TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6365-1:2006 DÂY THÉP LÀM LÒ XO CƠ KHÍ – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH
TCVN 6365-1 : 2006 (ISO 8458-1 : 2002);
TCVN 6365-2 : 2006 (ISO 8458-2 : 2002);
TCVN 6365-3 : 2006 (ISO 8458-3 : 2002).
DÂY THÉP LÀM LÒ XO CƠ KHÍ
Steel wire for mechanical springs
Lời nói đầu
TCVN 6365-1 : 2006 hoàn toàn tương đương với ISO 8458-1 : 2002;
TCVN 6365-2 : 2006 thay thế cho TCVN 6365:1998;
TCVN 6365-2 : 2006 hoàn toàn tương đương với ISO 8458-2 : 2002;
TCVN 6365-3:2006 thay thế cho TCVN 6366:1998;
TCVN 6365-3 : 2006 hoàn toàn tương đương với ISO 8458-3 : 2002;
TCVN 6365-1 : 2006; TCVN 6365-2 : 2006; TCVN 6365-3 : 2006 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 17 Thép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ ban hành.
DÂY THÉP LÀM LÒ XO CƠ KHÍ – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG
Steel wire for mechanical springs – Part 1: General requirements
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật chung đối với dây thép lò xo có mặt cắt tròn dùng để chế tạo lò xo cơ khí.
2 Tài liệu viện dẫn
TCVN 6365-2 (ISO 8458-2) Dây thép làm lò xo cơ khí – Dây thép không hợp kim kéo nguội tôi chì
TCVN 6465-3 (ISO 8458-3) Dây thép làm lò xo cơ khí – Dây thép tôi và ram trong dầu
TCVN 4398:2001 (ISO 377:1997) Thép và sản phẩm thép – Vị trí lấy mẫu, chuẩn bị phôi mẫu và mẫu thử cơ tính
ISO 404:1992 Steel and Steel products – General technical delivery requirements (Thép và sản phẩm thép – Yêu cầu kỹ thuật chung về cung cấp)
ISO 3887:2002 Steels – Determination of depth of decarburization (Thép – Xác định chiều sâu lớp thoát các bon)
ISO 4885:1996 Ferrous products – Heat treatments – Vocabulary (Sản phẩm sắt – Nhiệt luyện – Từ vựng)
TCVN 197:2002 (ISO 6892:1998) Vật liệu kim loại – Thử kéo ở nhiệt độ thường
TCVN 198:85 Vật liệu kim loại – Thử uốn
TCVN 1827:2006 (ISO 7800:1984) Vật liệu kim loại – Dây – Thử xoắn đơn
ISO 7802:1983 Metallic materials – Wire – Wrapping test (Vật liệu kim loại – Dây – Thử quấn)
ISO/TR 9769:1991 Steel and iron – Review of available methods of analysis (Thép và gang – Xem xét lại phương pháp phân tích hiện có)
ISO 10474:1991 Steel and Steel products – Inspection documents (Thép và sản phẩm thép – Tài liệu kiểm tra)
ISO 14284:1996 Steel and iron – Sampling and preparation of samples for the determination of chemical composition (Thép và gang – Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu để xác định thành phần hóa học)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Mẫu (Cast)
Sự tạo dạng hình học (được đặc trưng bởi toàn bộ đường kính và sự phân tách các đầu xoắn ốc) qua việc cắt một vòng dây đơn từ cuộn dây.
3.2
Dây kéo nguội tôi chì (Patented cold-drawn wire)
Dây được biến dạng theo kích thước bằng kéo nguội từ nguyên liệu ban đầu đã được tôi chì.
[ISO 4885:1996)
3.3
Dây ram và tôi trong dầu (Oil-hardened and tempered wire)
Dây được xử lý nhiệt trước tiên trên dây chuyền bằng việc biến đổi ôstenit, sau đó được tôi trong dầu hoặc trong môi trường phù hợp khác và cuối cùng là ram ở một nhiệt độ thích hợp.
3.4
Chế độ làm việc tĩnh (Static duty)
Các ứng dụng mà lò xo phải chịu các ứng suất tĩnh hoặc tải động không thường xuyên hoặc kết hợp cả hai.
CHÚ THÍCH: Chế độ làm việc tĩnh không áp dụng các tình huống ứng suất cao có tần suất thấp.
3.5
Chế độ làm việc động (Dynamic duty)
Các ứng dụng mà lò xo phải chịu tải chủ yếu là động hoặc tải thường xuyên và yêu cầu có một tỷ lệ lò xo được cuốn nhỏ lại hoặc bán kính uốn là rất lớn.
3.6
Vòng (Ring)
Một vòng dây của cuộn dây, nghĩa là một vòng dây hoàn chỉnh.
CHÚ THÍCH: Vòng dây không bao gồm chiều dài của dây hoặc đường kính dây.
4 Thông tin do người mua cung cấp
Người mua phải công bố rõ những thông tin về các yêu cầu và đề nghị của mình:
a) số lượng mong muốn:
b) số hiệu tiêu chuẩn, bao gồm cả số hiệu phần tiêu chuẩn liên quan, ví dụ như TCVN 6365-1 (ISO 8458-1), TCVN 6365-2 (ISO 8458-2) và TCVN 6365-3 (ISO 8458-3);
c) mác dây, phủ bề mặt và hoàn thiện bề mặt khi cần thiết;
d) đường kính danh nghĩa;
e) cách thức cung cấp và khối lượng tính theo đơn vị;
f) loại tài liệu kiểm tra (xem 6.12);
g) một số thỏa thuận cụ thể:
VÍ DỤ:
– dây lò xo 5 t TCVN 6365-2(ISO 8458-2)-SM-2.5 đã được phốt phát hóa;
– tài liệu kiểm tra ISO 10474-3.1.B;
– trên lõi nặng khoảng 500 kg.
5 Yêu cầu kỹ thuật
5.1 Dung sai kích thước
5.1.1 Việc đo đường kính phải được thực hiện tại mặt cắt bất kỳ và phải không khác với dung sai được quy định trong Bảng 1 hoặc Bảng 2, là thích hợp.
Đối với các đoạn dây được cắt và nắn thẳng, chỉ có dung sai cấp B.
Bảng 1 – Dung sai đường kính đối với dây được cuộn
Kích thước tính bằng milimét
Đường kính danh nghĩa d |
Dung sai (±) |
|
Cấp A a |
Cấp B b |
|
0,05 ≤ d < 0,09 |
0,003 |
– |
0,09 ≤ d < 0,17 |
0,004 |
– |
0,17 ≤ d < 0,26 |
0,005 |
– |
0,26 ≤ d < 0,37 |
0,006 |
0,010 |
0,37 ≤ d < 0,65 |
0,008 |
0,012 |
0,65 ≤ d < 0,80 |
0,010 |
0,015 |
0,80 ≤ d < 1,01 |
0,015 |
0,020 |
1.01 ≤ d < 1,78 |
0,020 |
0,025 |
1,78 ≤ d < 2,78 |
0,025 |
0,030 |
2,78 ≤ d < 4,00 |
0,030 |
0,030 |
4,00 ≤ d < 5,45 |
0,035 |
0,035 |
5,45 ≤ d < 7,10 |
0,040 |
0,040 |
7,10 ≤ d < 9,00 |
0,045 |
0,045 |
9,00 ≤ d < 10,00 |
0,050 |
0,050 |
10,00 ≤ d < 11,10 |
0,070 |
0,070 |
11,10 ≤ d < 14,50 |
0,080 |
0,080 |
14,50 ≤ d < 18,30 |
0,090 |
0,090 |
18,30 ≤ d < 20,00 |
0,100 |
0,100 |
a Dung sai cấp A được sử dụng cho các mác dây SH, DM nêu trong TCVN 6365-2 (ISO 8458-2) và các mác dây TD, VD nêu trong TCVN 6365-3 (ISO 8458-3).
b Dung sai cấp B được sử dụng cho các mác dây SL, SM nêu trong TCVN 6365-2 (ISO 8458-2) và mác dây FD nêu Trong TCVN 6365-3 (ISO 8458-3). |
Bảng 2 – Dung sai của các đoạn dây được cắt và nắn thẳng
Kích thước tính bằng milimét
Đường kính danh nghĩa, d |
Trừ |
Cộng |
0,26 ≤ d < 0,37 |
0,010 |
0,015 |
0,37 ≤ d < 0,50 |
0,012 |
0,018 |
0,50 ≤ d < 0,65 |
0,012 |
0,020 |
0,65 ≤ d < 0,70 |
0,015 |
0,025 |
0,70 ≤ d < 0,80 |
0,015 |
0,030 |
0,80 ≤ d < 1,01 |
0,020 |
0,035 |
1,01 ≤ d < 1,35 |
0,025 |
0,045 |
1,35 ≤ d < 1,78 |
0,025 |
0,050 |
1,78 ≤ d < 2,60 |
0,030 |
0,060 |
2,60 ≤ d < 2,78 |
0,030 |
0,070 |
2,78 ≤ d < 3,01 |
0,030 |
0,075 |
3,01 ≤ d < 3,35 |
0,030 |
0,080 |
3,35 ≤ d < 4,01 |
0,030 |
0,090 |
4,01 ≤ d < 4,35 |
0,035 |
0,100 |
4,35 ≤ d < 5,00 |
0,035 |
0,110 |
5,00 ≤ d < 5,45 |
0,035 |
0,120 |
5,45 ≤ d < 6,01 |
0,040 |
0,130 |
6,01 ≤ d < 7,10 |
0,040 |
0,150 |
7,10 ≤ d < 7,65 |
0,045 |
0,160 |
7,65 ≤ d < 9,00 |
0,045 |
0,180 |
9,00 ≤ d < 10,00 |
0,050 |
0,200 |
10,00 ≤ d < 11,10 |
0,070 |
0,240 |
11,10 ≤ d < 12,00 |
0,080 |
0,260 |
12,00 ≤ d < 14,50 |
0,080 |
0,300 |
14,50 ≤ d < 17,35 |
0,090 |
0,350 |
17,35 ≤ d < 18,40 |
0,090 |
0,370 |
18,40 ≤ d < 20,00 |
0,100 |
0,400 |
5.1.2 Độ không tròn (độ ô van) của dây, là sự chênh lệch giữa đường kính lớn nhất và đường kính nhỏ nhất của dây tại cùng một mặt cắt, phải không được lớn hơn 50 % dung sai tổng của đường kính này.
5.1.3 Các yêu cầu đối với dung sai chiều dài của các đoạn dây được cắt phải theo quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 – Dung sai chiều dài của các đoạn dây được cắt
Kích thước tính bằng milimét
Chiều dài danh nghĩa l |
Dung sai |
|
Cấp 1 |
Cấp 2 |
|
0 < l ≤ 300 |
|
|
300 < l ≤ 1 000 |
||
l > 1 000 |
5.2 Chất lượng bề mặt
Bề mặt dây phải nhẵn và không có vết xước, vết rách, gỉ và rỗ bề mặt có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng dây.
Chi tiết xem TCVN 6365-2 (ISO 8458-2) và TCVN 6365-3 (ISO 8458-3).
6 Kiểm tra và thử nghiệm
6.1 Yêu cầu chung
Khi có sự thỏa thuận tại thời điểm yêu cầu hoặc đặt hàng thì có thể sử dụng một trong những tài liệu kiểm tra phù hợp với ISO 10474 (xem 6.12). Nếu có yêu cầu kiểm tra và thử nghiệm riêng, áp dụng các yêu cầu nêu trong 6.2 đến 6.11.
6.2 Lấy và chuẩn bị mẫu và mẫu thử
Phải áp dụng các điều kiện chung đối với việc lấy và chuẩn bị mẫu và mẫu thử nêu trong TCVN 439 (ISO 377) và ISO 14284.
Mẫu thử cho tất cả các thử nghiệm được yêu cầu phải được lấy ở cuối cuộn hoặc đoạn dây cắt, khi cần thiết.
Tất cả các thử nghiệm cơ học phải được tiến hành trên toàn bộ mặt cắt của mẫu thử.
6.3 Phân tích hóa học
Trong trường hợp có tranh chấp, phải tiến hành phân tích hóa học phù hợp tiêu chuẩn tương ứng (xem ISO/TR 9769).
Nếu chưa có tiêu chuẩn phù hợp thì phải thỏa thuận phương pháp thử tại thời điểm yêu cầu và đề nghị thử.
6.4 Thử kéo
Thử kéo để xác định độ bền kéo và độ co thắt phải được thực hiện phù hợp với TCVN 197 (ISO 6892 Độ bền kéo phải được tính toán bằng cách sử dụng đường kính dây thực tế.
6.5 Thử quấn
Thử quấn phải được thực hiện phù hợp với ISO 7802.
6.6 Thử cuộn
Thử cuộn phải được thực hiện theo cách sau:
Lấy một mẫu thử dài xấp xỉ 500 mm, quấn chặt quanh trục có đường kính bằng 3 đến 3,5 lần đường kính danh nghĩa của dây bằng lực kéo nhỏ và đều. Tuy nhiên, đường kính trục gá tối thiểu là 1 mm.
Sau đó mẫu thử được kéo thẳng ra sao cho không bỏ ứng suất có chiều dài gấp ba lần chiều dài ban đầu.
Điều kiện bề mặt dây và sự đồng đều của vòng lò xo (từng vòng quấn) phải được kiểm tra cùng với đoạn thử trong điều kiện này.
6.7 Thử xoắn
Thử xoắn phải được thực hiện phù hợp với TCVN 1827 (ISO 7800). Tốc độ thử nghiệm không được vượt quá một vòng mỗi giây.
6.8 Thử uốn
Thử uốn phải là thử uốn đơn được thực hiện phù hợp với ISO 7438.
6.9 Đo đường kính
Đường kính được đo bằng thước panme hoặc các thiết bị thích hợp khác trên cùng mặt cắt của một đoạn dây thẳng.
6.10 Phương pháp thử chất lượng bề mặt
6.10.1 Thử ăn mòn sâu
Thử ăn mòn sâu được áp dụng cho dây có đường kính danh nghĩa từ 2 mm trở lên. Các mẫu thử của dây cán nguội phải được xử lý khử ứng suất trước khi thử ăn mòn sâu. Các mẫu thử nguội phải được ngâm trong dung dịch 50 % (thể tích/thể tích) của axit clohydric đậm đặc và nước ở nhiệt độ tối thiểu là 75 °C. Sự ăn mòn kết thúc sau khi đường kính giảm khoảng 1 %.
Trong trường hợp có tranh chấp, phải sử dụng kiểm tra kim tương.
6.10.2 Thử dòng điện xoáy
Khi thử dòng điện xoáy được quy định hoặc được các bên thỏa thuận thì điều kiện thử và việc đánh giá kết quả cũng phải được thỏa thuận.
6.10.3 Sự thoát các bon
Chiều sâu lớp thoát các bon phải được kiểm tra kim tương. Tiến hành đánh giá trên mặt cắt ngang của các mẫu thử bị ăn mòn bằng nitan và dưới độ phóng đại x 100 đến x 200 phù hợp với ISO 3887.
Chiều sâu lớp thoát các bon là giá trị trung bình của 8 lần đo tại các điểm đầu của bốn đường kính góc 45° đối với từng điểm bắt đầu khác của khu vực có sự thoát các bon lớn nhất và tránh điểm bắt đầu ở khu vực có rỗ bề mặt.
Giá trị đơn tối đa của sự thoát các bon phải được ghi lại cùng với giá trị trung bình.
6.11 Thử lại
Khi thử lại phải áp dụng các yêu cầu của ISO 404.
6.12 Tài liệu kiểm tra
Áp dụng ISO 10474 thì tài liệu kiểm tra là.
a) chứng nhận phù hợp với đơn đặt hàng:
b) báo cáo thử;
c) chứng chỉ kiểm tra; hoặc
d) báo cáo kiểm tra.
7 Ghi nhãn
7.1 Phải áp dụng các điều kiện chung về nhận dạng và ghi nhãn nêu trong ISO 404.
7.2 Trừ khi có yêu cầu khác, thông tin trong Bảng 4 phải được ghi trên tấm thẻ gắn chắc chắn và từng cuộn hoặc bó dây.
Bảng 4 – Thông tin trên tấm thẻ về dây lò xo
SL, SM, SH, DM, DH |
FD |
TD, VD |
|
Số hiệu tiêu chuẩn |
+ |
+ |
+ |
Nhà sản xuất |
+ |
+ |
+ |
Đường kính danh nghĩa |
+ |
+ |
+ |
Cấp dây lò xo |
+ |
+ |
+ |
Hoàn thiện bề mặt |
(+) |
– |
– |
Số lần gia nhiệt |
(+) |
(+) |
+ |
Số nhận dạng |
+ |
(+) |
+ |
Phủ bề mặt |
(+) |
– |
– |
Các ký hiệu trong bảng có nghĩa là:
+ Thông tin phải ghi trên nhãn. (+) Thông tin phải ghi trên nhãn nếu được yêu cầu. – Thông tin không phải ghi trên nhãn. |
8 Khiếu nại
Áp dụng các điều kiện về việc xử lý các khiếu nại nêu trong ISO 404.
Mục lục
• TCVN 6365-1 : 2006 ISO 8458-1 : 2002 |
Dây thép làm lò xo cơ khí – Phần 1: Yêu cầu chung. |
• TCVN 6365-2 : 2006 ISO 8458-2 : 2002 |
Dây thép làm lò xo cơ khí – Phần 2: Dây thép không hợp kim kéo nguội tôi chì. |
• TCVN 6356-3 : 2006 ISO 8458-3 : 2002 |
Dây thép làm lò xo cơ khí – Phần 3: Dây thép tôi và ram trong dầu. |
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6365-1:2006 DÂY THÉP LÀM LÒ XO CƠ KHÍ – PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG DO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN6365-1:2006 | Ngày hiệu lực | 29/12/2006 |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nhẹ |
Ngày ban hành | 29/12/2006 |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |