TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6272:2003/SĐ2:2005 VỀ QUY PHẠM THIẾT BỊ NÂNG HÀNG TÀU BIỂN DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6272 : 2003

SỬA ĐỔI 2 : 2005

QUY PHẠM THIẾT BỊ NÂNG HÀNG

Rules for cargo handling appliances of Ships

Lời nói đầu

Sửa đổi 2: 2005 cập nhật những quy định, chỉ tiêu và yêu cầu trong năm 2005 cho TCVN 6272 : 2003.

Sửa đổi 2: 2005 biên soạn dựa trên các Thông báo sửa đổi Năm 2004 về hệ thống Quy phạm của Đăng kiểm NK (Nhật Bản), Nghị định thư của IMO về công ước Quốc tế Mạn khô-66, các Công ước, quy ước quốc tế và khu vực có liên quan.

Sửa đổi 2: 2005 do Ban kỹ thuật TCVN/TC8 Đóng tàu và Công trình biển phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

QUY PHẠM THIẾT BỊ NÂNG HÀNG TÀU BIỂN

Rules for cargo handling appliances of ships

CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG

1.2. Các định nghĩa

1.2.1. Thuật ngữ

Mục (1) được sửa đổi như sau:

(1) Thiết bị nâng hàng là các thiết bị dùng để nâng hạ hàng và các chi tiết tháo được của chúng.

Mục (2) đến (17) được đánh số tương ứng thành mục số (3) đến (18) và mục (2) sẽ được bổ sung mới như sau:

(2) Thiết bị nâng hạ là thiết bị làm hàng và cầu xe bao gồm cả hệ thống truyền động và các chi tiết cố định của chúng.

CHƯƠNG 2 KIỂM TRA

2.1. Quy định chung

2.1.1. Phạm vi áp dụng

Mục -3 và -4 được sửa đổi như sau:

3. Khi kiểm tra chu kỳ, ngoài những qui định nêu ở 2.2 đến 2.5 của Chương này đăng kiểm viên có thể có những yêu cầu bổ sung nếu thấy cần thiết.

4. Khi tổng kiểm tra hàng năm, sau khi xem xét kỹ đến mục đích, kết cấu, tuổi thọ lý lịch, kết quả của lần kiểm tra trước và tình trạng kỹ thuật thực tế của thiết bị nâng hàng, đăng kiểm viên có thể giảm bớt phạm vi và nội dung thử và kiểm tra nêu ở 2.2 đến 2.5 của Chương này.

2.2. Kiểm tra các thiết bị nâng hàng

2.2.1. Các dạng kiểm tra

Các dạng kiểm tra thiết bị nâng hàng được sửa đổi như sau nêu:

(1) Kiểm tra đăng ký (sau đây gọi là kiểm tra lần đầu)

(a) Kiểm tra lần đầu trong chế tạo;

(b) Kiểm tra lần đầu các thiết bị nâng hàng không có sự giám sát chế tạo.

(2) Kiểm tra chu kỳ để duy trì đăng ký.

(c) Tổng kiểm tra hàng năm;

(d) Thử tải.

(3) Kiểm tra bất thường

Thời hạn kiểm tra được được sửa đổi như sau:

2.2.2 Thời hạn kiểm tra

Thời hạn kiểm tra thiết bị nâng hàng phải được tuân theo các yêu cầu sau đây:

(1) Kiểm tra lần đầu phải được tiến hành khi tải trọng làm việc an toàn được quy định cho lần đầu tiên

(2) Kiểm tra hàng năm được thực hiện vào các ngày không vượt quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc kiểm tra lần đầu hoặc kiểm tra hàng năm lần trước

(3) Thử tải được thực hiện vào đợt kiểm tra lần đầu và vào các ngày không vượt quá 4 năm kể từ ngày kết thúc kiểm tra lần đầu hoặc ngày thử tải lần trước

(4) Kiểm tra bất thường  được thực hiện khi thiết bị nâng hàng phạm phải bất kỳ điều kiện sau đây tại ngày không trùng với thời điểm kiểm tra chu kỳ.

(a) Khi bị tai nạn nghiêm trọng làm hư hỏng các thành phần kết cấu và khi sửa chữa hoặc thay thế.

(b) Khi có thay đổi lớn quy trình nâng hàng, hệ cáp giằng, phương pháp khai thác và điều khiển.

(c) Khi quy định và đánh dấu lại tải trọng làm việc an toàn.

(d) Các trường hợp khác khi Đăng kiểm thấy cần thiết.

Bổ sung các mục sau đây:

2.2.3. Kiểm tra chu kỳ trước thời hạn

Kiểm tra chu kỳ có thể được tiến hành trước thời hạn vào ngày ấn định kiểm tra theo yêu cầu của Chủ tàu.

2.2.4. Hoãn kiểm tra chu kỳ

Kiểm tra chu kỳ có thể được hoãn lại nếu được Đăng kiểm chấp nhận. Thời hạn hoãn kiểm tra đó không vượt quá 3 tháng kể từ ngày được quy định ở 2.2.2.

2.3 Kiểm tra lần đầu

2.3.2. Kiểm tra khi chế tạo.

Mục -2(6) được sửa đổi như sau:

(6) Việc kiểm tra các thiết bị an toàn và thiết bị bảo vệ (bao gồm thử phanh, thử ngắt nguồn điện với tải trọng kiểm tra tương đương với kiểm tra tải trọng làm việc an toàn của thiết bị (sau đây được coi tương ứng với 2.4.1-1(2)(c)2.4.2(2)(d)2.4.3(2)(d) và 2.4.4(2)(d)

Phần 2.4 và 2.6 được bỏ đi, phần 2.5 và 2.7 được chuyển qua tương ứng thành 2.4 và 2.5.

2.4. Tổng kiểm tra hàng năm

Điều 2.4.1 đến điều 2.4.4 được chuyển tương ứng thành điều 2.4.2 đến 2.4.5 và điều 2.4.1 được bổ sung mới như sau:

2.4.1.Hệ cần trục dây giằng

1. Khi tổng kiểm tra hàng năm, việc kiểm tra các nội dung sau đây ở (1) bằng quan sát trực tiếp đối với hệ cần trục dây giằng và đảm bảo ở trạng thái tốt. Khi Đăng kiểm viên yêu cầu thì phải kiểm tra cả nội dung nêu ở (2):

(1) Các hạng mục kiểm tra:

(a) Các thành phần kết cấu;

(b) Liên kết giữa các thành phần kết cấu với kết cấu thân tàu;

(c) Hệ thống truyền động;

(d) Thiết bị an toàn và thiết bị bảo vệ;

(e) Dấu quy định tải trọng làm việc an toàn cho phép, v.v… và hiệu lực của các giấy chứng nhận liên quan;

(f) Việc lưu trữ các hướng dẫn sử dụng trên tàu.

(2) Các hạng mục kiểm tra nếu đăng kiểm viên yêu cầu

(g) Kiểm tra chiều dày các thành phần kết cấu, kiểm tra không phá hủy và phải tháo kiểm tra các mã đỡ puly nâng cần trên đỉnh cột, móc nâng cần và tai chân cần cẩu;

(h) Phải tháo kiểm tra hệ thống truyền động;

(i) Thử hoạt động của thiết bị an toàn và thiết bị bảo vệ.

Khi tổng kiểm tra hàng năm lần thứ 5 kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra lần đầu hoặc tháo kiểm tra lần trước, việc tháo kiểm tra phải được thực hiện đối với các mã đỡ puly giữ cần trên đỉnh cột, móc nâng cần và tai chân cần cẩu.

CHƯƠNG 9 CHỨNG NHẬN, ĐÓNG DẤU VÀ HỒ SƠ ĐĂNG KIỂM

9.2. Quy định tải trọng làm việc an toàn ,.v.v.

Điều 9.2.1. được sửa đổi như sau:

9.2.1. Quy định chung

Đăng kiểm quy định tải trọng làm việc an toàn, v.v….. cho các thiết bị nâng hàng mà chúng đã được kiểm tra và thử tải thỏa mãn theo quy định ở Chương 2.

9.4 Hồ sơ Đăng kiểm

Điều 9.4.1 được sửa đổi như sau:

9.4.1. Loại hồ sơ

Loại hồ sơ do Đăng kiểm cấp cho thiết bị nâng hàng, cầu xe và thiết bị tháo được được quy định như sau:

(1) Sổ đăng ký thiết bị nâng hàng và danh mục các chi tiết tháo được (ILO mẫu 1) (CG.1)

(2) Giấy chứng nhận thử và tổng kiểm tra cần trục dây giằng, tời và các chi tiết của chúng (ILO mẫu 2) (CG.2)

(3) Giấy chứng nhận thử và tổng kiểm tra cần trục dây giằng, tời và các chi tiết của chúng khi làm việc ghép đôi(ILO mẫu 2(U)) (CG.2(U))

(4) Giấy chứng nhận thử và tổng kiểm tra cần trục trục quay hoặc máy nâng và các chi tiết của chúng trước khi đưa vào sử dụng (ILO mẫu 2) (CG.3)

(5) Giấy chứng nhận thử và tổng kiểm tra thang máy, cầu xe và các chi tiết của chúng trước khi đưa vào sử dụng (CG.3LR)

(6) Giấy chứng nhận thử và tổng kiểm tra các chi tiết tháo được (ILO mẫu 3) (CG.4)

(7) Giấy chứng nhận thử và kiểm tra dây cáp (ILO mẫu 4) (CG.5)

Điều 9.4.2. được sửa đổi như sau:

9.4.2. Chu kỳ cấp phát Giấy chứng nhận

Chu kỳ cấp phát các Giấy chứng nhận như đã nêu ở 9.4.1 được đưa ra trong Bảng 9.1 phụ thuộc vào việc thử và kiểm tra

Bảng 9.1 được sửa đổi như sau:

Bảng 9.1. Chu kỳ cấp phát Giấy chứng nhận

Loai Giấy chứng nhận

Chu kỳ cấp phát

A

Giấy chứng nhận theo 9.4.1 (1) Khi yêu cầu kiểm tra và tàu thỏa mãn kiểm tra lần đầu trong thời gian đầu.

B

Giấy chứng nhận theo 9.4.1 (2) (1) Khi yêu cầu kiểm tra và tàu thỏa mãn kiểm tra lần đầu trong thời gian đầu.

(2) Khi các thiết bị nâng hàng lắp mới bổ sung thỏa mãn kiểm tra lần đầu.

(3) Khi tải trọng làm việc an toàn thay đổi.

(4) Khi đã qua thử tải theo qui định trong mục 2.7.4- 1.

Giấy chứng nhận theo 9.4.1 (3)
Giấy chứng nhận theo 9.4.1 (4)
Giấy chứng nhận 9.4.1 (5)

C

Giấy chứng nhận theo 9.4.1 (6) (1) Khi yêu cầu kiểm tra và tàu thỏa mãn kiểm tra lần đầu trong thời gian đầu.

(2) Khi các thiết bị nâng hàng lắp mới bổ sung thỏa mãn kiểm tra lần đầu.

(3) Khi sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết tháo được trong thời gian kiểm tra chu kỳ hoặc kiểm tra bất thường và khi các hạng mục tự kiểm tra được Đăng kiểm công nhận.

Giấy chứng nhận theo 9.4.1 (7)

 

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6272:2003/SĐ2:2005 VỀ QUY PHẠM THIẾT BỊ NÂNG HÀNG TÀU BIỂN DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản TCVN6272:2003/SĐ2:2005 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản