TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5714:2007 (LSO 15598:1999) VỀ CHÈ – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG XƠ THÔ

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 19/06/2007

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5714:2007

CHÈ – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG XƠ THÔ

Tea – Determination of crude  fibre content

Lời nói đầu

TCVN 5714:2007 thay thế TCVN 5714-93;

TCVN 5714:2007 hoàn toàn tương đương lSO 15598:1999:

TCVN 5714:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Têu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

TCVN 5714: 2007

CHÈ – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG XƠ THÔ

Tea – Determination of crude  fibre content

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp dùng để xác định hàm lượng xơ thô của chè.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

lSO 1573:1980. Tea – Deteơnination of loss in mass at 103 oC (Chè – Xác định sự hao hụt khối lượng ở 103oC).

TCVN 4851 (lSO 3696). Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:

3.1 Hàm lượng xơ thô (crude fbre oontent)

Toàn bộ các chất không hoà tan và dễ cháy dưới các đều kiện thao tác qui định trong tiêu chuẩn này.

Chú thích: Hàm lượng xơ thô được biểu thị theo phần khối lượng của chất khô [trước đây được biểu thị theo % (m/m)], tính bằng phần trăm.

4. Nguyên tắc

Mẫu được nghiền nhỏ thích hợp, sau đó xử lý lần lượt bằng dung dịch axit sulfuric và dung dịch natrihydroxit đun sôi. Cặn được tách bằng cách lọc, rửa, sấy khô, cân sau đó hoá tro. Sự hao hụt khối lượng sau khi hoá tro được gọi là hàm lượng xơ thô.

5. Thuốc thử

Chỉ sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích.

5.1 Nước, phù hợp với loại 3 của TCVN 4851 (lSO 3696).

5.2 Dung dịch axlt sulfurìc gốc. c(1/2H2SO4) = 2.040 ± 0,040 mol/l (tương ứng với 100 g axit sulfuric trên lit dung dịch).

Thêm 275 ml axit sulfuric đậm đặc (p20 = 1.84 g/ml) vào nước, để nguội và pha loãng đến 5 lít.

Cảnh báo – Đeo gang tay và mặt nạ bảo vệ

5.3 Dung dịch axlt sulfurlc làm việc, c(1/2H2SO4) = 0.255 – 0.005 mol/l (tương ứng với 12,5 g axit sulturic trên llt dung dịch)

Pha loãng 125 ml dung dịch axit sulfuric gốc (5.2) đến 1 lít.

5.4 Dung dịch natri hydroxlt gốc, c(NAOH) = 2,504 ± 0,040 mol/l (tương ứng với 100 g natri hydroxit trên lit dung dịch).

Hoà tan 500 g natri hydroxit trong nước, để nguội và pha loãng đến 5 lít.

Cảnh báo – Đeo găng tay và mặt nạ bảo vạ.

5.5 Dung dịch natri hydroxit làm việc, c(NAOH) = 0.313 ± 0,005 mol/l (tương ứng với 12,5 g natri hydroxit trên lit dung dịch).

Pha loãng 125 ml dung dịch natri hydroxit gốc đến 1 lít.

5.6 Octan-1-ol, là chất chống tạo bọt.

5.7 Axit clohydric, dung dịch 1% (phần thể tích).

Pha loãng 10 ml axit clohydric đậm đặc (p20 = 1,19 g/ml) đến 1 lít.

Cảnh báo – Đeo găng tay và mặt nạ bảo vệ.

5.8 Etanol, độ tinh khiết tối thiểu 95 % (phần thể tích).

5.9 Axeton.

6. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể sau:

6.1 Máy nghiền phòng thử nghiệm, loại búa hoặc ly tâm, được lắp với sàng 1 mm.

6.2 Bình nón, dung tích 1 lít, có cổ bằng (hoặc cổ thuỷ tinh mài nếu sử dụng bình sinh hàn đối lưu).

6.3 Bình phân chia, có thể phân chia 200 ml dung dịch nóng.

6.4 Thiết bị đun nóng,  để đun nóng bình nón 1 lít.

6.5 Bình dính hàn cold-finger, gắn vào trong cổ của bình nón 1 lít (hoặc bình sinh hàn đối lưu nếu sử dụng thiết bị có khớp thuỷ tinh mài).

6.6 Bình Buchner, có các khớp nối bằng cao su và được gắn với phễu Hartley đối với giấy lọc đường kính 12,5 cm, và phễu nối dùng cho cốc nung thủy tinh 70 ml

6.7 Phễu thuỷ tinh, độ xốp số 1 hoặc P 160 (cỡ lỗ 100 μm đến 160 μm), đường kính đĩa 40 mm và dung tích 70 ml.

6.8 Tủ sấy, có gắn quạt, có khả năng duy trì ở nhiệt độ 103 oC ± 2 oC.

6.9 Lò nung, có khả năng duy trì nhiệt độ 550 oC – 10 oC.

6.10  Bình hút ẩm, có chứa chất hút ẩm hiệu quả.

6.11 Giấy lọc, có đường kính 12,5 cm, được làm cứng, loại không tro, có độ xốp 20 μm đến 25 μm.

Chú thích:  Giấy lọc Whatman No. 541[1]) cũng thích hợp.

7. Lấy mẫu

Điều quan trọng là mẫu gửl đến phòng thử nghiệm đúng là mẫu đại diện và không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt quá trinh vận chuyển hoặc bảo quản.

Việc lấy mẫu không qui định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 5609:2007 (lSO 1839 :1980).

8. Chuẩn bị mẫu thử

Sử dụng máy nghiền (6.1), nghiền mẫu qua sàng có cỡ lỗ 1 mm.

9. Cách tiến hành

Chú thích: Nếu được yêu cầu để kiểm tra mà giới hạn độ lặp lại (11.2) thoả mãn, thì tiến hành hai phép xác định độc lập theo 9.1 đến 9.3 dưới các điều kiện lặp lại.

9.1 Xác định hàm lượng chất khô

Tính hàm lượng chất khô (w) từ độ ẩm (sự hao hụt khối lượng ở 103 oC) được xác định trên phần mẫu thử (điều 8) theo lSO 1573.

9.2 Phần mẫu thử

Cân 2 g đến 3 g mẫu thử (điều 8), chính xác đến 0,001 g, cho vào trong bình nón 1 lít (6.2). Ghi lại khối lượng (mo)

9.3 Phép xác định

9.3.1 Sử dụng thiết bị phân phối (6.3), trên vào mẫu 200 ml dung dịch axit sulfuric làm việc (5.3), được đo ở nhiệt phòng và đem đun sôi.

Cảnh báo: Cẩn thận tránh bị axit sôi bắn vào. Đeo găng tay và mặt nạ bảo vệ.

9.3.2 Thêm hai hoặc ba giọt chất chống tạo bọt (5.6), lắp bình sinh hàn (6.5) vào cổ của bình và gia nhiệt bằng thiết bị đun nóng (6.4) cho đến sôi trong 2 phút. Tiếp tục đun sôi nhẹ trong 30 phút, thỉnh thoảng quay bình để trộn các chất và làm rơi phần mẫu bám dính bên thành bình.

Các giá tra thời gian nêu trên là tối đa.

9.3.3 Chuẩn bị bình Buchner (6.6) có phễu Hartley và giấy lọc ướt (6.11).

9.3.4 Ở cuối giai đoạn đun sôi, rót dịch thuỷ phân axlt vào phễu có chứa sẵn một ít nước nóng và hút nhẹ.

Việc lọc phải hoàn thành trong10 giây. Nếu không, lặp lại phép xác định sử dụng lượng mẫu nhỏ hơn.

9.3.5 Tráng bình hai lần, mỗi lần khoảng 50 ml nước sôi, và rót qua phễu lọc.

9.3.6 Sử dụng thiết bị phân phối (6.3), rửa chất không hoà tan từ giấy lọc vào trong bình nón 1 lít, sử dụng 200 ml dung dịch natri hydroxit làm việc (5.5), được đo ở nhiệt độ phòng và đem đun sôi.

Cảnh báo – Cẩn thận tránh bị axit sôi bần vào. Đeo găng tay và mặt nạ bảo vệ.

9.3.7 Thêm hai hoặc ba giọt chất chống tạo bọt (5.6) và đun sôi trong 30 phút, sử dụng cùng qui trình như với xử lý axit (xem 9.3.2)

Giá trị thời gian nêu trên là tối đa

9.3.8 Dùng nước sôi, chuyển tất cả chất không hoà tan vào trong cốc nung thuỷ tinh (6.7) được lắp với bình Buchner qua thiết bị nối, có hút nhẹ.

9.3.9 Rửa cặn liên tiếp với khoảng 50 ml nước sôi, dung dịch axit clohydric (5.6) và đun sôi nước lại.

Cuối cùng, rửa cặn hai lần bằng etanol (5.7) và sau đó ba lần bằng axeton (5.8).

9.3.10 Đốt nóng cốc và cặn trong tủ sấy (6.8) duy trì ở 103 oC trong 2 h. Để nguội trong bình hút ẩm (6.10) và cân chính xác đến 0.001 g. Đưa cốc trở lại trong tủ sấy và làm nóng lại trong 1 h. Làm nguội trong bình hút ầm vả cân. Lặp lại các thao tác này cho đến khi chênh lệch giữa các lần cân kế tiếp không quá 0.001 g.

Chú thích:  Có thể bằng cách khác và có thể thuận lợi hơn, đốt cốc và cặn qua đêm.

Ghi lại khối lượng (m1).

9.3.11 Cho cốc và cặn vào trong lò nung (6.9) duy trì ở 550 oC trong vòng ít nhất 1 h. Để nguội trong bình hút ầm (6.10) và cân chính xác đến 0,001 g. Ghi lại khối lượng (m2).

10. Tính toán

Hàm lượng xơ thô, w, được biểu thị theo phần khối lượng chất khô, tính bằng phần trăm theo công thức:

trong đó:

mo là khối lượng của phễn mẫu thử, tính bằng gam;

m1 là khối lượng của chất xơ và cặn sau khi sấy (9.3.10), tính bằng gam;

m2 là khối lượng của chất xơ và cặn sau khi đốt nóng trong lò nung (9.3.11), tính bằng gam:

wD là hàm lượng chất khô của mẫu thử (9.1), được biểu thị theo phần khối lượng, tính bằng phần trăm.

11. Độ chụm

11.1 Phép thử liên phòng thử nghiệm

Chi tiết về phép thử liên phòng thử nghiệm để xác định độ chụm của phương pháp được đưa ra trong phụ lục A. Các giá trị thu được từ phép thử liên phòng thử nghiệm này có thể không áp dụng cho các dải nồng độ vả các chất nền (matric) khác với các giá trị đã nêu.

11.2 Độ lặp lại

Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử độc lập, đơn lẻ thu được khi sử dụng cùng một phương pháp trên vật liệu thử giống hệt nhau trong cùng một phòng thử nghiệm, do một người thực hiện, sử dụng cùng thiết bị, thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn, không quá 5 % các trường hợp vượt quả giá trị lặp lại (R ) cho trong bảng A.1.

11.3 Độ tái lập

Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử đơn lẻ, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp trên vật liệu thử giống hệt nhau, trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do các người khác nhau thực hiện, sử dụng các thiết bị khác nhau, không quá 5 % các trường hợp vượt quá giới hạn tái lập (R) đưa ra trong bảng A.1.

12. Báo cáo thử nghiệm 

Báo cáo thử nghiệm phải chỉ rõ:

– mọi thông tin cần thiết để nhận biết đẩy đủ về mẫu:

– phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;

– phương pháp thử nghiệm đã dùng, viện dẫn tiêu chuẩn này:

– mọi chi tiết thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn nảy hoặc những điều được coi là tuỳ ý cũng như các sự cố bất kỳ mà có thể ảnh hưởng đến kết quả thử;

– kết quả thử nghiệm thu được; hoặc, nếu độ lặp lại đã được kiểm tra thì nêu  kết quả cuối cùng thu được

 

PHỤ LỤC A

(tham khảo)

KẾT QUẢ CỦA THỬ LIÊN PHÔNG THỬ NGHIỆM

Một thử liên phòng thử nghiệm tiến hành năm 1994 dưới sự bảo trợ của Tổ chức Têu chuẩn hoá, cho các kết quả thống kê (được đánh giá theo lSO 5725[1])) nêu trong bảng A.1.

Bảng A.1- Các giá trị lặp lại và tái lập

Nhận biết mẫu

Chè đen

1

2

3

4

5

Số phòng thử nghiệm

11

11

11

11

11

Số lượng các kết quả thử được chấp nhận

11

11

11

11

11

Hàm lượng xơ thô trung bình, %, chất khô

28,63

9,67

18,95

22,85

9,35

Độ lệch chuẩn lặp lại, Sr

0,4338

0,2341

0,2728

0,2143

0,1537

Hệ số biến thiên lặp lại, %

1,50

2,42

1,44

0,94

1,64

Giới hạn lặp lại, r(2,8 x sr)

1,2146

0,6555

0,7638

0,5999

0,4305

Độ lệch chuẩn tái lập, sR

1,1032

0,6746

1,2354

1,1855

0,5401

Hệ số biến động tái lập, %

3,85

6,98

6,52

5,19

5,77

Giới hạn táI lập, R(2,8 x sR)

3,0980

1,8888

3,4591

3,3195

1,5123

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1 ] TCVN 5609: 2007 (lSO 1839: 1980). Chè – Lấy mẫu

[21 lSO 5725:1986. Precision of test methods – Determination of repeatability and reproductibility for a standard test method by inter-laboratory test.

 

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5714:2007 (LSO 15598:1999) VỀ CHÈ – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG XƠ THÔ
Số, ký hiệu văn bản TCVN5714:2007 Ngày hiệu lực 19/06/2007
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Nông nghiệp - Nông thôn
Ngày ban hành 19/06/2007
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản