TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5721-2:2002 VỀ SĂM VÀ LỐP XE MÁY – PHẦN 2: LỐP DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 15/01/2003

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5721-2 : 2002

SĂM VÀ LỐP XE MÁY PHẦN 2: LỐP
Inner tubes and tyres for motor-cycles Part 2: Tyres

TCVN 5721-2 : 2002

Lời nói đầu

TCVN 5721-2 : 2002 thay thế các phần có nội dung liên quan đến lốp xe máy của TCVN 5721-93.

TCVN 5721-2: 2002 được xây dựng trên cơ sở ISO 10231:1997 và JIS K 6366:1998 Motorcycle tyres Test methods for verifying tyre capabilities.

TCVN 5721-2: 2002 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC45/SC3 Săm lốp cao su biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp kiểm tra, đánh giá tính năng các loại lốp xe máy mới sản xuất (sau đây gọi tắt là lốp). Tuỳ theo từng loại lốp mà yêu cầu phép thử tương ứng trình bày trong tiêu chuẩn này.

Các phép thử đều được thực hiện trong phòng thí nghiệm với những điều kiện được kiểm soát, bao gồm:

a) thử cường lực để đánh giá chất lượng cấu trúc lốp xe khi đâm thủng vùng mặt lốp;

b) thử độ bền để đánh giá sức chịu đựng của lốp xe khi chạy với tải trọng tối đa và tốc độ trung bình trên quãng đường dài;

c) thử tốc độ cao để đánh giá chất lượng của lốp xe ở tốc độ tối đa. Chỉ tiêu này không áp dụng cho lốp xe có vận tốc nhỏ hơn 130 km/giờ.

d) thử biến dạng phồng do lực ly tâm bằng việc đo sự gia tăng tối đa kích thước của lốp do ảnh hưởng của lực ly tâm trong quá trình lốp chạy với tốc độ cao. Chỉ tiêu này chỉ áp dụng cho lốp có vận tốc không nhỏ hơn 150 km/giờ.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 6771 : 2001 Phương tiện giao thông đường bộ  Lốp hơi môtô và xe máy  Yêu cầu và phương pháp thử trong công nhận kiểu.

3. Định nghĩa

3.1 Bong tanh (bead separation): Sự bong tách giữa các thành phần tại khu vực tanh.

3.2 Tách lớp đai (belt separation): Sự bong tách cao su giữa các lớp đai hoặc giữa đai với lớp bố.

3.3 Sứt hoa (chunking): Sự bong tróc phần cao su mặt lốp (vân lốp).

3.4 Bong sợi (cord separation): Sự tách rời lớp sợi khỏi lớp cao su liền kề.

3.5 Dập nứt (cracking): Sự dập nứt cao su ở mặt lốp, hông lốp hoặc trong lòng lốp đến lớp sợi.

3.6. Bong tầng cao su trong (innerliner separation): Sự bong tách lớp cao su trong khỏi lớp sợi thân lốp.

3.7 Hở mối nối (open splice): Sự hở mối nối ở mặt lốp, hông lốp và lớp cao su trong đến lớp sợi.

3.8 Bong tách lớp vải/bố (ply separation): Sự bong tách cao su giữa các lớp vải/bố liền kề.

3.9 Bong hông lốp (sidewall separation): Sự bong tách cao su khỏi lớp sợi tại vùng hông lốp.

3.10 Bong mặt lốp (tread separation): Sự bong tróc cao su mặt lốp khỏi cốt lốp.

3.11 Vành thử (test rim): Vành chuẩn phù hợp với các qui cách lốp thử nghiệm.

3.12 Tốc độ trống thử (test drum speed): Tốc độ tại mặt ngoài của trống thép thử.

3.13 Tốc độ lốp (tyre speed): Tốc độ tại đỉnh mặt lốp.

3.14. Mức tải trọng tối đa (maximum load rating): Tải trọng tối đa mà lốp có thể tải được ở tốc độ cao nhất.

Chú thích  Tốc độ cao nhất là tốc độ tương ứng với ký hiệu tốc độ trên lốp hoặc tốc độ tối đa của lốp do nhà sản xuất qui định.

4. Thiết bị thử

4.1 Trống thử

Trống làm bằng thép, đường kính 1,7 m  1 % hoặc 2,0 m  1 %, có bề mặt nhẵn và chiều rộng lớn hơn chiều rộng lốp thử. Trống sẽ cho tải trọng (khối lượng hoặc lực) và tốc độ cần thiết để thử nghiệm.

Bộ phận gia tải lên lốp là hệ thống thủy lực có cần tải trọng tĩnh hoặc hệ thống tương đương, với độ  chính xác  1,5 % của toàn bộ thang đo và tốc độ có độ chính xác  3 % của toàn bộ thang đo.

4.2 Mũi chọc

Mũi chọc bằng thép hình trụ có chiều dài thích hợp, đầu mũi chọc hình bán cầu, đường kính 8 mm  0,6 mm.

Bộ phận gia tải của thiết bị mũi chọc là hệ thống thuỷ lực hoặc hệ thống tương đương, có tải trọng lớn nhất đáp ứng yêu cầu của phép thử với độ chính xác  1 % của toàn bộ thang đo và tốc độ chọc được kiểm soát với độ chính xác 3 % của toàn bộ thang đo.

4.3 áp kế

Dụng cụ có khả năng đo ít nhất 400 kPa với độ chính xác 10 kPa.

4.4 Thiết bị thử biến dạng phồng do lực ly tâm

Khi thử sự biến dạng ly tâm của lốp (xem 5.4), độ chính xác thiết bị đo là 1 % ở toàn bộ thang đo.

4.4.1. Vành và mép vành thử được đặt cố định trên một trục và điều chỉnh sao cho độ đồng tâm không lệch quá  0,5 mm và độ lệch ngang không quá 0,5 mm.

4.4.2 Thiết bị phát hiện (máy soi, camera…) có khả năng hiển thị sự biến dạng của mặt lốp cả khi thiết bị ngừng hoạt động và khi thiết bị đạt tốc độ tối đa, và giảm độ vặn méo ở mức thấp nhất, đảm bảo tỷ lệ không đổi giữa đường cong hiển thị và kích thước thật.

5. Phương pháp thử

5.1 Thử cường lực

5.1.1 Chuẩn bị mẫu

5.1.1.1 Lắp lốp vào vành thử và bơm đến áp suất hơi tương ứng với tải trọng tối đa.

5.1.1.2 Để lốp và vành ở nhiệt độ phòng thử ít nhất 3 giờ trước khi thử.

5.1.2 Cách tiến hành

5.1.2.1.Điều chỉnh áp suất hơi của lốp đến áp suất xác định ở 5.1.1.1 trước hoặc sau khi lắp lốp và vành lên thiết bị thử.

5.1.2.2 Đặt vị trí đầu mũi chọc càng gần đường tâm mặt lốp càng tốt, tránh đầu mũi chọc đâm vào phần rãnh hoa mặt lốp. Đâm mũi chọc ở vị trí thẳng đứng và vuông góc vào phần cao su mặt lốp với tốc độ 50 mm/phút 2,5 mm/phút.

5.1.2.3  Ghi lại lực chọc thủng và quãng đường đi của đầu mũi chọc tại 5 vị trí thử chia đều trên chu vi lốp. Trong trường hợp lốp được lắp vào vành có đường kính danh nghĩa bằng 10 hay nhỏ hơn thì đo tại 3 vị trí.

5.1.2.4 Trường hợp mũi chọc chạm vành mà lốp chưa bị thủng thì xem như điểm thử này đạt yêu cầu.

5.1.2.5 Năng lượng chọc thủng cho mỗi điểm thử, W, được tính bằng jun, (trừ những điểm ở 5.1.2.4)

theo công thức sau:

trong đó:

F là lực chọc thủng, tính bằng niutơn;

P là khoảng cách đi của mũi chọc, tính bằng milimét.

5.1.2.6. Giá trị năng lượng chọc thủng của lốp là giá trị trung bình của năng lượng chọc thủng tại các điểm thử.

5.1.2.7, Khi sử dụng thiết bị có thể tự động đo được giá trị năng lượng chọc thủng thì quá trình thử có thể dừng lại ngay sau khi đạt được giá trị quy định.

5.1.2.8. Trong trường hợp lốp không săm (tubeless), có thể sử dụng phương tiện thử sao cho đảm bảo duy trì áp suất bơm hơi trong suốt quá trình thử.

5.2 Thử độ bền

5.2.1 Chuẩn bị mẫu

5.2.1.1 Lắp lốp vào vành thử và bơm đến áp suất hơi tương ứng với tải trọng tối đa.

5.2.1.2 Giữ lốp vành thử ở nhiệt độ không thấp hơn 35 oC, trong ít nhất 3 giờ.

5.2.2 Cách tiến hành

5.2.2.1 Điều chỉnh áp suất hơi của lốp đến áp suất xác định ở 5.2.1.1 ngay trước khi thử.

5.2.2.2 Lắp lốp và vành lên trục thử và ép sát lốp vào bề mặt trống.

5.2.2.3. Nhiệt độ môi trường thử, tại vị trí cách lốp từ 150 mm đến 1000 mm, phải đạt tối thiểu là 35 oC và giữ nhiệt độ trên trong suốt quá trình thử.

5.2.2.4. Cho lốp chạy liên tục với vận tốc 80 km/giờ hoặc cao hơn, trong điều kiện thử qui định trong bảng 1.

5.2.2.5. Trong suốt quá trình thử, không được điều chỉnh áp suất hơi và giữ tải trọng ổn định ở mỗi giai đoạn thử.

5.3 Thử tốc độ cao

5.3.1 Chuẩn bị mẫu

5.3.1.1. Lắp lốp vào vành thử và bơm hơi đến áp suất xác định trong bảng 2. Khi có yêu cầu của nhà sản xuất (nêu rõ lý do), lốp được bơm đến áp suất hơi tương ứng.

5.3.1.2 Giữ lốp ở nhiệt độ phòng ít nhất trong 3 giờ.

5.3.2 Cách tiến hành

5.3.2.1 Điều chỉnh áp suất hơi của lốp đến áp suất xác định ở 5.3.1.1.

5.3.2.2 Lắp lốp vào trục thử và ép sát lốp vào bề mặt trống.

5.3.2.3 Đặt tải trọng tương đương 65 % tải trọng tối đa của lốp lên trục thử.

Trong trường hợp lốp được thiết kế cho xe có tải trọng lớn, ví dụ lốp xe có đường kính danh nghĩa từ 15 trở lên và có chỉ số tải trọng (LI) từ 65 trở lên của loại tải trọng gia cường/đặc biệt thì tải trọng đạt sẽ là 75 % tải trọng tối đa.

Chú thích  Tuỳ theo ký hiệu tốc độ trên lốp, khả năng chịu tải ở tốc độ tối đa sẽ được xác định như sau:

a) Trong trường hợp ký hiệu tốc độ là H hay nhỏ hơn, khả năng chịu tải là 100 % giá trị chỉ số tải trọng (LI);

b) Trong trường hợp ký hiệu tốc độ là V, khả năng chịu tải là 85 % giá trị chỉ số tải trọng (LI);

c) Trong trường hợp ký hiệu tốc độ là W, khả năng chịu tải là 75 % giá trị chỉ số tải trọng (LI).

Phụ lục B cung cấp các thông tin về thử tốc độ cao.

5.3.2.4. Trong suốt quá trình thử, không được điều chỉnh áp suất hơi và tải trọng thử được giữ không đổi.

5.3.2.5. Trong suốt quá trình thử, nhiệt độ môi trường thử được duy trì từ 20 oC đến 30 oC, tuy nhiên có thể thử ở nhiệt độ cao hơn nếu được nhà sản xuất chấp thuận.

5.3.2.6 Tuỳ thuộc vào ký hiệu tốc độ của lốp và đường kính trống, tiến hành thử liên tục như sau:

a) Tốc độ thử ban đầu được xác định theo ký hiệu tốc độ của lốp:

– nhỏ hơn 40 km/giờ trên trống có đường kính 1,7 m  1 %, hoặc

– nhỏ hơn 30 km/giờ trên trống có đường kính 2,0 m 1 %.

b) Tăng tốc độ đều đặn để đạt tới tốc độ thử ban đầu sau 20 phút kể từ lúc bắt đầu.

c) Vận hành thiết bị thử với tốc độ trống thử ở tốc độ thử ban đầu trong 10 phút, sau đó

– tốc độ ban đầu cộng thêm 10 km/giờ trong 10 phút;

– tốc độ ban đầu cộng thêm 20 km/giờ trong 10 phút;

– tốc độ ban đầu cộng thêm 30 km/giờ trong 10 phút.

5.4 Thử biến dạng phồng do lực ly tâm

5.4.1 Chuẩn bị mẫu

5.4.1.1 Lắp lốp vào vành thử và bơm hơi đến áp suất xác định trong bảng 3.

5.4.1.2 Để lốp và vành thử ở nhiệt độ phòng thí nghiệm trong ít nhất 3 giờ.

5.4.2 Cách tiến hành

5.4.2.1 Điều chỉnh áp suất hơi của lốp đến giá trị theo 5.4.1.1.

5.4.2.2 Lắp lốp và vành vào trục thử, đảm bảo cả cụm có thể quay tự do.

5.4.2.3 Đặt thiết bị phát hiện vuông góc với chiều quay của lốp.

5.4.2.4 Tăng tốc độ lốp đạt đến tốc độ tối đa trong vòng 5 phút kể từ lúc bắt đầu. Lốp có thể quay tròn do chuyển động của trục quay hoặc do lốp được đặt lên trống thử (xem 4.1).

5.4.2.5. Quay lốp ở tốc độ tối đa  2 % ít nhất trong 5 phút và đo kích thước của lốp trong khi lốp vẫn quay.

5.4.2.6. Nhiệt độ môi trường thử lốp phải duy trì từ 20 oC đến 30 oC, tuy nhiên có thể thử ở nhiệt độ cao hơn nếu được nhà sản xuất chấp thuận.

6. Yêu cầu

6.1 Lốp thử

Chuẩn bị 3 mẫu lốp cùng loại và thử từng lốp ở các điều kiện phù hợp với phương pháp thử như áp suất hơi, tải trọng, tốc độ và thỏa mãn những yêu cầu trong điều 6.2 đến 6.5:

a) lốp thứ nhất thử cường lực;

b) lốp thứ hai thử độ bền;

c) lốp thứ ba thử tốc độ cao và thử biến dạng phồng do lực ly tâm.

6.2 Thử cường lực

6.2.1. Mỗi mẫu thử phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu về năng lượng chọc thủng qui định ở bảng 4, khi thử theo 5.1.

6.2.2. Đối với lốp xe có chiều rộng mặt cắt thiết kế nhỏ hơn 62 mm, giá trị năng lượng chọc thủng tối thiểu giảm đi 15 % so với giá trị trong bảng 4.

6.3 Thử độ bền

6.3.1. Sử dụng một chiếc vành và van không bị móp và kín khí để thử độ bền của lốp theo 5.2. Sau khi thử, lốp không thể hiện những khuyết tật trông thấy như bị phân tách mặt lốp, lớp bố, sợi, lớp đai hoặc bong tanh, sứt hoa, hở mối nối, dập nứt hay đứt sợi.

6.3.2. Nếu áp suất hơi cuối cùng đo được ngay sau khi thử nhỏ hơn áp suất hơi ban đầu thì việc thử phải tiến hành lại với lốp khác.

6.4 Thử tốc độ cao

6.4.1. Sử dụng một chiếc vành và van không bị móp và kín khí để thử tốc độ cao theo điều 5.3. Sau khi thử, lốp không có biểu hiện khuyết tật trông thấy như lốp không bị phân tách mặt lốp, lớp bố, sợi, lớp đai hoặc bong tanh, sứt hoa, hở mối nối, dập nứt hay đứt sợi.

6.4.2. Nếu áp suất hơi đo được ngay sau khi thử nhỏ hơn áp suất hơi ban đầu thì việc thử sẽ tiến hành lại với lốp khác.

6.5 Thử biến dạng phồng do lực ly tâm.

6.5.1 Lốp thử là những lốp đã đạt yêu cầu sau khi thử tốc độ cao (6.4) hoặc nếu dùng lốp mới sản xuất để thử thì lốp phải được chạy rà trước một cách đầy đủ.

6.5.2. Sự gia tăng kích thước của lốp ở tốc độ tối đa không vượt quá đường cong xác định ở phụ lục A.

7. Kích thước

Kích thước của lốp được qui định theo TCVN 6771 : 2001.

8. Ngoại quan

Lốp phải cân xứng về hình dạng và độ dày hông lốp, không có vết bẩn đáng kể, không có khuyết tật gây hại cho quá trình sử dụng như vết rạn, phồng, nứt gãy, thiếu cao su và có tạp chất.

9. Ký hiệu

9.1 Qui định chung

Lốp được ghi ký hiệu theo nội dung các điều 9.2 và 9.3, bằng cách khắc trên khuôn kim loại.

9.2 Vạch báo độ mòn mặt lốp

9.2.1 Vạch báo độ mòn mặt lốp có chiều cao 0,8 mm kể từ đáy đường rãnh hoa lốp.

9.2.2. Với những lốp chạy trên tuyết thì vạch báo độ mài mòn được đặt ở vị trí 1/2 độ cao hoa lốp tính từ rãnh.

9.3 Ký hiệu trên hông lốp

Bao gồm:

 tên, tên viết tắt hoặc ký/nhãn hiệu của nhà sản xuất;

 mã số sản xuất;

 qui cách lốp (theo TCVN 6771 : 2001);

 ký hiệu chỉ loại lốp:

a) “RADIAL” – lốp xe có bố thép;

b) “TUBELESS” – lốp không sử dụng săm;

c) “SNOW”, “M+S” hay các ký tự thích hợp để chỉ lốp có thể chạy trên tuyết.

10. Ghi nhãn, bao gói

Lốp phải có nhãn ghi rõ:

–. tên nhà sản xuất, ký/nhãn hiệu hàng hóa;

–. địa chỉ cơ sở sản xuất;

–. tên sản phẩm;

–. qui cách lốp;

–. hướng dẫn sử dụng;

11. Vận chuyển và bảo quản

Lốp được vận chuyển trên phương tiện có mái che mưa, nắng và bảo quản trong kho có mái che, thoáng khí.

PHỤ LỤC A
(qui định)

Đường cong ngoài của lốp thử sự biến dạng phồng do lực ly tâm

Chú thích  Trục Y vuông góc với trục X và trục bánh xe.

Hình A.1  Đường cong ngoài của lốp thử sự biến dạng phồng do lực ly tâm

PHỤ LỤC B
(tham khảo)

Điều kiện thử tốc độ cao áp dụng cho lốp có vận tốc lớn hơn 240 km/giờ

B.1. Phụ lục này chỉ ra những điều kiện thử đối với lốp có ký hiệu vận tốc V hoặc Z thuộc loại tốc độ cao, là những lốp có kích thước danh nghĩa (ví dụ: 130/60VR16, 130/60VB16, 130/60ZB16)  trong số các loại lốp có vận tốc tối đa lớn hơn 240 km/giờ.

B.1.1. Việc kiểm tra tốc độ cao lần thứ nhất được tiến hành ở điều kiện qui định trong điều 5.3 của tiêu chuẩn.

–. Lốp có ký hiệu vận tốc là V (ví dụ: 130/60V16, 130/60VR16, 130/60VB16) sẽ được xem như ký hiệu vận tốc là V.

–. Lốp có ký hiệu vận tốc là Z (ví dụ: 130/60ZR6, 130/60ZB16) được xem như ký hiệu vận tốc là W.

B.1.2 Việc kiểm tra tốc độ lần thứ hai sẽ được thực hiện trên lốp thứ hai của cùng loại lốp phù hợp với 5.3 theo trình tự sau:

a) tải trọng thử là 65% khả năng chịu tải ở tốc độ tối đa xác định bởi nhà sản xuất;

b) tăng vận tốc thiết bị đều đặn để đạt tốc độ thử ban đầu (phụ lục B, bảng1) trong phút 20 kể từ lúc bắt đầu;

c) tăng vận tốc thiết bị đều đặn để đạt tốc độ tối đa (qui định bởi nhà sản xuất), ở phút thứ 10 kể từ khi đạt tốc độ ban đầu;

d) thao tác thiết bị ở tốc độ tối đa trong 5 phút.

 B.2. Tốc độ tối đa của lốp là tốc độ do nhà sản xuất qui định và có thể được được đánh dấu rõ ràng trên phần hông lốp (ví dụ: V 260 tức là vận tốc tối đa là 260 km/giờ).

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 5721-2:2002 VỀ SĂM VÀ LỐP XE MÁY – PHẦN 2: LỐP DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản TCVN5721-2:2002 Ngày hiệu lực 15/01/2003
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Giao thông - vận tải
Ngày ban hành 31/12/2002
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản