TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6323:2015 (ISO 1629:2013) VỀ CAO SU VÀ CÁC LOẠI LATEX – KÝ HIỆU VÀ TÊN GỌI
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 6323:2015
ISO 1629:2013
CAO SU VÀ CÁC LOẠI LATEX – KÝ HIỆU VÀ TÊN GỌI
Rubber and latices – Nomenclature
Lời nói đầu
TCVN 6323:2015 thay thế TCVN 6323:1997 và Sửa đổi 1:2008.
TCVN 6323:2015 hoàn toàn tương đương ISO 1629:2013.
TCVN 6315:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC45 Cao su thiên nhiên biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CAO SU VÀ CÁC LOẠI LATEX – KÝ HIỆU VÀ TÊN GỌI
Rubber and latices – Nomenclature
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định hệ thống ký hiệu cho các loại cao su cơ bản dưới hai dạng khô và latex dựa trên thành phần hóa học của mạch polyme.
Tiêu chuẩn này để tiêu chuẩn hóa các thuật ngữ viết tắt được sử dụng trong công nghiệp, thương mại và quản lý. Tiêu chuẩn này không đối lập mà tác động hỗ trợ cho các tên thương mại và nhãn hiệu thương mại đang tồn tại.
CHÚ THÍCH 1: Sử dụng tên của cao su trong các tài liệu kỹ thuật hoặc bài trình bày, nếu có thể. Các ký hiệu phải theo tên hóa học dùng trong tài liệu tham khảo mới nhất.
CHÚ THÍCH 2: Danh pháp về nhựa nhiệt dẻo được đề cập đến trong ISO 18064[1].
2 Cao su
Các loại cao su, cả hai dạng khô và latex, được phân nhóm và ký hiệu trên cơ sở thành phần hóa học của mạch polyme theo cách sau đây:
M các loại cao su có mạch cacbon no loại polymetylen;
N các loại cao su có cacbon và nitơ trong mạch polyme;
CHÚ THÍCH: Cho đến thời điểm hiện tại không có cao su nào được ký hiệu trong nhóm “N“.
O các loại cao su có cacbon và oxy trong mạch polyme;
Q các loại cao su có silicon và oxy trong mạch polyme;
R các loại cao su có một mạch cacbon không no, ví dụ: cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp được dẫn xuất ít nhất một phần từ các dien liên hợp;
T các loại cao su có cacbon, oxy và lưu huỳnh trong mạch polyme;
U các loại cao su có cacbon, oxy và nitơ trong mạch polyme;
Z các loại cao su có phospho và nitơ trong mạch polyme.
3 Các nhóm ký hiệu
3.1 Nhóm “M”
Nhóm “M” bao gồm cao su có một mạch no của loại polymetylen. Các ký hiệu sau được sử dụng:
ACM đồng trùng hợp của etyl acrylat (hoặc các acrylat khác) và một lượng nhỏ monome để làm cho việc lưu hóa được dễ dàng (thường được biết như cao su acrylic);
AEM đồng trùng hợp của etyl acrylat (hoặc các acrylat khác) và etylen;
ANM đồng trùng hợp của etyl acrylat (hoặc các acrylat khác) và acrylonitril;
BIMSM terpolyme của isobuten, para-metylstyren và para-bromometylstyren;
CM cloropolyetylen1);
CSM clorosulfonylpolyetylen;
EBM đồng trùng hợp etylen-buten;
EOM đồng trùng hợp etylen-octen;
EPDM terpolyme của etylen, propylen và một dien với một phần tử không no còn lại của dien polyme hóa trong mạch nhánh;
EPM đồng trùng hợp của etylen-propylen;
EVM đồng trùng hợp của etylen-vinyl acetat2);
FEPM đồng trùng hợp của tetrafluoroetylen và propylen;
FFKM cao su perfluoro trong đó tất cả các nhóm thế trong mạch polyme là các nhóm fluoro, perfluoroalkyl hoặc perfluoroalkoxy;
FKM cao su fluoro có các nhóm thế fluoro, perfluoroalkyl hoặc perfluoalkoxy trong mạch polyme;
IM polyisobuten3);
NBM đồng trùng hợp acrylonitril-butadien được hydro hóa hoàn toàn (xem 3.4.2);
SEBM styren-etylen-buten terpolyme;
SEPM styren-etylen-propylen terpolyme.
3.2 Nhóm “O”
Nhóm “O” bao gồm cao su có cacbon và oxy trong mạch polyme. Các ký hiệu sau đây được sử dụng:
CO polyclorometyloxiran (thường được biết đến như cao su epiclorohydrin);
ECO đồng trùng hợp của etylen oxit (oxiran) và clorometyloxiran (còn được biết đến như đồng trùng hợp epiclorohydrin hoặc cao su);
GCO đồng trùng hợp của epiclorohydrin và allyl glycidyl ete;
GECO terpolyme của epiclorohydrin-etylen oxit-allyl glycidyl ete;
GPO đồng trùng hợp của propylen oxit và allyl glycidyl ete (còn được biết đến như cao su polypropylen oxit).
3.3 Nhóm “Q”
Nhóm “Q” được định nghĩa bằng cách chèn tên của nhóm thế trong mạch polyme trước tên silicon. Các ký hiệu sau đây được dùng:
FMQ cao su silicon có cả hai nhóm thế metyl và fluorin trong mạch polyme;
FVMQ cao su silicon có các nhóm thế metyl, vinyl và fluorin trong mạch polyme;
MQ cao su silicon chỉ có các nhóm thế metyl trong mạch polyme, chẳng hạn như dimetyl polysiloxan;
PMQ cao su silicon có cả hai nhóm thế metyl và phenyl trong mạch polyme;
PVMQ cao su silicon có các nhóm thế metyl và vinyl trong mạch polyme;
VMQ cao su silicon có cả hai nhóm thế metyl và vinyl trong mạch polyme.
Ký tự cho nhóm thế trong mạch polyme được chèn vào bên trái ký hiệu chữ cho cao su với silicon và oxy trong mạch chính theo cấp giảm xuống phần trăm hiện hành, nghĩa là gần “Q“ nhất thì lớn nhất.
CHÚ THÍCH: Trong ISO 1403-1[2], ký hiệu cho các silicon polyme là SI.
3.4 Nhóm “R”
3.4.1 Mô tả
Nhóm “R” trong cả hai dạng khô và latex, được định nghĩa bằng cách gắn vào sau từ “cao su” tên của monome hoặc các monome tạo ra cao su (ngoại trừ cao su thiên nhiên). Chữ đứng trước ký hiệu “R“ cho biết dien liên hợp tạo ra cao su (ngoại trừ cao su thiên nhiên). Bất cứ ký hiệu nào hay các chữ đứng trước chữ dien cho biết đồng monome hoặc các đồng monome, các nhóm thế hoặc sự biến đổi hóa học. Sự định danh có thể được gắn thêm chữ “E” và một gạch ngắn để cho biết cao su được polyme hóa dung dịch hoặc chữ “S“ và một gạch ngắn cho biết cao su được polyme hóa trong dung dịch.
Đối với các loại latex, ký hiệu đã định danh được gắn sau từ latex, ví dụ: “latex SBR”.
Sử dụng các ký hiệu theo 3.4.2 đến 3.4.4.
3.4.2 Tổng quát
ABR cao su butadien acrylat;
BR cao su butadien;
CR cao su cloropren;
DPNR cao su thiên nhiên đã khử protein;
ENR cao su thiên nhiên epoxit hóa;
HNBR NBR hyđro hóa (một vài nhóm không no còn lại, xem 3.1);
IIR cao su isobuten-isopren (thường được biết đến như cao su butyl);
IR cao su isopren, tổng hợp;
MSBR cao su a-metylstyren-butadien;
NBIR cao su acrylonitril-butadien-isopren;
NBR cao su acrylonitril-butadien (thường được biết đến như cao su nitril);
NIR cao su acrylonitril-isopren;
NOR cao su norbornen;
NR cao su thiên nhiên;
PBR cao su vinylpyridin-butadien;
PSBR cao su vinylpyridin-styren-butadien;
SBR cao su styren-butadien;
E-SBR SBR polyme hóa nhũ tương;
S-SBR SBR polyme hóa dung dịch;
SIBR cao su styren-isopren-butadien.
3.4.3 Cao su có các nhóm thế axit cacboxylic (COOH) trong mạch polyme
XBR cao su butadien cacboxylic;
XCR cao su cloropren cacboxylic;
XNBR cao su butadien acrylonitril cacboxylic;
XSBR cao su butadien styren cacboxylic;
3.4.4 Cao su chứa halogen trong mạch polyme
BIIR cao su bromo-isobuten-isopren (thường được biết đến như cao su bromobutyl).
CIIR cao su cloro-isobuten-isopren (thường được biết đến như cao su clorobutyl).
3.5 Nhóm “T”
Nhóm “T“ bao gồm cao su có cacbon, oxy và lưu huỳnh trong mạch polyme. Chúng thường được biết đến như cao su polysulfua. Các ký hiệu sau đây được dùng:
OT cao su hoặc có nhóm -CH2-CH2–O-CH2–O-CH2-CH2– hoặc thường là một nhóm “R“, trong đó “R” là hydro cacbon béo, và thường không là -CH2-CH2– ở giữa các liên kết polysulfua trong mạch polyme;
EOT cao su có nhóm -CH2-CH2–O-CH2–O-CH2-CH2– và các nhóm “R” mà chúng thường là -CH2-CH2– nhưng thường là các nhóm béo khác ở giữa các liên kết polysulfua trong mạch polyme.
3.6 Nhóm “U”
Nhóm “U” bao gồm các loại cao su có chứa cacbon, oxy và nitơ trong mạch polyme. Các ký hiệu sau được dùng:
AFMU terpolyme của tetrafluoroetylen, trifluoro-nitrosometan và axit nitrosoperfluobutyric;
AU polyeste uretan;
EU polyete uretan.
3.7 Nhóm “Z”
Nhóm “Z” bao gồm các loại chứa phospho và nitơ trong mạch polyme. Các ký hiệu sau được sử dụng:
FZ cao su có mạch -P=N- và chứa các nhóm fluoroalkoxy được gắn vào các nguyên tố phospho trong mạch.
PZ cao su chứa một mạch -P=N- và chứa các nhóm aryloxy (phenoxy và phenoxy được thay thế) được gắn vào các nguyên tử phospho trong mạch.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ISO 18064, Thermoplastic elastomers – Nomenclature and abbreviated terms (Nhựa nhiệt dẻo – Danh pháp và thuật ngữ viết tắt).
[2] ISO 1043-1, Plastics – Symbols and abbreviated terms – Part 1: Basic polymers and their special characteristics (Chất dẻo – Các ký hiệu và thuật ngữ viết tắt – Phần 1: Các polyme cơ bản và các tính chất đặc biệt của chúng).
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Cao su
3 Các nhóm ký hiệu
3.1 Nhóm “M”
3.2 Nhóm “O”
3.3 Nhóm “Q”
3.4 Nhóm “R”
3.5 Nhóm “T”
3.6 Nhóm “U”
3.7 Nhóm “Z”
Thư mục tài liệu tham khảo
1) Trong ISO 1043-1, thuật ngữ viết tắt của cloropolyetylen là PE-C.
2) Trong ISO 1043-1, thuật ngữ viết tắt của đồng trùng hợp etylen-vinyl acetat là EVAC.
3) Trong ISO 1043-1, thuật ngữ viết tắt của polyisobuten là PIB.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6323:2015 (ISO 1629:2013) VỀ CAO SU VÀ CÁC LOẠI LATEX – KÝ HIỆU VÀ TÊN GỌI | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN6323:2015 | Ngày hiệu lực | 01/01/2015 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nặng |
Ngày ban hành | 01/01/2015 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |