TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7133:2002 VỀ GẠCH GỐM ỐP LÁT, NHÓM BLLB (6 %< E<=10%) - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Hiệu lực: Hết hiệu lực Ngày có hiệu lực: 07/11/2002

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7133 : 2002

GẠCH GỐM ỐP LÁT, NHÓM BIIb ( 6 % < E ≤ 10 %) –

YÊU CẦU KỸ THUẬT

Ceramic floor and wall tile, group BIIb ( 6 % < E ≤ 10 %) –

Specification

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho gạch gốm được tạo hình bằng phương pháp ép bán khô có phủ men, độ hút nước từ lớn hơn 6 % đến 10 %, dùng để ốp tường hoặc lát nền các công trình xây dựng.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 6414 : 1998 Gạch gốm ốp lát – Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 6415 : 1998 Gạch gốm ốp lát – Phương pháp thử

TCVN 7132 : 2002 Gạch gốm ốp lát – Định nghĩa, phân loại, các đặc tính kỹ thuật và ghi nhãn.

3. Hình dạng và kích thước cơ bản

3.1. Hình dạng gạch gốm tráng men nhóm BIIb được mô tả theo TCVN 7132 : 2002.

3.2. Các kích thước cơ bản của gạch gốm được qui định trong bảng 1.

Bảng 1 – Kích thước cơ bản

Tính bằng milimet

Kích thước cạnh bên

danh nghĩa (a x b)

Hình vuông

Hình chữ nhật

100 x 100

150 x 150

200 x 200

250 x 250

300 x 300

400 x 400

150 x 75

200 x 100

200 x 150

200 x 250

300 x 250

Chiều dày danh nghĩa (d)

3.3. Đối với gạch không theo kích thước danh nghĩa ở bảng 1 thì sai lệch giữa kích thước thực và kích thước danh nghĩa không lớn hơn ± 2 % (và không lớn hơn ± 5 mm).

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1. Sai lệch cho phép về kích thước, hình dạng và chất lượng bề mặt phải phù hợp với qui định ở bảng 2.

Bảng 2 – Mức sai lệch kích thước, hình dạng và chất lượng bề mặt

Tên chỉ tiêu

Diện tích bề mặt của sản phẩm, S, cm2

S≤90

90<S≤190

190<S≤410

S>410

1. Sai lệch kích thước, hình dạng :

1) Kích thước cạnh bên:

+ Sai lệch kích thước trung bình của mỗi viên so với kích thước danh nghĩa tương ứng, tính bằng %, không lớn hơn

± 1,20

± 1,00

± 0,75

± 0,60

+ Sai lệch kích thước trung bình của mỗi viên so với kích thước trung bình của tổ mẫu 10 viên, tính bằng %, không lớn hơn

± 0,75

± 0,50

± 0,50

± 0,50

2) Chiều dày (d):

+ Sai lệch chiều dày trung bình của mỗi viên mẫu so với chiều dày danh nghĩa, tính bằng %, không lớn hơn

± 10

± 10

± 5

± 5

3) Độ thẳng cạnh1):

+ Sai lệch lớn nhất của độ thẳng cạnh, so với kích thước làm việc tương ứng, tính bằng %, không lớn hơn

± 0,75

± 0,50

± 0,50

± 0,50

4) Độ vuông góc1):

+ Sai lệch lớn nhất của độ vuông góc so với kích thước làm việc tương ứng, tính bằng %, không lớn hơn

± 1,0

± 0,6

± 0,6

± 0,6

5) Độ phẳng mặt

Tính ở 3 vị trí:

+ Cong trung tâm: sai lệch lớn nhất ở vị trí trung tâm so với chiều dài đường chéo, tính bằng %, không lớn hơn

± 1,0

± 0,5

± 0,5

± 0,5

+ Cong cạnh mép: Sai lệch lớn nhất ở vị trí giữa cạnh mép so với kích thước cạnh đó, tính bằng %, không lớn hơn

± 1,0

± 0,5

± 0,5

± 0,5

+ Vênh góc: Sai lệch lớn nhất ở vị trí góc so với chiều dài đường chéo, tính bằng %, không lớn hơn

± 1,0

± 0,5

± 0,5

± 0,5

2. Chất lượng bề mặt 2):

Được tính bằng % diện tích bề mặt quan sát không có khuyết tật trông thấy, không nhỏ hơn

95

1) Không áp dụng đối với sản phẩm có cạnh uốn và góc không vuông.

2) Sự thay đổi màu chút ít so với màu chuẩn do quá trình nung và các vết chấm mầu có chủ ý trang trí sẽ không bị coi là khuyết tật.

4.2. Những chỉ tiêu cơ lý hóa của sản phẩm phải phù hợp với qui định ở bảng 3:

Bảng 3 – Các chỉ tiêu cơ lý, hóa

Tên chỉ tiêu

Mức chất lượng cho phép

1. Độ hút nước

– Trung bình

– Mẫu lớn nhất, không lớn hơn

lớn hơn 6 đến 10

11

2. Độ bền uốn, tính bằng N/mm2, không nhỏ hơn

– Trung bình

– Mẫu thấp nhất, không lớn hơn

18

16

3. Độ cứng vạch bề mặt men, tính theo thang Mohs, không nhỏ hơn

3

4. Độ chịu mài mòn, tính theo giai đoạn mài mòn bắt đầu xuất hiện khuyết tật (cấp I, II, III, IV)

I, II, III, IV 2)

5. Hệ số dãn nở nhiệt dài (từ nhiệt độ phòng thí nghiệm đến 100oC), tính bằng 10-6.K-1, không lớn hơn

9,0

6. Độ bền nhiệt, tính theo số chu kỳ chịu được thay đổi nhiệt độ phòng thí nghiệm đến 105oC, lần, không nhỏ hơn

10

7. Độ bền rạn men1), tính theo sự xuất hiện vết rạn sau quá trình thử

không rạn

8. Độ bền hóa học:

– Đối với những hóa chất thông thường và hóa chất làm sạch bể bơi, phân loại theo AA, A, B, C, D, không thấp hơn

B

– Đối với dung dịch axit clohydric 3%, axit citric 100g/l và kiềm kali hydroxit 30g/l, phân loại theo AA, A, B, C, D, không thấp hơn

D

1) Trường hợp bề mặt trang trí bằng lớp men rạn thì không qui định độ rạn men.

2) Đối với công trình có đi lại nhiều cần độ mài mòn cấp III trở lên

5. Phương pháp thử

5.1 Lấy mẫu kiểm tra: Mẫu lấy ngẫu nhiên từ lô gạch gốm. Lô là số lượng gạch cùng loại, cùng kích thước, màu sắc với tổng diện tích bề mặt không lớn hơn 3 000 m2.

6. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

Việc ghi nhãn gạch gốm ốp lát theo TCVN 7132 : 2002.

Bao gói, bảo quản và vận chuyển gạch gốm ốp lát theo TCVN 6414 : 1998.

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7133:2002 VỀ GẠCH GỐM ỐP LÁT, NHÓM BLLB (6 %< E<=10%) - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Số, ký hiệu văn bản TCVN7133:2002 Ngày hiệu lực 07/11/2002
Loại văn bản Tiêu chuẩn Việt Nam Ngày đăng công báo 20/12/2002
Lĩnh vực Công nghiệp nặng
Xây dựng
Ngày ban hành 07/11/2002
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê
Tình trạng Hết hiệu lực

Các văn bản liên kết

Văn bản được hướng dẫn Văn bản hướng dẫn
Văn bản được hợp nhất Văn bản hợp nhất
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung Văn bản sửa đổi, bổ sung
Văn bản bị đính chính Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế Văn bản thay thế
Văn bản được dẫn chiếu Văn bản căn cứ

Tải văn bản