TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6151-1:2002 VỀ ỐNG VÀ PHỤ TÙNG NỐI BẰNG POLYVINYL CLORUA KHÔNG HOÁ DẺO (PVC-U) DÙNG ĐỂ CẤP NƯỚC – YÊU CẦU KỸ THUẬT – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
TCVN 6151-1 : 2002
ỐNG VÀ PHỤ TÙNG NỐI BẰNG POLYVINYL CLORUA KHÔNG HÓA DẺO (PVC-U) DÙNG ĐỂ CẤP NƯỚC – YÊU CẦU KỸ THUẬT – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG
Pipes and fittings made of unplasticized poly(vinyl chloride) (PVC-U) for water supply – Specifications – Part 1: General
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định những khía cạnh chung của ống, đầu nối, phụ tùng nối (được tạo hình và đúc) và các phụ kiện khác bằng polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U), dùng cho hệ thống dẫn nước chôn dưới mặt đất và cấp nước sinh hoạt trên mặt đất, cả bên trong và bên ngoài các công trình xây dựng.
Ống, đầu nối, phụ tùng nối các phụ kiện khác đề cập trong tiêu chuẩn này được dùng để dẫn nước dưới áp suất ở nhiệt độ tới 20oC, dùng cho các mục đích chung và để cấp nước uống. Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho nước có nhiệt độ lên đến 45oC (xem hình 1 TCVN 6151-2 : 2002).
Các phụ tùng nối sản xuất bằng kỹ thuật hàn khí nóng hay bằng tấm nhiệt không được đề cập trong tiêu chuẩn này.
Chú thích 1 – Để lắp đặt các bộ phận đề cập trong tiêu chuẩn này tham khảo TCVN 6250 : 97 (ISO/TR 4191).
2. Tiêu chuẩn viện dẫn
ISO 3 : 1973, Preferred numbers – Series of preferred numbers (Số ưu tiên – Dãy số ưu tiên).
TCVN 6146 : 1996 (ISO 3114 : 1977) Ống polyvinyl clorua cứng (PVC-U) dùng để cấp nước uống – Hàm lượng chiết ra được của chì và thiếc – Phương pháp thử
TCVN 6250 : 1997 (ISO/TR 4191 : 1989) Ống polyvinyl clorua cứng (PVC-U) dùng để cấp nước – Hướng dẫn thực hành lắp đặt.
TCVN 6151-2 : 2002 Ống và phụ tùng bằng polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) dùng để cấp nước – Yêu cầu kỹ thuật – Phần 2: Ống (có hoặc không có đầu nong)
TCVN 6140 : 1996 (ISO 6992 : 1986) Ống polyvinyl clorua cứng (PVC-U) dùng để cấp nước uống. Hàm lượng có thể chiết ra được của cadimi và thủy ngân.
ISO/TR 9080 : 1992, Thermoplastics pipes for the transport of fluids – Methods of extrapolation of hydrostatic stress rupture data to determine the long-term hydrostatic strength of thermoplastics pipe materials. (Ống nhựa nhiệt dẻo dùng để vận chuyển chất lỏng – Phương pháp ngoại suy về dữ liệu phá hủy ứng suất thủy tĩnh để xác định độ bền thủy tĩnh dài hạn của các vật liệu làm ống nhựa nhiệt dẻo).
Guidelines for drinking water quality, Vol. 1: Recommendations, (WHO, Geneva, 1984) (Hướng dẫn về chất lượng nước uống. Tập 1: Khuyến cáo của WHO, 1984).
3. Định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa sau:
3.1 Đường kính ngoài danh nghĩa (nominal outside diameter), dn: Cỡ ống được ấn định bằng số dùng chung cho tất cả các bộ phận trong hệ thống ống nhựa bằng nhiệt dẻo trừ các gờ và các bộ phận được thiết kế theo cỡ ren. Đường kính ngoài danh nghĩa là số được làm tròn thích hợp để tham khảo.
Chú thích 2 – Đối với ống phù hợp với TCVN 6150-1 (ISO 161-1), đường kính ngoài danh nghĩa, tính bằng milimet là đường kính ngoài trung bình nhỏ nhất (dem,min)
3.2 Chiều dày thành ống danh nghĩa (nominal wall thickness), en: Chiều dày được qui định, tính bằng milimet, chiều dày thành ống danh nghĩa chính là chiều dày nhỏ nhất tại thời điểm bất kỳ ey,min.
3.3 Áp suất danh nghĩa (nominal pressure), PN: Sự ấn định bằng cả chữ và số tiền liên quan đến đặc tính cơ học của các bộ phận trong hệ thống ống và dùng để tham khảo.
3.4 Áp suất thủy tĩnh (hydrostatic pressure), p: Áp suất nước bên trong tác động lên hệ thống ống.
3.5 Áp suất làm việc (working pressure): Áp suất tối đa mà một hệ thống ống có thể chịu được khi sử dụng liên tục dưới các điều kiện phục vụ đã được qui định không có đột biến về áp suất.
Chú thích 3 – Đối với hệ thống ống nhựa nhiệt dẻo, áp suất danh nghĩa bằng với áp suất làm việc ở nhiệt độ 20oC, tính bằng bar.
3.6 Ứng suất thủy tĩnh (hydrostatic stress) : Sức ép gây ra trong thành ống khi chịu áp lực nước bên trong ống. Ứng suất này được tính bằng megapascal có liên quan đến áp suất nước bên trong p, tính bằng bar, bề dày thành ống danh nghĩa en, tính bằng milimet và đường kính danh nghĩa dn, tính bằng milimet theo phương trình sau:
=
Chú thích 4 – Nếu và p được tính theo cùng đơn vị đo thì mẫu số là 2en.
3.7 Độ bền thủy tĩnh dài hạn 50 năm ở 20oC (long-term hydrostatic strength for 50 years at 20oC). LTHS: Đại lượng có cùng đơn vị ứng suất, ví dụ megapascal (MPa), đặc trưng cho tính chất của vật liệu thử, và bằng 50% giới hạn tin cậy dưới độ bền thủy tĩnh dài hạn và bằng giá trị trung bình dự đoán của độ bền ống chịu áp suất nước bên trong ở nhiệt độ 20oC và thời gian 50 năm.
3.8 Giới hạn tin cậy dưới (lower confidence limit), LCL: : Đại lượng có cùng đơn vị ứng suất, ví dụ megapascal đặc trưng cho tính chất của vật liệu thử, và bằng 97,5% giới hạn tin cậy dưới của độ bền thủy tĩnh dài hạn và bằng giá trị trung bình dự đoán của độ bền ống chịu áp suất nước bên trong ở nhiệt độ 20oC và thời gian 50 năm.
Chú thích 5 – Giá trị của đại lượng này được xác định bằng phương pháp qui định trong ISO/TR 9080
3.9 Độ bền yêu cầu tối thiểu (MRS) (minimum required strength): Giá trị của LCL được làm tròn xuống giá trị thấp hơn liền kề của dãy R 10 trong ISO 3 khi LCL nhỏ hơn 10 MPa, hoặc đến giá trị thấp hơn liền kề của dãy R 20 khi LCL lớn hơn 10 MPa.
Chú thích 6 – Xem điều 5 của TCVN 6151-2 : 2002 (ISO 4222-2 : 1996)
3.10 Hệ số vận hành toàn bộ (thiết kế) [overall service, (design) coefficient], C: Hệ số có giá trị lớn hơn 1,0 có tính đến điều kiện phục vụ cũng như tính chất của các bộ phận trong hệ thống đường ống trừ các đại lượng được thể hiện theo LCL.
4. Vật liệu
4.1 Vật liệu để chế tạo ống, phụ tùng nối và van phải là hỗn hợp PVC-U. Hỗn hợp này thực chất chủ yếu là nhựa PVC-U và chỉ được bổ sung vào đó các phụ gia cần thiết để thuận lợi cho việc sản xuất ống và phụ tùng nối phù hợp với tiêu chuẩn này. Tất cả các phụ gia phải được phân tán đồng nhất.
Không một phụ gia nào được sử dụng, riêng lẻ hay phối hợp, với một lượng đủ để tạo thành chất độc gây ảnh hưởng xấu đến cảm quan, hoặc làm cho vi sinh vật phát triển, làm giảm khả năng sản xuất hoặc giảm tính chất liên kết bằng dung môi của sản phẩm, hoặc hạn chế sự phù hợp với qui định trong tiêu chuẩn này.
4.2 Cho phép sử dụng lại các phế liệu sinh ra trong chính quá trình sản xuất và thử nghiệm sản phẩm mà chúng phù hợp với tiêu chuẩn này. Không được phép sử dụng các vật liệu tái chế hay xử lý lại từ nguồn thu bên ngoài.
5. Ảnh hưởng của vật liệu đến chất lượng nước
Khi sử dụng dưới các điều kiện theo thiết kế, các vật liệu phi kim loại tiếp xúc, hoặc có thể tiếp xúc với nước uống không được gây độc, không tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, không gây nên mùi, vị khó chịu, hoặc làm đục hoặc làm đổi màu nước.
Nồng độ của bất kỳ tác nhân sinh học hay hóa học nào chiết từ vật liệu tiếp xúc với nước uống và các thông số hữu cơ vật lý liên quan, không được vượt quá giới hạn tối đa do Tổ chức Y tế khuyến cáo trong ấn bản Hướng dẫn về chất lượng nước uống, Tập 1: Khuyến cáo của WHO.
Nếu chì hoặc hợp chất thiếc mono/dialkyl được sử dụng làm chất ổn định, thì tổng lượng chì hoặc thiếc chiết ra được tính như kim loại được xác định theo TCVN 6146 : 1996 (ISO 3114). Các mức không được vượt quá mức cho phép trong qui định hiện hành, hoặc theo sự thỏa thuận giữa các bên có liên quan.
Lượng cadimi và thủy ngân không được vượt quá qui định trong TCVN 6140 : 1996 (ISO 6992).
Nếu cần thiết, ống, phụ tùng nối và van cũng phải tuân thủ các qui định hiện hành liên quan đến các chất khác khi tiếp xúc với nước uống.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6151-1:2002 VỀ ỐNG VÀ PHỤ TÙNG NỐI BẰNG POLYVINYL CLORUA KHÔNG HOÁ DẺO (PVC-U) DÙNG ĐỂ CẤP NƯỚC – YÊU CẦU KỸ THUẬT – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN6151-1:2002 | Ngày hiệu lực | 07/08/2002 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | 15/09/2002 |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nặng |
Ngày ban hành | 07/08/2002 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |