TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6928:2001 (ISO 6673 – 1983) VỀ CÀ PHÊ NHÂN – XÁC ĐỊNH SỰ HAO HỤT KHỐI LƯỢNG Ở 105OC DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH
TCVN 6928 : 2001
ISO 6673 – 1983
CÀ PHÊ NHÂN – XÁC ĐỊNH SỰ HAO HỤT KHỐI LƯỢNG Ở 105oC
Green coffee – Determination of loss in mass at 105oC
Lời nói đầu
TCVN 6928:2001 hoàn toàn tương đương với ISO 6673-1983.
TCVN 6928:2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F 16 “Cà phê và sản phẩm cà phê” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
CÀ PHÊ NHÂN – XÁC ĐỊNH SỰ HAO HỤT KHỐI LƯỢNG Ở 105oC
Green coffee – Determination of loss in mass at 105oC
1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định sự hao hụt khối lượng ở 105oC đối với cà phê nhân.
Tiêu chuẩn này cũng áp dụng đối với cà phê nhân đã khử caphein và không khử caphein được định nghĩa theo TCVN 4334:2001 (ISO 3509).
Phương pháp xác định sự hao hụt khối lượng này được coi như là phương pháp xác định đổ ẩm và được áp dụng theo sự thỏa thuận giữa các bên liên quan, nhưng phương pháp này sẽ cho kết quả thấp hơn khoảng 1,0% so với kết quả được mô tả theo TCVN 6536:1999 (ISO 1447) và TCVN 6537:1999 (ISO 1446) (phương pháp sau chỉ được sử dụng như là phương pháp để hiệu chỉnh và phương pháp xác định độ ẩm).
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
TCVN 6537:1999 (ISO 1446) Cà phê nhân – Xác định độ ẩm (Phương pháp chuẩn).
TCVN 6536:1999 (ISO 1447) Cà phê nhân – Xác định độ ẩm (Phương pháp thông thường).
TCVN 4334:2001 (ISO 3509) Cà phê và các sản phẩm của cà phê – Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 6539:1999 (ISO 4072) Cà phê nhân đóng bao – Lấy mẫu.
3. Định nghĩa
Sự hao hụt khối lượng ở 105oC: nước và một lượng nhỏ chất dễ bay hơi bị bốc hơi chủ yếu ở điều kiện được qui định theo tiêu chuẩn này và được biểu thị dưới dạng phần trăm khối lượng.
4. Nguyên tắc
Sấy phần mẫu thử ở 105oC trong 16 giờ ở áp suất khí quyển.
5. Thiết bị, dụng cụ
Dùng thiết bị thí nghiệm thông thường, và các thiết bị sau
5.1. Lò sấy: đốt nóng bằng điện, có hệ thống gió cưỡng bức và có khả năng điều chỉnh nhiệt độ trong khoảng 105 ± 1oC.
5.2. Đĩa: bằng nhôm, thủy tinh hoặc thép không gỉ có nắp đậy. Đường kính đĩa khoảng 90 mm, chiều cao đĩa từ 20 đến 30 mm.
5.3. Cân phân tích.
5.4. Bình hút ẩm: có chứa chất hút ẩm tốt, ví sụ sunphat canxi khan hoặc silicagel.
6. Lấy mẫu
Xem TCVN 6539:1999 (ISO 4027).
Điều quan trọng trong quá trình lấy mẫu là phải tiến hành càng nhanh càng tốt để tránh hiện tượng hút ẩm hoặc bay ẩm.
7. Cách tiến hành
7.1. Chuẩn bị đĩa
Làm khô đĩa (5.2) và nắp đậy trong 1 giờ trong lò (5.1) được điều chỉnh nhiệt độ ở 105oC ± 1oC.
Lấy đĩa và nắp ra khỏi lò, làm nguội đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm (5.4).
Cân đĩa và nắp chính xác đến 0,1mg.
7.2. Phần mẫu thử
Cân khoảng 10 g phần mẫu thử, cho vào đĩa (xem 7.1) và dàn cho đều trên bề mặt đĩa.
Đậy nắp đĩa và cân chính xác đến 0,1 mg.
Chú thích – Nếu tiến hành một loạt các thử nghiệm, chuẩn bị các đĩa như 7.1 để nắp và đĩa đã cân trong bình hút ẩm để tránh sự hút ẩm hoặc bay ẩm.
7.3. Xác định
Để nắp đậy bên cạnh hoặc phía dưới đĩa có chứa mẫu thử vào trong lò sấy (5.1), điều chỉnh nhiệt độ ở 105 oC ± 1oC và sấy khô trong khoảng (16 ± 0,5) giờ.
Đậy nắp đĩa và đặt toàn bộ vào trong bình hút ẩm (5.4). Để nguội đến nhiệt độ phòng, sau đó đem cân chính xác đến 0,1mg.
7.4. Số lần xác định
Tiến hành xác định hai lần trên cùng một mẫu thử.
8. Biểu thị kết quả
Sự hao hụt khối lượng ở 105 oC, tính theo phần trăm khối lượng, theo công thức sau:
trong đó
mo là khối lượng của đĩa và nắp (xem 7.1), tính bằng gam;
m1 là khối lượng của đĩa, phần mẫu thử và nắp trước khi sấy (xem 7.2), tính bằng gam;
m2 là khối lượng của đĩa, mẫu thử và nắp sau khi sấy (xem 7.3), tính bằng gam.
Kết quả là trung bình cộng của hai lần xác định (xem 7.4).
9. Độ chính xác
Một thử nghiệm liên phòng được tiến hành ở cấp quốc tế và đã tiến hành ở 14 phòng thí nghiệm, mỗi phòng thí nghiệm tiến hành xác định hai lần độc lập, đã cho kết quả được thống kê ở bảng 1 (được đánh giá phù hợp với TCVN 6910 (ISO 5725)1). Xem bảng dưới đây.
10. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ phương pháp đã sử dụng và kết quả thu được. Báo cáo cũng phải đề cập đến những chi tiết thao tác không được nêu ra trong tiêu chuẩn này hoặc được phép lựa chọn, cùng với các chi tiết của bất kỳ yếu tố nào có ảnh hưởng tới kết quả.
Báo cáo thử nghiệm phải gồm tất cả các thông tin cần thiết để nhận biết toàn diện mẫu thử.
Bảng 1 – Kết quả được biểu thị theo phần trăm khối lượng
Mẫu |
A |
B |
C |
D |
E |
Số phòng thí nghiệm được giữ lại sau khi loại bỏ |
13 |
13 |
13 |
13 |
13 |
Giá trị trung bình |
8,50 |
9,11 |
9,14 |
11,10 |
11,40 |
Độ lệch chuẩn lặp lại (Sr) |
0,09 |
0,04 |
0,06 |
0,09 |
0,12 |
Hệ số biến động lặp lại |
1,1% |
0,4% |
0,7% |
0,8% |
1,1% |
Độ lặp lại (2,83 x Sr) |
0,25 |
0,11 |
0,17 |
0,25 |
0,34 |
Độ lệch chuẩn tái lập (SR) |
0,21 |
0,42 |
0,33 |
0,19 |
0,22 |
Hệ số biến động tái lập |
2,5% |
4,6% |
3,6% |
1,7% |
1,9% |
Độ tái lập (2,83 x SR) |
0,59 |
1,19 |
0,93 |
0,54 |
0,62 |
1) TCVN 6910 (ISO 5725) Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo.
- Lưu trữ
- Ghi chú
- Ý kiến
- In
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6928:2001 (ISO 6673 – 1983) VỀ CÀ PHÊ NHÂN – XÁC ĐỊNH SỰ HAO HỤT KHỐI LƯỢNG Ở 105OC DO BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG BAN HÀNH | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN6928:2001 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghệ thông tin An toàn thực phẩm |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành |
Bộ khoa học và công nghê |
Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |