TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 14050:2015 ( ISO 14050:2009) VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – TỪ VỰNG
TCVN ISO 14050:2015
ISO 14050:2009
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – TỪ VỰNG
Environmental management – Vocabulary
Lời nói đầu
TCVN ISO 14050:2015 thay thế TCVN ISO 14050:2009
TCVN ISO 14050:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 14050:2009
TCVN ISO 14050:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 207 Quản lý môi trường biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Tiẽu chuẩn này bao gồm các khái niệm và định nghĩa được sử dụng trong bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 14000 liên quan đến quản lý môi trường.
Trao đổi thông tin rất quan trọng trong quá trình áp dụng và vận hành Hệ thống quản lý môi trường. Trao đổi thông tin hiệu quả nhất nếu có sự thông hiểu chung với các thuật ngữ được sử dụng.
Nhiều thuật ngữ và định nghĩa về môi trường là kết quả của nhiều khái niệm được phát triển gần đây. Sự tiến triển dần dần của các khái niệm môi trường rất có ý nghĩa để thuật ngữ học về môi trường liên tục phát triển. Mục đích của tiêu chuẩn này là truyền đạt sự thông hiểu các thuật ngữ đã được sử dụng trong bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 14000.
Đây là tiêu chuẩn hàng đầu nhằm cung cấp cho người dùng một bộ tài liệu biên soạn về các thuật ngữ và định nghĩa được sử dụng trong các lĩnh vực quản lý môi trường. Mặc dù vậy, các tài liệu cũng sẽ được sử dụng cho công việc xây dựng tiêu chuẩn, nhất là những người liên quan đến dịch thuật, nhằm hỗ trợ để duy trì tính nhất quán.
Thuật ngữ và định nghĩa trong tiêu chuẩn này được lấy từ các tiêu chuẩn về quản lý môi trường trong Thư mục tài liệu tham khảo.
Do công tác xây dựng các tiêu chuẩn quản lý môi trường vẫn tiếp tục diễn ra trong phạm vi Ban kỹ thuật ISO/TC 207, và phối hợp với Ban kỹ thuật ISO/TC 176, bao gồm cả các phiên bản sửa đổi, bổ sung, tiêu chuẩn này sẽ được sửa đổi, bổ sung và soát xét lại khi cần thiết.
Các khái niệm khác có thể gặp phải trong lĩnh vực quản lý môi trường nhưng không được định nghĩa trong tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, để hỗ trợ người dùng bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 14000 về quản lý môi trường, một số khái niệm bổ sung được cung cấp thêm tại Phụ lục A.
Người sử dụng tiêu chuẩn cần lưu ý rằng việc áp dụng và mô tả những khái niệm này là khác nhau trong cộng đồng thế giới. Các tài liệu tham khảo trong Phụ lục A không nhằm quảng bá hoặc xác nhận sử dụng các khái niệm này.
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – TỪ VỰNG
Environmental management – Vocabulary
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này định nghĩa các thuật ngữ khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý môi trường, được công bố trong bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 14000.
CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này được trình bày dưới dạng song ngữ Anh – Việt
2 Quy ước dùng trong các thuật ngữ định nghĩa
Trong một số trường hợp, một khái niệm được sử dụng riêng trong một ngữ cảnh cụ thể thì trường hợp đó được đặt trong dấu ngoặc đơn đặt phía trước định nghĩa.
Nguồn tài liệu liên quan đến thuật ngữ được đặt trong ngoặc đối với từng định nghĩa và chú thích. Nếu cùng một định nghĩa xuất hiện trong nhiều nguồn tài liệu, tài liệu nào được đưa ra trước tiên thì thuật ngữ được lấy từ nguồn đó.
3 Các thuật ngữ liên quan đến quản lý môi trường
3.1
Môi trường
Những thứ bao quanh nơi hoạt động của một tổ chức (3.4), kể cả không khí, nước, đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, hệ động vật, con người và các mối quan hệ qua lại của chúng.
CHÚ THÍCH: Những thứ bao quanh nói đến ở đây là từ nội bộ một tổ chức mở rộng tới hệ thống toàn cầu.
[TCVN ISO 14001:2010]
3.2
Khía cạnh môi trường
Yếu tố của các hoạt động hoặc sản phẩm (6.2) hoặc dịch vụ của một tổ chức (3.4) có thể tác động qua lại với môi trường (3.1).
CHÚ THÍCH: Khía cạnh môi trường có ý nghĩa là khía cạnh có hoặc có thể có một tác động môi trường (3.3) đáng kể.
[TCVN ISO 14001:2010]
3.3
Tác động môi trường
Bất kỳ một sự thay đổi nào của môi trường (3.1), dù là bất lợi hoặc có lợi, toàn bộ hoặc từng phần do các khía cạnh môi trường (3.2) của một tổ chức (3.4) gây ra.
[TCVN ISO 14001:2010]
3.4
Tổ chức
Bất kỳ công ty, tập đoàn, hãng, xí nghiệp, cơ quan có thẩm quyền hoặc viện, hoặc một bộ phận hay kết hợp của chúng, dù là được tích hợp hay không, công hoặc tư mà có các chức năng và quản trị riêng của mình.
CHÚ THÍCH: Với các tổ chức có nhiều đơn vị hoạt động, thì một đơn vị hoạt động riêng lẻ cũng có thể được xác định như là một tổ chức.
[TCVN ISO 14001:2010]
3.5
Lãnh đạo cao nhất
Cá nhân hay nhóm người định hướng và kiểm soát một tổ chức ở mức cao nhất.
[TCVN ISO 14065:2011]
3.6
Bên quan tâm
Người hoặc nhóm người có quyền lợi trong việc thực hiện hay liên quan đến kết quả hoạt động của một tổ chức (3.4) hoặc một hệ thống.
CHÚ THÍCH 1: “Kết quả” bao gồm cả sản phẩm (6.2) và sự thỏa thuận. “Hệ thống” bao gồm các hệ thống sản phẩm (6.1) và hệ thống ghi nhận và các tuyên bố về môi trường.
CHÚ THÍCH 2: Định nghĩa chung này không lấy trực tiếp từ bất kỳ nguồn tài liệu nào. Khái niệm này được định nghĩa từ quan điểm của kết quả hoạt động môi trường (3.16) trong TCVN ISO 14001 (với định nghĩa như trong TCVN ISO 14004 và TCVN ISO 14031), ghi nhãn môi trường kiểu I trong TCVN ISO 14024, Công bố môi trường kiểu III (8.5) trong TCVN ISO 14025, và đánh giá vòng đời sản phẩm (7.2) trong TCVN ISO 14040.
Các định nghĩa như sau:
– Cá nhân hoặc nhóm liên quan đến hoặc bị ảnh hưởng từ kết quả hoạt động môi trường của một tổ chức
[TCVN ISO 14001:2010].
Bất kỳ bên bị ảnh hưởng bởi một chương trình dán nhãn môi trường kiểu I (8.3)
[TCVN ISO 14024:2005, sửa đổi]
– Người hoặc tổ chức có quan tâm hoặc bị tác động do việc triển khai và sử dụng một Công bố môi trường kiểu III
[TCVN ISO 14025:2009, sửa đổi]
– Cá nhân hoặc nhóm có liên quan đến hoặc bị ảnh hưởng từ kết quả hoạt động môi trường của hệ thống sản phẩm, hoặc là bởi các kết quả của đánh giá vòng đời sản phẩm
[TCVN ISO 14040:2009].
3.7
Bên thứ ba
Cá nhân hay tổ chức được công nhận là hoàn toàn độc lập với các bên liên quan cùng quan tâm đến một vấn đề.
CHÚ THÍCH: “Bên liên quan” thường đại diện cho lợi ích của nhà cung ứng (“bên thứ nhất”) và nhà tiêu thụ (“bên thứ hai”).
[TCVN ISO 14024:2005]
3.8
Nhóm mục tiêu
Các bên quan tâm (3.6) hoặc các bên được lựa chọn như là tiêu điểm, trọng tâm trong các hoạt động trao đổi thông tin môi trường (8.1) của tổ chức (3.4).
[TCVN ISO 14063:2010, sửa đổi]
3.9
Khách hàng
(đánh giá) tổ chức (3.4) đặt hàng cuộc đánh giá
VÍ DỤ Chủ sở hữu địa điểm (3.13), bên được đánh giá (5.31.3) hoặc bất cứ bên nào khác
[TCVN ISO 14015:2011]
(thẩm định hoặc kiểm định) tổ chức (3.4) hoặc người yêu cầu sự thẩm định (5.4) hoặc kiểm định (5.1).
[TCVN ISO 14064-1:2011]
3.10
Chứng nhận
Thủ tục mà qua đó bên thứ ba (3.7) cấp bản chứng nhận một sản phẩm (6.2). quá trình (6.4) hoặc dịch vụ có các đặc tính phù hợp với những yêu cầu cụ thể.
[TCVN ISO 14024:2005]
3.11
Phòng ngừa ô nhiễm
Sử dụng các quá trình, các biện pháp thực hành, các kỹ thuật, các vật liệu, các sản phẩm (6.2), các dịch vụ hoặc năng lượng để tránh, giảm bớt hay kiểm soát (một cách riêng rẽ hoặc kết hợp) sự tạo ra, phát thải hoặc xả thải bất kỳ loại chất ô nhiễm hoặc chất thải (3.12) nào nhằm giảm thiểu tác động môi trường (3.3) bất lợi.
CHÚ THÍCH: Ngăn ngừa ô nhiễm có thể bao gồm việc giảm thiểu hoặc loại bỏ từ nguồn, thay đổi quá trình, sản phẩm hoặc dịch vụ, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, thay thế vật liệu và năng lượng, tái sử dụng, phục hồi, tái sinh, tái chế và xử lý.
[TCVN ISO 14001:2010, sửa đổi]
3.12
Chất thải
Các chất hoặc vật thể mà người giữ chúng có ý định hoặc được yêu cầu thải bỏ đi.
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này lấy từ Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại và thải bỏ chúng (22 tháng 3 năm 1989), nhưng trong tiêu chuẩn này không phải chỉ giới hạn cho chất thải nguy hại.
[TCVN ISO 14040:2009]
3.13
Địa điểm
Khu vực với các ranh giới địa lý xác định và trên đó các hoạt động dưới sự kiểm soát của một tổ chức (3.4) có thể được thực hiện.
CHÚ THÍCH Ranh giới địa lý có thể trên đất liền và trong nước, và kể cả trên hoặc dưới bề mặt các cấu trúc tự nhiên hoặc nhân tạo
[TCVN ISO 14015:2011]
3.14
Cơ sở sản xuất
Một lắp đặt đơn lẻ, một loạt lắp đặt hoặc các quá trình sản xuất (cố định hoặc di động), có thể xác định được trong một ranh giới địa lý đơn lẻ, một đơn vị tổ chức hoặc quá trình sản xuất.
[TCVN ISO 14064-1:2011]
3.15
Tính minh bạch
Việc trình bày các thông tin một cách cởi mở, toàn diện và có thể hiểu được.
[TCVN ISO14040:2009]
3.16
Kết quả hoạt động môi trường
Các kết quả có thể đo được về sự quản lý các khía cạnh môi trường (3.2) của một tổ chức (3.4).
CHÚ THÍCH: Trong khuôn khổ một hệ thống quản lý môi trường (4.1), các kết quả có thể đo được là dựa trên chính sách môi trường (4.1.1), mục tiêu môi trường (4.1.3), chỉ tiêu môi trường (4.1.2) của một tổ chức và các yêu cầu khác về kết quả hoạt động môi trường.
[TCVN ISO 14001:2010]
3.16.1
Đánh giá kết quả thực hiện về môi trường
EPE
Quá trình (6.4) hỗ trợ quyết định của cấp quản lý về kết quả thực hiện về môi trường (3.16) của một tổ chức (3.4) bằng cách lựa chọn các chỉ báo, thu thập và phân tích dữ liệu, đánh giá thông tin so với các tiêu chí kết quả thực hiện về môi trường (3.16.2), báo cáo và trao đổi thông tin, cũng như định kỳ xem xét và cải tiến quá trình.
[TCVN ISO 14031:2010]1)
3.16.2
Tiêu chí của kết quả thực hiện về môi trường
Mực tiêu môi trường (4.1.2), chỉ tiêu (4.1.3) hoặc mức kết quả thực hiện về môi trường (3.16) khác được cấp quản lý của tổ chức (3.4) đặt ra và dùng cho mục đích đánh giá kết quả thực hiện về môi trường (3.16.1).
[TCVN ISO 14031:2010]
3.16.3
Chỉ báo điều kiện môi trường
ECI
Diễn đạt cụ thể cung cấp thông tin về điều kiện môi trường (3.1) bản địa, vùng, quốc gia, hay toàn cầu
CHÚ THÍCH: “Vùng” có thể chỉ một bang, một tỉnh, hay một nhóm bang trong một quốc gia, hoặc nó có thể chỉ một nhóm quốc gia hay một lục địa, phụ thuộc quy mô của điều kiện môi trường mà tổ chức (3.4) lựa chọn để xem xét.
[TCVN ISO 14031:2010]
3.16.4
Chỉ báo kết quả thực hiện về môi trường
EPI
Sự thể hiện thông tin cụ thể kết quả thực hiện về môi trường (3.16) của một tổ chức (3.4)
[TCVN ISO 14031:2010]
3.16.5
Chỉ báo kết quả thực hiện về quản lý
MPI
Chỉ báo kết quả thực hiện về môi trường (3.16.4) đưa ra thông tin về các nỗ lực quản lý có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện về môi trường (3.16) của một tổ chức (3.4).
[TCVN ISO 14031:2010]
3.16.6
Chỉ báo kết quả thực hiện về điều hành
OPI
Chỉ báo kết quả thực hiện về môi trường đưa ra thông tin kết quả thực hiện về môi trường (3.16) do sự điều hành của một tổ chức (3.4).
[TCVN ISO 14031:2010]
4 Thuật ngữ liên quan đến hệ thống quản lý môi trường
4.1
Hệ thống quản lý môi trường
HTQLMT/EMS
Một phần trong hệ thống quản lý của một tổ chức (3.4) được sử dụng để triển khai và áp dụng chính sách môi trường (4.1.1), quản lý các khía cạnh môi trường (3.2) của tổ chức.
CHÚ THÍCH 1: Hệ thống quản lý là một tập hợp các yếu tố liên quan với nhau được sử dụng để thiết lập chính sách, mục tiêu và để đạt được các mục tiêu đó.
CHÚ THÍCH 2: Hệ thống quản lý bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm, thực hành, thủ tục (4.2), quá trình và nguồn lực.
[TCVN ISO 14001:2010]
4.1.1
Chính sách môi trường
Tuyên bố một cách chính thức của lãnh đạo cấp cao nhất về ý đồ và định hướng chung đối với kết quả hoạt động môi trường (3.16) của một tổ chức (3.4).
CHÚ THÍCH: Chính sách môi trường tạo ra khuôn khổ cho hành động và định ra các mục tiêu môi trường (4.1.2), chi tiêu môi trường (4.1.3).
[TCVN ISO 14001:2010]
4.1.2
Mục tiêu môi trường
Mục đích tổng thể về môi trường, phù hợp với chính sách môi trường (4.1.1) mà tổ chức (3.4) tự đặt ra cho mình nhằm đạt tới.
[TCVN ISO 14001:2010]
4.1.3
Chỉ tiêu môi trường
Yêu cầu cụ thể, khả thi về kết quả thực hiện đối với một tổ chức (3.4) hoặc các bộ phận của nó, yêu cầu này xuất phát từ các mục tiêu môi trường (4.1.2) và cần phải đề ra, phải đạt được để vươn tới các mục tiêu đó.
[TCVN ISO 14001:2010]
4.2
Thủ tục
Cách thức được quy định để tiến hành một hoạt động hoặc một quá trình (6.4).
CHÚ THÍCH 1: Thủ tục có thể được lập thành văn bản hoặc không.
CHÚ THÍCH 2: Chấp nhận theo TCVN ISO 9000:2007, 3.4.5.
[TCVN ISO 14001:2010]
4.3
Sự không phù hợp
Sự không đáp ứng một yêu cầu
[TCVN ISO 14001:2010]
4.4.1
Sự khắc phục
Hành động được tiến hành để loại bỏ sự không phù hợp (4.3) đã được phát hiện.
CHÚ THÍCH: Theo TCVN ISO 9000:2000, 3.6.6
[TCVN ISO 14004:2005]
4.4.2
Hành động khắc phục
Hành động loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp (4.3) đã được phát hiện.
[TCVN ISO 14001:2010]
4.4.3
Hành động phòng ngừa
Hành động để loại bỏ nguyên nhân gây ra sự không phù hợp (4.3) tiềm ẩn
[TCVN ISO 14001:2010]
4.5
Tài liệu
Thông tin và phương tiện hỗ trợ thông tin
CHÚ THÍCH 1: Phương tiện có thể là giấy, đĩa từ, bản điện tử hay đĩa quang, ảnh hay mẫu gốc hay mọi sự kết hợp của chúng.
CHÚ THÍCH 2: Chấp nhận TCVN ISO 9000:2007, 3.7.2
[TCVN ISO 14001:2010]
4.6
Hồ sơ
Tài liệu (4.5) công bố các kết quả đạt được hay cung cấp bằng chứng về các hoạt động được thực hiện
CHÚ THÍCH: Chấp nhận TCVN ISO 9000:2007, 3.7.6
[TCVN ISO 14001:2010]
4.7
Cải tiến liên tục
Quá trình lặp lại (6.4) để nâng cao hệ thống quản lý môi trường (4.1) nhằm đạt được những cải tiến trong kết quả hoạt động môi trường (3.16) tổng thể và nhất quán với chính sách môi trường (4.1.1) của tổ chức (3.4).
CHÚ THÍCH: Quá trình này không nhất thiết phải được tiến hành một cách đồng thời ở tất cả các lĩnh vực hoạt động.
[TCVN ISO 14001:2010]
5 Các thuật ngữ liên quan đến thẩm định, kiểm định và đánh giá
5.1
Kiểm định
(Nhãn và công bố) xác nhận thông tin, thông qua việc cung cấp bằng chứng khách quan, khẳng định rằng các yêu cầu quy định đã được thỏa mãn/ đáp ứng
[TCVN ISO 14025:2009]
(khí nhà kính) Quá trình có tính hệ thống, độc lập và được lập thành tài liệu (6.4) để đánh giá sự xác nhận khí nhà kính (9.5.2) theo các tiêu chí kiểm định (5.12) đã thỏa thuận
CHÚ THÍCH: Trong một vài trường hợp, chẳng hạn như sự kiểm định của bên thứ nhất, thì sự độc lập có thể được chứng minh bằng việc bên thứ nhất không có trách nhiệm khi xây dựng các dữ liệu và thông tin khí nhà kính.
[TCVN ISO 14065:2011]
5.2
Tổ chức thẩm định
CHÚ THÍCH: Xem đoàn thẩm định hoặc kiểm định (5.6)
5.3
Kiểm định viên
(nhãn và công bố) Người hoặc cơ quan thực hiện sự kiểm định (5.1)
[TCVN ISO 14025:2009]
(khí nhà kính) Người hoặc nhóm người độc lập và có năng lực chịu trách nhiệm thực hiện và báo cáo về quá trình kiểm định.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này có thể sử dụng để đề cập đến một tổ chức kiểm định (5.2)
[TCVN ISO 14064-1:2011]
5.4
Thẩm định
(đánh giá) Quá trình (6.4) mà nhờ đó người đánh giá (5.31.4) xác định rằng thông tin tập hợp được là chính xác, tin cậy, đầy đủ và phù hợp để thỏa mãn các mục tiêu của cuộc đánh giá
[TCVN ISO 14015:2011]
(khí nhà kính) Quá trình có tính hệ thống, độc lập và được lập thành tài liệu (6.4) để đánh giá sự xác nhận khí nhà kính (9.5.2) trong kế hoạch của dự án khí nhà kính (9.4.2) dựa theo các tiêu chí thẩm định (5.12) đã thỏa thuận
CHÚ THÍCH: Trong một vài trường hợp, chẳng hạn như sự thẩm định của bên thứ nhất, thì sự độc lập có thể được chứng minh bằng việc bên thứ nhất không có trách nhiệm khi xây dựng các dữ liệu và thông tin khí nhà kính.
[TCVN ISO 14065:2011]
5.5
Tổ chức thẩm định
CHÚ THÍCH: Xem tổ chức thẩm định hoặc kiểm định (5.6)
5.6
Tổ chức thẩm định hoặc kiểm định
Tổ chức thực hiện thẩm định (5.4) hoặc kiểm định (5.1) của xác nhận KNK (9.5.2) theo quy định của tiêu chuẩn này
CHÚ THÍCH: Một tổ chức thẩm định hoặc kiểm định có thể là một cá nhân.
[TCVN ISO 14065:2011]
5.7
Đoàn thẩm định hoặc kiểm định
Một hoặc nhiều người thẩm định (5.8) hoặc kiểm định (5.3) tiến hành thẩm định (5.4) hoặc kiểm định (5.1), nếu cần có thể được hỗ trợ bởi các chuyên gia kỹ thuật (5.31.2).
CHÚ THÍCH 1: Một người thẩm định hoặc kiểm định của đoàn thẩm định hoặc kiểm định được chỉ định làm trưởng đoàn thẩm định hoặc kiểm định.
CHÚ THÍCH 2: Đoàn thẩm định hoặc kiểm định có thể bao gồm những người thẩm định tập sự hoặc kiểm định tập sự.
[TCVN ISO 14065:2011]
5.8
Người thẩm định
Người hoặc nhóm người độc lập và có năng lực chịu trách nhiệm thực hiện và báo cáo về các kết quả một cuộc thẩm định (5.4).
[TCVN ISO 14065:2011]
5.9
Công nhận
Xác nhận sự phù hợp của bên thứ ba đối với tổ chức thẩm định hoặc kiểm định (5.6) thể hiện chính thức rằng tổ chức đó có đủ năng lực để thực hiện các công việc thẩm định (5.4) hoặc kiểm định (5.1) cụ thể
[TCVN ISO 14065:2011]
5.10
Cơ quan công nhận
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoạt động công nhận (5.9)
CHÚ THÍCH: Thẩm quyền của cơ quan công nhận thường được chính phủ giao.
[TCVN ISO 14065:2011]
5.11
Nhân sự
Người làm việc với hoặc thay mặt cho tổ chức thẩm định hoặc kiểm định (5.6)
[TCVN ISO 14065:2011]
5.12
Tiêu chí thẩm định
Tiêu chí kiểm định
Chính sách, quy trình hoặc yêu cầu được sử dụng để tham chiếu mà dựa vào đó bằng chứng được so sánh.
CHÚ THÍCH: Có thể thiết lập các tiêu chí thẩm định và kiểm định theo chính phủ, các chương trình KNK (9.4.1), các sáng kiến báo cáo tình nguyện, các tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn thực hành tốt.
[TCVN ISO 14064-1:2011]
5.13
Công bố thẩm định
Tuyên bố chính thức bằng văn bản cho người sử dụng đã định (9.7.2), theo sự thẩm định (5.4) của kế hoạch dự án khí nhà kính (9.4.2), cung cấp đảm bảo về sự công bố trong xác nhận khí nhà kính (9.5.2) của bên chịu trách nhiệm (9.7.1).
[TCVN ISO 14065:2011]
5.14
Công bố kiểm định
Tuyên bố chính thức bằng văn bản cho người sử dụng đã định (9.7.2), theo sự kiểm định (5.1), cung cấp đảm bảo về sự công bố trong xác nhận khí nhà kính (9.5.2) của bên chịu trách nhiệm (9.7.1).
[TCVN ISO 14065:2011]
5.15
Xung đột lợi ích
Tình huống, mà tại đó do các hoạt động hoặc mối quan hệ khác, mà tính khách quan khi thực hiện các hoạt động thẩm định (5.4) hoặc kiểm định (5.1) bị hoặc có thể bị thỏa hiệp
[TCVN ISO 14065:2011]
5.16
Mức độ đảm bảo
Mức độ đảm bảo mà người sử dụng đã định (9.7.2) yêu cầu trong quá trình thẩm định (5.4) hoặc kiểm định (5.1)
CHÚ THÍCH 1: Mức độ đảm bảo được sử dụng để xác định tính chi tiết mà người thẩm định (5.8) hoặc người kiểm định (5.3) thiết kế trong kế hoạch thẩm định hoặc kiểm định của họ để xác định xem có các sai lỗi vật liệu, bỏ sót hoặc lỗi trình bày hay không.
CHÚ THÍCH 2: TCVN ISO 14064-3 phân biệt hai mức độ đảm bảo, hợp lý hoặc bị hạn chế, dẫn đến lời công bố sự thẩm định hoặc kiểm định khác nhau.
[TCVN ISO 14065:2011, sửa đổi]
5.17
Độ không đảm bảo
Thông số, gắn liền với kết quả định lượng đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị đại lượng được quy cho đại lượng đo một cách hợp lý.
CHÚ THÍCH: Thông tin về độ không đảm bảo thông thường quy định các ước lượng định lượng của sự phân tán và mô tả định tính các nguyên nhân của sự phân tán.
[TCVN ISO 14064-1:2011]
5.18
Đánh giá
Quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản (6.4) để nhận được bằng chứng đánh giá (5.21) và xem xét đánh giá chúng một cách khách quan để xác định mức độ thực hiện các chuẩn mực đánh giá (5.20).
CHÚ THÍCH 1: Đánh giá nội bộ (5.18.1), đôi khi gọi là đánh giá của bên thứ nhất, được tổ chức (3.4) hoặc mang danh tổ chức tự tiến hành đối với xem xét của lãnh đạo và những mục đích nội bộ khác và có thể làm cơ sở cho việc tự công bố sự phù hợp của tổ chức. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt ở các tổ chức có quy mô nhỏ, tính độc lập có thể được thể hiện bằng việc không lệ thuộc vào trách nhiệm đối với hoạt động được đánh giá.
CHÚ THÍCH 2: Đánh giá bên ngoài bao gồm các đánh giá thường được gọi là đánh giá của bên thứ hai và đánh giá của bên thứ ba. Đánh giá của bên thứ hai được các bên có sự quan tâm tiến hành, như khách hàng hoặc đại diện của khách hàng. Đánh giá của bên thứ ba do các tổ chức đánh giá độc lập bên ngoài tiến hành, như các tổ chức thực hiện việc đăng ký hoặc chứng nhận (3.10) về sự phù hợp với những yêu cầu của TCVN ISO 9001 hoặc TCVN ISO 14001.
CHÚ THÍCH 3: Khi hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường (4.1) được đánh giá cùng lúc thì cuộc đánh giá này được gọi là đánh giá kết hợp.
CHÚ THÍCH 4: Khi hai hoặc nhiều tổ chức đánh giá phối hợp để cùng đánh giá một bên được đánh giá (5.28) thì cuộc đánh giá này được gọi là đánh giá hỗn hợp.
[TCVN ISO 19011:2003]2)
5.18.1
Đánh giá nội bộ
Một quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản (6.4) nhằm thu thập các bằng chứng đánh giá (5.21) và đánh giá chúng một cách khách quan để xác định mức độ thực hiện các chuẩn mực đánh giá (5.20) hệ thống quản lý môi trường do tổ chức (3.4) thiết lập.
CHÚ THÍCH: Trong nhiều trường hợp, đặc biệt đối với các tổ chức nhỏ, yêu cầu về tính độc lập có thể được thể hiện bằng việc không liên quan về trách nhiệm với hoạt động được đánh giá.
[TCVN ISO 14001:2010]
5.19
Đánh giá môi trường của địa điểm và tổ chức
Quá trình (6.4) để nhận dạng các khía cạnh môi trường (3.2) một cách khách quan, các vấn đề môi trường (5.27) và để xác định các hệ quả kinh doanh (5.35) của địa điểm (3.13) và của tổ chức (3.4) như là kết quả của các hoạt động trong quá khứ, hiện tại và tương lai dự kiến.
CHÚ THÍCH: Sự xác định các hệ quả kinh doanh là tùy ý của khách hàng (3.9)
[TCVN ISO 14015:2011]
5.20
Chuẩn mực đánh giá
Tập hợp các chính sách, thủ tục hay yêu cầu
CHÚ THÍCH: Chuẩn mực đánh giá được sử dụng làm gốc để so sánh bằng chứng đánh giá (5.21).
[TCVN ISO 19011:2003]
5.21
Bằng chứng đánh giá
Hồ sơ trình bày về sự kiện hoặc các thông tin khác liên quan tới các chuẩn mực đánh giá (5.20) và có thể kiểm tra xác nhận.
CHÚ THÍCH: Bằng chứng đánh giá có thể định tính hoặc định lượng.
[TCVN ISO 19011:2003]
5.22
Điều tra xâm nhập
Lấy mẫu và thử nghiệm bằng các dụng cụ và/hoặc can thiệp vật lý
[TCVN ISO 14015:2011]
5.23
Phát hiện khi đánh giá
Kết quả của việc xem xét đánh giá các bằng chứng đánh giá (5.21) thu thập được so với chuẩn mực đánh giá (5.20).
CHÚ THÍCH: Phát hiện khi đánh giá có thể chỉ ra sự phù hợp hoặc không phù hợp (4.3) với chuẩn cứ đánh giá hoặc cơ hội cải tiến.
[TCVN ISO 19011:2003]
5.24
Kết luận đánh giá
Đầu ra của một cuộc đánh giá (5.18) do đoàn đánh giá (5.31) cung cấp sau khi xem xét các mục tiêu đánh giá và mọi phát hiện khi đánh giá (5.23).
[TCVN ISO 19011:2003]
5.25
Yêu cầu xem xét lại
Yêu cầu do khách hàng hoặc bên chịu trách nhiệm (9.7.1) với tổ chức thẩm định hoặc kiểm định (5.6) để đề nghị xem xét lại quyết định đã thực hiện liên quan đến thẩm định (5.4) hoặc kiểm định (5.1)
[TCVN ISO 14065:2011]
5.26
Khiếu nại
Hình thức diễn đạt sự không hài lòng, khác với yêu cầu xem xét lại (5.25), của cá nhân hoặc tổ chức bất kỳ với tổ chức thẩm định hoặc kiểm định (5.6) hoặc cơ quan công nhận (5.10) liên quan đến hoạt động của tổ chức/cơ quan đó với mong muốn được đáp lại
[TCVN ISO 14065:2011]
5.27
Vấn đề môi trường
Vấn đề mà thông tin về các khía cạnh môi trường được thẩm định sai lệch so với các chuẩn mực đã chọn và có thể gây ra các trách nhiệm pháp lý hoặc lợi ích, ảnh hưởng đến hình ảnh chung (5.31.3) của bên được đánh giá hoặc của khách hàng (3.9), hoặc các tổn thất khác
[TCVN ISO 14015]
5.28
Bên được đánh giá
Tổ chức (3.4) được đánh giá
[TCVN ISO 19011:2003]
5.29
Đại diện cho bên được đánh giá
Người được ủy quyền để đại diện cho bên được đánh giá (5.31.3)
[TCVN ISO 14015:2011]
5.30
Bên yêu cầu đánh giá
Tổ chức (3.4) hay cá nhân yêu cầu đánh giá (5.18).
CHÚ THÍCH: Bên yêu cầu đánh giá có thể là bên được đánh giá (5.28) hay bất kỳ tổ chức nào khác có tư cách pháp nhân hay quyền ký kết hợp đồng để yêu cầu đánh giá.
[TCVN ISO 19011:2003]
5.31
Đoàn đánh giá
Một hay nhiều chuyên gia đánh giá (5.31.1) tiến hành cuộc đánh giá (5.18), được sự hỗ trợ, nếu cần thiết, của các chuyên gia kỹ thuật (5.31.2).
CHÚ THÍCH 1: Một người của đoàn đánh giá được chỉ định làm trưởng đoàn đánh giá.
CHÚ THÍCH 2: Đoàn đánh giá có thể bao gồm các chuyên gia đánh giá tập sự.
[TCVN ISO 19011:2003]
5.31.1
Chuyên gia đánh giá
Người có năng lực (5.31.5) để tiến hành một cuộc đánh giá (5.18)
[TCVN ISO 19011:2003]
5.31.2
Chuyên gia kỹ thuật
Người cung cấp các kiến thức hay kinh nghiệm chuyên môn cụ thể cho đoàn đánh giá (5.31).
CHÚ THÍCH 1: Kiến thức và kinh nghiệm cụ thể là kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến tổ chức (3.4), quá trình (6.4) hay hoạt động được đánh giá, ngôn ngữ hoặc văn hóa.
CHÚ THÍCH 2: Một chuyên gia kỹ thuật không hành động như một chuyên gia đánh giá (5.31.1) trong đoàn đánh giá.
[TCVN ISO 19011:2003]
(thẩm định và kiểm định) người cung cấp các kiến thức hay kinh nghiệm chuyên môn cụ thể cho đoàn thẩm định hoặc kiểm định (5.7)
CHÚ THÍCH 3: Kiến thức và kinh nghiệm cụ thể là kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến tổ chức (3.4) hay dự án được thẩm định hoặc kiểm định, ngôn ngữ hoặc văn hóa.
CHÚ THÍCH 4: Một chuyên gia kỹ thuật không đóng vai trò như một người thẩm định (5.8) hoặc người kiểm định (5.3) trong đoàn thẩm định hoặc kiểm định.
[TCVN ISO 14065:2011]
5.31.3
Bên được đánh giá
Địa điểm (3.13) hoặc tổ chức (3.4) được đánh giá
[TCVN ISO 14015:2011]
5.31.4
Người đánh giá
Người có đủ năng lực, được chỉ định (5.31.5) để tiến hành hoặc tham gia vào một cuộc đánh giá đã định
CHÚ THÍCH: Một người đánh giá có thể là người bên ngoài hoặc thuộc tổ chức (3.4) được đánh giá. Trong một cuộc đánh giá, có thể yêu cầu nhiều hơn một người đánh giá để đảm bảo thích hợp phạm vi bao quát tất cả các vấn đề liên quan, ví dụ khi có nhu cầu về kỹ năng cụ thể.
[TCVN ISO 14015:2001]
5.31.5
Năng lực
Phẩm chất cá nhân và khả năng được thể hiện để ứng dụng sự hiểu biết và kỹ năng.
[TCVN ISO 19011:2003]
5.32
Chương trình đánh giá
Tập hợp một hay nhiều cuộc đánh giá (5.18) được hoạch định cho một khoảng thời gian nhất định và nhằm một mục đích cụ thể.
CHÚ THÍCH: Một chương trình đánh giá bao gồm tất cả các hoạt động cần thiết để hoạch định, tổ chức và tiến hành các cuộc đánh giá.
[TCVN ISO 19011:2003]
5.33
Kế hoạch đánh giá
Mô tả về các hoạt động hoặc sắp đặt, bố trí cho một cuộc đánh giá (5.18)
[TCVN ISO 19011:2003]
5.34
Phạm vi đánh giá
Mức độ và giới hạn của một cuộc đánh giá (5.18)
CHÚ THÍCH: Phạm vi đánh giá thường bao gồm mô tả về địa điểm, cơ cấu tổ chức, các hoạt động và quá trình cũng như khoảng thời gian đề cập.
[TCVN ISO 19011:2003]
5.35
Hệ quả kinh doanh
Tác động hiện tại hoặc tiềm ẩn (về tài chính hoặc tác động khác; tích cực hoặc tiêu cực; định tính hoặc định lượng) của các vấn đề môi trường (5.27) được nhận dạng và đánh giá
[TCVN ISO 14015:2011]
6 Các thuật ngữ liên quan đến hệ thống sản phẩm
6.1
Hệ thống sản phẩm
Tập hợp của các quá trình đơn vị (6.4.1) với dòng sản phẩm (6.9) và dòng cơ bản (6.11), thực hiện một hoặc nhiều chức năng xác định và tạo ra mô hình vòng đời (7.1) của một sản phẩm (6.2).
[TCVN ISO 14040:2009]
6.2
Sản phẩm
Mọi hàng hóa hoặc dịch vụ bất kỳ
CHÚ THÍCH 1: Sản phẩm có thể phân loại ra như sau:
– dịch vụ (ví dụ: vận chuyển);
– phần mềm (ví dụ: chương trình máy tính, từ điển);
– phần cứng (ví dụ: bộ phận cơ khí của động cơ);
– vật liệu đã qua chế biến (ví dụ: dầu bôi trơn).
CHÚ THÍCH 2: Dịch vụ có các yếu tố vô hình và hữu hình. Một dịch vụ có thể là như các ví dụ sau đây:
– hoạt động được thực hiện trên một sản phẩm hữu hình do khách hàng cung cấp (ví dụ: ôtô để sửa chữa);
– hoạt động được thực hiện trên một sản phẩm vô hình do khách hàng cung cấp (ví dụ: khai báo thu nhập để lập phiếu hoàn thuế);
– sự cung ứng một sản phẩm vô hình (ví dụ: cung cấp thông tin trong môi trường truyền dẫn kiến thức);
– tạo ra điều kiện xung quanh cho khách hàng (ví dụ: trong khách sạn và nhà hàng ăn uống).
Phần mềm (software) gồm thông tin và nói chung là vô hình, có thể ở dạng các phương pháp, giao dịch hoặc các quy trình.
Phần cứng (hardware) nói chung là hữu hình và số lượng của nó là một đặc tính đếm được. Vật liệu đã qua chế biến nói chung là hữu hình và số lượng của chúng là một đặc tính liên tục.
[TCVN ISO 14040:2009]
6.2.1
Sản phẩm trung gian
Đầu ra (6.18) từ một quá trình đơn vị (6.4.1) mà là đầu vào (6.17) các quá trình đơn vị khác cần đến sự biến đổi tiếp theo bên trong hệ thống
[TCVN ISO 14040:2009, sửa đổi]
6.2.2
Sản phẩm đồng hành
Hai hoặc nhiều sản phẩm (6.2) bất kỳ cùng được sản xuất ra từ một quá trình đơn vị (6.4.1) hoặc hệ thống sản phẩm (6.1).
[TCVN ISO 14040:2009, sửa đổi]
6.2.3
Bao bì
Vật liệu được sử dụng để bảo vệ hoặc chứa đựng một sản phẩm (6.2) trong quá trình vận chuyển, lưu kho, marketing hoặc sử dụng.
CHÚ THÍCH: Theo tiêu chuẩn này, thuật ngữ “bao bì” cũng bao gồm mọi chi tiết được định kèm vào hoặc lồng vào một sản phẩm hoặc thùng chứa của nó với mục đích maketing sản phẩm hoặc quảng bá thông tin về sản phẩm đó.
[TCVN ISO 14021:2003]
6.3
Thiết kế và phát triển
Tập hợp các quá trình (6.4) chuyển các yêu cầu thành các đặc tính quy định và thành các quy định kỹ thuật của sản phẩm, quá trình hay hệ thống.
[TCVN ISO 9000:2000, 3.4.4]
CHÚ THÍCH 1: Những thuật ngữ “thiết kế” và “phát triển” đôi khi được dùng đồng nghĩa và đôi khi được dùng để định ra các giai đoạn khác nhau của toàn bộ quá trình biến một ý tưởng thành một sản phẩm.
CHÚ THÍCH 2: Phát triển sản phẩm là quá trình lấy một ý tưởng từ việc lập kế hoạch cho đến tung sản phẩm ra thị trường và xem xét lại sản phẩm, trong đó các chiến lược kinh doanh, cân nhắc tiếp thị, phương pháp nghiên cứu và các khía cạnh thiết kế được sử dụng để mang sản phẩm đến một điểm sử dụng thực tế. Phát triển sản phẩm bao hàm các cải tiến hoặc cải biên cho các sản phẩm hoặc quá trình hiện hành.
CHÚ THÍCH 3: Sự tích hợp các khía cạnh môi trường vào thiết kế và phát triển sản phẩm cũng còn được gọi là Thiết kế vì Môi trường (DFE), thiết kế sinh thái, bộ phận môi trường của quản lý sản phẩm., v.v
[TCVN ISO/TR 14062:2013]
6.4
Quá trình
Tập hợp các hoạt động liên quan với nhau hoặc tương tác với nhau để biến đổi đầu vào (6.17) thành đầu ra (6.18)
[TCVN ISO 9000:2007, định nghĩa 3.4.1 (cả chú thích)]
[TCVN ISO 14040:2009]
6.4.1
Quá trình đơn vị
Thành phần được xem là nhỏ nhất trong phân tích kiểm kê vòng đời (7.2.1) của sản phẩm mà dữ liệu đầu vào và đầu ra được lượng hóa cho.
[TCVN ISO 14040:2009, sửa đổi]
6.5
Đơn vị chức năng
Đặc tính định lượng của một hệ thống sản phẩm (6.1) để sử dụng như một đơn vị chuẩn (trong một cuộc nghiên cứu đánh giá vòng đời của sản phẩm).
[TCVN ISO 14040:2009]
6.6
Ranh giới hệ thống
Tập hợp các tiêu chí quy định các quá trình đơn vị (6.4.1) nào là phần của một hệ thống sản phẩm (6.1)
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ “ranh giới hệ thống” sử dụng trong tiêu chuẩn này không có quan hệ với LCIA
[TCVN ISO 14040:2009]
6.7
Sự phân định
Việc phân tách các dòng đầu vào và đầu ra của một quá trình (6.4) hoặc của một hệ thống sản phẩm (6.1) giữa hệ thống sản phẩm được nghiên cứu với một hay nhiều hơn các hệ thống sản phẩm khác.
[TCVN ISO 14040:2009]
6.8
Chuỗi cung ứng
Tất cả những vấn đề liên quan, tham gia vào mối liên kết trước và sau (trực tiếp hay gián tiếp) vào các quá trình (6.4) và hoạt động cung ứng đem lại giá trị ở dạng các sản phẩm (6.2) đến với người dùng
CHÚ THÍCH 1: Trong thực tế, sự diễn đạt “chuỗi liên kết lẫn nhau” áp dụng từ người cung cấp cho đến những gì liên quan đến xử lý cuối vòng đời sản phẩm.
CHÚ THÍCH 2: Trong thực tế, sự diễn đạt “chuỗi sản phẩm”, “chuỗi giá trị” thường được sử dụng.
[TCVN ISO/TR 14062:2013]
6.9
Dòng cơ bản
Vật liệu hoặc năng lượng đi vào hệ thống đang nghiên cứu được khai thác từ môi trường (3.1) nhưng trước đó chưa bị con người làm biến đổi, hoặc vật liệu hoặc năng lượng đi ra khỏi hệ thống đang nghiên cứu rồi được thải ra môi trường mà sau đó không bị con người làm biến đổi.
[TCVN ISO 14040:2009]
6.10
Dòng trung gian
Dòng sản phẩm (6.11), vật liệu hoặc năng lượng (6.1) tồn tại giữa các quá trình đơn vị (6.4.1) của hệ thống sản phẩm (6.1) đang nghiên cứu.
[TCVN ISO 14040:2009]
6.11
Dòng sản phẩm
Các sản phẩm (6.2) đi vào từ hệ thống sản phẩm khác hoặc dời đến hệ thống sản phẩm khác (6.1)
[TCVN ISO 14040:2009]
6.12
Nguyên liệu thô
Vật liệu chính hoặc vật liệu phụ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm (6.2).
CHÚ THÍCH: Nguyên liệu phụ (thứ cấp) là kể cả nguyên vật liệu tái chế
[TCVN ISO 14040:2009]
6.13
Dòng năng lượng
Đầu vào hoặc đầu ra từ một quá trình đơn vị (6.4.1) hoặc hệ thống sản phẩm (6.1), được lượng hóa theo các loại đơn vị năng lượng.
CHÚ THÍCH: Dòng năng lượng đi vào quá trình hoặc hệ thống thì có thể được gọi là năng lượng đầu vào, đi ra khỏi quá trình hoặc hệ thống thì có thể được gọi là năng lượng đầu ra.
[TCVN ISO 14040:2009]
6.14
Năng lượng của nguyên liệu
Nhiệt của quá trình cháy của nguyên liệu thô (6.12) đầu vào mà không được sử dụng như là nguồn năng lượng cho một hệ thống sản phẩm (6.1), năng lượng này được thể hiện theo nhiệt trị trên hoặc nhiệt trị dưới.
CHÚ THÍCH: Cần lưu ý để đảm bảo là hàm lượng năng lượng của nguyên liệu thô không bị tính hai lần.
[TCVN ISO 14040:2009]
6.15
Năng lượng của quá trình
Năng lượng đầu vào cần thiết cho vận hành quá trình (6.4) hoặc thiết bị trong một quá trình đơn vị (6.4.1), nhưng không bao gồm năng lượng đầu vào dùng để sản xuất và để phân phối chính năng lượng đó.
[TCVN ISO 14040:2009]
6.16
Dòng tham chiếu
Số đo của những đầu ra (6.18) đi ra từ các quá trình (6.4) trong một hệ thống sản phẩm (6.1) được yêu cầu để thực hiện chức năng do đơn vị chức năng (6.5) đó thể hiện.
[TCVN ISO 14040:2009, sửa đổi]
6.17
Đầu vào
Sản phẩm (6.11), vật liệu hoặc dòng năng lượng (6.13) đi vào một quá trình đơn vị (6.4.1).
CHÚ THÍCH: Sản phẩm (6.2) và vật liệu bao gồm cả nguyên liệu thô (6.12), các sản phẩm trung gian (6.2.1) và sản phẩm đồng hành (6.2.2).
[TCVN ISO 14040:2009]
6.17.1
Đầu vào phụ trợ
Nguyên liệu đầu vào được sử dụng cho quá trình đơn vị (6.4.1) để sản xuất ra sản phẩm (6.2), nhưng không cấu thành nên một phần của sản phẩm đó.
[TCVN ISO 14040:2009]
6.18
Đầu ra
Sản phẩm (6.11), nguyên liệu hoặc dòng năng lượng (6.13) ra khỏi một quá trình đơn vị (6.4.1).
CHÚ THÍCH: Sản phẩm (6.2), nguyên liệu là gồm cả nguyên liệu thô (6.12), sản phẩm trung gian (6.2.1), sản phẩm đồng hành (6.2.2) và các chất thải (6.19).
[TCVN ISO 14040:2009]
6.19
Xả thải
Phát thải khí vào không khí và xả nước vào nước và đất.
[TCVN ISO 14040:2009]
7 Các thuật ngữ liên quan đến đánh giá vòng đời sản phẩm
7.1
Vòng đời của sản phẩm
Các giai đoạn liên tiếp và liên quan với nhau của một hệ thống sản phẩm (6.1), từ thu thập hoặc tạo ra các nguyên liệu thô (6.12) từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đến thải bỏ cuối cùng.
[TCVN ISO 14040:2009]
7.2
Đánh giá vòng đời của sản phẩm
LCA
Thu thập và ước lượng đầu vào (6.17), đầu ra (6.18) và các tác động môi trường (3.3) tiềm ẩn của một hệ thống sản phẩm trong suốt vòng đời (7.1) của nó.
[TCVN ISO 14040:2009]
7.2.1
Phân tích kiểm kê vòng đời của sản phẩm
LCI
Giai đoạn của đánh giá vòng đời của sản phẩm (7.2), bao gồm việc thu thập và lượng hóa các đầu vào (6.17) và đầu ra (6.18) cho một sản phẩm (6.2) trong suốt vòng đời (7.1) của nó
ITCVN ISO 14040:2009]
7.2.1.1
Kết quả kiểm kê vòng đời của sản phẩm
Kết quả LCI
Kết quả của một phân tích kiểm kê vòng đời của sản phẩm (7.2.1) liệt kê các dòng giao cắt ranh giới hệ thống (6.6) và cung cấp điểm khởi đầu cho đánh giá tác động của vòng đời của sản phẩm (7.2.2).
[TCVN ISO 14040:2009]
7.2.1.2
Phân tích độ không đảm bảo
Quy trình có hệ thống để lượng hóa độ không đảm bảo (5.17) nảy sinh trong các kết quả phân tích kiểm kê vòng đời của sản phẩm (7.2.1) do các tác động tích lũy của độ không chính xác của mô hình, độ không đảm bảo của đầu vào (6.17) và tính thay đổi của dữ liệu.
CHÚ THÍCH: Các dãi hoặc phân bố xác suất thường được sử dụng để xác định độ không đảm bảo trong các kết quả.
[TCVN ISO 14040:2009]
7.2.1.3
Phân tích độ nhạy
Quy trình có tính hệ thống dùng để đánh giá các tác động của những phương pháp và dữ liệu đã chọn đến kết quả của một cuộc nghiên cứu.
[TCVN ISO 14040:2009]
7.2.2
Đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm
LCIA
Giai đoạn đánh giá vòng đời của sản phẩm (7.2), nhằm để hiểu và ước lượng quy mô, ý nghĩa của các tác động môi trường (3.3) tiềm ẩn đến một hệ thống sản phẩm (6.1) trong suốt vòng đời (7.1) của sản phẩm (6.2) đó.
[TCVN ISO 14040:2009]
7.2.2.1
Phạm trù tác động
Loại tác động đại diện cho vấn đề môi trường được quan tâm mà kết quả kiểm kê vòng đời của sản phẩm (7.2.1.1) được hướng vào
[TCVN ISO 14040:2009]
7.2.2.1.1
Chỉ thị của phạm trù tác động
Sự thể hiện định lượng được của một phạm trù tác động (7.2.2.1)
CHÚ THÍCH: Diễn đạt ngắn hơn là “chỉ thị của phạm trù (tác động)” dùng trong tiêu chuẩn này là để dễ đọc
[TCVN ISO 14040:2009]
7.2.2.2
Hệ số đặc tính
Hệ số được rút ra từ một mô hình đặc tính được áp dụng để chuyển đổi một kết quả phân tích kiểm kê vòng đời sản phẩm (7.2.1.1) thành đơn vị thông dụng của chỉ thị phạm trù (tác động).
CHÚ THÍCH: Các đơn vị thông dụng cho phép tính toán kết quả của điểm kết thúc (cuối) của phạm trù
[TCVN ISO 14040:2009]
7.2.2.3
Cơ chế môi trường
Hệ thống của những quá trình vật lý, hóa học và sinh học ứng dụng cho một phạm trù tác động (7.2.2.1) đã biết, liên kết các kết quả LCI (7.2.1.1) với chỉ thị phạm trù tác động (của vòng đời của sản phẩm) và điểm kết thúc (7.2.2.4) của phạm trù.
[TCVN ISO 14040:2009]
7.2.2.4
Điểm kết thúc của phạm trù
Thuộc tính hoặc khía cạnh của môi trường tự nhiên, của sức khỏe con người hoặc tài nguyên, phân định ra một vấn đề môi trường tạo lý do để quan tâm.
[TCVN ISO 14040:2009]
7.2.2.5
Tiêu chí giới hạn
Quy định về số lượng cho nguyên liệu hoặc dòng năng lượng (6.13) hoặc ý nghĩa môi trường liên quan đến các quá trình đơn vị (6.4.1) hay hệ thống sản phẩm (6.1) được loại ra khỏi một nghiên cứu.
[TCVN ISO 14040:2009]
7.2.3
Diễn giải vòng đời
Giai đoạn đánh giá vòng đời của sản phẩm (7.2), trong đó các phát hiện của phân tích kiểm kê hoặc của đánh giá tác động, hoặc của cả hai, được đánh giá tương quan với mục tiêu và phạm vi đã xác định để đưa ra các kết luận và kiến nghị.
[TCVN ISO 14040:2009, sửa đổi]
7.2.3.1
Xem xét phản biện
Quá trình (6.4) xem xét nhằm đảm bảo tính nhất quán giữa một cuộc đánh giá vòng đời sản phẩm (7.2) và các nguyên lý, yêu cầu quy định trong các tiêu chuẩn về đánh giá vòng đời sản phẩm.
CHÚ THÍCH 1: Nguyên lý về đánh giá vòng đời sản phẩm được mô tả trong TCVN ISO 14040.
CHÚ THÍCH 2: Yêu cầu về đánh giá vòng đời sản phẩm được mô tả trong TCVN ISO 14044.
[TCVN ISO 14040:2009]
7.2.3.2
Kiểm tra tính nhất quán
Quá trình kiểm tra xác nhận rằng các giả thiết, phương pháp và các dữ liệu là được áp dụng một cách nhất quán trong suốt quá trình nghiên cứu và phù hợp với mục tiêu và phạm vi xác định và được tiến hành trước khi đi đến kết luận.
[TCVN ISO 14040:2009]
7.2.3.3
Kiểm tra độ nhạy
Quá trình kiểm tra xác nhận rằng thông tin thu thập được từ phân tích độ nhạy (7.2.1.3) là thỏa đáng để đưa ra các kết luận và kiến nghị.
[TCVN ISO 14040:2009]
7.2.3.4
Kiểm tra tính trọn vẹn
Quá trình kiểm tra xác nhận xem thông tin từ các giai đoạn theo tuần tự của cuộc đánh giá vòng đời của sản phẩm (7.2) là đủ để đưa ra các kết luận phù hợp với mục tiêu và phạm vi xác định hay không.
[TCVN ISO 14040:2009]
7.2.4
Xác nhận so sánh
Công bố về môi trường (8.2) liên quan đến tính chất trội hơn hoặc tương đương của một sản phẩm (6.2) so với sản phẩm cạnh tranh có cùng chức năng.
[TCVN ISO 14040:2009]
7.3.1
Bên được ủy quyền về dữ liệu
Người hoặc tổ chức (3.4) được ủy quyền thu thập và lập hồ sơ dữ liệu
[TCVN ISO/TS 14048:2015]
7.3.2
Bên tạo lập dữ liệu
Người hoặc tổ chức (3.4) chịu trách nhiệm mô hình hóa một quá trình (6.4) và biên soạn hoặc cập nhật dữ liệu.
[TCVN ISO/TS 14048:2015]
7.3.3
Bên nhập dữ liệu
Người hoặc tổ chức (3.4) chịu trách nhiệm nhập dữ liệu vào định dạng hồ sơ dữ liệu (7.4.4) để sử dụng.
[TCVN ISO/TS 14048:2015]
7.4
Chất lượng dữ liệu
Các đặc tính của dữ liệu liên quan đến khả năng thỏa mãn các yêu cầu đã công bố
[TCVN ISO 14040:2009]
7.4.1
Tính đại diện
Đánh giá mang tính định tính về mức độ mà dữ liệu phản ánh tính đúng đắn về đặc tính quan tâm của tổng thể.
CHÚ THÍCH 1: Những sự cân nhắc ở đây có thể bao gồm ví dụ về địa lý, khoảng thời gian và trình độ đáp ứng về công nghệ.
[TCVN ISO/TS 14048:2015]
7.4.2
Kiểu dữ liệu
Bản chất của dữ liệu
Ví dụ: Các đơn vị, tính định lượng, chuỗi ngắn, dữ liệu dạng thuần về mô tả, dữ liệu dạng số, dữ liệu logic.
[TCVN ISO/TS 14048:2015]
7.4.3
Nguồn dữ liệu
Nguồn gốc của dữ liệu
[TCVN ISO/TS 14048:2015]
7.4.4
Định dạng tài liệu về dữ liệu
Cấu trúc của dạng tài liệu về dữ liệu
CHÚ THÍCH: Định dạng tài liệu dữ liệu bao gồm các trường dữ liệu, các tập hợp trường dữ liệu, và mối quan hệ của chúng.
[TCVN ISO/TS 14048:2015]
7.4.5
Trường dữ liệu
Vật, nơi chứa một loại dữ liệu cụ thể với kiểu dữ liệu (7.4.2) đã quy định.
[TCVN ISO/TS 14048:2015]
7.4.6
Danh pháp
Tập hợp các quy tắc để đặt tên và phân loại dữ liệu theo một cách nhất quán và duy nhất.
[TCVN ISO/TS 14048:2015]
8 Các thuật ngữ liên quan đến nhãn môi trường, công bố môi trường và trao đổi thông tin môi trường
8.1
Trao đổi thông tin môi trường
Quá trình (6.4) một tổ chức (3.4) tiến hành nhằm thu nhận các thông tin và tham gia đối thoại với các bên quan tâm (3.6) trong và ngoài tổ chức, để khích lệ chia sẻ sự hiểu biết về các vấn đề môi trường, các khía cạnh và kết quả thực hiện về môi trường.
[TCVN ISO 14063:2010, sửa đổi]
8.1.1
Chính sách trao đổi thông tin môi trường
Những nỗ lực và định hướng tổng thể của một tổ chức (3.4) gắn liền với hoạt động trao đổi thông tin môi trường (8.1) và thường được phát biểu chính thức bởi lãnh đạo cao nhất.
CHÚ THÍCH: Chính sách trao đổi thông tin môi trường có thể là một chính sách độc lập hoặc một phần của các chính sách trong tổ chức.
[TCVN ISO 14063:2010]
8.1.2
Chiến lược trao đổi thông tin môi trường
Cơ cấu về mặt tổ chức (3.4) để áp dụng chính sách môi trường (8.1.1) của mình và để xác lập mục tiêu (8.1.3), chỉ tiêu (8.1.4) trao đổi thông tin môi trường.
[TCVN ISO 14063:2010]
8.1.3
Mục tiêu của việc trao đổi thông tin môi trường
Kết quả tổng thể về trao đổi thông tin môi trường gắn liền với chính sách trao đổi thông tin môi trường (8.1.1) mà kết quả đó, tổ chức (3.4) đã tự đặt ra cho mình để hướng tới như một phần của chiến lược trao đổi thông tin môi trường (8.1.2).
[TCVN ISO 14063:2010]
8.1.4
Chỉ tiêu của trao đổi thông tin môi trường
Những yêu cầu cụ thể về kết quả hoạt động, có thể áp dụng được trong tổ chức (3.4), các yêu cầu này phát sinh từ các mục tiêu trao đổi thông tin (8.1.3) và chúng cần được thiết lập, cần đạt được để đáp ứng các mục tiêu.
[TCVN ISO 14063:2010]
8.2
Công bố về môi trường
Phát biểu bằng lời, biểu tượng hoặc hình vẽ minh họa chỉ ra một khía cạnh môi trường (3.2) nào đó của một sản phẩm (6.2), thành phần hoặc của bao bì sản phẩm (6.2.3).
CHÚ THÍCH: Một công bố về môi trường có thể được làm trên sản phẩm hoặc các nhãn bao bì, thông qua mô tả sản phẩm, thông báo kỹ thuật, quảng cáo, chào hàng, ấn phẩm, marketing từ xa, cũng như thông qua phương tiện nghe nhìn kỹ thuật số hoặc điện tử như mạng Internet.
[TCVN ISO 14021:2003]
8.2.1
Nhãn môi trường
Bản công bố môi trường
Sự tuyên bố trong đó chỉ ra các khía cạnh môi trường (3.2) của một sản phẩm (6.2) hoặc dịch vụ.
CHÚ THÍCH: Một nhãn môi trường hoặc bản công bố môi trường có thể ở hình thức một bản tuyên bố, một biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao bì, trong tài liệu của sản phẩm hoặc tạp chí kỹ thuật, trong quảng cáo hoặc quảng bá sản phẩm và trong những thứ khác.
[TCVN ISO 14020:2009]
8.2.2
Công bố về môi trường có giới hạn
Công bố về môi trường (8.2) kèm theo lời giải thích (8.2.4) để mô tả các giới hạn của công bố
[TCVN ISO 14021:2003]
8.2.3
Sự kiểm tra xác nhận công bố về môi trường
Sự xác định tính đúng đắn của công bố về môi trường (8.2) bằng cách sử dụng tiêu chí và các quy trình cụ thể đã định để đảm bảo độ tin cậy của các dữ liệu.
[TCVN ISO 14021:2003]
8.2.4
Phần giải thích
Bất kỳ sự giải thích nào cần thiết hoặc được đưa ra giúp cho khách hàng, khách hàng tiềm năng hoặc người sử dụng sản phẩm (6.2) hiểu được đầy đủ về một công bố về môi trường (8.2).
[TCVN ISO 14021:2003]
8.3
Chương trình ghi nhãn môi trường kiểu I
Chương trình tự nguyện, dựa trên các chuẩn cứ của bên thứ ba (3.7), được bên thứ ba cấp giấy phép cho sử dụng nhãn môi trường (8.2.1) trên sản phẩm (6.2), để chỉ ra tính thân thiện với môi trường một cách toàn diện của một sản phẩm trong một chủng loại sản phẩm (8.3.3) cụ thể trên cơ sở xem xét vòng đời của sản phẩm (7.1) đó.
[TCVN ISO 14024:2005]
8.3.1
Giấy phép (ghi nhãn môi trường kiểu I)
Tài liệu được ban hành theo quy định của hệ thống chứng nhận (3.10), qua đó một cơ quan cấp nhãn sinh thái (8.3.4) công nhận một cá nhân/tổ chức có quyền sử dụng nhãn môi trường kiểu I cho những sản phẩm (6.2) hoặc dịch vụ của mình theo các quy định của chương trình ghi nhãn môi trường.
[TCVN ISO 14024:2005]
8.3.2
Tổ chức được cấp phép
Tổ chức được cơ quan cấp nhãn sinh thái (8.3.4) cho phép sử dụng nhãn môi trường kiểu I.
[TCVN ISO 14024:2005]
8.3.3
Chủng loại sản phẩm
Nhóm các sản phẩm (6.2) có chức năng tương đương.
[TCVN ISO 14024:2005]
8.3.3.1
Phù hợp về mục đích
Khả năng của sản phẩm (6.2), quá trình (6.4) hoặc dịch vụ đáp ứng một mục đích đã được xác định trong những điều kiện cụ thể.
[TCVN ISO 14024:2005]
8.3.5.2
Đặc tính chức năng sản phẩm
thuộc tính hay đặc điểm trong hoạt động và sử dụng của một sản phẩm (6.2)
[TCVN ISO 14024:2005]
8.3.3.3
Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm
Những yêu cầu về môi trường mà sản phẩm (6.2) sẽ phải thỏa mãn để được cấp nhãn môi trường (8.2.1).
[TCVN ISO 14024:2005]
8.3.4
Cơ quan cấp nhãn sinh thái
Bên thứ ba (3.7) và các đơn vị đại diện của nó, thực hiện chương trình cấp nhãn môi trường kiểu I (8.3).
[TCVN ISO 14024:2005]
8.4
Tự công bố về môi trường
Công bố về môi trường (8.2) được thực hiện do các nhá máy, hãng nhập khẩu, hãng phân phối sản phẩm, các nhà bán lẻ hoặc bất kỳ ai có lợi ích từ công bố về môi trường mà không có sự chứng nhận của bên thứ ba (3.10) độc lập.
[TCVN ISO 14021:2003]
8.5
Công bố môi trường kiểu III
Công bố môi trường (8.2.1) đưa ra dữ liệu môi trường đã được định lượng bằng việc sử dụng các thông số được xác định trước và thông tin môi trường bổ sung, khi thích hợp.
CHÚ THÍCH 1: Các thông số được định trước là dựa trên cơ sở bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 14040, gồm có tiêu chuẩn TCVN ISO 14040 và tiêu chuẩn ISO 14044
CHÚ THÍCH 2 Thông tin môi trường bổ sung có thể là định lượng hoặc định tính.
[TCVN ISO 14025:2009]
8.5.1
Chương trình công bố môi trường kiểu III
Chương trình tự nguyện, dùng để triển khai và áp dụng công bố môi trường kiểu III (8.5), dựa trên một bộ quy tắc điều hành.
[TCVN ISO 14025:2009]
8.5.2
Nhà điều hành chương trình
Cơ quan hoặc các cơ quan điều hành một chương trình công bố môi trường kiểu III (8.5.1)
CHÚ THÍCH Nhà điều hành chương trình có thể là một công ty hoặc một nhóm các công ty, thuộc ngành công nghiệp hoặc hiệp hội thương mại, cơ quan hành chính công hoặc cơ quan khoa học độc lập hoặc tổ chức khác.
[TCVN ISO 14025:2009]
8.5.3
Môdul thông tin
Sự biên soạn dữ liệu để sử dụng làm cơ sở cho Công bố môi trường kiểu III (8.5), gồm một quá trình đơn vị hoặc một tập hợp của các quá trình đơn vị (6.4.1) mà là một phần của vòng đời (7.1) của một sản phẩm (6.2).
[TCVN ISO 14025:2009]
8.5.4
Quy tắc phân loại sản phẩm
PCR
Bộ quy tắc, yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể để triển khai Công bố môi trường kiểu III (8.5) cho một hoặc nhiều hơn chủng loại sản phẩm (8.3.3)
[TCVN ISO 14025:2009]
8.5.5
Xem xét PCR
Quá trình (6.4) mà bên thứ ba (3.7) kiểm tra xác nhận quy tắc phân loại sản phẩm (8.5.4).
[TCVN ISO 14025:2009]
8.6
Khả năng nâng cấp
Đặc tính của một sản phẩm (6.2) cho phép các môđun hoặc các bộ phận của nó được nâng cấp hoặc thay thế một cách riêng rẽ mà không cần thay thế toàn bộ sản phẩm.
[TCVN ISO 14021:2003]
8.7
Phân định nguyên vật liệu
Các từ ngữ, con số hoặc biểu tượng được dùng để ấn định cho thành phần cấu tạo của một sản phẩm (6.2) hoặc bao bì (6.2.3).
CHÚ THÍCH: Một biểu tượng phân định nguyên vật liệu không được coi là một công bố về môi trường (8.2).
[TCVN ISO 14025:2009]
8.8
Người tiêu dùng
Thành viên riêng lẻ của cộng đồng người mua nói chung hoặc người sử dụng hàng hóa, tài sản hoặc dịch vụ cho mục đích cá nhân.
[ISO / IEC, Tiêu chuẩn và người tiêu dùng – Hướng dẫn và nguyên tắc tham gia của người tiêu dùng trong việc xây dựng tiêu chuẩn COPOLCO. Tháng 3 năm 2003, điều 4.31]
[TCVN ISO 14025:2009]
9 Các thuật ngữ liên quan đến khí nhà kính
9.1
Khí nhà kính
KNK
Thành phần thể khí của khí quyển, cả từ tự nhiên và do con người, hấp thụ và bức xạ ở các bước sóng riêng trong phổ bức xạ hồng ngoại do bề mặt Trái đất, khí quyển và các đám mây phát ra.
CHÚ THÍCH: KNK bao gồm cacbon dioxit (CO2), metan (CH4), dinitơ oxit (N2O), các hợp chất hydro florua cacbon (HFCs), các hợp chất perflorua cacbon (PFCs), và sunfua hexaflorit (SF6).
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.1.1
Phát thải khí nhà kính
Tổng khối lượng KNK thải vào khí quyển trong một khoảng thời gian xác định.
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.1.2
Phát thải khí nhà kính trực tiếp
Phát thải KNK (9.1.1) từ nguồn khí nhà kính (9.1.1) của một tổ chức hoặc do tổ chức (3.4) đó kiểm soát.
CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này sử dụng các khái niệm về kiểm soát hoạt động và tài chính để thiết lập các ranh giới hoạt động của một tổ chức.
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.1.3
Phát thải khí nhà kính gián tiếp qua năng lượng
Phát thải KNK (9.1.1) từ quá trình phát điện, nhiệt hoặc hơi nước nhập vào được tổ chức (3.4) tiêu thụ.
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.1.4
Phát thải khí nhà kính gián tiếp khác
Phát thải KNK (9.1.1) ngoài phát thải khí nhà kính gián tiếp (9.1.3) qua năng lượng là hậu quả của các hoạt động của một tổ chức (3.4), nhưng sinh ra từ nguồn khí nhà kính (9.2.1) của một tổ chức khác hoặc do tổ chức khác kiểm soát
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.1.5
Giảm thiểu phát thải khí nhà kính
Việc giảm tính toán được của các phát thải KNK (9.1.1) giữa kịch bản nền (9.3.2) và dự án
[TCVN ISO 14064-2:2011]
9.1.6
Loại bỏ khí nhà kính
Tổng khối lượng KNK được loại bỏ khỏi khí quyển trong một khoảng thời gian xác định.
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.1.7
Tăng cường loại bỏ khí nhà kính
Việc tăng tính toán được của các loại bỏ KNK (9.1.6) giữa kịch bản nền (9.3.2) và dự án
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.1.8
Yếu tố phát thải hoặc loại bỏ khí nhà kính
Yếu tố liên quan đến các dữ liệu hoạt động với các phát thải (9.1.1) hoặc loại bỏ KNK (9.1.6).
CHÚ THÍCH: Yếu tố phát thải hoặc loại bỏ khí nhà kính có thể bao gồm cả thành phần oxy hóa.
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.2.1
Nguồn khí nhà kính
Đơn vị hoặc quá trình vật lý phát thải ra KNK vào khí quyển.
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.2.2
Bể hấp thụ khí nhà kính
Đơn vị hoặc quá trình vật lý lấy ra KNK từ khí quyển.
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.2.3
Khu dự trữ khí nhà kính
Đơn vị hoặc thành phần vật lý của sinh quyển, địa quyển hoặc thủy quyển có khả năng lưu giữ hoặc tích lũy một KNK được loại bỏ từ khí quyển bằng bể hấp thụ khí nhà kính (9.2.2) hoặc một KNK được giữ lại từ nguồn khí nhà kính (9.2.1).
CHÚ THÍCH 1: Tổng khối lượng cacbon chứa trong khu dự trữ KNK tại thời điểm xác định có thể quy về lượng cacbon của khu dự trữ.
CHÚ THÍCH 2: Khu dự trữ KNK có thể truyền khí nhà kính sang khu dự trữ KNK khác.
CHÚ THÍCH 3: Việc thu gom một KNK từ nguồn KNK trước khi đi vào khí quyển và lưu giữ KNK đã thu gom được trong khu dự trữ KNK có thể được nói đến như là giữ lại và lưu giữ KNK.
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.2.4
Nguồn, bể hấp thụ hoặc khu dự trữ khí nhà kính liên quan
Nguồn (9.2.1), bể hấp thụ (9.2.2) hoặc khu dự trữ (9.2.3) KNK có các dòng vật liệu (6.13) hoặc năng lượng chảy vào, ra hoặc trong phạm vi của dự án
CHÚ THÍCH 1: Nguồn, bể hấp thụ hoặc khu dự trữ KNK liên quan thường là bên dưới hoặc bên trên địa điểm của dự án, và có thể là nằm trong hoặc ngoài khu vực dự án.
CHÚ THÍCH 2: Nguồn, bể hấp thụ hoặc khu dự trữ KNK liên quan cũng có thể bao gồm các hoạt động liên quan đến thiết kế, xây dựng và ngừng hoạt động một dự án.
[TCVN ISO 14064-2:2011]
9.2.5
Nguồn, bể hấp thụ hoặc khu dự trữ khí nhà kính bị tác động
Nguồn (9.2.1), bể hấp thụ (9.2.2) hoặc khu dự trữ (9.2.3) KNK bị ảnh hưởng do các hoạt động của dự án, thông qua các thay đổi cung – cầu thị trường của các sản phẩm (6.2) hoặc dịch vụ liên quan, hoặc thông qua sự tái cơ cấu về vật chất
CHÚ THÍCH 1: Trong khi các nguồn, bể hấp thụ hoặc khu dự trữ KNK có liên quan về vật chất với dự án KNK, các nguồn, bể hấp thụ hoặc khu dự trữ KNK bị tác động chỉ liên quan với dự án bởi các thay đổi cung cầu của thị trường.
CHÚ THÍCH 2: Một nguồn, bể hấp thụ hoặc khu dự trữ KNK bị ảnh hưởng thì thường là nằm ngoài dự án.
CHÚ THÍCH 3: Giảm thiểu phát thải hoặc tăng cường loại bỏ KNK bù đắp bằng các nguồn, bể hấp thụ hoặc khu dự trữ KNK bị tác động thường được nói đến như là sự rò rỉ.
[TCVN ISO 14064-2:2011]
9.2.6
Nguồn, bể hấp thụ hoặc khu dự trữ khí nhà kính có kiểm soát
Nguồn (9.2.1), bể hấp thụ (9.2.2) hoặc khu dự trữ (9.2.3) KNK mà toàn bộ hoạt động của nó chịu sự chỉ đạo và tác động của người đề xuất dự án (9.7.3) thông qua tài chính, chính sách, quản lý hoặc các công cụ khác
CHÚ THÍCH: Nguồn, bể hấp thụ hoặc khu dự trữ KNK được kiểm soát thì thường nằm trong phạm vi dự án.
[TCVN ISO 14064-2:2011]
9.3.1
Năm cơ sở
Thời gian quá khứ được quy định để so sánh phát thải (9.1.1) hoặc loại bỏ KNK (9.1.6) hoặc thông tin khác liên quan đến KNK qua thời gian.
CHÚ THÍCH: Phát thải hoặc loại bỏ của năm cơ sở có thể được định lượng dựa trên cơ sở chu kỳ thời gian cụ thể (ví dụ: một năm) hoặc được tính trung bình từ một vài chu kỳ (ví dụ: vài năm).
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.3.2
Kịch bản nền
Tình huống giả định, thể hiện tốt nhất các điều kiện có khả năng xảy ra lớn nhất khi thiếu một dự án khí nhà kính (9.4.2) đã được đề xuất
CHÚ THÍCH: Kịch bản nền được tạo ra cùng kế hoạch của dự án KNK.
[TCVN ISO 14064-2:2011, sửa đổi]
9.3.3
Các dữ liệu về hoạt động khí nhà kính
Phép đo định lượng của hoạt động tạo ra phát thải (9.1.1) hoặc loại bỏ KNK (9.1.6).
CHÚ THÍCH: Các ví dụ về dữ liệu hoạt động KNK bao gồm lượng nhiên liệu, năng lượng, hoặc Iượng điện tiêu thụ, vật liệu được sản xuất ra, dịch vụ cung cấp hoặc diện tích đất chịu ảnh hưởng.
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.3.4
Tiềm năng (nguy cơ) làm nóng toàn cầu
GWP
Hệ số mô tả tác động của lực bức xạ của một đơn vị khối lượng của một KNK cho trước tương quan với một đơn vị cacbon dioxit tương đương trong một khoảng thời gian đã định.
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.3.5
Cacbon dioxit tương đương
CO2e
Đơn vị để so sánh lực bức xạ của KNK với cacbon dioxit.
CHÚ THÍCH: Cacbon dioxit tương đương được tính toán bằng sử dụng khối lượng của một KNK cho trước nhân với tiềm năng làm nóng toàn cầu (2.18).
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.3.6
Số liệu có sai sót
Khái niệm về một hoặc tổ hợp các sai lỗi, bỏ sót và lỗi trình bày có thể ảnh hưởng đến sự xác nhận khí nhà kính (9.5.2) và các quyết định của người sử dụng đã định (9.7.2)
CHÚ THÍCH 1: Khái niệm số liệu có sai sót được sử dụng khi thiết kế kế hoạch thẩm định (5.4) hoặc kiểm định (5.1) và lấy mẫu để xác định loại hình quá trình độc lập được sử dụng để giảm rủi ro mà người thẩm định (5.8) và người kiểm định (5.3) không phát hiện ra sự thiếu nhất quán của số liệu (9.3.7) (phát hiện rủi ro)
CHÚ THÍCH 2: Khái niệm số liệu có sai sót được sử dụng để xác định ra thông tin bị bỏ sót hoặc không công bố, có thể mô tả sai đáng kể sự xác nhận KNK cho người sử dụng đã định, do vậy sẽ ảnh hưởng đến kết luận của họ. Số liệu có sai sót có thể chấp nhận được xác định bởi người thẩm định hoặc người kiểm định hoặc chương trình KNK (9.4.1), dựa trên sự nhất trí mức độ đảm bảo (5.16).
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.3.7
Sự thiếu nhất quán của số liệu
Một hoặc tổ hợp các sai lỗi thực tế, bỏ sót và lỗi trình bày khi xác nhận khí nhà kính (9.5.2) có thể ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng đã định (9.7.2)
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.4.1
Chương trình khí nhà kính
Hệ thống hoặc mô hình vùng, quốc gia, quốc tế mang tính tự nguyện hoặc bắt buộc có đăng ký, kê khai hoặc quản lý các phát thải (9.1.1), loại bỏ (9.1.6), giảm thiểu phát thải (9.1.5) hoặc tăng cường loại bỏ KNK (9.1.7) bên ngoài tổ chức (3.4) hoặc dự án khí nhà kính (9.4.2).
[TCVN ISO 14064-2:2011]
9.4.2
Dự án khí nhà kính
Hoạt động hoặc các hoạt động làm thay đổi các điều kiện đã được xác nhận trong kịch bản nền (9.3.2) nhằm giảm thiểu phát thải KNK (9.1.5) hoặc tăng cường loại bỏ KNK (9.1.7).
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.4.3
Hành động trực tiếp
Hoạt động hoặc sáng kiến đặc thù, không được tổ chức như một dự án khí nhà kính (9.4.2), được một tổ chức (3.4) áp dụng để giảm thiểu hoặc ngăn ngừa phát thải KNK (9.1.1) trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc tăng cường loại bỏ KNK (9.1.6).
CHÚ THÍCH 1: Các hành động trực tiếp có thể là liên tục hoặc riêng biệt.
CHÚ THÍCH 2: Những khác biệt về phát thải và loại bỏ KNK do các hành động trực tiếp tạo ra có thể xảy ra trong phạm vi hoặc bên ngoài ranh giới của tổ chức.
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.5.1
Quan trắc
Sự đánh giá liên tục hoặc định kỳ về phát thải (9.1.1) và loại bỏ KNK (9.1.6) hoặc các dữ liệu KNK liên quan khác
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.5.2
Xác nhận khí nhà kính
Công bố hoặc báo cáo mang tính thực tế và khách quan của bên chịu trách nhiệm (9.7.1).
CHÚ THÍCH 1: Xác nhận KNK có thể được thể hiện tại một thời điểm hoặc một khoảng thời gian.
CHÚ THÍCH 2: Xác nhận KNK do bên chịu trách nhiệm cung cấp phải được phân định rõ ràng, nhất quán với các đánh giá hoặc đo lường dựa theo các tiêu chí phù hợp của người thẩm định (5.8) hoặc người kiểm định (5.3).
CHÚ THÍCH 3: Xác nhận KNK có thể được đưa ra ở dạng báo cáo khí nhà kính (9.6.2) hoặc kế hoạch của dự án KNK (9.4.2)
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.5.3
Các dịch vụ tư vấn khí nhà kính
Cung cấp các dịch vụ về định lượng KNK của tổ chức cụ thể hoặc của chương trình cụ thể, quan trắc hoặc ghi chép dữ liệu KNK, đánh giá nội bộ hoặc hệ thống thông tin KNK, hoặc đào tạo hỗ trợ xác nhận KNK (9.5.2)
[TCVN ISO 14065:2011]
9.6.1
Hệ thống thông tin khí nhà kính
Các chính sách, quá trình (6.4) và các quy trình để thiết lập, quản lý và duy trì các thông tin KNK.
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.6.2
Báo cáo khí nhà kính
Tài liệu độc lập dùng để thông báo các thông tin liên quan đến KNK của dự án hoặc tổ chức (3.4) cho người sử dụng đã định (9.7.2).
CHÚ THÍCH: Báo cáo KNK có thể bao gồm xác nhận khí nhà kính (9.5.2).
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.6.3
Kiểm kê khí nhà kính
Các nguồn khí nhà kính (9.2.1), bể hấp thụ khí nhà kính (9.2.2), phát thải (9.1.1) và loại bỏ KNK (9.1.6) của một tổ chức (3.4)
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.7.1
Bên chịu trách nhiệm
Một hoặc nhiều người có trách nhiệm về cung cấp xác nhận KNK (9.5.2) và chứng minh thông tin KNK
CHÚ THÍCH: Bên chịu trách nhiệm có thể là các cá nhân hoặc những người đại diện của một tổ chức (3.4) hoặc dự án hoặc bên có thuê người thẩm định (5.8) hoặc người kiểm định (5.3). Người thẩm định hoặc kiểm định có thể do khách hàng hoặc các bên khác thuê làm người quản lý chương trình KNK (9.4.1)
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.7.2
Người sử dụng đã định
Cá nhân hoặc tổ chức (3.4) được xác định ra từ thông tin báo cáo Iiên quan đến KNK là người dựa trên các thông tin đó để ra quyết định.
CHÚ THÍCH: Người sử dụng đã định có thể là khách hàng, bên chịu trách nhiệm (9.7.1), các nhà quản lý chương trình KNK (9.4.1), các nhà luật định, cộng đồng tài chính hoặc các bên liên quan khác, như các cơ quan địa phương, các cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ.
[TCVN ISO 14064-1:2011]
9.7.3
Người đề xuất dự án khí nhà kính
Cá nhân hoặc tổ chức (3.4) kiểm soát toàn bộ và có trách nhiệm đối với một dự án khí nhà kính (9.4.2)
[TCVN ISO 14064-2:2011]
Phụ lục A
(tham khảo)
Bổ sung một số khái niệm thường gặp trong cộng đồng quốc tế về môi trường
A.1 Kỹ thuật tốt nhất sẵn có (BAT)
[1] Hướng dẫn EU 96/61/EEC (ngày 24 Tháng 9 năm 1996) liên quan đến tích hợp kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm, Điầu 2 (11).
[2] Khuyến nghị Hội đồng OECD, tháng 5 năm 1972, Môi trường và Kinh tế, hướng dẫn nguyên tắc liên quan các khía cạnh kinh tế của các chính sách môi trường.
[3] Công ước về bảo vệ môi trường biển của Đông Bắc Đại Tây Dương. Paris, ngày 22 Tháng 9 năm 1992, Điều 2, khoản 3 (b) và sửa đổi 1.
A.2 Tải trọng tới hạn
[1] Dow I NG, R.J., HETTELINGH, J.-P. và DE Smet, PAM, 1993. Tính toán và lập bản đồ tải trọng ở châu Âu. Báo cáo hiện trạng năm 1993.
A.3 Nguyên tắc phòng ngừa
[1] Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển, nguyên tắc số 15.
[2] Công ước về bảo vệ môi trường biển của Đông Bắc Đại Tây Dương. Pari, ngày 22 tháng 9 năm 1992. Khoản 2, Điều (a).
[3] Chương trình nghị sự 21, chương 17, Bảo vệ đại dương, các vùng biển 17.1.
[4] Công ước về Đa dạng sinh học, Lời mở đầu, đoạn đầu 8 và 9.
[5] Công ước về Đa dạng Sinh học, lời mở đầu Nghị định thư Cartagena 2000, Mục 1, 10.6, 10.8 và 26.
[6] Công ước về các chất ô nhiễm hữu cơ, Lời mở đầu.
[7] Hiệp định SPS, Điều 5.7.
[8] Mục 152 TEC (Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu] Tòa án Tư pháp của cộng đồng Châu Âu, 30/06/1998 Điều luật T-70/99: “Các yêu cầu của việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng phải được ưu tiên hơn về kinh tế”.
[9] Mục 174 TEC (Tòa án của Cộng đồng châu Âu, Phán quyết của Tòa án tháng 5 năm 1998, Điều luật C-157/96 và C.180 / 96).
[10] Mục 3 i. Quy chế Hội đồng (EC) số 2371/2002 ngày 20 Tháng 12 năm 2002 về bảo tồn và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản theo chính sách Thủy sản Commo.
[11] Mục 4.1 EC Hướng dẫn về việc tự nguyện vào môi trường của sinh vật biến đổi gen, ngày 12 tháng 3 năm 2001.
[12] Thông tin từ Ủy ban của Cộng đồng Châu Âu về các nguyên tắc phòng ngừa, COM 2000 (0001) CUỐI CÙNG.
A.4 Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả
[1] Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển, nguyên tắc số 16.
[2] Công ước về bảo vệ môi trường biển của Đông Bắc Đại Tây Dương. Pari, ngày 22 tháng 9 năm 1992. Mục 2, khoản 2 (b).
[3] Nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải trả, OECD1975.
[4] Công ước OSPAR.
[5] Mục 174 TEC (Công ước thành lập Cộng đồng châu Âu).
[6] Hướng dẫn 2000/60 / EC của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng thành lập một khuôn khổ hành động của cộng đồng trong các lĩnh vực chính sách về nước.
A.5 Ô nhiễm
[1] Chỉ thị EU 96/61 / EEC (ngày 24 Tháng 9 năm 1996) liên quan đến tích hợp ngăn ngừa ô nhiễm và kiểm soát, Điều 2 (11).
[2] IMO / UNESCOANMO / IAEA / UN / UNEP Tham gia nhóm các chuyên gia về các khía cạnh khoa học của ô nhiễm biển (GESAMP),
[3] Công ước về bảo vệ môi trường biển ở Đông Bắc Đại Tây Dương. Paris, ngày 22 tháng 9 năm 1992. Điều 1, khoản (d).
[4] Công ước về bảo vệ môi trường biển của Biển Baltic Diện tích, (ước Helsinki), năm 1992, Điều 2, khoản 1.
[5] Công ước LHQ về Luật Biển, Mục 1.4.
[6] Công ước OSPAR, Mục1 .d
A.6 Phát triển bền vững
[1] “Tương lai của chúng tôi”: Báo cáo được công bố bởi Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (Báo cáo Brundtland).
[2] “Nước Mỹ bền vững: Đồng thuận mới cho sự thịnh vượng, Cơ hội, và môi trường Sức khỏe cho tương lai” Chủ tịch Hội đồng Phát triển bền vững, tháng 2 năm 1996.
[3] Hướng tới phát triển bền vững: Một chương trình chính sách và hành động liên quan đến môi trường và phát triển bền vững của Châu Âu” EU, Vol II, 27 Tháng 3 1992…
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ISO 639-1:2002, Codes for the representation of names of languages – Part 1: Alpha-2 code
[2] TCVN ISO 9000:2007 (ISO 9000:2005), Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng;
[3] TCVN ISO 14001:2010 (ISO14001:2004/ Cor 1:2009), Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng;
[4] TCVN ISO 14004:2005 (ISO 14004:2004), Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống chung và kỹ thuật hỗ trợ;
[5] TCVN ISO 14015:2011 (ISO 14015:2001), Quản lý môi trường. Đánh giá môi trường của các địa điểm và tổ chức (EASO);
[6] TCVN ISO 14020:2009 (ISO 14020:2000), Nhãn môi trường và bản công bố môi trường – Nguyên tắc chung;
[7] TCVN ISO 14021:2013 (ISO 14021:1999), Nhãn môi trường và sự công bố môi trường – Các hình thức tự công bố về môi trường (Ghi nhãn môi trường kiểu II);
[8] TCVN ISO 14024:2005 (ISO 14024:1999), Nhãn môi trường và công bố môi trường – Ghi nhãn môi trường kiểu I – Nguyên tắc và thủ tục;
[9] TCVN ISO 14025:2009 (ISO 14025:2006), Nhãn môi trường và công bố môi trường – Công bố môi trường kiểu III – Nguyên lý và thủ tục;
[10] TCVN ISO 14031:2010 (ISO 14031:1999), Quản lý môi trường – Đánh giá kết quả thực hiện về môi trường – Hướng dẫn;
[11] TCVN ISO 14040:2009 (ISO 14040:2006), Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời của sản phẩm – Nguyên tắc và khuôn khổ;
[12] TCVN ISO 14044:2011 (ISO 14044:2006), Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời sản phẩm – Yêu cầu và hướng dẫn;
[13] TCVN ISO/TS 14048:2015 (ISO/TS 14048:2002), Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời sản phẩm – Định dạng hệ thống tài liệu dữ liệu;
[14] TCVN ISO/TR 14062:2013 (ISO/TR 14062:2002), Quản lý môi trường – Tích hợp các khía cạnh môi trường vào thiết kế và phát triển sản phẩm;
[15] TCVN ISO 14063:2010 (ISO 14063:2006), Quản lý môi trường – Trao đổi thông tin môi trường – Hướng dẫn và ví dụ;
[16] TCVN ISO 14064-1:2011 (ISO 14064-1:2006), Khí nhà kính – Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ tổ chức;
[17] TCVN ISO 14064-2:2011 (ISO 14064-2:2006), Khí nhà kính – Phần 2: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng, quan trắc và sự giảm thiểu phát thải hoặc tăng cường loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ dự án;
[18] TCVN ISO 14064-3:2011 (ISO 14064-3:2006), Khí nhà kính – Phần 3: Quy định hướng dẫn đối với việc thẩm định và kiểm định của các xác nhận khí nhà kính;
[19] TCVN ISO 14065:2011 (ISO 14065:2007), Khí nhà kính – Quy định đối với tổ chức xác nhận trong việc sử dụng xác nhận giá trị và kiểm tra xác nhận trong công nhận và các dạng thừa nhận khác;
[20] TCVN ISO 19011:2003 (ISO 19011:2002), Huớng dẫn về đánh giá hệ thống quản lý;
[21] ISO/IEC, The consumer and standards – Guidance and principles for consumer participation in standards development. COPOLCO, March 2003
Danh mục tra cứu
(theo thứ tự chữ cái tiếng Việt)
Công nhận | 5.9 | accreditation |
Bản công bố môi trường Công bố về môi trường có giới hạn |
8.2.2 | environmental declaration qualified environmental claim |
Bao bì | 6.2.3 | packaging |
Báo cáo khí nhà kính | 9.6.2 | greenhouse gas report |
Bằng chứng đánh giá | 5.21 | audit evidence |
Bể hấp thụ khí nhà kính | 9.2.2 | greenhouse gas sink |
Bên chịu trách nhiệm | 9.7.1 | responsible party |
Bên được đánh giá | 5.28 | auditee |
Bên được đánh giá | 5.31.3. | assessee |
Bên quan tâm | 3.6 | interested party |
Bên thứ ba | 3.7 | third party |
Bên yêu cầu đánh giá | 5.30 | audit client |
Các dịch vụ tư vấn khí nhà kính | 9.5.3 | grsenhouse gas consultancy services |
Các dữ liệu về hoạt động khí nhà kính | 9.3.3 | greenhouse gas activity data |
Cacbon dioxit tương đương (CO2e) | 9.3.5 | carbon dioxide equivalent (CO2e) |
Cải tiến liên tục | 4.7 | continual improvement |
Mức độ đảm bảo | 5.16 | level of assurance |
Công bố kiểm định | 5.14 | verification statement |
Công bố môi trường kiểu III | 8.5 | type III environmental declaration |
Công bố thẩm định | 5.13 | validation statement |
Công bố về môi trường | 8.2 | environmental claim |
Cơ chế môi trường | 7.2.2.3 | environmental mechanism |
Cơ quan cấp nhãn sinh thái | 8.3.4 | ecolabelling body |
Cơ quan công nhận | 5.10 | accreditation body |
Cơ sở sản xuất | 3.14 | Facility |
Chất lượng dữ liệu | 7.4 | data quality |
Chất thải | 3.12 | Waste |
Chỉ báo điều kiện môi trường | 3.16.3 | environmental condition indicator (ECI) |
Chỉ báo kết quả thực hiện về điều hành | 3.16.6 | operational performance indicator (OPI) |
Chỉ báo kết quả thực hiện về môi trường | 3.16.4 | environmental perfomnance indicator (EPI) |
Chỉ bảo kết quả thực hiện về quản lý | 3.16.5 | management performance indicator (MPI) |
Chỉ tiêu của trao đổi thông tin môi trường | 8.1.4 | environmental communication target |
Chỉ tiêu môi trường | 4.1.3 | environmental target |
Chỉ thị của phạm trù tác động | 7.2.2.1.1 | impact category indicator |
Chiến lược trao đổi thông tin môi trường | 8.1.2 | environmental communication strategy |
Chính sách môi trường | 4.1.1 | environmental policy |
Chính sách trao đổi thông tin môi trường | 8.1.1 | environmental communication policy |
Chuẩn cứ môi trường của sản phẩm | 8.3.3.3 | product environmental criteria |
Chuẩn mực đánh giá | 5.20 | audit criteria |
Chủng loại sản phẩm | 8.3.3 | product category |
Chuỗi cung ứng | 6.8 | supply chain |
Chuyên gia đánh giá | 5.31.1 | auditor |
Chuyên gia kỹ thuật | 5.31.2 | technical expert |
Chứng nhận | 3.10 | Certification |
Chương trình công bố môi trường kiểu III | 8.5.1 | type III environmental declaration programme |
Chương trình đánh giá | 5.32 | audit programme |
Chương trình ghi nhãn môi trường kiểu 1 | 8.3 | type I environmental labelling programme |
Chương trình khí nhà kính | 9.4.1 | greenhhouse gas programme |
Danh pháp | 7.4.6 | Nomenclature |
Diễn giải vòng đời | 7.2.3 | life cycle Interpretation |
Dòng cơ bản | 6.9 | elementary flow |
Dòng tham chiếu | 6.16 | reference flow |
Dòng năng lượng | 6.13 | energy flow |
Dòng sản phẩm | 6.11 | product flow |
Dòng trung gian | 6.10 | intermediate flow |
Dự án khí nhà kính | 9.4.2 | greenhouse gas project |
Đại diện cho bên được đánh giá | 5.29 | representative of the assessee |
Đánh giá | 5.18 | audit |
Đánh giá kết quả thực hiện về môi trường | 3.16.1 | environmental performance evaluation (EPE) |
Đánh giá môi trường của địa điểm và tổ chức | 5.19 | environmental assessment of sites and organizations (EASO) |
Đánh giá nội bộ | 5.18.1 | internal audit |
Đánh giá tác động của vòng đời sản phẩm | 7.2.2 | life cycle impact assessment (LCIA) |
Đánh giá vòng đời của sản phẩm | 7.2 | life cycle assessment (LCA) |
Đặc tính chức năng sản phẩm | 8.3.3.2 | product function characteristic |
Đầu ra | 6.18 | Output |
Đầu vào | 6.17 | input |
Đầu vào phụ trợ | 6.17.1 | ancillary input |
Địa điểm | 3.13 | Site |
Điểm kết thúc của phạm trù | 7.2.2.4 | category endpoint |
Điều tra xâm nhập | 5.22 | Intrusive Investigation |
Định dạng hồ sơ dữ liệu | 7.4.4 | data documentation format |
Đoàn đánh giá | 5.31 | audit team |
Đoàn thẩm định hoặc kiểm định | 5.7 | validation or verification team |
Độ không đảm bảo | 5.17 | uncertainty |
Đơn vị chức năng | 6.5 | functional unit |
Quá trình đơn vị | 6.4.1 | unit process |
Giảm thiểu phát thải khí nhà kính | 9.1.5 | greenhouse gas emission reduction |
Giấy phép (cho ghi nhãn môi trường kiểu 1) | 8.3.1 | licence (for type I environmental labelling) |
Hành động khắc phục | 4.4.2 | corrective action |
Hành động phòng ngừa | 4.4.3 | preventive action |
Hành động trực tiếp | 9.4.3 | directed action |
Hệ quả kinh doanh | 5.35 | business consequence |
Hệ số đặc tính | 7.2.2.2 | characterization factor |
Hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) | 4.1 | environmental management system (EMS) |
Hệ thống sản phẩm | 6.1 | product system |
Hệ thống thông tin khí nhà kính | 9.6.1 | greenhouse gas information system |
Hồ sơ | 4.6 | record |
Kế hoạch đánh giá | 5.33 | audit plan |
Kết luận đánh giá | 5.24 | audit conclusion |
Kết quả hoạt động môi trường | 3.16 | environmental performance |
Kết quả kiểm kê vòng đời của sản phẩm Kết quả LCI |
7.2.1.1 | life cycle Inventory analysis result LCI result |
Kịch bản nền | 9.3.2 | baseline scenario |
Kiểm định | 5.1 | verification |
Kiểm định viên | 5.3 | Verifier |
Kiểm kê khí nhà kính | 9.6.3 | greenhouse gas Inventory |
Kiểm tra độ nhạy | 7.2.3.4 | sensitivity check |
Kiểm tra tính nhất quán | 7.2.3.2 | consistency check |
Kiểm tra tính trọn vẹn | 7.2.3.5 | completeness check |
Kiểu dữ liệu | 7.4.2 | data type |
Khả năng nâng cấp | 8.6 | Upgradability |
Khách hàng | 3.9 | Client |
Khí nhà kính (KNK) | 9.1 | greenhouse gas (GHG) |
Khía cạnh môi trường | 3.2 | environmental aspect |
Khiếu nại | 5.26 | complaint |
Khu dự trữ khí nhà kính | 9.2.3 | greenhouse gas reservoir |
Lãnh đạo cao nhất | 3.5 | top management |
Loại bỏ khí nhà kính | 9.1.6 | greenhouse gas removal |
Môdul thông tin | 8.5.3 | information module |
Môi trường | 3.1 | environment |
Mục tiêu của việc trao đổi thông tin môi trường | 8.1.3 | environmental communication objective |
Mục tiêu môi trường | 4.1.2 | environmental objective |
Năm cơ sở | 9.3.1 | base year |
Năng lực | 5.31.5 | Competence |
Năng lượng của nguyên liệu | 6.14 | feedstock energy |
Năng lượng của quá trình | 6.15 | process energy |
Ngăn ngừa ô nhiễm | 3.11 | prevention of pollution |
Nguồn dữ liệu | 7.4.3 | data source |
Nguồn khí nhà kính | 9.2.1 | greenhouse gas source |
Nguồn, bể hấp thụ hoặc khu dự trữ khí nhà kính bị tác động | 9.2.5 | affected greenhouse gas source, sink or reservoir |
Nguồn, bể hấp thụ hoặc khu dự trữ khí nhà kính có kiểm soát | 9.2.6 | controlled greenhouse gas source, sink or reservoir |
Nguồn, bể hấp thụ hoặc khu dự trữ khí nhà kính liên quan | 9.2.4 | related greenhouse gas source, sink or reservoir |
Nguyên liệu thô | 6.12 | raw material |
Người đánh giá | 5.31.4 | assessor |
Người đề xuất dự án khí nhà kính | 9.7.3 | greenhouse gas project proponent |
Bên được ủy quyền về dữ liệu | 7.3.1 | data commissioner |
Bên nhập dữ liệu | 7.3.3 | data documentor |
Người sử dụng đã định | 9.7.2 | intended user |
Bên tạo lập dữ liệu | 7.3.2 | data generator |
Người tiêu dùng | 8.8 | consumer |
Người thẩm định | 5.8 | validator |
Nhà điều hành chương trình | 8.5.2 | programme operator |
Nhãn môi trường | 8.2.1 | environmental label |
Nhân sự | 5.11 | Personnel |
Nhóm mục tiêu | 3.8 | target group |
Phạm trù tác động | 7.2.2.1 | impact category |
Phạm vi đánh giá | 5.34 | audit scope |
Phát hiện khi đánh giá | 5.23 | audit findings |
Phát thải khí nhà kính | 9.1.1 | greenhouse gas emission |
Phát thải khí nhà kính gián tiếp khác | 9.1.4 | other indirect greenhouse gas emission |
Phát thải khí nhà kính gián tiếp qua năng lượng | 9.1.3 | energy Indirect greenhouse gas emission |
Phát thải khí nhà kính trực tiếp | 9.1.2 | direct greenhouse gas emission |
Phân định nguyên vật liệu | 8.7 | material Identification |
Phần giải thích | 8.2.4 | explanatory statement |
Phân tích độ không đảm bảo | 7.2.1.2 | uncertainty analysis |
Phân tích độ nhạy | 7.2.1.3 | sensitivity analysis |
Phân tích kiểm kê vòng đời của sản phẩm | 7.2.1 | life cycle inventory analysis (LCI) |
Phù hợp về mục đích (fitness for purpose) | 8.3.3.1 | fitness for purpose |
Quá trình | 6.4 | process |
Quan trắc | 9.5.1 | monitoring |
Quy tắc phân loại sản phẩm | 8.5.4 | product category rules (PCR) |
Ranh giới hệ thống | 6.6 | system boundary |
Sản phẩm | 6.2 | product |
Sản phẩm đồng hành | 6.2.2 | co-product |
Sản phẩm trung gian | 6.2.1 | intermediate product |
Số liệu có sai sót | 9.3.6 | materiality |
Sự kiểm tra xác nhận công bố về môi trường | 8.2.3 | environmental claim verification |
Sự khắc phục | 4.4.1 | correction |
Sự không phù hợp | 4.3 | nonconformity |
Sự phân định | 6.7 | allocation |
Sự thiếu nhất quán của số liệu | 9.3.7 | material discrepancy |
Tác động môi trường | 3.3 | environmental impact |
Tài liệu | 4.5 | document |
Tăng cường loại bỏ khí nhà kính | 9.1.7 | greenhouse gas removal enhancement |
Tiềm năng (nguy cơ) làm nóng toàn cầu (GWP) | 9.3.4 | global warming potential (GWP) |
Tiêu chí của kết quả thực hiện về môi trường | 3.16.2 | environmental performance criterion |
Tiêu chí giới hạn | 7.2.2.5 | cut-off criteria |
Tiêu chí thẩm định Tiêu chí kiểm định |
5.12 | validation criteria verification criteria |
Tính đại diện | 7.4.1 | representativeness |
Tổ chức | 3.4 | Organization |
Tổ chức được cấp phép | 8.3.2 | licensee |
Tổ chức thẩm định | 5.5 | validation body |
Tổ chức thẩm định | 5.2 | verification body |
Tổ chức thẩm định hoặc kiểm định | 5.6 | validation or verification body |
Tự công bố về môi trường | 8.4 | self-declared environmental claim |
Tính minh bạch | 3.15 | transparency |
Thẩm định | 5.4 | validation |
Thiết kế và phát triển | 6.3 | design and development |
Thủ tục | 4.2 | procedure |
Trao đổi thông tin môi trường | 8.1 | environmental communication |
Trường dữ liệu | 7.4.5 | data field |
Vấn đề môi trường | 5.27 | environmental issue |
Vòng đời của sản phẩm | 7.1 | life cycle |
Xả thải | 6.19 | releases |
Xác nhận khí nhà kính | 9.5.2 | greenhouse gas assertion |
Xác nhận so sánh | 7.2.4 | comparative assertion |
Xem xét PCR | 8.5.5 | PCR review |
Xem xét phản biện | 7.2.3.1 | critical review |
Xung đột lợi ích | 5.15 | conflict of interest |
Yêu cầu xem xét lại | 5.25 | Appeal |
Yếu tố phát thải hoặc loại bỏ khí nhà kính | 9.1.8 | greenhouse gas emission or removal factor |
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Quy ước dùng trong các thuật ngữ định nghĩa
3 Các thuật ngữ liên quan đến quản lý môi trường
4 Thuật ngữ liên quan đến hệ thống quản lý môi trường
5 Các thuật ngữ liên quan đến thẩm định, kiểm định và đánh giá
6 Các thuật ngữ liên quan đến hệ thống sản phẩm
7 Các thuật ngữ liên quan đến đánh giá vòng đời sản phẩm
8 Các thuật ngữ liên quan đến nhãn môi trường, công bố môi trường và trao đổi thông tin môi trường
9 Các thuật ngữ liên quan đến khí nhà kính
Phụ lục A (tham khảo) Bổ sung một số khái niệm thường gặp trong cộng đồng quốc tế về môi trường
Thư mục tài liệu tham khảo
Danh mục tra cứu (theo thứ tự chữ cái tiếng Việt)
1) Hiện nay TCVN ISO 14031:2010 (ISO14031:1999) đã được thay thế bằng TCVN ISO 14031:2015 (ISO 14031:2013)
2) Hiện nay TCVN ISO 19011:2003 (ISO 19011:2002) đã được thay thế bằng TCVN ISO 19011:2013 (ISO 19011:2011)
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO 14050:2015 ( ISO 14050:2009) VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – TỪ VỰNG | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVNISO14050:2015 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Tài nguyên - môi trường |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |