TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO/TR 37121:2018 (ISO/TR 37121:2017) VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CỘNG ĐỒNG – DANH MỤC CÁC HƯỚNG DẪN VÀ CÁCH TIẾP CẬN HIỆN HÀNH VỀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI TẠI CÁC ĐÔ THỊ

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN ISO/TR 37121:2018

ISO/TR 37121:2017

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CỘNG ĐỒNG – DANH MỤC CÁC HƯỚNG DẪN VÀ CÁCH TIẾP CẬN HIỆN HÀNH VỀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI TẠI CÁC ĐÔ THỊ

Sustainable development in communities – Inventory of existing guidelines and approaches on sustainable development and resilience in cities

Lời nói đầu

TCVN ISO/TR 37121:2018 hoàn toàn tương đương với ISO/TR 37121:2017.

TCVN ISO/TR 37121:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 268 Cộng đồng và thành phố bền vững biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Đây là Tiêu chuẩn quốc gia thứ hai về các chỉ số phát triển bền vững, khả năng phục hồi và tính thông minh của các đô thị.

Mục tiêu chính của TCVN 37120 là thiết lập một bộ chỉ số được tiêu chuẩn hóa nhằm theo dõi và giám sát sự tiến bộ về kết quả thực hiện của đô thị.

Các đô thị ngày càng thấy được sự cần thiết phải đo lường được việc thực hiện và hiệu quả của các sáng kiến về khả năng phục hồi. Phúc lợi của xã hội và cộng đồng hằng ngày dựa vào một mạng lưới các tổ chức, hạ tầng và thông tin. Sự không chắc chắn, áp lực và sự kiện cực đoan (do biến đổi khí hậu, thiên tai, thực phẩm, nước và năng lượng không đảm bảo, bệnh tật, biến động kinh tế, khủng bố và bất ổn xã hội) đều đặt ra các mối đe dọa và thách thức cho hoạt động của các hệ thống này và phúc lợi của người dân. Khả năng đô thị chuẩn bị, ứng phó và phục hồi từ những mối đe dọa và thách thức này với thiệt hại tối thiểu cho sự an toàn và sức khỏe cộng đồng, nền kinh tế và an ninh ngày càng được chú ý, và đó được xem là sự phục hồi của đô thị.

Nhiều chỉ số trong TCVN 37120 đề cập đến sự phát triển bền vững và khả năng phục hồi. Tuy nhiên, hai chủ đề này cần được nghiên cứu sâu hơn. Do vậy, Tiêu chuẩn này được xây dựng với mục tiêu phát triển một hệ thống các nguyên tắc và cách tiếp cận hiện có về phát triển bền vững và khả năng phục hồi ở các đô thị mà có thể được sử dụng trong tương lai để bổ sung cho TCVN 37120.

Những hướng dẫn và tiếp cận đó của tiêu chuẩn này đã được lựa chọn dựa trên các hoàn cảnh xã hội, kinh tế và môi trường hướng tới việc xây dựng các đô thị bền vững và có khả năng phục hồi hơn. Trong thời gian tới cũng cần nghiên cứu và xây dựng một Tiêu chuẩn quốc gia để đưa ra những định nghĩa cũng như những phương pháp luận đối với các chỉ số về khả năng phục hồi của đô thị. Mục đích của tiêu chuẩn mới này sẽ là thiết lập một bộ các chỉ số có thể được sử dụng với bất kỳ khung về khả năng phục hồi nào để giúp cho các đô thị hoạch định sự phục hồi của mình dựa vào những hướng dẫn và cách tiếp cận được nêu ra trong tiêu chuẩn mới này.

Sự phân tích về khoảng trống của TCVN 37120, cũng như sự phân tích và mối tương quan với 10 chỉ số thiết yếu mới nhất của Văn phòng về Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai của Liên Hợp Quốc (UNISDR) được nêu trong Điều 5. Nội dung này sẽ tiếp tục được tiếp tục xem xét và mở rộng thêm trong một Tiêu chuẩn quốc gia mới về các chỉ số về khả năng phục hồi của đô thị.

 

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CỘNG ĐỒNG – DANH MỤC CÁC HƯỚNG DẪN VÀ CÁCH TIẾP CẬN HIỆN HÀNH VỀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI TẠI CÁC ĐÔ THỊ

Sustainable development in communities – Inventory of existing guidelines and approaches on sustainable development and resilience in cities

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này cung cấp một danh mục các hướng dẫn và cách tiếp cận hiện hành về sự phát triển bền vững và khả năng phục hồi tại các đô thị.

Tiêu chuẩn này tập trung vào khả năng phục hồi được hiểu là khả năng của một đô thị, hệ thống, cộng đồng, chính quyền địa phương hoặc xã hội tiếp xúc với các mối nguy để chống lại, hấp thụ,  thích nghi và phục hồi từ các tác động của một mối nguy một cách kịp thời và hiệu quả, bao gồm cả việc gìn giữ và phục hồi các cấu trúc và chức năng chính cơ bản.

Các chỉ số về khả năng phục hồi được sử dụng để đánh giá mức độ mà các đô thị đang giúp cư dân, doanh nghiệp, tổ chức và hạ tầng chống lại, hấp thụ, thích nghi và phục hồi từ các tác động của những mối nguy một cách kịp thời và hiệu quả.

2  Tài liệu viện dẫn

Không có tài liệu viện dẫn.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Không có thuật ngữ và định nghĩa.

4  Hướng dẫn và cách tiếp cận

Tiêu chuẩn này cung cấp cho các đô thị, các nhà nghiên cứu, các tổ chức, các lãnh đạo doanh nghiệp và các bên liên quan một bộ các tài liệu hướng dẫn và cách tiếp cận liên quan đến các chỉ số về khả năng phục hồi và phát triển bền vững. Tiêu chuẩn này đề cập đến các kết quả nghiên cứu về chỉ số về phát triển bền vững và khả năng phục hồi của các đô thị được chọn lọc từ 20 quốc gia trên thế giới. Danh mục các kết quả nghiên cứu vẫn còn tiếp tục được cập nhật trong thời gian tới.

4.1  Chương trình các đô thị kiểu mẫu bền vững về môi trường của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN/ESC)

Khuôn khổ Chương trình các đô thị kiểu mẫu bền vững về môi trường của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN/ESC)
Tác giả Quỹ hội nhập Nhật bản – ASEAN
Năm công bố 2011 đến 2014
Khả năng áp dụng Quốc gia, khu vực, địa phương
Chủ đề Sự bền vững về môi trường
Mục đích Thúc đẩy sự phát triển của các đô thị bền vững về môi trường tại các quốc gia Đông Nam Á
Tóm lược Chương trình ASEAN/ESC là một sáng kiến có quy mô khu vực nhằm thúc đẩy sự phát triển của các đô thị bền vững về môi trường tại tất cả các quốc gia Đông Nam Á. Chương trình này cung cấp nguồn tài chính ban đầu, hỗ trợ kỹ thuật và các hình thức hỗ trợ khác để nâng cao khả năng áp dụng các sáng kiến mang tính sáng tạo và tự nguyện của các quốc gia. Đồng thời, Chương trình này còn làm gia tăng hiệu quả của các hướng dẫn và cách tiếp cận cũng như hành động của các đô thị bền vững về môi trường, qua đó tạo điều kiện cho việc nhân rộng các thực hành tốt và các chính sách tại từng quốc gia và tất cả các quốc gia Đông Nam Á.
Địa chỉ liên kết http://aseanmodelcities.org/

4.2  Hướng dẫn cho người dân về các đô thị sinh thái sinh quyển: Tạo ra sự cân bằng giữa con người và thiên nhiên cho đô thị và ngoại đô

Khuôn khổ Hướng dẫn cho người dân về các đô thị sinh thái sinh quyển: tạo ra sự cân bằng giữa con người và thiên nhiên cho đô thị và ngoại đô
Tác giả UNESCO
Năm công bố 2009
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Môi trường
Mục đích Nhằm bảo vệ môi trường sống thông qua việc tăng cường các tác động từ những hoạt động của con người để cùng hướng đến nhu cầu của con người và thiên nhiên
Tóm lược Đô thị sinh thái về sinh quyển là vùng đô thị có nội đô và ngoại đô. Người dân và các tổ chức nơi đây tìm ra những cách thức để điều chỉnh các hoạt động của con người nhằm hỗ trợ thiên nhiên và nâng cao chất lượng cuộc sống tại đô thị cũng như là ở ngoại đô. Những vùng đô thị này chia sẻ các ý tưởng và kết quả với nhau, cùng nhau tạo nên một mạng lưới các đô thị sinh thái về sinh quyển. Các đô thị cùng nhau nỗ lực hướng tới việc giảm những tác động của con người tới thiên nhiên, giúp cân bằng và duy trì bền vững hệ sinh quyển.
Địa chỉ liên kết http://www.unesco.org/mab/doc/icc/2009/e_ecocities.pdf

4.3  Sổ tay hướng dẫn về chỉ mục đa dạng sinh học của đô thị

Khuôn khổ Sổ tay hướng dẫn về chỉ mục đa dạng sinh học của đô thị
Tác giả Các chuyên gia tham gia vào hội thảo lần thứ nhất về việc xây dựng chỉ mục đa dạng sinh học của đô thị
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Quốc gia, địa phương
Chủ đề Đa dạng sinh học
Mục đích Xây dựng chỉ mục đa dạng sinh học của đô thị (CBI) như một công cụ tự đánh giá nhằm hỗ trợ các chính phủ và chính quyền địa phương đối sánh những nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học trong ngữ cảnh của đô thị và đánh giá sự tiến bộ trong việc làm giảm mức độ mất đa dạng sinh học trong hệ thống sinh thái của đô thị.
Tóm lược Chỉ mục đa dạng sinh học của đô thị (CBI) bao gồm hồ sơ về đô thị, nêu ra thông tin cơ bản nhất liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học, những chỉ số cần được đánh giá và việc tính toán chỉ số này. Sổ tay hướng dẫn này nêu lý do lựa chọn các chỉ số, cách tính toán chỉ số, nguồn thu thập dữ liệu để tính toán và cơ sở tính điểm. Phương pháp tính điểm là mang tính định lượng. Để đảm bảo việc tính điểm là khách quan, công bằng đối với trên diện rộng của các đô thị có đặc điểm khác nhau, trong phạm vi địa lý rộng lớn thì các đô thị áp dụng việc phân tích thống kê đối với các dữ liệu thu thập được.
Địa chỉ liên kết http://www.cbd.int/authorities/doc/User’s%20 Manual-for-the-City-Biodiversity-Index18April2012.pdf

4.4  Hướng dẫn về các đô thị sinh thái (Eco2): Các đô thị sinh thái như là các đô thị kinh tế (Eco2)

Khuôn khổ Hướng dẫn về các đô thị sinh thái: Các đô thị sinh thái như là các đô thị kinh tế (Eco2)
Tác giả Ngân hàng thế giới: Sebastian Moffatt; Hiroaki Suzuki; Ryoko lizuka
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Khu vực, địa phương
Chủ đề Sự bền vững kinh tế và sinh thái
Mục đích Giúp các đô thị tại các nước đang phát triển cùng nhau đạt được sự bền vững về kinh tế và sinh thái
Tóm lược Đô thị sinh thái là một sáng kiến về sự phát triển đô thị bền vững do Ngân hàng Thế giới khởi xướng như là một phần không thể tách rời của chiến lược của tổ chức này về chính quyền địa phương và đô thị. Cách tiếp cận mang tính tích hợp xuyên suốt các lĩnh vực để/nhằm vượt qua một số rào cản đối với sự bền vững của đô thị và đưa ra cho các cộng đồng con đường hướng tới phúc lợi gia tăng trong ngắn hạn và dài hạn. Hướng dẫn này bao gồm tổng quan về các nguyên tắc và bài tập thực hành tự đánh giá mà có thể giúp xác định được điểm mạnh hay những điểm cần cải tiến của đô thị. Hướng dẫn này còn nhấn mạnh đến các yếu tố thiết yếu và thực tiễn của việc lập kế hoạch và triển khai các đô thị kinh tế và sinh thái (Eco2).
Địa chỉ liên kết http://siteresources.worldbank.org/INTURBANDEVELOPEMENT/Resources/3 36387-1270074782769/Eco2_Cities_Guide-web.pdf

4.5  Các chỉ số chung của Châu Âu: Hướng tới một mẫu hình về sự bền vững của địa phương

Khuôn khổ Các chỉ số chung của Châu Âu: Hướng tới một mẫu hình về sự bền vững của địa phương
Tác giả Viện Nghiên cứu về môi trường của Italy: Maria Berrini; Lorenzo Bono; Giulia Ferrari; Valentina Tarzia; Michele Merola
Năm công bố 2003
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Tính bền vững
Mục đích Xây dựng và kiểm nghiệm các chỉ số phản ánh các hoạt động của địa phương hướng tới sự bền vững nhất có thể.
Tóm lược Sáng kiến về các Chỉ số chung của Châu Âu (ECI) được đưa ra vào tháng 5 năm 1999 bởi một nhóm công tác về các chỉ số bền vững với trách nhiệm là xây dựng các chỉ số chung (đã được hài hòa) về tính bền vững của địa phương, có sự kết hợp chặt chẽ với một nhóm rộng hơn gồm các chính quyền địa phương. Chỉ số chung của Châu Âu là những chỉ số ở cấp độ cao, có sự kết hợp với các bộ chỉ số của địa phương, quốc gia, khu vực hiện có. Chỉ số chung của Châu Âu (ECI) được xây dựng không phải để thay thế hay cạnh tranh với bất cứ những chỉ số địa phương, quốc gia đang có. Thực tế các Chỉ số chung của Châu Âu nhằm mô tả rõ những hành động của địa phương hướng tới tính bền vững theo cách có thể tích hợp được.
Địa chỉ liên kết Không có

4.6  Các chỉ số đô thị toàn cầu – Các số liệu thống kê được chọn lọc: kiểm soát kế hoạch về môi trường sống và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

Khuôn khổ Các chỉ số đô thị toàn cầu – Các số liệu thống kê được chọn lọc: kiểm soát kế hoạch về môi trường sống và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
Tác giả Chương trình Định cư người của Liên hợp quốc (UN Habitat)
Năm công bố 2009
Khả năng áp dụng Quốc gia, địa phương
Chủ đề Đói nghèo, y tế, bình đẳng, giáo dục, sự bền vững về môi trường
Mục đích Đảm bảo việc xem xét và đánh giá chung hiện trạng của các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ở cấp độ địa phương, quốc gia và toàn cầu.
Tóm lược Các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ được các nước thành viên của Liên Hợp quốc thông qua năm 2000 là các mục tiêu rộng lớn trên quy mô toàn cầu. Các mục tiêu này hướng tới giải quyết các vấn đề cấp thiết như đói nghèo và những tác động của các mục tiêu này đến cuộc sống của con người, giải quyết những vấn đề cấp thiết như giảm tỷ lệ đói nghèo, y tế, bình đẳng, giáo dục và tính bền vững về môi trường. Để hỗ trợ các quốc gia thành viên thực hiện 8 mục tiêu của Tuyên bố Thiên niên kỷ, Liên hợp quốc đã đưa ra rất nhiều mục đích cụ thể cho từng mục tiêu. Ngoài ra, Liên Hợp quốc cũng chọn lựa những chỉ số phù hợp để kiểm soát sự tiến bộ của các mục tiêu này và đạt được các mục đích tương ứng. Có 18 mục đích và hơn 40 chỉ số tương ứng với các mục tiêu này.
Địa chỉ liên kết Không có

4.7  Khung khái niệm về các đô thị và tăng trưởng xanh

Khuôn khổ Khung khái niệm về các đô thị và tăng trưởng xanh
Tác giả Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): Stephen Hammer, Lamia Kamal-Chaoui, Alexis, Robert và Marissa Plouin
Năm công bố 2011
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Tăng trưởng xanh
Mục đích Thúc đẩy chương trình tăng trưởng xanh của đô thị bằng việc kiểm tra các điều kiện môi trường và kinh tế. Các điều kiện này đã đưa chương trình tăng trưởng xanh thành vấn đề hàng đầu của các cuộc thảo luận chính sách và đánh giá vai trò cấp thiết của các đô thị khi hướng tới tăng trưởng xanh.
Tóm lược Báo cáo này kiểm tra kiến thức hiện tại về tăng trưởng xanh tại các đô thị và phác họa các vấn đề nghiên cứu chính để hỗ trợ cho chương trình tăng trưởng xanh của OECD. Báo cáo này bao gồm các đề xuất cho các nghiên cứu trong tương lai, bao gồm cả các khuyến nghị đối với các nhà xây dựng chính sách quốc gia về cách thức thúc đẩy chương trình tăng trưởng xanh tại đô thị.
Địa chỉ liên kết http://www.oecd.org/gov/regional-policy/49330120.pdf

4.8  Khung tham chiếu về các đô thị bền vững (RFSC): Các kết quả kiểm nghiệm và những khuyến nghị

Khuôn khổ Khung tham chiếu về các đô thị bền vững (RFSC): Các kết quả kiểm nghiệm và những khuyến nghị
Tác giả Ủy ban Châu Âu, các nước thành viên và chính quyền địa phương
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Tính bền vững
Mục đích Khung tham chiếu là một công cụ trực tuyến để hỗ trợ những người thực thi việc điều hành và phát triển đô thị cải thiện các cuộc đối thoại và hành động về tính bền vững.

Khung tham chiếu này mang lại một công cụ ra quyết định và trao đổi thông tin đa mục đích nhằm thúc đẩy việc phát triển đô thị bền vững. Khung tham chiếu không cố định và có thể được áp dụng linh hoạt phù hợp với những ưu tiên của từng địa phương và trong những hoàn cảnh khác nhau. Công cụ này chỉ ra và giải thích từng bước hành động có thể hoặc cần thiết để tổ chức quá trình cho một đô thị nhằm giúp đô thị phát triển một cách hài hòa. Người sử dụng công cụ được hướng dẫn thông qua hàng loạt các câu hỏi để có thêm cách tiếp cận đối với sự phát triển bền vững cho đô thị và giúp họ dùng công cụ này để cải tiến đô thị.

Tóm lược Khung tham chiếu cho các đô thị bền vững (RFSC) là công cụ tự nguyện, có khả năng đáp ứng, không có ràng buộc, linh hoạt và tự do tiếp cận nhằm thúc đẩy sự phát triển của đô thị theo hướng tích hợp và bền vững tại Châu Âu. Khung tham chiếu này phù hợp với các mục tiêu năm 2020 của Châu Âu. Khung tham chiếu này sẽ cung cấp một khung tham chiếu chung đã được chấp nhận cho việc việc phát triển đô thị bền vững, tạo ra và thúc đẩy một sự hiểu biết chung về lợi ích của cách tiếp cận liên quan đến chính sách về phát triển đô thị, cung cấp các công cụ thiết hành để các đô thị xây dựng kỹ năng và năng lực quản lý việc phát triển đô thị một cách tốt hơn. Khung tham chiếu cũng cung cấp một bộ công cụ và tài liệu về chất lượng cho phép việc trao đổi thông tin trong và giữa các đô thị dựa trên khuôn mẫu chung, khuyến khích sự đối thoại và trao đổi bên trong và giữa các đô thị của Châu Âu trong việc triển khai các cách tiếp cận về phát triển đô thị đã được tích hợp ở cấp đô thị, đồng thời tạo thuận lợi cho việc đối thoại của khu vực Châu Âu về các chính sách phát triển đô thị bền vững ở mọi cấp độ.
Địa chỉ liên kết http://rfsc.eu

4.9  Dự án đô thị theo mô hình sinh thái (EMCP): Dự án phục hồi vùng, các đô thị theo mô hình sinh thái đi tiên phong trong việc chuyển đổi thành xã hội các bon thấp

Khuôn khổ Dự án đô thị theo mô hình sinh thái (EMCP): Dự án phục hồi vùng, các đô thị theo mô hình sinh thái đi tiên phong trong việc chuyển đổi thành xã hội các bon thấp
Tác giả Cơ quan Phục hồi Khu vực, Văn phòng Nội các, Chính phủ Nhật Bản
Năm công bố 2009
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Xã hội các bon thấp
Mục đích Thiết lập một mô hình ở cấp địa phương nhằm thực hiện đồng thời một xã hội các bon thấp và phát triển bền vững thông qua những nỗ lực liên kết của các cộng đồng địa phương.
Tóm lược Dự án đô thị theo mô hình sinh thái là một dự án phục hồi vùng lãnh thổ mang tính đổi mới nhằm đạt tới một xã hội các bon thấp. Chính phủ Nhật Bản đã chọn ra 13 Đô thị theo mô hình sinh thái (EMC) và đã hỗ trợ cho các đô thị này. Các đô thị này chính là những đô thị hàng đầu của Hội đồng Xúc tiến các đô thị có hàm lượng các-bon thấp (PCLCC) và là nền tảng đối với các chính quyền địa phương đang hướng tới tạo lập các đô thị có hàm lượng các-bon thấp. Các bên thực hiện từ PCLCC, các tập đoàn của các chính quyền địa phương, các quận huyện, các chính phủ và các cơ quan công quyền đang xây dựng các thực hành tốt nhất và mở rộng áp dụng chúng đến các đô thị khác tại Nhật Bản cũng như các đô thị khác trên thế giới.
Địa chỉ liên kết Không có

4.10  Khu dân cư sinh thái

Khuôn khổ Khu dân cư sinh thái
Tác giả Bộ Nhà ở và Bình đẳng Lãnh thổ (Cộng hòa Pháp)
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Phát triển bền vững
Mục đích Thúc đẩy sự đa dạng xã hội bằng việc thực hiện các dự án mới về phát triển bền vững hơn có sự thẩm định của địa phương
Tóm lược “Khu dân cư sinh thái” là một dự án phát triển đô thị bao gồm các nguyên tắc phát triển bền vững thích ứng với những đặc điểm của các vùng lân cận của khu dân cư sinh thái. Những khu vực này thúc đẩy việc quản lý nguồn lực có trách nhiệm, tích hợp vào các đô thị và các vùng lân cận hiện tại, khuyến khích tăng trưởng kinh tế, cung cấp nhà ở cho tất cả người dân, khuyến khích đa dạng xã hội và tạo điều kiện cho người dân tham gia xây dựng tầm nhìn chung cho cộng đồng của mình.
Địa chỉ liên kết http://www.territoires.gouv.fr/

4.11  Hệ thống đánh giá, xếp hạng Estidama (Pearl Rating system for Estidama) của Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất

Khuôn khổ Hệ thống đánh giá, xếp hạng Estidama là hệ thống đánh giá, xếp hạng các công trình xanh do Hội đồng Quy hoạch Đô thị của thành phố Abu Dhabi phát triển như một phần trong sáng kiến phát triển bền vững. Hệ thống này có thể được áp dụng cho các cộng đồng, các tòa nhà và biệt thự với các yêu cầu cụ thể khác nhau cho từng loại.
Tác giả Hội đồng Quy hoạch Đô thị của thành phố Abu Dhabi
Năm công bố 2010
Khả năng áp dụng Khu vực, địa phương
Chủ đề Tính bền vững
Mục đích Tạo ra các cộng đồng, đô thị và các doanh nghiệp toàn cầu bền vững hơn và cân bằng 4 trụ cột của sự bền vững là môi trường, kinh tế, văn hóa và xã hội
Tóm lược Estidama, theo tiếng Ả-rập có nghĩa là “Tính bền vững”, là một sáng kiến, sẽ biến Abu Dhabi thành một đô thị kiểu mẫu theo hướng bền vững. Estidama mong muốn kết hợp với Kế hoạch năm 2030 và các chính sách khác của Hội Đồng quy hoạch đô thị (UPC) thành một Quy phạm về Phát triển (Development Code). Estidama được khởi xướng năm 2015 và là chương trình đầu tiên về đô thị bền vững phù hợp với khu vực Trung Đông. Ngay trong giai đoạn đầu triển khai, Estidama tập trung vào làm thay đổi nhanh chóng môi trường. Hệ thống Đánh giá Estidama cung cấp những hướng dẫn về thiết kế và các yêu cầu cụ thể để đánh giá hiệu quả tiềm năng của một dự án theo 4 trụ cột của Hệ thống này.
Địa chỉ liên kết http://estidama.upc.gov.ae/template/estidama/docs/PBRS%20Version%2010.pdf

4.12  Bộ công cụ hỗ trợ cộng đồng xanh

Khuôn khổ Bộ công cụ hỗ trợ cộng đồng xanh
Tác giả Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Hoa Kỳ
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Khu vực, địa phương
Chủ đề Cộng đồng xanh, môi trường, kinh tế xã hội, sự bền vững, y tế
Mục đích Giúp các cộng đồng tận dụng kiến thức, công nghệ và các nguồn lực sẵn có để duy trì một môi trường sống có tính bền vững, thể hiện xu thế và đo lường sự tiến bộ hướng đến các mục tiêu.
Tóm lược Kết nối con người với hệ sinh thái là điều rất quan trọng nhằm hỗ trợ con người và các cộng đồng mong muốn có được sự thống nhất về các chỉ số về tính bền vững. Hiện nay các cộng đồng thường sử dụng rất nhiều các hướng dẫn và cách tiếp cận khác nhàu để xây dựng các chỉ số về tính bền vững: căn cứ vào vùng miền, mục tiêu, lĩnh vực, vấn đề, lý do và kết hợp các yếu tố này. Các hướng dẫn và cách tiếp cận không chỉ phân loại các chỉ số mà còn giúp cân bằng nhiều vấn đề mà cộng đồng đang phải đang đối diện. Các khoảng trống và sự trùng lặp có thể được xác định trong quá trình thu thập, phân tích và đánh giá. Nội dung tóm tắt các chỉ số về tính bền vững căn cứ vào vùng miền và mục tiêu cùng với các ví dụ cho từng chỉ số được trình bày cụ thể trong tài liệu này.
Địa chỉ liên kết Không có

4.13  Phát triển các đô thị sinh thái có hàm lượng các-bon thấp và hệ thống các chỉ số kết hợp của Trung Quốc

Khuôn khổ Phát triển các đô thị sinh thái có hàm lượng các-bon thấp và hệ thống các chỉ số kết hợp của Trung Quốc
Tác giả Tập đoàn Năng lượng Trung Quốc: Nan Zhou, Gang He và Christopher Williams
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Xã hội có hàm lượng các-bon thấp
Mục đích Xem xét và phân tích hệ thống chỉ số chính được sử dụng ở Trung Quốc để xác định các đô thị sinh thái có hàm lượng các-bon thấp
Tóm lược Trong nhiều năm trở lại đây, các đô thị ở Trung Quốc đối mặt với các thách thức lớn như gánh nặng về tốc độ tăng trưởng dân số nhanh chóng đối với hệ thống hạ tầng và làm trầm trọng hơn các vấn đề về biến đổi khí hậu và môi trường, đe dọa sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống. Các đô thị các bon thấp có thể là chìa khóa để giải quyết các vấn đề đó, đặc biệt là làm giảm nhẹ và thích ứng với vấn đề biến đổi khí hậu. Mặc dù đã có nhiều hướng dẫn được xây dựng nhưng có lẽ khái niệm đô thị có hàm lượng các-bon thấp còn chưa thực sự rõ ràng. Hơn nữa, có hơn 100 chỉ số được sử dụng hoặc đề xuất để đánh giá các đô thị này nhưng rất ít chỉ số liên quan trực tiếp tới việc sử dụng năng lượng hoặc khí các bon. Báo cáo này đưa ra những đề xuất cho sự phát triển, nghiên cứu và chính sách tương lai để định hướng hỗ trợ cho các đô thị sinh thái có hàm lượng các-bon thấp tại Trung Quốc và trên thế giới.
Địa chỉ liên kết http://china.lbl.gov/sites/all/files/china_eco-cities_indicator_systems.pdf

4.14  Các tiêu chuẩn đánh giá đô thị vườn sinh thái quốc gia

Khuôn khổ Các tiêu chuẩn đánh giá đô thị vườn sinh thái quốc gia
Tác giả Bộ Nhà ở và Phát triển Nông thôn – Đô thị (Trung Quốc)
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Môi trường, đô thị xanh
Mục đích Thúc đẩy tạo việc làm, sự hài hòa với thiên nhiên, bảo tồn, sự nhận thức về môi trường, chế độ báo cáo tốt và tăng cường việc giám sát và quản lý chương trình đô thị vườn sinh thái
Tóm lược Đô thị vườn sinh thái đã được phát triển thành tiêu chuẩn cao hơn của sự phát triển đô thị nhằm thúc đẩy sự phát triển xã hội thân thiện với môi trường. Các đô thị vườn sinh thái cần xây dựng các chiến lược phát triển đô thị sinh thái một cách toàn diện, bao gồm một hệ thống không gian xanh đầy đủ, tạo ra một môi trường đô thị tốt và thể hiện việc triển khai mẫu mực đối với toàn bộ các luật và quy định về hoạch định, sinh thái và môi trường.
Địa chỉ liên kết Không có

4.15  Cách tiếp cận mang tính bền vững về nhà ở xã hội tại Bra-xin (Selo Casa Azul CAIXA)

Khuôn khổ Cách tiếp cận mang tính bền vững về nhà ở xã hội tại Bra-xin (Selo Casa Azul CAIXA)
Tác giả Cristina Hana Shoji, Christiano Pereira và Lourdes Cristina Printes
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Bền vững về xã hội
Mục đích Khuyến khích việc sử dụng một cách hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong xây dựng nhà cửa, làm giảm các chi phí bảo trì và chi phí phát sinh hàng tháng của cư dân và thúc đẩy sự nhận thức của chủ đầu tư xây dựng và cư dân về các lợi ích của việc xây dựng mang tính bền vững.
Tóm lược Selo Casa Azul CAIXA là hệ thống đầu tiên về phân loại các dự án bền vững tại Bra-xin. Hệ thống này hỗ trợ cho các dự án xây dựng nhà cửa của Bra-xin. Hệ thống này kết hợp 6 hạng mục: chất lượng đô thị, tiện nghi về nhiệt, hiệu quả sử dụng năng lượng, vật liệu và tài nguyên, hiệu quả sử dụng nước và các thực hành về xã hội. Hệ thống này mang lại những lợi ích như chất lượng cuộc sống, sức khỏe được nâng cao, điều kiện làm việc, tăng trưởng kinh tế tốt hơn, sử dụng và tiết kiệm năng lượng hiệu quả được nâng cao.
Địa chỉ liên kết http://www.worldgbc.org/files/8813/6909/2853/Brazil_Presentation_Sustaina ble_Social_Housing.pdf

4.16  Kiểm toán môi trường công: Bối cảnh quốc tế, xu hướng, và các ví dụ cụ thể [Báo cáo và kiểm toán môi trường địa phương và đô thị (CLEAR)]

Khuôn khổ Kiểm toán môi trường công: Bối cảnh quốc tế, xu hướng và các ví dụ cụ thể [Báo cáo và kiểm toán môi trường địa phương và đô thị (CLEAR)]
Tác giả Hiệp hội các Thị trường Đô thị Sinh thái (Les Eco Maires Association)
Năm công bố 2004
Khả năng áp dụng Vùng, địa phương
Chủ đề Tính bền vững
Mục đích Thể hiện các xu hướng và công cụ hành chính công đối với việc thúc đẩy sự phát triển mang tính bền vững
Tóm lược Hiệp hội các Thị trường Đô thị Sinh thái tham gia vào Chương trình CLEAR. Sứ mệnh của Hiệp hội là quảng bá dự án này và thúc đẩy dự án phát triển trên quy mô toàn thế giới. Chương trình CLEAR nhằm cải thiện việc điều hành của chính quyền địa phương và thống nhất các chính sách về môi trường với các chính sách kinh tế – xã hội. Bởi vì trong khoa học về môi trường thì mỗi sự hiểu biết, mỗi hành động và mỗi khái niệm đều có ý nghĩa thông qua hệ thống các mối quan hệ được sử dụng. Chính vì vậy, chương trình này thực sự cần thiết để không chỉ hiểu được cách làm mà còn làm rõ được các khái niệm, nguyên tắc và giá trị làm định hướng cho việc triển khai thực hiện.
Địa chỉ liên kết http://www.agenda21.ra.it/clear-life/CLEARen/contest/synth-en.pdf

4.17  Hình thành các quận, huyện sinh thái: Khái niệm và phương pháp thúc đẩy sự bền vững tại các khu vực lân cận

Khuôn khổ Hình thành các quận, huyện sinh thái: Khái niệm và phương pháp thúc đẩy sự bền vững tại các khu vực lân cận
Tác giả Ethan Selzter, Tim Smith, Joe Cortright, Ellen M. Bassett và Vivek Shandas
Năm công bố 2010
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Tính bền vững
Mục đích Từng bước tạo ra mối quan hệ mở rộng và kết nối những sáng kiến bền vững với nhau để hình thành đô thị bền vững có quy mô rộng lớn thực sự
Tóm lược Cách tiếp cận đối với các huyện hoặc các vùng lân cận đưa ra là phạm vi có vẻ thích hợp và có hiệu lực tại đó các mục tiêu chung về sự bền vững của đô thị có thể được đề cập đến. Việc biết được nhiều hơn về những gì mà các vùng lân cận mong muốn sẽ là chìa khóa để hiểu rõ hơn về việc liệu Sáng kiến vùng lân cận sinh thái có phải là phương tiện hữu ích cho việc hoàn thành được những mục tiêu hay không. Nếu như Sáng kiến các vùng lân cận sinh thái phát huy được khả năng nhằm đẩy mạnh nguyện vọng của các vùng lân cận, thì điều này có tiềm năng rất lớn làm ảnh hưởng chính tới sự bền vững đô thị diện rộng vì nỗ lực này có thể sau đó được ứng dụng cho từng vùng lân cận ở đô thị đó.
Địa chỉ liên kết Không có

4.18  Chương trình các Đô thị có khí hậu xanh: Phát triển vùng đô thị có hàm lượng các-bon thấp

Khuôn khổ Chương trình các đô thị có khí hậu xanh: Phát triển vùng đô thị có hàm lượng các-bon thấp
Tác giả Hội đồng Quốc tế về những sáng kiến môi trường địa phương (ICLEI) – Chính quyền địa phương đối với sự bền vững
Năm công bố 2014
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Giảm thiểu sự biến đổi khí hậu và giảm hiệu ứng khí nhà kính
Mục đích Hỗ trợ các chính quyền địa phương ứng phó với các thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu bằng việc thu hút sự quan tâm của tất các cả bên có liên quan và tìm ra các lựa chọn cho việc phát triển hạ tầng xanh và nền kinh tế xanh.
Tóm lược Chương trình các Đô thị có khí hậu xanh (GCC) được xây dựng dựa vào 20 năm kinh nghiệm và Chiến dịch Bảo vệ khí hậu của Tổ chức ICLEI, đây là chiến dịch đầu tiên và lớn nhất về các chính quyền địa phương giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Chương trình này đã đề xuất với các chính quyền địa phương một quá trình riêng biệt, phương pháp luận linh hoạt và rõ ràng vạch ra cách thức xác định những phương án phát thải thấp và tích hợp với các quá trình phát triển đô thị. Chương trình này còn đưa ra hàng loạt công cụ và hướng dẫn về những hành động địa phương hiệu quả thực hiện từng bước từng bước một
Địa chỉ liên kết http://www.iclei.org/fileadmin/PUBLICATIONS/Brochures/ICLEI_GreenClimat eCities_Brochure.pdf

4.19  Thành phố sinh thái Thiên Tân, Trung Quốc

Khuôn khổ Thành phố Sinh thái Thiên Tân, Trung Quốc
Tác giả Chính phủ Xingapo
Năm công bố 2007
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Phát triển bền vững
Mục đích Nhằm xây dựng một đô thị thịnh vượng, mà ở đó là sự phát triển bền vững hài hòa về xã hội, thân thiện về môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên – một mô hình về phát triển bền vững.
Tóm lược Kế hoạch phát triển đô thị sinh thái được thiết lập toàn diện theo các chỉ số hiệu quả hoạt động chính (KPIs) đó là phát triển sinh thái, kinh tế và xã hội. Các chuyên gia của Trung Quốc và Xingapo đã cùng nhau đưa ra những chỉ số này. Các chỉ số này đã được Ủy ban phối hợp cấp bộ về đô thị sinh thái phê duyệt. Những chỉ số này được đưa ra dựa trên tiêu chuẩn của hai nước Trung Quốc và Xingapo, tiêu chuẩn nào cao hơn sẽ được thông qua và thực thi. Các điều kiện địa phương tại Thiên tân và những thực hành quốc tế tốt nhất phổ biến cũng được xem xét.
Địa chỉ liên kết http://www.tianjinecocity.gov.sg/bg_kpits.htm

4.20  Chỉ mục về đô thị xanh: Tóm lược về loạt các nghiên cứu chỉ mục về đô thị xanh

Khuôn khổ Chỉ mục về đô thị xanh: Tóm lược về hàng loạt các nghiên cứu chỉ mục về đô thị xanh
Tác giả Economist Intelligence Unit, Siemens AG
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Môi trường
Mục đích Nhằm đánh giá các đô thị bền vững môi trường và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực
Tóm lược Chỉ mục về đô thị xanh đưa ra những ví dụ về đô thị xanh hơn với sự tích hợp của công nghệ thông minh và hiệu quả. Những thách thức chính được đề cập trong báo cáo này là ách tắc giao thông, những hiệp ước không chính thức, tốc độ mở rộng đô thị và khai thác các nguồn lực.
Địa chỉ liên kết Không có

4.21  Đô thị nơi bạn sống thông minh như thế nào? Hỗ trợ các đô thị đo lường sự tiến bộ

Khuôn khổ Đô thị nơi bạn sống thông minh như thế nào? Hỗ trợ các đô thị đo lường sự tiến bộ.
Tác giả Viện Giá trị Kinh doanh của IBM: Susanne Dirks, Mary Keeling và Jacob Dencik
Năm công bố 2009
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Thịnh vượng bền vững, giải pháp thông minh
Mục đích Nhằm giúp các đô thị có được dữ liệu chất lượng cao hơn kịp thời hơn trước đây.
Tóm lược Việc hiệu quả hoạt động của các hệ thống cốt lõi của các đô thị hiện nay là yếu tố nền tảng đối với sự tiến triển về kinh tế và xã hội. Đối mặt với những thách thức lớn, các hệ thống này cần phải cải thiện và tối ưu hóa bằng ứng dụng các giải pháp thông minh. Trong báo cáo này của Viện Giá trị Kinh doanh của IBM về tạo ra các đô thị thông minh hơn, thấy rõ cách thức các đô thị có thể đánh giá và vận hành tiến trình trong việc tối ưu hóa những hệ thống cốt lõi đối với một bộ các thông số chính bị giới hạn, cũng như cách thức các đô thị đo cho nhau.
Địa chỉ liên kết Không có

4.22  Hướng dẫn người dân hiểu được tiêu chuẩn “LEED®” 1 đối với sự phát triển của các vùng lân cận: Làm thế nào để đánh giá được sự phát triển đó là thông minh và xanh

Khuôn khổ Hướng dẫn người dân hiểu được tiêu chuẩn “LEED®” cho sự phát triển các vùng lân cận: Làm thế nào để đánh giá được sự phát triển đó là thông minh và xanh.
Tác giả Các hiệp hội và Hội đồng bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên Raimi+ (NRDC): Aaron Welch, Kaid Benfield và Matt Raimi
Năm công bố 2011
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Tính bền vững
Mục đích Giúp người dân cải thiện cộng đồng và vùng lân cận của mình bằng việc giải thích về bộ tiêu chuẩn môi trường tinh tế và sáng tạo được gọi là LEED® đối với sự phát triển các vùng lân cận (LEED-ND)
Tóm lược LEED®-ND đưa khái niệm chứng nhận xanh cho từng tòa nhà và áp dụng cho cả các vùng lân cận. Đặc biệt, LEED®-ND còn bao gồm một bộ chuẩn đo lường để xác định sự phát triển có ưu tiên về môi trường hay không, có xét đến vị trí và sự tiếp cận của sự phát triển này, khuôn mẫu và kiểu mẫu nội tại của nó và việc sử dụng công nghệ xanh và các kỹ thuật xây dựng. Mục đích của hướng dẫn này là làm cho các nguyên tắc của LEED®-ND dễ hiểu hơn, ứng dụng trong nhiều hoàn cảnh hơn. Đối với các cư dân thì họ thấy thích thú hơn với sự tăng trưởng thông minh, quy hoạch sử dụng đất, giao thông, thiết kế bền vững và đô thị đáng sống, vận động môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhà cửa, khả năng chi trả, biến đổi khí hậu và hành động, công bằng và công bằng xã hội, sức khỏe cộng đồng
Địa chỉ liên kết http://www.nrdc.org/cities/smartgrowth/files/citizens_guide_LEED-ND.pdf

4.23  Chương trình Phát triển KHÍ HẬU+: Khuôn khổ cho các cộng đồng có môi trường khí hậu tích cực

Khuôn khổ Chương trình Phát triển KHÍ HẬU+: Khuôn khổ cho các cộng đồng có môi trường khí hậu tích cực
Tác giả C40 Nhóm lãnh đạo khí hậu đô thị, Hội đồng xây dựng xanh Hoa Kỳ và Sáng kiến khí hậu Clinton
Năm công bố 2011
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Giảm khí nhà kính
Mục đích Tạo ra các mô hình phát triển đô thị diện rộng mà giảm phát thải khí nhà kính xuống dưới ngưỡng 0 theo cách khả thi về kinh tế.
Tóm lược Chương trình phát triển tích cực về khí hậu này không mô tả một cách cứng nhắc do không có con đường riêng nào đối với sự phát triển để đạt được kết quả tích cực về khí hậu. Những sự phát triển ở bất cứ thị trường nào trên thế giới có thể đạt được mục tiêu này. Khí hậu khác nhau, nguồn cung nhiên liệu khác nhau và vùng chính trị khác nhau không phải là trở ngại; mà đơn giản chỉ là yêu cầu những giải pháp khác nhau. Bằng sự hiểu biết thấu đáo những chướng ngại đó, đồng thời khai thác những điểm mạnh của từng địa phương, các đối tác phát triển có thể tạo ra những khu vực phát triển mà hoạt động với lượng phát thải âm thuần khi được hoàn thành.
Địa chỉ liên kết Không có

4.24  Sổ tay hướng dẫn toàn diện về xét duyệt vốn của cộng đồng

Khuôn khổ Sổ tay hướng dẫn toàn diện về xét duyệt vốn của cộng đồng
Tác giả Trung tâm Phát triển Cộng đồng Bền vững (CSCD) của Đại học Simon Fraser; Telos, Trung tâm Brahand cho Phát triển Cộng đồng của Đại học Tilburg
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Khu vực, địa phương
Chủ đề Phát triển bền vững, sự tham gia của cộng đồng
Mục đích Tạo điều kiện cho tác động như mong muốn của một dự án hoặc chương trình về sự phát triển bền vững của cộng đồng được thảo luận trong nội bộ hoặc với nhóm các bên liên quan ở giai đoạn đầu và theo cách thức đã được thiết lập.
Tóm lược Xét duyệt vốn của cộng đồng là một công cụ ứng dụng internet nhằm tạo cơ hội hiểu biết rõ hơn về cách thức các dự án hoặc các chương trình sẽ đóng góp cho sự phát triển bền vững của cộng đồng hoặc khu vực. Để đạt được điều này đòi hỏi tất cả các bên liên quan tham gia vào dự án hoặc chương trình này đều phải đưa ra quan điểm của họ dựa trên bảng câu hỏi đã được lập trước.
Địa chỉ liên kết http://www.ccscan-ca.cscd.sfu.ca/file/1339771033.7903zosaCH/ccscan-comprehensive-manual.pdf

4.25  Tiêu chí cộng đồng xanh của doanh nghiệp

Khuôn khổ Tiêu chí cộng đồng xanh của doanh nghiệp
Tác giả Công ty Đối tác Cộng đồng Doanh nghiệp
Năm công bố 2011
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Các cộng đồng xanh, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, tăng trưởng thông minh
Mục đích Đưa ra một khung hiệu quả về chi phí, rõ ràng cho tất cả các loại hình phát triển nhà ở phù hợp, bao gồm xây dựng mới và tái định cư trong các dự án nhà ở đa hộ và đơn hộ.
Tóm lược Vào năm 2004, Doanh nghiệp này đã thiết lập các tiêu chí của cộng đồng xanh nhằm thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố thiết kế có ý thức với môi trường và chấp nhận các thực hành bền vững trong việc phát triển và phục hồi nhà ở với giá cả hợp lý. Tiêu chí này được lập thành 8 loại hình tiêu chí và đo lường các khía cạnh khác nhau về thiết kế bền vững dựa trên tất cả các loại dự án (đơn hộ, đa hộ thấp tầng – cao tầng) và các kiểu xây dựng (xây dựng mới, tái xây dựng hiện đại, tái xây dựng bền vững). Mặc dù ngày nay có rất nhiều các hệ thống đánh giá xanh, Tiêu chí này tạo ra sự khác biệt bằng việc tập trung đặc biệt vào y tế và phúc lợi của các cư dân, đồng thời xem xét vấn đề tài chính mà thường không tách rời với việc xây dựng nhà ở có chi phí hợp lý.
Địa chỉ liên kết http://www.enterprisecommunity.com/servlet/servlet.FileDownload?file=00Pa 000000FxwvNEAR

4.26  Nền tảng phát triển vùng bền vững: Các đánh giá về sự phát triển vùng

Khuôn khổ Nền tảng phát triển vùng bền vững: Các đánh giá về sự phát triển vùng.
Tác giả Wouter de Zeeuw và Lonneke van den Elshou
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Tính bền vững
Mục đích So sánh sự phát triển vùng bền vững trên toàn cầu bằng cách sử dụng một phương pháp đánh giá không chỉ cung cấp nhiều kiến thức mà còn khích lệ con người ưu tiên tính bền vững trong các dự án tương lai.
Tóm lược Nền tảng hình thành sự phát triển vùng bền vững đã xuất phát từ việc thiếu hiểu biết và không có khả năng so sánh các dự án, cùng với những chi phí và sự phức tạp của việc đánh giá một dự án bằng các công cụ hiện thời. Nền tảng này kết nối các trường đại học, doanh nghiệp và các chính quyền địa phương. Công cụ đánh giá của Nền tảng Phát triển Vùng Bền vững (FSA) này đưa ra phương pháp tự động, gọn nhẹ và nhanh chóng đối với việc tập hợp dữ liệu và huy động sự tham gia của các bên liên quan.
Địa chỉ liên kết http://i-fsa.org/template/media/fsa-introdution_general.pdf

4.27  Tài liệu tóm tắt cơ bản về các chỉ số đô thị toàn cầu

Khuôn khổ Tài liệu tóm tắt cơ bản về các chỉ số đô thị toàn cầu
Tác giả Cơ sở đưa ra chỉ số đô thị toàn cầu (GCIF)
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Tính bền vững
Mục đích Giúp các đô thị có chất lượng cuộc sống tốt bằng việc cung cấp một khuôn khổ tạo thuận lợi cho việc tập hợp các chỉ số so sánh và phù hợp của đô thị.
Tóm lược Tài liệu hướng dẫn các chỉ số đô thị toàn cầu tạo ra một mạng lưới am hiểu sâu rộng, liên kết các đô thị và xây dựng các đối tác toàn cầu. Tài liệu này phản ánh nhu cầu cấp thiết đối với thiết lập các chỉ số đô thị tiêu chuẩn toàn cầu, hỗ trợ các đô thị thấy được những bài học so sánh từ những đô thị khác trên thế giới. Một nền tảng trực tuyến cho phép các đô thị có thể so sánh và học hỏi từ các đô thị khác có cùng mức độ phát triển ngang nhau. Tài liệu này gồm có 20 chủ đề và đo lường hàng loạt các dịch vụ đô thị và các nhân tố ảnh hưởng chất lượng cuộc sống nhằm hỗ trợ và cung cấp khuôn khổ cho việc hoạch định về tính bền vững.
Địa chỉ liên kết http://www.cityindicators.org/Deliverables/GCIF20-%200verview%20Report_6-12-2013-155594.pdf

4.28  Các tiêu chuẩn và khung đô thị sinh thái quốc tế

Khuôn khổ Tiêu chuẩn và khung đô thị sinh thái quốc tế (IEFS)
Tác giả Các nhà xây dựng đô thị sinh thái
Năm công bố 2011
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Phát triển bền vững
Mục đích Tối đa hóa khả năng mà các đô thị có thể đáp ứng một cách bền vững phần lớn những nhu cầu của mình từ chính nguồn vốn của các vùng sinh thái.
Tóm lược Các tiêu chuẩn và khung đô thị sinh thái quốc tế (IEFS) đưa ra một tầm nhìn sáng tạo đối với nền văn minh nhân loại phục hồi về phương diện sinh thái, cũng như phương pháp luận thực tiễn đối với việc đánh giá và hướng dẫn thành tựu của tầm nhìn đó thông qua các lăng kính về đô thị sinh thái. Hoạt động này đã được đúc kết từ hơn 30 năm nghiên cứu và phát triển khái niệm về đô thị sinh thái của các nhà lãnh đạo và thực hành các chương trình về đô thị thông minh trên toàn thế giới. Được thiết kế để ứng dụng trên diện rộng, khung đô thị sinh thái lập biểu đồ về các bước triển khai của đô thị – từ những điều kiện hiện tại đến trạng thái “ngưỡng” của đô thị sinh thái và xa hơn nữa. Khung này giúp các đô thị thấy được cách thức họ đang làm về hàng loại các biện pháp quan trọng, được lập biểu đồ thành nhiều cấp độ như “đô thị xanh hơn”, “đô thị sinh thái” và cấp toàn thế giới “Gaia”
Địa chỉ liên kết http://www.ecocitybuilders.org/wp-content/uploads/2010/08/INTERNATIONAL-ECOCITY-FRAMEWORK-AND-STANDARDS-LR.pdf

4.29  Thách thức về tạo dựng môi trường sống 2.1: Lộ trình tầm nhìn về một tương lai phục hồi

Khuôn khổ Thách thức về tạo dựng môi trường sống 2.1: Lộ trình tầm nhìn về một tương lai phục hồi
Tác giả Viện Nghiên cứu Quốc tế về Tương lai sống (International Living Future Institute)
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự bền vững
Mục đích Nhằm tạo ra nền tảng cho một tương lai bền vững về cấu trúc của các cộng đồng; xóa đi các rào cản đối với sự thay đổi hệ thống và sắp xếp lại thứ tự ưu tiên và các dấu hiệu thị trường mà thực sự bảo vệ sức khỏe, an toàn và thịnh vượng, hạnh phúc của con người và vạn vật; làm hài hòa môi trường đã tạo lập với môi trường tự nhiên, tạo ra sự đa dạng sinh học, sự phục hồi và các cơ hội sống rộng lớn hơn cho từng sự thích ứng và phát triển.
Tóm lược Thách thức về tạo dựng môi trường sống là một tiêu chuẩn mang tính gắn kết, thúc đẩy nhau từ những suy nghĩ tích cực tiến bộ nhất từ thế giới của kiến trúc, kỹ thuật, hoạch định, thiết kế môi trường sống và chính sách. Thách thức này xác định rõ phép đo tiên tiến nhất để đo lường sự bền vững trong môi trường đã tạo lập có thể có hiện nay và hành động để thu hẹp khoảng cách giữa những giới hạn hiện thời với các giải pháp khả thi. Công cụ và chương trình chứng nhận mang tính triết học này đề cập đến mọi công trình ở mọi quy mô và là một công cụ đã được thống nhất cho việc thiết kế có tính chuyển đổi, cho phép chúng ta hình dung một tương lai thịnh vượng về văn hóa và xã hội, đồng thời có khả năng phục hồi về sinh thái. Dù dự án là một tòa nhà, một công viên, một trường đại học hay thậm chí là một cộng đồng sinh sống thì thách thức về xây dựng môi trường sống đưa ra một khuôn khổ cho thiết kế, xây dựng và mối quan hệ cộng sinh giữa con người và tất cả các khía cạnh của môi trường đã tạo dựng.
Địa chỉ liên kết Không có

4.30  Các mục tiêu quốc tế chung

Khuôn khổ Các mục tiêu quốc tế chung
Tác giả Một cộng đồng trên hành tinh
Năm công bố 2011
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Tính bền vững
Mục đích Tạo ra một tương lai mà con người có cuộc sống dễ chịu, hấp dẫn và chi phí phải chăng khiến họ hạnh phúc, khỏe mạnh hơn để chia sẻ công bằng các nguồn tài nguyên của trái đất
Tóm lược Sáng kiến này sử dụng 10 nguyên tắc hướng dẫn như một khung chuẩn giúp người thực hiện vượt qua những thách thức về tính bền vững mà họ đối mặt, làm tăng những giải pháp hiệu quả. Những nguyên tắc này được đưa ra dựa trên sự đúc rút từ các bài học của chương trình làng sinh học BedZed tại phía đông Lôn Đôn. Tài liệu này hướng đến các tổ chức thực hiện Mạng lưới cộng đồng toàn cầu và coi như tài liệu tham khảo cho các thành viên hiện tại. Các Mục tiêu Quốc tế chung này được hỗ trợ bởi một bộ hướng dẫn chi tiết sẵn có từ Chương trình và đề cập đến việc áp dụng những mục tiêu này một cách cụ thể hơn.
Địa chỉ liên kết http://www.bioregional.us/wp-content/uploads/2010/02/Common-lnternaltional-Targets-FINAL-low-res-2011.pdf

4.31  Đô thị linh hoạt (SlimCity): Sáng kiến công – tư liên ngành về sự bền vững của đô thị

Khuôn khổ Đô thị linh hoạt (SlimCity): Sáng kiến công – tư liên ngành về sự bền vững của đô thị
Tác giả Diễn đàn Kinh tế Thế giới
Năm công bố 2009
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự bền vững
Mục đích Khai thác cách thức các đô thị có thể nâng cao hiệu quả của việc sử dụng năng lượng và tài nguyên cũng như giảm phát thải ở cấp đô thị
Tóm lược Đô thị linh hoạt (SlimCity), một sáng kiến về Quan hệ đối tác Công nghiệp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đem lại một thị trường không rủi ro đối với các đô thị và thành phần tư nhân để trao đổi các thực hành tốt nhất và mang đến hiệu quả sử dụng tài nguyên tại các đô thị trên toàn thế giới. Trọng tâm của sự trao đổi này là tiền đề cho sự phát triển bền vững ở tất cả các khía cạnh của đô thị nhằm giảm được lượng khí thải các bon và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên ở tất cả các ngành bao gồm: hóa chất, xây dựng và kỹ thuật, năng lượng, công nghệ thông tin, điện tử, bất động sản. Sáng kiến về Đô thị linh hoạt (SlimCity) cũng cung cấp số liệu về khu vực công chính có tác động đến sự phát triển của đô thị cùng với thông tin về các nhà điều hành các tổ chức của khu vực tư nhân.
Địa chỉ liên kết http://www3.weforum.org/docs/WEF_SlimCity_UrbanSustainability_Report_2009.pdf

4.32  Hệ thống xếp hạng cộng đồng “Các Công cụ về Tính bền vững để Đánh giá và xếp hạng (STAR)”

Khuôn khổ Hệ thống xếp hạng cộng đồng “Các công cụ về tính bền vững để đánh giá và xếp hạng (STAR)”
Tác giả Các cộng đồng STAR
Năm công bố 2012; phiên bản 2.0 (2016)
Khả năng áp dụng Chính quyền địa phương
Chủ đề Khả năng sống, tính bền vững
Mục đích Cung cấp cho các nhà lãnh đạo chính quyền và cộng đồng một khung và chương trình chứng nhận để đánh giá tính bền vững của địa phương
Tóm lược Hệ thống xếp hạng Cộng đồng STAR và chương trình chứng nhận liên quan đã được các chính quyền địa phương phát triển như một khung chung cho sự bền vững của địa phương, bao gồm một bộ thước đo chuẩn về hiệu quả hoạt động về kinh tế, môi trường và xã hội, và một chương trình thừa nhận để khích lệ sự cạnh tranh và sự tiến bộ. Các nhà lãnh đạo địa phương sử dụng STAR để thiết lập các chỉ tiêu, đo lường sự tiến bộ và cải thiện cộng đồng.

Hệ thống xếp hạng Cộng đồng STAR gồm có 7 chỉ tiêu, 44 mục tiêu và hơn 500 kết quả cùng với thước đo hành động. Những thước đo hành động của địa phương là các thực hành tốt nhất đối với việc thay đổi các kết quả và điều kiện của cộng đồng. Một cộng đồng có thể tích lũy điểm STAR cho việc triển khai các hành động và đạt được kết quả hoặc kết hợp cả hai. Các hoạt động đổi mới, sáng tạo giúp các cộng đồng được cộng thêm điểm ở những lĩnh vực nổi bật và đề xuất mức điểm mới để hỗ trợ sự tiến bộ của các thực hành về sự bền vững của cộng đồng.

Địa chỉ liên kết http://www.starcommunities.org

4.33  Chỉ mục về Đô thị Bền vững 2010: Xếp hạng 20 đô thị lớn nhất của Vương Quốc Anh

Khuôn khổ Chỉ mục về Đô thị Bền vững 2010: Xếp hạng 20 đô thị lớn nhất của Vương Quốc Anh
Tác giả Diễn đàn cho Tương lai: Ben Ross và Evelyn Underwood
Năm công bố 2010
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Môi trường, chất lượng cuộc sống, minh chứng tương lai
Mục đích Các đô thị bền vững hơn, cơ quan trong lĩnh vực công xem xét lại các dịch vụ cung cấp nhằm đảm bảo cho người dân có cuộc sống tốt hơn mà không phá hủy môi trường.
Tóm lược Trong báo cáo này, mỗi đô thị trong số 20 đô thị lớn nhất ở Vương Quốc Anh được phân tích theo 3 tiêu chí: “Hiệu quả hoạt động về môi trường” (xét về khía cạnh sử dụng nguồn tài nguyên và ô nhiễm), “Chất lượng cuộc sống” (điều mà đô thị mong muốn làm cho tất cả các cư dân); và “Minh chứng tương lai” (đô thị tự thân chuẩn bị tốt như thế nào cho tương lai bền vững). Chúng ta lựa chọn các tiêu chí này để đánh giá sự bền vững của mỗi đô thị một cách công bằng và cân bằng. Những tiêu chí này được xây dựng trên cơ sở thảo luận của chính các cơ quan địa phương và sử dụng dữ liệu hiện có về các khía cạnh hiệu quả hoạt động mà các đô thị mong muốn được cải thiện. Các tiêu chí này giúp các đô thị tiến bộ, có cuộc sống bền vững, giảm sự tác động đến môi trường sống và giảm bớt những thách thức.
Địa chỉ liên kết http://www.forumforthefuture.org/sites/default/images/Forum/Projects/Sustaina ble_Cities_lndex/Sustainable_Cities_lndex_2010_FINAL-15-10-10.pdf

4.34  Chương trình các cộng đồng bền vững

Khuôn khổ Chương trình các cộng đồng bền vững
Tác giả Audubon Quốc tế
Năm công bố Chưa rõ
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Tính bền vững
Mục đích Giúp các cộng đồng thực hiện các bước để đảm bảo rằng những cộng đồng đó là những nơi đáng sống, làm việc và vui chơi cả trong hiện tại và tương lai.
Tóm lược Chương trình này được thiết kế để hỗ trợ cho những ưu tiên được xác lập từ trước của cộng đồng và tạo dựng sự bền vững đang hiện hữu và hoạch định những nỗ lực riêng có cho từng cộng đồng. Chương trình này giúp các cộng đồng thiết lập các mục tiêu và mục đích có thể đo lường được, phát triển kế hoạch một cách sâu rộng và tiến hành các hành động chiến lược đem lại những kết quả đầy ý nghĩa và mang đến lợi ích cho các cư dân trong cộng đồng và các du khách cũng như môi trường tự nhiên
Địa chỉ liên kết http://www.auduboninternational.org/

4.35  Chương trình các đô thị bền vững

Khuôn khổ Chương trình các đô thị bền vững
Tác giả Rede Nossa Sao Paulo, Rede Social Brasileira por Cidades Justas e Sustentaveis và Instituto Ethos de Empressas e Responsabilidade Social
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Tính bền vững
Mục tiêu Nâng cao nhận thức, huy động mọi người tham gia và cung cấp các công cụ để phát triển các đô thị ở Bra-xin theo hướng bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường
Tóm lược Nền tảng của các Đô thị Bền vững là một công cụ và chương trình phát triển sự bền vững của các đô thị đề cập đến nhiều lĩnh vực hành chính công khác nhau, theo 12 chủ đề và kết hợp các khía cạnh hoạt động về văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường theo hướng tích hợp. Các đô thị tham gia có được cái nhìn rõ ràng thông qua các thiết bị xúc tiến, quảng bá và phương tiện truyền thông, đồng thời tiếp cận đến các thông tin chiến lược và trao đổi kinh nghiệm với các đô thị khác; ngoài việc tham gia cuộc vận động chưa từng có tại Bra-xin, còn được tham gia vào các giai đoạn khác của tiến trình tạo dựng các đô thị bền vững, dân chủ và công bằng hơn.
Địa chỉ liên kết Không có

4.36  Các cộng đồng BEEAM – Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật

Khuôn khổ Các cộng đồng BEEAM – Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật
Tác giả Công ty TNHH Toàn cầu BRE
Năm công bố 2009
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Các cộng đồng bền vững
Mục đích Cung cấp nhãn hiệu bền vững toàn diện và đáng tin cậy cho các dự án phát triển và nâng cao nhận thức của các nhà xây dựng chuyên nghiệp và các nhà làm chính sách về những lợi ích của sự phát triển bền vững
Tóm lược Các cộng đồng BREEAM là một chuẩn mực đánh giá và chứng nhận về cộng đồng bền vững của bên thứ ba, độc lập. Chuẩn mực này đề cập đến các mục tiêu đối với sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường và đo lường ảnh hưởng tổng thể của việc hoạch định chính sách trong môi trường đã tạo dựng. Chuẩn mực chứng nhận này đề cập 8 hạng mục: khí hậu và năng lượng, định hình địa điểm, cộng đồng, sinh thái, giao thông, tài nguyên, kinh doanh và các công trình.
Địa chỉ liên kết http://www.breeam.org/bre_PrintOutput/BREEAM_Communities_0_1.pdf

4.37  Hệ thống đánh giá toàn diện về hiệu quả của môi trường đã tạo dựng đối với các đô thị (CASBEE®)

Khuôn khổ Hệ thống đánh giá toàn diện về hiệu quả của môi trường đã tạo dựng đối với các đô thị (CASBEE®)
Tác giả Ủy ban Phát triển Công cụ Đánh giá hiệu quả hoạt động về môi trường đối với các đô thị và Tập đoàn Xây dựng Bền vững Nhật Bản
Năm công bố 2011
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Xã hội các bon thấp, có khả năng phục hồi và bền vững
Mục đích Xác định các đặc điểm về kinh tế, xã hội và môi trường của đô thị và định lượng hiệu lực của các chính sách trên toàn đô thị.
Tóm lược Hệ thống đánh giá toàn diện về hiệu quả của môi trường đã tạo dựng (CASBEE®) giúp cho người sử dụng thấu hiểu toàn diện về các đô thị mục tiêu qua 2 khía cạnh: Chất lượng (Quality – Q), bao gồm chất lượng về kinh tế, xã hội và môi trường và các hoạt động; và Tải (Load – L) về tải môi trường. Tổng điểm đưa ra cho mỗi đô thị trên thang đo 100 điểm. Để đánh giá toàn diện, Giá trị hiệu quả của môi trường đã tạo dựng (BEE) được tính toán. Một đô thị đạt được các số đo chất lượng cao khi chịu tải môi trường thấp sẽ nhận được giá trị BEE cao và được xét để trở thành đô thị bền vững tiên tiến trong khung (CASBEE®) này. Công cụ này giúp cho người sử dụng thấu hiểu về các điều kiện và những điểm mạnh cũng như điểm yếu của đô thị mình so với các đô thị khác bằng việc đưa ra các kết quả đánh giá trên đồ thị hai chiều dễ hiểu. Việc đánh giá và hiển thị các kết quả này được mong đợi để nâng cao nhận thức của các cư dân và những người liên quan khác về đô thị của mình và từ đó, khích lệ họ cải thiện các điều kiện đô thị và đóng góp cho việc phát triển đô thị bền vững.
Địa chỉ liên kết http://www.ibec.or.jp/CASBEE/english/document/Outline_CASBEE_City.pdf

4.38  Hội đồng Xây dựng Bền vững Đức

Khuôn khổ Hội đồng Xây dựng Bền vững Đức
Tác giả Deutsche Gesellschaft fur Nachhaltiges Bauen (DGNB)
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Tính bền vững
Mục đích Tạo ra các giải pháp cho việc hoạch định, xây dựng và hoạt động của các tòa nhà để thực hiện các mục tiêu về xây dựng bền vững
Tóm lược Hội đồng Xây dựng Bền vững Đức là một hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản. Hệ thống chứng nhận thế hệ 2 là công cụ để trao đổi thông tin, hoạch định, nâng cao chất lượng xây dựng và thúc đẩy các vùng đô thị. Hệ thống này sử dụng cách tiếp cận toàn diện mà bao trùm các khía cạnh chính của các vùng của đô thị bền vững. Công cụ này bao gồm đánh giá chu trình sống gắn kết và chú trọng đến chi phí cho vòng đời.
Địa chỉ liên kết http://www.dgnb-system.de/filedmin/en/dgnb_system/schemes/120820 _DGNBurbandistricts_Overviewcrititeria.pdf

4.39  Hệ thống chỉ mục phát triển đô thị sinh thái

Khuôn khổ Hệ thống chỉ mục phát triển đô thị sinh thái
Tác giả Nghiên cứu đô thị ở Xã hội Trung Quốc, Các công ty công nghệ
Năm công bố 2009
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Phát triển bền vững
Mục đích Thiết lập hệ thống chỉ mục đô thị sinh thái có hiệu lực, thống nhất mà bao gồm các biện pháp khoa học về hoạch định và xây dựng nhằm thúc đẩy việc xây dựng và quản lý đô thị thân thiện về sinh thái.
Tóm lược Các đô thị sinh học là sự khai phá những phương thức mà con người và tự nhiên có thể sống hòa hợp cùng nhau trong khi tạo ra bước tiến bộ hướng đến sự phát triển kinh tế bền vững. Trung Quốc là một trong những quốc gia tích cực nhất trên thế giới trong việc xây dựng đô thị sinh thái và rất cần các tiêu chuẩn hướng dẫn và đánh giá đối với loại hình phát triển này. Có 13 đô thị đã được chọn triển khai các dự án điển hình mang tính kiểu mẫu, trong số đó mỗi đô thị đã được đánh giá về các thực hành xây dựng đô thị sinh thái của riêng mình.
Địa chỉ liên kết http://www.eco-chinacity.com/events/Eco_city_brochure.pdf

4.40  Các cộng đồng ngôi sao xanh: Hướng dẫn cho chính quyền địa phương

Khuôn khổ Các cộng đồng ngôi sao xanh: Hướng dẫn cho chính quyền địa phương
Tác giả Hội đồng Công trình Xanh Úc
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Tính bền vững
Mục đích Cung cấp công cụ đánh giá cho chính quyền và các nhóm phát triển để cải thiện quá trình xây dựng, thiết kế và hoạch định cộng đồng bền vững
Tóm lược Dự án này đánh giá các dự án bền vững ở các cáp cộng đồng theo 6 hạng mục: điều hành, thiết kế, khả năng sống phù hợp, phát triển kinh tế, môi trường, và sáng tạo. Tài liệu này gồm hướng dẫn nộp hồ sơ, thẻ điểm xếp hạng và các công cụ tính toán.
Địa chỉ liên kết http://www.gbca.org.au/uploads/189/2749/Green_Star_Communities_Guide_for _Local_Government_For_Web.pdf

4.41  Hệ thống đánh giá, xếp hạng các thị trấn xanh IGBC (đối với các thị trấn và các vùng phát triển có quy mô lớn) – Hướng dẫn tham khảo rút gọn

Khuôn khổ Hệ thống đánh giá, xếp hạng các thị trấn xanh IGBC (đối với các thị trấn và các vùng phát triển có quy mô lớn) – Hướng dẫn tham khảo rút gọn
Tác giả Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ và Hội đồng Công trình Xanh Ấn Độ
Năm công bố 2008
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Các cộng đồng xanh
Mục đích Giúp các nhà thiết kế đô thị áp dụng các khái niệm và tiêu chí xanh, đo lường và giảm những ảnh hưởng tới môi trường
Tóm lược Theo ước tính, vào năm 2020 ở Ấn Độ sẽ có thêm gần 70 đô thị mới có dân số hơn 500.000 người. Với bối cảnh này, Hội Đồng Công trình Xanh Ấn Độ đã khởi xướng “Hệ thống đánh giá, xếp hạng các thị trấn xanh IGBC”. Hệ thống đánh giá này được thiết kế để đề cập đến các phát triển có quy mô lớn và bắt buộc áp dụng để bao hàm việc phát triển nhà ở như một phần công việc của đô thị. Hệ thống này được thiết kế để giải quyết các vấn đề về sự lộn xộn, sự phụ thuộc vào ô tô và sự tách biệt về môi trường và xã hội. Các phát triển được đánh giá về những khía cạnh rộng sau: hoạch định môi trường, hoạch định sử dụng đất, quản lý các nguồn tài nguyên và phát triển cộng đồng
Địa chỉ liên kết Không có

4.42  LEED® đối với việc phát triển vùng lân cận

Khuôn khổ LEED® đối với việc phát triển vùng lân cận
Tác giả Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ
Năm công bố 2009
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Tăng trưởng thông minh, bảo vệ môi trường
Mục đích Bảo vệ và cải thiện sức khỏe, môi trường tự nhiên và chất lượng cuộc sống trong cộng đồng nói chung.
Tóm lược LEED® đối với việc phát triển vùng lân cận (LEED®-ND) tích hợp các nguyên tắc về tăng trưởng xanh, học thuyết Quy hoạch đô thị mới và công trình xanh vào hệ thống đánh giá quốc gia đầu tiên đối với việc thiết kế vùng lân cận. Hệ thống đánh giá này khuyến khích sự tăng trưởng thông minh và các thực hành tốt nhất của học thuyết Quy hoạch đô thị mới bằng cách xúc tiến việc xác định vị trí và thiết kế các vùng lân cận mà giảm mật độ phương tiện giao thông (VMT), khuyến khích người dân đi bộ và sử dụng các phương tiện công cộng. Hệ thống này cũng thúc đẩy hàng loạt thực hành về công trình xanh và hạ tầng xanh, đặc biệt là về sử dụng năng lượng, nước có hiệu quả hơn; điều này đặc biệt quan trọng ở các vùng đô thị nơi mà hạ tầng thường bị đánh thuế rất cao.
Địa chỉ liên kết http://www.usgbc.org/Docs/LEEDdocs/LEED-ND%20Backgrounder.pdf

http://www.usgbc.org/Docs/Archive/GeneraI/Docs6423.pdf

4.43  Kiểm toán môi trường đối với con người và nơi ở: Chương trình phân tích tài nguyên và năng lượng (REAP)

Khuôn khổ Kiểm toán môi trường đối với con người và nơi ở: Chương trình phân tích tài nguyên và năng lượng (REAP)
Tác giả Viện Môi trường Stockholm: Alistair Paul
Năm công bố 2008
Khả năng áp dụng Cấp quốc gia, vùng, địa phương
Chủ đề Giám sát ảnh hưởng môi trường
Mục đích Phân tích những ảnh hưởng tiềm năng về môi trường của các chính sách và giám sát các chính sách qua trong quá trình triển khai.
Tóm lược Chương trình phân tích các nguồn tài nguyên và năng lượng (REAP) được sử dụng để giải đáp hàng loạt các câu hỏi quan trọng nhất liên quan đến việc hiểu về các hậu quả của hoạt động kinh tế đối với môi trường. REAP đưa ra những kết quả về sinh thái, về dấu vết các bon và khí nhà kính cho các cư dân của mọi khu vực hành chính địa phương, vùng trong và thuộc Vương quốc Anh. Chương trình này được mô hình hóa thông qua việc kết hợp dữ liệu về việc tiêu thụ hàng hóa và sử dụng dịch vụ với tác động của việc sản xuất sản phẩm và thực hiện dịch vụ qua từng giai đoạn của chuỗi cung ứng. Các chỉ số đo lường tác động của những thay đổi trong các hoạt động tiêu thụ của các cá nhân và hộ gia đình trong vùng địa lý cụ thể. Các chỉ số này tính đến năng lượng trong nước được các hộ gia đình sử dụng và cách mà mọi người đi lại cũng như việc tiêu thụ thực phẩm và những gì mà người dân mua sắm và sử dụng.
Địa chỉ liên kết htttp://www.sei-international.org/mediamanager/documents/Publications/ Climate/reap.pdf

4.44  Triển vọng đa dạng sinh học và các đô thị – Hành động và chính sách: Đánh giá toàn cầu về sự liên kết giữa đô thị hóa, đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái.

Khuôn khổ Triển vọng đa dạng sinh học và các đô thị – Hành động và chính sách: Đánh giá toàn cầu về sự liên kết giữa đô thị hóa, đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái
Tác giả Ban thư ký của Công ước về Đa dạng Sinh học
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Tính bền vững, bảo tồn
Mục đích Nhấn mạnh những thách thức và cơ hội ở các quốc gia có tốc độ đô thị hóa nhanh và tăng cường sự bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên trong ngữ cảnh đô thị.
Tóm lược Triển vọng đa dạng sinh học và các đô thị (CBO) – Hành động và chính sách cung cấp bản tóm tắt về đánh giá toàn cầu đối với mối liên kết giữa đô thị hóa, đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái. CBO nhận được sự đóng góp của hơn 120 nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách từ các quốc gia trên thế giới. CBO tóm lược về đô thị hóa ảnh hưởng như thế nào đối với đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái và trình bày 10 thông điệp chính. CBO cũng thể hiện các thực hành tốt nhất và những bài học đã thu được, đồng thời cung cấp thông tin về việc làm thế nào để kết hợp các chủ đề về đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái trong các chính sách và chương trình của đô thị
Địa chỉ liên kết http://sustainabledevelopment.un.org/content/documents/1104cbo-action-policy-en.pdf

4.45  Báo cáo đánh giá toàn cầu về giảm rủi ro thiên tai

Khuôn khổ Báo cáo đánh giá toàn cầu về giảm rủi ro thiên tai
Tác giả Liên hợp quốc (UN)
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Toàn cầu
Chủ đề Giảm rủi ro thiên tai
Mục đích Tăng sự quan tâm sâu rộng đến việc giảm rủi ro thiên tai trên phạm vi toàn cầu
Tóm lược Báo cáo này nhấn mạnh nhu cầu về quản lý rủi ro thiên tai bằng cách mô hình hóa một trường hợp kinh doanh. Báo cáo này cung cấp bằng chứng quan trọng cho các nhà làm chính sách và các doanh nghiệp để thúc đẩy việc thích ứng với biến đổi khí hậu trong các ngành công nghiệp, giảm nhẹ nguy cơ của thay đổi công nghệ và tạo lập giá trị chia sẻ.
Địa chỉ liên kết http://www.preventionweb.net/english/hyogo/gar/2013/en/gar-pdf/GAR2013_EN.pdf

4.46  Thuật ngữ UNISDR về giảm rủi ro thiên tai

Khuôn khổ Thuật ngữ UNISDR về giảm rủi ro thiên tai
Tác giả Liên hiệp quốc (UN)
Năm công bố 2009
Khả năng áp dụng Toàn cầu
Chủ đề Giảm rủi ro thiên tai
Mục đích Nhằm phổ biến các thuật ngữ tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến giảm rủi ro thiên tai
Tóm lược Thuật ngữ UNISDR làm tăng sự hiểu biết chung và việc sử dụng chung các khái niệm về giảm rủi ro thiên tai nhằm hỗ trợ cho những nỗ lực của các chính quyền và công chúng về giảm rủi ro thiên tai
Địa chỉ liên kết http://www.unisdr.org/files/7817_UNISDRTerminologyEnglish.pdf

4.47  Báo cáo về khả năng cạnh tranh toàn cầu từ 2013 đến 2014

Khuôn khổ Báo cáo về khả năng cạnh tranh toàn cầu từ 2013 đến 2014
Tác giả Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Klaus Schwab
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Quốc gia
Chủ đề Tính bền vững xã hội
Mục đích Đem lại những dịch vụ đáng tin cậy và hữu ích, đồng thời giảm thiểu sức ép lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Tóm lược Báo cáo khả năng cạnh tranh toàn cầu này chỉ ra những chỉ số chính về khả năng cạnh tranh bền vững của các quốc gia. Thiết lập các chỉ mục khả năng cạnh tranh toàn cầu 2013 – 2014 về duy trì tăng trưởng và tạo lập sự phục hồi. Có 12 chỉ số tĩnh và động: các tổ chức, hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục tiểu học, giáo dục và đào tạo đại học và sau đại học, hiệu quả thị trường hàng hóa, thị trường lao động, phát triển thị trường tài chính, mức độ sẵn sàng về công nghệ, quy mô thị trường, sự tinh tế và đổi mới, sáng tạo trong hoạt động.
Địa chỉ liên kết http://www3.weforum.org/docs/WEF_globalCompetitivenessReport_2013-14.pdf

4.48  Quan hệ đối tác vì sự hoàn hảo trong dịch vụ: Báo cáo đo lường hiệu quả hoạt động

Khuôn khổ Quan hệ đối tác vì sự hoàn hảo trong dịch vụ: Báo cáo đo lường hiệu quả hoạt động
Tác giả Sáng kiến lập chuẩn đối sánh của CAO Ontario
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Đo lường hiệu quả hoạt động
Mục đích Cải thiện các dịch vụ công
Tóm lược Báo cáo này thể hiện một danh sách kiểm tra một cách toàn diện đối với việc đánh giá dịch vụ công, đo lường mức độ dịch vụ, hiệu quả sử dụng tài nguyên, kinh nghiệm của khách hàng và ảnh hưởng đến cộng đồng
Địa chỉ liên kết http://www.ombi.ca/wp-content/uploads/2011_OMBI_PUBLIC_REPORT.pdf

4.49  Đối mặt với thách thức về biến đổi khí hậu: Kế hoạch hành động TRCA cho môi trường sống của đô thị

Khuôn khổ Đối mặt với thách thức về biến đổi khí hậu: Kế hoạch hành động TRCA cho môi trường sống của đô thị
Tác giả Tô-rôn-tô và Bảo tồn khu vực (TRCA)
Năm công bố 2008
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Biến đổi khí hậu
Mục đích Xử lý vấn đề về biến đổi khí hậu thông qua việc hạn chế và thích ứng
Tóm lược Kế hoạch hành động đưa ra khung hoạch định hoạt động nhằm giải quyết những tác động của biến đổi khí hậu tại đô thị. Kế hoạch hành động này xác định các biến đổi khí hậu có thể xảy ra ở phía khu vực Nam Ontario cùng với các chỉ số đo và đề xuất kế hoạch mang tính định lượng để giảm những tác động này.
Địa chỉ liên kết http://www.trca.on.ca/dotAsset/16642.pdf

4.50  EPI 2012: Chỉ mục hiệu quả hoạt động về môi trường và chỉ mục hiệu quả hoạt động môi trường theo xu hướng mang tính thí điểm

Khuôn khổ EPI 2012: Chỉ mục hiệu quả hoạt động về môi trường và chỉ mục hiệu quả hoạt động môi trường theo xu hướng mang tính thí điểm
Tác giả Đại học Columbia và Đại học Yale
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Quốc gia
Chủ đề Tính bền vững về môi trường
Mục đích Đưa ra hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động về môi trường định hướng vào dữ liệu và chặt chẽ đối với việc thiết lập chính sách và cải tiến liên tục
Tóm lược EPI nhằm giải quyết việc kiểm soát ô nhiễm và những thách thức về quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng với các chỉ số đo mang tính định lượng. EPI xếp hạng các quốc gia dựa trên 22 chỉ số hiệu quả hoạt động trải rộng theo 10 loại hình chính sách phản ánh cả 2 mặt sức khỏe cộng đồng về môi trường và sự sống của hệ sinh thái. 10 loại hình chính sách này bao gồm sức khỏe về môi trường, nước, ô nhiễm không khí (ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ thống sinh thái), nguồn nước, đa dạng sinh học và môi trường sống, lâm nghiệp, ngư nghiệp, nông nghiệp và biến đổi khí hậu.
Địa chỉ liên kết Không có

4.51  Chỉ mục các đô thị toàn cầu 2012 và triển vọng của các đô thị mới nổi

Khuôn khổ Chỉ mục các đô thị toàn cầu 2012 và triển vọng của các đô thị mới nổi
Tác giả ATKearney
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Ảnh hưởng toàn cầu
Mục đích Đo mức độ cam kết tham gia toàn cầu của các đô thị
Tóm lược Chỉ mục đô thị toàn cầu này đo lường sự ảnh hưởng của đô thị theo 5 khía cạnh là hoạt động kinh doanh, đầu tư con người, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về văn hóa và tham gia chính trị. Một phân tích mới đối với các đô thị mới nổi, chủ yếu là về hoạt động kinh doanh và đầu tư về con người, được triển khai thực hiện để phản ánh các điểm mạnh và điểm yếu.
Địa chỉ liên kết http://www.atkearney.com/documents/10192/dfedfc4c-8a62-4162-90e5-2a3f14f0da3a

4.52  Trạng thái của các đô thị trên thế giới 2012 – 2013: Sự phồn vinh của các đô thị

Khuôn khổ Trạng thái của các đô thị trên thế giới 2012 – 2013: Sự phồn vinh của các đô thị
Tác giả Chương trình Định cư của Liên Hợp Quốc (United Nations Human Settlements Programme)
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự phồn vinh
Mục đích Đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự phồn vinh về tài chính ở các đô thị trên toàn thế giới.
Tóm lược Báo cáo này giới thiệu Chỉ mục Sự phồn vinh của đô thị đối với các đô thị “lấy người dân làm trung tâm” trên toàn thế giới, nhấn mạnh đến nhu cầu về bình đẳng, hòa nhập xã hội, tính bền vững môi trường, chất lượng cuộc sống, hạ tầng và năng suất
Địa chỉ liên kết http://mirror.unhabitat.org/pmss/getElectricVersion.aspx?nr=387&alt=1

4.53  Các đô thị thịnh vượng hơn, trong lành hơn: Cách thức mà sự biến đổi khí hậu mang lại cho các đô thị thịnh vượng hơn, trong lành hơn.

Khuôn khổ Các đô thị thịnh vượng hơn, trong lành hơn: Cách thức mà sự biến đổi khí hậu mang lại cho các đô thị thịnh vượng hơn, trong lành hơn.
Tác giả CDP
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Biến đổi khí hậu
Mục đích Chia sẻ các thực hành tốt nhất nhằm giảm những tác động tiêu cực của sự biến đổi khí hậu
Tóm lược Báo cáo này liệt kê hàng loạt đô thị với bằng chứng thuyết phục, cho thấy các sáng kiến về biến đổi khí hậu có thể mang lại lợi ích cho nền kinh tế địa phương như thế nào đối với hiệu suất sử dụng nguồn tài nguyên một cách hiệu quả và sức khỏe cộng đồng được cải thiện. Cam kết chính trị được nhấn mạnh như là nhân tố chính đối với sự chuẩn bị sẵn sàng đối phó với thiên tai và các sáng kiến bền vững
Địa chỉ liên kết Http://www.cdp.net/CDPResults/CDP-Cities-2013-Global-Report.pdf

4.54  Báo cáo địa phương về chuẩn đối sánh theo Luật 84 của thành phố Niu Oóc

Khuôn khổ Báo cáo địa phương về chuẩn đối sánh theo Luật 84 của thành phố Niu Oóc
Tác giả Thành phố Niu Oóc
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Các tòa nhà có hiệu quả về năng lượng
Mục đích Tiến hành các cuộc kiểm tra, đánh giá về năng lượng đối với các tòa nhà lớn ở thành phố New York
Tóm lược Các chỉ số này được thiết kế nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng của các tòa nhà ở thành phố Niu Oóc. Báo cáo này thể hiện tính khả thi của việc áp dụng yêu cầu tiết kiệm năng lượng bắt buộc ở cấp độ đô thị thông qua các kết quả đánh giá hàng năm.
Địa chỉ liên kết http://www.nyc.gov/html/gbee/dowloads/pdf/nyc_ll84_benchmarking_report_ 2012.pdf

4.55  Sự phát triển vùng BREEAM-NL – Nhãn cho sự phát triển vùng bền vững: Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật

Khuôn khổ Sự phát triển vùng BREEAM-N L- Nhãn cho sự phát triển vùng bền vững: Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật
Tác giả Hội đồng Công trình Xanh Hà Lan
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Phát triển bền vững
Mục đích Cải thiện việc vận hành hóa và tiêu chuẩn hóa sự phát triển vùng bền vững đối với các nhóm bên liên quan
Tóm lược Nhãn này xác định sự phát triển vùng bền vững với 4 chủ đề trọng yếu: Các nguồn, khí hậu vùng, sự phát triển không gian và phúc lợi và sự phồn vinh. Hệ thống này có thể ứng dụng ở vùng đất xanh và nâu. Những bên liên quan chính đến nhãn này là các cơ quan chính phủ, các nhà đầu tư, các tập đoàn, các cư dân và các hiệp hội
Địa chỉ liên kết Không có

4.56  Xây dựng năng lực để tích hợp việc giảm rủi ro thảm họa thiên nhiên vào quản lý miền ven biển ở In-đô-nê-xi-a

Khuôn khổ Xây dựng năng lực để tích hợp việc giảm rủi ro thảm họa thiên nhiên vào quản lý miền ven biển ở In-đô-nê-xi-a
Tác giả Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP)
Năm công bố 2009
Khả năng áp dụng Quốc gia
Chủ đề Giảm rủi ro thiên tai
Mục đích Đo sự tổn thất của các đô thị ven biển
Tóm lược Tài liệu này đánh giá được mức độ tổn thất về mặt kinh tế, xã hội. Các chỉ số được liệt kê để đo lường sự tổn thất về con người, đặc biệt ở các đô thị ven biển. Hướng dẫn kỹ thuật được cung cấp cho quá trình phân tích sự tổn thất phức hợp.
Địa chỉ liên kết http://www.unep.org/disastersandconflict/portals/155/disastersandconflicts/doc s/drr_training/lndonesia_Training_Module.pdf

4.57  Giao thức GHG đối với các phát thải khí nhà kính ở quy mô cộng đồng (GPC)

Khung Giao thức GHG đối với các phát thải khí nhà kính ở quy mô cộng đồng (GPC), Phiên bản thí điểm 1.0
Tác giả WRI
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Môi trường
Mục đích Đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn cho các đô thị về việc chuẩn bị và báo cáo kết quả kiểm kê về phát thải khí nhà kính
Tóm lược GPC được xây dựng với các mục tiêu sau:

– giúp đô thị chuẩn bị kiểm kê tổng thể và tin cậy về phát thải khí nhà kính;

– giúp đô thị xây dựng những chiến lược hiệu quả đối với quản lý và giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc thấu hiểu về ảnh hưởng của phát thải khí nhà kính đối với các hoạt động của con người;

– hỗ trợ việc báo cáo công khai minh bạch và nhất quán;

– hài hòa những giao thức quốc tế hiện hành và các tiêu chuẩn về số liệu phát thải khí nhà kính tại đô thị;

– hỗ trợ khả năng của đô thị chứng minh ảnh hưởng toàn cầu của các hành động chung của địa phương và đo lường sự tiến bộ chung tin cậy qua trong quá trình triển khai;

– hỗ trợ việc kiểm toán, báo cáo và thương mại các chương trình về phát thải khí nhà kính ở cấp độ quốc gia, khu vực và địa phương;

– Tạo điều kiện cho chính quyền địa phương tiếp cận những cơ hội về tài chính liên quan đến vấn đề khí hậu.

Địa chỉ liên kết http://www.ghgprotocol.org/files/ghgp/GPC_PILOTVersion_1.0_May2012

4.58  Các chỉ số phát triển bền vững của Vương Quốc Anh

Khuôn khổ Các chỉ số phát triển bền vững của Vương Quốc Anh
Tác giả Bộ Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề Nông thôn của Vương quốc Anh (DEFRA)
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Quốc gia, khu vực, địa phương
Chủ đề Toàn diện
Mục đích Phát triển một bộ chỉ số quốc gia mới về phát triển bền vững
Tóm lược Tháng 7/2012, Defra đã lấy ý kiến tham vấn về bộ chỉ số này. Tháng 7/2013 chính phủ Anh công bố phiên bản đầu tiên của bộ chỉ số này. Mỗi biện pháp thực hiện đưa ra các chỉ dẫn thực hiện mang tính ngắn hạn và dài hạn. Những chỉ số trong bộ chỉ số này phản ảnh đến bối cảnh chính trị và do vật đây không phải là số liệu tốt nhất cho việc thể hiện sự bền vững. Tuy nhiên, các số liệu này có thể phản ánh hiện thực chính sách của nhiều quốc gia.
Địa chỉ liên kết http://www.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/2 23992/0_finall_2.pdf

4.59  PAS 2070 – Quy định về đánh giá phát thải khí nhà kính đối với đô thị: Chuỗi cung ứng bổ sung trực tiếp và các phương pháp luận dựa trên sự tiêu thụ

Khuôn khổ PAS 2070 – Quy định về đánh giá phát thải khí nhà kính đối với đô thị: Chuỗi cung ứng bổ sung trực tiếp và các phương pháp luận dựa trên sự tiêu thụ
Tác giả Cơ quan Tiêu chuẩn Quốc gia Anh Quốc (BSI)
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Môi trường, phát thải khí nhà kính
Mục đích Đưa ra một phương pháp rõ ràng và hiệu quả để định lượng, phân tích và báo cáo lượng phát thải khí nhà kính ở mức độ phù hợp, có thể so sánh và có liên quan.
Tóm lược PAS 2070 quy định các yêu cầu đối với việc đánh giá phát thải khí nhà kính của đô thị hoặc vùng đô thị có sử dụng 2 phương pháp luận khác biệt. Các phương pháp luận này thừa nhận các đô thị chính là những nơi tiêu thụ và những nơi tạo ra hàng hóa và dịch vụ, đồng thời đưa ra cái nhìn sâu sắc về phát thải khí nhà kính của đô thị
Địa chỉ liên kết http://shop.bsigroup.com/upload/PASs/Free-Download/PAS2070-2014_bookmarked.pdf

4.60  Hệ thống các chỉ số về hiệu suất ngành nước (WS-PIS)

Khuôn khổ Hệ thống các chỉ số về hiệu suất ngành nước (WS-PIS)
Tác giả Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Đức về Khí và Nước (DVGW)
Năm công bố 2014
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Nước uống
Mục đích Hài hòa các hoạt động về chuẩn đối sánh của ngành cung cấp nước sạch tại Đức
Tóm lược Hệ thống các chỉ số về hiệu suất ngành nước (WS-PIS) được thiết lập thành tiêu chuẩn kỹ thuật về chuẩn đối sánh các tiện ích của nước và về thông tin và trao đổi thông tin trong lĩnh vực công và lĩnh vực chính trị. Hệ thống này bao gồm:

– Các thông số cấu trúc để tính toán các điều kiện kết cấu trong cung cấp nước (chủ yếu là thông tin về ngữ cảnh để diễn dịch các kết quả của việc lập chuẩn đối sánh và thông báo

– Các chỉ số chính có liên quan của ngành để giám sát và thông báo hiệu suất về độ tin cậy, chất lượng, tính bền vững, dịch vụ khách hàng và hiệu quả kinh tế của ngành nước

– Chỉ số hiệu suất chính có liên quan về thiết lập chuẩn đối sánh hệ mét về sử dụng nước

Địa chỉ liên kết Không có

4.61  Các chỉ số liên quan đến sự thích ứng với biến đổi khí hậu

Khuôn khổ Các chỉ số liên quan đến sự thích ứng với biến đổi khí hậu
Tác giả Sniffer
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Biến đổi khí hậu
Mục đích Thông tin về các mức độ giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy việc sử dụng các chỉ số thích ứng này
Tóm lược Báo cáo này bao gồm kế hoạch đánh giá rủi ro về biến đổi khí hậu và các hành động cần thiết để thích ứng với sự thay đổi đó. Báo cáo này xem xét hiện trạng về việc xây dựng chỉ số ở Vương quốc Anh và đề xuất sự tham gia của các bên liên quan. Danh sách các chỉ số mẫu này đánh giá kế hoạch sử dụng đất, quản lý nguồn tài nguyên nước và môi trường được tạo dựng.
Địa chỉ liên kết http://www.sniffer.org.uk/files/7213/4631/9842/Sniffer_ER23_Phrase_1_final_ report.pdf

4.62  Chiến lược phát triển bền vững của chính phủ Vương quốc Anh

Khuôn khổ Chiến lược phát triển bền vững của chính phủ Vương quốc Anh
Tác giả Thư ký của Cơ quan Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề nông thôn của Vương quốc Anh
Năm công bố 2005
Khả năng áp dụng Quốc gia
Chủ đề Tính bền vững
Mục đích Xây dựng một nền kinh tế mạnh và duy trì chất lượng cuộc sống
Tóm lược Chính phủ Vương quốc Anh đã xác định danh sách 68 chỉ số chiến lược cùng với phương pháp thiết lập chuẩn đối sánh về phát triển bền vững. Chiến lược này đã được xây dựng để thúc đẩy các cách thức bền vững về tiêu dùng và sản xuất, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên
Địa chỉ liên kết http://www.gov.uk/goverment/uploads/system/uploads/attachment_data/file/69 412/pb10589-securing-the-future-050307.pdf

4.63  Các dấu vết sinh thái của các đô thị và vùng tại Canada

Khuôn khổ Các dấu vết sinh thái của các đô thị và vùng tại Canada
Tác giả Liên đoàn các Đô thị Canada
Năm công bố 2005
Khả năng áp dụng Vùng, địa phương
Chủ đề Các dấu vết sinh thái
Mục đích Xây dựng đánh giá, ước định về các dấu vết sinh thái đầu tiên của Canada đối với các đô thị và vùng chính.
Tóm lược Báo cáo này đo lường dấu vết sinh thái của 20 đô thị và vùng chính ở Canada bằng việc tính toán vùng đất có năng lượng, đất trồng trọt, đất đồng cỏ, đất rừng, không gian biển và khu vực đã xây dựng
Địa chỉ liên kết http://www.fcm.ca/Documents/reports/Ecological_Footprints_of_Canadian_ Municipalities_and_Regions_EN.pdf

4.64  Các chỉ số về rủi ro do thiên tai và quản lý rủi ro: Chương trình dành cho các nước Mỹ Latin và báo cáo tóm lược về vùng Ca-ri-bê (xuất bản lần thứ 2)

Khuôn khổ Các chỉ số về rủi ro do thiên tai và quản lý rủi ro: Chương trình dành cho các nước Mỹ Latin và báo cáo tóm lược về vùng Ca-ri-bê (xuất bản lần thứ 2)
Tác giả Ngân hàng Phát triển Liên Châu Mỹ: Omar D.Cardona
Năm công bố 2008
Khả năng áp dụng Quốc gia
Chủ đề Sự sẵn sàng chuẩn bị đối phó với thiên tai
Mục đích Đánh giá sự sẵn sàng chuẩn bị đối phó với thiên tai
Tóm lược Báo cáo tóm lược này tập trung vào 14 nước Mỹ Latin, thu thập các chỉ số về rủi ro do thiên tai và quản lý rủi ro. Báo cáo này đo lường tác động tiềm ẩn của thiên tai, nhân tố tổn thất chính và khả năng quản lý rủi ro của các nước này.
Địa chỉ liên kết http://ipcc-wg2.gov/njlite_download2.php?id=9430

4.65  Các đô thị chuẩn bị cho sự biến đổi khí hậu: Nghiên cứu về 6 vùng đô thị

Khuôn khổ Các đô thị chuẩn bị cho sự biến đổi khí hậu: Nghiên cứu về 6 vùng đô thị
Tác giả Quan hệ đối tác về Không khí Sạch
Năm công bố 2007
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Biến đổi khí hậu
Mục đích Cùng hợp tác nhằm cải thiện chất lượng không khí và giảm phát thải khí nhà kính đối với các cộng đồng.
Tóm lược Báo cáo này kiểm tra chiến lược thích ứng đối với sự biến đổi khí hậu tại 6 thành phố/đô thị của Bắc Mỹ. Các phương án thích ứng này được thiết kế nhằm đánh giá những /ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đề xuất những hành động giảm nguy cơ tổn thất cho các dịch vụ công
Địa chỉ liên kết http://www.cleanairpartnership.org/pdf/cities_climate_change.pdf

4.66  Các chỉ số bền vững: Các đô thị giám sát và đánh giá sự thành công của mình như thế nào

Khuôn khổ Các chỉ số bền vững: Các đô thị giám sát và đánh giá sự thành công của mình như thế nào
Tác giả Cơ quan Phát triển Quốc tế của Canada; Các Đô thị Bền vững Quốc tế
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự bền vững
Mục đích Nhằm kiểm tra các chỉ số bền vững và giám sát các kế hoạch về sự bền vững
Tóm lược Báo cáo này tạo ra một bộ công cụ cho các đô thị để xây dựng và theo dõi về 10 chỉ số bền vững, bằng cách so sánh 4 báo cáo toàn cầu về hoạch định sự bền vững (Dấu vết Sinh thái, GCIF, Chỉ số phát triển con người và Báo cáo Đánh giá IPCC)
Địa chỉ liên kết Không có

4.67  Các chỉ số thích ứng với biến đổi khí hậu: Đánh giá theo khung logic và phân tích theo chỉ số về những đóng góp hai chiều và khu vực của SIDA đối với khung sáng kiến về biến đổi khí hậu

Khuôn khổ Các chỉ số thích ứng với biến đổi khí hậu: Đánh giá theo khung logic và phân tích theo chỉ số về những đóng góp hai chiều và khu vực của SIDA đối với khung sáng kiến về biến đổi khí hậu
Tác giả Goteborgs Universitet Chalmers; SLU
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Vùng
Chủ đề Biến đổi khí hậu
Mục đích Đánh giá những sáng kiến về biến đổi khí hậu
Tóm lược Báo cáo này tóm lược về hàng loạt các dự án mà đánh giá về những sáng kiến về biến đổi khí hậu, các dự án này được phân loại thành 5 hạng mục chính: Sinh thái học, điều hành, nhận thức của cộng đồng, năng lực nghiên cứu và truyền thông. Điều được chỉ ra là các chỉ số liên quan đến sự thích ứng với biến đổi khí hậu cần đo lường khả năng của từng cá thể, hộ gia đình, cộng đồng, hạ tầng… để đối phó với những biến đổi khí hậu, những sự kiện thời tiết bất thường và sự biến đổi khí hậu.
Địa chỉ liên kết http://sidaenvironmenthelpdesk.se/wordpress3/wp-content/uploads/2013/05/Final-Report_LFA-and-indicator-analysis-20130410.pdf

4.68  Các chỉ số về chất lượng cuộc sống ở London: Báo cáo năm 2012

Khuôn khổ Các chỉ số về chất lượng cuộc sống ở London: Báo cáo năm 2012
Tác giả Ủy hội Phát triển Bền vững, Chính quyền Lôn Đôn Mở rộng
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự phát triển bền vững
Mục đích Tạo ra khung phát triển bền vững cho Lôn Đôn
Tóm lược Báo cáo này là một bản tóm tắt chính sách dựa trên những bằng chứng thiết thực, thể hiện được những tiến bộ đạt được và đưa ra những thách thức đối với sự bình đẳng về kinh tế và xã hội. Báo cáo này nhấn mạnh đến nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc trẻ em, tăng cường sự tham gia của người dân và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế bền vững.
Địa chỉ liên kết http://longdonsdc.org/documents/research/LSDC_OoLindicators_2012_ Summary.pdf

4.69  Đo lường sự bền vững của đô thị: Phân tích việc áp dụng Giải thưởng Thủ đô Xanh của Châu Âu năm 2010 và 2011

Khuôn khổ Đo lường sự bền vững của đô thị: Phân tích việc áp dụng Giải thưởng Thủ đô Xanh của Châu Âu năm 2010 và 2011
Tác giả Thủ đô Xanh của Châu Âu
Năm công bố 2010
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự bền vững
Mục đích Tạo ra dữ liệu có sẵn cho các đô thị khác một cách có hệ thống và thúc đẩy cuộc sống đô thị thân thiện môi trường
Tóm lược Báo cáo này bao gồm 8 chương: Biến đổi khí hậu, tính biến đổi, sử dụng đất, chất lượng không khí, ô nhiễm tiếng ồn, quản lý rác thải, quản lý nguồn nước và quản lý môi trường. Các chỉ số này nhấn mạnh vào những thước đo về môi trường sáng tạo và hiệu quả để tạo điều kiện cho cuộc sống đô thị bền vững
Địa chỉ liên kết http://ec.europa.eu/enviroment/europeangreencapital/wp-content/uploads/2013/02/egc_analysis2010-2011.pdf

4.70  Đo lường sự bền vững của đô thị: Dự án Houston

Khuôn khổ Đo lường sự bền vững của đô thị: Dự án Houston
Tác giả Trung tâm về sự bền vững của Hãng Shell
Năm công bố 2011
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự bền vững
Mục đích Đo lường sự bền vững của đô thị
Tóm lược Báo cáo này liệt kê những chỉ số phát triển bền vững đối với thành phố Houston. Danh mục này bao gồm những vấn đề: cung cấp nguồn thực phẩm tại địa phương, chứng béo phì, các nghề nghiệp “xanh” và các tổn thất do thảm họa thiên nhiên.
Địa chỉ liên kết http://shellcenter.rice.edu/uploadedFiles/Shell_Center/Research/Measuring%20City20Sustainability_11 x17%281%29.pdf

4.71  Đầu tư vào tăng trưởng bền vững: Giám sát sự bền vững ở Rotterdam năm 2012

Khuôn khổ Đầu tư vào tăng trưởng bền vững: Giám sát sự bền vững ở Rotterdam năm 2012
Tác giả Sáng kiến Khí hậu Rotterdam
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự bền vững
Mục đích Chuyển đổi Rotterdam thành đô thị cảng bền vững toàn cầu
Tóm lược Báo cáo này liệt kê 10 nhiệm vụ về sự bền vững, kế hoạch thực hiện và vạch ra quá trình giám sát đối với sự chuyển đổi thành công. Báo cáo này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng đô thị cảng quốc tế và đảm bảo hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Những thách thức chính được thảo luận là phát thải, chất lượng không khí, ô nhiễm tiếng ồn, xây dựng bền vững, tính dễ biến đổi và lãnh đạo.
Địa chỉ liên kết http://www.rotterdamclimateinitiative.nl/documents/Documen/RCI_Duurzsmon itor_UK_2012%20voor%20website.pdf

4.72  Đô thị Rừng Quốc gia

Khuôn khổ Đô thị Rừng Quốc gia
Tác giả Tổng cục Lâm nghiệp, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Năm công bố 2007
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Môi trường
Mục đích Hướng dẫn xây dựng các đô thị rừng
Tóm lược Báo cáo này cung cấp các chỉ số toàn diện đối với việc quản lý về hoạch định xây dựng đô thị rừng, các hệ thống sinh thái đô thị, các khu đệm xanh, nguồn nước, thảm thực vật rừng và tiết kiệm năng lượng.
Địa chỉ liên kết Không có

4.73  Chỉ mục về xây dựng đối với các đô thị sinh thái

Khuôn khổ Chỉ mục về xây dựng đối với các đô thị sinh thái
Tác giả Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc
Năm công bố 2007
Khả năng áp dụng Quốc gia, địa phương
Chủ đề Môi trường
Mục đích Hướng dẫn việc xây dựng các đô thị sinh thái
Tóm lược Báo cáo này gồm nhiều chỉ số, bao gồm các chủ đề như thu nhập, công nghiệp hóa, tiêu thụ và hiệu quả sử dụng năng lượng, chất lượng nước, xử lý nước thải, tái chế và khu vực xanh.
Địa chỉ liên kết Không có

4.74  Hệ thống tham chiếu quản lý đối với hoạt động quản lý bền vững

Khuôn khổ Hệ thống tham chiếu quản lý đối với hoạt động quản lý bền vững
Tác giả Certivea
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự phát triển bền vững
Mục đích Mô tả những yêu cầu về hệ thống các hoạt động quản lý mà tính đến những thách thức về phát triển bền vững bằng cách tích hợp môi trường, kinh tế và xã hội.
Tóm lược Đưa ra các mục tiêu nhằm đối phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao sự gắn kết xã hội, cải thiện cuộc sống và xây dựng các phương thức sản xuất và tiêu thụ có trách nhiệm. Hệ thống quản lý này có thể được ứng dụng cho bất kỳ hoạt động phát triển nào (nhà nước hay tư nhân, nông thôn hay thành thị, quy mô lớn hay quy mô nhỏ).
Địa chỉ liên kết http://www.eco-quartiers.fr/dl/img/referentiel-du-systeme-de-management-d-rsquo-une-operation-d-rsquo-amenagement-durable-996.pdf

4.75  Cách thức tích hợp và xác định giá trị của 3 khía cạnh phát triển bền vững từ quan niệm đến xây dựng dự án

Khuôn khổ Cách thức tích hợp và xác định giá trị của 3 khía cạnh phát triển bền vững từ ý niệm đến phát triển dự án
Tác giả Atelier Villes và Paysages, Egis Amenagement (Pháp)
Năm công bố 2012
Ứng dụng Địa phương
Chủ đề Sự phát triển bền vững
Mục đích Giúp các cộng đồng và các nhà phát triển/triển khai giám sát/theo dõi và quản lý kết quả thực hiện của các dự án về phát triển bền vững.
Tóm lược Hệ thống này đưa ra một quá trình tích hợp để cung cấp cho các nhà quản lý dự án những công cụ cần thiết để thừa nhận và định hướng đối với sự phát triển bền vững. Hệ thống này đã được phát triển có sử dụng những hướng dẫn Châu Âu và Pháp và bao gồm sổ tay về phát triển bền vững nhằm xác định rõ các mục tiêu và chỉ số đối với các dự án.
Địa chỉ liên kết http://www.egis.fr/sites/default/files/documents/tendem_empreinte_0.pdf

4.76  Từ chiến lược đến đánh giá: Các chìa khóa thành công trong Chương trình Nghị sự Địa phương 21 – Tài liệu tham chiếu đối với việc đánh giá các dự án phát triển bền vững

Khuôn khổ Từ chiến lược đến đánh giá: Các chìa khóa thành công trong Chương trình Nghị sự Địa phương 21 – Tài liệu tham chiếu đối với việc đánh giá các dự án phát triển bền vững
Tác giả Ủy ban Phát triển Bền vững (Pháp)
Năm công bố 2011
Khả năng áp dụng Quốc gia, khu vực, địa phương
Chủ đề Sự phát triển bền vững
Mục đích Kiểm tra, đánh giá tính thích hợp và phù hợp của các dự án dưới góc độ các vấn đề phát triển bền vững của địa phương
Tóm lược Tài liệu này nhấn mạnh đến 5 quá trình chủ yếu khi xây dựng dự án phát triển bền vững. Tài liệu này cung cấp khung chung cho phép các đô thị, các vùng và cả các quốc gia xây dựng một hệ thống đánh giá tùy chỉnh về những vấn đề cụ thể, đồng thời đảm bảo phù hợp với Chương trình Nghị sự 21.
Địa chỉ liên kết http://www.developpement-durable.gouv.fr/IMG/pdf/Ref-Agendas_21_locaux.pdf

4.77  Các Dự án Phát triển Bền vững Vùng và Chương trình nghị sự địa phương 21

Khuôn khổ Các Dự án Phát triển Bền vững Vùng và Chương trình nghị sự địa phương 21
Tác giả Bộ Sinh thái, Phát triển bền vững và Năng lượng, Pháp
Năm công bố 2005
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự phát triển bền vững
Mục đích Xúc tiến việc thực hiện Chương trình Nghị sự 21, bổ sung cho chương trình toàn cầu
Tóm lược Một dự án phát triển bền vững vùng cần đáp ứng những yêu cầu cụ thể. Đó là sáng kiến mang tính tự nguyện, được thực hiện bởi một thị trấn hay nhóm thể chế khác và được chuyển đổi thành một chiến lược và kế hoạch hành động của vùng. Quá trình này đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên có liên quan đối với sự phát triển bền vững của vùng. Tại cùng một thời điểm, mỗi dự án như vậy có để tạo thiết lập một tầm nhìn tương lai chung và hấp dẫn cho vùng theo tất cả góc độ (vật chất, kinh tế, biểu trưng, xã hội…)
Địa chỉ liên kết Không có

4.78  Tài liệu tham chiếu: Phát triển Bền vững đối với Thủ đô Paris

Khuôn khổ Tài liệu tham chiếu: Phát triển Bền vững đối với Thủ đô Paris
Tác giả Thị trường Paris
Năm công bố 2010
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự phát triển bền vững
Mục đích Ứng dụng các nguyên tắc về phát triển bền vững khi theo đuổi từng dự án phát triển
Tóm lược Từ khâu thiết kế trở đi, các dự án đều có lợi “vì định hướng phát triển bền vững”. Hệ thống này xác định các vấn đề, thiết lập người thực hiện, khuyến khích sự tham gia của nhà nước, tiến hành các phân tích về chu trình sống và suy xét các vấn đề trong suốt toàn bộ thời gian hoạt động của dự án
Địa chỉ liên kết http://www.pans.fr/viewmultimediadocument?multimediadocument-id=73080

4.79  Các chỉ số phát triển bền vững: Các chỉ số đối với chiến lược quốc gia về phát triển bền vững năm 2010 – 2013

Khuôn khổ Các chỉ số phát triển bền vững: Các chỉ số đối với chiến lược quốc gia về phát triển bền vững năm 2010 – 2013
Tác giả CGDD – Bộ Phát triển Bền vững (Pháp)
Năm công bố 2011
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự phát triển bền vững
Mục đích Hỗ trợ cho việc tuân thủ chiến lược quốc gia về phát triển bền vững
Tóm lược Tài liệu này đưa ra các chỉ số bao hàm những các chủ đề về tiêu dùng, giáo dục, điều hành, biến đổi khí hậu, giao thông, y tế, đa dạng sinh học và nhân khẩu học. Công cụ này được thiết kế để giúp các đô thị đo lường dấu vết sinh thái của mình.
Địa chỉ liên kết Không có

4.80  Các chỉ số phát triển bền vững đối với việc đánh giá các dự án chỉnh trang đô thị: Mô hình INDI RU 2015

Khuôn khổ Các chỉ số phát triển bền vững đối với việc đánh giá các dự án chỉnh trang đô thị: Mô hình INDI – RU 2015
Tác giả Catherine Charlot-Valdieu và Philippe Outrequin
Năm công bố 2004
Khả năng áp dụng Quốc gia, khu vực, địa phương
Chủ đề Sự phát triển bền vững
Mục đích Phát triển các công cụ hoạt động thích ứng với việc tái phát triển đô thị ở Pháp
Tóm lược Công cụ này gồm các chỉ số ứng dụng đối với tất cả các giai đoạn của dự án, bao gồm việc phân tích trước khi xây dựng, sức ép phát triển, ảnh hưởng của dự án, giảm nhẹ và triển khai tiếp theo.
Địa chỉ liên kết http://atelierdeprojets.saone-et-loire.equipement.gouv.fr/fichier/pdf/436_SUDEN_lndicateurs-0271_cle2acfc3.pdf?arg=86666546&cle=4d9c724f1b8009357bb9da82b0d37953ba6ad3a3&file=pdf%2F436_SUDEN_ lndicateurs-0271_cle2acfc3.pdf

4.81  Một số cách tiếp cận và chỉ số khu vực và một số chỉ số liên quan đến sự gắn kết xã hội

Khuôn khổ Một số cách tiếp cận và chỉ số khu vực và một số chỉ số liên quan đến sự gắn kết xã hội
Tác giả CETE Ouest (Pháp)
Năm công bố 2011
Khả năng áp dụng Quốc gia, khu vực
Chủ đề Sự gắn kết xã hội
Mục đích Tập hợp các chỉ số về gắn kết xã hội
Tóm lược Các chỉ số bao gồm sự lành mạnh về xã hội, thu nhập, giáo dục, nhà ở, đói nghèo, tội phạm, công bằng, tham gia bầu cử và khả năng tiếp cận của khu vực.
Địa chỉ liên kết http://www.development-durable.gouv.fr/IMG/pdf/RAP_VF_A21CS_BPDL.pdf

4.82  Khung tham chiếu cho các đô thị bền vững

Khuôn khổ Khung tham chiếu cho các đô thị bền vững
Tác giả Khung tham chiếu cho các đô thị bền vững
Năm công bố 2011
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự phát triển bền vững
Mục đích Chuyển các mục tiêu chung về sự bền vững và các khuyến cáo trong Hiến chương Leipzig trong thực tiễn
Tóm lược Khung tham chiếu cho các đô thị bền vững (RFSC) là bộ công cụ trực tuyến giúp các chính quyền địa phương ở Châu Âu thực hiện việc hướng tới sự phát triển bền vững tích hợp. Hơn 60 đô thị ở Châu Âu tham gia vào giai đoạn thử nghiệm này trong năm 2011. Sự đóng góp của những đô thị đó đối với công cụ này là một bước đi lớn trong việc tạo lập phiên bản “cuối” của công cụ này đối với các đô thị Châu Âu vào tháng 01/2013. Tất cả các đô thị và thành phố ở Châu Âu đều được khuyến khích đăng ký thành Đô thị RFSC
Địa chỉ liên kết http://www.rfsc.eu/

4.83  Chẩn đoán về sự phát triển bền vững của các đô thị

Khuôn khổ Chẩn đoán về sự phát triển bền vững của các đô thị
Tác giả Ủy ban Vùng Midi-Pyrenees; Bộ Quản lý Đất đai và Môi trường (Pháp)
Năm công bố 2001
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự bền vững
Mục đích Hỗ trợ các đô thị có được công cụ chẩn đoán về sự phát triển bền vững của đô thị
Tóm lược Nhóm các chỉ số nguyên gốc đã được giảm xuống còn 27, tạo nên một công cụ đo lường có hiệu lực đối với sự phát triển bền vững. Nhóm này được định hướng vào các dự án trung hạn và đưa ra các cách thức đánh giá về việc các mục tiêu có hoàn thành được hay không.
Địa chỉ liên kết http://www.arpe-mip.com/files/indicateursDD.pdf

4.84  Hướng dẫn về chất lượng môi trường trong kiến trúc và quy hoạch đô thị

Khuôn khổ Hướng dẫn về chất lượng môi trường trong kiến trúc và quy hoạch đô thị
Tác giả Grenoble
Năm công bố 2005
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Chất lượng môi trường
Mục đích Đưa ra hành động về phát triển và xây dựng một cách bền vững và thân thiện với môi trường
Tóm lược Hướng dẫn này nhóm 3 loại hoạt động xây dựng: Cải tạo, xây dựng mới và khôi phục. Các chủ đề môi trường như nước, không khí, năng lượng, chất thải và ô nhiễm được xem xét đến. Các mục tiêu được xác định rõ đối với mỗi loại hình.
Địa chỉ liên kết http://infos.grenoble.fr/hqe/abcQE_Grenoble2010_lntro.pdf

4.85  Đô thị và vùng lân cận bền vững

Khuôn khổ Các đô thị và vùng lân cận bền vững
Tác giả Grand Lyon
Năm công bố 2011
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự bền vững
Mục đích Thông tin về sự phát triển lãnh thổ bền vững, xác định rõ phương pháp luận và các tiêu chí đánh giá và tận dụng kinh nghiệm và các cách tiếp cận thành công.
Tóm lược Cách tiếp cận về các vùng lân cận bền vững tính đến tất cả các vấn đề môi trường, kinh tế và xã hội trong vùng lãnh thổ, kết hợp các bên liên quan trong một cách tiếp cận rõ ràng về điều hành hướng vào việc thực hiện hành động.
Địa chỉ liên kết http://www.grandlyon.com/fileadmin/user_upload/Pdf/development_durable/20 111212_gl_guide_villeetquartiersdurables.pdf

4.86  Đô thị Baro: Chú trọng vào lãnh thổ

Khuôn khổ Đô thị Baro: Chú trọng vào lãnh thổ
Tác giả Audiar; Thành phố Rennes (Pháp)
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự phát triển bền vững
Mục đích Đảm bảo sự giám sát việc thực hiện các chiến lược phát triển bền vững của đô thị
Tóm lược Thành phố Rennes đã thiết lập Đô thị Baro nhằm giám sát và quản lý chiến lược phát triển bền vững của mình. Công cụ của dự án này dựa trên việc sử dụng các chỉ số tổng hợp được lấy từ Chỉ mục phát triển con người của Liên Hợp Quốc. Thành phố Rennes sử dụng công cụ này để giám sát việc thực hiện các mục tiêu đã được hoạch định, cung cấp thông tin về sự bền vững của vùng, xác định những điểm mạnh và điểm yếu của vùng và cách thức thúc đẩy sự tiến triển.
Địa chỉ liên kết http://www.miniwaste.eu/mediastore/11/14779_1_FR_original.pdf

4.87  Hiến chương về các vùng sinh thái lân cận: Dự án dựa trên sự tư vấn và thí điểm

Khuôn khổ Hiến chương về các vùng sinh thái lân cận: Dự án dựa trên sự tư vấn và thí điểm
Tác giả Lille Metropole Communaute Urbaine (Pháp)
Năm công bố 2007
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự bền vững
Mục đích Xây dựng đô thị bền vững, đáng sống
Tóm lược Hiến chương về các khu vực sinh thái này là một văn bản quy định các chuẩn mực và các mục tiêu ưu tiên đối với môi trường và các bước cần thiết để đạt được chúng. Các dự án có thể trong ngắn hạn không trở thành những vùng sinh thái lân cận, nhưng về lâu dài hầu hết các dự án mới sẽ đạt được các mục tiêu của hiến chương này.
Địa chỉ liên kết http://ddata.over-blog.com/xxxyyy/2/03/05/02/2008-CHARTE- ECO_DEF-1- 20.pdf

4.88  Hiến chương về phát triển bền vững và môi trường sống

Khuôn khổ Hiến chương về phát triển bền vững và môi trường sống
Tác giả Strasbourg và Cộng đồng Đô thị
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự bền vững
Mục đích Tăng cường đáng kể chất lượng kiến trúc và đô thị, môi trường và các dự án nhà ở xã hội
Tóm lược Hiến chương này thể hiện việc xây dựng một mô hình đô thị bền vững vượt trên cả những quy định hiện hành nhằm đối mặt với những thách thức của các đô thị trong tương lai. Chương trình này gắn kết những người tham gia chính trong xây dựng và nhà ở, đồng thời chú trọng đến cách tiếp cận được cộng đồng chia sẻ và hỗ trợ. Hiến chương này thu hút sự tham gia của các nhà phát triển, các nhà bất động sản và thậm chí cả các vùng ven đô nhằm mở rộng những thực hành về hoạch định đô thị bền vững.
Địa chỉ liên kết http://media.strasbourg.eu/alfresco/d/a/workspace/SpacesStore/a2820a13-8c85-45d3-9ea7-48bbeec396b4/charteAmenagmtHabitatDurables.pdf

4.89  Thẻ điểm cân bằng về sự phục hồi sau thiên tai đối với các đô thị của UNISDR

Khuôn khổ Thẻ điểm cân bằng về sự phục hồi sau thiên tai đối với các đô thị UNISDR
Tác giả Văn phòng về Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai của Liên Hợp Quốc (UNISDR)
Năm công bố 2014
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự phục hồi sau thiên tai
Mục đích Cho phép các đô thị hiểu được về việc các đô thị này có thể phục hồi như thế nào đối với thảm họa thiên nhiên
Tóm lược Thẻ điểm cân bằng về sự phục hồi sau thiên tai (dưới đây được gọi là “Thẻ điểm cân bằng”) giúp các đô thị thiết lập thước đo đường cơ sở về mức độ hiện thời của sự phục hồi sau thiên tai, xác định những ưu tiên đối với việc đầu tư và hành động, theo dõi sự tiến bộ của đô thị trong việc cải thiện sự phục hồi sau thiên tai. Thẻ điểm cân bằng này bao gồm 85 chỉ tiêu đánh giá về sự phục hồi sau thiên tai và tập trung vào những khía cạnh sau:

– nghiên cứu, bao gồm cả việc tập hợp và trao đổi thông tin dựa trên bằng chứng về những mối đe dọa và những phản ứng cần thiết;

– tổ chức, bao gồm chính sách, hoạch định, phối hợp và cấp tài chính;

– hạ tầng, bao gồm hạ tầng và các hệ thống xã hội và tối cần thiết, và sự phát triển thích hợp;

– khả năng ứng phó, bao gồm cung cấp thông tin và nâng cao năng lực;

– môi trường, bao gồm duy trì và tăng cường các dịch vụ hệ sinh thái;

– phục hồi, bao gồm các sự tiên lượng, dịch vụ hỗ trợ và lập kịch bản thực hiện.

Địa chỉ liên kết http://www.unisdr.org/2014/campaingn-cities/Scorecard%20FAQs%20March%2010th%202014.pdf

4.90  Các chỉ số về sự tiến bộ của UNISDR

Khuôn khổ Các chỉ số về sự tiến bộ: Hướng dẫn về đo lường việc giảm rủi ro thiên tai và thực hiện khung hành động Hyogo
Tác giả Văn phòng về Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai của Liên Hợp Quốc (UNISDR)
Năm công bố 2008
Khả năng áp dụng Quốc gia, Khu vực, địa phương
Chủ đề Giảm rủi ro thiên tai (sự phục hồi)
Mục đích Hỗ trợ tất cả các quốc gia, kể cả các quốc gia mới bắt đầu tiếp cận các chỉ số này, thông qua bản hướng dẫn mang tính thực tiễn về việc phát triển các chỉ số tương ứng có tính quốc gia đối với việc áp dụng quá trình thiết lập chính sách, lập chương trình, giám sát, đánh giá và xem xét.
Tóm lược Mục tiêu chính của hướng dẫn này là cung cấp những nguyên tắc chính và thông tin cơ bản để xem xét khi xác định và ứng dụng các chỉ số tương ứng để thực hiện những hành động ưu tiên của Khung Hyogo và đánh giá sự tiến bộ tổng thể.

Hướng dẫn này dựa trên những việc đã và đang tiến hành nhằm đo lường sự giảm rủi ro thiên tai, hơn là liệt kê một giải pháp đơn lẻ hoặc bộ giải pháp. Những chỉ số cụ thể cung cấp trong hướng dẫn này được khuyến khích áp dụng cho tất cả các giai đoạn tương ứng của việc thiết lập chính sách, lập chương trình, giám sát và đánh giá, các cuộc xem xét hoặc báo cáo, nhưng ở cùng một thời điểm có thể xây dựng các chỉ số bổ sung hoặc khác biệt cho từng bối cảnh đô thị, các loại mối nguy, dân số, các vùng địa lý và các lĩnh vực hoạt động riêng biệt.

Hướng dẫn này giải thích tính hợp lý cơ bản của các chỉ số và cách sử dụng chúng, miêu tả những đặc tính của “các chỉ số tốt”, đưa ra những tư vấn về việc làm thế nào để đo lường chúng và thảo luận những nhân tố để xem xét khi điều chỉnh các chỉ số chung đối với từng hoàn cảnh cụ thể.

Ý tưởng về các chuẩn đối sánh đối với các chỉ số cũng được thảo luận. Một công cụ đánh giá đơn giản được đề xuất làm phương tiện để đo lường sự tiến bộ mang tính định tính đối với các chỉ số. Mối quan hệ giữa các chỉ số và các chuẩn đối sánh với Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ được nêu ở Phụ lục 4 và Phụ lục 6 của Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.

Sự đóng góp quan trọng của hướng dẫn này là bộ chỉ số được đề xuất cho các nhân tố chính trong Khung Hyogo.

Hướng dẫn này giúp nâng cao kiến thức, trình độ và hành động về giảm rủi ro thiên tai nhằm giảm thiểu những rủi ro này. Việc sử dụng các chỉ số này một cách hệ thống sẽ tăng cường những cơ chế ghi nhận, phân tích, tổng hợp và phổ biến thông tin thống kê về sự cố thiên tai, các ảnh hưởng và những mất mát, đồng thời cung cấp các hướng dẫn và đánh giá rõ ràng về các chính sách và chương trình của các nhà hoạch định chính sách, những người ra quyết định và công chúng.

Địa chỉ liên kết http://www.unisdr.org/file/2259_lndicatorsofProgressHFA.pdf

4.91  Khung giảm rủi ro thiên tai sau 2015 của UNISDR: Đề xuất về giám sát sự tiến bộ

Khuôn khổ Khung giảm rủi ro thiên tai sau 2015 của UNISDR: Đề xuất về giám sát sự tiến bộ
Tác giả Văn phòng về Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai của Liên Hợp Quốc (UNISDR)
Năm công bố 2014
Khả năng áp dụng Quốc gia, khu vực, và địa phương
Chủ đề Giảm rủi ro thiên tai (sự phục hồi)
Mục đích Văn bản này là tài liệu kỹ thuật cơ bản để hỗ trợ các cuộc đàm phán giữa các quốc gia trong suốt quá trình chuẩn bị cho Hội thảo Thế giới Lần thứ 3 của Liên hợp quốc về Giảm Rủi ro Thiên tai được tổ chức ở Sendai, Nhật Bản từ ngày 14 – 18/3/2015. Hội thảo này thông qua khung mới này.
Tóm lược Tài liệu này hướng dẫn cách thức các chỉ số và những mục tiêu phù hợp có thể tạo thuận lợi cho việc giám sát sự tiến bộ về giảm rủi ro thiên tai và thực hiện Khung về giảm rủi ro thiên tai sau năm 2015
Địa chỉ liên kết http://www.wcdrr.org/documents/wcdrr/prepcom1/lndicator%20system%20for20Post%202015%20Framework%20June%202015_v2.pdf

4.92  Công cụ tự đánh giá chính quyền địa phương của UNISDR

Khuôn khổ Công cụ tự đánh giá chính quyền địa phương của UNISDR
Tác giả Văn phòng về Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai của Liên Hợp Quốc (UNISDR)
Năm công bố 2009 – 2010
Khả năng áp dụng Quốc gia, khu vực và địa phương
Chủ đề Giảm rủi ro thiên tai (sự phục hồi)
Mục đích Sử dụng công cụ tự đánh giá chính quyền địa phương này sẽ giúp thiết lập các đường cơ sở, xác định các khoảng trống, kế hoạch hành động và có dữ liệu so sánh được giữa các chính quyền địa phương, trên phạm vi toàn quốc và toàn cầu nhằm đo lường sự tiến bộ trong suốt quá trình thực hiện. Bằng cách sử dụng công cụ này, các đô thị và các chính quyền địa phương có thể bàn thảo về việc thiết lập các ưu tiên và phân bổ ngân sách trong nội bộ chính quyền đô thị và với chính phủ.

Mục đích chính của công cụ tự đánh giá chính quyền địa phương này là:

– giúp chính quyền địa phương huy động các bên liên quan khác nhau để làm rõ và hiểu rõ những khoảng trống và thách thức hiện tại trong việc giảm rủi ro thiên tai ở đô thị hay địa phương mình;

– tạo lập đường cơ sở và xây dựng các báo cáo về tình trạng của các đô thị và thành phố đã cam kết tiến hành chiến dịch phục hồi của đô thị và 10 điều thiết yếu của chiến dịch này;

– bổ sung thông tin được tập hợp thông qua hệ thống giám sát Khung Hyogo Quốc gia về Hành động (HFA) bằng cách cung cấp thông tin cấp địa phương. Các đô thị có thể lựa chọn để chia sẻ những kết quả của mình với các điểm đầu mối HFA quốc gia như một phần của quá trình báo cáo của quốc gia.

Tóm lược Các cuộc xem xét sự tiến bộ trong việc giảm rủi ro thiên tai đang được diễn ra ở các cấp độ quốc tế, khu vực, quốc gia và địa phương. Công cụ tự đánh giá chính quyền địa phương (LGSAT) giúp các chính quyền địa phương tham gia vào việc xem xét sự tiến bộ so với Khung hành động quốc gia (HFA) ở các cấp độ khu vực và quốc gia, trong mối quan hệ đối tác với tổ chức địa phương và các bên khác. Đây thực sự là một bài thực hành hoàn toàn tự nguyện và các chính quyền địa phương có thể quyết định thực hiện các cuộc xem xét đối với việc giám sát và hoạch định các mục tiêu của riêng mình và/hoặc đưa ra những phát hiện của mình cho các chính phủ và UNISDR để có sự phân tích thêm.

Quá trình xem xét sự tiến bộ của địa phương kết hợp với vòng lặp thông tin phản hồi nhằm tạo thuận lợi cho việc tích hợp các phát hiện từ những cuộc xem xét này vào trong việc hoạch định sự phát triển của địa phương. Để vòng lặp thông tin phản hồi này đi đến thành công, tất cả những người tham gia liên quan từ cấp chính quyền đến cộng đồng địa phương cần phải tham gia vào quá trình xem xét này.

Địa chỉ liên kết Không có

4.93  Báo cáo về việc phục hồi cho các đô thị năm 2012 của UNISDR

Khuôn khổ Báo cáo về việc phục hồi cho các đô thị năm 2012 của UNISDR
Tác giả Văn phòng về Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai của Liên Hợp Quốc (UNISDR)
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Quốc gia, khu vực và địa phương
Chủ đề Giảm rủi ro thiên tai (sự phục hồi)
Mục đích Đưa ra phác thảo toàn cầu về các hoạt động tạo lập khả năng phục hồi ở cấp địa phương và xác định các xu hướng trong nhận thức và những cách tiếp cận của các chính quyền địa phương đối với việc giảm rủi ro thiên tai bằng việc sử dụng 10 nguyên tắc thiết yếu của Chương trình này. Báo cáo này còn phân tích những nhân tố cho phép thực hiện các hoạt động giảm rủi ro thiên tai tại đô thị, bao gồm cách thức mà Chương trình này giúp cải thiện nhận thức của địa phương về rủi ro thiên tai và hỗ trợ việc xây dựng năng lực thực hiện.
Tóm lược Chương trình khích lệ và hỗ trợ tất cả các khu vực trung tâm của đô thị giảm những rủi ro và có khả năng phục hồi sau các thảm họa thiên tai. Chương trình cũng đề cập đến các khu vực trung tâm của đô thị đáp ứng theo định nghĩa quy ước về “đô thị” xét về góc độ diện tích đất đai và dân số, cũng như các chính quyền địa phương khác có những quy mô và cấp độ khác nhau, bao gồm các khu vực vùng, đô thị và tỉnh cũng như các thành phố và thị trấn.

Báo cáo này dựa trên sự thịnh vượng về vật chất mà các đô thị tham gia vào Chương trình này đã tự lập báo cáo gửi UNISDR và đã chia sẻ công khai từ năm 2010. Báo cáo này bao gồm những nội dung được trình bày chi tiết về các sự kiện, thành tựu và các kết quả về Khung hành động Hyogo tại địa phương (HFA). Đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn riêng biệt với các lãnh đạo đô thị cũng trong quá trình chuẩn bị báo cáo này.

Báo cáo này được chia thành 6 chương, phác họa về sự kết hợp giữa việc phân tích các hoạt động phục hồi và những câu chuyện ngắn của các đô thị về các thực hành tốt trong việc giảm rủi ro thiên tai tại các đô thị. Chương 1 và chương 2 đưa ra vấn đề cốt lõi và giúp thúc đẩy các nhân tố về khả năng phục hồi của đô thị và vai trò của Chương trình này trong việc nâng cao nhận thức và khả năng hành động về giảm rủi ro thiên tai. Chương 3 xác định các xu hướng chính đối với việc tạo lập sự phục hồi ở cấp địa phương. Chương 4 nhìn nhận lại các hoạt động của đô thị đối với việc vận dụng 10 nguyên tắc thiết yếu được phát triển bởi Chương trình này. Chương 5 đề xuất các ý tưởng để đo lường sự tiến bộ và hiệu suất thực hiện của các đô thị do các đô thị bắt đầu hướng đến việc tăng cường sự phục hồi đối với các thảm họa thiên nhiên và các sự kiện khí hậu cực đoan hơn. Chương 6 bao gồm các kết luận của báo cáo và đưa ra hướng dẫn cho tương lai.

Các Phụ lục phác họa những thông tin bổ sung và thông tin chi tiết về phương pháp luận và các nguồn khác nhau được sử dụng trong báo cáo này.

Địa chỉ liên kết Không có

4.94  10 nguyên tắc thiết yếu mới của UNISDR về khả năng phục hồi của đô thị

Khuôn khổ 10 nguyên tắc thiết yếu mới của UNISDR về khả năng phục hồi của đô thị
Tác giả Văn phòng về Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai cửa Liên Hợp Quốc (UNISDR)
Năm công bố 2015
Khả năng áp dụng Quốc gia, khu vực và địa phương
Chủ đề Giảm rủi ro thiên tai (sự phục hồi)
Mục đích Mười nguyên tắc thiết yếu mới về khả năng phục hồi của đô thị đã được thiết kế bởi một nhóm đối tác của các đô thị nổi bật và các chuyên gia có kinh nghiệm về giảm rủi ro thiên tai và được khởi xướng sau khi thông qua Khung giảm rủi ro thiên tai sau 2015 của UNISDR. Mục đích chính của những nguyên tắc này là tiếp nối từ những người tiền nhiệm tập trung vào việc khởi xướng các hoạt động hướng tới sự phục hồi của đô thị và hiện nay là hướng các nguyên tắc có khả năng áp dụng, thích ứng và khả thi đối với tất cả các đô thị, khích lệ các đô thị áp dụng chúng. Đến nay các nguyên tắc này vẫn có thể áp dụng và thích hợp với tất cả các đô thị, khuyến khích các đô thị thực hiện tốt các mục tiêu đã hoạch định. 10 nguyên tắc này dựa trên những nguyên tắc của Khung Giảm Rủi ro Thiên tai sau 2015, được liên kết với các ưu tiên hành động và thể hiện sự chuyển hướng sang giai đoạn thực hiện.

Sự tiến bộ của các đô thị dựa trên 10 nguyên tắc này được xem xét thông qua Thẻ điểm Cân bằng về Sự phục hồi sau Thiên tai đối với các đô thị và Công cụ tự đánh giá chính quyền địa phương (LGSAT), đồng thời cung cấp những câu hỏi và thước đo chính cho 10 nguyên tắc này và thiết lập các ưu tiên của Khung về Giảm Rủi ro Thiên tai sau năm 2015. Thông qua việc giám sát về sự tiến bộ, có thể xác định được nhu cầu của các đô thị và tiếp đó hình thành các quan hệ đối tác với các bên có khả năng và kinh nghiệm để hỗ trợ cho các cải tiến. 10 nguyên tắc này cũng góp phần vào Mục tiêu số 11 “làm cho các đô thị và các khu vực sinh sống của con người trở nên toàn diện, phục hồi và bền vững” trong số Các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hiệp quốc được thông qua tháng 9/2015.

Tóm lược Chương trình này chú trọng vào sự phục hồi sau thiên tai, đó là khả năng của đô thị trong việc hoạch định, giảm nhẹ, ứng phó, phục hồi, thích ứng và phát triển dựa phần lớn vào các bối cảnh về xã hội, môi trường, kinh tế, vật chất riêng của mình.

Từ những áp lực vốn có (sự mất cân bằng về môi trường, xã hội hay kinh tế) cho đến những vấn đề khẩn cấp thì thiên tai được xem đang ở tình trạng khẩn cấp do tình trạng này kéo dài và mức độ ngày một gia tăng, ví dụ như khi nạn phá rừng ở thượng nguồn làm tăng khả năng lũ quét hay sự mất cân bằng kinh tế gây cản trở quá trình phục hồi này.

10 nguyên tắc này cần được xem xét như là các bước chính và có sự phụ thuộc lẫn nhau nhằm tạo lập và duy trì sự phục hồi. 3 nguyên tắc thiết yếu đầu tiên là những nguyên tắc nền tảng cho các nguyên tắc còn lại có thể được thực hiện đồng thời. Do đó, các nguyên tắc từ 4 đến 10 không được trình bày theo trình tự ưu tiên cụ thể.

Địa chỉ liên kết Không có

4.95  Chỉ mục Thích ứng Toàn cầu của Đại học Notre Dame

Khuôn khổ Chỉ mục Thích ứng Toàn cầu của Đại học Notre Dame
Tác giả Đại học Notre Dame
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Quốc gia, khu vực và địa phương
Chủ đề Sự phục hồi
Mục đích Chỉ mục Thích ứng Toàn cầu của Đại học Notre Dame (ND-GAIN), là một dự án của Đại học Notre Dame, tóm lược sự tổn thất của một quốc gia do sự biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác có sự kết hợp với khả năng sẵn sàng cải thiện sự phục hồi. Chỉ mục này giúp các doanh nghiệp và khu vực công ưu tiên đầu tư tốt hơn cho việc ứng phó có hiệu quả với những thách thức cấp bách toàn cầu.
Tóm lược Chỉ mục ND-GAIN là một chỉ mục mang tính mở. Chỉ mục này cho biết rõ quốc gia nào có sự chuẩn bị tốt nhất để đối phó với những cơn siêu bão, hạn hán, rủi ro an ninh và những nguy cơ dễ bị tổn thương do gián đoạn khí hậu cũng như sự sẵn sàng của các quốc gia này để thực hiện thành công các giải pháp thích ứng.

Báo cáo này mô tả và cung cấp các thông tin chi tiết về khung, nguồn dữ liệu và việc tập hợp dữ liệu để thiết lập Chỉ mục ND-GAIN.

Địa chỉ liên kết Không có

4.96  Báo cáo Nghiên cứu về các Đô thị Phục hồi (Grosvenor)

Khuôn khổ Báo cáo Nghiên cứu về các Đô thị Phục hồi
Tác giả Grosvenor
Năm công bố 2014
Khả năng áp dụng Quốc gia, khu vực và địa phương
Chủ đề Sự phục hồi
Mục đích Nâng cao tư duy của những người đọc về việc đầu tư dài hạn, cung cấp công cụ quản lý rủi ro hiệu quả để đảm bảo cho sự bền vững trong hoạt động và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các đô thị. Báo cáo này khẳng định rằng sự phục hồi của đô thị sẽ quyết định khả năng của các đô thị phát triển thành những trung tâm cho người dân sinh sống, phát triển sản xuất và phát triển văn hóa, bất chấp các thách thức gây ra do biến đổi khí hậu, tăng trưởng dân số và toàn cầu hóa.
Tóm lược Tập đoàn Grosvenor đã xếp hạng các đô thị chính trên thế giới về mức độ dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng để xác định những đô thị tốt nhất cho việc đầu tư bất động sản trong dài hạn. Theo các nhà đầu tư bất động sản, sự phục hồi cho phép các đô thị bảo tồn giá trị đầu tư và tạo ra thu nhập cho thuê bền vững trong dài hạn. Về con người, các đô thị được xem là những đô thị phục hồi nếu có khả năng thích ứng với các trường hợp khẩn cấp, duy trì đầu ra sản phẩm, dịch vụ và tiếp tục đảm bảo cho những cư dân của mình có được chất lượng cuộc sống tốt theo các chuẩn mực ở thời điểm đó.

Báo cáo này mô tả về cách thức đo lường sự phục hồi và đưa ra xếp hạng đô thị trên thế giới dựa vào tính dễ bị tổn thương, khả năng thích ứng và xếp hạng tổng quát. Báo cáo này còn bao gồm cả những nghiên cứu về các trường hợp của các đô thị như Niu-Oóc, Thượng Hải, Lôn Đôn, Van-cu-vơ, và Mê-hi-cô.

Địa chỉ liên kết http://www.grosvenor.com/getattachment/194bb2f9-d78-4701-a0ed-5cb451044ab1/ResilientCitiesResearchReport.pdf

4.97  Khung về Sự phục hồi của Đô thị

Khuôn khổ Khung về Sự phục hồi của Đô thị
Tác giả Tổ chức Phát triển Quốc tế Arup và Quỹ Rockefeller
Năm xuất bản 2014
Khả năng áp dụng Quốc gia, khu vực và địa phương
Chủ đề Sự phục hồi
Mục đích Mục đích của Chương trình này là thấu hiểu về những gì đóng góp và những gì không đóng góp cho sự phục hồi của đô thị. Chương trình này đưa ra một phương pháp tổng thể để liên kết với sự phục hồi của đô thị và phản ánh thực tại cuộc sống của đô thị: sự phục hồi không chỉ phụ thuộc vào những tài sản vật chất mà còn vào các chính sách, các vấn đề về xã hội và các thể chế.
Tóm lược Chương trình này giúp mọi người quan tâm đến sự phục hồi của đô thị có thể tập hợp và thống nhất với nhau về ý tưởng này và cùng nhau hành động để các đô thị trở nên phục hồi hơn. Chương trình này này cũng thúc đẩy quá trình cam kết trong nội bộ và với các đô thị để tạo ra sự đối thoại và sự thấu hiểu sâu rộng hơn. Cuối cùng, điều này sẽ đem lại những ý tưởng và cơ hội mới để thu hút những người từ các tổ chức dân sự, chính phủ và doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động để làm cho đô thị phục hồi.
Địa chỉ liên kết http://www.rockefellerfoundation.org/uploads/files/e4830599-c2a7-4049-a002-4031f82850e3.pdf

4.98  Chỉ mục về Sự phục hồi Toàn cầu FM 2014

Khuôn khổ Chỉ mục về Sự phục hồi Toàn cầu FM 2014
Tác giả FM Toàn cầu
Năm công bố 2014
Khả năng áp dụng Cấp độ công ty
Chủ đề Sự phục hồi
Mục đích Chỉ mục về sự phục hồi toàn cầu FM này là một công cụ định hướng vào dữ liệu đầu tiên và kho dữ liệu xếp hạng sự phục hồi hoạt động của 130 quốc gia trên thế giới. Chỉ mục này được thiết kế để giúp các nhà điều hành đánh giá và quản lý rủi ro của chuỗi cung ứng
Tóm lược Chỉ mục về Sự phục hồi Toàn cầu FM này cung cấp sự xếp hạng hằng năm của 130 quốc gia theo sự phục hồi hoạt động của các quốc gia này đối với sự gián đoạn của chuỗi cung ứng. Rủi ro của chuỗi cung ứng ngày càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà điều hành cấp cao vì các chuỗi cung ứng có tính toàn cầu, phức tạp và phụ thuộc lẫn nhau hơn.

Chỉ mục về Sự phục hồi Toàn cầu FM này đưa ra công cụ bổ sung hữu dụng cho các nhà điều hành doanh nghiệp vì chúng đánh giá mức độ rủi ro của chuỗi cung ứng gắn kết với việc đầu tư cơ sở vật chất trên khắp thế giới. Chỉ mục này là chỉ mục phức hợp được điều chỉnh đều nhau của 9 biến số cốt lõi cỏ ảnh hưởng tới sự phục hồi hoạt động đối với sự gián đoạn của chuỗi cung ứng.

9 biến số cốt lõi này được nhóm thành 3 loại: Các yếu tố kinh tế, các yếu tố về chất lượng rủi ro và các yếu tố về chuỗi cung ứng. Những yếu tố này kết hợp để tạo thành chỉ mục tổng hợp này. Điểm số được tính từ 0 đến 100 trong đó 0 là thể hiện mức độ phục hồi thấp nhất và 100 là thể hiện mức độ phục hồi cao nhất

Địa chỉ liên kết Không có

4.99  Chỉ mục về Rủi ro Khí hậu Toàn cầu 2015

Khuôn khổ Chỉ mục về Rủi ro Khí hậu Toàn cầu 2015
Tác giả Germanwatch
Năm công bố 2014
Khả năng áp dụng Quốc gia, khu vực, địa phương
Chủ đề Sự phục hồi
Mục đích Chỉ mục về Rủi ro Khí hậu Toàn cầu Germanwatch (Chỉ mục Germanwatch) là một phân tích dựa trên một trong những bộ dữ liệu đáng tin cậy nhất có sẵn về những ảnh hưởng của vụ việc thời tiết cực đoan và dữ liệu kinh tế, xã hội liên quan. Chỉ mục Germanwatch 2015 là phiên bản phân tích hằng năm lần thứ 10. Chỉ mục này nhằm bối cảnh hóa các cuộc tranh luận về chính sách khí hậu đang diễn ra (nhất là diễn đàn khí hậu quốc tế) với những ảnh hưởng thực tế trên thế giới trong 20 năm qua.
Tóm lược Chỉ mục Germanwatch 2015 phân tích về phạm vi và mức độ mà các quốc gia bị tác động bởi những ảnh hưởng của các tổn thất liên quan đến khí hậu (bão, lũ lụt, sóng thần…). Các dữ liệu có sẵn gần đây nhất đều được sử dụng.

Những nước bị ảnh hưởng lớn nhất trong năm 2013 là Phi-líp-pin, Cam-pu-chia và Ấn Độ. Giai đoạn từ 1994 đến 2013 các nước bị ảnh hưởng lớn nhất là Ôn-đu-rát, My-an-ma và Hai-i-ti.

Phiên bản 10 năm nay của bản phân tích này tái xác nhận rằng theo Chỉ mục này thì các nước kém phát triển nhìn chung bị ảnh hưởng hơn so với các nước đã công nghiệp hóa. Theo sự biến đổi khí hậu trong tương lai, Chỉ mục Germanwatch có thể coi như lá cờ đỏ thể hiện tính dễ bị tổn thương mà có thể gia tăng hơn nữa ở những khu vực có các hiện tượng cực đoan thường xuyên hơn hay nghiêm trọng hơn do sự biến đổi khí hậu. Trong khi một vài quốc gia đang phát triển có khả năng dễ bị tổn thương lại thường xuyên chịu ảnh hưởng xấu của những hiện tượng cực đoan này thì cũng ở một số quốc gia khác lại ít khi xảy ra những thiên tai này.

Lima là nơi sự chuẩn bị cho Hiệp định Paris. Tại đây các quốc gia đưa ra những quyết định cụ thể để tăng cường việc thực hiện các Kế hoạch Thích ứng Quốc gia và xây dựng kế hoạch hoạt động cho Cơ chế Quốc tế Warsaw nhằm hỗ trợ các quốc gia đối mặt với những thiệt hại và mất mát do khí hậu gây ra.

Địa chỉ liên kết http://preventionweb.net/files/40976_103331.pdf

4.100  Chỉ mục về Quản lý Rủi ro – InfoRM

Khuôn khổ Chỉ mục về quản lý rủi ro – InfoRM
Tác giả Trung tâm nghiên cứu Ủy ban chung Châu Âu
Năm công bố 2014
Khả năng áp dụng Quốc gia, khu vực và địa phương
Chủ đề Sự phục hồi
Mục đích Chỉ mục InfoRM này được thiết kế để để truyền đạt những thông tin sau:

a) Những quốc gia nào đang cần hỗ trợ nhân đạo để ứng phó với những cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến con người?

b) Những quốc gia nào dễ xảy ra khủng hoảng ảnh hưởng đến con người?

c) Những nhân tố nào là nhân tố cơ bản dẫn đến khủng hoảng ảnh hưởng đến con người đòi hỏi phải có hỗ trợ nhân đạo?

d) Rủi ro của quốc gia thay đổi như thế nào theo thời gian?

Tóm lược Báo cáo này miêu tả khái niệm và phương pháp luận về Chỉ mục InfoRM. Sáng kiến về Chỉ mục InfoRM này được khởi đầu vào năm 2012, quy tụ những mối quan tâm của các cơ quan của Liên Hợp Quốc, các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nghiên cứu để thiết lập một cơ sở – bằng chứng chung đối với việc phân tích rủi ro ảnh hưởng đến con người trên toàn cầu.

InfoRM xác định những quốc gia ở trong cấp độ rủi ro cao về khủng hoảng ảnh hưởng đến con người và cần đến sự hỗ trợ của quốc tế. Mô hình InfoRM dựa trên các quan niệm về rủi ro đã được công bố thành tài liệu khoa học và dự kiến 3 phạm vi về rủi ro: các mối nguy hại và nguy hiểm, tính dễ bị tổn thương và thiếu khả năng đối phó. Mô hình InfoRM này được chia thành nhiều cấp độ khác nhau nhằm đưa ra cái nhìn nhanh về các tác nhân dẫn đến rủi ro ảnh hưởng đến con người.

Chỉ mục InfoRM này hỗ trợ cho khung quản lý khủng hoảng chủ động. Chỉ mục này sẽ hữu ích cho việc phân bổ khách quan các nguồn lực đối với việc quản lý thiên tai, cũng như đối với những hoạt động phối hợp tập trung vào việc dự báo, giảm nhẹ và chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp ảnh hưởng đến con người.

Địa chỉ liên kết http:///www.preventionweb.net/english/professional/publications/v.php?id=36977

4.101  Chỉ mục về Giảm Rủi ro ở Tây Phi

Khuôn khổ Chỉ mục về Giảm Rủi ro ở Tây Phi
Tác giả DARA
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Quốc gia, khu vực, và địa phương
Chủ đề Sự phục hồi
Mục đích – Thông báo và hướng dẫn những người thực hiện và những nhà hoạch định chính sách về những yếu tố cơ bản tác động đến rủi ro và cách thức những yếu tố này tác động đến hoặc góp phần vào việc phát sinh các rủi ro trong những vùng địa lý được xác định.

– Đưa ra những khuyến nghị nhằm cải thiện việc quản lý rủi ro ở cấp độ khu vực, quốc gia và địa phương

– Tạo ra dữ liệu cơ bản cho việc đo lường sự tiến bộ (hoặc các bước lùi) liên quan đến việc các yếu tố cơ bản tác động đến rủi ro được giải quyết như thế nào.

Tóm lược Chỉ mục về Giảm Rủi ro (RRI) này cung cấp cách phân tích kỹ lưỡng, được tiến hành ở những vùng được xác định dễ gặp rủi ro về mặt địa lý, với những điều kiện và khả năng hiện tại cản trở hoặc tạo thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức liên quan của quốc gia và địa phương thực hiện việc quản lý rủi ro có hiệu quả.

Chỉ mục này xác định những khía cạnh của các quá trình phát triển và cấu trúc thể chế cần được đề cập và huy động vào việc quản lý rủi ro. Chỉ mục RRI này ảnh hưởng đến các quá trình phát triển và thúc đẩy sự tích hợp tốt hơn việc Giảm Rủi ro Thiên tai (DRR) vào trong các chính sách và chiến lược về phát triển và giảm đói nghèo.

Địa chỉ liên kết http://daraint.org/wp-content/uploads/2013/12/RRI_ING.pdf

4.102  Bộ Công cụ cho các Đô thị Phục hồi – Hạ tầng, Công nghệ và Quy hoạch đô thị

Khuôn khổ Bộ Công cụ cho các Đô thị Phục hồi – Hạ tầng, Công nghệ và Quy hoạch đô thị
Tác giả Tập đoàn Arup, Hiệp hội Kế hoạch Vùng (RPA), Tập đoàn Siemens AG – Mảng Hạ tầng và Các Đô thị
Năm công bố Tháng 11/2013
Khả năng áp dụng Đô thị
Chủ đề Sự phục hồi
Mục đích Nghiên cứu việc tạo lập các đô thị phục hồi, nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ trong việc thúc đẩy sự phục hồi hạ tầng đô thị, đưa ra các chỉ số đo lường KPI về sự phục hồi, các trường hợp nghiên cứu về lưới điện ở Niu Oóc liên quan đến sự phục hồi.
Tóm lược Tài liệu này khai thác cách thức chuẩn bị sự phục hồi của các hệ thống hạ tầng cấp thiết của đô thị hiệu quả hơn trước những mối nguy lớn liên quan đến thời tiết và có những hành động phục hồi cũng đem lại lợi ích như hiệu suất về môi trường, hiệu suất năng lượng, an toàn và an ninh…
Địa chỉ liên kết http://w3.siemens.com/topics/global/en/sustainable-cities/resilience/Documents/pdf/Toolkit_for_Resilient_Cities_Summary.pdf

4.103  Kế hoạch Phục hồi Oregon

Khuôn khổ Giảm Rủi ro và Nâng cao sự Phục hồi đối với Động đất và Sóng thần Kế tiếp ở vùng Cascadia
Tác giả Hội đồng lập pháp thuộc Ủy hội Tư vấn Chính sách An toàn Địa chấn Oregon (OSSPAC)
Năm xuất năm 2013
Khả năng áp dụng Nhà nước
Chủ đề Sự phục hồi
Mục đích Xác định các bước cần thiết đề xóa bỏ khoảng cách giữa hiệu suất hiện thời và hiệu suất hiện phục hồi và khởi xướng công việc đó thông qua đầu tư vốn, các sáng kiến mới và những thay đổi về chính sách sao cho thảm họa thiên tai không tránh được như trận động đất và sóng thần Cascadia sẽ không gây ra tai họa thảm khốc cho các cộng đồng và nền kinh tế ở bờ biển Oregon.
Tóm lược Kế hoạch Phục hồi Oregon xem xét các phương án về chính sách, tóm lược các báo cáo và nghiên cứu có liên quan của các cơ quan địa phương và đưa ra những khuyến nghị về định hướng chính sách để bảo vệ cuộc sống và hoạt động thương mại trong suốt và sau thảm họa động đất và sóng thần Cascadia. Các chương của Kế hoạch này gồm:

a) Cascadia: Mối đe dọa Thiên nhiên Lớn nhất tại Oregon;

b) Tính liên tục của Kinh doanh và Nguồn nhân lực;

c) Các Cộng đồng vùng Duyên hải

d) Các Tòa nhà Tối quan trọng và Thiết yếu;

đ) Giao thông

e) Năng lượng

g) Thông tin và truyền thông

h) Nước và các Hệ thống Nước thải

Địa chỉ liên kết http://www.oregon.gov/OMD/OEM/osspac/docs/Oregon_Resilience_Plan_Final.pdf

4.104  Khung về Ranh giới Hành tinh

Khuôn khổ Khung về Ranh giới Hành tinh (Planetary Boundaries Framework – PBF)
Tác giả Will Sterffen, et al
Năm công bố 2015
Khả năng áp dụng Toàn cầu
Chủ đề Sự bền vững
Mục đích Cập nhật và củng cố nền tảng khoa học về Khung về Ranh giới Hành tinh (PBF)
Tóm lược Kỷ nguyên Holocen dài 11.700 năm tương đối ổn định là trạng thái duy nhất của Hệ thống Trái đất (ES) được biết đến với khả năng hỗ trợ xã hội loài người đương đại. Nhưng có những bằng chứng ngày càng chứng tỏ rằng những hoạt động của con người đang ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của Hệ thống Trái đất, đe dọa sự phục hồi của Hệ thống Trái đất, như khả năng tồn tại trong một trạng thái giống như Kỷ nguyên Holocen khi đối mặt với sự gia tăng áp lực và cú sốc của con người.

Khung về Ranh giới Hành tinh (PBF) này dựa trên những quá trình quan trọng điều chỉnh hoạt động của Hệ thống Trái đất. Bằng việc kết hợp sự hiểu biết khoa học về hoạt động của Hệ thống Trái đất với nguyên tắc phòng ngừa; Khung về Ranh giới Hành tinh (PBF) xác định các mức độ nhiễu loại của con người dưới mức nguy cơ mất ổn định Hệ thống Trái đất có thể vẫn còn thấp, một “không gian hoạt động an toàn” đối với phát triển xã hội toàn cầu.

Địa chỉ liên kết http://dx.doi.org/10.1126/science.1259855

4.105  Mô hình Kinh tế học Doughnut

Khuôn khổ Không gian An toàn và Vừa đủ cho Nhân loại: Chúng ta có thể sống theo Mô hình Kinh tế học Doughnut hay không?
Tác giả Kate Raworth (Oxfarm)
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Toàn cầu, Quốc gia, Vùng, địa phương
Chủ đề Sự bền vững
Mục đích Đề xuất một mô hình kinh tế thịnh vượng đạt được sự phát triển kinh tế, tôn trọng các ranh giới của hành tinh và luôn có sự công bằng.
Tóm lược Việc đạt được sự phát triển bền vững có nghĩa là đảm bảo rằng mọi người đều có được những nhu cầu thiết yếu (thực phẩm, chăm sóc sức khỏe và năng lượng) đúng với quyền con người. Điều này đảm bảo rằng con người sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên không tạo áp lực lên các quá trình của Hệ thống Trái đất (như gây ra biến đổi khí hậu hoặc mất đa dạng sinh học) đến mức Trái đất bị đẩy ra khỏi trạng thái ổn định, được biết đến là thế Toàn Tân (Holocen), vốn rất có lợi cho con người trong suốt 10.000 năm qua.

Tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Phát triển Bền vững vào tháng 6/2012 (được biết đến với tên rút gọn là Rio+20) và Hội nghị Thượng đỉnh về các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ năm 2013, các cuộc tranh luận ngày càng nhiều về cách xây dựng các mục tiêu phát triển toàn cầu mới và mở rộng, mang đến cùng 2 mục tiêu về xóa đói giảm nghèo và bền vững về môi trường.

Báo cáo này đưa ra các mục tiêu trong một khuôn khổ riêng. Nền tảng xã hội hình thành lên ranh giới bên trong, dưới mức ranh giới này chính là sự thiếu thốn của con người. Trần về môi trường tạo ra ranh giới bên ngoài, trên mức ranh giới này là sự suy thoái về môi trường. Giữa hai ranh giới này là một khu vực thể hiện sự an toàn về môi trường và không gian xã hội cho con người phát triển. Đây cũng là nơi tồn tại nền kinh tế xã hội bền vững.

Địa chỉ liên kết http://www.oxfarm.org/sites/files/file_attachaments/dp-a-safe-and-just-space-for-humanity-130212-3n_5.pdf

4.106  Chiến lược Phục hồi cho Greater Christchurch

Khuôn khổ Chiến lược Phục hồi cho Greater Christchurch
Tác giả Cơ quan Phục hồi sau Động đất Canterbury
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Khu vực, địa phương
Chủ đề Sự phục hồi
Mục đích Hướng dẫn việc tái thiết, tái xây dựng và phục hồi vùng Greater Christchurch
Tóm lược Chiến lược Phục hồi cho Greater Christchurch bao gồm:

– xác định rõ về “sự phục hồi”;

– thiết lập các nguyên tắc hướng dẫn cho các cơ quan chính phủ làm việc cùng nhau như thế nào khi triển khai công cuộc phục hồi này;

– mô tả tổng quan về hướng đi và các giai đoạn phục hồi;

– xác định các chương trình làm việc và những tổ chức nào đưa ra các chiến lược cụ thể;

– xác định các ưu tiên đối với nỗ lực phục hồi;

– thiết lập các cấu trúc điều hành để giám sát và phối hợp các chương trình làm việc và kết nối chúng tới các sáng kiến rộng lớn hơn;

– cam kết thực hiện việc đo lường và báo cáo về tiến trình phục hồi

Địa chỉ liên kết http://cera.govt.nz/sites/default/files/common/recovery-strategy-for-greater-christchurch.pdf

4.107  Các Quyết định Đầu tư của Khu vực Tư nhân trong Xây dựng: Gia tăng, Quản lý và Chuyển đổi các Rủi ro: Nghiên cứu điển hình tại Lagos, Ni-giê-ni-a

Khuôn khổ Các Quyết định Đầu tư của Khu vực Tư nhân trong Xây dựng: Gia tăng, Quản lý và Chuyển đổi các Rủi ro: Nghiên cứu điển hình tại Lagos, Ni-giê-ni-a
Tác giả Ibidun Adelekan
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Nghiên cứu điển hình
Mục đích Báo cáo Đánh giá Toàn cầu năm 2013
Tóm lược Mô tả ảnh hưởng của các quyết định đầu tư của khu vực tư nhân trong xây dựng: gia tăng, quản lý và chuyển đổi các rủi ro: Nghiên cứu điển hình tại Lagos, Ni-giê-ni-a
Địa chỉ liên kết http://www.preventionweb.net/english/hyogo/gar/2013/en/bgdocs/Adelekan%202012.pdf

4.108  Các Lựa chọn Đầu tư Du lịch và Rủi ro Lũ lụt: Nghiên cứu điển hình minh họa về khu nghỉ dưỡng tại đảo Denarau, Fi-ji

Khuôn khổ Các Lựa chọn Đầu tư Du lịch và Rủi ro về Lũ lụt: Nghiên cứu điển hình minh họa về khu nghỉ dưỡng tại đảo Denarau, Fi-ji
Tác giả Karen Bernard và Samantha Cook
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Nghiên cứu điển hình
Mục đích Báo cáo Đánh giá Toàn cầu năm 2013
Tóm lược Một số trạng thái phát triển của nhiều đảo nhỏ dựa nhiều vào công nghiệp du lịch như là nguồn thu nhập và công việc chính do những nơi này có lợi thế cạnh tranh trong ngành này vì có những bãi biển cát trắng và bờ biển đẹp. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào du lịch này tạo ra sức ép về sự nhượng quyền và ưu đãi cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án xây dựng mà có thể làm trầm trọng hơn các rủi ro về bùng nổ dân số địa phương. Một trường hợp có thể thấy rõ đó là sự phát triển của vùng du lịch tại đảo Denarau, Fi-ji.
Địa chỉ liên kết http://www.preventionweb.net/english/hyogo/gar/2013/en/bgdocs/Bernard%20and%20Cook,20%2020.pdf

4.109  Quản lý rủi ro lũ lụt và vai trò của khu vực tư nhân ở Anh

Khuôn khổ Sự quản lý rủi ro lũ lụt và vai trò của khu vực tư nhân ở Anh
Tác giả Dr. Lee Bosher
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Quốc gia, Khu vực
Chủ đề Nghiên cứu điển hình
Mục đích Báo cáo Đánh giá Toàn cầu năm 2013
Tóm lược Trình bày một số thông tin chi tiết về việc làm thế nào mà khu vực tư nhân đóng vai trò quan trọng trong các quá trình phát triển ở nước Anh và suy xét chung về các vấn đề Giảm Rủi ro Thiên tai (DRR) và các vấn đề rủi ro về lũ lụt cụ thể
Địa chỉ liên kết http://www.preventionweb.net/english/hyogo/gar/2013/en/bgdocs/Bosher,%202012.pdf

4.110  Giá trị của việc Giảm thiểu Rủi ro Địa chấn ở Canterbury, Niu Di Lân

Khuôn khổ Giá trị của việc Giảm thiểu Rủi ro Địa chấn ở Canterbury, Niu Di Lân
Tác giả David Johnston
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Khu vực
Chủ đề Nghiên cứu điển hình
Mục đích Báo cáo Đánh giá Toàn cầu 2013
Tóm lược Các chương trình giảm thiểu rủi ro địa chấn có thể có ảnh hưởng đáng kể đến việc giảm những mất mát trong tương lai từ các cuộc động đất, cả trên phương diện những mất mát được giảm và tạo điều kiện cho việc ứng phó và phục hồi nhanh hơn. Ví dụ, công ty phân phối điện địa phương đã thực hiện việc đánh giá chi tiết về rủi ro địa chấn và giảm thiểu rủi ro này trong cả thập kỷ trước khi có động đất xảy ra, họ đã chi trên 6 tỷ đô la Niu Di Lân cho việc tăng cường mạng lưới dự báo địa chấn của minh. Ước lượng rằng công việc này đã tiết kiệm cho họ trên 60 triệu đô Niu Di Lân cho những chi phí thay thế và sửa chữa. Đây là các ví dụ tích cực tương phản với những quyết định sử dụng đất của vùng Christchurch trước đây cho phép xây dựng nhà ở trên đất đã được xác định là dễ bị hóa lỏng và dễ lún trong trường hợp xảy ra động đất.
Địa chỉ liên kết http://www.preventionweb.net/english/hyogo/gar/2013/en/bgdocs/Johnston,%202012.pdf

4.111  Quy hoạch sử dụng đất chưa đúng là nguyên nhân gây ra lũ lụt: Nghiên cứu điển hình Alba (Piedmont, I-ta-ly)

Khuôn khổ Quy hoạch sử dụng đất chưa đúng là nguyên nhân gây ra lũ lụt: Nghiên cứu điển hình Alba (Piedmont, I-ta-ly)
Tác giả F.Licion, L.Turconi, C.Petrea, và G.Nigrelli
Năm công bố 2012
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự phục hồi sau lũ lụt
Mục đích Báo cáo Đánh giá Toàn cầu năm 2013
Tóm lược Mô tả những nỗ lực sử dụng các dữ liệu lịch sử, các hành lang ven sông được xác định bởi những tính toán về thủy lợi, các vấn đề về địa chất và quy hoạch sử dụng đất để chỉ ra chính xác nhất những khu vực dễ bị lũ lụt và giảm thiểu rủi ro lũ lụt.
Địa chỉ liên kết http://www.nat-hazards-earth-syst-sci.net/12/2329/2012/nhess-12-2329-2012.pdf

4.112  Các Quyết định Đầu tư của Khu vực Tư nhân trong Xây dựng: Gia tăng, Quản lý và Chuyển đổi Rủi ro: Nghiên cứu điển hình của Thái Lan

Khuôn khổ Các Quyết định Đầu tư của Khu vực Tư nhân trong Xây dựng: Gia tăng, Quản lý và Chuyển đổi Rủi ro: Nghiên cứu điển hình của Thái Lan
Tác giả Dr. Wijitbusaba Ann Marome
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Quốc gia
Chủ đề Sự phục hồi
Mục đích Báo cáo Đánh giá Toàn cầu 2013
Tóm lược Trình bày một số thông tin về việc làm thế nào để chính phủ Thái Lan nhận thức được rủi ro thiên tai và quản lý việc xây dựng trong khu vực tư nhân, đặc biệt là các khu công nghiệp.
Địa chỉ liên kết http://www.preventionweb.net/english/hyogo/gar/2013/en/bgdocs/Marone,%202012.pdf

4.113  Báo cáo Nghiên cứu Điển hình của UNISDR

Khuôn khổ Báo cáo Nghiên cứu Điển hình của UNISDR
Tác giả Meghan Orie và Walter R.Stahel
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Quốc gia và khu vực
Chủ đề Thiên tai
Mục đích Báo cáo Đánh giá Toàn cầu 2013
Tóm lược Báo cáo này sử dụng các nghiên cứu điển hình để nghiên cứu về những mối liên hệ giữa các bên liên quan khác nhau trong những thảm họa thiên nhiên. Báo cáo này tiếp tục xem xét những hình thức hợp tác nào giữa các bên tham gia này trong quá khứ, và có thể trong tương lai, giảm thiểu những ảnh hưởng của những sự kiện thiên nhiên cực đoan.
Địa chỉ liên kết http://www.preventionweb.net/english/hyogo/gar/2013/en/bgdocs/Stahel%20and%200rie,%202012.pdf

4.114  Hệ thống Xếp hạng REDi

Khuôn khổ Hệ thống Xếp hạng REDi
Tác giả Arup
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự phục hồi phục sau động đất
Mục đích Đề xuất một khung đối với các chủ đầu tư, kiến trúc sư và kỹ sư để thực hiện “thiết kế tránh động đất dựa trên sự phục hồi”
Tóm lược Mô tả các tiêu chí về thiết kế và quy hoạch để giúp cho các chủ đầu tư tiếp tục các hoạt động kinh doanh và cung cấp những điều kiện sống một cách nhanh chóng sau động đất, theo những mục tiêu phục hồi mong muốn của họ. Tài liệu này cũng trình bày phương pháp luận về đánh giá tổn thất làm cơ sở cho việc đánh giá sự thành công của thiết kế được phê duyệt, đồng thời hoạch định những biện pháp nhằm đáp ứng các mục tiêu về phục hồi.
Địa chỉ liên kết http://publications.arup.com/Publications/R/REDi_Rating_System.aspx

4.115  Khung Phục hồi của Cộng đồng IFRC

Khuôn khổ Khung Phục hồi của Cộng đồng IFRC
Tác giả Liên đoàn Quốc tế Các Hội Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ (IFRC)
Năm công bố 2014
Khả năng áp dụng Địa phương, Khu vực và Quốc gia
Chủ đề Sự phục hồi
Mục đích Khung này thiết lập nền tảng cho tất cả các chương trình, các dự án, những sự can thiệp và những hành động của IFRC đóng góp cho việc tăng cường việc tạo lập, phát triển và bền vững hơn của cộng đồng có khả năng phục hồi.
Tóm lược Khung này hướng dẫn và hỗ trợ khía cạnh sau:

a) Những nỗ lực của các hội quốc gia thành viên để hỗ trợ cho các cộng đồng khi các cộng đồng này chấp nhận những cách tiếp cận toàn diện đã lường trước được những rủi ro nhằm giải quyết những tổn thương nghiêm trọng;

b) Những nỗ lực của các hội quốc gia thành viên để khuyến khích các cộng đồng chấp nhận những cách tiếp cận dựa trên nhu cầu, lấy con người làm trung tâm nhằm tăng cường sự phục hồi của cộng đồng;

c) Các hội quốc gia thành viên được kết nối với các cộng đồng: đang sẵn sàng cho tất cả mọi người, mọi nơi để ngăn ngừa và giảm bớt những nỗi đau cho con người.

IRFC định rõ một cộng đồng phục hồi là cộng đồng:

– am hiểu, mãnh mẽ và có khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản;

– gắn kết về mặt xã hội;

– có nhiều cơ hội về kinh tế;

– có hạ tầng và các dịch vụ được duy trì tốt và dễ tiếp cận;

– có thể quản lý các tài sản tự nhiên của mình;

– được kết nối.

Khung này xác nhận những đóng góp do các hội quốc gia thành viên thực hiện để tăng cường từng khía cạnh nêu trên của một cộng đồng có khả năng phục hồi và đề xuất các chỉ số để đánh giá hiệu quả của những đóng góp đó.

Địa chỉ liên kết http://www.ifrc.org/Global/Documents/Secretariat/201501/1284000-Framework%20for%20Community%20Resilience-EN-LR.pdf

4.116  Kế hoạch Thích ứng Khí hậu Copenhagen

Khuôn khổ Kế hoạch Thích ứng Khí hậu Copenhagen
Tác giả Thành phố Copenhagen
Năm công bố 2011
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự phục hồi khí hậu
Mục đích Kế hoạch Thích ứng Khí hậu Copenhagen thiết lập một chiến lược để hướng các đầu tư của địa phương vào những biện pháp thích ứng mà thừa nhận sự bất định trong các dự báo khí hậu và chuyển sang giai đoạn thích ứng với kiến thức và công nghệ mới
Tóm lược Kế hoạch Thích ứng Khí hậu Copenhagen xác định các biện pháp mà có thể được thực hiện để ngăn ngừa, giảm quy mô hoặc giảm tổn thương đối với những tác động do khí hậu gây ra (như lũ lụt). Các biện pháp được ưu tiên dựa trên sự rủi ro, khi các rủi ro này được đánh giá cả về khả năng có thể xảy ra và cái giá phải trả.

Các biện pháp thích ứng được xác định ở 3 cấp độ thích ứng: giảm khả năng xảy ra, giảm quy mô và giảm mức độ thiệt hại; và 5 cấp độ địa lý: khu vực, vùng đô thị, quận, tuyến đường và tòa nhà.

Địa chỉ liên kết http://en.klimatilpasning.dk/media/568851/copenhagen_adaption_plan.pdf

4.117  Hướng dẫn Sử dụng Đất đai dựa vào Quản lý Rủi ro

Khuôn khổ Hướng dẫn Sử dụng Đất đai dựa vào Quản lý Rủi ro: Sử dụng Đất đai An toàn dựa trên Đánh giá Rủi ro Nguy hại
Tác giả Struik et al.
Năm công bố 2015
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Quy hoạch sử dụng đất
Mục đích Tài liệu này hướng dẫn các nhân viên đô thị thực hiện các bước cần thiết để xác định xem liệu các đề xuất sử dụng đất đai có an toàn cho mục đích sử dụng của họ hay không.
Tóm lược Tài liệu này nêu rõ kế hoạch quản lý rủi ro đối với việc sử dụng đất đai mà các đô thị có thể dùng để xác định, giám sát và giảm thiểu những nguy cơ phát sinh từ việc sử dụng đất.
Địa chỉ liên kết http://dx.doi.org/10.4095/295981

4.118  Tăng cường Khả năng Phục hồi việc Cung cấp

Khuôn khổ Tăng cường Khả năng Phục hồi việc Cung cấp: Những Cơ hội cho Ứng dụng các Công nghệ Đổi mới
Tác giả Viện Nghiên cứu Điện lực
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Địa phương, khu vực
Chủ đề Sự phục hồi
Mục đích Chương trình này xem xét những công nghệ đổi mới mà Viện Nghiên cứu Điện lực và các bên liên quan của ngành điện đang phát triển để làm cho hệ thống phân phối điện có khả năng phục hồi tốt hơn sau những cơn bão và những cuộc tấn công khủng bố.
Tóm lược Các công nghệ có thể được áp dụng nhằm ngăn ngừa sự hư hại của hệ thống phân phối điện, phục hồi dịch vụ một cách nhanh chóng sau khi hệ thống ngưng trệ và hỗ trợ những người tiêu dùng, các cộng đồng và các cơ quan tiếp tục hoạt động bình thường ở chừng mực nào đó mà không cần tiếp cận hoàn toàn với lưới điện, được mô tả trong báo cáo này.
Địa chỉ liên kết http://www.epri.com/Pages/Grid-Resiliency.aspx

4.119  Dự án Thí điểm về Đô thị thông minh

Khuôn khổ Dự án Thí điểm về Đô thị Thông minh
Tác giả Bộ Nhà ở và Phát triển Nông thôn – Đô thị (MOHURD), Trung Quốc
Năm công bố 2012 đến 2015
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Đô thị thông minh
Mục đích Thúc đẩy tính thông minh của đô thị thông qua việc hoạch định chiến lược và cải thiện hạ tầng cũng như khai phá các cách tiếp cận có hiệu lực và hình mẫu phát triển ở cấp độ đô thị.
Tóm lược Sáng kiến này đã sử dụng 4 chỉ số hướng dẫn, 11 chỉ số cấp 2 (thứ cấp) và 57 chỉ số cấp 3 làm khung để mô tả đô thị thông minh là gì và cách thức xây dựng đô thị thông minh. Những đô thị thí điểm cần đề xuất và đạt được các mục tiêu phát triển và kế hoạch hành động thông qua việc kiểm tra về chuyên môn để tham gia sáng kiến này.

Trong giai đoạn xây dựng, các đô thị thí điểm đã hoàn thành kế hoạch hành động. Trong giai đoạn kiểm tra cuối cùng, Bộ Nhà ở và Phát triển Nông thôn – Đô thị (MOHURD) đã đánh giá kết quả thực hiện đối với những đô thị thí điểm này dựa trên những mục tiêu đề xuất ban đầu và những mong muốn đạt được. Dự án thí điểm về đô thị thông minh khuyến khích các đô thị đưa vào áp dụng những công nghệ tiên tiến về công nghệ thông tin giúp tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp và chất lượng cuộc sống của mọi người dân

Địa chỉ liên kết http://www.mohurd.gov.cn/zcfg/jsbwj_0/jsbwjjskj/201212/t20121204_212182. html

4.120  Dự án Thí điểm về Đô thị Haimian

Khuôn khổ Dự án Thí điểm về Đô thị Haimian
Tác giả Bộ Nhà ở và Phát triển Nông thôn – Đô thị (MOHURD) và Bộ Nguồn nước (MWR), Trung Quốc
Năm công bố 2014 đến 2015
Ứng dụng Địa phương
Chủ đề Kiểm soát lũ lụt và quản lý nguồn nước tại đô thị
Mục đích Thực hiện các chức năng hấp thụ, dự trữ nước, lọc và cấp nước bằng cách cải thiện các khả năng của đô thị về việc kiểm soát lũ lụt, quản lý nguồn nước và phòng ngừa thiên tai.
Tóm lược Haimian tiếng Trung Quốc có nghĩa là bọt biển. Đô thị Haimian duy trì khả năng của môi trường tự nhiên của đô thị về bảo tồn, thẩm thấu và tinh lọc nước. Dự án Thí điểm về Đô thị Haimian nhằm xây dựng đô thị theo cách bảo vệ hệ sinh thái, phục hồi môi trường sinh thái của đô thị đã bị hủy hoại và sự phát triển theo hướng ít gây hại nhằm tăng cường sự phục hồi của đô thị đối trước sự thay đổi môi trường và thiên tai. Sáng kiến này cung cấp một bộ chỉ số, hướng dẫn kỹ thuật và quỹ tài chính để thúc đẩy các hoạt động xây dựng đô thị Haimian.
Địa chỉ liên kết Http://www.mof.gov.cn/zhengwuxinxi/caizhengwengao/wg2015/wg201502/20 1506/t20150611_1256072.html

http://www.mohurd.gov.cn/zcfg/jsbwj_0/jsbwjcsjs/201411/t20141102_219465.html

http://www.mohurd.gov.cn/wjfb/201507/t20150715_222947.html

4.121  Dự án thực nghiệm vùng và đô thị có lượng các bon thấp

Khuôn khổ Dự án thực nghiệm vùng và đô thị có lượng các bon thấp
Tác giả Ủy ban Quốc gia về Phát triển và Cải cách (NDRC), Trung Quốc
Năm công bố 2010 đến 2015
Khả năng áp dụng Khu vực, địa phương
Chủ đề Các vùng và đô thị có lượng các bon thấp
Mục đích Thúc đẩy các hoạt động xây dựng các vùng và đô thị có lượng các bon thấp, đưa ra những cách tiếp cận có hiệu lực đối với các vùng và đô thị ở những cấp độ phát triển và có nguồn tài nguyên khác nhau.
Tóm lược Các cách tiếp cận có hiệu lực để kiểm soát được những phát thải khí nhà kính là rất khác biệt đối với những vùng và đô thị có các đặc tính khác nhau. Các đô thị thí điểm cần xây dựng kế hoạch phát triển với việc giảm khí thải các bon, đưa ra những chính sách tốt tạo thuận lợi cho sự phát triển xanh với lượng các bon thấp, thúc đẩy các ngành công nghiệp có lượng các bon thấp, thiết lập hệ thống quản lý và kiểm toán khí nhà kính, tạo ra kiểu sống và mô hình tiêu thụ các bon thấp và khai phá những cách tiếp cận phản ảnh được những đặc tính của từng vùng. NRDC đánh giá thường xuyên tiến trình của các vùng và đô thị có lượng các bon thấp, tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm thành công.
Địa chỉ liên kết http://qhs.ndrc.gov.cn/dtjj/201008/t220100810_365271.html

http://qhs.ndrc.gov.cn/gzdt/201212/t20121205_517419.html

4.122  Hướng dẫn đánh giá toàn diện về chính quyền địa phương

Khuôn khổ Hướng dẫn đánh giá toàn diện về chính quyền địa phương
Tác giả Hiệp hội Tiêu chuẩn hóa và Chứng nhận Tây Ban Nha (AENOR)
Năm công bố 2009
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự bền vững
Mục đích Đưa ra hệ thống chỉ số toàn diện và công cụ nghiên cứu, phân tích về sự quản lý của chính quyền địa phương.
Tóm lược Các Tiêu chuẩn Tây Ban Nha, được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN ISO 18091, đưa ra một bộ chỉ số hoàn chỉnh về sự bền vững liên quan đến thẩm quyền pháp lý của các hội đồng thành phố ở Tây Ban Nha và một công cụ tự đánh giá.
Địa chỉ liên kết www.aenor.es

4.123  Chiến lược Phát triển Bền vững của Tây Ban Nha

Khuôn khổ Chiến lược Phát triển Bền vững của Tây Ban Nha
Tác giả Nhóm liên bộ, dưới sự điều phối của Văn phòng Kinh tế của Chính phủ Tây Ban Nha
Năm công bố 2007
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Sự bền vững
Mục đích Xem xét lại Chiến lược Phát triển Bền vững của Châu Âu đối với Tây Ban Nha
Tóm lược Nghiên cứu, phân tích; những thách thức và mục tiêu chính của sự bền vững ở Tây Ban Nha để làm rõ cho việc triển khai hành động
Địa chỉ liên kết http://www.magrama.gob.es/es/ministerio/planes-estrategias/estrategia-espanola-desarrollo-sostenible/

4.124  Chương trình Công tác về Tiêu chuẩn hóa của Tây Ban Nha

Khuôn khổ Chương trình Công tác về Tiêu chuẩn hóa của Tây Ban Nha
Tác giả Hiệp hội Tiêu chuẩn hóa và Chứng nhận Tây Ban Nha (AENOR)
Năm công bố 2015
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Đô thị thông minh
Mục đích Tổng quan về các hoạt động tiêu chuẩn hóa cụ thể
Tóm lược Phạm vi chi tiết của các tiêu chuẩn quốc gia về những chỉ số và chuẩn đo đô thị dựa trên TCVN 37151.
Địa chỉ liên kết http://www.aenor.es/DescargasWeb/normas/normas_cjudales_inteligentes.pdf

4.125  Sự Phát triển Từng bước của các Mô hình Đô thị Thông minh tại Áo

Khuôn khổ Sự Phát triển Từng bước của các Mô hình Đô thị Thông minh tại Áo
Tác giả Quỹ về Khí hậu và Năng lượng
Năm công bố 2013
Khả năng áp dụng Địa phương
Chủ đề Đô thị thông minh
Mục đích Tăng cường trao đổi thông tin về “đô thị thông minh” giữa các đô thị và thành phố với nhau, tạo điều kiện cho việc ra quyết định hiệu quả về phát triển đô thị thông minh dựa trên những bằng chứng thực tế mang tính định lượng.
Tóm lược 12 đô thị ở Áo đã tham gia tích cực vào việc xây dựng bộ chỉ số và mô hình đô thị thông minh. Dự án này đã hình thành được 21 chỉ số chú trọng vào giảm biến đổi khí hậu và hiệu quả sử dụng năng lượng ở 5 lĩnh vực hoạt động đối với sự phát triển đô thị như: xây dựng và cấu trúc nhà ở, giao thông và sự di chuyển, hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và dân số, chính sách, sự điều hành và quản lý. Những mô hình đô thị thông minh này cung cấp thông tin về những yếu tố liên quan đối với tất cả những hoạt động phát triển đô thị như kinh doanh và kinh tế, nhân khẩu học, hoạch định chiến lược về đô thị, quản trị … và nhất là việc sử dụng năng lượng và nguồn tài nguyên cũng như những tiềm năng cho việc gia tăng hiệu quả sử dụng.

Những kết quả này giúp cho các đô thị đánh giá tốt hơn về hiện trạng của chính mình và sự phát triển liên quan đến năng lượng và giảm thiểu sự biến đổi khí hậu, cũng như liên quan đến các khía cạnh khác như chất lượng cuộc sống và khả năng cạnh tranh. Các hình ảnh trực quan và các thư mục được cấu trúc rõ ràng về các mô hình đô thị giúp nâng cao lợi ích và sự hiểu biết về sự phát triển đô thị thông minh.

Địa chỉ liên kết http://www.klimafonds.gv.at

5  Phân tích các chỉ số

5.1  Phân tích khoảng trống của TCVN 37120 – Các chỉ số về khả năng phục hồi

Khả năng phục hồi được định nghĩa ở TCVN 37101 là “Khả năng đáp ứng của một tổ chức trong một môi trường phức tạp và thay đổi”.

Văn phòng về Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai của Liên Hợp Quốc (UNISDR) định nghĩa khả năng phục hồi là “khả năng của một hệ thống, cộng đồng hay xã hội đương đầu với những mối nguy hiểm để phòng chống, ứng phó, thích ứng và khắc phục ảnh hưởng của mối nguy hiểm một cách kịp thời và hiệu quả, bao gồm cả việc bảo toàn và khôi phục các chức năng và cấu trúc cơ bản thiết yếu của mình”.

Do đó, các chỉ số về khả năng phục hồi cần đánh giá mức độ mà theo đó các đô thị hỗ trợ các cư dân, doanh nghiệp, tổ chức và hạ tầng để phòng chống, ứng phó, thích ứng và khắc phục những ảnh hưởng của các mối nguy một cách kịp thời và hiệu quả.

Bảng 1 thể hiện rõ các tài liệu đã nêu ở Điều 4 đề cập trực tiếp đến khả năng phục hồi.

Bảng 1 – Các tài liệu đề cập đến khả năng phục hồi

Tổ chức Tiêu đề tài liệu Số lượng hạng mục Số lượng ch s Mục đích
UNISDR Các chỉ số về sự tiến bộ 9 32 Khả năng phục hồi sau thảm họa
UNISDR Khung giảm rủi ro thiên tai sau 2015 của UNISDR: Đề xuất về giám sát sự tiến bộ 54 215 Khả năng phục hồi sau thảm họa
UNISDR Công cụ tự đánh giá chính quyền địa phương 10 41 Khả năng phục hồi sau thảm họa
UNISDR Thẻ điểm cân bằng về sự phục hồi sau thiên tai đối với các đô thị 10 82 Khả năng phục hồi sau thảm họa
UNISDR Báo cáo về việc phục hồi cho các đô thị: Sự sẵn sàng của đô thị 6 30 Khả năng phục hồi sau thảm họa
Đại học Notre Dame Chỉ mục Thích ứng Toàn cầu của Đại học Notre Dame 9 45 Khả năng phục hồi về khí hậu
Grosvenor Báo cáo Nghiên cứu về các Đô thị Phục hồi 10 Không có thông tin Khả năng phục hồi chung
Ủy ban Phát triển Công cụ Đánh giá hiệu quả hoạt động về môi trường đối với các đô thị và Tập đoàn Xây dựng Bền vững Nhật Bản Hệ thống đánh giá toàn diện về hiệu quả của môi trường đã tạo dựng (CASBEE®) 2 25 Khả năng phục hồi về môi trường
Tổ chức Phát triển Quốc tế Arup và Quỹ Rockefeller Khung về Sự phục hồi của đô thị 4 12 Khả năng phục hồi chung
FM Toàn cầu Chỉ mục về Sự phục hồi Toàn cầu FM 2014 3 9 Khả năng phục hồi về hoạt động
Germanwatch Chỉ mục về Rủi ro Khí hậu Toàn cầu 2015 0 4 Khả năng phục hồi về khí hậu
Trung tâm nghiên cứu Ủy ban chung Châu Âu Chỉ mục về Quản lý rủi ro – InfoRM 6 50 Khả năng phục hồi chung
DARA Chỉ mục về Giảm Rủi ro ở Tây Phi 10 60 Khả năng phục hồi chung

Các tài liệu này bao gồm hơn 100 chỉ số về khả năng phục hồi tiềm năng mà không được nêu trong TCVN 37120. Không phải tất cả các chỉ số này đều là các chỉ số định lượng, ví dụ: có nhiều chỉ số của UNISDR là những chỉ số đo lường sự tiến bộ so với việc thực hiện Khung hành động Hyogo (HFA).

Đối với các chỉ số còn lại, một vài chỉ số được xem xét đưa vào một tiêu chuẩn mới về các chỉ số khả năng phục hồi. Những chỉ số về khả năng phục hồi thuộc các chủ đề của TCVN 37120 nhưng không có trong tiêu chuẩn này được liệt kê ở Bảng 2. Những chỉ số về khả năng phục hồi thuộc các chủ đề mới không có trong TCVN 37120 được liệt kê trong Bảng 3.

Bảng 2 – Phân tích khoảng trống – Những chỉ số thuộc các chủ đề của TCVN 37120

Vấn đề Chỉ số được đề xuất
Kinh tế Việc làm dễ bị tổn thương (% lực lượng lao động làm việc trong những ngành nghề dễ bị tổn thương)
Tổng ODA nhận được (% Tổng thu nhập quốc dân)
Tỷ lệ nợ của khu vực tư nhân
Tham gia bảo hiểm (% dân số có bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tài sản….)
Tăng trưởng GDP bình quân đầu người
Thiệt hại do thiên tai trên một đơn vị GDP
Dễ dàng thực hiện việc kinh doanh (Có các chỉ mục cho vấn đề này)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (ví dụ: tính theo % GDP)
Lương cơ bản (hiện có, ổn định và/hoặc gia tăng lương cơ bản)
Điều kiện làm việc an toàn (hiện có, ổn định và/hoặc gia tăng về làm việc an toàn)
An sinh xã hội (hiện có và ổn định về an sinh xã hội)
Tiết kiệm (tỷ lệ gửi tiền tiết kiệm theo dân số)
Lương hưu (hiện có và ổn định về các khoản thanh toán lương hưu)
Quyền sở hữu tài sản (ví dụ tỷ lệ nợ trên tài sản)
Giáo dục Tổng chi tiêu hoặc chi tiêu công cho giáo dục trên đầu người
Tỷ lệ biết chữ ở người lớn
Năng lượng Sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu (% năng lượng sơ cấp hoặc cuối cùng được nhập khẩu)
Sự đa dạng về nguồn năng lượng (ví dụ các chỉ số về % năng lượng được phát ra từ dầu, sinh khối…)
Môi trường Sự thay đổi dự kiến của dòng chảy hằng năm
Sự thay đổi dự kiến của sự phục hồi nước ngầm hằng năm
Tỷ lệ thu hồi nước ngọt
Tỷ lệ phụ thuộc nước
Sự phụ thuộc vào đầu tư cho tự nhiên
Dấu vết sinh học
Dự báo về những ảnh hưởng của mực nước biển tăng cao
Tỷ lệ phá rừng
Khu vực rừng dưới sự quản lý rừng bền vững
Điều hành Hiệu lực của chính phủ và chất lượng pháp lý
Sự ổn định chính trị
Y tế Mắc hoặc tỷ lệ mắc chọn lọc các bệnh như HIV/AIDS, bệnh sốt rét, bệnh lao
Tỷ lệ suy dinh dưỡng
Tỷ lệ tiêm chủng cho các bệnh có thể dùng vac xin chọn lọc (như sởi, bại liệt, quai bị, rubella)
Chi tiêu cho y tế công trên đầu người hoặc tổng chi tiêu cho y tế công
An toàn Quy tắc của pháp luật
Dân số tiếp xúc với xung đột

Bảng 3 – Phân tích khoảng trống – Những chỉ số thuộc các chủ đề mới

Chủ đề Chỉ số đề xut
Thực phẩm Sản xuất thực phẩm
Chỉ mục mức giá thực phẩm trong nước
Chỉ mục biến động giá thực phẩm trong nước
Sự phụ thuộc vào nhập khẩu thực phẩm
Các mối nguy him Tỷ lệ % dân số tiếp xúc với động đất
Tỷ lệ % dân số tiếp xúc với lũ lụt
Tỷ lệ % dân số tiếp xúc với sóng thần
Tỷ lệ % dân số tiếp xúc với bão nhiệt đới
Tỷ lệ % dân số bị ảnh hưởng bởi hạn hán
Hạ tầng Tỷ lệ % đường được trải nhựa
Mật độ đường (số km đường/100 km2 đất)
Chất lượng của hạ tầng thương mại và hạ tầng liên quan đến giao thông
Hoạch định Đã thực hiện đánh giá rủi ro chưa? (tính điểm từ 0 đến 5 điểm)
Đô thị có kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai hay không? (tính điểm từ 0 đến 5 điểm)
Đã xác định các tài sản quan trọng chưa? (tính điểm từ 0 đến 5)
Hiện có hạ tầng cần bảo vệ hay không? (tính điểm từ 0 đến 5)
Hiện có hệ thống cảnh báo sớm hay không? (tính điểm từ 0 đến 5)
Có kế hoạch nhận thức và giáo dục cộng đồng hay không (tính điểm từ 0 đến 5)
Có sẵn đào tạo về rủi ro thiên tai hay không? (tính điểm từ 0 đến 5)
Hiện có các kế hoạch phục hồi sau thiên tai hay không? (tính điểm từ 0 đến 5)
Các quy định về xây dựng có phản ảnh những rủi ro đã được xác định không? (tính điểm từ 0 đến 5)
Đô thị có các quỹ dự trữ cho trường hợp thiên tai hay không? (có hay không)
Dân số Di cư ròng
Tỷ lệ % dân số sống ở những khu vực có độ cao dưới 5m
Những người ở không đúng chỗ (tỷ lệ % dân số)

5.2  Phân tích và mối tương quan giữa các hướng dẫn và cách tiếp cận với những mục tiêu, vấn đề của TCVN 37101

5.2.1  Khái quát

TCVN 37101 được xây dựng để trao quyền cho các cộng đồng và xây dựng dựa trên những sáng kiến địa phương. Tiêu chuẩn này hướng vào các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường bao gồm các dịch vụ cộng đồng được cải thiện và các lợi ích kinh tế – xã hội, đồng thời vẫn đáp ứng được sự tuân thủ các nguyên tắc của địa phương. Tiêu chuẩn này hỗ trợ các mục tiêu bền vững, rõ ràng của cộng đồng và thúc đẩy các hệ thống kế hoạch tuyên truyền để đạt được mục tiêu.

Tiêu chuẩn này đòi hỏi cộng đồng thiết lập khung tổ chức và cung cấp các tài nguồn để củng cố sự quản lý kết quả hoạt động về xã hội, kinh tế và môi trường bền vững được đề cập trong TCVN 37101.

Điều 4.5 của TCVN 37101:2018 chỉ ra rằng các cộng đồng cần phải xác định, xem xét và lưu hồ sơ tất cả những mục tiêu và các vấn đề nhằm đạt được các mục tiêu của hệ thống quản lý của mình về phát triển bền vững, thông minh và phục hồi. Cộng cần xem xét những mục đích về sự bền vững dưới đây.

Sự lôi cuốn Kêu gọi người dân và các bên quan tâm khác, ví dụ: các nhà đầu tư; bổn phận; văn hóa; địa điểm; ý thức về bản sắc.
Bảo tồn và cải thiện môi trường Cải thiện kết quả hoạt động môi trường, bao gồm: giảm phát thải khí nhà kính; bảo vệ, phục hồi và nâng cao đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái, bao gồm: bảo vệ hệ sinh thái, sự đa dạng và di cư của thực vật và động vật cũng như sự đa dạng di truyền; giảm nguy cơ đối với sức khỏe.
Khả năng phục hồi Dự đoán; thích ứng và/hoặc giảm thiểu biến đối khí hậu; lường trước những căng thẳng và cú sốc về kinh tế; tiến bộ xã hội.
Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm Tiêu dùng; phân phối; quản lý đất đai theo hướng cải tiến; giảm, tái sử dụng và tái chế nguyên vật liệu; lưu ý sự khan hiếm của tất cả các loại tài nguyên (thiên nhiên, con người, tài chính); sản xuất, lưu kho, bảo quản và vận chuyển một cách bền vững.
Gắn kết xã hội Khả năng tiếp cận; nền văn hóa; đối thoại với các bên bên ngoài không bị hạn chế về ranh giới, sự đa dạng; công bằng; di sản; tính bao hàm; giảm sự bất bình đẳng; nguồn gốc; ý thức lệ thuộc và dịch chuyển về mặt xã hội
Phúc lợi Việc tiếp cận các cơ hội; khả năng sáng tạo, giáo dục; hạnh phúc; môi trường sức khỏe; cải thiện trước hết về vấn đề con người; đô thị đáng sống; sự phồn thịnh; chất lượng cuộc sống; an ninh; sự tự tin; phúc lợi.

Các cộng đồng cũng cần xem xét về tất cả các vấn đề được thể hiện dưới đây. Tuy nhiên, các cộng đồng có thể xem xét về những vấn đề khác nếu có liên quan và phù hợp, lưu ý rằng các vấn đề đó có thể thay đổi hoặc tiến triển theo thời gian. Chi tiết xem Điều 4.7 của TCVN 37101:2018.

– điều hành, trao quyền và cam kết;

– giáo dục và xây dựng năng lực;

– đổi mới, sáng tạo và nghiên cứu;

– y tế và chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng;

– văn hóa và bản sắc cộng đồng;

– chung sống; phụ thuộc lẫn nhau và tương hỗ;

– kinh tế, sản xuất và tiêu dùng bền vững;

– môi trường sống và làm việc;

– an toàn và an ninh;

– các hạ tầng cho công đồng thông minh;

– sự di chuyển;

– các dịch vụ về đa dạng sinh học và hệ sinh thái.

Điều này cung cấp một vài ví dụ về loại hình phân tích mà có thể được thực hiện cùng với các tài liệu được xác định và nêu trong tiêu chuẩn này để xác định mức độ tương quan và hỗ trợ cho các khía cạnh và các vấn đề được nêu trong TCVN 37101, xác định khả năng ứng dụng và sự phù hợp của các khía cạnh và vấn đề đó nhằm đạt được sự phát triển bền vững, sự phục hồi và tính thông minh như đã được thiết lập trong phạm vi của tiêu chuẩn này.

5.2.2  Khung tham chiếu đối với các đô thị bền vững ở Châu Âu

Tên Khung tham chiếu đối với các đô thị bền vững ở Châu Âu
Tác giả Liên minh Châu Âu, các nước thành viên và các chính quyền địa phương
Phạm vi Đô thị
Năm 2012 – 2013
Mục đích Khung tham chiếu này là công cụ trực tuyến hỗ trợ những người thực hiện việc quản lý và phát triển đô thị để cải thiện các cuộc đối thoại và hành động về tính bền vững.

Khung tham chiếu này đưa ra những quyết định đa mục đích và công cụ giao tiếp nhằm thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững. Khung này không cố định cụ thể và có thể áp dụng thích hợp cho các ưu tiên của các địa phương và vào những hoàn cảnh khác nhau. Công cụ này thể hiện và giải thích từng bước về những hành động nào là có thể hoặc cần thiết để thiết lập quá trình tại một đô thị, nghĩa là hỗ trợ đô thị phát triển theo cách tích hợp. Những người sử dụng được chỉ dẫn bằng hàng loạt các câu hỏi để khai thác cách tiếp cận của đô thị về tính bền vững và cung cấp cho họ những công cụ để cải tiến.

Tầm nhìn về phát triển đô thị bền vững 1) Gia tăng sức hấp dẫn về kinh tế của đô thị/vùng/lãnh thổ.

2) Phát triển kinh tế địa phương thông qua việc cung cấp kiến thức và các kỹ năng.

3) Đảm bảo tính kết nối của đô thị và cung cấp các hạ tầng hiệu quả.

4) Phát triển/thúc đẩy/hỗ trợ nền sản xuất địa phương bền vững và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ một cách phù hợp.

5) Đáp ứng các nhu cầu của người dân về các loại hình, sự tiếp cận và công việc.

6) Duy trì hay phát triển nền kinh tế địa phương đa dạng hơn.

7) Cải tiến chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng của người dân.

8) Đảm bảo rằng mọi người đều có thể có lợi từ mức độ giáo dục và đào tạo tốt.

9) Xúc tiến ngành y tế công tốt cho mọi người.

10) Đảm bảo nhà ở và các khu vực lân cận có chất lượng cao đối với mọi người.

11) Thúc đẩy sự hòa nhập và tiếp cận xã hội cho mọi người.

12) Thúc đẩy các cơ hội giải trí và văn hóa, đảm bảo quyền truy cập cho mọi người.

13) Làm giảm và thích nghi với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

14) Bảo vệ và thúc đẩy đa dạng sinh học.

15) Giảm ô nhiễm.

16) Giữ gìn chất lượng và sự có sẵn của các tài nguyên thiên nhiên.

17) Giữ gìn và cải thiện chất lượng cao và chức năng của môi trường, các không gian công cộng và cảnh quan đô thị đã tạo dựng.

18) Phát triển tầm nhìn tích hợp đối với sự phát triển bền vững đối với đô thị của bạn

19) Đặc biệt chú ý đến những khu vực lân cận bị xâm phạm.

20) Tổ chức các cơ cấu quản lý cho đô thị nhằm đạt được đô thị bền vững.

21) Thực hiện các bước để đảm bảo tài chính cho sự phát triển bền vững được tích hợp của đô thị.

22) Giám sát và đánh giá sự tiến bộ.

23) Phối hợp với các cơ quan chức năng ở các cấp khác nhau.

24) Thúc đẩy sự tham gia tích cực của các bên liên quan và người dân.

25) Thúc đẩy việc kết nối mạng và trao đổi kiến thức.

Các chỉ số 28 chỉ số chính và 338 chỉ số thứ cấp được khuyến nghị.
Phân tích CHÚ DẪN:

1. sự lôi cuốn

2. gắn kết xã hội

3. phúc lợi

4. khả năng phục hồi

5. sử dụng tài nguyên có trách nhiệm

6. bảo tồn và cải thiện môi trường

  CHÚ DẪN:

1. điều hành, trao quyền và cam kết

2. giáo dục và xây dựng năng lực

3. đổi mới, sáng tạo và nghiên cứu

4. y tế và chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng

5. văn hóa và bản sắc cộng đồng

6. chung sống, phục thuộc lẫn nhau và tương hỗ

7. kinh tế, sản xuất và tiêu dùng bền vững

8. môi trường sống và làm việc

9. an toàn và an ninh

10. các dịch vụ về đa dạng sinh học và hệ sinh thái

11. hạ tầng thông minh cho cộng đồng

12. sự di chuyển

5.2.3  Đô thị Baro (thành phố Rennes)

Tên “Đô thị BARO”
Tác giả Thành phố Rennes Metropole (Pháp)
Phạm vi Đô thị
Năm 2013
Mục đích Đảm bảo sự giám sát chéo đối với việc thực hiện những định hướng chiến lược chính của địa phương về phát triển bền vững và đánh giá sự tiến triển của đô thị này trong mối hệ với các đô thị khác tương tự.

Công cụ ban đầu được thiết lập dựa trên những mục tiêu có tính định lượng của dự án tại đô thị.

Lựa chọn đo lường kết quả và tác động thay vì đầu vào.

Có 3 loại chỉ số:

– Các chỉ số tổng hợp có trọng số (được xây dựng dựa trên chỉ số chuẩn đối sánh);

– Các chỉ số “chuẩn đối sánh”, các mối liên kết với các đô thị tương tự;

– Các chỉ số “địa phương” mang tính đặc thù của Thành phố Rennes.

Một công cụ đã được thiết lập bởi các ủy viên hội đồng địa phương, các dịch vụ của thị trấn và các đối tác, dựa trên những dữ liệu quan sát thực tế được tại địa phương.

Tầm nhìn về phát triển đô thị bền vững Phần 1: Thành phố Rennes, một cộng đồng sáng tạo và học hỏi

1. Giáo dục sau đại học và nghiên cứu mở với thế giới

2. Quyền được đào tạo: Cơ hội cho tất cả mọi người là như nhau

3. Giao thoa văn hóa và công dân là ưu tiên trọng tâm của đô thị này

Phần 2: Thành phố Rennes, một cộng đồng hòa nhập và chào đón

4. Nhu cầu đoàn kết những người dễ bị tổn thương nhất

5. Nhà ở cho tất cả mọi người

6. Xây dựng tương lai cho thế hệ trẻ

7. Những dịch vụ có thể tiếp cận

8. Tạo điều kiện cho việc di chuyển bằng việc chú trọng đến các phương thức giao thông bền vững

9. Hoạt động cùng nhau vì chất lượng môi trường

10. Sử dụng năng lượng có kiểm soát nhằm đối phó với biến đổi khí hậu

Phần 3: Rennes Metropole, một cộng đồng kinh doanh mở

11. Xu hướng nhân khẩu học và sử dụng đất

12. Triển vọng tương lai cho nhiều người nhất

13. Đổi mới vì nền kinh tế cạnh tranh và đa dạng

14. Lãnh thổ thúc đẩy động lực kinh tế

15. Ảnh hưởng và khả năng tiếp cận đất ở

Các chỉ số 13 Các chỉ số tổng hợp

79 các chỉ số định vị

99 các chỉ số địa phương

Phân tích CHÚ DẪN

1. sự lôi cuốn

2. gắn kết xã hội

3. phúc lợi

4. khả năng phục hồi

5. sử dụng tài nguyên có trách nhiệm

6. bảo tồn và cải thiện môi trường

  CHÚ DẪN:

1. điều hành, trao quyền và cam kết

2. giáo dục và xây dựng năng lực

3. đổi mới, sáng tạo và nghiên cứu

4. y tế và chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng

5. văn hóa và bản sắc cộng đồng

6. chung sống, phụ thuộc lẫn nhau và tương hỗ

7. kinh tế, sản xuất và tiêu dùng bền vững

8. môi trường sống và làm việc

9. an toàn và an ninh

10. các dịch vụ về đa dạng sinh học và hệ sinh thái

11. hạ tầng thông minh cho cộng đồng

12. sự di chuyển

5.2.4  Khung tham chiếu về các dự án phát triển vùng bền vững và Chương trình nghị sự địa phương 21

Tên Khung tham chiếu về các dự án phát triển vùng bền vững và Chương trình nghị sự địa phương 21
Người thực hiện Bộ Phát triển Bền vững (Pháp)
Phạm vi Đô thị/vùng
Năm 2011
Mục đích Giúp các chính quyền địa phương sẵn sàng tham gia vào các dự án phát triển vùng bền vững hoặc Chương trình nghị sự địa phương 21 để đảm bảo sự cải tiến liên tục.

Khung này được dự thảo bởi Bộ Phát triển Bền vững, Pháp để đáp ứng yêu cầu mạnh mẽ của các bên liên quan tại địa phương mong muốn chia sẻ công cụ linh hoạt để đánh giá sự liên quan và tác động của chiến lược phát triển bền vững của địa phương mình.

Tầm nhìn về phát triển đô thị bền vững 5 mc tiêu:

Mỗi mục tiêu dưới đây đều có đặc trưng tác động theo chiều ngang đối với các vấn đề và những thay đổi về kinh tế, môi trường và xã hội

1) Đối phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ bầu khí quyển.

2) Bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái và các nguồn tài nguyên.

3) Gắn kết và đoàn kết xã hội giữa các vùng lãnh thổ và giữa các thế hệ.

4) Hoàn thiện đời sống người dân thông qua việc tiếp cận với chất lượng sống tốt.

5) Các động lực phát triển dựa trên những mô hình sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm.

5 yếu tố xác định:

Nhìn chung, phát triển bền vững là một quá trình: thay đổi văn hóa thực sự đối với cộng đồng hoặc các tổ chức chịu trách nhiệm về hoạt động này, nghĩa là các phương thức làm việc mới tác động theo chiều ngang và mang tính tập thể hơn:

1) sự tham gia với tư cách là người thực hiện và công dân.

2) chỉ đạo.

3) tính tác động theo chiều ngang;

4) đánh giá;

5) chiến lược cho việc phát triển liên tục.

Nội dung của các mục tiêu phát triển bền vững trong các dự án vùng gồm:

– du lịch;

– môi trường sống, nhà ở và quy hoạch đô thị;

– thể thao và giải trí;

– đoàn kết và hợp tác;

– an toàn;

– sức khỏe;

– quản lý và các dịch vụ có trách nhiệm;

– nông nghiệp và ngư nghiệp;

– văn hóa;

– tiếp cận tri thức;

– đi lại, giao thông và hạ tầng;

– phát triển kinh tế;

– việc làm và hòa nhập xã hội;

– năng lượng;

– quản lý đa dạng sinh học và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Các chỉ số 40 chỉ số chính và 193 chỉ số thứ cấp
Phân tích CHÚ DẪN

1  sự lôi cuốn

2  gắn kết xã hội

3  phúc lợi

4  khả năng phục hồi

5  sử dụng tài nguyên có trách nhiệm

6  bảo tồn và cải thiện môi trường

  CHÚ DẪN:

1. điều hành, trao quyền và cam kết

2. giáo dục và xây dựng năng lực

3. đổi mới, sáng tạo và nghiên cứu

4. y tế và chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng

5. văn hóa và bản sắc cộng đồng

6. chung sống, phụ thuộc lẫn nhau và tương hỗ

7. kinh tế, sản xuất và tiêu dùng bền vững

8. môi trường sống và làm việc

9. an toàn và an ninh

10. các dịch vụ về đa dạng sinh học và hệ sinh thái

11. hạ tầng thông minh cho cộng đồng

12. sự di chuyển

5.2.5  Các cộng đồng xanh

Tên Các cộng đồng xanh
Tác giả Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ
Phạm vi
Năm 2012
Mục tiêu Nhằm giảm dấu vết về môi trường. Một khung hoạch định môi trường 5 bước giúp đô thị tạo dựng một tương lai bền vững hơn và xanh hơn.
Tầm nhìn về phát triển đô thị bền vững Danh mục kiểm tra về một cộng đồng xanh

Một cộng đồng xanh nỗ lực hướng tới:

– Môi trường:

– Tuân thủ các quy định về môi trường;

– Thực hành việc giảm thiểu chất thải và ngăn ngừa ô nhiễm;

– Bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua việc sử dụng đất đai một cách bền vững;

– Kinh tế:

– Thúc đẩy các hoạt động đa dạng, tại chính địa phương và bền vững (có lợi nhuận, không gây ô nhiễm, có trách nhiệm với xã hội);

– Cung cấp nhà ở với giá cả phù hợp;

– Thúc đẩy xây dựng các khu dân cư hỗn hợp, cung cấp không gian mở;

– Thúc đẩy tính công bằng trong kinh tế.

– Xã hội:

– Chủ động tiếp xúc với dân về tất cả các lĩnh vực của cộng đồng thông qua nỗ lực tiếp cận mang tính công cộng và mở;

– Đảm bảo rằng những hoạt động cộng đồng bền vững, kết hợp với các giá trị của địa phương và cân nhắc các yếu tố về văn hóa và lịch sử;

– Sáng tạo và duy trì các khu vực lân cận sạch sẽ và an toàn, các khu vực giải trí cho tất cả người dân;

– Cung cấp hạ tầng một cách hiệu quả và đầy đủ (nước, hệ thống thoát nước …), những thứ có thể làm ảnh hưởng đến con người và môi trường, hệ thống giao thông công cộng rộng rãi, đường dành cho người đi bộ và xe đạp;

– Đảm bảo hệ thống chăm sóc sức khỏe và giáo dục hiệu quả, công bằng.

Các chỉ số 36 chỉ số
Phân tích CHÚ DẪN:

1. điều hành, trao quyền và cam kết

2. giáo dục và xây dựng năng lực

3. đổi mới, sáng tạo và nghiên cứu

4. y tế và chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng

5. văn hóa và bản sắc cộng đồng

6. chung sống, phụ thuộc lẫn nhau và tương hỗ

7. kinh tế, sản xuất và tiêu dùng bền vững

8. môi trường sống và làm việc

9. an toàn và an ninh

10. các dịch vụ về đa dạng sinh học và hệ sinh thái

11. hạ tầng thông minh cho cộng đồng

12. sự di chuyển

5.2.6  Các hướng dẫn về các chỉ số đô thị

Tên Các hướng dẫn về các chỉ số đô thị
Tác giả Chương trình Định cư của Liên Hợp Quốc
Phạm vi Đô thị
Năm Tháng 8/2004
Mục đích Để hỗ trợ các nước thành viên thực hiện 8 mục tiêu của Tuyên bố Thiên niên kỷ, Hệ thống Liên Hợp Quốc (United Nations System) đã đưa ra hàng loạt các chỉ tiêu cho mỗi mục tiêu. Hơn nữa, hệ thống này đã chọn lọc những chỉ số phù hợp để theo dõi, giám sát sự tiến bộ trong việc đạt được những mục tiêu này và những chỉ tiêu tương ứng. Danh sách 18 chỉ tiêu và hơn 40 chỉ số tương ứng với các mục tiêu này đảm bảo có một sự đánh giá chung và đánh giá cao đối với hiện trạng của Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc ở các cấp độ địa phương, quốc gia và toàn cầu.
Tầm nhìn về phát triển đô thị bền vững 1. Nơi cư trú:

– Thúc đẩy quyền về nhà ở đầy đủ

– Đảm bảo về quyền sở hữu

– Đảm bảo sự tiếp cận với tín dụng một cách công bằng

– Đảm bảo sự tiếp cận với đất ở một cách công bằng

– Thúc đẩy sự tiếp cận với các dịch vụ cơ bản

2. Phát triển xã hội và xóa đói giảm nghèo:

– Đảm bảo những cơ hội công bằng về cuộc sống lành mạnh và an toàn

– Thúc đẩy sự hội nhập xã hội và hỗ trợ các nhóm người thiệt thòi

– Thúc đẩy sự bình đẳng giới về phát triển chỗ ở của người dân

– Chỉ số chính số 10: Tỷ lệ biết chữ

3. Quản lý môi trường:

– Thúc đẩy cơ cấu định cư cân bằng về mặt địa lý

– Quản lý nguồn cung và cầu một cách hiệu quả về vấn đề nước

– Giảm ô nhiễm đô thị

– Phòng chống thiên tai và xây dựng lại khu định cư

– Thúc đẩy hệ thống giao thông hiệu quả và thân thiện môi trường

– Hỗ trợ các cơ chế để chuẩn bị và thực hiện các kế hoạch môi trường địa phương

4. Phát triển kinh tế:

– Tăng cường các doanh nghiệp vĩ mô và nhỏ, đặc biệt là những doanh nghiệp do phụ nữ phát triển

– Thúc đẩy quan hệ đối tác trong khu vực công – tư và khuyến khích các cơ hội việc làm hiệu quả

5. Điều hành:

– Thúc đẩy sự phân cấp và tăng cường các chính quyền địa phương

– Khuyến khích và hỗ trợ cho sự tham gia và cam kết công dân

– Đảm bảo sự điều hành có hiệu quả, có trách nhiệm và minh bạch đối với các thị trấn, thành phố và các khu vực đô thị

Các chỉ số Các chỉ số của Chương trình Nghị sự về Môi trường sống gồm:

– 20 chỉ số chính vừa quan trọng trong việc hoạch định chính sách vừa tương đối dễ tập hợp. Các chỉ số này là các con số, tỷ lệ phần trăm hoặc tỷ suất.

– 9 danh mục kiểm tra đưa ra sự đánh giá về các khu vực và không dễ đo được một cách định lượng. Các danh mục kiểm tra này là những câu hỏi kiểm tra, đánh giá tổng quát với ô để trả lời “có” hay “không”.

– 13 chỉ số mở rộng dùng để bổ sung các kết quả của những chỉ số chính và dữ liệu định tính nhằm đánh giá vấn đề sâu hơn.

Các chỉ số của Chương trình Nghị sự về Môi trường sống này được nhóm thành 2 cụm để việc tập hợp dữ liệu được dễ dàng:

– Cụm A: Các chỉ số được đưa ra từ những cuộc điều tra dân số và hộ gia đình trên phạm vi quốc gia, bao gồm các cuộc điều tra về sức khỏe và nhân khẩu học, các cuộc điều tra theo cụm có nhiều chỉ số;

– Cụm B: Các chỉ số được đưa ra từ những nguồn khác như những báo cáo chính thức và các nghiên cứu đã được công bố của các tổ chức nhà nước và tư nhân, các tổ chức liên quan, cũng như sử dụng những đánh giá đã được các nhóm chuyên gia đưa ra về các vấn đề cụ thể.

Phân tích CHÚ DẪN:

1  điều hành, trao quyền và cam kết

2  giáo dục và xây dựng năng lực

3  đổi mới, sáng tạo và nghiên cứu

4  y tế và chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng

5  văn hóa và bản sắc cộng đồng

6  chung sống, phụ thuộc lẫn nhau và tương hỗ

7  kinh tế, sản xuất và tiêu dùng bền vững

8  môi trường sống và làm việc

9  an toàn và an ninh

10  các dịch vụ về đa dạng sinh học và hệ sinh thái

11  hạ tầng thông minh cho cộng đồng

12  sự di chuyển

5.2.7  Các đô thị sinh thái có lượng các bon thấp

Tên Các đô thị sinh thái có lượng các bon thấp
Tác giả Nan Zhou, Gang He và Christopher Williams

Tập đoàn Năng lượng Trung Quốc

Phạm vi Cấp đô thị
Năm 2012
Mục đích Mặc dù rất nhiều văn bản hướng dẫn đã được xây dựng nhưng khái niệm xác định rõ về đô thị sinh thái có lượng các bon thấp vẫn còn chưa rõ ràng. Thêm vào đó, mặc dù hơn 100 chỉ số đã được sử dụng hoặc đã được đề xuất cho việc đánh giá những đô thị đó nhưng chỉ một số ít liên quan trực tiếp tới việc sử dụng năng lượng hoặc phát thải các bon. Mặc dù vậy, các nhà hoạch định chính sách và các lãnh đạo vẫn tiếp tục yêu cầu phải có những công cụ toàn diện để tạo điều kiện cho việc phát triển các đô thị sinh thái có lượng các bon thấp. Tài liệu này trình bày các kết quả của việc xem xét tài liệu rộng hơn về việc phát triển các đô thị sinh thái có lượng các bon thấp ở Trung Quốc. Tài liệu này còn phân tích một cách định lượng và định tính 11 hệ thống chỉ số chính mà các nhà nghiên cứu, các nhà lập kế hoạch, các chính phủ và các nhà quản lý đô thị ở Trung Quốc đã sử dụng để xác định những đô thị sinh thái có lượng các bon thấp. Cuối cùng, tài liệu này đưa ra những khuyến nghị đối với việc phát triển, nghiên cứu và thiết kế chính sách trong tương lai nhằm hỗ trợ cho các đô thị sinh thái có lượng các bon thấp ở Trung Quốc và trên toàn thế giới
Tầm nhìn về sự phát triển đô thị bền vững Khái niệm này kết hợp đô thị có lượng các bon thấp và đô thị sinh thái nhằm hỗ trợ việc tiết kiệm năng lượng và các đô thị thân thiện với môi trường với sự tập trung vào việc tiêu thụ năng lượng, ô nhiễm và phát thải khí các bon ở mức độ thấp.

Các hệ thống chính:

– sử dụng năng lượng

– sử dụng nước

– chất thải rắn

– môi trường nước

– chất lượng không khí

– cảnh quan

– môi trường sóng âm

– giao thông

– môi trường nhiệt

– các dịch vụ

– công nghiệp và kinh tế

– công trình xanh

Các chỉ số 147 chỉ số
Phân tích CHÚ DẪN:

1. điều hành, trao quyền và cam kết

2. giáo dục và xây dựng năng lực

3. đổi mới, sáng tạo và nghiên cứu

4. y tế và chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng

5. văn hóa và bản sắc cộng đồng

6. chung sống, phụ thuộc lẫn nhau và tương hỗ

7. kinh tế, sản xuất và tiêu dùng bền vững

8. môi trường sống và làm việc

9. an toàn và an ninh

10. các dịch vụ về đa dạng sinh học và hệ sinh thái

11. hạ tầng thông minh cho cộng đồng

12. sự di chuyển

5.2.8  Hệ thống xếp hạng Cộng đồng STAR

Tên Hệ thống xếp hạng Cộng đồng STAR
Tác giả Các Cộng đồng STAR
Phạm vi Địa phương
Năm 2012
Mục tiêu Hệ thống xếp hạng Cộng đồng STAR là một khung toàn diện và là chương trình chứng nhận về đánh giá sự bền vững tại địa phương, bao gồm các thước đo hiệu quả hoạt động về kinh tế, môi trường và xã hội. Hệ thống này đã được phát triển bởi và cho các chính quyền địa phương như là một khung chung về sự bền vững cùng với một bộ chuẩn đo và một chương trình thừa nhận để thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ. Các nhà lãnh đạo địa phương sử dụng Hệ thống STAR nhằm thiết lập những mục đích, đo lường sự tiến bộ và cải thiện các cộng đồng của chính mình. Hệ thống STAR này bao gồm 7 mục đích, 44 mục tiêu và hơn 500 biện pháp hành động và kết quả. Các biện pháp hành động địa phương là những thực hành tốt nhất được biết đến nhằm ưu tiên vào việc thay đổi các kết quả hoặc các điều kiện của cộng đồng. Một cộng đồng có thể tích lũy nhiều điểm theo Hệ thống STAR để triển khai áp dụng các hành động của địa phương, đạt được kết quả ở cấp độ cộng đồng hoặc thông qua việc kết hợp cả 2 thực hành này. Hạng mục về đổi mới cho phép các cộng đồng gia tăng thêm điểm số ở các lĩnh vực nổi trội và đề xuất điểm số mới hỗ trợ cho sự tiến bộ của các thực hành về sự bền vững.
Tầm nhìn về phát triển đô thị bền vững – Môi trường được tạo dựng:

– Tiếng ồn và ánh sáng của môi trường xung quanh

– Các hệ thống nước của cộng đồng

– Các cộng đồng nhỏ gọn và hoàn chỉnh

– Khả năng tài chính cho nơi ăn, chốn ở

– Khắc phục và tái phát triển

– Các không gian công cộng

– Các lựa chọn về giao thông

– Khí hậu và năng lượng:

– Thích ứng khí hậu

– Giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính

– Làm xanh hóa việc cung cấp năng lượng

– Hiệu quả tài nguyên của ngành công nghiệp

– Các tòa nhà hiệu quả theo mục đích khai thác và sử dụng

– Hạ tầng công cộng hiệu quả theo mục đích khai thác và sử dụng

– Giảm thiểu rác thải

– Giáo dục, nghệ thuật và cộng đồng:

– Nghệ thuật và văn hóa

– Gắn kết cộng đồng

– Cơ hội và thành tựu giáo dục

– Bảo tồn lịch sử

– Sự đa dạng xã hội và văn hóa

– Kinh tế và việc làm:

– Duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh

– Phát triển thị trường xanh

– Kinh tế địa phương

– Việc làm có chất lượng và thu nhập

– Sự phát triển công nghiệp có mục tiêu

– Mức độ sẵn sàng của lực lượng lao động

– Sự công bằng và trao quyền:

– Thỏa ước công dân

– Các quyền dân sự và nhân quyền

– Pháp lý về môi trường

– Các dịch vụ và tiếp cận công bằng

– Dịch vụ con người

– Xóa đói, giảm nghèo

– Sức khỏe và an toàn:

– Sống năng động

– Hệ thống y tế và y tế cộng đồng

– Phòng ngừa và ứng phó khẩn cấp

– Tiếp cận lương thực và dinh dưỡng

– Chất lượng không khí trong nhà

– Mối đe dọa đối với con người và thiên nhiên

– Các cộng đồng an toàn

– Các hệ thống tự nhiên:

– Hạ tầng xanh

– Các loài xâm thực

– Bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên

– Chất lượng không khí bên ngoài

– Nước trong môi trường tự nhiên

– Đất trồng trọt

Các chỉ số Sự kết hợp của đầu ra định lượng và các hành động định tính; 516 biện pháp có sẵn thông qua cách tiếp cận dựa trên phương pháp đánh giá cho điểm. Điều này có nghĩa là các cộng đồng không cần phải báo cáo về từng chỉ số. Mỗi biện pháp đã đưa ra được kiểm tra, xác nhận.
Phân tích CHÚ DẪN:

1  điều hành, trao quyền và cam kết

2  giáo dục và xây dựng năng lực

3  đổi mới, sáng tạo và nghiên cứu

4  y tế và chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng

5  văn hóa và bản sắc cộng đồng

6  chung sống, phụ thuộc lẫn nhau và tương hỗ

7  kinh tế, sản xuất và tiêu dùng bền vững

8  môi trường sống và làm việc

9  an toàn và an ninh

10  các dịch vụ về đa dạng sinh học và hệ sinh thái

11  hạ tầng thông minh cho cộng đồng

12  sự di chuyển

5.3  Phân tích về các hướng dẫn và cách tiếp cận CASBEE®

5.3.1  CASBEE® cho phát triển đô thị

Tên CASBEE® cho phát triển đô thị
Tác giả Đô thị (chính quyền địa phương), Tổ chức phi chính phủ, Viện hàn lâm và Tư nhân
Phạm vi Địa phương
Năm 2008 – 2014
Mục tiêu CASBEE® cho phát triển đô thị là một công cụ hoạch định về ý thức bảo vệ môi trường trong các dự án phát triển của khu vực; công cụ dán nhãn môi trường; công cụ hoạch định và đánh giá đối với các kế hoạch tái lập mô hình tiết kiệm năng lượng ở cấp đô thị. Không những vậy, CASBEE® còn là một công cụ hỗ trợ việc hoạch định đô thị với quan điểm phát triển đô thị bền vững.
Tầm nhìn về phát triển đô thị bền vững Những khía cạnh dưới đây được tính đến:

1. sử dụng nước mưa

2. sử dụng nước đã qua xử lý

3. giảm lượng xả nước thải

4. sức chứa của ao hồ

5. các bề mặt thấm nước mưa và các thiết bị

6. sử dụng vật liệu gỗ

7. sử dụng vật liệu tái chế

8. phân loại rác thải

9. luân chuyển nguồn lực trên địa bàn

10. xanh hóa mặt đất

11. xanh hóa mái nhà

12. xanh hóa tường

13. bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên

14. bảo tồn đất

15. không gian môi trường sống của các muôn loài

16. xem xét về tính hợp lý

17. chất lượng (mạng lưới) hành lang

18. các công trình chú trọng đến môi trường

19. tuân thủ với các luật và quy định

20. quản lý địa bàn

21. bản đồ cảnh báo nguy hiểm

22. phòng chống tai họa đối với các hạ tầng khác nhau

23. không gian trống để phòng chống tai họa và tuyến sơ tán

24. tính liên tục của hoạt động

25. an toàn giao thông

26. phòng chống tội phạm

27. sự tiện ích

28. khoảng cách đến các cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe/phúc lợi

29. khoảng cách đến các cơ sở giáo dục

30. khoảng cách đến các cơ sở văn hóa

31. di tích lịch sử và văn hóa

32. xem xét về sự hình thành cảnh quan đô thị

33. hài hòa với không gian xung quanh

34. hạ tầng giao thông ở đô thị

35. tính khả dụng của giao thông công cộng

36. quản lý hậu cần

37. sự nhất quán với và bổ sung so với quy hoạch của cơ quan cấp trên

38. tỷ lệ mức độ sử dụng diện tích sàn tiêu chuẩn

39. xử lý địa điểm bỏ hoang

40. dân cư

41. dân số lưu trú

42. các nỗ lực đối với chương trình phục hồi kinh tế (hệ thống nhà ở)

43. các nỗ lực đối với chương trình phục hồi kinh tế (hệ thống vô gia cư)

44. hiệu quả hoạt động của dịch vụ thông tin

45. các điều kiện về quản lý hạ tầng ở địa phương

46. khả năng tạo lập sự thông minh của hệ thống cung/cầu

47. khả năng cập nhật và mở rộng

48. phát thải khí nhà kính từ ngành giao thông ở trường hợp hoạt động bình thường

49. phát thải khí nhà kính do ngành giao thông sau khi thực hiện các biện pháp ứng phó

50. phát thải khí nhà kính do ngành xây dựng ở trường hợp hoạt động bình thường

51. phát thải khí nhà kính do ngành xây dựng sau khi thực hiện các biện pháp đối phó

52. phát thải khí nhà kính do ngành công nghiệp xanh ở trường hợp hoạt động bình thường

53. phát thải khí nhà kính do ngành công nghiệp xanh sau khi thực hiện các biện pháp đối phó

Các chỉ số 53 chỉ số
Phân tích Xem chi tiết tại: http://www.ibec.or.jp/CASBEE/english/index.htm

5.3.2  CASBEE® cho các đô thị

Tên CASBEE® cho các đô thị
Tác giả Đô thị (chính quyền địa phương), tổ chức phi chính phủ, các viện hàn lâm và tư nhân
Phạm vi Toàn bộ đô thị
Năm 2011 – 2014
Mục tiêu CASBEE® cho các đô thị (CASBEE®-City) là một công cụ đánh giá toàn diện về hiệu quả hoạt động của đô thị về mặt môi trường. Công cụ này được thiết kế đặc biệt cụ thể cho việc đánh giá của đô thị, hỗ trợ cho các chính quyền địa phương và những bên liên quan khác trong việc nhận biết được các đặc tính về kinh tế, xã hội và môi trường của chính đô thị mình, và trong việc định lượng hiệu lực của các chính sách toàn đô thị của chính đô thị.
Tầm nhìn về phát triển đô thị bền vững Những khía cạnh dưới đây được tính đến:

1) tỷ lệ của các không gian nước và không gian xanh

2) chất lượng không khí

3) chất lượng nước

4) mức tái chế chất thải chung

5) sự hấp thụ CO2 bởi rừng

6) chất lượng nhà ở

7) an toàn giao thông

8) phòng chống tội phạm

9) sự chuẩn bị phòng chống tai họa

10) cung cấp đầy đủ các dịch vụ giáo dục

11) cung cấp đầy đủ các dịch vụ văn hóa

12) cung cấp đầy đủ các dịch vụ y tế

13) cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em

14) cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho người cao tuổi

15) sự thay đổi về dân số do tỷ lệ sinh và tử

16) sự thay đổi về dân số do nhập cư

17) tổng sản phẩm khu vực

18) thu nhập từ thuế

19) phát hành trái phiếu địa phương

20) lượng giao dịch về phát thải CO2

21) lượng phát thải CO2 từ ngành công nghiệp

22) lượng phát thải CO2 từ khu dân cư

23) lượng phát thải CO2 từ các khu thương mại

24) lượng phát thải CO2 từ giao thông

25) lượng phát thải CO2 từ ngành xử lý nước và các ngành khác

Các chỉ số 25 chỉ số
Phân tích Xem chi tiết tại: http://www.ibec.or.jp/CASBEE/english/index.htm hoặc tham chiếu [5].

5.3.3  CASBEE® cho việc xúc tiến thị trường – Phản ảnh sự hỗ trợ của UNEP FI PWG về các chuẩn đo chuẩn xác

Tên CASBEE® cho việc xúc tiến thị trường – Phản ảnh sự hỗ trợ của UNEP Fl PWG về các thước đo chuẩn xác
Tác giả Các đối tác trên thị trường bất động sản như các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính, các công ty bất động sản, các chủ đầu tư xây dựng, những người môi giới, những người thuê nhà, những người thẩm định bất động sản có giấy phép
Phạm vi Xây dựng
Năm 2012 – 2014
Mục tiêu CASBEE® cho việc xúc tiến thị trường là một công cụ đánh giá đơn giản hóa đối với những đối tác trên thị trường bất động sản, không giống như những công cụ thiết kế hiện có. Công cụ này kết hợp một cách có chọn lọc các hạng mục thiết yếu nhất hiếm có trong số các hạng mục được sử dụng trong các công cụ CASBEE® hiện thời đối với việc xây dựng mới, các tòa nhà hiện có.
Tầm nhìn của sự phát triển đô thị bền vững Những khía cạnh sau được đưa vào báo cáo này

1) thiết lập mục tiêu và giám sát việc tiêu thụ năng lượng (điều kiện tiên quyết)

2) xem xét việc bảo tồn việc tiêu thụ năng lượng

3) xem xét về việc giảm phát thải khí nhà kính

4) thiết lập mục tiêu và giám sát việc tiêu thụ nước (điều kiện tiên quyết)

5) xem xét việc bảo tồn việc tiêu thụ nước

6) chống động đất (điều kiện tiên quyết)

7) sử dụng các nguyên liệu tái chế

8) tuổi thọ của vật liệu, kết cấu

9) sự dễ dàng thay đổi Mức hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEP)

10) tăng tỷ lệ tự cung cấp điện

11) môi trường trong nhà

12) tránh nhập cư động vật và thực vật (đã quy định, không quy định, cẩn trọng) (điều kiện tiên quyết)

13) suy xét về việc duy trì và tạo ra sự đa dạng sinh học

14) chất lượng môi trường đất

15) tái tạo khu vực bỏ hoang

16) tiếp cận giao thông công cộng

17) các biện pháp xử lý rủi ro của thảm họa thiên nhiên

18) tiêu chuẩn môi trường trong nhà đối với các tòa nhà, văn phòng (điều kiện tiên quyết)

19) sử dụng ánh sáng ban ngày nhiều hơn

20) hiệu suất thông gió tự nhiên cao hơn

21) sự mở rộng cảm nhận được và sự tiếp cận với cảnh quan

Các chỉ số 21 chỉ số
Phân tích Xem chi tiết tại: http://www.ibec.or.jp/CASBEE/english/index.htm

5.4  Phân tích và sự tương quan của 10 chỉ số cơ bản mới UNISDR tại TCVN 37120

10 chỉ số cơ bản mới UNISDR là một bảng kê gồm 10 điểm và là nền tảng cơ bản đối với việc giảm rủi ro thiên tai, được xây dựng dựa trên 5 ưu tiên của Khung Hành động Hyogo 2005 – 2015: Tạo dựng sự phục hồi của các quốc gia và các cộng đồng trước những thiên tai (Xem Bảng 4).

“10 chỉ số cơ bản làm cho các đô thị phục hồi” được xem là những chỉ số nền tảng đối với các đô thị nhằm cải thiện khả năng phục hồi của đô thị và từ năm 2010, UNISDR và các đối tác đã đưa ra cam kết về chính sách để tạo dựng sự phục hồi thông qua Chiến dịch Phục hồi Đô thị và đã cộng tác chặt chẽ với 2.500 đô thị đã cam kết thực hiện 10 chỉ số cơ bản này (vào tháng 2/2015). Theo dự báo tương lai về sự bùng nổ khó kiểm soát của đô thị hóa, 10 chỉ tiêu cơ bản này đã được sửa đổi để khả thi thực hiện hơn và khuyến khích các đô thị hướng tới việc triển khai thực hiện.

10 chỉ số cơ bản trước đây của Chiến dịch Phục hồi Đô thị đã chú trọng vào chủ trương về nhận thức và khởi xướng hoạt động hướng tới sự hồi phục đô thị. 10 chỉ số mới này được sửa đổi và được thiết kế một cách cẩn trọng bởi các đô thị và các chuyên gia có kinh nghiệm. Đây là những chỉ số có khả năng áp dụng và khả thi đối với mọi đô thị, tạo dựng dựa trên sự trải nghiệm tối ưu đã đạt được trước đó nhằm đạt tới giai đoạn triển khai thực hiện các chiến lược về giảm rủi ro cho đô thị.

10 chỉ số cơ bản này có thể là sáng kiến quan trọng nhất nhằm giúp các đô thị phục hồi tốt hơn. Nội dung của Điều này xác định xem các chỉ số nào trong TCVN 37120 có thể hỗ trợ được cho 10 chỉ số mới cơ bản này của UNISDR, đồng thời cũng xác định xem những bộ chỉ số mới nào khác có thể được xem xét đến.

Bảng 4 – 10 chỉ số cơ bản của UNISDR

10 chỉ số Mô tả Chỉ số của TCVN 37120 liên quan
1. Tổ chức việc phục hồi sau thiên tai Đưa ra một cơ cấu tổ chức và xác định các quá trình cần thiết để hiểu rõ và hành động nhằm giảm rủi ro do thiên tai, tác động và tính dễ bị tổn thương từ các rủi ro do thiên tai gây ra.

Thừa nhận rằng cấu trúc chính xác này sẽ khác biệt ở các quốc gia và giữa các quốc gia, cấu trúc này sẽ bao gồm nhưng không bị giới hạn theo những nội dung dưới đây:

– Thiết lập một điểm phối hợp duy nhất trong đô thị được tất cả các bên liên quan chấp nhận (xem bên dưới).

– Thực hiện vai trò lãnh đạo và cam kết mạnh mẽ ở cấp độ được bầu cao nhất của chính quyền đô thị.

– Đảm bảo rằng tất cả các phòng, ban đều hiểu rõ về tầm quan trọng của việc giảm rủi ro thiên tai nhằm đạt được những mục tiêu của các chính sách và chương trình của phòng, ban mình tương ứng, xác định các biện pháp để giảm rủi ro thiên tai trong phạm vi vai trò và trách nhiệm của mình và có được một khung đề hợp tác theo yêu cầu.

– Tham gia và tạo lập các liên minh với tất cả các nhóm bên liên quan bao gồm chính quyền các cấp như (quốc gia, tỉnh, thành phố, quận, huyện, các đô thị/khu vực lân cận hoặc các quốc gia láng giềng, nếu có thể), xã hội dân sự, các tổ chức của cộng đồng, khu vực tư nhân.

– Tham gia và học hỏi từ các sáng kiến và mạng lưới các đô thị khác (ví dụ: chương trình học hỏi giữa các đô thị, biến đổi khí hậu, các sáng kiến về khả năng phục hồi…).

– Thiết lập các chiến lược, chương trình hành động, văn bản cần thiết hoặc tích hợp chất lượng của sự phục hồi vào các chính sách hiện hành nhằm ngăn chặn việc tạo ra rủi ro và giảm những rủi ro hiện thời.

– Tạo lập các chính sách để thu thập và quản lý dữ liệu nhằm chia sẻ cho tất cả các bên liên quan và công dân.

– Đảm bảo rằng tất cả các cuộc thảo luận của chính quyền đô thị đều nắm bắt được ý nghĩa của khả năng phục hồi, các ý nghĩa về sự phục hồi trong các chính sách và tiêu chuẩn trong quá trình áp dụng về khả năng phục hồi cũng đều được đánh giá và hành động được tiến hành theo những chính sách, tiêu chuẩn này khi cần thiết.

– Đưa ra những cơ chế báo cáo mà nắm bắt được thông tin chính về khả năng phục hồi và tăng tính minh bạch, khả năng tính toán, và dữ liệu được cải thiện qua thời gian (ví dụ: xem xét sử dụng LGSAT công cụ UNISDR và Thẻ điểm cân bằng về Sự phục hồi của Đô thị).

TCVN 37120 hiện tại không có chỉ số nào có thể hỗ trợ những chỉ số cơ bản này. Các chuyên gia đã xác định các chỉ số sau đây:

– Đô thị có kế hoạch ứng phó với thiên tai/trường hợp khẩn cấp để thiết lập rõ ràng các vai trò, trách nhiệm và sự điều phối của các đơn vị trong đô thị hay không?

– Kế hoạch này có xem xét đến các tổ chức dân sự, xã hội hay tư nhân có thể hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch này trong trường hợp khẩn cấp hay thảm họa hay không? Nếu vậy, có thiết lập các phạm vi hợp tác và các phạm vi cụ thể về trách nhiệm hay không?

– Kế hoạch này có xác định rõ các cách thức trao đổi thông tin hay không? Đô thị đã thiết lập được đơn vị đánh giá rủi ro và phòng chống các trường hợp khẩn cấp hay chưa? Các công dân và các bên quan tâm khác tham gia như thế nào?

– Kế hoạch này có xác định các khu vực chịu rủi ro hay không?

2. Xác định, hiểu rõ và sử dụng những kịch bản rủi ro hiện thời và trong tương lai Các chính quyền đô thị cần xác định và hiểu rõ về những tình huống rủi ro của mình và đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan vừa đóng góp, vừa công nhận những tình huống đó.

Kịch bản rủi ro cần xác định các mối nguy hiểm, phơi nhiễm và tính dễ tổn thương có thể xảy ra ít nhất, các tình huống nghiêm trọng nhất tập trung vào những điểm dưới đây:

– Những mối nguy hiểm có thể thay đổi như thế nào theo thời gian do tác động của các yếu tố như đô thị hóa và biển đổi khí hậu, cách thức mà theo đó nhiều mối nguy hiểm có thể kếp hợp và cách thức mà những thảm họa quy mô nhỏ lặp đi lặp lại (nếu có rủi ro liên quan đến sự kiện này) có thể tích lũy tác động của chúng theo thời gian.

– Các khu vực địa lý đã chịu thảm họa và sự tác động theo lãnh thổ.

– Các thành phần cư dân, cộng đồng và nhà ở đã chịu thảm họa.

– Tài sản và các hoạt động kinh tế đã chịu thảm họa bao gồm cả ảnh hưởng của nó đối với di sản xã hội, y tế, giáo dục, môi trường và văn hóa.

– Các tài sản của cơ sở hạ tầng quan trọng đã chịu thảm họa, rủi ro hệ quả của những thiệt hại từ một hệ thống tài sản này sang hệ thống tài sản khác (ví dụ khi bị mất điện thì không bơm nước được hoặc suy yếu hệ thống bệnh viện).

– Những rủi ro, tổn thương và tác động xảy ra theo thời gian và những yêu cầu ứng phó

– Tạo lập và xuất bản những bản đồ về rủi ro và chịu rủi ro được nêu chi tiết ở trên.

Các kịch bản cần là:

– những phương tiện cho các quyết định đầu tư hiện thời và trong tương lai

– dựa trên những quá trình mà tìm kiến đầu vào từ tất cả các bên liên quan (bao gồm các nhóm dân tộc và xã hội)

– thường xuyên được cập nhật

– được sử dụng và truyền đạt rộng rãi nhằm mục đích ra quyết định và cập nhật các kế hoạch phục hồi và ứng phó.

Hiện tại, TCVN 37120 không có chỉ số nào mà có thể hỗ trợ chỉ số cơ bản này. Các chuyên gia đã xác định các chỉ số sau:

– Quá trình đánh giá của đô thị đối với các dự án mới về cơ sở hạ tầng và phát triển có suy xét đến những lợi ích phục hồi sau thảm họa hay những hư hại hay không?

– Số lượng rủi ro đã xác định ở đô thị và các kế hoạc cụ thể nhằm đối phó với những rủi ro đó.

– Thống kê các tài sản quan trọng trong trường hợp thảm khốc

– Thống kê các tài sản quan trọng khi hình thành “chuỗi thất bại” tiềm ẩn và đưa ra các hành động cụ thể nhằm giảm những tổn thất.

3. Tăng cường khả năng tài chính cho sự phục hồi Hiểu rõ về tác động kinh tế của các thảm họa thiên tai đối với nền kinh tế và nhu cầu đầu tư vào sự phục hồi. Xác định và phát triển các cơ chế tài chính có thể hỗ trợ cho các hoạt động phục hồi. Những hành động chính có thể bao gồm như dưới đây:

– Hiểu rõ và đánh giá các chi phí trực tiếp và gián tiếp đáng kể của các thảm họa thiên tai (được lấy từ kinh nghiệm quá khứ có tính đến rủi ro trong tương lai), và tác động tương đối của việc đầu tư cho việc phòng ngừa hơn là gánh chịu những chi phí đáng kể trong suốt quá trình phục hồi

– Phân bổ ngân sách vốn rào vòng cho bất kỳ các công trình chính cần thiết để cải thiện khả năng phục hồi.

– Bao gồm cả các phân bổ cho việc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân sách theo yêu cầu để duy trì trạng thái phục hồi cần thiết qua thời gian (bao gồm việc hỗ trợ cho các hành động được đặt ra trong mười chỉ số thiết yếu này).

– Đánh giá các mức độ và ý nghĩa của những rủi ro do thảm họa thiên tai từ tất cả các quyết định của việc hoạch định, cho phép và sử dụng vốn và việc điều chỉnh các quyết định đó nếu cần.

– Tạo những ưu đãi cho các chủ hộ, những gia đình có thu nhập thấp, cộng đồng, doanh nghiệp và khu vực công nhằm đầu tư vào việc giảm rủi ro mà họ phải đối mặt (ví dụ: hoạch định về kinh doanh liên tục, dự phòng, nâng cấp xây dựng)

– Áp dụng, nếu cần, phạm vi bảo hiểm cho cuộc sống, sinh kế, tài sản của đô thị và tài sản cá nhân

– Khai phá khi cần thiết các cơ chế tài chính sáng tạo như trái phiếu chuyên ngành, bảo hiểm chuyên ngành, tài chính thuế hiệu quả, trái phiếu tác động phát triển…

Các chỉ số của TCVN 37120 dưới đây có thể hỗ trợ cho chỉ số cơ bản này:

Kinh tế

5.1  Tỷ lệ thất nghiệp của đô thị

5.3  Tỷ lệ % dân số của đô thị sống trong đói nghèo

5.4  Tỷ lệ % người làm việc toàn thời gian

5.5  Tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ

Tài chính

9.1  Tỷ lệ nợ dịch vụ (chi phí nợ dịch vụ theo tỷ lệ % nguồn doanh thu chính của chính quyền)

9.2  Chi tiêu vốn theo % của tổng chi

9.3  Nguồn doanh thu chính theo % của tổng doanh thu

9.4  Thuế thu được theo % của thuế phải thanh toán

Ngoài ra, các chuyên gia còn xác định các chỉ số dưới đây:

– Tỷ lệ % của kế hoạch và ngân sách tài chính (cả vốn và hoạt động) được phân bổ cho các dự án liên quan đến khả năng phục hồi

– Tỷ lệ % của ngân sách hoạt động của đô thị được phân bổ cho nhận thức và đào tạo về khả năng phục hồi

– Tỷ lệ % của ngân sách hoạt động của đô thị được phân bổ để đối mặt và phục hồi với thảm họa

– Tỷ lệ % của tổng ngân sách đô thị được phân bổ để hỗ trợ các cư dân và doanh nghiệp trong đô thị nhằm phục hồi sau thảm họa

– Số hộ gia đình và doanh nghiệp mau bảo hiểm theo % tổng hộ gia đình và doanh nghiệp trong đô thị

– Số ngày ước tính sau thảm họa mà các doanh nghiệp và tổ chức bị ảnh hưởng có thể nhận được hỗ trợ tài chính từ chính phủ, chính quyền địa phương và khu vực

– Tỷ lệ % của tài sản của đô thị được đảm bảo

10.3  Số người tử vong do thảm họa thiên nhiên trên 100.000 dân

10.4  Số nhân viên cứu hỏa tình nguyện và không chuyên nghiệp trên 100.000 dân

10.5  Thời gian phản hồi của các dịch vụ ứng phó khẩn cấp khi nhận được cuộc gọi đầu tiên

10.6  Thời gian phản hồi của cơ quan phụ trách cứu hỏa khi nhận được cuộc gọi đầu tiên.

Ngoài ra, các chuyên gia còn xác định các chỉ số sau đây:

– Số dự án giảm hệ thống sinh thái hoặc thích ứng ở đô thị theo phần trăm của tất cả dự án được xác định tại kế hoạch phục hồi đô thị

– Tỷ lệ % của tổng ngân sách đô thị được phân bổ để duy trì cơ sở hạ tầng phục hồi cơ bản.

– Tỷ lệ % của các tòa nhà và công trình xây dựng không được xây dựng phù hợp với phiên bản mới nhất của quy phạm xây dựng.

– Phần trăm các tòa nhà được cấp giấy chứng nhận hoặc xây dựng tuân thủ với hướng dẫn hoặc tiêu chuẩn về bền vững.

– Số lượng các dự án hạ tầng thích ứng và phục hồi đang diễn ra hoặc sắp bắt đầu như là % của tất cả các dự án đó được xác định trong ngân sách về vốn/hoạch định

5. Giữ gìn các vùng đệm tự nhiên nhằm tăng cường các chức năng bảo vệ của các hệ sinh thái tự nhiên Xác định, bảo vệ và giám sát các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng mang lại lợi ích về khả năng phục hồi sau thảm họa.

Các dịch vụ hệ sinh thái liên quan có thể bao gồm, nhưng không bị giới hạn ở, việc giữ nước hoặc thấm nước, trồng rừng, thảm thực vật đô thị, đồng bằng ngập lũ, cồn cát, rừng ngập mặn, thảm thực vật ven biển và thụ phấn. Nhiều dịch vụ hệ sinh thái liên quan đến khả năng phục hồi của đô thị có thể được cung cấp tốt ra bên ngoài khu vực địa lý của mình.

Chỉ số quan trọng này bao gồm:

– Việc thừa nhận giá trị và lợi ích từ các dịch vụ hệ sinh thái đối với phòng chống rủi ro thiên tai, bảo vệ và/hoặc thúc đẩy chúng thành một phần của các chiến dịch giảm rủi ro cho đô thị.

– Việc tích hợp các dịch vụ hệ sinh thái cho sự phục hồi đô thị tốt hơn vào việc quản lý sử dụng đất đô thị, thiết kế đô thị, và vào các dự án đầu tư có liên quan.

– Việc suy xét về các vùng đệm tự nhiên ở khu vực nông thôn của đô thị và vùng rộng lớn hơn, hợp tác với các đô thị ở đó để thiết lập cách tiếp cận khu vực/vùng về hoạch định việc sử dụng đất để bảo vệ những vùng đệm này.

– Việc dự đoán về những thay đổi từ các xu hướng khí hậu và đô thị hóa Và việc hoạch định để cho phép các dịch vụ hệ sinh thái có thể chịu được những thay đổi này.

Hiện tại, TCVN 37120 không có những chỉ số mà có thể hỗ trợ cho chỉ số thiết yếu này. Các chuyên gia đã xác định các chỉ số dưới đây:

– Đô thị có sự kiểm kê về các hệ sinh thái tối quan trọng mà mang lại lợi ích về khả năng phục hồi sau thảm họa hay không?

– Đô thị đã phát triển kế hoạch để tạo dựng các hệ sinh thái nhằm giảm hoặc thích ứng với những rủi ro môi trường đã được xác định hay chưa?

6. Tăng cường năng lực pháp chế về sự phục hồi Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng tất cả các tổ chức liên quan tới sự phục hồi đô thị đều có khả năng mà họ cần để giữ vai trò của mình. “Các tổ chức” bao gồm các tổ chức của chính quyền địa phương, trung ương; các tổ chức khu vực tư nhân cung cấp dịch vụ công (như điện thoại, nước, năng lượng, chăm sóc sức khỏe, giao thông, thu gom rác thải…. cũng như cung cấp các thiết bị trong tình huống thảm họa); chủ sở hữu và vận hành các cơ sở công nghiệp; chủ tòa nhà (cá nhân, hoặc công ty); các tổ chức phi chính phủ; các tổ chức lao động và sử dụng lao động chuyên nghiệp; và các tổ chức văn hóa và các tổ chức xã hội dân sự (Xem chỉ số thiết yếu 8).

Năng lực cần được phát triển trên 5 khu vực Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai (DRR) chính về sự hiểu biết, phòng ngừa, giảm thiểu, ứng phó, và lập kế hoạch phục hồi. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực bao gồm:

– Chia sẻ sự hiểu biết về các vai trò và trách nhiệm.

– Các kỹ năng, bao gồm, nhưng không giới hạn ở, đánh giá nguy cơ/rủi ro, lập kế hoạch về rủi ro (không gian và kinh tế – xã hội), tích hợp việc suy xét về rủi ro khí hậu vào thiết kế/đánh giá dự án (bao gồm thiết kế kỹ thuật), điều phối, trao đổi thông tin, quản lý công nghệ và dữ liệu, quản lý thiên tai, ứng phó, phục hồi, đánh giá cấu trúc sau thiên tai; hoạch định về tính liên tục của kinh doanh và các dịch vụ).

– Đào tạo, dựa trên những nghiên cứu tình huống về việc làm thế nào để Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai (DRR) có thể được thực hiện và kinh doanh liên tục đòi hỏi điều gì.

– Tạo lập và triển khai những hướng dẫn và cách tiếp cận thông tin và dữ liệu đối với việc giảm rủi ro thiên tai giúp các nhóm liên quan của quá trình phát triển thường xuyên thiết lập được tính nhất quán trong việc thu thập dữ liệu, lưu trữ, tiếp cận dữ liệu, sử dụng và tái sử dụng

Hiện tại không có chỉ số nào trong TCVN 37120 có thể hỗ trợ được cho chỉ số thiết yếu này. Các khía cạnh trong chỉ số thiết yếu này có thể được đề cập trong kế hoạch phục hồi và một số chỉ số được xác định ở trên có thể hỗ trợ cho chỉ số thiết yếu này.
7. Hiểu rõ và tăng cường khả năng của xã hội đối với sự phục hồi “Tính kết nối” xã hội và một nền văn hóa tương hỗ lẫn nhau đem lại một đầu ra quan trọng về tác động của thiên tai trong bất cứ hoàn cảnh nào. Điều này có thể được khích lệ bởi các biện dưới đây:

– Thiết lập và duy trì các nhóm phản ứng khẩn cấp của vùng lân cận và hoạt động đào tạo.

– Tham gia và thu hút các tổ chức như các tổ chức chính trị, xã hội, các câu lạc bộ …

– Cung cấp cho các nhóm cộng đồng các dữ liệu “thực” về các kịch bản/tình huống rủi ro, mức độ về khả năng ứng phó hiện thời để qua đó biết được tình huống họ cần phải giải quyết.

– Xây dựng các kế hoạch cho các vùng lân cận bằng cách tham vấn ý kiến của những nhóm này (Xem Chỉ số thiết yếu 9)

– Tổ chức giáo dục, đào tạo và hỗ trợ các nhóm này

– Thực hiện các cuộc điều tra chính thức hoặc không chính thức về số lượng những người dễ bị tổn thương, ít có khả năng tự giúp mình tại mỗi vùng lân cận để hiểu được về việc họ cần gì.

– Sử dụng “các điểm tiếp xúc” của chính phủ với công chúng, như các cuộc viếng thăm các cơ sở dịch vụ xã hội hoặc phúc lợi, trụ sở, cơ quan công an, thư viện, bảo tàng nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết.

– Đảm bảo rằng chương trình giáo dục trong các trường học các cấp, công sở, nơi sản xuất có nội dung về thiên tai.

– Thừa nhận vai trò của di sản văn hóa trong việc thiết lập sự phục hồi và bảo vệ các địa điểm, cấu trúc và các đồ tạo tác của các di sản này.

– Tham gia cùng với các chủ doanh nghiệp để cùng truyền thông cho các lực lượng lao động của họ về nhận thức và đào tạo về thiên tai

– Thu hút các phương tiện truyền thông trong việc xây dựng năng lực (như tivi, ấn phẩm, phương tiện truyền thông xã hội…)

– “Các hệ thống điện thoại di động/máy tính bảng và hệ thống tương tác dựa trên nền tảng web tham gia (ví dụ thu thập dữ liệu và phổ biến dữ liệu về sự chuẩn bị sẵn sàng)

– Dịch tất cả các tài liệu sang những ngôn ngữ thông dụng

Hiện tại, không có chỉ số nào trong TCVN 37120 có thể hỗ trợ cho chỉ số thiết yếu này. Các khía cạnh trong chỉ số thiết yếu này có thể được đề cập trong kế hoạch phục hồi và một số chỉ số được xác định trên đây có thể hỗ trợ cho chỉ số thiết yếu này.
8. Tăng cường sự phục hồi của hạ tầng Hiểu rõ về việc các hệ thống hạ tầng tối quan trọng sẽ ứng phó với các thảm họa thiên tai mà đô thị có thể gặp phải như thế nào (xem Chỉ số thiết yếu 2) và phát triển các khả năng quản lý rủi ro do những hệ quả này. Điều này cần được giải quyết thông qua các biện pháp bao gồm, nhưng không giới hạn, dưới đây:

– Đánh giá năng lực và tính phù hợp tại kịch bản tương ứng với Chỉ số thiết yếu 2. Xem xét: thiệt hại có thể đối với hạ tầng (ví dụ như ảnh hưởng đến khả năng sơ tán nếu một trong hai con đường ra khỏi đô thị đều bị chặn), và xem xem về các mối liên hệ giữa các hệ thống khác nhau (ví dụ ảnh hưởng nếu bệnh viện mất nguồn cung cấp điện hoặc nước).

– Các quá trình phân tầng có hệ thống đối với việc ưu tiên trang bị thêm hoặc thay thế hạ tầng không an toàn.

– Liên lạc và xây dựng các mối liên kết giữa các cơ quan chịu trách nhiệm về hạ tầng (bao gồm cả các đơn vị thuộc khu vực tư nhân) để đảm bảo khả năng phục hồi được xem xét một cách thích hợp trong việc ưu tiên, hoạch định, thiết kế, thực hiện và các chu kỳ bảo trì trong dự án.

– Các quá trình đấu thầu và thực hiện bao gồm các tiêu chí về khả năng phục hồi đã được đô thị và các bên liên quan thống nhất thông qua.

– Đối với hạ tầng quản lý các tình huống khẩn cấp, đánh giá năng lực “gia tăng” là khả năng đối phó với việc tăng đột ngột các vấn đề về luật pháp và yêu cầu, thương vong, di cư …

– Bảo vệ hoặc hỗ trợ việc bảo vệ các tổ chức về văn hóa, cùng những địa điểm di tích lịch sử, văn hóa khác…

Hạ tầng tối quan trọng bao gồm hạ tầng phục vụ cho hoạt động của đô thị và đặc biệt cho việc ứng phó trong trường hợp khẩn cấp ở các nơi khác nhau. Hạ tầng phục vụ cho hoạt động của đô thị, bao gồm nhưng không giới hạn ở:

– giao thông như đường bộ, đường sắt, hàng không và các cảng khác;

– các nguồn cung cấp nhiên liệu cho xe cộ và sưởi ấm;

– các hệ thống viễn thông;

– các hệ thống tiện ích (nước, nước thải, điện, khí đốt, xử lý rác thải);

– các trung tâm chăm sóc sức khỏe và bệnh viện;

– các trường học và các tổ chức giáo dục;

– các trung tâm và các tổ chức của cộng đồng;

– các công trình cho trường học;

– các công trình cho y tế;

– chuỗi cung ứng thực phẩm;

– các dịch vụ của cảnh sát và cứu hỏa;

– các nhà tù, trại giam;

– văn phòng (ví dụ: thanh toán phúc lợi và nhà ở);

– các hệ thống máy tính và dữ liệu hỗ trợ cho những vấn đề nêu trên;

– các địa điểm và kiến trúc di sản văn hóa;

Hạ tầng phục vụ cho việc ứng phó thiên tai có thể bao gồm những hạ tầng nêu trên và cộng thêm một số như sau (các ví dụ):

– các trung tâm chỉ huy khẩn cấp hoặc sự cố, các hệ thống giám sát liên quan, như camera, máy ảnh, cảm biến và các hình thức khác (tin nhắn SMS, Twitter, Facebook …)

– xe cứu hỏa, xe cảnh sát và xe cứu thương bổ sung;

– các dịch vụ bảo vệ, an ninh hoặc các dịch vụ quân sự khác;

– thiết bị loại bỏ đất và mảnh vụn;

– máy bơm;

– máy phát điện;

– các cơ sở thể thao, trường học và các nơi trú ẩn khác;

– các nhà xác, nhà tang lễ;

– các phương tiện, thiết bị điện toán dự phòng.

Các chỉ số của TCVN 37120 dưới đây có thể hỗ trợ cho Chỉ số thiết yếu này.

Hỏa hoạn và ứng phó khẩn cấp

10.1  Số nhân viên cứu hỏa chuyên nghiệp trên 100.000 dân

10.3  Số người tử vong do thảm họa thiên nhiên trên 100.000 dân

10.4  Số nhân viên cứu hỏa tình nguyện và không chuyên nghiệp trên 100.000 dân

10.5  Thời gian phản hồi của các dịch vụ ứng phó khẩn cấp khi nhận được cuộc gọi đầu tiên

10.6  Thời gian phản hồi của cơ quan phụ trách cứu hỏa khi nhận được cuộc gọi đầu tiên.

Sức khỏe

12.1  Tuổi thọ trung bình

12.2  Số giường bệnh nội trú trên 100.000 dân

12.3  Số lượng thầy thuốc trên 100.000 dân

12.5  Số lượng y tá và điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân trên 100.000 dân

12.6  Số lượng học viên tâm thần tính trên 100.000 người. Ngoài ra, các khía cạnh trong Chỉ số thiết yếu này có thể được đề cập trong kế hoạch phục hồi và trong các chỉ số đã được các chuyên gia xác định dưới đây:

– tỷ lệ % dân số không nói ngôn ngữ chính của quốc gia

– Số lượng ngôn ngữ mà tài liệu khẩn cấp được xuất bản

9. Đảm bảo ứng phó thiên tai có hiệu quả Xây dựng các kịch bản cho Chỉ số thiết yếu 2 nhằm đảm bảo ứng phó thiên tai có hiệu quả bằng cách:

– Tạo lập và cập nhật thường xuyên các kế hoạch dự phòng và chuẩn bị sẵn sàng, được thông báo cho tất cả các bên liên quan thông qua cấu trúc trong Chỉ số thiết yếu 1 (đặc biệt bao gồm cả các cấp chính quyền và đô thị lân cận khác, các nhà khai thác hạ tầng và các nhóm cộng đồng). Các kế hoạch dự phòng bao gồm luật pháp và quy định, cung cấp cho các nhóm người dân dễ bị tổn thương thực phẩm, nước uống, vật dụng y tế, nơi ở, các mặt hàng thiết yếu (ví dụ như sửa chữa nhà cửa).

– Phát triển và lắp đặt các thiết bị phát hiện và giám sát, các hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống liên lạc hiệu quả liên quan đến tất cả các nhóm cộng đồng và các nhóm bên liên quan.

– Đảm bảo khả năng tương tác của các nước, khu vực lân cận với hệ thống ứng phó khẩn cấp, giữa các cơ quan và với các đô thị lân cận.

– Tổ chức đào tạo thường xuyên, tập luyện/kiểm tra và thực hành về tất cả các khía cạnh của “hệ thống” ứng phó khẩn cấp ở quy mô rộng hơn, bao gồm cả cộng đồng và các tình nguyện viên.

– Thu hút được sự tham gia có hiệu quả của các kỹ sư, nhà thầu vào các hoạt động chuẩn bị, ứng phó và phục hồi để giảm rủi ro và ứng phó khẩn cấp.

– Phối hợp và quản lý các hoạt động ứng phó và các yếu tố đầu vào của cơ quan cứu trợ.

– Đảm bảo có một cơ chế khả thi để giải ngân nhanh chóng, hợp lý và minh bạch sau khi xảy ra thảm họa.

– Chỉ định và đấu thầu các quỹ dự phòng đầy đủ để ứng phó và phục hồi sau thảm họa.

Hiện tại, không có chỉ số nào trong TCVN 37120 có thể hỗ trợ cho Chỉ số thiết yếu này. Các khía cạnh cần thiết trong Chỉ số thiết yếu này có thể được đề cập trong kế hoạch phục hồi. Ngoài ra, các chỉ số dưới đây đã được các chuyên gia xác định:

– Số cuộc tập luyện, diễn tập về các rủi ro chính được xác định mỗi năm;

– Số buổi đào tạo được cung cấp cho các bên quan tâm mỗi năm.

10. Tiến hành việc phục hồi và xây dựng lại tốt hơn Sau bất kỳ thảm họa nào, cần:

– đảm bảo rằng các nhu cầu của những người sống sót và cộng đồng bị ảnh hưởng được ưu tiên hàng đầu để phục hồi và tái thiết với sự hỗ trợ cho họ và các tổ chức trong cộng đồng của họ để thiết kế và thực hiện xây dựng lại chỗ ở, tài sản và sinh kế theo tiêu chuẩn phục hồi cao hơn;

– các nhà lập kế hoạch cần đảm bảo rằng các chương trình phục hồi là nhất quán và phù hợp với các ưu tiên dài hạn và sự phát triển của các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Ở một mức độ nào đó, sự phục hồi, phục hồi chức năng và tái thiết có thể được lên kế hoạch trước khi xảy ra thảm họa. Điều này là rất quan trọng để xây dựng lại tốt hơn và làm cho quốc gia, đô thị và cộng đồng trở nên linh hoạt hơn với thiên tai. Các kế hoạch được lập trước thảm họa về sự phục hồi sau thảm họa cần bao gồm những điều sau đây cùng với tạo lập khả năng cần thiết, nếu có liên quan:

– các cơ chế cho việc tích hợp giảm rủi ro thiên tai trong mọi quyết định đầu tư về phục hồi và tái thiết;

– cung cấp chỗ ở, thức ăn, nước, thông tin liên lạc, giải quyết các nhu cầu tâm lý …;

– hạn chế và lập kế hoạch sử dụng bất kỳ trường nào làm nơi trú ẩn tạm thời;

– xác định số người chết và thông báo cho thân nhân;

– làm sạch và quản lý các hậu quả hư hỏng;

– các hành động cụ thể để phục hồi các lĩnh vực bao gồm sinh kế, y tế, giáo dục, hạ tầng quan trọng, môi trường và hệ sinh thái, hỗ trợ tâm lý xã hội, di sản văn hóa và các vấn đề quản trị như trách nhiệm giải trình, vai trò và trách nhiệm và kiểm soát tham nhũng;

– thu hồi tài sản bị bỏ rơi;

– quản lý quỹ và tài trợ của địa phương, quốc gia và quốc tế; kết hợp hợp lý các ưu tiên và quản lý các nguồn lực để đạt hiệu quả, lợi ích và minh bạch tối đa;

– tích hợp việc giảm thiểu rủi ro thiên tai trong mọi quyết định về đầu tư cho phục hồi và tái thiết;

– tính liên tục của kinh doanh và khởi động lại hoạt động kinh tế;

– các hệ thống để giúp các cộng đồng tích hợp việc giảm rủi ro thiên tai vào các quyết định mà họ thực hiện để phục hồi sau thảm họa, để giảm những tổn thất trong tương lai;

– chia sẻ, nâng cao kiến thức: thực hiện việc xem xét sau thiên tai để đánh giá những tổn thất tiềm ẩn mới và giúp chia sẻ, nâng cao kiến thức về ứng phó và lập kế hoạch trong tương lai.

Tất cả một trăm (100) chỉ số trong TCVN 37120 đều có thể hỗ trợ cho chỉ số thiết yếu này. Các chỉ số cần được thực hiện trước khi xảy ra thảm họa sao cho chúng có thể được “đo lường” lại sau thảm họa này nhằm xác định mức độ phục hồi và tác động đến đô thị.

6  Lựa chọn các chỉ số

6.1  Khái quát

Thông tin trong điều này giúp lựa chọn và sử dụng các chỉ số nêu trong các tài liệu khung có trong Điều 4.

Thừa nhận rằng tầm quan trọng và sự thích hợp của các chỉ số khác nhau đối với khả năng phục hồi sẽ thay đổi từ đô thị này sang đô thị khác tùy thuộc vào các điều kiện của vùng cụ thể như loại hình thời tiết và địa hình. Khi sử dụng tiêu chuẩn này cần xem xét về các nguyên tắc được nêu trong 6.2, 6.3 và 6.4 cũng như các điều kiện tiên quyết dưới đây khi lựa chọn các chỉ số.

– MỤC TIÊU: chỉ số này cần rõ ràng, được xác định rõ, chính xác, cụ thể, đơn giản và dễ hiểu.

– THÍCH HỢP: chỉ số này phải có mối liên kết rõ ràng với khả năng phục hồi, cũng như hữu dụng để:

– giảm các rủi ro thiên tai thông qua những nỗ lực có hệ thống để phân tích và quản lý các yếu tố nhân quả của thiên tai, bao gồm cả giảm tiếp xúc với các mối nguy hiểm, giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của con người và tài sản, quản lý đất đai và môi trường một cách khôn ngoan và cải tiến sự chuẩn bị sẵn sàng đối với các sự kiện bất lợi;

– tăng khả năng của đô thị, cộng đồng hoặc xã hội tiếp xúc với các nguy cơ nhằm chống lại, hấp thụ, thích ứng và phục hồi từ các tác động của mối nguy hiểm một cách kịp thời và hiệu quả, bao gồm cả việc bảo tồn và phục hồi các cấu trúc và chức năng cơ bản.

ĐO LƯỜNG ĐƯỢC VÀ THAY THẾ ĐƯỢC: chỉ số này cần được định lượng, chính xác về mặt thống kê và nhất quán về mặt khoa học trong việc thu thập và thể hiện, trên tất cả các địa điểm địa lý. Chỉ số này cần chính xác, minh bạch và được kiểm tra, đánh giá của bên thứ ba.

– LINH HOẠT: chỉ số này có khả năng điều chỉnh sự cải tiến và sàng lọc theo thời gian.

– HIỆU QUẢ: chỉ số này là chỉ số nền tảng để cải thiện việc ra quyết định cũng như quy hoạch đô thị một cách hợp lý.

– TƯƠNG TÁC: chỉ số này cho thấy giá trị gia tăng khi có sự tương tác, kết hợp giữa các chỉ số với nhau. Chỉ số này cần nhất quán và bền vững, được thu thập theo cách tốt nhất, thường xuyên (hằng năm) và độc lập với ảnh hưởng bên ngoài, không bị gián đoạn do thiếu sự hỗ trợ về kinh phí.

– BAO HÀM: chỉ số này cho thấy các đô thị muốn tham gia có thể đăng ký tham gia chương trình này theo cách riêng của mình và thu thập thông tin có liên quan trực tiếp đến các ngữ cảnh của mình.

6.2  Thu thập thông tin

Các đô thị cần đánh giá các chương trình thống kê và những khả năng thu thập dữ liệu, đồng thời cũng đánh giá phạm vi và chất lượng của các dữ liệu về khả năng phục hồi của mình. Điều này có thể bao gồm cả việc xem xét lại về các cơ quan thu thập và sưu tầm các số liệu thống kê, cũng như việc đánh giá các dữ liệu đã được thu thập.

Điều quan trọng là các đô thị xem xét các vấn đề dưới đây khi thiết lập các chỉ số về khả năng phục hồi của riêng mình.

– Xác định các tổ chức nào chịu trách nhiệm cụ thể cho từng loại hình thu thập dữ liệu và phân tích thống kê.

– Xem xét lại và xác định chắc chắn phạm vi, chất lượng và độ tin cậy của các dữ liệu cơ bản. Việc đánh giá này có thể bao gồm sự sẵn có của dữ liệu, tần suất thu thập, các khoảng thời gian, chất lượng, độ tin cậy và sự thích hợp.

– Xác định xem liệu các chỉ số về khả năng phục hồi đã sẵn để sử dụng chưa và nếu có, đó là những chỉ số nào. Cũng cần xác định xem liệu các chỉ số này có tương tự, hoặc có thể bổ sung hay hỗ trợ cho những chỉ số đã được đô thị xác định từ trước.

Các đô thị cần xem xét mối liên hệ giữa các tổ chức thống kê và các phòng, ban có liên quan ở các cấp địa phương, tỉnh, thành phố hoặc quốc gia để thu thập dữ liệu và nếu cần để thảo luận các cách thức cải tiến việc thu thập, theo dõi và phân tích dữ liệu.

Dữ liệu còn thiếu cần được thu thập hoặc thu nhận. Cần cải tiến việc sưu tập và diễn giải dữ liệu. Trong mọi trường hợp, cần sử dụng các nguyên tắc thống kê và các tiêu chuẩn hợp lý để đảm bảo tính chính xác.

6.3  Các xem xét thống kê: Chuỗi thời gian, dữ liệu còn thiếu và diễn giải ngữ cảnh

6.3.1  Khái quát

Mỗi chỉ số cần được nhìn nhận trong bối cảnh cụ thể của đô thị. Các bối cảnh này bao gồm cấu trúc của nền kinh tế, loại hình khí hậu và các bối cảnh xã hội. Các nhà phân tích cần xem xét tất cả các bối cảnh này khi diễn giải các chỉ số. Điều này cho thấy rõ tầm quan trọng của mỗi chỉ số đối với từng bối cảnh cụ thể của đô thị.

6.3.2  Chuỗi thời gian

Các chỉ số dùng để đánh giá những phát triển trong quá khứ, đánh giá tình trạng của các thực hành hoặc chính sách hiện thời, xác định các chỉ tiêu tiềm năng và đo lường sự tiến bộ. Do đó, những thông tin sơ lược từ bộ chỉ số này tại bất kỳ thời điểm nào cần được hạn chế sử dụng. Điều quan trọng là các chỉ số thay đổi theo thời gian như thế nào. Do đó, điều thiết yếu là phải ghi lại chuỗi thời gian của mỗi chỉ số một cách nhất quán.

Do vậy, các dữ liệu về chuỗi thời gian là không thể thiếu được trong việc đánh giá tính hiệu lực của các chính sách trong dài hạn. Các dữ liệu này cho phép đánh giá về việc đô thị đã tới được mốc thời gian đó như thế nào và những chính sách nào có liên quan đến các xu hướng hiện thời khi đô thị là nơi muốn đạt được hoặc khi đô thị sẽ đạt được các mục tiêu đề ra theo các lựa chọn chính sách được đề xuất. Việc mở rộng sự phân tích này vào tương lai thông qua việc sử dụng kịch bản được xây dựng cùng với việc mô hình hóa các công cụ mô hình cho phép đánh giá có tính so sánh các chính sách và con đường chiến lược khác nhau, đồng thời giám sát và phân tích toàn diện hơn về các xu hướng phát triển bền vững.

6.3.3  Dữ liệu còn thiếu

Một số dữ liệu có liên quan có thể hoàn toàn không có, một số có thể khó tìm và một số có thể nằm rải rác tại các tổ chức nào đó. Có thể có sự trùng lặp trong việc thu thập dữ liệu hoặc dữ liệu có thể được thu thập tại các đơn vị khác nhau và từ các nguồn khác nhau.

Có thể không lấp đầy được khoảng trống về dữ liệu lịch sử bằng cách “thu thập lại” dữ liệu và có thể không thu thập được tất cả dữ liệu tương lai được yêu cầu. Một số dữ liệu còn thiếu có thể được ước tính bằng cách nội suy từ các dữ liệu đã biết. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng các dữ liệu thay thế để ước tính dữ liệu còn thiếu.

6.3.4  Diễn giải ngữ cảnh

Hầu hết các chỉ số về môi trường và xã hội là những dấu hiệu không rõ ràng về sự tiến triển. Tuy nhiên, các chỉ số về kinh tế lại không như vậy. Trong những trường hợp này, những thay đổi trong các chỉ số cần được xem xét trong ngữ cảnh của điều kiện cụ thể của khu vực. Các chỉ số này cho thấy thấy tác động của các quyết về định chính sách và các chỉ số cần cho việc đánh giá các quyết định đó và thiết kế chính sách cho tương lai.

Sự phân tích và diễn giải các chỉ số phục hồi này cần được thực hiện trong ngữ cảnh của từng sự thay đổi và những ưu tiên về tính bền vững của đô thị. Mỗi đô thị đều có những đặc trưng riêng, vì thế kết quả đánh giá của đô thị này không nhất thiết phải là chuẩn để so sánh với các đô thị khác có các điều kiện khác biệt.

Những chỉ số về phục hồi là công cụ định lượng để theo dõi sự tiến bộ và để xác định các chiến lược cho một tương lai bền vững và phục hồi hơn. Có hàng loạt các vấn đề khó có thể định lượng hoặc cần định lượng thêm nhưng cần được xem xét trong các quá trình ra quyết định và trong việc hình thành các chính sách chính về biến đổi khí hậu chính và khả năng bền vững. Rất nhiều khía cạnh không thể định lượng được này nằm trong phạm vi về sự phát triển của biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Do đó, các kết quả phân tích cùng với các chỉ số về phục hồi cần được xem là yếu tố quan trọng của quá trình thiết lập chính sách và ra quyết định một cách hiệu quả và hiệu lực.

6.4  Các ưu tiên và cách tiếp cận cho từng đô thị

Tiêu chuẩn này cung cấp một danh mục các chỉ số về khả năng phục hồi và một bộ chỉ số cốt lõi hoàn chỉnh. Vì mỗi đô thị là đơn nhất nên mỗi đô thị sẽ có cách tiếp cận riêng của mình về sự phục hồi và sẽ sử dụng cách tiếp cận này phù hợp với các ưu tiên của riêng mình. Mỗi đô thị quyết định các chỉ số nào trong danh mục này là có liên quan đến những nhu cầu của đô thị và thậm chí có thể phát triển các chỉ số khác cho bối cảnh đặc biệt của riêng mình. Cần có thêm các phân tích đầy đủ về các chỉ số nêu trong tiêu chuẩn này.

Một cách tiếp cận có thể được xem xét để lựa chọn các chỉ số có thể bao gồm những vấn đề dưới đây:

– Xác định những vùng ưu tiên phục hồi chính: Điều này có thể đã có trong kế hoạch hoặc chương trình quốc gia hay của các tổ chức liên quan. Các kế hoạch quốc gia hoặc nghiên cứu quốc tế có thể tạo thành điểm khởi đầu cho việc áp dụng ban đầu các chỉ số về khả năng phục hồi. Những điểm yếu đã được đúc kết từ các đô thị, quốc gia và khu vực khác hoặc các rủi ro tài chính, môi trường hay xã hội đã biết có thể hỗ trợ cho việc lựa chọn các chỉ số.

Các đô thị cũng cần xem xét các mô hình và các xu hướng về biến đổi khí hậu cũng như các tác động của chúng đối với đô thị để xác định các mối nguy thực sự và các rủi ro tiềm ẩn.

– Xác định các dữ liệu nào cần cho những lĩnh vực ưu tiên: Xem xét các dữ liệu sẵn có để đánh giá tính thích hợp của các số liệu thống kê liên quan đến lĩnh vực ưu tiên này. Nếu cần thiết, tập hợp thêm số liệu thống kê hoặc thiết lập dữ liệu điển hình.

– Sưu tập các dữ liệu theo đúng chuỗi thời gian đối với mỗi chỉ số dược lựa chọn.

– Phân tích dữ liệu và ý nghĩa của chúng: Tiến hành đánh giá rủi ro nhằm đánh giá các rủi ro tiềm ẩn có thể liên quan đến hoạt động dự kiến hoặc sự kiện liên quan đến khí hậu. Đánh giá hiệu lực của các chính sách trong quá khứ và hiện tại để giảm thiểu hoặc thích ứng với những mối nguy và rủi ro.

– Xem xét các chính sách phục hồi khác nhau cho tương lai và nhìn nhận những ảnh hưởng có thể xảy ra bằng các số liệu và các mô hình dự báo cho các kịch bản khác nhau. Bằng cách này, đô thị có thể học hỏi được từ quá khứ để phát triển cho tương lai.

– Nếu có thể, sử dụng các kịch bản thay thế được phát triển cùng với việc mô hình hóa các công cụ và các chuỗi thời gian dự kiến nhằm tìm ra những rủi ro trong tương lai. Xem xét việc áp dụng tiêu chuẩn về quản lý như TCVN 37101.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN ISO 18091 (ISO 18091), Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn áp dụng TCVN ISO 9001:2008 tại chính quyền địa phương

[2] TCVN 37101:2018, Phát triển bền vững cho cộng đồng – Hệ thống quản lý về phát triển bền vững – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng

[3] TCVN 37120, Phát triển bền vững cho cộng đồng – Các chỉ số về dịch vụ và chất lượng sống đô thị

[4] TCVN 37151, Hạ tầng thông minh cho cộng đồng – Nguyên tắc và yêu cầu đối với chuẩn đo kết quả hoạt động

[5] Murakami S., Iwamura K., Cole R.J. CASBEE – À decade of Development and Application of an Environmental Assessment System for the Built Environment. Institute for Building Environment and Energy Conservation, Tokyo, 2014

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Hướng dẫn và cách tiếp cận

4.1. Chương trình các đô thị kiểu mẫu bền vững về môi trường của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN/ESC)

4.2  Hướng dẫn cư dân về các đô thị sinh thái sinh quyển: Tạo ra sự cân bằng giữa con người và thiên nhiên cho đô thị và ngoại đô

4.3  Sổ tay hướng dẫn về chỉ mục đa dạng sinh học của đô thị

4.4  Hướng dẫn về các đô thị sinh thái (Eco2): Các đô thị sinh thái như là các đô thị kinh tế (Eco2)

4.5  Các chỉ số chung Châu Âu: Hướng tới một mẫu hình về sự bền vững của địa phương

4.6  Các chỉ số đô thị toàn cầu – Các số liệu thống kê được chọn lọc: kiểm soát kế hoạch về môi trường sống và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

4.7  Khung khái niệm về các đô thị và tăng trưởng xanh

4.8  Khung tham chiếu về các đô thị bền vững (RFSC): Các kết quả kiểm nghiệm và những khuyến nghị

4.9  Dự án đô thị theo mô hình sinh thái (EMCP): Dự án phục hồi vùng, các đô thị theo mô hình sinh thái đi tiên phong trong việc chuyển đổi thành xã hội các bon thấp

4.10  Khu dân cư sinh thái

4.11  Hệ thống đánh giá, xếp hạng Estidama (Pearl Rating system for Estidama) của Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất

4.12  Bộ công cụ hỗ trợ cộng đồng xanh

4.13  Phát triển các đô thị sinh thái có hàm lượng các-bon thấp và hệ thống các chỉ số kết hợp của Trung Quốc

4.14  Các tiêu chuẩn đánh giá đô thị vườn sinh thái quốc gia

4.15  Cách tiếp cận mang tính bền vững về nhà ở xã hội tại Bra-xin (Selo Casa Azul CAIXA)

4.16  Kiểm toán môi trường công: Bối cảnh quốc tế, xu hướng, và các ví dụ cụ thể [Báo cáo và kiểm toán môi trường địa phương và đô thị (CLEAR)]

4.17  Hình thành các quận, huyện sinh thái: Khái niệm và phương pháp thúc đẩy sự bền vững tại các khu vực lân cận

4.18  Chương trình các Đô thị có khí hậu xanh: Phát triển vùng đô thị có hàm lượng các-bon thấp

4.19  Thành phố sinh thái Thiên Tân, Trung Quốc

4.20  Chỉ mục về đô thị xanh: Tóm lược về loạt các nghiên cứu chỉ mục về đô thị xanh

4.21  Đô thị nơi bạn sống thông minh như thế nào? Hỗ trợ các đô thị đo lường sự tiến bộ

4.22  Hướng dẫn người dân hiểu được tiêu chuẩn “LEED®” 1 đối với sự phát triển của các vùng lân cận: Làm thế nào để đánh giá được sự phát triển đó là thông minh và xanh

4.23  Chương trình Phát triển KHÍ HẬU+: Khuôn khổ cho các cộng đồng có môi trường khí hậu tích cực

4.24  Sổ tay hướng dẫn toàn diện về xét duyệt vốn của cộng đồng

4.25  Tiêu chí cộng đồng xanh của doanh nghiệp

4.26  Nền tảng phát triển vùng bền vững: Các đánh giá về sự phát triển vùng

4.27  Tài liệu tóm tắt cơ bản về các chỉ số đô thị toàn cầu

4.28  Các tiêu chuẩn và khung đô thị sinh thái quốc tế

4.29  Thách thức về tạo dựng môi trường sống 2.1: Lộ trình tầm nhìn về một tương lai phục hồi

4.30  Các mục tiêu quốc tế chung

4.31  Đô thị linh hoạt (SlimCity): Sáng kiến công – tư liên ngành về sự bền vững của đô thị

4.32  Hệ thống xếp hạng cộng đồng “Các Công cụ về Tính bền vững để Đánh giá và xếp hạng (STAR)”

4.33  Chỉ mục về Đô thị Bền vững 2010: Xếp hạng 20 đô thị lớn nhất của Vương Quốc Anh

4.34  Chương trình các cộng đồng bền vững

4.35  Chương trình các đô thị bền vững

4.36  Các cộng đồng BEEAM – Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật

4.37  Hệ thống đánh giá toàn diện về hiệu quả của môi trường đã tạo dựng đối với các đô thị (CASBEE®)

4.38  Hội đồng Xây dựng Bền vững Đức

4.39  Hệ thống chỉ mục phát triển đô thị sinh thái

4.40  Các cộng đồng ngôi sao xanh: Hướng dẫn cho chính quyền địa phương

4.41  Hệ thống đánh giá, xếp hạng các thị trấn xanh IGBC (đối với các thị trấn và các vùng phát triển có quy mô lớn) – Hướng dẫn tham khảo rút gọn

4.42  LEED® đối với phát triển các vùng lân cận

4.43  Kiểm toán môi trường đối với con người và nơi ở: Chương trình phân tích tài nguyên và năng lượng (REAP)

4.44  Triển vọng đa dạng sinh học và các đô thị – Hành động và chính sách: Đánh giá toàn cầu về sự liên kết giữa đô thị hóa, đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái

4.45  Báo cáo đánh giá toàn cầu về giảm rủi ro thiên tai

4.46  Thuật ngữ UNISDR về giảm rủi ro thiên tai

4.47  Báo cáo về khả năng cạnh tranh toàn cầu từ 2013 đến 2014

4.48  Quan hệ đối tác vì sự hoàn hảo trong dịch vụ: Báo cáo đo lường hiệu quả hoạt động

4.49  Đối mặt với thách thức về biến đổi khí hậu: Kế hoạch hành động TRCA cho môi trường sống của đô thị

4.50  EPI 2012: Chỉ mục hiệu quả hoạt động về môi trường và chỉ mục hiệu quả hoạt động môi trường theo xu hướng mang tính thí điểm

4.51  Chỉ mục các đô thị toàn cầu 2012 và triển vọng của các đô thị mới nổi

4.52  Trạng thái của các đô thị trên thế giới 2012 – 2013: Sự phồn vinh của các đô thị

4.53  Các đô thị thịnh vượng hơn, trong lành hơn: Cách thức mà sự biến đổi khí hậu mang lại cho các đô thị thịnh vượng hơn, trong lành hơn

4.54  Báo cáo địa phương về chuẩn đối sánh theo Luật 84 của thành phố Niu Oóc

4.55  Sự phát triển vùng BREEAM-NL – Nhãn cho sự phát triển vùng bền vững: Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật

4.56  Xây dựng năng lực để tích hợp việc giảm rủi ro thảm họa thiên nhiên vào quản lý miền ven biển ở In-đô-nê-xi-a

4.57  Giao thức GHG đối với các phát thải khí nhà kính ở quy mô cộng đồng (GPC)

4.58  Các chỉ số phát triển bển vững của Vương Quốc Anh

4.59  PAS 2070 – Quy định về đánh giá phát thải khí nhà kính đối với đô thị: Chuỗi cung ứng bổ sung trực tiếp và các phương pháp luận dựa trên sự tiêu thụ

4.60  Hệ thống các chỉ số về hiệu suất ngành nước (WS-PIS)

4.61  Các chỉ số liên quan đến sự thích ứng với biến đổi khí hậu

4.62  Chiến lược phát triển bền vững của chính phủ Vương quốc Anh

4.63  Các dấu vết sinh thái của các đô thị và vùng tại Canada

4.64  Các chỉ số về rủi ro do thiên tai và quản lý rủi ro: Chương trình dành cho các nước Mỹ Latin và báo cáo tóm lược về vùng Ca-ri-bê (xuất bản lần thứ 2)

4.65  Các đô thị chuẩn bị cho sự biến đổi khí hậu: Nghiên cứu về 6 vùng đô thị

4.66  Các chỉ số bền vững: Các đô thị giám sát và đánh giá sự thành công của mình như thế nào

4.67  Các chỉ số thích ứng với biến đổi khí hậu: Đánh giá theo khung logic và phân tích theo chỉ số về những đóng góp hai chiều và khu vực của SIDA đối với khung sáng kiến về biến đổi khí hậu

4.68  Các chỉ số về chất lượng cuộc sống ở London: Báo cáo năm 2012

4.69  Đo lường sự bền vững của đô thị: Phân tích việc áp dụng Giải thưởng Thủ đô Xanh của Châu Âu năm 2010 và 2011

4.70  Đo lường sự bền vững của đô thị: Dự án Houston

4.71  Đầu tư vào tăng trưởng bền vững: Giám sát sự bền vững ở Rotterdam năm 2012

4.72  Đô thị Rừng Quốc gia

4.73  Chỉ mục về xây dựng đối với các đô thị sinh thái

4.74  Hệ thống tham chiếu quản lý đối với hoạt động quản lý bền vững

4.75  Cách thức tích hợp và xác định giá trị của 3 khía cạnh phát triển bền vững từ quan niệm đến xây dựng dự án

4.76  Từ chiến lược đến đánh giá: Các chìa khóa thành công trong Chương trình Nghị sự Địa phương 21 – Tài liệu tham chiếu đối với việc đánh giá các dự án phát triển bền vững

4.77  Các Dự án Phát triển Bền vững Vùng và Chương trình nghị sự địa phương 21

4.78  Tài liệu tham chiếu: Phát triển Bền vững đối với Thủ đô Paris

4.79  Các chỉ số phát triển bền vững: Các chỉ số đối với chiến lược quốc gia về phát triển bền vững năm 2010 – 2013

4.80  Các chỉ số phát triển bền vững đối với việc đánh giá các dự án chỉnh trang đô thị: Mô hình INDI RU 2015

4.81  Một số cách tiếp cận và chỉ số khu vực và một số chỉ số liên quan đến sự gắn kết xã hội

4.82  Khung tham chiếu cho các đô thị bền vững

4.83  Chẩn đoán về sự phát triển bền vững của các đô thị

4.84  Hướng dẫn về chất lượng môi trường trong kiến trúc và quy hoạch đô thị

4.85  Đô thị và vùng lân cận bền vững

4.86  Đô thị Baro: Chú trọng vào lãnh thổ

4.87  Hiến chương về các vùng sinh thái lân cận: Dự án dựa trên sự tư vấn và thí điểm

4.88  Hiến chương về phát triển bền vững và môi trường sống

4.89  Thẻ điểm cân bằng về sự phục hồi sau thiên tai đối với các đô thị của UNISDR

4.90  Các chỉ số về sự tiến bộ của UNISDR

4.91  Khung giảm rủi ro thiên tai sau 2015 của UNISDR: Đề xuất về giám sát sự tiến bộ

4.92  Công cụ tự đánh giá chính quyền địa phương của UNISDR

4.93  Báo cáo về việc phục hồi dho các đô thị năm 2012 của UNISDR)

4.94  10 nguyên tắc thiết yếu mới của UNISDR về khả năng phục hồi của đô thị

4.95  Chỉ mục Thích ứng Toàn cầu của Đại học Notre Dame

4.96  Báo cáo Nghiên cứu về các Đô thị Phục hồi (Grosvenor)

4.97  Khung về Sự phục hồi của Đô thị

4.98  Chỉ mục về Sự phục hồi Toàn cầu FM 2014

4.99  Chỉ mục về Rủi ro Khí hậu Toàn cầu 2015

4.100  Chỉ mục về Quản lý Rủi ro – InfoRM

4.101  Chỉ mục về Giảm Rủi ro ở Tây Phi

4.102  Bộ Công cụ cho các Đô thị Phục hồi – Hạ tầng, Công nghệ và Quy hoạch đô thị

4.103  Kế hoạch Phục hồi Oregon

4.104  Khung về Ranh giới Hành tinh

4.105  Mô hình Kinh tế học Doughnut

4.106  Chiến lược Phục hồi cho Greater Christchurch

4.107  Các Quyết định Đầu tư của Khu vực Tư nhân trong Xây dựng: Gia tăng, Quản lý và Chuyển đổi các Rủi ro: Nghiên cứu điển hình tại Lagos, Ni-giê-ni-a

4.108  Các Lựa chọn Đầu tư Du lịch và Rủi ro Lũ lụt: Nghiên cứu điển hình minh họa về khu nghỉ dưỡng tại đảo Denarau, Fi-ji

4.109  Quản lý rủi ro lũ lụt và vai trò của khu vực tư nhân ở Anh

4.110  Giá trị của việc Giảm thiểu Rủi ro Địa chấn ở Canterbury, Niu Di Lân

4.111  Quy hoạch sử dụng đất chưa đúng là nguyên nhân gây ra lũ lụt: Nghiên cứu điển hình Alba (Piedmont, l-ta-ly)

4.112  Các Quyết định Đầu tư của Khu vực Tư nhân trong Xây dựng: Gia tăng, Quản lý và Chuyển đổi Rủi ro: Nghiên cứu điển hình của Thái lan

4.113  Báo cáo Nghiên cứu Điển hình của UNISDR

4.114  Hệ thống xếp hạng REDi

4.115  Khung Phục hồi của Cộng đồng IFRC

4.116  Kế hoạch Thích ứng Khí hậu Copenhagen

4.117  Hướng dẫn Sử dụng Đất đai dựa vào Quản lý Rủi ro

4.118  Tăng cường Khả năng Phục hồi việc Cung cấp

4.119  Dự án Thí điểm về Đô thị thông minh

4.120  Dự án Thí điểm về Đô thị Haimian

4.121  Dự án thực nghiệm vùng và đô thị có lượng các bon thấp

4.122  Hướng dẫn đánh giá toàn diện về chính quyền địa phương

4.123  Chiến lược Phát triển Bền vững của Tây Ban Nha

4.124  Chương trình Công tác về Tiêu chuẩn hóa của Tây Ban Nha

4.125  Sự Phát triển Từng bước của các Mô hình Đô thị Thông minh tại Áo

5  Phân tích các chỉ số

5.1 Phân tích khoảng trống của TCVN 37120 – Các chỉ số về khả năng phục hồi

5.2  Phân tích và mối tương quan giữa các hướng dẫn và cách tiếp cận với những mục tiêu, vấn đề của TCVN 37101

5.3  Phân tích về các hướng dẫn và cách tiếp cận CASBEE®

5.4  Phân tích và sự tương quan của 10 chỉ số cơ bản mới UNISDR tại TCVN 37120

6  Lựa chọn các chỉ số

6.1  Giới thiệu chung

6.2  Thu thập thông tin

6.3  Xem xét thống kê: Chuỗi thời gian, thiếu dữ liệu và diễn giải trong ngữ cảnh

6.4  Các ưu tiên và cách tiếp cận cho từng đô thị

Thư mục tài liệu tham khảo

1 LEED là một ví dụ cho sản phẩm có sẵn trên thị trường. Thông tin này được đưa ra nhằm giúp người sử dụng tài liệu này một cách thuận tiện.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO/TR 37121:2018 (ISO/TR 37121:2017) VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CỘNG ĐỒNG – DANH MỤC CÁC HƯỚNG DẪN VÀ CÁCH TIẾP CẬN HIỆN HÀNH VỀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI TẠI CÁC ĐÔ THỊ
Số, ký hiệu văn bản TCVNISO/TR37121:2018 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Ngày ban hành 01/01/2018
Cơ quan ban hành Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản