước (3 : 7).

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong dung môi hòa mẫu và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 25,0 mg spiramycin chuẩn trong dung môi hòa mẫu và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 2,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100,0 ml bằng dung môi hoà mẫu.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 5,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100,0 ml bằng dung môi hoà mẫu.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 5 mg spiramycin chuẩn trong 25 ml pha động, sau đó đốt nóng trong cách thủy ở 60 otrong 30 min.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh B (5 µm), diện tích bề mặt riêng 350 m2/g và khoảng cách giữa các hạt là 0,01 µm.

Detector quang phổ tử ngoại ở bước sóng 232 nm.

Tốc độ dòng: 0,8 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch đối chiếu (2). Điều chỉnh độ nhạy của hệ thống sao cho chiều cao của pic chính trong sắc ký đồ ít nhất bằng 50 % thang đo.

Tiêm dung dịch đối chiếu (3) và dung dịch đối chiếu (4). Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (3) không có pic nào có thời gian lưu tương đối so với pic spiramycin I là khoảng 1,1 và trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4), độ phân giải giữa pic tạp chất A (neospiramycin I) (được rửa giải lần đầu) và spiramycin I (rửa giải trong khoảng 13 min đến 17 min) ít nhất là 6,3. Nếu cần thiết, điều chỉnh nồng độ acetonitril trong pha động (tăng nồng độ này để giảm thời gian lưu hoặc giảm nồng độ này để tăng thời gian lưu).

Tiêm dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (2). Ghi lại sắc ký đồ của dung dịch thử trong một khoảng thời gian gấp 3 lần thời gian lưu của spiramycin I.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử:

Diện tích của bất kỳ pic nào ngoài các pic của spiramycin I, II, III, không được lớn hơn diện tích của pic chính trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (2) (2 %).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích pic chính trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (2).

Hình 1: Sắc ký đồ của spiramycin

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Ly 1,0 g chế phẩm thử theo phương pháp 6. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 3,5 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 80 oC; áp suất không quá 670 Pa; phosphor pentoxyd; 6 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.8, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Tiến hành theo “Xác định hoạt lực kháng sinh bằng phương pháp thử vi sinh vật” (Phụ lục 13.9). Dùng phương pháp khuếch tán; chủng chỉ thị: Bacillus subtilis ATCC 6633; dung môi: methanol (TT); chất hoà loãng: dung dịch đệm số 2; môi trường: môi trường số 1 được điều chỉnh đến pH 8,0 ± 0,1; khoảng nồng độ của dung dịch đem thử: 40 IU/ml đến 160 IU/ml; nhiệt độ ủ: 32 ođến 35 oC.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín.

Loại thuốc

Thuốc kháng khuẩn.

Chế phẩm

Viên nén.

STEARYL ALCOL

Alcohol stearylicus

Stearyl alcol là hỗn hợp các alcol rắn chủ yếu là octadecan-1-ol (C18H38O) của động vật hoặc thực vật, phải chứa không dưới 95,0 % C18H38O (p.t.l: 270,5).

Tính chất

Hạt, khối hay vy nhờn màu trắng hoặc gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, tan trong ethanol 96 %. Khi đun chảy hòa lẫn được với dầu béo, parafin lỏng và mỡ cừu nóng chảy.

Định tính

Trong mục Định lượng, pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có thời gian lưu tương tự thời gian lưu của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn (2).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong 20 ml ethanol 96 % (TT) sôi. Để nguội. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không được đậm màu hơn dung dịch màu mẫu N6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Nhiệt độ nóng chảy

Từ 57 oC đến 60 o(Phụ lục 6.7).

Chỉ số acid

Không được quá 1,0 (Phụ lục 7.2).

Chỉ số hydroxyl

Từ 197 đến 217 (Phụ lục 7.4, phương pháp A).

Chỉ số iod

Không được quá 2,0 (Phụ lục 7.5, phương pháp A).

Hòa tan 2,00 g chế phẩm trong methylen clorid (TT) (đun nóng nếu cần) và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi.

Chỉ số xà phòng hóa

Không được quá 2,0 (Phụ lục 7.7).

Định lượng

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn (1): Hòa tan 50 mg cetyl alcol (TT) trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn (2): Hòa tan 50 mg stearyl alcol chuẩn trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn (3): Trộn 1 ml dung dịch chuẩn (1) và 1 ml dung dịch chuẩn (2) và pha loãng thành 10 ml bng ethanol 96 % (TT).

Điều kiện sắc ký

Cột kích thước (30 m x 0,32 mm) được ph pha tĩnh là poly(dimethyl)siloxan (TT) (1 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký khí.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Tỷ lệ chia dòng: 1 : 100.

Detector ion hóa ngọn lửa.

Nhiệt độ:

 

Thời gian

Nhiệt độ

 

(min)

(oC)

Cột

0 – 20

150 → 250

20 – 40

250

Buồng tiêm

 

250

detector

 

250

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử, dung dịch chuẩn (2) và (3).

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn (3), độ phân giải giữa pic cetyl alcol và pic stearyl alcol ít nhất là 5,0.

Tính hàm lượng phần trăm của C18H38O trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch chuẩn (2) và hàm lượng của C18H38O trong stearyl alcol chuẩn.

Bảo quản

Bao bì kín, tránh ánh sáng

Loại thuốc

Tá dược.

STREPTOMYCIN SULFAT

Streptomycini sulfas

(C21H39N7O12)2.3H2SO4 P.t.l: 1457,0

Streptomycin sulfat là bis[N,N-bis(aminoiminomethyl)-4-O-[5-deoxy-2-O-[2- deoxy-2-(methylamino)-α-L-glucopyranosyl]-3-C-formyl-α-L-lyxofuranosyl]-D-streptamin] trisulfat, thu được từ nuôi cấy chủng Streptomyces griseus hoặc được điều chế bằng các phương pháp khácCó thể cho thêm chất ổn định. Hoạt lực không được dưới 720 IU/mg, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Sản xuất

Streptomycin sulfat được sản xuất bằng phương pháp đã được thiết lập để loại bỏ hoặc giảm đến mức tối thiểu chất hạ huyết áp. Phương pháp sản xuất này phải được đánh giá để chứng tỏ rằng chế phẩm nếu được thử phải đạt yêu cầu của phép thử sau đây:

Độc tính bất thường (Phụ lục 13.5)

Tiêm vào mỗi chuột nhắt 0,5 ml dung dịch có chứa 1 mg chế phẩm trong nước cất pha tiêm.

Tính chất

Bột màu trắng hoặc gần như trắng, dễ hút ẩm. Rất tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Trộn 0,3 g carbomer (TT) với 240 ml nước, để yên trong 1 h và thỉnh thoảng lắc nhẹ nhàng, điều chỉnh đến pH 7 bằng cách thêm từ từ dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT) trong khi tiếp tục lắc, thêm 30 g silica gel H (TT). Tráng bản mỏng dày 0,75 mm. Sấy bản mỏng ở 110 otrong 1 h, để nguội và sử dụng ngay.

Dung môi khai triển: Dung dịch kali dihydrophosphat 7,0 %.

Thuốc thử hiện màu: Hỗn hợp đồng thể tích của dung dịch 1,3-dihydroxynaphtalen 0,2 % trong ethanol 96 % (TT) và dung dịch acid sulfuric 46 % (kl/tt).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong 10 ml nước.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg streptomycin sulfat chuẩn trong 10 ml nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg kanamycin monosulfat chuẩn, 10 mg neomycin sulfat chuẩn và 10 mg streptomycin sulfat chuẩn trong 10 ml nước.

Cách tiến hành:

Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm. Làm khô bản mỏng bằng một luồng không khí nóng, phun thuốc thử hiện màu, sấy bản mỏng ở 150 otrong khoảng min đến 10 min. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) về vị trí, màu sắc và kích thước. Phép thử ch có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho ba vết tách ra rõ ràng.

B. Hòa tan 5 mg đến 10 mg chế phẩm trong 4 ml nước, thêm 1 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT). Đun nóng trong cách thủy 4 min. Thêm hơi dư dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT) và 0,1 ml dung dịch sắt (III) clorid 10,5 % (TT), màu tím tạo thành.

C. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 2 ml nước, thêm 1 ml dung dịch 1-naphtol (TT). Thêm 2 ml hỗn hợp đồng thể tích dung dịch natri hypoclorit mạnh (TT) và nước. Màu đỏ tạo thành.

D. Hòa tan khoảng 10 mg chế phẩm trong 5 ml nước, thêm 1 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT). Đun nóng trong cách thủy 2 min. Thêm 2 ml dung dịch có chứa 0,5 % 1-naphtol (TT) trong dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT) và đun nóng trong cách thủy 1 min, màu vàng nhạt tạo thành.

E. Chế phẩm phải cho các phản ứng của ion sulfat (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong 10 ml nước không có carbon dioxyd (TT).

Dung dịch S có màu không được đậm hơn màu mẫu số 3 của dãy dung dịch màu đối chiếu phù hợp nhất (Phụ lục 9.3; phương pháp 2). Để dung dịch S  nhiệt độ khoảng 20 ovà tránh ánh sáng trong 24 h. Dung dịch không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu số II (Phụ lục 9.2).

pH

Từ 4,5 đến 7,0 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để đo.

Methanol

Không được quá 0,3 %.

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thử: Hòa tan 1,00 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 12,0 mg methanol (TT) thành 100 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột sắc ký (1,5 m đến 2,0 m x 2 mm đến 4 mm) được nhồi pha tĩnh là ethylvinylbenzen-divinylbenzen copolymer (150 µm đến 180 µm).

Khí mang là nitrogen dùng cho sắc ký với tốc độ dòng 30 ml/min đến 40 ml/min.

Detector ion hóa ngọn lửa.

Nhiệt độ cột trong khoảng 120 ođến 140 oC, nhiệt độ buồng tiêm và nhiệt độ detector cao hơn nhiệt độ cột ít nhất 50 oC.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch thử và dung dịch đối chiếu vào cột sắc ký, ghi lại sắc ký đồ. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, diện tích pic tương ứng với methanol không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Streptomycin B

Không được quá 3,0 %.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bmỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Acid acetic băng – methanol – toluen (25 : 25 : 50).

Thuốc thử hiện màu: Hỗn hợp đồng thể tích của dung dịch 1,3-dihydroxynaphtalen 0,2 % trong ethanol 96 % và dung dịch acid sulfuric 20 % (tt/tt). Thuốc thử chỉ pha ngay trước khi dùng.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,2 g chế phẩm trong hỗn hợp mới pha acid sulfuric – methanol (3 : 97) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi. Đun hồi lưu trong 1 h, làm nguội, tráng sinh hàn hồi lưu với methanol (TT) và pha loãng thành 20 ml với methanol (TT) (dung dịch 1,0 %).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 36 mg manose (TT) trong 5 ml hỗn hợp acid sulfuric – methanol (3 : 97) mới pha. Đun hồi lưu trong 1 h, làm nguội, tráng sinh hàn hồi lưu bằng methanol (TT) và pha loãng thành 50 ml bng methanol (TT). Pha loãng 5 ml dung dịch thu được thành 50 ml với methanol (TT). Dung dịch thu được chứa một lượng tương đương 0,03 % streptomycin B (1 mg manose tương đương với 4,13 mg streptomycin B).

Cách tiến hành:

Chm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 13 cm đến 15 cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí, phun bản mỏng với thuốc thử hiện màu, sấy bản mỏng ở 110 oC trong 5 min. Trên sắc ký đồ dung dịch thử, vết tương ứng với streptomycin B không được đậm hơn vết thu được từ dung dịch đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 7,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 60 oC; phosphor pentoxyd; áp suất không quá 0,1 kPa; 24 h).

Tro sulfat

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Sulfat

Phải từ 18,0 % đến 21,5%, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 100 ml nước, điều chỉnh đến pH 11 bằng amoniac (TT). Thêm 10,0 ml dung dịch bari clorid 0,1 M (CĐ) và khoảng 0,5 mg đ tía phtalein (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ), thêm 50 ml ethanol 96 % (TT) khi dung dịch bắt đầu chuyển màu và tiếp tục chuẩn độ cho đến hết màu xanh tím. Song song tiến hành với mẫu trắng.

1 ml dung dịch bari clorid 0,1 M (CĐ) tương đương với 9,606 mg sulfat (SO4).

Phép thử đo màu

Sấy khô chế phẩm và streptomycin sulfat chuẩn ở 60 oC, với phosphor pentoxyd (TT), trong chân không có áp suất không quá 0,1 kPa trong 24 h. Hòa tan 0,100 g chế phẩm đã sấy khô trong nước và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Tương tự chuẩn bị dung dịch đối chiếu với 0,100 g streptomycin sulfat chuẩn đã sấy khô. Hút chính xác 5,0 ml mỗi dung dịch cho vào hai bình định mức riêng biệt dung tích 25 ml; lấy 5,0 ml nước vào một bình định mức dung tích 25 ml khác. Thêm vào mỗi bình 5,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,2 M (CĐ) và đun nóng trong cách thủy chính xác 10 min. Làm nguội trong nước đá trong chính xác 5 min. Thêm 3 ml dung dịch sắt (III) amoni sulfat 1,5 % trong dung dịch acid sulfuric 0,5 M (TT). Thêm nước vừa đủ đến vạch, trộn đều. Chính xác 20 min sau khi thêm sắt (III) amoni sulfat, đo độ hấp thụ của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu tại bước sóng 525 nm (Phụ lục 4.1) trong cốc do dày 2 cm, dùng dung dịch được chuẩn bị với 5 ml nước làm mẫu trắng. Độ hấp thụ của dung dịch thử không được nhỏ hơn 90,0 % độ hấp thụ của dung dịch đối chiếu.

Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 0,25 EU/mg (Phụ lục 13.2), nếu chế phẩm được dùng để pha thuốc tiêm mà không áp dụng các biện pháp loại bỏ nội độc tố vi khuẩn.

Định lượng

Xác định hoạt lực thuốc kháng sinh bằng phương pháp thử vi sinh vật (Phụ lục 13.9).

Bảo quản

Trong bao bì kín. Nếu chế phẩm là vô khuẩn, bảo quản trong bao bì vô khuẩn, đảm bảo và kín.

Loại thuốc

Kháng sinh nhóm aminoglycosid; chống lao.

Chế phẩm

Bột pha tiêm.

STRYCHNIN SULFAT

Strychnini sulfas

(C21H22N2O2)2. H2SO4. 5H2O P.t.l: 857,0

Strychnin sulfat là strychnidin-10 on sulfat pentahydrat, chiết từ hạt cây Strychnos nux – vomica L. và các loài Strychnos sp. khác, họ Loganiaceae, phải chứa từ 97,0 % đến 100,5 % (C21H22N2O2)2.H2SO4, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Tinh thể hình kim không màu hay bột kết tinh trắng, không mùi.

Dễ tan trong nước sôi, hơi tan trong ethanol và nước lạnh, khó tan trong cloroform và không tan trong ether.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: B, C, D.

Nhóm IIAD.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của strychnin sulfat chuẩn.

B. Trong phần Tạp chất liên quan, vết chính của dung dịch thử phải giống về v trí, màu sắc và kích thước so với vết chính của dung dịch đối chiếu (1).

C. Hòa tan 50 mg chế phẩm trong 5 ml nước, thêm 0,1 ml amoniac đậm đặc (TT) và chiết bằng 5 ml cloroform (TT). Bốc hơi dịch chiết cloroform đến cạn trên cách thủy. Thêm vào cắn 0,1 ml acid sulfuric đậm đặc (TT) và 1 tinh thể kali dicromat (TT), xung quanh tinh thể có màu tím, màu đỏ, màu vàng khi lắc.

D. Chế phẩm cho phản ứng của ion sulfat (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Lấy 25 ml dung dịch S, thêm 0,ml dung dịch đỏ methyl (TT), dung dịch có màu đỏ. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) cần dùng để làm dung dịch chuyển sang màu vàng không quá 0,5 ml.

Góc quay cực riêng

Từ -25o đến -29o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S đ đo.

Brucin

Lấy 0,1 g chế phẩm, thêm 1 ml acid nitric (TT) và 0,2 ml nước, lắc cho tan hoàn toàn. Nếu dung dịch thu được có màu đ hay da cam thì không được đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu gồm 1 ml acid nitric (TT) và 0,2 ml dung dịch brucin 0,054 %.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai trin: Diethylamin – ethyl acetat – cyclohexan (15 : 25 : 60).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,1 g strychnin sulfat chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Ly 0,5 ml dung dịch đối chiếu (1) và pha loãng thành 100 ml bằng methanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm, lấy ra sấy khô bản mỏng ở 100 ođến 105 otrong 15 min, để nguội. Phun dung dịch kali iodobismuthat (TT) cho đến khi các vết đ cam xuất hiện. Ngoài vết chính, bất kỳ vết phụ nào trên sắc ký đồ của dung dịch thử không được đậm màu hơn vết chính của dung dịch đối chiếu (2).

Nước

Từ 10,0 % đến 13,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,10 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 1).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong 25 ml acid acetic khan (TT), thêm 1 ml anhydrid acetic (TT). Định lượng bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2) hoặc bằng chỉ thị xanh malachit (TT).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 76,70 mg (C21H22N2O2)2.H2SO4.

Bảo quản

Trong lọ kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kích thích thần kinh trung ương và tủy sống, kích thích tiêu hóa.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

SULFADIAZIN

Sulfadiazinum

C10H10N4O2S P.t.l: 250,3

Sulfadiazin là 4-amino-N-(pyrimidin-2-yl)-benzensulfonamid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C10H10N4O2S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh hoặc tinh thể màu trắng, trắng vàng hoặc trắng hơi hồng.

Thực tế không tan trong nước, khó tan trong aceton, rất khó tan trong ethanol 96 %, tan trong dung dịch kiềm hydroxyd và trong dung dịch acid vô cơ loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của sulfadiazin chuẩn.

B. Lấy 3 g chế phẩm cho vào một ống nghiệm khô, nhúng phần dưới ống nghiệm với góc nghiêng 45o vào trong cách dầu silicon và đun nóng đến khoảng 270 oC. Chế phẩm bị phân hủy và tạo thành chất thăng hoa có màu trắng hoặc trắng ánh vàng. Chất này sau khi kết tinh lại bằng toluen (TT) và sấy khô ở 100 ocó nhiệt độ nóng chy từ 123 ođến 127 o(Phụ lục 6.7).

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Dung dịch amoniac 6 M – nước – nitromethan – dioxan (3 : 5 : 40 : 50).

Hỗn hợp dung môi: Amoniac đậm đặc – methanol (4 : 96).

Dung dịch thửHòa tan 20 mg chế phẩm trong 3 ml hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 5,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg sulfadiazin chuẩn trong 3 ml hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 5,0 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 3/4 chiều dài bản mỏngSấy khô bản mỏng ở 105 ođến khi hiện rõ vết và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vị trí và kích thước tương tự vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

D. Hòa tan khoảng 5 mg chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT). Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 10 ml với nước. Dung dịch thu được, không cần acid hóa, cho phản ứng của amin thơm bậc nhất (Phụ lục 8.1).

Màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,8 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 5 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) và 5 ml nước. Dung dịch thu được có màu không được đậm hơn dung dịch màu mẫu V5VN5 hoặc VL5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid

Lấy 1,25 g chế phẩm đã được nghiền mịn, thêm 25 ml nước không có carbon dioxyd (TT), lc đu. Đun nóng khoảng 70 otrong 5 min. Làm nguội trong nước đá khoảng 15 min và lọc. Hút 20 ml dịch lọc, thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT), lượng dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (CĐ) cần dùng để làm chuyển màu của chỉ thị không quá 0,2 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – dung dịch acid phosphoric 0,28 % (10 : 90).

Hỗn hợp dung môi: Dung dịch natri hydroxyd 1 M – acetonitril – nước (2 : 20 : 60).

Dung dịch thửHòa tan 50,0 mg chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 100,0 ml bng nước.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5,0 mg tạp chất A chuẩn của sulfadiazin và 5,0 mg acid sulfanilic (tạp chất B) trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 10,0 ml bằng nước. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 3,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 1 lọ acetylsulfadiazin chuẩn (tạp chất E) trong 1 ml pha động.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 5 mg sulfadiazin chuẩn dùng để định tính tạp chất F trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 10,0 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 260 nm.

Tốc độ dòng: 1,2 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 7 lần thời gian lưu của sulfadiazin.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic của tạp chất A và B. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất E. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của tạp chất F.

Thời gian lưu tương đối so với sulfadiazin (thời gian lưu khoảng 8,5 min): Tạp chất A khoảng 0,26; tạp chất B khoảng 0,30; tạp chất E khoảng 2,1; tạp chất F khoảng 6,0.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất A và pic của tạp chất B ít nhất là 2,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất E với 0,7.

Tạp chất A, B: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Tạp chất E: Diện tích pic tạp chất E đã hiệu chỉnh không được ln hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Tạp chất F: Diện tích pic tạp chất F không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,15 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Tổng tất cả các tạp chất không được quá 0,5 %.

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,03 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Pyrimidin-2-amin.

Tạp chất B: Acid 4-aminobenzenesulfonic (acid sulfanilic).

Tạp chất C: [(4-aminophenyl)sulfonyl]guanidin (sulfaguanidin).

Tạp chất D: 4-aminobenzensulfonamid (sulfanilamid).

Tạp chất E: N-[4-(pyrimidin-2-ylsulfamoyl)phenyl]acetamid (acetylsulfadiazin).

Tạp chất F: Chưa biết cấu trúc.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Dung môi: Dimethyl sulfoxid (TT).

Lấy 1,0 g chế phẩm và tiến hành thử theo phương pháp 8. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 20 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) và 50 ml nước. Làm lạnh dung dịch trong nước đá và chuẩn độ amin thơm bậc 1 bằng phương pháp chuẩn độ bằng nitrit (Phụ lục 10.4). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp đo điện.

ml dung dịch natri nitrit 0,1 M (CĐ) tương đương với 25,03 mg C10H10N4O2S.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc kháng khuẩn.

Chế phẩm

Kem thuốc.

SULFADIMIDIN

Sulfadimidinum

C12H14N4O2S P.t.l: 278,3

Sulfadimidin là 4-amino-N-(4,6-dimethylpyrimidin-2-yl)benzensulfonamid, chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C12H14N4O2S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh hoặc tinh thể màu trắng hoặc gần như trắng. Rất khó tan trong nước, tan trong aceton, khó tan trong ethanol 96 %, tan trong dung dịch kiềm hydroxyd và trong dung dịch acid vô cơ loãng. Điểm chảy khoảng 197 okèm phân hủy.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

NhóI: A, B.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của sulfadimidin chuẩn.

B. Trong phần Tạp chất liên quan, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1) tương ứng với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) về vị trí và kích thước.

C. Lấy 3 g chế phẩm cho vào một ống nghiệm khô, nhúng phần dưới ống nghiệm với góc nghiêng 45o vào trong cách dầu silicon và đun nóng đến khoảng 270 oC. Chế phẩm bị phân hủy và tạo thành chất thăng hoa có màu trắng hoặc trắng ánh vàng. Kết tinh lại bằng toluen (TT), chất này sau khi được sấy khô ở 100 ocó nhiệt độ nóng chy từ 150 ođến 154 o(Phụ lục 6.7).

D. Hòa tan khoảng 5 mg chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT). Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 10 ml bằng nước. Dung dịch thu được, không cần acid hóa, cho phản ứng của amin thơm bậc nhất (Phụ lục 8.1).

Màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT). Dung dịch thu được có màu không được đậm hơn dung dịch màu mẫu V5,VN5 hoặc VL5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid

Lấy 1,25 g chế phẩm đã được nghiền mịn, thêm 25 ml nước không có carbon dioxyd (TT), lắc đều. Đun nóng khoảng 70 otrong 5 min. Làm nguội trong nước đá khoảng 15 min và lọc. Hút 20 ml dịch lọc, thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromothymo(TT), không được dùng quá 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (CĐ) để làm chuyển màu của chỉ thị.

Tạp chất liên quan

Không được quá 0,5 %.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triểnDung dịch amoniac 10 % – nước – nitromethan – dioxan (3 : 5 : 40 : 50).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 20 mg chế phẩm trong hỗn hợp amoniac – methanol (2 : 48) và pha loãng thành 5,0 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong 0,5 ml amoniac (TT) và pha loãng thành 5,0 ml bằng methanol (TT). Nếu dung dịch không trong, đun nóng nhẹ cho đến trong.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg sulfadimidin chuẩn trong hỗn hợp amoniac – methanol (2 : 48) và pha loãng thành 5,0 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 2,50 ml dung dịch thử (1) thành 100 ml bằng hỗn hợp amoniac – methanol (2 : 48).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Sy khô bản mỏng nhiệt độ 100 ođến 105 oC, kiểm tra dưới ánh sáng đèn tử ngoại 254 nm. Trên sắc ký đồ dung dịch thử (2), bất kỳ vết phụ nào không được đậm màu hơn vết chính thu được từ dung dịch đối chiếu (2).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 4. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6)

(1,00 g; 100 oC đến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 20 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) và 50 ml nước. Thêm 3 g kali bromid (TT), làm lạnh dung dịch trong nước đá và chuẩn độ chậm bằng dung dịch natri nitrit 0,1 M (CĐ), xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo ampe (Phụ lục 10.1).

ml dung dịch natri nitrit 0,1 M (CĐ) tương đương với 27,83 mg C12H14N4O2S.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, viên nén.

SULFADOXIN

Sulfadoxinum

C12H14N4O4S P.t.l: 310,3

Sulfadoxin là 4-amino-N-(5,6-dimethoxypyrimidin-4-yl)benzensulfonamid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C12H14N4O4S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh hoặc tinh thể màu trắng hoặc trắng vàng. Rất khó tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 % và methanol, tan trong dung dịch kiềm hydroxyd loãng và trong dung dịch acid vô cơ loãng.

Điểm chảy khoảng 198 okèm phân hủy.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của sulfadoxin chuẩn.

B. Trong phần Tạp chất liên quan, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) tương ứng với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) về vị trí và kích thước.

C. Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 1 ml dung dịch acid sulfuric 40 % (tt/tt), đun nóng nhẹ. Tiếp tục đun nóng cho đến khi xuất hiện kết tủa tinh thể trắng (khoảng 2 min). Để nguội và thêm 10 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT). Tiếp tục làm nguội, thêm 25 ml ether (TT) và lắc trong 5 min. Tách ly lớp ether. Làm khô bằng natri sulfat khan (TT) và lọc. Bay hơi ether trên cách thủy tới khô. Nhiệt độ nóng chy của cắn từ 80 ođến 82 ohoặc từ 90 ođến 92 o(Phụ lục 6.7).

D. Hòa tan khoảng 5 mg chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT). Pha loãng 1 ml dung dịch này thành 10 ml với nước. Dung dịch thu được, không cần acid hóa, cho phản ứng của amin thơm bậc nht (Phụ lục 8.1).

Màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT). Dung dịch thu được có màu không được đậm hơn dung dịch màu mẫu V5, VN5 hoặc VL5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid

Lấy 1,25 g chế phẩm đã được nghiền mịn, thêm 25 ml nước không có carbon dioxyd (TT), lắc đều. Đun nóng khoảng 70 otrong min. Làm nguội trong nước đá khoảng 15 min và lọc. Hút 20 ml dịch lọc, thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT). Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) cần dùng để làm chuyển màu của chỉ thị không quá 0,2 ml.

Tạp chất liên quan

Không được quá 0,5 %.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4 ).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Dung dịch amoniac 10% – nước – nitromethan – dioxan (3 : 5 : 40 : 50).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong hỗn hợp amoniac – methanol (2 : 48) và pha loãng thành 5,0 ml vi cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 2 ml dung dịch thử (1thành 10 ml bằng hỗn hợp amoniac – methanol (2 : 48).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg sulfadoxin chuẩn trong hỗn hợp amoniac – methanol (2 : 48) và pha loãng thành 5,0 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 2,50 ml dung dịch thử (2) thành 100 ml bằng hỗn hợp amoniac – methanol (2 : 48).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Sy khô bản mỏng nhiệt độ 100 ođến 105 oC, kiểm tra dưới ánh sáng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), bất kỳ vết phụ nào không được đậm màu hơn vết chính thu được từ dung dịch đối chiếu (2).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Ly 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 4. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,00 g; 100 oC đến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 20 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) và 50 ml nước. Thêm 3 g kali bromid (TT), làm lạnh dung dịch trong nước đá và chuẩn độ chậm bằng dung dịch natri nitrit 0,1 M (CĐ), xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo ampe (Phụ lục 10.1).

ml dung dịch natri nitrit 0,1 M (CĐ) tương đương với 31,03 mg C12H14N4O4S.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc kháng ký sinh trùng sốt rét.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, viên nén (phối hợp với trimethoprim).

SULFAGUANIDIN

Sulfaguanidinum

C7H10N4O2S P.t.l: 214,2

Sulfaguanidin là (4-aminophenylsulfonyl)guanidin, cha từ 99,0 % đến 101,0 % C7H10N4O2S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh mn màu trắng hoặc gần như trắng. Rất khó tan trong nước và ethanol 96 %, khó tan trong aceton, thực tế không tan trong methylen clorid, tan trong dung dịch acid vô cơ loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của sulfaguanidin chuẩn.

B. Nhiệt độ nóng chảy từ 189 ođến 193 o(Phụ lục 6.7), dùng chế phẩm đã sấy khô.

C. Trong phần Tạp chất liên quan, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) tương ứng với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) về vị trí và kích thước.

D. Hòa tan khoảng 5 mg chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT). Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 10 ml bằng nước. Dung dịch thu được, không cần acid hóa, cho phản ứng của amin thơm bậc nhất (Phụ lục 8.1).

E. Lắc 0,1 g chế phẩm với 2 ml nước để tạo dung dịch treo, thêm 1 ml dung dịch 1-naphthol (TT) và 2 ml hỗn hợp đồng thể tích nước và dung dịch natri hypoclorid mạnh (TT). Màu đỏ tạo thành.

Giới hạn acid

Dung dịch S: Lắc 2,5 g chế phẩm trong 40 ml nước không có carbon dioxyd (TT), đun nóng ở 70 otrong 5 min. Làm lạnh bằng cách nhúng trong nước đá trong 15 min. Lọc, pha loãng dịch lọc thành 50 ml với nước không có carbon dioxyd (TT).

Hút 20 ml dung dịch S, thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT), không được dùng quá 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (CĐ) để làm chuyển màu của chỉ thị.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triểnAcid formic khan – methanol – methylen clorid (10 : 20 : 70).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 50 mg chế phẩm trong 5 ml aceton (TT).

Dung dịch thử (2): Pha loãng 2 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml bng aceton (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg sulfaguanidin chuẩn trong 5 ml aceton (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 5 ml dung dịch thử (2) thành 200 ml bằng aceton (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 5 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 10 ml bằng aceton (TT).

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 10 mg sulfanilamid chuẩn trong 5 ml dung dịch thử (2).

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí, kiểm tra dưới ánh sáng đèn tử ngoại 254 nm. Trên sắc ký đồ dung dịch thử (1), bất kỳ vết phụ nào không được đậm màu hơn vết chính thu được từ dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %) và chỉ được phép có một vết phụ đậm màu hơn vết chính của dung dịch đối chiếu (3) (0,25 %). Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (4) tách ra hai vết rõ ràng.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S và tiến hành theo phương pháp 6. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 8,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,00 g; 100 oC đến 105oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,175 g chế phẩm trong 50 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT). Thêm 3 g kali bromid (TT), làm lạnh dung dịch trong nước đá và chuẩn độ chậm bằng dung dịch natri nitrit 0,1 M (CĐ), xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo ampe (Phụ lục 10.1).

ml dung dịch natri nitrit 0,1 M (CĐ) tương đương với 21,42 mg C7H10N4O2S.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Viên nén.

SULFAMETHOXAZOL

Sulfamethoxazolum

C10H11N3O3S P.t.l; 253,3

Sulfamethoxazol là 4-amino-N-(5-methylisoxazol-3-yl)benzensulfonamid, chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C10H11N3O3S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong aceton, hơi tan trong ethanol 96 %, tan trong dung dịch natri hydroxyd loãng và dung dịch acid loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của sulfamethoxazol chuẩn.

B. Nhiệt độ nóng chy từ 169 ođến 172 o(Phụ lục 6.7).

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4 ).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Dung dịch amoniac 10%  nước – nitromethan – dioxan (3 : 5 : 41 : 51).

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong 5 ml hỗn hợp amoniac – methanol (2 : 48).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg sulfamethoxazol chuẩn trong 5 ml hỗn hợp amoniac – methanol (2 : 48)

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 3/4 chiều dài bản mỏng, sấy khô bản mỏng ở nhiệt độ 100 ođến 105 oC, kiểm tra dưới ánh sáng đèn tử ngoại 254 nm. Trên sắc ký đồ dung dịch thử phải cho vết chính tương ứng với vết chính của dung dịch đối chiếu về vị trí và kích thước.

D. Hòa tan khoảng 5 mg chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT). Pha loãng 1 ml dung dịch này thành 10 ml bằng nước. Dung dịch thu được, không cần acid hóa, cho phản ứng của amin thơm bậc nhất (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT). Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và có màu không được đậm hơn dung dịch màu mẫu V5; VN5 hoặc VL5 (Phụ lục 9.3; phương pháp 2).

Giới hạn acid

Lắc 1,25 g chế phẩm đã nghiền mịn với 25 ml nước, đun nóng 70 otrong 5 min. Làm nguội trong nước đá 15 min và lọc. Hút 20 ml dịch lọc, thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT). Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) cần dùng để làm chuyển màu của chỉ thị không quá 0,3 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hỗn hợp methanol – dung dịch kali dihydrophosphat 0,1 M (35 : 65), điều chỉnh đến pH 6,0 bằng dung dịch kali hydroxyd 10% (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong 45 ml pha động, siêu âm ở 45 oC trong 10 min. Để nguội và pha loãng thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 10,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg chế phẩm và 5 mg tạp chất A chuẩn của sulfamethoxazol trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi;

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 5,0 mg tạp chất F chuẩn của sulfamethoxazol trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh B (5 µm).

Nhiệt độ cột: 30 oC.

Detector quang phổ tử ngoại tại bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 0,9 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3 lần thời gian lưu của sulfamethoxazol.

Thời gian lưu tương đối so với sulfamethoxazol (thời gian lưu khoảng 10 min) là: Tạp chất D khoảng 0,3; tạp chất khoảng 0,35; tạp chất khoảng 0,45; tạp chất C khoảng 0,5; tạp chất khoảng 1,2 và tạp chất B khoảng 2,0.

Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (2): Hệ số phân giải giữa pic tương ứng với sulfamethoxazol và tạp chất A không được nhỏ hơn 3,5.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, diện tích các pic tương ứng với các tạp chất A, B, C, D và E không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %). Diện tích pic tương ng với tạp chất F không được lớn hơn pic chính của dung dịch đối chiếu (3) (0,1 %). diện tích các tp chất khác không được ln hơn diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tổng diện tích các pic tạp không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %). Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 0,25 lần diện tích pic chính của dung dịch đi chiếu (1) (0,025 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: N-[4-[(5-methylisoxazol-3-yl)sulphamoyl] phenyl]acetamid

Tạp chất B: 4-[[(4-aminophenyl)sulphonyl]amino]-N-(5-methylisoxazol-3-yl)benzensulphonamid

Tạp chất C: 5-methylisoxazol-3-amin

Tạp chất D: acid 4-aminobenzensulphonic (acid sul-phanilic)

Tạp cht E: 4-aminobenzensulphonamid (sulphanil-amid)

Tạp chất F: 4-amino-N-(3-methylisoxazol-5-yl)benzen-sulphonamid.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Ly 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 4. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 50 ml dung dịch acid hydrocloric 10 (TT) và 50 ml nước. Thêm 3 g kali bromid (TT), làm lạnh dung dịch trong nước đá và chuẩn độ chậm bằng dung dịch natri nitrit 0,1 M (CĐ), xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo ampe (Phụ lục 10.1).

ml dung dịch natri nitrit 0,1 M (CĐ) tương đương với 25,33 mg C10H11N3O3S.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Thuốc bột pha hỗn dịch uống trẻ em co-trimoxazol, viên nén co-trimoxazol.

SULFAMETHOXYPYRIDAZIN

Sulfametoxypyridazinum

C11H12N4O3S P.t.l: 280,3

Sulfamethoxypyridazin là 4-amino-N-(6-methoxypy-ridazin-3-yl)benzensulfonamid, chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C11H12N4O3S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc hơi vàng, ngả màu dần dần khi tiếp xúc với ánh sáng. Thực tế không tan trong nước, hơi tan trong aceton, khó tan trong ethanol 96 %, rất khó tan trong methylen clorid. Tan trong dung dịch kiềm hydroxyd loãng và trong dung dịch acid vô cơ loãng.

Nhit độ nóng chảy khoảng 180 oC, kèm phân hy.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm IIB, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của sulfamethoxypyridazin chuẩn.

B. trong phần Tạp chất liên quan, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) tương ứng với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) về vị trí và kích thước.

D. Hòa tan khoảng 0,5 g chế phẩm trong 1 ml dung dịch acid sulfuric 40 % (tt/tt), đun nóng nhẹ. Đun nóng cho đến khi tủa kết tinh xuất hiện (khoảng 2 min). Làm nguội, thêm 10 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT). Tiếp tục làm nguội, thêm 25 ml ether (TT) và lắc trong 5 min. Gạn lấy lớp ether, làm khô bằng natri sulfat khan (TT), lọc. Bay hơi ether đến khô trên cách thủyCắn có dạng dầu, chuyển thành tinh thể khi làm lạnh, cọ thành ống nghiệm bằng đũa thủy tinh nếu cần. Nhiệt độ nóng chảy của tủa (Phụ lục 6.7) từ 102 oC đến 106 oC.

E. Hòa tan khoảng 5 mg chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT). Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 10 ml với nước. Dung dịch thu được, không cần acid hóa, cho phản ứng của amin thơm bậc nhất (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 10 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT) và 15 ml nước. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và có màu không được đậm hơn dung dịch màu mẫu V4 hoặc VN4 (Phụ lục 9.3; phương pháp 2).

Giới hạn acid

Lấy 1,25 g chế phẩm đã nghiền mịn, thêm 25 ml nước không có carbon dioxyd (TT), đun nóng 70 otrong 5 min. Làm lạnh trong nước đá khoảng 15 min và lọc. Hút 20 ml dịch lọc, thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT). Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) cần dùng để làm chuyển màu của ch thị không quá 0,5 ml.

Tạp chất liên quan

Không được quá 0,5 %.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Amoniac loãng – nước – 2-propanol – ethyl acetat (1 : 9 : 30 : 50).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong 5 ml aceton (TT).

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml với aceton (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg sulfamethoxypyridazin chuẩn trong 10 ml aceton (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (2) thành 20 ml bằng aceton (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Sấy khô bản mỏng nhiệt độ 100 ođến 105 ovà kiểm tra bản mỏng dưới ánh sáng đèn tử ngoại 254 nm. Trên sắc ký đồ dung dịch thử (1), bất kỳ vết phụ nào không được đậm màu hơn vết chính thu được từ dung dịch đối chiếu (2).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm và thử theo phương pháp 4. Dùng 2 ml dung dịch chì mu 10 phn triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,00 g; 100 oC đến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 50 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT). Thêm 3 g kali bromid (TT), làm lạnh dung dịch trong nước đá và chuẩn độ chậm bằng dung dịch natri nitrit 0,1 M (CĐ), xác định đim kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo ampe (Phụ lục 10.1).

ml dung dịch natri nitrit 0,1 M (CĐ) tương đương với 28,03 mg C11H12N4O3S.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

SULFATHIAZOL

Sulfathiazolum

C9H9N3O2S2 P.t.l: 255,3

Sulfathiazol là 4-amino-N-(thiazol-2-yl)benzensulfonamid, chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C9H9N3O2S2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc hơi vàng. Thực tế không tan trong nước và methylen clorid, khó tan trong ethanol 96 %, tan trong dung dịch kiềm hydroxyd loãng và trong dung dịch acid vô cơ loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

NhóI: A, B.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của sulfathiazol chuẩn. Nếu ph có sự khác biệt, hòa tan chế phẩm và chất đối chiếu riêng biệt trong ethanol 96 % (TT), bay hơi đến khô trong chân không, đo phổ hồng ngoại của cắn thu được.

B. Nhiệt độ nóng chảy ở 200 ođến 203 o(Phụ lục 6.7). Hiện tượng nóng chy có thể xuất hiện vào khoảng 175 osau đó lại đông đặc, quá trình nóng chảy thứ hai tại 200 ođến 203 oC.

C. Trong phần Tạp chất liên quan, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) tương ứng với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) về vị trí, màu sắc và kích thước.

D. Hòa tan khoảng 10 mg chế phẩm trong hỗn hợp gồm 10 nước và 2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT). Thêm 0,5 ml dung dịch đồng (II) sulfat 12,5 % (TT). Kết tủa màu xanh xám hoặc đỏ tía tạo thành.

E. Hòa tan khoảng 5 mg chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT). Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 10 ml với nước. Dung dịch thu được, không cần acid hóa, cho phản ứng của amin thơm bậc nhất (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT). Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và có màu không được đậm hơn dung dịch màu mẫu VL5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid

Lấy 1,0 g chế phẩm, thêm 50 ml nước không có carbon dioxyd (TT), lắc đều. Đun nóng ở 70 otrong 5 min. Làm nguội nhanh đến 20 ovà lọc. Hút 25 ml dịch lọc, thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT). Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) cần dùng để làm chuyển màu của chỉ thị không quá 0,1 ml.

Tạp chất liên quan

Không được quá 0,5 %.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4 ).

Bản mỏng: Silica gel H.

Dung môi khai triểnAmoniac – butanol (18 : 90).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong hỗn hợp amoniac – ethanol 96 (1 : 9) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Hút 1 ml dung dịch thử (1) pha loãng thành 5 ml với hỗn hợp amoniac – ethanol 96 % (1 9).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg sulfathiazol chuẩn trong hỗn hợp amoniac – ethanol 96 (1 : 9) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 50 mg sulfanilamid chuẩn trong hỗn hợp amoniac – ethanol 96 (1 : 9) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 10 ml với cùng dung môi trên.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bn mỏng 10 µl mỗi dung dịch. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Sấy khô bản mỏng ở nhiệt độ 100 ođến 105 otrong 10 min. Phun bản mỏng với dung dịch dimethylaminobenzaldehyd 0,1 % trong ethanol 96 % có chứa 1 % (tt/tt) acid hydrocloric (TT). Trên sắc ký đồ dung dịch th (1), bất kỳ vết phụ nào không được đậm màu hơn vết chính thu được từ dung dịch đối chiếu (2).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) đ chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,00 g; 100 oC đến 105 oC).

Trosulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 50 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT). Thêm 3 g kali bromid (TT), làm lạnh dung dịch trong nước đá và chuẩn độ chậm bằng dung dịch natri nitrit 0,1 M (CĐ), xác định điểm kết thúc bng phương pháp chuẩn độ đo ampe (Phụ lục 10.1).

ml dung dịch natri nitrit 0,1 M (CĐ) tương đương với 25,53 mg C9H9N3O2S2.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng sinh.

SULPIRID

Sulpiridum

Và đồng phân đối quang

C15H23N3O4S P.t.l: 341,4

Sulpirid là (RS)-N-[(1-ethylpyrolidin-2-yl)methyl]-2-methoxy-5-sulfamoylbenzamid, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C15H23N3O4S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hay gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, hơi tan trong methanol, khó tan trong ethanol 96 % và trong methylen clorid, tan trong các dung dịch acid vô cơ loãng và hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của sulpirid chuẩn. Chuẩn bị mẫu đo dạng đĩa nén.

B. Điểm chảy từ 177 ođến 181 o(Phụ lục 6.7).

C. Trong phn Tạp chất A, quan sát bản mỏng thu được dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm, vết chính trên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử (2) phải có vị trí và kích thước tương tự với vết trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (1).

D. Lấy khoảng 1 mg chế phẩm vào đĩa sứ, thêm 0,5 ml acid sulfuric (TT) và 0,05 ml formaldehyd (TT). Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm, dung dịch có huỳnh quang xanh lam.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong dung dịch acid acetic 2 M (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và có màu không được đậm hơn dung dịch màu mẫu V6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 1).

Tạp chất A

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mong: Silica gel F254.

Dung môi khai triển: Amoniac đậm đặc – dioxan – methanol – methylen clorid (2 : 10 : 14 : 90).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong methanol (TT), siêu âm đến khi hòa tan hoàn toàn và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 10,0 ml bằng methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg sulpirid chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg tạp chất A chuẩn của sulpirid trong methanol (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng methanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 1/2 chiều dài bản mỏng. Lấy bản mng ra, để khô ngoài không khí. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm cho Định tính C. Sau đó phun dung dịch ninhydrin (TT) lên bản mỏng và sấy ở 100 ođến 105 otrong 15 min, quan sát dưới ánh sáng ban ngày.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), vếtương ứng với tạp chất A không được có màu đậm hơn màu của vết tương ứng trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha độngDung dịch đệm pH 3,3- methanol – acetonitril (80 : 10 : 10).

Dung dịch đệm pH 3,3: Dung dịch chứa kali dihydrophosphat (TT) 0,68 % và natri octansulfonat (TT) 0,1 %, điều chỉnh đến pH 3,3 bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch thửHòa tan 0,100 g chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg chế phẩm và 5 mg tạp chất B chuẩn của sulpirid trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt  bước sóng 240 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 μl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của sulpirid.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất B.

Thời gian lưu tương đối so với sulpirid (thời gian lưu khoảng 15 min): Tạp chất B khoảng 0,7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất B và pic của sulpirid ít nhất là 2,5.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử,

Tạp chất không xác định: Diện tích pic của bất kỳ tạp chất nào không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %);

Tổng diện tích các pic tạp chất không được lớn hơn 3 ln diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: [(2RS)-1-ethylpyrrolidin-2-yl]methanamin.

Tạp chất B: Methyl 2-methoxy-5-sulfamoylbenzoat.

Tạp cht C: Ethyl 2-methoxy-5-sulfamoylbenzoat.

Tạp chất D: Acid 2-methoxy-5-sulfamoylbenzoic.

Tạp chất E: 2-methoxy-5-sulfamoylbenzamid.

Tạp chất F: 1-ethyl-2-[[(2-methoxy-5-sulfamoylbenzoyl)amino]methyl]pyrrolidin 1-oxid.

Tạp chất G: (RS)-N-[(1-ethylpyrrolidin-2-yl)methyl]-2-hydroxy-5-sulfamoylbenzamid.

Clorid

Không được quá 0,01 % (Phụ lục 9.4.5).

Lắc 1,0 g chế phẩm với 20 ml nước. Lọc qua phễu lọc xốp số 4. Lấy 10 ml dịch lọc, thêm 5 ml nước để thử.

Sắt

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Nung 1,0 g chế phẩm trong chén s. Cho 1 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT), ml nước và 0,1 ml acid nitric (TT) vào cắn thu được. Đun nóng trên cách thủy vài phút. Chuyển dung dịch thu được vào ống nghiệm, tráng chén s bằng 4 ml nước. Tập trung nước rửa vào ống nghim và thêm nước vừa đủ 10 ml để th.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 1 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) đ chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 80 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 34,14 mg C15H23N3O4S.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Thuốc chống loạn thần.

Chế phẩm

Viên nén.

TARTRAZIN

Tartrazinum

C16H9N4Na3O9S2 P.t.l: 534,4

Tartrazin là trinatri hydroxy-5-(sulfonato-4-phenyl)-1-[(sulfonato-4-phenyl)azo]-4-1H-pyrazolcarboxylat-3, phải chứa ít nhất 85,0 % C16H9N4Na3O9S2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột màu vàng cam sẫm. Dễ tan trong nước, ít tan trong ethanol, gần như không tan trong aceton và methylen clorid. Dung dịch 0,1 % (kl/tt) có màu vàng tươi.

Định tính

A. Pha loãng 1 ml dung dịch S (xem Độ trong của dung dịch) thành 100 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (TT). Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng từ bước sóng 230 nm đến 550 nm có hai hấp thụ cực đại ở 256 nm ± 5 nm và 430 nm ± 3 nm.

Pha loãng 1 ml dung dịch S thành 100 ml bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (TT). Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng từ bước sóng 230 nm đến 550 nm có hai hấp thụ cực đại ở 260 nm ± 5 nm và 396 nm ± 3 nm.

B. Trong phần Chất màu liên quan, vết chính trong sắc ký đồ thu được của dung dịch thử (2) phải phù hợp với vết chính trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (1) về vị trí, màu sắc và kích thước.

Độ trong của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50 ml bằng cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2).

Chất màu liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Amoniac đậm đặc – nước – ethanol – n-butanol (10 : 25 : 25 : 50).

Dung môi hòa tan: Hỗn hợp nước – methanol (1 : 1).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 40 mg chế phẩm trong dung môi hòa tan và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 2 ml dung dịch thử (1) thành 10 bằng dung môi hòa tan.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 40 mg tartrazin chuẩn trong dung môi hòa tan và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 20 ml bằng dung môi hòa tan.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Lấy bản mỏng ra và để khô ngoài không khí. Quan sát sắc ký đồ dưới ánh sáng ban ngày. Trên sắc ký đ thu được của dung dịch thử (1), ngoài vết chính ra, không được có vết nào đậm màu hơn vết chính trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (2).

Chất chiết được bằng ether

Không được quá 0,5 %.

Cân chính xác 2,0 g chế phẩm (đã sấy trong chân không ở nhiệt độ 60 otới khối lượng không đi) vào bình định mức màu nâu 200 ml, thêm ether khan (TT) vừa đủ đến vạch. Lắc cơ học trong 30 min, lọc. Lấy 100,0 ml dịch lọc, cho bay hơi đến khô trong chân không ở nhiệt độ 20 oC. Làm khô cắn trong bình hút ẩm tới khối lượng không đi. Khối lượng cắn thu được không được quá 5 mg.

Chất không tan trong nước

Không được quá 0,2 %.

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong 200 ml nước bằng cách đun nóng tới khoảng 90 oC. Đ nguội, lọc qua phễu thủy tinh xốp số 4 đã được sấy khô ở 100 ođến 105 otới khối lượng không đi. Rửa cắn thu được với nước cho đến khi thu được dịch lọc không màu. Sấy cắn ở 100 ođến 105 otới khối lượng không đổi. Khối lượng cắn thu được không được quá 4 mg.

Amin thơm bậc nhất

Không được quá 40 phần triệu.

Hòa tan cắn thu được ở phần Chất chiết được bằng ether trong 10 ml toluen (TT). Lấy 2,5 ml dung dịch thu được, thêm 6 ml nước và 4 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (TT). Lc mạnh, để yên cho tách lớp, loại bỏ lớp hữu cơ. Thêm vào pha nước 0,4 ml dung dịch natri nitrit 0,25 % mới pha. Lắc đều và để yên 1 min. Thêm 0,8 ml dung dịch amoni sulfamat 0,5 % và để yên 1 min. Thêm 2 ml dung dịch N-(1-naphthyl)-ethylendiamin dihydroclorid 0,5 % (TT). Để yên 1 h. Dung dịch không được đậm màu hơn dung dịch đối chiếu được chuẩn bị bằng cách thay pha nước bằng hỗn hợp 1 ml dung dịch naphthylamin 0,001 % (TT), 5 ml nước và 4 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (TT).

Crom hòa tan

Không được quá 50 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thửHòa tan 0,500 g chế phẩm trong 25 ml nước bằng cách đun nóng tới khoảng 90 oC. Để nguội, thêm nước vừa đủ 25 ml, lọc qua phễu thủy tinh xốp số 4.

Các dung dịch chuẩn: Dùng dung dịch crom mẫu 100 phần triệu Cr (TT) pha các dung dịch chuẩn 0,5 phần triệu, 1 phần triệu và 2 phn triệu.

Cách tiến hành: Sử dụng máy hấp thụ nguyên tử có trang bị đèn cathod rỗng crom, đầu đốt sử dụng ngọn lửa acetylen – không khí nén. Đo độ hấp thụ của các dung dịch chuẩn và dung dịch thử ở bước sóng 357,9 nm. Từ độ hấp thụ đo được của các dung dịch chuẩn và dung dịch thử, tính hàm lượng crom hòa tan trong chế phẩm.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm và tiến hành theo phương pháp 3. Dùng 2,0 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 0,150 g chế phẩm đã sấy trong chân không ở nhiệt độ 60 otới khối lượng không đổi, hòa tan trong dung dịch amoni acetat 2 M (TT) mới pha và pha loãng thành 100,0 ml bng cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 200,0 ml bằng dung dịch amoni acetat 2 M (TT) mới pha. Pha dung dịch chuẩn tương tự trong cùng điều kiện, dùng khoảng 0,150 g tartrazin chuẩn đã sấy trong chân không ở nhiệt độ 60 otới khối lượng không đi.

Phổ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thử có một hấp thụ cực đại ở khoảng bước sóng 426 nm, không lệch quá 5 nm so với bước sóng hấp thụ cực đại của dung dịch chuẩn đo trong cùng điều kiện. Đo độ hấp thụ của hai dung dịch tại bước sóng hấp thụ cực đại.

Tính hàm lượng C16H9N4Na3O9S2 trong chế phẩm, dựa vào độ hấp thụ đo được của dung dịch chuẩn, dung dịch thử và nồng độ của dung dịch chuẩn.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín, tránh ánh sáng.

Nhãn

Phải qui định rõ thời hạn sử dụng và điều kiện bảo quản.

Loi thuốc

Phẩm màu.

TENOXICAM

Tenoxicamun

C13H11N3O4S2 P.t.l: 337,4

Tenoxicam là 4-hydroxy-2-methyl-N-(pyridin-2-yl)-2H-thieno[2,3-e]1,2-thiazin-3-carboxamid 1,1-dioxyd, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C13H11N3O4S2, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh màu vàng, đa hình. Thực tế không tan trong nước, hơi tan trong methylen clorid, rất ít tan trong ethanol khan, tan trong dung dịch acid và dung dịch kiềm.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của tenoxicam chuẩn. Nếu ph của chế phẩm và chuẩn ở trạng thái rn có sự khác biệt thì hòa tan riêng biệt chế phẩm và chất chuẩn trong một lượng nhỏ methylen clorid (TT), bay hơi trên cách thủy đến khô, ghi phổ của cắn mới thu được.

Độ trong của dung dịch

Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong methylen clorid (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Tiến hành tránh ánh sáng.

Pha động A: Hỗn hợp methanol (TT2– nước (25 : 75), điều chỉnh đến pH 3,2 bằng dung dịch acid phosphoric 1,5 M (TT).

Pha động B: Hỗn hợp methanol (TT2) – nước (75 : 25), điều chỉnh đến pH 3,2 bằng dung dịch acid phosphoric 1,5 M (TT).

Hỗn hợp dung môi: Hn hacetonitril – nước (1 : 1), điều chỉnh đến pH 3,2 bằng dung dịch acid phosphoric 1,5 M (TT).

Dung dịch thửHòa tan 35 mg chế phẩm trong hỗn hợp dung môi, siêu âm và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 7 mg pyrindin-2-amin (TT) (tạp chất A) trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3)Hòa tan hỗn hợp tạp chất chuẩn của tenoxicam (chứa tạp chất B, G và H) có trong 1 lọ chuẩn trong 1,0 ml dung dịch thử.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh cyanosilyl silica gel dùng cho sắc ký (3,5 µm).

Nhiệt độ cột: 35 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 230 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  5

96

4

5  16

96 → 76

4  24

16  25

76

24

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất A. Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo hỗn hợp tạp chất chuẩn của tenoxicam và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của các tạp chất B, G và H. Để định tính pic của tạp chất G và H, hai pic này có thể bị đảo thứ tự rửa giải, phải so sánh chiều cao các pic này với các pic tương ứng trên sắc ký đồ được cung cấp kèm theo hỗn hợp tạp chất chuẩn của tenoxicam.

Thời gian lưu tương đối so với tenoxicam (thời gian lưu khoảng 12 min): Tạp chất A khoảng 0,1; tạp chất khoảng 0,85; tạp chất H khoảng 0,9; tạp chất B khoảng 1,3.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic của tạp chất (hoặc tạp chất G nếu pic bị đảo thứ tự rửa gii) và pic của tenoxicam ít nht là 1,3; độ phân giải giữpic của tạp chất G và pic của tạp chất H ít nhất là 1,3. Nếu cần, để đạt độ phân giải theo yêu cu thì điều chỉnh pH của pha động trong khoảng từ 3,0 đến 3,4.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất A với 0,2, của tạp chất B với 2,0.

Tạp chất A, B: Với mi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,15 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tng diện tích pic của tất c các tạp chất không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nh hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Pyridin-2-amin.

Tạp cht B: Methyl 4-hydroxy-2-methyl-2H-thieno[2,3-e]1,2-thiazine-3-carboxylat 1,1- dioxid.

Tạp chất C: N-methylthiophen-2-carboxamid.

Tạp chất D: N-methyl-N’-(pyridin-2-yl)-ethandiamid.

Tạp cht E: 2-Methylthieno[2,3-d]isothiazol-3(2H)-on 1,1-dioxid.

Tạp chất F: 4-Hydroxy-N,2-dimethyl-N-(pyridin-2-yl)-2H-thieno[2,3-e]1,2-thiazine-3-carboxamid 1,1-dioxid.

Tạp cht G: 4-Hydroxy-2-methyl-2H-thieno[2,3-e]1,2-thiazin-3-carboxamid 1,1-dioxid.

Tạp chất H: Acid 3-[(methylamino)sulfonyl]thiophen-2-carboxylic.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 0,5 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 5 ml dung dịch chì mu 2 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị dung dịch đối chiếu.

Nước

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 1,000 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 5 ml acid formic khan (TT). Thêm 70 ml acid acetic khan (TT). Định lượng bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 33,74 mg C13H11N3O4S2.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

c chế cyclo-oxygenase, giảm đau, kháng viêm.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, viên nén.

TERFENADIN

Terfenadinum

và đồng phân đối quang

C32H41NO2 P.t.l: 471,7

Terfenadin là (1RS)-1-[4-(1,1-dimethylethyl)phenyl]-4-[4-(hydroxydiphenylmethyl) piperidin-1-yl]butan-1-ol, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C32H41NO2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh đa hình trắng. Rất ít tan trong nước và trong acid hydrocloric loãng, dễ tan trong dicloromethan, tan trong methanol.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của terfenadin chuẩn.

B. Điểm chảy từ 146 ođến 152 o(Phụ lục 6.7).

C. Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng từ bước sóng 230 nm đến 350 nm, có cực đại hấp thụ ở 259 nm và hai vai tại 253 nm và 270 nm. Giá trị (1 %, 1 cm) tại 259 nm từ 13,5 đến 14,9.

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel HF254.

Dung môi khai triển: Methanol – dicloromethan (10 : 90).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong dicloromethan (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 50 mg terfenadin chuẩn trong dicloromethan (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải phù hợp về vị trí và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Pha loãng 600 ml acetonitril (TT) thành 1000 ml bằng dung dịch đệm phosphat diethylamoni pH 6,0 (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 15 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 10,0 ml bằng pha động. Tiếp tục pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 10,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 25,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 0,1 g kali iodid (TT) trong pha động và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 100 ml bằng pha động.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 15 mg tạp chất chuẩn A của terfenadin trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Lấy 5,0 ml dung dịch thu được, thêm 5,0 ml dung dịch thử và pha loãng thành 50,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh B (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 217 nm.

Tc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành: Tiêm riêng biệt mỗi dung dịch trên. Tiến hành sắc ký gấp 5 lần thời gian lưu của terfenadin. Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, độ phân giải giữa pic terfenadin và pic tạp chất A lớn hơn 5,0 và hệ số dung lượng của terfenadin lớn hơn 2,0. Xác định hệ số dung lượng với thành phần không lưu giữ là kali iodid.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích của bất kỳ pic nào, ngoài pic chính, không được lớn hơn diện tích của pic trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Tng diện tích của tất cả các pic, trừ pic chính, không được lớn hơn diện tích của pic trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 2,5 % diện tích của pic trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Ghi chú:

Tạp chất A: (1-[4-(1,1-dimethylethyl)phenyl]-4-[4-(hydroxydiphenylmethyl)piperidin-1-yl]butan-1-on).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g, 60 oC, áp suất không quá 0,5 kPa).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,400 g chế phẩm trong acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 47,17 mg C32H41NO2.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Đối kháng thụ thể histamin H1.

Chế phẩm

Viên nén.

TERPIN HYDRAT

Terpinum hydratum

C10H20O2.H2O P.t.l: 190,3

Terpin hydrat là cyclohexan methanol, 4-hydroxy-α,α,4-trimethyl monohydrat hay p-menthan 1, 8-diol monohydrat, phải chứa từ 98,0 % đến 100,5 % C10H20O2tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Tinh thể trong suốt, không màu hay bột kết tinh trắng, không mùi. Sấy cn thận ở 100 oC, chế phẩm sẽ thăng hoa và tạo thành những tinh thể hình kim. Để ở không khí nóng và khô, chế phẩm sẽ dần dần bị mất nước kết tinh và nhiệt độ nóng chảy giảm. Hơi tan trong nước, tan trong nước nóng và ethanol 96 %, d tan trong ethanol 96 % nóng, hơi tan trong ether, cloroform.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

NhóII: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của terpin hydrat chuẩn.

B. Điểm chảy: 115 ođến 117 o(Phụ lục 6.7). Đun nóng dụng cụ tới 110 orồi mới cho ng mao quản vào và tiếp tục đun nóng với tốc độ ođến otrong 1 min.

C. Trong phần Tạp chất liên quan, vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc và kích thước với vết thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

D. Lấy 5 ml dung dịch chế phẩm (1/50), đun nóng rồi cho thêm vài giọt acid sulfuric đậm đặc (TT). Dung dịch sẽ bị vn đục và có mùi thơm của terpineol.

E. Nh vào 0,01 g chế phẩm khoảng 5 giọt dung dịch sắt (III) clorid trong ethanol (TT), đem bốc hơi đến khô trong chén sứ, sẽ thấy xuất hiện cùng một lúc ở các chỗ khác nhau trong chén những màu đ son, tím và lục.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong ethanol 96 (TT) và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Ly 10 ml dung dịch S, thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT). Lượng dung dịch acid hydrocloric 0,02 N (CĐ) hoặc dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) cần dùng để làm chuyển màu của chỉ thị không quá 0,2 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môkhai triển: Cloroform – ethyl acetat (1 : 9).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,25 g chế phẩm trong methanol (TT), và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,25 g terpin hydrat chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100 ml bằng methanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 3 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khong 15 cm. Sấy bản mỏng ở nhiệt độ 100 ođến 105 otrong 5 min. Để nguội bản mỏng sau khi sấy, phun dung dịch vanilin 1 % trong acid sulfuric (TT). Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, bất kỳ vết phụ nào khác với vết chính không được có màu đậm hơn màu của vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Nước

Từ 8,0 % đến 10,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,20 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch chuẩn ni: Hòa tan một lượng chính xác biphenyl trong cloroform (TT) để được dung dịch chứa khoảng 20 mg/ml.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 170 mg chế phẩm, hòa tan bằng 5 ml ethanol 96 % (TT) trong bình định mức 100 ml, thêm 5,0 ml dung dịch chuẩn nội và thêm cloroform (TT) đến vạch.

Dung dịch chuẩn: Cân chính xác khong 170 mg terpin hydrat chuẩn, hòa tan bằng 5 ml ethanol 96 % (TT) trong bình định mức 100 ml, thêm 5,0 ml dung dịch chuẩn nội và thêm cloroform (TT) đến vạch.

Điều kiện sắc ký:

Cột thép không gỉ hoặc thủy tinh (1,2 m x 3,5 mm) được nhồi đất diatomit đã rửa acid đến trung tính và đã silan hóa (chromosorb AW – 80- 100 mesh) (TT) với 6 % chất hấp phụ dimethylpolysiloxan dùng cho sắc ký khí (TT).

Khí mang là nitơ dùng cho sắc ký khí (TT) với lưu lượng cần thiết để đạt được thời gian lưu của terpin khoảng 7 min và của biphenyl khoảng 11 min.

Detector ion hóa ngọn lửa.

Nhiệt độ cột ở 120 oC, nhiệt độ của buồng tiêm và detector ở 260 oC.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn. Độ phân giải giữa pic terpin và biphenyl không được nhỏ hơn 2,0 và độ lệch chuẩn tương đối giữa các lần tiêm nhắc lại không được lớn hơn 2,0 %.

Tiêm dung dịch thử. Tính hàm lượng C10H20O2 theo tỷ lệ diện tích giữa pic của terpin và chuẩn nội có được từ sắc ký đồ của dung dịch thử và dung dịch chuẩn.

Bảo quản

Trong lọ nút kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Tăng tiết dịch khí quản (long đờm).

Chế phẩm

Thường được kết hợp trong các chế phẩm trị ho như: Viên uống terpin benzoat, viên uống terpin codein.

TETRACAIN HYDROCLORID

Tetracaini hydrochloridum

C15H24N2O2.HCl P.t.l: 300,8

Tetracain hydroclorid là 2-(dimethylamino)ethyl-4-(butylamino)benzoat hydroclorid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C15H24N2O2.HCl, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, hơi hút ẩm. Dễ tan trong nước, tan trong ethanol 96 %.

Chảy ở khoảng 148 ohoặc chảy  khoảng 134 ovà 139 otương ứng vi hai dạng tinh thể khác nhau. Hỗn hợp của các dạng này có điểm chảy trong khoảng 134 ođến 147 oC.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B, D.

Nhóm IIB, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của tetracain hydroclorid chuẩn.

B. Thêm 1 ml dung dịch amoni thiocyanat (TT) vào 10 ml dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch), tủa kết tinh màu trắng được tạo thành. Tủa này sau khi kết tinh lại từ nước và sấy khô ở 80 otrong 2 h thì chảy ở khoảng 131 oC.

C. Thêm 0,5 ml acid nitric bốc khói (TT) vào mg chế phẩm. Bốc hơi đến khô trên cách thủy, để nguội và hòa tan cắn trong ml aceton (TT). Thêm 1 ml dung dịch kali hydroxyd 0,1 M trong ethanol (TT), màu tím xuất hiện.

D. Dung dịch S cho phản ứng (A) của clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Pha loãng 2 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Từ 4,5 đến 6,5 (Phụ lục 6.2).

Pha loãng 1 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước không có carbon dioxyd (TT).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng hoặc bảo quản ở 2 ođến 8 oC.

Pha động A: hòa tan 1,36 g kali dihydrophosphat (TT) trong nước, thêm 0,5 ml acid phosphoric (TT) và pha loãng thành 1000 ml bng nước.

Pha động B: Acetonitril (TT).

Hỗn hợp dung môi: Acetonitril – nước (20 : 80).

Dung dịch thửHòa tan 50 mg chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan tetracain chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa tạp chA, B và C) có trong 1 lọ chuẩn trong 2 ml hỗn hợp dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Nhiệt độ cột: 30 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 300 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  3

80

20

3 – 18

80 → 40

20 → 60

18  23

40

60

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo tetracain chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất A, B và C. Thời gian lưu tương đối so với tetracain (thi gian lưu khoảng 8 min): Tạp chất A khoảng 0,3; tạp chất B khong 1,7; tạp chất C khoảng 2,1.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tetracain và pic của tạp chất B ít nhất là 5,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất B với 0,6; tạp chất C với 0,7.

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đi chiếu (4) (0,05 %).

Tạp chất B, C: Với mỗi tạp chấtdiện tích pic đã hiệu chỉnh không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tcả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

B qua những pic có diện tích nh hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid 4-aminobenzoic.

Tạp chất B: Acid 4-(butylamino)benzoic.

Tạp chất C: Methyl 4-(butylamino)benzoat.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S tiến hành th theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 50 ml ethanol 96 % (TT) và thêm 5,0 ml dung dịch acid hydroloric 0,01 N (CĐ). Tiếhành định lượng theo phương pháp chun độ đo điện thế (Phụ lục 10.2) bng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Đọc thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) đã tiêu thụ giữa hai điểm uốn.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 30,08 mg C15H24N2O2.HCl.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

y tê tại chỗ.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, kem, dung dịch dùng tại chỗ.

TETRACYCLIN HYDROCLORID

Tetracyclini hydrochloridum

C22H24N2O8.HCl P.t.l: 480,9

Tetracyclin hydroclorid là (4S,4aS,5aS,6S,12aS)-4-(Dimethylamino)-3,6,10,12,12a-pentahydroxy-6-methyl- 1,11-dioxo-1,4,4a,5,5a,6,11,12a-octahydrotetracen-2-carboxamid hydroclorid, phải cha từ 95,0% đến 102,0% C22H24N2O8.HCltính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu vàng. Tan trong nước, khó tan trong ethanol 96%, thực tế không tan trong aceton, tan trong dung dịch kiềm hydroxyd và carbonat. Dung dịch trong nước bị đục khi để yên do tạo thành kết tủa tetracyclin.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4 ).

Bản mỏng: Octadecylsilyl silica gel F254.

Dung môi khai triển: Acetonitril – methanol – dung dịch acid oxalic 6,3 % đã được điều chỉnh đến pH 2,0 bằng amoniac (20 : 20 : 60).

Dung dịch thử: Hòa tan 5 mg chế phẩm trong 10 ml methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5 mg tetracyclin hydroclorid chuẩn trong 10 ml methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg tetracyclin hydroclorid chuẩn, 5 mg demeclocyclin hydroclorid chuẩn và 5 mg oxytetracyclin hydroclorid chuẩn trong 10 ml methanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 1 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 3/4 chiều dài bản mỏng. Làm khô bản mỏng ngoài không khí, kiểm tra dưới ánh sáng đèn tử ngoại 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ dung dịch thử phải tương ứng với vết chính của dung dịch đối chiếu (1) về vị trí và kích thước. Phép thử ch có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho ba vết tách ra rõ ràng.

B. Thêm 5 ml acid sulfuric (TT) vào khoảng 2 mg chế phẩm, màu đ tím tạo thành. Thêm 2,5 ml nước, dung dịch chuyển sang màu vàng.

C. Chế phẩm cho phản ứng định tính (A) của ion clorid (Phụ lục 8.1).

pH

Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 10 ml nước không có carbon dioxyd (TT), pH của dung dịch thu được phải từ 1,8 đến 2,8 (Phụ lục 6.2)

Góc quay cực riêng

Phải từ -240o đến -255o tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Cân 80,0 g tert-butanol (TT) vào 1 cốc có mỏ, chuyển vào bình định mức dung tích 1000 ml, tráng cốc với 200 ml nước. Thêm 100 ml dung dịch dikali hydrophosphat 3,5% đã được điều chỉnh pH đến 9,0 với dung dịch acid phosphoric M (TT); 200 ml dung dịch tetrabutylamoni hydrosulfat 1,0% đã được điều chỉnh đến pH 9,0 với dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT) và 10 ml dung dịch natri edetat 4,0 % đã được điều chỉnh đến pH 9,0 với dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT). Thêm nước vừa đủ 1000,0 ml, lọc và đui khí.

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 25,0 mg tetracyclin hydroclorid chuẩn trong dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT), pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 15,0 mg 4-epitetracylin hydroclorid chuẩn trong dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 10,0 mg anhydrotetracyclin hydroclorid chuẩn trong dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 10,0 mg 4-epianhydrotetracyclin hydroclorid chuẩn trong dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (5): Trộn 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1); 2,0 ml dung dịch đối chiếu (2) và 5,0 ml dung dịch đối chiếu (4), pha loãng thành 25,0 ml với dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT).

Dung dịch đối chiếu (6): Trộn 20,0 ml dung dịch đối chiếu (2) và 10,0 ml dung dịch đối chiếu (3) và 5,ml dung dịch đối chiếu (4), pha loãng thành 200,0 ml với dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT).

Dung dịch đối chiếu (7): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (3) thành 50,0 ml với dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh là styren-divinylbenzen copolymer (8 µm).

Nhiệt độ cột: 60 oC.

Detector quang phổ tử ngoại tại bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (5), dung dịch đối chiếu (6) và dung dịch đối chiếu (7).

Kiểm tra tính phù hợp hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (5), độ phân giải giữa pic của tạp chất A (4-epitetracyclin, pic thứ nhất) và tetracyclin (pic thứ hai) ít nhất là 2,5; độ phân giải giữa pic tetracycylin và pic của tạp chất D (4-epianhydrotetracyclin, pic thứ ba) ít nhất là 8,0. Điều chỉnh nồng độ của tert-butanol trong pha động nếu cần thiết. Tỷ số tín hiệu/độ nhiễu: ít nhất phải bằng 3 đối với pic chính của dung dịch đối chiếu (7). Hệ số đối xứng: không được lớn hơn 1,25 đối với pic của tetracyclin trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (5).

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích pic của tạp chất A không được lớn hơn diện tích pic của tạp chất A trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (6) (3,0%)

Diện tích pic của tạp chất B (nằm ở đuôi của pic chính) không được lớn hơn một nửa diện tích pic của tạp chất A trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (6) (1,5%).

Diện tích của pic tương ứng với tạp chất C (anhydro-tetracycline) không được lớn hơn diện tích pic của tạp chất C trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (6) (0,5%).

Diện tích của pic tương ứng với tạp chất D không được lớn hơn diện tích pic của tạp chất D trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (6) (0,5%).

Kim loại nặng

Không được quá 50 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 0,5 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2,5 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) đ chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khi lượng do làm khô

Không được quá 2,0% (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 60 oC, phosphor pentoxyd, áp suất không quá 670 Pa, 3 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,5% (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Nội độc tố vi khuẩn

Phải ít hơn 0,5 EU/mg (Phụ lục 13.2), nếu chế phẩm dùng để pha thuốc tiêm mà không áp dụng các biện pháp loại bỏ nội độc tố vi khuẩn.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Các điều kiện sắc ký giống như phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1).

Tính hàm lượng tetracyclin hydroclorid (C22H24N2O8.HCl) dựa vào diện tích pic và nồng độ dung dịch đối chiếu.

Bảo quản

Tránh ánh sáng. Nếu chế phẩm vô khuẩn, bảo quản trong bao bì vô khuẩn.

Nhãn

Phải ghi rõ nếu chế phẩm không có nội độc tố vi khuẩn.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Viên nang, viên nén.

THAN HOẠT TÍNH

Carbo activatus

Than hoạt tính là chất có khả năng hấp phụ cao, thu được từ quá trình than hóa thích hợp các chất có nguồn gốc thực vật.

Tính chất

Bột nhẹ, màu đen, rất xốp. Thực tế không tan trong các dung môi thông thường.

Định tính

A. Khí đốt đến nóng đỏ, chế phẩm cháy chậm và không thành ngọn lửa.

B. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Khả năng hấp phụ.

Dung dịch S: Lấy 2,0 g chế phẩm vào một bình nón nút mài, thêm 50 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT). Đun sôi nhẹ dưới ống sinh hàn hồi lưu trong 1 h, lọc và rửa phễu lọc bằng dung dịch acid hydrocloric loãng (TT). Gộp dịch lọc và nước rửa rồi bốc hơi đến khô trên cách thủy, hòa tan cắn trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 40 ml nước vào 2,0 g chế phẩm và đun sôi trong 5 min. Đ nguội, hoàn lại thể tích ban đầu bằng nước không có carbon dioxyd (TT) và lọc. Bỏ 20 ml dịch lọc đầu. Thêm vào 10 ml dịch lọc 0,25 ml dung dịch xanh bromothymol (TT) và 0,25 ml dung dịch natri hydroxyd 0,02 M (CĐ), dung dịch phi có màu xanh. Màu của chỉ thị phải chuyển sang vàng khi thêm không quá 0,75 ml dung dịch acid hydrocloric 0,02 M (CĐ).

Chất tan trong acid

Không được quá 3 %.

Thêm 25 ml dung dịch acid nitric loãng (TT) vào 1,0 g chế phẩm và đun sôi trong 5 min. Lọc nóng qua phu lọc thủy tinh xp số 10 và rửa bằng 10 ml nước nóng. Gộp dịch chiết và nước ra, bốc hơi đến khô trên cách thủy, thêm vào cắn 1 ml acid hydrocloric (TT), bốc hơi lại đến khô và sấy cắn đến khối lượng không đổi ở 100 ođến 105 oC. Khối lượng cắn không được quá 30 mg.

Chất màu tan trong kiềm

Thêm 10 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) vào 0,25 g chế phẩm và đun sôi trong một min. Để nguội, lọc và pha loãng dịch lọc thành 10 ml bằng nước. Dung dịch không được có màu đậm hơn màu mẫu VL4 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Chất tan trong ethanol

Không được quá 0,5 %.

Thêm 50 ml ethanol 96 % (TT) vào 2,0 g chế phẩm và đun sôi dưới ống sinh hàn hồi lưu trong 10 min. Lọc ngay, để nguội và pha loãng thành 50 ml bằng ethanol 96 % (TT). Dịch lọc này không được có màu đậm hơn màu mẫu V6 hoặc VN6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2). Bốc hơi 40 ml dịch lọc đến khô và sấy cắn đến khối lượng không đi ở 100 ođến 105 oC. Khối lượng cắn không được quá 8 mg.

Chất huỳnh quang

Chiết 10,0 g chế phẩm với 100 ml cyclohexan (TT1) trong 2 h trong bộ chiết Soxhlet. Lấy phần dung dịch và pha loãng thành 100 ml bằng cyclohexan (TT1). Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Huỳnh quang của dung dịch này không được đậm hơn dung dịch chứa 83 µquinin trong 1000 ml dung dịch acid sulfuric 0,005 M (CĐ) được quan sát trong cùng điều kiện.

Sulfid

Lấy 1,0 g chế phẩm vào trong một bình nón, thêm 5 ml dung dịch acid hydrocloric 25 % (TT) và 20 ml nước. Đun đến sôi. Khí giải phóng ra không được làm giấy tẩm chì acetat (TT) chuyển thành màu nâu.

Đồng

Không được quá 25 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Dùng dung dịch S.

Dung dịch đối chiếu: Chuẩn bị các dung dịch đối chiếu bằng cách pha loãng dung dịch đồng mẫu 0,1 % Cu (TT) bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT).

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 325,0 nm, sử dụng đèn cathod rỗng đồng làm nguồn bức xạ và ngọn lửa không khí – acetylen.

Chì

Không được quá 10 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Dùng dung dịch S.

Dung dịch đối chiếu: Chuẩn bị các dung dịch đối chiếu bằng cách pha loãng dung dịch chì mẫu 100 phần triệu Pb (TT) bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT).

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 283,3 nm, sử dụng đèn cathod rỗng chì làm nguồn bức xạ và ngọn lửa không khí – acetylen. Tùy thuộc vào máy, có thể sử dụng vạch ở bước sóng 217,0 nm.

Kẽm

Không được quá 25 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Dùng dung dịch S.

Dung dịch đối chiếu: Chuẩn b các dung dịch đối chiếu bằng cách pha loãng dung dịch kẽm mu 100 phần triệu Zn (TT) bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT).

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 214,0 nm, sử dụng đèn cathod rỗng kẽm làm nguồn bức xạ và ngọn lửa không khí – acetylen.

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 15 % (Phụ lục 9.6).

(1,00 g; 120 oC; 4 h).

Tro sulfat

Không được quá 5,0 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Khả năng hấp phụ

Lấy 0,300 g chế phẩm vào trong một bình nón nút mài dung tích 100 ml, thêm 25,0 ml dung dịch mới pha có chứa 0,5 g phenazon (TT) trong 50 ml nước. Lắc kỹ trong 15 min. Lọc và bỏ 5 ml dịch lọc đầu. Lấy 10,0 ml dịch lọc, thêm 1,0 g kali bromid (TT), 20 ml dung dịch acid hydrocliric loãng (TT) và 0,1 ml dung dịch đỏ methyl (TT), chuẩn độ bằng dung dịch kali bromat 0,1 N (CĐ) đến khi mất màu đ. Gần điểm kết thúc chuẩn độ, chuẩn độ chậm (1 giọt trong 15 s). Song song tiến hành làm mu trng, dùng 10,0 ml dung dịch phenazon trên.

Tính khối lượng phenazon đã được hấp phụ bởi 100 g than hoạt tính theo công thức:

Trong đó:

a là số ml dung dịch kali bromat 0,1 N (CĐ) đã dùng cho mẫu trắng.

b là số ml dung dịch kali bromat 0,1 N (CĐ) đã dùng cho mẫu thử.

m là khối lượng chế phẩm tính ra gam.

100 g than hoạt tính (tính theo chế phẩm đã làm khô) hấp phụ không được dưới 40 g phenazon.

Độ nhiễm khuẩn

Tng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không được quá 1000 trong 1,0 g chế phẩm, xác định bằng phương pháp đĩa thạch (Phụ lục 13.6).

Bảo quản

Trong chai lọ kín.

THEOPHYLIN

Theophyllinum

C7H8N4O2 P.t.l: 180,2
C7H8N4O2.H2O P.t.l.: 198,2

Theophylin là 1,3-dimethyl-3,7 dihydro-1H-purin-2,6-dion ở dạng ngậm một phân tử nước hoặc khan, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0% C7H8N4O2 tính theo chế phẩm khan với dạng ngậm nước và tính theo chế phẩm đã làm khô với dạng khan.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng. Khó tan trong nước, hơi tan trong ethanol 96 %, tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm, amoniac và các acid vô cơ.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

NhóII: BC, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm (nếu chế phẩm ngậm nước thì sấy ở 100 ođến 105 otrước khi đo) phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của theophylin chuẩn.

B. Điểm chảy (Phụ lục 6.7) của chế phẩm sau khi sấy khô ở 100 ođến 105 oC, ở trong khoảng 270 ođến 274 oC.

C. Đun 10 mg chế phẩm với 1,0 ml dung dịch kali hydroxyd 36 % trong cách thủy ở 90 otrong min, sau đó thêm 1,0 ml dung dịch acid sulfanilic đã được diazo hóa (TT). Màu đỏ xuất hiện chậm. Thực hiện một mẫu trắng.

D. Chế phẩm phải đạt yêu cầu của phép thử Mất khối lượng do làm khô (với dạng khan) và phép thử Nước (với dạng ngậm nước).

E. Chế phẩm phải cho phản ứng của nhóm xanthin (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) bằng cách đun nóng, để nguội và pha loãng thành 75 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid

Thêm 0,1 ml dung dịch đỏ methyl (TT) vào 50 ml dung dịch S, dung dịch có màu đỏ. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) cần dùng để chuyển dung dịch sang màu vàng không quá 1,0 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril dùng cho sắc ký – dung dịch (7 : 93).

Dung dịch A: Dung dịch natri acetat (TT) 0,136 % có chứa acid acetic băng (TT) 5,0 ml/L.

Dung dịch thử. Hòa tan 40,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg theobromin (TT) trong pha động, thêm 5 ml dung dịch thử và pha loãng thành 100 ml bằng pha động. Pha loãng 5 ml dung dịch thu được thành 50 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4 mm) được nhồi pha tĩnh (7 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 272 nm.

Tốc độ dòng: 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3,5 lần thời gian lưu của theophylin.

Thời gian lưu tương đối so với theophylin (thời gian lưu khoảng 6 min); Tạp chất C khoảng 0,3; tạp chất B khoảng 0,4; tạp chất D khoảng 0,5; tạp chất A khoảng 2,5.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic theobromin và pic theophylin ít nhất là 2,0.

Giới hạn:

Tạp chất A, B, C, D: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 1,3,7-trimethyl-3,7-dihydro-1H-purin-2,6-dion (caffein).

Tạp chất B: 3-methyl-3,7-dihydro-1H-purin-2,6-dion.

Tạp chất C: N-(6-amino-1,3-dimethyl-2,4-dioxo-1,2,3,4-tetrahydropyrimidin-5-yl)formamid.

Tạp chất D: N-methyl-5-(methylamino)-1H-imidazol-4-carboxamid (theophylidin).

Tạp chất E: 1,3-dimethyl-7,9-dihydro-1H-purin-2,6,8(3H)-trion.

Tạp chất F: 7-(2-hydroxyethyl)-1,3-dimethyl-3,7-dihydro-1H-purin-2,6-dion (etofylin).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô (áp dụng với chế phẩm dạng khan)

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Nước (áp dụng với chế phẩm dạng ngậm nước)

Từ 8,0 % đến 9,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,20 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,150 g chế phẩm dạng khan hoặc 0,160 g chế phẩm dạng ngậm nước trong 100 ml nước, thêm 20 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N (CĐ) và lắc. Thêm 1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT1).

Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ).

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 18,02 mg C7H8N4O2.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Ức chế phosphodiesterase không chọn lọc; Giãn phế quản.

Chế phẩm

Viên nén.

THIAMIN HYDROCLORID

Thiamini hydrochloridum

C12H17ClN4OS.HCl

P.t.l: 337,3

Thiamin hydroclorid là 3-[(4-amino-2-methylpyrimidin-5-yl)methyl]-5-(2-hydroxyethyl)-4-methylthiazol clorid hydroclorid, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C12H17ClN4OS.HCl, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Tinh thể không màu hoặc bột kết tinh trắng hay gần như trắng. Dễ tan trong nước, tan trong glycerin, khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của thiamin hydroclorid chuẩn. Nếu phổ hồng ngoại ở trạng thái rắn của mẫu thử và chuẩn khác nhau thì hòa tan riêng rẽ chế phẩm và chuẩn trong nước, bốc hơi tới cắn rồi tiến hành ghi lại phổ của cắn mới.

B. Hòa tan khoảng 20 mg chế phẩm trong 10 ml nước, thêm 1 ml dung dịch acid acetic 2 M (TT) và 1,6 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT), đun nóng trên cách thủy 30 min, để nguội. Thêm 5 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT), 10 mdung dịch kali fericyanid 5 % (TT) và 10 ml n-butanol (TT), lắc mạnh 2 min. Lớp butanol ở trên cho huỳnh quang xanh lam rõ, đặc biệt khi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm.

Làm lại phản ứng nhưng dùng 0,9 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT) và 0,2 g natri sulfit (TT) thay cho 1,6 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT), lớp butanol không có huỳnh quang.

C. Chế phẩm cho phản ứng (A) của clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi.

Pha loãng 2,5 ml dung dịch S thành 5 ml bằng nước. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và có màu không được đậm hơn dung dịch màu mẫu V7 hay VL7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Từ 2,7 đến 3,3 (Phụ lục 6.2).

Pha loãng 2,5 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Dung dịch natri hexansulfonat 0,3764 % đã được chỉnh đến pH 3,1 bằng acid phosphoric (TT).

Pha động B: Methanol (TT2).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,35 g chế phẩm trong 15,0 ml dung dịch chứa 5 % (tt/tt) acid acetic băng (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan thiamin chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa tạp chất A, B và C) có trong một lọ chuẩn trong 1,0 ml dung dịch chứa 0,75 % (tt/tt) acid acetic băng (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng nước. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm)

Nhiệt độ cột: 45 oC.

Detector quang phổ tử ngoại ở bước sóng 248 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 25 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  2

90

10

2  27

90 → 70

10 → 30

27  35

70 → 50

30 → 50

35  42

50

50

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo thiamin chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic của tạp chất A, B và C.

Thời gian lưu tương đối của so với pic thiamin (khoảng 30 min): Tạp chất A khoảng 0,3, tạp chất B khoảng 0,9, tạp chất C khoảng 1,2.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống sắc ký: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic tạp chất B và pic thiamin ít nhất là 3,0 và độ phân giải giữa pic thiamin và pic tạp chất C ít nhất là 2,0.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,3 %).

Tạp chất A, C: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tổng diện tích các pic tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 3-[(4-amino-2-methylpynmidin-5-yl) methyl]-4-methyl-5-[2-(sulphonatooxy) ethyl]thiazol (ester thiamin sulfat).

Tạp chất B: 3-[(4-aminopyrimidin-5-yl)methyl]-5-(2-hydroxyethyl)-4-methylthiazol (desmethylthiamin).

Tạp chất C: 3-[(4-amino-2-methylpyrimidin-5-yl)-methyl]-5-(2-cloroethyl)-4-methylthiazol (clorothiamin).

Tạp chất D: 3-[(4-amino-2-methylpyrimidin-5-yl)methyl]-5-(2-hydroxyethyl)-4-methylthiazol-2(3H)-on (oxothiamin)

Tạp chất E: 3-[(4-amino-2-methylpyrimidin-5-yl) methyl]-5-(2-hydroxyethyl)-4-methylthiazol-2(3H)-thion (thioxothiamin).

Tạp chất F: 3-[(4-amino-2-ethylpyrimidin-5-yl)-methyl]-5-(2-hydroxyethyl)-4-methylthiazol (ethylthiamin).

Tạp chất G: 5-[2-(acetyloxy)ethyl]-3-[(4-amino-2-methylpyrimidin-5-yl)methyl]-4-methylthiazol (acetylthiamin).

Tạp chất H: (3RS)-3-[[[(4-amino-2-methylpyrimidin-5-yl)methyl]thiocarbamoyl]sulphanyl]-4-oxopentyI acetat (ketodithiocarbamat).

Sulfat

Không được quá 0,03 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước cất để thử.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S để thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 2 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Không được quá 5,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,400 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,110 g chế phẩm trong 5 ml acid formic khan (TT), thêm 50 ml anhydrid acetic (TT). Chuẩn độ ngay bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2), thời gian chuẩn độ trong vòng 2 min. Làm mẫu trắng song song trong cùng điều kiện.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 16,86 mg C12H17ClN4OS.HCl.

Bảo quản

Trong bao bì kín (không làm bằng kim loại), tránh ánh sáng.

Nhãn

Phải quy định rõ thời hạn sử dụng và cách bảo quản.

Loại thuốc

Vitamin nhóm B.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc tiêm.

THIAMIN NITRAT

Thiamini mononitras

                                                                                                                           

C12H17N5O4S

P.t.l: 327,4

Thiamin nitrat là 3-[(4-amino-2-methylpyrimidin-5-yl) methyl]-5-(2-hydroxyethyl)-4-methylthiazol nitrat, phải chứa từ 98,0 % đến 101,0 % C12H17N5O4S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hay gần như trắng hoặc tinh thể nhỏ không màu. Hơi tan trong nước, dễ tan trong nước sôi, khó tan trong ethanol 96 % và methanol.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của thiamin nitrat chuẩn.

B. Hòa tan khong 20 mg chế phẩm trong 10 ml nước, thêm 1 ml dung dịch acid acetic 2 M (TT) và 1,6 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT), đun nóng trên cách thủy 30 min, để nguội. Thêm 5 ml dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT), 10 ml dung dịch kali fericyanid 5 % (TT) và 10 ml n-butanol (TT)lắc mạnh 2 min. Lớp butanol ở trên cho hunh quang xanh lam rõ, đặc biệt khi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Làm lại phản ứng nhưng dùng 0,9 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT) và 0,2 g natri sulfit (TT) thay cho 1,6 ml dung dịch natri hydroxyd 1 (TT), lớp butanol không có huỳnh quang.

C. 5 mg chế phẩm cho phản ứng đặc trưng của ion nitrat (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu của màu mẫu V7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

pH của dung dịch S phải từ 6,8 đến 7,6 (Phụ lục 6.2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Dung dịch natri hexansulfonat (TT) 0,3764 % đã được chỉnh đến pH 3,1 bằng acid phosphoric (TT).

Pha động B: Methanol dùng cho sắc ký lỏng (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,35 g chế phẩm trong 15,0 ml dung dịch chứa 5 % (tt/tt) acid acetic băng (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan thiamin chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa tạp chất A, B và C) có trong một lọ chuẩn trong 1,0 ml dung dịch chứa 0,75 % (tt/tt) acid acetic băng (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng nước. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm)

Nhiệt độ cột: 45 oC.

Detector: Quang phổ tử ngoại ở bước sóng 248 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 25 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  2

90

10

2  27

90 → 70

10 → 30

27  35

70 → 50

30 → 50

35  42

50

50

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo thiamin chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic của tạp chất A, B và C.

Thời gian lưu tương đối của so với pic thiamin (khoảng 30 min): Tạp chất A khoảng 0,3, tạp chất B khoảng 0,9, tạp chất C khoảng 1,2.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống sắc ký: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic tạp chất B và pic thiamin ít nhất là 3,0 và độ phân giải giữa pic thiamin và pic tạp chất C ít nhất là 2,0.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn 6 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,6 %).

Tạp chất C: Diện tích pic tạp chất C không được lớn hơn 4 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,4 %).

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Vi mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tổng diện tích các pic tạp chất không được lớn hơn 10 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1,0 %).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 3-[(4-amino-2-methylpyrimidin-5-yl)-methyl]-4-methyl-5-[2-(sulphonatooxy)ethyl]thiazol (ester thiamin sulfat).

Tạp chất B: 3-[(4-aminopyrimidin-5-yl)methyl]-5-(2-hydroxyethyl)-4-methylthiazol (desmethylthiamin).

Tạp chất C: 3-[(4-amino-2-methylpyrimidin-5-yl)-methyl]-5-(2-cloroethyl)4-methylthiazol (cloro-thiamin).

Tạp chất E: 3-[(4-amino-2-methylpyrimidin-5-yl)-methyl]-5-(2-hydroxyethyl)-4-methylthiazol-2(3H)-thion (thioxothiamin).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 4. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 10 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC).

Định lượng

Hòa tan 0,140 g chế phẩm trong 5 ml acid formic khan (TT) thêm 50 ml anhydrid acetic (TT). Chuẩn độ ngay bng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2), thời gian chuẩn độ trong vòng 2 min. Làm mẫu trng song song trong cùng điều kiện.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 16,37 mg C12H17N5O4S.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín (không làm bằng kim loại), tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Vitamin B1.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc tiêm.

TIMOLOL MALEAT

Timololi maleas

C13H24N4O3S.C4H4O4 P.t.l: 432,5

Timolol maleat là (2S)-1-[(1,1-dimethylethyl)amino]-3-[[4-(morpholin-4-yl)-1,2,5-thiadiazol-3-yl]oxy] propan-2-ol (Z)-butendioat, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C13H24N4O3S.C4H4O4tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hay gần như trắng hoặc tinh thể không màu. Tan trong nước và ethanol 96 %. Nóng chảy ở 199 okèm theo phân hủy.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của timolol maleat chuẩn.

B. Hòa tan 1,000 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Góc quay cực riêng (Phụ lục 6.4) từ -6,2o đến -5,7o.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Amoniac đậm đặc – methanol – methylen clorid (1 : 20 : 80).

Dung dịch thử: Hòa tan 5 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 5 mg timolol maleat chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 2/3 chiều dài bản mỏng. Lấy bản mỏng ra, để khô ngoài không khí và cho bản mỏng tiếp xúc với hơi iod trong 2 h. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vị trí, màu sắc và kích thước tương tự với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

D. Nghiền 0,1 g chế phẩm với hỗn hợp chứa 1 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) và 3 ml nước. Lắc hỗn hợp trên 3 lần với ether, mỗi lần 5 ml. Lấy 0,1 ml dung dịch của lớp nước, thêm dung dịch chứa 10 mg resorcinol (TT) trong 3 ml acid sulfuric (TT). Đun trên cách thủy 15 min. Không được xuất hiện màu đỏ tím. Trung hòa phần còn lại của lớp nước với dung dịch acid sulfuric loãng (TT) và thêm 1 ml nước brom (TT). Đun cách thủy 15 min, sau đó đun đến sôi và để nguội. Lấy 0,2 ml dung dịch thu được, thêm dung dịch chứa 10 mg resorcinol (TT) trong 3 ml acid sulfuric (TT). Đun cách thủy 15 min. Xuất hiện màu đ tím. Thêm 0,2 ml dung dịch kali bromid 10 %, đun trên cách thủy trong 5 min, dung dịch chuyển sang màu xanh tím.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được đậm màu hơn dung dịch N8 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Từ 3,8 đến 4,3 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất đồng phân đối quang

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Tiến hành tránh ánh sáng.

Pha động: Diethylamin – 2-propanol – hexan (2 : 40 : 960).

Hỗn hợp dung môi: Methylen clorid – 2-propanol (10 : 30).

Dung dịch thử: Hòa tan 30,0 mg chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 30 mg timolol maleat chuẩn trong hỗn hp dung môi và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 3 mg (R)-timolol chuẩn (tạp chất A) trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100 ml bằng hỗn hợp dung môi. Trộn đều 1 ml dung dịch thu được với 1 ml dung dịch đối chiếu (2).

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi dẫn xuất cellulose của silica gel dùng để tách đồng phân đối quang (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 297 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 5 µl.

Thứ tự rửa giải: Tạp chất A sẽ rửa giải đầu tiên.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân gii giữa pic của tạp chất A và pic của đồng phân đối quang (S) ít nhất là 4,0. Thời gian lưu của những pic chính của đồng phân (S) trên sắc ký đồ của dung dịch thử và trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) phải giống nhau.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic của tạp chất A không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (1,0 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: (2R)-1-[(1,1-dimethylethyl)amino]-3-[[4-(morpholin-4-yl)-1,2,5-thiadiazol-3-yl]oxy]propan-2-o]((R)-timolol).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Methanol – dung dịch natri octansulfonat 4,32 g/l được điều chỉnh đến pH 3,0 bằng acid acetic băng (1 : 1).

Pha động B: Methanol (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động A. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan một lọ timolol chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa tạp chất B, C, D và F) trong 1,0 ml pha động A.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 2 mg chế phẩm và 20 mg acid maleic (TT) trong 10 ml acetonitril (TT). Bay hơi 1 ml dung dịch thu được đến khô dưới luồng khí nitrogen (TT) trong lọ thủy tinh màu hổ phách. Sấy lọ thủy tinh đã mở nắp ở 105 otrong 1 h. Hòa tan cắn thu được trong 1,0 ml pha động A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 3,9 mm) được nhồi pha tĩnh (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 295 nm.

Tốc độ dòng: 1,2 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0 – 10

97,5

2,5

10 – 11

97,5 → 70

2,5 → 30

11 – 14,5

70

30

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo timolol chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất B, C, D và F. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất E.

Thời gian lưu tương đối so với timolol (thời gian lưu khoảng 7,5 min): Acid maleic khoảng 0,1; tạp chất D khoảng 0,3; tạp chất E khoảng 0,4; tạp chất B khoảng 0,7; tạp chất F khoảng 0,8; tạp chất C khoảng 2,1.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất F và pic của tạp chất B ít nhất là 1,5.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Đ tính hàm lượng, nhân diện tích pic tạp chất D với 0,6.

Tạp chất B, C, D, E, F: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 4 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,4 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %) và bỏ qua pic của acid maleic.

Ghi chú:

Tạp chất B: (2RS)-3-[(1,1-dimethylethyl)amino]-2-[[4-(morpholin-4-yl)-1,2,5-thiadiazol-3- yl]oxy]propan-1-ol.

Tạp chất C: (2RS)-N-(1,1-dimethylethyl)-2,3-bis[[4-(morpholin-4-yl)-1,2,5-thiadiazol-3- yl]oxy]propan-1-amin.

Tạp chất D: 4-(morpholin-4-yl)-1,2,5-thiadiazol-3-ol.

Tạp chất E: Acid (2Z)-4-[(1S)-1-[[(1,1-dimethylethyl)amino]methyl]-2-[[4-(morpholin-4-yl)-1,2,5- thiadiazol-3- yl]oxy]ethoxy]-4-oxobut-2-enoic.

Tạp chất F: 4-(4-cloro-1,2,5-thiadiazol-3-yl)morpholin.

Tạp chất G: 4-(morpholin-4-yl)-1,2,5-thiadiazol-3(2H)-on 1-oxyd.

Tạp chất H: 2-[(2RS)-3-[(1,1-dimethylethyl)amino]-2-hydroxypropyl]-4-(morpholin-4-yl)-1,2,5-thiadiazol-3(2H)-on.

Tạp chất I: (2RS)-1-(ethylamino)-3-[[4-(morpholin-4-yl)-1,2,5-thiadiazol-3-yl]oxy]propan-2-ol,

Tạp chất J: 1,1′-[1,2,5-thiadiazol-3,4-diylbis(oxy)]bis[3-[(1,1-dimethylethyl)amino]propan-2- ol].

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g, 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % ( Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,350 g chế phẩm trong 60 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 43,25 mg C17H28N4O7S.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Đối kháng thụ thể beta-adrenergic.

Chế phẩm

Thuốc nhỏ mắt, viên nén.

TINH BỘT GẠO

Amylum oryzae

Tinh bột gạo là bột được lấy từ quả (quen gọi là hạt thóc) đã bỏ vỏ của cây lúa (Oryza sativa L), họ Lúa (Poaceae).

Tính chất

Bột mịn có màu trắng hoặc gần như trắng, khi miết giữa hai ngón tay có tiếng cọt kẹt.

Thực tế không tan trong nước lạnh và trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Quan sát bằng kính hiển vi: Sử dụng một hỗn hợp glycerol – nước (1 : 1) để chuẩn bị tiêu bản. Hạt tinh bột đơn hình đa diện, kích thước từ 1 µm đến 10 µm, phần lớn trong khoảng 4 µm đến 6 µm; thường tụ lại thành đám hình trứng, đường kính từ 50 µm đến 100 µm; rốn hạt ở tâm hơi rõ, không có các vân đồng tâm. Dưới kính hiển vi phân cực thấy hình chữ thập màu đen ở rốn hạt.

B. Lấy 1 g chế phẩm cho vào cốc thủy tinh, thêm 50 ml nước, trộn đều, đun sôi 1 min, để nguội. Gel lỏng hơi đục được tạo thành (hồ tinh bột).

C. Thêm 0,05 ml dung dịch iodid (TT1) vào ml gel lỏng thu được ở mục Định tính B, xuất hiện màu đỏ cam đến xanh dương, mất màu khi đun nóng.

pH

Từ 5,0 đến 8,0 (Phụ lục 6.2).

Lắc 5,0 g chế phẩm với 25,0 ml nước không có carbon dioxyd (TT) trong 60 s. Đ yên 15 min.

Tạp chất

Kiểm tra dưới kính hiển vi, dùng hỗn hợp glycerol – nước (1 : 1) để làm tiêu bản. Hầu như không có (rất ít) các tạp chất khác so với các hạt tinh bột. Có thể chứa rất ít mảnh mô nội nhũ của hạt thóc. Không được có các hạt tinh bột của các loại cây khác.

Sắt

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Lắc 1,5 g chế phẩm với 15 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT), lọc. Dùng dịch lọc để xác định.

Chất oxy hóa

Không được quá 20 phần triệu, tính theo H2O2 (Phụ lục 7.10).

Sulfur dioxyd

Không được quá 50 phần triệu (Phụ lục 7.9, phương pháp 2).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 15,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g, 130 oC, 90 min).

Tro sulfat

Không được quá 0,6 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Độ nhiễm khuẩn (Phụ lục 13.6)

Tổng số vi khuẩn hiếu khí sng lại được không được quá 1000 CFU/g.

Tổng số nấm mốc không được quá 100 CFU/g.

Không được có Salmonella và Escherichia coli.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

TINH BỘT KHOAI TÂY

Amylum Solani

Tinh bột khoai tây được lấy từ củ của cây Khoai tây (Solanum tuberosum L), họ Cà (Solanaceae).

Tính chất

Bột rất mịn có màu trắng hoặc gần như trắng, khi miết giữa hai ngón tay có tiếng cọt kẹt.

Thực tế không tan trong nước lạnh và trong ethanol 96 %. Tinh bột khoai tây không được chứa hạt tinh bột loại khác. Nếu có, nó có thể chứa một lượng nhỏ mảnh mô của cây khoai tây.

Định tính

A. Quan sát dưới kính hiển vi, dùng hỗn hợp glycerol – nước (1 : 1) để chuẩn b tiêu bản: Các hạt tinh bột không đều, đôi khi kép 2 hoặc 4, có vân đồng tâm rõ; hạt tinh bột đơn hình trứng, hình quả lê kích thước từ 30 µm đến 100 µm đôi khi tới trên 100 µm, rốn lệch tâm. Hạt tinh bột tròn kích thước 10 µm đến 35 µm, rốn không ở tâm hoặc hơi lệch tâm. Dưới kính hiển vi phân cực thấy hình chữ thập màu đen ở rn hạt.

B. Lấy 1 g chế phẩm cho vào cốc thủy tinh, thêm 50 ml nước, trộn đều, đun sôi 1 min, để nguội. Gel hơi đục được tạo thành (hồ tinh bột).

C. Thêm 0,05 ml dung dịch iodid (TT1) vào 1 ml gel lỏng thu được ở mục Định tính B, xuất hiện màu đỏ cam đến xanh dương đậm, mất màu khi đun nóng.

pH

Từ 5,0 đến 8,0 (Phụ lục 6.2).

Lắc 5,0 g chế phẩm với 25,0 ml nước không có carbon dioxyd (TT) trong 60 s. Để yên 15 min.

Tạp chất

Kiểm tra dưới kính hiển vi, dùng hỗn hợp glycerol – nước (1 : 1) để làm tiêu bn. Hầu như không có (rất ít) các tạp chất khác. Không được có các hạt tinh bột của các loại cây khác.

Chất oxy hóa

Không được quá 20 phần triệu, tính theo H2O2 (Phụ lục 7.10).

Sulfur dioxyd

Không được quá 50 phần triệu (Phụ lục 7.9, phương pháp 2).

Sắt

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Lắc 1,5 g chế phẩm với 15 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT), lọc. Dùng dịch lọc để thử.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 20,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,00 g, 130 oC, 90 min).

Tro sulfat

Không được quá 0,6 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Độ nhiễm khuẩn (Phụ lục 13.6)

Tổng số vi khuẩn hiểu khí sống lại được không được quá 1000 CFU/g.

Tổng số nấm mốc không được quá 100 CFU/g.

Không được có Salmonella và Escherichia coli.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Tá dược.

TINH BỘT LÚA MÌ

Amylum Tritici

Tinh bột lúa mì là bột được lấy từ quả (còn gọi là hạt) đã bỏ vỏ của cây Lúa mì (Triticum aestivum L. (T. vulgare Vill.), họ Lúa (Poaceae).

Tính chất

Bột rất mịn, có màu trắng hoặc gần như trắng, khi miết giữa hai ngón tay có tiếng cọt kẹt.

Thực tế không tan trong nước lạnh và trong ethanol 96 %. Tinh bột lúa mì không được chứa hạt tinh bột loại khác. Có thể chứa một lượng nhỏ mảnh mô của cây Lúa mì.

Định tính

A. Quan sát bằng kính hiển vi, sử dụng hỗn hợp glycerol – nước (1 : 1) để làm tiêu bản: Hạt tinh bột đơn to hoặc nh, ít khi có cỡ trung bình.

Hạt to có kích thước từ 10 µm đến 60 µm, đa số có dạng hình đĩa hoặc hiếm khi có hình thận khi nhìn trên bề mặt. Rốn hạt và các vân không rõ hoặc hơi rõ, đôi khi thấy các vết nứt ở rìa hạt. Khi nhìn ở mặt bên, các hạt tinh bột đơn hình trứng, hình thoi và rốn hạt dạng vạch dọc theo trục chính.

Các hạt nh tròn hoặc hình khối đa diện, đường kính 2 µm đến 10 µm.

Dưới kính hiển vi phân cực thấy hình chữ thập màu đen ở rốn hạt

B. Lấy 1 g chế phẩm cho vào cốc thủy tinh, thêm 50 ml nước, trộn đều, đun sôi 1 min, để nguội. Gel lỏng hơi đục được tạo thành (hồ tinh bột).

C. Thêm 0,05 ml dung dịch iodid (TT1) vào 1 ml gel lỏng thu được ở mục Định tính B, xuất hiện màu đ cam đến xanh dương, mất màu khi đun nóng.

pH

Từ 4,5 đến 7,0 (Phụ lục 6.2).

Lắc 5,0 g chế phẩm với 25,0 ml nước không có carbon dioxyd (TT) trong 60 s. Để yên 15 min.

Tạp chất

Kiểm tra dưới kính hiển vi, dùng hỗn hợp glycerol – nước (1 : 1) để làm tiêu bản. Hầu như không có (rất ít) các tạp chất khác. Không được có các hạt tinh bột của các loại cây khác.

Protein toàn phần (Phụ lục 10.9)

Không được quá 0,3 % (tương đương với 0,048 % N2, hệ số chuyển đổi 6,25).

Dùng 6,0 g chế phẩm, tiến hành vô cơ hóa bằng acid sulfuric (TT) như mô tả ở Phụ lục 10.9 nhưng có thađổi như sau: Ly chính xác khoảng 6,0 g chế phẩm vào bình Kjeldahl A, rửa các hạt tinh bột bám ở cổ bình bằng 25 ml acid sulfuric (TT), đun đến khi thu được dung dịch trong. Thêm 45 ml dung dịch natri hydroxyd 40 % (TT).

Chất oxy hóa

Không được quá 20 phần triệu, tính theo H2O2 (Phụ lục 7.10).

Sulfur dioxyd

Không được quá 50 phần triệu (Phụ lục 7.9, phương pháp 2).

Sắt

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Lắc 1,5 g chế phẩm với 15 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT), lọc. Dùng dịch lọc để đo.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 15,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g, 130 oC, 90 min).

Tro sulfat

Không được quá 0,6 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Độ nhiễm khuẩn (Phụ lục 13.6)

Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không được quá 1000 CFU/g.

Tổng số nấm mốc không được quá 100 CFU/g.

Không được có Salmonella và Escherichia coli.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Tá dược.

TINH BỘT NGÔ

Amylum mays

Tinh bột ngô là bột được lấy từ quả cây Ngô (còn gọi là hạt ngô) đã được bỏ vỏ (Zea mays L), họ Lúa (Poaceae).

Tính chất

Bột mịn có màu trắng tới vàng nhạt, khi miết giữa hai ngón tay có tiếng cọt kẹt.

Thực tế không tan trong nước lạnh và trong ethanol 96 %. Hiếm thấy các hạt có vết nứt hoặc có bất thường trên các cạnh.

Định tính

A. Quan sát bằng kính hiển vi có độ phóng đại trên 20 và dùng hỗn hợp glycerol – nước (1 : 1) để làm tiêu bản: Hạt tinh bột đơn hình khối đa diện, kích thước không đều, đường kính 2 µm đến 23 µm; hạt tinh bột tròn hoặc hình cầu đường kính 25 µm đến 35 µm. Rn hạt dạng khoang hoặc phân nhánh 2 đến 5; không có vân đồng tâm. Dưới kính hiển vi phân cực thấy hình chữ thập màu đen ở rốn hạt.

B. Lấy 1 g chế phẩm cho vào cốc thủy tinh, thêm 50 ml nước, trộn đều, đun sôi 1 min, để nguội. Gel lỏng hơi đục được tạo thành (hồ tinh bột).

C. Thêm 0,05 ml dung dịch iodid (TT1) vào 1 ml gel lỏng thu được ở mục Định tính B, xuất hiện màu đỏ cam đến xanh dương đậm, mất màu khi đun nóng.

pH

T 4,0 đến 7,0 (Phụ lục 6.2).

Lắc 5,0 g chế phẩm với 25,0 ml nước không có carbon dioxyd (TT) trong 60 s. Để yên 15 min.

Tạp chất

Kiểm tra dưới kính hiển vi, dùng hỗn hợp glycerol – nước (1 : 1) để làm tiêu bản. Hầu như không có (rất ít) các tạp chất khác. Không được có các hạt tinh bột của các loại cây khác.

Chất oxy hóa

Không được quá 20 phần triệu, tính theo H2O2 (Phụ lục 7.10).

Sulfur dioxyd

Không được quá 50 phần triệu (Phụ lục 7.9, phương pháp 2).

Sắt

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Lắc 1,5 g chế phẩm với 15 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT), lọc. Dùng dịch lọc để đo.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 15,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g, 130 oC, 90 min).

Tro sulfat

Không được quá 0,6 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Độ nhiễm khuẩn (Phụ lục 13.6)

Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không được quá 1000 CFU/g.

Tổng số nấm mốc không được quá 100 CFU/g.

Không được có Salmonella và Escherichia coli.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

TINH BỘT SẮN

Amylum Manihoti

Tinh bột sắn là bột đã tinh chế được lấy từ thân rễ (quen gọi là củ) của cây sắn (Manihot utilissima Pohl.), họ thầu dầu (Euphorbiaceae).

Tính chất

Bột rất mịn, khi miết giữa hai ngón tay có tiếng cọt kẹt nhẹ.

Thực tế không tan trong nước lạnh và trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Quan sát dưới kính hiển vi thấy: Phần lớn là hạt tinh bột đơn hình cầu, một số hình tròn, kích thước không đều, hạt nhỏ có kích thước 5 µm đến 10 µm, hạt lớn có kích thước 20 µm đến 35 µm. Rốn hạt ở tâm, dạng điểm, vạch hoặc phân 3 nhánh, vân đồng tâm không rõ. Một số hạt tinh bột kép đôi hoặc 3 không đều.

B. Lấy 1 g chế phẩm cho vào cốc thủy tinh, thêm 50 ml nước, đun sôi 1 min, để nguội. Gel lỏng hơi đục được tạo thành (hồ tinh bột).

C. Thêm 0,05 ml dung dịch iodid (TT1) vào 1 ml gel lỏng thu được ở mục Định tính B, xuất hiện màu xanh đen, màu biến mất khi đun nóng, màu xanh đen tr lại khi để nguội.

Giới hạn acid

Lấy 10 g chế phẩm, thêm 100 ml ethanol 70 % (TT) đã trung hòa trước bằng 0,5 ml dung dịch phenolphtalein (TT), lắc trong 1 h, lọc. Lấy 50,0 ml dịch lọc, chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) đến khi chuyển màu dung dịch.

Thể tích dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) đã dùng không được quá 2,0 ml.

Tạp chất

Hầu như không được có màng tế bào và nguyên sinh chất.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 15,0 % (Phụ lục 9.6).

(1 g, 100 ođế105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,6 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1 g chế phẩm.

Độ nhiễm khuẩn

Tng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không được quá 1000 CFU/g.

Tổng số nấm mốc không được quá 100 CFU/g.

Không được có Escherichia coli (6).

Bảo quản

Trong bao kín.

TINIDAZOL

C8H13N3O4S

P.t.l: 247,3

Tinidazol là 1-[2-(ethylsulfonyl)ethyl]-2-methyl-5-nitro-1H-imidazol, phải chứa từ 98,0 % đến 101,0 % C8H13N3O4S tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh gần như trắng hoặc vàng nhạt, thực tế không tan trong nước, tan trong aceton và trong methylen clorid, hơi tan trong methanol.

Định tính

Có thể chọn 1 trong 2 nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của tinidazol chuẩn.

B. Hòa tan 10,0 mg chế phẩm bằng methanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml với methanol (TT). Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch trong khoảng bước sóng từ 220 nm đến 350 nm có hấp thụ cực đại ở 310 nm. Độ hấp thụ riêng ở bước sóng cực đại từ 340 đến 360.

C. Điểm chảy của chế phẩm phải từ 125 ođến 128 o(Phụ lục 6.7).

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254. Hoạt hóa ở 110 otrong 1 h và để nguội.

Dung môi khai triển: Butanol – ethyl acetat (25 : 75).

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg tinidazol chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 2/3 chiều dài bản mỏng. Để khô bản mỏng ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vị trí và kích thước tương tự với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

E. Ly khoảng 10 mg chế phẩm, thêm khoảng 10 mg bột kẽm (TT), 0,3 ml acid hydrocloric (TT) và 1 ml nước. Đun trong cách thủy 5 min rồi để nguội. Dung dịch cho phản ứng của amin thơm bậc nhất (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong aceton (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu mẫu V5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch trong điều kiện tránh ánh sáng.

Pha động: Acetonitril – methanol – nước (10 : 20 : 70).

Dung dịch thử: Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong 10,0 ml methanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5,0 mg tạp chất A chuẩn của tinidazol và 5,0 mg tạp chất B chuẩn của tinidazol trong 10,0 ml methanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 50,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 3,0 mm) được nhồi pha tĩnh B (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 320 nm.

Tc độ dòng: 0,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 1,5 lần thời gian lưu của tinidazol.

Thời gian lưu tương đối so với tinidazol (thời gian lưu khoảng 6 min): Tạp chất A khoảng 0,6; tạp chất B khong 0,7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất và pic của tạp chất ít nhất là 2,0.

Giới hạn:

Tạp chất A, B: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ ca dung dịch đối chiếu (3) (0,2 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 4 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,4 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 2-methyl-5-nitro-1H-imidazol.

Tạp chất B: 1-[2-(ethylsulphonyl)ethyl]-2-methyl-4-nitro-1H-imidazol.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp 4. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) đ chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong 25 ml acid acetic khan (TT). Định lượng bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 24,73 mg C8H13N3O4S.

Bảo qun

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng nguyên sinh động vật, kháng sinh.

Chế phẩm

Viên nén.

TITAN DIOXYD

Titanii dioxidum

TiO2

P.t.l: 79,9

Titan dioxyd phải chứa từ 98,0 % đến 100,5 % TiO2.

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, không tan trong acid vô cơ loãng nhưng tan chậm trong acid sulfuric đặc nóng.

Định tính

Dung dịch S1: Lắc 20,0 g chế phẩm với 30 ml acid hydrocloric đậm đặc (TT) trong min. Thêm 100 ml nước cất (TT), đun sôi. Lọc nóng cho đến khi thu được dung dịch trong. Ra giấy lọc bằng 60 ml nước cất (TT) và pha loãng dịch lọc thu được đến 200 ml bằng nước cất (TT).

Dung dịch S2: Trộn 0,500 g chế phẩm với 5 g natri sulfat khan (TT) trong bình nón cổ dài chịu nhiệt 300 ml. Thêm 10 ml nước, trộn đều. Thêm 10 ml acid sulfuric (TT), đun sôi mạnh cho đến khi thu được dung dịch trong. Làm lạnh, thêm từ từ hỗn hợp chứa 30 ml nước và 10 ml acid sulfuric (TT) đã làm lạnh, tiếp tục làm lạnh và pha loãng thành 100 ml bằng nước.

A. Đun nóng mạnh, chế phẩm có màu vàng nhạt và mt màu khi làm lạnh.

B. Thêm 0,1 ml dung dịch hydrogen peroxyd 30 % (TT) vào 5 ml dung dịch S2Dung dịch xuất hiện màu đỏ cam.

C. Thêm 0,5 g kẽm hạt (TT) vào 5 ml dung dịch S2Sau 45 min, hỗn hợp có màu xanh tím.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S2 không được đục hơn độ đục hỗn dịch đối chiếu II (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 50 ml nước cất không có carbon dioxyd (TT) vào 5,0 g chế phẩm, lắc trong 5 min. Ly tâm hay lọc cho đến khi thu được dung dịch trong. Lấy 10 ml dịch lọc, thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT). Lượng dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT) hoặc dung dịch natri hydroxyd 0,01 M (TT) dùng để chuyển màu chỉ thị không được quá 1,0 ml.

Các chất tan trong nước

Không được quá 0,5 %.

Lấy 10,0 g chế phẩm, thêm dung dịch chứa 0,5 g amoni sulfat (TT) trong 150 ml nước, đun sôi trong 5 min. Để nguội, pha loãng thành 200 ml với nước và lọc cho đến khi thu được dung dịch trong. Lấy 100 ml dịch lọc, bốc hơi đến cạn và nung cắn ở 600 oC đến khối lượng không đổi. Khối lượng cắn thu được không được quá 25 mg.

Antimony

Không được quá 0,01 %.

Lấy 10 ml dung dịch S2thêm 10 ml acid hydrocloric (TT) và 10 ml nước. Làm lạnh đến 20 o(nếu cần), thêm 0,15 ml dung dịch natri nitrit 10 % (TT). Sau 5 min, thêm 5 ml dung dịch hydroxylamin hydroclorid 1 % và 10 ml dung dịch rhodamin B 0,01 % vừa mới pha. Trộn đều mỗi khi thêm vào. Lắc mạnh với 10,0 ml toluen (TT) trong 1 min. Để yên tách lớp hoặc ly tâm 2 min nếu cần. Màu hồng xuất hiện trong lớp toluen không được đậm màu hơn màu hồng trong lớp toluen của dung dịch đối chiếu được chuẩn bị trong cùng điều kiện, dùng hỗn hợp 5 ml dung dịch antimony chuẩn 1 phần triệu Sb, 10 ml acid hydrocloric (TT) và 15 ml dung dịch chứa 0,5 g natri sulfat khan (TT) và 2 ml acid sulfuric (TT) thay thế hỗn hợp 10 ml dung dịch S2, 10 ml acid hydrocloric (TT) và 10 ml nước.

Arsen

Không được quá 5 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Cân 0,5 g chế phẩm cho vào bình cầu đáy tròn có gắn nhiệt kế, c bình gắn với phễu có khóa và nối với ống dẫn khí vào một bình khác chứa 30 ml nước. Thêm 50 ml nước, 0,5 g hydrazin sulfat (TT), 0,5 g kali bromid (TT) và 20 g natri clorid (TT). Cho qua phễu từng giọt 25 ml acid sulfuric (TT), đun nóng và giữ ở nhiệt độ 110 oC đến 115 oC trong 20 min. Hơi tạo ra được thu vào bình cầu chứa 30 ml nước. Pha loãng thành 50 ml với nước. Lấy 20 ml dung dịch này tiến hành thử theo phương pháp A.

Bari

Lấy 10 ml dung dịch S1, thêm 1 ml dung dịch acid sulfuric loãng (TT). Sau 30 min, dung dịch không được đục hơn hỗn hợp cha 10 ml dung dịch S1 và 1 ml nước cất.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Pha loãng 10 ml dung dịch S1 thành 20 ml bằng nước. Lấy 12 ml dung dịch thu được, tiến hành theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Sắt

Không được quá 0,02 %.

Lấy 8 ml dung dịch S2thêm 4 ml nước. Trộn đều và thêm 0,05 ml nước brom (TT). Để yên 5 min, loại brom dư bằng luồng khí. Thêm 3 ml dung dịch kali thiocyanat 9,7 %, dung dịch không được có màu đậm hơn màu dung dịch đối chiếu được chuẩn bị trong cùng điều kiện, sử dụng 4 ml dung dịch sắt mẫu 2 phần triệu Fe (TT) và 8 ml dung dịch acid sulfuric 20 % (TT).

Định lượng

Thêm 300 ml dung dịch thủy ngân nitrat 2 % và 2 ml acid nitric (TT) vào 300 g kẽm hạt (TT), lắc mạnh trong 10 min và rửa với nước cất. Nhồi hỗn hống kẽm vào cột thủy tinh dài khoảng 400 mm, đường kính 20 mm có khóa và đĩa lọc. Cho 100 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT) qua cột, sau đó là 100 ml nước cất, lưu ý đảm bảo chất lỏng luôn ngập mặt hỗn hống. Cho hỗn hợp gồm 100 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT) và 100 ml nước cất sau đó là 100 ml nước cất lần lượt qua cột với tốc độ 3 ml/min. Dịch rửa giải thu vào bình nón 500 ml có chứa 50,0 ml dung dịch phèn sắt amoni sulfat 15% trong hỗn hợp acid sulfuric – nước (1 : 3). Thêm 0,1 ml dung dịch feroin sulfat (TT), chuẩn độ ngay lập tức bằng dung dịch amoni ceri nitrat 0,1 M (CĐ) đến khi dung dịch xuất hiện màu xanh lá (n1 ml). Cho lần lượt hỗn hợp chứa 50 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT) và 50 ml nước cất, 20,0 ml dung dịch S2hỗn hợp chứa 50 ml acid sulfuric loãng (TT) và 50 ml nước cất, sau cùng là 100 ml nước cất với tốc độ 3 ml/min. Dịch ra giải thu vào bình nón 500 ml có chứa 50 ml dung dịch phèn sắt amoni sulfat 15 % trong hỗn hợp acid sulfuric – nước (1 : 3). Ra phần cuối cột với nước cất. Thêm 0,1 ml dung dịch feroin sulfat (TT), chuẩn độ ngay lập tức bằng dung dịch amoni ceri nitrat 0,1 M (CĐ) đến khi dung dịch xuất hiện màu xanh lá (n2 ml).

Hàm lượng phần trăm TiO2 được tính bằng công thức:

3,99 (n2 – n1)/m

Trong đó, m là khối lượng (g) chế phẩm dùng để pha dung dịch S2.

Bảo quản

Bao bì kín.

Loại thuốc

Chất bảo vệ, tá dược.

TOBRAMYCIN

Tobramycinum

C18H37N5O9

P.t.l: 467,5

Tobramycin là 4-O-(3-amino-3-deoxy-α-D-glucopyranosyl)-2-deoxy-6-O-(2,6-diamino-2,3-6-trideoxy-α-D-ribo-hexopyranosyl)-L-streptamin, được điều chế từ Streptomyces tenebrarius hoặc bằng các phương pháp khác, phải chứa không ít hơn 900 µC18H37N5O9 trong 1 mg, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng. Dễ tan trong nước, rất khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi triển khai: Methanol – amoniac – cloroform (60 : 30 : 25).

Dung dịch thử: Hòa tan 30 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 30 mg tobramycin chuẩn trong nước và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hỗn hợp đồng thể tích của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt 3 µl mỗi dung dịch lên bản mỏng. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 3/4 chiều dài bản mỏng. Lấy bản mỏng ra, đ dung môi bay hơi và sấy bản mng ở 105 oC trong 15 min. Ngay lập tức phun dung dịch ninhydrin (TT) 1 % trong hỗn hợp dung môi 1-butanol – pyridin (100 : 1). Vết tobramycin có màu hồngVết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng về vị trí so với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Dung dịch đối chiếu (2) chỉ cho một vết duy nhất có vị trí tương ứng với vết chính trên trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

B. Trong mục Định lượng, pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có thời gian lưu tương ứng với thời gian lưu của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn.

pH

Từ 9,0 đến 11,0 (Phụ lục 6.2).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml nước không có carbon dioxyd (TT) để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.3).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi triển khai: Dung dịch natri clorid 29,2 % – ethanol 96 %- nước (50 : 30 : 20).

Dung dịch hypoclorit loãng: Pha loãng 20 ml dung dịch natri hypoclorit (TT) thành 100 ml bằng nước.

Thuốc thử tinh bột – kali iodid: Hòa tan 1,1 g kali iodid (TT) trong 60 ml nước, đun sôi trong 15 min, thêm từ từ hỗn dịch của 1,5 g tinh bột (TT) trong 10 ml nước. Thêm 25 ml nước và đun sôi trong 10 min. Đ nguội và pha loãng thành 100 ml bằng nước.

Dung dịch thử: Chuyển 50 mg chế phẩm vào bình định mức 10 ml, thêm 7 ml nước để hòa tan và điều chỉnh đến pH 5,5 ± 0,4 bằng dung dịch acid sulfuric 0,5 M (TT). Thêm nước đến vạch, trộn đều.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng dung dịch thử bằng nước để thu được dung dịch có nồng độ 0,05 mg/ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt 1 µl các dung dịch trên lên bản mỏng. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 3/4 chiều dài bản mỏng. Lấy bản mỏng ra, để dung môi bay hơi dưới luồng không khí nóng và sấy bản mỏng ở 110 otrong 10 min. Phun lên bản mỏng đang nóng dung dịch hypoclorit loãng. Làm khô bản mỏng bằng luồng không khí lạnh đến khi phần bản mỏng đã phun ở dưới vạch chấm chỉ cho màu xanh lam nhạt khi nhỏ một giọt thuốc thử tinh bột – kali iodid.

Tiếp tục phun bản mỏng bằng thuốc thử tinh bột – kali iodid, các vết có màu đỏ tía hơi xanh xuất hiện ngay. Bất kỳ vết phụ nào trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử không được có màu đậm hơn màu của vết chính trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (1,0 %).

Nước

Không được quá 8,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,3 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,3 % (Phụ lục 9.9; phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 2,00 EU/mg (Phụ lục 13.2).

Nếu chế phẩm dùng để sản xuất thuốc tiêm mà trong quy trình không có giai đoạn tiến hành loại bỏ nội độc tố vi khuẩn thì phải đáp ứng yêu cầu của phép thử này.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 2,0 g tris(hydroxymethyl)aminoethan (TT) trong 800 ml nước. Thêm 20 ml dung dịch acid sulfuric 0,5 M (TT) vào dung dịch thu được và pha loãng thành 2000 ml bằng acetonitril (TT). Đ nguội, lọc qua màng lọc 0,2 µm. Điều chỉnh nếu cần.

Thuốc thử 2,4-dinitroflourobenzen: Pha dung dịch 2,4-dinitroflourobenzen (TT) có nồng độ 10 mg/ml trong ethanol 96 % (TT). Dung dịch được dùng trong vòng 5 ngày sau khi pha, bảo quản trong tủ lạnh.

Thuốc thử tris(hydroxymethyl)aminomethan: Pha dung dịch chuẩn gốc chtris(hydroxymethyl) aminomethan (TT) nồng độ 15 mg/ml trong nước. Dung dịch này dùng được trong vòng 1 tháng, bảo quản trong tủ lạnh. Lấy 40 ml dung dịch chuẩn gốc vào bình định mức 200 ml, thêm dimethyl sulfoxid (TT) và trộn đều, thêm dimethyl sulfoxid (TT) đến vạch. Thuốc thử này được dùng trong vòng 4 h. (Nếu nhúng chìm trong nước đá ở nhiệt độ dưới 10 othì có thể dùng thuốc thử này trong vòng h).

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 55 mg chế phẩm vào bình định mức 50 ml, thêm 1 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT) và thêm nước để hòa tan chế phẩm, sau đó thêm nước đến vạch. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 50 ml bằng nước.

Dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 55 mg tobramycin chuẩn vào bình định mức 50 ml, thêm 1 ml dung dịch acid sulfuric 0,5 M (TT) và thêm nước để hòa tan chế phẩm, sau đó thêm nước đến vạch. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 50 ml bằng nước.

Tạo dẫn xuất: [Chú ý: làm nóng các dung dịch ở cùng nhiệt độ, cùng thời gian. Các bình được đặt vào và lấy ra khỏi bể cách thủy (được duy trì nhiệt độ ở 60 oC) đồng thời]. Lần lượt thêm vào 3 bình định mức khác nhau 4,0 ml dung dịch chuẩn; 4,0 ml dung dịch thử và 4,0 ml nước. Thêm vào mỗi bình 10 ml thuốc thử 2,4dinitroflourobenzen và 10 ml thuốc thử tris(hydroxymethyl)aminomethan, lắc đều và đậy nắp bình. Để các bình vào bể cách thủy được duy trì ở 60 o± 2 otrong 50 min ± 5 min. Lấy bình ra, để yên 10 min. Thêm acetonitril (TT) đến gần vạch (cách vạch khoảng 2 ml), để nguội về nhiệt độ phòng và thêm acetonitril (TT) đến vạch, lắc đều. Các dung dịch thu được sau khi tạo dẫn xuất lần lượt là các dung dịch dẫn xuất chuẩn, dung dịch dẫn xuất thử và dung dịch mẫu trắng.

Dung dịch phân giải: Chuẩn bị dung dịch mới pha p-naphtholbenzen (TT) có nồng độ 0,24 mg/ml trong acetonitril (TT). Pha loãng 2 ml dung dịch thu được thành 10 ml bằng dung dịch dẫn xuất chuẩn.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (30 cm x 3,9 mm) được nhồi pha tĩnh C.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 365 nm.

Tốc độ dòng: 1,2 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch mẫu trắng để xác định pic dung môi và pic thuốc thử.

Tiến hành sắc ký với dung dịch phân giải, thời gian lưu tương đối của pic p-naphatholbenzein so với pic tobramycin khoảng 0,6. Độ phân giải giữa pic p-naphatholbenzein và pic tobramycin ít nhất là 4,0.

Tiến hành sắc ký với dung dịch dẫn xuất chuẩn, độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic từ 6 lần tiêm lặp lại dung dịch chuẩn không được lớn hơn 2,0 %.

Tiến hành sắc ký với dung dịch dẫn xuất thử và dung dịch dẫn xuất chuẩn.

Tính hàm lượng tobramycin C18H37N5O9 trong chế phẩm dựa vào diện tích pic đáp ứng thu được từ dung dịch dẫn xuất chuẩn, dung dịch dẫn xuất thử và hàm lượng C18H37N5O9 của tobramycin chuẩn.

Bảo quản

Nếu chế phẩm vô khuẩn, phải bảo quản trong bao bì kín, vô khuẩn.

Loại thuốc

Kháng sinh nhóm aminoglycosid.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt.

TOLBUTAMID

Tolbutamidum

C12H18N2O3S P.t.l: 270,3

Tolbutamid 1-butyl-3-[(4-methylphenyl) sulfonyl] ure, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C12H18N2O3S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, tan trong aceton và ethanol 96 %, tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của tolbutamid chuẩn.

B. Điểm chy từ 126 ođến 130 oC (Phụ lục 6.7).

C. Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng bước sóng từ 245 nm đến 300 nm, có 3 cực đại hấp thụ ở 258 nm, 263 nm, 275 nm và một vai tại 268 nm.

Pha loãng 10,0 ml dung dịch trên thành 250,0 ml bằng methanol (TT). Đo phổ hấp thụ trong khoảng bước sóng 220 nm đến 235 nm, dung dịch có một cực đại hấp thụ tại 228 nm, giá trị (1 %, 1 cm) tại 228 nm t 480 đến 520.

D. Hòa tan 0,2 g chế phẩm trong 8 ml dung dịch acid sulfuric 50 % (TT) và đun nóng dưới sinh hàn hồi lưu 30 min. Để nguội, thu được các tinh thể sau khi kết tinh lại từ nước nóng và sấy ở 105 oC, có điểm chảy (Phụ lục 6.7) từ 135 ođến 140 oC.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,2 g chế phẩm trong 5 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) và thêm 5 ml nước. Dung dịch phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

T 4,5 đến 5,5 (Phụ lục 6.2).

Lấy 2,0 g chế phẩm, thêm 50 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và đun nóng ở 70 otrong 5 min. Làm nguội nhanh và lọc.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Pha động: Acetonitril (TT1) – Dung dịch đệm pH 3,5 (35 : 65).

Dung dịch đệm pH 3,5: Dung dịch kali dihydrophosphat 1,36 g/l được điều chỉnh đến pH 3,5 bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg toluensulfonamid (TT) (tạp chất A) và 10 mg toluensulfonylure (TT) (tạp chất B) trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 230 nm.

Tc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 1,5 lần thời gian lưu của tolbutamid.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất A và B.

Thời gian lưu tương đối so với tolbutamid (thời gian lưu khoảng 18 min): Tạp chất B khoảng 0,2; tạp chất A khoảng 0,3.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất A và pic của tạp chất B không được nhỏ hơn 2,0.

Giới hạn:

Các tạp chất: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: (4-methylphenyl)sulfonamid (toluenesulfonamid).

Tạp chất B: 1-[(4-methylphenyl)sulfonyl]ure (toluenesultonylurê).

Tạp chất C: 1-azepan-1-yl-3-[(4-methylphenyl)sulfonyl]ure (tolazamid).

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong hỗn hợp aceton – nước (85 : 15) và pha loãng thành 20 ml với cùng hỗn hợp dung môi. Lấy 12 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương pháp 2.

Chuẩn bị dung dịch chì mẫu 0,5 phần triệu Pb bằng cách pha loãng dung dịch chì mẫu 100 phn triệu Pb (TT) bằng hỗn hợp aceton – nước (85 : 15).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g, 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong hỗn hợp 20 ml nước và 40 ml ethanol 96 % (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ), dùng 1 ml dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 27,03 mg C12H18N2O3S.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Chng đái tháo đường.

Chế phẩm

Viên nén.

TRIHEXYPHENIDYL HYDROCLORID

Trihexiphenydyli hydrochloridum

C20H31NO.HCl P.t.l: 337,9

Trihexyphenidyl hydroclorid là (1RS)-1-cyclohexyl-1-phenyl-3-(piperidin-1-yl)propan-1-ol hydroclorid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C20H31NO.HCltính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng. Khó tan trong nước, hơi ít tan trong ethanol 96 % và methylen clorid.

Đim chảy khong 250 oC, kèm theo sự phân hủy.

Định tính

Có thể chọn 1 trong 2 nhóm định tính sau:

NhóI: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại của chế phẩm (Phụ lục 4.2) phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của trihexyphenidyl hydroclorid chuẩn.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi triển khai: Diethylamin – hexan (5 : 95).

Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong hỗn hợp methanol – methylen clorid (20 : 80) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 25 mg trihexyphenidyl hydroclorid chuẩn trong hỗn hợp methanol – methylen clorid (20 : 80) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng rẽ 5 µl mỗi dung dịch lên bản mỏng. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm. Làm khô bản mỏng trong không khí, phun bằng dung dịch acid cloroplatinic 0,01 % pha trong acid hydrocloric 0,4 % (tt/tt). Vết chính thu được trên sắc ký đồ từ dung dịch thử phải tương đương về vị trí, màu sắc và kích thước so với vết chính thu được trên sắc ký đồ từ dung dịch đối chiếu.

C. Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 5 ml methanol (TT) nóng và điều chỉnh độ kiềm bằng dung dịch natri hydroxyd (TT) đối chiếu với giấy quì đỏ (TT). Tủa tạo thành, sau khi kết tinh lại trong methanol (TT), có điểm chảy khoảng 113 ođến 115 o(Phụ lục 6.7).

D. Chế phẩm phải cho phản ứng (A) của ion clorid (Phụ lục 8.1).

pH

Từ 5,2 đến 6,2 (Phụ lục 6.2).

Hòa tan 0,5 g chế phẩm bằng cách đun nóng trong 25 ml nước không có carbon dioxyd (TT). Làm nguội đến nhiệt độ phòng và pha loãng thành 50 ml bằng nước không có carbon dioxyd (TT).

Góc quay cực

Từ -0,10o đến +0,10o (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 1,25 g chế phẩm trong hỗn hợp methanol – methylen clorid (20 : 80) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Trộn 200 ml nước với 0,2 ml triethylamin (TT). Điều chỉnh đến pH 4,0 bằng acid phosphoric (TT) và thêm tiếp 800 ml acetonitril (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 20,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 200,0 ml bằng pha động. Pha loãng 10,ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10,0 mg tạp chất A chuẩn của trihexyphenidyl [1-phenyl-3-(piperidin-1-yl)-propan-1-on] trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (4): Thêm 1,0 ml dung dịch thử vào 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2), pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Thời gian rửa giải: Thời gian rửa giải gấp 3 lần thời gian lưu của trihexyphenidyl.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4), độ phân giải giữa pic của trihexynidyl và tạp chất ít nhất là 4,0.

Tiến hành sắc ký dung dịch đối chiếu (1), dung dịch đối chiếu (3) và dung dịch thử.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử:

Diện tích pic của tạp chất A không được lớn hơn diện tích pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (3) (0,5 %).

Diện tích của bt kỳ pic phụ nào khác, không được lớn hơn diện tích của pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tổng hàm lượng của tất cả các pic tạp không được lớn hơn 0,5 %.

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,2 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (1) (0,02 %).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 50 ml ethanol 96 % (TT) và thêm 5,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ). Tiến hành chuẩn độ theo phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2) dùng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Lấy giá trị thể tích dung dịch chất chuẩn độ giữa 2 điểm uốn.

1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương 33,79 mg C20H32ClNO.

Loại thuốc

Điều trị bệnh Parkinson.

Chế phẩm

Viên nén, viên tác dụng kéo dài.

TRIMETHOPRIM

Trimethoprimum

C14H18N4O3 P.t.l: 290,3

Trimethoprim là 5-(3,4,5-trimethoxybenzyl)pyrimidin-2,4-diamin, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C14H18N4O3, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột trắng hoặc trắng hơi vàng. Rất khó tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của trimethoprim chuẩn. Chuẩn bị mẫu đo dạng dĩa nén.

B. Hòa tan 20 mg chế phẩm trong dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT). Tiến hành đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng 230 nm đến 350 nm. Dung dịch cho một cực đại hấp thụ ở 287 nm và (1 %, 1 cm) ở bước sóng cực đại từ 240 đến 250.

C. Điểm chảy của chế phẩm phải từ 199 ođến 203 o(Phụ lục 6.7).

D. Hòa tan khoảng 25 mg chế phẩm trong 5 ml dung dịch acid sulfuric 0,005 M (TT) (đun nóng nếu cần), thêm 2 ml dung dịch kali permanganat 1,6% trong dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT). Đun sôi và cho vào dung dịch này 0,4 ml dung dịch formaldehyd (TT). Trộn đều, thêm 1 ml dung dịch acid sulfuric 0,5 M (TT), trộn và đun sôi. Làm lạnh và lọc. Thêm vào dịch lọc 2 ml methylen clorid (TT), lắc mạnh. Lớp dung môi hữu cơ có huỳnh quang xanh lục khi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm.

Màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 10 ml hỗn hợp methylen clorid – methanol – nước (5 : 4,5 : 1).

Dung dịch thu được không được có màu đậm hơn màu mẫu VN7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

A. Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Methanol – dung dịch natri perclorat 1,4 g/l được điều chỉnh đến pH 3,6 bằng acid phosphoric (30 : 70).

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 200,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan một lọ trimethoprim chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa tạp chất E) trong 1 ml pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh base-deactivated octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 280 nm.

Tốc độ dòng: 1,3 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 11 lần thời gian lưu của trimethoprim.

Thời gian lưu tương đối so với trimethoprim (thời gian lưu khoảng 5 min): Tạp chất C khoảng 0,8; tạp chất E khoảng 0,9; tạp chất A khoảng 1,5; tạp chất D khoảng 2,0; tạp chất G khoảng 2,1; tạp chất B khoảng 2,3; tạp chất J khoảng 2,7; tạp chất F khoảng 4,0.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất E và pic của trimethoprim ít nhất là 2,5.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất B là 0,43; tạp chất E là 0,53; tạp chất J là 0,66.

Tạp chất bất kỳ: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn 0,2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 0,4 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,04 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,02 %) và bỏ qua pic tương ứng với pic tạp chất H (thời gian lưu tương đối so với trimethoprim khoảng 10,3).

B. Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 1,14 g natri hexan sulfonat (TT) trong 600 ml dung dịch kali dihydrophosphat 1,36 % (TT) và điều chỉnh đến pH 3,1 bằng acid phosphoric (TT). Trộn đều dung dịch thu được với 400 ml methanol(TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 200,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5,0 mg trimethoprim chuẩn và 5,0 mg tạp chất B chuẩn của trimethoprim trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký.

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh nitril silica gel dùng cho sắc ký (5 µm), với diện tích bề mặt riêng 350 m2/g và đường kính lỗ xốp là 10 nm.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 280 nm.

Tốc độ dòng: 0,8 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 6 lần thời gian lưu của trimethoprim.

Thời gian lưu tương đối so với trimethoprim (thời gian lưu khoảng 4 min): Tạp chất H khoảng 1,8; tạp chất I khoảng 4,9.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của trimethoprim và pic của tạp chất B ít nhất là 2,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất H là 0,50; tạp chất I là 0,28.

Tạp chất bất kỳ: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn 0,2 ln diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 0,4 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,04 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,02 %) và bỏ qua pic tạp chất B (thời gian lưu tương đối so với trimethoprim khoảng 1,3).

Ghi chú:

Tạp chất A: N2-methyl-5-(3,4,5-trimethoxybenzyl)pyrimidin-2,4-diamin.

Tạp chất B: (2,4-diaminopyrimidin-5-yl)(3,4,5-trimethoxyphenyl)methanon.

Tạp chất C: (RS)-(2,4-diaminopyrimidin-5-yl)(3,4,5- trimethoxyphenyl)methanol.

Tạp chất D: 2-amino-5-(3,4,5-trimethoxybenzyl)pyrimidin-4-ol.

Tạp chất E: 4-amino-5-(3,4,5-trimethoxybenzyl)pyrimidin-2-ol.

Tạp chất F: 5-(3-bromo-4,5-dimethoxybenzyl)pyrimidine-2,4-diamin.

Tạp chất G: 5-(4-ethoxy-3,5-dimethoxybenzyl)pyrimidine-2,4- diamin.

Tạp chất H: Methyl 3,4,5-trimethoxybenzoat.

Tạp chất J: Acid 3,4,5-trimethoxybenzoic.

Tạp chất I: 3-(phenylamino)-2-(3,4,5-trimethoxybenzyl)prop-2-enenitril.

Tạp chất K

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong 35,0 mdung dịch đệm citrat pH 5,0 (TT), thêm 10,0 ml 1,1-dimethylethyl methyl ether (TT), lắc kỹ và ly tâm 10 min. Dùng lớp trên.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 5,0 ml acid hydrocloric (TT) thành 50,0 ml bằng nước, thêm 12,5 mg anilin (TT) và lắc kỹ. Thêm 10,0 µl dung dịch thu được và 10,0 ml 1,1-dimethylethyl methyl ether (TT) vào 35 ml bằng dung dịch đệm citrat pH 5,0 (TT), lắc kỹ và ly tâm 10 min. Dùng lớp trên.

Điều kiện sắc ký:

Cột silica nung chảy, kích thước (30 m x 0,53 mm) được phủ pha tĩnh là poly(dimethyl)siloxan (độ dày phim 3 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký.

Tốc độ dòng: 12 ml/min.

Nhiệt độ; Cột 80 oC, buồng tiêm 230 oC, detector 270 oC.

Detector: Nitrogen-phosphor.

Thể tích tiêm: 3µl.

Thời gian tiến hành sắc ký: 15 min.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu, độ lệch chuẩn tương đối của 6 lần tiêm không được lớn hơn 5,0 %.

Giới hạn:

Tạp chất K: Diện tích pic tạp chất K không được lớn hơn diện tích pic tương ứng trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (5 phần triệu).

Ghi chú:

Tạp chất K: Anilin.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Ly 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 50 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 29,03 mg C14H18N4O3.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Viên nén.

VANCOMYCIN HYDROCLORID

Vancomycini hydrochloridum

C66H75Cl2N9O24. HCl P.t.l: 1486,0

Vancomycin hydroclorid là muối hydroclorid của hỗn hợp các glycopeptid có liên quan với nhau, chủ yếu dưới dạng mono hydroclorid của (3S,6R,7R,22R,23S, 26S,aS,36R,38aR)-3-(2-amino-2-oxoethyl)-44-[[2-O 3-amino-2,3,6-trideoxy-3-C-methyl-α-L-lyxo-hexo-pyranosyl)-β-D-glucopyra-nosyl]oxy]-10,19-dicloro-7,22,28,30,32-pentahy-droxy-6-[[(2R)-4-methyl-2-(methylamino)-penta-noyl]amino]-2,5,24,38,39-pentaoxo-2,3,4,5,6,7,23,24,25,26,36,37,38,38a-tetrade-cahydro-22H-8,11,18,21-dietheno-23,36-(iminome-thano)-13,16:31,35-dime-theno-1H,13H-[1,6,9]oxadia-zacyclo-hexadecino[4,5m][10,2,16] benzoxadiaza-cyclotetracosin-26-carboxylic acid (vancomycin B).

Vancomycin hydroclorid được điều chế từ một số loài Amycolaptosis orientalis hoặc bằng phương pháp khác. Hoạt lực không được ít hơn 1050 IU/mg, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng, dễ hút m. Dễ tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Trong phần Vancomycin B, thời gian lưu của pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử (1) tương đương với thời gian lưu của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B. Chế phẩm phải cho phản ứng (A) của ion clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2). Độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch trên đo ở bước sóng 450 nm không được lớn hơn 0,10.

pH

Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. pH của dung dịch phải từ 2,5 đến 4,5 (Phụ lục 6.2).

Vancomycin B

Không được ít hơn 93,0 %.

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Thêm 1996 ml nước vào 4,0 ml triethylamin (TT) và chỉnh đến pH 3,2 bằng acid phosphoric (TT). Lấy 920 ml dung dịch vừa pha, thêm 10 ml tetrahydrofuran (TT) và 70 ml acetonitril (TT).

Pha động B: Thêm 1996 ml nước vào 4,0 ml triethylamin (TT) và chỉnh đến pH 3,2 bằng acid phosphoric (TT). Ly 700 ml dung dịch vừa pha, thêm 10 ml tetrahydrofuran (TT) và 290 ml acetonitril (TT).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 5,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 2,0 ml dung dịch thử (1) thành 50,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch thử (3): Pha loãng 0,5 ml dung dịch thử (2) thành 20,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 5,0 mg vancomycin hydroclorid chuẩn trong 4 ml nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Đun nóng ở 65 otrong 24 h. Để nguội.

Dùng các dung dịch này trong vòng 4 h sau khi pha chế.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt bước sóng ở 280 nm.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Rửa giải cột khởi đầu với pha động A. Sau 13 min, tiến hành rửa giải gradient tăng dần nồng độ pha động B khoảng 11 % (tt/tt) cho mỗi phút. Cuối cùng, rửa giải cột trong 4 min, bằng pha động B.

Tiêm dung dịch thử (3). Phép thử chỉ có giá trị khi pic chính trong sắc ký đồ thu được có giá trị tỉ số giữa tín hiệu và nhiễu đường nền nh nhất là 5. Tiêm dung dịch thử (2). Phép thử này ch có giá trị khi hệ số đối xứng của pic vancomycin tối đa là 1,6. Tiêm dung dịch đối chiếu. Phép thử này chỉ có giá trị khi độ phân giải giữa 2 pic chính ít nhất là 5,0. Tiêm dung dịch thử (1).

Tính kết quả hàm lượng phn trăm vancomycin B hydroclorid theo công thức sau:

Trong đó:

Ab là diện tích pic vancomycin B trong sắc ký đồ của dung dịch thử (2).

At là tng diện tích tất cả các pic tạp chất trong sắc ký đồ của dung dịch thử (1).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3), như mô tả trong phần Vancomycin B.

Tiêm riêng rẽ dung dịch thử (1), dung dịch thử (2) và dung dịch thử (3).

Tính hàm lượng phần trăm cho mỗi tạp chất bằng công thức sau:

Trong đó:

Ai là diện tích pic của tạp chất trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử (1);

Ab là diện tích pic vancomycin B trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử (2);

At là tổng diện tích tất cả các pic tạp chất trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử (1).

Hàm lượng các chất không phải là các tạp chất như mô t phải lớn hơn 4,0 % và hàm lượng tạp chất toàn phn không được nhiều hơn 7,0 %. Không tính đến những pic có diện tích nhỏ hơn diện tích pic chính trong sắc ký đ của dung dịch thử (3).

Kim loại nặng

Không được quá 30 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Dùng 1,0 g chế phẩm thử theo phương pháp 3. Dùng 3,0 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) đ chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Không được quá 5,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,5 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.9).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Thử vô khuẩn

Nếu chế phẩm dự định dùng làm nguyên liệu để bào chế thuốc tiêm mà không có giai đoạn tiệt khuẩn trong qui trình sản xuất, chế phẩm phải đạt chỉ tiêu về độ vô khuẩn (Phụ lục 15.4).

Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 0,25 EU/mg (Phụ lục 13.2). Nếu dự định dùng làm nguyên liệu để bào chế thuốc tiêm phân liều mà không có giai đoạn loại bỏ nội độc tố vi khuẩn thích hợp trong qui trình sản xuất, chế phẩm phải đạt chỉ tiêu về nội độc tố vi khuẩn.

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp xác định hoạt lực kháng sinh bằng phương pháp thử vi sinh vật (Phụ lục 13.9). Dùng vancomycin hydroclorid chuẩn làm chất đối chiếu.

Bảo quản

Trong chai lọ kín, tránh ánh sáng. Nếu đã được tiệt trùng trước, phải bảo quản trong chai lọ kín và vô trùng.

Nhãn

Nhãn ghi rõ chế phẩm đã được tiệt trùng, không có nội độc tố vi khuẩn.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, thuốc nang.

VANILIN

Vanilinum

C8H8O3 P.t.l: 152,1

Vanilin là 4-hydroxy-3-methoxybenzaldehyd, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C8H8O3, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột tinh thể hay tinh thể hình kim, màu trắng hay vàng nhạt.

Khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 % và methanol, tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của vanilin chuẩn.

B. Điểm chảy của chế phẩm phải từ 81 ođến 84 o(Phụ lục 6.7).

C. Trong phần Tạp chất liên quan, quan sát bản mỏng dưới ánh sáng thường sau khi phun thuốc thử hiện màu, vết chính của dung dịch thử (2) phải có vị trí, màu sắc và kích thước giống với vết chính của dung dịch đối chiếu (1).

D. Thêm 0,2 ml dung dịch sắt (III) clorid 10,5 % (TT) vào 5 ml dung dịch bão hòa chế phẩm, màu xanh lam xuất hiện. Đun nóng đến 80 oC, dung dịch trở nên nâu. Để nguội, có tủa trắng tạo thành.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu mẫu N6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Không được quá 0,5 %.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254 (TT).

Dung môi khai triển: Acid acetic khan – methanol – methylen clorid (0,5 : 1 : 98,5).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml bằng methanol (TT).

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml bằng methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg vanilin chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml bằng methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 0,5 ml dung dịch thử (1) thành 100 ml bằng methanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai trong bình không bão hòa dung môi đến khi dung môi đi được 10 cm. Để khô bản mỏng trong luồng khí lạnh. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Bất kỳ vết phụ nào của dung dịch thử (1) không được đậm màu hơn vết của dung dịch đối chiếu (2). Phun dung dịch dinitrophenylhydrazin-aceto-hydrocloric (TT) và quan sát dưới ánh sáng thường: Bất kỳ vết phụ nào của dung dịch thử (1) không được đậm màu hơn vết của dung dịch đối chiếu (2).

Phản ứng với acid sulfuric

Hòa tan 50 mg chế phẩm trong 5 ml acid sulfuric (TT). Sau 5 min, dung dịch không được đậm màu hơn màu của hỗn hợp gồm 4,9 ml dung dịch gốc màu vàng và 0,1 ml dung dịch gốc màu đỏ hoặc hỗn hợp gồm 4,9 ml dung dịch gốc màu vàng và 0,1 ml dung dịch gốc màu xanh (Phụ lục 9.3, phương pháp 1).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; trong bình hút m; 4 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,05 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 2,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,120 g chế phẩm trong 20 ml ethanol 96 % (TT) và thêm 60 ml nước không có carbon dioxyd (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 15,21 mg C8H8O3.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

VASELIN

Vaselinum album

Vaselin là một hỗn hợp các hydrocarbon lấy từ dầu mỏ, đã được tinh chế và tẩy màu.

Tính chất

Vaselin là một chất nhờn quánh mà độ đặc loãng tùy thuộc vào nhiệt độ của môi trường, màu trắng ngà, lớp mỏng thì trong suốt hầu như không màu, có huỳnh quang nhẹ dưới ánh sáng ban ngày khi ở trạng thái tan chảy. Chế phẩm gần như khan.

Tan chảy ở nhiệt độ 36 ođến 60 oC. Ở trạng thái tan chy có thể hòa trộn theo mọi tỷ lệ với methylen clorid.

Hầu như không tan trong nước và ethanol, tan trong cloroform, ether. Các dung dịch vaselin có thể đục lờ.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm, xác định dưới dạng màng mỏng trên một phiến kính halogenid, phải có các cực đại hấp thụ ở các bước sóng 2950 cm12920 cm12850 cm11460 cm1, 1375 cm1, 725 cm1 và 715 cm1Để đo cần phải làm một màng mỏng trên một phiến kính halogenid sao cho độ truyền qua ở 2915 cm1 là 5 %.

B. Làm tan chy 2 g chế phẩm để được một pha đồng nhất, thêm 2 ml nước và 0,2 ml dung dịch iod 0,1 N. Đun nóng cho đến khi nhận được hai pha lỏng và lắc đều. Sau khi để nguội lớp ở trên đặc lại và có màu tím hồng.

Tính đồng nhất

Duy trì ở nhiệt độ 20 oC, tức là dưới điểm chảy của chế phẩm trong 1 h, chế phẩm vẫn ở trạng thái đồng nhất.

Giới hạn acid

Thêm 20 ml nước sôi vào 10 g chế phẩm và lắc thật mạnh trong 1 min. Để nguội và gạn lấy lớp nước. Thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT) vào 10 ml nước vừa gạn ra, dung dịch không màu. Màu của chỉ thị phải chuyển sang hồng khi thêm không quá 1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ).

Chất dễ carbon hóa

Cho 0,5 g chế phẩm vào một ống nghiệm có nút mài. Thêm 20,0 ml acid sulfuric (TT). Đun cách thủy trong 10 min, cứ 2 min lắc một lần khoảng 5 s. Để nguội rồi rót sang một bình gạn thật khô. Để yên 10 min. Rút lấy lớp dưới và lọc nếu cần qua phễu xốp số 4. Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở bước sóng từ 400 nm đến 450 nm dùng acid sulfuric (TT) làm mẫu trắng. Độ hấp thụ không được lớn hơn 0,40.

Độ hp thụ

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong hexan (TT) và pha loãng thành 200,0 ml với cùng dung môi. Đo độ hp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch ở bước sóng từ 250 nm đến 275 nm và từ 300 nm đến 350 nm, độ hấp thụ lần lượt không được quá 0,20 và 0,05.

Chỉ số xà phòng hóa

Không được lớn hơn 2 (Phụ lục 7.7).

Dùng 2,00 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,03 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 1).

Dùng 4,0 g chế phẩm.

Bảo quản

Trong đồ đựng kín, ở chỗ mát.

VINBLASTIN SULFAT

Vinblastini sulfas

C46H58N4O9.H2SO4 P.t.l: 909,0

Vinblastin sulfat là methyl (3aR,4R,5S, 5aR,10bR, 13aR)-4-(acetyloxy)-3a-ethyl-9 -[(5S,7R,9S)-5-ethyl-5-hydroxy-9-(methoxycarbonyl)-1,4,5,6,7,8,9,10-octa-hydro-2H-3,7-methanoazacycloundecino[5,4-b]indol -9-yl]-5-hydroxy-8-methoxy-6-methyl-3a,4,5,5a,6,11,12,13a-octahydro-1H-indolizino[8,1-cd]carbazol-5-carboxylat sulfat, phải chứa từ 95,0 % đến 104,0 % C46H58N4O9.H2SO4tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc hơi vàng nhạt, rất dễ hút ẩm.

Dễ tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại đối chiếu của vinblastin sulfat chuẩn.

B. Trong phần Định lượng, pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có thời gian lưu tương ứng với thời gian lưu của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 10,0 ml bằng cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và màu không được đậm hơn màu mẫu V7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 1).

pH

Pha loãng 3 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước không có carbon dioxyd (TT), dung dịch thu được phải có pH từ 3,5 đến 5,0 (Phụ lục 6.2).

Tạp chất liên quan

Trong phần Định lượng, trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích của bất kỳ pic phụ nào đều không được lớn hơn diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (2,0 %).

Tổng diện tích của các pic phụ không lớn hơn 2,5 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (5,0 %) và bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 15,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,050 g; chân không; 105 oC; 2 h).

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Methanol – dung dịch diethylamin 1,5 % (tt/tt) đã được Điều chỉnh đến pH 7,5 bằng acid phosphoric – acetonitril (50 : 38 : 12).

Dung dịch thử: Pha loãng 1,0 ml dung dịch S thành 5,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5,0 mg vinblastin sulfat chuẩn trong nước để được 5,0 ml.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 50,0 ml bng nước.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 20,0 ml bằng nước.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 1,0 mg vincristin sulfat chuẩn trong 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1).

Bảo quản các dung dịch trên trong nước đá trước khi dùng.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh B (5 µm) (cột Zorbax C8 là thích hợp).

Cột bảo vệ được nhồi silica gel thích hợp nằm giữa buồng tiêm và cột phân tích.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 262 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3 lần thời gian lưu của pic tương ứng với vinblastin.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, độ phân giải giữa các pic tương ứng với vincristin và vinblastin ít nhất là 4 và tỷ số giữa tín hiệu và nhiễu đường nền của pic trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) ít nhất là 5.

Tính hàm lượng phần trăm của C46H58N4O9.H2SO4 dựa theo diện tích của pic chính của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng của vinblastin sulfat chuẩn.

Thử vô khuẩn

Nếu chế phẩm dự định dùng để sản xuất thuốc tiêm phân liều mà không tiến hành tiệt khuẩn nữa thì phải đáp ứng phép thử này (Phụ lục 13.7).

Bảo quản

Trong bình thủy tinh kín, tránh ánh sáng và bảo quản ở nhiệt độ không quá -20 oC. Nếu chế phẩm là vô khuẩn thì phải đựng trong bình thủy tinh vô khuẩn, đậy thật kín để tránh nhiễm vi khuẩn. Trên nhãn cần ghi rõ chế phẩm là vô khuẩn hay không.

Loại thuốc

Chống ung thư.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

VINCRISTIN SULFAT

Vincristini sulfas

C46H56N4O10.H2SO4 P.t.l: 923,1

Vincristin sulfat là methyl (3aR,4R,5S,5aR,10bR,13aR) -4-(acetyloxy)-3a-ethyl-9-[(5S,7R,9S) -5-ethyl-5- hy-droxy-9-(methoxycarbonyl)-1,4,5,6,7,8,9,10-octahydro-2H-3,7-methanoazacy-cloundecino[5,4-b]indol -9-yl]-6-formyl-5-hydroxy-8-methoxy-3a,4,5,5a,6,11,12,13a-octahydro-1H-indo-lizino[8,1-cd]carbazol-5- carboxylat sulfat, phải chứa từ 95,0 % đến 104,0 % C46H56N4O10.H2SO4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc hơi vàng nhạt, rất dễ hút ẩm. Dễ tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại đối chiếu của vincristin sulfat chuẩn.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 10,0 ml bằng cùng dung môi. Dung dịch S được bảo quản trong nước đá để tiến hành phép thử Tạp chất liên quan.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và màu không được đậm hơn màu mẫu V7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 1).

pH

Pha loãng 2 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước không có carbon dioxyd (TT), dung dịch thu được phải có pH từ 3,5 đến 4,5 (Phụ lục 6.2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Dung dịch diethylamin 1,5 % (tt/tt) đã được điều chỉnh đến pH 7,5 bằng acid phosphoric (TT).

Pha động B: Methanol (TT).

Dung dịch thử: Pha loãng 1,0 ml dung dịch S thành 5,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5,0 mg vincristin sulfat chuẩn trong nước để được 5,0 ml.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 50,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 20,0 ml bằng nước.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 1,0 mg vinblastin sulfat chuẩn trong 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1).

Bảo quản các dung dịch trên trong nước đá trước khi dùng.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh B (5 µm) (cột Zorbax C8 là thích hợp).

Tiền cột được nhồi pha tĩnh B.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 297 nm.

Tốc độ dòng: 2 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  12

38

62

12  27

38 → 8

62 → 92

27  29

8 → 38

92 → 62

29  34

38

62

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, độ phân giải giữa pic vincristin và vinblastin ít nhất là 4.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích của bất kỳ pic phụ nào đều không được lớn hơn diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (2,0 %).

Tổng diện tích của các pic phụ không được lớn hơn 2,5 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (5,0 %).

Bỏ qua các pic phụ có diện tích nhỏ hơn diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,1 %).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 12,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,0500 g; chân không; 105 oC; 2 h).

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3), Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan, với những thay đổi như sau:

Pha động: Methanol – dung dịch diethylamin 1,5 % (tt/tt) đã được điều chỉnh đến pH 7,5 bằng acid phosphoric (7 : 3).

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Tính hàm lượng phần trăm của C46H56N4O10.H2SO4 theo diện tích của pic chính của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng đã biết của vincristin sulfat chuẩn.

Thử vô khuẩn

Nếu chế phẩm dự định dùng để sản xuất thuốc tiêm phân liều mà không tiến hành tiệt khuẩn nữa thì phải đáp ứng phép thử này (Phụ lục 13.7).

Bảo quản

Trong bình thủy tinh kín, tránh ánh sáng và bảo quản ở nhiệt độ không quá -20 oC. Nếu chế phẩm là vô khuẩn thì phải đựng trong bình thủy tinh vô khuẩn, đậy thật kín để tránh nhiễm vi khuẩn. Trên nhãn cần ghi rõ chế phẩm là vô khuẩn hay không.

Loại thuốc

Chống ung thư.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

XYLOMETAZOLIN HYDROCLORID

Xylomethazolini hydrochloridum

C16H24N2.HCl P.t.l: 280,8

Xylometazolin hydroclorid là 2-[4-(1,1-dimethylethyl)-2,6-dimethylbenzyl]-4,5-dihydro-1H-imidazol hydroclorid, chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C16H24N2.HCltính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng.

Dễ tan trong nước, trong ethanol 96 % và methanol.

Định tính

Có thể chọn 1 trong 2 nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, E.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của xylometazolin hydroclorid chuẩn (Phụ lục 4.2).

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Amoniac – methanol (5 : 100).

Dung dịch thử. Hòa tan 20 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg xylometazolin hydroclorid chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành:

Xử lý bản mỏng bằng clorin: Đặt một cốc thủy tinh có chứa 1 thể tích dung dịch acid hydrocloric 25 % (TT), 1 thể tích nước và 2 thể tích dung dịch kali permanganat 1,5 % (TT) vào đáy bình triển khai sắc ký. Đóng nắp bình và để yên 15 min. Để bản mỏng khô vào bình và đóng nắp lại. Để bản mỏng tiếp xúc với hơi clorin trong 5 min. Lấy bản mỏng ra và để dưới luồng không khí lạnh đến khi không còn hơi clorin và phần bản mỏng ở dưới vạch chấm sắc ký không được có màu xanh khi nhỏ dung dịch kali iodid – hồ tinh bột (TT) lên.

Chấm riêng biệt 5 µl mỗi dung dịch trên lên bản mỏng đã được xử lý bằng clorin. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 2/3 bản mỏng. Để khô bản mỏng ngoài không khí và phun dung dịch kali iodid – hồ tinh bột (TT).

Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu về vị trí, màu sắc và kích thước.

C. Hòa tan khoảng 0,5 mg chế phẩm trong 1 ml methanol (TT), thêm 0,5 ml dung dịch natri nitroprusiat (TT) 5 % vừa mới pha và 0,5 mdung dịch natri hydroxyd 0,5 M (TT). Để yên hỗn hợp trong 10 min, thêm 1 ml dung dịch natri bicarbonat (TT) 8 %. Màu tím xuất hiện.

D. Hòa tan 0,2 g chế phẩm trong 1 ml nước, thêm 2,5 ml ethanol 96 % (TT) và 2 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT). Trộn đều và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Dung dịch không có huỳnh quang, hoặc có huỳnh quang tương tự với dung dịch mẫu trắng được chuẩn b trong cùng điều kiện. Phép thử này chỉ có giá trị khi một dung dịch được chuẩn bị trong cùng điều kiện dùng naphazolin hydroclorid chuẩn thay cho chế phẩm phải cho huỳnh quang xanh dương rõ rệt.

E. Chế phm phải cho phản ứng (A) của clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu mẫu V6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Hòa tan 0,25 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi. Thêm 0,1 ml dung dịch đỏ methyl (TT) và 0,1 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ). Dung dịch có màu đỏ. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) cần dùng để làm chuyển màu của chất chỉ thị sang màu vàng không quá 0,2 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Dung dịch kali dihydrophosphat (TT) 1,36 g/l được điều chỉnh đến pH 3,0 bằng acid phosphoric (TT).

Pha động B: Acetonitril (TT1).

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Để yên 1 h trước khi tiêm.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 5,ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng nước. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5,0 mg tạp chất A chuẩn của xylometazolin và 5,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 5,0 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 50,0 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  5

70

30

5  20

70 → 15

30 → 85

20  35

15

85

Thời gian lưu tương đối so với xylometazolin (thời gian lưu khoảng 7,2 min): Tạp chất A khoảng 0,79.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất A và pic của xylometazolin ít nhất là 2,5.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,2 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: N-(2-aminoethyl)-2-[4-(1,1-dimethylethyl)-2,6- dimethylphenyl]acetamid.

Tạp chất B: 2-(cloromethyl)-5-(1,1-dimethylethyl)-1,3-dimethylbenzen.

Tạp chất C: [4-(1,1-dimethylethyl)-2,6-dimethylphenyl]acetonitril.

Tạp chất D: 1-(1,1-dimethylethyl)-3,5-dimethylbenzen.

Tạp chất F: Acid [4-(1,1-dimethylethyl)-2,6-dimethylphenyl]acetic.

Tạp chất E: Ethan-1,2-diamin mono(4-methylbenzenesulfonat).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Trosulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, Phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 25 ml acid acetic khan (TT) và thêm 10 ml anhydrid acetic (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 28,08 mg C16H25ClN2.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Đồng vận alpha-adrenoceptor.

Chế phẩm

Thuốc nhỏ mũi.

ZIDOVUDIN

Zidovudinum

C10H13N5O4

P.t.l: 267,2

Zidovudin là -(3-azido-2,3-dideoxy-β-D-erythro-pentofuranosyl)-5-methylpyrimidin-2,4-(1H,3H)-dion, phải chứa từ 97,0 % đến 102 % C10H13N5O4tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột trắng hoặc ánh nâu. Hơi tan trong nước, tan trong ethanol. Điểm chảy khoảng 124 oC. Dạng vô định hình.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của zidovudin chuẩn. Nếu phổ thu được tự dạng rắn có sự khác biệt, tiến hành hòa tan chế phẩm và chất chuẩn riêng rẽ trong một lượng tối thiểu nước sau đó bay hơi đến khô trong bình hút ẩm dưới áp suất giảm và có mặt của diphosphor pentoxyd (TT). Ghi và so sánh phổ mới của các cắn thu được.

Màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 50 ml nước, đun nóng nếu cần thiết. Màu của dung dịch thu được không được đậm hơn màu mẫu VN5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Góc quay cc riêng

Từ +60,5o đến +63,0o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Dùng dung dịch thu được đo ở 25 oC.

Tạp chất liên quan

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi triển khai: Methanol – methylen clorid (10 : 90).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,2 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg mỗi chất sau đây: thymi(TT), tạp chất A của zidovudin, triphenylmethanol (TT) trong methanol (TT), thêm 1,0 ml dung dịch thử và pha loãng thành 100 ml bng methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 10 ml bằng methanol (TT).

Cách tiến hành:

Chấm riêng rẽ lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 12 cm. Làm khô bản mỏng ngoài không khí, quan sát dưới ánh sáng UV 254 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử: vết phụ tương ứng với tạp chất A của zidovudin không được đậm màu hơn vết tương ứng trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %), và bcứ vết phụ nào khác ngoài vết chính, và các vết tương ứng với tạp chất A của zidovudin, thymin (chất này được kiểm tra gii hạn bằng sắc ký lỏng) đều không được đậm màu hơn vết tương ứng zidovudin trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %). Phun bản mỏng với dung dịch vanillin 1 % pha trong acid sulfuric. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, vết tương ng với triphenylmethanol không được đậm màu hơn vết tương ứng thu được của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %). Thử nghiệm chỉ có giá trị khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) có 4 vết tách biệt rõ ràng tương ứng với thymin, tạp chất A của zidovudin, zidovudin, và triphenylmethanol theo thứ tự Rf tăng dần.

B. Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Tiến hành theo mô tả trong phần Định lượng.

Tiêm riêng r 10 µl mỗi dung dịch: Dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (2), dung dịch đối chiếu (4) và dung dịch đối chiếu (5). Thực hiện sắc ký với thời gian gấp 1,5 lần thời gian lưu của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch thử (1). Khi sắc ký đồ ghi được trong điều kiện như mô tả, các chất xuất hiện theo thứ tự thymin, zidovudin, tạp chất B của zidovudin.

Giới hạn: Trong sắc ký đồ của dung dịch thử (1):

Diện tích của bất cử pic nào tương ứng với thymin không được lớn hơn diện tích pic chính thu được từ dung dịch đối chiếu (2) (2 %); diện tích của pic tương ứng với tạp chất B của zidovudin không được lớn hơn diện tích pic tường ứng trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (1 %); diện tích của bất cứ pic phụ nào khác, không được lớn hơn diện tích pic chính thu được t dung dịch đối chiếu (5) (0,5 %).

Tổng diện tích của tcả các pic khác với pic chính trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử (1) không được lớn hơn 6 lần diện tích pic chính thu được từ dung dịch đối chiếu (5) (3,0 %).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 10 % so với diện tích pic trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (5).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8, phương pháp 4).

Dùng 1,0 g chế phẩm tiến hành th theo phương pháp 4. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) đ chuẩn bị mu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 oC đến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,25 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Methanol – nước (20 : 80).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 10,0 ml dung dịch thử (1) thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10,0 mg zidovudin chuẩn trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10,0 mg thymin (TT) trong methanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 5,0 mg tạp chất B chuẩn của zidovudin trong 25,0 ml dung dịch đối chiếu (1) và pha loãng thành 50,0 ml bng pha động.

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 5,0 ml dung dịch đối chiếu (3) thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (5): Pha loãng 0,25 ml dung dịch thử (1) thành 50,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt bước sóng ở 265 nm.

Tốc độ dòng: 1,2 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Ổn định cột với pha động ở tốc độ dòng 1,2 ml/min trong 45 min.

Tiêm 10 µl dung dịch đối chiếu (3). Điều chỉnh độ nhạy của detector sao cho chiều cao của pic chính trên sắc ký đồ thu được không nhỏ hơn 70 % của thang đo. Phép thử chỉ có giá trị khi độ phân giải gia các pic của zidovudin và tạp chất B ít nhất bằng 1,0. Tiêm dung dịch thử (2) và dung dịch đối chiếu (1). Điều chỉnh độ nhạy của detector sao cho chiều cao của pic trên sắc ký đồ thu được không nhỏ hơn 50 % của thang đo.

Tính hàm lượng của C10H13N5O4 từ diện tích của các pic và từ hàm lượng của zidovudin trong dung dịch đối chiếu (1).

Ghi chú:

Tạp chất A: 1[(2R,5S)-5-(hydroxymethyl)-2,5-dihydro-furan-2-yl)-5-methyl-pyrimidin-2,4(1H,3H)dion.

Tạp chất B: 1-(3-cloro-2,3-dideoxy-β-D-erythro-pento-furanosyl)-5-methyl-pyrimidin-2,4-(1H,3H)dion.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng virus.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN I-2:2017 VỀ BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ THUỐC – PHẦN 2: NGUYÊN LIỆU HÓA DƯỢC (GỒM 362 TIÊU CHUẨN)
Số, ký hiệu văn bản Ngày hiệu lực
Loại văn bản Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Tình trạng

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản