TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN I-2:2017 VỀ BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ THUỐC – PHẦN 2: NGUYÊN LIỆU HÓA DƯỢC (GỒM 362 TIÊU CHUẨN)

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN I-2:2017

BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ THUỐC – PHẦN 2: NGUYÊN LIỆU HÓA DƯỢC (GỒM 362 TIÊU CHUẨN)

Set of national standards for medicines – Part 2: Chemico-pharmaceutical substances

Mục lục

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

 Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Ký hiệu và chữ viết tắt

4  Các tiêu chuẩn

Acetazolamid

Acetylcystein

Aciclovir

Acid acetylsalicylic

Acid ascorbic

Acid benzoic

Acid boric

Acid citric ngậm phân tử nước

Acid folic

Acid hydrocloric

Acid hydrocloric loãng

Acid mefenamic

Acid nalidixic

Acid nicotinic

Acid salicylic

Adrenalin (epinephrin)

Adrenalin acid tartrat

Albendazol

Alimemazin tartrat

Alopurinol

Allracalpha tocopherol

Allracalpha tocopheryl acetat

Alverin citrat

Amikacin

Aminophylin

Amitriptylin hydroclorid

Amlodipin besilat

Amoni clorid

Amoxicilin trihydrat

Amphotericin B

Ampicilin

Ampicilin natri

Ampicilin trihydrat

Artemether

Artemisinin

Artesunat

Aspartam

Atenolol

Atropin sulfat

Azithromycin

Bacitracin

Bari sulfat

Bạc nitrat

Bạc vitelinat

Benzalkonium clorid

Benzathin benzylpenicilin

Benzylpenicilin kali

Benzylpenicilin natri

Berberin clorid

Betamethason

Betamethason dipropionat

Betamethason valerat

Biotin

Bisacodyl

Bột bó

Bột talc

Bromhexin hydroclorid

Cafein

Calci carbonat

Calci clorid dihydrat

Calci gluconat

Calci gluconat để pha thuốc tiêm

Calci glycerophosphat

Calci hydroxyd

Calci lactat pentahydrat

Calci lactat trihydrat

Calci pantothenat

Calci phosphat

Camphor racemic

Camphor tự nhiên

Captopril

Carbamazepin

Cefaclor

Cefadroxil monohydrat

Cefazolin natri

Cefixim

Cefotaxim natri

Cefradin

Ceftriaxon natri

Cefuroxim axetil

Cefuroxim natri

Cephalexin

Cetirizin hydroclorid

Cetostearyl alcol

Cetyl alcol

Chymotrypsin

Cimetidin

Cinarizin

Cineol

Ciprofloxacin hydroclorid

Clarithromycin

Clavulanat kali

Clindamycin hydroclorid

Clofazimin

Cloral hydrat

Cloramphenicol

Cloramphenicol palmitat

Cloramphenicol sucinat natri

Cloroform

Cloroquin phosphat

Clorpheniramin maleat

Clorpromazin hydroclorid

Clotrimazol

Cloxacilin natri

Cocain hydroclorid

Codein

Codein phosphat

Colecalciferol

Cortison acetat

Cyanocobalamin

Cyproheptadin hydroclorid

Dapson

Dexamethason

Dexamethason acetat

Dexamethason natri phosphat

Dexclorpheniramin maleat

Dexpanthenol

Dextromethorphan hydrobromid

Diazepam

Diclofenac natri

Dicloxacilin natri

Diethyl phtalat

Dimercaprol

Diphenhydramin hydroclorid

Domperidon maleat

Doxycyclin hydroclorid

Dung dịch clorhexidin gluconat

Dung dịch formaldehyd

Dung dịch glyceryl trinitrat

Đồng sulfat

Đồng sulfat khan

Đường trắng

Enalapril maleat

Ephedrin hydroclorid

Ergocalciferol

Erythromycin

Erythromycin ethyl sucinat

Erythromycin stearat

Erythrosin

Ethambutol hydroclorid

Ethanol

(Các) ethanol loãng

Ethanol 96 %

Ether 

Ether thường

Ethinylestradiol

Eugenol

Famotidin

Fenofibrat

Flucloxacilin natri

Fluconazol

Fluocinolon acetonid

Fluocinolon acetonid dihydrat

Furosemid

Gelatin

Gentamicin sulfat

Glibenclamid

Gliclazid

Glucosamin hydroclorid

Glucosamin sulfat kali clorid

Glucosamin sulfat natri clorid

Glucose khan

Glucose ngậm một phân tử nước

Glycerin

Glycerol monostearat 40 – 50

Griseofulvin

Guaifenesin

Haloperidol

Halothan

Hydroclorothiazid

Hydrocortison acetat

Hydroxocobalamin acetat

Hydroxocobalamin clorid

Hydroxocobalamin sulfat

Hydroxyethylcelulose

Hydroxyethylmethylcelulose

Hydroxypropylcelulose

Hyoscin butylbromid

Ibuprofen

Indomethacin

Iod

Isoniazid

Kali bromid

Kali clorid

Kali iodid

Kali permanganat

Kaolin nặng

Kaolin nhẹ

Kaolin nhẹ thiên nhiên

Ketoconazol

Ketoprofen

Kẽm oxyd

Kẽm sulfat

Lactose

Lamivudin

Lanolin khan

Levomepromazin maleat

Levonogestrel

Levothyroxin natri

Lidocain hydroclorid

Lincomycin hydroclorid

Loperamid hydroclorid

(Các) macrogol

Magnesi carbonat nặng

Magnesi carbonat nhẹ

Magnesi clorid

Magnesi hydroxyd

Magnesi oxyd nặng

Magnesi oxyd nhẹ

Magnesi stearat

Magnesi sulfat

Magnesi trisilicat

Mangiferin

Manitol

Mebendazol

Mefloquin hydroclorid

Meloxicam

Menthol racemic

Menthol tả tuyền

Meprobamat

Mercurocrom

Metformin hydroclorid

DL-Methionin

Methyl parahydroxybenzoat

Methyl salicylat

Methyldopa

Methylprednisolon

Methylprednisolon acetat

Metoclopramid

Metronidazol

Miconazol

Morphin hydroclorid

Naphazolin nitrat

Natri benzoat

Natri bromid

Natri calci edetat

Natri camphosulfonat

Natri citrat

Natri clorid

Natri hydrocarbonat

Natri salicylat

Natri sulfacetamid

Natri sulfat

Natri sulfat khan

Natri thiopental và natri carbonat

Natri thiosulfat

Neomycin sulfat

Nhôm hydroxyd khô

Nhôm phosphat khô

Niclosamid monohydrat

Nicotinamid

Nifedipin

Nikethamid

Nitrofurantoin

Norfloxacin

Nước để pha thuốc tiêm

Nước tinh khiết

Nước vô khuẩn để tiêm

Nystatin

Ofloxacin

Omeprazol

Oxygen

Oxymetazolin hydroclorid

Oxytetracyclin dihydrat

Papaverin hydroclorid

Paracetamol

Pepsin

Pethidin hydroclorid

Phenobarbital

Phenol

Phenoxymethylpenicilin

Phenoxymethylpenicilin kali

Phenylpropanolamin hydroclorid

Phenytoin

Phthalylsulfathiazol

Phytomenadion

Pilocarpin nitrat

Piperazin adipat

Piperazin citrat

Piperazin hydrat

Piperazin phosphat

Piracetam

Piroxicam

Polysorbat 20

Polysorbat 60

Polysorbat 80

Povidon

Povidon iod

Praziquantel

Prednisolon

Prednison

Primaquin diphosphat

Procain hydroclorid

Progesteron

Promethazin hydroclorid

Propranolol hydroclorid

Propyl parahydroxybenzoat

Propylthiouracil

Pyrantel pamoat

Pyrazinamid

Pyridoxin, hydroclorid

Pyrimethamin

Quinin bisulfat

Quinin dihydroclorid

Quinin hydroclorid

Quinin sulfat

Ranitidin hydroclorid

Retinol (vitamin A) tổng hợp đậm đặc dạng bột

Retinol (vitamin A) tổng hợp đậm đặc dạng dầu

Riboflavin

Riboflavin natri phosphat

Rifampicin

Rotundin

Roxithromycin

Rutin

Salbutamol

Sắt fumarat

Sắt oxyd

Sắt (II) sulfat

Sắt (II) sulfat khô

Sorbitol

Spartein sulfat

Spectinomycin hydroclorid

Spiramycin

Stearyl alcol

Streptomycin sulfat

Strychnin sulfat

Sulfadiazin

Sulfadimidin

Sulfadoxin

Sulfaguanidin

Sulfamethoxazol

Sulfamethoxypyridazin

Sulfathiazol

Sulpirid

Tartrazin

Tenoxicam

Terfenadin

Terpin hydrat

Tetracain hydroclorid

Tetracyclin hydroclorid

Than hoạt tính

Theophylin

Thiamin hydroclorid

Thiamin nitrat

Timolol maleat

Tinh bột gạo

Tinh bột khoai tây

Tinh bột lúa mì

Tinh bột ngô

Tinh bột sn

Tinidazol

Titan dioxyd

Tobramycin

Tolbutamid

Trihexyphenidyl hydroclorid

Trimethoprim

Vancomycin hydroclorid

Vanilin

Vaselin

Vinblastin sulfat

Vincristin sulfat

Xylometazolin hydroclorid

Zidovudin

Lời nói đầu

Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc TCVN I:2017 thay thế bộ TCVN I:2009. Bộ TCVN I:2017 gồm 5 phần:

TCVN I-1:2017 – Phần 1: Phương pháp kiểm nghiệm thuốc và các chuyên mục;

TCVN I-2:2017 – Phần 2: Nguyên liệu hóa dược;

TCVN I-3:2017 – Phần 3: Thành phẩm hóa dược;

TCVN I-4:2017 – Phần 4: Dược liệu và thuốc từ dược liệu;

TCVN I-5:2017 – Phần 5: Vắc xin và sinh phẩm y tế.

Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc TCVN I:2017 do Hội đồng Dược điển Việt Nam biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn quốc gia về thuốc là văn bản kỹ thuật về tiêu chuẩn hoá và kiểm nghiệm chất lượng thuốc. Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc TCVN I:2017 có 1158 tiêu chuẩn, bao gồm:

Phần 1: 201 tiêu chuẩn về phương pháp kiểm nghiệm thuốc và chuyên mục;

Phần 2: 362 tiêu chuẩn về nguyên liệu hóa dược;

Phần 3: 257 tiêu chuẩn về thành phẩm hóa dược;

Phần 4: 315 tiêu chuẩn về dược liệu và thuốc từ dược liệu;

Phần 5: 23 tiêu chuẩn về vắc xin và sinh phẩm y tế.

Danh pháp, thuật ngữ trong Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc được viết theo qui định của Hội đồng Dược điển Việt Nam, Bộ Y tế. Các thuật ngữ dược phẩm được viết dựa trên nguyên tắc việt hóa tên chung quốc tế Latin (DCI Latin) một cách hợp lý nhằm giữ các ký tự cho sát với thuật ngữ quốc tế. Tên hợp chất hữu cơ được viết theo danh pháp do Hiệp hội quốc tế hóa học thuần tuý và ứng dụng (I.U.P.A.C) qui định. Trong một số trường hợp cá biệt, các thuật ngữ tiếng Việt đã quen dùng đối với một số nguyên tố, hóa chất hay tên dược liệu vẫn tiếp tục sử dụng.

BỘ TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ THUỐC – PHẦN 2: NGUYÊN LIỆU HÓA DƯỢC

Set of national standards for medicines – Part 2: Chemico-pharmaceutical substances

1  Phạm vi áp dụng

Bộ tiêu chuẩn này qui định các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, bảo quản và các yêu cầu có liên quan đến chất lượng đối với các nguyên liệu hóa dược; áp dụng để kiểm tra đánh giá chất lượng các nguyên liệu hóa dược.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nht, bao gồm c sửa đổi bổ sung (nếu có).

TCVN I-1:2017, Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc – Phần 1: Phương pháp kiểm nghiệm thuốc và chuyên mục.

3  Ký hiệu và chữ viết tắt

Ký hiệu in nghiêng tên hóa chất, thuốc thử biểu thị thuốc thử đó phải đạt yêu cầu qui định tại Phụ lục 2 của TCVN I-1:2017.

Chữ viết tắt: Theo mục 2 Qui định chung và mục 3 Ký hiệu các chữ viết tắt của TCVN I-1:2017.

4  Các tiêu chuẩn

ACETAZOLAMID

Acetazolamidum

C4H6N4O3S2

P.t.l: 222,2

Acetazolamid là N-(5-sulfamoyl-1,3,4-thiadiazol-2-yl)acetamid, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C4H6N4O3S2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hay gn như trắng. Đa hình.

Rất khó tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 %, tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của acetazolamid chuẩn. Nếu ph của chế phẩm ở trạng thái rắn khác với ph của chất chuẩn, hòa tan riêng rẽ chế phẩm và chuẩn trong ethanol 96 % (TT), bốc hơi đến khô, chuẩn bị các mẫu đo mới dưới dạng đĩa nén và ghi phổ.

B. Hòa tan 30,0 mg chế phẩm trong dung dịch natri hydroxyd 0,01 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch natri hydroxyd 0,01 (TT) (dung dịch A). Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch A trong khoảng bước sóng từ 230 nm đến 260 nm, dung dịch có cực đại hấp thụ ở bưc sóng 240 nm. Độ hấp thụ riêng ở bước sóng cực đại phải nằm trong khoảng từ 162 đến 176.

Pha loãng 25,0 ml dung dịch A thành 100,0 ml bằng dung dịch natri hydroxyd 0,01 M (TT). Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng bước sóng từ 260 nm đến 350 nm, dung dịch có cực đại hấp thụ ở bước sóng 292 nm. Độ hấp thụ riêng ở bước sóng cực đại phải nằm trong khoảng t 570 đến 620.

C. Ly khoảng 20 mg chế phẩm vào một ống nghiệm, thêm vào ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và 0,2 g kẽm bột (TT). Đặt ngay một miếng giấy tẩm chì acetat (TT) lên miệng ống nghiệm. Miếng giấy sẽ  màu đen ánh nâu.

D. Hòa tan khoảng 25 mg chế phẩm trong một hỗn hợp gồm 0,1 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) và 5 ml nước. Thêm 0,1 ml dung dịch đồng sulfat 10 % (TT). Ta màu xanh ánh lục được tạo thành.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT). Dung dịch này khônđược đục hơn hn dịch đối chiếu II (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn dung dịch màu mâu V5 hoặc VN5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril dùng trong phương pháp sắc ký – dung dịch kali dihydrophosphat 0,68 % (10 : 90).

Dung dịch thử: Hòa tan 40 mg chế phẩm trong pha động, pha loãng thành 100,0 ml với pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan acetazolamid chun dùng để đánh giá tính phù hợp của hệ thống (cha các tạp chất A, B, C, D, và F) có trong lọ chuẩn trong 1,0 ml pha động.

Điều kiện sắc :

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped propoxybenzen silica gel dùng cho sắc ký (4 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 265 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 25 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3,5 lần thời gian lưu của acetazolamid.

Thời gian lưu tương đối so với acetazolamid (thời gian lưu khoảng 8 min) như sau: Tạp chất E khoảng 0,3; tạp chất D khoảng 0,4; tạp chất B khoảng 0,6; tạp chất C khong 1,4; tạp chất A khoảng 2,1; tạp chất F khoảng 2,6.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo acetazolamid chuẩn để đánh giá tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định các pic tạp chất A, B, C, D, E và F. Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất và pic của tạp chất ít nhất là 2,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất B là 2,3; tạp chất C là 2,6; tạp chất D là 1,6.

Tạp chất A, B, C, D, E, F, G: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 6 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,6 %).

Bỏ qua nhng pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05%).

Ghi chú:

Tạp chất A: N-(5-cloro-1,3,4-thiadiazol-2-yl)acetamid.

Tạp chất B: N-(1,3,4-thiadiazol-2-yl)acetamid.

Tạp chất C: N-(5-sulfanyl-1,3,4-thiadiazol-2-yl)acetamid.

Tạp chất D: 5-amino-1,3,4-thiadiazol-2-sulfonamid.

Tạp chất E: Acid 5-acetamido-1,3,4-thiadiazol-2-sulfonic.

Tạp chất F: N-[5-[(5-acetamido-1,3,4-thiadiazol-2-yl)sulfonyl]sulfamoyl-1,3,4-thiadiazol-2-yl]acetamid.

Tạp chất G: 5-amino-1,3,4-thiadiazol-2-thiol.

Sulfat

Không được quá 0,05 % (Phụ lục 9.4.14).

Thêm 20 ml nước cất vào 0,4 g chế phẩm và hòa tan bằng cách đun nóng tới sôi. Làm nguội trong khi vẫn lắc liên tục và lọc. Lấy 15 ml dịch lọc tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2,0 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) đ chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 25 ml dimethylformamid (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N trong ethanol (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N trong ethanol (CĐ) tương đương với 22,22 mg C4H6N4O3S2.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc chống glôcôm.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, viên nén.

ACETYLCYSTEIN

Acetylcysteinum

C5H9NO3S

P.t.l: 163,2

Acetylcystein là acid (2R)-2-(acetylamino)-3-sulfanyl-propanoic, phải chứa từ 98,0 % đến 101,0 % C5H9NO3S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể không màu.

Dễ tan trong nước và trong ethanol 96 %, thực tế không tan trong dicloromethan.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, E.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của acetylcystein chuẩn. Chuẩn bị các mẫu đo bằng cách phân tán trong kali bromid (TT) dưới dạng đĩa nén.

B. Điểm chảy (Phụ lục 6.7): Từ 104 ođến 110 oC.

C. Thêm 0,05 ml dung dịch natri nitroprusiat 5 % (TT) và 0,05 ml amoniac đậm đặc (TT) vào 0,5 ml dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch). Sẽ xuất hiện màu tím thm.

D. Trong phần Tạp chất liên quan, thời gian lưu của pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử (2) phải tương tự với pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (2).

E. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Góc quay cực riêng.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20 ml bằng cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Thêm 8 mnước không có carbon dioxyd (TT) vào 2 ml dung dịch S và lắc đều. pH của dung dịch thu được phải từ 2,0 đến 2,8 (Phụ lục 6.2).

Góc quay cực riêng

Từ +21,0o đến +27,0o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Trộn đều 1,25 g chế phẩm với 1 ml dung dịch natri edetat 1 % trong một bình định mức 25 ml. Thêm 7,5 ml dung dịch natri hydroxyd 4 % (TT), lắc kỹ để hòa tan. Pha loãng thành 25,0 ml bằng dung dịch đệm phosphat pH 7,0 (TT2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng, trừ dung dịch thử (3).

Pha động: Phối hợp 3 thể tích acetonitril (TT) và 97 thể tích nước; điều chỉnh đến pH 3,0 bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch thử (1): Lắc 0,80 g chế phẩm trong 1 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử (1) thành 100,0 ml bằng nước. Pha loãng tiếp 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng nước.

Dung dịch thử (3): Dùng dung dịch thử (1) sau khi pha ít nhất 1 h.

Dung dịch đối chiếu (1): Lắc một hỗn hợp gồm 4,0 mg acetylcystein chuẩn, 4,0 mg L-cystin (TT)4,0 mg L-cystein (TT)4,0 mg tạp chất chuẩn của acetyl-cystein (N,N’-diacetyl-L-cystin), 4,0 mg tạp chất chuẩn D của acetylcystein (N,S-diacetyl-L-cystein) trong 1 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Lắc 4,0 mg acetylcystein chuẩn trong 1 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm 4 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Khi tiến hành sắc ký theo các điều kiện trên, các chất sẽ có thời gian lưu như sau: L-cystin khoảng 2,2 min; L-cystein khoảng 2,4 min; acid 2-methyl-2-thiazolin-4-carboxylic [được tạo thành trong dung dịch thử (3)] khoảng 3,3 min; acetylcystein khoảng 6,4 min; tạp chất C khoảng 12 min; tạp chất D khoảng 14 min.

Phép thử ch có giá trị khi: Trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic L-cystin và pic L-cystein ít nhất là 1,5; độ phân giải giữa pic tạp chất C và pic tạp chất ít nhất là 2,0. Tiêm dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT) làm mẫu trắng.

Lần lượt tiến hành sắc ký 3 lần dung dịch đối chiếu (1), dung dịch đối chiếu (2) và các dung dịch thử. Ghi sắc ký đồ với thời gian gấp 5 lần thời gian lưu của acetylcystein (khoảng 30 min).

Từ sắc ký đồ thu được của dung dịch thử (1), tính hàm lượng phần trăm của các tạp chất đã biết và chưa biết theo các công thức sau:

Tạp chất đã biết 

Tạp chất chưa biết 

Trong đó:

A1 là diện tích pic của từng tạp chất (L-cystin, L-cystein, tạp chất C và tạp chất D) trong sắc ký đồ thu được của dung dịch thử (1);

A2 là diện tích pic của các tạp chất tương ứng (L-cystin, L-cystein, tạp chất C và tạp chất D) trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (1);

A3 là diện tích pic của tạp chất chưa biết trong sắc ký đồ thu được của dung dịch thử (1);

A4 là diện tích pic của acetylcystein trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (2);

m1 là khối lượng chế phẩm trong dung dịch thử (1);

m2 là khối lượng của mỗi tạp chất liên quan có trong dung dịch đối chiếu (1);

m3 là khối lượng của acetylcystein trong dung dịch đối chiếu (2).

Gii hạn:

Hàm lượng phần trăm của mỗi tạp chất đã biết hoặc chưa biết không được quá 0,5 %.

Tng hàm lượng phần trăm của c tạp chất đã biết và chưa biết không được quá 0,5 %.

Bỏ qua tất cả các pic ứng với pic của dung môi, pic xuất hiện với thời gian lưu khoảng 3,3 min (tương ứng với pic của acid 2-methyl-2-thiazolin-4-carboxylic) và các pic có diện tích pic nhỏ hơn 0,1 lần so với pic chính trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (2).

Kẽm

Không được quá 10 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 2).

Dung dịch thử: Hòa tan 1,00 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,001 M và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Pha các dung dịch đối chiếu bằng cách dùng dung dịch kẽm mẫu 5 mg/ml (TT)pha loãng bằng dung dịch acid hydrocloric 0,001 M.

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 213,8 nm, dùng đèn cathod rỗng kẽm làm nguồn bức xạ, ngọn lửa không khí – acetylen và hiệu chỉnh sự hấp thụ không đặc hiệu.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 2,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; sấy chân không; 70 oC; 3 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,140 g chế phẩm trong 60 ml nước và thêm 10 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT). Sau khi làm mát trong nước đá, thêm 10 ml dung dịch kali iodid (TT) và chuẩn độ bằng dung dịch iod 0,1 N (CĐ), dùng 1 ml dung dịch hồ tinh bột (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch iod 0,1 N (CĐ) tương đương với 16,32 mg C5H9NO3S.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc giải độc quá liều paracetamol, thuốc tiêu chất nhày.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, thuốc cốm.

ACICLOVIR

Aciclovirum

C8H11N5O3

P.t.l: 225,2

Aciclovir là 2-amino-9-[(2-hydroxyethoxy)methyl]-1,9-dihydro-6H-purin-6-on, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C8H11N5O3, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng. Khó tan trong nước, dễ tan trong dimethyl sulfoxyd, rất khó tan trong ethanol 96 %. Tan trong các dung dịch acid vô cơ loãng và hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của aciclovir chuẩn.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hoà tan 0,25 g chế phẩm trong dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi. Dung dịch phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu mẫu V7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Acetonitril – dung dịch đệm phosphat pH 3,1 (99).

Pha động B: Acetonitril – dung dịch đệm phosphat pH 2,5 (50 : 50).

Dung dịch đệm phosphat pH 2,5: Hòa tan 3,48 g dikali hydrophosphat (TT) vào 1000 ml nước và điều chỉnh đến pH 2,5 bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch đệm phosphat pH 3,1: Hòa tan 3,48 g dikali hydrophosphat (TT) vào 1000 ml nước và điều chỉnh đến pH 3,1 bằng acid phosphoric (TT).

Hỗn hợp dung môi: Dimethyl sulfoxyd (TT) – nước (20 : 80).

Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm bằng 5,0 ml dimethyl sulfoxyd (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với nước.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5 mg aciclovir chuẩn dùng để đánh giá tính phù hợp của hệ thống (chứa các tạp chất A, B, J, K, N, O, và P) trong 1 ml dimethyl sulfoxyd (TT) và pha loãng thành 5,0 ml với nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan aciclovir chuẩn dùng để định tính pic (chứa tạp chất C và tạp chất I) có trong lọ chuẩn trong 200 µl dimethyl sulfoxyd (TT) và pha loãng thành 1,0 ml với nước. Chuẩn bị dung dịch ngay trước khi dùng.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan aciclovir chuẩn dùng để định tính pic 2 (chứa tạp chất F và tạp chất G) có trong 1 lọ chuẩn trong 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl với dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (2), (3) và (4).

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  5

100

0

5  27

100 → 80

0 → 20

27  40

80

20

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo aciclovir chuẩn dùng để định tính pic 1 và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất C và tạp chất I. Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo aciclovir chuẩn dùng để định tính pic 2 và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của các tạp chất A, B, F, G, J, K, N, O và P.

Thời gian lưu tương đối so với aciclovir (thời gian lưu khoảng 13 min): Tạp chất B khoảng 0,4; tạp chất P khoảng 0,7; tạp chất C khoảng 0,9; tạp chất N khoảng 1,37; tạp chất O khoảng 1,42; tạp chất I khoảng 1,57; tạp chất J khoảng 1,62; tạp chất F khoảng 1,7; tạp chất A khoảng 1,8; tạp chất K khoảng 2,5; tạp chất G khoảng 2,6.

Tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic của tạp chất C và pic của aciclovir ít nhất là 1,5. Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4), độ phân giải giữa pic của tạp chất F và pic của tạp chất ít nhất là 1,5; độ phân giải giữa pic của tạp chất K và pic của tạp chất G ít nhất là 1,5.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất I với 1,5.

Tạp chất B: Diện tích của pic tạp chất B không được lớn hơn 7 ln diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,7 %).

Tạp chất O: Diện tích của pic tạp chất O không được lớn hơn 3 lần diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,3 %).

Tạp chất A, G, J, K, N, P: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Tạp chất C, F, I: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 15 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,03 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 2-[(2-amino-6-oxo-1,6-dihydro-9H-purin-9-yl)methoxy]ethyl acetat.

Tạp chất B: 2-amino-1,7-dihydro-6H-purin-6-on (guanin).

Tạp chất C: 2-amino-7-[(2-hydroxyethoxy)methyl]-1,7-dihydro-6H-purin-6-on.

Tạp chất F: N-[9-[(2-hydroxyethoxy)methyl]-6-oxo-6,9-dihydro-1H-purin-2-yl]acetamid.

Tạp chất G: 2-[[2-(acetylamino)-6-oxo-1,6-dihydro-9H-purin-9-yl]methoxy]ethyl acetat.

Tạp chất I: 2-amino-7-[[2-[(2-amino-6-oxo-1,6-dihydro-9H-purin-9-yl)methoxy]ethoxy]methyl]-1,7-dihydro-6H-purin-6-on.

Tạp chất J: 9,9’-[ethylenbis(oxymethylen)]bis(2-amino-1,9-dihydro-6H-purin-6-on).

Tạp chất K: 2,2’-[methylendiimino]bis[9-(2-hydroxyethoxy)methyl]-1,9-dihydro-6H-purin-6-on)].

Tạp chất L: N-(9-acetyl-6-oxo-6,9-dihydro-1H-purin-2-yl)acetamid (N2,9-diacetylguanin).

Tạp chất M: 2-[[2-(acetylamino)-6-oxo-1,6-dihydro-7H-purin-7-yl]methoxy]ethyl acetat.

Tạp chất N: Chưa xác định cấu trúc.

Tạp chất O: Chưa xác định cấu trúc.

Tạp chất P: 2-amino-9-(2-hydroxyethyl)1,9-dihydro-6H-purin-6-on.

Nước

Không được quá 6,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,500 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 %. (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong 60 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Song song làm mẫu trắng trong cùng điều kiện.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 22,52 mg C8H11N5O3.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Thuốc kháng virus.

Chế phẩm

Kem, thuốc mỡ tra mắt, dung dịch tiêm truyền, hỗn dịch ung, viên nén.

ACID ACETYLSALICYLIC

Acidum acetylsalicylicum

Aspirin

C9H8O4

P.t.l: 180,2

Acid acetylsalicylic là acid 2-(acetyloxy)benzoic, phải chứa từ 99,5 % đến 101,0 % C9H8O4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh thể không màu, bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %. Điểm chảy ở khoảng 143 o(Phụ lục 6.7, phương pháp 3).

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của acid acetylsalicylic chuẩn.

B. Đun sôi 0,2 g chế phẩm với 4 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) trong 3 min, để nguội và thêm 5 ml dung dịch acid sulfuric loãng (TT). Tủa kết tinh được tạo thành. Tủa sau khi được lọc, rửa với nước và sấy khô ở 100 ođến 105 oC, có điểm chảy từ 156 ođến 161 o(Phụ lục 6.7).

C. Trong một ống nghiệm, trộn 0,1 g chế phẩm với 0,5 g calci hydroxyd (TT). Đun hỗn hợp và cho khói sinh ra tiếp xúc với miếng giấy lọc đã được tẩm 0,05 ml dung dịch nitrobenzaldehyd (TT) sẽ xuất hiện màu vàng ánh lục hoặc xanh lam ánh lục. Làm ẩm miếng giấy lọc với dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), màu sẽ chuyển thành xanh lam.

D. Hòa tan bằng cách đun nóng khoảng 20 mg tủa thu được từ phép định tính B trong 10 ml nước và làm nguội. Dung dịch thu được cho phản ứng (A) của salicylat (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 9 ml ethanol 96 % (TT). Dung dịch phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3), chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Pha động: Acid phosphoric – acetonitril dùng trong phương pháp sắc ký – nước (2 : 400 : 600).

Dung dịch thử: Hoà tan 0,100 g chế phẩm trong acetonitril dùng trong phương pháp sắc ký (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hoà tan 50,0 mg acid salicylic (TT) (tạp chất C) trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hoà tan 10 mg acid salicylic (TT) (tạp chất C) trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Hút 1,0 ml dung dịch thu được và 0,2 ml dung dịch thử, thêm pha động vừa đủ 100,0 ml.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan acid acetylsalicylic chuẩn để định tính pic (chứa các tạp chất A, B, D, E và F) có trong 1 lọ chuẩn trong 1,0 ml acetonitril (TT) bằng siêu âm.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 237 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 7 lần thời gian lưu của acid acetylsalicylic.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic của tạp chất C. Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo acid acetylsalicylic chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của các tạp chất A, B, D, E và F.

Thời gian lưu tương đối so với acid acetylsalicylic (thời gian lưu khoảng 5 min): Tạp chất A khoảng 0,7; tạp chất B khoảng 0,8; tạp chất C khoảng 1,3; tạp chất D khoảng 2,3; tạp chất E khoảng 3,2; tạp chất F khoảng 6,0.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của acid acetylsalicylic với pic của tạp chất C ít nhất là 6,0.

Giới hạn:

Tạp chất A, B, C, D, E, F: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Tổng diện tích của tất cả các pic tạp chất không được lớn hơn 2,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,25 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nh hơn 0,3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đ của dung dịch đối chiếu (1) (0,03 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid 4-hydroxybenzoic.

Tạp chất B: Acid 4-hydroxybenzen-1,3-dicarboxylic (acid 4-hydroxyisophthalic).

Tạp chất C: Acid 2-hydroxybenzencarboxylic (acid salicylic).

Tạp chất D: Acid 2-[[2-(acetyloxy)benzoyl]oxy]benzoic (acid acetylsalicylsalicylic).

Tạp chất E: Acid 2-[(2-hydroxybenzoyl)oxy]benzoic (salsalat, acid salicylsalicylic).

Tạp chất F: 2-(acetyloxy)benzoic anhydrid (acetylsalicylic anhydrid).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 12 ml aceton (TT) và pha loãng với nước thành 20 ml. Lấy 12 ml dung dịch thu được đem thử theo phương pháp 2. Pha loãng dung dịch chì mẫu 100 phn triệu Pb (TT) bằng hỗn hợp aceton – nước (9 : 6) để được dung dịch chì mẫu 1 phần triệu để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000g; trong chân không).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2)

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 1,000 g chế phẩm trong 10 ml ethanol 96 % (TT) trong bình nón nút mài. Thêm 50,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,5 N (CĐ). Đậy nút bình và đ yên trong 1 h. Chuẩn độ bằng dung dịch acid hydrocloric 0,5 N (CĐ), dùng 0,2 ml dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị.

Song song làm mu trắng.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,5 N (CĐ) tương đương với 45,04 mg C9H8O4.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Hạ nhiệt, gim đau, kháng viêm.

Chế phẩm

Viên nén, viên nén bao tan trong ruột.

ACID ASCORBIC

Acidum ascorbicum

Vitamin C, acid L-ascorbic

C6H8O6 P.t.l: 176,1

Acid ascorbic là (5R)-5-[(1S)-1,2-dihydroxyethyl)-3,4-dihydroxyfuran-2(5H)-on, phải chứa từ 99,0 % đến 100,5 % C6H8O6.

Tính chất

Tinh thể không màu hay bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, bị biến màu khi tiếp xúc với không khí và m. Dễ tan trong nước, hơi tan trong ethanol 96 %. Chy ở khoảng 190 okèm phân hủy.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

NhóI: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của acid ascorbic chuẩn.

B. Hoà tan 0,10 g chế phẩm trong nước và pha loãng ngay thành 100,0 ml với cùng dung môi. Hút 1,0 ml dung dịch mới pha vào 10 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước. Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ngay sau khi pha loãng. Dung dịch chỉ có duy nhất một cực đại hấp thụ ở bước sóng 243 nm. Giá trị (1 %, 1 cm) ở bước sóng 243 nm nằm trong khoảng từ 545 đến 585.

C. Thêm 0,2 ml dung dịch acid nitric loãng (TT) và 0,2 ml dung dịch bạc nitrat 2 % (TT) vào 1 ml dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch), sẽ xuất hiện tủa màu xám.

D. pH của dung dịch S phải từ 2,1 đến 2,6 (Phụ lục 6.2).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20 ml bằng cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và màu không được đậm hơn màu mẫu VN7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Góc quay cực riêng

Từ +20,5o đến +21,5o (Phụ lục 6.4)

Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi để tiến hành thử.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Pha động: Dung dịch đệm phosphat – acetonitril (TT1) (25 : 75).

Dung dịch đệm phosphat: Hòa tan 6,8 g kali dihydrophosphat (TT) vào nước sau đó pha loãng thành 175 ml dung dịch bằng nước. Đem lọc dung dịch thu được với màng lọc có kích thước lỗ lọc 0,45 µm sau đó pha loãng thành 1000 ml với nước.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10,0 mg tạp chất C chuẩn của acid ascorbic trong pha động và pha loãng thành 5,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5,0 mg tạp chất D chuẩn của acid ascorbic và 5,0 mg acid ascorbic chuẩn trong pha động, thêm 2,5 ml dung dịch đối chiếu (1) và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 200,0 ml bằng pha động. Trộn 1,0 ml dung dịch thu được với 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1).

Điều kiện sắc ký.

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh aminopropylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Nhiệt độ cột: 45 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (2) và (3). Ghi sắc ký đồ với thời gian gấp 2,5 lần thời gian lưu của acid ascorbic.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định các pic tạp chất  D.

Thời gian lưu tương đối so với acid ascorbic (thời gian lưu khoảng 11 min); Tạp chất D khoảng 0,4; tạp chất C khoảng 1,7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đ của dung dịch đối chiếu (3), độ phân giải giữa pic của acid ascorbic với pic của tạp chất C ít nhất là 3,0; trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), tỷ số tín hiệu trên nhiễu ít nhất là 20 đối với pic của tạp chất C.

Giới hạn:

Tạp chất CD: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic tương ứng trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic của acid ascorbic trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Tổng diện tích pic của tt cả các tạp chất khác trừ tạp chất C và D: Không được lớn hơn 2 ln diện tích pic của acid ascorbic trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nh hơn 0,5 lần diện tích pic của acid ascorbic trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 2-furaldehyd.

Tạp chất C: Acid D-xylo-hex-2-ulosonic (acid D-sorbosonic).

Tạp chất D: Methyl D-xylo-hex-2-ulosonat (methyl D-sorbosonic).

Tạp chất E: Acid oxalic.

Tạp chất F: (5R)-5-[(1R)-1,2-dihydroxyethyl]-3,4-dihydroxyfuran-2(5H)-on.

Tạp chất G: Acid (2R)-2-[(2R)-3,4-dihydroxy-5-oxo-2,5-dihydroxyfuran-2-yl]-2-hydroxyacetic.

Tạp chất H: (2R)-2-[(2R)-3,4-dihydroxy-5-oxo-2,5-dihydroxyfuran-2-yl]-2-hydroxyacetat.

Acid oxalic

Không được quá 0,2 %.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,25 g chế phẩm trong 5 ml nước. Trung tính hóa bằng dung dịch natri hydroxyd loãng (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 70 mg acid oxalic (TT) trong nước và pha loãng thành 500 ml với cùng dung môi, dùng 5 ml dung dịch thu được để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Thêm đng thời vào mỗi dung dịch trên 1 ml dung dịch acid acetic loãng (TT) và 0,5 ml dung dịch calci clorid (TT). Để yên trong 1 h. Dung dịch thử không được đục hơn dung dịch đối chiếu.

Đồng

Không được quá 5 phần triệu.

Phương pháp quang ph hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong dung dịch acid nitric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 25,ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn: Chuẩn bị các dung dịch chuẩn đồng có nồng độ 0,2; 0,4 và 0,6 phần triệu bằng cách pha loãng dung dịch đồng mẫu 10 phần triệu Cu (TT) bằng dung dịch acid nitric 0,1 M (TT).

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 324,8 nm, dùng đèn cathod rỗng đồng làm nguồn bức xạ và ngọn lửa không khí – acetylen. Dùng dung dịch acid nitric 0,1 M (TT) để hiệu chỉnh máy về zero.

Sắt

Không được quá 2 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong dung dịch acid nitric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 25,ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn: Chuẩn bị các dung dịch chuẩn sắt có nồng độ 0,2; 0,4 và 0,6 phần triệu bằng cách pha loãng dung dịch sắt mẫu 20 phn triệu Fe (TT) bằng dung dịch acid nitric 0,1 M (TT).

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 248,3 nm, dùng đèn cathod rỗng sắt làm nguồn bức xạ và ngọn la không khí – acetylen. Dùng dung dịch acid nitric 0,1 M (TT) để hiệu chỉnh máy về zero.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi. Lấy 12 ml dung dịch thu được thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong một hỗn hợp gồm 80 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và 10 ml dung dịch acid sulfuric 1 M (TT). Thêm 1 ml dung dịch hồ tinh bột (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch iod 0,1 N (CĐ) cho tới khi xuất hiện màu xanh tím bền vững.

ml dung dịch iod 0,1 N (CĐ) tương đương với 8,81 mg C6H8O6.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ẩm, tránh tiếp xúc với kim loại và ánh sáng.

Loại thuốc

Vitamin CChất bảo quản (chống oxy hoá).

Chế phẩm

Viên nén, nang, thuốc tiêm.

ACID BENZOIC

Acidum benzoicum

C7H6O2

P.t.l: 122,1

Acid benzoic là acid benzen carboxylic, phải chứa từ 99,0 % đến 100,5 % C7H6O2.

Tính cht

Tinh thể hình kim hay mnh, không màu hoặc bột kết tinh trắng, không mùi hoặc thoảng mùi cánh kiến trắng. Khó tan trong nước, tan trong nước sôi, dễ tan trong ethanol 96 %, ether và dầu béo.

Định tính

Dung dịch S: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

A. Điểm chảy: 121 ođến 124 o(Phụ lục 6.7).

B. Dung dịch S phải cho phản ứng A của ion benzoat (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lc 9.3, phương pháp 2).

Các hợp chất dễ bị carbon hóa

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 5 ml acid sulfuric (TT), lắc đều. Sau 5 min, dung dịch thu được không được thẫm màu hơn dung dịch màu chuẩn V5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 1).

Các hợp chất dễ bị oxy hóa

Hòa tan 0,2 g chế phẩm trong 10 ml nước sôi. Để nguội, lắc đều và lọc. Thêm 1 ml dung dịch acid sulfuric loãng (TT) và 0,2 ml dung dịch kali permanganat 0,1 N (CĐ) vào dịch lọc. Sau 5 min dung dịch vẫn phi còn màu hồng.

Các hợp chất chứa clor

Tất c dụng cụ thủy tinh phải là loại thủy tinh không có clor và được chuẩn bị sẵn cho thử nghiệm này như sau: Ngâm qua đêm trong dung dịch acid nitric 35 %, rửa sạch và làm đầy bằng nước.

Dung dịch (1): Hòa tan 6,7 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 40 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT) và 50 ml ethanol 96 % (TT), pha loãng với nước thành 100 ml. Ly 10,0 ml dung dịch thu được thêm 7,5 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) và 0,125 g hợp kim nikel – nhôm (TT) và đun nóng trên cách thủy trong 10 min. Để nguội đến nhiệt độ phòng, lọc, hứng dịch lọc vào bình định mức 25 ml, rửa ba lần, mỗi lần với 2 ml ethanol 96 % (TT), pha loãng thành 25 ml bằng nước.

Dung dịch (2): Chuẩn bị giống như dung dịch (1) nhưng không có chế phẩm.

Trong 4 bình định mức 25 ml, cho riêng rẽ 10 ml dung dịch (1), 10 ml dung dịch (2), 10 ml dung dịch clorid mẫu 8 phần triệu (TT) [dung dịch (3)] và 10 ml nước [dung dịch (4)]. Thêm vào mỗi bình 5 ml dung dịch phèn sắt amoni (TT). Thêm từng giọt, vừa thêm vừa lắc, 2 ml acid nitric (TT) và 5 ml dung dịch thủy ngân (II) thiocyanat (TT). Lắc kỹ, thêm nước đến định mức và để trong cách thủy ở 20 otrong 15 min. Đo độ hấp thụ ở bước sóng 460 nm (Phụ lục 4.1) của dung dịch (1), dùng dung dịch (2) làm mẫu trắng và độ hấp thụ của dung dịch (3), dùng dung dịch (4) làm mẫu trắng.

Độ hấp thụ của dung dịch (1) không được lớn hơn độ hấp thụ của dung dịch (3) (300 phần triệu).

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S và tiến hành thử theo phương pháp 2. Dùng hỗn hợp gồm 5 ml ethanol 96 % (TT), 5 ml dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) và 2 ml dung dịch S để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 0,200 g chế phẩm, hòa tan trong 20 ml ethanol 96 % (TT), thêm 0,1 ml dung dịch đỏ phenol (TT), chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) cho đến khi màu chuyển từ vàng sang đ tím.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 12,21 mg C7H6O2.

Bảo quản

Trong chai lọ nút kín.

Loại thuốc

Kháng nấm, chất bảo quản chống vi sinh vật.

ACID BORIC

Acidum boricum

H3BO3

P.t.l: 61,8

Acid boric phải chứa từ 99,0 % đến 100,5 % H3BO3.

Tính chất

Bột kết tinh trắng, mảnh, bóng, không màu, dính tay khi s hoặc tinh thể trắng. Tan trong nước và ethanol 96 %, dễ tan trong nước sôi và glycerin 85 %.

Định tính

A. Hòa tan 0,1 g chế phẩm bằng cách đun nóng nhẹ trong 5 ml methanol (TT), thêm 0,1 ml acid sulfuric (TT). Đốt, dung dịch cho ngọn lửa màu xanh lá cây.

B. Dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch) có phản ứng acid.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 3,3 g chế phẩm trong 80 ml nước sôi, để nguội và pha loãng thành 100 ml bằng nước không có carbon dioxyd (TT).

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

pH của dung dịch S từ 3,8 đến 4,8 (Phụ lục 6.2).

Độ tan trong ethanol 96 %

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml ethanol 96 % (TT) sôi. Dung dịch thu được không được đục hơn hỗn dịch chuẩn số II (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất hữu cơ

Chế phẩm không được biến thành đen khi làm nóng liên tục tới đỏ.

Sulfat

Không được quá 0,045 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 10 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 15 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S và tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng hỗn hợp gồm 2,5 ml dung dịch chì mẫu 2 phần triệu Pb (TT) và 7,5 ml nước để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Định lượng

Hòa tan 1,000 g chế phẩm bằng cách làm nóng trong 100 ml nước có chứa 15 g manitol (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ) cho tới khi xuất hiện màu hồng, dùng 0,5 ml dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ) tương đương với 61,80 mg H3BO3.

ACID CITRIC NGẬM MỘT PHÂN TỬ NƯỚC

Acidum citricum monohydricum

C6H8O7. H2O

P.t.l: 210,1

Acid citric ngậm một phân tử nước là acid 2-hydroxy-propan-1,2,3-tricarboxylic, phải cha từ 99,5 % đến 101,0 % C6H8O7, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể hay dạng hạt không màu. Lên hoa. Rất dễ tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %, hơi tan trong ether.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, E.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Ph hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của acid citric monohydrat chuẩn, đo sau khi mẫu thử và chuẩn được sy ở 100 oC đến 105 otrong 2 h.

B. Hòa tan 1 g chế phẩm trong 10 ml nước, dung dịch thu được phải có pH nhỏ hơn 4 (Phụ lc 6.2).

C. Thêm khoảng 5 mg chế phẩm vào hỗn hợp gồm 1 ml anhydrid acetic (TT) và 3 ml pyridin (TT). Màu đ xuất hiện.

D. Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 5 ml nước, trung hòa bằng dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT) (khoảng 7 ml), thêm 10 ml dung dịch calci clorid (TT), đun sôi, kết tủa trắng được tạo thành.

E. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Nước.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu mẫu V7, VN7 hay VL7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Chất dễ bị carbon hóa

Cho 1,0 g chế phẩm vào ống nghiệm, thêm 10 ml acid sulfuric (TT), đun ngay hỗn hợp trong cách thủy ở 90 o± 1 otrong 1 h. Làm nguội thật nhanh, dung dịch không được có màu đậm hơn màu của hỗn hợp gồm 1 ml dung dịch gốc màu đ và 9 ml dung dịch gốc màu vàng (Phụ lục 9.3, phương pháp 1).

Acid oxalic

Không được quá 0,036 %, tính theo acid oxalic khan.

Hòa tan 0,80 g chế phẩm trong 4 ml nước. Thêm 3 ml acid hydrocloric (TT) và 1 g kẽm (TT) dạng hạt, đun sôi 1 min và để yên trong 2 min. Chuyển lớp dung dịch ở phía trên vào một ống nghiệm có cha 0,25 ml dung dịch phenylhydrazin hydroclorid 1 %, đun đến sôi. Làm nguội nhanh rồi chuyển dung dịch sang một ống đong có chia vạch. Thêm đồng lượng thể tích acid hydrocloric (TT), 0,25 ml dung dịch kali fericyanid 5 %, lắc đều và để yên 30 min. Dung dịch không được có màu hồng đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu được chuẩn bị đồng thời và tương tự như dung dịch thử, dùng 4 ml dung dịch acid oxalic 0,01 %.

Sulfat

Không được quá 0,015 % (Phụ lục 9.4.14).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 15 ml với cùng dung môi và tiến hành thử.

Nhôm

Không được quá 0,2 phần triệu (Phụ lục 9.4.9).

Nếu chế phẩm được dùng để pha chế dung dịch thẩm phân thì phải đạt phép thử này.

Dung dịch thử: Hòa tan 20 g chế phẩm trong 100 ml nước, thêm 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hỗn hợp gồm 2 ml dung dịch nhôm mẫu 2 phần triệu Al (TT), 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT) và 98 ml nước.

Dung dịch mẫu trắng: Hỗn hợp gồm 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 (TT) và 100 ml nước.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 5,0 g chế phẩm làm nhiều lần trong 39 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT), pha loãng thành 50 ml bằng nước. Lấy 12 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Từ 7,5 % đến 9,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,500 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Nội độc tố vi khuẩn

Nếu chế phẩm được dùng để pha chế các dạng thuốc tiêm phân liều mà không có phương pháp nào khác để loại nội độc tố vi khuẩn thì chế phẩm phải không được có vượt quá 0,5 đơn vị nội độc tố cho mỗi miligam (Phụ lục 13.2).

Định lượng

Hòa tan 0,550 g chế phẩm trong 50 ml nước. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ), dùng 0,5 ml dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ) tương đương với 64,03 mg C6H8O7.

Bảo quản

Trong lọ kín.

ACID FOLIC

Acidum folicum

C19H19N7O6

P.t.l: 441,4

Acid folic là acid (2S)-2-[[4-[[(2-amino-4-oxo-1,4-dihydropteridin-6-yl) methyl] amino] benzoyl] amino]pentandioic, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C19H19N7O6 tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh màu vàng nhạt hoặc vàng cam. Thực tế không tan trong nước và hầu hết các dung môi hữu cơ, tan trong các dung dịch acid và kiềm loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: A, C.

A. Góc quay cực riêng (Phụ lục 6.4): Từ +18o đến +22o (tính theo chế phẩm khan).

Hòa tan 0,25 g chế phẩm trong dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

B. Trong phần Định lượng, thời gian lưu của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng với thời gian lưu của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bn mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Amoniac đậm đặc – propanol – ethanol 96 % (20 : 20 : 60).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong hỗn hợp methanol – amoniac đậm đặc (9: 2) rồi pha loãng thành 100 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 50 mg acid folic chuẩn trong hỗn hợp methanol – amoniac đậm đặc (9 : 2) rồi pha loãng thành 100 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí và soi dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết chính trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử phi tương ứng với vết chính thu được trên sắc ký đồ từ dung dịch đối chiếu về vị trí, kích thước và màu sắc.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Methanol – dung dịch có chứa kali dihydrophosphat 1,116 % và dikali hydrophosphat 0,550 % (12 : 88).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 5 ml dung dịch natri carbonat 2,86 % và pha loãng thành 100,0 ml bng pha động. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,100 g acid folic chuẩn trong 5 ml dung dịch natri carbonat 2,86 % và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 20 mg acid pteroic (TT) trong 5 ml dung dịch natri carbonat 2,86 % và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động. Trộn 1,0 ml dung dịch thu được với 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 2,0 ml dung dịch thử thành 20,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 10,0 mg acid N-(4-aminobenzoyl)-L-glutamic (TT) trong 1 ml dung dịch natri carbonat 2,86 % và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (5): Hòa tan 12,0 mg acid pteroic (TT) trong 1 ml dung dịch natri carbonat 2,86 % và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh B (octylsilyl silica gel dùng cho sắc ký lỏng, hạt tròn, 5 µm), diện tích bề mặt 350 m2/g, kích thước lỗ xốp 10 nm, hàm lượng carbon 12,5 %.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại  bước sóng 280 nm.

Tốc độ dòng: 0,6 ml/min.

Thể tích tiêm: 5 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký dung dịch thử và các dung dịch đối chiếu (3), (4), (5) trong khoảng thời gian gấp 3 lần thời gian lưu của acid folic.

Thời gian lưu tương đối so với acid folic (thời gian lưu khoảng 8,5 min): Tạp chất A khoảng 0,5; tạp chất khoảng 0,6; tạp chất C khoảng 0,9; tạp chất E khoảng 1,27; tạp chất khoảng 1,33; tạp chất khoảng 2,2.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của acid folic và acid pteroic (tạp chất D) ít nht là 4,0.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ thu được từ dung dịch thử:

Diện tích của bất kỳ pic phụ nào tương ứng với tạp chất A không được lớn hơn diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,5%).

Diện tích của bất kỳ pic phụ nào tương ứng với tạp chất không được lớn hơn diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (5) (0,6 %).

Diện tích của các pic tạp chất khác ngoài pic chính và các pic tương ứng với tạp chất A, tạp chất D không được lớn hơn diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,5 %).

Tổng diện tích của bất kỳ pic tạp chất nào khác ngoài pic chính và các pic tương ứng với tạp chất A, tạp chất D không được lớn hơn hai lần diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %).

Bỏ qua nhng pic của dung môi và các pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (2S)-2-[(4-aminobenzoyl)amino]pentandioic (acid N-(4-aminobenzoyl)-L-glutamic).

Tạp chất B: 2,5,6-triaminopyrimidin-4(1H)-on.

Tạp chất C: Acid (2S)-2-[[4-[[(2-amino-4-oxo-1,4-dihydropteridin-7- yl)methyl)amino]benzoyl]amino] pentandioic (acid isofolic).

Tạp chất D: Acid 4-[[(2-amino-4-oxo-1,4-dihydrop-teridin-6-yl)methyl]amino]benzoic (acid pteroic).

Tạp chất E: Acid (2S)-2-[[4-[bis[(2-amino-4-oxo-1,4-dihydropteridin-6-yl)methyl]amino]benzoyl]amino) pentandioic (acid 6-pterinylfolic).

Tạp chất F: 2-amino-7-(cloromethyl)pteridin-4(1H)-on.

Nước

Từ 5,0 % đến 8,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,150 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1).

Tính hàm lượng của C19H19N7O6 trong acid folic dựa trên diện tích pic của acid folic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng của acid folic chuẩn.

Bảo quản

Trong lọ kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu.

Chế phẩm

Viên nén.

ACID HYDROCLORIC

Acidum hydrochloricum

HCl

P.t.l: 36,46

Acid hydrocloric phải chứa từ 35,0 % đến 39,0 % (kl/kl) HCl.

Tính chất

Chất lỏng trong và không màu, bốc khói. Hòa trộn ở bất kỳ tỷ lệ nào với nước.

Có tỷ trọng tương đối khoảng 1,18.

Định tính

A. Pha loãng chế phẩm với nước, dung dịch thu được có pH nh hơn 4 (Phụ lục 6.2).

B. Chế phẩm phải cho phn ứng của ion clorid (Phụ lục 8.1).

C. Chế phẩm phải đáp ứng giới hạn hàm lượng HCl trong phần Định lượng.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Thêm 8 ml nước vào 2 ml chế phẩm, dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Clor tự do

Không được quá 4 phần triệu.

Thêm 100 ml nước không có carbon dioxyd (TT), 1 ml dung dịch kali iodid 10 % (TT) và 0,5 ml dung dịch hồ tinh bột không có iodid (TT) mới pha vào 15 ml chế phẩm. Để yên trong tối 2 min. Bất kỳ màu xanh nào xuất hiện cũng phải biến mất khi thêm 0,2 ml dung dịch natri thiosulfat 0,01 M (CĐ).

Sulfat

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.14).

Thêm 10 mg natri hydrocarbonat (TT) vào 6,4 ml chế phẩm và bốc hơi đến khô trên cách thủy. Hòa tan cắn trong 15 ml nước và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 2 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan cắn thu được trong phần Cắn sau khi bay hơi trong 1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và pha loãng thành 25 ml bằng nước. Pha loãng 5 ml dung dịch thu được thành 20 ml bng nước.

Ly 12 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 2 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Cắn sau khi bay hơi

Không được quá 0,01 %.

Làm bay hơi 100,0 g chế phẩm trên cách thủy tới khô, và sấy ở 100 o 105 oC. Khối lượng cắn thu được không được quá 10 mg.

Định lượng

Cân chính xác bình nón nút mài có chứa 30 ml nước. Thêm vào 1,5 ml chế phẩm và cân lại. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ), dùng dung dịch đỏ methyl (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ) tương đương với 36,46 mg HCl.

Bảo quản

Trong lọ thủy tinh hoặc làm bằng vật liệu trơ, đậy kín và ở nhiệt độ không quá 30 oC.

ACID HYDROCLORIC LOÃNG

Acidum hydrochloricum dilutum

HCl

P.t.l: 36,46

Acid hydrocloric loãng phải chứa từ 9,5 % đến 10,5 % (kl/kl) HCl.

Acid hydrocloric loãng được điều chế bằng cách thêm 726 g nước vào 274 g acid hydrocloric đậm đặc và trộn đều.

Định tính

A. Acid hydrocloric loãng có pH nhỏ hơn 4 (Phụ lục 6.2).

B. Chế phẩm phải cho phản ứng của ion clorid (Phụ lục 8.1).

C. Chế phm phải đáp ứng giới hạn hàm lượng HCl trong phần Định lượng.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Chế phẩm phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Clor tự do

Không được quá 1 phần triệu.

Thêm 50 ml nước không có carbon dioxyd (TT), 1 ml dung dịch kali iodid 10% (TT) và 0,5 ml dung dịch hồ tinh bột không có iodid (TT) mới pha vào 60 ml chế phẩm. Đ yên trong tối 2 min. Bất kỳ màu xanh nào xuất hiện cũng phải biến mt khi thêm 0,2 ml dung dịch natri thiosulfat 0,01 M (CĐ).

Sulfat

Không được quá 5 phần triệu (Phụ lục 9.4.14).

Thêm 10 mg natri hydrocarbonat (TT) vào 26 ml chế phẩm và bốc hơi đến khô trên cách thủy. Hòa tan cắn trong 15 ml nước và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 2 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan cắn thu được trong phần Cắn sau khi bay hơi trong 1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và pha loãng thành 25 ml bằng nước. Pha loãng 5 ml dung dịch thu được thành 20 ml bằng nước.

Lấy 12 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 2 phần triệu Pb (TT) đ chuẩn b mẫu đối chiếu.

Cắn sau khi bay hơi

Không được quá 0,01 %.

Làm bay hơi 100,0 g chế phẩm trên cách thủy tới khô, và sấy ở 100 ođến 105 oC. Khối lượng cắn thu được không được quá 10 mg.

Định lượng

Thêm 30 ml nước vào 6,00 g chế phẩm. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ), dùng dung dịch đỏ methyl (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ) tương đương với 36,46 mg HCl.

ACID MEFENAMIC

Acid mefenamicum

C15H15NO2

P.t.l: 241,3

Acid mefenamic là acid 2-[(2,3-dimethylphenyl)amino] benzoic, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C15H15NO2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột vi tinh thể màu trắng hay gần như trắng. Đa hình.

Thực tế không tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 % và methylen clorid. Tan trong dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với ph hấp thụ hồng ngoại của acid mefenamic chuẩn. Nếu phổ hấp thụ hồng ngoại khác nhau thì hòa tan riêng biệt chế phẩm và acid mefenamic chuẩn trong ethanol 96 % (TT), bốc hơi đến khô, ghi phổ mới của các cắn thu được.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Tetrahydrofuran – dung dịch amoni dihydrophosphat pH 5,0 – acetonitril (TT1) (14 : 40 : 46).

Dung dịch amoni dihydrophosphat pH 5,0: Hòa tan 5,75 g amoni dihydrophosphat (TT) vào 1000 ml nước, điều chỉnh đến pH 5,0 bằng dung dịch amoniac 2 M (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 50 mg acid 2-clorobenzoic (TT) (tạp chất C) và 50 mg acid benzoic (TT) (tạp chất D) trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 10,0 mg tạp chất A chuẩn của acid mefenamic bằng pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động. Tiếp tục pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 20,0 mg acid benzoic (TT) bằng pha động và pha loãng thành 1000,ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký.

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gp 4 lần thời gian lưu của acid mefenamic.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) đ xác định pic các tạp chất C và D.

Thời gian lưu tương đối so với acid mefenemic (thời gian lưu khoảng 8 min): Tạp chất C khoảng 0,3; tạp chất D khoảng 0,35; tạp chất A khoảng 0,5.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất C với pic của tạp chất D ít nhất là 3,0; trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4), tỉ số tín hiệu trên nhiễu ít nhất là 10 đối với pic chính.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất C là 5,9; tạp chất D là 4,0.

Tạp chất C, D: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tạp chất A: Diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (100 phần triệu).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

B qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %); b qua pic của tạp chất A.

Ghi chú:

Tạp chất A: 2,3-dimethylanilin.

Tạp chất B: N-(2,3-dimethylphenyl)-2-[(2,3-dimethylphenyl)amino]benzamid.

Tạp chất C: Acid 2-clorobenzoic.

Tạp chất D: Acid benzoic.

Tạp chất E: 2,3-dimethyl-N-phenylanilin.

Đồng

Không được quá 10 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Lấy 1,00 g chế phẩm vào trong một chén nung, làm ẩm bằng acid sulfuric (TT), đun nóng cẩn thận trên ngọn la trong 30 min và sau đó nung từ từ đến 650 oC. Tiếp tục nung đến khi màu đen biến mất. Đ nguội, hòa tan cắn trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dãy dung dịch đối chiếu: Chuẩn bị dãy các dung dịch đối chiếu, dùng dung dịch đồng chuẩn (0,1 % Cu), pha loãng bằng dung dịch acid nitric 0,1 M (TT).

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 324,8 nm, dùng đèn cathod rỗng đồng làm nguồn bức xạ và ngọn lửa là không khí – acetylen.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan bng cách lắc siêu âm khoảng 0,200 g chế phẩm trong 100 ml ethanol (TT) ấm đã được trung hòa trước với chỉ thị là dung dịch đỏ phenol (TT), thêm 0,1 ml dung dịch đỏ phenol (TT) và chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ).

1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 24,13 mg C15H15NO2.

Bảo quản

Trong bao bì kín, để nơi mát.

Loại thuốc

Thuốc giảm đau, chống viêm.

Chế phẩm

Viên nén, nang.

ACID NALIDIXIC

Acidum nalidixicum

C12H12N2O3

P.t.l: 232,2

Acid nalidixic là acid 1-ethyl-7-methyl-4-oxo-1,4-dihydro-1,8-naphthyridin-3-carboxylic, phải cha từ 99,0 % đến 101,0 % C12H12N2O3, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng ngà hay vàng nhạt. Thực tế không tan trong nước, tan trong dicloromethan, khó tan trong aceton và ethanol 96 %, tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Nóng chảy ở khoảng 230 oC.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Ph hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của acid nalidixic chuẩn.

B. Hòa tan 12,5 mg chế phẩm trong dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT). Phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng bước sóng 230 nm đến 350 nm cho 2 cực đại hấp thụ ở 258 nm và 334 nm. Tỷ lệ giữa độ hp th đo được ở bước sóng 258 nm và 334 nm phải từ 2,2 đến 2,4.

C. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 2 ml acid hydrocloric (TT). Thêm 0,5 ml dung dịch β-naphthol 10 % trong ethanol 96 %. Sẽ xuất hiện màu đỏ cam.

D. Trong phần Tạp chất liên quan, vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải giống về vị trí và kích thước với vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Độ hấp thụ

Hòa tan 1,50 g chế phẩm trong dicloromethan (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) đo được ở bước sóng 420 nm không được lớn hơn 0,10.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel F254.

Hệ dung môi: Dung dịch amoniac 10 % – dicloromethan – ethanol 96 % (10 : 20 : 70).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong dicloromethan (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 20 ml bằng dicloromethan (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg acid nalidixic chuẩn trong dicloromethan (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 2 ml dung dịch thử (2) thành 1ml bằng dicloromethan (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 10 ml bằng dicloromethan (TT).

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 1 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 25 ml bằng dicloromethan (TT).

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 15 cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Bất kỳ vết phụ nào trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), ngoài vết chính, không được đậm màu hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,1 %) và không được có quá một vết như vậy đậm màu hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 4. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong 10 ml dicloromethan (TT), thêm 30 ml isopropanol (TT) và 10 ml nước không có carbon dioxyd (TT). Đậy kín cốc chuẩn độ và sục khí nitrogen (TT) qua dung dịch trong suốt quá trình chuẩn độ. Giữ nhiệt độ của dung dịch này trong khoảng từ 15 ođến 20 oC. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 M trong ethanol (CĐ).

Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2), dùng điện cực so sánh bạc-bạc clorid với một màng ngăn hình ống bao ngoài hoặc một đầu mao quản chứa đầy dung dịch lithi clorid bão hòa trong ethanol và một điện cực thủy tinh làm điện cực chỉ thị.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M trong ethanol (CĐ) tương đương với 23,22 mg C12H12N2O3.

Bảo quản

Trong lọ nút kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Viên nén, dịch treo uống.

ACID NICOTINIC

Acidum nicotinicum

C6H5NO2

P.t.l: 123,1

Acid nicotinic là acid pyridin-3-carboxylic, phải chứa từ 99,5 % đến 100,5 % C6H5NO2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng.

Hơi tan trong nước, tan trong nước sôi và ethanol 96 % sôi. Tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm và carbonat loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C.

Nhóm II: B, C.

A. Ph hấp thụ hồng ngoại của chế phẩm (Phụ lục 4.2) phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của acid nicotinic chuẩn.

B. Phổ hấp thụ tử ngoại:

Dung dịch đệm: Hòa tan 6,8 g kali dihydrophosphat (TT) trong 900 ml nước, điều chỉnh đến pH 7,0 bằng dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) và pha loãng thành 1000 ml bằng nước.

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong dung dịch đệm và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 25,0 ml bằng dung dịch đệm.

Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) của dung dịch thử trong khoảng bước sóng từ 200 nm đến 300 nm. Dung dịch thử phải cho một cực đại hấp thụ ở bước sóng 262 nm và một cực tiểu hấp thụ ở bước sóng 237 nm. T số giữa độ hấp thụ ở bước sóng 237 nm và độ hấp thụ ở bước sóng 262 nm phải từ 0,46 đến 0,50.

C. Điểm chy: Từ 234 ođến 240 o(Phụ lục 6.7).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Pha loãng 2 ml acid acetic (TT) trong 950 ml nước, điều chỉnh đến pH 5,6 bằng dung dịch amoniac loãng (TT), thêm nước vừa đủ 1000 ml.

Pha động B: Acetonitril – methanol (50 : 50).

Dung dịch thử. Hòa tan 0,120 g chế phẩm trong 200 µl dung dịch amoniac loãng (TT) và pha loãng thành 10,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động A. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan hn hợp tạp chất chuẩn của acid nicotinic (chứa tạp chất A và B) có trong 1 lọ chuẩn trong 1,0 ml pha động A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped silica gel dùng cho sắc ký lỏng gắn nhóm alkyl thích hợp với pha động thân nước (4 µm).

Nhiệt độ cột: 15 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 250 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  10

100

0

10  30

100 → 20

0 → 80

30  35

20

80

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo hỗn hợp tạp chất chuẩn của acid nicotinic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất A và tạp chất B.

Thời gian lưu tương đối so với acid nicotinic (thời gian lưu khoảng 6 min): Tạp chất A khoảng 2,7; tạp chất B khoảng 2,8.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất A với pic của tạp chất B ít nhất là 1,5.

Giới hạn:

Các tạp chất: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Tổng diện tích của tất cả các pic tạp chất không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,03 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid 6-methylpyridin-3-carboxylic (acid 6-methylnicotinic).

Tạp chất B: Acid 2,2’-bipyridin-5,5’-dicarboxylic (acid 6,6’-dinicotinic).

Tạp chất C: 5-ethyl-2-methylpyridin.

Tạp chất D: Acid pyridin-2,5-dicarboxylic.

Tạp chất E: Acid pyridin-4-carboxylic (acid isonicotinic).

Tạp chất F: Acid 5-nitropyridin-3-carboxylic (acid 5-nitronicotinic).

Tạp chất G: Pyridin.

Tạp chất H: 3-nitropyridin.

Tạp chất I: 3,5-dinitropyridin.

Clorid

Không được quá 200 phần triệu (Phụ lục 9.4.5).

Hòa tan 0,25 g chế phẩm trong nước bằng cách đun cách thủy và pha loãng thành 15 ml với cùng dung môi rồi tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm và tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phn triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mt khi lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC; 1 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 50 ml nước, thêm 0,25 ml dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị. Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) đến khi màu hồng xuất hiện. Song song tiến hành mẫu trắng.

1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 12,31 mg C6H5NO2.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Vitamin nhóm B.

Chế phẩm

Viên nén.

ACID SALICYLIC

Acidum salicylicum

C7H6O3

P.t.l: 138,1

Acid salicylic là acid 2-hydroxybenzencarboxylic, phải chứa từ 99,0 % đến 100,5 % C7H6O3, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh thể hình kim màu trắng hoặc không màu hay bột kết tinh trắng. Khó tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 % và ether, hơi tan trong cloroform. Dung dịch chế phẩm có phản ứng acid.

Định tính

Chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của acid salicylic chuẩn.

B. Điểm chy: 158 ođến 161 o(Phụ lục 6.7).

C. Hòa tan khoảng 30 mg chế phẩm trong 5 ml dung dịch natri hydroxyd 0,05 M, trung hòa nếu cần và pha loãng thành 20 ml bằng nước. 1 ml dung dịch thu được cho phản ứng (A) của ion salicylat (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10,0 ml ethanol 96 % (TT). Dung dịch phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acid acetic băng – methanol – nước (1 : 40 : 60).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10 mg phenol chuẩn trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg tạp chất chuẩn B của acid salicylic (acid 4-hydroxyisophtalic) trong pha động và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 50 mg acid 4-hydroxybenzoic (TT) trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (5): Pha loãng hỗn hợp của 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1), 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2), 1,0 ml dung dịch đối chiếu (3) thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (6): Pha loãng hỗn hợp của 0,1 ml dung dịch đối chiếu (1), 0,1 ml dung dịch đối chiếu (2), 0,1 ml dung dịch đối chiếu (3) thành 10,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 270 nm.

Tốc độ dòng: 0,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Thời gian lưu tương đối so với phenol của acid 4-hydroxybenzoic khoảng 0,70, của acid 4-hydroxyisophtalic khoảng 0,90.

Điều chỉnh độ nhạy của hệ thống sao cho chiều cao của pic chính thu được từ sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (6) bằng ít nhất 70 % chiều cao của toàn thang sắc ký đồ. Thử nghiệm này không có giá trị khi mà pic thứ ba trong sắc ký đồ của dung dịch (5) không tương ứng với pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) và độ phân giải của pic tương ứng acid 4-hydroxyisophtalic với pic tương ứng phenol là nhỏ hơn 1. Nếu điều kiện về độ phân giải này không đạt, có thể điều chỉnh lượng acid acetic trong pha động.

Giới hạn: Diện tích của những pic tương ứng với acid 4-hydroxybenzoic, với acid 4-hydroxyisophtalic, và phenol trong sắc ký đồ của dung dịch thử không được lớn hơn diện tích của những pic tương ứng lần lượt như trên trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (6) (0,1 % của acid 4-hydroxybenzoic; 0,05 % của acid 4-hydroxyisophtalic và 0,02 % của phenol).

Diện tích của bất cứ pic nào, ngoại trừ pic chính và những pic tương ứng với acid 4-hydroxybenzoic, với acid 4-hydroxyisophtalic, và phenol trong sắc ký đồ của dung dịch thử thì không được lớn hơn diện tích của pic tương ứng với acid 4-hydroxyisophtalic trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (6) (0,05 %).

Tổng diện tích các pic phụ trong sắc ký đồ của dung dịch thử không được lớn hơn hai lần diện tích của pic tương ứng với acid 4-hydroxybenzoic trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (6) (0,2 %).

Bỏ qua tất cả các pic mà diện tích nhỏ hơn 0,01 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (6).

Clorid

Không được quá 100 phần triệu (Phụ lục 9.4.5).

Dung dịch S: Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong 50 ml nước đun sôi, để nguội và lọc.

Pha loãng 10 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,020 % (Phụ lục 9.4.14).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 5 ml dimethylformamid (TT) và thêm 4 ml nước. Trộn đều. Thêm 0,2 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và 0,5 ml dung dịch bari clorid 25 %. Sau 15 min, dung dịch thu được không được đục hơn dung dịch đối chiếu được chuẩn bị như sau: Thêm 0,2 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), 0,5 ml dung dịch bari clorid 25 %, 3 ml nước và 5 ml dimethylformamid (TT) vào 2 ml dung dịch sulfat mẫu 100 phần triệu SO4 (TT), trộn đều.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong 15 ml ethanol 96 % (TT), sau đó thêm 5 ml nước. Ly 12 ml dung dịch này thử theo phương pháp 2. Dùng dung dịch chì mẫu 100 phần triệu Pb (TT) pha loãng bằng hỗn hợp ethanol 96 % – nước (3 : 1) để được dung dịch chì mẫu 2 phần triệu dùng chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; áp suất giảm; silica gel).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 2,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan khoảng 0,120 g chế phẩm trong 30 ml ethanol 96 % (TT), thêm 20 ml nước và 0,1 ml dung dịch đỏ phenol (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) cho đến khi màu chuyển từ vàng sang đỏ tím.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 13,81 mg C7H6O3.

Bảo quản

Trong chai lọ nút kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc tróc lớp sừng da, chống bài tiết bã nhờn, trị vy nến, chất ăn da.

ADRENALIN

Adrenalinum

Epinephrin

C9H13NO3 P.t.l: 183,2

Adrenalin là 4-[(1R)-1-hydroxy-2-(methylamino)ethyl]benzen-1,2-diol, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C9H13NO3, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng. Bị sẫm màu khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng.

Thực tế không tan trong nước, ethanol 96 % và methylen clorid. Tan trong acid hydrocloric.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của adrenalin chuẩn.

B. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Góc quay cực riêng.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,000 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric (TT) 25,75 g/l và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Đo ngay sau khi pha.

Dung dịch S không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu II (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn dung dịch màu mẫu VN5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Góc quay cực riêng

Từ -50o đến -54o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Tránh ánh sáng khi chuẩn bị các dung dịch.

Pha động A: Acetonitril (TT1) – hỗn hợp dung môi (5 : 95).

Pha động B: Acetonitril (TT1– hỗn hợp dung môi (45 : 55).

Hỗn hợp dung môi A: Hòa tan 5,0 g kali dihydrophosphat (TT) và 2,6 g natri octansulfonat (TT) trong nước dùng cho sắc ký (TT) (thường cần khuấy ít nhất 30 min để hòa tan hoàn toàn) và pha loãng thành 1000 ml với cùng dung môi. Điều chỉnh đến pH 2,8 bằng acid phosphoric (TT).

Hỗn hợp dung môi B: Acetonitril (TT1) – hỗn hợp dung môi 4 (13 : 87).

Dung dịch mẫu trắng: Dung dịch acid hydrocloric 0,1 M – hỗn hợp dung môi B (1 : 9).

Dung dịch thử: Hòa tan 40 mg chế phẩm trong 5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng hỗn hợp dung môi B.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi B. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi B.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 1,5 mg noradrenalin tartrat chuẩn (tạp chất B) và 1,5 mg adrenalon hydroclorid (TT) (tạp chất C) trong hỗn hợp dung môi B, thêm 1,0 ml dung dịch thử và pha loãng thành 100 ml bằng hỗn hợp dung môi B.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan hỗn hợp tạp chất chuẩn của adrenalin (chứa tạp chất D và E) có trong 1 lọ chuẩn trong 1,0 ml dung dịch mẫu trắng.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 4 mg tạp chất F chuẩn của adrenalin trong 0,5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 5 ml bằng hỗn hợp dung môi B.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (3 µm).

Nhiệt độ cột: 50 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  15

92 → 50

8 → 50

15 – 20

50 → 92

50  8

20  25

92

8

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo hỗn hợp tạp chất chuẩn của adrenalin và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất D và tạp chất E. Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo tạp chất F chuẩn của adrenalin và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của tạp chất F.

Thời gian lưu tương đối so với adrenalin (thời gian lưu khoảng 4 min): Tạp chất F khoảng 0,2; tạp chất B khoảng 0,8; tạp chất C khoảng 1,3; tạp chất D khoảng 3,3; tạp chất E khoảng 3,7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất B với pic của adrenalin ít nhất là 3,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: tạp chất D là 0,7; tạp chất E là 0,6.

Tạp chất B, C, F: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Tạp chất D, E: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất khống được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tổng diện tích pic tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất B: (1R)-2-amino-1-(3,4-dihydroxyphenyl)ethanol (noradrenalin).

Tạp chất C: 1-(3,4-dihydroxyphenyl)-2-(methylamino)ethanon (adrenalon).

Tạp chất D: 4-[(1R)-2-(benzylmethylamino)-1-hydroxyethyl)benzen-1,2-diol.

Tạp chất E: 2-(benzylmethylamino)-1-(3,4-dihydroxyphenyl)ethanon.

Tạp chất F: Acid (1R)-1-(3,4-dihydroxyphenyl)-2-(methylamino)ethansulfonic.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; phosphor pentoxyd; áp suất không quá 0,7 kPa; 18 h).

Trosulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan khoảng 0,150 g chế phẩm trong 50 ml acid acetic khan (TT) và chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 18,32 mg C9H13NO3

Bảo quản

Adrenalin phải được bảo quản trong bao bì kín, đóng đầy khí nitơ và tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Chất ch vận beta-adrenoceptor.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt.

ADRENALIN ACID TARTRAT

Adrenalinum acidum tartras

Adrenalin tartrat

C9H13NO3.C4H6O6

P.t.l: 333,3

Adrenalin acid tartrat là (1R)-1-(3,4-dihydroxyphenyl)-2-(methylamino)ethanol hydrogen (2R,3R)-2,3-dihydroxybutandioat, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C9H13NO3.C4H6O6, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc trắng hơi xám. Dễ tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hng ngoại (Phụ lục 4.2) của tủa adrenalin base được điều chế như phép thử B phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của adrenalin base thu được khi cho 50 mg adrenalin tartrat chuẩn hòa tan trong 5 ml dung dịch natri metabisulfit 0,5 %, để hỗn hợp ở nhiệt độ phòng ít nhất 30 min rồi lọc qua phễu thủy tinh xốp. Chuẩn bị mẫu đo dưới dạng đĩa nén.

B. Hòa tan g chế phẩm trong 50 ml dung dịch natri metabisulfit 0,5 %, thêm amoniac (TT) đ kiềm hóa. Để hỗn hợp ở nhiệt độ phòng ít nhất 15 min rồi lọc. Dịch lọc dùng để thử phản ứng C. Rửa tủa 3 lần, mỗi lần với 10 ml methanol (TT), sấy khô ở 80 oC. Góc quay cực riêng (Phụ lục 6.4) của tủa (adrenalin base) từ -50o đến -53,5oĐiều chế dung dịch % tủa trong dung dịch acid hydrocloric 0,5 M (TT) để đo.

C. 0,2 ml dịch lọc trong phép thử B phải cho phản ứng (B) của tartrat (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. Kim tra ngay độ trong và màu sắc của dung dịch thu được.

Dung dịch không được đục hơn độ đục của hỗn dịch đối chiếu II (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn dung dịch màu mẫu VN5 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch trong điều kiện tránh ánh sáng.

Pha động A: Acetonitril (TT1) – hỗn hợp dung môi (5 : 95).

Pha động B: Acetonitril (TT1) – hỗn hợp dung môi (45 : 55).

Hỗn hợp dung môi A: Hòa tan 5,0 g kali dihydrophosphat (TT) và 2,6 g natri octansulfonat (TT) vào nước dùng cho sắc ký (TT) (thường cần khuấy ít nhất 30 min để hòa tan hoàn toàn), pha loãng thành 1000 ml với cùng dung môi. Điều chỉnh đến pH 2,8 bằng acid phosphoric (TT).

Hỗn hợp dung môi B: Acetonitril (TT1) – hỗn hợp dung môi (130 : 870).

Dung dịch mẫu trắng: Dung dịch acid hydrocloric 0,1 M – hỗn hợp dung môi B (1 : 9).

Dung dịch thử: Hòa tan 75 mg chế phẩm bằng 5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng dung dịch thu được thành 50 ml bằng hỗn hợp dung môi B.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi B. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi B.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 1,5 mg noradrenalin tartrat chuẩn (tạp chất B) và 1,5 mg adrenalon hydroclorid (TT) (tạp chất C) bằng hỗn hợp dung môi B, thêm 1,0 ml dung dịch thử và pha loãng thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi B.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan hỗn hợp tạp chất chuẩn của adrenalin (chứa tạp chất D và E) có trong 1 lọ chuẩn trong 0,1 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và 0,9 ml hỗn hợp dung môi B.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 7,5 mg adrenalin tartrat có chứa tạp chất A chuẩn bằng 0,5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT) và pha loãng thành 5,0 ml bằng hỗn hợp dung môi B.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (3 µm).

Nhiệt độ cột: 50 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  15

92 → 50

8 → 50

15  20

50 → 92

50 → 8

20  25

92

8

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo hỗn hợp tạp chất chuẩn của adrenalin và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất D và tạp chất E. Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo adrenalin tartrat có cha tạp chất A chuẩn và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của tạp chất A.

Thời gian lưu tương đối so với adrenalin (thời gian lưu khoảng 4 min): Tạp chất B khoảng 0,8; tạp chất C khoảng 1,3; tạp chất A khoảng 3,2; tạp chất D khoảng 3,3; tạp chất E khoảng 3,7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất B với pic của adrenalin ít nhất là 3,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Đ tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: tạp chất D là 0,7; tạp chất E là 0,6.

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Tạp chất B, C: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Tạp chất D, E: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 6 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,6 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Chưa xác định cấu trúc.

Tạp chất B: (1R)-2-amino-1-(3,4-dihydroxyphenyl)ethanol (noradrenalin).

Tạp chất C: 1-(3,4-dihydroxyphenyl)-2-(methylamino)ethanon (adrenalon).

Tạp chất D: 4-[(1R)-2-(benzylmethylamino)-1-hydroxyethyl)benzen-1,2-diol.

Tạp chất E: 2-(benzylmethylamino)-1-(3,4-dihydroxyphenyl)ethanon.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; trong chân không; 18 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan khoảng 0,300 g chế phẩm trong 50 ml acid acetic khan (TT), đun nóng nếu cần và chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) đến màu xanh. Dùng 0,1 ml dung dịch tím tinh thể (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 33,33 mg C13H19NO9.

Bảo quản

Trong lọ kín hoặc ống hàn kín, đóng trong điều kiện chân không hoặc nạp đầy khí trơ, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Ch vận beta-adrenoceptor.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

ALBENDAZOL

Albendazolum

C12H15N3O2S

P.t.l: 265,3

Albendazol là methyl [5-(propylsulfanyl)-1H-benzimi-dazol-2-yl] carbamat, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C12H15N3O2S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột màu trắng hay hơi vàng.

Dễ tan trong acid formic khan và dimethylformamid, hơi tan trong methanol và cloroform, rất khó tan trong methylen clorid, thực tế không tan trong nước và ethanol 96 %.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của albendazol chuẩn.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong hỗn hợp acid formic khan – methylen clorid (1 : 9) để được 10 ml. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và có màu không được đậm hơn màu mẫu VN6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Dung dịch amoni dihydrophosphat 0,167 % – methanol (300 : 700).

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong 5 ml methanol (TT) có chứa 1 % (tt/tt) acid sulfuric (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong 10 ml methanol (TT) có chứa 1 % (tt/tt) acid sulfuric (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 0,5 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng pha động.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm và 50 mg oxybendazol chuẩn trong 5 ml methanol (TT) có chứa 1 % (tt/tt) acid sulfuric (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm), kích thước lỗ xốp là 10 nm, hàm lượng carbon khoảng 19 %.

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 0,7 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu. Điều chỉnh độ nhạy của hệ thống sao cho chiều cao của pic chính trong sắc ký đồ ít nhất bằng 50 % thang đo.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, độ phân giải giữa các pic tương ứng với albendazol và oxybendazol ít nhất là 3,0.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử với thời gian bằng 1,5 lần thời gian lưu của albendazol.

Thời gian lưu tương đối so với albendazol: Tạp chất D khoảng 0,40; tạp chất B và khoảng 0,43; tạp chất E khoảng 0,47; tạp chất F khoảng 0,57; tạp chất A khoảng 0,80.

Giới hạn: Trong sắc ký đồ thu được của dung dịch thử;

Diện tích của bất kỳ pic phụ nào, ngoài pic chính, không được lớn hơn 1,5 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (0,75 %).

Tổng diện tích của các pic phụ không lớn hơn 3 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (1,5 %).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu.

Ghi chú:

Tạp chất A: 5-(propylsulphanyl)-1H-benzimidazol-2-amin.

Tạp chất B: methyl (5-(propylsulphinyl)-1H-benzimi-dazol-2-yl]carbamat.

Tạp chất C: methyl [5-(propylsulphonyl)-1H-benzimi-dazol-2-yl]carbamat.

Tạp chất D: 5-(propylsulphonyl)-1H-benzimidazol-2-amin.

Tạp chất E: methyl (1H-benzimidazol-2-yl)carbamat.

Tạp chất F: methyl [5-(methylsulphanyl)-1H-benzimi-dazol-2-yl]carbamat.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 oC đến 105 oC; 4 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 3 ml acid formic khan (TT) và thêm 40 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Không để nhiệt độ cao trong khi chuẩn độ, lắc thật kỹ và dừng ngay chuẩn độ khi đến điểm kết thúc.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 26,53 mg C12H15 N3O2S.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc giun.

Chế phẩm

Viên nén.

ALIMEMAZIN TARTRAT

Alimemazini tartras

và đồng phân đối quang

(C18H22N2S)2.C4H6O6

P.t.l: 747,0

Alimemazin tartrat là (RS)-dimethyl (2-methyl-3-phenothiazin-10-ylpropyl)amin (2R,3R)-tartrat, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % (C18H22N2S)2.C4H6O6tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột màu trắng hay màu kem nhạt. Bị sẫm màu dưới tác động của ánh sáng.

Dễ tan trong nước, hơi tan trong ethanol 96 %, rất khó tan trong ether.

Định tính

A. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 10 ml nước và thêm 2 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT). Chiết với 25 ml ether (TT), rửa dịch chiết bằng 5 ml nước, làm khan dịch chiết bằng natri sulfat khan (TT), bốc hơi đến khô và hòa tan cắn thu được trong 1 ml dicloromethan (TT).

Ph hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của dung dịch thu được phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của alimemazin chuẩn.

B. Điểm chảy: Từ 159 ođến 163 o(Phụ lục 6.7).

pH

pH của dung dịch 2 % phải từ 5,0 đến 6,5 (Phụ lục 6.2).

Tạp chất liên quan

Không được quá 0,5 %.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4). Tiến hành tránh ánh sáng.

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Aceton – diethylamin – cyclohexan (10 : 10 : 80).

Dung dịch thử: Dung dịch chế phẩm 2,0 %, pha trong hỗn hợp methanol – diethylamin (95 : 5).

Dung dịch đối chiếu: Dung dịch chế phẩm 0,010 %, pha trong hỗn hợp methanol – diethylamin (95 : 5).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên vừa được pha. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 12 cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Bỏ qua các vết sắc ký tại vạch xuất phát, bất kỳ vết phụ nào trên sắc ký đồ của dung dịch thử ngoài vết chính không được đậm màu hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 oC; áp suất không quá 0,7 kPa).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 1).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp chuẩn độ trong môi trường khan (Phụ lục 10.6, phương pháp 1).

Dùng 1,00 g chế phẩm để định lượng và dung dịch tím tinh thể (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 37,35 mg (C18H22N2S)2.C4H6O6.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Đối kháng thụ thể histamin H1, thuốc an thần.

Chế phẩm

Viên nén, dung dịch uống dùng cho trẻ em.

ALOPURINOL

Allopurinolum

C5H4N4O

P.t.l: 136,1

Alopurinol là 1,5-dihydro-4H-pyrazolo[3,4-d]pyrimidin-4-on, phải cha từ 97,0 % đến 102,0 % C5H4N4O, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột trắng hay gần như trắng.

Rất khó tan trong nước và trong ethanol 96 %, tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Ph hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của alopurinol chuẩn.

B. Hòa tan 10 mg chế phẩm trong 1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT). Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT). Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1). Dung dịch thu được phải cho một cực đại hấp thụ ở bước sóng 250 nm và một cực tiểu hấp thụ ở bước sóng 231 nm. T số giữa độ hấp thụ ở bước sóng 231 nm và độ hấp thụ  bước sóng 250 nm phải từ 0,52 đến 0,62.

C. Hòa tan 0,3 g chế phẩm trong 2,5 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) và thêm 50 ml nước. Thêm từ từ, vừa thêm vừa lắc 5 ml dung dịch bạc nitrat 4,25 % (TT). Xuất hiện tủa trắng, tủa này không tan khi cho thêm 5 ml amoniac (TT).

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mng: Silica gel F254.

Hệ dung môi: Ethanol – dicloromethan (40 : 60).

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong amoniac (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg alopurinol chuẩn trong amoniac (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký tới khi dung môi đi được 15 cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải phù hợp với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu về vị trí và kích thước.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Các dung dịch được pha trước khi dùng. Bảo quản và tiêm mẫu ở 8 oC, sử dụng thiết bị tiêm mẫu tự động.

Pha động: Dung dịch kali dihydrophosphat 0,125 %.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong 2,5 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng ngay thành 50,0 ml bằng pha động.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 20,0 mg chế phẩm trong 5,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng ngay thành 250,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 2,0 ml dung dịch thử (1) thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5,0 mg tạp chất A chuẩn của alopurinol; 5,0 mg tạp chất B chuẩn của alopurinol và 5,0 mg tạp chất C chuẩn của alopurinol trong 5,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng ngay thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 20,0 mg alopurinol chuẩn trong 5,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng ngay thành 250,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 230 nm.

Tốc độ dòng: 1,4 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của alopurinol.

Các chất sẽ rửa giải theo thứ tự: Tạp chất A, tạp chất B, tạp chất C và alopurinol.

Thời gian lưu của alopurinol khoảng 10 min.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất B với pic của tạp chất C ít nhất là 1,1.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tạp chất C: Diện tích pic tạp chất C không được lớn hơn diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất (trừ pic của tạp chất A, B và C) không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05%).

Ghi chú:

Tạp chất A: 5-amino-1H-pyrazol-4-carboxamid.

Tạp chất B: 5-(formylamino)-1H-pyrazol-4-carboxamid.

Tạp chất C: 5-(4H-1,2,4-triazol-4-yl)-1H-pyrazol-4-carboxamid.

Tạp chất D: Ethyl 5-amino-1H-pyrazol-4-carboxylat.

Tạp chất E: Ethyl 5-(formylamino)-1H-pyrazol-4-carboxylat.

Tạp chất F: Diazan (hydrazin).

Tạp chất D và E

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Các dung dịch được pha trước khi dùng. Bảo quản và tiêm mẫu  oC, sử dụng thiết bị tiêm mẫu tự động.

Pha động: Methanol – dung dịch (10 : 90).

Dung dịch A: Dung dịch kali dihydrophosphat 0,125 %.

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong 5,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng ngay thành 100,0 ml bằng dung dịch A.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 5,0 mg tạp chất D chuẩn của alopurinol và 5,0 mg tạp chất E chuẩn của alopurinol trong 5,0 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 M (TT) và pha loãng ngay thành 100,0 ml bằng dung dịch A. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (5 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh base-deactivated octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (3 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 230 nm.

Tốc độ dòng: 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 1,5 lần thời gian lưu của tạp chất E.

Thời gian lưu của tạp chất D khoảng 3,6 min; tạp chất E khoảng 4,5 min.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu, độ phân giải giữa pic của tạp chất D với pic của tạp chất E ít nhất là 2,0.

Giới hạn:

Tạp chất D: Diện tích pic tạp chất D không được lớn hơn diện tích pic tương ứng trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (0,1 %).

Tạp chất E: Diện tích pic tạp chất E không được lớn hơn diện tích pic tương ứng trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (0,1 %).

Tạp chất F

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Với những điều kiện dưới đây, bất kỳ hydrazin nào có trong mẫu thử cũng phản ứng với benzaldehyd để tạo thành benzaldehyd azin.

Pha động: 2-propanol – hexan (5 : 95).

Hỗn hợp dung môi: Methanol – dung dịch natri hydroxyd loãng (50 : 50).

Dung dịch A: Hòa tan 2,0 g benzaldehyd (TT) vào hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Chuẩn bị dung dịch trước khi dùng.

Dung dịch thử: Hòa tan 250,0 mg chế phẩm vào 5,0 ml hỗn hợp dung môi, thêm 4 ml dung dịch A, lắc đều và để yên ở nhiệt độ phòng trong 2,5 h. Thêm 5,0 ml hexan (TT) và lắc trong 1 min. Đ yên cho tách lớp và lấy lp phía trên.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10,0 mg hydrazin sulfat (TT) trong hỗn hợp dung môi bằng siêu âm trong 2 min và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Tiếp tục pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bng hỗn hợp dung môi. Lấy 5,0 ml dung dịch thu được, thêm 4,0 ml dung dịch A, trộn đều rồi để yên 2,5 h ở nhiệt độ phòng. Thêm 5,0 ml hexan (TT) và lắc trong 1 min. Để yên cho tách lớp và lấy lớp phía trên.

Dung dịch mẫu trắng: Lấy 5,0 ml hỗn hợp dung môi, thêm 4,0 ml dung dịch A trộn đều rồi để yên 2,5 h ở nhiệt độ phòng. Thêm 5,0 ml hexan (TT) và lắc trong 1 min. Để yên cho tách lớp và lấy lớp phía trên.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh cyanosilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm), kích thước lỗ xốp 10 nm.

Nhiệt độ cột: 30 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 310 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch mẫu trắng, dung dịch đối chiếu và dung dịch thử.

Thời gian lưu tương đối so với benzaldehyd (thời gian lưu khoảng 2,8 min): Benzaldehyd azin khoảng 0,8. Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu, độ phân giải giữa pic của benzaldehyd azin vpic của benzaldehyd ít nhất là 2,0; tỉ số tín hiệu trên nhiễu ít nhất là 20 đối với pic của benzaldehyd azin.

Giới hạn:

Tạp chất F: Diện tích pic của benzaldehyd azin trên sắc ký đồ dung dịch thử không được lớn hơn diện tích của pic tương ứng trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (10 phần triệu hydrazin sulfat tương ứng với 2,5 phần triệu hydrazin).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn b mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (3).

Tính hàm lượng alopurinol, C5H4N4O, trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (3) và hàm lượng C5H4N4của alopurinol chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Điều trị bệnh gút và tăng acid uric máu.

Chế phẩm

Viên nén.

ALL-RAC-ALPHA TOCOPHEROL

Alpha tocopherolum

C29H50O2 P.t.l: 430,7

Allracalpha tocopherol là allrac2,5,7,8-tetramethyl-2-(4,8,12-trimethyltridecyl)-3,4-dihydro-2H-1-benzo-pyran-6-ol, phải chtừ 96,0 % đến 101,5 % C29H50O2.

Tính chất

Chất lỏng sánh như dầu, không màu hoặc màu nâu hơi vàng. Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong aceton, ethanol khan, dicloromethan và trong các dầu béo.

Định tính

Có thể chọn một trong 2 nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

NhóII: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của α-tocopherol chuẩn.

B. Góc quay cực: Từ -0,01o đến +0,01o (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 2,5 g chế phẩm trong ethanol khan (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mng: Silica gel F254.

Dung môi khai triển: Cyclohexan – ether (80 : 20).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong ml cyclohexan (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10 mg α-tocopherol chuẩn trong 2 ml cyclohexan (TT).

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Lấy bản mỏng ra, làm khô bằng luồng không khí và quan sát dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử có vị trí và kích thước tương tự vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2). Dùng phương pháp chuẩn hóa diện tích pic.

Dung dịch chuẩn nội: Hòa tan 1,0 g squalan (TT) trong cyclohexan (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 10,0 ml dung dịch chuẩn nội.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 10,0 ml cyclohexan (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,100 g α-toco-pherol chuẩn trong 10,0 ml dung dịch chuẩn nội.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg chế phẩm và 10 mg α-tocopheryl acetat (TT) trong cyclohexan (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 10 mg chuẩn all-rac-α-tocopherol để định tính pic (chứa các tạp chất A, B và D) trong cyclohexan (TT) và pha loãng thành 1 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (2) thành 100,0 ml bằng cyclohexan (TT), sau đó lại pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng cyclohexan (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột mao quản, dài 30 m, đường kính 0,25 mm, pha tĩnh là poly(dimethyl)siloxan (TT) (bề dày lớp phim 0,25 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký khí.

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Nhiệt độ cột là 280 oC, buồng tiêm và detector là 290 oC.

Tốc độ dòng 1 ml/min.

Tỷ lệ chia dòng: 1 : 100.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký dung dịch thử (2) và các dung dịch đối chiếu (2), (3) và (4).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của pic all-rac-α-tocopherol.

Định tính các tạp chất: Dùng sắc ký đồ của chuẩn all-rac-α-tocopherol để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định các pic do các tạp chất A, B, và D.

Thời gian lưu tương đối so với all-rac-α-tocopherol (thời gian lưu khoảng 13 min): Squalan khoảng 0,5; tạp chất khoảng 0,7; tạp chất khoảng 0,8; tạp chất C khoảng 1,05 và tạp chất cũng khoảng 1,05. Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic all-rac-α-tocopherol và pic α-tocopheryl acetat ít nht là 3,5.

Giới hạn:

Tạp chất A: Tối đa 0,5 %.

Tạp chất B: Tối đa 1,5 %.

Tổng tạp chất C và D: Tối đa 1,0 %.

Bất kỳ tạp chất nào khác: Mỗi tạp chất tối đa 0,25 %.

Tổng tất cả các tạp chất: Tối đa 2,5 %.

Giới hạn loại bỏ: Diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,1 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: all-rac-trans-2,3,4,6,7-pentamethyl-2-(4,8, 12-trimethyltridecyl)-2,3-dihydrobenzofuran-5-ol.

Tạp chất B: all-rac-cis-2,3,4,6,7-pentamethyl-2-(4,8,12-trimethyltridecyl)-2,3-dihydrobenzofuran-5-ol.

Tạp chất C: 4-methoxy-2,3,6-trimethyl-5-[(allRS,E)-3,7,11,15-tetramethylhexadec-2-enyl]phenol.

Tạp chất D: (all-RS,all-E)-2,6,10,14,19,23,27,31-octa-methyldotriaconta-12,14,18-trien.

Định lượng

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử (1) và dung dịch đối chiếu (1).

Tính hàm lượng phần trăm C29H50O2 dựa vào hàm lượng công bố trên nhãn của α-tocopherol chuẩn.

Bảo quản

Trong khí trơ, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Vitamin.

ALL-RAC-ALPHA TOCOPHEROL ACETAT

Alpha tocopheryli acetas

C31H52O3

P.t.l: 472,7

All-rac-Alpha tocopheryl acetat là 2,5,7,8-tetramethyl-2-(4,8,12-trimethyltridecyl)-3,4-dihydro-2H-1-benzopyran-6-yl acetat, phải chứa từ 96,5 % đến 101,0 % C31H52O3.

Tính chất

Cht lỏng sánh như dầu, trong, không màu hoặc màu vàng hơi ánh lục. Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong aceton, trong ethanol khan và trong các dầu béo.

Định tính

Có thể chọn một trong 2 nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của α-tocopheryl acetat chuẩn.

B. Góc quay cực: Từ -0,01o đến +0,01o (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong ethanol khan (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel F254.

Dung môi khai triển: Cyclohexan – ether (80 : 20).

Dung dịch thử: Hòa tan khoảng 10 mg chế phẩm trong 2 ml cyclohexan (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan khoảng 10 mg α-tocopheryl acetat chuẩn trong 2 ml cyclohexan (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được 2/3 chiều dài của bản mỏng. Lấy bản mỏng ra và làm khô trong luồng không khí.

Kim tra bản mỏng dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử có vị trí và kích thước tương tự vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2). Dùng phương pháp chuẩn hóa diện tích pic.

Dung dịch chuẩn nội: Hòa tan 1,0 g squalan (TT) trong cyclohexan (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử(1): Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 10,0 ml dung dịch chuẩn nội.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 10,0 ml cyclohexan (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 0,100 g α-tocopheryl acetat chuẩn trong 10,0 ml dung dịch chuẩn nội.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg chế phẩm và 10 mg α-tocopherol (TT) trong cyclohexan (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng cyclohexan (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 10 mg chuẩn all-rac-α-tocopheryl acetat để định tính pic (chứa các tạp chất A, B, E) trong cyclohexan (TT) và pha loãng thành 1 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (2) thành 100,0 ml bằng cyclohexan (TT). Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng cyclohexan (TT) .

Điều kiện sắc ký:

Cột mao quản, dài 30 m, đường kính 0,25 mm, cht mang poly(dimethyl)siloxan (TT) (bề dày phim 0,25 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký.

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Nhiệt độ: Cột 280 oC; buồng tiêm và detector 290 oC.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Tỷ lệ chia dòng: 1 : 100.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký dung dịch thử (2) và các dung dịch đối chiếu (1), (2), (3) và (4).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của all-rac-α-tocopheryl acetat.

Định tính các tạp chất: Dùng sắc ký đồ của chuẩn all-rac-α-tocopheryl acetat để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) đ xác định các pic của các tạp chất A, B, D, và E.

Thời gian lưu tương đối so với all-rac-α-tocopheryl acetat (thời gian lưu khoảng 15 min): Squalan khoảng 0,4; tạp chất A khoảng 0,7; tạp chất B khoảng 0,8; tạp chất C khoảng 0,9; tạp chất D khoảng 1,05 và tạp chất E khoảng 1,05.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất C và pic của all-rac-α-tocopheryl acetat ít nhất là 3,5. Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), diện tích của pic tương ứng với tạp chất C không được lớn hơn 0,2 % so với diện tích của pic tương ứng với all-rac-α-tocopheryl acetat.

Giới hạn:

Các tạp chất A và C: Tối đa mỗi tạp chất không quá 0,5 %.

Tạp chất B: Ti đa 1,5 %.

Tổng tạp chất D và E: Tối đa 1,0 %.

Bất kỳ tạp chất nào khác, mỗi tạp chất tối đa 0,25 %.

Tổng tất cả các tạp chất: Tối đa 2,5 %.

Giới hạn loại bỏ: Diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,1 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: all-rac-trans-2,3,4,6,7-pentamethyl-2-(4,8,12-trimethyltridecyl)-2,3-dihydrobenzofuran-5-yl acetat.

Tạp chất B: all-rac-cis-2,3,4,6,7-pentamethyl-2-(4,8, 12-trimethyltridecyl)-2,3-dihydrobenzofuran-5-yl acetat.

Tạp chất C: all-rac-α-tocopherol.

Tạp chất D: 4-methoxy-2,3,6-trimethyl-5-[(all-RS,E)-3,7,11,15-tetramethylhexadec-2-enyl]phenyl acetat.

Tạp chất E: (all-RS,allE)-2,6,10,14,19,23,27,31-octamethyldotriaconta-12,14,18-trien.

Định lượng

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử (1) và dung dịch đối chiếu (1).

Tính hàm lượng phần trăm C31H52O3 dựa vào hàm lượng công bố trên nhãn của all-rac-α-tocopheryl acetat chuẩn.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Vitamin.

ALVERIN CITRAT

Alverin citratum

C20H27N.C6H8O7

P.t.l: 473,6

Alverin citrat là N-ethyl-3-phenyl-N-(3-phenylpropyl)propan-1-amin dihydro 2-hydroxypropan-1,2,3-tricarboxylat, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C20H27N.C6H8O7, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng, chy ở khoảng 104 oC. Khó tan trong nước và methylen clorid, hơi tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của alverin citrat chuẩn.

pH

Dung dịch chế phẩm 0,5 % trong nước không có carbon dioxyd (TT) phải có pH từ 3,5 đến 4,5 (Phụ lục 6.2).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Dung dịch thử: Hoà tan 0,250 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi, thêm 2 ml amoniac (TT)Lắc dung dịch thu được lần, mỗi lần với 15 ml methylen clorid (TT)Gộp các lớp dịch ở dưới, lắc với natri sulfat khan (TT), lọc và bốc hơi dịch lọc bằng cất quay ở nhiệt độ không quá 30 oC. Hòa tan cn thu được bằng methylen clorid (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5 mg tạp chất D chuẩn của alverin (tạp chất D citrat) trong 5 ml nước, thêm 1 ml amoniac (TT). Lắc dung dịch thu được 3 lần, mỗi lần với 5 ml methylen clorid (TT). Gộp các lớp dịch ở dưới, lắc với natri sulfat khan (TT), lọc và bốc hơi dịch lọc bằng cất quay ở nhiệt độ không quá 30 oC. a tan cắn thu được bằng methylen clorid (TT), thêm 0,2 ml dung dịch thử và pha loãng thành 2,0 ml bằng methylen clorid (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng methylen clorid (TT). Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng methylen clorid (TT).

Dung dịch đối chiếu (3)Hòa tan alverin chuẩn dùng để định tính pic (chứa tạp chất C và E) có trong một lọ chuẩn bằng 1 mmethylen clorid (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột silica nung chảy, chiều dài 25 m, đường kính 0,32 mm, pha tĩnh poly(dimethyl)(diphenyl)siloxan (phim có độ dày 0,45 µm).

Khí mang: Khí heli dùng cho sắc ký.

Tốc độ dòng: 2,2 ml/min.

Tỷ lệ chia dòng: 1 : 11.

Nhiệt độ:

 

Thời gian

(min)

Nhiệt đ

(oC)

Cột

0  7

120

7  13

120 → 240

13  21

240

21 – 24

240 → 290

24  39

290

 

Buồng tiêm

 

290

detector

 

290

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo alverin chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic các tạp chất C và E.

Thời gian lưu tương đối so với alverin (thời gian lưu khoảng 16 min): Tạp chất A khoảng 0,28; tạp chất B khoảng 0,29; tạp chất C khoảng 0,46; tạp chất D khoảng 0,97; tạp chất E khoảng 1,7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất D với pic của alverin ít nhất là 3,0.

Giới hạn:

Tạp chất A, B: Với mỗi tạp chất, không được quá 0,1 %.

Tạp chất C: Không được quá 0,2 %.

Tạp chất D, E: Với mỗi tạp chất, không được quá 0,3 %.

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, không được quá 0,10 %.

Tổng tất cả các tạp chất không được quá 1,0 %.

B qua những pic có diện tích nhỏ hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 1-cloro-3-phenylpropan.

Tạp chất B: 3-phenylpropan-1-ol.

Tạp chất C: N-ethyl-3-phenylpropan-1-amin.

Tạp chất D: N-(3-cyclohexylpropyl)-N-ethyl-3-phenylpropan-1-amin.

Tạp chất E: 3-phenyl-N,N-bis(3-phenylpropyl)propan-1-amin.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Dùng 0,5 g chế phẩm, thử theo phương pháp 7. Dùng 1 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) đ chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 80 oC; 2 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2)

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,375 g chế phẩm trong 50 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 47,36 mg C20H27N.C6H8O7.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Giãn cơ trơn, giảm co thắt.

Chế phẩm

Thuốc nang.

AMIKACIN

Amikacinum

C22H43N5O13 P.t.l: 585,6

Amikacin là 6-O-(3-amino-3-deoxy-α-D-glucopyrano-syl)-4-O-(6-amino-6-deoxy-α-D-glucopyranosyl)-1-N-[(2S)-4-amino-2-hydroxybutanoyl]-2-deoxy-D-strep-tamin, chất kháng khuẩn điều chế từ kanamycin A, phải chứa từ 96,5 % đến 102,5 % C22H43N5O13 tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột màu trắng hoặc gần như trắng. Hơi tan trong nước, khó tan trong methanol, thực tế không tan trong aceton và ethanol 96 %.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phu lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của amikacin chuẩn.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel.

Dung môi khai triển: Lấy lớp dưới sau khi lắc kỹ và để yên cho tách lớp của hỗn hợp đồng thể tích của amoniac đặc (TT), methanol (TT) và methylen clorid (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 25 mg amikacin chuẩn trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg kanamycin monosulfat chuẩn trong 1 ml dung dịch thử, pha loãng thành 10 ml bằng nước.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl các dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và dung dịch đối chiếu (2). Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khong 15 cm. Để khô bản mỏng ngoài không khí và phun dung dịch ninhydrin (TT), sấy ở 110 otrong min. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng về vị trí và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử chỉ có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho hai vết tách ra rõ ràng.

pH

Từ 9,5 đến 11,5 (Phụ lục 6.2).

Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong vừa đủ 10 ml nước không có carbon dioxyd (TT), đem đo pH.

Góc quay cực riêng

Từ +97o đến +105o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Định lượng.

Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu (1), Điều chỉnh độ nhạy sao cho chiều cao của pic chính trên sắc ký đồ không được dưi 50 % của thang đo.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, độ phân giải giữa các pic tương ứng của amikacin và tạp chất ít nhất là 3,5.

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 4 lần thời gian lưu của pic amikacin.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1):

Diện tích của pic tương ứng với tạp chất A không được lớn hơn diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1(1 %).

Diện tích của bất kỳ pic phụ khác không được ln hơn 0,5 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Tổng diện tích các pic phụ (kể cả pic của tạp chất A) không được lớn hơn 1,5 lần diện tích của pic chính của dung dịch đối chiếu (1) (1,5 %).

Bỏ qua các pic tương ứng với pic của dung dịch mẫu trng và các pic phụ có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Nước

Không được quá 8,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,20 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Dung dịch kali dihydrophosphat 0,27 % đã được chỉnh đến pH 6,5 bằng dung dịch kali hydroxyd 2,2 % – methanol (30 : 70).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong nước, pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Lấy 0,2 ml dung dịch thu được, cho vào một lọ có nút thủy tinh mài đã có sẵn 2,0 ml dung dịch acid 2,4,6-trinitrobenzen sulphonic 1 %. Thêm 3,0 ml pyridin (TT), đậy nút thật chặt. Lắc mạnh trong 30 s, sau đó đun nóng trong cách thủy  75 otrong 45 min. Làm lạnh trong nước lạnh trong 2 min và thêm 2 ml acid acetic băng (TT), lắc mạnh trong 30 s.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Tiến hành xử lý giống như dung dịch thử (1), bắt đầu từ “Lấy 0,2 ml dung dịch thu được”.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 10,0 mg tạp chất A chuẩn của amikacin trong nước và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước. Tiến hành xử lý giống như dung dịch thử (1), bắt đầu từ “Lấy 0,2 ml dung dịch thu được”.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 50,0 mg amikacin chuẩn trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với nước. Tiến hành xử lý giống như dung dịch thử (1), bắt đầu từ “Lấy 0,2 ml dung dịch thu được”.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 5 mg amikacin chuẩn và 5 mg tạp chất A chuẩn của amikacin trong nước, pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi. Tiến hành xử lý giống như dung dịch thử (1), bắt đầu từ “Lấy 0,2 ml dung dịch thu được”.

Dung dịch mẫu trắng: Tiến hành giống như dung dịch thử (1), dùng 0,2 ml nước.

Duy trì nhiệt độ của các dung dịch ở 10 oC.

Điu kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh là octadecylsilyl silica gel (5 µm).

Nhiệt độ cột: 30 oC.

Detector quang phổ tử ngoại đặt tại bước sóng 340 nm.

Tốc độ dòng 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành: Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu (2), điều chỉnh độ nhạy sao cho chiều cao pic chính không được dưới 50 % của thang đo.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic pic amikacin trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (2) thu được từ 6 lần tiêm phải nhỏ hơn 2,0 %.

Tính hàm lượng của C22H43N5O13 từ diện tích pic amikacin thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) và dung dịch đối chiếu (2).

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Thuốc bột tiêm.

AMINOPHYLIN

Aminophyllinum

Theophylin ethylendiamin

(C7H8N4O2)2.C2H8N2

P.t.l: 420,4

Aminophylin là hỗn hợp ổn định của theophylin và ethylendiamin. Chế phẩm có thể khan hoặc ngậm nước, phải cha từ 84,0 % đến 87,4 % theophylin (C7H8N4O2) và từ 13,5 % đến 15,0 % ethylendiamin (C2H8N2), tính theo chế phẩm khan.

Tính cht

Bột hoặc hạt nhỏ trắng hay hơi vàng. Dạng khan dễ hút ẩm.

Dễ tan trong nước (dung dịch tr nên đục khi hấp thụ carbon dioxyd), thực tế không tan trong ethanol khan.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C, E.

Nhóm II: B, C, D, E, F.

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml nước, thêm 2 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) bằng cách thêm từng giọt vừa thêm vừa lắc, lọc. Tủa dùng cho định tính A, B, D và F. Dịch lọc dùng cho định tính C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của tủa đã được ra bằng nước và sấy khô ở 105 ophải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của theophylin chuẩn.

B. Tủa được rửa bằng nước và sy khô ở 105 ocó điểm chảy từ 270 ođến 274 o(Ph lục 6.7).

C. Thêm 0,2 ml benzoyl clorid (TT) vào dịch lọc. Kiềm hóa bằng dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) và lắc kỹ. Lọc lấy tủa, rửa bằng 10 ml nước, hòa tan trong 5 ml ethanol 96 % (TT) nóng ri thêm 5 ml nước. Tủa tạo thành, sau khi được ra và sấy khô ở 105 oC,  điểm chảy từ 248 oC đến 252 o(Phụ lục 6.7).

D. Đun khoảng 10 mg tủa với 1,0 ml dung dịch kali hydroxyd 36 % trong cách thủy ở 90 otrong min. Thêm 1,0 ml dung dịch acid sulfanilic diazo hóa (TT), màu đỏ sẽ từ từ xuất hiện. Song song tiến hành một mẫu trắng.

E. Phải đáp ứng yêu cầu của phép thử Nước.

F. Tủa phải cho phản ứng của nhóm xanthin (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong 10 ml nước không có carbon dioxyd (TT) bằng cách đun nóng nhẹ. Dung dịch thu được không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu II (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn dung dịch màu mẫu VL6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Tạp cht liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – dung dịch natri acetat 0,136 % có chứa 0,5% (tt/tt) acid acetic băng (7 : 93).

Dung dịch thử: Hòa tan 47 mg chế phẩm (với dạng khan) hoặc 50 mg chế phẩm (với dạng ngậm nước) trong pha động và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg theobromin (TT) (tạp chất G) trong pha động, thêm 5 ml dung dịch thử và pha loãng thành 100 ml bằng cùng dung môi. Pha loãng 5 ml dung dịch thu được thành 50 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký.

Cột kích thước (25 cm x 4 mm) được nhồi pha tĩnh C (7 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 272 nm.

Tốc độ dòng: 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gp 3,5 lần thời gian lưu của theophylin.

Thời gian lưu tương đối so với theophylin (thời gian lưu khoảng 6 min): Tạp chất G khoảng 0,6.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất G với pic của theophylin ít nhất là 2,0.

Giới hạn:

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

B qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 1,3,7-trimethyl-3,7-dihydro-1H-purin-2,6-dion (cafein).

Tạp chất B: 3-methyl-3,7-dihydro-1H-purin-2,6-dion.

Tạp chất C: N-(6-amino-1,3-dimethyl-2,4-dioxo-1,2,3,4-tetrahydropyrimidin-5-yl)formamid.

Tạp chất D: N-methyl-5-(methylamino)-1H-imidazol-4-carboxamid.

Tạp chất E: 1,3-dimethyl-7,9-dihydro-1H-purin-2,6,8(3H)-trion.

Tạp chất F: 7-(2-hydroxyethyl)-1,3-dimethyl-3,7-dihydro-1H-purin-2,6-dion (etofylin).

Tạp chất G: 3,7-dimethyl-3,7-dihydro-1H-purin-2,6-dion (theobromin).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8). Dùng nước làm dung môi.

Lấy 0,500 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 8. Chuẩn b 1 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Sẽ có tủa tạo thành khi thêm dung dịch đệm pH 3,5. Tủa phải tan lại hoàn toàn khi pha loãng đến 100 ml bằng nước.

Nước

Không được quá 1,5 % (với dạng khan) (Phụ lục 10.3).

Từ 3,0 đến 8,0 % (với dạng ngậm nước) (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,50 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Ethylendiamin: Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 30 ml nước, thêm 0,1 ml dung dịch lục bromocresol (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) cho tới khi xuất hiện màu xanh lục.

ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 3,005 mg C2H8N2.

Theophylin: Sấy khoảng 0,200 g chế phẩm ở 135 ođến khối lượng không đổi. Hòa tan cắn trong 100 ml nước bằng cách đun nóng, để nguội, thêm 20 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 M và lắc. Thêm 1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT) và chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) cho tới khi có màu xanh lam.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 18,02 mg C7H8N4O2.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Giãn khí – phế quản, giãn cơ trơn mạch máu, lợi tiểu. Trị hen suyễn.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, viên nén.

AMITRIPTYLIN HYDROCLORID

Amitriptylini hydrochloridum

C20H23N.HCl

P.t.l: 313,9

Amitriptylin hydroclorid là 3-(10,11-dihydro-5H-dibenzo[a,d][7]annulen-5-yliden)-N,N-dimethylpropan-1-amin hydroclorid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C20H23N.HCl, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Tinh thể không màu hoặc bột trắng hay gần như trắng. Dễ tan trong nước, ethanol 96 % và methylen clorid.

Định tính

A. Ph hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của amitriptylin hydroclorid chuẩn.

B. 20 mg chế phẩm phải cho phản ứng (A) của clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 1,25 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25 ml bằng cùng dung môi.

Dung dịch phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn dung dịch màu mẫu N7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Hòa tan 0,20 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 10 ml bằng cùng dung môi. Thêm 0,1 ml dung dịch đỏ methyl (TT) và 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 M (TT). Dung dịch phải có màu vàng. Thêm 0,4 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (TT). Dung dịch chuyển sang màu đ.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – dung dịch đệm pH 7,0 (35 : 65).

Dung dịch đệm pH 7,0: Hòa tan 5,23 g dikali hydrophosphat (TT) trong 1000 ml với nước, điều chỉnh đến pH 7,0 bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm vào pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5,0 mg dibenzosuberon chuẩn (tạp chất A) và 5,0 mg cyclobenzaprin hydroclorid chuẩn (tạp chất B) trong 5,0 ml dung dịch thử và pha loãng thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 50,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped polar-embedded octadecylsilyl amorphous organosilica polymer (5 µm).

Nhiệt độ cột: 40 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1,2 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3 lần thời gian lưu của amitriptylin.

Thời gian lưu tương đối so với amitriptylin (thời gian lưu khoảng 14 min): Tạp chất B khoảng 0,9; tạp chất A khoảng 2,2.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất B với pic của amitriptylin ít nhất là 2,0.

Giới hạn:

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic amitriptylin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 3 lần diện tích pic amitriptylin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,3 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic amitriptylin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 10,11 -dihydro-5H-dibenzo[a,d][7]annulen-5-on (dibenzosuberon).

Tạp chất B: 3-(5H-dibenzo[a,d][7]annulen-5-yliden)-N,N-dimethylpropan-1-amin (cyclobenzaprin).

Tạp chất C: 3-(10,11-dihydro-5H-dibenzo(a,d][7]annulen-5-yliden)-N-methylpropan-1-amin (nortriptylin).

Tạp chất D: 5-[3-(dimethylamino)propyl)]-10,11-dihydro-5H-dibenzo[a,d][7]annulen-5-ol.

Tạp chất E: N,N-dimethyl-3-(1,2,3,4,4a, 10,11,11a-octahydro-5H-dibenzo[a,d][7]annulen-5-yliden)propan-1-amin.

Tạp chất F: (5EZ,10RS)-5-[3-(dimethylamino)propyliden)-10,11-dihydro-5H-dibenzo[a,d][7]annulen-5-ol.

Tạp chất G: 10,11 -dihydro-5H-dibenzo[a,d][7]annulen-5-ol (dibenzosuberol).

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 6. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC, 2 h)

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 30 ml ethanol 96 % (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 31,39 mg C20H24ClN.

Bảo quản

Bảo quản tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, ức chế tái thu nạp monoamin.

Chế phẩm

Viên nén.

AMLODIPIN BESILAT

Amlodipini besilas

C20H25ClN2O5.C6H6O3S

P.t.l: 567,1

Amlodipin besilat là 3-ethyl 5-methyl (4RS)-2-[(2-aminoethoxy)methyl]-4-(2-clorophenyl)-6-methyl-1,4-dihydropyridin-3,5-dicarboxylat benzensulfonat, phải chứa từ 97,0 % đến 102,0 % C20H25ClN2O5.C6H6O3S, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột màu trắng hoặc gần như trắng.

Dễ tan trong methanol, hơi tan trong ethanol khan, khó tan trong nước và 2-propanol.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của amlodipin besilat chuẩn.

Góc quay cực

Từ -0,10o đến +0,10o (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Tiến hành trong điều kiện tránh ánh sáng.

Pha động: Dung dịch amoni acetat 0,23 % – methanol (30 : 70).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử (1) thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (1) thành 10,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 2,5 mg tạp chất B chuẩn của amlodipin và 2,5 mg tạp chất G chuẩn của amlodipin trong pha động và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 2,5 mg amlodipin chuẩn dùng để định tính pic (chứa các tạp chất D, E và F) trong 5 ml pha động.

Dung dịch đối chiếu (4): Hoà tan 5,0 mg tạp chất A chuẩn của amlodipin trong acetonitril (TT) và pha loãng thành 5,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (5): Hòa tan 50,0 mg amlodipin besilat chuẩn trong pha động và pha loãng thành 50,ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Nhiệt độ cột: 30 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 237 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1), (2), (3) và (4).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của amlodipin.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đ cung cấp kèm theo amlodipin chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của các tạp chất D, E và F. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của tạp chất A.

Thời gian lưu tương đối so với amlodipin (thời gian lưu khoảng 20 min): Tạp chất G khoảng 0,21; tạp chất B khoảng 0,25; tạp chất D khoảng 0,5; tạp chất F khoảng 0,8; tạp chất E khoảng 1,3.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất G vi pic của tạp chất B ít nhất là 2,0.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Đ tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất D là 1,7; tạp chất F là 0,7.

Tạp chất D: Diện tích pic tạp chất D đã hiệu chỉnh không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,15 %).

Tạp chất E, F: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn 1,5 ln diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng các tạp chất: Không được quá 0,8 %.

B qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %); bỏ qua pic của benzen sulfonat (thời gian lưu tương đối so với amlodipin khoảng 0,14).

Ghi chú:

Tạp chất A: 3-ethyl 5-methyl (4RS)-4-(2-clorophenyl)-2-[[2-(1,3-dioxo-1,3-dihydro-2H-isoindol-2-yl)ethoxy]methyl]-6-methyl-1,4-dihydropyridin-3,5-dicarboxylat.

Tạp chất B: 3-ethyl 5-methyl (4RS)-4-(2-clorophenyl)-6-methyl-2-[[2-[[2-(methylcarbamoyl)benzoyl]amino]ethoxy] methyl]-1,4-dihydropyridin-3,5-dicarboxylat.

Tạp chất D: 3-ethyl 5-methyl 2-[(2-aminoethoxy)methyl]-4-(2-clorophenyl)-6-methylpyridin-3,5-dicarboxylat.

Tạp chất E: Dimethyl (4RS)-2-[(2-aminoethoxy)methyl]-4-(2-clorophenyl)-6-methyl-1,4-dihydropyridin-3,5-dicarboxylat.

Tạp chất F: Dimethyl (4RS)-2-[(2-aminoethoxy)methyl]-4-(2-clorophenyl)-6-methyl-1,4-dihydropyridin-3,5-dicarboxylat.

Tạp chất G: Dimethyl 4-(2-clorophenyl)-2,6-dimethyl-1,4-dihydropyridin-3,5-dicarboxylat.

Tạp chất H: Acid 2-[[2-[[(4RS)-4-(2-clorophenyl)-3-(ethoxycarbonyl)-5-(methoxycarbonyl)-6-methyl-1,4-dihydropyridin-2-yl]methoxy)ethyl]carbamoyl]benzoic.

Nước

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 1,000 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (5).

Tính hàm lượng của C26H31ClN2O8S trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (5) và hàm lượng được công bố của C26H31ClN2O8S trong amlodipin besilat chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc chẹn kênh calci.

Chế phẩm

Nang, viên nén.

AMONI CLORID

Amonii chloridum

NH4Cl

P.t.l: 53,49

Amoni clorid phải chứa từ 99,0 % đến 100,5 % NH4Cl, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể không màu, dễ tan trong nước.

Định tính

A. Chế phẩm cho phản ứng của ion clorid (Phụ lục 8.1).

B. 10 ml dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch) cho phản ứng của muối amoni (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 10,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Ly 10 ml dung dịch S, thêm 0,05 ml dung dịch đỏ methyl (TT). Để chuyển màu dung dịch, không được dùng quá 0,5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) hoặc dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ).

Bromid và iodid

Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 0,1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và 0,05 ml dung dịch cloramin T 2 % (TT). Sau 1 min, thêm 2 ml cloroform (TT) và lắc mạnh. Lớp cloroform phải không màu.

Sulfat

Không được quá 0,015 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 10 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Calci

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.3).

Pha loãng 5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S và tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị dung dịch đối chiếu.

Sắt

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Pha loãng 5 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước và tiến hành thử.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC; 2 h)

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 2,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 1,000 g chế phẩm trong 20 ml nước. Thêm một hỗn hợp gồm 5 ml formaldehyd (TT) đã được trung tính hóa trước theo chỉ thị là dung dịch phenolphtalein (TT) và 20 ml nước. Sau 1 min đến 2 min, chuẩn độ chậm bằng dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ). Dùng 0,2 ml dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ) tương đương với 53,49 mg NH4Cl.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Dùng để acid hóa nước tiểu và điều trị nhiễm kiềm chuyển hóa.

Chế phẩm

Dung dịch uống.

AMOXICILIN TRIHYDRAT

Amoxicillinum trihydricum

C16H19N3O5S.3H2O

P.t.l: 419,4

Amoxicilin trihydrat là acid (2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-amino-2-(4-hydroxyphenyl)acetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic trihydrat, phải cha từ 95,0 % đến 102,0 % C16H19 N3O5S, tính theo chế phẩm khan.

Sản phẩm bán tng hợp từ một sản phẩm lên men.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hay gần như trắng.

Khó tan trong nước và rất khó tan trong ethanol 96 %, thực tế không tan trong dầu béo. Tan trong các dung dịch acid loãng và dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của amoxicilin trihydrat chuẩn.

B. Tiến hành phương pháp sắc ký lớp mỏng theo “Định tính các penicilin” (Phụ lục 8.2), dùng pha động B.

C. Chế phẩm phải cho phản ứng B trong phép thử “Phản ứng màu của các penicilin và cephalosporin” (Phụ lục 8.3).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan riêng biệt 1,0 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid hydrocloric 0,5 M (TT) và 1,0 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch amoniac 2 M (TT). Quan sát ngay sau khi hòa tan, cả hai dung dịch trên không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu II (Phụ lục 9.2).

pH

Dung dịch S: Lắc siêu âm hoặc đun nóng nhẹ để hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 50,0 ml nước không có carbon dioxyd (TT).

pH của dung dịch S phải từ 3,5 đến 5,5 (Phụ lục 6.2).

Góc quay cực riêng

Từ +290o đến +315o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 5.13).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Dung dịch đệm pH 5,0: Thêm dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) vào 250 ml dung dịch kali dihydrophosphat 0,2 M (TT) đến pH 5,0 và pha loãng thành 1000,0 ml bằng nước.

Pha động A: Acetonitril – dung dịch đệm pH 5,0 (1 : 99).

Pha động B: Acetonitril – dung dịch đệm pH 5,0 (20 : 80).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 30,0 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 30,0 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi. Dùng ngay sau khi pha.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 30,0 mg amoxicilin trihydrat chuẩn trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 4,0 mg cefadroxil chuẩn trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Hút 5,0 ml dung dịch thu được và 5,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thêm pha động A vừa đủ 100 ml.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 2,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 20,0 ml bằng pha động A. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng pha động A.

Điều kiện sắc ký.

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 50 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(tt/tt)

Pha động B

(tt/tt)

0 – tR

92

8

tR  (tR + 25)

92 → 0

8 → 100

(tR + 25) – (tR + 40)

0

100

(tR + 40) – (tR + 55)

92

8

tR = thời gian lưu của amoxicilin xác định được ở sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3).

Nếu điều chỉnh tỷ lệ pha động để đạt được độ phân giải yêu cầu, việc điều chỉnh này phải được thực hiện ngay tại thời điểm 0 của chương trình dung môi và ở phần Định lượng.

Tiến hành sắc ký đẳng dòng với thành phần pha động như thời điểm bắt đầu chương trình dung môi với dung dịch đối chiếu (2) và (3). Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi ở trên với dung dịch thử (2) và mẫu trắng là pha động A.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của amoxicilin với pic của cefadroxil ít nhất là 2,0 (điều chỉnh tỷ lệ pha động : B nếu cần).

Giới hạn:

Các tạp chất: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (2S,5R,6R)-6-amino-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (acid 6-aminopenicilanic).

Tạp chất B: Acid (2S,5R,6R)-6-[[(2S)2-amino-2-(4-hydroxyphenyl)acetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (L-amoxicilin).

Tạp chất C: Acid (4S)-2-[5-(4-hydroxyphenyl)-3,6-dioxopiperazin-2-yl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (amoxicilin diketopiperazin).

Tạp chất D: Acid (4S)-2-[[[(2R)-2-amino-2-(4-hydroxyphenyl)acetyl]amino]carboxymethyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (acid peniciloic của amoxicilin).

Tạp chất E: Acid (2RS,4S)-2-[[[(2R)-2-amino-2-(4-hydroxyphenyl)acetyl]amino]methyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (acid peniloic của amoxicilin).

Tạp chất F: 3-(4-hydroxyphenyl)pyrazin-2-ol.

Tạp chất G: Acid (2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-[[(2R)-2-amino-2-(4-hydroxyphenyl)acetyl]amino]-2-(4-hydroxy phenyl)acetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (D-(4-hydroxy phenyl)glycylamoxicilin).

Tạp chất H: Acid (2R)-2-[(2,2-dimethylpropanoyl)amino]-2-(4-hydroxyphenyl)acetic.

Tạp chất I: Acid (2R)-2-amino-2-(4-hydroxyphenyl)acetic.

Tạp chất J: Các co-oligomer của amoxicilin và acid peniciloic của amoxicilin.

Tạp chất K: Các oligomer của acid peniciloic của amoxicilin.

Tạp chất L: Acid (2S,5R,6R)-6-[[(2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-[[(2R)-2-amino-2-(4-hydroxyphenyl)acetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carbonyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (6-APA amoxicilin amid).

N,N-Dimethylanilin

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 10.16, phương pháp 1 hoặc 2).

Nước

11,5 % đến 14,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,100 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Pha động: Tỷ lệ ban đầu của pha động A và B. Điều chỉnh t lệ nếu cần.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1).

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic amoxicilin trihydrat trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (1) thu được từ 6 ln tiêm không được lớn hơn 1,0.

Tính hàm lượng phần trăm của C16H19N3O5S trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng của C16H19N3O5S trong amoxicilin trihydrat chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Viên nén, nang, bột pha hỗn dịch.

AMPHOTERICIN B

Amophotericincum B

C47H73NO17

P.t.l: 924,0

Amphotericin B là một hỗn hợp các polyen chống nấm được sản xuất bằng cách nuôi cy một số giống Streptomyces nodosus hoặc bằng các phương pháp khác, chứa chủ yếu là amphotericin B.

Amphotericin B là: Acid (1R,3S,5R,6R,9R,11R,15S,16R,17R,18S,19E,21E,23E,25E,27E,29E,31E,33R,35S,36R,37S)-33-[(3-amino-3,6-dideoxy-β-D-mannopyranosyl)oxy]-1,3,5,6,9,11,17,37-octahydroxy-15,16,18-trimethyl-13-oxo-14,39-dioxabicyclo-[33.3.1]nonatriaconta-19,21,23,25,27,29, 31-heptaen-36 carboxylic.

Hoạt lực của chế phẩm không được nhỏ hơn 750 IU/mg, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột màu vàng hoặc da cam, hút ẩm.

Thực tế không tan trong nước và ethanol 96 %, tan trong dimethyl sulfoxyd và propylen glycol, khó tan trong dimethylformamid, rất khó tan trong methanol.

Dung dịch chế phẩm loãng nhạy cảm với ánh sáng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với ph hấp thụ hồng ngoại của amphotericin B chuẩn. Nếu phổ của chế phẩm khác với phổ của chất chuẩn thì sấy chế phẩm và cht chuẩn ở 60 oC, áp suất không quá 0,7 kPa trong 1 h và tiến hành đo phổ mới.

B. Hòa tan 25 mg chế phẩm trong 5 ml dimethyl sulfoxyd (TT) và pha loãng thành 50 ml bằng methanol (TT). Pha loãng 2 ml dung dịch này thành 200 ml bằng methanol (TT). Ph hấp thụ tử ngoại khả kiến (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng bước sóng từ 300 nm đến 450 nm cho 3 cực đại hấp thụ ở bước sóng 362 nm, 381 nm và 405 nm. Tỷ số giữa độ hấp thụ ở bước sóng 362 nm và bước sóng 381 nm phải từ 0,57 đến 0,61. Tỷ s giữa độ hấp thụ ở bước sóng 381 nm và bước sóng 405 nm phải từ 0,87 đến 0,93.

C. Thêm 5 ml acid phosphoric (TT) vào 1 ml dung dịch chế phẩm 0,05 % trong dimethyl sulfoxyd (TT) sao cho lớp acid nằm ở bên dưới, tránh làm trộn lẫn 2 lớp chất lng. Một vòng màu xanh lam xuất hiện ngay lập tức ở mặt tiếp xúc giữa 2 lớp chất lỏng. Lắc, màu xanh lam đậm được tạo thành. Thêm 15 ml nước và lắc, dung dịch sẽ chuyển thành màu vàng nhạt.

D. Trong phần Tạp chất liên quan, thời gian lưu ca pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử tại bước sóng 383 nm phải giống thời gian lưu của pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Tránh ánh sáng khi chuẩn bị các dung dịch và sử dụng trong vòng 24 h, trừ dung dịch đối chiếu (3) phải tiêm ngay sau khi pha.

Pha động AMethanol – acetonitril – dung dịch đệm pH 4,7 (1 : 3 : 6).

Pha động B: Methanol – dung dịch đệm pH 3,9- acetonitril (12 : 20 : 68).

Dung dịch đệm pH 3,9: Dung dịch acid citric 0,42 % được điều chỉnh đến pH 3,9 bằng amoniac đậm đặc (TT).

Dung dịch đệm pH 4,7: Dung dịch acid citric 0,42 % được điều chỉnh đến pH 4,7 bằng amoniac đậm đặc (TT).

Hỗn hợp dung môi: Dung dịch amoni acetat 1 % – N-methylpyrolidon – methanol (1 : 1 : 2).

Dung dịch thử: Hòa tan 20,0 mg chế phẩm trong 15 ml N-methylpyrolidon (TT), trong vòng 2 h pha loãng thành 50,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 25,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20,0 mg amphotericin B chuẩn trong 15 ml N-methylpyrolidon (TT), trong vòng 2 h pha loãng thành 50,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 25,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 20,0 mg nystatin chuẩn trong 15 ml N-methylpyrolidon (TT), trong vòng 2 h pha loãng thành 50,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 25,0 ml bằng dung dịch đối chiếu (1). Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (4): Để tạo ra tạp chất B và C, hòa tan 10 mg chế phẩm trong 5 ml N- methylpyrolidon (TT), trong vòng 2h thêm 35 ml hỗn hợp methanol – ethanol (1 : 4), thêm 0,10 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) trộn đều và ủ ở 25 otrong 2,5 h. Thêm 10 ml dung dịch amoni acetat 1% và trộn đều.

Dung dịch đối chiếu (5): Hòa tan 4 mg amphotericin B chuẩn dùng để định tính pic (chứa tạp chất A và B) trong 5 ml N-methylpyrolidon (TT) trong vòng 2 h pha loãng thành 50 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch mẫu trắng: Hỗn hợp dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh base-deactivated end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (3 µm).

Nhiệt độ cột: 20 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt tại bước sóng 303 nm để phát hiện các tetraen, tại bước sóng 383 nm để phát hiện các heptaen.

Tốc độ dòng: 0,8 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  3

100

0

3 – 23

100  70

0 → 30

23 – 33

70 → 0

30 → 100

33 – 40

0

100

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (2), (3), (4) và (5).

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo amphotericin B chuẩn dùng đ định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (5) để xác định pic của tạp chất A và tạp chất B.

Thời gian lưu tương đối so với amphotericin B (thời gian lưu khoảng 16 min): Tạp chất B khoảng 0,75; tạp chất A khoảng 0,8; nystatin khoảng 0,85.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống tại bước sóng 383 nm: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4), độ phân giải giữa 2 pic có thời gian lưu tương đối khoảng 0,7 ít nhất là 1,5.

Giới hạn:

Tại bước sóng 303 nm:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 2,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (5,0 %); nếu sử dụng để sản xuất thuốc tiêm thì diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (2,0 %)

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,1 %).

Tại bước sóng 383 nm:

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn 4 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (4,0 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (2,0 %).

Tng các tạp chất ở bước sóng 303 nm và bước sóng 383 nm: Không được lớn hơn 15,0 %.

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Amphotericin A (28,29-dihydro-amphotericin B).

Tạp chất B: Amphotericin X1 (13-O-methyl-amphotericin B).

Tạp chất C: Amphotericin X2 (13-O-ethyl-amphotericin B).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 5,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; áp suất không quá 0,7 kPa; 60 oC).

Tro sulfat

Không được quá 3,0 % và không được quá 0,5 % khi sử dụng để sản xuất thuốc tiêm (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 1,0 EU/mg nếu sử dụng để sản xuất thuốc tiêm mà không có biện pháp hữu hiệu để loại bỏ nội độc tố vi khuẩn (Phụ lục 13.2).

Định lượng

Trong quá trình định lượng, tất cả các dung dịch phải tránh ánh sáng.

Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong dimethyl sulfoxyd (TT) và vừa lắc vừa thêm dung môi này đến vừa đ 25,0 ml. Lắc dung dịch gốc liên tục và từ dung dịch gốc này pha loãng bằng dimethyl sulfoxyd (TT) để thu được các dung dịch có nồng độ thích hợp (44,4; 66,7 và 100 IU/ml). Dung dịch cuối cùng được chuẩn bị bằng cách pha loãng 20 lần các dung dịch trên bằng dung dịch đệm số 14 (Phụ lục 13.9) vì vậy các dung dịch cuối cùng có cha 5 % (tt/tt) dimethyl sulfoxyd (TT). Chuẩn bị đồng thời dung dịch chuẩn và dung dịch thử trong cùng một điều kiện. Tiến hành “Xác định hoạt lực thuốc kháng sinh bằng phương pháp thử vi sinh vật” (Phụ lục 13.9).

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng và giữ ở nhiệt độ 2 ođến 8 oC. Nếu chế phẩm vô trùng, bảo quản trong bao bì vô trùng, kín.

Nhãn

Trên nhãn phải ghi rõ nếu dùng để sản xuất thuốc tiêm.

Loại thuốc

Chống nấm.

Chế phẩm

Viên ngậm. Hỗn dịch uống.

AMPICILIN

Ampicillinum

C16H19N3O4S

P.t.l: 349,4

Ampicilin là acid (2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C16H19N3O4S, tính theo chế phẩm khan.

Sản phẩm bán tổng hợp từ một sản phẩm lên men.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, đa hình.

Hơi tan trong nước, thực tế không tan trong aceton, ethanol 96 % và dầu béo. Tan trong dung dịch acid loãng và dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của ampicilin chuẩn.

B. Tiến hành phương pháp sắc ký lớp mỏng theo “Định tính các penicilin” (Phụ lục 8.2), dùng pha động B.

C. Chế phẩm phải cho phản ứng B trong phép thử “Phản ứng màu của các penicilin và cephalosporin” (Phụ lục 8.3).

D. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của phép thử Nước.

Độ trong của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT), đồng thời hòa tan 1,0 g chế phẩm khác trong 10 ml dung dịch amoniac 2 M (TT). Quan sát ngay sau khi hòa tan. Cả hai dung dịch trên không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu số II (Phụ lục 9.2).

pH

Từ 3,5 đến 5,5 (Phụ lục 6.2).

Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 40 ml với cùng dung môi.

Góc quay cực riêng

Từ +280o đến +305o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 62,5 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Trộn đều 0,5 ml acid acetic loãng (TT), 50 ml dung dịch kali dihydrophosphat 0,2 M (TT) và 50 ml acetonitril (TT), thêm nước vừa đ 1000 ml.

Pha động B: Trộn đều 0,5 ml acid acetic loãng (TT), 50 ml dung dịch kali dihydrophosphat 0,2 M (TT) và 400 ml acetonitril (TT), thêm nước vừa đ 1000 ml.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 27,0 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 27,0 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Chuẩn bị ngay trước khi dùng.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 27,0 mg ampicilin khan chuẩn bằng pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 2,0 mg cefradin chuẩn trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Trộn đều 5,0 ml dung dịch thu được và 5,0 ml dung dịch đối chiếu (1).

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 20,0 ml bng pha động A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 50 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(tt/tt)

Pha động B

(tt/tt)

0 – tR

85

15

tR – (tR + 30)

85 → 0

15 → 100

(tR + 30) – (tR + 45)

0

100

(tR + 45) – (tR 60)

85

15

tR = thời gian lưu của ampicilin xác định được ở sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3).

Nếu phải điều chỉnh tỷ lệ các thành phần pha động để đạt độ phân giải yêu cầu, việc điều chỉnh này phải được thực hiện ngay tại thời điểm 0 của chương trình dung môi và ở phần Định lượng.

Tiến hành sắc ký đẳng dòng với thành phần pha động như thời điểm bắt đầu chương trình dung môi với dung dịch đối chiếu (2) và (3). Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi ở trên với dung dịch thử (2) và mẫu trắng là pha động A.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của ampicilin và pic của cefradin ít nhất là 3,0; nếu cần điều chỉnh tỷ lệ pha động : B.

Giới hạn:

Tất c các tạp chất: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (2S,5R,6R)-6-amino-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (acid 6-aminopenicilnanic).

Tạp chất B: Acid (2S,5R,6R)-6-[[(2S)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0] heptan-2-carboxylic (L-ampicilin).

Tạp chất C: Acid (4S)-2-(3,6-dioxo-5-phenylpiperazin-2-yl)-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (diketopiperazin của ampicilin).

Tạp chất D: Acid (4S)-2-[[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]carboxymethyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (acid peniciloic của ampicilin).

Tạp chất F: Acid (2RS,4S)-2-[[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]methyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (acid peniloic của ampicilin).

Tạp chất E: Acid (2S)-2-[[[(2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]hept-2-yl]carbonyl]amino]-2-phenylacetic (ampicilinyl-D-phenylglycin).

Tạp chất G: (3R,6R)-3,6-Diphenylpiperazin-2,5-dion.

Tạp chất H: 3-Phenylpyrazin-2-ol.

Tạp chất I: Acid (2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-2phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (D-phenylglycylampicilin).

Tạp chất J: Acid (2S,5R,6R)-6-[(2,2-dimethylpropanoyl)amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic.

Tạp chất K: Acid (2R)-2-[(2,2-dimethylpropanoyl)amino]-2-phenylacetic.

Tạp chất L: Acid (2R)-2-amino-2-phenylacetic (D-phenylglycin).

Tạp chất M: Các co-oligomer của ampicinlin và của acid peniciloic của ampicilin.

N,N-Dimethylanilin

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 10.16, phương pháp 2).

Nước

Không được quá 2,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,300 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Pha động: Tỷ lệ ban đầu của pha động A và B. Điều chỉnh nếu cần.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1).

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic ampicilin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) trong 6 lần tiêm không được lớn hơn 1,0.

Tính hàm lượng của C16H19N3O4S trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng của C16H19N3O4S trong ampicilin khan chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín, để ở nhiệt độ dưới 30 oC.

Loại thuốc

Kháng sinh nhóm beta-lactam.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

AMPICILIN NATRI

Ampicillinum natricum

C16H18N3NaO4S

P.t.l: 371,4

Ampicilin natri là muối natri của acid (2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic, phải chứa từ 91,0 % đến 102,0 % C16H18N3NaO4S, tính theo chế phẩm khan.

Sn phẩm bán tng hợp từ một sản phẩm lên men.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, hút ẩm.

Dễ tan trong nước, hơi tan trong aceton. Thực tế không tan trong dầu béo và parafin lỏng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong 5 ml nước, thêm 0,5 ml dung dịch acid acetic loãng (TT), khuấy đều và để yên 10 min trong nước đá. Lọc tinh thể qua phễu lọc xốp nhỏ (số độ xốp 40) sử dụng hút chân không, rửa tủa bằng 2 ml đến 3 ml hỗn hợp nước – aceton (1 : 9), sấy tủa ở nhiệt độ 60 otrong 30 min. Phổ hấp thụ hồng ngoại của tủa thu được (Phụ lục 4.2) phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của ampicilin trihydrat chuẩn.

B. Tiến hành phương pháp sắc ký lớp mỏng theo định tính các penicilin (Phụ lục 8.2).

C. Phản ứng B trong phép thử phản ứng màu của các penicilin và các cephalosporin (Phụ lục 8.3).

D. Chế phẩm phải cho phản ứng A của phép thử ion natri (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Lấy 1,0 g chế phẩm vào 1 bình nón, thêm 10 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT) từ từ và khuấy liên tục. Hòa tan 1,0 g chế phẩm khác trong nước và pha loãng thành 10ml bằng nước. Quan sát ngay sau khi hòa tan. Cả hai dung dịch trên không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu số II (Phụ lục 9.2). Độ hấp thụ ánh sáng (Phụ lục 4.1) của dung dịch chế phẩm trong nước đo ở bước sóng 430 nm không được lớn hơn 0,15.

pH

Từ 8,0 đến 10,0 (Phụ lục 6.2).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20 ml bằng cùng dung môi. Sau khi hòa tan 10 min tiến hành đo pH.

Góc quay cực riêng

Từ +258o đến +287o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 62,5 mg chế phẩm trong dung dịch kali hydrophtalat 0,4 % và pha loãng thành 25,0 ml bằng cùng dung môi và tiến hành đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Trộn đều 0,5 ml acid acetic loãng (TT), 50 ml dung dịch kali dihydrophosphat 0,2 M (TT) và 50 ml acetonitril (TT), thêm nước vừa đủ 1000 ml.

Pha động B: Trộn đều 0,5 ml acid acetic loãng (TT), 50 ml dung dịch kali dihydrophosphat 0,2 M (TT) và 400 ml acetonitril (TT), thêm nước vừa đủ 1000 ml.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 31,0 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi

Dung dịch thử (2): Hòa tan 31,0 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Chuẩn bị ngay trước khi dùng.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 27,0 mg ampicilin khan chuẩn trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 2,0 mg cefradin chuẩn trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Trộn đều 5,0 ml dung dịch thu được và 5,0 ml dung dịch đối chiếu (1).

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 20,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (4): Lấy 0,20 g chế phẩm, thêm 1,0 ml nước, làm nóng ở 60 otrong h. Pha loãng 0,5 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng pha động A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0ml/min.

Thể tích tiêm: 50 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(tt/tt)

Pha động B

(tt/tt)

0 – tR

85

15

tR – (tR + 30)

85 → 0

15 → 100

(tR + 30) – (tR + 45)

0

100

(tR + 45) – (tR + 60)

85

15

tR = Thời gian lưu của ampicilin xác định được  sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3).

Nếu phải điều chỉnh các thành phần của pha động để đạt độ phân giải như yêu cầu thì các thành phần được điều chỉnh sẽ được áp dụng tại thời điểm ban đầu và trong định lượng.

Tiến hành sắc ký đẳng dòng với thành phần pha động như thời điểm bắt đầu của chương trình dung môi với dung dịch đối chiếu (2) và (3). Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi với dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (4) và mẫu trắng là pha động A.

Định tính các pic: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của ampicilin và ampicinlin dimer.

Thời gian lưu tương đối của ampicilin dimer so với ampicilin khoảng 2,8.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của ampicilin với pic của cefradin ít nht là 3,0. Nếu cần, điều chỉnh tỷ lệ pha động : B.

Giới hạn:

Ampicilin dimer: Diện tích pic ampicilin dimer không được lớn hơn 4,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (4,5 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (2 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (2S,5R,6R)-6-amino-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (acid 6-aminopenicilinanic).

Tạp chất B: Acid (2S,5R,6R)-6-[[(2S)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2carboxylic (L-ampicilin).

Tạp chất C: Acid (4S)-2-(3,6-dioxo-5-phenylpiperazin-2-yl)-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (diketopiperazin của ampicilin).

Tạp chất D: Acid (4S)-2-[[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]carboxymethyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (acid peniciloic của ampicilin).

Tạp chất E: Acid (2S)-2-[[[(2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]hept-2-yl]carbonyl]amino]-2-phenylacetic (ampicilinyl-D-phenylglycin).

Tạp chất F: Acid (2RS,4S)-2-[[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]methyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (acid peniloic của ampicilin).

Tạp chất G: (3R,6R)-3,6-Diphenylpiperazin-2,5-dion.

Tạp chất H: 3-Phenylpyrazin-2-ol.

Tạp chất I: Acid (2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-2phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (D-phenylglycylampicilin).

Tạp chất J: Acid (2S,5R,6R)-6-[(2,2-dimethylpropanoyl)amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic.

Tạp chất K: Acid (2R)-2-[(2,2-dimethylpropanoyl)amino]-2-phenylacetic.

Tạp chất L: Acid (2R)-2-amino-2-phenylacetic (D-phenylglycin).

Tạp chất M: Các co-oligomer của ampicinlin và acid peniciloic của ampicilin.

Tạp chất N: Các oligomer của acid peniciloic của ampicilin.

N,N- Dimethylanilin

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 10.16, phương pháp 2).

Acid 2-ethylhexanoic

Không được quá 0,8 % (kl/kl) (Phụ lục 10.17).

Methylen clorid

Không được quá 0,2 % (kl/kl).

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch chuẩn nội: Hòa tan 1,0 ml ethylen clorid (TT) trong nước và pha loãng thành 500,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 1,0 ml methylen clorid (TT) trong nước và pha loãng thành 500,0 ml với cùng dung môi. Lấy 1,0 ml dung dịch thu được, thêm 1,0 ml dung dịch chuẩn nội và pha loãng thành 10,0 ml bằng nước.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước, thêm 1,0 ml dung dịch chuẩn nội và pha loãng thành 10,0 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột thủy tinh (1,5 m x 4 mm) được nhdiatomit dùng cho sắc ký khí (TT) đã được tẩm 10 % (kl/kl) polyethylen glycol 1000 (TT).

Khí mang là nitrogen dùng cho sắc ký khí (TT), lưu lượng 40 ml/min.

Detector ion hóa ngọn lửa.

Nhiệt độ: Cột ở 60 oC, buồng tiêm ở 100 oC, detector ở 150 oC.

Ltỉ trọng của methylen clorid ở 20 olà 1,325 g/ml để tính hàm lượng.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Không được quá 2,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,300 g chế phẩm.

Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 0,15 EU/mg (Ph lục 13.2).

Nếu chế phẩm dùng để sản xuất thuốc tiêm mà không có biện pháp hữu hiệu để loại bỏ nội độc tố vi khuẩn thì phải thử chỉ tiêu này.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Pha động: Tỷ lệ ban đầu của pha động A và B. Điều chỉnh nếu cần.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1).

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic ampicilin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) trong 6 lần tiêm không được lớn hơn 1,0.

Tính hàm lượng của C16H19N3O4S trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng của C16H19N3O4S trong ampicilin khan chuẩn.

Hàm lượng phần trăm của ampicilin natri bằng hàm lượng phần trăm của ampicilin (C16H19N3O4S ) nhân với 1,063.

Bảo quản

Trong bao bì kín. Nếu chế phẩm vô trùng thì bảo quản trong bao bì vô trùng, kín.

Loại thuốc

Kháng sinh nhóm beta lactam.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

AMPICILIN TRIHYDRAT

Ampicillinum trihydratum

C16H19N3O4. 3H2O

P.t.l: 403,5

Ampicilin trihydrat là acid (2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2carboxylic trihydrat, phải cha từ 96,0 % đến 102,0 % C16H19N3O4S, tính theo chế phẩm khan.

Sản phẩm bán tng hợp từ một sản phẩm lên men.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng.

Hơi tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96 % và dầu béo. Tan trong dung dịch acid loãng và dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của ampicilin trihydrat chuẩn.

B. Tiến hành phương pháp sắc ký lớp mỏng theo “Định tính các penicilin” (Phụ lục 8.2), dùng pha động B.

C. Chế phẩm phải cho phản ứng B trong phép thử “Phản ứng màu của các penicilin và cephalosporin” (Phụ lục 8.3).

D. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của phép thử Nước.

Độ trong của dung dịch

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT), đồng thời hòa tan 1,0 g chế phẩm khác trong 10 ml dung dịch amoniac 2 M (TT). Quan sát ngay sau khi hòa tan. C hai dung dịch trên không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu số II (Phụ lục 9.2).

pH

Từ 3,5 đến 5,5 (Phụ lục 6.2).

Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 40 ml với cùng dung môi.

Góc quay cực riêng

Từ +280o đến +305o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 62,5 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Trộn đều 0,5 ml acid acetic loãng (TT), 50 ml dung dịch kali dihydrophosphat 0,2 M (TT) và 50 ml acetonitril (TT), thêm nước vừa đ 1000 ml.

Pha động B: Trộn đều 0,5 ml acid acetic loãng (TT), 50 ml dung dịch kali dihydrophosphat 0,2 M (TT) và 400 ml acetonitril (TT), thêm nước vừa đủ 1000 ml.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 31,0 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 31,0 mg chế phẩm trong pha động A và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi. Chuẩn bị ngay trước khi dùng.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 27,0 mg ampicilin khan chuẩn trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 2,0 mg cefradin chuẩn trong pha động A và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Trộn đều 5,0 ml dung dịch thu được và 5,0 ml dung dịch đối chiếu (1).

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 20,0 ml bằng pha động A.

Điều kiện sắc ký.

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 50 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(tt/tt)

Pha động B

(tt/tt)

0 – tR

85

15

tR  (tR + 30)

85 → 0

15 → 100

(tR + 30) – (tR + 45)

0

100

(tR + 45) – (tR + 60)

85

15

tR = thời gian lưu của ampicilin xác định được ở sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3).

Nếu phải điều chỉnh tỷ lệ các thành phần pha động để đạt độ phân giải yêu cầu thì việc điều chỉnh này phải được thực hiện ngay tại thời điểm 0 của chương trình dung môi và ở phần Định lượng.

Tiến hành sắc ký đẳng dòng với thành phần pha động như thời điểm bắt đầu của chương trình dung môi với dung dịch đối chiếu (2) và (3). Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi ở trên với dung dịch thử (2) và mẫu trắng là pha động A.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của ampicilin với pic của cefradin ít nhất là 3,0; nếu cần điều chỉnh tỷ lệ pha động : B.

Giới hạn:

Tất cả các tạp chất: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,0 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (2S,5R,6R)-6-amino-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (acid 6-aminopenicilnanic).

Tạp chất B: Acid (2S,5R,6R)-6-[[(2S)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (L-ampicilin).

Tạp chất C: Acid (4S)-2-(3,6-dioxo-5-phenylpiperazin-2-yl)-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (diketopiperazin của ampicilin).

Tạp chất D: Acid (4S)-2-[[((2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]carboxymethyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (acid peniciloic của ampicilin).

Tạp chất F: Acid (2RS,4S)-2-[[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]methyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (acid peniloic của ampicilin).

Tạp chất E: Acid (2S)-2-[[[(2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]hept-2-yl]carbonyl]amino]-2-phenylacetic (ampicilinyl-D-phenylglycin).

Tạp chất G: (3R,6R)-3,6-Diphenylpiperazin-2,5-dion.

Tạp chất H: 3-Phenylpyrazin-2-ol.

Tap chất I: Acid (2S,5R,6R)-6-[[(2R)-2-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-2phenylacetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (D-phenylglycylampicilin).

Tạp chất J: Acid (2S,5R,6R)-6-[(2,2-dimethylpropanoyl)amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo [3.2.0]heptan-2-carboxylic.

Tạp chất K: Acid (2R)-2-[(2,2-dimethylpropanoyl)amino]-2-phenylacetic.

Tạp chất L: Acid (2R)-2-amino-2-phenylacetic (D-phenylglycin).

Tạp chất M: Các co-oligomer của ampicinlin và của acid peniciloic của ampicilin.

N,N- Dimethylanilin

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 10.16, phương pháp 2).

Nước

Từ 12,0 % đến 15,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,100 g chế phẩm.

Trosulfat

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Pha động: Tỷ lệ ban đầu của pha động A và B. Điều chỉnh nếu cần.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1).

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic ampicilin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) thu được từ 6 lần tiêm không được lớn hơn 1,0.

Tính hàm lượng của C16H19N3O4S trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng của C16H18N3O4S trong ampicilin khan chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín, để ở nhiệt độ dưới 30 oC.

Loại thuốc

Kháng sinh nhóm beta-lactam.

Chế phẩm

Thuốc nang, viên nén, thuốc bột, hỗn dịch.

ARTEMETHER

Artemetherum

C16H26O5 P.t.l: 298,4

Artemether là (3R,5aS,6R,8aS,9R,10S,12R,12aR)-decahydro-10-methoxy-3,6,9-trimethyl-3,12-epoxy-12H-pyrano[4,3-j]-1,2-benzodioxepin, phải chứa từ 97,0 % đến 102,0 % C16H26O5 tính theo chế phẩm đã làm khô khi định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng; từ 98,0 % đến 102,0 % C16H26O5 tính theo chế phẩm đã làm khô khi định lượng bằng phương pháp quang phổ.

Tính chất

Tinh thể màu trắng hoặc bột kết tinh màu trắng.

Dễ tan trong ethyl acetat và ethanol, rất tan trong dicloromethan và aceton, thực tế không tan trong nước.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của artemether chuẩn hoặc phổ hấp thụ hồng ngoại đối chiếu của artemether.

B. Trong phần Tạp chất liên quan bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải tương ứng về vị trí, kích thước và màu sắc với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3). Hoặc trong phần Định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng, trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho pic chính tương ứng về thời gian lưu với pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Lấy khoảng 30 mg chế phẩm, thêm khong 1 ml ethanol (TT) và khoảng 0,1 g kali iodid (TT). Đun nóng hỗn hợp trên cách thủy, sẽ tạo thành màu vàng.

D. Hòa tan 30 mg chế phẩm trong 6 ml ethanol (TT). Nh vài giọt dung dịch thu được lên một khay sứ màu trng, thêm một giọt dung dịch vanilin % trong acid sulfuric (TT), sẽ xuất hiện màu hồng.

Khoảng nóng chảy

Từ 86,0 ođến 90,0 o(Phụ lục 6.7).

Góc quay cực riêng

Từ +166o đến +173o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch chế phẩm có nồng độ 10 mg/ml trong ethanol (TT).

Tạp chất liên quan

Có thể áp dụng một trong hai phương pháp.

A. Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Định lượng (Phương pháp A).

Dung dịch thử: Hòa tan 100,0 mg chế phẩm trong vừa đủ 10,0 ml pha động.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 200,0 ml bằng pha động.

Cách tiến hành: Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, diện tích của bất kỳ pic phụ nào không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (0,5 %). Không được quá một pic phụ có diện tích pic lớn hơn một nửa diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu (0,25 %) và tng diện tích của tất cả các pic phụ trên sắc ký đồ của dung dịch thử không được lớn hơn hai lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1,0 %). Loại bỏ các pic phụ có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính của dung dịch đối chiếu.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ether dầu hỏa (40 ođến 60 oC) – ethyl acetat (7 : 3).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 100,0 mg chế phẩm trong aceton (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 100 ml bằng aceton (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (1) thành 200,0 ml bằng aceton (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 10,0 ml bằng aceton (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 10 mg artemether chuẩn trong vừa đủ 100 ml aceton (TT).

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl các dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Làm khô bản mỏng ngoài không khí. Phun dung dịch vanilin 5 % trong acid sulfuric (TT) và kiểm tra các vết dưới ánh sáng ban ngày. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), bất kỳ vết phụ nào không được đậm màu hơn vết chính của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %) và không được có quá một vết phụ đậm màu hơn vết chính của dung dịch đối chiếu (2) (0,25 %).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; áp suất không quá 2,67 kPa; phosphor pentoxyd).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 1).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Có thể áp dụng một trong hai phương pháp.

A. Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – nước (62 : 38).

Dung dịch thử: Hòa tan khoảng 100,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan khoảng 100,0 mg artemether chuẩn trong pha động và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 216 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn và dung dịch thử.

Tính toán hàm lượng của C16H26O5 dựa vào diện tích pic đáp ứng trên sắc ký đồ của dung dịch thử và dung dịch chuẩn.

B. Phương pháp quang phổ hấp thụ tử ngoại và khả kiến (Phụ lục 4.1).

Cân chính xác khoảng 0,050 g chế phẩm, hòa tan trong vừa đủ 100,0 ml ethanol (TT). Hút chính xác 2,0 ml dung dịch thu được cho vào bình định mức dung tích 100,0 ml; thêm dung dịch acid hydrocloric 1 M trong ethanol (TT) vừa đ đến vạch. Đậy kín bình và để trong cách thủy ở 55 otrong h, làm nguội đến nhiệt độ phòng. Đo độ hấp thụ của dung dịch này tại bước sóng cực đại khoảng 254 nm trong cốc đo có bề dày 1 cm.

Tính toán hàm lượng C16H26O5 bằng cách so sánh với độ hấp thụ của dung dịch chuẩn được chuẩn bị như dung dịch thử.

Bảo quản

Trong đồ bao gói kín, tránh ánh sáng và ở nhiệt độ mát.

Loại thuốc

Kháng ký sinh trùng sốt rét.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, thuốc nang.

ARTEMISININ

Artemisininum

C15H22O5 P.t.l: 282,3

Artemisinin là (3R,5aS,6R,8aS,9R,12S,12aR)-3,6,9-trimethyloctahydro-3,12-epoxypyrano[4,3-j]-1,2-benzodioxepin-10(3H)-on, phải chứa từ 97,0 % đến 102,0 % C15H22O5, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể hình kim không màu.

Thực tế không tan trong nước, rất tan trong dicloromethan, dễ tan trong aceton và ethylacetat, tan trong acid acetic băng, methanol và ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của artemisinin chuẩn hoặc phổ đối chiếu của artemisinin.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ether dầu hoả (40 ođến 60 oC) – ether (1 : 1).

Dung dịch thử: Chửa 0,10 mg chế phẩm trong 1 ml toluen (TT).

Dung dịch đối chiếu: Chứa 0,10 mg artemisinin chuẩn trong 1 ml toluen (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm, ly bản mỏng ra để khô ngoài không khí hoặc làm khô dưới dòng khí mát, phun lên bản mỏng dung dịch anisaldehyd trong acid sulfuric (TT) và sấy bn mng ở 105 otrong 7 min. Quan sát sắc ký đồ dưới ánh sáng ban ngàyVết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải phù hợp về vị trí, kích thước và màu sắc với vết chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Hòa tan 5 mg chế phẩm trong 0,5 ml ethanol (TT)thêm 0,5 ml dung dịch hydroxylamin hydroclorid (TT) và 0,25 ml dung dịch natri hydroxyd 8 %. Đun hỗn hợp thu được trên cách thủy đến sôi, đ nguội, thêm 5 giọt dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) và 2 giọt dung dịch sắt (III) clorid 5 % (TT)màu tím đậm xuất hiện ngay.

D. Hòa tan 5 mg chế phẩm trong khoảng 0,5 ml ethanol (TT), thêm 1,0 ml dung dịch kali iodid 8 %, 2,5 ml dung dịch acid sulfuric 10 % (TT) để yên 1 min và 4 giọt dung dịch hồ tinh bột (TT); màu tím sẽ xuất hiện ngay.

Góc quay cực riêng

Từ +75o đến +78o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch chế phẩm 1,0 % trong ethanol (TT) để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – nước (50 : 50).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong 10,0 ml pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 50 mg artemisinin chuẩn (chứa artemisinin và tạp chất A) trong 10,0 ml pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử thành 100 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gp 1,5 lần thời gian lưu của artemisinin.

Trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (1), thời gian lưu tương đối so với artemisinin (thời gian lưu khoảng 10 min) của tạp chất A khoảng 0,79. Trên sắc ký đồ dung dịch thử, thời gian lưu tương đối so với artemisinin (thời gian lưu khoảng 10 min) của tạp chất B khoảng 0,85.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của artemisinin với pic của tạp chất ít nhất là 4.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất A với 0,027.

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A đã hiệu chỉnh không được ln hơn 0,15 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,15 %).

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn 0,3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,3 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn 0,15 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,15 %).

Tổng diện tích pic của các tạp chất và diện tích pic tạp chất A đã hiệu chỉnh, trừ pic chính, không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A (3R,5aS,6R,8aS,12S,12aR)-3,6-Dimethyl-9-methylidenoctahydro-3,12-epoxypyrano[4,3-j]-1,2-benzodioxepin -10(3H)-on (artemisiten).

Tạp chất B: (3R,5aS,6R,8aS,9S,12S,12aR)-3,6,9-Trimethyloctahydro-3,12-epoxypyrano[4,3-j]-1,2-benzodioxepin-10(3H)-on (9-epi-artemisinin).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 80 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 1).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1).

Trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (1) thời gian lưu tương đối so với artemisinin (thời gian lưu khoảng 10 min) của tạp chất A khoảng 0,79.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của artemisinin với pic của tạp chất ít nhất là 4.

Tính hàm lượng phần trăm của C15H22O5 trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng của C15H22O5 trong artemisinin chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng và để ở nơi mát.

Loại thuốc

Điều trị bệnh sốt rét.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc đạn, thường dùng phối hợp với các thuốc chng sốt rét khác.

ARTESUNAT

Artesunatum

C19H28O8

P.t.l: 384,4

Artesunat là (3R,5aS,6R,8aS,9R,10S,12R,12aR)-decahydro-3,6,9-trimethyl-3,12epoxy-12H-pyrano [4,3-j]-1,2-benzodioxepin-10-ol hydrogen sucinat, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C19H28O8 (định lượng bằng phương pháp A) và phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C19H28O8 (định lượng bằng phương pháp B), tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh trắng, mịn. Rất khó tan trong nước, rất tan trong dicloromethan, dễ tan trong aceton và ethanol 96 %.

Định tính

Có th chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của artesunat chuẩn hoặc phổ đối chiếu của artesunat.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏngSilicagel-G.

Dung môi khai triển: Ethanol – toluen – amoniac (70 : 30 : 1,5).

Dung dịch thử: Chứa 1,0 mg chế phẩm trong 1 ml methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Chứa 1,0 mg artesunat chuẩn trong 1 ml methanol (TT).

Cách tiến hành:

Chấm riêng biệt lên bản mỏng 1 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi khai triển, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí. Phun lên bản mỏng dung dịch anisaldehyd trong methanol (TT) và sấy ở 120 otrong 5 min. Quan sát sắc ký đồ dưới ánh sáng ban ngàyVết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải phù hợp về vị trí, hình dạng và màu sắc với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 40 ml ethanol (TT), lắc đều và lọc. Lấy 1/2 thể tích dịch lọc (phần còn lại để làm phản ứng D) thêm 0,5 ml dung dịch hydroxylamin hydroclorid trong ethanol (TT) và 0,25 ml dung dịch natri hydroxyd 8 %. Đun hỗn hợp đến sôi trong cách thủy, đ nguội, thêm 2 giọt dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) và hai giọt dung dịch sắt (III) clorid 5 % (TT), xuất hiện màu nâu đỏ.

D. Bay hơi trên cách thy phần dịch lọc còn lại ở phép thử C đến khi còn khoảng 5 ml. Nh vài giọt dung dịch thu được lên đĩa s trắng, thêm một giọt dung dịch vanilin 5 % trong acid sulfuric (TT), xuất hiện màu đỏ.

pH

Từ 3,5 đến 4,5.

Dùng hỗn dịch 10 mg/g trong nước để đo.

Góc quay cực riêng

Từ +4,5o đến +6,5o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch 1,0 % trong dicloromethan (TT) để đo ở 20 oC.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril – dung dịch đệm pH 3,0 (44 : 56).

Dung dịch đệm pH 3,0: Hòa tan 1,36 g kali dihydrophosphat (TT) trong 900 ml nước, điều chỉnh đến pH 3,0 bằng acid phosphoric (TT) và pha loãng thành 1000 ml bằng nước.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 40 mg chế phẩm, hoà tan trong acetonitril (TT) và pha loãng thành 10 ml bằng cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan khoảng 1 mg artenimol chuẩn, 1 mg artemisinin chuẩn và 10 mg artesunat chuẩn vào 10 ml acetonitril (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử thành 100 ml bằng acetonitril (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (3 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 216 nm.

Nhiệt độ cột: 30 oC.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký vi thời gian gấp 4 ln thời gian lưu của artesunat.

Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1): Thời gian lưu tương đối so với artesunat (thời gian lưu khoảng 9 min): 10-epi-artenimol khoảng 0,58; artenimol khoảng 0,91; tạp chất B (artemisinin) khoảng 1,30.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: T số đỉnh – hõm (Hp/Hv) ít nhất là 5,0; trong đó Hp là chiều cao đỉnh pic β-artenimol so với đường nền và Hv là chiều cao tính từ đường nền lên đến điểm thấp nhất của đường cong tách pic artenimol khỏi pic artesunat. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, thời gian lưu tương đối của tạp chất C so với thời gian lưu của artesunat khoảng 2,7.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Đ tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất C với 0,07.

Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Tổng diện tích của tất cả các pic tương ứng với pic của 10-epi-artenimol và artenimol (tạp chất A) không được lớn hơn diện tích pic chính ở sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1,0 %).

Diện tích của bất kỳ pic nào tương ứng với pic của tạp chất B (artemisinin) không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính ở sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Diện tích đã hiệu chỉnh của bất kỳ pic nào tương ứng với pic của tạp chất C không được lớn hơn 0,2 lần diện tích pic chính ở sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Diện tích của bt kỳ pic tạp chất nào khác không được lớn hơn 0,2 lần diện tích pic chính ở sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Tổng diện tích pic bao gồm diện tích pic đã hiệu chỉnh của tạp chất C và diện tích của các pic khác (trừ pic chính) không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (2,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Artenimol.

Tạp chất B: Artemisinin.

Tạp chất C: (3R,5aS,6R,8aS,12R,12aR)-3,6,9-trimethyl-3,4,5,5a,6,7,8,8a-octahydro-12H-3,12-epoxy-pyrano[4,3-j]-1,2-benzodioxepin.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành thử theo phương pháp 3.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 1).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Nước

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 2,000 g chế phẩm.

Nội độc tố vi khuẩn

Nếu chế phẩm dự định để sản xuất thuốc tiêm thì phải thử nội độc tố vi khuẩn theo phép thử nội độc tố vi khuẩn (Phụ lục 13.2).

Không được quá 2,5 EU/mg.

Thử vô khuẩn

Nếu chế phẩm dự định để sản xuất thuốc tiêm mà không có phương pháp hữu hiệu nào khác đ tiệt khuẩn thì phải đáp ứng phép thử Thử vô khuẩn” (Phụ lục 13.7).

Định lượng

Có thể chọn một trong hai phương pháp sau:

A. Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Tiến hành như phần Tạp chất liên quan.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 40 mg artesunat chuẩn trong acetonitril (TT) và pha loãng thành 10 ml bng cùng dung môi.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và dung dịch đối chiếu (3).

Kiểm tra tính phù hợp hệ thống: Như phần Tạp chất liên quan.

Tính hàm lượng C19H28O8 trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (3) và hàm lượng C19H28O8 trong artesunat chuẩn.

B. Hòa tan chính xác khoảng 0,25 g artesunat trong 25 ml ethanol đã được trung hòa và chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,05 N (CĐ), dùng 2 giọt dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,05 N (CĐ) tương đương với 19,22 mg C19H28O8.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng và để ở nơi mát. Ghi rõ nếu chế phẩm không có nội độc tố vi khuẩn hoặc vô khuẩn.

Loại thuốc

Điều trị bệnh sốt rét.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

ASPARTAM

Aspartamum

C14H18N2O5

P.t.l: 294,3

Aspartam là acid (3S)-3-amino-4-[[(1S)-1-benzyl-2-methoxy-2-oxoethyl]amino]-4-oxobutanoic, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C14H18N2O5, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng, hơi hút ẩm.

Khó tan hoặc hơi tan trong nước và ethanol 96 %, thực tế không tan trong hexan và dicloromethan.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của aspartam chuẩn.

B. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi. Đo phổ hấp thụ ánh sáng (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được trong khoảng từ bước sóng 230 nm đến 300 nm. Dung dịch phải có các cực đại hấp thụ tại bước sóng 247 nm, 252 nm, 258 nm và 264 nm.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Nước – acid formic khan – methanol – dicloromethan (2 : 4 : 30 : 64).

Dung dịch thử: Hòa tan 15 mg chế phẩm trong 2,5 ml nước, pha loãng thành 10 ml bằng acid acetic (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 15 mg aspartam chuẩn trong 2,5 ml nước và pha loãng thành 10 ml bằng acid acetic (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl các dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Làm khô bản mỏng ngoài không khí. Phun dung dịch ninhydrin (TT) và sấy bản mỏng ở nhiệt độ 100 ođến 105 otrong 15 min. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng về vị trí, kích thước và màu sắc với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

D. Hòa tan khoảng 20 mg chế phẩm trong 5 ml methanol (TT), thêm 1 ml dung dịch hydroxylamin kiềm (TT1). Đun nóng trên cách thủy trong 15 min. Để nguội, điều chỉnh đến pH 2 bằng dung dịch acid hydrocloric loãng (TT). Thêm 0,1 ml dung dịch sắt (III) clorid 10,5 % (TT), màu đ nâu xuất hiện.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,8 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được đậm màu hơn dung dịch màu mẫu VL6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Độ dẫn điện

Không được quá 30 µS.cm1 (Phụ lục 6.10).

Xác định độ dẫn điện của dung dịch S (C1) và của nước đã dùng để chuẩn bị dung dịch S (C2). Các kết quả đọc được phải ổn định, ch được lệch 1 % trong khoảng thời gian 30 giây. Tính độ dẫn điện của dung dịch S bằng công thức: C1 – 0,992C2.

Góc quay cực riêng

Từ +14,5o đến +16,5o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 2,00 g chế phẩm trong dung dịch acid formic khan 69,0 % và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Đo góc quay cực của dung dịch thu được.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hỗn hợp acetonitril – dung dịch kali dihydrophosphat 0,68 % (TT) đã được điều chỉnh đến pH 3,7 bằng acid phosphoric (TT) (10 : 90).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,60 g chế phẩm trong hỗn hợp acid acetic băng – nước (1,5 : 98,5) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 9,0 mg diketopiperazin chuẩn trong hỗn hợp acid acetic băng – nước (1,5 : 98,5) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 30,0 mg phenylalanin (TT) trong hỗn hợp acid acetic băng – nước (15 : 85) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử thành 10,0 ml bằng nước. Pha loãng 3,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng nước.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 30,0 mg L-aspartyl-L-phenylalanin (TT) trong hỗn hợp acid acetic băng – nước (15 : 85) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng nước. Trộn 1,0 ml dung dịch thu được với 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm đến 10 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp hai lần thời gian lưu của aspartam.

Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu (3), điều chỉnh độ nhạy của thang đo sao cho chiều cao của pic chính không thấp hơn 50 % của toàn thang đo.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, độ phân giải giữa hai pic của phenylalanin và L-aspartyl-L-phenylalanin ít nhất là 3,5.

Giới hạn: Trên sắc ký đ của dung dịch thử, diện tích của pic tương ứng với diketopiperazin không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (1,5 %) và diện tích của pic tương ứng với phenylalanin không được lớn hơn pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %). Tng diện tích của tất cả các pic phụ, ngoài pic chính, trên sắc ký đồ của dung dịch thử không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1,5 %), loại bỏ các pic của dung môi pha mẫu.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp 3. Dùng 1 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 4,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 oC đến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Cân chính xác khoảng 0,250 g chế phẩm, hòa tan trong hỗn hợp gồm 1,5 ml acid formic khan (TT) và 60 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm tương đương bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 29,43 mg C14H18N2O5.

Bảo quản

Trong đồ bao gói kín.

Loại thuốc

Cht làm ngọt.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc bột gói.

ATENOLOL

Atenololum

C14H22N2O3.HCl

P.t.l: 266,3

Atenolol là 2-[4-[(2RS)-2-Hydroxy-3-[(1-methylethyl)-amino]propoxy]phenyl]acetamid, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C14H22N2O3, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng, hơi tan trong nước, tan trong ethanol khan, khó tan trong methylen clorid.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của atenolol chuẩn.

B. Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 100 ml bằng cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100 ml bằng methanol (TT). Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) trong khoảng bước sóng từ 230 nm đến 350 nm. Phổ hấp thụ tử ngoại phải có hai cực đại hấp thụ ở bước sóng 275 nm và 282 nm. T s độ hấp thụ ở bước sóng 275 nm và bước sóng 282 nm từ 1,15 đến 1,20.

C. Điểm chảy: Từ 152 ođến 155 o(Phụ lục 6.7).

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silanised silica gel F254.

Dung môi khai triển: Amoniac 18 M- methanol (1 : 99).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong 1 ml methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10 mg atenolol chuẩn trong 1 ml methanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại  bước sóng 254 nm. Vết chính thu được trên sắc ký đ của dung dịch thử phải giống với vết chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu về vị trí và kích thước.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,10 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được đậm màu hơn dung dịch màu chuẩn tương tự ở mức 6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Góc quay cc

Từ +0,10o đến -0,10o (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 1,0 g natri octansulfonat (TT) và 0,4 g tetrabutylamoni hydro sulfat (TT) trong 1 L hỗn hợp dung môi gồm: Tetrahydrofuran – methanol (TT2) – dung dịch kali dihydro phosphat 0,34 % (20 : 180 : 800); điều chỉnh đến pH 3,0 bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong 20,0 ml pha động và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 2 mg atenolol chuẩn để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa các tạp cht: B, F, G, I và J) bằng 1,0 ml pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (12,5 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 226 nm.

Tốc độ dòng: 0,6 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 5 lần thời gian lưu của atenolol.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo atenolol chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic các tạp chất B, F, G, I và J. Thời gian lưu tương đối so với atenolol (thời gian lưu khong 8 min): Tap chất B khoảng 0,3; tạp chất J khoảng 0,7; tạp chất I khoảng 0,8; tạp chất F khoảng 2,0 (gồm 2 pic); tạp chất G khoảng 3,5.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đo của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất J (tạp chất chưa định danh) với pic của tạp chất I ít nhất là 1,4.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất I với 1,5.

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Tạp chất F, G, I: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 2-(4-Hydroxyphenyl)acetamid.

Tạp chất B: 2-[4-[(2RS)-2,3-Dihydroxypropoxy]phenyl]acetamid.

Tap chất D: 2-[4-[(2RS)-3-Cloro-2-hydroxypropoxy]phenyl]acetamid.

Tạp chất E: 2,2’-[(2-Hydroxypropan-1,3-diyl)bis(oxy-4,1-phenylen)]diacetamid.

Tạp chất F: 2,2’-[[(1-Methylethyl)imino]bis[(2-hydroxypropan-3,1-diyl)oxy-4,1- phenylen]]diacetamid.

Tạp chất G: Acid 2-[4-[(2RS)-2-hydroxy-3-[(1-methylethyl)amino]propoxy]phenyl]acetic.

Tạp chất H: 2-[4-[(2RS)-2-Hydroxy-3-[(1-methylethyl)amino]propoxy]phenyl]acetonitril.

Tạp chất I: 2-[4-[(2RS)-3-(Ethylamino)-2-hydroxypropoxy]phenyl]acetamid.

Clorid

Không được quá 0,1 %.

Hòa tan 50 mg chế phẩm trong hỗn hợp gồm 1 ml dung dịch acid nitric loãng (TT) và 15 ml nước. Dùng dung dịch này không thêm tiếp acid nitric loãng để thử (Phụ lục 9.4.5).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 80 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ), xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 26,63 mg C14H22N2O3.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Chẹn đối giao cảm beta.

Chế phẩm

Viên nén, thuốc tiêm, dung dịch uống.

ATROPIN SULFAT

Atropini sufas

C34H46N2O6.H2SO4.H2O P.t.l: 695

Atropin sulfat là bis[(1R,3r,5S)-8-methyl-8-azabicyclo[3.2.1]oct-3-yl (2RS)-3-hydroxy-2-phenyl propanoat] sulfat monohydrat, phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C34H46N2O6.H2SO4tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Tinh thể không màu hay bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng. Rất tan trong nước, dễ tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B, E.

Nhóm II: C, D, E, F.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của atropin sulfat chuẩn.

B. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu của phép thử Góc quay cực.

C. Hòa tan khoảng 50 mg chế phẩm trong ml nước, thêm ml dung dịch acid picric 1 % (TT). Lọc, rửa tủa bằng nước và sấy khô ở 100 ođến 105 otrong 2 h. Tủa chảy ở nhiệt độ từ 174 ođến 179 o(Phụ lục 6.7).

D. Thêm 0,2 ml acid nitric bốc khói (TT) vào khoảng 1 mg chế phẩm và bốc hơi trong cách thủy tới khô. Hòa tan cắn trong 2 ml aceton (TT), thêm 0,1 ml dung dịch kali hydroxyd 3 % trong methanol (TT). Màu tím xuất hiện.

E. Chế phẩm phải có phản ứng đặc trưng của sulfat (Phụ lục 8.1).

F. Chế phẩm phải có phản ứng của alcaloid (Phụ lục 8.1).

pH

Hòa tan 0,60 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 30 ml với cùng dung môi. Dung dịch thu được phải có pH từ 4,5 đến 6,2 (Phụ lục 6.2).

Góc quay cực

Từ -0,50o đến +0,05o (Phụ lục 6.4).

Cân chính xác khoảng 2,5 g chế phẩm, hòa tan trong nước và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi. Đo trong ng dài 2 dm.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Hòa tan 3,5 g natri dodecylsulfat (TT) trong 606 ml dung dịch kali dihydrophosphat 0,7 % đã được điều chỉnh đến pH 3,3 bằng dung dịch acid phosphoric 0,05 M (TT), trộn dung dịch thu được với 320 ml acetonitril (TT1).

Pha động B: Acetonitril (TT1).

Dung dịch thử: Hòa tan 24 mg chế phẩm vào pha động A và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động A. Pha loãng 1,ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg tạp chất B chuẩn của atropin vào dung dịch thử và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 25,0 ml bằng pha động A.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan atropin chuẩn dùng để định tính pic (chứa các tạp chất A, D, E, F, G và H) có trong 1 lọ chuẩn bằng 1 ml pha động A.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 5 mg acid tropic (TT) (tạp chất C) vào pha động A và pha loãng thành 10,ml với cùng dung môi. Pha loãng 1 ml dung dịch thu được thành 100 ml bằng pha động A. Tiếp tục pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (3 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  2

95

5

2 – 20

95 → 70

5 → 30

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo atropin chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của các tạp chất A, D, E, F, G và H. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất B. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của tạp chất C.

Thời gian lưu tương đối so với atropin (thời gian lưu khoảng 11 min): Tạp chất khoảng 0,2; tạp chất E khoảng 0,67; tạp chất D khoảng 0,73; tạp chất F khoảng 0,8; tạp chất B khoảng 0,89; tạp chất H khoảng 0,93; tạp chất G khoảng 1,1; tạp chất A khoảng 1,7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất B với pic atropin ít nhất là 2,5.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất A là 0,6; tạp chất C là 0,6.

Tạp chất E, H: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Tạp chất A, B, C, D, F, G: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05%).

Ghi chú:

Tạp chất A: (1R,3r,5S)-8-Methyl-8-azabicyclo[3.2.1]oct-3-yl 2-phenylpropenoat (apoatropin).

Tạp chất B: (1R,3r,5S)-8-Azabicyclo[3.2.1]oct-3-yl (2RS)-3-hydroxy-2-phenylpropanoat (noratropin).

Tạp chất C: Acid (2RS)-3-hydroxy-2-phenylpropanoic (aicd tropic).

Tạp chất D: (1R,3S,5R,6RS)-6-Hydroxy-8-methyl-8-azabicyclo[3.2.1]oct-3-yl (2S)-3-hydroxy-2-phenylpropanoat (6-hydroxyhyoscyamin).

Tạp chất E: (1S,3R,5S,6RS)-6-Hydroxy-8-methyl-8-azabicyclo[3.2.1]oct-3-yl (2S)-3-hydroxy- 2-phenylpropanoat (7-hydroxyhyoscyamin).

Tạp chất F: (1R,2R,4S,5S,7S)-9-Methyl-3-oxa-9-azatricyclo[3.3.1.02,4]non-7-yl (2S)-3- hydroxy-2-phenylpropanoat (hyoscin).

Tạp chất G: (1R,3r,5S)-8-Methyl-8-azabicyclo[3.2.1]oct-3-yl (2RS)-2-hydroxy-3- phenylpropanoat (littorin).

Tạp chất H: Chưa rõ cu trúc.

Nước

2,0 % đến 4,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,500 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,500 g chế phẩm vào 30 ml acid acetic khan (TT), làm ấm dung dịch nếu cần. Để nguội. Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) và xác định đim kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 67,68 mg C34H48N2O10S.

Bảo quản

Trong lọ nút kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Thuốc ức chế đối giao cảm.

Chế phẩm

Thuốc nhỏ mắt dạng thuốc nước và thuốc mỡ, thuốc tiêm, viên nén.

AZITHROMYCIN

Azithromycinum

C38H72N2O12.xH2O (x = 1 hoặc x = 2)

P.t.l: 749,0 (Dạng khan)

Azithromycin là (2R,3S,4R,5R,8R,10R,11R,12S,13S,14R)-13-[(2,6-Dideoxy-3-C-methyl-3-O-methyl-α-L-ribo-hexopy-ranosyl)oxy]-2-ethyl-3,4,10-trihydroxy-3,5,6,8,10,12,14-heptamethyl-11-[[3,4,6-trideoxy-3-(dimethylamino)-β-D-xylo-hexopyranosyl]oxy]-1-oxa-6-azacyclopenta-decan-15-on, ngậm một hoặc hai phân tử nước. Sản phẩm bán tổng hợp từ một sản phẩm lên men, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C38H72N2O12, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong ethanol tuyệt đối và methylen clorid.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của azithromycin chuẩn.

Nếu so sánh phổ có sự sai khác khi đo ở dạng rắn, chuẩn bị dung dịch thử và dung dịch chuẩn trong methylen clorid (TT) có nồng độ 9,0 % và tiến hành đo phổ.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Từ 9,0 đến 11,0 (Phụ lục 6.2).

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 25,0 ml methanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với nước không có carbon dioxyd (TT).

Góc quay cực riêng

Từ -45o đến -49o tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Hòa tan 1,8 g dinatri hydrophosphat khan (TT) vào 1000 ml nước và điều chỉnh đến pH 8,9 bằng dung dịch acid phosphoric loãng (TT) hoặc dung dịch natri hydroxyd loãng (TT).

Pha động B: Methanol (TT1) – acetonitril (TT1) (250 : 750).

Hỗn hợp dung môi: Dung dịch đệm pH 10,0 – acetonitril (TT1) – methanol (TT1) (350 : 300 : 350), Dung dịch đệm pH 10,0: Dung dịch amoni dihydrophosphat 0,173 % được điều chỉnh đến pH 10,0 bằng amoniac (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,200 g chế phẩm bằng hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan azithromycin chuẩn dùng đ đánh giá tính phù hợp của hệ thống (chứa các tạp chất F, H và J) có trong 1 lọ chuẩn bằng 1,0 ml hỗn hợp dung môi, siêu âm trong 5 min.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 8,0 mg azithromycin chuẩn dùng đ định tính pic (chứa các tạp chất A, B, C, E, F, G, I, J, L, M, N, O và P) bằng 1,0 ml hỗn hợp dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl amorphous organosilica polymer dùng cho phổ khối (5 µm).

Nhiệt độ cột: 60 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 50 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  25

50 → 45

50 → 55

25  30

45 → 40

55 → 60

30 – 80

40 → 25

60 → 75

80  81

25 → 50

75 → 50

81 – 93

50

50

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo azithromycin chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của các tạp chất A, B, C, E, F, G, I, J, L, M, N, O và P. Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo azithromycin chuẩn dùng để đánh giá tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của tạp chất H.

Thời gian lưu tương đối so với azithromycin (thời gian lưu khoảng 45 min đến 50 min): Tạp chất L khoảng 0,29; tạp chất M khoảng 0,37; tạp chất E khoảng 0,43; tạp chất F khoảng 0,51; tạp chất D khoảng 0,54; tạp chất J khoảng 0,54; tạp chất I khoảng 0,61; tạp chất C khoảng 0,73; tạp chất N khoảng 0,76; tạp chất H khoảng 0,79; tạp chất A khoảng 0,83; tạp chất P khoảng 0,92; tạp chất O khoảng 1,23; tạp chất G khoảng 1,26; tạp chất B khoảng 1,31.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), tỷ số đỉnh – hõm (Hp/Hv) ít nhất là 1,4; trong đó Hp là chiều cao của đỉnh pic tạp chất J so với đường nền và Hv là chiều cao của đáy hõm tách hai pic tạp chất J và tạp chất F so với đường nền.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất F là 0,3; tạp chất G là 0,2; tạp chất H là 0,1; tạp chất L là 2,3; tạp chất M là 0,6; tạp chất N là 0,7.

Tạp chất B: Diện tích pic tạp chất B không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (2,0 %).

Tạp chất A, C, E, F, H, I, L, M, N, O, P: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chnh (nếu cần) không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Tổng diện tích pic tạp chất D và J không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Tạp chất G: Diện tích pic tạp chất G đã hiệu chỉnh không được lớn hơn 0,2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn 0,2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (3,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %); bỏ qua những pic rửa giải ra trước tạp chất L và ra sau tạp chất B.

Ghi chú:

Tạp chất A: 6-Demethylazithromycin.

Tạp chất B: 3-Deoxyazithromycin (azithromycin B).

Tạp chất C: 3″-O-demethylazithromycin (azithromycin C).

Tạp chất D: 14-Demethyl-14-(hydroxymethyl)azithromycin (azithromycin F).

Tạp chất E: 3’-(N,N-didemethyl)azithromycin (aminoazithromycin).

Tạp chất F: 3′-N-demethyl-3’-N-formylazithromycin.

Tạp chất G: 3′-N-demethyl-3’-N-[(4-methylphenyl)sulphonyl]azithromycin.

Tạp chất H: 3’-N-[[4-(acetylamino)phenyl]sulfonyl]-3’-N-demethylazithromycin.

Tạp chất I: 3′-N-demethylazithromycin.

Tạp chất J: 13-O-decladinosylazithromycin.

Tạp chất K: C14,1″-epoxyazithromycin (azithromycin E).

Tạp chất L: Azithromycin 3′-N-oxid.

Tạp chất M: 3’-(N,N-didemethyl)-3’-N-formylazithromycin.

Tạp chất N: 3’-De(dimethylamino)-3′-oxoazithromycin.

Tạp chất O: 2-Desethyl-2-propylazithromycin.

Tạp chất P: Chưa biết cấu trúc.

Kim loại nặng

Không được quá 25 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong hỗn hợp nước – ethanol khan (15 : 85), pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Lấy 12 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương pháp 2. Pha loãng dung dịch chì mẫu 100 phần triệu Pb (TT) với hỗn hợp nước – ethanol khan (15 : 85) để thu được dung dịch chì mẫu 2,5 phần triệu Pb. Dùng dung dịch chì mẫu 2,5 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Từ 1,8 % đến 6,5 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,200 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Acetonitril (TT1) – dung dịch đệm pH 11,0 (60 : 40).

Dung dịch đệm pH 11,0: Hòa tan 6,7 g dikali hydrophosphat (TT) vào 1000 ml nước và điều chỉnh pH đến 11,0 bằng dung dịch kali hydroxyd 56 %.

Dung dịch A: Acetonitril (TT1) – dung dịch dikali hydrophosphat 0,67 % được điều chỉnh đến pH 8,0 bằng acid phosphoric (TT) (60 : 40).

Dung dịch thử: Hòa tan 53,0 mg chế phẩm trong 2 ml acetonitril (TT1) và pha loãng thành 100,0 ml bằng dung dịch A.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 53,0 mg azithromycin chuẩn trong 2 ml acetonitril (TT1) và pha loãng thành 100,0 ml bằng dung dịch A.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5,0 mg chế phẩm và 5,0 mg tạp chất chuẩn A của azithromycin trong 0,5 ml acetonitril (TT1) và pha loãng thành 10,0 ml bằng dung dịch A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh octadecylsilyl vinyl polymer dùng cho sắc ký lỏng (5 µm).

Nhiệt độ cột: 40 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 1,5 lần thời gian lưu của azithromycin.

Thời gian lưu của azithromycin khoảng 10 min.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất A với pic của azithromycin ít nhất là 3,0.

Tính hàm lượng C38H72N2O12 trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng C38H72N2O12 của azithromycin chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Nang, viên nén, hỗn dịch uống.

BACITRACIN

Bacitracinum

Bacitracin là hỗn hợp các polypeptid kháng khuẩn được tạo ra bởi một số loài Bacillus licheniformis hoặc Bacillus subtilis, thành phần chủ yếu là bacitracin A, B1, B2 và B3. Phải chứa ít nhất 60 IU/mg (tính theo chế phẩm đã làm khô).

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng. Hút ẩm. Dễ tan trong nước và trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: B, C.

Nhóm II: A, C.

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bản mỏng: Silica gel.

Dung môi khai triển: Acid acetic băng – nước – butanol (1 : 2 : 4).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (TT) và pha loãng thành 1,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 10 mg bacitracin kẽm chuẩn trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (TT) và pha loãng thành 1,0 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch. Triển khai sắc ký đồ cho đến khi dung môi đi được một khoảng bằng nửa chiều dài bản mỏngSấy khô bản mỏng ở 100 ođến 105 oC. Phun lên bản mỏng dung dịch ninhydrin (TT) và sấy ở 110 otrong 5 min. Các vết trên sắc ký đồ của dung dịch thử có vị trí, kích thước và màu sắc tương tự các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B. Chế phẩm phải đáp ứng yêu cầu phép thử Thành phần cấu trúc.

C. Nung 0,2 g chế phẩmCắn còn lại không đáng kể, nó không có màu vàng ở nhiệt độ cao. Để nguội. Hòa tan cn trong 0,1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT). Thêm 5 ml nước và 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd đậm đặc (TT). Không tạo tủa trắng.

Độ trong của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,25 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT), pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2).

pH

Từ 6,0 đến 7,0 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để đo.

Thành phn cấu trúc

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Dùng phương pháp chuẩn hóa diện tích pic. Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Pha động: Lấy 520 thể tích methanol (TT), 40 thể tích acetonitril (TT) và 300 thể tích nước cho vào 100 thể tích dung dịch dikali hydrophosphat 3,48 % đã điều chỉnh pH tới 6,0 bằng dung dịch kali dihydrophosphat 2,72 %.

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong 50,0 ml pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Lắc 20,0 mg bacitracin kẽm chuẩn trong nước. Thêm 0,2 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và pha loãng thành 10,0 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 5,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (2) thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong 25,0 ml dung dịch Trilon B 4,0 % đã được điều chỉnh đến pH 7,0 bằng dung dịch natri hydroxyd loãng (TT). Đun trong nồi cách thủy đang sôi 30 min. Đ nguội đến nhiệt độ phòng.

Dung dịch mẫu trắng: Dung dịch Trilon B 4,0 % đã được điều chỉnh đến pH 7,0 bằng dung dịch natri hydroxyd loãng (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bưc sóng 254 nm.

Thể tích tiêm: 100 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3 lần thời gian lưu của bacitracin A.

Tiến hành sắc ký mẫu trắng, dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (1) và (3).

Thời gian lưu tương đối so với bacitracin A (thời gian lưu từ 15 min đến 25 min): Bacitracin B1 khoảng 0,6; bacitracin B3 khoảng 0,8; tạp chất E khoảng 2,5. Nếu cần, điều chỉnh thành phần pha động bng cách thay đổi thể tích dung môi hữu cơ nhưng vẫn giữ nguyên tỷ lệ methanol và acetonitril.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Tỷ s đỉnh – hõm (peak-valley) tối thiểu bằng 1,2 trong đó Ho = chiều cao trên đường nền của pic do bacitracin B1 và Hv = chiều cao trên đường nền của điểm thấp nhất của đường cong tách pic này khỏi pic của bacitracin B2 trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Giới hạn: Bacitracin A tối thiểu 40,0 %; tổng bacitracin A, B1, B2 và B3 tối thiểu 70,0 %.

Bỏ qua các pic tương ứng với các pic của dung môi mẫu trắng và bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng diện tích pic của bacitracin A trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,5 %).

Các peptid liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Thành phần cấu trúc.

Giới hạn: Tổng diện tích tất cả các pic xuất hiện trước pic bacitracin B1, không được lớn hơn 20,0 %.

Tạp chất E

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Thành phần cấu trúc.

Detector quang phổ đặt ở bước sóng 300 nm đối với dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của tạp chất E.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (2) và (4).

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, pic của tạp chất E không quá 1,2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (6,0 %).

Mất khối lượng do làm khô

Không dược quá 5,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g, 60 oC, phospho pentoxyd, áp suất không quá 0,1 kPa, 3 h).

Trosulfat

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Thử vô khun

Nếu chế phẩm dự định để điều chế thuốc nhỏ mắt mà không hấp tiệt trùng khi pha chế thì phải vô khuẩn (Phụ lục 13.7).

Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 0,8 EU/mg (Phụ lục 13.2) nếu định dùng chế phẩm pha thuốc nh mắt mà không tiến hành loại trừ nội độc tố khi pha chế.

Định lượng

Tiến hành định lượng kháng sinh bằng phương pháp vi sinh vật (Phụ lục 13.9). Dùng bacitracin kẽm chuẩn làm chất đối chiếu.

Bảo quản

Trong bao bì kín, để ở 2 ođến 8 oC. Nếu chế phẩm vô khuẩn, bảo quản trong bao bì kín, vô khuẩn.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Sau đây là các sắc ký đồ có tính chất minh họa.

1. Tạp chất A

5. bacitracin B2

2. Tạp chất B

6. bacitracin B3

3. Tạp chất C

7. bacitracin A

4. bacitracin B1

Sắc ký đồ của dung dịch thử trong phép thử Thành phần của bacitracin đo ở 254 nm

1. Bacitracin B1

3. Bacitracin A

2. Bacitracin B3

4. Tạp chất E

Sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) trong phép thử Tạp chất E đo ở 300 nm

Ghi chú:

Tạp chất A: Bacitracin C1 Tạp chất G: Bacitracin H2
Tạp chất B: Bacitracin C2 Tạp chất H: Bacitracin H3
Tạp chất C: Bacitracin C3 Tạp chất I: Bacitracin I1
Tạp chất D: Bacitracin E Tạp chất J: Bacitracin I2
Tạp chất E: Bacitracin F Tạp chất K: Bacitracin I3
Tạp chất F: Bacitracin H1  

BARI SULFAT

Barii sulfas

BaSO4

P.t.l: 233,4

Tính chất

Bột mịn, trắng hoặc gần như trắng, không lẫn sạn. Thực tế không tan trong nước và các dung môi hữu cơ, rất khó tan trong các dung dịch acid và hydroxyd kiềm.

Định tính

A. Đun sôi 0,2 g chế phẩm với 5 ml dung dịch natri carbonat 50 % trong 5 min. Thêm 10 ml nước vào hỗn hợp và lọc. Acid hóa dịch lọc bằng dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), thêm tiếp vài giọt dung dịch bari clorid 5 % (TT) sẽ có tủa trắng xuất hiện.

B. Rửa cắn còn lại trên phễu ở phép thử 3 lần, mỗi lần với một ít nước. Hòa cắn với 5 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và lọc, thêm vào dịch lọc 0,3 ml dung dịch acid sulfuric loãng (TT), tủa trắng được tạo thành. Tủa này không tan trong dung dịch natri hydroxyd loãng (TT).

Giới hạn acid – kiềm

Đun trên cách thủy 5,0 g chế phẩm với 20 ml nước không có carbon dioxyd (TT) trong 5 min và lọc. Thêm 2 giọt dung dịch xanh bromothymol (TT) vào 10 ml dung dịch lọc. Dung dịch phải chuyển màu khi thêm không quá 0,5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) hoặc 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ).

Muối bari hòa tan

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Dung dịch S: Đun sôi 20,0 g chế phẩm với một hỗn hợp gồm 40 ml nước cất và 60 ml dung dịch acid acetic 2 M (TT) trong 5 min, lọc và pha loãng dịch lọc đã đ nguội thành 100 ml bằng nước cất.

Lấy 2,5 ml dung dịch 0,002 % bari nitrat (TT) trong hỗn hợp dung môi ethanol 96 % – nước (30 : 70) và 10 ml dung dịch acid sulfuric loãng (TT) lắc đều, sau đó để yên 5 min (Dung dịch A).

Dung dịch thử: Trộn 1 ml dung dịch A và 10 ml dung dịch S.

Dung dịch đối chiếu: Trộn 1 ml dung dịch A và 10 ml dung dịch bari mẫu 2 phần triệu Ba (TT).

Sau 10 min dung dịch thử không được đục hơn dung dịch đối chiếu.

Chất tan trong acid

Không được quá 0,3 %.

Bốc hơi trên cách thủy 25 ml dung dịch S và sấy cắn ở 100 ođến 105 ođến khối lượng không đổi. Lượng cắn sau khi sấy khô không được nhiều hơn 15 mg.

Hợp chất sulfur dễ bị oxy hóa

Lắc 1,0 g chế phẩm với 5 ml nước trong 30 s và lọc. Thêm vào dịch lọc 0,1 ml dung dịch hồ tinh bột (TT), thêm 0,1 g kali iodid (TT) và lắc cho tan, thêm tiếp 1,0 ml dung dịch kali iodat 0,36 % mới pha và 1 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT), lắc mạnh. Dung dịch thu được phải có màu đậm hơn dung dịch đối chiếu pha song song, trong cùng điều kiện như trên nhưng không có dung dịch kali iodat.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Pha loãng 10,0 ml dung dịch S thành 20 ml bằng nước. Lấy 12 ml dung dịch thu được để thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng sau khi nung

Không được quá 2,0 %.

(1,0 g; 600 o± 50 ođến khối lượng không đổi).

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Chất cản quang, dùng trong X quang chẩn đoán.

Chế phẩm

Bari sulfat pha hỗn dịch uống.

BẠC NITRAT

Argenti nitras

AgNO3

P.t.l: 169,9

Bạc nitrat phải chứa từ 99,0 % đến 100,5 % AgNO3.

Tính chất

Tinh thể trong suốt không màu hoặc bột kết tinh màu trắng. Rất dễ tan trong nước, tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Hòa tan khoảng 10 mg chế phẩm trong 5 ml nước. Thêm 3 giọt dung dịch acid hydrocloric 10% (TT) sẽ có tủa trắng lổn nhn, tủa này không tan trong dung dịch acid nitric 16% (TT), nhưng tan trong dung dịch amoniac loãng (TT).

B. Hòa tan khoảng 10 mg chế phẩm trong 2 ml nước, thêm 2 ml acid sulfuric (TT). Lắc đều và để nguội. Cho cẩn thận dọc theo thành ống nghiệm 1 ml dung dịch sắt (II) sulfat 8 % vùng tiếp giáp giữa hai lớp có một vòng màu nâu.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Lấy 2 ml dung dịch S, thêm 0,1 ml dung dịch lục bromocresol (TT). Dung dịch phải có màu xanh.

Lấy 2 ml dung dịch S, thêm 0,1 ml dung dịch đỏ phenol (TT). Dung dịch phải có màu vàng.

Các muối lạ

Không được quá 0,3 %.

Thêm 7,5 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) vào 30 ml dung dịch S. Lắc mạnh. Đun nóng trên nồi cách thủy 5 min. Lọc. Bốc hơi 20 ml dịch lọc trên nồi cách thủy đến khô. Sấy cắn ở 100 ođến 105 oC tới khối lượng không đổi. Cắn thu được không quá 2 mg.

Nhôm, bismuth, đồng và chì

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 4 ml dung dịch amoniac đậm đặc (TT) và 6 ml nước. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Định lượng

Hòa tan khoảng 0,300 g chế phẩm trong 50 ml nước. Thêm 2 ml dung dịch acid nitric 2 M (TT) và 1 ml dung dịch sắt (III) amoni sulfat (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch amoni sulfocyanid 0,1 N (CĐ) đến màu vàng hơi đỏ.

ml dung dịch amoni sulfocyanid 0,1 N (CĐ) tương đương với 16,99 mg AgNO3.

Bảo quản

Trong bao bì kín, phi kim loại, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kh trùng.

Chế phẩm

Dung dịch bạc nitrat vô trùng.

BẠC VITELINAT

Argentum vitellinicum

Argyrol

Bạc vitelinat là hợp chất của bạc với vitelin (phospho-protein), phải chứa ít nhất 20,0 % Ag.

Tính chất

Mảnh hoặc phiến màu nâu thẫm hay lục đen bóng, dễ hỏng ngoài không khí, dễ hút ẩm. Tan trong nước và trong glycerin, tan chậm và hoàn toàn trong ethanol 70 %, không tan trong ethanol 96 % và trong ether.

Định tính

A. Nung khoảng 0,5 g chế phẩm, hòa tan cắn trong 5 ml dung dịch acid nitric 16 % (TT), thêm 1 ml dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT) sẽ có tủa trắng lổn nhổn, tủa tan trong amoniac (TT).

B. Đem đốt, chế phẩm sẽ cháy thành than và tỏa ra mùi khét của sừng hay lông cháy.

C. Dung dịch chế phẩm trong dung dịch natri clorid đẳng trương vững bền (khác với protargol).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Hòa tan 0,2 g chế phẩm trong 10 ml nước. Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2) và có màu đỏ nâu. Nhìn xuyên qua, dung dịch có hiện tượng lưỡng sắc nhẹ. Nhìn ở ánh sáng phản chiếu, dung dịch có màu lục. Đ yên 2 h, dung dịch không được có cặn.

Giới hạn kiềm

Không được quá 3,2 % biểu thị bằng natri hydroxyd.

Cân chính xác khoảng 1,000 g chế phẩm trong chén s, đốt rồi nung. Sau khi để nguội, chiết cắn nhiều lần, mỗi lần 10 ml nước sôi cho đến khi dịch chiết không còn màu hồng với dung dịch phenolphtalein (TT). Gộp dịch chiết, thêm 2 giọt đến 3 giọt dung dịch phenolphtalein (TT), chuẩn độ bằng dung dịch acid sulfuric 0,1 N (CĐ) đến khi mất màu hồng.

ml dung dịch acid sulfuric 0,1 N (CĐ) tương đương với 4,0 mg NaOH.

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong 10 ml nước trong một bình nón dung tích 200 ml đến 250 ml. Thêm từ từ đến hết 10 ml dung dịch acid sulfuric 1 N. Để nguội. Thêm 2 g kali permanganat (TT) đã tán nh, cho từ từ từng ít một và khuấy luôn tay. Đun sôi nhẹ hỗn hợp trong khoảng 5 min. Thêm từ từ từng giọt dung dịch sắt (II) sulfat (TT) cho đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng nhạt. Thêm 50 ml nước, 5 ml dung dịch acid nitric 25 % (TT). Đ nguội. Thêm 1 ml dung dịch sắt (III) amoni sulfat (TT) và chuẩn độ bằng dung dịch amoni sulfocyanid 0,1 N (CĐ) tới màu đ.

ml dung dịch amoni sulfocyanid 0,1 N (CĐ) tương đương với 10,79 mg Ag.

Bảo quản

Trong lọ thủy tinh khô, có màu, nút kín, tránh ánh sáng, tránh ẩm.

Tương kỵ

Alcaloid, adrenalin, tanin.

BENZALKONIUM CLORID

Benzalkonii chloridum

Benzalkonium clorid là hỗn hợp các muối alkylbenzyldimethylamoni clorid; mạch alkyl có từ 8 đến 18 carbon. Chế phẩm phải chứa từ 95,0 % đến 104,0 % các muối alkylbenzyldimethylamoni clorid, tính theo C22H40ClN (p.t.l: 354,0) đối với chế phẩm khan.

Tính chất

Bột trắng hoặc trắng hơi vàng hoặc các mảnh trắng hơi vàng như gelatin, hút ẩm, s giống xà phòng. Rất dễ tan trong nước và ethanol. Khi đun nóng, tạo thành một khối nóng chảy trong. Dung dịch trong nước, lắc lên, tạo rất nhiều bọt.

Định tính

A. Hòa tan 80 mg chế phẩm trong nước và pha loãng bằng nước thành 100 ml. Phổ hấp thụ tử ngoại của dung dịch (Phụ lục 4.1) đo từ 220 nm đến 350 nm có 3 cực đại hấp thụ ở 257 nm; 263 nm và 269 nm và một vai ở khoảng 250 nm.

B. Lấy 2 ml dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch), thêm 0,1 ml acid acetic băng (TT) và thêm từng giọt một cho đến hết 1 ml dung dịch natri tetraphenylborat 1 % (TT). Tạo tủa trắng. Lọc. Hòa tan tủa trong một hỗn hợp gồm 1 ml aceton (TT) và 5 ml ethanol 96 % (TT) bằng cách đun nóng không quá 70 oC. Thêm nước từng giọt một vào dung dịch đang nóng cho đến khi dung dịch hơi đục. Đun nóng nhẹ cho đến khi dung dịch trong và để nguội. Tạo tủa tinh thể trắng. Lọc. Rửa các tinh thể này 3 lần, mỗi lần 10 ml nước và làm khô trong chân không trên diphospho pentoxyd (TT) hoặc silica gel khan (TT) ở nhiệt độ không quá 50 oC. Các tinh thể này nóng chy ở 127 ođến 133 oC (Phụ lục 6.7).

C. Lấy 5 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT), thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromophenol (TT) và 5 ml cloroform (TT). Lắc. Lớp cloroform không màu. Thêm 0,1 ml dung dịch S và lắc. Lớp cloroform có màu xanh.

D. Lấy 2 ml dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch), thêm 1 ml dung dịch acid nitric 12,5 % (TT). Tạo tủa trắng, thêm 5 ml ethanol 96 % (TT), tủa tan. Dung dịch này cho phn ứng (A) của clorid (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu của dung dịch đối chiếu V6 (phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Ly 50 ml dung dịch S, thêm 0,1 ml dung dịch đ tía bromocresol (TT). Lượng dung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) hoặc dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) để làm thay đổi màu của chỉ thị không quá 0,1 ml.

Amin và các muối amin

Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 20 ml hỗn hợp gồm 3 thể tích dung dịch acid hydrocloric 1 N và 97 thể tích methanol (TT) bằng cách đun nóng. Thêm 100 ml 2-propanol (TT). Cho khí nitơ sục chậm qua dung dịch. Thêm từ từ 12,0 ml dung dịch tetrabutylamoni hydroxyd 0,1 M (CĐ) và ghi đường cong chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Nếu đường cong chuẩn độ có hai điểm uốn thì thể tích dung dịch chuẩn độ thêm vào giữa hai điểm uốn không được lớn hơn 5,0 ml. Nếu đường cong chuẩn độ không có điểm uốn nào, có nghĩa chế phẩm không đạt yêu cầu của phép thử. Nếu đường cong chuẩn độ có một điểm uốn, làm lại phép thử, nhưng thêm 3,0 ml dung dịch dimethyldecylamin 2,5 % trong 2-propanol trước khi chuẩn độ. Nếu sau khi thêm 12,0 ml dung dịch chuẩn độ mà đường cong chuẩn độ chỉ có một điểm un thì chế phẩm không đạt yêu cầu của phép thử.

Nước

Không được quá 10 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,300 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 2,00 g chế phẩm trong nước và pha loãng bằng nước thành 100,0 ml. Lấy 25 ml dung dịch thu được cho vào một bình gạn, thêm 25 ml cloroform (TT), 10 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N và 10,0 ml dung dịch kali iodid 5,0 % vừa mới pha. Lắc kỹ. Để yên phân lớp, bỏ lớp cloroform. Lắc lớp nước với cloroform (TT) 3 lần, mỗi lần 10 ml. Loại bỏ các lớp cloroform. Cho vào lớp nước 40 ml acid hydrocloric (TT). Để nguội và chuẩn độ bằng dung dịch kali iodat 0,05 M (CĐ) cho đến khi màu nâu đậm gần như biến mất. Thêm 2 ml cloroform (TT) và tiếp tục vừa lắc mạnh vừa chuẩn độ cho đến khi lớp cloroform không có thay đổi màu. Tiến hành chuẩn độ mẫu trắng [hỗn hợp gồm 10,0 ml dung dịch kali iodid 5,0 % vừa mới pha, 20 ml nước và 40 ml acid hydrocloric (TT)].

ml dung dịch kali iodat 0,05 M (CĐ) tương đương với 35,4 mg C22H40ClN.

Loại thuốc

Tẩy ra sát trùng.

BENZATHIN BENZYLPENICILIN

Benzathinum benzylpenicillinum

(C16H18N2O4S)2C16H20N2

P.t.l: 909,0

Benzathin benzylpenicilin là phức hợp của (1:2) N,N’-dibenzylethan-1,2-diamin với acid (2S,5R,6R)-3,3-dimethyl-7-oxo-6-[(phenylacetyl)amino]-4-thia-1-azabicy clo[3.2.0]heptan-2-carboxylic, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % (C16H18N2O4S)2C16H20N2 và từ 24,0 % đến 27,0 % N,N’-dibenzylethylendiamin (ben-zathin C16H20N2p.t.l. 240,3) tính theo chế phẩm khan.

Chế phẩm có chứa hàm lượng nước thay đổi và có thể cha các tác nhân phân tán hoặc tác nhân tạo hỗn dịch.

Tính chất

Bột màu trắng.

Rất khó tan trong nước, dễ tan trong dimethylformamid và formamid, khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của benzathin benzylpenicilin chuẩn.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel đã được silan hóa.

Dung môi khai triển: Aceton – dung dịch amoni acetat 15,4 % (30 : 70), được điều chỉnh đến pH 7,0 bằng amoniac (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 25 mg chế phẩm trong 5 ml methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 25 mg benzathin benzylpenicilin chuẩn trong 5 ml methanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 1 µl các dung dịch trên. Triển khai sắc ký cho đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Làm khô bản mỏng ngoài không khí, để bản mỏng trong hơi iod đến khi các vết xuất hiện. Kiểm tra dưới ánh sáng tự nhiên, hai vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương ứng về vị trí, kích thước và màu sắc với hai vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu. Phép thử ch có giá trị khi trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu cho hai vết tách ra rõ ràng.

C. Cho khoảng mg chế phẩm vào một ống nghiệm có chiều dài 150 mm và đường kính 15 mm. Làm ẩm với 0,05 ml nước và thêm 2 ml dung dịch formaldehyd trong acid sulfuric (TT). Lắc để trộn đều, dung dịch không màu. Đặt ống nghiệm vào trong cách thủy trong 1 min, màu nâu đ xuất hiện.

D. Thêm vào 0,1 g chế phẩm 2 ml dung dịch natri hydroxyd 1 M (TT), lắc đều trong 2 min. Lắc hỗn hợp trên hai lần, mỗi lần với 3 ml ether (TT), lấy lớp ether. Gộp các dịch ether, bay hơi đến khô và hòa tan cắn trong 1 ml ethanol 50 % (TT). Thêm 5 ml dung dịch acid picric (TT)đun nóng ở 90 otrong 5 min và làm nguội từ từ. Lọc lấy tinh thể thu được, kết tinh lại trong ethanol 25 % có chứa 1 % acid picric (TT). Nhiệt độ nóng chảy của tinh thể thu được khoảng 214 o(Phụ lục 6.7).

Giới hạn acid – kiềm

Cân 0,50 g chế phẩm, thêm 100 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và lắc trong 5 min. Lọc qua phễu lọc xốp. Thêm vào 20 ml dịch lọc 0,1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT). Dung dịch có màu xanh lá hoặc vàng. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,02 N (CĐ) để chuyển màu của chỉ thị sang màu xanh da trời không quá 0,2 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Các dung dịch được chuẩn bị ngay trước khi dùng. Dùng máy lc siêu âm để hòa tan mẫu thử (khoảng 2 min), tránh để tăng nhiệt độ của mẫu thử.

Pha động A: Hỗn hợp dung dịch kali dihydrophosphat 3,4 % đã được chnh đến pH 3,5 bằng acid phosphoric – methanol – nước (10 : 30 : 60).

Pha động B: Hỗn hợp dung dịch kali dihydrophosphat 3,4 % đã được chnh đến pH 3,5 bằng acid phosphoric – nước – methanol (10 : 30 : 60).

Dung dịch thử: Hòa tan 70,0 mg chế phẩm trong 25 ml methanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng dung dịch có chứa kali dihydrophosphat 0,68 % và dinatri hydrophosphat 0,102 %.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 70,0 mg benzathin benzylpenicilin chun trong 25 ml methanol (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng dung dịch có chứa kali dihydrophosphat 0,68 % và dinatri hydrophosphat 0,102%.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100,0 ml bằng pha động A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,0 mm) được nhồi pha tĩnh là end-capped octadecylsilyl silica gel (5 µm).

Nhiệt độ cột: 40 oC.

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  10

75

25

10  20

75 → 0

25 → 100

20  55

0

100

55  70

75

25

Tiến hành sắc ký dung dịch thử, các dung dịch đối chiếu.

Kim tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), thời gian lưu tương đối so với benzylpenicilin của benzathin khoảng 0,3 đến 0,4 và của tạp chất C (acid benzylpeniciloic benzathid) khoảng 2,4. Điều chỉnh tỷ lệ methanol trong pha động nếu cần thiết.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích của pic tương ứng với tạp chất C không được lớn hơn hai lần tổng diện tích hai pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (2,0 %).

Bất kỳ pic phụ nào khác không được lớn hơn tổng diện tích hai pic chính của dung dịch đối chiếu (2) (1,0%).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần tổng diện tích hai pic chính của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Nước

Từ 5,0 % đến 8,0 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,300 g chế phẩm.

Thử vô khuẩn

Nếu chế phẩm dự định dùng để sản xuất thuốc tiêm mà không tiến hành tiệt khuẩn nữa thì phải đạt phép thử về độ vô khuẩn (Phụ lục 13.7).

Nội độc tố vi khuẩn

Lắc 20 mg chế phẩm với 20 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (TT) đã được pha loãng 1 thành 100, lắc kỹ và ly tâm. Lấy dịch trong tiến hành thử (Phụ lục 13.2, phương pháp E).

Nội độc tố vi khuẩn phải ít hơn 0,13 EU/ml. Nếu chế phẩm dự định dùng đ pha thuốc tiêm mà không tiến hành các biện pháp loại nội độc tố vi khuẩn thì phải đáp ứng yêu cầu này.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Các dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1) và cột sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Pha động: Hỗn hợp dung dịch đệm phosphat pH 3,5- methanol – nước (10 : 35 : 55).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký dung dịch thử, dung dịch đối chiếu (1).

Dựa vào diện tích pic đáp ứng, tính toán hàm lượng của benzathin và benzathin benzylpenicilin. Hàm lượng benzathin benzylpenicilin bằng hàm lượng của benzylpenicilin nhân với hệ số 1,36.

Bảo quản

Trong đồ bao gói kín.

Nếu là nguyên liệu vô khuẩn: Trong đồ bao gói kín, vô khuẩn và tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.

Nhãn

Phải quy định rõ thời hạn sử dụng và điều kiện bảo quản.

Ghi rõ tên và hàm lượng của tác nhân phân tán hoặc tác nhân tạo hỗn dịch.

Ghi rõ nếu nguyên liệu vô khuẩn hoặc không có nội độc tố vi khun.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Thuốc tiêm, viên nén và hỗn dịch ung.

BENZYLPENICILIN KALI

Benzylpenicilinum kalicum

C16H17KN2O4S

P.t.l: 372,5

Benzylpenicilin kali là kali (2S,5R,6R)-3,3-dimethyl-7-oxo-6-[(phenylacetyl)amino]-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylat, được sản xuất bằng cách nuôi cấy chng Penicilium notatum hoặc các chng cùng họ hay điều chế bằng các phương pháp khác; phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C16H17KN2O4S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gn như trắng. Rất tan trong nước, thực tế không tan trong dầu béo và dầu parafin.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm 1: A, D.

Nhóm 2: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với ph hấp thụ hồng ngoại của benzylpenicilin kali chuẩn.

B. Tiến hành sắc ký lớp mỏng theo định tính các penicilin (Phụ lục 8.2).

C. Chế phẩm phải cho phản ứng B trong phép thử phản ứng màu của các penicilin và cephalosporin (Phụ lục 8.3).

D. Chế phẩm phải cho phản ứng (A) của kali (Phụ lục 8.1).

pH

Từ 5,5 đến 7,5 (Phụ lục 6.2).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Góc quay cực riêng

Từ +270o đến +300o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Độ hấp thụ

Hòa tan 94,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Đo độ hấp thụ ánh sáng (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được tại các bước sóng 325 nm, 280 nm và tại cực đại hấp thụ 264 nm, pha loãng dung dịch nếu cần thiết để đo độ hấp thụ tại bước sóng 264 nm.

Độ hấp thụ tại bước sóng 325 nm và 280 nm không được lớn hơn 0,10 và tại cực đại hấp thụ 264 nm phải từ 0,80 đến 0,88 tính theo dung dịch không pha loãng (1,88 g/l).

Kiểm tra độ phân giải của máy quang phổ (Phụ lục 4.1), tỷ lệ các độ hấp thụ ít nhất phải bằng 1,7.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Pha động A: Dung dịch đệm pH 3,5 – methanol – nước (10 : 30 : 60).

Pha động B: Dung dịch đệm pH 3,5 – nước – methanol (10 : 40 : 50).

Dung dịch đệm pH 3,5: Dung dịch kali dihydrophosphat 6,8 % (TT) được điều chỉnh đến pH 3,5 bằng dung dịch có cha 500 g/l dung dịch acid phosphoric 2 M (TT).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 80,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 50,0 mg benzylpenicilin natri chuẩn trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10,0 mg benzylpenicilin natri chuẩn và 10,0 mg acid phenylacetic (TT) (tạp chất B) trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 4,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100,0 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt  bước sóng 225 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl. Tiến hành sắc ký đẳng dòng với thành phần pha động như thời điểm 0 của chương trình dung môi với dung dịch đối chiếu (2) và (3). Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi ở trên với dung dịch thử (2) và với mẫu trắng là nước.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(tt/tt)

Pha động B

(tt/tt)

0  tR

70

30

tR – (tR + 20)

70 → 0

30 → 100

(tR + 20) – (tR + 35)

0

100

(tR + 35) – (tR + 50)

70

30

tR = Thời gian lưu của benzylpenicilin được xác định ở sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3).

Nếu phải điều chỉnh các thành phần của pha động để đạt độ phân giải như yêu cầu thì việc điều chỉnh sẽ được áp dụng tại thời điểm 0 của chương trình dung môi và trong mục Định lượng.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất B với pic của benzylpenicilin ít nhất là 6,0; điều chỉnh tỷ lệ pha động : B nếu cần.

Giới hạn:

Tất cả các tạp chất: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đ của dung dịch đối chiếu (3) (1 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (2S,5R,6R)-6-amino-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (acid 6-aminopenicilanic).

Tạp chất B: Acid phenylacetic.

Tạp chất C: Acid (2S,5R,6R)-6-[[(4-hydroxyphenyl)acetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic.

Tạp chất D: Acid (3S,7R,7aR)-5-benzyl-2,2-dimethyl-2,3,7,7a-tetrahydroimidazo[5,1-b]thiazol-3,7-dicarboxylic (acid penilic của benzylpenicilin).

Tạp chất E: Acid (4S)-2-[carboxy[(phenylacetyl)amino]methyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (các acid peniciloic của benzylpenicilin).

Tạp chất F: Acid (2RS,4S)-2-[[(phenylacetyl)amino]methyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (các acid peniloic của benzylpenicilin).

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Nội độc tố vi khuẩn

Phải nhỏ hơn 0,16 EU/mg (Phụ lục 13.2; phương pháp đo màu tại điểm dừng). Nếu chế phẩm dùng để pha thuốc tiêm mà không có phương pháp hữu hiệu để loại bỏ nội độc tố vi khuẩn thì phải đạt yêu cầu này.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Pha động: Đẳng dòng với thành phần pha động A và B như thời điểm 0 của chương trình dung môi, có th điều chỉnh nếu cần.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1).

Tính hàm lượng của C16H17KN2O4S trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng của benzylpenicilin natri chuẩn.

Hàm lượng của C16H17KN2O4S bằng hàm lượng benzylpenicilin natri nhân với 1,045.

Bảo quản

Trong bao bì kín. Nếu chế phẩm là vô khuẩn, bảo quản trong bao bì kín và vô khuẩn.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

BENZYLPENICILIN NATRI

Benzylpenicilinum natricum

C16H17N2NaO4S

P.t.l: 356,4

Benzylpenicilin natri là natri (2S,5R,6R)-3,3-dimethyl-7-oxo-6-[(phenylacetyl)amino]-4-thia-1-azabicyclo [3.2.0]heptan-2-carboxylat, được sản xuất bằng cách nuôi cấy chủng Penicilium notatum hoặc các chng cùng họ hoặc bằng các phương pháp khác, phải chứa từ 96,0 % đến 102,0 % C16H17N2NaO4S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng. Rất tan trong nước, thực tế không tan trong dầu béo và dầu parafin.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của benzylpenicilin natri chuẩn.

B. Tiến hành sắc ký lớp mỏng theo định tính các penicilin (Phụ lục 8.2).

C. Chế phẩm phải cho phản ứng B trong phép thử phản ứng màu của các penicilin và cephalosporin (Phụ lục 8.3).

D. Chế phẩm phải cho phản ứng của natri (Phụ lục 8.1).

pH

Từ 5,5 đến 7,5 (Phụ lục 6.2).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Góc quay cực riêng

Từ +285o đến +310o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,500 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Độ hấp thụ

Hòa tan 90,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Đo độ hấp thụ ánh sáng (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được tại các bước sóng 325 nm, 280 nm và tại cực đại hấp thụ 264 nm, pha loãng dung dịch nếu cần thiết để đo độ hấp thụ tại 264 nm.

Độ hấp thụ tại bước sóng 325 nm và 280 nm không được lớn hơn 0,10 và tại cực đại hấp thụ 264 nm phải từ 0,80 đến 0,88 tính theo dung dịch không pha loãng (1,80 g/l).

Kiểm tra độ phân giải của máy quang phổ (Phụ lục 4.1), tỷ lệ các độ hấp thụ ít nhất phải bằng 1,7.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chun bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Pha động A: Dung dịch đệm pH 3,5- methanol – nước (10 : 30 : 60).

Pha động B: Dung dịch đệm pH 3,5- nước – methanol (10 : 40 : 50).

Dung dịch đệm pH 3,5: Dung dịch kali dihydrophosphat 6,8 % được điều chỉnh đến pH 3,5 bằng dung dịch có chứa 500 g/l dung dịch acid phosphoric 2 M (TT).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Hòa tan 80,0 mg chế phẩm trong nước và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 50,0 mg benzylpenicilin natri chuẩn trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10,0 mg benzylpenicilin natri chuẩn và 10,0 mg acid phenylacetic (TT) (tạp chất B) trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 4,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 100,0 ml bằng nước.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 225 nm.

Tc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl. Tiến hành sắc ký đẳng dòng với thành phần pha động như thời điểm 0 của chương trình dung môi với dung dịch đối chiếu (2) và (3). Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi ở trên với dung dịch thử (2) và với mẫu trắng là nước.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(tt/tt)

Pha động B

(tt/tt)

– tR

70

30

tR – (tR + 20)

70 → 0

30 → 100

(tR 20) – (tR + 35)

0

100

(tR + 35) – (tR + 50)

70

30

tR = Thời gian lưu của benzylpenicilin được xác định ở sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3).

Nếu phải điều chỉnh các thành phần của pha động để đạt độ phân giải như yêu cầu thì việc điều chỉnh sẽ được áp dụng tại thời điểm 0 của chương trình dung môi và trong mục Định lượng.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất B với pic của benzylpenicilin ít nhất là 6,0; điều chỉnh tỷ lệ : B trong pha động nếu cần.

Giới hạn:

Tất cả các tạp chất: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (1 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (2S,5R,6R)-6-amino-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1-azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic (acid 6-aminopenicilanic).

Tạp chất B: Acid phenylacetic.

Tạp chất C: Acid (2S,5R,6R)-6-[[(4-hydroxyphenyl)acetyl]amino]-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia-1- azabicyclo[3.2.0]heptan-2-carboxylic.

Tạp chất D: Acid (3S,7R,7aR)-5-benzyl-2,2-dimethyl-2,3,7,7a-tetrahydroimidazo[5,1-b]thiazol-3,7-dicarboxylic (acid penilic của benzylpenicilin).

Tạp chất E: Acid (4S)-2-[carboxy[(phenylacetyl)amino]methyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (các acid peniciloic của benzylpenicilin).

Tạp chất F: Acid (2RS,4S)-2-[[(phenylacetyl)amino]methyl]-5,5-dimethylthiazolidin-4-carboxylic (các acid peniloic của benzylpenicilin).

Acid 2-ethylhexanoic

Không được quá 0,5 % (kl/kl) (Phụ lục 10.17).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Nội độc tố vi khuẩn

Phải nhỏ hơn 0,16 EU/mg (Phụ lục 13.2; phương pháp đo màu tại điểm dừng). Nếu chế phẩm dùng để pha thuốc tiêm mà không có phương pháp hữu hiệu để loại bỏ nội độc tố vi khuẩn thì phải đạt yêu cầu này.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Pha động: Đẳng dòng với thành phần pha động A và B như thời điểm 0 của chương trình dung môi, có thể điều chỉnh nếu cần.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1).

Tính hàm lượng của C16H17N2NaO4S trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1), dung dịch đối chiếu (1) và hàm lượng C16H17N2NaO4S trong benzylpenicilin natri chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín. Nếu chế phẩm là vô khuẩn, bảo quản trong bao bì kín và vô khuẩn.

Loại thuốc

Kháng sinh.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

BERBERIN CLORID

Berberini chloridum

C20H18NO4Cl.2H2O P.t.l: 407,9

Berberin clorid là 9,10-dimethoxy-5,6-dihydro[1,3]dioxolo[4,5-g]isoquino[3,2-a]isoquinolin-7-ium clorid dihydrat, phải cha từ 95,0 % đến 102,0 % C20H18NO4Cl, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Tinh thể hay bột kết tinh màu vàng, không mùi, có vị rất đắng. Tan trong nước nóng, khó tan trong ethanol và nước, rt khó tan trong cloroform, không tan trong ether.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của berberin clorid chuẩn.

B. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 20 ml nước bằng cách đun nóng. Thêm 0,5 ml acid nitric đậm đặc (TT), làm lạnh, để yên 10 min, lọc. Lấy 3 ml dịch lọc và thêm 1 ml dung dịch bạc nitrat 2 % (TT), sẽ xut hiện tủa trắng. Tủa này không tan trong acid nitric loãng (TT), nhưng tan được trong dung dịch amoniac (TT) quá tha.

C. Hòa tan 5 mg chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT). Lắc đều, thêm một ít bột cloramin B (TT) sẽ có màu đỏ anh đào.

Giới hạn acid

Lắc 0,10 g chế phẩm với 30 ml nước không có carbon dioxyd (TT), lọc. Thêm vào dịch lọc 2 giọt dung dịch phenolphtalein (TT) và 0,10 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ), màu vàng phải chuyển sang vàng cam ri đến màu đ.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Định lượng.

Dung dịch thử: Hòa tan chính xác 0,010 g chế phẩm trong 100,0 ml pha động.

Dung dịch đối chiếu: Hút chính xác 4 ml dung dịch thử pha loãng với pha động thành 100,0 ml.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu, điều chỉnh độ nhạy của hệ thống sao cho chiều cao của pic berberin thu được từ sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu bằng khoảng 10 % thang đo.

Tiến hành sắc ký dung dịch thử với thời gian gấp 2 lần thời gian lưu của berberin.

Yêu cầu: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, tổng diện tích các pic phụ không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Sulfat

Không được quá 0,048 %.

Dung dịch thử: Lắc 1,0 g chế phẩm với 48 ml nước và 2 ml dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT) trong 1 min, lọc. Bỏ 5 ml dịch lọc đầu, lấy 25 ml dịch lọc tiếp theo và thêm nước đến 50 ml trong ống Nessler.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 0,50 ml dung dịch acid sulfuric 0,01 N (TT), thêm 1 ml dung dịch acid hydrocloric 10 % (TT), thêm 5 giọt đến 10 giọt dung dịch xanh bromophenol 0,1 % trong ethanol 50 % và thêm nước đến 50 ml trong ống Nessler.

Cho vào mỗi ống 2 ml dung dịch bari clorid 0,5 M (TT), lắc kỹ, để yên 10 min. So sánh độ đục tạo thành trong ống thử và ống đối chiếu, dung dịch thử không được đục hơn dung dịch đối chiếu.

Kim loại nặng

Không được quá 30 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp 3. Dùng 3 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Nước

Từ 8 % đến 12 % (Phụ lục 10.3).

Dùng 0,1 g chế phẩm.

Tro sulfat

Không được quá 0,10 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 3,4 g kali dihydrophosphat (TT) và 1,7 g natri laurylsulfat (TT) trong hỗn hợp nước – acetonitril (1 : 1) và pha loãng thành 1000 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 0,010 g chế phẩm, hòa tan trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn: Cân chính xác khoảng 0,010 g berberin clorid chuẩn, hòa tan trong pha động và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 1 mg berberin clorid chuẩn và 1 mg palmatin clorid chuẩn trong 10 ml pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt  bước sóng 345 nm.

Nhiệt độ cột: 40 oC.

Tốc độ dòng: Điều chỉnh tốc độ dòng sao cho thời gian lưu của berberin khoảng 10 min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Tiến hành sắc ký dung dịch phân giải, thứ tự rửa giải lần lượt là pic palmatin và pic berberin, độ phân giải giữa hai pic không nhỏ hơn 1,5.

Tiêm riêng biệt 5 lần dung dịch chuẩn, độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic berberin không lớn hơn 1,5 %.

Tiến hành sắc ký các dung dịch thử và dung dịch chuẩn.

Tính hàm lượng berberin clorid, C20H18NO4Cl, trong chế phẩm dựa vào diện tích pic trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn, dung dịch thử và hàm lượng C20H18NO4Cl trong berberin clorid chuẩn.

Bảo quản

Đóng gói kín, để chỗ thoáng mát, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Kháng khuẩn.

Chế phẩm

Viên nén.

BETAMETHASON

Betamethasonium

C22H29FO5

P.t.l: 392,5

Betamethason là 9-fluoro-1,17,21-trihydroxy-16β-methylpregna-1,4-dien-3,20-dion, phải chứa từ 97,0 % đến 103,0 % C22H29FO5tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hay gần như trắng.

Thực tế không tan trong nước, ít tan trong ethanol, rất ít tan trong methylen clorid.

Định tính

Có th chọn một trong 2 nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, C.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Ph hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với ph hấp thụ hồng ngoại của betamethason chuẩn. Nếu phổ hồng ngoại của mẫu thử và mẫu chuẩn ở trạng thái rắn khác nhau, thì hòa tan riêng biệt chế phẩm và betamethason chuẩn trong một lượng tối thiểu methylen clorid (TT), bốc hơi đến khô trên nồi cách thy. Ghi phổ mới của các cắn thu được.

B. Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Lấy 2,0 ml dung dịch cho vào ống nghiệm có nút mài, thêm 10,0 ml dung dịch phenylhydrazin trong acid sulfuric (TT), trộn đều và đun trong cách thủy ở 60 otrong 20 min. Làm nguội ngay. Độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được đo ở bước sóng 419 nm không được lớn hơn 0,10.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Butanol đã bão hòa với nước – toluen – ether (5 : 10 : 85).

Dung dịch thử: Hòa tan 10 mg chế phẩm trong hỗn hợp methanol – methylen clorid (1 : 9) và pha loãng thành 10 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg betamethason chuẩn trong hỗn hợp methanol – methylen clorid (1 : 9) và pha loãng thành 20 ml với cùng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg dexamethason chuẩn trong dung dịch đối chiếu (1) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành:

Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Để bản mỏng khô ngoài không khí và quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải tương tự về vị trí, kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

Phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric trong ethanol (TT)Sấy bản mỏng ở 120 otrong 10 min hoặc tới khi các vết xuất hiện. Để nguội. Quan sát dưới ánh sáng ban ngày và ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Vết chính thu được trong sắc ký đồ của dung dịch thử phải giống về vị trí, màu sắc trong ánh sáng ban ngày, huỳnh quang trong đèn tử ngoại ở bước sóng 365 nm và kích thước với vết chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1). Phép thử ch có giá tr khi sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) cho 2 vết, tuy nhiên có thể chưa tách hoàn toàn.

D. Trộn khoảng 5 mg chế phẩm với 45 mg magnesi oxyd nặng (TT) và nung trong chén nung đến khi cắn hầu như trắng hoàn toàn (thường ít hơn 5 min). Để nguội, thêm 1 ml nước, 0,05 ml dung dịch phenolphtalein (TT1) và khoảng 1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) để làm cho dung dịch mất màu. Lọc. Thêm 1,0 ml dịch lọc vào một hỗn hợp mới pha gồm 0,1 ml dung dịch alizarin S (TT) và 0,1 ml dung dịch zirconyl nitrat (TT). Trộn đều, để yên 5 min và so sánh màu của dung dịch thu được với màu của mẫu trắng được chuẩn bị trong cùng điều kiện. Dung dịch thử có màu vàng và dung dịch mu trắng có màu đỏ.

E. Thêm khoảng 2 mg chế phẩm vào 2 ml acid sulfuric (TT) và lắc cho tan. Trong vòng 5 min, màu nâu đ xuất hiện. Thêm dung dịch trên vào 10 ml nước và trộn đều. Màu biến mất và dung dịch vẫn trong.

Góc quay cực riêng

Hòa tan 0,125 g chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Góc quay cực riêng phải từ +118o đến +126o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Trong một bình định mức dung tích 1000 ml trộn 250 ml acetonitril (TT) với 700 ml nước và để cân bằng, điều chỉnh th tích đến 1000 ml bằng nước  lại trộn đều.

Pha động B: Acetonitril (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 25,0 mg chế phẩm trong một hỗn hợp đồng thể tích acetonitril (TT) và methanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 2 mg betamethason chuẩn và 2 mg methylprednisolon chuẩn trong pha động A và pha loãng thành 100,0 ml với cùng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml với pha động A.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh C (5 µm).

Nhiệt độ cột: 45 oC.

Detector quang phổ tử ngoại ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 2,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

Ghi chú

0

100

0

Đẳng dòng

15

100

0

Bắt đầu gradient

40

0

100

Kết thúc chương trình sắc ký, quay v 100 % pha động A

41

100

0

Bắt đầu cân bằng cột với pha động A

46=0

100

0

Kết thúc cân bằng cột, bắt đầu chương trình sắc ký với mu tiếp theo

Cân bằng cột với pha động B trong thời gian ít nhất là 30 min và sau đó với pha động A trong 5 min. Đối với các lần sắc ký tiếp theo, dùng các điều kiện đã mô tả từ 40 min đến 46 min.

Điều chỉnh độ nhạy của hệ thống để chiều cao của pic chính trong sắc ký đồ thu được với dung dịch đối chiếu (2) ít nhất bằng 50 % thang đo.

Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu (1), thời gian lưu của methylprednisolon khoảng 11,5 min và betamethason khoảng 12,5 min. Phép thử chỉ có giá trị khi độ phân giải giữa các pic tương ứng với methylprednisolon và betamethason không nhỏ hơn 1,5; nếu cần điều chỉnh nồng độ acetonitril trong pha động A.

Tiêm riêng biệt mẫu trắng là hỗn hợp đồng thể tích acetonitril (TT) và methanol (TT), dung dịch thử và dung dịch đối chiếu (2).

Giới hạn: Trong sắc ký đồ thu được của dung dịch thử:

Diện tích của bất kỳ pic phụ nào, ngoài pic chính không được lớn hơn diện tích pic chính trong sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (2) (1,0 %) và chỉ được phép có 1 pic có diện tích lớn hơn một nửa diện tích pic chính trong sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Tổng diện tích các pic, ngoài pic chính không được lớn hơn hai lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (2) (2,0 %).

Bỏ qua pic tương ứng với mẫu trắng và pic nào có diện tích nhỏ hơn 0,05 lần diện tích của pic chính trong sắc ký đồ thu được từ dung dịch đối chiếu (2).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g, 100 ođế105 oC).

Định lượng

Hòa tan 0,100 g chế phẩm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch này thành 100,0 ml với ethanol 96 % (TT). Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở bước sóng cực đại 238,5 nm. Tính hàm lượng C22H29FO5, lấy giá trị (1 %, 1 cm) ở bước sóng 238,5 nm là 395.

Bảo quản

Trong lọ nút kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Corticosteroid.

Chế phẩm

Viên nén.

BETAMETHASON DIPROPIONAT

Betamethasoni dipropionas

C28H37FO7

P.t.l: 504,6

Betamethason dipropionat là 9-fluoro-11β-hydroxy-16β -methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-17,21-diyl dipropionat, phải chứa từ 97,0 % đến 102,0 % C28H37FO7, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, thực tế không tan trong nước, dễ tan trong aceton và trong methylen clorid, hơi tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của betamethason dipropionat chuẩn.

B. Hòa tan 10,0 mg chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Lấy 2,0 ml dung dịch này cho vào một ống thủy tinh có nút mài, thêm 10,0 ml dung dịch phenylhydrazin – acid sulfuric (TT). Trộn đều và đun nóng trong cách thủy ở 60 otrong 20 min. Làm nguội ngay. Độ hấp thụ của dung dịch thu được đo ở bước sóng 419 nm (Phụ lục 4.1) không được lớn hơn 0,10.

C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel F254.

Dung môi khai triển: Trộn hỗn hợp gồm 1,2 thể tích nước và 8 thể tích methanol (TT) với hỗn hợp gồm 15 thể tích ether (TT) và 77 thể tích methylen clorid (TT).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 25 mg chế phẩm trong methanol (TT) bằng cách đun nóng nhẹ và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi (dung dịch A). Pha loãng 2 ml dung dịch A thành 10 ml bằng methylen clorid (TT).

Dung dịch thử (2): Lấy 2 ml dung dịch A cho vào một ng nghiệm dung tích 15 ml có nút mài hoặc có nắp đậy bằng polytetrafluoroethylen. Thêm 10 ml dung dịch bão hòa kali hydrocarbonat trong methanol (TT), sục ngay khí nitơ qua dung dịch trong 5 min. Đậy ống. Đun nóng trong cách thy ở 45 otrong 2 h, tránh ánh sáng. Để nguội.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 25 mg betamethason dipropionat chuẩn trong methanol (TT) bằng cách đun nóng nhẹ và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi (dung dịch B). Pha loãng 2 ml dung dịch B thành 10 ml bằng methylen clorid (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Lấy 2 ml dung dịch B cho vào một ống nghiệm dung tích 15 ml có nút mài hoặc có nắp đậy bằng polytetrafluoroethylen. Thêm 10 ml dung dịch bão hòa kali hydrocarbonat trong methanol (TT) và cho sục ngay khí nitrogen qua dung dịch trong min. Đậy ống nghiệm. Đun nóng trong cách thủy ở 45 oC, tránh ánh sáng, trong 2 h. Để nguội.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng mỗi dung dịch 5 µl. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Để bản mỏng khô ngoài không khí và kiểm tra dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Vết chính trên sắc ký đồ của mỗi dung dịch thử phải có vị trí và kích thước tương ứng với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu tương ứng.

Phun lên bản mỏng dung dịch acid sulfuric trong ethanol (TT). Sấy ở 120 otrong 10 min hoặc cho đến khi xuất hiện các vết. Để nguội. Kiểm tra sắc ký đồ dưới ánh sáng ban ngày và dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm.

Vết chính trên sắc ký đồ của mỗi dung dịch thử có vị trí, màu sắc (khi quan sát dưới ánh sáng ban ngày) hoặc có huỳnh quang (dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm) và kích thước giống với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu tương ứng.

Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) và dung dịch đối chiếu (2) có giá trị Rf thấp hơn hẳn giá trị Rf của các vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1) và dung dịch đối chiếu (1).

D. Lấy 2 mg chế phẩm cho vào 2 ml acid sulfuric (TT), lắc cho tan. Trong vòng 5 min, xuất hiện màu nâu đỏ. Đổ dung dịch này vào 10 ml nước và trộn đều. Màu biến mất, dung dịch trong.

E. Trộn 5 mg chế phẩm với 45 mg magnesi oxyd nặng (TT) và nung trong chén cho đến khi tạo cắn gần như trắng (thường dưới 5 min). Đ nguội, thêm 1 ml nước, 0,05 ml dung dịch phenolphtalein (TT1và khoảng 1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) để làm cho dung dịch mất màu. Lọc. Ly 1,0 ml dịch lọc cho vào một hỗn hợp vừa mới pha gồm 0,1 ml dung dịch alizarin S (TT) và 0,1 ml dung dịch zirconyl nitrat (TT). Trộn đều, để yên trong 5 min. So sánh màu của dung dịch thu được với màu của mẫu trắng được tiến hành trong cùng điều kiện. Dung dịch thử có màu vàng, mẫu trắng có màu đỏ.

Góc quay cực riêng

Từ +84o đến +88o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Trộn cẩthận 35 ml nước với 56 ml acetonitril (TT). Để yên cho hỗn hợp cân bằng. Thêm nước đ 100 ml và trộn đều.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 60,0 mg chế phẩm trong pha động và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (1) thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5 mg betamethason dipropionat chuẩn để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa các tạp chất B, C, D, E và G) trong pha động và pha loãng thành 2,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử (1) thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 60 mg betamethason dipropionat chuẩn trong pha động và pha loãng thành 25,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 5 mg betamethason dipropionat chuẩn dùng để định tính pic (chứa tạp chất H) trong pha động và pha loãng thành 2,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (10 cm x 2,0 mm) được nhồi pha tĩnh C (2,5 µm).

Nhiệt độ cột: 20 oC ± 2 oC.

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 254 nm.

Tốc độ dòng: 0,2 ml/min.

Thể tích tiêm; 5 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gp 3 lần thời gian lưu của betamethason dipropionat.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo betamethason dipropionat chuẩn đ kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic của các tạp chất B, C, D, E và G. Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo betamethason dipropionat chuẩn dùng để định tính pic và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) để xác định pic của tạp chất H.

Thời gian lưu tương đối so với betamethason dipropionat (thời gian lưu khoảng 10 min): Tạp chất B khoảng 0,4; tạp chất C khoảng 0,5; tạp chất D khoảng 0,7; tạp chất E khoảng 1,2; tạp chất H khoảng 1,7; tạp chất G khoảng 2,1.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), tỷ số đỉnh – hõm (Hp/Hv) ít nhất là 4,0; trong đó Hp là chiều cao đnh pic tạp chất E so với đường nền và Hv là chiều cao tính từ đường nền lên đến đáy hõm giữa pic tạp chất E và pic betamethason dipropionat.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Để tính hàm lượng, nhân diện tích pic của các tạp chất sau với hệ số hiệu chỉnh tương ứng: Tạp chất G là 1,3; tạp chất H là 1,4.

Tạp chất C: Diện tích pic tạp chất C không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Tạp chất B và H: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chuẩn, nếu cần, không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,3 %).

Tạp chất D, E, G: Với mỗi tạp chất, diện tích pic đã hiệu chuẩn, nếu cần, không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 10 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (1,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 9-Fluoro-1,17,21-trihydroxy-16β-methylpregna-1,4-dien-3,20-dion (betamethason).

Tạp chất B: 9-Fluoro-1,21-dihydroxy-16β-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-17-yl propanoat (betamethason 17-propionat).

Tạp chất C: 9-Fluoro-11β,17-dihydroxy-16p-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-21-yl propanoat (betamethason 21-propionat).

Tạp chất D: 21-(Acetyloxy)-9-fluoro-1-hydroxy-16β-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-17-yl propanoat (betamethason 21-acetat 17-propionat).

Tạp cht E: 9-Cloro-1-hydroxy-16β-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-17,21-diyl dipropanoat (beclometason dipropionat).

Tạp chất F: 9,11 β -Epoxy-16p-methyl-3,20-dioxo-9β-pregna-1,4-dien-17,21-diyl dipropanoat (9β,1-epoxybetamethason dipropionat).

Tạp chất G: 9-Fluoro-16β-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-11β,17,21-triyl tripropanoat (betamethason tripropionat).

Tạp chất H: 6α-Bromo-9-fluoro-1-hydroxy-16β-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-17,21-diyl dipropanoat (6α-bromobetamethason dipropionat).

Mất khi lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 105 oC).

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (3).

Tính hàm lượng của C28H37FO7 trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (3) và hàm lượng của C28H37FO7 trong betamethason dipropionat chuẩn.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Corticosteroid.

Chế phẩm

Viên nén, kem thuốc.

BETAMETHASON VALERAT

Betamethasoni valeras

C27H37FO6

P.t.l: 476,6

Betamethason valerat là 9-fluoro-1βp, 21-dihydroxy-16β-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-17-yl pentanoat, phải chtừ 97,0 % đến 103,0 % C27H37FO6tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, dễ tan trong aceton và methylen clorid, tan trong ethanol 96 %. Chảy ở khoảng 192 okèm theo phân hủy.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của betamethason 17-valerat chuẩn. Nếu phổ hấp thụ của chế phẩm và betamethason valerat chuẩn ở trạng thái rắn có sự khác nhau thì hòa tan riêng biệt chế phẩm và betamethason valerat chuẩn trong một lượng tối thiểu methylen clorid (TT), bốc hơi đến khô trên cách thủy và ghi phổ mới của những cắn thu được.

B. Trong phần Tạp chất liên quan, pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có thời gian lưu và đáp ứng tương tự với pic chính thu được trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (2).

Góc quay cực riêng

Từ +77o đến +83o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng và tránh ánh sáng.

Pha động: Acetonitril – nước (50 : 50).

Hỗn hợp dung môi: Acid acetic băng – pha động (1 : 1000).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 12,5 mg betamethason valerat chuẩn để kim tra tính phù hợp của hệ thống (chứa tạp chất D và G) trong 5,0 ml hỗn hợp dung môi. Lấy 1,0 ml dung dịch thu được để hòa tan hỗn hợp tạp chất chuẩn của betamethason valerat (chứa tạp chất C, H và I) có trong lọ chuẩn.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 6 mg betamethason chuẩn (tạp chất A) và 3 mg betamethason 21- valerat chuẩn (tạp chất E) trong 30,0 ml hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm), được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Nhiệt độ cột: 20 oC.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 239 nm.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2,5 lần thời gian lưu của betamethason valerat.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo betamethason valerat chuẩn để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của các tạp chất C, D, G, H và I. Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic của tạp chất A và E. Thời gian lưu tương đối so với betamethason valerat (thời gian lưu khoảng 20 min): Tạp chất khoảng 0,3; tạp chất I khoảng 0,6; tạp chất C khoảng 0,8; tạp chất H khoảng 1,3; tạp chất D khoảng 1,4; tạp chất E khoảng 1,6; tạp chất G khoảng 2,0.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất H với pic của tạp chất D ít nhất là 1,7.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 7 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,7 %).

Tạp chất E và G: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Tạp chất C, H và I: với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,15 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 15 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (1,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05%).

Ghi chú:

Tạp chất A: 9-fluoro-11β, 17,21-trihydroxy-16β methylpregna-1,4-dien-3,20-dion (betamethason).

Tạp chất B: 9-fluoro-1,17-dihydroxy-16β-methylpregna-1,4-dien-3,20-dion (21-deoxy-betamethason).

Tạp chất C: 9-fluoro-11β,21-dihydroxy-16α-methyl-3,20-dioxopregna1,4-dien-17-yl pentanoat (dexamethason 17-valerat).

Tạp chất D: 9-bromo-11β,21dihydroxy-16β-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-17-yl pentanoat (9-bromo-betamethason valerat).

Tạp chất E: 9-fluoro-11β, 17-dihydroxy-16β-methyl-3,20-dioxopregna1,4-dien-21-yl pentanoat (betamethason 21-valerat).

Tạp chất F: 21-hydroxy-16β-methyl-3,20-dioxopregna-1,4,9(11)-trien-17-yl pentanoat (betamethason valerat d-9 (11)).

Tạp chất G: 6α-bromo-9-fluoro-1,21-dihydroxy-16bmethyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-17-yl pentanoat (6α-bromo-betamethason valerat).

Tạp chất H: 9-cloro-1,21-dihydroxy-16β-methyl-3,20-dioxopregna1,4-dien-17-yl pentanoate (beclomethason 17-valerat).

Tạp chất I: 9-fluoro-11β,21-dihydroxy-3,20-dioxopregna-1,4-dien-17-yl pentanoat (9-fluoro-prednisolon 17- valerat).

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC).

Định lượng

Hòa tan 50,0 mg chế phm trong ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng ethanol 96 % (TT). Đo độ hấp thụ (Phụ lục 4.1) của dung dịch thu được ở cực đại hấp thụ 240 nm.

Tính hàm lượng C27H37FO6 theo độ hấp thụ riêng (1 %, 1 cm) của betamethason valerat tại bước sóng 240 nm là 325.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Corticosteroid.

Chế phẩm

Viên nén, kem thuốc.

BIOTIN

Biotinum

C10H16N2O3S P.t.l: 244,3

Biotin là acid 5-[(3aS,4S,6aR)-2-oxohexahydrothieno-[3,4-d]imidazol-4-yl]pentanoic, phải chứa từ 98,5 % đến 101,0 % C10H16N2O3S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể không màu, rất khó tan trong nước và ethanol (96 %), thực tế không tan trong aceton, tan trong các dung dịch loãng của hydroxyd kim loại kiềm.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2 ) của chế phẩm phải phù hợp với ph hấp thụ hồng ngoại của biotin chuẩn.

B. Trong phần Tạp chất liên quan, trên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử (2) có một vết chính có vị trí và kích thước tương tự như vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

C. Hòa tan khoảng 10 mg chế phẩm trong 20 ml nước bằng cách đun nóng. Để nguội. Thêm 0,1 ml nước brom (TT). Nước brom bị mất màu.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong dung dịch natri hydroxyd 0,4 % (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Góc quay cực riêng

Từ +89o đến +93o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bn mng: Silica gel (5 µm).

Dung môi khai triển: Methanol – acid acetic băng – toluen (5 : 25 : 75).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 50 mg chế phẩm trong acid acetic băng (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml bằng acid acetic băng (TT)

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5 mg biotin chuẩn trong acid acetic băng (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (2) thành 20 ml bằng acid acetic băng (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (2) thành 40 ml bằng acid acetic băng (TT).

Các dung dịch này pha ngay trước khi dùng và phải bảo quản tránh ánh sáng chói.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được một khoảng dài 15 cm. Làm khô bản mỏng trong luồng không khí ấm. Để nguội và phun lên bản mỏng dung dịch 4-dimethylaminocinamaldehyd (TT). Kiểm tra ngay sắc ký đồ dưới ánh sáng ban ngày. Bất kỳ vết nào, trừ vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1) cũng không được đậm hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %) và tối đa ch có một vết đậm hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (0,25 %).

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm và tiến hành thử theo phương pháp 3. Dùng 10 ml dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) đ chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Lắc 0,200 g chế phẩm trong 5 ml dimethylformamid (TT). Đun nóng cho đến khi chế phẩm tan hoàn toàn. Thêm 50 ml ethanol (TT) và chuẩn độ bằng dung dịch tetrabutylamoni hydroxyd 0,1 M (CĐ), xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch tetrabutylamoni hydroxyd 0,1 M (CĐ) tương đương với 24,43 mg C10H16N2O3S.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Vitamin.

BISACODYL

Bisacodylum

C22H19NO4

P.t.l: 361,4

Bisacodyl là 4,4’-(pyridin-2-ylmethylen)diphenyl diacetat, phải chứa từ 98,0 % đến 101,0 % C22H19NO4, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng, thực tế không tan trong nước, tan trong aceton, hơi tan trong ethanol 96 %, tan trong các acid vô cơ loãng.

Định tính

Có th chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của bisacodyl chuẩn. Nếu ph hấp thụ hồng ngoại của chế phẩm khác với phổ hấp thụ hồng ngoại của bisacodyl chuẩn thì hòa tan riêng biệt chế phẩm và bisacodyl chuẩn trong cloroform (TT), bốc hơi tới cắn rồi tiến hành ghi phổ của các cắn thu được.

B. Hòa tan 10,0 mg chế phẩm vào dung dịch kali hydroxyd 0,6 % trong methanol và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng dung dịch kali hydroxyd 0,6 % trong methanol. Đo phổ hấp thụ tử ngoại (Phụ lục 4.1) trong khoảng bước sóng từ 220 nm đến 350 nm, dung dịch có một cực đại hấp thụ ở bước sóng 248 nm và một vai ở bước sóng 290 nm. Độ hấp thụ riêng tại cực đại hấp thụ từ 632 đến 672.

C. Điểm chảy: Từ 131 oC đến 135 oC (Phụ lục 6.7).

D. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel GF254.

Dung môi khai triển: Butan-2-on – xylen (50 : 50).

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong aceton (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg bisacodyl chuẩn trong aceton (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 10 cm. Để bản mỏng khô ngoài không khí hoặc nếu cần có thể sấy khô ở nhiệt độ từ 100 oC đến 105 oC. Phun hỗn hợp dung dịch iod 0,05 M – dung dịch acid sulfuric loãng (50 : 50) lên bản mỏng và quan sát. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vị trí và kích thước giống với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 20 ml nước không có carbon dioxyd (TT) vào 1,0 g chế phẩm, lắc, đun sôi, để nguội và lọc. Thêm 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) và 0,1 ml dung dịch đỏ methyl (TT). Dung dịch có màu vàng. Lượng dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) dùng để chuyển màu của dung dịch từ màu vàng sang màu đỏ không quá 0,4 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Chuẩn bị các dung dịch ngay trước khi dùng.

Pha động: Acetonitril – Dung dịch đệm pH 5,0 (45 : 55).

Dung dịch đệm pH 5,0: Dung dịch amoni format 0,158 % (TT) được điều chỉnh đến pH 5,0 bằng acid formic khan (TT).

Hỗn hợp dung môi: Acid acetic băng – acetonitril – nước (4 : 30 : 66).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm vào 25 ml acetonitril (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 2,0 mg bisacodyl chuẩn để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa các tạp chất A, B, C, D và E) vào 1,0 ml acetonitril (TT) và pha loãng thành 2,0 ml bng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 5,0 mg bisacodyl chuẩn dùng để định tính pic (cha tạp chất F) vào 2,5 ml acetonitril (TT) và pha loãng thành 5,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 265 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Th tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 3,5 lần thời gian lưu của bisacodyl.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo bisacodyl chuẩn để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của các tạp chất A, B, C, D và E.

Thời gian lưu tương đối so với bisacodyl (thời gian lưu khoảng 13 min): Tạp chất A khoảng 0,2; tạp chất B khoảng 0,4; tạp chất C khoảng 0,45; tạp chất D khoảng 0,8; tạp chất E khoảng 0,9; tạp chất F khoảng 2,6.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), tỷ số đỉnh – hõm (Hp/Hv) ít nhất là 1,5; trong đó Hp là chiều cao đỉnh pic tạp chất E so với đường nền và Hv là chiều cao tính từ đường nền lên đến đáy hõm giữa pic tạp chất E và pic bisacodyl.

Giới hạn:

Hệ số hiệu chỉnh: Đ tính hàm lượng, nhân diện tích pic của tạp chất A với 0,7.

Tạp chất A, B: Với mỗi tạp chất, diệtícpic đã hiệu chỉnh, nếu cần, không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Tạp chất C, E: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Tạp chất D: Diện tích pic tạp chất D không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Tạp chất F: Diện tích pic tạp chất F không được lớn hơn 3 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,3 %).

Các tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 10 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (1,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 4,4’-(Pyridin-2-ylmethylen)diphenol.

Tạp chất B: 2-[(RS)-(4-Hydroxyphenyl)(pyridin-2-yl)methyl]phenol.

Tạp chất C: 4-[(RS)-(4-Hydroxyphenyl)(pyridin-2-yl)methyl]phenyl acetat.

Tạp chất E: 2-[(RS)-[4-(Acetyloxy)phenyl](pyridin-2-yl)methyl]phenyl acetat.

Tạp chất D và F: chưa biết cấu trúc.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong 60 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid perdoric 0,1 N (CĐ) tương đương với 36,14 mg C22H19NO4.

Bảo quản

Trong bao bì kín, tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Nhuận tràng.

Chế phẩm

Viên nén bao tan trong ruột, viên đạn.

BỘT BÓ

Calci sulfat ustus

Calci sulfat khô

CaSO4.1/2H2O

P.t.l: 145,1

Calci sulfat khô được điều chế bằng cách đun nóng bột thạch cao CaSO4.2H2ở nhiệt độ khoảng 150 oC. Chú ý kiểm soát quá trình đun để chuyển gần hết sang dạng hemihydrat, CaSO4.1/2H2O và tạo ra rất ít calci sulfat khan. Chế phẩm có thể chứa một lượng thích hợp các chất làm tăng hoặc giảm tốc độ ngưng kết.

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng, không mùi hoặc gần như không mùi, dễ hút ẩm. Khó tan trong nước, dễ tan hơn trong các dung dịch acid vô cơ loãng, thực tế không tan trong ethanol 96 %.

Định tính

Chế phẩm phải cho phản ứng định tính của calci và của sulfat (Phụ lục 8.1).

Đặc tính ngưng kết

Lấy 20 g chế phẩm trộn với 10 ml nước ở 15 ođến 20 otrong một cái khuôn hình trụ có đường kính khoảng 2,4 cm. Đ yên 4 min đến 11 min. Bột sẽ đóng cứng lại, sau đó để yên trong 3 h, bột phải có độ cứng đ để chịu được lực khi ấn các ngón tay vào mép mà vẫn duy trì được độ sắc cạnh ở đường viền phía ngoài và không b vỡ vụn.

Mất khi lượng do nung

Từ 4,5 % đến 8,0 %.

(1,00 g, nung đ (khoảng 600 oC) đến khối lượng không đổi).

Bảo quản

Trong bao bì kín.

BỘT TALC

Talcum

Bột talc là magnesi silicat hydrat tự nhiên đã được lựa chọn và làm thành bột mịn. Bột talc tinh khiết có công thức phân tử là [Mg3Si4O10(OH)2; P.t.l: 379,3)]. Có th chứa một lượng khác nhau các chất khoáng, trong đó nhiều nhất là các clorit (nhôm hydrat và magnesi silicat), magnesit (magnesi carbonat), calcit (calci carbonat) và dolomit (calci và magnesi carbonat).

Sản xuất

Bột talc được dẫn xuất từ các trầm tích (deposits) có chứa amiăng không được dùng trong dược dụng. Nhà sản xuất có trách nhiệm chứng minh sản phẩm không có amiăng bằng phép thử xác định amphibol và serpentin. Sự có mặt của amphibol và serpentin được phát hiện bằng phương pháp quang phổ hấp thụ hồng ngoại hoặc nhiễu xạ tia X (phép thử A hoặc B). Nếu thấy các chất trên, kiểm tra tiêu chuẩn hình thái học đặc trưng của amiăng bằng phương pháp soi kính hiển vi quang học thích hợp đ xác định là tremolit hay là chrysolit.

A. Phương pháp quang phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2). Trong khoảng 740 cm-1 đến 760 cm1, dùng thang đo mở rộng, chế phẩm có thể có tremolit hoặc clorit nếu thấy bất cứ dải hấp thụ nào ở 758 ± 1 cm-1Chế phẩm có tremolit nếu di hấp thụ không thay đổi sau khi nung chế phẩm ở 850 otrong ít nhất 30 min. Trong khoảng 600 cm1 đến 650 cm1, dùng thang đo mở rộng, chế phẩm có thể có serpentin, nếu xuất hiện bất cứ dải hấp thụ hoặc vai nào.

B. Tiến hành phương pháp nhiễu xạ tia X theo các điều kiện sau:

Tia bức xạ 40 kV đơn sắc Cu Kα, 24 mA đến 30 mA.

Khe tới: 1o

Khe phát hiện: 0,2o

Tốc độ máy đo góc: 1/10o 2θ/min.

Vùng quét: 10o đến 13o2θ và 24o tới 26o2θ.

Mẫu không định hướng.

Đặt mẫu thử vào trong giá đỡ mẫu; đóng lại và làm trơn bề mặt bằng phiến kính hiển vi thủy tinh đã được làm bóng.

Ghi phổ nhiễu xạ.

Mu thử chứa amphibol khi có pic nhiễu xạ ở 10,5 ± 0,1 o2θ, và chứa serpentin khi có pic nhiễu xạ ở 24,3 ± 0,1o2θ và ở 12,1 ± 0,1o2θ.

Nếu một trong 2 phương pháp trên phát hiện thấy amphibol và/hoặc serpentin, thì tiến hành soi kính hiển vi để xác định tính chất của amiăng.

Khi soi kính hiển vi, amiăng được tìm thấy nếu có các tiêu chí sau:

Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng từ 20:1 đến 100:1, hoặc cao hơn với các sợi dài hơn 5 µm;

Có khả năng phân tách thành các sợi mảnh rất mng; và nếu có 2 hoặc nhiều hơn trong 4 tiêu chí sau:

Các sợi song song xếp thành từng bó.

Các bó sợi bị xơ ở phía cuối.

Các sợi ở dạng hình kim mảnh.

Khối bết lại của các sợi riêng lẻ và/hoặc các sợi có dạng đường cong.

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng, nhẹ, đồng nhất, trơn tay (không ăn tay). Thực tế không tan trong nước, ethanol 96 % và trong các dung dịch acid loãng hay hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A.

Nhóm II: B, C.

A. Phương pháp quang phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2), phổ cho di hấp thụ ở 3677 ± 2 cm-11018 ± 2 cm-1 và 669 ± 2 cm-1.

B. Đun nóng chảy hỗn hợp 0,2 g natri carbonat khan (TT) và 2,0 g kali carbonat (TT) trong chén platin. Thêm vào khối nóng chảy 0,1 g chế phẩm và đun nóng cho đến khi hỗn hợp nóng chảy hoàn toàn. Để nguội và chuyển khối đã nóng chảy vào đĩa bốc hơi bằng 50 ml nước nóng. Thêm acid hydrocloric (TT) cho đến khi hết sủi bọt. Thêm 10 ml acid hydrocloric (TT) và bốc hơi trên cách thủy tới khô. Để nguội. Thêm 20 ml nước, đun tới sôi và lọc (cắn được dùng cho phản ứng định tính C). Lấy 5 ml dịch lọc, thêm 1 ml amoniac (TT) và 1 ml dung dịch amoni clorid 10,7 %, lọc. Thêm 1 ml dung dịch dinatri hydrophosphat 9 % vào dịch lọc, tủa kết tinh trắng được tạo thành.

C. Cắn thu được trong phép thử định tính B cho phản ứng của silicat (Phụ lục 8.1).

Giới hạn acid – kiềm

Đun sôi 2,5 g chế phẩm với 50 ml nước không có carbon dioxyd (TT) dưới ống sinh hàn ngược. Lọc chân không. Thêm 0,1 ml dung dịch xanh bromothymol (TT1) vào 10 ml dịch lọc, màu của dung dịch phải chuyển sang xanh lục khi thêm không quá 0,4 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ). Thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT1) vào 10 ml dịch lọc. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) cần dùng để màu của dung dịch chuyển sang hồng không quá 0,3 ml.

Chất tan trong nước

Không được quá 0,2 %.

Lấy 10,0 g chế phẩm, thêm 50 ml nước không có carbon dioxyd (TT), đun tới sôi và duy trì sôi dưới ống sinh hàn ngược trong 30 min. Để nguội, lọc qua một giấy lọc có tốc độ lọc trung bình và pha loãng dịch lọc thành 50,0 ml bằng nước không có carbon dioxyd (TT). Bốc hơi 25,0 ml dịch lọc tới khô và sấy ở 105 otrong 1 h. Khối lượng cắn thu được không quá 10 mg.

Nhôm

Không được quá 2,0 %.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch S2: Các perclorat trộn với các kim loại nặng dễ gây nổ. Phải tiến hành thao tác cẩn thận khi chuẩn bị dung dịch này. Cân 0,5 g chế phẩm vào một đĩa làm bằng polytetrafluoroethylen có dung tích 100 ml, thêm 5 ml acid hydrocloric (TT), 5 ml acid nitric không có chì và 5 ml acid percloric (TT). Khuấy nhẹ, sau đó thêm 35 ml acid hydrofluoric (TT) và bốc hơi từ từ tới khô. Thêm 5 ml acid hydrocloric (TT) vào cắn, đậy đĩa bằng mặt kính đồng h, đun tới sôi và để nguội. Rửa mặt kính đồng h và đĩa bằng nước. Chuyển dịch thu được vào bình định mức 50 ml, rửa đĩa bằng nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử: Lấy 5,0 ml dung dịch S2, thêm 10 ml dung dịch cesi clorid 2,534 %, 10,0 ml acid hydrocloric (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Các dung dịch đối chiếu: Lấy 4 bình định mức có dung tích 100 ml, mỗi bình có chứa 10,0 ml acid hydrocloric (TT) và 10 ml dung dịch cesi clorid 2,534 %, thêm lần lượt vào mỗi bình 5,0 ml, 10,0 ml, 15,0 ml và 20,0 ml dung dịch nhôm mẫu 100 phần triệu A(TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Đo phổ hấp thụ  bước sóng 309,3 nm, dùng đèn cathod rỗng nhôm làm nguồn bức xạ và ngọn lửa nitro oxyd – acetylen.

Calci

Không được quá 0,9 %.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Lấy 5,0 ml dung dịch S2, thêm 10,0 ml acid hydrocloric (TT), 10 ml dung dịch lanthan clorid (TT), và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Các dung dịch đối chiếu: Lấy 4 bình định mức có dung tích 100 ml, mỗi bình có chứa 10,0 ml acid hydrocloric (TT) và 10 ml dung dịch lanthan clorid (TT), cho lần lượt vào mỗi bình 1,0 ml, 2,0 ml, 3,0 ml và 4,0 ml dung dịch calci mẫu 100 phần triệu Ca (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Đo phổ hấp thụ ở bước sóng 422,7 nm, dùng đèn cathod rỗng calci làm nguồn bức xạ và ngọn lửa nitro oxyd – acetylen.

Sắt

Không được quá 0,25 %.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch S1: Câ10,0 g chế phẩm vào bình nón, vừa lắc vừa thêm từ từ 50 ml dung dịch acid hydrocloric 0,5 M (TT). Lp ống sinh hàn ngược và đun nóng trên cách thủy trong 30 min. Để nguội, chuyển hỗn hợp thu được sang cốc có m và để lắng các chất không hòa tan. Lọc lớp dịch phía trên qua một giấy lọc có tốc độ lọc trung bình vào một bình định mức dung tích 100 ml, giữ lại trong cốc các chất không tan nhiều nhất có thể. Rửa cắn còn lại và cốc 3 lần, mỗi lần với 10 ml nước nóng. Rửa giấy lọc bằng 15 ml nước nóng, để nguội dịch lọc và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử: Lấy 2,5 ml dung dịch S1, thêm 50,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,5 M (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Các dung dịch đối chiếu: Lấy 4 bình định mức có dung tích 100 ml, mỗi bình có chứa 50,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,5 M, cho lần lượt vào mỗi bình 2,0 ml, 2,5 ml, 3,0 ml và 4,0 ml dung dịch sắt mẫu 250 phần triệu Fe (TT) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Đo phổ hấp thụ ở bước sóng 248,3 nm, dùng đèn cathod rỗng sắt làm nguồn bức xạ và ngọn lửa không khí – acetylen. Dùng đèn deuteriun để hiệu chỉnh.

Chì

Không được quá 10 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Dùng dung dịch S1.

Các dung dịch đối chiếu: Lấy 4 bình định mức có dung tích 100 ml, mỗi bình có chứa 50,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,5 M (TT), cho lần lượt vào mỗi bình 5,0 ml, 7,5 ml, 10,0 ml và 12,5 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT1) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Đo phổ hấp thụ ở bước sóng 217,0 nm, dùng đèn cathod rỗng chì làm nguồn bức xạ và ngọn lửa không khí – acetylen.

Magnesi

17,0 % đến 19,5 %.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Pha loãng 0,5 ml dung dịch S2 thành 100,0 ml bằng nước. Lấy 4,0 ml dung dịch thu được, thêm 10,0 ml acid hydrocloric (TT) và 10 ml dung dịch lanthan clorid (TT) và pha loãng thành 100,ml bằng nước.

Các dung dịch đối chiếu: Lấy 4 bình định mức 100 ml, mỗi bình có chứa 10,0 ml acid hydrocloric (TT) và 10 ml dung dịch lanthan clorid (TT), thêm lần lượt vào mỗi bình 2,5 ml, 3,0 ml, 4,0 ml và 5,0 ml dung dịch magnesi mẫu 10 phần triệu Mg (TT1) và pha loãng thành 100,0 ml bằng nước.

Đo phổ hấp thụ ở bước sóng 285,2 nm, dùng đèn cathod rỗng magnesi làm nguồn bức xạ và ngọn lửa không khí – acetylen.

Mất khối lượng do nung

Không được quá 7,0 %.

(1,00 g, 1050 ođến 1100 ođến khối lượng không đổi).

Giới hạn nhiễm khuẩn

Nếu chế phẩm dùng tại chỗ, tổng số vi sinh vật hiếu khí sống lại được (Phụ lục 13.6) không được quá 100 vi khuẩn hiếu khí và nấm trong 1 gam chế phẩm.

Nếu chế phẩm dùng đường uống, tổng số vi sinh vật hiếu khí sống lại được (Phụ lục 13.6) không được quá 1000 vi khuẩn hiếu khí và 100 nấm trong 1 gam chế phẩm.

Nhãn

Nhãn ghi rõ dùng đường uống hay dùng tại chỗ.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Làm tá dược.

BRONIHEXIN HYDROCLORID

Bromhexini hydrochloridum

C14H21Br2ClN2

P.t.l: 412,6

Bromhexin hydroclorid là N-(2-amino-3,5-dibro-mobenzyl)-N-methylcyclohexanamin hydroclorid, phải chứa từ 98,5 % đến 101,5 % C14H21Br2ClN2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, đa hình, rất khó tan trong nước, khó tan trong ethanol và dicloromethan.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, E.

Nhóm II: B, C, D, E.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của bromhexin hydroclorid chuẩn.

Nếu ph đo ở trạng thái rắn khác nhau thì hòa tan riêng biệt chế phẩm và chất chuẩn trong methanol (TT), bốc hơi đến khô và dùng cắn để ghi phổ mới.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)

Bn mng: Silica gel F254.

Dung môi khai triển: Acid acetic băng – nước – butanol (17 : 17 : 66).

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg bromhexin hydroclorid chuẩn trong methanol (TT) và pha loãng thành 10 ml với methanol (TT).

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µl mỗi dung dịch. Triển khai sắc ký đến khi dung môi chạy được khoảng 3/4 chiều dài bản mỏng. Để bản mỏng khô ngoài không khí. Quan sát sắc ký đồ dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Một vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử có vị trí, kích thước tương tự vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

C. Hòa tan 25 mg chế phẩm trong hỗn hợp gồm 1 ml dung dịch acid sulfuric 10 % (TT) và 50 ml nước. Thêm 2 ml dicloromethan (TT) và 5 ml dung dịch cloramin T 2 % (TT) rồi lắc. Ở lớp dưới, xuất hiện màu vàng hơi nâu.

D. Hòa tan khoảng 1 mg chế phẩm trong 3 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT). Dung dịch thu được cho phản ứng của amin thơm bậc nhất (Phụ lục 8.1).

E. Hòa tan khoảng 20 mg chế phẩm trong 1 ml methanol (TT), thêm 1 ml nước. Dung dịch thu được cho phản ứng (A) của ion clorid (Phụ lục 8.1).

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Trộn 0,5 ml acid phosphoric (TT) với 950 ml nước; điều chỉnh đến pH 7,0 bằng triethylamin (TT) (khoảng 1,5 ml); pha loãng thành 1000 ml bằng nước. Trộn 20 thể tích của dung dịch này với 80 thể tích acetonitril (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong methanol (TT) và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 5 mg tạp chất chuẩn C của bromhexin hydroclorid trong methanol (TT), thêm 1,0 ml dung dịch thử rồi pha loãng thành 10,0 ml với methanol (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng methanol (TT). Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng methanol (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (12 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (3 µm).

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 248 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 2,5 lần thời gian lưu của bromhexin.

Thời gian lưu tương đối so với bromhexin (thời gian lưu khoảng 11 min): Tạp chất A khoảng 0,1; tạp chất B khoảng 0,2; tạp chất C khoảng 0,4 và tạp chất khoảng 0,5.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa các pic của tạp chất C và bromhexin ít nhất là 12,0.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích của bất kỳ pic nào ngoài pic chính cũng không được lớn hơn hai lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,2 %); tối đa chỉ có một pic có diện tích lớn hơn diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %). Tổng diện tích của tất cả các pic, tr pic chính, không được lớn hơn 3 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,3 %); bỏ qua các pic có diện tích bằng và nhỏ hơn 0,5 lần diện tích của pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: (2-amino-3,5-dibromophenyl)methanol.

Tạp chất B: 2-amino-3,5-dibromobenzaldehyd.

Tạp chất C: N-(2-aminobenzyl)-N-methylcyclo-hexanamin.

Tạp chất D: N-(2-amino-5-bromobenzyl)-N-methyl-cyclohexanamin.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 oC đến 105 oC).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,300 g chế phẩm trong 70 ml ethanol 96% (TT), thêm 1 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT). Tiến hành chuẩn độ bng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2), dùng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ). Tính thể tích của dung dịch chuẩn độ tiêu thụ giữa 2 điểm uốn của đường cong chuẩn độ.

ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 41,26 mg C14H21Br2ClN2.

Bảo quản

Tránh ánh sáng.

Loại thuốc

Long đờm.

CAFEIN

Caffeinum

C8H10N4O2

P.t.l: 194,2

Cafein là 1,3,7-trimethyl-3,7-dihydro-1H-purin-2,6-dion, phải chứa từ 98,5 % đến 101,5 % C8H10N4O2, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, mịn, hoặc tinh thể trắng hoặc gần như trắng. Dễ thăng hoa. Hơi tan trong nước, dễ tan trong nước sôi. Khó tan trong ethanol 96 %, tan trong các dung dịch đậm đặc của benzoat hay salicylat kiềm.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, B, F.

Nhóm II: B, C, D, E, F.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của cafein chuẩn.

B. Điểm chảy: Từ 234 ođến 239 o(Phụ lục 6.7).

C. Cho 0,05 ml dung dịch iod – iodid (TT) vào 2 ml dung dịch bão hòa chế phẩm. Dung dịch vẫn trong. Thêm 0,1 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT). Có tủa nâu xuất hiện, tủa này tan khi trung hòa bằng dung dịch natri hydroxyd loãng (TT).

D. Hòa tan 10,0 mg chế phẩm bằng 0,25 ml hỗn hợp của 0,5 ml acetylaceton (TT) và 5 ml dung dịch natri hydroxyl loãng (TT) trong một ống thủy tinh có nút mài. Đun nóng trong cách thủy ở 80 otrong 7 min. Để nguội và thêm 0,5 ml dung dịch dimethylaminobenzaldehyd (TT2). Tiếp tục đun nóng trong cách thủy ở 80 otrong 7 min. Để nguội và thêm 10 ml nước, màu xanh lam đậm xuất hiện.

E. Chế phẩm phải cho phn ứng của nhóm xanthin (Phụ lục 8.1).

F. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Mất khối lượng do làm khô.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan bằng cách đun nóng 0,5 g chế phẩm trong 50 ml nước không có carbon dioxyd (TT) được chuẩn bị từ nước cất, để nguội và pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid

Thêm 0,05 ml dung dịch xanh bromothymol (TT1) vào 10 ml dung dịch S. Dung dịch có màu xanh lục hay vàng. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) cần dùng để màu của dung dịch chuyển thành xanh lam không quá 0,2 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Tetrahydrofuran – acetonitril – dung dịch đệm pH 4,5 (20 : 25 : 955).

Dung dịch đệm pH 4,5: Dung dịch natri acetat 0,082 % (TT) được điều chỉnh đến pH 4,5 bằng acid acetic băng (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,100 g chế phẩm vào pha động và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 2,0 ml dung dịch thử được thành 100,0 ml bằng pha động. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg cafein chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa các tạp chất A, C, D và F) vào pha động và pha loãng thành 5,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 2,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng pha động.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (15 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh base-deactivated end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 275 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 10 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 1,5 lần thời gian lưu của cafein.

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ cung cấp kèm theo cafein chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống và sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic của các tạp chất A, C, D và F. Thời gian lưu của cafein khoảng 8 min.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất C với pic của tạp chất D ít nhất là 2,5; độ phân giải giữa pic của tạp chất F với pic của tạp chất ít nhất là 2,5.

Giới hạn:

Các tạp chất chưa xác định: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,1 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,25 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 1,3-Dimethyl-3,7-dihydro-1H-purin-2,6-dion (theophyllin).

Tạp chất B: N-(6-Amino-1,3-dimethyl-2,4-dioxo-1,2,3,4-tetrahydropyrimidin-5-yl)formamid.

Tạp chất C: 1,3,9-Trimethyl-3,9-dihydro-1H-purine-2,6-dion (isocaffein).

Tạp chất D: 3,7-Dimethyl-3,7-dihydro-1H-purine-2,6-dion (theobromin).

Tạp chất E: N,1-Dimethyl-4-(methylamino)-1H-imidazol-5-carboxamid (caffeidin).

Tạp chất F: 1,7-Dimethyl-3,7-dihydro-1H-purin-2,6-dion.

Sulfat

Không được quá 0,05 % (Phụ lục 9.4.14).

Lấy 15 ml dung dịch S tiến hành thử. Dùng hỗn hợp của 7,5 ml dung dịch sulfat mẫu 10 phần triệu SO(TT) và 7,5 ml nước cất để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm tiến hành theo phương pháp 3. Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mt khi lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC; 1 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 170 mg chế phẩm trong 5 ml acetic khan (TT) bằng cách đun nóng. Đ nguội, thêm 10 ml anhydrid acetic (TT) và 20 ml toluen (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2).

ml dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 19,42 mg C8H10N4O2.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Kích thích thần kinh trung ương, lợi tiểu.

Chế phẩm

Viên nén kết hợp aspirin.

CALCI CARBONAT

Calcii carbonas

CaCO3

P.t.l: 100,1

Calci carbonat phải chứa từ 98,5 % đến 100,5 % CaCO3, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột trắng hoặc gần như trắng. Thực tế không tan trong nước.

Định tính

A. Chế phẩm phải cho phản ng của carbonat (Phụ lục 8.1)

B. Dung dịch S: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong 80 ml acid acetic loãng (TT). Sau khi si hết bọt, đun sôi dung dịch trong 2 min. Để nguội và pha loãng thành 100 ml bằng acid acetic loãng (TT), lọc qua phễu thủy tinh xốp, dịch lọc là dung dịch S.

0,2 ml dung dịch S phải cho phản ứng của calci (Phụ lục 8.1).

Cắn trên phễu để làm thử nghiệm “Chất không tan trong acid acetic”.

Chất không tan trong acid acetic

Không được quá 0,2 %.

Rửa cắn trên phễu thu được khi chuẩn bị dung dịch S 4 lần, mỗi lần với 5 ml nước nóng và sấy khô ở nhiệt độ từ 100 oC đến 105 oC trong 1 h, khối lượng cắn còn lại không được lớn hơn 10 mg.

Clorid

Không được quá 0,033 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 3 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,25 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 1,2 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước cất và tiến hành thử.

Arsen

Không được quá 4 phần triệu. (Phụ lục 9.4.2).

Lấy 5,0 ml dung dịch S và tiến hành thử theo phương pháp A.

Bari

Thêm 10 ml dung dịch calci sulfat (TT) vào 10 ml dung dịch S. Sau ít nhất 15 min dung dịch thu được không được đục hơn độ đục của một hỗn hợp gồm 10 ml dung dịch S và 10 ml nước cất.

Sắt

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.13).

Hòa tan 50 mg chế phẩm trong 5 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và pha loãng thành 10 ml bằng nước đ tiến hành thử.

Magnesi và các kim loại kiềm

Không được quá 1,5 %.

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 12 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), đun sôi trong 2 min và thêm 20 ml nước, 1 g amoni clorid (TT) và 0,1 ml dung dịch đỏ methyl (TT). Thêm từng giọt dung dịch amoniac 10 % (TT) cho đến khi dung dịch chuyển màu và sau đó thêm tiếp 2,0 ml dung dịch amoniac 10 % (TT). Đun đến sôi và thêm 50 ml dung dịch amoni oxalat 4 % (TT) nóng. Để yên 4 h, sau đó pha loãng thành 100 ml bằng nước và lọc qua phễu lọc phù hợp. Thêm 0,25 ml acid sulfuric đậm đặc (TT) vào 50 ml dịch lọc và bay hơi trên cách thủy đến khô. Nung cắn đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 600 o± 50 oC. Lượng cắn thu được không được ln hơn 7,5 mg.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S và tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mất khối lượng do làm khô

Không được quá 2,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 200 oC ± 10 oC).

Định lượng

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 3 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và 20 ml nước. Đun sôi 2 min, để nguội và pha loãng thành 50 ml bằng nước. Tiến hành chuẩn độ theo phương pháp định lượng calci bằng chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5).

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 10,01 mg CaCO3.

CÁC ĐẶC TÍNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG DỤNG CỦA NGUYÊN LIỆU

Các đặc tính về Sự phân bố theo kích thước tiểu phân và Độ trơn chy có thể liên quan đến việc sử dụng calci carbonat làm tá dược.

Bảo quản

Trong bao bì kín, ở nơi khô.

Loại thuốc

Kháng acid.

Chế phẩm

Viên nén kết hợp vitamin D.

CALCI CLORID DIHYDRAT

Calcii chloridum dihydricum

CaCl2.2H2O

P.t.l: 147,0

Calci clorid dihydrat phải chứa từ 97,0 % đến 103,0 % CaCl2.2H2O.

Tính chất

Bột kết tinh trắng, dễ hút ẩm. Dễ tan trong nước, tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch) cho phản ứng (A) của clorid (Phụ lục 8.1).

B. Chế phẩm cho các phản ứng định tính của calci (Phụ lục 8.1).

C. Chế phẩm phải đáp ứng các chỉ tiêu giới hạn trong phần Định lượng.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 10,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Ph lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu của dung dịch màu chuẩn V6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Lấy 10 ml dung dịch S mới pha, thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT)Nếu dung dịch có màu đỏ, thêm 0,2 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 M (CĐ), dung dịch phải mất màu. Nếu dung dịch không màu, nó phải chuyển sang màu đ khi thêm không quá 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 M (CĐ).

Sulfat

Không được quá 0,03 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước.

Nhôm

Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 2 ml dung dịch amoni clorid 10 % (TT) và 1 ml dung dịch amoniac loãng (TT). Đun sôi dung dịch. Dung dịch không được vẩn đục hay tạo tủa.

Nếu chế phẩm dùng để pha các dung dịch thm tách thì nó phải đạt yêu cầu phép thử sau đây thay cho phép thử trên: Tối đa 1 phần triệu (Phụ lục 9.4.9).

Dung dịch thử: Hòa tan 4 g chế phẩm trong 100 ml nước, thêm 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0.

Dung dịch đối chiếu: Trộn 2 ml dung dịch nhôm mẫu 2 phần triệu Al (TT), 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 và 98 ml nước.

Dung dịch mẫu trắng: Trộn 10 ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 với 100 ml nước.

Bari

Lấy 10 ml dung dịch S, thêm 1 ml dung dịch calci sulfat (TT). Sau ít nhất 15 min, dung dịch không được đục hơn dung dịch gồm 10 ml dung dịch S và 1 ml nước.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 2 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Sắt

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Dùng 10 ml dung dịch S để thử.

Magnesi và các kim loại kiềm

Không được quá 0,5 %.

Lấy 20 ml dung dịch S, thêm 80 mnước, g amoni clorid (TT) và ml dung dịch amoniac 10% (TT). Đun sôi. Rót vào dung dịch đang sôi này một dung dịch đang nóng gồm amoni oxalat (TT) đã hòa tan trong 75 ml nước. Để yên trong 4 h. Pha loãng thành 200 ml bằng nước rồi lọc. Lấy 100 ml dịch lọc, thêm 0,5 ml acid sulfuric (TT). Bốc hơi cách thủy đến khô rồi nung ở 600 ođến khối lượng không đổi. Lượng cắn không quá 5 mg.

Định lượng

Hòa tan 0,280 g chế phẩm trong 100 ml nước và tiến hành định lượng calci bằng phương pháp chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5).

ml dung dịch Trilon B 0,1 M (CĐ) tương đương với 14,70 mg CaCl2.2H2O.

Loại thuốc

Khoáng chất.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Chế phẩm

Thuốc tiêm.

CALCI GLUCONAT

Calcii gluconas

C12H22CaO14.H2O

P.t.l: 448,4

Calci gluconat là calci D-gluconat monohydrat, phải cha từ 98,5 % đến 102,0 % C12H22CaO14.H2O.

Tính chất

Bột kết tinh hoặc dạng hạt trắng hoặc gần như trắng, hơi tan trong nước, dễ tan trong nước sôi.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat – amoniac – nước – ethanol 96 % (10 : 10 : 30 : 50).

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong 1 ml nước, nếu cần đun nóng trong cách thủy ở 60 oC.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg calci gluconat chuẩn trong 1 ml nước, nếu cần đun nóng trong cách thủy ở 60 oC.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được một khoảng 10 cm. Lấy bản mỏng ra, sấy ở 100 oC trong 20 min. Để nguội. Phun lên bản mỏng dung dịch kali dicromat 5 % trong dung dịch acid sulfuric 40 % (kl/kl). Sau 5 min, quan sát sắc ký đồ. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử có vị trí, màu sắc và kích thước tương tự vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B. Dung dịch S: Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong nước đã được đun nóng đến 60 ovà pha loãng thành 50 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải cho các phản ứng của calci (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Ở 60 oC, màu của dung dịch S không được đậm hơn màu mẫu V6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2) và sau khi để nguội, dung dịch S không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu số II (Phụ lục 9.2).

Các tạp chất hữu cơ và acid boric

Lấy 0,5 g chế phẩm cho vào một chén sứ đã được tráng trước bằng acid sulfuric (TT) và đặt trong nước đá. Thêm 2 ml acid sulfuric (TT) đã làm lạnh trước và trộn đều. Không được xuất hiện màu vàng hoặc màu nâu. Thêm 1 ml dung dịch chromotrop II B (TT). Xuất hiện màu tím và không được chuyển sang màu xanh đậm. Dung dịch này không được có màu đậm hơn màu của hỗn hợp gồm 1 ml dung dịch chromotrop II B (TT) và 2 ml acid sulfuric (TT) đã được làm lạnh trước.

Sacarose và các đường khử

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong một hỗn hợp gồm 2 ml dung dịch acid hydrocloric 25 % (TT) và 10 ml nước. Đun sôi trong 5 min. Để nguội. Thêm 10 ml dung dịch natri carbonat 10 % (TT) và đ yên 10 min. Pha loãng với nước thành 25 ml và lọc. Lấy 5 ml dịch lọc, thêm 2 ml thuốc thử Fehling (TT) và đun sôi trong 1 min. Để yên 2 min. Không được tạo tủa đỏ.

Clorid

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 12,5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,01 % (Phụ lục 9.4.14).

Hòa tan 10,0 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 10 ml acid acetic (TT) và 90 ml nước cất bằng cách đun nóng.

Magnesi và các kim loại kiềm thổ

Không được quá 0,4 % (Phụ lục 9.4.16).

Hòa tan 1,00 g chế phẩm trong 100 ml nước sôi, thêm 10 ml dung dịch amoni clorid 10 % (TT), 1 ml amoniac (TT) và thêm từng giọt 50 ml dung dịch amoni oxalat 4 % (TT) nóng. Để yên 4 h, pha loãng thành 200 ml bằng nước và lọc. Bốc hơi 100 ml dịch lọc đến khô và nung. Khối lượng cắn thu được không được quá 2 mg.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Ly 2,0 g chế phẩm, tiến hành theo phương pháp 4. Đun nóng dần dần và cẩn thận cho tới khi chế phẩm chuyển hoàn toàn thành khối màu trắng và sau đó nung.

Dùng 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Độ nhiễm khuẩn

Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không được quá 1000 CFU/g chế phẩm.

Tổng số nấm sống lại được: Không được quá 100 CFU/g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,8000 g chế phẩm trong 20 ml nước nóng. Để nguội rồi pha loãng thành 300 ml bằng nước.

Tiến hành định lượng calci bằng phương pháp chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5).

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 44,84 mg C12H22CaO14.H2O.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Điều trị thiếu calci.

Chế phẩm

Viên nén, viên si bọt.

CALCI GLUCONAT ĐỂ PHA THUỐC TIÊM

Calcii gluconas ad injectabile

C12H22CaO14.H2O

P.t.l: 448,4

Calci gluconat để pha thuốc tiêm phải chứa từ 99,0 % đến 101,0 % C12H22CaO14.H2O.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc dạng hạt, hơi tan trong nước, dễ tan trong nước sôi.

Định tính

A. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng. Silica gel G.

Dung môi khai triển: Ethyl acetat – amoniac đậm đặc – nước – ethanol 96 % (10 : 10 : 30 : 50).

Dung dịch thử: Hòa tan 20 mg chế phẩm trong ml nước, đun nóng nếu cần trong nồi cách thủy ở 60 oC.

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg calci gluconat chuẩn trong 1 ml nước, đun nóng nếu cần trong cách thủy ở 60 oC.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được một khoảng 10 cm. Lấy bản mỏng ra, sấy ở 100 otrong 20 min. Đ nguội. Phun lên bản mỏng dung dịch kali dicromat 5 % trong dung dịch acid sulfuric 40 % (kl/kl). Sau 5 min, quan sát sắc ký đồ. Vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử có vị trí, màu sắc và kích thước tương tự vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

B. Dung dịch S (xem Độ trong và màu sắc của dung dịch) cho phản ứng của calci (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Thêm 90 ml nước sôi vào 10,0 g chế phẩm và vừa đun sôi vừa khuấy trong vòng 10 s để chế phẩm tan hoàn toàn, pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Ở 60 oC, dung dịch S không được có màu đậm hơn màu của dung dịch mẫu N7 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2). Sau khi làm lạnh đến 20 oC, dung dịch S không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu II (Phụ lục 9.2).

pH

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 20,0 ml nước không có carbon dioxyd (TT) bằng cách đun nóng trên cách thủy. pH của dung dịch từ 6,4 đến 8,3 (Phụ lục 6.2).

Các tạp chất hữu cơ và acid boric

Lấy 0,5 g chế phẩm cho vào một chén sứ đã được tráng trước bằng acid sulfuric (TT) và đặt trong nước đá. Thêm 2 ml acid sulfuric (TT) đã làm lạnh trước và trộn đều. Không được xuất hiện màu vàng hoặc màu nâu. Thêm 1 ml dung dịch chromotrop II B (TT). Xuất hiện màu tím và không được chuyn sang màu xanh đậm. Dung dịch này không được có màu đậm hơn hỗn hợp gồm 1 ml dung dịch chromotrop II B (TT) và 2 ml acid sulfuric (TT) đã được làm lạnh trước.

Oxalat

Không được quá 100 phần triệu.

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 0,212 g natri carbonat khan (TT) và 63 mg natri hydrocarbonat (TT) trong nước dùng cho sắc ký (TT) và pha loãng thành 1000,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử: Hòa tan 1,00 g chế phẩm trong nước dùng cho sắc ký (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch chuẩn: Hòa tan 1,00 g chế phẩm trong nước dùng cho sắc ký (TT), thêm 0,5 ml dung dịch natri oxalat 0,0152 % trong nước dùng cho sắc ký và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột bảo vệ kích thước (30 mm x 4 mm) được nhồi bng nhựa trao đổi anion mạnh thích hợp (30 µm đến 50 µm).

Hai cột phân tích, mỗi cột kích thước (25 cm x 4 mm) được nhồi bằng nhựa trao đổi anion mạnh thích hợp (30 µm đến 50 µm).

Cột khử anion – vi màng được mắc ni tiếp với cột bảo vệ và các cột phân tích. Cột khử anion được gắn với vi màng để tách pha động khỏi dung dịch tái sinh chất khử; dung dịch này chảy ngược dòng với pha động với tốc độ 4 ml/min.

Dung dịch tái sinh chất khử là dung dịch acid sulfuric 0,123% trong nước dùng cho sắc ký.

Detector: Điện dẫn.

Tốc độ dòng: 2 ml/min.

Thể tích tiêm: 50 µl.

Cách tiến hành:

Tiêm dung dịch chuẩn 5 lần. Phép thử chỉ có giá trị khi độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic oxalat trên sắc ký đồ thu được không quá 2,0 %.

Tiêm dung dịch chuẩn, dung dịch thử, mỗi dung dịch 3 lần. Tính hàm lượng oxalat (phần triệu) bằng công thức:

St là diện tích trung bình các pic oxalat trên sắc ký đồ của dung dịch thử.

Sr là diện tích trung bình các pic oxalat trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn.

Sacarose và các đường khử

Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong một hỗn hợp gồm 2 ml dung dịch acid hydrocloric 25 % (TT) và 10 ml nước. Đun sôi trong 5 min. Để nguội. Thêm 10 ml dung dịch natri carbonat 10 % (TT) và để yên 10 min. Pha loãng với nước thành 25 ml và lọc. Lấy 5 ml dịch lọc, thêm 2 ml thuốc thử Fehling (TT) và đun sôi trong 1 min. Để yên 2 min. Không được tạo tủa đỏ.

Clorid

Không được quá 50 phần triệu (Phụ lục 9.4.5).

Thêm 5 ml nước vào 10 ml dung dịch S đã được lọc trước và tiến hành thử.

Phosphat

Không được quá 100 phần triệu (Phụ lục 9.4.12).

Pha loãng ml dung dịch S thành 100 ml bằng nước để thử.

Sulfat

Không được quá 50 phần triệu (Phụ lục 9.4.14).

Lấy 15 ml dung dịch S đã được lọc đ thử. Dùng hỗn hợp gồm 7,5 ml dung dịch sulfat mẫu 10 phần triệu SO4 (TT) và 7,5 ml nước để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Sắt

Không được quá 5 phần triệu.

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên t (Phụ lục 4.4, phương pháp 1).

Dung dịch thử: Ly 2,0 g chế phẩm cho vào cốc có mỏ polytetrafluoroethylen dung tích 100 ml. Thêm 5 ml acid nitric (TT). Đun sôi, bay hơi đến gần khô. Thêm 1 ml dung dịch hydrogen peroxyd đậm đặc (TT) và lại bay hơi đến gần khô. Lặp lại quá trình xử lý bng hydrogen peroxyd đến khi thu được dung dịch trong. Dùng 2 ml acid nitric (TT) để chuyển toàn bộ dung dịch trên vào bình định mức dung tích 25 ml. Pha loãng thành 25,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric loãng (TT).

Dung dịch mẫu trắng: Chuẩn bị giống như dung dịch thử nhưng dùng 0,65 g calci clorid tetrahydrat (TT) thay cho chế phẩm.

Các dung dịch chuẩn: Từ dung dịch sắt mẫu 20 phần triệu Fe (TT), pha loãng bằng dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) đ thu được các dung dịch chuẩn.

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 248,3 nm, dùng đèn sắt cathod rỗng làm nguồn bức xạ và ngọn lửa không khí – acetylen. Dùng đèn deuterium để tiến hành hiệu chỉnh đường nền.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S, tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) đ chuẩn b dung dịch đối chiếu.

Magnesi và các kim loại kiềm

Không được quá 0,4 %.

Lấy 0,5 g chế phẩm, thêm 10 ml nước và 1,0 ml acid acetic loãng (TT). Đun sôi nhanh, vừa đun vừa lắc cho đến khi tan hoàn toàn. Thêm vào dung dịch đang sôi 5,0 ml dung dịch amoni oxalat 4 % (TT) rồi để yên ít nhất 6 h. Lọc qua phễu lọc thủy tinh xốp (độ xốp 1,6) vào một chén sứ. Bốc hơi cẩn thận dịch lọc đến khô rồi nung. Khối lượng cn không được quá 2 mg.

Độ nhiễm khuẩn

Tng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không quá 100 trong 1 g chế phẩm, xác định bng phương pháp đĩa thạch.

Chế phẩm không được có Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus (Phụ lục 13.6).

Nội độc tố vi khuẩn

Không được quá 167 IU trong 1 g chế phẩm (Phụ lục 13.2).

Định lượng

Hòa tan 0,350 g chế phẩm trong 20 ml nước nóng. Để nguội rồi pha loãng thành 300 ml với nước. Tiến hành định lượng calci bằng phương pháp chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5). Dùng 50 mg hỗn hợp calcon (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch Trilon B 0,1 M (CĐ) tương đương với 44,84 mg C12H22CaO14.H2O.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Thuốc bổ sung calci.

Chế phẩm

Dùng để pha các chế phẩm thuốc tiêm có chứa calci gluconat.

CALCI GLYCEROPHOSPHAT

Calcii glycerophosphas

C3H7CaO6P

P.t.l: 210,1

Calci glycerophosphat là hỗn hợp với tỷ lệ thay đổi của calci (RS)-2,3-dihydroxypropyl phosphat và calci 2-hydroxy-1-(hydroxymethyl)ethyl phosphat có thể được ngậm nước, phải chứa từ 18,6 % đến 19,4 % Ca, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột trắng, dễ hút ẩm, hơi tan trong nước, thực tế không tan trong ethanol 96%.

Định tính

A. Trộn 1 g chế phẩm với 1 g kali hydrosulfat (TT) trong một ống nghiệm được nối với ống thủy tinh. Đun nóng mạnh và dẫn khói trắng bay ra cho tiếp xúc với một mu giấy lọc đã được tẩm dung dịch natri nitroprusiat 1 % vừa mới pha. Giấy lọc này sẽ xuất hiện màu xanh khi tiếp xúc với piperidin (TT).

B. Nung 0,1 g chế phẩm trong một chén nung. Tẩm ướt cắn bằng 5 ml acid nitric (TT) và đun nóng trên cách thủy 1 min. Lọc. Dịch lọc cho phản ứng của ion phosphat (Phụ lục 8.1).

C. Chế phẩm phải cho phản ứng (B) của ion calci (Phụ lục 8.1).

Độ trong của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 1,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 150 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu III (Phụ lục 9.2).

Giới hạn acid – kim

Thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT) vào 100 ml dung dịch S. Không được dùng quá 1,5 mdung dịch acid hydrocloric 0,1 N (CĐ) hoặc 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) để làm thay đổi màu của chỉ thị.

Acid citric

Lắc 5,0 g chế phẩm với 20 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và lọc. Thêm 0,15 ml acid sulfuric (TT) vào dịch lọc và lọc tiếp. Thêm 5 ml dung dịch thủy ngân (II) sulfat (TT) vào dịch lọc, đun cho đến sôi. Thêm 0,5 ml dung dịch kali permanganat 0,32 % và lại đun đến sôi. Không được có tủa tạo thành.

Glycerin và các cht tan trong ethanol 96 %

Không được quá 0,5 %.

Lắc 1,000 g chế phẩm với 25 ml ethanol 96 % (TT) trong 1 min. Lọc. Làm bay hơi dịch lọc cho đến khô trên nồi cách thủy và sấy cắn ở 70 oC trong 1 h. Cắn thu được không được quá 5 mg.

Clorid

Không được quá 0,05 % (Phụ lục 9.4.5).

Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 2 ml acid acetic (TT) và 8 ml nước, pha loãng thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Phosphat

Không được quá 0,04 % (Phụ lục 9.4.12).

Pha loãng 2,5 ml dung dịch S thành 100 ml bằng nước để thử.

Sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.4.14).

Dùng 15 ml dung dịch S.

Arsen

Không được quá 3 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Hòa tan 0,33 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi. Thử theo phương pháp A.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch đệm acetat pH 3,5 (TT) và pha loãng với nước vừa đủ 20 ml. Lấy 12 ml dung dịch thu được thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 2 phần triệu Pb (TT) đ chuẩn b mẫu đối chiếu.

Sắt

Không được quá 50 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Dùng 0,2 g chế phẩm.

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 12,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 150 oC; 4h).

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong nước và tiến hành định lượng calci bằng phương pháp chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5).

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 4,008 mg Ca.

Bảo quản

Trong lọ kín.

CALCI HYDROXYD

Calcii hydroxydum

Ca(OH)2

P.t.l: 74,09

Calci hydroxyd phải chứa từ 95,0 % đến 100,5 % Ca(OH)2.

Tính chất

Bột mịn, trắng, thực tế không tan trong nước.

Định tính

A. Thêm 10 ml nước và 0,5 ml dung dịch phenolphtalein (TT) vào 0,80 g chế phẩm trong cối, trộn đều. Hỗn dịch thu được có màu đ. Thêm 17,5 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT), hỗn dịch tr thành không màu và không si bọt. Màu đỏ xuất hiện tr lại khi hỗn hợp trên được nghiền trong 1 min. Thêm tiếp 6 ml dung dịch acid hydrocloric 1 M (TT) và nghiền, dung dịch này lại trở thành không màu.

B. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và pha loãng thành 10 ml bằng nước. 5 ml dung dịch thu được cho phản ứng của ion calci (Phụ lục 8.1).

Chất không tan trong acid hydrocloric

Không được quá 0,5 %.

Hòa tan 2,0 g chế phẩm trong 30 ml acid hydrocloric (TT). Đun sôi dung dịch và lọc. Rửa cắn với nước nóng và nung cắn đến khối lượng không đổi, cân. Khối lượng cắn không được quá 10 mg.

Carbonat

Không được quá 5,0 % CaCO3.

Thêm 5,0 ml dung dịch acid hydrocloric 1 N (CĐ) vào dung dịch đã được chuẩn độ ở phần Định lượng và chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 1 N (CĐ), dùng 0,5 ml dung dịch da cam methyl (TT) làm chỉ thị.

ml dung dịch acid hydrocloric 1 N (CĐ) tương đương với 50,05 mg CaCO3.

Clorid

Không được quá 0,033 % (Phụ lục 9.4.5).

Hòa tan 0,30 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 2 ml acid nitric (TT) và 10 ml nước, sau đó pha loãng thành 30 ml bằng nước. Lấy 15 ml dung dịch thu được tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,4 % (Ph lục 9.4.14).

Hòa tan 0,15 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 5 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và 10 ml nước, sau đó pha loãng thành 60 ml bằng nước. Ly 15 ml dung dịch thu được tiến hành thử.

Arsen

Không được quá 4 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Hòa tan 0,50 g chế phẩm trong 5 ml dung dịch acid hydrocloric đã brom hóa (TT) và pha loãng thành 50 ml bằng nước. Lấy 25 ml dung dịch thu được tiến hành thử theo phương pháp A.

Magnesi và các kim loại kiềm

Không được quá 4,0 % (tính theo sulfat).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 10 ml acid hydrocloric (TT) và 40 ml nước. Đun sôi, thêm 50 ml dung dịch acid oxalic 6,3 % (TT). Trung hòa với amoniac (TT) và pha loãng thành 200 ml bằng nước. Đ yên 1 h và lọc qua dụng cụ lọc thích hợp. Lấy 100 ml dịch lọc, thêm 0,5 ml acid sulfuric (TT), bốc hơi cẩn thận đến khô và nung đến khối lượng không đổi. Khối lượng cắn không được quá 20 mg.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml dung dịch acid hydrocloric 25 % (TT) và bốc hơi đến khô trên cách thủy. Hòa tan cắn trong 20 ml nước và lọc.

Lấy 12 mdịch lọtiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch ion chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Định lượng

Cân 1,500 g chế phẩm chuyển vào cối, thêm 25 ml nước và 0,5 ml dung dịch phenolphtalein (TT). Vừa nghiền đều chế phẩm trong cối vừa chuẩn độ bằng dung dịch acid hydrocloric 1 N (CĐ) cho đến khi màu đỏ biến mất. Dung dịch sau khi định lượng được dùng để thử carbonat.

ml dung dịch acid hydrocioric 1 N (CĐ) tương đương với 37,05 mg Ca(OH)2.

Bảo quản

Trong lọ kín.

Chế phẩm

Dung dịch calci hydroxyd.

CALCI LACTAT PENTAHYDRAT

Calcii lactas pentahydricus

C6H10CaO6.5H2O

P.t.l (dạng khan): 218,2

Calci lactat pentahydrat là calci bis-2-hydroxy-pro-panoat hoặc hỗn hợp của calci (2R)-, (2S)- và (2RS)-2-hydroxypropanoat pentahydrat, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C6H10CaO6, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột dạng hạt hoặc tinh thể trắng hoặc gần như trắng, lên hoa nhẹ. Tan trong nước, dễ tan trong nước sôi, rất khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Mất khối lượng do làm khô.

B. Chế phẩm phải cho phản ứng của ion lactat và phản ứng (B) của ion calci (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 7,1 g chế phẩm (tương đương với 5,0 g chế phẩm đã làm khô) trong nước không có carbon dioxyd (TT) bằng cách đun nóng, để nguội và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu II (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu mẫu VN6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT) và 0,5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) vào 10 ml dung dịch S. Dung dịch thu được phải không màu. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) để làm chuyển màu của chỉ thị sang hồng không quá 2,0 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 0,75 g calci phosphat monohydrat (TT) trong 20 ml nước. Thêm 1,0 ml acid phosphoric (TT) và pha loãng thành 1000 ml bằng nước. pH của dung dịch là 2,2. Nếu cần, điều chỉnh pH bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 200,0 ml bằng nước.

Dung dịch phân gii: Hòa tan 25 mg calci lactat (TT) và 25 mg 2-hydroxybutyrat natri (TT) trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (30 cm x 7,8 mm) được nhồi nhựa trao đổi cation mạnh dùng cho sắc ký (dạng calci) (8 µm).

Nhiệt độ cột: 85 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 215 nm.

Tốc độ dòng: 0,4 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp hai lần thời gian lưu của acid lactic.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối phân giải, độ phân giải giữa pic của acid lactic (thời gian lưu khoảng 24,3 min) và pic của tạp chất acid (2RS)-2-hydroxybutanoic (thời gian lưu tương đối so với pic của acid lactic là 1,16) ínhất là 4.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích của pic tương ứng với tạp chất acid (2RS)-2-hydroxybutanoic sau khi nhân với hệ số hiệu chỉnh là 0,6 không được quá 0,4 lần diện tích của pic chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (0,2 %).

Diện tích của bất cứ pic phụ nào không được quá 0,2 lần diện tích của pic chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (0,1 %).

Tổng diện tích của các pic phụ ngoài pic của acid lactic không được vượt quá diện tích của pic chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (0,5 %).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích của pic chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (0,05 %) và các pic có thời gian lưu nhỏ hơn 14 min.

Clorid

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,04 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 7,5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Bari

Thêm 1 ml dung dịch calci sulfat (TT) vào 10 ml dung dịch S. Để yên 15 min. Dung dịch trên không được đục hơn dung dịch chứa 1 ml nước và 10 ml dung dịch S.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan một lượng chế phẩm tương đương với 2,0 g chế phẩm đã làm khô trong nước và pha loãng thành 20 ml với cùng dung môi.

Lấy 12 ml dung dịch thu được thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Sắt

Không được quá 50 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Pha loãng 4,0 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước và tiến hành thử.

Mui magnesi và các kim loại kiềm

Không được quá 1 %.

Thêm 20 mnước, amoni clorid (TT) và 2 ml dung dịch amoniac loãng (TT) vào 20 ml dung dịch S. Đun đến sôi và thêm nhanh 40 ml dung dịch amoni oxalat 4 % (TT) đang nóng. Để yên trong 4 h, pha loãng đến 100 ml bng nước và lọc. Thêm 0,5 ml acid sulfuric (TT) vào 50,0 ml dịch lọc, bốc hơi đến khô và nung cắn đến khối lượng không đổi ở 600 oC. Cắn thu được không quá 5 mg.

Mất khối lượng do làm khô

Từ 22,0 % đến 27,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 125 oC).

Định lượng

Hòa tan một lượng chế phẩm tương đương với 0,200 g chế phẩm đã làm khô trong nước và pha loãng thành 300 ml bằng nước. Tiến hành định lượng calci bằng phương pháp chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5).

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 21,82 mg C6H10CaO6.

Bảo quản

Trong lọ kín.

Loại thuốc

Điều trị thiếu calci.

CALCI LACTAT TRIHYDRAT

Calcii lactas trihydricus

C6H10CaO6.3H2O

P.t.l (dạng khan): 218,2

Calci lactat trihydrat là calci bis-2-hydroxypropanoat hoặc hỗn hợp của calci (2R)-, (2S)- và (2RS)-2-hydroxypropanoat trihydrat, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C6H10CaO6, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột dạng hạt hoặc tinh thể trắng hoặc gần như trắng. Tan trong nước, dễ tan trong nước sôi, rt khó tan trong ethanol 96 %.

Định tính

A. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Mất khối lượng do làm khô.

B. Chế phẩm phải cho phản ứng của ion lactat và phản ứng (B) của ion calci (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dch

Dung dịch S: Hòa tan 6,2 g chế phẩm (tương đương với 5,0 g chế phẩm đã làm khô) trong nước không có carbon dioxyd (TT) bằng cách đun nóng, để nguội và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S không được đục hơn hỗn dịch đối chiếu II (Phụ lục 9.2) và không được có màu đậm hơn màu mẫu VN6 (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT) và 0,5 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ) vào 10 ml dung dịch S. Dung dịch thu được phải không màu. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ) để làm chuyển màu của chỉ thị sang hồng không quá 2,0 ml.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Hòa tan 0,75 g calci phosphat monohydrat trong 20 ml nước. Thêm 1,0 ml acid phosphoric (TT) và pha loãng thành 1000 ml bằng nước. pH của dung dịch là 2,2. Nếu cần, điều chỉnh pH bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch thử. Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 10,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu: Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 200,0 ml bằng nước.

Dung dịch phân giải: Hòa tan 25 mg calci lactat (TT) và 25 mg natri 2-hydroxybutyrat (TT) trong nước và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (30 cm x 7,8 mm) được nhồi nhựa trao đổi cation mạnh dùng cho sắc ký (dạng calci) (8 µm).

Nhiệt độ cột: 85 oC.

Detector quang ph hấp thụ tử ngoại ở bước sóng 215 nm.

Tốc độ dòng: 0,4 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với thời gian gp 2 lần thời gian lưu của acid lactic.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch phân giải, độ phân giải giữa pic của acid lactic (thời gian lưu khoảng 24,3 min) và pic của tạp acid (2RS)-2-hydroxybutanoic (thời gian lưu tương đối so với pic của acid lactic là 1,16) ít nhất là 4.

Giới hạn: Trên sắc ký đồ của dung dịch thử:

Diện tích của pic tương ứng với tạp chất acid (2RS)-2-hydroxybutanoic sau khi nhân với hệ số hiệu chỉnh là 0,6 không được quá 0,4 lần diện tích của pic chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (0,2 %).

Diện tích của bất cứ pic phụ nào khác đều không được quá 0,2 lần diện tích của pic chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (0,1 %).

Tổng diện tích của các pic phụ ngoài pic của acid lactic không được vượt quá diện tích của pic chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (0,5 %).

Bỏ qua các pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích của pic chính trên sắc đồ của dung dịch đối chiếu (0,05 %) và các pic có thời gian lưu nhỏ hơn 14 min.

Clorid

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 5 ml dung dịch S thành 15 ml bng nước và tiến hành thử.

Sulfat

Không được quá 0,04 % (Phụ lục 9.4.14).

Pha loãng 7,5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Bari

Thêm 1 ml dung dịch calci sulfat (TT) vào 10 ml dung dịch S. Để yên 15 min. Dung dịch trên không được đục hơn dung dịch chứa 1 ml nước và 10 ml dung dịch S.

Kim loại nặng

Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Hòa tan một lượng chế phẩm tương đương với 2,0 g chế phẩm đã làm khô trong vừa đ 20 ml nước.

Lấy 12 ml dung dịch thu được thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Sắt

Không được quá 50 phần triệu (Phụ lục 9.4.13).

Pha loãng 4,0 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước và tiến hành thử.

Muối của magnesi và các kim loại kiềm

Không được quá 1 %.

Thêm 20 ml nước (TT), 2 g amoni clorid (TT) và 2 ml dung dịch amoniac loãng (TT) vào 20 ml dung dịch S. Đun đến sôi và thêm nhanh 40 ml dung dịch amoni oxalat 4 % (TT) đang nóng. Để yên trong 4 h, pha loãng thành 100 ml bằng nước và lọc. Thêm 0,5 ml acid sulfuric (TT) vào 50,0 ml dịch lọc, bốc hơi đến khô và nung cắn đến khối lượng không đi ở 600 oC. Cắn thu được không quá 5 mg.

Mất khối lượng do làm khô

Từ 15,0 % đến 20,0 % (Phụ lục 9.6).

(0,500 g; 125 oC).

Định lượng

Hòa tan một lượng chế phẩm tương đương với 0,200 g chế phẩm đã làm khô trong nước và pha loãng thành 300 ml bằng nước. Tiến hành định lượng calci bằng phương pháp chuẩn độ complexon (Phụ lục 10.5).

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 21,82 mg C6H10CaO6.

Bảo quản

Trong lọ kín.

Loại thuốc

Điều trị thiếu calci.

CALCI PANTOTHENAT

Calcii pantothenas

C18H32CaN2O10

P.t.l: 476,5

Calci pantothenat là calci bis[(R)-3-(2,4-dihydroxy-3,3-dimethylbutyramido)propionat], phải chứa từ 98,0 % đến 101,0 % C18H32CaN2O10, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột trắng, hơi hút ẩm. Dễ tan trong nước, khó tan trong ethanol 96 %, thực tế không tan trong ether.

Định tính

A. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Góc quay cực riêng.

B. Trong phần Acid 3-aminopropionic, vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2) phải giống về v trí, màu sắc và kích thước với vết chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1).

C. Thêm 1 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT) và 0,1 ml dung dịch đồng sulfat 12,5 % (TT) vào 1 ml dung dịch S. Màu xanh xuất hiện.

D. Chế phẩm phải cho phản ứng của ion calci (Phụ lục 8.1).

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 100 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

pH của dung dịch S phải từ 6,8 đến 8,0 (Phụ lục 6.2).

Góc quay cực riêng

Từ +25,5o đến +27,5o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Acid 3-aminopropionic

Không được quá 0,5 %.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Nước – ethanol (35 : 65).

Dung dịch thử (1): Hòa tan 0,2 g chế phẩm trong nước và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 ml dung dịch thử (1) thành 10 ml bằng nước.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 20 mg calci pantothenat chuẩn trong nước và pha loãng thành 5 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 10 mg acid 3-aminopropionic (TT) trong nước và thêm nước vừa đ 50 ml.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung dịch trên và triển khai bản mỏng tới khi dung dịch đi được 12 cm. Làm khô bản mỏng ngoài không khí và phun dung dịch ninhydrin (TT)Sấy ở 110 otrong 10 min. Bất kỳ vết phụ nào tương ứng với acid 3-aminopropionic trên sắc ký đồ của dung dịch thử (1) cũng không được đậm màu hơn vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Clorid

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 9.4.5).

Pha loãng 5 ml dung dịch S thành 15 ml bằng nước và tiến hành thử.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 12 ml dung dịch S tiến hành thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 3,0 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 100 ođến 105 oC).

Định lượng

Hòa tan 0,180 g chế phẩm trong 50 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N (CĐ). Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 6.12).

ml dung dịch acidpercloric 0,1 N (CĐ) tương đương với 23,83 mg C18H32CaN2O10.

Bảo quản

Trong lọ kín.

CALCI PHOSPHAT

Calcii phosphas

Chế phẩm là hỗn hợp các loại calci phosphat, chứa từ 35,0 % đến 40,0 % Ca.

Tính chất

Bột trắng hay gần như trắng. Thực tế không tan trong nước, tan trong acid hydrocloric loãng (TT) và acid nitric loãng (TT).

Định tính

A. Hòa tan 0,1 g chế phẩm trong 5 ml dung dịch acid nitric 25 % (tt/tt) (TT). Lấy 2 ml dung dịch thu được, thêm 2 ml dung dịch amoni molybdat (TT), sẽ xuất hiện tủa vàng.

B. Nung 0,2 g chế phẩm trong chén sứ, để nguội. Thêm 0,5 ml dung dịch bạc nitrat 4,25 % (TT), hỗn hợp sẽ có màu vàng.

C. Chế phẩm cho phản ứng (A) của ion calci (Phụ lục 8.1). Lọc trước khi thêm dung dịch kali ferocyanid (TT).

Clorid

Không được quá 0,15 % (Phụ lục 9.4.5).

Hòa tan 0,22 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 1 ml acid nitric đậm đặc (TT) và 10 ml nước, pha loãng thành 100 ml bằng nước. Lấy 15 ml dung dịch thu được và tiến hành thử.

Fluorid

Không được quá 75 phần triệu.

Phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2) dùng điện cực chỉ thị chọn lọc fluorid và điện cực so sánh bạc – bạc clorid.

Dung dịch thử: Trong bình định mức 50 ml, hòa tan 0,250 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT), thêm 5,0 ml dung dịch fluorid mẫu 1 phần triệu F (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1 M (TT). Lấy 20,0 ml dung dịch trên, thêm 20,0 ml đệm hiệu chỉnh lực ion toàn phần (TT) và 3 ml dung dịch natri acetat khan 8,2 %. Điều chỉnh đến pH 5,2 bằng amoniac đậm đặc (TT) và thêm nước thành 50,0 ml.

Các dung dịch chuẩn: Lấy 5,0 ml; 2,0 ml; 1,0 ml, 0,5 ml và 0,25 ml dung dịch fluorid mẫu 10 phần triệu F (TT), thêm 20,0 ml đệm hiệu chnh lực ion toàn phần (TT) và pha loãng thành 50,0 ml bằng nước.

Tiến hành đo trên 20,0 ml mỗi dung dịch. Tính nồng độ fluorid bằng cách sử dụng đường cong chuẩn có tính đến lượng fluorid đã cho thêm vào dung dịch thử.

Sulfat

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.4.14).

Dung dịch S: Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong 20 ml dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT). Nếu dung dịch không trong, lọc. Thêm từng giọt dung dịch amoniac 10 % (TT) đến khi có tủa tạo thành. Hòa tan tủa bằng cách thêm dung dịch acid hydrocloric 2 M (TT) và pha loãng thành 50 ml bằng nước.

Pha loãng 1 ml dung dịch S thành 25 ml bằng nước. Lấy 15 ml dung dịch thu được tiến hành thử.

Arsen

Không được quá 4 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).

Ly 5 ml dung dịch S tiến hành thử theo phương pháp A.

Kim loại nặng

Không được quá 30 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Pha loãng 13 ml dung dịch S thành 20 ml bằng nước. Ly 12 ml dung dịch thu được thử theo phương pháp 1. Dùng dung dịch chì mẫu 1 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Sắt

Không được quá 0,04 % (Phụ lục 9.4.13).

Pha loãng 0,5 ml dung dịch S thành 10 ml bằng nước và tiến hành thử.

Chất không tan trong acid

Không được quá 0,2 %.

Hòa tan 5,0 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 10 ml acid hydrocloric đậm đặc (TT) và 30 ml nước. Lọc, rửa cn bằng nước và sấy cắn đến khối lượng không đi ở 100 ođến 105 oC. Cắn thu được không được quá 10 mg.

Mt khối lượng do nung

Không được quá 8,0 %.

(1,000 g; 800 oC; 30 min).

Định lượng

Hòa tan 0,200 g chế phẩm trong hỗn hợp gồm 1 ml acid hydrocloric 25% (TT) và 5 ml nước. Thêm 25,ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) và pha loãng thành 200 ml bằng nước. Điều chỉnh đến pH 10,0 bằng amoniac đậm đặc (TT). Thêm 10 ml dung dịch đệm amoni clorid pH 10,0 (TT) và vài miligam hỗn hợp đen eriocrom T (TT). Chuẩn độ natri edetat tha bằng dung dịch kẽm sulfat 0,1 M (CĐ) đến khi màu chuyển từ xanh lam sang tím.

ml dung dịch natri edetat 0,1 M (CĐ) tương đương với 4,008 mg Ca.

Bảo quản

Trong lọ kín.

CAMPHOR RACEMIC

Camphora

Long não racemic

C10H16O

P.t.l: 152,2

Camphor là (1RS,4RS)-1,7,7-trimethylbicyclo[2.2.1]hexan-2-on.

Tính chất

Bột kết tinh hoặc phiến trắng hoặc gần như trắng, khối kết tinh không màu. Thăng hoa ngay ở nhiệt độ thường. Khó tan trong nước, rất tan trong ethanol 96 % và ether dầu hỏa (khoảng sôi từ 50 ođến 70 oC). D tan trong dầu béo, rất khó tan trong glycerol.

Khi tiến hành các phép thử sau đây phải cân chế phẩm nhanh.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của camphor racemic chuẩn. Chuẩn bị mẫu trong dầu parafin.

B. Điểm chảy: Từ 172 ođến 180 o(Phụ lục 6.7).

C. Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 30 ml methanol (TT). Thêm 1,0 g hydroxylamin hydroclorid (TT) và 1,0 natri acetat khan (TT). Đun sôi hồi lưu trong 2 h. Để nguội và thêm 100 ml nước, tủa tạo thành. Lọc và rửa tủa với 10 ml nước và kết tinh lại bằng 10 ml hỗn hợp ethanol 96 % – nước (4 : 6). nhiệt độ nóng chảy của tinh thể thu được, sau khi đã được sấy khô trong chân không, phải từ 118 ođến 121 oC.

D. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Góc quay cực.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong 10 ml ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT1) vào 10 ml dung dịch S, dung dịch phải không màu. Màu phải chuyển sang hồng, khi thêm không quá 0,2 mdung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ).

Góc quay cực

Từ -0,15o đến +0,15o (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thử: Hòa tan 50 mg chế phẩm trong hexan (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 50 mg chế phẩm và 50 mg bornyl acetat (TT) trong hexan (TT) và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 200,0 ml bằng hexan (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột (2 m x 2 mm) được nhồi diatomit dùng cho sắc ký khí đã được tẩm 10 % (kl/kl) macrogol 20 000

Khí mang: Nitrogen dùng cho sắc ký.

Tốc độ dòng: 30 ml/min.

Nhiệt độ cột là 130 oC. Nhiệt độ buồng tiêm và detector là 200 oC.

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký gấp 3 lần thời gian lưu của camphor.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của camphor và pic của bornyl acetat ít nhất là 1,5. Trên sắc ký đồ dung dịch đối chiếu (2), tỷ số tín hiệu trên nhiễu ít nhất là 5 đối với pic chính.

Giới hạn:

Tạp chất bất kỳ: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 2 % diện tích pic chính.

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 4 % diện tích pic chính.

Bỏ qua những pic có diện tích bằng diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Halogen

Không được quá 0,01 % (Phụ lục 9.4.5).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml 2-propanol (TT) trong bình chưng cất. Thêm 1,5 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT), 50 mg hợp kim nhôm – nickel (TT). Đun trên cách thủy đến khi 2-propanol bay hơi hoàn toàn. Để nguội và thêm 5 ml nước. Khuấy đều và lọc qua giấy lọc ướt đã được rửa bằng nước đến khi hết clorid. Pha loãng dịch lọc thành 10,0 ml bằng nước. Thêm từng giọt acid nitric (TT) vào 5,0 ml dung dịch thu được đến khi tủa tạo thành tan tr lại và pha loãng thành 15 ml bằng nước. Dung dịch thu được phải đáp ứng phép thử giới hạn clorid.

Nước

Hòa tan 1 g chế phẩm trong 10 ml ether dầu hỏa (50 ođến 70 oC(TT). Dung dịch thu được phải trong (Phụ lục 9.2).

Cắn sau khi bay hơi

Không được quá 0,05 %.

Để bay hơi 2,0 g chế phẩm trên cách thủy và sấy khô ở 100 ođến 105 otrong 1 h. Khối lượng cắn còn lại không được quá 1 mg.

Bảo quản

Trong bao bì kín, để nơi khô mát.

Loại thuốc

Thuốc kích thích da, giảm đau, chng ngứa.

CAMPHOR THIÊN NHIÊN

Camphora

Long não thiên nhiên

C10H16O P.t.l: 152,2

Camphor là (1R,4R)-1,7,7-trimethylbicyclo[2.2.1]heptan-2-on.

Tính chất

Bột kết tinh hoặc phiến trắng hoặc gần như trắng, khối kết tinh không màu. Thăng hoa ngay ở nhiệt độ thường. Khó tan trong nước, rất tan trong ethanol 96 % và ether dầu hỏa (khoảng sôi từ 50 ođến 70 oC). Dễ tan trong dầu béo, rất khó tan trong glycerol.

Khi tiến hành các phép thử sau phải cân chế phẩm nhanh.

Định tính

Có thể chọn một trong hai nhóm định tính sau:

Nhóm I: A, D.

Nhóm II: B, C, D.

A. Ph hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của camphor racemic chuẩn.

B. Đim chảy từ 175 ođến 179 o(Phụ lục 6.7).

C. Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 30 ml methanol (TT). Thêm 1,0 g hydroxylamin hydroclorid (TT) và 1,0 natri acetat khan (TT). Đun sôi hồi lưu trong 2 h. Để nguội và thêm 100 ml nước. Tủa tạo thành, lọc và rửa tủa với 10 ml nước và kết tinh lại bằng 10 ml hỗn hợp ethanol 96 % – nước (4 : 6). Sấy khô tinh thể trong chân không. Nhiệt độ nóng chảy của tinh thể thu được phải từ 118 ođến 121 oC.

D. Chế phẩm phải đáp ứng phép thử Góc quay cực riêng.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong 10 ml ethanol 96 % (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

Giới hạn acid – kiềm

Thêm 0,1 ml dung dịch phenolphtalein (TT1) vào 10 ml dung dịch S, dung dịch phải không màu. Màu phải chuyển sang hồng, khi thêm không quá 0,2 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ).

Góc quay cực riêng

Từ +41,0o đến +44,0o (Phụ lục 6.4).

Dùng dung dịch S để đo.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thử: Hòa tan 2,50 g chế phẩm trong heptan (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng heptan (TT).

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 10,0 ml dung dịch đối chiếu (1) thành 20,0 ml bằng heptan (TT).

Dung dịch đối chiếu (3): Hòa tan 0,50 g borneol (TT) trong heptan (TT) và pha loãng thành 25 ml với cùng dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml với heptan (TT).

Dung dịch đối chiếu (4): Hòa tan 50 mg linalol (TT) và 50 mg bornyl acetat (TT) trong heptan (TT) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột (30 m x 0,25 mm) được phủ pha tĩnh macrogol 20 000 (0,25 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký.

Tỷ lệ chia dòng: 1 : 70.

Tốc độ dòng: 45 cm/s.

Nhiệt độ:

 

Thời gian

(min)

Nhiệt độ

(oC)

Cột

0 – 10

50

10  35

50 → 100

35  45

100 → 200

45 – 55

200

Buồng tiêm

 

220

Detector

 

250

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu (4), độ phân giải giữa pic của bornyl acetat với pic của linalol ít nhất là 3,0.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử và các dung dịch đối chiếu (1), (2) và (3).

Giới hạn: Trên sắc ký đ của dung dịch thử:

Borneol: Diện tích pic borneol không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) (2,0 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất khác không được lớn hơn 4 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (4,0 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: 2,6,6-Trimethylbicyclo[3.1.1]hept-2-en (β-pinen).

Tạp chất B: 2,2-Dimethyl-3-methylenebicyclo[2.2.1]heptan (camphen).

Tạp chất C: 6,6-Dimethyl-2-methylenebicyclo[3.1.1]heptan (β-pinen).

Tạp chất D: 1,3,3-Trimethyl-2-oxabicyclo[2.2.2]octan (cineol).

Tap chất E: 1,3,3-Trimethylbicyclo[2.2.1]heptan-2-on (fenchon).

Tạp chất F: exo-1,3,3-TrimethyIbicyclo[2.2.1]heptan-2-ol (fenchol).

Tạp chất G: exo-2,3,3-Trimethylbicyclo[2.2.1]heptan-2-ol (camphen hydrat).

Tạp chất H: endo-2,3,3-Trimethylbicyclo[2.2.1]heptan-2-ol (methylcamphenilol).

Tạp chất I: exo-1,7,7-Trimethylbicyclo[2.2.1]heptan-2-ol (exo-borneol).

Tạp chất J: endo-1,7,7-Trimethylbicyclo[2.2.1)heptan-2-ol (endo-borneol).

Halogen

Không được quá 0,01 % (Phụ lục 9.4.5).

Hòa tan 1,0 g chế phẩm trong 10 ml 2-propanol (TT) trong bình chưng cất. Thêm 1,5 ml dung dịch natri hydroxyd loãng (TT), 50 mg hợp kim nhôm – nickel (TT). Đun trên cách thủy đến khi 2-propanol bay hơi hoàn toàn. Đ nguội và thêm 5 ml nước. Khuấy đều và lọc qua giấy lọc ướt đã được rửa bằng nước đến khi hết clorid. Pha loãng dịch lọc thành 10,0 ml bằng nước. Thêm từng giọt acid nitric (TT) vào 5,0 ml dung dịch thu được đến khi tủa tạo thành tan tr lại và pha loãng thành 15 ml bằng nước. Dung dịch thu được phải đáp ứng phép thử giới hạn clorid.

Nước

Hòa tan 1 g chế phẩm trong 10 ml ether dầu hỏa (50 ođến 70 oC) (TT). Dung dịch phải trong (Phụ lục 9.2).

Cắn sau khi bay hơi

Không được quá 0,05 %.

Để bay hơi 2,0 g chế phẩm trên cách thủy và sy khô ở nhiệt độ từ 100 ođến 105 otrong 1 h. Cắn còn lại không được quá 1 mg.

Bảo quản

Trong bao bì kín, để nơi khô mát.

Ghi chú

Tương kỵ: Tạo hỗn hợp chảy lng (hỗn hợp lỏng, đặc sệt, trong suốt) với phenol, menthol, thymol, salol, naphthol, resorcin, pyrocatechol, pyrogalol, acid salicylic, phenylsalicylat, cloral hydrat, antipirin …

Loại thuốc

Thuốc kích thích da, giảm đau, chống nga.

CAPTOPRIL

Captoprilum

C9H15NO3S

P.t.l: 217,3

Captopril là acid (2S)-1-[(2S)-2-methyl-3-sulphanylpropanoyl]pyrrolidin-2-carboxylic, phải chứa từ 98,0 % đến 101,5 % C9H15NO3S, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, tan trong nước, dễ tan trong methanol và methylen clorid, tan trong các dung dịch hydroxyd kiềm loãng.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của captopril chuẩn.

B. Chế phẩm phi đáp ứng phép thử Góc quay cực riêng.

Độ trong và màu sắc của dung dịch

Dung dịch S: Hòa tan 0,5 g chế phẩm trong nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch S phải trong (Phụ lục 9.2) và không màu (Phụ lục 9.3, phương pháp 2).

pH

Từ 2,0 đến 2,6 (Phụ lục 6.2).

Dùng dung dịch S để đo.

Góc quay cực riêng

Từ -132o đến -127o, tính theo chế phẩm đã làm khô (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong ethanol (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất F

Phương pháp sắc ký khí (Phụ lục 5.2).

Dung dịch thuốc thử: Thêm từng giọt 2,8 ml acetyl clorid (TT) vào 17,2 ml methanol khan (TT) ở 0 ovà trộn đều. Để ở nhiệt độ phòng 20 min trước khi sử dụng.

Dung dịch thử: Thêm 1,0 ml dung dịch thuốc thử vào một lọ chứa 20,0 mg chế phẩm. Trộn đều và đun nóng ở 60 otrong 30 min. Bay hơi đến khô dưới luồng khi nitơ. Hòa tan cắn trong 0,5 ml ethyl acetat (TT)thêm 0,5 ml anhydrid pentafloropropionic (TT)Trộn đều và đun nóng ở 60 otrong 30 min. Bốc hơi đến khô dưới luồng khí nitơ và hòa tan cắn trong 1,0 ml butyl acetat (TT).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan captopril chuẩn dùng để kiểm tra tính phù hợp của hệ thống (chứa tạp chất F) có trong một lọ chuẩn trong 1,0 ml dung dịch thuốc thử. Tiến hành như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu (2): Trộn 0,25 ml dung dịch đối chiếu (1) và 0,75 ml butyl acetat (TT).

Điều kiện sắc ký:

Cột silica nung chảy (25 m x 0,32 mm) được ph pha tĩnh poly(dimethyl)(diphenyl)siloxan (độ dày phim 1 µm).

Khí mang: Heli dùng cho sắc ký.

Tỷ lệ chia dòng: 1 : 20.

Tốc độ dòng: 1,2 ml/min.

Nhiệt độ:

 

Thi gian

(min)

Nhiệt độ

(oC)

Cột

0 – 10

200

10 – 14

200 → 240

14 – 34

240

Buồng tiêm

 

270

detector

 

300

Detector: Ion hóa ngọn lửa.

Thể tích tiêm: 1 µl.

Cách tiến hành:

Thời gian lưu tương đối so với captopril (thời gian lưu khoảng 6 min): tạp chất F khoảng 0,96.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất F với pic của captopril ít nhất là 1,5. Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), tỷ số tín hiệu trên nhiễu của pic tạp chất F ít nht là 10.

Tính hàm lượng phần trăm tạp chất F theo công thức sau:

Trong đó: A là diện tích pic của tạp chất F;

B là diện tích pic của captopril trong sắc ký đồ của dung dịch thử.

Giới hạn:

Tạp chất F: Không được quá 0,2 %.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Acid phosphoric – nước (0,08 : 100).

Pha động B: Acid phosphoric – acetonitril (TT1) – nước (0,08 : 50 : 50).

Hỗn hợp dung môi: Acid phosphoric – acetonitril (TT1) – nước (0,08 : 10 : 90).

Dung dịch thử: Hòa tan 0,125 g chế phẩm trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 4,0 mg tạp chất chuẩn của captopril; 5,0 mg tạp chất B chuẩn của captopril; 5,0 mg tạp chất C chuẩn của captopril và 5,0 mg tạp chất D chuẩn của captopril trong hỗn hợp dung môi và pha loãng thành 50,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Chuẩn bị dung dịch ngay trước khi dùng.

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 5 mg chế phẩm và 5 mg tạp chất E chuẩn của captopril trong actonitril (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 4,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Dung dịch đối chiếu (3): Lấy 1,0 ml dung dịch thử vào bình định mức và thêm 230 µl dung dịch iod 0,05 M (TT). Nếu dung dịch vẫn có màu, nh từng giọt dung dịch natri thiosulfat 0,1 M (TT) đến khi dung dịch thành không màu và pha loãng thành 50,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng hỗn hợp dung môi (dung dịch thu được có chứa tạp chất A).

Dung dịch đối chiếu (4): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng hỗn hợp dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 10,0 ml bằng hỗn hợp dung môi.

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (30 cm x 3,9 mm) được nhồi end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (10 µm).

Nhiệt độ cột: 50 oC.

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 210 nm.

Tốc độ dòng: 1,5 ml/min.

Thể tích tiêm: 25 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0  5

90

10

 20

90  50

10  50

20  45

50

50

Định tính các tạp chất: Sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) để xác định pic các tạp chất B, C, D và J; sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) để xác định pic tạp chất E; sử dụng sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (3) để xác định pic tạp chất A.

Thời gian lưu tương đối so với captopril (thời gian lưu khoảng 15 min): Tạp chất C khoảng 0,6; tạp chất D khoảng 0,8; tạp chất E khoảng 0,9; tạp chất B khoảng 1,17; tạp chất J khoảng 1,22; tạp chất khoảng 1,7.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất B với pic của tạp chất J ít nhất là 1,5; trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2), độ phân giải giữa pic của tạp chất E với pic của captopril ít nhất là 2,0.

Giới hạn:

Tạp chất A: Diện tích pic tạp chất A không được lớn hơn 10 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (1,0 %).

Tạp chất J: Diện tích pic tạp chất J không được lớn hơn 2,5 lần diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,2 %).

Tạp chất B, C, D: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,15 %).

Tạp chất E: Diện tích pic tạp chất E không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,15 %).

Tạp chất khác: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,10 %).

Tổng tất cả các tạp chất không được quá 1,2 %.

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (4) (0,05 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid 1,1′-[disulfandiylbis[(2S)-2-methyl-1-oxopropan-3,1-diyl]]bis[(2S)-pyrolidin-2-carboxylic] (captopril disulfid).

Tạp chất B: Acid (2S)-1-[(2S)-3-bromo-2-methylpropanoyl]pyrolidin-2-carboxylic.

Tạp chất C: Acid (2RS)-2-methyl-3-sulfanylpropanoic.

Tạp chất D: Acid (2RS)-3-bromo-2-methylpropanoic.

Tạp chất E: Acid (2S)-1-(2-methylpropanoyl)pyrolidin-2-carboxylic.

Tạp chất F: (2S)-1-[(2R)-2-methyl-3-sulfanylpropanoyl]pyrolidin-2-carboxylic (epi-captopril).

Tạp chất G: Acid (2RS)-3-(acetylsulfanyl)-2-methylpropanoic.

Tạp chất H: Acid (2S)-1-[(2S)-3-[[(2R)-3-(acetylsulfanyl)-2-methylpropanoyl]sulfanyl]-2- methylpropanoyl]pyrolidin2-carboxylic.

Tạp chất I: Acid (2S)-1-[(2S)-3-[[[(2S)-1-[(2S)-2-methyl-3-sulfanylpropanoyl]pyrolidin-2- yl]carbonyl]sulfanyl]-2– methylpropanoyl]pyrolidin-2-carboxylic.

Tạp chất J: Acid (2S)-1-[(2S)-3-(acetylsulfanyl)-2-methylpropanoyl]pyrolidin-2-carboxylic (acetylcaptopril).

Tạp chất L: Acid 1,1′-[methylenbls[sulfandiyl[(2S)-2-methyl-1-oxopropan-3,1-diyl]]]bis[(2S)- pyrolidin-2-carboxylic].

Tạp chất M: Acid (2S)-1-[(2S)-3-[[(2S)-2-carboxypropyl]disulfanyl]-2-methylpropanoyl]pyrolidin-2-carboxylic.

Tạp cht N: Acid 3,3′-disulfandiylbis[(2S)-2-methylpropanoic].

Tạp chất O: Acid 1,1′-[propan-2,2-diylbis[sulfandiyl[(2S)-2-methyl-1-oxopropan-3,1-diyl]]]bis[ (2S)-pyrolidin-2- carboxylic].

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Dung môi: Nước.

Lấy 0,5 g chế phẩm và tiến hành thử theo phương pháp 8. Dùng 1 mdung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 1,0 % (Phụ lục 9.6, phương pháp 2).

(1,000 g; trong chân không; 60 oC; 3 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,2 % (Phụ lục 9.9).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Hòa tan 0,150 g chế phẩm trong 30 ml nước. Chuẩn độ bằng dung dịch iod 0,1 N (CĐ), xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ đo điện thế (Phụ lục 10.2). Dùng điện cực kết hợp platin.

ml dung dịch iod 0,1 N (CĐ) tương đương với 21,73 mg C9H15NO3S.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Chất ức chế men chuyển angiotensin.

Chế phẩm

Viên nén.

CARBAMAZEPIN

Carbamazepinum

C15H12N2O

P.t.l: 236,3

Carbamazepin là 5H-dibenzo[b,f]azepin-5-carboxamid, phải chứa từ 98,0 % đến 102,0 % C15H12N2O, tính theo chế phẩm đã làm khô.

Tính chất

Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng, đa hình, dạng tinh thể được chấp nhận tương tự như carbamazepin chuẩn. Rất khó tan trong nước, dễ tan trong methylen clorid, hơi tan trong aceton và ethanol 96 %.

Định tính

A. Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của carbamazepin chuẩn. Đo dưới dạng đĩa, không phải xử lý mẫu trước khi đo.

B. Điểm chy: Từ 189 ođến 193 oC (Phụ lục 6.7).

Giới hạn acid – kiềm

Lấy 1,0 g chế phẩm, thêm 20 ml nước không có carbon dioxyd (TT), lắc 15 min rồi lọc. Lấy 10 ml dịch lọc, thêm 0,05 ml dung dịch phenolphtalein (TT1) và 0,5 ml dung dịch natri hydroxyd 0,01 N (CĐ). Dung dịch có màu đ. Thêm 1,0 ml dung dịch acid hydrocloric 0,01 N (CĐ), dung dịch mất màu. Thêm 0,15 ml dung dịch đỏ methyl (TT), dung dịch có màu đỏ.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động: Tetrahydrofuran – methanol (TT2– nước (3 : 12 : 85). Thêm 0,2 ml acid formic khan (TT) và 0,5 ml triethylamin (TT) vào 1000 ml hỗn hợp trên.

Dung dịch thử (1): Hòa tan 60,0 mg chế phẩm trong methanol (TT2) và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi. Siêu âm. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 20,0 ml bằng nước.

Dung dịch thử (2): Pha loãng 10,0 ml dung dịch thử (1) thành 50,0 ml bằng hỗn hợp methanol (TT2) – nước (50 : 50).

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 7,5 mg carbamazepin chuẩn; 7,5 mg tạp chất A chuẩn của carbamazepin và 7,5 mg iminodibenzyl (TT) (tạp chất E) trong methanol (TT2) và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng hỗn hợp methanol TT2  nước (50 : 50).

Dung dịch đối chiếu (2): Hòa tan 60,0 mg carbamazepin chuẩn trong methanol (TT2) và pha loãng thành 20,0 ml với cùng dung môi. Siêu âm. Pha loãng 5,0 ml dung dịch thu được thành 50,0 ml bằng hỗn hợp methanol (TT2) – nước (50 : 50).

Điều kiện sắc ký:

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh nitril silica gel dùng cho sắc ký (TT1) (10 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 230 nm.

Tốc độ dòng: 2,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (1) và dung dịch đối chiếu (1).

Tiến hành sắc ký với thời gian gấp 8 lần thời gian lưu của carbamazepin.

Thời gian lưu tương đối so với carbamazepin (thời gian lưu khoảng 10 min): Tạp chất A khoảng 0,9; tạp chất E khoảng 3,5.

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của tạp chất A với pic của carbamazepin ít nhất là 1,7.

Giới hạn:

Tạp chất A, E: Với mỗi tạp chất, diện tích pic không được lớn hơn 1,5 lần diện tích pic tương ứng thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,15 %).

Các tạp chất khác: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn diện tích pic carbamazepin thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,10 %).

Tng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 5 lần diện tích pic carbamazepin thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,5 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1) (0,05%).

Ghi chú:

Tạp chất A: 10,11-dihydro-5H-dibenzo[b,f]azepin-5-carboxamid (10,11-dihydrocarbamazepin).

Tạp chất B: 9-methylacridin.

Tạp chất C: (5H-dibenzo[b,f)azepin-5-ylcarbonyl)ure (N-carbamoylcarbamazepin).

Tạp chất D: 5H-dibenzo[b,f]azepin (iminostilben).

Tạp chất E: 10,11-dihydro-5H-dibenzo[b,f]azepin (iminodibenzyl).

Tạp chất F: 5H-dibenzo[b,f]azepin-5-carbonyl clorid (5-clorocarbonyliminostilben).

Tạp chất G: 10-bromo-5H-dibenzo[b,f]azepin-5-carboxamid (10-bromocarbamazepin).

Clorid

Không được quá 140 phần triệu (Phụ lục 9.4.5).

Lắc kỹ 0,715 g chế phẩm với 20 ml nước, đun sôi trong 10 min. Để nguội và pha loãng thành 20 ml bằng nước. Lọc qua màng (cỡ lỗ lọc 0,8 µm). Pha loãng 10 ml dịch lọc thu được thành 15 ml bằng nước. Dùng dung dịch thu được làm dung dịch thử.

Kim loại nặng

Không được quá 20 phần triệu (Phụ lục 9.4.8).

Lấy 1,0 g chế phẩm và tiến hành thử theo phương pháp 3. Lấy 2 ml dung dịch chì mẫu 10 phần triệu Pb (TT) để chuẩn bị mẫu đối chiếu.

Mt khối lượng do làm khô

Không được quá 0,5 % (Phụ lục 9.6).

(1,000 g; 105 oC; 2 h).

Tro sulfat

Không được quá 0,1 % (Phụ lục 9.9, phương pháp 2).

Dùng 1,0 g chế phẩm.

Định lượng

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3). Điều kiện sắc ký như mô tả trong phần Tạp chất liên quan.

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử (2) và dung dịch đối chiếu (2).

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Tính độ lệch chuẩn tương đối của diện tích pic carbamazepin trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2).

Tính hàm lượng phần trăm của carbamazepin trong chế phẩm dựa vào diện tích pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch thử (2), dung dịch đối chiếu (2) và hàm lượng của C15H12N2O trong carbamazepin chuẩn.

Bảo quản

Trong bao bì kín.

Loại thuốc

Chống động kinh.

Chế phẩm

Viên nén.

CEFACLOR

Cefaclorum

C15H14ClN3O4S.H2O

P.t.l: 385,8

Cefaclor là acid (6R,7R)-7-[[(2R)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3-cloro-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo [4.2.0]-oct-2-en-2-carboxylic monohydrat, được bán tổng hợp từ một sản phẩm lên men, phải cha từ 96,0 % đến 102,0 % C15H14ClN3O4S, tính theo chế phẩm khan.

Tính chất

Bột màu trắng hoặc hơi vàng. Khó tan trong nước, thực tế không tan trong methanol và trong methylen clorid.

Định tính

Phổ hấp thụ hồng ngoại (Phụ lục 4.2) của chế phẩm phải phù hợp với phổ hấp thụ hồng ngoại của cefaclor chuẩn.

pH

Lắc 0,250 g chế phẩm với nước không có carbon dioxyd (TT) và pha loãng thành 10 ml với cùng dung môi. pH của hỗn dịch thu được phải từ 3,0 đến 4,5 (Phụ lục 6.2).

Góc quay cực riêng

Từ +101o đến +111o, tính theo chế phẩm khan (Phụ lục 6.4).

Hòa tan 0,250 g chế phẩm trong dung dịch acid hydrocloric 1 % (TT) và pha loãng thành 25,0 ml với cùng dung môi.

Tạp chất liên quan

Phương pháp sắc ký lỏng (Phụ lục 5.3).

Pha động A: Dung dịch natri dihydrophosphat 0,78 % (TT) được điều chỉnh đến pH 4,0 bằng acid phosphoric (TT).

Pha động B: Trộn đều 450 ml acetonitril (TT) và 550 ml pha động A.

Dung môi pha mẫu: Dung dịch natri dihydrophosphat 0,27 % (TT) được điều chỉnh đến pH 2,5 bằng acid phosphoric (TT).

Dung dịch thử: Hòa tan 50,0 mg chế phẩm trong 10,0 ml dung môi pha mẫu.

Dung dịch đối chiếu (1): Hòa tan 2,5 mg cefaclor chuẩn và 5,0 mg delta-3-cefaclor chuẩn (tạp chất D) trong 100,0 ml dung môi pha mẫu.

Dung dịch đối chiếu (2): Pha loãng 1,0 ml dung dịch thử thành 100,0 ml bằng dung môi pha mẫu.

Điều kiện sắc ký.

Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm) được nhồi pha tĩnh end-capped octadecylsilyl silica gel dùng cho sắc ký (5 µm).

Detector quang phổ hấp thụ tử ngoại đặt ở bước sóng 220 nm.

Tốc độ dòng: 1,0 ml/min.

Thể tích tiêm: 20 µl.

Cách tiến hành:

Tiến hành sắc ký theo chương trình dung môi như sau:

Thời gian

(min)

Pha động A

(% tt/tt)

Pha động B

(% tt/tt)

0 – 30

95 → 75

5 → 25

30 – 45

75 → 0

25 → 100

45 – 55

0

100

Kiểm tra tính phù hợp của hệ thống: Trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (1), độ phân giải giữa pic của cefaclor với pic của tạp chất D ít nhất là 2,0; hệ số đối xứng của pic cefaclor không quá 1,2. Nếu cần, điều chỉnh tỷ l của acetonitril (TT) trong pha động.

Giới hạn:

Các tạp chất: Diện tích pic của mỗi tạp chất không được lớn hơn 0,5 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,5 %).

Tổng diện tích pic của tất cả các tạp chất không được lớn hơn 2 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (2 %).

Bỏ qua những pic có diện tích nhỏ hơn 0,1 lần diện tích pic chính thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu (2) (0,1 %).

Ghi chú:

Tạp chất A: Acid (2R)-2-amino-2-phenylacetic (phenylglycin).

Tạp chất B: Acid (6R,7R)-7-amino-3-cloro-8-oxo-5-thia-1-azabicydo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic.

Tạp chất C: Acid (6R,7R)-7-[[(2S)-2-amino-2-phenylacetyl]amino]-3-cloro-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-en-2-carboxylic.

Tạp chất D: Acid (2R,6R,7R)- v