TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7199:2002 VỀ PHÂN ĐỊNH VÀ THU NHẬN DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG – MÃ SỐ ĐỊA ĐIỂM TOÀN CẦU EAN – YÊU CẦU KỸ THUẬT
PHÂN ĐỊNH VÀ THU NHẬN DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG – MÃ SỐ ĐỊA ĐIỂM TOÀN CẦU EAN – YÊU CẦU KỸ THUẬT
Automatic identification and data capture – EAN Global Location Number – Specification
1.1. Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu kỹ thuật và cấu trúc đối với mã số tiêu chuẩn để phân định đơn nhất địa điểm, tổ chức (cơ quan), được chấp nhận quốc tế và phù hợp với qui định của Tổ chức EAN quốc tế
1.2. Mã số địa điểm toàn cầu EAN (từ đây viết tắt là mã số địa điểm) được áp dụng khi cần để trao đổi dữ liệu điện tử (EDI – Electronic Data Interchange); để phân định địa điểm hoặc các đối tác khác nhau (như bên gửi, bên nhận, bên mua, bên bán, nhà vận chuyển…); để xây dựng Catalo điện tử về sản phẩm. Mã số địa điểm còn được áp dụng trong việc kiểm soát, phân phối hàng hoá, trong giao nhận, vận chuyển và các lĩnh vực quản lý khác
TCVN 6382:1998 Mã số mã vạch vật phẩm – Mã vạch tiêu chuẩn 13 chữ số (EAN-VN 13) – Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 6512:1999 Mã số mã vạch vật phẩm – Mã số đơn vị gửi đi – Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 6755:2000 Mã số mã vạch vật phẩm – Mã vạch EAN.UCC 128 – Qui định kỹ thuật.
TCVN 6939:2000 Mã số vật phẩm – Mã số tiêu chuẩn 13 chữ số – (EAN-VN13) – Qui định kỹ thuật;
TCVN 6940:2000 Mã số vật phẩm – Mã số tiêu chuẩn 8 chữ số – (EAN-VN8) – Qui định kỹ thuật;
3.1. Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và khái niệm nêu trong các tiêu chuẩn viện dẫn ở điều 2 và định nghĩa nêu ở 3.2.
3.2. Mã số địa điểm EAN (EAN Location Number): là một dãy gồm 13 chữ số dùng để phân định:
– Các thực thể pháp lý, ví dụ như các công ty có tư cách pháp nhân;
– Các thực thể chức năng, ví dụ như các phòng chức năng trong thực thể pháp lý;
– Các thực thể vật chất, ví dụ như kho, cửa kho, một phòng trong một toà nhà
Chú thích:
1) Các thông tin chi tiết thường đi kèm một mã số địa điểm gồm: tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức; thông tin chi tiết về ngân hàng và số tài khoản; người liên lạc; các địa điểm (hoặc bộ phận chức năng)… thường được lập thành một tệp dữ liệu trong máy tính của những người sử dụng để gọi ra khi cần.
2) Mặc dù chỉ là chìa khoá để mở các tệp dữ liệu và không chứa thông tin về đối tượng phân định, mã số địa điểm có cấu trúc tiêu chuẩn, cho phép phân định đơn nhất đối tượng trên toàn thế giới.
4.1. Mã số địa điểm toàn cầu EAN là một dãy số cố định gồm 13 chữ số nguyên dương có cấu tạo như trong bảng 1.
Bảng 1
Trong đó:
– Dãy N gồm 12 chữ số là mã số phân định địa điểm gồm hai loại như sau:
· Đối với tổ chức đã đăng ký xin cấp mã doanh nghiệp để sử dụng trên vật phẩm, nhóm 12 số này gồm mã số doanh nghiệp (TCVN 6939:2000) và số phân định địa điểm hoặc bộ phận chức năng, do doanh nghiệp tự cấp từ ngân hàng mã vật phẩm (Item) của mình và đăng ký với tổ chức mã số mã vạch quốc gia.
· Đối với tổ chức chỉ đăng ký xin cấp mã số địa điểm cho mục đích trao đổi dữ liệu điện tử, nhóm 12 số N này được tổ chức mã số mã vạch quốc gia cấp trực tiếp từ ngân hàng mã số quốc gia (có các số đầu là mã số quốc gia) để phân định tổ chức và/ hoặc bộ phận của tổ chức đó
– Số kiểm tra C (check digit): là chữ số thứ 13, được tính từ 12 chữ số đứng trước theo qui định ở 4.2.
4.2. Tính số kiểm tra của mã số địa điểm
Số kiểm tra trong mã số địa điểm tiêu chuẩn (standard location number) được tính như số kiểm tra trong mã số vật phẩm, theo điều 3.2 của TCVN 6939:2000, sử dụng thuật toán môđun 10 và cấp số nhân 3 và 1.
Chú thích – Cách tính số kiểm tra như nêu trên được tiêu chuẩn hoá và qui định phải áp dụng từ 1/1/1997. Ở một số nước như Úc, Bỉ, Pháp, Đức, Ailen, Hà Lan, Nam Phi và Anh trước đây qui định cách tính số kiểm tra theo nguyên tắc khác, đang có kế hoạch chuyển hệ thống tính số kiểm tra cũ của quốc gia (xem Phụ lục A) thành cách tính tiêu chuẩn
4.3. Mã vạch thể hiện mã số địa điểm
Mã số địa điểm được thể hiện dưới dạng mã vạch UCC/EAN – 128 theo TCVN 6755:2000. Không dùng mã vạch EAN-13 để thể hiện mã số địa điểm.
(Tham khảo)
Nguyên tắc tính số kiểm tra của một số tổ chức mã số mã vạch quốc gia
A.1. Mở đầu
Hầu hết các tổ chức mã số mã vạch quốc gia đều tuân theo cách tính số kiểm tra tiêu chuẩn, trừ một số nước nêu dưới đây
Các tổ chức này đã có kế hoạch chuyển sang áp dụng số kiểm tra tiêu chuẩn của EAN quốc tế từ 1/1/1997
A.2. Những nguyên tắc tính số kiểm tra khác
A.2.1. ANA- Liên hiệp Vương quốc Anh
ANA có tiền tố EAN là 50
Tổ chức ANA áp dụng thuật toán môđun 10 như cách tính số kiểm tra tiêu chuẩn, nhưng áp dụng số nhân 7,3,1 thay vì 3,1.
Ví dụ:
Mã số địa điểm đầy đủ trong trường hợp này là: 5090001000014
A.2.2. GENCOD – Pháp
Tổ chức GENCOD có tiền tố EAN là 30 – 37.
Gencod không qui định nguyên tắc tính số kiểm tra. Số kiểm tra trong mã số địa điểm của Pháp thường tự điền số 0
A.2.3. ICODIP – BỈ và Lucxambua
Tiền tố EAN của tổ chức ICODIP là 54.
ICODIP qui định nguyên tắc số kiểm tra như của Pháp (A.2.2).
A.2.4. SAANA – Nam Phi
Nam Phi có tiền tố EAN là 600 – 601.
Nam Phi qui định môđun 10 như cách tính số kiểm tra tiêu chuẩn, nhưng số nhân là 3,7,1 thay vì 3,1.
Ví dụ:
Mã số địa điểm đầy đủ trong trường hợp này là: 6009001000011
A.2.5. UAC – Hà Lan
Mã quốc gia của Hà Lan là 87.
Tổ chức UAC qui định nguyên tắc tính số kiểm tra như ở A.2.1 (như của tổ chức ANA).
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7199:2002 VỀ PHÂN ĐỊNH VÀ THU NHẬN DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG – MÃ SỐ ĐỊA ĐIỂM TOÀN CẦU EAN – YÊU CẦU KỸ THUẬT | |||
Số, ký hiệu văn bản | TCVN7199:2002 | Ngày hiệu lực | |
Loại văn bản | Tiêu chuẩn Việt Nam | Ngày đăng công báo | |
Lĩnh vực |
Công nghiệp nặng |
Ngày ban hành | |
Cơ quan ban hành | Tình trạng | Hết hiệu lực |
Các văn bản liên kết
Văn bản được hướng dẫn | Văn bản hướng dẫn | ||
Văn bản được hợp nhất | Văn bản hợp nhất | ||
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung | Văn bản sửa đổi, bổ sung | ||
Văn bản bị đính chính | Văn bản đính chính | ||
Văn bản bị thay thế | Văn bản thay thế | ||
Văn bản được dẫn chiếu | Văn bản căn cứ |