TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6745-2:2000 (IEC 794-2 : 1989) VỀ CÁP SỢI QUANG – PHẦN 2: QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
TCVN 6745-2 : 2000
IEC 794-2 : 1989
CÁP SỢI QUANG –
PHẦN 2: QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ĐỐI VỚI SẢN PHẨM
Optical fibre cables –
Part 2: Product specifications
Lời nói đầu
TCVN 6745-2 : 2000 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn IEC 794-2 : 1989;
TCVN 6745-2 : 2000 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E7 Cáp quang biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này áp dụng cùng với TCVN 6745-1 : 2000 (IEC 794 – 1)
2. Mục đích
Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định kỹ thuật đối với sản phẩm cáp một sợi và cáp hai sợi.
Chương 2.
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CÁP SỢI QUANG
MỤC 1. CÁP QUANG MỘT SỢI
3. Phạm vi áp dụng
Quy định kỹ thuật này mô tả cáp quang một sợi sử dụng trong nhà cùng với thiết bị truyền dẫn, thiết bị điện thoại, thiết bị xử lý dữ liệu và mạng thông tin và truyền dẫn.
3.1. Trách nhiệm của nhà chế tạo là phải thiết lập quy trình kiểm soát chất lượng để đảm bảo chất lượng. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm sẽ phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Điều này không có nghĩa là chương trình thử nghiệm hoàn chỉnh phải được thực hiện trên tất cả các loại cáp sợi quang. Khi người mua muốn quy định những thử nghiệm nghiệm thu hoặc quy trình chất lượng khác thì điều quan trọng là thỏa thuận đạt được giữa người mua và nhà chế tạo tại thời điểm đặt hàng.
4. Kết cấu và kích thước
4.1. Kết cấu
4.1.1. Sợi quang
Sợi quang phải phù hợp với yêu cầu của IEC 793 – 1
4.1.2. Lớp bọc sợi quang
Lớp bọc sợi quang phải phù hợp với yêu cầu của IEC 793 – 2
4.1.3. Lớp đệm
Lớp đệm, nếu có, phải làm bằng vật liệu thích hợp được áp lỏng hoặc áp chặt vào sợi quang đã bọc. Khe hở giữa sợi quang đã bọc và lớp đệm lỏng có thể điền đầy bằng vật liệu thích hợp. Lớp đệm phải bóc được một cách dễ dàng.
4.1.4. Thành phần gia cường độ bền kéo
Cáp quang một sợi có thể kết hợp với thành phần gia cường độ bền kéo. Thành phần gia cường này có thể là lớp vật liệu thích hợp được đặt dọc theo hoặc xoắn ốc và/ hoặc có thể đặt ở lớp đệm hoặc vỏ bọc ngoài cùng.
4.1.5. Vỏ bọc
Sợi quang có lớp đệm phải được bọc đồng đều bằng lớp vỏ bọc bảo vệ như chỉ ra trong bảng 1.
5. Bao gói
Cáp phải được cung cấp trên trục quấn hoặc ở dạng cuộc quấn thích hợp cho việc bảo vệ trong khi vận chuyển và các đầu cáp phải gắn kín, nếu cần, để ngăn ngừa sự xâm nhập của hơi ẩm.
6. Thử nghiệm
Sự phù hợp với các yêu cầu của quy định kỹ thuật phải được kiểm tra bằng việc thực hiện các thử nghiệm chọn ở các điều sau đây. Điều này không có nghĩa là toàn bộ các thử nghiệm đều phải thực hiện. Tần suất thử nghiệm phải được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người mua.
6.1. Kích thước
Kích thước và dung sai của sợi quang phải được kiểm tra theo phương pháp thử nghiệm của IEC 793 – 1 – A3 hoặc IEC 793 – 1 – A3. Đường kính của lớp đệm và cáp cũng như chiều dày của vỏ bọc phải được kiểm tra theo các phương pháp thử nghiệm IEC 189 – 1. Trích dẫn cũng được thực hiện cho bảng 1.
Bảng 1 – Kích thước của cáp sợi quang đã bọc và cáp một sợi
Kiểu lớp đệm |
Lớp đệm chặt * |
Lớp đệm lỏng * ** |
||
Lớp bọc sợi quang
– đường kính danh nghĩa (mm) – dung sai (%) |
180 – 500 ± 6 |
180 – 500 ± 6 |
180 – 500 ± 6 |
180 – 500 ± 6 |
Lớp đệm
– đường kính danh nghĩa (mm) – dung sai mm%) |
0,8 – 1,3 ± 0,1 |
0,5 – 0,7 ± 0,1 |
1,5 – 2,5 ± 0,1 |
– – |
Vỏ bọc
– chiều dầy nhỏ nhất (mm) |
0,4 |
0,3 |
0,5 |
0,8 |
Cáp
– đường kính ngoài cùng (mm) |
2,0 ± 0,2 2,5 ± 0,2 2,8 ± 0,2 3,0 ± 0,2 3,2 ± 0,2 |
1,5 ± 0,2 |
3,8 ± 0,2 |
4,8 ± 0,3 |
* Có sử dụng thành phần gia cường đặt trực tiếp trên toàn bộ lớp đệm của sợi quang, dưới vỏ bọc.
** Có sử dụng thành phần gia cường đặt vào lớp đệm hoặc vỏ bọc |
6.2. Yêu cầu về cơ
Một số thử nghiệm sau đây có thể thực hiện trên đoạn mẫu ngắn của cáp mà đoạn cáp này vẫn còn là bộ phận liền với đoạn cáp dài. Vì vậy có thể phát hiện được sự thay đổi liên tục về suy hao. Giá trị lớn nhất của sự thay đổi suy hao này phải được thỏa thuận giữa người mua và nhà chế tạo.
6.2.1. Tính năng kéo
Phương pháp: TCVN 6745 – 1 – E1 (IEC 794 – 1 – E1)
Đường kính của lô quấn và thiết bị đảo chiều: Khoản 250 mm
Tốc độ của thiết bị đảo chiều: 100 mm/min
Tải: 80 N đặt vào trong 5 min
Chiều dài mẫu: đủ để đạt được độ chính xác mong muốn của phép đo sự thay đổi suy hao và được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người mua.
6.2.2 Nén
Phương pháp: TCVN 6745 – 1 – E3 (IEC 794 – 1 – E3)
Tải: 500N
Các mép của tấm thép di động phải có bán kính cong ít nhất bằng 5mm
Thời gian: 1 min
Chiều dài mẫu: ngắn (vài mét)
Yêu cầu: không đứt sợi quang.
6.2.3. Va đập
Phương pháp: TCVN 6745 – 1 – E4 (IEC 794 – 1 – E4)
Bán kính của miếng thép trung gian: 12,5 mm
Năng lượng khởi động: 1,0 N.m
Số lần va đập: Ít nhất là 3
Chiều dài mẫu: ngắn (vài mét)
Yêu cầu: Không đứt sợi quang.
6.2.4. Uốn lặp lại
Phương pháp: TCVN 6745 – 1 – E6 (IEC 794 – 1 – E6)
Đường kính của puli: 100 mm
Số lần uốn: 1000
Tải: 20 N
Chiều dài mẫu: ngắn (vài mét)
Yêu cầu: không đứt sợi quang.
6.2.5. Xoắn
Phương pháp: TCVN 6745 – 1- E7 (IEC 794 -1 – E7)
Số lần quay: 20 (± 180°, không ít hơn 30° trên một phút)
Khoảng cách giữa kẹp cố định và kẹp quay: 250 mm
Chiều dài mẫu: ngắn (vài mét)
Tải dọc trục: 20 N
Yêu cầu: không đứt sợi quang
6.2.6. Mềm dẻo
Phương pháp: TCVN 6745 – 1 – E8 (IEC 794 – 1 – E8)
Số chu kỳ: 1000
Tốc độ uốn: 10 chu kỳ/ min
Đường kính puli: 100 mm
Tải: 20 N
Chiều dài mẫu: ngắn (vài mét)
Yêu cầu: không đứt sợi quang
6.2.7. Uốn cáp trong điều kiện kéo
Phương pháp: TCVN 6745 – 1 – E11 (IEC 794 – 1 – E11)
Đường kính trục quấn: 50 mm
Chiều dài mẫu: ngắn (vài mét)
Số vòng quấn: 6 (ứng với 1 chu kỳ)
Số chu kỳ: 10
Tốc độ uốn: 1 vòng trong 5 s
Tải: 10N
Yêu cầu: không đứt sợi quang
6.2.8. Uốn ở nhiệt độ thấp
Phương pháp: theo TCVN 6745 – 1 – E11 (IEC 794 – 1 – E11); [ xem TCVN 6614 – 1 – 4 : 2000 (IEC 811 – 1 – 4, điều 8)]
Bán kính uốn: 2,5 lần đường kính cáp
Chiều dài mẫu: ngắn (vài mét)
Nhiệt độ thử nghiệm: -15°C
Số lần uốn: theo điều 8 của TCVN 6614-1-4 : 2000 (IEC 811 – 1 – 4).
Yêu cầu: không có sợi quang nào bị đứt trong quá trình thử nghiệm
6.3. Yêu cầu về môi trường
6.3.1. Chu kỳ biến đổi nhiệt độ
Phương pháp: TCVN 6745 – 1 – F1 (IEC 794 – 1 – F1)
Nhiệt độ thấp TA °C |
Nhiệt độ cao TB °C |
|
a |
– 5 |
+ 50 |
b |
– 20 |
+ 60 |
Thời gian: t1 đủ để đạt tới điều kiện nhiệt độ ổn định
Số chu kỳ: 2
Chiều dài mẫu: đủ để đạt được độ chính xác mong muốn của phép đo suy hao
Kết quả: Mức tăng lớn nhất về suy hao cần được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người mua
6.4. Yêu cầu về truyền dẫn
Yêu cầu về truyền dẫn phải được kiểm tra theo IEC 793 – 2 và phải được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người mua.
6.5. Đốt bằng ngọn lửa
Phương pháp: Xem TCVN 6613-1 : 2000 (IEC 332 – 1)
6.6. Bốc khói
Đang xem xét.
6.7. Thải khí ăn mòn và độc hại
Đang xem xét.
MỤC 2. CÁP QUANG HAI SỢI
7. Phạm vi áp dụng
Quy định kỹ thuật này mô tả cáp sợi quang có hai sợi để sử dụng trong nhà ví dụ như:
– thiết bị truyền dẫn
– thiết bị điện thoại
– thiết bị xử lý dữ liệu
– mạng truyền dẫn và thông tin liên lạc
7.1. Trách nhiệm của nhà chế tạo là phải thiết lập quy trình kiểm soát chất lượng để đảm bảo chất lượng. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm sẽ phù hợp với các yêu cầu của quy định kỹ thuật này. Điều này không có nghĩa là chương trình thử nghiệm hoàn chỉnh phải được thực hiện trên tất cả các đoạn cáp sợi quang. Khi người mua muốn quy định những thử nghiệm nghiệm thu hoặc quy trình chất lượng khác thì điều đó là việc thỏa thuận giữa người mua và nhà chế tạo tại thời điểm đặt hàng.
8. Kết cấu và kích thước
8.1. Kết cấu
8.1.1. Sợi quang
Sợi quang phải phù hợp với yêu cầu của IEC 793 – 1.
8.1.2. Lớp bọc sợi quang
Lớp bọc sợi quang phải phù hợp với yêu cầu của IEC 793 – 2.
8.1.3. Lớp đệm
Lớp giảm chấn, nếu có, phải làm bằng vật liệu thích hợp được áp cách xa hoặc áp chặt vào sợi quang đã bọc. Khe hở giữa sợi quang đã bọc và lớp giảm chấn rỗng có thể nhồi vào được vật liệu dễ biến dạng và thích hợp. Lớp giảm chấn phải tháo bỏ được một cách dễ dàng.
8.1.4. Thành phần gia cường độ bền kéo
Cáp quang hai sợi, thường có thành phần gia cường độ bền kéo. Thành phần gia cường độ bền này có thể là lớp bằng vật liệu thích hợp được đặt dọc theo hoặc xoắn ốc và/ hoặc có thể đặt trong lớp giảm chấn hoặc vỏ bọc ngoài cùng.
8.1.5. Vỏ bọc
Lõi cáp phải được bọc đồng nhất bằng lớp vỏ bảo vệ.
8.1.6. Ví dụ về kết cấu cáp
Ví dụ về một số kiểu kết cấu cáp được cho trên các hình kèm theo. Các cấu hình khác cũng được sử dụng nếu chúng thỏa mãn các yêu cầu về cơ, về môi trường và về truyền dẫn như đã cho trong quy định kỹ thuật này.
9. Bao gói
Cáp phải được cung cấp trên trục quấn hoặc ở dạng cuộn quấn thích hợp cho việc bảo vệ trong khi vận chuyển và các đầu cáp phải được gắn kín, nếu cần, để ngăn ngừa sự xâm nhập của hơi ẩm.
10. Thử nghiệm
Sự phù hợp với các yêu cầu của quy định kỹ thuật phải được kiểm tra bằng việc thực hiện các thử nghiệm chọn ở các điều sau đây. Điều này không có nghĩa là toàn bộ các thử nghiệm đều phải thực hành. Tần suất thử nghiệm phải được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người mua.
10.1. Kích thước
Kích thước và dung sai của sợi quang phải được kiểm tra theo phương pháp thử nghiệm của IEC 793 – 1 – A2 hoặc IEC 793 – 1 – A3. Đường kính của lớp giảm chấn và cáp cũng như chiều dày của vỏ bọc phải đo theo phương pháp thử nghiệm của IEC 189 – 1.
10.2. Yêu cầu về cơ
Một số thử nghiệm sau đây có thể thực hiện trên đoạn mẫu ngắn của cáp mà đoạn cáp này vẫn còn là bộ phận liền với đoạn cáp dài. Vì vậy có thể phát hiện sự thay đổi liên tục về suy hao. Giá trị cực đại của sự thay đổi suy hao phải được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người mua.
10.2.1. Tính năng kéo
Phương pháp: TCVN 6745 – 1 – E1 (IEC 794 – 1 – E1)
Đường kính của lô quấn và thiết bị đảo chiều: Khoảng 250 mm
Tốc độ của thiết bị đảo chiều: 100 mm/min
Tải: 200 N đặt vào trong 5 min
Chiều dài mẫu: đủ để đạt được độ chính xác mong muốn của phép đo sự thay đổi suy hao và phải được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người mua.
10.2.2. Nén
Phương pháp: TCVN 6745 – 1 – E3 (IEC 794 – 1 – E3)
Tải: 1000 N
Các mép của tấm thép di động phải có bán kính cong ít nhất là 5 mm
Thời gian: 1 min
Chiều dài mẫu: ngắn (vài mét)
Yêu cầu: không đứt sợi quang
Chú thích – Trong trường hợp cáp dẹt thì lực nén phải đặt vào các mặt dẹt của cáp
10.2.3. Va đập
Phương pháp: TCVN 6745 – 1 – E4 (IEC 794 – 1 – E4)
Bán kính của miếng thép trung gian: 12,5 mm
Năng lượng khởi động: 1,0 N m
Số lần va đập: ít nhất là 3
Chiều dài mẫu: ngắn (vài mét)
Yêu cầu: không đứt sợi quang
Chú thích – Trong trường hợp cáp dẹt thì lực va đập phải tác động vào các mặt dẹt của cáp.
10.2.4. Uốn lặp lại
Phương pháp: TCVN 6745 – 1 – E6 (IEC 794 – 1 – E6)
Đường kính puli: 200 mm
Số lần uốn: 1000
Tải: 40 N
Chiều dài mẫu: ngắn (vài mét)
Yêu cầu: không đứt sợi quang
Chú thích – Trong trường hợp cáp dẹt thì lực uốn phải tác động vào các mặt dẹt của cáp.
10.2.5. Mềm dẻo
Phương pháp: TCVN 6745 – 1 – E8 (IEC 794 – 1 – E8)
Số chu kỳ: 1000
Tốc độ: 10 chu kỳ / min
Đường kính puli: 100 mm
Tải: 40 N
Chiều dài mẫu: ngắn (vài mét)
Yêu cầu: không đứt sợi quang
Chú thích – Trong trường hợp cáp dẹt thì lực uốn phải tác động vào các mặt dẹt của cáp.
10.2.6. Uốn cáp trong điều kiện kéo
Phương pháp: TCVN 6745 – 1 – E11(IEC 794 – 1 – E11)
Đường kính trục quấn: 50 mm
Chiều dài mẫu: ngắn (vài mét)
Số vòng quấn: 6 (ứng với một chu kỳ)
Số chu kỳ: 10
Tốc độ uốn: 1 vòng trong 5 s
Tải: 20 N
Yêu cầu: không đứt sợi quang
Chú thích – Trong trường hợp cáp dẹt thì lực uốn phải tác động vào các mặt dẹt của cáp.
10.2.7. Uốn ở nhiệt độ thấp
Phương pháp: TCVN 6745 – 1 – E11 (IEC 794 – 1 – E11), [xem TCVN 6614-1-4 : 2000 (IEC 811 – 1 – 4, điều 8)].
Bán kính uốn: 10 lần đường kính cáp (đối với cáp dẹt: kích thước nhỏ)
Chiều dài mẫu: ngắn (vài mét)
Nhiệt độ thử nghiệm: -15°C
Số lần uốn: theo 8.2 của TCVN 6614-1-4 : 2000 (IEC 811 – 1 – 4)
Yêu cầu: không có sợi quang nào bị đứt trong quá trình thử nghiệm
10..3 Yêu cầu về môi trường
Sự thay đổi lớn nhất về suy hao ở bước sóng quy định do các thử nghiệm sau phải được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người mua.
10.3.1. Chu kỳ biến đổi nhiệt độ
Phương pháp: TCVN 6745 – 1 – F1 (IEC 794 – 1 – F1)
Nhiệt độ thấp TA °C |
Nhiệt độ cao TA °C |
|
a |
– 5 |
+ 50 |
b |
– 20 |
+ 60 |
Thời gian: t1 đủ để đạt tới điều kiện nhiệt độ ổn định
Số chu kỳ: 2
Chiều dài mẫu: đủ để đạt được độ chính xác mong muốn của phép đo suy hao
Kết quả: mức tăng lớn nhất về suy hao cần được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người mua.
10.4. Yêu cầu về truyền dẫn
Yêu cầu về truyền dẫn phải được kiểm tra theo IEC 793 – 2 và phải được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người mua.
10.5. Đốt bằng ngọn lửa
Đang xem xét.
10.6. Bốc khói
Đang xem xét.
10.7. Thải khí ăn mòn và độc hại
Đang xem xét.
Ví dụ về một số kiểu kết cấu của cáp
Chú thích – kích thước chính phải được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người mua.
Hình 1 – Sợi quang được đệm chặt
Hình 2 – Sợi quang đặt lỏng không có đệm
Hình 3a
Hình 3b
Hình 3 – Sợi quang có giải pháp đặt lỏng, không có đệm
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6745-2:2000 (IEC 794-2 : 1989) VỀ CÁP SỢI QUANG – PHẦN 2: QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN6745-2:2000 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Điện lực Giao dịch điện tử |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Còn hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |