TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO/TS 14048:2015 (ISO/TS 14048:2002) VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI CỦA SẢN PHẨM – ĐỊNH DẠNG TÀI LIỆU VỀ DỮ LIỆU

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 01/01/2015

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN ISO/TS 14048:2015

ISO/TS 14048:2002

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI CỦA SẢN PHẨM – ĐỊNH DẠNG TÀI LIỆU VỀ DỮ LIỆU

Environmental management – Life cycle assessment – Data documentation format

Lời nói đầu

TCVN ISO/TS 14048:2015 hoàn toàn tương đương với ISO/TS 14048:2002,

TCVN ISO/TS 14048:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 207 Quản lý môi trường biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này đưa ra khuôn khổ và các yêu cầu đi với việc thiết lập một cách rõ ràng hệ thống tài liệu liên quan của dữ liệu phân tích kiểm kê vòng đời (LCI). Căn cứ theo nhng khuôn khổ chung về đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA) như đã được quy định trong TCVN ISO 14040, và các yêu cầu cũng như hướng dẫn về LCI như đã được nêu tại TCVN ISO 14041, tiêu chuẩn này giúp nâng cao tính minh bạch khi báo cáo, diễn giải và đánh giá tng thể về thu thập dữ liệu, về tính toán dữ liệu, về chất lượng dữ liệu và chất lượng báo cáo dữ liệu, cũng như đơn giản hóa việc trao đi dữ liệu. Tiêu chuẩn này hỗ trợ trong việc sử dụng và phát triển LCA, nó cũng trợ giúp mang tính khi đầu cho những người cung cấp dữ liệu, những người thực hiện LCA và những người phát triển hệ thống thông tin LCA.

Định dạng tài liệu về dữ liệu là nền tảng để báo cáo dữ liệu LCI về tuân thủ các yêu cầu của TCVN ISO 14040 và TCVN ISO 14041 về thu thập dữ liệu, về chất lượng dữ liệu và chất lượng của tài liệu v dữ liệu. Nó cũng giúp việc diễn giải các dữ liệu LCI như mô tả trong TCVN ISO 14043. Thêm vào đó, như trong TCVN ISO 14042, định dạng tài liệu về dữ liệu cũng cho phép việc lập và sử dụng các thông tin quan trọng phục vụ Đánh giá tác động vòng đời (LCIA), bao gồm thông tin về môi trường, điều kin môi trường và địa điểm.

Định dạng tài liệu về dữ liệu cũng giúp hỗ trợ việc trao đổi dữ liệu LCI mà không bị mất đi sự minh bạch. Tiêu chuẩn này không đưa ra các yêu cầu c thể về việc thực hiện trao đổi dữ liệu. Tuy nhiên, nó cũng cho phép linh hoạt trong thiết kế các phương thức trao đi dữ liệu khác nhau và trong các cách định dạng thông tin dữ liệu, cũng như các công cụ phn mm mà vẫn hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu về thông tin dữ liệu tài liệu nêu trong tài liệu này.

Mặc dù mục đích chủ yếu là thiết lập h thống tài liệu về dữ liệu vòng đời, nhưng định dạng tài liệu v dữ liệu cũng có thể được sử dụng cho quản lý dữ liệu môi trường, ví dụ, để báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện và đ làm chuẩn mực so sánh.

Khi nảy sinh các yêu cầu hay nhu cầu lớn hơn trong sử dụng định dạng dữ liệu, định dạng và cu trúc đã bao hàm này có th được mở rộng để có thể bao gm các thông tin b sung, ví dụ, như thông tin từ đánh giá kết quả thực hiện môi trường, sức khỏe và an toàn và chi phí vòng đời.

Tiêu chuẩn này bao gồm một danh sách đầy đủ về các yêu cầu, không ch đơn thuần là một bn Quy định kỹ thuật mang tính thủ tục. Tiêu chuẩn này nêu cụ thể về các yêu cầu thiết lập thành tài liệu chung đối với dữ liệu LCI, được mô tả trong tiêu chuẩn TCVN ISO 14040, và cách thức phân chia thành các trường dữ liệu. Mỗi trường dữ liệu gồm phần lời, trong một số trường hợp được lựa chọn từ một danh mục cụ thể, hoặc dữ liệu định lượng. Ý nghĩa của mỗi trường dữ liệu được nêu bằng một phần li mô tả ngắn gọn. Bản thân cu trúc của tài liệu cũng đã quy định mối quan hệ giữa các trường d liệu.

Việc quy định, cách diễn giải và áp dụng định dạng tài liệu về dữ liệu được mô tả tại các phần khác nhau của tiêu chuẩn này và bao gồm:

– Điều 5 nêu quy định và cấu trúc của định dạng tài liệu về dữ liệu và tên của tất cả các trường dữ liệu;

– Điều 6 nêu quy định về các dạng dữ liệu được sử dụng trong định dạng tài liệu về dữ liệu;

– Điều 7 nêu quy định v các danh mục được sử dụng trong định dạng tài liệu về dữ liệu;

– Phụ lục A nêu các yêu cầu định dạng và các cách mô tả mang tính diễn giải mi trường dữ liệu giúp người sử dụng hiểu được thông tin nào phải được đưa vào môi trường;

Ph lục B nêu ví dụ chi tiết về việc sử dụng định dạng tài liệu về dữ liệu.

 

QUN LÝ MÔI TRƯỜNG – ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI CỦA SẢN PHẨM – ĐỊNH DẠNG TÀI LIỆU VỀ DỮ LIỆU

Environmental management – Life cycle assessment – Data documentation format

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này nêu các yêu cầu và cu trúc cho một đnh dạng tài liệu về dữ liệu, được sử dụng để xác lập một cách minh bạch và rõ ràng các tài liệu và để trao đổi dữ liệu Đánh giá vòng đời Sản phẩm (LCA) cũng như các dữ liệu Kiểm kê vòng đời (LCI), bằng việc quy định và cấu trúc các thông tin liên quan, cho phép thiết lập tài liệu về dữ liệu, báo cáo thu thập dữ liệu, tính toán dữ liệu và chất lượng dữ liệu luôn nhất quán.

Định dạng tài liệu về dữ liệu quy định các yêu cầu về phân chia tài liệu dữ liệu vào các trường dữ liệu, kèm với việc mô tả diễn giải. Việc mô tả của mỗi trường dữ liệu còn được quy định chi tiết hơn nhờ cu trúc định dạng tài liệu về dữ liệu.

Tiêu chuẩn này được áp dụng để quy định và cấu trúc các biểu mẫu câu hi điều tra và các hệ thống thông tin. Tuy nhiên, nó cũng có thể được áp dụng vào các khía cạnh khác của việc quản lý dữ liệu môi trường.

Tiêu chuẩn này không bao gồm các yêu cầu về độ hoàn chnh của tài liệu dữ liệu. Định dạng tài liệu về dữ liệu độc lập với mọi phần mềm hoặc mọi dạng cơ sở dữ liệu hiện đang được áp dụng.

Tiêu chuẩn này không yêu cầu bất kỳ các giải pháp mang tính tnh tự, đ thị hay có tính quy trình cụ th nào để trình bày hoặc xử lý dữ liệu, cũng như không yêu cầu phi mô tả các phương pháp luận gắn với mô hình cụ thể đối với các dữ liệu LCI và LCA.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rt cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nht, bao gồm c sửa đổi, b sung (nếu có).

TCVN ISO 9000:2000 (ISO 9000:2000)1, Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và Từ vựng

TCVN ISO 14040:2000 (ISO 14040:1997)2, Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời của sản phẩm – Nguyên tắc và khuôn kh;

TCVN ISO 14041:20003 (ISO 14041:1998), Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời của sản phẩm – Định nghĩa mục tiêu và phạm vi, và phân tích kim kê;

TCVN ISO 14042:20003, Qun lý môi trường – Đánh giá vòng đời sản phẩm – Đánh giá tác động vòng đời

TCVN ISO 14043:20003, Qun lý môi trường – Đánh giá vòng đời sản phẩm – Diễn giải vòng đời;

ISO 8601:2000, Các yếu tố dữ liệu và các định dạng có sự trao đổi tương tác – Trao đổi thông tin – trình bày ngày và thời gian.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong: TCVN ISO 14040, TCVN ISO 14041, TCVN IS14042, TCVN ISO 14043 và các thuật ngữ sau

3.1

Nguồn dữ liệu (data source)

Nguồn gốc của dữ liệu

3.2

Kiểu dữ liệu (data type)

Bản chất của dữ liệu

 DỤ: Các đơn vị, tính định lượng, chuỗi dữ liệu dạng ngn, dữ liệu dạng thuần về mô t, dữ liệu dạng số, dữ liệu lôgic.

3.3

Trường dữ liệu (data field)

Vật, nơi chứa một loại dữ liệu cụ thể với kiểu dữ liệu đã quy định.

3.4

Định dạng tài liệu về dữ liệu (data documentation format)

Cấu trúc của dạng tài liệu về dữ liệu

CHÚ THÍCH: Định dạng dữ liệu bao gồm các trường dữ liệu, các tập hợp trường dữ liệu, và mối quan hệ của chúng.

3.5

Tính đại diện (representativeness)

Đánh giá mang tính đnh tính về mức độ mà dữ liệu phn ánh tính đúng đắn về đặc tính quan tâm của tng thể.

CHÚ THÍCH 1: Việc xem xét này bao gồm tất cả, ví dụ: về địa lý, thời gian và công ngh.

CHÚ THÍCH 2: Xem ISO 14041:1998, 5.3.6.

3.6

Danh pháp (nomenclature)

Tập hợp các quy tắc để đặt tên và phân loại dữ liệu theo một cách nhất quán và duy nhất.

3.7

Chất lượng dữ liệu (data quality)

Đặc tính của dữ liệu tự nó đã chứa đựng kh năng đáp ng các yêu cầu đã được công bố.

[TCVN ISO 14041:2000 (ISO 14041:1998)]

3.8

Quá trình đơn v (unit process)

Phần nhỏ nht của một hệ thống sản phẩm mà đối với nó, dữ liệu được thu thập khi thực hiện đánh giá vòng đời sản phẩm.

[TCVN ISO 14040:2000]

3.9

Quá trình (process)

Một tập hợp các hoạt động có liên quan hoặc tương tác lẫn nhau để chuyển đổi đầu vào thành đầu ra.

[TCVN ISO 9000:2000]

3.10

Hệ thống sản phẩm (product system)

Tập hợp các quá trình đơn vị được gắn kết về vật chất và năng lượng đ thực hiện một hoặc nhiều chức năng đã được xác định.

[TCVN ISO 14040:2000]

CHÚ THÍCH: Với mục đích của tiêu chuẩn này, từ “sản phẩm” khi được sử dụng riêng sẽ bao gồm không ch các hệ thống sản phẩm mà còn cả các hệ thống dịch vụ.

3.11.

Vòng đời (life cycle)

Các giai đoạn liên tiếp và liên kết với nhau của một hệ thống sản phẩm, từ quá trình chuyển đi nguyên liệu thô hoặc tạo ra các nguồn lực tự nhiên cho đến khi thi b cuối cùng.

(TCVN ISO 14040:2000}

3.12

Dòng tham chiếu (Reference flow)

Số đo biểu thị qua đơn vị chức năng của những đầu ra từ các quá trình được xem là cần thiết trong một hệ thống sản phẩm và nó phải đạt để đáp ứng chức năng này.

[ISO 14041:1998, sửa đổi]

3.13

Bên được ủy quyền về dữ liệu (data commissioner)

Người hoặc tổ chức được ủy quyền thu thập và lập tài liệu về dữ liệu

3.14

Bên tạo lập dữ liệu (data generator)

Người hoặc tổ chức chịu trách nhiệm mô hình hóa một quá trình và thu thập, hoặc cập nhật dữ liệu.

3.15

Bên nhập dữ liệu (data documentor)

Người hoặc tổ chức chịu trách nhiệm nhập dữ liệu vào định dạng tài liệu về dữ liệu để sử dụng.

4  Định dạng và báo cáo

4.1  Định dạng

Việc sắp xếp thông tin vào các trường dữ liệu của một định dạng tài liệu về dữ liệu, được gọi là định dạng. Định dạng bao gồm:

– Diễn giải và đánh giá thông tin gc vào các hạng mục của phạm vi áp dụng thuộc định dạng tài liệu về dữ liệu;

– Tạo cu trúc thông tin gốc để đưa vào định dạng tài liệu về dữ liệu;

– Nhập các thông tin đã được cấu trúc vào các trường dữ liệu của định dạng tài liệu về dữ liệu;

Những yêu cầu dưới đây được áp dụng cho việc định dạng:

– Thông tin phải được nhập vào các trường dữ liệu thích ứng của định dạng tài liệu về dữ liệu;

– Người nhập dữ liệu đảm bảo rng tất cả các dữ liệu liên quan ti quá trình nêu trong tài liệu chưa được định dạng mà chúng được xem là quan trọng về môi trường, s được chuyn đổi thích hợp và không bị sai lch. Phải lý giải và thiết lập tài liệu có cân nhắc đến các thông tin bị b qua hoặc bị sửa đổi;

– Có sự phân biệt rõ ràng giữa giá tr bằng không và không có dữ liệu (một trường dữ liệu rỗng);

– Quá trình thiết lập thành tài liệu các quá trình hay các lần cập nhật khác nhau v.v…., sẽ được thể hiện bởi một t hợp duy nhất của số nhận diện và số biểu thị lần đã xem xét.

4.2  Báo cáo

Việc định dạng thông tin về một quá trình để đưa vào trong một định dạng tài liệu về dữ liệu nêu trong Tiêu chuẩn này sẽ cho một tài liệu (được) cấu trúc, ví dụ một báo cáo.

Trường hợp được nêu trong Phụ lục B có thể được coi như là một ví dụ về một báo cáo. Không cần phải ch ra các trường dữ liệu rỗng.

Tiêu chuẩn này không bao gồm các yêu cầu v độ hoàn chnh của việc thiết lập tài liệu. Điều này có thể giúp cho định dạng tài liệu về dữ liệu được sử dụng ở nhiều dạng báo cáo tóm tắt xác định khác nhau, ví dụ những báo cáo chỉ bao gồm một tập hợp con của một tài liệu đầy đủ. Những báo cáo tóm tắt như vậy có thể được dùng để thông tin tới người sử dụng các dữ liệu được ghi lại về tính thích hợp của một tập hợp dữ liệu tương ứng đối với một ng dụng đã cho. Nếu có thể áp dụng, một ghi chú rằng một tập hợp con định dạng tài liệu về dữ liệu đã được sử dụng, phải được đưa vào trong báo cáo.

5  Yêu cầu kỹ thuật của định dạng tài liệu về dữ liệu

5.1  Khái quát

Điều này mô tả cách tổ chức tổng thể việc định dạng tài liệu về dữ liệu, được hiểu như là một danh sách các yêu cầu chi tiết và tách biệt.

Điều này định rõ việc phân chia định dạng tài liệu về dữ liệu thành các trường dữ liệu riêng biệt. Mỗi trường dữ liệu gồm phần lời, trong một số trường hợp được lựa chọn từ một bn danh mục hay dữ liệu định lượng cụ thể. Việc diễn giải mỗi trường dữ liệu được quy định cụ thể trong phần lời mô tả ngắn gọn ở Phụ lục A. Cấu trúc của điều này định rõ mối quan hệ giữa các trường dữ liệu tách biệt. Các yêu cầu cần cho việc áp dụng thông tin điện tử được nêu trong Phụ lục A.

Ví dụ về việc sử dụng định dạng tài liệu về dữ liệu được nêu tại Phụ lục B, như  một ví dụ về việc xử lý dữ liệu trên các văn bản.

Các số tham chiếu tương ứng ở trong các bảng biểu của các Phụ lục được chỉ ra sau mỗi trưng dữ liệu được nêu trong mục này, ví dụ Các điều kin vận hành (1.1.6.5). Hơn thế, khcó thể áp dụng, nó cũng có thể dùng việc viện dẫn đến một hệ thống danh pháp xác định, ví dụ với nội dung được trình bày trong Điu 7 có thể liên quan đến danh mục tên gọi nêu ở 7.3.

Định dạng tài liệu về dữ liệu gồm 3 phn như sau:

– Một phần về quá trình, trong đó bao gồm mô tả quá trình và các đầu vào, đầu ra;

– Một phần về mô hình hóa và thm định;

– Một phần về thông tin qun trị.

Việc lập tài liệu dữ liệu của một quá trình được minh họa trong Hình 1.

Hình 1 – Các khái niệm về định dạng tài liệu về dữ liệu

5.2  Quá trình

5.2.1  Khái quát

Một tập hợp các trường dữ liệu được gọi là quá trình thu nhận dữ liệu và thiết lập tài liệu. Quá trình này mô tả các đặc tính của quá trình đã được mô hình hóa, k c việc thiết lập tài liệu về các chi tiết kỹ thuật, các thông số định lượng của nó cũng như mô t các ngữ cảnh liên quan để mô hình đó có hiệu lực

Quá trình (1) phải gồm 2 phần, cụ thể là:

– Một tập hợp các trường dữ liệu để mô tả quá trình (1.1);

– Một số lượng không giới hạn về các tập trường dữ liệu đối với các đầu vào và đầu ra (1.2).

5.2.2  Mô tả quá trình

Việc mô tả quá trình diễn giải quá trình đơn vị hoặc sự kết hợp của các quá trình đơn vị. Nó bao gồm tên, chức năng, phạm vi kỹ thuật, v.v…

Các ví dụ về các quá trình là:

– Một quá trình đơn vị;

– T hợp bất kỳ của các quá trình đơn vị;

– Các kích bn công nghệ, ví dụ, các mô hình của các quá trình đơn vị mô tả các trường hợp công nghệ xấu nht, tốt nht đã có hoặc trong tương lai.

Mô tả quá trình hoàn toàn độc lập vi các thủ tục phân định đã chọn. Các th tục phân định được miêu tả trong phần mô hình hóa và thm định.

Mô t quá trình sẽ bao gồm những nội dung sau:

a) Một trường dữ liệu đối với Tên (1.1.1) của quá trình;

b) số lượng không giới hạn các tp của các trường dữ liệu đối với lớp (1.1.2) của quá trình được th hiện bởi:

– Một trường dữ liệu đối với một Tên rõ ràng (1.1.2.1đặt danh pháp 7.1 xác định người sử dụng);

– Một trường dữ liệu về tài liệu tham khảo đối với tài liệu viện dẫn (1.1.2.2);

c) Một tập hợp các trường dữ liệu về các dữ liệu định lượng tham chiếu (1.1.3) mà tất cả các dữ liệu đều có liên quan đến, ví dụ đơn v chức năng hoặc dòng tham chiếu, được th hiện bởi:

– Một trường dữ liệu về Kiểu loại (1.1.3.1, danh pháp 7.3);

– Một trường dữ liệu về Tên (1.1.3.2);

– Một trường dữ liệu về Đơn vị (1.1.3.3, danh pháp 7.3);

– Một trường dữ liệu về lượng (1.1.3.4);

d) Một trường dữ liệu mô tả ngắn về Phạm vi kỹ thuật (1.1.4, đặt danh pháp 7.3) của quá trình;

e) Một trường dữ liệu về Kiểu tổ hợp (1.1.5danh pháp 7.2);

f) Một tập hợp các trường dữ liệu về Công nghệ (1.1.6) mô t việc ứng dụng các công nghệ dự định vào quá trình, được thể hiện bởi:

– Một trường dữ liệu về Ký hiệu miêu tả ngắn về công nghệ (1.1.6.1);

– Một trường dữ liệu về nội dung và chức năng kỹ thuật (1.1.6.2);

– Một trường dữ liệu về Hình ảnh công nghệ (1.1.6.3) (không nên sử dụng khi mô tả chi tiết một hệ thống sản phẩm);

– Một trường dữ liệu về các thành phần của quá trình (1.1.6.4) (sử dụng khi quá trình được lập tài liệu là một tập hợp của các quá trình đã được lập tài liệu riêng rẽ), được thể hiện bởi:

– Số lượng không giới hạn các trường dữ liệu về mô tả các quá trình đã được bao gồm (1.1.6.4.1);

– Số lượng không giới hạn các trường dữ liệu về các dòng sản phẩm trung gian (1.1.6.4.2), được thể hiện bởi:

I) Một trường dữ liệu về quá trình nguồn (1.1.6.4.2.1), từ đó sinh ra sản phẩm trung gian;

II) Một trường dữ liệu về nguồn đầu vào và đầu ra (1.1.6.4.2.2), đặt tên cho sản phẩm trung gian ở quá trình nguồn;

III) Một trường dữ liệu về nguồn của đầu vào và đầu ra (1.1.6.4.2.3), đặt tên cho sản phẩm trung gian ở quá trình đích đến;

IV) Một trường dữ liệu về quá trình đích đến (1.1.6.4.2.4), là nơi mà sản phẩm trung gian được đưa tới;

– Một trường dữ liệu mô tả các điều kiện vận hành (1.1.6.5);

– Một tập hợp các trường dữ liệu về mô hình toán học (1.1.6.6), được th hiện bởi:

– Số lượng không giới hạn các trường dữ liệu về công thức (1.1.6.6.1);

– S lượng không giới hạn các trường dữ liệu về tên biến số (1.1.6.6.2);

– Số lượng không giới hạn các trường dữ liệu về giá trị của biến (1.1.6.6.3);

g) Một tập hợp các trường dữ liệu về khoảng thời gian có hiệu lực (1.1.7) như thông tin được sử dụng để mô tả khoảng thời gian bao trùm dữ liệu (xem ISO 14041:1998, 5.3.6), được thể hiện bởi;

– Một trường dữ liệu về ngày bắt đầu (1.1.7.1);

– Một trường dữ liệu về ngày kết thúc (1.1.7.2);

– Một trường dữ liệu về mô tả khoảng thời gian (1.1.7.3);

h) Một tập hợp các trường dữ liệu về thông tin đa lý có hiệu lực (1.1.8) như thông tin được sử dụng đ mô tả các dữ liệu về tình trạng địa lý (xem ISO 14041:1998 mục 5.3.6), được thể hiện bởi:

– Một số lượng không giới hạn các trường dữ liệu về Tên vùng (1.1.8.1, danh pháp 7.3);

– Một trường dữ liệu về mô tả vùng (1.1.8.2);

– Số lượng không giới hạn các trường dữ liệu về các đa điểm (1.1.8.3);

– Số lượng không giới hạn các trường dữ liệu về quy chiếu Thông tin Địa lý theo hệ thống (GIS) (1.1.8.4, danh pháp 7.3);

i) Một tập hợp các trường dữ liệu v các yêu cầu d liệu (1.1.9) với các thông tin được sử dụng để mô tả lĩnh vực công nghệ của dữ liệu (xem ISO 14041:1998, 5.3.6), được thể hiện bởi:

– Một tập hợp các trường dữ liệu về thủ tục lấy mẫu (1.1.9.1) mô tả cách thức quá trình được chọn t tập hợp mà dữ liệu có hiệu lực;

– Số lượng không giới hạn các trường dữ liệu về các đa điểm lấy mẫu (1.1.9.2);

– Một trường dữ liệu về số các địa điểm (1.1.9.3);

– Một tập hợp các trường dữ liệu về khối lượng mẫu (1.1.9.4), được th hiện bởi:

– Một trường dữ liệu về giá trị tuyệt đối (1.1.9.4.1);

– Một trường dữ liệu về giá trị tương đối (1.1.9.4.2).

5.2.3  Đầu vào và đầu ra

Những dữ liệu đã thu thập được, dù là nhờ đo, nhờ tính toán hay ước lượng, được sử dụng để lượng hóa đầu vào và đầu ra của quá trình. Nhng đề mục chính mà theo đó dữ liệu có thể được phân loại, bao gồm

– Đầu vào năng lượng, đầu vào nguyên liệu thô, đầu vào phụ trợ, các đầu vào lý học khác;

– Các sản phẩm,

– Các nguồn phát thải vào không khí, vào nước, vào đất, các khía cạnh môi trường khác.

Trong những đề mục này, các đầu vào và đầu ra riêng lẻ phải được xử lý chi tiết hơn nữa đ thỏa mãn mục tiêu của nghiên cứu (ISO 14041:1998, 4.4).

Hệ thống tài liệu đầu vào và đầu ra phải bao gm những nội dung sau:

a) Một trường dữ liệu về số nhận dạng (1.2.1);

b) Một trường dữ liệu về Hướng (1.2.2, danh pháp 7.2);

c) Một trường dữ liệu về Nhóm (1.2.3, danh pháp 7.3);

d) Một trường dữ liệu về môi trường tiếp nh(1.2.4, danh pháp 7.2);

e) Một trường dữ liệu về Quy định môi trường tiếp nhận (1.2.5, danh pháp 7.3);

f) Một tờng dữ liệu về điều kiện môi trường (1.2.6);

g) Một trường dữ liệu về vị trí đa lý (1.2.7).

h) Một tập hợp các trường dữ liệu về hệ thống bên ngoài liên quan (1.2.8) ch dẫn nguồn gốc của một đầu vào hoặc đích đến của đầu ra, được th hiện bởi:

– Một trường dữ liệu về Nguồn gốc hoặc điểm đến (1.2.8.1);

– Một trường dữ liệu về Kiu vận chuyn (1.2.8.2);

– Một trường dữ liệu về Tham khảo thông tin (1.2.8.3).

i) Một trường dữ liệu về vị trí nội bộ (1.2.9) bao gồm một mô tả ngắn gọn về việc sử dụng nội bộ một đầu vào hoặc đầu ra;

j) Một tập hợp các trường dữ liệu về Tên (1.2.10) của đầu vào hoặc đầu ra, được thể hiện bởi:

– Một trường dữ liệu về đ mục tên (1.2.10.1);

– Một trường dữ liệu vin dẫn đến đanh pháp (1.2.10.2, danh pháp 7.3)

– Một trường dữ liệu về Quy định tên (1.2.10.3)

k) Số lượng không giới hạn các tập hợp các trường dữ liệu về đặc tính (1.2.11), được thể hiện bởi:

– Một trường dữ liệu v Tên (1.2.11.1);

– Một trường dữ liệu về Đơn vị (1.2.11.2, danh pháp 7.3);

– Một trường dữ liệu về số lượng (1.2.11.3);

I) S lượng không giới hạn các tập hợp các trường dữ liệu về số lượng (1.2.12), được thể hiện bởi: Một trường dữ liệu về Tên (1.2.12.1, danh pháp 7.3);

– Một tập hợp các trường dữ liệu về Đơn vị (1.2.12.2), được thể hiện bởi:

– Một trường dữ liệu về Biu tượng hoặc tên (1.2.12.2.1, danh pháp 7.3);

– Một trường dữ liệu về Giải thích (1.2.12.2.2);

– Số lượng không gii hạn các tập hợp các trường dữ liệu về Thông s (1.2.12.3), được thể hiện bởi:

– Một trường dữ liệu về Tên (1.2.12.3.1, danh pháp 7.3);

– Một trường dữ liệu về Biến (1.2.12.3.2);

m) Một tập hợp các trường dữ liệu về các mối quan h toán học (1.2.13), được thể hiện bi:

– Số lượng không giới hạn các trường dữ liệu về công thức (1.2.13.1);

– Số lượng không giới hạn các trường dữ liệu về tên biến (1.2.13.2);

– Số lượng không giới hạn các trường dữ liệu về trị của biến (1.2.13.3);

n) Số lượng không giới hạn các tập hợp các trường dữ liệu về hồ sơ tàliệu (1.2.14), mà có thể thể hiện nhiều hơn một đầu vào và đầu ra, được thể hiện bởi:

– Một trường dữ liệu về thu thập dữ liệu (1.2.14.1);

– Một trường dữ liệu về ngày thu thập (1.2.14.2);

– Một trường dữ liệu về xử lý dữ liệu (1.2.14.3);

– Số lượng không giới hạn các trường dữ liệu về Viện dẫn đến nguồn dữ liệu (1.2.14.4).

5.3  Mô hình hóa và thm đnh

Khái niệm mô hình hóa và thm định mô tả các thông số về mô hình hóa một quá trình cũng như thẩm định mô hình kết quả. Nó không mô tả bt kỳ đặc tính hoặc khía cạnh nào của bản thân quá trình. Trong quá trình mô hình hóa một quá trình với nhiều sự lựa chọn khác nhau, ví dụ như những nguyên lý nào được sử dụng và những giả thuyết nào, những kết luận nào được đưa ra. Tính thích hợp và chất lượng chung của dữ liệu được dựa trên những sự lựa chọn này. Vì vậy, hệ thống tài liệu này có giá tr đối với người sử dụng dữ liệu khi diễn dịch tính thích hợp và chất lượng của dữ liệu đối với một mục tiêu cụ thể và định nghĩa phạm vi.

Mô hình hóa và thm định (2) phải bao gồm

a) Một trường dữ liệu về ứng dụng dự kiến (2.1):

b) Số lượng không giới hạn các trường dữ liệu về các nguồn thông tin (2.2);

c) Một tập hợp các trường dữ liệu về các nguyên lý mô hình hóa (2.3), được thể hiện bởi:

– Một trường dữ liệu về nguyên lý lựa chọn dữ liệu (2.3.1);

– Một trường dữ liệu về c nguyên lý điều chỉnh thích ứng (2.3.2);

– S lượng không gii hạn các tập hợp các trường dữ liệu về hằng s mô hình hóa (2.3.3), được thể hin bởi:

– Một trường dữ liệu về tên (2.3.3.1, danh pháp 7.3);

– Một trường dữ liệu về giá trị (2.3.3.2);

d) Một tập hợp các trường dữ liệu về các lựa chọn mô hình hóa (2.4), được thể hiện bởi:

– Một trường dữ liệu về các tiêu chí loại trừ dòng sơ cấp (2.4.1);

– Một trường dữ liệu về các tiêu chí loại trừ các dòng sản phẩm trung gian (2.4.2);

– Một trường dữ liệu về các tiêu chí đối với các quá trình bên ngoài (2.4.3);

– Một tập hợp các trường dữ liệu về sự phân định được thực hiện (2.4.4), được thể hiện bởi:

– Một trường dữ liệu về các sản phẩm đng hành được phân định (2.4.4.1):

– Một trường dữ liệu về diễn giải phân định (2.4.4.2),

– Một tập hợp các trường dữ liệu về mở rộng quá trình (2.4.5), được thể hiện bi:

– Một trường dữ liệu về quá trình được đưa vào khi mở rộng (2.4.5.1);

– Một trường dữ liệu về diễn giải về mở rộng quá trình (2.4.5.2);

e) Một trường dữ liệu về tuyên bố chất lượng dữ liệu (2.5);

f) Số lượng không giới hạn các tập hợp các trường dữ liệu về thm định (2.6), được thể hiện bởi:

– Một trường dữ liệu về phương pháp (2.6.1, danh mục thuật ngữ mục 7.3);

– Một trường dữ liệu về thủ tục (2.6.2);

– Một trường dữ liệu về kết quả (2.6.3);

– Một trường dữ liệu về người thm định (2.6.4);

g) Một trường dữ liệu về các thông tin khác (2.7) như những đ xuất kiến nghị đối với người sử dụng dữ liệu hoặc khả năng áp dụng dữ liệu.

5.4  Thông tin mang tính quản trị hành chính.

Khái niệm về thông tin quản trị hành chính mô tả các đặc tính khi thiết lập tài liệu của một quá trình tuy không trực tiếp liên quan tới mô hình, nhưng lại có liên quan tới việc qun trị hành chính việc tạo lập tài liệu của nó.

Thông tin quản trị hành chính (3) phải bao gồm

a) Một trường dữ liệu về số nhận dạng (3.1);

b) Một trường dữ liệu về quyền đăng ký (3.2);

c) Một trường dữ liệu về số lần xem xét lại của phiên bản (3.3);

d) Một trường dữ liệu về bên được ủy quyền v dữ liệu (3.4);

e) Một trường dữ liệu về bên tổng hợp dữ liệu (3.5);

f) Một trường dữ liệu về bên lập tài liệu dữ liệu (3.6);

g) Một trường dữ liệu về ngày đã hoàn thiện (3.7);

h) Một trường dữ liệu về công bố xut bn (3.8);

i) Một trường dữ liệu về bản quyền (3.9);

j) Một trường dữ liệu về hạn chế đối tượng truy cập (3.10).

6  Các kiểu dữ liệu

Mỗi trường dữ liệu trong định dạng tài liệu về dữ liệu là một nơi chứa đựng dữ liệu. Dữ liệu có thể  nhiều dạng khác nhau, ví dụ như phần diễn đạt ngắn gọn bằng lời, ngày, phần diễn đạt dài bằng lời, con số. Đ tránh một dạng dữ liệu trong một trường dữ liệu, ví dụ kiểu dữ liệu, bị mỗi người dùng khác nhau hiểu khác nhau, kiểu dữ liệu của mỗi trường dữ liệu phải được quy định.

Một kiểu dữ liệu sẽ xác định các đặc điểm chung của dữ liệu trong trường dữ liệu. Các ví dụ về kiểu dữ liệu là số nguyên (nguyên hoặc số tự nhiên, không phải là phân số, giá tr dương hay âm), dấu ký tự chữ (một biểu tượng, bao gồm các chữ cái của bng chữ cái alphabet của một ngôn ngữ cụ thể, các chữ số trong hệ thng số thập phân, và các biểu tượng đặc biệt nhất định), chuỗi (một tập hp các ký tự liên tiếp), và số thực (số vô t hoặc hữu t nhưng không phải là số ảo).

Đối với một kiểu dữ liệu đã cho, có thể quy định độ dài (range) của các giá trị được phép, ví dụ có thể quy định độ dài cho phép của một chuỗi các ký tự, và một yêu cầu về định dạng của nó, ví dụ, ngày tháng được quy ước như một chuỗi 10 ký tự được định dạng là CCYY-MM-DD. Các kiểu dữ liệu hướng dẫn người sử dụng nhập dữ liệu được nhất quán, ví dụ hình thức và phần mềm dữ liệu, và được yêu cầu đối với phần mềm để việc thực hiện được nhất quán.

Bảng 1 liệt kê các kiểu dữ liệu được xác định trong tiêu chuẩn này.

Bảng 1 – Quy định các kiểu dữ liệu

Tên

Kiểu

Quy định

Định dạng ngày Chuỗi 10 ký tự; VÍ D CCYY-MM-DD như được nêu rõ trong ISO 8601:2000, 5.2.1
Khoảng cách ngày Chuỗi 17 ký tự;  DỤ CCYYMMDD/CCYYMMDD như được nêu rõ trong ISO 8601:2000, 5.5
Hướng Chuỗi Tối đa 24 ký tự
Văn bản tự do Chuỗi Độ dài không quy định
Số nguyên Số nguyên
Ký hiệu Chuỗi Tối đa 150 ký tự
Quy tắc toán học Chuỗi Tối đa 150 ký tự
Biến số toán học Chuỗi Tối đa 150 ký tự
Hình nh Chuỗi Tối đa 350 ký tự. Chuỗi thể hiện vị trí của tệp ảnh
Số thực Số thực
Văn bn ngắn Chuỗi Tối đa 350 ký tự

7  Lựa chọn danh pháp

7.1  Khái quát

Trong nhiều trường dữ liệu ta có thể tùy ý sử dụng dạng li, nhưng đối với một số trường dữ liệu lại yêu cầu danh pháp xác định.

Thuật ngữ “danh pháp” trong định dạng tài liệu về dữ liệu được sử dụng trong các trường hợp mà:

a) Các thuật ngữ được xác định rõ ràng, chúng có thể được truyền tải bằng một hoặc vài từ, rõ ràng.

VÍ DỤ  Đầu vào và đầu ra – Số lượng – Đơn vị, như Hệ đơn vị đo quốc tế SI

b) Các thuật ngữ là sự din gii, mà có thể giúp phân biệt giữa các tập hợp dữ liệu,

 DỤ  Đầu vào và đầu ra – Nhóm như phát thải”, “Sản phẩm, v.v…

c) Các thuật ngữ hoặc mã rõ ràng đề cập đến một sự giải thích hoặc diễn giải t hoặc mã.

VÍ DỤ  Số CAS hoặc các mã quốc gia.

Có 3 kiểu danh pháp được sử dụng trong định dạng tài liệu về dữ liệu, có tên như sau:

– Danh pháp loại trừ (danh pháp riêng);

– Danh pháp bao hàm;

– Danh pháp người sử dụng đã định;

Danh pháp loại trừ sẽ không được mở rộng bởi người sử dụng; chỉ có một số thuật ng đã định là có hiệu lực.

Danh pháp bao hàm có thể được mở rộng bởi người sử dụng định dạng tài liệu về dữ liệu, nếu đây là điều cần thiết đối với một ứng dụng cụ thể.

Danh pháp người sử dụng đã định có thể được dùng cho bất kỳ trường dữ liệu nào khác trong định dạng i liệu về dữ liệu chỗ mà người sử dụng thy cn thiết.

7.2  Danh pháp loại trừ

Các danh pháp loại trừ dưới đây mang tính bắt buộc:

a) Mô tả quá trình – Kiểu tập hợp

VÍ DỤ  độ phân tán, tập hợp hàng ngang, tập hợp hàng dọc, tập hợp hàng ngang và hàng dọc. không xác định.

b) Đầu vào và đầu ra – Hướng

VÍ DỤ  đầu vào, đầu ra, các khía cạnh không liên quan tới dòng.

c) Đầu vào và đầu ra – Môi trường tiếp nhận

VÍ DỤ  không khí4), nước4), đt4), môi trường công nghệ/kỹ quyển (technosphere)5

7.3  Danh pháp bao hàm

Danh pháp bao hàm dưới đây được khuyến nghị sử dụng:

a) Mô tả quá trình – quy chiếu định lượng – Kiểu

VÍ DỤ  dòng tham chiếu của quá trình, dòng sản phẩm đầu ra, dòng sản phẩm đầu vào, dòng khác, giai đoạn sản xuất, thông số khác, đơn v chức năng.

b) Mô tả quá trình – phạm vi kỹ thuật

 DỤ  từ nguồn gốc – đến – cổng, từ ngun gốc – đến – nơi kết thúc, từ cổng – đến – cng, từ cng – đến – nơi kết thúc.

Danh pháp đối với các kiểu quá trình khác nhau được lập căn cứ theo các quá trình khác nhau được nghiên cứu trong đánh giá vòng đời sản phẩm. Mô tả danh pháp của phạm vi kỹ thuật được nêu dưới đây.

1) Từ nguồn gốc – đến – cổng: Một quá trình bắt đu với việc trích xuất nguồn, mà có thể bao gồm một số hoạt động sản xuất hoặc dịch vụ, nhưng không bao gồm tt các giai đoạn tiếp theo.

2) Từ nguồn gốc – đến – nơi kết thúc: một quá trình bắt đầu với việc trích xuất ngun cho đến giai đoạn cuối cùng thải bỏ sn phẩm.

3) Từ cổng – đến – cổng: một quá trình mà tất cả các giai đoạn của sản xuất đều xuất hiện trong một địa điểm. Địa điểm có thể được định rõ theo địa lý, hoặc trong trường hợp ví dụ dữ liệu đực xét theo trung bình, thì việc quy định về v trí địa lý có thể sẽ rộng hơn. KHÔNG bao gồm các quá trình bên ngoài các cổng đã được xác định.

4) Từ cổng – đến – nơi kết thúc: một quá trình bao gồm việc phân phối, sử dụng và cuối cùng thải bỏ sản phẩm.

CHÚ THÍCH: các quá trình mà nguyên liệu tái tạo được sử dụng hoặc nguyên liệu không liên quan tới hệ thống thì không chịu sự chi phối của danh pháp này.

c) Mô tả quá trình – vị trí đa lý có hiệu lực – tên vùng

Xem ISO 3166-1 về mã alphabet – 2 (2 chữ cái)

d) Mô tả quá trình – vị trí địa lý có hiệu lực – quy chiếu GIS

Xem ISO 6709

e) Đầu vào và đầu ra – Nhóm

Ví dụ nguồn nguyên liệu, nguyên liệu thô, năng lượng, phụ trợ, chất phát thải ra môi trường tự nhiên, phế liệu, sản phẩm đồng hành, sản phẩm.

Mô tả về các phạm trù nhóm được nêu dưới đây:

1) Nguồn; nguồn nguyên liệu từ tự nhiên, bao gm dự trữ năng lượng và khoáng sản;

2) Nguyên liệu thô: đầu vào nguyên liệu thô từ môi trường công nghệ k cả các sản phẩm trung gian, bán thành phẩm dạng hàng hóa, v.v…;

3) Năng lượng: đầu vào năng lượng từ môi trường công nghệ;

4) Phụ trợ: bao gồm các nguyên liệu phụ trợ, dòng vận tải và các dịch vụ khác;

5) Phát thải: phát thải ra tự nhiên;

6) Phế liệu: dòng rắn, lỏng hoặc khí, ví dụ để đưa tới một quá trình xử lý;

7) Sản phẩm đồng hành: một sản phẩm đng hành của một hệ thống (sản phẩm đồng hành bao gồm dịch vụ, vn tải.v.v…);

8) Sản phẩm: sản phẩm của một hệ thống (sản phẩm bao gồm dch vụ, vận tải, v.v…).

f) Đầu vào và đầu ra – Quy đnh môi trường tiếp nhận

VÍ DỤ  không khí vùng nông nghiệp, không khí rừng, độ cao so với mặt nước biển (> 1000 m), không khí trong nhà, không khí nông thôn, không khí đô thị, đất nông nghiệp, đt lâm nghiệp, đt đng c, đất cn, đất công nghiệp, đất bãi chôn lấp, đất nông thôn, đất thành thị, sông lạch, nước hóa thạch, nước ngầm, h, đầm lầy, đại dương, ao, ghềnh, sông, nước bin ven bờ, đất ven biển, nước mặt, vũng, thác, môi trường dạng môi trường công nghệ;

g) Đầu vào và đầu ra – tên – viện dẫn đến danh pháp

 DỤ số CAS, danh pháp theo SETAC

h) Đầu vào và đầu ra – số lượng – tên

VÍ DỤ Trung bình, Mode (Giá trị tập trung nhiều nhất), độ rộng, giá trị riêng biệt.

i) Đầu vào và đầu ra – số lượng – đơn vị  biểu tượng hoặc tên

 DỤ Hệ thống các đơn vị quốc tế được quy định tại ISO 31.

j) Đầu vào và đu ra – số lượng – thông số – tên

VÍ DỤ Hệ số biến phân, trị cực đại, trung bình, trung vị, trị cực tiểu, cỡ mẫu, độ lệch tiêu chuẩn, sai số ước lượng.

k) Mô hình hóa và thm định – nguyên lý mô hình hóa – hằng số mô hình hó tên

VÍ DỤ Năng sut tỏa nhiệt thực, năng suất tỏa nhiệt thô, tỷ lệ tái chế, hiệu quả quá trình, tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ chiết khấu, khoảng cách vận chuyển.

I) Mô hình hóa và thẩm định – thm định – phương pháp

VÍ DỤ Thẩm định hiện trường, tính toán lại, cân bằng khối lượng, kim tra chéo với nguồn khác, đọc và sửa dữ liệu nhập vào.

m) Các Đơn vị (xuất hiện ở nhiu chỗ )

VÍ DỤ Hệ thống đơn v đo quốc tế (SI) như quy định tại ISO 31.

Khuyến nghị sử dụng các đơn vị của hệ SI bt cứ nơi nào có thể. Điều này giúp tránh sử dụng các đơn vị như “Arce”, “thùng”, “giạ”, “ga lông”, “gren”, “dặm”, “pound”, “tấn”, và “btu”, do những đơn vị này đều không phải là đơn vị trong hệ đơn vị đo SI.

 

Phụ lục A

(quy định)

Mô tả chi tiết về định dạng tài liệu về dữ liệu

A.1  Khái quát

Phụ lục này nêu mô tả chi tiết về định dạng tài liệu về dữ liệu, các yêu cầu định dạng đối với các trường dữ liệu khác nhau và những giải thích về khái niệm được sử dụng. Thêm vào đó, trong A.3 cũng nêu các yêu cầu đối với việc thực hiện các định dạng trao đổi dữ liệu điện tử dựa trên Tiêu chuẩn này.

Bảng A.1 và A.2 bao gồm tên trường dữ liệu và mô tả dữ liệu được bao hàm. Kiểu dữ liệu đối với mỗi thuật ngữ được định rõ trong một cột riêng biệt. Quy định các kiểu dữ liệu được nêu ở Điều 6. Danh pháp trong cột được sử dụng đ ch dẫn khi một danh pháp được xác định cho trường dữ liệu. Các danh pháp được xác định trong Điều 7. Có th cung cấp các Danh pháp người sử dụng đã định cho các trường dữ liệu khác. Đối với mỗi trường dữ liệu, số lượng các tình huống cho phép được mô tả, nêu quan hệ của nó với khái niệm mà nó thuộc về. Các ô có dấu gch ngang hàm ý không áp dụng cho trường hợp đó.

A.2  Quy định định dạng tài liệu về dữ liệu

A.2.1  Tổng quát

Việc định dạng tài liệu về dữ liệu gồm 3 phần:

– Quá trình: bao gồm mô tả đặc tính quá trình được mô hình hóa liên quan tới công nghệ, thông tin liên quan ti thời gian và địa lý, v.v…(mô tả quá trình), và các thông số định lượng của nó (đầu vào và đầu ra);

– Mô hình hóa và thẩm định: bao gồm mô tả các điều kiện tiên quyết đối với việc mô hình hóa và thẩm định quá trình;

– Thông tin quản tr hành chính: bao gm các thông tin liên quan tới quản trị hành chính hồ sơ quá trình.

A.2.2  Quá trình

Quy định quá trình được nêu tại 5.2.

Bảng A.1 – Quá trình

Số tham chiếu

Trường dữ liệu

Mô tả

Kiểu dữ liệu

Danh pháp

Tình huống cho phép

1 Quá trình   Một
1.1 Mô tả quá trình Ch dẫn đầu tiên và những gì quá trình mô tả có thể được nêu bởi một cái tên mang tính miêu tả, vị trí của nó trong hệ thống phân loại, quy chiếu định lượng mà dữ liệu viện dẫn, và phạm vi kỹ thuật và mức độ kết hợp của quá trình. Việc bao gm công nghệ của quá trình là rt quan trọng, điều kiện vận hành của nó, khoảng thời gian và vị trí địa lý mà dữ liệu có hiệu lực, cũng như chi tiết về cách thu nhn dữ liệu.

Quy định v mô tả quá trình được miêu tả trong 5.2.2.

Một
1.1.1 Tên Tên miêu tả quá trình, ví dụ, “Tổ hợp điện và nhiệt phối hợp với hệ thống hỗ trợ” hoặc vận chuyển đường dài bằng xe tải hạng nặng. Ký hiệu Không Một
1.1.2 Lp Vic phân lớp giúp việc tìm kiếm và nhận diện dữ liệu dễ dàng. So với tên, lớp có cấu trúc rõ ràng, cho phép người sử dụng truy cập d dàng tới tt cả các dữ liệu nằm trong vùng quan tâm

Đối với bt kỳ quá trình nào đã cho, sẽ có rt nhiều lớp được sử dụng, nhưng trong phạm vi mỗi lớp, thì quy tnh ch có thể thuộc về một tên trong lớp đó. (Quy tắc phân loại lớp không được nêu kỹ trong tài liệu này.) Vì vậy, lớp có 2 thuật ngữ, được nêu tại 1.1.2.1 và 1.1.2.2

Không giới hạn
1.1.2.1 Tên Quy định tên mà quá trình thuộc về trong một lớp được ly t một Danh pháp người sử dụng đã định đã được tài liệu hóa Ký hiệu Một
1.1.2.2 Viện dn đến danh pháp Quy định danh pháp mà từ đó tên được chọn Văn bản ngắn Không Một
1.1.3 Quy chiếu định lượng Mô tả quy chiếu định lượng của quá trình, ví dụ quy chiếu đối với thứ mà kích thước đầu vào và đầu ra trong quá trình có liên quan. Đây là ví dụ về đơn vị chức năng (ví dụ 1ton.km) hoặc dòng quy chiếu (ví dụ 1kW.h điện), mà có thể là đầu vào hoặc đầu ra của một quá trình khác. Nó có thể hoặc không th bng một trong những đầu vào hoặc đầu ra của quá trình. Quy chiếu định lượng bao gồm các thuật ngữ nêu lại 1.1.3.1 đến 1.1.3.4 Một
1.1.3.1 Kiểu Kiu quy chiếu định lượng, ví dụ đơn v chức năng, ng quy chiếu của quá trình hoc dòng khác. Văn bn ngắn Một
1.1.3.2 Tên Tên quy chiếu định lượng Văn bản ngn Không Một
1.1.3.3 Đơn v Đơn vị quy chiếu định lượng Văn bn ngn Có Một
1.1.3.4 Số lượng Số lượng quy chiếu định lượng Số thực Không Một
1.1.4 Phạm vi kỹ thuật Một đon mô tả chung ngắn về phạm vi kỹ thuật của quá trình ln quan tới vận hành được bao hàm trong dữ liệu, sử dụng một danh pháp. Nó có thể là một hoạt động vận hành đơn l hoặc nhiu hoạt động vận hành bao tm lên toàn bộ vòng đời của sản phẩm, ví dụ từ – cổng – đến – cổng hoặc t nguồn gốc – đến – nơi kết thúc. Văn bản ngn Một
1.1.5 Kiểu được gộp lại Kiu này được dùng để thể hiện các quá trình đơn vị được gộp lại, ví dụ đại diện có mức trung bình của nhiu quá trình có chức năng (hàng ngang) tương tự nhau hoặc tng của nhiều quá trình có liên kết với nhau (hàng dọc) được th hiện bởi một danh pháp. Ký hiu Một
1.1.6 Công nghệ Thiết lập tài liệu về ứng dụng công nghệ dự định cho quá trình. Việc này rt có ích đ trợ giúp người sử dụng dữ liệu khi đánh giá mỗi liên h v kỹ thuật cho mô hình. Việc thiết lập tài liệu cũng được nêu trong 1.1.6.1 đến 1.1.6.4 Một
1.1.6.1 Mô tả ngắn về công nghệ Mô tả ngắn về công nghệ được bao hàm.

CHÚ THÍCH: mô tả đầy đủ về công nghệ được nêu trong trường dữ liệu 1.1.6.2 nội dung và chức năng kỹ thuật.

Văn bản ngắn Không Một
1.1.6.2 Nội dung và chức năng kỹ thuật Mô tả chi tiết của những hoạt động riêng biệt được bao hàm và chúng có liên quan về mặt kỹ thuật và nguyên liệu như thế nào. Khi các dữ liệu được gộp lại và quá trình bên trong việc gộp lại đó không được thể hiện, thì mô tả quá trình bên trong sự kết gộp nên được nêu ở đây. Một quá trình được kết gộp lại là, ví dụ, khi kết quả từ sự kết gộp dữ liệu như mô tả trong ISO 14041:1998, 6.4.4. Văn bản tự do Không Một
1.1.6.3 Hình nh công ngh Thể hiện công nghệ bằng hình ảnh, ví dụ biểu đồ dòng chảy về quá trình. Nó có thể trợ giúp sâu hơn cho việc mô tả công nghệ trong trường dữ liệu 1.1.6.2 nội dung và chức năng kỹ thuật Hình ảnh Một
1.1.6.4 Các nội dung quá trình Liên quan tới các quá trình bao gồm sự kết hợp các quá trình đơn vị và những nơi mà vic tạo lập tài liệu được cung cp cho mỗi quá trình đã được đưa và khi kết gộp nó. Một quá trình được gộp là, ví dụ, kết quả từ việc gộp các dữ liệu như mô tả trong ISO 14041:1998, 6.4.4. Nội dung quá trình có thể được sử dụng để thể hiện một cách rõ ràng, ví dụ, biểu đồ dòng chảy hệ thống sản phẩm. Trường dữ liệu này không nên sử dụng ở nơi mà các quá trình bên trong sự kết gộp không được cung cấp với quá trình đã được gộp. (Trong trường hợp này, nội dung kỹ thuật và chức năng nên được sử dụng đ mô t các quá trình bên trong tập hợp.)

Nội dung quá trình được mô tả bởi 1.1.6.4.1 và/hoặc 1.1.6.4.2

Một
1.1.6.4.1 Các quá trình được bao hàm Viện dn một cách rõ ràng số xác thực duy nhất trong thông tin quản tr hành chính của mỗi quá trình được đưa vào Ký hiệu Không Không giới hạn
1.1.6.4.2 Dòng sn phẩm trung gian Vin dẫn một cách rõ ràng về đầu vào và đầu ra giữa hai quá trình được bao hàm.

Việc viện dẫn này bao gồm 1.1.6.4.2.1 đến 1.1.6.4.2.4

Không giới hạn
1.1.6.4.2.1 Quá trình nguồn Viện dẫn đến số nhận diện trong thông tin quản trị hành chính của một quá trình được bao hàm như là nguồn. Ký hiệu Không Một
1.1.6.4.2.2 Ngun đu vào và đầu ra Viện dẫn đến đầu vào và đầu ra của một quá trình như là dòng nguồn (được định rõ bởi số nhận diện của đầu vào hoặc đầu ra trong Quá trình) Số nguyên Không Một
1.1.6.4.2.3 Đim đến của đầu vào và đầu ra Viện dẫn đến đầu vào và đầu ra của một quá trình như là dòng đến (được xác định nhờ s nhận diện) của đầu vào hoặc đầu ra trong Quá trình) Số nguyên Không Một
1.1.6.4.2.4 Quá trình điểm đến Vin dẫn đến số nhận diện trong thông tin quản tr hành chính của một quá trình được bao hàm như là dòng đến Ký hiệu Không Một
1.1.6.5 Các điều kin vận hành Giải thích về các điu kiện vận hành hoạt động của một quá trình, ví dụ, mối liên hệ thực sự (có khả năng không trực tuyến) giữa đầu vào và đầu ra Văn bản tự do Không Một
1.1.6.6 Mô hình toán học Đối với quá trình được mô hình hóa toán học, các điu kin vận hành hoạt động có thể được lập tài liệu như là một mô hình toán học của các mối liên hệ giữa đầu vào và đầu ra. Mô hình toán học phải nht quán với các thuật ngữ được nêtrong 1.1.6.6.1 đến 1.1.6.6.3 Một
1.1.6.6.1 Công thức Quy định công thức trong mô hình toán học. Có thể nêu một hoặc nhiều công thức. Quy tắc toán học Không Không giới hạn
1.1.6.6.2 Tên biến Tên biến được dùng trong công thức. Một hoặc nhiều biến có thể được xác định. Biến toán học Không Không giới hạn
1.1.6.6.3 Giá trị của biến Giá trị của biến được sử dụng trong công thức. Mỗi biếđã xác định nên được gán một giá trị. Số thực Không Không giới hạn
1.1.7 Vòng thời gian có hiệu lực Mô tả vòng thời gian trong đó mô hình quá trình còn có thể có hiệu lực. Tr phi có dự đoán hoặc dự định nào khác được áp dụng, vòng thời gian có hiệu lực được đồng nht với thời gian thu thập dữ liệu. Những hạn chế đối với tính hiệu lực về thời gian có thể do, ví dụ, những thay đổi công nghệ trong tương lai, những tiến bộ về phép đo lường đã biết hoặc những thời vụ/mùa cụ thể.

CHÚ THÍCH: vòng thời gian có hiệu lực không phải là thời gian công bố xuất bản dữ liệu. Vòng thời gian có thể được báo cáo theo các tình huống nêu ở 1.1.7.1 và 1.1.7.2 và/hoặc 1.1.7.3

Một
1.1.7.1 Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu của vòng thời gian có hiệu lực Định dạng ngày Không Một
1.1.7.2 Ngày kết thúc Ngày kết thúc của vòng thời gian có hiệu lực Định dạng ngày Không Một
1.1.7.3 Mô t vòng thời gian Mô tả tùy ý về vòng thời gian, ví dụ mô tả về vòng thời gian có hiệu lực đối với mô hình quá trình. Văn bản tự do Không Một
1.1.8 Vị trí đa lý có hiu lc Mô tả vùng hoặc v trí địa lý mà ở đó quá trình và dữ liệu có hiệu lực. Việc này giúp nhận diện vùng hoặc vị trí thu thập dữ liệu, trừ phi có những suy đoán từ các vùng khác được thực hiện. Mức độ bao phủ v địa lý có thể được lập thành tài liệu theo bt k hoặc tt cả các thuật ngữ từ 1.1.8.1 đến 1.1.8.4. Một
1.1.8.1 Tên vùng Một hoặc nhiu tên vùng hoặc địa điểm. Văn bản ngắn Có Không giới hạn
1.1.8.2 Mô t vùng Mô tả chung về vùng địa lý có hiệu lực, ví dụ, nếu dữ liệu chỉ có hiệu lực với những bang, nước hoặc đồ thị nht định, hoặc nếu có những vùng nhất định được loại trừ. Văn bản tự do Không Một
1.1.8.3 Đa điểm Một hoặc nhiều đa ch đối với các địa điểm đã được đưa vào cụ thể. Văn bản ngn Không Không giới hạn
1.1.8.4 Tham chiếu h thống thông tin địa lý (GIS) Một hoặc nhiều tham chiếu GIS có thể nhn diện trong hệ thống thông tin địa lý. Tham chiếu GIS có th viện dẫn đến một vùng vị trí địa lý được ch bằng một vòng tròn hoặc tam giác hoặc một điểm. Ký hiệu Có Không giới hạn
1.1.9 Thu thập dữ liệu Lập tài liệu về thu thập và xử lý dữ liệu ở mức độ quá trình, liên quan tới 1.1.9.1 đến 1.1.9.4 Một
1.1.9.1 Quy trình ly mẫu Mô tả cách thức mà các quá trình được đưa vào đã được lựa chn từ tổng th mà đối với cách đó, dữ liệu có hiệu lực, k cả những ghi chú và bt kỳ sự khác biệt nào trong quá trình. Văn bản tự do Không Một
1.1.9.2 Các đa đim ly mẫu Địa ch của địa điểm ly mẫu Văn bn ngắn không Không giới hạn
1.1.9.3 Số lưng địa đim Số lượng các địa điểm ly mẫu được bao hàm, với các thông tin ln quan về diễn giải về độ không đảm bảo của dữ liệu được trình bày. Số thực Không Một
1.1.9.4 Khối lượng mẫu Khối lượng sản xuất của quá trình, được th hiện bởi 1.1.9.4.1 và 1.1.9.4.2 Một
1.1.9.4.1 Tuyệt đối Tổng khối lượng sản xuất của các địa điểm ly mẫu. Văn bản ngắn Không Một
1.1.9.4.2 Tương đối Tỷ lệ phần trăm trên tng khi lượng sản xuất mà đi vi nó, dữ liệu có hiệu lực.

CHÚ THÍCH: Trong ISO 14041:1998 (5.3.6) thuật ngữ tính đầy đủ được sử dụng đối với tỷ lệ phn trăm các địa điểm báo cáo trong dữ liệu sơ cấp, nhưng thuật ng giống như vậy cũng được sử dụng với một ý nghĩa khác trong ISO 14043; vì vậy thuật ngữ khi lượng mẫu được sử dụng trontài liệu này.

Số thực Không Một
1.2 Đu vào và đầu ra Quy định đầu vào và đầu ra được nêu trong 5.2.3 Không giới hạn
1.2.1 Số nhận diện Một số duy nht trong việc lưu tr kho dự trữ dữ liệu địa phương hoặc phương tiện truyền dữ liệu đ nhận diện một cách duy nht đầu vào hoc đầu ra cụ thể. Số nguyên Không Một
1.2.2 ng Hướng của đầu vào và đầu ra, ví dụ, đầu vào đến hoặc đầu ra từ một quá trình. Hướng là một danh pháp. Hướng Một
1.2.3 Nhóm Nhóm là nơi mà đầu vào hoặc đầu ra thuộc về, ví d nguồn, nguyên liệu thô, chất phát thải, sản phẩm, Quy định nhóm giúp nhận diện vai trò của các đầu vào và đầu ra khác nhau trong quá trình. Nhóm là một danh pháp. Ký hiệu Một
1.2.4 Môi trường tiếp nhận Danh pháp mang ý nghĩa tách biệt cho thy đầu ra và đầu vào đưc chuyển từ hoặc chuyển đến một quá trình như thế nào. Đi với đầu vào và đầu ra phi sơ cấp, môi trường tiếp nhận là “Môi trường công nghệ-Technosphere”, ch ra đầu vào hoặc đầu ra kết nối với một quá trình khác. Đối với đầu vào và đầu ra sơ cp, một danh pháp đơn gin mô tả kiu môi trường mà một nguồn nguyên liệu được ly ra, hoặc một chất thải được đưa vào; ví dụ không khí, nước, đất. Đối với các dòng sơ cấp, danh pháp này cung cấp thông tin có giá trị để tính toán mức nng độ, liu lượng, v.v… cho đánh giá tác động, như mô tả trong ISO 14042. Ký hiệu Một
1.2.5 Quy đnh môi trường tiếp nhận Danh pháp mang ý bao hàm cho thấy kiu môi trường mà nó tác động đvới đầu vào hoặc đầu ra. Đối với đầu vào và đầu ra phi sơ cấp, Quy định môi trường tiếp nhận là môi trường công nghệ  Technosphere”, ch ra đầu vào hoặc đầu ra không phải là đối tượng phải đánh giá tác động. Đối với đầu vào và đầu ra sơ cấp, danh pháp mang ý tách biệt giữa các điều kiện môtrường tại thời điểm bắt đầu một mô hình hóa đặc tính. Thông tin này có thể hỗ trợ đánh giá tác động giai đoạn tiếp theo, như mô tả trong ISO 14042. Ký hiệu Một
1.2.6 Điều kiện môi trường Mô tả tùy ý bằng văn bn về điu kiện môi trường được nêu trong môi trường tiếp nhận và trong Quy định môi trường tiếp nhận. Văn bản tự do Không Một
1.2.7 Vị trí địa lý Thông tin v vị trí đa lý nơi các quá trình, các đu vào và các đầu ra xuất hiện. Mô tả này là có ích bởi vì môi trường có độ nhạy cảm khác nhau đối với sự kết hợp và các khối lượng của đầu vào và đầu ra khác nhau, tại những vi trí đa lý khác nhau. Văn bản ngắn Không Một
1.2.8 Hệ thống bên ngoài có liên quan Thông tin về hệ thống bên ngoài liên quan, ví dụ, để nhận diện các quá trình thượng ngun và hạ nguồn khi quá trình được mô t trong tài liệu hiện tại được sử dụng trong nghiên cu đánh giá vòng đời sn phẩm – LCA. Ví dụ, tên và v trí ca nhà cung cấp nguyên liệu thô, có khả năng cho phép tính toán khoảng cách vn chuyn khi việc vận chuyển không được báo cáo như những quá trình riêng biệt, hoặc kiểu nhà máy xử lý chất thải tiếp nhận nước thải.

CHÚ THÍCH: Các hệ thống bên ngoài là hệ thống không được đưa vào trong quá trình.

Mô tả này có thể được nêu trong 1.2.8.1 đến 1.2.8.3

Một
1.2.8.1 Nguồn gc hoc điểm đến Việc nhận diện bằng mô tả và/ hoặc địa lý về các quá trình chuyển ti hoặc tiếp nhận (thượng ngun hoặc hạ nguồn) đối với các dòng sản phẩm trung gian. Văn bản ngắn không Một
1.2.8.2 Kiểu vận chuyển Tên của nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hoặc kiểu vận chuyển Văn bn ngắn Không Một
1.2.8.3 Tham khảo thông tin Viện dẫn đến người liên lạc hoặc những tài liệu khác mà nhờ đó ta có thể tìm được thông tin v các hệ thng bên ngoài có liên quan và đã được mô tả. Văn bản ngắn Không Một
1.2.9 Địa điểm bên trong Thông tin về việc sử dụng đầu vào hoặc đầu ra trong một quá trình, ví dụ việc sử dụng hơi nước cho một ứng dụng cụ thể trong quá trình này. Văn bản tự do Không Một
1.2.10 Tên Tên đầu vào hoặc đầu ra. Để xác định thực chất của đầu vào hoặc đầu ra hoặc kiểu loại khía cạnh môi trường khác, tên phải được đặt rõ ràng. Điu cốt yếu để đặt tên gọi là được nhận diện bi bên tiếp nhận dữ liệu khi trao đổi hoặc báo cáo dữ liệu. Tên có thể được quy đnh như trong 1.2.10.1 đến 1.2.10.3 Một
1.2.10.1 Tên dạng từ ngữ Tên của một chất/thực th Ký hiệu Một
1.2.10.2 Viện dẫn đến danh pháp Danh pháp từ tên của thực th được chọn, như số CAS, danh pháp SETAC Văn bn ngắn Một
1.2.10.3 Quy định tên Quy định chi tiết hơn về tên để hiểu tên dễ dàng hơn. Văn bản ngắn Không Một
1.2.11 Thuộc tính Các thuộc tính liên quan của đầu vào và đầu ra. Có thể có các thuộc tính định ợng hoặc định tính đối với đầu vào và đầu ra và điều này rất quan trọng đ người sử dụng dữ liệu thực hiện đúng đắn một nghiên cu LCI hoặc LCIA. Ví dụ, để ước tính công sut năng lượng của hơi nước, thì biết được áp suất và nhiệt độ là rt quan trng nếu hơi nước được mô tả theo nghĩa là dòng khối lượng. Ví dụ khác là các giá trị kinh tế tương đối của các sản phẩm khác nhau của một quá trình đa sn phẩm. Tài liệu của những giá trị này là cần thiết để thực hiện việc phân định dựa trên quan điểm kinh tế. Mô tả cụ th có thể được trình bày ở 1.2.11.1 đến 1.2.11.3. Không giới hạn
1.2.11.1 Tên Tên của thuộc tính, ví dụ, như mật độ, nhiệt độ, giá c. Ký hiệu Không Một
1.2.11.2 Đơn v Đơn vị của thuộc tính Ký hiệu Một
1.2.11.3 Lượng Lượng biểu thị độ lớn của thuộc tính đối với đầu vào và đầu ra được lập thành tài liệu. Số thực Không Một
1.2.12 Lượng Lượng của đầu vào và đầu ra, liên quan tới các tham chiếu định lượng được quy định rõ trong Quá trình. Thông tin định lượng phải được nêu cho mỗi đu vào và đầu ra. Số ợng cần được lập tài liệu theo nghĩa các đặc tính thống kê, ví dụ tên của một hàm phân phối, đơn vị của số lượng, các tên của các tham số của hàm phân phối, đơn vị của lượng, và các giá trị định lượng trên mỗi thông số. Không giới hạn
1.2.12.1 Tên Hàm phân phối được dùng đ mô tả một lưng phải được xác định bởi một cái tên được thu hiểu thông dụng, ví dụ, như độ rộng, trung bình. Mỗi hàm phân phi yêu cầu một tập hợp cụ th các thông số. Ký hiệu Một
1.2.12.2 Đơn vị Để một giá trị có ý nghĩa, nó được gắn kèm với một đơn vị (thứ nguyên) liên quan. Một
1.2.12.2.1 Biểu tượng hoặc tên Biểu tượng hoặc tên gọi đại diện cho đơn v; khuyến nghị sử dụng hệ đơn vị quc tế SI. Ký hiệu Một
1.2.12.2.2 Giải thích Nếu đơn vị, bitượng hoặc tên không phải là đơn vị thuộc hệ đơn v quc tế SI, thì cn phải có sự diễn giải. Văn bản ngắn Không Một
1.2.12.3 Thông số Đối với bất k hàm phân bố xác định, đều gắn với một tập thông số thích ứng đ mô t đầy đủ. Ví dụ, trong thực hành, các dữ liệu thường có ở dạng các chui được thể hiện bởi các trị nhỏ nhất và trị lớn nhất của thông số. Nếu, thêm vào đó, có thể là c mẫu, mode (giá trị hay xảy ra nht) đã được biết, thì ta d dàng tính được hệ số biến phân. Mỗi tham số có thể được thể hiện ở 1.2.12.3.1 và 1.2.12.3.2. Không giới hạn
1.2.12.3.1 Tên Tên của một thông s của hàm phân bố cụ thể. Vì các mục đích thực tế, chỉ cần báo cáo về giá trị trung bình và hệ số biên phân là đủ thích hợp. Ký hiệu Có Một
1.2.12.3.2 Giá trị Giá trị định lượng của thông số S thực Không Một
1.2.13 Các quan hệ toán học Các quan hệ giữa đầu vào và đầu ra có thể được thể hiện bởi các công thức toán học. Một
1.2.13.1 Công thức Quy định công thức. Có thể sử dụng một hoặc nhiu công thức. Quy tắc toán học Không Không giới hạn
1.2.13.2 Tên của biến Tên của các biến được sử dụng trong công thức. Một hoặc nhiều biến có thể được xác định. Biến số toán học Không Không giới hạn
1.2.13.3 Giá trị biến Giá trị của các biến được sử dụng trong công thức. Với mỗi biến xác định nên ngắn cho nó 1 một giá trị. Số thực Không Không giới hạn
1.2.14 Việc lập tài liệu Mô t các khía cạnh liên quan tới các phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu. Việc lập tài liệu có thể đ cung cấp cho một đầu vào hoặc đầu ra và/hoặc cho một tập hợp đầu vào và đầu ra cụ thể. Các khía cạnh liên quan bao được nêu từ 1.2.14.1 tới 1.2.14.4.     Mỗi tài liệu có thể thể hiện một số lượng không giới hạn đầu vào và đầu ra.
1.2.14.1 Thu thập dữ liệu Quy định một cách ngắn gn về các phương pháp được sử dụng đ thu thập dữ liệu, ví dụ, thu được từ các phép đo liên tục, từ mô hình hóa từ dữ liệu mô tả một hệ thống tương t, từ ước lượng Ký hiệu Không Một
1.2.14.2 Ngày thu thp Ngày hoặc quãng thời gian mà dữ liệu được thu thập. Khoảng thời gian Không Một
1.2.14.3 Xử lý dữ liệu Mô t các phương pháp, nguồn lực và giả thuyết được sử dụng đ tạo lập, tính toán và định dng lại các số lượng đã được thể hiện. Văn bản tự do Không Một
1.2.14.4 Dẫn xuất tới nguồn dữ liệu Những nguồn dẫn xuất được sử dụng trong thu thập và xử lý dữ liệu. Văn bản ngắn Không Không giới hạn

A.2.3  Mô hình hóa và thẩm định

Bảng A.2 – Mô hình hóa và thẩm định

Số tham chiếu

Trường dữ liệu

Mô tả

Kiểu dữ liệu

Danh pháp

Tình huống cho phép

2 Mô hình hóa và thẩm định    
2.1 ng dựng dự định Hệ thống tài liệu về ứng dụng dự định và mô tả chung v nhiệm vụ. Nó cũng có thể bao gồm một hệ thống tài liệu diễn giải về chức năng của quá trình.

Tùy theo ứng dng dự định của quá trình, việc mô hình hóa sẽ được thực hiện với mức độ chi tiết và mong muốn chất lượng nhất định. Các ví dụ về các ứng dụng dự định khác nhau với mức độ chi tiết và mong muốn chất lượng khác nhau là các quá trình được thực hiện đ phân tích kết quả thực hiện môi trường của một dây chuyn sản xuất trong nhà, đ làm việc này, ta cn một mô hình rt chi tiết, cần sử dụng mức độ công nghiệp trung bình cho LCA nói chung, mà LCA này cũng cn đạt được sự chi tiết ở mức độ chung đó hoặc đưa ra được ước lượng thô nếu không th tìm được những dữ liệu tốt hơn, mà đối với chúng, các chi tiết có thể lại bị bỏ sót.

Văn bản tự do Không Một
2.2 Các nguồn thông tin Mô tả các nguồn thông tin được sử dụng cho quá trình. Các dữ liệu có thể nhận được từ nguồn sơ cấp, ví dụkết quả đo tại hiện trường, qua trao đổi bằng lời, bằng văn bản, hay các câu hỏi điều tra, hoặc từ ngun thứ cấp (những tài liệu được xuất bản trước đây), ví dụ như kho dữ liệu, các bài báo, báo cáo hoặc sách. Trong c hai trường hợp, các thông tin chi tiết về nguồn thông tin có thể cho phép người sử dụng dữ liệu đánh giá chất lượng dữ liệu và, nếu muốn, để khôi phục và kiểm tra nguồn gốc ban đầu, ví dụ, đối vi mức trung bình theo hàng ngang mô tả một kiểu quá trình công nghiệp, dữ liệu có thể được thu thập từ một s các hiện trường. Văn bản ngắn Không Không giới hạn
2.3 Nguyên tắc mô hình hóa Các nguyên tắc chung được sử dụng trong mô hình hóa quá trình. Các nguyên tắc có thể được mô tả bằng cách sử dụng 2.3.1 đến 2.3.3. Một
2.3.1 Các nguyên tắc mô hình hóa Mô tả nguyên tắc mà trong đó phải ghi nhận lại bằng văn bn các địa điểm được xét đến để tính trung bình. Đối với nguyên tắc lựa chn dữ liệu gộp theo hàng dọc mô tả dữ liệu nên dựa trên nguồn gc dữ liệu, ví dụ phép đo tại hiện trường cụ thể, văn bản có sẵn tốt nht, hay từ một kho dữ liệu được xét đến, ví dụ một phần mềm LCA. Nguyên tắc mang tính hệ thống hay phương pháp đ chuyển đi giữa các kiểu nguồn dữ liệu khác nhau cũng có thể được mô tả. Văn bản tự do Không Một
2.3.2 Các nguyên tắc thích ứng Mô tả những trường hợp ngoi suy và đánh giá có thể được áp dụng đ mô hình lại các dữ liệu yêu cu đ đưa vào trong một quá trình đơn vị phù hợp với LCI. Việc ngoại suy có thể cn thiết nếu các dữ liệu hiện có cần được tái hiện lại một khung thời gian, một quốc gia, hoặc ví dụ, một quá trình hoặc sản phẩm khác so với điều mà ta cn cho một nghiên cứu cụ thể. Nguyên tắc đối với ngoại suy như vậy có thể được lập tài liệu chung cho toàn bộ quá trình. Một kiu điều chỉnh cho thích ứng khác là khi độ không đm bảo đo của các dữ liệu đầu vào và đầu ra bằng số đã được ước lượng đ đưa vào tính độ không đảm bảo đo từ một mẫu quá nhỏ hoặc có sự sai lệch. Văn bản tự do Không Một
2.3.3 Các hằng số mô hình hóa. Các giả định về khả năng duy trì sự không đi trong suốt quá trình mô hình hóa mt quá trình. Các ví dụ về gi định sự không đi như vậy là liệu giá trị năng lượng tính theo giá trị nhiệt năng thực (hay thp hơn) (nhiệt lượng ta ra trong quá trình đt cháy khi H2O có trong các sản phẩm đốt cháy ở dạng hơi của nó) hoặc giá trị năng lượng tính theo giá trị nhiệt năng toàn phn (hay cao hơn) (nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình đt cháy khi H2O có trong các sản phẩm đốt cháy đang ở dạng lỏng của nó), hay là tỷ lệ tái chế, ví dụ, tỷ lệ tái chế giy hoặc thép được giả định là hằng số bt k v trí địa lý của nó. Các hằng số mô hình hóa có th được mô tả trong các hạng mục tại 2.3.3.1 và 2.3.3.2 Không giới hạn
2.3.3.1 Tên Tên của hằng số mô hình hóa Văn bản ngn Có Một
2.3.3.2 Giá trị Giá trị của hằng số mà được sử dụng trong mô hình hóa Số thực Không Một
2.4 Lựa chọn mô hình hóa Những lựa chọn được đưa ra trong việc mô hình hóa quá trình. Các lựa chọn được mô tả trong 2.4.1 đến 2.4.5 Một
2.4.1 Các tiêu chí loại trừ các dòng sơ cấp Mô tả các tiêu chí được sử dụng để lựa chọn dòng sơ cấp nào được đưa vào và, nếu thận trọng và có thể nhận biết, thì cân nhắc dòng sơ cấp nào phải loại trừ. Nhìn chung, không phải tt c các dòng sơ cấp của một hệ thống kỹ thuật hiện hành phải được đưa vào khi mô hình hóa nó như là một quá trình. Các tiêu chí được sử dụng đ lựa chọn dòng sơ cấp nào để đưa vào và dòng sơ cấp nào được loại ra là thông tin quan trọng đ người sử dụng dữ liệu đánh giá chất lượng và các yếu t liên quan của quá trình phục vụ cho một nghiên cu cụ thể. n bản tự do Không Một
2.4.2 Các tiêu chí đ loại trừ các dòng sản phm trung gian Mô tả các tiêu chí được sử dụng để loại trừ dòng sản phẩm trung gian, ví dụ, đầu vào và đầu ra không phải là dòng sơ cấp. Những thông tin như vậy rất có ích, ví dụ, khi đánh giá những thiếu sót về dữ liệu trong quá trình. Chng hạn, một số đầu vào nguyên liệu thô dạng phụ đối với quá trình có thể bị bỏ quên khi tập hợp dữ liệu, hoặc do thiếu các dữ liệu thô (so sánh với tiêu chí trường d liệu để loại tr các dòng sơ cấp). Văn bản tự do Không Một
2.4.3 Các tiêu chí đối với các quá trình được xem  bên ngoài  tả các tiêu chí hoc nguyên tc được sử dụng để loại bớt hay ngoại hóa các phân h kỹ thuật. Tiêu chí cần bao gồm những phân tích giải trình và có thể bao gồm nhng mô tả mang tính thông tin về các hệ thống được loại trừ. Mô tả này làm rõ các ranh giới kỹ thuật của quá trình. Văn bản tự do Không Một
2.4.4 Những phân định đã được thực hiện Bất kỳ sự phân định nào đã được thực hiện trong mô hình hóa quá trình cũng cn được giải thích và biện minh/đánh giá. Những phân định đã được thực hiện phải liên quan tới phần 2.4.4.1 vá 2.4.4.2 Một
2.4.4.1 Các sản phẩm đng hành được phân định Các sản phẩm đồng hành được phân định Văn bản ngắn Không Một
2.4.4.2 Din giảphân định Mô tả việc phân định đã được thực hiện có xét đến việc lựa chọn phương pháp phân định, quá trình phân định và thông tin được sử dụng trong việc phân định Văn bản tự do Không Một
2.4.5 M rộng quá trình Bt k việc mở rộng quá trình nào được thực hiện cũng cần được diễn giải và biện minh/ đánh giá. Việc này có thể thực hiện bàng cách sử dụng 2.4.5.1 và 2 4.5.2 Một
2.4.5.1 Quá trình được đưa vào khi mở rộng Mô tả các hệ thống được đưa vào khi mở rộng quá trình. Văn bản ngắn Không Một
2.4.5.2 Diễn giải v m rộng quá trình Mô tả việc mở rộng quá trình đã được thực hiện có xét đến những lựa chọn đã quyết định, thông tin được sử dụng. v.v… Văn bản tự do Không Một
2.5 Tuyên bố v chất lượng dữ liệu Mô t những điểm mạnh và điểm yếu của chất lượng chung và c thể đã biết trong quá trình. Sau khi tập hợp một quá trình, người tập hợp d liệu có thể thấy được điểm mạnh và điểm yếu của mô hình và dữ liệu được sử dụng đ mô tả nó. Tuy nhiên, những thông tin như vậy có thể khó phát hiện trong tài liệu tổng th của quá trình. Các ví dụ có thể là các dữ liệu bằng số nhưng lại rt khó đ thẩm định, có nhiều cách din giải liên quan tới làm thế nào để thể hiện được mức trung bình của một ngành công nghiệp, hoặc khó khăn trong din giải dữ liệu được cung cp chỉ từ một hiện trường. Văn bn tự do Không Một
2.6 Thẩm định Việc lập tài liu cho bất k các thẩm định nào đều được thực hiện trên một quá trình. Dữ liệu  t một quá trình có thể được thẩm định bằng nhiều cách (ví dụ, tính toán cân bằng khi lượng, so sánh với dữ liệu mô tả các quá trình tương tự và đánh giá của chuyên gia) bởi nhiu người khác nhau. Việc thm định có thể là một phần của đánh giá cơ bản về một nghiên cứu LCA. Việc thẩm định đ cập đến những sự kim tra được thực hiện khi nhập dữ liệu, các kiểm tra được thực hiện bởi người tập hợp dữ liệu, và kim tra được thực hiện bi bên thứ ba. Thông tin của mỗi thẩm định riêng biệt và kết quả của nó đóng vai trò rt quan trọng đi với người sử dụng dữ liệu hoặc người đánh giá khi đánh giá mức độ tin cậy của dữ liệu. Mỗi thm định được mô tả, nhờ sử dụng các thuật ngữ nêu trong 2.6.1 đến 2.6.4 Không giới hạn
2.6.1 Phương pháp Mô tả ngắn về bản chất của phương pháp thẩm định, ví dụ,“Thẩm định tại hiện trường”, Tính toán lại, “Cân bằng khối lượng”; Kiểm tra chéo với nguồn khác; “đọc sửa lỗi các dữ liệu được nhập” Văn bn tự do Một
2.6.2 Thủ tục Mô tả khía cạnh chất lượng đã được kiểm tra, ví dụ, “Cân bằng khối lượng nguyên liệu thô và nguyên liệu làm bao gói đưa vào được kim tra đ so sánh với khối lượng chất thi và những sản phẩm được đóng gói đu ra” hoặc “kết quả được so sánh đi chứng nhờ chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm nhờ các phép đo tại các địa điểm hiện trường tương tự. Văn bn tự do Không Một
2.6.3 Kết quả Mô tả kết quả thẩm định, ví dụ, “phát hiện thy có sự sai lệch 3% giữa vật liệu thô so với các sản phẩm và chất thải. Điu này có thể chp nhận được, hoặc “giá trị của SO2 dường như hơi cao, nhưng đó có thể là do chất lượng của dầu được sử dụng để đốt”. Cũng tương tự như vậy, nếu xác định có sai sót hoặc thiếu dữ liệu, nhưng các dữ liệu đó chưa được sửa chữa, thì các phát hiện khi thm đnh cần được nêu tại đây. Văn bản tự do Không Một
2.6.4 Người thẩm định Sự nhận diện, năng lực, tên, tổ chức và địa ch của người thực hiện thẩm định. Văn bản ngắn Không Một
2.7 Các thông tin khác Sự b sung cho việc thiết lập tài liệu nói chung của một quá trình, chng hạn, cung cấp một số thông tin khác dưới dạng những lời khuyên làm thế nào sử dụng quá trình, các kiến nghị về việc áp dụng quá trình, những hạn chế đã biết, v.v… Điu này thực sự có ích để báo trước cho người sử dụng dữ liệu về những khía cạnh nht định của quá trình cn được cân nhắc trước khi sử dụng nó trong một nghiên cứu LCA. Văn bản tự do Không Một

A.2.4  Thông tin quản trị hành chính

Quy định thông tin quản trị hành chính được nêu tại 5.4

Bng A.3 – Thông tin quản trị hành chính

Số tham chiếu

Trường dữ liệu

Mô tả

Kiểu dữ liệu

Danh pháp

Tình huống cho phép

3 Thông tin quản tr hành chính Đ việc qun lý quá trình đã được lập thành tài liệu theo Tu chuẩn này được dễ dàng, ta phải quy định những thông tin quản trị hành chính chung vì rằng các mô hình quá trình s được trao đi giữa người tập hợp dữ liệu và người sử dụng d liệu, chúng s được lưu trữ trong kho cơ sở dữ liệu và chúng sẽ được quản trị bằng những hệ thống thông tin khác nhau. Một
3.1 S nhận diện Một số duy nhất, mà bối cảnh của quyền hạn đăng ký đã xác định để sử dụng cho việc nhận diện một quá trình. Ký hiệu Không Một
3.2 Quyền đăng ký Nhận diện quyền đăng ký đối với số nhận diện quá trình. Người cung cấp dữ liệu sẽ chịu trách nhiệm về quá trình đăng ký đ việc nhận diện các quá trình duy nhất. Ký hiệu Không Một
3.3 Số phiên bản Có thể được sử dụng để nhận diện những thông tin cập nhật dữ liệu đối với một quá trình cụ thể. Số nguyên Không Một
3.4 Bên/Người giám sát dữ liệu Nhận diện người giám sát thu thập dữ liệu hoặc cập nhật dữ liệu Văn bản ngắn Không Một
3.5 Bên/Người tập hợp dữ liệu Nhận diện người hoặc t chức chịu trách nhiệm mô hình hóa quá trình và tập hợp hoặc cập nhật dữ liệu Văn bản ngắn Không Một
3.6 Bên/Người lập tài liệu về dữ liệu Nhận diện người chịu trách nhiệm nhập dữ liệu vào định dạng tài liệu về dữ liệu hiện tại. Văn bản ngắn Không Một
3.7 Ngày hoàn thành Ngày mà dữ liệu quá trình cuối cùng được hoàn thành, sửa cha hoặc cập nhật. Định dạng ngày Không Một
3.8 In, xuất bản thành n phẩm. Viện dẫn nguồn tài liệu đã được in hay mộhình thức được công bố chính tắc, ổn định mà tại đó có thể tìm thy bản gốc của tài liệu này. Văn bản ngắn Không Một
3.9 Bản quyền Nhận diện người hoặc tổ chức nắm giữ bn quyền của toàn bộ việc xác lập thành hệ thống tài liệu về quá trình. Văn bản ngắn Không Một
3.10 Những hạn chế về truy cập Dấu hiệu cnh báo rõ ràng cách mà tài liệu có th được phát tán ra bên ngoài hệ thống thông tin trong đó nó được lưu trữ. Văn bản ngắn Không Một

A.3  Các yêu cầu v áp dụng các định dạng trao đổi dữ liệu điện t

Một quy định đầy đủ đối với việc áp dụng trao đổi dữ liệu điện tử sẽ được biểu thị trong một hình thc rõ ràng và thích hợp với cách biểu đạt của máy tính, ví dụ bng ngôn ngữ dạng định nghĩa về dữ liệu được phát trin phục vụ cho mục đích cụ thể này. Có nhiu ngôn ngữ định nghĩa về dữ liệu đ có thể lựa chọn, ví dụ như EXPRESS, XML, SGML, SQL. Không có ngôn ngữ cụ thể nào được coi là lựa chọn tốt nhất cho Tiêu chuẩn này.

Để thực hiện Tiêu chuẩn này dưới dạng ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu, các nguyên tắc dưới đây sẽ được áp dụng:

a) Yêu cầu về hình thái

– Các trường dữ liệu và cấu trúc của bảng trong A.2 sẽ được dịch ra ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu hình thái đã chọn mà không gây ra bất kỳ thay đổi nào về diễn giải các trường dữ liệu.

– Cú pháp của tệp dữ liệu được sử dụng để trao đổi sẽ theo Quy định cú pháp phù hợp với mục đích.

b) Yêu cầu về cấu trúc dữ liệu.

– Các tập hợp các trường dữ liệu sẽ được chuyn đổi thành-ví dụ – các nhân tố, các thực thể, bng hoặc đối tượng, tùy thuộc vào sự lựa chọn thực tế về ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu. Trong Điều này, chúng được đề cập như là các thực thể.

– Các trường dữ liệu s được chuyển đổi thành, ví dụ thuộc tính, trường dữ liệu hoặc đặc tính có kiu dữ liệu như mô tả cụ thể trong bảng A.1, A.2 và A.3 và như mô tả trong Điu 6. Trong Điều này, chúng được đề cập như là thuộc tính.

– Hầu hết các tham chiếu giữa các thc th liên quan ch nêu trong A.2. Vì vậy, các tham chiếu sẽ được thêm vào rõ ràng như là tham chiếu thc thể hoặc chỉ ra thực thể. Ví dụ, trong một số lựa chọn áp dụng việc tham chiếu, ta phải tự chèn một cách thủ công để bổ sung vào giữa các từ “đầu vào và đầu ra” và “quá trình” để duy trì tính nhất quán của dữ liệu.

c) Yêu cầu về tên gọi

– Tên của thuộc tính và thực thể s chỉ sử dụng bằng ký tự in thường (không viết hoa), ví dụ “Quá trình” sẽ là “quá trình”.

– Tên bao gồm nhiều hơn một từ sẽ được chuyển dịch thành một chuỗi hỗn tục bằng cách sử dụng ký tự (gạch dưới hoặc ký tự ASCII số 95) giữa các từ. Ví dụ, tên “người mô t công nghệ” sẽ được đặt tên là người_mô_tả_công_nghệ”.

– Tên của các trường dữ liệu tham chiếu sẽ là một tập hợp tên của (các) nhân tố được tham chiếu và trường dữ liệu được tham chiếu bên trong (các) nhân tố. Tập hợp các tên sẽ được chuyển dịch thành một chuỗi liên tục bng cách sử dụng ký tự “.”(dấu chm câu hoặc ký tự ASCII số 46) giữa các tên. Ví dụ, khi tham chiếu một quá trình từ đầu vào_ và_đầu ra, thì thuộc tính tham chiếu s được đặt tên là: Tài liệu_dữ liệu_của_quá trình. Thông tin_quản trị.số nhận diện.

d) Yêu cầu về trao đổi dữ liệu điện tử dạng công khai/công cộng.

– Khi trao đổi dữ liệu dạng công khai, một quy định về tệp dữ liệu trao đổi, được thể hiện bằng ngôn ngữ xác định dạng dữ liệu, phải có sẵn ở dạng công khai, cùng với một mô tả v cú pháp tệp dữ liệu, Việc này là bắt buộc để việc chuyển dịch gia các lựa chọn thực hiện trao đổi dữ liệu khác nhau được dễ dàng hơn.

Ví dụ về quy định thực hiện trao đi dữ liệu là định nghĩa dữ liệu và cú pháp tệp dữ liệu được nêu trong một báo cáo của Trung tâm đánh giá tác động môi trường ca sản phẩm và các hệ thống nguyên liệu

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Ví dụ về áp dụng định dạng tài liệu về dữ liệu

B.1  Khái quát

Phụ lục này cung cấp một ví dụ chi tiết về áp dụng định dạng tài liệu về dữ liệu đối với một quá trình. Các ví dụ b sung về áp dụng định dạng nói trên với các kiểu quá trình khác cũng có thể được tìm thy tại [6].

Phụ lục này cũng có thể được sử dụng như là một dạng biểu mẫu dữ liệu (bn cứng) minh họa cho việc áp dụng Tiêu chuẩn này (sau khi đã bỏ đi dữ liệu của mẫu).

Các kiểu dữ liệu LCI khác nhau được sử dụng trong một nghiên cu LCA. Kiểu dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu LCA sẽ được quyết định trong giai đoạn lập mục tiêu và phạm vi. Điều mục này đưa ra một số hướng dn về m thế nào để định dạng tài liệu về dữ liệu tạo khả năng phân biệt giữa các quá trình khác nhau, (xem TCVN ISO/TR 14049 về các ví dụ về các kiểu quá trình đơn vị khác nhau.) Hai cách tiếp cận với hệ thống tài liệu đó là:

– Các quá trình đại diện cho những quá trình đơn vị cụ thể, ví dụ dữ liệu gốc được thu thập. Đối với dữ liệu này, không cần thiết phi lập tài liệu cho kiu được gom gộp và việc ly mẫu trong mô tả quá trình;

– Các quá trình đại diện cho những quá trình đơn vị được gom gộp, ví dụ, đại diện cho mức trung bình của nhiều quá trình có chức năng giống nhau hoặc tổng của nhiều quá trình có liên kết nội bộ với nhau. Kiểu gom gộp này và phương pháp được sử dụng có thể được lập thành tài liệu nhờ sử dụng kiểu gom gộp và việc ly mẫu trong mô tả quá trình.

B.2  Lập tài liệu dữ liệu của một tổ hợp các quá trình đơn vị

Cấu trúc để lập tài liệu một quá trình mà nó biểu thị cho một tập hợp các quá trình đơn vị, về cơ bản là giống với ctrúc lập tài liệu một quá trình đơn vị đơn l, nhưng theo cách có mô tả các thành phần của tất cả các quá trình đã được đưa vào.

Những khác biệt ở mức kết hợp là:

– Mỗi thành phn được đưa vào của quá trình có thể được lập tài liệu riêng biệt;

– Nếu các quá trình chứa đựng trong định dạng đã được gom gộp được lập tài liệu riêng biệt, thì các dòng nguyên liệu và năng lượng giữa các quá trình được bao hàm sẽ được biểu thị như là các tham chiếu giữa đầu vào và đầu ra của các quá trình được bao hàm (Bảng B.1, 1.1.6.4,2).

Những khác biệt giữa lập tài liệu của một tập hợp các quá trình đơn vị và một quá trình đơn vị đơn lẻ là việc sử dụng các trường dữ liệu Các quá trình được bao hàm (Bảng B.1, 1.1.6.4.1) và các dòng sản phẩm trung gian (Bảng B.1, 1.1.6.4.2) của định dạng tài liệu về dữ liệu, về thuật ngữ các quá trình được bao hàm, một tham chiếu rõ ràng sẽ được nêu ra để đề cập đến việc lập tài liệu của mỗi thành phần của các quá trình được bao hàm. Về thuật ngữ các dòng sản phẩm trung gian, phải đưa ra những tham chiếu rõ ràng về đầu vào và đầu ra giữa 2 quá trình được đưa vào.

Nếu một quá trình được tổng hợp để cung cấp mà không nêu các chi tiết của những quá trình được bao hàm bên trong sự tổng hợp này (như các quá trình được lập tài liệu riêng rẽ và cùng sử dụng định dạng tài liệu về dữ liệu này), thì một mô tả chung về các quá trình đã được đưa vào nên được nhập vào dưới dạng nội dung kỹ thuật và chức năng (Bảng B.1, 1.1.6.2), và các trường dữ liệu các quá trình được bao hàm (Bng B.1, 1.1.6.4.1) và các dòng sản phẩm trung gian (Bảng B.1, 1.1.6.4.1) cần để trống.

B.3  Ví dụ về một trường hp đã được lập thành tài liệu

Ví dụ dưới đây là hoàn toàn giả định cả ý nghĩa thực tế và c về nguyên tắc mô hình hóa. Nó được nêu ch nhằm minh họa cho các kiểu thông tin được yêu cầu trong các trường dữ liệu khác nhau của việc định dạng khi tài liệu về dữ liệu.

Bảng B.1-Quá trình

1 Quá trình
1.1 Mô t quá trình
1.1.1 Tên Nhà máy nhiệt điện chạy than đng kết hp với việc tạo nguồn hơi.
1.1.2 Phân loại
1.1.2.1 Tên Cung cấp điện (3601)
1.1.2.2 Viện dẫn đến danh pháp Chương trình phân loại công nghiệp Úc (AICS)
1.1.3 Tham chiếu định lượng
1.1,3.1 Kiu Đơn vị chức năng
1.1.3.2 Tên Sản lượng điện thực được tạo ra
1.1.3.3 Đơn vị Kw-h
1.1.3.4 Số lượng 1
1.1.4 Phạm vi kỹ thuật Cng-đến-cổng
1.1.5 Kiểu kết gộp Khác
1.1.6 Công nghệ
1.1.6.1 Mô tả ngắn về công nghệ Nhà máy điện dạng nồi hơi đốt than (CFB -Coal fired Boiters”
1.1.6.2 Nội dung kỹ thuật và chức năng Hệ thống được nghiên cứu bao gồm tt cả các quá trình, t việc vận chuyển than đã được tuyn rửa tới quá trình phát điện, kể cả việc xử lý nước làm mát của nhà máy nhiệt điện kết hợp với tuần hoàn hơi nước truyền thống trong tầng sôi tuần hoàn. Nhiên liệu là 100% than đen đã được tuyn rửa ly từ mỏ than cách nhà máy trong vòng 200 km.

Dữ liệu kỹ thuật giả định cho nhà máy được nghiên cứu:

Thời gian vận hành năm (giờ): 4000

Sản lượng điện thông thưng hàng năm (GW-h): 40

Sản lượng hơi năm (TJ): 30

Tuổi thọ giả định (năm): 40

Sản lượng điện, trong vòng 40 năm (TW h): 1.6

1.1.6.3 Hình ảnh công ngh
1.1.6.4 Nội dung quá trình  
1.1.6.4.1 Các quá trình được bao hàm  trống c ý để lại – Những tài liệu không tách riêng được cung cấp cho các quá trình đã được đưa vào trong quá trình kết gộp này – ví dụ để sử dụng cho trường dữ liệu này, xem [6]
1.1.6.4.2 Các dòng sản phẩm trung gian (ô trống cố ý đ lại – những tài liệu không tách riêng được cung cấp cho các quá trình được đưa vào trong quá trình gom gộp này – ví dụ, để sử dụng cho trường dữ liệu này, xem [6]
1.1.6.4.2.1 Quá trình nguồn  
1.1.6.4.2.2 Nguồn liên quan đầu vào và đầu ra  
1.1.6.4.2.3 Điểm đến đầu vào và đầu ra  
1.1.6.4.2.4 Quá trình điểm đến  
1.1.6.5 Các điều kiện vận hành Bình thường (xem trường dữ liệu nội dung kỹ thuật và chức năng)
1.1.6.6 Mô hình toán học Công thức toán học cụ thể được cung cấp cho các dòng đầu vào/ đầu ra riêng biệt.
1.1.7 Vòng thời gian có hiệu lực  
1.1.7.1 Ngày bắt đầu 01-01-1995
1.1.7.2 Ngày hết hạn 01-01-2015
1.1.7.3 Mô tả vòng thời gian Nhà máy nhiệt điện kết hợp được giả định có tuổi th hoạt động là 40 năm, bắt đầu 20 năm trước ngày bắt đầu nêu trên.
1.1.8 V trí địa lý có hiệu lực  
1.1.8.1 Tên vùng Úc
1.1.8.2 Mô tả vùng Nhà máy đặt tại Úc và tất cả hệ thống hỗ trợ của nó được tính toán có liên quan với vùng Queensland.
1.1.8.3 Địa điểm Maidstone
1.1.8.4 Tham chiếu GIS Phía đông_301230 phía Bắc_6263230
1.1.9 Tập hợp dữ liệu  
1.1.9.1 Quá trình lấy mẫu Sản phẩm chỉ liên quan tới một địa điểm đơn l, vì vậy quy trình ly mẫu là không cthiết.
1.1.9.2 Địa điểm ly mu (không thực hiện lấy mẫu)
1.1.9.3 Số lượng địa điểm (không thực hiện lấy máu)
1.1.9.4 Khối lượng mẫu (không thực hiện ly mẫu)
1.1.9.4.1 Tuyệt đi  
1.1.9.4.2 Tương đối  

Bảng B.2 –

1.2.1

1.2.2

1.2.3

1.2.4

1.2.5

1.2.6

1.2.7

Số nhận diện

Hướng

Nhóm

Môi trường tiếp nhận

Quy định môi trường tiếp nhn

Điu kiện môi trường

V trí đa lý

1

Đầu vào Nguyên liệu thô Môi trường công nghệ (Technosphere)     Queensland

2

Đầu vào Nguyên liệu phụ trợ Môi trường ng nghệ     Queensland

3

Đầu vào Nguyên liệu phụ trợ Môi trường công nghệ     Queensland

Đầu vào/đầu ra

1.2.8

1.2.9

1.2.10

1.2.11

1.2.12

1.2.13

1.2.14

Hệ thống bên ngoài liên quan

V trí bên trong

Tên

Đặc tính

Số lượng

Các quan hệ toán học

Hệ thống tài liệu

Ngun gốc và điđến

Nhà máy rửa than

Kiểu vận chuyển

Xe tải, khoảng cách xa

Tham khảo thông tin

Báo cáo nội bộ công ty

Than được vn chuyển đến địa điểm nghiền tại địa điểm nhà máy điện Ký tự tên

Than rửa sạch

Viện dẫn đến danh pháp

Công ty-chi tiết

Quy định tên

Than thô với nguyên liệu cấp thấp đã được loại bỏ

Tên

Nội dung năng lượng

Đơn vị

MJ/kg

S lượng

22,3

Tên

Chuỗi

Đơn vị

Biểtượng hoặc tên:

g

Diễn giải:

Đơn vị hệ SI

Thông số

Tên: ti đa.

Giá trị: 450

Tên: tối thiểu.

Giá trị: 420

Công thức

Tên biến số

Trị biến số

Thu thập d liệu

Dữ liệu về mua than

Ngày thu thập

1995/1996

Xử lý dữ liệu

Mua than hàng năm được phân chia bởi lượng phát điện hàng năm

Tham khảo ngun dữ liệu

CIR 1995:4 báo cáo nội bộ công ty

Nguồn gốc và điểm đến

Sản xuất amoniac

Kiu vận chuyển

Xe tải, khoảng cách xa

Tham khảo thông tin

Báo cáo nội bộ công ty

Amoniac được sử dụng đ gim thiểu NOx trong khí nhiên liệu. Ký tự tên

Amoniac

Viện dẫn đến danh pháp

Công ty-chi tiết

Quy định tên

Tên

Mật độ

Đơn vị

Kg/m3

Số lượng

0,85

Tên

Trị điểm

Đơn v

Biểu tượng hoặc tên:

g

Din giải:

Đơn vị đo quốc tế SI

Thông s

Tên:

Điểm đơn

Giá trị: 3

Công thức

Tên biến số

Trị biến số

Thu thập dữ liệu

Đo lường, bí mật

Ngày thu thập

1995/1996

Xử  dữ liệu

Trị có được từ việc sử dụng amoniac trong nhà máy CFB-KVV (CIR 1995:4)

Tham khảo nguồn dữ liệu

CIR 1995:4 báo cáo nội bộ công ty

Nguồn gốc và điểm đến

M đá vôi

Kiểu vận chuyển

Xe ti

Tham khảo thông tin

Bình luận từ công ty

  Ký tự tên

Đá vôi

Viện dẫn đến danh pháp

Công ty chi tiết

Quy định tên

Tên

Đơn vị

Số lượng

Tên

Số trung bình

Đơn vị

Biểu tượng hoặc tên:

g

Diễn giải:

Đơn vị đo quốc tế SI

Thông số

Tên: số trung bình

Giá trị: 0,25

Công thức

Tên biến số

Trị biến số

Thu thập dữ liệu

Được mô hình

Ngày thu thập

Không xác định

Xử lý dữ liu

không

Tham khảo nguồn dữ liệu

Bng B.2

1.2.1

1.2.2

1.2.3

1.2.4

1.2.5

1.2.6

1.2.7

Số nhận diện

Hướng

Nhóm

Môi trường tiếp nhận

Quy định môi trường tiếp nhận

Điều kiện môi trường

Vị trí địa lý

4

Đầu ra Phát thải Không khí Không khí toàn cầu   Queensland

5

Đầu ra Phát thải Không khí Không khí nông thôn Nồng độ nền NOx thp, và không có hiện tượng khói b quang hóa được ghi nhận.

Lưu vực nước nhạy cảm Ni tơ.

Queensland

6

Đầu ra Phế liệu Môi trường công nghệ     Queensland

1.2.8

1.2.9

1.2.10

1.2.11

1.2.12

1.2.13

1.2.14

Hệ thống bên ngoài liên quan

Vị trí bên trong

Tên

Đặc tính

Số lượng

Các quan h toán học

Hệ thống tài liệu

Nguồn gốc và điểm đến

Kiu vận chuyn

Tham khảo thông tin

  Ký tự tên

CO2

Viện dđến danh pháp

Công ty- chi tiết

Quy định tên

Tên

Hệ số đặc tính hiệu ứng nhà kính

Đơn vị

Kg CO2– eq

Số lượng

1

Tên

Chui

Đơn vị

Biểu tượng hoặc tên:

g

Diễn giải:

Đơn vị hệ SI

Thông số

Tên: tối đa.

Giá trị: 920

Tên: tối thiểu.

Giá trị: 857

Công thức

M(CO2) = M(than) x Ef (CO2)

Tên biến số

M(than) tối đa

Trị biến số

450

Tên biến số

M(than) tối thiểu

Trị biến

420

Tên biến

Ef (CO2)

Trị biến

2,04

Thu thp dữ liệu

Suy ra, không cụ thể

Ngày thu thập

Không xác định

Xử lý dữ liu

Suy ra t các nhân tố chất thải do đốt cháy nhiên liệu được sử dụng trong hệ thống sản xuất

Phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính quốc gia Australia năm 1998

Tham khảo ngun dữ liệu

NGGI 2000

http://www.green-house.gov.au/inventory

Nguồn gốc và điểm đến

Kiu vận chuyn

Tham khảo thông tin

Phát ra từ rơm rạ Ký tự tên

NOx

Viện dn danh pháp

Công ty- chi tiết

Quy định tên

Tên

Hệ số đặc tính hiệu ứng nhà kính

Đơn vị

Kg CO2– eq

Số lượng

0,13

Tên

Hệ số đặc tính axit

Đơn vị

kg SO4eq

S lượng

0,7

Tên

Trị đơn l

Đơn vị

Biu tượng hoặc tên:

g

Diễn gii:

Đơn vị hệ SI

Thông số

Tên:

Điểm đơn l

Giá trị: 4

Công thức

Tên biến

Trị biến

Thu thập dữ liệu

Suy ra, không cụ thể

Ngày thu thập

Không xác định

Xử lý dữ liệu

Tham Khảo nguồn dữ liệu

Nguồn gc và điểm đến

Sản xuất bê tông ở Brisbane

Kiểu vn chuyển

Xe tải

Tham kho thông tin

  Ký tự tên

tro

Viện dn danh pháp

Công ty- chi tiết

Quy định tên

Tên

Mật độ

Đơn vị

Kg/m3

Số lượng

237

 

Tên

Số trung bình

Đơn vị

Biểu tượng hoặc tên:

g

Diễn giải:

Đơn vị hệ quốc tế SI

Thông số

Tên: số trung bình

Giá trị: 60

Công thức

Tên biến số

Trị biến số

Thu thập dữ liệu

Ghi chép ca công ty

Ngày thu thập

Không biết

Xử lý dữ liệu

Tham khảo nguồn dữ liệu

Bng B.2

1.2.1

1.2.2

1.2.3

1.2.4

1.2.5

1.2.6

1.2.7

Số nhận diện

Hướng

Nhóm

Môi trường tiếp nhận

Quy định môi trường tiếp nhận

Điu kiện môi trưng

Vị trí đa lý

7

Đầu vào Chất phụ trợ Môi trường công nghệ     Queensland

8

Đầu ra Sản phẩm Môi trường công nghệ Queensland

9

Đầu ra Sản phẩm đng hành Môi trường công nghệ Queensland

10

Đầu vào Sản phẩm tránh dùng Môi trường công nghệ Queensland

 

1.2.8

1.2.9

1.2.10

1.2.11

1.2.12

1.2.13

1.2.14

Hệ thống bên ngoài liên quan

Vị trí bên trong

Tên

Đặc tính

Số lượng

Các quan hệ toán học

Hệ thống tài liệu

Ngun gốc và điểm đến

Dịch vụ bảo dưng nồi hơi

Kiểu vận chuyn

Tham khảo thông tin

Nồi hơi CFB chính Ký tự tên

Vệ sinh làm sạch và sửa chữa ni hơi

Viện dẫn đến danh pháp

Công ty-chi tiết

Quy định tên

Tên

Đơn vị

Số lưng

Tên

Giá trị đơn

Đơn vị

Biu tượng hoặc tên: Thực hiện dịch v

Diễn giải:

Thông số

Tên: Giá trị l

Giá trị:

0,000 04

Công thức

Tên biến số

Trị biến số

Thu thập dữ liệu

Ngày thu thập

1998

Xử lý dữ liệu

Được tính toán từ các Quy định trong hợp đồng bảo dưỡng

Tham khảo nguồn dữ liệu

Hợp đồng bảo dưỡng – tài liệu bo mật của Công ty

Ngun gốc và điểm đến

Mạng lưới phân phối điện

Kiểu vận chuyn

Tham khảo thông tin

  Ký tự tên

Điện

Viện dẫn đến danh pháp

Công ty-chi tiết

Quy định tên

Tên

Đơn vị

Số lưng

Tên

Tuyệt đối

Đơn vị

Biểu tượng hoặc tên: kW-h

Din giải: Đơn vị hệ quốc tế SI

Thông số

Tên: Giá trị bằng số

Giá trị:1

Công thức

Tên biến số

Trị biến số

Thu thập dữ liệu

Ngày thu thập

1098

Xử lý dữ liệu

Dòng điện là đơn vị chc năng cho quá trình đơn vị được nghiên cu

Tham khảo nguồn dữ liệu

Ngun gốc và điểm đến

Cung cấp hơi nước cho khu công nghiệp

Kiểu vận chuyn

Đường ống

Tham khảo thông tin

  Ký tự tên

Hơi nước áp suất thấp

Viện dẫn đến danh pháp

Công ty-chi tiết

Quy định tên

Tên

Nhiệt độ

Đơn vị

Độ

Số lưng

400

Tên

Áp suất

Đơn vị

kPa

Số lượng

980

Tên

Tuyệt đối

Đơn v

Biểu tượng hoặc tên: kg

Diễn giải: Đơn vị hệ quốc tế SI

Thông s Tên: giá trị bằng s

Giá trị: 0,25

Công thức

Tên biến số

Trị biến số

Thu thập dữ liệu

Ngày thu thập Không biết

Xử lý dữ liệu

Tham khảo ngun dữ liệu

Ngun gốc và điểm đến

Cung cấp hơi nước cho khu công nghiệp

Kiểu vận chuyn

Tham khảo thông tin

  Ký tự tên

Năng lượng từ khí tự nhiên

Viện dẫn đến danh pháp

Công ty-chtiết

Quy định tên

Tên

Đơn vị

Số lưng

Tên

Tuyệt đối

Đơn v

Biểu tượng hoặc tên: kg

Diễn giải:

Đơn vị hệ quốc tế SI

Thông s

Tên: giá trị bằng số

Giá trị: 0,7

Công thức

Tên biến số

Trị biến số

Thu thập dữ liệu

Ngày thu thập

Không biết

Xử lý dữ liệu

Tính toán dựa trên dữ liệu trước đây trước khi tha thuận cung cấp hơi nước cho khu công nghiệp

Tham khảo ngun dữ liệu

Báo cáo công ty.

Bảng B.3 – Mô hình hóa và thẩm định

2 Mô hình hóa và thm định
2.1 ng dụng dự định Mục đích là để đạt được nền tảng đáng tin cậy để có thể thực hiện đánh giá vòng đời của nhà máy cung cp điện tại địa phương khác nhau, có tính đến việc tận dụng hơi nước b sung cũng như việc xử lý x tro.

Việc đánh giá vòng đời cũng nhm đóng góp nâng cao cơ cu công tác quản ý môi trường trong ng ty và cung cấp hiu biết sâu n về sử dụng nguồn lực và các nguồn phát thải ra môi trường

Các dữ liệu kiểm kê này là một phần của các dữ liệu thống kê liên quan các quá trình thuộc dòng dẫn đến và ng dn ra. Xem báo cáo tng quan số 234 năm 2000 về công nghệ làm sạch than”.

2.2 Nguồn thông tin Thông tin được sử dụng trong đánh giá, đại bộ phận dựa trên các báo cáo nội bộ của công ty.

Liên quan tới phương pháp luận để đánh giá vòng đời, ở đây ta sử dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 14040 (1) và hướng dẫn SETAC (2).

(1) TCVN ISO 14040:2000, Qulý môi trưng – đánh giá vòng đời – nguyêlý và khuôn kh.

(2) SETAC, hướng dẫn về đánh giá vòng đi: Mã thực hành.

2.3 Nguyên tc mô hình hóa
2.3.1 Nguyên tc lựa chọn dữ liệu Tuân theo các trật tự ưu tiên dưới đây

(1) Dữ liệu hiện trường được sử dụng là dữ liệu đo liên tục đã thu được.

(2) Mô hình hóa cho những gì tương tự chỉ được sử dụng chỉ khi không th thu được dữ liệu hiện trường.

2.3.2 Nguyên tắc điu chỉnh đ thích ứng Không thc hiện bt k sự điều chnh nào về mặt số liệu

Cả dữ liệu số và thông tin quá trình được sử dụng cho việc mô hình hóa các quá trình được bao hàm, được đ cập đến trong báo cáo gốc.

Các kiểu điều chnh cho thích ứng khác đã được xử lý qua các việc phân định.

Không thực hiện bất kỳ điều chỉnh thích ứng nào về mặt s liệu.

2.3.3 Hằng số mô hình hóa
2.3.3.1 Tên Xem tái đầu tư và tái kiến thiết, như là t l phn trăm sử dụng nguồn lực và chất thtrong giai đoạn xây dựng.      
2.3.3.2 Giá trị 1% mỗi năm      
2.4 Lựa chọn mô hình hóa
2.4.1 Các tiêu chí đ loại trừ dòng  cp Các thông số được chọn để trình bày ở đây là những thông số có một mối quan tâm chung và b nền tng cho những thông s này là tương đối tốt.

Các khía cạnh dưới đây được loại trừ:

– rủi ro về những sự c chính và kh năng b ngừng hoạt động cũng như những hậu quả và môtrường từ chúng là rất bé;

– môi trường làm việc.

Vết kim loại và vết hydro các bon đã được loại trừ do thiếu dữ liệu và sẽ được điu tra như là một phn của Kiểm kê các chất gây ô nhiễm quốc gia trong 2 năm tới.

2.4.2 Các tiêu chí đ loại trừ dòng sn phẩm trung gian Việc sử dụng hóa chất đã biết sẽ được tính đến. Trong các trường hợp có th lấy được dữ liệu, chng hạn, nếu nguồn gốc sử dụng và các phát thải từ việc sản xuất các hóa chất này được biết thì chúng cũng sẽ được đưa vào. Nhiên liệu và nguyên liệu đưc sử dụng tại hiện trường có liên quan đất đai và ao h tại đây không được bao hàm trong nghiên cứu này.
2.4.3 Các tiêu chí để tách biệt các quá trình ra bên ngoài. Các quá trình dưới đây được tách ra đ xem như chúng nm bên ngoài trong quá trình lập tài liệu

– Các tổn hao/tht thoát trong truyền dẫn và cấp đin;

– Khai thác, sàng rửa và vận chuyển (than);

– Sản xuất amoniac; sn xuất đá vôi;

– Các tác động của dịch vụ vn hành/ bo dưng nồi hơi;

– Cung cấp khí và dạng bổ sung tương ứng về năng lượng từ khí thiên nhiên.

– Xử lý x than tro trong sn xuất bê tông

2.4.4 Thực hiện phân định
2.4.4.1 Các sản phẩm phụ được phân định Không thực hiện phân định nào [Đ làm ví dụ về làm thế nào đ sử dụng phn phân đnh của định dạng tài liệu v dữ liệu, có thể xem báo cáo CPM 2001:8].
2.4.4.2 Diễn giphân định  
2.4.5 Mở rộng quá trình
2.4.5.1 Quá trình được đưa vào khi mở rộng Không áp dụng trong nghiên cứu này.
2.4.5.2 Diễn giải việc m rộng quá trình  
2.5 Tuyên bố chất lượng dữ liệu Dữ liệu liên quan ti nhà máy điện được dựa trên dữ liệu về một nhà máy điện cụ thể thuộc sở hữu của công ty.

Các thông s được trình bày tại đây được la chọn bởi vì chúng có một mối quan tâm chung và vì các cơ sở đối với các thông số này là tương đối tốt. Tất c các giá trị được báo cáo tới 3 chữ số có ý nghĩa; tuy nhiên các dữ liệu hiếm khi đúng nghĩa sự chính xác

2.6 Thm định  
2.6.1 Phương pháp Phương pháp kim tra đánh giá Kiểm tra dữ liệu  
2.6.2 Quá trình Xem xét phản biện Khách hàng xem xét  
2.6.3 Kết quả Không có sự mâu thun lớn nào với ISO 14040 hay ISO 14041 Có sửa đổi đối giá trị về lượng tro xỉ phát sinh.  
2.6.4 Người thẩđịnh Jim Stynes CIM Công ty điện than sạch P/L  
2.7 Thông tin khác Chuỗi nhiên liệu và việc đốt cháy than để cấp nhiệt điện theo hệ nồi hơi CFB có thể được áp dụng cho những nhà máy nhiệt than hiện tại.

Không bao gồm thất thoát do phân phối và truyền dn. Khi kết quả được sử dụng đ nghiên cứu các kiu sử dụng điện khác nhau, thì những tht thoát này phải được tính đến. Một ước tính sơ bộ cho thy các tht thoát phân phối đối với một khách hàng công nghiệp lớn là vào khoảng 5% số điện được mua, nghĩa là, để ly dữ liệu v tình trạng sử dụng điện, thì dữ liệu cn phi được nhân với 1,05. Đối với một khách hàng gia đình thông thường, trung bình tht thoát truyền dn là khoảng 10% s điện được mua, nghĩa là, dữ liệu cần phải được nhân với 1,10.

Thông qua các tính toán, nồi hơi CFB được giả định là được trang bị với thiết bị ngưng kết hơi khí thải. Nếu các kết quả được áp dụng cho một nhà máy hiện tại dạng kết hợp cả cấp điện và nhiệt hiện mà không có trang bị thiết bị ngưng kết khí thải, thì việc sử dụng nguồn nguyên liệu và các nguồn phát khí thải tính theo mỗi kW.h điện được sản xuất ra, s cao hơn. Đó là do một nhà máy không có thiết bị ngưng kết khí thải, có mức hiệu suốt tổng thể thp hơn.

Bảng B.4 – Thông tin quản trị hành chính

3 Thông tin qun trị hành chính
3.1 Số nhận diện CIM-AUSDATA0000234
3.2 Quyền đăng  ClMlnternational P-L – http://www.cimint.com
3.3 Số của phiên bản 1
3.4 Người tập hợp dữ liệu Công ty điện than sạch P/L

Số 35, đường Station, Maidstone 8452,

Queensland, Australia

3.5 Người tổng hp dữ liệu Alex Jamison

Tư vn viên năng lượng LC P/L

3.7 Ngày hoàn thành 22/02/2000
3.8 Công bố Chưa công bố
3.9 Bản quyn Công khai
3.10 Hạn chế truy cập Không

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 31 (all parts), Quantities and units;

[2] TCVN 7217-3:2013 (ISO 3166-3:1999) về Mã thể hiện tên và vùng lãnh th của các nước – Phn 3: Mã tên các nước được sử dụng trước đây;

[3] ISO 6709:1983, Standard representation of latitude, longitude and altitude for geographic point locations;

[4] TCVN ISO/TR 14049:2015 (ISO/TR 14049:2012), Quản lý môtrường – Đánh giá vòng đời sản phẩm – Các ví dụ minh họa cách áp dụng TCVN ISO 14044 để xác định mục tiêu, phạm vi và phân tích kiểm kê vòng đời sn phm;

[5] CARLSON, R. and TIVANDER, J. Data definition and file syntax for ISO/TS 14048 data exchange, CPM Report 2001:9, Chalmers University of Technology, Gothenburg, Sweden;

[6] CARLSON, R. and PALSSON, A.C. (eds). First examples of practical application of ISO/TS 14048 Data documentation format, CPM report 2001:8, Chalmers University of Technology, Gothenburg, Sweden6);

[7] DE BEAUFORT-LANGEVELD, A.S.H., BRETZ, R., VAN HOOF, G., HISCHIER, R., JEAN, P., TANNER, T., HUIJBREGTS, M. Code of Life Cycle Inventory Practice, Society of Environmental Toxicology and Chemistry (SETAC), Brussels;

[8] CAS Registry Numbers, Chemical Abstract Service, www.cas.org, Columbus, Ohio, USA.

 

MỤC LỤC

Li m đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

 Tài liệu viện dn

3  Thuật ngữ định nghĩa

 Định dạng và báo cáo 

4.1  Đnh dạng

4.2  Báo cáo

 Yêu cầu kỹ thuật của định dng tài liệu về dữ liệu

5.1  Ki quát

5.2  Quá trình

5.3  Mô hình hóa và thẩm định

5.4  Thông tin mang tính quản trị hành chính

 Các kiu dữ liệu

7  Lựa chọn danh pháp

7.1  Khái quát

7.2  Danh pháp loại trừ

7.3  Danh pháp bao hàm

Phụ lục A (quy định)

Phụ lục B (tham khảo)

Thư mục tài liu tham khảo



1 TCVN ISO 9000:2000 (ISO 9000:2000) hiện nay đã được thay thế bng TCVN ISO 9000:2007 (ISO 9000:2005);

2 TCVN ISO 14040:2000 (ISO 9000:1997) hiện nay đã được thathế bằng TCVN ISO 14040:2009 (ISO 14040:2006);

3 Các tiêu chuẩn TCVN ISO 14041:2000, TCVN ISO 14042:2000 và TCVN ISO 14043:2000 hiện nay đã b hủy.

4 Được đ cp đến như dòng là dòng sơ cp

5 Được đ cp đến như dòng là dòng phi sơ cấp

6) Sẽ được công bố

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN ISO/TS 14048:2015 (ISO/TS 14048:2002) VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI CỦA SẢN PHẨM – ĐỊNH DẠNG TÀI LIỆU VỀ DỮ LIỆU
Số, ký hiệu văn bản TCVNISO/TS14048:2015 Ngày hiệu lực 01/01/2015
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành 01/01/2015
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản