TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 1867:2001 VỀ GIẤY VÀ CÁCTÔNG – XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM – PHƯƠNG PHÁP SẤY KHÔ DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
GIẤY V À CÁC TÔNG – XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM – PHƯƠNG PHÁP SẤY KHÔ
Paper and board – Determination of moisture content – Oven-drying method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sấy khô để xác định độ ẩm của giấy và cáctông tại thời điểm lấy mẫu và độ ẩm của giấy, cáctông dung cho các phép phân tích hóa học.
Phương pháp này được áp dụng cho tất cả các loại giấy và cáctông gồm cà cáctông sóng và cáctông cứng, không chứa các chất có khả năng bay hơi tại nhiệt độ xác định của phương pháp thử ( trừ nước).
TCVN 3649:2000 Giấy và cáctông – Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình;
Độ ẩm(moisture content)
Độ ẩm là lượng nước có trong giấy hoặc các tong. Trong thực tế, độ ẩm là tỷ số giữa khối lượng mất đi của mẫu thử khi sấy khô theo phương pháp xác định và khối lượng của nó tại thời điểm lấy mẫu; độ ẩm được tính bằng %.
Cân mẫu thử tại thời điểm lấy mẫu và sau khi sấy khô tới khối lượng không đổi.
5.1. Cân
Đối với mẫu thử có khối lượng cân ban đầu là 2g hoặc nhỏ hơn, cân phải có độ chính xác tới 1mg.
Đối với mẫu thử có khối lượng cân ban đầu lớn, cân phải có độ chính xác tới 0,05% khối lượng cân.
5.2. Dụng cụ chứa mẫu
5.2.1. Cốc cân
Cốc cân được sử dụng để xác định độ ẩm của mẫu dung cho phân tích hóa học, có khối lượng cân ban đầu là 2g hoặc nhỏ hơn.
Cốc cân được làm bằng thủy tinh, có nắp mài và có thể tích khoảng 100 ml.
5.2.2. Hộp cân
Hộp cân được sử dụng để xác định độ ẩm của mẫu tại thời điểm lấy mẫu, có khối lượng mẫu cân ban đầu lớn hơn 10g.
Hộp cân được làm bằng kim loại, kín.
5.2.3. Tủ sấy
Tủ sấy có khả năng duy trì nhiệt độ 1050C ± 20C và có quạt gió.
Mẫu được lấy theo TCVN 3649:2000
Chú thích : Nếu môi trường tại nơi lấy mẫu nóng và ẩm ướt, chú ý khi lấy mẫu không làm giấy hoặc cáctông bị bẩn và làm tăng hoặc giảm độ ẩm. Nên sử dụng găng tay cao su khi lấy mẫu. Để tránh làm thay đổi độ ẩm của mẫu thử do môi trường xung quanh, nên cho mẫu thử vào túi nylon kín ngay sau khi lấy mẫu.
7.1. Xác định độ ẩm của giấy và các tông dùng để phân tích hóa học
Xé mẫu thành các mảnh nhỏ, cân lượng mẫuu thử tối thiểu là 1g, thích hợp nhất là 2g. Tại thời điểm cân, mẫu thử phải có độ ẩm tương đương với mẫu sẽ dùng cho các phép phân tích hóa học.
Chú thích : Nên cân mẫu dùng để xác định độ ẩm và các mẫu dùng cho các phép phân tích hóa học cùng một thời điểm.
7.2. Xác định độ ẩm của giấy và các tông tại thời điểm lấy mẫu
Cân khối lượng mẫu thử tối thiểu là 50g. Mẫu thử được gấp lại hoặc cắt nhỏ và cho vào trong hộp cân.
Chú thích : Với giấy có định lượng rất thấp, 50g mẫu thử sẽ có thể tích rất lớn, trong trường hợp đó có thể sử dụng khối lượng mẫu thử ít hơn nhưng phải ghi rõ trong báo cáo thử nghiệm.
8.1. Xác định khối lượng khô tuyệt đối của cốc cân hoặc hộp cân như sau : cốc cân hoặc hộp cân được rửa sạch, đánh số, mở nắp và cho vào trong tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 1050C ± 20C trong 1 giờ. Tại thời điểm sấy cuối cùng, đậy nắp cốc cân hoặc hộp cân và chuyển vào bình hút ẩm để làm nguội tới nhiệt độ phòng, sau đó tiến hành cân ( trước khi cân hơi mở nắp cốc cân hoặc hộp cân để làm cân bằng áp suất và đậy lại ngay).
8.2. Chuyển mẫu thử vào cốc cân hoặc hộp cân, mở nắp và cho vào trong tủ sấy, sấy tại nhiệt độ 1050C ± 20C. Sau đó tiến hành như (8.1). Với mẫu thử có khối lượng cân ban đầu là 50g thời gian sấy là 2 giờ và thời gian làm nguội trong bình hút ẩm là 1 giờ; với mẫu thử có khối lượng cân ban đầu là 2g thời gian sấy là 1 giờ và làm nguội trong bình hút ẩm tới nhiệt độ phòng.
8.3. Cho lại mẫu thử vào tủ sấy và tiến hành như trên cho tới khi mẫu thử đạt khối lượng không đổi. Mẫu thử được coi là đạt khối lượng không đổi, khi chênh lệch giữa 2 lần cân lien tiếp không lớn hơn 0,1% so với khối lượng mẫu thử cân ban đầu đối với mẫu thử có khối lượng cân ban đầu là 50g và không được lớn hơn 0,05% đối với mẫu thử có khối lượng cân ban đầu là 2g.
8.4. Với mẫu thử có khối lượng cân ban đầu là 2g, tất cả các phép cân đều phải chính xác tới 1mg.
8.5. Thời gian giữa hai lần sấy liên tiếp không được nhỏ hơn ½ thời gian sấy lần đầu.
Độ ẩm (X) của mẫu thử, tính bằng phần trăm theo công thức sau :
trong đó :
m1 là khối lượng của mẫu thử trước khi sấy, tính bằng gam;
m2 là khối lượng mẫu thử sau khi sấy, tính bằng gam.
10. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm gồm các thong tin sau :
a) Viện dẫn theo tiêu chuẩn này;
b) Thời gian và địa điểm thí nghiệm;
c) Đặc điểm của mẫu thử;
d) Độ ẩm;
e) Số mẫu thử thực hiện; f) Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả thử./.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 1867:2001 VỀ GIẤY VÀ CÁCTÔNG – XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM – PHƯƠNG PHÁP SẤY KHÔ DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN1867:2001 | Ngày hiệu lực | 28/12/2001 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Lĩnh vực khác |
Ngày ban hành | 28/12/2001 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |