TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6646:2000 (ISO 11260 : 1994) VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẤT – XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG TRAO ĐỔI CATION THỰC TẾ VÀ ĐỘ BÃO HOÀ BAZƠ BẰNG CÁCH SỬ DỤNG DUNG DỊCH BARI CLORUA DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH

Hiệu lực: Còn hiệu lực

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6646 : 2000

ISO 11260 : 1994

CHẤT LƯỢNG ĐẤT – XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG TRAO ĐỔI CATION THỰC TẾ VÀ ĐỘ B∙O HOÀ BAZƠ BẰNG CÁCH SỬ DỤNG DUNG DỊCH BARI CLORUA
Soil quality – Determination of effective cation exchange capacity and base saturation level using barium chloride solution

Lời nói đầu

TCVN 6646 : 2000 hoàn toàn tương đương với ISO 11260 : 1994. TCVN 6646 : 2000 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 190

Chất lượng đất biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành

CHẤT LƯỢNG ĐẤT – XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG TRAO ĐỔI CATION THỰC TẾ VÀ ĐỘ BÃO HOÀ BAZƠ BẰNG CÁCH SỬ DỤNG DUNG DỊCH BARI CLORUA

Soil quality – Determination of effective cation exchange capacity and base saturation level using barium chloride solution

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định khả năng trao đổi cation (CEC) tại pH của đất và xác định khả năng trao đổi hàm lượng natri, kali, canxi, và magie có trong đất.

Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các loạI mẫu đất được làm khô trong không khí, xử lý sơ bộ các mẫu đất theo TCVN 6647 : 2000 (ISO 11464).

Chú thích

1) Phương pháp này đưa ra những cản trở từ ảnh hưởng của canxi như canxit hoặc thạch cao có trong mẫu. Cũng như sự có mặt của các muối hoà tan nào tạo ra khả năng trao đổi cation cao hơn giá trị có khả năng trao đổi thực [3] và [4].

2) Cần đo độ dẫn điện riêng của mẫu đất theo TCVN 6650 : 2000 (ISO 11265) nếu như muối gây ảnh hưởng đến mẫu đất.

2 Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 4851 – 1989 (ISO 3696),    Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

TCVN 6650 : 2000 (ISO 11265), Chất lượng đất – Xác định độ dẫn điện riêng.

TCVN 6647 : 2000 (ISO 11464), Chất lượng đất – Xử lý sơ bộ mẫu để phân tích lý – hoá.

3 Nguyên tắc

Việc xác định CEC như qui định trong tiêu chuẩn này là hình thức cải tiến của phương pháp Gillman [5]. CEC của mẫu đất được xác định tại pH của đất và ở nồng độ ion tổng số thấp (khoảng 0,01 mol/l).

Trước tiên, đất được làm bão hoà bari nhờ xử lý đất ba lần bằng dung dịch bari clorua 0,1 mol/l. Tiếp theo, cho đất cân bằng với dung dịch bari clorua 0,01 mol/l. Sau đó, cho thêm 1 lượng d- xác định của dung dịch magie sulfat 0,02 mol/l. Toàn bộ lượng bari đang có trong dung dịch cũng như đã bị hấp thụ, đều được kết tủa dưới dạng bari sulfat không tan, do đó những vị trí có ion có khả năng trao đổi sẽ bị magie chiếm chỗ. Lượng magie d- được xác định bằng cách đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (FAAS).

Cũng có thể xác định hàm lượng natri, kali, canxi và magie (và những nguyên tố khác như: sắt, mangan, và nhôm) trong dịch chiết đất bằng bari clorua 0,1 mol/l.

Nếu như dịch chiết bari clorua có mầu nâu hơi vàng, thì chứng tỏ đã có một số chất hữu cơ tan trong đó. Nếu điều này xẩy ra cần ghi vào báo cáo kết quả.

Chú thích

3) Vì chất hữu cơ cũng tham gia vào CEC, nên sự hiện diện của nó có thể dẫn đến việc giá trị CEC đo được không phản ánh đúng giá trị CEC thực.

4) Phương pháp đo phổ với phát xạ nguyên tử bằng cặp plasma (ICP-AES) có thể được sử dụng như một phương pháp lựa chọn để đo natri, kali, canxi và magie.

5) Tổng số cation có khả năng trao đổi có thể cho ra kết quả lớn hơn CEC thực sự do các muối có trong đất hoà tan. Tuy nhiên, không được dùng nước để rửa sơ bộ đất nhằm loại bỏ những muối này, vì điều đó có thể làm thay đổi tỷ lệ tương đối của các cation trong CEC.

4 Cách tiến hành

4.1 Ngâm chiết

4.1.1 Thuốc thử

Chỉ sử dụng các thuốc thử đạt độ tinh khiết phân tích và nước đạt hạng 2 của TCVN 4851 – 1998 (ISO 3696).

4.1.1.1 Dung dịch bari clorua, c(BaCI2) = 0,1 mol/l.

Hoà tan trong nước 24,43 g bari clorua dihydrat (BaCI2. 2H2O) và thêm nước ở 20 oC cho đến vạch 1000ml.

4.1.1.2 Dung dịch bari clorua, c(BaCI2) = 0,002 5 mol/l.

Pha loãng 25 ml dung dịch bari clorua 0,1 mol /l tới 1000 ml ở 20 0C.

4 1.1.3 Dung dịch magie sulfat, c(MgSO4) = 0,020 0 mol/l.

Hoà tan 4,93 g ± 0,01g magie sunfat heptahydrat (MgSO4. 7H2O) ( xem chú thích 6) trong nước và thêm nước ở 20 oC cho đến vạch 1 000ml.

Chú thích 6 – MgSO4. 7H2O có thể bị mất nước khi kết tinh do để lâu. Thuốc thử này phải được chuẩn hoá bằng cách chuẩn độ bằng EDTA ở pH 10, dùng chỉ thị T Black Eriochrome hoặc bảo quản trong chai đựng trong túi polyetilen kín để trong tủ lạnh.

4.1.2 Cách tiến hành ngâm chiết

Cho 2,50 g đất được làm khô trong không khí (kích thước hạt ≤ 2 mm, thí dụ, đất được xử lý sơ bộ theo TCVN 6647 : 2000 (ISO 11464)vào ống ly tâm polyetilen có nắp đậy kín dung tích 50 ml. Ghi lại khối lượng tổng cộng của ống và đất (m1). Thêm 30 ml dung dịch bari clorua (4.1.1.1) vào đất và lắc trong 1 h. Đặt các ống cho cân bằng và ly tâm trong 10 phút ở 3000 g.

Chuyển lớp chất lỏng phía trên vào bình định mức 100 ml. Lại cho thêm 30 ml dung dịch bari clorua lắc và chạy ly tâm 2 lần nữa, sau mỗi lần ly tâm cho lớp chất lỏng phía trên vào bình định mức 100 ml. Cho thêm dung dịch bari clorua (4.1.1.1) đầy đến vạch.

Trộn, lọc và bảo quản dịch chiết để xác định hàm lượng natri, kali, canxi và magie theo 4.3 và 4.4. Cho thêm 30 ml dung dịch bari clorua (4.1.1.2) vào ống ly tâm có chứa bã đất và lắc qua đêm. (Nồng độ bari trong dung dịch đã được cân bằng sẽ khoảng 0,01 mol/l khi trong cặn đất còn lại 2,5 ml dung dịch. Đặt các ống sao cho cân bằng và ly tâm trong 10 phút ở 3000 g. Chắt lấy lớp chất lỏng phía trên.

Cân ống cùng với các chất chứa bên trong và nắp (m2) Thêm 30 ml dung dịch magie sulfat (4.1.1.3) vào bã đất và lắc qua đêm. Đặt các ống sao cho cân bằng và ly tâm trong 10 phút ở 3000 g. Gạn lấy dung dịch phía trên lọc qua giấy lọc thô (đường kính 7 mm) vào bình nón và bảo quản để xác định hàm lượng d- của magie theo 4.2.4.

Chuẩn bị mẫu thử trắng theo đúng qui trình mô tả trên, nhưng không cho mẫu đất vào.

4.2 Xác định CEC

4.2.1 Nguyên tắc

Để tránh magie tạo ra các hợp chất chịu nhiệt (lửa) với photphat, nhôm v.v. trong ngọn lửa, cần cho thêm dung dịch lantan đã axit hoá vào dung dịch thu được theo điều 4.1.2, và khi đó xác định magie bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng ngọn lửa (FAAS).

4.2.2 Thuốc thử

Chỉ sử dụng các thuốc thử đạt độ tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất hoặc nước đã khử ion cho tất cả các dung dịch.

4.2.2.1 Axit clohydric (hydrocloric), c(HCI) = 12 mol/l (ρ =1,19 g/ml).

4.2.2.2 Dung dịch magie chuẩn, c(Mg) = 0,001 0 mol/l.

Dùng pipet lấy 50,0 ml dung dịch magie sunfat 0,020 0 mol/l (4.1.1.3) cho vào bình định mức 1 000 ml và thêm nước cho đến vạch.

4.2.2.3 Dung dịch lantan axit hoá, ρ(La) = 10 mg/l.

Hoà tan 15,6 mg lantan nitrat hexahydrat [ La(NO3)3 . 6H2O] vào nước trong bình định mức 500 ml, thêm 42 ml axit clohydric (4.2.2.1) và thêm nước cho đến vạch.

4.2.3 Dãy hiệu chuẩn

Dùng pipet lấy 0 ml, 1 ml, 2 ml, 3 ml, 4 ml và 5 ml dung dịch magie chuẩn (4.2.2.2) cho vào loạt ống nghiệm định mức 100 ml. Thêm 10 ml dung dịch lantan axit hoá (4.2.2.3), cho nước vào mỗi ống đến vạch và trộn. Các dung dịch hiệu chuẩn này có nồng độ các ống là 0 mmol/l, 0,01 mmol/l, 0,02 mmol/l, 0,03 mmol/l, 0,04 mmol/l và 0,05 mmol/l.

4.2.4 Tiến hành đo phổ

Dùng pipet lấy 0,200 ml từ mỗi phần lọc được cuối cùng của mẫu đất (xem 4.1.2) và từ các ống thử trắng (xem 4.1.2) cho riêng vào từng ống định mức 100 ml. Thêm 0,3 ml dung dịch bari clorua (4.1.1.1) vào mỗi phần lọc được của mẫu đất và vào các ống thử trắng. Tiếp theo, thêm 10 ml dung dịch lantan axit hoá (4.2.2.3) vào mỗi ống, thêm nước vào mỗi ống cho đến vạch và trộn.

Xác định hàm lượng magie trong các phần mẫu chiết được đã pha loãng (c1), trong mẫu thử trắng đã pha loãng (cb1) và trong các dung dịch hiệu chuẩn trên máy đo phổ hấp thụ nguyên tử dùng ngọn lửa (FAAS) ở bước sóng 285,2 nm bằng dụng cụ được trang bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất.

4.2.5 Tính kết quả

Điều chỉnh các nồng độ magie trong dung dịch mẫu đối với thể tích của chất lỏng bị giữ lại trong đất do chạy li tâm trước khi xử lý bằng dung dịch bari clorua 0,002 5 mol/l theo công thức:

trong đó

c2 là nồng độ magie trong mẫu đã được hiệu chỉnh, tính bằng milimol trên lit;

c1 là nồng độ magie trong mẫu, tính bằng milimol trên lit;

m1 là khối lượng của ống ly tâm cùng với đất được làm khô trong không khí, tính bằng gam;

m2 là khối lượng của ống ly tâm cùng với đất ướt, tính bằng gam. Tính khả năng trao đổi cation (CEC) của đất theo công thức:

trong đó

CEC     là khả năng trao đổi cation của đất, tính bằng centimol điện tích dương trên kilogam;

c2         là nồng độ magie trong mẫu đã được điều chỉnh, tính bằng milimol trên lit;

cb1        là nồng độ magie trong mẫu trắng, tính bằng milimol trên lit;

m         là khối lượng của mẫu đất được làm khô trong không khí, tính bằng gam.

Nếu CEC vượt quá 40 cmol+/kg, cần tiến hành xác định lại bằng cách dùng ít đất hơn, khi tính toán cần điều chỉnh sao cho thích hợp.

Chú thích 7 – Đơn vị “c entimol điện tích dương trên kilogam”, đ- ợc viết tắt là cmol+/kg, là lượng tương đương tuyệt đối với đơn vị “milielectron trên 100 gam” trước đây thường dùng.

4.3 Xác định natri và kali có khả năng trao đổi

4.3.1 Nguyên tắc

Natri và kali đo được bằng phổ hấp thụ nguyên tử dùng ngọn lửa (FAAS) trong dịch chiết mẫu đất bari clorua axit hoá 0,1 mol/l. Cho thêm dung dịch cesi (Cs) vào dung dịch thử để loại bỏ ảnh hưởng ion hoá.

4.3.2 Thuốc thử

Chỉ sử dụng các thuốc thử đạt độ tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất hoặc nước đã khử ion cho tất cả các dung dịch.

4.3.2.1 Dung dịch cesi clorua axit hoá

Hoà tan 10 g cesi clorua vào trong một lượng nhỏ nước. Thêm 83 ml axit clohydric (4.2.2.1) và thêm nước cho đến 1000 ml.

4.3.2.2 Dung dịch gốc natri và kali, ρ(K) = 1 000 mg/l và ρ(Na) = 400 mg/l.

Nghiền nhỏ natri clorua và kali clorua, đun nóng để 2 bột có nhiệt độ từ 400 oC đến 500 oC trong ít nhất 8 h hoặc khoảng 200 oC trong 24 h, và làm nguội bột trong bình hút ẩm trước khi sử dụng.

Hoà tan 1,9068 g kali clorua và 1,0168 g natri clorua vào một ít nước. Chuyển sang bình định mức 1000 ml và cho nước đầy đến vạch.

4.3.2.3 Dung dịch gốc pha loãng, ρ(K) = 100 mg/l và ρ(Na) = 40 mg/l.

Dùng pipet lấy 25,0 ml dung dịch gốc (4.3.2.2) cho vào bình định mức 250 ml và cho nước đầy đến vạch.

4.3.3 Dãy hiệu chuẩn

Dùng pipet lấy 0 ml, 5 ml, 10 ml, 15 ml, 20 ml và 25 ml dung dịch gốc pha loãng (4.3.2.3) cho riêng vào từng bình định mức thể tích 50 ml. Thêm 10,0 ml dung dịch bari clorua 0,1 mol/l (4.1.1.1) và 5,0 ml dung dịch cesi clorua axit hoá (4.3.2.1). Cho nước đầy đến vạch. Những dung dịch hiệu chuẩn này có nồng độ kali 0 mg/l, 10 mg/l, 20 mg /l, 30 mg/l, 40 mg/l và 50 mg/l và nồng độ natri 0 mg/l, 4 mg/l, 8 mg /l, 12 mg/l, 16 mg/l và 20 mg/l.

4.3.4 Tiến hành đo phổ

Dùng pipet lầy 2,0 ml từ mỗi dịch chiết đất (xem 4.1.2) và từ mẫu thử trắng (xem điều 4.1.2) cho vào các ống nghiệm. Thêm 1,0 ml dung dịch cesi clorua axit hoá (4.3.2.1) và 7,0 ml nước vào mỗi ống và trộn. Tiến hành xác định nồng độ của natri và kali trong dung dịch hiệu chuẩn, của các mẫu và của mẫu trắng bằng máy đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (FAAS) ở riêng từng bước sóng 589,0 nm và 766,0 nm, dùng lửa đốt bằng hỗn hợp không khí/ propan.

Chú thích

8) Để tránh natri gây ảnh hưởng, rửa dụng cụ thuỷ tinh bằng cách ngâm qua đêm trong axit nitric 4 mol/l, loại kỹ thuật.

9) Thường xuyên kiểm tra lại chuẩn với nồng độ cao hơn (thí dụ, cứ sau mỗi 5 lần đo).

4.3.5 Tính kết quả

Tính hàm lượng natri và kali có khả năng trao đổi trong mẫu đất theo các công thức:

b(Na, có khả năng trao đổi) = 2,1749( ρ3 – ρb2) / m

b(K, có khả năng trao đổi) = 1,2788( ρ3 – ρb2) / m

trong đó

b(Na, có khả năng trao đổi)       là hàm lượng natri có khả năng trao đổi trong đất, tính bằng centimol điện tích dương trên kilogam;

b(K, có khả năng trao đổi)         là hàm lượng kali có khả năng trao đổi trong đất, tính bằng centimol điện tích dương trên kilogam;

ρ3         là nồng độ natri hoặc kali trong dịch chiết pha loãng, tính bằng miligam trên lit;

ρb2        là nồng độ natri hoặc kali trong mẫu trắng pha loãng, tính bằng miligam trên lit;

m         là khối lượng của đấtđược làm khô trong không khí, tính bằng gam.

4.4 Xác định canxi và magie có khả năng trao đổi

4.4.1 Nguyên tắc

Nồng độ canxi và magie đo được bằng phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (FAAS) trong dịch chiết mẫu đất bari clorua axit hoá. Để tránh canxi và magie tạo ra các hợp chất chịu nhiệt (lửa) với photphat, nhôm v.v. trong ngọn lửa, cần cho thêm một lượng d- lantan, lantan sẽ thế vào vị trí của canxi và magie trong những hợp chất này.

4.4.2 Thuốc thử

Chỉ sử dụng các thuốc thử đạt độ tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất hoặc nước đã khử ion cho tất cả các dung dịch.

4.4.2.1 Axit clohydric (hydrocloric), c(HCI) = 4 mol/l

Pha loãng 330 ml axit clohydric (4.2.2.1) bằng nước đến 1000 ml.

4.4.2.2 Dung dịch magie gốc, ρ(Mg) = 100 mg/l.

Hoà tan 0,836 g magie clorua hexahydrat (MgCI2.6H2O) vào trong một ít nước. Chuyển sang bình định mức 1000 ml và cho nước đầy đến vạch.

Chú thích 10 – MgCI2.6H2O có thể bị mất nước khi kết tinh do để lâu. Thuốc thử này phải được chuẩn hoá bằng cách chuẩn độ bằng chất đệm EDTA pH 10 dùng chỉ thị T Black Eriochrome.

4.4.2.3 Dung dịch canxi gốc, ρ(Ca) = 1000 mg/l.

Cân 2,497 g canxi cacbonat (CaCO3) cho vào bình định mức dung tích 1000 ml. Hoà tan canxi cacbonat trong 12,5 ml axit clohydric 4 mol/l (4.4.2.1). Đun sôi dung dịch để loại bỏ cacbon dioxit, để nguội đến nhiệt độ phòng, chuyển sang bình định mức 1000 ml và cho nước đầy đến vạch.

Chú thích 11 – CaCO phải được đun nóng trong 2 h ở 400 oC trước khi sử dụng làm chuẩn.

4.4.2.4 Dung dịch gốc hỗn hợp, ρ(Mg) = 5 mg/l và ρ(Ca) = 50 mg/l.

Dùng pipet lấy 5,0 ml dung dịch magie gốc (4.4.2.2) và 5,0 ml dung dịch magie gốc (4.4.2.3) cho vào bình định mức 100 ml và cho nước đầy đến vạch.

4.4.3 Dãy hiệu chuẩn

Dùng pipet lấy 0 ml, 2 ml, 4 ml, 6 ml, 8 ml và 10 ml dung dịch gốc hỗnhợp (4.4.2.4) cho riêng vào từng bình định mức 100 ml. Thêm 10,0 ml dung dịch bari clorua 0,1 mol/l (4.1.1.1) và 10,0 ml dung dịch lantan axit hoá (4.2.2.3). Cho nước đầy đến vạch. Những dung dịch hiệu chuẩn này có nồng độ magie 0 mg/l, 0,1 mg/l, 0,2 mg /l, 0,3 mg/l, 0,4 mg/l và 0,5 mg/l và nồng độ canxi 0 mg/l, 1 mg/l, 2 mg /l, 3 mg/l, 4 mg/l và 5 mg/l.

4.4.4 Tiến hành đo phổ

Dùng pipet lấy 1,0 ml từ mỗi dịch chiết đất (xem 4.1.2) và từ mẫu thử trắng (xem điều 4.1.2) cho vào các ống nghiệm. Thêm 1,0 ml dung dịch lantan axit hoá (4.2.2.3) và 8,0 ml nước vào mỗi ống và trộn. Tiến hành xác định nồng độ của magie và canxi trong dung dịch hiệu chuẩn, của các dịch chiết của mẫu và của mẫu trắng bằng máy đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (FAAS) ở riêng từng bước sóng 285,2 nm đối với magie và 422,7 nm đối với canxi, dùng lửa xanh đốt bằng hỗn hợp không khí/ axetylen cho magie và lửa sáng trắng đốt bằng hỗn hợp không khí/ axetylen cho canxi.

4.4.5 Tính toán kết quả

Tính hàm lượng magie và canxi có khả năng trao đổi trong mẫu đất theo các công thức:

b(Mg, có khả năng trao đổi) = 8,2288( ρ4 – ρb3) / m

b(Ca, có khả năng trao đổi) = 4,9903( ρ4 – ρb3) / m

trong đó

b(Mg, có khả năng trao đổi) là hàm lượng magie có khả năng trao đổi trong đất, tính bằng centimol điện tích dương trên kilogam;

b(Ca, có khả năng trao đổi) là hàm lượng canxi có khả năng trao đổi trong đất, tính bằng centimol điện tích dương trên kilogam;

ρ4         là nồng độ magie hoặc canxi trong dịch chiết pha loãng, tính bằng miligam trên lit;

ρb3        là nồng độ magie hoặc canxi trong mẫu trắng pha loãng, tính bằng miligam trên lit;

m         là khối lượng của đất được làm khô trong không khí, tính bằng gam.

9 Độ lặp lại và độ tái lập

Phụ lục A giới thiệu các kết quả thử nghiệm của liên phòng thí nghiệm để xác định CEC và xác định hàm lượng natri, kali, magie và canxi có khả năng trao đổi trong 4 loại đất.

10 Báo cáo kết quả

Báo cáo kết quả phảI gồm thông tin sau :

a) theo tiêu chuẩn này;

b) nhận biết đầy đủ về mẫu thử;

c) các chi tiết trong bảo quản mẫu thí nghiệm trước khi phân tích;

d) báo cáo về độ lặp lại của phòng thí nghiệm khi sử dụng phương pháp này;

e) các kết quả xác định :

1) CEC, tính bằng centimol điện tích dương trên kilogam;

2) b(Na, có khả năng trao đổi), tính bằng centimol điện tích dương trên kilogam;

3) b(K, có khả năng trao đổi), tính bằng centimol điện tích dương trên kilogam;

4) b(Ca, có khả năng trao đổi), tính bằng centimol điện tích dương trên kilogam;

5) b(Mg, có khả năng trao đổi), tính bằng centimol điện tích dương trên kilogam;

f) bất kỳ chi tiết nào khác không qui định trong tiêu chuẩn này hoặc tuỳ ý lựa chọn, hoặc các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

CÁC KẾT QUẢ THỬ CỦA LIÊN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Năm 1990, Trường đại học nông nghiệp Wageningen đã tổ chức thử của liên phòng thí nghiệm để kiểm tra lại các qui trình qui định trong Tiêu chuẩn này.

Để phục vụ thử của liên phòng thí nghiệm, việc xác định CEC và hàm lượng natri, kali, magie và canxi có khả năng trao đổi trong 4 loại đất được 8 đến 10 phòng thí nghiệm thực hiện.

Những đặc tính của đất đã được phân tích ghi trong bảng A.1.

Trong các bảng từ 2 đến 6, giới thiệu độ lặp lại (r) và độ tái lập (R) của những kết quả phân tích do liên phòng thí nghiệm thu được. Những giá trị này được tính theo ISO 5725 – 2.

Bảng A.1 – Những đặc tính của đất đã được liên phòng thí nghiệm sử dụng để xác định CEC

Số mẫu đất

Loại đất

Nguồn gốc

pH (CaCI2)

Chất hữu cơ %

% < 2 μm (phần tối thiểu)

100

200

300

400

hữu cơ

rhodic ferral

cát

đất sét

Pháp

Tanzania

Hà lan

Hà lan

5,2

5,8

5,4

7,4

86,1

33,3

2,6

2,0

16,4

6,2

16,7

 

Bảng A.2 – Các kết quả thử của liên phòng thí nghiệm để xác định CEC.

Thông số

Các kết quả

Số mẫu đất

100

200

300

400

Số phòng thí nghiệm còn lại sau khi trừ số phòng không đạt

Số phòng thí nghiệm không đạt

Số kết quả được chấp nhận

Giá trị trung bình (mol +/kg)

Độ lệch chuẩn của độ lặp lại (Sr)

Độ lệch chuẩn tương đối của độ lặp lại (%)

Giới hạn của độ lặp lại (r = 2,8 x Sr)

Độ lệch chuẩn của độ tái lập (SR)

Độ lệch chuẩn tương đối của độ tái lập (%)

Giới hạn của độ tái lập (R = 2,8 x SR )

10

20

10,818

1,827

16,890

5,116

2,006

18,543

5,617

7

1

14

11,013

0,716

6,498

2,004

1,530

13,891

4,284

10

20

4,626

0,743

16,071

2,081

2,401

51,914

6,724

10

20

11,264

0,475

4,218

1,330

1,078

9,567

3,017

 

Bảng A.3 – Các kết quả thử của liên phòng thí nghiệm để xác định hàm lượng Natri có khả năng trao đổi.

Thông số

Kết quả

Số mẫu đất

100

200

300

400

Số phòng thí nghiệm còn lại sau khi trừ số phòng không đạt

Số phòng thí nghiệm không đạt

Số kết quả được chấp nhận

Giá trị trung bình (mol +/kg)

Độ lệch chuẩn của độ lặp lại (Sr)

Độ lệch chuẩn tương đối của độ lặp lại (%)

Giới hạn của độ lặp lại (r = 2,8 x Sr)

Độ lệch chuẩn của độ tái lập (SR)

Độ lệch chuẩn tương đối của độ tái lập (%)

Giới hạn của độ tái lập (R = 2,8 x S)

10

20

0,115

0,051

44,510

0,143

0,051

44,510

0,143

7

14

0,066

0,029

43,424

0,080

0,038

58,491

0,108

10

20

0,054

0,012

21,911

0,033

0,031

54,477

0,087

10

20

0,098

0,029

29,750

0,082

0,099

100,519

0,276

 

Bảng A.4 – Các kết quả thử của liên phòng thí nghiệm để xác định hàm lượng kali có trao đổi.

Thông số

Kết quả

Số mẫu đất

100

200

300

400

Số phòng thí nghiệm còn lại sau khi trừ số phòng không đạt

Số phòng thí nghiệm không đạt

Số kết quả được chấp nhận

Giá trị trung bình (mol +/kg)

Độ lệch chuẩn của độ lặp lại (Sr)

Độ lệch chuẩn tương đối của độ lặp lại (%)

Giới hạn của độ lặp lại (r = 2,8 x Sr)

Độ lệch chuẩn của độ tái lập (SR)

Độ lệch chuẩn tương đối của độ tái lập (%)

Giới hạn của độ tái lập (R = 2,8 x SR )

10

20

0,679

0,103

15,105

0,287

0,472

69,519

1,323

7

1

14

0,626

0,112

17,904

0,314

0,394

62,922

1,104

9

1

18

0,288

0,033

11,357

0,092

0,124

43,177

0,349

10

20

0,400

0,076

19,105

0,214

0,152

38,041

0,426

 

Bảng A.5 – Các kết quả thử của liên phòng thí nghiệm để xác định hàm lượng canxi có trao đổi.

Thông số

Kết quả

Số mẫu đất

100

200

300

400

Số phòng thí nghiệm còn lại sau khi trừ số phòng không đạt

Số phòng thí nghiệm không đạt

Số kết quả được chấp nhận

Giá trị trung bình (mol +/kg)

Độ lệch chuẩn của độ lặp lại (Sr)

Độ lệch chuẩn tương đối của độ lặp lại (%)

Giới hạn của độ lặp lại (r = 2,8 x Sr)

Độ lệch chuẩn của độ tái lập (SR)

Độ lệch chuẩn tương đối của độ tái lập (%)

Giới hạn của độ tái lập (R = 2,8 x SR )

10

20

9,054

0,514

5,673

1,438

1,209

13,348

3,384

7

1

14

8,025

0,980

12,207

2,743

1,682

20,961

4,710

9

1

18

3,270

0,160

4,898

0,448

0,396

12,105

1,108

10

20

13,956

1,304

9,345

3,652

4,743

33,983

13,280

 

Bảng A.6 – kết quả thử của liên phòng thí nghiệm để xác định hàm lượng magie có khả năng trao đổi.

Thông số

Kết quả

Số mẫu đất

100

200

300

400

Số phòng thí nghiệm còn lại sau khi trừ số phòng không đạt

Số phòng thí nghiệm không đạt

Số kết quả được chấp nhận

Giá trị trung bình (mol +/kg)

Độ lệch chuẩn của độ lặp lại (Sr)

Độ lệch chuẩn tương đối của độ lặp lại (%)

Giới hạn của độ lặp lại (r = 2,8 x Sr)

Độ lệch chuẩn của độ tái lập (SR)

Độ lệch chuẩn tương đối của độ tái lập (%)

Giới hạn của độ tái lập (R = 2,8 x SR )

10

20

0,952

0,214

22,503

0,600

0,394

41,430

1,104

7

1

14

2,274

0,475

20,879

1,330

1,313

57,754

3,678

10

20

0,396

0,137

34,652

0,384

0,192

43,393

0,537

10

20

0,454

0,197

43,393

0551

0,253

55,865

0,709

 

 

Phụ lục B

(tham khảo)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 5725 Độ chính xác của các phương pháp đo và kết quả – Phần 2 : phương pháp cơ bản để xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo chuẩn.

[2] ISO 11265 Chất lượng đất – Xác định độ dẫn điện riêng.

[3] TCVN 6647 : 2000 (ISO 11464) Chất lượng đất – Xử lý sơ bộ mẫu để phân tích lý hoá.

[4] Neal, C. Xác định Na, K, Mg và Ca hấp thụ lên cặn chứa CaCO3, MgCO3 . Bùn và bùn khoáng, 25, (1977), trang 253-258.

[5] Stuart, M.E và Vickers, B.P. Xác định khả năng trao đổi cation trong các mẫu giàu canxi. BGS Báo cáo kỹ thuật W1 /89/4, (1989).

[6] Gillman, G.P.A phương pháp đề nghị về việc đo tính trao đổi trong các loại đất. Aust. J. Soil. Res., 17 (1979), trang 129-139.

 

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6646:2000 (ISO 11260 : 1994) VỀ CHẤT LƯỢNG ĐẤT – XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG TRAO ĐỔI CATION THỰC TẾ VÀ ĐỘ BÃO HOÀ BAZƠ BẰNG CÁCH SỬ DỤNG DUNG DỊCH BARI CLORUA DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản TCVN6646:2000 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Tài nguyên - môi trường
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản