TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6716:2000 (ISO 10298 : 1995) VỀ XÁC ĐỊNH TÍNH ĐỘC CỦA KHÍ HOẶC HỖN HỢP KHÍ BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH

Hiệu lực: Hết hiệu lực

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6716 : 2000

(ISO 10298 : 1995 E)

XÁC ĐỊNH TÍNH ĐỘC CỦA KHÍ HOẶC HỖN HỢP KHÍ

Determination of toxicity of gas or gas mixture

Lời nói đầu

TCVN 6716 : 2000 hoàn toàn tương đương với ISO 10298 : 1995E

TCVN 6716 2000 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 58 Bình chứa ga biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

 

XÁC ĐỊNH TÍNH ĐỘC CỦA KHÍ HOẶC HỖN HỢP KHÍ

Determination of toxicity of gas or gas mixture

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này qui định phương pháp thử để xác định liệu khí độc hoặc rất độc, để loại trừ các trở ngại khi áp dụng TCVN 6551:1999 (ISO 5145). Phương pháp tính toán có thể xác định tính độc của hỗn hợp khí trong khi không có các số liệu thực nghiệm có giá trị.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6551:1999 (ISO 5145:1990) Đầu ra của van chai chứa khí và hỗn hợp khí – Lựa chọn và xác định kích thước.

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa sau:

3.1. Nồng độ gây chết LC50 (lethal concentration LC50): Nồng độ của khí (hoặc hỗn hợp khí) trong không khí được cung cấp cho một lần phơi một nhóm chuột bạch mới trưởng thành (chuột đực và cái) trong chu kỳ thời gian ngắn (24 h hoặc ít hơn) làm một nửa số chuột đó bị chết trong vòng ít nhất 14 ngày.

3.2. Mức độc (toxicity level): Tính độc của khí và hỗn hợp khí được chia thành ba nhóm:

– Nhóm 1: không độc [khi LC50 > 5000 ppm (v/v)]

– Nhóm 2: độc [khi 200 ppm < LC50 ≤ 5000 ppm (v/v)]

– Nhóm 3: rất độc [khi LC50 ≤ 200 ppm (v/v)]

trong đó

LC50 giá trị tương ứng với một giờ phơi trong khí;

ppm (v/v) chỉ phần triệu, tính theo thể tích.

4. Xác định tính độc

Đối với khí một thành phần (đơn) phải sử dụng phương pháp thử được trình bày trong 4 1. Vì lý do bảo vệ động vật và khả năng có hạn của phòng thí nghiệm chuyên ngành, cần tránh sử dụng phương pháp thử tính độc bằng sự hít thở chỉ dùng để phân loại hỗn hợp khí, nếu như tính độc của từng khí thành phần đã có. Trong trường hợp này, tính độc được xác định phù hợp với 4.2.

4.1. Phương pháp thử

4.1.1. Tiến hành thử

Nhóm chuột được phơi trong khi thử có nồng độ tăng dần. Quan sát kết quả của nhóm chuột được nuôi qua chu kỳ ít nhất 14 ngày để xác định nồng độ gây chết 50 % (LC50). Cách tiến hành chi tiết xem phụ lục B.

4.1.2. Tính kết quả đối với khí sạch

Tính độc của khí sạch đưọc liệt kê trong phụ lục A, trong đó giá trị của LC50 tương ứng với 1 giờ phơi. Một số giá trị này được đánh giá phù hợp với phụ lục C.

4.2. Phương pháp tính toán

Giá trị LC50 của hỗn hợp khí được tính toán bằng công thức sau:

trong đó

Ci là số mol (phân tử gam) của thành phần độc thứ i trong hỗn hợp khí;

LC50i là nồng độ gây chết của thành phần độc thứ i [LC50 < 5000 ppm (v/v)] tính bằng ppm theo thể tích.

Sau khi tính được giá trị LC50, hỗn hợp được phân loại phù hợp với 3.2.

Chú thích 1 – Hiệu ứng đồng thời1) không được xét đến ở phần trên, do thiếu các số liệu khoa học.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Giá trị LC50 đối với các nhóm khí khác nhau

Điều A.1 của phụ lục này nêu ra giá trị LC50 đối với các nhóm khí khác nhau được liệt kê trong TCVN 6551:1999 (ISO 5145) và tương ứng với mã số FTSC. Đối với một số nhóm, được đề nghị thay cho mã số FTSC cũ một mã số mới (xem điều 3).

Hơn nữa, điều A.2 liệt kê giá trị LC50 và tài liệu tham khảo cho từng khí một.

A.1. Bảng nhóm khí

Xem bảng từ A.1 đến A.6

Chú thích 2 – Một số khí được liệt kê trong bảng từ A.1 đến A.6 được coi là độc theo TCVN 6551:1999 (ISO 5145), nhưng còn phải cân nhắc lâu. Lần xuất bản sắp tới của ISO 5145 sẽ được sửa chữa cho phù hợp

A.2. Nguồn tài liệu của giá trị LC50

Xem bảng A.7.

Bảng A.1 – Nhóm 4: Khí và hỗn hợp khí không cháy, độc và ăn mòn (hoặc ăn mòn do thủy phân)

Khí

Mã số FTSC

Từ đồng nghĩa

LC50 [ppm (v/v)]

Antimon pentaflorua

0302

30

Bo triclorua

0203

Bo clorua

2541

Bo triflorua

0253; 0263

Bo florua

387

Bromua aceton

0303; 0203

260

Cacbonyl florua

0213

360

Cyanogen clorua

0303

80

Denteri clorua

0213

3120

Denteri florua

0203

1100

Debromdiflometan

0200; 0100

R12B2

27000

Diclo (2-clovinyl) asen

0303

Levisit

8

Diphosgen

0303

2

Etyldicloasen

0303

7

Hexafloaceton

0203

Hexafloprapan-2-on, defloaceton

470

Hydrobromua

0203

Axit bromhydric (khan)

2860

Hydro clorua

0213

Axit clohydric (khan)

3120

Hydro florua

0203

Axit flohydric (khan)

966

Hydro iodua

0203

Axit iotthydric (khan)

2860

lot triflometan

0200; 0100

Triflometan iodua

Metyl bromua

0300; 0200

Brommetan

850

Metyldicloasen

0303

10

Khí hạt cải

0303

4

Nitrosyl clorua

0203; 0303

35

Peflobut – 2 – en

0200; 0100

12000

Phenylcarbylamin clorua

0303

5

Phosgen

0303

Carbonyl clorua

5

Photpho pentaflorua

0203; 0303

190

Photpho triflorua

0203

420

Silic tetraclorua

0203

750

Silic tetraflorua

0253; 0263

Tetraflosilan

450

Lưu huỳnh dioxit

0201

2520

Lưu huỳnh tetraflorua

0203; 0303

40

Lưu huỳnh florua

0300

3020

Vonphram hexaflorua

0303

160

Uran hexaflorua

0303

25

Bảng A.2 – Nhóm 7: Khí và hỗn hợp khí cháy, độc và ăn mòn (cơ bản)

Khí

Mã FTSC

Từ đồng nghĩa

LC50 [ppm (v/v)]

Amoniac

0202; 2102

R 717

7338

Dimetylamin

2202; 2102

11100

Monoetylamin

2202; 2102

Etylamin R 631

16000

Monometylamin

2202; 2102

Metylamin R 630

7000

Trimetylamin

2202; 2102

7000

Bảng A.3 – Nhóm 8: Khí và hỗn hợp khí cháy, độc và ăn mòn (axit) hoặc không ăn mòn

Khí

Mã FTSC

Từ đồng nghĩa

LC50 [ppm (v/v)]

Arsin

2300

20

Cacbon monoxit

2250; 2260

3760

Cacbonyl sunfua

2301; 2201

Cacbonoxyl sulfua

1700

Clometan

2200; 2100

Metyl clorua R 40

8300

Khí than

Hỗn hợp

Cyanogen

2300; 2200

350

Cyclo propan

2200; 2100

Trimetylen

22000

Denteri selenua

2301

2

Denteri sulfua

2301; 2201

710

Diclosilan

2203

314

Dimetylsilan

2300; 2100

Floetan

2300; 2100

Etyl florua

German

2300

20

Heptaflobutyrmitril

2300

10

Hexaflocyclobuten

2100

Hydro selenua

2301

2

Hydro sulfua

2301: 2201

712

Metyl mercaptan

2201

Metanthiol

1350

Metylsilan

2300; 2100

Niken cacbonyl

2300

Niken tetracacbonyl

20

Pentafloproionnitril

2300

10

Chì tetraetyl

2300

63

Chì tetraetyl

2300; 2200

800

Trifloacetonitril

2300; 2200

500

Trifloetylen

2200

2000

Trimetylsilan

2300; 2100

Bảng A.4 – Nhóm 9: Khí và hỗn hợp khí tự cháy

Khí

Mã số FTSC

Từ đồng nghĩa

LC50 [ppm (v/v)]

Kẽm dietyl

3300

10

Pentaboran

3300

10

Phosphin

3310

20

Silan

3150; 3160

Silic tetrahydrua

19000

Nhôm trietyl

3300

10

Trietylboran

3300

1400

Trietylstibin

3300

20

Bảng A.5 – Nhóm 12: Khí và hỗn hợp khí oxi hoá, độc và ăn mòn

Khí

Mã số FTSC

Từ đồng nghĩa

LC50 [ppm (v/v)]

Bis (triflometyl) peoxit

4300

10

Brom pentaflorua

4303

25

Brom triflorua

4303

180

Clorin

4203

293

Clorin pentaflorua

4303

122

Clorin triflorua

4303; 4203

299

Dinitơ trioxit

4301

Nitơ sesquioxit

Nitơ trioxit

Nitơ oxit

57

Florin

4343

185

lot pentaflorua

4303

120

Nitơ oxit

4351; 4361

115

Nitơ dioxit

4301

Dioxit lỏng

Nitơ oxit

Dinitơ tetraoxit

Nitơ dioxit

Nitơ tetraoxit

115

Oxi diflorua

4343

2,6

Ozon

4330

9

Tetraflohydrazin

4343

100

Bảng A.6 – Khóm 13: Khí và hỗn hợp khí cháy dùng để phân huỷ hoặc polyme hóa (trường hợp)

Khí

Mã số FTSC

Từ đồng nghĩa

LC50 [ppm (v/v)]

Buta – 1,3 – dien (bị cấm)

5100

Clotrifloetylen

5200

2000

Diboran

5330; 5360

80

Etylen oxit

5200

Oxiran

2900

Hydro cyanua

5301

Axit hydrocyanic (khan)

140

Propylen axit

5200; 5100

Metyl oxiran

7200

Stibin

5300

Antimoan hydrua

20

Vinyl bromua (bị cấm)

5200; 5100

Vinyl clorua (bị cấm)

5200: 5100

Cloetylen R 1140

Vinyl florua (bị cấm)

5100

Floetylen R 1141

Ete metyl vinyl (bị cấm)

5200; 5100

Metoxyetylen

Bảng A.7 – Nhóm 13: Danh sách các khí được nêu nguồn tài liệu của giá trị LC50

Khí

Mã số FTSC

LC50

Lưu ý

Tài liệu tham khảo (xem phụ lục D)

Amoniac

2102

7338

“Không độc”

(1)

Antimon pentaflorua

0303

30

Màu xám

(2)

Asenic triflorua

0303

20

Tương tự như arsin

Arsin

2300

20

Màu xám, được hiệu chỉnh thời gian

(3)

Arsenic pentaflorua

0303

20

Tương tự như arsin

Bis (triflometyl) peroxit

4300

10

Được công nhận

Bo tribromua

0203

380

Tương tự như BF3

Bo triclorua

0203

2541

(1)

Bo triflorua

0253; 0263

387

(1)

Brom clorua

4203

290

Được đánh giá từ clorin

Brom pentaflorua

4303

25

Được hiệu chỉnh theo thời gian và hiệu ứng

(4)

Brom triflorua

4303

180

Được đánh giá từ F2

Brom aceton

0203

260

Tương tự như clo aceton

Buta -1,3 – dien (bị cấm)

5100

“Không độc”

Cacbon monoxit

2250; 2260

3760

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(6)

Cacbonyl florua

0213

360

(5)

Cacbonyl sunfua

2301

1700

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(7)

Clorin

4203

293

(1)

Clorin pentaflorua

4303

122

(8)

Clorin triflorua

4203

299

(8)

Clo trifloetylen

5200

2000

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(10)

Clometan

2100

8300

“Không độc” xám – được hiệu chỉnh theo thời gian

Cyanogen

2200

350

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(11)

Cyclopropan

2100

22000

“Không độc” – LCLO – Xám – Được hiệu chỉnh theo thời gian

(12)

Cyanogen clorua

0303

80

Được hiệu chỉnh theo thời gian

Denteri clorua

0213

3120

Denteri florua

0203

1100

Denteri selenua

2301

2

Giống như hydro selenua

Denteri sunfua

2201

710

Tương tự hydro sunfua

Diboran

5350; 5360

80

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(13)

Dibromdiflometan

0100

27000

“Không độc” – LCLO – Xám – Được hiệu chỉnh theo thời gian

Diclo (2-clovinyl) arsin

0303

8

Ngoại suy từ tiêm tĩnh mạch

(14)

Diclo siran

2203

314

Dietyl kẽm

3300

10

Được công nhận

(15)

Dimetyl amin

2102

1100

“Không độc” – Được hiệu chỉnh theo thời gian

(16)

Dimetyl silan

2100

“Không độc”

Dinitơ trioxit

4301

57

Được tính toán từ hỗn hợp 50 % NO, 50 % NO2

Diphosgen

0303

2

Nhận được từ phosgen

Etyldicloarsin

0303

7

“Không độc” – Con người – Được hiệu chỉnh theo thời gian

(17)

Etylen oxit

5200

2900

Được hiệu chỉnh theo thời gian

(18)

Flonin

4343

185

(19)

Floetan

2300

Không độc

German

2300

20

Tương tự như arsin

Heptaflobytyronitril

2300

10

Được công nhận

Hexaflo axeton

0203

470

Được hiệu chỉnh theo thời gian

Hexaflo cyclobuten

2100

“Không độc”

Hydro bromua

0203

2860

Hydro clorua

0213

3120

(1)

Hydro cyanua

5301

140

(1)

Hydro florua

0203

966

(21)

Hydro iodua

0203

2860

Tương tự như hyđro bromua

Kydro selenua

2301

2

Vật thí nghiệm. Được hiệu chỉnh theo thời gian

(22)

Hydro sunfua

2201

712

(1)

Hydro telurua

2301

2

Tương tự như hydro selenua

lodin pentaflorua

4303

120

Giống như CIF5

lodtriflometan

0100

Không độc tương tự như bromtriflometan

Metyl bromua

0200

850

Được điều chỉnh theo thời gian

(23)

Metylclosilan

2223

600

Giống như metyldiclosilan

Metyldiclosilan

2223

600

Được điều chỉnh theo thời gian

(42)

Metyldicloarsin

0303

10

Tương tự như etyldicloarsin

Metyl mercaptan

2201

1350

Được điều chỉnh theo thời gian

(24)

Metylsilan

2100

Không độc

Ete metyl vinyl (bị cấm)

5100

Không độc tương tự ête etyl vinyl ete divinyl và ete dimetyl

Monoetylamin

2102

16000

“Không độc” – Được hiệu chỉnh theo thời gian

(25)

Monometylamin

2102

7000

“Không độc” – Xám

(26)

Khí hạt cải

0303

4

LCLO – con người – Được hiệu chỉnh theo thời gian

(17)

Niken cacbonyl

2300

20

Được điều chỉnh theo thời gian

(27)

Nitơ monoxit

4351; 4361

115

Giống như nitơ dioxit

Nitơ dioxit

4301

115

(28)

Nitrosyl clorua

0303

35

Được hiệu chỉnh theo thời gian LCLO gây mòn

(29)

Oxi diflorua

4343

2,6

(8)

Ozon

4330

9

Được điều chỉnh theo thời gian

(30)

Pentaflobutyronitril

2300

10

Pentaflopropionitril

2300

10

Được thỏa thuận

Percloryl florua

4203

770

Được điều chỉnh theo thời gian

(12)

Perflobut – 2 – en

0100

12000

“Không độc” – LCLO – Được hiệu chỉnh theo thời gian

(2)

Pentaboran

3300

10

Được điều chỉnh theo thời gian

(31)

Phenylcarbylamin clorua

0303

5

Tương tự phosgen

Phosgen

0303

5

Được điều chỉnh theo thời gian

(32)

Phosphin

3310

20

Được điều chỉnh theo thời gian

(33)

Phospho pentaflorua

0203

190

Nhận được từ phân hủy trong HF

Phospho triflorua

0203

420

Nhận được từ phân hủy trong HF

Oxit propylen

5100

7200

“Không độc”

(34)

Selen hexaflorua

0303

50

Được điều chỉnh theo thời gian

(39)

Silan

3150; 3160

19000

“Không độc” – Được điều chỉnh theo thời gian

(1)

Silic tetraclorua

0203

750

Tương tự HCI

Stibin

5300

20

Tương tự arsin

Lưu huỳnh dioxit

0201

2520

(35)

Lưu huỳnh tetraflorua

0203

40

(36)

Sulfuryl florua

0200

3020

(1)

Telu hexaflorua

0303

25

Được điều chỉnh theo thời gian

(39)

Tetraetyl chì

2300

63

(37)

Tetraflohydrin

4343

100

Được điều chỉnh theo thời gian

(38)

Tetrametyl chì

2300

800

Được điều chỉnh theo thời gian

(40)

Trietyl nhôm

3300

10

Được thỏa thuận

Trietylboran

3200

1400

Được điều chỉnh theo thời gian

(13)

Trifloaxetyl clorua

0303

10

Giống như tricloaxetyl clorua

Triclosilan

2203

1040

Tương tự HCI

Trifloaxetonitril

2200

500

Được điều chỉnh hiệu quả và thời gian từ tricloaxetonitril

Trifloetyten

2200

2000

Được điều chỉnh theo thời gian từ clotrifloetylen

Trimetylamin

2102

7000

LCLO – Được điều chỉnh theo thời gian

(41)

Trimetylsilan

2100

Không độc

Trimetylstibin

3300

20

Tương tự stibin

Vonphram hexaflorua

0303

160

Phân hủy trong HF

Uran hexaflorua

0303

25

Tương tự Telu hexaflorua

Vinyl bromua (bị cấm)

5200

Không độc

Vinyl clorua (bị cấm)

5100

Không độc

Vinyl florua (bị cấm)

5100

Không độc

Phụ lục B

(tham khảo)

Hướng dẫn thử2)

B.1. Sản phẩm kiểm tra

Thẻ nhận biết (số sản phẩm, lô và tinh chất chất hoá lý của sản phẩm) phải được kèm theo báo cáo kết quả.

Chú thích 3 – Thẻ nhận biết có thể cung cấp các thông tin Iiên quan đến khả năng cháy và tính chất nổ của sản phẩm

B.2. Vật liệu thử nghiệm

B.2.1. Chuột

Sử dụng chuột thuộc giống đã biết, được qui định trong báo cáo thử, việc thử nghiệm phải được tiến hành trên các con chuột trưởng thành khỏe mạnh cân nặng trong khoảng 150 g và 250 g, được làm quen với nhóm chuột trong thời gian ít nhất là 5 ngày. Độ tuổi của đàn chuột, nếu biết chính xác, phải được nêu ra trong báo cáo thử.

B.2.2. Nhóm động vật và chuồng nuôi

Động vật phải được nuôi dưỡng theo đàn trong điều kiện ăn ở được qui định trong báo cáo thử.

Đáy chuồng nuôi phải là lưới hoặc phủ rơm mà động vật không thể phá hỏng.

Các nhóm động vật khác nhau phải được nuôi dưỡng trong các điều kiện ăn ở, nhiệt độ, độ ẩm không khí, thức ăn và ánh sáng như nhau, thích hợp với thực tế phòng thí nghiệm tốt.

B.2.3. Thiết bị sử dụng để xông khí

B.2.3.1. Chuồng, bằng vật liệu trung tính (thủy tinh, thép không gỉ…) có thể tích nhỏ nhất là 100 lít, kín, và cho phép chuột tiếp xúc nhanh với không khí có nồng độ đã chọn.

B.2.3.2. Hệ thống sinh khí, được trộn với không khí với nồng độ theo qui định, bao gồm

– nguồn không khí, được giữ ở nhiệt độ và độ ẩm tương đối theo qui định,

– hệ thống bơm mạnh, tạo ra lưu lượng không nhỏ hơn 100 lít không khí trên giờ và cho một con chuột,

– van, cho phép tính toán lưu lượng khí như là hàm số của lưu lượng không khí và nồng độ khí thử theo yêu cầu. Van này có thể lắp ghép với hệ thống đo liên tục, dùng để làm giảm hoặc tăng lưu lượng trong giới hạn đã định.

B.2.3.3. Hệ thống, có thể dễ làm thay đổi nồng độ khí thử trong không khí một cách tin cây. Đối với chế độ phơi trong khoảng thời gian vài giờ, việc phân tích định lượng nồng độ này trong thời gian giờ đầu và giờ cuối của việc phơi phải đầy đủ.

Nếu chỉ có khả năng kiểm tra nồng độ khí thử theo chu kỳ việc phân tích định lượng giá trị này phải được tiến hành ít nhất một lần trong một giờ.

B.2.4. Chuồng thử

Chuồng thử phải làm bằng lưới, kể cả đáy chuồng không được phủ rơm.

B.3. Phương pháp thử

B.3.1. Chuẩn bị sản phẩm thử

Khí hoặc hơi phải được chuẩn bị sẵn ở nồng độ theo qui định.

B.3.2. Nhóm động vật

Số lượng nhóm động vật, được chọn ngẫu nhiên, phải tương ứng với số lượng của nồng độ khí thử cộng với một nhóm kiểm tra.

Mỗi nhóm phải bao gồm ít nhất 10 con chuột (trong các chuồng riêng có năm chuột đực và năm chuột cái). Khối lượng của từng con chuột không được nặng hơn 20 % khối lượng trung bình của đàn chuột kể cả trong khi thử.

B.3.3. Chọn nồng độ khí

Nồng độ khí được chọn sao cho đối với ít nhất 3 nhóm chuột, số lượng chuột chết được tính trong ngày thứ 14 của mỗi nhóm phải đủ để xây dựng đường cong nồng độ – số lượng chuột chết, và khi có thể cho phép việc xác định LC50 có thể chấp nhận được.

B.3.4. Quản lý chăm sóc đàn chuột

Cân chuột phải chịu đựng phép thử

Để các con chuột (B.2.2.2) không bị đói vào trong chuồng (B.2.3.1) để trong chuồng thử (B.2.4). Chỉnh lưu lượng khí quyển đến khoảng 100 lít/h cho một con chuột.

Giữ nhiệt độ ở (22 ± 2)°C và độ ẩm không khí tương đối ở (55 ± 15) % trong suốt quá trình thử.

Việc nghiên cứu các nồng độ thử khác nhau có thể tiến hành trong một vài lần phơi, nhưng khoảng cách giữa hai lần phơi liên tục không được nhỏ hơn 48 h.

Phơi từng nhóm chuột ở nồng độ thử yêu cầu trong 1h, nồng độ khí phải đạt được nhanh và được kiểm tra theo chu kỳ

Phơi nhóm chuột kiểm tra trong dòng không khí sạch. Cho đàn chuột nước và thức ăn sau khi thử

B.3.5. Quan sát lần phơi tiếp theo

Quan sát đàn chuột trong thời gian phơi khí tiếp theo và quan sát chúng liên tục ít nhất hai lần một ngày. Cần chú ý các điểm sau

– bất kỳ triệu chứng nhiễm độc nào (thời gian triệu chứng xảy ra, khoảng thời gian và số lượng chuột bị nhiễm độc):

– số lượng chết (thời gian xảy ra và tỷ lệ chết).

Cân lại chuột ít nhất vào các ngày thứ ba, thứ bảy và ngày thứ mười bốn.

Có thể tiến hành khám nghiệm tử thi các con chuột chết trong khi thử. Tất cả các con chuột còn sống phải bị giết trong ngày thứ 14 và tiến hành khám nghiệm tử thi. Phổi và các bộ phận khác có đặc tính không bình thường phải được lấy ra và lưu giữ trong dung dịch để có thể kiểm tra mô.

B.4. Tính toán LC50

LC50 có thể tính toán được (xem 4.2)

Nồng độ này, được biết như là LC50 – 1h -14 ngày được tính bằng phần triệu (ppm) theo thể tích.

Chú thích 4 – Dựa trên xác chết theo giới tính, người có thẩm quyền thử có thể quyết định có thử lại hay không, để xác định giá trị LC50 – 1h -14 ngày phân chia cho chuột đực và chuột cái.

B.5. Báo cáo thử

Báo cáo thử phải bao gồm tất cả các thông tin được qui định của thực hành thí nghiệm và đặc biệt:

a) mẫu tham khảo thẻ nhận biết, được kèm theo của sản phẩm thử;

b) các tính chất của các nhóm chuột (B.2.1 và B.2.2);

c) điều kiện ăn ở của các nhóm chuột (B.2.2);

d) các tính chất của thiết bị sử dụng để xông khí (B.2.3);

e) tất cả các nồng độ ghi được trong quá trình thử (B.3.3);

f) kết quả quan sát đàn chuột phơi khi xông khí (B.3.5);

g) kết quả tính toán của LC50 – 1h -14 ngày hoặc, tỷ lệ chết ở giới hạn trên của nồng độ;

h) bất kỳ chi tiết thao tác không được nêu trong tiêu chuẩn này hoặc không bắt buộc, và bất kỳ tình huống nào có khả năng ảnh hưởng đến kết quả thử.

 

Phụ lục C

(tham khảo)

Lựa chọn giá trị LC50 cho từng loại khí

C.1. Qui định chung

Khi lựa chọn số liệu từ các tài liệu về tính độc xông cấp của các loại khí, khó khăn là kinh nghiệm. Điều đó giải thích cho ví dụ của các công bố những năm gần đây, mà nó không thể đạt được kết quả của phép thử tiêu chuẩn. Tuy nhiên số liệu của các nguồn báo cáo trở nên có giá trị đối với các chi tiết của nó trong việc xử lý và tổng hợp thông tin. Hơn nữa, rõ ràng là có sự thiếu toàn bộ các thông tin về tính độc xông. Vì thế cần phải cố gắng lớn trong việc phối hợp tất cả các thực tế đã có để bổ sung cho các tính chất độc của các khí.

C.2. Điều chỉnh thời gian

Trong phép thử tính độc xông, mối liên hệ liều lượng – sự phản ứng có thể được thể hiện bằng phương trình W = c x t, trong đó W là hằng số đặc trưng cho hiệu quả đã cho, tức là số chuột chết của 50 % số chuột bị phơi, và c x t là liều đã dùng được biểu thị như là kết quả của nồng độ và thời gian phơi. Phương trình này, được gọi là qui tắc Haber, có thể sử dụng được với điều kiện là chu kỳ nửa phân rã sinh học của vật chất đang được nói đến một cách hợp lý dài hơn thời gian phơi.

Đối với khí và hơi với tốc độ giải độc hoặc thải ra xác định được hết thời gian đang xét, phát hiện rằng mối liên hệ giữa nồng độ và thời gian được thể hiện tốt hơn bằng phương trình W = c x t0,5. Khi ngoại suy từ 4 h đến 1 h phương trình W = c x t0,5 dự đoán giá trị LC50 thấp hơn theo qui tắc Haber. Trên khía cạnh an toàn, nguyên tắc này được sử đụng bởi khuyến cáo chuyển giao của liên hợp quốc chấp nhận hệ số đảo 2 (tức là  ) cho phép phân loại vật liệu trên cơ sở số liệu 1 h – LC50. Mặt khác qui tắc Haber dự đoán LC50 thấp hơn khi chuyển từ 1h đến 4 h – LC50. Sử dụng tất cả các số liệu có thể có về tính độc xông cấp dưới các chế độ phơi khác nhau, cần sử dụng lời giải thích tổng quát hơn. Việc sử dụng chu kỳ 1 h như là điểm đối chiếu đi lên từ các chu kỳ ngắn được ưu tiên hơn phép ngoại suy tuyến tính đi xuống từ các chu kỳ dài hơn sử dụng hệ số đảo. Tuy nhiên, kết quả thử đối với chu kỳ ngắn hơn 0,5 h không được dùng, vì nó được coi là không tin cậy.

C.3. Chọn động vật

Từ số liệu trên con người, nếu có thể dùng được, thường là không đủ để nhận được bất kỳ mối liên hệ liều lượng – sự phản ứng nào, động vật thí nghiệm được sử dụng để nghiên cứu tính độc của vật chất trên vật máu nóng.

Trừ khi có chống chỉ thị, như là độ cảm nhận cao hoặc thấp khác thường của chuột so với các động vật khác nhau so với người, chuột là loài được ưu tiên trong phần lớn các phép thử tính độc thông thường. Vì vậy số liệu LC50 của chuột thường dễ tìm thấy. Nếu các số liệu bị thiếu (mất), số liệu của động vật gần giống với chuột về khối lượng được đùng để đánh giá

C.4. Điều chỉnh hiệu ứng

Thay cho LC50, thường thấy thuật ngữ LCLO xuất hiện trong các tài liệu báo cáo và cơ sở dữ liệu. LCLO (nồng độ gây chết trị số thấp) được định nghĩa như là nồng độ thấp nhất của vật chất trong không khí, khác với LC50, đại lượng được ghi chép trong các tài liệu tham khảo chính thức như là nguyên nhân gây chết ở người hoặc động vật. Đáng tiếc, việc sử dụng định nghĩa này không đủ chắc chắn để khẳng định rằng liệu LC50 là nhỏ hơn hoặc lớn hơn giá trị này hay không. Tuy nhiên, có vẻ hợp lý sử dụng LCLO như thể nếu có thông tin về nồng độ gây chết gần đúng. Để phân loại các khí, không yêu cầu độ chính xác cao hơn, nhưng công thức tính toán đối với hỗn hợp khí yêu cầu lấy giá trị LC50 xác định. Giá trị LC khác phải được lấy thay cho LC50 khi mà thông tin bổ sung chứng tỏ nó đúng như vậy.

C.5. Sự đồng hoá

Một số chất có tính chất tương tự các cấu trúc hóa học liên quan đến các đặc tính sinh lý đã biết. Mối liên quan hoạt động – cấu trúc phải được xét đến tới mức có thể. Hơn nữa trong một vài ví dụ, tác động của tính độc lên đường hô hấp trên cơ sở các tác động cơ bản như là sự thủy phân các khí khác nhau với sự có mặt của hơi ẩm dẫn tới nguyên tắc tác động như thế.

C.6. Các cách áp dụng khác

Đôi khi tính độc xông của các chất lỏng dễ bay hơi được đánh giá trên cơ sở triệu trứng ngoài đường tiêu hoá khác, đặc biệt là viêm bên trong màng bụng, giá trị LD50. Có sự tương quan tương đối tốt giữa LC50 và LD50, về các hoạt chất ảnh hưởng tới toàn cơ thể. Lấy các thuốc trừ sâu độc hại làm ví dụ, có thể thấy rằng một LD50 tương ứng với một liều lượng theo khối lượng cơ thể trong các phép đo sol khí mà các con chuột hít vào trong thời gian 4 giờ. Chẳng hạn một LD50 của 100 mg/kg có thể chấp nhận sự tương đương với 4 giờ – LC50 của khoảng 1 mg/lít không khí.

C.7. Kết luận

Việc lựa chọn một giá trị LC50 cho một chất khí riêng biệt đã tuân theo thuật toán logic được giới thiệu trên hình C.1. Tiêu chuẩn đo nên dùng là LC50 chuột nuôi trong 1 h. Khi thiếu các dữ liệu có giá trị cho các thông số chính xác này thì các giá trị LC50 RAT (chuột) được chọn cho các thời gian khác với 1 giờ nhưng gần với thời gian 1 giờ nhất, loại bỏ tất cả các số liệu ứng với thời gian nhỏ hơn 0,5 giờ. Nếu không có được các số liệu LC50 tin cậy đối với chuột (RAT), cần chọn con vật tiếp sau là chuột MUS, sau đó theo thứ tự sau: thỏ, chuột bạch, mèo, chó, khỉ và động vật có vú. Nên dùng các dữ liệu đối với thời gian 1 giờ. Nếu không tìm thấy các số liệu tin cậy của LC50 đối với bất kỳ con vật nào thì cần tìm một giá trị LCLO có thể tin cậy được với việc dùng cùng một hệ thống cấp bậc các con vật.

Nếu không nhận được giá trị LC50 hoặc LCLO có thể tin cậy được, một giá trị được chọn tạm thời dựa trên một, một liên hợp hoặc tất cả các điều kiện sau

1) sự phản ứng (phân hủy) của sản phẩm trong không khí;

2) sự tương quan với giá trị LD50;

3) sự so sánh với các mức nguy hiểm đã được công bố khác, và

4) sự giống nhau với các sản phẩm tương tự.

Hình C.1 – Lựa chọn thuật toán lôgic

 

Phụ lục D

 (tham khảo)

Thư mục

[1] VERNOT, E.H. et. al. Toxicol. Appl. Pharmacol., 42, 1977, pp. 417-423.

[2] CHEKUNOVA, M.P. and MINKINA, N.A. Higiena / Sanitariya, 35 (7), 1970, pp. 25-28.

[3] LEWY, G.A. A study of arsine poisoning. Q.J. Exper. PhysioL., 34, 1947, pp. 47-67.

[4] Toxlit 65; (RTECS); HSDB.

[5] SCHEEL, L.D. et al. Toxicity of carbonyl fluoride, silicon tetrafluoride. Am. Ind. Hyg. Assoc. J., 29, 1968, pp. 41-48.

[6] ROSE, B.S. et al. Acute hyperbaric toxicity of carbon monoxide. Toxicol. Appl. Pharmacol., 17, 1970. pp. 752-760.

[7] Ber. Dtsch. Chem. Ges. Abt. B: Alhandlungen. 76, 299, 43.

[8] DARMER, K.L.Jr. HAUN, C.C. and MACEWEN, J.D.Am.lnd. Hyg. Assoc. J., 33, 1972, pp. 661-668.

[9] DEICHMANN, W.B. Toxicology of drugs and Chemicals, Academic Press, New York, 1969. p. 386.

[10] Fluor. Chem. Rev. 1, 197, 67.

[11] MCNERNEY, J.M. and SCHRENK, H.H. Acute toxicity of cyanogen. Am. Ind. Hyg. Assoc. J., 21. 1960, pp. 121-124.

[12] Toxic and Hazardous Industrial Chemicals Safety Manual, International Technical Information Institute, Tokyo, Japan, 1977.

[13] ADAMS, R.M. Boron, Metalloboron Compounds and Boranes, Wiley, New York, 1964. p. 693.

[14] J. Pathol. Bacteriol., 58, 411, 46.

[15] Chemical Hygiene Fellowship Report 49-112, Union Carbide Corp., USA.

[16] Am. Ind. Hyg. Assoc. J. 43, 411, 82.

[17] National Technical Information Service. PB 214-270.

[18] JACOBSON, K.H. et al. Toxicity of inhaled ethylene oxide and propylene oxide vapours. AMA Arch. Ind. Health, 13, 1956, pp. 237-244.

[19] KEPLINGER, M.L. and SUISSA, L.W. Toxicity of fluorine short-term inhalation. Am. Ind. Hyg. Assoc. J., 29, 1968, pp. 10-18.

[20] LEWIS, R.J. Registry of Toxic Effects of Chemical Substances, National Institute for occupational safety and health, Ohio, USA, 1978.

[21] BORZELLA. J.F. and LESTER, D. Acute toxicology studies of some perhalogenated ketones. Toxicol. Appl. Pharmacol., 6. 1964, p. 341.

[22] DUDLEY. H.C. and MILLER J N. J Ind. Hyg. Toxicol., 23, 1941, p. 470

[23] Br. J. Ind. Med.2, 24, 45.

[24] TANSY, H.F, et al. Acute toxicity studies of rats exposed to methyl mercaptan. J. Toxicol. Environ. Health. 8. 1981. pp. 71-88.

[25] SMYTH, H.F., CARPENTIER. C.P., WEIL, C.S. and POZZANI, U.C. AMA Arch. Ind. Hyg. Occup, Med., 10, 1954. pp. 61-68.

[26] MEZENTEEVA, N.V. 1956.

[27] Am. J. Clin. Pathol., 26, 107, 56.

[28] CARSON, T.R. et al. Response of animals inhaling nitrogen dioxide. Am. Ind. Hyg. Assoc. J., 23, 1962, pp. 457-462.

[29] PATTY Ind. Hyg. Toxicol., Vol. II, Toxicology 1963.

[30] DEICHMANN, W.B. Toxicology of drugs and chemicals, Academic Press, New York, 1969. p. 446.

[31] Am. Ind. Hyg. Assoc. J., 19. 46, 58.

[32] RINEHART, W.E. and HATCH, T. Concentrationtime in sublethal exposures to phosgene. Am. Ind. Hyg. Assoc. J., 25, 1964, pp. 545-553.

[33] WARITZ, T.S. and BROWN, R.M. Acute and subacute inhalation toxicities of phosphine. Am. Ind. Hyg. Assoc. J., 36, 1975, pp. 452-458.

[34] AMA Arch. Ind. Health, 13, 228, 56.

[35] NTIS PUBLICATION AD-A 148-952.

[36] J. Occup. Med., 18, 277, 62.

[37] Br. J. Ind. Med., 18, 277, 61.

[38] DEICHMANN, W.B. Toxicology of Drugs and Chemicals. Academic Press, new York, 1969, p. 580.

[39] KIMMERLE, G. Inhalation Toxicitat von Schwefelselen und Tellurhexafluorid. Arch. Toxikol., 18. 1960, pp. 140-144.

[40] Documentation of the Threshold Limit Values and Biological Exposure Indices, 5 th edn., 1986, Cincinnati, Ohio, USA. Am. Conf. of Gov. Ind. Hygienists Inc.

[41] Toxicologist, 4, 68, 84.

[42] MARHOLD, J.V. Sbornik Vysledku Toxikologickeho Vysetheni Latek a Phipravku, 1972.

[43] OCDE Doc. 403, Guideline for testing of chemicals – Acute inhalation toxicity.



1) Ví dụ, B.C. Levin. Sự tương tác độc chất giữa cácbon monoxit và cacbon dioxit. Độc chất học, 47.1987, pp 135 – 164

2) Chi tiết xem OECD. DOC 403.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6716:2000 (ISO 10298 : 1995) VỀ XÁC ĐỊNH TÍNH ĐỘC CỦA KHÍ HOẶC HỖN HỢP KHÍ BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
Số, ký hiệu văn bản TCVN6716:2000 Ngày hiệu lực
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản