TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6793:2001 VỀ BĂNG THUN

Hiệu lực: Còn hiệu lực Ngày có hiệu lực: 08/10/2008

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6793:2001

BĂNG THUN

Elastic bandages

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho băng thun dạng cuộn là sản phẩm dệt từ sợi polyester và sợi cao su, dùng để băng cố định các khớp xương, bong gân,….

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 5794 : 1994 Vải và sản phẩm dệt kim – Phương pháp xác định mật độ.

TCVN 5795 : 1994 Vải dệt kim – Phương pháp xác định độ bền kéo đứt và độ dãn đút.

TCVN 5796:1994 Vải dệt kim – Phương pháp xác định độ bền nén thủng và độ dãn phồng khi nén bằng quả cầu.

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Băng thun là sản phẩm dệt từ sợi polyester và sợi cao su. Băng không được phép lẫn các loại sợi khác và các tạp chất cứng.

3.2. Các chỉ tiêu ngoại quan phải đạt yêu cầu:

– trạng thái: mềm, mịn, có độ đàn hồi:

– màu sắc: màu trắng đến màu trắng ngà.

3.3. Các chỉ tiêu cơ lý của băng thun phải phù hợp với qui định ở bảng 1

Bảng 1 – Chỉ tiêu cơ lý của băng thun

Chỉ tiêu

Mức

1. Kích thước

– chiều rộng, cm

từ 5 đến 12

– chiều dài, m

từ 1 đến 10

2. Mật độ sợi, sợi/10 cm

– theo hàng dọc

150 ± 5

– theo hàng ngang

125 ± 2

3. Độ bền nén thủng, không nhỏ hơn, N

400

4. Độ bền đứt, không nhỏ hơn, N

600

5. Độ bền dãn đứt, không nhỏ hơn, %

190

6. Độ dãn dài 100 % sau khi căng trong 4 h, không lớn hơn, %

105

4. Phương pháp thử

4.1. Xác định mật độ sợi theo TCVN 5794 : 1994

4.2. Xác định độ bền nén thủng của băng thun theo TCVN 5796 : 1994

4.3. Xác định độ bền đứt của băng thun theo TCVN 5795 : 1994

4.4. Xác định độ bền dãn đứt của băng thun theo TCVN 5795 : 1994

4.5. Xác định độ dãn dài 100 % của băng thun sau khi căng trong 4 h

4.5.1. Mẫu thử

Từ cuộn băng cắt lấy 3 mẫu, mỗi mẫu dài 150 mm.

4.5.2. Dụng cụ thử

– kẹp

– thước dài.

– đồng hồ.

4.5.3. Tiến hành thử

Trên mỗi mẫu đánh dấu 2 vạch ngang cách nhau 100 mm.

Kẹp chặt cố định một đầu mẫu, còn đầu kia kéo mẫu dãn 100 % so với chiều dài mẫu. Giữ trạng thái kéo dãn này trong vòng 4 h.

Sau 4 h kéo dãn, nhả kẹp. Để mẫu ổn định ở nhiệt độ phòng trong 30 phút rồi đo chiều dài của mẫu.

4.5.4. Tính kết quả

Độ dãn dài ( DL) của mẫu băng thun tính bằng phần trăm theo công thức :

trong đó

L0 là khoảng cách hai vạch trên mẫu trước khi kéo dãn, tính bằng milimét;

L1 là khoảng cách hai vạch trên mẫu sau khi kéo dãn, tính bằng milimét.

Độ dãn dài của cuộn băng thun được tính bằng trung bình cộng của ba mẫu thử.

5. Bao gói, ghi nhãn và bảo quản

5.1. Mỗi cuộn băng thun được đựng trong một bao PE kín.

5.2. Trên mỗi cuộn băng thun phải có nhãn ghi nội dung sau :

– tên sản phẩm và kích thước chiều rộng x chiều dài;

– tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất;

– số đăng ký

– số lô sản xuất:

– tiêu chuẩn áp dụng;

– ngày tháng sản xuất

– các dấu hiệu lưu ý.

5.3. Sản phẩm băng thun được đặt ở nơi khô ráo, sạch, không nhiễm bụi bẩn.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6793:2001 VỀ BĂNG THUN
Số, ký hiệu văn bản TCVN6793:2001 Ngày hiệu lực 08/10/2008
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Ngày ban hành 08/10/2008
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Còn hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản